MỞ ĐẦU

Tài liệu tương tự
TCVN 11391:2016 MỤC LỤC 1 Phạm vi áp dụng Tài liệu viện dẫn Thuật ngữ, định nghĩa và các từ viết tắt Thuật ngữ và định nghĩa...

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ỨNG DỤNG INTERNET OF THINGS XÂY DỰNG NGÔI NHÀ THÔNG MINH APPLICATION OF INTERNET OF THINGS TO SMARTHOME NGUYỄN VĂN THẮNG (1), PHẠM TRUNG MINH (1), NGU

PowerPoint Template

9-KiemThu

Chương trình dịch

NHẬP MÔN CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Giảng viên: Đỗ Thị Thanh Tuyền

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN :2014 ISO/IEC :2013 Xuất bản lần 1 KỸ THUẬT PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG ĐẢM BẢO PHẦN MỀM VÀ HỆ THỐNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LÝ LỊCH KHOA HỌC (Thông tin trong 5 năm gần nhất và có liên quan trực tiếp đến đề

TÊN CHƯƠNG

PowerPoint Template

Nội dung chương 3 IT1110 Tin học đại cương Phần I: Tin học căn bản Chương 3: Hệ thống máy tính 3.1. Giới thiệu 3.2. Chức năng và các thành phần của má

Thực hành trên Rose Thực hành trên Rose Bởi: Đoàn Văn Ban Xây dựng biểu đồ thành phần + Tạo lập mới hoặc mở một biểu đồ thành phần đã được tạo lập trư

NGÔN NGƯ LÂ P TRIǸH Biên tập bởi: nguyenvanlinh

Slide 1

Đề cương chương trình đại học

Lập trình và ngôn ngữ lập trình

Microsoft Word - VoHoangLienMinh - Bao KH-CN- From UML to XML 1

Chủ đề :

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài 5. Kiểu dữ liệu và biểu thức trong C Nội dung 1. Các ki

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC 1.1. Tên môn học: CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM Mã MH: ITEC4409

Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Bởi: Khuyet Danh Tìm hiểu ngôn ngữ lập trình Visual Basic Tổng quan

LÝ LỊCH KHOA HỌC I. LÝ LỊCH SƠ LƢỢC Họ và tên: TRỊNH TRỌNG CHƢỞNG Ngày, tháng, năm sinh: 21/11/1976 Quê quán: Tp. Hải Dương, Hải Dương Giới tính: Nam

Co s? d? li?u (Database)

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Văn Tảo Ngày sinh: 05/1

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

Một số thao tác trong windows XP Một số thao tác trong windows XP Bởi: Vien CNTT DHQG Hanoi MỘT SỐ THAO TÁC TRONG WINDOWS XP Tạo đĩa mềm khởi động DOS

PHẦN III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: Khối kiến thức chung 158 tín

Loi vong lap lap vo tan - Worksheet_Change

Hệ điều hành UNIX Hệ điều hành UNIX Bởi: Wiki Pedia UNIX Unix hay UNIX là một hệ điều hành máy tính viết vào những năm 1960 và 1970 do một số nhân viê

Mô hình thực hành của người bác sĩ gia đình trong bối cảnh mới

Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Lập trình cấu trúc trong Visual Basic Bởi: Nguyễn Sơn Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đ

Máy tính cá nhân Máy tính cá nhân Bởi: Wiki Pedia Định nghĩa Máy tính cá nhân (tiếng Anh: personal computer, viết tắt PC) là một máy điện toán siêu nh

Trại hè Toán Mô hình PiMA Projects in Mathematics in Applications ĐÁNH GIÁ THIẾT BỊ Y SINH Mentor Vũ Đức Tài Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội Phạm Ngu

Solutions for Controlled Environment Agriculture Bộ điều khiển nhà màng thông minh Ridder HortiMaX-Go! VN ridder.com

Solutions for Controlled Environment Agriculture Bộ điều khiển nhà màng thông minh Ridder HortiMaX-Go! VN ridder.com

TRƯỜNG Đ CK Joel Murach lay Harris TÜ SACH BẢN QUYỄN FPT Polytechnic P H P v ä MySQL Murach's PHP and MySQL Khởi động nhanh với PHP & MySQL

Microsoft Word

Microsoft Word - Mau 1_Ly lich khoa hoc cua Chuyen gia KHCN_Tieng Viet_Hu?

Chương II - KIẾN TRÚC HỆ ĐIỀU HÀNH

Kyõ Thuaät Truyeàn Soá Lieäu

Microsoft Word - tot nghiep doc

Những cơ sở của ngôn ngữ C# Những cơ sở của ngôn ngữ C# Bởi: phamvanviet truonglapvy Trong chương này sẽ trình bày về hệ thống kiểu trong C#; phân biệ

Thủ tục tố tụng tại phiên tòa hình sự sơ thẩm Nguyễn Quỳnh Trang Khoa Luật Luận văn ThS ngành: Luật Hình sự; Mã số: Người hướng dẫn: TS. Nguy

Chương trình dịch

Chiến lược kiểm thử Chiến lược kiểm thử Bởi: Khoa CNTT ĐHSP KT Hưng Yên Các công đoạn kiểm thử Quá trình kiểm thử có thể chia làm các giai đoạn : Kiểm

2018 Nhận xét, phân tích, góp ý cho Chương trình môn Tin học trong Chương trình Giáo dục Phổ thông mới

Microsoft Word - Tom tat Luan van - Nguyen Thi Ngoc Quynh.doc

Microsoft Word - Morat 53_checked.doc

Chính sách bảo mật của RIM Research In Motion Limited và các công ty con và công ty chi nhánh ("RIM") cam kết có một chính sách lâu dài trong việc bảo

8/22/2016 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI HANOI UNIVERSITY OF SCIENCE AND TECHNOLOGY Nội dung lý thuyết Phần 1 Nhập môn và các kỹ năng Bài 1 Giới thiệ

Microsoft Word - khoahochethong.docx


i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của luận văn này hoàn toàn được hình thành và phát triển từ quan điểm của chính cá nhân tôi, dưới

PowerPoint Presentation

Microsoft Word - TCVN Sieu am truc banh xe

Vũ Hoài Nam-Mạng và Hệ thống điện

Slide 1

PowerPoint Presentation

Hợp đồng Chính

Nghiên cứu ứng dụng mạng nơtron nhân tạo hỗ trợ công tác chọn thầu thi công ở Việt Nam

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Microsoft Word - 10 quy tac then chot ve bao mat.doc

CHÀO MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2012 E b 1 4 ik ik y y x ( x x y ( ) 0 ) 0 ik 2 ( z d ) x, y, z G by e e e d K x dk 2 y ~ (2.7.a) Từ đó, có thể

