Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Tài liệu tương tự
AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc STT DANH MỤC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT HẾT HIỆU LỰC TOÀN B

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

CÄNG TY CÄØ PHÁÖN XÁY LÀÕP THÆÌA THIÃN HUÃÚ THUA THIEN HUE CONSTRUCTION JOINT-STOCK CORPORATION CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP THỪA THIÊN HUẾ Trụ sở : Lô 9 P

Microsoft Word - Noi dung tom tat

PHẦN VIII

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Microsoft Word - Vinamilk-FS Separate-VN-Final sign.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CHO NĂM KẾT THÚC NGÀY 31 THÁNG 12 NĂM ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (dưới đây

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con Thông tin về Công ty Giấy chứng nhận ngày 20 tháng 11 năm 2003 Đăng ký Doanh nghiệp số 0300

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

BCTC Mẹ Q xlsx

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

UL3 - APTDUV [Watermark]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

KT01017_TranVanHong4C.doc

Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Lo¹i tµi khon I

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GIAO NHẬN VẬN TẢI XẾP DỠ TÂN CẢNG BÁO CÁO CỦA BAN GIÁM ĐỐC Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cản

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

BaoCaoTNQuyHuuTriTuNguyen2018.indd

Microsoft Word - On thi TC Tien Te - Chuyen vien NHNN.doc

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

LỜI MỞ ĐẦU

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word QTOAN HOP NHAT theo mau.doc

CÔNG TY CP CHỨNG KHOÁN ĐẦU TƯ VIỆT NAM BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUÝ III.2018 Cho kỳ hoạt động từ ngày 01/01/2018 đến ngày 30/09/2018 HÀ NỘI, THÁNG 10 NĂM 201

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

Microsoft Word - PHAN TICH NGANH NGAN HANG.doc

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Điều lệ Công ty CP Chứng khoán MB

Microsoft Word - Savico-FS2015-Consol-VN-Final

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT CÔNG TY CỔ PHẦN VĂN HÓA TÂN BÌNH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018 (đã được kiểm toán)

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

B312 M?U BCKT

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

BỘ TÀI CHÍNH

Microsoft Word May Phu Thinh _NTHP

SSI BCTC hop nhat final to issue - BTKT.doc

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN KINH DOANH NƯỚC SẠCH NAM ĐỊNH DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG Nam Định, năm 2017

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Ph©n tÝch b¸o c¸o tµi chÝnh víi viÖc ph¸t hiÖn

BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH 27 tháng 2 năm 2015 kpmg.com.vn BẢN TIN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Report of the Board of Management and

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

MỤC LỤC Trang Thông điệp từ Tổng Giám đốc Manulife Việt Nam 3 Báo cáo tình hình hoạt động của Quỹ Liên kết Chung năm Tình hình hoạt động của Qu

Microsoft Word - VCB-2010-Review-Separate-QuyIII_Final

Dự thảo CÔNG TY CỔ PHẦN MAI LINH MIỀN TRUNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC KIỂM TOÁN NĂM 2012

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Tài chính phát triển Bài đọc Kinh tế học tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính Ch.12

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

Đề cương chương trình đại học

BCTC Hop nhat Transimex-Q xls

1

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

Luận văn tốt nghiệp

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

CÔNG TY TNHH TM LÔ HỘI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CƠ BẢN

Microsoft Word - Copy of BCTC doc

CÔNG TY CÔ PHÂ N HU NG VƯƠNG CÔ NG HO A XA HÔ I CHU NGHI A VIÊ T NAM Lô 44, KCN My Tho, ti nh Tiê n Giang Đô c lâ p Tư do Ha nh phu c

HÃY BÌNH TĨNH LẮNG NGHE DÂN! Ý KIẾN CÔNG DÂN CỦA NHÀ VĂN HOÀNG QUỐC HẢI (Nhà văn Hoàng Quốc Hải, thứ hai ngày 4 tháng 6 năm 2018) ĐẢNG ƠI! QUỐC HỘI ƠI

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

CÔNG TY CỔ PHẦN MAY MẶC BÌNH DƯƠNG PROTRADE GARMENT JOINT STOCK COMPANY BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM Signature Not Verified Ký bởi: CÔNG TY CỔ PHẦN

CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Số: 08/BC-HĐQT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Dương, ngày 22 tháng 03

Bản ghi:

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Thương mại (NHTM) hoạt động như thế nào chúng ta phải xem xét đến bản quyết toán tài sản của Ngân hàng đó, là bản kê tài sản có và tài sản nợ cuả nó. Bảng quyết toán này liệt kê các kết số, tức là nó có đặc trưng. Tổng tài sản có = Tổng tài sản nợ + vốn. Hơn nữa, bảng quyết toán tài sản một Ngân hàng liệt kê các nguồn vốn của Ngân hàng (tài sản nợ) và sử dụng vốn (tài sản có). Các Ngân hàng bằng nhiều cách để huy động vốn. Sau đó họ dùng vốn này có được tài sản có. - Bảng quyết toán của tất cả các Ngân hàng Thương mại thường có kết cấu dưới dạng sau: 1/13

Nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại Nguồn vốn tiền gửi Nguồn vốn tiền gửi là nguồn vốn quan trọng nhất chiếm bộ phận lớn trong tổng số nguồn vốn của NHTM, thường chiếm khoảng 50-60% nhưng hiện nay tỷ lệ này đang giảm dần. Theo tính chất giao dịch việc huy động vốn chia làm loại: Tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm và nó có thể được chia thành dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn nằm trên tài khoản thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là khá lớn bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu thanh toán giao dịch trong nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này thường là ngắn hạn, không ổn bởi vì khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. Ngân hàng sử dụng vốn phải đối phó với rủi ro thanh khoản hoặc sự ứ đọng vốn nhưng ngược lại chi phí sử dụng nó rất thấp. Việc huy động nguồn vốn tiền gửi phụ thuộc nhu cầu thanh toán của từng cá nhân. Ví dụ như những ngày giáp Tết hay Noel, nhu cầu chi tiêu lớn, khách hàng thường đến Ngân hàng để rút tiền. Lãi suất cũng có yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh lớn, nhất là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ. Sự thu hút nguồn tiền gửi phụ thuộc vào mức độ đa dạng hoá dịch vụ trình độ công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Uy tín, thâm niên, sự giao tiếp lịch sự của đội ngũ cán bộ công nhân viên ảnh hưởng khả năng huy động tiền gửi của Ngân hàng. Ngoài ra khả năng sử dụng vốn như khả năng cho vay, khả năng đầu tư sẽ ảnh hưởng gián tiếp trong việc huy động nguồn vốn. Nguồn vốn đi vay Ngân hàng Thương mại có thể đi vay từ NHNN, các tổ chức tín dụng khác có thể vay trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Khi Ngân hàng Thương mại vay vốn từ NHNN nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, đáp ứng nhu cầu thanh khoản, đáp ứng nhu cầu cấp tín dụng cho các tổ chức tín dụng trong nền kinh tế. Trong trường hợp Ngân hàng Thương mại gặp khó khăn và có khả năng phá sản mà ảnh hưởng đến hệ thống Ngân hàng, NHNN có thể cho vay. Khi NHNN cho Ngân hàng Thương mại vay dựa vào các chứng khoán (chứng khoán cầm cố, chứng khoán chiết khấu), và chỉ cho vay tối đa 70% giá trị thực tế của chứng khoán đó. Chi phí để có khoản vốn này là khá lớn, ảnh hưởng đến kế hoạch của Ngân hàng, nhất là lợi nhuận, nên đây là giải pháp cuối cùng Ngân hàng mới huy động. Các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng luôn là người bạn đồng hành, người bạn hàng của nhau. Khi một Ngân hàng cần một nguồn vốn trung và dài hạn hay một dự án lớn đem lại lợi nhuận cao Ngân hàng Thương mại thường đi vay tức thời với lãi suất trên thị trường liên Ngân hàng. Hoặc hai Ngân hàng Thương mại thuộc hai nước có, thời 2/13

gian làm việc ngược nhau thường ký kết hợp đồng tín dụng qua đêm để tận dụng nguồn vốn tuy nhiên cách làm này chi phí hơi cao vì lãi suất tín dụng qua đêm là lãi suất nóng. Ngoài ra Ngân hàng Thương mại có thể vay vốn trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ thông qua phát hành các kỳ phiếu ngắn hạn, trái phiếu trung và dài hạn. Đặc điểm của nguồn vốn đi vay là ổn định hơn, nguồn vốn tiền gửi nhưng chi phí vốn cao hơn. Tỷ lệ nguồn vốn đi vay đang có xu hướng chiếm khoản 15-20% tổng nguồn vốn Ngân hàng Thương mại. Việc huy động vốn còn phụ thuộc chính sách tiền tệ của NHNN, các hoạt động nói chung của Ngân hàng Thương mại và tính năng động của thị trường chứng khoán. Các nguồn vốn khác của Ngân hàng Thương mại Ngân hàng Thương mại ra còn có những nguồn vốn khác như nguồn vốn uỷ thác, nguồn vốn mà Ngân hàng đứng ra quản lý hộ một tổ chức ra bảo lãnh cho một tổ chức để đầu tư vào một dự án lớn mang lại lợi nhuận cao, trong trường hợp này Ngân hàng sẽ hưởng hoa hồng, và hưởng dịch vụ quản lý. Nguồn vốn trong thanh toán hình thành từ đặc điểm thanh toán không dùng tiền mặt khi mà sự vận động giữa hàng hoá và tiền tệ luôn có một khoảng thời gian nhất định. Kế toán ngày một hiện đại thì khoảng thời gian này ngày một rút ngắn, nguồn vốn bị thu hẹp nhưng tăng tính cạnh tranh cho Ngân hàng Thương mại. Nguồn vốn hình thành từ các khoản nợ của Ngân hàng nhưng chưa đến hạn phải trả. Các loại nguồn vốn này thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, Ngân hàng có thể chủ động sử dụng ít chịu sự rủi ro. 1.2.1.4. Vốn chủ sở hữu và các quỹ Trước khi bước vào hoạt động, mỗi Ngân hàng đều có một khoản vốn nhất định nhiều hơn hoặc bằng với vốn pháp định do Nhà nước đặt ra, gọi là vốn điều lệ. Đối với Ngân hàng quốc doanh, vốn điều lệ thường do ngân sách Nhà nước cấp, các Ngân hàng cổ phần do các cổ đông đóng góp. Vốn điều lệ phục vụ cho việc mở rộng, khởi động Ngân hàng, tạo ra cơ sở vật chất ban đầu để Ngân hàng đi vào hoạt động. Vốn điều lệ thể hiện qui mô, uy tín của Ngân hàng. Tỷ lệ vốn nhỏ chỉ chiếm 5-10% tổng nguồn vốn. Thường các Ngân hàng cổ phần sau một thời gian hoạt động muốn nâng vốn điều lệ lên bằng cách phát hành thêm cổ phiếu các nguồn vốn bổ sung được trích trên cơ sở lợi nhuận không chia lợi nhuận sau thuế, hoặc tăng nguồn vốn này bằng cách phát hành trái phiếu Ngân hàng. Vốn sở hữu của Ngân hàng như một cái đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị của những tài sản có của Ngân hàng. 3/13

Trong Ngân hàng hình thành lên nhiều quĩ dự phòng rủi ro, quĩ phúc lợi nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, hạn chế rủi ro cho các cơ quan bảo hiểm, đảm bảo thanh khoản và cung cấp một phần tài sản có bù đắp thua lỗ. Tóm lại, để có một cơ cấu nguồn vốn tối ưu đảm bảo yêu cầu ổn định cho việc sử dụng và tối thiểu hoá chi phí đòi hỏi Ngân hàng phải xét đến các yếu tố về khả năng huy động vốn trong dân cư, uy tín Ngân hàng... đồng thời phải quan tâm đến vấn đề đầu ra. Tránh tình trạng vốn huy động được từ các nguồn vốn ngắn hạn không thể cho vay trung và dài hạn được hay tình trạng ứ đọng vốn do không có dự án khả thi, giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Phân loại sử dụng vốn tại Ngân hàng Thương mại Trong bản quyết toán, tài sản của một Ngân hàng Thương mại, bên tài sản có thể hiện kết quả của việc sử dụng vốn của Ngân hàng đó. Việc sử dụng vốn trong Ngân hàng Thương mại gồm những mục sau. Tiền dự trữ Đây là nghiệp vụ nhằm duy trì khả năng thanh khoản của Ngân hàng để đáp ứng nhu cầu rút tiền và thanh toán thường xuyên của khách hàng. Ngân hàng Thương mại phải duy trì một bộ phận vốn, để gửi vào một tài khoản nào đó như ở NHNN, tổ chức tín dụng các Ngân hàng Thương mại khác... và một lượng được cất giữ tại Ngân hàng đó, gọi là tiền dự trữ. Mức dự trữ cao hay thấp phụ thuộc vào qui mô hoạt động của Ngân hàng, mối quan hệ thanh toán bằng tiền mặt và chuyển khoản, thời vụ của các khoản chi tiền mặt. Tiền dự trữ hiện hành không có lãi nhưng các Ngân hàng Thương mại vẫn giữ chúng do một số lý do nhất định. Thứ nhất, theo luật pháp hiện hành, các Ngân hàng Thương mại phải nộp một tỷ lệ nhất định tiền gửi mà ngân hàng huy động được tại Ngân hàng Nhà nước( thường là 10%) để đảm bảo tiền gửi. Đây cũng là công cụ quan trọng trong quản lý lưu thông tiền tệ. Thứ hai, bản thân ngân hàng cũng thấy rõ sự cần thiết phải giữ một ít tiền mặt mà không nên cho vay hết.việc giữ tiền măt này để đảm bảo an toàn cho những hoạt động còn lại, do vậy dự trữ tiền mặt trong tài sản có còn gọi là khoản đầu tư cho sự an toàn. Ngoài ra, các ngân hàng nhỏ gửi tiền vào các ngân hàng lớn để đổi lấy các dịch vụ khác nhau như tập hợp séc, giao dịch ngoại tệ. Các khoản này có tính lỏng nhất trong các loại tài sản có của ngân hàng chiếm khoảng 7% tổng tài sản, phục vụ nhu cầu thanh khoản tại ngân hàng. Đầu tư vào chứng khoán. Có thể thấy Ngân hàng Thương mại thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào chứng khoán nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, nâng cao khả năng thanh khoản, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh nhằm phân tán rủi ro.trong việc đầu tư vào chứng khoán, Ngân hàng Thương mại chủ yếu mua các trái phiếu kho bạc, các trái phiếu có tính thanh khoản cao. 4/13

Đây là những công cụ chính của thị trường tiền tệ tài chính. Việc mua và dự trữ các loại trái phiếu này một mặt tạo ra thu nhập cho ngân hàng, mặt khác chúng là những công cụ tài chính dễ lưu động hoá, vì vậy khi cần tiền ngân hàng có thể bán hoặc chiết khấu ở ngân hàng khác hoặc ở NHNN. Tiền cho vay Cho vay là một hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng Thương mại để tạo ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và các chi phí rủi ro đầu tư. Kinh tế càng phát triển, hướng cho vay của các Ngân hàng Thương mại càng tăng và loại hình cho cũng trở nên vô cùng đa dạng. ở hầu hết các nước công nghiệp trong nhóm 10 và 15 nước hàng đầu thế giới, cho vay của các Ngân hàng Thương mại đã chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực cho vay ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tiền tệ tài chính cung ứng. Ngược lại hầu hết các nước đang phát triển cho vay ngắn hạn vẫn chiếm bộ phận lớn hơn cho vay dài hạn, xuất phát từ chỗ thiếu an toàn cho các khoản đầu tư dài hạn. Nhưng nói chung, lợi nhuận chủ yếu của Ngân hàng vẫn là hoạt động cho vay hay nói rộng ra là hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại 67% tổng tài sản của Ngân hàng ở dạng tiền cho vay tạo ra hơn 60% thu nhập của Ngân hàng khác bởi chúng không thể chuyển thành tiền mặt trước khi các khoản vay mãn hạn và cũng có xác suất rủi ro vỡ nợ cao hơn. Theo thời gian, các khoản cho vay có thể chia thành các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cho vay ngắn hạn thường đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động hay khó khăn tạm thời về vốn. Cho vay trung và dài hạn thường đáp ứng nhu cầu cho những dự án lớn, hay đổ mới dây chuyền công nghệ... Việc phân loại theo thời gian giúp Ngân hàng lập kế hoạch để huy động vốn và đầu tư. Phân loại theo đối tượng cho vay, có khoản cho vay công nghiệp, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng.v.v. Các Ngân hàng cho vay công nghiệp thường dựa vào tính chất, chu kỳ kinh doanh, để đáp ứng mục đích, và mang lại hiệu quả sử dụng vốn. Cho vay nông nghiệp dựa vào thời vụ và rủi ro do tự nhiên. Cho vay tiêu dùng thường là cho vay đối với cán bộ làm công ăn lương, công việc ổn định, tiền lương ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Các khoản đầu tư khác Ngân hàng Thương mại có thể tham gia đầu tư vào các chứng khoán ngắn hạn, chứng khoán chính phủ v.v. Các Ngân hàng Thương mại mua chứng khoán vì mục đích thanh 5/13

khoản và đa dạng hoá hoạt động, để nâng cao lợi tức và phục vụ như các vật kí quĩ cho các tài sản nợ ký thác với chính quyền địa phương, chính phủ v.v. Tỷ lệ lớn nhất của đầu tư chứng khoán là chứng khoán chính phủ bởi tuy có mức lãi hạn chế những linh hoạt, không có rủi ro tín dụng và ít rủi ro về lãi suất so với trái phiếu dài hạn. Thông thường lợi tức tương ứng với độ rủi ro. Khoản vốn này chiếm khoảng 15-19% tổng tài sản.. Khái niệm chung về Sử dụng vốn. Cho vay hay đầu tư để sinh lợi từ tiền đã huy động được là lẽ sống của Ngân hàng Thương mại. Cho vay hay đầu tư vào các loại tài sản nào cũng đều là hoạt động kiếm lợi nhuận. Tài sản có là những khoản nợ mà thị trường nợ ngân hàng hoặc là những khoản mà ngân hàng cho thị trường vay. Đứng trên góc độ tính chất, ngân hàng là chủ nợ và các đối tượng vay tiền của nó là con nợ. Vì mục tiêu của ngân hàng là cho vay để kiếm lời, nên tài sản có hay các khoản mà ngân hàng cho vay còn được gọi là đầu tư. Như vậy sử dụng vốn là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng thương mại ( nghiệp vụ có ). Sử dụng vốn bao gồm: - Dự trữ tiền mặt: Tiền mặt tại kho của ngân hàng Tiền mặt ký gửi của ngân hàng Trung ương - Đầu tư vào chứng khoán ( trái phiếu, hối phiếu...) - Cho vay - Đầu tư vào các loại tài sản ( như bất động sản, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị...) Các chỉ tiêu xác định hiệu quả Sử dụng vốn. * Tổng dư nợ cho vay / Tổng nguồn vốn Phản ánh cứ một đồng vốn huy động thì có bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. * Doanh số cho vay / tổng nguồn vốn kinh doanh Phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh thì bao nhiêu đồng được đem đi cho vay. 6/13

Các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn an toàn và hiệu quả * Quản lý nguồn vốn tại Ngân hàng Thương mại. Phân tích cơ cấu nguồn vốn và quản lý nguồn vốn hướng tới mục tiêu ổn định hoạt động của Ngân hàng và đặc biệt hướng tới lợi nhuận. Nghĩa là, Ngân hàng phải đạt được chiến lược làm sao tạo nguồn vốn ổn định có thể ổn định sử dụng. Và xây dựng được cơ cấu vốn hợp lý và giảm chi phí vốn ở mức thấp nhất. Quản lý nguồn vốn về qui mô nghĩa là xem xét Ngân hàng Thương mại có khả năng huy động vốn cao nhất là bao nhiêu. Cơ cấu, qui mô từng loại vốn ảnh hưởng tới việc trả lãi Ngân hàng và ảnh hưởng tới ổn định hoạt động Ngân hàng như thế nào. Các Ngân hàng hiện đại thường lập ra những bài toán tối ưu về cơ cấu nguồn vốn và qui mô từng loại nguồn vốn. Quản lý chi phí trả lãi là đưa chính sách lãi suất huy động phù hợp với từng thời kỳ trên cở sở chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tính toán tổng chi phí trả lãi - chi đầu vào - để xác định chi đầu ra. Quản lý kỳ hạn của nguồn vốn, Ngân hàng xác định ra những kỳ hạn huy động, xác định được khả năng trả nợ đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng, tính toán kỳ hạn bình quân của các khoản tiền gửi. Trong quản lý kỳ hạn Ngân hàng áp dụng "Nguyên lý thợ kim hoàn "để tính thời hạn trung bình của các khoản tiền gửi. Bất cứ hoạt động cho vay hay đầu tư nào đều tiềm ẩn những dạng rủi ro khác nhau và mức rủi ro cũng khác nhau. Sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại dựa trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả thường phải quản lý thanh khoản, kiểm soát rủi ro trong hoạt động của mình. * Quản lý thanh khoản Thanh khoản là khả năng đáp ứng nhu cầu thanh toán tín dụng cho bất kỳ khách nào tại bất kỳ thời điểm nào. Thanh khoản là một trong số các vấn đề mà nhà quản lý Ngân hàng thường xuyên phải quan tâm. Mức độ thanh khoản mà một ngân hàng riêng biệt nào đó cần đến, tuỳ thuộc vào lượng biến đổi xảy ra ở số tiền gửi và nhu cầu tín dụng. Có nhiều biến động bất thường xảy ra trong nền kinh tế, theo thời vụ, theo chu kỳ. Rất khó lòng dự đoán được thời gian xảy ra và tính khốc liệt của biến động bất thường ấy do chúng không tuân theo những khuôn mẫu định sẵn. Những biến động thời vụ trực tiếp liên quan đến mùa vụ khác với biến động bất thường được lặp lại hàng năm, và những biến động ấy có thể thay đổi cùng thời gian. Ví như 7/13

một Ngân hàng đặt tại khu nông nghiệp, mức tiền gửi sẽ tăng vào mua thu hoạch và nhu cầu tín dụng sẽ tăng vào mùa xuân. Các biến động chu kỳ thường khó dự đoán hơn các biến động theo thời vụ. Trong suốt thời kỳ suy thoái của một chu kỳ sản suất, nhu cầu tín dụng giảm và tiền gửi Ngân hàng cũng có thể giảm theo. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương có khuynh hướng bù đắp cho sự giảm sút tiền gửi Ngân hàng trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng, suốt thời kỳ kinh tế trì trệ. Trong giai đoạn chấn hưng, nhu cầu tín dụng tăng vượt mức tăng tiền gửi, khiến Ngân hàng bán các tài sản lưu hoạt. Kết quả của những biến động này trong nền kinh tế đã tác động đến mức tiền gửi do đó ảnh hưởng trực tiếp đến tính thanh khoản. Vấn đề đặt ra cho Ngân hàng là phải quản lý thanh khoản. Quản lý thanh khoản của Ngân hàng xác định nhu cầu khả năng đáp ứng nhu cầu thanh khoản tín dụng cho khách hàng tại bất kỳ thời điểm nào, tránh tình trạng khách hàng đến rút tiền ô ạt dẫn đến tình trạng Ngân hàng phá sản. Điều quan tâm hàng đầu là Ngân hàng phải tính toán các loại tài sản có khả năng chuyển thành tiền mặt. Việc xác định một mức thanh khoản hợp lý trong từng thời kỳ là hết sức khó khăn. Ngân hàng phải dự đoán được nhu cầu của nền kinh tế tại các thời điểm khác nhau. Đồng thời dựa vào tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương ban hành để có chính sách tín dụng phù hợp. Trong từng trường hợp thanh khoản có vấn đề Ngân hàng thường dùng biện pháp bán đi các chứng khoán để chuyển đổi như tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu của các công ty có chất lượng cao được ưa chuộng trên thị trường. Tiếp theo Ngân hàng rút các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác. Trường hợp khẩn cấp, Ngân hàng phải tiến hành thương lượng với các Ngân hàng thương mại khác để bán đi các khoản tín dụng có chất lượng cao. Thông báo trì hoãn các khoản nợ sẽ là phương cách cuối cùng của Ngân hàng thương mại. Để quản lý thanh khoản Ngân hàng phải dựa vào các lí thuyết cơ bản như lí thuyết cho vay thương mại, lí thuyết về khả năng chuyển đổi, lí thuyết về lợi tức dự tính và các vấn đề về quản lý tình hình dự trữ. Lý thuyết cho vay thương mại Thanh khoản của một Ngân hàng thương mại được đảm bằng một bộ phận tài sản biểu hiện dưới hình thức cho vay. Bộ phận này được lưu chuyển trong suốt quá trình kinh doanh. Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp tương ứng với các chu kỳ kinh doanh tướng ứng, do vậy Ngân hàng luôn có các khoản nợ có thể thu hồi được. Với cách phân đoạn qúa trình kinh doanh giúp Ngân hàng đảm bảo được thanh khoản đồng thời doanh nghiệp có kế hoạch trả nợ đối với từng thời kỳ. Cho vay thương mại thường áp dụng với các khoản cho vay vốn lưu động. Hạn chế là Ngân hàng khó mở rộng đối với loại cho 8/13

vay trung và dài hạn ảnh hưởng tới thị trường tín dụng trong tương lai vì liên quan đến các vấn đề công nghệ, đổi mới công nghệ, vấn đề mở rộng sản suất. Lý thuyết về khả năng chuyển đổi Cơ sở giá thuyết cho rằng thanh khoản của một Ngân hàng được duỳ trì, nếu nó giữ được các tài sản có thể chuyển đổi hoặc bán cho người cho vay hoặc đầu tư để lấy tiền. Nếu tiền cho vay không được hoàn trả, vật thế chấp từ các khoản vay có bảo đảm, có thể bán được trên thị trường để nhận tiền. Nếu cần, các quĩ và các khoản tín dụng có thể được chuyển đổi tại Ngân hàng Trung ương. Như vậy, một Ngân hàng thương mại nào đó sẽ có thể đáp ứng nhu cầu về thanh khoản, miễn là nó luôn luôn có tài sản để bán. Tương tự như vậy, hệ thống Ngân hàng sẽ luôn mang tính thanh khoản, miễn là Ngân hàng trung ương sẵn sàng mua lại các tài sản dưới dạng chiết khấu và phụ thuộc vào hệ thống tài chính, quan hệ cung cầu trên thị trường vốn và thị trường tiền tệ. Lý thuyết về lợi tức dự tính Được xây dựng trên cơ sở thanh khoản của Ngân hàng thương mại được đảm bảo bằng việc chi trả tiền vay theo lịch trình định sẵn được dựa trên cơ sở của lợi tức tương lai của người vay. Lý thuyết này không phủ nhận tính khả thi của các lý thuyết về cho vay thương mại và lý thuyết về khả năng chuyển đổi. Thay vào đó, nó nhấn mạnh đến triển vọng về việc hoàn trả tín dụng cùng lợi tức, hơn là lệ thuộc nặng lề vào việc kí quĩ. Cũng như thế, nó cho rằng, thanh khoản của một Ngân hàng có thể bị ảnh hưởng bởi qui mô đáo hạn của các khoản cho vay và đầu tư. Cho vay kinh doanh ngắn hạn sẽ có nhiều thanh khoản hơn là chovay có kỳ hạn, và cho vay tiêu dùng trả góp sẽ có nhiều thanh khoản hơn là cho vay được đảm bảo bởi bất động sản nhà cửa. Lý thuyết này được áp dụng và phát triển rất nhanh trong một số loại cho vay của Ngân hàng thương mại: cho vay kinh doanh có kỳ hạn, cho vay tiêu dùng trả góp và cho vay bất động sản nhà cửa. Tất cả những khoản cho vay này có đặc điểm chung là tăng tính chất thanh khoản của chúng, do chúng có thể được trả dần. Một khoản mục đầu tư có nhiều khoản cho vay với sự hoàn trả đều đặn hàng tháng hoặc hàng quí về số gốc và lãi, thực chất đó là thanh khoản bởi vì luồng tiền vào ra đều đặn hàng tháng có thể đoán trước được. Khi cần đến thị trường ngân quĩ có thể sử dụng. Nếu không nó sẽ bị giữ lại để đảm bảo thanh khoản trong tương lai. Lý thuyết lợi tức dự tính đã khuyến khích nhiều ngân hàng Thương mại áp dụng một mô hình bậc thang trong khoản mục vốn đầu tư. Có nghĩa là có một sự xê dịch thời gian đáo hạn nào đó để cho mức khấu hao diễn ra trên cơ sở đều đặn và có thể dự đoán được. Nhược điểm của lí thuyết này là Ngân hàng có thể bị ảnh hưởng và mức thanh khoản có thể bị suy giảm nếu khách hàng không trả nợ đúng kỳ hạn hay việc xác định kỳ hạn nợ của khách hàng không hợp lý. 9/13

