Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

Tài liệu tương tự
CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Đinh Th? Thanh Hà - MHV03040

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

KT01017_TranVanHong4C.doc

BỘ ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2017 MÔN THI: TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (Mã: TACH_ 400 câu) Câu 1: Theo Điều 55 của Luật Kế t

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

LUAN VAN BANG TOM TAT.doc

Microsoft Word - Ēiễm báo

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

Tom tat luan van - Nhung cuoi.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

MỞ ĐẦU

Luận văn tốt nghiệp

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

CÔNG TY CỔ PHẦN GIA LAI CTCC BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN NĂM 2018 (Ban hành kèm theo Thông tư số 155/2015/TT-BTC ngày 06 tháng 10 năm 2015 của Bộ Tài chính hư

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

ch­ng1

NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Báo cáo tài chính Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 20

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

NguyenThiThao3B

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

Kiểm tra trong quản trị Kiểm tra trong quản trị Bởi: unknown Kết thúc chương này người học có thể: 1. Định nghĩa kiểm soát 2. Mô tả các phương pháp ki

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Đề cương chương trình đại học

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

tomtatluanvan.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

CTCP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 3-2 HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Số: 08/BC-HĐQT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Bình Dương, ngày 22 tháng 03

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 63/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 26 tháng 06 năm 2014 N

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ HỒNG THẢO HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Microsoft Word - TOM TAT.KIEU NGA.doc

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

KT01009_NguyenVanHai4C.docx

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

SỔ TAY NHÂN VIÊN SỔ TAY NHÂN VIÊN

Chuyên đề tốt nghiệp 1 Luận văn: Giải pháp nâng cao khả năng thắng thầu cung cấp hàng hóa tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX Vũ Hồn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 BÁO CÁO THƯƠNG NIÊN

Tình hình tài chính qua phân tích Tình hình tài chính qua phân tích Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Tình hình tài chính qua phân tích báo cáo cáo tài ch

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

KT02031_NguyenXuanThanhK2-KT.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

BTT truong an.doc

QUY CHẾ CÔNG BỐ THÔNG TIN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI LÝ GNVT XẾP DỠ TÂN CẢNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 192A/QĐ-HĐQT ngày 23 tháng 3 năm 2016 của Chủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀN

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

CÔNG TY CỔ PHẦN XE KHÁCH SÀI GÒN Số 39 Hải Thượng Lãn Ông, P. 10, Q. 5, TP. HCM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018

Microsoft Word - Bia ngoai tom tat lan cuoi phan bien

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG THÀNH THÀNH CÔNG TÂY NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH Tây Ninh, ngày 02 tháng 09

LUẬT XÂY DỰNG

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

Microsoft Word - Bia trong.doc

ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA HP - Portfolio Số Hợp đồng nếu cần: HP: Khách hàng: CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁCH HÀNG CỦA CÔNG TY HP 1. Các Bên. Các điều khoản này

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018

Thứ Số 342 (6.960) Sáu, ngày 8/12/2017 XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Pháp lý phải đi cùng cuộ

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH THỊ HỒNG TRUNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN & THƯƠNG MẠI MUỐI MIỀN TRUNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng- Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 1: TS. LÊ THỊ MINH HẰNG Phản biện 2: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

- 1 - MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là một nội dung quan trọng trong các doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp thực hiện được các mục tiêu của mình thì công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu trở nên quan trọng và có thể quyết định đến khả năng sản xuất của doanh nghiệp thậm chí là góp phần tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh hiện nay. Nhận thức được vấn đề này nên các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tìm hiểu và giải quyết thấu đáo những vướng mắc của vấn đề này tại doanh nghiệp mình. Vì vậy việc tìm hiểu nghiên cứu đề tài là cần thiết cho các nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong bản thân doanh nghiệp. Chi nhánh Công ty CP &TM Muối Miền Trung là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm muối và trong những năm gần đây Chi nhánh luôn bị áp lực về nguồn nguyên liệu đầu vào vì hạn ngạch nhập khẩu muối nguyên liệu từ nước ngoài đang bị thu hẹp nên vấn đề cấp bách hiện nay của Chi nhánh là tìm nguồn nguyên liệu mới, đáp ứng được tiêu chuẩn nguyên vật liệu đầu vào cũng như đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Tuy Chi nhánh hoạt động tại Bình Định là nơi có khả năng sản xuất và cung cấp muối nguyên liệu cho Chi nhánh nhưng hiện nay nguồn nguyên liệu của Chi nhánh là từ các tỉnh khác nên gây tăng chi phí và nguồn cung không ổn định. Do vậy quản trị cung ứng

- 2 - nguyên vật liệu được xem là nhân tố quan trọng quyết định đến tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh. Để tận dụng nguồn nguyên liệu địa phương, tiết kiệm chi phí, xây dựng nguồn cung ổn định, Chi nhánh cần làm tốt hơn công tác quản lý cung ứng nguyên vật liệu. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này tôi xin chọn đề tài: "Quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty Cổ Phần &Thương mại Muối Miền Trung" làm hướng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất. - Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh và công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến việc quản trị cung ứng nguyên vật liệu của Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến vấn đề quản trị cung ứng nguyên vật liệu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định.