Microsoft Word - ICT-rda08HBQuoc.doc

4. Kết luận Đề tài nghiên cứu Phát triển hệ thống nâng hạ tàu bằng đường triền dọc có hai đoạn cong quá độ, kết hợp sử dụng xe chở tàu thông minh đã t

Microsoft Word - TaiLieuTNKTD1PhanPLC-05[1].2008.doc

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

Tạp chí Khoa học công nghệ và Thực phẩm số 11 (2017) NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG MÃ NGUỒN MỞ JOOMLA XÂY DỰNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY HỌC VẬT LÝ ĐẠI CƢƠNG Ngu

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

bé x©y dùng céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam

HỘI THI TIN HỌC TRẺ TỈNH AN GIANG ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI LÝ THUYẾT BẢNG A - KHỐI TIỂU HỌC Khóa ngày: Thời gian : 20 phút (không kể thời gian

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 8 Tự do hóa Đầu tư, Dịch vụ v

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g


BÀI MỞ ĐẦU BÀI MỞ ĐẦU Bởi: Vũ Khánh Quý Bài 1: GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. Giới thiệu môn học Với xu thế ứng dụng hệ thống thông tin vào tất cả các hoạt độn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

XJ-UT311WN_XJ-UT351WN

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

MỘT SỐ LƯU Ý KHI DẠY CÁC TIẾT ÔN TẬP CHƯƠNG Môn Tin học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông về ngành khoa học tin học, hình thành và phát

Bài 4 Tựa bài

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC 1. THÔNG TIN VỀ MÔN HỌC 1.1. Tên môn học: QUẢN TRỊ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU 1.

Microsoft PowerPoint - L2-Gioi_thieu_WEKA.ppt [Compatibility Mode]

Đề cương chương trình đại học

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: / Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp This paper is available online at ht

Kinh Quán Vô Lượng Thọ

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 10/

1

Microsoft Word - Co so du lieu phan tan - cap nhat

Microsoft Word - 02-KT-DO THI THANH VINH(10-15)

393 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM PGS.TS. Phan Thị Mai Hương SC.ThS. Thích Nữ Mi

Bản ghi:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRỊNH CÔNG DUY KIỂM THỬ HỒI QUY TỰ ĐỘNG CHO CÁC ỨNG DỤNG LUSTRE/SCADE Chuyên ngành : KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số : 62 48 01 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Đà Nẵng, 11/2018

Công trình được hoàn thành tại: ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: 1) Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Bình 2) Giáo sư, Tiến sĩ Ioannis Parissis. Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Đà Nẵng, họp tại Đại học Đà Nẵng. Vào hồi.. giờ... ngày... tháng năm. Có thể tìm luận án tại: - Thư viện quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin Học liệu Đại học Đà Nẵng

1 GIỚI THIỆU 1. Tính cấp thiết của đề tài Lustre là một ngôn ngữ đồng bộ luồng dữ liệu. Chương trình Lustre gồm một chuỗi có thứ tự các phương trình tính toán từ các đầu vào thành các đầu ra thông qua một tập hợp các toán tử. Do đó, cách biểu diễn phù hợp nhất cho các chương trình Lustre là một đồ thị có hướng, gọi là mạng lưới toán tử (trong thực tế, người sử dụng không viết chương trình Lustre mà sử dụng trình soạn thảo đồ họa trong công cụ SCADE để xây dựng các mạng lưới toán tử liên quan). Việc kết hợp của cả hai mô hình đồng bộ và dòng dữ liệu, cú pháp đồ họa đơn giản, áp dụng khái niệm thời gian rời rạc là một số trong những đặc điểm chính làm cho Lustre trở thành ngôn ngữ lý tưởng cho việc xây dựng các mô hình, các thiết kế hệ thống điều khiển trong một số lĩnh vực công nghiệp, chẳng hạn như hệ thống điện tử, ô tô và năng lượng, hạt nhân nói riêng và hệ thống phản ứng nói chung. Với các hệ thống này, yếu tố an toàn (safety) được quan tâm hàng đầu. Trong quá trình phát triển phần mềm nói chung và các hệ thống phản ứng nói riêng, hệ thống thường được cập nhật tính năng và nâng cấp phiên bản, từ đó đòi hỏi việc kiểm thử phải được tiến hành lặp lại nhiều lần khi có bất kỳ sự thay đổi trên ứng dụng, điều này có nghĩa kỹ thuật kiểm thử hồi quy được sử dụng thường xuyên. Số lượng của những ca kiểm thử này sẽ tăng lên với mỗi thay đổi, cuối cùng nó sẽ trở nên rất lớn dẫn đến làm tăng chi phí của kiểm thử hồi quy. Do đó cần có các giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề này trong kiểm thử hồi quy. Vấn đề tiếp theo là trong các lĩnh vực nhúng và thời gian thực được trình bày ở trên, các ứng dụng luôn được đồng bộ hóa với môi trường bên ngoài, do đó phần mềm phải nhận biết được những

2 thông tin được cung cấp bởi môi trường bên ngoài phải gần như là tức thời, để bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường đều được đón nhận và xử lý. Chính yếu tố này gây khó khăn cho quá kiểm thử, đòi hỏi phải có những kỹ thuật để tự động hóa quá trình kiểm thử này. Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài Kiểm thử hồi quy tự động cho các ứng dụng Lustre/SCADE cho luận án tiến sĩ của mình. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Mục tiêu cuối cùng của đề tài là tự động hóa quá trình kiểm thử hồi quy cho các hệ thống phản ứng được xây dựng bởi ngôn ngữ Lustre và môi trường SCADE. Trong đó, đề tài tập trung xây dựng được giải pháp sinh ca kiểm thử tự động trong kiểm thử hồi quy các ứng dụng Lustre/SCADE. Mục tiêu cụ thể như sau: Thứ nhất, đề tài tập trung nghiên cứu về kỹ thuật kiểm thử hồi quy trong kiểm thử phần mềm, đặc biệt là kiểm thử hồi quy các ứng dụng trong các hệ thống phản ứng. Thứ hai, luận án phân tích các tính năng của hệ thống phản ứng, cách tiếp cận đồng bộ, ngôn ngữ Lustre và môi trường SCADE; nghiên cứu về mạng lưới toán tử của chương trình Lustre/SCADE, khái niệm về lộ trình và các điều kiện kích hoạt các lộ trình tương ứng. Thứ ba, luận án tập trung vào việc sử dụng kỹ thuật kiểm chứng mô hình trong kiểm thử phần mềm. Trên cơ sở đó đề xuất hướng tiếp cận sử dụng kiểm chứng mô hình để tạo ra các dữ liệu thử dựa trên các điều kiện kích hoạt các lộ trình trên mạng lưới toán tử. Cuối cùng, chúng tôi đề xuất một cách tiếp cận để tạo ra dữ liệu thử nghiệm trong thử nghiệm hồi quy cho các chương trình Lustre. Trong cách tiếp cận này, một chương trình Lustre được mô phỏng bởi một mạng

