ScanGate document

Tài liệu tương tự
MB_ver3_Full

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

CHƯƠNG 1

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN DƢƠNG HỒNG HẠNH ` VẤN ĐỀ LÀM TIN CHO PHIÊN BẢN ĐIỆN THOẠI DI Đ

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

TRUYỀN THỌ QUY Y

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

GẶP GỠ TUỔI TRẺ Nói chuyện với sinh viên khoa Sử, Ðại học Sư phạm Vinh 1999 HT.Thiện Siêu ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 8

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word _TranNgocVuong

No tile

Lương Sĩ Hằng Ðời Ðạo Siêu Minh

J

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2016 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26: CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN VIDEO

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Đây là chuyện tình có thật 100/100 bao gồm cả vị trí, địa danh, không gian, thời gian và tên tuổi của nhân vật, được viết lại sau gần 40 năm Miền Nam

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Con Đường Khoan Dung

L P M C TIÊU 12 nguyên tắc vàng Bạn thân mến, Thật vui mừng vì bạn là một người có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình, có

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Duyên Nghiệp Dẫn Tu Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

MUÏC LUÏC

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Microsoft Word - donngonhapdaoyeumon-read.doc

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

Chào bạn, mình là Đạt. Chào mừng bạn đã đến với cuốn sách Làm thế nào để có được một triệu lượt xem trên Youtube của mình. Đây là cuốn sách giá trị mà

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Dân Thái Bình quê tôi kêu cứu vì nhà máy thép TQ gây ô nhiễm Văn Quang Viết từ Sài Gòn Trong bài trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về những cái độc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

No tile

CHƯƠNG 2

SM-G935F SM-G935FD Sách hướng dẫn sử dụng Vietnamese. 02/2016. Rev.1.0

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Hướng dẫn bắt đầu sử dụng mozabook mozabook 2 Cài đặt, bắt đầu, Bản đồ màn hình Mở ấn phẩm, Nhập PDF và PPT Dẫn đường, Cập nhật ấn phẩm Ấn phẩm mới Nộ

VINCENT VAN GOGH

Hướng dẫn Sử dụng Điện thoại Nokia Lumia 1020

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Document

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

LG-P698_VNM_cover.indd

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 10 TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TỐ BÀI DỰ THI CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC NĂM 2019 Học sinh thực hiện: Nguyễn Lưu Thạch Thảo Lớp 6/1

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Phần 1

TRUNG TÂM KHUYẾT TẬT VÀ PHÁT TRIỂN Bản tin Tháng 07 năm 2018 LỜI NÓI ĐẦU Được thành lập vào 03/12/2005, dưới sự hỗ trợ ban đầu của Quỹ Ford, Trung tâm

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Microsoft Word - 1 LÊ NGỌC HUỆ MỘT THOÁNG MAI CHỬNG.docx

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Cảm nghĩ về mái trường

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Microsoft Word - VID 10 - P44.doc

1 Lễ Hội Quán Thế Âm Chùa Viên Giác Trong các vị Bồ Tát của Đạo Phật, Vị được nhiều người ngưỡng mộ nhất, nhiều fans nhất phải kể là ngài Quán Thế Âm.

No tile

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Đại Sư Ấn Quang

Thứ Số 111 (7.094) Bảy, ngày 21/4/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Khẩn

Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Microsoft Word - thuong-mai-dien-tu-va-kiem-tien-online.docx

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Kịch bản 7 NHỮNG MIỀN THUNG LŨNG ALPES (Nội dung: lịch sử Hội-thánh) (Thời lượng: 30 phút) (Không gian: nước Thụy-Sĩ vào thời Trung cổ) (Các vai diễn:

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Cảm nghĩ về người thân

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

NGUYỄN AN NINH Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Ảnh Nguyễn An Ninh lúc bị bắt lần cuối (1939) Sinh: 1900 Chợ Lớn (nay thuộc Long An) Mất: 1943 Côn đảo

Bản ghi:

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Từ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CỔNG CHÚNG Phan Quốc Hải* Tóm tắt: Sự phát triển của báo chí di động hiện nay đang có những tác động lớn đến đời sống báo giới tại Việt Nam. Chính sự ra đời của báo chí di động đã làm thay đổi cách làm báo của nhà báo và cách tiếp nhận thông tin của công chúng. Bài viết chỉ ra những đặc điểm hình thức và nội dung của phiên bản báo chí dành cho di động và cung cấp những thông tin thực tế về sự biến đổi nhu cầu thông tin, hình thành một lớp công chúng với những đặc điểm riêng khấc so với các loại hình háo chí truyền thống. Từ khoá: Báo chí di động, nhu cầu thông tin, báo chí truyền thống, công chúng báo chí. 1. ĐẶT VẤN ĐẼ 1.1 Thuật ngữ Báo chí di động" dịch từ các từ tiếng Anh "Mobile Media", "Mobile Ịournalism ", "Press Mobile" hay "Mobile News" để chỉ những hoạt động báo chí trên thiết bị di động lần đầu tiên được đề cập vào năm 1990 trong báo cáo của James Katz, nhà truyền thông học người Mỹ, về nghiên cứu những tác động của truyền thông đến công chúng. Trong báo cáo này, James Katz đã chỉ ra m ột loại phương tiện truyền thông mới, đó là báo chí di động, và dự đoán trong tương lai, báo chí di động là p h ư ơ ng tiện truyền thông được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống các phương tiện truyền thông (James, 2008, tr.547-564). Trong thực tiễn hoạt động báo chí hiện nay, báo chí di động được hiểu là báo chí sử dụng thiết bị di động để sản xuất và truyền tải thông tin. Cụ thể: 1/ Sử dụng công cụ di động để làm báo, tức làm báo bằng * N C S, K h o a B áo c h í v à T ru y ề n th ô n g, T rư ờ n g Đ H K H X H & N V, Đ H Q G H N.

