MỞ ĐẦU

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "MỞ ĐẦU"

Bản ghi

1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN QUANG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI 2019

2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN QUANG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ M s : Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. AN NHƢ HẢI HÀ NỘI 2019

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN

4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Những công trình nghiên cứu cơ sở lý luận về kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Các nghiên cứu thực tiễn về phát triển kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu và khoảng trống cần được làm sáng tỏ..20 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Khái niệm, đặc trưng và vai trò của kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế biển trong điều kiện hội nhập quốc tế Kinh nghiệm của một số v ng về đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển trong điều kiện hội nhập quốc tế Chƣơng 3: THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội v ng Tây Nam của Việt Nam tiếp cận từ kinh tế biển Thực tiễn tổ chức hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam từ năm 2006 đến nay Đánh giá thực trạng kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÖC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Dự báo xu hướng và quan điểm đẩy mạnh kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam đến năm Phân tích SWOT kinh tế biển v ng Tây Nam của Việt Nam Giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển ở v ng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

5 ASEAN BRC BCH BĐKH CNH,HĐH CTQG CV DWT ĐBSCL ĐCSVN ĐVT FDI GDP GO GRDP GSP HACCP HDI HĐND HNQT IC ICOR I/O ISO KGB KH&CN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT : Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) : British Retailer Consortium (Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm) : Ban Chấp hành : Biến đổi khí hậu : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá : Chính trị quốc gia : Cheval Vapeur (Mã lực) : Trọng tải : Đồng bằng sông Cửu Long : Đảng Cộng sản Việt Nam : Đơn vị tính : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) : Gross Output (Giá trị sản xuất) : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) : Gross State Product (Tổng sản phẩm bang) : Hazard Analysis and Critical Control Point System (Hệ thống xác định và kiểm soát chế biến thực phẩm) : Human Development Index (Chỉ số phát triển con người) : Hội đồng nhân dân : Hội nhập quốc tế : Intermediational Cost (Chi phí trung gian) : Incremental Capital Output Ratio (Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư) : Input - Output (Bảng cân đối liên ngành) : International Organisation for Standardisation (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) : Không gian biển : Khoa học và công nghệ

6 KTB KT-XH NSLĐ NXB OECD QPAN R/P TFP UBND UNESCO UNDP VA VASEP VTN WTO : Kinh tế biển : Kinh tế - xã hội : Năng suất lao động : Nhà xuất bản : Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) : Quốc phòng an ninh : Hệ số trữ lượng/sản xuất : Total Factor Productivity (Năng suất các yếu tố tổng hợp) : Uỷ ban nhân dân : United Nations Educational Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc) : United Nations Development Programme (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc) : Value Added (Giá trị tăng thêm) : Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers (Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam) : Vùng Tây Nam : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)

7 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Hiện trạng một số loại tài nguyên du lịch ở VTN của Việt Nam...75 Bảng 3.2: Hệ số ICOR KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.3: Năng suất lao động KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.5: Chỉ số HDI của các tỉnh VTN của Việt Nam và xếp hạng trong 63 tỉnh thành Việt Nam..87 Bảng 3.6: Diện tích rừng ngập mặn thả nuôi thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.7: Sản xuất thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.8: Đầu tư du lịch biển ở VTN của Việt Nam tính đến năm Bảng 3.9: Cơ sở lưu trú du lịch ở VTN của Việt Nam tính đến năm Bảng 3.10: Khối lượng vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.11: Sản lượng sản xuất khí - điện - đạm ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.12: Thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 3.13: Xuất khẩu thủy sản chế biến ở VTN của Việt Nam giai đoạn Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu KTB cần phải phấn đấu để đạt được của VTN của Việt Nam đến năm Bảng 4.2: Phân tích SWOT kinh tế biển vùng Tây Nam của Việt Nam

8 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế vùng Tây Nam của Việt Nam năm Hình 3.2: Kết quả khảo sát thu nhập của người lao động ở vùng Tây Nam của Việt Nam thời điểm Hình 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu KTB ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn Hình 3.4: Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào KTB ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi ở VTN của Việt Nam giai đoạn Hình 3.6: Lao động du lịch biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam giai đoạn Hình 3.7: Tốc độ tăng trưởng khách du lịch quốc tế đến VTN của Việt Nam giai đoạn Hình 3.8: Chi phí của khách du lịch quốc tế tự tổ chức và đi theo tour đến VTN của Việt Nam năm Hình 3.9: Lượng vận chuyển hành khách bằng đường thuỷ ở VTN của Việt Nam giai đoạn Hình 3.10: Giá trị tăng thêm ngành xây dựng biển VTN của Việt Nam giai đoạn Hình 3.11:Thu nhập bình quân đầu người ở các đảo Tây Nam giai đoạn

9 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là Thế kỷ của đại dương, mỗi quốc gia có biển cần phải hội đủ 3 thế mạnh: kinh tế biển (KTB), khoa học biển và quản lý tổng hợp biển [113]. Ngày nay, hầu hết các nước có biển đều coi trọng Chiến lược biển và xem đó là một bộ phận hữu cơ của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam nằm ở bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn và quan trọng của thế giới. Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, v ng biển Việt Nam rộng hơn 1 triệu km 2, chiều dài bờ biển hơn km gồm 28 tỉnh, thành phố ven biển, dân số khoảng 27 triệu người, ngoài ra, còn có 12 huyện đảo với 66 đảo có dân sinh sống, dân số người [46, tr.14]. Phát triển KTB không những có đóng góp to lớn về kinh tế - xã hội (KT-XH), mà còn có ý nghĩa chiến lược về quốc phòng an ninh (QPAN) bảo vệ Tổ quốc. Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 khoá X (năm 2007) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu: Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước [4, tr.76] và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 khóa XII (năm 2018) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhấn mạnh: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển [5, tr.3]. Vùng Tây Nam (VTN) của Việt Nam có bờ biển dài trên 347 km, có vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn km 2, với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, nằm sát với tuyến đường hàng hải lớn thứ hai thế giới, cho thấy đây là V ng rất giàu tiềm năng KTB. Từ lâu, V ng đã đóng vai trò quan trọng trong Chiến lược biển quốc gia, có thể phát triển toàn diện các ngành KTB như: kinh tế hàng hải, kinh tế thủy sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, kinh tế đảo, phát triển đô thị ven biển, phát triển năng lượng tái tạo có đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế

10 2 của đất nước, là tuyến tiền tiêu bảo vệ biên giới phía Tây Nam của Tổ quốc, và cửa ngõ hội nhập quốc tế (HNQT). Những năm qua, việc đầu tư phát triển KTB ở Vùng đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng KTB đạt mức trung bình khoảng 9,93%/năm, đóng góp khoảng 18-19% vào sản lượng thủy sản, 23% vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hiện nay, các ngành KTB của VTN đã tạo việc làm và thu nhập cho trên 1,7 triệu lao động, góp phần giảm hộ nghèo, ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, thúc đẩy KT-XH ở VTN của Việt Nam phát triển năng động, không những góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội mà còn góp phần tăng cường QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [88], [89]. Tuy nhiên, kết quả hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, còn thiếu tính bền vững. Bởi chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, khoa học và công nghệ (KH&CN) chưa phát triển, cơ chế chính sách và liên kết v ng trong KTB còn nhiều hạn chế Đặc biệt, những năm gần đây BĐKH toàn cầu đã và đang có nhiều diễn biến khó lường. Tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng, sạt lở bờ biển đang là điểm nóng gây ra những tổn thất lớn về KT-XH, sinh thái - môi trường và sinh kế của người dân, gây nhiều bức xúc, đòi hỏi các nhà khoa học và các nhà hoạch định chính sách phải có những nghiên cứu sâu sắc về lý luận, đánh giá đúng thực tiễn mới có được lời giải thiết thực. Để góp phần vào giải quyết vấn đề trên, là một người dân và cán bộ sống trong V ng, dựa trên vốn tri thức đã thu nhận được, tôi chọn đề tài Kinh tế biển ở vùng Tây Nam của Việt Nam trong điều kiện hội nhập qu c tế để nghiên cứu làm luận án Tiến sĩ kinh tế. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về KTB gắn với điều kiện HNQT, để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam những năm gần đây, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển đúng hướng, có hiệu quả lĩnh vực kinh tế này của Vùng trong thời gian tới.

11 Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá, bổ sung và làm rõ cơ sở lý luận về KTB trong điều kiện HNQT của Việt Nam. - Tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động KTB của một số v ng trong nước nhằm rút ra bài học cho phát triển KTB của VTN của Việt Nam. - Phân tích và đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT từ năm 2006 đến nay. - Đề xuất phương hướng và giải pháp để đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. i tư ng nghiên cứu của luận n Luận án nghiên cứu lý luận và thực tiễn KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT, trọng tâm là nghiên cứu KTB với tư cách là hệ thống quan hệ kinh tế đặc th được hình thành, vận động và phát triển thông qua các ngành KTB cơ bản như: thủy sản, du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác khoáng sản biển và một số ngành KTB khác ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT Ph m vi nghiên cứu - Về nội dung: KTB có phạm vi nghiên cứu rất rộng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu hệ thống quan hệ kinh tế đặc th được hình thành, vận động và phát triển thông qua các ngành KTB diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo, với nội dung sau: + Về lý luận, tác giả nghiên cứu KTB trên các khía cạnh: Khái niệm, đặc trưng, cấu trúc, vai trò, HNQT và quan hệ của nó đối với KTB, nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến KTB. Hướng nghiên cứu HNQT về KTB sẽ tập trung vào hội nhập về kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa và tự do hóa thương mại. + Về thực tiễn, tác giả hướng vào tìm hiểu thể chế KTB, hình thức tổ chức, kết quả và tác động của hoạt động KTB đối với đời sống kinh tế, xã hội, QPAN của đất nước.

12 4 + Nghiên cứu thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam để đề xuất quan điểm và giải pháp thiết thực đẩy mạnh hoạt động KTB ở V ng thời gian tới. - Về không gian: Phạm vi nghiên cứu thực tiễn là KTB ở VTN của Việt Nam bao gồm 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau; nghiên cứu kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động KTB của một số vùng biển quốc tế và trong nước. - Về thời gian: Phạm vi khảo sát và đánh giá thực tiễn để nghiên cứu: giai đoạn ; thời gian dự báo và đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB tính đến năm Câu hỏi nghiên cứu của luận án Câu hỏi 1: Khái niệm, các bộ phận cấu thành, đặc trưng và vai trò của KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT theo góc độ nghiên cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị? Câu hỏi 2: Hoạt động KTB trong điều kiện HNQT có những nội dung gì? Tiêu chí nào để đánh giá KTB xét trong bối cảnh HNQT? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT? Câu hỏi 3: Thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT có gì nổi bật? Câu hỏi 4: Những giải pháp cơ bản để phát triển KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT? 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời tiếp thu có chọn lọc những tri thức khoa học kinh tế có liên quan đến đề tài Phương ph p nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu ph hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị như: Trừu tượng hóa khoa học, logic kết hợp với lịch sử, phân tích

13 5 tổng hợp, tổng kết thực tiễn, qui nạp được sử dụng cơ bản trong các chương, tiết của luận án, đi sâu nghiên cứu bản chất của KTB trong điều kiện HNQT. Diễn giải, lập luận vấn đề KTB theo quá trình hình thành, vận động, phát triển và đặt trong bối cảnh lịch sử cụ thể gắn với tính logic, biện chứng. Coi trọng tổng kết thực tiễn, phân tích các hiện tượng, những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ trong KTB. Trên cơ sở đó, tổng hợp khái quát lại thành những khái niệm, phạm tr, những vấn đề lý luận cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác như: + Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp: Tác giả thu thập thông tin thứ cấp từ các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã công bố, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các báo cáo của Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh và số liệu thống kê của Cục thống kê tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, thông tin trên internet...để phục vụ nghiên cứu luận án (Xem Phụ lục 13). + Phương pháp điều tra xã hội học: Tác giả thu thập thông tin sơ cấp bằng bảng hỏi, lấy mẫu đại diện người lao động là: Cán bộ quản lý Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp và hộ sản xuất, kinh doanh KTB ở 9/14 huyện, thị, thành phố ven biển và hải đảo thuộc VTN của Việt Nam. Bảng hỏi được thiết kế với 14 câu hỏi, sai số cho phép ±5%, tổng số 500 phiếu, độ tin cậy 95%. Khảo sát 50 phiếu tại các cơ quan cấp tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, 450 phiếu tại 07 huyện, thị, thành phố ven biển và 02 huyện đảo của V ng nhằm thu thập những thông tin cần thiết về KTB để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của luận án (Xem Phụ lục 8). + Phương pháp mô hình hoá và mô phỏng số liệu: Luận án sử dụng các phương pháp định lượng như mô hình hồi quy tuyến tính, hồi quy tương quan, mô hình hàm Cobb-Douglas để xây dựng các tiêu chí đánh giá và dự báo KTB ở VTN của Việt Nam trong điều kiện HNQT. Và sử dụng phương pháp mô phỏng để xử lý số liệu nghiên cứu, ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu, các hàm có trong Microsoft Excel 2010 để tính toán, dự báo. + Phương pháp thống kê, so sánh: Trình bày kết quả nghiên cứu dưới dạng bảng, biểu đồ, đồ thị, hàm số để đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam

14 6 trong điều kiện HNQT, kết hợp với phương pháp so sánh để đánh giá mức độ phát triển KTB của V ng so với các v ng khác trong cả nước. + Phương pháp tham vấn và phân tích SWOT: Tác giả sử dụng phương pháp tham vấn các cơ quan hữu quan, các chuyên gia để hỗ trợ cho việc nghiên cứu luận án. Đồng thời, d ng phương pháp phân tích SWOT để phân tích và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của KTB ở VTN của Việt Nam. + Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp kế thừa có chọn lọc một số kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan, bảo đảm tính kế thừa trong quá trình nghiên cứu khoa học. Xử lý số liệu nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Excel năm Đóng góp khoa học của luận án 6.1. Về học thuật, lý luận - Hệ thống hóa các lý thuyết và đúc rút kinh nghiệm về đẩy mạnh hoạt động KTB ở một số v ng biển của quốc tế và trong nước để bổ sung lý luận KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT. - Đưa ra khái niệm KTB dưới góc độ kinh tế chính trị, làm rõ bản chất, các bộ phận cấu thành, đặc trưng, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến KTB trong điều kiện HNQT Về thực tiễn - Tổng kết, đánh giá thực trạng KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT giai đoạn , làm rõ thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam trong HNQT đến năm Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án được kết cấu thành 4 chương 12 tiết.

15 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ Các nghiên cứu về khái niệm, đặc trƣng của kinh tế biển Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1985), trong cuốn sách Kinh tế biển và khoa học kỹ thuật về biển ở nước ta, đã nêu lên những hiểu biết cần thiết về KTB và ứng dụng khoa học kỹ thuật về biển, theo ông KTB là nền kinh tế tổng hợp, có cơ cấu phức hợp đa ngành bao gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến hải sản; kinh tế cảng, vận tải biển, đóng tàu; khai thác khoáng sản biển; du lịch những hoạt động KTB diễn ra ở v ng ven biển, trên các đảo, cả ở ngoài biển và thềm lục địa; đặc biệt ông rất chú trọng việc kết hợp làm kinh tế với thực hiện nhiệm vụ QPAN; tăng cường hợp tác quốc tế để khai thác, sử dụng biển, nghiên cứu sử dụng năng lượng thủy triều để sản xuất điện Cuốn sách đã trở thành một pho tài liệu rất quý giá đặt ra cho giới khoa học ngày nay những vấn đề mang tính vượt thời gian, để tiếp tục nghiên cứu, vận dụng đề ra những giải pháp phát triển KTB trong HNQT [40]. Dr.Daniel Georgianna (2000), trong bài: The Massachusetts marine economy (Kinh tế biển tiểu bang Massachusetts), nghiên cứu về những đặc trưng cơ bản và sự vận động phát triển của các ngành KTB tại tiểu bang Massachusetts. KTB bao gồm các ngành công nghiệp thủy sản, thương mại; vận tải biển, du lịch, vui chơi giải trí; công nghệ hàng hải và giáo dục; xây dựng ven biển và bất động sản... Hoạt động KTB đã giải quyết việc làm cho trên lao động, tạo ra thu nhập gần 2 tỷ USD năm 1997, trong đó, có gần 50% việc làm trong ngành thủy sản, 33% trong các ngành vận tải biển, du lịch và giải trí biển. Các ngành công nghệ, giáo dục và xây dựng biển sử dụng hơn 15% lao động KTB, với mức lương trung bình hàng năm khoảng USD/người. Ngành KTB có mức lương cao là nghiên cứu KH&CN và giáo dục biển, các ngành có mức thu nhập thấp hơn như dịch vụ ăn uống, khai thác, chế biến thuỷ sản, Tác giả cho rằng, KTB có mức

16 8 đóng góp rất quan trọng đối với sự thịnh vượng của nền kinh tế và đánh giá các ngành KH&CN và giáo dục biển của tiểu bang Massachusetts phát triển mạnh mẽ, đã tạo dựng được hệ thống cơ sở - vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực khá đồ sộ, thúc đẩy KTB tăng trưởng vững chắc. Tác giả dự báo các ngành du lịch biển, KH&CN và giáo dục biển sẽ có bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai [119]. Douglas-Westwood Limited (2005), bài: Marine industries global market analysis (Phân tích thị trường toàn cầu các ngành công nghiệp biển), là báo cáo quốc tế nhằm chuẩn bị cho những yêu cầu về sự hiểu biết và những quan điểm mới về KTB trên phạm vi toàn cầu, cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng chiến lược biển của giai đoạn ( ) của các nước có biển. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá và ghi nhận sự đóng góp của các ngành KTB như: Vận tải biển, đóng tàu, dịch vụ cảng biển; du lịch biển; khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản; sản xuất rong và tảo; thăm dò và khai thác dầu khí; phát triển năng lượng tái tạo; cung cấp thiết bị, công nghệ thông tin; công nghệ sinh học biển; giáo dục và huấn luyện kiến thức về biển; nghiên cứu KH&CN biển; Đây là những ngành KTB phổ biến của các nước trên thế giới. Tác giả đã gợi ý chính sách mang tầm chiến lược cho việc xây dựng quy hoạch phát triển KTB bền vững trong HNQT [120]. Sarah Gardner, Matthew Tonts and Carmen Elrick (2006), trong cuốn Asocio - economic analysis and description of the marine industries of Australia s south-west marine region, (Phân tích và mô tả kinh tế - xã hội của các ngành công nghiệp biển của v ng Tây Nam nước Úc) đã tập trung phân tích tình hình KT-XH v ng ven biển và mô tả những đặc trưng cơ bản của KTB ở v ng Tây Nam của nước Úc, các hoạt động KTB đã được hình thành cách đây khoảng năm, vận động và đã phát triển nhanh qua nhiều giai đoạn, đặc biệt là từ đầu thế kỷ 19, trong suốt thế kỷ 20, và nhất là từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II đến nay, các ngành KTB phát triển nhanh chóng và có cấu trúc rất phức tạp. Tác giả cho rằng KTB gồm các ngành: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu; dầu khí, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản; năng lượng biển; xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới đáy biển; hoạt động QPAN; là những ngành có đóng góp

17 9 lớn trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và cung cấp phúc lợi xã hội chủ yếu của nước Úc. Cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế của KTB ở v ng này như: mất cân đối trong cấu trúc KTB, tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng, ô nhiễm môi trường biển, sự phát triển thiếu tính bền vững Để khắc phục cần phải thay đổi cấu trúc KTB, chú ý phát triển các ngành công nghiệp biển mới, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa sạch, bảo vệ môi trường để đảm bảo phát triển bền vững Cuốn sách có hàm lượng khoa học tốt, gợi ý một cách tư duy mới về KTB trong điều kiện HNQT [132]. Thế Đạt (2009), trong cuốn sách Nền kinh tế các tỉnh vùng biển Việt Nam, đã tập trung nghiên cứu những đặc trưng cơ bản về KT-XH ở các tỉnh ven biển dọc theo chiều dài của đất nước (3.260 km) gồm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam bộ với những nét đặc th độc đáo về môi trường tự nhiên, phức hệ sinh thái và sự phát triển KT-XH ở mỗi khu vực cũng có nét riêng, do đó mỗi khu vực bên cạnh việc áp dụng những giải pháp, cơ chế chính sách chung của cả nước, cũng cần xem xét cho mỗi v ng có cơ chế chính sách đặc th, mới khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB của mỗi v ng. Cuốn sách gợi ra cách tư duy mới về tính đặc th tự nhiên, KT-XH của mỗi v ng biển, vì vậy phải có giải pháp đặc th trong phát triển KTB ở mỗi v ng mới đạt hiệu quả như mong muốn [37]. Nhìn chung, những kết quả nghiên cứu của các công trình nói trên có phạm vi nghiên cứu rộng, đề cập nhiều vấn đề về KTB, nổi bật nhất là đã nêu lên những hiểu biết cần thiết về khái niệm, các bộ phận cấu thành và đặc trưng của KTB trong HNQT, đều có tính gợi ý và giá trị tham khảo cho tác giả nghiên cứu luận án tiến sĩ Các nghiên cứu liên quan đến vai trò của kinh tế biển trong hội nhập quốc tế C.Mác và Ph.Ăngghen (1848), trong tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của KTB đối với sự phát triển của nhân loại, đó là Việc tìm ra Châu Mỹ và con đường biển vòng Châu phi đã đem lại một địa bàn hoạt động mới cho giai cấp tư sản vừa mới ra đời đã đem lại cho thương nghiệp, cho ngành hàng hải, cho công nghiệp, một sự phát đạt chưa từng có [57,

18 10 tr.596]. Các quan hệ KTB đã trở nên phổ biến, làm cầu nối cho sự giao thương, buôn bán giữa các quốc gia sôi nổi, tạo ra những bước đột phá thúc đẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông tiến bộ phát triển mau chóng lạ thường. Các mối quan hệ buôn bán quốc tế gia tăng, phát triển kỹ thuật đóng tàu có trọng tải lớn, có thể chở hàng hoá đi xa, C.Mác và Ăngghen nhấn mạnh: Nhờ cải tiến mau chóng công cụ sản xuất và làm cho các phương tiện giao thông trở nên vô c ng tiện lợi, giai cấp tư sản lôi cuốn đến cả những dân tộc dã man nhất vào trào lưu văn minh [57, tr.597]. Kinh tế hàng hải làm nên một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông, giúp loài người khám phá tri thức mới về Trái đất, về đại dương, tìm ra những v ng đất mới, đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ. Kinh tế hàng hải cũng thúc đẩy thương nghiệp phát triển, làm cho đời sống ở các thành thị châu Âu trở nên phồn vinh, thúc đẩy xu thế HNQT như một nhu cầu cấp thiết. V.I. Lênin cũng đánh giá cao vai trò của KTB đối với KT-XH, trong bài viết: Trọn một chục bộ trưởng xã hội chủ nghĩa, khi phân tích về sự phát triển của đế quốc Đan Mạch, đã nhấn mạnh: quốc gia này đã thu được những món lợi nhuận siêu ngạch nhờ xuất cảng hàng hoá sang Luân Đôn bằng đường biển và ông cho rằng: Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là vận chuyển rẻ nhất [53, tr.248]. Trong cuốn sách bàn về Thuế lương thực, V.I. Lênin đặc biệt chú ý các tô nhượng về cảng biển, vận tải biển, dầu khí Theo ông các tô nhượng này thường có tỷ suất lợi nhuận cao, nên có khả năng thu hút mạnh các nhà đầu tư ngoại quốc, do đó có thể sử dụng để thu hút kỹ thuật của các chuyên gia tư sản Đồng thời, có thể lợi dụng nó để gây mâu thuẫn, phân hoá các nước đế quốc với nhau, thông qua đó bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển và tránh cho nước Nga khỏi phải đương đầu với các cuộc chiến tranh. Khi bàn về dự án tô nhượng bán đảo Cam-tsat-ca, là dự án tô nhượng lớn với một hải cảng mở quanh năm, có thể đặt bến tàu quân sự, có dầu mỏ và cả than nữa, bán đảo này trước đây thuộc đế quốc Nga nhưng đã bị Nhật Bản chiếm giữ và kiểm soát... [52, tr.54]. V.I.Lênin kiến

19 11 nghị nên ký kết hiệp ước với các nhà tư bản Mỹ để họ khai thác, sẽ đem lại nhiều lợi ích cho nước Nga, xem như một kế sách tối ưu lợi dụng mâu thuẫn giữa Mỹ - Nhật thông qua lợi ích kinh tế, giúp nước Nga thu hồi được bán đảo Cam-tsat-ca một cách hoà bình, vừa thu được 2% lợi ích từ khai thác dầu mỏ, vừa hấp thụ được kỹ thuật khai thác dầu khí, xây dựng cảng biển, và kỹ thuật hàng hải của các chuyên gia tư sản... vừa ngăn chặn và đẩy l i nguy cơ chiến tranh, tạo môi trường hòa bình, phát triển kinh tế, củng cố QPAN. Để thực hiện thành công tô nhượng dầu khí, V.I.Lênin cho rằng phải tăng cường xúc tiến đầu tư, giới thiệu, tuyên truyền làm cho tư bản Mỹ quan tâm đến dầu mỏ của chúng ta và ông đồng ý xuất chi tới 10 vạn USD để trả công cho những cuộc thăm dò của Công ty Pha-unđây-sơn (Mỹ) với điều kiện là phải có sự tham gia của các cán bộ và các chuyên gia của chúng ta và phải cung cấp cho chúng ta mọi chi tiết của những cuộc thăm dò [53, tr.236]. Dầu khí là ngành KTB rất quan trọng, vì vậy ngay từ những năm đầu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, V.I Lênin đã chú trọng thu hút tư bản ngoại quốc đầu tư và hợp tác quốc tế để khai thác thông qua chính sách tô nhượng. Ông viết: chúng ta giao mỏ dầu cho những nhà tư bản ngoại quốc để nhận của họ những sản phẩm công nghiệp, những máy móc và như vậy phục hồi nền công nghiệp của chúng ta [53, tr.58]. Nhờ các dự án tô nhượng KTB, một số ngành công nghiệp biển của nước Nga như: khai thác, chế biến dầu khí, kinh tế hàng hải đã phát triển với nhiều kinh nghiệm tiên tiến với kỹ thuật và thiết bị hiện đại của nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, mang lại hiệu quả cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều tác phẩm đã rất đề cao vai trò của KTB với phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc, có thể nói ý thức và ý chí biển cả của Việt Nam được hội tụ trong câu nói bất hủ của Người: Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ [60, tr.504]. Trong bài nói chuyện khi về thăm tỉnh Quảng Bình, Bác khẳng định nghề biển, nghề rừng cũng quan trọng không kém nghề ruộng [59, tr.22]. Trong bài nói chuyện tại làng cá Tuần Châu (Quảng Ninh) và Cát Bà (Hải Phòng), Bác động viên: Ngư dân phải khỏe mạnh hơn nữa mới đi được biển, nghề cá ở đảo rồi đây phải đưa máy móc vào. Đảng và Chính phủ sẽ giúp

20 12 đỡ bà con sắm thuyền lưới tốt hơn để phát triển sản xuất [61]. Bác mong muốn nước ta sớm có cảng biển hiện đại, Bác rất đề cao vai trò của vận tải biển, trong bài nói chuyện khi đến thăm cảng Hải Phòng ngày 30/5/1957, Bác nhắc nhở: Cảng ta là cảng cửa ngõ miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Toàn dân ta ở miền Bắc đang làm một cuộc cách mạng để không còn nghèo nàn và lạc hậu [59, t.10, tr.561]. Bác Hồ cũng là người đã sớm nhìn ra vai trò của biển đảo Việt Nam đối với phát triển du lịch, trong bài nói chuyện khi đến thăm tỉnh Quảng Ninh, Người cho rằng du lịch biển đảo là ngành hốt bạc, kiếm được nhiều ngoại hối cho quốc gia trong tương lai [61]. Theo Bác, biển nước ta còn có vai trò rất quan trọng đối với QPAN, trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ cải cách miền biển ngày 10/4/1956, Bác phân tích: Đồng bằng là nhà, mà biển là cửa. Giữ nhà mà không giữ cửa có được không? Kẻ gian tế nó sẽ vào chỗ nào trước? Nó vào ở cửa trước. Vì vậy ta phải giáo dục cho đồng bào biết bảo vệ bờ biển [59, t.8, tr ]. Người cũng luôn quan tâm đến đời sống các chiến sĩ trên các hải đảo của Tổ quốc. Cổ vũ lòng yêu nước, yêu quê hương của các chiến sĩ, tinh thần gìn giữ biển, đảo như gìn giữ chính nhà mình và vạch hướng xây dựng các đảo thành những mảnh đất giàu mạnh. B i Tất Thắng (2007), trong các bài viết Sự phát triển kinh tế biển và chiến lược biển của một số nước trên thế giới và Về chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đã phân tích vị trí, vai trò rất quan trọng của biển và đại dương trong thế kỷ 21. Các quốc gia có biển đều hướng mạnh ra biển để khai thác tiềm năng biển, xây dựng chiến lược biển để phát huy vai trò của KTB, làm giàu từ biển. Đến nay, các nước phát triển trên thế giới, đặc biệt là các nước lớn đều có chiến lược biển, để phát triển KTB đạt được nhiều lợi ích to lớn. Việt Nam muốn trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, phải tập trung các nguồn lực phát triển KTB, đồng thời phải tích cực và chủ động HNQT [74]. Nguyễn Nhâm (2008), trong bài viết Các nước lớn điều chỉnh chiến lược biển, những quan tâm từ góc độ kinh tế biển của Việt Nam, đã đề cập đến việc các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc, đều đã thực hiện điều chỉnh chiến lược biển, coi biển và đại dương là kho dự trữ chiến lược là nơi dự trữ cuối c ng của

21 13 loài người về lương thực, thực phẩm, năng lượng trong thế kỷ 21 và tiếp đó. Từ đó, cho thấy Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là một quyết sách rất đúng đắn, hợp lòng dân, phát huy vai trò của KTB góp phần giúp Việt Nam vươn ra biển, làm giàu từ biển, và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [66]. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD (2016), trong cuốn The Ocean Economy in 2030 (Kinh tế Đại dương năm 2030) đã khẳng định tầm quan trọng của KTB đối với sự phát triển thịnh vượng của nhân loại trong tương lai. Thực tế KTB trên thế giới đã có nhiều đóng góp cho các chỉ tiêu tạo việc làm, thu nhập, tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, phát triển khoa học và công nghệ mang lại những lợi ích đầy ấn tượng cho các quốc gia [126]. Các công trình nghiên cứu trên đã khẳng định vai trò rất quan trọng của KTB đối với đời sống của con người trong thế kỷ 21 và tiếp đó, nhấn mạnh cần phát huy vai trò của KTB trong điều kiện HNQT, để thu được nhiều lợi ích, đi lên từ biển, làm giàu từ biển Những nghiên cứu về nội dung đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Brian Roach, jonathan Rubin and Charles Rorris (1999), trong bài Measuring Maine s marine economy (Đo kinh tế biển của tiểu bang Maine), nhằm rà soát chính sách tại tiểu bang này, các tác giả đã nêu lên sự khó khăn trong đánh giá KTB của Maine, hiện chưa có các tiêu chí đánh giá KTB được chấp nhận rộng rải, cũng như chưa sẵn có dữ liệu thống kê, chưa có sự thống nhất phương pháp đo KTB. Các ngành KTB vừa có một phần phụ thuộc biển, vừa có một phần không phụ thuộc biển. Tiểu bang Maine của Hoa Kỳ có dặm bờ biển, hòn đảo, kinh tế thuần biển đóng góp 2,8 tỷ USD, chiếm 7,8% thu nhập quốc dân của tiểu bang vào năm Các hoạt động KTB cụ thể như nghề cá thương mại (gồm đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản), giải trí và du lịch biển, giao thông hàng hải (gồm vận chuyển hàng hoá và hành khách bằng đường biển, vận tải phà, bến du thuyền, bến tàu, cảng), đóng và sửa chữa tàu thuyền, hoạt động quốc phòng, các hoạt động khác như nghiên cứu khoa học, giáo dục, và quản lý

22 14 biển, Các tác giả dự báo KTB Maine sẽ tiếp tục có bước phát triển mạnh trong tương lai, nhất là trong các lĩnh vực du lịch biển và công nghệ sinh học biển. Từ đó, các tác giả nhấn mạnh cần phải thống nhất định nghĩa, các phương pháp đo lường KTB của tiểu bang Maine, và đưa ra một số ý kiến về xây dựng các thước đo tổng thể, ph hợp để đánh giá chính xác KTB của một địa phương [115]. Admimal James D.Walkins (Chairman) (2004), trong An Ocean Blueprin for the 21 st century (Một Kế hoạch chi tiết Đại dương cho thế kỷ XXI) của Hoa Kỳ, cuốn sách là bản Chiến lược biển đồ sộ, được soạn thảo công phu, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Mỹ, đã vạch ra các kế hoạch hành động chi tiết cho quản lý biển và đại dương, phát triển KTB bền vững, và làm rõ nội dung cơ bản hoạt động KTB gồm sản xuất thực phẩm, năng lượng, khai thác khoáng sản, giải trí và du lịch, vận tải biển, dược phẩm, bảo tồn sự đa dạng sinh học. Các tác giả dự báo trong tương lai, vùng bờ biển sẽ là nơi hấp dẫn để cư trú, làm việc và giải trí. Trên cơ sở phân tích một cách khoa học về sự vật, hiện tượng, các hoạt động của con người, các mối tương tác, ảnh hưởng và các quy luật tự nhiên, kinh tế, xã hội gắn với biển và đại dương, bản Chiến lược đã đưa ra những khuyến nghị giúp nước Mỹ áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, công nghệ; cải thiện giáo dục, đào tạo; cải thiện quản lý; liên kết và phối hợp giữa các v ng biển, giữa các cơ quan để tổ chức phát triển KTB, ứng phó với những tác động bất lợi của khí hậu, thời tiết, và các tác động tiêu cực của con người đến môi trường biển và đại dương, bảo đảm sự phát triển vền vững cho tương lai [113]. Sherry Heileman (2008), trong cuốn A handbook for measuring the progress and outcomes of interated coastal and ocean management, (Sổ tay đánh giá tiến độ và kết quả của công tác quản lý tổng hợp biển và v ng bờ biển). Tác giả tập hợp nhiều bài viết nêu ra những nhận thức mới về chức năng, nguyên tắc, quá trình nghiên cứu tổng hợp biển và v ng bờ biển, hệ thống hóa các chính sách, thể chế về kinh tế, chính trị, xã hội và việc lựa chọn chúng để áp dụng trong quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển. Đây là tài liệu rất hữu ích cho việc nghiên cứu nội dung phát triển KTB trong HNQT, đặc biệt là phục vụ cho mục đích đề xuất cơ chế chính sách, giải pháp phát triển KT-XH ở một v ng biển [133].