3 lưới toán tử. Sau đó chúng tôi xác định tập hợp các lộ trình và tính toán một các điều kiện kích hoạt cho các lộ trình tương ứng ở mỗi phiên bản. Các ca kiểm thử trong quá trình kiểm thử hồi quy được tạo ra bằng cách so sánh các lộ trình giữa các phiên bản. Để tự động hóa giải pháp này, chúng tôi đã phát triển một công cụ có tên LUSREGTES. 3. Những đóng góp chính của luận án Trình bày và phân tích kỹ thuật kiểm chứng mô hình cho các hệ thống phản ứng và những đặc trưng của nó trong việc ứng dụng vào kiểm thử phần mềm. Đề xuất giải pháp sử dụng điều kiện kích hoạt trên mạng lưới toán tử của các chương trình Lustre, kết hợp với kỹ thuật kiểm chứng mô hình để sinh dữ liệu thử cho các chương trình Lustre/SCADE. Từ đó luận văn đã xây dựng được quy trình sinh tập dữ liệu thử cho việc kiểm thử các chương Lustre/SCADE. Luận án thực hiện nghiên cứu về kiểm thử hồi quy trong quá trình kiểm thử phần mềm, phân tích các kỹ thuật kiểm thử hồi quy. Đề xuất các giải pháp sinh dữ liệu kiểm thử cho việc kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Luận án đã đề xuất và thử nghiệm ba cách tiếp cận: GSRS - Sinh dữ liệu kiểm thử cho việc kiểm thử hồi quy với đầu vào là tài liệu yêu cầu bằng ngôn ngữ tự nhiên; GSCR - Sinh dữ liệu kiểm thử cho việc kiểm thử hồi quy với đầu vào là tài liệu yêu cầu được đặc tả bằng SCR; GOPN - Sinh dữ liệu kiểm thử cho việc kiểm thử hồi quy với đầu vào chính là mã nguồn của chương trình Lustre, trên cơ sở điều kiện kích hoạt các lộ trình của mạng lưới toán tử của chương trình Lustre/SCADE. Từ đó đề xuất giải pháp phù hợp nhất để tự động hóa

4 quá trình tạo ra dữ liệu kiểm cho việc kiểm thử tra hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Xây dựng công cụ LUSREGTES sinh dữ liệu kiểm thử tự động cho kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. 4. Cấu trúc của luận án Ngoài phần các phần Giới thiệu, Kết luận và hướng phát triển, cấu trúc của luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1 trình bày các khái niệm cơ bản về kiểm thử phần mềm nói chung và kiểm thử hồi quy nói riêng; giới thiệu tổng quan về hệ thống phản ứng, lập trình đồng bộ, môi trường Lustre/SCADE. Đặc biệt, chúng tôi tập trung giới thiệu các nội dung: Mạng lưới toán tử, lộ trình và điều kiện kích hoạt các lộ trình trên mạng lưới toán tử của một chương trình Lustre/SCADE. Trong chương 2, chúng tôi trình bày chi tiết về kiểm chứng mô hình, ứng dụng kỹ thuật kiểm chứng mô hình trong kiểm thử phần mềm. Trong chương này, chúng tôi đã đề xuất hướng tiếp cận sử dụng kiểm chứng mô hình để sinh ra các ca kiểm thử dựa trên những đặc trưng của chương trình Lustre/SCADE. Chương 3 trình bày các giải pháp sinh dữ liệu thử trong kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất 3 cách tiếp cận: GSRS, GSCR và GOPN. Trên cơ sở so sánh ba cách tiếp cận này, xác định các đặc tính phủ hợp và không phù hợp của từng cách tiếp cận, từ đó xác định giải pháp phù hợp nhất để tiến hành hoàn chỉnh giải pháp để giải quyết các vấn đề của luận văn. Chương 4 trình bày công cụ LUSREGTES, đây là công cụ được phát triển phụ vụ cho việc sinh dữ liệu kiểm thử tự động trong kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Sau đó là các ca kiểm thử.

5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ LUSTRE/SCADE VÀ KIỂM THỬ HỒI QUY 1.1 Các kỹ thuật kiểm thử Phần này chúng tôi trình bày tổng quan về kiểm thử phần mềm và các kỹ thuật kiểm thử, trong đó có kỹ thuật kiểm thử hộp đen và kiểm thử hộp trắng. Kiểm thử hồi quy 1.2.1 Tổng quan Kiểm thử hồi quy là kiểm thử lặp đi lặp lại một chương trình đã được kiểm thử trước đó sau khi có thay đổi, nhằm phát hiện các sai sót từ những thay đổi này. Những lỗi này có thể không chỉ ở các thành phần đã được kiểm thử mà còn ở những thành phần liên quan khác. 1.2.2 Các kỹ thuật kiểm thử hồi quy Có bốn kỹ thuật kiểm thử hồi quy [20]: (1) Thực thi lại tất cả; (2) Lựa chọn ca kiểm thử cho kiểm thử hồi quy; (3) Thực thi các ca kiểm thử được ưu tiên; (4) Cách tiếp cận lai. Trong phần này, chúng tôi trình bày chi tiết và đánh giá các kỹ thuật này. 1.2.3 Kỹ thuật lựa chọn trong kiểm thử hồi quy Trong phần này, chúng tôi nghiên cứu các kỹ thuật lựa chọn ca kiểm thử trong kiểm thử hồi quy. 1.2.4 Các công cụ kiểm thử hồi quy Giới thiệu chung về Lustre/SCADE 1.3.1 Hệ thống phản ứng Hệ thống phản ứng [29] là một hệ thống thay đổi hành động của nó với đầu ra, điều kiện và trạng thái nhằm đáp ứng với các tác động từ bên ngoài nó. Hệ thống này có thể tự định hướng hoặc được điều khiển định hướng để phản ứng lại với các tác động bên ngoài.

6 1.3.2 Chương trình đồng bộ 1.3.3 Ngôn ngữ lập trình Lustre Lustre là một ngôn ngữ hướng dữ liệu đồng bộ, được xây dựng dành riêng cho việc lập trình các chương trình điều khiển trong các hệ thống phản ứng như: các hệ thống điều khiển tự động, các hệ thống giám sát trong các lĩnh vực năng lượng, hạt nhân... Khác với ngôn ngữ mệnh lệnh, Lustre mô tả cách mà các đầu vào được chuyển thành kết quả đầu ra. Hình 1.6. Ví dụ một mô hình SCADE và chương trình Lustre. 1.3.4 Đặc tả của một phần mềm trong ngôn ngữ Lustre 1.3.5 Flows và Clocks trong Lustre 1.3.6 Môi trường SCADE SCADE (Safety Critical Application Development Environment) [6] là một môi trường đồ họa dành riêng để phát triển các hệ thống phản ứng trong công nghiệp công nghệ cao. SCADE cung cấp môi trường đồ họa cho phép thiết kế các mô hình và sinh ra các chương trình bằng ngôn ngữ Lustre. Hình 1.6 là ví dụ một mô hình SCADE và chương trình Lustre tương ứng.

