HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QU TR NH ÊU TRANH B O VÖ éc LËP D N TéC ë CUBA Tõ N M 1991 ÕN N M 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀ

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QU TR NH ÊU TRANH B O VÖ éc LËP D N TéC ë CUBA Tõ N M 1991 ÕN N M 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀ"

Bản ghi

1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QU TR NH ÊU TRANH B O VÖ éc LËP D N TéC ë CUBA Tõ N M 1991 ÕN N M 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC HÀ NỘI

2 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LỘC THỊ THUỶ QU TR NH ÊU TRANH B O VÖ éc LËP D N TéC ë CUBA Tõ N M 1991 ÕN N M 2016 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Mã số: Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO 2. PGS.TS. TRẦN THỌ QUANG HÀ NỘI

3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lộc Thị Thuỷ

4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Công trình nghiên cứu của các tác giả liên quan đến luận án Vấn đề chưa được giải quyết Những vấn đề luận án tập trung làm rõ 24 Chương 2: QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM Quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc Những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba 35 Chương 3: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM Mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Đảng và Nhà nước Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc Sự triển khai và kết quả thực hiện quá trình đấu tranh bảo vê độc lập dân tộc của Cuba 70 Chương 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA Thành tựu và hạn chế Một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba giai đoạn Vấn đề đặt ra đối với Cuba trong thời gian tới và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam 135 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 169

5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt ALADILAIA Tên tiếng việt Hiệp hội liên kết Mỹ Latinh Tên gốc tiếng Tây Ban Nha/ tiếng Anh - Asociación Latinoamericana de Integración - Latin American Integration Association ALBA Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ chúng ta - Alianza Bolivariana para los Pueblos de Nuestra America - Bolivarian Alliance for the Peoples of Our America CANACN Cộng đồng các quốc gia - Comunidad Andina de Naciones vùng Andes - Andean Community of Nations APPA Liên minh Thái Bình Dương - Allianza del Pacifico - Pacific Alliance CACM Thị trường chung Trung Mỹ - Central American Common Market CARICOM Cộng đồng Caribe - Caribbean Community - Community of Latin American and CELAC Cộng đồng các nước Mỹ Caribbean States Latinh và Caribe - Comunidad de Estados Latinoamericanos y Caribeños CEPAL Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (của Liên Hợp - Comisión Económica para América Latina y el Caribe Quốc) EC Cộng đồng Châu Âu - European Community EU Liên minh Châu Âu - European Union FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Direct Investment ICAP Viện Cuba hữu nghị với các - Instituto Cubano de Amistad con los dân tộc Pueblos IS - Islamic State Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng GDP Tổng sản phẩm quốc nội - Gross Domestic Product MERCOSUR Khối thị trường chung Nam - Mercado Común del Sur

6 SCM Mỹ - Southern Common Market NAFTA NAM Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ Phong trào Không liên kết - North American Free Trade Agreement - Non-Aligned Movement OAS Tổ chức các quốc gia Châu - Organization of America States Mỹ - Grupo de Río Nhóm RIO RIO - Group of RIO PAHO Tổ chức Y tế liên Mỹ - Pan American Health Organization PDCA Thỏa thuận hợp tác và Đối - Political Dialogue and Cooperation thoại chính trị song phương Agreement - Sovyet Ekonomičeskoy SEV CMEA Cộng đồng kinh tế tương trợ Vzaimopomošči (tiếng Nga) - Council of Mutual Economic Assistance TNC Tập đoàn xuyên quốc gia - Trans National Corporation UNDP Chương trình Phát triển Liên - United Nations Development Hợp Quốc Programme UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hợp - United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Quốc UN Liên Hợp quốc - Union Nation USD Đồng đô la Mỹ - United States Dollars WTO Tổ chức thương mại thế giới - World Trade Organization

7 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (9/1945), trên thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của 3 trào lưu cách mạng (cách mạng giải phóng dân tộc, cách mạng xã hội chủ nghĩa và cách mạng khoa học kỹ thuật). Đặc biệt, là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã tạo tiền đề quan trọng dẫn tới sự ra đời của nước Cộng hòa Cuba vào ngày 1/1/1959, quốc gia sau đó đã lựa chọn con đường đi lên xã hội chủ nghĩa (16/4/1961). Thắng lợi của cuộc cách mạng Cuba trước chế độ độc tài Batista do Mỹ hậu thuẫn được coi là minh chứng sống động về tinh thần đấu tranh kiên cường của các dân tộc bị áp bức chống lại ách thống trị, cường quyền của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và khẳng định quan điểm đúng đắn của Lênin rằng: "Lịch sử tiến theo những con đường rất lạ lùng và chính một nước lạc hậu lại có vinh dự đi đầu một phong trào thế giới vĩ đại" [124, tr.431]. Trong suốt giai đoạn từ năm , nhân dân Cuba luôn phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược đó là: vừa xây dựng đất nước, bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng, vừa phải đương đầu với sự chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước được Mỹ hậu thuẫn. Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc (12/1991), dẫn tới sự sụp đổ của Liên Xô (một đồng minh truyền thống), đã làm cho Cuba lâm vào khủng hoảng toàn diện và sâu sắc khi mất đi 85% kim ngạch xuất nhập khẩu; 95% nguồn cung cấp dầu; 57% sản lượng lương thực; GDP giảm 35%;mức lương thực tế giảm 25%; nhập khẩu tới 70% lương thực, thực phẩm; tình trạng bất ổn định xã hội gia tăng; niềm tin của nhân dân vào chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bị suy giảm; trong nội bộ Đảng cộng sản Cuba cũng có nhiều ý kiến bất về con đường phát triển của đất nước [92, tr.12]. Thêm vào đó, trong thời gian này, các chính quyền Mỹ đã tăng cường các biện pháp chống phá Cuba thông qua Đạo luật Torricelli (1992) và Helm-Burton (1996) nhằm bóp nghẹt nền kinh tế Cuba; tài trợ cho các lực lượng đối lập trong nước nhằm mục tiêu lập ra các đảng đối lập chống phá và gây ra các vụ bạo động nhằm làm bất ổn chính trị-xã hội; kích động lực lượng người Mỹ gốc Cuba chống đối chính quyền và đẩy mạnh Đạo luật "Di trú"

8 2 (Chân ướt, chân giáo) nhằm lôi kéo những người Cuba vượt biên trái phép sang Mỹ và một số nước Mỹ Latinh. Đứng trước bối cảnh trên, Đảng và Nhà nước Cuba đã đề ra đường lối cải cách kinh tế tại Đại hội lần thứ IV (10/1991), với phương châm "chọn lọc dần dần và có trật từ", nhằm mục tiêu đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội trong "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình". Sau một thời gian thực hiện, nền kinh tế Cuba đã từng bước thoát khỏi khủng hoảng; đời sống nhân dân dần được cải thiện; hệ thống chính trị-xã hội ổn định; nền độc lập dân tộc được giữ vững; niềm tin của nhân dân vào chế độ được củng cố...đây chính là cơ sở để Đảng và nhà nước Cuba tuyên bố bước ra khỏi "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" vào năm 2004 và đưa đất nước bước vào giai đoạn mới là đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội". Sau hơn một thập kỷ thực hiện chủ trương trên ( ), đến nay, nền kinh tế Cuba đã từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội; chế độ chính trị-xã hội được giữ vững; nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia được đảm bảo; quan hệ quốc tế được mở rộng, nhất là việc Mỹ đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba sau gần 60 năm đối đầu, thù địch. Những thành công nêu trên đã góp phần củng cố vào sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này cũng vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức từ bên trong và bên ngoài như: chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ vẫn được duy trì và có phần siết chặt hơn; sự điều hành nền kinh tế vĩ mô còn nhiều bất cập, hạn chế; sự chống phá của các thế lực phản động vẫn tiếp tục gia tăng; những mặt trái của chính sách bao cấp, miễn phí cũng tác động không nhỏ đến quá trình này... Sở dĩ tác giả quyết định lựa chọn đề tài về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba mà không chọn các quốc gia khác bởi cách mạng Cuba có những nét đặc trưng riêng có, không chỉ ở Mỹ Latinh mà còn trên thế giới, đó là: Cuba là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, nằm ngay sát nách kẻ thù là đế quốc Mỹ, nhưng vẫn tồn tại và đứng vững bất chấp sự chống phá quyết liệt. Mặt khác, cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba luôn gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, với nghĩa vụ quốc tế cao đẹp; các chính sách miễn phí về giáo

9 3 dục, y tế, an sinh xã hội được coi là vũ khí quan trọng, minh chứng rõ nét nhất về tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Cuba đang xây dựng. Giai đoạn , cũng được coi là mốc son tiêu biểu nhất, thể hiện sinh động, rõ nét nhất sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba trong bối cảnh mới. Đây là giai đoạn có những nét khác biệt cơ bản so với thời kỳ thực hiện Kế hoạch hóa , khi Cuba có sự hậu thuẫn của Liên Xô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Nghiên cứu quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này thực sự đã đem lại cho quốc đảo này những bài học kinh nghiệm quý báu không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn trong những năm tiếp theo bởi: những thành công và thất bại từ quá trình cải cách và cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội trong giai đoạn này sẽ được lãnh đạo đảng, nhà nước Cuba đúc rút và phát triển nó tốt hơn trong giai đoạn kế tiếp; giúp Cuba có được những kinh nghiệm quý báu trong quá trình hội nhập quốc tế và tham gia gia sâu rộng hơn vào sân chơi kinh tế quốc tế; giúp Cuba từng bước kiện toàn, củng cố và cải cách đường lối phát triển kinh tế-xã hội, qua đó củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với đất nước và nhân dân; những kinh nghiệm của Cuba trong việc duy trì các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, y tế tốt đẹp trong giai đoạn này sẽ tiếp tục được coi là lợi thế so sánh giúp quốc đảo này phát triển kinh tế và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời gian tới. Với tư cách là một học giả ở Việt Nam, một quốc gia có nhiều nét tương đồng với Cuba: có cùng ý thức hệ; phải tiến hành các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại ách xâm lược của Mỹ và tay sai; có cùng mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và đều là những quốc gia bị Mỹ thực thi các chính sách bao vây cấm vận...nhưng sau 30 năm thực hiện công cuộc "Đổi mới" Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu quan trọng đó là: giữ vững được sự ổn định chính trị-xã hội; nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia được bảo đảm; đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được mở rộng... Đây chính là bài học tham chiếu có ý nghĩa quan trọng đối với Cuba, nhất là trong bối cảnh quốc đảo này đang thúc đẩy công cuộc cải cách kinh tế nhằm mục tiêu từng bước đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng;

10 4 cải thiện đời sống của nhân dân; tranh thủ sự ủng của cộng đồng quốc tế yêu cầu Mỹ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế. Với những nhận thức nêu trên, tác giả đã quyết lựa chọn đề tài: "Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016" làm luận án tiến sỹ chuyên ngành Lịch sử Phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Luận án tập trung phân tích và làm rõ thực trạng đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 trên các lĩnh vực chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phòng; văn hóa- xã hội. Sau đó, tác giả đi đưa ra những đánh giá về thành tựu và hạn chế, một số đặc điểm, vấn đề đặt ra đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam Nhiệm vụ của luận án - Đưa ra một số quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, sau đó đi sâu phân tích những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016; - Phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và sự triển khai của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 qua 2 giai đoạn: và trên các lĩnh vực: Chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phòng; văn hóa-xã hội; - Đánh giá những thành tựu, hạn chế và một số đặc điểm đặc trưng của Cuba về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn Nêu lên một số vấn đề đặt ra đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong thời gian tới và liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: những chủ trương, đường lối, chính sách (mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung) và sự triển khai của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016

11 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung của luận án: tập trung nghiên cứu về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trên các lĩnh vực: Chính trị- ngoại giao; kinh tế; an ninh- quốc phòng; văn hóa- xã hội. - Về không gian: nước Cộng hòa Cuba trong bối cảnh đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1991 đến năm Năm 1991 là thời điểm Cuba tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, Đại hội đầu tiên của Công cuộc Cải cách kinh tế. Đây cũng là giai đoạn rất khó khăn của đất nước Cuba vì sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba mất đi một đồng minh chiến lược về chính trị và kinh tế. Mặt khác, đây cũng là thời điểm chính quyền Mỹ thắt chặt hơn chính sách bao vây, cấm vận với Cuba thông qua việc đề ra Đạo luật Torricelli (1992). Năm 2016, là mốc Cuba kỷ niệm 25 năm cải cách kinh tế và 55 năm Cuba tuyên bố tính chất xã hội chủ nghĩa của cuộc Cách mạng. Đây cũng là năm đánh dấu 5 năm Cuba thực hiện chủ trương Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội và tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về thời đại; vấn đề dân tộc và quyền tự quyết dân tộc; vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp; quan niệm của Đảng và Nhà nước Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc được đề cập trong các Văn kiện, Cương lĩnh chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV, V, VI, VII và nền tảng tư tưởng của Jose Marti, tư tưởng lịch sử của lãnh tụ Fidel Castro Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Tác giả còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp lịch sử, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích và phương pháp quy nạp để trình bày luận án.

12 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án có thể giúp cho người đọc tiếp cận một cách rõ nét hơn về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của một quốc gia xã hội chủ nghĩa nhỏ bé đứng bên cạnh một đế quốc, một siêu cường tư bản chủ nghĩa. Đây cũng là cuộc đấu tranh kéo dài nhất trong lịch sử (kéo dài gần 6 thập kỷ) trong việc phá thế bao vây, cấm vận, cô lập của Mỹ. - Đánh giá những thành tựu, hạn chế về mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung và quá trình triển khai trên các lĩnh mà Đảng và Nhà nước Cuba đã thực hiện trong giai đoạn đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc. - Từ những thành tựu và đóng góp trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba, có thể khái quát thành một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này. - Luận án cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy về quan hệ quốc tế, lịch sử về phong trào cộng sản công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc của Việt Nam. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 04 chương, 10 tiết.

13 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA CÁC TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN Các công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam * Nhóm các công trình liên quan đến quan niệm về bảo vệ độc lập dân tộc Trong cuốn: "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa" của tác giả Thái Văn Long [48]. Tác giả đã tập trung đi sâu phân tích 4 nội dung chính: thứ nhất, những nhân tố tác động đến độc lập dân tộc của các nước đang phát triển như: chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, lịch sử truyền thống, trong đó yếu tố văn hóa-xã hội, lịch sử truyền thống được coi là yếu tố quan trọng trong việc đề ra đường lối, chính sách của các nước đang phát triển; thứ hai, nêu rõ những lực lượng tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc hiện nay: phong trào Không liên kết (NAM), các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cánh tả...; thứ ba, đưa ra những nội dung cơ bản trong cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển; thứ tư, phân tích những vấn đề cơ bản trong quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trong xu thế toàn cầu hóa. Những tác động của quá trình toàn cầu hóa mà tác giả nêu trên cũng chính là những vấn đề mà các nước đang phát triển đang phải đối mặt khi hội nhập quốc tế, trong đó có Cuba. Trong cuốn: "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam" của tác giả Nguyễn Hoàng Giáp và Phan Văn Rân [36]. Các tác giả tập trung đi sâu phân tích quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển dựa trên các vấn đề lý luận, thực tiễn về chủ quyền quốc gia dân tộc, toàn cầu hóa. Trong đó, chia làm 3 chương, chương 1, các tác giả đã tập trung vào vấn đề chủ quyền quốc gia dân tộc trong quá trình toàn cầu hóa; chương 2, phân tích quan điểm của Việt Nam về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, đồng thời, đưa ra những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong quá trình này; chương 3, tác giả đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc tăng

14 8 cường bảo vệ độc lập dân tộc trong hội nhập quốc tế. Thông qua những khuyến nghị đối với Việt Nam trong việc tăng cường bảo vệ độc lập dân tộc có thể là kinh nghiệm và bài học quý báu cho Cuba trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. Ngoài ra, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí trong nước cũng đã đề cập đến quan niệm, tư tưởng bảo vệ độc lập dân tộc của Anh hùng giải phóng dân tộc Jose Marti của Cuba. Tiêu biểu có một số bài viết như sau: Tác giả Phạm Xuân Nam với các bài: "Hôxê Máctin người thầy của nền độc lập Cuba" của Phạm Xuân Nam [55]; "Hôxê Mácti - Nhà văn hóa lớn, vị Thánh tông đồ của nền độc lập Cuba" của Phạm Xuân Nam [57]; "Tư tưởng độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của Hôxê Máctin và cách mạng CuBa" của tác giả Nguyễn Ngọc Mão [53]. Trong đó, các tác giả đã ca ngợi tinh thần đấu tranh, tư tưởng tiến bộ của Jose Marti về độc lập dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đây chính là nền tảng tư tưởng giúp cho Đảng và nhân dân Cuba đấu tranh không mệt mỏi chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ nhằm bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng năm * Nhóm các công trình liên quan đến lịch sử cách mạng Cuba và vai trò của lãnh tụ Fidel Castro đối với cuộc cách mạng này Cuốn sách: "Cuba đất nước tự do của Châu Mỹ" của tác giả Lê Thành [75] đã ca ngợi sự kiên trì, bền bỉ của nhân dân Cuba trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc từ thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ. Tác giả cũng cho rằng, thắng lợi của nhân dân Cuba đã là niềm động viên, khích lệ, là tấm gương để cho nhân dân các nước yêu chuộng hòa bình ở Mỹ Latinh nói riêng, thế giới nói chung đứng lên giành độc lập dân tộc. Cuốn sách: "Tìm hiểu lịch sử cách mạng Cuba - giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc " của Phạm Xuân Nam [58]. Trong đó tác giả đã phân tích một cách sâu sắc, rõ nét quá trình đấu tranh của các tầng lớp nhân dân Cuba chống lại ách xâm lược của Mỹ ( ) và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro và Phong trào 26/7 chống lại chế độ độc tài Batista thân Mỹ (giai đoạn ) và được kết thúc bằng cuộc cách mạng Tháng Giêng lịch sử, dẫn tới sự ra đời nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Tây bán cầu vào ngày 1/1/1959.

15 9 Cuốn sách: "Nước Cộng hòa Cuba", của tác giả Phạm Xuân Nam [55]. Tác giả cũng đã giới thiệu rất rõ nét về đất nước và con người Cuba, với ý chí quật cường và tinh thần đấu tranh không mệt mỏi, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Cuba đã giúp cho Cuba đứng vững và giành thắng lợi trong các cuộc đấu tranh chống lại thực dân Tây Ban Nha và chế độ độc tài Batista thân Mỹ. Cuốn sách: "Fidel Castro: con người huyền thoại" của tác giả Hoàng Đức Nhận và Phạm Quốc Tuấn [63]. Các tác giả đã cho người đọc thấy được bức chân dung về vai trò lãnh tụ cách mạng của Fidel Castro, một con người huyền thoại, tài năng không chỉ ở Cuba mà còn cả trên toàn thế giới. Tên tuổi của Ông gắn liền với sự kiện cách mạng quan trọng: giải phóng dân tộc Cuba, thành lập nước Cộng Hòa Cuba, xây dựng và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc ở Cuba. Cuốn sách: "Lịch sử thế giới hiện đại ( )" của tác giả Nguyễn Anh Thái [74]. Trong cuốn sách này tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản của lịch sử thế giới hiện đại bao gồm 2 phần. Phần một gồm tám chương, viết về lịch sử thế giới hiện đại từ năm Bắt đầu từ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 đến Chiến tranh thế giới thứ hai. Phần hai gồm 10 chương còn lại, bao gồm những hiểu biết về lịch sử thế giới hiện đại từ Quan hệ quốc tế từ 1945, Liên xô và các nước Đông Âu, Phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ( ), trong đó có Cuba. * Nhóm các công trình liên quan đến những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba Luận án tiến sỹ: "Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay" của tác giả Ngô Hoan [39] đã nêu ra những tác động tiêu cực từ sự sụp đổ của Liên Xô tới tình hình đất nước Cuba nhất là trên lĩnh vực chính trị và kinh tế. Cuba đã mất đi một nguồn viện trợ lớn về kinh tế, thương mại, nhất là các mặt hàng có giá trị trao đổi lớn như: Xì gà, lương thực- thực phẩm và dược phẩm...những tổn thất trên đã làm cho tình hình Cuba lâm vào khó khăn, khủng hoảng, đòi hỏi Cuba phải có sự cải cách trong kinh tế để phát triển đất nước. Điều này, cũng đã tác động rất lớn đến sự phát triển phong trào cộng sản ở Mỹ Latinh nói riêng và trên thế giới nói chung.

16 10 Trong cuốn: "Thế giới trong 50 năm qua ( ) và thế giới trong 25 năm tới ( )", của tác giả Nguyễn Cơ Thạch [74] đã cho rằng động lực chính cho sự phát triển của mỗi quốc gia trong giai đoạn hiện nay đó là sự phát triển và bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, yếu tố này đang làm thay đổi và sắp xếp lại lực lượng cũng như cục diện thế giới, trong đó có Cuba. Đồng thời, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tổ chức giáo dục, đào tạo con người để thích ứng với cuộc các mạng khoa học - công nghệ đó. Cuốn sách: "Toàn cầu hóa-khu vực hóa, cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển" của Viện Thông tin Khoa học Xã hội [123]; "Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển" của Trường Đại học Quốc gia [33], đều đi sâu phân tích những mặt tích cực và tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa đối với các nước đang phát triển. Quá trình này ngoài việc đem lại những cơ hội, thuận lợi cho các nước trong quá trình hội nhập với thế giới như: hội nhập kinh tế quốc tế, trao đổi thương mại, giải quyết các vấn đề toàn cầu...bên cạnh đó, cũng chỉ ra những mặt trái mà các nước phải đối mặt như: khoảng cách giàu nghèo, khủng bố, mâu thuẫn, xung đột...điều này góp phần làm cho các nước đang phát triển phải đối mặt với các nguy cơ mất tự chủ, phụ thuộc về kinh tế sau đó là phụ thuộc về chính trị và Cuba cũng không nằm ngoài những nguy cơ trên. Trong cuốn: "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay", của nhóm tác giả Nguyễn Hoàng Giáp và cộng sự [35] và cuốn sách chuyên khảo: "Giáo trình Quan hệ quốc tế" của Viện Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [122]. Các tác giả cũng nêu rõ cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của từng quốc gia, dân tộc. Xu thế hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế chung của thế giới ngày nay, trật tự thế giới "đa cực" ngày càng được khẳng định cả về kinh tế và chính trị; nhưng mâu thuẫn trong nội bộ đất nước, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tài nguyên... đang là những vấn đề phức tạp mà các nước phải đối mặt. Bối cảnh trên của tình hình quốc tế và khu vực Mỹ Latinh đang phải đối mặt đã tác động rất lớn đến Cuba. Đòi hỏi, Đảng và Nhà nước Cuba phải có những chính sách phù hợp trong quan hệ quốc tế và hợp tác khu vực, tiểu khu vực.

17 11 Cuốn sách: "Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI", của tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn [10] cũng đã chỉ rõ những vấn đề toàn cầu lớn nhất hiện nay mà nhân loại đang phải đối mặt đó là: chống khủng bố, chiến tranh cục bộ, thiên tai, biến đổi khí hậu, đói nghèo...những vấn đề trên mà tác giả nêu lên cũng chính là những vấn đề mà Cuba đang phải đối mặt. Đây chính là những khó khăn ảnh hưởng đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong hiện tại và tương lai. Cuốn sách chuyên khảo: "Hòa bình - hợp tác và phát triển: xu thế lớn trên thế giới hiện nay" của tác giả Lê Minh Quân [68]. Trong đó tác giả cho rằng xu thế hòa bình là điều kiện cho sự hợp tác và liên kết giữa các nước vì mục tiêu phát triển; hợp tác là phương thức tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, duy trì hòa bình và thúc đẩy phát triển của các quốc gia; phát triển là phát triển bền vững, là mục tiêu chung của toàn thế giới. Hòa bình, hợp tác và phát triển đang tác động đến tất cả các nước trên thế giới, đây cũng là quan điểm phát triển của Cuba trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh Cuba và Mỹ đã tuyên bố bình thường hóa quan hệ. Với xu thế này, Mỹ cũng không thể giữ chính sách bao vây, cấm vận và thù địch với Cuba trong gần 6 thập kỷ qua. Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra cho Cuba những cơ hội và thách thức đan xen trong bối cảnh mới. Ngoài những nhân tố cơ bản trên, công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong thời gian này cũng chịu sự tác động bởi một khái niệm mới trong quan hệ quốc tế đó là "An ninh phi truyền thống". Cuốn sách: "Sổ tay thuật ngữ Quan hệ quốc tế" của tác giả Đào Minh Hồng và Lê Hồng Hiệp [40] đã cho rằng: An ninh phi truyền thống là những mối đe dọa đối với an ninh quốc gia mà không xảy ra những xung đột quân sự giữa các lực lượng quân đội. Các vấn đề thuộc phạm vi của an ninh phi truyền thống là: khủng bố, tình trạng thiếu lương thực, khủng hoảng kinh tế, môi trường, nhập cư bất hợp pháp...những vấn đề trên của thế giới cũng sẽ tác động không nhỏ đến Cuba, nhất là trong bối cảnh quốc đảo này đang trong quá trình mở rộng quan hệ hợp tác với bên ngoài để phát triển đất nước. Bên cạnh những vấn đề quốc tế, những vấn đề của Mỹ Latinh cũng tác động rất lớn đến Cuba.

18 12 Cuốn sách: "Mỹ Latinh một vùng năng động" của tác giả Đỗ Lộc Diệp [15], không chỉ cho người đọc thấy được những hình ảnh đẹp về con người và đất nước Cuba ở Mỹ Latinh mà còn là vai trò của Cuba đối với Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, sự thay đổi của trật tự thế giới đã làm cho khu vực Mỹ thay đổi. Mỹ trở thành siêu cường trên thế giới, là khu vực vốn được coi là "sân sau" của Mỹ, các nước Mỹ Latinh dần đi vào phát triển kinh tế và trở thành khu vực có nền kinh tế phát triển năng động, là điểm đến của rất nhiều nước trên thế giới với ưu thế về nguồn năng lượng, nguyên liệu...sự phát triển của Mỹ Latinh trong đó có Cuba sẽ ngày càng thu hút hơn nữa sự quan tâm của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước lớn như: Nga, Trung Quốc, EU, Nhật Bản... Bài viết: "Chính trị - ngoại giao của các nước Mỹ Latinh trong giai đoạn hiện nay", của tác giả Hồ Châu [8]. Tác giả cũng phân tích một số thay đổi trong chính sách của Mỹ Latinh với Mỹ và sự thay đổi nhận thức của một số chính phủ Mỹ Latinh đối với chính sách của Mỹ ở khu vực được coi là Vùng ảnh hưởng truyền thống của nước này. Do đó, trong thời gian qua khu vực Mỹ Latinh đang có xu hướng liên kết nội khối mạnh mẽ và tăng cường thắt chặt quan hệ hơn giữa các nước, từng bước tránh bị lệ thuộc vào Mỹ. Tọa đàm khoa học: "ALBA - Liên minh vì các dân tộc Mỹ Latinh: triển vọng và tiến bộ" của Nguyễn Ngọc Mạnh [50]. Hội thảo cũng khẳng định vai trò của các Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ chúng ta (ALBA) đối với sự phát triển chung của khu vực với các thành tựu nổi bật như: thực hiện chương trình xã hội nhân đạo điều trị miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị bệnh mắt; chương trình đào tạo bác sĩ cộng đồng, điều trị bệnh tim bẩm sinh cho trẻ em, chương trình xóa mù chữ giúp thanh niên và người lớn hòa nhập xã hội và phát triển toàn diện con người, cải thiện trình độ giáo dục, xóa bỏ nạn mù chữ tại các nước thuộc ALBA và đảm bảo nguyện vọng theo đuổi việc học hành...những chương trình nêu trên chủ yếu là của Cuba, hoạt động trên đã giúp nước này từng bước nâng cao được vai trò, vị thế của mình ở khu vực và trên thế giới. Qua đó, tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Mỹ xóa bỏ lệnh bao vây cấm vận kéo dài suốt hơn 6 thập kỷ qua. Bên cạnh đó, ALBA cũng đã mở

19 13 ra không gian tham vấn, phối hợp và thỏa thuận nhằm thiết lập liên minh chiến lược, tạo dựng vị trí và vai trò cân bằng với các tổ chức quốc tế khác. Cuốn sách: "Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay" của tác giả Nguyễn Thị Quế [70] đã đề cập những nội dung khái quát nhất về chính sách đối ngoại của một số nước lớn trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU...đối với Việt Nam, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động phức tạp. Đồng thời, tác giả cũng cho rằng, ngoại giao không chỉ giúp phát huy "sức mạnh mềm" của đất nước mà còn có vai trò góp phần nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Là một nước có cùng chế độ chính trị với Việt Nam, cũng chịu chính sách bao vây cấm vận của Mỹ trong một thời gian dài, những kinh nghiệm đối ngoại của Việt Nam sau 30 năm Đổi mới trong quan hệ với các nước lớn, ít nhiều cũng sẽ giúp cho Cuba khắc phục được những hạn chế và tránh rơi vào tình trạng bị lệ thuộc về kinh tế và chính trị. Trong đề tài cấp Bộ: "Sự phục hồi của nền kinh tế ở khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu " của tác giả Nguyễn Ngọc Mạnh [51]. Tác giả nêu rõ những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng đối với khu vực Mỹ Latinh như: việc làm giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, GDP toàn khu vực đạt mức âm, quy mô kinh tế giảm, giá nguyên vật liệu giảm, tín dụng ngân hàng khu vực Nhà nước không đáp ứng được yêu cầu, giá dầu thế giới giảm...tất cả những tác động trên đã làm ảnh hưởng đến các nền kinh tế lớn của khu vực và đẩy một số nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng như: Brazil, Venezuela...điều này, đã tác động và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Cuba. * Nhóm các công trình liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Cuba Cuốn sách: "Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990", của tác giả Phạm Văn Quế [71]. Trong cuốn sách này tác giả cũng đã đề cập đến chính sách thắt chặt cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba thông qua Đạo luật Torricelli năm Đây được coi là Đạo luật hà khắc của Mỹ đối với Cuba sau khi nước này mất đi đồng minh chính trị, kinh tế là Liên Xô. Nền kinh tế Cuba đã khó khăn, khủng hoảng nay còn khó khăn hơn. Cuốn sách: "Hoa Kỳ cam kết và mở rộng" của tác giả Lê Bá Thuyên [114] đã đề cập tới chính sách "Cam kết và Mở rộng" của Mỹ dưới thời Tổng thống

20 14 Bill Clinton. Trong đó, nhấn mạnh chính sách tự do trong kinh tế của Mỹ áp dụng đối với khu vực Mỹ Latinh đã làm cho rất nhiều nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và suy thoái. Đối với Cuba, trong giai đoạn này Mỹ thực hiện thắt chặt lệnh cấm vận thông qua đạo luật Helm-Burton nhằm siết chặt hơn nữa lệnh cấm vận về kinh tế với Cuba. Đây được coi là chiến lược quan trọng trong việc hoạch định chính sách của Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Bài viết: "Chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh" của tác giả Trần Đình Vượng [127]. Tác giả đã khái quát lại chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh, đặc biệt là chính sách chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế. Đồng thời, cũng phân tích một số tác động từ chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với nền kinh tế và đời sống của người dân Cuba. Cuốn sách: "Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ" của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương [45] cũng đã đề cập đến các chính sách trừng phạt kinh tế, cấm vận của Mỹ đối với các nước đe dọa đến an ninh của Mỹ, những nước bị Mỹ liệt vào danh sách các quốc gia tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố như: Iraq, Việt Nam, Nam Tư cũ trong đó có cả Cuba. Báo cáo đề tài cấp Bộ (2012): "Sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động tới Việt Nam" của tác giả Nguyễn Ngọc Mạnh [49], có đề cập đến những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Mỹ với các nước Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu Giai đoạn này cũng đánh dấu sự điều chỉnh chính sách của chính quyền Tổng thống Obama với Cuba, trong bối cảnh các nước Mỹ Latinh đang dần trở nên quan trọng hơn trong bản đồ chính trị quốc tế và thu hút sự quan tâm của các cường quốc như: Nga, Trung Quốc, EU... * Nhóm các công trình liên quan đến quá trình xây dựng và phát triển kinh tế của Cuba Những công trình nghiên cứu về thành tựu của Cuba trong việc phát triển kinh tế, xã hội nhằm đấu tranh chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và xây dựng đất nước, tiêu biểu có một số bài viết đăng trong Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba tổ chức tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 31/12/2008: bài viết: "Những thành tựu nổi bật của Cuba trong xây dựng

21 15 và phát triển đất nước" của tác giả Nguyễn Thị Quế [69];"Cuba - Hòn đảo kiên cường, bất khuất qua nửa thế kỷ bao vây, cấm vận của Mỹ" của tác giả Hà Mỹ Hương [44]; "Cuba tăng cường đấu tranh trên mặt trận tư tưởng" của tác giả Phan Văn Rân [72]; "Thành tựu trong việc thực hiện chính sách xã hội của Cuba trong 50 xây dựng chủ nghĩa xã hội" của tác giả Ngô Chí Nguyện [61]; "50 năm phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hòa Cuba dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội" của tác giả Phạm Xuân Nam [59]... Hầu hết các công trình nói trên đều ca ngợi những thắng lợi của Cuba trên mặt trận kinh tế, chính trị và xã hội. Đồng thời, cũng khẳng định với những đường lối, chủ trương đúng đắn phù hợp với điều kiện đất nước; vai trò lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản Cuba đã giúp nước này ngày càng nâng cao vai trò, vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới đặc biệt là tinh thần đoàn kết quốc tế trong việc giúp các nước Mỹ Latinh xóa nạn mù chữ, chữa bệnh, phẫu thuật miễn phí...ngoài ra, những thành công trên của Đảng và Nhà nước cũng giúp cho Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội bất chấp lệnh bao vây cấm vận của Mỹ và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Bài viết: "Cuộc cách mạng của Raúl Castro" của Thông tấn xã Việt Nam [89] đã phân tích một số điểm khác biệt về đường lối, chính sách kinh tế - xã hội giữa Raul và Fidel và cho rằng với đường lối mềm mỏng của Raul, Cuba sẽ có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian tới. Bài viết "Nền kinh tế Cuba - Những thành tựu và cải cách dưới thời Chủ tịch Fidel và Raul Castro - Phần 1, 2, 3" của Thông tấn xã Việt Nam [89]. Trong 3 phần này, tác giả cũng đã nêu rõ những thành tựu về kinh tế-xã hội mà Cuba đã đạt được phần lớn là nhờ vào những nỗ lực của chính phủ trong việc cơ cấu lại bộ máy kinh tế, sửa đổi và bổ sung luật kinh tế đặc biệt là mở rộng hợp tác quốc tế nhằm thu hút đầu tư từ bên ngoài... Bài viết: "Những thành tựu của cải cách kinh tế-xã hội ở Cộng hòa Cuba từ 1993 đến nay" của tác giả Văn Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Tuấn [77]. Trong đó các tác giả cũng đã nêu rõ những thành quả mà Đảng và Nhân dân Cuba đã đạt được trong việc thực hiện chủ trương, đường lối mà Đại hội Đảng lần IV đề

22 16 ra. Đồng thời, cho rằng những chủ trương trên là đúng đắn và Cuba cần phát huy hơn nữa những ưu thế về y tế và giáo dục, đây chính là điểm sáng và là công cụ để Cuba có thể bảo vệ độc lập dân tộc trước các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Trong Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo Khoa học: "50 năm cách mạng Cuba và quan hệ Việt Nam-Cuba" của tác giả Lê Hữu Nghĩa [62] đã khẳng định: Cách mạng Cuba là biểu hiện sinh động và là thắng lợi vẻ vang của con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; là biểu hiện không gì bác bỏ được về sức mạnh và sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa; là hiện thân sinh động của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong thời đại ngày nay. Đặc biệt, tác giả còn cho rằng: Thực tiễn cách mạng Cuba làm sáng tỏ một sự thật là: trong thời đại ngày nay, sự phát triển triệt để của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, vì các mục tiêu độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội hoàn toàn có thể chuyển hoá thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự gặp gỡ giữa giai cấp và dân tộc; giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là tự nhiên và là một trong những khuynh hướng lịch sử không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, còn nhấn mạnh mối quan hệ thủy chung, trong sáng giữa Việt Nam và Cuba trong suốt hơn 50 qua, việc củng cố và phát triển của mối quan hệ Việt Nam - Cuba là một trong những nhân tố góp phần bảo vệ và phát triển chủ nghĩa xã hội ở hai nước trong những năm qua. Công cuộc Đổi mới ở Việt Nam và công cuộc cải cách ở Cuba đã tạo tiền đề và bổ sung cho nhau trên cả bình diện lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đặc biệt, trong chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Giáo sư Ruvislei Gonza lez Seaz, chuyên gia nghiên cứu về kinh tế, thuộc Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Bộ Ngoại giao Cuba đã có buổi tọa đàm về "Cập nhật hóa mô hình kinh tế xã hội Cuba và những kịch bản mới" [73] tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ngày 24/3/2016. Trong buổi tọa đàm này tác giả tập trung vào 3 vấn đề chính: thứ nhất, nêu khái quát về chủ trương "cập nhật về mô hình kinh tế-xã hội" ở Cuba; thứ hai, tình hình Cuba trước viễn cảnh mới và cuối cùng, là thực trạng nền kinh tế Cuba. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá về những thành tựu và hạn chế của Cập nhật hóa mô hình kinh tế ở Cuba sau 5 năm thực hiện. Tuy nhiên, mức độ của những nội dung trên mới chỉ được nêu một cách khái quát chứ chưa đi sâu vào phân tích cụ thể về những nguyên nhân thành công hay hạn chế trong quá trình thực hiện.

23 Các công trình nghiên cứu của tác giả Cuba và nước ngoài * Nhóm các công trình viết về lịch sử cách mạng Cuba Cuốn sách: "Moncada" (Cương lĩnh Moncada) của tác giả Marta Rojos [168]. Trong đó, tác giả đã đi sâu phân tích tiến trình phát triển của cách mạng Cuba thông qua Bản tuyên bố Moncada lịch sử. Đây được coi là bản cương lĩnh và chương trình hành động dẫn dắt cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Cuba đi đến thành công và đưa Cuba vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách: "Fidel Castro: la Revolución Cubana " (Fidel Castro: cách mạng Cuba ) của tác giả Adolfo Sánchez Rebolledo [129], thuộc tài liệu biên soạn những bài phát biểu của Fidel từ Tài liệu là những bài viết của Chủ tịch Fidel về cách mạng Cuba nói chung trong giai đoạn Trong đó, tác giả cũng đã trích dẫn rất nhiều bài phát biểu mà Chủ tịch Fidel nói về thắng lợi cách mạng Cuba năm 1959, những bài học, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng này đối với nhân dân, báo chí trong nước và quốc tế. Cuốn sách: "Breve Historia de la Revolución Cubana" (Tóm tắt lịch sử cách mạng Cuba) của tác giả Arnaldo Silva León [132]. Viết về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Cuba đã lựa chọn sau cách mạng thành công năm Đồng thời, tác giả cũng nêu rõ đây chính là mục tiêu và nhiệm vụ xuyên suốt của cách mạng Cuba trong thời kỳ này. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập đến sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ ; quá trình đổi mới và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba từ và việc thực hiện "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" của Cuba từ 1993 đến nay. Cuốn sách: "Documentos de la Revolución cubana " (Tài liệu về cách mạng Cuba-1959) của các tác giả José Bell, Delia Luisa López, Tania Caram [157]. Cuốn sách viết về sự nghiệp cách mạng của nhân dân Cuba sau thắng lợi ngày 1/1/1959. Đồng thời, tác giả cũng cho người đọc thấy được những bài học kinh nghiệm quý báu của cuộc cách mạng 1959 đối với lịch sử Cuba, đặc biệt là chiến dịch ở Pháo đài Moncada và đây cũng chính là dấu mốc quan trọng để Cuba bắt đầu xây dựng và đi theo con đường chủ nghĩa xã hội. Cuốn sách: "Cuộc đời tôi- Một trăm giờ với Fidel Castro" của tác giả Đỗ Tuấn Anh, Hoàng Mạnh (dịch) [1]. Trong cuốn sách Fidel miêu tả lại những thất

24 18 bại đầu tiên của cuộc cách mạng Cuba; tình đồng chí khăng khít của ông với Che Guavara và thắng lợi rực rỡ của cách mạng trước chế độ độc tài Batista; quan điểm của Cuba trong sự kiện Vịnh con Lợn và cuộc khủng hoảng tên lửa Caribe; vai trò tích cực của Cuba trong các phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân Cuốn sách: "Historia de la revolucion Cubana" (Lịch sử cách mạng Cuba) của tác giả Sergio Guerra [180]. Viết về chiến thắng ngày 1/1/1959 lịch sử của Cuba và cho rằng đây chính là một dấu mốc quan trọng và có ý nghĩa lịch sử về chính trị, kinh tế và xã hội đối với các nước Mỹ Latinh. Cuốn sách: "Fidel: Cuộc đối đầu 10 đời Tổng thống Mỹ và những âm mưu ám sát của CIA" của Nguyễn Văn Phước (dịch) [67]. Cuốn sách nói về cuộc đối đầu giữa Fidel và 10 đời Tổng thống Mỹ thông qua các kế hoạch do CIA dựng lên để ám sát Chủ tịch Fidel. Tuy nhiên, Cuba dưới sự lãnh đạo tài tình của Chủ tịch Fidel vẫn vững vàng trên con đường xây dựng và phát triển đất nước. Thông qua cuốn sách, tác giả còn muốn cho người đọc hiểu hơn về tính cách, tài năng, bản lĩnh của Fidel, một người anh hùng, một nhân vật làm nên lịch sử, một người đã cống hiến trọn đời cho cách mạng và nhân dân CuBa. Cuốn sách: "The Cuban Revolution: Origins, Course, and Legacy" (Cách mạng Cuba: nguồn gốc, hành động và di sản) của Oxford University Press [172]. Trong cuốn sách này tác giả khái quát lại các cuộc cách mạng của nhân dân Cuba từ Tác giả cũng nhấn mạnh những yếu tố giúp cho Cuba có thể giành thắng lợi Cách mạng và những yếu tố làm cản trở sự phát triển của Cuba đó là sự can thiệp của Mỹ trong các vấn đề của Cuba. Đồng thời, tác giả cũng đã có những cái nhìn sâu sắc về xã hội Cuba và nêu rõ những vấn đề Cuba phải đối mặt nhất là trong bối cảnh Cuba phụ thuộc nhiều vào Liên Xô trong những năm Bên cạnh đó, còn lên án các nhà lãnh đạo Cuba đã thất bại trong việc đa dạng hóa nền kinh tế bao cấp quá lâu nhất là về giáo dục và y tế. * Nhóm các công trình liên quan đến những nhân tố tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba Cuốn sách: "Govbachev-Riot: August even from inside" (Govbachev và sự kiện chính biến ngày 19/8) của tác giả tác giả Lukialov.A. Pavlov.V và Cruiskov.V [162] đã đi sâu phân tích cuộc chính biến ngày 19/8/1991 của những

25 19 người muốn đảo chính lật đổ Tổng thống Govbachev nhằm cứu Liên Bang Xô Viết khỏi sự sụp đổ. Cuộc chính biến này thất bại đã dẫn tới một sự thực là chủ nghĩa xã hội không còn tồn tại ở Liên Xô nữa. Đây là một tổn thất to lớn đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và phong trào cách mạng thế giới trong đó có Cuba, một đồng minh chính trị, quân sự, kinh tế quan trọng nhất của Liên Xô ở Tây bán cầu. Cuốn sách: "The Clash of civilizations" (Sự va chạm giữa các nền văn minh) của tác giả Samuel Huttington [179] đã nêu ra sự va chạm, xung đột giữa các nền văn minh, các khối ý thức hệ, các nền văn hóa ở các châu lục trên thế giới, trong đó, Cuba với tư cách là quốc gia xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu chắc chắn sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tác động này. Cuốn sách: "US-Latin America ralations: A new direction for a new reality" của tác giả Charlene Barshefsky, James T. Hill [137] đã viết về sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc trong bối cảnh quốc tế và tình hình của Mỹ latinh có nhiều biến động và thay đổi lớn. Trong đó, tác giả nhấn mạnh sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Cuba thông qua việc thắt chặt lệnh cấm vận bằng đạo luật Torricelli (1992) và Helm-Burton (1996). Với 2 đạo luật này, Cuba đã bị cô lập hoàn toàn với bên ngoài về ngoại giao và kinh tế. Bài viết: "Xin shiji zhongguo dui lamei de diyuan zhanlue" (China s Geostrategy towards Latin America in the New Century - Chiến lược địa chính trị của Trung Quốc đối với Mỹ Latinh trong thế kỷ mới) của tác giả Zhu Hong Bo; Liu Wen Long [191]. Tác giả cũng đi sâu phân tích những thay đổi trong chính sách ngoại giao, kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Mỹ Latinh, nhất là đối với Cuba, một nước từng là bạn bè truyền thống của Trung Quốc. Chính sách của Trung Quốc thay đổi với Cuba trong bối cảnh Mỹ đang suy giảm vai trò ở khu vực vốn được coi là "sân sau" của mình, đây cũng là thời điểm Cuba có sự thay đổi nhà lãnh đạo mới và có chính sách ngoại giao mở hơn so với thời Fidel. Cuốn sách: "Cuba: What Everyone Needs to Know" (Cuba: những gì mọi người cần để biết) của tác giả Julia E. Sweig [158] đã khái quát về đất nước và con người Cuba hiện nay bao gồm các tài liệu từ cuộc phỏng vấn của tác giả với

26 20 Cựu Chủ tịch Fidel Castro vào năm Các phiên bản mới bao gồm các sự kiện quan trọng trong vài năm qua: giả định quyền lực từ người anh trai Fidel chuyển sang cho Raul Castro; cải cách kinh tế và chính trị kể từ khi Raul lên nắm quyền và những thay đổi trong quan hệ giữa Cuba-Mỹ sau cuộc bầu cử của Tổng thống Barack Obama. * Nhóm công trình viết về chính sách của Mỹ đối với Cuba và quan hệ hai nước Có thể nhận thấy, bản chất của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn chính là quá trình đấu tranh chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Do đó, việc nghiên cứu về chính sách của Mỹ đối với Cuba được tác giả tập trung khá nhiều. Nhìn chung các tác giả nước ngoài đã phân tích và làm rõ chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba và những thiệt hại mà Cuba phải gánh chịu từ chính sách trên. Tiêu biểu phải kể đến một số cuốn sách như: "The Cuban Embargo: The Domestic Politics of an American Foreign Policy" (Lệnh cấm vận Cuba: Chính trị nội bộ trong chính sách đối ngoại Mỹ) của tác giả Patrick Jude Haney [173]; "US policy towards Cuba: Since the Cold War" (Chính sách của Mỹ đối với Cuba: kể từ chiến tranh Lạnh) của tác giả Jessica Gibbs [153] và "The United States and Cuba: Intimate Enemies" (Mỹ và Cuba: kẻ thù thân thiết) của tác giả Marifeli Pérez-Stable [167]. Những công trình này phần lớn các tác giả viết về chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đối với Cuba thông qua đạo luật Helms- Burton. Nhấn mạnh những chính sách bao vây cấm vận của Mỹ trong hai nhiệm kỳ Tổng thống Bill Clinton và những nỗ lực thúc đẩy dân chủ dưới thời Tổng thống George W.Bush (con). Đồng thời, còn hệ thống hóa mối quan hệ Mỹ-Cuba sau Chiến tranh Lạnh và phân tích những căng thẳng kéo dài trong quan hệ hai nước trong thế kỷ XXI. Mặt khác, tác giả cũng dự báo tác động của chính sách đối nội đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với lệnh cấm vận của Cuba. Bên cạnh đó cũng có những cuốn sách khác đề cập đến sự thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Cuba. Mặc dù, chỉ là những nhận định ban đầu mang tính dự báo nhưng có thể thấy cách tiếp cận của các học giả đã có sự thay đổi. Tiêu biểu như:

27 21 Bài viết: "U.S-Cuba Relations: From the Cold World to the Colder War" (Quan hệ Mỹ-Cuba: từ chiến tranh Lạnh thế giới đến chiến tranh Lạnh) của tác giả Jorge L.Domíniguez [156] đã luận giải mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba theo góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực. Trong đó, những lý thuyết của Thucydides về quan hệ quốc tế được tác giả áp dụng vào lý giải trường hợp của Cuba. Ông Domíniguez cũng đã đưa ra những yếu tố lớn ảnh hưởng tới quan hệ đang xấu dần giữa Cuba - Mỹ ở thời điểm này như: sự khác biệt về ý thức hệ hay chính trị nội bộ Mỹ. Bài viết:"the Helms-Burton law and its consequences for Cuba, the United States and Europe" (Đạo luật Helm-Burton và hậu quả của nó đối với Cuba, Mỹ và Châu Âu) của tác giả Bert Hoffmann [135]. Bài nghiên cứu này tập trung phân tích nguyên nhân chính trị mà Mỹ quyết định ban hành Đạo luật Helms-Burton đó chính là gây áp lực buộc chính quyền Castro phải thay đổi, Cuba phải tiến lên theo con đường dân chủ. Ngoài ra bài viết cũng phân tích những bất cập trong các đề mục của Đạo luật Helms- Burton và những hậu quả của Đạo luật này đối với Cuba, Mỹ và Liên minh Châu Âu. Cuốn sách: "United States-Cuban Relations: A Critical History" (Quan hệ Mỹ-Cuba: Một câu chuyện lịch sử quan trọng) của tác giả Esteban Morales Dominguez [146]. Viết về quan hệ Mỹ - Cuba, tác giả phân tích những biến động trong mối quan hệ hai nước và dự báo về mối quan hệ này trong thời gian tới. Cuốn sách: "That Infernal Little Cuban Republic: The United States and the Cuban Revolution" (Đây là nước Cộng hòa Cuba nhỏ bé đáng gườm: Mỹ và cách mạng Cuba) của tác giả Lars Schoultz [162]. Tác giả cung cấp một biên niên sử ký toàn diện về chính sách của Mỹ đối với cuộc Cách mạng Cuba. Sử dụng các tài liệu và phỏng vấn trực tiếp các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba về những nỗ lực của chính quyền Mỹ trong việc xóa bỏ Cách mạng Cuba và nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa. Cuốn sách: "The immigrant divide: How Cuban Americans Changed the U.S. and Their Homeland" (Sự chia rẽ người dân nhập cư: Làm thế nào để người Mỹ gốc Cuba có thể thay đổi được nước Mỹ và quê hương của họ) của tác giả Susan Eckstein [181]. Tác giả đã đưa ra 4 phương hướng để hoạch định chính sách của Mỹ đối với Cuba mà không tính đến chế độ và thể chế của hai nước.

