BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2018/TT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2018

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - TT08BKHCN.doc

90 CÔNG BÁO/Số ngày THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 2147/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ng

Microsoft Word - TT03_2008_BTP.doc.doc

No tile

Microsoft Word - du thao doc.doc

UBND HUYỆN HÒA VANG PHÕNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: /KH-PGDĐT Hòa Vang, ngày tháng năm 2019 K

Microsoft Word - thongtu doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 42/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

ỦY BAN NHÂN DÂN

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

LUẬT XÂY DỰNG

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phức Số: 4Z9/QĐ-TTg Hà Nội, ngàỵts tháng ^-năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệt

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 41/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 20

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

ñy ban nh©n d©n

BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 24/2014/TT-BQP Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/2015/TT-BXD Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 THÔNG TƢ Quy định về q

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 28/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ Hướng dẫn lậ

UBND TỈNH ĐỒNG NAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 428/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệ

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM SỔ TAY SINH VIÊN (Dùng cho sinh viên khóa 63) Sinh viên : Mã sinh viên :..

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

LOVE

BẢO HIỂM VIETINBANK Mã số: QC Ngày ban hành :26/04/2018 QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT MỤC LỤC Lần sửa đổi: 01 Trang: 1/ 18 CHƯƠ

1 BỘ TÀI CHÍNH Số: 133/2018/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2018 Dự thảo THÔNG TƯ H

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

Thñ t­íng ChÝnh phñ

Uû ban nh©n d©n

QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về việc biên soạn, lựa chọn, t

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:833 /QĐ-UBND.HC Đồng Tháp, ngày 24 tháng 7năm 2017 QU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 11 /CT-TTg Hà Nội, ngàyíitháng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về một số giả

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 09/2017/QĐ-KTNN Hà Nội, ngày 15 tháng 8

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

Microsoft Word - BXD_ TT-BXD_

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI BAN TỔ CHỨC CUỘC THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ TỈNH * Số 01 -QC/BTCCT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 4 năm 2019 QU

CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 198/2004/NĐ-CP Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2004 NGHỊ Đ

UBND TỈNH NINH BÌNH

Microsoft Word - 21_2011_ND-CP_12tr-1.doc

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỤC KHẢO THÍ VÀ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Số: 528/KTKĐCLGD-KĐĐH V/v hướng dẫn tìm thông tin, minh chứng theo bộ tiêu chuẩn

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Đà Lạt, ngày 28 tháng 02 năm 2013 QUY CHẾ TỔ CHỨC

Microsoft Word - QD 02 HAN giao dat - thu hoi - chuyen muc dich dat 10 _thay QD 39_.doc

BỘ TÀI CHÍNH Số: 76/2013/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 155/QĐ-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 10 tháng 01 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Ban hà

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Microsoft Word - Bao ve moi truong khu CN khu CNC TT-BTNMT.doc

TRƯỜNG THCS ÂU LẠC HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ Số: 26/KH-AL CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Tân Bình, ngày 20 tháng 02 năm 201

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI Luật số: 68/2014/QH13 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc LUẬT DOANH NGH

Microsoft Word DOC

UỶ BAN NHÂN DÂN

UBND HUYỆN ĐẦM HÀ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số 17/KH-PGD&ĐT Người ký: Phòng Giáo dục và Đào tạo angninh.gov.vn Cơ quan: Huyện

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

TẬP ĐOÀN

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 40/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2018 NG

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

44 CÔNG BÁO/Số 18/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 666/2015/QĐ-UBND Q

Vô chÝnh s¸ch tµi chÝnh

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

Microsoft Word - QUI CHE QUAN TRI NOI BO CTY.doc

Microsoft Word - BAO CAO TN - NHA_2011_2_

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ CÔNG TY ĐẠI CHÚNG QBWACO CÔNG TY CỔ PHẦN CẤP NƯỚC QUẢNG BÌNH (Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Qu

Microsoft Word - E6ADC31B.doc

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Microsoft Word - ND qui dinh cong chuc.doc

UBND TỈNH NGHỆ AN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DỰ THẢO LẦN 2 QUY ĐỊNH TẠM THỜI Về đá

