Microsoft Word - CN23-TRAN NGOC BICH( )

Tài liệu tương tự
CHÍNH PHỦ

1003_QD-BYT_137651

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUY TẮC, ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ

HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH SÂU MỤC TIÊU 1. Nắm vững kiến thức giải phẫu và sinh bệnh học. 2. Trình bày được đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng. 3. Vận dụng c

Nghị luận xã hội về tác hại của rượu

Ai baûo veà höu laø khoå

RHCO1 ĐIỀU KHOẢN SẢN PHẨM BẢO HIỂM BỔ TRỢ BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE ĐÓNG PHÍ ĐỊNH KỲ (Được phê chuẩn theo Công văn số 16678/BTC-QLBH ngày 22 tháng 11

BG CNheo full.doc

14 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - BỘ Y TẾ Số: 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT CỘNG HÒA XÃ H

PowerPoint Presentation

BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Thiếu hụt 25-hydroxyvitamin D và gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân có nhiễm khuẩn huyết nặng và sốc nhiễm trùng

THỜI GIAN CHỜ VÀ ĐIỀU KHOẢN BẢO HIỂM Thời gian chờ: 30 ngày đối với các điều trị do ốm bệnh thông thường 12 tháng đối với điều trị do bệnh đặc biệt, b

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

Tài liệu sinh hoạt Khoa học Kỹ thuật Điều dưỡng BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG NHIỄM TRÙNG SƠ SINH I. ĐỊNH NGHĨA: Nhiễm trùng sơ sinh (NTSS) là

4 Buoc So Cuu Can Lam Ngay Khi Bi Cho Can

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

1. MỤC TIÊU HỌC TẬP KHÁM HỆ MÁU Sau khi học xong buổi huấn luyện sinh viên có khả năng: Ths.Bs Lại Thị Thanh Thảo Ths.Bs Suzanne MCB Thanh Thanh ThS.

Microsoft Word Dieu khoan cham soc suc khoe khau tru chi phi bao hiem rui ro - print

ĐẶT ỐNG THÔNG NIỆU ĐẠO BÀNG QUANG 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1. Thực hiện giao tiếp với người bệnh, thôn

huong dan du phong lay truen tu me sang con 31.3_Layout 1.qxd

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Microsoft Word - QUY TAC DU LI?CH QUÔ´C TÊ´–2011.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN BỆNH HỌC NỘI KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN SÁCH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA Y HỌC CỔ TRUYỀN (Tái bản lần thứ nhất c

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ KHÓA HỌC (CỬ NHÂN ĐIỀU

ENews_CustomerSo2_

Brochure_CI_ _forweb

BẢO HIỂM CHĂM SÓC SỨC KHỎE PTI CARE

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Đại học, Bộ môn Điều Dưỡng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 129 ngaøy TIN TỨC Bản Tin Thế Đạo đã nhận được những tin tức như sau: 1- Ngày : Tây Ninh Đồng Hương Hội Hoa

Cái Chết

QUY TẮC BAOVIETCARE Phần I: Quy định chung I. Định nghĩa 1. Tai nạn Là bất kỳ sự kiện bất ngờ hay không lường trước, gây ra bởi một lực từ bên ngoài,

Slide 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

QUY TẮC BẢO HIỂM KẾT HỢP CON NGƯỜI An tâm tận hưởng cuộc sống NIỀM TIN VỮNG CHẮC, CAM KẾT VỮNG BỀN

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

QT bao hiem benh hiem ngheo

Microsoft Word - TOMTT~1.DOC

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM QUY TẮC BẢO HIỂM SỨC KHỎE Sản phẩm bảo hiểm VIB CARE MSIG VIB CARE Policy Wordings Version

TOURCare Plus

UL4_Brochure FINAL Review

THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG GIA LAI ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2018 LẦN 1 Môn: Sinh học Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Người ta phân biệt nhóm thực vậ

CÔNG TY BẢO HIỂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

QUY TẮC BẢO HIỂM VẬT CHẤT XE Ô TÔ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Đề thi thử THPT Quốc Gia 2019 môn Hóa học THPT Chuyên ĐH Vinh - Nghệ An - Lần 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm the

