Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Tài liệu tương tự
Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Em hãy chứng minh người Việt Nam luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”

Thuyết minh về Phố Cổ Hội An

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Cảm nhận về Những câu hát châm biếm – Văn mẫu lớp 7

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút I. PHẦN LÝ TH

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về mẹ

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phân tích bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Thuyết minh về một loài hoa

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích bài thơ Giục giã của nhà thơ Xuân Diệu

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nhận về bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Cảm nghĩ về mái trường

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Cảm nghĩ về người thân

Gian

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Phân tích bài Ý nghĩa Văn chương của Hoài Thanh Hoài Thanh tên thật là Nguyễn Đức Nguyên ( ), quê ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ A

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

CHƯƠNG 1

Cảm nghĩ về tình bạn thời học sinh

Giải thích câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Microsoft Word - Ði tìm trang gi?a ban ngày.doc

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

SỰ SỐNG THẬT

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

ĐỀ 1 I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: Những tay thét ra lửa, những tay sừng sỏ mà tôi từng kính nể, bỗng

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Giới thiệu về món phở Hà Nội

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Thuyết minh về hoa mai

Ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải qua đoạn thơ “Ta làm con chim hót…Dù là khi tóc bạc” trong “Mùa xuân nho nhỏ”

Phân tích trích đoạn kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ để làm rõ tư tưởng và ý nghĩa phê phán của vở kịch

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao

Thuyết minh về truyện Kiều

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

NHÀ THƠ HỮU LOAN, LẦN GẶP MẶT Cung Tích Biền Sau tháng Tư 1975, tôi có dịp gặp gỡ các văn nghệ sĩ từ miền Bắc vào Nam. Những cuộc gặp lẫn gỡ này, cái

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Microsoft Word - Ð? NV9.I.1.doc

Bản ghi:

Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước Author : binhtn Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước - Bài số 1 "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi... Đất Nước có từ ngày đó". Đoạn thơ đã nói lên một cách dung dị mà thấm thía về cội nguồn sâu xa của Đất Nước. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình, nhà thơ gợi lên một không khí trầm lắng như kể chuyện cổ tích, như dẫn hồn ta ngược thời gian trở về cội nguồn Đất Nước và dân tộc. Bốn chữ "ngày xửa ngày xưa" dùng rất khéo: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể. Chữ "có" trong "đã có rồi", "Đất Nước có trong những cái..." đã làm cho ý thơ khẳng định, tỏa sáng niềm tin. Tục ăn trầu, truyện cổ tích Trầu - Cau gợi lên hình ảnh Đất Nước xa xưa, "Đất Nước bắt đầu"... Truyền thuyết Thánh Gióng cho biết sự vươn mình của dân tộc, đánh dấu sức mạnh quật khởi "Đất Nước lớn lên". Câu thơ mở rộng đến 12, 13 chữ, với cách gieo vần lưng (đầu - trầu, ăn - dân) nên vẫn thanh thoát, giàu âm điệu: "Đất Nước bắt đầu với miếng trầu giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dẩn mình trồng tre mà đánh giặc". Hai chữ "lớn lên" liên tưởng đến hình ảnh chú bé làng Gióng lên ba vươn vai thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt khi Đất Nước bị giặc Ân xâm lược. Rồi nhà thơ nói đến phong tục và đạo lí tốt đẹp lâu đời của nhân dân ta. Phong tục "bới tóc" của người Lạc Việt. Câu ca dao nói về đạo vợ chồng: "Tay bưng chén muối đĩa gừng - Gừng cay muối mặn xin đừng quên đã nhập hồn vào câu thơ Nguyễn Khoa Điềm: "Tóc mẹ thì bởi sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn". Tài liệu chia sẻ tại Chuyện "ngày xửa ngày xưa" nhưng vẫn hiện diện trên "tóc mẹ" trong tình thương của

