Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Tài liệu tương tự
 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Tuyên ngôn độc lập

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Cảm nghĩ về mái trường

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Cúc cu

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Thơ NGUYỄN KINH BẮC

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Tĩnh dạ tứ của Lý Bạch

Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi

Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn


Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

No tile

Tả khu vườn nhà em

Phân tích bức tranh tứ bình trong bài thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu – Văn hay lớp 11

Phần 1

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Em hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Giới thiệu về quê hương em

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Tả người thân trong gia đình của em

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Bao giờ em trở lại

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

No tile

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Công Chúa Hoa Hồng

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

VÔ THƯỜNG Những biến động đàn áp Phật Giáo khởi đầu vào năm 63. Lúc ấy tôi cũng vừa tròn 13 tuổi. Cái tuổi của thắt nơ tóc bím đầy thơ mộng. Thì cũng

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 17 : Chương 17

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Bản ghi:

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Văn mẫu lớp 11 Author : qt Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 1 của một bạn học sinh chuyên Văn trường THPT Nguyễn Khuyến Hà Nội Nhật kí trong tù (1942-1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh. Tâm hồn tha thiết yêu con người, đất nước bao nhiêu thì cũng thiết tha yêu thiên nhiên cuộc sống bấy nhiêu. Tâm hồn ấy trong những tháng ngày tù đày tăm tối luôn hướng về tự do, ánh sáng, sự sống và tương lai. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942. Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là cảnh hoàng hôn, hai câu sau là cảnh sinh hoạt. Cảnh hoàng hôn Trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn xao xuyến yêu thương của Bác. Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển: lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối với người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết: Tài liệu chia sẻ trên Quê hương khuất bóng hoàng hôn

Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Hoàng Hạc lâu) Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng. Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân. Tứ thơ cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà chứa tình, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ điển. Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái. Điểm đặc sắc nghệ thuật của bài thơ là chỉ miêu tả không gian với hai hình ảnh đang vận động: cánh chim bay và chòm mây trôi nhưng diễn tả được sự luân chuyển của thời gian: chiều đang trôi chầm chậm về đêm. Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung động mãnh liệt hồn thơ. Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh Tài thơ. liệu Hoàng chia sẻ Trung trên Thông cho rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu cuộc sống. tinh thần lạc quan của Bác.

Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều ấy đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp của nhà thơ. Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận được là nhờ ánh lửa lò than. Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó. Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất. Bài thơ Chiều tối có sự hài hòa giữa phong cách cổ điển với hiện đại, giữa thiên nhiên với tâm hồn. Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn. Một tâm hồn phong phú, giàu cảm xúc, một tình cảm hồn hậu, thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống con người; luôn hướng về sự sống và ánh sáng, một tinh thần lạc quan trong gian khổ. Bài thơ thể hiện phong cách nghệ thuật vừa cổ điển vừa hiện đại. Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 2 Màu sắc cổ điện của thơ Hồ Chí Minh thường thể hiện trước hết ở sự sử dụng những hình ảnh ước lệ trong thơ cổ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòn mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cảnh chiều trong thơ cổ thường là thế: Chim hôm thoi thóp về rừng (Nguyễn Du), Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi (Bà Huyện Thanh Quan) Thực ra việc sử dụng ước lệ không phải chỉ có trong thơ cổ. Nhưng trong cổ thi, bút pháp ước lệ được sử dụng rất phổ biến, thậm chí trở thành một quy định nghiêm ngặt. Vì thế, ước lệ trở thành một đặc trưng thi pháp của văn chương trung đại, phản ánh tư tướng mĩ học của cộng đồng văn học (gồm người viết và người đọc văn) thời ấy : quan niệm thế giới nghệ thuật phải Tài là liệu thế chia giới sẻ được trên cách điệu hoá, lí tưởng hoá. Nhìn chung ước lệ đối lập với tả thực.

