Phan Ngọc – Người làm rạng danh tiếng Việt và văn hóa Việt

Tài liệu tương tự
Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Layout 1

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vi Hồng

1

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

HIỆN TƯỢNG VĂN - SỬ - TRIẾT BẤT PHÂN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI TRUNG ĐẠI Nguyễn Đình Chú Hiện tượng văn - sử bất phân, văn - triết bất phân, văn - s

459 VĂN HÓA DUNG HỢP VỚI CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU HIỆN NAY ĐĐ. Thích Hạnh Tuệ * ĐĐ. Thích Thanh Quế ** TÓM TẮT Dung hợp và

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

CHƯƠNG 1

NGHỆ THUẬT DIONYSOS NHƯ MỘT DIỄN NGÔN TRONG THƠ THANH TÂM TUYỀN Trần Thị Tươi 1 Tóm tắt Là một trong những thành viên trụ cột của nhóm Sáng Tạo những

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

251 SỰ LÃNH ĐẠO BẰNG CHÁNH NIỆM VÌ HÒA BÌNH BỀN VỮNG TRONG VĂN HÓA VĂN HỌC PHẬT GIÁO VIỆT NAM (TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI) Nguyễn Hữu Sơn * 1. MỞ Đ

CHƯƠNG 1

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hội thảo khoa học sinh viên lần IX năm 2016 DIỄN NGÔN NHÂN VẬT TRONG NHÓM TRUYỆN NGẮN THẾ SỰ CỦA NGUYỄN HUY THIỆP SV: Phan Thị Điệp Khoa Khoa học xã h

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

MỞ ĐẦU

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ VIỆT HOA GIẢNG DẠY TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHO THÔNG LUẬN

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

N.T.H.Le 118

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

1

Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

VINCENT VAN GOGH

Microsoft Word - TRAO Ð?I V?I N? CA SI B?O Y?N - Ban Biên T?p T?p Chí Quy Nguyên.doc

Phần 1

Đóng góp của Hồ Biểu Chánh vào tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Microsoft Word - Ta Tuan Trangiathu.doc

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

VINCENT VAN GOGH

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

http:

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

Microsoft Word - kinhthangman.doc

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

VỊ TRÍ CỦA PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ THĂNG LONG- HÀ NỘI THƯỢNG TỌA THÍCH BẢO NGHIÊM Tóm tắt Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào thế kỷ VI TC

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Khóa NGỮ VĂN 11 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 18 Chuyên đề: VĂN HỌC HIỆN ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG G

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Truyện ngắn Bảo Ninh

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

CHƯƠNG 2

Bản ghi:

PHAN NGỌC - NGƯỜI LÀM RẠNG DANH TIẾNG VIỆT VÀ VĂN HOÁ VIỆT PGS TS PHẠM VĂN TÌNH Nhiều người đã nhắc đến ông như một nhân vật trải qua rất nhiều biến động của lịch sử với nhiều công việc ông đã đảm nhận trong cuộc đời (qua 2 thế kỷ). Trước năm 1945, ông từng qua Tú tài, rồi học Trường Y thời Pháp. Sau đó (1946-1952), ông tham gia chiến đấu trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Từ 1952-1954, ông làm Phiên dịch viên cho Bộ Giáo dục. Rồi từ 1955-1979, ông là giảng viên cho 2 trường đại học: ĐH Sư phạm Hà Nội và ĐH Tổng hợp Hà Nội. Bến đỗ cuối cùng (1980-1995), ông là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Đông Nam Á, Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (sau là Viện KHXH VN, nay là Viện Hàn lâm KHXH VN). Nhiều người đã nhắc đến ông như một dịch giả tài năng. Biết tới 12 ngoại ngữ, trong đó thành thạo 6 thứ tiếng, ông đã tham gia địch thuật những tiểu thuyết, công trình nghiên cứu lâu nay đã đi vào lòng độc giả tiếng Việt như những cuốn sách "gối đầu giường" của nhiều thế hệ: Sử ký Tư Mã Thiên, Thần thoại Hy Lạp, Tuyển tập kịch Shakespeare, Chiến tranh và Hoà bình (4 tập, dịch chung), David Coppefield, Mỹ học Hegel, Hình thái học của nghệ thuật, Âm vị học và Hình thái học,.v.v. Nhưng ít người nhắc đến công lao của ông trong lĩnh vực nghiên cứu Ngôn ngữ và Văn hoá Việt Nam. Ông chính là Nhà Ngữ học kiêm Nhà Văn hoá Phan Ngọc (sinh ngày 10-10-1925, vừa từ trần ngày 26-8-2020. Tang lễ đã tiến hành vào ngày 1-9-2020). 1 / 5