- 3 - - Về thời gian: giải pháp có liên quan được đề xuất trong đề tài có ý nghĩa trong các năm tới. - Về không gian: Đề tài nghiên cứu nội dung quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP Muối & TM Miền Trung. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các thông tin và dữ liệu sản xuất của Chi nhánh; ngoài ra còn tìm hiểu, sử dụng các thông tin của các nguồn cung cấp nguyên liệu muối của Chi nhánh, các dự án khoa học phát triển nguồn nguyên liệu. - Để thực hiện nghiên cứu trên, đề tài thực hiện các phương pháp sau: + Phương pháp thống kê, phân tích thực chứng. + Phương pháp điều tra, khảo sát, chuyên gia để thu thập thông tin. + Phương pháp phân tích, so sánh, khái quát hóa. + Các phương pháp khác. 5. Bố cục và kết cấu đề tài Ngoài phần mục lục, mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về quản trị cung ứng nguyên vật liệu. Chương 2: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

- 4 - CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 1.1.1. Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất Nguyên vật liệu là phạm trù mô tả các loại đối tượng được con người tác động vào để biến thành sản phẩm [2] Theo nội dung kinh tế và yêu cầu trong công tác quản trị doanh nghiệp thì NVL có thể được phân loại thành: - Nguyên liệu chính: là đối tượng chỉ mới được khai thác hoặc chưa được chế biến (là nông, lâm, hải sản, ). - Vật liệu: là những đối tượng lao động đã trải qua chế biến và tiếp tục được sử dụng vào quá trình chế biến sản phẩm khác. - Nhiên liệu: là những đối tượng lao động được sử dụng để tạo ra nguồn năng lượng phục vụ cho quá trình sản xuất. Mặc dù mỗi loại nguyên vật liệu cụ thể có những đặc tính tự nhiên rất khác nhau song chúng đều có một số đặc điểm chung: Mọi loại nguyên vật liệu đều chỉ tham gia 1 lần vào quá trình sản xuất sản phẩm, sự tham gia này có thể dẫn đến quá trình biến dạng nguyên vật liệu theo ý muốn của con người; điểm nữa là các nguyên vật liệu khác nhau tham gia vào quá trình sản xuất ở những thời điểm rất khác nhau và với số lượng khác nhau. 1.1.2. Quản trị cung ứng nguyên vật liệu Có thể hiểu Quản trị cung ứng nguyên vật liệu là tổng hợp các hoạt động quản trị xác định cầu và các chỉ tiêu dự trữ nguyên vật liệu: Tổ chức mua sắm, vận chuyển và dự trữ hợp lý nhất nhằm đảm

- 5 - bảo luôn cung ứng đúng, đủ các loại nguyên vật liệu theo tiêu chuẩn chất lượng và thời gian phù hợp với hiệu quả cao nhất. [2] Quản trị cung ứng là tổng hợp các hoạt động hoạch định, tổ chức thực hiện và kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động cung ứng của đơn vị nhằm đạt được mục tiêu đề ra một cách có hiệu quả. [5] Mục tiêu cơ bản và quan trọng nhất của quản trị cung ứng nguyên vật liệu là đảm bảo cung ứng đủ, đúng nguyên vật liệu đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được ổn định và diễn ra liên tục. 1.2. NỘI DUNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU 1.2.1. Hoạch định nhu cầu NVL a. Căn cứ Kế hoạch sản xuất kinh doanh: Kế hoạch sản xuất là căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư. Các nội dung cơ bản của kế hoạch sản xuất bao gồm: Kế hoạch tổng thể; lịch trình sản xuất chi tiết; lệnh sản xuất cho từng bộ phận sản xuất trực tiếp; giám sát việc thực hiện kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch. Định mức sử dụng NVL: Mức sử dụng NVL là lượng hao phí NVL cần thiết cho phép để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng quy định, trong các điều kiện sản xuất của kỳ kế hoạch. [5] b. Xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu Dự báo nhu cầu NVL: Dự báo nhu cầu NVL có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng khi DN chưa có được số liệu chính xác về kế hoạch sản xuất, giúp lập được kế hoạch cung ứng NVL và tính toán được lượng dự trữ NVL cần thiết từ đó giảm được chi phí cho hoạt động cung ứng.

- 6 - Xác định nhu cầu NVL: Xác định nhu cầu NVL là quá trình xác định chính xác nhu cầu NVL cho sản xuất sản phẩm, nhu cầu vật tư cho dự trữ, nhu cầu vật tư cho các hoạt động khác,. [5] Xây dựng hệ thống hoạch định nhu cầu NVL: - Phương pháp MRP (Material Reqirement Planning): MRP là một kỹ thuật ngược chiều quy trình công nghệ để tính nhu cầu nguyên vật liệu. Phương pháp này xác định số lượng, thời gian cần có các bộ phận, chi tiết và thời gian cần đặt hàng để chúng sẵn sàng khi cần đến. [4] - Trình tự hoạch định nhu cầu NVL: Bước 1: Phân tích kết cấu sản phẩm để phân tích nhu cầu độc lập; Bước 2: Tính tổng nhu cầu; Bước 3: Tính nhu cầu thực; Bước 4: Đặt hàng. 1.2.2. Lựa chọn nhà cung cấp a. Tìm kiếm nhà cung cấp Xét về mặt hình thức thì có hai loại nhà cung cấp chủ yếu là nhà cung cấp đã có sẵn trên thị trường và nhà cung cấp mới xuất hiện. Đối với DN, những nhà cung cấp cũ đã quen thuộc, hai bên đều đã hợp tác ổn định và am hiểu về nhau. Còn những nhà cung cấp mới xuất hiện thường tự tìm đến và giới thiệu về mình; DN cũng có thể tìm kiếm những người cấp hàng mới qua các tài liệu như tạp chí kinh tế, ấn phẩm quảng cáo, gọi thầu, Phương pháp thường được sử dụng để tìm kiếm nhà cung cấp: Để tìm kiếm nhà cung cấp thì các DN thường thu thập các thông tin về các nhà cung cấp trên thị trường.