28 22 Bài viết của Ủy Ban Quan hệ Quốc tế Mỹ CFR: "State Sponsors: Cuba (Người tài trợ Cuba) của Council on Foreign Relations [138] đã đưa ra lời giải đáp cho những câu hỏi xoay quanh việc Cuba bị Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia bảo trợ khủng bố từ năm 1982 và tới tận năm 2010 vẫn chưa được đưa ra khỏi danh sách. CFR đã đưa ra những lí do mà Mỹ biện luận để đưa Cuba vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố. Đồng thời cũng đưa ra những bằng chứng tích cực của Cuba đối với Mỹ sau sự kiện 11/9/2001. Ngoài những công trình nêu trên, đáng chú ý còn có các bài Báo cáo của chính giới Mỹ, trong đó đưa ra những vấn đề và nhận định liên quan đến quan hệ của Mỹ với Cuba như: Bài báo cáo: "Changing Cuba Policy - in the United States National Interest: Staff Trip Report to the Committee on Foreign Relations, United States Senate" (Thay đổi chính sách của Cuba trong lợi ích quốc gia của Mỹ: Nhân viên thực tế trình Báo cáo lên Ủy Ban Đối Ngoại- Thượng viện Mỹ) của tác giả Carl Meacham Diane [136]. Báo cáo này cung cấp thông tin quan trọng và đưa ra một số khuyến nghị để thúc đẩy lợi ích của Mỹ tại Cuba. Bài báo cáo: "U.S-Cuban Relations in the 21st Century: A Follow-on Chairman's Report of an Independent Task Force Sponsored" của tác giả Bernard Aronson, William D. Rogers [134] thuộc Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Mỹ. Báo cáo này nêu rõ sự đồng thuận của cả hai Đảng trong chính sách của Mỹ đối với Cuba và những vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước trước những yêu cầu đòi gỡ bỏ lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba của cộng đồng quốc tế. * Nhóm các công trình liên quan đến chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Cuba và quá trình xây dựng, phát triển kinh tế, đất nước của Cuba Viết về những chủ trương, chính sách của Đảng cộng sản Cuba tại Đại hội IV, V, có một số công trình, bài viết tiêu biểu như sau: bài viết liên quan đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, Đảng cộng sản Cuba như: "Congress documents will be submitted to abroad discussion" [139]; "Raúl Castro,Central Report to 7 th Congress of Communist Party of Cuba" [133]... Viết về những nguyên nhân Cuba thực hiện "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" để xây dựng và phát triển kinh tế đất nước có một số công trình tiêu biểu sau:

29 23 Bài viết: "Cuba: actualización del modelo económico y social" của Julio A. Díaz Vázquez [160]. Bài viết trên đã nêu ra một số nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến việc Cuba quyết định thực hiện mô hình phát triển kinh tếxã hội như toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, khủng hoảng tài chính...và những vấn đề trong nước như: lệnh cấm vận của Mỹ, kinh tế bao cấp quá lâu...ngoài ra, tác giả còn so sánh sự khác nhau giữa Cải cách kinh tế từ năm 1990 với "cập nhật" kinh tế trong thời gian này và đưa ra một số quan điểm về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Việc "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ở Cuba cho đến nay vẫn còn có rất nhiều ý kiến trái chiều. Có những học giả cho rằng Cuba học tập theo mô hình "Đổi mới" của Việt Nam, một số khác lại nghĩ theo mô hình "Cải cách, Mở cửa" của Trung Quốc. Viết về vấn đề này, có một số công trình tiêu biểu như sau: Bài viết "Actualizar el modelo económico en Cuba: Patrón chino o vietnamita?" (Cập nhật mô hinh kinh tế ở Cuba: hình mẫu Trung Quốc hay Việt Nam) của tác giả Julio A. Díaz Vázquez [159]. Theo ông giữa Trung Quốc, Việt Nam và Cuba có một số nét tương đồng: đều là những nước xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ nền kinh tế nông nghiệp nhưng có sự khác nhau về địa lý, văn hóa và sự phát triển của xã hội nên việc đưa ra mô hình phát triển phải phù hợp với điều kiện của từng nước chứ không phải là sự cóp nhặt sau đó áp dụng vào đất nước mình. Bài viết: "Cuba defiende actualizar modelo económico con estabilidad social y política" (Cuba bảo vệ cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội để ổn định chính trị và xã hội) [140] trong một buổi Hội thảo bàn về mô hình này, các học giả và các nhà Ngoại giao Cuba cho rằng: Cuba đang thực hiện một mô hình "cập nhật" chứ không phải là một cuộc "cải cách" và đang nghiên cứu một mô hình chuyển đổi để phù hợp với điều kiện của Cuba và nhấn mạnh họ không sao chép mô hình của Trung Quốc. Viết về những thành tựu và hạn chế trong "Cập nhật hóa mô hình kinh tếxã hội" ở Cuba, trong số các công trình nói về vấn đề này, đáng chú ý là bài viết: "Raúl Castro Urges Cubans to Remain Alert to U.S. Efforts to Alter Communist System" của tác giả Victoria Burnett [189]; bài viết: "These reforms will update the Cuban model and spur economic growth" của tác giả Omar Everleny Perez

30 24 [170] lại cho rằng: Cải cách mô hình kinh tế ở Cuba không phải là hoàn toàn mới mà cái mới ở đây chính là nhận thức mới về vai trò và tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân (khu vực ngoài nhà nước) và điều này có nghĩa là thị trường phải đóng một vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế Cuba. Đây được coi là thành công ban đầu của chính phủ Cuba VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC GIẢI QUYẾT Trước khi tác giả lựa chọn đề tài này, đã có nhiều nhà nghiên cứu, phân tích trong và ngoài nước viết về đề tài Cuba. Tuy nhiên, điểm chung của các công trình đi trước chủ yếu tập trung phân tích một cách sơ lược về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị, xã hội của Cuba giai đoạn trước 1991 hoặc nghiên cứu một cách thuần túy về con đường phát triển của cách mạng Cuba mà không đi sâu phân tích, tìm hiểu về quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở quốc đảo này thời kỳ sau chiến tranh Lạnh, về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, quá trình cải cách kinh tế, sửa sai và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" của Cuba trong giai đoạn mới. Những hạn chế trên đã tạo nên một khoảng trống lớn về thông tin, tư liệu đối với các học giả trong và ngoài nước, muốn quan tâm, tìm hiểu về tình hình Cuba, cũng như vai trò, vị trí của đất nước ở Mỹ Latinh. Do đó, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót của các công trình đi trước, trong luận án này tác giả đã tập trung đi sâu phân tích quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba giai đoạn với hai thời kỳ: "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) và đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ). Mặc dù, luận án vẫn chưa thể làm rõ được hết những vấn đề mà các học giả trước đây còn thiếu, chưa từng đề cập đến, nhưng đây được coi là một trong những công trình nghiên cứu có quy mô lớn, đầu tiên ở Việt Nam về Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ sau chiến tranh Lạnh đến nay NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ Trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu của các công trình trước đó, luận án sẽ tập trung giải quyết và làm sáng tỏ một số vấn đề sau: Thứ nhất, luận án sẽ tổng thuật một số quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc, sau đó, phân tích những nhân tố chủ quan và khách quan

31 25 tác động đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của nước Cộng hòa Cuba từ năm 1991 đến năm 2016; Thứ hai, phân tích các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung của Đảng, Nhà nước Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập trên tộc trên các lĩnh vực: chính tri- ngoại giao, an ninh -quốc phòng, kinh tế, văn hóa- xã hội thông qua hai giai đoạn: giai đoạn "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) và giai đoạn đẩy mạnh cải cách kinh tế và thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ). Thứ ba, đánh giá những thành tựu, hạn chế, một số đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba từ năm 1991 đến năm 2016 và những vấn đề đặt ra đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã liên hệ với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam giai đoạn Tóm lại, luận án đi sâu phân tích và làm rõ thực trạng của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba giai đoạn Đồng thời, cũng đưa ra được một số luận điểm mới mang tính định hướng trên các lĩnh vực: chính trịngoại giao; an ninh- quốc phòng; kinh tế; văn hóa- xã hội, đó là những khuyến nghị mà cá nhân tác giả đã mạnh dạn nêu ra để Đảng và Nhà nước Cuba có thể tham vấn và đề ra đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất nước trong thời gian tới.

32 26 Chương 2 QUAN NIỆM VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM QUAN NIỆM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc Quan niệm chung về độc lập dân tộc: Theo từ điểm tiếng việt thuật ngữ "Độc lập" của một nước vừa là tính từ, vừa là danh từ. Trên phương diện tính từ, "độc lập" được hiểu là không phụ thuộc vào nước khác hoặc dân tộc khác, còn trên phương diện danh từ, "độc lập" là trạng thái của một nước hoặc một dân tộc có chủ quyền về chính trị, không phụ thụ thuộc vào nước khác, hoặc dân tộc khác [126, tr.444]. Quan niệm chung về bảo vệ độc lập dân tộc: Bảo vệ độc lập dân tộc được hiểu là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, bảo vệ đảng, nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; bảo vệ văn hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội [126, tr ]. Quan điểm của Mác và Anghen về độc lập dân tộc: Trong tác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng cộng sản" (2/1848), Mác và Anghen đã chỉ rõ: Giai cấp tư sản ngày càng xóa bỏ tình trạng phân tán về tư liệu sản xuất. Nó tự tập dân cư, tập chung các tư liệu sản xuất và tích tụ tài sản vào tay một số ít người. Kết quả tất nhiên của thay đổi ấy là sự tập trung về chính trị. Những địa phương độc lập liên hệ với nhau hầu như chỉ bởi những quan hệ liên minh và có những lợi ích, luật lệ, chính phủ, thuế quan khác nhau thì đã được tập hợp lại thành một dân tộc thống nhất, có một chính phủ thống nhất, một pháp luật thống nhất và một lợi ích dân tộc thống nhất. Khi chủ nghĩa tư bản đã phát triển cao, bước vào giai đoạn độc quyền thì vấn đề dân tộc và độc lập dân tộc có những sự vận động phức tạp. Đối với nội bộ dân tộc, bọn tư sản độc

33 27 quyền, nắm mọi quyền lực của dân tộc, lợi ích kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự, ngoại giao của dân tộc bị chi phối bởi tư sản độc quyền. Còn trong quan hệ với các nước khác, chúng liên minh với các thế lực tư sản độc quyền của các cường quốc tiến hành xâm lược, nô dịch để chia lại thị trường, thuộc địa, phá vỡ sự thống nhất dân tộc, làm mâu thuẫn giữa thuộc địa với đế quốc ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân làm cho phong trào dân tộc phát triển, chống lại sự nô dịch, xâm lược, làm xác lập quyền độc lập dân tộc [7, tr ]. Quan điểm của Lênin về độc lập dân tộc: Trong "Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa" (1916), Lênin đã nêu ra quan điểm sau: Giai cấp tư sản đã giải quyết một cách trừu tượng và hình thức vấn đề dân tộc và quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Đó là một sự dối trá, thủ tiêu đấu tranh giai cấp nhằm bảo vệ lợi ích hẹp hòi, cá lớn nuốt cá bé. Nó tạo ra những quốc gia độc lập về phương diện chính trị, nhưng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nghĩa tư bản về phương diện kinh tế, tài chính, quân sự [125, tr.204]. Lênin đã đặt ra một loạt vấn đề có tính nguyên lý và những phương hướng giải quyết vấn đề dân tộc của chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng theo đó, mọi dân tộc đều có quyền bình đẳng và quyền tự quyết về vận mệnh của dân tộc mình trên tinh thần hợp tác và xích lại lẫn nhau giữa các dân tộc [125, tr.204]. Đây là sự hoàn thiện, phát triển lý luận chủ nghĩa Mác về vấn đề dân tộc của Lênin. Khi đề cập đến những yếu tố dân tộc của các dân tộc thuộc địa, một mặt Lênin phê phán những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản như: "tinh thần ích kỷ dân tộc", "thành kiến dân tộc tiểu tư sản thâm căn cố đế", mặt khác, ông đặc biệt lưu ý hai vấn đề: "sự nghi kỵ của quần chúng cần lao ở các nước thuộc địa đối với các dân tộc bị áp bức nói chung, kể cả với giai cấp vô sản của các dân tộc đó" và "tình trạng lạc hậu của nước tiểu tư sản nông nghiệp mang tính gia trưởng làm cho những thành kiến tiểu tư sản thâm căn cố đế nhất như tinh thần dân tộc ích kỷ, hẹp hòi dân tộc có một sức mạnh đặc biệt và có tính giai giẳng" [125, tr.205]. Lênin cũng khẳng định quyền bình đẳng giữa các dân tộc bao gồm tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa. Đây chính là cơ sở

34 28 pháp lý chung để giải quyết các quan hệ quốc gia, dân tộc trên thế giới, trong các khu vực vì nó được pháp luật của các quốc gia và công pháp quốc tế ghi nhận. Bình đẳng giữa các dân tộc cũng có nghĩa là tôn trọng quyền của mỗi quốc gia bởi vì nó đặt lên hàng đầu việc xóa bỏ ách nô dịch của dân tộc này đối với một dân tộc khác và trở thành nguyên tắc hàng đầu trong hợp tác, giao lưu giữa các dân tộc, quốc gia trên thế giới hiện nay. Như vậy, những quan điểm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc trên, đặc biệt là quan điểm của Mác, Anghen và Lênin được coi là cơ sở và tiền đề lý luận quan trọng để nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng Cuba thế kỷ XIX, Jose Marti chiêm nghiệm và được Đảng cộng sản Cuba, Chủ tịch Fidel kế thừa và phát triển cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của cách mạng Cuba trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh mới Quan niệm của Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc * Quan niệm về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Jose Marti Jose Marti đã thể hiện rõ quan điểm độc lập dân tộc của mình đó là: "coi tư tưởng của thuyết thế giới cân bằng" và "tinh thần cách mạng triệt để" làm nền tảng tư tưởng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba. Nội dung chính của luận thuyết này là: "xây dựng một nước Cuba Cộng hòa dân chủ với một nền cộng hòa chân chính và tất cả mọi quyền và vì lợi ích của mọi người" [130]. Trong nước cộng hòa này sẽ thủ tiêu hết mọi chế độ bóc lột, xã hội không có kẻ giàu, người nghèo, không có kẻ thống trị và người bị trị và chính quyền trong nước sẽ vì thành quả chung của nhân loại. Đây chính là nước cộng hòa của người lao động. Jose Marti còn đề ra khẩu hiệu: "xây dựng một nước cộng hòa với tất cả mọi người và vì quyền lợi của mọi người" [60, tr.69]. Quan điểm này đã phản ánh được nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân và tạo điều kiện để nhân dân Cuba đứng lên chống lại thực dân Tây Ban Nha và giành lại nền độc lập dân tộc cho đất nước. Jose Marti cũng luôn nhấn mạnh vào sự cần thiết của cuộc đấu tranh bằng con đường bạo lực cách mạng để lật đổ thực dân Tây Ban Nha, kiên quyết vạch trần và kịch liệt lên án các tư tưởng cải lương, thỏa hiệp, đầu hàng của những người theo chủ nghĩa tự trị, cho dù là công khai hay dấu mặt trong cuộc chiến

35 29 chống lại một chế độ mà theo như Marti là gắn liền với tội ác và giá treo cổ, đồng thời, khẳng định rõ quan điểm độc lập tự chủ của nhân dân Cuba trước thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ qua phát biểu đanh thép của mình: "Chúng ta không đi tìm sự thay đổi hình thức thống trị, chúng ta không muốn thay ông chủ Tây Ban Nha bằng một ông chủ mới mặc quân phục Mỹ" [60, tr.65]. Marti là một trong số rất ít những nhà cách mạng ở Mỹ Latinh và Châu Mỹ đã nhìn thấu suốt mưu đồ bành trướng, bá quyền của đế quốc Mỹ ở Tây bán cầu cũng như trên phạm vị toàn thế giới. Đặc biệt, do theo dõi sát sao mọi hành vi, diễn biến đường lối đối nội, đối ngoại của nước Mỹ cuối thế kỷ XIX, nên Marti đã gọi chính quyền Mỹ là "Tập đoàn ăn cướp" vì dưới sự lãnh đạo của tập đoàn đó "Nước Mỹ...chỉ chăm chú đến việc đi xâm lược các nước láng giềng nhỏ, yếu hơn và tiến hành các cuộc chiến tranh vô nhân đạo, chống lại các nước trên thế giới với ý đồ thống trị toàn cầu" [154, tr.352]. Chính vì nhận thức được một cách chính xác chủ nghĩa bành trướng của để quốc Mỹ nên Marti đã sớm giác ngộ nhân dân Cuba khỏi các âm mưu thâm độc của Mỹ, định thế chân Tây Ban Nha xâm lược Cuba và qua đó thực hiện chiến lược bành trướng các nước Mỹ Latinh khác. Ông còn chủ trương phát động toàn dân Cuba đứng lên tiến hành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để đánh đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, giành độc lập hoàn toàn cho Cuba, thúc đẩy và giúp đỡ cho nền độc lập của các nước láng giềng như Puertorico, Mexico và ngăn chặn con đường bành trướng của Mỹ qua quần đảo Angti và các nước Mỹ Latinh. Như vậy, tư tưởng đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ nghĩa yêu nước chân chính của Marti đã gắn liền hữu cơ với tinh thần đoàn kết quốc tế, đoàn kết Mỹ Latinh chống kẻ thù chung và ngay từ năm 1895, ông đã chỉ rõ được nguy cơ đang đe dọa trực tiếp đến cách mạng Cuba và toàn Mỹ Latinh chính là đế quốc Mỹ. Bên cạnh đó, Marti còn là một nhà tư tưởng dân chủ cách mạng kiệt xuất và luôn mong muốn xây dựng ở Cuba một xã hội công bằng, hợp lý và đảm bảo tự do hạnh phúc cho nhân dân. Nếu như vào cuối thế kỷ XIX, nhiều nhà tư tưởng ở Mỹ Latinh vẫn còn lý tưởng hóa và ca ngợi chế độ cộng hòa tư sản thì Marti, qua thực tiễn sinh sống ở Mỹ 15 năm đã nhận rõ rằng nền dân chủ Mỹ là nền dân chủ trên hình thức, bởi thực tế nó đã biến thành một nền chuyên chế của thiểu số

36 30 bóc lột đại đa số quần chúng nhân dân lao động. Đồng thời, cho rằng nền cộng hòa dân chủ của Mỹ không những không xóa bỏ được sự nghèo khổ mà còn làm bần cùng hóa và gia tăng sự nghèo khổ lên một cách đáng sợ. Trong hoàn cảnh cụ thể của Cuba cuối thể kỷ XIX, Jose Marti đã đưa ra được tư tưởng dân chủ cách mạng rất tiến bộ tạo cơ sở để trở thành vũ khí tinh thần sắc bén giúp nhân dân Cuba đứng lên đấu tranh chống áp bức bóc lột, giải phóng dân tộc, giai cấp và xã hội. * Quan điểm của Đảng cộng sản Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc Theo quan điểm của Đảng Cộng sản Cuba, Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo tối cao của xã hội, Nhà nước, là thành quả chân chính của Cách mạng đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, đồng thời là lực lượng tiên phong có tổ chức, cùng nhân dân đảm bảo thành quả cách mạng và chế độ xã hội chủ nghĩa [17, tr.1]. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba (12/1975), Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Fidel Castro đã từng nói: Đảng là sự tổng hợp của tất cả. Đảng là kết tinh những mơ ước của tất cả những người cách mạng trong suốt chiều dài lịch sử; những tư tưởng, những nguyên tắc và sức mạnh cách mạng đều được cụ thể hóa trong Đảng;...trong Đảng, chúng ta đoàn kết hơn, mỗi chúng ta trở thành một người lính Spaktacud kiên cường và cùng nhau trở thành một người khổng lồ bất khả chiến bại [22, tr.2]. Quan điểm trên là sự tổng hợp những tư tưởng và hành động của Đảng cộng sản Cuba trong quá trình đấu tranh và bảo vệ tổ quốc không chỉ trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ mà còn được áp dụng nhuần nhuyễn trong công cuộc xây dựng và củng cố một xã hội hoàn toàn tự do và tự chủ như đã thể hiện trong Hiến pháp của Cuba. Đảng Cộng sản Cuba lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Jose Marti [34] và tư tưởng lãnh tụ lịch sử Fidel Castro làm nền tảng tư tưởng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay [91, tr.20]. Ngoài ra, Đảng cộng sản Cuba còn là Đảng cầm quyền duy nhất ở Cuba, có nhiệm vụ đoàn kết tất cả những người yêu nước, đấu tranh vì những lợi ích tối cao của dân tộc là xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ những thành quả của Cách

37 31 mạng và tiếp tục đấu tranh vì giấc mơ xây dựng một xã hội công bằng cho Cuba và cho toàn nhân loại. Đảng Cộng sản Cuba là nhân tố đảm bảo cho khối đoàn kết của tất cả những người cách mạng và những người yêu nước, trong công cuộc đấu tranh không mệt mỏi chống lại chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và là nhân tố đảm bảo cho nền độc lập, sự nghiệp bảo vệ tổ quốc, an ninh quốc gia. Chính vì vậy, trong Điều lệ Đảng được coi là Đảng của dân tộc Cuba. Mục tiêu của Đảng Cộng sản Cuba trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai là: Duy trì khối thống nhất toàn dân, tăng cường đạo đức cách mạng, phát huy tinh thần Cách mạng, củng cố tình đoàn kết, công bằng xã hội, sự tin cậy lẫn nhau, kỷ luật, sự chân thành, khiêm tốn, tinh thần đấu tranh phê bình và tự phê bình và an ninh quốc gia. Đảng đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân, chống lại chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dưới mọi hình thức, chủ nghĩa hoài nghi, sự thiếu niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa bi quan, chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa theo đuôi, lá mặt lá trái, sự vô kỷ luật, tham nhũng và tất cả các biểu hiện vô đạo đức, phản xã hội [23]. Đây cũng được coi là mục tiêu để Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba được dựa trên những đường lối và nội dung cụ thể của công tác tư tưởng, trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel Castro, cùng truyền thống đấu tranh của nhân dân và kinh nghiệm lịch sử của Đảng và của các dân tộc khác. Kết quả của Đại hội VI, VII và Hội nghị toàn quốc của Đảng đã cho thấy những quan điểm của Đảng cộng sản Cuba về đường lối đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Đảng trong giai đoạn hiện nay vẫn còn nguyên giá trị. Các kỳ Đại hội Đảng và Hội nghị Trung Ương đã trở thành nơi cung cấp vũ khí, công cụ và chỉ ra con đường để Cách mạng Cuba tiếp tục tiến lên. Quan điểm này là sự tổng hòa giữa lịch sử trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây với quá trình "cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" hiện nay và tương lai cách mạng Cuba. Bên cạnh đó, để bảo vệ nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng cộng sản Cuba cũng quán triệt quan điểm về việc thống nhất, liên kết tất cả

38 32 các phương tiện, lực lượng để củng cố khối đoàn kết toàn dân; việc phát triển những giá trị cách mạng; việc đáp ứng những đòi hỏi chính đáng của cá nhân và tập thể; việc đấu tranh chống lại những thành kiến hiện vẫn đang tồn tại trong xã hội cũng như thách thức to lớn mà cách mạng Cuba đang gặp phải. Mặc dù, phải đối mặt với những khó khăn trên, nhưng với sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng cộng sản, cách mạng Cuba vẫn tiếp tục đi lên và thu được nhiều thành tựu quan trọng trong việc đấu tranh và bảo vệ nền độc lập dân tộc, tiêu biểu là việc Mỹ phải tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Cuba, đưa Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố...đúng như nhận định của Bí thư thứ nhất, Raul Castro: Từ bỏ nguyên tắc một đảng cũng đồng nghĩa với việc hợp pháp hóa các đảng của chủ nghĩa đế quốc ở ngay trên mảnh đất của mình; là đồng nghĩa với việc hy sinh vũ khí chiến lược của chúng ta là khối đoàn kết toàn dân, khối đoàn kết đã biến giấc mơ độc lập và công bằng xã hội của biết bao thế hệ những người yêu nước từ Hatuey cho tới Cespedes, Martí và Fidel, thành hiện thực [24]. * Quan niệm của Fidel Castro về bảo vệ độc lập dân tộc Nói đến quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc của lãnh tụ cách mạng Fidel Castro không thể không nhắc đến tư tưởng "Cách mạng tiến công". Nội dung chính của tư tưởng này là: Muốn dành được độc lập thật sự cho tổ quốc, tự do cho nhân dân, người cách mạng không thể do dự trước khó khăn, nguy hiểm, trái lại, phải có tinh thần kiên quyết đấu tranh, kiên quyết phát động quần chúng nổi dậy, từng bước tạo ra những điều kiện chủ quan, cần thiết, tích cực, chủ động tạo ra thời cơ để giành thắng lợi cho cách mạng [58, tr.246]. Những thành quả của công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ( ) dẫn tới sự ra đời của nhà nước Cộng hòa Cuba ngày 1/1/1959 đã khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Cách mạng tiến công, đồng thời, làm rõ chân lý cách mạng của ông: Cách mạng là phải tiến công. Không tiến công, cách mạng không thể giành được thắng lợi. Tiến công là tìm cách khắc phục mâu thuẫn,

39 33 vượt qua khó khăn, kiên trì xây dựng, phát triển thực lực của cách mạng về mọi mặt, tích cực, chủ động, sáng tạo ra thời cơ để đưa cách mạng từng bước tiến lên, đánh bại từng chính sách, đập tan từng âm mưu, đánh đổ từng vị trí, đi đến đánh đổ hoàn toàn ách thống trị của bọn bóc lột, giành chính quyền về tay nhân dân [58, tr.429]. Những thắng lợi của cuộc đấu tranh giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn đã thể hiện sự thấm nhuần tư tưởng Cách mạng tiến công của Fidel và đường lối cách mạng dân tộc dân chủ triệt để của Chủ nghĩa Mác-Lênin được áp dụng vào nước thuộc địa kiểu mới. Chính Fidel đã khẳng định: "Quá trình cách mạng Cuba khẳng định sức mạnh kỳ lạ của tư tưởng Mác, Anghen, Lênin" [149]. Do vậy, cho dù hình thức đấu tranh, bước đi cụ thể của Phong trào cách mạng giải phóng và bảo vệ độc lập dân tộc ở Mỹ Latinh có diễn ra như thế nào thì những thành công của Cuba đã góp phần làm phong phú lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về cách mạng dân tộc dân chủ trong điều kiện các nước thuộc địa, nửa thuộc địa và nửa phong kiến. Tư tưởng Cách mạng tiến công của Fidel không chỉ dừng lại ở thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Giêng 1959, mà nó còn giúp Cuba thu được nhiều thắng lợi quan trọng như: hoàn thành bản Cương lĩnh Moncada lịch sử với nội dung: Khôi phục tự do cho nhân dân và nền dân chủ chính trị trong nước [148], đồng thời dẫn dắt cách mạng Cuba vượt qua nhiều khó khăn thách thức. Bên cạnh đó, quan niệm bảo vệ độc lập dân tộc của Fidel còn thấm nhuần sâu sắc học thuyết xây dựng thế giới cân bằng và xóa bỏ bất công của Jose Marti. Từ thực tiễn, Fidel đã vận dụng và phát triển tư tưởng này của Marti, kết hợp với chủ nghĩa Mác-Lênin trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba và tạo nên sức mạnh đoàn kết, tập hợp lực lượng và nhân dân Cuba tiến lên xây dựng Cuba công bằng, hợp lý và nhân văn. Fidel cũng đã khẳng định: "Tư tưởng sẽ làm chuyển hóa thế giới" [65, tr.33], từ tư tưởng đến hành động, Fidel luôn gắn liền với quyền lợi của nhân dân, tạo lên sức mạnh đoàn kết toàn dân. Chính sức mạnh to lớn của nhân dân đã giúp Cuba kiên cường gần 60 năm chống chọi được với những âm mưu chống phá của Mỹ nhằm tiêu diệt và lật đổ cách mạng Cuba.

40 34 Để khẳng định những giá trị về tư tưởng cách mạng của Fidel, Chủ tịch Raul Castro đã nói: Fidel là không thể thay thế được và nhân dân Cuba sẽ tiếp tục theo đuổi sự nghiệp của Người. Nhân dân Cuba sẽ mãi mãi coi Fidel và tư tưởng của ông là biểu tượng và làm nền tảng cho tinh thần đấu tranh chống đế quốc, giành độc lập và chủ quyền dân tộc. Fidel và tư tưởng của ông chính là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với các thế hệ người dân Cuba và là động lực dẫn dắt cách mạng vượt qua mọi khó khăn, thử thách hiện nay và tiến lên đạt được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa [2]. Từ những quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của Mác, Anghen, Lênin, Jose Marti, Fidel và Đảng cộng sản Cuba, theo quan điểm của tác giả về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn được hiểu như sau: Thứ nhất, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Đối với Cuba, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc cũng chính là bảo vệ các giá trị truyền thống về văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc. Không duy trì được lợi ích quốc gia dân tộc Cuba sẽ không thể giải quyết được bất cứ vấn đề nào của đất nước mình vì hiện nay, mối quan hệ đồng minh thân thiết giữa Cuba và Venezuela cũng có thể mất đi nếu lợi ích quốc gia không được tôn trọng và đáp ứng thỏa đáng, trong khi, những kẻ thù lâu dài của Cuba như Mỹ, cũng có thể trở lên thân thiết, nếu lợi ích quốc gia song trùng. Đúng như câu châm ngôn bất hủ của Huân tước Anh Palmerston nói trong cuộc chiến tranh Crimea giữa đế quốc Nga Sa Hoàng với đế chế Ottoman ( ) rằng: "Không có đồng minh vĩnh viễn và kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn" [105, tr.6]. Thứ hai, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng luôn gắn liền với con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và để bảo vệ những thành quả của cuộc cách mạng Tháng Giêng năm Từ sau thành công của cuộc cách mạng này đến nay, Cuba đã dứt khoát đi theo con đường chủ nghĩa xã hội và giành được nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực như: giáo dục, y tế, công nghệ sinh học,

41 35 du lịch...đặc biệt, bất chấp những khó khăn về kinh tế, nhưng Cuba vẫn duy trì các chính sách miễn phí về giáo dục, y tế, an sinh xã hội...đây chính là nền tảng quan trọng để đảm bảo sự ổn định chính trị-xã hội, cải thiện của đời sống nhân dân. Thứ ba, bản chất của cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này chính là đấu tranh chống lại các chính sách bao vây cấm vận, cô lập của Mỹ, những chính sách đã gây ra cho Cuba thiệt hại nặng nề về vật chất, tinh thần. Thứ tư, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba cũng chính là đấu tranh bảo vệ những nền tảng tư tưởng mà cuộc cách mạng này đang theo đuổi: chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel Castro. Đây chính là kim chỉ nam giúp cách mạng Cuba vượt qua mọi khó khăn, thách thức và là nền tảng tư tưởng cho sự phát triển của quốc đảo này trong tương lai. Thứ năm, bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng chính là cuộc đấu tranh bảo vệ những thành quả cách mạng mà nhân dân Cuba đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Bởi lệ thuộc về kinh tế cũng có nghĩa là phụ thuộc về chính trị, mất độc lập tự chủ và đưa Cuba trở lại chủ nghĩa tư bản một lần nữa. Thứ sáu, bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng chính là phát huy được thành tựu, lợi thế so sánh mà cách mạng Cuba đã và đang đạt được trên các lĩnh vực: giáo dục, y tế, công nghệ sinh học, biến các ngành này thành những ngành kinh tế mũi nhọn, đảm bảo thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội. Đặc biệt, góp phần quan trọng giúp Cuba chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế và từng bước hoàn thiện mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo "kiểu" Cuba. Đây cũng được coi là ưu điểm và là giá trị quan trọng nhất mà sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cần tiếp tục phát huy trong hiện tại và tương lai NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA Nhân tố chủ quan Khái quát về nước Cộng hòa Cuba Cuba (tên gọi chính thức là Cộng hòa Cuba, tiếng Tây Ban Nha: Republica de Cuba) là một quốc gia nằm ở phía Bắc của quần đảo Angti lớn

42 36 thuộc biển Caribe và khu vực Trung Mỹ. Ngoài hòn đảo chính, Cuba còn có tới 1600 hòn đảo lớn nhỏ và các bãi đất nổi với tổng diện tích rộng 114,524 km 2 [25, tr.1]. Với vị trị chiến lược hết sức quan trọng như trên nên Cuba từ lâu đã bị các cường quốc thực dân ở Châu Âu và Bắc Mỹ nhòm ngó, thực hiện các mưu đồ thôn tính và xâm chiếm làm thuộc địa. Các nước này cũng luôn coi Cuba là chìa khóa để xâm nhập và mở rộng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh. Hiện nay, Cuba có khoảng 11,16 triệu dân, trong đó hơn 65% là người da trắng gốc Âu (Tây Ban Nha), 25% là người lai, 10% là người gốc phi da đen. Ngoài ra, còn có một nhóm nhỏ là người gốc Á (chủ yếu là người Hoa). Về tôn giáo, Cuba có hơn 80% dân số theo Thiên chúa giáo, số còn lại là theo các tôn giáo khác như: Tin lành, Do thái và Hồi giáo [25, tr.1]. Những đặc điểm dân cư nói trên đã tạo nên sự gắn kết về văn hóa và tạo ra một nền văn hóa riêng có ở Mỹ Latinh. Ngôn ngữ chính thức của Cuba là tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ này có sự pha trộn với một số ngôn ngữ gốc Idio, gốc Phi, cùng một số ít từ gốc Anh, Pháp [58, tr.30]. Cuba là quốc gia có tốc độ đô thị hóa cao, với hơn 70% dân số sống ở thành thị, trong đó, thủ đô La Habana là thành phố lớn nhất, có dân số khoảng 2,1 triệu người. Trên cả nước có 15 tỉnh và 1 quận đặc biệt trực thuộc Trung ương (Pinot) và các thành phố lớn là: Santiago de Cuba, Camaguey [66, tr.1-2]. Nước Cộng hòa Cuba là quốc gia theo chế độ xã hội chủ nghĩa, do Đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Vì vậy, chế độ chính trị ở Cuba có sự khác biệt hoàn toàn so với các nước Mỹ Latinh và Châu Mỹ. Hệ thống chính trị ở nước Cộng hòa Cuba bao gồm các cơ quan: Hành pháp, lập pháp và tư pháp và hệ thống chính quyền địa phương. Từ sau khi giành được độc lập đến nay, Cuba đã xác định con đường phát triển của đất nước là xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Xô Viết với nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác- Lênin. Bộ máy Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia và thuộc về nhân dân. Tuy nhiên, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan để thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Việc Cuba lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa (chế độ chính trị xã hội khác biệt hoàn toàn với các nước ở Mỹ Latinh) chính là căn nguyên dẫn tới việc chính quyền Mỹ liên tục thực hiện các chính

43 37 sách cô lập nhằm lật đổ chế độ ở Cuba. Do đó, đối với Cuba, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc luôn gắn liền với quá trình bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả của cuộc cách mạng tháng Giêng năm 1959 và chống lại các chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Cuba là quốc gia giàu tài nguyên khoáng sản (Nicken: trữ lượng đứng thứ 4 thế giới...), đất đai màu mỡ, thích hợp cho canh tác nhiều loại cây công nghiệp và cây ăn quả có giá trị như: mía, cafe, thuốc lá, cam...và chăn nuôi đại gia súc, có nhiều vùng sinh thái tự nhiên, đa dạng rất thích hợp cho việc phát triển các loại hình du lịch tự nhiên. Từ khi cách mạng thành công 1/1/1959, Cuba về cơ bản vẫn duy trì mô hình kinh tế Kế hoạch hóa, tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay ( ), Cuba đã từng bước thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội", tuy nhiên đây là quá trình cập nhật chứ không phải Cải cách hay Đổi mới. Nền văn hóa Cuba được hình thành từ trong quá trình sản xuất và trao đổi của nhân dân. Mặc dù, là một đất nước đa chủng tộc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa mọi hành vi phân biệt chủng tộc ở Cuba đều bị xóa bỏ. Văn học nghệ thuật của Cuba được hình thành và phát triển cùng với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại thực dân Tây Ban Nha, nó phản ánh sự thức tỉnh dân tộc, dân chủ và truyền thống yêu nước của người Cuba qua nhiều thế kỷ. Sự phát triển đó gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà văn hóa nổi tiếng: Nhà triết học F.Varela, Nhà thơ J.M.Hereria... Với những đặc điểm trên, đã giúp cho Cuba có điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, xây dựng một nền văn hóa giàu bản sắc, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, qua đó, góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Tuy nhiên, nó cũng đặt Cuba phải đối mặt với nhiều thách thức: vị trí địa lý thuận lợi của Cuba cũng đã là nơi để các nước đế quốc tranh giành ảnh hưởng, thôn tính nhằm phục vụ cho những tham vọng đế quốc của mình; sự đa dạng văn hóa, sắc tộc cũng là nguy cơ để các thế lực lợi dụng, thúc đẩy các hoạt động diễn biến hòa bình thông qua vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, gây chia rẽ nội bộ giữa Đảng với Nhân dân từ đó chuyển hóa Cuba trở lại quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở quốc đảo này.

44 Kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trước năm 1991 * Xây dựng và bảo vệ thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa ( ) Ngay sau khi giành được độc lập, Cuba tiếp tục phải đối mặt với các chính sách thù địch của Mỹ thông qua việc thúc đẩy sự can thiệp quân sự, bao vây, cấm vận kinh tế, chính trị nhằm lật đổ chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập. Việc Cuba thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô (13/2/1960) [151] và quốc hữu hóa tài sản của các công ty Mỹ, đặc biệt, Fidel còn công khai tuyên bố đi theo Chủ nghĩa xã hội và trở thành đồng minh của Liên Xô (12/1961) đã buộc Mỹ phải tiến hành các biện pháp trả đũa về tài chính và quân sự thông qua việc cấm nhập khẩu hàng hóa từ Cuba vào Mỹ; ngăn chặn mọi nguồn tài chính tới Cuba; hỗ trợ cho các phần tử Cuba sống lưu vong đổ bộ vào Vịnh Con Lợn (16/4/1961) nhằm tiêu diệt cách mạng Cuba. Tuy nhiên, cuộc tấn công này bị thất bại và đã làm cho hơn 1000 phần tử bị tiêu diệt và 1100 người bị bắt làm tù binh [182]. Sau hơn 3 thập kỷ tiến hành xây dựng nền kinh tế kế hoạch ( ), Cuba đã đạt được nhiều thành tựu có dấu mốc quan trọng: Giai đoạn trước Đại hội lần thứ I ( ) Trong giai đoạn , Cuba đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở Mỹ Latinh. Nếu như trong năm 1958, Cuba có 1 triệu người mù chữ hoàn toàn, hơn 1 triệu người mù chữ một nửa, trẻ em thất học vì không có trường, ngân sách đầu tư cho giáo dục chỉ đạt 79,4 triệu peso [65, tr.116], thì đến năm 1961, với việc cải cách giáo dục mạnh mẽ của Đảng cộng sản Cuba và các chiến dịch xóa nạn mù chữ, Cuba đã thu được nhiều thành quả quan trọng: có hơn 3,05 triệu học sinh được đi học; số học sinh tiểu học tăng 2,7 lần; học sinh trung học tăng 6,1 lần, sinh viên đại học tăng 5,5 lần lên con số sinh viên; gần 100% trẻ em từ 6-12 tuổi được đi học. Ngoài ra, Cuba còn có 21 trường Đại học Sư phạm đào tạo được giáo viên tiểu học, trung học [65, tr.120]. Cơ sở hạ tầng về y tế của Cuba trước cách mạng rất hạn chế và xuống cấp. Hầu hết các bác sỹ giỏi đều tập trung ở La Habana, nơi chiếm 22% dân số và 61% giường bệnh. Các công ty sản xuất và phân phối dược phẩm đều nằm trong

45 39 tay 500 hãng và hiệu bào chế thuốc của nước ngoài đặc biệt là Mỹ. Nhưng sau cách mạng, nhờ chính sách phát triển y tế đúng đắn của Đảng Cộng sản đã góp phần cải thiện tình hình y tế ở Cuba. Cuba đã xây dựng được 10 trung tâm nghiên cứu sinh hóa và y học; thành lập được 4 trường Đại học Y khoa, mỗi năm đào tạo được 1000 thầy thuốc và 300 nha sỹ, nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đã được Cuba loại trừ như: bệnh bại liệt (1963), sốt rét (1968), bạch hầu (1971) tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm thiểu từ 60/1000 (1958) xuống còn 28,9/1000 (1975); tuổi thọ trung bình của người dân từ 55 tuổi (1958) lên 70 tuổi (1974). Ngoài ra, Cuba còn đạt được tỷ lệ có 750 người/1 thầy thuốc, 3000 người/1 nha sỹ, người/55 cán bộ kỹ thuật (1975). Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động chiếm 1/3 dân số (1958) (khoảng 70 vạn người, trong đó có 45% sống ở nông thôn), nhưng với những nỗ lực của chính phủ Cuba tình trạng thất nghiệp cơ bản đã được chấm dứt vào năm 1975 [65, tr.134]. Mặc dù, trong giai đoạn này, Cuba đều phải tập trung nguồn lực vào nhiệm vụ sống còn là bảo vệ độc lập dân tộc,nhưng những thành tựu đã đạt được như trên rất đáng khích lệ và được coi là nền tảng giúp Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. * Xây dựng và phát triển thành quả của Chủ nghĩa xã hội Giai đoạn từ Đại hội lần thứ I đến Đại hội lần thứ III ( ) Từ năm 1976 đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Cuba lần lượt thực hiện các kế hoạch 5 năm về phát triển kinh tế-xã hội theo phương hướng mà Cương lĩnh của Đảng cộng sản Cuba lần thứ nhất đề ra là: "Tổ chức lại và phát triển nền kinh tế quốc dân; xóa bỏ sự mất cân đối trong cơ cấu của nó; phát triển nền công nghiệp dân tộc; cải tạo và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp (bao gồm trồng trọt và chăn nuôi); tăng các mặt hàng và khối lượng sản phẩm xuất khẩu, thay thế các mặt hàng xuất khẩu, nâng cao mức sống của nhân dân" [17, tr.63]. Với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội Chủ nghĩa trong Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), Cuba đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu của các kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giai đoạn tăng 7,3% vượt xa con số 5% đề ra tại Đại hội lần thứ II (1980); nhiều công trình kinh tế lớn được xây

46 40 dựng: nhà máy lọc dầu và điện nguyên tử Cienfuegos, nhà máy luyện nicken ở Camarioca, nhà máy nhiệt điện ở Matansas có công suất 30 vạn kw ; hàng hóa xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 85,4% tổng số hàng xuất khẩu của Cuba, trong khi đó hàng nhập khẩu chiếm 84%; hàng nhập khẩu từ các nước Tư bản chủ nghĩa chiếm 26% tổng hàng nhập khẩu (giai đoạn ) và giảm xuống còn 16% (giai đoạn ); thu nhập từ ngành du lịch tăng từ 39,6 triệu USD (1980) lên 87,3 triệu USD (1985) [18, tr.16]. Ngoài những thành tựu về kinh tế, Cuba cũng đã thu được nhiều thành quả quan trọng trong lĩnh vực giáo dục và y tế. Về giáo dục, tính đến năm 1985, Cuba có hơn 80% trẻ em 5 tuổi, 78% từ tuổi đã được đến trường. Hơn học sinh đang theo học các chương trình giáo dục đặc biệt tại 433 trường. Ngoài ra, Cuba còn thành lập được 46 trung tâm giáo dục đại học với số sinh viên lên tới 28 vạn người. Số sinh viên ở các trường Đại học sư phạm đạt con số người trong giai đoạn , tăng 77% so với năm 1984 [18, tr.29]. Về y tế, công tác vệ sinh, dịch tễ trong toàn dân đã được tăng cường. Cuba có 1354 nhà chuyên môn trong và ngoài ngành y tế; 3346 cán bộ kỹ thuật ở trình độ trung cấp và hàng nghìn người khác đang hoạt động trong lĩnh vực này. Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm xuống còn 15/1000 trẻ (1984); tuổi thọ trung bình đạt 74,2 tuổi (1985); cứ 433 người dân/1 bác sỹ và 1864 người/1 bác sỹ đa khoa (1985) [18, tr.26]. Với những thành tựu nêu trên đã giúp Cuba đứng vững trên con đường đã chọn và tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội bất chấp sự bao vây, chống phá quyết liệt của Mỹ và các thế lực phản động trong và ngoài nước. Bên cạnh những thành tựu trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, trong giai đoạn này, Cuba cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Thứ nhất, nền kinh tế Cuba mặc dù đã có sự phát triển nhưng mức phát triển này vẫn chưa tương xứng và chưa đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Cuba còn phụ thuộc nhiều vào Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa và đang chịu sự bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ. Thứ hai, ngành sản xuất mía đường (ngành công nghiệp quốc gia số 1 của Cuba) tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa thu hút được vốn đầu tư từ bên

47 41 ngoài. Việc phát triển các sản phẩm phụ của mía còn thiếu phương hướng thích hợp. Sản xuất đường không đạt kế hoạch vì không trồng hết diện tích dẫn tới năng suất không cao. Ngoài ra, sự chậm chễ trong việc triển khai các loại giống mới đã làm hạn chế khả năng phát triển của ngành công nghiệp này. Thứ ba, việc áp dụng các nguyên tắc trả lương cào bằng trong lao động đã là nguyên nhân dẫn tới chế độ khen thưởng trong sản xuất kinh doanh không được đánh giá đúng mức, điều này cũng đã gây ra những khó khăn trong công tác quản lý và điều hành nền kinh tế. Thứ tư, chính sách bao cấp và trợ giá về giáo dục, y tế, nhà ở, phương tiện giao thông đã đưa Cuba trở thành điểm sáng của Mỹ Latinh và thế giới về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và quan tâm đến sự phát triển toàn diện của con người. Đồng thời giúp Cuba đứng vững trước các chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch. Nhưng nếu bao cấp quá lâu trong điều kiện nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nhất là khi sự trợ giúp của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa không còn đã làm thâm hụt ngân sách nặng nề, sinh ra thói ỷ lại, dựa dẫm trong dân vào nhà nước và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thứ năm, sự khủng hoảng và sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu cũng đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội Cuba. Bởi trong thời gian dài, nền kinh tế của quốc đảo này luôn có sự gắn bó chặt chẽ với các nước xã hội chủ nghĩa. Việc không còn các đối tác truyền thống khiến Cuba mất đi chỗ dựa lớn về kinh tế và là tác nhân trực tiếp đẩy Cuba lâm vào khủng hoảng kinh tế -xã hội trầm trọng trong những năm cuối của thập niên 80 của thế kỷ XX. Thứ sáu, ảnh hưởng của các trận bão lịch sử trong năm 1963, cùng với tình trạng hạn hán, dịch bệnh cũng là những tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Cuba, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và các loại cây trồng chủ lực như: mía, thuốc lá. Tóm lại, công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba trong giai đoạn đã đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa quan trọng về chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế Nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa được duy trì và củng cố; nạn thất nghiệp cao do chế độ cũ để lại đã

48 42 hoàn toàn bị xóa bỏ; trình độ học vấn và kỹ năng của công nhân viên chức được chăm lo, bồi dưỡng và nâng cao Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, Cuba phải đối mặt với nhiều khó khăn khách quan do thiên tai, dịch bệnh và do những "khiếm khuyết, sai lầm chủ quan trong quản lý kinh tế đã được Ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước phát hiện từ năm 1985" [18, tr ]. Ngoài ra, những diễn biến phức tạp trong quá trình cải tổ và cải cách ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu nửa cuối những năm 80 cũng có tác động và ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình Cuba. Những kinh nghiệm về thành công và thất bại nêu trên trong giai đoạn này sẽ là bài học quan trọng giúp cho Cuba thực hiện thành công nhiệm vụ bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới Vai trò lãnh tụ ở Cuba * Vai trò của Fidel Castro Fidel Castro ( ), lãnh tụ tối cao của cách mạng Cuba trong suốt gần 5 thập kỷ ( ). Fidel là người đã có những đóng góp đặc biệt to lớn đối với cách mạng và sự phát triển của dân tộc Cuba trong thời kỳ cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội như sau: Đầu tiên phải kể đến đó là tầm ảnh hưởng của lãnh tụ Fidel đã đem lại nguồn sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh, giải phóng và bảo vệ nền độc lập dân tộc như: trong gần 5 thập kỷ lãnh đạo cách mạng Cuba, Fidel đã kiêm nhiệm 6 chức vụ lãnh đạo cao nhất của đất nước; ông có thể đưa ra các quyết định quan trọng của Đảng, Nhà nước và Chính phủ một cách nhanh chóng, chính xác mà không gặp phải sự phản đối của bất cứ ai; sức làm việc của Fidel là phi thường (mỗi ngày chỉ ngủ 3-4 giờ đồng hồ)...đây là những nhân tố quan trọng giúp ông có thể lãnh đạo cách mạng Cuba tới 49 năm, đồng thời dẫn dắt cách mạng Cuba vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của đất nước. Fidel là người đã có công trong việc nâng cao vai trò và vị thế của Cuba trên trường quốc tế đưa dân tộc Cuba từ một quốc gia không mấy người biết đến trở thành "thành trì" của chủ nghĩa xã hội ở Mỹ Latinh và Tây Bán Cầu; thực hiện tốt nghĩa vụ quốc tế cao đẹp; luôn đi đầu trong việc phát triển phong trào cánh tả để tiến lên xây dựng một xã hội mới "chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI"

49 43 ở Mỹ Latinh mà không có sự hiện diện của Mỹ. Sự ra đời và phát triển của Nicaragua ( ); các nước Thiên tả ALBA và các phong trào du kích cánh tả: Lực lượng vũ trang cách mạng Colombia (FARC) và Mặt trận giải phóng dân tộc Farabundo Marti (Elsalvador) đều có công lao đóng góp của Fidel. Bên cạnh đó, các chương trình "sửa sai" trong kinh tế do chủ tịch Fidel khởi xướng, lãnh đạo đã góp phần củng cố và bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa và nền độc lập dân tộc. Trong giai đoạn từ , Fidel đã thực hiện một số chương trình cải cách kinh tế: chương trình lương thực thực phẩm, du lịch, sản xuất dược liệu và công nghệ sinh học...đã góp phần làm cho Cuba thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, tạo cơ sở và tiền đề để Raul đẩy mạnh cải cách kinh tế trong giai đoạn sau. Đặc biệt, thành tựu lớn nhất mà Fidel đem lại cho đất nước và nhân dân Cuba trong gần 50 năm lãnh đạo đất nước chính là sự công bằng xã hội. Ở Cuba ngoài một số ít các nhà lãnh đạo cấp cao như Fidel, Raul, còn các nhà lãnh đạo khác đều không có lực lượng cảnh vệ. Một số Ủy viên Bộ chính trị trong đó có Fidel sau khi hết giờ làm việc thường ra ngoài nói chuyện với hàng xóm. Các nhà lãnh đạo ở Trung ương khi xuống địa phương làm việc đều ăn, ở cùng với cán bộ địa phương mà không có chế độ ưu tiên...ngoài ra, sự chênh lệch về khoảng cách thu nhập giữa lãnh đạo với người dân là không lớn, các cán bộ liêm khiết không có đặc quyền, đặc lợi và tham nhũng; chế độ phúc lợi xã hội giữa lãnh đạo cấp cao với người dân là ngang nhau [93, tr.7]. Hơn nữa, thành tựu về giáo dục, y tế, công nghệ sinh học cùng chính sách bao cấp miễn phí của Fidel đã giúp cho cách mạng Cuba trụ vững trước các chính sách bao vây cấm vận hà khắc của Mỹ. Đồng thời, tạo cơ sở và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đứng đầu là Fidel. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, Fidel cũng đã mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo đất nước và điều này cũng đã làm ảnh hưởng đến sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội cụ thể: tinh thần quốc tế cao cả của Fidel đôi khi không được hiểu đúng, đôi lúc còn bị lợi dụng, do đó đã tạo ra những khó khăn đối với tình hình đất nước; việc duy trì quá lâu chính sách bao cấp về an sinh xã hội, y tế và giáo dục trong

50 44 điều kiện nền kinh tế gặp nhiều khó khăn đã làm cho nền kinh tế Cuba đứng trên bờ vực của sự sụp đổ và làm cho người dân có tâm lý ỷ lại vào nhà nước; các chương trình cải cách, sửa sai về kinh tế do Fidel khởi xướng vẫn chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả và làm cho nền kinh tế Cuba phải đối mặt với nhiều khó khăn; quan điểm cách mạng kiên định, tinh thần đấu tranh chống Mỹ quá mạnh mẽ, đôi lúc rơi vào tả khuynh. Tất cả những hạn chế nêu trên đã làm cho cách mạng Cuba gặp rất nhiều khó khăn và làm cản trở quá trình bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở quốc đảo này. * Vai trò của Raul Castro Sau khi lên thay Fidel, Chủ tịch Raul đã có những đóng góp quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba như sau: Raul chính là người đã thúc đẩy quá trình cải cách kinh tế và đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ở Cuba đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Ông cũng là người có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Giúp Cuba mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước Mỹ Latinh và thế giới. Đồng thời, phá được thế bao vây, cô lập ngoại giao của Mỹ. Chủ tịch Raul cũng là nhân tố then chốt trong việc cải thiện quan hệ với Mỹ bằng việc Mỹ đưa ra tuyên bố ngày 17/12/2014 và thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Cuba và Mỹ. Bên cạnh đó, những cải cách trên của Raul vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế: quá trình chuyển giao thế hệ lãnh đạo cấp cao từ thế hệ lịch sử sang trẻ tuổi còn diễn ra chậm chạp và khó khăn; hiệu quả của công cuộc cải cách kinh tế không cao; cơ cấu kinh tế đất nước chưa có sự thay đổi rõ rệt; nhiều lĩnh vực sản xuất có dấu hiệu đình trệ; nền kinh tế vẫn là kinh tế Kế hoạch hóa chưa chuyển sang hoàn toàn nền kinh tế thị trường; sự phụ thuộc kinh tế của Cuba vào Venezuela ngày càng lớn; chính sách đồng tiền kép vẫn còn tồn tại, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn...những tồn tại trên đã làm cản trợ sự phát triển của nền kinh tế và tác động không tốt đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong hiện tại và tương lai.

