PowerPoint Presentation

Tài liệu tương tự
KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

AN TOÀN VÀ VỆ SINH tại nông trại Là một người nông dân, bạn thực hiện rất nhiều công việc khác nhau trong ngày làm việc của mình. Trong đó, bạn thường

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TỦ LẠNH FFK 1674XW Exclusive Marketing & Distribution HANOI Villa B24, Trung Hoa - Nhan Chinh, Thanh Xuan District

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

PHỤ LỤC 17 (Kèm theo Thông tư số 28/2010/TT-BCT ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương) Số CAS: Số UN: 1090 Số đăng ký EC: Phiế

Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh Khoa Y Trung Tâm Huấn Luyện Nâng Cao Mô Phỏng Lâm Sàng SỔ TAY SINH VIÊN Tháng

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

I

Giới Thiệu về Đường Truyền Tĩnh Mạch Trung Tâm Từ Ngoại Biên (PICC)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

Tay khoan Siêu âm Sonopet Hướng dẫn sử dụng Phiên bản D Ngày in: 31/08/ :40:31 PM , Phiên bản D.

Document

Thiết bị gia dụng Máy tẩy tế bào da bằng sóng siêu âm NTE21 Hướng dẫn sử dụng Cám ơn quý khách đã mua hàng. Trước khi sử dụng sản phẩm này, hãy đọc kỹ

HỎI - ĐÁP VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM CHO NGƯỜI CHẾ BIẾN, KINH DOANH THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ Hà Nội -2016

PHỤ LỤC 17

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

CÔNG TY CP SXTM VÀ ĐT HƯƠNG VIỆT

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Điều khoản/Qui tắc bảo hiểm

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

Tay khoan phổ quát Sonopet Tay khoan có góc Tay khoan thẳng Hướng dẫn sử dụng Phiên bản F Ngày in: 11/11/ :

Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Bởi: Voer Cpas Thảo luận nhóm về các lựa chọn sinh con Người hướng dẫn

CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

PHỤ LỤC 17

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

MINUET 2 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VI Issue 13 03/ with people in mind

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Ngày phát hành/ngày hiệu chỉnh I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT 28 Tháng Ba 2019 Phiên bản 1.02 Mã sản phẩm Tên sản phẩm Cać cách khać để

AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ

Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Cấp cứu ban đầu vết thương chiến tranh Bởi: Đại học Tôn Đức Thắng Hệ thống kiến thức cơ bản về băng bó chuyên t

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Print

BỘ Y TẾ

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CHƯƠNG 1

Phong thủy thực dụng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

BỘ Y TẾ

INSTRUCTION MANUAL AQR-IG656AM

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

Title

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

C QUI TRÌNH KỸ NĂNG THỦ THUẬT VÀ PHẪU THUẬT C1 - CHÍCH CHẮP, CHÍCH LẸO Mục đích: Giúp điều trị cho NB. Mức độ: Mỗi bước thực hiện có qui định mức độ m

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 01:2008/BCT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ AN TOÀN ĐIỆN National technical regulation on Electric safety HÀ NỘ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Phần 1

Thien yen lang.doc

SÁCH TRÒ CHƠI AWANA

No tile

1-12.cdr

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Microsoft Word - RETAILERS_8_handling&conclusion_Vn.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Chọn size khi mua quần áo Vài mẹo vặt về Quần Áo, Giầy Dép Bạn rất thích xài hàng xịn nhưng bạn không chắc bộ đồ có vừa với mình không, bởi ký hiệu kí

Nuôi Con Bằng Sữa Mẹ khi Con của Bạn có Các Nhu Cầu Đặc Biệt Việc sinh ra đứa con có các nhu cầu đặc biệt có thể mang lại nhiều cảm xúc khác nhau niềm

FISC K5 Chính sách của vùng ven biển Ostrobotnia về chăm sóc sức khỏe và xã hội FISC K5 NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP NHẤT Ở TRẺ EM Vietnamesiska Tiếng Việt 1

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

1003_QD-BYT_137651

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG Loa Bluetooth Di động Vui lòng đọc kỹ tài liệu hướng dẫn này trước khi vận hành bộ thiết bị của bạn vàgiữ lại để tham khảo sau. MODE

LÔØI TÖÏA

Slide 1

Hướng dẫn an toàn và thoải mái

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Về Việc Cho Con Bú Mẹ Và Tìm Hiểu Hành Vi Của Trẻ Thơ Tài Liệu này được soạn thảo chu đáo để giúp cho quí vị cảm thấy thoải mái và tự tin hơn khi trở

