Microsoft Word - Nhung tu tuong cua Doi moi I-final[1].doc

Tài liệu tương tự
Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Layout 1

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Layout 1

1

Đoàn Viết Hoạt và sứ mệnh xương rồng Đỗ Thái Nhiên So với các loài thực vật khác, xương rồng là loại cây có sức chịu đựng cao cấp nhất và trường kỳ nh

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - truyen-an-duong-vuong-va-mi-chau-trong-thuy.docx

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Đức Hùynh Phú Sổ Chủ Trương Tòan Dân Chánh Trị

CUỘC ĐẤU TRANH XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN BÀI 1 Lãnh đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền, chuẩn bị kháng chiến trong cả

Đề thi thử môn sử lớp 12 ôn thi THPTQG năm 2018 mã đề 310

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU TRANG RÈN LUYỆN KỸ NĂNG HÁT CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC TRƯ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

LÔØI TÖÏA

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Anh (chị) hãy phân tích vì sao trong những năm Đảng Cộng sản Đông Dương lại chủ trương chuyển hướng đấu tranh cách mạng

NguyenThiThao3B

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN VĂN TỔNG ĐẶC ĐIỂM TIỂU THUYẾT CÓ TÍNH CHẤT TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 - HỌC KỲ II

So tay luat su_Tap 1_ _File cuoi.indd

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Bạn Tý của Tôi

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

tuonglainaochoVN_2018MAY26_sat

Thuyết minh về Nguyễn Du

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Phần mở đầu

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Document

Con Đường Khoan Dung

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

Layout 1

Microsoft Word - viet-bai-lam-van-so-6.docx

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

CHƯƠNG 1

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

MỞ ĐẦU

Xây Dựng Con Thuyền Tài Chính Của Bạn Series Dạy Con Làm Giàu Tập 12 Robert T. Kiyosaki & Sharon L. Lechter Chia sẽ ebook :

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Table of Contents Marketing du kích: Lời nói đầu NGÀY THỨ NHẤT: Tư duy marketing du kích NGÀY THỨ HAI: Mục đích marketing NGÀY THỨ BA: Cạnh tranh và n

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tên sách: Red Brotherhood at war - Chân lý thuộc về ai

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - LV _ _.doc

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

NI SƯ THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG: Thế giới xung quanh chúng ta sẽ rất ý vị, nên thơ, nên nhạc * LỜI CUNG KÍNH ĐẾN TS. THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trụ trì Chùa Hương

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BỘ CÔNG THƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÂN PHỐI CHO CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮ

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

CÂU CHUYỆN TUẪN TIẾT CỦA TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG Mạnh Kim/Huỳnh Quang Nghĩa Chuẩn tướng Lê Văn Hưng Đối diện tôi là một ông già ốm yếu 75 tuổi nhưng còn rất

No tile

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

Thiết kế hướng tới Phát triển bền vững

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Bản ghi:

