Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Tài liệu tương tự
Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 05/03/2019 Tiêu điểm: + Nhìn lại năm năm của chủ nghĩa bảo hộ lên ngôi + Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năn

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/06/2018 Tiêu điểm: + Toàn cảnh thị trường thép châu Âu + Nhu cầu quặng sắt hàm lượng cao đang gia tăng tại Trung Quốc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 07/03/2018 Tiêu điểm: + Giá quặng sắt giao dịch ổn định trong thời gian thị trường Trung Quốc nghỉ lễ Tết Âm lịch + Bộ T

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 20

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 30/07/2018 Tiêu điểm: + Giá thép giao dịch trên thị trường thế giới dự kiến giảm trong nửa cuối năm Ngành thép tr

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/11/2018 Tiêu điểm: + Nhận định xu hướng giá của một số kim loại cơ bản trong thời gian tới + Chi phí khai thác mỏ gia

Báo cáo Thị trường Thép Tuần: 26/02-05/03 Tiêu điểm: + Tồn kho quặng sắt của Trung Quốc đạt mức kỷ lục. + Xuất khẩu thép của Việt Nam năm 2017 tăng 34

Báo cáo việt nam

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Báo cáo Ngành dệt may Ngày 13/06/2019 Tiêu điểm: + Tình hình ngành dệt may Việt Nam 5 tháng đầu năm CPTPP và ngành dệt may - may mặc Việt Nam (

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Báo cáo giá heo hơi quý II_2018_Vietnambiz copy

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

VIỆT NAM XUẤT KHẨU DĂM GỖ THỰC TRẠNG VÀ THAY ĐỔI VỀ CHÍNH SÁCH Hà Nội tháng 6 năm 2019

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

Layout 1

BÁO CÁO NGÀNH THỦY SẢN

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

BÁO CÁO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

2

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP) Báo cáo cuối cùng BÁO CÁO TÓM TẮT 15 DỰ ÁN THÍ ĐIỂM 15.1 Bảo tồn và phát triển bền vững

(84.28) CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU BẾN THÀNH (84.28) BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BRC CÔNG TY

LUẬT XÂY DỰNG

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

fk­eh

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 09/2016/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Microsoft Word - HP Port_Ban cong bo thong tin V3.doc

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

HLG - Báo cáo cổ đông HOANG LONG GROUP AD: 68 Nguyen Trung Truc, District Ben Luc, Province Long An : 68 Nguyễn Trung Trực, Huyện Bến Lức, Tỉnh Long A

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT PHÁT

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

1

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Phong thủy thực dụng

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Trung tâm Tin học và Thống kê Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn THÔNG TIN

Microsoft Word - thuong.cang.saigon.doc

Vì sao Hà Nội bị chỉ trích là kẻ lợi dụng tồi tệ nhất? Nguyễn Quang Duy Đã trên hai tuần từ khi Tổng thống Donald Trump nêu đích danh Hà Nội là kẻ lợi

VietnamOutlook_0611_VN

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 2018 BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG AN GIANG 1

BÁO CÁO PHÂN TÍCH

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

FX Insights

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

TPP Round 15 Goods Market Access Text

Khuyến nghị: MUA Đường số 27, khu công nghiệp Sóng Thần II, tỉnh Bình Dương Báo cáo chuyên sâu Ngày: 22/06/2011 CÔNG TY CỔ PHẦN THÉP POMINA Mã chứng k

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

BÁO CÁO KINH TẾ VÀ TTCK QUÝ II 2015

Nga-Nhật: Những giới hạn của sự xích lại gần mang tính chiến lược

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

Số tháng 02 năm 2016 Ts. Nguyễn Văn Hiển Chuyên gia kinh tế T: E: Hoàng Công Tuấn Chuyên viên phân tích T:

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

`` NGHIÊN CỨU KINH TẾ VĨ MÔ 16/04/2019 BÁO CÁO Q thực hiện bởi Điểm nhấn GDP Q tăng 6,79% (yoy) tuy thấp hơn mức tăng trưởng của Quý 1.201

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

Nghiencuuquocte.net-127-Ly Quang Dieu ve Nhat Ban

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Bản ghi:

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm 2019 + Doanh nghiệp thép trong nước trước sức ép gia tăng của chi phí đầu vào LOẠI GIÁ DAILY WEEKLY MONTHLY YEARLY QUẶNG SẮT 96.13 1.38% 2.06% 2.88% 43.41% THÉP 4,196.00 1.13% 0.89% 2.17% 2.89% THAN ĐÁ 83.00-2.35 % -5.57% -5.55% -21.01% NICKEL 12,158.00 0.00% 2.13% -5.51% -17.23% BẢNG GIÁ THÉP TRONG NƯỚC THAM KHẢO DIỄN BIẾN GIÁ THÉP NGUYÊN LIỆU THẾ GIỚI Loại Đơn vị Đơn giá Thép cuộn Phi 6 Kg 14,810 VND Thép cuộn Phi 8 Kg 14,810 VND Thép phi 10 Cây 102,300 VND Thép phi 12 Cây 144,500 VND Thép phi 14 Cây 198.400 VND Thép phi 16 Cây 258,500 VND Thép phi 18 Cây 326,000 VND Thép phi 20 Cây 403,400 VND Thép phi 22 Cây 486,400 VND Thép phi 25 Cây 633,700 VND Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 16/05/2019 tăng lên mức cao kỷ lục, do nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4/2019 tăng 12,7% so với tháng 3/2019 lên mức cao kỷ lục NGUYỄN KHÁNH HOÀNG DĐ: 0934 20 40 60 Email: hoangnk@acb.com.vn KHOA HỒNG ANH Email: anhkh@acb.com.vn

GÓC NHẬN ĐỊNH Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm 2019 Tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại đang kéo giảm triển vọng nhu cầu các sản phẩm thép trong khi tiêu dùng tại thị trường Trung Quốc vẫn đang là một ẩn số trong năm nay. Hoạt động xây dựng đang diễn ra với tốc độ vừa phải tại nhiều quốc gia phát triển cũng như ở Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Argentina. Sản lượng ngành công nghiệp ô tô toàn cầu cũng đang chững lại trong khi các nền kinh tế lớn của liên minh châu Âu đang bị tổn thương bởi những bất ổn thương mại và quá trình Brexit. Tốc độ tăng trưởng tiêu dùng của Trung Quốc có thể chậm lại và đạt khoảng 1% trong năm 2019 mặc dù đã có nhiều biện pháp kích thích đến từ Chính phủ nước này. Khả năng nếu có một thoả thuận thương mại được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc thì tình hình mới có thể được cải thiện. Dữ liệu gần đây cho thấy tăng trưởng trong sản xuất công nghiệp và GDP của Trung Quốc đã tốt hơn mong đợi nhưng khả năng Chính phủ Trung Quốc có tăng cường thêm các biện pháp kích thích cho nền kinh tế thứ hai thế giới này hay không vẫn còn là một ẩn số trước áp lực từ căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ. World Steel s forecasts (millions of tons) 2018 2019 2020 Global demand (finished products) 1,712.1 1,735.0 1,751.6 Top 10 consumers: China 835 843.3 834.9 U.S. 100.2 101.4 101.7 India 96.0 102.8 110.2 Japan 65.4 64.7 64.2 South Korea 53.6 53.4 54.1 Russia 41.2 41.6 42.2 Germany 40.8 40.4 41.0 Turkey 30.6 29.1 31.4 Italy 26.4 26.7 27.0 Mexico 25.4 25.8 26.1

Lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đang gây thêm áp lực GÓC NHẬN ĐỊNH đối với thị trường quặng sắt Nguồn cung quặng sắt toàn cầu vốn đang bị sụt giảm sau vụ vỡ đập của tập đoàn Vale tại Brazil thì với những lệnh trừng phạt mới đối với ngành khai thác kim loại tại Iran thì nguy cơ nguồn cung bị siết chặt thêm lại càng gia tăng. Năm 2018, Iran dã xuất khẩu gần 14 triệu tấn quặng sắt chiếm 1% tổng nguồn cung toàn cầu và dự kiến có thể đạt 20 triệu tấn trong năm nay. Ngoài năng lượng, phần lớn nguồn thu của Iran đến từ xuất khẩu kim loại, bao gồm 4.2 tỷ đô la từ việc bán thép - tăng 53% so với năm 2017 - và thêm 917 triệu USD từ đồng và các sản phẩm hạ nguồn khác. Iran đang tìm cách trở thành nhà sản xuất thép lớn thứ sáu thế giới với công suất dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi lên 55 triệu tấn vào năm 2025. Lệnh trừng phạt có thể đưa con số này về 0 khiến giá nguyên liệu thép đứng trước khả năng có thể chạm mức 100 USD/tấn lần đầu tiên kể từ tháng 5/2014. Báo cáo từ tập đoàn Vale cho thấy 92 triệu tấn công suất trong tổng số 400 triệu tấn có thể mất đi trong năm nay trong khi nguồn cung từ Rio và BHP vẫn khó lòng gia tăng đáp ứng kịp nhu cầu trong năm nay. Chuỗi cung ứng đang bị thắt chặt, lượng tồn kho quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc hiện đã giảm 15 triệu tấn trong tháng 4 và 16 triệu tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên các lệnh trừng phạt sẽ còn phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, nhà sản xuất và tiêu dùng thép nhiều nhất thế giới. Nếu Trung Quốc chống lại lệnh cấm vận mới này, tác động sẽ gần như không có khi Iran và Trung Quốc đang hợp tác trong dự án Vành đai và Con đường. Bên cạnh đó quá trình đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang trải qua giai đoạn đầy sóng gió. Liệu Trung Quốc có dám chấp nhận đánh mất một thị trường nhỏ lẻ này để đảm bảo cho một thoả thuận thương mại cuối cùng với Mỹ hay không sẽ cần thêm thời gian để trả lời. Các thị trường xuất khẩu thép hàng đầu của Iran hiện bao gồm Indonesia, Thái Lan, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Ô-man, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Đài Loan và Ai Cập.