"cha mẹ" bây giờ. "ĐấtNước đã có rồi", "Đất Nước có...", "Đất Nước bắt đầu", "Đất Nước lớn lên" và Đất Nước đang hiện diện quanh ta, gần gũi ta. Tiếp theo, nhà thơ lấy sự hình thành và phát triển ngôn ngữ dân tộc để nói về nguồn gốc lâu đời của Đất Nước. Mỗi vật dụng đều có một cái tẽn riêng: "Cái cột, cái kèo thành tên". Nhân Dân ta có nghề trồng lúa nưóc lâu đời. Nghề trồng lúa nước tạo nên nền văn minh sông Hồng. Khi hạt gạo được sáng tạo nên bằng công sức "một nắng hai sương", thì ngôn từ "xay, giã, giần, sàng" cũng xuất hiện. Tiếng Việt là của quý lâu đời của Đất Nước ta, Nhân Dân ta. Cách nói của Nguyễn Khoa Điềm thật ý vị: "Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phái một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó". Lấp lánh trong đoạn thơ là hình ảnh Đất Nước thân yêu. Quá khứ của Đất Nước "ngày xửa ngày xưa" đồng hiện trong "miếng trầu bây giờ bà ăn". Có Đất Nước anh hùng "biết trồng tre mà đánh giặc". Có Đất Nước cần cù trong lao động sản xuất: "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng". Có nền văn hóa giàu bản sắc, nền văn hiến rực rỡ hội tụ qua thuần phong mĩ tục (tục ăn trầu, tục bới tóc), qua tục ngữ ca dao "gừng cay muối mặn", qua cổ tích thần thoại, truyẻn thuyết. Đoạn thơ 9 câu, 85 chữ mà không hề có một từ Hán Việt nào. Ngôn từ bình dị, cách nói biểu cảm thân mật. Hiện diện trong đoạn thơ là: ta, dân mình, bà, cha, mẹ. Có miếng trầu,cây tre, tóc mẹ,... Có "gừng cay muối mặn" cái kèo, cái cột, hạt gạo, v.v... Thật là thân thuộc và gần gũi, sâu xa và thấm thìa, rung động. Tưởng tượng thì phong phủ, liên tưởng thì bao la. Đoạn thơ đã "nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp" để ta yêu thêm Đất Nước và tự hào về Đất Nước. Cấu trúc đoạn thơ: "tổng phân hợp"; mở đầu là câu "Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi", khép lại đoạn thơ là câu "Đất Nước có từ ngày đó".tính chính luận đã làm sáng đẹp chất trí tuệ kết hợp hài hòa với chất trữ tình đậm đà. Đoạn thơ mang vẻ đẹp độc đáo nói vế cội nguồn Đất Nước thân yêu. Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước - Bài số 2 Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu. Nghe dịu nỗi đau của mẹ. Ba lần tiễn con đi, hai lần khóc thầm lặng lẽ. Các anh không về mình mẹ lặng im...cứ mỗi lần nghe lại bài hát này lòng tôi xốn xao da diết. Nhớ những ngày bé thơ đến lớp, cô giáo dạy tôi viết hai chữ Việt Nam và gọi đó là Đất Nước. Tôi mơ hồ chả hiểu, chỉ biết rằng đó là cái gì lớn lao và thật quý báu lắm! Thời gian trôi qua nhanh, mang tuổi thơ bé bỏng của tôi đi xa. Cho đến hôm nay, qua bao nhiêu vần thơ đọc được tôi đã thấm thía hai tiếng thiêng liêng Đất Nước.. Trong những vần thơ mến yêu dạt dào cảm hứng ấy, tác phẩm Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm là nổi bật Tài hơn liệu cả.., chia sẻ bằng tại trải nghiệm tuổi trẻ, bằng nhiệt tình cách mạng và cả bằng vốn tri thức được đào tạo bài bản từ mái trường xã hội chủ nghĩa, tạo nên chiều sâu của hình tượng Đất Nước,

