Xã hội học số 2(54) 1996

Tài liệu tương tự
TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Document

Kỹ năng tạo ảnh hưởng đến người khác (Cẩm nang quản lý hiệu quả) Roy Johnson & John Eaton Chia sẽ ebook : Tham gia cộn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Trường Đại học Văn Hiến TÀI LIỆU MÔN HỌC KỸ NĂNG MỀM (Lưu hành nội bộ) KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ RA QUYẾT ĐỊNH Biên soạn: ThS. Nguyễn Đông Triều

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - Day_lop_4_P1.doc

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

THANH NIÊN VIỆT NAM: TÓM TẮT MỘT SỐ CHỈ SỐ THỐNG KÊ Từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009 Hà Nội, Tháng 5 năm 2011

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

EuroCham Letter & Fax

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Nghị luận xã hội về gian lận trong thi cử – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

Microsoft Word - BussinessPlanBook-Vietnam-skabelon-nybund.doc

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

PowerPoint Presentation

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phần 1

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

KT01017_TranVanHong4C.doc

LÔØI TÖÏA

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Gustave Le Bon (1912) CÁCH MẠNG PHÁP VÀ TÂM LÝ HỌC CỦA CÁC CUỘC CÁCH MẠNG Bản quyền tiếng Việt 2014 Công ty Cổ phần Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI

Luận văn tốt nghiệp

Phật Học Phổ Thông HT. Thích Thiện Hoa Khóa Thứ Hai Thiên Thừa Phật Giáo o0o Bài Thứ 9 Lục Hòa A Mở Ðề 1. Tai hại của sự bất hòa: Trong sự sống chung

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG Việt Nhân HÔM NAY LÀ NGÀY LỄ GIỔ QUỐC TỔ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ 4896 Để giúp Đồng bào cả nước nhớ tới Cội nguồn, Tổ Tiên chúng t

Số 12 (7.360) Thứ Bảy, ngày 12/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CHỦ T

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

quytrinhhoccotuong

CHỦ ĐỀ 4 (4 tiết) Sinh lí hệ cơ xương của trẻ em Hoạt động 1. Tìm hiểu sinh lí hệ xương Thông tin A. Thông tin cơ bản 1.1. Hệ xương Chức năng c

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC BÀI TẬP PHÁT TR

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

CHƯƠNG 2

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

MỞ ĐẦU

Đề cương chương trình đại học

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

M¤ §UN 6: GI¸o dôc hoµ nhËp cÊp tiÓu häc cho häc sinh tù kû

Microsoft Word - Tran Thi Thuy Linh.doc

Phong thủy thực dụng

Biến Cố : 40 Năm Nhìn Lại (Phần I) Bảo Vũ (ABC Radio) Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sà

tuongNQT_2019SEP17_tue

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Layout 1

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC NHÀ TRƯỜNG

No tile

Suy nghĩ về thời gian và giá trị của thời gian đối với cuộc sống con người

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

CHƯƠNG 4

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Microsoft Word - Phan 8H

Document

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH 1

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Hạnh Phúc Bên Trong

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

Lương Sĩ Hằng ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH Bài Giảng: ĐỜI ĐẠO PHÂN MINH tại Đại Hội Tâm Linh, Bruxelles, Bỉ Quốc, ngày 3 tháng 8 năm 1993 Đời Đạo Phân Minh 1

Lesson 1

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA HÓA HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: SỬ DỤNG MOODLE THIẾT KẾ WEBSITE HỖ TRỢ VIỆC TỰ HỌC CHƯƠNG HIDROCA

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân biệt các phương thức biểu đạt trong văn bản

SỰ SỐNG THẬT

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Truyền thông có nhạy cảm giới Tài liệu dành cho các cán bộ làm công tác tuyên giáo Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nhóm biên soạn

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

Bài học về Tình thương

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Phần 1

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

Microsoft Word - SC_AT1_VIE.docx

No tile

Bản ghi:

70 Xã hội học số 2(54) 1996 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội NGÔ THỊ MINH PHƯƠNG Trong vài năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã và đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước định hướng đi lên xã hội chủ nghĩa đã làm cho nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như ở Thủ đô nói riêng có nhiều chuyển biến rõ rệt. Với chính sách mở cửa cho phép các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại và phát triển, ở Thủ đô đã ra đời va phát triển các thành phần ngoài quốc doanh. Chính điều đó dẫn tới sự hình thành trong xã hội một đội ngũ mới của những người lao động - những người lao động trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh mà ta thường gọi tắt là người lao động ngoài quốc doanh (NLĐNQD). Sự hình thành một tầng lớn người - NLĐNQD có những mặt tích cực, đồng thời cũng sẽ tồn tại những mặt hạn chế riêng của nó. Chính những mặt tích cực cũng như hạn chế này sẽ ít nhiều không thể không ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội và chắc chắn sẽ chi phối không ít tới việc xây dựng, thi hành các chính sách, biện pháp quản lý xã hội, cũng như quản lý kinh tế cả trên phạm vi vĩ mô và vi mô. Vì thế vấn đề NLĐNQD sẽ là vấn đề sẽ được nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều giới quan tâm. Để làm cụ thể hoá vấn đề NLĐNQD nên trong bài viết này sẽ cố gắng đề cập đến thực trạng của đội ngũ người lao động này trên cơ sở các cuộc phỏng vấn sâu, các cuộc trưng cầu ý kiến tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Thủ đô trong năm vừa qua. Những số liệu được trích dẫn dưới đây là kết quả khảo sát của Liên đoàn Lao động Hà Nội. A. Người lao động ngoài quốc doanh (NLĐNQD) ở Thủ đô là ai? Để nhận diện NLĐNQD ở Thủ đô, chúng tôi tạm chia các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh thành các nhóm như sau: - Liên doanh đó là các doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài với một số doanh nghiệp Việt Nam - Hợp tác xã: là các cơ sở hợp tác xã thủ công nghiệp, các hợp tác xã cấp cao vẫn còn tồn tại từ trước hay mới được thành lập. Tư nhân: doanh nghiệp của cá nhân hay một số tư nhân bỏ vốn (công ty trách nhiệm hữu hạn). - Tự do: những người làm việc không nằm trong một hình thức doanh nghiệp nào mà họ tự tố chức tập hợp nhất lại hoặc làm việc độc lập (bốc vác, đạp xích lô, thợ cắt tóc...). 1. Nguồn gốc xuất thân: Trước khi gia nhập đội ngũ NLĐNQD, những người lao động này có nguồn gốc từ đâu, hay nói chính xác hơn, họ đã làm việc hay học tập ở đâu. Bảng 1 dưới đây sẽ chỉ ra nguồn gốc xuất thân của họ.

Ngô Minh Phương 71 Nguồn Nhóm Liên doanh Bảng 1: Loại lao động ngoài quốc doanh (%) Hợp tác xã Tư nhân Tự do Tổng Chưa việc 17,6% 19,2% 34,4% 27,5% 25,1% Công nhân 46,2% 11,7% 13,6% 18,0% 26,1% Học sinh 7,0% 20,8% 15,2% 12,8% 12,6% Bộ đội 2,4% 8,3% 4,0% 11,3% 5,1% Nghỉ việc 176 2,1% 1,7% 10,6% 15,8% 7,0% Dạy học 0,9% 0,8% 1,0% 0,8% Làm tự do 8,8% 8,3% 13,2% 13,5% 11,0% Thủ công 1,2% 2,5% 6,3% 6,0% Học nghề 3,3% 3,3% 1,7% 0,8% 2,4% Khác 10,3% 0,8% 4,0% Tổng 37,2% 13,6% 34,2% 34,2% 100% Một thực tế là, do các cơ quan doanh nghiệp nhà nước đang ở tình trạng dư thừa biên chế và thiếu việc làm. Việc thu hút thành viên mới đến tuổi lao động vào làm việc trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước là rất hạn chế. Điều này dẫn đến số người chưa việc làm chiếm tới 25,1% trong tổng số NLĐNQD không chỉ là người chưa có việc làm mà còn là những công nhân đã từng làm việc trong cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, lực lượng công nhân đang làm việc trong các xí nghiệp doanh nghiệp nhà nước được chuyển ra nhập đội ngũ NLĐNQD chiếm tỷ lệ cao nhất là 26,1 % trong đội ngũ là động ngoài quốc doanh. Ngoài hai thành phần chiếm tỷ lệ lớn nhất vừa nên ở trên, những người NLĐNQD còn xuất thân từ những nguồn khác. Họ là những học sinh không có điều kiện bước vào các trường đại học hoặc phải bỏ học giữa chừng vì nhiều lý do khác nhau (12,6%), hay những người đang làm việc tự do xin vào làm tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trước những đòi hỏi mới của nền kinh tế thị trường (11,0%). Họ cũng có thể là những các bộ, công nhân viên nhà nước đã nghỉ việc theo Quyết định 176-HĐBT nhưng vẫn còn trình độ và sức khoẻ nay đi làm thêm tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh để tăng thêm thu nhập nhằm nâng cao đời sống (7,0%) hoặc là các quân nhân xuất ngũ hay tân binh vừa hoàn thành nghĩa vụ quân sự được trả về địa phương nay tìm kiếm công ăn việc làm dù chỉ là một công việc đơn giản (đạp xích lô, bốc vác...) hay một chân bảo vệ thường trực...ngoài ra trong đội ngũ NLĐNQD còn cả những người thợ thủ công (6,0%) những học sinh đi học nghề, hợp tác lao động từ nước ngoài trở về (2,4%) kể cả những người giáo viên không chấp nhận đồng lương ít ỏi của ngành giáo dục (0,8%). 2. Tuổi đời của NLĐNQD: Một chỉ báo quan trọng trong việc nhìn nhận thực trạng một đội ngũ lao động là tuổi đội. Số liệu khảo sát cho thấy tuổi đời trung bình của NLĐNQD ở Thủ đô hiện nay là 30 tuổi. Sự chênh lệch tuổi đời ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng không khác nhiều lắm thông qua các số liệu tổng kết sau: Liên doanh: 29,7 Hợp tác xã: 31,1 Tư nhân: 28,6 Tự do: 32,6 Nhìn chung tuổi đời trung hình của đội ngũ NLĐNQD là trẻ. Điều này chứng tỏ các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất quan tâm tới hiệu suất lao động của những người làm công ăn lương. Nếu người làm công là người lao động cơ bắp thì ở thì độ tuổi 30 đang là độ tuổi sung mãn về sức khoẻ nhất, đồng thời họ cũng đã có đủ thời gian rèn luyện trong việc làm ăn, cũng như đã trải qua cuộc sống nên có đủ khả năng tiếp thu các kỹ năng làm việc cần thiết trong một thời gian ngắn để có thể đáp ứng ngay yêu cầu của