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

VINCENT VAN GOGH

PowerPoint Presentation

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

4 Buoc So Cuu Can Lam Ngay Khi Bi Cho Can

BẢNG GIÁ VIỆN PHÍ ÁP DỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỦY NGUYÊN (Ban hành kèm theo QĐ 243 và 873/QĐ-SYT, Thông tư 37 Bộ Y tế) STT MA_DVKT TÊN DỊCH VỤ KỸ T

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Title

SUY HÔ HẤP CẤP I. ĐỊNH NGHĨA Suy hô hấp cấp là sự rối loạn nặng nề của sự trao đổi oxy máu; một cách tổng quát, suy hô hấp cấp là sự giảm thực sự áp l

HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI CƠ SỞ Y TẾ XANH-SẠCH-ĐẸP (Ban hành kèm theo Quyết định số6573/qđ-byt ngày 03 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế) Mục đích: H

Bàn điều khiển Hệ thống Phẫu thuật Siêu âm Sonopet Hướng dẫn sử dụng Phiên bản L Ngày in: 31/08/ :46:12 PM

Kinh Từ Bi

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến

Tủ lạnh Hướng dẫn sử dụng RT53K*/RT50K*/RT46K*/RT43K* Thiết bị không có giá đỡ Untitled :23:47

Tác Giả: Tuyết Nhung NGƯỜI ẤY LÀM SAO QUÊN PHẦN VI Ôm bó hoa hồng còn ngậm sương đêm trong tay, lòng Hạnh Nguyên gợi lên bao câu hỏi mà cô không tài n

PHIẾU AN TOÀN HÓA CHẤT Ngày phát hành/ngày hiệu chỉnh I. NHẬN DẠNG HÓA CHẤT 2 Tháng Mười 2018 Phiên bản 1 Mã sản phẩm Tên sản phẩm Cać cách khać để xa

Microsoft Word - chantinh09.doc

Bản ghi:

TS BS. NGÔ ĐỒNG KHANH Chủ tịch Hội RHM TP. HCM Phó Chủ tịch Hội KSNK TP. HCM Phó Chủ tịch Hội RHM VIỆT NAM Hội nghị triển khai Hướng dẫn KSNK của Bộ Y tế 2020

Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong kha m bê nh, chư a bê nh răng miê ng (Ban hành theo Quyết định số 5991/QĐ-BYT ngày 26/12/2019) ngodongkhanh@ump.edu.vn tsngodongkhanh@gmail.com

NỘI DUNG TRÌNH BÀY I. Lý do phải tuân thủ kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở RHM? II. Mục đích, phạm vi, đối tượng áp dụng. III. Nguy cơ lây nhiễm, con đường lây truyền. IV.Biê n pháp thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn. 1. Phòng ngừa chuẩn. 2. Vệ sinh tay. 3. Sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân. 4. Vệ sinh hô hấp/vệ sinh khi ho. 5. Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn. 6. Vệ sinh bề mặt môi trường. 7.Xử lý dụng cụ. 8.Xử lý đồ vải. 9.Xử lý chất thải. 10. Quản lý chất lượng nước sử dụng trong KCB răng miệng. 11. An toàn nhân viên y tế trong KCB răng miệng. 12. Giáo dục và đào tạo về KSNK trong cơ sở RHM

I. TẠI SAO PHẢI TUÂN THỦ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN Ở CƠ SỞ RĂNG HÀM MẶT MỘT CÁCH NGHIÊM NGẶT Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trong Răng Hàm Mặt là nhằm ngăn chặn và làm giảm nguy cơ lây nhiễm: Từ bệnh nhân đến nhân viên y tế. Từ nhân viên y tế đến bệnh nhân. Từ bệnh nhân đến bệnh viện Từ nhân viên y tế đến nhân viên y tế Từ cơ sở RHM đến cộng đồng.

I. TẠI SAO PHẢI TUÂN THỦ KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN Ở CƠ SỞ RĂNG HÀM MẶT MỘT CÁCH NGHIÊM NGẶT Đặc điểm KSNK ở cơ sở RHM Môi trường thực hành Nha khoa có nguy cơ lây nhiễm cao do khoảng không gian làm việc chật hẹp, can thiệp thủ thuật kỹ thuật điều trị trong miệng luôn tiếp cận với máu và dịch tiết, nhiều dụng cụ nhỏ và sắc nhọn khó làm sạch và dễ gây vết thương nhân viên KCB răng miệng. Lây nhiễm từ các con đường lây truyền. Lây nhiễm từ lâm sàng đến labo. Trang thiết bị càng hiện đại, khả năng nguy cơ lây nhiễm càng cao.

