THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Tài liệu tương tự
Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

LUẬT XÂY DỰNG

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

QUỐC HỘI

FINANCIAL SECTOR REFORM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Bảo tồn văn hóa

BỘ XÂY DỰNG

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Microsoft Word - LV _ _.doc

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

1

CHÍNH PHỦ

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

Luận văn tốt nghiệp

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Luật kinh doanh bất động sản

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM Số 20, tuần 3, tháng 8/2018 Tin tức Lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) làm việc tại EVN Một trong

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Chết - Thân Trung Ấm - Tái Sinh

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

1

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

tomtatluanvan.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

TCT VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN Số: 01/BC-BKS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 13 tháng 6 năm 2018

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BỘ TÀI CHÍNH Số: 194/2013/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 17 t

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận


BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 11 /CT-TTg Hà Nội, ngàyíitháng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về một số giả

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN HỎA XA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc I. Thông tin chung 1. Thông tin khái quát BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

QUY TẮC

Số 338 (7.321) Thứ Ba, ngày 4/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Việt

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Microsoft Word - hop dong mua ban E6 (can ho).doc

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Bản ghi:

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP --------------------------------------- Tổng Cục Thuế Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá do thiên nhiên ban tặng, có vai trọng quan trọng đối với con người. Phần lớn các sản phẩm để phục vụ đời sống sinh hoạt của con người được sản xuất từ tài nguyên thiên nhiên. Trong điều kiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và quốc tế hoá sâu rộng như hiện nay, nhu cầu sử dụng tài nguyên cho phát triển kinh tế quốc dân ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia, nhất là các lơại tài nguyên quý hiếm, tài nguyên không tá i tạo như: Dầu khí, than, đá,... Những năm qua việc khai thác khoáng sản và thu NSNN trong lĩnh vực này đã đóng góp nguồn thu cho NSNN hàng năm, nhưng cũng làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường, công tác quản lý khai thác, quản lý th u ngân sách nhà nước...đòi hỏi cơ quan quản lý nhà nước phải có nghiên cứu, đánh giá toàn diện để có giải pháp hoàn thiện công tác quản lý khai thác và thu NSNN trong khai thác khoáng sản phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế, trong đó việc hoàn thiện chính sách quản lý thu NSNN có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ đối với số thu NSNN mà còn đối với việc điều chỉnh hành vi của người nộp thuế trong lĩnh vực này. Với ý nghĩa đó và trong thời gian có hạn của Hôị nghị, tham luận về vấn đề "Thu Ngân sách Nhà nước về thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản, những tồn tại và giải pháp" được trình bày trên cơ sở xem xét từ giác độ của đơn vị nghiên cứu hướng dẫn chính sách của cơ quan thuế. I. VAI TRÒ CỦA THU NSNN TRONG KHAI THÁC TÀI NGUYÊN 1. Công cụ điều tiết: Thu NSNN trong khai thác tài nguyên khoáng sản là công cụ tài chính, thể hiện vai trò sở hữu nhà nước đối với tài nguyên quốc gia và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên của các tổ chức, cá nhân. Việc điều tiết thu ngân sách đối với hoạt động khai thác khoáng sản ở Việt Nam đang thực hiện nhiều mục tiêu theo định hướng của nhà nước, gồm các khoản thu đối với các tổ chức khai thác khoáng sản như: thuế GTGT; thuế TNDN; Thuế Bảo vệ môi trường đối với than; tiền thuê đất (hoạt động khoáng sản hoặc khai thác khoáng sản có ảnh hưởng đến đất mặt); Thuế Tài nguyên; Phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản theo Pháp lệnh Phí, lệ phí; Lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản; Lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản; Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Trong đó thuế tài nguyên là khoản thu điều tiết cơ bản. Bên cạnh các công cụ quản lý hành chính như: Cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến,... thì thuế tài nguyên là công cụ hữu hiệu để Nhà nước kiểm soát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, tăng thu ngân sách, định hướng sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên và thân thiện với môi trường. 2. Tạo điều kiện thuận lợi và kích thích phát triển kinh tế: Luật thuế tài nguyên chỉ quy định về mặt chính sách: đối tượng, phạm vi, căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế; còn về kê khai, nộp thuế, xử lý vi phạm về thuế,...sẽ thực hiện 1

