THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Tài liệu tương tự
Luận văn tốt nghiệp

Bộ kế hoạch và đầu tư Tổng cục thống kê Tổng điều tra dân số và nhà ở việt nam 2009 Giáo dục ở Việt Nam: Phân tích các chỉ số chủ yếu Hà Nội, 2011

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Microsoft Word - Draft_ _VN

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

tomtatluanvan.doc

Layout 1

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

MỞ ĐẦU

Xã hội học số 2(54) 1996

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Luật kinh doanh bất động sản

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Riding the Wave

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

Layout 1

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

LUẬT XÂY DỰNG

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

ch­ng1

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

CT02002_VuTieuTamAnhCT2.doc

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Microsoft Word - De_Nghi_Mot_Nen_Giao_Duc doc

CT02008_NguyenThiHauK2CT.docx

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

KT01017_TranVanHong4C.doc

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Bản tin ISSN CHÍNH SÁCH Tài nguyên Môi trường Phát triển bền vững TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN Số 17 Quý I/2015 HƯỚNG ĐẾN NHỮNG VẬN ĐỘ

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Đề cương chương trình đại học

I

Luan an ghi dia.doc

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

QT04041_TranVanHung4B.docx

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

Báo cáo thực tập

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Mất cân bằng giới tính khi sinh: Các xu hướng hiện nay, hậu quả và các tác động chính sách

MA FORM_2019_NEW_opt2

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

Bản ghi:

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

MỤC LỤC Các từ viết tắt 2 Danh mục các Hình, Bản đồ và Bảng 3 Giới thiệu 5 1. Các xu hướng nhân khẩu học 7 2. Xu hướng kết hôn và sinh sản 11 3. Tình trạng biết đọc biết viết, giáo dục và đào tạo 20 4. Di cư 25 5. Tham gia lực lượng lao động 32 6. Kết luận và gợi ý chính sách 36 Tài liệu tham khảo 39

CÁC TỪ VIẾT TẮT ASFR GSO MDGs SMAM TĐTDS UNFPA Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi Tổng cục Thống kê Các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ Tuổi kết hôn trung bình lần đầu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Quỹ Dân số Liên hợp quốc 2 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢN ĐỒ VÀ BẢNG Hình 1. Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009 8 Hình 2. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi 15-24 theo vùng 10 Hình 3. Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn theo vùng 11 Hình 4. Tỷ lệ đi học theo nhóm tuổi 23 Hình 5. Hình 6. Hình 7. Hình 8. Hình 9. Cơ cấu người di cư theo tuổi và giới tính, 2009 25 Người di cư phân theo điểm đi và điểm đến, 2009 26 Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-24 di cư theo giới tính và vùng 27 Tình trạng đi học và trình độ giáo dục cao nhất của thanh niên 15-24 tuổi di cư theo giới tính 30 Điều kiện nhà ở theo tình trạng di cư và giới tính 31 Hình 10. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính 32 Hình 11. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và khu vực 33 Hình 12. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên 15-24 tuổi theo vùng và giới tính 33 Hình 13. Lao động thanh niên theo công việc và giới tính 34 Hình 14. Lao động thanh niên theo loại hình doanh nghiệp và giới tính, 2009 35 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 3

Bản đồ 1. Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn, theo giới tính và theo tỉnh 13 Bản đồ 2. SMAM theo giới tính và tỉnh 16 Bản đồ 3. Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên theo tỉnh (trái) và tỷ số nam/nữ thanh niên biết đọc biết viết (phải) 21 Bản đồ 4. Tỷ lệ phần trăm người di cư độ tuổi 15-24 theo giới tính và tỉnh 28 Bảng 1. Bảng 2. Tỷ trọng dân số và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi, 2009 9 Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009 18 4 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

GIỚI THIỆU Ở tất cả các quốc gia, thanh niên cần phải được chuẩn bị để có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế và xã hội bền vững. Thanh niên bước vào độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực phù hợp sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước. Nói cách khác, thanh niên là một nhân tố quan trọng nhất đối với sự phát triển và tăng trưởng lâu dài của đất nước. Trong tài liệu này, thanh niên được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 15 đến 24 1. Theo số liệu điều tra mẫu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 cho thấy thanh niên là nhóm dân số lớn nhất, chiếm đến 19,4% trong tổng dân số 85,79 triệu người của cả nước. Nhóm dân số này không chỉ tạo ra sự thay đổi cơ bản về mặt nhân khẩu học mà còn là đại diện cho tiềm năng tương lai của đất nước. Tài liệu này là xuất bản phẩm thứ tám trong tập hợp các ấn phẩm được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) công bố trong những năm gần đây. Thông tin trong cuốn sách này dựa trên phân tích số liệu của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở (TĐTDS) năm 2009 và số liệu rút ra từ ấn phẩm Các kết quả 1. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) quy định nhóm tuổi từ 15-24 là thanh niên. Luật Thanh niên Việt Nam sửa đổi năm 2005 quy định thanh niên là công dân Việt Nam trong độ tuổi từ 16-30. Báo cáo này sử dụng định nghĩa của WHO. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 5