118 P han Quốc Hải thiết bị di động; 2/ Thiết bị di động trở thành một kênh để chuyển tải thông tin đến công chúng, tức làm báo cho thiết bị di động1. 1.2. Trên thế giới, việc nghiên cứu về báo chí di động đã bắt đầu từ những năm 1990 khi Internet và điện thoại di động bắt đầu xâm nhập vào đời sống xã hội. N hững công trình đầu tiên hướng đến nghiên cừu hiện trạng, tác động và xu thế phát triển của báo chí trên điện thoại di động. Đi theo hướng này là các kết quả nghiên cứu của Hội di động (mobile-society) gồm Mobile communication and the transịormation of sociaỉ life (2008), The ĩuture of Mobile Neivs (200), đây là những kết quả được khảo sát và điều tra nhằm tổng kết hiện trạng và tác động cũng như xu hướng chung của loại hình truyền thông mới, báo chí di động. Song song với việc quan tâm đến hiện trạng báo chí di động, một số nhà nghiên cứu truyền thông khác trên thế giới chú trọng đến công chúng với tư cách là một bộ phận cấu thành hệ thống báo chí di động. Theo đó những nội dung nghiên cứu về công chúng như vai trò của người tiếp nhận, mô thức tiếp nhận, tâm lý công chúng... được quan tâm, trong đó có một số công trình nổi bật như Mobile communication netmorks in Ịapan and America (Campbell, s.w. (2013), Mobile media and communication: A newfield orjust a nexoịournaỉ? (Boase, J. & Kobayashi, T. (2012)... Ở Việt Nam, việc nghiên cứu hệ thống báo chí di động những năm gần đây đã được giới nghiên cứu truyền thông quan tâm khảo sát. N hững công trình nghiên cứu, những bài viết của các tác giả Lê Quốc M inh, Bùi Hoài Sơn, N guyễn Văn Bá, N guyễn Thành Lợi...và một số Luận án tiến sĩ, luận văn cao học đã phần nào phác họa được bức tranh toàn diện về một loại hình truyền thông mới tại Việt Nam. Trong đó, nội dung chủ yếu của các hướng tiếp cận mà những nhà nghiên cứu truyền thông Việt Nam quan tâm là hiện trạng, tác động, công chúng và xu hướng của báo chí mobile tại Việt Nam. Sự xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này cho thấy báo chí di động đã trở thành 1 C ác th iế t b ị d i đ ộ n g ở đ â y đ ư ợ c h iể u là các th iế t bị n h ậ n t h ô n g tin đ ầ u c u ố i b a o g ồ m đ iệ n th o ạ i d i đ ộ n g, m á y tín h b ả n g, n h ữ n g th iế t bị n h ỏ d ễ di c h u y ể n v à có th ể t r u y c ậ p m ọ i lúc, m ọ i nơ i.

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN N A YTỪ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 119 một loại hình truyền thông mới có vai trò quan trọng đối với đời sống thông tin của Việt N am hiện đại. 1.3. Cùng với sự phát triển của báo chí thế giới, báo chí Việt Nam những năm gần đây đã có những bước phát triển vượt bậc và trở thành một kênh thông tin chính của công chúng Việt Nam. Thành tựu đáng ghi nhận nhất phải kể đến là các phiên bản báo chí trên các thiết bị di động. Từ những năm 2010, các tờ báo lớn của Việt Nam đã bất đầu trào lưu làm wap, rồi app 1cho smartphone. Nhiều báo Online đều có wap, một số báo đã xây dựng các ứng dụng (app) cho điện thoại thông minh và máy tính bảng như Moza (Tinh \ n), Socbay imedia (Naiscorp), Tin ngắn (Viettel), Báo Mới (epi), Thanh Niên (báo Thanh Niên), Người Đưa Tin (Netlink), Vitalk (FPT - nguyên thuỷ là một sản phẩm hỗ trợ chat Yahoo trên di động thành một mạng xã hội tin tức cho mobile)...2 Đến nay, hầu hết các tờ báo lớn ở Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể về mặt hình thức, giao diện trên các thiết bị di động để chuyển tải thông tin đến người dùng. Song song với sự ra đời một hình thức báo chí mớibáo chí di động, công chúng báo chí củng có những thay đổi đáng kể. Sự thay đổi rõ nhất là sự hình thành nên một bộ phận công chúng mới, công chúng báo chí di động với những đặc điểm và nhu cầu riêng khác. 2. BÁO CHI DI ĐỘNG - MỘT PHIÊN BẢN MỚI CỦA BÁO CHÍ TRUYỀN THỐNG Câu chuyện làm báo cho các thiết bị di động tại Việt Nam đã được xây dựng thành chiến lược từ nhiều năm trước. Một trong những tờ báo đầu tiên đi tiên phong trong lĩnh vực này là Victnamplus thuộc Thông tấn xã Việt Nam. Trong đề án xây dựng trang Vietnamplus, định 1 Wap, viết tắt của từ tiếng Anh là VVrireless Application Protocol, là một trang vveb đặc b iệ t th iế t kế n h ỏ g ọ n, p h ù h ợ p với đ iệ n th o ại di đ ộ n g. Đ ây là giao th ứ c k h ô n g d â y ch o p h é p các th u ê bao d i đ ộ n g có th ể sử d ụ n g đ iệ n th o ại tru y cập vào n ộ i d u n g đ ể lấy th ô n g tin và trao đổi. A p p là m ộ t ứ n g d ụ n g chỉ sử d ụ n g ch o th iế t bị di đ ộ n g h a y tab let, c ủ a các h ã n g n h ư A pp Store c ủ a A p p le hay G oogle Play của G oogle. 2 T h e o P h a n V ăn Tú: h ttp s://p h an v a n tu.w o rd p re ss.c o m /2 0 1 4 /0 4 /2 5 /b a o -c h i-th o i- d i-d o n g /

