VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUỲNH TRANG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO BANANA TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KAWAII LUẬN ÁN

Tài liệu tương tự
BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Microsoft Word - TT_ doc

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phần mở đầu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Các hình thức nhập thế của đạo Phật

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

SỞ GD&ĐT QUẢNG NINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG ĐỀ THI OLYMPIC TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ X MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI: 11 Ngày thi: 01 tháng 08 năm 2014 Thời

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Truyện ngắn Bảo Ninh

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Phân tích bài Tiếng nói của văn nghệ

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Kinh Vị Lai Tinh Tú Kiếp Thiên Phật Danh Hán dịch: Trích từ bản ghi chép của đời Lương, tên người dịch đã bị thất lạc Việt dịch: Tại gia Bồ-Tát giới Ư

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Layout 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Giaùo Xöù Caùc Thaùnh Töû Ñaïo Vieät Nam 2915 West Northern Ave, Phoenix, AZ CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY,

Layout 1

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

THIỀN SƯ MÃ TỔ - ĐẠO NHẤT Tâm Thái Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link Audio

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

No tile

平成23年度第1回外国人市民会議【会議録】

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Kinh Ðại Phương Ðẳng Như Lai Bất Tư Nghì Cảnh Giới Đời Ðường, Tam Tạng Pháp Sư Xoa Nan Ðà, Người nước Vu Ðiền dịch từ Phạm Văn qua Hoa Văn Việt Dịch:

Nhìn Lại Thời Vàng Son của Giáo Dục VNCH Trước Năm 1975 GS Phạm Cao Dương Lời giới thiệu của Phạm Trần: Tôi xin chân thành cảm ơn Giáo sư, Tiến sỹ Lịc

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Đả Thông Kinh Kỳ Bát Mạch Viễn Lưu

GIÁO ÁN NGỮ VĂN LỚP 11 TIẾNG MẸ ĐẺ, NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC Nguyễn An Ninh A. Kết quả cần đạt Giúp HS hiểu: - Giá trị của bài chính luậ

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Sach

Tập san Hừng Sáng 11

Document

Layout 1

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Microsoft Word - Con se lam duoc.doc

Hotline: Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An - Lễ chùa cầu an 1 Ngày - 0 Đêm (T-D-OT-VNMVNB-40)

JURGEN WOLFF TẬP TRUNG - SỨC MẠNH CỦA TƯ DUY CÓ MỤC TIÊU FOCUS: THE POWER OF TARGETED THINKING, Bản quyền tiếng Việt 2009 Công ty Sách Alpha Phan Thu

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Tả một cảnh đẹp mà em biết

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Untitled

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG : CON NGƯỜI ĐÃ THẮNG VŨ KHÍ! Nhắc lại những ngày tháng oanh liệt trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ năm 1972 để ghi nhớ từng

Bạn Tý của Tôi

MỞ ĐẦU

339 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG (Qua trường hợp điển hình Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việ

Bản ghi:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUỲNH TRANG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO BANANA TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KAWAII LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2021

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUỲNH TRANG SÁNG TÁC CỦA YOSHIMOTO BANANA TỪ GÓC NHÌN THẨM MĨ KAWAII Ngành: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI Mã số: 9 22 02 42 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn Thị Mai Liên 2. PGS. TS. Phùng Ngọc Kiên HÀ NỘI, 2021

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn. Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Huỳnh Trang