72 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội chủ doanh nghiệp. Còn nếu người lao động là người lao động trí óc thì độ tuổi 30 cũng là độ tuổi của những nhà chuyên môn trẻ đã từng qua đào tạo và cũng đã có thời gian tập sự để có thể bắt đầu đứng vững ở vị trí công việc được giao phó. Số liệu nêu ra trong bảng 2 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ thêm về số lượng NLĐNQD ớ các độ tuổi khác nhau có các nguồn gốc xuất thân khác nhau. Theo kết quả thống kê của bảng 2 dưới đây ta sẽ thấy số NLĐNQD ở độ tuổi dưới 30 chiếm tới 55,5% còn độ tuổi từ 30 đến 39 tuổi chiếm 27,7%. Như vậy tổng số NLĐNQD ở hai độ tuổi này (dưới 30 và 30-39 tuổi) là độ tuổi làm việc sung sức nhất chiếm tất cả là 83,2%, còn lại là độ tuổi trên 40 (16,8%). Điều này càng nói rõ việc sử dụng sức lao động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh như ở trên. Những số liệu này còn là cơ sở để tự đưa ra nhận định: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành trong thời gian qua, đa phần họ sử dụng các lao động chân tay, giản đơn, có sức khoẻ. Họ ít thu nhận các lao động có tay nghề chuyên sâu và không mất thời gian đào tạo lâu. Nếu cần thợ có chuyên môn thì họ tận dụng sử dụng công nhân đã từng làm trong các doanh nghiệp nhà nước (nghỉ chế độ 176, nghỉ hưu...) có nhu cầu đi làm tăng thu nhập. Độ tuổi nguồn Bảng 2: Phân hố NLĐNQD thì các độ tuổi (%) Dưới 30 tuổi Từ 30 đến 39 tuổi Từ 40 tuổi trở lên Chưa việc 35,9% 11,6% 10,3% Công nhân 16,7% 51,3% 20,6% Học sinh 16,9% 5,4% 10,3% Bộ đội 3,6% 7,1% 8,8% Nghỉ việc 176 0,4% 4,5% 30,1% Dạy học 0,7% 0,9% 1,5% Làm tự do 14,5% 7,1% 5,1% Thủ công 5,8% 4,0% 8,8% Học nghề 2,0% 2,7% 2,2% Khác 3,6% 5,4% 2,2% Tổng 55% 27,7% 16,8% 3. Trình độ học vấn của NLĐNQD Chất lượng của lao động phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn của người lao động vì chính trình độ học vấn giúp họ tiếp nhận và cải tiến kỹ thuật cũng như kỹ năng, kỹ xảo làm việc. Chất lượng sản phẩm làm ra cũng sẽ phụ thuộc vào cách nhìn nhận của người sản xuất (người làm ra nó). Bảng 3 dưới đây sẽ trình bày các kết quả số liệu điều tra về trình độ học vấn của NLĐNQD ở thủ đô theo các nhóm doanh nghiệp khác nhau ứng với các mức văn hoá. Theo bảng 3. chúng ta có thể thấy ngay một điều là trình độ học vấn của đội ngũ NLĐNQD khá lạc quan. Tuy rằng số người mù chữ vẫn còn nhưng chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số là [0,2%], những người này nằm trong số những người lao động tự do [chiếm 1,5% của số này] và chắc chắn chỉ làm công việc lao động chân tay giản đơn. Tỷ lệ NLĐNQD có trình độ học vấn từ cấp ba trở lên chiếm 71,2% trong đó số có bằng đại học đã là 15,3% và trên đại học là 0,7%. Một điều thay đổi hẳn so với trước kia là đã có một số người có trình độ học vấn từ bậc đại học và trên đại học trước đây thuần tuý chỉ làm việc trong các cơ quan nhà nước thì nay cũng đã tham gia làm việc tại các cơ sở doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây cũng