chủ yếu 2 và các chuyên khảo phân tích số liệu TĐTDS 3 do Tổng cục Thống kê (GSO) và UNFPA thực hiện. Cuộc Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở được tiến hành 10 năm một lần là cuộc điều tra mang tính đại diện nhất của quốc gia, cung cấp các thông tin quan trọng về cơ cấu dân số, trình độ giáo dục, việc làm, di cư, tình trạng nhà ở và điều kiện sống của người dân trên toàn quốc và ở các địa phương. Mục đích của tài liệu này là phân tích những số liệu thu thập được từ điều tra mẫu của TĐTDS và tóm tắt các chỉ số thống kê mô tả các xu hướng nổi bật về thanh niên - thế hệ có tầm quan trọng đối với sự phát triển của Việt Nam trong tương lai. UNFPA chân thành cám ơn TS. Giang Thanh Long, Viện Chính sách công và Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và hoàn thiện tài liệu này. Với ấn phẩm này, UNFPA mong muốn cung cấp những thông tin mới nhất từ số liệu TĐTDS về các đặc điểm, xu hướng và như ng nguy cơ tổn thương của thanh niên. Chúng tôi hy vọng ấn phẩm này cung cấp các thông tin hữu ích cho người đọc trong việc đánh giá và xây dựng những nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cho thanh niên Việt Nam. 2. Ban Chỉ đạo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010), Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. 3. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam - Các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Giáo dục ở Việt Nam - Phân tích các chỉ số chủ yếu. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư và Đô thị hóa ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Cấu trúc tuổi giới tính, và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam. 6 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

1. CÁC XU HƯỚNG NHÂN KHẨU HỌC Hai tháp dân số năm 1999 và 2009 minh họa sự biến động của dân số Việt Nam theo độ tuổi và giới tính và cho thấy tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-24 tăng lên khá mạnh. Vào năm 1999, nhóm dân số này chỉ đứng thứ hai thì đến năm 2009 đã trở thành nhóm dân số lớn nhất với số dân là 16.640.817 người (Hình 1). Mức tăng này chủ yếu là do sự bùng nổ sinh vào những năm 1980 (cần lưu ý thêm rằng, trong mười năm qua, sau sự bùng nổ sinh này thì tỷ suất sinh bắt đầu giảm nhanh chóng) dẫn đến tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay ở mức cao; đồng thời lực lượng lao động cũng tăng lên đáng kể, đặc biệt ở nhóm lao động tuổi 15-24. Cơ cấu dân số năm 2009 cho thấy tỷ trọng của nhóm dân số trong độ tuổi lao động (15-59 tuổi) lớn hơn nhiều so với các nhóm tuổi khác như trẻ em, người cao tuổi và phụ thuộc. Chính điều này tạo ra cơ hội dân số vàng mà ở đó cứ hơn hai người trong độ tuổi lao động gánh một người ngoài độ tuổi lao động. Cơ cấu dân số này thể hiện cơ hội có một không hai trong lịch sử dân số Việt Nam. Như đã được đề cập trong phân tích chuyên khảo 4 thì thời kỳ cơ hội dân số vàng của Việt Nam đã bắt đầu từ năm 2007 và sẽ kết thúc vào cuối năm 2041. Trên bình diện quốc tế, thời kỳ đặc biệt này được xem là cơ hội tận dụng những lợi ích cũng như giải quyết các thách thức tương lai bằng những thành quả có thể có được từ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Do đó, điều quan trọng là chính phủ Việt Nam cần phải xác định được các chính sách thực 4. Tổng cục Thống kê và UNFPA, (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Cấu trúc tuổi - giới tính và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 7

sự hiệu quả để có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển chưa từng có này 5. Hình 1. Tháp dân số Việt Nam, 1999 và 2009 Tuổi Nam Nữ 5. UNFPA (2010), Tận dụng Cơ cấu dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, Thách thức và Gợi ý chính sách. 8 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Hai tháp dân số cũng minh hoạ tỷ số giới tính của các nhóm tuổi khác nhau, trong đó các nhóm dân số trẻ hơn với số lượng dân số nam nhiều hơn hẳn dân số nữ có tỷ số giới tính cao hơn so với các nhóm dân số già hơn. Phân tích tháp dân số năm 2009 chỉ ra rằng, trong khi phụ nữ vẫn chiếm đa số trong nhóm dân số cao tuổi thì nam giới dần dần chiếm ưu thế trong các nhóm dân số trẻ hơn, đặc biệt là các nhóm dân số từ 40 tuổi trở xuống (Bảng 1). Bảng 1. Tỷ trọng dân số và tỷ số giới tính theo nhóm tuổi, 2009 Nhóm tuổi Nam Nữ Tỷ số giới tính 0-4 9,0 7,9 111,5 5-9 8,4 7,6 108,7 10-14 9,0 8,1 108,5 15-19 10,6 9,8 105,3 20-24 9,3 9,2 99,0 25-29 8,9 8,8 98,4 30-34 8,0 7,8 100,8 35-39 7,7 7,5 101,3 40-44 7,0 7,0 98,9 45-49 6,3 6,5 94,9 50-54 5,0 5,5 89,3 55-59 3,3 3,8 86,3 60-64 2,1 2,5 82,4 65+ 5,3 7,9 66,1 Tổng cộng 100,0 100,0 98,1 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 9

