Microsoft Word - DOCAT32

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - DOCAT25.docx

Microsoft Word - DOCAT26

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

Microsoft Word - DOCAT28.docx

BÁO CÁO TỔNG KẾT LỄ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KHÓA 51 CAO ĐẲNG KHÓA 52 KHOA ĐIỆN ĐIỆN TỬ Kính thưa quí vị đại biểu; Kính thưa Thầy TS. Hoàng Hoa Hồng, Phó hi

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) Tham Luận của Ban Công

Lời Chúa Là Đèn Soi Bước Chân Con, Là Ánh Sáng Chỉ Đường Dẫn Lối! (Thánh vịnh 119, câu 105) SUY NIỆM & SỐNG LỜI CHÚA CHÚA NHẬT 31 THƯỜNG NIÊN NĂM C 3

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN NĂM C Ý nghĩa cuộc đời Lời Chúa: (Lc. 14, ) 1 Một ngày sabát kia, Ðức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Phar

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Bạn Tý của Tôi

SỰ SỐNG THẬT

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 05/08/2018 CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Microsoft Word - Wash Don Nhan Chua Kito Unicode.doc

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

SỰ SỐNG THẬT

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Mary and the Millennium

OpenStax-CNX module: m Một số phạm trù cơ bản của Đạo đức học TS. Đinh Ngọc Quyên TS Lê Ngọc Triết ThS Hồ Thị Thảo This work is produced by Ope

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Mở đầu

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Bernard DULLIER O.M.I. - Bản dịch Nguyễn Đăng Trúc 91 Ngày thứ mười bốn Tiến BƯỚC VỚI ANH EM Tôi không hiểu làm sao trái tim tôi có đủ sức chứa hết nh

ĐT: (028) t Bản Tin 10 (4/2018) Nội dung trong số này: - Vài suy nghĩ từ một cuộc gặp gỡ tr. 2 - Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 tr. 5 -

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

Bản tin Gx. Tam Hà Đồng Hành Với Những GĐ Gặp Khó Khăn CN, ngày 17/02/2019 Tin Mừng: Lc 6, "Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi

THẦN HỌC & MỤC VỤ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC

VN-Thu dip Le Hien Xuong 2019

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

1

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

2 SƯ THÂ T VA Y NGHI A VỀ TI NH DU C CON NGƯƠ I NHƯ NG ĐI NH HƯƠ NG ĐỂ GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH 2

TỔNG GIÁO PHẬN SEATTLE GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Vietnamese Martyrs Parish of The Archdiocese of Seattle 6841 S. 180 th St, Tukwila, WA

Layout 1

CHÚA NHẬT 19 MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM C Sống là chuẩn bị chết Lời Chúa: (Lc 12,32-48) Một hôm, Ðức Giêsu nói với các môn đệ rằng: 32 "Hỡi đoàn chi

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

DOCAT MỖI TUẦN HỌC HỎI MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 8 Liệu Chúa có bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng với Chúa? Trong đời sống thường ngày, chúng ta đã t

Hiệp Thông

Mở đầu

10 Vạn Câu Hỏi Vì Sao - Tin Học

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

Chúa Nhật Tuần II Mùa Phục Sinh Năm C Kính Lòng Chúa Thương Xót Củng Cố Ðức Tin Lời Chúa: (Ga 20,19-31) Chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi c

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Linh Đạo Mẹ TÊRÊSA Calcutta.pdf

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 19/05/2019 Suy niệm: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau

SỰ SỐNG THẬT

SỰ SỐNG THẬT

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

IV. TÂM ĐIỂM Phần tâm điểm trình bày trực tiếp nội dung vườn và sứ điệp Fatima. Phần tâm điểm cũng có hai phần: nền tảng và nội dung sứ điệp. A. NỀN T

Những Thành Tựu Lẫy Lừng Trong Tâm Lý Học Hiện Đại Pierre Daco Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpa

SỰ SỐNG THẬT

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

23 CÁCH TIẾP CẬN CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ TRÁCH NHIỆM CÙNG CHIA SẺ VÌ XÃ HỘI BỀN VỮNG (1) Prof. Dr. S. R. Bhatt (2) Caratha bhikkhave