51 Nhân tố khách quan Tình hình thế giới và khu vực * Tình hình thế giới Trong những năm cuối thập niên 80, đầu 90 của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng và sụp đổ đã làm cho cục diện thế giới, quan hệ quốc tế thay đổi sâu sắc và toàn diện khi nó làm chấm dứt hoàn toàn chiến tranh Lạnh và đối đầu Xô-Mỹ và đưa thế giới từ "hai cực" chuyển sang "nhất siêu đa cường". Đặc biệt, sự thay đổi này đã làm chấm dứt cuộc đối đầu ý thế hệ và đấu tranh giai cấp vốn tồn tại không chỉ giữa hai khối mà còn trong chính nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, nó đã đưa thế giới bước sang một giai đoạn mới, nơi mà xu thế "hợp tác" thay cho "đối đầu" nhưng dựa trên phương châm "vừa hợp tác, vừa cạnh tranh". Bước sang thế kỷ XXI, quá trình xác lập và hình thành trật tự thế giới mới vẫn tiếp tục chứa đựng nhiều nhân tố phức tạp, bất chắc và khó đoán định: sự phục hồi của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thông qua sự phát triển của Trung Quốc, Việt Nam, nhưng vẫn gặp phải sự chống phá mạnh mẽ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, muốn xóa bỏ toàn diện và triệt để những thành quả của chủ nghĩa xã hội trong 100 năm qua. Cơ cấu địa chính trị, phân bổ tiềm lực và cán cân so sánh lực lượng vẫn nghiêng về có lợi cho chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, trật tự quốc tế từ đầu thế kỷ XXI đến nay vẫn nổi lên hai khuynh hướng cơ bản và có sự đối đầu với nhau gay gắt: nước Mỹ về cơ bản vẫn duy trì được trật tự thế giới "đơn cực", mặc dù, trật tự này đang bị suy giảm mạnh do sự cạnh tranh mạnh mẽ của các cường quốc: Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Nga và không chấp nhận quan điểm thế giới "đơn cực" do Mỹ chi phối. Bên cạnh đó, khái niệm "đa trung tâm" gồm Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản tồn tại trong giai đoạn cũng đã chấm dứt và chuyển sang "đa cực" với sự hiện diện của các nước đang phát triển, phát triển và mới nổi như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản [37, tr.10]... Ngoài ra, quá trình đấu tranh giữa hai khuynh hướng "đơn phương" với "đa phương"; "đơn cực" với "đa cực" cũng diễn ra gay gắt, quyết liệt với ưu thế thuộc về "đa cực" và "đa phương" trong quan hệ quốc tế.

52 46 Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, những đặc điểm và xu thế của tình hình quốc tế như: sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa; xu thế toàn cầu hóa; hòa bình, hợp tác và phát triển; cách mạng khoa học công nghệ.. đã tác động trực tiếp đến quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa hội theo hai hướng thuận- nghịch như sau: Thứ nhất, toàn cầu hóa (đặc biệt là toàn cầu hóa kinh tế) là xu hướng khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia trong đó có Cuba. Xu thế này đang bị một số nước phát triển, mới nổi và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực và tiêu cực, vừa có hợp tác và đấu tranh. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế khách quan của thế giới. Nó được hình thành từ đầu thế kỷ XX và phát triển mạnh trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI. Đây là một quá trình mà thông qua việc sản xuất và mở cửa thị trường, các nước có xu hướng phụ thuộc lẫn nhau. Quá trình này đã tác động trực tiếp đến nền độc lập dân tộc của Cuba theo hai hướng thuận-nghịch đan xen cụ thể như sau: Theo chiều thuận, quá trình toàn cầu hóa đã tạo cơ hội cho Cuba có khả năng hội nhập sâu rộng với các quốc gia, tổ chức ở khu vực Mỹ Latinh và thế giới trên các phương diện. Về kinh tế, toàn cầu hóa kinh tế đã thúc đẩy sự phát triển, xã hội hóa lực lượng sản xuất và tạo điều kiện cho việc chuyển giao khoa học, công nghệ của thế giới tới Cuba, giúp quốc đảo này từng bước hội nhập và phát triển kinh tế [10, tr.15]; quá trình này cũng góp giúp Cuba có được những thị trường, đối tác, bạn hàng và phương thức hoạt động mới, nhất là trong bối cảnh quan hệ Cuba-Mỹ đã được cải thiện. Về chính trị, toàn cầu hóa còn giúp Cuba tăng cường tình đoàn kết với các nước Mỹ Latinh, các nước xã hội chủ nghĩa, các nước đang phát triển, cộng đồng thế giới và các lực lượng chính trị xã hội khác nhau để chống lại những mặt trái của quá trình này. Về văn hóa-xã hội, toàn cầu hóa giúp cho người dân Cuba có cơ hội tiếp cận, giao lưu, hợp tác với nhiều nền văn minh tiên tiến trên thế giới để năng cao sự hiểu biết và nhận thức của người dân với thế giới; các hoạt động giao lưu văn hóa của Cuba (vốn được coi là thế mạnh) với thế giới sẽ thuận lợi hơn nhằm nâng cao vai trò và vị thế của Cuba trên trường quốc tế.

53 47 Theo chiều nghịch, về kinh tế, (i) tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa kinh tế quốc tế sẽ làm cho Cuba không còn độc lập tuyệt đối trong việc đề ra các chính sách kinh tế độc lập tự chủ và đẩy nền kinh tế Cuba có nguy cơ phụ thuộc vào thương mại và đầu tư từ bên ngoài; sự an toàn của nền kinh tế Cuba, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính sẽ không còn được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh Cuba đang từng bước hội nhập sâu rộng với thế giới; toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm cho nền kinh tế Cuba dễ bị các nhà tài phiệt, đầu cơ tài chính quốc tế, các thế lực đế quốc thao túng, lũng đoạn, đưa Cuba quay trở lại chủ nghĩa tư bản tự do [115]. Về chính trị, với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba sẽ gặp phải những thách thức nghiêm trọng và có thể sẽ bị rơi vào tay các thế lực phản động, tay sai, đế quốc; một số vấn đề như: thông tin, mạng xã hội cũng sẽ vượt khỏi tầm kiểm soát và làm suy giảm quyền lực truyền thống và tầm ảnh hưởng mạnh mẽ bấy lâu nay của Đảng và Nhà nước Cuba. Về văn hóa-xã hội, toàn cầu hóa sẽ tác động tiêu cực đến đời sống xã hội của người dân Cuba đặc biệt là đối với vấn đề việc làm. Bởi với một nền kinh tế đóng, tổ chức quản lý sản xuất yếu kém, thói quen dựa dẫm, ỷ lại vào nhà nước của người dân quá lâu dẫn tới tình trạng phá sản hàng loạt của các xí nghiệp quốc doanh, tình trạng lao động thất nghiệp, không có việc làm. Điều này, sẽ nảy sinh hàng loạt các vấn đề xã hội tiêu cực cho Cuba nhất là trong bối cảnh thực hiện "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội"; toàn cầu hóa còn tác động đến nền tảng tư tưởng, tinh thần của người dân Cuba, làm xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc và gây ảnh hưởng nghiêm trong đến chủ quyền quốc gia của Cuba như: sự phai nhạt lý tưởng cách mạng, xuống cấp đạo đức xã hội, chủ nghĩa thực dụng, cơ hội, cá nhân...và làm biến đổi bản chất con người và bản chất xã hội chủ nghĩa của dân tộc Cuba. Thứ hai, cuộc cách mạng khoa học- công nghệ đang có bước phát triển nhảy vọt và đạt được nhiều thành tựu to lớn Từ thập niên 70 của thế kỷ XX đến nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại diễn ra mạnh mẽ và làm cho khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó tác động sâu sắc tới tất cả các lĩnh vực của đời sống mỗi quốc gia và trong quan hệ quốc tế. Đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng này là ở chỗ khoa học -công nghệ và sản xuất không còn là 3 lĩnh vực tách rời

54 48 nhau mà trái lại phát minh khoa học đã chuyển hóa thành công nghệ và được đưa vào sản xuất đại trà ngày càng thống nhất trong một quá trình; khoảng cách giữa nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai vào sản xuất ngày càng được rút ngắn. Cuộc cách mạng này là động lực quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển nhảy vọt, đồng thời tạo ra các lực lượng sản xuất mới hiện đại và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mối quan hệ kinh tế, xã hội, văn hóa... Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ cũng có những tác động tích cực và tiêu cực đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba. Về mặt tích cực, thông qua quá trình này, Cuba có thể đi tắt đón đầu những công nghệ hiện đại, nguồn tri thức tiến bộ của nhân loại nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Đồng thời, đưa những thành tựu đó vào trong quá trình cập nhật hóa mô hình kinh tếxã hội giúp Cuba có sự bứt phá ngoạn mục về kinh tế để từng bước thoát khỏi tình trạng tụt hậu, kém phát triển so với các nước Mỹ Latinh và trên thế giới. Về mặt tiêu cực, quá trình này cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp nhân dân trong xã hội Cuba, tăng nguy cơ Cuba bị lệ thuộc kinh tế và làm cho nền kinh tế thiếu khả năng cạnh tranh với bên ngoài. Thứ ba, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn tiếp tục là xu thế chủ đạo của thế giới lôi cuốn tất cả quốc gia, dân tộc tham gia trong đó có Cuba Kể từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, giữa các quốc gia, đặc biệt là các nước lớn về cơ bản không còn những mâu thuẫn tranh giành và phân chia thuộc địa như trước, nhưng vẫn còn tồn tại những mâu thuẫn trong việc phân chia các lợi ích quốc gia, dân tộc. Những mâu thuẫn này buộc các nước phải hợp tác chặt chẽ với nhau và giải quyết bằng con đường hòa bình. Hiện nay, hợp tác và phát triển diễn ra dưới rất nhiều hình thức: hợp tác song và đa phương, khu vực, quốc tế...các tổ chức kinh tế, chính trị quốc tế như: Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO)...ngày càng tham gia nhiều hơn vào đời sống chính trị thế giới. Sự tham gia của các tổ chức này đã giúp cho lĩnh vực hợp tác giữa các nước trở lên đa dạng hơn. Sự phát triển của xu thế này cũng đã tác động rất lớn đến quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba cụ thể:

55 49 Về điều kiện thuận lợi, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra môi trường quốc tế thuận lợi giúp Cuba nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ trong việc yêu cầu Mỹ bình thường hóa quan hệ và xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận kinh tế; tránh được sự tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn và có thể chủ động đề ra đường lối, chính sách độc lập, tự chủ nhằm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thúc đẩy tình đoàn kết với các nước Mỹ Latinh và thế giới nhằm chống lại các nguy cơ: chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố và những nguy cơ tiềm tàng khác...; với xu thế chủ đạo này, mặc dù là một siêu cường có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu, nhưng Mỹ đã phải có sự điều chỉnh và thay đổi cách tiếp cận trong quan hệ với Cuba trước sức ép trong nước, cộng đồng quốc tế bằng việc thông qua Tuyên bố bình thường hóa quan hệ với quốc đảo này sau gần 6 thập kỷ đối đầu, thù địch. Những hạn chế, xu thế hợp tác và phát triển chỉ được duy trì một cách tương đối giữa các quốc gia với nhau. Đối với Cuba, là một nước nghèo, chậm phát triển và vẫn chịu sự bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ, chắc chắn sẽ không thể đón nhận hết được những lợi thế mà xu thế này đem lại. Không những vậy, một số quốc gia khi hợp tác với Cuba vẫn bị Mỹ trừng phạt về kinh tế. Điều này, đã làm cản trở quá trình hợp tác giữa Cuba với thế giới và ảnh hưởng đến quyền tự quyết của Cuba trong các mối quan hệ quốc tế. * Tình hình khu vực Mỹ Latinh là khu vực có địa lý trải dài từ Mexico đến đảo Đất lửa (cực Nam của Châu Mỹ), có diện tích hơn 20 triệu km2, dân số hơn 626 triệu người, bao gồm 33 quốc gia và 14 vùng lãnh thổ (các đảo nhỏ, vùng đất thuộc Anh, Mỹ, Hà Lan), trừ Brazil nói tiếng Bồ Đào Nha, hầu hết các nước còn lại là nói tiếng Tây Ban Nha [186]. Yếu tố văn hóa này đã hình thành nên khu vực Mỹ Latinh có nền văn hóa riêng, đa dạng và giàu bản sắc. Sau chiến tranh Lạnh, cùng với sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Xô- Mỹ, Mỹ Latinh đã nổi lên là một khu vực có quá trình hội nhập thông qua việc ra đời của các thể chế mới. Quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại nội khối đã được củng cố nhờ vào việc thiết lập các mối quan hệ chính trị chặt chẽ giữa các quốc gia cùng với đó là hàng rào thuế quan, phi thuế quan được cắt giảm. Cho đến

56 50 năm 1999, có 5 khối kinh tế trong khu vực đang nổi lên và trở thành những trụ cột quan trọng của Mỹ Latinh như: Cộng đồng Caribe (CARICOM); Khối thị trường chung Trung Mỹ (CACM); Cộng đồng các nước Andes (CAN); Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR); Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA)...5 tổ chức khu vực này dựa trên những kinh nghiệm khác nhau để hướng tới việc thúc đẩy các mối liên kết về chính trị, kinh tế bền chặt hơn. Mặc dù, Mỹ Latinh đã thoát khỏi ách cai trị của các thế lực độc tài thân Mỹ trong thập niên 80, nhưng bước sang thập niên 90, với sức mạnh kinh tế, chính trị, quân sự và tiềm lực tài chính vượt trội, Mỹ vẫn tiếp tục gây những áp lực buộc các nước Mỹ Latinh phải đi theo quỹ đạo về chính trị, kinh tế Mỹ thông qua việc áp dụng mô hình "chủ nghĩa tự do mới trong kinh tế", hậu quả là khu vực này lâm vào tình trạng khủng hoảng, đói nghèo, chậm phát triển, bất bình đẳng xã hội gia tăng...sự bần cùng hóa này chính là cơ sở để hình thành và phát triển các cuộc cách mạng và phong trào cánh tả trong khu vực cuối những năm 90 của thế kỷ XX và thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, điển hình là cuộc cách mạng Bolivar ở Venezuela của Hugo Chavez vào tháng 12/1998 [175]. Như vậy, bối cảnh khu vực trên đã tác động sâu sắc tới quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba theo hai hướng thuậnnghịch đan xen và thể hiện thông qua các khía cạnh sau: Thứ nhất, sự nổi lên của phong trào Cánh tả Mỹ Latinh và sự ra đời của nhóm ALBA Mỹ Latinh là khu vực có phong trào Cánh tả phát triển rất sớm, từ cuối thế kỷ XIX. Từ cuối thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay, Phong trào Cánh tả ở khu vực đã tiến lên một bước phát triển mới rất mạnh mẽ mà dấu ấn đầu tiên chính là thắng lợi của Hugo Chavez trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Venezuela năm Ngoài ra, trong giai đoạn , có hơn 10 nước Mỹ Latinh do các Lực lượng cánh tả cầm quyền sau các cuộc bầu cử: Brazil, Argentina, Chile, Paraguay...Đặc biệt, một trong những nét đặc sắc của Phong trào Cánh tả là sự ra đời của nhóm Liên minh Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ (ALBA- 12/2004) trên cơ sở ý tưởng của cố Chủ tịch Fidel Castro và cố Tổng thống Hugo Chavez. Tổ chức này bao gồm 9 thành viên và 3 quan sát viên với mục

57 51 tiêu hoạt động là bảo vệ quyền của nhân dân, xây dựng một mô hình phát triển nhân đạo, xã hội công bằng, bình đẳng và tự do [50]. Các nước ALBA xác định mục tiêu phát triển dựa trên cơ sở của chủ nghĩa xã hội kiểu mới trong thế kỷ XXI là: về tư tưởng, lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng và tiến bộ Simon Bolivar và tinh tinh thần nhân văn Thiên chúa giáo làm nền tảng tư tưởng; về chính trị, nhấn mạnh tư tưởng dân chủ cách mạng và chính quyền nhân dân, theo đó nhân dân có trách nhiệm cùng tham gia quyết định vận mệnh của đất nước; về kinh tế, chủ trương thực hiện kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước và hợp tác xã đóng vai trò chủ đạo, nhấn mạnh việc giành lại chủ quyền quốc gia dân tộc đặc biệt là về dầu mỏ, nước sạch và môi trường; về xã hội, chủ trương phân phối công bằng của cải xã hội để giải quyết vấn đề bất bình đẳng và phân hóa xã hội; về đối ngoại, thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh và quan hệ hữu nghị với tất cả các nước, lấy hợp tác thay cho cạnh tranh, lấy hội nhập thay cho bóc lột và đấu tranh cho một trật tự thế giới đa cực, dân chủ; về cách làm và bước đi, kế thừa những mặt tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, không dập khuôn sao chép mà phải thường xuyên đổi mới và sáng tạo, bên cạnh phát triển kinh tế, coi trọng các giá trị đạo đức, tinh thần đoàn kết dân tộc và chú trọng kinh nghiệm quốc tế của các nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Cuba, Việt Nam. ALBA xác định chống chủ nghĩa đế quốc là ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển của tổ chức này [50]. Sự ra đời của Phong trào cánh tả và nhóm ALBA đã tác động đến nền độc lập dân tộc của Cuba theo hai hướng sau: Theo chiều thuận, (i) nó giúp cho cách mạng Cuba có thêm chỗ dựa vững chắc về kinh tế, bởi Cuba và các nước cánh tả đều coi nhau là những đồng minh tự nhiên do có sự tương đồng về văn hóa, lịch sử, tôn giáo, ngôn ngữ...các nước cánh tả coi Cuba là chỗ dựa về chính trị, tư tưởng, tinh thần giúp cho họ có thêm kinh nghiệm để xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI, điều mà họ chưa làm được trong lịch sử. Trong khi các nước này, lại là chỗ dựa kinh tế quan trọng giúp cho Cuba vượt qua những khó khăn từ chính sách bao vây cấm vận của Mỹ để có thể bảo vệ vững chắc thành quả của chủ nghĩa xã hội, nền độc lập dân tộc. Đây cũng chính là cơ sở để Cuba có thể duy trì sự ổn định xã hội bất chấp những khó khăn kinh tế trong nước; (ii) Cuba luôn là quốc gia đi tiên phong trong cuộc

58 52 đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chống mặt trái của toàn cầu hóa nên được các nước Mỹ Latinh rất coi trọng. Sự ra đời của nhiều tổ chức và Phong trào cánh tả ở khu vực đều dựa trên ý tưởng và có dấu ấn của Cuba. Chính vì vậy, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Cuba và ý tưởng xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI của các nước cánh tả ALBA kết hợp với các nhà nước dân túy theo khuynh hướng xã hội dân chủ sẽ là những cơ sở và động lực quan trọng giúp Cuba củng cố vững chắc nền độc lập dân tộc theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo chiều nghịch, (i) sau hơn một thập kỷ phát triển mạnh mẽ với những dấu ấn quan trọng đạt được trên các lĩnh vực, từ năm 2013 đến nay, do tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá dầu sụt giảm, sự chống phá của Mỹ và các thế lực phản cách mạng, cùng chính sách quản lý yếu kém của các chính phủ đã làm cho nhiều nước cánh tả lâm vào khủng hoảng chính trị, kinh tế sâu sắc, các đảng cánh tả mất quyền lãnh đạo đất nước, Tổng thống bị phế truất...khiến cho tương lai của Phong trào cánh tả Mỹ Latinh rơi vào tình trạng bất ổn và khó đoán định. Những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến Cuba, bởi trong thời gian qua, các nước cánh tả đóng một vai trò quan trọng giúp cho Cuba phát triển kinh tế, đặc biệt là Venezuela mỗi năm cung cấp cho Cuba từ 2-4 tỷ USD không hoàn lại và thùng dầu/ngày với giá bằng 1/3 giá thị trường [77, tr.13]. Tuy nhiên, khi Venezuela gặp khủng hoảng và cắt giảm nguồn viện trợ dầu mỏ đã làm cho Cuba gặp nhiều khó khăn trong việc duy trì sự ổn định kinh tế trong nước nhất là về năng lượng. Đồng thời, nó cũng làm ảnh hưởng xấu đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trước sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực trong và ngoài nước; (ii) hiện nay, một số nước cánh tả ở Mỹ Latinh đang rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị do trong các cuộc bầu cử Tổng thống, Quốc hội, các lực lượng cánh hữu, với sự hậu thuẫn của Mỹ và các thế lực phản động đã lên nắm quyền lãnh đạo đất nước thay cho lực lượng cánh tả điển hình như ở Brazil, Argentina..., điều này, sẽ gây khó khăn cho Cuba trong việc thiết lập mối quan hệ với các chính phủ cánh hữu ở các nước Mỹ Latinh. Thứ hai, tác động của quá trình liên kết nội khối ở Mỹ Latinh tới Cuba Từ thập niên 90 đến nay, quá trình liên kết nội khối ở Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều tổ chức khu vực, tiểu khu vực như: Hiệp

59 53 hội liên kết Mỹ Latinh (ALADI), Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC), Nhóm RIO, Liên minh Thái Bình Dương (AP)...Bên cạnh đó, nhiều tổ chức khu vực đã được hình thành từ trước đây, nay đã có sự mở rộng, phát triển về quy mô và tính chất như: MERCOSUR từ 4 quốc gia sáng lập nay đã trở thành 5 quốc gia (thêm Venezuela-2009), Cộng đồng các nước Andes (CAN) với 5 thành viên sáng lập nay đã mở rộng thành 6 thành viên (thêm Venezuela), nhóm RIO, sau hơn 20 năm cản trở đã kết nạp Cuba trở lại khối (2008)...Sự liên kết nội khối này đã giúp cho các nước Mỹ Latinh có sự phụ thuộc với nhau nhiều hơn và tạo ra cho các nước những điều kiện thuận lợi để phát triển. Đối với Cuba, thông qua các tổ chức khu vực này sẽ tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ về vật chất và tinh thần nhằm phá thế bao vây, cô lập của Mỹ tiến tới yêu cầu Mỹ xóa bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về kinh tế trong gần 6 thập kỷ qua. Tuy nhiên, quá trình liên kết nội khối diễn ra mạnh mẽ ở Mỹ Latinh trong thời gian qua cũng đã tác động rất lớn đến Cuba cụ thể như sau: Sự phát triển này giúp cho Cuba thu hút được nguồn vốn từ các nước trong khu vực như: Brazil, Venezuela và các nước khác trên thế giới như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU đến đầu tư và có thể mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực có thế mạnh như: năng lượng, y tế, du lịch, công nghệ sinh học...đây chính là điều kiện thuận lợi giúp Cuba phát triển kinh tế, dần đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng, làm cho đời sống nhân dân được cải thiện. Ngoài ra, việc tham gia mạnh mẽ và sâu rộng vào các tổ chức khu vực trên sẽ giúp cho Cuba thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, qua đó giảm bớt sức ép từ chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Quá trình liên kết nội khối diễn ra mạnh mẽ ở Mỹ Latinh cũng tạo cho Cuba không ít những thách thức đó là: Cuba phải làm thế nào để tiếp cận và hội nhập với khu vực (bởi nước này trong một thời gian quá dài phải chịu sự cấm vận, phong tỏa kinh tế của Mỹ); khi tham gia và hội nhập vào các tổ chức khu vực, Cuba phải chấp nhận những quy định, luật lệ mà các tổ chức này đem lại, nếu không có những bước đi thận trọng thì Cuba sẽ phải đối diện với nhiều bất ổn về chính trị, xã hội. Điều này, ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ nền độc lập dân tộc mà Cuba đang theo đuổi.

60 54 Thứ ba, Mỹ Latinh trong đó có Cuba đang trở thành nơi thu hút sự quan tâm của các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Trung Quốc và Nga. Mỹ Latinh vốn được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, trong những năm đầu thế kỷ XXI, do bị sa lầy vào cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afganistan nên Mỹ đã có phần sao nhãng đến khu vực này. Còn Trung Quốc thông qua chính sách ngoại giao mở cửa "toàn phương vị" đã tăng cường mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện với các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Mỹ Latinh, khu vực có vị trí địa chính trị, địa chiến lược quan trọng. Trung Quốc, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng như: Tăng trưởng kinh tế đạt 10% ( ) và 6,7% ( ), do đó, để đáp ứng được nhu cầu phát triển các ngành công nghiệp trong nước, nước này rất cần có nguồn năng lượng dồi dào từ Mỹ Latinh, trong đó có Cuba. Hàng năm, Trung Quốc phải nhập khẩu lượng Nicken và đường từ Cuba chiếm hơn 90% giá trị trao đổi thương mại và 95% tổng thương mại song phương [144, tr.19]. Ngoài ra, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng đã đẩy mạnh đầu tư vào Cuba với nhiều dự án có giá trị lớn về kinh tế như: dự án hiện đại hóa cảng Santiago de Cuba trị giá 120 triệu [144, tr.20]... Bên cạnh Trung Quốc, Nga cũng đã có những chính sách tập trung vào khu vực này khi cam kết sẽ đưa mối quan hệ với Mỹ Latinh trở thành ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Thủ tướng Nga Putin đã khẳng định: "Mỹ Latinh đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi mắt xích thế giới đa cực đang được hình thành. Chúng tôi sẽ dành nhiều sự quan tâm hơn tới khu vực này trong chính sách kinh tế và đối ngoại của mình" [188]. Nga đã thúc đẩy quan hệ chiến lược với Cuba trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự. Trong chuyến thăm Cuba của Tổng thống Mevedev (2011), Nga cùng Cuba thống nhất đưa quan hệ song phương trở thành "đối tác chiến lược", Cuba coi Nga là đối tác quan trọng trong các lĩnh vực khai thác chế biến dầu khí, năng lượng nguyên tử, công nghiệp quốc phòng. Đặc biệt trong chuyến công du tới Cuba (7/2014), Tổng thống Putin đã cam kết xóa cho Cuba 90% số nợ (33,5 tỷ USD) vay từ thời Liên Xô và ngỏ ý muốn thuê lại

61 55 Cuba Căn cứ điện tử viễn thông Lourdes, được Liên Xô xây dựng từ năm 1967, từng cung cấp cho Liên Xô cũ 75% tin tức tình báo về Mỹ [183]. Như vậy, có thể nhận thấy rằng, Mỹ Latinh, trong đó có Cuba ngày càng có một vai trò và vị thế lớn trong mối quan hệ quốc tế nói chung và quan hệ nước lớn nói riêng. Sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn sẽ ngày càng tăng khi lợi ích ở khu vực này ngày càng hiện hữu đặc biệt là sự cạnh tranh giữa hai cường quốc lớn là Trung Quốc và Mỹ. Điều này, đã đặt ra cho Cuba những cơ hội và thách thức lớn trong việc bảo vệ nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong bối cảnh mới Chính sách của một số nước lớn đối với Cuba Sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong gần 3 thế kỷ qua, bên cạnh những các yếu tố chủ quan, khách quan, chính sách của các nước lớn cũng có tác động rất lớn đối với quốc đảo này theo chiều hướng thuận, nghịch đan xen. * Chính sách của Mỹ đối với Cuba Các chính sách bao vây, cấm vận của các chính quyền Mỹ đối với Cuba như: Bush (cha), Bill Clinton, Bush (Con), Obama và Donald Trump từ sau chiến tranh Lạnh đến nay hầu như không có nhiều thay đổi về mục tiêu đó là lật đổ chế độ và đưa Cuba quay trở lại quỹ đạo của Mỹ thông qua các biện pháp như: gây ra tình trạng hỗn loạn trong xã hội Cuba, ngăn cản và gây áp lực lên các nước thứ 3 để họ ngừng các hoạt động thương mại [187]. Đồng thời, cấm tuyệt đối các tập đoàn, công ty của Mỹ ở nước ngoài được phép tiến hành các giao dịch tài chính, thương mại, thực hiện các biện pháp trừng phạt các đối tác thương mại, nhà đầu tư các nước tới Cuba, bất chấp sự lên án, phản đối của cộng đồng quốc tế [94, tr.16]. Với những chiến lược trên, chính quyền Mỹ muốn đạt được một số mục tiêu cụ thể như: chuyển hóa chế độ chính trị và đưa Cuba quay trở lại chủ nghĩa tư bản một lần nữa; đe dọa đến sự ổn định chính trị, trật tự xã hội, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc của Cuba; thông qua Cuba Mỹ có thể kiềm chế sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh và xác lập lại ảnh hưởng tại khu vực vốn từng được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ.

62 56 Như vậy, có thể hiểu bản chất của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn chính là chống lại các chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. * Chính sách của EU đối với Cuba Khác với Mỹ, cách tiếp cận của EU đối với Cuba có phần mềm mỏng hơn bởi một số quốc gia trụ cột trong khối này như Pháp có mối quan hệ hữu nghị, truyền thống với quốc đảo này. Chính sách của khối này đối với Cuba được chia làm 2 giai đoạn rõ rệt. Giai đoạn đầu từ , chính sách của EU với Cuba có sự chia rẽ sâu sắc. Một số nước vẫn tiếp tục ủng hộ Mỹ siết chặt hơn nữa lệnh cấm vận chống Cuba với lý do chính phủ Cuba vi phạm nhân quyền, đàn áp các phần tử bất đồng chính kiến trong nước. Vì lý do này, vào năm 1996, EU đã quyết định thiết lập các quy tắc giới hạn trong mối quan hệ với Cuba. Đề án này do Thủ tướng Tây Ban Nha lúc đó là Jose Maria Aznar thúc đẩy và trình lên Hội đồng Châu Âu nhằm gây áp lực với Cuba về chính trị, ngoại giao, kinh tế. Sau đó, vào năm 2003, sau khi Cuba xét xử một số kẻ tội phạm đưa người Cuba vượt biên ra nước ngoài, EU đã thi hành lệnh cấm vận ngoại giao toàn diện với Cuba. Nhiều nước EU, đứng đầu là Đức và Anh còn ủng hộ Tổng thống Bush (con) thông qua đạo luật Thay đổi dân chủ ở Cuba. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số nước khác trong EU lại có cách tiếp cận mềm dẻo, chính sách hợp tác thực dụng hơn trong quan hệ với Cuba (đứng đầu là Pháp) do trong quá khứ giữa Đảng cộng sản Cuba với Đảng xã hội Pháp có mối quan hệ tốt đẹp với nhau, bất chấp sự khác biệt về chính trị và tư tưởng. Ngoài ra, Pháp cũng là chủ nợ của Cuba trong nhóm Câu lạc bộ Paris. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay, dưới sự trung gian hòa giải của Tây Ban Nha (7/2008), EU đã dỡ bỏ lệnh cấm vận chính trị, ngoại giao với Cuba nhưng tiến trình bình thường hóa quan hệ song phương vẫn bị cản trở bởi vấn đề nhân quyền và việc EU ủng hộ lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba. Sự thay đổi chính sách của EU với Cuba được thể hiện thông qua chuyến thăm của Ngoại trưởng Hà Lan, Frans Timmerrmans tới Cuba, tại đây ông đã kêu gọi EU cải thiện quan hệ với Cuba. Đồng thời, nhấn mạnh Cuba hiện giữ vai trò rất quan trọng trong việc kết nối EU với Mỹ Latinh.

63 57 Sau khi Mỹ điều chỉnh chính sách với Cuba bằng việc Tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao, EU đã có sự thay đổi lớn trong quan hệ với Cuba thông qua các chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao các nước trong khối. Đặc biệt, các nước thuộc nhóm Câu lạc bộ Paris (đa số thành viên là các nước EU) đã nhất trí xóa 70% số nợ trị giá 18 tỷ USD cho Cuba [73]. Đặc biệt, EU đã cùng với Cuba hoàn tất đàm phán Thỏa thuận Hợp tác và Đối thoại chính trị song phương (PDCA) vào ngày 11/3/2016 và chính thức ký kết thỏa thuận Bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương vào ngày 12/12/2016 [16]. Hiệp định này dự kiến sẽ tạo ra một bước chuyển biến mới giữa EU và Cuba trong tương lai. Như vậy, chính sách trên của EU, một mặt giúp cho Cuba hội nhập sâu hơn với cộng đồng quốc tế và khẳng định được vai trò của mình trên thế giới. Nhưng mặt khác, nó cũng đặt ra cho Cuba những yêu cầu và nhiệm vụ mới, nhất là trong bối cảnh Mỹ, Trung Quốc, Nga và một số nước lớn đang gia tăng sự hiện diện ở Cuba và thông qua quốc đảo này để mở rộng ảnh hưởng của mình tại Mỹ Latinh. * Chính sách của Trung Quốc đối với Cuba Sau khi Liên Xô sụp đổ, Cuba lâm vào khủng hoảng kinh tế-xã hội, Trung Quốc đã đẩy mạnh chính sách xâm nhập Cuba thông qua đầu tư về kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp nền kinh tế Cuba thoát khỏi sự phụ thuộc vào Liên Xô cũ. Ngoài ra, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, chính trị, quân sự như hiện nay Trung Quốc đã có sự điều chỉnh chính sách với các khu vực trên thế giới đặc biệt là Mỹ Latinh trong đó có Cuba nhằm mục tiêu từng bước khẳng định vị thế của mình trong việc tranh giành ảnh hưởng toàn cầu tại nơi được coi là vùng ảnh hưởng truyền thống của Mỹ. Trung Quốc đã có những nỗ lực để mở rộng ảnh hưởng của mình bằng việc các nhà lãnh đạo cấp cao của nước này thực hiện hàng loạt các chuyến thăm tới Cuba: Chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào (11/2008); Chủ tịch Tập Cận Bình (7/2014), đặc biệt, trong chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường (9/2016), lãnh đạo hai nước đã ký 12 thỏa thuận hợp tác song phương trên các lĩnh vực: năng lượng tái tạo, nghiên cứu y học, tin học, chính sách công nghiệp, ngân hàng, tài chính [106, tr.23-24]...

64 58 Những chiến lược trên của Trung Quốc đã giúp Cuba có thêm một đối trọng trong quan hệ với Mỹ, tuy nhiên, nó cũng đặt ra cho Cuba nhiều khó khăn, bởi sự phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế sẽ dẫn tới sự phụ thuộc về chính trị như Cuba đã từng gặp phải với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Đây chính là nguy cơ đe dọa đến nền độc lập dân tộc của Cuba, nhất là trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh trực tiếp tại khu vực Mỹ Latinh. * Chính sách của Nga đối với Cuba Sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga mới của Tổng thống Boris Yeltsin đã cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ chính trị, ngoại giao, kinh tế với Cuba bất chấp việc quốc đảo này từng là đồng minh thân thiết trong thời kỳ chiến tranh Lạnh và đang lâm vào khủng hoảng kinh tê, xã hội. Trở thành Tổng thống nước Nga (3/2000), ông Putin đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại với Cuba theo hướng: từng bước lấy lại ảnh hưởng tại quốc đảo này như Liên Xô cũ đã từng có được trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Chiến lược này được thể hiện rõ trong sắc lệnh của Tổng thống Liên Bang Nga, số 605, ngày 7/5/2012 về "Những biện pháp thực hiện chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga" [95, tr.2], theo đó: "Nga sẽ tiếp tục củng cố toàn diện quan hệ với các quốc gia Mỹ Latinh và khu vực Caribe (trong đó có Cuba), chú ý tới vai trò đang tăng lên của khu vực này trong các hồ sơ quốc tế. Nga sẽ hướng đến sự đoàn kết các mối quan hệ với các liên minh đa phương và các cấu trúc hội nhập của Mỹ Latinh và khu vực Caribe..." [96, tr.11]. Dựa trên cơ sở của chiến lược trên, các nhà lãnh đạo Nga đã đẩy mạnh các chuyến thăm tới Cuba nhằm củng cố quan hệ chiến lược với quốc đảo này: Phó Thủ tướng Nga Igor Sechin thăm Cuba 3 lần trong năm 2008, ký 10 Hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực; Tổng thống Medvedev thăm Cuba (11/2008). Sau sự kiện Nga sát nhập bán đảo Crime (3/2014) và bị Mỹ và phương Tây cô lập ngoại giao và trừng phạt về kinh tế. Tổng thống Putin đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với Cuba nhằm thông qua nước này để mở rộng ảnh hưởng tại Mỹ Latinh, khu vực vốn được coi là sân sau của Mỹ. Sư thay đổi này được thể hiện rõ trong các chuyến

65 59 thăm của Tổng thống Putin (7/2014) và Thủ tướng Medvedev (2/2015) với các thỏa thuận: xóa 90% khoản nợ trị giá 33,5 tỷ USD của Cuba đã vay từ thời Liên Xô cũ; hợp tác khai thác dầu khí có trữ lượng 20 tỷ thùng ở ngoài khơi Cuba và ngỏ ý thuê lại căn cứ điện tử Loudes [97, tr.16]. Với việc Tổng thống Putin tiếp tục cầm quyền ở nước Nga và Cuba đang đẩy mạnh chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn , nước Nga sẽ tiếp tục coi trong mối quan hệ chiến lược với quốc đảo này để củng cố vị thế của mình ở Mỹ Latinh và cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ và các cường quốc khác tại khu vực này. Tuy nhiên, nó cũng tạo ra những thách thức đối với nền độc lập dân tộc của Cuba, bởi các nước lớn sẽ gia tăng cạnh tranh và biến quốc đảo này thành địa bàn tranh giành ảnh hưởng giữa các siêu cường, điều này, Cuba đã gặp phải trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Tiểu kết chương 2 Từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba cũng chịu sự tác động sâu sắc từ nhiều yếu tố như: những quan niệm về độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của thế giới (Mác, Anghen, Lênin) và Cuba (Jose Marti, Fidel, Đảng cộng sản); cùng những nhân tố chủ quan (đặc điểm của Cuba; kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trước năm 1991; vai trò lãnh tụ (Fidel, Raul) và những nhân tố khách quan (cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu thế hòa bình hợp tác và phát triển); tình hình khu vực (sự phát triển phong trào cánh tả Mỹ Latinh; quá trình liên kết nội khối ở Mỹ Latinh); chính sách của một số nước lớn đối với Cuba (Mỹ, EU, Trung Quốc, Nga) Do đó, để có thể phát huy được tốt hơn nữa những cơ hội, hạn chế những khó khan, thách thức từ những vấn đề nêu trên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Cuba phải đề ra những đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước mình trong bối cảnh mới.

66 60 Chương 3 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, NỘI DUNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC CUBA VỀ ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Mục tiêu Mục tiêu chung: giữ vững nền độc lập dân tộc, đảm bảo sự liên tục và tính chất không thể đảo ngược của chủ nghĩa xã hội, sự phát triển của nền kinh tế đất nước và nâng cao đời sống nhân dân, kết hợp với sự hình thành những giá trị đạo đức và chính trị cần thiết của nhân dân [20, tr.13]. Tiếp tục củng cố vững chắc một nước Cuba xã hội chủ nghĩa có độc lập, chủ quyền, dân chủ, thịnh vượng và bền vững [120, tr.2]. Mục tiêu cụ thể: Trong giai đoạn từ 1991 đến 2016, mục tiêu cụ thể của Đảng và Nhà nước Cuba được điều chỉnh liên tục qua các kỳ Đại hội đảng nhằm đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân và đấu tranh chống lại các chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Tại Đại hội IV (10/1991) và Đại hội V (10/1997), Đảng cộng sản Cuba xác định các mục tiêu cụ thể gồm các bước sau: "Điều chỉnh kinh tế bằng hệ thống các biện pháp cải cách thận trọng" như: (i) giảm chi tiêu cho lực lượng vũ trang và bộ máy hành chính để kiềm chế lạm phát và ổn định tiền tệ quốc gia; (ii) thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế [141, tr.6]. Sang đến Đại hội VI (4/2011) và Đại hội VII (4/2016) Đảng cộng sản Cuba, đã có sự điều chỉnh mục tiêu cụ thể với 6 bước đột phá đó là: (i) tăng cường chiến lược tự túc về lương thực, thực phẩm và năng lượng; (ii) đảm bảo tăng trưởng GDP; (iii) củng cố thế trận Quốc phòng và an ninh Quốc gia; (iv) Đảm bảo môi trường chính trị ổn định và có trật tự thông qua các hoạt động đấu tranh chống lại sự phá hoại của các thế lực thù địch, tham nhũng và các tội hình sự khác; (v) Mở rộng và đa dạng hoá các nguồn đầu tư nước ngoài trong trung và dài hạn. Coi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt

67 61 động hợp tác kinh tế quốc tế; (vi) Tiếp tục duy trì thành quả của Cuộc cách mạng trong các lĩnh vực: y tế, an sinh xã hội, giáo dục, văn hoá. Đảm bảo mọi người dân trong xã hội đều có việc làm [121, tr.6-7] Nhiệm vụ Để thực hiện các mục tiêu đề ra, Đảng và Nhà nước Cuba đã xác định những nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, kiên quyết đấu tranh yêu cầu Mỹ xóa bỏ hoàn toàn chính sách bao vây, cấm vận thù địch chống Cuba, đây chính là điều kiện để Cuba tiếp tục phát triển và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Đồng thời, tăng cường, chủ động đưa đất nước hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế Nhận thức được những thay đổi của tình hình thế giới, khu vực và phù hợp với quá trình phát triển kinh tế đất nước, Đảng và Nhà nước Cuba đã kiên quyết đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại nhằm phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế, đồng thời tạo điều kiện cho Cuba phát triển đất nước. Chiến lược đối ngoại của Cuba đã đặt ra những nhiệm vụ sau: ưu tiên tham gia nhóm Sự lựa chọn Bolivar dành cho các dân tộc Châu Mỹ (ALBA) và Cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe (CELAC). Coi việc tham gia hai tổ chức này là trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Tiếp tục duy trì sự tham gia vào các cơ chế hội nhập thương mại khu vực mà Cuba đã là thành viên: nhóm CARICOM; Hiệp hội ALADI [120, tr.2]... Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước Cuba còn tiếp tục giữ vững đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế, không phân biệt chế độ chính trị, xã hội, dựa trên nguyên tắc bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia. Cuba cũng luôn ủng hộ và giữ vững chủ trương cùng có lợi trong quan hệ quốc tế, coi đây là cơ sở vững chắc để bảo đảm việc gìn giữ, củng cố hòa bình và an ninh ở Mỹ Latinh và trên thế giới. Ngoài ra, Cuba còn tìm kiếm những sáng kiến để giải quyết các mâu thuẫn trong khu vực thông qua giải pháp chính trị. Cuba còn tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực nhằm đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế đất nước và nâng cao đời sống nhân dân; Giữ

68 62 vững hòa bình, tạo môi trường quốc tế thuận lợi, một mặt sẽ góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và an ninh quốc gia, mặt khác, còn giúp Cuba nâng cao được vị thế quốc tế. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để Cuba có thể tranh thủ được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ. Thứ hai, từng bước thay đổi tư duy trong phát triển kinh tế, tiếp tục đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế, đồng thời, vẫn duy trì các chính sách an sinh xã hội tốt đẹp Cuba đấu tranh yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách bao vây cấm vận và duy trì các chính sách phúc lợi xã hội tốt đẹp cho người dân vừa là mục tiêu và là phương hướng trong quá trình đi lên của cách mạng Cuba. Trong bối cảnh nền kinh tế Cuba phải trải qua "Cơn khủng hoảng "dữ dội" khi mất đi thị trường truyền thống là Liên Xô cũ và Đông Âu cũng như mất đi 35% GDP và thâm hụt ngân sách 30% trong giai đoạn " [141, tr.6], cùng những chính sách bao vây cấm vận của Mỹ đã gây ra trong nhiều thập kỷ. Việc yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách cấm vận sẽ giúp cho quá trình "Sửa sai" và "hội nhập" của Cuba đẩy mạnh các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng, đồng thời, giúp quốc đảo này mở rộng quan hệ với khu vực với quốc tế. Để làm được điều này, Đảng và Nhà nước Cuba đã đề ra những nhiệm vụ như sau: Về phát triển kinh tế, xác định cơ chế thị trường, quan hệ hàng hóa-tiền tệ, đa dạng hóa các thành phần kinh tế, đây được coi là những yếu tố mà Cuba buộc phải vận dụng để chủ nghĩa xã hội có thể tồn tại được. Đồng thời, Cuba còn đề ra 3 chương trình kinh tế lớn: chương trình "lương thực-thực phẩm, du lịch, công nghệ sinh học và sản xuất dược liệu" và tiến hành đường lối "sửa sai" theo hướng "chọn lọc, dần dần và có trật tự" [19]. Trong quá trình "sửa sai" Đảng và Nhà nước Cuba tiếp tục vận dụng, nghiên cứu lý luận bám sát với thực tiễn đời sống của Nhân dân, tìm tòi, khái quát chỉ ra những vấn đề có tính quy luật, xây dựng nền tảng tư tưởng lý luận cho sự phát triển của đất nước, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình. Mặt khác, vẫn đảm bảo giữ vững bốn nguyên tắc kinh tế-xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa đó là: kiên quyết bảo vệ những thành quả xã hội đã đạt được trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa và an sinh xã

69 63 hội; kiên trì tính chất xã hội chủ nghĩa ở mô hình phát triển kinh tế-xã hội; nâng cao trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cho nhân dân; xây dựng nguồn lực con người đủ năng lực cạnh tranh. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư thứ nhất, Raul Castro, Đảng và Nhà nước Cuba đã đưa ra những nhận thức mới trong tư duy kinh tế khi khẳng định rằng: việc tăng năng suất lao động, tăng cường tiết kiệm là giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, đề ra các chính sách tự chủ về sản xuất lương thực thực phẩm nhằm đảm bảo nhu cầu trong nước và tiến tới xuất khẩu hàng nông nghiệp có chất lượng cao ra thị trường thế giới. Cuba còn đưa ra quan điểm mới trong sản xuất kinh doanh như: hỗ trợ học nghề, vốn, giống và hướng dẫn kỹ thuật cho những người lao động bị thất nghiệp trong chính sách đóng cửa hoặc giải tán các nông trường quốc doanh, đặc biệt trong lĩnh vực mía đường. Ngoài ra, còn thực hiện việc phi tập trung hóa các ngành dịch vụ và thương mại không có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế đất nước mà trước đây nhà nước giữ độc quyền. Bên cạnh đó, còn cho phép tư nhân mở các hệ thống kinh doanh dịch vụ nhỏ nhưng thiết yếu với đời sống người dân như: xây dựng, điện nước, cắt tóc, đóng giày, kế toán...và cho phép các cửa hàng có thể tuyển nhân viên ngoài gia đình. Cuba còn quy định mức lương tối thiểu chặt chẽ cho người làm công, điều chỉnh mức lợi nhuận hợp lý cho những người kinh doanh bằng sắc thuế mới bao gồm cả việc sửa đổi hệ thống thuế [28]. Để khắc phục khó khăn trong nước và phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước Cuba đã đề ra một số biện pháp hướng tới việc điều chỉnh, thay đổi cơ chế bao cấp dần chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, thực hiện thí điểm trong việc xây dựng đường lối, chính sách, cơ chế mới theo hướng thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế phù hợp với tình hình khu vực Mỹ Latinh và thế giới, góp phần nâng cao tính hiệu quả của công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc. Những biện pháp này bao gồm: tăng thêm quyền hạn cho các doanh nghiệp nhà nước gắn với việc nâng cao trách nhiệm trong việc kiểm soát các nguồn lực vật chất và tài chính mà doanh nghiệp điều hành và tạo điều kiện cho

70 64 kinh tế tư nhân phát triển; các hợp tác xã được hình thành trên cơ sở tự nguyện của người lao động; ngoài việc cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng cũng sẽ cung cấp tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân để góp phần thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này; đẩy mạnh khuyến khích các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước; nền nông nghiệp Cuba phải đảm bảo được sự tự túc về lương thực, thực phẩm tiến tới ổn định an ninh lương thực trên cả nước; thực hiện việc đa dạng hóa các hình thức quản lý nhà ở (nhà nước, tư nhân...) nhằm tìm ra các giải pháp hợp lý cho vấn đề nhà ở của người dân; đa dạng hóa các hình thức quản lý sở hữu xã hội và các chủ thể tham gia vào quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ thương mại. Về xã hội, Đảng và Nhà nước Cuba xác định duy trì và bảo vệ thành quả cách mạng trong các lĩnh vực: giáo dục, y tế, an sinh xã hội để bảo lưu tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong các chính sách. Bên cạnh đó, cũng từng bước điều chỉnh lại các chính sách hiện hành cho phù hợp với khả năng nền kinh tế, giảm bớt hoặc xóa bỏ chi phí thái quá trong lĩnh vực xã hội Nội dung * Trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao Về chính trị: Đường lối lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị của Đảng và Nhà nước Cuba luôn có sự bổ sung, kế thừa, phát triển qua các kỳ Đại hội Đảng nhưng mục tiêu bao trùm của đường lối cách mạng trong giai đoạn vẫn là: "Giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ và cải tiến chủ nghĩa xã hội, tạo ra những cơ sở kinh tế xã hội để tiếp tục phát triển khi cuộc khủng hoảng qua đi" [143]. Để thực hiện mục tiêu này, Cuba từng bước thực hiện các biện pháp như: (i) củng cố vững chắc Nhà nước Cuba xã hội chủ nghĩa, tăng cường xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và các nguyên lý cơ bản của nền dân chủ này; (ii) xây dựng hệ thống chính quyền các cấp linh hoạt, hiệu quả; (iii) tiếp tục hoàn thiện hệ thống các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ. Quá trình cải cách thành công sẽ giúp Cuba xây dựng một chính quyền Nhà nước các cấp dân chủ, hiện đại và mang tính xã hội chủ nghĩa sâu sắc [143]. Đây chính là điều kiện cốt yếu để đảm bảo được sự ổn định chính trị, là nền tảng quan trọng và cốt lõi, là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công của sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba.