Mặc dù thanh niên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dân số ở tất cả các vùng trên cả nước, nhưng giữa các vùng lại có sự khác biệt khá rõ như minh họa trong Hình 2. Hình 2. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi 15-24 theo vùng Vùng Đông Nam Bộ không chỉ được ghi nhận là vùng có tỷ trọng dân số trong độ tuổi 15-24 cao nhất mà còn là vùng duy nhất có tỷ lệ nữ thanh niên cao hơn nam thanh niên. Điều này là do Đông Nam Bộ là nơi tập trung nhiều ngành công nghiệp thâm dụng lao động như các nhà máy may mặc và giầy dép ở Bình Dương và Đồng Nai nên đã thu hút nhiều lao động trẻ, đặc biệt là lao động nữ, di cư từ các tỉnh và các vùng khác trên cả nước đến làm việc. Ngược lại, vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có tỉnh Thái Bình, có tỷ lệ thanh niên thấp nhất. Cách lý giải hợp lý nhất là do tỷ lệ xuất cư của thanh niên tỉnh Thái Bình rất cao và mức sinh rất thấp của tỉnh này trong giai đoạn 1985-1994. 10 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

2. XU HƯỚNG KẾT HÔN VÀ SINH SẢN TĐTDS cũng cho biết thông tin về tình trạng hôn nhân của thanh niên. Tỷ lệ nữ thanh niên trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn cao hơn nhiều so với nam thanh niên ở cùng độ tuổi (Hình 3). Tính trên bình diện cả nước, chỉ có 2,2% nam giới trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn, nhưng con số này của nữ giới ở cùng độ tuổi cao hơn nhiều, lên tới 8,5%. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn cao nhất cả nước (17,4% đối với nữ và 7,7% đối với nam), trong khi vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung lại có tỷ lệ thấp nhất (tương ứng 5,3% đối với nữ và 1,1% đối với nam). Hình 3. Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn theo vùng Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 11

Ở cấp tỉnh, chỉ có sáu tỉnh được ghi nhận là có trên 10% nam giới kết hôn trước 20 tuổi. Tuy nhiên, có tới 23 tỉnh có trên 10% nữ giới đã kết hôn ở độ tuổi 15-19 (Bản đồ 1). Một số tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, đặc biệt là những tỉnh có nhiều nhóm dân tộc ít người sinh sống như Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Hà Giang và Lai Châu, có khá nhiều người kết hôn ở độ tuổi 15-19. Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi này lớn nhất, với 18,7% đối với nam và 33,8% đối với nữ. Tương tự, nhóm dân số trong độ tuổi 20-24 ở các vùng dân tộc ít người sinh sống cũng có tỷ lệ dân số đã từng kết hôn cao, 24,1% đối với nam và 48,0% đối với nữ. Trong nhóm dân số ở độ tuổi này, tỷ lệ goá vợ/ chồng, ly hôn hoặc ly thân rất thấp, dưới 1%. Rõ ràng kết hôn sớm, đặc biệt tảo hôn ở các nhóm dân tộc đang là cản trở cho nữ thanh niên tiếp tục nâng cao học vấn và sẽ sớm phải đối mặt với những thách thức làm mẹ ở lứa tuổi thanh niên và vị thành niên. 12 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Bản đồ 1. Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-19 đã từng kết hôn, theo giới tính và theo tỉnh Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 13

14 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu (SMAM) tăng nhẹ trong 10 năm qua. Năm 1999, SMAM là 22,8 đối với nữ và 25,4 đối với nam; đến năm 2009, SMAM của nữ vẫn giữ nguyên trong khi SMAM của nam tăng lên 26,2. So sánh trên cả nước cho thấy phụ nữ nhìn chung có xu hướng kết hôn sớm hơn nam giới mặc dù có thể quan sát thấy sự khác biệt giữa các tỉnh/thành phố giữa nông thôn và thành thị. Ví dụ, tuổi kết hôn trung bình của cả nam và nữ thanh niên ở nông thôn thấp hơn khoảng 2 tuổi so với tuổi kết hôn trung bình của cả nam và nữ thanh niên ở thành thị. Tương tự, với các nhóm dân số thanh niên đã từng kết hôn ở trên, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có SMAM thấp nhất với 24,0 đối với nam và 21,2 đối với nữ. Vùng Duyên hải miền Trung có SMAM cao nhất với 27,1 đối với nam và 23 đối với nữ. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 15

Bản đồ 2. SMAM theo giới tính và tỉnh Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nam giới 16 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Tuổi kết hôn trung bình lần đầu của nữ giới Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 17