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Thông tư 43/2012/TT-BCT của Bộ Công Thương quy định về quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng dự án thủy điện và vận hành khai thác công trình thủy điện

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

MỤC LỤC

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội,

CHARTER

TỈNH ỦY BÌNH THUẬN

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 202/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 M

CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN HỢP NHẤT - NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY CHẾ ỨNG XỬ Mã số: NSĐT/QC-01 Soát xét: 00 Hiệu lực: 03/07/2018 MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG... 3 Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng

Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM Số: 2090 /QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Quảng Nam, ngày 27 tháng 6 năm 2019 QU

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

Số 115 (7.463) Thứ Năm ngày 25/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 39/2009/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 03 nă

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: 28/2018/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 11 năm 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN VĂN HIẾU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOÀN VĂN CÔNG QUÂN KHU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 14/CT-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2

Bộ VĂNHÓA,THẺ THAO VÀDULỊCH Số: Dự thảo lần thứ 2 /2019/TT-BVHTTDL CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đ ộ c lậ p - T ự do - H ạ n h p h ú c Hà Nội, ng

Bản ghi:

BỘ TƯ PHÁP ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 03/2018/TT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2018 THÔNG TƯ QUY ĐỊNH BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Căn cứ Luật phổ biến, giáo dục pháp luật ngày 20 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Căn cứ Nghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật; Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Thông tư quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Chương I Điều 1. Phạm vi điều chỉnh QUY ĐỊNH CHUNG Thông tư này quy định Bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm nội dung Bộ Tiêu chí; đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và biện pháp bảo đảm thực hiện. Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Bộ, cơ quan ngang bộ. 2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh). Điều 3. Nguyên tắc xây dựng và áp dụng

1. Tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành; đề cao trách nhiệm tự đánh giá, chấm điểm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh với đánh giá, chấm điểm và xếp loại của Bộ Tư pháp theo quy định tại Thông tư này. 2. Phản ánh trung thực, chính xác, khách quan, toàn diện tình hình tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm rõ ràng, đầy đủ và thống nhất thông tin thu nhận được từ hoạt động đánh giá, chấm điểm. 3. Bảo đảm sự phù hợp của các phương pháp, công cụ đánh giá đối với mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung đánh giá. Chương II Điều 4. Thành phần Bộ Tiêu chí NỘI DUNG BỘ TIÊU CHÍ (100 ĐIỂM) 1. Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 30 điểm). 2. Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm). 3. Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm). 4. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội (tối đa 20 điểm). 5. Nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm). Điều 5. Nhóm tiêu chí thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 30 điểm) 1. Ban hành theo thẩm quyền các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý (tối đa 04 điểm). a) Ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm: 01 điểm; trường hợp không ban hành: 0 điểm; b) Ban hành chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền hoặc phù hợp với đặc thù của địa bàn, lĩnh vực quản lý: 01 điểm; trường hợp không ban hành: 0 điểm; c) Ban hành chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật trung hạn và dài hạn theo hướng dẫn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: 01 điểm; trường hợp không ban hành: 0 điểm; trường hợp trong kỳ đánh giá không phát sinh nhiệm vụ thì được 01 điểm;

d) Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý: 01 điểm; trường hợp không ban hành: 0 điểm. 2. Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý (tối đa 04 điểm). a) Hoàn thành từ 90% đến 100% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra: 04 điểm; b) Hoàn thành từ 80% đến 90% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra: 03 điểm; c) Hoàn thành từ 70% đến 80% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra: 02 điểm; d) Hoàn thành từ 60% đến 70% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra: 01 điểm; đ) Hoàn thành dưới 60% các nhiệm vụ và hoạt động đề ra: 0 điểm. 3. Về thời điểm ban hành các chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý (tối đa 02 điểm). a) Ban hành trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên ban hành chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 02 điểm; b) Ban hành trong thời hạn trên 15 ngày làm việc và dưới 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên ban hành chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 01 điểm; c) Ban hành sau 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức cấp trên ban hành chương trình, kế hoạch, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 0 điểm. 4. Xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với từng nhóm đối tượng trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý (tối đa 05 điểm) a) Xác định nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 02 điểm): Có xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng: 02 điểm; có xác định nhưng không phù hợp với từng nhóm đối tượng: 01 điểm; trường hợp không xác định: 0 điểm; b) Xác định hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 02 điểm): Có xác định phù hợp với từng nhóm đối tượng: 02 điểm; có xác định nhưng không phù hợp với từng nhóm đối tượng: 01 điểm; trường hợp không xác định: 0 điểm; c) Có chỉ đạo, hướng dẫn việc xác định nội dung và hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật đặc thù phù hợp với tùng nhóm đối tượng trong lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý: 01 điểm; trường hợp không có chỉ đạo, hướng dẫn: 0 điểm.

5. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 05 điểm). a) Hằng năm có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật thuộc phạm vi quản lý (tối đa 03 điểm). Trong đó, từ 80% trở lên: 03 điểm; từ 65% đến 80%: 02 điểm; từ 50% đến 65%: 01 điểm; dưới 50%: 0 điểm; b) Hằng năm có tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ người làm công tác quản lý nhà nước về phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 02 điểm). Trong đó, từ 80% trở lên: 02 điểm; từ 65% đến 80%: 01 điểm; dưới 65%: 0 điểm. 6. Tổ chức cập nhật văn bản quy phạm pháp luật lên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định tại Điều 13, Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ (tối đa 05 điểm). a) Tổ chức cập nhật đầy đủ: 03 điểm; cập nhật không đầy đủ tùy theo tính chất, mức độ mà được từ 01 điểm đến 02 điểm; không cập nhật: 0 điểm; b) Tổ chức cập nhật kịp thời theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 52/2015/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ (tối đa 02 điểm). Trong đó, cập nhật đúng thời hạn theo quy định: 02 điểm; cập nhật trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc so với thời hạn theo quy định: 01 điểm; cập nhật trong thời hạn trên 15 ngày làm việc so với thời hạn theo quy định: 0 điểm. 7. Thống kê, báo cáo, tổng kết, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 05 điểm). a) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, tổng kết theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 02 điểm; trường hợp có thực hiện nhưng không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: 01 điểm; không thực hiện: 0 điểm; b) Thực hiện việc thanh tra, kiểm tra về phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 01 điểm; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 0 điểm; c) Thực hiện việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về phổ biến, giáo dục pháp luật đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 01 điểm; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 0 điểm; d) Thực hiện việc xử lý vi phạm pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật theo đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 01 điểm; trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền: 0 điểm.

Điều 6. Nhóm tiêu chí triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm) 1. Thực hiện trách nhiệm đăng tải thông tin pháp luật trên trang thông tin điện tử theo quy định tại Điều 13 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 04 điểm) a) Đăng tải đầy đủ (tối đa 03 điểm). Trong đó, đăng tải từ 90% trở lên: 03 điểm; đăng tải từ 80% đến 90%: 02 điểm; đăng tải từ 70% đến 80%: 01 điểm; đăng tải dưới 70%: 0 điểm; b) Đăng tải kịp thời (tối đa 01 điểm). Trong đó, đăng tải chậm nhất trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đăng tải: 01 điểm; sau 15 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin pháp luật thuộc diện phải đăng tải: 0 điểm. 2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức người lao động thuộc phạm vi quản lý (tối đa 04 điểm) a) Tổ chức đầy đủ, kịp thời: 04 điểm; b) Tổ chức đầy đủ nhưng chưa kịp thời: 03 điểm; c) Có tổ chức nhưng không đầy đủ, chưa kịp thời: 02 điểm; d) Trường hợp không tổ chức thực hiện: 0 điểm. 3. Tổ chức truyền thông, phổ biến các văn bản, chính sách pháp luật mới thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn được giao quản lý bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 11 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 04 điểm) a) Tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời: 04 điểm; b) Tổ chức triển khai đầy đủ nhưng chưa kịp thời: 03 điểm; c) Tổ chức triển khai không đầy đủ, chưa kịp thời: 02 điểm; d) Trường hợp không triển khai thực hiện: 0 điểm. 4. Chỉ đạo các nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bố trí, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý (tối đa 04 điểm). a) Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nhà trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc phạm vi quản lý tổ chức hoạt động giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp: 01 điểm; trường hợp không có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn: 0 điểm;