7 Cấu trúc mô hình chương trình Lustre 1.4.1 Mạng lưới toán tử Lustre là một ngôn ngữ luồng dữ liệu: Luồng vào của một chương trình được biến đổi thành luồng ra bởi một tập hợp độc lập hoặc không độc lập các toán tử. Do đó một chương trình Lustre thường được biễu diễn bằng mạng lưới các toán tử. Một mạng lưới toán tử là một đồ thị có nhãn trực tiếp nhiều đầu vào, gồm một tập hợp N toán tử và một tập hợp E N N các cạnh (edge) nối các toán tử. Mỗi toán tử biểu diễn bằng một biểu thức logic hoặc một phép toán. 1.4.2 Lộ trình Bảng 1.3. Ví dụ về lộ trình. # Lộ trình (Path) Kiểu Độ dài 1 (E, L0, S) acyclic 3 2 (E, L1, L3, S) acyclic 4 3 (E, L0, S, L2, L3, S) cyclic 6 4 (E, L1, L3, S, L2, L3, S) cyclic 7 Trong Lustre, mạng lưới toán tử được biểu diễn thành các lộ trình (paths) từ đầu vào đến đầu ra. Lộ trình được tạo ra từ kết quả của các cạnh p=<e 0,e 1,,e n> là một dãy hữu hạn các cạnh nối liên tiếp nhau. Bảng 1.3 trình bày các lộ trình của chương trình never ở trên. 1.4.3 Toán tử vị từ 1.4.4 Điều kiện kích hoạt Điều kiện kích hoạt (Activation Condition) [61] là điều kiện để luồng dữ liệu được chuyển từ cạnh vào sang cạnh ra của một toán tử. Mỗi một điều kiện kích hoạt được kết hợp với một lộ trình. Khi các

8 điều kiện kích hoạt của một lộ trình là đúng, thì bất kỳ sự thay đổi các giá trị trên lộ trình sẽ tạo ra những thay đổi trong kết quả cuối cùng. Bảng 1.4 tóm tắt các biểu thức chính của các điều kiện kích hoạt cho hầu hết các toán tử trong ngôn ngữ lập trình Lustre [63]. Bảng 1.4. Điều kiện kích hoạt các toán tử trong Lustre. Toán tử Điều kiện kích hoạt s = NOT (e) AC (e,s) = true s = AND(a,b) AC (a,s) = not(a) or b AC (b,s) = not(b) or a s = OR(a,b) AC (a,s) = a or not(b) AC (b,s) = b or not(a) s = ITE (c,a,b) AC (c,s) = true AC (a,s) = c AC (b,s) = not(c) relational operator AC (e,s) = true s = FBY (a,b) AC (a,s) = true false AC (b,s) = false true s = PRE (e) AC (e,s) = false -> pre(true) Ví dụ, với lộ trình p 2 = (E, L1, L3, S) trên mạng lưới toán tử của chương trình never được giới thiệu trong bảng 1.3, điều kiện kích hoạt tương ứng sẽ là: AC (p 2) = false E or pre(s). Kiểm thử các chương trình Lustre/SCADE 1.5.1 Sinh dữ liệu thử Các kỹ thuật sinh dữ liệu kiểm thử thường được chia thành hai lớp. Trong luận án này, chúng tôi tập trung vào các chương trình Lustre và như đã nêu, các nghiên cứu trước đâychủ yếu dựa trên kiểm thử hộp đen và chỉ đơn thuần yêu cầu các đặc tả chức năng để tạo ra dữ liệu

9 thử nghiệm. Ttrong thời gian gần đây, đã có những nghiên cứu dựa trên kỹ thuật kiểm thử hộp trắng trên cơ sở mã nguồn Lustre của chương trình đang kiểm thử. Phần này, chúng tôi giới thiệu một số công cụ kiểm thử cho các ứng dụng Lustre/SCADE đã được phát triển đến thời điểm này. 1.5.2 Tiêu chuẩn bao phủ các chương trình Lustre Kết luận Chương này trình bày tổng quan về các hệ thống phản ứng và các đặc tính của các hệ thống này. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu những đặc điểm đặc biệt của ngôn ngữ Lustre và môi trường SCADE, các khái niệm về mạng lưới toán tử, lộ trình và các điều kiện kích hoạt, những yếu tố quan trọng được sử dụng làm cơ sở cho các giải pháp được đề xuất trong nghiên cứu này. Ngoài ra, chương này đã trình bày các nội dung liên quan đến các giải pháp kiểm thử cho các ứng dụng Lustre/SCADE đã được nghiên cứu và chúng tôi đã đề cập đến một số công cụ kiểm thử đã được phát triển. Chương 2 SỬ DỤNG KIỂM CHỨNG MÔ HÌNH TRONG KIỂM THỬ CÁC CHƯƠNG TRÌNH LUSTRE/SCADE 2.1 Kỹ thuật kiểm chứng mô hình 2.1.1 Tổng quan về kiểm chứng mô hình Kiểm chứng mô hình là kỹ thuật phân tích hệ thống để xác định tính hợp lệ của một hay nhiều tính chất mà người dùng quan tâm trong một mô hình cho trước. Về mặt thực thi, kiểm chứng mô hình là kỹ thuật tĩnh, nó duyệt qua tất cả các trạng thái, các lộ trình thực thi có thể có trong mô hình để xác định tính khả thỏa của các thuộc tính. Trên thực tế, kiểm chứng mô hình đã chứng minh rằng nó là một phương thức hiệu

10 quả để phát hiện nhiều lỗi trong các giai đoạn thiết kế ban đầu. Kiểm chứng mô hình bao gồm 3 bước: mô hình hóa, đặc tả và kiểm chứng. Hình 2.2. Quy trình tổng quát của kiểm chứng mô hình. 2.1.2 Cấu trúc Kripke 2.1.3 Logic thời gian 2.2 Ứng dụng kiểm chứng mô hình trong kiểm thử phần mềm Kiểm chứng mô hình là một giải pháp để kiểm tra tính đúng đắn của mô hình, tuy nhiên, kỹ thuật này cũng thường được áp dụng trong trong kiểm thử phần mềm. Ý tưởng cơ bản là trên cơ sở mô hình đã có, chúng ta định nghĩa các thuộc tính làm cho mô hình không thỏa mãn, gọi là các thuộc tính bẫy [71]. Việc này nhằm mục đích tạo ra các phản ví dụ sau khi thực thi quá trình kiểm chứng mô hình. Từ các phản ví dụ này, chúng ta sẽ tạo được các ca kiểm thử mong muốn. 2.3 Lesar: Công cụ kiểm chứng mô hình cho các chương trình Lustre/SCADE 2.4 Giải pháp sinh ca kiểm thử cho chương trình Lustre/SCADE 2.1.4 Sử dụng kiểm chứng mô hình trong sinh ca kiểm thử