Tài liê u này nhằm cung cấp các thông tin cơ bản nhất về các biê n pháp thực hành KSNK trong các cơ sở KCB răng miê ng. Tuy nhiên, đối với từng biê n pháp, người đọc cần tìm hiểu thông tin thêm thông qua các hướng dẫn đã được Bộ Y tế ban hành ( Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn, khử khuẩn tiê t khuẩn dụng cụ y tế, tiêm an toàn, vê sinh tay, vê sinh bề mặt môi trường, xử lý chất thải...)

II. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG 1. Mục đích Nhằm thống nhất quy định, quy trình KSNK trong cơ sở KCB răng miệng. Cung cấp những tiêu chuẩn, quy trình thực hành đúng về KSNK trong cơ sở KCB răng miệng. Tăng cường thực hành KSNK trong cơ sở KCB răng miệng, phòng ngừa lây nhiễm chéo, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên KCB răng miệng. 2. Phạm vi áp dụng Các cơ sở KCB răng miệng bao gồm: Tất cả các cơ sở KCB, đào tạo có can thiệp phẫu thuật, thủ thuật liên quan đến RHM. Các cơ sở chế tạo vật phẩm, các kỹ thuật, thủ thuật liên quan: Labo phục hình răng. 3. Đối tượng áp dụng Nhân viên y tế, người bệnh, người thân và khách thăm trong tất cả các cơ sở KCB răng miệng.

III. CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ LÂY NHIỄM VÀ ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN Đường lây truyền của các tác nhân gây bê nh này trong cơ sở KCB răng miê ng bao gồm: 1.Tiếp xúc trực tiếp với ma u, nước bọt, hoặc ca c chất tiết kha c của NB; 2.Tiếp xúc gia n tiếp qua bàn tay, dụng cụ, thiết bị hoặc ca c bề mặt môi trường; 3.Ca c giọt bắn chứa ta c nhân gây bê nh bắn vào kết mạc mắt, niêm mạc mũi hoặc miê ng ở cự ly gần; 4.Hít phải ta c nhân gây bê nh lây truyền qua đường không khí.

Trong KCB răng miệng, nguy cơ lây truyền các tác nhân qua đường máu rất phổ biến. Do đó, việc áp dụng phòng ngừa chuẩn (PNC) là rất cần thiết. PNC dựa trên nguyên tắc xem tất cả máu, dịch tiết đều có khả năng lây truyền tác nhân gây bệnh. Các biê n pháp thực hành làm giảm nguy cơ phơi nhiễm với máu và dịch tiết, đặc biê t là phòng ngừa các tổn thương xuyên da, bao gồm: 1) An toàn vật sắc nhọn; 2) Vê sinh tay; 3) Sử dụng PTPHCN (găng tay, khẩu trang, kính bảo vê mắt, áo choàng); 4) Quản lý an toàn dụng cụ, đồ vải, chất thải ô nhiễm. PNC được áp dụng cho tất cả các tiếp xúc với: 1) Máu; 2) Tất cả các loại dịch cơ thể, chất tiết, chất bài tiết (ngoại trừ mồ hôi); 3) Da không lành lặn; và 4) Niêm mạc. Trong KCB răng miê ng, nước bọt luôn được xem là có khả năng lây nhiễm và bắt buộc phải áp dụng PNC khi tiếp xúc. Bên cạnh PNC, các biện pháp phòng ngừa bổ sung cũng cần được áp dụng để ngăn chặn khả năng lây truyền của các tác nhân gây bệnh ở những người bệnh đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn (ví dụ: lao, cúm, thủy đậu ). Như ng tác nhân gây bê nh này có thể lây truyền qua đường không khí, giọt bắn, tiếp xúc thông qua các hành vi như hắt hơi, ho, nói chuyê n, hoặc tiếp xúc đụng chạm qua da.

IV. BIỆN PHÁP THỰC HÀNH KSNK TRONG CƠ SỞ KCB RĂNG MIỆNG 1. Phòng ngừa chuẩn Phòng ngừa chuẩn là một tập hợp các biện pháp phòng ngừa cơ bản, được áp dụng cho mọi người bệnh và trong mọi hoàn cảnh, bất kể là có nghi ngờ hay chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn hay không. Những biện pháp này nhằm giúp bảo vệ cho cả nhân viên và phòng ngừa lây nhiễm chéo từ nhân viên sang người bệnh. Phòng ngừa chuẩn bao gồm: 1) Vệ sinh tay; 2) Sử dụng phương tiện PHCN; 3) Vệ sinh hô hấp/vệ sinh khi ho; 4) Sắp xếp người bệnh; 5) Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn; 6) Vệ sinh môi trường; 7) Xử lý dụng cụ; 8) Xử lý đồ vải; và 9) Xử lý chất thải. Tham khảo thêm Hướng dẫn PNC trong các cơ sở KCB, do Bộ Y tế ban hành theo Quyết Định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