b) Rà soát, chuẩn hóa, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân, giáo viên, giảng viên dạy pháp luật thuộc phạm vi quản lý: 02 điểm; trường hợp có rà soát, chuẩn hóa nhưng không tổ chức bồi dưỡng: 01 điểm; không thực hiện: 0 điểm; c) Có chỉ đạo, hướng dẫn việc rà soát, chuẩn hóa nội dung chương trình, giáo trình, tài liệu phù hợp với các văn bản mới ban hành: 01 điểm; trường hợp không chỉ đạo việc rà soát, chuẩn hóa: 0 điểm. 5. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tối đa 04 điểm). a) Có ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra: 01 điểm; không có văn bản: 0 điểm; b) Có triển khai các hoạt động cụ thể hưởng ứng: 02 điểm; không triển khai các hoạt động cụ thể: 0 điểm; c) Có mô hình hưởng ứng Ngày Pháp luật hiệu quả, thường xuyên, liên tục: 01 điểm; không có mô hình hoặc không hiệu quả, thiếu thường xuyên: 0 điểm. Điều 7. Nhóm tiêu chí về các điều kiện bảo đảm thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 20 điểm) 1. Xây dựng, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 05 điểm). a) Hằng năm có xây dựng, củng cố, kiện toàn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ: 03 điểm; trường hợp có xây dựng nhưng không củng cố, kiện toàn: 1,5 điểm; không xây dựng, củng cố, kiện toàn: 0 điểm; b) Đội ngũ Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật được sử dụng hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 02 điểm; trường hợp có sử dụng nhưng hiệu quả không cao: 01 điểm. Báo cáo viên pháp luật, Tuyên truyền viên pháp luật không tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật: 0 điểm. 2. Bảo đảm tổ chức bộ máy, cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 05 điểm). a) Có phân công, giao nhiệm vụ cho cơ quan, đơn vị làm đầu mối tham mưu, triển khai nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với lĩnh vực, địa bàn quản lý: 02 điểm; trường hợp có phân công, giao nhiệm vụ nhưng không phù hợp với lĩnh vực, địa bàn quản lý: 01 điểm; không phân công, giao nhiệm vụ: 0 điểm; b) Có bố trí đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhu cầu phổ biến, giáo dục pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn quản lý: 03 điểm. Trong đó, bố trí

đủ số lượng chỉ tiêu, biên chế được giao: 03 điểm; chưa bố trí đủ số lượng chỉ tiêu, biên chế được giao: 02 điểm; không bố trí cán bộ, công chức làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 0 điểm. 3. Bảo đảm kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 07 điểm). a) Hằng năm đều bố trí đủ kinh phí thường xuyên triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước: 03 điểm; trường hợp có bố trí nhưng không đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao: 02 điểm; không bố trí: 0 điểm; b) Hằng năm đều bố trí đủ kinh phí triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án về phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi được giao chủ trì thực hiện: 02 điểm; trường hợp bố trí không đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao: 01 điểm; không bố trí: 0 điểm; c) Có triển khai các hoạt động vận động, thu hút, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật theo chủ trương xã hội hóa: 02 điểm; trường hợp có triển khai các hoạt động vận động tài trợ nhưng không thu hút, huy động được các nguồn lực xã hội tham gia: 01 điểm; không triển khai các hoạt động vận động, thu hút, huy động các nguồn lực: 0 điểm. 4. Bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật (tối đa 03 điểm). a) Bảo đảm đầy đủ cơ sở vật chất, phương tiện cần thiết cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của Chính phủ: 02 điểm; trường hợp bảo đảm không đầy đủ: 01 điểm; không bảo đảm: 0 điểm; b) Có triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định: 01 điểm; không triển khai: 0 điểm. Điều 8. Nhóm tiêu chí đánh giá hiệu quả tác động của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với xã hội (tối đa 20 điểm) 1. Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật (tối đa 04 điểm) a) Đạt từ 85% đến 100%: 04 điểm; b) Đạt từ 70% đến dưới 85%: 03 điểm; c) Đạt từ 55% đến dưới 70%: 02 điểm; d) Đạt dưới 55%: 01 điểm. 2. Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết pháp luật (tối đa 04 điểm)