FWD_Ci_Epolicy_Ke hoach 1

UL3 - APTDUV [Watermark]

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - ungthudauco.doc

Báo vietnam.net, Thứ hai, ngày 3 tháng 7 năm 2014 LỜI CHIA SẺ TRƯỚC KHI RA ĐI CỦA MỘT BÁC SĨ BỊ UNG THƯ Sự thành công, xe cộ, nhà cửa, những thứ mà tô

BÀI GIẢI

DHS: Ban Hỗ trợ Trẻ em, Người lớn và Gia đình Những việc quý vị có thể làm đối với trường hợp ngược đãi trẻ em

Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ MSIG VIỆT NAM Địa chỉ (Address): Tầng 10, tòa nhà CornerStone, số 16 Phan Chu Trinh, Phường Phan Chu Trinh, Quận Ho

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Báo cáo thực tập

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

AIA AN TÂM TỊNH DƯỠNG

I

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Số 04 (6.987) Thứ Năm, ngày 4/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ tư

Microsoft Word - New Microsoft Office Word Document _2_

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2015 MÔN: SINH HỌC Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: a) Nêu chức năng của marn và tarn trong quá

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

Nguồn (Aug 27,2008) : Ở Cuối Hai Con Đường (Một câu chuyện hoàn toàn có thật. Tác giả xin được kể lại nhân dịp 30 năm

TÁC GIẢ: TIẾN SĨ GIANG BỔN THẮNG THÔNG ĐIỆP CỦA NƯỚC Việt dịch: Nhóm Cư Sĩ Diệu Âm

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Rượu bia uống thả ga, rau quả ăn rụt rè: Đừng hỏi vì sao ung thư tăng phi mã!

Huyết khối tĩnh mạch não: điều trị và dự hậu (Cerebral venous thrombosis: Treatment and prognosis) Tài liệu lược dịch từ UpToDate 2018 Tác giả: José M

QUY TẮC BẢO HIỂM BỆNH UNG THƯ AN TÂM GÁNH NẶNG SẺ CHIA NIỀM TIN VỮNG CHẮC, CAM KẾT VỮNG BỀN

Financial Assistance Policy

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Ebook miễn phí tại: Webtietkiem.com/free

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Cúc cu

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (B

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: BỆNH HỌC: UNG THƯ THANH QUẢN 1

OpenStax-CNX module: m CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU Nguyễn Trang This work is produced by OpenStax-CNX and licensed under the Creative Commons Att

Bản ghi:

ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH TRÊN HỆ TIẾT NIỆU CỦA CHÓ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ Trần Ngọc Bich 1, Lê Thị Phương Đông 2, Nguyễn Phúc Khánh 1, Nguyễn Thị Yến Mai 3, Trương Phúc Vình 1 và Trần Thị Thảo 1 1 Khoa nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ 2 Khoa nông nghiệp, Trường Đại học An Giang 3 Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ Tiền Giang Thông tin chung: Ngày nhận: 26/9/214 Ngày chấp nhận: 7/11/214 Title: Epidemiological characteristics of urinary system disorders in dogs at Can Tho City Từ khóa: Chó, hệ tiết niệu, suy thận, sỏi bàng quang, niệu đạo, Thành phố Cần Thơ Keywords: Dogs, Urinary system, Renal failure, Bladder stones, urethra stones, Cantho City ABSTRACT Among 1,652 dogs examined at the Hospital Animal in Cantho University and veterinary clinics in Cantho City, 122 cases recognized that have clinically pathologic changes on urinary system. X-ray test and urine test results, determined urinary system diseases accounted for 7.38%. Of those with chronic kidney disease appears with the highest percentage 31.97%, followed by 28.69% of acute renal failure, inflammatory disease 22.95% of bladder infections, bladder and urethra 16.39%. Diseases of the urinary system of the other dogs had statistically significant difference in age, breed with p <.1. Incidence of urinary tract disease in dogs increases with age, most elderly dog, dogs over 5 years old with 19.93% rate. Efficacy of treatment depends on the duration of the pathologic period and pathologic level. However, 53.27% of ill dog become well, among them were 51.42% of dogs with early acute renal failure, 1.25% of chronic renal failure, 1% of Cystitis and 75% of bladder and urethra stones. TÓM TẮT Trong số 1.652 chó đến khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú Y và các Phòng mạch Thú y Thành phố Cần Thơ, chúng tôi phát hiện 122 chó có bệnh lý ở hệ tiết niệu. Qua kết quả kiểm tra X-quang và xét nghiệm nước tiểu, xác định chó có bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ 7,38%. Trong số đó, chó có bệnh lý suy thận mãn xuất hiện với tỷ lệ cao nhất 31,97%, kế đến là suy thận cấp 28,69%, bệnh lý viêm nhiễm trùng bàng quang 22,95%, sỏi bàng quang và niệu đạo 16,39%. Bệnh lý trên hệ niệu của chó khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi, giống chó với p<,1. Tỷ lệ xuất hiện bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó tăng dần theo độ tuổi, nhiều nhất trên chó già, chó trên 5 năm tuổi với tỷ lệ 19,93%. Hiệu quả điều trị phụ thuộc vào thời gian mắc bệnh và mức độ bệnh lý. Tuy nhiên có 53,27% chó khỏi bệnh bao gồm 51,42% trong bệnh lý suy thận cấp, 1,25% trong suy thận mãn, 1% trong viêm nhiễm trùng bàng quang và 75% trong sỏi bàng quang và niệu đạo. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngoài những bệnh trên hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ sinh dục,... thì bệnh trên đường tiết niệu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe đôi và khi gây ra những biến chứng nguy hiểm trên chó. Trong đó, bệnh suy thận tuy thầm lặng nhưng 122

lại gây ảnh hưởng đến khoảng 15% chó trưởng thành và chủ yếu là suy thận mãn tính (Goldston, 1995); Còn bệnh nhiễm trùng hệ niệu cũng chiếm 14% trong suốt cuộc đời của chó (Osborne, 1999). Theo kết quả ghi nhận của Khương Trần Phúc Nguyên (26), trong số 8.754 chó đến khám tại Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã phát hiện 621 chó có biểu hiện bệnh lý trên hệ tiết niệu chiếm tỷ lệ 7,1%. Bên cạnh đó còn có một số bệnh lý khác trên hệ tiết niệu như sỏi, nhiễm trùng, cũng như khối u hay những dị tật bẩm sinh. Phần lớn những bệnh lý này chỉ được phát hiện khi đã có biến chứng, dẫn đến khó điều trị. Việc phát hiện sớm bệnh ở hệ tiết niệu và đề ra phác đồ điều trị kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả trong điều trị là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác thú y hiện nay. Với mục tiêu khảo sát các đặc điểm dịch tễ của bệnh trên hệ tiết niệu ở chó tại TP. Cần Thơ và qua đó nhằm cung cấp những thông tin hữu ích để ứng dụng vào công tác phòng-trị bệnh cho chó - mèo đạt kết quả tốt hơn, đặc biệt là các bệnh trên hệ tiết niệu của chó, đó chính là lý do chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nội dung nghiên cứu Khảo sát các đặc điểm dịch tễ của bệnh trên hệ tiết niệu ở chó tại TP. Cần Thơ. Đánh giá hiệu quả điều trị theo từng dạng bệnh lý trên hệ tiết niệu ở chó tại TP. Cần Thơ theo phác đồ điều trị của Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ. 2.2 Vật liệu nghiên cứu Những chó có dấu hiệu bệnh lý điển hình và không điển hình trên hệ tiết niệu chó được khám và điều trị lần đầu tại Bệnh xá Thú y - Trường Đại học Cần Thơ và 3 phòng mạch Thú y tại TP. Cần Thơ (1 phòng mạch thuộc Trạm Thú Y liên quận Ninh Kiều Bình Thủy, 1 phòng mạch thuộc Chi cục Thú Y TP. Cần Thơ và 1 phòng mạch thuộc Công ty Vemedime), toàn bộ số chó này đều được lập bệnh án để theo dõi. Trang thiết bị: Máy phân tích nước tiểu Clinitek 5, kính hiển vi quang học, máy ly tâm, máy chụp hình. Dụng cụ: Các lọ đựng mẫu, ống nghiệm, cốc, lame, lamelle, Hóa chất: Que thử nước tiểu URS1 của Bayer Diagnostics manufacturing Ltd., 2.3 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp điều tra dịch tễ học hồi cứu và dịch tễ học mô tả: sử dụng phiếu điều tra và phân tích số liệu dịch tễ (B. Toma et al., 1997). Trên những chó có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiết niệu, chúng tôi tiến hành lập bệnh án và đồng thời thực hiện các bước như sau: Bước 1: Tìm hiểu bệnh sử; Bước 2: Khám lâm sàng; Bước 3: Xét nghiệm nước tiểu; Bước 4: Chỉ định xét nghiệm X quang đối với các trường hợp nghi ngờ sỏi ở đường tiết niệu. Tất cả các bước trên được tiến hành thực hiện tại các Bệnh xá Thú y và Phòng xét nghiệm Vi Sinh của Bệnh viện Đa khoa Trung ương TP. Cần Thơ. Phác đồ điều trị: chọn liệu pháp điều trị phù hợp cho từng thể trạng cá thể bệnh. Nguyên tắc điều trị chung là bù nước, duy trì dịch nội mô và cân bằng điện giải bằng cách truyền qua tĩnh mạch dung dịch Lactate ringer hoặc dung dịch NaCl,9% với 3-5 ml/kg P, tốc độ truyền phụ thuộc vào lượng nước tiểu tiểu ra và thể trạng của chó. Bổ sung vitamin nhóm B như Vitamine 3B với liều 5 mg/kgp/ngày, cấp bằng đường uống hoặc tiêm dưới da Hematopan B12 với liều 1 mg/5kgp/ngày, bổ sung từ 5-7 ngày. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng tốt. Điều trị suy thận cấp: Bổ sung chất lợi niệu như Furosemide 2-4 mg/kg/ngày, liệu trình 3-5 ngày Kiểm soát nhiễm acid máu, nếu ph<7 thì cần can thiệp kịp thời bằng sodium bicarbonate với liều 65 mg/chó/ngày. Chống nôn ói và viêm dạ dày bằng cách tiêm dưới da Metoclopramide (Primperan) 1-2 mg/kgp/ngày và ngưng sử dụng khi thú hết ói. Chống nhiễm trùng bằng cách cho uống Clavamox 1-15 mg/kg P/ngày; hoặc tiêm dưới da dung dịch Enprofloxacin (Baytril) 1-15 mg/kg p/ngày, kết hợp với Prednisolone 1 mg/kgp/ngày, liệu trình từ 7-1 ngày. Điều trị suy thận mãn: Kiểm soát nhiễm acid máu, nếu ph<7 thì cần can thiệp kịp thời bằng sodium bicarbonate với liều 65 mg/chó/ngày, truyền tĩnh mạch. 123

