Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Nghị định thư 1 Quy tắc Xuất xứ Nghị

Tài liệu tương tự
TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN MINH KINH TẾ Á – ÂU (VEAEUFTA)

BÁO CÁO Mã hoạt động: ICB 46 SỔ TAY QUY TẮC XUẤT XỨ TRONG CÁC FTA VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN Phiên bản: cuối cùng Tháng 11/2017 Tác giả: Brian Staples Lê

Trung tâm WTO và Hội nhập VCCI – Tóm lược EVFTA

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 9 Mua sắm công Chương 9 EVFTA

RÀ SOÁT PHÁP LUẬT ĐẤU THẦU VIỆT NAM VỚI CÁC CAM KẾT VỀ MUA SẮM CÔNG TRONG EVFTA Kết quả và các Đề xuất

BÁO CÁO

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Slide 1

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

PowerPoint Template

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Tóm tắt Chương 12 Nhập

CPTPP EVFTA CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM NGUYỄN THỊ THU TRANG Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công n

PowerPoint Template

HIỆP ĐỊNH GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH QUYỀN KHU HÀNH CHÍNH ĐẶC BIỆT HỒNG KÔNG CỦA NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Microsoft Word - A1. QUY TAC XUAT XU

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Chương 8 Tự do hóa Đầu tư, Dịch vụ v

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 119/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

PowerPoint Presentation

Báo cáo việt nam

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

SOME ELEMENTS OF VIET NAM’S INITIAL OFFER

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

VĂN PHÕNG LUẬT SƯ TÔ ĐÌNH HUY BẢN TIN PHÁP LUẬT THÁNG 10/2016 Liên hệ: Văn Phòng Luật Sư Tô Đình Huy Địa chỉ: 441/15B Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận B

TPP Round 15 Goods Market Access Text

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

BAN TIN Ver 2

Slide 1

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

THÔNG TƯ CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 11/2010/TT-BTC NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHĨA VỤ THUẾ ĐỐI VỚI NHÀ ĐẦU TƯ VIỆT NAM ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGO

IFLR - July/August 2012 Article - Mergers & Acquisitions (V) ( PDF;2)

Microsoft Word - HD Thuong mai Hang hoa trong khuon kho HD khung ve HTKT toan dien ASEAN-Trung Quoc.doc

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 31/2018/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2

This project is funded by the European Union EVFTA VÀ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ TÀI CHÍNH VIỆT NAM

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Câu 1: về loại hình xuất khẩu hàng SXXK để bảo hành

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 22/10/2018 Tiêu điểm: + Thị trường thép toàn cầu năm 2018 và những dự báo cho cả năm + Mexico và Canada vẫn đang thảo lu

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

PHẦN VIII

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

1

CHÍNH PHỦ

Các khái niệm kinh tế cơ bản Các khái niệm kinh tế cơ bản Bởi: Đỗ Hồng Dương Kinh tế Kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của c

Câu 1: về loại hình xuất khẩu hàng SXXK để bảo hành

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

VIETNAM MACRO OUTLOOK 2019

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

CHÍNH PHỦ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

So tay huong dan Thu tuc Hai quan Xuat nhap khau

HUYỆN UỶ LÝ NHÂN VĂN PHÒNG * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lý Nhân, ngày 30 tháng 11 năm 2018 BÁO CÁO Kết quả công tác Tuần thứ 48 năm 2018 (Từ ngày 24/11 đế

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Tóm tắt Chương 28 Giải

World Bank Document

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

Số 81 (7.064) Thứ Năm, ngày 22/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Sáng

Thể lệ Chương Tri nh CÙNG VISA SĂN QUÀ TẠI SHOPEE 1. Ưu đãi: Với mỗi giao dịch thành công từ VND trở lên bằng thẻ Visa, bạn đã dành 01 cơ hội

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐÃ ĐƯỢC SOÁT XÉT Của: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TỔNG HỢP HÀ NỘI Cho kỳ kế toán từ ngày 01/01/2014 đến ngày 30/06/2014

®¹i häc LuËt hµ néi

PowerPoint Presentation

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam và các công ty con Thông tin về Công ty Giấy chứng nhận ngày 20 tháng 11 năm 2003 Đăng ký Doanh nghiệp số 0300

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

PHỤ LỤC I BIỂU CAM KẾT CỦA NIU DI-LÂN (Bản dịch không chính thức của Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương)

Số 102 (7.450) Thứ Sáu ngày 12/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Microsoft Word - TAKING STOCK 2003 FINAL VIETNAMESE.doc