a) Đạt từ 85% đến 100%: 04 điểm; b) Đạt từ 70% đến dưới 85%: 03 điểm; c) Đạt từ 55% đến dưới 70%: 02 điểm; d) Đạt dưới 55%: 01 điểm. 3. Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hiểu pháp luật (tối đa 04 điểm) a) Đạt từ 85% đến 100%: 04 điểm; b) Đạt từ 70% đến dưới 85%: 03 điểm; c) Đạt từ 55% đến dưới 70%: 02 điểm; d) Đạt dưới 55%: 01 điểm. 4. Mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hài lòng về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật (tối đa 04 điểm) a) Đạt từ 85% đến 100%: 04 điểm; b) Đạt từ 70% đến dưới 85%: 03 điểm; c) Đạt từ 55% đến dưới 70%: 02 điểm; d) Đạt dưới 55%: 01 điểm. 5. Tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản lý do không hiểu biết pháp luật giảm (tối đa 04 điểm) a) Đạt từ 85% đến 100%: 04 điểm; b) Đạt từ 70% đến dưới 85%: 03 điểm; c) Đạt từ 55% đến dưới 70%: 02 điểm; d) Đạt dưới 55%: 01 điểm. 6. Tỷ lệ % quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này được tính theo công thức: Tỷ lệ % đạt được = (Tổng số người lựa chọn nội dung trả lời trong phiếu khảo sát/tổng số phiếu được khảo sát)* 100%.

Ví dụ 1: Tiến hành khảo sát, phát tổng số 100 phiếu cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; có 35 phiếu trả lời là biết pháp luật là do tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật. Tỷ lệ % mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tự học tập, chủ động tìm hiểu pháp luật = (35/100)* 100% = 35%, thuộc điểm d, khoản 1, được 01 điểm. Ví dụ 2: Tiến hành khảo sát, phát tổng số 100 phiếu cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; có 55 phiếu trả lời là biết (hoặc hiểu rõ) về quy định của pháp luật. Tỷ lệ % về mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động biết (hoặc hiểu) pháp luật = (55/100)* 100% = 55%, thuộc điểm c, khoản 2 và khoản 3, được 02 điểm. Ví dụ 3: Tiến hành khảo sát, phát tổng số 100 phiếu cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; có 75 phiếu trả lời là hài lòng về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật. Tỷ lệ % mức độ người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hài lòng về chất lượng hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật = (75/100)* 100% = 75%, thuộc điểm b, khoản 4, được 03 điểm. Ví dụ 4: Tiến hành khảo sát, phát tổng số 100 phiếu cho người dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động có hành vi vi phạm pháp luật; có 70 phiếu trả lời nguyên nhân vi phạm pháp luật là do không hiểu biết pháp luật. Tỷ lệ % người vi phạm pháp luật do không hiểu biết pháp luật = (70/100)* 100% = 70%. So sánh với cùng kỳ đánh giá hoặc năm trước đó để xét tỷ lệ tăng hay giảm để xác định tỷ lệ, mức độ giảm để tính điểm số tương ứng với mức độ đạt được. Điều 9. Nhóm tiêu chí khác (tối đa 10 điểm) 1. Đối với bộ, cơ quan ngang bộ (tối đa 10 điểm) a) Thực hiện đầy đủ trách nhiệm họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật do mình chủ trì soạn thảo theo quy định tại Điều 12 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật: 05 điểm. Trường hợp thực hiện không đầy đủ thì điểm số đạt được tương ứng với số điểm tối đa nhân với tỷ lệ % mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; không thực hiện trách nhiệm được giao: 0 điểm; b) Tổ chức biên soạn tài liệu và phổ biến kiến thức pháp luật chuyên ngành bằng hình thức thích hợp: 05 điểm. Trường hợp thực hiện không đầy đủ thì điểm số đạt được tương ứng với số điểm tối đa nhân với tỷ lệ % mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; không thực hiện trách nhiệm được giao: 0 điểm. Trường hợp không phát sinh nhiệm vụ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được điểm số tối đa theo quy định (05 điểm). 2. Đối với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tối đa 10 điểm) a) Củng cố, kiện toàn, triển khai thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh: 02 điểm; trường hợp không thực hiện: 0 điểm;

