Microsoft Word - Bai 3. Quach Manh Hao.doc

Tài liệu tương tự
SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Nghị luận xã hội về ý thức học tập – Văn mẫu lớp 12

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

Layout 1

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Microsoft Word - BÀi viết Ngô QuỂc Phương HỎi thảo Hè Porto 2019 (1)

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

KINH TẾ XÃ HỘI YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM FACTORS AFFECTING CREDIT QUALITY IN VIETNAM JOIN

Microsoft Word _NgoQuocPhuong

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Microsoft Word - bcb doc

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Microsoft Word - DoManhHong-HoithaoheBudapest

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Output file

Layout 1

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

VietnamOutlook_0611_VN

(Microsoft Word - T?p ch\355 - N?i dung.doc)

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

J

ScanGate document

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

Báo cáo thường niên 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tuổi trẻ và tương lai đất nước – Bài tập làm văn số 7 lớp 8

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Ngoại ngữ 25 (2009) Thành phần khởi ngữ trong câu tiếng Việt xét về mặt hệ thống Nguyễn Lân Trung* Trường Đại học Ngo

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Tài chính phát triển Bài đọc Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Ch.12

LỜI MỞ ĐẦU

Báo cáo ngành Ngân hàng

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Microsoft Word - unicode.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

8 Dự báo kinh tế Việt Nam 2014 Alan Phan Theo Nhip Cau Dau Tu (10/12/2013) FDI sẽ tiếp tục là phao cứu sinh của nền kinh tế Việt Nam trong năm C

Nghị luận về thời gian

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CHƯƠNG 1

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

(Microsoft Word - Lu?n \341n_b?n chu?n th? th?c.doc)

Ngũ Luân Thư CHƯƠNG TRÌNH TÓM TẮT SÁCH KINH DOANH

Microsoft Word - TrilydothiVw139.docx

Đau Khổ

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Khóa luận tốt nghiệp 1 CHƢƠNG MỞ ĐẦU Sự cần thiết của đề tài Kiểm toán độc lập đối với báo cáo tài chính là một trong những nền tảng tạo nên sự hoạt đ

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

1

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG NGHIỆP - DESCON 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế

Số 03 Tháng 12/2013 BẢN TIN NỘI BỘ 2013 DÒNG THỜI GIAN

No tile

CHƯƠNG 2

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

Generali_Sống Thịnh Vượng_Brochure_16x16cm_FA15

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

Bao cao Quy Huu Tri 03 July 2018

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Bản ghi:

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 28 Những điểm yếu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay (1) TS. Quách Mạnh Hào * Khoa Tài chính - Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 02 năm 2012 Tóm tắt. Bài viết tổng hợp chọn lọc những ý kiến của chuyên gia tài chính - ngân hàng về những điểm yếu cơ bản của hệ thống ngân hàng Việt Nam - đây sẽ là tiền đề cho nhu cầu thực hiện tái cấu trúc. Dựa trên phương pháp nghiên cứu sử dụng nhóm tập trung, tác giả đã chỉ ra bốn nhóm điểm yếu quan trọng bao gồm (i) mất cân đối kỳ hạn, thanh khoản và chi phí xã hội; (ii) quản trị kém và rủi ro mất vốn; (iii) chiến lược và sản phẩm; (iv) tính phụ thuộc của ngân hàng nhà nước. Tác giả cho rằng bước cần thiết đầu tiên của quá trình tái cấu trúc là tạo ra một hệ thống gương soi chuẩn cho hệ thống ngân hàng dựa trên thực tiễn Việt Nam, thay vì máy móc áp dụng những mẫu hình kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Từ khóa: Tái cấu trúc, ngân hàng, thanh khoản, nợ xấu. 1. Giới thiệu (1)* Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một chủ đề nóng trong đời sống kinh tế Việt Nam thời gian qua. Nhiều chuyên gia phát biểu ý kiến, nhiều báo cáo đã được viết và nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức liên quan tới chủ đề này. Tựu trung lại, gần như hầu hết các quan điểm đều chung một ý tưởng rằng tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một việc làm cần thiết và đúng thời điểm. Phần lớn ý kiến nêu lên lý do tái cấu trúc tập trung vào những vấn đề thuộc về bản chất hoạt động của hệ thống ngân hàng, (1) Tác giả chân thành cảm ơn các thành viên trong Nhóm tập trung - những người không muốn được nêu tên - về những quan điểm trình bày và tranh luận trong cuộc thảo luận về chủ đề này ngày 15/12/2011. Những sai sót trong việc diễn giải các ý kiến tranh luận, nếu có, thuộc về cá nhân tác giả. * ĐT: 84-4-3754 7506 E-mail: haoqm@vnu.edu.vn 23 trong đó khía cạnh hiệu quả hoạt động, cơ cấu quản trị và quản trị rủi ro hoạt động là những lý do được nhiều người nhiều nhắc tới. Bài viết này không bàn về những vấn đề liên quan tới tái cấu trúc như thế nào và theo mô hình nào, bởi điều này cần một sự cân nhắc thấu đáo giữa mục tiêu tăng trưởng và vai trò của hệ thống ngân hàng trong chiến lược thực hiện mục tiêu. Bài viết cũng không xem xét lại những quan điểm hiện tại về chủ đề này, mà sẽ tập trung vào những vấn đề tưởng như cũ, nhưng có thể lại chưa thật sự có một cách tiếp cận đầy đủ về nó: những điểm yếu cơ bản trong hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện tại nhìn từ những người thực tiễn. Với cách tiếp cận dựa trên quan điểm của những người làm thực tiễn, bài viết sẽ giúp những người làm chính sách và học giả có một cách nhìn về việc hệ thống ngân hàng đang được nhìn nhận như thế nào bởi những người đang làm việc gắn chặt với nó.