23 15 Vũ Trụ Phi (2008), trong bài viết Phát triển bền vững vận t i biển trong hội nhập kinh tế quốc tế g n với b o đ m PAN, và các tác giả Quốc Toản, Mạnh H ng, Mạnh Dũng (2008), trong bài viết Kết hợp phát triển KTB với tăng cường PAN b o vệ chủ quyền biển đ o trong tình hình mới, các tác giả đều khẳng định Chiến lược phát triển đất nước trong điều kiện HNQT là phải gắn kết chặt chẽ giữa phát triển KTB với tăng cường QPAN. Đó là nét độc đáo trong trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Tất cả các ngành KTB phải cố gắng thực hiện tốt chiến lược kết hợp đó. Việc thực hiện tốt chiến lược phát triển KTB gắn với QPAN sẽ mang lại sự phát triển bền vững cho các ngành KTB cũng như cho toàn đất nước. Các tác giả cũng đã đề xuất nhiều nội dung phát triển KTB bền vững, phải kết hợp chặt chẽ với QPAN trong điều kiện HNQT [69]. Trần Đình Thiên (2011), trong Về chiến lược kinh tế biển của Việt Nam, cho rằng Việt Nam có hai lợi thế về KTB là tiềm năng tự nhiên, tiềm năng vị thế địa kinh tế và địa chính trị đặc biệt. Do đó, phải chuyển nhanh từ phương thức truyền thống chủ yếu hướng vào khai thác tài nguyên thô, sang phương thức kết hợp: khai thác mặt tiền biển - lợi thế địa chiến lược và tự do hóa thương mại. Điều này đã làm nên sự thành công của nhiều quốc gia đi trước trong nỗ lực phát triển KTB để trở thành cường quốc biển. Việt Nam không thể khai thác biển hiệu quả, nếu không khẳng định được sự hiện diện của mình trên đại dương với tư cách là một thực lực, tốt nhất là tư cách của một cường quốc biển, vì vậy đã đến lúc Việt Nam cần có những đột phá mới trong tư duy và chiến lược phát triển KTB [78]. Paul S. Giarra (2012), trong cuốn Hàng h i nổi bật của Trung uốc: Chiến lược cạnh tranh trên đại dương trong thế kỷ 21, trình bày sự nổi lên của Trung Quốc sẽ tiếp tục phá vỡ trật tự thế giới và thách thức lợi ích quốc gia của Mỹ. Trung Quốc thiết lập kế hoạch để chiến thắng và vươn lên nổi bật là kinh tế hàng hải quanh theo trục tam giác chiến lược bao quanh các đảo Sakhalin, Singapore và Guam; qua Ấn Độ Dương và dọc theo tuyến đường hàng hải từ San Diego đến Singapore. Đã cho thấy mối quan tâm hàng đầu của các cường quốc trên thế giới thực hiện tái cấu trúc KTB, điều chỉnh chiến lược biển để vươn ra biển, làm giàu từ biển và chiến lược phòng thủ trên các đại dương của họ [128].

24 16 Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề về chiến lược chính sách, tiêu chí đánh giá KTB; cơ chế quản lý KTB; kết hợp KTB với QPAN; liên kết vùng và phối hợp trong phát triển KTB; vai trò của nhà nước; Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các tiêu chí đánh giá KTB được chấp nhận rộng rãi, cũng như còn thiếu cơ sở dữ liệu KTB và luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách, và tái cơ cấu KTB ở một v ng biển trong điều kiện HNQT Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Bộ Thuỷ sản (1996), trong cuốn Nguồn lợi thuỷ s n Việt Nam, đã phân tích nguồn lợi thủy sản ở v ng biển và ven biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú, có trữ lượng khá lớn. Trong đó, có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, cho phép Việt Nam có thể lựa chọn phát triển mạnh ngành kinh tế thuỷ sản. Tuy nhiên, việc khai thác thuỷ sản quá mức bằng phương tiện có tính chất hủy diệt như: cào bờ xiệp mé, d ng thuốc nổ,... nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu bị cạn kiệt, tác động tiêu cực đến phát bền vững KTB trong điều kiện HNQT. Do đó, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản để đảm bảo có được ngư trường ổn định, khai thác lâu dài đang đặt ra rất cấp bách hiện nay [15]. Phạm Văn Giáp, Phan Bạch Châu và Nguyễn Ngọc Huệ (2002), trong cuốn Biển và c ng biển thế giới, đã giới thiệu khái quát các cảng biển lớn trên khắp thế giới, thường xuyên chịu tác động sâu sắc bởi những yếu tố đặc th của môi trường biển và đại dương. Trong đó, đặc điểm của các yếu tố về khí tượng, thủy văn của biển Đông có ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động khai thác cảng biển của Việt Nam. Trên cơ sở những khái quát đó, cuốn sách đã luận giải và đề xuất những định hướng lớn để xây dựng và khai thác có hiệu quả các cảng biển của Việt Nam [41]. Đỗ Hoài Nam (2003), trong cuốn Phát triển kinh tế - xã hội và môi trường các tỉnh ven biển Việt Nam, đã nghiên cứu, khảo sát và đánh giá điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường ở các tỉnh ven biển Việt Nam cho thấy các nhân tố được khảo sát có ảnh hưởng sâu sắc đến phát triển KTB trong điều kiện HNQT.

25 17 Muốn phát triển KT-XH ở các tỉnh ven biển hiệu quả phải có những giải pháp, cơ chế chính sách ph hợp với tính đặc th về điều kiện tự nhiên, KT-XH và môi trường vùng ven biển, tận dụng những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực để phát triển bền vững. Cuốn sách gợi ý tư duy mới về áp dụng hệ thống giải pháp, cơ chế chính sách đặc th ở các tỉnh ven biển, khai thác các nhân tố ảnh hưởng tích cực để phát triển hiệu quả KTB trong điều kiện HNQT [64]. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), trong Đề án Tổng thể về điều tra cơ b n và qu n lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã nghiên cứu và điều tra cơ bản các nhân tố về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển Việt Nam, xác định đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh đến phát triển KTB, để xây dựng cơ sở khoa học cho việc quản lý và khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia, từng bước đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu lên từ biển, mạnh về biển [13]. Nguyễn Chu Hồi (2014), trong bài Đại dương trong ứng phó biến đổi khí hậu, cho rằng BĐKH và biến đổi đại dương có liên quan chặt chẽ với nhau thông qua quá trình tương tác của chúng trong tự nhiên và có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nguồn tài nguyên và môi trường biển. Quá trình khai thác biển và đại dương làm nguồn tài nguyên cạn kiệt dần và ô nhiễm nghiêm trọng BĐKH gia tăng làm ảnh hưởng xấu đến đời sống con người ở trái đất. Theo đó, tác giả đề xuất các giải pháp thực hiện tăng trưởng xanh, với nguồn vốn tự nhiên, đại dương, đô thị xanh, cảnh quan và năng lượng bền vững [44]. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ một số yếu tố về xu thế phát triển của thị trường và nguồn tài nguyên biển, ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu và từ nội tại quá trình hoạt động KTB chỉ ra các tác động tích cực, tạo động lực đẩy mạnh hoạt động KTB và tác động tiêu cực, yếu tố cản trở, nêu ra các cách thức lựa chọn sử dụng các nhân tố phát huy tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực để thúc đẩy KTB phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu HNQT.

26 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nghiên cứu về kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển Lê Cao Đoàn (1999), trong cuốn Đổi mới và phát triển vùng kinh tế ven biển, đã nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển v ng đất bồi tụ ven biển tỉnh Thái Bình; đút kết kinh nghiệm thành công của các cuộc khai hoang trong lịch sử Việt Nam và từ đó kiến nghị những giải pháp, cơ chế chính sách để phát triển KT-XH v ng ven biển, theo tư duy đổi mới của Đảng nhằm biến những v ng ven biển thành những v ng kinh tế phát triển năng động. Cuốn sách cũng là tài liệu tốt để tham khảo cho việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển v ng ven biển, nhất là những v ng biển có nhiều nét tương đồng với v ng ven biển tỉnh Thái Bình [39]. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), trong cuốn Chiến lược và mô hình qu n lý biển của một số nước, gồm nhiều bài viết chuyên đề về KTB đã nêu bật kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong xây dựng chiến lược và các mô hình để quản lý, khai thác hiệu quả KTB nhằm phát triển bền vững. Cuốn sách đã cung cấp nhiều thông tin bổ ích và kinh nghiệm phát triển KTB của một số nước, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho việc tìm kiếm giải pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB trong HNQT hiện nay [108]. Eva Murray (2010), trong Well Out to Sea: Year-Round on Matinicus Island (C ng ra biển: Quanh năm trên đảo Matinicus) là một cuốn sách nghiên cứu kinh nghiệm phát triển KTB trên một hòn đảo thuộc tiểu bang Maine - Hoa Kỳ. Nơi đây có khoảng 30 ngàn người sinh sống, đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đã xây dựng được nền kinh tế hải đảo khá phát triển. Cuốn sách nêu lên những kinh nghiệm tốt về việc xây dựng và phát triển kinh tế hải đảo [121]. Hồ Tấn Sáng và cộng sự (2010), trong Đề tài khoa học cấp bộ Khai thác tiềm năng kinh tế biển, đ o ở các tỉnh Duyên h i miền Trung - thực trạng và gi i pháp, đã phân tích kinh nghiệm thực tiễn của quá trình khai thác tiềm năng KTB ở khu vực các tỉnh duyên hải miền Trung, chỉ ra những thành tựu đạt được, những hạn chế cần khắc phục trong việc khai thác tiềm năng KTB v ng Duyên hải miền Trung trong điều kiện HNQT, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để các tỉnh

27 19 Duyên hải miền Trung đẩy mạnh khai thác có hiệu quả tiềm năng KTB, bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu HNQT [72]. Nguyễn Thị Thu Hà (2013), trong Luận án tiến sĩ kinh tế, Đầu tư phát triển c ng biển Việt Nam giai đoạn , đã có nhiều chú ý nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đầu tư phát triển cảng biển và rút ra bài học kinh nghiệm về đầu tư phát triển cảng biển, giúp cho nhà nước và các nhà đầu tư, đầu tư đúng hướng và có hiệu quả hệ thống cảng biển của Việt Nam [42]. Các công trình nghiên cứu trên đã tập trung luận giải kinh nghiệm thực tiễn dưới các khía cạnh khác nhau như: phát triển KT-XH v ng ven biển; xây dựng chiến lược biển; kinh nghiệm khai thác KTB ở một v ng biển; xây dựng kinh tế đảo; đầu tư cảng biển, Đã gợi mở nhiều kinh nghiệm tốt về đẩy mạnh hoạt động KTB trong điều kiện HNQT rất bổ ích cho việc nghiên cứu đề tài Luận án Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển trong hội nhập quốc tế Đinh Ngọc Viện và cộng sự (2002), trong đề tài khoa học cấp Nhà nước Nghiên cứu các gi i pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành hàng h i Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế, đã tập trung nghiên cứu lý thuyết, phân tích và đánh giá thực trạng ngành hàng hải Việt Nam trong HNQT, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ chế chính sách để phát triển hiệu quả ngành hàng hải Việt Nam [109]. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009), trong uy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm 2020, đã xác định v ng biển và ven biển Việt Nam thuộc vịnh Thái Lan gồm v ng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Vịnh Thái Lan c ng các đảo nằm trên đó và phần đất liền ven biển thuộc 2 tỉnh Kiên Giang và Cà Mau, có chiều dài bờ biển 347 km, rất giàu tiềm năng KTB. Quy hoạch đã xây dựng mục tiêu, phương hướng và giải pháp tổ chức không gian biển (KGB) để tập trung đầu tư các ngành KTB mũi nhọn, xây dựng kết cấu hạ tầng kết nối với các nước ASEAN, để phát triển KT-XH, góp phần thịnh vượng chung của v ng biển và ven biển Tây Nam của Việt Nam [11].

28 20 Lê Minh Thông (2012), trong Luận án tiến sĩ kinh tế Gi i pháp chính sách phát triển kinh tế ven biển của tỉnh Thanh Hoá, đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn, đánh giá thực trạng chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hoá trong những năm đổi mới, qua đó đã chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng chính sách phát triển kinh tế ven biển tỉnh Thanh Hoá, góp phần hoàn thiện thể chế KTB, cung cấp luận cứ khoa học cho chỉ đạo phát triển KT-XH ở một tỉnh ven biển [79]. Nguyễn Bá Ninh (2012), trong Luận án tiến sĩ kinh tế Kinh tế biển ở các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam trong hội nhập quốc tế, đã hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn KTB, phân tích tiềm năng to lớn của KTB các tỉnh Nam Trung Bộ Việt Nam với nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng cho phát triển nhiều ngành KTB. Luận án đã phân tích, đánh giá quá trình phát triển KTB của các tỉnh Nam Trung Bộ đạt được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định. Trên cơ sở đó, tác giả xác định mục tiêu, phương hướng phát triển KTB, đề xuất 7 nhóm giải pháp mang tính hệ thống, ph hợp với thực tiễn để đẩy mạnh phát triển KTB ba tỉnh Nam Trung Bộ theo hướng bền vững [68]. Như vậy, đã có một số công trình nghiên cứu đề cập khá toàn diện các vấn đề của KTB trong HNQT về cả lý luận và thực tiễn, trên phạm vi cả nước, của một vùng hay địa phương, đề xuất được một số giải pháp phát triển KTB trong HNQT ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KHOẢNG TRỐNG CẦN ĐƢỢC LÀM SÁNG TỎ Đánh giá kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố Các công trình nghiên cứu về KTB trong điều kiện HNQT khá phong phú, đa dạng, đề cập nhiều vấn đề như: khái niệm, các bộ phận cấu thành và đặc trưng của KTB; phản ánh vai trò to lớn của KTB đối với phát triển KT-XH, đảm bảo QPAN và đời sống của con người cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Có công trình nghiên cứu khoa học về biển và đại dương, đồng thời cũng là chiến lược biển của quốc gia với tầm nhìn dài hạn cho thế kỷ 21. Có một số công trình khoa học đã

29 21 phân tích thị trường và sự đóng góp to lớn của các ngành KTB trong cơ cấu kinh tế của mỗi nước, mỗi khu vực có biển trên thế giới. Một số công trình tập trung nghiên cứu nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động KTB, chú trọng nghiên cứu chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển KTB và tái cấu trúc KTB, từ đó khẳng định Chiến lược biển Việt Nam là một chiến lược đúng đắn và hợp lòng dân. Nhiều công trình nghiên cứu những vấn đề cụ thể của KTB như: nguồn lợi thuỷ sản, tài nguyên biển, khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên biển, khai hoang lấn biển, nghiên cứu tính đặc th về tự nhiên, KT-XH vùng ven biển Nghiên cứu các ngành KTB như: du lịch biển; cảng biển, vận tải biển, đóng tàu; khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản; dầu khí, vấn đề bảo tồn biển; nghiên cứu những hiện tượng của khí hậu, thời tiết, tác động của BĐKH và con người đến KTB; môi trường biển, ô nhiễm biển; Một số nghiên cứu khác đã đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động KTB trong HNQT, đã hệ thống hoá lý luận và thực tiễn KTB, phân tích, đánh giá thực trạng KTB trên phạm vi cả nước, của một số vùng biển, hay một địa phương; nghiên cứu kết hợp phát triển KTB với QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo; nghiên cứu về sinh kế của cư dân ven biển; về quy hoạch KGB; liên kết v ng và phối hợp trong hoạt động KTB. Đây là những gợi ý về sự cần thiết phải đổi mới tư duy phát triển KTB, đổi mới quản lý, xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động KTB, đặc biệt là tư duy chiến lược về KTB với tầm nhìn dài hạn cho tương lai và rất hiện đại. Tác giả coi đây là những tài liệu tham khảo bổ ích Những khoảng trống về lý luận và thực tiễn của các công trình nghiên cứu và nhiệm cụ của luận án - Những khoảng tr ng: Hầu hết các nghiên cứu về KTB nói trên đều chưa thể hiện rõ rệt được góc độ kinh tế chính trị trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu, chưa rút ra được tính quy luật chung nhất và tính đặc th của KTB so với các ngành kinh tế khác. Các khái niệm về KTB hiện vẫn chưa bao hàm được hết các bộ phận của bản thân nó, chưa được minh định rõ ràng phần nào là kinh tế thuần biển, phần nào

30 22 không phải là kinh tế thuần biển. Nên trong phân tích về KTB của một số tác giả còn nhiều lúng túng. Các công trình nghiên cứu nêu trên đều chưa phân tích sâu và toàn diện về khía cạnh KTB trong bối cảnh HNQT. Vì thế, còn thiếu những dự báo chính xác, đầy đủ về xu hướng phát triển của KTB và sự tác động của tình hình thế giới đến KTB Việt Nam. Chưa có công trình nào nghiên cứu tái cấu trúc KTB ph hợp với xu thế phát triển của thị trường, và ứng phó hiệu quả với BĐKH toàn cầu hiện nay, để đề xuất giải pháp khả thi tái cấu trúc KTB trong điều kiện HNQT theo hướng hợp lý, tiến bộ, tăng trưởng theo chiều sâu. Chưa có công trình nào nghiên cứu sâu, phân tích sâu và làm rõ tính đặc th kinh tế đảo để trên cơ sở đó đề xuất những giáp pháp và cơ chế, chính sách đặc th nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế đảo gắn với tăng cường QPAN ở các v ng hải đảo của Việt Nam. Chưa có công trình nghiên cứu nào đề xuất giải pháp liên kết v ng phát triển KTB một cách khoa học và mang tính khả thi để phối hợp các tỉnh c ng nhau khai thác có hiệu quả KTB của một v ng biển chung. Trong bối cảnh ngày nay, với sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với sự phát triển hết sức nhanh chóng của tri thức và KH&CN mới, thị trường của KTB có nhiều biến động, biến đổi khí toàn cầu diễn biến phức tạp, mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy luôn có biến đổi, việc phát triển KTB trong điều kiện HNQT sẽ nảy sinh nhiều yếu tố mới cần phải được tiếp tục nghiên cứu bổ sung.

31 23 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƢNG VÀ VAI TRÕ CỦA KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Kinh tế biển và cấu trúc của nó Kh i niệm về kinh tế biển Đến nay, đã có nhiều quan niệm khác nhau về KTB. Tùy theo cách tiếp cận của mỗi tác giả hay mục tiêu phát triển của mỗi nước mà có cách hiểu khác nhau. Theo Douglas-Westwood Limited (2005), KTB là tổng hợp các ngành kinh tế diễn ra trên biển và các hoạt động có liên quan đến khai thác, sử dụng biển như: vận tải biển, du lịch biển, thương mại biển, công nghiệp chế biến, công nghiệp chế tạo gắn với tài nguyên biển và các ngành hỗ trợ như giáo dục, đào tạo và nghiên cứu KH&CN biển. Các ngành quản lý và quốc phòng hải quân tuy không trực tiếp hoạt động KTB nhưng là ngành hỗ trợ đắc lực cho KTB [120, tr.11]. Các tác giả Australia Sarah Gardner, Matthew Tonts and Carmen Elrick (2006), cho rằng: KTB là một cấu trúc phức tạp với những ngành công nghiệp biển điển hình như: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu, dầu khí, du lịch biển và dịch vụ du thuyền, cáp ngầm, quốc phòng, nghề cá thương mại, nghề cá giải trí, nuôi trồng hải sản, và các ngành công nghiệp biển mới nổi như hóa dầu và công nghệ sinh học biển [132, tr.1-3]. Các tác giả Trung Quốc gồm Dương Kim Thâm, Lương Hải Tân và Hoàng Minh Lỗ (1990) cho rằng: KTB là lĩnh vực đa ngành bao gồm các ngành nghề biển truyền thống như đánh bắt hải sản, làm muối và vận tải biển; nghề biển mới phát triển như khai thác dầu khí, nghề nuôi thả hải sản và du lịch biển; nghề biển tương lai như khai thác các nguồn năng lượng biển, khai thác khoáng sản dưới biển sâu và các ngành nghề lợi dụng nước biển; và các ngành kinh tế ở dải đất liền ven biển như nông nghiệp, công nghiệp ven biển, hệ thống hải cảng, đặc khu kinh tế cho phát triển vận tải biển và nuôi trồng thuỷ sản ven biển [77, tr.47].

32 24 Các tác giả Rui Zhao, Stephen Hynes and Guang Shun He (2015) quan niệm: KTB là tổng thể các ngành công nghiệp biển và các hoạt động có liên quan bao gồm các ngành trực tiếp sử dụng tài nguyên biển hoặc cung cấp hàng hóa dịch vụ sử dụng trực tiếp trong môi trường biển và tất cả các hoạt động kinh tế liên quan nhằm đạt được các mục tiêu khai thác và sử dụng biển hiệu quả [131, tr.1-5]. Ở Việt Nam, khái niệm về KTB cũng đã được một số tác giả quan tâm. Theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, KTB là những hoạt động kinh tế diễn ra ở v ng ven biển, trên các đảo và thềm lục địa bao gồm các lĩnh vực: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, thông tin liên lạc, dịch vụ, du lịch, thương mại Đó là một nền kinh tế tương đối toàn diện, có cơ cấu phức hợp đa ngành [40]. Nguyễn Chu Hồi (2007) thì cho rằng, KTB là kéo dài của kinh tế đất liền. Cư dân biển phải khác hẳn với cư dân nông nghiệp lúa nước. KTB phải đặt trong bối cảnh HNQT và đảm bảo QPAN để hình thành một yếu tố an ninh tổng hợp. Cũng trong Hội thảo này tác giả Nguyễn Thiết H ng cho rằng: Kinh tế biển ở Việt Nam, là một ngành kinh tế tổng hợp gồm 6 nền kinh tế thành phần: (1) Kinh tế cảng; (2) Kinh tế đóng tàu; (3) Kinh tế du lịch biển đảo; (4) Kinh tế thuỷ sản; (5) Kinh tế khai thác mỏ; và (6) Kinh tế lấn biển [68, tr.22-23]. B i Tất Thắng (2007) cho rằng, KTB là toàn bộ các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, chủ yếu là (1) kinh tế hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển); (2) hải sản (đánh bắt và nuôi trồng hải sản); (3) khai thác dầu khí; (4) du lịch biển; (5) làm muối; (6) dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và (7) kinh tế hải đảo. Và các hoạt động kinh tế trực tiếp liên quan đến khai thác biển, tuy không diễn ra trên biển nhưng sự tồn tại của chúng nhờ vào yếu tố biển, trực tiếp phục vụ KTB gồm: (1) đóng tàu; (2) công nghiệp chế biến dầu khí; (3) công nghiệp chế biến thủy sản; (4) dịch vụ biển; (5) thông tin liên lạc biển; (6) nghiên cứu KH&CN biển, đào tạo nhân lực, điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển [75]. Nguyễn Bá Ninh (2012) nêu quan niệm, Kinh tế biển là tổng thể các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, ven biển và hải đảo [68, tr.24]. Các khái niệm KTB nêu trên cho thấy, KTB là ngành (lĩnh vực) kinh tế tổng hợp, gồm cả các yếu tố của lực lượng sản xuất (lực lượng lao động, cơ sở vật

33 25 chất kỹ thuật, KH&CN) và cả các quan hệ sản xuất. Trong nhận thức về KTB, các tác giả thường bàn luận nhiều về các quan hệ kinh tế diễn ra ở v ng biển và thế nào là KTB trong hội nhập quốc tế? Thêm vào đó là những nhận thức mới về không gian biển (KGB), quan điểm quản lý biển và đại dương theo KGB [45], đòi hỏi nội hàm của KTB phải phản ánh nhận thức mới này. Kế thừa tính hợp lý của các quan niệm nêu trên, kết hợp với cách tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ kinh tế chính trị, theo tác giả, có thể hiểu: Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ kinh tế đặc thù g n với không gian biển thông qua hoạt động của các chủ thể trực tiếp diễn ra trên biển, các ngành nghề ở đất liền nhưng nhờ vào yếu tố biển, hoặc có liên quan đến khai thác, sử dụng biển và phần đóng góp của các hoạt động liên kết, hỗ trợ nhằm đạt được sự phát triển bền vững, sử dụng hợp lý, hiệu qu nguồn tài nguyên biển, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Với khái niệm này, KTB không chỉ đơn thuần là các hoạt động kinh tế diễn ra trên biển, mà còn phải kể đến tất cả các hoạt động kinh tế gắn với biển diễn ra ở các hải đảo và dải đất liền ven biển. KTB là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế diễn ra trong một v ng có biển. Khái niệm KTB nói trên cũng bao hàm các quá trình vận hành và phát triển bền vững KTB nhằm đạt được nhiều lợi ích nhất, với chi phí thấp nhất, phát triển từ thấp đến cao, từ ít đến nhiều, vừa có tính phổ biến vừa mang tính đặc th [57]. Phát triển KTB phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên, ứng phó với BĐKH toàn cầu, bảo vệ môi trường sinh thái và đáp ứng yêu cầu HNQT ặc trưng của kinh tế biển Kinh tế biển là phạm trù phân biệt với kinh tế trên vùng đất liền với 3 đặc trưng chủ yếu như sau: Thứ nhất, hoạt động s n xuất kinh doanh luôn g n với khai thác tài nguyên biển. Các điều kiện tự nhiên của v ng có biển hay còn gọi là tài nguyên biển là đặc trưng nổi bật làm cho KTB khác biệt so với các v ng kinh tế khác. Theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hiệp Quốc, tài nguyên biển được xác định theo KGB, bao gồm tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật và các nguồn tài

34 26 nguyên đặc biệt (tài nguyên trong khối nước, trên đáy và trong lòng đất dưới đáy biển, ở v ng đất liền ven biển...) [24, tr.30-31]. Tài nguyên sinh vật (Living Resources) bao gồm các loài sinh vật thủy sinh và các loài sinh vật trên đảo. Tài nguyên không sinh vật (Non - Living Resources) bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng và các loại tài nguyên vị thế khác. Các nguồn tài nguyên đặc biệt (Remarkable Resources) là những điều kiện tự nhiên như địa hình bờ biển và đảo, khoảng không mặt biển. Nếu tài nguyên sinh vật và tài nguyên không sinh vật có thể đánh giá được bằng trữ lượng, thì các loại tài nguyên đặc biệt không thể đánh giá bằng định lượng. Mặc d vậy, chúng lại được con người sử dụng, thậm chí từ rất lâu đời, trong các hoạt động phát triển KT-XH của mình. Vị trí của bờ biển, đảo và của vịnh có thể tạo lợi thế về vận chuyển đường biển trong nước và quốc tế và cũng có thể tạo lợi thế cho QPAN của một quốc gia. Chẳng hạn, do nhận thức vịnh Cam Ranh của Việt Nam có vị trí chiến lược đặc biệt nên kể từ thời Pháp thuộc, người Pháp đã d ng làm căn cứ hải quân ở Đông Dương. Giá trị đặc biệt của nó được biết đến là vị trí địa lý, khả năng phòng thủ tự nhiên hoặc khả năng được trang bị để chống lại các cuộc tấn công; và nguồn lực (khả năng) tự đáp ứng các nhu cầu của tàu bè tới thăm ( 24/05/2016). Tài nguyên biển là những yếu tố đầu vào của doanh nghiệp, nguồn lực của quốc gia cho phát triển KTB, đồng thời là nguồn lợi quan trọng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân kể cả của những người không trực tiếp sống ở v ng có biển. Thứ hai, việc tổ chức s n xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, chu kỳ sinh vật và vị trí không gian của vùng biển. Trong hầu hết các hoạt động KTB, việc sản xuất thường được thực hiện ngoài trời với không gian rộng lớn, lao động và tư liệu sản xuất luôn di động, thay đổi theo thời gian và không gian. Đặc trưng này được thể hiện rõ nhất trong việc nuôi trồng và khai thác hải sản, khai thác dầu khí và dịch vụ hàng hải. Do tài nguyên sinh vật biển là những cơ thể sống, nên chỉ trong những điều kiện tự nhiên thời tiết, khí hậu thích hợp thì chúng mới phát triển và cho kết quả. Con người không thể bất chấp các điều kiện sống của sinh vật trong hoạt động sản xuất. Do sự phân bố ngẫu nhiên nguồn lực tự nhiên cho mỗi