b) Đề ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh: 02 điểm; trường hợp không thực hiện: 0 điểm; c) Chỉ đạo, hướng dẫn việc củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện: 02 điểm; trường hợp không thực hiện: 0 điểm; d) Chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng đặc thù theo khoản 4, Điều 18; khoản 3, Điều 19; khoản 4, Điều 20; khoản 3, Điều 22 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật: 04 điểm; trường hợp không thực hiện: 0 điểm. Chương III ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Điều 10. Kỳ đánh giá, cách thức đánh giá, chấm điểm 1. Việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện định kỳ 02 năm một lần. Thời điểm ấn định các thông tin, số liệu để đánh giá, chấm điểm, xếp loại là ngày 31 tháng 12 của năm thứ hai tính từ thời điểm đánh giá kỳ trước; mốc thời gian để tính kỳ đầu đánh giá là ngày 31 tháng 12 năm 2018. 2. Việc đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu thành phần quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 9 dựa trên kết quả đạt được, mức độ hoàn thành nhiệm vụ và điểm số quy định tại Thông tư này. Việc đánh giá, chấm điểm đối với nhóm tiêu chí quy định tại Điều 8 được thực hiện bằng phương pháp điều tra xã hội học dựa trên Bộ công cụ đánh giá do bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện hoặc cơ quan, tổ chức độc lập tiến hành phù hợp với quy định tại Điều 3 và quy định tại Thông tư này. 3. Hằng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức việc tự đánh giá, chấm điểm đối với từng tiêu chí, chỉ tiêu thành phần quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 9; lựa chọn một số lĩnh vực, địa bàn trọng điểm để tổ chức khảo sát, đánh giá, chấm điểm đối với nhóm tiêu chí, chỉ tiêu quy định tại Điều 8 Thông tư này và tổng hợp kết quả trong báo cáo công tác tư pháp, pháp chế hằng năm gửi Bộ Tư pháp. Căn cứ kết quả tự đánh giá, chấm điểm và mức độ đạt được để đề ra giải pháp khắc phục, nâng cao điểm số đối với chỉ tiêu, tiêu chí đạt điểm số thấp. 4. Kết quả tự đánh giá, chấm điểm hằng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là căn cứ để Bộ Tư pháp đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hằng năm; có biện pháp đôn đốc, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, chấn chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hoặc kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. 5. Trong trường hợp để phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định việc tổ chức đánh giá đột xuất, đánh giá đối với một số bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên Bộ công cụ đánh giá bao gồm: Mẫu phiếu điều tra, khảo sát; nội dung kiểm tra, phỏng vấn; báo cáo và các tài liệu phù hợp khác. Phương pháp