24 Q.M. Hào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 28 2. Phương pháp Để đạt được mục tiêu tìm hiểu những điểm yếu lớn nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại từ cách nhìn của những người làm thực tiễn, tác giả sử dụng phương pháp nhóm tập trung. Những người tham gia Nhóm tập trung chủ yếu bao gồm các chuyên gia đang làm việc trong lĩnh vực ngân hàng, công ty tài chính, quỹ đầu tư và công ty chứng khoán. Tác giả đã đưa ra câu hỏi mở và đơn giản: Những điểm yếu nhất của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại là gì và tại sao lại dẫn tới những điểm yếu này. Dựa trên câu hỏi này, nhóm đã đưa ra câu trả lời và lý giải dựa trên chính kinh nghiệm thực tiễn của những người tham gia nhóm khi làm việc và nghiên cứu đầu tư liên quan tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kết quả thảo luận được tác giả tổng hợp và trình bày dựa trên những điểm cơ bản nhất. Một vài số liệu thống kê được dùng để hỗ trợ cho những quan điểm này mặc dù phần lớn các quan điểm đều không có bằng chứng số liệu rõ ràng nào để hỗ trợ. Điều này cũng là do đặc thù hoạt động ngân hàng với số liệu thường không phổ biến trên diện rộng. 3. Kết quả Những nội dung sau đây được trình bày không theo thứ tự ưu tiên, nghĩa là tất cả những điểm yếu này đều được nhìn nhận quan trọng như nhau khi đánh giá về thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mất cân đối kỳ hạn, thanh khoản và chi phí xã hội Theo đánh giá chung của các Nhóm tập trung, sự mất cân đối giữa kỳ hạn tiền gửi và cho vay đã và đang trở nên nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cụ thể, các khoản cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn và có quy mô lớn hơn nhiều so với các khoản tiền gửi có cùng kỳ hạn. Điều này được giải thích là do nhiều ngân hàng trong một thời gian dài đã được sử dụng như là sân sau của các ông chủ ngân hàng, thực hiện việc cho vay vào những dự án đầu tư dài hạn, trong đó chủ yếu là bất động sản dẫn tới sự mất cân đối về kỳ hạn. Trong điều kiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tiền rẻ xuất hiện và các dòng tiền ngắn hạn có thể quay vòng liên tục để tài trợ gối đầu cho các dự án dài hạn mà không gặp phải vấn đề về thanh khoản. Nhưng khi chính sách tiền tệ thắt chặt trở lại, vòng quay vốn ngắn hạn bị hạn chế khiến nó bị đứt đoạn, dẫn tới rủi ro thanh khoản lớn buộc các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nhỏ, phải huy động bằng mọi giá, đưa mặt bằng lãi suất lên cao. Trong Biểu đồ 1, vấn đề thanh khoản được nhìn khá rõ thông qua biến số lãi suất khi mà các kỳ hạn lãi suất kỳ hạn ngắn đã được đẩy lên cao hơn so với kỳ hạn dài, hệ quả của những biện pháp tiền tệ thắt chặt được thực thi theo Nghị quyết 11 của Chính phủ kể từ tháng 3/2011. Đường bên dưới, trạng thái thông thường, thể hiện đường cong lãi suất vào tháng 3/2010 trước Nghị quyết 11. Tuy nhiên, đường bên trên thể hiện trạng thái đường cong lãi suất vào tháng 9/2011 đã có sự bất thường. Theo phản ánh của nhóm, có những thời điểm lãi suất qua đêm liên ngân hàng đã được đẩy lên tới mức trên 20% trong thời gian khoảng tháng 10/2011. Điều này phản ánh rằng các ngân hàng đã thật sự gặp khó khăn trong vấn đề thanh khoản, hệ quả của sự mất cân đối kỳ hạn trong hoạt động ngân hàng. Một điểm nhấn rất đáng chú ý về vấn đề này được Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011) bình luận là vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng còn thể hiện ở việc nhiều cán bộ tín dụng được giao nhiệm vụ huy động đã mặc cả với khách hàng để có được vốn tiết kiệm và thật sự rất hiếm nơi đâu như ở Việt Nam, người gửi tiết kiệm lại được mặc cả với ngân hàng về lãi suất. Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011) cũng đưa ra một ví dụ là khi Lehman Brothers phá sản vào thời điểm tháng 10/2008, thị trường tiền tệ hoảng loạn, các ngân hàng không còn tin tưởng nhau nữa và dừng cho vay lẫn nhau hoặc đòi lãi cao, lãi suất LIBOR qua đêm đã tăng lên đến 8% trong khi đó lãi suất LIBOR kỳ hạn 6 tháng chỉ có 3%.

