/Thư Viện ELib

Tài liệu tương tự
Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam – Bài tập làm văn số 4 lớp 8

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Microsoft Word - DuCaNguyenDucQuang-ChauNgan

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích hình tượng người lính qua một số bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Tra cứu Đáp án chính thức môn Văn soạn tin: KTS NGUVAN MãĐề gửi 7530 Tra cứu Điểm thi Tốt nghiệp: KTS MãTỉnh SốBáoDanh gửi 7530 Câu 1: I. Phần chung Đ

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Thuyết minh về Động Phong Nha

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Thuyết minh về lễ hội làng – Văn mẫu lớp 9

Kể về một người bạn mới quen

Giới thiệu về quê hương em

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Em hãy thuyết minh về chiếc áo dài Việt Nam

Tràng Giang

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-2.docx

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Tả cây hoa lan

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Tả cánh đồng quê em văn 5

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG Hội thi sáng tạo - tự làm thiết bị dạy học và thiết kế bài giảng e-learning năm học Bài g

Microsoft Word - Tuyen tap 15 bai Tho Phat Dan PL TNTMacGiang.doc

Thuyết minh về một món ăn đặc sản – Bài tập làm văn số 5 lớp 10

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Bài viết số 7 lớp 9

Thuyết minh về hoa mai

Thuyết minh về danh lam thắng cảnh Đà Lạt – Văn mẫu lớp 9

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích tình yêu lứa đôi trong bài thơ số 28 của tập Người làm vườn

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Thuyết minh về một loài hoa

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Phần 1

36

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình Những đứa con trong gia đình của nhà

NHỮNG CHÂN DUNG CỦA MỘT THỜI ĐÃ MẤT Thi Phương Ngô Thế Vinh là một tác giả đặc biệt, rất đặc biệt trong văn học Miền Nam - trước đây và cả ngày nay. N

Bản ghi:

PHÂN TÍCH NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI 1. Dàn ý khái quát phân tích những bài ca dao, dân ca a. Mở bài: - Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao, dân ca. - Giới thiệu khái quát đặc điểm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người. b. Thân bài: - Bài ca dao 1: + Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái nhằm khéo léo làm nổi bật các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc. + Bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. - Bài ca dao 2: + Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội. + Câu hỏi tu từ cuối bài vừa tự nhiên vừa mang âm điệu tâm tình, thủ thỉ gợi nhắc công ơn xây dựng đất nước của cha ông. - Bài ca dao 3: + Cảnh sắc thiên nhiên sông núi hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, trữ tình, gợi nên trong lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu quê hương. + Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế, đồng thời, thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ý tình kết bạn tinh tế, sâu sắc. - Bài ca dao thứ 4: + Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh. + Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối. + Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đẹp và sức sống của con người lao động. c. Kết bài: - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của những bài ca dao trên. - Nêu cảm nhận của em về những bài ca dao trên. 2. Dàn ý chi tiết phân tích những bài ca dao, dân ca a. Mở bài: - Giới thiệu về ca dao, dân ca (định nghĩa, đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật,...) elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 1

- Giới thiệu về Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người (khái quát đặc điểm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật...). b. Thân bài: - Phân tích bài ca dao thứ nhất: + Bài ca dao là sự đối đáp thử tài của đôi trai gái được vẽ lên như một bức tranh phác họa nên bản đồ địa lí các địa danh có những điểm nổi bật và văn hóa lịch sử qua sự đối đáp một người hỏi - một người trả lời của chàng trai và cô gái. + Các địa điểm với những nét nổi bật về lịch sử cũng như nét riêng được khéo léo đưa vào câu hỏi với những nét gần gũi, thân thuộc như: ở đâu năm cửa ; sông chảy sáu khúc ; sông nào bên đục bên trong ; núi nào có thánh sinh ; đền thiêng xứ thanh ; thành tiên xây, tất cả đều là những gợi ý cho câu hỏi của chàng trai đối với cô gái. + Tổ quốc ta thật đẹp, non sông gấm vóc với biết bao những địa danh với khung cảnh tráng lệ. Thể hiện qua sự đối đáp của cô gái dành cho chàng trai: các địa danh của cô gái đáp lại cho chàng trai thành Hà Nội ; sông Lục Đầu ; sông Thương ; Núi Tản ; đền Sòng ; tỉnh Lạng. + Bài đối đáp như là một cách thức chia sẻ sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước. => Có thể nói, bên cạnh tình yêu lứa đôi trai gái thông thường giờ đây đã lan tỏa thành tình yêu đối với đất nước, đối với quê hương, với những con người chung một gốc, chung một cội nguồn. Một tình yêu lớn, vĩ đại, dài lâu. - Phân tích bài ca dao thứ hai: + Khi mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn, gần gũi hơn, thì người ta mong muốn đi chung một lối, chung một đường, cùng nhau đi ngao du thưởng ngoạn. + Bài ca là bức tranh sinh động với sự xuất hiện của loạt các địa danh thưởng ngoạn quen thuộc như Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, đài Nghiên tháp Bút đây là những di tích, địa điểm du lịch thân quen, biểu tượng ở Hà Nội. => Những cảnh đẹp đặc trưng, tiêu biểu của Hà Nội được miêu tả cụ thể, từ khái quát đến chi tiết gợi nên tình yêu quê hương, đất nước. + Câu hỏi tu từ cuối bài vừa tự nhiên vừa mang âm điệu tâm tình, thủ thỉ gợi nhắc công ơn xây dựng đất nước của cha ông, khơi dậy trong lòng người đọc lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc. => Các địa danh được nêu lên không chỉ là sự tự hào về sự cổ kính của các địa điểm của thủ đô, trái tim của cả nước mà hơn hết, đó còn là lời nhắc gửi đến thế hệ sau cần phải biết trân trọng, giữ gìn và tự hào về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đó. - Phân tích bài ca dao thứ ba: + Từ láy quanh quanh gợi sự quanh co, uốn khúc, gập ghềnh, khúc khuỷu, xa xôi. + Sử dụng thành ngữ non xanh nước biếc. + Hình ảnh sơ sánh như tranh họa đồ. => Cảnh sắc thiên nhiên sông núi hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, trữ tình, gợi nên trong lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu quê hương. - Câu thơ cuối bài với việc sử dụng đại từ phiếm chỉ ai như một lời mời chào chân tình, lời vẫy gọi mọi người hãy về với sứ Huế hữu tình, nên thơ. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 2

=> Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế, đồng thời, thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ý tình kết bạn tinh tế, sâu sắc. - Phân tích bài ca dao thứ tư: + Cấu trúc câu đặc biệt: Câu 1 và câu 2 dãn dài ra, dai 12 tiếng. Ngắt nhịp 4/4/4 cân đối, hài hòa. + Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: bên ni, bên tê, + Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ. => Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh. + Hình ảnh cô gái so sánh với chẽn lúa đòng đòng, phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. => Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối. Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đẹp và sức sống của con người lao động. c. Kết bài: - Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật: + Nội dung: gợi nên những cảnh sắc của quê hương đất nước, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người. + Nghệ thuật: thể thơ lục bát/lục bát biến thể, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình. - Cảm nhận về chùm ca dao: Những câu hát về tình yêu, đất nước, con người mang ý nghĩa gợi nhiều hơn tả. Với nội dung chính, xuyên suốt khắp bài chính là bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tình yêu chân chất tinh tế và lòng tự hào đối với con người, đối với quê hương, đất nước. 3. Ca dao, dân ca về tình yêu quê hương, đất nước, con người Ca dao dân ca là sáng tạo văn chương của người lao động bình dân. Người nông dân sống gắn bó với đất, với làng, với quê hương đất nước. Bởi thế, quê hương đất nước không những là niềm tự hào mà còn là mọt phần thiêng liêng trong đời sống tâm thức của họ. Hát về quê hương, đất nước biểu lộ tình yêu sâu sắc của họ đối với mảnh đất chôn nhau cắt rốn ấy. Bài ca có hình thức kết cấu hai vế đối dáp tương ứng đoạn hát xe kết trong một lời ca giao duyên. Căn cứ vào cách phân chia các phần và những đại từ nhân xưng chàng nàng ta có thể biết được điéu đó. Phần đầu là lời hỏi của chàng trai, phần sau là câu đáp của cô gái. Đây là hình thức kết cấu không phổ biến nhưng rất đặc thù của thơ ca truyền thống dân gian. Hình thức ấy liên quan đến hình thức sống, tức là hình thức diễn xướng, môi trường thực hành sinh hoạt của tác phẩm văn học dân gian. Nội dung lời hát đối đáp là tên và đặc điểm độc đáo của những con sông, dãy núi, thành quách, đền đài của cha ông ờ nhiêu vùng, miền khác nhau trong cả nước. Nghĩa là vừa có hỏi đáp về cảnh trí tự nhiên vừa tìm hiểu vẻ công trình nhân tạo do bàn tay con người xây dựng nên. Lời hát vừa là câu đố để thử tài, kiểm tra kiến thức văn hóa lịch sử vừa gửi gắm kín đáo tình cảm của người hát. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 3