* Có lần, vào năm 1995, với tư cách là biên tập viên tạp chí Ngôn ngữ & Đời sống (thuộc Hội Ngôn ngữ học VN) tôi có dịp qua nhà PGS Phan Ngọc (ở phố Bùi Thị Xuân, Hà Nội). Tôi biết tiếng ông, đã đọc sách của ông, nhưng tiếp xúc trực tiếp thì chưa. Theo yêu cầu của tạp chí, tôi được phân công đến để nhờ ông dịch cho một đoạn văn bản bằng chữ Latin (trong bài "Nguồn gốc tên gọi MAFIA", từ cuốn Từ điển Larousse của Pháp). Căn nhà nhỏ, không lấy gì làm rộng, GS Phan Ngọc lặng im ngồi ung dung tự tại. Ông không mặn mà lắm với việc tôi nhờ (chắc đang quá bận). Nể công lặn lội của anh chàng "học việc" (tôi cũng đang là biên tập viên của NXB Khoa học Xã hội - đã in sách của ông) nên ông miễn cưỡng giúp. Miễn cưỡng vậy mà, việc ông làm sau đó (đọc, nhẩm dịch và tra cứu lại mấy lần bản dịch, dù rất ngắn) tôi mới thực sự khâm phục cách làm việc nghiêm cẩn của ông. Nhớ lại năm 1985, Phòng biên tập Ngữ văn (NXB Khoa học Xã hội) của chúng tôi có biên tập cuốn Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều (tạm ký hiệu: A, một trong hai cuốn được nhận Giải thưởng Nhà nước ) của ông, tôi đã có thời gian đọc kĩ rồi dần dần "ngộ" ra và thấm thía những giá trị học thuật của cuốn sách này. 4 năm sau (1989), tôi đọc tiếp cuốn Từ điển Truyện Kiều (tác giả: Đào Duy Anh, Phan Ngọc bổ sung và sửa chữa) (ký hiệu: B), những nhận định của tôi càng được củng cố. Đánh giá một học giả, dĩ nhiên là phải qua nhiều công trình của họ. Nhưng trong bài báo này, tôi đành làm công việc "lấy cây nhìn rừng": Phân tích 2 tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu của ông để có một hình dung ra Nhà Văn hoá Phan Ngọc. Theo Phan Ngọc "Phong cách một nhà văn, dù có vĩ đại đến đâu cũng phải phản ánh phong cách thời đại" (A, tr. 10). Ông cho rằng, các học giả đi trước khi nghiên cứu Truyện Kiều, "không chứng minh những nét khu biệt về mặt nội dung và hình thức mà chỉ mình Nguyễn Du làm được" (tr. 7). Còn ông "xem xét qua hai trục, trục lịch sử và trục thời đại" (tr. 9). Cái khác của Phan Ngọc, do chính ông viết "không tách tác phẩm ra làm hai phần, là nội dung và hình thức. Theo chúng tôi quan niệm, trong phong cách có nội dung, nhưng nội dung được xây dựng theo cái hình thức riêng thích hợp với phong cách... Nói khác đi, khi nói đến nội dung thì nói luôn đến cả cách hình thức hoá nội dung, và ngược 2 / 5

