Microsoft Word - DOCAT25.docx

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - DOCAT32

Microsoft Word - DOCAT28.docx

Sứ điệp của Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II gửi Giáo Hội Việt Nam LTS : Gíao Hội Công Giáo sẽ tôn vinh cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II lên hàng chân phước và

thacmacveTL_2019MAY06_mon

Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày Quốc Tế giới trẻ lần thứ 25 cử hành ngày Chúa nhật Lễ Lá Thưa Thầy nhân lành, con phải là gì để được s

Mầu Nhiệm Đức Tin Cho mọi Tín Hữu, tất cả thời gian là thánh và được thấm nhuần với sự hiện diện của Chúa. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã ấn định Năm

Tông Hiến Kho Tàng Đức Tin CÔNG BỐ QUYỂN GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO ÐƯỢC SOẠN THẢO TIẾP SAU CÔNG ÐỒNG CHUNG VA-TI-CA-NÔ II GIO-AN PHAO-1Ô, GIÁM MỤC,

Layout 1

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Microsoft Word - DOCAT26

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

TUAÀN TAM NHAÄT KÍNH THAÙNH GIUSE

Layout 1

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) Tham Luận của Ban Công

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

VĂN KIỆN CỦA TÒA THÁNH VỀ LÝ THUYẾT PHÁI TÍNH I.Tòa Thánh công bố văn kiện mới về lý thuyết phái tính Vũ Văn An, 10/Jun/2019 Theo Gerard O Connell của

Mở đầu

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

What is fundamental for being Christian (vietnamese)

SỰ SỐNG THẬT

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 24/06/2018 CHÚA NHẬT XII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được sạ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Bài Học 4 20 Tháng 7 26 Tháng 7 NHƠN TỪ VÀ CÔNG LÝ TRONG THI THIÊN VÀ CHÂM NGÔN CÂU GỐC: Hãy đoán xét kẻ khốn cùng và người mồ côi; Hãy xử công bình c

HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM ỦY BAN GIỚI TRẺ VÀ THIẾU NHI GIA ĐÌNH TRƯỜNG DẠY VỀ TÌNH LIÊN ĐỚI

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

CHƯƠNG 10

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Bởi: Khuyet Danh H.4.2 giới thiệu một mô hình ch

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 25/11/2018 CHÚA NHẬT XXXIV MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM B Tin Mừng: Ga 18, 33b-37 Suy niệm LỄ ĐỨC GIÊSU KITÔ VUA V

SỰ SỐNG THẬT

Bạn Tý của Tôi

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

Microsoft Word - TT_ doc

ban tin thang 7.cdr

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

ĐT: (028) t Bản Tin 10 (4/2018) Nội dung trong số này: - Vài suy nghĩ từ một cuộc gặp gỡ tr. 2 - Sứ điệp Phục sinh Urbi et Orbi 2018 tr. 5 -

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

DOCAT MỖI TUẦN HỌC HỎI MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 8 Liệu Chúa có bỏ mặc con người sau khi con người quay lưng với Chúa? Trong đời sống thường ngày, chúng ta đã t

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BAN TUYÊN GIÁO TRUNG ƯƠNG LỊCH SỬ 80 NĂM NGÀNH TUYÊN GIÁO CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ( ) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA Hà Nội CHỈ ĐẠO

1

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Cúc cu

I

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

SỰ SỐNG THẬT

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

1 5. Bạn lại được sinh ra một lần nữa! Giăng 3: 1-12 Tin Mừng Theo Giăng Nhiều người trong chúng ta đã quen thuộc với câu nói này: Bạn lại được sinh r

Microsoft Word - THANG web

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

MICHAEL WILKINSON ĐỌC VỊ KHÁCH HÀNG BUYING STYLES Bản quyền tiếng Việt 2011 Công ty Sách Alpha Tùng Linh dịch NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Dự án 1.0

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

Trước Lễ Ngũ Tuần Derek Prince 1 Nguyên tác: The Holy Spirit In You Dịch giả: David Tô ĐỨC THÁNH LINH TRONG BẠN CHỨC VỤ DEREK PRINCE CHÂU Á/ THÁI BÌNH