2. Vê sinh tay Vê sinh tay là biện pháp thực hành quan trọng nhất phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa người bệnh và nhân viên KCB răng miệng. Các chương trình giáo dục và đào tạo VST phải bao gồm các nội dung về tầm quan trọng của VST trong phòng ngừa lây nhiễm, chỉ định và quy trình vệ sinh tay. Tham khảo thêm Hướng dẫn thực hành vê sinh tay trong các cơ sở KCB do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017. 3. Sử dụng phương tiê n phòng hộ cá nhân (PTPHCN) PTPHCN là các loại phương tiện hoặc trang phục được thiết kế với mục đích bảo vệ nhân viên KCB răng miệng tránh phơi nhiễm hoặc tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Các loại PTPHCN thường được sử dụng gồm: găng tay, khẩu trang, kính mắt, tấm che mặt và quần áo bảo hộ. Mỗi loại PTPHCN khác nhau được sử dụng tương ứng với nhiều hình thức tiếp xúc khác nhau giữa nhân viên KCB răng miệng và người bệnh,

Một số nguyên tắc về sử dụng phương tiê n phòng hộ cá nhân - Mang găng tay trong các trường hợp dự kiến tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch cơ thể, niêm mạc, da bị tổn thương hoặc vật dụng có khả năng lây nhiễm. - Mặc áo choàng khi thực hiê n các thao tác dự kiến tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể. - Mang khẩu trang che kín mũi, miê ng và kính bảo vê mắt khi thực hiê n các thao tác có khả năng gây văng, bắn máu hoặc dịch cơ thể. - Khi tháo bỏ phương tiê n PHCN, cần lưu ý các điểm sau: + Đê bàn tay ra xa và không chạm vào mặt ngoài của phương tiê n PHCN. + Hạn chế đụng chạm vào các bề mặt xung quanh. + Tháo bỏ phương tiê n PHCN trước khi rời khỏi khu vực làm viê c. + Vê sinh tay ngay sau khi tháo bỏ phương tiê n PHCN. *Tham khảo Hướng dẫn pho ng ngừa chuẩn trong cơ sở kha m bê nh, chư a bê nh ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y

4. Vê sinh hô hấp/vê sinh khi ho Vê sinh hô hấp/vê sinh khi ho giúp hạn chế lây truyền các tác nhân hô hấp qua đường giọt bắn, hơi sương hoặc không khí. Các biện pháp này cần phải được áp dụng trước tiên với người bệnh và những ai trực tiếp chăm sóc/đưa người bệnh vào cơ sở KCB răng miệng (những người này có thể có tình trạng mang trùng không triệu chứng, không được chẩn đoán, nhưng vẫn có thể là nguồn lây); đồng thời cũng áp dụng cho tất cả mọi người (bao gồm nhân viên KCB răng miệng) có các biểu hiện bệnh như: ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, hoặc tăng chất tiết đường hô hấp. Các quy định chính về vê sinh hô hấp/vê sinh khi ho trong KCB răng miê ng Triển khai các biện pháp (và phương tiện) thu thập, chứa đựng chất tiết đường hô hấp từ người bệnh và người thân đi kèm khi có dấu hiệu và triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp tại khu vực đón tiếp người bệnh và dọc theo toàn bộ đường đi của người bệnh trong suốt quá trình khám và điều trị tại cơ sở KCB răng miệng.

5. Tiêm an toàn và phòng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn Tiêm an toàn Tiêm an toàn nhằm phòng ngừa lây nhiễm chéo giữa người bệnh với nhau, hoặc giữa người bệnh với nhân viên KCB răng miệng trong quá trình chuẩn bị và tiêm thuốc. Trong KCB răng miệng, thuốc tiêm thường được sử dụng cho gây tê tại chỗ. Sử dụng ống thuốc tê nha khoa và kim tiêm nha khoa dùng một lần. Các quy định chính về tiêm an toàn trong KCB răng miê ng 1. Chuẩn bị thuốc tiêm bằng kỹ thuật vô khuẩn và trong khu vực sạch. 2. Dùng bông cồn để khử khuẩn nắp nhựa của lọ thuốc trước khi chọc kim lấy thuốc. 3. Dùng một bơm-kim tiêm cho một người bệnh. 4. Khi lấy thuốc từ các lọ đựng thuốc (lọ đơn liều hay nhiều liều, ống thuốc, và túi thuốc), sử dụng bơm-kim tiêm mới, ngay cả khi cùng một người bệnh. 5. Sử dụng lọ thuốc đơn liều.