Phân tích số liệu TĐTDS cũng khẳng định mô hình sinh của Việt Nam vẫn đang tiếp tục chuyển từ sinh sớm sang sinh muộn dựa trên phân tích tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi (ASFR) (được hiểu là số con trung bình do 1000 phụ nữ thuộc một độ tuổi hoặc nhóm tuổi nhất định sinh ra trong năm). Số liệu từ TĐTDS năm 1999 và 2009 cho thấy tỷ suất sinh của nhóm dân số ở độ tuổi 15-24 đã giảm nhanh chóng. Cụ thể, tỷ suất sinh của nhóm dân số ở độ tuổi 15-19 đã giảm từ 29/1000 năm 1999 xuống còn 24/1000 năm 2009, và tỷ suất sinh của nhóm dân số ở độ tuổi 20-24 giảm từ 158/1000 xuống 121/1000 trong cùng thời kỳ. Ngoài ra, ASFR cao nhất đã chuyển từ nhóm tuổi 20-24 sang nhóm tuổi 25-29 tuổi. Sự thay đổi trong mô hình sinh đã phản ánh một xu hướng đang ngày càng tăng và trở nên rõ nét là phụ nữ thành thị sinh con muộn hơn với tỷ suất sinh cao nhất thuộc về nhóm tuổi 25-29, với giá trị là 129/1000. Ở khu vực nông thôn, ASFR cao nhất ở nhóm tuổi 20-24 với giá trị là 144/1000 (Bảng 2). Đáng lưu ý là tỷ suất sinh ở nông thôn cao gần gấp đôi ở thành thị cho thấy một thực trạng chung là phụ nữ nông thôn không có nhiều cơ hội được tiếp tục học lên cao so với phụ nữ thành thị. Do vậy, trong khi phụ nữ thành thị có thể trì hoãn thời gian sinh con thì phụ nữ nông thôn thường kết hôn và sinh con sớm hơn. Bảng 2. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR), 1999 và 2009 ASFR Tuổi 1999 2009 Tổng Thành thị Nông thôn 15-19 29 24 13 28 20-24 158 121 77 144 25-29 135 133 129 135 30-34 81 81 91 76 35-39 41 37 41 35 40-44 18 10 10 9 45-49 6 1 1 2 18 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Xu hướng về tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASFR) của thanh niên như đã nêu càng cho thấy một thực tế rõ hơn là Việt Nam đã bước vào giai đoạn cơ hội dân số vàng với tỷ trọng thanh niên trong tổng dân số ở mức cao nhất trong lịch sử Việt Nam. Kết quả phân tích TĐTDS còn cho thấy nhóm thanh niên không những đang chiếm ưu thế trong tổng dân số, mà nhóm dân số trẻ này đang trải nghiệm những biến đổi kinh tế-xã hội và văn hóa của đất nước và có xu hướng kết hôn muộn hơn và có ít con hơn. Điều này sẽ có tác động lớn đến các xu hướng về tăng trưởng dân số và cơ cấu gia đình Việt Nam trong tương lai. Số liệu cũng chỉ ra sự khác biệt về các chỉ số thống kê giữa các nhóm thanh niên và những khác biệt này cần được giải quyết thông qua việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách và chương trình can thiệp đối với thanh niên, như chính sách về sức khỏe sinh sản cho thanh niên và vị thành niên, chính sách về giáo dục và đào tạo và tăng cường cơ hội việc làm. Một điều rất quan trọng là các chính sách này phải tính đến sự khác biệt vùng miền, đặc biệt là tập trung vào những nơi còn chậm phát triển. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 19

3. TÌNH TRẠNG BIẾT ĐỌC BIẾT VIẾT, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số liệu TĐTDS cung cấp các thông tin về tỷ lệ nhập học, trình độ giáo dục đã đạt được và tỷ lệ bỏ học. Kết quả cho thấy Việt Nam đã đạt được các chỉ tiêu đề ra trong Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) số 2 và 3 về phổ cập giáo dục tiểu học và nâng cao bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam tăng từ 90% năm 1999 lên 93,5% năm 2009. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ cũng giảm xuống. Vào năm 2009, 95,8% nam giới từ 15 tuổi trở lên có thể đọc, viết và hiểu rõ nghĩa của tiếng Việt hoặc một thứ tiếng nước ngoài hoặc tiếng dân tộc thiểu số 6 trong khi tỷ lệ này của nữ giới là 91,3%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều ở nhóm dân số trong độ tuổi 15-24. Vào năm 2009, tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên là 97,1% và sự khác biệt giữa nam thanh niên và nữ thanh niên chỉ là 0,6 điểm phần trăm. Sự khác biệt về tỷ lệ biết đọc biết viết giữa nam và nữ trong nhóm thanh niên đã giảm mạnh so với các nhóm dân số khác cho thấy những kết quả đáng khích lệ trong việc xóa bỏ sự khác biệt nam nữ về tỷ lệ biết đọc biết viết nói chung. 6. Theo định nghĩa về biết đọc biết viết trong bảng hỏi của Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009. 20 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Bản đồ 3. Tỷ lệ biết đọc biết viết của thanh niên theo tỉnh và tỷ số nam/nữ thanh niên biết đọc biết viết Tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số 15-24 tuổi Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 21