hoà mạch thơ chính luận - trữ tình. Đất nước, 2 tiếng ấy thật thiêng liêng, tự hào. Nó trở thành đề tài muôn thuở trong thơ ca chỉ có điều các nhà thơ nhà văn hay dùng những hình ảnh mang tính biểu tượng để viết về đất nước hay tự tạo ra một khoảng cách để chiêm ngưỡng. Còn trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đất nước không phải là 1 khái niệm trừu tượng mà rất gần gũi đối với mỗi người. Trả lời cho câu hỏi: Đất Nước là gì? Đất Nước từ đâu ra?, mỗi ng đều có cáh cảm nhận, lí giải riêng của mình. Với Nuyễn Khoa Điềm được cảm nhận ở các phương diện lịch sử địa lý văn hóa...nên tự hào mà nói rằng "khi ta lớn lên đất nước đã có rồi" nhà thơ đã bắt đầu bằng những kí ức tuổi thơ để hình dung ra một sự tồn tại của Đất Nước trong nhận thức và tình cảm tự nhiên nhất của con người. Những vẻ đẹp được khơi lên từ mạch tâm tình, thấm đẫm hơi thở ca dao dân ca, huyền tích sử thi của dân tộc. Cái hay của phần mở đầu chương Đất Nước chính là sự xuất hiện của hàng loạt những hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng nhưng rất gần gũi: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu từ miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Giọng thơ thủ thỉ, chân thành mà sâu lắng ấy đã chuyển tải suy ngẫm của nhà thơ về Nhân Dân - Đất Nước. Đất Nước đã có từ lâu, rất lâu rồi. Khi ta oa oa cất tiếng khóc chào dời, lớn lên và trưởng thành thì đất nước đã có rồi. Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ những huyền thoại: Ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể giờ còn đọng lại trong tiềm thức với cô Tấm ngoan hiền, với sự tích bánh chưng bánh dày, bà tiên nhân hậu hay mụ dì ghẻ độc ác, Hình ảnh Đất Nước vừa hiện lên vừa giản dị gần gũi, vừa thiêng liêng sâu lắng bởi nó gắn với thế giới tâm hồn con người, được nuôi dưỡng từ thưở thơ bé và truyền lại cho muôn đời sau ngày xưa chỉ với hai từ mà bao kỉ niệm tuổi ấu thơ lại lùa về. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Trong kho tàng văn học dân gian, nhà thơ đã chọn ra hai câu chuyện để khắc hoạ hình ảnh đất nước bằng chính những cảm nhận sâu sắc của mình. Đất Nước bắt đầu một câu thơ lí giải sự hình thành đất nước gắn liền với câu chuyện cổ tích cầu trau. Đó là câu chuyện cổ tích ngợi ca nghĩa anh em và tình vợ chồng gắn bó keo sơn. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu có nghĩa là Đất Nước được hình thành trong lối sống tình nghĩa. Miếng trầu bây giờ bà ăn bắt nguồn từ thưở xa xưa đó là truyền thống tốt đẹp. Miếng trầu bắt đầu câu chuyện. Đất Nước được sinh ra và nuôi dưỡng trong truyền thống đạo lí tố đẹp của dân tộc đó là lối sống nghĩa tình. Đất Nước được hình thành trong tình yêu nhưng lại lớn mạnh và trưởng thành nhờ nhữmg cuộc đấu tranh bảo vệ dân tộc. Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc câu thơ gợi nhắc truyền thuyết Thánh Gióng Làm ta nhớ đến một cậu bé lớn nhanh như thổi để lên đường đanh giặc Ân cứu nước. Một câu chuyện ngợi ca sức mạnh của tình yêu dân tộc và hình ảnh kì vĩ thánh gióng. Và đất nước ta cũng trưởng thành khi mọi người cùng nhau đồng lòng chống giặc ngoại xâm, mở mang bờ cõi. Với Nguyễn Khoa Điềm, ông đã nhìn thấy sự trưởng thành của Đất Nước trong đau thương, thử thách nhờ công cuộc đấu tranh và Tài lòng liệu chia yêu sẻ nước tại của dân tộc. Qua lịch sử, truyền thống ấy đã trở thành truyền thống yêu nước thiêng liêng.