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Ban Tin Master Layout.pub

1

HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN & ĐỔI MỚI

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

SỰ SỐNG THẬT

I. Lịch sử Ðền Thờ Thánh Phêrô Ðền Thờ Thánh Phêrô Ðền Thờ Thánh Phêrô là thành quả công trình tái thiết đầy công phu ngôi Ðền Thờ cổ kính do Hoàng Ðế

Hướng dẫn: Nơi Thứ Mười Bốn: Chúa Giêsu Được An Táng Trong Mộ Hướng dẫn: Chúng con thờ lạy và ngợi khen Chúa Kitô. Cộng Đoàn: Vì Chúa đã dùng Thánh Gi

A

Microsoft Word - THANG web

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Con đường dẫn đến chân hạnh phúc

BẢN TIN MỤC VỤ th Street SE. Calgary, Alberta, Canada T2B 1M4 Phone/ Fax: (403) CHÚA NHẬT 3 MÙA VỌNG NĂM B PHỤ

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

TÌM BẠN, KẾT BẠN, ĐƯA BẠN ĐẾN VỚI CHÚA Xin chia sẻ cùng gia đình Cursillo Sài gòn một số hình ảnh của anh chị em Nhóm Dấn Thân sống ngày thứ tư trong

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN GIỚI TRẺ VÀ THIẾU NHI BẢN TIN ONLINE THÁNG 11 ÔNG BÀ ƠI! 1

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

GIÁO LÝ NĂM THÁNH ĐỨC MẸ TÀPAO Bài 3: qua Mẹ chúng con gặp gỡ được chính Thiên Chúa 1- Kinh Đức Mẹ Tàpao là một bài giáo lý rất súc tích, cô đọng về T

Biên dịch: Như Thanh, Thảo Đan, Phan Anh Hiệu đính: Nguyễn Hoàng Như Thanh #262 09/02/2016 NGUYÊN NHÂN CẤU TRÚC VÀ TÁC ĐỘNG KINH TẾ Nguồn: Kenneth N.

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Sach

I THỨ HAI Giáo đầu Chủ sự: Cộng đoàn: Tv 94 Thỉnh ca: KINH SÁNG Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Nguyện Chúa Trời ba

I THỨ SÁU Giáo đầu Chủ sự: Lạy Chúa Trời, xin mở miệng con, Cộng đoàn: cho con cất tiếng ngợi khen Ngài. Tv 94 Thỉnh ca: Nguyện Chúa Trời ban phúc lộc

Mark Shea: Mariology From A-Z (Part 1)

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Tìm hiểu Đức Ngô Đại Tiên qua Thánh Truyền (Thánh Truyền và ngày 13/3) Nguyên Hanh Tiệc Xuân dọn mời con ngồi lại, Rót chung trà THẦY đãi các con Lời

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

339 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO TRONG LÃNH ĐẠO TOÀN CẦU VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI BỀN VỮNG (Qua trường hợp điển hình Phật hoàng Trần Nhân Tông - Việ

Microsoft Word - PTDN627.doc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Code: Kinh Văn số 1650

Bản ghi:

DOCAT MỖI TUẦN MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 32 GIÁO HỘI CÓ ƯU ÁI MỘT MÔ HÌNH XÃ HỘI VÀ CHÍNH TRỊ NÀO KHÔNG? Như chúng ta đã biết, Công Đồng Vaticanô II dạy rằng Giáo Hội là Dân Thiên Chúa. Dân này sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Ở đâu chúng ta cũng tìm thấy người công giáo. Nói cách cụ thể, dân Thiên Chúa sống và làm việc trong những mô hình [cơ cấu] xã hội khác nhau, như dân chủ hoặc xã hội chủ nghĩa. Là mẹ, Giáo Hội luôn đồng hành với con cái, những người đang sống trong những mô hình chính trị đó. Có những lúc, Giáo Hội vui mừng khi những mô hình chính trị này mang lại cho con cái mình cơm no ao ấm để họ sống đúng với nhân phẩm của mình. Nhưng cũng có lúc Giáo Hội phải lo buồn vì phẩm giá và quyền lợi con cái mình bị chà đạp. Công Đồng Vaticanô II diễn tả điều này như sau: Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại. 1 Trải qua dòng lịch sử, Giáo Hội đã chứng kiến sự hưng thịnh của nhiều mô hình chính trị khác nhau. Vậy Giáo Hội có ưu ái mô hình xã hội và chính trị nào không? Câu trả lời trong DOCAT khẳng định như sau: Giáo Hội có thể tán đồng nhiều hình thức chính trị, nếu phẩm giá và quyền lợi của mỗi người dân cũng như công ích được tôn trọng và bảo vệ. Giáo Hội ủng hộ một trật tự xã hội tự do dân chủ tới chừng mực mà trật tự này đảm bảo tốt nhất cho việc tham gia vào xã hội của mọi thành phần dân chúng và bảo vệ nhân quyền. Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: Giáo Hội đánh giá cao hệ thống dân chủ, vì hệ thống này đảm bảo công dân được tham gia vào việc đưa ra những chọn lựa chính trị, được bầu cử, và được quyền buộc các cấp chính quyền phải chịu trách nhiệm trong khi cầm quyền, cũng như khi cần thiết, được quyền thay thế họ bằng phương án ôn hoà. Do đó, Giáo Hội không thể ủng hộ việc thành lập các nhóm cầm quyền hạn hẹp, những kẻ chiếm quyền cai trị bằng vũ lực, nhằm thoả những động cơ lợi lộc cá nhân, hay vì những mục tiêu hiện thực hoá hệ tư tưởng nào đó. Nền dân chủ đích thực chỉ có thể hiện diện trong một Nhà nước được pháp luật ràng buộc, và dựa trên quan niệm đúng đắn về con người (Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Centesimus Annus, 46). 1 Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, số 1.