CÔNG TY CỔ PHẦN NƯƠ C KHOA NG QUẢNG NINH Tổ 3A, Khu 4, Phố Suối Mơ, Phường Bãi Cháy, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam Điện thoại:

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/12/2018 Tiêu điểm: + Những quốc gia bị thiệt hại từ thuế quan về thép đang dần lộ diện + Giá hợp đồng tương lai của q

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NG

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

ĐIỂM THI KHỐI A ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG ầ ươ ữ ặ ố ả ườ ườ ườ ễ ướ ườ ườ ầ ườ ễ ữ ấ ồ ấ ứ ấ ố ấ ễ ấ ễ ả ấ ễ ướ ấ ễ ấ ễ ấ ễ ấ ễ ấ ấ ồ ố ấ ạ ấ ầ ấ ầ ấ

TRƯỜNG: THCS HIỆP PHƯỚC HỌ TÊN: GV: LÊ HỒ LỆ HẰNG ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KỲ I- MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 - NĂM HỌC Câu 1. Công cuộc khôi phục

Đơn vị lập HSMT: Công ty TNHH MTV Mai Hồng Lợi HỒ SƠ MỜI THẦU MUA SẮM HÀNG HÓA ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC MỘT GIAI ĐOẠN MỘT TÚI HỒ SƠ (Mẫu số 01) (Ban hành k

Các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán lớp 4

Số 290 (7.273) Thứ Tư, ngày 17/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

10 CÔNG BÁO/Số ngày BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 17/2010/TT-BLĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI

Reaching Above and Beyond... Vươn cao và Vươn xa Báo cáo thường niên 2008

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 10/01/2019 Tiêu điểm: + Tác động của thuế quan Mục 232 đối với thị trường thép cuộn cán nóng (HRC) toàn cầu trong năm 20

CHÍNH PHỦ Số: 21/2008/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 28 tháng 02 năm 2008 NGHỊ ĐỊNH Về sửa đổi, bổ

Chào cac ban, Tôi xin gui bài bao vua doc tren trang " noi muc Hôi qua'n thê gioi nguoi Viêt, xin gui cac ban doc de tiep suc

Microsoft Word - Ēiễm báo

LUẬT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị qu

Bản ghi:

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM EU Tóm tắt Nghị định thư 1 Quy tắc Xuất xứ Nghị định thư 1 EVFTA thực chất là Nghị định thư về Quy tắc xuất xứ của sản phẩm và các biện pháp hợp tác hành chính (sau đây gọi là Nghị định thư), với 38 Điều và 08 Phụ lục, gồm các cam kết về vấn đề quy tắc xuất xứ hàng hóa của EVFTA, là điều kiện cơ bản để hàng hóa có thể được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA. Chương này bao gồm 02 nhóm nội dung: (i) các cam kết về điều kiện xuất xứ (chia thành 02 nhóm nhỏ hơn, bao gồm các nguyên tắc chung về xuất xứ, áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa và các nguyên tắc xác định xuất xứ riêng, áp dụng cho từng loại hàng hóa) và (ii) các cam kết về thủ tục chứng nhận xuất xứ. 1. Nhóm các cam kết về điều kiện xuất xứ (i) Quy tắc xuất xứ EVFTA chung Hàng hóa được coi là có xuất xứ EVFTA khi thuộc một trong ba trường hợp sau: Trường hợp 1: Hàng hóa có xuất xứ thuần túy 1 Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành một cách tự nhiên trong lãnh thổ Việt Nam hoặc EU. Ví dụ như: khoáng sản, động vật thực vật được hình thành tự nhiên và sản phẩm của các loại động thực vật này Các trường hợp được coi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định thư. Trường hợp 2: Hàng hóa có xuất xứ cộng gộp 2 Trường hợp này bao gồm các hàng hóa được hình thành từ nguyên liệu có xuất xứ một phần hoặc toàn bộ từ EU/Việt Nam và được chế biến hoặc sản xuất tại Việt Nam/EU thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định tại Điều 6 Nghị định thư. Ngoài các trường hợp cộng gộp xuất xứ của hai Bên như nói trên, đối với hàng hóa xuất xứ cộng gộp Việt Nam, EVFTA còn cho phép cộng gộp xuất xứ mở rộng trong 2 trường hợp, gồm: 1 Điều 2 Nghị định thư 2 Điều 3 và Điều 6 Nghị định thư

- Cộng gộp xuất xứ với Hàn Quốc đối với hàng dệt may: Trong quá trình sản xuất các sản phẩm dệt may được liệt kê tại Phụ lục V Nghị định thư, các nguyên liệu có xuất xứ Hàn Quốc sẽ được coi là có xuất xứ Việt Nam, miễn là thỏa mãn các yêu cầu về quy trình sản xuất theo quy định tại Điều 6 Nghị định thư; 3 - Cộng gộp xuất xứ với ASEAN đối với mực và bạch tuộc: Các nguyên liệu có xuất xứ từ một nước ASEAN sẽ được coi là nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam, nếu thỏa mãn các điều kiện sau: 4 o Nguyên liệu này thuộc danh sách được liệt kê tại Phụ lục III Nghị định thư; o Nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm được liệt kê tại Phụ lục IV Nghị định thư; o Nguyên liệu có xuất xứ từ các nước ASEAN có cam kết tuân thủ các quy định tại Nghị định thư này và có hợp tác hành chính cần thiết với EU để bảo đảm việc thực thi đầy đủ Nghị định thư này với EU và giữa họ với nhau. Trường hợp 3: Hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam/EU, sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ Hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam hoặc EU, sử dụng nguyên liệu không hoàn toàn từ Việt Nam hoặc EU nhưng các nguyên liệu này thỏa mãn các yêu cầu cụ thể về quy trình sản xuất được quy định tại Điều 5 Nghị định thư và Phụ lục II về quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng. 5 (ii) Quy tắc xuất xứ cụ thể đối với từng sản phẩm (Product Specific Rule PSR) Đối với trường hợp 3 nói trên (hàng hóa được sản xuất hoàn toàn tại Việt Nam/EU, sử dụng một phần nguyên liệu không có xuất xứ), EVFTA có các quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho từng nhóm sản phẩm. Các quy tắc xuất xứ này được quy định tại Điều 5 Nghị định thư và Phụ lục II về quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng (Danh mục PSR). Quy tắc xuất xứ theo từng mặt hàng sử dụng chủ yếu một hoặc một số các tiêu chí: - Quy tắc tỷ lệ tối đa không xuất xứ (VL): Giới hạn tối đa tỷ lệ nguyên vật liệu không có xuất xứ trong quá trình sản xuất, gia công; - Quy tắc chuyển đổi mã hàng hóa : Chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số (quy tắc CTH) hoặc cấp độ 6 số (quy tắc CTHS) của sản phẩm cuối cùng so với mã số HS của nguyên vật liệu đầu vào; - Quy tắc công đoạn gia công cụ thể; và - Quy tắc công đoạn gia công, chế biến thực hiện trên nguyên liệu có xuất xứ thuần túy. 3 Điều 3.7 Nghị định 4 Điều 3.2 Nghị định thư 5 http://www.trungtamwto.vn/sites/default/files/evfta_chapter_4_annex4a.pdf

Quy tắc xuất xứ cụ thể đối với mỗi loại hàng hóa (áp dụng các tiêu chí nào, nội dung cụ thể mỗi tiêu chí) được nêu rõ trong Danh mục PSR. Chú ý đối với các sản phẩm nông nghiệp, một số trường hợp chỉ chấp nhận xuất xứ thuần túy hoặc cộng gộp mà không chấp nhận xuất xứ với trường hợp 3 về quy tắc cụ thể mặt hàng nhưng vẫn được đưa vào Danh mục PSR để thuận tiện cho việc tra cứu. 2. Nhóm cam kết về thủ tục chứng nhận xuất xứ (i) Loại Giấy chứng nhận xuất xứ theo quy định EVFTA EVFTA đã xác định Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ chung trong Hiệp định EVFTA, nêu tại Chương 2 EVFTA. Mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ của EVFTA yêu cầu thông tin khai báo được cho là đơn giản hơn so với mẫu C/O trong các Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) và các Hiệp định FTA giữa ASEAN với các đối tác ngoại khối mà Việt Nam đã ký kết. Một số thông tin nhà xuất khẩu được phép lựa chọn khai báo hoặc không khai báo như nhà nhập khẩu, hành trình lô hàng, số hóa đơn thương mại. Về nội dung khai báo, tiêu chí xuất xứ, mã số HS của hàng hóa không bắt buộc phải thể hiện trên C/O. (ii) Thủ tục chứng nhận xuất xứ mặt hàng? EVFTA dự kiến 02 thủ tục chứng nhận xuất xứ, bao gồm: - Thủ tục chứng nhận xuất xứ truyền thông (Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ dựa trên các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình) - Thủ tục nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ Trong so sánh với TPP, phạm vi thủ tục tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA hạn chế hơn, theo đó EVFTA chỉ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ trong khi TPP cho phép nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ. Mô hình tự chứng nhận xuất xứ trong EVFTA được cho là dựa trên thông lệ cho phép nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ mà EU hiện đang áp dụng. Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của nhà xuất khẩu của EVFTA cho phép nhà xuất khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ (tự xác nhận xuất xứ của sản phẩm) đưa vào bộ tài liệu nộp cho cơ quan hải quan của nước nhập khẩu thay vì phải xin giấy chứng nhận xuất xứ từ các cơ quan chức năng. Trong EVFTA, EU và Việt Nam có cam kết riêng biệt về vấn đề này. Cụ thể - Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU: (i) với lô hàng có trị giá không vượt quá 6.000 euro, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ; (ii) với lô hàng có giá trị trên 6.000 euro, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (approved exporters) 6 mới được tự chứng nhận xuất xứ. 6 Điều kiện để được công nhận là nhà xuất khẩu đủ điều kiện do mỗi bên tự quy định. Tham khảo Điều về Nhà nhập khẩu đủ điều kiện trong Nghị định thư về Quy tắc xuất xứ của sản phẩm và các biện pháp hợp tác hành chính

Hiện EU đang xây dựng hệ thống đăng ký nhà xuất khẩu (registered exporters) là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hoàn thiện và được áp dụng, EU sẽ thông báo cho phía Việt Nam biết. - Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Việt Nam bảo lưu vẫn tiếp tục áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho nhà xuất khẩu sau khi xác nhận các giấy tờ mà nhà xuất khẩu xuất trình); Việt Nam có thể lựa chọn áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ khi nào thấy thích hợp và chỉ cần thông báo cho phía EU trước khi thực hiện cơ chế này. Hiện Việt Nam mới chỉ đang thí điểm cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ASEAN, chưa có thông tin khi nào Việt Nam có thể áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ như trong EVFTA. (iii) Đối với hàng hóa quá cảnh qua nước thứ ba Theo cam kết tại EVFTA, hàng hóa quá cảnh qua và chia nhỏ lô hàng tại nước thứ ba ngoài Việt Nam và EU vẫn có thể được chứng nhận xuất xứ theo EVFTA với điều kiện nhà nhập khẩu xuất trình các chứng từ chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của hải quan nước thứ ba và không bị thay đổi xuất xứ, bao gồm: - Chứng từ vận tải (ví dụ vận đơn); - Chứng từ về việc đánh dấu, đánh số hàng hóa; - Chứng từ chứng minh hàng hóa (ví dụ hóa đơn thương mại, hợp đồng mua bán); - Chứng nhận của hải quan nước thứ ba về việc hàng hóa không bị thay đổi hoặc chứng từ khác chứng minh hàng hóa vẫn nằm trong sự kiểm soát của mình. EVFTA chấp thuận một số điều chỉnh nhỏ với hàng hóa (nhằm mục tiêu bảo quản hàng hóa ở tình trạng tốt, hoặc bổ sung/dán thêm các loại mác, nhãn để bảo đảm yêu cầu của bên nhập khẩu. Chú ý là theo EVFTA, không phải bất kỳ trường hợp hàng hóa quá cảnh hay chia nhỏ lô hàng ở nước thứ ba đều phải xuất trình tự động các chứng từ chứng minh nói trên. Cơ quan hải quan nước nhập khẩu chỉ yêu cầu xuất trình trong trường hợp có nghi ngờ. 3. Một số quy tắc cụ thể đối với một số mặt hàng (i) Nông sản EVFTA yêu cầu quy tắc xuất xứ thuần túy đối với phần lớn các sản phẩm nông nghiệp. Đối với các trường hợp chấp nhận quy tắc xuất xứ khác, EVFTA yêu cầu quy tắc chuyển đổi mã số hàng hóa, đồng thời thường kèm theo cả yêu cầu về giới hạn tỉ trọng nguyên liệu thô không có xuất xứ (khoảng từ 20 đến 60%).

Bảng tóm tắt quy tắc xuất xứ đối với một số sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm Mật ong (HS 0409) Rau củ quả và các sản phẩm rau củ quả (HS 07, 08, và 20) Gạo (HS1006) Chế phẩm từ ngũ cốc, tinh bột (HS 11) Rượu và các đồ uống có cồn (HS 22) Thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá (HS 24) Quy tắc Quy tắc xuất xứ thuần túy Quy tắc xuất xứ thuần túy đối với rau củ quả nguyên liệu và có giới hạn tỷ lệ đường (ăn) không xuất xứ 20% đối với sản phẩm chế biến từ rau củ quả. Quy tắc xuất xứ thuần túy Nguyên liệu sử dụng từ ngũ cốc, tinh bột, khoai tây, sắn phải có xuất xứ thuần túy Nho sử dụng làm nguyên liệu phải có xuất xứ thuần túy và tỷ lệ đường nguyên liệu không xuất xứ là 20% - Lá thuốc lá chưa chế biến có xuất xứ thuần túy - Lá thuốc lá đã chế biến chỉ được sử dụng tối đa 30% nguyên liệu không xuất xứ cùng Chương 24 so với tổng nguyên liệu Chương 24 được sử dụng - Thuốc lá điếu phải làm từ lá thuốc lá đã chế biến có xuất xứ hoặc giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ Nguồn: Bộ Công thương (ii) Sản phẩm công nghiệp Đối với các sản phẩm công nghiệp (trừ dệt may), quy tắc xuất xứ phổ biến là: - Giới hạn tỷ lệ nguyên liệu không xuất xứ: hàm lượng nguyên liệu không có xuất xứ (gọi tắt là VL) được tính dựa trên giá xuất xưởng và tỷ lệ áp dụng phổ biến là 70% (tương đương với hàm lượng giá trị khu vực 40% tính trên giá FOB trong các FTA mà Việt Nam đang tham gia); - Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTH); - Công đoạn gia công, sản xuất cụ thể. Bảng 04: Quy tắc cụ thể mặt hàng đối với các mặt hàng công nghiệp ưu tiên của Việt Nam Sản phẩm Nhựa (HS 39) Cao su (HS 40) Giày dép (HS 64) Quy tắc Áp dụng tiêu chí chuyển đối nhóm hàng hóa (CTH) hoặc VL 50% Áp dụng tiêu chí CTH hoặc VL 70%, trừ: - Lốp ô tô cũ: chỉ được phép sản xuất từ lốp ô tô cũ và lốp ô tô mới có xuất xứ - Lốp ô tô đắp lại: được phép sản xuất từ lốp ô tô cũ không xuất xứ Giày dép phải sản xuất từ bộ phận có xuất xứ. Đối

Sắt thép và sản phẩm sắt thép (HS 72, 73) Máy móc thiết bị (HS 84) và dây dẫn điện, thiết bị điện tử (HS 85) với các bộ phận giày dép thì áp dụng tiêu chí CTH Phổ biến là: - Bán thành phẩm được phép sản xuất từ nguyên liệu thô không xuất xứ - Sản phẩm sắt thép được phép sản xuất từ bán thành phẩm không xuất xứ, ngoại trừ một số sản phẩm là mặt hành ưu tiên của hai bên - Phổ biến là quy tắc CTH hoặc VL 70% - Đối với một số dòng hàng EU có chính sách bảo hộ mà Việt Nam không xuất khẩu hoặc cũng bảo hộ: quy tắc VL 50% (quy tắc chặt hơn mức phổ biến 70%) - Đối với một số mặt hàng mà Việt Nam cần nhập khẩu linh kiện, bộ phận không xuất xứ để sản xuất: quy tắc chuyển đổi phân nhóm (CTSH) (quy tắc lỏng hơn quy tắc phổ biến CTH) Phương tiện vận tải (HS 87) - Ô tô và linh kiện ô tô: áp dụng tiêu chí VL 45% - Xe máy và linh kiện xe máy: áp dụng tiêu chí CTH hoặc VL 50% Gỗ và sản phẩm gỗ (HS 44 và 94) (iii) Dệt may - Phổ biến là quy tắc CTH hoặc VL 70% - Một số mặt hàng gỗ nguyên liệu: Quy tắc công đoạn gia công cụ thể Nguồn: Bộ Công thương Quy tắc xuất xứ phổ biến đối với sản phẩm dệt may trong EVFTA là tiêu chí hai công đoạn, hay còn gọi là từ vải trở đi. Cụ thể, để sản phẩm dệt may được coi là có xuất xứ theo EVFTA thì vải sử dụng để tạo thành sản phẩm phải có xuất xứ Việt Nam/EU và việc cắt, may phải được thực hiện tại Việt Nam/EU. Tuy nhiên, EVFTA có cam kết linh hoạt về quy tắc xuất xứ cộng gộp liên quan tới trường hợp vải từ nước có FTA: - Cho phép vải có xuất xứ Hàn Quốc được coi như có xuất xứ theo EVFTA (Hàn Quốc là nước duy nhất hiện có cả FTA với Việt Nam và EU) - Trong tương lai, nếu có một nước nào đó cùng có FTA với VN và EU thì Việt Nam sẽ thông báo cho Ủy ban Hải quan của EVFTA và Ủy ban này sẽ quyết định việc có cho phép cộng gộp không