- 7 - b. Đánh giá nhà cung cấp Đánh giá khả năng thực hiện của các nhà cung cấp, theo dõi quá trình thực hiện đơn đặt hàng của các nhà cung cấp nhằm tìm ra ưu, nhược điểm của từng nhà cung cấp. Hoạt động này được gọi là đánh giá các nhà cung cấp. [14] Khi lựa chọn nhà cung cấp phải dựa trên các tiêu chuẩn chọn lựa. Các tiêu chuẩn truyền thống như: Chất lượng nhà cung cấp; thời hạn giao hàng; giá thành mua bao gồm giá mua và chi phí mua hàng, điều kiện thanh toán,. Và một số tiêu chuẩn khác như: Khả năng kỹ thuật của nhà cung cấp, dịch vụ sau bán, c. Lựa chọn nhà cung cấp Qua sự phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cung ứng, so sánh và cân nhắc giữa những nhà cung cấp cũ và mới, DN có thể tiến hành lựa chọn nhà cung cấp cho mình. d. Quản lý các nhà cung cấp Để có thể phát huy được các điểm mạnh của những mối quan hệ hợp tác thì cần thực hiện quản lý các nhà cung cấp. Người mua sẽ nêu rõ những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các nhà cung cấp. Nếu các nhà cung cấp thực hiện tốt thì họ tiếp tục là các nhà cung cấp chiến lược, được hưởng các ưu đãi, ngược lại họ sẽ bị loại khỏi danh sách các nhà cung cấp tiềm năng. 1.2.3. Vận tải a. Lựa chọn điều kiện giao hàng Trong thực tế cung ứng có hai hình thức giao hàng chủ yếu mà DN có thể lựa chọn: Hình thức thứ nhất là nhà cung cấp mang hàng đến cơ sở khách hàng để giao cho khách hàng; thứ hai là khách hàng đến tận cơ sở của nhà cung cấp để nhận hàng. Lựa chọn hình thức giao hàng nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình hình thị trường,

- 8 - giá cả loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, chủng loại,..; khả năng làm thủ tục, b. Lựa chọn phương thức vận tải Các phương thức vận chuyển bên ngoài DN có thể là ô tô, đường sắt, đường thủy. Việc lựa chọn phương thức vận tải phụ thuộc vào nhiều nhân tố như khối lượng và đặc điểm của đối tượng vận chuyển, quảng đường vận chuyển, yêu cầu của nơi nhận đối với đối tượng vận chuyển về thời gian, chất lượng độ tin cậy, c. Lựa chọn người vận tải Có hai trường hợp là tự vận tải và thuê ngoài vận tải: Tự vận tải là trường hợp DN sử dụng phương tiện vận tải của chính mình để chuyển hàng hóa. Trường hợp thuê ngoài vận tải thì DN có thể thiết lập mối quan hệ lâu dài với một nhà vận tải hợp đồng. Một số nhân tố cần xem xét khi lựa chọn tự vận tải hay thuê ngoài vận tải: Chi phí vận hành, chi phí vốn, mức độ kiểm soát, tính linh hoạt, kỹ năng quản lý. d. Kiểm tra, kiểm soát quá trình vận chuyển Để có thể nhận được NVL đúng chất lượng, số lượng, kịp thời gian thì sau khi gửi hàng cần đôn đốc, xúc tiến, kiểm tra, kiểm soát toàn bộ quá trình vận chuyển. Đối với các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ áp dụng các biện pháp kiểm soát khác nhau. 1.2.4. Tồn kho a. Phân loại NVL tồn kho Mỗi DN thường lưu kho rất nhiều loại hàng hóa khác nhau, để quản trị hàng hóa trong kho ta thường phân loại chúng. Có thể phân loại hàng hóa trong kho theo giá trị hàng hóa (phương pháp phân loại ABC); theo đặc điểm hàng hóa; theo thời gian và mức sử dụng hàng hóa.