6. Không sử dụng lọ thuốc đơn liều, ống thuốc và túi thuốc cho nhiều người bệnh. 7. Không sử dụng phần còn thừa của lọ thuốc đơn liều. 8. Áp dụng các quy tắc sau đây nếu sử dụng lọ thuốc nhiều liều: a) Sử dụng cho một người bệnh. b) Nếu phải sử dụng cho nhiều người bệnh, cần phải chuẩn bị thuốc tại khu vực riêng. c) Nếu mang lọ thuốc nhiều liều vào khu vực điều trị, chỉ sử dụng cho một người bệnh và thải bỏ ngay sau khi sử dụng. d) Khi sử dụng lọ thuốc nhiều liều, phải ghi rõ ngày mở nắp và thải bỏ theo quy định của nhà sản xuất. 9. Sử dụng một bộ truyền dịch hoặc tiêm thuốc (ví dụ: bộ tiêm truyền tĩnh mạch, dây truyền, bộ nối) cho một người bệnh. 10. Không sử dụng lại ống thuốc tê nha khoa, một ống thuốc tê nha khoa chỉ được sử dụng cho một người bê nh. 11. Không chuẩn bị thuốc tiêm trong (hoặc gần) khu vực nhiễm bẩn. Tham khảo thêm Hướng dẫn tiêm an toàn do Bộ Y tế ban hành theo Quyết Định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

Pho ng ngừa tổn thương do vật sắc nhọn Các tổn thương xuyên da (đâm, cắt) ở nhân viên KCB răng miệng là do các vật dụng nhọn hay có gai nhọn (trâm gai, trâm nạo, trâm dũa, đầu cạo vôi siêu âm, dây kim loại ), kim tiêm, hoặc các vật sắc nhọn khác. Các tổn thương do vật sắc nhọn có thể dẫn đến phơi nhiễm với các tác nhân gây bê nh lây truyền theo đường máu (HBV, HCV, HIV ). Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm hoặc tai nạn nghề nghiệp do vật sắc nhọn trong KCB răng miệng đều có thể phòng tránh được. Do vậy, mỗi cơ sở KCB răng miệng cần phải có các chính sách, quy định, quy trình về an toàn vật sắc nhọn, phương tiện xử trí ban đầu tai nạn nghề nghiệp. Khi sử dụng vật sắc nhọn, hoặc khi làm viê c trong khu vực có vật sắc nhọn, nhân viên KCB răng miê ng cần phải thực hiê n các biê n pháp phòng ngừa trong toàn bộ các bước sử dụng, làm sạch, và thải bỏ. Sử dụng các dụng cụ có thiết kế kỹ thuật an toàn và kiểm soát các quy trình thực hành công việc là các biện pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu tai nạn do vật sắc nhọn và phơi nhiễm với máu, dịch tiết.

Biện pháp tốt nhất là sử dụng các dụng cụ có thiết kế kỹ thuật an toàn vì đây là cách loại bỏ hẳn nguy cơ trong khu vực làm việc. Biện pháp này chủ yếu dựa vào kỹ thuật thiết kế (ví dụ: Kim gây tê an toàn, dao mổ an toàn, và các hệ thống tiêm truyền tĩnh mạch không dùng kim). Áp dụng biện pháp kiểm soát tuân thủ quy trình thực hành an toàn. Đây là các biện pháp giảm nguy cơ phơi nhiễm với máu, dịch tiết bằng cách thay đổi thói quen thực hành công việc, như sử dụng kỹ thuật đậy nắp kim bằng một tay hoặc loại bỏ cả kim và bơm tiêm vào hộp chất thải sắc nhọn (không tách kim ra khỏi bơm tiêm sau sử dụng). Các kiểm soát thực hành công việc khác bao gồm không uốn cong hoặc bẻ gãy kim trước khi thải bỏ, không dùng tay đưa (và nhận) cho (từ) đồng nghiê p ống tiêm gắn kim không có nắp, tháo rời mũi khoan trước khi vận hành hoặc xử lý tay khoan. Tất cả dụng cụ đã được sử dụng như bơm tiêm-kim, dao mổ, và các vật sắc nhọn phải được cô lập và lưu giư ngay vào thùng kháng thủng có sẵn trong khu vực làm viê c.