35 27 v ng biển mà lựa chọn việc nuôi trồng và khai thác hải sản của con người không thể t y tiện. Điều này có nghĩa là ngoài tổ chức sản xuất thuần túy mang tính kinh tế - kỹ thuật giống như ở các lĩnh kinh tế khác, việc tổ chức sản xuất của nhiều ngành trong KTB mang tính thời vụ rất cao. Việc bảo vệ môi trường sinh thái biển có tác động trực tiếp đến kết quả của hoạt động kinh tế này. Nếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các chủ thể không thấy được đặc trưng này thì không thể có hiệu quả cao trong khai thác các nguồn lợi từ biển. Thứ ba, thị trường của KTB cũng có những đặc trưng riêng. Ngoài những nét chung của thị trường, so với kinh tế trên đất liền, thị trường của KTB có những đặc trưng riêng do đặc trưng của hoạt động sản xuất kinh doanh trên KGB quy định. Thị trường đầu vào của KTB được đặc trưng bởi nguồn tài nguyên, công nghệ và nhân lực. Chẳng hạn, tàu thuyền, ngư cụ là yếu tố sản xuất và phương tiện chủ yếu phục vụ cho hoạt động KTB mà hoạt động kinh tế trên đất liền không có. Nguồn nhân lực cho hoạt động KTB cũng phải là những người có chất lượng đặc biệt, như có khả năng chịu áp lực cường độ cao, chịu đựng được các tác động của sóng gió, môi trường nước mặn và làm việc ngoài trời dài ngày. Thị trường đầu ra của KTB được đặc trưng bởi các sản phẩm có liên quan trực tiếp đến khai thác, chế biến từ nguồn tài nguyên biển. Đặc biệt, những sản phẩm được khai thác từ tài nguyên sinh vật mang tính thời vụ rất cao, chịu áp lực mạnh bởi tình trạng được m a, mất giá, được giá, mất m a. Rủi ro trong hoạt động KTB là rất lớn. Đầu tư vào KTB mạo hiểm hơn so với đầu tư vào những ngành ở đất liền. Mức rủi ro lại càng lớn hơn khi cơ cấu sản xuất trong KTB mất cân đối, thiếu vắng công nghiệp chế biến buộc các doanh nghiệp phải bán hàng thô từ việc khai thác. Ví dụ, do không có cơ sở chế biến dầu lửa, nên nhiều năm nước ta đã phải xuất khẩu dầu thô với giá thấp rồi lại nhập về xăng, dầu với giá cao hơn nhiều. Chính vì thế, việc hiện đại hóa các ngành KTB được nhiều doanh nghiệp và quốc gia quan tâm, coi là một điều kiện sống còn để có ưu thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế Cấu trúc của kinh tế biển Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ kinh tế đặc th diễn ra tại một v ng KGB (còn gọi là v ng KTB), gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội cụ thể và

36 28 nằm trong quy hoạch phân bố không gian phát triển chung của quốc gia. Với tiếp cận này, t y theo mục đích nghiên cứu và hoạch định chính sách mà có nhiều cách xác định cấu trúc của KTB. Dưới đây là 2 cách xác định chủ yếu: - Theo hoạt động kinh tế tạo ra công dụng s n phẩm, cấu trúc của KTB bao gồm các ngành sản xuất kinh doanh chuyên môn hóa theo lợi thế tự nhiên do nguồn tài nguyên của v ng KGB quyết định. Các ngành chuyên môn hóa nói lên chức năng sản xuất của v ng KTB trong một giai đoạn phát triển nhất định có quan hệ với nhau và quan hệ với các v ng còn lại của đất nước. Cũng như các v ng kinh tế khác, KTB có kết cấu với 3 phân đoạn chủ yếu là các ngành sản xuất chuyên môn hóa, các ngành sản xuất bổ trợ và các ngành sản xuất phụ. + Các ngành s n xuất chuyên môn hóa hay còn gọi là các ngành kinh tế thuần biển là ngành đóng vai trò chủ yếu, quyết định phương hướng sản xuất chủ yếu và quyết định vị trí của v ng KTB trong sự phân công theo lãnh thổ giữa các v ng trong nước, quyết định hình thành tổng hợp kinh tế v ng. + Các ngành s n xuất bổ trợ là ngành chủ yếu phát triển để trực tiếp phục vụ cho các ngành sản xuất chuyên môn hóa KTB. Đó là những ngành cung cấp thiết bị, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng cho các ngành kinh tế thuần biển. + Các ngành s n xuất phụ bao gồm những ngành không có liên quan trực tiếp với các ngành kinh tế thuần biển, nhưng rất cần cho hoạt động KTB như giao thông, liên lạc, dịch vụ tài chính, tiền tệ... Ở nước ta hiện nay, hoạt động KTB được kết cấu bởi các ngành: nuôi trồng và khai thác hải sản; công nghiệp khai thác tài nguyên biển và chế biến sản phẩm được khai thác; và dịch vụ trong KTB. Riêng dịch vụ trong KTB đã có rất nhiều loại như: dịch vụ hàng hải (vận chuyển, kho bãi, lai dắt tàu biển, môi giới hàng hải, cảng biển...), dịch vụ du lịch, dịch vụ thông tin, dịch vụ thương mại, dịch vụ tài chính, tín dụng, dịch vụ phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn trên biển phục vụ cho KTB. V ng KTB ở nước ta là một không gian lãnh thổ, một khu vực địa lý xác định bao gồm một số đơn vị hành chính ven biển và hải đảo, tồn tại sự trao đổi nội v ng và với v ng khác về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

37 29 Trong đó, v ng ven biển được xác định là vùng biển và đất liền tương tác với nhau, ranh giới về đất liền được xác định bởi giới hạn của ảnh hưởng biển đến đất, và điều kiện KT-XH gắn bó mật thiết với khai thác biển [3, tr.10]. Ranh giới xác định vùng KTB có thể là không gian lãnh thổ của một số tỉnh ven biển hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện, xã ven biển và hải đảo, t y theo yêu cầu quy hoạch vùng KTB, thuận tiện cho việc triển khai cơ chế chính sách và tổ chức quản lý KTB. - Theo quan hệ kinh tế - xã hội, cấu trúc của KTB gồm các thành phần, lực lượng kinh tế được hình thành và hoạt động trên địa bàn v ng KGB và dân cư từ nơi khác đến sinh sống, làm việc. Do trình độ phát triển lực lượng sản xuất còn thấp và không đồng đều, do lịch sử để lại và định hướng phát triển của đất nước, KTB ở Việt Nam hiện nay có cấu trúc bao gồm các thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế tuân theo pháp luật đều là những bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Trong nhận thức mới, vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được xác định là nhân tố mở đường cho sự phát triển kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân có vai trò phát huy hiệu quả vốn nhanh, năng động và là một động lực quan trọng của nền kinh tế [36, tr.103]. Các thành phần kinh tế hoạt động trong mối quan hệ vừa thống nhất vừa mâu thuẫn vói nhau, tạo nên một cấu trúc nền kinh tế nhiều thành phần. Mọi thành phần kinh tế đều hoạt động theo cơ chế thị trường, bình đẳng và cạnh tranh theo pháp luật [36, tr.105]. Với các cấu trúc trên, động lực trực tiếp quyết định phát triển KTB là lợi ích kinh tế của các chủ thể hoạt động tại chính không gian v ng biển đó. Bên cạnh động lực lợi ích kinh tế, các chủ thể và nhất là cư dân còn có động lực lợi ích về chủ quyền lãnh thổ của mình. Nếu nhà nước xây dựng và duy trì được một môi trường kinh tế vĩ mô để các doanh nghiệp, cơ sở KTB thực hiện một cơ chế phân

38 30 phối lợi ích công bằng, hợp lý thì sẽ tập trung được nguồn lực, kích thích được tính tích cực, năng động và sáng tạo của các chủ thể cho phát triển KTB Hội nhập quốc tế và quan hệ của nó đối với kinh tế biển - Kh i niệm hội nhập qu c tế về kinh tế biển: Hội nhập quốc tế về KTB là quá trình các quốc gia gắn kết các hoạt động KTB của nước mình với các nền kinh tế khu vực và thế giới bằng các nỗ lực thực hiện tự do hóa, mở cửa kinh tế trên các cấp độ song phương, đa phương và giảm thiểu sự khác biệt để trở thành một bộ phận hợp thành chỉnh thể nền kinh tế toàn cầu [80]. Hội nhập quốc tế về KTB còn là quá trình các quốc gia có KTB chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực chung nhằm gắn kết hoạt động sản xuất kinh doanh với nhau để hướng tới một quan hệ KTB khu vực và toàn cầu [67, tr.1-4]. Toàn cầu hóa kinh tế là xu hướng tất yếu khi lực lượng sản xuất đã phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc để mang tầm vóc quốc tế. Ngày nay, do tác động mạnh mẽ của KH&CN, nhất là của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế, nên bất cứ một v ng KTB nào của một quốc gia đều không thể phát triển nếu đơn độc đứng ngoài quá trình này. Tất nhiên, do là một xu hướng, nên quan hệ kinh tế quốc tế về KTB ẩn chứa cả yếu tố tích cực và tiêu cực. Nó đòi hỏi mỗi nước phải biết khai thác lợi thế của mình, phải tích cực vươn lên để vượt qua những thách thức, ngăn ngừa, hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra để phát triển. Đối với một nước đi sau như Việt Nam, thì HNQT về KTB là một cơ hội và con đường tốt nhất để rút ngắn độ tụt hậu về trình độ phát triển so với các nước tiên tiến; cho phép phát huy tối đa những lợi thế so sánh của mình trong phân công lao động và hợp tác quốc tế. - Quan hệ giữa hội nhập qu c tế với kinh tế biển: Lý luận và thực tiễn cho thấy, HNQT và KTB có quan hệ nội sinh. Tức là, sự phát triển của KTB sẽ tạo ra nhu cầu HNQT; ngược lại, HNQT sẽ tạo ra điều kiện thúc đẩy hoạt động KTB phát triển hiệu quả hơn, mang lại lợi ích lớn hơn

39 31 cho các chủ thể tham gia. Yếu tố trong điều kiện HNQT về KTB thể hiện ở chỗ các hoạt động KTB phải luôn gắn với nền kinh tế toàn cầu, tham gia cạnh tranh trên sân chơi toàn cầu, đồng thời, phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp quốc tế. Trong điều kiện đó, KTB của các nước đang phát triển vừa phải chịu tác động tích cực, vừa phải chịu những tác động tiêu cực do HNQT mang lại. Cụ thể là: + Tác động tích cực: HNQT về KTB sẽ tạo điều kiện để các nước mở rộng thị trường; có cơ hội tiếp cận được các nguồn lực của các nước, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy cạnh tranh, các chủ thể KTB trong nước phải năng động hơn [67, tr.5]. Khi tham gia HNQT về KTB, các nước đang phát triển có điều kiện tham gia phân công lao động quốc tế, nhờ đó hình thành cơ cấu KTB hợp lý, hiệu quả, tăng thu nhập cho người sản xuất và người tiêu d ng có nhiều lựa chọn hơn cho chi tiêu của mình. + Tác động tiêu cực: KTB trong điều kiện HNQT sẽ đặt các nước trước thách thức cạnh tranh gay gắt. Đối với nước đang phát triển thì đây là cuộc cạnh tranh không cân sức. Các hoạt động KTB của quốc gia dễ bị tổn thương bởi những biến động kinh tế trong khu vực và thế giới [67, tr.6]. Hội nhập quốc tế về KTB cũng có thể làm trầm trọng thêm những bất công xã hội trong từng nước và giữa các nước; tác động tiêu cực tới bản sắc văn hóa dân tộc và những vấn đề an ninh trên biển có thể diễn biến phức tạp hơn. Việc nhận thức đúng những tác động của HNQT đối với KTB là rất cần thiết để xác định phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động KTB của một v ng cũng như của một quốc gia V i tr củ kinh tế biển đối với phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế Biển có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia bất kể là có biển hay không có biển. Việc nhận thức đúng về vai trò của KTB là rất cần thiết để có phương hướng và giải pháp phát triển cả trước mắt và lâu dài. Vai trò đặc biệt của biển là tác động đến các hoạt động của con người, trong đó tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc hình thành và phát triển các

40 32 hoạt động KTB. Do vai trò đó, Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển đã cho các quốc gia không giáp biển có quyền tiếp cận biển mà không phải trả thuế lưu thông qua quốc gia quá cảnh và có chương trình hỗ trợ các quốc gia đang phát triển không giáp biển [24, tr.43-46]. Trong mấy thập niên gần đây, do tác động bởi những biến đổi nhanh của cách mạng KH&CN và mới nhất là của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, việc khai thác các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên ở đất liền đã không chỉ đơn thuần là khan hiếm mà còn vấp phải tình trạng cạn kiệt. Hoạt động kinh tế của nhiều nước đã và đang hướng mạnh ra biển. Trong điều kiện đó, vai trò của KTB ngày càng trở nên quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh của hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là những quốc gia có biển. Đối với nước ta trong điều kiện hiện nay, để đẩy nhanh và rút ngắn quá trình phát triển, KTB càng có vai trò quan trọng. Thứ nhất, KTB tạo ra điều kiện để khai thác các nguồn tài nguyên biển cho tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Tài nguyên biển là một bộ phận của tài nguyên thiên nhiên, hình thành và phân bố trong khối nước biển và đại dương, trên bề mặt đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển [24, tr.19]. Tài nguyên biển có thể được phân loại, bao gồm: tài nguyên sinh học biển (rong, cỏ biển, cá, tôm và các loại hải sản khác có thể d ng cho sản xuất và đời sống), tài nguyên khoáng vật và hóa học biển (bao gồm các dạng năng lượng như dầu, khí đốt, than, băng cháy; kim loại cứng như sắt, thủy ngân, vàng, bạc ; các hóa học như Cl, Na, Ca, Mn dùng cho sản xuất công nghiệp, dược phẩm, nông nghiệp ; tài nguyên năng lượng biển (bao gồm các dạng thủy triều, dòng chảy, sinh khối, garadient muối, garadient nhiệt, sóng, gió, bức xạ mặt trời ngoài khơi); tài nguyên hàng hải và thông tin liên lạc trên biển. Ngoài các nguồn tài nguyên hữu hình, v ng biển còn có các tài nguyên vô hình. Đó là các nguồn tài nguyên tuy không hiện diện mang tính vật lý, nhưng lại hết sức quan trọng như vị thế biển d ng cho phát triển các cảng biển, phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố ven biển và trên đảo, xây dựng sân bay, khu nghỉ dưỡng ngoài khơi; vị thế địa lý biển, đảo, vị thế QPAN

41 33 Tài nguyên biển là bộ phận nguồn lực rất quan trọng cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp khai thác, chế biến, năng lượng, giao thông vận tải, là điều kiện thuận lợi cho giao lưu trong nước và quốc tế, phát triển du lịch Biển là nơi điều hòa khí hậu hết sức quan trọng có chức năng là bộ máy điều hoà nhiệt của Trái đất là nơi nghỉ ngơi và phát triển du lịch lý tưởng [113, tr.37]. Trong điều kiện hiện nay, khi các nguồn lực tài nguyên trong đất liền ngày càng trở nên khan hiếm và cạn kiệt thì việc mở rộng khai thác, sử dụng tài nguyên biển là hết sức cần thiết. Nó có vai trò rất quan trọng trong mở rộng giới hạn khả năng sản xuất, góp phần làm tăng hiệu quả của nền kinh tế [70, tr.33-39]. Đối với nước ta, một nước có v ng biển rộng lớn hơn 1 triệu km 2, gấp hơn ba lần diện tích đất liền, hơn đảo lớn, nhỏ và bờ biển dài hơn km, nằm trong số 10 nước trên thế giới có chỉ số cao nhất về chiều dài bờ biển so với diện tích lãnh thổ, nguồn tài nguyên biển là một ưu thế đặc biệt để phát triển kinh tế [46, tr.6]. Tài nguyên biển Việt Nam đã và đang cung cấp nhiều loại thực phẩm, khoáng sản, dầu lửa và nhiều loại nguyên liệu quý giá khác phục vụ cho việc đáp ứng các nhu cầu của sản xuất và đời sống, nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nếu việc phát triển KTB đúng hướng và có hiệu quả, thì nó sẽ cho phép mở rộng các nguồn lực cho sản xuất, đóng góp quan trọng chuyển dịch cơ cấu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Việc xác định chức năng của từng khu vực, từng v ng biển cũng sẽ cho phép khai thác, sử dụng tối ưu tài nguyên biển, đảo cho tăng trưởng và phát triển kinh tế của v ng nói riêng, cả nước nói chung. Thứ hai, KTB tạo ra điều kiện để sử dụng nguồn nhân lực, tạo việc làm và thu nhập cho người dân. Nguồn nhân lực là tổng thể về số lượng và chất lượng con người với tổng hoà các tiêu chí về trí lực, thể lực và những phẩm chất đạo đức, sức sáng tạo, sức suy nghĩ được xã hội đã, đang và sẽ huy động vào quá trình lao động sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Nguồn nhân lực là một yếu tố tiềm năng, một đầu vào tạo nên các hoạt động kinh tế của mỗi tổ chức, doanh nghiệp, mỗi v ng và quốc gia. Khi nguồn nhân lực được sử dụng vào các hoạt động kinh tế thì nó chính là nguồn lực quan trọng nhất quyết định sự giàu có. Tầm quan trọng

42 34 này đã được các nhà kinh tế cổ điển như A. Smith ( ), tiếp đến là C.Mác ( ) nhận thức và phản ánh trong lý thuyết kinh tế của mình. Về khía cạnh này, vai trò của KTB được thể hiện ở chỗ, để khai thác và đưa vào sử dụng các nguồn tài nguyên biển, cần phải có nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực tại v ng có biển hay nguồn nhân lực tại chỗ là một nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định kết quả khai thác tiềm năng tài nguyên biển. Tuy có thể sử dụng nguồn nhân lực từ bên ngoài, ở sâu trong đất liền cho hoạt động KTB, nhưng do đặc tính của nó, nguồn nhân lực tại chỗ có nhiều ưu điểm hơn, có năng lực tốt hơn và khả năng thích nghi cao hơn khi làm việc trong điều kiện v ng biển thường có nhiều áp lực lớn. Ví dụ, khi làm việc trên biển, người lao động tại chỗ không hoặc ít bị say sóng hơn so với người lao động vốn xưa nay sinh sống ở các v ng sâu trong đất liền. Điều này có nghĩa phát triển KTB là cách để tạo ra những điều kiện cần thiết cho phát huy các nguồn lực tại chỗ, trong đó có cả nguồn nhân lực tại v ng có biển. Kinh tế học hiện đại đã xác định rằng, một nền kinh tế có hiệu quả là nền kinh tế sử dụng hết các nguồn lực trong một cơ cấu sản xuất thích hợp [70, t.1, tr.35]. Nếu nguồn nhân lực tại v ng KTB được huy động vào hoạt động tại chỗ trong một cơ cấu sản xuất kinh doanh thích hợp thì nó sẽ là một nhân tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của chính vùng đó, đồng thời còn tạo ra điều kiện để thu hút nguồn nhân lực từ nơi khác đến làm việc, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển của cả nền kinh tế quốc dân. Nước ta hiện có hơn 27 triệu người đang sinh sống, các v ng ven biển và đảo của Việt Nam, với 18 triệu người trong tuổi lao động, chiếm 33,4% tổng lực lao động cả nước. Dự báo đến năm 2020 quy mô dân số sẽ vào khoảng 30,4 triệu người, trong đó lực lượng lao động khoảng 19 triệu người [64, tr.9]. Đây là một nguồn lực rất dồi dào. Kinh tế biển là điều kiện rất quan trọng để thu hút nguồn lực này, tạo việc làm và thu nhập. KTB càng phát triển thì quy mô việc làm và thu nhập của người lao động sẽ ngày càng tăng lên. Thứ ba, KTB tạo ra điều kiện để mở rộng HNQT. Biển và đại dương là nơi tiếp giáp của nhiều nước. Những nguồn tài nguyên của v ng biển không chỉ là

43 35 điều kiện phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu trong nước, mà còn là điều kiện rất quan trọng tạo ra sản phẩm cho xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài. Biển là điều kiện rất quan trọng cho phát triển phương thức giao thông hàng hải. V.I Lênin từng cho rằng: vận chuyển hàng hoá bằng đường biển là vận chuyển rẻ nhất [53, tr.248]. Trên thực tế, có nhiều phương thức vận chuyển hàng hóa khác nhau, nhưng vận chuyển bằng đường biển đóng vai trò rất quan trọng và có nhiều ưu điểm vượt trội như: chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên; khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng lớn; khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao; cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác. Trong điều kiện 2/3 trái đất là nước và chủ yếu là biển, thì giao thông đường biển không thua kém gì đường hàng không mà còn chuyển được một khối lượng hàng hóa rất lớn tới nhiều quốc gia. Biển và đại dương có vai trò hết sức quan trọng giúp rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cho các v ng miền, các quốc gia trên thế giới, thông qua các tuyến đường thủy. Hiện nay, vận tải biển đã trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Do vị trí tự nhiên của nó, v ng biển còn là nơi lý tưởng để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trung tâm kinh tế, các đô thị ven biển, các khu du lịch và nghỉ dưỡng, tạo điều kiện và động lực quan trọng cho mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài, thúc đẩy HNQT. Lịch sử thế giới cho thấy, những đột phá phát triển mang tầm thế giới cho đến nay hầu như bắt nguồn từ những quốc gia có biển. Italia thế kỷ XIV - XV, Anh thế kỷ XII - XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX. Mỗi thời đại phát triển lớn đều gắn với các đại dương, như: thời phục hưng gắn với Địa Trung Hải, thời Ánh sáng gắn với Đại Tây Dương, và hiện nay là thời Phục hưng Đông Á gắn với Thái Bình Dương [72, tr.21]. Vị trí địa lý v ng biển của quốc gia nhiều khi quan trọng đặc biệt hơn cả tài nguyên, như Singapore, Nhật Bản, Hà Lan đều là những nước nghèo về tài nguyên nhưng có nền KTB phát triển h ng mạnh nhờ vào vị trí địa lý đặc biệt v ng biển của mình Không phải ngẫu nhiên từ cuối thế kỷ 19, C.Mác và Ph.Ăngghen đã cho rằng, nhờ có

44 36 đường biển và sự những tiến bộ lạ thường của hàng hải mà người ta đã tìm ra châu Mỹ, thị trường thế giới được mở rộng. Sự phát triển của các cảng biển làm cho đời sống thành thị châu Âu trở nên phồn vinh [57, tr ]. Đối với Việt Nam, biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. KTB lại càng có vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và HNQT. Đẩy mạnh hoạt động KTB sẽ giúp Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn [5, tr.3], mở rộng cửa ngõ của giao lưu và HNQT, góp phần tạo động lực để hình thành và phát triển các trung tâm, khu, cụm kinh tế ven biển hướng ra biển đẩy mạnh xuất khẩu. Thứ tư, KTB có vai trò quan trọng đối với đ m b o quốc phòng, an ninh. Biển và v ng biển là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với QPAN của mọi quốc gia có biển. Đối với nước ta, vai trò của KTB đối với QPAN lại càng quan trọng hơn. Bởi vì, nước ta có vị trí giáp với Biển Đông ở ba phía Đông, Nam và Tây Nam. Biển Đông nằm trên tuyến đường giao thông biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương, Châu Âu Châu Á, Trung Đông Châu Á. Đây là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn nhịp thứ hai của thế giới với tàu các loại qua lại mỗi ngày. Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả các nước trong khu vực về địa chiến lược, an ninh quốc phòng, giao thông hàng hải và kinh tế. Biển Đông có vai trò quan trọng là tuyến phòng thủ hướng đông của đất nước. Các đảo và quần đảo đặc biệt là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, không chỉ có ý nghĩa trong việc kiểm soát các tuyến đường biển qua lại nơi đây mà còn có ý nghĩa phòng thủ chiến lược quan trọng đối với Việt Nam. Hệ thống quần đảo và đảo trên v ng biển nước ta c ng với dải đất liền ven biển là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự, điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ v ng biển của nước ta. Đồng thời, đây cũng là những lợi thế

45 37 để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển - đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực. Việc phòng thủ từ hướng biển luôn mang tính chiến lược sống còn. Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã cho thấy có tới 2/3 các cuộc chiến tranh xâm lược của bên ngoài vào nước ta là từ đường biển. Việc kết hợp phát triển KTB với QPAN sẽ tạo ra điều kiện biến v ng biển thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc [40, tr.37]. Bên cạnh những vai trò nêu trên, trong bối cảnh hiện nay, việc phát triển KTB đúng hướng còn góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế xanh, tạo dựng đời sống văn hóa xã hội với những đặc th của v ng biển, hướng đến một nền văn minh mới với chất lượng cuộc sống được nâng lên, tạo đà phát triển bền vững cả kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia có biển. Trong những năm gần đây, do tình trạng tài nguyên biển và đại dương đang dần cạn kiệt, đa dạng sinh học bị suy giảm, ô nhiễm môi trường tiếp tục gia tăng, BĐKH ngày càng rõ nét, yêu cầu phát triển KTB một cách bền vững đã được đặt ra. KTB xanh là một hướng được ngày càng nhiều nước quan tâm. KTB xanh có vai trò rất quan trọng trong việc gắn phát triển kinh tế với bảo đảm môi trường biển an toàn, bền vững. Với những vai trò trên, hoạt động KTB được xem là một bộ phận trong chiến lược biển của nhiều nước. Đối với nước ta, đẩy mạnh KTB và bảo vệ chủ quyền biển đảo là sự lựa chọn có tính chất sống còn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ [60, tr.504], Người căn dặn chúng ta phải làm chủ hoạt động KTB để phục vụ cho phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo. Vì thế, Hội nghị Trung ương 8 khóa XII (năm 2018) của Đảng tiếp tục đề ra Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó, đẩy mạnh hoạt động KTB theo hướng phát triển bền vững là một trong những nội dung chủ yếu nhất.

46 NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KINH TỀ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Nội dung của kinh tế biển Kinh tế biển là tổng thể các quan hệ kinh tế đặc th của một v ng có biển, là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, các hoạt động KTB không chỉ diễn ra trong nội v ng mà còn có quan hệ với các v ng khác của đất nước và quan hệ với nước ngoài. Các hoạt động KTB bao hàm cả quá trình vận động, và phát triển của nó. Việc xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của KTB dưới đây là dựa trên quan điểm tiếp cận đó C c ngành kinh tế và cơ cấu kinh tế ngành - Ngành kinh tế biển là tập hợp các đơn vị KTB có một số điểm chung về đầu ra, đầu vào hoặc cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ, là bộ phận chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của con người và xã hội [48, tr.75]. Có nhiều cách phân loại ngành KTB khác nhau. + Theo tính chất tác động của con người vào đối tượng lao động: có hai nhóm ngành khai thác và chế biến tài nguyên biển và dịch vụ KTB. + Căn cứ vào phân công lao động xã hội đặc th để xác định KTB có 3 ngành: Sản xuất chuyên môn hoá KTB (còn gọi là ngành kinh tế thuần biển), sản xuất bổ trợ của KTB và sản xuất phụ của KTB. + Căn cứ vào đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của quá trình sản xuất và kết quả sản xuất: Kinh tế biển bao gồm các ngành khai thác, chế biến dầu khí; ngành hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; du lịch biển... Các ngành này được kết cấu trong ba nhóm ngành lớn, có tính bao quát là nông nghiệp KTB, công nghiệp KTB, và dịch vụ KTB. Nông nghiệp KTB bao gồm các tiểu ngành: nuôi trồng và khai thác hải sản, làm muối biển, sản xuất nông, lâm nghiệp ven biển, Công nghiệp KTB gồm các ngành như: đóng tàu, khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo biển, công nghiệp chế biến thuỷ sản, khai thác khoáng sản biển, công nghiệp ven biển, xây dựng đô thị ven biển, Dịch vụ KTB gồm các ngành như dịch vụ hàng hải, du lịch biển, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu KH&CN, kinh tế đảo,

47 39 thương mại, dịch vụ phục vụ KTB. Các hoạt động QPAN, tìm kiếm cứu hộ và cứu nạn,...không trực tiếp hoạt động KTB nhưng hỗ trợ đắc lực cho KTB. + Căn cứ theo vị trí, tầm quan trọng và xu thế vận động có ngành KTB mũi nhọn như du lịch biển, và ngành trọng điểm như ngành kinh tế thuỷ sản + Ngoài ra, người ta còn căn cứ theo chu kỳ vận động của KTB để xác định có ngành mới ra đời như ngành năng lượng tái tạo biển, ngành công nghệ sinh học biển và ngành sắp lặn như ngành khai thác hải sản ven bờ... - Cơ cấu ngành KTB là tổng thể các ngành, lĩnh vực KTB, với vị trí, quy mô, tỷ trọng tương ứng của chúng và mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành, được xác định bằng tỷ trọng của mỗi bộ phận trong tổng thể. Cơ cấu KTB có nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, mỗi ngành, lĩnh vực KTB có vị trí, vai trò nhất định, trong đó, xác định KTB cũng có các ngành lớn như: công nghiệp KTB, nông nghiệp KTB và dịch vụ KTB [49, tr.62]. Theo góc độ phân công lao động xã hội đặc th, cơ cấu KTB có những ngành cơ bản sau: + Ngành s n xuất chuyên môn hoá KTB gồm: Một là, các ngành s n xuất trực tiếp diễn ra trên biển như: 1) Dịch vụ hàng hải (gồm vận tải biển, khai thác cảng biển, logistics và các dịch vụ hàng hải khác); 2) Hải sản (nuôi trồng và khai thác hải sản); 3) Du lịch biển (gồm các hoạt động du lịch như nghỉ dưỡng, thể thao, đánh cá giải trí, tham quan, ); 4) Khai thác dầu khí; 5) Năng lượng tái tạo biển (là sản xuất điện bằng sử dụng sóng biển, gió biển, thuỷ triều,...); 6) Khai thác khoáng sản biển (là khai thác các loại khoáng sản ở biển như vật liệu xây dựng, băng cháy ); 7) Nghề muối biển; 8) Kinh tế đảo. Hai là, các ngành ở đất liền nhưng g n với chuyên môn hoá KTB như: 1) Công nghiệp đóng tàu; 2) Công nghiệp chế biến dầu khí; 3) Công nghiệp chế biến hải sản; 4) Công nghiệp hóa chất biển (là hoạt động sản xuất các sản phẩm hóa học từ nước biển, tảo, muối ); 5) Công nghiệp khử muối nước biển; 6) Y sinh học biển (là sản xuất thuốc, chế phẩm chăm sóc sức khỏe dựa vào biển hoặc sử dụng sinh vật biển); 7); Xây dựng biển.