11 Trong kiểm thử tự động, việc sinh ca kiểm thử là công việc rất quan trọng. Để tạo ra các ca kiểm thử cho các chương trình Lustre/SCADE từ các yêu cầu của hệ thống, chúng tôi đề xuất giải pháp sinh dữ liệu kiểm thử tự động dựa trên kỹ thuật kiểm chứng mô hình cho các chương trình Lustre/SCADE. 2.1.5 Thuật toán AGTC Trong phần này, luận án phân tích và định nghĩa thuật toán AGTC (Algorithm for Generating Test Cases) tự động hóa giải pháp sinh dữ liệu kiểm thử tự động với đầu vào là mã nguồn của chương trình Lustre/SCADE. Input: - SourceFile: The source code of Lustre/SCADE program Output: - T: The list of test cases for testing - DatabaseSuite: The database of relation between Paths, Activation Conditions, Trap properties and Test case Algorithm: 1. Begin 2. SourceCode=readSourceCode(SourceFile) 3. T= inittestcaselist() 4. DatabaseSuite =initdatabasesuite() 5. P= getallpathinsourcecode(sourcecode) // Define list of paths from source code 6. i=1 7. while (not isendoflistpath(p)) 8. AC[i]=getAc(P[i]) //get Activation condition of path 9. Trap [i]=definetrappro(ac[i]) //create Trap properties with AC 10. ModelFileList[i]=CreateFileForLesar(SourceCode, Trap[i]) 11. UpdateDatabase(DatabaseSuite, P[i], AC[i], Trap[i], ModelFileList[i])

12 12. i++ 13. end while 14. foreach (LesarInputFile in ModelFileList) 15. Counter_Example=modelChecking(LesarInputFile) // Run Lesar 16. TestCase=defineTestData(Counter_Example) 17. T=addTestCaseList(T, TestCase); 18. UpdateDatabase(DatabaseSuite, T) 19. end foreach 20. Optimize(T); //Optimize the list of test cases 21. Optimize(DatabaseSuite); //Optimize the database of relation 22. End Hình 2.1. Thuật toán AGTC Với n là số lộ trình của chương trình. Vòng lặp đầu tiên của thuật toán lặp lại n lần, do đó độ phức tạp của nó là O(n). Vòng lặp thứ hai lặp lại cũng n lần, do đó, độ phức tạp của thuật toán là O (n) + O(n), vì vậy nó là O(n). 2.1.6 Thử nghiệm Trong phần này, chúng tôi trình bày nội dung liên quan đến việc thử nghiệm giải pháp sinh ca kiểm thử cho chương trình Lustre, sử dụng thuật toán AGTC được trình bày ở trên. 2.5 Kết luận Chương 2 trình bày hướng tiếp cận sử dụng kiểm chứng mô hình trong kiểm thử phần mềm các ứng dụng trong các hệ thống phản ứng. Ý tưởng cơ bản của giải pháp này là áp dụng các thuộc tính bẫy trong kỹ thuật kiểm chứng mô hình, mục đích cuối cùng là tạo ra các phản ví dụ từ đó tự động sinh ra các ca kiểm thử tương ứng.

13 Trong nghiên cứu này, thay vì sử dụng các ngôn ngữ mô hình thông dụng như Promela, SMV và ngôn ngữ LTL để xây dựng các mô hình của các chương trình Lustre, chúng tôi đã đề xuất giải pháp sử dụng đầu vào trực tiếp là mã nguồn của chương trình, dựa trên các điều kiện kích hoạt trên mạng lưới toán tử của chương trình Lustre. Cách tiếp cận này có thể thực hiện hoàn toàn tự động vì vậy nó có thể làm tăng hiệu quả của quá trình sinh dữ liệu kiểm thử cho các chương trình Lustre/SCADE. Đồng thời, trong phần này, chúng tôi cũng đã đề xuất thuật toán AGTC giúp tự động hóa hoàn toàn các công đoạn của giải pháp sinh dữ liệu thử đã được trình bày. Chương 3 GIẢI PHÁP KIỂM THỬ HỒI QUY CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH LUSTRE/SCADE 3.1 Các vấn đề cần giải quyết Kiểm thử hồi quy được áp dụng khi mã nguồn của chương trình được thay đổi, để đảm bảo rằng không có lỗi mới nào được đưa ra. Cách tiếp cận đơn giản để kiểm thử hồi quy là thực thi lại tất cả các ca kiểm thử. Tuy nhiên sẽ mất rất nhiều thời gian và tốn kém chi phí, đặc biệt là đối với những hệ thống điều khiển trong công nghiệp, các hệ thống phản ứng... Vì vậy, việc xây dựng bộ dữ liệu kiểm thử trên cơ sở chọn một tập con của tập hợp các ca kiểm thử có sẵn, đủ để kiểm thử lại những chức năng đã được thay đổi hay mới bổ sung là điều hết sức cần thiết. Hiện tại, có một số nghiên cứu liên quan đến các kỹ thuật lựa chọn các ca kiểm thử trong kiểm thử hồi quy, tuy nhiên chưa có một đề xuất nào được thực hiện cho kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE.

14 Bên cạnh đó, các ứng dụng Lustre/SCADE thường yêu cầu hoạt động kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt trước khi triển khai. Trong quá trình phát triển, chương trình Lustre thường được cập nhật, nên kiểm thử hồi quy để phát hiện lỗi. Tuy nhiên, quá trình kiểm thử hồi quy mất nhiều thời gian và tài nguyên nếu chúng ta chạy lại tất cả các ca kiểm thử trong phiên bản cũ và tạo ra các ca kiểm thử mới. Vì vậy, chúng ta cần phải tối ưu hóa số lượng các ca kiểm thử trong quá trình kiểm thử hồi quy. Do đó, chúng ta cần phải xác định một kỹ thuật chọn một tập hợp con của bộ kiểm tra hiện có. 3.2 Phạm vi nghiên cứu trong kiểm thử hồi quy cho các chương trình Lustre/SCADE Giả sử, chúng ta có hai phiên bản của chương trình Lustre là L 1 và L 2. Thực hiện so sánh 2 phiên bản ta sẽ có: Một số thành phần của L 1 nhưng bị loại bỏ trong L 2; Một số thành phần được thêm mới trong L 2; Một số thành phần được giữ lại hoàn toàn trong L 2; Và một số thành phần được được sửa đổi, bổ sung trong L 2. Ở phiên bản đầu tiên, việc kiểm thử hồi quy chưa được áp dụng. Trong phiên bản này, việc lựa chọn ca kiểm thử chưa được áp dụng, tất cả các ca kiểm thử được sinh ra đều phải được thực hiện trong quá trình kiểm thử. Từ phiên bản thứ hai trở đi, việc kiểm thử hồi quy sẽ được áp dụng. Bắt đầu từ phiên bản tiếp theo, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật lựa chọn ca kiểm thử phù hợp cho quá trình kiểm thử hồi quy nhằm loại bỏ các ca kiểm thử không cần thiết.