Tóc mẹ thì búi sau đầu Trong muôn vàn truyền thống đẹp, nhà thơ chọn ra một hình ảnh thật giản dị nhưng rất tinh tế đặc sắc: hình ảnh người phụ nữ Việt với mái tóc bới sau đầu hình ảnh thật gần gũi, thân quen in sâu trong nếp nghĩ, gợi suy ngẫm về con người trong cuộc sống lam lũ vất vơ nhưng vẫn duyên dáng, tần tảo, đảm đang. Hình ảnh ấy qua bao năm tháng vẫn không thay đổi, vẫn gợi suy ngẫm về cái đẹp giản dị mà thiêng liêng. Và hình ảnh Đất Nước hiện lên qua chính mĩ tục ấy. Đất Nước còn hiện lên trong sự gắn liền với một lối sống đẹp Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Câu thơ gợi từ một ca dao gừng cay muối mặn xin đừng bỏ nhau. Ý thơ giản dị mà ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Tình yêu được sinh ra và nuôi dưỡng từ trong khó nghèo, từ trong những hoàn cảnh đầy thử thách thật đáng trân trọng, đáng quý. Đó là lối sống trọn nghĩa, trọn tình, thuỷ chung đã trở thành một truyền thống thiêng liêng được lưu truyền qua bao đời. Và sự sinh thành, phát triển của Đất Nước song hàmh cùng với sự lưu truyền và phát triển của truyền thống tốt đẹp ấy. Cái kèo, cái cột thành tên Đất Nước được gắn liền với những hình ảnh đơn sơ, mộc mạc cái kèo, cái cột nhưng chính những thứ đơn sơ, mộc mạc ấy đã tạo nên một mái ẫm gia đình,làng xóm, quê hương, đất nước. Nói cách khác, nó chính là tế bào của đất nước. Đất nước hiện lên qua cuộc sống lao động sinh hoạt: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Sự hình thành và phát triển của Đất Nước là một quá trình lâu dài, nhờ bàn tay lao động xây dựng của con người từ thưở sơ khai, khi con người tạo dựng những cái đơn giản nhất với nỗ lực một nắng hai sương.con người lao dộng đã biết xay,giã,giần,sàng để tạo nên hạt gạo, tạo nên những giá trị vật chất để xây dựng Đất Nước no ấm. Cách sử dụng từ ngữ một nắng hai sương và chon lọc hình ảnh xay, giã, giần, sàng cùng nhịp điệu lan toả gợi sự suy ngẫm liên tưởng, hình ảnh Đất Nước hiện dần nhờ bàn tay lao động cần cù, sáng tạo của con người, hình ảnh ấy hiẹn dần trong nhịp điệu gạo rơi trên sân, trong tiếng chày, trong máy xay với cuộc sống lao động bền bĩ dù vất vả, lam lũ. Qua đó ta nhận ra nét đặc trưng riêng của nền văn học Việt, văn hoá lúa nước. Hình ảnh Đất Nước hiện lên trong cuộc sống sinh hoạt là một Đất Nước cần cù, sáng tạo trong lao động. Cũng chính trong cuộc sống lao động sinh hoạt, nhà thơ còn khám ra sự hình thành, phát tiển ngôn ngữ dân tộc gắn liền với nguồn gốchình thành và phát triển của Đất nước: Khi con người biết lao động tạo dựng cuộc sống chính là khi họ biết đặt tên cho những sự vật hình tượng gần gũi nhất cái kèo, cái cột, và trong quá trình lao động,trong sự tìm tòi khám phá,sáng tạo nên những giá trị vật chất như hạt gạo, họ đã sáng tạo nên những ngôn từ ghi lại quá trình lao động ấy xay, giã, giần, sàng. Đây là kết tinh tinh tuý linh hồn của dân tộc. Đất nước hình thành và phát triển cùng với sự hình thành tiếng mẹ thiêng liêng ấy. Khám phá Đất Nước ở phương diện văn hóa sinh hoạt, Nguyễn Khoa Điềm đã phát biểu nhận thức của mình như lối định nghĩa độc đáo, một cách lí giải không hề mang tính áp đặt mà đầy sức gợi, sức thuyết phục bằng những câu chuyện, chọn lọc chi tiết giàu ý nghĩa giúp ta nhận ra Đất Nước bắt nguồn từ những điều giản dị nhất,gần gũi nhất, nhưng bền vững đến muôn đời. Trog đoạn thơ trên tác giả sủ dụng nhiều các yếu tố ca dao dân ca tục ngữ truyền thuyết cổ tích không chỉ đem đến sự gần gũi mà còn biểu hiện ý thức tự tôn tự hào đọc. Từ "Đất Nước" được viết hoa và lặp lại 5 lần thể hiện sự thành kính. Với chín dòng thơ 85 chữ, không hề có Tài một liệu chia từ hán sẻ tại việt, Nguyễn Khoa Điềm đã tạo nên những vần thơ tự do dạt dào cảm xúc, kết hợp với chất giọng thủ thỉ tâm tình như một điệu ru dễ đi vào lòng người. Nhưng chuyển tải