120 Phan Q uốc Hải hướng phát triển báo chí trên các thiết bị di động là một trong nhữ ng nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu mà lãnh đạo tờ báo hướng đến. Đây có thể xem là tờ báo đầu tiên lúc bấy giờ có chiến lược phát triển báo chí di động m ột cách nghiêm túc tại Việt Nam. Chiến lược đó bắt đầu từ năm 2009 và đến năm 2010, báo Vietm m plus đã tung ra ứng dụng đọc báo trên điện thoại trên nền tảng Android và các ứng dụng trên AOS, Idphone. Theo số liệu thống kê năm 2013, Vietnamplus đã có 500.000 người sử dụng qua thiết bị di động và mỗi ngày có khoảng 500 người sử dụng mới \ Tiếp theo Vietnamplus là các tờ báo lớn khác cũng bắt tay vào việc xây dựng các phiên bản mới dành cho các thiết bị di động, báo Tuổi trẻ (9/2010) Báo Thanh Niên (9/2013), Vietnamnet, Dân Trí, Vnmedia, VỉiExpress... Có thể nói việc quan tâm đến cách xây dựng và chuyển tải thông tin qua thiết bị di động của các tờ báo lớn đã tạo ra m ột phiên bản mới của báo chí truyền thống, đó là: 2.1. Giao diện mởi, cách th ể hiện thông tin mới Thực tế khảo sát cho thấy, các tờ báo Online ở Việt Nam hiện nay có hai phương thức chuyển tải thông tin đến công chúng qua các thiết bị di động. Một là, xây dựng riêng phiên bản dành cho thiết bị di động, khác với các phiên bản dành cho desktop và laptop. Hai là, xây dựng giao diện tùy biến dùng chung cho tất cả các thiết bị đầu cuối. Phiên bản dành cho điện thoại di động có những đặc điểm khác biệt so với các phiên bản dành cho PC và Desktop. Với kích thước mằn hình từ 4 inch đến 6 inch, hình thức, giao diện, nội dung và phương thức trình bày thông tin trên điện thoại di động cũng có điểm khác so với PC và Desktop vốn có m àn hình từ 10 inch đến 20 inch. Các tin tức, hệ thống sản xuất và xuất bản được ứng dụng và vận hành riêng so với các phiên bản dành cho Desktop và PC. Ở đây, từ nội dung đến hình thức đều được thiết kế phù hợp với tính chất của màn hình nhỏ gọn. 1 T h a n h Vãn, " N h à b á o Lê Q u ố c M in h - T ổ n g biên tập V ietnam plus: M obile N ew s - Q u a n ữ ọ n g là b iế t đ ó n đ ầ u ", Nhà báo & Công luận, n g ày 09/05/2013,14:07.

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN N AYTỪ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 1 Kì.'ĩ* * e I 'I <0 ì Hình 2. 1: Những trang báo có giao diện dành cho thiết bị di động được mở trên các smartphone Đế phân biệt được phiên bản dành riêng cho các thiết bị di động, người dùng có thể xem các URL của các trang web các tờ báo. Nếu mở bất kỳ m ột báo nào trên các thiết bị di động có chữ "m" (viết tắt của từ mobile) phía trước tên tờ báo và cách nhau bằng dấu chấm (.) thì đó là phiên bản Online dành cho các thiết bị di động. Ví dụ: http://m.thanhnien. com.vn, http://rn.laodong.com.vn, http://rn.dantri.com.vn, http://rn.vnmedia.vn. Trong khi đó các báo có giao diện tùy biến thì trên các URL không có chữ "m" đi kèm chẳng h ạ n n h ư http://tuoitre.vn, http://vnexpress.vn... Trường hựp thứ hai, xây dựng giao diện tùy biến cho tất cả các thiết bị đầu cuối. Ở dạng giao diện tùy biến này, các báo sử dụng công nghệ responsive design để các thiết bị đầu cuối có thể tùy biến theo kích cỡ màn hình của mình mà không cần phải có phiên bản dành riêng cho từng thiết bị. Ở Việt Nam, đi đầu trong công nghệ tùy biến giao diện với thiết bị đầu cuối là Vietnamplus, tờ báo này xây dựng giao diện tùy biến vào tháng 11/2013, tiếp đến là Vnexpress (tháng 3/2014), tiếp sau đó là Tuổi trẻ (tháng 9/2014) và nhiều tờ báo khác cũng bắt đầu hướng đến tiện ích này.

1 2 2 Phan Q uốc Hải vnexp ress.net Trang nhài ÕT t u o i t r e. v n m : ề F f \ ^TUỒITRÉ w ' ĩ <» w T.«* Ị,* 8S39SS9 IHBBI 1 X *ỉ* '8 <5 I Sài Gòn ròi loạn trong cơn mưa lớn nhát nảm 0 218 Hãng nghin ôtò xếp hàng dài, người di xe mây- ngâm minh, nhích từng chút trẽn những con mm đường rk)ập sâ u bởi con m ưa cà vũ lượng 131 Hang tnệu *c chon chèn tịsxỡi ííiưa o íruímị (.>m Sột Gòn Tirvén hổ rhiinn Vỉêl - Nhát 4- # A & n * ỉ *' A' / 'f* fe. *9i TP.HCM xây hõ chòng ngập 1 ĩ Đuík: cho ía Ỉ7K)Í trong những giái píiảp giup- giám n-gáp vè?kjáti chịm nbừrtti m ịồp mõi pbổĩ Sinh. f mnt) lã m hànb chựoncĩ Uinh chỗiííị nyap ihíỡe ĨP H C M đang KiòVi khai do an quy hoạch xay dựng 1 ĨỈ3 h ồ cỉ>fru u é ĩ VƠI l ổ n g d iẹ n ỉ i c h k h o â r iy 875ha. s Hình 2.2: Những trang báo có giao diện tùy biến trên các thiết bị đầu cuối ãược mở bằng thiết bị điện thoại di động N hìn chung, về m ặt hình thức, các giao diện báo điện tử khi hiển thị trên màn hình di động có những đặc điểm sau đây: Thứ nhất, M enu thông tin (các mục, chuyên mục) của các báo được trình bày bằng 3 cách khác nhau. Cách 1: Đưa m enu thông tin lên đầu trang báo (top) nhưng cho ẩn trong biểu tượng. Người đọc m uốn đọc nội dung theo từng chuyên mục phải kích vào biểu tượng này để các nội dung có thể cuộn ra m àn hình. Cách trình bày này giúp tiết kiệm diện tích và đỡ làm rối m ắt khi đọc báo trên các thiết bị di động.