71 65 Đại hội VI Đảng cộng sản Cuba đã đánh dấu một bước chuyển mới trong nhận thức chính trị là cần tách bạch vai trò lãnh đạo của đảng với vai trò quản lý của nhà nước. Phải đổi mới phong cách lãnh đạo của đảng là trong công tác tư tưởng, tổ chức, tránh quan liêu, hình thức. Đồng thời, đánh giá đúng và chọn lọc được những cán bộ thực sự có phẩm chất cách mạng ở tất cả các cấp. Để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác chính trị, tư tưởng trong thời kỳ mới, Cuba đưa ra biện pháp: tăng cường phát huy vai trò của báo chí trong việc thông tin, giáo dục và phê phán những khuyết điểm, tiêu cực trong quản lý kinh tế xã hội; phải thường xuyên trẻ hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo đảng, chính phủ nhằm đảm bảo tính kế thừa và liên tục của cách mạng. Việc trẻ hóa cán bộ cần phải làm từ cấp cơ sở đến Trung Ương kể cả những chức vụ cao nhất như: Bí thư thứ nhất, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, Hội đồng Bộ trưởng, những chức vụ này thời hạn nắm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm. Đồng thời, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong nước nhằm đối phó với những âm mưu chia rẽ và lật đổ của chính quyền Mỹ; thực hiện việc cải tổ bộ máy chính quyền các cấp cho phù hợp với điều kiện và tình hình của đất nước (cải cách thủ tục hành chính để thực hiện việc hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống của nhân nhân) để từng bước đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Tiếp đó, tại Đại hội VII Đảng Cộng sản Cuba (4/2016) tập trung thảo luận và thông qua 4 nội dung lớn đó là: đánh giá việc thực hiện Nghị quyết Đại hội VI (4/2011) và Chương trình phát triển kinh tế-xã hội tới năm 2030; Tầm nhìn quốc gia, các trụ cột, mục tiêu và lĩnh vực chiến lược; đánh giá việc thực hiện đường lối cập nhật hóa mô hình kinh tế và các mục tiêu của Hội nghị Đảng toàn quốc lần thứ nhất (1/2012); xác định khái niệm về "mô hình phát triển kinh tế và xã hội, xã hội chủ nghĩa của Cuba; xác định các lĩnh vực và các ngành chiến lược cho phát triển kinh tế và xã hội của Cuba. Đồng thời, Đại hội VII cũng đã bầu ra được các cơ quan lãnh đạo mới của Đảng (BCH TW, BCT, BBT) [133]. Cuba tiếp tục đẩy mạnh và đổi mới công tác xây dựng Đảng với mục tiêu ưu tiên là tăng cường các tổ chức cơ sở Đảng nhằm nâng cao tính chiến đấu, tính gương mẫu của đảng viên. Bên cạnh đó, Đảng cộng sản Cuba đã đưa ra một số

72 66 cải cách chính trị theo hướng thận trọng như: trao thêm quyền lực cho các địa phương; cải cách về bầu cử ở Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp; đưa ra phương thức bầu các nhà lãnh đạo trong giai đoạn mới [98, tr.11]. Về đối ngoại: Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Cuba trong hai giai đoạn ( và ) luôn có sự điều chỉnh để phù hợp với những biến đổi mau lẹ của tình hình trong nước và thế giới. Tại Đại hội IV, Đảng và Nhà nước Cuba đã từng bước điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng: sẵn sàng bình thường hóa quan hệ với Mỹ trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc; đề cao tinh thần cảnh giác và đối phó với các âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực phản cách mạng; đẩy mạnh quan hệ với các nước xã hội chủ nghĩa đặc biệt là Liên Xô, các nước thuộc Phong trào Không liên kết và các nước Mỹ Latinh [18, tr.202]; tích cực hoạt động trong các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương nhằm tập hợp lực lượng để phá thế bao vây cấm vận của Mỹ. Đến Đại hội V, Cuba đã điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với các nước đang phát triển, các nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới, các nước lớn như: Trung Quốc, Liên Bang Nga, Ấn Độ; thúc đẩy ưu tiên trong quan hệ với các tổ chức khu vực ở Mỹ Latinh đặc biệt là nhóm ALBA; chủ động tích cực tham gia vào các diễn đàn quốc tế, đa phương như: Liên hợp quốc, CARICOM. Đến Đại hội VI (4/2011) và đặc biệt là Đại hội VII (4/2016), Cuba đã thực hiện sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại với Mỹ bằng việc tái khẳng định sẵn sàng phát triển quan hệ với siêu cường này theo hướng cùng có lợi và dựa trên tinh thần "nghệ thuật chung sống văn minh, bất chấp khác biệt" và phủ nhận khả năng tái ra nhập tổ chức OAS trong tương lai [91, tr.17]. Đồng thời, tiếp tục kiên trì chính sách ngoại giao mở, tập trung vào việc mở rộng quan hệ với các nước lớn, các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Nga, EU, Brazil, Venezuela...cùng các tổ chức quốc tế, khu vực: UN, ALBA, CELAC[91, tr.17]... * Trên lĩnh vực kinh tế Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đứng đầu là Chủ tịch Fidel và Raul Castro, Cuba liên tục có sự điều chỉnh đường lối kinh tế trong hai giai đoạn phát

73 67 triển đất nước: và thông qua các kỳ Đại hội nhằm từng bước khắc phục những khó khăn nội tại của đất nước và đẩy mạnh phát triển kinh tế. Tại Đại hội V, Cuba đã từng bước điều chỉnh chính sách kinh tế bằng các biện pháp cải cách thận trọng theo hướng hợp pháp hóa việc sử dụng ngoại tệ trong nhân dân; thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, xác định cơ chế thị trường, quan hệ hàng hóa-tiền tệ; đa dạng hóa các thành phần kinh tế và đề ra 3 chương trình kinh tế lớn với mục tiêu đưa Cuba từng bước thoát khỏi khủng hoảng. Song song với đó là việc xác định được 4 nội dung chính là: không nêu chỉ tiêu cụ thể; sử dụng nội lực kinh tế trong nước là chính; nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được coi là nội dung trọng tâm; đảm bảo tính chất xã hội chủ nghĩa trong quá trình sửa sai [5, tr.14]. Đây chính là những nhiệm vụ hàng đầu giúp cho Cuba thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế trong "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình". Sau khi đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" tại Đại hội VI, Chủ tịch Raul và Đảng cộng sản Cuba đã đưa ra quan điểm cần phải đổi mới sửa chữa tất cả những "sai lầm" trong quản lý kinh tế và trong xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng việc đổi mới về "tư duy" nếu không nó chính là rào cản lớn nhất đối với tiến trình cải cách kinh tế. Thông qua các biện pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, hệ thống kinh tế của Cuba dựa trên sở hữu của toàn dân theo nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa "làm theo năng lực, hưởng theo lao động"; thứ hai, Cuba xác định kinh tế "Kế hoạch hóa" sẽ vẫn được ưu tiên chứ không phải kinh tế "thị trường". Kế hoạch hóa để nhà nước kiểm soát nền kinh tế một cách có hệ thống và đảm hoạt động có hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân [20]; thứ ba, thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đảm bảo các mục tiêu: tiếp cận được công nghệ tiên tiến, các phương pháp quản lý, đa dạng hóa và mở rộng thị trường xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, đóng góp nguồn tài chính nước ngoài trong trung và dài hạn để xây dựng các mục tiêu sản xuất cũng như tạo việc làm mới; thứ tư, tạo thuận lợi cho việc đa dạng hóa sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài trong quá trình khuyến khích đầu tư: xúc tiến thành lập các đặc khu phát triển kinh tế để tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu; tăng cường phát triển các dự án công nghệ cao để phục vụ cho sự phát triển của các địa phương và góp phần tạo ra việc làm mới [20].

74 68 Tại Đại hội Đảng lần thứ VII, Cuba tiếp tục có những nhận thức mới về tư duy kinh tế khi xác định sẽ không sử dụng "Những liệu pháp sốc" (shocktherapie) của các nước tư bản để kích thích nền kinh tế, cũng như không được bỏ mặc bất cứ người dân nào trong xã hội, dù họ thuộc tầng lớp nào" [133] và những công thức theo kiểu "tự do kinh tế mới" khuyến khích tư nhân hóa tài sản Nhà nước và khẳng định con đường phát triển kinh tế đất nước sẽ phải thực hiện được các mục tiêu đó là: đưa ra định nghĩa về "cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội" xã hội chủ nghĩa; tiến hành thống nhất hai đồng tiền và hai tỷ giá hiện tại của Cuba; khẳng định lại nguyên tắc xã hội chủ nghĩa về sở hữu toàn dân đối với các phương tiện sản xuất cốt lõi. * Trên lĩnh vực an ninh, quốc phòng Để bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chế độ xã hội chủ nghĩa và an ninh quốc gia, Đảng và Nhà nước Cuba trong giai đoạn , đã xác định rõ các biện pháp sau: Thứ nhất, luôn coi trọng và đề cao vai trò của Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng (quân đội) trong quá trình đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc. Trong đó, Cuba tập trung vào một số vấn đề như: xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân; Thứ hai, để ngăn chặn các âm mưu can thiệp quân sự và tiến hành chiến tranh xâm lược lật đổ chính quyền cách mạng Cuba của Mỹ, Cuba tiếp tục duy trì lực lượng vũ trang 3 thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích); Thứ ba, tiếp tục cuộc đấu tranh yêu cầu Mỹ trao trả căn cứ Guantanamo vô điều kiện cho Cuba; củng cố năng lực bảo vệ biên giới, lãnh thổ (nhất là các khu vực giáp với căn cứ Guantanamo của Mỹ chiếm đóng ở khu vực miền Đông Cuba); Thứ tư, hoàn thiện, củng cố hệ thống an ninh quốc gia cho phù hợp với những chuyển biến về chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và thế giới trong bối cảnh mới; ngăn chặn các hoạt động xâm nhập qua biên giới của các tổ chức phản cách mạng; Thứ năm, tăng cường hợp tác quân sự và trao đổi kỹ thuật quân sự với Nga, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước Mỹ Latinh: Venezuela, Nicaragua;

75 69 Thứ sáu, giảm biên chế và thúc đẩy cải cách quân đội để Lực lượng này hoạt động có hiệu quả, gọn nhẹ, cơ động và có tính tác chiến cao; đào tạo các cán bộ quân sự phục vụ cho việc tham gia hợp tác khu vực, quốc tế, đặc biệt là tham gia vào Chương trình hợp tác và gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc [121, tr.6-7]. Những chủ trương về an ninh, quốc phòng trên của Cuba sẽ giúp nước này có điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ trước âm mưu diễn biến hòa bình và chống phá của Mỹ, các thế lực thù địch. * Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội Trong giai đoạn và , đặc biệt là tại Đại hội VI, Đảng và Nhà nước Cuba đã đưa ra nhiều nội dung trong hoạt động văn hóa-xã hội đó là: tăng cường bảo vệ bản sắc văn hóa; tiếp tục nâng cao chất lượng và tính nghiêm túc trong công tác giảng dạy ở các cấp học nhằm nâng cao hiệu quả của nền giáo dục Cuba; từng bước sắp xếp lại mạng lưới các trường học, nâng cao năng lực của giáo viên trước học sinh, sinh viên thông qua việc trang bị các trang thiết bị giảng dạy; cải thiện chất lượng dịch vụ và chăm sóc y tế cho toàn dân, đồng thời có chính sách đãi ngộ tốt cho nhân viên làm trong ngành này; phát triển các hoạt động y tế cộng đồng nhằm nâng cao sức khỏe, cải thiện đời sống của nhân dân; tiếp tục đào tạo đội ngũ chuyên gia y tế, bác sỹ để đáp ứng nhu cầu trong nước và coi "ngoại giao y tế" là kênh đối ngoại quan trọng để phát triển kinh tế đất nước và nâng cao vai trò vị thế của Cuba trên trường quốc tế [20, tr.13]. Tiếp đó, tại Đại hội VII, Cuba cũng đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng để tiếp tục phát triển con người toàn diện, giữ vững và phát huy những thành quả cách mạng đã đạt được về y tế, giáo dục, văn hoá. Đồng thời, tạo các nguồn thu mới ngoài ngân sách nhà nước từ các doanh nghiệp dành cho y tế, giáo dục, văn hoá [120, tr.2]. Tóm lại, các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Cuba trong 2 giai đoạn và được thông qua tại các Đại hội Đảng cộng sản Cuba lần thứ IV, V, VI, VII, đã làm rõ mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao; kinh tế; an ninh, quốc phòng; văn hóa,xã hội mà cách mạng Cuba phải thực hiện qua từng giai đoạn. Đây chính là

76 70 cơ sở và nền tảng để cho Cuba thực hiện thành công công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong thời kỳ mới SỰ TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA CUBA Giai đoạn Cuba thực hiện "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) Sở dĩ Cuba thực hiện "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" là do từ Đại hội III (2/1986), Đảng và Nhà nước đã nhìn nhận ra những yếu kém của cơ chế quản lý cũ và bước đầu đưa ra các biện pháp điều chỉnh cơ chế quản lý kinh tế mới, nhưng tiến trình chuyển đổi đó bị ảnh hưởng nặng nề từ sự sụp đổ Liên Xô vào tháng 12/1991. Đây là một "cú sốc" lớn đối với tình hình kinh tế và chính trị của Cuba, bởi trong một thời gian dài, khoảng 85% tổng lượng xuất nhập khẩu (chủ yếu là thiết bị, nguyên liệu); 95% nguồn cung cấp dầu; 57% nguồn cung cấp lương thực, 51% sản lượng thịt và phần lớn phương tiện giao thông, máy móc, giấy, hàng tiêu dùng thiết yếu của Cuba gắn liền với nước này [143, tr.2]. Vì vậy, nền kinh tế Cuba đã phải đối mặt với những thách thức lớn khi quan hệ thương mại, kinh tế với Liên Xô hoàn toàn bị cắt đứt. Hơn thế nữa, sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã làm tổn thương niềm tin của nhân dân Cuba vào chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Ngoài những khó khăn trên, chính quyền Mỹ còn lợi dụng sự sụp đổ của Liên Xô, đồng minh chiến lược của Cuba trong thời kỳ chiến tranh Lạnh để siết chặt lệnh trừng phạt về kinh tế đối với quốc đảo này. Biểu hiện rõ nhất là hai đạo luật Torriceli (1992) và Helm-Burton (1996) nhằm bóp nghẹt kinh tế Cuba. Mỹ còn giật dây EU gây sức ép chính trị, cấu kết với các lực lượng phản động trong và ngoài nước để gia tăng các hoạt động phá hoại, can thiệp gây mất ổn định tình hình, bạo loạn và khủng bố với nhiều thủ đoạn để tiêu diệt cách mạng Cuba. Điển hình là vụ đánh bom ở Habana vào tháng 10/1994, do CIA tổ chức Điều này, đã gây ra cho Cuba những khó khăn to lớn trong việc gìn giữ sự ổn định đất nước, phát triển và mở rộng quan hệ quốc tế. Do tác động từ những yếu tố trên, Cuba đã rơi vào khủng hoảng kinh tế toàn diện và sâu sắc. Trong giai đoạn , lạm phát lên tới 121%, thâm hụt ngân sách 158%, tổng sản phẩm

77 71 quốc nội (GDP) giảm 35% [143]. Để đối phó với tình trạng trên, Cuba đã buộc phải tuyên bố đưa đất nước bước vào "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" tại Hội nghị TW 5 khóa IV, tháng 7/1993. Bối cảnh trên của Cuba đã đặt ra cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn những cơ hội và thách thức đan xen, điều này, được thể hiện thông qua các lĩnh vực sau: Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao Để đối phó với những âm mưu can thiệp và lật đổ của Mỹ và các thế lực bên trong, bên ngoài, Đảng và Nhà nước Cuba đã triển khai các biện pháp đồng bộ trên lĩnh vực chính trị và đối ngoại nhằm bảo vệ thành quả cách mạng năm 1959, bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Những biện pháp đó bao gồm: Thứ nhất, Cuba đã ban hành Hiến pháp mới vào năm 1992 và tiến hành sửa đổi Hiến pháp vào năm Đây được coi là những biện pháp mang tính chất bản lề để giữ vững sự ổn định chính trị trong nước, trong bối cảnh nền kinh tế-xã hội đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng Để đáp ứng được với những đòi hỏi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong điều kiện mới, Cuba đã 2 lần tiến hành sửa đổi và thông qua Hiến pháp mới vào các năm 1992, 2002 [98, tr.1]. Sự thay đổi này đã phản ánh đúng đắn quá trình đổi mới tư duy chính trị và thực tiễn cải cách đất nước của Đảng cộng sản Cuba. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng đã ban hành, thông qua và sửa đổi nhiều Văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các hoạt động kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài...đồng thời, xóa bỏ những quy định, văn bản không phù hợp đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Những thay đổi nêu trên, đã tạo ra những khuôn khổ pháp lý quan trọng để Đảng và Nhà nước Cuba tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực nhằm tạo ra sự ổn định chính trị-xã hội trong bối cảnh Cuba đang lâm vào khủng hoảng kinh tế, sự chống phá quyết liệt của Mỹ và các lực lượng phản động. Việc sửa đổi thành công Hiếp pháp này đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong "Thời kỳ đặc biệt trong

78 72 hòa bình". Đồng thời, phản ánh tính đúng đắn trong việc đổi mới tư duy, nhận thức về chính trị. Đây chính là cơ sở giúp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước diễn ra thuận lợi. Thứ hai, Đảng và nhà nước Cuba đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng nhằm tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong đảng, giữa đảng với nhân dân để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và chống lại các âm mưu gây bất ổn chính trị xã hội của Mỹ và các thế lực thù địch. Tư tưởng luôn được coi là lĩnh vực nhạy cảm mà các thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng, chống phá. Để đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên mặt trận tư tưởng nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc và thành quả cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tại Đại hội Đảng lần thứ IV (10/1991) và V (10/1997), Đảng cộng sản Cuba đã xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng là: Công tác chính trị, tư tưởng nhằm thực hiện mục tiêu cuối cùng là bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội do Đảng cộng sản lãnh đạo. Công tác chính trị tư tưởng sẽ giúp cho mọi tầng lớp, nhân dân Cuba nhận thức được rằng, Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cao nhất trong toàn xã hội, của nhân dân, hướng dẫn và phối hợp các nỗ lực chung của toàn thể dân tộc Cuba trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và góp phần củng cố hệ tư tưởng cách mạng của Cuba trong xã hội. Hệ tư tưởng được Cuba xác định đó là sự kết tinh toàn diện giữa tư tưởng cách mạng triệt để của Jose Martin và truyền thống đấu tranh giải phóng dân tộc độc đáo của nhân dân, với những đặc thù cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. Theo đó, tư tưởng và hành động của Fidel là biểu hiện cao nhất trong nền tảng chính trị, tư tưởng của cách mạng Cuba [82, tr.13]. Công tác chính trị tư tưởng được Cuba đẩy mạnh trong nội bộ đảng thông qua việc cơ cấu tổ chức theo 3 cấp: trung ương, tỉnh/thành phố, quận/huyện. Hệ thống thông tin tuyên truyền của nhà nước, các tổ chức quần chúng, các cơ quan ngôn luận của Đảng bao gồm: báo Granma, Tạp chí xã hội chủ nghĩa, trang web của Đảng và nhà xuất bản Chính trị. Thông qua các cơ quan truyền thông này, nhiều chủ trương, đường lối, chỉ thị, hướng dẫn của các cơ quan và tổ chức

79 73 Đảng, cũng như ý kiến và định hướng của chủ tịch Fidel được phổ biến sâu rộng trong toàn dân. Trong những năm cuối của thập niên 90, Đảng cộng sản Cuba còn tiến hành trên phạm vi rộng lớn các diễn đàn chính trị tư tưởng công khai với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo cấp cao trong đó có chủ tịch Fidel, Phó Chủ tịch Raul để yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách cấm vận với Cuba. Thực hiện nghị quyết của Đại hội V, Đảng đã phát động đợt sinh hoạt chính trị thông qua việc phát động quần chúng tiến hành các cuộc biểu tình, tuần hành yêu cầu Mỹ trả tự do cho bé Elian trong suốt 7 tháng (năm 2000), đấu tranh yêu cầu Mỹ trao trả 5 công dân Cuba bị Mỹ bắt giam làm gián điệp. Các hoạt động này đã buộc Mỹ phải trao trả bé Elian vào tháng 7/2001. Cuba đã khánh thành Viện bảo tàng Đấu tranh tư tưởng (7/2001), đây là viện Bảo tàng đầu tiên ở Cuba và trên thế giới nhằm khơi dậy cuộc đấu tranh của Nhân dân Cuba chống chủ nghĩa đế quốc. Những hoạt động đấu tranh tư tưởng trên của Đảng cộng sản Cuba đã góp phần củng cố mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với nhân dân, tạo cho người dân luôn có ý thức cảnh giác trước các hành động chống phá và can thiệp của Mỹ cũng như các thế lực thù địch vào quốc đảo này Trên lĩnh vực kinh tế Sự tan rã của Liên Xô đã làm cho nền kinh tế Cuba đứng trước nguy cơ của sự sụp đổ. Tình hình này, đã đặt ra cho Đảng và Nhà nước Cuba nhu cầu cấp bách là phải thay đổi để có thể tồn tại và tiếp tục tiến lên con đường xã hội chủ nghĩa. Thứ nhất, sự thay đổi trong chính sách phát triển kinh tế đã giúp Cuba thu được kết quả khả quan và từng bước thoát khỏi khủng hoảng; duy trì sự ổn định chính trị- xã hội trong nước; giữ vững nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh Mỹ siết chặt hơn nữa lệnh cấm vận. Nhờ việc thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn: lương thực -thực phẩm; du lịch; công nghệ sinh học theo phương châm "chọn lọc dần dần và có trật tự", trong giai đoạn từ , Cuba đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Sau nhiều năm liên tiếp tăng trưởng kinh tế ở mức âm như: -10,7% (1991), -11,5%(1992) và -14,9% (1993), GDP giảm 35% ( ) [93, tr.16] thì đến năm 1994, Cuba đã chặn đứng được đà suy thoái, đạt mức tăng trưởng

80 74 0,7% ; 2,5% (1995) và 7,8% (1996) [82, tr.10]. Kim ngạch xuất khẩu đạt 2,4 tỷ USD (1994) bằng với mức bình quân năm Tài chính của đất nước bắt đầu được củng cố, mức thâm hụt ngân sách giảm 40% so với dự kiến. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,5 tỷ USD. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã giúp Cuba triển khai 10 dự án phát triển kinh tế và một số dự án về đào tạo cán bộ quản lý kinh doanh với tổng số vốn là 7 triệu USD [117, tr.158]. Thâm hụt ngân sách từ 35% (1993) xuống còn 5% (1996). Những thành tựu kinh tế trên đã góp phần quan trọng nâng cao thu nhập thực tế, cải thiện đời sống nhân dân, hạ tỷ lệ thất nghiệp từ mức 10% (1992) xuống còn 5% (2002). Tỷ lệ lạm phát từ 179% (1989) xuống còn 5% (2002) [82, tr.11]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Cuba đạt 1,2% (1998), con số này tuy còn khiêm tốn nhưng là một minh chứng cho thấy nền kinh tế Cuba vẫn giữ được khả năng phục hồi trong điều kiện bất lợi do hậu quả của chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính giai đoạn Trong các năm từ , khi nền kinh tế thế giới suy giảm, kinh tế Mỹ Latinh suy thoái nặng nề do hậu quả của chính sách tự do mới trong kinh tế của chính quyền Bill Clinton và tác động từ thảm họa khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ, nhưng Cuba lại là nước duy nhất trong khu vực duy trì được sự ổn định trong điều kiện bị bao vây cấm vận và đạt được mức tăng trưởng bình quân 4%/năm [86]; thâm hụt ngân sách từ 5% (1996) xuống 3% (2001); năng suất lao động thời kỳ tăng gần 20% [86]. Những thành công bước đầu nêu trên, một mặt, giúp Cuba thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế trong bối cảnh mất đi một thị trường lớn là Liên Xô và lệnh cấm vận của Mỹ về kinh tế đang bị siết chặt. Nhưng mặt khác, nó cũng giúp cho Cuba củng cố vững chắc hơn nữa nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được trong tăng trưởng kinh tế, tiến trình cải cách kinh tế còn giúp Cuba đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trước thập niên 90, sở hữu công bao trùm toàn bộ nền kinh tế, nhưng sau 7 năm cải cách kinh tế của Đại hội V, các hình thức sở hữu đã có những thay đổi sâu sắc. Nền kinh tế Cuba đã có sự kết hợp ở mức độ khác nhau giữa sở hữu tư nhân

81 75 với sở hữu có vốn đầu tư nước ngoài, với công hữu làm chủ đạo: năm 1999, Cuba đã thành lập hơn 4000 Ủy Ban phân chia, trên cơ sở phân chia lại đất đai của gần 400 Nông trường quốc doanh và Nhà nước chỉ quản lý 33% đất đai nông nghiệp so với 70% trước đây [46]. Khu vực kinh tế tư nhân bắt đầu xuất hiện từ năm 1993 đã nhanh chóng trở thành động lực của nền kinh tế Cuba. Năm 1997, khu vực kinh tế nhà nước chiếm 15,8% số việc làm mới, trong khi đó khu vực kinh tế hỗn hợp chiếm tới 32% số việc làm mới [83]. Chính phủ Cuba đã mở cửa cho đầu tư nước ngoài ở hầu hết các khu vực kinh tế trừ giáo dục, y tế và quốc phòng. Tính đến năm 1998, Cuba có khoảng 332 Hiệp hội kinh tế đang hoạt động bằng nguồn vốn nước ngoài, khu vực kinh tế tư nhân đã sử dụng trên lao động Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch Đầu tư Cuba, tính đến năm 2003, Cuba đã thu hút được 700 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 250 triệu USD [83]. Cơ cấu kinh tế của Cuba có sự chuyển đổi quan trọng từ "nhất dạng" sang "đa dạng" với một số ngành nghề mới xuất hiện như: công nghệ sinh học, khai thác nicken và du lịch, đặc biệt, ngành du lịch đã phát triển nhanh chóng và thể hiện tính vượt trội hơn hẳn so với các ngành nghề truyền thống. Cuba đã đón gần 1,8 triệu khách du lịch, với doanh thu đạt hơn 1,8 tỷ USD (năm 2002) và trở thành một động lực tăng trưởng kinh tế của đất nước [77, tr.3]. Trong nông nghiệp, sản xuất đỗ, ngô, mía đường, bò sữa đều có sự phát triển và có tốc độ tăng trưởng khá nhanh. Trong công nghiệp, ngành sản xuất đường, lĩnh vực kinh tế chủ lực của Cuba trong những năm trước đây nay chỉ đóng vai trò thứ yếu. Trong khi đó, ngành khai thác và sản xuất nicken vươn lên và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Cùng với việc phát triển ngành du lịch, xuất khẩu dịch vụ cũng có giá trị gia tăng cao (chủ yếu là dịch vụ chăm sóc y tế và cấp phát bằng phát minh, sáng chế về công nghệ sinh học) đã đưa lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Xuất khẩu dịch vụ đã đem lại 10% giá trị xuất khẩu (1990) và tăng lên 60% (2003). Khai thác dầu khí từ chỗ không đáng kể trước đây đến năm 2002 đã đảm bảo được 50% nhu cầu của đất nước và triển vọng có thể trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong tương lai gần [82, tr.11]. Tỷ trọng xuất nhập khẩu hàng hóa cũng giảm đi nhanh chóng, từ 90% (1989)

82 76 xuống 36% (2003). Trong khi ngành ngoại thương có nhiều khởi sắc: trong giai đoạn , thị trường xuất khẩu số 1 của Cuba là Liên Xô đã không còn làm cho giá trị trao đổi thương mại giảm ở mức -77%. Đến năm 2002, con số này đã tăng lên 5 tỷ USD (mức cao nhất kể từ năm 1991, trước khi Cuba bước vào "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" [85]. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này đã giúp cho nền kinh tế Cuba chuyển từ trạng thái "đơn nhất" sang "đa dạng", làm cho nền kinh tế có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo tiền đề vững chắc cho Công cuộc cải cách kinh tế và tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thứ hai, du lịch và công nghệ sinh học đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Cuba. Đây chính là "cứu cánh" giúp Cuba giải quyết được những khó khăn kinh tế trước mắt và tạo cơ sở, tiền đề cho các ngành kinh tế khác có điều kiện phát triển. Đồng thời, giúp Cuba có thể tự chủ hơn về kinh tế và giảm sự phụ thuộc vào bên ngoài. Về du lịch: Để phát triển tiềm năng du lịch quốc gia, từ đầu thập niên 90, chính phủ Cuba đã thực hiện các kế hoạch thúc đẩy các hoạt động du lịch: du lịch tắm nắng, bãi biển, du lịch sinh thái...nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách trong và ngoài nước, tăng lượng khách quốc tế đến quốc đảo này. Lượng khách quốc tế đến Cuba trong giai đoạn này chủ yếu đến từ Mexico, Mỹ, Đức, Pháp...và chiếm 90% lượng khách du lịch quốc tế [77, tr.4]. Từ năm 1994, tổng doanh thu của ngành du lịch đã vượt ngành mía đường trở thành nguồn cung cấp ngoại tệ quan trọng hàng đầu cho Cuba cùng với sản xuất niken. Trong giai đoạn , số khách du lịch tới Cuba tăng 6 lần, từ vị trí 25 lên vị trí thứ 9 của khu vực. Thu nhập từ ngành này tăng hơn 11 lần, từ 4% tăng lên 45% tổng thu ngân sách [41]. Chính phủ Cuba còn đặc biệt chú trọng đến việc khai thác thị trường du lịch của các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, nhất là Trung Quốc. Vào tháng 1/2004, Cuba và Trung Quốc đã ký biên bản ghi nhớ về du lịch trong đó, chính phủ Trung Quốc đã công nhận Cuba là nước đầu tiên ở Tây Bán Cầu được

83 77 hưởng quy chế "Điểm đến du lịch" của du khách Trung Quốc và điều này sẽ giúp tăng lượng khách Trung Quốc đến Cuba [77, tr.4]. Theo thăm dò của Hãng Lữ hành du lịch của Mỹ năm 2004, Cuba xếp vị trí thứ 7 trong tổng số 57 nước có nền công nghiệp không khói tốt nhất thế giới; đứng đầu thế giới về đảo và khách sạn; thứ ba về bãi biển; thứ 8 về thành phố. Thủ đô La Habana đứng vị trí thứ 8 về thành phố du lịch tốt nhất thế giới và đứng thứ 2 Châu Mỹ, ngang với Buenos Aires (Argentina) [77, tr.4]. Về công nghệ sinh học Chính phủ Cuba đã ưu tiên phát triển ngành công nghệ sinh học bằng việc đầu tư, xây dựng các cơ sở nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học, trong đó một số cơ sở có tầm cỡ quốc tế như: Trung tâm Kỹ nghệ di truyền và công nghệ sinh học (CIGB); Viện vác xin Finlay; Trung tâm khoa học quốc gia (CENIN)...các trung tâm này đã đưa ra thị trường hàng trăm sản phẩm nhằm nâng cao sức khỏe của con người và phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt. Chính phủ Cuba cũng đã áp dụng công nghệ gen và nghiên cứu sản xuất thành một số loại dược phẩm có giá trị cao: vác xin phòng chống viêm não Nhật Bản; vác xin phòng chống siêu vị B, C...Ngoài ra, Cuba còn chế tạo thành công các loại thuốc thú y như: vác xin phòng chống bọ ve ở bò (GAVAC). Hơn nữa, còn sử dụng công nghệ biến đổi gen để cho ra thị trường các sản phẩm đạt năng suất cao: cá rô phi, mía, khoai tây... Cuba còn có hàng chục các sản phẩm công nghệ sinh học được cấp bằng sáng chế và có bản quyền trong và ngoài nước: vác xin chống ung thư. Các sản phẩm công nghệ di truyền của Cuba được ưa chuộng tại 60 nước, với giá trị xuất khẩu 1 tỷ USD/năm. Trong giai đoạn từ , xuất khẩu công nghệ sinh học mang lại cho Cuba mỗi năm khoảng 350 triệu USD [77, tr.7]. Bên cạnh đó, Cuba cũng thực hiện chuyển giao công nghệ sinh học tới một số nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Brazil, Việt Nam Trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng Trong bối cảnh cách mạng Cuba liên tục chịu sự bao vây, cấm vận, can thiệp, lật đổ của Mỹ và các thế lực phản động bên trong và bên ngoài. Để đối phó thành công những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, Đảng và Nhà nước Cuba đã

84 78 đề ra các biện pháp để từng bước phát triển lực lượng vũ trang cách mạng nhằm bảo vệ vững chắc an ninh quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chiến lược này của Cuba được thể hiện thông qua một số biện pháp sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì và củng cố các lực lượng bảo vệ cách mạng nhằm góp phần ổn định trật tự trong nước, bảo vệ Đảng, nhà nước và nhân dân trước sự chống phá quyết liệt của kẻ thù Đảng và Nhà nước Cuba coi việc bảo vệ tổ quốc, củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân, của mọi lực lượng trong xã hội. Trong đó, sức mạnh của lực lượng vũ trang được coi là nòng cốt, chú trọng phát huy nội lực là chính; kết hợp sức mạnh kinh tế, chính trị với ngoại giao; sẵn sàng đối phó với mọi tình huống chiến tranh, nguy cơ xâm lược của Mỹ cùng các thế lực thù địch và kiên quyết giành thắng lợi. Ngoài ra, Cuba còn chú trọng xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng 3 thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích. Quán triệt tư tưởng cách mạng tiến công, tích cực, chủ động, sãn sàng đánh bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch. Đồng thời, tiếp tục khẳng định: "Học thuyết Quốc phòng của Cuba vẫn tiếp tục là học thuyết chiến tranh Nhân dân" [91, tr.17]. Tính đến năm 2003, Cuba có quân chính quy thuộc các binh chủng hải, lục, không quân, với hơn 3,5 triệu quân dự bị, bộ đội và công nhân quốc phòng vào làm việc trong hơn cơ sở kinh tế quốc phòng thuộc các đơn vị vũ trang trên cả nước [174]. Nhờ xây dựng được lực lượng vũ trang vững mạnh, có mối liên hệ mật thiết với nhân dân nên Cuba đã kịp thời ngăn chặn và dập tắt các vụ gây rối, bạo loạn chính trị (Sự kiện bạo loạn chính trị vào tháng 10/1994 tại thủ đô La Habana do một số phần tử Cuba lưu vong được Mỹ hậu thuẫn gây ra); các âm mưu ám sát nhằm vào lãnh tụ Fidel; vô hiệu hóa hoạt động của các đối tượng phản động trong và ngoài nước lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để gây mất ổn định chính trị và không để bên ngoài lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của Cuba; đấu tranh ngăn chặn các hoạt động của một số phần tử cơ hội chính trị trong nước, không để chúng hình thành các tổ chức chính trị đối lập để chống lại Đảng và phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; góp phần giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước;

85 79 nâng cao và giác ngộ trình độ hiểu biết về quốc phòng- an ninh cho toàn dân, các cấp, bộ và ngành; đề cao tinh thần cảnh giác, ý thức cách mạng và trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhân dân trong công cuộc xây dưng và bảo vệ tổ quốc; bố trí lại các Lực lượng quốc phòng theo quân khu, vùng miền, khu vực phòng thủ phù hợp với ý đồ chiến lược, phát huy cao độ sức mạnh quốc phòng để bảo vệ vững chắc tổ quốc Cuba xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, ngăn chặn chiến tranh xâm lược và sẵn sàng đánh trả các cuộc tấn công của kẻ thù. Như vậy, trong giai đoạn , quân đội Cuba, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đã luôn đề cao tinh thần cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu nhằm tăng cường bảo vệ vững chắc độc lâp chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng và Nhân dân, chủ động ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động phá hoại của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất nước trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Thứ hai, Cuba chủ trương cải cách các Lực lượng vũ trang để bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng góp phần giữ vững ổn định trật tự xã hội, chủ quyền quốc gia. Cuba đã xác định rõ mục tiêu là xây dựng quân đội cách mạng dựa trên cơ sở "kinh nghiệm lịch sử của quân đội giải phóng Rebel chống thực dân Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lần 1 ( ) và lần 2 ( )" [142, tr.2], thành một lực lượng vũ trang cách mạng tinh nhuệ, chính quy, có đủ năng lực để bảo vệ tổ quốc và giúp đỡ nhân dân khi gặp thiên tai, địch họa. Đồng thời, đẩy mạnh phát triển các lực lượng quân dự bị, dân cảnh nội địa (dân quân tự vệ) nhằm phát huy hết năng lực và vai trò của các lực lượng trên trong sự nghiệp phát triển kinh tế và bảo vệ tổ quốc khi cần thiết. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện việc củng cố mối quan hệ giữa Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng, Bộ Nội vụ với các Bộ ngành khác nhằm củng cố vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân. Thông qua hoạt động này, Cuba còn muốn củng cố mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó truyền thống giữa các lực lượng vũ trang cách mạng với các Bộ để ngoài mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc còn có thể giúp người dân trong các hoạt động phòng chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn [80].

86 80 Cuba còn xây dựng thế trận quốc phòng, kết hợp với kinh tế và đối ngoại. Điều chỉnh lại thế chiến lược với các Lực lượng Vũ trang, đặc biệt là khu vực giáp với căn cứ Guantanamo để chống lại các âm mưu xâm lược, chống phá cách mạng Cuba của Mỹ. Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại căn cứ Guantenama vẫn được coi là nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia của Cuba. Từ tháng 1/2002, dưới thời Tổng Bush (con), Mỹ đã sử dụng căn cứ này để giam giữ những nghi phạm khủng bố bị bắt giữ trong cuộc chiến chống khủng bố ở Iraq và Afganistan [128]. Điều này, làm cho Cuba rất lo ngại, một mặt, thông qua căn cứ này Mỹ có thể tiến hành chống phá Cuba về tư tưởng, chính trị, quân sự. Mặt khác, có thể dễ dàng thực hiện các kế hoạch xâm nhập, đổ bộ vào Cuba sau đó tiến tới thiết lập một chính quyền thân Mỹ tại đây. Thành tựu cách mạng Cuba đã đạt được nêu trên đã góp phần to lớn trong việc củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, làm cho trật tự xã hội được giữ vững và ổn định, bất chấp sự chống phá quyết liệt của các lực lượng phản động bên trong và bên ngoài Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội Nhắc đến những thành tựu của cách mạng của Cuba trong giai đoạn này không thể không nói đến các thành quả về giáo dục, ý tế, an sinh xã hội. Mặc dù, đất nước phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Đảng và Nhà nước Cuba luôn giành ưu tiên đặc biệt đến việc chăm lo sức khỏe, đời sống của người dân. Đây chính là cơ sở quan trọng để đem lại sự công bằng trong xã hội, đồng thời, củng cố niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, những thành tựu trong các lĩnh vực nói trên đã trở thành vũ khí quan trọng giúp Cuba đứng vững và vượt qua thời khắc hiểm nghèo của "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình". Thứ nhất, việc duy trì tư tưởng yêu nước của Jose Marti trong lĩnh vực văn hóa được coi là nhiệm vụ quan trọng để Cuba bảo vệ thành quả cách mạng Một trong những giá trị về văn hóa mà cách mạng Cuba luôn lưu giữ và phát triển chính là những quan điểm yêu nước của Jose Marti về văn hóa thông qua các tác phẩm văn học, thơ ca, hài kịch, cùng những tác phẩm lý luận chính trị của ông. Những quan điểm này được hình thành trên cơ sở của cuộc đấu tranh

87 81 chống lại ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha qua tác phẩm "Nhật ký tuổi thơ" với câu nói nổi tiếng "Tôi sẽ quyết trả thù cho những người phải sống lay lắt, vật vờ trong kiếp nô lệ" [57, tr.59]. Toàn bộ các sáng tác nghệ thuật cùng hoạt động thực tiễn của ông đều hướng về mục tiêu duy nhất là đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc và đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Ông cũng đã khẳng định: "Không thể có con người mà không có tổ quốc...không thể có tổ quốc mà không có tự do" [154, tr.459]. Chủ nghĩa yêu nước của Jose Marti đã được nâng lên thành quan điểm văn hóa và những giá trị của nó không chỉ có ý nghĩa thực tiễn trong thế kỷ XIX mà còn có ý nghĩa đối với Cuba trong giai đoạn này. Bởi nhờ hệ tư tưởng này mà Đảng cộng sản Cuba đã tiếp thu, trân trọng và phát triển nó thành một nền văn hóa cách mạng có một không hai ở Mỹ Latinh với nền giáo dục, y tế miễn phí; quyền bình đẳng giữa các màu da, sắc tộc, tôn giáo và quyền con người luôn được tôn trọng một cách triệt để; tình đoàn kết của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế trong sáng luôn được đề cao; mối quan hệ giữa mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội luôn gắn bó chặt chẽ; quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong nội bộ đảng luôn được củng cố bền chặt và không thể chia căt; đặc biệt, hệ tư tưởng Jose Marti đã luôn được Đảng cộng sản Cuba coi là một trong những nền tảng, kim chỉ nam cho sư nghiệp đâu tranh bảo vệ tổ quốc ở quốc đảo tự do này. Đây chính là thứ vũ khí vô cùng mạnh mẽ giúp Cuba đối phó thành công với các chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch. Thứ hai, những thành tựu về giáo dục, y tế không chỉ giúp Cuba đứng vững trước khó khăn về kinh tế mà còn nâng cao được vai trò, vị thế trên trường quốc tế, qua đó, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế trong việc chống lại chính sách bao vây, cấm vận hà khắc của Mỹ Về giáo dục: Hiến pháp Cuba năm 1992 đã nêu rõ: " Tất cả mọi người đều được phép tiếp cận như nhau với giáo dục ở tất cả các trường học của đất nước (từ tiểu học đến đại học) và giáo dục không mất tiền" [19, tr.4] nhờ chính sách ưu việt về giáo dục, Cuba đã đạt được những thành quả: trong giai đoạn , Cuba chỉ còn 0,5% dân số mù chữ (so với 13% ở toàn khu vực Mỹ Latinh); 100% số

88 82 trẻ em trong độ tuổi đi học được đến trường; đã phổ cập giáo dục lớp 9 cho toàn dân; có 47 trường đại học (trong đó có 14 trường Đại học Sư phạm); giáo dục đại học đã được triển khai đến toàn bộ các cấp, quận, huyện trong cả nước với 67% thanh niên ở độ tuổi đến giảng đường đại học. Cuba có 130 trung tâm nghiên cứu khoa học với số lượng cán bộ lên tới hàng chục nghìn người và thực hiện các biện pháp giảng dạy, học tập như học qua đài phát thanh, truyền hình [85]...Ngay những thời điểm cam go nhất của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước Cuba vẫn luôn quan tâm đến sự phát triển giáo dục và trở thành điểm sáng ở Mỹ Latinh cũng như trên thế giới. Tính đến năm 2001, Cuba có 100% dân số được phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở; hơn 700 nghìn người tốt nghiệp đại học; 310 nghìn giáo viên và 70 nghìn bác sỹ Cuba còn dẫn đầu thế giới về số giáo viên tính theo đầu người và tiếp tục duy trì chính sách giáo dục miễn phí cho toàn dân [150, tr.20]. Với mục tiêu tất cả các học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học có nguyện vọng đều có thể học đại học, Cuba đã mở rộng mô hình đại học về các quận/huyện, tạo điều kiện để 100% số trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, cung cấp miễn phí sách, vở cho toàn bộ học sinh và đảm bảo nội trú miễn phí hoàn toàn cho gần 428 nghìn học sinh và bán trú cho trên 725 nghìn học sinh. Ngoài ra, 525 nghìn trẻ em khuyết tật đã được đi học, 272 trẻ em khuyết tật nặng đã được tổ chức học tập ngay tại giường bệnh. Cuba còn xây dựng một nhà in chữ nổi dành riêng cho người mù và trang bị máy tính cho người khuyết tật [61]. Bắt đầu từ năm , Cuba đã phát động một cuộc cách mạng giáo dục với nội dung quan trọng là đưa giáo dục đại học đến 169 quận huyện trên cả nước, đồng thời tiến tới phổ cập giáo dục đại học cho toàn dân. Bộ Giáo dục Cuba cũng đã tổ chức lại các lớp học ở cấp phổ thông để mỗi một lớp học cấp 1 không quá 20 học sinh, cấp 2 và đại học là không quá 15 học sinh. Với những thành công trên, Tổ chức Văn hóa, giáo dục và Khoa học kỹ thuật của Liên Hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Cuba là nước đầu tiên ở Mỹ Latinh hoàn thành chỉ tiêu "Chương trình giáo dục cho mọi người" được Liên Hợp quốc đề ra tại Diễn đàn thế giới tổ chức tại Dhaka (Bangladesh, 2000),

89 83 Cuba đứng thứ 23 thế giới về thành tích giáo dục [150, tr.20] và đạt giải thưởng "Vua Xê Đông" năm 2002 [77, tr.7]. Về y tế: Đảng và nhà nước Cuba luôn coi y tế là trọng điểm trong chính sách an ninh-xã hội. Cuba thực hiện các nguyên tắc trong y tế như: phổ biến, miễn phí, dễ dàng, được trang bị với những thiết bị, vật chất cần thiết, đội ngũ bác sĩ được đánh giá cao, dựa trên cơ sở phòng bệnh là chính. Tất cả mọi người dân Cuba đều có quyền được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe chất lượng cao, hoàn toàn miễn phí mọi nơi, mọi lúc. Ngân sách dành cho các lĩnh vực y tế chiếm từ 17-18%. Với những chính sách và sự đầu tư đó, Cuba đã thu được những thành quả rất đáng khâm phục và trình độ y tế của nước này đã đạt mức ngang hàng với các nước phát triển trên thế giới. Cuba đã có mạng lưới cơ sở y tế phủ khắp mọi vùng miền trên cả nước với 400 bệnh viện đa khoa, hơn 200 bệnh viện chuyên khoa, 10 viện y học chuyên ngành (1997). Cả nước có 20 cơ sở đào tạo y khoa và đào tạo được bác sĩ. Trong giai đoạn , Cuba đã đào tạo được bác sỹ. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em từ giảm từ 10% (1994) xuống còn 6% (2001). Tuổi thọ trung bình của người dân là 78 tuổi, ngang hàng với tuổi thọ của các nước tư bản phát triển nhất. Tỷ lệ người bị nhiễm HIV/AIDS là 0,03% so với 0,6% của Mỹ (tỷ lệ thấp nhất Châu Mỹ). Tất cả các trẻ em đều được tiêm phòng chống lại 13 căn bệnh cơ bản. Cuba có trên bác sĩ, trung bình trên dân/500 bác sĩ so với mức bình quân của Mỹ Latinh là dân/160 bác sĩ. Tỷ lệ này của Cuba đã vươn lên đứng đầu thế giới về tỷ lệ bác sỹ tính theo đầu người. Cuba không chỉ chú trọng đạo tạo bồi dưỡng các bác sỹ, nhân viên y tế từ cấp trên tới cấp cơ sở mà còn chú ý đầu tư nghiên cứu các trang thiết bị y tế, các sản phẩm dược và công nghệ mới hiện đại trong lĩnh vực y tế hiện đại. Cuba cũng đã tự chế đạo được 90% dược phẩm phục vụ cho nhu trong nước, trong đó có một số loại dược phẩm có chất lượng rất cao và được thế giới ghi nhận [84]. Không chỉ đạt được những thành tựu trong nghiên cứu, khám chữa bệnh, xây dựng và phát triển hạ tầng y tế, Cuba còn sử dụng y tế như một kênh ngoại giao quan trọng nhằm mở rộng nhằm mở rộng ảnh hưởng chính trị và đem lại nguồn thu cho nước này. Ngoại giao y tế đã góp phần tạo ra những lợi ích về sức

90 84 khỏe, giúp cải thiện quan hệ giữa Cuba với các quốc gia và trở thành nền tảng trong chính sách đối ngoại của Cuba kể từ khi cách mạng Cuba thành công năm Vào năm 2000, Chủ tịch Fidel Castro và Tổng thống Chaves đã đề ra Chương trình "Đổi bác sỹ lấy dầu", theo đó, Cuba cung cấp cho nước này bác sỹ, nha sỹ và đào tạo nhân viên y tế. Tiếp đó, đến năm 2004, thông qua Chương trình "Phẫu thuật diệu kỳ", Cuba đã phẫu thuật mắt miễn phí cho 2,8 triệu người ở 35 quốc gia trên thế giới [78]. Với chính sách miễn phí về y tế và giáo dục, cùng với những thành tựu nêu trên đã giúp Cuba thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế, nâng cao được vai trò, vị thế ở khu vực và trên thế giới, qua đó tranh thủ được sự ủng hộ, đồng tình của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách bao vây, cấm vận trong suốt hơn 4 thập kỷ. Thứ ba, những thành tựu về an sinh xã hội đã tạo nền tảng cho sự ổn định đất nước của Cuba Giống như giáo dục và y tế, an sinh xã hội cũng là yếu tố được Đảng và Nhà nước Cuba luôn coi trọng và đầu tư. Bởi sự thành công của chính sách này sẽ giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ. Chiến lược an sinh xã hội của Cuba được phát triển đồng bộ với các biện pháp như: giải quyết việc làm, vấn đề nhà ở, dịch vụ công cộng, phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên. Nhờ có chính sách trên mà người dân Cuba đã được hưởng rất nhiều lợi ích tốt đệp. Trong giai đoạn này có tới 90% người dân (trong tổng số 11,2 triệu người) được sử dụng điện; hơn 90% dân số được sử dụng nước sạch và 80% số hộ gia đình trong toàn quốc có sở hữu nhà hợp pháp (1999). Tỷ lệ thất nghiệp liên tục giảm từ 10% (1992) xuống còn 5% (2001) và 1,9 % (2002), đây là mức thấp nhất thế giới [61]. Đất nước Cuba hầu như không có trẻ xin ăn trên đường phố và không có người nghiện ma túy. Cuba cũng đứng đầu danh sách các nước đảm bảo an ninh quốc gia và an ninh cho người dân tốt. Mặc dù, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nhưng tỷ lệ tội phạm ở Cuba thấp hơn nhiều so với mức trung bình ở toàn Châu Mỹ. Theo đánh giá của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) về công tác xóa đói giảm nghèo, Cuba là một trong số ít nước trên thế giới thực hiện nghiêm túc công tác này ở tất cả các cấp, các vùng, miền.