- 9 - b. Chi phí tồn kho Trong thực tế Việt Nam thì khi nghiên cứu có các loại chi phí quản trị tồn kho chính sau: - Chi phí đặt hàng: là toàn bộ chi phí có liên quan đến việc thiết lập các đơn hàng. - Chi phí lưu kho: Là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ. - Chi phí mua hàng: là chi phí được tính từ khối lượng hàng của đơn hàng và giá mua một đơn vị. [5] Trong điều kiện nhất định, tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư vào tồn kho còn tồn kho thấp sẽ tốn kém trong việc đặt hàng, thiết đặt sản xuất,... Vì vậy một mức tồn kho hợp lý sẽ làm cực tiểu chi phí liên quan đến tồn kho. c. Mô hình tồn kho Mô hình quy mô lô đặt hàng hiệu quả (EOQ). Đây là mô hình kinh tế cơ bản minh họa sự cân đối giữa chi phí đặt hàng và chi phí kho. Các giả thiết của mô hình: - Mức sử dụng xác định và đều. - Gía đơn vị hàng hóa không thay đổi theo quy mô đặt hàng. - Toàn bộ khối lượng hàng hóa của đơn hàng giao cùng thời điểm. - Thời gian đặt hàng tính vừa đủ, do đó khi đơn hàng đến mức tồn kho bằng 0, không gây thiếu hụt. - Chi phí đặt và nhận một đơn hàng không phụ thuộc vào quy mô đặt hàng. - Chi phí tồn kho là tuyến tính theo số lượng mặt hàng tồn kho. Mục tiêu của mô hình EOQ là tìm quy mô đặt hàng tối ưu. Như vậy, mô hình sẽ nhằm vào tìm một mức đặt hàng mà tại đó các

- 10 - chi phí liên quan đến qui mô đơn đặt hàng trong năm đạt cực tiểu. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG. 2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển 2.1.2. Cơ cấu tổ chức 2.1.3. Các yếu tố nguồn lực của Chi nhánh a. Lao động Hiện nay, tổng số cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh là 354, phần lớn lao động trực tiếp chỉ đạt trình độ lao động phổ thông, chiếm hơn 70%, còn lại là trình độ trung cấp, cao đẳng và đại học. Chi nhánh có một lực lượng nhân viên đông đảo và có xu hướng tăng qua các năm, điều này thể hiện quy mô lao động của Chi nhánh đang tăng. b. Tình hình tài chính Bảng 2.3. Tình hình tài sản và nguồn vốn (ĐVT: 1.000 đồng) Tình hình thực hiện Chênh lệch (+/-) TT Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 A TÀI SẢN 13.903.549 13.997.373 16.067.962 93.824 2.070.589 I Tài sản ngắn 3.606.892 3.460.608 4.288.327-146.284 827.719 hạn II Tài sản dài hạn 10.296.657 10536.765 11.779.635 240.108 1.242.870 B NGUỒN VỐN 13.903.549 13.997.373 16.067.962 93.824 2.070.589 I Nợ phải trả 928.930 1.174.454 1.430.420 245.524 255.966 II Vốn CSH 12.045.689 11.648.465 13.207.122-397.224 1.558.657 (Nguồn: Phòng Kế toán)

- 11 - Nhìn chung, Chi nhánh đang hoạt động khá hiệu quả, công tác quản lý vốn; các khoản thu, chi tài chính được đảm bảo. Tuy nhiên chi phí hoạt động sản xuất vẫn còn khá cao, Chi nhánh cần xây dựng các định mức chi phí nhằm tăng cường công tác quản lý, nâng cao ý thức tiết kiệm, khai thác vốn hiệu quả hơn. c. Cơ sở vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất của Chi nhánh bao gồm khu hành chính văn phòng, khu sản xuất, bốn kho hàng và các dây chuyền sản xuất, máy vi tính, máy in, máy fax, máy photo, máy điều hoà nhiệt độ. đảm bảo đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh. d. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng muối. Ngoài ra Chi nhánh còn kinh doanh các mặt hàng nước mắm, bột canh, nước tương, các sản phẩm Iốt, do Tổng Công ty cung cấp. Đặc điểm sản phẩm: Muối tinh được sử dụng rộng rãi hiện nay chủ yếu chứa Nacl, muối có thể thu được từ nước biển (muối thô). Muối thường là muối không trộn thêm iốt, muối ăn là muối thường có trộn thêm KIO 3 theo quy định của Bộ Y tế. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất: Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung lập kế hoạch sản xuất theo yêu cầu chỉ tiêu số lượng các sản phẩm do Công ty CP & TM Muối Miền Trung giao, ngoài ra Chi nhánh còn dựa vào dự báo doanh số bán ra trong tháng, lượng hàng tồn kho, để tiến hành lập kế hoạch sản xuất.

- 12 - Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh các năm 2010-2012 (ĐVT: 1000 đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch (+/-) 2011/2010 2012/2011 1. Doanh thu 2.053.000,0 2.663.600,0 29.04.100,0 610.600,0 240.500,0 2. Các khoản giảm trừ 14.600,0 0 23.500,0-14.600,0 23.500,0 3. Doanh thu thuần 4. Gía vốn hàng bán 2.038.400,0 2.663.600,0 2.880.600,0 1.615.104,6 2.173.150,0 2.354.886,0 625.200,0 558.045,4 217.000,0 181.736,0 5. Lợi nhuận gộp 6.CP bán hàng 7. CP quản lý doanh nghiệp 8. Tổng lợi nhuận trước thuế 11. Thuế thu nhập 423.295,4 49.009,8 104.892,0 269.393,6 75.430,21 490.450,0 52.475,0 130.554,0 307.421,0 86.077,88 525.714,0 70.248,0 147.865,0 307.601,0 86.128,28 67.154,6 3.465,2 25.662 38.027,4 10.647,7 35.264,0 17.773,0 17.311,0 180,0 50,4 12. Lợi nhuận sau thuế 193.963,39 221.343,12 221.472,72 27.379,28 129,60 (Nguồn: Phòng Kế toán) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng. Qua các năm 2010-2012 Chi nhánh đã hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận của Chi nhánh. (Năm 2012, lợi nhuận tăng 27.509,33 đồng (tăng 14,2) so với năm 2010). 2.2. TÌNH HÌNH QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG 2.2.1. Đặc điểm nguyên liệu muối Nguyên liệu muối đầu vào cho sản xuất là muối Nacl và là muối thô được khai thác trong tự nhiên nên độ tinh khiết không cao, lẫn nhiều tạp chất. Tùy đặc điểm tự nhiên của vùng sản xuất mà hàm lượng Nacl trong muối dao động trong khoảng 60%-90%; ngoài ra chất lượng của muối còn phụ thuộc vào phương pháp sản xuất và thời gian thu hoạch.