48 40 + Các ngành s n xuất bổ trợ của KTB như: 1) KH&CN phục vụ KTB; 2) Đào tạo nguồn nhân lực KTB; 3) Công nghiệp phụ trợ KTB (gồm các hoạt động sản xuất hàng hoá, máy móc, thiết bị, cung cấp các chi tiết, phụ t ng, nguyên vật liệu đầu vào cho KTB); 4) Dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn; 5) QPAN trên biển. + Các ngành s n xuất phụ của KTB như: 1) Thương mại, dịch vụ KTB (gồm các hoạt động thương mại, dịch vụ như tài chính, tín dụng, thông tin liên lạc, giao thông, tư vấn, y tế phục vụ KTB); 2) Hệ thống đô thị biển; 3) Nông - lâm nghiệp ven biển; 4) Công nghiệp ven biển. Cơ cấu KTB không ở trạng thái tỉnh đứng im mà luôn vận động và phát triển dưới tác động của những nhân tố khách quan, chủ quan, có thể thay đổi qua các thời kỳ. C ng với việc xác định cơ cấu sản xuất trong KTB, người ta còn xác định cơ cấu lao động làm việc trong các bộ phận cấu thành KTB. Hoạt động KTB khi xem xét dưới góc độ v ng, còn được kết cấu bởi ba bộ phận gồm kinh tế trên biển, kinh tế đảo và kinh tế ven biển (như các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, cảng biển, công nghiệp đóng tàu... gắn với phát triển các khu đô thị ven biển). Các bộ phận này cũng có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo nên tính đa dạng của KTB. Quy luật của sự phát triển KTB là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tỷ trọng của ngành nông nghiệp KTB ngày càng giảm, của công nghiệp và dịch vụ KTB ngày càng tăng lên cả trong tổng giá trị sản phẩm và trong tổng lực lượng lao động của v ng KTB. Đây là xu hướng chung của sự phát triển KT-XH trên thế giới [48, tr.33]. Xu hướng này có liên quan mật thiết với chất lượng tăng trưởng KTB. Vì vậy, phân tích cơ cấu ngành KTB có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để xác định, lựa chọn định hướng và giải pháp phát triển KTB theo hướng tiến bộ C c hình thức kinh tế và cơ cấu ho t động Các hình thức kinh tế của KTB rất đa dạng, với nhiều loại hình tổ chức kinh tế, đa sở hữu, đa thành phần kinh tế, trong đó có cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam, các hình thức kinh tế, có 2 loại:

49 41 - Các thành phần kinh tế: Do trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở các v ng biển nước ta còn thấp và không đồng đều, lịch sử để lại nhiều hình thức sở hữu (toàn dân, tập thể và tư nhân), theo đó quan hệ sản xuất còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, thích ứng với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất, các thành phần kinh tế trong KTB tồn tại đan xen với nhau, cạnh tranh bình đẳng trước pháp luật, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng [36, tr.45]. Sự tồn tại của nhiều thành phần kinh tế làm phong phú, đa dạng chủ thể KTB, đáp ứng được nhiều lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp khác nhau, tạo tiền đề cạnh tranh, nâng cao năng suất lao động, khai thác hiệu quả tiềm năng KTB. Các hình thức tổ chức kinh tế của KTB có nhiều loại như: doanh nghiệp, hợp tác xã, công ty tư nhân, cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh,...mỗi loại hình có đặc điểm, vai trò nhất định trong hoạt động KTB. + Doanh nghiệp KTB hoạt động theo Luật doanh nghiệp (2014) gồm có: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty tư nhân (100% vốn tư nhân); công ty cổ phần, công ty sở hữu hỗn hợp của tư nhân trong và ngoài nước; công ty hợp danh; doanh nghiệp tư nhân (do một cá nhân làm chủ); công ty có vốn đầu tư nước ngoài (do nước ngoài đầu tư hoặc có cổ phần trên 51%); công ty liên doanh (do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập theo hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký kết với đối tác nước ngoài); doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. Các doanh nghiệp KTB có vị trí, vai trò rất quan trọng, có mặt ở khắp các ngành, lĩnh vực KTB, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm KTB. + Tập đoàn kinh tế trong KTB là tổ hợp các công ty liên kết tạo thành một cấu trúc công ty có quy mô quản lý lớn và phức tạp, trong đó, có một chủ sở hữu lớn có quyền chi phối là công ty mẹ. Vai trò của tập đoàn kinh tế là tập hợp các

50 42 công ty có mối quan hệ về vốn, công nghệ, thị trường, để tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận trong hoạt động KTB. + Hợp tác xã KTB là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu tập thể, do những người lao động và các tổ chức có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện góp vốn, góp sức thành lập để giúp nhau sản xuất hiệu quả hơn trong KTB. + Cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ KTB do hộ gia đình hoặc cá nhân làm chủ, sử dụng không quá 10 lao động, sản phẩm của họ đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho người động, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng KTB. Các hình thức kinh tế trong KTB hình thành hệ thống quan hệ sản xuất đa sở hữu, đa thành phần kinh tế, với nhiều trình độ khác nhau, quan hệ lợi ích cũng đa dạng, đan xen nhiều loại lợi ích, các chủ thể KTB vừa hợp tác, vừa cạnh tranh, tạo động lực kích thích đổi mới, sáng tạo để phát triển. - Cơ cấu hoạt động của các hình thức kinh tế: Doanh nghiệp KTB có vị trí, vai trò rất quan trọng trong cơ cấu hoạt động của KTB, là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu trong lĩnh vực KTB. Trong đó, công ty cổ phần chiếm ưu thế, được Nhà nước khuyến khích phát triển, tạo điều kiện thuận lợi huy động và sử dụng các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển KTB. Doanh nghiệp nhà nước KTB tập trung vào những lĩnh vực then chốt, thiết yếu; những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư. Các tập đoàn kinh tế kinh tế tư nhân đa sở hữu và tư nhân đầu tư góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có công nghệ hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến, đóng vai trò dẫn đầu trong các ngành thuỷ sản, dầu khí, hàng hải, du lịch biển... được khuyến khích hình thành. Các công ty tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ KTB với đội ngũ lao động đông đảo, đã trở thành một động lực quan trọng của KTB. Hợp tác xã KTB được xây dựng trong những ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến hải sản, giúp đỡ nhau sản xuất, kinh doanh KTB đạt hiệu quả cao hơn. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty liên doanh là một bộ phận quan trọng của KTB nước ta hướng vào các ngành KTB có

51 43 công nghệ cao, có vị trí hiệu quả trong chuỗi giá trị toàn cầu [36, tr.47-50], đóng vai trò kết nối KTB với HNQT, góp phần tái cấu trúc KTB theo hướng bền vững. Việc phân tích các hình thức kinh tế và cơ cấu hoạt động của chúng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn để lựa chọn cơ chế, chính sách định hướng và tạo động lực để đẩy mạnh hoạt động KTB đáp ứng yêu cầu của chiến lược phát triển KT- XH của v ng và của đất nước Cơ chế vận hành kinh tế biển Trong nhận thức lý luận và tổ chức thực tiễn nền kinh tế thị trường hiện đại, cơ chế kinh tế của tất cả các nước khi áp dụng vào toàn bộ nền kinh tế quốc dân cũng như vào tất cả các ngành, v ng kinh tế đều trên nguyên tắc kết hợp giữa thị trường và nhà nước hay còn được gọi là cơ chế hai bàn tay (bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình) [70, tr.58]. Vận hành KTB của các nước cũng không nằm ngoài cơ chế kinh tế chung nêu trên. - Vai trò của thị trường trong KTB: Thị trường có khả năng tự điều tiết phân bổ các nguồn lực và luồng hàng hóa vận động theo các quan hệ cung cầu, cạnh tranh, điều tiết lợi ích của các chủ thể KTB theo các quy luật thị trường. Các chủ thể KTB tương tác lẫn nhau hình thành giá cả, phân phối tài nguyên, xác định khối lượng và cơ cấu sản xuất. Sự tương tác giữa các chủ thể KTB và giá cả thị trường quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản xuất cho ai. Giá cả hàng hoá KTB vừa có chức năng thông tin về cung cầu thị trường, vừa có chức năng phân bổ các nguồn lực KTB và là công cụ cạnh tranh của các chủ thể KTB, tự điều tiết sản xuất, kích thích ứng dụng KH&CN hiện đại và phân hóa các chủ thể KTB. Lợi ích kinh tế của KTB là động lực cơ bản thôi thúc, khát vọng và sự say mê hoạt động KTB. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định Vai trò của thị trường thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực kinh tế, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch ph hợp

52 44 với cơ chế thị trường [36, tr.45]. Nhà nước bãi bỏ các ưu đãi không cần thiết đối với khu vực kinh tế nhà nước, từ đó tạo cơ hội bình đẳng cho các thành phần kinh tế tiếp cận các nguồn lực công phục vụ KTB. Cơ chế thị trường đảm bảo sự tương tác giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở KTB, người dân, người tiêu d ng trong quá trình tích tụ/tích lũy và phân bổ các nguồn lực (công và tư) trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng, giúp sử dụng các nguồn lực KTB hiệu quả, nâng cao NSLĐ trong KTB. - Vai trò của nhà nước trong KTB: Nhà nước tổ chức phát triển KTB bằng việc phát huy vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và bảo vệ môi trường [36, tr.45], đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế. Nhà nước còn sử dụng các công cụ kinh tế như: chính sách thuế, chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách tín dụng, chính sách đất đai, để kích thích KTB phát triển. Xây dựng và triển khai các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển KTB với tầm nhìn dài hạn; đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ KTB; đảm bảo cơ chế phối hợp thống nhất giữa các cơ quan Nhà nước trong việc cấp giấy phép đầu tư, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp KTB; phản ứng nhanh, nhạy, kịp thời đối phó với sự cố môi trường, để chống ô nhiễm biển, chống cạn kiệt tài nguyên, hoạt động QPAN bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển, Sự điều tiết của Nhà nước là rất cần thiết để đảm bảo cho các nguồn lực KTB sử dụng có hiệu quả và đảm bảo sự cân đối, ổn định, giảm thiểu những tác động tiêu cực cho phát triển KTB bền vững. Kết hợp vai trò của thị trường với vai trò của nhà nước trong KTB là rất cần thiết, giúp giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước và quyền lực thị trường; kiểm soát sự can thiệp của các cơ quan quản lý nhà nước vào thị trường để đảm bảo cho KTB phát triển hài hòa lợi ích người dân - nhà kinh doanh và nhà nước - với tư cách là một hạt nhân trung tâm của cấu trúc KTB.

53 Tiêu chí đánh giá kinh tế biển C c tiêu chí định tính Tiêu chí định tính được xây dựng dựa trên cơ sở tư duy trừu tượng, vận dụng các quan điểm của ĐCSVN và kết hợp với phân tích tình hình thực tế KTB của V ng. Tiêu chí định tính đánh giá KTB gồm một số chỉ tiêu sau: - Nhóm chỉ tiêu về mức độ hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh cho hoạt động KTB; chỉ tiêu về sự ổn định của hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách KTB [36, tr.45]. - Nhóm chỉ tiêu về thị trường KTB gồm các yếu tố thị trường và các loại thị trường đồng bộ; sự gắn kết thị trường trong nước và quốc tế; môi trường đầu tư, kinh doanh KTB; cạnh tranh giữa các các thành phần kinh tế; liên kết v ng và kết hợp KTB với QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Nhóm chỉ tiêu về mức đóng góp của KTB vào việc phát triển các v ng kinh tế kém phát triển, đóng góp cho ngân sách nhà nước, nâng cao chất lượng sống, tạo ra môi trường cư trú thoải mái, hạnh phúc, giải trí hấp dẫn, cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng KTB, giải quyết việc làm cho người lao động, xoá đói giảm nghèo, nâng cao phúc lợi xã hội cho các tầng lớp dân cư. - Nhóm chỉ tiêu nguồn nhân lực KTB gồm các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu độ tuổi, giới tính, cơ cấu lao động KTB; chất lượng sức khỏe, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển, hình thành đội ngũ cán bộ KH&CN biển có năng lực, trình độ cao [4, tr.4], có phẩm chất cá nhân đáp ứng yêu cầu lao động trong KTB; các chỉ tiêu về chính sách chăm sóc sức khoẻ, y tế; chỉ tiêu về thu nhập của lao động KTB. - Nhóm chỉ tiêu về sự thích ứng với BĐKH toàn cầu của KTB như chuyển đổi cơ cấu sản xuất, m a vụ, kỹ thuật canh tác; chỉ tiêu tăng trưởng KTB xanh; sẵn sàn ứng phó với BĐKH như xâm mặn, sạt lở bờ biển, thiên tai, cạn kiệt tài nguyên, dịch bệnh lây lan và thiệt hại khác [5, tr.4-5]. - Nhóm chỉ tiêu g n kết KTB với HN T: mức độ ph hợp của thể chế, luật pháp, cơ chế chính sách KTB theo thông lệ quốc tế, sự tham gia các hiệp định thương mại, và các điều ước quốc tế, năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh

54 46 nghiệp và cơ sở KTB [36, tr.52]. Các dòng trao đổi của KTB với cộng đồng quốc tế, tăng trưởng xuất nhập khẩu, vốn đầu tư (FDI) và giá trị KTB khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. - Nhóm các chỉ tiêu về nghiên cứu, chuyển giao KH&CN, nâng cao năng lực công nghệ và thông tin phục vụ KTB, tận dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới trong hoạt động KTB [5, tr.10]; tăng cường số lượng các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, số lượng các đề tài, dự án KH&CN, các phát minh, sáng chế; tăng khả năng nắm bắt, xử lý thông tin liên quan đến KTB, số lượng người kết nối và sử dụng internet C c tiêu chí định lư ng Tiêu chí định lượng được xây dựng trên cơ sở tham khảo các công trình nghiên cứu đã có trước đây và theo quy định của Nhà nước. Các tiêu chí định lượng đánh giá KTB gồm một số chỉ tiêu sau: - Giá trị s n xuất của các ngành KTB (GO KTB ): Là toàn bộ giá trị của các ngành sản xuất và dịch vụ trong KTB được tạo ra do kết quả hoạt động KTB trong khoảng thời gian nhất định (thường là 01 năm). Chỉ tiêu GO KTB phản ánh kết quả sản xuất của các ngành KTB trong một thời kỳ nhất định; là căn cứ để tính chỉ tiêu giá trị tăng thêm của các ngành KTB theo giá thực tế và giá so sánh theo phương pháp sản xuất [82, tr.115]. - Giá trị tăng thêm KTB (VA KTB ): Là toàn bộ giá trị mới do lao động trong các ngành KTB sáng tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 01 năm) và khấu hao tài sản cố định. Công thức tính: VA KTB = GO KTB IC KTB (1) Trong đó, GO KTB là giá trị sản xuất ngành KTB, có trong niên giám thống kê của các Cục Thống kê tỉnh. IC KTB là chi phí trung gian của ngành KTB, có thể sử dụng bảng IO năm 2012 của Tổng cục Thống kê để tính toán. Chỉ tiêu VA KTB là chỉ tiêu quan trọng bậc nhất phản ánh chất lượng, hiệu quả sản xuất của các ngành KTB [84, tr.40].

55 47 - Tổng s n phẩm KTB trên địa bàn (GRDP KTB): Là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối c ng của hoạt động kinh tế được thực hiện bởi các đơn vị sản xuất thường trú trên địa bàn vùng KTB. Thước đo KTB này, đã được các tác giả Mỹ gồm Brian Roach, jonathan Rubin and Charles Rorris (1999), trong Đo lường kinh tế biển của tiểu bang Maine đã đề xuất lấy chỉ tiêu giá trị tăng thêm (value-added) các hoạt động kinh tế của cộng đồng dân cư ven biển tiểu bang Maine đóng góp trong GSP (Gross state product - tổng sản phẩm tiểu bang) làm thước đo KTB cơ bản [115, tr.58]. Các tác giả quốc tế khác như Morrissey, Karyn & O'Donoghue, Cathal (2012), Xu-Zhao Jiang, Tie-Ying Liu và Chi-Wei Su (2014) và OECD (2016) đều cho rằng GRDP của v ng ven biển là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đo lường hoạt động KTB [125], [126], [137]. Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09/02/2007, của BCH Trung ương Đảng khóa X Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đề ra mục tiêu đến năm 2020, KTB đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả nước [4, tr.72-73]. Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương Đảng khóa XII Về Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, cũng đề ra mục tiêu đến năm 2030 các ngành kinh tế thuần biển đóng góp khoảng 10% GDP cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển (tức là v ng KTB) ước đạt 65-70% GDP cả nước [5, tr.4]. Như vậy, việc tính toán GRDP KTB là rất cần thiết để làm cơ sở đề ra mục tiêu, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTB ở một vùng KTB. Về bản chất, GRDP KTB được tính theo công thức của Tổng cục Thống kê [82, tr.116] được khái quát như sau: GRDP KTB = VA KTTB + VA SXBT + VA SXP + (T SP TC SP ) (2) Trong đó: + GRDP KTB là tổng sản phẩm KTB trên địa bàn (tỉnh ven biển hoặc v ng KTB) tính theo giá cơ bản; + VA KTTB là tổng giá trị tăng thêm các ngành kinh tế thuần biển; + VA SXBT là tổng giá trị tăng thêm các ngành sản xuất bổ trợ KTB; + VA SXP là tổng giá trị tăng thêm các ngành sản xuất phụ KTB;

56 48 + (T SP TC SP ) là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm. Hiện nay, trong niên giám thống kê các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương tính GRDP theo giá cơ bản, nên đã d ng chỉ tiêu thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm thay cho thuế nhập khẩu - trợ cấp sản xuất. Chỉ tiêu thuế sản phẩm - trợ cấp sản phẩm, được tách thành mục riêng, có sẳn trong niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương [27, tr.39-40], [31, tr.50]. Chỉ tiêu GRDP do Tổng cục Thống kê tính toán và công bố hàng năm, dựa vào số liệu của các tỉnh thành ven biển có thể ước tính được GRDP của một v ng KTB. Tuy nhiên, muốn tính GRDP KTB trên địa bàn không thuộc phạm vi số liệu Niên giám Thống kê công bố chính thức, thì việc tính GRDP KTB phải xin ý kiến Tổng cục Thống kê và phải có thẩm định của cơ quan này. - Tốc độ tăng trưởng KTB trên địa bàn vùng (G KTB ), phản ánh sự thay đổi về lượng của KTB, được tính theo công thức sau: GRDP - GRDP t t-1 G KTB = X100% (3) GRDPt-1 Trong đó, GRDP t là tổng sản phẩm KTB của toàn v ng theo giá so sánh năm t; GRDP t-1 là tổng sản phẩm KTB của toàn v ng năm trước liền kề. Tốc độ tăng trưởng KTB (G KTB ) tăng với tỷ lệ cao và liên tục cho biết hoạt động KTB đang được cải thiện [82, tr.119]. - Cơ cấu tổng s n phẩm KTB trên địa bàn là tỷ trọng giá trị tăng thêm được tạo ra của các ngành, nhóm ngành, loại hình KTB so với tổng sản phẩm trên địa bàn. Cơ cấu tổng sản phẩm KTB trên địa bàn được tính theo giá thực tế. Công thức tính được khái quát như sau: YKTB i,j,t T KTB = x100% GRDP t Trong đó, T KTB tỷ trọng (hay cơ cấu) của ngành, nhóm ngành, loại hình KTB; YKTB i,j,t là giá trị gia tăng của các bộ phận KTB thứ i, ngành KTB j năm t, giá trị gia tăng của các ngành, lĩnh vực KTB...); GRDP t là tổng sản phẩm KTB trên địa bàn năm t [82, tr.118]. (4)

57 49 - Hiệu quả sử dụng vốn KTB (ICOR) được tính theo công thức sau: I n ICOR n = (5) GRDP n - GRDP n-1 Trong đó, ICOR n là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư KTB năm n; I n là tổng vốn đầu tư KTB năm n; GRDP n là tổng sản phẩm KTB năm n; GRDP n-1 là tổng sản phẩm KTB năm trước liền kề. Hệ số ICOR n cho biết để tạo ra 1 đồng tổng sản phẩm KTB tăng thêm, cần bao nhiêu đồng vốn đầu tư. ICOR n giảm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn KTB được cải thiện [84, tr.20-21]. - Năng suất lao động trong KTB là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong KTB. Năng suất lao động KTB được tính theo công thức sau: GRDP w = L Trong đó, W là năng suất lao động KTB (triệu đồng/lao động); GRDP là tổng sản phẩm KTB; L là số lượng lao động KTB. Nếu W tăng lên qua các năm, thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động được cải thiện [83, tr.3]. - Hệ số tương quan giữa lao động và tốc độ tăng trưởng GRDP kinh tế biển (Ký hiệu: r): Cơ sở khoa học của mô hình là dựa trên công thức toán học của nhà toán học người Anh Karl Pearson ( ) có dạng như sau: (7) (6) Trong đó: r là hệ số tương quan của x và y; n là số lần quan sát; là giá trị cá thể của quần thể x; là giá trị trung bình của quần thể x; là giá trị từng cá thể của quần thể y; là giá trị trung bình của quần thể y; r = 0 (hay gần 0) có nghĩa là hai biến số không có liên hệ gì với nhau; ngược lại nếu r = ±1 có nghĩa là hai biến số có một mối liên hệ tuyệt đối. Nếu r < 0 có nghĩa là khi x tăng thì y giảm (và ngược lại, khi x giảm thì y tăng); nếu r > 0 có nghĩa là khi x tăng thì y cũng tăng, x giảm thì y cũng giảm [65, tr.90]. Ý nghĩa kinh tế của hệ số tương quan là cần thêm bao nhiêu % lao động để tăng trưởng được 1% GRDP KTB.

58 50 - Chỉ tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp của KTB (TFP KTB) phản ánh năng lực KH&CN, thông tin, thể chế, trình độ lao động... của KTB. Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về TFP, đã chứng minh được sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế, là nhân tố rất quan trọng đảm bảo phát triển bền vững. Các tác giả Đỗ Văn Xê và Nguyễn Hữu Đặng (2017), đã ứng dụng hàm Cobb- Douglas để đánh giá sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Kiên Giang thuộc VTN của Việt Nam [112]. Hàm Cobb-Douslas có dạng như sau: (8) Trong đó: Q t là tổng sản phẩm KTB (GRDP KTB) năm t; L t là số lượng lao động tù 15 tuổi trở lên trong KTB năm t; K t là giá trị trữ lượng vốn sử dụng cho sản xuất, kinh doanh KTB năm t (được xác định theo công thức ở Phụ lục 1); A t là năng suất các nhân tố tổng hợp của của KTB (TFP KTB) năm t. Các hệ số α, β là hệ số co giãn giá trị sản phẩm KTB lần lượt của vốn và lao động. Nếu α+β=1 thì hàm sản xuất có mức sinh lợi không đổi theo quy mô; α+β<1 thì hàm sản xuất có sinh lợi giảm dần theo quy mô, α + β > 1 thì hàm sản xuất có sinh lợi tăng dần theo quy mô [83, tr.67]. Lấy log 2 vế của phương trình (6) ta được: Ln(Q) = Ln(A) + αln(k) + βln(l) (8.1) Ước lượng các thông số của hàm Cobb-Douglass theo phương pháp bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares) bằng phần mềm Excel Data analysis (xem Phụ lục 12). Để xác định tốc độ tăng trưởng của TFP KTB ta biến đổi phương trình (6) bằng cách lấy vi phân phương trình theo thời gian t. Ta được: G TFP = G Q - αg k - βg L (8.2) Trong đó, G TFP là tốc độ tăng trưởng TFP KTB; G Q là tốc độ tăng trưởng GRDP KTB, G K là tốc độ tăng trưởng của trữ lượng vốn, G L là tốc độ tăng trưởng của lao động. Xác định tỷ trọng đóng góp của TFP KTB = (G TFP /G Q )x100% (8.3) Chỉ tiêu đóng góp của TFP KTB là cơ sở quan trọng để đánh giá năng lực công nghệ, đổi mới, sáng tạo, thông tin, quản trị, thể chế, trình độ lao động nhờ vậy nâng cao năng lực cạnh tranh KTB, phát triển bền vững.

59 51 - Chỉ số phát triển con người (HDI) của KTB: Là thước đo tổng quát về phát triển con người ở một vùng KTB nhất định [5, tr.4]. Công thức tính: 1 HDI ( HDI1 HDI2 HDI3) (9) 3 Trong đó, HDI 1 là chỉ số GRDP bình quân đầu người theo sức mua tương đương (PPP) với đơn vị tính là USD; HDI 2 là chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân hóa giữa chỉ số tỷ lệ biết chữ của dân cư, với quyền số là 2/3 và chỉ số tỷ lệ người lớn đi học với quyền số là 1/3; HDI 3 là chỉ số tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh. HDI nhận giá trị từ 0 đến 1, chỉ số càng gần 1 thì trình độ phát triển con người càng cao, càng gần 0 thì trình độ phát triển càng thấp [84, tr.23] Các nhân tố ảnh hƣởng đến kinh tế biển C c nguồn lực cho ho t động của kinh tế biển Những yếu tố nguồn lực ảnh hưởng đến hoạt động KTB trong điều kiện HNQT gồm có 4 yếu tố cơ bản đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực lao động, nguồn vốn và nguồn lực KH&CN, là những yếu tố của lực lượng sản xuất KTB, có ảnh hưởng quyết định đến KTB, biểu hiện cụ thể là: - Tài nguyên thiên nhiên như nguồn lợi hải sản, tài nguyên du lịch, dầu khí, khoáng sản, vị trí địa lý, đất đai, rừng quyết định cơ cấu sản xuất, mức độ chuyên môn hóa và là cơ sở hình thành các ngành KTB. Tài nguyên biển còn là cơ sở để tạo vốn cho các chủ thể KTB. Tuy nhiên, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên sẽ làm cản trở phát triển KTB. Hiện nay, BĐKH toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các ngành KTB như hiện tượng nước biển dâng, ngập lụt, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn gây ra rất khó khăn cho các hoạt động KTB [48, tr ]. - Nguồn lực lao động KTB: Hoạt động KTB đòi hỏi phải có nguồn lực lao động đáp ứng đủ về số lượng và chất lượng ph hợp. Lao động KTB phải có kiến thức, kỹ năng và sức khoẻ hoạt động trong môi trường biển. Trong đó, năng suất lao động (NSLĐ) phụ thuộc vào chất lượng lao động, để tăng NSLĐ, phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khoẻ y tế, nâng cao trình độ văn

60 52 hóa, kỹ thuật, không ngừng cải thiện thể lực và trí lực của người lao động, sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động và tăng cường năng lực cạnh tranh KTB [17, tr.51]. - Vốn cho KTB: bao gồm nguồn đầu tư bằng tiền, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu ), vốn tài sản như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, các loại nguyên vật liệu, bán thành phẩm dùng cho sản xuất và các loại vốn vô hình khác (phát minh, sáng chế, thương hiệu, lợi thế vị trí đất đai, mặt nước ). Hệ thống kết cấu hạ tầng KTB như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, Muốn có tăng trưởng KTB thì phải luôn có vốn đầu tư mới, tạo điều kiện mở rộng hoạt động, tái cấu trúc KTB theo chiều sâu, tăng cường trang bị cơ sở - vật chất kỹ thuật và công nghệ cho lao động nhờ đó làm tăng khả cạnh tranh KTB [48, tr ]. - Khoa học và công nghệ phục vụ KTB: Sở hữu tư liệu sản xuất ngày nay không còn giới hạn ở hình thái hiện vật của nó, mà đã mở rộng ra hình thái sở hữu trí tuệ như: các công trình KH&CN, bằng phát minh sáng chế, thông tin... Ứng dụng KH&CN giúp phát hiện tài nguyên biển, tạo ra những sản phẩm mới, phương tiện, phương pháp mới; giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm KTB. Vì vậy, phát triển KH&CN phục vụ KTB là yêu cầu cấp thiết không chỉ về lợi ích kinh tế, mà còn lợi ích QPAN, bảo vệ biển đảo [17, tr ]. Kinh tế học hiện đại cũng đã xác định động lực cơ bản của phát triển kinh tế chính là kết hợp 4 yếu tố nguồn lực với nhau như 4 bánh xe của cổ xe kinh tế, nếu kết hợp nhịp nhàng, sử dụng hợp lý, đúng hướng thì cổ xe kinh tế sẽ tiến lên, thúc đẩy KTB phát triển, ngược lại sẽ là yếu tố kìm hãm, cản trở phát triển KTB theo hướng bền vững [70, t2, tr.662] Năng lực ho t động của c c chủ thể kinh tế biển Chuỗi quan hệ Nhà nước thị trường các chủ thể sản xuất - kinh doanh, chính là sự biểu hiện cụ thể của hệ thống quan hệ sản xuất gồm các chủ thể quản lý nhà nước về KTB và các chủ thể sản xuất - kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế trong KTB. Chủ thể quản lý nhà nước về KTB được tổ chức thống nhất từ Trung ương

61 53 đến địa phương gồm có Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan KTB, UBND các địa phương có biển, trong đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng, nhiệm vụ là cơ quan thường trực giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển, đảo [5, tr.11]. Các chủ thể quản lý nhà nước về KTB nếu có năng lực tổ chức, quản lý, xây dựng và triển khai chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTB, đúng đắn, ph hợp, có liên kết v ng và phối hợp nhịp nhàng các hoạt động, thì sẽ giúp phân bổ nguồn lực tối ưu, tái cấu trúc KTB tăng trưởng theo chiều sâu, phát huy lợi thế so sánh KTB, thúc đẩy KTB phát triển, ngược lại sẽ cản là trở sự phát triển. Các chủ thể sản xuất, kinh doanh KTB có năng lực quản trị tốt, nhanh nhậy nắm bắt thông tin, đổi mới, sáng tạo, năng động, có năng lực công nghệ tốt sẽ là lợi thế, giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh trong điều kiện HNQT, có nhiều cơ hội thành công, khả năng cạnh tranh cao, mở rộng thị trường góp phần đẩy mạnh hoạt động KTB theo hướng phát triển KTB bền vững. Như vậy, hoạt động KTB đòi hỏi các chủ thể KTB không chỉ tác động vào giới tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau, có những mối quan hệ, kết hợp với nhau theo một cách nào đó để hoạt động chung và để trao đổi hoạt động với nhau [57, t.6, tr.552], điều đó, đòi hỏi các chủ thể KTB phải có năng lực hoạt động tốt thì mới tổ chức, quản lý và sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao Ảnh hưởng của môi trường kinh tế qu c tế và trong nước Môi trường kinh tế quốc tế và trong nước tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động KTB, buộc các chủ thể KTB phải điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình cho thích ứng với các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao. Kinh tế biển trong điều kiện HNQT, với hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng để thích ứng, buộc các chủ thể KTB phải tăng dần khả năng hội nhập, nâng cao năng lực cạnh tranh để trụ vững và phát triển. Môi trường kinh tế trong nước cũng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KTB như: tốc độ tăng trưởng kinh

62 54 tế, lãi suất, chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, lạm phát, thuế chứa đựng những cơ hội, cũng như thách thức, tác động đến chiến lược sản xuất, kinh doanh của các chủ thể KTB, từ đó tác động thúc đẩy, hoặc cản trở tăng trưởng và phát triển KTB. Kiến tạo môi trường kinh tế quốc tế và trong nước thuận lợi cho hoạt động KTB sẽ giúp cho các chủ thể KTB quản lý, sử dụng biển hiệu quả; đẩy mạnh hoạt động KTB, hợp tác thăm dò, khai thác tài nguyên biển; phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu KH&CN; xây dựng cơ sở hạ tầng v ng biển; hợp tác bảo vệ môi trường, ứng phó hiệu quả với BĐKH toàn cầu [5, tr.13], sẽ giúp đẩy mạnh hoạt động KTB theo hướng phát triển bền vững T c động của thể chế kinh tế Thể chế kinh tế là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với hoạt động KTB. Các nhà kinh tế học D. Acemoglu và J. A. Robinson (2013), trong cuốn Tại sao các quốc gia thất bại, cho rằng, thể chế kinh tế là nhân tố cơ bản và chủ yếu quyết định sự thịnh vượng của các quốc gia. Thể chế kinh tế dung hợp (inclusive institutions) khuyến khích, động viên người dân vào sản xuất, kinh doanh, khai thác hiệu quả các nguồn lực sẵn có, làm giàu cho xã hội. Ngược lại, thể chế chiếm đoạt (extractive institutions), lấy thu nhập và của cải từ một bộ phận xã hội làm lợi cho một bộ phận khác, làm thui chột động lực kinh tế, hoặc khuyến khích ngược làm cho các quốc gia thất bại, thành những nước nghèo [2]. Thể chế KTB là hệ thống pháp chế gồm các bộ quy tắc (pháp luật, quy định của xã hội, của một cộng đồng,...); các tổ chức tham gia (cơ quan quản lý nhà nước về KTB, các tổ chức xã hội, cộng đồng,...); cơ chế thực thi (các chính sách, cơ chế hỗ trợ, chế tài,...); [8, tr.358]. Thể chế KTB có ảnh hưởng quyết định thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển. Trong đó, chủ thể nhà nước xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch về KTB, nếu đầy đủ, đồng bộ, thực thi có hiệu lực, hiệu quả sẽ thúc đẩy sự phát triển. Hoàn thiện các thể chế về sở hữu, về thị trường, về đầu tư, đảm bảo công khai, minh bạch,