15 3.3 Đề xuất giải pháp cho kiểm thử hồi quy Trong kiểm thử hồi quy, vấn đề chính cần giải quyết là tạo ra một tập hợp các dữ liệu thử để kiểm thử hồi quy trong phiên bản mới. Chúng ta có phiên bản hiện tại L 2 và phiên bản trước đó L 1. Về mặt tổng thể, chúng tôi đề xuất giải pháp sinh ca dữ liệu thử trong kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE bao gồm 2 giai đoạn. Đầu tiên, các dữ liệu thử được tạo ra cho phiên bản L 1. Bước tiếp theo là xác định được sự khác nhau giữa 2 phiên bản, làm cơ sở cho việc lựa chọn và tạo ra các dữ liệu thử cho kiểm thử hồi quy phiên bản L 2. Ý tưởng chính của chúng tôi là tiến hành so sánh các lộ trình trên mạng lưới toán tử của hai phiên bản L 1 và L 2 để xác định được thành phần nào được của L 1 nhưng loại bỏ hoặc giữ lại, thành phần nào được thay đổi hay thêm mới trong L 2. Để giải quyết được vấn đề được đặt ra, chúng tôi đề xuất ba cách tiếp cận sau để kiểm thử hồi quy cho các chương trình Lustre/SCADE: Giải pháp GSRS (Generation of test cases in regression test using Software Requirements Specification) Sinh ca kiểm thử cho kiểm thử hồi quy dựa trên tài liệu yêu cầu của phần mềm bằng ngôn ngữ tự nhiên; Giải pháp GSCR (Generation of test cases in regression test using Software Cost Reduction) - Sinh ca kiểm thử cho kiểm thử hồi quy dựa trên đặc tả SCR; Giải pháp GOPN (Generation of test cases in regression test using Operator Network) - Sinh ca kiểm thử cho kiểm thử hồi quy dựa trên mạng lưới toán tử của chương trình Lustre.

16 3.4.1 Giải pháp GSRS Trong phương pháp này, đầu vào của quá trình kiểm thử và kiểm thử hồi quy chương trình Lustre là các tài liệu đặc tả yêu cầu của phần mềm gọi tắt là SRS (Software Requirements Specification). Đặc điểm của tài liệu này là thường được trình bày bằng ngôn ngữ tự nhiên. Phương pháp này cũng bao gồm 2 bước. Bước 1 là từ đặc tả yêu cầu của phần mềm, chúng ta định nghĩa thủ công các ca kiểm thử để xây dựng tập hợp các ca kiểm thử cần phải thực hiện cho phiên bản L 1. Bước 2, chúng ta tiến hành so sánh 2 bộ tài liệu yêu cầu của 2 phiên bản, từ đó xác định được những thành phần cần phải được thực hiện kiểm thử. Trên cơ sở đó người kiểm thử sẽ tiến hành lựa chọn ra các ca kiểm thử tương ứng và cần thiết để kiểm thử những thành phần được thêm mới hoặc được cập nhật từ phiên bản L 1 lên phiên bản L 2. Cách tiếp cận GSRS là cách tiếp cận hoàn toàn thủ công, phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực định nghĩa ca kiểm thử của của người thực hiện, khả năng tự động hóa là rất khó. 3.4.2 Giải pháp GSCR Trong hướng tiếp cận này, chúng tôi sử dụng đặc tả SCR (Software Cost Reduction) [88] của các chương trình Lustre. Chúng tôi đề xuất giải pháp tự động sinh dữ liệu thử cho các chương trình Lustre/SCADE dựa trên đầu vào là các đặc tả SCR của chương trình Lustre. Từ tài liệu mô tả của chương trình Lustre, chúng tôi chuyển đổi thành các các đặc tả có cấu trúc theo định dạng SCR. Trên cơ sở các đặc tả SCR này chúng tiến hành các giai đoạn để sinh dữ liệu thử. Bước 1, chúng tôi định nghĩa đặc tả SCR của phiên bản L 1 từ tài liệu mô tả yêu cầu. Đồng thời trên cơ sở đặc tả SCR này, chúng ta tiến hành định nghĩa mô hình của chương trình Lustre và sử dụng ngôn ngữ

17 logic thời gian để định nghĩa các thuộc tính bẫy. Sau đó tiến hành sử dụng kỹ thuật kiểm chứng mô hình để sinh ra bộ dữ liệu kiểm thử cho phiên bản 1. Bước 2, chúng ta tiến hành so sánh 2 đặc tả SCR của 2 phiên bản tương ứng L 1 và L 2 để xác định sự khác biệt của 2 phiên bản. Kết quả của việc so sánh sẽ xác định được các thành phần và các thuộc tính bẫy cần tiến hành kiểm chứng mô hình. Các tiếp cận GSCR này thuận lợi khi những chương trình Lustre đã được sử dụng SCR để đặc tả yêu cầu. Tuy nhiên, có một số vấn đề khi sử dụng cách tiếp cận này: Việc xây dựng các đặc tả SCR của chương trình Lustre phải thực hiện thủ công, chưa có giải pháp tự động; Để sử dụng kiểm tra mô hình, cần phải thực hiện công đoạn định nghĩa mô hình bằng cách chuyển đổi từ SCR ra các ngôn ngữ mô hình như SMV, Promela. Các thuộc tính phải được đặc tả bằng LTL, tuy nhiên những công việc này đều phải thực hiện thủ công, chưa có giải pháp tự động hóa. 3.4.3 Giải pháp GOPN Cả hai phương pháp GSRS và GSCR được sử dụng trong các kỹ thuật kiểm thử hộp đen. Chúng thường được sử dụng trong kiểm thử thủ công với đầu vào là các mô tả yêu cầu là ngôn ngữ tự nhiên hoặc đặc tả SCR. Nếu đầu vào là một chương trình với mã nguồn Lustre, cả hai cách tiếp cận GSRS và GSCR đều không thể sử dụng được các chương trình Lustre/SCADE có đặc điểm riêng. Trong phần này, chúng tôi đề xuất một cách tiếp cận mới dựa trên các đặc điểm của các chương trình Lustre/SCADE với tên gọi là GOPN.