22 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết đạt được những kết quả ấn tượng như trên nhưng vẫn còn tồn tại sự khác biệt giữa các vùng địa lý (Bản đồ 3). Bản đồ này cho thấy những vùng có trình độ phát triển thấp hơn thường có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết thấp hơn và khoảng cách giữa nam về tỷ lệ này lại lớn hơn. Ví dụ, khu vực Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thanh niên biết đọc biết viết cao nhất (99,2%) và sự khác biệt giữa nam và nữ ở chỉ số này là rất nhỏ. Ngược lại, vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất (91,2%) nhưng sự khác biệt nam-nữ về tỷ lệ này lại cao nhất. Đặc biệt ở một số tỉnh như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên và Sơn La thì sự khác biệt giới trung bình vào khoảng hơn 10 điểm phần trăm, trong đó Lai Châu là tỉnh có tỷ lệ biết đọc biết viết thấp nhất đối với cả nam và nữ thanh niên và có khoảng cách cao nhất là 25,8 điểm phần trăm (85,7% cho nam và 59,9% cho nữ). Thực trạng này đòi hỏi phải có những nỗ lực lớn không chỉ trong việc xóa mù chữ cho các tỉnh khó khăn ở vùng Trung du và miền núi phía Bắc mà còn phải thu hẹp khoảng cách giới về tỷ lệ biết chữ. Việc xây dựng và thực hiện các chương trình giáo dục phù hợp, đặc biệt tập trung hơn cho các nhóm dân tộc ít người là một giải pháp để tăng quyền cho nữ giới trong cuộc sống gia đình, xã hội và hoạt động kinh tế của họ. Hình 4. Tỷ lệ đi học theo nhóm tuổi Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 23

Cùng với tỷ lệ biết đọc biết viết cao, các chỉ số về tỷ lệ đi học cũng cho thấy kết quả khả quan về thế hệ thanh niên hiện nay và trong tương lai, cũng như phản ánh những tiến bộ của Việt Nam, đặc biệt ở khu vực thành thị, trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 2 (MDG2) về phổ cập giáo dục tiểu học (Hình 4). Tỷ lệ dân số trong độ tuổi 15-19 và 20-24 chưa bao giờ đi học chỉ chiếm tương ứng 2% và 3,1%. Sự khác biệt giới về tỷ lệ chưa bao giờ đi học trong thanh niên là không đáng kể. Hệ thống giáo dục hiện nay của Việt Nam khuyến khích thanh niên ở độ tuổi 15-19 học bậc trung học phổ thông và những thanh niên ở độ tuổi 20-24 tiếp tục học nghề, cao đẳng hoặc đại học. Tuy nhiên, tỷ lệ đi học của thanh niên ở độ tuổi 15-19 tương ứng là 54,6% cho thấy gần 1/2 thanh niên ở độ tuổi 15-19 không học tiếp ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Như đã nêu, nâng cao chất lượng lực lượng lao động trẻ là chìa khóa thành công trong phát triển kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực. Mặc dù các kết quả đạt được của MDG2 về tỷ lệ biết đọc biết viết và tỷ lệ hoàn thành giáo dục tiểu học của thanh niên rất ấn tượng, nhưng sự khác biệt về mặt địa lý và giới vẫn tồn tại, đòi hỏi cần nhiều nỗ lực hơn nữa để giảm bớt những khác biệt này. Hơn nữa, số liệu cũng cho thấy một tỷ lệ lớn thanh niên không tiếp tục theo học ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều này gợi ý rằng cần nỗ lực hơn nữa nhằm xây dựng một nguồn nhân lực có trình độ và kỹ năng cao có khả năng đáp ứng được yêu cầu của các ngành nghề, và duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Rõ ràng, cần tập trung phát triển các chương trình về sức khỏe sinh sản, giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao quyền năng của phụ nữ, tăng cơ hội việc làm và năng suất lao động, và nâng cao chất lượng cuộc sống cho thế hệ thanh niên hiện nay và tương lai. 24 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

4. DI CƯ TĐTDS năm 2009 định nghĩa người di cư là người có nơi thường trú 5 năm trước thời điểm điều tra khác với nơi thường trú hiện tại. Định nghĩa này bao gồm những người di cư trong vòng 5 năm trước thời điểm điều tra, và không xác định được một số loại hình di cư như người di cư tạm thời hoặc di cư con lắc cũng như trẻ em từ 5 tuổi trở xuống di cư. Mặc dù có những hạn chế nhất định từ định nghĩa đó, các kết quả phân tích số liệu TĐTDS được thể hiện trong Hình 5 cho thấy một bức tranh sinh động về tình hình di cư dài hạn trong nước ở Việt Nam, đó là dân số trong độ tuổi 15-24 không chỉ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhóm người di cư, mà phần lớn trong số này lại là nữ thanh niên. Một điểm cần lưu ý là tuổi trung vị của tất cả người di cư trong TĐTDS là 24 - đúng bằng độ tuổi cao nhất theo định nghĩa về thanh niên ở trong tài liệu này. Hình 5. Cơ cấu người di cư theo tuổi và giới tính, 2009 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 25