Điều hòa mức Ca trong máu bằng Calcitriol với liều,3-,6 µg/kgp/ngày, cho uống mỗi 2 ngày 1 lần với liệu trình điều trị 3-5 lần. Chống nhiễm trùng bằng cách cho uống Clavamox 1-15 mg/kg P/ngày; hoặc tiêm dưới da dung dịch Enprofloxacin (Baytril) 1-15 mg/kg p/ngày, kết hợp với Prednisolone 1 mg/kgp/ngày, liệu trình từ 7-1 ngày. Điều trị viêm nhiễm trùng bàng quang: Giảm đau bằng Alaxan 1 viên/2kgp/ngày, uống 2 lần trên ngày Chống viêm nhiễm trùng bằng Septotryl liều 15-3 mg/kgp/ngày, tiêm dưới da, kèm với Prednisolone với liều 1 mg/kgp/ngày, điều trị liên tục từ 5-7 ngày. Điều trị sỏi bàng quang và niệu đạo: Phẫu thuật loại bỏ sỏi. Sử dụng kháng sinh Shotapen 1 ml/1kgp, mỗi 3 ngày tiêm dưới da 1 lần. Truyền NaCl,9% nếu phẫu thuật mất nhiều máu. Những chó sau 1 ngày được điều trị theo phác đồ, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra những chi tiết liên quan đến thận học và đánh giá hiệu quả điều trị theo 3 mức độ sau: Khỏi bệnh; Bệnh thuyên giảm; Không khỏi bệnh. Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp thống kê sinh học bằng chương trình Excel 27 và Minitab 14. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Khảo sát các đặc điểm dịch tễ của bệnh trên hệ tiết niệu ở chó tại TP. Cần Thơ 3.1.1 Tỷ lệ chó rối loạn hệ niệu được điều trị ở bệnh xá thú y và một số phòng mạch thú y tại TP. Cần Thơ. Trong số 1.652 chó được mang đến khám lần đầu tại các bệnh xá Thú y thuộc quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, kết quả phân tích thành phần nước tiểu cùng với các chỉ tiêu sinh lý sinh hóa nước tiểu của chó nghi bệnh ở đường tiết niệu và chẩn đoán bằng X quang, chúng tôi đã xác định có 122 chó có biểu hiện bệnh lý ở hệ tiết niệu trên tổng số 1.652 chó mang đến khám bệnh và kết quả trình bày ở Bảng 1. Bảng 1: Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ tiết niệu Số chó khảo Số chó bệnh hệ Tỷ lệ(%) sát niệu 1.652 122 7,38 Qua kết quả Bảng 1 cho thấy chó có dấu hiệu bệnh lý trên hệ thống tiết niệu đến khám và chữa trị lần đầu tại Bệnh xá Thú y và một số phòng mạch thú y thuộc quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ chiếm tỷ lệ 7,38%. Kết quả khảo sát của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Khương Trần Phúc Nguyên, 26 (7,1%), nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thảo, 28 (8,67%). Sự sai khác này có thể do khác nhau về thời gian và địa điểm lấy mẫu, nguồn gốc chó nuôi cũng khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, tỷ lệ bệnh ở hệ tiết niệu trên chó có thể còn cao hơn nữa, do những bệnh lý trên hệ tiết niệu thường chậm biểu hiện triệu chứng lâm sàng và không được chủ mang đi điều trị kịp thời vì thận có một khả năng hoạt động bù trừ rất lớn, cho nên những trường hợp như tắc một niệu quản, sỏi một niệu quản, sỏi nhỏ ở một thận thì chưa xuất hiện dấu hiệu lâm sàng. 3.1.2 Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý trên hệ niệu theo giống. Trên những chó có bệnh lý ở hệ tiết niệu, yếu tố về giống cũng được chúng tôi theo dõi. Tại TP. Cần Thơ, chủng loại chó rất đa dạng và phong phú, trong quá trình khảo sát chúng tôi chia làm 2 nhóm giống chó chính là nhóm giống chó ngoại và nhóm giống chó nội. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 2. Bảng 2: Tỷ lệ chó có biểu hiện bệnh lý trên hệ niệu theo giống Giống Số chó khảo sát Số chó có bệnh Tỷ lệ(%) Giống chó nội Giống chó ngoại 664 988 37 85 5,57 a 8,6 b Tổng 1.652 122 7,38 Những chữ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<,5) Qua Bảng 2, chúng tôi nhận thấy nhóm chó ngoại có tỷ lệ bệnh ở hệ tiết niệu 8,6% cao hơn nhóm chó nội 5,57% và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<,5). Tuy nhiên sự khác biệt này là không đặc trưng bởi lẽ người dân tại trung tâm thành phố có xu hướng nuôi những giống chó 124

