Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

Tài liệu tương tự
Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Microsoft Word - DA17-TRAN THI HIEN( )

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Microsoft Word - 02-KT-DO THI THANH VINH(10-15)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN 11-P04-VIE Dự án NGHIÊN CỨU THUỶ TAI DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Microsoft Word - 10-KT-NGUYEN THOAI MY(94-102)

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

Microsoft Word - b 2010_ IYCF Che ban Vietnamese Unicode A4 size.doc

Preliminary data of the biodiversity in the area

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

Luật kinh doanh bất động sản

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

Luận văn tốt nghiệp

Microsoft Word TV Phuoc et al-DHNT-Hien trang khai thac NLHS ... Khanh Hoa.doc

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Journal of Science 2015, Vol. 5 (1), An Giang University KỸ NĂNG SỐNG CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM, TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG Hoàng Thế Nhật 1 1 ThS

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

L Bản cập nhật thông tin thường niên 2018 QUỸ CHỦ HỢP ĐỒNG CÓ THAM GIA CHIA LÃI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 10/

Microsoft Word - Forland_policy brief summary__Viet.docx

LUẬT XÂY DỰNG

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Tựa

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TƯ PHÁP HÌNH SỰ HIỆN NAY DÀNH CHO NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM Tài liệu thảo luận của dự án UNODC Tăng cường

Microsoft Word - Draft_ _VN

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tiết kiệm, đầu tư, và hệ thống tài chính Niên khóa Ghi chú Bài giảng 9 Ghi chú Bài gi

tomtatluanvan.doc

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

CHUYEN NGANH XA HOI HOC.xls

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Triển khai M&A tại Việt Nam Những thách thức và giải pháp Góc nhìn Người trong cuộc kpmg.com.vn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

QUỐC HỘI

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

BÀI BÁO KHOA HỌC ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU TỈNH AN GIANG Lưu Văn Ninh 1, Nguyễn Minh Giám 2 Tóm tắt: Để sử dụng hợp lý tài nguyên khí hậu cần tiến hành phân tí

BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CUỐI KỲ DỰ ÁN TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG VÀ KHUYẾN KHÍCH PHỤ NỮ RAGLAI LÀM CHỦ KINH TẾ TẠI TỈNH NINH THUẬN Hà Nội, tháng

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

595 MĂ T TRÁI CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 TT. Thích Nhật Từ 1. BẢN CHẤT CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP Mùa an cư năm 2018, tôi trình bày ch

Microsoft Word - VN-De xuat (002) - FINAL version 1 1

Microsoft Word - VN GCF Mangrove Monitoring NC _ VNese

Luan an dong quyen.doc

NguyenThanhLong[1]

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC & TRIỂN VỌNG VĨ MÔ (A) Đã có những dấu hiệu ban đầu cho thấy nền kinh tế được cải thiện 1. Chỉ số PMI HSBC đã vượt 50 vào tháng 11

QT04041_TranVanHung4B.docx

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Science in Mathematics, 2014, Vol. 59, No. 2A, pp This paper is available online at

TÓM TẮT về Kế hoạch Hợp Nhất Luật ESSA của Washington

Các công trình Khoa học công bố trên các tạp chí trong nước - Năm 2015 Stt Tên tác giả Tên bài báo Tạp chí 1. Một số biện pháp giảm nghèo bền vững Tạp

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội BÁO CÁO NGHÈO ĐA CHIỀU Ở VIỆT NAM Giảm nghèo ở tất cả các chiều cạnh để đảm bảo cuộc sống có chất lượng cho mọi ng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Viện: Công nghệ SH & Môi trường Bộ môn: Công nghệ kỹ thuật môi trường CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY HỌC PHẦN 1. Thông tin về học phầ

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Phân cấp quản lý và Chương trình Xóa đói giảm nghèo Trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Hòa Bình Mai Lan Phương, Nguyễn Mậu Dũng, Philippe Lebailly Đặt vấn

Bản ghi:

TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG VỀ SINH KẾ CỦA LAO ĐỘNG DI CƯ NÔNG THÔN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Võ Hồng Tú 1 và Nguyễn Thùy Trang 1 1 Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận: 15/01/2014 Ngày chấp nhận: 27/06/2014 Title: Livelihood vulnerability of rural out-migrants in the Mekong Delta Từ khóa: Tính dễ bị tổn thương về sinh kế, lao động di cư Keywords: Livelihood vulnerability, outmigrants ABSTRACT The Mekong Delta is one of regions with high rates of out-migration in Vietnam. However, the majority of out-migrants from rural areas has limitations in professional knowledge and skills, and their livelihoods so are highly vulnerable. This research is aimed at (1) assessing livelihood vulnerability among rural out-migrants and (2) suggesting solutions for mitigating livelihood vulnerability among this group. The Sustainable Livelihood Framework is used to create a livelihood vulnerability index for this study. The findings show that the out-migrants have limited livelihood assets and high vulnerability index of 0.71. In order to mitigate livelihood vulnerability, it is crucial to improve the educational level of out-migrants and to provide training courses to this group, as well as encouraging their involvement in mass organizations. In addition, negative impacts of policies on vulnerable groups must also be taken into account. TÓM TẮT Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực của cả nước có tỷ lệ di cư lao động cao. Tuy nhiên, một bộ phận lớn lao động di cư xuất phát từ khu vực nông thôn với kỹ năng và kiến thức chuyên môn còn hạn chế đã làm cho sinh kế dễ bị tổn thương. Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) đánh giá thực trạng và tính dễ bị tổn thương sinh kế và (2) đề xuất những giải pháp để hạn chế tính dễ bị tổn thương của lực lượng lao động di cư này. Bằng cách sử dụng khung sinh kế bền vững để đánh giá chỉ số dễ bị tổn thương, kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn sinh kế của nhóm lao động di cư này còn rất hạn chế, chỉ số dễ bị tổn thương về sinh kế cao 0,71. Để giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương cần quan tâm đến nâng cao trình độ học vấn và đào tạo nghề cho lực lượng lao động di cư cũng như khuyến khích sự tham gia của lao động di cư vào các tổ chức. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đối với các nhóm dễ bị tổn thương do tác động tiêu cực của chính sách. 1 GIỚI THIỆU Theo số liệu Báo cáo về điều tra lao động và việc làm của Tổng cục thống kê (2012a), tổng dân số của Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm 2012 là 17,39 triệu dân (chiếm khoảng 19,5% cả nước), trong đó có 10,4 triệu người trong độ tuổi lao động. Lực lượng lao động ở ĐBSCL tăng đều qua các năm, hằng năm có thêm khoảng 170 ngàn lao động mới, điều này đã đặt ra một vấn đề lớn về giải quyết việc làm, đặc biệt khu vực nông thôn do phần lớn lực lượng lao động hiện nay thuộc khu vực nông thôn, chiếm khoảng 76% hay 7,96 triệu lao động. 117