Q.M. Hào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 28 25 Biểu đồ 1: Đường cong lãi suất huy động tại Việt Nam Biểu đồ 1: Đường cong lãi suất huy động tại Việt Nam. Nguồn: StoxPlus. Số liệu thống kê từ 4 ngân hàng VCB, BIDV, Vietinbank và VBA. Những vấn đề nêu trên cho thấy hệ quả nợ xấu, xuất phát từ nhiều lý do nhưng trong đó có sự mất cân đồi về kỳ hạn, đã trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn tới sự đổ vỡ hệ thống nếu không có những giải pháp kịp thời. Kể cả khi việc mất thanh khoản của các ngân hàng nhỏ có được sự cứu trợ mạnh mẽ từ phía ngân hàng nhà nước, thì sự tồn tại một hệ thống ngân hàng với cả hai thị trường một và thị trường hai đều hoạt động rầm rộ là điều đặc thù của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Hệ thống hiện tại đã tạo ra cơ hội cho một nhóm các ngân hàng có tiềm lực vốn tốt để sống trên lưng các ngân hàng nhỏ, nhưng lại đẩy xã hội phải gánh chịu những chi phí trung gian rất lớn. Chúng ta thật sự đang sống trong một nền kinh tế mà ở đó tồn tại một hệ thống ngân hàng trong đó chức năng dẫn dắt vốn trong nền kinh tế phải được thực hiện qua nhiều cầu trung gian, đẩy chi phí chung trong nền kinh tế lên tới mức quá cao, làm cho nhiều doanh nghiệp trở nên khó khăn, đình đốn sản xuất và thất nghiệp. Quản trị kém và rủi ro mất vốn Việc quản trị kém được nhìn nhận ở hai giác độ quan trọng là thiết chế quản trị (corporate governance) và quản trị hoạt động. Ở giác độ thứ nhất, nhóm đánh giá rằng hệ thống quản trị chưa thật sự rõ ràng và minh bạch. Nhiều ý kiến cho rằng không thể biết chính xác thực trạng hoạt động của các ngân hàng Việt Nam bởi họ thật sự có thể dễ dàng giấu những khoản nợ xấu thông qua hệ thống các công ty con, cháu một cách dễ dàng và đơn giản. Những vấn đề công bố thông tin và chuẩn hóa thông tin công bố chưa bao giờ là điểm được giới đầu tư hài lòng. Quan trọng hơn, xuất phát từ mâu thuẫn lợi ích cốt lõi giữa vấn đề chủ sở hữu và người thực hiện (principal agent problem), tại một số ngân hàng có cổ phần chi phối của Nhà nước, những quyết định quản trị được đưa ra không thật sự phù hợp với thông lệ phục vụ lợi ích của cổ đông. Nói ngắn gọn, mặc dù hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có một bước chuyển biến mạnh mẽ trong quá trình cổ phần hóa hơn mười năm qua, nhưng gần như cơ chế quản trị không có sự thay đổi đáng kể nào. Ở giác độ thứ hai, việc quản trị hoạt động kém đã dẫn tới mức độ rủi ro nợ xấu cao. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu và nợ dưới chuẩn (Non performing loan - NPL) của các ngân hàng Việt Nam ở mức 3,1% tổng dư nợ vào thời điểm ngày 30/6/2011, tương đương gần 4 tỷ USD. Tuy nhiên, những thông tin về các vụ vỡ nợ tín dụng tại nhiều địa phương diễn ra sau đó có thể sẽ là một lý do để tin rằng nợ xấu của hệ thống ngân hàng có thể sẽ cao hơn thế. Đồng thời, theo Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), hệ thống ngân hàng có khoảng