BÁO CH í DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN N A YTỪ G Ó C NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 123 Biêu tượng của Menu ihông tin được đậi trẽn đâu trang web LAO DONG Q. B!= CHINH TR CÓNG ĐOÀN THẾ GIỚI VŨ KHÍ QUẢN Sự S ự KIÊN BlNH LUẬN XẦ MỘI VÂN MỒA THẾ THAO KINH TÊ PHÁP LUẬT GIẢI TRÍ s u t KHỎE 7 HÀM THỈ CÒNG NGHỆ KHÁM PHÁ BẠN DỌC XE* VIDEO Giao AM Mi ội cha C M àự m đíi itc.ti xàm íứrt thỏ hộo bô M h míền fnmg > I : & < ; * I 1 1 'íẵ ' 1 í Hình 2.3: bảo Lao động và Vktm m plus đưa biểu tượng menu lên đầu trang Cách 2: Đặt các m enu thông tin xuống chân trang của web (íooter). Cách đặt m enu dưới các Footer của các tờ báo sẽ tạo điều kiện thuận lợi để đặt các thông tin nóng phù hợp với tính cập nhật thông tin thời sự, tức thời của tính năng báo chí dành cho điện thoại di động. Tuy vậy cách thiết kế này gây khó khăn cho việc tìm kiếm và tốn thời gian cho các độc giả m uốn lựa chọn thông tin theo chủ đề và nội dung.

124 P h a n Q u ố c H ải Me nu được ầặt dưới Pooter của bảo Tuồi trẻ, phiên bản dành cho smartphone Menu được đãi trên đầu trang của báo Tuoi trẻ, phĩên bản dành cho PC và Desktop Hình 2.4: Các cách bố trí menu của các tờ báo trên điện thoại di động Cách 3: Vừa có m enu chân trang vừa có m enu đặt thành biểu tượng trên đầu của các trang báo. Cách này kết hợp cả hai cách trên nhằm khắc phục nhữ ng hạn chế của cách đặt m enu trên hoặc m enu dưới chân trang của các website. Tuy vậy, cách thiết kế này sẽ có dung lượng lớn có thể bị ảnh hưởng đến tốc độ của người truy cập. Vnexpress và Vnmedia, hai tờ báo điện tử độc lập lớn của Việt Nam đang sử dụng cách này.

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI V IỆT NAM HIỆN N A Y ĨỪ Gốc NHÌN GIAO D IỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 125 vnexpress net & ; vrvex p ress net ệ ệ i * Trang chú ĩhởi sụ ô Trang chú ù Thời sự 0 Gỡe nỉtìrv Menu bào VNE đặt * đâu trang Góc rthm Kinh doanh Thế Ihao Thê giòi Giải tri Phôp lu-ỉh.* T h è 91 ơi Giào đục Sức khóe ị Kinh doanh Gía đinh Du lích 0 G iả it n Khoa học SỔ hóa Á V Thô thao luăt Giáo'đực Stfc khò<* G ia đinh pt nhản in toàn biến >n hệ v» l > tác trong lĩnh đối ph<5 với n họp tác * p Menu bảo VNE đặt.* citôi trang Xe Tám sự Ci/ơt. 1**n f Í«J 01«M«O líí ÍHM> Cộng dồng Viđeo Rao v& c- UvórvỊ ỉ«' 1 <1.1 sọyn 01«21* n t i ; 11' MCM.I ữ Hình 2.5: VnExpress cùng lúc sử dụng hai dạng menu khác nhau một đặt vào biểu tượng đâu trang, một đặt dưới Footer của của trang web Thứ hai, trang chủ và giao diện của phiên bản dành cho điện thoại di động được sắp xếp rất nhiều hình đại diện. Các phiên bản báo chí dành cho điện thoại di động tại Việt N am đa số đưa các list tin, bài nóng lên đầu và trên trang chủ. Mỗi list tin, bài bao gồm tít kèm một ảnh đại diện được bố trí theo thời gian upload: tin, bài xuất bản sau được xếp lên đầu và lần lượt các tin, bài cũ được đẩy xuống cuối trang web. Theo số liệu thống kê của chúng tôi từ 8 tờ báo lớn tại Việt Nam cho thấy, mỗi ngày nhữ ng tờ báo này có khoảng từ 110 đến 120 tin, bài được cập nhật liên tục trên phiên bản báo mobile. Và mỗi list tin, bài trên trang chủ của một phiên bản có khoảng 25 đến 50 tít kèm hình đại diện. Sự xuất hiện của nhiều tin bài như vậy có thể giúp cho công chúng có nhiều lựa chọn về nội dung liên quan đến nhu cầu thông tin của mình. Đây có thể xem là m ột ưu điểm của báo chí mobile.