Đây là câu hỏi và lời đáp (đố giải đố) về những địa danh nổi tiếng của đất nước trong những buổi hát giao lưu, giao duyên của hai bên nam nữ ở các dịp lễ hội, đình đám, vui Tết, vui xuân hay lúc nông nhàn. Các câu hỏi xoay quanh kiến thức địa lí, lịch sử, các nhân vật nổi tiếng hoặc phong tục xã hội Điều thú vị là người hỏi biết chọn ra những đặc điểm tiêu biểu của từng địa danh để đánh đố: Ở đâu năm cửa nàng ơi? Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng? Sông nào bên đục, bên trong? Núi nào thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh? Đền nào thiêng nhất xứ Thanh? Ở đâu mà lại có thành tiên xây? Người đáp trả lời rất đúng: Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi! Sông Lục Đầu sáu khúc, nước chảy xuôi một dòng. Nước sông Thương bên đục, bên trong, Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh. Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh, Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây. Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ, Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn. Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn, Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Hỏi đáp là hình thức thể hiện, chia sẻ sự hiểu biết cũng như niêm tự hào và tình yêu đối với quê hương, đất nước. Qua lời hỏi và lời đáp, ta thấy các chàng trai và các cô gái đều có hiểu biết sâu rộng, thái độ lịch lãm và tế nhị. Thử thách đầu tiên này là cơ sở để tiến xa hơn trong sự kết giao về mặt tình cảm. Những địa danh được nhắc đến sau đó đã lí giải cho hành động rủ của hai đối tượng trong câu ca dao. Kiếm Hồ không chỉ là một cảnh đẹp mà còn gắn liền với truyền thuyết Lê Lợi trả gươm thần sau khi đánh thắng giặc Minh. Không những thế, ở đây còn có hàng loạt các địa điểm vừa là danh thắng vừa là di tích lịch sử của thủ đô như cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, tháp Bút, đài Nghiên. Việc gợi ra hàng loạt các danh thắng đã thể hiện niềm tự hào của người dân thủ đô đối với truyền thống và vẻ đẹp của đất nước. Các danh thắng được nêu ra như một nét chấm phá, hợp với không gian bao la của mặt hồ, tạo thành một bức tranh phong cảnh nên thơ và hữu tình. Câu ca dao chỉ gợi mà không tả. Chỉ gợi ra một vài điểm nhấn thôi nhưng bài ca dao đã gợi lại biết bao giá trị về lịch sử, về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Bài ca dao được kết thúc bằng một câu hỏi nhưng không có câu trả lời. Hỏi ai gây dựng nên non nước này? Câu ca dao hỏi nhưng không phải để hỏi. Hàm ý của câu ca dao trên là lời nhắn nhủ đối với thế hệ sau về công lao to lớn của những người đi trước trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời nhắc nhở lớp con cháu phải biết giữ gìn và phát huy những giá trị do cha ông để lại, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của dân tộc ta. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 4

Toàn bộ bài ca dao nói chung và đặc biệt là câu thơ cuối nói riêng đã làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước và lòng tự hào dân tộc của người dân Việt Nam. Câu hát thứ ba: Đường vô xứ Huế quanh quanh, Non xanh nước biếc như tranh họa đồ. Ai vô xứ Huế thì vô... Cảnh thiên nhiên non xanh, nước biếc trên đường vào xứ Huế đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Các tính từ quanh quanh, xanh, biếc và cách so sánh thường thấy trong văn chương đã khẳng định vẻ đẹp tuyệt vời của phong cảnh trên con đường thiên lí từ miền Bắc vào miền Trung, đặc biệt là xứ Huế. Ai vô xứ Huế thì vô là lời nhắn nhủ, mời gọi. Đại từ phiếm chỉ Ai thường có nhiều nghĩa. Nó có thể chỉ số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ một người mà cũng có thể là mọi người. Câu hát thể hiện tình yêu tha thiết và lòng tự hào về vẻ đẹp thơ mộng của đất cố đô. Đây cũng là cách giới thiệu mang sắc thái tinh tế, thanh lịch của người dân xứ Huế. Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát, Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. Thông thường ca dao làm theo thể thơ lục bát, nhịp thơ này gợi âm hưởng nhẹ nhàng êm đềm dễ đi vào lòng người. Tuy nhiên bài ca dao trên là sự biến thể mở rộng câu thơ thành 12, 13 từ rất độc đáo. Nhân vật trữ tình trong bài ca dao là cô thôn nữ phơi phới như lúa chiêm đương thời con gái. Đứng trước khung cánh đồng quê bát ngát mênh mông lòng không khỏi dâng trào cảm hứng, say sưa trước cánh đồng thân thuộc quê mình. Tác giả dân gian đã lựa chọn từ ngữ rất đắt để tạo lời, mở ý cho câu ca dao. Từ ngó cũng gần nghĩa với: nhìn, trông, ngắm... nhưng ngó thể hiện sự nhìn ngắm say sưa hơn quan sát kỹ hơn. Cô thôn nữ với chiếc nón như bông hoa trên đầu quần xắn ngang đôi chân thon thả, vai vác cuốc thăm đồng một hình ảnh lao động bình thường thân thuộc. Nhưng khi đọc câu ca dao ta thấy hình ảnh chủ thể trữ tình hiện ra đẹp lạ. Đọc những bài ca dao ta thấy như tâm hồn thêm gắn bó, thêm yêu cuộc sống, quê hương. Ta hãy biết trân trọng gìn giữ những truyền thống quê hương đồng thời phải biết ơn những người nông dân Việt Nam dầm mưa dãi nắng đem đến cho ta bát cơm ngày mùa dẻo hạt. elib.vn: Thư viện trực tuyến miễn phí 5