ngoại như giống chó Nhật, Bắc Kinh, Chihuahua, Bergie,... ngày càng nhiều và thường xuyên mang đi khám và điều trị. Hơn nữa việc cho ăn thường là khẩu phần thức ăn công nghiệp với hàm lượng khoáng cao và nuôi nhốt là chủ yếu, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sinh lý bài tiết nước tiểu của chó (chó ít tiểu, nín tiểu), vì thế dễ dẫn đến tạo sỏi ở hệ niệu. Mặt khác, một số giống chó ngoại bị sỏi niệu còn do yếu tố di truyền. Doll (26) cho rằng giống chó Dalmatian có xu hướng phát triển sỏi thận do yếu tố gen trong trao đổi chất của các loại acid amin chủ yếu từ protein đường tiêu hóa. 125 3.1.3 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo lứa tuổi Kết quả khảo sát tỷ lệ biểu hiện bệnh ở hệ tiết niệu theo 4 nhóm tuổi của chó được trình bày qua Bảng 3. Qua Bảng 3 cho thấy tỷ lệ bệnh ở hệ tiết niệu thấp nhất ở lứa tuổi < 6 tháng tuổi (2,86%), sau đó tăng dần lên 6 tháng tuổi 2 năm tuổi (4,24%), rồi đến độ tuổi từ 2 5 năm tuổi chiếm tỷ lệ 9,7% và tỷ lệ cao nhất xuất hiện ở nhóm chó >5 năm tuổi (13,13%). Tỷ lệ bệnh lý ở hệ tiết niệu trên chó theo độ tuổi khác nhau rất có ý nghĩa thống kê (p<,1). Bảng 3: Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh trên hệ tiết niệu theo lứa tuổi Lứa tuổi Số chó khảo sát Số chó bệnh hệ tiết niệu Tỷ lệ(%) < 6 tháng 6 tháng 2 năm 2 5 năm > 5 năm 42 41 397 434 12 17 36 57 2,86 b 4,24 b 9,7 a 13,13 a Tổng 1.652 122 7,38 Những chữ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<,1) Từ kết quả này chúng tôi nhận thấy rằng bệnh lý hệ tiết niệu có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, tỷ lệ bệnh tăng dần theo tuổi và thường xảy ra ở những chó già. Kết quả của chúng tôi hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Rubin (1999). Tỷ lệ bệnh ở hệ tiết niệu gia tăng theo độ tuổi là vì ở lứa tuổi lớn, các tác nhân hóa học, cơ học từ bên ngoài tác động vào con thú nhiều hơn, tần số tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh tăng lên và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn. Hơn nữa, chó càng già sức đề kháng kém, dễ phát sinh bệnh nếu chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc không phù hợp. 3.1.4 Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh lý trên hệ thống tiết niệu theo giới tính Qua Bảng 4 cho thấy số chó có tỷ lệ biểu hiện bệnh lý trên hệ tiết niệu ở chó đực là 67 trường hợp, chiếm tỷ lệ 7,86% cao hơn so với chó cái 6,88%. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>,5). Điều này cho thấy, bệnh hệ tiết niệu không phụ thuộc nhiều vào giới tính. Bảng 4: Tỷ lệ chó biểu hiện bệnh trên hệ tiết niệu theo giới tính Giới tính Số chó khảo sát Số chó bệnhhệ tiết niệu Tỷ lệ(%) Đực Cái 852 8 67 55 7,86 a 6,88 a Tổng 1.652 122 7,38 Những chữ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p>,5) 3.1.5 Tần suất xuất hiện triệu chứng lâm sàng liên quan đến bệnh lý trên hệ tiết niệu Biểu hiện lâm sàng được xác định dựa vào tình trạng nước tiểu và cách đi tiểu của thú. Kết quả khảo sát các biểu hiện lâm sàng trên chó có bệnh lý ở hệ tiết niệu được trình bày ở Bảng 5. Kết quả ở Bảng 5 cho thấy, biểu hiện tiểu nhiều (đa niệu) chiếm tỷ lệ cao nhất (3,33%) trong nhóm chó có bệnh lý hệ niệu, kế đến là tiểu ra máu (25,41%), tiểu đau đớn (13,11%), tiểu có mủ (9,83%), bí tiểu (7,38%) và thấp nhất là vô niệu (4,91%). Tỷ lệ các dấu hiệu lâm sàng liên quan đến bệnh hệ niệu khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<,1). Chó tiểu nhiều thường kèm theo biểu hiện uống nhiều, sụt cân đôi khi có bỏ ăn, nôn ói. Chó tiểu ra máu có thể thấy màu nước tiểu đỏ hoặc nâu sậm, và hiện tượng tiểu máu có thể do xuất huyết ở bàng quang, niệu đạo hay tuyến tiền liệt, hoặc có thể do tổn thương ở thận. Dấu hiệu lâm sàng do tiểu nhiều và tiểu máu chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là một biểu