GÓC NHẬN ĐỊNH Cập nhật mới nhất về những biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mà các quốc gia đang áp dụng Khu vực châu Âu Ủy ban châu Âu vào ngày 4/1/2019 đã thông báo cho Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về những phát hiện của mình trong cuộc điều tra tự vệ đối với một số sản phẩm thép. Dựa trên những kết quả của các cuộc điều tra này, Ủy ban châu Âu dự định sẽ áp dụng các biện pháp có tính chất mạnh mẽ hơn nữa để thay thế các biện pháp tự vệ tạm thời đã áp dụng kể từ tháng 7 năm 2018. Cuộc điều tra về các sản phẩm thép nhập khẩu vào thị trường khu vực châu Âu bắt đầu vào tháng 3 năm ngoái thể hiện là một trong những phản ứng của liên minh châu Âu đối với quyết định của Hoa Kỳ về việc áp thuế đối với các sản phẩm thép. Kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm thép vào EU đã tăng đáng kể trong những năm qua và được tính toán rằng khả năng kim ngạch nhập khẩu thép vào EU sẽ còn tăng cao hơn nữa. Tuy nhiên tình trạng này đã trở nên trầm trọng hơn do quá trình chuyển hướng thương mại bắt nguồn từ các biện pháp bảo hộ thương mại của Hoa Kỳ đối với thép được thực hiện theo quy định tại Mục 232. Đến nay, ngành thép của EU vẫn chưa phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng thép toàn cầu, khi tình trạng thép nhập khẩu vào khu vực này tiếp tục tăng cao trong khi áp lực về giá luôn thường trực. Các biện pháp tự vệ mới được đề xuất áp dụng theo quy phạm có tính chất erga omnes (đây là quy phạm trong luật pháp quốc tế, được hiểu là có giá trị đối với thép nhập khẩu mọi nguồn gốc, đến từ bất kỳ quốc gia nào) đối với 26 loại sản phẩm thép và sẽ đảm bảo tránh các chính sách về chuyển hướng thương mại trong khi tiếp tục duy trì các chính sách thương mại truyền thống đối với sản phẩm thép trên thị trường EU. Biện pháp này bao gồm hạn ngạch thuế quan theo đó mức thuế 25% áp dụng vào thép nhập khẩu sẽ được áp dụng khi bắt đầu vượt ngưỡng nhập khẩu thép cho phép đã được áp dụng trước đây.

GÓC NHẬN ĐỊNH Cập nhật mới nhất về những biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mà các quốc gia đang áp dụng Quy định này tương tự như các biện pháp tạm thời từ tháng 3 năm 2018, với một số điều chỉnh nhằm bảo vệ hạn mức nhập khẩu mà EU đã quy định trước đây. Trong đó, có một số quốc gia là nước xuất khẩu thép chính vào EU sẽ được hưởng các mức hạn ngạch riêng biệt phụ thuộc vào lịch sử và quá trình nhập khẩu vào EU. Sau khi được thông qua, các biện pháp tự vệ này sẽ được duy trì trong vòng ba năm, tính cả thời gian áp dụng biện pháp thuế quan tạm thời từ tháng 3/2018. Tuy nhiên, thời hạn áp dụng và mức độ áp dụng có thể sẽ thay đổi phụ thuộc vào hoàn cảnh và tình hình thương mại toàn cầu. Cơ cấu hạn ngạch trở nên phức tạp hơn Tất cả các sản phẩm thép đã chịu các biện pháp tự vệ tạm thời trước đó sẽ tiếp tục tuân theo các biện pháp cuối cùng mới này được đưa ra. Chính sách này bao gồm một biểu hạn ngạch thuế quan tương tự như biện pháp tạm thời, dựa trên khối lượng nhập khẩu trung bình trong khoảng thời gian từ 2015 2017, nhưng sau đó sẽ cộng thêm 5% nữa. Khi các nước xuất khẩu vào thị trường EU vượt quá hạn ngạch, mức thuế suất 25% sẽ chính thức được áp dụng. Trong trường hợp một số sản phẩm đã bị áp dụng mức thuế quan cao hơn biểu hạn ngạch thuế quan này thì đương nhiên loại sản phẩm hàng hóa đó sẽ tiếp tục phải chịu mức thuế quan đã áp dụng trước đó. Biểu hạn ngạch thuế quan này được áp dụng trong ba giai đoạn, giai đoạn đầu từ ngày 2/2/2019 đến 30/6/2019, giai đoạn hai sẽ kết thúc vào ngày 30/6/2020 và giai đoạn ba kết thúc vào ngày 30/6/2021, trong đó mức hạn ngạch có thể tăng thêm 5% sau mỗi giai đoạn. Trong biểu hạn ngạch thuế quan của EU, sản phẩm thép cuộn cán nóng được áp dụng đối với tất cả các quốc gia xuất khẩu, trong khi các loại sản phẩm thép khác được xét mức thuế trên cơ sở từng quốc gia và từng sản phẩm, trong đó, những sản phẩm thép phổ biến được quy định biểu thuế cụ thể là loại thép tấm, thép tấm carbon, các loại thép dài và thép không gỉ.