Mặc dù, tỷ trọng lực lượng lao động ở khu vực nông thôn cao hơn so với khu vực thành thị nhưng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị lại cao hơn so với khu vực nông thôn, cụ thể là năm 2012 lần lượt là 2,87% và 1,94%. Nhưng tính chất việc làm ở khu vực nông thôn là thời vụ và thời gian nông nhàn khá nhiều, điều này được thể hiện qua tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn năm 2011 cao hơn so với khu vực thành thị (5,07% hay 318 ngàn người so với 3,02% hay 53,1 ngàn người) và thu nhập bình quân trên lao động ở khu vực nông thôn cũng thấp hơn so với thành thị (2,36 triệu so với 2,88 triệu đồng) (Tổng cục thống kê, 2011). Từ đây góp phần cho thấy được lý do tại sao trong thời gian gần đây một lượng lớn lực lượng lao động nông thôn di cư sang các khu đô thị do lực kéo về thu nhập hấp dẫn và lực đẩy là thu nhập ở khu vực nông thôn thấp và tỷ lệ thiếu việc làm cao. Di cư lao động là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội như góp phần nâng cao thu nhập và giải quyết việc làm cũng như cung cầu lao động (Võ Thanh Dũng, 2010). Theo báo cáo của Huy và ctv (2011) cho thấy ở ĐBSCL hiện tượng di cư lao động bao gồm di cư trong khu vực và ngoài khu vực, trong đó di cư ngoài khu vực ĐBSCL chiếm hơn 73% và trong khu vực chỉ chiếm khoảng 27%. Theo kết quả Niên giám thống kê năm 2012 cho thấy tỷ lệ di cư ở khu vực ĐBSCL năm 2011 khoảng 9,6% và có xu hướng tăng qua các năm. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, quá trình di cư này được đánh giá là hỗn loạn và thiếu tính bền vững mà chỉ mang tính tức thời làm cho sinh kế của một phần lớn nông hộ nông thôn bị xáo trộn do môi trường thu hút lao động không tạo điều kiện cho lao động bám trụ mà lại đào thải mạnh mẽ lực lượng lao động nông thôn có khả năng thích nghi kém (Nguyễn Thị Lan Hương, 2008). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn rất ít các nghiên cứu đánh giá liên quan đến tính dễ bị tổn thương về sinh kế của nhóm lao động này để đề xuất giải pháp góp phần giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương và nâng cao năng lực thích ứng của họ. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Khung lý thuyết Trước khi quá trình di cư xảy ra, nông hộ sẽ chịu sự tác động mạnh mẽ của lực hút (việc làm, thu nhập cao, môi trường sống ở đô thị, ) và lực đẩy (thiếu việc làm, thu nhập thấp, gánh nặng về gia đình, ) (Võ Thanh Dũng, 2010; Lê Xuân Bá, 2006), hay nói cách khác là bối cảnh dễ bị tổn thương đã làm cho lao động phải chọn lựa giải pháp di cư nhằm đảm bảo sinh kế cho gia đình (Hình 1). Bối cảnh dễ tổn thương - Xu hướng - Thời vụ - Chấn động (trong tự nhiên và môi trường, thị trường, chính trị: chiến tranh) Xã hội Vốn sinh kế Tài chính Con người Tự nhiên Vật thể Chính sách, tiến trình và cơ cấu - Ở các cấp khác nhau của chính phủ: luật pháp, chính sách công, các động lực các quy tắc - Chính sách và thái độ đối với khu vực tư nhân - Các thiết chế công dân, chính trị và kinh tế (thị trường, văn hóa) Các chiến lược sinh kế Các kết quả sinh kế - Thu nhập nhiều hơn - Cuộc sống đầy đủ hơn - Giảm khả năng tổn thương - An ninh lương thực được cải thiện - Công bằng xã hội được cải thiện - Tăng tính bền vững của tài nguyên thiên nhiên - Giá trị không sử dụng của tài nguyên tự nhiên được bảo vệ Nguồn: DFID, 2000; Peter, 2011 Hình 1: Khung sinh kế bền vững được sử dụng trong đánh giá tổn thương 118