18 Như đã đề cập trước đó, một chương trình Lustre được biểu diễn bởi một mạng lưới các toán tử với các lộ trình tương ứng và điều kiện kích hoạt. Hình 3.9 trình bày tổng thể về phương pháp GOPN Hình 3.9. Mô hình tổng thể của giải pháp GOPN. Về tổng thể, phương pháp GOPN bao gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Tạo bộ dữ liệu kiểm thử cho phiên bản L 1 Giai đoạn này sử dụng giải pháp sinh dữ liệu thử ứng dụng kỹ thuật kiểm chứng mô hình dựa trên mạng lưới toán tử của chương trình Lustre đã được trình bày ở Chương 2. Kết quả của giai đoạn 1 là một tập hợp T 1 bao gồm các dữ liệu thử cho phiên bản L 1 (chưa kiểm thử hồi quy) và mối quan hệ giữa các lộ trình và các dữ liệu thử. Giai đoạn 2: Lựa chọn và sinh bộ dữ liệu thử cho kiểm thử hồi quy phiên bản L 2 Đây là giai đoạn chính của việc sinh dữ liệu thử cho kiểm thử hổi quy cho phiên bản L 2. Giai đoạn này được thực hiện qua 3 bước: Bước 2.1: Xác định tập hợp các lộ trình P 2 trên mạng lưới toán tử của chương trình Lustre phiên bản L 2.

19 Bước 2.2: So sánh hai tập hợp lộ trình P 1, P 2 chúng ta có được ba tập con P A P B và P C. Bước 2.3: Xây dựng tập hợp các ca kiểm thử cho phiên bản 2 bằng cách dựa vào P A, P B và P C. Tùy thuộc vào ngữ cảnh, chúng ta có thể sử dụng một trong ba giải pháp trên dựa trên dữ liệu đầu vào. Tuy nhiên, trong ba cách giải pháp trên, hai giải pháp GSRS và GSCR có nhiều khó khăn trong việc tự động hóa. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn giải pháp GOPN để áp dụng vào kiểm thử hồi quy tự động các chương trình Lustre/SCADE. Trong phần này, luận án cũng định nghĩa thuật toán tự động hóa giải pháp tự động lựa chọn và sinh dữ liệu kiểm thử cho kiểm thử hồi quy, dựa trên phương pháp GOPN. Chúng tôi gọi nó là thuật toán AGTR (Algorithm for Generating Test cases for Regression testing). Input: - SourceFile2: The source code of Lustre/SCADE program in version 2 -DatabaseSuite1: The database of relation between Paths, Activation Conditions, Trap properties and Test case of version 1. Output: - T2: The list of test cases for regression testing - T2all: The list of all test cases for version 2 - T1remove: The list of test cases removed - T1reuse: The list of test cases reused - DatabaseSuite2: The database of relation Algorithm: 1. Begin 2. SourceCode2=readSourceCode(SourceFile2) 3. T2=T2all=T1remove=T1reuse= inittestcaselist()=null 4. DatabaseSuite2 =initdatabasesuite()=null

20 5. P1= getallpathindatabase(databasesuite1) 6. P2= getallpathinsourcecode(sourcecode2) 7. Pa=P1 8. Pb=null 9. Pc=P2 m=getcount(p2) // get the number of paths P2 n=getcount(p1) // get the number of paths P1 10. for j=1 to m 11. for i=1 to n 12. if (compare(p2[j], P1[i])==0) 13. Pb=addPath(Pb, P2[j]) //Pb= Pb - P2[j] 14. Pa=removePath(Pa, P1[i]) //Pa= Pa - P1i] 15. Pc=removePath(Pc, P2[j]) //Pc= Pc - P2[j] 16. end if 17. end for i 18. end for j 19. T1remove= gettestcases(databasesuite1, Pa) 20. T1reuse= gettestcases(databasesuite1, Pb) 21. i=1 22. T2=AGTC(SourceFile2, Pc) //the AGTC algorithm proposed 23. Optimize(T2) //Optimize the TestCaseList set 24. T2all=T1reuse+T2 25. UpdateDatabase(DatabaseSuite2, T2, T1reuse, T1remove) 26. Optimize(DatabaseSuite) //Optimize the database 27. End Hình 3.1. Thuật toán AGTR Độ phức tạp của thuật toán AGTR là O(nm).

21 Bảng 3.6. So sánh 3 phương pháp GSRS, GSCR và GOPN Giải pháp GSRS GSCR GOPN Tiêu chí Đầu vào Tài liệu mô tả yêu cầu bằng ngôn ngữ tự nhiên SRS Bài toán được mô tả bằng đặc tả SCR Mã nguồn của chương trình Lustre cần kiểm thử Môi trường sử dụng Kiểm thử hộp đen Kiểm thử hộp đen Kiểm thử hộp trắng Chi phí Rất cao Cao Thấp Khả năng tự động hóa Khả năng bao phủ của bộ dữ liệu thử 3.4 Kết luận Không thể tự 50% 100% động hóa Phụ thuộc vào Bao phủ luồng năng lực của điều khiển, kiểm thử viên không đảm bảo luồng dữ liệu Bao phủ cả luồng điều khiển và luồng dữ liệu Chương 4 đã thảo luận các giải pháp sinh dữ liệu thử cho quá trình kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Luận án đã nghiên cứu và đề xuất 3 giải pháp: GSRS, GSCR và GOPN. Chúng tôi đã so sánh ba phương pháp, xác định các đặc tính phù hợp và không phù hợp của từng phương pháp đối với vấn đề của chúng tôi. Quan trọng nhất là chúng tôi đã lựa chọn giải pháp GOPN, tự động hóa được quá trình sinh dữ liệu kiểm thử trong kiểm tra hồi quy dựa trên những tính chất riêng của chương trình Lustre/SCADE.