MỤC LỤC MỞ ĐẦU... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU... 11 1.1. Những nghiên cứu về kawaii trong và ngoài Nhật Bản... 11 1.1.1. Những nghiên cứu về kawaii ở Nhật Bản... 11 1.1.2. Những nghiên cứu về kawaii ngoài Nhật Bản... 15 1.2. Những nghiên cứu về kawaii trong sáng tác của Y. Banana trong và ngoài Nhật Bản... 15 1.3. Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án... 24 Tiểu kết chương 1... 27 Chương 2: THẨM MĨ KAWAII... 28 2.1. Khái lược về thẩm mĩ kawaii... 28 2.1.1. Thẩm mĩ ( aesthetics )... 28 2.1.2. Kawaii... 31 2.2. Kawaii trong dòng riêng Nhật Bản... 35 2.2.1. Những biểu đạt của kawaii trong đời sống văn hóa... 35 2.2.2. Những dấu vết của kawaii từ mĩ học truyền thống... 39 2.3. Kawaii trong dòng chung hiện đại... 42 2.3.1. Tinh thần văn hóa đại chúng... 42 2.3.2. Sản phẩm giao thoa toàn cầu... 45 Tiểu kết chương 2... 49 Chương 3: TIẾNG VỌNG CỦA THẨM MĨ KAWAII TRONG SÁNG TÁC YOSHIMOTO BANANA... 51 3.1. Vẻ hiền hòa, khả ái... 52 3.1.1. Thiên nhiên hiền hòa... 52 3.1.2. Con người khả ái... 59

3.2. Cảm giác mong manh... 65 3.2.1. Số phận mong manh... 66 3.2.2. Tâm hồn mong manh... 68 3.2.3. Tình trạng sống mong manh... 69 3.3. Ánh nhìn hướng sáng... 74 3.3.1. Nhìn về phía sự sống... 74 3.3.2. Nhìn về phía yêu thương... 82 Tiểu kết chương 3... 90 Chương 4: TIẾNG NÓI KHÁC BIỆT CỦA Y. BANANA TỪ TRONG LÒNG THẨM MĨ KAWAII... 91 4.1. Thăng hoa văn học đại chúng... 92 4.1.1. Sự gắn bó với không gian mở... 94 4.1.2. Sự lên ngôi của những ấn tượng... 106 4.2. Giải biên văn học tinh hoa... 118 4.2.1. Từ nền văn học nữ tính đến những câu chuyện shoujo... 119 4.2.2. Từ giá trị vĩnh cửu đến giá trị tức thời... 131 Tiểu kết chương 4... 142 KẾT LUẬN... 144 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ... 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO... 150

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Yoshimoto Banana là nữ tác gia văn học Nhật Bản hiện đại, người được mệnh danh là linh hồn và bếp phó của Nhật Bản những năm 2000 [147, 5], một trong những tác giả Nhật Bản tiên phong của thập kỉ [147, 5], và cũng là người đã tạo ra cơn sốt Banana khi xuất bản cuốn tiểu thuyết đầu tiên Kitchen. Thành công của Y. Banana cùng với những cây bút trẻ khác đã đem lại một sức sống mới, một tinh thần mới cho văn học xứ sở mặt trời mọc. Lớn lên vào nửa sau thế kỉ XX, Y. Banana (cùng với thế hệ nhà văn trẻ ở Nhật như Haruki Murakami, Ryu Murakami, Yamada Eimi...) phải tập quên đi những cái bóng quá lớn của những cây đại thụ trước đó như Yasunari Kawabata, Tanizaki Junichiro, Mishima Yukio, Oe Kenzaburo... để có thể tạo ra một diện mạo mới cho văn học Nhật Bản. Làm thế nào vừa không giẫm lên bước chân của người đi trước, vừa không đánh mất quốc túy, đó là một thách thức lớn đối với thế hệ của Y. Banana. Sau hàng loạt những tác phẩm không chỉ thành công trong nước mà còn gây tiếng vang rộng khắp thế giới với nhiều giải thưởng danh giá khác nhau, Y. Banana gần như đã chinh phục được những thách thức ấy. Tài năng không đợi thời gian, Y. Banana đã thành công ngay từ tác phẩm đầu tay ra đời khi tác giả mới 22 tuổi. Sau đó, với hàng loạt những tác phẩm đáng chú ý khác, Y. Banana đã nhanh chóng được khẳng định trong lòng công chúng do những giá trị mà bà muốn gửi gắm được kí thác trong một hình thức đẹp, thấm đẫm thẩm mĩ kawaii của người Nhật. Có thể nói, sáng tác của Y. Banana một mặt là nghệ thuật ngôn từ, mặt khác lại được hiểu và thưởng thức như một loại hình cận văn học (paraliterature) với những vay mượn từ văn hóa đại chúng. Bằng sự kết hợp nhiều yếu tố, sáng tác của Y. Banana đã tạo ra sự phân cực giữa các ý kiến đánh giá và làm nên tính thời sự cho nền văn học đương đại, chẳng hạn vấn đề ranh giới giữa truyền thống và văn hiện đại, nghệ thuật cao hay thấp. Thành công của Y. Banana giúp chúng ta xác - định - lại khái niệm văn học đương đại, vốn dĩ là khái niệm mang tính mở rất cao, ở cả Nhật Bản cũng như trên thế giới. Trong tương quan giữa giá trị của một nền văn học với số lượng các công trình nghiên cứu 1