- 13 - - Vụ mùa muối nguyên liệu thường được sản xuất và thu hoạch từ cuối tháng 2 đến cuối tháng 9 trong năm; sản lượng muối đạt cao vào tháng 5-9. - Thời gian muối kết tinh đến lúc thu hoạch được là từ 10-15 ngày. 2.2.2. Tình hình hoạch định nhu cầu muối nguyên liệu Chi nhánh tiến hành hoạch định nhu cầu NVL dựa trên kế hoạch sản xuất của công ty bao gồm kế hoạch sản xuất theo năm và cụ thể theo từng tháng. Sau khi có bản kế hoạch sản xuất thì nhân viên phòng kế hoạch sẽ xác định lượng muối nguyên liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm và kiểm tra lượng tồn kho của các loại nguyên liệu để xác định lượng nguyên liệu cần mua. NC Mnl = Lượng cần dùng cho sản xuất + Dự trữ bảo hiểm - Lượng tồn kho Trong đó: - Lượng cần dùng cho sản xuất = Định mức sử dụng NVL + Mức hao hụt; - Dự trữ bảo hiểm = 10% Nhu cầu NVL. Nhìn chung trong ba năm qua Chi nhánh đã dần khắc phục công tác thu mua NVL để đáp ứng nhu cầu sản xuất; tuy nhiên Chi nhánh vẫn chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu, kế hoạch thu mua và dự trữ nên dẫn đến tình trạng tồn kho cao mà lượng nuyên liệu đáp ứng sản xuất lại không đủ 100%. 2.2.3. Tình hình các nhà cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh a. Các nhà cung ứng muối nguyên liệu Chi nhánh thu mua muối nguyên liệu tại các tỉnh trong khu vực Miền Trung tập trung tại các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận. Vùng nguyên liệu muối tại tỉnh Bình Định tập trung ở các huyện Phù

- 14 - Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, với diện tích sản xuất khoảng 220.000 ha. Tuy sản lượng muối ở Bình Định khá cao đạt trên 6.000 tấn muối thô nhưng chất lượng muối không đạt yêu cầu (Ở Bình Định chỉ có vùng muối Đề Gi và Mỹ Thành sản lượng khoảng 3.000 tấn/ năm là đạt được yêu cầu còn muối nguyên liệu tại các vùng khác thì chất lượng không thể đáp ứng được) điều này gây khó khăn cho việc sản xuất nên Chi nhánh phải mua nguyên liệu ở những vùng khác. b. Lựa chọn nhà cung cấp Tình hình tìm kiếm nhà cung ứng: Hiện nay, Chi nhánh chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn để thu thập thông tin về nhà cung ứng nguyên vật liệu phục vụ ngành muối trong nước và ngoài nước nên thông tin thu về có chất lượng không cao, ít cập nhật, tính chính xác còn kém. Công tác đánh giá nhà cung ứng: Phương pháp đánh giá mà Chi nhánh sử dụng để đánh giá nhà cung ứng là phương pháp đánh giá mô tả. Chi nhánh không xác định một bộ tiêu chí đánh giá nhà cung ứng cụ thể mà chỉ là ngầm định và chủ quan theo ý kiến quyết định của nhân viên thực hiện công việc này. Lựa chọn nhà cung ứng: Hiện nay, công tác lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Việc lựa chọn nhà cung ứng dựa trên những nhận định cảm tính, chủ quan mà chưa có những phương pháp đánh giá cụ thể, chính xác. Xây dựng quan hệ hợp tác với nhà cung ứng: Thời gian qua Chi nhánh đã tạo được sự uy tín đối với phần lớn các nhà cung ứng mà Chi nhánh đã giao dịch. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chưa có những giải pháp nhằm lôi kéo các nhà cung ứng tiềm năng tham gia vào những quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi.