mạch cảm xúc ấy là một lối lập luận chặt chẽ: tổng -phân -hợp. Chính sự kết hợp hài hoà giữa trí tuệ và cảm xúc bay bổng đã làm sáng lên lối thơ tữ tình chính luận, phong cách độc đáo riêng của Nguyễn Khoa Điềm. Qua những dòng thơ trăn trở và suy tư về một khái niệm tưởng chừng như đã ăn sâu vào máu thịt mỗi người dân Việt, qua chiều sâu văn hoá, sinh hoạt Nguyễn Khoa Điềm đã có một phát hiện, một cảm nhận vô cùng sâu sắc: Đất Nước hiện lên trong thế giới tinh thần của cộng đồng người Việt, trong cuộc sống sinh hoạt từ bao đời. Đất Nước hiện lên gắn liền với những phong tục tập quán với lối sống, nếp nghĩ qua kho tàng văn học dân gian, qua bản sắc văn hoá...đó là một Đất Nước không trừu tượng mà cụ thể, chứa đựng mơ ước, khát vọng, quan niêm về vẻ đẹp phẩm chất của tâm hồn dân tộc. Gương mặt Đất Nước hiên lên thật sống động, lung linh: trong cuộc sống, trong lao động và trong chiến đấu. Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất Nước - Bài số 3 Chín dòng thơ đầu, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nêu lên những cảm nhận của mình về đất nước. Nếu như ở đoạn thơ trước đó trong bài thơ, tác giả nhìn nhận đất nước từ bề dày văn hoá dân tộc hàng nghìn năm qua, thì ở đây lại là những suy nghĩ về đất nước từ cuộc sống hiện tại trong các mối quan hệ riêng chung, cá nhân cộng đồng, sự tiếp nối giữa các thế hệ. Khổ thơ mở đầu bằng một lời khẳng định: Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Lâu nay, trong suy nghĩ của nhiều người, đất nước, quê hương, tổ quốc, dân tộc... luôn là những khái niệm trừu tượng. Với nhà thơ trẻ đang đôi mặt với cuộc chiến tranh khốc liệt một mất một còn, đất nước gần gũi, thân thiết. Điều này chưa hẳn đã mới, trong ca dao, dân ca có không ít những câu hát như thế: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Quê hương là tất cả những gì gắn bó ruột rà với con người. Đó là nơi ta yêu tha thiết. Đó là buổi sáng làm đồng. Đó là từng miếng ăn quê kiểng mỗi ngày... Song, cái mới ở khổ thơ của Nguyễn Khoa Điềm là Đất Nước ở trong mỗi một con người, Đất Nước ở trong ta: Trong anh và em... Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm... Đất Nước là máu xương của mình. Đó là nhận thức mới về đất nước. Nhận thức ấy được nêu ra để dẫn dắt đến một ý tứ khác của những dòng thơ ở cuối khổ này (từng cá nhân phải làm gì cho đất nước) Tài liệu chia sẻ tại

Bốn dòng thơ kế tiếp mở rộng ý ban đầu: Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng ta hài hoà nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất Nước vẹn tròn, to lớn Hai câu thơ (bốn dòng) được cấu trúc giống nhau theo kiểu cấu trúc của câu có điều kiện trong văn xuôi hay lời nói thông thường: Khi... Đất Nước. Hai câu thơ cũng là những lời khẳng định (kết quả của sự nhận thức) về một chân lý. Cả bốn dòng chỉ có một hình ảnh, lại là hình ảnh mang tính tượng trưng: cầm tay diễn tả sự thân thiết, tin cậy, yêu thương lẫn nhau. Hình ảnh ấy đi liền với những tính từ chỉ mức độ (hài hoà, nồng thắm, vẹn tròn, to lớn). Bởi vậy, dù ý tứ tuy không phải là quá mới mẻ, song, những câu thơ ấy lại có sức nặng của tình cảm chân thành. Những câu thơ này còn có một tầng nghĩa thứ hai, tác giả không trực tiếp nói ra. Đó là đất nước không phải là một khái niệm trừu tượng, càng không phải một giá trị bất biến, có sẵn. Đất nước là một thực thể sống và sự sống ấy ra sao ở về phía tất cả những con người trong đất nước đó. Nói rõ ràng ra, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng, giữa mỗi một con người với đất nước. Từ câu chuyện hiện tại, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc và suy nghĩ về đất nước ở tương lai: Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang Đất Nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Đất nước không chỉ có ngày hôm qua và hôm nay. Đất nước của ngày mai. Từng thế hệ kế tiếp sẽ làm cho đất nước trường tồn mãi mãi nhờ bàn tay, khối óc và sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân. Trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến khốc liệt thời bấy giờ, phải thấy ở những câu thơ trên còn là một khát vọng: Đất nước sẽ hoà bình, đất nước sẽ tươi đẹp và còn nhiều hơn thế nữa. 2. Những khổ thơ cuối, nhà thơ nêu lên trách nhiệm của cá nhân đối với đất nước Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó và san sẻ Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... Cấu trúc của câu thơ cũng theo kiểu suy luận: Đất nước là... nêu lên một tiền đề. Từ tiền đề ấy, phải biết.../ phải biết... để làm nên... Câu thơ giàu chất duy lý nhưng không lên gân mà trở thành lời nhắn nhủ tha thiết. Ở đây có những từ tượng trưng rất đáng chú ý: máu xương, gắn bó, san sẻ, hoá thân, dáng hình, muôn đời. Sau rất nhiều suy nghĩ cụ thể về đất nước, đến đây nhà thơ khẳng định Đất nước là máu xương của mình. Máu xương là sự sống. Rất ít Tài trường liệu chia hợp sẻ tại người ta ví một điều gì đó với máu xương, bởi nó có ý nghĩa biểu trưng cho sự thiêng liêng. Đất nước là máu xương có nghĩa là đất nước tồn tại như một sự sống và để có sự