6. Vê sinh bề mặt môi trường Làm sạch có tác dụng loại bỏ phần lớn các ô nhiễm hư u cơ và vô cơ có trên bề mặt và phải luôn được thực hiê n trước khi khử khuẩn. Khử khuẩn có tác dụng tiêu diê t hoặc loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bê nh nhưng không có tác dụng đối với bào tử vi khuẩn. Thực hiện làm sạch và khử khuẩn nghiêm ngặt trên các bề mặt có khả năng lây nhiễm cao, bao gồm các bề mặt tiếp xúc lâm sàng (các vị trí thường xuyên tiếp xúc như cần điều chỉnh đèn, khay, nút điều khiển ghế nha khoa, nút bấm máy cạo vôi siêu âm, nút bấm đèn chiếu trám răng thẩm mỹ, bề mặt đổ mẫu thạch cao, thiết bị vi tính) trong khu vực điều trị. Mặc dù vê sinh tay vẫn là biê n pháp chính yếu phòng ngừa lây nhiễm chéo, các bề mặt tiếp xúc lâm sàng vẫn cần phải được làm sạch, khử khuẩn giư a các lần khám, chư a bê nh cho mỗi người bê nh, hoặc sử dụng tấm che phủ cho mỗi người bê nh. Tham khảo thêm Hướng dẫn vê sinh môi trường bề mặt trong các cơ sở KCB, do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017.

VÙNG NHIỄM

CÁC BỀ MẶT TIẾP XÚC LÂM SÀNG

7. Xử lý dụng cụ Trong thực tế lâm sàng có rất nhiều dụng cụ cần xử lý để dùng lại. Xử lý dụng cụ là một quá trình gồm nhiều bước và đòi hỏi nhiều thiết bị chuyên dụng và do nhân viên được đào tạo xử lý dụng cụ thực hiện. Công việc làm sạch, khử khuẩn và tiệt khuẩn phải được thực hiện bởi nhân viên đã được đào tạo. Nội dung đào tạo, huấn luyện cần bao gồm cách chọn lựa và sử dụng PTPHCN phù hợp. Các dụng cụ, thiết bị trong KCB răng miê ng cũng được phân loại thành ba nhóm: Thiết yếu, bán thiết yếu, và không thiết yếu tùy thuộc vào nguy cơ lây nhiễm trong quá trình sử dụng.

Ca c quy định chính về xử lý dụng cụ 1) Làm sạch, khử khuẩn, tiệt khuẩn các dụng cụ KCB răng miệng sử dụng nhiều lần theo đúng quy định, quy trình trước khi sử dụng. 2) Dụng cụ cần được đóng gói và tiê t khuẩn theo bộ phẫu thuật, thủ thuật để sử dụng cho từng người bệnh, không đóng gói nhiều dụng cụ vào một gói để sử dụng cho nhiều người bê nh. 3) Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất khi xử lý dụng cụ KCB răng miệng. Nếu nhà sản xuất không có hướng dẫn tái xử lý, thì dụng cụ không được tái xử lý và không được dùng lại. Luôn sẵn có hướng dẫn của nhà sản xuất trong khu vực xử lý dụng cụ. 4) Nhân viên xử lý dụng cụ phải được đào tạo, huấn luyện phù hợp. 5) Mang PTPHCN khi xử lý dụng cụ. 6) Kiểm soát chất lượng tiệt khuẩn bằng sử dụng kết hợp các chỉ thị sinh học, hóa học và các thông số vật lý của máy tiê t khuẩn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Lưu trữ hồ sơ xử lý dụng cụ theo quy định. 7) Tham khảo thêm tài liê u Hướng dẫn khử khuẩn, tiê t khuẩn trong cơ sở KCB do Bộ Y tế ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012.

QUY TRÌNH XỬ LÝ, VỆ SINH MÁY, GHẾ NHA KHOA Sau mỗi lần điều trị, máy, ghế nha khoa cần được xử lý vệ sinh, khử khuẩn qua các bước sau: - Bước 1: Mang găng tay, khẩu trang. - Bước 2: Vệ sinh khử khuẩn ghế (dùng giấy khử khuẩn hay khăn mỏng tẩm dung dịch khử khuẩn) từng bộ phận của máy, ghế nha khoa từ trên cao xuống thấp như đèn nha khoa, bàn dụng cụ... - Bước 3: Vệ sinh khử khuẩn các dây và phụ kiện ghế (dùng giấy khử khuẩn hay khăn mỏng tẩm dung dịch khử khuẩn nhanh) các dây của tay khoan, dây của tay xịt nước hay dây của tay lấy cao răng. - Bước 4: Vệ sinh khử khuẩn bồn nhổ nước bọt (phun hoặc lau bằng khăn tẩm dung dịch khử khuẩn xung quanh bồn), sau đó vệ sinh làm sạch bồn bằng giấy khử khuẩn. - Bước 5: Sau cùng, vệ sinh khử khuẩn đệm ghế (dùng khăn giấy khử khuẩn hay khăn mỏng tẩm dung dịch khử khuẩn) lau từng bộ phận của đệm ghế nha khoa.