91 85 Ngoài ra, Đảng và Nhà nước Cuba còn đề ra và triển khai nhiều chính sách nhằm tiêu diệt tận gốc những tàn dư, định kiến của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, màu da giúp cho người dân có thể tham gia sâu rộng vào đời sống xã hội đất nước. Tính đến năm 2003, Cuba có tới 42% lực lượng lao động là phụ nữ. Trong đó, 66% (trong tổng số 42% ) là các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế [150, tr.20]. Cuba đã ký kết 87/184 công ước do Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ban hành đó là những nội dung liên quan đến tự do công đoàn, quản lý lao động, an toàn vệ sinh lao động những chính sách xã hội ưu việt nêu trên đã làm cho nhân dân Cuba thêm tin tưởng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc do Đảng cộng sản lãnh đạo và tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp cách mạng Cuba vượt qua mọi thử thách. Như vậy, những thành quả mà cách mạng Cuba đạt được trong giai đoạn "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) không chỉ mang lại cho người dân ở đất nước này một cuộc sống tự do, hạnh phúc, khiến họ có ý thức tự giác, quyết tâm bảo vệ những lợi ích mà cách mạng đã đem lại. Mà còn góp phần quan trọng vào việc củng cố nền độc lập dân tộc, chế độ xã hội chủ nghĩa và tạo cơ sở vững chắc để cách mạng Cuba vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đứng vững và đi lên trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn của Cuba còn gặp phải một số khó khăn, hạn chế như sau: Thứ nhất, việc Mỹ duy trì chính sách bao vây cấm vận quá lâu đối với Cuba đã làm cho quốc đảo này bị cô lập về chính trị -ngoại giao, kinh tế và lâm vào khủng hoảng toàn diện, sâu sắc Sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, chính quyền Mỹ, dưới thời Tổng thống Bush (cha), Bill Clinton, Bush (con), đã tăng cường siết chặt các lệnh cấm vận về chính trị, ngoại giao, kinh tế với Cuba, hậu quả là Cuba bị lâm vào thế cô lập ngoại giao toàn diện. Bên cạnh đó, nhiều quốc gia ở Châu Phi, vốn từng được Cuba giúp đỡ trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Angola, Mozambic, Etiopia...sau khi chuyển đổi chế độ, dưới sức ép của Mỹ đã thực hiện chính sách chống Cuba. Còn ở Mỹ Latinh, Mỹ cũng đã gây sức ép để nhiều quốc gia và tổ chức trong khu vực như: OAS, Ngân hàng phát triển Liên Mỹ, và các

92 86 nước: El Sanvador, Nicaragua, Panama...cô lập và cắt đứt quan hệ ngoại giao với quốc đảo này. Bên cạnh đó, chính quyền Mỹ còn muốn gây ra tình trạng hỗn loạn trong xã hội Cuba bằng việc: ngăn cản và gây sức ép lên các nước thứ 3 để họ ngừng các hoạt động thương mại [187]; cấm tuyệt đối các tập đoàn, công ty của Mỹ ở nước ngoài không được phép tiến hành các giao dịch tài chính, thương mại với quốc đảo này [171]... Các lệnh cấm vận trên của Mỹ đã làm cho Cuba thiệt hại rất lớn trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về y tế và sức khỏe của người dân: trong thời gian này, tuổi thọ của người dân Cuba tăng chậm, chỉ khoảng 0,54% mỗi năm, so với mức 15,5% (giai đoạn ), đây là giai đoạn Cuba được Liên Xô hỗ trợ rất nhiều về trang thiết bị y tế và thuốc men. Trong giai đoạn , tuổi thọ trung bình của người dân Cuba chỉ tăng khoảng 6%, tương đương với 0,26% mỗi năm [175]. Ngoài ra, nó cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận thuốc của người dân Cuba do Mỹ cấm các công ty của nước này có hoạt động thương mại, mua bán thuốc với Cuba. Trước khi Mỹ siết chặt lệnh cấm vận, tổng giá trị trao đổi hàng hóa giữa Mỹ và Cuba đạt khoảng 719 triệu USD/năm, trong đó, lương thực và thuốc chiếm tới 90% giá trị. Sau khi Mỹ siết chặt lệnh cấm vận, con số này đã giảm xuống còn 0,3 triệu USD/năm (giai đoạn ). Đặc biệt, vào năm 1994, do thiếu lương thực, thực phẩm, Cuba đã phải đổi mặt với đại dịch lớn về các bệnh như: thần kinh, giảm thị lực, suy dinh dưỡng và tiêu chảy. Các hội chứng này còn tăng lên trong những năm tiếp theo do nguồn nước bị ô nhiễm vì thiếu hóa chất để xử lý chất thải và thiếu dược phẩm. Ngoài ra, với điều khoản trừng phạt các nước thứ 3 có quan hệ thương mại với Cuba, nên trong thời gian này, việc hợp tác giữa Cuba với Mỹ và các nước khác đã giảm đáng kể. Trong đó, ngành công nghiệp của Cuba bị thiệt hại nặng nề nhất do thiếu đầu vào là máy móc, phụ tùng, trang thiết bị phụ vụ cho sản xuất. Điều này, dẫn tới sản lượng công nghiệp của Cuba bị sụt giảm mạnh, từ mức 7,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn xuống còn 4 triệu tấn/năm trong các năm 1993, 1994 và và 3,3 triệu tấn/năm vào năm Tiếp đó, là ngành nông nghiệp cũng lâm vào tình trạng thiếu phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc cơ giới phục vụ cho sản xuất lương thực, thực phẩm. Ngành lâm nghiệp, xây dựng, vận tải cũng phải chịu cảnh tương tự: lâm nghiệp và thủy sản, đã giảm xuống còn 55%; xây dựng: 72%; vận tải hành khách:79,3%; vận chuyển hàng hoá:

93 87 60%; khí đốt và nước: 23% trong giai đoạn Hệ lụy của nó là làm cho xã hội Cuba trở lên bất ổn, tình trạng thiếu việc làm trở lên phổ biến, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn do thiếu điện, nước sinh hoạt, thuốc men [185]... Như vậy, những chính sách cấm vận của chính quyền Mỹ từ năm đã làm cho nền kinh tế Cuba rơi vào tình trạng khủng hoảng, kiệt quệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn...điều này, đã tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế, đe dọa đến sự ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia và sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba. Thứ hai, Cuba gặp khó khăn từ sự chống phá của Mỹ và các thế lực thù địch Lợi dụng sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, chính quyền Mỹ đã đẩy mạnh các hoạt động chống phá Cuba về tư tưởng nhằm thúc đẩy sự chia rẽ giữa Đảng cộng sản với nhân dân, xóa bó nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng để biến Đảng thành câu lạc bộ từ đó làm tan rã Đảng cộng sản Cuba; kích động các lực lượng đối lập bên trong kết hợp với các phần tử người Cuba sống lưu vong ở Mỹ gây bạo loạn để lật đổ chế độ Xã hội Chủ nghĩa ở Cuba khi có thời cơ. Chính quyền Mỹ đã cho xây dựng Đài phát thanh Marti ở Florida, phát thanh 2200 giờ/tuần với 24 tần số khác nhau để chống phá cách mạng Cuba; sử dụng máy bay vận tải C130 phát sóng truyền hình nhiều tần số để phát trực tiếp vào Cuba; cung cấp tài chính, đào tạo các lực lượng phản động tại Cuba: tài trợ 670 nghìn USD cho một số tổ chức phản động người Cuba ở Mỹ để lập hệ thống báo chí đối lập ngay trên đất nước Cuba; chi 1,6 triệu USD cho việc thành lập các tổ chức Phi chính phủ và 2,1 triệu USD cho các kế hoạch chuyển giao quyền lực ở Cuba [72] Những hoạt động chống phá trên của Mỹ và các thế lực phản động đã gây nhiều khó khăn cho cách mạng Cuba. Thứ ba, do Cuba phụ thuộc rất lớn vào nguồn viện trợ của Liên Xô, nên sau khi Liên Xô sụp đổ, quốc đảo này đã không đủ sức chống chọi với những tác động từ bên ngoài Trong thời kỳ kinh tế Kế hoạch (trước 1991), nền kinh tế Cuba phụ thuộc rất lớn vào Liên Xô: với nguồn viện trợ từ 4-5 tỷ USD/năm [93, tr.16], ¾ nguồn năng lượng (dầu khí), thiết bị máy móc, phân bón và tốc độ tăng trưởng kinh tế của

94 88 Cuba đều phụ thuộc vào viện trợ của Liên Xô [84, tr.1]. Ngoài ra, hầu hết các nhà kinh tế của Cuba đều được đào tạo ở Liên Xô nên lực lượng này chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư duy kinh tế Kế hoạch hóa của mô hình Xô Viết. Các nhà lãnh đạo Cuba (kể cả Fidel) luôn tin tưởng tuyệt đối và không nhận ra được những khiếm khuyết, hạn chế mà mô hình này đem lại. Chỉ sau khi Govbachev thực hiện chuyến thăm Cuba (4/1989), yêu cầu quốc đảo này cải cách theo mô hình tự do, lúc đó các nhà lãnh đạo Cuba mới nhận thấy sự yếu kém của nền kinh tế đất nước. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nguồn viện trợ bị cắt giảm hoàn toàn, nền kinh tế Cuba ngay lập tức lâm vào khủng hoảng toàn diện: Trong giai đoạn , tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức -0% trong 3 năm liên tiếp; tổng sản phẩm quốc nội GDP giảm 35%; thâm hụt ngân sách 33%; mức lương thực tế của người lao động giảm 25%; Cuba phải nhập khẩu 70% lương thực từ bên ngoài [92, tr.12]. Do đó, Cuba đã không đủ sức chống lại những tác động từ bên ngoài, nhất là chính sách cấm vận của Mỹ. Như vậy, sự phụ thuộc vào Liên Xô cũng là một trong những nguyên nhân làm cho Cuba mất độc lập tự chủ và đe dọa đến sự tồn vong của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tóm lại, những hạn chế, yếu kém của cách mạng Cuba trong giai đoạn này đã cản trở quá trình xây dựng và phát triển đất nước, điều này cũng đã tác động trực tiếp đến bảo vệ nền độc lập dân tộc và chế độ chủ nghĩa xã hội của quốc đảo này trong bối cảnh mới Giai đoạn Cuba tiếp tục thực hiện cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ) Sau hơn một thập kỷ thực hiện "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ), bên cạnh những thành tựu đạt được, cách mạng Cuba vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách thức mới nảy sinh và có nguy cơ đe dọa đến nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết những khó khăn trong nước và đưa đất nước phát triển. Đảng và Nhà nước Cuba đã xác định phải kế thừa và phát triển những thành quả của thời kỳ trước. Đồng thời, khắc phục những hạn chế, yếu kém để đưa đất nước từng bước thoát khỏi khủng hoảng và vững bước tiến lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.

95 89 Trở thành nhà lãnh đạo mới của Cuba (7/2006), Chủ tịch Raul đã đề ra một số biện phát nhằm khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong kinh tế của thời kỳ trước bằng việc đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" tại Đại hội VI (4/2011) và "Đường lối phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và cách mạng" tại Hội nghị Trung ương II, khóa 6, tháng 9/2011. Bên cạnh đó, Cuba còn xác định khái niệm về "Mô hình phát triển kinh tế và xã hội, xã hội chủ nghĩa" được đề ra tại Đại hội lần thứ VII (4/2016) với mục tiêu phát triển nền kinh tế đất nước theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Những mục tiêu này của Đảng và Nhà nước Cuba được thể hiện thông qua một số biện pháp trên các lĩnh vực như sau: Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao Thứ nhất, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân nhằm tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn xã hội Để đảm bảo sự nghiệp cách mạng Cuba luôn là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, Đảng cộng sản Cuba thường xuyên chăm lo, duy trì, củng cố và phát triển mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân. Cuba luôn đề cao vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với quần chúng bằng việc: tăng cường giáo dục chính trị, văn hóa, nghiệp vụ cho quần chúng nhân dân; xúc tiến đối thoại với quần chúng; quan tâm đến nguyện vọng của quần chúng; tuyên truyền đường lối, nghị quyết của Đảng; duy trì và nâng cao tính chiến đấu của đảng viên và quần chúng, rèn luyện và nâng cao khả năng sãn sàng chiến đấu của đảng viên và người lao động trong việc bảo vệ tổ quốc. Điều này, làm cho quần chúng nhân dân hiểu hơn về Đảng và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trước chính sách bao vây và chống phá của Mỹ. Việc xây dựng và củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng mà chính phủ Cuba đề ra đã tăng cường được tình đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Đặc biệt là trong đội ngũ lãnh đạo cấp cao đã có sự thống nhất về mục tiêu, lý tưởng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước trong tình hình mới nhằm chống lại các âm mưu chia rẽ trong nội bộ Đảng, làm phân hóa đội ngũ cán bộ Đảng viên, tiến tới là sụp đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản với cách mạng ngay từ bên trong.

96 90 Thông qua Đảng bộ và các tổ chức cơ sở Đảng để giữ mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, vừa lắng nghe những thắc mắc, ý kiến đóng góp của quần chúng, vừa giải thích, giáo dục và động viên họ thực hiện chủ trương, chính sách của nhà nước. Đặc biệt, Đảng còn chú trọng xây dựng các tổ chức quần chúng: như Đoàn thành niên cộng sản, Đội thiếu niên Jose Marti, Ủy ban Bảo vệ cách mạng...thông qua các tổ chức quần chúng này, Đảng tiếp tục duy trì mối quan hệ với nhân dân tạo ra sự đồng thuận trong xã hội về việc triển khai, thực hiện đường lối chính sách của nhà nước [76]. Dưới sự lãnh đạo của Bí thư thứ nhất Raul, Cuba vẫn thường xuyên tổ chức các diễn đàn mở, hội nghị bàn tròn trên truyền hình được tiến hành hàng ngày với những chủ đề khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết của quần chúng, động viên và cổ vũ các thế hệ tích cực hưởng ứng các phong trào đấu tranh vì độc lập và chủ quyền dân tộc, vì hạnh phúc của nhân dân. Các hoạt động cụ thể trên là biểu hiện của sự đồng tâm, nhất chí của Đảng và nhân dân Cuba trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời, để cho kẻ thù thấy rằng chúng không thể khuất phục được ý chí của một dân tộc biết đoàn kết, có tổ chức và buộc chúng phải từ bỏ ý đồ khôi phục chủ nghĩa tư bản và áp đặt trở lại ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới ở quốc đảo này một lần nữa. Nhờ làm tốt công tác chính trị tư tưởng, Đảng và nhân dân Cuba đã nhận thức đầy đủ hơn về tính ưu việt của chế độ xã hộ chủ nghĩa, nhờ đó, ý thức của nhân dân về bảo vệ độc lập dân tộc, quyền tự do, bình đẳng và bác ái đã được nâng cao, trên cơ sở đó hình thành nên khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thống nhất tập trung quanh Đảng để chống lại mọi mưu đồ chia rẽ của Mỹ và các thế lực phản động. Trong quá tình xây dựng chủ nghĩa xã hội và phát triển đất nước, Đảng cộng sản Cuba đã luôn quán triệt nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, tăng cường thực hành dân chủ và phát huy tính sáng tạo của nhân dân, biết tham khảo và vận dụng có chọn lọc về xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân loại vào điều kiện cụ thể là xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Cuba, phù hợp với dân tộc, thời đại và hoàn cảnh thực tiễn của đất nước.

97 91 Thứ hai, kiện toàn lại hệ thống chính trị để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện mới Để đáp ứng được với sự đòi hỏi của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ mới, Cuba đã tiến hành sửa đổi Hiến pháp vào năm Quốc hội Cuba đã thông qua sửa đổi và ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội và các hoạt động kinh tế, đầu tư như: Ban hành luật đầu tư mới (6/2014), loại bỏ các quy định kinh tế lỗi thời, cụ thể hóa và thể chế hóa quyền công dân và quyền con người...những văn bản pháp luật đó đã tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để Cuba tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật trên tất cả các lĩnh vực. Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao cũng đã có những bước cải cách quan trọng thông qua việc học tập mô hình xây dựng Quốc hội của Việt Nam. Bên cạnh đó, Quốc hội cũng từng bước hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động như việc: tăng cường các đại biểu chuyên trách; làm tốt công tác giám sát, chức năng lập pháp và quyền quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước. Sự thay đổi trên đã giúp cho Quốc hội Cuba từng bước dân chủ hóa trong các cuộc thảo luận, tranh luận, các diễn đàn, buổi chất vấn trên truyền hình và đài phát thanh; các đại biểu cũng tăng cường tiếp xúc cử tri ở dưới cơ sở và lắng nghe người dân trình bày ý kiến của mình về những vấn đề quan trọng của đất nước để truyền đạt những ý kiến này trên các diễn đàn Quốc hội, Đảng và chính phủ [98, tr.12]. Nhờ vậy hiệu quả và hiệu lực của Quốc hội được nâng cao và thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân đối với các kỳ họp của Quốc hội. Cuba cũng đã từng bước kiện toàn lại bộ máy các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương: sắp xếp lại các cơ quan bộ và ngang bộ để hình thành các bộ quản lý nhà nước theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực; tách dần chức năng nhà nước với sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp; phân biệt chức năng của cơ quan hành chính và công quyền với các đơn vị hành chính sự nghiệp. Với việc cải tổ bộ máy cơ quan nhà nước trên sẽ làm cho hệ thống chính trị của Cuba từ Trung ương đến địa phương được tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, qua đó có thể thực hiện được những mục tiêu mà Đảng và nhà nước đã đề ra. Ngoài ra,

98 92 nó còn giúp Cuba cải cách được các thủ tục hành chính để thu hút đầu tư, được các nguồn vốn nước ngoài vào Cuba đầu nhằm thúc đẩy và phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Cuba trên trường quốc tế nhằm tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận kinh tế hoàn toàn đối với Cuba. Thứ ba, với phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế, Đảng và Nhà nước Cuba đã thực hiện mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới Cuba luôn theo đuổi đường lối ngoại hòa bình, hữu nghị và đoàn kết với các dân tộc, đi tiên phong trong việc bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển, góp phần xây dựng một trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng, nhờ vậy mà ngoại giao Cuba đã thu được nhiều thành tựu ngoại giao quan trọng, bất chấp chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Hiện nay, Cuba đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 175/220 quốc gia và vùng lãnh thổ, có cơ quan đại diện ngoại giao ở 135 nước trên thế giới. Đảng cộng sản Cuba phát triển quan hệ với gần 300 Đảng phái, tổ chức và phong trào chính trị trên thế giới. Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP) có quan hệ với gần 3000 tổ chức hòa bình, đoàn thể hữu nghị quốc tế. Các tổ chức quần chúng Cuba (Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Công đoàn) có quan hệ với hàng trăm đoàn thể quần chúng trên thế giới [25, tr.5]. Cuba cũng đã cải thiện, bình thường hóa quan hệ với nhiều quốc gia và tham gia trở lại nhiều tổ chức khu vực sau một thời gian bị Mỹ ngăn cản: trở thành thành viên chính thức của nhóm RIO (2008), sau 22 năm bị Mỹ cản trở; Cuba được phép tái gia nhập OAS sau 53 năm bị ngăn cấm, đặc biệt Cuba đã bình thường hóa quan hệ hoàn toàn với EU (2016), với các nước El Salvador (2012), Panama (2015)...sau một giai đoạn đối đầu và căng thẳng trong quan hệ với các nước và tổ chức này [25, tr.6]. Thành tựu quan trọng của ngoại giao Cuba trong giai đoạn này chính là việc đã tham gia sáng lập nhóm ALBA (12/2004) và CELAC (2012), những tổ chức này đã giúp cho Cuba phát triển, duy trì sự ổn định chính trị và nâng cao địa vị quốc tế ở khu vực, bất chấp các chính sách bao vây cấm vận của Mỹ.

99 93 Cuba cũng đã củng cố quan hệ chiến lược với các nước lớn và các nước đang phát triển: Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi...;các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam, Bắc Triều Tiên và các nước phát triển: Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha...Những thành tựu trên của Cuba đã chứng tỏ đường lối đối ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa của Cuba trong thời gian qua là đúng đắn. Sau khi Cuba đẩy mạnh cải cách kinh tế và bình thường hóa quan hệ với Mỹ, đã có rất nhiều nhà lãnh đạo các nước trên thế giới, trong đó có các nước lớn tới thăm Cuba: Tổng thống Nga Putin (7/2014); Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (7/2014) và Thủ tướng Lý Khắc Cường (9/2016); Tổng thống Pháp Hollande (5/2015); Thủ tướng Italia Matteo Renzi (7/2015); Giáo hoàng Francis I (9/2015); Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (9/2016)... Thành tựu đối ngoại quan trọng nhất của Cuba trong giai đoạn này là thiết lập quan hệ đồng minh chiến lược với Venezuela. Quan hệ hai nước được hình thành dựa trên cơ sở sự tương đồng về nhận thức trong đấu tranh giải phóng dân tộc, chống bá quyền Mỹ và có chung mục tiêu xây dựng một xã hội dân chủ, bình đẳng ở Mỹ Latinh. Sau khi trở thành Tổng thống của Venezuela (12/1998), Hugo Chaves đã đưa đất nước đi theo đường lối Cánh tả và đề ra đường lối đối ngoại mới với mục tiêu thúc đẩy khối đoàn kết Mỹ Latinh, mở rộng quan hệ hữu nghị với tất cả các nước trong khu vực, đặc biệt là Cuba. Lấy hợp tác thay thế cho cạnh tranh, lấy hội nhập thay cho bóc lột và đấu tranh cho một thế giới đa cực, dân chủ. Đường lối đối ngoại mới này của Venezuela đã tạo cơ sở quan trọng để Chủ tịch Cuba, Fidel Castro có chuyến thăm lịch sử tới nước này (vào tháng 10/2000). Chuyến thăm này đã đưa quan hệ hai nước lên thành "đối tác hợp tác toàn diện" [46]. Trong chuyến thăm này hai nước đã ký Hiệp định hợp tác năng lượng và tài chính, theo đó, mỗi ngày Venezuela cung cấp cho Cuba thùng dầu thô với giá bằng 1/3 giá thị trường thế giới, một nửa trong số đó sẽ được trả chậm trong vòng 25 năm. Ngoài ra, các hoạt động cung cấp dầu, giá cả, bảo hiểm và cước phí vận chuyển dầu từ Venezuela sang Cuba sẽ do Tập đoàn Dầu khí quốc gia Venezuela (PDVSA) đảm nhiệm. Ngoài ra, Venezuela còn cam kết viện trợ cho Cuba 3-5 tỷ USD/năm [46]. Tiếp đó, trong chuyến thăm của Tổng thống Chavez tới Cuba (10/2004), lãnh đạo hai nước đã nâng

100 94 quan hệ hai nước lên "đồng minh chiến lược", đồng thời, thống nhất xây dựng một thỏa thuận trao đổi dầu lấy thiết bị y tế-giáo dục. Cuba sẽ cung cấp cho Venezuela các dịch vụ chuyên môn về y tế (đặc biệt là các thiết bị y tế và dược phẩm), chịu trách nhiệm xóa mù chữ cho các khu vực nông thôn hẻo lánh. Trong khi, Venezuela cam kết duy trì cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu cho Cuba. Các sản phẩm dịch vụ về y tế, giáo dục của Cuba sẽ được Venezuela thanh toán bằng đồng Bolivar và các đồng tiền khác, có thời hạn đến năm Thông qua sự giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực của Venezuela về năng lượng, tài chính đã giúp cho Cuba từng bước thoát khỏi những khó khăn về kinh tế-xã hội trong "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" và đất nước Cuba có thể trụ vững trước những chính sách bao vây cấm vận hà khắc của Mỹ. Đây chính là cơ sở góp phần giúp Cuba bảo vệ thành công nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Thứ tư, Cuba cũng đã từng bước cải thiện quan hệ ngoại giao với Mỹ nhằm phá thế bao vây, cô lập, thù địch kéo dài trong gần 6 thập kỷ Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Raul, Cuba đã có rất nhiều nỗ lực để cải thiện quan hệ với Mỹ và yêu cầu Mỹ chấm dứt hoàn toàn chính sách bao vây cấm vận phi lý với đất nước này. Những nỗ lực của Cuba đã có hiệu quả khi vào tháng 6/2013, Tổng thống Mỹ Obama đã đồng ý khởi động vòng đám phán bí mật kéo dài 18 tháng nhằm cải thiện quan hệ song phương. Sau nhiều vòng đàm phán ở các kênh, cấp độ liên lạc khác nhau, với sự trung gian hòa giải của Canada và Vantican và đặc biệt là cuộc nói chuyện kéo dài 45 phút của lãnh đạo hai nước, Cuba và Mỹ đã chính thức Tuyên bố bình thường hóa quan hệ vào ngày 17/12/2014. Sự kiện Cuba và Mỹ bình thường hóa quan hệ đánh dấu sự chấm dứt gần 6 thập kỷ đối đầu giữa hai bên và mở ra một chương mới trong quan hệ đối đầu giữa hai nước. Nó chứng minh chính sách cấm vận của Mỹ với Cuba đã lỗi thời. Sau bình thường hóa, Cuba và Mỹ đã tiến hành 3 vòng đàm phán quan hệ với nội dung chính là các vấn đề: Căn cứ Guantanamo, chính sách Di trú, bản danh sách Cuba nằm trong nhóm các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố và lệnh cấm vận kinh tế với nước này. Mặc dù, giữa hai nước còn tồn tại nhiều bất đồng trong các vấn đề do sự khác biệt về nhận thức và quan điểm nhưng nó đã tạo cơ sở và tiền đề để Tổng

101 95 thống Obama và Chủ tịch Raul có cuộc gặp tại Panama vào tháng 4/2015 dẫn tới việc Mỹ đưa Cuba trở lại tổ chức này sau 53 năm ngăn cản và loại Cuba ra khỏi danh sách các nước tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố (29/5/2015). Lãnh đạo hai nước cũng đã đồng ý mở lại đại sứ quán tại mỗi nước và tăng cường các cuộc tiếp xúc bộ, ngành và ngoại giao nhân dân để làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai bên. Đặc biệt, vào ngày 16/3/2016, Tổng thống Obama đã thông qua gói giải pháp cuối cùng trong việc thúc đẩy quan hệ chính trị với Cuba. Nỗ lực này đã tạo thuận lợi cho chuyến thăm của ông tới Cuba (20-21/3/2016). Chuyến công du Cuba đầu tiên của một vị Tổng thống Mỹ sau 88 năm [43]. Mặc dù, hai nước còn tồn tại sự khác biệt lớn về tư tưởng và ý thức hệ, nhưng chuyến thăm này đã góp phần rất lớn trong việc cải thiện quan hệ chính trị, kinh tế song phương và trong 2 năm ( ), hai nước đã ký được 22 thỏa thuận trên các lĩnh vực: hợp tác chống tràn dầu; chống tội phạm tin học; chống khủng bố và buôn bán ma túy; hợp tác an ninh, hàng hải; chia sẻ kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh ung thư [107, tr.17]. Việc Cuba nỗ lực cải thiện quan hệ với Mỹ xuất phát từ lý do Cuba trong một thời gian dài bị cô lập hoàn toàn với thế giới trên tất cả các lĩnh vực. Điều này làm cho nền kinh tế của Cuba lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đời sống nhân dân khó khăn, bần cùng. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm nhiều đồng minh của Cuba tại Mỹ Latinh rơi vào tình trạng suy thoái. Cuba không còn chỗ dựa vững chắc trong việc chống lại chính sách của Mỹ. Hơn lúc nào hết, Cuba cần phải thay đổi để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của đất nước trong bối cảnh mới. Do đó, lãnh đạo Cuba đã quyết định từng bước cải thiện quan hệ với Mỹ để khắc phục tình trạng trên của đất nước. Còn đối với Mỹ, việc duy trì lệnh cấm vận quá lâu với Cuba đã làm cho Mỹ bị suy giảm hình ảnh, uy tín trên thế giới cũng như khu vực Mỹ Latinh. Mặt khác, việc cấm vận kinh tế với Cuba cũng khiến cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận vào thị trường tiềm năng của Cuba và để thị trường này rơi vào tay các đối thủ lớn của Mỹ, còn cộng đồng người Mỹ gốc Cuba thì oán thán chính quyền Mỹ đã làm li gián họ với người thân quê nha. Trước những sức ép trong nước và quốc tế trên, chính quyền Obama đã phải đi đến quyết định bình thường hóa quan hệ với Cuba.

102 Trên lĩnh vực kinh tế Thứ nhất, dấu ấn lớn nhất trong thực hiện cải cách kinh tế chính là đã đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội". Biện pháp này đã giúp Cuba từng bước thoát khỏi những khó khăn kinh tế trong nước; xây dựng được một nền kinh tế đa dạng; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế và là điểm đến đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Những thành tựu này đã góp phần tạo ra "nội lực" giúp Cuba bảo vệ được lợi ích quốc gia, dân tộc Thông qua việc đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" tại Đại hội VI (4/2011) và tiếp tục đẩy mạnh tại Đại hội VII (4/2016), sau 5 năm thực hiện, Cuba đã thu được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế cụ thể là: * Khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển Chính phủ Cuba lần đầu tiên cho phép chính quyền các thành phố trên cả nước đưa ra kế hoạch phát triển kinh tế bao gồm các hình thức hợp tác xã và doanh nghiệp vừa, nhỏ. Đồng thời, còn cho thí điểm dự án tài xế taxi ở thủ đô La Habana được phép thuê xe thay vì phải nhận lương của Nhà nước (vào tháng 1/2010). Đến tháng 4/2010, Cuba đã cho phép áp dụng hệ thống cho thuê đối với các cửa hàng cắt tóc và tiệm làm đẹp. Đây là lần đầu tiên các cơ sở bán lẻ của Nhà nước được giao cho người lao động kể từ khi Cuba tiến hành quốc hữu hóa toàn diện nền kinh tế đất nước vào năm Chính phủ Cuba còn thông báo kế hoạch mở rộng thành phần kinh tế tư nhân với việc thông qua danh sách 178 ngành kinh doanh và dịch vụ mà tư nhân có thể đăng ký tham gia, cho phép 18 nhóm ngành nghề mới được phép sử dụng lao động độc lập theo chính sách cải cách kinh tế của nước này. Trong giai đoạn , Cuba đã thực hiện chính sách cải cách theo hướng khuyến khích hơn doanh nghiệp tư nhân phát triển. Theo thống kê chính thức của Bộ Lao Động Cuba, trong giai đoạn 2012 đến giữa 2013, Cuba đã cấp phép cho hơn hộ kinh doanh cá thể và nâng tổng số người tham gia kinh tế tư doanh trên 40 vạn. Trong đó, trên 70% đối tượng được cấp phép kinh doanh cá thể là những người trước đây không có việc làm, người về hưu hoặc trong diện tinh giảm biên chế [190]. Tạo việc làm mới cho 1,8 triệu người trong năm này. Những hoạt động cải cách trên được hy vọng sẽ đóng góp từ 40-45% GDP trong thời gian tới [190].

103 97 Những cải cách mạnh mẽ trên được Đảng và Chính phủ Cuba khẳng định là nỗ lực "cải tiến" chứ không phải là "từ bỏ" mô hinh kinh tế xã hội chủ nghĩa. Cuba đã đặt mục tiêu đưa 40% lực lượng lao động tới làm việc trong khu vực không phải của Nhà nước, vượt 10% chỉ tiêu đề ra trước đó. Những hạn chế trong khu vực kinh tế tư nhân đã được nới lỏng. Một số lượng lớn công nhân viên Nhà nước đã bị sa thải và hàng chục nghìn người đã xin được giấy phép để tự kinh doanh. Lần đầu tiên trong nhiều năm người dân Cuba đã được phép mua bán nhà, xe hơi, đi du lịch ở nước ngoài và có thể vay vốn kinh doanh từ ngân hàng. Ngoài ra, họ còn có thể truy cập internet với giá 4,5 USD/giờ, bằng ¼ lương trung bình của viên chức Nhà nước [190]. Trong hơn hai thập kỷ qua, chính quyền Cuba luôn hạn chế việc truy cập internet của các viên chức Nhà nước, việc Cuba nới nỏng chính sách này đã cho thấy chính sách mở cửa trong lĩnh vực viễn thông của Cuba đã có sự thay đổi. Trong giai đoạn có khoảng người tham gia vào kinh tế tư nhân và mô hình kinh doanh của họ sẽ chỉ ở quy mô nhỏ [190] Cuba khó có thể kỳ vọng ngay vào những loại hình kinh tế quy mô lớn khi hạ tầng cơ sở đang bị xuống cấp và lực lượng lao động đã quen với mô hình kinh tế Kế hoạch hóa từ nhiều năm qua. Từ năm , Cuba đã cấp phép cho 201 ngành nghề mới, chủ yếu là lao động giản đơn như: thợ nề, sửa nhà cũ, bán hàng dong, mở nhà hàng...số lao động tự do ở Cuba đã tăng từ người (2010) lên hơn người (2016). Lực lượng lao động ở khu vực kinh tế tư nhân đã đạt 5 triệu người chiếm hơn 30% lao động trên cả nước [108, tr.17]. * Cải tổ doanh nghiệp Nhà nước Trong giai đoạn , Cuba đã cắt giảm hơn 1 triệu lao động làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tương đương với 30% biên chế công chức và giảm gánh nặng bao cấp lên tới 2 tỷ USD mỗi năm [118]. Chính phủ Cuba cũng cấp mới giấy phép cho các hộ kinh doanh gia đình trong vòng 6 tháng cuối năm 2011 để thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế phi Nhà nước [73]. Ngoài ra, còn cho phép người dân tham gia một số dịch vụ nhỏ như: giao thực phẩm, cho thuê phòng trọ, mở quán ăn gia đình với điều kiện không được thuê người làm công. Đồng thời, tiến hành mạnh

104 98 tay loại bỏ các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thiếu hiệu quả bằng việc thành lập Hợp tác xã, tư nhân hóa hay liên doanh với nước ngoài. * Thúc đẩy chính sách cải cách đất đai và nông phẩm Để tăng cường hiệu quả của sản xuất nông nghiệp trong nước, giảm sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu lương thực từ bên ngoài (mỗi năm khoảng 2 tỷ USD), Cuba đã trao 1,5 triệu ha đất cho người nông dân, trong đó, 79% đã được đưa vào trồng các loại cây ăn quả và lúa nước. Đồng thời, có hộ nông dân đã được sở hữu ruộng đất. Trong giai đoạn , Cuba tiếp tục giao ha đất hoang cho nông dân canh tác và chăn thả các loại gia súc, tùy theo khả năng kinh doanh và sở thích của họ [169, tr.53-72]. Chính phủ Cuba còn chủ trương phát triển các dự án nghiên cứu, đầu tư để đảm bảo thực hiện thành công các chương trình sản xuất nông nghiệp, trong đó canh tác lúa, đậu tương và các loại lương thực sẽ được coi là hướng ưu tiên và là trọng tâm. Trong giai đoạn , Cuba đã đầu tư 450 triệu USD để thúc đẩy sản xuất lúa gạo và đáp ứng được 80% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Chính phủ còn giải ngân 108 triệu USD để mua sắm trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại 152 quận, huyện trên cả nước [169, tr.56]. Tính đến năm 2014, Cuba đã thông qua hơn 300 chủ trương để phát triển mô hình kinh tế với mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, phát triển đất nước và đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. * Ban hành Luật đầu tư nước ngoài mới Thành tựu đặc biệt quan trọng của Cuba là Quốc hội Cuba đã thông qua "Luật đầu tư mới" vào ngày 28/3/2014 và có hiệu lực vào ngày 28/6/2014. Bộ luật này được thông qua để thay thế cho Luật đầu tư được ban hành vào tháng 5/1995. Đây được coi là một trong những chính sách chủ chốt của Kế hoạch Cải cách kinh tế của Cuba nhằm mục tiêu hiện đại hóa nền kinh tế [144]. Bộ luật này được thông qua với nhiều nội dung quan trọng như: Sắc lệnh số 118/2014 quy định các loại hình doanh nghiệp có thể sử dụng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: liên doanh; các thỏa thuận đối tác kinh tế quốc tế: hợp đồng quản lý khách sạn, dịch vụ, hợp đồng về thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, xây dựng và sản xuất nông nghiệp [73].

105 99 Với Bộ luật trên, mỗi năm Cuba đã thu hút được hơn 2 tỷ USD và tiếp cận được với nhiều công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giúp cho kinh tế Cuba tăng từ 5-7% mỗi năm [14] và đảm bảo sự ổn định của công cuộc Cải cách. Một điểm đáng chú ý nữa của Luật đầu tư nước ngoài mới là các nhà đầu tư được khuyến khích tham gia vào các liên doanh với các công ty Nhà nước hay tư nhân của Cuba. Trong các mô hình hợp tác đầu tư nước ngoài, lần đầu tiên xuất hiện hình thức hợp đồng liên kết kinh tế quốc tế và công ty 100% vốn nước ngoài. Bên cạnh đó, luật đầu tư mới sẽ cho phép triển khai và áp dụng một số hệ thống thuế ưu đãi cho một số trường hợp. Theo đó, các nhà đầu tư sẽ được miễn thuế thu nhập trong 8 năm đầu hoạt động và sau đó sẽ phải đóng 15% thuế, giảm một nửa so với quy định 30% trước đây. Tuy nhiên, trong ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên Niken hay nhiên liệu hóa thạch sẽ bị đánh thuế 50% [2]. Ngoài ra, Cuba đã ký kết được nhiều thỏa thuận hợp tác song phương về tránh đánh thuế hai lần với Tây Ban Nha, Barbados, Italia, Việt Nam, Trung Quốc...và duy trì được 42 thỏa thuận đầu tư song phương với các nước này [73]. Với những thành tựu trên của Luật đầu tư mới, đã giúp Cuba thay đổi và phát triển đất nước. Đúng như đánh giá của Bộ trưởng Ngoại thương Cuba, Rodrigo Malmierca: "Luật đầu tư mới được thông qua sẽ giúp kinh tế Cuba tăng trưởng từ 6-8%/năm, nguồn vốn đầu tư nước ngoài sẽ đạt từ 2-2,5 tỷ USD và tạo động lực để ngành dầu khí có bước phát triển" [177]. * Xây dựng Đặc khu kinh tế Mariel Một trong những thành tựu nổi bật của chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Cuba là sự ra đời của Đặc khu kinh tế Mariel vào ngày 19/9/2013. Một trong những lý do quan trọng dẫn tới sự ra đời của Đặc khu này là Cuba đã nhận rõ được lợi thế về địa lý, địa kinh tế của mình trong việc thúc đẩy Cải cách kinh tế và coi đây là điểm trung chuyển hàng hóa trong khu vực. Đặc khu kinh tế Mariel là dự án đưa ra nhằm khuyến khích sự phát triển kinh tế bền vững của Cuba thông qua việc thu hút đầu tư nước ngoài nhằm đổi mới công nghệ, tập trung phát triển công nghiệp và bảo vệ môi trường. Xây dựng Mariel cũng phù hợp với chiến lược mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế mà Cuba đang đẩy mạnh. Thông qua cảng nước sâu này, Cuba có

106 100 thể cải thiện quan hệ với Mỹ và hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia khác tránh sự lệ thuộc vào một nền kinh tế nhất định. Đồng thời, giúp Cuba phát triển các ngành công nghiệp, mạng lưới giao thông vận tải nhằm phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa. Như vậy, những cải cách trong nước trên đã cho thấy đây là một biện pháp đúng đắn của Đảng và Nhà nước Cuba nhằm phản ứng lại chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ và làm cho chính quyền Obama phải có sự thay đổi trong chính sách với Cuba. Mặt khác, nó còn giúp cho nền kinh tế Cuba từng bước thoát khỏi khó khăn; cải thiện đời sống của nhân dân; nâng cao được vai trò và vị thế trong khu vực; mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế với bên ngoài. Thứ hai, Đảng và Nhà nước Cuba chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với nhiều nước trong khu vực và thế giới nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước Trao đổi thương mại của Cuba với các nước trên thế giới phát triển mạnh, các mặt hàng xuất khẩu chính gồm: đường và Nicken, tăng 15%, sản phẩm công nghiệp và thuốc chữa bệnh tăng 23%. Trao đổi thương mại giữa Cuba với các nước Bắc, Trung và Nam Mỹ chiếm 45% tổng giá trị thương mại; Châu Âu:31% và Trung Đông: 21%. Giá trị thương mại năm 2006 tăng 27% so với năm 2005 [42]. Tính đến năm 2008, Trung Quốc và Venezuela chiếm 35% cán cân thương mại của Cuba. Theo số liệu của Bộ Đầu tư nước ngoài và hợp tác kinh tế quốc tế của Cuba, nguồn đầu tư nước ngoài vào Cuba tăng liên tục trong giai đoạn , mỗi năm tăng khoảng 25-30% với khoảng 1,5-2 tỷ USD/năm, trong đó có nhiều dự án lớn: Dự án cải tạo Cảng nước sâu Mariel do Tập đoàn Odebrecht của Brazil làm chủ đầu tư với số vốn 2 tỷ USD, Tập đoàn này được sự hậu thuẫn của Ngân hàng Phát triển quốc gia Brazil (BNDES) đầu tư (2/2010). Ngân hàng này còn dành cho Cuba khoản vay trị giá 682 triệu USD (2015) [98, tr.10]. Tính đến tháng 3/2016, Cuba có hơn 1000 dự án đầu tư nước ngoài thuộc 340 tổ chức, trong đó, các nước Châu Âu đứng đầu danh sách các nhà đầu tư vào Cuba, chiếm 71% số dự án, tiếp đó, là Châu Mỹ: 23%; Châu Á-Thái Bình Dương: 5% và Trung Đông và Châu Phi: 1%. Các nhà đầu tư hàng đầu vẫn là: Venezuela, Trung Quốc, Tây Ban Nha, Pháp, Brazil, Canada [73]. Lĩnh vực thu hút đầu tư nước ngoài nhiều nhất của Cuba là du lịch, chiếm 52%; tiếp theo là khai khoáng và năng lượng: 11%; công nghiệp:10% và mía đường: 5%. Lĩnh

107 101 vực liên doanh hiện phổ biến nhất trong các hình thức đầu tư nước ngoài vào Cuba, chiếm 50% tổng số các dự án [73]. Thứ ba, sự hỗ trợ đắc lực của Venezuela về kinh tế, năng lượng đã giúp Cuba từng bước thoát khỏi khó khăn kinh tế trong nước trước chính sách bao vây, cô lập về kinh tế của Mỹ Venezuela là một trong những đối tác kinh tế, thương mại và đầu tư hàng đầu của Cuba. Kim ngạch thương mại song phương của hai nước đạt 3 tỷ USD (2010) và 2,5 tỷ USD (2015) [73]. Ngoài ra, nước này cũng triển khai nhiều dự án đầu tư lớn vào Cuba như: dự án nâng cấp nhà máy lọc dầu Fuciagos từ thùng/ngày lên thùng/ngày; dự án đường ống dẫn dầu dài 189 km nối Venezuela với Cuba; dự án xây dựng tổ hợp hóa dầu gồm các nhà máy sản xuất phân bón, sơn, polyetilen trị giá 5 tỷ USD [87]. Bên cạnh đó, Venezuela cũng là đối tác lớn trong việc nhập khẩu thuốc chữa bệnh, dịch vụ y tế và lao động kỹ thuật. Trong khi Cuba, là bạn hàng quan trọng của nước này trong các sản phẩm xăng dầu, các mặt hàng tổng hợp và khí đốt. Mặc dù, từ năm 2013 đến nay, kinh tế Venezuela lâm vào khủng hoảng những Cuba vẫn duy trì mối quan hệ thương mại, đầu tư với nước này nhằm đảm bảo sự ổn định năng lượng trong nước tránh cú sốc kinh tế như thời Liên Xô trước đây. Sở dĩ Cuba vẫn tiếp tục duy trì quan hệ với Venezuela xuất phát từ các yếu tố sau: quốc gia Nam Mỹ này là nhà cung cấp năng lượng số 1 cho Cuba trong một thời gian dài và từng giúp Cuba duy trì sự ổn định trong nước bất chấp những chính sách cấm vận kinh tế ngặt nghèo của Mỹ. Sự hậu thuẫn, ủng hộ kinh tế của Venezuela cũng giúp Cuba đa dạng hóa các đối tác kinh tế và giảm bớt sự thiếu hụt nguồn cung do sự sụp đổ của đối tác Liên Xô trước đây. Nhưng hơn hết, Cuba vẫn coi Venezuela là một đối tác tin cậy tuyệt đối mà nước này có thể hợp tác thuận lợi nhằm đảm bảo cho sự nghiệp xây dựng đất nước của Cuba được ổn định Trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng Thứ nhất, Cuba từng bước hiện đại hóa các lực lượng vũ trang cách mạng theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của đất nước. Quá đó, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia Để đối phó tốt những âm mưu lật đổ chế độ của Mỹ và các thế lực thù địch bên trong và bên ngoài, mặc dù nền kinh tế khó khăn nhưng chính phủ

108 102 Cuba vẫn luôn dành ưu tiên ngân sách cho an ninh-quốc phòng nhằm hiện đại hóa lực lượng chiến đấu để bảo vệ an ninh tổ quốc. Hiện nay, Cuba là quốc gia có Lực lượng quân sự hùng mạnh nhất Vùng Caribe và Trung Mỹ. Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba bao gồm: Bộ Các Lực lượng vũ trang cách mạng (Bộ Quốc Phòng) và Bộ Nội vụ. Hiện nay, hệ thống vũ khí được coi là hiện đại nhất của Cuba là tên lửa SS-2, đây là loại tên lửa đất đối không đã được Cuba nâng cấp để bắn hạ máy bay chiến đấu của đối phương ở tầm cao trên 12 Km [80]. Lực lượng quân đội được chia làm 3 binh chủng: hải quân, lục quân và không quân, trong đó, lực lượng lục quân có số quân thường trực và tại ngũ là 4,5 vạn quân với 1500 xe tăng và 400 xe bọc thép; không quân: quân và hải quân: 5000 quân. Ngoài ra, Bộ Nội vụ cũng có 20 tiểu đoàn đặc chủng với quân và Lực lượng bộ đội biên phòng là người. Ngân sách chi cho quốc phòng đạt 390 triệu USD, chiếm 1,7% ngân sách chính phủ Cuba (số liệu năm 2013) [80]. Để đối phó có hiệu quả các hoạt động chống phá của Mỹ và các thế lực thù địch trong thời gian qua, Bộ các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba đã thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận nhằm tăng cường khả năng sãn sàng chiến đấu của quân đội. Kể từ tháng 11/2009, Cuba đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự có quy mô lớn nhằm mục tiêu bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và chống lại chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Đây là cuộc tập trận đầu tiên kể từ khi Chủ tịch Raul lên nắm quyền và quan hệ Mỹ-Cuba bắt đầu có dậu hiện "tan băng" dưới thời Tổng thống Obama. Cuộc tập trận này có sự tham gia của hàng trăm nghìn người, bao gồm lực lượng quân sự và dân sự, với nhiều loại vũ khí hiện đại: xe tăng T72, máy bay ném bóm IL62 và trực thăng tiến công KA28 [81]... Tiếp đó, vào ngày 2/2/2013, quân đội Cuba cũng đã tổ chức cuộc tập trận giả định với kịch bản "bị quân đội Mỹ đánh chiếm lãnh thổ". Theo đó, các đơn vị quân đội trên toàn quốc đã bắt đầu cuộc tập trận với sự tham gia của quân đội và nhân dân, cùng với các Lực lượng vũ trang ở tỉnh Camaguay ở miền Đông; thành phố Matanzas ở miền Trung và một số đơn vị vũ trang nhỏ ở Artemisa ở ngoại ô La Habana. Đây là hoạt động quân sự rất cần thiết để Cuba kiểm chứng

109 103 lại sức mạnh của các Lực lượng vũ trang và sẵn sàng đáp trả lại các hành vi quấy rối, xâm phạm lãnh thổ, khiêu khích của Mỹ. Cũng trong năm này, quân đội Cuba còn tiến hành cuộc tập trận mang tên "Passion 13" (từ ngày 23-24/11/2013), với sự tham gia của tất cả các Lực lượng vũ trang trên cả nước, Lực lượng dự bị động viên và người dân. Cuộc tập trận quy mô này được điều hành và chỉ đạo bởi các cơ quan quyền lực cao nhất của Cuba: Bộ Chính Trị, Hội đồng Quốc Phòng và chính quyền địa phương. Theo Tổng tư lệnh các Lực lượng vũ trang Raul Castro, mục đích chính của cuộc tập trận này là "Nâng cao cấp độ huấn luyện, liên kết giữa các Lực lượng vũ trang và kiểm soát tất cả các tình huống khi xây ra chiến tranh. Quân đội và người dân Cuba sẵn sàng đối mặt với tất cả các hành động chống phá của kẻ thù với cách mạng" [13]. Đây được coi là cuộc tập trận với quy mô lớn nhất kể từ năm 1980, khi Cuba phải đối mặt với áp lực quân sự, chính trị, kinh tế từ chính quyền Tổng thống Ronald Regan trước đó. Thứ hai, Cuba tiếp tục duy trì các hoạt động hợp tác quân sự với các nước trên thế giới nhằm ứng phó có hiệu quả với các âm mưu chống phá Mỹ và các thế lực phản động Ngoài việc hiện đại hóa lực lượng quốc phòng trong nước, Cuba còn chủ trương thiết lập quan hệ quốc phòng với các nước khác nhằm nâng cao chất lượng quân sự, khí tài để đảm bảo cho an ninh quốc gia. * Hợp tác quốc phòng với Nga Trong chuyến thăm của Tổng thông Putin tới Cuba (16/7/2014), hai nước đã đạt được thỏa thuận mở lại một phần căn cứ điện tử Loudes mà Nga đã đóng cửa vào năm 2001, với lý do giá thành thuê quá đắt (khoảng 200 triệu Rup, tương đương với 117 triệu USD/năm). Nguyên Giám đốc cơ quan tình báo hải ngoại Nga, Vyacheslav Trublikov đã cho rằng: "Loudes đã đưa con mắt của Liên Xô sang toàn bộ Tây bán cầu...đối với Nga, nước đang đấu tranh cho những quyền lợi hợp pháp của mình trên thế giới thì dự án này này không kém so với Liên Xô trước đây" [178]. Đây được coi là một phần trong sự điều chỉnh chiến lược của Nga đối với Mỹ Latinh, nơi được coi là "sân sau" của Mỹ để đối phó với các lệnh cấm vận về chính trị và kinh tế của Mỹ, phương Tây sau sự kiện Nga sát nhập bán đảo Crime.