63 55 thông thoáng, bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành phần kinh tế, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực xã hội, cạnh tranh lành mạnh... sẽ tạo động lực, kích thích các chủ thể KTB đẩy mạnh hoạt động và ngược lại sẽ kìm hãm hoạt động KTB. Nhận thức được yếu tố thể chế kinh tế có tầm ảnh hưởng quyết định đến KTB, Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương ĐCSVN (khóa 12) nêu khâu đột phá cơ bản là phải hoàn thiện thể chế phát triển bền vững KTB, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh [5, tr.9-10], nhằm đảm bảo bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy phát triển KTB bền vững KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ VÙNG VỀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển củ vùng Tây N m nước Úc V ng biển Tây Nam của nước Úc kéo dài từ mũi phía Đông của Đảo Kangaroo ở Nam Úc đến Vịnh Shark ở Tây Úc kéo dài hơn km, tổng diện tích 3,69 triệu km 2 (tiểu bang Tây Úc rộng 2,65 triệu km 2, Nam Úc 1,043 triệu km 2 ), v ng biển rộng hơn 1,3 triệu km 2 bao gồm một phần lục địa ven biển và v ng đặc quyền kinh tế, với nguồn tài nguyên biển vô cùng phong phú, đa dạng, rất giàu tiềm năng KTB. Tuy diện tích lãnh thổ của V ng rộng lớn, nhưng dân số chỉ sống tập trung ở các đô thị ven biển lên đến 3,62 triệu người, chiếm 84,36% dân số toàn V ng. Hoạt động khai thác KTB ở Vùng có từ khoảng năm trước của các thổ dân nơi đây, tiếp đến là những người châu Âu săn bắt cá voi vào đầu thế kỷ XIX, và hoạt động KTB được đẩy mạnh trong thế kỷ XX, nhất là từ sau Thế chiến thứ II đến nay, với sự mở rộng đáng kể các ngành KTB [132]. Kinh tế biển v ng Tây Nam nước Úc, đạt được nhiều thành công trong giai đoạn , tốc độ tăng trưởng GDP hơn 4,5%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước (cả nước Úc tăng trung bình 3,5%/năm); trong đó, tiểu bang Tây Úc tăng hơn 5%/năm, tiểu bang Nam Úc tăng hơn 4%/năm. Một số ngành KTB có đóng góp lớn vào GDP của Úc như: du lịch biển đạt giá trị tăng thêm khoảng 6,5 tỷ

64 56 USD (năm 2005), sử dụng hơn lao động trực tiếp và lao động gián tiếp [132, tr.85]. Vận tải biển đạt giá trị sản xuất (GO) khoảng 188,4 tỷ USD, giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu qua cảng 28,3 tỷ USD (năm 2003); giá trị tăng thêm của dịch vụ cảng biển đạt 495 triệu USD, sử dụng lao động trực triếp và lao động gián tiếp [132, tr.38]. Ngành đóng tàu đạt giá trị tăng thêm khoảng 622 triệu USD, sử dụng hơn lao động; nuôi trồng thủy sản tạo ra giá trị tăng thêm khoảng 256 triệu USD, sử dụng lao động. Dầu khí đạt giá trị sản xuất khoảng 15 tỷ USD/năm và nộp ngân sách hơn 5 tỷ USD/năm; xây dựng hệ thống cáp ngầm dưới biển đạt giá trị 5 tỷ USD [132, tr.145]. Kinh nghiệm KTB ở Vùng có thể khái quát như sau: - Về tổ chức triển khai chính sách vùng KTB: Từ năm 1998, Chính phủ Úc ban hành chính sách quản lý sử dụng bền vững đại dương, năm 1999 thành lập Văn phòng Đại dương quốc gia (nay là Bộ Môi trường và Tài nguyên nước) để triển khai Chính sách đại dương, ban hành Chương trình quy hoạch biển gồm 5 vùng KTB của cả nước, trong đó, có vùng biển Tây Nam nước Úc. Chương trình quy hoạch tổng thể 5 vùng KTB được triển khai thực hiện, có báo cáo phân tích, đánh giá kết quả, dự báo tương lai, khuyến nghị giải pháp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để kết hợp nhiều hoạt động KTB, giúp nâng cao hiệu quả, bảo vệ môi trường, duy trì sự ổn định các ngành công nghiệp biển của V ng. - Về chính sách kinh tế: Chính phủ Úc đã thực hiện một số ưu đãi thuế đối với các ngành KTB có sức lan tỏa mạnh, có tính liên kết cao và tạo ra nhiều việc làm của V ng như: dịch vụ cảng biển, vận tải biển, đóng tàu, du lịch biển, nuôi trồng thủy sản, Hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với những ngành KTB mới nổi như công nghệ sinh học biển, năng lượng biển... Các chính sách này đều có sức ảnh hưởng, tác động tích cực đến các hoạt động KTB và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Vùng. Ngành công nghệ sinh học biển và năng lượng biển, từ chỗ không có, đến năm 2005 đã có hơn 70 công ty ở V ng, sử dụng khoảng lao động nghiên cứu sản xuất công nghệ sinh học và năng lượng biển. - Về chương trình đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB: Căn cứ vào giá trị gia tăng của các ngành KTB đóng góp vào GDP của quốc gia, để so

65 57 sánh hoặc nhấn mạnh tầm quan trọng của mỗi ngành, tính liên kết và độ lan tỏa của nó, sử dụng lao động, và triển vọng phát triển trong tương lai, để xây dựng chương trình ưu tiên đầu tư kết cấu hạ tầng (cảng, đường sắt, đường bộ, cơ sở du lịch, viễn thông, ) hướng vào khai lợi thế so sánh, kết nối toàn Vùng, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường hoạt động, liên kết phối hợp, nâng cao chất lượng hoạt động, khai thác bền vững KTB. - Về xây dựng và khai thác hệ thống c ng biển: Vùng Tây Nam nước Úc có 21 cảng biển lớn nhỏ với cơ chế hoạt động linh hoạt, hấp dẫn, Chính phủ cung cấp toàn bộ nhu cầu về kết cấu hạ tầng cho tư nhân khai thác cảng biển (kể cả người ngoại quốc) theo nguyên tắc đem lại hiệu quả cao nhất cho quốc gia. Tư nhân đảm nhận việc khai thác theo luật định và tập quán quốc tế, bảo đảm nguồn hàng phục vụ liên tục để cảng hoạt động. - Phân biệt nghề cá gi i trí và nghề cá thương mại để có cách thức qu n lý phù hợp, b o vệ nguồn lợi thủy s n và môi trường biển. Phối hợp thực hiện các kế hoạch sinh thái biển (bao gồm bảo vệ chặt chẽ các khu bảo tồn biển trong v ng biển chung của cả 2 tiểu bang); xây dựng triển khai các kế hoạch, quy hoạch v ng biển chống đánh bắt cá quá mức, quy định giới hạn kích thước lưới, túi, thiết bị để bảo tồn một số loài thủy sản và môi trường sống của chúng. Nghề cá giải trí và nghề cá thương mại của Vùng có nhiều thành công đáng kể, tạo ra tổng giá trị tăng thêm khoảng 4,842 tỷ USD, trong đó, nghề cá giải trí tạo ra giá trị tăng thêm 486 triệu USD và nghề cá thương mại tạo ra giá trị tăng thêm 3,9 tỷ USD, sử dụng lao động [132, tr.104]. Tuy nhiên, tổ chức hoạt động KTB ở v ng Tây Nam nước Úc cũng còn những mặt chưa thành công như: + Mất cân đối trong cấu trúc một số ngành KTB của V ng như ngành vận tải biển chiếm tỷ trọng rất lớn, trong khi ngành đóng tàu trong nước còn nhỏ bé, phương tiện vận tải biển phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài, khai thác dầu khí với tốc độ cao, có nguy cơ cạn kiệt tài nguyên tiềm ẩn nhiều nguy cơ khủng hoảng kinh tế ở V ng.

66 58 + Nghề cá giải trí và nghề cá thương mại khai thác quá mức nguồn lợi lợi hải sản, tác động lên môi trường biển rất mạnh, trong khi quản lý khó khăn, có nguy làm cạn kiệt trữ lượng hải sản, thiếu tính bền vững Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam V ng Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh, thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận với diện tích tự nhiên ,9 km 2, dân số xấp xỉ 9 triệu người [85]. Đường bờ biển của Vùng dài gần km, với nhiều vũng, vịnh, đầm, ghềnh, bán đảo, bãi cát. Vùng biển rộng hơn km 2, có các đảo ven bờ như Cù Lao Chàm (Quảng Nam) rộng 16,5 km 2 ; Lý Sơn (Quảng Ngãi) rộng 10 km 2, Phú Quý (Bình Thuận) rộng 16,4 km 2 và nhiều đảo đá lớn nhỏ khác. Hai quần đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) nằm cách bờ biển Đà Nẵng khoảng 130 hải lý (240 km) và Trường Sa (Khánh Hòa) nằm cách bờ biển Khánh Hòa khoảng 250 hải lý (465 km). Tài nguyên biển của Vùng rất phong phú, trữ lượng hải sản tấn, giàu tiềm năng nuôi trồng hải sản, tài nguyên du lịch đa dạng, có nhiều vị trí xây dựng cảng biển nước sâu như: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh... Nằm ở vị trí trung độ của đất nước, thuận lợi kết nối với các vùng trong nước và quốc tế, là điều kiện lý tưởng để phát triển kinh tế hàng hải, du lịch biển, kinh tế thủy sản và toàn diện KTB [72, tr.56]. Những năm gần đây, KTB của V ng đã đạt được một số thành công đáng kể như: tốc độ tăng trưởng khá nhanh, bình quân 8,5%/năm (trong đó Quảng Nam tăng 14,73%, Khánh Hoà 9,31%, Đà Nẵng 9,04%) [68], [72]. Quy mô các ngành KTB tăng lên đáng kể: tổng sản lượng thuỷ sản của V ng năm 2016 đạt hơn 1 triệu tấn (trong đó Bình Thuận tấn, Bình Định tấn, Quảng Ngãi tấn); du lịch biển giai đoạn tăng trên 13%, năm 2016 thu hút khách du lịch đạt 23,43 triệu lượt (Khánh Hoà 4,532 triệu lượt, Bình Thuận 4,52 triệu lượt, Quảng Nam 4,4 triệu lượt, Đà Nẵng 4,23 triệu lượt); thu hút khách quốc tế đạt 6 triệu lượt; hàng hoá qua cảng đạt 33,03 triệu tấn/năm (Quảng Ngãi 15 triệu tấn, Bình Định 8,1 triệu tấn, Đà Nẵng 7,33 triệu tấn) [85]; nhiều khu kinh tế,

67 59 khu công nghiệp, khu du lịch biển đã được hình thành và phát triển. Kinh nghiệm hoạt động KTB của Vùng đạt một số thành công sau: - Về phát huy vai trò của Nhà nước trong KTB: Từ năm 1998 Chính phủ đã có quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH cho toàn Vùng, theo đó các tỉnh, thành gồm Đà Nẵng, Quảng Nam, Khánh Hoà, Bình Thuận đã ban hành chương trình phát triển KTB, đề ra mục tiêu và giải pháp phát triển KTB phù hợp với lợi thế của địa phương. Các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Ninh Thuận ra nghị quyết và có đề án cụ thể phát triển KTB, tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực KTB. Tích cực quảng bá, tổ chức các sự kiện văn hoá, thể thao quốc gia và quốc tế gây tiếng vang trong nước và quốc tế để phát huy lợi thế so sánh KTB, thu hút nhiều nhà đầu tư đến V ng. - Về lựa chọn đầu tư các ngành, lĩnh vực KTB có lợi thế so sánh: Hầu hết các tỉnh trong V ng đều lựa chọn du lịch biển là ngành kinh tế quan trọng, các tỉnh Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Thuận xác định du lịch biển là ngành kinh tế mũi nhọn. Quảng Ngãi, Bình Định ưu tiên đầu tư cảng biển, vận tải biển và chế biến dầu khí. Quảng Nam ưu tiêu đầu tư cho khu kinh tế mở Chu Lai. Nhiều địa phương đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng thuỷ sản. Riêng Đà Nẵng lựa chọn phát triển cả du lịch biển, kinh tế hàng hải và xây dựng khu công nghệ cao ven biển. Quan điểm chung là ưu tiên lựa chọn những ngành, lĩnh vực có lợi thế để đầu tư. - Về liên kết vùng phát triển KTB: Hiện nay, các tỉnh trong Vùng dã có thoả thuận liên kết vùng, có cơ chế điều phối, có tổ chức họp giao ban định kỳ (3 tháng, 6 tháng ) để đánh giá thực hiện các nội dung cam kết liên kết vùng, luân phiên tổ chức hội thảo bàn về các nội dung liên kết như: liên kết phát triển du lịch biển, đào tạo nhân lực, phát triển hạ tầng; liên kết thu hút đầu tư, khai thác kinh tế hàng hải; khai thác thuỷ sản, phối hợp triển khai chính sách Liên kết v ng đã có nhiều đóng góp tích cực khắc phục tình trạng mạnh ai nấy làm, chia cắt manh múm, xung đột lợi ích, góp phần khai thác hiệu quả hơn tiềm năng KTB của Vùng. - Về tổ chức không gian KTB: Đến nay, V ng đã đầu tư 5 khu KTB gồm Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội, Nam Phú Yên, Vân Phong và 21 khu công

68 60 nghiệp ven biển, có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ như cầu, đường, sân bay, cảng biển kết nối với chuỗi đô thị ven biển, và các v ng khác trong nước và quốc tế để phát huy lợi thế, đưa biển gần hơn với trung tâm đô thị. Điển hình như: Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) có khu cảng tự do gắn với cảng Kỳ Hà và sân bay quốc tế Chu Lai...với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, tập trung đầu mối giải quyết tất cả mọi thủ tục liên quan đến dự án đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhà đầu tư. Trong xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB đều có tính lưỡng dụng, đáp ứng tốt yêu cầu QPAN, bảo vệ Tổ quốc. - Về đào tạo nguồn nhân lực KTB: Các tỉnh đều rất quan tâm đào tạo nguồn nhân lực phục vụ KTB đáp ứng yêu cầu HNQT. Vùng có 57 trường đại học và cao đẳng, xếp thứ 3 sau đồng bằng sông Hồng và v ng Đông Nam bộ, với tổng số giảng viên chiếm khoảng 10% so với cả nước, hàng năm đào tạo sinh viên, chiếm 12% số sinh viên cả nước, cung cấp nhân lực chất lượng cao cho KTB của Vùng [68, tr.78-82]. - Về xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông trọng điểm phục vụ KTB: Các tỉnh trong V ng đã rất mạnh dạn đầu tư xây dựng cảng biển, sân bay và đường bộ như các cảng lớn Tiên Sa (Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Quy Nhơn - Nhơn Hội (Bình Định), Vũng Rô (Phú Yên), Cam Ranh, Nha Trang và cảng trung chuyển Quốc tế Vân Phong (Khánh Hòa) Các sân bay lớn gồm sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Cam Ranh, Chu Lai...Xây dựng hệ thống đường bộ gồm trục giao thông Bắc - Nam, hành lang kinh tế Đông - Tây và đường nối vùng duyên hải với các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, nối các cảng biển Việt Nam với các nước láng giềng như Lào, Thái Lan và Campuchia Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng KTB với QPAN. Tuy nhiên, quá trình vận hành KTB v ng Duyên hải Nam Trung Bộ còn một số mặt chưa thành công như: + Trong đầu tư phát triển, lợi thế so sánh của v ng chưa được phát huy đầy đủ; thế mạnh KTB, tiềm năng du lịch và cửa ngõ ra biển của các hành lang Đông -

69 61 Tây chưa được khai thác tốt...dẫn đến tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Vùng. + Các doanh nghiệp KTB quy mô nhỏ, trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu. Nhiều sản phẩm KTB kém chất lượng, sức cạnh tranh thấp, nhất là vận tải biển và dịch vụ hàng hải. Nguồn nhân lực KTB chất lượng chưa cao, thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý có năng lực, là một trong những cản trở lớn đối với phát triển KTB của Vùng. + Đầu tư các ngành KTB chủ lực tr ng lắp nên địa phương nào cũng bị phân tán nguồn lực đầu tư, như việc tỉnh nào cũng xây cảng biển, tỉnh nào cũng làm khu kinh tế ven biển, sân bay, khu du lịch, nhưng lại thiếu nguồn hàng, không khai thác hết công suất thiết kế, làm cản trở tổ chức không gian phát triển KTB của toàn Vùng. + Tư duy phát triển dàn trải dựa trên tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên...đã xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn Vùng. Trong khi, các tỉnh vẫn còn lúng túng, bị động trong triển khai các bước liên kết để phát triển KTB Kinh nghiệm đẩy mạnh hoạt động kinh tế biển củ vùng Bắc Trung Bộ Việt N m Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh ven biển là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Diện tích tự nhiên toàn V ng hơn 52,5 nghìn km 2, dân số hơn 10,4 triệu người, chiếm 13% lực lượng lao động cả nước. Chiều dài bờ biển của V ng hơn 670 km, với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn thuận lợi cho xây dựng cảng như: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An) Vùng có nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng, trữ lượng cá khoảng tấn, tôm tấn, mực tấn [13], [43]. Sở hữu nhiều bãi biển đẹp như Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô nhiều cảnh quan thiên nhiêu kỳ thú, nhiều di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc có giá trị cho thấy đây là Vùng rất giàu tiềm năng phát triển nhiều ngành KTB như: Kinh tế hàng hải, hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển gắn với HNQT.

70 62 Giai đoạn , KTB của V ng đạt được tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt hơn 10%/năm, (trong đó Thanh Hoá tăng trưởng 20%, Nghệ An 15%, Quảng Bình 12%) [54], [79]. Khai thác cảng biển của Vùng đã đạt được một số thành công nhất định như: Hàng hoá qua cảng Cửa Lò 3 triệu tấn, cảng Vũng Án 2,7 triệu tấn, cảng Chân Mây 2 triệu tấn Sản lượng thuỷ sản khai thác đạt tấn, nuôi trồng đạt tấn, chiếm 7,58% sản lượng thuỷ sản cả nước [85]. Du lịch biển của V ng đón 11,6 triệu lượt khách, chiếm 10,02% tổng lượt khách du lịch cả nước, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 18,5%/năm. Vùng đã thu hút nhiều dự án FDI lớn, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các khu kinh tế ven biển như: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình) và Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên Huế), vốn đầu tư FDI đăng ký đạt gần 25 tỷ USD vào năm 2013 [54, tr.92]. Hoạt động KTB của Vùng có một số kinh nghiệm đáng chú ý sau: - Kinh nghiệm về quy hoạch, đầu tư nuôi trồng thuỷ đặc s n giá trị cao: Nhà nước thực hiện quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên của V ng. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở KTB đã tập trung nuôi trồng các loại thủy đặc sản có giá trị cao như hàu, tôm h m, cá ngựa, nhuyễn thể, trồng 2000 ha rong biển... Nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp trên v ng đất cát như Nghệ An, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Thừa Thiên - Huế, đạt lãi ròng trên 200 triệu đồng/ha/vụ và 96,63 triệu đồng/ha/vụ [63]. - Kinh nghiệm kết hợp khai thác thuỷ s n với b o vệ chủ quyền biển đ o: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở KTB nâng cấp đội tàu đánh bắt thủy sản công suất lớn có trang thiết bị thông tin, ngư cụ và bảo quản đông lạnh hiện đại để nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ gắn với xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, xây dựng các tổ đội hợp tác, liên kết hỗ trợ nhau sản xuất, cứu hộ cứu nạn, chống xâm phạm của các tàu của nước ngoài, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo. - Kinh nghiệm xây dựng c ng biển: Chính quyền một số tỉnh đã rất mạnh dạn đầu tư xây dựng và nâng cấp cảng biển từ Thanh Hóa vào Thừa Thiên - Huế, với các cảng: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Vũng Áng - Sơn

71 63 Dương (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Cửa Việt (Quảng Trị), Chân Mây (Thừa Thiên - Huế)... là những cảng tổng hợp cho tàu 1 đến 5 vạn DWT phục vụ hóa lọc dầu, xi-măng, nhiệt điện, và vận chuyển quặng sắt cho công nghiệp nặng [26]. Phần lớn các cảng biển Bắc Trung Bộ đều gắn với khu kinh tế ven biển, đồng thời là những công trình phòng thủ, đáp ứng yêu cầu phục vụ quân sự khi cần thiết. - Kinh nghiệm đầu tư các khu kinh tế ven biển: Quy hoạch và đầu tư 05 khu kinh tế ven biển gồm: Nghi Sơn (Thanh Hóa), Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), Vũng Áng (Hà Tĩnh), Hòn La (Quảng Bình), Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), trong đó áp dụng một số cơ chế chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển các ngành công nghiệp lọc - hoá dầu, luyện kim, cơ khí, đóng tàu, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng tối đa hóa việc sử dụng tổng hợp nguồn nguyên liệu tại chỗ. - Kinh nghiệm xây dựng hệ thống đô thị biển: Đầu tư nâng cấp các thành phố, thị xã ven biển trở thành những trung tâm tiến ra biển như: thành phố Thanh Hoá, Vinh, thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh; thành phố Đồng Hới và khu kinh tế Hòn La của Quảng Bình, Đông Hà gắn kết với không gian kinh tế cảng Cửa Việt của Quảng Trị; thành phố Huế trở thành thành phố Festival, thành phố du lịch, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ và giao dịch quốc tế của Vùng. - Kinh nghiệm quy hoạch và đầu tư du lịch biển: Có quy hoạch du lịch chung cho toàn Vùng để thống nhất với các địa phương đầu tư xây dựng các loại hình du lịch biển ph hợp. Căn cứ vào sự phân bố tài nguyên du lịch biển để ưu tiên xây dựng loại hình du lịch ph hợp, nơi có nhiều di sản thế giới, di tích nổi tiếng (như Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế ) ưu tiên phát triển du lịch tham quan, tâm linh, nơi có nhiều bãi biển đẹp (như Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ, Lăng Cô...) ưu tiên phát triển loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao. Liên kết v ng tạo thuận lợi cho việc đi lại của khách du lịch, tăng cường quảng bá, xúc tiến, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch biển. Tuy nhiên, vận hành KTB ở v ng Bắc Trung Bộ của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như:

72 64 + Đầu tư KTB chưa chú ý đến bảo vệ môi trường, gây sự cố ô nhiễm biển nghiêm trọng vào năm 2016, làm cá chết hàng loạt ở các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, thiệt hại nặng nề đến KT-XH của V ng. + Khai thác hải sản vẫn chưa đủ sức vượt ra đại dương để đánh bắt hải sản xa bờ, tổng sản lượng mới chiếm 7,58% sản lượng cả nước, công nghiệp chế biến chưa phát triển, chủ yếu là sơ chế. + Hệ thống cảng biển chưa được kết nối hoàn chỉnh với cảng quốc tế lớn, mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ và chưa khớp nối với nhau, nhất là hệ thống đường bộ, đường sắt kết nối cảng biển với hậu phương cảng không tốt, dịch vụ cảng biển còn nhiều hạn chế, nên chưa khai thác tối đa công suất của các cảng biển. + Chất lượng sản phẩm du lịch biển chưa cao, các khu du lịch không giữ được chân du khách tới 2-3 ngày, nhiều nơi khách không muốn quay lại vì quá buồn, cung ứng dịch vụ chưa chuyên nghiệp [54, tr.91] Một số bài học rút ra cho kinh tế biển ở vùng Tây Nam củ Việt N m Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm tổ chức hoạt động KTB của các vùng KTB quốc tế và trong nước, rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VTN của Việt Nam có thể tham khảo và vận dụng như sau: Một là, kinh nghiệm về lựa chọn các ngành, lĩnh vực KTB để đầu tư: Cả ba v ng đều ưu tiên lựa chọn một số ngành KTB có lợi thế so sánh để đầu tư, dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực dồi dào, lao động rẻ...để tập trung đầu tư khai thác lợi thế so sánh, thúc đẩy tăng trưởng khá nhanh một số ngành KTB giá trị gia tăng cao như: du lịch biển, vận tải biển, khai thác cảng, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, dầu khí, Xây dựng một số khu kinh tế ven biển, có hệ thống hạ tầng thiết yếu đồng bộ như: cảng nước sâu, sân bay, hệ thống đường bộ kết nối với đường quốc lộ, với các đô thị trung tâm và với đường sắt để kết nối với các khu vực khác trong nước và quốc tế, hình thành những khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực,

73 65 khu cảng tự do, có quy chế hoạt động riêng, có ưu đãi đặc biệt, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, kinh doanh thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cấp chuỗi đô thị ven biển thành những trung tâm tiến ra biển, gắn kết với các khu kinh tế ven biển và phát triển chuỗi logistic để liên kết các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận, xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa giữa các địa phương trong nước và quốc tế, để đẩy mạnh khai thác tiềm năng KTB và chuyển dịch cơ cấu sản xuất KTB theo hướng hợp lý, tiến bộ, gắn với HNQT. Hai là, kinh nghiệm về tổ chức triển khai chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTB: Chính phủ xây dựng chương trình, quy hoạch tổng thể và chính sách KTB chung cho toàn vùng. Căn cứ theo đó, các địa phương có kế hoạch, đề án cụ thể riêng, ph hợp với điều kiện đặc th của từng địa phương, cho phép khai thác hiệu quả lợi thế so sánh KTB của từng địa phương. Một số v ng xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn, thủ tục thông thoáng, có nhiều ưu đãi vượt trội về thời gian, giá thuê đất, cơ sở hạ tầng, thuế, hỗ trợ đào tạo, cung ứng lao động, hỗ trợ tài chính, tín dụng đối với một số ngành KTB mới nổi, tạo động lực thu hút đầu tư KTB. Tổ chức liên kết vùng trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, các bên c ng có lợi để khai thác lợi thế so sánh KTB của từng địa phương. Kết hợp KTB với QPAN trong hoạt động KTB. Phân biệt nghề cá giải trí và nghề cá thương mại để có cách quản lý ph hợp, bảo vệ môi trường biển. Hỗ trợ ngư dân đóng tàu, khai thác xa bờ, và xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển vừa sản xuất, vừa bảo vệ chủ quyền biển đảo. Ba là, kinh nghiệm kiến tạo các điều kiện cần thiết cho hoạt động KTB: Chính quyền địa phương tổ chức huy động vốn đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm, có tính khả thi cao như: sân bay, cảng biển, đường giao thông bộ để kết nối các khu vực ven biển với các trung tâm đô thị trong nước và quốc tế. Đặc biệt, mạnh dạn đầu tư vốn lớn vào cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp KTB đầu tư. Tăng cường xúc tiến đầu tư, vận động các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ KTB, thông qua xây dựng nhiều trường đại học, cao đẳng và dạy nghề đào tạo nhân lực

74 66 phục vụ KTB. Đổi mới cơ chế quản lý KH&CN, đầu tư xây dựng các viện nghiên cứu KH&CN biển trực thuộc các trường đại học, khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ...phục vụ KTB, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động KTB. Bốn là, kinh nghiệm về một số bài học thất bại trong tổ chức hoạt động KTB (cần ph i tránh): Quá trình tổ chức hoạt động KTB, các địa phương của một vùng mạnh ai nấy làm, xuất hiện xung đột về lợi ích, mất cân đối trong cấu trúc KTB, như việc tỉnh nào cũng chạy theo phát triển cảng biển nhưng do thiếu nguồn hàng, nên không khai thác được hết công suất; lựa chọn lĩnh vực phát triển du lịch biển, nhưng lại phát triển công nghiệp luyện kim, lọc hoá dầu, xi măng, gây ra ô nhiễm môi trường, không phát huy được lợi thế so sánh KTB của toàn Vùng. Đầu tư phát triển KTB chưa chú ý bảo vệ môi trường biển để xảy ra sự cố môi trường biển nghiêm trọng. Đào tạo nguồn nhân lực KTB chưa đạt yêu cầu. Năng lực KH&CN còn yếu, NSLĐ thấp, giá trị tăng thêm thu được từ KTB chưa cao. Mặt khác, do cạnh tranh để thu hút đầu tư, một số tỉnh đã có những ưu đãi quá mức, gây thiệt hại lợi ích quốc gia, làm tổn thương đến môi trường đầu tư của đất nước. Đầu tư KTB vẫn còn dàn trải, nhiều sản phẩm, dịch vụ tr ng lắp, thừa cung, kém hiệu quả. Thể chế kinh tế ở các khu kinh tế ven biển chỉ tập trung ưu đãi về thuế, tiền thuê đất, không đủ sức cạnh tranh quốc tế. Năm là, điều kiện để vận dụng các bài học kinh nghiệm: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành hữu quan KTB và UBND 02 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang cần xây dựng lồng ghép các nội dung kinh nghiệm vào mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp của các chương trình hành động, quy hoạch, kế hoạch, đề án KTB của Vùng và bảo đảm các nguồn lực để thực hiện. Tổ chức tuyên truyền phổ biến những bài học kinh nghiệm để cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng và vận dụng ph hợp. Các doanh nghiệp KTB cần quan tâm nghiên cứu kinh nghiệm của các v ng để vận dụng sáng tạo, ph hợp với doanh nghiệp mình, nâng cao hiệu quả hoạt động KTB.