- 15-2.2.4. Công tác vận tải Hiện nay nhà máy có đội xe riêng có thể tiến hành hoạt động vận chuyển NVL về nhà máy nhưng chỉ có thể phục vụ cho việc vận chuyển NVL trong tỉnh. Đối với vùng nguyên liệu các tỉnh lân cận hoặc xa hơn thì việc vận chuyển do bên cung cấp chịu trách nhiệm hoặc Chi nhánh hợp đồng vận chuyển với các nhà xe. Thời gian vận chuyển nguyên vật liệu mua trong điều kiện bình thường từ Ninh Thuận về Nhà máy khoảng 3 ngày, từ Khánh Hòa về nhà máy khoảng 1,5 ngày, từ Đà Nẵng về khoảng 2 ngày. Nhìn chung, thời gian vận chuyển từ các nơi cung cấp về nhà máy tương đối ngắn nên thuận lợi cho việc đặt hàng và vận chuyển. 2.2.5. Công tác tồn kho Phân loại: Để việc quản lý các NVL trong kho được dễ dàng, muối nguyên liệu thành 3 cấp vào mức độ chất lượng của các loại muối. Lượng tồn kho đặt hàng: Sau khi kiểm tra lượng tồn kho của loại NVL cần sản xuất thì nhân viên phòng kế hoạch sẽ xác định lượng đặt hàng cần thiết. Thời gian đặt hàng là từ 5-7 ngày trước khi tiến hành sản xuất theo kế hoạch. Kiểm tra: NVL trong kho thường xuyên được kiểm tra; định kỳ kiểm tra là 5-6 ngày một lần. Tổ chức cấp phát NVL cho các tổ sản xuất: Nhà máy sử dụng phương pháp cấp phát NVL tại kho, một số NVL được cấp phát tại ngay phân xưởng sản xuất. Nhìn chung, tình hình cấp phát NVL hiện nay của nhà máy được tổ chức thuận lợi cho quá trình sản xuất; NVL được cung ứng đúng số lượng và chất lượng theo yêu cầu của các phân xưởng.

- 16-2.3. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG 2.3.1. Thành công Hiện nay, hoạt động cung ứng nguyên vật liệu của Chi nhánh là tương đối phù hợp với tình hình sản xuất, thực tế về thị trường nguyên vật liệu cũng như bản thân công ty. Bên cạnh đó, Chi nhánh đã duy trì được mối quan hệ lâu dài với một số nhà cung ứng trong nước cũng như nước ngoài. Mối quan hệ này giúp Chi nhánh được mua hàng thường xuyên, đều đặn và kịp thời, thời gian đặt hàng nhanh tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Chi nhánh. 2.3.2. Hạn chế - Công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu vẫn chưa tốt dẫn đến nhu cầu sản xuất thực và lượng mua chênh lệch cao - Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp cũng gặp trở ngại khi Chi Nhánh ít quan tâm đến việc nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu. - Công tác quản lý tồn kho chưa phù hợp, chưa có phương pháp xác định lượng đặt hàng tốt cho nhà máy mà chỉ làm theo cách cũ là thấy loại nào gần hết thì tiến hành đặt hàng.

- 17 - CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG TẠI BÌNH ĐỊNH 3.1. MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Sự thay đổi của yếu tố môi trường kinh doanh Trong tình hình cạnh tranh hiện nay thì nguyên vật liệu đầu vào là một yếu tố hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp, và đây sẽ là yếu tố tạo nên ưu thế cạnh tranh của một doanh nghiệp trong thời gian tới. Vì vậy việc tìm được nguồn cung ứng nguyên liệu phù hợp trở nên cần thiết đối với doanh nghiệp. 3.1.2. Thách thức từ các đối thủ cạnh tranh Hiện nay, các doanh nghiệp trong cùng ngành và trên cùng địa bàn đã bắt đầu quan tâm đến việc thiết lập chuỗi cung ứng chiến lược để tăng cường hiệu quả phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình. Đây chính là thách thức để Chi nhánh từ bỏ thói quen cũ của mình tích cực trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới, lựa chọn nhà cung cấp tốt hơn cho mình. 3.1.3. Xu hướng phát triển của quản trị cung ứng Quản trị cung ứng nguyên vật liệu chú trọng đến các chiến lược sau: Sự tích hợp; chiến lược về sản phẩm và các yếu tố cấu thành; hệ thống quản trị thông tin; chiến lược cơ sở nguồn cung cấp; tập trung phát triển và quản lý; sử dụng cán bộ giỏi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên sâu. 3.1.4. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2020 Chiến lược phát triển của công ty đến năm 2020 là tạo được vùng nguyên liệu chất lượng và ổn định tại địa bàn tỉnh đồng thời

- 18 - nâng cao hiệu quả sản xuất nhằm khai thác hết năng suất và có thể tiến hành phát triển đa dạng sản phẩm. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY CP & TM MUỐI MIỀN TRUNG 3.2.1. Thực hiện công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu Mục tiêu: Giúp công ty biết mua sắm những loại nguyên vật liệu cần vào lúc nào, với số lượng là bao nhiêu chủ động trong việc tìm, vận chuyển, mua sắm nguyên vật liệu đảm bảo cho sản xuất. Nội dung: Dựa vào kế hoạch tiến độ sản xuất chính của công ty, nhu cầu nguyên vật liệu sẽ được tính toán, xác định, làm cơ sở để thực hiện việc mua sắm, dự trữ đảm bảo sẵn sàng cho yêu cầu của sản xuất trong cả thời kỳ. Cách thức tiến hành: - Tính nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất muối tinh từng trường hợp mỗi loại NVL. - Xác định lượng đặt hàng có dự trữ bảo hiểm. + Gỉa thiết khai thác hết khả năng cung ứng của nhà cung cấp; Hbh = 10% nhu cầu đặt hàng; + Lượng đặt hàng và dự trữ bảo hiểm phụ thuộc vào định mức hao hụt sản xuất của từng loại nguyên liệu. Thiết lập phương trình tổng thể: Kcư = Lsx + Lbh = Lsx(1+10%). Lsx = Kcư/(1+10%) L*sx = Lsx/(1+Mhh). Với: Kcư: Khả năng cung ứng của nhà cung cấp. Lsx: Lượng dùng cho sản xuất. L*sx: Lượng sản xuất thực.