Do với trình độ chuyên môn và kỹ năng còn hạn chế nên khả năng thích nghi của lao động nông thôn về việc làm chưa cao. Từ đó, trong quá trình di cư đã nảy sinh một số hạn chế như sự đào thải do tính cạnh tranh cao trong công việc, hiệu suất công việc thấp, môi trường chính sách pháp luật không hỗ trợ đã làm cho một bộ phận lớn lao động trở thành lao động tự do và buộc họ phải quay trở lại nông thôn để tiếp tục hoạt động sinh kế và chỉ một bộ phận nhỏ lao động đã qua đào tạo về chuyên môn có khả năng thích nghi trong môi trường này và tạo được chiến lược sinh kế bền vững có thể bám trụ và sinh sống tốt. Theo DFID (2000) định nghĩa thì nông hộ trong nghiên cứu là lao động di cư có năm nguồn vốn sinh kế (con người, tự nhiên, vật chất, xã hội và tài chính). Dựa trên các nguồn vốn này và ảnh hưởng bởi bối cảnh dễ bị tổn thương cũng như những tác động của chính sách, cơ cấu và tiến trình, nông hộ hình thành nên chiến lược sinh kế. Trong nghiên cứu này, chiến lược sinh kế của nông hộ chính là di cư lao động đến các khu công nghiệp và đô thị và bối cảnh dễ bị tổn thương là do môi trường làm việc mới với nhiều khó khăn như nhà ở, việc làm, thu nhập không ổn định, thiếu kiến thức chuyên môn, cũng như những yếu tố đẩy và kéo khác, Do vậy, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương hay năng lực thích ứng của lao động di cư và chuyển dịch từ nông nhiệp sang phi nông nghiệp, hay đi đến các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ bao gồm việc đánh giá năm nguồn lực trong bối cảnh dễ bị tổn thương mà lao động đã và đang gặp phải trong quá trình di cư này. 2.2 Phạm vi không gian nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu tại hai tỉnh An Giang và Kiên Giang vì đây là hai tỉnh có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp và tỷ lệ di cư lao động cao nhất nhì của ĐBSCL. Với tỉnh An Giang tỷ lệ di cư lao động là 16% trong năm 2012 và Kiên Giang là 15,2% (Tổng cục thống kê, 2012a) (Bảng 1). Bảng 1: Tỷ lệ di cư lao động các tỉnh ĐBSCL (đơn vị: %) 2005 2009 2010 2011 ĐBSCL 2.6 9.3 10.2 9.6 An Giang 3.5 11 11.9 16 Kiên Giang 3.4 9.3 14.5 15.2 Bạc Liêu 2.6 10.8 13.2 9.6 Long An 6.5 9.9 9.0 7.7 Tiền Giang 5.3 11.7 9.2 9.5 Trà Vinh 2.7 14.5 9.1 12.7 Đồng Tháp 5.7 11.5 10.7 11.1 Cần Thơ 5.5 9.5 11.5 11 Hậu Giang 4.0 10.8 10.9 5.4 Sóc Trăng 4.3 11.4 12.7 14.8 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2012a 2.3 Phương pháp thu thập số liệu Trong hai tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài sẽ chọn ra các huyện đại diện có tỷ lệ di cư hay di cư lao động cao nhất theo đề xuất của cán bộ địa phương trong cuộc họp triển khai đề tài để thực hiện điều tra và thu thập số liệu. Đối với tỉnh An Giang huyện Chợ Mới được chọn làm địa điểm nghiên cứu trong khi đó tỉnh Kiên Giang, ba huyện được chọn thực hiện nghiên cứu là U Minh Thượng, Tân Hiệp và Hòn Đất. Cụ thể tiến trình điều tra như sau: Phương pháp Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), theo Nguyễn Duy Cần và ctv (2009), phương pháp này được áp dụng để đánh giá tính dễ bị tổn thương của chiến lược sinh kế của lao động di cư nông thôn, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình di cư, các tiêu chí quyết định đến tính dễ bị tổn thương hay năng lực thích ứng của lao động di cư cũng như tầm quan trọng của từng tiêu chí trong năng lực thích ứng. Hai công cụ chính được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia (KIP) và thảo luận nhóm, hai công cụ này được thực hiện ở các cấp độ và đối tượng khác nhau: chính quyền địa phương cấp huyện (bao gồm Phòng lao động và Hội phụ nữ cũng như Đoàn thanh niên có thể cung cấp các thông tin về tình hình di cư lao động và các tiêu chí về năng lực thích ứng hay tính dễ bị tổn thương cũng như những chính sách của nhà nước), chính quyền địa phương cấp xã, công ty và cấp cộng đồng (với các đối tượng là hộ nghèo, trung bình và khá/giàu). 119