Quản lý tình hình dự trữ Thực chất là quản lý khối lượng tiền sao cho phù hợp với nhu cầu dự trữ pháp định do Ngân hàng trung ương qui định. Việc duy trì vốn quĩ gửi tiền mặt trong từng thời gian đoạn hoạt động là hết sức cần thiết. Ngân hàng phải tính toán một số hệ số quan trọng trong từng thời kỳ * Quản lý rủi ro. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng là những biến cố sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động của Ngân hàng thương mại gây ra thất thoát lớn về tài sản, ảnh hưởng đến uy tín, làm giảm lợi nhuận thậm chí thua lỗ, nguy hiểm hơn là dẫn đến phá sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro. Về phía Ngân hàng, là do không có chính sách huy động và sử dụng vốn hợp lý. Đặc biệt trong việc xem xét các dự án cho vay không tính tới hiệu quả kinh tế hoặc tính toán sai lệch do thông tin không đầy đủ hoặc thiếu chính xác. Việc quản lý tài sản nợ, nguồn vốn của ngân hàng có vấn đề, chưa thực hiện cơ cấu đầu tư, cơ cấu tài sản. Trình độ cán bộ Ngân hàng có nhiều điểm bất cập, không có khả năng xem xét đánh giá khách hàng. Ngân hàng không dự báo được diến biến thị trường, tình hình cung cầu các loại sản phẩm. Về phía khách hàng, bản thân họ không có dự án khả thi, việc đầu tư không có căn cứ kinh tế nên việc sử dụng vốn không hiệu quả. Khách hàng có chủ tâm lừa đảo Ngân hàng, họ có ý định vay nhưng không trả nợ. Các biến động về môi trường kinh tế chính trị xã hội trong nước và nước ngoài cũng tạo nên rủi ro. Rủi ro cũng xuất phát từ chính sách kinh tế, thiên tai. Quản lý rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro không thu được nợ khi đến hạn hoặc Ngân hàng không cho vay được tạo nên đọng vốn nghĩa là Ngân hàng đã chi phí cho các khoản vay lớn hơn thu nhập từ hoạt động cho vay, thu lỗ. Hoặc Ngân hàng đầu tư vào thị trường chứng khoán kém hiệu quả, Ngân hàng chỉ có thể bán chứng khoán với giá thấp hơn giá đi mua hoặc không có khả năng bán đi. Các dự án đầu tư không có khả năng sinh lời. Để quản lý rủi ro tín dụng các Ngân hàng thương mại phải xác định mục đích các loại cho vay theo từng đối tượng ngành nghề, thời gian, các Ngân hàng phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư trên cơ sở sử dụng nhiều phương pháp khác nhau theo một qui trình chặt chẽ như phỏng vấn, khảo sát, thực tế...xem xét uy tín khách hàng. Kết hợp thời gian cho vay, nguồn vốn cho vay, khả năng cho vay. Quản lý rủi ro lãi suất Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất các công cụ trên thị trường tiền tệ chẳng hạn như Ngân khố phiếu và thương phiếu, ở chỗ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơn nữa là quyết định trong một thị trường được tổ chức sẵn. Vì là kết quả của phương pháp xác định giá cả tín dụng được đàm phán, các mức lãi suất 10/13

cho vay của ngân hàng không đồng nhất. Chúng phản ánh cả tính cá biệt của khoản tín dụng lẫn cung cầu tín dụng trên thị trường tiền tệ. Lãi suất cũng thay đổi so với mức rủi ro tín dụng trên hàng loạt các yếu tố: tiền cho vay thời hạn, qui mô cho vay, chi phí thực hiện và giám sát khoản cho vay, số dư tiền gửi của người vay và các chứng khoán. Hơn nữa lãi suất còn bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán, sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng và các nguồn vốn khác, lãi suất khống chế tối đa và thái độ của các giám đốc Ngân hàng và người vay, liên quan đến các điều kiện kinh tế trong tương lai. Lãi suất có thể biến động và biến đổi nhưng lãi suất cho vay phải dựa mức lãi suất cơ bản do nhà nước qui định. Rủi ro lãi suất là rủi ro Ngân hàng phải chịu khi có các khoản cho vay hoặc nợ theo lãi suất cố định, do diễn biến lãi suất về sau gây ra. Vậy rủi ro lãi suất của Ngân hàng là chi phí nguồn vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Hay nói cách khác rủi ro lãi suất là sự mất mât cân bằng giữa lãi suất đầu vào và lãi suất đầu ra do ngân hàng không dự đoán được cung cầu trên thị trường vốn và tiền tệ làm ảnh hưởng tới thu nhập của Ngân hàng. Để đo lường rủi ro lãi suất, lợi nhuận của Ngân hàng được tính như sau: Lãi suất bình quân đầu vào * Lãi suất bình quân đầu ra ΔL = L r - L v Sau đó: DS - ΔL = TN (Doanh số bình quân ) (Doanh số bình quân của Ngân hàng ) Ngân hàng phải nghiên cứu diễn biến thị trường tiền tệ, thị trường vốn, nghiên cứu quan hệ cung cầu vốn dài hạn, trung hạn va ngắn hạn, có chính sách huy động vốn tương ứng. Nghiên cứu diễn biến tinh hình của lạm phát đồng thời phân đoạn thị trường. Trong từng trường hợp thị trường có nhiều rủi ro không nên cho vay thời hạn lâu dài vì Ngân hàng 11/13