về nó, nhất là ở Việt Nam, chúng tôi thấy chưa có sự tương xứng. Vì vậy, nghiên cứu Y. Banana vẫn là một khoảng trống cần sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học. 1.2. Sáng tác của Y. Banana thuộc về văn học đại chúng hay văn học tinh hoa? Y. Banana đã đứng và đi trên lằn ranh giao thoa mong manh của hai kiểu văn học ấy như thế nào? Giá trị của tác phẩm Y. Banana tỏa ra từ đâu?... Những câu hỏi ấy khiến chúng ta không ngừng trăn trở để đi tìm câu trả lời, vì sức lan tỏa mà sáng tác của Y. Banana tạo ra là điều có thật. Chúng tôi nhận thấy, mặc dù Y. Banana tạo ra sự quan tâm lớn của độc giả thế giới nhưng đa phần những công trình nghiên cứu chỉ mới đi vào các vấn đề về chủ đề tư tưởng, hoặc nếu không thì từ góc độ thi pháp hay thể loại, chưa tiếp cận Y. Banana từ phương diện thẩm mĩ. Trong khi đó, thẩm mĩ của thời đại (luôn) có những ảnh hưởng nhất định đến vùng thẩm mĩ của cá nhân, nhất là đối với nhà văn. Y. Banana lớn lên trong thời đại nửa sau của thế kỉ XX, trong không gian của văn hóa đại chúng, đồng thời lại (vẫn) được hấp thu những tinh hoa của văn học Nhật Bản truyền thống. Một câu hỏi khả dĩ đặt ra và cần được giải quyết đó là nhìn sáng tác của Y. Banana từ trong bối cảnh văn hóa của nó để phát hiện có một dòng chảy mĩ học ảnh hưởng, chi phối đến toàn bộ thế giới nghệ thuật của nhà văn này: thẩm mĩ kawaii. Nhật Bản làm thế giới ngưỡng mộ về năng lực cảm thụ cái đẹp của mình: độc lập và duy nhất. Nói như Trần Lê Bảo, Nghệ thuật Nhật Bản được thể hiện bằng năng lực cảm thụ tinh tế về cái đẹp của tự nhiên và xã hội con người. Đặc biệt là cách thức cảm thụ mang tính hình tượng được chi phối bởi các quan niệm thẩm mĩ độc đáo của Nhật Bản, đạt đến trình độ cao của đạo, làm nên những loại hình nghệ thuật thể hiện phong cách riêng, độc đáo khó có thể hòa trộn với một nền văn nghệ nào khác. [4, 200] Gắn với đặc điểm truyền thống lịch sử văn hóa của một đất nước bốn bề là biển, một vị trí biệt lập về địa lí, người Nhật có truyền thống thẩm mĩ riêng với những phạm trù tiêu biểu như mono no aware, sabi, wabi, yugen... và có quan niệm riêng về cái đẹp. Thời hiện đại, trong bối cảnh xã hội thị trường, người dân nơi đây có một xu thế đề cao lí tưởng thẩm mĩ mới: kawaii. Đó là kết quả của sự giao thoa văn hóa nội sinh của đất 2