- 19 - Điều kiện: - Nếu L*sx Nhu cầu sản xuất thì Lượng đặt hàng = Khả năng cung ứng - Nếu L*sx > Nhu cầu sản xuất thì Lượng đặt hàng = L*sx (1+Mhh) + Lbh. Hiệu quả: Việc hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu giúp tạo cơ sở khoa học để xác định bao nhiêu loại nguyên liệu cần trong kỳ theo tiến độ kế hoạch sản xuất giúp lãnh đạo Chi nhánh biết thời điểm mua các loại nguyên liệu, số lượng là bao nhiêu khi nó cần tới, do đó tránh được chi phí cho dự trữ quá mức. 3.2.2. Xây dựng phương án lựa chọn nhà cung ứng Mục tiêu: tìm thêm thông tin về các nhà cung cấp mới, xây dựng hệ thống thông tin về các nhà cung cấp để tiến hành các hoạt động đánh giá, lựa chọn được thuận tiện và tốt hơn. Nội dung: Ưu tiên chọn nhà cung cấp với điều kiện đáp ứng được nhu cầu để sản xuất với tổng chi phí thấp. Cách thức tiến hành: - Xây dựng cơ sở để đánh giá nhà cung ứng: chú ý đến các tiêu chí có thể đánh giá dễ dàng: giá mua, số lượng có thể cung ứng, chi phí vận chuyển. - Tiến hành các phương án đánh giá để so sánh. - Lựa chọn phương án có tổng chi phí thấp nhất. Hiệu quả: Có được thông tin của nhiều nguồn cung nguyên vật liệu; có cơ sở khoa học, tiêu chí lựa chọn rõ ràng giúp Chi nhánh lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp với mình. 3.2.3. Xây dựng kế hoạch thu mua Mục tiêu: Xác định quy mô lô hàng và dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất với chi phí đặt hàng và tồn kho thấp nhất. Nội dung: Xác định lượng dặt hàng, thời gian đặt hàng và các phương án điều chỉnh để xây dựng kế hoạch thu mua trong điều kiện

- 20 - thu hoạch muối từ cuối tháng 2 cho đến tháng 9. Cách thức tiến hành: - Xác định lượng đặt hàng đối với từng nhà cung cấp. - Xác định quy mô lô hàng và dự trữ đối với mỗi loại nguyên liệu muối: lượng đặt hàng kinh tế theo EOQ - Lượng nhu cầu đối với mỗi loại nguyên vật liệu. - Lập kế hoạch thu mua dự kiến đối với từng nhà cung cấp. - Điểu chỉnh các phương án thu mua cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Lập kế hoạch lượng thu mua và thời gian thu mua. Hiệu quả: Xây dựng được kế hoạch thu mua cụ thể cho mỗi loại nguyên liệu đối với từng nhà cung cấp. Có các phương án điều chỉnh lượng thu mua và thời gian thu mua phù hợp với điều kiện thu mua của ngành muối với chi phí tăng thêm là thấp nhất và vẫn đảm bảo cơ sở cho mô hình đặt hàng EOQ. 3.2.4 Xây dựng chương trình hỗ trợ nhà cung ứng nhằm nâng cao chất lượng nguyên vật liệu. Mục tiêu: Chủ động nâng cao chất lượng muối nguyên liệu đầu vào nhằm giảm mức hao hụt trong sản xuất và dự trữ từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm hạ thấp chi phí sản xuất. Nội dung: Tiến hành hỗ trợ các kỹ thuật sản xuất tiến bộ nhằm cải thiện chất lượng và sản lượng muối sản xuất tại vùng nguyên liệu muối mà Chi nhánh hợp tác. Cách thức tiến hành: - Lựa chọn nhà cung ứng để hỗ trợ: Từ tình hình thực tế các vùng nguyên liệu thì Chi nhánh nên chọn vùng nguyên liệu tại tỉnh Bình Định để thực hiện chương trình hỗ trợ. - Lựa chọn phương pháp hỗ trợ: Hỗ trợ Kỹ thuật sản xuất muối trải bạt.

- 21 - Ưu điểm của muối sản xuất theo phương pháp trải bạt: Hạt muối sạch, trắng; hàm lượng NaCl: 96,5%; không lẫn tạp chất không tan. Hiệu quả: Theo dự kiến ban đầu khi áp dụng phương pháp sản xuất trải bạt này thì: thời gian thu hoạch rút ngắn lại sau 7-10 ngày; năng suất muối đạt 60-70 tấn/ha/năm; lợi nhuận đạt được cho 1 ha muối sạch là 60 triệu đ/ha. 3.2.5. Tăng cường kiểm soát và điều chỉnh các hoạt động công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu phù hợp a. Tiến hành hoạt động tìm kiếm thông tin về các nhà cung ứng Mục tiêu: Xây dựng được hệ thống thông tin về các nhà cung cấp nguyên liệu cũng như thông tin về các nguồn cung ứng trên thị trường từ đó có thể phục vụ cho các công tác khác. Nội dung: Tiến hành thu thập thông tin đầy đủ về các nhà cung ứng; chỉnh lý, sửa chữa, hoàn thiện thông tin và lưu trữ thành mục riêng (Hồ sơ nhà cung cấp). Định kỳ phân tích thông tin trong Hồ sơ nhà cung cấp và coi đây là tài liệu tham khảo để lãnh đạo Chi nhánh có thể phác thảo kế hoạch quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh. b. Quản lý quan hệ hợp tác và phát triển nhà cung ứng Tiến hành quản lý nhà cung ứng: Thực hiện các hoạt động quản lý nhà cung cấp để quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp được phát huy hiệu quả hơn. Xây dựng kế hoạch để quản lý nhà cung cấp hiệu quả. Phát triển nhà cung cấp trong hoạt động quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung: Chi nhánh phải lập một danh sách các nhà cung cấp ưa