khó thay đổi hợp đồng tín dụng. Thay vào đó thì hợp đồng với khách hàng theo lãi suất điều chỉnh theo mức biến động lãi suất trên thị trường. Quản lý rủi ro hối đoái. Các rủi ro trong việc giao dịch ngoại hối xuất phát từ tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ khác nhau do tác động của kinh tế và chính trị của một nước. Việc duy trì nắm giữ một ngoại tệ của một quốc gia nào đó là mạo hiểm, vì nó khiến Ngân hàng phải gánh chịu một rủi ro hối đoái phát sinh từ biến động tỷ giá ngoại tệ thể hiện các khoản cho vay và nợ so với đồng nội tệ. Thí dụ đồng yên nhật giảm 1,5% so với đồng nội tệ thì các Ngân hàng ký thác bằng đồng yên và lượng tiền lên tới 100 triệu đồng đã thiệt hại 1,5 triệu đồng. Những biến động ngắn hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối phải giới hạn việc tham gia dài hạn, những thay đổi lớn về giá trị trao đổi có thể xảy ra. Một Ngân hàng tham gia vào dịch vụ giao dịch ngoại hối, phải giới hạn việc tham gia vào các loại tiền tệ khác nhau. Và thực hiện một khối lượng kinh doanh tiền tệ vừa đủ để các thiệt hại có thể bù đắp bằng lợi tức. Hơn nữa Ngân hàng phải cảnh giác không chỉ với những thay đổi về tỷ giá hói đoái mà cả vớii những nguyên nhân của những thay đổi ấy để có thể áp dụng các biện pháp giảm bớt rủi ro. Về các loại tiền tệ chủ yếu các Ngân hàng hay các khách hàng có thể giảm bớt rủi ro với các giao dịch trong thị trường tỷ giá hối đoái có kỳ hạn. Chúng ta sẽ thấy hối đoái có kỳ hạn, giai đoạn đầu là bán ngoại tệ giao ngay năm phát sinh rủi ro làm phát sinh rủi ro lãi suất. Vì vậy giảm thiểu rủi ro hối đoái chúng ta biết nhận và phân tích thông tin từ bên ngoài một cách tỷ mỉ, chính xác. Quản lý rủi ro thanh khoản. Sự an toàn của Ngân hàng vấn luôn là mối quan tâm với nhiều người, từ các giới chức điều hành đến nhà kinh doanh, các cổ đông Ngân hàng đến các công dân các đất nước, vì những vụ phá sản của Ngân hàng liên quan sự phát triển kinh tế đất nước hơn bất cứ một sự phá sản của bất cứ một doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của Ngân hàng, nếu nghiêm trọng, có thể làm các cổ đông mất vốn đầu tư, mất mát các khoản tiền gửi, bao gồm các khoản tiết kiệm mà suốt đời nhiều người mới có được và vốn tích luỹ cuả các doanh nghiệp qua nhiều thế hệ. Các thua lỗ của Ngân hàng có ảnh hưởng bất lợi đến niềm tin của quần chúng và chuyển sang ảnh hưởng đối với các thành phần kinh tế khác mang tính dây chuyền. Mặc dầu khó nhận ra một cách chính xác các nguyên nhân của những vụ phá sản Ngân hàng, lịch sử của những vụ phá sản cho thấy, các điều kiện mất khả năng thanh khoản của Ngân hàng góp phần quan trọng. Từ đó, các Ngân hàng quan tâm đến vai trò của 12/13

vốn tự có, khả năng tính lỏng các loại tài khoản trong việc ngăn ngừa chống các vụ phá sản. Thực chất thành khoản là khả năng chi trả các khoản nợ đối với khách hàng và đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng là người gửi. Đó là tổng hợp của nhiều loại rủi ro Để quản lý rủi ro thanh khoản Ngân hàng phải tính toán một cơ cấu hợp lý các loại tài sản, đặc biệt có tỷ lệ hợp lý. Chỉ số thu nhập ròng trên tài sản (ROA). Chỉ tiêu ROA phản ánh thu nhập trên tài sản có của ngân hàng, được dùng để đo lường khả năng sinh lợi của tài sản có. Chỉ tiêu ROA thể hiện khả năng sử dụng linh hoạt các khoản mục của tài sản có, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản có càng cao. Hệ số ROA càng cao chứng tỏ: + Kết quả các hoạt động hữu hiệu + Tỷ trọng thấp giữa tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn so với tổng ký thác + Kết quả của các lợi tức cao kiếm được từ tài sản có Ngoài ra, các ngân hàng còn sử dụng chỉ số lợi nhuận trên tổng thu nhập để đánh giá khả năng mạng lại lợi nhuận của một đồng thu nhập. 13/13