110 104 Trong chuyến thăm Cuba và một số quốc gia Mỹ Latinh khác như: Argentina, Brazil, Nicaragua của Ngoại trưởng Nga, Sergei Lavrov (6/2014), Nga đã ký Hiệp ước về việc xây dựng các hệ thống định vị toàn cầu Glonass ở các nước này nhằm tăng cường sự kết nối về chính trị, quân sự, kinh tế của Nga với khu vực [178]. Trước đó, trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng các Lực lượng vũ trang của Nga, Nikolai Makarov (9/2009), quan hệ quân sự của Cuba và Nga đã được kết nối trở lại sau một thời gian dài bị gián đoạn dưới thời Yeltsin. Hai nước cũng đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác song phương về quân sự, hiện đại hóa các lực lượng vũ trang và tăng cường các hoạt động đào tạo, huấn luyện quân nhân của Nga cho Cuba. Bên cạnh đó, Nga còn giúp Cuba hiện đại hóa và nâng cấp kho vũ khí vốn đã bị lạc hậu. Thông qua chuyến thăm này, Nga đã tuyên bố sẽ viện trợ quân sự trở lại cho Cuba. * Hợp tác với Việt Nam Tiếp nối truyền thống hợp tác quân sự tốt đẹp vốn có giữa hai nước từ trong quá khứ, trong những năm gần đây quan hệ Quốc phòng Cuba-Việt Nam vẫn được duy trì và phát triển. Trong chuyến thăm của Bí thư thứ hai, kiêm Bộ trưởng Quốc Phòng Cuba, Raul Castro tới Việt Nam (4/2005), hai nước đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác quân sự: nâng cấp kho vũ khí, đào tạo quân nhân, chia sẻ tin tức tình báo cùng các hoạt động hỗ trợ nhân đạo trong quốc phòng. Bên cạnh đó, chuyến thăm Cuba (20-24/4/2016) của Phó Chủ nhiệm- Kiêm tham mưu trưởng Tổng Cục Hậu cần, Thiếu tướng Ngô Huy Hồng, hai nước đã thúc đẩy các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực hậu cần, phòng chống thiên tai, đào tạo các sỹ quan tham gia Lực lượng gìn giữa Hòa bình của Liên Hợp Quốc và tiếp tục duy trì các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo Bộ Quốc Phòng hai nước để thắt chặt quan hệ hai bên [4]. Vào tháng 3/2015, trong cuộc gặp Đại tá Otto Danlcourt Cesar, Cục trưởng Cục Cơ yếu, Bộ Nội vụ nước Cộng hòa Cuba thăm Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã khẳng định: "hợp tác quốc phòng Việt Nam-Cuba là hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ mỗi nước; bảo vệ, ổn định hệ thống chính trị, cuộc sống bình yên của nhân dân và sự phát triển phồn vinh của hai nước" [64]. Không chỉ dừng lại

111 105 ở đó, vào ngày 21/7/2016, trong cuộc đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Cuba được tổ chức tại La Habana, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Thượng tướng Leopoldo Cintra Frias Bộ trưởng Bộ các LLVTCM Cuba đã khẳng định: hai nước sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác quốc phòng ngày càng thực chất, hiệu quả nhằm nâng cao tiềm lực quốc phòng của mỗi nước để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững thành quả cách mạng. Đồng thời, thống nhất phương hướng hợp tác trên các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh, tiềm năng và nhu cầu để tiến tới ký Kế hoạch hợp tác trong thời gian tới và khẳng định sẽ đưa hợp tác quốc phòng trở thành một nhân tố quan trọng của mối quan hệ gắn bó mật thiết, lâu dài giữa Việt Nam và Cuba [104]. * Hợp tác với Mỹ Cũng như chính trị và kinh tế, an ninh quốc phòng cũng là lĩnh vực mà Cuba muốn hợp tác với Mỹ. Mặc dù, đây chỉ là hoạt động mang tính ngoại giao nhưng qua đây có thể thấy những thiện chí của Cuba trong việc giải quyết các vấn đề mà hai nước có liên quan và cũng là trở ngại trong quan hệ hai bên đặc biệt là vấn đề Guantanamo. Sau gần 6 thập kỷ trong tình trạng "đóng băng", Cuba lần đầu tiên đã tham gia Hội nghị an ninh quân sự với Mỹ tại Thủ đô Kingston (Jamaica) với tiêu đề "Hội nghị an ninh các nước Vùng Caribe" (27-29/1/2016). Với nội dung chính là tăng cường hợp tác và chia sẻ các tin tức về quốc phòng, chống khủng bố, buôn bán ma túy, tình trạng buôn người trong khu vực. Sự tham gia của Cuba tại Hội nghị này có ý nghĩa rất lớn góp phần thúc đẩy quá trình hợp tác trong khu vực và cho thấy quan hệ Cuba-Mỹ đã cải thiện đáng kể. Phát biểu tại Hội nghị, Tư lệnh Bộ chỉ huy phương Nam của Mỹ, tướng John F.Kelly cho rằng: "Mỹ sẽ không thảo luận vấn đề Guantanamo trong Hội nghị này với Cuba vì Guantanamo là căn cứ hải quân chiến lược của Mỹ tại Caribe" [99], tuy nhiên, Mỹ cũng không phản đối việc Cuba đưa ra vấn đề này để thảo luận trong Hội nghị. Trước đó, tàu cứu thương USS Comfort của hải quân Mỹ đã đón tiếp một đoàn bác sỹ quân y của Cuba, tại Cảng Port au Prince của Haitti (9/2015), nhằm thúc đẩy và hợp tác y tế giữa lực lượng quân đội của hai nước.

112 106 Thông qua các hoạt động hợp tác trên, Cuba đã từng bước củng cố, xây dựng và phát triển Lực lượng quốc phòng theo xu hướng mở, nhằm tranh thủ sự ủng hộ, hợp tác với bạn bè quốc tế trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Đồng thời, giảm sức ép và chính sách can thiệp lật đổ của Mỹ Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội Phát huy thành quả về giáo dục, y tế, an sinh xã hội của giai đoạn trước, trong giai đoạn này, Cuba tiếp tục duy trì và củng cố chính sách ưu việt trên các lĩnh vực này nhằm đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân và ổn định tình hình trong nước để đối phó thành công các âm mưu của kẻ thù nhằm lật đổ chế độ và chính quyền cách mạng ở Cuba một lần nữa. Thứ nhất, Cuba tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu ở Mỹ Latinh và thế giới về giáo dục và y tế. Đây cũng được coi là nền tảng giúp Cuba ổn định xã hội, phát triển kinh tế đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn, tạo động lực giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng. Trong giáo dục: Từ năm 2004 tới nay, Cuba đã thực hiện việc tăng cường trang thiết bị vật chất và hiện đại hóa thiết bị dạy học cho nhà trường đảm bảo ngày học 2 buổi, 100% phòng học trên cả nước có điện, mỗi phòng học có 1 tivi, cứ 100 học sinh có 1 đầu Video, 1 máy ghi âm và tiến tới trang bị phổ cập máy vi tính cho các trường học. Từ một quốc gia có 60% dân số mù chữ (1959), đến năm , Cuba có tới trên 98% dân số biết chữ, hơn 3,3 triệu học sinh, trong đó có sinh viên [61]. Tỷ lệ này đã tăng lên khoảng 3,8 triệu học sinh (trong tổng số 11,2 triệu dân), trong đó, có người là sinh viên (2014). Theo đánh giá của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), tính đến năm 2008, tỷ lệ người lớn biết chữ ở Cuba gần 100%; tỷ lệ nhập học gộp của các bậc giáo dục trung học và đại học là 87,6% [11, tr.235]. Trong giai đoạn , Cuba đã đưa ra nhiều biện pháp để cải cách mạnh mẽ ngành giáo dục trong nước, giúp cho lĩnh vực này bắt kịp với xu thế phát triển của thế giới: Cuba đã giảm thời gian đào tạo của chương trình giáo dục

113 107 đại học từ 5 năm xuống còn 4 năm để tiết kiệm chi phí và thời gian đào tạo; tăng cường chú trọng đào tạo ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho sinh viên, giáo viên và nguồn nhân lực để giúp cho Cuba không bị lạc hậu, thiếu hụt nhân lực khi hội nhập sâu rộng vào xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế; có chính sách ưu đãi thu hút sinh viên tham gia vào ngành y tế, sư phạm, những lĩnh vực hiện nay đang có ít người theo học do lương thấp vì lĩnh vực này được nhà nước trả lương theo bao cấp; chính phủ Cuba đã thông qua quyết định tăng lương cho người lao động làm việc trong lĩnh vực giáo dục (2015) để khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề, mặc dù, điều kiện kinh tế Cuba vẫn còn khó khăn [73]. Chính phủ Cuba cũng đang tiến tới việc cắt giảm chi phí trong ngành giáo dục như: chuyển dần học sinh nội trú ở cấp dự bị đại học từ nông thôn vào thành phố để tiết kiệm kinh phí 139 triệu USD/năm (2013) cho ngân sách giáo dục [52]. Hiện nay, trên cả nước Cuba có khoảng trên 50 trường đại học, trong đó có 15 trường sư phạm: Cuba có hơn sinh viên theo học tại các trường đại học kỹ thuật; 133 trung tâm nghiên cứu khoa học; hơn giáo viên chuyên môn; giáo viên thể dục thể chất; trung bình 20 học sinh/1 giáo viên [73]. Những con số trên đã đưa Cuba trở thành một trong những nước có trình độ dân trí và tỷ lệ giáo dục theo dân số đứng đầu thế giới. Về y tế: Từ chỗ chỉ có 6000 bác sỹ (1959) được phân bố không đều trên cả nước, đến nay, con số tăng lên bác sỹ (2013), trong đó có bác sỹ có bằng thạc sỹ; nhân viên y tế [52]. Cuba tiếp tục phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe miễn phí cho toàn dân thông qua Chương trình "Tân trang và mở rộng" tất cả các bệnh viện, trạm xá trên toàn quốc. Ngân sách dành cho ngành y tế đã tăng 1,5 lần trong giai đoạn Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh từ 5,3/1000 trẻ (2007) xuống còn 4,1/1000 (2013). Tuổi thọ trung bình của người dân Cuba từ 78 tuổi (2007) lên 80 tuổi (2013) và tỷ lệ bác sỹ bình quân trong người dân là 1/150 người, tỷ lệ cao nhất trên thế giới hiện nay [73]. Cuba cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân như: tổ chức phòng ngừa thành công sự lây truyền vi rút

114 108 cúm A/H1N1 với người có triệu chứng đáng ngờ được nhập viện và người khác được theo dõi tại nhà, nhưng chỉ có 41 người bị tử vong, trong tổng số 973 trường hợp bị nhiễm bệnh. Đặc biệt, năm 2012, các nhà khoa học Cuba đã công bố và chế tạo thành công Vidatox, một sản phẩm chữa trị ung thư được điều chế từ nọc độc bọ cạp xanh, một loại bọ cạp đặc chủng của Cuba. Đây là một thành tựu mới của nền y học Cuba với cơ chế cô lập tế bào ung thư, cô lập khối u không cho mạch máu đến nuôi dưỡng và làm cho nó teo đi. Không chỉ đạt được những thành tựu về nghiên cứu, khám chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng trong y tế, Cuba còn sử dụng y tế như một kênh ngoại giao để mở rộng ảnh hưởng và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Chính sách ngoại giao y tế đã giúp Cuba thu về khoảng 10 tỷ USD mỗi năm, đưa y tế trở thành ngành kinh tế có thu nhập lớn, vượt xa so với số tiền kiều hối gửi về nước và xuất khẩu Nicken. Theo Thông báo của Bộ Y tế Brazil (21/8/2013), Tổng thống Rouseff đã ký Hợp đồng thuê bác sỹ Cuba tới làm việc tại nước này trong chương trình hợp tác "Nhiều bác sỹ hơn nữa" nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm bác sỹ tại các bệnh viện công ở Brazil. Thỏa thuận hợp tác này được ký kết thông qua Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), Brazil sẽ trả lương cho các bác sỹ Cuba với mức lương Real (khoảng USD/người/tháng). Bên cạnh đó, đội ngũ bác sỹ của Cuba còn có mặt ở các nước: Ai Cập, Mexico, Pakistan...Cuba cũng đã cử 165 bác sỹ, y tá tới Sierra Leone để giúp quốc gia Tây Phi này đối phó với đại dịch vi rút Ebola (2014, 2015). Đồng thời, Cuba cũng là một trong những nước có số lượng cán bộ y tế tham gia vào các chương trình hợp tác với nước ngoài về y tế nhiều nhất: người, trong đó, có bác sỹ. Các nhân viên y tế của Cuba đang làm việc ở 66 nước trên thế giới, 40 nước là theo các chương trình hợp tác miễn phí và 26 nước trả dịch vụ theo hợp đồng, qua đó hàng năm Cuba thu khoảng 6 tỷ USD. Đánh giá về sự hỗ trợ của Cuba đối phó với đại dịch Ebola của các quốc gia Tây Phi, Tổng Giám đốc Tổ chức y tế thế giới, Margaret Chan đã ca ngợi: "Tiền và các thiết bị là rất quan trọng, nhưng cả hai điều này không thể ngăn chặn được sự lây truyền của vi rút Ebola. Nguồn nhân lực rõ ràng là nhu cầu quan trọng nhất với chúng tôi" [104].

115 109 Thứ hai, Cuba vẫn tiếp tục duy trì các chính sách an sinh xã hội tốt đẹp Trong giai đoạn , Đảng và Nhà nước Cuba cũng đã triển khai hơn 150 chương trình xã hội để khẳng định sự ưu việt của chủ nghĩa xã hội trong đó có công tác văn hóa, xã hội và nâng cao đời sống của cán bộ công chức cũng như người dân. Cuba còn ban hành chế độ tiền lương mới, tăng lương bình quân 27,9%. Chương trình xây dựng ngôi nhà mới và sửa chữa ngôi nhà cũ mỗi năm. Trong năm 2006, Cuba đã xây dựng được ngôi nhà, tăng gấp 3 lần so với Đặc biệt, vào tháng 6/2007, Cuba đã thảo luận trên toàn quốc về cơ chế, chính sách tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách của người dân. Tiếp đó, Hội đồng Nhà nước Cuba do Chủ tịch Raul đứng đầu đã quyết định bổ xung thêm 837 triệu Peso (2008) cho quỹ phúc lợi xã hội, và tăng khoảng 13% so với năm 2007 để thực hiện việc tăng lương, tiền hưu trí, trợ cấp xã hội cho nhân dân [152]. Tính đến năm 2014, Cuba đã có 85% hộ gia đình có sở hữu riêng về nhà ở; 97% lãnh thổ đã được sử dụng điện; 95,3% dân số được dùng nước sạch; tỷ lệ người bị nhiễm HIV/AIDS là 0,03%, một tỷ lệ [152] thấp nhất trên thế giới. Đặc biệt, tỷ lệ người thất nghiệp ở Cuba đã hạ từ mức 10% (1992) xuống còn 2,7% (2015), tỷ lệ thấp nhất ở Mỹ Latinh. Đánh giá về thành tựu phát triển con người ở Cuba, Chương trình phát triển của Liên Hợp quốc (UNDP), đã xếp Cuba đứng thứ 67/177 (2014) quốc gia và 44/185 (2015) [164]. Đây được coi là những thành tựu to lớn đối với một đất nước nhỏ bé và điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn như Cuba. Thứ ba, Cuba vẫn duy trì được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, đồng thời đã đạt được một số thành tựu trong việc hợp tác văn hóa với thế giới, nhất là với Mỹ Nền văn hóa Cuba được hình thành từ trong chính quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quá trình này đã hình thành ở Cuba một nền văn hóa chung với nhiều sắc thái đa dạng, độc đáo đúng như nhận xét của nhà văn hóa, địa lý học Cuba thế kỷ XX, Antonio Nunez Jiminez:

116 110 Mỗi nhóm thuộc các chủng tộc ấy vượt biển mang đến Cuba văn hóa, phong tục và các tài sản của mình. Tất cả các nhóm đó đã đến đất nước của chúng ta an cư lạc nghiệp và kết hợp các yếu tố khác nhau lại tạo lên một đặc điểm của Cuba. Nhịp điệu của những bài hát Tây Ban Nha đã xuất hiện trong những ca khúc đặc sắc của người nông dân Cuba. Từ những cái trống của người nguyên thủy Châu Phi, kết hợp với ảnh hưởng của âm nhạc Châu Âu đã nảy sinh ra những bài hát, điệu nhảy của người Cuba gốc phi. Người Trung Quốc đóng góp một số yếu tố văn hóa và tập tục dân gian. Còn người Mỹ thì đưa đến chủ nghĩa thực dụng và cách tổ chức công nghiệp của họ [130, tr.310]. Trong suốt gần 5 thế kỷ, mặc dù chủ nghĩa thực dân, đế quốc trong quá trình cai trị Cuba không ngừng reo dắt chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trong các tầng lớp nhân dân, nhất là giữa người da đen với da trắng nhằm thực hiện chính sách chia để trị, gây hằn thù giữa các màu da, chủng tộc, nhưng nhân dân Cuba đã biết khắc phục có hiệu quả những thành kiến chủng tộc do kẻ thù gây ra để đứng lên đấu tranh giành độc lập cho tổ quốc. Mặc dù là đất nước đa chủng tộc, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Cuba, đứng đầu là Chủ tịch Fidel và Raul, mọi sự phân biệt chủng tộc đều bị xóa bỏ và bình đẳng như nhau. Nền văn học, nghệ thuật của Cuba cũng được phát triển song song với quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Tây Ban Nha và đế quốc Mỹ. Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh việc phát huy những giá trị văn hóa nghệ thuật, tư tưởng yêu nước của Jose Marti và các nhà văn hóa lỗi lạc của Cuba như: các công trình nghiên cứu lịch sử tiến bộ của A.Suco; các yêu sách về cải cách kinh tế của Luis Caballero [58, tr.40]...cuba còn tập trung khai thác nhiều thế mạnh văn hóa vật thể và phi vật thể như: các sản phẩm rượu rum, điệu nhảy chachacha, các hệ hội Canavan cùng hệ thống các di sản văn hóa như: thành cổ Habana, pháo đài Moncada và các hệ thống bãi biển, điểm du lịch đã được UNESCO xếp hạng... Kể từ sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ (12/2014), Cuba đã thúc đẩy hợp tác văn hóa với các nước trên thế giới theo mục tiêu: Đẩy mạnh quảng bá các giá trị văn hóa của Cuba ra thế giới. Đồng thời, thúc đẩy việc xuất khẩu

117 111 các sản phẩm văn hóa mà nước này có thế mạnh như: Rượu rum, xì gà...chiến lược này đã đạt được một số kết quả quan trọng khi sản phẩm rượu rum (Habana club) đã được ra hạn đăng ký tại thị trường EU (Pháp, Đức) vào năm 2015 [100, tr.21]. Trong hợp tác văn hóa với Mỹ, Cuba đã ký kết được một số Hiệp định hợp tác và giao lưu, trao đổi văn hóa với Mỹ, nhờ đó ban nhạc Rock Rolling stone đã sang biểu diễn tại Cuba lần đầu tiên vào tháng 7/2015; bộ phim Bom tấn của Hollywood: Fast and Furios 8 lần đầu tiên được quay tại Cuba; show diễn thời trang quốc tế đầu tiên của 2 nhà đồng tổ chức là Chanel và Karl Lagerfeld đã được tổ chức tại Cuba vào tháng 6/2015; tàu du lịch cỡ lớn của Mỹ lần đầu tiên cập bến tại Cảng Havana (3/2015); sản phẩm rượu rum Habana club đã được gia hạn đăng ký tại Mỹ [108, tr.19]. Hợp tác giao lưu văn hóa được coi là kênh ngoại giao quan trong giúp Cuba mở cửa và hợp tác sâu rộng với bên ngoài, nhất là với Mỹ qua đó, dần hạn chế các chính sách thù địch của Mỹ đối với Cuba. Đồng thời, giúp cho quốc đảo này nâng cao được vai trò trên trường quốc tế. Như vậy, với những thành tựu thu được trên tất cả các lĩnh vực trong giai đoạn , là một minh chứng để khẳng định rõ đường lối cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" mà Đảng và Nhà nước Cuba đề ra là đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, điều kiện, hoàn cảnh của đất nước Cuba. Đây cũng chính là nguồn nội lực quan trong giúp Cuba từng bước phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, mở rộng quan hệ quốc tế, qua đó bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, đủ sức đối phó với các âm mưu chống phá của Mỹ và các thế lực phản động bên trong và bên ngoài. Bên cạnh những thành công nêu trên, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này vẫn còn gặp một số khó khăn, hạn chế như sau: Thứ nhất, sự già hóa thế hệ lãnh đạo ở Cuba Vấn đề già hóa đội ngũ cán bộ lãnh đạo (đặc biệt là cán bộ cấp cao) luôn là một mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước Cuba trong các kỳ Đại hội Đảng. Điều này, lại càng trở lên cấp thiết khi "thế hệ lịch sử" gắn với cuộc cách mạng Tháng giêng 1959 dần rút lui khỏi vũ đài chính trị. Tại kỳ Đại hội đảng lần thứ VI, VII, Cuba đã đưa ra một số quyết sách quan trọng nhằm trẻ hóa đội ngũ

118 112 cán bộ cấp chiến lược như: đến Đại hội VIII (4/2021), số độ tuổi của Ủy viên Trung ương mới được bầu không quá 60 tuổi; ủy viên Bộ chính trị không quá 70 tuổi...đặc biệt, trong danh sách 142 Ủy viên Trung ương Đảng khóa VII có 55 người mới với độ tuổi là 54,5 (trẻ nhất trong gần 30 năm qua), 5 trong số 17 Ủy viên Bộ Chính trị được bầu mới. Tuy nhiên, có một thực tế là các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội vẫn do các lãnh đạo thuộc thế hệ lịch sử nắm giữ như: Bí thư thứ nhất Raul (85 tuổi); Bí thư thứ hai Jose Ramon Machado Ventura (86 tuổi)...mặc dù, Cuba đã liên tục có sự đào tạo và chỉ định các cán bộ trẻ, có năng lực là người thừa kế thế hệ lịch sử nhưng các nhân vật này đều gặp phải những vấn đề cá nhân và bị cắt chức do liên quan đến tham nhũng như: Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Carlos Lage đã bị cắt chức năm 2009; Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phụ trách về chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội", Marino Murillo, có con gái chạy sang Mỹ sống lưu vong (2012) nên uy tín bị giảm sút [101, tr.16]. Tất cả những bất cập trên đã cho thấy, quá trình trẻ hóa đội ngũ cán bộ ở Cuba gặp rất nhiều khó khăn và vẫn không hoàn toàn tách rời được thế hệ lịch sử. Vào năm 2018, nếu Cuba có sự thay đổi thế hệ lãnh đạo (Chủ tịch Raul thôi giữ chức Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng) cũng là một trong nguy cơ đe dọa đến sự ổn định chính trị, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước và sẽ là cơ hội để cho Mỹ và các thế lực thù địch có thể lợi dụng, chống phá hoặc lập ra một chính phủ đối lập thân Mỹ. Thứ hai, nền kinh tế Cuba bị phụ thuộc quá nhiều vào Venezuela, nhất là năng lượng, do đó, khi nền kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng, Cuba ngay lập tức rơi vào khủng hoảng năng lượng. Điều này, sẽ làm cho Cuba mất độc lập tự chủ về kinh tế. Sau chuyến thăm của Tổng thống Chavez tới Cuba (vào tháng 10/2004), Venezuela đã cam kết cung cấp dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu cho Cuba. Theo Thỏa thuận này, Venezuela sẽ cung cấp cho Cuba sản lượng dầu tăng dần theo số năm, cụ thể: thùng/ngày (năm 2009) và thùng (năm 2010) [6, tr.2] (bao gồm cả các sản phẩm từ dầu mỏ). Trong đó, Cuba đã dành thùng dầu để tiêu dùng trong nước và thùng còn lại được lọc lại và xuất

119 113 khẩu ra bên ngoài. Không chỉ vậy, việc nhập khẩu dầu thô Cuba cũng nhận được sự ưu đãi đặc biệt từ Venezuela: 50% sản lượng dầu nhập khẩu được thanh toán trong vòng 90 ngày với giá bằng 1/3 giá thị trường, 50 % còn lại được thanh toán trong vòng 25 năm với lãi suất 1% và viện trợ dầu sẽ tiếp tục tăng nếu giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng [6, tr.3]. Bên cạnh đó, Chính phủ Venezuela còn đầu tư 1,4 tỷ USD để nâng gấp đôi công suất nhà máy lọc dầu Cienfuegos cho Cuba; xây dựng đường ống dẫn khí dài 320 km qua biển Caribe nối liền hai nước; 1 nhà máy lọc dầu mới ở tỉnh Matanzas và 1 nhà máy khí hóa lọc ở tỉnh Santiago de Cuba [6, tr.3]. Tuy nhiên, kể từ năm 2013 đến nay, do sự sụt giảm giá dầu trên thị trường thế giới và tình hình kinh tế-xã hội ở Venezuela lâm vào tình trạng khủng hoảng đã tác động nặng nề đến ngành công nghiệp dầu khí của Cuba. Chính phủ Maduro đã tuyên bố cắt giảm nguồn cung dầu cho Cuba xuống còn thùng/ngày (vào tháng 12/2014) và thùng/ngày (vào tháng 12/2015) và thùng/ngày vào tháng 7/2016 [110, tr.21]. Hậu quả của những đợt cắt giảm năng lượng của Venezuela đã làm cho Cuba lần đâu tiên phải tuyên bố tình trạng tiết kiệm năng lượng trên cả nước [108, tr.21] kể từ năm 1993 đến nay. Một khó khăn nữa mà Cuba phải đối mặt từ sự cắt giảm năng lượng của Venezuela đó là số nợ của chính phủ Cuba thông qua các hoạt động nhập khẩu dầu ngày càng lớn. Theo thống kê của nhà nghiên cứu, nhà phân tích chính trị người Mỹ gốc Cuba, Romero, trong giai đoạn , Cuba đã nợ Venezuela 4,975 tỷ USD, trong đó 24% số tiền là nợ Tập đoàn Dầu khi quốc gia Venezuela (PVDSA); còn tờ El Nacional (của Colombia ra ngày 14/11/2010) đã xác nhận khoản nợ của Cuba đối với Venezuela là 13,8 tỷ USD [6, tr.2-3]. Đây chính là thách thức rất lớn đối với Cuba trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn và nguồn dầu khí bị cắt giảm mạnh trong thời gian qua. Kể từ năm 2013 đến nay, do quá phụ vào sự hỗ trợ về tài chính và năng lượng của Venezuela, nên nền kinh tế Cuba đã rơi vào tình trạng tăng trưởng không bền vững và một lần nữa Cuba lại tái hiện lại tình trạng lệ thuộc kinh tế như với Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh Lạnh. Đây là một nguy cơ đe dọa trực tiếp đến độc lập tự chủ về kinh tế, về lâu dài nó sẽ tác động lớn đến sự ổn định

120 114 chính trị của Cuba nếu nước này không có sự đa dạng hóa các đối tác kinh tế, thương mại của mình. Thứ ba, vấn đề Guantanamo giữa Cuba với Mỹ vẫn chưa được giải quyết nên đã đe dọa đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Cuba Vấn đề Guantanamo luôn là một rào cản trong quan hệ của Cuba với Mỹ, bất chấp việc Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận chính trị với Cuba thông qua tuyên bố bình thường hóa quan hệ song phương. Guantanamo, phần lãnh thổ Mỹ chiếm đóng trái phép của Cuba nằm cách bờ biển phía Đông Bang Florida Mỹ (1300 km). Căn cứ này có diện tích 117,6 km2, trong đó, chỉ có 49km2 của khu căn cứ là khô ráo, 38,8 km2 là trên mặt biển và 29,8 km2 đầm lầy. Đây là một Hải cảng nước sâu tự nhiên quan trọng nhất ở Vùng Caribe. Vào năm 1903, chính phủ Cuba của Tổng thống Panma và chính phủ Mỹ của Tổng thống Theodore Roosevelt đã ký Hiệp định "của các bến than và hải quân", theo đó, Mỹ được quyền xây dựng căn cứ quân sự tại Guantanamo. Đến năm 1934, Mỹ và Cuba tái ký điều ước cho phép căn cứ Guantanamo của Mỹ tồn tại vô thời hạn theo hình thức thuê đất. Theo đó, nếu Cuba muốn thu hồi phần lãnh thổ này của mình phải đàm phán trực tiếp với Mỹ. Cũng theo Hiệp ước này, hàng năm Mỹ trả cho Cuba USD tượng trưng tiền thuê đất và số tiền này sẽ được trả bằng séc. Sau khi cách mạng Cuba thành công 1959, chính quyền cách mạng của Chủ tịch Fidel đã không chấp nhận Hiệp định trên và quyết định không tiếp nhận số tiền mang tính tượng trưng đó. Chủ tịch Fidel đã ví căn cứ này là "một con dao găm của Mỹ cắm trên thân thể Cuba" và trước sau như một đòi Mỹ phải rút khỏi căn cứ này. Cuba cũng không thừa nhận Hiệp định năm 1903 và điều ước năm 1934, không tiếp nhận tiền thuê đất của Mỹ, không đàm phán với Mỹ nhưng cũng đảm bảo sẽ không dùng vũ lực để thu hồi lại Guantanamo. Trong khi đó, Mỹ lại cho rằng, Điều ước năm 1934 là do hai bên tự nguyện thỏa thuận và ký kết, Mỹ không hề gây sức ép và bắt buộc chính phủ Cuba phải ký. Cuba muốn thu hồi Guantanamo phải đàm phán trực tiếp với Mỹ chứ không được đơn phương đòi Mỹ tự rút quân [164]. Trong suốt thời kỳ chiến tranh Lạnh, căn cứ Guantanamo đã được Mỹ sử dụng vào mục đích chống Cuba cũng như các nước xã hội chủn nghĩa khác ở

121 115 Vùng Caribe và Mỹ Latinh. Từ tháng 1/2002, dưới thời Tổng thống Bush (con), Mỹ dùng căn cứ này để giam giữ những nghi phạm bị bắt ở Afganistan, Pakistan và nhiều nơi khác trong cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ phát động. Theo báo cáo của Tổ chức ân xá quốc tế (AI), các điều kiện giành cho tù nhân tại nhà tù của quân đội Mỹ ở Guantanamo rất khắc nghiệt và phi nhân đạo, khiến các tù nhân suy sụp về tinh thần và thể chất. Cũng chính vì điều đó mà đến nay nhà tù Guantanamo đã trở thành tâm điểm để chỉ trích về tình trạng vi phạm nhân quyền và ngược đãi tù nhân của quốc tế với Mỹ. Từ năm 2009 tới nay, Tổng thống Obama đã có nhiều nỗ lực cải thiện hình ảnh của nước Mỹ với thế giới thông qua: Tyên bố đóng cửa nhà tù này (2017) bằng việc giảm số tù nhân từ 799 xuống còn 105 và đưa 5 phạm nhân đặc biệt nguy hiểm sang giam giữ tại các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), cùng đề xuất xây dựng 13 nhà tù ở Mỹ để giam 56 trong tổng số 91 tù nhân còn lại ở nhà tù này, 35 tù nhân sẽ được chuyển sang giam giữ tại các nước đồng minh [30], trong đó, 9/35 tù nhân sẽ được chuyển sang giam giữ tại Ả Rập Xê Út [30]. Tuy nhiên, những quyết định trên của chính quyền Obama đã gặp phải sự phản đối của Quốc hội Mỹ, nơi đảng Cộng hòa chiếm đa số do lo ngại các tù nhân này có thể gây ra sự bất ổn cho an ninh quốc gia cũng như các nước đồng minh. Đồng thời, kiên quyết ngăn chặn kế hoạch này của Tổng thống Obama. Những bất đồng giữa Tổng thống và Quốc hội Mỹ đã làm cho vấn đề đóng cửa nhà Guantanamo trở lên bế tắc và làm cho quan hệ hai nước căng thẳng, đây cũng là một trong những vấn đề làm cản trở tiến trình bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương giữa hai nước. Chủ tịch Cuba, Raul đã đưa ra yêu cầu Mỹ phải trao trả căn cứ quân sự này cho Cuba như là một điều kiện tiên quyết cho việc nối lại đầy đủ quan hệ ngoại giao giữa hai nước tại các Hội nghị quốc tế như: Hội nghị Thượng đỉnh cộng đồng các nước Mỹ Latinh và Caribe CELAC ở Costa Rica (28/1/2015), tiếp đó trong cuộc gặp với Tổng thống Obama tại Cuba (21/3/2016), Chủ tịch Raul một lần nữa nhấn mạnh: "Mỹ và Cuba không thể xích lại gần nhau nếu Washington không bàn giao Guantanamo lại cho La Habana" [116], nhưng lại không nhận được phản hồi từ Mỹ. Bên cạnh đó, một số Nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa như: Ted Cruz, Marco Rubio đều phản đối Tổng

122 116 thống Obama trao trả Vịnh Guantanamo cho Cuba với bất cứ giá nào vì coi đây là tài sản quan trọng có tính chiến lược đối với an ninh quốc gia của Mỹ [54]. Điều làm cho Cuba lo ngại trong vấn đề này là sự tồn tại của Căn cứ Guantanamo sẽ đe dọa tới an ninh quốc gia của Cuba. Thông qua căn cứ này Mỹ có thể tiến hành chống phá Cuba về tư tưởng, chính trị, quân sự, đồng thời, dễ dàng thực hiện các kế hoạch xâm nhập, đổ bộ và xâm lược Cuba sau đó tiến tới thiết lập một chính quyền thân Mỹ tại đây. Mặt khác, Guantanamo là mảnh đất cuối cùng của Cuba bị nước ngoài chiếm đóng, vấn đề này không chỉ liên quan đến độc lập chủ quyền mà còn là sự tự tôn của dân tộc Cuba. Sự có mặt của Mỹ tại căn cứ này cũng đồng nghĩa với việc sự nghiệp đấu tranh và giải phóng dân tộc của Cuba vẫn chưa hoàn thành. Do đó, đây chính là chủ đề để Cuba phải đấu tranh, lên án và đòi Mỹ trao trả hoàn toàn, vô điều kiện Guantanamo cho mình. Nếu vấn đề Guantanamo không được giải quyết thì sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng đất nước vẫn bị đe dọa. Thứ tư, cái chết của Fidel đã tác động không tốt đến sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba Sự nghiệp cách mạng của Cuba luôn gắn liền với tên tuổi của lãnh tụ Fidel Castro. Ông là nhà lãnh đạo có thời gian tại vị cao nhất là 49 năm, kiêm nhiệm 6 chức vụ quan trọng, đồng thời là người định hướng tư tưởng và dẫn dắt cách mạng Cuba vượt qua nhiều khó khăn, thách thức. Sự ra đi của cố Chủ tịch Fidel (11/2016), đã khiến cách mạng Cuba mất đi một người có khả năng dẫn dắt, định hướng tư tưởng, duy trì khả năng ổn định trong nội bộ Đảng. Bởi Fidel là người có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với xã hội Cuba điều này được thể hiện qua sự kiện: trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama tới Cuba (3/2016), Tổng thống Mỹ đã có các cuộc tiếp xúc với các phần tử đối lập tại nhà hát Habana, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển hóa dân chủ ở Cuba, kích động các phần tử này chống đối chính phủ. Trước diễn biến này, nguyên Chủ tịch Fidel đã có bài viết "Suy ngẫm về người anh em Obama" đăng trên báo Granma, cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Cuba, nhằm cảnh tĩnh lãnh đạo và người dân Cuba tránh khỏi âm mưu tự diễn biến, tự chuyển hóa [102, tr.20]. Bài viết này đã có tiếng vang lớn đối với dư luận Cuba và các nước cánh tả Mỹ Latinh. Do đó, sự ra đi của ông

123 117 đã khiến quốc đảo này mất đi một chỗ dựa về tinh thần, tư tưởng quan trọng. Đúng như nhận định của Chủ tịch Raul trong lễ nhậm chức (2/2008), "...Fidel là không thể thay thế được". Tóm lại, trong giai đoạn từ , với việc thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" đã làm cho tình hình kinh tế-xã hội Cuba về cơ bản đã thay đổi sâu sắc và toàn diện, đây chính là cơ sở và nền tảng giúp quốc đảo này phát triển kinh tế, đảm bảo các quyền lợi do nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình đấu tranh bảo vệ tổ quốc, Cuba vẫn không tránh khỏi những khó khăn, thiếu sót đến từ các nguyên nhân bên trong, bên ngoài, nhất là chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ. Tiểu kết chương 3 Nhận thức rõ được những trọng trách lịch sử của mình với cách mạng Cuba trong bối cảnh mới, trong giai đoạn với việc triển khai và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung trong hai thời kỳ: "Thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) và "Thời kỳ đẩy mạnh cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ), Đảng và Nhà nước Cuba đã vững bước trèo lái con thuyền cách mạng và đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực. Về chính trị, ngoại giao, duy trì sự ổn định chính trị- xã hội; kiện toàn lại hệ thống chính trị trong nước; mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là với Mỹ nhằm phá thế bao vây, cô lập, thù địch kéo dài trong gần 6 thập kỷ. Về kinh tế, du lịch và công nghệ sinh học đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội"; mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, và có sự hỗ trợ đắc lực từ Venezuela về kinh tế, năng lượng. Về an ninh, quốc phòng, củng cố và cải cách các Lực lượng vũ trang; duy trì các hoạt động hợp tác quân sự với các nước trong khu vực và thế giới. Về văn hóa, xã hội, duy trì tư tưởng yêu nước của Jose Marti; tiếp tục duy trì vị thế hàng đầu ở Mỹ Latinh và thế giới về giáo dục, y tế, an sinh xã hội; đẩy mạnh hợp tác văn hóa của Cuba với trên thế giới, nhất là Mỹ. Tuy nhiên, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức như: Mỹ vẫn duy trì chính sách bao vây cấm vận, nhất là về kinh tế; khó khăn từ sự chống phá của Mỹ và

124 118 các thế lực thù địch; sự phụ thuộc rất lớn của Cuba vào nguồn viện trợ của Liên Xô, Venezuela; sự già hóa thế hệ lãnh đạo; vấn đề Quantenama giữa Cuba với Mỹ vẫn chưa được giải quyết; cái chết của lãnh tụ Fidel... Như vậy, với việc thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ thông qua quá trình thực hiện sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn , về cơ bản Cuba vẫn duy trì được sự ổn định chính trị, xã hội trong nước, giữ vững nền độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa trước sự chống phá quyết liệt của Mỹ và các thế lực thù địch trong gần 30 năm qua.

125 119 Chương 4 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2016, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 4.1. THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ Trong 26 năm qua, mặc dù, phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức, song những trở ngại trên không thể ngăn cản được tiến trình phát triển của dân tộc Cuba. Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, dựa vào sức mạnh đại đoàn kết toàn toàn dân tộc (đoàn kết giữa Đảng với Nhân dân, đoàn kết toàn dân, đoàn kết trong nội bộ Đảng...) và sự giúp đỡ, ủng hộ lớn lao của các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ, tiến bộ xã hội trên thế giới (đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa, cánh tả Mỹ Latinh và nhóm ALBA), Đảng cộng sản Cuba đã lãnh đạo đất nước vượt qua mọi thử thách hiêm nghèo "tưởng chừng không thể vượt qua nổi của "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( )", thúc đẩy cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ) và giành được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao; kinh tế; an ninh, quốc phòng; văn hóa, xã hội. Đây được coi là những nhân tố quan trọng quyết định những thành công của quá trình đấu tranh, bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba trong giai đoạn này Những thành tựu Sau 26 năm tiến hành Cải cách kinh tế, với những cố gắng, nỗ lực không mệt mỏi của Đảng và Nhà nước Cuba, công cuộc đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội đã thu được nhiều thành tựu to lớn, tập trung ở một số lĩnh vực chủ yếu sau đây: * Trên lĩnh vực chính trị- ngoại giao Thứ nhất, duy trì sự ổn định chính trị, xã hội trong nước, tạo cơ sở bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành công lớn nhất mà Đảng và Nhà nước Cuba đã đạt được trong lĩnh vực này là duy trì sự ổn định chính trị, xã hội trong nước, đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản với đất nước trên tất cả các mặt, củng cố niềm tin của

126 120 tuyệt đại đa số nhân dân Cuba về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời nhận được sự ủng hộ lớn lao của các quốc gia, dân tộc, các bạn bè trong khu vực và thế giới, từ đó, tạo ra những tiền đề cho phát triển kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba. Theo quan điểm của Đảng cộng sản Cuba, chỉ có sự ổn định chính trị, xã hội, Cuba mới có điều kiện và thời gian để triển khai đồng bộ các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, mở rộng quan hệ quốc tế, đồng thời, có thể tập hợp toàn bộ sức mạnh trong xã hội để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược mà Đảng và Nhà nước đề ra nhằm bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia như: để đưa ra được chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" tại Đại hội VI (4/2011), Đảng cộng sản Cuba phải lấy ý kiến đóng góp của hàng triệu quần chúng trong một thời gian dài (từ tháng 12/2010 đến tháng 2/3/2011) [29]. Điều này, không chỉ tạo ra sự đồng thuận trong xã hội đối với Văn kiện Đảng quan trọng này mà còn chứng minh được sự ổn định về chính trịxã hội của nước Cộng hòa Cuba. Thứ hai, quá trình đổi mới tư duy chính trị ở Cuba đã đem lại những thành tựu quan trong đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc. Thành công trong đổi mới tư duy chính trị cũng đóng một vai trò quan trọng đến sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba. Đây là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ và đòi hỏi sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của toàn Đảng, toàn dân trong đó có cả các lãnh đạo cấp cao. Bởi ngay trước giai đoạn Cuba tiến hành cải cách và khi tiến hành sự nghiệp này, hầu hết các nhà lãnh đạo đều khẳng định Cuba có thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội theo mô hình của Xô Viết (kinh tế kế hoạch) mà không cần phải có sự thay đổi, thậm chí một số ý kiến trong đảng còn cho rằng Cuba đang ở thời kỳ "Chủ nghĩa xã hội" và chuẩn bị tiến lên giai đoạn "Chủ nghĩa cộng sản". Ngay bản thân lãnh tụ cách mạng Fidel cũng rơi vào quan điểm "tả khuynh" khi nghi ngờ đường lối "Đổi mới" của Việt Nam và coi đây là mô hình "kinh tế thị trường tự do" kiểu phương Tây mà Liên Xô và các nước Đông Âu đã gặp phải. Thậm chí, Chủ tịch Fidel còn cách chức Đại sứ Cuba tại Việt Nam, là người bạn chiến đấu trong trận chiến

127 121 Moncada của mình, Menba Heznandez với lý do không nắm bắt được tình hình của Việt Nam. Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 9/1993, Fidel đã nói: "Cuba không cần ai dạy khôn nước mình về xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cuba đủ hiểu về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội của mình", đồng thời, "Biết rõ cần phải làm gì để xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoài nghi về nền kinh tế thị trường" [88]. Tuy nhiên, cùng với thời gian, Fidel đã nhận ra những sai lầm phạm phải trong quá trình cải cách và nhận thức về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong bài phát biểu tại Đại học Habana (11/2005), ông đã khẳng định: "Sai lầm nghiêm trọng nhất chính là trong một thời gian dài, ông đã lầm tưởng rằng có một người nào đó hiểu rõ về chủ nghĩa xã hội và người ấy biết rõ cần phải làm gì để xây dựng chủ nghĩa xã hội" [88]. Sự thay đổi tư duy của Fidel được coi là một bước đột phá và từ đây lãnh đạo đảng, nhà nước Cuba đã bắt đầu chịu nghe về đổi mới tư duy chính trị. Những đổi mới chính trị lớn lao dưới thời Raul như: giới hạn độ tuổi của các nhà lãnh đạo cấp cao; giới hạn nhiệm kỳ lãnh đạo; trẻ hóa đội ngũ cán bộ; phát huy vai trò của báo chí, đặc biệt là việc đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" đã góp phần đưa Cuba từng bước thoát khỏi những khó khăn kinh tế-xã hội, qua đó góp phần phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, dân tộc trong bối cảnh mới. Thứ ba, Đảng cộng sản Cuba luôn nhất quán nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn cách mạng Cuba trong gần 6 thập kỷ qua đã chứng minh một thực tiễn sinh động rằng chỉ có đặt dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng cộng sản với nền tảng tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel Castro Cuba mới bảo vệ vững chắc được nền độc lập dân tộc. Trong giai đoạn trước năm 1991, nhờ những nền tảng tư tưởng này mà cách mạng Cuba đã giành được nhiều thắng lợi quan trọng như: chiến thắng Hiron, cuộc khủng hoảng tên lửa...từ năm 1991 đến nay, với sự dẫn dắt của các nền tảng tư tưởng này, cách mạng Cuba tiếp tục vượt qua nhiều thử thách hiểm nghèo: sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa của Liên Xô; chính sách bao vây, cấm vận, cô lập của Mỹ...không những vậy, Cuba còn từng bước thực hiện

128 122 thành công công cuộc cải cách kinh tế và củng cố được khối đại đoàn kết thống nhất trong đảng, giữa đảng với nhân dân và tiếp tục đặt nó dưới sự lãnh đạo của một đảng Mác xít Lêninnit chân chính. Trong hoàn cảnh đất nước hiện nay, Đảng cộng sản Cuba vẫn luôn coi hệ tư tưởng trên là kim chỉ nam, điều kiện, tiền đề quan trọng để đưa Cuba thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đối phó thành công với những chính sách của Mỹ và các thế lực phản động bên trong và bên ngoài. Đồng thời, đảng đã thực sự trở thành hạt nhân lãnh đạo, bộ tham mưu chiến đấu của cách mạng Cuba, nhờ đó mà sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo từ Fidel đến Raul diễn ra suôn sẻ. Sự trụ vững của cách mạng Cuba trong giai đoạn , một lần nữa chứng tỏ sự kiên định của đảng với những hệ tư tưởng trên là hoàn toàn đúng đắn và đây tiếp tục được coi là kim chỉ nam soi sáng cách mạng Cuba giành được nhiều thắng lợi trong thời gian tới. Thứ tư, Cuba đã thúc đẩy việc mở rộng quan hệ hợp tác với khu vực và thế giới. Một thành tựu nữa của cách mạng Cuba trong giai đoạn này chính là việc đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trên thế giới đặc biệt là các nước Mỹ Latinh. Nếu như, trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, quan hệ đối ngoại của Cuba với các nước trong khu vực và thế giới chủ yếu là mối quan hệ mang đậm màu sắc ý thức hệ với các nước xã hội chủ nghĩa. Điều này, đã làm hạn chế quan hệ ngoại giao của Cuba với bên ngoài. Thì sau chiến tranh Lạnh, với sự sụp đổ của Liên Xô và chính sách cô lập ngoại giao của Mỹ, Cuba đã từng bước có thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quạn hệ quốc tế, theo đó, ưu tiên thúc đẩy và phát triển quan hệ với các nước láng giềng ở Mỹ Latinh như: Venezuela, Nicaragua, Brazil, Bolivia...và các nước đang phát triển, các nước lớn trên thế giới như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU, Việt Nam...Nhờ sự thay đổi trên mà Cuba đã đạt được nhiều thành tựu như: bình thường hóa quan hệ với Mỹ; cải thiện quan hệ với EU; nâng cao được vai trò, vị trí trong khu vực và thế giới, qua đó, giúp quốc đảo này có thể mở rộng hợp tác quốc tế với bên ngoài trong bối cảnh chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ vẫn được duy trì. * Trên lĩnh vực kinh tế Thứ nhất, sự thay đổi trong tư duy kinh tế của Đảng và Nhà nước Cuba.

129 123 Cũng giống như sự đổi mới về tư duy chính trị, quá trình đổi mới tư duy kinh tế cũng diễn biến rất phức tạp. Trong giai đoạn trước 1991, do chịu ảnh hưởng sâu sắc của mô hình "Kinh tế Kế hoạch" kiểu Xô Viết nên các nhà lãnh đạo Cuba không thừa nhận bất cứ mô hình kinh tế nào khác. Cuba xem "Kinh tế kế hoạch" là đặc trưng quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân, không thừa nhận sự tồn tại của kinh tế nhiều thành phần, tư nhân, cá thể tiểu chủ do lo ngại các mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa có thể xuất hiện trở lại ở Cuba. Đồng thời, xây dựng quan hệ kinh tế khép kín với các đối tác truyền thống như Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới. Lãnh đạo Cuba, kể cả chủ tịch Fidel không thích nói về kinh tế thị trường. Điều này, đã làm hạn chế sự phát triển nền kinh tế đất nước, mối quan hệ hợp tác quốc tế với bên ngoài. Hậu quả của những nhận thức sai lầm trên là Cuba đã rơi vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng khi Liên Xô sụp đổ. Còn trong giai đoạn từ 1991 đến nay, với việc thực hiện cải cách kinh tế và sự đổi mới tư duy kinh tế tại Đại hội VI (4/2011) thông qua chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội", Đảng và Nhà nước Cuba đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trong kinh tế như: xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần; khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân phát triển; ban hành luật đầu tư mới; từng bước xóa bỏ hệ thống đồng tiền kép...điều này, cũng đã từng bước giúp nền kinh tế Cuba duy trì được sự tăng trưởng kinh tế liên tục trong 22 năm (từ ); đời sống nhân dân từng bước được cải thiện; chế độ an sinh xã hội, miễn phí về giáo dục, y tế tiếp tục được duy trì...đây chính là cơ sở và nền tảng quan trọng giúp Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, bởi nếu Cuba phụ thuộc quá nhiều vào kinh tế bên ngoài thì nguy cơ bị mất độc lập tự chủ sẽ khó tránh khỏi và kịch bản sẽ bị lập lại như sự phụ thuộc của Cuba vào Liên Xô trước đây. Thứ hai, quá trình hội nhật kinh tế quốc tế thu được nhiều thành tựu khả quan, đã giúp Cuba từng bước phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vai trò, vị thế trong khu vực và thế giới. Nếu như trong thời kỳ chiến tranh Lạnh, quan hệ kinh tế của Cuba với bên ngoài chỉ dừng lại ở hình thức viện trợ, cho và nhận từ Liên Xô và hậu quả của nó là Cuba bị lệ thuộc quá nhiều vào thị trường này, nên khi Liên Xô lâm vào

130 124 khủng hoảng và sụp đổ, Cuba đã không đủ sức để chống đỡ với những tác động kinh tế đem lại. Hậu quả là đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn, nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba rơi vào thế ngàn cân treo sợi tóc. Từ mất độc lập về kinh tế, nguy cơ mất độc lập tự chủ về chính trị và chế độ đã dần hiện hữu ở Cuba trong giai đoạn này. Để khắc phục những sai lầm trên, từ năm 1991 đến nay, với đường lối cải cách kinh tế, Đảng và Nhà nước đã từng điều chỉnh đường lối kinh tế đối ngoại, nhất là từ Đại hội VI, theo phương châm đa dạng hóa các đối tác kinh tế. Nhờ sự thay đổi này, đến nay Cuba đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: cải thiện quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp Mỹ, EU; tăng cường hợp tác kinh tế với Trung Quốc, Brazil; tham gia sáng lập các tổ chức kinh tế khu vực: CELAC, ALBA...Đặc biệt, việc tham gia hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp quốc đảo này có thêm nhiều kinh nghiệm về kinh tế thị trường để có thể xây dựng và phát triển mô hình kinh tế thị trường theo "kiểu Cuba", nhằm thức đẩy nền kinh tế đất nước phát triển và tránh phụ thuộc vào các đối tác truyền thống như Venezuela và hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất về kinh tế do chính sách cấm vận kinh tế hà khắc của Mỹ đem lại. * Trên lĩnh vực an ninh- quốc phòng Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba là nhân tố quan trọng giúp bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh chính sách bao vây cấm vận của Mỹ vẫn được duy trì và siết chặt hơn kể từ sau chiến tranh Lạnh đến nay. Với một lực lượng vũ trang gồm 3 thứ quân (hải quân, lục quân và không quân), có tính chính quy, kỷ luật và tinh thần chiến đấu cao, các lực lượng vũ trang Cuba đã bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng thông qua việc đập tan các mưu đồ can thiệp quân sự, tấn công mạng, cài cắm điệp viên và tập hợp các lực lượng đối lập để đòi tự do chính trị. Đặc biệt, bất chấp việc chính quyền Mỹ biến Quantenamo thành nơi giam giữ các phần tử khủng bố và tăng cường các hoạt động quân sự, coi đây là bàn đạp để tấn công quân sự để lật đổ chế độ Castro khi cần thiết. Nhưng với một tinh thần đoàn kết, có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, lực lượng vũ trang cách mạng Cuba vẫn duy trì và giữ vững được nền độc lập dân tộc.