sống ấy hẳn phải có rất nhiều hi sinh. Quả đúng như vậy, biết bao con người, bao thế hệ đã ngã xuống cho sự sống còn của đất nước. Vì thế, mỗi một con người phải biết gắn bó và san sẻ. Gắn bó là yêu thương, quan hệ mật thiết với nhau. Từ sự gắn bó ấy mới có thể san sẻ. San sẻ trách nhiệm, san sẻ niềm vui, niềm hạnh phúc cho nhau. Đất nước vĩ đại nhưng đất nước là một thực thể sống. Thực thể ấy không phải là sự tập hợp của những cá nhân rời rạc mà là một cộng đồng. Hoá thân cũng có nghĩa là dâng hiến. Thời bình, người ta dâng hiến sức lực, mồ hôi cho tổ quốc. Thời chiến, người ta dâng hiến cả sự sống của mình. Sự dâng hiến ấy, theo suy ngẫm của nhà thơ, là cuộc hoá thân. Bóng dáng mỗi người đã làm nên bóng dáng quê hương xứ sở, đất nước. Không có sự hoá thân kia làm sao đất nước trường tồn, làm sao có được đất nước muôn đời! Những câu thơ in đậm chất duy lý (khá chặt chẽ, logic) cất lên như tiếng gọi của trái tim, vì thế nó thiết tha, thúc giục lòng người. Đoạn thơ trên là một đoạn thơ hay trong bài Đất Nước. Nhà thơ đã thể hiện những suy nghĩ mới mẻ của mình về đất nước bằng một giọng trữ tình, ngọt ngào. Câu chuyện về đất nước đối với mỗi người luôn là câu chuyện của trái tim, vừa thiêng liêng, cao cả, cũng vừa gắn bó, thân thiết. Từ suy nghĩ và tình cảm ấy, khi đối diện với kẻ thù của dân tộc, hẳn người ta phải biết làm gì cho Tổ quốc, giang sơn. Ngày nay, đất nước đã sạch bóng quân thù. Nhưng trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước vẫn rất cần đặt ra thường xuyên, bởi đó là câu chuyện không bao giờ cũ. Phân tích 9 câu đầu bài thơ Đất nước - Bài số 4 Đất nước là đề tài mà khiến nhiều nhà thơ nhà văn khơi nguồn sáng tạo.từ những bài thơ giản dị tới những bài thơ mang cảm hứng yêu nước sâu sắc, Đất nước la hai tiếng thiêng liêng và tràn trề cảm xúc. Là một nhà thơ trẻ, trưởng thành trong thời kì chống Mỹ cứu nước, nặng tình với non sông, người trí thức Nguyễn Khoa Điềm cũng góp riêng một tiếng nói của mình để khẳng định sự lớn dậy ấy. Và bài thơ Đất Nước đã ra đời đóng góp vào văn chương những vần thơ giản dị nhưng hồn hậu và thiêng liêng. Trường ca Mặt đường khát vọng mà âm điệu chính là những lời ngợi ca, đó là những suy nghiệm sâu lắng về đất nước, về thời đại. Dù mới mẻ, thơ của Nguyễn Khó Điềm về chủ đề quen thuộc này cũng đã khẳng định một cách nghĩ, cách nhìn mới. Những câu chuyện những lời thơ dễ dàng đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất. Chất liệu được sử dụng trong bài thơ nhất là những câu thơ mở đầu là những thứ rất cụ thể gần gũi. Để thể hiện sự hiện hữu cùa đất nước này ở chiều sâu của thời gian, chiều rộng của không gian, trong đoạn mở đầu, ông đã tập trung sử dụng rất nhiều hình ảnh hết sức cụ thể, gần gũi đầy thân thương nhưng lại có sức liên tưởng mãnh liệt và tính khái quát cao. Có thể thấy từ câu thơ thứ nhất,đặc biệt, ông nối kết để tạo nên mạch thơ nói về sự hiện hữu của đất nước bằng điệp từ có. Bằng việc sử dụng điệp từ này đã nối kết những hình ảnh tưởng chẳng liên quan gì với nhau thành một khối không thể tách rời, khẳng định sự hiện hữu vừa Tài có liệu tính chia truyền sẻ tại thống vừa đầy ân tình sâu nặng của đất nước. qua những câu thơ như những lời hát ru, chúng ta càng thấm thía tình yêu về hà nội.

