Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Tài liệu tương tự
Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Nghị luận xã hội về “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích khổ thơ đầu tiên trong bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – Văn mẫu lớp 9

Công Chúa Hoa Hồng

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Cảm nhận bài thơ Đàn ghita của Lor-ca của Thanh Thảo

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Giới thiệu về quê hương em

Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài “Cảnh ngày hè”

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

HỒI I:

Phân tích bài thơ Chiều tối

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"


Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Tả cánh đồng quê em văn 5

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phần 1

Thuyết minh về Nguyễn Du

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

LỠ CHUYẾN ĐÒ Truyện của Phương Lan ( tiếp theo ) Vòng tay ghì chặt nhớ nhung Quay về bến cũ sóng lòng xót xa Lỡ làng một chuyến đò qua Cỏ đau nắng rát

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Kể về một người bạn mới quen

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tràng Giang

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Microsoft Word - suongdem05.doc

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

Cảm nghĩ về mái trường

Kể về một chuyến về thăm quê – Văn mẫu lớp 6

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận của em về bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Tả lại con đường từ nhà đến trường

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Thuyết minh về hoa mai

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Đông Giao chau mày, cầm cuốn sách Huy đang xem dở dang để trên bàn lên

Phần 1

Document

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Tả khu vườn nhà em

Phần 1

No tile

Phần 1

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

36

Cảm nghĩ về người thân

No tile

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Bản ghi:

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Author : vanmau Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 1 Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu. Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm (Xuân Diệu). Trong ba kiệt tác ấy, Thu vịnh dường như có thần hơn cả. Bài thơ không chỉ là một minh chứng về tài năng mà còn mang đậm hình ảnh Nguyễn Khuyến với những băn khoăn, trăn trở đáng trọng. Trăn trở ấy hiện ngay trong câu thơ đầu tiên. Trời thu xanh ngắt mấy từng cao Có phải vô tình chăng khi cả ba bài thơ mùa thu của cụ, da trời đều mang màu xanh ngắt? Xanh ngắt chứ không phải xanh lơ, xanh dịu hay xanh lục. Chỉ riêng mấy tiếng mấy từng cao đã thấy một độ cao khá lớn. Nhưng khi bàn tay Nguyễn Khuyến tô vẽ cho da trời một màu xanh ngắt thì trời thu như bị đẩy lên cao hơn, xa hơn, chẳng dừng lại ở mấy tầng nữa mà gấp bội lần như thế. Đến câu thơ sau: Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Tài liệu chia sẻ tại Câu thơ vẻn vẹn bảy âm tiết mà đã có tới hai từ láy song vẫn không hề thúc ép, gượng gạo

lơ phơ là một từ láy chỉ số lượng chẳng mấy đông đúc, thậm chí rất thưa thớt, vả chăng, khi thu sang, thân măng đã thành thân tre, có hình cong như cần câu và lá hãy còn thựa thớt lắm. Không chỉ mô tả được dáng điệu của sự vật, từ láy này còn gợi cả một chuyển động, dù rất nhỏ nếu không tinh mắt, thì khó mà phát hiện ra. Ngay đến gió thu cũng chi hắt hiu chứ không phải là cơn gió mạnh mẽ căng đầy nhựa sống, cũng không phải là cơn gió lay lắt cuối mùa. Hơi gió hắt hiu gợi một cảm giác buồn sầu thanh nhẹ, ngắm dần vào con người. Và khi đã ngắm rồi thì buồn và sầu sẽ bị đẩy lên tới đỉnh điểm. Câu thơ đầu tiên đã tạo được một ấn tượng mạnh mẽ từ màu xanh ngắt thì đến câu thứ ba, một lần nữa, ấn tượng ấy lại được khắc họa: Nước biếc trông như từng khói phủ. Đáng chú ý là sự xuất hiện hình ảnh so sánh đầu tiên và duy nhất trong bài thơ. So sánh, không phải để cụ thể hóa đối tượng, sự vật mà để cho nó trở nên huyền ảo, mông lung hơn. Do vậy, cảnh thu như nhiều hơn là thực. Có trời, có nước, có trúc và bây giờ đến trăng: Song thưa để mặc bóng trăng vào Ngỡ là thêm sự vật thì bức tranh thu sẽ trở nên đông đúc, rộn rã hơn. Nào ngờ càng thêm vào thì cái lạnh lẽo đơn độc càng tăng lên gấp bội. Lúc này, trăng không khơi gợi được cảm xúc của thi nhân cũng tỏ ra hờ hững với trăng nên mới để mặc. Hờ hững với trăng hay là còn hờ hững cả với đời nữa vậy? Đúng! vẫn chưa rõ duyên cớ. Song tôi chắc chắn rằng nỗi buồn của Nguyễn Khuyến chưa đến mức tuyệt vọng, bởi nếu tuyệt vọng thì cụ còn nhìn cảnh âu sầu hơn thế rất nhiều. Tâm trạng của cụ Tam Nguyên lúc này vui thì không vui mà tuyệt cùng không phải là tuyệt vọng. Chỉ buồn, chỉ cứ ngồi bất động mà buồn. Con người ta nếu nằm ở hai trạng thái tình cảm minh bạch, rõ ràng: Vui thì vui mà buồn tuyệt vọng thì tuyệt vọng rõ đi thì chẳng có gì đáng nói. Cứ như trường hợp nửa nọ nửa kia của Nguyễn Khuyến thì quả là một sự khó chịu khủng khiếp. Con người như vô cảm (?), nửa muốn phó mặc những gì đang diễn ra trước mát, nửa lại không. Nếu như bốn câu thơ đầu bộc lộ một nỗi buồn vô cớ thì đến hai câu luận đã thấy rõ lí do: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Chỉ trong khoảng thời gian năm ngoái đến năm nay đã xảy ra những biến cố gì để thi nhân phải quay về cảm xúc trong hoa năm ngoái và xót xa trước tiếng ngỗng nước nào? Một tiếng trên không ngỗng nước nào là một câu hỏi hoài nghi song cũng là một câu trả lời chắc Tài chắn. liệu chia Thếsẻ mới tại đau, thế mới uất, mới rầu Âm thanh duy nhất của bài thơ cất lên không chút rộn rã đà đành, lại chỉ duy nhất một tiếng và đặt vào chú ngỗng nước nào thì u hoài, lạc

lõng biết bao nhiêu. Mà toàn bộ bài thơ, hình như cái gì cũng ít ỏi: trúc thì lơ phơ, song thì thưa, hoa thì mấy chùm, ngỗng thì một tiếng Lạ! Vì mải mê suy nghĩ mà hững hờ với cảnh hay đấy chỉ là những âm thanh, sự vật của tâm tưởng, của cảm giác? Dù sao những sự vật đó đều tạo cho bài thơ một không gian lí tưởng để con người tự đối diện với chính mình mà giãi bày tâm sự. Cho vơi bớt đi chăng? Có lẽ càng giãi bày bao nhiêu thì nỗi niềm ấy càng hun đúc lại bấy nhiêu; bởi làm gì có tri âm mà giãi bày giữa cõi đời ô trọc này? Tất cả vẫn chỉ là cảnh, bóng dáng con người chỉ thấy rõ nét nhất trong hai câu kết: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Song lại là con người vô ngôn, bất động mặc dù có hành động toan cất bút nhưng chỉ là toan. Chỉ có cuộc sống nội tâm là hoàn toàn xáo trộn. Vì thẹn với ông Đào chăng? Một cái thẹn đáng trân trọng đã nâng cao tầm vóc Nguyễn Khuyến hơn, đẹp hơn, đáng kính hơn. Có một điều tôi chợt băn khoăn. Chẳng rõ thời điểm thi nhân viết bài thơ này là khi nào? Băn khoăn và cũng chợt nhận ra rằng, bài thơ được viết ở nhiều khoảnh khắc khác nhau Trời thu xanh ngắt mấy từng cao là hiện hữu rành rành của ngày, nhưng đến Song thưa đế mặc bóng trăng vào thì đã chuyển sang đêm mất rồi. Không rõ có phải do công việc bộn bề nên vần thơ dang dở thi nhân phải gác lại chờ trăng lên viết tiếp? Hay là cái nỗi sầu kia cứ hút lấy thi nhân, không dứt ra được và Nguyễn Khuyến cứ chìm trong cái bể sâu bất tận ấy từ ngày tới đêm? Bài thơ có một không gian rất rộng. Trời thì bị đẩy lên cao tít tắp, nước như sâu hơn và cảnh thì thờ ơ lãnh đạm: Giữa một khu cảnh rộng rãi khác thường ấy, con người co lại như một chấm nhỏ. Bỗng thấy chơ vơ, lạc lõng. Buồn đến nao lòng. Có thế nói, mỗi dòng thơ, mỗi âm tiết thơ ở bài này đều ắp đầy những băn khoăn trăn trở của cụ Tam Nguyên trước cuộc đời. Đọc kĩ bài Thu vịnh, phần nào, cũng thấy rõ thêm tính cách thi nhân của Nguyễn Khuyến là vậy. Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 2 Nguyễn Khuyến có nhiều bài thơ viết về mùa thu bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thu vịnh là một trong ba bài thơ Nôm nổi tiếng: Thu điếu, Thu ẩm và Thu vịnh. Chùm thơ này đã tôn vinh Nguyễn Khuyến lện vị trí hàng đầu trong các nhà thơ viết về mùa thu của quê hương, làng cảnh Việt Nam. Đáng lưu ý là các chi tiết trong bài thơ này đều rút ra từ cảnh vật thân quen của quê hương tác giả. Vùng đồng chiêm trũng Bình Lục một năm chỉ cấy được một mùa, còn toàn là ngập Tài nước. liệu chia Trong sẻ tại làng có vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo.

Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời bao la, bát ngát: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Xanh ngắt là xanh thăm thẳm, mấy từng cao là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Trên cái nền là bầu trời bao la nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc (cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu) đang đong đưa khe khẽ trước gió thu. Giô hắt hiu là gió rất nhẹ và như chứa chất tâm trạng bên trong. Tất cả dường như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kín, tinh tế và khó nắm bắt.,. Sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng vào bên trong cần trúc, để cho nó vừa như đong đưa mà cũng vừa như đứng yên. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu. Hai câu đề chấm phá hai nét phong cảnh đơn sợ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều rất hài hoà. Nhà thơ mới nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó. Hai câu luận: Nước biếc trông như tầng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Tầng khói phủ khác làn khói phụ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Nước biếc cỏ tầng khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà lãn vào làn khói lam mờ, hoá mông lung, huyền ảo. Đó là dáng thu dưới mặt đất, sau dáng thu trên bầu trời. Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, mặc dù bj giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu,., nhưng trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư. Cảnh vật trong bốn câu thơ đầu được miêu tả ở những thời điểm khác nhau. Nhìn thấy màu trời xanh ngắt; cần trúc lơphơìà lúc đang trưa. Mặt nước biếc trông như tầng khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn qua song thưa là lúc trời đã vào đêm Mỗi cảnh một vẻ đẹp khác nhau, nhưng mối dây liên kết giữa chúng lại chính là sự nhất quán trong tâm tư tác giả. Ngòi bút cũng theo diễn biến tâm tư mà chọn ra mấy nét điển hình kia. Tuy khác nhau Tài nhựng liệu chia dường sẻ tại như các hình ảnh trên đều cùng gợi lên trạng thái íặng yên, ẩn giấu sự cảm thông, giao hoà giữa tâm hồn tác giả và hồn thu.

Tâm trạng chủ đạo ấy chi phối cách nhìn, cách nghĩcủa Nguyễn Khuyến: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Một tiếng trên không, ngỗng nước nào? Sau khi nhìn mặt nước khói phủ, ngắm ánh trăng tràn qua song thưa, nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân, ở đó, nở mấy chùm hoa. Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Ở trên, cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, đến đây cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Hoa nở trước mắt hẳn hoi mà cảm thấy là hoa năm ngoái. Điều gì đã xảy ra trong lòng người? Con người đang ở trong hiện tại mà như lùi về quá khử hay bóng dáng quá khứ hiện về trong thực tại? Âm điệu câu thơ theo nhịp 4/1/2: Từ Mấy chùm trước giậu đến hoa năm ngoái có một đoạn suy tư, ngẫm nghĩ và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác lạ lùng là hoa năm ngoái chú không phải hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Mặc dù âm thanh ấy đã quá quen thuộc mỗi độ thu về. Nếu như tròng bốn câu thơ trên, cảnh vật hài hoà, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hoà hợp với cảnh vật trong một nỗi niềm u uất. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách nhìn cảnh vật. Như vậy, cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời vẳng xuống mà trỗi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của câu thơ là vậy. Trước cảnh thu và hồn thu khiến thi hứng dạt dào, nhà thơ toan cất bút, nhưng nghĩ đi nghĩ lại, bỗng nhiên thấy thẹn với ông Đào nên đành thôi: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nhà thơ thẹn nỗi gì vậy? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Lôgic của bài thơ là từ cảnh đến tình, từ tình đến người. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư của cả bài thơ. Nguyễn Khuyến miêu, tả cảnh thu ở quê hương mình, từ mày trời, ngọn trúc, mặt nước, ánh trăng đến chùm hoa trước giậu, tiếng ngỗng trên không để dẫn đến cặm xúc đầy suy tư ẩn chứa trong cảnh vật. Thông qua đó, òng gửỉ gắm tâm trạng xót xa, tiếc nuối trước tình trạng đất nước rơi vào tay giặc ngoại xâm, quá khứ tốt lành không còn nữa mà mình thì lực bất Tài tòng liệu chia tâm. sẻ tại

Thu vịnh là một bài thơ hay, góp phần khẳng định tình yêu quê hương đất nước đằm thắm trong thơ Nguyễn Khuyến, thể hiện qua tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trình độ nghệ thuật của bài thơ đã đạt đến mức điêu luyện, tinh tế, không dễ mấy ai sánh được. Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 3 Nguyễn Khuỵến nổi tiếng với chùm thơ ba bài viết về mùa thu Thu vịnh, Thuđiếu, Thu ẩm. Có lẽ Nguyễn Khuyến đã viết theo lối chùm ba của Đỗ Phủ - đại thi hào Trung Quốc này nổi tiếng với Tam biệt, Tam lại...). Theo nhận xét của Xuân Diệu thì trong ba bài thơ mùa thu của Nguyễn Khuyên, bài thơ Thu vịnh mang cái hồn cua cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao. Thu vịnh mang cái thần của cảnh mùa thu xứ Bắc và cả tâm sự u uẩn của thi nhân: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao. Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Nước biếc trông như tảng khói phủ, Song thưa để mặc bóng trăng vào Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Bức tranh vẽ mùa thu được tác giả phác họa với không gian thoáng đãng. Nến trời chấm phá một nét nhẹ, mềm của cảnh trúc: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Mùa thu của xứ Bắc có bầu trời cao xanh trong đã hiện lên trong thơ Nguyễn Khuyến là trời thu xanh ngắt. Màu sắc ấy là màu của trời thu mà cũng là cái tình tha thiết của thi nhân đối với mùa thu, đối với quê hương lang cảnh. Không gian mở ra thăm thẳm mấy tầng cao, một cần trúc (trúc chứ không phải là tre) vươn lên trên nền trời thu xanh ngắt. Nét cong mềm của cần trúc vươn lên một cách thanh cao, không ủy mị như rặng liễu đìu hiu buông xuống trong thơ mùa thu của Xuân Diệu. Từ láy lơ phơ gợi tả vẻ thưa thớt của những lá trúc lay động bởi gió heo may mùa thu. Từ láy "hát hiu gợi được sự rung động của cành trúc, hay là sự rung động của tâm hồn thi nhân trước cảnh thu, trời thu đượm buồn? Tài liệu chia sẻ tại Bức tranh mùa thu trong Thu vịnh cứ được thêm hòa sắc mới, đường nét, hình ảnh mới:

Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào Hình ảnh mùa thu được pha thêm màu nước biếc", thêm một sắc xanh tha thiết nữa, màu của áo thu trong xanh, với khói phủ nhạt nhòa. Khói dãy gợi nhứ khói sóng" trong thơ Thối Hiệu Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Cảnh đêm thu thật là huyền diệu. Lại thêm có trăng. Thi nhân mở ra đón trăng Song thưa để mặc bóng trăng vào". Trong đêm thu thanh tĩnh, trăng là người bạn tri kỉ của thi nhân. Có ánh trăng thu, bức tranh mùa thu trong thơ thêm sáng. Mọi vật trong đêm thu được pha thêm ánh trăng huyền ảo, mộng mơ. Cảnh thu thêm huyền hoặc, từ màu hoa cho đến tiếng chim: Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Hoa mùa thu không đổi, không có sắc màu vì khói phủ nhạt nhòa hay nhà thơ mất hết ý niệm về thời gian? Mấy chùm trước giậu" làm sao biết được đó là hoa gì, màu sắc như thế nào. Chỉ biết đó là hoa năm ngoái. Tứ thơ của Nguyễn Khuyến còn trừu tượng hơn, ở đây chẳng có hoa đào, hoa cúc gì cả. Hình ảnh hoa năm ngoái thể hiện thời gian ngưng đọng, tâm trạng bất biến của thi nhân. Câu thơ thể hiện một nỗi buồn man mác. Âm thanh mùa thu là một tiếng ngỗng trời xa lạ ngỗng nước nào. Tiếng ngỗng trời lạnh cả không gian mùa thu đã làm thổn thức nỗi lòng của thi nhân. Đêm thu huyền diệu dã gợi cảm hứng cho nhà thơ. Thi hứng cũng chợt đến trong nỗi niềm u uẩn của thi nhân: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút. Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Trước cảnh thu huyền diệu, nhà thơ đã bộc lộ trực tiếp nỗi lòng của mình. Theo quan điểm của Nguyễn Khuyến mà cũng là quan điểm của các nhà thơ chân chính, thơ gắn liền với nhân cách, nhân cách lớn thì thơ lớn. Rung động trước mùa thu, cất bút định làm thơ, Nguyễn Khuyến cảm thấy thẹn với ông Đào. Ông Đào ở đây tức là Đào Tiềm (Đào Uyên Minh), một nhà thơ nổi tiếng ở Trung Quốc thời Lục Triều. Ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan, rồi chán ghét cảnh quan trường thối nát đã treo ấn từ quan, lui về ẩn dật và có bài Qui khứ lai từ rất nổi tiếng. Sao cụ Nguyễn lại thẹn với ông Đào? Thái độ này chưa từng thấy đối với các thi nhân cổ kim. về khoa bảng, ông Đào đỗ tiến sĩ, cụ Nguyễn cũng đỗ tiến sĩ, cụ Nguyỗn lại còn có Tam Nguyên, người đời gọi cụ là Tam Nguyên Yên Đổ. Về tài học, thơ của Nguyễn Khuyến kém gì thơ Đào Uyên Minh? Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ cổ điển lớn nhất của nước nhà được Xuân Diệu phong là Tài Nhà liệu chia thơsẻ của tại quê hương làng cảnh Việt Nam" và hết lời ngợi ca. Có lẽ cụ Nguyễn thẹn với ông Đào'' là về khí tiết. Cụ Nguyễn thiếu cái dũng khí của ông Đào, người đã tư quan một

cách dứt khoat, trở thành một nhân vật lừng danh về khí tiết trong giới quan trường Trung Hoa. Còn Nguyễn Khuyến thì lúng túng khi ra làm quan (thời đó ra làm quan tránh sao khỏi là tay sai của giặc Pháp) và lừng khừng khi đồng cảm cùa người đời. Đã về ẩn dật rồi, cụ Nguyễn vẫn còn chưa nguôi ân hận về những năm tham gia guồng máy chính quyền thối nát tàn bạo thời bấy giờ. Câu thơ của một tấm lòng chân thực là nỗi niỏm u uẩn của một nhân cách lớn, của một nhà thơ lớn. Thu vịnh là một bài thơ hay viết về mùa thu cua Nguyễn Khuyến. Bức tranh mùa thu với màu sắc thanh đạm, đường nét uyển chuyển, không gian cao rộng, cảnh vật huyền ảo dưới ánh nắng trắng trong thể hiện nỗi lòng tha thiết của nhà thơ đối với quê hương đất nước. Nhân vẻ đẹp của đêm thu. Nhà thơ cũng bộc bạch tâm sự sâu kín, chân thật của mình hết sức cảm động. Thiên nhiên mùa thu của quê hương làng cảnh Việt Nam, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến đẹp một cách thanh cao, gợi cảm, hồn hậu, khiến chúng ta càng thêm yêu, thêm quí quê hương đất nước của mình. Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến Bài làm 4 Nhắc đến thơ viết về đề tài tình yêu không thể không nhắc đến Xuân Diệu; nhắc đến thơ ca cách mạng không thể không nhắc đến Tố Hữu; còn nếu nhắc đến thơ viết về mùa thu, chúng ta không thể nào không nhắc tới cái tên Nguyễn Khuyến! Ông có cả một chùm thơ hay viết về mùa thu gồm 3 bài : Thu Vịnh, Thu Điếu, Thu Ẩm. Cả ba bài trong chùm thơ thu đều lấy bối cảnh là làng cảnh quê hương tác giả. Đó là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục một năm chỉ cấy được một mùa, còn lại toàn là ngập nước. Làng quê Bình Lục ấy cũng bình dị như biết bao làng quê thân thuộc khác, có vô số ao chuôm với những bờ tre quanh co bao bọc những mái tranh nghèo. Nếu như trong Thu điếu bức tranh mùa thu được cảm nhận theo chiều không gian từ gần rồi đến cao, xa thì ở Thu Vịnh, nhà thơ thưởng thức bức tranh thu bắt đầu từ cao xuống thấp. Mở đầu bài thơ là hình ảnh bầu trời bao la, bát ngát, xanh trong rất điển hình của mùa thu nơi thôn dã: Trời thu xanh ngắt mấy từng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu Xanh ngắt có nghĩa là xanh thăm thẳm, dường như trời thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn được bao phủ bởi sắc màu xanh ngắt ấy. Ví dụ như trong Thu ẩm ông viết: Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt Hay ở Thu điếu : Tài liệu chia sẻ tại Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Xanh ngắt là sắc xanh trong, mở ra một không gian rất rộng, rất cao. Đặc biệt, khi kết hợp với mấy từng cao càng làm không gian thêm bao la, thăm thẳm. Mấy từng cao gợi cho chúng ra cảm giác là rất cao, tưởng như có nhiều lớp, nhiều tầng. Trên cái nền là bầu trời bao la nổi bật lên hình ảnh thanh tú của cần trúc. Không phải là khóm trúc mà là cần trúc, là cây trúc non dáng cong cong như chiếc cần câu đang đong đưa khe khẽ trước gió thu hắt hiu thổi. Gió hắt hiu là gió rất nhẹ, gió thổi không vội vàng cũng nhưng cũng không lưu luyến, gợi lên chút cảm giác hững hờ. Đến cả gió thu cũng đậm chất thu, phảng phất buồn như chứa chất tâm trạng bên trong. Tất cả dường như có một mối cảm thông thầm lặng, sâu kín, tinh tế và khó nắm bắt. Giữa cái nền xanh ngắt, sự lay động rất nhẹ của cần trúc càng làm tăng thêm cái lặng thinh, sâu thẳm của bầu trời. Bầu trời lại như dồn hết cái sâu lắng vào bên trong cần trúc, để cho nó vừa như đong đưa mà cũng vừa như đứng yên. Đó là nét động và nét tĩnh của cảnh thu, cũng chính là đặc tài trong dụng nghệ lấy động tả tĩnh của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Thông qua hai câu đề này, nhà thơ đã chấm phá hai nét phong cảnh đơn sơ, thanh thoát nhưng hoà điệu nhịp nhàng với tâm hồn tác giả. Trong đó, mọi chi tiết, sắc màu, đường nét, cử động đều rất hài hoà. Nhà thơ mới chỉ nói đến trời thu nhưng ta đã thấy cả hồn thu trong đó vậy! Nước biếc trông như tầng khói phủ Song thưa để mặc bóng trăng vào Hai câu luận tiếp tục phác thảo rõ nét hơn cảnh sắc của mùa thu. Nước biếc là màu nước đặc trưng của mùa thu khi khí trời bắt đầu se lạnh. Biếc ở đây chỉ sắc xanh của nước: vừa xanh, vừa trong; còn gợi lên hình ảnh vừa tĩnh lặng vừa như sáng lấp lánh. Mùa thu, vào sáng sớm và chiều tối, trên mặt ao, mặt hồ có một lớp sương mỏng trông như khói phủ. Cảnh mặt nước khói sương bình thường ấy qua con mắt và tâm hồn thi sĩ đã trở thành một dáng thu ngâm vịnh. Cách sử dụng tầng khói phủ cũng đem lại hiệu ứng gợi hình, gợi cảm hơn hẳn. Không phải làn mà lại là tầng. Tầng khói phủ khác làn khói phủ vì sương đã trở nên dày hơn, nhiều lớp hơn, có chiều cao, độ sâu, như chất chứa cái gì đó ở bên trong. Nước biếc cỏ tầng khói phủ thì màu nước không còn biếc nữa mà hòa lẫn vào làn khói lam mờ, trở nên mông lung, huyền ảo. Cách so sánh này thấy sự rất độc đáo, rất thơ! Từ bầu trời nhìn xuống mặt nước, rồi lại từ mặt ngước lên bầu trời. Tuy nhiên, khung cảnh thu càng làm nên thơ mộng khi được dát lên mình màu trắng bạc của ánh trăng. Hình ảnh song thưa gợi ý thanh thoát, cởi mở. Bóng trăng vào qua song thưa để ngỏ thì bóng trăng trở nên mênh mông hơn, lặng lẽ hơn. Nếu ở câu trên là một trạng thái có chiều cao, có độ sâu thì ở câu này lại là một trạng thái mở ra thành một bề rộng, mặc dù bj giới hạn bởi khung cửa sổ song thưa mà vẫn cứ mênh mông ở ý nghĩa bên trong, ở tinh thần và âm điệu, những trạng thái nào thì cũng đều tĩnh mịch và chất chứa suy tư. Cảnh thu trong bốn câu thơ đầu được miêu tả ở những thời điểm khác nhau. Nhìn thấy màu trời xanh ngắt; cần trúc là lúc đang trưa; mặt nước biếc trông như tầng khói phủ là lúc hoàng hôn và bóng trăng tràn qua song thưa là lúc trời đã vào đêm Cảnh sắc chuyển biến theo thời gian, nhưng lại nhất quán trong ý thơ, trong tâm tư của hồn thi sĩ. Tài liệu chia sẻ tại Đến hai câu thơ trong thực, tác giả viết:

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái Một tiếng trên không, ngỗng nước nào Sau khi nhìn mặt nước khói phủ lại đến ngắm ánh trăng tràn qua song thưa; lúc này nhà thơ trông ra bờ giậu ngoài sân thấy mấy chùm hoa đã nở. Hoa nở thì đâu có gì lạ? Điều lạ là bỗng dưng, nhà thơ cảm thấy đó là hoa năm ngoái. Nếu như ở 4 câu trên, cảnh vật được miêu tả qua con mắt nhìn có vẻ khách quan, thì đến đây cảm xúc của trái tim đã khoác lên cảnh vật màu sắc chủ quan. Rõ ràng là thấy hoa nở ngay trước mắt, nhưng nhà thơ lại cảm thấy đó là hoa nở từ năm ngoái. Phải chăng con người đang ở hiện tại mà như lùi về quá khứ? Hay quá khứ đang tìm về với thực tại mới đúng đây? Ở hai câu thơ này, âm điệu theo nhịp 4/1/2. Từ Mấy chùm trước giậu đến hoa năm ngoái có một đoạn suy tư, ngẫm nghĩ và sau đó đột nhiên xuất hiện cảm giác lạ lùng là hoa năm ngoái chứ không phải hoa năm nay. Cảm giác ấy khiến nhà thơ nghe tiếng ngỗng trên không văng vẳng mà giật mình băn khoăn tự hỏi: ngỗng nước nào? Nếu như bốn câu đầu, cảnh vật hài hoà, giao cảm với nhau thì đến đây, con người hoà hợp với cảnh vật trong một nỗi niềm u uất. Cảnh vật thể hiện tâm tư con người và tâm tư con người thể hiện qua cách nhìn cảnh vật. Như vậy, cảnh vật được miêu tả qua đôi mắt và trái tim rung cảm của nhà thơ. Mùa thu tới, nhà thơ nhìn hoa trước sân, nghe tiếng chim kêu trên trời vẳng xuống mà trỗi dậy cả một niềm xót xa, lặng lẽ mà như nẫu ruột, chết lòng. Chiều sâu của tâm hồn thi sĩ lắng đọng vào chiều sâu của câu thơ là vậy. Quả ứng với câu: Cảnh nào cảnh chẳng đeo tình Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ Đứng trước cảnh thu, cảm nhận hồn thu khiến cảm hứng làm thơ của thi sĩ bỗng dạt dào. Ông toan cất bút nhưng rồi lại ngập ngừng: Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào. Nhà thơ thẹn với ông Đào, là thẹn điều gì? Thẹn vì tài thơ thua kém hay thẹn vì mình chưa có được nhân cách trong sáng và khí phách cứng cỏi như Đào Tiềm? Câu hỏi ấy còn lửng lơ bỏ ngỏ. Một chữ thẹn vừa khiến nhịp thơ chùng xuống, vừa thấy được sự kính trọng, sùng bái của nhà thơ với người thi sĩ nhà Đường không màng danh lợi. Lời thơ trong câu kết có cái gì đó lửng lơ mà kín đáo, do đó càng làm tăng thêm chất suy tư của cả bài thơ. Không thể phủ nhận Thu vịnh là một trong những bài thơ đỉnh cao viết về đề tài mùa thu, về làng cảnh trong nền văn học Việt Nam. Bài thơ không chỉ khắc họa bức tranh mùa thu thôn dã đẹp bình dị, mộc mạc mà gần gũi, qua đó còn thể hiện cái tâm của người thi sĩ yêu Tài làng liệu chia quê, sẻ đất tại nước; người thi sĩ có tâm hồn cũng trong sáng, mộc mạc như chính cảnh sắc thu quê.