131 125 Ngoài ra, với tư cách là một lực lượng chủ chốt bảo vệ độc lập dân tộc, các lực lượng vũ trang cách mạng Cuba đã thu được nhiều thành công trong việc mở rộng, hợp tác giao lưu trao đổi quân sự đối với các nước trong khu vực và trên thế giới, qua đó, nhằm hiện đại hóa và nâng cao tiềm lực quốc phòng. * Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội Với chính sách miễn phí về giáo dục, y tế và an sinh xã hội tốt đẹp đã giúp củng cố niềm tin của nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Nhà nước Cuba đã lựa trọn trong gần 3 thập kỷ qua. Mặc dù, trong giai đoạn này nền kinh tế -xã hội Cuba còn khó khăn, thách thức, nhưng xuất phát từ quan điểm mọi chính sách của Đảng và Nhà nước đều phải đảm bảo mục tiêu phúc lợi xã hội miễn phí cho toàn dân nên Cuba vẫn duy trì nhất quán mục tiêu miễn phí trong giáo dục, y tế và an sinh xã hội, đồng thời, đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng chính sách. Đây được coi là điểm mạnh, tính ưu việt của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Nó đã thực sự chứng tỏ tính nhân văn, nhân đạo của chế độ mới và là sự khác biệt hoàn toàn so với các chế độ chính trị xã hội ở Mỹ Latinh và chủ nghĩa xã hội ở các nước trên thế giới. Ngoài việc duy trì tính ưu việt này, Cuba còn sáng tạo ra chính sách "ngoại giao y tế", chính sách này không những giúp Cuba nâng cao hình ảnh trên trường quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trong việc yêu cầu Mỹ xóa bỏ chính sách cấm vận, mà còn trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn nhất, giúp Cuba từng bước thoát khỏi khó khăn kinh tế, cải thiện đời sống của nhân dân. Những kết quả thu được từ các chính sách trên, đã một lần nữa góp phần giúp Cuba củng cố hơn nữa niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, bất chấp sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động trong và ngoài nước. Đây chính là nền tảng quan trọng giúp Cuba bảo vệ độc lập dân tộc và chế độ xã hội nghĩa trong bối cảnh mới Những hạn chế Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém và tác động xấu đến quá trình này cụ thể như sau:

132 126 Thứ nhất, Cuba chưa xây dựng được mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh theo "kiểu Cuba" Một trong những hạn chế lớn nhất của cách mạng Cuba trong giai đoạn hiện nay là chưa xây dựng được môt mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh theo kiểu Cuba. Trong giai đoạn trước 1991, hệ thống chính trị Cuba về cơ bản là "bệ nguyên" mô hình của Xô Viết để xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước mình như: chức danh của các nhà lãnh đạo; quá trình ban hành quyế định của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ giống như nhau và đặc biệt là chủ quan, duy ý chí và đốt cháy giai đoạn trong quá trình xây dựng nền kinh tế-xã hội đất nước. Lãnh đạo Cuba đã tin tưởng tuyệt đối vào mô hình phát triển đất nước của Liên Xô mà không nhận rõ được những hạn chế, khiếm khuyết của nó. Từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, Cuba đã tiến hành thử nghiệm nhiều kế hoạch cải cách, sửa sai, đề ra các chiến lược phát triển kinh tế đất nước...cùng với đó, là việc tham khảo kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn chưa đưa ra được một mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh mà chỉ dừng lại ở "cập nhật" chứ không phải là "Đổi mới" hay "Cải cách". Thậm chí các nhà lãnh đạo Cuba như Chủ tịch Raul, phó Chủ tịch Miguel Diaz -Canel còn nghi ngờ chính đường lối cập nhật hóa khi khẳng định: Một số doanh nghiệp tư nhân muốn xây dựng lại hình ảnh lý tưởng của Cuba trước cách mạng và cho chấm dứt việc mở rộng mô hình kinh tế tư nhân bất chấp một thực tế là mô hình này tạo ra tới 72% việc làm mới cho người dân Cuba trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2017 [113]. Đây chính là cơ sở để Mỹ và các thế lực phản động lợi dụng tuyên truyền, chống phá và cho rằng Đảng cộng sản Cuba đã bế tắc về đường lối và đi theo quỹ đạo dân chủ phương Tây, Cuba mới có thể đi thoát khỏi tình trạng bế tắc này [187]. Sự khó khăn này diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Cuba đang phải đối mặt với tình trạng thiếu năng lượng; chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ vẫn được duy trì, có phần siết chặt hơn; lãnh tụ Fidel đã mất; trong khi Raul và các nhà lãnh đạo thuộc thế hệ lịch sử sẽ dần rút khỏi chính trường. Đây chính là nguy cơ tác động trực tiếp đến quá trình bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Cuba trong hiện tại và tương lai.

133 127 Thứ hai, những bất cập trọng điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước Bên cạnh những thành tựu thu được trong quá trình cải cách kinh tế, Cuba hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong việc điều hành và quản lý nền kinh tế vĩ mô. Điều này, được thể hiện rõ qua chương trình hợp nhất hai đồng tiền được khởi xướng từ năm 2013 những đến nay đã bị trì hoãn và lùi tới một thời điểm không xác định do những lo ngại về bất ổn chính trị có thể xảy ra; Đặc khu Mariel ra đời từ năm 2013 nhưng đến nay mới thu hút được một số vốn đầu tư rất hạn chế; kế hoạch tăng trưởng kinh tế từ 5-7% do Đại hội VI, VII đề ra nhưng đến nay vẫn không hoàn thành mục tiêu, khi Tổng GDP giảm 0,9% (2016) [109, tr.16]. Bên cạnh những hạn chế nêu trên, việc Cuba liên tục thực hiện các đợt cải cách, sửa sai kinh tế; không chấp nhận quá trình cải cách kinh tế nhanh mạnh theo hướng thị trường mà chỉ theo hướng "Tiến lên trong ổn định" [101, tr.16] cũng làm cho quá trình vận hành, điều hành kinh tế vĩ mô của Cuba gặp khó khăn. Ngoài ra, việc Cuba chưa có một mô hình kinh tế -xã hội, xã hội chủ nghĩa mà chỉ mới đưa ra khái niệm chung, nên trong quá trình vận hành và quản lý kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Mặt khác, đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cấp cao còn thiếu kinh nghiệm quản lý về kinh tế thị trường, trong khi tư duy kinh tế kiểu bao cấp, thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào nhà nước vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ các nhà quản lý kinh tế của Cuba. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm cản trợ sự phát triển kinh tế của Cuba trong nhiều thập niên chính là thói quen dựa vào sự trợ giúp về kinh tế từ bên ngoài như Liên Xô, Venezuela, mà không tạo ra nội lực bên trong, nên khi các nước này lâm vào khủng hoảng, khó khăn về kinh tế, ngay lập tức nền kinh tế Cuba bị tác động mạnh mẽ và khó có khả năng chống đỡ được với những tác động này, điển hình là cuộc khủng hoảng năng lượng vừa qua do Venezuela cắt giảm mạnh nguồn viện trợ về năng lượng. Tất cả những hạn chế, yếu kém nêu trên đã trở thành nguy cơ, trở lực ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị-xã hội của đất nước và điều này, cũng đã góp phần tác động đến độc lập tự chủ của Cuba.

134 128 Thứ ba, Cuba là quốc gia có nền văn hóa đa dạng với nhiều sắc tộc, tôn giáo khác nhau, nên đây chính là cơ hội để Mỹ và các thế lực phản động lợi dụng chống phá Quá trình hình thành, phát triển và đấu tranh giải phóng dân tộc đã hình thành lên ở Cuba một nền văn hóa đa dạng, đa sắc tộc, chủng tộc. Sự đa dạng này đã hình lên ở Cuba một nền văn hóa riêng có và khác biệt so với các nước Mỹ Latinh khác. Đây cũng chính là nguồn sức mạnh tạo ra nền văn hóa yêu nước ở quốc đảo tự do này. Tuy nhiên, sự đa dạng này cũng đặt ra cho Cuba nhiều thách thức, nhất là trong bối cảnh Mỹ và các lực lượng phản cách mạng luôn lợi dụng yếu tố này để chống phá Đảng và Nhà nước Cuba. Với đặc thù có tới 80% dân số theo đạo Thiên chúa và một bộ phận theo Do thái giáo, Mỹ đã và đang thực hiện chiêu bài diễn biến hòa bình; dân chủ, nhân quyền, dân tộc và tôn giáo để kích động, chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng cộng sản với các tầng lớp nhân dân, giữa các tôn giáo với nhau. Đồng thời, thông qua các lực lượng này tiến hành tập hợp lực lượng, thu thập các tin tức tình báo để phá hoại Cuba từ bên trong. Đặc biệt, sự kiện các Đức giáo hoàng Jean Paul II, Benedict XVI, Francis I đều có các chuyến thăm Cuba trong thời gian làm lãnh đạo ở Vantican vào các năm 1998, 2012, 2015, bên cạnh việc thúc đẩy quan hệ tôn giáo, văn hóa giữa quốc gia Công giáo này với giáo Hội Thiên chúa giáo Cuba, còn có một mục tiêu khác là thăm dò, cổ xúy cho các phần tử đội lốt tôn giáo gây diễn biến hòa bình trong nội bộ Cuba. Sau khi Mỹ và Cuba bình thường hóa quan hệ (2014), chính quyền Mỹ đã tăng cường các hoạt động chống Cuba bằng việc cho các công ty truyền thông của Mỹ vào đầu tư và làm ăn ở Cuba nhằm thu thập tin tức tình báo, gây mất ổn định xã hội, chính trị thông qua các trang mạng internet...đồng thời, tăng cường truyền bá văn hóa phương Tây vào trong xã hội Cuba, nhất là giới trẻ nhằm mục tiêu làm phai nhạt nền văn hóa cách mạng của Jose Marti, thực hiện chiến lược tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ Cuba. Điều này, đã tác động trực tiếp đến một số bộ phận người dân khi vào tháng 12/2016, Cuba đã bắt giam nghệ sỹ đàn Graffiti, Danilo Maldonado (biệt danh Elsexto), một phần tử chống đối cách mạng được Mỹ hậu thuẫn (nhân vật này từng bị tòa án Cuba bắt giam năm 2014

135 129 khi viết tên 2 lãnh tụ cách mạng Fidel và Raul trên lưng 2 con lợn sống trong một buổi biểu diễn nghệ thuật và được trả tự do vào tháng 8/2015). Sau khi Lãnh tụ Fidel qua đời, phần tử cách mạng này đã viết lên trên mặt tiền của nhiều tòa nhà công cộng dòng chữ "Sue Fue" (Ông ta đã ra đi) [110, tr.12-13] và tạo thành nguy cơ đe dọa đến độc lập tự chủ ở Cuba nhất là trong bối cảnh người định hướng nền văn hóa cách mạng Cuba lãnh tụ Fidel Castro đã mất MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở CUBA GIAI ĐOẠN Từ việc phân tích những nhân tố tác động, mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, sự triển khai bảo vệ độc lập dân tộc trong hai giai đoạn , và đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba giai đoạn từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, tác giả đã đưa ra một số đặc điểm chủ yếu về quá trình này như sau: Thứ nhất, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc luôn gắn liền với quá trình xây dựng và đi lên chủ nghĩa xã hội trong điều kiện và hoàn cảnh của Cuba. Cách mạng Cuba thành công (1/1/1959), với sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, Cuba đã quyết định lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hiện thực theo mô hình Xô Viết, tập trung quan liêu bao cấp. Mô hình này, ngoài việc đem lại cho Cuba một số thành quả quan trọng về giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhưng cũng đã tạo ra không ít thách thức, hệ lụy, nhất là việc Cuba lại nằm ngay sát nách một siêu cường tư bản chủ nghĩa là Mỹ, luôn có quan điểm thù địch chống Cuba và muốn lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở quốc đảo này. Trong suốt gần 6 thập kỷ qua, đặc biệt từ sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, với sự sụp đổ của Liên Xô, Cuba luôn phải chịu sự chống phá, bao vây, cô lập toàn diện từ Mỹ, nhưng mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc ở Cuba vẫn không thay đổi. Bởi độc lập dân tộc chính là mục tiêu trước mắt, tiền đề để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Độc lập dân tộc (mục tiêu trước mắt) và tiến lên chủ nghĩa xã hội (mục tiêu lâu dài) có mối quan hệ biện chứng với nhau, không thể đi đến mục tiêu lâu dài nếu không thực hiện được mục tiêu trước mắt. Nền độc lập dân tộc chính là tiền đề để Cuba đi lên chủ nghĩa xã hội, là con đường tốt nhất để bảo vệ thành quả của độc lập dân tộc. Đây cũng chính là

136 130 đặc điểm tiêu biểu nhất của cách mạng Cuba trong giai đoạn này về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trước sự bao vây, chống phá, cô lập của Mỹ và các thế lực phản động nhằm mục tiêu lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở quốc đảo này. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước Cuba cũng xác định quá trình này là sự nghiệp lâu dài, gian khổ và phức tạp vì nó phải bảo vệ được thành quả của cách mạng năm 1959, đồng thời, phải tạo ra sự biến đổi sâu sắc về chất trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Chính nhờ hiểu và nắm vững được yếu tố này mà cách mạng Cuba đã vượt qua được mọi khó khăn, thử thách trong "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình", đồng thời thực hiện thắng lợi nhiều mục tiêu trong công cuộc cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội". Trong những năm tới đây, sự nghiệp cách mạng của Cuba chắc chắn vẫn luôn gắn chặt với đặc điểm và mục tiêu này vì nếu xa rời nó Cuba sẽ mất phương hướng và có thể một lần nữa quay trở lại quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản như trước năm 1959 và thành quả trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội sẽ không còn tồn tại nữa. Thứ hai, một đặc điểm làm hạn chế đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong giai đoạn này chính là sự chống phá quyết liệt của cộng đồng người Mỹ gốc Cuba (khác so với cộng đồng người Hoa kiều của Trung Quốc) Cộng đồng người Mỹ gốc Cuba, Hoa Kiều đều có chung một đặc điểm là những người rời bỏ "đất mẹ" đến Mỹ sau sự thất bại của các chính quyền thân Mỹ trong các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Cuba (1959) và nội chiến cách mạng ở Trung Quốc (1949). Tuy nhiên, sau thành công của các cuộc cách mạng này, quan điểm của các cộng đồng người trên về quê hương của mình có sự khác biệt. Nếu như cộng đồng người Hoa kiều (chiếm khoảng 15 triệu người và sinh sống đông đảo thứ 2 tại Mỹ), được đánh giá là cộng đồng người có đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Thì cộng đồng người Mỹ gốc Cuba lại luôn có tư tưởng đối nghịch với chế độ chính trị ở quê hương mình. Hiện nay, cộng đồng người Mỹ gốc Cuba có khoảng 2 triệu người, là lực lượng có tiềm lực về kinh tế, ảnh hưởng về chính trị trong xã hội Mỹ. Do những mâu thuẫn từ trong lịch sử với chính quyền Fidel về vấn đề quốc hữu hóa tài sản nên họ luôn ủng hộ chính sách bao vây cấm vận của chính

137 131 quyền Mỹ; phản đối những nỗ lực cải thiện quan hệ song phương của hai nước như: Sau sự kiện "tấn công sóng âm" (tháng 2/2017), các Thượng Nghị sỹ Mỹ gốc Cuba như: Marco Rubio, Ileana Ross, Diaz Balarl đã gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson yêu cầu chính phủ Mỹ đáp trả cứng rắn với Cuba bằng việc trục xuất tất cả các nhà ngoại giao và đóng cửa đại sứ quán Cuba tại Mỹ [111]. Đây chính là minh chứng cho sự thù địch của người Mỹ gốc Cuba với tổ quốc, bất chấp một thực tế là hai nước đã bình thường hóa quan hệ song phương. Không những vậy, các lực lượng này còn kết hợp với những phần tử chống đối trong nước tiến hành các hoạt động đánh bom, tấn công mạng gây mất trật tự an ninh xã hội, tạo ra mâu thuẫn giữa Đảng với nhân dân và cho người dân mất niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng. Điều này, đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định chính trị trong nước của Cuba trong giai đoạn này và tạo ra sự khác biệt lớn về quan điểm chính trị đối với tổ quốc giữa người Mỹ gốc Cuba và cộng đồng Hoa kiều. Thứ ba, sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba luốn gắn liền với sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh, nhất là nhóm thiên tả ALBA Một đặc điểm của quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này là sự gắn kết của cách mạng Cuba với phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, đặc biệt là nhóm ALBA về lý luận và thực tiễn. Về lý luận, Cuba và các nước ALBA đã đưa ra đề án xây dựng "Chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI" ở Mỹ Latinh với nội dung chính là lấy chủ nghĩa Mác, tư tưởng cách mạng tiến bộ Simon Bolivar và tư tưởng nhân đạo Thiên chúa giáo làm nền tảng tư tưởng để xậy một xã hội mới ở Mỹ Latinh trong thế kỷ XXI. Về thực tiễn, Cuba chính là trụ cột về chính trị, còn Venezuela là trụ cột về kinh tế của ALBA. Quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong giai đoạn này không thể không kể đến sự giúp đỡ đắc lực của các nước cánh tả Mỹ Latinh về kinh tế, tài chính, năng lượng như: Venezuela, Nicaragua, Bolivia, Ecuador...sự giúp đỡ to lớn trên đã giúp nền kinh tế Cuba từng bước thoát khỏi khó khăn; chế độ xã hội chủ nghĩa được giữ vững trước chính sách bao vây cấm vận của Mỹ. Thông qua ALBA, Cuba cũng từng bước mở rông quan hệ đối ngoại; thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư góp phần đưa nền kinh tế đất nước dần phục hồi, từng bước nâng cao vai trò, vị thế ở khu vực.

138 132 Thứ tư, việc đề ra chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội, được coi là chủ trương lớn giúp Cuba phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Việc Cuba sử dụng "Cập nhật" không phải là "Cải cách" theo Trung Quốc hay "Đổi mới" theo Việt Nam được coi là đặc điểm riêng biệt của cách mạng Cuba trong giai đoạn này. Trong quá trình phát triển đất nước, Cuba thường không sử dụng cụm từ "cải tổ" hay "cải cách" mà thường sử dụng "hoàn thiện" hay "cập nhật", để vạch rõ ranh giới với "cải tổ", "cải cách" theo chủ nghĩa tự do mới ở Liên Xô và Đông Âu, nhưng trên thực tế, đây cũng là một hình thức của "cải cách". Từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay, Cuba đã 3 lần tiến hành cải cách kinh tế và 2 lần sửa sai nhưng để đảm bảo tính định hương xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế, Đảng và Nhà nước Cuba vẫn tiếp tục khẳng định mô hình phát triển kinh tế của Cuba trong hiện tại và tương lai vẫn là "cập nhật" vì trước hết đây là quá trình "cập nhật" chứ không phải là "cải cách", vì Cuba không áp dụng "Cải cách" nền kinh tế theo mô hình của Trung Quốc hay Việt Nam, mà muốn đưa một số yếu tố "thị trường" vào việc phát triển kinh tế để phù hợp với điều kiện và tình hình đất nước của Cuba. Mặt khác, Đảng và Nhà nước Cuba cũng cho rằng: đây là quá trình diễn ra lâu dài, từ từ và có chọn lọc nên trong quá trình thực hiện, một số yếu tố cũ như chế độ bao cấp về y tế, giáo dục, chính sách quản lý, điều tiết của Nhà nước và vai trò của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân vẫn được duy trì để đảm bảo tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Cuba còn giải thích tiếp những biện pháp trên sẽ giúp Cuba dần tiếp cận với định hướng "thị trường" sau đó mới tiến tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây được coi là sáng tạo về mặt lý luận và thực tiễn mà Đảng cộng sản Cuba đã đúc rút được từ kinh nghiệm thực tiễn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc không chỉ ở nước mình mà còn từ những bài học thành công, thất bại của những nước xã hội chủ nghĩa còn lại trên thế giới hiện nay. Thứ năm, quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc và chống lại các chính sách bao vây cấm vận của Cuba kéo dài nhất trong lịch sử (gần 60 năm) so với Việt Nam và 20 quốc gia khác đã từng bị Mỹ thi hành chính sách bao vây, cấm vận. Nó, đã tạo ra điểm khác biệt, riêng có của quốc đảo này.

139 133 Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Cuba có những khác biệt cơ bản so với Việt Nam và các nước đã từng bị Mỹ thực thi chính sách cấm vận như: Cuba chỉ nằm cách Mỹ 150 km; là một đất nước xã hội chủ nghĩa duy nhất ở Tây bán cầu, nhỏ bé về diện tích, dân số; kinh tế lạc hậu; lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba kéo dài nhất so với 20 lệnh cấm vận trên (gần 60 năm). Còn các nước khác như Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Iran, nằm cách xa Mỹ, có tiềm lực nhất định về quốc phòng, thời gian cấm vận ngắn hơn nhiều: Việt Nam (20 năm); Triều Tiên (24 năm); Iran (36) năm...những đặc điểm này đã tạo ra cho Cuba một tâm thế cảnh giác cao độ với Mỹ thông qua việc luôn thực hiện các biện pháp sửa sai trong kinh tế nhằm đưa đất nước thoát khỏi khó khăn do lệnh cấm vận của Mỹ gây nên và tiếp tục duy trì chính sách bao cấp, miễn phí trong giáo dục, y tế, an sinh xã hội để tạo ra sự công bằng trong xã hội, làm cho người dân tin tưởng vào chế độ và sự lãnh đao của Đảng. Thứ sáu, việc duy trì tốt các chính sách ưu việt về giáo dục, y tế, an sinh xã hội được coi là vũ khí giúp Cuba chống lại mọi âm mưu chống phá của Mỹ và các thế lực phản cách mạng trong quá trỉnh bảo vệ nền độc lập dân tộc Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa sâu sắc. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước Cuba đều hướng đến mục tiêu là đảm bảo phúc lợi xã hội cho nhân dân. Trong khi nền kinh tế gặp khó khăn, Cuba vẫn nhất quán thực hiện chế độ giáo dục, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho toàn dân và đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng chính sách. Đây chính là điểm mạnh, là sự ưu việt của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Cuba tiếp tục thực hiện chính sách bao cấp về y tế và giáo dục cho toàn dân, quan tâm tới những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (những tầng lớp yếu thế trong xã hội). Điều này, cũng đã được Chủ tịch Raul Castro khẳng định rất rõ trong Đại hội VI, đó là: "Việc củng cố thể chế chính trị, kinh tế, xã hội sẽ đảm bảo cho chính sách "Cập nhật hóa", không gây nguy hại đến tính kế thừa của chủ nghĩa xã hội ở Cuba. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có khả năng chiến thắng khó khăn, bảo tồn được thành quả cách mạng, phát triển kinh tế, nâng cao

140 134 đời sống của Nhân dân và không bao giờ cho phép chủ nghĩa tư bản được quay lại Cuba một lần nữa" (Cuba thông qua lộ trình Cập nhật hóa mô hình kinh tế). Ngoài ra, Cuba còn đưa ra một số chủ trương về cải cách giáo dục để hoàn thiện hơn nữa hệ thống giáo dục ở bậc đại học và sau đại học nhằm tạo ra những thế hệ nối tiếp có trình độ cao để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Trong y tế, Cuba đã coi "ngoại giao y tế" là kênh đối ngoại quan trọng để mở rộng ảnh hưởng chính trị, nâng cao vai trò của Cuba trong khu vực và quốc tế. Đồng thời, chủ trương này cũng đã đem lại cho Cuba nguồn thu ngoại tế quan trọng để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Nếu không thực hiện tốt các chính sách ưu việt trên, Cuba khó có thể vượt qua khó khăn, thách thức trong nước và đứng vững được trước chính sách cô lập của Mỹ. Đây là đặc điểm lớn nhất mà Cuba đã tạo ra được trong quá trình bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thứ bảy, đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba luốn gắn liền với nghĩa vụ quốc tế cao đẹp, đây là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước nhằm tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế để phát triển kinh tế và nâng cao vị thế đất nước Đây được coi là mục tiêu xuyên suốt, một chiến lược lớn của Cuba ngay sau khi nhà nước xã hội chủ nghĩa này ra đời, được thể hiện thông qua việc Đảng cộng sản Cuba, đứng đầu là Fidel đã có sự giúp đỡ to lớn về vật chất, tinh thần và cả máu đối với nhiều cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thế giới thứ 3 như: Việt Nam, Angola, Etiopia... Trong giai đoạn từ 1991 đến nay, cùng với những biến đổi của tình hình quốc tế, Cuba đã có sự điều chỉnh chính sách và nghĩa vụ quốc tế theo hướng tăng cường phát huy các thế mạnh về giáo dục, y tế để giúp đỡ các nước, nhất là các nước khu vực Mỹ Latinh và đang phát triển nhằm khắc phục những hậu quả của thiên tai, dịch bệnh, xóa mù chữ...đồng thời, biến các thế mạnh thành lợi thế cạnh tranh để mở rộng hợp tác quốc tế, đem lại nguồn thu ngoại tệ để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao vị thế, uy tín của Cuba trên thế giới. Chính việc phát huy tốt tinh thần quốc tế trong giai đoạn này đã giúp Cuba từng bước phá thế bao vây cấm vận của Mỹ, tạo động lực quan trọng để đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế nhằm phát triển đất nước.

141 VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CUBA TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ LIÊN HỆ VỚI KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM Vấn đề đặt ra đối với Cuba Quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong những năm tới được dự báo sẽ bị tác động sâu sắc bởi một số nhân tố quốc tế, khu vực cùng các đặc điểm và xu thế trong quan hệ quốc tế như: toàn cần hóa; chống khủng bố; hòa bình, hợp tác và phát triển; các vấn đề toàn cầu: nghèo đói, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực; xung đột sắc tộc tôn giáo, dân tộc cực đoan; cách mạng công nghiệp 4.0; liên kết khu vực, tiểu khu vực; sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh...đặc biệt là chính sách bao vây cấm vận kinh tế của Mỹ vẫn được duy trì và ngày càng thắt chặt hơn dưới thời Tổng thống Donald Trump...Bên cạnh đó, các vấn đề trong nước của Cuba như: việc thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế, xã hội"; xây dựng và hoàn thiện khung lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo "kiểu" Cuba; sự thay đổi nhà lãnh đạo trong tương lai; quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế; xóa bỏ hệ thống đồng tiền kép...với những đặc điểm, xu hướng vận động nêu trên, sẽ đặt ra những cơ hội và thách thức đan xen đối với quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong thời gian tới như sau: Một là, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài việc đem lại cho Cuba những thời cơ lớn như: phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác, nâng cao vị thế trên trường quốc tế, thì nó cũng đặt ra cho Cuba một nhiệm vụ quan trọng là phải luôn đảm bảo mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với hội nhập quốc tế Trong thời gian tới, chính sách cấm vận của Mỹ đối với Cuba sẽ vẫn không có nhiều thay đổi lớn, thậm chí còn có thể được siết chặt hơn, do đó, để phát triển kinh tế đất nước, hội nhập sâu rộng với bên ngoài, Cuba cần phải đa dạng hóa, đa phương hóa mối quan hệ quốc tế, tiếp tục tăng cường mối quan hệ với các đối tác là bạn bè truyền thống: Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Venezuela và các nước phát triển khác như: EU, Nhật Bản, Ấn Độ nhằm tạo ra động lực để thu hút đầu tư, vốn, kỹ thuật, quản lý, công nghệ để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong quan hệ với Mỹ, bên cạnh việc cảnh giác với những mưu đồ khó lường của chính quyền Mỹ thì Cuba cũng nên tạo ra các cơ hội hợp tác trong các

142 136 diễn đàn song phương và đa phương để từng bước cải thiện, xây dựng lại quan hệ với siêu cường này dựa trên nguyên tắc "Nghệ thuật chung sống giữa các nền văn minh", bởi Mỹ vẫn có ảnh hưởng và tác động rất lớn đối với Cuba, nếu duy trì mối quan hệ thù địch quá lâu, Cuba sẽ là nước bị thiệt hại và ảnh hưởng nhiều nhất, chứ không phải là Mỹ. Hai là, công nghệ sinh học, du lịch, giáo dục, y tế luôn được coi là nội lực quan trọng, nền tảng kinh tế vững chắc để đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc của Cuba trong bối cảnh Mỹ siết chặt lệnh cấm vận về kinh tế Trong thời gian tới, chính sách bao vay cấm vận của Mỹ đối với Cuba về cơ bản sẽ vẫn được giữ nguyên, cụ thể: thắt chặt chính sách về đi lại, thương mại; cấm các công ty của Mỹ làm ăn và giao dịch với các tập đoàn thuộc quyền quản lý của quân đội, lực lượng an ninh Cuba; các hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước bị hạn chế...do đó, nền kinh tế Cuba sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn như: kinh tế tăng trưởng không ổn định; thiếu lương thực, thực phẩm; thiếu nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất; thiếu năng lượng; đời sống nhân dân gặp khó khăn...để khắc phục những hạn chế do chính sách cấm vận của Mỹ đem lại, chính phủ Cuba cần có một chiến lược phát triển kinh tế mới, theo hướng ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực kinh tế mà Cuba có thế mạnh như: công nghệ sinh học, du lịch, y tế, giáo dục trở thành những nghành kinh tế mũi nhọn, đem lại giá trị xuất khẩu cao, nguồn thu ngoại tệ lớn. Đối với ngành công nghệ sinh học và dược phẩm, bên cạnh việc tiếp tục duy trì và đẩy mạnh những thành quả đã đạt được, thì Cuba cần tạo ra nhiều chiến lược phát triển cho ngành này như: mở các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực về ngành này cho các nước ở Cuba; trao đổi nguồn nhân lực và mở các trung tâm nghiên cứu ở nước ngoài; chuyển giao bản quyền công nghệ, kỹ thuật; sản xuất dược phẩm đặc trị các bệnh ung thư như: ung thư da, ung thư phổi, gan, da dày (Căn bệnh phổ biến ở các hiện nay)...với những chiến lược này, Cuba sẽ mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới với các nước, phát triển nền kinh tế đất nước, củng cố vai trò, vị trí của mình trong khu vực và trên trường quốc tế. Còn trong lĩnh vực du lịch, đầu tiên Cuba cần phải đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho ngành du lịch để nâng cao chất lượng dịch vụ,

143 137 đáp ứng được yêu cầu của tất cả các đối tượng du khác; khai thác những lợi thế du lịch tự nhiên, nhân văn mà nước này có thế mạnh để tạo ra nét riêng biệt của quốc đảo này; mở các trường, khoa du lịch để đào tào đội ngũ sinh viên có chất lượng cao (nhất là về ngoại ngữ) để đáp ứng được yêu cầu hội nhập của đất nước; liên kết với một số nước ở Mỹ Latinh để xây dựng các tour, điểm du lịch phù hơp với du khách nước ngoài. Đặc biệt, cần phải xây dựng bài bản và có hệ thống trong việc quảng bá, xây dựng hình ảnh du lịch của Cuba với thế giới, qua đó, giúp du khách hiểu rõ về đất nước và con người quốc đảo này. Trong lĩnh vực giáo dục, Cuba cần thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy các ngành, lĩnh vực có thế mạnh; xây dựng chương trình học bổng miễn phí để thu hút sinh viên, học viên các nước đến theo học ở Cuba; liên kết đào tạo với các trường Đại học trên thế giới về y tế: với trường Đại học Y-Dược của Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc... Về y tế, đẩy mạnh hơn nữa chương trình "ngoại giao y tế"; trao đổi bác sỹ; tổ chức các chương trình phòng chống dịch bệnh với WHO, PAHO... Với những chiến lược phát triển đồng bộ các lĩnh vực mũi nhọn nêu trên, chắc chắn, trong tương lai nền kinh tế của Cuba sẽ phát triển nhanh chóng, đời sống nhân dân được cải thiện, vai trò, vị thế của Cuba được nâng cao trên trường quốc tế. Ba là, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa được coi là cơ hội nhưng cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Cuba trong thời gian tới Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được khởi nguồn từ Báo cáo tại Hội chợ Hanover (Đức) năm 2011 và sau đó được Thủ tướng Đức Algena Merkel đề cập tới trong Diễn đàn kinh tế thế giới ở Davos, Thụy Sỹ (1/2015) với tên gọi là Công nghiệp IP [12]. Đây là cuộc cách mạng đang được manh nha hình thành và dự báo sẽ có nhiều bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới lên cơ hội và thách thức của nó đặt ra cho các quốc gia dân tộc trên thế giới, trong đó có Cuba. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ đem lại cho Cuba những cơ hội và thách thức như sau: Cuộc cách mạng này cũng sẽ đặt ra yêu cầu đối với Đảng và Nhà nước Cuba là phải có những nhận thức mới, cụ thể trên nhiều lĩnh vực như: hội nhập

144 138 kinh tế quốc tế; phát triển khoa học công nghệ trong thời kỳ cách mạng số...đồng thời, có khả năng nâng cao khả năng quản lý, điều hành, vận hành của chính phủ và các doanh nghiệp trước yêu cầu ngày càng tăng của cuộc cách mạng công nghệ với trí tuệ nhân tạo và rô bốt đóng vai trò chi phối. Cuộc cách cách mạng này cũng tạo ra cho Cuba phát triển, nâng cao trình độ của lực lượng sản xuất và hoàn thiện phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đồng thời, giúp Cuba có cơ hội quảng bá các kinh nghiệm trong những lĩnh vực mà nước này có thế mạnh như: giáo dục, y tế, công nghệ sinh học ra thế giới. Đồng thời, nó còn giúp Cuba nâng cao trình độ quản lý công nghệ, năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh và tạo ra cơ hội cho các ngành công nghiệp của Cuba có khẳ năng bắt kịp với trình độ khoa học tiên tiến của thế giới. Mặc dù, Cuba chưa phải là quốc gia có trình độ điện tử và internet phát triển, nhưng về lâu dài cuộc cách mạng 4.0 cũng tạo ra cơ hội thuận lợi xây dựng một chính phủ điện tử, liêm chính có khả năng quản lý xã hội tốt. Đồng thời, giúp Đảng Cộng sản thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Cuba trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vào năm Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, cuộc cách mạng này cũng đặt ra cho Cuba những thách thức rất lớn trong việc bảo vệ độc lập dân tộc. Cuộc cách mạng 4.0 đã làm cho thế giới thực và ảo bị xóa nhòa ranh giới, đặt ra cho Cuba những mối đe dọa về an ninh mạng, an ninh văn hóa, chính trị, đồng thời là cơ hội để cho các lực lượng phản động, tội phạm lợi dụng chống phá Cuba thông qua các hoạt động khủng bố mạng, tin tặc, thu thập tin tức tình báo và làm gia tăng nguy cơ phân hóa giàu nghèo trong xã hội, xóa nhòa bản sắc văn hóa dân tộc... Cuộc cách mạng này có thể làm cho phương thức sản xuất và lực lượng sản xuất bị tụt hậu hơn so với thế giới bởi cơ sở hạ tầng của Cuba đang bị xuống cấp nghiêm trọng; năng suất lao động thấp, trong khi khả năng tiếp tận với công nghệ tiên tiến còn hạn chế cho chính sách cấm vận của Mỹ đem lại. Do đó, đặt ra yêu cầu đối với Đảng và Nhà nước Cuba là nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ; nâng cao trình độ tay nghề của lao động; đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ nhằm đi tắt đón đầu và thu hẹp dần khoảng cách với thế giới.

145 139 Nền giáo dục Cuba trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu quan trọng. Tuy nhiên, về cơ bản giáo dục Cuba vẫn là khép kín, chưa hội nhập sâu rộng với thế giới, do đó, với tác động tiêu cực của cuộc cách mạng này, nền giáo dục Cuba có thế đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu Cuba không có sự cải cách và hội nhập đúng đắn. Trong bối cảnh Cuba vẫn chưa bắt kịp được cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3, thì những thách thức đến từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ rất lớn. Do đó, nó đòi hỏi Đảng và Nhà nước Cuba phải đổi mới tư duy mạnh mẽ, có đường lối, chính sách đúng đắn, có quyết tâm chính trị cao, cùng sự phấn đấu của mọi tầng lớp nhân dân thì mới có thể đưa đất nước vượt qua mọi thách thức do cuộc cách mạng này đem lại. Có như vậy, Cuba mới có thể bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và chế độ xa hội chủ nghĩa. Bốn là, chính sách cấm vận kinh tế của chính quyền Tổng thống Trump đối với Cuba có thể siết chặt hơn trong thời gian tới, điều này sẽ tạo ra những nguy cơ và thách thức mới đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong thời gian tới. Sau khi trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng (1/2017), chính quyền của Tổng thống Trump đã có hàng loạt các điều chỉnh trong chính sách với Cuba theo hướng cứng rắn hơn khi đề nghị xem xét lại hoàn toàn thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Cuba của chính quyền Obama. Trong chuyến thăm tới thành phố Miami thuộc tiểu bang Florida ngày 16/6/2017, Tổng thống Trump đã tuyên bố sẽ hủy bỏ "chính sách một chiều" với Cuba của cựu Tổng thống Obama và quyết định này sẽ có hiệu lực ngay lập tức [184] thông qua một số chính sách cụ thể như sau: Thứ nhất, Mỹ sẽ thắt chặt hơn một số quy định về đi lại và thương mại với Cuba nhưng không đảo ngược hoàn toàn quan hệ với quốc đảo này; thứ hai, người dân Mỹ phải cung cấp toàn bộ lịch trình hoạt động của mình khi tới Cuba và lưu giữ trong vòng 5 năm mọi giấy tờ liên quan đến các giao dịch về tài chính vì có thể bị kiểm tra bất cứ lúc nào; thứ ba, cấm các công ty của Mỹ làm ăn và giao dịch với các tập đoàn thuộc quyền quản lý của quân đội, lực lượng an ninh Cuba như: Tập đoàn doanh nghiệp Quân đội (GAESA) (thuộc quyền quản lý của quân đội Cuba)...và cấm

146 140 các quan chức làm trong quân đội, an ninh Cuba không được mở tài khoản tại các ngân hàng của Mỹ với lý do là việc nới lỏng các hoạt động đi lại và thương mại đều không đem lại lợi ích cho người dân Cuba mà chủ yếu là đem lại lợi nhuận cho các lực lượng quốc phòng, an ninh [184]; thứ tư, yêu cầu chấm dứt mọi hoạt động giao lưu nhân dân giữa hai nước và công dân người Mỹ gốc Cuba chỉ được về nước với mục đích thăm thân nhân; thứ năm, chính quyền Trump còn đưa ra Văn bản cụ thể về chính sách với Cuba bao gồm 5 điểm, trong đó, nêu rõ chính quyền Mỹ quyết định điều chỉnh chính sách với Cuba là vì lợi ích then chốt liên quan đến an ninh quốc gia và cam kết sẽ không quay lưng lại với người dân Cuba. Như vậy, có thể thấy tất cả những tuyên bố, thay đổi trong chính sách của chính quyền Trump đối với Cuba chỉ là nhằm vào chính quyền Castro và cho rằng người dân Cuba đang bị chế độ cộng sản đàn áp [161]. Bên cạnh đó, việc chính quyền Trump tiến hành trục xuất 15 nhà ngoại giao Cuba tại Mỹ về nước (3/10/2017) với lý do để trả đũa cho việc các nhân viên ngoại giao Mỹ bị tấn công ở Cuba trong giai đoạn từ tháng 11/2016-8/2017 đã đẩy quan hệ Mỹ-Cuba rơi vào trạng thái chiến tranh Lạnh và một lần nữa chứng tỏ chính sách bao vây, cấm vận của Mỹ đối với Cuba vẫn không thay đổi [111, tr.25] cho dù nước Mỹ có Tổng thống là người của Đảng Cộng hòa hay Dân chủ. Thông qua các chính sách chống phá của chính quyền Trump nêu trên, được coi là những trở lực lớn đối với Cuba và đặt ra cho sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ độc lập dân tộc những thách thức mới. Điều này, cũng đồng nghĩa với việc quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba còn lâu dài và gian khổ, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Cuba phải có những đối sách phù hợp để thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra đối với quá trình này trong thời gian tới. Năm là, một số vấn đề đặt ra đối với Cuba dưới sự lãnh đạo của tân Chủ tịch Miguel Diaz- Canel Sau hơn 2 thập kỷ, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Fidel và Raul, nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Cuba vẫn được duy trì, giữ vững bất chấp những khó khăn về kinh tế, chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

147 141 Vào ngày 19/4//2018 vừa qua, Chủ tịch Raul đã quyết định thôi giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng và nhường vị trí này cho Miguel Diaz-Canel. Ông là nhà lãnh đạo trẻ tuổi (58 tuổi), người đầu tiên không thuộc dòng họ Castro giữ chức Chủ tịch Hội đồng nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng ở Cuba; Ông không phải là người trưởng thành qua các cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Để tiếp tục duy trì những thành quả cách mạng mà thế hệ đi trước đã đạt được, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trong bối cảnh và điều kiện mới, Cuba dưới sự lãnh đạo của tân Chủ tịch Canel cần tránh việc Mỹ và các thế lực phản động lợi dụng sự khác biệt trong nhận thức về chính trị, tư tưởng giữa hai thế hệ lãnh đạo: thế hệ của Fidel, Raul đã từng chiến đấu chống Mỹ, hiểu Mỹ nên luôn cải cách kinh tế theo hướng thận trọng, trong khi đó, Canel thuộc thế hệ lãnh đạo mới, không qua thực tiễn đấu tranh cách mạng và luôn muốn đẩy mạnh quá trình cải cách kinh tế để lập ra các đảng phái đối lập, chống phá chính quyền và đưa Cuba quay trở lại quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản Liên hệ với kinh nghiệm của Việt Nam Từ thực tiễn kinh nghiệm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Việt Nam từ sau chiến tranh Lạnh đến nay, có thể đưa ra một số kinh nghiệm tham chiếu đối với Cuba như sau: Thứ nhất, kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác xây dựng đảng để chống nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng Một trong những thành tựu của Việt Nam trong giai đoạn chính là những kinh nghiệm trong công tác xây dựng đảng và đấu tranh chống lại các nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng. Điều này, được thể hiện thông qua các Nghị quyết của đảng như: Nghị quyết TW5, khóa VIII (3/1998) về xây dựng chỉnh đốn đảng; Nghị quyết TW4, khóa XI (1/2011) và Nghị quyết TW4, khóa XII (1/2016) về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn đảng [9]...Thông qua các Nghị quyết này, Đảng cộng sản Việt Nam đã xử lý kỷ luật và đưa ra khỏi đảng nhiều cán bộ cấp cao: Lần đầu tiên sau 87 năm ra đời, Đảng cộng sản Việt Nam đã bắt tạm giam Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Đinh La Thăng. Đặc biệt, Bộ chính trị khóa X (2006-

148 ) đã phát động cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để chống lại tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị trong một bộ phận không nhỏ các cán bộ đảng viên, kể cả các cán bộ cấp cao. Từ những kinh nghiệm của Việt Nam, Cuba cần phải tiếp tục trú trọng việc xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố nội bộ đảng; mối quan hệ giữa đảng với nhân dân; kiên quyết loại ra khỏi đảng những phần tử thoái hóa, biến chất. Đồng thời, cần xây dựng những đội ngũ cán bộ có tinh thần cách mạng, có tính chiến đấu cao, liêm khiết và luôn kiên định nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin, Jose Marti và tư tưởng của lãnh tụ lịch sử Fidel. Đảng cũng cần phải lấy sự gương mẫu của các cán bộ cấp cao làm tấm gương để các đảng viên cấp dưới và nhân dân noi theo. Đảng cộng sản Cuba cũng phải thấm nhuần quan điểm "Ý đảng lòng dân" của cố Lãnh tụ Fidel và đưa nó vào thực tiễn cuộc sống một cách thành công, bởi đây chính là nền tảng quan trọng giúp cho công tác giáo dục chính trị tư tưởng của đảng với nhân dân được hiệu quả, qua đó có thể giúp Cuba tránh được những nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", vi phạm kỷ luật đảng của các cán bộ lãnh đạo cấp cao, của các đảng viên như: một số cán bố cấp cao của đảng đã từng mắc phải trong quá khứ là Ủy Viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Roberto Robaina (1999) vì tội tham nhũng; Ủy Viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng nhà nước Carlos Lage bị cắt chức năm 2009 do vi phạm kỷ luật đảng... Thứ hai, Cuba có thể tham chiếu những kinh nghiệm trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam Trong giai đoạn từ , Việt Nam đã đề ra một số chủ trương, đường lối về công tác xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc như: Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam khóa X đã ban hành nghị quyết số 36 (4/2006) về việc coi bộ phận Việt kiều là một lực lượng quan trọng và không thể tách rời của dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thành lập các ban chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ của Bộ Chính trị khóa IX (8/2003) để giải quyết các vấn đề dân tộc, tôn giáo: vấn đề Khome Crom, Tin lành Đề Ga, Vương quốc Mèo (H Mông) (và việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở của Bộ Chính trị khóa VIII (8/1998) với phương châm: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân

149 143 kiểm tra". Với những chủ trương trên, đến nay, đã thu được nhiều kết quả tích cực: Lượng kiều hối do Việt kiều gửi về nước đạt 11 tỷ USD (2016); thu hút 36 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài (FĐI) vào Việt Nam (2017) [32]; các hoạt động "Diễn biến hòa bình", "Bạo loạn lật đổ" đã được khống chế, đặc biệt việc ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở đã giúp tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, giữa Đảng với nhân dân, đấu tranh các âm mưu gây chia rẽ, lật đổ chính quyền, phá hoại Đảng và nhà nước thông qua việc bắt giữ được các tổ chức phản động như: Khối 8406 (lập ra ngày 8/4/2006 của Lê Công Định); thành lập Vương quốc Mèo độc lập (22/5/2011)... Từ kinh nghiệm của Việt Nam nêu trên, Đảng và nhà nước Cuba có thể tham chiếu và áp dụng vào việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở nước mình. Bởi trong giai đoạn , mặc dù Cuba đã có nhiều cố gắng để xây dựng và củng cố Ủy Ban bảo vệ cách mạng (giống như Mặt trận Tổ quốc của Việt Nam) khi đối phó thành công với các hoạt động phá hoại về tư tưởng, can thiệp, lật đổ của các lực lượng phản động. Tuy nhiên, công tác này, vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, minh chứng là: từ tháng 11/2016-8/2017, Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), kết hợp với các phần tử phản động trong và ngoài nước đã tiến hành nhiều đợt tấn công các nhà ngoại giao Mỹ và gia định họ ở Habana bằng sóng âm, nhưng Ủy Ban bảo vệ cách mạng cấp cơ sở không nắm bắt được các hoạt động trên và hậu quả là làm cho quan hệ ngoại giao giữa hai nước trở lên căng thẳng [112, tr.20]. Từ vụ việc nêu trên, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Cuba phải củng cố hơn nữa khối đại đoàn kết cấp cơ sở để nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân, qua đó, đối phó hữu hiệu với các âm mưu chống phá của Mỹ và các thế lực phản động. Việc thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần giúp Cuba bảo vệ được nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Thứ ba, tăng cường hiện đại hóa các lực lượng vũ trang Mục tiêu xây dựng kinh tế đất nước và bảo vệ tổ quốc luôn được coi là hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhờ thực hiện tốt mục tiêu trên, trong giai đoạn , nhờ đường lối "Đổi mới", Việt Nam đã thu được nhiều thành tựu kinh tế quan trọng như: Kim ngạch xuất nhập khẩu từ 100 tỷ USD (2007) tăng 400 tỷ USD (2017); GDP đạt 198 tỷ USD (2016) và khoảng

150 tỷ USD (2017)...Với tiềm lực kinh tế sau 30 năm thực hiện đường lối "Đổi mới" nêu trên, Việt Nam đã trú trọng đến việc tăng cường tiềm lực quốc phòng như: tăng chi tiêu trong ngân sách quốc phòng. Tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV (5/2016), Quốc hội Việt Nam đã phê chuẩn ngân sách chi tiêu Quốc phòng năm 2016 trị giá 6,3 tỷ USD tăng 12% so với năm 2015 [103, tr.6]; hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, mở rộng các hoạt động hợp tác quốc phòng với các nước trong khu vực ASEAN và trên thế giới; chống khủng bố...để có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền gia và chế độ xã hội chủ nghĩa, trong bối cảnh những nguy cơ đe dọa đến nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia vẫn đang hiện hữu, nhất là vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Từ những kinh nghiệm nêu trên, Đảng và Nhà nước Cuba cần phải đẩy mạnh hơn nữa quá trình cải cách kinh tế thông qua chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội", tìm ra được mô hình phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, nhằm phát triển nền kinh tế bền vững, ổn định chính trị -xã hội, có được nguồn tài chính vững mạnh để hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, nhất là trong bối cảnh cơ sở hạ tầng quân sự, vũ khí, khí tài của quân đội Cuba hiện đã bị xuống cấp nghiêm trọng (chủ yếu vũ khí, khí tài quân sự của Cuba là do Liên Xô viện trợ trong thời kỳ chiến tranh Lạnh). Do đó, việc phát triển kinh tế kết hợp với hiện đại hóa quốc phòng là điều rất cấp thiết đối với Cuba trong giai đoạn hiện nay và cũng phù hợp với hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Cuba xã hội chủ nghĩa, phù hợp với học thuyết "Chiến tranh Nhân dân" mà Đại hội VII [91, tr.20] (4/2016) Đảng cộng sản Cuba đã đề ra. Thực hiện tốt mục tiêu này cũng giúp Cuba bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. Thứ tư, kinh nghiệm của Việt Nam trong việc xác định rõ "Đối tác" và "Đối tượng" trong quan hệ quốc tế Hội nghị Trung ương 8 khóa IX (2003), Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, trong đó, đưa ra những diễn giải quan trọng cho khái niệm: "Đối tác" hợp tác" và "đối tượng" đấu tranh" trong quan hệ quốc tế của Việt Nam. Theo đó: "Bất cứ lực lượng nào lên kế hoạch và hành động chống lại các mục tiêu của chúng ta theo đuổi trên con đường xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều là "đối tượng" đấu tranh" và "bất cứ ai