lại" (tr. 10). Tự cho mình là "cực đoan" trong cách tiếp cận, ông "muốn chứng minh giá trị và sự đóng góp của một thiên tài nên đành phải cực đoan như thế" (tr. 10). Với cách tiếp cận riêng, bằng một quan điểm nghiên cứu khoa học nghiêm nhặt, Phan Ngọc đã đưa người đọc khám phá Truyện Kiều và Ngôn ngữ Truyện Kiều một cách hết sức thuyết phục qua 10 chương, 328 trang sách ngôn ngộn tư liệu, trong đó tư liệu nghiên cứu (tham khảo từ thơ Đường, thơ lục bát, song thất lục bát, thơ ngũ ngôn...; phong cách thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến và cả thơ Hồ Chí Minh ) chiếm một dung lượng không nhỏ. Phan Ngọc luôn đặt nguyên tác Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân với bản phóng tác Truyện Kiều của Nguyễn Du trong thế đối lập, để chỉ ra một điều: Nguyễn Du đã có sự thay đổi, đã sáng tạo, đã "Việt hoá" về căn bản. Không chỉ là từ văn xuôi chuyển sang văn vần, mà Nguyễn Du đã thoát khỏi quan niệm "tài mệnh tương đố" của tư tưởng phong kiến Trung Hoa chi phối. Với Thanh Tâm Tài Nhân, cái "mệnh" gắn chặt vào thân phận mỗi người cho đến chết. Còn với Nguyễn Du, số mệnh chỉ là một sự thử thách mà con người có thể vượt qua ( Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều ). Phân tích những cơ sở xã hội - lịch sử - chính trị thời Trịnh Nguyễn, ông cho rằng điều này tác động tới việc hình thành những quan niệm về cuộc sống của Nguyễn Du. Đó chính là những suy nghĩ làm nên cốt cách của con người Việt Nam ( qua quan niệm sống, qua cách ứng xử ở đời, qua ngôn từ trong đời thường...). Nhận xét sau đây của Phan Ngọc - cần phải coi là một phát hiện quan trọng, là dù Nguyễn Du có vay mượn tư tưởng của các tác giả Trung Quốc, "Ông có dùng một số nhân vật, một số chữ mà Thanh Tâm Tài Nhân đã dùng, nhưng ông đã cấp cho nó một nội dung khác", "Nguyễn Du đã nâng câu chuyện tạo vật đố tài lên mức thang nhân loại" và "Nàng Kiều không phải là một người đàn bà mang cái đau khổ của riêng một người mà mang cái đau khổ của toàn bộ giới phụ nữ" (tr. 54-55). Cũng theo Phan Ngọc, trong Truyện Kiều "Ngôn ngữ tác giả xuất hiện khắp nơi, thay đổi tất cả, tổ chức lại tất cả" (tr. 110). Trả lời câu hỏi "Làm thế nào trong khi vẫn giữ được tính chất mộc mạc của thơ lục bát, đồng thời hoán cải nó, biến nó thành đa dạng?", Phan Ngọc cho rằng, Nguyễn Du đã "làm cho câu thơ tránh được tính chất nôm na, tẻ nhạt của ca dao" (tr. 258). 3 / 5

