BẢN TÓM TẮT THÔNG TIN ĐÔ THỊ VIỆT nAM – RỦI RO THIÊN TAI TRONG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Tài liệu tương tự
BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

BỘ XÂY DỰNG

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

1

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Phong thủy thực dụng

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Luận văn tốt nghiệp

tomtatluanvan.doc

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

LUẬT XÂY DỰNG

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Layout 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Số 173 (7.521) Thứ Bảy ngày 22/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Luan an dong quyen.doc

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

Layout 1

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Ý nghĩa của sự ăn chay

Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

luan van tom tat.doc

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

LỜI NÓI ĐẦU Mục lục CHƯƠNG 1: ĐƯA KHOA HỌC VÀO TRƯỜNG HỌC Chúng ta cần đánh thức từ trong sâu thẳm tâm hồn những người làm công tác giáo dục lòng nhiệ

Đại Hội Phật Giáo Việt Nam kỳ IX Phật Lịch Việt Lịch 4890 Dương Lịch 2011 Khánh Vân tổng hợp Đại hội Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất kỳ

CHUẨN THIẾT YẾU QUỐC TẾ VỀ CHẤT LƯỢNG Y TẾ VÀ AN TOÀN CHO NGƯỜI BỆNH

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Số 23 (7.006) Thứ Ba, ngày 23/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG B

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Kinh Thừa Tự Pháp: Chánh Pháp luôn tồn tại sinh động nơi những người con Phật Nguyên Nghĩa Chỉ có tâm hồn con người cần phải được chuyển đổi, được chu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Lương Sĩ Hằng Tha Thứ Và Thương Yêu

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI BỐN 53

Microsoft Word - VN-De xuat (002) - FINAL version 1 1

Số 132 (7.115) Thứ Bảy, ngày 12/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 CUộC

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

TÌM HIỂU “TẬN THẾ & HỘI LONG HOA”

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

Thứ Số 330 (7.313) Hai, ngày 26/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔN

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

QUỐC HỘI

Từ theo cộng đến chống cộng (73): Chi bộ phường Tân Kiểng triệu tập hội nghị bất thường Hai ngày sau khi Talawas đăng bài của nhà thơ Hoàng Hưng cho b

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ IDICO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 91 Tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh Sự tích Đạt Ma Dịch Cân Kinh N ăm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Quố

BÀI THI NGHE Thời gian: 60 phút Số câu hỏi: 55 Hướng dẫn: Trong phần kiểm tra đánh giá năng lực Nghe, bạn sẽ thể hiện khả năng nghe và hiểu về nội dun

Nghị luận xã hội về thực phẩm bẩn

Bản ghi:

Rủi ro thiên tai: Những thách thức ngày một gia tăng đối với phát triển đô thị Việt Nam đã đạt được những tăng trưởng kinh tế đáng ghi nhận kể từ khi thực hiện chính sách Đổi Mới năm 1986. Công cuộc cải cách cũng đã tạo nên thay đổi đối với dân số đô thị của đất nước. Với 30% dân số sống tại các vùng đô thị, tăng trưởng bình quân 3.4%/năm, cuốn Đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam năm 2012 đã chỉ ra rằng Việt Nam đang tiến tới ngưỡng đô thị hóa nhanh, đánh dấu bởi sự chuyển đổi kinh tế dựa vào sản xuất công nghiệp. Đô thị hóa là một lực đẩy tích cực cho phát triển, tuy nhiên, đô thị hóa nhanh và thiếu kế hoạch đồng bộ có thể gia tăng rủi ro và gây thiệt hại tới con người và tài sản cũng như nguồn lực. Cùng với sự tăng trưởng dân số gần đây, có tới khoảng 70% dân số Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị tác động bởi rủi ro thiên tai. 20 năm qua, thiên tai đã cướp đi sinh mạng của 12,800 người và gây ra mức thiệt hại bình quân hàng năm vào khoảng 1%-1.5% GDP. Nguồn: Dựa trên EM-DAT/CRED Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng có khả năng làm tăng thêm hậu quả phức tạp của thiên tai, đặc biệt là từ mức độ thường xuyên, nghiêm trọng và dày dặc của các sự kiện khí tượng thủy văn. Rất nhiều thành phố ở Việt Nam đang phải chịu tác động ngày càng tăng của thiên tai. Điều này đã tạo nên một thách thức to lớn không chỉ bởi mức độ tập trung dân cư và nguồn lực cao tại các khu vực đô thị mà còn bởi vai trò quan trọng của những khu vực này trong sự phát triển kinh tế và giảm nghèo đầy ấn tượng của Việt Nam. Chính sách quốc gia và khung thể chế Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều tác động của thiên tai nhất trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, bao gồm cả bão nhiệt đới, lũ lụt, xói lở và hạn hán. Trước những nguy cơ tiềm ẩn của thiên tai, chính phủ Việt Nam - hợp tác chặt chẽ với ban ngành và tổ chức khác - đang ngày một tăng cường hoạt động quản lý rủi ro thiên tai của mình. Chiến lược Quốc gia về phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến 2020, và Chương trình mục tiêu Quốc gia về ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam đã tạo nên một khung chính sách tổng thể cho các hoạt động quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Những nội dung này sẽ được bổ sung và củng cố bởi các quy định pháp lý ràng buộc khác. Về cơ cấu, Bộ Tài nguyên và Môi trường đóng vai trò chủ chốt trong các hoạt động dự báo khí tượng - thủy văn, điều phối về ứng phó biến đổi khí hậu. Trong khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữ nhiệm vụ chính đối với hoạt động phòng chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Ngoài ra, Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm với hệ thống tiêu thoát nước đô thị và các công trình công cộng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm với những vấn đề liên quan đến đâu tư, xây dựng qui hoạch, kế hoạch phát triển. Lồng ghép Quản lý Rủi ro Thiên tai Bão nhiệt đới và lũ lụt là hai loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra nhất tại các thành phố của Việt Nam. Trong một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới có tiêu đề Thành phố và ngập lụt: Cẩm nang hướng dẫn quản lý rủi ro ngập lụt đô thị tổng hợp cho thế kỷ 21 (2012), người viết đã đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn cụ thể mang tính kỹ thuật để đối phó và kiểm soát tình trạng ngập lụt ở đô thị. Bản báo cáo lập luận rằng để có hệ thống quản lý ngập lụt đô thị mang tính lồng ghép, vốn dựa vào quản lý rủi ro, cần phải có một sự cân bằng giữa các W O R L D B A N K N o. 2 Page 1