Hình 6 mô tả chi tiết hơn về điểm đến của thanh niên di cư. Dân số trong độ tuổi 15-24 có xu hướng di cư ra thành thị, trong khi dân số ở độ tuổi từ 25 trở lên lại có xu hướng di cư đến cả hai khu vực thành thị và nông thôn. Điều này cho thấy di cư của thanh niên đóng vai trò quan trọng trong phát triển khu vực đô thị trong thập kỷ vừa qua. Điều này cũng có nghĩa là chỉ khi chính sách phát triển đô thị phù hợp có tính đến các dòng di cư và sự biến động dân số thì lúc đó người di cư mới có thể tiếp cận được tới các dịch vụ xã hội và cơ hội việc làm. Quan trọng hơn, do nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong số thanh niên di cư nên việc cung cấp các dịch vụ sức khỏe sinh sản cho nữ thanh niên di cư nhằm bảo vệ họ trước các rủi ro sức khỏe không đáng có là điều rất cần thiết. Hình 6. Người di cư phân theo điểm đi và điểm đến, 2009 Số người Phân tích sâu hơn về nhóm di cư độ tuổi 15-24 theo vùng, tỉnh, giới tính và tình trạng đi học lại cho chúng ta thấy nhiều điều thú vị (Hình 7). Ở tất cả các vùng, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới trong số thanh niên di cư. Vùng Đông Nam Bộ là nơi có tỷ lệ nam và nữ thanh niên nhập cư cao nhất. Vùng Đồng bằng sông Hồng chiếm vị trí thứ hai về tỷ lệ nữ thanh niên nhập cư. Đây cũng là vùng tập trung các khu kinh tế trọng điểm ở Đông Bắc Bộ và các thành phố lớn về phát triển kinh tế ở miền Bắc như Hà Nội và Hải Phòng, trong khi đó vùng Tây Nguyên đứng vị trí thứ hai về tỷ lệ nam thanh niên nhập cư. 26 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Hình 7. Tỷ lệ dân số độ tuổi 15-24 di cư theo giới tính và vùng Không có gì ngạc nhiên khi Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương và Đồng Nai là những điểm đến chủ yếu của thanh niên (Bản đồ 4) do đây là những tỉnh/thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là nơi có nhiều khu công nghiệp và doanh nghiệp hoạt động. Bên cạnh đó, Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội còn thu hút một lượng lớn thanh niên đến vì có nhiều trường đào tạo nghề, cao đẳng hoặc đại học. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 27

Bản đồ 4. Tỷ lệ phần trăm người di cư độ tuổi 15-24 theo giới tính và tỉnh Hoàng Sa Trường Sa 28 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 29

Hình 8 minh họa tình trạng đi học và bằng cấp giáo dục cao nhất của nhóm di cư độ tuổi 15-24 phân theo giới tính. Mặc dù nữ giới chiếm tỷ trọng lớn trong thanh niên di cư, nhưng tỷ lệ đang đi học của nam thanh niên di cư cao hơn nữ thanh niên di cư. Thực trạng này cho thấy mục đích chủ yếu của nam thanh niên di cư là đào tạo, trong khi mục đích chủ yếu của nữ thanh niên di cư là kiếm việc làm. Điều này càng tô đậm hơn một thực trạng khác là giữa những người di cư thì nữ giới có ít cơ hội được tiếp cận giáo dục trình độ cao hơn so với nam giới. Tuy nhiên, phần lớn thanh niên di cư, cả nam và nữ đều đã hoàn thành giáo dục ở bậc trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông. Hình 8. Tình trạng đi học và trình độ giáo dục cao nhất của thanh niên 15-24 tuổi di cư, theo giới tính Số liệu TĐTDS năm 2009 cũng cung cấp thông tin về điều kiện sống của hộ gia đình thanh niên di cư độ tuổi 15-24. Nhìn chung, phần lớn thanh niên di cư đến các khu vực đô thị và những nơi có điều kiện sống và kinh tế-xã hội tốt hơn, do đó được hưởng những điều kiện sống như nhà ở, nguồn nước sinh hoạt, vệ sinh tốt hơn so với thanh niên không di cư phần đông ở các khu vực nông thôn. Hình 9 cho thấy tỷ lệ thanh niên di cư sống trong nhà kiên cố hoặc bán kiên cố cao hơn so với thanh niên không di cư. Tuy nhiên, có thể quan sát thấy có sự khác biệt nam nữ trong thanh niên di cư. Mặc dù nữ giới chiếm phần lớn trong thanh niên di cư nhưng tỷ lệ nữ 30 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

thanh niên di cư sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố thấp hơn so với nam thanh niên di cư (93% đối với nữ thanh niên nhập cư và 95% đối với nam thanh niên nhập cư), trong khi đó không có sự khác biệt giữa nam và nữ về chỉ tiêu này đối với nhóm thanh niên không di cư. Hình 9. Điều kiện nhà ở theo tình trạng di cư và giới tính Có thể thấy nhân tố thu hút chủ yếu của di cư trong thanh niên chính là sức hút của các đô thị lớn với nhiều cơ hội học hành, công việc và điều kiện sống. Tuy nhiên, làn sóng di cư mạnh mẽ đang tạo ra những sức ép lớn đến khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội ở các khu đô thị như y tế, giáo dục. Nếu các nhà hoạch định chính sách đô thị không tính hết được những tác động của dòng di cư để có sự đáp ứng và điều chỉnh chính sách phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của nhóm dân số thì chúng ta sẽ phải chứng kiến nhiều đô thị loay hoay giải quyết sức ép ngày càng lớn về cơ sở hạ tầng cũng như sự bất cân đối trong phát triển của tất cả các khu vực. Ngược lại, dòng chảy nhân lực ở các tỉnh bị mất lao động, đặc biệt là mất đi một số lượng lớn thanh niên có trình độ giáo dục, lại đặt ra những thách thức cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 31