GÓC NHẬN ĐỊNH Cập nhật mới nhất về những biện pháp phòng vệ thương mại đối với sản phẩm thép mà các quốc gia đang áp dụng Cơ chế miễn trừ Trong bối cảnh của WTO, các quốc gia tự phân loại hiện trạng của nền kinh tế của mình, tức là nếu một quốc gia tự nhận là quốc gia đang phát triển, WTO sẽ công nhận điều đó và quốc gia này sẽ được hưởng tất cả các quyền miễn trừ dành cho các quốc gia đang phát triển. Do đó, với Trung Quốc, mặc dù đây là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng hiện tại quốc gia này vẫn tự nhận mình là một quốc gia đang phát triển. Hệ thống tự vệ được đề xuất sẽ không miễn trừ tất cả các sản phẩm từ tất cả các nước đang phát triển và có một danh sách các kết hợp nguồn gốc sản phẩm phải tuân theo các biện pháp có trong hồ sơ WTO. Trung Quốc và Ấn Độ có một số loại sản phẩm thép được nằm trong danh sách miễn trừ này. Tuy nhiên, với cơ chế miễn trừ từ EU chủ yếu vẫn là các quốc gia có tiềm năng cung cấp còn hạn chế, có thể kể đến những nhà cung cấp thép đến từ Thái Lan, Mexico, Brazil và Indonesia với công suất tổng cộng chỉ 14,6 triệu tấn được nhập khẩu vào thị trường EU. Tác động đến nguồn cung tại thị trường EU Tại Hoa Kỳ, khi thực hiện các biện pháp bảo hộ đối với ngành thép, điển hình như các biện pháp bảo hộ theo quy định tại Mục 232 (đã được cập nhật tại các bản tin trước đây), những biện pháp này được thực hiện trong bối cảnh nền kinh tế Hoa Kỳ cần thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng công nghiệp thép mạnh mẽ hơn bao giờ hết, và biện pháp bảo hộ này đã có tác dụng khi các số liệu kinh tế Hoa Kỳ đã có sự cải thiện đáng kể trong thời gian qua. Chính vì vậy, giới chuyên gia cũng mong muốn điều tương tự đối với EU, tuy nhiên mức độ chắc chắn sẽ không bằng một phần do các rào cản về thương mại trong khu vực này không phức tạp bằng Hoa Kỳ khi nước này là nước nhập khẩu ròng sản phẩm thép rất lớn và nhiều quốc gia có sản lượng xuất khẩu cao như Trung Quốc, Mexico và Canada. Song những động thái của Chính phủ đã và đang dần dần khôi phục nền sản xuất nội địa EU nhằm tránh thâm hụt thương mại cũng như hạn chế ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giai đoạn này.

Cập nhật mới nhất về những biện pháp phòng vệ thương mại GÓC NHẬN ĐỊNH đối với sản phẩm thép mà các quốc gia đang áp dụng Các biện pháp thuế quan từ Mỹ Cuộc chiến thuế quan trong ngành thép giữa Hoa Kỳ và các đối tác thương mại khác Trung Quốc dường như đang trở nên dễ thở hơn khi Hoa Kỳ đang dần buông lỏng các thị trường này để dồn toàn lực cho cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc cũng như không khiến thị trường nội địa Hoa Kỳ trở nên hoang mang trong bối cảnh nhập khẩu thép từ Trung Quốc sẽ thiếu hụt mạnh trong thời gian tới. Theo thông tin mới nhất, Tổng thống Donald Trump đã dành biểu thuế đặc biệt cho Thổ Nhĩ Kỳ khi giảm thuế xuất khẩu thép vào Mỹ xuống chỉ còn 25% sau khi đã áp dụng biện pháp thuế quan lên đến 50% vào tháng Tám năm ngoái. Mức thuế quan mới sẽ được áp dụng từ ngày 21/05 tới đây. Trong khi đó, sự căng thẳng đến từ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc vẫn tiếp tục leo thang khi Mỹ đang tiếp tục chuẩn bị cho gói đánh thuế mới lên đến 300 tỷ USD vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có sản phẩm thép và nhôm. Điều này đang khiến các nhà sản xuất tại Mỹ phải nhanh chóng tìm các nguồn nhập khẩu thép mới để hạn chế tối đa việc phải nâng giá thép lên một mức mới cao hơn. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp lớn tại Mỹ đã ước tính rằng, việc nâng mức thuế nhập khẩu thép đối với sản phẩm thép Trung Quốc sẽ khiến mỗi doanh nghiệp này phải chuẩn bị các biện pháp mới khi có thể sẽ phải tiêu tốn thêm từ 200 triệu USD đến 400 triệu USD chi phí gia tăng trong năm nay. Các doanh nghiệp tại Mỹ vẫn đang tiếp tục nộp đơn xin miễn thuế đối với các sản phẩm mà họ cho rằng chỉ có thể nhập khẩu từ Trung Quốc và tính đến ngày 03/05/2019 vừa qua, khoảng 13% trong số hơn 1.200 công ty nộp yêu cầu này đã được Chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận. Các công ty còn lại phải tìm cách gia tăng hiệu quả chuỗi cung ứng của mình, áp dụng linh hoạt các nguồn nhập khẩu và sử dụng biện pháp cuối cùng là tăng giá thành sản phẩm nhằm tránh bị thiệt hại nặng nề trong cuộc chiến này.