nước Nhật Bản với luồng sóng văn hóa toàn cầu thời hiện đại. Với tư cách là một xu hướng thẩm mĩ, kawaii ngay lập tức tỏa đều vào trong mọi lĩnh vực của đời sống. Sản xuất, tiêu dùng, âm nhạc, hội họa, xếp giấy, hoa đạo, trà đạo, thời trang, và cả trong an ninh, chính trị, ngoại giao và văn học... đều chịu sự chi phối của thẩm mĩ kawaii. Không nằm ngoài quy luật, những tác phẩm của Y. Banana cũng hội tụ được tất cả những gì thuộc về vùng thẩm mĩ ấy. Y. Banana không chỉ là người tiếp thu thụ động mà hoàn toàn chủ động, làm cho người đọc vừa cảm nhận kawaii như là nguồn ảnh hưởng tự nhiên, máu thịt; vừa như là những hồi ứng mà tác giả đã sáng tạo nên từ sự tiếp thụ của mình. Do đó, nghiên cứu sáng tác của Y. Banana từ phương diện thẩm mĩ, cụ thể là từ thẩm mĩ kawaii, là một hướng nghiên cứu vừa phù hợp với quy luật sáng tạo của nhà văn, vừa phù hợp với đặc trưng của nền văn học Nhật Bản. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii làm đối tượng nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thực hiện đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii, chúng tôi hướng đến các mục đích như sau: Thứ nhất, luận án hướng tới mục đích tìm hiểu một khái niệm thẩm mĩ của người Nhật có sự ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội hiện đại: kawaii và con đường tác động vào văn học của nó. Từ việc đi sâu tìm hiểu khái niệm thẩm mĩ để cắt nghĩa được những tầng bậc ý nghĩa của khái niệm này, luận án có cơ sở để tìm hiểu bản chất của thẩm mĩ kawaii trong cách tri nhận cái đẹp và khả năng tri nhận cái đẹp của người Nhật hiện đại. Thứ hai, chúng tôi đặt sáng tác của Y. Banana với môi trường mà tác giả đã sống và hấp thụ, đó là xã hội đương đại, là bầu khí quyển của văn hóa đại chúng, từ đó thấy được những tương liên, hòa hợp, phản chiếu từ thẩm mĩ kawaii (thứ thuộc về sự lựa chọn và tri nhận của cộng đồng) lên sáng tác của Y. Banana (thứ thuộc về sự lựa chọn của cá nhân sống trong cộng đồng đó). Chúng tôi muốn đi tìm những 3

