Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT

Tài liệu tương tự
Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản

1

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Gia sư Thành Được Câu 1 (3,0 điểm) Câu chuyện của hai hạt mầm Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nh

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

MỞ ĐẦU

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

MỞ ĐẦU

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Lời giới thiệu Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Lam Te Ngu Luc - HT Nhat Hanh

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - on-tap-phan-lam-van.docx

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Thuyết minh về truyện Kiều

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÁI BÌNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN THỨ 3 NĂM HỌC Môn: Ngữ Văn lớp 12 (Thời gian làm bà

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2019 LIÊN TRƯỜNG THPT Bài thi: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I.

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình Những đứa con trong gia đình của nhà

CHƯƠNG 1

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Thuyết minh về Nguyễn Du

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Kinh Từ Bi

Nghị luận về sách

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Phần 1

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Cái Chết

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

NguyenThiThao3B

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Bài viết số 3 lớp 12 đề 1: Tính dân tộc trong bài thơ Việt Bắc – Tố Hữu

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Phần mở đầu

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

Dương Thị Xuân Quý: Người góp mình làm ánh sáng ban mai... Nhà báo, nhà văn Dương Thị Xuân Quý tại binh trạm 20 trên đường Trường Sơn năm Ảnh TL

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

THƯ MỤC SÁCH ÔN LUYỆN THI TỐT NGHIỆP THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Thư viện Trường THPT Lê Quý Đôn 1

No tile

Bản ghi:

Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC TRONG THẾ ĐỐI SÁNH CHO HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Người viết: Tiết Tuấn Anh GV tổ Văn - trường THPT Chuyên Hưng Yên 1

A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài 1. Cơ sở lí luận Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc nhọc nhằn, đòi hỏi nhiều tâm huyết và công phu của người thầy. Giáo viên đảm trách công việc này cần miệt mài trau dồi kiến thức chuyên sâu, không ngừng học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước cũng như rút ra kinh nghiệm từ hoạt động giảng dạy của chính mình. Trên cơ sở nắm vững yêu cầu của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi và cập nhật tình hình thực tế của các kì thi, người đứng lớp cần tích cực, chủ động trong việc sáng tạo hệ thống đề văn cho đối tượng học sinh này. Những dạng đề bài dành cho học sinh giỏi môn Ngữ văn tương đối đa dạng. Trong đó, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một là kiểu bài hay và đắc dụng đối với công tác kiểm tra, tuyển lựa và bồi dưỡng các học sinh có năng khiếu văn chương. Những đề văn yêu cầu phân tích, cảm nhận các đối tượng văn học trong quan hệ so sánh giúp giáo viên đánh giá được vốn tri thức, khả năng tư duy tổng hợp, năng lực chiếm lĩnh và vận dụng sáng tạo kiến thức của học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Trên thực tế, cảm thụ văn học trong thế đối sánh là kiểu bài đã và đang được coi trọng trong hoạt động thi cử, không chỉ thi học sinh giỏi mà cả trong các kì thi đại học những năm gần đây. Tuy nhiên, yêu cầu so sánh trong bài thi đại học môn Ngữ văn chỉ được xem là một thao tác tổng kết ở cuối bài, chỉ chiếm một số điểm khiêm tốn trong biểu điểm của đáp án (0,5 điểm). Điều này là phù hợp với đối tượng và yêu cầu của kì thi đại học. Còn đối với học sinh giỏi, khả năng đối sánh, sự nhạy cảm, tinh tế trong việc phát hiện, luận giải những điểm tương đồng và khác biệt của các đối tượng văn học lại là yếu tố cần đặc biệt xem trọng. Để giải quyết tốt yêu cầu của các đề văn so sánh, các em cần được trang bị những hiểu biết về kiểu bài, phương pháp làm bài cũng như thường xuyên được thực hành, rèn luyện kỹ năng. Mài sắc năng lực cảm thụ văn học trong thế đối sánh là điều rất cần thiết với học sinh giỏi môn Ngữ văn. Đây cũng là điều cần đặc biệt lưu tâm của các giáo viên trong hoạt động bồi dưỡng học sinh chuyên văn. Qua thực tế giảng dạy của bản thân, tôi muốn chia sẻ với các đồng nghiệp những kinh nghiệm của mình về vấn đề rèn kĩ năng cảm thụ văn học trong thế đối 2