Phan Ngọc hoàn toàn có lý khi cho rằng, xem xét ngôn ngữ Truyện Kiều "phải xét trong mối quan hệ mới có cơ sở. Nếu tách riêng một chữ để khen hay chê thì rất khó có sức thuyết phục" (tr. 256). Ông không đồng tình với nhận xét của một nhà phê bình, nức nở khen chữ "lẻn" trong câu " Đẩy song đã thấy Sở Khanh lẻn vào ": "Chữ này cũng bình thường như mọi chữ khác của Nguyễn Du... Không có gì đặc biệt cả. Sở Khanh muốn rủ đi trốn, thì chỉ có cách lẻn vào, còn có cách nào nữa? Ai làm hành động này cũng chỉ có cách lẻn vào thôi, chữ này không có gì tiêu biểu cho tính cách Sở Khanh" (tr. 258). Trong nhiều ví dụ khác, Phan Ngọc cho rằng, ngôn ngữ thơ Truyện Kiều "tất cả đều dựa theo sự tương hợp ý nghĩa nội dung" (tr. 298), "Tiếng Việt cũng như mọi ngôn ngữ của loài người đều có những ý nghĩa nội dung khách quan nằm ngoài ý nghĩa từ vựng và tổ chức các ý nghĩa từ vựng theo yêu cầu của nội dung" (tr. 299). Về Ngữ pháp Nguyễn Du cũng như Ngữ pháp Thơ, Phan Ngọc từng có ý kiến gây "dậy sóng" giới phê bình văn học cũng như các nhà ngôn ngữ, khi ông cho rằng "Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp nhận phải nhớ, phải cảm xúc và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức này. Nói rằng hình thức tổ chức ngôn ngữ thơ hết sức quái đản là nói rằng trong ngôn ngữ giao tiếp không ai tổ chức ngôn ngữ như thế" ("Thơ là gì?"// Cách giải thích văn học bằng ngôn ngữ học, NXB Trẻ, TP HCM, 1995, tr. 25-35). Nhiều người đã phản đối quan niệm đó. Nhưng từ "quái đản" ông dùng có lẽ chỉ là một cách nói gây ấn tượng. "Chữ dùng" này của ông chỉ nhấn mạnh ý "cấu trúc ngữ pháp thơ là rất kỳ lạ, không dễ phân tích được theo ngữ pháp thông thường". Chả vậy mà ông viết (dù có phần chủ quan) là "Ngữ pháp Nguyễn Du, mặc dù cơ bản vẫn là ngữ pháp Việt Nam nhưng lại có những điểm khác ngữ pháp hiện đại" (tr. 295) và khuyên "Không nên lấy ngữ pháp Nguyễn Du làm mẫu mực cho ngữ pháp hiện đại" (tr. 309). Kể cũng "cực đoan" thực. Phải là người am hiểu tiếng Việt, am hiểu văn hoá, có kiến thức sâu rộng về Hán học nên Phan Ngọc đã nhận lời chỉnh lý, bổ sung và sửa chữa cuốn Từ điển Truyện Kiều (một cuốn từ điển chuyên thư duy nhất ở Việt Nam, cho đến lúc xuất bản năm 1974, rất đặc sắc) của Đào Duy Anh. Nhận sứ mệnh do chính học giả Đào Duy Anh trao lại, Phan Ngọc đã làm một công việc đúng là "lao tâm khổ tứ", gian nan vô cùng. Trong lời đầu sách "Những sửa đổi trong lần tái bản" dài tới 11 trang, ông đã nói lên phần nào những khó khăn, trở ngại khi phải "đối chiếu 13 văn bản, trong đó có 6 văn bản Nôm và 7 văn bản Quốc ngữ để chọn từng chữ cho thích hợp" (B, tr. 14). Dù còn một số vấn đề, công sức của học giả Phan Ngọc đã góp phần, giúp cho bạn đọc yêu thích Truyện Kiều một lần nữa "chiêm ngưỡng" vẻ đẹp toàn bích của nó. 4 / 5

Đánh giá toàn bộ cống hiến của PGS Phan Ngọc về mặt học thuật quả không đơn giản trong phạm vi một bài viết ngắn. Nhưng có lẽ, chỉ qua những đóng góp của ông qua 2 công trình liên quan tới tác phẩm nổi tiếng của Đại Thi hào Nguyễn Du, cũng đủ cho ta hình dung ra diện mạo một nhà nghiên cứu lỗi lạc. Chính nhờ ông, mà chúng ta có thêm những hiểu biết một cách tường minh, thấy sáng rõ hơn giá trị trường tồn của tiếng Việt và Văn hoá Việt Nam. PGS Phan Ngọc từng nói "Văn hoá là một hiện tượng vừa phổ biến vừa có tính cá biệt" và qua các trước tác của ông, ta thấy rõ một điều "ngôn ngữ dân tộc qua lăng kính quy chiếu, chính là cơ sở nhìn ra văn hoá". 5 / 5