1 2 6 P h a n Q u ổ c H ải Bảng 2. 1: Thống kê các list tin, bài và ảnh kèm theo của các tờ báo lớn trên phiên bản điện thoại di động Tên tờ báo Số tin, bài/ngày Số ảnh kèm theo VNExpress 17 15 VNMedia 15 15 VietNamNet 12 10 Vietnamplus 20 20 Thanhnienonline 14 12 Tuoitreonline 16 16 Laodongonline 12 10 Tienphongonline 10 9 Nguồn: Thống kê ngày 9/4/2015 Tuy vậy, cách bố trí list và hình đại diện như trên nếu không có những khoảng trắng giữa các tin bài sẽ làm cho giao diện bị đóng kín, nhất là với màn hình của điện thoại di động vốn rất nhỏ gây rối cho người đọc. Hơn nữa nếu bố trí quá nhiều ảnh trên trang chủ có thể gây nên tình trạng load chậm. Độc giả sử đụng điện thoại 3G phải mất gần 1 phút để load xong trang chủ với dung lượng khoảng 1,7MB. Nếu điện thoại 2G thì phải m ất hơn 4 phút để load xong trang chủ. Trường hợp của Thanhnien Online tại http:/7m.thanhnien.com.vn hay Laodongonline tại http://rn.laodong.com.vn là m ột ví dụ. m thanhmen com v n /s «o tìp 1*0* BA* o o t r*j Ư*nc 00*0 CMX»AO Báo Lao động và báo Thanh Niên cố thiết kê giao diện dành cho phiên hản điện thoại di động gân giông nhau, hình ảnh lớn và nhiêu gây rôi cho người đọc và ảnh hưởng đến tốc độ truy cập m laodong com vn o m Hình 2.6: Cách bố trí ảnh trển trang giao diện của TNO và LĐO Trong khi đó một số tờ báo khác vẫn sử dụng hình đại diện kèm theo tít nhưng hình ảnh nhỏ, có những khoảng trắng nhất định nên tạo

BÁO CH Í DI ĐỘN G TẠI VIỆT NAM HIỆN N AYTỪ GÓC NHÌN GI AO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CỒNG CHÚNG 127 được sự thông thoáng dễ tiếp nhận hơn. Vnmedia, Vnexpress, Tuoitreonline, Tienphongonline, Vietnamnet... là những phiên bản như vậy. 4 chiến dâu cơ Nhật v á y m ột mây bay Nga m vietn am neĩ vn Õ' lặng iẽ bán hết, đại gia ôm tiền tươi nhẹ nợ T h ủ tư ớ n g p h è c h u ẩ n n h à n s ự tin h T h à i N g u yèn Mỹ bi Trung Q uoc át v ía? i* v h / ị»fc(-aạ,'í.i r i N g h ịc h lý tỷ g iá tá c đ ộ ng đ ế n g iá đ iệ n ttííím - % 4 ÉP - Nón9 bông mãn trinh diên $ '??'. b ík irĩi c ù a T o p 45 H o a h ậ u t0 ị ì é,ậ t Ỷ f «H o à n v ũ evn.ư; 16^2015 Vnmedia và Vieínamnet phiền bản ải động cố giao diện cố hình đại diện nhỏ, cố khoảng trăng rât dê cho việc tiếp nhận thông tin HONT.MNA.Ì cá họ làm lãnh dạo hưyện: Con kinh thưa bố,. Cá Anh vũ Campuchia ưon thw về Việt Nam lãm đặc sén *Trưòng hạng bét cũng có thế cóng nhận giáo sư' Bộ Y tế vào cuộc vụ 'thanh cỏ' chửa ung thư T ỷ g iá tán g, T h a c o v à n m ạnh tay giảm giá ò tõ C r tlị lt ifc.'<rt.7íív!» Mỹ giậrv tím mật vì sự ỉhắeh thứ c cú a Putin <*M»; S Ề HỒ sơ về bãng đảng matia giàu nhất thế giới Ronakto lập hat-tíick, Real khỏi íău như mơ Hình 2.7: Giao diện báo Vnmedia và Vietnamnetphiên bản điện thoại ải động về công nghệ chuyển tải nội dung cho web mobile tại Việt N am hiện nay, các báo sử dụng song song công nghệ webmobile và appmobile. Lựa chọn xây dựng nội dung trên phiên bản di động của website (Mơbile vveb) hay trên ứng dụng di động (Mobile App) để tiếp cận tốt nhất đến công chúng luôn là điều mà những tờ báo có phiên bản mobile quan tâm. Mobile web giống như các website phiên bản tiêu chtiẩn, hiển thị dựa trên nền tảng trình duyệt + các công nghệ liên quan đến htm l, css... Mobile web cho phép hiển thị đa dạng thông tin từ văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, ílash, tương tác qua các thao tác chạm, bấm (cảm ứng) trên chính m àn hình thiết bị truy cập. Mobile website có giao diện người dùng thu nhỏ hơn so với phiên bản tiêu chuẩn, có thể tích hợp nhiều tiện ích gắn liền với thiết bị n hư "click to call", "click to sms", "location finder"... Hiện nay, một số tờ báo điện tử lớn đã tập trung vào bản web mobile. Đây là công nghệ HTML5 mới, được nhiều báo trên thế giới sử dụng và dễ dàng thuận tiện cho người dùng, vì xem bằng trình duyệt Internet (brovvser) nên không phải tạo lập ứng dụng riêng cho từng hệ điều hành