Điều tra nông hộ: Sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để tiến hành thu thập thông tin về thực trạng nguồn vốn sinh kế nông hộ có lao động di cư, các yếu tố quyết định đến di cư lao động, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình di cư cũng như để đánh giá tính bền vững hay nói cách khác là khả năng đáp ứng về di cư lao động. Hộ được điều tra là những hộ có thành viên di cư lao động và có khả năng cung cấp các thông tin về lao động di cư cũng như các nguồn vốn sinh kế của gia đình. Tổng quan sát mẫu thực hiện điều tra là 200, sau quá trình làm sạch số liệu, tổng mẫu được sử dụng cho phân tích là 185 quan sát mẫu. 2.4 Phương pháp phân tích số liệu Tính dễ bị tổn thương dùng để xác định đặc điểm của một người hoặc một nhóm người và hoàn cảnh sống của họ có ảnh hưởng đến khả năng ứng phó, chống chịu và phục hồi từ tác động của một mối hiểm họa nào đó (Bình, 2011; Adger, 2006; Wisner và ctv, 2004; Adger et al, 2004; Adger et al, 2001). Tính dễ bị tổn thương bao gồm ba thành phần: tính biểu hiện, tính nhạy cảm và năng lực ứng phó với hiểm họa. Tuy nhiên, do trong nghiên cứu này sử dụng Khung sinh kế bền vững để thiết lập các chỉ tiêu về năng lực thích ứng dưới sự tác động của các yếu tố bên ngoài. Do vậy, các chỉ tiêu này đã bao gồm tính biểu hiện hay bị ảnh hưởng và tính nhạy cảm của nông hộ. Tóm lại, trong nghiên cứu này tính dễ bị tổn thương được định nghĩa là đối ngược với năng lực thích ứng. Khi năng lực thích ứng cao thì hộ sẽ ít bị tổn thương và ngược lại. Hay nói cách khác, mối quan hệ giữa tính dễ bị tổn thương và năng lực thích ứng được mô tả theo công thức sau: Tính dễ bị tổn thương (VI) = 1 Năng lực thích ứng (ACI) (1) Như vậy, để tính được chỉ số dễ bị tổn thương (VI), nghiên cứu sẽ tập trung tính chỉ số năng lực thích ứng (ACI). Do các tiêu chí này được đánh giá và đo lượng ở những thang đo khác nhau nên trước khi tính chỉ số về ACI, các tiêu chí sẽ được chuẩn hóa và sau đó tính theo nguyên tắc trung bình cộng theo như công thức tính chỉ số phát triển con người (HDI) của Anand và Sen năm 1994, cụ thể các công thức được mô tả như sau: SI In In / In In (2) Trong đó SI i : là những chỉ số được chuẩn hóa của tiêu chí i In i : là chỉ số trung bình của tiêu chí i In max and In min : là những chỉ số lớn nhất và bé nhất của tiêu chí i Sau khi từng tiêu chí đã được chuẩn hóa, tất cả tiêu chí của một nguồn vốn sinh kế sẽ được trung bình cộng để hình thành nên tiêu chí của từng nguồn vốn sinh kế (con người, xã hội, vật chất, tài chính và tự nhiên). Công thức tính chỉ số của các nguồn vốn như sau: IC SI /i (3) Trong đó IC j : là chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế, j có giá trị từ 1 đến 5 SI i : là giá trị được chuẩn hóa của từng tiêu chí i: là tổng số tiêu chí của một nguồn vốn sinh kế Sau khi tính được chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế, chỉ số về năng lực thích ứng (ACI) được tính như sau. Chỉ số ACI sẽ được tính trung bình có trọng số theo tầm quan trọng của từng tiêu chí đóng góp vào năng lực thích ứng. Các giá trị trọng số này được thu thập từ phỏng vấn KIP và thảo luận nhóm, được đánh giá dựa theo thang điểm 10 (một thang điểm quen thuộc của người dân nông thôn Việt Nam vì giống với cách cho điểm trong hệ thống giáo dục. Từ thang điểm 10 ta sẽ chuyển thành thang điểm 1 (từ 0 đến 1), trong đó 0 là thấp nhất và 1 là cao nhất. Cuối cùng, chỉ số về năng lực thích ứng được tính theo công thức sau: ACI W IC / (4) Trong đó W j : là trọng số của nguồn vốn sinh kế thứ j IC j : là chỉ số của từng nguồn vốn sinh kế thứ j Theo kết quả thực hiện PRA với cán bộ địa phương, người dân cũng như đại diện của công ty về tầm quan trọng của từng nguồn vốn sinh kế trong quá trình thích ứng của lao động di cư. Thang điểm được sử dụng trong quá trình thảo luận là thang điểm 10. Các giá trị về trọng số của các nguồn vốn sinh kế cụ thể là đối với nguồn vốn tài chính và con người có trọng số là 10, nguồn vốn xã hội và tự nhiên là 9 và vốn vật chất là 8. 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Như đã được trình bày ở công thức (1), thay vì tính chỉ số tổn thương, nghiên cứu sẽ tập trung tính chỉ số năng lực thích ứng. Sau đó chỉ số về tính dễ bị tổn thương sẽ được tính. Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu năng lực thích ứng của lao động di cư được thể hiện ở bảng sau: 120