Nhưng ở thơ Hồ Chí Minh, ước lệ không hẳn là ước lệ. Hãy đặt mình vào hoàn cảnh cảm hứng của nhà thơ mà xem : cảnh chiêu tối nơi núi rừng được quan sát và diễn tả một cách rất chân thật, tự nhiên, không hề có sự gò gẫm theo ước lệ. Nói cách khác : dưới ngòi bứt của Hổ Chí Minh, ước lệ bao giờ cũng được vận dụng một cách tự nhiên, phù hợp với cảnh thực, tình thực. Chiêu tối (mộ) là lúc ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn. Lúc ấy ở giữa chốn núi rừng ("Chim mỏi về rừng", "Cô em xóm núi"), chân trời bị che khuất, chút ánh sáng cuối cùng còn sót lại của một ngày tàn chỉ có thể nhìn thấy nơi đỉnh trời. Một cách tự nhiên, con mắt nhà thơ phải ngước lên cao để nhận ra một cánh chim mỏi một đi tìm chốn ngủ nơi một vòm cây nào ("tầm túc thụ") và một chòm mây cô đơn ("cố vân") lững thững trôi qua ("mạn mạn độ thiên không"). Cảnh là cảnh thật, mà tình cũng vậy. Cảnh đượm buồn, phù hợp với tâm sự của nhà thơ cũng không thể nào vui được. Bác Hồ rất gần gũi với chúng ta, chính vì trong hoàn cảnh ấy, Người cũng buồn như chúng ta vậy thôi : thân phận tù đày, một mình nơi đất khách, lại trải qua một ngày bị đày ải trên đường, chân xiềng tay xích, xa cách đồng bào, đồng chí, trong lòng không lúc nào nguôi nhớ quê hương,... Tuy nhiên, thơ Hồ Chí Minh thường có một đặc điểm rất độc đáo này : mạch thơ, hình ảnh thơ cũng như tư tưởng thơ ít khi tĩnh tại mà luôn luôn vận động một cách mạnh mẽ và bất ngờ hướng về sự sống và ánh sáng : Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. Nếu nói về cảnh thì sự chuyển cảnh như thế cũng rất tự nhiên. Khi đêm đã buông xuống hẳn tấm màn đen của nó thì con mắt nhà thơ tất nhiên phải hướng về nơi nào có ánh sáng. Đó là ánh lửa rực hồng trong lò than nhà ai bên xóm núi soi tỏ hình ảnh một cô gái xay ngô để chuẩn bị bữa ăn chiều. Ở câu thứ ba, người dịch thơ đã thêm vào một chữ "tối" không có trong nguyên tác: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc (Cô gái nơi xóm núi xay ngô). Kể ra lúc ấy trời đã tối thật rồi, thêm vào chữ "tối" hẳn không sai, nhưng cái tinh tế của bài thơ quả có vì thế mà mất mát đi chút ít. Không nói tối mà tả được tối vẫn hay hơn. Đây là cách dùng ánh sáng để tả bóng tối, người xưa gọi là "vẽ mây nẩy trăng" (hoạ vân hiển nguyệt). Lò than nơi xóm núi nào kia hẳn đã được nhóm lên từ trước, nhưng nay trời tối hẳn, nó mới rực sáng lên như vậy. Lê Trí Viễn còn phát hiện thêm chỗ tinh vi này ở câu ba và câu bốn trong nguyên tác của bài tứ tuyệt khi lặp lại theo một trật tự đảo ngược, mấy chữ "ma bao túc" và "bao túc ma hoàn": Tài liệu chia sẻ trên Sơn thôn thiếu nữ ma hao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. "... Thời gian trôi dần theo cánh chim và làn mây, theo những vòng xoay của cối ngô, quay quay mãi "ma bao túc - Bao túc ma hoàn"... và đến khi cối xay dừng