QUY TRÌNH XỬ LÝ, VỆ SINH MÁY, GHẾ NHA KHOA Lưu ý: - Thực hiê n vê sinh khử khuẩn máy ghế nha khoa sau mỗi lần điều trị. - Thời gian hóa chất khử khuẩn tiếp xúc với bề mặt ghế cần ít nhất 3 phút, đủ thời gian cho quá trình khử khuẩn. - Cuối ngày làm viê c, chỉnh ghế lên cao cho các phần nước còn đọng lại trong ống thoát ra ngoài và làm vê sinh và khử khuẩn từng bộ phận của máy, ghế và phần tựa nền của ghế nha khoa. *Tham khảo Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong kha m bê nh, chư a bê nh răng miê ng ban hành theo Quyết định số 5991/QĐ-BYT ngày 26/12/2019.

QUY TRÌNH XỬ LÝ TAY KHOAN NHA KHOA (Tốc độ nhanh) Lưu ý: - Các tay khoan phải được tiệt khuẩn giữa hai người bệnh. - Cần bổ sung đủ số lượng tay khoan, theo số lượng người bệnh trung bình mỗi ngày của từng ghế nha khoa. - Có thể trang bị máy làm sạch và tra dầu cho các tay khoan. - Sử dụng dầu bôi trơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất. - Các loại dụng cụ đặc biệt trong điều trị nha khoa như tay khoan siêu tốc (high speed), tay khoan thẳng (handpieces), tay khoan khuỷu (angle pieces), dụng cụ có động cơ (turbines) không được ngâm trong dung dịch hoặc làm sạch bằng máy rửa siêu âm. Các dụng cụ này chỉ được phép làm sạch, khử khuẩn bằng máy rửa khử khuẩn tự động theo hướng dẫn của nhà sản xuất. *Tham khảo Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong kha m bê nh, chư a bê nh răng miê ng ban hành theo Quyết định số 5991/QĐ-BYT ngày 26/12/2019.

QUY TRÌNH XỬ LÝ TAY KHOAN NHA KHOA (Tốc độ chậm) *Tham khảo Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn trong kha m bê nh, chư a bê nh răng miê ng ban hành theo Quyết định số 5991/QĐ-BYT ngày 26/12/2019. *Xử lý tay khoan nha khoa với hê thống máy có bài hướng dẫn riêng.

8. Xử lý đồ vải Tham khảo Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban hành theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 9. Xử lý chất thải Tham khảo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải y tế.

10. Quản lý chất lượng nước sử dụng trong KCB răng miê ng Tài liệu này đề cập đến các đường ống dẫn nước sử dụng trong KCB răng miê ng (ví dụ: Nước và các đường ống nhựa dẫn nước đến các dụng cụ như tay khoan tốc độ cao, tay khoan phẫu thuật, đầu cạo vôi siêu âm ) là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo màng sinh học (Biofilm) do nhiều nguyên nhân như cấu tạo lòng ống dài, hẹp, áp lực nước không liên tục và hiện tượng trào ngược. Nếu không được xử lý, nước và hê thống dẫn nước dùng trong KCB răng miê ng có thể gây lây nhiễm chéo cho người bê nh và nhân viên. Sử dụng nước đạt tiêu chuẩn nước uống (tổng số vi khuẩn dị dưỡng trong nước 500 CFU/mL) trong KCB răng miê ng thường quy. 1) Tham khảo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất các thiết bị, dụng cụ KCB răng miệng để lựa chọn phương pháp, thiết bị xử lý và duy trì chất lượng nước phù hợp. 2) Tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất về giám sát chất lượng nước và xử lý đường ống dẫn nước (Thiết bị lọc Filtranios 31 DA, thiết bị lọc 3M). 3) Thực hiện giám sát vi sinh chất lượng nước định kỳ mỗi ba tháng. 4) Cơ sở KCB răng miệng cần có quy định xử lý và giám sát chất lượng nước sử dụng trong KCB răng miệng. Các kết quả giám sát cần được lưu giữ có hệ thống tại cơ sở.