5. THAM GIA LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG Ở Việt Nam, dân số trong độ tuổi 15-24 chiếm một tỷ trọng lớn trong lực lượng lao động. Kết quả TĐTDS năm 2009 cho thấy hơn 40% dân số độ tuổi 15-19 và xấp xỉ 80% dân số trong độ tuổi 20-24 tham gia lực lượng lao động (Hình 10). Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ thanh niên thấp hơn so với nam thanh niên. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nhóm dân số trẻ tuổi hơn cũng thấp hơn nhóm cao tuổi hơn. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên ở khu vực thành thị và nông thôn có sự khác biệt rõ rệt (Hình 11). Tỷ lệ thanh niên độ tuổi 15-19 ở thành thị tham gia lực lượng lao động ít hơn nhiều so với nhóm cùng độ tuổi ở nông thôn, nhưng nhóm ở độ tuổi 25-29 ở thành thị lại có tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cao hơn nhóm cùng độ tuổi này ở nông thôn. Điều này chứng tỏ rằng thanh niên ở nông thôn tham gia vào lực lượng lao động sớm và có ít cơ hội hơn thanh niên thành thị trong việc tiếp tục đi học và nâng cao trình độ học vấn. Hình 10. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và giới tính 32 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Hình 11. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo nhóm tuổi và khu vực Hình 12 thể hiện tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo vùng và giới tính. Kết quả cho thấy tỷ lệ nam thanh niên tham gia lực lượng lao động cao hơn nữ thanh niên ở tất cả các vùng trừ vùng Trung du và vùng núi phía Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng. So sánh giữa các vùng cho thấy tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên độ tuổi 15-24 ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc là cao nhất, song tỷ lệ biết đọc biết viết của họ lại thấp. Điều đó cho thấy cần có chính sách hỗ trợ để thanh niên các vùng này có thể nâng cao trình độ học vấn và được tiếp cận tới hệ thống đào tạo nghề phù hợp nhằm tăng cơ hội việc làm và cải thiện năng suất lao động. Hình 12. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên 15-24 tuổi theo vùng và giới tính Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 33

Trong số những thanh niên được coi là đang có việc làm trong Hình 12 thì lao động tự làm việc chiếm đa số (Hình 13). Hình 13. Lao động thanh niên theo công việc và giới tính Phân theo khu vực kinh tế, số liệu phân tách theo giới cho thấy hầu hết thanh niên làm việc trong các hộ sản xuất kinh doanh cá thể hoặc khu vực tư nhân (Hình 14). Nếu công việc và năng suất lao động của khu vực kinh tế hộ gia đình và tư nhân được cải thiện, chắc chắn khả năng tạo việc làm cho thanh niên cũng được cải thiện. Số liệu cũng cho thấy, trong các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài, lao động nữ thanh niên cao hơn hai lần lao động nam thanh niên; nói cách khác, khu vực kinh tế này thu hút lao động nữ trẻ tuổi. Trong các khu vực kinh tế khác, nam và nữ lao động khá tương đồng. 34 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

Hình 14. Lao động thanh niên theo loại hình kinh tế và giới tính, 2009 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 35

6. KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Việt Nam đã bước vào thời kỳ dân số vàng có thể kéo dài trong vòng ít nhất 30 năm tới. Đây là thời cơ có một không hai mà các nhà hoạch định chính sách cần tận dụng và phải coi thế hệ thanh niên là nhân tố đóng góp quan trọng vào việc gây dựng con đường tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Dựa trên số liệu mẫu 15% của TĐTDS năm 2009, tài liệu này cho thấy dân số độ tuổi thanh niên đại diện cho một lực lượng lao động đông đảo quan trọng ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Một số chỉ số, đặc biệt về giáo dục và bình đẳng giới, đã thể hiện những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong thập kỷ vừa qua đối với các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs). Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy có sự khác biệt rõ ràng về mặt địa lý, giới, tình trạng hôn nhân, điều kiện sống và tham gia lực lượng lao động của các nhóm thanh niên. Phân tích về tình trạng hôn nhân và sinh sản của nhóm dân số thanh niên cho thấy mô hình sinh và xu hướng kết hôn đang chuyển từ sớm sang muộn. Đây sẽ là nhân tố tác động lớn đến cấu trúc dân số và gia đình trong tương lai. Kết quả phân tích số liệu cho thấy tồn tại sự khác biệt theo vùng về các chỉ số này, trong đó thanh niên sống ở vùng sâu, vùng xa và vùng nông thôn là những nhóm thanh niên gặp nhiều bất lợi. Để giải quyết vấn đề này, các chính sách và chương trình dành cho thanh niên như sức khỏe sinh sản, giáo dục và đào tạo cần phải được xây dựng có tính đến sự khác biệt giữa các khu vực địa lý, đặc biệt với các vùng và các tỉnh chậm phát triển trong cả nước. Các chỉ số về tỷ lệ biết đọc biết viết cho thấy sự tiến bộ đáng kể trên phạm vi toàn quốc, nhưng cũng vẫn tồn tại sự khác 36 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