lại thì "lô đĩ hồng", lò đã rực hồng, lúc trời tối, trời tối thì lò rực lên". Hai câu trên là cảnh buồn, lòng người cũng không vui, thể hiện ở cánh chim mỏi mệt vẻ rừng và chòm mây cô đơn trôi chầm chậm qua lưng trời. Nhưng hai câu sau lại là một niềm vui thể hiện ở ánh lửa hồng bỗng rực lên. Ánh sáng và niềm vui của sự sống con người bỗng hiện lên ở trung tâm của bức tranh thơ để toả hơi ấm ra xung quanh, xua tan đi cái cô quạnh, cái mệt mỏi, cái lụn tắt của cảnh chiều tối nơi núi rừng. Nguyễn Du nói : "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Chân lí ấy rất ứng với hai câu thơ đầu. Tất nhiên phải nói cho rõ, ở hai câu này, người buồn lại gặp cảnh buồn : Chim mỏi vê rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không ; nhưng ở hai câu sau thì cảnh lại vui. Vậy thì hẳn là người cũng vui. Như đã phân tích ở trên, làm sao có thể vui được khi một mình với nỗi nhớ quê, đằng sau lưng là một ngày đường vất vả vừa trải qua, còn trước mặt lại là một nhà lao khác đầy muỗi rệp dang chờ đợi! Đã thế lại đứng giữa một cảnh chiều muộn nơi núi rừng trên đất khách quê người... Thì ra những vui buồn của Hồ Chí Minh nhiều khi không thể giải thích bằng cảnh ngộ riêng của Người, mà phải liên hệ với vui buồn, sướng khổ của dân tộc, của nhân loại mới hiểu được. Trên đường bị đày ải, người tù - thi sĩ, nhìn về một xóm núi, bỗng quên hẳn nỗi bất hạnh của riêng mình, sẵn sàng chia sẻ niềm vui nho nhỏ, đời thường của gia đình một cô gái nhà ai bên bếp lửa hồng. Người ta nói, chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh đã đạt tới mức độ quên mình là như thế ("Nâng niu tất cả chí quên mình" - Tố Hữu). Mà đâu chỉ ở một bài Chiều tối. Hàng loạt bài thơ khác trong Nhật kí trong tù đã chứng tỏ điều ấy (Chiều hôm, Người bạn tù thổi sáo, Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng, Cảnh đồng nội, Giữa đường đáp thuyền đi Ung Ninh, Nắng sớm, Phu đường,...). Một trong những đặc trưng cơ bản của phong cách thơ nghệ thuật Hồ Chí Minh là sự hoà hợp rất tự nhiên giữa màu sắc cổ điển và tinh thần thời đại. Có thể xem Chiều tối là một trong những trường hợp tiêu biểu. Nét phong cách này thường thể hiện rõ nhất ớ những bài thơ tả cảnh thiên nhiên - một đề tài chủ yếu của cổ thi và chính Hồ Chí Minh đã có nhận xét : "Cổ thi thiên ái thiên nhiên mĩ". (Khán "Thiên gia thi" hữu cảm). Màu sắc cổ điển thường thể hiện ở việc sử dụng những hình ảnh tượng trưng, ước lệ, có khi mượn cả những hình ánh, những tứ thơ của người xưa, ở bút pháp chấm phá vài nét mà muốn ghi lại được linh hồn của tạo vật, ở phong thái cái tôi trữ tình, ung dung tự tại, ngắm cảnh làm Tài thơ. liệu chia Những sẻ trên điều ấy ít nhiều đéu thấy có ở bài Chiều tối. Nhưng trong thơ cổ, thiên nhiên thường chiếm vị trí chủ thể. Con người trong đó thường ẩn đi, chìm đi, dường như muốn hoà