Hướng Đi Thiền Sư Lương Sĩ Hằng

Thuyết minh về truyện Kiều

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Phân tích bài thơ Chiều tối

CHƯƠNG 1

Bản tin Gx. Tam Hà ĐỒNG HÀNH CÙNG CÁC GĐ GẶP KHÓ KHĂN CN, ngày 19/05/2019 Suy niệm: "Thầy ban cho các con điều răn mới, là các con hãy yêu thương nhau

MỞ ĐẦU

39 SỰ LÃNH ĐẠO PHẬT GIÁO: MỘT PHỐI CẢNH THỰC HÀNH (1) Luangpor Khemadhammo (2) Khi nghĩ về chủ đề chính của hội nghị này, Sự Tiếp Cận Phật Giáo Tới Sự

Phân tích hình tượng nhân vật người anh hùng Quang Trung

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Hiệp Thông

Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) cong

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

SỰ SỐNG THẬT

2 SƯ THÂ T VA Y NGHI A VỀ TI NH DU C CON NGƯƠ I NHƯ NG ĐI NH HƯƠ NG ĐỂ GIÁO DỤC TRONG GIA ĐÌNH 2

SỰ SỐNG THẬT

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

Document

THẦN HỌC & MỤC VỤ - GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Baûn Tin Theá Ñaïo Soá 126 ngaøy I. Rằm Thượng nguơn: RẰM THƯỢNG NGƯƠN (Nguyên Thủy) Theo Nho giáo, ngày rằm Thượng nguơn là lễ: Thượng nguơ

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Code: Kinh Văn số 1650

Toång giaùo phaän Thaønh phoá Hoà Chí Minh

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - SC_LB3_VIE.doc

Nguyeãn Thò Ngoïc Dung

BÀN TIN GX. TAM HÀ NĂM MỤC VỤ GIA ĐÌNH CN, 05/08/2018 CHÚA NHẬT XVIII MÙA THƯỜNG NIÊN NĂM B Tin Mừng: Mc 1, "Bệnh cùi biến mất và người ấy được

1

Ý Nghĩa MàuTrắng Và Áo Dài Trong Đạo Cao Đài I. ÁO DÀI VIỆT NAM QSTS Nguyễn Thanh Bình Khảo Cứu Vụ Cao Đài Hải Ngoại Tòa Thánh Tây Ninh Mỗi khi bàn đế

Bảo tồn văn hóa

Bản ghi:

MỖI TUẦN MỘT ĐỀ TÀI TUẦN 25 HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI HÌNH THÀNH RA SAO? DOCAT Mỗi học thuyết thuộc bất kỳ lãnh vực nào đều mất thời gian để hình thành và phát triển. Không có một học thuyết nào mà hình thành theo kiểu mì ăn liền hay trên trời rơi xuống. Học thuyết xã hội của Giáo Hội cũng trải qua thời gian dài để hình thành, phát triển và được hệ thống hoá. Câu trả lời trong DOCAT trình bày cách ngắn gọn cho chúng ta về việc hình thành của học thuyết xã hội của Giáo Hội như sau: Ai đã nghe Tin Mừng, đều thấy hiện ra trước mắt bao nhiêu thách đố của xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ học thuyết xã hội nói đến những tuyên ngôn về các vấn nạn xã hội mà Huấn quyền của Hội Thánh đã đưa ra từ Thông điệp Rerum Novarum của Giáo hoàng Lêô XIII. Với tiến trình công nghiệp hoá vào thế kỷ 19, một vấn nạn xã hội hoàn toàn mới đã phát sinh. Phần lớn người dân đều không còn được làm việc trong ngành nông nghiệp, mà thay vào đó, phải tham gia vào ngành công nghiệp. Lúc ấy không có quy định an toàn lao động, bảo hiểm y tế, bảo đảm ngày nghỉ, và còn phát sinh cả vấn đề lao động trẻ em. Các công đoàn được thành lập để đấu tranh cho quyền lợi của giới công nhân. Giáo hoàng Lêô XIII nhận thấy rõ ngài phải đáp lại với mức độ mạnh mẽ khác thường trước hiện trạng này. Trong Thông điệp Rerum Novarum, ngài phác thảo một trật tự xã hội đúng đắn. Từ đó, các giáo hoàng hết lần này tới lần khác đáp lại những dấu chỉ của thời đại, và đã đưa ra biện pháp giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách, theo truyền thống của Thông điệp Rerum Novarum. Những bản tuyên ngôn như vậy tích luỹ dần qua thời gian hình thành nên học thuyết xã hội của Giáo Hội. Ngoài các văn kiện của Giáo hội Hoàn vũ (nghĩa là những bản trình bày ý kiến của giáo hoàng, hội đồng giáo hoàng, hay Giáo triều Rôma), những quan điểm được đưa lên từ các giáo hội địa phương, ví dụ, thư mục vụ của hội đồng giám mục về các vấn đề xã hội, cũng có thể là một phần của học thuyết xã hội của Giáo Hội. Trong câu trả lời của DOCAT, chúng ta thấy học thuyết xã hội của Giáo Hội được hình thành từ việc đọc các vấn nạn của xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng. Học thuyết này được bắt đầu với Thông điệp Rerum Novarum [ngày 15 tháng 5 năm 1891] của Đức Thánh Cha Lêô XIII như là giáo huấn của Giáo Hội trước nhừng vấn nạn được đặt ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19. Bên cạnh đó, chúng ta còn tìm thấy trong câu trả lời của DOCAT chỉ dẫn để tìm ra giáo huấn của Giáo Hội trên các vấn đề xã hội, đó là (1) các văn kiện của Giáo Hội Hoàn Vũ [ý kiến của giáo hoàng, hội đồng giáo hoàng, hay Giáo triều Rôma] và (2) những quan điểm được đưa lên từ các giáo hội địa phương [thư mục vụ của hội đồng giám mục về các vấn đề xã