26 Q.M. Hào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 28 12% dư nợ tương đương 12 tỷ USD trong lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Với thực tế ảm đạm của cả hai thị trường này và sự sụt giảm giá, có thể tin rằng một tỷ lệ lớn trong số dư nợ này đã rơi vào tình trạng nợ xấu và nợ dưới chuẩn. Nhóm cũng đánh giá, nếu cân nhắc thêm về khoản nợ của Vinashin thì con số nợ xấu thực tế của hệ thống ngân hàng chắc chắn sẽ còn tồi hơn rất nhiều. Hệ quả tất yếu của vấn đề nợ xấu là khả năng mất vốn trong hệ thống ngân hàng. Theo Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), mặc dù nhiều ngân hàng của Việt Nam đã đạt mức tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu (Capital adequacy ratio - CAR) trên 8% nhưng tỷ lệ này sẽ bị sụt giảm rất nhanh nếu như hạch toán đúng dự phòng cho các khoản nợ NPL. Lý do là chất lượng tài sản suy giảm khiến chi phí dự phòng gia tăng, làm ăn mòn lợi nhuận lũy kế và từ đó giảm vốn tự có. Theo số liệu của StoxPlus, vốn chủ sở hữu của 43 ngân hàng thương mại (không tính ngân hàng phát triển và 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài) là 276 nghìn tỷ đồng (khoảng 14 tỷ USD) vào thời điểm 30/12/2010. Giả sử nếu như NPL của hệ thống tăng thêm 10% (từ mức 3,1% theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ngày 30/6/2011 lên 13,1%) và giả sử phải lập dự phòng đầy đủ (100% cho tất cả nợ nhóm 2 đến nhóm 5) thì mức chi phí sẽ tăng thêm khoảng 10 tỷ USD. Khi đó, vốn chủ sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ chỉ còn 4 tỷ USD và tỷ lệ CAR sẽ thấp hơn nhiều so với con số 8% yêu cầu hiện tại. Như vậy, có thể thấy rằng các số liệu báo cáo có thể làm hài lòng một số người về mặt giấy tờ, còn con số khả năng thực tế sẽ làm chúng ta giật mình về thực trạng. Theo đánh giá của nhóm, những nguyên nhân dẫn tới hệ quả này bao gồm (i) thiết chế quản trị kém dẫn tới những khoản cho vay vào các doanh nghiệp (sân sau) không được định giá một cách đầy đủ; (ii) có quá nhiều ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ trong một nền kinh tế khiêm tốn khoảng 100 tỷ USD. Với trên dưới 100 ngân hàng, tổ chức tín dụng và hơn 100 công ty chứng khoán có những hoạt động tương đồng thì sức ép cạnh tranh tất yếu dẫn tới rủi ro và không hiệu quả; (iii) đội ngũ tín dụng không được đưa ra quyết định độc lập; và (iv) các ngân hàng có mối quan hệ chằng chịt nhưng không chính thức với hệ thống tín dụng đen. Chiến lược và sản phẩm Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua. Theo đánh giá của tạp chí Asia Focus số tháng 6/2011, hệ thống ngân hàng Việt Nam được kỳ vọng là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất châu Á thời gian tới, được khích lệ bởi tăng trưởng kinh tế ở mức cao trong thời gian dài trong khi sự bao phủ của hệ thống ngân hàng hiện tại lại khá hạn chế. Cụ thể, tổng tài sản nội địa trong hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 1,097 nghìn tỷ năm 2007 lên 2,690 nghìn tỷ năm 2010. Con số này được kỳ vọng sẽ tăng lên 3,667 nghìn tỷ vào năm 2012. Lý do chính cho sự tăng trưởng mạnh mẽ này là tăng trưởng kinh tế, qua đó thu nhập của người dân được cải thiện, kéo theo đó là nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Chẳng hạn, dịch vụ thẻ tín dụng và thẻ thanh toán đã trở nên phổ biến, tăng gần như gấp đôi chỉ trong giai đoạn từ 2008-2010 lên mức 28,5 triệu thẻ. Số lượng máy ATM cũng tăng nhanh chóng, từ 1.800 máy năm 2005 lên khoảng 11.000 máy vào tháng 12/2010. Mặc dù vậy, tỷ lệ bao phủ dịch vụ của hệ thống ngân hàng còn ở mức thấp, tính đến tháng 12/2009 mới có khoảng 20% dân số có tài khoản ngân hàng và chỉ một nửa trong số đó thật sự dùng các dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng giá trị sản phẩm trong nước mặc dù đã tăng lên từ khoảng 70% năm 2007 lên mức 120% vào cuối năm 2010, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các quốc gia trên thế giới, nếu trừ nợ chính phủ cũng ở mức khoảng trên dưới 200%. Có thể thấy rằng còn nhiều khoảng trống giữa khả năng đáp ứng và nhu cầu thực tế và do vậy, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một yêu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng, đảm bảo rằng dịch vụ ngân hàng đến được những nơi cần đến.