hiện lâm sàng khá rõ ràng, dễ nhận thấy nên chủ gia súc thường sớm mang đi điều trị. Bảng 5: Tỷ lệ chó có biểu hiện lâm sàng của bệnh lý trên hệ tiết niệu Biểu hiện lâm Số lượng (%) trên chó sàng Tiểu đau đớn Tiểu ra máu Tiểu có mủ Bí tiểu Vô niệu Tiểu nhiều Biểu hiện khác (con) có bệnh lý 16 13,11 b 31 25,41 a 12 9,83 b 9 7,38 b 6 4,91 b 37 3,33 a 11 9,2 b Tổng 122 1 Những chữ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<,1) 3.2 Xác định các dạng bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó và đánh giá hiệu quả điều trị theo phác đồ điều trị của Bệnh xá Thú y Trường Đại học Cần Thơ 3.2.1 Tỷ lệ một số dạng bệnh lý trên hệ tiết niệu Qua điều tra bệnh sử; Khám lâm sàng; Xét nghiệm nước tiểu và chẩn đoán hình ảnh (X quang) trên chó có dấu hiệu bệnh lý ở hệ tiết niệu. Chúng tôi đã phân biệt các dạng bệnh lý phổ biến trên hệ tiết niệu của chó và kết quả được trình bày ở Bảng 6. Qua Bảng 6 chúng tôi nhận thấy, các dạng bệnh lý ở cơ quan hệ tiết niệu trên chó được xác định là 126 khá đa dạng. Bệnh lý chiếm lỷ lệ cao nhất là suy thận mãn (31,97%), kế đến là bệnh lý suy thận cấp (28,69%) và viêm nhiễm trùng bàng quang (22,95%), thấp nhất là bệnh lý sỏi bàng quang và niệu đạo với tỷ lệ là 16,39%. Sự khác biệt giữa các dạng bệnh lý trên hệ tiết niệu của chó về tỷ lệ là có ý nghĩa về mặt thống kê (p<,5). Bảng 6: Tỷ lệ một số bệnh ở hệ tiết niệu trên chó được chữa trị tại bệnh xá thú y và một số phòng mạch thú y Các dạng bệnh Suy thận cấp Suy thận mãn Viêm nhiễm trùng bàng quang Sỏi bàng quang và niệu đạo Số lượng (con) (%) trên chó có bệnh lý 35 28,69 a 39 31,97 a 28 22,95 ab 2 16,39 b 122 1, Những chữ trong cùng một cột khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa thống kê (p<,5) 3.2.2 Hiệu quả điều trị theo phác đồ điều trị của Bệnh xá Thú y Đại học Cần Thơ Sau khi có kết quả chẩn đoán chúng tôi tiến hành điều trị trên chó có biểu hiện bệnh lý trên hệ tiết niệu với phát đồ điều trị của Bệnh xá Thú y đại học Cần Thơ theo từng dạng bệnh lý. Kết quả sau 1 ngày điều trị theo phác đồ được chúng tôi trình bày trong bảng 7. Bảng 7: Hiệu quả điều trị theo từng dạng bệnh lý trên chó có bệnh lý ở hệ tiết niệu Các dạng bệnh lý hệ niệu SL điều trị Kết quả điều trị Khỏi bệnh Giảm bệnh Chết SL % SL % SL % Suy thận cấp Suy thận mãn Nhiễm trùng bàng quang Sỏi bàng quang & niệu đạo 35 39 28 2 18 4 28 15 51,42 1,25 1 75 7 27 1 2 69,23 5 1 8 4 28,58 2,52 2 Tổng 122 65 53,27 35 28,69 22 18,4 Kết quả Bảng 7 cho thấy, tỷ lệ khỏi bệnh của bệnh lý nhiễm trùng bàng quang cao nhất với 1% khỏi bệnh. Bởi vì nhiễm trùng bàng quang thường là một bệnh đơn thuần, rất ít khi có biến chứng nhiễm trùng toàn thân (Ettinger, 2). Bệnh lý sỏi bàng quang và niệu đạo được điều trị bằng phẫu thuật, có tỷ lệ khỏi bệnh rất cao 75%. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ chết (2%), những trường hợp này do tình trạng sức khỏe của con vật kém trước khi tiến hành điều trị, thú suy kiệt, không có khả năng chịu đựng theo tiến trình điều trị. Bệnh lý suy thận cấp diễn biến nhanh và trầm trọng, tuy nhiên do được chẩn đoán kịp thời nên tỷ lệ khỏi bệnh cũng khá cao (51,42%). Có 1 trường hợp (28,58%) bệnh thuyên giảm sau 3-5 ngày điều trị, những trường hợp này thường chuyển sang thể mãn tính. Bệnh lý suy thận mãn có biểu hiện lâm sàng ít rõ ràng, bệnh dai dẳng kéo dài, suy giảm chức năng thận và không phục hồi theo thời gian. Trong thời gian nghiên cứu của chúng tôi, những chó được chủ mang đến điều trị phần lớn đã có biến chứng,