75 67 Chƣơng 3 THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦAVIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TIẾP CẬN TỪ KINH TẾ BIỂN Đặc điểm về tự nhiên vùng biển Tây Nam của Việt Nam Vùng biển Tây Nam của Việt Nam bao gồm v ng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Vịnh Thái Lan c ng các đảo nằm trên đó và phần đất liền ven biển từ Mũi Cà Mau (Năm Căn-Cà Mau) đến cửa khẩu Xà Xía (Hà Tiên-Kiên Giang) dài hơn 347km (xem Phụ lục 9), nằm trên Vịnh Thái Lan trong phạm vi N N và E E, phần thuộc chủ quyền của Việt Nam nằm về phía Đông Bắc của vịnh Thái Lan giáp với Campuchia và một phần phía Đông thông với biển Đông. Tổng diện tích tự nhiên VTN của Việt Nam là ,4km 2 (tỉnh Cà Mau: 5.294,9km 2, tỉnh Kiên Giang: 6.348,5km 2 ), và lãnh hải tiếp giáp với các nước Campuchia, Thái Lan và Malaysia tạo thành v ng đặc quyền KTB rộng hơn km 2, với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ có diện tích xấp xỉ 619,23km 2, trong đó có những đảo đá vôi thuộc v ng Hà Tiên - Kiên Lương tuyệt đẹp và đảo Phú Quốc lớn nhất Việt Nam, rất giàu tiềm năng phát triển du lịch biển và giao thương quốc tế. Độ sâu trung bình của biển là 45m, nơi sâu nhất không quá 80m độ sâu tăng dần đều từ bờ ra giữa vịnh Thái Lan, nền đáy tương đối bằng phẳng, chứa đựng nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, đa dạng. Dọc theo bờ biển của V ng còn có nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư trú, và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. V ng biển Tây Nam của Việt Nam nằm trong v ng nhiệt đới gió m a với hai m a gió chính là Đông Bắc và Tây Nam, trong đó gió m a Tây Nam chiếm ưu thế hơn. Do ảnh hưởng của hai m a gió, khí hậu ở Vùng chia thành hai mùa (mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 3 và m a mưa từ tháng 4 đến tháng 9) rất rõ rệt. Trong

76 68 m a nắng, thường có gió Đông khá mạnh, sức gió thịnh hành từ cấp 1 đến cấp 4, cao nhất đạt tới cấp 6. Trong m a mưa thường có gió Tây nhẹ, sức gió thịnh hành từ cấp 1 đến cấp 2, cao nhất chỉ đạt tới cấp 5. V ng biển ít bị ảnh hưởng của các cơn bão, nên tình hình khí tượng khá ổn định. Lượng mưa trung bình hàng năm ở V ng mm, tuy nhiên hiện nay ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu, khô hạn thường xuyên xảy ra, qua khảo sát có 70% ý kiến cho rằng thời tiết ở V ng biến đổi bất thường, xâm nhập mặn lấn sâu vào nội đồng. Trong đó, tỉnh Cà Mau có hơn 90% diện tích đất bị nhiễm mặn [92], [109], tỉnh Kiên Giang nước mặn vào sâu đất liền từ 40-50km, với độ mặn hơn 5,5g/l [111, tr.6], như vậy, hơn 90% diện tích đất của Vùng bị nhiễm mặn, kết quả khảo sát, có 90,4% ý kiến hộ sản xuất nông lâm, thủy sản cho rằng đất đai của họ bị nhiễm mặn từ vừa phải, đến nhiều (xem Phụ lục 8). Như vậy, toàn bộ diện tích đất VTN của Việt Nam, đều chịu sự tương tác rất mạnh của biển đến đất, đều thuộc v ng chuyển tiếp giữa lục địa và biển, theo Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày 6/3/2009 của Chính phủ về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo, thì tất cả lãnh thổ của V ng đều thuộc diện vùng KTB [22, tr.2-4] Đ c điểm kinh tế, xã hội và văn hó vùng Tây Nam củ Việt N m Toàn Vùng có tổng số 24 đơn vị hành chính cấp huyện, với dân số người, gồm có 02 thành phố loại II là Cà Mau, Rạch Giá và Phú Quốc đạt tiêu chí thành phố lại II; 01 thành phố loại III là Hà Tiên, huyện đảo Kiên Hải và 19 huyện ven biển. Qui mô GRDP của V ng năm 2017 đạt trên ,16 tỷ đồng (giá hiện hành), trong đó, Kiên Giang đạt ,74 tỷ đồng, Cà Mau đạt ,42 tỷ đồng [27], [31]. Tốc độ tăng trưởng KTB bình quân giai đoạn (theo giá so sánh 2010) đạt 9,93%/năm, trong đó giai đoạn đạt 12,40%/năm và giai đoạn đạt 8,17%/năm, cho thấy phát triển KTB ở V ng vẫn còn tiềm năng rất lớn (xem Phụ lục 1). - Về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Năm 2017, cơ cấu kinh tế của V ng gồm: Nông - lâm, thuỷ sản chiếm 32,37%; công nghiệp - xây dựng

77 69 chiếm 22,64%; dịch vụ chiếm 41,5%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 3,48%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của V ng theo hướng giảm mạnh tỷ trọng ngành nông - lâm, thủy sản từ 41,43% năm 2010 xuống còn 32,37% năm 2017; tăng nhanh tỷ trọng ngành dịch vụ từ 29,85% năm 2010 lên 41,5% năm 2017; tuy nhiên tỷ trọng công nghiệp - xây dựng bị giảm từ 28,72% năm 2010 xuống còn 22,64% năm 2017 [27], [30], [31], [34], cho thấy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của V ng tuy có tiến bộ, nhưng vẫn còn hạn chế, CNH, HĐH chưa đạt yêu cầu. Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế vùng Tây N m củ Việt N m năm 2017 Nguồn: Tính toán của tác gi từ nguồn [27], [31] Trong đó, ngành nông - lâm, thủy sản của V ng đang chuyển đổi mạnh sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa do đất đai bị nhiễm mặn. Tính đến năm 2016, toàn V ng có ha đất đã được chuyển đổi sang nuôi thủy sản kết hợp với trồng lúa, chiếm 74,28% diện tích đất nông nghiệp, trong đó, Cà Mau có ha, Kiên Giang có ha [96], [99]. Kết quả khảo sát, có 89,7% hộ sản xuất - nông lâm, thủy sản cho biết đã chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản kết hợp với trồng lúa, để thích ứng với BĐKH toàn cầu (xem Phụ lục 8). - Về cơ cấu thành phần kinh tế: kinh tế tư nhân chiếm phần lớn trong hoạt động KTB ở Vùng, với doanh nghiệp, đóng góp 80,33% vào GRDP của Vùng. Kinh tế nhà nước chỉ đóng góp 16,85% GRDP với 39 doanh nghiệp; kinh tế tập thể đóng góp 0,11%; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 0,69% [27], [31]. Nhìn chung, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện, các thành

78 70 phần kinh tế ở V ng hoạt động ổn định, có động lực khá mạnh trong hoạt động KTB, cạnh tranh bình đẳng, tuân thủ pháp luật tốt. - Về dân tộc và tôn giáo: Vùng có 15 thành phần dân tộc, người Kinh chiếm 90,8%, Khmer 7,3%, người Hoa 1,5%, còn lại là các dân tộc khác. Về tôn giáo, có khoảng người, chiếm 30,3% dân số, trong đó Phật giáo chiếm 23,3%, Công giáo 18,3%, còn lại là các tôn giáo khác [88], [89]. Nhìn chung, tình hình KT-XH, đời sống, an ninh trật tự v ng đồng bào dân tộc và tôn giáo ổn định, đoàn kết, thuận lợi cho hoạt động KTB. - Về văn hóa: Vùng ven biển Tây Nam là v ng đất văn hoá - lịch sử nổi tiếng ở khu vực ĐBSCL, với hơn 300 năm khai hoang mở cõi gắn liền với Mạc Cửu và dòng họ Mạc. Nơi đây là quê hương của thi sĩ Đông Hồ và là nơi phát tích của Tao Đàn Chiêu Anh Các vang bóng một thời, là miền đất có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại, nơi có làn điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Nơi người anh h ng dân tộc Nguyễn Trung Trực khởi nghĩa chống thực dân Pháp; nơi có nét văn hóa đặc sắc của dân cư Nam Bộ thể hiện tình cảm thẳm sâu đối với Bác Hồ, với những đền thờ khắp nơi biểu trưng độc đáo về lòng kính yêu lãnh tụ. V ng đất truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với bản sắc văn hóa có giá trị nhân văn sâu sắc của đất nước và con người phương Nam Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế biển ở vùng Tây N m củ Việt N m Xây dựng và hoàn thiện thể chế KTB nhằm kiến tạo khung khổ pháp lý đẩy mạnh hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam, đã được tiến hành từ khá sớm. Từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 về ban hành Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang (thuộc v ng biển Tây Nam) đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 tạo bước phát triển nhanh về tiềm lực kinh tế, đóng góp vào phát triển chung của cả nước, đảm bảo QPAN, xây dựng đảo Phú Quốc thành Trung tâm du lịch nghỉ dưỡng và du lịch biển mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Thể

79 71 chế KTB ở V ng được đẩy mạnh phát triển gắn với quá trình thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW năm 2007 của BCH Trung ương ĐCSVN (khóa X) về thực hiện Chiến lược biển Việt Nam, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số: 18/2009/QĐ-TTg ngày 03/02/2009 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH v ng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan nhằm đẩy mạnh phát triển KTB với mục tiêu: đóng góp 5-5,5% vào GDP, khoảng 18-19% vào sản lượng thuỷ sản và 22-23% vào kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của cả nước [11], xây dựng sản phẩm du lịch biển chất lượng cao, thúc đẩy giao thương, mở rộng quan hệ với bên ngoài một cách chủ động và có hiệu quả cao. Thực hiện Nghị quyết của Đảng và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang cũng đã triển khai nhiều chương trình, quy hoạch, kế hoạch cụ thể để đẩy mạnh hoạt động KTB như: - Tỉnh uỷ Cà Mau đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TW của Trung ương Đảng, và tiếp theo đó UBND tỉnh Cà Mau đã xây dựng Kế hoạch số: 16/KH-UBND ngày 20/8/2007 về phát triển KTB và Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH v ng biển và ven biển tỉnh Cà Mau thời kỳ đến năm 2020, với định hướng lấy v ng ven biển làm bệ phóng, hướng mạnh phát triển ra biển, xây dựng v ng biển, ven biển thành v ng kinh tế động lực; khai thác tài nguyên biển đi đôi với bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái biển để phát triển bền vững. Phấn đấu tăng trưởng KTB bình quân khoảng 16,5%/năm, để đến năm 2020 giá trị KTB chiếm khoảng 65% cơ cấu GDP. Phát triển kinh tế thuỷ sản ở trình độ công nghệ cao, tăng diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh và quảng canh theo hướng bền vững, khai thác hải sản xa bờ, phấn đấu đến năm 2020 đạt tổng sản lượng thuỷ sản khoảng tấn, đẩy mạnh tinh chế và xuất khẩu thuỷ sản [97]. Tiếp tục phát triển và mở rộng công nghiệp khí - điện - đạm, thăm dò khai thác dầu khí, du lịch biển và kinh tế hàng hải. Xây dựng cảng Hòn Khoai để đẩy mạnh xuất khẩu. - Tỉnh uỷ và UBND tỉnh Kiên Giang cũng đã xây dựng Chương trình hành động số 12-CTr/TU ngày 02/5/2007 và Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày

80 72 14/9/2007 về thực thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Chương trình số 367/CTr-UBND ngày 15/8/2012 và Kế hoạch số 97/KH-UBND ngày 29/8/2016 về phát triển KTB Kiên Giang cho các giai đoạn và giai đoạn Xác định mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng kinh tế biển chiếm 80% GRDP, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTB theo hướng tiến bộ [101]. Tập trung xây dựng và phát triển toàn diện các ngành KTB như: Khai thác hải sản xa bờ, dịch vụ hậu cần nghề cá, đẩy mạnh nuôi trồng gắn với chế biến và xuất khẩu thuỷ sản; phát triển du lịch biển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phát triển kinh tế hàng hải, tăng cường hợp tác quốc tế, ứng phó hiệu quả với BĐKH toàn cầu; nâng cao mức sống nhân dân v ng ven biển và hải đảo. - Quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế KTB, các tỉnh trong V ng đã triển khai, áp dụng sáng tạo các thể chế pháp luật, chính sách chung về KTB của cả nước như: Nghị định 25/2009/NĐ-CP quy định về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường tại các v ng ven biển, v ng biển và hải đảo Việt Nam; Luật dầu khí, Luật thuỷ sản, Luật du lịch, Luật hàng hải, Luật biển Việt Nam (năm 2013); Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo (năm 2015); Bên cạnh đó, các tỉnh trong V ng còn chủ động và tích cực xây dựng và ban hành nhiều chính sách có tính đặc th được triển khai áp dụng trong V ng gồm: + Xây dựng và ban hành một số chính sách phát triển nguồn nhân lực phục vụ KTB như: chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ những người có trình độ chuyên môn, tay nghề cao làm việc tại các địa bàn ven biển và hải đảo. Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng lực lượng lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KTB và HNQT. Khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước tham gia dạy nghề, đào tạo nguồn nhân lực KTB cho V ng. + Thực hiện chính sách ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ KTB như: Hỗ trợ vốn đối với việc xây dựng các công trình hạ tầng trên các đảo quan trọng, các công trình cố định ngoài khơi để khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển. Áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư vào phát triển KTB như: ưu đãi về tiền thuê đất, thời gian thuê đất, ưu đãi về thuế, hỗ trợ tín

81 73 dụng... có tính vượt trội hơn so với mức bình quân chung của cả nước. Thực hiện nhiều chính sách đặc biệt khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đẩy mạnh khai thác tài nguyên biển (hải sản, dầu khí, khoáng sản...), nhất là tại các v ng biển chồng lấn và các khu vực khai thác chung. Thực hiện chính sách đặc th về hỗ trợ các xã bãi ngang và hải đảo + Triển khai các chính sách về phát triển KH&CN: Đẩy mạnh hỗ trợ ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, nhất là các công nghệ về biển. Có chính sách vừa khuyến khích, vừa bắt buộc các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu và áp dụng kỹ thuật, công nghệ mới vào các ngành KTB. + Áp dụng các chính sách đặc thù về đất đai: Có chính sách đền b giải phóng mặt bằng nhất quán, ph hợp với thực trạng đất trong V ng để tạo quỹ đất sạch, thuận lợi về vị trí để thu hút đầu tư, tạo thuận tiện về thủ tục thuê và giao đất, cấp giấy phép xây dựng triển khai dự án đầu tư. Linh hoạt về hình thức đền b trong thu hồi đất để xây dựng các dự án KTB đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Nhìn chung, quá trình xây dựng và hoàn thiện thể chế KTB ở VTN của Việt Nam, đã đạt được một số thành công nhất định, đã có những tác động tích cực góp phần ổn định KT-XH, khơi dậy động lực phát triển KTB, khuyến khích các chủ thể KTB hăng say sản xuất - kinh doanh, kích thích đổi mới, sáng tạo, làm giàu từ biển. Tuy nhiên, thể chế KTB ở V ng cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn, cần phải tiếp tục hoàn thiện, để ph hợp hơn, thúc đẩy KTB ở V ng phát triển theo hướng bền vững Những thuận lợi và khó khăn của vùng Tây Nam Việt Nam trong hoạt động kinh tế biển Những thuận l i - Thuận lợi về vị trí địa lý và khí hậu: Vùng Tây Nam của Việt Nam nằm khá gần với tuyến đường hàng hải quốc tế lớn thứ hai thế giới, có nhiều vị trí có thể xây dựng cảng nước sâu như Hòn Khoai (Cà Mau); Hòn Chông, Phú Quốc (Kiên Giang) là cửa ngõ hướng ra Vịnh Thái Lan của các tỉnh v ng ĐBSCL, kết nối

82 74 với các nước trong khu vực ASEAN và quốc tế. Thuận lợi cả đường bộ và đường hàng không, với nhiều triển vọng xây dựng chuỗi đô thị ven biển, đặc khu kinh tế, khu kinh tế mở hiện đại tạo thế phát triển mạnh KTB trong điều kiện HNQT, kết hợp với QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Điều kiện khí hậu thời tiết của Vùng rất thuận lợi cho phát triển KTB như nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển, phát triển thảm thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học rất có giá trị cả về kinh tế và nghiên cứu khoa học. - Thuận lợi về tài nguyên sinh vật biển: Nguồn lợi thủy sản của V ng đa dạng về giống loài, giàu có về trữ lượng với loài thủy sản, trong đó có hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao và cá đáy chiếm 70% số loài, với trữ lượng cá, tôm khoảng tấn khả năng khai thác cho phép bằng 44% trữ lượng, tức là hàng năm có thể đạt trên tấn [7, tr.64]. Nguồn lợi hải sản phong phú tạo điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác, chế biến thủy sản phát triển, trở thành ngành kinh tế quan trọng của V ng. Thảm cỏ biển của V ng có 10 loài, với diện tích ha, các rạn san hô có diện tích trên 720 ha; độ phủ trung bình của san hô cứng từ 12,7% đến 23,9%. Thảm cỏ biển và rạn san hô là nơi cư trú, kiếm ăn, nơi sinh sản và ươm nuôi con non của nhiều loài hải sản có giá trị [7, tr.72]. Trong Vùng còn có nhiều loài sinh vật biển quý hiếm cung cấp nguồn thu nhập rất đáng kể cho sinh kế của dân cư sống ven biển. - Thuận lợi về tài nguyên du lịch biển: Tài nguyên du lịch tự nhiên của Vùng có hơn 30 bãi biển đẹp, tiêu biểu như: bãi Khai Long (Cà Mau), Mũi Nai, bãi Dài, bãi Sao, bãi Trường, (Kiên Giang); hơn 150 hòn đảo nổi lớn nhỏ sườn dốc ngoạn mục, rừng nguyên sinh, với nhiều vẽ đẹp hoang sơ như cụm đảo Phú Quốc, Thổ Chu, quần đảo Nam Du, (Kiên Giang); hòn Khoai, hòn Đá Bạc, (Cà Mau); đặc biệt 2 quần đảo gần bờ là quần đảo Hải Tặc và quần đảo Bà Lụa (Kiên Giang) với hàng chục hòn đảo nổi lớn nhỏ, từng được ca ngợi là Hạ Long phương Nam, cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch biển như: nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, thể thao, câu cá giải trí và lặn biển

83 75 Bảng 3.1: Hiện trạng một số loại tài nguyên du lịch ở vùng Tây Nam của Việt Nam Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ khai Số Loại tài nguyên du lịch đƣợc kiểm đƣợc khai thác/ tiềm TT kê thác năng (%) 1 Bãi biển ,5 2 Đảo ,8 3 Khu dự trữ sinh quyển thế giới ,0 4 Vườn quốc gia ,0 5 Khu bảo tồn biển Hang động ,0 7 Sông, suối ,5 8 Hồ, đầm nước ,0 9 Di tích LS-VH, Cách mạng ,7 10 Bảo tàng ,0 11 Lễ hội ,0 12 Làng nghề, cơ sở sản xuất nghề ,5 Nguồn: Công trình của tác gi đã công bố [6] và kh o sát của tác gi Vùng còn có 02 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; 04 vườn quốc gia và 01 khu bảo tồn biển còn lưu giữ nhiều loại động, thực vật quý hiếm, rạng san hô, thảm cỏ biển, các loài thuỷ sản quý có nhiều giá trị. Các tài nguyên du lịch tự nhiên khác như hệ thống hang động, đầm, hồ, sông, suối cũng rất phong phú, đa dạng, tạo nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn của V ng với nhiều di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề tiêu biểu như: Di tích lịch sử Đình Tân Hưng, lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau); di tích Đình Nguyễn Trung Trực, núi Bình San, lễ kỷ niệm ngày thành lập Tao đàn Chiêu Anh Các, (Kiên Giang); gắn với một thời khai hoang, mở cõi, chống giặc ngoại xâm, đã tạo nên những yếu tố văn hoá bản địa, tạo lợi thế cho nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Với những thế mạnh cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn c ng với lợi thế về vị trí địa lý, nhất là điều

84 76 kiện giao thông bằng đường hàng không, đường bộ, đường biển, địa bàn này có triển vọng trở thành điểm du lịch quan trọng hàng đầu của Việt Nam. - Thuận lợi về tài nguyên khoáng s n biển: VTN của Việt Nam có nhiều mỏ dầu khí, với trữ lượng dự báo dao động trong khoảng triệu tấn dầu quy đổi và trữ lượng khí đốt khoảng 138,2 tỷ m 3, chiếm 35% trữ lượng của cả nước. Hiện mỗi năm đã khai thác đưa vào bờ 2 tỷ m 3 khí [97]. Ngoài dầu khí, VTN còn có những loại khoáng sản khác như: than bùn, đá vôi, đá xây dựng, đất sét, sắt, đá bán quý trong đó, đá vôi để sản xuất xi măng, trữ lượng khoảng hơn 440 triệu tấn, than b n trữ lượng ước đạt 13,1 triệu m 3 [88], [89]. Dầu khí và các loại khoáng sản biển phong phú tạo nhiều thuận lợi cho phát triển KTB của V ng. - Thuận lợi về tài nguyên đất và tài nguyên rừng: Vùng ven biển có ,49ha đất nông nghiệp độ màu mở trung bình đến khá, có thể trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản. Đất đảo có ha khá màu mở và nguồn nước ngọt dồi dào thích hợp cho các hoạt động nông nghiệp kết hợp với du lịch biển. Đất nuôi trồng thuỷ sản có ha và lồng bè nuôi hải sản. Ngành nuôi trồng thuỷ sản đang có tiềm năng to lớn và có nhiều triển vọng phát triển. Rừng ngập mặn ven biển có ha, chiếm 70% diện tích rừng ĐBSCL, rừng hải đảo có diện tích ha, trong đó rừng cây gỗ lớn có ha, chiếm 82% diện tích rừng [88], [89], [97]. Rừng ở ven biển và hải đảo VTN có vai trò quan trọng trong việc chống xâm nhập mặn, giữ nước ngọt, bảo vệ môi trường sinh thái, chống sạt lở đất, có giá trị lớn về mặt nghiên cứu động thực vật tự nhiên và phát triển du lịch. - Thuận lợi về nguồn lực lao động phục vụ KTB: Lực lượng lao động KTB của V ng năm 2017 có người, trong đó, Cà Mau có người, Kiên Giang có người, với hơn 75% lao động trẻ, khoẻ. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 10,49%, lao động nữ chiếm 49,6% [27], [30], [99]. Nguồn lực lao động KTB từng bước được đào tạo, trình độ từ đại học trở lên có người, chiếm 2,1% dân số, trong đó có 32 tiến sĩ thạc sĩ. Hệ số tương quan giữa lao động và GRDP là 0,9713, tức là, để tăng 1% GRDP cần tăng 0,9713% số lượng lao động, cho thấy chất lượng lao động ngày càng tốt hơn (xem Phụ lục 15).

85 77 - Thuận lợi về hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB: Hệ thống đường bộ ven biển và hải đảo của V ng đã được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp. Trong đó, đường Hành lang ven biển phía Nam dài 220km nối liền 3 nước Việt Nam - Campuchia - Thái Lan và đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi dài 51,3km được xây mới để kết nối vùng ven biển với các tuyến đường huyết mạch như: Cà Mau - Phụng Hiệp, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 80, Quốc lộ 61, Quốc lộ 63, NI thông thương với đường bộ cả nước, kết nối hành lang kinh tế Đông - Tây, mở ra nhiều vận hội mới cho phát triển KTB gắn với HNQT của V ng. Các tuyến đường hải đảo gồm đường xuyên đảo, đường vòng quanh đảo, với tổng chiều dài 277,42km, trong đó các tuyến trên đảo Phú Quốc dài 211,72km, đường cơ động quanh các đảo như: Thổ Chu, Củ Tron, Hòn Tre, Lại Sơn, Hòn Nghệ, Hải Tặc, với tổng chiều dài trên 60km; đường vào khu du lịch hòn Đá Bạc (Cà Mau) dài hơn 70km. Các tuyến đường này góp phần tạo thuận lợi cho khai thác tiềm năng KTB gắn với QPAN bảo vệ biển đảo [98], [103]. Các cảng biển được xây dựng và nâng cấp như: cảng quốc tế An Thới, cảng Bãi Vòng, cảng Vịnh Đầm, cảng Dương Đông (Phú Quốc), và các cảng đất liền như: Hòn Chông, Bình Trị, Hà Tiên, cảng hành khách Rạch Giá (Kiên Giang), cảng Hòn Khoai, cảng Năm Căn (Cà Mau), Và hệ thống cảng cá điển hình như: Tắc Cậu, Nam Du (Kiên Giang); cảng cá Cà Mau, Sông Đốc (Cà Mau) và hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu ở các đảo, góp phần đắc lực hướng ra khai thác tiềm năng KTB gắn với HNQT. Sân bay Quốc tế Phú Quốc rộng 905 ha, được đầu tư xây dựng, với thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, cùng các sân bay Rạch Giá và Cà Mau được nâng cấp, đưa vào sử dụng đã tạo bước đột phá chiến lược phát triển KT-XH và HNQT của V ng. Hệ thống cấp điện, cũng được đầu tư nhằm cung ứng đầy đủ nguồn điện, với giá cả hợp lý cho phát triển sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống cấp nước cho v ng ven biển và hải đảo đã được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt cho nhân dân. Hệ thống hạ tầng thông tin - truyền thông cũng được đầu tư phát triển nhanh, để phủ sóng di động và cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông và internet, cho toàn Vùng.

86 78 Các hệ thống kết cấu hạ tầng này không chỉ phục vụ phát triển KTB, mà còn phục vụ đắc lực cho QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc Những khó khăn - Khó khăn về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý của V ng nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, lại bị chia cắt, bởi sông rạch dầy đặc, hải đảo nằm phân tán khắp v ng. Điều này gây không ít trở ngại cho tập trung đầu tư phát triển KTB, nhất là phát triển giao thông, liên kết v ng và tiêu thụ hàng hoá. Vùng còn bị ảnh hưởng nặng nề do BĐKH toàn cầu, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ biển diễn ra tại nhiều nơi; nguồn lợi hải sản có dấu hiệu cạn kiệt, dịch bệnh thuỷ sản thường xuyên diễn biến phức tạp, chưa có cách khắc phục, gây ra nhiều thiệt hại cho KTB của V ng. - Khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội: Trình độ phát triển KT-XH và mức sống của Vùng vẫn còn thấp (GRDP bình quân đầu người ước tính đạt khoảng 1.800USD) [27], [31], dân số sống phân tán, rất khó cho công tác đào tạo và giải quyết việc làm, chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn thấp so với cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc, tỷ trọng ngành nông - lâm, thủy sản còn lớn (chiếm tỷ trọng 31,52%), vốn đầu tư còn nhiều khó khăn, hệ thống giao thông tuy đã được đầu tư, nhưng chưa hoàn thiện, nguồn lực đầu tư cho KH&CN còn ít, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu. Ô nhiễm môi trường đã xảy ra tại các cơ sở chế biến thủy sản, khu du lịch, khu dân cư... Nhưng vẫn chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan, môi trường, chất lượng nguồn nước, gây ra nhiều khó khăn trong phát triển KTB. - Khó khăn từ thể chế của KTB: Hành lang pháp lý về phát triển KTB ở VTN của Việt Nam đến nay vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện, chủ yếu mới đáp ứng phục vụ quản lý đơn ngành như: Luật dầu khí, Luật thuỷ sản, Luật du lịch, Luật hàng hải chưa có đạo Luật khung về KTB, vẫn còn thiếu những quy định cụ thể về chức năng quản lý Nhà nước về KTB, sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động KTB, gây ra nhiều khó khăn trong tổ chức sản xuất, kinh doanh, liên kết vùng, phối hợp, phát triển KTB.

87 79 Quản lý nhà nước về KTB chủ yếu vẫn theo từng ngành, lĩnh vực, với khoảng trên 15 bộ ngành hữu quan chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ không đảm bảo tính thống nhất của quản lý gây ra nhiều thiệt hại cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các chủ thể KTB. Các quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển KTB của các tỉnh trong V ng hầu như được xây dựng và tiến hành một cách độc lập, không có sự tham khảo, phối hợp giữa các địa phương với nhau, vừa mâu thuẫn với quy hoạch của Trung ương, vừa xung đột lợi ích, làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn V ng, cũng như lợi ích quốc gia THỰC TIỄN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2006 ĐẾN NAY Quá trình tổ chức hoạt động KTB ở VTN của Việt Nam được tiến hành từ năm 2006 đến nay gắn với thực hiện Nghị quyết: 09/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm Các tỉnh trong V ng đều xác định KTB là ngành kinh tế mũi nhọn, theo đó tập trung ưu tiên các nguồn lực đầu tư phát triển, chú trọng đào tạo nguồn nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ KTB, kết hợp phát triển KTB với QPAN và đẩy mạnh HNQT Thực tiễn tổ chức hoạt động kinh tế biển giai đoạn Các tỉnh trong Vùng tập trung vào triển khai Quyết định số: 178/2004/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 ; và Quyết định số: 18/2009/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH v ng biển và ven biển Việt Nam thuộc Vịnh Thái Lan thời kỳ đến năm Trong 5 năm, toàn Vùng đã đầu tư ,8 tỷ đồng (giá so sánh 2010) [30], [34], [97], một số cảng cá lớn được xây dựng như: cảng cá Tắc Cậu, cảng cá Phú Quốc, (Kiên Giang); cảng cá Cà Mau, cảng cá Sông Đốc, (Cà Mau); xây dựng hệ thống thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản, đưa tổng diện tích nuôi thuỷ sản đạt ha. Tiến hành xây dựng Dự án Khí - Điện - Đạm Cà Mau và nhiều công trình dự án KTB lớn điển hình như: cảng Năm Căn (Cà Mau), cảng quốc tế An Thới, cảng Hòn Chông, cảng Bình Trị (Kiên Giang) và nhiều bến hàng hoá, bến hành

88 80 khách được xây dựng. Nhìn chung, hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB, đã phát huy tác dụng tốt, góp phần thúc đẩy khai thác hiệu quả tiềm năng KTB. Song song với đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ KTB, các địa phương trong Vùng còn tích cực tuyên truyền, vận động, khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở KTB cá thể, đẩy mạnh khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản, phát triển du lịch biển, Cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các doanh nghiệp, cơ sở KTB hoạt động. Đến năm 2010, toàn Vùng có doanh nghiệp KTB, tăng gấp 1,43 lần so với năm Trong đó, có doanh nghiệp tư nhân các loại, chiếm 94,87% so tổng số doanh nghiệp; 212 hợp tác xã, chiếm 5,07%; 49 doanh nghiệp nhà nước, chiếm 0,9%; và có 4 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Vùng còn có cơ sở KTB cá thể đang hoạt động. Tuy nhiên, doanh nghiệp, và cơ sở KTB (sản xuất, chế biến, dịch vụ KTB) cá thể ở V ng quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ (trên 90% doanh nghiệp KTB có mức vốn dưới 10 tỷ đồng; 95% cơ sở KTB cá thể có mức vốn từ triệu đồng), các chủ thể KTB ít liên kết với nhau, khả năng cạnh tranh thấp, dịch vụ KTB chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu HNQT [30], [34] Thực tiễn tổ chức hoạt động kinh tế biển giai đoạn Các tỉnh trong V ng tiếp tục đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực, phát triển KH&CN, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ KTB. Nhiều công trình, dự án KTB đã được xây dựng như: Đường hành lang ven biển phía Nam (giai đoạn II), đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi, thành lập trường Đại học Kiên Giang, trường Đại học Bình Dương - Cà Mau, mở rộng, chỉnh trang các đô thị ven biển; xây dựng các tuyến đường trên đảo Phú Quốc và một số đảo khác, sân bay quốc tế Phú Quốc đã được xây dựng; hệ thống cấp nước, cấp điện bằng cáp ngầm xuyên biển, xử lý nước thải, rác thải...được xây dựng. Tiếp tục xây dựng và nâng cấp hệ thống cảng cá, bến cá gồm 28 công trình, trong đó có 5 cảng cá loại I, 9 cảng cá loại II và 18 bến cá, nâng công suất bốc dỡ hải sản của của V ng tấn/năm. Phát triển nuôi trồng thủy sản với trình độ công công nghệ cao hơn như: nuôi thâm canh, bán thâm canh, luân canh, xen canh, đa dạng hóa đối tượng nuôi

89 81 có giá trị kinh tế cao. Du lịch biển được đầu tư phát triển mạnh gồm nhiều khu, điểm du lịch biển với quy mô hơn ,63ha, và thu hút mạnh các dự án du lịch biển vào V ng. Các ngành năng lượng tái tạo trên biển như điện gió, điện mặt trời, cũng đang được triển khai nghiên cứu và đầu tư xây dựng với số vốn hơn tỷ đồng [93], [101], góp phần cung cấp điện phục vụ KTB ở V ng. Gắn với triển khai các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (2011), lần thứ XII (2016); triển khai Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và Nghị quyết số: 11-NQ/TW, ngày 03/6/2017 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trên địa bàn V ng, theo đó, thể chế KTB từng bước được hoàn thiện. Hầu hết các loại hàng hóa, dịch vụ KTB đều vận hành theo cơ chế thị trường. Môi trường đầu tư kinh doanh ở V ng từng bước thông thoáng, minh bạch, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Việc huy động, phân bổ, sử dụng các nguồn lực ph hợp với pháp luật hiện hành và nhu cầu của nhân dân. Công tác cải cách hành chính được đẩy mạnh, nhất là từ năm đến nay, các tỉnh tích cực rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, giúp các doanh nghiệp, cơ sở KTB nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu HNQT [81], [90]. Đến nay, toàn Vùng đã có doanh nghiệp, tăng gấp 1,52 lần so với năm 2010 (trong đó, tỉnh Cà Mau có doanh nghiệp, tỉnh Kiên Giang có doanh nghiệp). Đã thực hiện đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước từ 49 doanh nghiệp năm 2010 xuống còn 39 doanh nghiệp năm Kinh tế tập thể được đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động với 318 hợp tác xã, chiếm 4% tổng số doanh nghiệp; kinh tế tư nhân ở V ng thật sự là động lực quan trọng của KTB với doanh nghiệp tư nhân, chiếm 43,06%, công ty trách nhiệm hữu hạn, chiếm 46,37% và 478 công ty cổ phần, chiếm 6,03%; ngoài ra v ng còn có 3 công ty hợp danh và 9 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở KTB cá thể [27], [31]. Quá trình tổ chức bố trí, sử dụng lao động tính đến 2016 các doanh nghiệp KTB trong Vùng đã tuyển dụng người, các cơ sở KTB cá thể giải quyết

90 82 việc làm cho trên người. Thu nhập từ lao động KTB bình quân đầu người toàn V ng đạt khoảng 33,05 triệu đồng/người/năm (trong đó tỉnh Cà Mau đạt 28,34 triệu đồng/người/năm và Kiên Giang đạt 36,02 triệu đồng/người/năm), tuy có cải thiện đáng kể (tăng gấp 1,46 lần so với năm 2012), nhưng còn thấp hơn thu nhập từ lao động bình quân cả nước (cả nước đạt bình quân 49 triệu đồng/người/năm). Thu nhập bình quân từ lao động trong khu vực doanh nghiệp đạt 66,8 triệu đồng/người/năm, cao hơn gấp 2 lần so với lao động trong toàn nền kinh tế của V ng [27], [31], [85]. Hình 3.2: Kết quả khảo sát thu nhập của ngƣời lao động trong các cơ sở KTB cá thể ở VTN của Việt Nam năm 2016 Nguồn: Kh o sát của tác gi (xem Phụ lục 8) Kết quả khảo sát về thu nhập bình quân lao động trong các cơ sở KTB cá thể (phi nông nghiệp) ở Hình 3.2 cho thấy có 24,3% số người thu nhập dưới 40 triệu đồng/người/năm; 50,7% số người có thu nhập từ triệu đồng; 14,2% số người có thu nhập từ triệu đồng; 7,7% số người có mức thu nhập từ triệu đồng và chỉ có 5,1% số người có mức thu nhập trên 70 triệu đồng/người/năm. Tính bình quân thu nhập mỗi lao động làm việc trong khu vực cơ sở KTB cá thể đạt 47,9 triệu đồng/người/năm (tương đương với USD), thấp hơn trong doanh nghiệp, nhưng cao hơn mức thu nhập bình quân lao động KTB toàn Vùng. Về mức tăng trưởng thu nhập từ lao động trong các cơ sở KTB cá thể có 60% số người tăng trong khoảng từ 5-9%; bình quân chung tăng khoảng 6,78%/năm, tuy nhiên vẫn còn 8,8% số người có mức tăng thu nhập từ lao động KTB dưới 3%/năm (xem Phụ lục 8).