biểu đạt của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác Y. Banana như là cách tạo ra đường link kết nối gần như hầu hết các vấn đề nổi bật mà độc giả vẫn thường nhắc tới mỗi khi bàn về Y. Banana. Từ đó, có thể tìm thấy được lí do vì sao tác phẩm của Y. Banana được sự yêu mến và hưởng ứng rộng khắp của độc giả Nhật Bản và thế giới đương đại như vậy. Thông qua việc tìm hiểu sáng tác của một tác gia từ góc nhìn thẩm mĩ - văn hóa, chúng tôi hướng đến mục đích tìm kiếm những câu trả lời góp phần vào sự khám phá giá trị của tác phẩm của Y. Banana với những đóng góp trong việc thể nghiệm một lối viết mang màu sắc khác biệt so với dòng văn học truyền thống ở Nhật Bản. Nói cách khác, chúng tôi đi tìm sự tương tác, hồi ứng từ sáng tác của Y. Banana đến thẩm mĩ kawaii, để thấy Y. Banana không dừng lại là một tác giả đại chúng, sáng tác của Y. Banana không dừng lại là sản phẩm của văn hóa đại chúng, mà đó còn là một thế giới nghệ thuật độc đáo với những chủ ý nghệ thuật riêng của người sáng tạo. Thực hiện được các mục đích trên chính là đóng góp và thành công của luận án. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu. Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất liên quan đến sự khảo sát tổng quan về thẩm mĩ kawaii: ngoại sinh hay nội sinh, là giá trị tức thời hay là kết quả của một quá trình? Để trả lời được câu hỏi này, luận án cần minh định khái niệm thẩm mĩ và kawaii để xem xét đầy đủ các phương diện biểu hiện nghĩa của từ ngữ này. Từ đó đi đến khái quát những đặc điểm thuộc về bản chất (những mã khóa ) của thẩm mĩ kawaii để làm cơ sở, làm mắt để nhìn sáng tác của Y. Banana. Bằng việc nghiên cứu là thẩm mĩ kawaii đặt trong mối liên hệ với văn hóa truyền thống với dòng chảy mĩ học đã thành hình sắc ở Nhật Bản (aware, sabi, wabi, yugen ) và văn hóa đại chúng của con người đương đại, luận án tìm một con đường cắt nghĩa sự thâm nhập - con đường đi của kawaii vào đời sống (vật chất lẫn tinh thần) của con người Nhật Bản như thế nào cũng như đã tác động vào văn chương ra sao. Với câu hỏi nghiên cứu thứ hai của luận án: Sáng tác của Y. Banana mang những đặc điểm nghệ thuật nào của thẩm mĩ kawaii?, đối tượng nghiên cứu phục 4

vụ cho việc trả lời câu hỏi này là những tín hiệu của kawaii được biểu đạt trong sáng tác của Y. Banana. Luận án cần khảo sát văn bản, phân tích, khái quát để tìm ra những đặc trưng của thẩm mĩ kawaii trong sáng tác của Y. Banana qua nhiều phương diện. Từ đó, luận án khái quát mối quan hệ giữa những phương diện ấy trong trường thẩm mĩ kawaii, hướng đến việc chỉ rõ sáng tác của Y. Banana là một phần, một đại diện của thẩm mĩ này, xem xét dưới sự tác động của ánh sáng thẩm mĩ này, tác phẩm của Y. Banana đã có những phản chiếu ra sao. Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Những sáng tạo riêng nào của Y. Banana như một sự kết tinh giá trị thẩm mĩ kawaii?, luận án sẽ tập trung vào đối tượng nghiên cứu là những tín hiệu của Y. Banana đã tạo ra trong sáng tác của bà. Cả ba câu hỏi với những đối tượng nghiên cứu như trên nhằm hướng đến đối tượng là mối tương quan biện chứng giữa thẩm mĩ kawaii và những sáng tạo của Y. Banana trong thời hiện đại. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những biểu đạt nghệ thuật thuộc về thẩm mĩ kawaii xuất hiện trong tác phẩm của Y. Banana. Khi soi chiếu thẩm mĩ kawaii vào sáng tác của Y. Banana, chúng tôi nhận thấy có sự tập trung của một vùng ánh sáng của kawaii - một trường văn hóa và thẩm mĩ quan trọng của thời đại, đã chi phối các sáng tác của Y. Banana. Là người tiếp thụ và đứng trên lằn ranh của văn học tinh hoa với văn học đại chúng, Y. Banana đã cho thấy những dấu ấn nghệ thuật mang đậm tinh thần kawaii trong sáng tác của mình không chỉ là sự chịu ảnh hưởng, đó còn là hoạt động chủ động sáng tạo trên cái nền của sự ảnh hưởng. Như vậy, việc hướng đến đối tượng nghiên cứu là những biểu đạt nghệ thuật trong sáng tác của Y. Banana giúp người nghiên cứu phát hiện Y. Banana trong vai người sáng tạo, từ đó trả lời được những câu hỏi liên quan đến giá trị văn chương nghệ thuật của Y. Banana. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài Sáng tác của Yoshimoto Banana từ góc nhìn thẩm mĩ kawaii được triển khai chủ yếu qua hai nội dung lớn là tiếng nói 5