theo quy định của Luật Quản lý thuế. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế thống nhất về mặt thời gian, giảm chi phí hành chính thuế cho doanh nghiệp. Chính sách thuế đồng bộ sẽ tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng. Áp dụng hệ thống thuế thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, t ạo môi trường đầu tư ổn định, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào ngành khai thác và chế biến tài nguyên khoáng sản, nâng cao giá trị tài nguyên khai thác, đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp mũi nhọn cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tài nguyên thiên nhiên thường có tại các địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Việc phát triển ngành công nghiệp khai thác, chế biến tài nguyên sẽ tạ o điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, tạo công ăn, việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân tại nơi khai thác tài nguyên; do vậy, Nhà nước có cơ sở để xây dựng chính sách phát triển kinh tế vùng, miền hợp lý hơn (giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi,..), giảm sự chênh lệnh về giàu nghèo, đảm bảo ổn định xã hội. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống dân cư, thì số thu thuế tài nguyên cũng là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kình tế - xã hội tại địa phương (xây dựng điện, đường, trường, trạm,...), nâng cao đời sống vật chất tinh thần người dân nơi khai thác, phát triển kinh tế xã hội địa phương. II. THỰC TRẠNG THU NSNN ĐỐI VỚI KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: 1. Những kết quả đạt được : Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, có nhiều loại khoáng sản khác nhau. Theo quy định của pháp luật thì tất cả loại tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân và được nhà nước quản lý thống nhất. Khoáng sản là tài nguyên quốc gia thuộc loại không tái tạo được nên cần phải được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng đến công tác thu NSNN trong khai thác khoáng sản. Chính sách thu ban hành được liên tục cập nhật tình hình và sửa đổi cho phù hợp với thực tế phát sinh, phù hợp thông lệ quốc tế, nâng cao tính pháp lý và đảm bảo đạt được mục tiêu quản lý. Hệ thống chính sách thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên ở Việt Nam là khá đầy đủ và đồng bộ so với thông lệ quốc tế, đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nhà nước. Ngoài thuế tài nguyên, còn có các khoản thu khác trực tiếp và gián tiếp đối với hoạt động khai thác tài nguyên nhằm mục tiêu khuyến khích khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Đối với thuế tài nguyên, ngày 25/11/2009, Quốc hội đã ban hành Luật Thuế tài nguyên 45/2009/QH12, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. Luật thuế tài nguyên năm 2009 được ban hành trên cơ sở kế thừa và hoàn thiện các quy định từ Pháp lệnh thuế tài nguyên trước đây và đảm bảo thống nhất với hệ thống pháp luật khác như: Luật Khoáng sản, Luật Dầu khí, Pháp lệnh phí, lệ phí... Trong đó, đã bao quát được hầu hết các loại tài nguyên, khoáng sản thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên; Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên trên đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặ c quyền kinh tế và thềm lục địa, thuộc quyền tài phán của Việt Nam đều phải nộp thuế tài nguyên (trừ trường hợp được miễn thuế). Việc quản lý thu thuế tài nguyên thực hiện từ năm 1991 cho đến nay và đã đạt được 2