đánh giá, Bộ công cụ đánh giá do Bộ Tư pháp quyết định phù hợp với đối tượng, nội dung khảo sát, đánh giá và quy định tại Điều 3 và quy định tại Thông tư này. Điều 11. Tổ chức đánh giá, chấm điểm khi kết thúc kỳ đánh giá 1. Kết thúc kỳ đánh giá, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức tự đánh giá, chấm điểm toàn bộ các nhóm tiêu chí, chỉ tiêu theo Thông tư này và gửi báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm về Bộ Tư pháp để đánh giá, chấm điểm, xếp loại. Điểm số của từng nhóm tiêu chí quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 9 là điểm số trung bình cộng của hai năm trong cùng kỳ đánh giá; điểm số của nhóm tiêu chí quy định tại Điều 8 được lựa chọn dựa trên kết quả điều tra xã hội học quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư này. Điểm số tự đánh giá được tính hệ số 1. Thời gian gửi báo cáo tự đánh giá, chấm điểm chậm nhất là ngày 28 tháng 02 của năm liền kề sau năm cuối của kỳ đánh giá. 2. Căn cứ kết quả tự đánh giá, chấm điểm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và kết quả theo dõi, quản lý, kết quả kiểm tra, khảo sát, tọa đàm và các nguồn thông tin hợp pháp khác, Bộ Tư pháp tổ chức việc đánh giá, chấm điểm từng nhóm tiêu chí trong nội dung Bộ Tiêu chí theo Thông tư này. Điểm số do Bộ Tư pháp đánh giá được tính hệ số 2. Trong trường hợp cần thiết hoặc có nội dung chưa rõ, Bộ Tư pháp đề nghị cơ quan được đánh giá gửi tài liệu kiểm chứng như: báo cáo, kế hoạch, thông báo, quyết định, công văn... để xác minh độ tin cậy của kết quả tự đánh giá, chấm điểm. Đối với các tiêu chí không có tài liệu kiểm chứng, đề nghị cơ quan được đánh giá giải trình về cách đánh giá, tính điểm; tài liệu kiểm chứng được gửi đến Bộ Tư pháp kèm theo báo cáo tự đánh giá, chấm điểm quy định tại khoản 1 Điều này. 3. Tổng số điểm làm căn cứ để Bộ Tư pháp xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được tính theo công thức: Tổng số điểm đạt được = (Điểm số tự chấm * 1 + Điểm số do Bộ Tư pháp chấm * 2)/3. Ví dụ 5: Kết thúc kỳ đánh giá, bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tự đánh giá và chấm được 85 điểm; Bộ Tư pháp tổ chức việc đánh giá và chấm điểm được 88 điểm. Khi đó, tổng số điểm đạt được làm căn cứ để Bộ Tư pháp xếp loại hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là: (85*1 + 88*2)/3= 87 điểm. Điều 12. Thực hiện việc xếp loại 1. Việc xếp loại được thực hiện căn cứ vào tổng số điểm mà bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đạt được theo quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Tổng số điểm đạt được và mức xếp loại như sau: a) Tổng số điểm đạt được từ 90 điểm trở lên: Xếp loại xuất sắc; b) Tổng số điểm đạt được từ 80 điểm đến 90 điểm: Xếp loại tốt;

c) Tổng số điểm đạt được từ 70 điểm đến 80 điểm: Xếp loại khá; d) Tổng số điểm đạt được từ 50 điểm đến 70 điểm: Xếp loại trung bình; đ) Tổng số điểm đạt được dưới 50 điểm: Xếp loại yếu. Điều 13. Công bố, thông tin về kết quả xếp loại Kết quả xếp loại bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo Điều 12 Thông tư này được Bộ Tư pháp công bố trước ngày 30 tháng 4 của năm liền kề sau năm cuối của kỳ đánh giá và thông tin đến cơ quan được xếp loại. Hình thức công bố do Bộ Tư pháp quyết định. Chương IV Điều 14. Trách nhiệm tổ chức thực hiện BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 1. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao và điều kiện thực tiễn, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này; chỉ đạo, hướng dẫn việc áp dụng nội dung Bộ Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phù hợp với quy định tại Thông tư này. 2. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật chủ trì, phối hợp với đơn vị có liên quan thuộc Bộ tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10; khoản 2, Điều 11, Điều 12 và Điều 13 Thông tư này. 3. Tổ chức pháp chế tham mưu, giúp Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ thực hiện việc tự đánh giá, chấm điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến lĩnh vực quản lý theo Thông tư này. 4. Sở Tư pháp tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc tự đánh giá, chấm điểm hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương theo Thông tư này. Điều 15. Kinh phí thực hiện 1. Kinh phí thực hiện Thông tư này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành. 2. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ kinh phí thực hiện khảo sát, đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với nhóm tiêu chí quy định tại Điều 8 và quy định tại Thông tư này. Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 16. Hiệu lực thi hành Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Điều 17. Trách nhiệm thi hành Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế, các đơn vị được giao phụ trách công tác pháp chế, phổ biến, giáo dục pháp luật của bộ, cơ quan ngang bộ, Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ; - Các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Văn phòng Quốc hội; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Văn phòng Chính phủ; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Tòa án nhân dân tối cao; - Ban Tuyên giáo Trung ương; - Cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội; - Các bộ, cơ quan ngang bộ; - Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Bộ Tư pháp: Bộ trưởng, các Thứ trưởng, các đơn vị thuộc Bộ; - Tổ chức pháp chế các bộ, Cơ quan ngang bộ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương; - Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Công báo; Website Chính phủ; Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản quy phạm pháp luật; - Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp; - Lưu: VT, PBGDPL (30b). BỘ TRƯỞNG Lê Thành Long