Cập nhật mới nhất về những biện pháp phòng vệ thương mại GÓC NHẬN ĐỊNH đối với sản phẩm thép mà các quốc gia đang áp dụng Tại Việt Nam Tính đến hết tháng 04/2019, Việt Nam đang là đối tượng bị điều tra hoặc bị áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trong khoảng 50 vụ kiện có liên quan đến việc bán phá giá sản phẩm thép tại các thị trường xuất khẩu, chiếm đến hơn 30% các vụ việc liên quan đến hàng hóa xuất khẩu nói chung. Theo bà Phạm Châu Giang Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, thép là đối tượng bị áp dụng các biện pháp thuế quan và biện pháp tự vệ lớn nhất do sản phẩm này được sản xuất bởi nhiều khu vực và có liên quan đến an ninh quốc gia. Cũng theo phát biểu của bà, sau Mỹ, các nước như Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu cũng đã mở các cuộc điều tra và áp dụng các biện pháp thuế quan chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ nền sản xuất công nghiệp nội địa. Theo Tổ chức Phát triển Hợp tác Kinh tế (OECD), tình trạng dư cung đối với sản phẩm thép trên toàn cầu đạt gần 900 triệu tấn trong năm 2017, phần lớn đến từ Trung Quốc. Tình trạng dư cung này bắt nguồn do nền kinh tế thế giới chậm lại, dẫn đến thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp thép và khiến chủ nghĩa bảo hộ thương mại quay trở lại. Trong bối cảnh thương mại Mỹ - Trung chưa ngừng hạ nhiệt, các sản phẩm đến từ Việt Nam, trong đó có thép là đối tượng rất được quan tâm. Nhiều cuộc điều tra chống bán phá giá đã được thực hiện nhằm vào sản phẩm thép đến từ Việt Nam một phần cũng do lo ngại đến từ việc chuyển hướng nhập khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam, điển hình là việc các sản phẩm thép giá rẻ tràn từ Trung Quốc sang thị trường nước ta, sau đó lại được xuất khẩu sang các thị trường khác. Do đó, trong tình hình thương mại toàn cầu như hiện nay, doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải theo dõi sát sao các thông tin liên quan đến các vụ việc đang được điều tra nhằm cập nhật kịp thời các diễn biến của thị trường, từ đó có các phương án nhập khẩu nguyên liệu thép phù hợp nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất và xuất khẩu để hạn chế tối đa những rào cản thương mại hiện nay.

TRUNG QUỐC Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng cao kỷ lục Theo số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số giá quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 339,98 điểm hôm 15/05/2019, tăng 0,98% tương đương 3,6 điểm so với chỉ số trước đó ngày 14/5/2019. Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 294,14 điểm, tăng 0,07% tương đương 0,21 điểm so với chỉ số trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 348,65 điểm, tăng 1,13% tương đương 3,89 điểm so với chỉ số trước đó. Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 16/05/2019 tăng lên mức cao kỷ lục, do nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt. Giá thép cũng tăng cao, được hậu thuẫn bởi kỳ vọng nhu cầu đối với sản phẩm này tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới sẽ duy trì ở mức cao. Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2019 trên sàn Đại Liên tăng 4,5% lên 678,5 CNY (98,62 USD)/tấn. Giá thép cuộn cán nóng tăng 1,4% lên 3.658 CNY/tấn. Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng tăng, với than luyện cốc tăng 1,4% lên 1.369 CNY/tấn và than cốc tăng 2% lên 2.153 CNY/tấn. Các nhà máy thép bổ sung dự trữ quặng sắt, khi lợi nhuận cao khuyến khích họ thúc đẩy sản xuất. Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 4/2019 tăng 12,7% so với tháng 3/2019 lên mức cao kỷ lục, được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng và lợi nhuận đạt mức cao. Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải tăng 1,6% lên 3.736 CNY/tấn, sau khi chạm mức thấp nhất 5 tuần hồi đầu tuần này, do lo ngại về chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Tuy nhiên, mùa mưa sắp đến và các hoạt động xây dựng có thể chậm lại khiến nhu cầu có thể giảm trong thời gian tới.