Ngô Minh Phương 73 có thể coi là một sự chuyển biển về nhận thức, vì trước đây quan niệm cũ là cứ phải làm trong các cơ quan xí nghiệp nhà nước thì mới là có công ăn việc làm, thì nay quan niệm đó đã được thay đổi. Bảng 3: Trình độ họ vấn của NLĐNQD (%) Mức độ Mù chữ Cấp 2 Cấp 3 Đại học Trên đại Nguồn học Liên doanh 4,8% 69,4% 24,2% 1,6% Hợp tác xã 43,3% 53,3% 3,3% Tư nhân 32,3% 50,8% 16,5% 0,3% Tự do 1,5% 63,2% 33,1% 2,3% Tổng 0,2% 28,6% 55,2% 15,3% 0,7% 4. Về giới tính: Trong đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô ta thấy nam giới chiếm tới 59,3% và nữ giới chiếm 40,7%. Bảng 4 ở dưới đây cho ta thấy sự phân bố theo giới tính của những NLĐNQD ở Thủ đô. Và cũng từ bảng 4 tự cũng có thể rút ra một số điểm liên quan đến giới tính của họ. Chẳng hạn như: Lực lượng lao động trong các cơ quan doanh nghiệp nhà nước như công nhân, diện nghỉ theo quyết định 176-HĐBT và số giáo viên đã dạy học chiếm tới 33,5% của tổng số thì trong đó tỷ lệ nam giới chiếm tới 70% của lực lượng này. Phải chăng cơ quan doanh nghiệp của nhà nước đang bị mất đi lượng quan trọng của mình bởi sức hút mạnh mẹ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Bảng 4: Giới tính của đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô (%) Giới Nam Nữ Tổng cộng nguồn Chưa việc 22,2% 29,7% 25,3% Công nhân 29,1% 21,1% 25,8% Học sinh 10,4% 16,3% 12,8% Bộ đội 7,7% 1,7% 5,2% Nghỉ việc 176 9,8% 2,6% 6,9% Dạy học 0,8% 0,9% 0,8% Làm tự do 10,8% 11,7% 11,2% Thủ công 2,9% 10,3% 5,9% Học nghề 3,1% 1,4% 2,4% Khác 3,1% 4,3% 3,6% Tổng 59,3% 40,7% 100% Đối với lực lượng sản xuất trực tiếp thì trình độ tay nghề được phản ánh qua bậc thợ của họ và nó có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Số liệu điều tra bậc thợ của 502 công nhân trực tiếp tham gia sản xuất trong các cơ sở quốc doanh ở thủ đô được khảo sát đưa ra trong bảng 5 dưới đây: Thợ bậc cao trong đội ngũ NLĐNQD còn rất ít. Nếu kể từ bậc 5 đến bậc 7 thì số thợ này chỉ có 7 người trong tổng số 502 người tham gia trả lời phỏng vấn. Vậy là số thợ bậc cao chỉ chiếm có 1,4%. Nhìn chung bậc thợ của những người sản xuất trực tiếp trong đội ngũ NLĐNQD ở Thủ đô còn còn rất thấp. Số liệu trong bảng này còn cho ta thấy số thợ có tay nghề bậc 1,2 lên tới 77,1% và ngay cả thợ tay nghề bậc 3 cũng chỉ chiếm 18.5%. Nếu xét về khả năng tay nghề trên quan điểm giới tính của NLĐNQD, ta cũng có thể xem kết quả ở một số số liệu thống kê khác và ta nhận thấy như sau:

74 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội Trong số thợ có tay nghề thấp (bậc l,2) thì phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới, cụ thể là thợ bậc 1 nữ chiếm 58,7% và thợ bậc 2 chiếm 51,6%. Nhưng bắt đầu từ thợ bậc 3 thì nam giới chiếm tỷ lệ áp đảo: 68,6% và cũng từ tỷ lệ này trở lên, số nam giới tỷ lệ thuận với bậc thợ. Chẳng hạn thợ bậc 4, nam giới chiếm 73,3%, bậc 5, nam giới chiếm 75% và bậc 6, 7 là 100%. Tóm lại, nam giới chiếm số đông trong số thợ bậc cao, còn số đông phụ nữ có tay nghề thấp. B. Tình hình việc làm của NLĐNQD: Bảng 5: Bậc thợ của NLĐNQD ở Thủ đô (%) Bậc thợ Phần trăm Bậc 1 32,5% Bậc 2 44,6% Bậc 3 18,5% Bậc 4 3,0% Bậc 5 1,0% Bậc 6 0,2% Bậc 7 0,2% Tổng số 100% Một trong những vấn đề cần được xem xét một cách kỹ lưỡng đó là việc làm và thu nhập của người lao động. Đây chính là điểm cốt lõi dễ dẫn đến những mâu thuẫn và xung đột giữa những người lao động và các chủ doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các tổ chức đoàn thể, có thể nói cụ thể hơn đó là tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan tâm, bảo vệ những lợi ích chính đáng này của người lao động thì họ mới thấy được lợi ích thiết thực khi tham gia vào các tổ chức đoàn thể và thực sự gắn bó mình và các loạt động của đoàn thể đó. Ở phần này chúng ta sẽ đi sâu vào thực trạng của NLĐNQD trên các mặt sau. 1. Hợp đồng lao động: Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việc tuyển dụng người lao động là sự thoả thuận giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Sự thoả thuận này có thể bằng văn bản [hợp đồng lao động] hoặc có thể chỉ bằng lời nói [không ký hợp đồng chính thức]. Sự tuỳ tiện này là do hậu quả tất yếu khi mà Luật Lao động chưa thâm nhập vào thực tế đời sống nó khiến cho quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên chưa có cơ sở pháp lý bảo đảm, lúc nhiều việc thì người lao động có việc làm đủ, thu nhập cao, còn khi thiếu việc làm thì người lao động phải nghỉ việc. thu nhập thấp hoặc khi bất đồng quyền lợi thì người lao động có thể bị buộc thôi việc hoặc bị đối xử thiếu công bằng. Hiện nay trong đội ngũ NLĐNQD đã ký hợp đồng như sau: Trong khu vực liên doanh có 11,1%. Trong khu vực Hợp tác xã có 28% đã ký. Trong khu vực Tư nhân có 22,5% đã ký và cuối cùng là ở khu vực những người lao động Tự do có 1,5% đã ký. Như vậy, khi tổng hợp số liệu này, ta thấy mới chỉ có 15,2% NLĐNQD đã ký hợp đồng lao động với chủ doanh nghiệp. Điều đáng lưu ý ở đây là nếu việc những người lao động tự do ký hợp đồng thì chỉ có 1,5% là điều hiển nhiên dễ hiểu, thì ngược lại, ở các cơ sở liên doanh (nơi mà ta dễ cho rằng sự quản lý của nhà nước là chặt chẽ hơn vì có sự đầu tư của nước ngoài) thì số người đã ký cũng chỉ có 11,1%. Nếu phân tích kết quả điều tra theo trình độ học vấn, ta thấy rằng người lao động có trình độ học vấn càng thấp thì càng có ít điều kiện ký hợp đồng lao động. Trong số những người mù chữ, chỉ có 4,8% đã ký và số người ở trình độ cấp 2 là 6,3% đã ký. Trong khi đó số lao động có trình độ cấp 3 là 20,8% và trình độ đại học là 40%. Các kết quả này cho ta giả thiết rằng các chủ doanh nghiệp tư nhân rất chú trọng đến vai trò chất xám nên lưu ý hơn trong việc ký hợp đồng lao động với những người lao động có trình độ văn hoá cao nhiều hơn. Ngược lại, về phía người lao động, người có trình độ học vấn cao nắm được luật pháp càng đòi