128 Phan Quiốc Hải như native app và không phải tạo nhiều phiên bản cho các loại m àn hình khác nhau. Với công nghệ mới của phiên bản mobile web, n gười dùng sê có đầy đủ mọi phương thức tiếp cận thông tín, cho dù họ đ an g ở đâu và sử dụng bất cứ thiết bị gì. Để sử dụng phiên bản web mobile người dùng chỉ cần gõ địa chỉ trang web trên trình duyệt của điện thoại di động và hệ thống tự nhận diện để chuyển sang trang dành riêng cho các thiết bị cầm tay. Và độc giả có thể dễ dàng thay đổi giao diện điện thoại sang máy tính nhờ việc nhấn vào biểu tượng desktop trên m àn hình điện thoại. Khi đó, lập tức các giao diện điện thoại di động chuyển sang giao diện PC hoặc Desktop, với font chữ nhỏ hơn rất nhiều. Và ngược lại, click vào biểu tượng điện thoại bên góc phải màn hình, màn hình sẽ chuyển sang giao diện điện thoại một cách nhanh chóng. Trong khi đó, Mobile App là ứng dụng di động được tải và cài đặt trên từng thiết bị, khác với mobile web cần phải có trình duyệt để hiển thị nội dung. Người dùng có thể tải ứng dụng từ nhiều nguồn khác nhau như Apple Store, Google Play... tuỳ theo hệ điều hành của thiết bị. ứ n g dụng di động có thể hiển thị nội dung từ Internet theo mô hình của mobile web, hoặc cũng có thể tải nội dung về thiết bị để hiển thị, sau đó người dùng có thể truy cập vào ứng dụng để theo dõi nội dung mà không cần có kết nối dữ liệu. Thannienonline có Thanh niên for Android, VtĩExpress có ứng dụng VnExpress for Android, V-News có V-News for Windows Phone, Dân trí có Dân trí for Android, Vietnamnet có Vietnamnet for Windows Phone, Tuoitreonline có Tuổi trẻ Mobile for Android... 2.2. Đưa tin hiện đại và khác biệt Cùng với sự thay đổi về hình thức, giao diện, các phiên bản dành cho điện thoại di động cũng đã kịp thời có những điều chỉnh về nội dung cho p h ù hợp với cách tiếp cận thông tin mới của thiết bị. Phần lớn nội dung thông tín trên các phiên bản báo chí di động tại Việt Nam luôn có tính thời sự cao, được cập nhật nhanh chóng, thuận tiện, hỗ trợ trên 80% số máy điện thoại di động hiện có trên thị trường Việt Nam, hiển thị hoàn toàn bằng tiếng Việt có dấu và nhiều ngôn ngữ khác. Quan trọng nhất vẫn là tiết kiệm tối đa chi phí GPRS cho nhu cầu cập nhật tin tức

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN N A YTƯ Gốc NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG trên mobile. Điều đặc biệt là các phiên bản báo chí di động tại Việt Nam đã tích hợp 3 xu hướng chính: tính di dộng, việc sử dụng nhiều video, và gắn tin tức với các trang mạng xã hội dựa trên sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin vào loại hình điện thoại di động hiện nay. Nội dung được phản ánh trên các thiết bị di động được cập nhật liên tục. Theo số liệu thống kê của chúng tôi, lượng thông tin được upload lên các trang trong một ngày trung bình ở mỗi tờ báo lớn tại Việt Nam là 10 đến 30 nội dung thông tin. Tinh tỉ lệ trung bình là cứ 40 đến 65 phút có một thông tin được xuất bản trên các phiên bản báo chí di động. Đây là một tần suất sản xuất thông tin khá cao đối với báo chí và có thể xem là cao nhất trong hệ thống phát hành sản phẩm báo chí ở Việt Nam. Không chỉ cung cấp m ột lượng thông tin phong phú, đa dạng nhiều chiều, các nội dung thông tin được chuyển tải trên các thiết bị di động cũng đã nhanh chóng cập nhật liên tục những sự kiện nóng từ giây, từ phút để công chúng kịp theo dõi. Sự kiện sập giàn giáo ở Formosa cảng Vũng Áng tại Hà Tinh vào lúc 20 giờ ngày 25 tháng 03 năm 2015 khiến 17 công nhân tử vong, và 24 người khác bị thương nặng, chỉ trong khoáng thời gian 12 giờ ngày hôm sau (26/3), Vietmmplus mobile đã đưa đến 14 tin, bài liên quan đến sự kiện này và tiếp 3 ngày sau có thêm 17 tin, bài mới được cập nhật về sự kiện này. Tương tự, sự kiện thảm sát tại Bình Phước xảy ra rạng sáng ngày 7/7/2015 gây rúng động dư luận đã được các báo mobile quan tâm đặc biệt. Chỉ trong vòng 24 tiếng, báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh phiên bản dành cho mobile tại http://rn.phapluattp.vn đã thông tin đến 19 lần, tiếp sau 3 ngày báo này đã đăng thêm 21 thông tin nữa. Riêng báo Tuoitremobile đăng về sự kiện này là 12 tin, bài, Thanhnienmobile là 14, Vnmedia là 19, Vnexpress là 17 trong vòng 5 ngày. Một trong nhữ ng cách thay đổi lớn về nội dung thông tin cho phiên bản báo chí di động nữa là việc các báo điều chỉnh các chuyên m ục ngày càng đa dạng hơn, mở nhiều nội dung thông tin m ang tính cá nhân hóa, tính chuyên biệt để cung cấp những thông tin thiết yếu theo n h u cầu cá nhân của người đọc. Thống kê cho thấy số chuyên mục trên các phiên bản mobile của 6 tờ báo lớn tại Việt Nam gồm Vietnamplus, Vietnamnet, Vnmedia, Vnexpress, Thanhnienonline, Tuoitreonline đẩ lên đến

130 Phan Q uốc Hải con số 500. Đặc biệt có m ột số tờ báo đã xây dựng những chuyên mục riêng phục vụ công chúng theo khu vực rất hiệu quả như Vietnampỉus hay Zing. Vietnamplus hiện có 63 trang tin địa phương được thiết kế như những trang web nhỏ với nội dung thông tin phong phú, khi độc giả truy cập có thể đọc được thông tin giống như một trang tin điện tử địa phương. Ngoài ra, tờ báo này còn thiết kế 200 trang tin các quốc gia khác nhau với đầy đủ các nội dung từ kinh tế, văn hóa, xã hội đến khoa học, công nghệ, môi trường, nâng tổng số các trang tin chuyên biệt của tờ báo lên con số 300. Có thể nói chưa có báo điện tử nào trong nước có số trang phụ lớn như thế. Lợi ích lớn nhất mà Vietnamplus m ang lại cho công chúng là cách tiếp cận thông tin mới với sự lựa chọn nội dung phong phú và chuyên biệt. Ngoài ra, Vietnamplus còn thử nghiệm thành công loại ảnh 360 xem theo hình cầu, sử dụng máy bay không người lái ílycam trong trong tác nghiệp. Trong khi đó, Zỉng đã bắt đầu thay đổi các tiếp cận công chúng qua các nội dung được chia nhỏ theo nhóm lứa tuổi, nghề nghiệp và khu vực địa lý. Tờ báo đã thiết kế nội dung với nhiều mục mới như sống trẻ (gồm các chuyên mục dành cho giới trẻ: gương mặt trẻ, cộng đồng mạng, sự kiện), sống khoẻ (gồm các thông tin chỉ dẫn ở các chuyên mục M ẹ và Bé, Dinh dưỡng, khoẻ đ ẹ p. Thế giới (gồm các chuyên mục theo khu vực địa lý Thế giới quanh ta, người Việt bốn phương). ữ) Biểu đổ 2.1: Các tờ báo được truy cập nhiều nhất trên thiết bị di động Nguồn: khảo sát tháng 5/2013