Ngành thép chịu áp lực lớn trước khả năng kinh tế Trung Quốc TRUNG QUỐC tiếp tục giảm tốc trong năm 2019 Trung Quốc bắt đầu một năm kỷ niệm nhiều sự kiện chính trị quan trọng bằng việc đẩy mạnh hơn nữa các chính sách kích thích kinh tế và tạm gác lại các kế hoạch tái cơ cấu cần thiết được triển khai vào năm ngoái nhằm làm lành mạnh hoá nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng 6,4% trong quý đầu năm 2019 đã làm giảm đi phần nào những lo lắng của toàn thị trường về sự sụt giảm từ nhu cầu đến từ nền kinh tế thứ hai thế giới mặc dù tốc độ này duy đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 thập kỷ vừa qua. Những tín hiệu chậm lại trong hoạt động sản xuất trong tháng 1 và 2 cũng như rủi ro từ cuộc đối đầu thương mại với Mỹ buộc Chính phủ Trung Quốc phải cởi trói cho dòng tiền trở lại nền kinh tế. Chính quyền Trung Quốc bắt đầu năm 2019 bằng cách cắt giảm thuế, cam kết cho các công ty nhỏ vay tiền và ra lệnh cho chính quyền địa phương đẩy mạnh tài trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, những hành động được thực hiện để đối phó với sự suy giảm kinh tế nhanh chóng vào cuối năm ngoái. Giờ đây, thay vì thu hẹp các lĩnh vực như sản xuất thép và bất động sản vốn chịu phần lớn trách nhiệm khi đẩy tổng dư nợ của nền kinh tế chạm mức 300% thì giờ đây Trung Quốc lại tiếp tục phải dựa vào lĩnh vực này để thúc đẩy trở lại nền kinh tế theo dữ liệu mới nhất. Trong quý vừa qua, các nhà máy tại Trung Quốc đã sản xuất lượng thép thô và nhôm sơ cấp với tốc độ cao hiếm thấy so với các giai đoạn đầu năm trước đây. Các nhà chức trách đã điều chỉnh lại các biện pháp kiểm soát chống ô nhiễm, cho phép sản xuất thép thô tăng 10% trong quý. Trong số các biện pháp khác, Chính phủ đang xem xét các bước để kích thích doanh số bán ô tô, điện thoại thông minh và thiết bị gia dụng... Theo dự thảo của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia, chính quyền địa phương sẽ được yêu cầu xóa bỏ các hạn chế mua ô tô và chính phủ sẽ ưu đãi thuế cho người mua xe và trợ cấp cho người mua điện thoại thông minh và đồ gia dụng.

TRUNG QUỐC Cơ cấu ngành thép Trung Quốc nhìn từ phía Cầu Nhu cầu thép dành cho hoạt động chế tạo máy móc tại Trung Quốc (chiếm 18% nhu cầu) có thể tăng 2% trong năm 2019 trong khi thép sản xuất ô tô (chiếm 8-10%) có thể giảm 3% xuất phát từ lượng hàng tồn kho được tích tụ khá lớn từ năm 2018 trong khi chưa có tín hiệu cải thiện trong doanh số bán xe từ đầu năm đến nay. Nhiều doanh nghiệp xây dựng của Trung Quốc đang có kế hoạch thay thế các máy móc trong ngành được mua sắm trong giai đoạn 2017-2018 mặc dù nhu cầu vẫn chưa thật sự rõ ràng. Các sản phẩm máy xúc đất có thể chỉ giữ được đà tăng trưởng trong quý đầu năm nhờ được tiếp sức bởi hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng từ Chính phủ Trung Quốc. Trong khi đó những khó khăn của ngành công nghiệp ô tô trong năm 2018 có thể kéo dài sang cả năm 2019 với sản lượng dự báo giảm trong nửa đầu năm và chỉ có thể hồi phục nhẹ trong nửa cuối năm nay. Năm ngoái, tổng sản lượng ô tô đã giảm 7% với ô tô khách giảm 8%, xe tải tăng 5.6%, xe buýt giảm 1.8%. Các biện pháp kích thích có thể thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng xe đặc biệt là khu vực nông thôn nhờ việc cắt giảm thuế đối với những xe có động cơ nhỏ. Các đơn hàng xe đã tăng 16% trong năm 2016 khi Trung Quốc cắt giảm một nửa thuế xuống chỉ còn 5% vào tháng 10/2015 trong khi chỉ còn tăng 1.9% trong năm 2017 khi mức thuế tăng trở lại 7.5% rồi 10% vào năm ngoái.