sánh cho học sinh giỏi môn Ngữ văn. Đây là vấn đề mang ý nghĩa lí luận và thực tiễn. II. Lịch sử nghiên cứu Như tôi đã nói, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh không phải là kiểu bài hoàn toàn mới mẻ, chắc hẳn giáo viên Ngữ văn nào khi bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đã cho các em làm kiểu bài tập này. Cũng có một vài bài viết bàn về các đề văn so sánh văn học trên internet nhưng theo tôi là mới chỉ dừng lại ở mức độ khái lược, tổng quát, chưa phân loại được các dạng đề cụ thể của kiểu bài và đưa ra hướng giải quyết tương ứng đối với mỗi dạng. III. Đóng góp của đề tài Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra những suy nghĩ, kiến giải riêng và mới của cá nhân về kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh, chia sẻ với các đồng nghiệp một cái nhìn tương đối toàn diện, hệ thống về kiểu bài này. Từ đó mong được góp phần nhỏ bé vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường THPT Chuyên Hưng Yên cũng như của tỉnh Hưng Yên. IV. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là những vấn đề có liên quan đến kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh như: khái niệm, phân loại các dạng bài, phương pháp làm bài (phương pháp chung và lưu ý riêng đối với từng dạng) - Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tôi sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp hệ thống + Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp thống kê, phân loại + Phương pháp nghiên cứu thi pháp học + Phương pháp thực nghiệm (giảng dạy) V. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề xuất, danh mục tài liệu tham khảo, sáng kiến kinh nghiệm bao gồm những nội dung chính sau đây: I. Xác lập khái niệm và phân loại các dạng đề của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh II. Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh 3

III. Hướng dẫn luyện tập một số đề văn tiêu biểu IV. Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm B. PHẦN NỘI DUNG I. Xác lập khái niệm và phân loại các dạng đề của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh 1. Khái niệm thao tác đối sánh và kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh 1.1. Thao tác đối sánh Đối sánh (hay so sánh) là thao tác thông dụng, phổ biến của hoạt động tư duy. Đây cũng là phương pháp nhận thức của con người về các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Bản chất và cũng là mục đích của sự đối sánh là đặt các sự vật, các đối tượng cạnh nhau, trên cơ sở nắm bắt được chắc chắn đặc điểm, tính chất của từng đối tượng thì điều quan trọng cốt yếu là phải chỉ ra, phân tích, lí giải được điểm giống nhau và khác nhau của chúng. Việc so sánh như vậy giúp chúng ta vừa nhận thức sâu hơn về đặc tính của từng đối tượng, vừa thấy được mối quan 4

hệ giữa các đối tượng với nhau. Đối tượng so sánh có thể là hai, có thể là ba hay nhiều hơn thế. Trong kỹ năng làm văn, đối sánh là một thao tác lập luận được sử dụng khá phổ biến ở những dạng đề bài khác nhau. Chẳng hạn, khi làm kiểu bài phân tích đoạn thơ, đoạn văn - mặc dù đề bài không yêu cầu - học sinh vẫn có thể so sánh đối tượng đang phân tích với một đối tượng khác. Hoặc khi làm kiểu bài giải thích, bình luận văn học, phân tích nhân vật..., người viết cũng có thể mở rộng vấn đề bằng phương thức so sánh. Nhìn chung, thao tác so sánh có thể kết hợp với các thao tác lập luận khác trong bài văn nghị luận như một yếu tố trợ lực để bài viết thêm phần thuyết phục. 1.2. Kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh Cảm thụ văn học trong thế đối sánh là một kiểu bài nghị luận, trong đó, thao tác đối sánh không tồn tại như một phương tiện hỗ trợ mà trở thành yêu cầu chính yếu, trở thành yếu tố trung tâm của bài viết. Việc đối sánh được thực hiện trên cơ sở sự cảm thụ sâu sắc của người viết về các đối tượng so sánh. Học sinh phải thâm nhập được vào từng đối tượng, phân tích thấu đáo và đặt chúng trong thế tương chiếu để khám phá những nét tương đồng cũng như dị biệt của chúng. Người viết phải làm chủ được các đối tượng và có khả năng khái quát, tổng hợp từ những thao tác phân tích, bình giá cụ thể. Tất cả các dạng bài đối sánh đều hướng đến mục tiêu tối hậu là học sinh phải chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau, nét gặp gỡ và nét riêng biệt của các đối tượng, luận giải được nguyên nhân dẫn đến sự tương đồng và khác biệt đó. Muốn chinh phục xuất sắc kiểu bài này, các em vừa phải có sự tinh tế với tâm hồn dạt dào mĩ cảm để phát hiện được cái hay, cái đẹp của từng đối tượng, lại vừa phải phát huy cao độ tư duy lý tính, năng lực trí tuệ sắc sảo để nhận diện được cái chung và cái riêng của chúng. Nói một cách khái quát, kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh là phép thử rất hiệu quả để tìm ra những học sinh giỏi có chất văn, có tư chất trí tuệ trong cuộc chơi với nghệ thuật ngôn từ. 2. Các dạng đề bài của kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh Các dạng đề văn đối sánh rất phong phú và có thể biến hoá đa dạng tuỳ theo ý tưởng khác nhau của người ra đề. Mọi phương diện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học đều có thể trở thành đối tượng của sự so sánh. Có những cách phân loại khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Tôi chia ra những dạng đề bài dưới đây dựa trên tiêu chí các cấp độ đối sánh. Sự phân chia này chỉ mang tính 5