những kết quả nhất định: góp phần tăng nguồn thu ngân sách, nhất là dầu khí. Số thu về thuế tài nguyên chủ yếu từ dầu thô và khí thiên nhiên khai thác từ các hợp đồng dầu khí, chiếm từ 82% đến 83% trên tổng số thu về thuế tài nguyên. Số thuế tài nguyên khai thác nội địa chiếm tỷ trọng khoảng 16-17% tổng thu ngân sách nhà nước. Mặc dù tỷ trọng số thu thuế tài nguyên còn nhỏ so với tổng số thu thuế và phí nội địa, nhưng tỷ trọng tăng dần qua các năm. Thuế tài nguyên là nguồn thu quan trọng đối với ngân sách địa phương vì đây là khoản thu điều tiết 100% cho ngân sách địa phương (trừ dầu khí) theo quy đ ịnh của Luật ngân sách Nhà nước. Với mức thuế suất thuế tài nguyên từ 3-35% tuỳ theo từng nhóm, loại tài nguyên, khoáng sản không những đã góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường, mà còn góp phần tăng cường quản lý tài nguyên; khuyến khích bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên. Luật thuế tài nguyên ra đời đã nâng cao hiệu lực của chính sách thuế tài nguyên hiện hành; khuyến khích địa phương tăng cường công tác quản lý và thu thuế tài nguyên; hạn chế hoạt động khai thác tràn lan, khai thác không phép. Luật thuế tài nguyên là một trong những công cụ quan trọng trong việc quản lý tài nguyên. Cùng với quy định thuế tài nguyên (trừ dầu khí) để lại ngân sách địa phương 100%, việc quy định giao cho UBND các tỉnh thành phố trực thuộc tru ng ương quy định giá tính thuế đối với một số tài nguyên đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý địa phương tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động khai thác tài nguyên, hạn chế khai thác không phép, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường nơi khai thác. 2. Những thách thức và vấn đề tồn tại : Nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, trong khi các nguồn lực để phát triển kinh tế còn thiếu và yếu, thì tài nguyên là nguồn lực đóng vai trò quan trọng cho quá trình phát triể n kinh tế đất nước. Trong thời gian vừa qua, do sự khó khăn về mặt kinh tế, nền khoa học kỹ thuật chưa phát triển, dẫn đến sự hạn chế nhất định về công tác thăm dò, khai thác, đánh giá trữ lượng tài nguyên hiện có của đất nước. Thêm vào đó, các địa phương chưa có sự quan tâm đúng mức về vai trò của nguồn lực tài nguyên. Cùng với sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, sự hội nhập quốc tế, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Tài nguyên được khai thác và sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo; giá tài nguyên có xu hướng tăng nhanh. Hoạt động kinh doanh khai thác tài nguyên thu được lợi nhuận lớn, trong khi công tác quản lý tài nguyên chưa được thực hiện một cách triệt để, hoạt động khai thác tài nguyên diễn ra tràn lan, khai thác không phép, khai thác vượt phép, xuất khẩu nguyên liệu thô diễn ra phổ biến. Dẫn đến thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, gây mất ổn định xã hội và ô nhiễm môi trường. Đối với thực hiện chính sách thu thuế tài nguyên trong khai thác khoáng sản thực tế còn tồn tại một số vướng mắc sau: Về đối tượng chịu thuế: Một số loại tài nguyên quy định còn chưa cụ thể loại chịu thuế nên còn có những ý kiến khác nhau trong việc xác định đối tượng chịu thuế, như: nước thiên nhiên chịu thuế, yến sào thiên nhiên... Một số loại tài nguyên (như san hô đỏ...) có giá trị kinh tế cao, nhưng chưa quy định thu thuế tài nguyên, việc quản lý chưa chặt chẽ dẫn tới thất thu ngân sách và khai thác làm cạn kiệt nguồn tài nguyên; Hay đối với đá bazan dạng cột có giá trị sử dụng làm đá xây dựng cao cấp như các loại granite cao cấp, cần xem xét đưa vào đối tượng chịu 3