TRUNG QUỐC Cơ cấu ngành thép Trung Quốc nhìn từ phía Cầu Nhu cầu thép phục vụ cho hoạt động xây dựng tại Trung Quốc cũng dự kiến giảm 2% trong năm 2019. Doanh số bán nhà vốn đã tăng 1.3% trong năm 2018 thì trong hai tháng đầu năm nay đã giảm 4%. Nguyên nhân cho tình trạng này là việc Chính phủ Trung Quốc phải miễn cưỡng gia tăng các quy định hạn chế số lượng nhà sở hữu tại các thành phố quy mô thấp (cấp 2 và 3) nhằm để kiềm chế đà tăng của giá nhà. Bên cạnh đó Trung Quốc đã lên kế hoạch giải phóng mặt bằng các khu ổ chuột hoàn thành vào năm 2020 với mục tiêu phá dỡ 15 triệu căn (giảm so với mức 18 triệu căn trước đó).

TRUNG QUỐC Cơ cấu ngành thép Trung Quốc nhìn từ phía Cầu Điểm sáng đến lúc này từ phía cầu đến từ việc gia tăng đầu tư vào đường sắt, tàu điện ngầm, hệ thống nước thải đô thị của Chính phủ Trung Quốc nhằm bù đắp sự sụt giảm đối với hoạt động bất động sản và xuất khẩu. Nhu cầu thép của Trung Quốc trong năm 2019 sẽ được hỗ trợ khá nhiều khi nước này quyết định mở rộng mạng lưới đường ray mới thêm 6.800 km tăng 50% so với mức 4.600 km của năm 2018. Trong khi tốc độ mở rộng hệ thống đường cao tốc dự kiến sẽ chậm hơn mức 3.200 km của năm 2018 thì đối với các loại đường dành cho phương tiện có tốc độ di chuyển bình thường quy mô có thể tăng gấp 6 lần đạt mức 3.600 km. Mạng lưới tàu điện ngầm được Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 1500km/năm trong giai đoạn 2019-2020. Tính đến ngày 17/12/2018, Trung Quốc có 6.246 km tàu điện ngầm đang xây dựng tại 56 thành phố và 4.877 km đang được lên kế hoạch và chờ phê duyệt với tổng quy mô ước tính khoảng 818 tỷ USD.

Ngành công nghiệp Thép nước này chưa sẳn sàng cho việc TRUNG QUỐC thiếu hụt dự trữ quãng sắt Ngành công nghiệp thép lớn nhất thế giới đang đứng trước nguy cơ dự trữ quặng sắt của mình trên đà sụt giảm và việc mức này giảm thấp hơn 100 triệu tấn sẽ khiến mọi việc trở nên tồi tệ khi giá thép sẽ bật tăng một cách khó kiểm soát. Tình trạng thiếu hụt nguyên liệu không chỉ xảy ra với Trung Quốc mà đang tồi tệ hơn tại các nhà máy ở châu Âu và Trung Đông. Thị trường toàn cầu đang chịu ảnh hưởng khá lớn từ thảm hoạ vỡ đập tại khu mỏ khai thác của Tập đoàn Vale ở Brazil tạo nên làn sóng kiểm soát chất lượng an toàn tại các khu mỏ khai thác khiến giá quặng sắt đạt mức cao nhất kể từ năm 2014. Nguồn cung quặng từ quốc gia Nam Mỹ này gần như đóng băng trong khi đang có sự gián đoạn trong hoạt động giao hàng tại Úc trong bối cảnh nhu cầu tại Trung Quốc lại đang tăng mạnh. Theo dự báo sẽ có 60 triệu tấn quặng nguồn cung sẽ bị cắt giảm trong năm nay. Lượng quặng tồn kho tại các cảng và nhà máy tại Trung Quốc vì thế cũng đã giảm 3.4% xuống còn 143.9 triệu tấn vào ngày 12/4 cách không xa so với mức an toàn tối thiểu 120 triệu tấn. Hiện giá quặng sắt giao dịch trên thị trường thế giới vẫn đang duy trì quanh vùng 93 USD/tấn kể từ đầu tháng 4 đến nay và nếu một cuộc khủng hoảng nguồn cung trong ngắn hạn xảy ra, khả năng giá quặng thép có thể chạm ngưỡng 100 USD/tấn.

CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH THÉP VIỆT NAM THÁNG 04/2019 Nguồn: Vietdata

Chi phí đầu vào gia tăng ảnh hướng khá nhiều đến lợi VIỆT NAM nhuận của các doanh nghiệp Thép trong nước Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong quý I vừa qua, sản xuất các sản phẩm thép đạt 6,071 triệu tấn, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm 2018; lượng tiêu thụ các sản phẩm thép đạt 5,720 triệu tấn, tăng 18,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, xuất khẩu thép đạt xấp xỉ 1,3 triệu tấn, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên điều đặc biệt là kết quả kinh doanh quý I của nhiều doanh nghiệp đã ghi nhận mức tăng trưởng trong doanh thu, tuy nhiên lợi nhuận lại sụt giảm mạnh thậm chí có doanh nghiệp báo lỗ do chi phí đầu vào gia tăng. Cụ thể, năm 2018, giá quặng sắt dao động quanh mức 65 USD/tấn, thì sang năm 2019 đã tăng vọt lên khoảng 85 USD/tấn, thậm chí có thời điểm lên tới 90 USD/tấn, tương ứng với mức tăng khoảng 30-35%. Ngoài diễn biến phức tạp của giá cả nguyên vật liệu đầu vào, một thử thách khác cho ngành thép trong thời gian tới chính là giá điện bình quân tăng 8,36% kể từ ngày 20/3. Đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp đều đang rất lo ngại và tính toán nhiều cách để giảm mức tăng giá thành và giá bán sản phẩm, song việc thực hiện là không dễ dàng. Công ty CP Thép Pomina bất ngờ báo lỗ tới 83,66 tỷ đồng trong quý I/2019. Trong khi cùng kỳ năm ngoái doanh nghiệp này báo lãi hơn 209 tỷ đồng. Đây là quý lỗ đầu tiên của Pomina từ quý I/2015 trở lại đây. Công ty CP Thép Nam Kim khi báo lỗ quý I/2019 lên tới gần 102 tỷ đồng. Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát cũng báo lợi nhuận ròng sụt giảm tới 19% so với quý I/2018, từ 2.222 tỷ đồng xuống còn 1.810 tỷ đồng, trong khi doanh thu bán hàng vẫn tăng trưởng 15%, từ 13.000 tỷ đồng lên 14.963 tỷ đồng. Một doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Công ty CP Tập đoàn Hoa Sen cũng ghi nhận lợi nhuận quý I/2019 giảm 38,5% so với cùng kỳ năm ngoái, từ 86,6 tỷ đồng xuống còn 53,2 tỷ đồng.

Nhu cầu thép xây dựng chững lại trong khi nhập khẩu tôn VIỆT NAM mạ và tôn mày gia tăng mạnh trong tháng 4/2019 Thị trường BĐS khu vực phía Nam đang có dấu hiệu chững lại khi nhiều công trình xây dựng không thể triển khai đúng tiến độ khiến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép xây dựng giảm đáng kể. Bên cạnh đó, hiện nay tại phía Nam đang là mùa mưa, cộng với việc nhiều tỉnh đang bị ảnh hưởng của dịch lợn, mất mùa đã tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh tế nên việc triển khai xây dựng nhà dân, công trình kinh tế cũng giảm mạnh. Đối với thép xây dựng, trong tháng 4/2019 các doanh nghiệp sản xuất đạt 948.397 tấn, giảm 4% so với tháng 3, nhưng tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, tiêu thụ đạt 923.590 tấn, giảm 3,7% so với tháng 3, nhưng tăng 9,9% so với tháng 4 năm 2018. Tiêu thụ đã gặp khó, nhưng đầu vào cho các sản phẩm thép cũng gặp khá nhiều khó khăn do giá hầu như tăng. Điển hình như than mỡ luyện cốc xuất khẩu tại cảng Úc (giá FOB) ngày 08/5/2019 khoảng 181 USD/tấn, tăng khoảng 7USD/tấn so với đầu tháng 4/2019. Đáng chú ý trong tháng 4, lượng tôn mạ Kim loại và Sơn phủ màu nhập khẩu tăng 24%, trong đó tôn màu tăng 55%, tôn mạ kẽm tăng khoảng 25%. Nhiều doanh nghiệp sản xuất tôn trong nước bày tỏ quan ngại và cho rằng: Mỹ áp thuế cao đối với các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc nên Trung Quốc quay đầu đẩy mạnh xuất khẩu sang Việt Nam. Bên cạnh đó, một số nước đã đưa ra biện pháp áp thuế tự vệ nhằm bảo vệ sản xuất trong nước. Từ những yếu tố căn bản đó đã tác động không nhỏ tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, mặc dù các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư, tiết giảm chi phí, chú trọng đến thị trường trong nước nhưng sức ép từ sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc áp đảo nên không thể chống chọi, dẫn tới doanh số bán hàng sụt giảm trong thời gian qua.

KHỐI THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TẦNG 2, TÒA NHÀ 2/20 CAO THẮNG, QUẬN 3, TP HCM Ngân hàng Á Châu không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả/tổn thất kinh doanh nào phát sinh từ việc tham khảo hay sử dụng thông tin từ Bản tin này.