chất tương đối. Xét cho cùng, các dạng đề bài ít nhiều đều có những điểm giao thoa với nhau. Nhưng sự phân loại sau đây là cần thiết và thuận tiện cho việc triển khai phương pháp làm bài. 2.1. Đối sánh ở cấp độ tác phẩm Đây là trường hợp hai tác phẩm trọn vẹn được yêu cầu phân tích, đối sánh với nhau. Đó có thể là tác phẩm thơ hoặc tác phẩm thuộc thể loại khác. Tuy nhiên, đây là một dạng đề bài có biên độ so sánh khá rộng nên có lẽ nó sẽ không xuất hiện thường xuyên. Thường thì đối tượng so sánh là các bài thơ ngắn. Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão và Cảm hoài của Đặng Dung. Ví dụ 2: Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao để thấy được cái tâm và cái tài của hai nhà văn này. Trường hợp biến thể của dạng đề này là đối sánh một tác phẩm với một đoạn trích: Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. 2.2. Đối sánh ở cấp độ đoạn thơ, đoạn văn Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Anh nhớ tiếng. Anh nhớ hình. Anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm! Em ơi! Anh nhớ anh của ngày tháng xa khơi Nhớ đôi môi đương cười ở phương trời Nhớ đôi mắt đương nhìn anh đăm đắm Gió bao lần từng trận gió thương đi, Mà kỷ niệm, ôi, còn gọi ta chi... (Tương tư, chiều... - Xuân Diệu) Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Một người chín nhớ mười mong một người Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng Hai thôn chung lại một làng Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này 6

(Tương tư - Nguyễn Bính) Ví dụ 2: Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng (Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân) Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Digan phóng khoáng và man dại (Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường) 2.3. Đối sánh ở cấp độ các vấn đề nội dung tư tưởng của tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn) Những đề văn thuộc dạng này có thể yêu cầu phân tích, so sánh các phương diện nội dung tư tưởng như: tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước... Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng nhân đạo trong các đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm - nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản diễn Nôm của Đoàn Thị Điểm), Nỗi sầu oán của người cung nữ (trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều) và Trao duyên (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Ví dụ 2: Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm. Ví dụ 3: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân qua truyện ngắn Chí Phèo và truyện ngắn Vợ nhặt. 2.4. Đối sánh ở cấp độ các vấn đề hình thức nghệ thuật của tác phẩm (hoặc của đoạn thơ, đoạn văn) 7

Đề bài có thể yêu cầu phân tích, đối sánh các phương diện hình thức nghệ thuật như nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn từ...và cũng có thể là toàn bộ các yếu tố thuộc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ 1: Anh/chị hãy phân tích, so sánh nghệ thuật thể hiện tình yêu trong bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Ví dụ 2: Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ví dụ 3: Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong hai bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận. 2.5. Đối sánh ở cấp độ hình tượng Có thể là hình tượng nhân vật, hình tượng thiên nhiên, hình tượng cái tôi trữ tình hoặc một hình tượng nào đó trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Ví dụ 1: Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành. Ví dụ 2: Phân tích, so sánh nhân vật nữ trong các tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ nhặt của Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Ví dụ 3: Hình tượng thiên nhiên trong ba bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận. Ví dụ 4: Hình tượng cái tôi của người cầm bút trong hai đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. 2.6. Đối sánh ở cấp độ chi tiết Dạng đề này thường hướng đến các chi tiết trong tác phẩm văn xuôi. Ví dụ 1: Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì...trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt (Vợ nhặt - Kim Lân) 8

Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) Anh/chị cảm nhận như thế nào về chi tiết dòng nước mắt trong những câu văn trên. Ví dụ 2: Chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và chi tiết lời di huấn của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) đều tác động và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời những người lầm đường. Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các chi tiết ấy. II. Phương pháp làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh 1. Lưu ý chung Có hai cách thông dụng để triển khai hệ thống ý khi giải quyết yêu cầu của đề văn đối sánh: Cách thứ nhất là phân tích lần lượt từng đối tượng rồi chỉ ra điểm giống nhau, điểm khác nhau và lí giải nguyên nhân. Cách thứ hai là tiến hành so sánh đồng thời với việc phân tích, phần thân bài của bài viết được chia làm ba luận điểm lớn: Luận điểm 1 là điểm giống nhau. Luận điểm 2 là điểm khác nhau, (trong mỗi luận điểm lại có những phương diện so sánh phù hợp). Luận điểm 3 là lí giải nguyên nhân. Cách làm thứ nhất có vẻ dễ hơn nhưng nếu không lưu ý, học sinh sẽ sa đà vào việc phân tích, bình giá dài dòng từng đối tượng mà không quan tâm đúng mức đến nhiệm vụ so sánh. Phần đối sánh có thể sẽ mờ nhạt, không đủ sức nặng cho bài viết. Vì vậy, khi triển khai bài viết, tương quan giữa phần phân tích và phần so sánh cần tổ chức sao cho hợp lí. Cách làm thứ hai cho thấy người viết thể hiện thao tác đối sánh ngay từ đầu, nhiệm vụ so sánh được đặt ở vị trí trọng tâm. Cách làm này khó hơn nhưng khả năng thuyết phục sẽ cao hơn nếu người viết thực sự làm chủ được các đối tượng so sánh. Những cách làm trên đều có thể đạt được hiệu quả mong muốn nếu học sinh biết tổ chức bài viết một cách hợp lí. Việc lựa chọn cách làm cũng phải linh hoạt, dựa vào từng dạng đề bài cụ thể và sở trường cá nhân của từng người viết. Chẳng hạn, nếu đề bài yêu cầu phân tích, đối sánh không phải hai mà là nhiều đối tượng 9

cùng một lúc thì rõ ràng cách làm nên chọn là cách thứ hai, nghĩa là phân tích, đánh giá các đối tượng ấy theo hai luận điểm lớn là điểm giống nhau và điểm khác nhau chứ không nên phân tích lần lượt rồi mới so sánh. Trong quá trình so sánh, các ý phải được tạo lập, bố trí, sắp xếp một cách mạch lạc, rõ ràng. Để có thể so sánh, cần phải dựa trên những tiêu chí nhất quán giữa các đối tượng. Nếu không phân tách đối tượng ra thành các bình diện, các tiêu chí để so sánh thì sẽ dẫn đến lối viết chung chung, rối rắm hoặc thiếu ý...đây là lỗi mà học sinh hay mắc phải - kể cả học sinh giỏi. Việc lí giải nguyên nhân của sự giống nhau và khác nhau có thể tách riêng thành một phần nhưng cũng có thể lồng vào quá trình phân tích, so sánh một cách linh hoạt, miễn là đủ ý và thuyết phục. Để lí giải thấu đáo, tuỳ theo yêu cầu của đề bài, học sinh phải huy động các tri thức trong tác phẩm và ngoài tác phẩm (như hoàn cảnh thời đại, đặc điểm cuộc đời nhà văn...) với một hàm lượng thông tin phù hợp. Từ kinh nghiệm thực tế, tôi thấy rằng, cũng có những đề văn so sánh không nhất thiết phải có phần lí giải (đề nghị xem phần III. Hướng dẫn luyện tập một số đề văn, đề 3). Phần trên là những lưu ý chung khi làm kiểu bài cảm thụ văn học trong thế đối sánh. Với các dạng bài cụ thể, lại có những lưu ý riêng. 2. Lưu ý đối với từng dạng bài. Dưới đây chỉ là những điều cần chú ý khi giải quyết các dạng đề văn đối sánh chứ tuyệt đối không phải là những công thức khi triển khai yêu cầu của đề bài. Không thể tìm ra được một công thức cố định và toàn năng cho mỗi dạng bài. Với những tình huống cụ thể của đề bài, người viết lại phải linh hoạt xử lí để tạo lập một hệ thống ý phù hợp. 2.1. Với dạng bài đối sánh ở cấp độ tác phẩm Học sinh phải nắm chắc đặc trưng thể loại, từ đó mới có thể phân tách các đối tượng ra thành những bình diện tương ứng với đặc trưng thể loại để so sánh. *Với thể loại thơ, khi phân tích, đối sánh, cần lưu ý đến các bình diện sau đây: - Bối cảnh trữ tình (hoàn cảnh thời gian, không gian... khơi nguồn cho thi cảm). - Nội dung trữ tình (các cung bậc cảm xúc của chủ thể trữ tình). 10