thuế, với thuế suất cao hơn đá thông thường. Về đối tượng nộp thuế: Chính sách thuế chưa quy định rõ việc thu thuế tài nguyên đối với hộ gia đình, cá nhân khai thác tài nguyên, vật liệu xây dựng thông thường trên khuôn viên đất ở bán cho đơn vị kinh doanh vật liệu xây dựng, nên cần quy định rõ vào Luật; Đối hoạt động khai thác nhỏ lẻ: Người mua gom tài nguyên không có cam kết giữa người bán tài nguyên nhỏ lẻ nộp thay thuế tài nguyên thì không phải kê khai nộp thuế dẫn đến lợi dụng trốn thuế. Về sản lượng và giá tính thuế tài nguyên : Hiện nay việc quản lý khai thác khoáng sản ở nhiều nơi còn lỏng lẻo, nên vẫn còn hiện tượng khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép gây thất thu về sản lượng tài nguyên; Nhiều trường hợp doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn khi người mua yêu cầu để trốn sản lượng và giá tính thuế. Theo quy định hiện hành thì các doanh nghiệp khai khoáng chủ y ếu đang thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp, theo đó các khoản thuế và phí chủ yếu được tính toán dựa trên sản lượng do doanh nghiệp tự khai báo. Trong khi đó, hiện nay chưa có cơ chế để giám sát sản lượng khai thác thực tế của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến những rủi ro thất thu do doanh nghiệp khai báo số liệu thấp hơn thực tế hoặc không thực hiện các nghĩa vụ đóng góp như cam kết ban đầu. Hàm lượng, chất lượng tài nguyên khai thác lên cùng tạp chất không đồng đều, nên khó khăn trong việc xác định khối lượng tài nguyên, giá tính thuế tài nguyên và khó đảm bảo có giá tính thuế tài nguyên đối với một loại tài nguyên nhất đ ịnh thống nhất trên toàn quốc. Theo Luật Thuế tài nguyên thì giá tính thuế là giá bán tài nguyên, không phân biệt nơi tiêu thụ; trường hợp trong kỳ khai thác tài nguyên không bán ra, mà đưa vào quy trình chế biến rồi mới bán, hoặc đưa vào sản xuất sản phẩm khác, thì tính thuế theo giá UBND cấp tỉnh quy định hoặc giá bán tài nguyên của tháng trước liền kề. Trong quá trình thực hiện đã phát sin h nhiều vướng mắc về xác định giá tính thuế. Nếu tài nguyên tiêu thụ tại nơi khai thác thì giá tính thuế thấp hơn so với vận chuyển đi nơi khác để tiêu thụ hoặc qua chế biến rồi mới bán. Đối với tài nguyên xuất khẩu, theo quy định hiện hành (Bộ Công thương ) không cho phép xuất khẩu tài nguyên thô, mà phải qua chế biến ở mức độ nhất định mới được xuất khẩu. Trong khi, hiện nay chưa có quy định tiêu chí để phân biệt tài nguyên khai thác và tài nguyên đã qua chế biến (sản phẩm tài nguyên, chưa thành sản phẩm khác). Cho nên tài nguyên đã qua quá trình chế biến có giá trị tăng thêm nhiều, khi xuất khẩu bán giá cao hơn và nộp thuế tài nguyên nhiều hơn (tính trên giá FOB) so với bán tài nguyên thô ở khâu khai thác do doanh thu này vừa chịu cả thuế GTGT, thuế xuất khẩu và các chi phí khác cấu thành trong giá tài nguyên đã qua chế biến. Không khuyến khích doanh nghiệp khai thác và chế biến sâu khoáng sản trước khi bán ra. Ngoài ra, thực tế còn phát sinh hiện tượng chuyển giá gây thất thu về giá tính thuế tài nguyên. Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện, Luật quy định giá tính thuế là giá bán điện thương phẩm bình quân trên thị trường do nhà nước công bố. Tuy nhiên, trong cơ cấu giá bán điện bình quân trên thị trường không chỉ riêng giá bán thuỷ điện, mà bao gồm cả giá bán điện từ nhiệt điện, giá bán điện nhập khẩu dẫn đến những thắc mắc của doanh nghiệp trong xác định giá tính thuế tài nguyên đối với trường hợp này. Về thuế suất thuế tài nguyên: Biểu mức thuế suất thuế tài nguyên ban hành kèm theo Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 còn có những loại quy định theo mục đích sử dụng gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc xác định và áp dụng thuế suất tính thuế tài nguyên. 4