BÁO CH Í DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TƯ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 2.3. Hình thành một lớp công chúng mới Sự thay đổi các thiết bị tiếp nhận thông tin gắn với sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi thói quen tiếp nhận thông tin của công chúng và hình thành một bộ phận công chúng mới, công chúng báo chí mobile. Theo số liệu thống kê của của công ty Nielsen hiện nay, Việt Nam có khoảng 145 triệu thuê bao điện thoại di động, trong đó số người sử dụng Internet trên điện thoại đã hơn 20 triệu và 30% số điện thoại đang được sử dụng là điện thoại thông m inh (smartphone). Việt Nam hiện đã có gần 2/3 (62%) người dùng điện thoại thông minh để lướt web, hơn m ột nửa số người dùng điện thoại tính năng thường m uốn sử dụng là đọc báo và thực hiện các công việc giải trí, mua bán và liên lạc hàng ngày. Con số trên so với năm 2012 là 109/1 triệu người, số người dùng điện thoại lướt web là 12 triệu, cho thấy chỉ trong vòng 3 năm, số người sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam đã tăng 36 triệu người, số người dùng điện thoại để O n lin e tăng 183%. Thống kê cho thấy 23% người dùng thanh toán qua điện thoại, 56% O n lin e bằng điện thoại với các hoạt động chính là 82% đọc tin, 67% tìm kiếm thông tin, 48% gửi tin nhắn trực tuyến và 35% tham gia các m ạng xã hội Cuộc điều tra công chúng báo chí mobile độ tuổi 15-45 tại thành phố Đà N ắng và Huế cho thấy trong 400 người được khảo sát có 279/400 người đọc báo trên điện thoại di động (chiếm 69,75%), 242/279 người thuộc độ tuổi từ 20-35 tuổi (chiếm 86,7%), 172/279 là nam giới (chiếm 61,0%), 107/279 là nữ giới (chiếm 39,0% ), 212/279 là viên chức và sinh viên (chiếm 75.9 %)2. Từ khảo sát trên cho thấy, công chúng của báo chí mobile hầu hết là công chúng trẻ tuổi, nghề nghiệp là sinh viên và viên chức lao động. N hóm công chúng này thường xuyên quan tâm các nội dung chính trị, xã hội và giải trí. Trong đó, nhóm công chúng trẻ đang là sinh viên thường tiếp cận các trang 24h.com, baomoi.com, zing.com. Trong khi đó các trang thanhnienonline, tuoitreonline, laodongonline được đối tượng viên chức truy cập thường xuyên. 1 N g u ồ n : V ie tn a m I n te r n e t's U s e r-h ttp ://m o o re.v n / 2 Đ iề u tra t h á n g 4/2015

P h a n Q u ố c H ải Biểu đố 2.2: 77 lệ công chúng truy cập các trang báo N guồn: Điều tra tháng 4/2015 Nội dung truy cập của nhóm công chúng qua thiết bị di động có sự phân hoá rõ rệt. N hóm nội dung chính trị, xã hội được truy cập cao nhất (97,2%), tiếp đến là các nội d ung du lịch, đời sống, thị trường. Với cách lựa chọn nội dung như trên, có thể thấy, công chúng báo chí mobile đã nghiêng hẳn về thông tin thời sự chính luận. Đây là m ảng thông tín được các báo điện tử trên điện thoại di động xuất bản khá nhanh và thường xuyên. Bảng 2.2: 77 lệ nội dung công chúng truy cập trên các thiết bị di động Chuyên mục Chính trị Thế giới Kinh tế Xã hội Đời sống Văn hóa Thể thao Lượng công chúng quan tâm 97.2 67,6 42.2 97.2 68.3 37.3 12,0 Chuyên mục Khoa học Môi trường Du lịch Thị trường Ytế Giáo dục Lượng công chúng quan tâm (%) 10,0 7,3 72.7 58,0 20.8 32,5 Nguồn: Điều tra tháng 4/2015 Cũng qua cuộc khảo sát trên, 92 /279 (chiếm 32.9%) người cho rằng chất lượng tin, bài của báo chí mobile rất tốt không cần thay đổi bất cứ điều gì, 75/279 (chiếm 26,8%) người phản ánh rằng chất lượng thông tin của trang báo này chỉ đạt mức trung bình và cần phải thay đổi, chỉnh sửa cả nội dung và hình thức cho phù hợp với cách tiếp cận bằng các thiết bị di động. N hóm này còn khẳng định rằng,