hội]. Giờ đây, chúng ta cùng nhau tìm hiểu chi tiết hơn sự hình thành của học thuyết xã hội của Giáo Hội. 1 Như chúng ta biết, thuật ngữ học thuyết xã hội được Đức Giáo Hoàng Piô XI sử dụng nhằm ám chỉ tập hợp giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến vần đề xã hội. Giáo huấn này được bắt đầu với Thông điệp Rerum Novarum ( Các Sự Kiện Mới ) của Đức Giáo Hoàng Lêô XIII. Thông điệp này đánh dấu sự khởi đầu của lộ trình mới của học thuyết xã hội của Giáo Hội. Một trong những ưu tiên hàng đầu của Giáo Hội là việc phát triển toàn diện của con người. tuy nhiên, những yếu tố của xã hội ảnh hưởng rất lớn trên việc phát triển toàn diện của con người. Vì vậy, Giáo Hội luôn lưu ý đến những sự thay đổi của môi trường xã hội, hầu có được những giáo huấn và hướng dẫn thích hợp để con người không đi sai khỏi ý định của Thiên Chúa và có được một cuộc sống ấm no và hạnh phúc với mọi người. Trong khi lưu tâm đến điều kiện sống của con người trong xã hội qua từng giai đoạn lịch sử, Giáo hội đã tích luỹ được cả một kho tàng giáo lý phong phú. Kho tàng này có gốc rễ trong Thánh Kinh, nhất là trong các sách Tin Mừng và các bút tích của các Tông đồ, được thành hình và hoàn chỉnh bắt đầu từ các Giáo phụ và các vị Tiến sĩ thời Trung Cổ, rồi làm thành một học thuyết, mà dù trong đó không có những lời tuyên bố minh bạch và trực tiếp của Huấn Quyền, Giáo Hội vẫn dần dần nhận ra thẩm quyền chuyên môn của mình. Học thuyết xã hội của Giáo Hội được bắt đầu cách hệ thống vào thế kỷ XIX khi nền kinh tế thị trường thế giới được biến động vì những phát minh công nghệ dẫn đến cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng này đã đặt ra những vấn đề công bằng rất nghiêm trọng, trong đó vấn đề xã hội đầu tiên có tầm cỡ là vấn đề lao động, được cấp tốc nêu lên do cuộc xung đột giữa phe tư bản và giới lao động. Đứng trước vần đề này, Giáo Hội cảm thấy cần phải can thiệp để mang lại sự công bình cho giới lao động. Thật vậy, cục diện xã hội thay đổi, công việc mục vụ của Giáo Hội cũng bị thách đố để tìm ra những giải pháp thích hợp hầu bảo vệ và thăng tiến đời sống và nhân phẩm của con người. Đứng trước vấn nạn mới được đặt ra bởi cuộc cách mạng công nghiệp, Đức Giáo Hoàng Lêô XIII ban hành thông điệp xã hội đầu tiên là Rerum Novarum. Thông điệp này xem xét tình trạng của các người lao động ăn lương, một tình trạng hết sức đáng buồn đối với các người lao động trong ngành công nghiệp đang vất vả trong cảnh cùng khốn phi nhân. Thông điệp đã đề cập đến vấn đề lao động về các khía cạnh khác nhau. Vấn đề này đã được khảo sát qua tất cả các biểu hiện của nó trên bình diện chính trị và xã hội, nhờ đó ta có thể đưa ra sự đánh giá đúng đắn dựa vào các nguyên tắc giáo lý, căn cứ trên mạc khải, luật tự nhiên và luân lý. Bên cạnh đó, Thông điệp Rerum Novarum liệt kê các sai lầm, mà từ đó phát sinh biết bao tệ nạn xã hội; Thông điệp không thừa nhận chủ nghĩa cực quyền, phủ định quyền tư hữu và ngôi vị cá thể của con người, không lấy đó làm phương dược điều trị, rồi trình bày một cách chính xác và theo ngôn ngữ đương thời học thuyết Công giáo về lao động, về quyền tư hữu, về nguyên tắc hợp tác thay vì lấy việc đấu tranh bạo động làm phương thế căn bản để thay đổi xã hội, về 1 Bài chia sẻ của tuần này chủ yếu dựa trên Toát Yếu về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, số 87-103. Nói một cách khác, bài chia sẻ tuần này là bản tóm tắt của tài liệu trên.