Ngô Minh Phương 75 hỏi nhiều hơn sự đảm bảo pháp lý cho quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc làm thuê cho chủ tư doanh. Một vấn đề nữa có liên quan đến hình thức và thời hạn hợp đồng. Cần lưu ý là về việc thoả thuận hợp đồng lao động bằng miệng 9,3% còn lại đều ký văn bản hợp đồng lao động, mà đa số thời hạn kéo dài của hợp đồng là một năm 34,7% và thời hạn 3 năm là ít nhất: 9,2% trong tất cả các khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Phải chăng ở đây có tình trạng cả về phía chủ doanh nghiệp và người lao động đều muốn thăm dò nhau nên không muốn ký hợp đồng làm việc dài hạn. 2. Thời gian lao động Thời gian phải làm việc trong một ngày là một chỉ báo quan trọng đánh giá điều kiện làm việc của người lao động. Tuy nhiên vấn đề này ở ta còn nhiều nét đặc thù. Kết quả điều tra về thời gian làm việc của người lao động ngoài quốc doanh cho ta thấy: Số người lao động hơn 8 giờ một ngày là 32,1%. Trong đó số người lao động từ 8 đến 10 giờ là 28.1% và số người lao động trên 10 giờ một ngày là 4,0%. Trong số 68,0% tổng số NLĐNQD còn lại là làm việc từ 6 đến 8 giờ một ngày thì có 5% số người chỉ làm 6 giờ là do họ không có đủ việc làm trong 8 giờ chứ không phải điều kiện và thời gian lao động của họ là tốt đẹp hay khách quan hơn và tất nhiên là thu nhập của họ cũng không được như họ mong muốn. 3. Thu nhập của NLĐNQD Thu nhập là một trong những động lực chính thúc đẩy người lao động làm việc và gắn bó với doanh nghiệp. Bởi vậy người lao động luôn quan tâm đến thu nhập của mình. Bảng dưới đây cho ta thấy kết quả điều tra về mức thu nhập của NLĐNQD ở các khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh hiện nay ở Thủ đô. Căn cứ vào kết quả trong bảng ta thấy mức lương của NLĐNQD làm việc trong các liên doanh cao hơn cả. Theo tính toán thì bình quân thu nhập của người lao động trong Liên doanh là 572.000 đồng/tháng. Thu nhập thấp của những người lao động cho các doanh nghiệp Tư nhân. Thu nhập bình quân là 280.000 trong tháng. Người lao động Tự do có thu nhập nhiều hơn một chút, bình quân một người lao động tự do là 286.000 đồng tháng. Bảng 6: Thu nhập của NLĐNQD trong các khu vực doanh nghiệp Khu vực Liên Hợp Tư Tự Chung Mức lương doanh tác xã nhân do < 200.000đ 0,5% 19,6% 48,2% 12,2% 21,5% 201.000đ 300.000đ 2,5% 61,7% 26,2% 80,5% 32,1% 301.000đ 400.000đ 31,2% 15,0% 13,3% 1,2% 18,1% 401.000đ 500.000đ 32,2% 1,9% 6,7% 4,9% 14,3% > 500.000đ 33,7% 1,9% 5,6% 1,2% 14,0% Thu nhập của người lao động trong khu vực Hợp tác xã là thấp nhất. Bình quân thu nhập của họ chỉ có 265.000 đồng tháng. Nếu xét theo độ tuổi thì lớp người lao động trẻ ở độ tuổi dưới 30 tuổi có thu nhập bình quân là thấp hơn cả 354.000 trong/tháng và lớp người lao động có thu nhập khá nhất là ớ độ tuổi từ 30 tuổi đến 39 tuổi bình quân là 422000 đồng/tháng, còn lại ở độ tuổi trên 40 có thu nhập mức trung bình là 403.000 đồng/ tháng.

76 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội Nhìn chung chỉ có những người lao động trong các cơ sở Liên doanh là có thu nhập tương đối cao. Còn lại ở các khu vực khác thu nhập bình quân của người lao động không có gì đáng gọi là khả quan. Thu nhập của họ cũng chỉ xấp xỉ thu nhập của những người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh mà thời gian lao động của họ có khi còn phải kéo dài hơn. C. Một vài khía cạnh tâm tư của NLĐNQD 1. NLĐNQD tự đánh giá về sự thay đổi trong cuộc sống của họ Từ các nguồn xuất phát ban đầu khác nhau, sau khi gia nhập vào đội ngũ NLĐNQD hiện nay họ tự đánh giá về sự thay đổi trong cuộc sống của bản thân so với trước ra sao; Kết quả điều tra cho thấy có tới 37,8% số người được phỏng vấn cho rằng thu nhập của họ khá hơn trước và nếu kể thêm 14,8 % vui vẻ hơn vì thu nhập hiện nay thì có tất cả 52,6% hài lòng với thu nhập của mình. Chỉ có 18,9% cho rằng thu nhập của họ thấp, còn lại 28.4% chấp nhận được thu nhập hiện nay và tự coi mức thu nhập so với trước là ổn định. Nếu khảo sát trên phương diện giờ tính thì ta có thể thấy mức thu nhập của nam giới thay đổi tốt hơn nữ giới. Trong khi đó 42,8% nam giới cho rằng thu nhập của mình khá hơn trước thì ở nữ giới tỷ lệ này chỉ có 32,3% còn số nam giới vui vẻ với thu nhập của họ hiện nay là 18.9% thì con số này ở nữ giới chỉ có 7,5%. Ngược lại tỷ lệ nam giới cho rằng thu nhập của mình thấp hơn trước là 11,6% thì con số tương ứng nữ giới cao hơn nhiều 28,5%. Tìm hiểu sự thay đổi về thu nhập của đội ngũ NLĐNQD ta thấy ảnh hưởng của học vấn khá rõ rệt theo quy luật sau: Sự cải thiện cuộc sống ở người có học vấn thấp nhiều lên người có học vấn cao hơn. Cụ thể là cùng một đối tượng là lao động trực tiếp thì số người có trình độ học vấn cấp hai thấy thu nhập của mình cao hơn trước lên tới 59,5% trong khi đó số người lao động trực tiếp có học vấn cấp ba chỉ có 36,9%; 100% số lao động trực tiếp thù chữ cảm thấy thu nhập của mình khá hơn trước càng khẳng định thêm nhận xét trên. Nhận xét này cũng xuất hiện ở đội ngũ lao động trí óc trong đội ngũ NLĐNQD. Trong khi số lao động có trình độ đại học cho rằng thu nhập của mình cao hơn trước là 61% thì con số này ở những người có trình độ học vấn trên đại học chỉ có 40%. Hoàn toàn ngược lại nếu chỉ có 3,9% số lao động có trình độ đại học thấy thu nhập của mình thấp hơn có thể là có tới 20% số lao động có trình đô trên đại học thấy rằng thu nhập của mình thấp hơn trước. Phải chăng trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù là lao động chân tay hay trí óc, học vấn luôn luôn là yếu tố quan trọng giúp người lao động làm việc hiệu quả hơn, do đó có thu nhập cao hơn, song cũng có đòi hỏi cao hơn và cũng khó thoả mãn hơn. 2. Người lao động ngoài quốc doanh với các phương tiện thông tin đại chúng Người lao động hiện nay sống trong một xã hội có nhu cầu về thông tin và đồng thời cũng có điều kiện tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn và phương tiện truyền tin khác nhau. Thông qua điều tra nhu cầu tìm hiểu chính sách của đảng và Nhà nước sẽ có thể đánh giá được nhận thức chính trị và nhận thức nói chung cũng như nguyện vọng của NLĐNQD ở Thủ đô ngày nay. Số liệu điều tra cho thấy NLĐNQD hiện nay rất quan tâm đến việc tìm hiểu các chính sách của Đảng và nhà nước. Phải chăng trình độ nhận thức khá cao của họ nên họ hiểu rằng các chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan mật thiết đến đời sống của họ. Nếu như tỷ lệ người lao động tìm hiểu chính sách qua sách báo là trên 63% thì tỷ lệ tìm hiểu qua các phương tiện nghe nhìn (radio, tivi) là 84,9%. Cũng theo kết quả điều tra thì nam giới quan tâm nhiều hơn nữ giới. thí nghiệm dụ như 68,9% nam giới tìm hiểu qua sách báo thì nữ giới chỉ có 55,1% và 87,5% nam giới tìm hiểu qua radio và tivi còn con số này ở nữ giới cũng thấp hơn (81,3%).