Bảng 2: Tổng hợp các chỉ tiêu về năng lực thích ứng Vốn Tiêu chí Đơn vị Trị số thực Max Min Chỉ số thích ứng Trình độ người di cư Lớp 7.43 15 0 0.496 Kinh nghiệm di cư Năm 5.53 35 0.5 0.146 Con Kỹ năng giao tiếp 1 đến 5 2.89 5 1 0.473 người Kiến thức xã hội 1 đến 5 2.88 5 1 0.471 Lao động chính Người 3 8 1 0.287 Lao động phụ thuộc Người 1.5 4 0 0.382 Chỉ số IC về vốn con người 0.376 Chỉ số IC về vốn con người có trọng số 0.376 Chỉ số tổn thương về con người 0.624 Tự Diện tích đất Ha 0.94 6 0 0.157 nhiên Đất bình quân đầu người Ha 0.21 1.89 0 0.112 Chỉ số IC về vốn tự nhiên 0.13 Chỉ số IC về vốn tự nhiên có trọng số 0.12 Chỉ số tổn thương về tự nhiên 0.88 Vật Phương tiện sản xuất nông nghiệp 1 đến 5 2.25 5 1 0.312 chất Phương tiện phục vụ di cư 1 đến 5 2.29 4 1 0.429 Chỉ số IC về vốn vật chất 0.371 Chỉ số IC về vốn vật chất có trọng số 0.297 Chỉ số tổn thương về vật chất 0.703 % hộ có thành viên tham gia trong % Xã hội các tổ chức 15.4 100 0 0.154 Mạng lưới xã hội 1 đến 5 2.3 4 1 0.434 Chỉ số IC về vốn xã hội 0.295 Chỉ số IC về vốn xã hội có trọng số 0.265 Chỉ số tổn thương về xã hội 0.735 % hộ với tổng thu nhập từ di cư nhỏ % 30.2 100 0 0.301 Tài chính hơn 50% trong tổng thu nhập hộ Tổng thu nhập hộ Triệu 93.62 600 13 0.137 Tổng thu nhập từ di cư Triệu 56.13 210 13 0.219 Tiếp cận tín dụng 1 đến 5 2.6 5 1 0.399 % hộ với thu nhập ổn định % 65.4 100 0 0.654 Chỉ số IC về vốn tài chính 0.342 Chỉ số IC về vốn tài chính có trọng số 0.342 Chỉ số tổn thương về tài chính 0.658 Nguồn: Kết quả phân tích dựa trên số liệu điều tra năm 2013, n=185 Từ kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy năng lực thích ứng của lao động di cư là rất thấp hay nói cách khác là tính dễ bị tổn thương cao. Cụ thể về từng nguồn vốn sinh kế cho thấy, đối với nguồn vốn con người và tài chính là hai nguồn vốn trong tổng số năm nguồn vốn sinh kế được đánh giá là quan trọng nhất nhưng chỉ số về năng lực thích ứng vẫn rất thấp, lần lượt là 0.376 và 0.342. Xét riêng về nguồn vốn con người, chỉ số năng lực thích ứng thấp là do trình độ của lao động di cư vẫn còn thấp, trung bình chỉ đạt hết lớp 7 và là lực lượng lao động trẻ nên kinh nghiệm vẫn còn thấp và ảnh hưởng đến năng lực thích ứng. Đối với nguồn vốn tài chính, chỉ số năng lực thích ứng thấp là do tổng thu nhập từ di cư giữa các thành viên dao động khá lớn, 50% dân số chỉ chiếm 26% tổng thu nhập (Nguyễn Thùy Trang, 2013), do sự chênh lệch về trình độ giữa nhóm lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo, chỉ số này chỉ đạt 0.219 và do tổng thu nhập hay sự đa dạng về nguồn thu nhập của nông hộ vẫn còn thấp, làm cho tổng thu nhập thấp và chỉ số về tỷ lệ hộ có tỷ lệ thu nhập nhỏ hơn 50% từ di cư chỉ đạt 0.301. Kết quả này cho thấy cùng với trình độ tay nghề thấp nhưng sự phụ thuộc lớn của tổng thu nhập và di cư làm tăng thêm tính dễ bị tổn thương của lao động di cư. 121