11. An toàn nhân viên y tế trong KCB răng miê ng Các chương trình giáo dục và đào tạo KSNK trong KCB răng miệng phải bao gồm các nội dung về sức khỏe nghề nghiệp, tiêm chủng cho nhân viên, quản lý và xử lý các trường hợp phơi nhiễm nghề nghiệp, và các quy định tiêu chuẩn về phòng ngừa lây truyền tác nhân qua đường máu. 1) Ban hành văn bản về các chính sách, quy định về tiêm chủng cho nhân viên KCB răng miệng, bao gồm danh sách các bệnh bắt buộc và khuyến khích tiêm chủng (viêm gan vi rút B, sởi, thủy đậu, quai bị, cúm). 2) Nhân viên KCB răng miệng được xét nghiệm tầm soát lao, viêm gan vi rút B, C và HIV trước khi nhận việc và định kỳ. Nếu nhân viên có kết quả tầm soát dương tính thì được khuyến khích làm các công việc không liên quan trực tiếp đến khám và điều trị. 3) Đảm bảo chuẩn bị đầy đủ con người, phương tiện, kỹ thuật để triển khai kịp thời và hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, quản lý, xử lý và theo dõi các trường hợp bệnh nghề nghiệp và phơi nhiễm, tai nạn nghề nghiệp. 4) Ban hành quy định, hướng dẫn cụ thể khi tiếp xúc với người bệnh đối với nhân viên mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh nhiễm nhiễm.

12. Giáo dục và đào tạo về KSNK trong cơ sở KCB răng miê ng Giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo nhân viên KCB răng miệng có kiến thức, kỹ năng và thái độ tuân thủ các chính sách, quy định, quy trình và hướng dẫn KSNK. Giáo dục và đào tạo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ca c quy định chính về gia o dục và đào tạo KSNK Thực hiện giáo dục và đào tạo về KSNK phù hợp theo công việc hoặc nhiệm vụ cho tất cả nhân viên. 1) Nội dung giáo dục, đào tạo bao gồm nguyên lý và thực hành cơ bản trong phòng ngừa lây truyền, an toàn nhân viên và an toàn người bệnh. 2) Thực hiện giáo dục, đào tạo KSNK đối với nhân viên mới, khi có nhiệm vụ mới hoặc quy trình mới; thực hiện đào tạo liên tục tối thiểu hàng năm. 3) Lưu hồ sơ giáo dục, đào tạo KSNK theo quy định.

CÁC QUY TRÌNH LIÊN QUAN KHỬ KHUẨN TIỆT KHUẨN 1. Quy trình khử khuẩn - tiê t khuẩn (tẩy khử khuẫn riêng) 2. Quy trình khử khuẩn - tiê t khuẩn (tẩy khử khuẫn chung) 3. Quy trình kiểm tra giám sát các phương tiê n tiê t khuẩn 4. Quy trình xử lý vê sinh ghế, máy nha khoa, trang thiết bị chẩn đoa n hình ảnh 5. Quy trình xử lý tay khoan 6. Quy trình xử lý các dụng cụ siêu âm trong nha khoa. 7. Quy trình xử lý các dụng cụ Chư a răng- Nội nha Quy trình xử lý bề mặt tiếp xúc lâm sàng. 8. Quy trình xử lý mội trường không khí tại Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt. 9. Quy trình phối hợp về các vật phẩm phục hồi giư a lâm sàng và labo phục hình răng.

CÁC HƯỚNG DẪN LIÊN QUAN KIỂM SOÁT NHIỄM KHUẨN TẠI CƠ SỞ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH RĂNG MIỆNG 1. Hướng dẫn bệnh nhân đến khám bệnh chữa bệnh răng miệng trong bối cảnh có dịch nguy hiểm. 2. Hướng dẫn bệnh nhân tại phòng tiếp bệnh trong bối cảnh có dịch nguy hiểm. 3. Hướng dẫn Phòng khám chuyên khoa RHM trang bị các vật dụng cần thiết khi tiếp bệnh trong bối cảnh có dịch nguy hiểm. 4. Hướng dẫn xử trí tai nạn nghề nghiệp. 5. Hướng dẫn kiểm định các bao gói dụng cụ. 6. Hướng dẫn kiểm định không khí nơi làm việc. 7. Hướng dẫn kiểm định nưới thải y tế nơi làm việc.

CHUẨN THIẾT YẾU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG CHO PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ RỦI RO LÂY NHIỄM TẠI PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA RĂNG HÀM MẶT