Q.M. Hào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 28 27 Lý do chính cho những kết quả nêu trên là một hệ thống ngân hàng không có chiến lược phát triển và chiến lược sản phẩm cụ thể. Với hơn 100 ngân hàng và tổ chức tín dụng, dường như chúng ta không nhìn thấy bất cứ một sự khác biệt nào trong chiến lược phát triển và sản phẩm của các ngân hàng. Một số ngân hàng có yếu tố tư nhân và yếu tố nước ngoài đang cố gắng tạo sự khác biệt, nhưng trên bình diện chung, có thể nói rằng các ngân hàng Việt Nam gần như là giống nhau về chiến lược, cạnh tranh trên cùng địa bàn, cùng loại sản phẩm và hệ quả tất yếu sẽ là những chiêu trò cạnh tranh không dựa trên nguyên tắc thị trường, hoặc nếu không thì cũng sẽ dẫn tới sự lỏng lẻo trong nguyên tắc hoạt động. Tính phụ thuộc của ngân hàng nhà nước Đây là đặc thù của nền kinh tế Việt Nam và tất nhiên khó có thể so sánh với các nước có hệ thống ngân hàng phát triển trong đó vai trò của ngân hàng trung ương là độc lập khỏi chính phủ. Yếu tố này cũng được nhóm đánh giá là một lý do quan trọng dẫn tới sự thiếu tính cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Mặc dù sự phụ thuộc của ngân hàng trung ương được nhìn nhận là sẽ giúp tạo ra sự đồng bộ trong việc mang lại lợi ích chung cho toàn bộ nền kinh tế theo định hướng của chính phủ, nhưng điều này cũng sẽ là cản trở cho một chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng dài hạn bởi hoạt động của ngân hàng trung ương phụ thuộc nhiều vào chu kỳ kinh tế hơn là theo nhiệm kỳ của chính phủ. 4. Kết luận Bài viết này đã tổng hợp một cách chọn lọc những ý kiến của các chuyên gia hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng dựa trên phương pháp nghiên cứu là Nhóm thảo luận tập trung. Có thể những phát hiện trên đây không mới, nhưng chắc chắn đó là những điểm quan trọng mà những người làm thực tiễn mong mỏi có các giải pháp thích hợp để tạo ra một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Mặc dù những ý kiến liên quan tới vấn đề tái cấu trúc có rất nhiều và tập trung vào kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, tác giả tin rằng việc nhìn rõ những điểm yếu của hệ thống ngân hàng từ phía những người làm thực tiễn sẽ mang lại một cách nhìn hiệu quả hơn trong quá trình tái cấu trúc. Xét cho cùng, nếu như sự thay đổi của một nền kinh tế nên bắt nguồn từ người tiêu dùng, thì sự thay đổi của hệ thống ngân hàng cũng nên bắt đầu từ quan điểm của những người thực tiễn, cụ thể là doanh nghiệp và người gửi tiền tiết kiệm. Tác giả cho rằng bước cần thiết đầu tiên của quá trình tái cấu trúc là việc tạo ra một hệ thống gương soi chuẩn cho hệ thống ngân hàng dựa trên thực tiễn Việt Nam, thay vì máy móc áp dụng những mẫu hình kinh nghiệm từ các quốc gia khác. Nhiều ý kiến nói về việc sáp nhập ngân hàng như là một giải pháp, tác giả cho rằng điều đó nên là hệ quả. Tài liệu tham khảo [1] Hoàn Trần và Thuân Nguyễn (2011), Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam theo hướng nào, Working Paper, StoxPlus. [2] Federal Reserve Bank of San Francisco, Banking Reform in Vietnam, Asia Focus, June 2011. [3] International Monetary Fund, Staff Report for the 2011 Article IV Consultation for Vietnam, April 12, 2011. [4] Vietnam Banking Finance News, Vietnam central bank proposes tasks for banking sector in 2011, December 29, 2010. [5] Vietnam Financial Review, Vietnam s Retail Banking Report, January 12, 2011. [6] Foreign reserves disclosure eyed, tháng 4/2011, http://en.baomoi.com/info/foreign-reserves disclosure-eyed/5/139498.epi [7] Global Finance, http://www.gfmag.com/tools/global -database/economic-data/10403-total-debt-togdp.html##axzz1rsfwx1hp

28 Q.M. Hào / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 28 (2012) 23 328 Current constrains of Vietnamese banking system Dr. Quach Manh Hao Faculty of Finance and Banking, VNU University of Economics and Business, 144 Xuan Thuy, Hanoi, Vietnam Abstract. This paper presents a short discussion on the weaknesses of the banking system in Vietnam, which are drivers for restructuring process. Using focus group, the author has analyzed four important areas of weakness, including (i) maturity mismatching, liquidity and social costs; (ii) poor governance and risk of loan losses; (iii) strategy and products; (iv) state bank s dependence. The author believes that the first step in restructuring should be building a set of operational standards based on Vietnam context, instead of applying theoretically international experience.