Một số vấn đề tồn tại khác: (i) Số lượng, chủng loại tài nguyên tại một số địa phươn g không nhiều, số thuế tài nguyên có thể thu được thấp không đủ bù đắp chi phí quản lý thu nên địa phương chưa quan tâm chú trọng. (ii) Chi phí đầu tư chế biến tài nguyên khoáng sản lớn chưa thực sự hấp dẫn việc đầu tư chế biến sâu, nên các doanh nghiệp khai thác có xu hướng xuất khẩu, kinh doanh tài nguyên thô, gây thất thoát tài nguyên.(iii) Sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý cấp phép khai thác tài nguyên và cơ quan thuế chưa chặt chẽ; hệ thống thông tin về trữ lượng, chủng loại tài nguyên tại địa phương chưa đầy đủ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện thu thuế tài nguyên. III. KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THU THUẾ TÀI NGUYÊN TR ONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: Thực trạng trê n đặt ra yêu cầu cần thiết phải tăng cường quản lý hiệu quả về tài nguyên, khoáng sản phù hợp với chương trình tổng thể phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo điều tiết hợp lý nguồn lợi từ tài nguyên thiên nhiên. Để làm được điều đó, đối với khoản thu thuế tài nguyên, cần nghiên cứu một số tác nhân chủ yếu tác động đến chính sách thuế tài nguyên, tính đồng bộ trong hệ thống chính sách thuế, cơ chế quản lý, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành, vùng sản xuất..., nghiên cứu các vấn đề trong triển khai thực hiện để đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp. Cụ thể: Một là, tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, nâng cao ý thức trách nhiệm của người nộp thuế và công dân về nghĩa vụ nộp thuế với ngân sách nh à nước và giám sát trong thực hiện nghĩa vụ này đối với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Đồng thời, đẩy mạnh giáo dục ý thức công dân trong việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,nhất là đối với tài nguyên không tái tạo được. Việc nâng cao nhận thức về vai trò của tài nguyên và chính sách thu đối với khai thác tài nguyên cũng góp phần khuyến khích các địa phương lựa chọn phương thức đầu tư khai thác, chế biến tài nguyên hợp lý và lựa chọn đường lối phát triển kinh tế xã hội thích hợp với điều kiện địa phương mình. Hai là, Tăng cường công tác quản lý và cấp phép khai thác, kinh doanh tài nguyên khoáng sản, lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện, tiềm lực để khai thác, chế biến tài nguyên; có chính sách khuyến khích đầu tư chế biến sâu nâng cao g iá trị tài nguyên. Từ đó, tài nguyên ngày càng được quản lý chặt chẽ hơn, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường. Ba là, Nhà nước cần có cơ chế quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra đối với việc cấp phép khai thác và sử dụng Tài nguyên một cách hợp lý tránh gây lãng phí và ảnh hưởng đến môi trường như hiện nay. Để đánh giá cụ thể mức độ tác động của từng yếu tố ảnh hưởng đến số thu thuế tài nguyên nội địa cần phải phân tích cụ thể. Trong đó cần chú trọng về khía cạnh tổ chức quản lý cấp phép khai thác, quản lý sản lượng, giá trị tài nguyên, công tác quản lý thuế tài nguyên và thuế suất (tỷ lệ điều tiết) đối với từng loại tài nguyên. Bốn là, giai đoạn hiện nay trong bối cảnh suy giảm kinh tế thế giới tác động trực tiếp đến nền sản xuất của nước ta, nhiều khoản thu đang làm tăng gánh nặng về thuế. Chính phủ đang có những giải pháp về chính sách tài chính, tiền tệ, thị trường và đầu tư nhằm hỗ trợ nền sản xuất kinh doanh duy trì và đi vào ổn định. Mặt khác, qua đánh giá còn có dấu hiệu tránh thuế, trốn thuế tài nguyên gây thất thu NSNN. Vì vậy trong thời gian tới, cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến phương thức quản lý thuế tài nguyên cho phù hợp hơn theo hướng: 5