không chỉ đơn thuần mất chức năng thận mà còn tổn hại đến các cơ quan khác, làm bệnh càng nguy kịch hơn. Vì lẽ đó trên thực tế chúng tôi điều trị chó suy thận mãn có tỷ lệ chết khá cao (2,52%) so với khỏi bệnh (1,25%), tỷ lệ cao nhất ở chó có biểu hiện thuyên giảm bệnh (69,23). 4 KẾT LUẬN Chó có biểu hiện bệnh lý ở hệ tiết niệu được khám và chữa trị tại các Bệnh xá Thú y thuộc quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ chiếm tỷ lệ 7,38%. Tỷ lệ chó có bệnh lý trên hệ tiết niệu tăng theo lứa tuổi, sự khác biệt rất có ý nghĩa thống kê về tuổi và giống nhưng không có sự khác biệt theo giới tính. Bệnh lý suy thận mãn có tỷ lệ cao nhất (31,97%), kế đến là suy thận cấp (28,69%), viêm nhiễm trùng bàng quang chiếm tỷ lệ 22,95%, và thấp nhất là tỷ lệ bệnh lý sỏi bàng quang và niệu đạo (16,39%). Kết quả điểu trị trên chó có bệnh lý viêm nhiễm trùng bàng quang đạt hiệu quả tối đa (1%). Bệnh lý sỏi bàng quang và niệu đạo được điều trị bằng phẫu thuật trong trường hợp phát hiện bệnh sớm cũng đạt hiệu quả khá cao (75%). TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. B. Toma (1997). Épidémiologie Appliquée à la lutte collective contre les maladies animales transmissible majeures. Maison- Alfort, France. 2. Doll G. (26), Kidney and urinary tract disease, www.holistic.vetpetcare.com. 3. Ettinger S.J and E.C. Felaman (2), Textbook of veterinary internal medicine diseases of dogs ang cats, 5th ed, vol 2, W.B. Saunder Company. 4. Goldston R.T. (1995), Introduction and Overwiew ofgeriatrics. Geriatrics and Gerontology of the dogs and cats, W.B. Saunder, Philadelphia. 5. Khương Trần Phúc Nguyên (26), Ứng dụng kỹ thuật X-quang trong chẩn đoán bệnh hệ tiết niệu trên chó tại Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học Nông Nghiệp, Đại học Nông Lâm, TP. HCM. 6. Nyland T. G., J. S. Mattoo, (1995), Veterinary diagnostic ultrasound, W. B. Saunders Company. 7. Osborne C. A., Jerry B. Stevens (1999), Urinalysis: A Clinical Guide to Compassionate patient care, Bayer coporation and Bayer AG Leverkusen. 8. Rubin S. A. (1999), Geriatrics and renal disease, Hill Pet Nutrition Inc. 9. Trần Thị Thảo (28), Chẩn đoán và điều trị một số bệnh trên hệ tiết niệu của chó tại Bệnh xá Thú y trường Đại học Cần Thơ, LVCH, Khoa NN & SHUD, Trường Đại học Cần Thơ. 127