tan vào thiên nhiên, nhập thân vào cái vĩnh cửu của Tạo hoá. Đây là chỗ bài Chiều tối khác với cổ thi. Hình ảnh nổi bật nơi trung tâm của bức tranh thơ lại là hình ảnh con người, hình ảnh của ngọn lửa, của sự sống - không phải thiên nhicn mà chính con người mới là chủ thể : Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết lò than đã rực hồng. Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm 3 Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong bài viết Hồ Chủ tịch - hình ảnh của dân tộc có nói đại ý: Hồ Chủ tịch là Người rất giàu tình cảm, và vì giàu tình cảm mà Người đi làm cách mạng. Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa, hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm. Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia. Người chợt nhận thấy cánh chim chiều. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà thơ. Làm sao biết rõ được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ, như thế ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày đã mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở dưới: Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với nguyên tác Hán. Nó bỏ mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai từ trôi nhẹ cũng không lột tả được ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bới vì độ là hoạt động nhằm đi từ bờ này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nhật ở cho qua ngày, độ thiên không là chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời và vô hạn biết chừng nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù Tài đang liệu chia bị giải sẻ trên đi trên đường xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu

thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả cảnh người, tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển. Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chon ngủ của con người: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ. Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng. Cho công việc và nghỉ ngơi. Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm, nóng chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không phải sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ ba là nhà thơ đứng ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt - Ngô hạt say xong bếp đã hồng? Đây chỉ là bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy không sáng bừng lên màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người làm cho nỗi lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. tĩnh mịch. Cùng với hình ảnh ấy, một ước mơ thầm kín về mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường Đi đường mới biết gian lao Núi cao rồi lại núi cao trập trùng. Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền: Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị : tối thường ăn, thừa cỏ rét, rệp xông vào đánh, oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu. Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường gần gũi với mọi người. Nghệ thuật của bài thơ là một nghệ thuật gián tiếp cể điển, nói cảnh để nói tình. Hình ảnh trong thơ cũng là tâm cảnh. Nếu chỉ phẩn tích nó như một bức ranh hiện thực đơn giản, chắc chắn ta sẽ rời xa thế giới nội tâm phong phú của nhà thơ. Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh - Bài làm Tài liệu chia sẻ trên 4

1. Mở bài Bài thơ được sáng tác trong thời gian khổ nhất của Bác 14 tháng bị giam giữ tại nhà tù Tướng Giới Thạch. Hơn nữa, Bác lại làm thơ trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào một buổi chiều tối. Đây là bài thơ thứ 31 trong số 135 bài thơ của Nhật kí trong tù. 2. Thân bài Bài thơ vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng buồn vắng mà vẫn ánh lên sự sống ấm áp của con người, qua đó bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. a. Hai câu thơ đầu là một bức tranh chiều đầy chất cổ điển. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không - Cánh chim và chòm mây là hai hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong thơ chiều xưa nay. Cho nên đó chỉ là hai hình ảnh của không gian mà đã mang theo ý nghĩa thời gian. Trong hai câu thơ không hề có chữ chiều mà cảnh chiều đã hiện ra. - Bút pháp chấm phá chỉ với vài nét vẽ (bầu trời, cánh chim và chòm mây) đã tả được cái hồn của cảnh chiều nơi rừng núi. Nghệ thuật đối lập giữa cái vô hạn là bầu trời với cái hữu hạn là cánh chim và chòm mây làm hiện lên vẻ đẹp tĩnh lặng mênh mông của trời chiều. - Cảnh đẹp và thoáng một nét buồn. Mỗi một chi tiết của cảnh đều nhuốm màu tâm trạng. Cánh chim mỏi tìm về tổ ấm, còn người tù mỏi mệt sau một ngày đường ma vẫn chưa đến được chỗ dừng chân. Chòm mây lẻ loi trôi lững lờ trên tầng không, còn người tù thì cô đơn giữa một buổi chiều nơi đất khách. Hai câu thơ đạt đến mức vi diệu của lối tả cảnh ngụ tình. b. Hai câu cuối bất ngờ chuyển sang miêu tả hình ảnh con người. Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng - Xóm núi là một hình ảnh giản dị biểu tượng cho sự sống bình yên của con người. - Xóm nói như đẹp hơn, ấm áp hơn với hình ảnh người thiếu nữ. Vẻ đẹp trẻ trung đầy sức sống của người thiếu nữ, vẻ đẹp binh dị khỏe khoắn của tư thế lao động (xay ngô) trở thành Tài liệu chia sẻ trên tâm điểm của bức tranh thiên nhiên buổi chiều.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) - Vẻ đẹp ấy càng rạng rỡ hơn bên ánh hồng của bếp lửa rực lên giữa chiều tối. Trong nguyên tác không hề có chữ tối nhưng câu thơ đã nói được sự vận động của thời gian từ chiều đến tối. Chữ hồng đặt ở cuối bài thơ, soi rõ vẻ đẹp của người thiếu nữ, tỏa ánh sáng và hơi ấm xua đi cái buồn vắng của bức tranh chiều tối nơi rừng núi. Màu hồng ấy tràn đầy niềm lạc quan yêu đời, yêu sống của một tâm hồn nhân đạo cao cả luôn vượt lên cảnh ngộ của riêng mình để trìu mến nâng niu sự sống con người. 3. Kết bài Chiều tối là một thi phẩm đậm đà màu sắc cổ điển mà cũng rất hiện đại, thể hiện một cách tự nhiên và phong phú vẻ đẹp của hình ảnh người tù thi sĩ chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh : tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khổ cực của bản thân. Tài liệu chia sẻ trên