151 145 tôn trọng nền độc lập dân tộc và chủ quyền của chúng ta, thiết lập và mở rộng các quan hệ hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi với Việt Nam là "đối tác" của chúng ta". Đồng thời, đưa ra các phép phân tích biện chứng rằng: "Với các "đối tượng" đấu tranh chúng ta có thể tìm ra các lĩnh vực hợp tác; với các "đối tác" tồn tại các mâu thuẫn, lợi ích và khác biệt với lợi ích của chúng ta thì chúng ta nên nhận thức được điều này, qua đó thoát khỏi hai xu hướng, cụ thể là thiếu cảnh giác và tỏ ra cứng nhắc trong nhận thức" [27, tr.121]. Nghị quyết cũng xác định thúc đẩy quan hệ với các nước và các trung tâm lớn trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tạo thế đan xen lợi ích giữa các nước với nước ta, tránh bị rơi vào thế đối đầu, cô lập hay lệ thuộc. Đây là bước phát triển mới trong chính sách của Việt Nam với các nước lớn. Đúc rút những kinh nghiệm từ Việt Nam, trong quan hệ với Mỹ và các nước lớn khác như: Trung Quốc, EU, Nga, Cuba cần phải xây dựng chính sách đối ngoại theo hướng giữ vững độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa và coi lợi ích quốc gia là tiêu chí hàng đầu trong quan hệ hợp tác quốc tế. Lợi ích quốc gia được coi là yếu tố bất biến trong quan hệ với bất cứ nước nào, đây được coi là nhân tố quyết định đảm bảo sự thành công đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Cuba cũng cần phải xác định rõ "đối tác", "đối tượng" trong quan hệ quốc tế, để tranh thủ được những mặt tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất những mặt tiêu cực, có thể đe dọa đến sự tồn vong của chế độ và đất nước, nhất là trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, tránh sự lệ thuộc quá mức vào một quốc gia nào đó, nhất là về kinh tế. Đồng thời, cần phải phát huy được tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong hoạt động đối ngoại, kịp thời nắm bắt những cơ hội, không được tạo cớ để Mỹ đe dọa và tấn công quân sự; không liên minh, liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại nước thứ 3, đặc biệt là với Mỹ và Trung Quốc. Xác định được rõ "đối tác" và "đối tượng" trong quan hệ quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia đi đúng hương và thành công. Thứ năm, Cuba tránh nguy cơ phụ thuộc kinh tế, thương mại vào bên ngoài Quá trình 30 năm "Đổi mới" của Việt Nam, bên cạnh những thành tựu kinh tế to lớn như: tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6% ( ); dự trữ ngoại tệ đạt gần 48 tỷ USD; GDP đạt 220 tỷ USD; kim ngạch thương mại

152 146 khoảng 400 tỷ USD...thì cũng đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức đó là sự phụ thuộc về thương mại, kinh tế từ bên ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Quan hệ thương mại, kinh tế của Việt Nam với Trung Quốc đạt khoảng 88 tỷ USD (2016) và khoảng 100 tỷ USD (2017), trong đó, Việt Nam nhập siêu là chủ yếu với khoảng 50 tỷ USD (2016). Các dự án đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam thường trong tình trạng chậm tiến độ, đội vốn, thua lỗ như: dự án đường sắt cao tốc Cát Linh-Hà Đông, đội vốn hơn 1,3 tỷ USD... Sự phụ thuộc về thương mại của Việt Nam vào Trung Quốc sẽ dẫn tới nguy cơ gia tăng sự phụ thuộc về chính trị, nhất là trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền giữa hai bên ở Biển Đông vẫn diễn biến phúc tạp và gợi nhớ đến những ảnh hưởng của Liên Xô cũ với Việt Nam trong giai đoạn khi Liên Xô cắt giảm nguồn viện trợ 7 tỷ rúp/năm, nền kinh tế Việt Nam ngay lập tức bị khủng hoảng [103]. Từ bài học này của Việt Nam, trong quá trình cải kinh nền kinh tế và thực hiện chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" trong bối cảnh Cuba đang từng bước mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế với bên ngoài; việc Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng kinh tế thông qua các gói viện trợ kinh tế, các dự án đầu tư...tại khu vực Mỹ Latinh trong đó có Cuba. Bởi hiện nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 2, nhà đầu tư quan trọng hàng đầu của Cuba, là đối tác nhập khẩu Nicken, đường lớn nhất của Cuba...Do đó, để hạn chế những ảnh hưởng về kinh tế từ Trung Quốc và nguy cơ bị lôi kéo vào vòng cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ tại khu vực Mỹ Latinh, Cuba cần phải đa dạng hóa các mối quan hệ kinh tế, thương mại quốc tế; giảm sự phụ thuộc vào một thị trường nhất định; tìm ra mô hình phát triển kinh tế mới phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước; xây dựng một nền kinh tế đa dạng, bền vững, hiện đại. Điều này, có thể giúp Cuba giảm đến mức thấp nhất sự phụ thuộc vào kinh tế bên ngoài, đây chính là cơ sở quan trọng giúp Cuba đảm bảo nền độc lập tự chủ. Thứ sáu, Cuba cần tránh được nguy cơ đến từ "chủ nghĩa tư bản thân hữu", "lợi ích nhóm" và "sân sau gia đình" trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế Trong quá trình thực hiện "Đổi mới" kinh tế, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức đó là: tiến trình cổ phần hóa, cải cách các doanh

153 147 nghiệp nhà nước đang rơi vào tình trạng chậm tiến độ, nhiều doanh nghiệp sau khi được cổ phần do những bất cập trong khâu định giá tài sản (giá trị về đất đai và tài sản của nhà nước trước khi cổ phần hóa) dẫn tới một thức tế là rất nhiều doanh nghiệp sau khi thực hiện cổ phần, tài sản và quyền sở hữu doanh nghiệp ngay lập tức rơi vào một nhóm người, hoặc những người có quyền lực trong các công ty và xí nghiệp đó, như trường hợp cổ phần hóa Công ty Cổ phần bóng đèn Điện Quang của nguyên Thứ tưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa là một ví dụ điển hình. Ngoài ra, do tình trạng buông lỏng quản lý kinh tế và kỷ luật đảng dẫn tới tình trạng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều bị thua lỗ sau cổ phần hóa, hình thành lên 12 dự án lớn làm thất thoát ngân sách nhà nước, gây giảm sút niềm tin của nhân dân vào tiến trình cải cách và phát triển đất nước. Đặc biệt, nhiều dự án sau khi cổ phần hóa bị thua lỗ cực lớn như: Vinashine lỗ tỷ USD và hình thành lên các "nhóm lợi ích", "tư bản thân hữu" và "sân sau gia đình" [119]. Từ những bài học của Việt Nam, trong thời gian vừa qua, Cuba đã tiến hành cải tổ các doanh nghiệp nhà nước và bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tới, để giảm thiểu những tổn thất có thể xảy ra như Việt Nam, Đảng và Nhà nước Cuba cần thực hiện các biện pháp như: tăng cường củng cố công tác cán bộ, đặc biệt là các cán bộ nắm giữ trọng trách quan trọng trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp; tiến hành kiểm kê, định giá sát thực tài sản của nhà nước trước khi thực hiện cổ phần; hoàn thiện khung pháp lý, thể chế về cổ phần hóa và gắn trách nhiệm của những cán bộ chủ chốt với quá trình này; cần tuyệt đối hóa những nguy cơ hình thành "nhóm lợi ích", "tư bản thân hữu", "sân sau gia đình" và "đầu sỏ chính trị" trong quá trình cổ phần hóa. Bởi đây chính là những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất, tham nhũng về quyền lực chính trị, khi có thời cơ chúng sẽ kết hợp với các lực lượng phản động và đế quốc để phá hoại các thành quả của cải cách kinh tế và đưa Cuba quay trở lại quỹ đạo kinh tế thị trường tự do theo kiểu phương Tây. Như vậy, những bài học thành công và thất bại của Việt Nam trong 30 năm qua sẽ được coi là kinh nghiệm quý báu để Cuba có thể tham khảo và học tập, qua đó, có thể giúp cho quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba đạt được nhiều thành tựu trong thời gian tới.

154 148 Tiểu kết chương 4 Với việc Đảng cộng sản Cuba luôn nhất quán nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc giai đoạn , Cuba đã thu được được rất nhiều thành quả quan trọng trên các lĩnh vực như: duy trì sự ổn định chính trị, xã hội trong nước; đổi mới tư duy chính trị, kinh tế; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế; Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia; chính sách miễn phí về giáo dục, y tế và an sinh xã hội tốt đẹp đã giúp củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba cũng còn phải đối mặt với nhiều hạn chế như: Cuba chưa xây dựng được mô hình chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh; những bất cập trọng điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước; nền văn hóa đa dạng của Cuba đã tạo cơ hội để Mỹ và các thế lực phản động lợi dụng chống phá. Như vậy, những thành tựu và hạn chế nêu trên, đã tạo ra những cơ hội, thách thức và đặt ra một số vấn đề đối với sự nghiệp đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba trong thời tới. Do đó, đòi hỏi đảng và nhà nước Cuba cần phải có sự thay đổi về tư duy, nhận thức để có thể bảo vệ vững chắc những thành quả đã đạt được trong quá trình bảo vệ độc lập dân tộc trong giai đoạn này và hạn chế đến mức thấp nhất những nguy cơ, đồng thời, phải có sự trao đổi kinh nghiệm từ những bài học về thành công, thất bại trong việc bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, trong đó có Việt Nam.

155 149 KẾT LUẬN Chiến tranh Lạnh kết thúc, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến đổi sâu sắc đã tác động mạnh mẽ đến các quốc gia dân tộc nói chung và Cuba nói riêng. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu đã làm đảo lộn cục diện chính trị, an ninh thế giới. Toàn cầu hóa (cụ thể là toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế) trở thành xu thế chủ đạo, lôi cuốn và tác động sâu sắc đến mọi quốc gia, dân tộc trong đó có Cuba. Các nước lớn cũng luôn tìm cách lôi kéo, chi phối và gây ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách của Cuba, thậm chí đe dọa đến độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ...đòi hỏi Cuba phải tìm ra con đường phát triển phù hợp để có thể tranh thủ tối đa thời cơ và giảm thiểu những nguy cơ, tác động tiêu cực của nó. Nhờ có đường lối lãnh đạo đúng đắn, dựa vào sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, giữa Đảng với Nhân dân, cùng sự giúp đỡ vô tư, trong sáng của các nước xã hội chủ nghĩa, cánh tả Mỹ Latinh, các lực lượng yêu chuộng hòa bình, dân chủ trên toàn thế giới. Đảng và Nhà nước Cuba đã lãnh đạo đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn của "thời kỳ đặc biệt trong hòa bình" ( ) và đẩy mạnh công cuộc cải cách kinh tế và chủ trương "Cập nhật hóa mô hình kinh tế-xã hội" ( ) để từng bước tiến lên xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong điều kiện và hoàn cảnh mới. Trong gần 30 năm qua ( ), quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như: bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; đập tan các hoạt động chống phá của các lực lượng chống phá của lực lượng phản cách mạng và chính sách bao vây cấm vận của Mỹ; duy trì sự ổn định chính trị-xã hội trong nước; thúc đẩy sự nghiệp cải cách kinh tế; ban hành nhiều chính sách cải cách quan trong; duy trì chính sách miễn phí về giáo dục, y tế và an sinh xã hội tốt đẹp, bằng việc: Cuba đã xây dựng được một thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân một cách vững chắc, thúc đẩy cải cách các Lực lượng Vũ trang cách mạng theo hướng chính quy, tinh nhuệ. Đồng thời, mở rộng quan hệ quốc tế với nhiều tổ chức khu vực, tiểu khu vực, quốc tế quan trọng như: CELAC, ALBA...Cuba cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều nước lớn như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, EU...Những thành tựu này đã khẳng định vai trò lãnh đạo đúng đắn của

156 150 Đảng cộng sản và Nhà nước Cuba, đứng đầu của Chủ tịch Fidel, Raul, góp phần quan trong xây dựng một nước Cuba xã hội chủ nghĩa phát triển năng động, mạnh mẽ, tự làm chủ vận mệnh của mình và tạo cơ sở bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa. Thành quả từ quá trình đấu tranh, xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc mà Đảng cộng sản và Nhân dân Cuba đạt được là rất đáng tự hào, được bạn bè quốc tế thừa nhận. Nhưng trong quá trình này, Cuba vẫn còn nhiều hạn chế và đứng trước những nguy cơ, thách thức đe dọa trực tiếp đến nền độc lập dân tộc đó là: sự chống phá mạnh mẽ của các thế lực thù địch, chính sách bao vây, cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba vẫn được duy trì; những bất cập trọng điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước; căn cứ quân sự Guantenamo vẫn bị Mỹ chiếm đóng...điều đó, đã tạo ra những thách thức với Cuba. Để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Cuba trong thời gian tới phải đề ra các chính sách phát triển đất nước (đặc biệt phát triển kinh tế); phải luôn đảm bảo mục tiêu bảo vệ độc lập dân tộc gắn liền với hội nhập quốc tế; công nghệ sinh học, du lịch, giáo dục, y tế sẽ được coi là nội lực quan trọng, nền tảng kinh tế vững chắc để đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc của Cuba trong bối cảnh Mỹ siết chặt lệnh cấm vận về kinh tế; cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; và sự thay đổi thế hệ lãnh đạo (từ thế hệ lịch sử là Raul sang thế hệ trẻ là Diaz Canel) vừa được coi là cơ hội những cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia của Cuba trong thời gian tới; chính sách cấm vận kinh tế của chính quyền Tổng thống Trump đối với Cuba có thể siết chặt hơn, điều này sẽ tạo ra những nguy cơ và thách thức mới đối với quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Cuba trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Cuba cũng cần phải có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với các nước khác, nhất là với Việt Nam. Bởi Việt Nam và Cuba có sự tương đồng về ý thức hệ; từng bị Mỹ thực hiện chính sách bao vây cấm vận và hiện nay cũng đang gặp phải một số vấn đề như: chống phá của các thế lực phản động thông qua các chiêu bài dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo...do đó, kinh nghiệm thành công và thất bại của Việt Nam chính là những bài học tham chiếu quý báu cho Đảng cộng sản Cuba về đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước mình trong hiện tại và tương lai.

157 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Lộc Thị Thủy (2015), "Tác động của Tuyên bố bình thường hóa đến quan hệ Mỹ-Cuba", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (4), tr Lộc Thị Thủy (2015), "Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Cuba dưới thời Chủ tịch Raul Castro trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (11), tr Lộc Thị Thủy (2016), "Chính sách của Mỹ đối với Cuba dưới thời Tổng thống Obama từ năm 2009 đến nay", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (01), tr Lộc Thị Thủy (2016), "Đánh giá những thành tựu về kinh tế-xã hội" của Cuba giai đoạn ", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (8), tr Lộc Thị Thủy (2016), "Chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ tới Cuba", Tạp chí Châu Mỹ Ngày Nay, (3), tr Lộc Thị Thủy (2016), "Đại hội lần thứ VII Đảng Cộng sản Cuba", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (4), tr Lộc Thị Thủy (2017), "Những thành tựu ấn tượng của Cuba về giáo dục và y tế", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (2), tr Lộc Thị Thủy (2017), "Một số nhận định ban đầu về chính sách của Mỹ đối với Cuba dưới thời Tổng thống Donald Trump", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (7), tr.61.

158 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Tuấn Anh, Hoàng Mạnh (Dịch) (2008), Cuộc đời tôi - Một trăm giờ với Fidel Castro, Nxb Thông tấn, Hà Nội. 2. Vân Anh (2013), "Kinh tế Cuba sắp đón luồng gió mới", tại trang: bld, [truy cập ngày 7/4/2016]. 3. Lại Thái Bình (2015), "Một dấu ấn lịch sử trong quan hệ Mỹ - Cuba", tại trang: [truy cập ngày 9/1/2017]. 4. Bộ Ngoại giao Việt Nam (2016), "Quân đội Việt Nam-Cuba tăng cường hợp tác về hậu cần", tại trang: mofa/nr /nr /ns , [truy cập ngày 24/4/2017]. 5. Bộ Quốc phòng, Viện 70 - Tổng cục 2 (2016), Quan điểm lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội của Cuba: những giá trị cần tham khảo, Tài liệu lưu hành nội bộ, Hà Nội. 6. Carmelo Mesa - Lago (Dịch), "Mối quan hệ kinh tế giữa Cuba và Venezuela: Thực trạng và triển vọng", Tạp chí Văn hóa xã hội, (19). 7. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Hồ Châu (1999), "Chính trị - ngoại giao của các nước Mỹ Latinh trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (01). 9. Chính phủ (2016), Nghị quyết Trung ương lần thứ tư khóa XII về tăng cường xây dựng và chỉnh đốn đảng, Hà Nội. 10. Nguyễn Trọng Chuẩn (2006), Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc UNDP (2008), Báo cáo phát triển con người , (Dịch và xuất bản bằng tiếng Việt với sự chấp thuận của UNDP), Hà Nội.

159 Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Trung tâm Phân tích thông tin, Hà Nội. 13. Lê Cường (2013), "Quân đội Cuba tiến hành cuộc tập trận chiến lược quy mô lớn Passion 13", tại trang Quoc-phong/Quan-doi-Cuba-tien-hanh-tap-tran-chien-luoc-quy-molon-Bastion-2013-post gd, [truy cập ngày 20/11/2017]. 14. Diễn đàn đầu tư kinh doanh (2014), "Cuba áp dụng luật đầu tư nước ngoài mới", tại trang: [truy cập ngày 30/6/2017]. 15. Đỗ Lộc Diệp (1998), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Phúc Duy (2016), "EU - Cuba ký kết hiệp định bình thường hóa quan hệ", tại trang [truy cập ngày 12/12/2017]. 17. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (1976), Cương lĩnh Đảng cộng sản Cuba, La Habana. 18. Đảng Cộng sản Cuba (1987), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (1997), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV của Đảng cộng sản Cuba, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2011), Đường lối chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và cách mạng - Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2012), Văn kiện cơ sở, Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, khóa VI, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2012), Điều lệ Đảng cộng sản Cuba (PCC), được sửa đổi, bổ sung và thông qua tại Hội nghị Đảng Toàn quốc lần thứ Nhất, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 2012 dịch), Diễn văn khai mặc của đồng chí Jose Ramon

160 154 Balaguer, Bí thư Trung ương Đảng, trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng cộng sản Cuba, Hội thảo Lý luận lần thứ nhất giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cuba, Hà Nội. 24. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối Ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2012), Hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Cuba lần thứ nhất, khóa VI, Phát biểu của Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đảng Cộng sản Cuba Raul Castro, Hà Nội. 25. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2015), Tài liệu cơ bản về Cộng hòa Cuba và Đảng cộng sản Cuba, Hà Nội. 26. Đảng Cộng sản Cuba (Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dịch) (2016), Kế hoạch quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030: Đề xuất mang tầm nhìn quốc gia, các trụ cột và lĩnh vực chiến lược, Cuba. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Nền tảng cải cách kinh tế ở Cuba, tại trang: [truy cập ngày 8/10/2016]. 29. Đài Tiếng nói Việt Nam (2011), "Cuba: cải cách kinh tế để phát triển đất nước", tại trang: [truy cập ngày 20/4/2017]. 30. Đài Truyền hình Thông tấn xã (2016), Mỹ điều chuyển tù nhân Guantenamo sang Ả Rập Xê Út, ngày 16/4/2016, Hà Nội. 31. Đài Truyền hình Việt Nam (2015), Tổng thống Mỹ cam kết sẽ đóng cửa nhà tù Guantenamo trong năm 2017, ngày 4/1/2015, Hà Nội. 32. Đài Truyền hình Việt Nam (2017), Nguồn kiều hối của Việt Nam trong năm 2017 đạt mức cao kỷ lục, ngày 24/12/2017, Hà Nội. 33. Đại học Quốc gia (2002), Toàn cầu hóa với các nước đang phát triển, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 34. Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam (2010), Khái quát lịch sử cách mạng Cuba, tại trang: bout Cuba/History.aspx, [truy cập ngày 17/2/2017].

161 Nguyễn Hoàng Giáp và cộng sự (2005), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 36. Nguyễn Hoàng Giáp, Phan Văn Rân (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Hoàng Giáp, Nguyễn Thị Quế (2014), Phong trào cộng sản quốc tế: hiện tại và triển vọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hiệp định Hợp tác Toàn diện giữa nước Cộng hòa Cuba và nước Cộng hòa Bolivariana Venezuela (2000), Tài liệu dịch, (người dịch Caracas). 39. Ngô Hoan (1995), Nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô tới tiến trình cách mạng thế giới hiện nay, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 40. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (2013), Sổ tay thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Khoa Quan hệ quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 41. Nguyễn Anh Hồng (2002), "Cuba khai thác thế mạnh dầu mỏ, du lịch, mở rộng quan hệ kinh tế trong khu vực Mỹ Latinh", Thời báo Kinh tế Việt Nam, (30), tr Nguyễn Anh Hồng (2016), "Cuba phát huy thế mạnh kinh tế", Thời báo kinh tế Việt Nam, (01), tr Quang Huy (2016), "Mỹ-Cuba bước sang trang mới: Di sản đối ngoại để đời của ông Obama", tại trang: buoc-sang-trang-moi-di-san-doi-ngoai-de-doi-cua-ong-obama htm, [truy cập cập ngày 24/3/2016]. 44. Hà Mỹ Hương (2008), "Cuba - Hòn đảo kiên cường, bất khuất qua nửa thế kỷ bao vây, cấm vận của Mỹ", Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 45. Nguyễn Thái Yên Hương (2003), Vấn đề trừng phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 46. Lưu Vạn Kha (1999), "Cuba vượt lên sóng cả", Báo Nhân dân, (30), tr.2.

162 Liên Hiệp các Tổ chức Hữu Nghị Việt Nam (2013), "ALBA - Liên minh vì các dân tộc Mỹ Latinh: triển vọng và tiến bộ", Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Hà Nội. 48. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 49. Nguyễn Ngọc Mạnh (2012), Sự điều chỉnh chiến lược của Hoa Kỳ đối với các nước Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và tác động tới Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, Hà Nội. 50. Nguyễn Ngọc Mạnh (2013), "ALBA - Liên minh vì các dân tộc Mỹ Latinh: triển vọng và tiến bộ", Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Liên Hiệp các Tổ chức Hữu Nghị Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Cuba, Venezuela, Hà Nội. 51. Nguyễn Ngọc Mạnh (2015), Sự phục hồi của nền kinh tế ở khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu , Đề tài khoa học cấp bộ, Viện Nghiên cứu Châu Mỹ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 52. Phương Mai (2014), "Y tế Cuba: Những thành tựu khó tin", tại trang: tin/ antd, [truy cập ngày 11/4/2017]. 53. Nguyễn Ngọc Mão (2003), "Tư tưởng độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của Hôxê Máctin và cách mạng Cu Ba", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (4). 54. Thuỵ Miên (2015), "Cuba đòi Mỹ trả Vịnh Guantenamo", tại trang: the-gioi/cuba-doi-my-tra-vinh-guantanamo html, [cập nhật ngày: 30/1/2015]. 55. Phạm Xuân Nam (1978), "Hôxê Máctin người thầy của nền độc lập Cuba", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (178). 56. Phạm Xuân Nam (1982), Nước Cộng hòa Cuba, Nxb Sự thật, Hà Nội. 57. Phạm Xuân Nam (1995), "Hôxê Mácti - Nhà văn hóa lớn, vị Thánh tông đồ của nền độc lập Cuba", Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (2).

163 Phạm Xuân Nam (2002), Tìm hiểu lịch sử cách mạng Cuba - giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 59. Phạm Xuân Nam (2008), 50 năm phát triển kinh tế xã hội của nước Cộng hòa Cuba dưới ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 60. Phạm Xuân Nam (2009), Tìm hiểu lịch sử cách mạng Cuba, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 61. Ngô Chí Nguyện (2008), "Thành tựu trong việc thực hiên chính sách xã hội của Cuba trong 50 xây dựng chủ nghĩa xã hội", Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 62. Lê Hữu Nghĩa (2009), 50 năm cách mạng Cuba và quan hệ Việt Nam-Cu ba, Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo Khoa học, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 63. Hoàng Đức Nhận, Phạm Quốc Tuấn (Dịch) (2003), Fidel Castro: con người huyền thoại, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 64. Nguyễn Hồng Pha (2015), "Đại tướng Phùng Quang Thanh tiếp Cục trưởng Cục cơ yếu-bội nội vụ Cuba", tại trang tuong-phung-quang-thanh-tiep-cuc-truong-cuc-co-yeubo-noi-vu-cuba vov, [truy cập ngày 4/3/2016]. 65. Phi-Đen Ca-Xtơ-Ro Ru-Dơ (1978), Cuba trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội. 66. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) (2015), Hồ sơ thị trường Cuba, Ban Quan hệ quốc tế, Hà Nội. 67. Nguyễn Văn Phước (Dịch) (2008), Fidel: Cuộc đối đầu 10 đời Tổng thống Mỹ và những âm mưu ám sát của CIA, Nxb Trẻ, Hà Nội. 68. Lê Minh Quân (2010), Hòa bình - hợp tác và phát triển: xu thế lớn trên thế giới hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Quế (2008), "Những thành tựu nổi bật của Cuba trong xây dựng và phát triển đất nước", Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

164 Nguyễn Thị Quế (2015), Chính sách đối ngoại của các nước lớn trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 71. Phạm Văn Quế (1995), Chiến lược đối ngoại của Mỹ trong những năm 1990, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Ngoại giao, Hà Nội. 72. Phan Văn Rân (2008), "Cuba tăng cường đấu tranh trên mặt trận tư tưởng", Kỷ yếu Hội thảo 50 năm Cách mạng Cuba, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 73. Ruvislei Gonza lez Seaz (2016), "Cập nhật hóa mô hình kinh tế xã hội Cuba và những kịch bản mới", Kỷ yếu tọa đàm khoa học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 74. Nguyễn Cơ Thạch (1997), Thế giới trong 50 năm qua ( ) và thế giới trong 25 năm tới ( ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 75. Lê Thành (1961), Cuba đất nước tự do của Châu Mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 76. Trần Thành (2013), Quan điểm lý luận cơ bản về chủ nghĩa xã hội của Cuba: Những giá trị cần tham khảo, Đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm, Bộ Ngoại giao, Hà Nội. 77. Văn Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Tuấn (2009), "Những thành tựu của cải cách kinh tế - xã hội ở Cộng hòa Cuba từ 1993 đến nay", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (5). 78. Mai Thảo (2014), "Ngoại giao y tế Cuba "được mùa"", tại trang: [truy cập ngày 30/12/2016]. 79. Nguyễn Anh Thái (2013), Lịch sử thế giới hiện đại ( ), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 80. Theo Infonet (2013), "Tìm hiểu về quân đội vũ trang cách mạng Cuba", tại trang g-quoc-te/1035-dd.html, [truy cập ngày 11/10/2016]. 81. Theo Infonet (2013), "Quân đội Cuba tập trận chống Mỹ", tại trang: [truy cập ngày 3/2/2017].

165 Thông tấn xã Việt Nam (1997), Đại hội V Đảng cộng sản Cuba, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 211, số tháng 12/1997, tr.18, Hà Nội. 83. Thông tấn xã Việt Nam (1998), Cuba - Khu vực kinh tế tư nhân tạo nhiều công ăn việc làm, Tin kinh tế, số 90, ngày 20/2/1998, tr.19, Hà Nội. 84. Thông tấn xã Việt Nam (1999), Cuba tiếp tục đi theo con đường Xã hội Chủ nghĩa, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 320, ngày 2/7/1999, tr.20, Hà Nội. 85. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Cuba-giá trị trao đổi thương mại tăng, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 25, ngày 26/1/2005, tr.36, Hà Nội. 86. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Cuba vững vàng nơi đầu sóng, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 329, ngày 12/12/2006, tr.18, Hà Nội. 87. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Quan hệ Venezuela-Cuba dưới thời Raul Castro, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 205, ngày 31/7/2009, tr.15, Hà Nội. 88. Thông tấn xã Việt Nam (2011), Cuba mở rộng kinh tế để cứu vãn mô hình chủ nghĩa xã hội, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 193, ngày 19/4/2011, tr.21, Hà Nội. 89. Thông tấn xã Việt Nam (2013), Nền kinh tế Cuba - Những thành tựu và cải cách dưới thời Chủ tịch Fidel và Raul Castro, Phần 1, 2, Tin tham khảo, số 194, ngày 15/6/2013, tr.11, Hà Nội. 90. Thông tấn xã Việt Nam (2014), Cuộc cách mạng của Raul Castro, Tin tham khảo thế giới, số 93, ngày 24/3/2014, tr.22, Hà Nội. 91. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Nội dung chính Báo cáo trọng tâm của Đại hội toàn quốc Đảng cộng sản Cuba lần thứ VII, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 94, ngày 18/4/2016, tr.2, Hà Nội. 92. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Cuba:điều gì sẽ xảy ra đằng sau sự ra đi của lãnh tụ Fidel Castro?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 320, ngày 2/12/2016, tr.13, Hà Nội. 93. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Những di sản của cố Chủ tịch Fidel Castro, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 315, ngày 2/12/2016, tr.7, Hà Nội. 94. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Mỹ - Cuba: Lại câu chuyện về cây gậy và củ cà rốt, tài liệu tham khảo đặc biệt, số 172, ngày 20/2/2016, tr.16, Hà Nội.

166 Thông tấn xã Việt Nam (2016), Khái niệm chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga (phần 1), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 321, ngày 8/12/2016, tr.12, Hà Nội. 96. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Khái niệm chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga (phần cuối), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 323, ngày 10/12, tr.11, Hà Nội. 97. Thông tấn xã Việt Nam (2016),Cấm vận Cuba, Mỹ đã bỏ lỡ điểm chiến lược, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 332, ngày 19/12/2016, tr.16, Hà Nội. 98. Thông tấn xã Việt Nam (2016), Con đường của Cuba có thể đi được bao xa?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 95, ngày 19/4/2016, tr.11, Hà Nội. 99. Thông tấn xã Việt Nam (2016), "Cuba lần đầu tham gia Hội nghị an ninh quân sự với Mỹ", tại trang: [truy cập ngày 29/1/2017] Thông tấn xã Việt Nam (2016), Cuba được gì trong quan hệ với Mỹ?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 201, ngày 7/8/2016, tr.21, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2016), Về một nước Cuba đang ở ngã ba đường, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 323, ngày 10/12/2016, tr.16, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2016), Suy ngẫm của Fidel về "người anh em" Obama, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 82,ngày 3/4/2016, tr.20, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2016), Ý nghĩa của việc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Tài liệu tham khảo, số 128, ngày 26/5/2016, tr.6, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2016), "Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Cuba", tại trang: [truy cập ngày 22/7/2017] Thông tấn xã Việt Nam (2017), Tại sao Triều Tiên không tin tưởng Trung Quốc?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 287, ngày 31/10/2017, tr.6, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Mọi thứ vẫn khác ở Cuba (phần đầu), Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 89, ngày 9/4/2017, tr.23-23, Hà Nội.

167 Thông tấn xã Việt Nam (2017), Nhận định của Cuba về các chính sách của Tổng thống Donald Trump, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 172, ngày 5/7/2017, tr.17, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Cuba không muốn một thị trường tư bản chủ nghĩa, Tài liệu tham khảo, số 306, ngày 19/11/2017, tr.17, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Cuba: đã tới lúc phải vận động, Tài liệu tham khảo, số 134, ngày 28/5/2017, tr.16, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Mọi thứ vẫn khác ở Cuba (phần cuối), Tài liệu tham khảo, số 90, tr.12-13, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Chính sách của Mỹ đối với Cuba quay về trạng thái chiến tranh Lạnh?, Tài liệu tham khảo đặc biệt, số 290, ngày 10/4/2017, ngày 3/11/2017, tr.25, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2017), Các nhà ngoại giao Mỹ tại Cuba bị tấn công: Một chiến dịch mạo danh của CIA?, Tài liệu tham khảo, số 226, ngày 28/8/2017, tr.20, Hà Nội Thông tấn xã Việt Nam (2018), Bầu cử Quốc hội Cuba: Sự nhất trí giả tạo?, Tài liệu tham khảo, số 72, ngày 21/3, tr Lê Bá Thuyên (1997), Hoa Kỳ Cam kết và Mở rộng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Ngọc Toàn (Dịch) (2008), Toàn cầu hóa và những mặt trái, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Trang điện tử Thông tin trong tầm tay (2016), "Người Cuba "bất nhất" với căn cứ quân sự của Mỹ", tại trang: 79/nguoi-cuba-bat-nhat-voi-can-cu-quan-su-cua-my html [truy cập ngày: 21/3/2017] Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia (1998), Mỹ Latinh- Một vùng năng động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Nguyễn Thị Ánh Tuyết (2014), Những cải cách kinh tế đột phá của Cuba từ 2000 tới nay, Đại học Văn hóa, Hà Nội Quang Vinh, Ngọc Tú (2018), Xung quanh khoản nợ tỷ đồng của Vinashin, tại trang truy cập ngày 2/5/2018.

168 Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Dịch) (2016), Cập nhật đường lối, chủ trương, chính sách kinh tế-xã hội của Đảng và của cuộc cách mạng trong giai đoạn đã được phê duyêt tại Đại hội Đảng lần thứ VII (4/2016) và được thông qua tại Quốc hội (7/2016), Hà Nội Viện Nghiên cứu Châu Mỹ, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Dịch) (2016), Định nghĩa về mô hình kinh tế - xã hội, phát triển xã hội chủ nghĩa của Cuba, Mục tiêu cụ thể của Đại hội VII về phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội Viện Quan hệ Quốc tế (2005), Giáo trình Quan hệ quốc tế, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội Viện Thông tin Khoa học Xã hội (2000), Toàn cầu hóa - khu vực hóa, cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển, Nxb Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội V.I. Lênin (1974), Toàn tập, tập 28, Nxb Sự thật, Hà Nội V.I. Lênin (1978), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Vietlex (Trung tâm từ điển học) (2013), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Trần Đình Vượng (2002), "Chính sách của Mỹ đối với khu vực Mỹ Latinh", Tạp chí Châu Mỹ Ngày nay, (3) Hoàng Yến (Tổng hợp) (2015), "Căn cứ Quantenamo: "Con dao găm của Mỹ gắn trên thân thể Cuba", tại trang: vn/thegioi/can-cu-guantanamo-con-dao-gam-cua-my-cam-tren-than-thecuba-n htm, [truy cập ngày 23/7/2016]. II. TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI 129. Adolfo Sánchez Rebolledo (1972), Fidel Castro: la Revolución Cubana , Mexico Alfred J. López (2014), José Martí: A Revolutionary Life, University of Texas Press Antonio Nunez Jiminez (1973), Geografia de Cuba, La Havana.

169 Arnaldo Silva León (2003), Breve Historia de la Revolución Cubana, La Habana th PCC Congress Central Report, presented by First Secretary Raúl Castro Ruz (2016), at page [date 18/4/2016] Bernard Aronson, William D. Rogers (2001), "U.S-Cuban Relations in the 21st Century: A Follow-on Chairman's Report of an Independent Task Force Sponsored", at page /reviews/capsule-review/ /us-cuban-relations-21st-centuryfollow-chairmans-report, [date 25/4/2006] Bert Hoffmann (1998), "The Helms-Burton law and its consequences for Cuba, the United States and Europe, Prepared for delivery at the 1998 meeting of the Latin American Studies Association", at page B19B46EC54545B200?doi= &rep=rep1&type =pdf, [date 15/12/2016] Carl Meacham Diane (2009), "Changing Cuba Policy - in the United States National Interest: Staff Trip Report to the Committee on Foreign Relations, United States Senate", at page pkg/cprt- 111SPRT47260/html/CPRT-111SPRT47260.htm, [date 19/12/2016] Charlene Barshefsky, James T. Hill (2008), US-Latin America ralations: A new direction for a new reality, Council on forgein relation, 28 th, June Council on Foreign Relations (2010), "Sates Sponsors: Cuba", at page [date 15/9/2016] Congress documents will be submitted to a broad discussion (2016), at page [date 16/4/2016] Cuba defiende actualizar modelo económico con estabilidad social y política, at page america-latina/cuba-es/article html, [date 29/4/2016].

170 Discurso pronunciado por el comandante en jefe Fidel Castro ruz (1991), Primer secretario del comite central del partido comunista de Cuba y presedente de los consejos de estado y de ministros, en la inauguracion del IV congreso del partido comunista de Cuba, efectuada en el teatro " Heredia", Santiago de Cuba Doctrina militar cubana, at page doctrina/doctrina_militar.htm, page 2, [date 22/9/2016] Elda Moline Diaz (2007), "Cuba-Economic restructuring, recent trends and main challenges", at page: ideasact/jun 07/Beijing_Conference_07/Elda_Molina.pdf, [date 7/6/2016] Enrique Dussel Peters (2015), "China evolving role in Latin America: Cant it be a win-win", at page cations/ac_china_0916_web.pdf, [date 16/9/2016], page Entra en vigor la nueva Ley de Inversión Extranjera de Cuba, at page html, [date 28/06/2016] Esteban Morales Dominguez (2008), United States-Cuban Relations: A Critical History, in the United States of America Enrique Dussel Peters, China evolving role in Latin America: Cant it be a win-win, at page AC_CHIN A_0916_web.pdf, [date 16/9/2016] Flag of Cuba, at page: Flag_of_Cuba.svg, date 26/12/2017] Fidel Castro (1967), Siete documentos de nuetra historia, La Habana Fidel Castro (1972), Le processus revolutionaise de Cuba confirme la force extraochinare des idees de Mars, Engels et Lenine, Granma Fidel Castro (2005) (không rõ nguồn), Speed at the first graduation of student from Latinh American shool of Medicine, August Historia del Partido Comunista de Cuba (2009), at page [date 15/12/2016] Infome dela CEPAL robre la economia Cubana (2008), at page [date 10/9/2016].

171 Jessica Gibbs (2011), US policy towards Cuba: Since the Cold War, published in the USA and Canada Jose Marti (1964), Obras Completas, Lahabana Jose Marti (2016), Obras completas José Martí, La Habana Jorge L.Domíniguez (1997), U.S-Cuba Relations: From the Cold World to the Colder War, Center for Latin American Studies at the University of Miami José Bell, Delia Luisa López y Tania Caram (2006), Documentos de la Revolución cubana , Ciencias Sociales, La Habana Julia E. Sweig (2013), Cuba: What Everyone Needs to Know, Oxford University Press Julio A. Díaz Vázquez (2012), "Actualizar el modelo económico en Cuba: Patrón chino o vietnamita?", at page analiseopinion/actualizar-el-modelo-economico-en-cuba-patronchino-o-vietnamita, [date 15/6/2016] Julio A. Díaz Vázquez (2015), "Cuba: actualización del modelo económico y social", at page [date 17/3/2016] John Wagner and Karen DeYoung (2017), "Trump announces revisions to parts of Obama s Cuba policy", at page com/politics/trump-announces-revisions-to-parts-of-obamas-cubapolicy/2017/06/16/dee8671c-52ab-11e7-91eb a988f_story. html?utm_term=.bd ee3, [date 15/10/2017] Lars Schoultz (2009), That Infernal Little Cuban Republic: The United States and the Cuban Revolution, The University of North Carolina Press Lukialov.A. Pavlov.V và Cruiskov.V (1994), Govbachev-Riot: August even from inside (Govbachev và sự kiện chính biến ngày 19/8), Moscow, Russia Lily Rothman (2015), "Why the United States Controls Guantanamo Bay", at page [date 22/10/2016] Los avances médicos de Cuba (2016), at page rio.com.ni/opinion/ avances-medicos-cuba/, [date 14/4/2016].

172 Map of Cuba, at page: &espv=2&biw=1070&bih=669&source=lnms&tbm=isch&sa=x&ved =0ahUKEwj6o4b-0ezRAhVj6IMKHTyGC74Q_AUIBigB#tbm=isch &q=cuba+map&imgrc=1acewujlyfpavm%3a, date 15/12/ Marifeli Pérez-Stable (2011), The United States and Cuba: Intimate Enemies, Published bylatin American and Caribbean Center Marta Rojos (1960), Moncada, Public La Habana, La Habana Novoa, Armando (2012), Reforma en la agricultura: lineamientos y resultados recientes, En Pavel y Pérez, P Omar Everleny Perez (2011), "These reforms will update the Cuban model and spur economic growth", at page org/node/2450, [date 15/12/2016] One hundred fourth congress of The United States of America, Cuban liberity and democractic solidarity (Libertad) (1996), at page Democratic-Solidarity-Act.pdf, [date 27/12/2016] Oxford University Press (2011), The Cuban Revolution: Origins, Course, and Legacy 3rd Edition, 3 edition, December 7, 240pp Patrick Jude Haney (2005), The Cuban Embargo: The Domestic Politics of an American Foreign Policy, Published by The university of pittsburgh press Poli tica militar del partido comunista de Cuba, at page gob.cu/otras_info/minfar/politica_pcc.htm, [date 13/11/2016] Richard Garfield, DrPH, RN and Sarah Santana (2007), The Impact of the Economic Crisis and the US Embargo on Health in Cuba, at page pdf, [date 9/9/2016] Roger A. Kittleson, David Bushnell and James Lockhart (2017), "History of Latin America", at page America, [date 28/12/2017] Rodrigo Malmierca (2015), "El mundo empresarial está respondiendo a esfuerzos de Cuba por atraer negocios", at page

173 167 cubadebate.cu/noticias/2015/12/11/rodrigo-malmierca-el-mundoempresarial-esta-respondiendo-a-esfuerzos-de-cuba-por-atraernegocios/#.wlzogzyg_iu, [date 11/12//2016] Russia to reopen spy base in Cuba "as relation with US continue to sour", at page ng-spy-base-cuba-us-relations-sour, [date 16/7/2016] Samuel Huttington (1996), The Clash of civilizations, Ottawa, Canada Sergio Guerra (2009), Historia de la revolucion Cubana, Maldonado Alejo, Txalaparta Susan Eckstein (2009), The immigrant divide: How Cuban Americans Changed the U.S. and Their Homeland, Published in the United Kingdom This day in History (2015), "The Bay of Pigs invasion begins", at page [date 15/4/2016] The Moscow Times, part of the New East network (2014), "Russia writes off $32bn Cuban debt in show of brotherly love", at page [date 10/6/2016] The White House Office of the Press Secretary (2017), Remarks by President Trump on the Policy of the United States Towards Cuba, at Manuel Artime Theater Miami, Florida The impact of The US embargo on health and nutrition in Cuba, at page n_health_&_nutrition_in_cuba.pdf, [date 8/12/2016] United Nations Department of Economic and Social Affairs (2016), World Population Prospects, The 2015 Revision: Key Findings and Advance Tables, Population Division United States code, Foreign relations and intercouse chapter 69, "Cuban democracy act ("CDA")", at page [date 12/12/2016] Vladimir Sudarev (2012), "Is Russia returning to Latin America?", at page [date 20/2/2016].

174 Victoria Burnett (2016), "Raúl Castro Urges Cubans to Remain Alert to U.S. Efforts to Alter Communist System", at page nytimes.com/2016/04/17/world/americas/raul-castro-urges-cubans-toremain-alert-to-us-efforts-to-alter-communist-system.html, [date 16/4/2016] Voz Digital, "Reformas económicas en Cuba: La doble moneda no va más", at page +Cuba%3A+La+doble+moneda+no+va+m%C3%A1s, [date 20/11/2016] Zhu, Hongbo; Liu Wenlong (2008), "Xin shiji zhongguo dui lamei de diyuan zhanlue" (China s Geo-strategy towards Latin America in the New Century)", Xiandai guoji guanxi (Contemporary International Relations), (3), p

175 PHỤ LỤC Phụ lục 1: BẢN ĐỒ NƯỚC CỘNG HOÀ CUBA 169 Nguồn: [166].

176 170 Phụ lục 2: QUỐC KỲ, QUỐC HUY NƯỚC CỘNG HÒA CUBA Nguồn:[147].

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia

SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gia SỞ GDĐT BẮC NINH PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2019 Bài thi: KHXH - Môn: Lịch sử Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề có 40 câu trắc nghiệm) Họ và tên thí

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

I

I ĐỀ CƢƠNG Tuyên truyền kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2015) I. ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI NĂM 1930 MỞ RA BƢỚC NGOẶT LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM 1. Bối cảnh ra đời

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ (LẦN 1)

ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN VẬT LÝ (LẦN 1) SỞ GDĐT ĐỒNG THÁP TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN QUANG DIÊU (đề gồm có 6 trang) ĐỀ THI THỬ THPT QG LẦN 1 MÔN LỊCH SỬ Ngày thi: /2/2017 Thời gian làm bài: 50 phút(không kể thời gian phát đề) (gồm 40 câu trắc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1930 2010) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội - 2010 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN PGS, TS. TÔ HUY RỨA Uỷ viên Bộ Chính trị,

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÊ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: LỊCH SỬ Thơ i gian la m ba i: 50 phút, không kể thơ i gian phát đề Câu

SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÊ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: LỊCH SỬ Thơ i gian la m ba i: 50 phút, không kể thơ i gian phát đề Câu SỞ GD & ĐT BẮC GIANG TRƯỜNG THPT CHUYÊN ĐÊ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 Môn: LỊCH SỬ Thơ i gian la m ba i: 50 phút, không kể thơ i gian phát đề Câu 1: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013 #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). Tao guang yang hui, in L.K. Yew, One Man s View of the World (Singapore: Straits Times Press),

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018 Bộ, ngành 1. Bỏ thủ tục rườm rà, xử nghiêm trang tin điện tử đội lốt báo chí 2. Ban hành 15 văn bản QPPL trong tháng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p

ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian p ĐĂNG TẢI TỪ EXAM24H Đề thi thử môn Sử trường THPT Chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa lần 3-2019 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ và tên thí sinh:... Số báo danh:... Câu

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc đàm phán thương mại song phương. Còn Tập Cận Bình,

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG âz DOÃN HOÀNG QUÂN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN, CỔ ĐỘNG TẠI QUẬN NGÔ QUYỀN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa

Chi tiết hơn

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN 1945-1946 BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945-1946) 1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta sau Cách

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ Nghiên cứu Tôn giáo. Số 1 2015 117 PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩnh Phúc) chủ trương: Xây dựng một công trình văn hóa

Chi tiết hơn

Quân Sư cho TT Trump Chống TC là Ai? Lê Thành Nhân Mỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng,

Quân Sư cho TT Trump Chống TC là Ai? Lê Thành Nhân Mỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng, Quân Sư cho TT Trump Chống TC là Ai? Lê Thành Nhân Mỗi một tổng thống Hoa Kỳ khi muốn xoay chuyển tình hình thế giới thì có một quân sư đứng sau lưng, muốn nhìn hướng đi của Mỹ thì hãy nghiên cứu quân

Chi tiết hơn

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Microsoft Word - vanhoabandia (1) Đây là bản nháp-- Xin TUYỆT ĐỐI không trích dẫn, đăng lại nếu không có sự đồng ý của tác giả VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương

Chi tiết hơn

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung Author : vanmau Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung Bài làm 1 Hoàng Lê nhất thống chí là văn bản viết về những sự kiện lịch

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9 Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Author : vanmau Thuyết minh về một thắng cảnh quê em Văn Thuyết minh 9 Hướng dẫn Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh 1. Yêu cầu Viết bài thuyết

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

Phần mở đầu

Phần mở đầu BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trương Thu Sương TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ CỦA NHẬT BÁO CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

Chi tiết hơn

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Trả lời Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mạnh mẽ

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Khẩn trương kiểm tra, báo cáo Thủ tướng tình trạng xâm hại danh thắng vịnh Nha Trang T hanh tra Chính

Chi tiết hơn

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 151 (7.499) Thứ Sáu ngày 31/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Việt Nam sẽ tạo bứt phá về Chính phủ điện tử trong năm 2019 Chiều 30/5, phát

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Microsoft Word _TranNgocVuong

Microsoft Word _TranNgocVuong thời đại mới TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU & THẢO LUẬN Số 38 tháng 8, 2019 VĂN HÓA BẢN ĐỊA VÀ NHU CẦU VIỆT HÓA : ĐIỀU KIỆN, ĐẶC ĐIỂM CỦA VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ Trần Ngọc Vương 1. Văn hóa bản địa ở Việt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn kiểm tra thành phần: LỊCH SỬ Thời g

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn kiểm tra thành phần: LỊCH SỬ Thời g SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ KIỂM TRA KHẢO SÁT LỚP 12 NĂM 2019 Bài kiểm tra: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn kiểm tra thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút Mã đề: 020 HƯỚNG DẪN ĐÁP ÁN VÀ

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra giữa thế kỷ 16 để dùng vào việc giảng đạo Công Giáo

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT (968-2018) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng vào cuối năm 938, Ngô Quyền xưng

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) - 2015 Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý (1009-1225) thư tịch cổ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Thủy * Tóm tắt: Bài viết tái hiện

Chi tiết hơn

Đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1

Đề thi thử môn Sử THPT năm 2019 trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 Môn Sử Trường THPT Ngô Gia Tự - Vĩnh Phúc lần 1 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ KÌ THI KSCĐ LỚP 12 LẦN I NĂM HỌC 2018-2019 Đề thi môn: Lịch sử Thời gian làm

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA NĂM 2017 Bài thi: KHOA HỌC XÃ HỘI Môn thi thành phần: LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30

C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 C ách đây 43 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi hoàn toàn. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã đi vào lịch sử dân tộc như một

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG DÒNG BÁO CHÍNH TRỊ VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1925-1945 LUẬN ÁN

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG

Chi tiết hơn

Tam Quy, Ngũ Giới

Tam Quy, Ngũ Giới A. Tam Quy I. Mở Đề Sống trong cuộc đời muôn mặt, người muốn chọn lấy một lối đi, vạch ra một cuộc sống đầy đủ ý nghĩa và an lành, thực không phải là việc dễ. Chúng ta là khách lữ hành đang đứng trước

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx Tuần 1: Ngày soạn 11/8/2013 Tiết 1,2: Văn học sử KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh nắm được: -Nắm được những đặc điểm của một

Chi tiết hơn

Thuyết minh về Bác Hồ

Thuyết minh về Bác Hồ Thuyết minh về Bác Hồ Author : elisa Thuyết minh về Bác Hồ - Bài số 1 1. Mở bài: Đất nước Việt Nam tự hào về Bác Hồ bởi Bác chính là tinh hoa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta,là lãnh tụ vĩ đại, anh

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn

Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn Khái quát các tác giả và tác phẩm trong chương trình thi THPT Quốc Gia môn văn Author : vanmau 1. Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn Độc lập -Trong sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh, thơ và truyện chỉ chiếm một

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm kê bước đầu về đạo Cao Đài ở Hội An Tên thường gọi:

Chi tiết hơn

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH   1 HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN 2010-2013 CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1 Kim Oanh và hành trình Chắp cánh ước mơ inh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo tại Thừa Thiên Huế, tuổi

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh

Nghị quyết số 06/NQ-TW ngày 5/11/2016, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về thực hiện có hiệu quả tiến trình hội nhập kinh BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG * Số 04-NQ/TW ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016 NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƢƠNG ĐẢNG KHOÁ XII NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TƢ BAN

Chi tiết hơn

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàng Toàn * Tóm tắt nội dung: Vai trò của quần chúng nhân

Chi tiết hơn

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn” Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và Uống nước nhớ nguồn Author : vanmau cây và Uống nước nhớ nguồn Bài làm 1 Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản

Chi tiết hơn