NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS BẰNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ THƠM 1 MAI HƯƠNG TRÀ 1 - NGUYỄN THÀNH HƯNG 2 1 Trường

Tài liệu tương tự
Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

VIỆN KHOA HỌC

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 15/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 2018 N

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

VIỆN KHOA HỌC

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Tựa

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Tựa

TÓM TẮT B6-319 Lyù Thöôøng Kieät, Phöôøng 15, Quaän 11, HCMC Tel: Fax: Web: XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ D. không thể nhỏ hơn dung kháng Z C. Câu 61: Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều không

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 15/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 02 tháng 02 năm 201

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Thức ăn và nuôi dưỡng bò sữa Biên tập bởi: nguyenxuantrach

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Preliminary data of the biodiversity in the area

Danh sách cán bộ hướng dẫn đề tài luận văn thạc sĩ CNSH K16

SỔ TAY KỸ THUẬT TRỒNG NẤM GIAO THỦY, 2009

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

CẨM NANG LÀM VƯỜN RAU TẠI NHÀ Cho người mới bắt đầu Lời mở đầu Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành mối quan tâm, lo ngại hàng đầu của mọi

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 3(81) năm 2016 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁIVÀ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ SAO NUMIDA MELEAGRIS (LINNAEUS, 1758) TẠI

Microsoft Word - TP13-LE THI BICH PHUONG(84-91)

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

Microsoft Word - GT modun 02 - Gieo trong

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

TRÁM TRẮNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CÔNG NGHÊ SẢN XUÂ T RƯỢU TỪ HỘT MÍT ThS. Phan Vĩnh Hưng, Nguyễn Thu Trang Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm T

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITR

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT Quảng Xương - Thanh Hóa - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1: Khi kích thích cho con l

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

dau Nanh

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Địa lí Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san so indd

Tựa

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

Microsoft Word - Tai lieu huong dan dieu tra 30 cum 2009 f.DOC

VIỆN KHOA HỌC

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Giới thiệu về quê hương em

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

1 I. TÊN ĐỀ TÀI: "MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC TỔ CHỨC, BỒI DƯỠNG VỀ GIẢI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH CẦM TAY CHO HỌC SINH GIỎI LỚP 8; LỚP 9 ĐẠT HIỆU QUẢ."

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

CANH CÁ CHUA NGỌT ĐẦY MÀU SẮC 500 g cá 5 g Hạt nêm AJI-NGON 1000 ml nước 100 g cà chua 50 g me 100 g Dọc mùng 20 g rau mùi 20 g hành lá xanh 2 quả ớt

PowerPoint Presentation

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN :2013/BNNPTNT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ KHẢO NGHIỆM GIÁ TRỊ CANH TÁC VÀ SỬ DỤNG CỦA GIỐNG MÍA Natio

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

Microsoft Word - NGH? T?M TANG XUA ? QUÊ TA

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Microsoft Word - 05_PVS Ho ngheo_xom 2_ xa Hung Nhan-Nghe An.doc

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 3: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(3): LƯỢNG DINH DƯỠNG N, P,

QT bao hiem benh hiem ngheo

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ. NGHIÊN CỨU SO SÁNH TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA SỢI NHÂN TẠO VISCO VÀ TRE COMPARATIVE STUDY OF MECHANICAL-PHYSICAL PROPERTIES OF VISCOSE AN

Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ISSN Tập 127, Số 3A, 2018, Tr ; DOI: /hueuni-jard.v127i3A

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

Bản ghi:

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS BẰNG PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP NGUYỄN THỊ THƠM 1 MAI HƯƠNG TRÀ 1 - NGUYỄN THÀNH HƯNG 2 1 Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai 1huongtra1983@yahoo.com.vn 2 Trường Đại học Thủ Dầu 1, Bình Dương Tóm tắt: Nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileutus được nuôi trồng trên các giá thể mạt cưa, bã mía, rơm rạ. Kết quả cho thấy tốc độ lan tơ trên môi trường mạt cưa nhanh nhất (0.78 cm/ngày). Kết quả khảo sát trồng nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám gạo, cám bắp, đạm vô cơ (ure, DAP), vi lượng (MgSO 4, KH 2PO 4) cho thấy bổ sung cám bắp 4 % hoặc DAP 3 thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của nấm bào ngư nhất. Bổ sung thành phần vi lượng MgSO 4 0.2 hoặc KH 2PO 4 2 làm rút ngắn thời gian ra quả thể 8 ngày. Điều kiện nuôi trồng 22-30 o C, độ ẩm 70-90%. Từ khóa: Nấm bào ngư vàng, Pleurotus citrinopileutus, phế phẩm nông nghiệp 1. GIỚI THIỆU Nấm là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, giá trị năng lượng cao, giàu khoáng chất, và các vitamin, chứa ít chất béo. Trong những năm gần đây, nấm được coi là một loại thực phẩm sạch và được tiêu thụ mạnh và là một trong những mặt hàng có tỉ trọng, giá trị xuất khẩu cao trong nhóm các mặt hàng thực phẩm, rau, củ, quả. Khí hậu ở nước ta rất phù hợp cho sự phát triển của nhiều loài nấm, trong đó bào ngư là một trong những loại nấm được trồng phổ biến do sản lượng cao và phong phú về chủng loại. Trong đó bào ngư vàng (Pleurotus citrinopileatus) là một loại nấm thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có giá trị dược liệu. Bào ngư vàng là nguồn vi chất chống oxy hóa điều hòa miễn dịch, kháng u, và có hoạt tính chống đái tháo đường (Chen, 2009; Frimpong-Manso, 2011). Mặt khác, loài nấm này có tiềm năng năng suất cao, màu sắc và hương vị đặc trưng, hấp dẫn phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Chính vì thế, loài nấm này đang được phát triển ở nước ta. Việc tận dụng nguồn phế phụ phẩm lớn từ nông nghiệp để ứng dụng trồng nấm bào ngư vàng vừa giải quyết được vấn đề môi trường, vừa góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, tạo ra sản phẩm có giá trị cao. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu Quả thể nấm bào ngư vàng Pleurotus citrinopileatus do trại nấm Bảo Hân ở địa chỉ 318, đường Duy Tân, phường Bảo Vinh A, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai cung cấp. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(45)/2018: tr. 138-148 Ngày nhận bài: 25/5/2017; Hoàn thành phản biện: 11/6/2017; Ngày nhận đăng: 10/7/2017

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG 139 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nguyên liệu trồng nấm là 3 loại phế phẩm: mạt cưa (C), rơm rạ (R), bã mía (M), được xử lý với nước vôi đến độ ẩm 60 % và ủ đống. Sau khi ủ xong, tiến hành phối trộn các cơ chất với tỉ lệ khác nhau, đóng bịch PE 500 gram. Khử trùng cơ chất ở 121 o C trong 1 giờ. Bịch sau khi cấy giống, được chuyển vào nơi nuôi ủ tơ nấm. Khi tơ nấm lan đầy bịch, hệ sợi nấm dày trắng, bịch được chuyển xuống nhà trồng để rạch bịch và tưới đón thu hái quả thể. Nhiệt độ nhà trồng nấm khoảng 22-30 o C. Ánh sáng khuếch tán 200-300 lux. Độ ẩm nhà trồng 70-90 %. Nhà trồng đảm bảo độ thông thoáng và tránh gió lùa trực tiếp. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm Phương pháp tiến hành: thí nghiệm bố trí ngẫu nhiên 1 yếu tố, 3 lần lặp lại. Các nghiệm thức được phối trộn theo tỉ lệ sau: 100% mạt cưa (DC), 25% mạt cưa + 75% rơm (R75), 50% mạt cưa + 50% rơm (R50), 75% mạt cưa + 25% rơm (R25), 25% mạt cưa + 75% bã mía (M75), 50% rơm rạ + 50% bã mía (M50), 75% mạt cưa + 25% bã mía (M25). Các bịch phôi được cấy giống và nuôi ủ, sau 5 ngày bắt đầu ghi nhận tốc độ lan tơ ở các nghiệm thức và quan sát tơ nấm trên từng cơ chất. Theo dõi tốc độ lan tơ. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: bố trí thí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn giá thể cho tốc độ lan tơ nhanh nhất ở thí nghiệm 1, tiến hành phối trộn với cám gạo, cám bắp theo tỉ lệ 2%, 4%, 6%, 8%, 10%. Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày, bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. theo dõi tốc độ lan tơ, trọng lượng nấm tươi, thời gian thu hái quả thể. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: Bố trí nghí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn giá thể cho tốc độ lan tơ nhanh nhất ở thí nghiệm 1, tiến hành phối trộn với ure (U), DAP (D) theo tỉ lệ 1, 2, 3, 4,5. Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày, bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. Theo dõi tốc độ lan tơ, trọng lượng nấm tươi, thời gian thu hái quả thể. Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể Phương pháp tiến hành: Bố trí nghí nghiệm đơn yếu tố, 3 lần lặp lại. Chọn nghiệm thức tốt nhất ở thí nghiệm 2 và thí nghiệm 3, tiến hành phối trộn với MgSO4 (M) theo tỉ lệ 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, 0.5 và KH2PO4 (K) theo tỉ lệ 1, 2, 3, 4, 5. Đóng bịch phôi cấy giống và ủ, sau 5 ngày bắt đầu tiến hành quan sát tốc độ lan tơ, khi tơ nấm lan đầy bịch, tưới đón và thu quả thể nấm. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ nấm Kết quả thực nghiệm cho thấy hệ sợi nấm bào ngư vàng có khả năng tăng trưởng tốt trên tất cả các môi trường thử nghiệm, biểu hiện ở chỗ tơ mọc dày, trắng và khỏe. Thời

140 MAI HƯƠNG TRÀ và cs. gian và tốc độ lan tơ ở các nghiệm thức đều có sự khác biệt rõ rệt so với nghiệm thức đối chứng (bảng 1) trong đó tốc độ lan tơ ở mẫu đối chứng là nhanh nhất 0.79 cm/ngày, gấp 1.4 lần so với tốc độ lan tơ của mẫu bổ sung rơm rạ với tỉ lệ 75% (tốc độ lan tơ chậm nhất 0.55 cm/ngày). Kế tiếp là môi trường bã mía 25% và rơm 25 % cho tơ nấm phát triển tương đương nhau. Theo Frimpong-Manso et al. (2011), mùn cưa cao su chứa nhiều cellulose, ít hemicellulose và lignin, cấu trúc hạt nhỏ, đồng thời mùn cưa cũng có độ thoáng khí và khả năng giữ ẩm tương đối tốt nên tơ nấm lan nhanh. Bã mía giàu dinh dưỡng nhưng do có cấu trúc dạng sợi nên enzyme của tơ nấm khó thủy phân các hợp chất cao phân tử của cơ chất, vì thế tơ nấm phát triển chậm hơn so với mùn cưa. Rơm giàu cellulose nhưng cũng có cấu trúc dạng sợi và độ thoáng khí kém nên tơ nấm phát triển chậm. Bảng 1. Ảnh hưởng của một số loại giá thể đến sự lan tơ Thành phần Thời gian lan tơ (ngày) Tốc độ lan tơ (cm/ngày) Mạt cưa (MC) 100 % 20.3 a 0.78 a Mía 25%+ MC 75% 23.2 b 0.69 d Mía 50%+ MC 50% 24.9 c 0.64 c Mía 75%+ MC 25% 24.2 c 0.66 c Rơm 25%+ MC 75% 23.1 b 0.70 d Rơm 50%+ MC 50% 26.3 d 0.61 b Rơm 75%+ MC 25% 29.3 e 0.55 e * Các mẫu tự khác nhau a, b, c, d biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với P 0.05 bằng phép thử LSD Hình 1. Sự lan tơ nấm bào ngư vàng sau 20 ngày trên một số môi trường 3.2. Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể nấm bào ngư vàng 3.2.1 Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến tốc độ lan tơ nấm bào ngư vàng Sau khi lựa chọn được môi trường cơ chất thích hợp nhất cho sự lan tơ nấm ở thí nghiệm 1 là môi trường mạt cưa 100%, tiếp tục bổ sung cám gạo (G), cám bắp (B) vào môi trường trên. Sau khi đóng bịch, khử trùng và nuôi ủ, 100% các bịch đều ra quả thể (bảng 2).

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG 141 Bảng 2. Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự lan tơ và hình thành quả thể nấm bào ngư vàng Tỉ lệ cám bổ sung Thời gian lan tơ (ngày) Tốc độ lan tơ (cm/ngày) Thời gian ra quả thể (ngày) Trọng lượng nấm (gr) 0 20 e 0.8 a 32.4 d 92.40 a G 2% 19.3 d 0.82 b 27.0 b 102.60 b G 4% 14.6 a 1.10 e 23.7 a 130.13 k G 6% 14.4 a 1.11 e 24.0 a 121.00 g G 8% 18.3 c 0.87 c 27.1 b 116.34 ef G 10% 18.7 c 0.86 c 26.7 b 116.59 f B 2% 17.0 b 0.94 d 23.9 a 106.59 c B 4% 14.4 a 1.11 e 24.1 a 137.05 l B 6% 17.0 b 0.94 d 26.4 b 126.76 h B 8% 18.7 c 0.86 c 29.9 c 114.06 d B 10% 18.3 c 0.87 c 30.7 c 115.13 de * Các mẫu tự khác nhau a, b, c, d biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với P 0.05 bằng phép thử LSD Tốc độ lan tơ ở môi trường bổ sung cám gạo 2% là thấp nhất (0.8 cm/ngày) và không có sự khác biệt so với môi trường mạt cưa không có bổ sung dinh dưỡng. Khi tăng tỉ lệ bổ sung cám gạo lên 4% và 6% vào môi trường thì tốc độ lan tơ đạt cao nhất (1.1cm/ngày). Tuy nhiên khi tăng tỉ lệ này lên 8% và 10% thì tốc độ lan tơ lại giảm. Trong khi đó, tốc độ lan tơ ở môi trường bổ sung cám bắp 4% cũng cho kết quả tương đương (1.1cm/ngày), thấp hơn là tốc độ lan tơ ở các môi trường có bổ sung cám bắp 2%, 6% (0.94cm/ngày). Theo Gibriel (1996), sự phát triển của hệ sợi nấm ở trên môi trường chứa nguồn glucose và sucrose tốt hơn trên các môi trường chứa nguồn carbon khác. Tuy nhiên, nếu lượng glucose và sucrose quá nhiều dẫn đến sự phát triển nhanh chóng của hệ vi sinh vật bất lợi cạnh tranh nguồn thức ăn với nấm. Như vậy, khi bổ sung cám, tỉ lệ phù hợp cho sự lan tơ nấm bào ngư vàng là cám gạo 4% hoặc 6% hoặc cám bắp 4%. 3.2.2. Ảnh hưởng của cám gạo, cám bắp đến sự hình thành quả thể nấm bào ngư vàng Về thời gian ra quả thể, tất cả các môi trường có bổ sung cám đều cho ra quả thể sớm hơn so với mẫu đối chứng trong đó các môi trường mạt cưa có bổ sung cám gạo 4%, 6% và cám bắp 2%, 4% cho thời gian ra quả thể sớm nhất (nhanh hơn 8 ngày so với nghiệm thức đối chứng). Ở môi trường bổ sung cám gạo 2%, 8%, 10% cho quả thể muộn hơn và sự chênh lệch thời gian ra quả thể giữa các nghiệm thức là không đáng kể. Trong khi đó, việc tăng tỉ lệ cám bắp lên 6%, 8%, 10% cũng làm kéo dài thời gian ra quả thể. Sự phát triển của hệ sợi nấm có ảnh hưởng đến thời gian ra quả thể (Musieba, 2012), hệ sợi nấm phát triển nhanh và mạnh, cấu trúc dày đặc giúp đẩy nhanh quá trình tạo quả thể. Điều này lý giải về kết quả các nghiệm thức mạt cưa có bổ sung cám gạo 4%, 6% và cám bắp 4% có tốc độ lan tơ nhanh nhất, đồng thời cũng cho thời gian thu hái quả thể ngắn hơn.

142 MAI HƯƠNG TRÀ và cs. Hình 2. Sự lan tơ nấm bào ngư vàng sau 17 ngày trên các môi trường có bổ sung cám gạo và cám bắp DC: đối chứng mạt cưa 100 %; G2, G4, G6, G8, G10: môi trường mạt cưa bổ sung cám gạo với tỉ lệ lần lượt là 2%, 4%, 6%, 8%, 10%; B2, B4, B6, B8, B10: môi trường mạt cưa bổ sung cám bắp với tỉ lệ lần lượt là 2%, 4%, 6%, 8%, 10% Môi trường bổ sung cám bắp 4% cho trọng lượng nấm cao nhất (137.05gr, gấp 1.5 lần so với nghiệm thức đối chứng), cám bắp 6% cho trọng lượng nấm tươi thấp hơn (126.76 gr, gấp 1.3 lần so với nghiệm thức đối chứng) và cám gạo 4% là 130.3 gr (gấp 1.4 lần so với mẫu đối chứng). Hình 3. Quả thể nấm bào ngư vàng trên các môi trường bổ sung cám gạo DC: đối chứng mạt cưa 100 %; G2, G4, G6, G8, G10: môi trường mạt cưa bổ sung cám gạo với tỉ lệ lần lượt là 2%, 4%, 6%, 8%, 10% Khi tăng hoặc giảm tỉ lệ cám gạo và cám bắp vào cơ chất cũng làm trọng lượng nấm tươi giảm. Như vậy, xét về thời gian ra quả thể và trọng lượng nấm tươi, bổ sung cám gạo 4% hoặc cám bắp 4% là phù hợp với sự hình thành quả thể nấm. Tuy nhiên, quả thể nấm ở nghiệm thức cám bắp 4% có màu vàng sáng tươi hơn, tai nấm dày, chắc. Vì vậy, nên bổ sung cám bắp 4% để quả thể nấm có chất lượng tốt hơn.

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG 143 Hình 4. Quả thể nấm bào ngư vàng trên các môi trường bổ sung cám bắp DC: đối chứng mạt cưa 100%; B2, B4, B6, B8, B10: môi trường mạt cưa bổ sung cám bắp với tỉ lệ lần lượt là 2%, 4%, 6%, 8%, 10% 3.3. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể nấm bào ngư vàng 3.3.1. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ nấm bào ngư vàng Tỉ lệ đạm bổ sung ( ) Bảng 3. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự lan tơ và hình thành quả thể Thời gian lan tơ (ngày) Tốc độ lan tơ (cm/ngày) Thời gian quả thể (ngày) 0 20.0 f 0.80 a 32.0 h Trọng lượng nấm (gr) D 1 17.6 e 0.91 b 26.0 f 96.13 b D 2 15.4 ab 1.03 ef 24.0 c 104.08 c D 3 15.3 ab 1.05 ef 21.8 a 130.32 e D 4 15.7 b 1.02 e 23.1 b 122.49 f D 5 17.6 e 0.91 b 25.1 e 100.51 g U 1 15.2 f 1.05 f 25.3 ef 117.25 h U 2 17.0 c 0.94 c 27.3 g 119.78 d U 3 0 0 - - U 4 0 0 - - U 5 0 0 - - * Các mẫu tự khác nhau a, b, c, d biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với P 0.05 bằng phép thử LSD Theo bảng 3, tất cả các môi trường có bổ sung DAP đều làm rút ngắn thời gian ra quả thể trong đó, môi trường bổ sung DAP 3 cho thời gian ra quả thể ngắn nhất (21.8 ngày, sớm hơn 10 ngày so với mẫu đối chứng). Khi tăng hoặc giảm tỉ lệ này đều kéo dài thời gian ra quả thể. Mặt khác, việc bổ sung ure với tỉ lệ 1 và 2 cũng rút ngắn thời gian ra quả thể (sớm hơn 5-7 ngày so với mẫu đối chứng) nhưng vẫn lâu hơn so với môi trường bổ sung DAP 1.

144 MAI HƯƠNG TRÀ và cs. 3.3.2. Ảnh hưởng của đạm vô cơ đến sự hình thành quả thể nấm bào ngư vàng Hình 5. Quả thể nấm bào ngư vàng trên môi trường bổ sung DAP DC: đối chứng mạt cưa 100%; D1, D2, D3, D4, D: môi trường mạt cưa có bổ sung DAP với tỉ lệ lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5. Đối với mẫu đối chứng, trọng lượng nấm tươi đều thấp hơn so với tất cả các môi trường bổ sung DAP và ure 1, 2. Bổ sung DAP vào môi trường với tỉ lệ 3 0 /00 cho trọng lượng nấm tươi lớn nhất (130.32 gr) cao gấp 1.4 lần so với nghiệm thức đối chứng. Tuy nhiên khi giảm hoặc tăng tỉ lệ này đều cho trọng lượng nấm tươi giảm dần. Ở môi trường bổ sung ure 1 và 2, trọng lượng nấm tươi không chênh lệch nhiều và đều cao hơn so với mẫu đối chứng. Hình 6. Quả thể nấm bào ngư vàng trên môi trường bổ sung ure DC: đối chứng mạt cưa 100%; U1, U2: môi trường mạt cưa có bổ sung ure với tỉ lệ lần lượt là 1, 2. Như vậy trong thí nghiệm bổ sung đạm vô cơ, xét về tốc độ lan tơ, thời gian ra quả thể và trọng lượng nấm tươi thì môi trường bổ sung DAP 3 là thích hợp nhất đối với nấm bào ngư vàng. 3.4. So sánh khả năng lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư vàng trên các môi trường bổ sung cám và đạm vô cơ Từ bảng 4 ta thấy có sự chênh lệch về thời gian ra quả thể, trọng lượng nấm tươi khi bổ sung các thành phần khác nhau vào môi trường mạt cưa, tuy nhiên về tốc độ lan tơ thì sự khác biệt là không đáng kể. Xét về thời gian ra quả thể, môi trường mạt cưa bổ sung DAP 3 đã rút ngắn thời gian ra quả thể nhanh nhất chỉ 21 ngày, môi trường ure 1 cho thời gian chậm nhất (25.3 ngày). Trọng lượng nấm tươi của môi trường bổ sung cám bắp 4% là cao nhất (137.05 gr), thấp hơn là môi trường mạt cưa có bổ sung cám

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG 145 gạo 4% (130.13 gr) và DAP 3 (130.32 gr), thấp nhất là môi trường bổ sung ure 1. Như vậy, xét về trọng lượng nấm tươi thì môi trường bổ sung cám bắp 4 % là phù hợp với nấm bào ngư vàng. Bảng 4. Khả năng lan tơ và hình thành quả thể của nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám và đạm vô cơ Thành phần bổ sung Tốc độ lan tơ Thời gian ra quả thể Trọng lượng nấm (cm/ngày) (ngày) tươi (gr) Cám gạo 4% 1.10 23.7 130.13 Cám bắp 4% 1.10 24.1 137.05 DAP 3 1.05 21.08 130.32 Ure 1 1.05 25.3 117.25 3.5. Ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể Ngoài nhu cầu về carbon và nitơ thì nấm còn có nhu cầu về khoáng với liều lượng rất ít, nhưng nếu thiếu nấm sẽ không tăng trưởng và phát triển tốt được. Theo bảng 5, khi bổ sung MgSO4 và KH2PO4, tốc độ lan tơ và thời gian ra quả thể có sự thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, không có sư khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê khi theo dõi trọng lượng nấm tươi. Bảng 5. Ảnh hưởng của thành phần vi lượng đến sự lan tơ và hình thành quả thể Tỉ lệ vi lượng ( ) Thời gian lan tơ (ngày) Tốc độ lan tơ (cm/ngày) Thời gian ra quả thể (ngày) 0 17.0 f 0.94 a 24.0 k 129.27 ab M 0.1 15.0 d 1.07 c 21.6 f 129.06 ab M 0.2 13.3 ab 1.20 ef 16.6 b 129.17 ab M 0.3 13.7 b 1.20 e 17.0 c 129.61 b M 0.4 13.7 b 1.17 e 17.4 d 128.17 a M 0.5 14.3 c 1.12 d 20.4 e 128.69 ab K 1 16.0 e 1.00 b 22.4 h 128.50 ab K 2 13.0 a 1.23 f 16.3 ab 128.36 a K 3 13.2 a 1.21 f 16.0 a 128.58 ab K 4 13.6 b 1.17 e 17.6 d 129.68 b K 5 14.3 c 1.12 d 19.5 g 128.19 a Trọng lượng nấm tươi (gr) * Các mẫu tự khác nhau a, b, c, d biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa với P 0.05 bằng phép thử LSD Tốc độ lan tơ ở tất cả các nghiệm thức bổ sung MgSO4 và KH2PO4 đều lớn hơn so với nghiệm thức đối chứng. Trong đó, môi trường có bổ sung KH2PO4 2 có tốc độ lan tơ nhanh nhất (1.23 cm/ngày), gấp 1.3 lần so với nghiệm thức đối chứng (0.94 cm/ngày). Tốc độ lan tơ ở môi trường bổ sung KH2PO4 1 % là chậm nhất (1.00 cm/ngày, gấp 1.06 lần so với đối chứng). Tốc độ lan tơ ở môi trường bổ sung MgSO4 0.2 và MgSO4 0.3 nhanh thứ 2 (1.20 cm/ngày), tiếp đến là môi trường MgSO4 0.4 (1.17 cm/ngày), tuy nhiên không có sự khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê giữa ba nghiệm thức này.