Trong câu trả lời của DOCAT, chúng ta có thể nhận ra hai tư tưởng chính yếu sau: (1) Giáo Hội tán đồng với bất kỳ mô hình [thể chế] chính trị nào biết tôn trọng và bảo vệ phẩm giá cũng như quyền lợi con người; (2) Giáo Hội ủng hộ một trật tự xã hội tự do dân chủ. Nhưng có sự ủng hộ của Giáo Hội có chứng mực, đó là trật tự này đảm bảo tốt nhất cho việc tham gia vào xã hội của mọi thành phần dân chúng và bảo vệ nhân quyền. Tại sao Giáo Hội tán đồng với bất kỳ hính thức chính trị nào biết tôn trọng và bảo vệ phẩm giá và quyền lợi con người? Tại sao Giáo Hội không chỉ ủng hộ một hình thức chính trị để dễ dàng kiểm soát? Chúng ta cùng nhau bắt đầu với kinh nghiệm hằng ngày. Đứng trước một vấn đề, chúng ta thường thấy mỗi người có mỗi cách giải quyết khác nhau. Ví dụ, đứng trước vấn đề thiếu nước để sinh hoạt hằng ngày, có người giải quyết bằng cách đào giếng, có người bắt nước từ những công ty cung cấp nước. Hoặc để đi lên đến một nơi nào đó, có người chọn đi bằng xe, có người đi máy bay, cũng có người đi bằng tàu. Mỗi người có những các giải quyết vấn đề khác nhau. Điều này dựa trên định luật cá vị hoá của con người, tức là mỗi người sinh ra là độc nhất vô nhị, không ai giống ai trong lối suy nghĩ và làm việc. Sự khác biệt nền tảng này là nền tảng mà trên đó những hình thức chính trị khác nhau được xây dựng. Mỗi hình thức chính trị tiếp cận và giải quyết vần đề xã hội khác nhau, tuỳ theo cái nhìn hoặc phương pháp tiếp cận vấn đề của họ. Phương pháp tiếp cận vấn đề và mục đích muốn đạt được sẽ quyết định phương tiện để giải quyết vấn đề. Như vậy, có ba yếu tố tạo nên sự khác biệt của các hình thức chính trị trong tương quan với xã hội, đó là mục đích của hình thức chính trị, phương pháp tiếp cận xã hội, và phương tiện để đạt đến mục đích. Giáo Hội luôn tôn trọng sự khác biệt của các hình thức chính trị, vì Giáo Hội là thầy dạy về con người. Giáo Hội biết con người không thể có được một hình thức chính trị đồng nhất cho hết con dân của mình đang sống rãi rác trên các nước khác nhau vì con người là những cá vị được Thiên Chúa dựng nên và yêu thương trong chính nó. Tuy nhiên, điều kiện cần thiết để Giáo Hội tán đồng cho một hình thức chính trị là thể chế chính trị đó phải tôn trọng và bảo vệ phẩm giá và quyền lợi của mỗi người dân cũng như công ích. Trong câu này, chúng ta thấy có ba điều mà một hình thức chính trị phải tôn trọng và bảo vệ, đó là (1) phẩm giá con người, (2) quyền lời của mỗi người, và (3) công ích. Nhìn từ khía cạnh Kitô giáo, chúng ta hiểu ba điều kiện này như thế nào? Thứ nhất là phẩm giá con người. Khi nói đến phẩm giá con người, chúng ta nói đến một cái gì đó vô giá trong con người mà ai trong chúng ta cũng sở hữu. Tư tưởng phẩm giá con người bao gồm tư tưởng tốt lành, tuyệt đẹp và hoản hảo. Nói cách khác, mỗi người chúng ta là một hữu thể mang trong mình sự tốt lành, vẽ đẹp và sự hoàn hảo. Phẩm giá con người được diễn tả qua khả năng tri thức, tự do và tình yêu. Nhìn từ khía cạnh Kinh Thánh, phẩm giá con người hệ tại việc con người được dựng nên theo hình ảnh và giống Thiên Chúa (St 1:26-27). Thiên Chúa dựng nên mỗi người cách cá vị, không thể thay thế và không thể lặp lại. Vì vậy, con người là hữu thể không thể bị lợi dụng. Tóm lại, phẩm giá con người theo cái nhìn Kitô giáo bao gồm những yếu tố sau: (1) con người là hình ảnh Thiên Chúa, (2) con người là con cái Thiên Chúa, (3) con người được tạo dựng cho sự sống đời đời. Yếu tố quan trọng làm nên phẩm giá con người [làm con người khác với con vật] là sự tự do. Tự do diễn tả phẩm giá con người trong một cách thức rất đặc biệt. Tự do cần phải gắn liền [không thể tách rời] với sự thật [là điều kiện của tự do], công bình [là thước đo của tự do], tình yêu [là sự hoàn thiện của tự