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng Đất nước có từ ngày đó Những hình ảnh được sử dụng làm chất liệu mộc mạc chân tình, những hình ảnh thơ đầy sức tưởng tượng của tác giả về sự hiện hữu của đất nước.cách gợi hình ảnh của tác giả khiến độc giả rất thích thú vì có cơ hội tìm về với nguồn cội. Bắt đầu khơi gợi với cụm từ Ngày xửa ngày xưa không rõ là từ khi nào, nó như mở đầu cho những câu chuyện cổ tích, hình ảnh người bà nhà thơ muốn nói rằng đất nước này đã tồn tại từ lâu đời, tồn tại từ thuở Mang gươm đi giữ nước Nghìn năm thương nhớ đất Thăng Long, cái thuở Nam quốc sơn hà. Hình tượng đất nước lớn lên và được bao bọc với những phong tục, cốt cách của một dân tộc đậm tình, đậm nghĩa nhưng cũng sẵn sàng xả thân khi tổ quốc lâm nguy. Đó là những câu thơ với hồn thơ rất thân thương, hình ảnh khi đất nước hiện hữu vừa thật nhỏ nhoi, lại vừa thật tình cảm nơi miếng trầu. bây giờ bà ăn. Tác giả không gợi ra hình ảnh hay khái niệm đất nước ở đây với những thứ vừa trừu tượng vừa cụ thể được truyền từ ngàn đời, biết bao nhiêu thế hệ. Có thể nói, ở đây, sức liên tưởng thật sáng tạo, đầy ắp những nét đẹp về phong tục, tập quán, bản sắc quê hương: Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Những tình cảm thân thương, giản dị nhưng gắn liền với phong tục với nền tảng văn hóa từ buổi đầu dựng nước. Chúng ta thấy, ở đó, có những bàn tay, những trái tim, những con người cần cù chịu thương chịu khó, lam lũ cần cù, một nắng hai sương. Hơn thế, trong khổ đầu này có sự tồn tụ hiện hữu có khi phải được đánh đổi bằng máu xương, mồ hôi, nước mắt của cả một dân tộc luôn cần phải Rũ bùn đứng dậy tự khẳng định mình. Như vậy, từ những điều thân thương và cả hi sinh, tác gải đã dẫn cho chúng ta vào những câu chuyện đất nước bất tận. Tài liệu Hạt chia gạo sẻ phải tại một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Đất nước có từ ngày đó Không nói rõ là thời gian là bao giờ nhưng với cách đi vào vấn đề như những câu chuyện,cứ dẫn dắt người đọc vào đó,khiến chúng ta nhận thức được đất nước như thế nào từ bao giờ, cứ thấm đượm tình cảm thiêng liêng này. Tất cả thật tự nhiên không một chút gượng gạo gì, và đất nước là như thế Với 9 câu đầu thôi mà Nguyễn Khoa Điềm đã khiến người đọc bắt đầu chìm đắm vào cuộc sống thế giới và không gian của truyền thống của những nét đẹp văn hóa linh thiêng. Câu thơ trong bài thơ đã khơi gợi những nét đẹp, lôi cuốn người đọc người nghe. Bình tổng hợp Thanh Tài liệu chia sẻ tại