22 Chương 4 CÔNG CỤ LUSREGTES 4.1 Giới thiệu Với giải pháp GOPN đã đề xuất trong chương 3, chúng tôi đã phát triển công cụ LUSREGTES. Công cụ này giúp tự động sinh ra các dữ liệu thử cho quá trình kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. 4.2 Môi trường thực thi LUSREGTES bao gồm hai Mô-đun chính: Mô-đun 1: Sinh dữ liệu thử phiên bản đầu tiên; Mô-đun 2: Sinh dữ liệu thử cho kiểm thử hồi quy. Mô đun 1 của LUSREGTES nhận các đầu vào: mã nguồn phiên bản đầu tiên của chương trình Lustre để phân tích; chiều dài tối đa của lộ trình cần xét và số vòng lặp tối đa trong một lộ trình. Kết quả sinh ra là bộ dữ liệu thử cho phiên bản này. Mô đun 2 sử dụng kết quả của Mô-đun 1 và mã nguồn Lustre của phiên bản mới của chương trình cần kiểm thử làm đầu vào. Mô đun này thực thi nhiệm vụ chọn và tạo ra dữ liệu thử để kiểm tra hồi quy trong phiên bản thứ hai. 4.3 Công cụ LUSREGTES 4.4 Thử nghiệm Phần này của luận án, chúng tôi trình bày kết quả thử nghiệm công cụ LUSREGTES trên hai hệ thống: Hệ thống điều khiển lò sưởi Heater Controller System và hệ thống điều khiển trạm dừng tàu hỏa U-turn Section Management System. 4.5 Đánh giá kết quả Phần này trình bày kết quả so sánh ba công cụ: LUSREGTES, Lutess và GATel, dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản của một công cụ kiểm

23 thử phần mềm cho các ứng dụng Lustre/SCADE để làm nổi bật những ưu, nhược điểm của giải pháp và công cụ do luận án đề xuất. 4.6 Kết luận Trong chương này, chúng tôi đã trình bày về công cụ LUSREGTES, công cụ này được phát triển dựa trên giải pháp GOPN đã được đề xuất trước đó. Đồng thời, trong chương này, chúng tôi cũng trình bày hai thử nghiệm cụ thể nhằm kiểm tra và minh họa tính đúng đắn của giải pháp, tính hiệu quả của công cụ được xây dựng. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN Qua quá trình nghiên cứu, luận án đã đạt được các kết quả chính dưới đây: Nghiên cứu về hệ thống phản ứng, các ứng dụng Lustre/SCADE cho các hệ thống phản ứng. Đồng thời trình bày về kỹ thuật kiểm thử hồi quy cho các ứng dụng này. Luận án đã trình bày và phân tích kỹ thuật kiểm chứng mô hình cho các hệ thống phản ứng và những đặc trưng của nó trong việc ứng dụng vào kiểm thử phần mềm. Đề xuất giải pháp sử dụng điều kiện kích hoạt trên mạng lưới toán tử của các chương trình Lustre, kết hợp với kỹ thuật kiểm chứng mô hình để sinh dữ liệu thử cho các chương trình Lustre/SCADE. Luận án cũng đã đề xuất thuật toán hoàn chỉnh để tự động hóa giải pháp này. Luận án thực hiện nghiên cứu về kiểm thử hồi quy và phân tích các kỹ thuật kiểm thử hồi quy. Đề xuất các giải pháp sinh dữ liệu kiểm thử cho việc kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Luận án đã đề xuất và thử nghiệm ba phương pháp: GSRS, GSCR và GOPN có thể áp dụng cho các ngữ cảnh sử dụng khác nhau.

24 Trên cơ sở đánh giá các phương pháp đã đề xuất, dựa trên đặc thù của chương trình Lustre/SCADE và mục tiêu cần giải quyết, luận án đã đề xuất giải pháp phù hợp nhất để tự động hóa quá trình tạo ra dữ liệu thử trong kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE, bên cạnh đó, luận án đã định nghĩa thuật toán AGTR để tự động hóa toàn bộ giải pháp GOPN. Xây dựng công cụ hỗ trợ sinh dữ liệu hử tự động cho việc kiểm thử hồi quy các chương trình Lustre/SCADE. Mặc dù luận án đã đạt được các kết quả theo mục tiêu nghiên cứu đặt ra, tuy nhiên, một số hướng phát triển dưới đây có thể tiếp tục thực hiện trong tương lai: Tự động xây dựng các báo cáo để đánh giá chi phí, đánh giá độ bao phủ của các dữ liệu thử và các lỗi được tìm thấy. Phát triển giải pháp đánh giá độ bao phủ của mỗi dữ liệu thử, loại bỏ những dữ liệu thử tương tự nhau nhằm xây dựng số lượng tối thiểu các dữ liệu thử đáp ứng tất cả các điều kiện kích hoạt cho một tiêu chí kiểm thử nhất định. Tiến hành thêm nhiều thử nghiệm của giải pháp và công cụ đề xuất trên các ứng dụng lớn, đặc biệt các ứng dụng trong công nghiệp. Hoàn thiện công cụ LUSREGTES thành sản phẩm đóng gói, có thể phát hành sử dụng rộng rãi.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ [1] Trinh Cong Duy, Nguyen Thanh Bình, Ioannis Parissis, Automatic Generation of Test Cases in Regression Testing for Lustre/SCADE Programs, Journal of Software Engineering and Applications (ISSN: 1945-3124), P: 27-35, Vol.6, No.10A, 2013. [2] Trịnh Công Duy, Nguyễn Thanh Bình, Ioannis Parissis, Sinh ca kiểm thử tự động trong kiểm thử hồi quy cho các hệ thống phản ứng, Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ VI về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), P: 484-494, 2013. [3] Trinh Cong Duy, Nguyen Thanh Bình, Applying model checking for regression testing based on requirements specifica, 13th International Symposium on Advanced Technology - ISAT13 - Engineering innovation for sustainable future, P: 61-67, 2014. [4] Trịnh Công Duy, Nguyễn Thanh Bình, Sinh ca kiểm thử cho các hệ thống phản ứng sử dụng công cụ kiểm chứng mô hình NUSMV, Chuyên san Ky thuâ t va Công nghệ, Tạp chí khoa học Đại Học Huế, P: 55-66, Số 7, 2015. [5] Trịnh Công Duy, Nguyễn Thanh Bình, Xây dựng công cụ sinh dữ liệu thử cho chương trình Lustre/SCADE dựa trên kiểm chứng mô hình, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đa Nẵng, Trang 84-90, Số 9(94), 2015. [6] Trịnh Công Duy, Nguyễn Thanh Bình, Ioannis Parissis, Sinh dữ liệu thử cho ứng dụng Lustre/SCADE sử dụng điều kiện kích hoạt, Kỷ yếu Hội nghị Quốc gia lần thứ VIII về Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin (FAIR), P: 628-639, 2015. [7] Trinh Cong Duy, Nguyen Thanh Binh, Ioannis Parissis, A regression testing approach for Lustre/SCADE programs, SoICT 2015 The Sixth International Symposium on Information and Communication Technology Hue City, ACM Publisher, New York, USA, 2015. [8] Nguyen Thanh Binh, Trinh Cong Duy, Ioannis Parissis, LusRegTes: A Regression Testing Tool for Lustre Programs, International Journal of Electrical and Computer Engineering (ISSN: 2088-8708, a Q2 SCOPUS indexed Journal); Vol 7, No 5, 2017.