do]. Tự do đích thật, tự do mà làm cho con người có một phẩm giá tuyệt đẹp là khả năng chọn và thực hiện điều tốt, là khả năng chọn để yêu và để mình được yêu. Abraham Lincoln nói rằng: Khi tôi làm việc thiện, tôi cảm thấy hạnh phúc; khi tôi làm việc xấu, tôi cảm thấy xấu hổ. Đó là tôn giáo của tôi. Nhìn từ khía cạnh này, chọn và làm điều xấu là sự thất bại của tự do. Như thế, một thể chế chính trị không đảm bảo tự do đích thật của con người là một thể chế chính trị không tôn trọng và bảo vệ phẩm giá con người. Thứ hai là quyền lợi của con người hay còn gọi là nhân quyền. Khi nói đến nhân quyền, chúng ta nói đến điều gì? Chúng ta nói đến quyền mà mỗi con người [và mọi người] được thừa hưởng. Chúng ta phải phân biệt rõ nhân quyền với quyền của một nhóm. Ngày hôm nay, nhiều nhóm lấy danh nghĩa của nhân quyền để đấu tranh đòi quyền cho riêng nhóm của mình. Những quyền mà họ đấu tranh không phải là nhân quyền, dù họ lấy danh nghĩa nhân quyền để có được. Ví dụ, nhiều người đấu tranh để được quyền phá thai. Đây chỉ là quyền của một nhóm người muốn phá thai chứ không phải là quyền mà mọi người đều thừa hưởng. Như vậy, đâu là những yếu tố căn bản để một quyền được gọi là nhân quyền? Trong Thông Điệp Redemptor Hominis ( Đấng Cứu Độ Con Người ), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II gọi nhân quyền là nguyên lý nền tảng về làm việc cho đời sống hạnh phúc của con người. 2 Sau đây là những đặc tính của nhân quyền: (1) nhân quyền thì phổ quát. Điều này có nghĩa là một quyền được gọi là nhân quyền chỉ khi nó được áp dụng cho hết mọi người, mọi nơi không phân biệt; (2) nhân quyền không thể chiếm lấy hoặc mất đi. Điều này có nghĩa là nghĩa là nhân quyền là quyền phú bẩm của con người; (3) nhân quyền đều giống nhau cho hết mọi người. Điều này có nghĩa là nhân quyền không lệ thuộc bào vị trí xã hội hay học thức. Ba nhân quyền căn bản nhất là: quyền được sống, quyền được sống một cuộc sống tự do cách hợp lý và quyền tìm kiếm hạnh phúc [đích thật]. Trong học thuyết xã hội của Giáo Hội, công ích là một nguyên tắc quan trọng vì mọi khía cạnh trong đời sống xã hội đều liên hệ đến công ích. Giáo Hội khẳng định rằng: Không có tổ chức nào của đời sống xã hội từ gia đình đến các tập thể xã hội trung gian, các hiệp hội, các tổ chức mang bản chất kinh tế, các thành thị, các khu vực, các quốc gia, cho đến cộng đồng các dân tộc và các quốc gia có thể tránh né việc tìm kiếm công ích, vì đó chính là yếu tố làm nên ý nghĩa và là lý do hiện hữu của các tổ chức ấy. 3 Vậy chúng ta tự hỏi, công ích là gì? công ích là toàn bộ những điều kiện xã hội cho phép con người, tập thể hay cá nhân, đạt tới sự phát triển cách đầy đủ và dễ dàng hơn. 4 Giáo huấn của Giáo Hội giải thích về công ích như sau: Công ích không chỉ đơn giản là tổng số các thiện ích riêng của mỗi người trong một thực thể xã hội. Dù là thuộc về mọi người và mỗi người, công ích vẫn là và mãi mãi là ích lợi chung, vì nó không thể phân chia được và vì khi cùng chung như thế người ta mới có thể có được nó, mới phát triển và bảo vệ được hiệu quả của nó, với tầm nhìn hướng về tương lai. Cũng như hành vi luân lý của một người được thực hiện chính khi người ấy làm điều tốt, các hành vi của xã hội cũng chỉ có tầm vóc tương xứng khi chúng đem lại ích lợi chung. Thật vậy, có thể hiểu công ích là khía cạnh xã hội và cộng đồng của luân lý. 5 Theo Giáo Hội, để cho một thể chế chính trị được tán đồng thì thể chế chính trí đó phải lấy công ích tức là ích lợi của hết mọi người và của con người toàn diện làm mục tiêu tiên 2 Xem Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptor Hominis ( Đấng Cứu Độ Con Người ), số 17. 3 4 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 164. 5 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 164.