Những tư tưởng của Đổi mới I * Nguyễn An Nguyên 1 Nghiên cứu sinh Kinh tế học Rice University nguyenannguyen@gmail.com Đã có một dòng sông ngầm chảy bên dưới các cuộc cải cách thời kì Đổi mới I: sự đổi thay trong tư tưởng phát triển. Ngược với bi kịch chậm phát triển do thiếu tư tưởng của nhiều quốc gia khác, Đổi mới I của Việt Nam lại là nỗ lực vượt ra ngoài hệ thống lý luận đồ sộ đã từng bao trùm thời kì trước đó. Sự đồng thuận mới về một con đường phát triển cho dân tộc mới chỉ đạt được ở một số lĩnh vực. Từ những nền móng tư tưởng dang dở của Đổi mới I, ta sẽ tìm thấy những đơn đặt hàng tư tưởng cho thời kì Đổi mới II. 1. Cải cách tư tưởng kinh tế 1.1. Tấm lá chắn thời kì quá độ Cải cách kinh tế trong thời kì Đổi mới I có lẽ đã không thể thành công nếu không có sự du nhập của kinh tế học hiện đại (kinh tế học tân cổ điển, kinh tế học phát triển, lý thuyết thể chế v.v.), dần thay thế cho hệ thống lý luận về quản lý tập trung thời kì trước đó. Giai đoạn đầu tiên của cải cách (trong thập niên 1980) chứng kiến hai nỗ lực lớn: một là phá băng tư tưởng kinh tế chính thống lúc bấy giờ. Trường Chinh và nhóm nghiên cứu do ông thành lập (năm 1982) đã nâng Chính sách kinh tế mới (NEP) của Lê-nin lên thành lý luận về thời kì quá độ. Chiến thuật này đã đã đi vào Báo cáo Chính trị của Đại hội Đảng VI (1986), tạo ra chính danh cho quá trình phá rào đang diễn ra trên thực tế. Nỗ lực thứ hai là tích lũy các ý tưởng cho cải cách kinh tế. Kể từ đầu thập niên 80, dưới sự hậu thuẫn của một số nhà chính trị có tư tưởng đổi mới, các nhóm nghiên cứu "tư nhân về đường lối cải cách xuất hiện. Chẳng hạn, một nhóm các kinh tế gia đào tạo ở phương Tây như Vũ Quang Việt được ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch bảo trợ 2. Ở Trung ương, một nhóm nghiên cứu về cải cách khác của các nhà lý luận chính thống như ông Tố Hữu, Trần Phương cũng ra đời. Còn ở Tp HCM, nhóm "Thứ Sáu, nơi quy tụ các nhà kinh tế của chế độ cũ cũng được Thành ủy trọng dụng. 3 Dù thành công hay thất bại, những ý tưởng của các nhóm nhỏ này cũng đã để lại dấu tay mình trong lịch sử kinh tế của Việt Nam những năm đầu Đổi mới I. 1.2 Tư tưởng kinh tế mới-bức tranh dang dở Khi đã được thừa nhận trong các văn kiện chính thức, định hướng kinh tế thị trường không còn bị tấn công trực diện về lí luận. Vì thế, cải cách tư tưởng kinh tế cũng diễn ra công khai và nhiều đối thoại hơn. Một số viện nghiên cứu chính thức đã tham gia sâu vào định hướng cải cách. Chẳng hạn, những cải cách về thể chế như luật Đầu tư nước ngoài, * Một phiên bản của bài viết này đã được đăng trên Tuổi trẻ Cuối tuần, 15/4/2006 1

Luật Doanh nghiệp mang nhiều dấu ấn của các nhà kinh tế của Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Đồng thời, khi VN tham gia ngày càng sâu hơn vào cộng đồng quốc tế, vai trò của các tổ chức phát triển quốc tế (như UNDP, WB, IMF), và các nước như Nhật, Úc, Đan Mạch v.v. trong việc định hướng phát triển của Việt Nam cũng tăng lên. Cơ sở lý thuyết mạnh, bề dày kinh nghiệm tư vấn các nước đang phát triển của họ đã giúp mài sắc các nỗ lực cải cách của Việt Nam (như định hướng xóa đói giảm nghèo, về chiến lược phát triển con người v.v.) Tuy thế, tác dụng của Đồng thuận Washington 4, vốn được coi là kim chỉ nam của họ, với Việt Nam vẫn đang gây tranh cãi. Tư tưởng mới được du nhập cũng đa dạng hơn, có khi đến từ ngoài bộ máy nhà nước. Các lí thuyết kinh tế mới được tổ chức quốc tế, trường ĐH hay viện nghiên cứu, thậm chí cả những nhóm sinh viên dịch và truyền bá. Điểm đáng kinh ngạc là những lý thuyết được truyền bá sớm nhất lại là những nhánh nhỏ của kinh tế học hiện đại, nhưng lại có ảnh hưởng khá nhanh vào chính sách. Chẳng hạn, kinh tế học thể chế, chỉ với một tác phẩm tóm lược, 5 có lẽ đã ảnh hưởng khá sâu đến định hướng xây dựng thể chế của các nhà cải cách cuối Đổi mới I. Thậm chí, trào lưu còn đang manh nha về kinh tế tri thức đã nhanh chóng được đưa vào Báo cáo Chính trị của Đại hội IX và tiếp tục ở Đại hội X. Dường như đến nay, kinh tế học hiện đại (với nhiều chi phái của nó) đã in dấu chân vào phần lớn các chính sách kinh tế (tài khóa, tài chính, tiền tệ, đầu tư v.v.). Sự áp dụng quá nhanh chóng các lý thuyết kinh tế mới vào chính sách một mặt cho thấy cơn khát về tư tưởng cho cải cách kinh tế. Mặt trái của nó là hàm ý rằng nền móng khoa học kinh tế của Việt Nam còn chưa vững chãi. Trong khi đó, hệ thống tư tưởng kinh tế-chính trị cũ ngày càng thu hẹp phạm vi ảnh hưởng trong các chính sách thực tiễn, để rút lên tầng lý luận chung. Tuy thế, nó vẫn được giảng dạy trong các trường Đại học song song với kinh tế học hiện đại, trong khi tiếp tục giữ vị thế độc quyền trong chương trình trung học. Vai trò của khu vực nhà nước trong nền kinh tế là cấm địa cuối cùng mà nó còn chiếm giữ. Nhưng dường như cuộc tranh luận lớn cuối cùng giữa hai hệ thống tư tưởng kinh tế sẽ không chấm dứt một sớm một chiều. 1.3 Hình thành đồng thuận xã hội Tư tưởng kinh tế hiện đại được truyền bá cho dân chúng muộn hơn, thông qua giáo dục và báo chí. Trước năm 1992, chỉ có duy nhất một cuốn kinh tế học hiện đại được dịch ra tiếng Việt vào năm 1989 6. Đến giữa thập kỉ 90 thì kinh tế học hiện đại bắt đầu được giảng dạy ở bậc đại học, tạo ra các thế hệ trí thức trẻ hiểu biết về kinh tế thị trường. Có lẽ từ chính thế hệ này, khi đi vào xã hội (làm báo, nghiên cứu, giảng dạy) đã tạo ra một cuộc thay đổi tư duy vĩ đại cho công chúng (nhất là ở miền Bắc): trong khoảng mười năm, mỗi người dân Việt Nam bình thường đã quen thuộc với những thuật ngữ thị 2

trường, cung cầu, cạnh tranh, độc quyền v.v. Sau hai thập kỉ ngắn ngủi, điều cấm kị đã trở thành cái hiển nhiên! Kết quả là, từ một mệnh lệnh chính trị, định hướng chuyển sang kinh tế thị trường đã được mở rộng ra thành đồng thuận xã hội. Chính sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ người dân đã giúp cuộc cải cách kinh tế của Đổi mới I vượt qua những trở lực của hệ thống lý luận cũ, vốn vẫn ảnh hưởng lớn trong giới lãnh đạo thời đó. 2. Cải cách ngoại giao- hai đường ray không song song Đằng sau cuộc cải cách ngoại giao thời kì Đổi mới I là một cuộc cách mạng tư tưởng không êm ả xoay quanh câu hỏi: Thế giới mà Việt Nam đang sống là gì? Cho đến giữa thập kỉ 80, câu trả lời của Việt Nam vẫn là quan điểm của Quốc tế Cộng sản, hình thành từ những năm 30 dưới thời Stalin: thế giới là cuộc đấu tranh một mất một còn giữa hai phe, với thắng lợi tất yếu của phe XHCN đối với phe tư bản. Hệ quả chính trị-quân sự của nó là Việt Nam coi mình là tiền đồn trong cuộc đấu tranh này, và về mặt kinh tế thì tự mình cắt rời khỏi nền kinh tế năng động ngoài khối XHCN. Đến thập niên 80, sự tương phản giữa tốc độ phát triển thần kì của các nước công nghiệp mới ở châu Á với khủng hoảng kinh tế của cả Việt Nam lẫn khối XHCN đã buộc các Việt Nam phải sửa đổi cách nhìn thế giới của mình. Trong những năm tháng đen tối nhất sau chiến tranh, các nhà cải cách ngoại giao, trong đó có ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đã soi sáng tình thế khủng hoảng bằng câu trả lời hoàn toàn mới: thế giới đang tiến đến một nền kinh tế chung, trong cơn lốc của cách mạng khoa học công nghệ mới. Hệ quả của nó với Việt Nam ngay lập tức hiện rõ: 1. VN buộc phải tham gia vào nền kinh tế chung đó (tức là bình thường hóa quan hệ với các nước, thu hút đầu tư và tăng xuất khẩu). 2. Việt Nam có một con đường mới để công nghiệp hóa nhờ vào cuộc cách mạng ấy. Viễn kiến sáng suốt này mở ra con đường phát triển thênh thang cho hai thập kỉ của Đổi mới I. Nó không chỉ cải biến chính sách ngoại giao trong 20 năm qua, mà đã và sẽ tiếp tục thay đổi mọi lĩnh vực của đời sống dân tộc: kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự v.v. trong nhiều thập kỉ nữa. Chính trong đáy của khủng hoảng mà tư tưởng mang tính cách mạng đó nhanh chóng chiến thắng. Phác thảo của tầm nhìn mới đã được nêu ra từ Hội nghị Trung ương 6 (1984), mở rộng ra trong Đại hội IV và được hoàn thiện ở Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị (1988) 7. Cuộc đổi mới tư duy ở Liên Xô lúc đó đã cộng hưởng với tư tưởng cải cách ở Việt Nam. Trong những năm tháng sôi nổi ấy (dường như khác với hiện nay?), các bài viết cách mạng thường lên thẳng Tạp chí Cộng sản 8. Sự sụp đổ của Đông Âu và tan vỡ của Liên Xô (1991) dù không ảnh hưởng về kinh tế cho Việt Nam, nhưng đã tạo ra một cơn động đất trong nhận thức. Cách nhìn hai phe trở lại dưới một hình dạng mới: cuộc tấn công của một phe với phe kia thông qua nhiều 3

chiêu thức mới để thích nghi với điều kiện quốc tế mới. Kể từ đây, chính sách ngoại giao (và hệ quả của nó trong các chính sách đối nội) của Việt Nam được đặt trên hai đường ray không song song. Sự va chạm giữa hai cách nhìn thế giới này đã hóa thân thành những tranh luận dai dẳng về hầu hết các vấn đề trọng yếu của dân tộc: từ lộ trình bình thường hóa, mối quan hệ với các cường quốc, cho đến vai trò của khu vực nhà nước trong nền kinh tế, đến vai trò của của xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền v.v. Những hệ lụy của cuộc hôn phối lịch sử giữa hai tầm nhìn này sẽ còn ảnh hưởng lên những thế hệ tương lai. 3. Tranh luận về pháp quyền và nửa cuộc cải cách về tổ chức nhà nước 9 Những lời kêu gọi xây dựng nhà nước pháp quyền đã vang lên từ đầu cuộc Đổi mới I, và trở nên nóng bỏng trong các cuộc tranh luận để soạn thảo Hiến pháp 1992. Nhưng đến nay,vẫn chưa đạt được đồng thuận về cả về tên gọi lẫn nội dung của nó (một ví dụ là cuộc tranh luận gần đây về pháp quyền hay pháp trị ) 10. Toàn bộ cuộc tranh luận hai mươi năm về pháp quyền có thể tóm gọn bằng một câu hỏi cốt tử: Có đối trọng và chế ước quyền lực, trên nền tảng coi Hiến pháp là tối cao hay không? Không trả lời dứt khoát được câu hỏi này, sẽ không có một quy hoạch tổng thể về xây dựng hệ thống luật pháp của quốc gia. Nhưng để trả lời thì cần một nền tảng lý luận mới về nhà nước trong tương quan với xã hội, cái sẽ đưa đến những thay đổi quá to lớn cho lịch sử mà lúc này chưa ai dám đảm đương. Vì thế, đã không thể tránh khỏi những bước đi ngập ngừng quanh co, do sự dùng dằng trong tư tưởng: Ý tưởng về Tòa án Hiến pháp đã manh nha từ nửa đầu của Đổi mới I. Bẵng đi một thời gian, đến gần đây, nó lại được đưa vào Dự thảo Báo cáo Chính trị dưới cái tên cơ chế bảo hiến 11, cùng những đề xuất khá thận trọng 12. Chưa có đồng thuận về quy hoạch tổng thể, lộ trình làm luật trở nên bị động dưới sức ép hội nhập, trong khi nội dung của nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhóm lợi ích khác nhau: Các luật về các ngành kinh tế đặc biệt (như Luật Dầu khí, Luật Xây dựng, Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông v.v.) lại do chính các ngành đó soạn thảo. Vì lợi ích cục bộ của ngành, những luật này có thể xô lệch khung luật pháp để tạo ra những vùng độc quyền, những ngoại lệ đáng lẽ không được phép tồn tại trong một chính sách quốc gia thống nhất. Việc tạo ra những rào cản mới của Dự thảo Luật Đầu tư mới cho thấy: ngay cả những cuộc cải cách pháp luật thành công cũng có thể bị đảo ngược dưới ảnh hưởng của các nhóm lợi ích. Sức ép ngày càng tăng từ quốc tế do hội nhập (như Hiệp định thương mại Việt Mỹ, chuẩn bị tham gia WTO) có thể khiến các nhà làm luật Việt Nam không làm chủ được lộ trình. Thêm vào đó, các tổ chức hỗ trợ phát triển quốc tế (ADB, WB, UNDP) hay quốc gia (KAS, FES của Đức, JICA của Nhật Bản, SIDA của Thụy Điển v.v.) đều mong muốn có ảnh hưởng vào hệ thống pháp luật của Việt Nam. Như thế là, về nội dung, hệ thống pháp 4