Ngô Minh Phương 77 Phân tích số liệu điều tra theo lứa tuổi ta có nhận xét tuổi càng cao thì sự quan tâm tìm hiểu chính sách cũng tăng dần mặc dầu sự chênh lệch không phải là lớn lắm. Thí dụ trong lứa tuổi dưới 30 có 60% tìm hiểu chính sách qua sách báo thì ở lứa tuổi 30 đến 39 tuổi có tới 67,4% còn ở lứa tuổi trên 40 là 70.8%. Cũng từ các con số 63% NLĐNQD tìm hiểu chính sách qua báo chí, 84,9% qua ti vi... còn nói lên rằng điều kiện sống của người lao động ngày hôm nay được nâng lên. Các phương tiện và tiện nghi (báo chí, radio, ti vi...) mà người lao động có trong tay và nhu cầu nâng cao nhận thức của họ thể hiện qua việc tìm hiểu chính sách. 3. Những mối quan tâm lớn của NLĐNQD: Khi được hỏi: Hiện nay anh (chị) quan tâm tới van đề gì? thì mối quan tâm hàng đầu của NLĐNQD là việc làm. Điều này thật dễ hiểu vì đối với người lao động có việc làm thì sẽ có thu nhập và có thu nhập thì mới đảm bảo được cuộc sống. Đối với NLĐNQD lại càng thiết thực hơn bởi các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều mới hình thành nên sự ổn định của nó chưa có gì chắc chắn. Vả lại hợp đồng lao động giữa người lao động và chủ doanh nghiệp có thể chỉ là thoả thuận bằng miệng hoặc nếu như có ký kết bằng văn bản thì như đã trình bày ở trên, đa số chỉ có giá từ thời hạn trong 1 năm. Chính bởi vậy mà có tới 94,6% số người được phỏng vấn đều quan tâm tới việc làm và trong đó có tới 73,8% đặt nó lên hàng đầu trong số các vấn đề cần quan tâm. Mối quan tâm tới việc làm trở thành mối quan tâm lớn nhất bất kể NLĐNQD làm việc ở các khu vực khác nhau nào, có tuổi tác nào, giới tính nam hay nữ và học vấn cao hay thấp. Mối quan tâm được xếp vị trí thứ hai mà NLĐNQD đề cập tới là vấn đề thu nhập. Điều này thể hiện sự khác biệt giữa NLĐNQD và người lao động trong quốc doanh là ở người lao động trong quốc doanh thì mối quan tâm hàng đầu là thu nhập rồi mới đến việc làm. Tồn tại sự khác biệt này chính là biểu hiện rơi rớt của chế độ bao cấp ở một số nơi nếu không có việc làm thì người lao động càng nhàn mà vẫn được nhận trợ cấp hay lương. Theo số liệu điều tra thì có từ trên 69% số người được phỏng vấn coi thu nhập là mối quan tâm đáng được xếp thứ hai sau việc làm. Xem xét một số vấn đề khác như: việc quan tâm đến địa vị xã hội, trình độ học vấn, gia nhập tổ chức công đoàn, ta có thể đưa ra nhận xét là hầu như NLĐNQD không quan tâm tới. Thí dụ như về địa vị xã hội chỉ có 13.4% số người được phỏng vấn quan tâm tới, trong đó chỉ 0,5% số người đặt nó vào vị trí quan tâm số 1. Đây cũng là một nét chuyển biến lớn trong quan niệm xã hội. Người lao động ngày nay đã không còn phải căn cứ vào làm việc trong cơ quan nhà nước mới có địa vị xã hội mới là đáng kể. Với họ ngày nay chỉ cần có việc làm và thu nhập cao là điều đáng quan tâm nhất. Nếu có cần nói thêm về vị trí xã hội trong quan niệm của NLĐNQD, ta cần nêu ra là: có tới 86,7 % số người trả lời không quan tâm đến vấn đề này. Vấn đề học vấn xem ra còn được quan tâm nhiều hơn là về địa vị xã hội bởi chỉ có 56.7% số người trả lời là tỏ thái độ không quan tâm tới trình độ học vấn. Tuy nhiên trình độ học vấn không phải là nằm trong số những quan tâm hàng đầu vì chỉ có 33,2% xếp nó vào mục tiêu quan tâm đúng vị trí thứ 3. Ta cũng có thể đưa ra thêm nhận xét là nam giới và lứa tuổi trẻ dưới 30 quan tâm tới học vấn nhiều hơn nữ giới và những người cao tuổi hơn (trên 30 tuổi). Một vấn đề mà lẽ ra người lao động phải quan tâm nhiều. Đó là việc ra nhập tổ chức công đoàn - tổ chức nghiệp đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động, thì lại nhận được sự quan tâm không cao bởi có lẽ (l3,4% số người được phỏng vấn cho biết không quan tâm tới tổ chức công đoàn. Điều này cho thấy tổ chức Công đoàn ở nước ta chưa làm được hết vai trò mà lẽ ra nó phải đảm nhận. Cũng chính vì vậy mà tổ chức công đoàn chưa thu hút được sự quan tâm của NLĐNQD. Tuy vậy cũng xin nêu ra ở đây có tới 38.5% số người được phỏng vấn xếp vấn đề tổ chức công đoàn là mối quan tâm thứ 3 sau việc làm và thu nhập. 4. Những chính sách của nhà nước mà NLĐNQD quan tâm nhiều: Sau khi chọn ra một số chính sách có liên quan trực tiếp tới lợi ích của người lao động và yêu cầu NLĐNQD sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5 cho lần lượt chính sách của bản thân quan tâm nhiều nhất trở