- 22 - thích chứa các nhà cung cấp hiệu suất cao đã được chứng minh là đáng tin cậy. Chọn cách tiếp cận phát triển đúng đắn; tham gia thúc đẩy các nhà cung cấp mục tiêu. c. Hoàn thiện công tác vận chuyển nguyên vật liệu về Chi nhánh và quản lý kho Vận chuyển nguyên vật liệu: Chi nhánh nên kết hợp giữa các chuyến giao hàng thành phẩm và thu mua nguyên vật liệu để tiết kiệm chi phí và tận dụng được nguồn lực của Chi nhánh. Để thực hiện được việc này thì nhân viên phòng Kế hoạch phải nắm rõ lịch trình cũng như các vùng, các tuyến thu mua nguyên vật liệu sau đó kết hợp thu mua sau các chuyến giao hàng. Quản lý kho nguyên liệu: *Thực hiện hoạt động công tác quản trị nguyên vật liệu cho phù hợp: - So sánh tiến độ thực tế và kế hoạch, thực hiện điều chỉnh khi có nảy sinh các sự cố đối với quá trình sản xuất. Rà soát lại tình hình tiêu hao nguyên vật liệu cho sản xuất, từ đó xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu thấp hơn. - Khắc phục cách sắp xếp hàng trong kho của công để dễ quản lý cũng như kiểm soát được mức độ hư hỏng của nguyên vật liệu. - Ứng dụng thiết kế phần mềm quản lý kho theo hai chức năng chính: Quản lý nguyên liệu trong kho giống như cách mình sắp xếp theo mã đã đặt và quản lý được ngày nhập nguyên liệu vào để nguyên liệu nào nhập trước sẽ đem ra sản xuất trước, tránh tình trạng sản xuất nguyên liệu mới mà để nguyên liệu cũ lại bị hư hỏng. *Cấp phát nguyên vật liệu theo tiến độ kế hoạch: - Mục tiêu: Để giảm lượng nguyên vật liệu cấp phát và dễ kiểm tra, kiểm soát nguyên vật liệu tránh mất mát, hư hỏng

- 23 - - Nội dung: Cấp phát nguyên vật liệu tùy theo từng loại sản phẩm và yêu cầu sản xuất. - Hiệu quả: Giảm được lượng nguyên vật liệu cấp phát 1 lần như trước, tạo điều kiện cho việc vận chuyển, quản lý và sử dụng, giảm sự chật chội của phân xưởng sản xuất khi nhận nguyên vật liệu mội lần với số lượng lớn. * Quản lý lượng tồn kho hiệu quả: - Mục tiêu: Giảm bớt tồn kho, dự trữ bằng cách giảm sự chênh lệch giữa cung ứng về số lượng, chất lượng, giá cả và thời điểm giao hàng với nhu cầu ròng nguyên liệu trong kế hoạch tiến độ sản xuất chính. - Nội dung: Xây dựng Hệ thống thông tin quản lý kho để cung cấp số liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ cho công tác quản trị nguyên vật liệu. - Hiệu quả: Tạo cơ sở dữ liệu để quản lý lượng tồn kho trong mỗi kỳ phục vụ nhu cầu sản xuất và cơ sở cho công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu được chính xác.

- 24 - KẾT LUẬN Quản trị cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất là hết sức quan trọng với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Nguyên vật liệu là đầu vào của mỗi quá trình sản xuất, nguyên vật liệu có đủ tiêu chuẩn thì sản phẩm sản xuất ra mới đáp ứng được các yêu cầu. Do đó quản trị cung ứng nguyên vật hiệu qủa thì quá trình sản xuất mới đạt kết quả cao. Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng muối; nguồn nguyên vật liệu của công ty hiện nay chưa ổn định nên hoạt động quản trị càng quan trọng hơn và luôn tiềm ẩn rủi ro. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu là việc làm cần thiết vì sự phát triển chung của Công ty. Luận văn đã khái quát công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung tại Bình Định. Trong phạm vi cho phép và căn cứ vào thực trạng của Chi nhánh, học viên xin đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản trị cung ứng tại đơn vị. Hi vọng, các giải pháp này sẽ phát huy tác dụng và góp phần vào sự phát triển chung của Công ty. Trong thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng của bản thân, sự giúp đỡ tập thể cán bộ, công nhân viên Chi nhánh Công ty CP & TM Muối Miền Trung; cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS. Nguyễn Phúc Nguyên và các thầy cô giáo trong khoa Quản trị Kinh doanh của trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, luận văn đã được hoàn thành đúng tiến độ đề ra. Do thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, cho nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong sự quan tâm đóng góp ý kiến của tất cả những ai quan tâm để đề tài này được hoàn thiện hơn.