quyền lợi của những người yếu kém, về phẩm giá của người nghèo và nghĩa vụ của người giàu, về việc đức ái kiện toàn công lý, quyền thành lập các hiệp hội ngành nghề. Thông điệp Rerum Novarum đã đưa ra những nguyên tắc cần thiết cho việc sắp xếp trật tự đúng đắn cho xã hội và đồng thời xác định những tiêu chuẩn phê phán để giúp đánh giá các hệ thống chính trị. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn phê phán trong Thông điệp này được lấy lại và nghiên cứu sâu xa hơn trong các thông điệp tiếp theo của Giáo Hội. Nhìn từ khía cạnh này, chúng ta có thể nói rằng toàn bộ học thuyết xã hội của Giáo Hội là hành động cập nhật hoá, một sự phân tích sâu sắc hơn và như môt sự triển khai rộng rãi hơn phần cốt lõi ban đầu là các nguyên tắc đã được trình bày trong Rerum Novarum. Đầu thế kỷ 20, lịch sử thế giới bắt đầu với một cuộc thế chiến đẫm máu, đó là Thế Chiến Thứ Nhất [bắt đầu ngày 28 tháng 7 năm 1914 và kết thúc ngày 11 tháng 11 năm 1918]. Sau thế chiến này, thế giới bước vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng bắt đầu năm 1929. Chúng ta có thể nói rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế này có góp phần tạo ra Thế Chiến Thứ Hai [1939-1945]. Đứng trước cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng này, Đức Giáo hoàng Piô XI ban hành Thông điệp Quadragesimo Anno ( Năm thứ 40 ), kỷ niệm năm thứ 40 Thông điệp Rerum Novarum. Trong Thông điệp này, Đức Giáo Hoàng Piô XI đọc lại quá khứ dựa vào tình hình kinh tế và xã hội lúc bấy giờ, trong đó, bên cạnh những hậu quả của việc công nghiệp hoá còn có sự kiện các tập thể tài chính đang mở rộng ảnh hưởng, cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Đó còn là thời kỳ hậu chiến, trong đó các chính thể độc tài đang ra sức khống chế châu Âu dù cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng trở nên quyết liệt. Thông điệp cảnh cáo mọi người về tình trạng thiếu tôn trọng tự do trong việc thành lập các hiệp hội và nhấn mạnh tới nguyên tắc liên đới và hợp tác để khắc phục các mâu thuẫn xã hội. Các quan hệ giữa giới tư bản và giới lao động phải có tính cách hợp tác. Một trong những phát triển tìm thấy trong Thông điệp Quadragesimo Anno so với Rerum Novarum là vấn đề lương bổng cho người lao động. Đức Giáo Hoàng Piô XI tái xác nhận việc công bằng trong lương bổng cho người lao động, nhưng ngài kêu gọi không dừng lại ở đó mà còn kêu gọi phải quan tâm đến các nhu cầu của gia đình người lao động. Nói cách khác, luân lý xã hội Kitô Giáo mời gọi chúng ta đi vượt qua đức công bình để đạt đến đức ái. Trong Thông điệp này, chúng ta sẽ tìm thấy một trong những nguyên tắc của học thuyết xã hội của Giáo Hội, đó là nguyên tắc bổ trợ. Hơn nữa, thông điệp bác bỏ chủ nghĩa tự do, được quan niệm như một chủ nghĩa chủ trương cạnh tranh vô giới hạn giữa các lực lượng kinh tế, và tái khẳng định giá trị của tư hữu, nhưng không quên vai trò xã hội của tư hữu. Một đóng góp khác của Đức Giáo Hoàng Piô XI cho học thuyết xã hội là việc ngài lên tiếng phản đối chế độ độc tài đang tìm cách thống trị Châu Âu.

Ngay từ ngày 29-6-1931, ngài đã phản đối sự lạm quyền của chế độ độc tài phátxít ở Italia qua Thông điệp Non Abbiamo Bisogno. Ngài còn ban hành Thông điệp Mit Brennender Sorge đề cập đến tình hình Giáo hội Công giáo dưới thời Đức Quốc Xã, ngày 14-3-1937. Văn kiện này đã được đọc trên giảng đài các nhà thờ Công giáo Đức, sau một thời gian được phân phát hết sức kín đáo. Thông điệp ra đời sau những năm chính phủ lạm quyền và bạo lực. Thông điệp này đã được chính các giám mục Đức yêu cầu Đức Giáo hoàng Piô XI ban hành, sau khi Đức Quốc Xã thi hành những biện pháp mang tính áp bức và cưỡng ép nhiều hơn nữa vào năm 1936, nhất là đối với thanh niên, bắt buộc họ tham gia làm hội viên Phong trào Thanh niên Hitler. Đức Giáo hoàng đã ngỏ lời trực tiếp với các linh mục, tu sĩ và giáo dân, động viên và kêu gọi họ phản kháng cho tới khi hoà bình thực sự giữa Giáo Hội và Nhà Nước được vãn hồi. Năm 1938, trước sự lan tràn của chủ nghĩa bài Do Thái (anti- Semitism), Đức Giáo hoàng Piô XI đã khẳng định: Về mặt tinh thần, tất cả chúng ta đều là người sêmít. Đóng góp quan trọng cuối cùng của Đức Thánh Cha Piô XI cho học thuyết xã hội được trình bày trong Thông điệp ( Đấng Cứu Chuộc Thần linh ). Trong Thông điệp này, ngài lên án chủ nghĩa cộng sản vô thần vì nó tự bản chất khác biệt với Giáo Hội về thế giới quan. Ngài đưa ra phương thế để sửa sai chủ nghĩa cộng sản, đó là canh tân đời sống Kitô hữu, thực hành bác ái theo Tin Mừng, chu toàn các nghĩa vụ công bằng cả trên bình diện tương quan con người lẫn xã hội nhằm mưu cầu công ích, và thể chế hoá các tập thể chuyên nghiệp và liên hiệp các ngành nghề. Học thuyết xã hội của Giáo Hội bước sang một giai đoạn phát triển mới với triều đại giáo hoàng của Đức Piô XII. Triều đại của ngài trùng vào những năm kinh khủng của Thế chiến Thứ Hai và những năm tái thiết khó khăn. Trên thực tế, ngài không công bố một thông điệp xã hội nào, nhưng trong những tình huống khác nhau, ngài tỏ ra quan tâm cách đặc biệt đến trật tự quốc tế, đến nỗi trong thời kỳ chiến tranh và hậu chiến, nhiều người trên các châu lục và hàng triệu tín đồ tôn giáo hay không tôn giáo đã coi giáo huấn xã hội của Đức Piô XII như tiếng nói của lương tâm thế giới Với thẩm quyền và uy tín tinh thần, Đức Giáo hoàng Piô XII đã mang ánh sáng của sự khôn ngoan Kitô giáo đến cho biết bao người thuộc đủ mọi hạng và tầng lớp xã hội. Một trong những đóng góp quan trọng của ngài là việc ngài nêu ra mối tương quan giữa luân lý và luật pháp. Ngài nhấn mạnh vào khái niệm luật tự nhiên, coi đó là linh hồn của một hệ thống xã hội cần thiết lập cả trên bình diện quốc gia lẫn quốc tế. Một khía cạnh quan trọng khác trong giáo huấn của Đức Piô XII là ngài chú ý tới các giới chuyên môn và kinh doanh, mời gọi họ hãy cộng tác với nhau cách đặc biệt để phục vụ ích chung. Nhờ sự nhạy bén và thông minh trong việc nắm bắt các dấu chỉ thời đại, Đức Piô XII có thể được coi là người tiên phong trực tiếp của Công đồng Vatican II và của giáo huấn xã hội do các giáo hoàng kế vị ngài đưa ra. Thập niên 1960 đã chứng kiến một sự thay đổi lớn trong Giáo Hội với Công Đồng Vatican II. Chính sự thay đổi này đã mang lại một luồng sinh khí [và Thần Khí] mới vào trong Giáo Hội nói chung và lãnh vực luân lý xã hội của Giáo Hội nói riêng. Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã đọc được các dấu chỉ của thời đại một cách sâu sắc và cập nhật các văn kiên đã có của Giáo

Hội và tiến xa thêm một bước trong tiến trình đưa toàn thể cộng đồng Kitô hữu hội nhập vào thế giới. Trong Thông điệp Mater et Magistra ( Mẹ và Thầy ), chúng ta tìm thấy những từ khoá thường được sử dụng trong học thuyết xã hội là cộng đồng và xã hội hoá. Trong Thông điệp này, Thánh Gioan XXIII nêu lên nhiệm vụ của Giáo Hội là hợp tác với mọi người hầu xây dựng một sự hiệp thông đích thực trong chân lý, công bằng và bác ái. Có như thế, sự tăng trưởng kinh tế sẽ không bị giới hạn trong việc chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầu của con người, mà còn giúp thăng tiến phẩm giá con người. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đi ra khỏi giới hạn của những người tin [Kitô hữu] với Thông điệp Pacem in Terris ( Hoà Bình Trên thế Giới ). Đây là văn kiện đầu tiên của Giáo Hội cũng được gởi cho mọi người thiện chí, mời gọi mọi người tham gia vào một nhiệm vụ cao cả là lập ra những phương pháp mới để quan hệ với nhau trong xã hội loài người trong chân lý, công bằng, yêu thương và tự do. Với Thông điệp này, Thánh Gioan XXIII nêu lên hàng đầu vấn đề hoà bình trong một kỷ nguyên được đánh dấu bằng việc phát triển vũ khí hạt nhân. Đồng thời, ngài cũng nhấn mạnh đến quyền của Giáo Hội. Nó tiếp nối và bổ sung cuộc tranh luận trong Thông điệp Mater et Magistra. Và cũng theo chiều hướng mà Đức Lêô XIII đã vạch ra, thông điệp nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa mọi người. Công Đồng Vaticanô II là một sự đáp ứng quan trọng của Giáo Hội trước sự chờ mong của thế giới đương thời. Với Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes ( Vui mừng và Hy vọng ), Giáo Hội đã trình bày một quan niệm mới về việc làm thế nào để trở thành cộng đồng các tín hữu và cộng đồng dân Chúa. Nó thúc đẩy người ta quan tâm lại nền giáo huấn chứa đựng trong các văn kiện trước về việc làm chứng và đời sống của các Kitô hữu, được coi như những phương thế đích thực làm cho Thiên Chúa hiện diện trong thế giới hữu hình này. Qua văn kiện này, Giáo Hội khẳng định cho mọi người biết rằng Giáo Hội cùng đi chung một hành trình với nhân loại và cùng chia sẻ số phận trần gian với thế giới, nhưng đồng thời cũng cố gắng làm chút men và làm linh hồn của xã hội loài người đang muốn được Đức Kitô canh tân và biến đổi thành gia đình Thiên Chúa. Gaudium et Spes trình bày một cách hệ thống các chủ đề về văn hoá, về đời sống kinh tế và xã hội, hôn nhân và gia đình, về cộng đồng chính trị, về hoà bình và cộng đồng các dân tộc, dựa trên quan điểm nhân học Kitô giáo và sứ mạng Giáo Hội. Mọi sự đều được xem xét bắt đầu từ con người và hướng tới con người, thụ tạo duy nhất mà Thiên Chúa muốn vì chính nó. Xã hội, cơ cấu và sự phát triển xã hội phải được hướng tới chỗ giúp con người tiến bộ. Lần đầu tiên, Huấn Quyền Giáo Hội, ở cấp cao nhất, nói nhiều về các khía cạnh thế trần khác nhau của đời sống Kitô hữu: Phải công nhận rằng sự quan tâm của Hiến chế đối với những sự thay đổi về xã hội, tâm lý, chính trị, kinh tế, luân lý và tôn giáo càng ngày càng thúc đẩy mối quan tâm mục vụ của Giáo Hội đối với các vấn đề của con người và việc đối thoại với thế giới. Bên cạnh Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes, một văn kiện quan trọng khác của Công đồng Vatican II trong tổng hợp giáo huấn xã hội của Giáo Hội là Tuyên ngôn Dignitatis Humanae ( Phẩm giá Con người ). Trong Tuyên ngôn này, Công đồng công bố rất minh bạch quyền tự do tôn giáo. Văn kiện trình bày đề tài này trong hai chương. Chương thứ nhất, có tính cách tổng quát, khẳng định rằng tự do tôn giáo là quyền xây dựng trên phẩm giá con người và phải được phê chuẩn như một quyền dân sự trong trật tự pháp lý của xã hội. Chương thứ hai cũng bàn về chủ đề ấy nhưng dưới ánh sáng Mạc khải và tìm cách làm sáng tỏ những kết luận mục vụ rút ra từ chủ đề ấy, đồng thời chỉ ra rằng đó là một quyền liên quan đến con người không chỉ trong tư cách cá nhân mà cả trong tư cách các cộng đồng con người khác nữa.

Là người tiếp nối và đưa Công Đồng Vaticanô II đến kết thúc, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cũng có nhiều thao thức về vần đề xã hội. Ngài là người gọi sự phát triển toàn diện là tên gọi mới của hoà bình trong Thông điệp Populorum Progressio ( Phát Triển các Dân Tộc ). Thông điệp này được xem là sự khai triển của chương nói về đời sống kinh tế và xã hội trong Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes, dù thông điệp có đưa thêm vào một số yếu tố mới rất có ý nghĩa. Một điểm đáng để chúng ta lưu ý trong thông điệp này là định nghĩa của ngài về phát triển. Theo ngài, phát triển là sự chuyển tiếp từ những điều kiện kém nhân bản sang những điều kiện nhân bản hơn, đồng thời cho thấy những đặc tính của sự phát triển ấy. Sự chuyển tiếp này không chỉ diễn ra trong các lĩnh vực kinh tế và công nghệ, mà còn gợi ý cho mỗi người trong việc tiếp thu nền văn hoá, việc tôn trọng phẩm giá người khác, việc nhìn nhận điều thiện cao đẹp nhất, nhận ra chính Chúa là tác giả và là cùng đích của những ơn ích ấy. Một đóng góp nổi bật khác của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI là việc ngài thành lập Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình (Justitia et Pax). Ngài coi đây là cơ hội thuận tiện nhất để thành lập một cơ quan của Giáo Hội toàn cầu, hầu có thể triển khai công lý và tình yêu của Đức Kitô đối với người nghèo ở khắp nơi. Vai trò của cơ quan ấy sẽ là thúc đẩy cộng đồng Công giáo đẩy mạnh sự tiến bộ tại các nơi nghèo đói và đẩy mạnh công lý xã hội trên thế giới. Hơn nữa, đầu năm 1968, theo sáng kiến của Đức Giáo hoàng Phaolô VI, Giáo Hội cử hành ngày đầu tiên trong năm là Ngày Thế giới Hoà bình. Cũng chính vị Giáo hoàng này khởi sự truyền thống viết thông điệp hằng năm bàn về một chủ đề được chọn cho Ngày Thế giới Hoà bình ấy. Các thông điệp này triển khai và làm phong phú thêm cho tập hợp giáo huấn xã hội của Giáo Hội. Đóng góp cuối cùng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI cho học thuyết xã hội của Giáo Hội là Tông thư Octogesima Adveniens ( Tiến đến 80 năm ), nhân kỷ niệm 80 năm Thông Điệp Rerum Novarum. Trong Tông thư này, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã trở lại với giáo huấn xã hội của Đức Lêô XIII và cập nhật giáo huấn ấy. Ngài suy nghĩ về xã hội thời hậu công nghiệp cùng với tất cả các vấn đề phức tạp của nó, nhìn nhận sự thật là các ý thức hệ không đủ khả năng đáp ứng các thách đố sau đây: hiện tượng đô thị hoá, tình trạng của giới trẻ, tình trạng của phụ nữ, tình trạng thất nghiệp, nạn kỳ thị, tình trạng di dân, sự gia tăng dân số, ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông xã hội, vấn đề sinh thái. Đây là những vấn đề mà hôm nay chúng ta đang phải đối đầu và tìm ra những cách thức mới mẻ để tiếp cận mỗi ngày. Học thuyết xã hội của Giáo Hội được cập nhật và hệ thống hoá vào thời của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Vấn nạn xã hội đầu tiên mà ngài suy tư là vấn đề lao động. Ngài trình bày vần đề này trong Thông điệp Laborem Exercens ( Người lao động ). Trong Thông Điệp này, ngài nêu rõ lao động là giá trị căn bản của con người, là nhân tố trên hết của hoạt động kinh tế và là chìa khoá của toàn bộ vấn đề xã hội. Nói tóm lại, Thông điệp Laborem Exercens vạch ra một nền linh đạo và đạo đức cho việc lao động trong toàn bộ suy tư thần học và triết học sâu sắc. Lao động được hiểu không chỉ theo nghĩa khách quan và vật chất, mà còn phải ghi nhớ chiều kích chủ quan của lao động, như một sự biểu hiện bản thân con người. Bên cạnh vai trò là một hệ biến hoá mang tính quyết định cho đời sống xã hội, lao động còn có giá trị ở chỗ nó là khung cảnh trong đó thiên chức tự nhiên và siêu nhiên của con người được hoàn thành.

Vấn đề xã hội thứ hai mà Thánh Gioan Phaolô II quan tâm là chủ đề phát triển [xã hội và con người]. Thật vậy, với Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến Vấn đề Xã hội), Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II kỷ niệm 20 năm Thông điệp Populorum Progressio và một lần nữa bàn tới chủ đề phát triển theo hai hướng căn bản: một đàng là tình hình bi đát của thế giới hiện nay với sự thất bại của Thế giới Thứ Ba trong việc phát triển, và đàng khác là ý nghĩa của những điều kiện và những đòi hỏi để có được sự phát triển xứng đáng với con người. Thông điệp này cho thấy những sự khác nhau giữa tiến bộ và phát triển, đồng thời nhấn mạnh rằng phát triển thực sự không phải chỉ là gia tăng của cải và dịch vụ gia tăng những gì người ta có mà còn phải là góp phần làm cho người ta được làm người cách sung mãn. Có như thế, bản chất luân lý của một sự phát triển đích thực mới được biểu lộ rõ ràng. Toàn bộ sự hình thành và phát triển của học thuyết xã hội được trình bày trong dịp kỷ niệm 100 năm Thông điệp Rerum Novarum. Nhân dịp này, Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã ban hành thông điệp xã hội thứ ba của mình, mang tên Centesimus Annus ( Bách Chu Niên ), nhằm cho thấy sự liên tục về mặt giáo lý của Huấn quyền Xã hội Công giáo suốt 100 năm. Lấy lại một trong những nguyên tắc căn bản trong quan điểm Kitô giáo về tổ chức xã hội và chính trị, đã từng là chủ đề chính của Thông điệp trước đó, Đức Giáo hoàng viết: Cái mà ngày nay chúng ta gọi là nguyên tắc liên đới đã từng là điều mà Đức Giáo hoàng Lêô XIII thường xuyên muốn nói khi dùng từ ngữ hữu nghị Đức Piô XI cũng liên tưởng đến điều ấy khi dùng thuật ngữ hết sức ý nghĩa là bác ái xã hội. Còn Đức Phaolô VI đã mở rộng khái niệm này để tóm gọn nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề xã hội, khi nói đến văn minh tình yêu. Trong thông điệp này, Thánh Gioan Phaolô II đã chứng minh làm thế nào giáo huấn xã hội của Giáo Hội có thể phát triển theo trục qua lại giữa Thiên Chúa và con người: nhận ra Chúa nơi mọi người và nhìn mọi người trong Chúa chính là điều kiện để phát triển con người cách đích thực.