giải pháp mang tính công trình và phi công trình. Lồng ghép Quản lý Rủi ro Ngập lụt Đô thị là một cách tiếp cận mang tính tầm nhìn, bao quát, chiến lược và hợp tác. Bản báo cáo này đã đưa ra những gợi ý cơ bản cho các thành phố đang phải đối mặt với nguy cơ ngày càng gia tăng của tình trạng ngập lụt. Dưới đây là một danh sách của 12 nguyên tắc cơ bản đó, tuy nhiên, tài liệu tóm tắt này sẽ chỉ tập trung vào một số nguyên tắc trong số 12 nguyên tắc được nêu ra. Nguyên tắc hướng dẫn Lồng ghép Quản lý Rủi ro Đô thị 1. Mỗi kịch bản rủi ro ngập lụt đều có sự khác nhau: không có thiết kế chung cho phương án quản lý rủi ro ngập lụt. 2. Các thiết kế quản lý ngập lụt phải có khả năng đối phó với tương lai bất trắc và đầy biến động. 3. Đô thị hóa nhanh đòi hỏi phải lồng ghép quản lý rủi ro ngập lụt vào quy hoạch và quản lý đô thị thường xuyên. 4. Một chiến lược tổng hợp đòi hỏi phải sử dụng các biện pháp phi cấu trúc và các thước đo hiệu quả để đạt được sự hài hòa đúng đắn 5. Các biện pháp công trình có thể dịch chuyển rủi ro đến vùng thương lưu và hạ lưu. 6. Không thể xóa bỏ hoàn toàn rủi ro ngập lụt. 7. Các giải pháp phòng chông ngập lụt mang lại đa lợi ích nhiều hơn là chỉ có vai trò quản lý rủi ro ngập lụt. 8. Cần xem xét các hậu quả to lớn về mặt sinh thái và xã hội của việc thực hiện quản lý ngập lụt. 9. Việc làm rõ trách nhiệm xây dựng và vận hành chương trình rủi ro ngập lụt đóng vai trò then chốt. 10. Thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro ngập lụt đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các bên liên quan. 11. Cần thường xuyên tuyên truyền để nâng cao nhận thức và củng cố tinh thần sẵn sàng ứng phó. 12. Lên kế hoạch để nhanh chóng phục hồi sau ngập lụt và tranh thủ hoạt động phục hồi để xây dựng năng lực. Nguồn: World Bank (2012) Thành phố và ngập lụt: Hương dẫn quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21 Hiểu về các nguy cơ trong phát triển đô thị Trong khi không thể triệt tiêu hoàn toàn nguy cơ ngập lụt đô thị, nhằm kiểm soát tốt hơn những tác động của nó, hạn chế ảnh hưởng và hỗ trợ quá trình tái thiết, các nhà hoạch định chính sách cần phải hiểu nguyên nhân và các nguy cơ mà ngập lụt đô thị có thể gây ra với cuộc sống của người dân. Ví dụ, sự kết hợp giữa mưa lớn và mực nước sông dâng cao là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng ngập úng ở các thành phố như Hà Nội, Cần Thơ, trong khi tại các thành phố ven biển như Hải Phòng, Nha Trang hay Thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ngập úng là do sự kết hợp của mưa lớn, nước sông dâng cao và triều cường. Ngoài ra, cũng cần phải thấy được mức độ mà thiên tai có thể ảnh hưởng đến người dân và tài sản của họ, đặc biệt là trước những nguy cơ về mặt không gian và cấu trúc của quá trình định cư - có sẵn hoặc đang được xây dựng. Đô thị hóa thiếu kế hoạch, tương lai đầy bất trắc và sự biến đổi khí hậu sẽ làm tăng thêm tính bất ổn trong quá trình hoạch định chính sách, và điều này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng khi xây dựng những biện pháp đối phó với tình trạng ngập lụt đô thị. Ví dụ, phân tích các trận lụt gần đây ở thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tình trạng ngập lụt có thể bị trầm trọng thêm do sự phát triển đô thị nhanh đã gây ảnh hưởng lên độ thấm của đất, và do đó tạo thêm gánh nặng cho hệ thống tiêu thoát. Tuy nhiên việc dự đoán gia tăng dân cư đô thị trong tương lai đã phải tính đến yếu tố bất ổn trong việc phân bố dân cư cả về quy mô lẫn không gian. Tương tự, tác động của việc phát triển đô thị trong tương lai lên nguy cơ ngập lụt cũng chịu tác động của chính sách và sự lựa chọn của cư dân đô thị, những người này có thể chọn hoặc không chọn sinh sống tại những khu vực có nguy cơ ngập lụt, hoặc họ có thể áp dụng những thiết kế đô thị phù hợp hơn. W O R L D B A N K N o. 2 Page 2

những giải pháp hoàn thiện mang tính tự nhiên và bền vững hơn như đầm lầy hay bãi đệm tự nhiên. Hiệu chỉnh bởi Ngân hàng Thế giới (2012) Thành phố và ngập lụt: Hương dẫn quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21. Ra quyết định phù hợp Thay vì cố gắng tìm ra giải pháp cho việc chống lũ lụt thì các thành phố nên chọn một cách tiếp cận thiết thực hướng tới việc giải quyết những nguy cơ bất trắc và khó xác định. Cách tiếp cận ấy sẽ được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa tính linh hoạt cao vàcác giải pháp thiết kế kỹ thuật, có tính đến những điểm yếu hoặc nguy cơ thất bại tiềm tàng. Cách tiếp cận này có thể giúp các thành phố tránh việc bị mắc kẹt trong những đầu tư tài chính dàn trải và không phù hợp với những thay đổi trong tương lai. Cùng với sự phát triển của thành phố, những chiến lược chống ngập lụt đô thị quy mô lớn thường phải đối mặt với nhiều thách thức ngay cả trước khi nó được hoàn thiện, ví dụ như Kế hoạch tổng thể của thành phố Hồ Chí Minh năm 2001 nhằm giảm thiểu ngập lụt bằng cách nâng cấp hệ thống tiêu thoát đã không phát huy tác dụng do lượng mưa cao hơn dự kiến trong các đợt cao điểm. Sự cân bằng giữa những giải pháp mang tính công trình và phi công trình. Thực hiện phương pháp tiếp cận mạnh mẽ nhằm kiểm soát nguy cơ ngập lụt đòi hỏi việc áp dụng một cách cân bằng giữa những phương pháp mang tính công trình và phi công trình. Với sự tồn tại của những yếu tố mang tính bất ổn như vừa nêu trên, kiểm soát nguy cơ ngập lụt đô thị không thể thuần túy dựa vào những giải pháp kỹ thuật cơ bản mà phải có một hướng tiếp cận lồng ghép và linh hoạt. Bảng dưới đây sẽ liệt kê tất cả các giải pháp công trình và phi công trình. Các giải pháp mang tính công trình bao gồm từ các kỹ thuật cơ bản, như hệ thống đê điều và chống lụt, đến Số liệu dưới đây cho thấy một kế hoạch đầu tư nâng cấp hồ Bún Xáng thuộc thành phố Cần Thơ. Mục tiêu của kế hoạch này là sử dụng hồ Bún Xáng như một nơi trữ nước vào mùa mưa lớn. Bằng cách đó, gánh nặng lên hệ thống tiêu thoát nước sẽ giảm xuống, thời gian cho phép để thoát hết lượng nước mưa sẽ tăng lên. Kế hoạch này cũng góp phần xây dựng khả năng đối phó với biến đổi khí hậu và triều cường. Ngoài ra, nó còn hướng tới mục tiêu cải tạo chất lượng nước và môi trường vì một không gian xanh. Để bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh khỏi nạn triều cường, một kế hoạch đầu tư xây dựng 170km đê chiều dài và 12 cửa phòng lũ lớn có giá trị khoảng 2 tỷ đô la Mỹ đã đang được chuẩn bị. Dự án Kiểm soát triều cường bằng phương pháp đất lấn biển dù đã được phê duyệt nhưng vẫn còn gây nhiều tranh cãi bởi tình trạng ngập mặn đã trở nên nghiêm trọng hơn W O R L D B A N K N o. 2 Page 3

so với dự tính lúc ban đầu. Việc xây dựng một con đê biển cũng đang được cân nhắc hiện nay. Các giải pháp công trình tỏ ra là không có tính bền vững dưới sự tác động của khí tượng thủy văn, sụt lún đất hoặc những yếu tố bất ổn khác trong quá trình đô thị hóa. Hiện nay, Trung tâm Điều hành Chương trình chống ngập nước của thành phố Hồ Chí Minh đang chuẩn bị một Chiến lược Lồng ghép Quản lý Ngập lụt (IFMS) nhằm đồng bộ hóa những kế hoạch lớn hiện có liên quan đến hệ thống cống thoát nước mùa bão, hệ thống kiểm soát lũ, với kế hoạch phát triển không gian đến 2025 và xây dựng một Hồ Chí Minh thích ứng với biến đổi khí hậu. Những nỗ lực này cũng nhằm đối phó với tình trạng gia tăng của lượng mưa và triều cường diễn ra trong một thập kỷ trở lại đây. Những thay đổi không lường trước được đã gây ra những quan ngại rằng những kế hoạch cũ có thể đã không những kiểm soát được tình trạng ngập lụt ở thành phố mà thậm chí còn làm cho tình trạng này xấu hơn tại một số khu vực nhất định. Chính vì vậy, chiến lược IFMS sẽ được quyết định bởi một khung Hệ thống hỗ trợ ra quyết định phù hợp (DSS). Quy hoạch đất sử dụng và quy định phát triển mới Việc mở rộng đô thị một cách nhanh chóng đã tạo nên cơ hội để phát triện những khu định cư mới có thể phối kết hợp cơ chế lồng ghép quản lý ngập lụt sớm trong quy hoạch đô thị cơ bản. Việc đầu tư vào quản lý đô thị tốt hơn, chẳng hạn như đầu tư vào hệ thống xử lý chất thải rắn, cũng làm giảm rủi ro ngập úng và có thể mang lại lợi ích về mặt sức khỏe và môi trường, và có thể được sử dụng để tạo việc làm và giảm nghèo. Các quy định có thể hướng dẫn việc xây dựng tránh những khu vực có nguy cơ bị ngập, bão, triều cường hay lở đất. Đánh giá các giải pháp quản lý rủi ro ngập úng Quan chức thành phố thường đối mặt với những quyết định khó khăn giữa nguồn lực khan hiếm và đầu tư. Để đưa ra được những quyết định đúng đắn, họ cần phải có khả năng lượng hóa được các tác động của những khoản đầu tư trong kế hoạch hoặc đề xuất như là một cách gỉam thiểu rủi ro. Có các phương pháp và công cụ để giúp các thành phố có thể đánh giá được các tình huống khác nhau, qua đó đưa ra những quyết sách bền vững. Cân nhắc giữa chi phí và lời ích của một hành động cụ thể nào đó hoặc kết hợp giữa một loạt các biện pháp khác nhau là một phần của chiến lược ưu tiên đầu tư cho những hoạt động hiệu quả và cấp bách nhất. Thay vì cứ đi tìm kiếm những giải pháp thay thế, nên kết hợp các giải pháp khác nhau nhằm tạo khả năng thích ứng với mọi bối cảnh khác nhau. Cách thức này đang được coi là chiến lược đúng đắn, bao gồm sự linh hoạt hay các giải pháp ít phải hối tiếc và phát huy tác dụng ngay cả trước những bất trắc có thể xảy ra trong tương lai. Việc kết hợp nhiều biện pháp khác nhau có thể mang lại lợi ích lâu dài và giúp giảm thiểu chi phí chống ngập lụt. Ví dụ, một cách sử dụng hiệu quả diện tích đất ít ỏi còn lại ở các thành phố và khu vực đô thị đông dân cư là xây dựng các bể chứa làm chậm lũ đa mục đích để trữ nước lũ phục vụ cho việc điều tiết lượng nước chảy ra khi cần thiết. Vào những thời điểm khác, các bể chứa này được sử dụng để phục vụ các mục đích như thể thao, giải trí hoặc bãi đỗ xe. Việc thu gom nước mưa cũng có thể được coi là một biện pháp mang tính đổi mới nhằm ngăn chặn tình trạng ngập úng. Công việc này tạo thành một phần của hệ thống thoát nước bền vững và đồng thời có thể sử dụng cho các mục đích khác ngoài sinh hoạt, dẫn đến bảo tồn được nguồn nước. Nguồn: Ranger and Garbett-Shiels, 2011, LSE in World Bank (2012) Cities and Flooding. Xây dựng năng lực và phối kết hợp đa ngành Xây dựng năng lực con người để đối phó lại với tình trạng ngập lụt đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro ngập lụt. Một điều tra gần đây về quan điểm và mức độ hiểu biết của cộng đồng về rủi ro khí hậu và thiên tai tại Thành phố Cần Thơ cho thấy khả năng đối phó với thiên tai của đại bộ phận dân số là cao, khả năng sống chung với lũ lại khác nhau tùy thuộc vào các mức kinh tế - xã hội khác nhau. Bản điều tra cũng nêu bật tầm quan trọng của việc cần phải có sự tham gia tích cực của các hộ gia đình, chính quyền sở tại và địa phương trong quá trình xây W O R L D B A N K N o. 2 Page 4

dựng các chương trình ứng phó và lên kế hoạch hành động cho tương lai. Sự tham gia này bao gồm từ việc đánh giá, lên kế hoạch tới thực hiện và quản lý các hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu. Nhằm đáp ứng mối quan tâm của chính quyền thành phố, Kế hoạch hành động ứng phó ban đầu (LRAP) đã được xây dựng cho ba thành phố gồm Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Hới. Đây được coi như một công cụ nghiên cứu và tài liệu kế hoạch giúp chính quyền thành phố tăng cường khả năng đối phó với các tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu và thiên tai, góp phần vào công cuộc hướng tới mục tiêu tăng trưởng và phát triển chung của thành phố. LRAP cũng được sử dụng như một công cụ tiếp cận cộng đồng. Việc ghi nhận các nguy cơ còn lại cũng cho thấy rằng các thành phố cần tiếp tục nâng cao chất lượng thông tin về rủi ro, hệ thống cảnh báo sớm, kế hoạch khẩn cấp, sơ tán và phục hồi sau thảm họa. Dự báo ngập lụt là một công cụ cần thiết để cung cấp cho người dân tại những vùng có nguy cơ thông tin sơm nhằm đối phó, qua đó giảm thiểu thiệt hại về người và của. Chiến lược tài trợ và bảo hiểm rủi ro thiên tai cũng sẽ giúp giải quyết tác động của thiên tai và tạo điều kiện cho quá trình phục hồi nhanh. Lồng ghép quản lý rủi ro ngập lụt được xây dựng dựa trên sự phối kết hợp đa ngành, đa cấp và trên tòan xã hội. Các bước giảm thiểu rủi ro ngập lụt cần phải được thực hiện với sự tham gia một cách tòan diện của các cá nhân và tập thể có liên quan. Các biện pháp được lựa chọn cần phải trên cơ sở đồng thuận của các bên, và phù hợp với điều kiện thiên nhiên, môi trường và xã hội. Với mục tiêu tập trung nâng cao năng lực ứng phó của cộng đồng, mô hình quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đông, thuộc Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai cấp quốc gia đầu tiên đã được triển khai rộng khắp tại Việt Nam năm 2010. Tổng kết Thông qua các khỏan vảy, hỗ trợ kỹ thuật và phân tích, Ngân hàng Thế giới đang đóng một vai trò tích cực trong nỗ lực quản lý rủi ro thiên tai của Việt Nam. Hoạt động hỗ trợ nội dung này đã được chính thức ghi nhận trong Chiến lược hỗ trợ quốc gia của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2007-2011. Dự án Quản lý Rủi ro Thiên tai đang trong quá trình thực hiện có giá trị 86 triệu đô la Mỹ và một Chương trình Hỗ trợ Chính sách ứng phó biến đổi khí hậu có giá trị 70 triệu đô đều hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực chính phủ và địa phương trong việc đối phó và giảm thiểu rủi ro thiên tai. Các hợp phần trong Chương trình hỗ trợ chính sách (DPO) tập trung vào việc hỗ trợ chính phủ nâng cao khả năng đối phó với nguồn nước. Trong dự án Giảm nghèo Khu vực Miền núi phía Bắc giai đoạn II, nội dung giảm thiểu rủi ro thiên tai cũng được đưa vào nhằm tăng khả năng ứng phó với thiên tai của cộng đồng dân cư thu nhập thấp. Trong dự án Đường Giao thông Nông thôn III, một khỏan đầu tư 14 triệu đô đã được phân bổ cho 8 tỉnh để sửa chữa những con đường vốn bị bão lũ tàn phá. Ngân hàng Thế giới cũng đang hỗ trợ thành phố Hồ Chí Minh phát triển và thử nghiệm công cụ Ra quyết định phù hợp (Robust Decision Making) cho phép sử dụng các thông tin xác xuất trong phân tích dự báo mà không chịu áp lực của việc phải đưa ra những quyết định mang tính chính xác cao nhất trong những điều kiện đầy bất trắc. Công cụ này sẽ cũng cấp một khung phân tích định lượng để giúp các nhà hoạch định chính sách có thể so sánh một cách hệ thống các giải pháp thay thế. Quỹ Toàn cầu hỗ trợ Giảm thiểu và Phục hồi sau Thiên tai (GFDRR) đã cung cấp một khỏan tín dụng trị giá 3.4 triệu đô nhằm lồng ghép chương trình Quản lý Rủi rothiên tai vào các khoản đầu tư phát triển. Một phần của chương trình này bao gồm các công cụ và hướng dẫn ứng phó để lồng ghép giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu vào quản lý đô thị và xây dựng đường sá, ví dụ Sách hướng dẫn Ứng phó với Biến đổi Khí hậu tại 3 thành phố Hà Nội, Cần Thơ và Đồng Hới, sách hướng dẫn lồng ghép ứng phó trong các dự án đầu tư đô thị, và một tài liệu nghiên cứu khác về xây dựng hệ thống đê điều tại các thành phố Đồng Hới, Quy Nhơn và Nha Trang đều đã đang được xây dựng và thử nghiệm. Ngoài Quỹ toàn cầu GFDRR, các quỹ khác bao gồm Quỹ đô thị Singapore, AusAID tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới đã giúp xây dựng năng lực thiết kế đô thị cho những thành phố lớn và vừa tại Việt Nam. Quỹ Môi trường Tòan cầu (GEF) đang giúp đỡ thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng nâng cao năng lực chính quyền sở tại và phát triển thêm nhiều hướng tiếp cận bền vững nhằm lồng ghép giao thông với thiết kế và phát triện đô thị trong bối cảnh tác động tương lai của biến đổi khí hậu. Với mục tiêu nâng cao năng lực ứng phó của các thành phố tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới sẽ tiếp W O R L D B A N K N o. 2 Page 5

tục cải thiện năng lực ứng phó và ngăn chặn thiên tai của các thể chế, đẩy mạnh việc lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai vào thiết kế phát triển, các dự án sử dụng công cụ quản lý rủi ro thiên tai trong kế hoạch sử dụng đất và thiết kế hạ tầng ứng phó, hỗ trợ nỗ lực lồng ghép quản lý rủi ro thiên tai với biến đổi khí hậu. Các nguồn tài liệu chính: Ngân hàng Thế giới (2012) Thành phố và ngập lụt: Hương dẫn quản lý rủi ro ngập lụt tổng hợp cho thế kỷ 21. http://www.gfdrr.org/urbanfloods. Ngân hàng Thế giới (2012) Đánh giá đô thị hóa tại Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (2012) Sổ tay về lập kế hoạch cho phát triển đô thị an toàn trước thiên tai: Điều chỉnh phù hợp các kinh nghiệm tại các thành phố của Việt Nam. Ngân hàng Thế giới (2010) Bão: Sự lựa chọn cho kế hoạch tài chính về rủi ro thiên tai tại Việt Nam. Washington, D.C. Bản tóm tắt này được chuẩn bị bởi Abhas Jha, Dzung Huy Nguyen and Zuzana Svetlosakova. Mọi câu hỏi xin liên hệ eapdrm@worldbank.org hoặc ghé trang http://www.gfdrr.org/urbanfloods. W O R L D B A N K N o. 2 Page 6