91 83 Nhìn chung, cả giai đoạn toàn V ng đã đầu tư tổng số vốn ,32 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hằng năm đạt 9,22%. Năm 2017, vốn đầu tư toàn xã hội vào KTB của V ng đạt ,1 tỷ đồng, chiếm 36,78% so với GRDP, tăng gấp 2,98 lần so với năm 2006, góp phần đẩy mạnh hoạt động KTB ở Vùng [27], [31]. Các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp đang từng bước vươn lên, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả khá tốt, là chủ thể cơ bản, là nhân vật trung tâm trong KTB ở V ng. Môi trường kinh doanh được cải thiện đáng kể, doanh nghiệp, cơ sở KTB cá thể được tự do kinh doanh, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực của xã hội, chất lượng sản phẩm, dịch vụ KTB từng bước được nâng lên, đáp ứng yêu cầu HNQT. Các doanh nghiệp, cơ sở KTB cá thể giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện thu nhập, tuy còn thấp hơn so với mức bình quân cả nước, nhưng so với mức thu nhập từ lao động KTB toàn V ng thì cao hơn rất nhiều, điều đó cho thấy doanh nghiệp và các cơ sở KTB có vai trò rất quan trọng trong tạo ra công ăn việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động KTB ở V ng ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH TẾ BIỂN Ở VÙNG TÂY NAM CỦA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ Những kết quả đạt đƣợc Kết quả về hiệu quả sử dụng v n đầu tư, năng suất lao động, năng suất c c nhân t tổng h p và chỉ s ph t triển con người - Về hiệu qu sử dụng vốn đầu tư kinh tế biển: Hiệu quả sử dụng vốn KTB ở Bảng 3.2 cho thấy giai đoạn đạt khá tốt, hệ số ICOR kinh tế biển bình quân của V ng là 3,33 lần, nghĩa là để tạo 1 đồng GRDP kinh tế biển (GRDP KTB) thì cần 3,33 đồng vốn đầu tư. Hiệu quả sử dụng vốn KTB ở Vùng giai đoạn sụt giảm rõ rệt khi hệ số ICOR tăng lên 5,11 lần, tức là để tạo ra 1 đồng GRDP KTB cần đến 5,11 đồng vốn đầu tư, cho thấy hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ở Vùng đang giảm. So với cả nước, thì hệ số ICOR của V ng giai đoạn đạt 4,37 lần, thấp hơn mức bình quân cả nước (ICOR bình quân cả nước 5,31 lần) [84], chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn KTB ở V ng vẫn còn tương đối tốt, tiềm năng KTB ở V ng vẫn còn rất lớn.

92 84 Bảng 3.2: Hệ số ICOR kinh tế biển ở VTN của Việt Nam giai đoạn (giá so sánh 2010) Chỉ tiêu GRDP KTB GRDP KTB Vốn đầu tƣ Năm (tỷ VND) (tỷ VND) KTB (tỷ VND) ICOR n (lần) , , ,21 2, , , ,75 3, , , ,48 3, , , ,37 3, , , ,34 3, , , ,07 4, , , ,12 3, , , ,56 4, , , ,60 6, , , ,85 4, , , ,87 6, , , ,10 6,82 C giai đoạn ,37 Bình quân: Từ năm ,33 Từ năm ,11 Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33],[34] (xem Phụ lục 1 và Phụ lục 3) Quá trình đầu tư vốn xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ KTB, đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cơ sở KTB, mở rộng đáng kể các hoạt động KTB, hướng ra thị trường quốc tế, góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng KTB của V ng. - Về năng suất lao động kinh tế biển: Kết quả tính toán về NSLĐ kinh tế biển của Vùng theo giá hiện hành được thể hiện ở Bảng 3.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng NSLĐ kinh tế biển bình quân giai đoạn là 13,21%/năm, đạt trung bình 53,95 triệu đồng/lao động/năm, trong đó, giai đoạn tăng 16,54%, đạt trung bình 33,04 triệu đồng/lao động/năm; giai đoạn tăng 10,84%, đạt trung bình 68,89 triệu đồng/lao động/năm. Năm 2017, NSLĐ kinh tế biển đạt 86,15 triệu đồng/lao động/năm, đạt gấp 1,54 lần so với năm 2011 và gấp 3,65 lần so với năm 2006.

93 85 Năm Bảng 3.3: Năng suất lao động KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn (theo giá hiện hành) GRDP KTB Lao động NSLĐ KTB (triệu Tốc độ tăng (tỷ VND) (ngƣời) VND/ngƣời) NSLĐ KTB , ,58 18, , ,18 15, , ,75 24, , ,91 12, , ,75 12, , ,00 30, , ,43 4, , ,35 10, , ,58 6, , ,61 4, , , , ,15 11,76 Bình C giai đoạn ,95 13,21 quân Từ năm ,04 16,54 Từ năm ,89 10,84 Nguồn: Tác giả tính từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] (xem Phụ lục 1) Như vậy, NSLĐ kinh tế biển của V ng liên tục tăng trong suốt giai đoạn từ năm 2006 đến nay. Năm 2017 tuy NSLĐ kinh tế biển của V ng còn thấp hơn so với cả nước (cả nước đạt 93,20 triệu đồng/lao động/năm) nhưng đã được cải thiện đáng kể [83], chất lượng nguồn nhân lực của KTB ở V ng đã từng bước được nâng lên, đáp ứng được nhu cầu lao động trong KTB. - Về năng suất các nhân tổng hợp kinh tế biển (TFP KTB): Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas bằng phần mềm Data Anlysis Excel (xem Phụ lục 12) cho thấy, hệ số đóng góp của vốn (α = 0,8414), hệ số đóng góp của lao động (β = 0,9655) và (α + β =1,8069 >1) cho thấy hàm sản xuất có mức sinh lợi tăng dần theo quy mô.

94 86 Bảng 3.4: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng đóng góp TFP vào tăng trưởng GRDP kinh tế biển ở VTN củ Việt N m gi i đoạn Tốc độ tăng trƣởng các yếu tố (%) Tăng trưởng GRDP KTB Tăng trưởng vốn Tăng trưởng lao động Tăng trưởng TFP Tỷ trọng đóng góp của các Đóng góp của vốn yếu tố (%) Đóng góp của lao động Đóng góp của ,30 7, ,02 46,37 15,90 37, ,76 8, ,17 55,53 11,75 32, ,89 9, ,10 63,02 12,92 24, ,93 10, ,38 78,94 17,59 3, ,13 11, ,22 83,01 6,89 10, ,28 11, ,69 84,80 9,10 6, ,81 8, ,15 67,52 61,62-29, ,26 9, ,18 82,15 5,16 12, ,92 8, ,80 120,91 9,50-30, ,07 8, ,11 86,14 0, ,12 8, ,17 119,21 16,30-35, ,70 8, ,20 124,96 13,69-38, ,93 9,22 1,60 0,63 84,38 15,05 0, ,40 9,52 1,66 2,78 65,37 13,01 21, ,17 9, ,91 97,95 16,50-14,45 Nguồn: Tác giả tính từ[27], [28], [29], [30], [31], [32], [33] [34] (xem Phụ lục 12) Bảng 3.4 cho thấy tốc độ tăng trưởng TFP kinh tế biển ở VTN của Việt Nam giai đoạn là 0,63%/năm và có sự biến động qua các năm, trong đó, giai đoạn tăng trưởng TFP kinh tế biển là 2,78%/năm, giai đoạn giảm xuống còn -0,91%/năm. Vốn đầu tư KTB luôn tăng ở mức khá cao, trữ lượng vốn cả giai đoạn tăng bình quân 9,22%; trong đó, giai đoạn tăng 9,52% và giai đoạn tăng 9%, gần bằng tốc độ tăng trưởng GRDP của V ng. Tốc độ tăng trưởng TFP kinh tế biển ở V ng tuy chưa cao, nhưng bình quân chung đạt mức (+0,63%) cho thấy chất lượng tăng trưởng KTB ở V ng đã được cải thiện. Đóng góp của TFP kinh tế biển trong tăng trưởng GRDP của V ng giai đoạn chiếm tỷ trọng 0,57%; cho thấy đóng góp của vốn và lao động vào tăng trưởng GRDP của V ng là chủ yếu (lần TFP

95 87 lượt là 84,38% và 15,05%). Trong đó, giai đoạn đóng góp của TFP kinh tế biển vào tăng trưởng GRDP của V ng đạt 21,62%, và đóng góp của vốn là 65,37%, của lao động là 13,01% cho thấy chất lượng phát triển KTB ở V ng giai đoạn này khá cao, phát triển KTB theo chiều sâu nhờ vào các chính sách đẩy mạnh KH&CN của các địa phương trong V ng. Tuy nhiên, giai đoạn đóng góp TFP kinh tế biển vào tăng trưởng GRDP của V ng bị sụt giảm còn (- 14,45%), đóng góp của vốn và lao động lần lượt là 97,95% và 16,50%, cho thấy tổ chức vận hành KTB ở V ng chưa tốt, nhất là về thể chế, cơ chế, chính sách, sự chỉ đạo, điều hành KTB, chính sách KH&CN ở V ng trong điều kiện HNQT còn chưa ph hợp, cần phải khắc phục. - Về chỉ số phát triển con người (HDI): Theo Báo cáo phát triển con người năm 2015 do UNDP và Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam nghiên cứu (năm 2016) thì chỉ số HDI của VTN của Việt Nam nằm trong nhóm cao HDI > 7 theo chuẩn Báo cáo phát triển con người toàn cầu năm 2015 [106]. Bảng 3.5: Chỉ số HDI củ các tỉnh VTN củ Việt N m và xếp hạng trong 63 tỉnh thành Việt N m Tỉnh Năm 2004 Năm 2012 Sự thay dổi Chỉ số HDI Xếp hạng Chỉ số HDI Xếp hạng Tốc độ thay đổi hằng năm Thay đổi xếp hạng Kiên Giang 0, , ,16 3 Cà Mau 0, , ,91-9 Nguồn: [107, tr.36] Bảng 3.5 cho thấy, chỉ số HDI của Kiên Giang 0,750, xếp hạng 16 trong 63 tỉnh thành cả nước, tăng 3 bậc so với năm 2004, tốc độ thay đổi hằng năm là 1,16%; chỉ số HDI của tỉnh Cà Mau đạt 0,743, xếp hạng 23 trong 63 tỉnh thành cả nước, tụt 9 bậc so với năm 2004, tốc độ thay đổi hằng năm giai đoạn là 0,91%. Như vậy, HDI ở VTN của Việt Nam tuy có tiến bộ, nhưng còn thấp hơn mức trung bình của cả nước (mức trung bình cả nước là 0,752), muốn cho KTB ở V ng phát triển bền vững thì phải tích cực cải thiện HDI, nhất là cải thiện giáo dục, y tế và nâng cao thu nhập cho người dân trong V ng.

96 Về kết quả gắn kết kinh tế biển với hội nhập qu c tế Giai đoạn các tỉnh trong V ng đã tích cực triển khai, thực hiện các nghị quyết về HNQT như: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 05/02/2007 của BCH Trung ương Đảng khóa X về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của WTO ; Nghị quyết số: 22-NQ/TW ngày10/4/2013 của Bộ Chính trị về HNQT; Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW về Thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Kết quả triển khai thực hiện các nghị quyết về HNQT của Đảng và Chính phủ tại VTN của Việt Nam đã gắn kết hoạt động KTB với nền kinh tế toàn cầu, giúp cho các doanh nghiệp KTB ở V ng liên tục mở rộng thị trường, tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu, ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào sân chơi quốc tế. - Về xuất nhập khẩu: Tiến trình HNQT ở VTN của Việt Nam với cam kết cắt giảm thuế và dỡ bỏ các rào cản thương mại, đã tạo điều kiện cho các sản phẩm KTB của V ng chiếm lĩnh được nhiều thị trường lớn, góp phần tiêu thụ hàng hóa KTB của V ng, tạo thu nhập ổn định, đồng thời giúp đa dạng hóa thị trường nhập khẩu, tránh phụ thuộc vào các thị trường tư liệu sản xuất truyền thống, đẩy mạnh tái cấu trúc KTB, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, tập trung vào các mặt hàng có giá trị và hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao như thủy sản tinh chế, du lịch biển, khí, điện, đạm, vật liệu xây dựng, thúc đẩy sản xuất và phát triển thương mại ở V ng. Tác động của HNQT đã thúc đẩy các hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá thuỷ sản, du lịch biển tăng trưởng mạnh. Đến nay, sản phẩm KTB của V ng đã có mặt trên 70 quốc gia, trong đó, có nhiều thị trường lớn như: Mỹ, Nhật, EU, Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông, ASEAN... [93], [105]. Hình 3.3 cho thấy, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu năm 2017 đạt 1.578,0 triệu USD, chiếm 31,85% GRDP của V ng. Trong đó, Cà Mau xuất khẩu đạt triệu USD, Kiên Giang đạt 478 triệu USD, tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai

97 89 đoạn đạt 2,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu của V ng năm 2017 đạt 175,8 triệu USD, chủ yếu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị... phục vụ KTB. Cán cân thương mại của V ng luôn luôn ở mức xuất siêu. Hình 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tổng hợp từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Tuy nhiên, các mặt hàng KTB xuất khẩu của Vùng hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức bởi các rào cản kỹ thuật từ các thị trường nhập khẩu, nhất là về quy tắc xuất xứ và vệ sinh an toàn thực phẩm thủy sản, nông sản cũng như chịu sức ép cạnh tranh gay gắt từ sản phẩm c ng loại của các nước trong khu vực và thế giới như Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ, Pakistan... Trong khi đó các sản phẩm xuất khẩu của Vùng như thủy sản, du lịch biển chủ yếu là sản phẩm thô, chưa có thương hiệu, sức cạnh tranh thấp; hệ thống cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, hoạt động xúc tiến chưa thực sự đem lại kết quả [93], [105], kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm từ năm 2014 đến năm Về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Kết quả triển khai các chủ trương, chính sách HNQT của Đảng và Chính phủ tại Vùng cũng đã mở ra các cơ hội đối với lĩnh vực đầu tư KTB, dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đầu tư và dịch vụ, không phân biệt đối xử đã có tác động tích cực thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại V ng thông thoáng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút được khá nhiều vốn FDI vào Vùng [81].

98 90 Hình 3.4: Lƣợng vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào KTB ở VTN của Việt Nam giai đoạn (xem Phụ lục 5) Nguồn: Tổng hợp từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Hình 3.4 cho thấy, tính đến năm 2017, VTN của Việt Nam đã thu hút được hơn 81 dự án FDI với tổng lượng vốn đăng ký 3.281,53 triệu USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 13,58%/năm. Trong đó, tỉnh Cà Mau có 5 dự án với vốn đăng ký 12,32 triệu USD, Kiên Giang có 76 dự án với tổng vốn đăng ký 3.269,21 triệu USD, vốn thực hiện chiếm 14,78% tổng vốn đầu tư đăng ký, chiếm khoảng 13,2% trữ lượng vốn đầu tư KTB của V ng. Các dự án FDI là nguồn bổ sung quan trọng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, kết nối KTB với HNQT. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp KTB của Vùng quy mô nhỏ và vừa, thiếu vốn, thiếu công nghệ, thiếu khả năng cạnh tranh, đang bị các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh nghiệp ngoại chèn ép, hoạt động trong lĩnh vực du lịch biển, bất động sản, khu nghỉ dưỡng ven biển, bán buôn, bán lẻ doanh nghiệp KTB của Vùng đều đang bị các doanh nghiệp ngoại lấn sân [88]. Như vậy, nhờ kết nối KTB với HNQT, đã giúp hoạt động xuất nhập khẩu sản phẩm KTB ở V ng không ngừng mở rộng, thu hút đầu tư, nhập khẩu máy móc, nguyên liệu phục vụ KTB, tiếp thu KH&CN mới, phương thức quản lý tiên tiến, qua đó góp phần nâng cao NSLĐ kinh tế biển, tăng cường năng lực cạnh tranh KTB ở V ng. Kết quả khảo sát cho thấy 67,3% ý kiến đánh giá cao sự tham gia HNQT của các doanh nghiệp KTB ở V ng. Trong đó, du lịch biển có 42,3% ý kiến đánh giá là ngành có khả năng cạnh tranh quốc tế rất tốt và đang tăng trưởng

99 91 với tốc độ cao; có 34,3% ý kiến cho rằng kinh tế thuỷ sản cũng đang là ngành đáp ứng tốt các tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Bắc Mỹ, Châu Ấu, Nhật Bản... Hệ thống kết nối internet, thông tin liên lạc kết nối với HNQT với KTB ở V ng cũng được 72,6% ý kiến đánh giá là khá tốt (xem Phụ lục 8) Về kết quả hệ th ng sản xuất kết h p nông - lâm, thủy sản Như đã trình bày ở Mục và hơn 90% diện tích đất đai ở VTN của Việt Nam bị nhiễm mặn, nên hệ thống canh tác mang đặc trưng KTB rõ nét. Khác với sản xuất ở những v ng nằm sâu trong đất liền như các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long sản xuất lúa thâm canh 2-3 vụ/năm, thu nhập chủ yếu của người dân từ trồng lúa... Sản xuất ở VTN của Việt Nam phải luân canh theo mặn - ngọt, mùa mưa sản xuất vụ lúa (với giống lúa chịu mặn), mùa khô cho nước mặn vào đồng nuôi tôm Hệ thống canh tác phổ biến là một vụ tôm, một vụ lúa (tôm - lúa); nuôi tôm trong rừng ngập mặn (tôm - rừng); chuyên nuôi thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp ); hoặc chuyên nghề khai thác thủy sản thu nhập chủ yếu của người dân từ thủy sản. - Về kết qu s n xuất kết hợp nuôi thuỷ s n với trồng lúa: Tính đến năm 2017, toàn Vùng có ha đất nuôi thuỷ sản kết hợp với trồng lúa, trong đó, có 437,9 ngàn ha đất tôm lúa (xem Phụ lục 11). Sản lượng thuỷ sản nuôi đạt khoảng 537,97 ngàn tấn/năm, năng suất trung bình 1,14 tấn hải sản/ha/năm; trong đó có 225,07 ngàn tấn tôm. Năng suất nuôi tôm lúa trung bình 300kg tôm/ha/năm, lúa đạt sản lượng khoảng 3,2 triệu tấn, năng suất trung bình đạt 4,1 tấn/ha/năm [90], [98]. Kết quả khảo sát có 60,5% lao động sản xuất tôm - lúa đạt thu nhập bình quân từ triệu đồng/lao động/năm, tạo ra sản phẩm thủy sản có giá trị cao (xem Phụ lục 8), là nguồn thu nhập chủ yếu, đưa Vùng trở thành sản xuất chuyên canh nguyên liệu thủy sản lớn cho chế biến và xuất khẩu của Việt Nam. - Kết hợp nuôi trồng thuỷ s n với rừng ngập mặn: Bảng 3.6 cho thấy, toàn VTN của Việt Nam có ha rừng ngập mặn, chiếm 75% rừng ngập mặn đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), trong đó, tỉnh Cà Mau có ha, Kiên Giang có ha. Hiện nay, người dân đã tận dụng mặt nước dưới chân rừng để thả nuôi thủy sản như: tôm, cua, cá trở thành mô hình sản xuất có hiệu quả khá.

100 92 Bảng 3.6: Diện tích rừng ngập mặn thả nuôi thuỷ sản ở VTN của Việt Nam giai đoạn Rừng đặc dụng (ha) Rừng phòng hộ (ha) Rừng sản xuất (ha) Tổng số (ha) Các tỉnh Tự Rừng Tự Rừng Tự Rừng Tự Rừng Tổng nhiên trồng nhiên trồng nhiên trồng nhiên trồng cộng Cà Mau Kiên Giang Toàn Vùng Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Giai đoạn , kết hợp nuôi thuỷ sản với rừng ngập mặn, V ng đã trồng mới hơn ha rừng, trong đó, có ha rừng phòng hộ, ha rừng sản xuất kết hợp với nuôi thủy sản cho mức thu nhập 43,5 triệu đồng/lao động/năm, cá biệt có người đạt trên 100 triệu đồng/năm (xem Phụ lục 8). Rừng ngập mặn, vừa có chức năng phòng hộ, chống sạt lở bờ biển, cân bằng môi trường sinh thái, vừa có chức năng sản xuất thuỷ sản, góp phần tăng thu nhập cho cư dân địa phương. - Nuôi chuyên nuôi tôm: Diện tích nuôi tôm ở VTN của Việt Nam có 445,97 ngàn ha; trong đó, nuôi tôm thâm canh có 8.051ha, năng suất bình quân 22 tấn/vụ/ha, cá biệt có hộ 30 tấn/vụ/ha (xem Phụ lục 11). Năm 2017, sản lượng tôm nuôi của V ng đạt 225,07 ngàn tấn, tăng gấp 1,5 lần so với năm 2010 và gấp 3 lần so với năm 2006 [27], [31]. Hình 3.5 cho thấy, tốc độ tăng trưởng sản lượng tôm nuôi của VTN của Việt Nam tuy không ổn định, nhưng vẫn luôn giữ được nhịp độ tăng trưởng bình quân 5,8%/năm, chiếm 35% lượng tôm nuôi cả nước. Ngành nuôi tôm d còn nhiều khó khăn, nhưng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định. Điều đó cho thấy, V ng thật sự là "mỏ tôm" của Việt Nam và vẫn còn tiềm năng nuôi tôm rất lớn.

101 93 Hình 3.5: Tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng tôm nuôi ở VTN của Việt Nam giai đoạn (xem Phụ lục 2) Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] - Nghề nuôi biển ở V ng tuy mới hoạt động những năm gần đây nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Năm 2017, V ng có lồng bè nuôi biển, sản lượng đạt khoảng tấn, tăng gấp 3,5 lần so với năm 2010, bình quân tăng 20%/năm [90], [100]. Đối tượng thả nuôi chủ yếu là cá mú, bớp... Tuy nhiên, nghề nuôi biển ở V ng quy mô vẫn còn nhỏ lẻ; trình độ công nghệ thấp; dịch bệnh khó kiểm soát, đầu ra sản phẩm thiếu ổn định. Tổng sản lượng nuôi trồng thuỷ sản ở V ng năm 2017 đạt 537,97 ngàn tấn, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2010 và gấp 2 lần so với năm 2006, bình quân tăng 5,4%/năm. Cơ cấu sản lượng nuôi trồng gồm tôm chiếm 42,7%, cua biển và nhuyễn thể (sò, nghêu...) chiếm 35,5%, còn lại là các loài cá có giá trị kinh tế cao như: cá mú, cá bớp... chiếm 21,9%. Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản đạt ,3 tỷ đồng (giá so sánh 2010), trong đó, Cà Mau đạt ,04 tỷ đồng, Kiên Giang đạt ,26 tỷ đồng, tăng gấp 1,79 lần so với năm 2010 [27], [31]. - Về khai thác h i s n: Hoạt động khai thác hải sản đã thực hiện khai thác xa bờ, tăng cường hợp tác với các nước quanh vịnh Thái Lan để khai thác thuỷ sản ở những v ng chồng lấn. Năm 2017, V ng có chiếc tàu cá, trong đó, tàu có công suất máy chính từ 90 CV/chiếc trở lên chiếm 50%, Kiên Giang có chiếc, Cà Mau có chiếc [27], [31]. Sản lượng hải sản khai thác giai đoạn tăng bình quân 5,7%/năm. Năm 2017 sản lượng khai thác hải sản

102 94 đạt 757,39 ngàn tấn, gấp 1,9 lần so với năm 2006 (Bảng 3.7). Công tác bảo vệ nguồn lợi hải sản luôn được quan tâm và tăng cường hợp tác quốc tế bảo vệ nguồn lợi hải sản, bảo vệ các rạn san hô, thảm cỏ biển, tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi hải sản,...để đảm bảo khai thác bền vững. Bảng 3.7: Sản xuất thủy sản ở VTN củ Việt N m gi i đoạn Đơn vị tính: ngàn tấn Năm Ngành Khai thác thủy sản 549,85 577,63 592,93 642,10 687,38 728,74 757,39 Nuôi trồng thủy sản 366,08 396,98 430,07 472,22 429,84 479,30 537,97 Tổng sản lượng 915,93 974, , , , , ,40 Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Giá trị sản xuất khai thác hải sản toàn V ng năm 2016 đạt ,37 tỷ đồng (giá so sánh 2010), trong đó, Kiên Giang đạt ,86 tỷ đồng; Cà Mau đạt 5.417,38 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với năm 2010.Tính chunh cả giai đoạn sản lượng thuỷ sản khai thác, nuôi trồng của V ng, tăng bình quân 6%/năm. Năm 2017 tổng sản lượng thuỷ sản đạt 1.295,4 ngàn tấn, chiếm 18,2% sản lượng thuỷ sản của cả nước, tăng gấp 1,4 lần so với năm 2011 và gấp 1,96 lần so với năm Giá trị sản xuất khai thác, nuôi trồng thủy sản của V ng năm 2016 đạt ,67 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng gấp 1,85 lần so với năm Như vậy, đến nay hoạt động sản xuất kết hợp nông lâm, thủy sản ở V ng vẫn là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu, tạo ra giá trị tăng thêm ,64 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chiếm 30,95% GRDP kinh tế biển, giải quyết việc làm cho lao động, chiếm 54,91% lực lượng lao động của Vùng [27], [31] Kết quả ho t động dịch vụ kinh tế biển - Về du lịch biển: Giai đoạn , VTN của Việt Nam thu hút đầu tư vào du lịch biển 304 dự án, trên diện tích ,13ha, tổng vốn đăng ký đầu tư tỷ đồng (giá hiện hành). Trong đó, tỉnh Kiên Giang đã thu hút 286 dự án với diện tích 9.500ha, vốn đầu tư đăng ký tỷ đồng; tỉnh Cà Mau đầu tư số

103 95 vốn tỷ đồng vào các khu, điểm du lịch biển trọng điểm (Bảng 3.8). Góp phần đánh thức tiềm năng du lịch biển của V ng. Bảng 3.8: Đầu tƣ du lịch biển ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017 Danh mục Tổng số Dự án trong nƣớc Dự án FDI Số dự án Qui mô diện tích (ha) , ,13 Qui mô vốn (tỷ đồng) , ,12 Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [27], [31], [88], [89], [90], [99], [100], [101] Bảng 3.9 cho thấy, tính đến năm 2017, V ng có cơ sở lưu trú du lịch và phòng, tăng 269 cơ sở và gấp 2,02 lần số phòng so với năm Đến nay, V ng đã có 325 khách sạn đạt chuẩn từ 2-3 sao, 9 đạt chuẩn 4-5 sao và nhiều cơ sở lưu trú du lịch được nâng cấp đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ du khách. Đặc biệt, tại đảo Phú Quốc xây dựng nhiều quần thể du lịch nghỉ dưỡng biển hiện đại, quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Công tác quảng bá du lịch tăng cường giới thiệu về v ng đất, con người, những cảnh quan tự nhiên, những nét văn hoá truyền thống tiêu biểu, tiềm năng du lịch của VTN đến với du khách và các nhà đầu tư. Bảng 3.9: Cơ sở lƣu trú du lịch ở VTN của Việt Nam tính đến năm 2017 Chia ra Tiêu chí Toàn vùng Kiên Giang Cà Mau Số cơ sở lưu trú du lịch (cơ sở) Số phòng (phòng) Khách sạn đạt tiêu chuẩn 2-3 sao (cái) Khách sạn đạtchuẩn 4-5 sao (cái) Nguồn: Tác gi tổng hợp từ [27], [31] Năm 2017, lao động du lịch biển ở V ng có người, tăng gấp 2,67 lần so với năm Trong đó, tỉnh Kiên Giang có người và Cà Mau có người; lĩnh vực lưu trú và ăn uống có người; hoạt động lữ hành có người; các khu, điểm du lịch có người [90], [99].