- Những cơ chế, chính sách đang duy trì, ổn định, không gây biến độn g lớn tới nền sản xuất, thị trường, đời sống tâm lý dân cư thì vẫn duy trì hoặc nếu có thì điều chỉnh giảm để cân đối giữa các khoản thu, vừa là giải pháp kinh tế, cũng là giải pháp tâm lý; về mặt quản lý nhà nước sẽ giảm được thủ tục hành chính trong nghi ên cứu, ban hành văn bản pháp luật. - Những chính sách mới, đang triển khai thực hiện thì phải được xem xét trong tổng thể các chính sách và các khoản thu khác đang thực hiện để có giải pháp điều hoà mức thu một cách cân đối hợp lý, phù hợp với năng lực thực tế sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý nhà nước, như: Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, đàm phán chương trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam với quốc tế. - Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ các thủ tục hành chính bất hợp lý, gây khó khăn cho việc chấp hành nghĩa vụ thuế, cũng như quản lý thuế. Trong đó chú trọng giải quyết đúng bản chất nội sinh của sự kiện kinh tế, không phiến diện, chủ quan, thiếu khoa học, gây khó khăn cho nền sản xuất, nhằm khơi thông dòng lưu chuyển vốn, tài chính, hàng hoá. Tăng cường cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng để ngăn ngừa tránh thuế, trốn thuế. Năm là, về chính sách thu, qua thực tế quản lý thuế xin đề xuất một số nội dung cần nghiên cứu hoàn thiện chính sách thu về tài nguyên để đảm bảo điều tiết vào NSNN hợp lý nguồn lợi từ khai thác khoáng sản và thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như sau: a) Về đối tượng chịu thuế tài nguyên: Đối tượng chịu thuế được quy định cụ thể theo từng nhóm tài nguyên và kế thừa thực hiện thống nhất từ Pháp lệnh thuế tài nguyên và đã được đưa vào Luật Thuế tài nguyên có hiệu lực từ 7/2010. Tuy nhiên, cần tiếp tục rà soát lại cách xác định đối tượng chịu thuế tài nguyên từ quá trình quản lý thu thuế, giữa các hệ thống pháp luật điều chỉnh về tài nguyên khoáng sản, làm rõ về một số loại tài nguyên trong đối tượng chịu thuế để tránh xung đột pháp luật và phù hợp với tính chất, giá trị sử dụng của tài nguyên, tăng thu NSNN. Nghiên cứu sửa đổi các quy định của Luật Thuế tài nguyên đồng bộ với Luật Khoáng sản và Luật Tài nguyên nước. Trong đó, cần sửa đổi bổ sung khái niệm nước mặt tại khoản 3, Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2010: Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. và quy định tại khoản 7, Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định: 7. Nước thiên nhiên, bao gồm nước mặt và nước dưới đất. để khẳng nước biển là nước mặt, thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên; là nguồn thu ổn định và phù hợp với yêu cầu quản lý. Nghiên cứu bổ sung một số loại tài nguyên có giá trị kinh tế cao vào đối tượng chịu thuế. b) Đối tượng nộp thuế: Đề nghị thống nhất thực hiện người được phép khai thác tài nguyên phải nộp thuế theo quy định của Luật Thuế tài nguyên. Nếu khai thác nhỏ lẻ không nộp thuế được thì người mua gom phải nộp thay, đảm bảo đúng đố i tượng khai thác là người nộp thuế, tăng cường quản lý, tránh trốn thuế. Đảm bảo việc khai thác khoáng sản được thực hiện bởi đơn vị có đủ năng lực về khai thác, quản lý hoạt động và môi trường khai thác khoáng sản, tăng cường quản lý để ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá. c) Sản lượng tài nguyên tính thuế: 6

Đề nghị nghiên cứu cơ chế chính sách về thuế tài nguyên đối với tài nguyên đã qua chế biến, quy định những căn cứ cụ thể để phân biệt sản phẩm đã qua chế biến vẫn ở dạng nguyên, hoặc đã thành sản phẩm khác, để xác định sản lượng và giá tính thuế đối với tài nguyên khai thác và sản phẩm khác chế biến từ tài nguyên khai thác cho đồng bộ với chính sách hiện hành để khuyến khích chế biến sâu, nâng cao giá trị tài nguyên trong nước. Sản lượng tài nguyên tính thuế là sản lượng thực tế khai thác trong kỳ. cần tăng cường quản lý sản lượng tài nguyên khai thác từ khâu cấp phép, cho đến quá trình tổ chức khai thác, tiêu thụ để chống thất thoát, trốn sản lượng tính thuế. Nhưng, để làm được cần phải có sự phối hợp các ngành liên quan ở địa phương, ủy ban nhân dân các cấp. Một số giải pháp để tránh thất thu về sản lượng là: - Tăng cường kiểm tra, giám sát chống thất thoát sản lượng bán ra. Do doanh nghiệp chỉ xuất hóa đơn khi người mua yêu cầu, dễ trốn sản lượng, giá tính thuế. Vì vậy, người khai thác phải được cấp phép khai thác tài nguyên. Khi lập dự án phải giải trình về năng lực khai thác, sản lượng dự kiến khai thác và phương án bảo vệ môi trường và được thẩm định của Hội đồng phù hợp sát thực tế; nếu thực hiện không đúng cam kết, hoặc không hiệu quả, kiến nghị dừng thu hồi dự án. - Cần có quy định thống nhất về nguyên tắc quy đổi sản lượng tính thuế theo tỷ lệ để xác định sản lượng của loại tài nguyên khai thác để thống nhất giữa áp dụng giữa c ác địa phương. - Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát chống thất thoát sản lượng bán ra; nếu đơn vị thực hiện không đúng cam kết, hoặc không hiệu quả, kiến nghị dừng thu hồi dự án. - Nghiên cứu trình Chính phủ ban hành Chỉ thị của Chính phủ chỉ đạo xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý chuyên ngành, với UBND các cấp địa phương để giám sát sản lượng tài nguyên từ khâu thăm dò, thẩm định cấp phép, quá trình khai thác và tiêu thụ tài nguyên. d) Về giá tính thuế tài nguyên: Kiến nghị trình Quốc hội xem xét: giá tính thuế là giá bán tài nguyên tại nơi khai thác để tạo môi trường cạnh tranh làn h mạnh và thực hiện thống nhất để hạn chế việc đánh trùng thuế đối với tài nguyên vận chuyển đi tiêu thụ phát sinh các chi phí vận chuyển. Đối với tài nguyên xuất khẩu đã qua chế biến, sơ chế thì cần nghiên cứu hướng dẫn áp dụng giá tính thuế thống nhất nguyên tắc với thuế GTGT. - Đối với tài nguyên khoáng sản kim loại, phi kim loại : Giá tính thuế là giá bán tài nguyên khai thác; Trường hợp qua chế biến, mới bán ra thì được trừ chi phí ở khâu chế biến khỏi giá bán để tính thuế hoặc áp dụng giá tính thuế do UBND cấp tỉnh tại nơi khai thác quy định để tính thuế tài nguyên. Việc xác định giá tính thuế này cũng được áp dụng đối với tài nguyên xuất khẩu để không đi ngược lại chính sách khuyến khích chế biến sâu, hạn chế xuất khẩu tài nguyên dạng thô. - Đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thuỷ điện, đề nghị giữ nguyên tắc là giá bán điện bình quân trên thị trường như hiện nay. Tuy nhiên, như phần đã phâ n tích ở phần trên. Hiện nay, trong cơ cấu giá bán điện bình quân trên thị trường nhà nước công bố không chỉ có giá bán thuỷ điện, mà bao gồm cả giá bán điện từ nhiệt điện, giá bán điện nhập khẩu, với giá thành cao đẩy giá điện bình quân 1kwh lên cao (từ n gày 22/12/2012 là 1.437 đ/kwh). 7

Trong bối cảnh hiện nay, các nhà máy sản xuất thuỷ điện chỉ bán được cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam với giá bằng một nửa giá bán điện bình quân do nhà nước công bố. Một mặt, không bán được điện theo giá thị trường, mặt khác lại phải nộp thuế tài nguyên trên giá bán điện thị trường, nhiều đơn vị mới đầu tư nhà máy với chi phí lãi vay cao, khả năng thu hồi vốn chậm, phát sinh lỗ, dẫn đến nhiều khiếu khiếu nại, khiếu kiện. Để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc thị trường và đúng với bản chất kinh tế giá bán thuỷ điện bình quân làm căn cứ tính thuế, trong giá bán điện bình quân cần tính toán loại trừ các yếu tố tác động của nhiệt điện và điện nhập khẩu. Tuy nhiên, đối với thủy điện hiện nay cũng gây những tác động tiêu cực đến môi trường, giá tính thuế là giá bán điện bình quân do Bộ Tài chính công bố theo lộ trình xây dựng giá bán điện của Chính phủ, nên cần được xem xét một cách tổng thể đồng bộ. e) Về thuế suất thuế tài nguyên: Theo quy định khung thuế suất thấp nhất từ 1% đến 35% được tính tren giá bán tài nguyên. Có nghĩa là mức điều tiết tỷ lệ % trên doanh thu bán tài nguyên, làm giảm thu nhập tương ứng với số thuế tài nguyên phải nộp. Đối với loại khoáng sản có mức thuế suất cao thì sẽ tác động đáng kể đến doanh thu, chi phí, giá thành và thu nhập từ khai thác khoáng sản. Ví dụ: Tài nguyên xuất khẩu phải chịu thuế xuất khẩu và không được hoàn thuế GTGT ở khâu trước; không miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; thu phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản; và khoản thu sắp triển khai thực hiện là thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản là khoản thu lớn, ảnh hưởng đến toàn bộ ngành khai thác khoáng sản, nhất là những đơn vị đang hoạt động sẽ phải chịu thêm khoản chi phí lớn đột biến, tương ứng mức thu, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí, giá thành sản xuất. Do đó, khi tính toán điều chỉnh mức thuế suất, cần phải nghiên cứu đánh giá các khoản thu khác thu trực tiếp đối với các đơn vị khai thác tài nguyên và mức độ tác động đến đơn vị sản xuất, chế biến sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu là tài nguyên và những ảnh hưởng hệ luỵ đến nền kinh tế- xã hội, đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế ngành, lĩnh vực của Nhà nước, tình hình kinh tế xã hội hiện nay và khả năng đóng góp của đơn vị khai thác. Không tăng thuế suất với, tài nguyên làm vật liệu xây dựng thông thường, đất làm gạch nung, đá vôi sản xuất xi măng nếu tăng thuế suất sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, xây dựng, kinh doanh bất động sản và đời sống người lao động. Để khuyến khích sử dụng tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, cần xem xét điều chỉnh tăng thuế suất đối với các loại khoáng sản không tái tạo như vàng, sắt, than... Đá bazan dạng cột có giá trị cao, xẻ ra làm đá ốp lát cao cấp, Đá vôi trắng Nghệ An, Yên Bái, l à tài nguyên có giá trị kinh tế cao, đề nghị áp dụng thuế suất cao hơn đá vôi thông thường. Đồng thời nên thống nhất nguyên tắc áp dụng thuế suất thuế tài nguyên theo loại tài nguyên, không theo mục đích sử dụng. Ví dụ hiện nay đang quy định đá vôi khai thác dùng nung vôi, sản xuất xi măng thì cao hơn là xay ra làm vật liệu xây dựng thông thường. g) Về Miễn, giảm thuế: Theo Luật Thuế tài nguyên cho phép: Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét 8

miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau Việc miễn thuế trong trường hợp này là chưa phù hợp. Bởi khi t hiệt hại tài nguyên do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ đã được cơ quan bảo hiểm chi trả, phần còn lại được trừ vào chi phí tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc miễn thuế hoặc hoàn trả tiền thuế tài nguyên đối với sản lượng tài nguyên tổn thất đã khai, nộp thuế là không phù hợp, không khuyến khích khai thác, quản lý, sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn, tạo sự không công bằng với đơn vị quản lý tốt. Đề nghị không miễn giảm thuế trong trường hợp này, đề xuất này cũng đảm bảo tí nh thống nhất với Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp các thiệt hại này được trừ vào thu nhập tính thuế. Trên đây là những ý kiến đúc rút từ nghiên cứu chính sách thuế tài nguyên hiện hành và kinh nghiệm trong công tác quản lý thuế xin được đóng góp với Hội nghị để cùng nghiên cứu tìm giải pháp tăng hiệu quả thu ngân sách từ khai thác khoáng sản tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay./. 9