quyết của mình. 6 Như chúng ta đã chia sẻ trong những bài học hỏi trước, con người tự mình không thể đáp ứng hết tất cả những ước muốn của mình. Nói cách khác, con người không thể tìm thấy hạnh phúc đích thực nơi chính bản thân của mình. Hạnh phúc đích thật của con người hệt tại ở việc sống với và vì người khác. Điều này không chỉ bắt con người phải sống với người khác ở các cấp độ khác nhau trong đời sống xã hội, mà còn bắt con người phải không ngừng tìm kiếm không chỉ tìm kiếm trong ý tưởng mà cả trong thực tế cụ thể điều tốt, tức là ý nghĩa và sự thật, được tìm thấy trong hết mọi hình thức đang có của đời sống xã hội. 7 Để đảm bảo công ích, mỗi thể chế chính trị phải làm hài hoà các quyền lợi khác nhau của các thánh phần xã hội với các đòi hỏi của công lý. 8 Một trong những thách đố lớn cho bất kỳ hình thức xã hội và chính trị nào là việc điều hoà cách thích hợp giữa các lợi ích của tập thể với các lợi ích cá nhân. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng, chế độ xã hội chủ nghĩa, trên lý thuyết đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân. Nhưng trong thực hành thì ngược lại, những người cầm quyền trong thể chế này thường lo cho quyền lợi cá nhân [của mình hay của đảng phái mình] hơn quyền lợi tập thể. Còn hình thức xã hội dân chủ, vì những người lãnh đạo được dân chúng bầu lên, nên họ có lưu tâm nhiều hơn để làm hài hoà giữa hai lãnh vực quyền lợi khi có sự đối kháng. Công ích mặc lấy giá trị siêy vượt khi nhìn từ ý định của Thiên Chúa. Thật vậy, ngay từ khai sáng tạo, Thiên Chúa tạo dựng nên mọi sự vì lợi ích chung của toàn thể thụ tạo. Liên quan đến đặc tính siêu việt của công ích, Giáo Hội dạy rằng: Thiên Chúa là mục tiêu tối hậu của các thụ tạo do Ngài dựng nên, và vì thế, không thể vì bất cứ lý do gì mà công ích mất đi chiều hướng siêu việt, tức là chiều hướng vừa vượt lên trên lịch sử vừa hoàn thành lịch sử. Viễn cảnh này đạt đến sự viên mãn của nó nhờ tin vào cuộc Vượt Qua của Đức Giêsu, một mầu nhiệm cho chúng ta thấy rõ ích lợi chung thực sự của nhân loại đã được thực hiện như thế nào. Lịch sử của chúng ta tức là nỗ lực cá nhân cũng như tập thể để nâng cao thân phận con người bắt đầu và kết thúc nơi Đức Giêsu: nhờ Người, với Người và trong ánh sáng của Người, mọi thực tại, kể cả xã hội loài người, có thể được đưa tới Sự Thiện Tối Thượng, tới mức thành toàn của công ích. Một nhãn quan thuần tuý lịch sử và vật chất sẽ kết thúc bằng cách biến công ích thành một sự an vui đơn thuần về mặt kinh tế và xã hội mà không hướng tới một mục tiêu siêu việt nào, tức là không có lý do hiện hữu sâu xa nào của chính công ích. 9 Điểm quan trọng thứ hai mà câu trả lời trong DOCAT đưa ra đó là việc Giáo Hội ủng hộ một trật tự xã hội tự do dân chủ tới chừng mực mà trật tự này đảm bảo tốt nhất cho việc tham gia vào xã hội của mọi thành phần dân chúng và bảo vệ nhân quyền. Trong câu khẳng định này, chúng ta thấy dường như Giáo Hội tỏ sự ưu ái hơn với nền chính trị mang tính dân chủ. DOCAT khẳng định điều này qua việc trích lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II trong Thông Điệp Centesimus Annus ( Bách Chu Niên ) (số 46): Giáo Hội đánh giá cao hệ thống dân chủ, vì hệ thống này đảm bảo công dân được tham gia vào việc đưa ra những chọn lựa chính trị, được bầu cử, và được quyền buộc các cấp chính quyền phải chịu trách nhiệm trong khi cầm quyền, cũng như khi cần thiết, được quyền thay thế họ bằng phương án ôn hoà. Khi đọc cẩn thận những lời này, chúng ta cần phải lưu ý rằng Giáo Hội đánh giá cao chứ không hoàn toàn ưu ái hay hoàn toàn ủng hộ hình thức dân chủ của xã hội. Khi nhìn lại lịch sử, Giáo Hội nhận ra nhiều chế độ độc tài đã đưa tới tai hoa khủng khiếp về chiến tranh, về chà đạp phẩm giá con người, nhất là về việc tước đi nhiều quyền căn bản của con người. Những chế độ độc tào này nhìn bề ngoài xem ra hoạt động cho một lợi ích cao hơn, đó là lợi ích chung. 6 7 8 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 169. 9 Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 170.