104 96 Hình 3.6: Lao động du lịch biển ở VTN của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tác gi tổng hợp từ [27], [31], [92], [93], [94], [95], [96], [99],[100] Hình 3.6 cho thấy, giai đoạn lực lượng lao động du lịch biển ở V ng tăng khá nhanh, bình quân 18%/năm, lao động đã qua đào tạo chiếm 30%, kỹ năng phục vụ du lịch từng bước được nâng lên. Năm 2017, V ng đón 7,32 triệu lượt khách, trong đó có 6,94 triệu lượt khách trong nước và 377,2 ngàn lượt khách quốc tế. Giai đoạn , tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân 9%/năm; trong đó, số lượt khách trong nước, tăng bình quân 8,75%/năm, và lượt khách quốc tế, tăng bình quân 18,67%/năm. Tổng lượt khách đến V ng tăng gấp 1,25 lần so với năm 2011 và gấp 2,4 lần so với 2006; số lượt khách quốc tế tăng gấp 2,78 lần so với năm 2010 và gấp 5 lần so với năm 2006 (Phụ lục 6). Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn du khách quốc tế đến V ng vì ưa chuộng vẻ đẹp thiên nhiên, các bãi biển sạch đẹp, không gian yên tĩnh thanh bình, yếu tố văn hoá - lịch sử, sự thân thiện của cư dân có sức thu hút, khí hậu trong lành của v ng biển. Điều đó cho thấy V ng rất có triển vọng phát triển du lịch biển (xem Phụ lục 8). Hình 3.7 cho thấy tốc độ tăng trưởng khách quốc tế của V ng không ổn định. Có thời điểm lượng khách quốc tế giảm đáng kể như năm 2009 và năm 2013 tỷ lệ giảm tương ứng là -21,5% và -24,6%. Sau đó, lại tăng lên. Nguyên nhân lượng khách quốc tế giảm tại một số thời điểm do tác động bởi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

105 97 Hình 3.7: Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch quốc tế đến VTN của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tác giả tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Các thị trường khách nội địa của V ng tập trung chính vào khách từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh ĐBSCL, từ Hà Nội, các tỉnh miền Trung, các tỉnh phía Bắc. Thị trường khách du lịch nội địa chiếm tới 94,8% tổng lượng khách. Khách lưu trú chiếm 20% tổng lượng khách. Thị trường khách du lịch quốc tế của V ng tập trung chính vào các thị trường Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Úc, Anh, Trung Quốc và các nước ASEAN, chiếm 5,2% tổng lượt khách du lịch đến V ng. Khách quốc tế đến Vùng đa phần nghỉ dưỡng biển tại Phú Quốc (xem Phụ lục 8). Khách tự do Khách đi theo tour Hình 3.8: Chi phí của khách du lịch quốc tế tự tổ chức và đi theo tour đến VTN của Việt Nam năm 2017 Nguồn: Kh o sát của tác gi (xem Phụ lục 8)

106 98 Hình 3.8 cho thấy khách du lịch quốc tế chi cho chuyến du lịch tại V ng (không tính vé máy bay vận chuyển) khoảng 420 USD, tương đương 9 triệu đồng, trong đó, khách đi tự do chi cho lưu trú 41,8%, khách đi theo tour chi cho giá tour 37,0%. Kết quả khảo sát chi phí trung bình/ngày của khách quốc tế là 176 USD. Giai đoạn , doanh thu du lịch biển của V ng tăng bình quân 47,14%/năm, trong đó, năm 2017 đạt 5.252,4 tỷ đồng, chiếm 2% doanh thu du lịch của cả nước, tăng gấp 6,85 lần so với năm 2010 và gấp 11,92 lần so với năm 2006 (xem Phụ lục 4). Điều đó cho thấy, du lịch biển thật sự là ngành kinh tế mũi nhọn của V ng, xuất khẩu tại chỗ, tận dụng nguồn lực tại địa phương, có tác dụng lan tỏa kích thích tăng trưởng kinh tế, có đóng góp quan trọng vào GRDP của V ng. - Về dịch vụ hàng h i: Đến nay, các cảng biển của V ng như: cảng Năm Căn (Cà Mau), Hòn Chông (Kiên Giang), cảng An Thới (Phú Quốc), có thể tiếp nhận tàu có trọng tải từ DTW đến DTW. Trong đó, cảng Năm Căn có công suất lưu chuyển hàng hóa tấn/năm, có thể tiếp nhận tàu DWT [98]. Cảng Hòn Chông tiếp nhận tàu có trọng tải DWT đến DWT và đang nâng cấp để tiếp nhận tàu DWT. Cảng An Thới có thể tiếp nhận tàu trọng tải từ DWT đến DWT, bến phao tiếp nhận tàu DWT. Hệ thống cảng chuyên dụng gồm có cảng Bình Trị (Kiên Giang) chuyên d ng cho các nhà máy xi măng, kho xăng dầu có thể tiếp nhận tàu trọng tải DWT [103]. Cảng Khí - Điện - Đạm (Cà Mau) chuyên d ng cho vận chuyển phân đạm, có thể tiếp nhận tàu đến 800 DWT [89]. Ngoài ra, còn có các cảng, bến vận chuyển hàng hoá và hành khách từ đất liền ra đảo và ngược lại. Doanh thu dịch vụ cảng biển đạt 301 tỷ đồng [27], [31]. Hệ thống cảng, bến từng bước được củng cố, nâng cấp, mở rộng,... đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong Vùng và kết nối quốc tế. Toàn Vùng có phương tiện vận tải thủy các loại, trong đó có 67,65% phương tiện vận tải dưới 400 DWT; 21,89% từ DWT; và có 10,46% trên DWT, hoạt động trên 183 tuyến vận tải (Kiên Giang có 126 tuyến, Cà Mau có 57 tuyến) [88], [89].

107 99 Hình 3.9 cho thấy, năm 2017, vận chuyển hành khách đạt ,6 ngàn lượt, tăng 1,23 lần so với năm 2011 và tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm Hành khách luân chuyển năm 2017 đạt 1.116,73 triệu lượt HK/km, tăng gấp 1,36 lần so với năm Vận chuyển hành khách đường thủy của toàn Vùng giai đoạn tăng bình quân 3%/năm. Hình 3.9: Lƣợng vận chuyển hành khách bằng đƣờng thủy ở VTN của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tác giả tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Vận chuyển hoá ở V ng giai đoạn tăng bình quân 8,8%/năm. Năm 2017, khối lượng vận chuyển đạt ngàn tấn, tăng 1,65 lần so với năm 2011 (xem Bảng 3.10). Bảng 3.10: Khối lƣợng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng thuỷ ở VTN của Việt Nam giai đoạn Đơn vị tính: Tấn Năm Nội dung Toàn Vùng Tỉnh Kiên Giang Tỉnh Cà Mau Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Hàng hoá luân chuyển năm 2017 đạt 1.048,35 triệu T.km, tăng gấp 1,6 lần so với năm Trong đó, Cà Mau đạt mức luân chuyển hàng hoá 118,9 triệu

108 100 T.km, Kiên Giang đạt 825,37 triệu T.km. Năm 2017, doanh thu vận tải hành khách và hàng hóa đường thủy ở V ng đạt tỷ đồng, trong đó, tỉnh Kiên Giang đạt tỷ đồng; Cà Mau đạt 331 tỷ đồng. Nhìn chung, dịch vụ hàng hải của V ng đã đảm nhận vận chuyển 62% lượng hàng hoá và 25,3% lượt hành khách, đạt tổng doanh thu tỷ đồng (giá hiện hành), giải quyết việc làm cho hơn 60 ngàn lao động [27], [30], [31], [34]. - Về dịch vụ phục vụ KTB: Giai đoạn các dịch vụ phục vụ KTB như: bán buôn, bán lẻ hàng hoá; dịch vụ lưu trú và ăn uống; tài chính, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm; bất động sản; hoạt động chuyên môn, KH&CN; thông tin truyền thông; y tế và trợ giúp xã hội; giáo dục và đào tạo; nghệ thuật, vui chơi và giải trí; hoạt động hành chính và hỗ trợ; phục vụ KTB của V ng có khoảng doanh nghiệp đang hoạt động, tăng gấp 1,56 lần so với năm Ngoài ra, Vùng còn có cơ sở dịch vụ KTB [27], [31]. Kết quả khảo sát có 29,7% ý kiến cho rằng dịch vụ KTB ở V ng đáp ứng tốt tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, 51% ý kiến cho là đạt mức trung bình (xem Phụ lục 8). Giáo dục và đào tạo ở V ng được quan tâm đầu tư, giai đoạn đã đào tạo người phục vụ KTB, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 10,49% [92], [99]. Qua khảo sát có 21,7% ý kiến cho rằng giáo dục và đào tạo ở V ng đáp ứng tốt yêu cầu HNQT, 62,1% ý kiến cho là trung bình (xem Phụ lục 8). Hoạt động chuyên môn, KH&CN giai đoạn , bình quân hằng năm nghiên cứu 97 đề tài, dự án KH&CN cấp tỉnh, 95 đề tài khoa học cấp cơ sở và 30 mô hình ứng dụng công nghệ trong KTB, góp phần nâng cao hiệu quả, năng suất, chất lượng sản phẩm KTB. Hằng năm, Vùng còn hợp tác quốc tế nghiên cứu 5 đề tài, dự án KH&CN phục vụ KTB [92], [100]. Như vậy, dịch vụ KTB ở V ng là ngành rất quan trọng, với số lượng doanh nghiệp và cơ sở dịch vụ KTB đông đảo, chiếm 62,39% doanh nghiệp và 89,48% cơ sở KTB toàn Vùng; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên. Đến nay, dịch vụ KTB ở V ng tạo ra giá trị tăng thêm ,02 tỷ đồng (giá so sánh 2010), chiếm

109 101 40,72% GRDP của V ng, giải quyết việc làm cho lao động, chiếm 31,39% lực lượng lao động toàn V ng [27], [31]. Giá trị sử dụng dịch vụ KTB ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ KTB, và đời sống nhân dân gắn với HNQT Về kết h p kinh tế biển với qu c phòng an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo và tìm kiếm cứu hộ cứu n n trên biển Giai đoạn , các tỉnh VTN của Việt Nam đã thực hiện tốt đầu tư kết hợp KTB với QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo. Cụ thể: + Khi đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB như: hệ thống đường giao thông quanh các đảo, xuyên đảo, các bến nghiêng, thông tin liên lạc mang tính lưỡng dụng, vừa phục vụ KTB, vừa góp phần cơ động, tăng cường khả năng phòng thủ, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tính đến nay, toàn V ng đã đầu tư tỷ đồng cho hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển KTB gắn với QPAN (xem Phụ lục 10). + Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, cơ sở khai thác hải sản có đội tàu đánh cá xa bờ, trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại, có thể nắm bắt tốt tình hình trên biển, xây dựng biên chế lực lượng tự vệ biển, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển 4, Hải quân v ng 5, Hải đoàn 28 biên phòng kịp thời phát hiện và bắt giữ nhiều tàu, thuyền nước ngoài xâm phạm lãnh hải nước ta. Các khu nuôi trồng hải sản, lồng bè, cơ sơ sở chế biến đều có xây dựng lực lượng dân quân tự vệ biển, làm nhiệm vụ QPAN, bảo vệ chủ quyền biển đảo. + Hoạt động du lịch biển xây dựng những khu resort, điểm ngắm cảnh đồng thời là những công trình phòng thủ, bố trí lực lượng trên các hướng, mũi, địa bàn chiến lược, tạo nên thế trận liên hoàn bờ - biển - đảo vững chắc, góp phần cứu hộ, cứu nạn bảo đảm an toàn cho du khách. + Hoạt động vận tải biển, với các đội tàu, cảng, thiết bị bảo đảm an toàn hàng hải vừa phục vụ vận chuyển hàng hóa, vừa là căn cứ phòng thủ chiến lược, là lực lượng sẵn sàng tham gia ứng cứu sự cố trên biển, vận chuyển lực lượng, lương thực, vũ khí cho các đơn vị vũ trang, và sẵn sàng tham gia tác chiến bảo vệ

110 102 biển đảo. Các cơ sở đóng tàu vừa đóng tàu dân sự, vừa đóng tàu phục vụ cho chiến đấu. Khi có chiến sự xảy ra sẽ là căn cứ chiến đấu bảo vệ biển đảo. + Hoạt động khai thác dầu khí, công nghiệp khí - điện - đạm, vật liệu xây dựng và xây dựng biển có kết hợp, phối hợp các chức năng sản xuất dân sự trong thời bình và chức năng quân sự trong thời chiến và góp phần ứng phó với các sự cố trên biển. Kết quả khảo sát có 52,3% ý kiến đánh giá công tác kết hợp KTB với QPAN, bảo vệ biển đảo, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển, là rất tốt, có 36,4% ý kiến đánh giá là tốt (xem Phụ lục 8) Về kết quả ho t động công nghiệp kinh tế biển Công nghiệp KTB ở Vùng gồm một số ngành khai thác, chế biến, chế tạo như: Khai thác dầu khí; sản xuất phân phối điện, khí đốt, năng lượng tái tạo; sản xuất phân đạm, vật liệu xây dựng, đóng tàu; chế biến thực phẩm, đồ uống; và một số ngành công nghiệp chế tạo trong các khu công nghiệp ven biển Cụ thể như: - Về khai thác dầu khí: Từ năm 1992, Việt Nam và Malaysia đã có hợp tác thăm dò, khai thác dầu khí tại v ng chồng lấn thềm lục địa thuộc v ng biển Tây Nam rộng km 2, và tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam cũng đã hợp tác với các đối tác là Công ty dầu khí CHEVRON (Mỹ), Moeco (Nhật), PTTEP (Thái Lan), Tập đoàn SIEMEN của Đức, POYRR (Thuỵ Sĩ), khai thác các mỏ dầu khí, xây dựng đường ống dẫn khí vào bờ, đến nay đã khai thác hơn 10,86 tỷ m 3 khí thiên nhiên cung cấp cho sản xuất khí, điện, đạm tại Cà Mau, và cung cấp dầu, khí cho các khu sản xuất dầu khí của Việt Nam, cung cấp chỗ làm cho 468 người. - Về s n xuất và phân phối điện, khí đốt: Đến nay, toàn Vùng đã có 207 doanh nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt đang hoạt động. Năm 2017, sản xuất điện từ khí đã đạt 7.590,6 triệu KWh, khí khô thương phẩm đạt 1.933,13 triệu m 3. Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, đã có nhiều đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế của V ng, tổng giá trị sản xuất năm 2016 đạt 8.303,01 tỷ đồng (giá so sánh 2010), tăng trưởng bình quân 6,1%/năm, giải quyết việc làm cho hơn lao động, góp phần cung cấp hơn 7% sản lượng điện [27], [31], tạo cơ sở tiền đề để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở V ng.

111 103 Bảng 3.11: Sản lƣợng sản xuất khí - điện - đạm ở VTN của Việt Nam giai đoạn Năm Sản phẩm Khí đốt thiên nhiên (triệu m 3 ) 1.902, , , , , ,13 Phân đạm (ure) (Tấn) Điện sản xuất (triệu KWh) , , ,6 Nguồn: Tác gi tính toán từ [31], [32], [33], [34] Hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo trên biển cũng đang được khẩn trương xây dựng, hiện đã hoàn thành các hạng mục quan trọng Nhà máy Điện gió Khai Long (Cà Mau), với 50 trụ tua-bin gió với tổng công suất 100 MW, sẽ đưa vào vận hành năm 2019 [90], góp phần cung cấp điện phục vụ KTB ở V ng. - Về s n xuất phân đạm từ khí thiên nhiên: Nhà máy sản xuất phân đạm tại Cụm công nghiệp khí - điện - đạm Cà Mau theo công nghệ hiện đại, đến nay đã sản xuất đạt tấn/năm, tăng gấp 1,86 lần so với năm 2012, bình quân tăng 16,43%/năm, cung cấp 40% sản lượng phân đạm của cả nước (xem Bảng 3.11); giá trị sản xuất năm 2016 đạt 4.802,76 tỷ đồng (giá so sánh 2010), giải quyết việc làm cho lao động [31], [32], góp phần cung cấp phân đạm chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các tỉnh v ng ĐBSCL. - Về s n xuất vật liệu xây dựng, và đóng tàu: Sản xuất vật liệu xây dựng là một trong những ngành KTB lớn ở V ng. Hiện có nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia sản xuất xi măng như: Tập đoàn Lafarge (Pháp), Holcim (Thuỵ Sĩ), Siam Cement City Public Company Ltd (Thái Lan), và một số doanh nghiệp sản xuất xi măng địa phương đã sản xuất 4,81 triệu tấn xi măng và 2,28 triệu tấn clinker xuất khẩu (năm 2017), chiếm khoảng 6,79% thị trường xi măng Việt Nam (xem Bảng 3.12). Sản lượng sản xuất xi măng và clinker xuất khẩu trong V ng liên tục tăng, giai đoạn tốc độ bình quân đạt 8,99%/năm về xi măng và 2,1%/năm về clinker xuất khẩu. Ngoài ra, hoạt động khai thác khoáng sản ven biển như khai thác cát, đá xây dựng, sỏi, sản xuất vôi, thạch anh với sản lượng đáng kể.

112 104 Chỉ tiêu Năm Sản lượng xi măng (ngàn tấn) Sản lượng clinker (ngàn tấn) Bảng 3.12: Thực trạng sản xuất vật liệu xây dựng ở VTN của Việt Nam giai đoạn , , , , , , , , , , , ,2 Doanh thu (tỷ đồng) 1.132, , , , , ,4 Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30] Năm 2017, sản xuất vật liệu xây dựng ở V ng đạt doanh thu 2.867,4 tỷ đồng, tăng gấp 2,53 lần so với năm 2012, giải quyết việc làm cho hơn lao động [27], góp phần cung cấp sản lượng đáng kể xi măng, clinker, vôi, gạch nung cho xây dựng trong nước và xuất khẩu. Công nghiệp đóng tàu ở V ng hiện có 42 cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu, thuyền các loại, có thể đóng được tàu cá và tàu hàng trọng tải đến 1000 DWT. Năm 2017, các cơ sở đóng tàu đã đóng mới 379 chiếc tàu, và sửa chữa chiếc, giai đoạn bình quân mỗi năm đóng mới 373 chiếc, doanh thu đóng tàu ở V ng năm 2017 đạt khoảng 256 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 503 lao động [27], [31]. Ngành đóng tàu tuy quy mô còn nhỏ lẻ, nhưng có nhiều triển vọng phát triển, do Vùng có nhu cầu rất lớn về các loại tàu vận tải biển và đánh cá xa bờ, nếu được đầu tư thỏa đáng công nghiệp đóng tàu sẽ phát triển nhanh. - Về chế biến thực phẩm: V ng có 388 doanh nghiệp và hơn cơ sở chế biến thực phẩm, chủ yếu là chế biến thủy sản và nông sản. Trong đó, có hơn 220 cơ sở chế biến thủy sản đạt các tiêu chuẩn quốc tế như: HACCP, Codex, ISO, BRC-food, Halal đáp ứng tốt yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, giá trị sử dụng có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu của người tiêu thụ trên thị trường toàn cầu [93], [99]. Giai đoạn công nghiệp chế biến thủy sản ở V ng có bước tăng trưởng khá, bình quân tăng 10,68%/năm. Năm 2017 toàn Vùng đã chế biến được tấn thủy sản các loại và triệu lít nước mắm Phú Quốc, tăng giấp 1,34 lần so với năm 2010 và gấp 3,5 lần so với năm 2006

113 105 [27], [31], [97]. Cơ cấu thủy sản chế biến gồm có thủy sản đông lạnh (tôm đông, cá đông, mực đông ) chiếm 56,92%; bột cá (thức ăn chăn nuôi) chiếm 39,11%; hải sản khô và đồ hộp chiếm 3,97%. Trong đó, sản phẩm tôm đông sản xuất đạt tấn, chiếm 33,54% sản lượng thủy sản chế biến của V ng và chiếm tỷ lệ đáng kể trên thị trường toàn cầu, góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia xuất khẩu tôm đứng hàng thứ ba trên thế giới [90], [99]. Đặc biệt, nước mắm Phú Quốc là sản phẩm truyền thống của V ng nổi tiếng cả thị trường trong nước và quốc tế. Bảng 3.13: Xuất khẩu thủy sản chế biến ở VTN của Việt Nam giai đoạn (Đơn vị tính: triệu USD) Tổng số 927,8 1050,0 1067, , Trong đó: - Tỉnh Cà Mau 812,8 910,0 912,0 1050,0 1284,4 1100,0 960,8 1069,0 - Tỉnh Kiên Giang 115,0 140,0 157,1 158,0 172,8 173,5 133,2 192,0 Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Bảng 3.13 cho thấy chế biến thủy sản xuất khẩu ở V ng năm 2017 đạt 1.261,26 triệu USD, trong đó tỉnh Cà Mau đạt 1.069,26 triệu USD, Kiên Giang đạt 192 triệu USD, tuy giá trị xuất khẩu thuỷ sản của V ng không ổn định, nhưng tốc độ tăng bình quân giai đoạn đạt 5,34% và chiếm trên 18,59% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước. Hoạt động chế biến nông sản ở V ng chủ yếu là xay xát gạo, toàn Vùng có 850 nhà máy xay xát lau bóng gạo, giai đoạn bình quân xay xát 2,80 triệu tấn/năm. Năm 2017 sản lượng xay xát gạo ở V ng đạt 2,93 triệu tấn, tăng gấp 1,3 lần so với năm Sản lượng gạo xuất khẩu đạt 820 ngàn tấn/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 355 triệu USD. Công nghiệp chế biến thực phẩm ở V ng đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất ở V ng. Năm 2016 các doanh nghiệp và cơ sở chế biến thực phẩm đạt doanh thu ,66 tỷ đồng (giá thực tế), trong đó, tỉnh Cà Mau đạt ,85 tỷ đồng; Kiên Giang đạt ,85 tỷ đồng, chiếm 51,18% giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động, xuất khẩu đạt 1.618

114 106 triệu USD/năm [27], [31]. Kết quả khảo sát có 80,7% ý kiến cho rằng thực phẩm chế biến ở V ng đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ trung bình đến tốt, có 19,3% ý kiến cho rằng chưa tốt. Thực phẩm chế biến của V ng đã xuất khẩu sang các thị trường khó tính như Bắc Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Úc Tuy nhiên, nếu không quản lý tốt chất lượng sản phẩm thực phẩm chế biến của V ng, thì sẽ có nguy cơ mất uy tín trên thị trường toàn cầu. - Về hoạt động của các khu công nghiệp ven biển: Tính đến năm 2017, toàn Vùng đã xây dựng 14 khu công nghiệp ven biển, tổng diện tích 6.190,26ha, thu hút 52 dự án đầu tư, vốn đăng ký ,6 tỷ đồng; trong đó Cà Mau có 8 khu, thu hút 27 dự án với vốn đăng ký ,71 tỷ đồng, Kiên Giang có 6 khu, đã thu hút 25 dự án, với tổng vốn đăng ký ,9 tỷ đồng. Các khu công nghiệp ven biển thu hút nhiều hoạt động chế biến, chế tạo quan trọng, còn thu hút các ngành phục vụ KTB như: Sản xuất bia đạt 90,05 triệu lít/năm, nước đá 2,95 triệu tấn/năm, bao bì 34,87 triệu bao/năm, giầy da 8,46 triệu đôi/năm, quần áo may sẵn 1,78 triệu cái/năm, chế biến gỗ MDF đạt 92,67 ngàn m 3 /năm [27], [31]. Các khu công nghiệp ven biển góp phần thu hút các thành phần kinh tế đẩy mạnh hoạt động KTB, giải quyết việc làm cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng KTB ở V ng. Nhìn chung, công nghiệp KTB đóng vai trò rất quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế Vùng theo hướng CNH, HĐH. Giá trị tăng thêm đạt ,8 tỷ đồng năm 2017, chiếm 18,25% GRDP, giải quyết việc làm cho lao động [27], [31]. Cơ sở công nghiệp KTB từng bước được đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp và đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lựợng hàng hoá, đáp yêu cầu phục vụ tiêu d ng trong nước và xuất khẩu Kết quả ho t động xây dựng và nâng cấp đô thị biển - Về xây dựng biển: Vùng đã tập trung vào xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ KTB; các công trình ngầm dưới biển gồm cáp ngầm điện, đường ống dẫn khí, cáp ngầm viễn thông, đường dây vượt biển; xây dựng khu dân cư ven biển; Đặc biệt, xây dựng đô thị lấn biển tạo ra quỹ đất ở rộng hơn ha, với nhiều kiến trúc đô thị biển rất đẹp. Hình 3.10 cho thấy năm 2017 giá trị tăng thêm

115 107 ngành xây dựng đạt 6.185,01 tỷ đồng (giá so sánh năm 2010), trong đó, tỉnh Cà Mau đạt 1.784,02 tỷ đồng, Kiên Giang đạt 4.401,01 tỷ đồng. Giai đoạn tăng trưởng bình quân 10,36%/năm, chiếm 6,57% tổng GRDP toàn Vùng. Hình 3.10: Giá trị tăng thêm ngành xây dựng biển VTN của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tác gi tính toán từ [27], [28], [29], [30], [31], [32], [33], [34] Đến nay, V ng đã có doanh nghiệp xây dựng biển, tăng gần 421 doanh nghiệp so với năm Doanh thu từ hoạt động xây dựng biển đạt ,72 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hơn lao động [27], [31]. - Về xây dựng và nâng cấp đô thị biển: Giai đoạn , các tỉnh trong V ng đã nâng cấp hàng loạt đô thị ven biển gồm 3 thành phố loại II, 1 thành phố loại III, 3 đô thị loại IV và 16 đô thị loại V, hệ thống đô thị biển được xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại, hướng ra biển. Thành phố Cà Mau: Có diện tích 250,3 km 2, dân số 278,4 nghìn người, đơn vị hành chính có 10 phường và 7 xã [31]. Giai đoạn , tỉnh Cà Mau đã đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với khu công nghiệp khí điện đạm, với hàng loạt các công trình như: giao thông, cảng, điện, nước, thông tin liên lạc, được xây dựng, giúp thành phố trở thành trung tâm KTB mạnh ở phía Đông, và nâng cấp thành phố loại II. Thành phố Rạch Giá: là đô thị loại II, diện tích 105 km 2, dân số 250 nghìn người gồm 11 phường và 1 xã [27]. Giai đoạn tỉnh Kiên Giang mở rộng thành phố ra biển 500m và chạy dài trên 7 km, tăng thêm 2 phường mới, tạo ra những khu đô thị mới rộng 997,68ha, giải quyết chổ ở cho người [99] và trở thành một trung tâm KTB mạnh của ĐBSCL.

116 108 Đ o Phú uốc: Giai đoạn đã thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù theo Quyết định 178/2004/QĐ-TTg với nhiều ưu đãi về thuế, đất đai, đầu tư,...đã thu hút mạnh đầu tư, tốc độ tăng trưởng kinh tế 22%/năm, là thành phố loại II. Tính đến 2016 Phú Quốc đã thu hút gần 230 dự án đầu tư với tổng diện tích 8.768ha. Giai đoạn Phú Quốc xây mới m 2 nhà ở, cung cấp nhà ở cho cư dân trên đảo và đón trên 2,7 triệu lượt khách du lịch mỗi năm [102], [106]. Thành phố Hà Tiên: có diện tích tự nhiên 100,49 km 2, dân số người, đơn vị hành chính có 4 phường và 3 xã [27]. Giai đoạn , Hà Tiên lấn biển để xây dựng đô thị mới 96,25ha, giải quyết chổ ở cho người [88], tạo ra một đô thị văn hóa, du lịch hấp dẫn, hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, cảnh quan môi trường sạch đẹp, đến nay Hà Tiên đã là thành phố loại III, được xem như là viên ngọc quý của v ng Tây Nam. Hệ thống đô thị ven biển loại IV và V gồm có: khu đô thị Kiên Lương - Hòn Chông (Kiên Giang), thị trấn Sông Đốc và Năm Căn (Cà Mau) có quy mô dân số từ ngàn người và 8 thị trấn ven biển của V ng có quy mô dân số từ ngàn người. Nhìn chung, hoạt động xây dựng và nâng cấp hệ thống đô thị biển góp phần xây dựng V ng ngày càng văn minh, hiện đại Kết quả ho t động kinh tế đảo V ng hải đảo Tây Nam (gồm 2 huyện đảo với 19 xã đảo), với hơn 150 hòn đảo lớn nhỏ, vừa có vị trí chiến lược về QPAN, vừa có tiềm năng lớn về du lịch, hàng hải, thủy sản Để phát huy lợi thế kinh tế đảo, Chính phủ và các tỉnh trong Vùng đã có nhiều chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế đảo gắn với QPAN. Kết quả cụ thể là: Giai đoạn , v ng hải đảo Tây Nam đã thu hút doanh nghiệp, cơ sở KTB cá thể và 230 dự án đầu tư, vốn đăng ký tỷ đồng, diện tích đất thực hiện dự án hơn ha, tăng gấp 6,2 lần năm 2006, tăng gấp 4 lần so với năm 2011, tăng trưởng bình quân 35,1%/năm. Tốc độ tăng trưởng

117 109 kinh tế đảo giai đoạn bình quân 22%/năm. Năm 2017, du lịch đảo Tây Nam thu hút 2,96 triệu lượt khách, trong đó, có 318 lượt khách quốc tế, doanh thu đạt tỷ đồng (năm 2017). Thu ngân sách tăng bình quân 36%/năm, năm 2017 doanh thu đạt 2.766,7 tỷ đồng, tăng gấp 4 lần so với năm 2011 [27], [102], [106]. Hình 3.11: Thu nhập bình quân đầu ngƣời ở các đảo Tây Nam của Việt Nam giai đoạn Nguồn: Tác giả tính toán từ [27], [99], [100], [101], [102], [106] Hình 3.11 cho thấy thu nhập bình quân đầu người ở v ng hải đảo Tây Nam giai đoạn tăng trưởng 19,64%/năm, đạt trên 115 triệu đồng năm 2016, tương đương USD/người, tăng gấp 3 lần so với năm Sản lượng thủy sản đạt tấn/năm, nước mắm 50,9 triệu lít/năm, hồ tiêu tấn/năm. Vận chuyển hành khách đạt 13,11 triệu lượt, vận chuyển hàng hoá đạt 14,67 triệu tấn. Tổng giá trị tăng thêm các hoạt động kinh tế đảo đạt tỷ đồng. Các lĩnh vực thương mại-dịch vụ, xây dựng, vận tải (cả đường biển, đường hàng không và đường bộ) đều phát triển nhanh. Đời sống nhân dân được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,75% năm 2016 [106] Những hạn chế và nguyên nhân Những h n chế - Quy mô doanh nghiệp KTB ở Vùng còn nhỏ lẻ, manh mún, tăng trưởng KTB chưa vững ch c, cơ cấu chưa hợp lý. Hiện nay, có hơn 91,89% doanh nghiệp nhỏ, quy mô vốn dưới 50 tỷ đồng và chỉ có 8,11% doanh nghiệp quy mô vốn trên 50 tỷ đồng, trong đó có 37 doanh nghiệp có vốn trên 500 tỷ đồng. Số doanh

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ********* KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ********* 3 MỤC LỤC 1. Quyết định phê duyệt Đề

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ HÀ QU N Lý µo T¹O CñA TR êng ¹I HäC KINH TÕ - Kü THUËT C NG NGHIÖP P øng NHU CÇU NH N LùC VïNG ång B»NG S NG HåNG LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2018) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÕA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN CHÂU ÂU VIỆT NAM (EUROVN) VỚI SẢN PHẨM BOURJOIS

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯƠ NG ĐA I HO C SƯ PHA M NGHÊ THUÂ T TRUNG ƯƠNG MA C THỊ HẢI HÀ QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH LUÂ N VĂN THA C SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: ĐỊA LÍ Thời gian

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472-3822473 Fax: 3827608 E-mail: tsbaolamdong@gmail.com

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ PHƢƠNG THANH THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945 LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - 2019 ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG THỦY SẢN VIỆT NAM: 1.1 Tình hình: Trong tháng 2 năm 2008 Việt Nam đã kiếm được 295 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đến 550 triệu USD

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP KHUYẾN CÁO CÁC NHÀ ĐẦU TƯ TIỀM NĂNG NÊN THAM KHẢO BẢN CÔNG BỐ THÔNG TIN NÀY

Chi tiết hơn

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Đặt vấn đề Trần Hữu Hiệp (1) Từ sau năm 1975 đến trước giai đoạn Đổi mới (1996), vấn đề phân vùng kinh tế, phát triển kinh tế

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Truyện ngắn Bảo Ninh

Truyện ngắn Bảo Ninh i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------***--------- NGUYỄN THỊ CHIẾN TRUYỆN NGẮN BẢO NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI 2019

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ 1+2 - Tháng 01/2018 (672+673) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017 Bộ trưởng

Chi tiết hơn

Sach

Sach NGUYỄN TRẦN BẠT Cội nguồn cảm hứng NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN Lời tác giả Khi đặt bút viết quyển sách này, tôi như con chim hót những tiếng hót được khích lệ bởi âm thanh tự do của các bậc tiền bối như

Chi tiết hơn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (01-2019) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh Khánh

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 Bộ, ngành 1. Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí 2. Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 CUỐI NĂM I. Phần Văn Bản: 1. Các văn bản nghị luận hiện đại: A. Hệ thống kiến thức S T T 1 Tên bài- Tác giả Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh) Đề tài nghị luận Tinh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word - Ban  tom tat.doc VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI --- --- THÁI PHAN VÀNG ANH NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Chuyện ngành : Lý luận văn học Mã số : 62.22.32.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI

TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI TRIỆU LUẬN LƯỢC GIẢI Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực --o0o-- LỜI DỊCH GIẢ Triệu Luận là một tuyệt tác của ngài Tăng Triệu, từ xưa rất nổi tiếng tại

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ : BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ ANH TUẤN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHỢ TRUYỀN THỐNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Quản trị kinh

Chi tiết hơn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Author : vanmau Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn Bài làm 1 Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN, 2014 1 NGHỊ QUYẾT TW8 VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1. Tình hình và nguyên nhân 1.1.

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn