Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Tài liệu tương tự
Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu – Văn mẫu lớp 7

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phát biểu cảm nghĩ của em về người cha – Văn hay lớp 10

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích bài thơ Chiều tối

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Tả người thân trong gia đình của em

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Nghị luận về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

SỰ SỐNG THẬT

Tả cảnh bão lụt ở quê em – Bài tập làm văn số 5 lớp 6

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Cảm nghĩ về người thân

Giới thiệu về quê hương em

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

Cúc cu

Tả cây hoa lan

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Em hãy kể lại một câu chuyện về lòng nhân ái hay hiếu thảo mà em đã chứng kiến hoặc tham gia

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Cảm nghĩ của em về tình bạn

Nghị luận về thời gian

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Nghị luận về lòng dũng cảm – Văn mẫu lớp 10

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Gợi ý giải đề Văn thi vào lớp 10 THPT Duy Tân tỉnh Phú Yên 2018

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp một nhân vật cổ tích

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Các con ơi, Tranh vẽ - Duy Hân. Hôm nay không hiểu sao mẹ buồn quá, lòng mẹ chùng xuống và kỷ niệm xưa tràn về. Chung quanh đây thật cô quạnh, cây cỏ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Giải thich ý nghĩa bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn…

Bản ghi:

Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" Author : elisa Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 1 Yêu thương, đoàn kết có thẻ xem là sức mạnh, là một truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa cho đến nay. Tinh thần đoàn kết đó đã giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Và tinh thần đó được nhân dân ta gửi gắm trong một câu ca dao đầy hình ảnh Nhiễu điều phù lấy giá gương. Người trong một nước phải thương nhau cùng. Câu ca dao là một lời khuyên, lời nhắn nhủ đối với chúng ta những thế hệ con cháu đang tiếp nối truyền thống quý báu của cha anh. Câu ca dao gợi cho chúng ta suy nghĩ về truyền thống tốt đẹp đó. Nhiễu điều là một thứ hàng màu đỏ; giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kì vừa đỡ lấy tấm gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy nếu để riêng, tách bạch nhau ra thì chẳng còn thấy ý nghĩa thế nhưng lại đem miếng vải đỏ đó phủ lên giá gương chúng sẽ tạo nên một cảnh vừa rực rỡ vừa uy nghiêm. Ngoài ra ý nghĩa chính của tấm vải đỏ ấy là che bụi cho tấm gương để cho tấm gương được sạch sẽ trong trẻo; đồng thời cũng nhờ ánh sáng phản chiếu từ chiếc gương ra mảnh vải điều đó càng đẹp rực rỡ hơn. Từ hình ảnh của chiếc nhiễu điều và giá gương, người xưa muốn nói lên một tình cảm cao đẹp, nghĩa tình của con người Việt Nam: đó là sự đoàn kết yêu thương gắn bó sẵn sàng chia sẻ đùm bọc nhau khi khó khăn hoạn nạn. Đây là một lời khuyên rất đúng đắn và chan chứa tình người. Trong dân gian ta cũng từng có câu: Một cây làm chẳng nên non, Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Để nói rằng: một cây thì sẽ chỉ là một thứ cây yếu ớt lạc loài, cô độc giữa bao la, vũ trụ và chỉ cần một cơn gió vô tình cũng có thể quật ngã cây đó vào bất cứ lúc nào. Song nếu cây đó sống trong một quần thể cây thì nó sẽ trở nên mạnh mẽ phi thường. Dường như một cơn gió mạnh khó lòng quật ngã được nó mà trái lại cà rừng cây đó sẽ làm bức lường thành vũng chắc ngăn bước cơn gió mạnh. Cũng bởi vậy đối với đất nước Việt Nam ta, mỗi người là một cá thể của một thôn xóm, một phố phưòng, rộng hơn là quận, huyện, tỉnh chúng ta đều có chung mối quan hệ đồng hương xóm giềng và có những mối quan hệ khăng khít về tình cảm và vật chất nên chúng ta phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua những khó Tài khăn, liệu chia hoạn sẻ tại nạn. Chẳng hạn như khi lũ lụt xảy ra ở một địa phương nào đó khiến họ gặp khó khăn thì chúng ta phải quyên góp vật chất giúp họ vượt qua khó khăn, động viên họ khắc

phục dần dần những khó khăn đó. Và hơn nữa có đoàn kêt có gắn bó yêu thương thì chúng ta mới vượt qua khó khăn như gần đây nhất chúng ta đã đồng lòng đứng lèn đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mĩ hai cường quốc lớn trên thế giới. Trải qua mấy ngàn năm truyền thống đoàn kết, yêu thương lẫn nhau theo kiểu thương người như thể thương thân đã trở thành thói quen, thành lẽ sống của con người. Chính vì vậy khi địa phương khác bị tai ương, địch hoạ thì mọi người iại sẵn sang tự nguyện đóng góp tiền bạc giúp dỡ, thấy người khác đau như chính mình đau, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ. Ngày nay ta thấy cả nước thường có những quỹ hỗ trợ người nghèo. Hàng ngày có biết bao tấm lòng vàng góp một phán nhỏ bé vật chất của mình để ủng hộ những hoàn cảnh khó khăn, giúp họ phần nào đỡ đi cảnh vất và. Một miếng khi đói bằng một gọi khi no, những đóng góp nhỏ bé đó thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân thương ái. Tuy nhiên, bên cạnh đó ta còn thấy có những con người lãnh đạm thờ ơ trước nỗi dau của người khác họ vô tâm thờ ơ trước nỗi khổ của người khác, trốn tránh nhiệm vụ quyên góp ủng hộ những nơi gặp tai ương, dịch hoạ. Đó là căn bệnh ích kỉ cá nhân đó là những cong người cần bị lên án. Dân tộc ta là một dân tộc giàu lòng thương và lòng nhân ái, tình thương đó đã trở thành nếp nghĩ, lẽ sống, thói quen của con người từ ngàn năm. Tuy nhiên, không nên nhìn nhận vấn đề chỉ trên phương diện tình cảm mà nhiều khi cần có cái nhìn khách quan trước vấn đề xảy ra để tránh tình trạng bao che, dung túng mà cần phải đấu tranh xây dựng. Đó cũng chính là cách biểu hiện, sự vận động sáng tạo đúng đắn phương châm xử thế tốt đẹp từ ngàn đời nay của cha ông ta như ý nghĩa của ca dao đã hàm chứa. Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 2 Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc nhau. Truyền thống cao cả, tốt đẹp đó luôn được nhắc nhở trong nhân dân. Đặc biệt, nhân dân còn dùng hình ảnh ví von để khuyên nhủ nhau trong câu ca dao gợi cảm: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng" Với chúng em hôm nay, câu ca dao vẫn còn là một bài học xứng đáng để chúng em tìm hiểu và nghĩ suy. Nhiễu điều là một thứ hàng tơ màu đỏ, giá gương là vật dụng bằng gỗ được chạm khắc cầu kì vừa đỡ lấy tấm gương soi, vừa là vật trang hoàng trong nhà. Hai vật ấy nếu để riêng rẽ không có gì là đặc sắc cả. Nhưng khi đem mảnh nhiễu điều phủ lên giá gương, chúng sẽ tạo nên một cảnh tượng vừa rực rỡ, vừa uy nghiêm. Nhiễu điều giữ cho gương khỏi bụi và được trong sáng thêm, gương phản chiếu ánh sáng, lồng trong tấm nhiễu điều ánh lên sắc màu rực rỡ. Do đâu mà chiếc giá gương trở nên lộng lẫy và tấm nhiễu điều bỗng toát lên vẻ đẹp ưa nhìn? Chính vì đứng cạnh nhau, phủ lấy, bao bọc lấy, che chở lấy mà cả hai hình ảnh trên trở nên có giá trị có ý nghĩa bảo vệ, yêu thương. Tài liệu chia sẻ tại

Từ hai hình ảnh ví von đó, nhân dân ta muốn nêu bật lên nột lời khuyên nhủ thấm đượm nghĩa tình: "Người trong một nước phải thương nhau cùng". Thì ra cái cốt lõi của vấn đề là ở câu này. Chân lí của người bình dân được phát biểu một cách giản dị như thế đó. Lời khuyên nhủ nhau đã trở thành hơi thở của một dân tộc, gìn giữ cho nhau và truyền lại cho nhau đời này sang đời khác, về mặt tình cảm, những người cùng chung một nước có cùng chung nguồn gốc lịch sử, đã cùng trải qua những giờ phút vinh quang cũng như những tháng ngày đen tối. Bên cạnh đó, họ còn có chung nguồn gốc tổ tiên, nói cùng một thứ tiếng mẹ đẻ, sinh hoạt cùng một phong tục, tập quán. Họ không khác gì anh em một nhà, cùng chung sống trong bầu không khí ấm cúng của gia đình, về mặt lí trí, người dân trong một nước có nghĩa vụ tương trợ, giúp cho nhau, nghề này nhờ nghề kia mà phát triển lên, phải đoàn kết, gắn bó nhau để bảo vệ quyền lợi của nhau, không để cho kẻ ngoại bang chiếm đoạt. Xuất phát từ lý tưởng yêu nước thương dân, vì danh dự của dân tộc, của Tổ quốc, người dân trong một nước sẵn sàng đem xương máu mình để hảo vệ tự do, độc lập. Một người dân trong nước làm được điều hay, việc lạ, cả nước lấy làm vinh dự chung. Một người dân làm điều xấu, cả nước lấy làm hổ thẹn, buồn rầu. Trải qua bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc ta dã chứng tỏ được tình yêu thương, đùm bọc của nhân dân trong nước là cơ sở lòng yêu nước, thương nòi. Giữ nước là một công việc lớn lao, không chỉ một người hay một nhóm người nào có thể làm nổi. Nếu có giặc ngoại xâm, ai cũng chỉ khư khư lo giữ của cải riêng mình, chỉ chống giặc khi chính mình bị xâm phạm thì chẳng mấy chốc, giặc sẽ lần lượt tiêu diệt hết người này đến người khác. Nhưng nếu lúc ấy, tất cả mọi người đều đồng lòng, hợp sức lại chống kẻ thù, tất nhiên ta có thể chống đỡ được giặc. Dưới đời Trần, giặc Nguyên Mông hung hãn và thiện chiến mà ba lần xâm lược nước ta đều chuốc lấy thất bại thảm hại. Đó là nhờ lúc ấy từ vua đến dân, từ tướng lĩnh đến quân sĩ, đều gắn bó bên nhau, quyết tâm đánh giặc. Tinh thần đoàn kết chiến đấu đó được phát huy cao hơn từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhờ thế, nhân dân ta từ hai bàn tay không đã làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám vang dội, chiến dịch Điện Biên Phủ lẫy lừng và chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, giữ vững nền độc lập, thống nhất Tổ quốc như ngày nay. Bài học yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước trong từng thời kì có những điểm khác nhau. Nếu trong đấu tranh dựng và giữ nước có sự đồng tâm hợp lực, trên dưới một lòng đánh đuổi ngoại bang, thì khi thiên tai, hoạn nạn, là tinh thần "Lá lành đùm lá rách", "Chị ngã, em nâng". Chính những lúc này tấm lòng yêu thương, đùm bọc, cưu mang lẫn nhau lại càng thắm thiết hơn bao giờ. Trong đời sống bình thường, thiết nghĩ sự quan tâm giúp đỡ nhau khi tối lửa, tắt đèn, sự qua lại lúc giỗ chạp, hiếu hỉ cũng cần thiết để nói lên nghĩa tình của người dân trong một nước. Tất cả đã trở thành nét đẹp văn hoá trong đời sống tinh thần của dân tộc chúng ta. Là người công dân nhỏ tuổi của một đất nước tự hào có bốn ngàn năm văn hiến, em vô cùng sung sướng được mang trong người dòng máu nhân ái chan hoà của dân tộc anh hùng. Kế thừa truyền thống cao đẹp của cha ông, đối với em lúc này là biết kính yêu ông bà, cha mẹ, hoà thuận với anh em, nhường cơm sẻ áo với người bất hạnh, trẻ mồ côi, tương thân tương ái với láng giềng... Em nghĩ đó cũng là nền tảng của tình cảm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau giữa người trong một nước. Câu ca dao đã có tự bao đời em không rõ, nhưng ý nghĩa của nó Tài đã liệu trở chia nênsẻ muôn tại đời vì bài học đó đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân, mà em hằng ghi nhớ: phải luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, nhất là trong khó khăn, hoạn nạn. Trong thời

đại ngày nay, truyền thống thương yêu, đùm bọc nhau càng cần được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở mỗi người dân, mỗi đoàn thể, mỗi địa phương trong cả nước ta. Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 3 Nhân dân ta vốn giàu truyền thống nhân đạo: Thương người như thể thương thân ; Lá lành đùm lá rách và còn dùng một hình tượng thật đẹp về sự sẻ chia với nhau vì nghĩa đồng bào Nhiều điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó chính là tấm lòng sầu thẳm của những người con Lạc cháu Hồng được truyền đời này qua đời khác về dòng máu vị tha ấy. Truyền thống tốt đẹp ấy khi gặp ánh sáng thời đại rực rỡ của khoa học càng góp phần xoa dịu những mảnh đời bất hạnh và đẩy lùi cái đói nghèo đang tồn tại ở một bộ phận trong đời sống đất nước chúng ta. Từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, đã mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc: kỉ nguyên độc lập tự do, kỉ nguyên làm chủ đất nước. Ngày ấy Bác Hồ đã luôn lưu ý chúng ta về công cuộc xoá đói giảm nghèo. Ngày nay, đất nước từng ngày thay da đổi thịt và phát triển vượt bậc so với nửa thế kỉ trước, nhưng xót xa thay cho cái đói nghèo và những mảnh đời bất hạnh vẫn tồn tại làm nhức nhối chúng ta. Vì sao như vậy, và phải nhìn nhận vấn đề này từ góc độ nào? Vẫn biết đi lên từ một đất nước ngập lửa chiến tranh và nông nghiệp lạc hậu, không phải một sớm một chiều có thể xoá bỏ ngay sự đói nghèo ấy. Hậu quả chiến tranh thật nặng nề. Cái bãi xe tăng cũ vẫn thấp thoáng đâu đó mà Nguyễn Minh Châu đã ngụ ý đưa vào thiên truyện Chiếc thuyền ngoài xa đầy cảm hứng thế sự. Không chỉ có cái nghèo dày vò chúng ta, mà di chứng chiến tranh Diôxin như con ma đáng sợ hiện hình qua những thân thể tật nguyền đáng thương. Mà ít đâu, hàng vạn, hàng triệu số phận bất hạnh như thế đang quằn quại trên dải đất này. Nhìn nhận như vậy mới thấy tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ cùa biết bao nạn nhân chiến tranh. Để rồi từ đó ta càng vêu thương, chia sẻ với đồng bào mình, chia sẻ với những số phận đáng thương bằng những trách nhiệm cụ thể của toàn xã hội, trong đó có chúng ta. Bên cạnh mọi người cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm, ta càng phải phải án quyết liệt những kẻ chỉ biết hô hào nhưng lòng thì lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Ai đó đã nói một câu thật hay Những ai sống mà không biết sẻ chia là tâm hồn người đó tật nguyền về cảm xúc. Vâng, truyền thống nhân đậo của dân tộc ta ngời sáng đến mức khi ngoại bang thua trận rút lui, ta còn sắm cho thuyền bè, phương tiện đi về xứ sở. Vì vậy, chúng ta tin rằng, bằng một niềm tin sâu sắc về truyền thống của dân tộc ta; bằng sự trải nghiệm đau buồn triền miên suốt chiều dài lịch sử đắm chìm trong chiến tranh, dân tộc ta càng hiểu hơn bao giờ hết giá trị của vẻ đẹp tình người. Những ai sống lạnh lùng, vô cảm sẽ bị xa lánh và chắc chắn họ sẽ cô độc ngay trên chính quê hương, Tổ quốc mình. Tuy nhiên, dựới sự ỉãnh đạo của nhà nước và truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc, chúng ta chứng kiến hàng triệu ngôi nhà tình nghĩa, tinh thương đến với người nghèo. Ta thấy nhiều cơ sở từ thiện mọc lên từ quy mô lớn như những làng Hoà Bình, cho đến những cơ sở từ thiện xuất hiện các tổ chức tôn giáo, và nhiều cá nhân khác cùng chung tay hàn gắn vết thương chiến Tài tranh, liệu chia xoasẻ dịu tại nỗi đau đói nghèo và bất hạnh của những mảnh đời* đồng bào mình, chia sẻ với những số phận đáng thương bằng những trách nhiệm cụ thể của toàn xã hội, trong đó có

chúng ta. Bên cạnh mọi người cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm, ta càng phải phải án quyết liệt những kẻ chỉ biết hô hào nhưng lòng thì lạnh lùng, dửng dưng, vô cảm trước nỗi đau của đồng bào mình. Ai đó đã nói một câu thật hay anhững ai sống mà không biết sẻ chia là tâm hồn người đó tật nguyền về cảm xúc. Vâng, truyền thống nhân đậo của dân tộc ta ngời sáng đến mức khi ngoại bang thua trận rút lui, ta còn sắm cho thuyền bè, phương tiện đi về xứ sở. Vì vậy, chúng ta tin rằng, bằng một niềm tin sâu sắc về truyền thống của dân tộc ta; bằng sự trải nghiệm đau buồn triền miên suốt chiều dài lịch sử đắm chìm trong chiến tranh, dân tộc ta càng hiểu hơn bao giờ hết giá trị của vẻ đẹp tình người. Những ai sống lạnh lùng, vô cảm sẽ bị xa lánh và chắc chắn họ sẽ cô độc ngay trên chính quê hương, Tổ quốc mình. Tuy nhiên, dựới sự ỉãnh đạo của nhà nước và truyền thống nhân ái vốn có của dân tộc, chúng ta chứng kiến hàng triệu ngôi nhà tình nghĩa, tinh thương đến với người nghèo. Ta thấy nhiều cơ sở từ thiện mọc lên từ quy mô lớn như những làng Hoà Bình, cho đến những cơ sở từ thiện xuất hiện các tổ chức tôn giáo, và nhiều cá nhân khác cùng chung tay hàn gắn vết thuơng chiến tranh, xoa dịu nỗi đau đói nghèo và bất hạnh của những mảnh đời Những Mạnh Thường Quân xuất hiện đẹp như cô tiên, ông bụt, đẹp như những trang cổ tích làm náo nức tâm hồn chúng ta. Ta còn biết chàng trai Nguyễn Hữu Ân, nén nỗi đau riêng vì mất người mẹ yêu quý, anh tìm đến với những bệnh nhân ung thư nhằm xoa dịu nỗi đau nơi họ, thắp vào lòng họ ngọn lửa ấm tinh người Và đẹp biết bao những chiếc áo xanh của sinh viên vào những ngày hè xuất hiện trên khắp các làng quê Việt Nam, Những nghĩa cử ấy, những tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống. Sự giúp đỡ về vật chất là rất cần để tạo dựng bước khởi đầu trong cuộc cuộc sống của họ. Những ngọn lửa nồng ấm yêu thương đã, đang và sẽ lan tỏa khắp nơi và chắc chắn sự đói nghèo của thời hậu chiến và di chứng chiến tranh thật đau buồn trên những thân thể đáng thựơng kia sẽ tan dần theo năm tháng. Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 4 Dân tộc Việt Nam có rất nhiều những truyền thống tốt đẹp trong đó truyền thống tương thân tương ái được coi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, sự yêu thương và đùm bọc giúp đỡ giữa con người với con người trở nên vô cùng sâu sắc và đậm nét giá trị, nổi bật lên với câu: Nhiễu điều phủ lấy giá gương người trong một nước phải thương nhau cùng Câu trên đã nói đến lòng yêu thương giữa con người với con người, đó là những truyền thống vô cùng quý báu mà mỗi chúng ta đều phải cố gắng học hỏi và noi theo, đó là những truyền thống tốt đẹp. Nghĩa đen của câu nói này muốn đề cập đó là bao nhiều điều mà phủ lấy giá gương, thì người trong một nước với nhau cần phải biết yêu thương và đùm bọc với nhau, đó là những điều tốt đẹp và có nhiều ý nghĩa to lớn và có giá trị nhất đối với con người. Tài Những liệu chia ýsẻ nghĩa tại sâu sắc đã được thể hiện một cách rất chi tiết và đậm đà ý nghĩa khi giá trị của nó đem lại cho con người những tầm ảnh hưởng sâu sắc và đậm đà ý nghĩa, những điều

mà chúng ta thấy được bên ngoài xã hội đều có thể giúp cho việc hình thành nên nhân cách của một con người, lòng thương yêu con người đó cũng chính là tấm lòng nhân đạo, và một truyền thống quý báu của dân tộc ta, chúng ta đều thấy những điều đó có ảnh hưởng vô cùng lớn lao đến truyền thống và giá trị mạnh mẽ của con người, những điều đó làm nên một cuộc sống có ý nghĩa và nó làm cho cuộc đời của chúng ta ngày càng được dựng xây nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa hơn. Khi chúng ta biết yêu thương con người cũng chính là lúc chúng ta biết yêu thương và đùm bọc chính bản thân mình, những điều đó tạo nên một ý nghĩa vô cùng to lớn, nó ảnh hưởng sâu sắc đến niềm tin của mỗi chúng ta cũng như những giá trị đang từng ngày ngập tràn lên những sự sống sâu sắc, cuộc đời của chúng ta sẽ phải trải qua rất nhiều gian truân nhưng cho dù nó có khó khăn đến như thế nào đi chăng nữa, mà chúng ta có sự quyết tâm sâu sắc để vượt qua, và luôn mang trong mình lòng thương người, bởi vì chính xã hội còn nhiều người có số phận bất hạnh và nghiệt ngã cần sự giúp đỡ như mình, chính những điều đó làm cho chúng ta thấy được và cảm thông sâu sắc cho những con người đó. Bên cạnh những gian truân của cuộc sống sống, chúng ta cũng gặp rất nhiều người luôn luôn phải chịu những số phận hẩm hiu, đói khổ và vô cùng khó khăn, nhưng lòng yêu thương con người của mọi người đang dần hướng tới những mảnh đời như vậy, đó là một việc làm có ý nghĩa, nó giúp cho họ vượt qua được những lúc khó khăn vươn lên trong cuộc sống, như chúng ta đều đã thấy những điều đó không chỉ tạo dựng lên niềm tin sâu sắc, mà nó còn ngập tràn trong những nỗi nhớ thương, nó đang dần lan tỏa trong không gian mênh mông của mỗi con người, rất nhiều điều trong cuộc sống mà chúng ta cũng cần phải mở rộng tấm lòng của mình ra để có thể giúp đỡ cho họ, đó thực sự là những vấn đề có ý nghĩa mạnh mẽ cho bản thân. Chúng ta luôn luôn phải biết yêu thương và đùm bọc giúp đỡ những người xung quanh, bởi chính những con người đó đang phải chịu rất nhiều nghịệt ngã mà cần phải có lòng tương thân tương ái lá lành đùm lá rách của dân tộc. Những điều đó không chỉ góp phần làm nên những điều có ý nghĩa mạnh mẽ nó tác động to lớn đến niềm tin cũng như mọi khoảng khắc xuất hiện trong chúng ta, mỗi chúng ta đều dâng dâng bao nhiêu cảm xúc đối với những số phận bất hạnh, bởi lòng tương thân tương ái vừa có thể giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn, mà còn tạo dựng cho chúng ta nhiều điều có giá trị, khi chúng ta nhận lại được những tình cảm chân thành da diết từ mọi người, những điều đó có ý nghĩa mạnh mẽ làm nên sự sống của mỗi con người. Luôn luôn biết sống và quan tâm tới người khác là những điều cực kì có ý nghĩa, nó mạnh mẽ góp phần cho mỗi chúng ta được nhiều niềm tin yêu và sự sâu sắc vô bờ bến từ con người, những điều đó sẽ làm lan tỏa thêm niềm tin yêu sâu sắc, và những sự sống đang ngập tràn mỗi ngày, những hình ảnh lung linh và đang dần lan tỏa mỗi ngày, là những điều để lại căn cước có giá trị và ý nghĩa cho chính cuộc sống của mình, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó qua nhiều hành động của mọi người đối với nhân loại, như chúng ta đều thấy đảng và nhà nước cũng có rất nhiều chính sách để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, như quỹ tấm lòng vàng, hay lục lạc vàng đây là những Tài chương liệu chia trình sẻ tại đều được tạo nên để nhằm giúp đỡ những con người có hoàn cảnh khó khăn giúp cho học vươn lên trong cuộc sống.

Chúng ta đều có thể thấy được những điều đó trong cuộc sống của mình, có rất nhiều những tấm gương sáng về lòng yêu thương con người, như chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến gian khổ, bác đã vận động nhân dân nhường cơm sẻ áo, thực hiện ngũ gạo đồng tâm, tất cả những điều đó đã gợi lên cho mỗi chúng ta những điều có ý nghĩa vô cùng quan trọng và nó để lại những niềm yêu thương sâu sắc và vô bờ bến đối với mỗi con người, chúng ta đang ngày càng được tạo dựng và phát triển thêm những điều quan trọng từ hành động của bác. Cần luôn luôn yêu thương và đùm bọc những con người có hoàn cảnh khó khăn, họ là những con người phải chịu rất nhiều bất hạnh và đau thương, chính những điều đó làm cho chúng ta thấy mình cần phải làm những điều gì có ý nghĩa để đem lại được hạnh phúc cho chính bản thân họ, giá trị của mỗi chúng ta đều được dựng xây qua những hành động có ý nghĩa chính những điều đó góp phần làm nên một đất nước giàu đẹp và có ý nghĩa nhiều hơn, mỗi người đều phải biết yêu thương và tạo dựng những niềm tin mới đó là những điều có ý nghĩa to lớn và mang tầm ý nghĩa sâu sắc cho mỗi con người. Bên cạnh những người biết yêu thương và chăm sóc cho người khác khi học gặp khó khăn, còn có những còn người, lúc nào cũng chỉ quan tâm tới chính bản thân mình, và rất ích kỉ đó thực sự là những điều rất đáng buồn và đáng chê trách. Chúng ta cần phải luôn luôn đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau bởi người trong một nước phải yêu thương nhau cùng. Giải thích câu "Nhiễu điều phủ lấy giá gương" - Bài số 5 Kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca của Việt Nam từ đời này qua đời khác vẫn giữ nguyên giá trị và nét đẹp của nó. Chúng ta sẽ nhận ra ý nghĩa của nó khi dựa vào thực tế. Đất nước ta đã trải qua hai cuộc chiến tranh chống pháp và chống mỹ cứu nước, đã đồng tâm hiệp lực để mang lại ấm no hạnh phúc. Tinh thần ấy thật cao quý biết bao. Bởi vậy cha ông ta mới có câu Nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng Để hiểu hết ý nghĩa của câu ca dao này thì chúng ta cần phải hiểu cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó. Nhiễu điều chính là một tấm vải được phủ lên giá gương nhằm giữ cho giá gương không vướng bụi bẩn, sạch sẽ nhất. Và ngược lại khi không có giá gương thì nhiễu điều không biết dùng làm gì. Đến câu thứ hai thì chúng ta nhận ra rằng những người cùng chung một nguồn gốc, một tổ tiên thì nên yêu thương và đùm bọc lấy nhau. Đó mới là tư tưởng cốt lõi để giúp cho nhân dân ta dựng xây đất nước ngày càng phồn vinh hơn. Trong cuộc sống hiện nay, biểu hiện của việc yêu thương, bao bọc lấy nhau thực sự không hiếm. Nó hiển hiện trong mỗi hành động mà bản thân mình không nhận ra. Ở trong một lớp, có những bạn có gia cảnh rất khó khăn nhưng lại vươn lên học tập tốt. Cả lớp cần có kế hoạch giúp đỡ bạn đó để bạn có thể có điều kiện học tập tốt hơn. Tình cảm của các bạn là tinh thần đoàn kết, yêu thương giúp đỡ nhau rất đáng quý. Tài liệu chia sẻ tại

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Hằng năm, miền Trung là nơi phải hứng chịu rất nhiều thiên tai, bão lụt, mất mát và đau thương nhiều. Các cơ quan chức năng, tổ chức thiện nguyện đã chung ta giúp đỡ để những người dân nơi đây có thể ổn định cuộc sống hơn. Lòng yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ ấy thật đáng trân trọng và phát triển mạnh mẽ hơn. Đất nước ta trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nếu không có tinh thần đoàn kết, sự tương trợ, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn thì liệu rằng chúng ta có được hưởng ấm no hạnh phúc như bây giờ không? Đây là điều mà mỗi chúng ta cần phải suy nghĩ. Khi cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc, xung quanh chúng ta vẫn còn rất nhiều mảnh đời cần sự giúp đỡ, sẻ chia. Những đồng bào dân tộc thiểu số, những trẻ em mồ côi, nhiễm chất độc da cam. Bằng hành động chúng ta có thể mang đến cho họ một cuộc sống đỡ khốn khổ, đỡ vất vả hơn rất nhiều. Lòng yêu thương xuất phát từ cái tâm, cái tình của mỗi con người. Yêu thương lấy những người kém may mắn hơn mình thì bản thân sẽ thấy hạnh phúc và ấm áp hơn. Hằng năm có rất nhiều đoàn tình nguyện đã không ngại mưa gió, rét buốt lặn lội lên các tỉnh vùng núi phía bắc mang những manh áo, sách vở, lương thực để giúp đỡ nhừng em có hoàn cảnh khó khăn. Những việc làm rất thầm lặng nhưng đã thể hiện được tinh thần tương thân tương ái, hố trợ lẫn nhau của mọi người. Tinh thần yêu thương, chia sẻ là tinh thần đáng quý và nên phát huy song trong xã hội vẫn còn tồn tại rất nhiều người chỉ biết sống cho riêng mình, ích kỉ, không chịu san sẻ, yêu thương người khác. Một thực trạng đáng buồn hơn nữa chính là việc thờ ơ với những việc diễn ra ngoài xã hội như thấy người gặp nạn, ăn xin thì bơ đi, coi như không có chuyện gì xảy ra. Thử hỏi lương tâm của chúng ta lúc đó có đáng trách hay không Như vậy câu ca dao nhiễu điều phủ lấy giá gương/người trong một nước phải thương nhau cùng thực sự là câu ca có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta phải biết thương thương, chia sẻ, đùm bọc nhau để cùng phát triển. Nhất là đối với thế hệ trẻ lại càng cần phải phát huy tinh thần này. Hường tổng hợp Vũ Tài liệu chia sẻ tại