146 MAI HƯƠNG TRÀ và cs. Hình 7. Sự lan tơ nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa có bổ sung cám bắp 4%, MgSO 4 và KH 2PO 4 ở thời điếm sau 14 ngày nuôi cấy DC: đối chứng mạt cưa+cám bắp 4%,k;M1, M2, M3, M4, M5: môi trường mạt cưa+cám bắp 4% có bổ sung MgSO 4 với tỉ lệ lần lượt là 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, 0.5.K1, K2, K3, K4, K5: môi trường mạt cưa+cám bắp 4% có bổ sung KH2PO4 với tỉ lệ lần lượt là 1, 2,3,4,5 Về thời gian ra quả thể, tất cả các môi trường có bổ sung MgSO4 và KH2PO4 đều cho thời gian ra quả thể ngắn hơn so với mẫu đối chứng. Môi trường mạt cưa bổ sung KH2PO4 3 cho thời gian nhanh nhất (16 ngày) sớm hơn 8 ngày so với mẫu đối chứng. Môi trường mạt cưa bổ sung KH2PO4 2 và MgSO4 0.2 cũng cho kết quả tương đương. Như vậy, mặc dù việc bổ sung MgSO4 và KH2PO4 không làm tăng năng suất nuôi trồng nấm nhưng lại có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ lan tơ và thời gian thu hái quả thể. Điều này có nghĩa đặc biệt trong sản xuất nấm ở quy mô lớn, dựa vào các đặc tính này để người trồng nấm có thể điều chỉnh thời gian thu hái quả thể phù hợp với nhu cầu của thị trường, rút ngắn thời gian xoay vòng vốn, mang lại hiệu quả kinh tế. Hình 8. Sự hình thành quả thể nấm bào ngư vàng trên môi trường mạt cưa bổ sung cám bắp 4% và MgSO 4 và KH 2PO 4 DC: đối chứng mạt cưa+cám bắp 4%,k;M1, M2, M3, M4, M5: môi trường mạt cưa+cám bắp 4% có bổ sung MgSO 4 với tỉ lệ lần lượt là 0.1, 0.2, 0.3, 0.4, 0.5.K1, K2, K3, K4, K5: môi trường mạt cưa+cám bắp 4% có bổ sung KH2PO4 với tỉ lệ lần lượt là 1, 2,3,4,5