BÁO CHÍ DI ĐỘNGTẠI VIỆT NAM HIỆN NAY TỪ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG Việt Nam chưa có báo chí mobile theo đúng nghĩa. Để có được một phiên bản mobile hoàn chính không phải chỉ là sự tuỳ biến hay sắp xếp lại các mục, chuyên mục của phiên bản báo dành cho desktop, laptop mà phải được thiết kế phiên bản riêng bao gồm cả hình thức và nội dung phù hợp với các thiết bị di động. 3. KẾT LUẬN Tại Việt Nam trong những năm gần đây, sự cải thiện về chất lượng truyền phát thông tin đã góp phần không nhỏ cho sự p h át triển dịch vụ đọc báo trên điện thoại. Với nhu cầu cần cập nhật thông tin thời sự, giải trí, nhanh, kịp thời, mọi lúc mọi nơi, đọc báo trên điện thoại là sự lựa chọn số một của công chúng Việt Nam, nhất là giới viên chức và sinh viên. Các con số thống kê của các đơn vị cung cấp dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động cho thấy số người sử dụng điện thoại di động tại Việt Nam truy cập internet và đọc báo tăng đều qua các năm. Tuy vậy, thực tế khảo sát cho thấy, báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam vẫn còn không ít nhữ ng hạn chế cần phải khắc phục. Đó là: 1/ Giao diện và bố cục trang báo còn cũ, chật chội, stream rối rắm, chậm thay đổi, chưa tạo sự thoải mái cho người đọc; 2/ Đa phần các tờ báo chưa có các phiên bản dành riêng cho điện thoại di động, chỉ dùng lại hoặc tuỳ biến từ các trang cúa desktop và laptop; 3/ Nội dung được chuyển y hệt từ báo m ạng điện tử dùng cho desktop và laptop sang. Một số khác không chuyển hết m à có sự lựa chọn, như ng vẫn mang tính "sao chép" nên nội d ung khá dài không phù hợp với cách đọc báo trên điện thoại; 4/ Trang chủ quá nhiều ảnh gây nặng và rối, m àu sắc giao diện của báo chưa tinh tế. Để thúc đẩy sự phát triển của báo điện tử dành cho thiết bị di động thì cần có tư duy chiến lược trong việc thiết kế hình thức và sản xuất nội dung. Nghĩa là các cơ quan báo chí phải xây dựng hình thức và nội dung dành riêng cho thiết bị di động phù hợp với nhu cầu và thói quen của người sử dụng. Thậm chí, tư duy đó còn phải tiến xa hơn khi tính đến sản xuất nội dung cho các thiết bị di động cũng khác nhau. Hiện tại, trên thế giới, nhiều cơ quan báo chí và truyền thông đã

134 P h a n Q u ố c H ải xác định "Mobile first, web later", tức là ưu tiên nội dung cho thiết bị di động trước, sau đó mới đến báo mạng điện tử cho desktop, laptop và báo in. Để làm được điều này, theo chúng tôi, báo chí di động tại Việt Nam cần tính đến một số phương án sau: Thứ nhất, về hình thức nên đơn giản hoá các giao diện, không để q u á n h i ề u h ì n h ả n h, m ụ c, c h u y ê n m ụ c t r ê n c á c t r a n g c h ủ g â y r ố i v à tố c độ truy cập chậm, chỉ để tối đa 5 hình ảnh nổi bật cho tin mới với kích thước nhỏ, nhẹ trên trang chủ và 3 hình trên từng chuyên mục. Điều này làm cho việc load các nội dung trở nên nhẹ và nhanh hơn. Thứ hai, khi lựa chọn đối tượng phục vụ, phiên bản báo chí di động cần xác định nhóm độc giả hẹp hưn. Độc giả hẹp là xu hướng của báo chí hiện đại. Nhóm độc giả này một khi quan tâm đến thông tin của tờ báo họ có khả năng trở thành những độc giả trung thành nhất của tờ báo. Xu hướng báo chí hiện nay là nếu không đủ sức xây dựng những trang tin mang tính tổng hợp và quy mô lớn thì nên tập trung vào đối tượng hẹp, chuyên sâu vào từng lĩnh vực thì sẽ hiệu quả hơn. Thứ ba, cập nhật nhanh các thông tin thời sự, rút ngắn dung lượng bài viết, tăng nội dung xã hội, giải trí và chỉ dẫn; ưu tiên đăng tải tin tức nhiều hơn các thể loại bài viết dài có dung lượng lớn và tuyệt đối không đăng các bài viết dài kỳ. Thứ tư, xây dựng tin, bài theo phương thức thông tin đa cửa và vận dụng triệt để ngôn ngữ truyền thông đa phương tiện để độc giả có nhiều lựa chọn tiếp cận thông tin và truy xuất thông tin cần nhanh hơn.

BÁO CHÍ DI ĐỘNG TẠI V IỆT NAM HIỆN N A YTỪ GÓC NHÌN GIAO DIỆN, NỘI DUNG PHẢN ÁNH VÀ CÔNG CHÚNG 1 3 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO Châu An (2014), "Xu hướng báo chí mobile trong kỷ nguyên di động", Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền, Tập 2 (2014), tr.25-37. Nguyễn \ân Anh, "Đọc báo qua mobile một trào lưu mới", Saigon Titĩĩe, 15/3/2013, tr.5. Lẻ Quốc Minh, ''Hướng đến báo chí "di động", Tuổi Trẻ, 19/06/2012. Helles R, VVei R.(2007), "Điện thoại di động công nghệ cao: bản sắc xã hội và sự phụ thuộc vào mục tiêu cá nhân", Tạp chí Nghiên cứu Truyền thông châu Á, 3 (1), 5-24. Ịames Katz,(2008) "The Future of Mobile News", Pew Research Center,New Media & Society, 10(4),547-564. Jensen K. B.(2010), "Động cơ sử dụng của điện thoại di động cho truyền thông đại chúng và giải trí", Tạp chí Quốc tế về Viễn thông & Công nghệ thông tin, 25 (1), 36-52. Wei R. (2006), "Lối sống và phương tiện truyền thông mới", Neu) Media & Xà hội, 8 (6), 991-1008. Lo V. (2015), "Truyền thông mới", Neu) Media & Xà hội, 8(6), 991-1008. Nguyễn Thành Lợi (2014), Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.