Nhưng tự bản chất, những chế độ này chỉ lo cho lợi ích của một phe phái đã tự đồng hoá với thể chế chính trị. 10 Còn hình thức xã hội mang tính dân chủ có khuynh hướng tôn trọng quyền lợi và nhân vị của con người hơn. Vì trong hình thức xã hội dân chủ, có nhiều đảng đối kìm hãm nhau hầu mang lại một sự cân bằng trong xã hội, đồng thời cũng có thể tố cáo những đảng phái nào không thực thi quyền bính cách hợp pháp hầu tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của từng công dân và toàn đất nước. Tóm lại, Giáo Hội chỉ ưu ái hình thức xã hội và chính trị biết tôn trọng và bảo vệ phẩm giá và quyền lợi con người. Tự bản chất, Giáo Hội là một thực thể hổn hợp của hai yếu tố thiêng liêng và trần thế. Hai yếu tố này hoà hợp với nhau một cách không thể tách rời. Nhìn từ khía cạnh này, Giáo Hội ưu ái cho bất kỳ hình thức xã hội và chính trị nào đảm bảo cho con cái của mình tìm được sự phát triển toàn diện trong cả hai lãnh vực vật chất và thiêng liêng. Nói cách khác, Giáo Hội ưu ái cho thể chế nào biết tạo điều kiện cho công dân của mình trở thành những công dân lương thiện cho đất nước và những người Kitô hữu thánh thiện cho Giáo Hội. 10 Xem Gioan Phaolô II, Thông Điệp Redemptor Hominis ( Đấng Cứu Độ Con Người ), số 17.