NGHIÊN CỨU TRỒNG NẤM BÀO NGƯ VÀNG 147 4. KẾT LUẬN Giá thể mùn cưa 100% là thích hợp nhất cho sự phát triển của nấm bào ngư vàng. Đối với nguồn đạm hữu cơ, bổ sung cám bắp 4% rất thích hợp cho tăng trưởng và phát triển của nấm trong khi đối với nguồn đạm vô cơ DAP 3 là thích hợp nhất. Ngoài ra, thành phần vi lượng MgSO4 0.2 hoặc KH2PO4 2 cho vào cơ chất trông nấm cũng làm rút ngắn thời gian thu hoạch (sớm hơn 1/3 so với thời gian thu hoạch). TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Brenneman, J.A. & Guttman, M.C. (1994). The Edibility & Cultivation of the Oyster Mushroom, The American Biology Teacher, Vol. 56, pp. 291-293. [2] Chen, J.N. Wang, Y.T. & Wu, J.S.B. (2009). A Glycoprotein Extracted from Golden Oyster Mushroom Pleurotus citrinopileatus Exhibiting Growth inhibitory Efect against U937 Leukemia cells, Journal of Agricultural and Food Chemistry. [3] Dương Đức Tiến, Võ Văn Chi (1978). Phân loại thực vật bậc thấp, NXB nông nghiệp và trung học chuyên nghiệp. [4] Frimpong-Manso, J. - Obodai, M. Dzomeku, M. and Apertorgbor, M.M. (2011). Influence of rice husk on biological efficiency and nutrient content of Pleurotus ostreatus, International Food Research Journal, pp. 249-254. [5] Lê Duy Thắng (2006). Kỹ thuật trồng nấm, tập 1, NXB Nông nghiệp. [6] Lê Duy Thắng, Trần Văn Minh (2005). Sổ tay hướng dẫn trồng nấm, NXB Nông nghiệp. [7] Li, Y.R. (2007). A novel lectin with potent antitumor, mitogenic and HIV-1 reverse transcriptase inhibitory activities from the edible mushroom Pleurotus citrinopileatus, Elsevier. [8] Liang, Z.C & et. (2008). Utilization of grass plants for cultivation of Pleurotus citrinopileatus, Elsevier, pp 509-514. [9] Medany, G.M. (2014). Cultivation possibility of golden oyster mushroom (Pleurotus citrinopileatus) under the Egyptian conditions, Food tech. [10] Nguyễn Hữu Hỷ và cộng sự (2015). Thực trạng và giải pháp phát triển ngành nấm tại các tỉnh phía nam, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. [11] Nguyễn Lân Dũng (2001). Công nghệ nuôi trồng nấm, tập 1, NXB Nông nghiệp. [12] Pandey, V.K. & et. (2012). Biodegradation of sugarcane bagasse by Pleurotus citrinopileatus, Cellular & Molecular Biology. [13] Ragunathan, R. & Swaminathan, K. (2002), Nutritional status of Pleurotus spp. Grow on various agro-wastes, Elsesier. [14] Rodrigues, D.M.F. & et. (2015). Chemical composition and nutritive value of Pleurotus citrinopileatus var cornucopiae, P. eryngii, P. salmoneo stramineus, Pholiota nameko and Hericium ernaceus, Food Scientists & Technologists, India. [15] Rushita, S. & et. (2013). Effect of Pleurotus citrinopileatus on blood glucose, insulin and catalase of streptozotocin-induced type 2 diabeters mellitus rats, The Journal of Animal & Plant Sciences, pp 1566-1571. [16] Sauders, R.M. (2012). Rice bran: Composition and potential food uses, Food Reviews International, pp 465-495. [17] Trịnh Tam Kiệt (1998). Nấm lớn ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.

148 MAI HƯƠNG TRÀ và cs. [18] Trịnh Tam Kiệt, Vũ Mai Liên, Đoàn Văn Vệ, (1987), Nấm ăn sinh học và kĩ thuật nuôi trồng, NXB nông nghiệp, Hà Nội. [19] Wu J-Z & el, (2003), Studies on submerged fermentation of Pleurotus tuber-regium. Part 2: effect of carbon-to-nitrogen ratio of the culture medium on the mycelial dietary fibre, Elsesie, pp 101-105. [20] Yang H. & et, (2007), Characteristics of hemicellulose, cellulose and lignin pyrolysis, Elsesier, pp 1781-1888. Title: STUDY OF CULTIVATING GOLDEN OYSTER MUSHROOM PLEUROTUS CITRINOPILEUTUS UTILIZATION OF AGRICULTURAL WAIST Abstract: Pleurotus citrinopileatus, the golden oyster mushroom was cultured on the substrate sawdust, bagasse, rice straw. The results showed that the spawn run speed on the sawdust is fastest (0.78 cm / day). Survey results golden oyster mushroom cultivation on the environment sawdust supplemented with rice bran, corn bran, inorganic nitrogen (urea, DAP), micronutrients (MgSO4, KH2PO4) supplements corn bran 4% or supplement DAP 3 is suitablest for the growth and development golden oyster mushroom. Additional trace elements MgSO4 0.2 or KH2PO4 2 is shortening 8 day the harvest time. 22-30 o C growing conditions, 70-90% moisture. Keywords: the golden oyster mushroom, Pleurotus citrinopileutus, agricultural waste.