luật của Việt Nam vừa lai tạp khá nhiều hệ thống luật, lại vừa bị chia cắt bởi các nhóm lợi ích. Có một khó khăn khách quan to lớn dẫn đến sự trễ hẹn của cải cách pháp quyền so với cải cách kinh tế: Khác với kinh tế với những quy luật phổ quát mà mọi nền kinh tế phải tuân theo, cải cách hệ thống nhà nước và pháp luật mang tính đặc thù quốc gia rất cao, chịu nhiều ràng buộc chính trị của mỗi nước. Nhưng xét đến cùng, sự chậm chân của cải cách tư tưởng pháp quyền trong Đổi mới I là hệ quả tất yếu của nền luật học non trẻ. (Năm 1977, trường ĐH Luật đầu tiên mới được thành lập, muộn hơn ĐH Kinh tế đầu tiên tới hơn 20 năm). Yếu hơn nhiều so với kinh tế học, tư tưởng pháp quyền hiện đại hầu như chưa được truyền bá, chưa nói gì đến giảng dạy trong trường Đại học 13. Những thế hệ luật gia mới vì thế cũng chưa sẵn sàng để "đào tạo lại dân chúng trong tinh thần mới. 4. Đồng thuận cho Đổi mới II: tầm nhìn nào? Trong khi luôn phải ý thức rằng chỉ những sức ép vật chất (như khó khăn kinh tế, bất ổn xã hội v.v.) quyết định hoàn cảnh của cải cách ( tức là chi phí và lợi ích của nó), thì tư tưởng và nhận thức quyết định cách mà cá nhân và xã hội ứng xử trước hoàn cảnh ấy. Những mâu thuẫn về tư tưởng không giải quyết được bằng tranh luận sẽ tự phát biểu thành xung đột xã hội. Hai mươi năm tìm kiếm đồng thuận mới về con đường phát triển của Việt Nam chưa phải trải qua những đảo lộn xã hội như nội chiến Mỹ, cách mạng Pháp hay biến động chính trị của Đông Âu. Liệu VN có tiếp tục theo được lộ trình phát triển hài hòa như Nhật Bản thời kì Minh Trị hay không? Lịch sử phức tạp trong suốt thế kỉ 20 đã tạo ra vô vàn những khác biệt trong nhận thức của từng người dân Việt Nam. Không có tư tưởng nào, dù tiến bộ đến đâu, có thể đem áp đặt ngay cho tất cả. Chỉ qua học hỏi liên tục từ dòng chảy lịch sử của nhân loại, liên tục đối thoại giữa các thế hệ, tầng lớp, các nhóm lợi ích và vùng miền khác nhau, người Việt Nam mới xây dựng được một tầm nhìn chung cho dân tộc. Những mảnh ghép cho một đồng thuận như thế đã được hình thành trong Đổi mới I. Hiện đại hóa tư tưởng phát triển của dân tộc dựa trên tri thức tiên tiến của nhân loại, hình thành những kênh đối thoại mới để ghép chúng thành bức tranh hoàn chỉnh là nhiệm vụ của Đổi mới II. Nó cần đến những nỗ lực của cả các nhà cải cách bên trong nhà nước, những nhà cải cách ngoài xã hội, giới trí thức và mỗi người dân đương thời. 1 Tác giả xin cảm ơn Ts Vũ Quang Việt, Ts Vũ Thành Tự Anh đã góp ý cho phần kinh tế của bài viết. Ths Bùi Nguyên Khánh đã nhận xét về phần luật và Ts Vũ Hồng Lâm phê bình cho phần ngoại giao. 2 Xem bài viết của Vũ Quang Việt trong Nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2003 5