78 Thực trạng người lao động ngoài quốc doanh ở Thủ đô Hà Nội xuống, chúng ta được kết quả như sau: Đứng đầu mối quan tâm của NLĐNQD là chính sách giải quyết việc làm rồi tiếp đó mới là các chính sách bảo hiểm, bảo hộ lao động Bằng cách chấm điểm đối với chính sách quan tâm nhất là 5 điểm, chính sách quan tâm thứ hai là 4 điểm,... và chính sách không quan tâm là 0 điểm, ta có thể có điểm trung bình thể hiện mức độ quan tâm của NLĐNQD đối với các chính sách sắp xếp theo các thứ tự sau: Chính sách giải quyết việc làm: 4,4 Chính sách bảo hộ lao động: 2,9 Chính sách bảo hiểm xã hội: 2,7 Chính sách bảo hiểm y tế: 2,0 Chính sách nâng cao đời sống văn hoá: 1,5 Khi phân tích vấn đề này theo các tiêu chí khác nhau như: loại hình doanh nghiệp của NLĐNQD, tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn. ta cũng đạt kết quả gần tương ứng với sự chênh lệch không đáng kể. Điểm nổi bật đáng nêu ra là kết quả điều tra này trùng lặp với kết quả điều tra đã trình bày ở mục 3. Nó nói lên mối quan tâm bức xúc nhất của họ chính là công ăn việc làm hàng ngày. NLĐNQD chờ đợi chính phủ giải quyết việc làm để hy vọng cho bản thân một cuộc sống có việc làm ổn định và cũng là để hy vọng cho thế hệ con em của họ khỏi rơi vào tình trạng thất nghiệp. Đối với các chính sách khác sự quan tâm của NLĐNQD thấp hơn rất nhiều, thậm chí một bộ phận trong số họ không quan tâm tới. Điều này nói lên tác động của các chính sách đó đến cuộc sống của họ còn rất ít.