biệt giữa các vùng. Thực trạng này đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa trong việc giảm bớt tình trạng mù chữ ở các vùng thiệt thòi thuộc khu vực Trung du và miền núi phía Bắc, cũng như tập trung hơn vào giảm bất bình đẳng giới. Gần một nửa thanh niên Việt Nam trong độ tuổi 15-19 không tiếp tục học ở bậc cao hơn sau khi hoàn thành giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông. Điều này cũng ngụ ý rằng nguồn lao động của Việt Nam cần phải được đào tạo tốt hơn thì mới có thể đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành nghề cũng như tăng sức cạnh tranh của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu. Thanh niên chiếm tỷ trọng lớn trong các dòng di cư và nữ thanh niên chiếm phần lớn trong dân số thanh niên di cư. Di cư của thanh niên không chỉ tác động đến thay đổi cấu trúc tuổi và giới tính ở các vùng và các tỉnh/thành phố, mà còn làm thay đổi một cách căn bản quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai. Sự biến động dân số này đòi hỏi phải có những chính sách và chương trình phù hợp trong việc phát triển kinh tế xã hội trong các vùng và góp phần điều chỉnh các luồng di cư. Các chính sách này cũng cần chú trọng tới nhóm nữ thanh niên di cư, đặc biệt quan tâm tới nâng cao điều kiện sống và tiếp cận các dịch vụ xã hội của nhóm dân số này. Đáp ứng các nhu cầu chưa được thỏa mãn của người di cư tại nơi đến cũng cần phải gắn liền với việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại nơi đi. Như đã trình bày, các tỉnh có dòng xuất cư lớn sẽ không chỉ đối mặt với tình trạng thiếu lao động có kỹ năng và được giáo dục mà còn đối mặt với hiện trạng ngày càng rõ nét là sự hình thành các hộ gia đình khuyết thế hệ mà ở đó trẻ em chỉ sống với người cao tuổi còn cha mẹ chúng thì rời đi nơi khác để tìm nguồn sinh kế. Các chỉ số về việc làm từ TĐTDS năm 2009 cũng cho thấy những đặc điểm của thị trường lao động có tác động đến thanh niên ở Việt Nam. Sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động cho thấy sự chênh lệch về cơ hội việc làm và giáo dục giữa các tỉnh. Trong khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của thanh niên khu vực Trung du và miền núi phía Bắc đạt gần 80% thì tỷ lệ này cho thanh niên ở Đồng bằng sông Hồng chỉ là 50%. Hơn nữa, thanh niên có xu hướng tìm kiếm việc làm ở các khu vực thành thị hơn là ở Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 37

nông thôn. Số liệu cũng cho thấy phần lớn thanh niên đang có việc làm là tự làm việc hoặc làm cho các doanh nghiệp hộ gia đình. Một kết quả đáng ngạc nhiên là các số liệu của từ TĐTDS không cho thấy có sự chênh lệch giữa nam và nữ thanh niên về tỷ lệ có việc làm. Tóm lại, tài liệu tóm tắt các chỉ số quan trọng về thanh niên rút ra từ các phân tích số liệu TĐTDS năm 2009 cho thấy vẫn còn hạn chế về sự tiếp tục tham gia đi học để đạt được trình độ cao hơn trong thanh niên và có sự khác biệt về giới và vùng về một số chỉ số quan trọng của nhóm dân số trong độ tuổi 15-24. Tài liệu này cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các số liệu phân tách theo tuổi và giới tính trong việc xây dựng các chính sách có hiệu quả và dựa trên bằng chứng ở cả cấp độ quốc gia, vùng và tỉnh. Việc tận dụng cơ hội dân số vàng đòi hỏi phải đầu tư nhiều hơn nữa vào nguồn nhân lực, đặc biệt là tăng cường giáo dục, đào tạo, chuyên môn kỹ thuật và cơ hội cho thế hệ trẻ. Điều rất quan trọng là các chính sách và chiến lược cần tính đến những khác biệt về kinh tế-xã hội và văn hóa, và cần phải tận dụng một cách triệt để cơ hội dân số vàng. 38 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009

TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Các kết quả chủ yếu. Ban chỉ đạo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Một số chỉ tiêu chủ yếu. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam - Các bằng chứng mới về thực trạng, xu hướng và những khác biệt. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Giáo dục ở Việt Nam - Phân tích các chỉ số chủ yếu. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư và Đô thị hóa ở Việt Nam - Thực trạng, xu hướng và những khác biệt. Tổng cục Thống kê và UNFPA (sắp xuất bản), Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009: Cấu trúc tuổi - giới tính, và tình trạng hôn nhân của dân số Việt Nam. UNFPA (2010), Tận dụng cơ hội dân số vàng ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức, và các gợi ý chính sách. Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 39

Thiết kế và in tại Công ty Cổ phần in La Bàn; ĐT: (04) 6269 6761 In theo giấy phép xuất bản số:1122-2010/cxb/14-162/lđ Ảnh minh họa: UNFPA/ RHIYA - Đoàn Bảo Châu

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam: Bằng chứng từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM Bằng chứng từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ PHÂN TÍCH THEO GIỚI TÍNH TỪ SỐ LIỆU CỦA TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở VIỆT NAM NĂM 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011 Các tài liệu này có thể tham khảo tại: http://vietnam.unfpa.org QUỸ DÂN SỐ LIÊN HIỆP QUỐC TẠI VIỆT NAM Địa chỉ: Khu căn hộ Liên hiệp quốc, Tâng 1, 2E Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội, Việt Nam ĐT: 84-4-3823 6632/ Fax: 84-4-3823 2822 Email: unfpa-fo@unfpa.org.vn 42 Thanh niên Việt Nam: Tóm tắt một số chỉ số thống kê từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009