Đối với nguồn vốn tự nhiên và xã hội là hai nguồn vốn có chỉ số thích ứng thấp nhất, lần lượt là 0.12 và 0.265. Tính dễ bị tổn thương về nguồn vốn tự nhiên cao được thể hiện thông qua các chỉ số về diện tích đất bình quân đầu người thấp của lao động di cư thấp và điều này cũng dễ hiểu là do ít đất cùng với việc làm bị hạn chế do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho các hộ này quyết định di cư. Do nguồn vốn tự nhiên thấp, bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phát triển như cơ giới hóa,... làm cho các hộ này di cư trong bối cảnh cạnh tranh việc làm cao và chưa đầy đủ về trình độ chuyên môn đã làm cho lực lượng này dễ bị tổn thương, cụ thể thông qua số lần thay đổi việc làm của các lao động di cư, có đến 90% lao động đã từng thay đổi việc làm ít nhất một lần (Nguyễn Thùy Trang, 2013). Đối với nguồn vốn xã hội, do di cư đến nơi mới nên nguồn vốn xã hội của các lao động bị hạn chế và tỷ lệ hộ có thành viên tham gia vào các hoạt động hội nhóm vẫn còn rất thấp làm cho khả năng tiếp cận về thông tin còn nhiều hạn chế. Tóm lại, chỉ số về tính dễ bị tổn thương của lao động di cư là khá cao 0.72 trên 1. Trong đó, nguồn vốn tự nhiên và xã hội là hai nguồn vốn thấp nhất và có ảnh hưởng lớn làm tăng tính dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu hai nguồn vốn con người và tài chính được đánh giá là rất quan trọng trong quá trình thích ứng hay làm giảm tính dễ bị tổn thương của lao động di cư vì hai nguồn vốn này sẽ góp phần sử dụng và làm tăng cường các nguồn vốn sinh kế còn lại trong dài hạn và cũng được đánh giá là nguồn vốn có thể dễ thay đổi hay bị can thiệp từ bên ngoài hơn là các nguồn vốn như vật thể và tự nhiên (Nelson et al, 2010). Hình 2 sau sẽ thể hiện rõ hơn về giá trị tổn thương của từng nguồn vốn ảnh hưởng đến chỉ số tổn thương chung của lao động. Tự nhiên Con người 0,9 0,8 0,7 0,6 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 0 Tài chính Vật chất Xã hội Hình 2: Chỉ số tổn thương của năm nguồn vốn sinh kế Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra năm 2013, n = 185 Tóm lại, do các nguồn vốn về sinh kế của lao động di cư còn hạn chế nên đã làm cho lao động dễ bị tổn thương trong quá trình di cư này. Về nguồn vốn xã hội, do thiếu thông tin và mạng lưới xã hội nơi di cư còn hạn chế nên gặp khó khăn trong thời gian đầu để thích ứng. Về vốn con người, do trình độ thấp, chưa qua đào tạo chuyên môn và nếu có thì chưa phù hợp với nhu cầu công việc nên gây ra nhiều khó khăn cho lao động di cư trong quá trình 122 xin được việc làm phù hợp. Về nguồn vốn tài chính, do đa phần là hộ trung bình/nghèo bị tác động của quá trình phát triển như cơ giới hóa và thiên tai cũng như nguồn vốn sản xuất hạn chế nên đã di cư chưa chuẩn bị đầy đủ cho quá trình thích ứng, phần lớn thu nhập của lao động phụ thuộc hoạt động di cư, tuy nhiên tính chất thu nhập của hoạt động di cư tương đối ổn định hơn so với làm thuê nông nghiệp và sản xuất nông nghiệp. Về vốn