3 Xem bài Đêm trước đổi mới: Chuyển đổi vô hình, đăng trên Tuổi trẻ Online, 10/12/2005 4 Vũ Quang Việt đã tóm tắt 10 điểm chính của Đồng thuận Washington là: (1) cân bằng ngân sách nhà nước, (2) chuyển hướng tài chính công, (3) cải cách thuế, (4) tự do hoá tài chính, (5) dùng một hối suất thị trường tự do, (6) tự do hoá thương mại, (7) xoá bỏ rào cản đầu tư nước ngoài, (8) tư hữu hoá doanh nghiệp nhà nước, (9) xoá bỏ các luật lệ kiểm soát thị trường, (10) bảo vệ quyền tư hữu. Xem bài Về thập kỉ suy thoái kinh tế ở Nhật, Tạp chí Thời đại mới, số tháng 3/2004. 5 Các thể chế, sự thay đổi thể chế và hoạt động kinh tế, Douglas North, do Trung tâm nghiên cứu Bắc Mỹ dịch 6 Giáo trình Kinh tế học của Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus do Viện Quan hệ Quốc tế và Bộ Ngoại giao dịch. 7 Nhiều nhà phân tích nước ngoài cho rằng Nghị quyết 13 chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nhà cải cách Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Ngoại giao thời đó. Ví dụ, xem Gareth Porter, The transformation of Vietnam s world view: from two camps to interdependence, Contemporary Southeast Asian, June 1990 8 Một vài suy nghĩ về đổi mới tư duy đối ngoại, tiểu luận quan trọng của Phan Doãn Nam, một cộng sự của ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch được đăng trên Tạp chí Cộng sản số 8 (tháng 8/1988) 9 Trong bài Giữa hai thời kì Đổi mới: những cải cách đã qua và sắp tới đăng trên TTCN từ 2/4/2006, tác giả gọi tên nửa cuộc cải cách hành chính vì cho rằng các cuộc cải cách khác ngoài lĩnh vực hành chính (lập pháp và tư pháp) chưa có nhiều bước tiến lớn. Trong bài này, chúng tôi dùng cụm từ cải cách tổ chức nhà nước để phù hợp hơn với quy mô của cải cách mà tư tưởng pháp quyền có thể đem lại. 10 Chẳng hạn, xem tranh luận về pháp quyền hay pháp trị của Luật sư Lưu Công Định, và Tiến sỹ Lê Đăng Thanh trên báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh, 15/3/2006, hay bài của Ts. Nguyễn Sỹ Dũng về chế độ pháp trị, Tuổi trẻ, 22/3/2006 11 Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội X nói: "Xây dựng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, định rõ cơ chế, cách thức bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp và luật trong đời sống kinh tế - xã hội. 12 Xem ba đề xuất về cơ quan bảo vệ hiến pháp trong bài Ai huýt còi khi hiến pháp bị xâm phạm? đăng trên Tuổi trẻ Online, 25/3/2006 13 Cuốn Tinh thần pháp luật được dịch và in lần đầu năm 1996; Trích dịch Khế ước xã hội được in năm 1992. Cả hai cuốn này lại chỉ do 1 tác giả dịch - Hoàng Thanh Đạm. 6