Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi

Tài liệu tương tự
Thuyết minh về một loài cây – Văn Thuyết Minh 9

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Thơ cậu Hai Miêng Đêm thu bóng nguyệt soi mành, Bâng khuâng dạ ngọc chạnh tình ngâm nga. Xét trong thế sự người ta, Tài ba cho mấy cũng là như không.

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Kể về những đổi mới ở quê hương em – Văn mẫu lớp 6

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Mượn Trong Đời Sống Văn Hóa Người Bình Dân Tây Nam Bộ Trần Minh Thường 1. Mượn là gì? Đại Nam Quốc âm tự vị đưa ra các định nghĩa về từ mượn như sau:

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Báo Công An số ra ngày :

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Vài cảm nghĩ về tình tự dân tộc Miền Nam và Ca Dao

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Microsoft Word - nhphuoc-songnuoccadao[1]

BIẾN ĐỔI TRONG SINH HOẠT TÍN NGƯỠNG TÔN GIÁO Ở GIA ĐÌNH VÀ HỌ TỘC DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ (Nghiên cứu trường hợp xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Li

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

CHÍNH THỐNG HAY NGỤY QUYỀN (Trình bày tại Montreal ngày ) Trần Gia Phụng Từ năm 1945 cho đến nay, cộng sản (CS) luôn luôn giành chính nghĩa v

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

(Microsoft Word - QU\312 HUONG \320?T T? _HIEU CHINH_.doc)

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

Văn miêu tả lớp 3- Em hãy miêu tả về quê hương của em

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

LÔØI TÖÏA

Mạ Tôi, Cư Dân Xóm Lò Gạch Đà Lạt _ (Phạm Mai Hương) (Hồi Ký)

Tuyển Tập 2018 Chàng & Nàng 277

HỒI I:

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

A

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

PICNIC HÈ 2014 TÂY NINH ĐỒNG HƯƠNG HỘI BẮC CALIFORNIA Bài viết: Lê Bình - Duy Văn :ảnh layout Có lẽ đây là là hội đồng hương non trẻ nhất của cộng đồn

02 CÔNG BÁO/Số 05+06/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ðộc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 56/2014/Qð-UBND T

Cậu kêu cô bác một lát rồi chờ, Nói giảng nói thơ nói giờ sắp tiệt. Đây rồi ly biệt chia rẽ sạch trơn, Đừng có thua hơn nghe đờn Cậu khảy. Dù ba hay b

Moät boâng hoàng cho nhöõng thôøi gian chuùng ta chia seû vaø cho nhöõng kyû nieäm cuûa chuùng ta

NGHỀ CÁ Ở ĐỒNG THÁP MƯỜI XƯA VÀ NAY Lê Công Lý I - Điều kiện thuận lợi của nghề cá ở Đồng Tháp Mười Đồng Tháp Mười là một cánh đồng rộng bao la, khoản

a

Sông Cửu Long, Trường Giang Vạn Dặm Hứa Hoành Sông Cửu Long 9 cửa, 2 dòng, Người thương anh vô số, nhưng chỉ một lòng với em (Ca Dao) Nhiều du khách m

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ


Microsoft Word - 25-AI CA.docx

Đặc Sản U Minh Hạ Quê Tôi Nguyễn Lê Hồng Hưng Quê hương của Trúc Thanh nằm nép mình cuối dãy Trường Sơn. Nơi đó có núi, rừng, ruộng, rẫy và biển xanh.

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Đại Sư Ấn Quang

Microsoft Word - 22-NHÃ CA.docx

Từ Mỹ về Rừng Thăm Bạn Lâm Chương Lúc mới đến, tôi hỏi: - Đào hố để làm gì? Anh nói: - Bắt khỉ. Tôi ngạc nhiên: - Bắt khỉ? - Ừ, bắt khỉ. - Để ăn thịt?

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Dân Thái Bình quê tôi kêu cứu vì nhà máy thép TQ gây ô nhiễm Văn Quang Viết từ Sài Gòn Trong bài trước tôi đã tường thuật với bạn đọc về những cái độc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Microsoft Word - nhphuoc-song[2]

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

Lộn Sòng Hữu Loan Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ vì bả

HÀNH TRÌNH THIỆN NGUYỆN CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG ĐỊA ỐC KIM OANH 1

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word - CÔ EM V?

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Soạn Giả Thái Thụy Phong Vũ Thất Theo bài tường trình Nghệ thuật Sân khấu Cải lương 80 năm của soạn giả Nguyễn Phương trên trang nhà của nhạc sư Trần

Đường Về Tà Lơn 128 Bần Sĩ Vô Danh Đời Thượng Nguơn Sau cuộc đại biến thiên Tận Thế Hội Long Hoa, sàng lọc hiền còn dữ mất chết 7 còn 3, Trời Phật biế

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 128 ngaøy Núi Bà Tây Ninh 1*- Thiệp Mời Tiệc Tân Niên Kỷ Hợi 2019 của Tậy Ninh Đồng Hương Hội - Hoa Kỳ tổ chức ngày 1

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

Microsoft Word - Ngay XuaNguoiTinh_pthienthu.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

No tile

Giới thiệu về quê hương em

Truyện ngắn : Bà Năm xóm Chợ Bà Chiểu

CHƯƠNG 1

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Tấm Cám Ngày xưa, có Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Hai chị em suýt soát tuổi nhau. Tấm là con vợ cả, Cám là con vợ lẽ. Mẹ Tấm đã chết từ

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Microsoft Word - nvs-vanhocnamha[layout].doc

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Con Tạo Xoay Vần Lại Thị Mơ Anh thanh niên mặt còn trẻ lắm, cỡ độ hai mươi là cùng. Anh mặc bộ quần áo bộ đội, đi dép râu đội nón tai bèo. Mới nhìn th

NHẠC DƯƠNG LÂU - HỒ ĐỘNG ĐÌNH Qua thi ca các sứ thần nước Nam Nguyễn Du, Đoàn Nguyễn Tuấn, Phan Huy Ích,Nguyễn Tông Khuê, Hồ Sĩ Đống, Ngô Thì Nhiệm, N

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Đi xe đò, đi xe ôm Tiểu Tử Năm đó, tôi về Việt Nam ăn Tết và cũng để mừng má tôi tròn một trăm tuổi. Đó là lần thứ hai tôi về Việt Nam. Kỳ

Kinh Di Da Giang Giai - HT Tuyen Hoa

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Microsoft Word - NGƯỜI BẠN CŨ VÀ MẮM CUA CHUA.doc

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Sơn Nam Lịch Sử Khẩn Hoang Miền Nam Mục Lục Nhận Xét Tổng Quát Chương 1-1: Nhu cầu phát triển xứ đàng trong, phục quốc và củng cố quốc gia Chương 1-2

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

Chửi


Bản ghi:

Kênh xáng Xà No dài 40 km, bắt nguồn từ ngã ba Vàm Xáng, sông Cần Thơ (nhánh lớn sông Hậu), đoạn qua huyện Phong Điền chạy dài tới ngã ba sông Ba Voi (Hậu Giang) trước khi đổ ra sông Cái Lớn (Kiên Giang) chảy ra biển Tây. Con kênh được người Pháp thi công bằng cơ giới, chỉ trong 2 năm (từ 1901-1903) đã hoàn thành, mặt kênh rộng 60 m, đáy 40 m; phí tổn lên tới gần 3,7 triệu quan (Franc). Đây cũng là công trình đường thủy lớn đầu tiên của Nam kỳ có thể so sánh với việc thiết lập đường xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho. Ngồi quây quần cùng con cháu trong căn nhà sát bờ kênh xáng Xà No, cụ ông Nguyễn Văn Kiểu (92 tuổi, ngụ xã Tân Hòa, huyện Châu Thành A, Hậu

Giang) không nhớ hết tên cháu chắt của mình nhưng thuộc vanh vách những câu chuyện về con kênh xáng trước nhà. Câu chuyện của ông Kiểu thường bắt đầu từ tên con kênh. Cụ bảo, người ta gọi nó là kênh Xà No là vì đọc trại từ Saint-Tanoir, tên của người Pháp chỉ huy xáng đào con kênh này. Cũng có người truyền rằng, Xà No bắt nguồn từ một tên của phum Sok Snor (phum có nhiều cây điên điển của người Khmer), nơi con kênh chảy qua. Hay từ câu chuyện vùng đất này có con mãng xà sau khi nuốt chửng một con nai, no tới mức trườn không nổi nằm dài thườn thượt. Người dân nhìn thấy sợ hãi rồi đặt tên con kênh là Xà No Gốc gác xứ Sóc Trăng, cụ Kiểu theo cha mẹ lưu lạc về vùng đất dọc kênh Xà No khai khẩn, lập nghiệp từ khi mới 5 tuổi. Cụ nhớ cả vùng đất từ Một Ngàn, Bảy Ngày cho tới Vị Thanh, Hỏa Lựu thuở ấy toàn là rừng trũng, đầy cỏ năn, cỏ lác. Mùa mưa ghe xuồng luồn lách đi được nhưng ít ai dám vào sâu bên trong vì toàn cá sấu, cọp beo Còn mùa nắng, lại toàn là phèn, chẳng trồng được cây gì. Cả chục năm sau khi Pháp đào con kênh, đưa nước ngọt từ Hậu Giang về thau chua, rửa phèn, lúa mới trúng, nhà máy xay xát của điền chủ mọc lên, ghe lúa, rồi dân thương hồ tứ xứ qua lại con kênh, chợ búa hình thành, người dân về lập nghiệp kín bờ kênh, cụ Kiểu kể.

Người về dựng lều, nhà cửa kín bờ kênh, họ lại lấn vào trong 2-3 lớp nhà, dần dần hình thành xóm, thành làng. Ở các ngã ba, ngã tư sông tập trung nhiều hộ dân thì mở chợ, xây đình, cất trường học. Sống nơi sông sâu nước chảy, đất ruộng thẳng cánh cò bay, nông dân làm tá điền tuy có vất vả, nhưng làm chơi mà ăn thiệt sạ lúa bỏ đó, cuối mùa cũng gặt hái 5-7 giạ/công. Khi đã có con kênh xáng, những năm 1920-1930, Pháp đẩy mạnh việc khai thác đất đai. Dọc hai bên bờ kênh được quy hoạch thành những cánh đồng lúa bạt ngàn. Đó là những điền Bảy Ngàn của Tây Albert, một trong những điền chủ lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ với trên 30.000 mẫu đất, hơn 3.000 hộ tá điền. Mỗi năm Tây Albert thu lúa ruộng, lúa vay hàng triệu giạ. Nơi kho chứa lúa và nhà của Tây Albert tại thị trấn Bảy Ngàn được người dân gọi là Lầu Trắng rộng hơn 1 ha. Những cánh đồng nhỏ hơn như điền Tây Duval và điền Tây Guery cũng sở hữu 2.500 mẫu; điền do các công ty của Pháp đầu tư, quản lý, khai thác chí ít cũng 10.000 mẫu. Đoạn đầu kênh xáng Xà No tiếp giáp với sông Cần Thơ (H.Phong Điền, TP.Cần Thơ)

Nhâm nhi ly trà bên quán nước cạnh Bảo tàng Cần Thơ, soạn giả Nhâm Hùng, người dành nhiều thời gian nghiên cứu về văn hóa Nam bộ, bảo rằng: Tới bây giờ ta mới đẩy mạnh các mô hình cánh đồng lớn và xem đó như là hướng đi của nông nghiệp sản xuất tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật. Ấy thế mà những năm đầu thế kỷ 20, bằng việc đào kênh xáng Xà No, người Pháp đã hình thành những điền trại quy mô hàng chục ngàn héc ta, máy cày đã chạy sáng đồng ở vùng đất này.

Chỉ trong một thời gian ngắn, kênh xáng Xà No đã làm thay đổi diện mạo một vùng đất úng ngập, ứ phèn quanh năm. Diện tích ruộng đất hai bên bờ kênh lại được mở rộng hơn khi những chuyên gia thủy lợi Pháp cho đào tiếp hệ thống kênh nhỏ xôm lươn (như xương cá) để điều hòa dòng chảy. Cứ cách 500 m xẻ một kênh nhỏ; cách 1.000 m đào con kênh lớn hơn. Các con kênh nhỏ đào sâu và hai bên xáng Xà No 1.000 m được nối bằng những con kênh sườn, phân đất ra như những ô bàn cờ. Việc tưới tiêu nhờ đó mà ngày càng thuận lợi, giúp các chủ điền mở rộng thêm diện tích, tăng năng suất, sản lượng lúa. Từ việc Tây Albert cho đánh số các kênh thủy lợi trên diện tích đất của mình mà sau này còn hình thành nên những đơn vị hành chính, như thị trấn Một Ngàn, thị trấn Bảy Ngàn, Hai Ngàn Rưỡi... Chỉ 5 năm sau ngày đào kênh xáng Xà No, lúa gạo miền Hậu Giang đưa đi xuất cảng tăng vọt: chiếm đến 900.000 tấn, trong tổng số 1,3 triệu tấn của toàn Nam kỳ. Nếu người Pháp thời đó không đào kênh xáng Xà No thì cho đến bây giờ, chúng ta cũng khó mà làm được, TS Dương Văn Ni, chuyên gia về đa dạng sinh học, khẳng định. Ông phân tích: Không chỉ khơi thông vùng đất trũng nhất của ĐBSCL là Vị Thanh - Long Mỹ - Phụng Hiệp (Hậu Giang),

kênh xáng Xà No giúp vùng nông nghiệp trọng điểm Thới Lai, Cờ Đỏ của Cần Thơ thoát lũ mỗi năm. Kênh Xà No còn là đường đi tắt từ Cần Thơ xuống Kiên Giang cực kỳ dễ dàng nhờ sự giao thoa giữa chế độ bán nhật triều (ngày 2 con nước lớn - ròng) của sông Hậu và nhật triều (chỉ 1 con nước lớn - ròng) của sông Cái Lớn. Soạn giả Nhâm Hùng nói, cơ giới của người Pháp không chỉ cải tạo vùng đất chết thành vùng ngọt hóa, xanh tốt mà còn hình thành nên nền văn minh kênh xáng. Nó bắt đầu từ việc cơ giới hóa thủy nông, tiếp cận với sản xuất bằng cơ giới, sản xuất lớn. Sau đó, việc phát triển của công nghiệp xay xát, nghề buôn bán, dịch vụ trên sông Nhiều khu chợ cũng hình thành từ đó như chợ Vàm Xáng (lập năm 1907), chợ Một Ngàn, chợ Bảy Ngàn, chợ Cái Nhum, chợ Hỏa Lựu. Đặc biệt hơn là chợ nổi Cái Răng, Phong Điền. Tại chợ Cái Răng, hàng chục nhà máy xay xát hình thành bên cạnh các chành lúa khổng lồ. Các ghe lúa tập nập mua gom từ Rạch Giá, Bạc Liêu và vùng lân cận kênh xáng Xà No đưa về đây xay xát, rồi chở lên Chợ Lớn xuất cảng. Kênh xáng Xà No trở thành con đường lúa gạo lớn sầm uất nhất Đông Dương.

Hơn 115 năm kinh xáng Xà No hoàn thành, con nước vẫn hai buổi lớn - ròng mang phù sa sông Hậu thau chua, rửa phèn, bồi đắp dinh dưỡng cho đồng ruộng hai bên con kinh chạy dài từ Cần Thơ qua Hậu Giang tới Kiên Giang. Ngày ngày, hàng ngàn xà lan, ghe xuồng vẫn ngược xuôi trên kênh. Nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trần Thành Lập nói con kênh thực sự là di sản vô giá người Pháp để lại. Người Hậu Giang luôn ao ước một ngày không xa, tàu du lịch sẽ dập dìu trên kênh Xà No, hai bên bờ kênh là những trang trại nông nghiệp công nghệ cao, những khu du lịch miệt vườn cây trái xum xuê, nhịp sống của người dân kênh xáng thêm rộn ràng, sung túc hơn, ông Lập kỳ vọng. Đồ họa: Duy Quang Ảnh: Đình Tuyển Báo Thanh Niên - 17.01.2019