tự nhiên, diện tích đất sản xuất rất hạn chế, phần lớn không đất sản xuất nên không đủ để nuôi sống gia đình. Cuối cùng, về vốn vật chất, nguồn vốn này vẫn còn thiếu, tuy nhiên không quá nghiêm trọng. Từ những kết quả này và kết quả PRA về các nguồn vốn sinh kế quan trọng ảnh hưởng đến năng lực thích ứng cho thấy, để cải thiện sinh kế của người dân di cư cần phải tập trung trước hết là cải thiện nguồn vốn tài chính và con người cho lao động di cư mặc dù chỉ số tổn thương của các yếu tố khác vẫn thấp. Lý do là vì vốn con người và tài chính là hai nguồn vốn quan trọng và có tác động chi phối cũng thay thế để tăng cường các nguồn vốn khác (Nelson et al., 2010). 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn vốn sinh kế của nhóm lao động dịch chuyển này còn rất hạn chế. Tính dễ bị tổn thương về sinh kế của lao động di cư là khá cao, 0,71. Xét về nguồn vốn con người thì trình độ học vấn của lao động di cư thấp, trung bình hết lớp 7 và tỷ lệ người phụ thuộc cao làm cho chỉ số về tính dễ bị tổn thương của nguồn vốn này lên đến 0,64. Đối với nguồn vốn tài chính cho thấy thu nhập bình quân của hộ còn thấp mặc dù trung bình là 93 triệu đồng/hộ hay 20 triệu/người/năm nhưng có khoảng cách lớn giữa các nhóm xã hội khác nhau với 50% dân số chỉ chiếm khoảng 26% tổng thu nhập, phần lớn các hộ phụ thuộc lớn vào thu nhập từ di cư và nguồn thu nhập kém đa dạng nên chỉ số tổn thương về nguồn vốn này là 0,658. Về nguồn vốn xã hội thì lao động di cư cho thấy sự yếu kém về mạng lưới xã hội, đặc biệt trong giai đoạn đầu của quá trình dịch chuyển và tỷ lệ hộ có sự tham gia vào các tổ chức còn hạn chế trong khi nó có tác động dương và có ý nghĩa đến tổng thu nhập (Tổng cục thống kê, 2012b), chỉ số tổn thương là 0,735. Đối với nguồn vốn tự nhiên cho thấy diện tích đất bình quân trên hộ thấp, khoảng 0,94 ha hay 0,21 ha/người với chỉ số tổn thương cao nhất là 0,88 và nguồn vốn vật thể thì được đánh giá là kém quan trọng nhất (kết quả thực hiện PRA năm 2013) đối với quá trình thích ứng của lao động dịch chuyển nhưng chỉ số này cũng cho thấy tính dễ bị tổn thương cao 0,703. Các giải pháp để nâng cao năng lực thích ứng hay giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về sinh kế của lao động dịch chuyển thì trong thời gian tới cần quan tâm đến nâng cao trình độ học vấn đối với lao động trẻ và trình độ chuyên môn thông qua đào tạo nghề đối với lao động lớn tuổi, quá tuổi đi học để nâng cao năng lực cạnh tranh và thu nhập cho lao động cũng như khuyến khích sự tham gia của lao động dịch chuyển vào các tổ chức để nắm bắt các thông tin quan trọng và thiết yếu cho quá trình dịch chuyển. Bên cạnh đó, cần quan tâm hơn đối với các nhóm dễ bị tổn thương và tác động do quá trình phát triển hay tác động tiêu cực của chính sách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Adger, W.N., Brooks, N., Bentham, G., Agnew, M. and Eriksen, S. (2004). New indicators of vulnerability and adaptive capacity. Technical report 7, Tyndall Center for Climate Change Research. 2. Adger, W.N., Kelly, P.M. and Nguyen, H.N. (2001). Environment, society and precipitous change. In Adger, W.N., Kelly, P.M. and Nguyen, H.N. Living with Environmental Change: Social Vulnerability, adaptation and resilience in Vietnam. London: Routledge. 3. Adger, N. W. (2006). Vulnerability. Global Environmental Change 16 (2006) 268-281pp. 4. Anand, S., Sen, A. (1994). Human development index: methodology and measurement. UNDP, Human Development Report Office, New York. 5. Can, N.D., and Vromant, N., (2009). Participatory Rural Appraisal. Agriculture Publishing House. 6. DFID (2000). Sustainable livelihoods guidance sheets. DFID 94 Victoria Street, London, SWIE 5JL. UK. 7. GSO (2011). Dân số và lao động. Tổng cục thống kê. 8. GSO (2012a). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011. Nhà xuất bản thống kê. 9. GSO (2012b). Giới và tiền chuyển về của lao động di cư: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội. Tổng cục thống kê. 10. Huy, H.T. and Khoi, L.N.D. (2011). Analysis of labor migration flows in the Mekong Delta of Vietnam. In Mart A. Stewart and Peter A. Coclanis (2011). Environmental Change and Agricultural Sustainability in the Mekong Delta. Springer Netherlands. 11. Lê Xuân Bá (2006), Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam. Báo cáo nghiên cứu Dự án IAE-MISPA. 123

12. Nelson, R., et al (2010). The vulnerability of Australian rural communities to climate variability and change: Part II Integrating impacts with adaptive capacity. Environmental Science & Policy13(1): 18-27. 13. Nguyễn Thanh Bình (2011). Tính tổn thương do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Báo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 14. Peter, B. (2011). Measuring adaptive capacity of farmers to climate change. Material for training course in Can Tho University. 15. Võ Thanh Dũng (2010). Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn và tác động của sự chuyển dịch này đến nông hộ ở Thành phố Cần Thơ. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Bộ. 16. Wisner, B., Blaikie, P., Cannon, T., Davis, I. (2004). At risk. Routledge publication, Great Britain. 124