Tuyên ngôn độc lập

Tài liệu tương tự
Phân tích bài thơ Chiều tối

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Cảm nghĩ về mái trường

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

mộng ngọc 2

Kể lại một chuyến đi tham quan hay du lịch cùng các bạn trong lớp – Văn hay lớp 7

Bao giờ em trở lại

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Phần 1

Bình giảng bài thơ Mưa xuân của Nguyễn Bính

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng


Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Tràng Giang

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Phần 1

Làng (trích)

Microsoft Word - hoang hon tren bai bien.doc

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (Hồ Gươm) – Văn mẫu lớp 8

Tải truyện Đừng Nói Với Anh Ấy Tôi Vẫn Còn Yêu (Phần 2) | Chương 2 : Chương 2

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Phân tích vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Phân tích tính sử thi trong truyện Rừng Xà nu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

Phần 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật – Văn hay lớp 9

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Phân tích bài “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

BỘ ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN ĐỊA LÝ LỚP 7 NĂM HỌC 2016 – 2017

Bình luận về câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

Bếp lửa (Tự học có hướng dẫn)

Miêu tả người bạn thân nhất của em – Văn mẫu lớp 7

Bình giảng đoạn thơ trong bài “Vội vàng” của Xuân Diệu

Giải thích câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương”

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Giới thiệu về quê hương em

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Document

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Document

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Cảm nghĩ về người thân

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Cảm nghĩ của em về người cha thân yêu

Chứng minh Tiếng Việt là một thứ tiếng giàu và đẹp

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Bản ghi:

Tuyên ngôn độc lập Author : Thu Quyên Tuyên ngôn độc lập Hướng dẫn I. ĐÔI NÉT VỀ TIỂU SỬ Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Thuở nhỏ, Người có. tên là Nguyễn Sinh Cung; sau đổi là Nguyễn Tất Thành; lúc hoạt động cách mạng ở nước ngoài lấy tên là Nguyễn Ái Quốc. Từ lúc về nước lâ'y tên là Hồ Chí Minh. - Năm 1911, Ngựời ra nước ngoài tìm đường cứu nước và trở về lãnh đạo nhân dân, chuẩn bị tổng khởi nghĩa đánh đuổi ngoại xâm vào mùa xuân năm 1941. - Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Người đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sau đó lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chôìig thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, đồng thời xây dựng đất nước. - Chịu đựng nhiều gian lao nguy hiểm, bị tù đày trong những năm hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là một chiên sĩ cách mạng lỗi lạc mà đồng thời còn là nhà thơ, nhà văn hóa lớn của nhân loại. II. QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC VĂN HỌC 1. "Ngâm thơ ta vốn không ham". Đúng như câu mở đầu Nhật kí trong tù, Chủ tịch Hồ Chí Minh không hề có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn chương. Nhưng hơn ai hết, Người nhận ra rằng văn chương là một loại vũ khí sắc bén đầy lợi hại để đấu tranh cách mạng và cũng là phương tiện hiệu nghiệm để động viên chiến sĩ đồng bào: Nhà vãn phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh cách mạng. Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ củng phải biết xung phong (Hiện đại thì trung ưng hữu thiết Tài liệu chia sẻ tại Thi gia dã yếu hội xung phong)

(Cảm tưởng đọc Thiên gia thi, Nam Trân dịch) - Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ẩy. (Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa năm 1951) 2. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng đến đối tượng thưởng thức văn chương là quần chúng lao động. Theo Người, nhà văn phải luôn đặt câu hỏi cho mình là: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? Viết như thế nào? 3. Cũng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, văn chương phải miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng nhất là phải chú ý nêu gương người tót việc tốt. Tác phẩm văn học do đó phải trong sáng, lôi cuốn, ngôn từ chọn lọc nhưng giản dị không cầu kì, được mọi tầng lớp nhân dân yêu thích. III. SỰ NGHIỆP VĂN HỌC a)văn chính luận: Nhằm đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù: Bản án chế độ thực dân Pháp; Tuyên ngôn Độc lập; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946); Không có gì quý hơn độc lập tự do (1966); Di chúc. b) Truyện và kí: Bằng tiếng Pháp, tiêu biểu là các truyện ngắn: Pa-ri (1922); Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922); Con người biết mùi hun khói (1922); Đồng tâm nhất trí (1922); Vi hành (1923); Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1923); Con rùa (1925). Ngoài ra còn phải kể đến: Con rồng tre (kịch), Nhật kí chìm tầu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963),.. Truyện ngắn của Nguyễn Ái Quốc hấp dẫn với cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo và đặc biệt là ý tưởng thâm thuý, rất trí tuệ. c) Thơ ca: Trên dưới 250 bài in trong các tập: Nhật kí trong tù (133 bài); Thơ Hồ Chí Minh (86 bài); Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có những đóng góp quan trọng cho nền thơ Việt Nam hiện đại. IV. ĐÔI NÉT VỀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT - Ngắn gọn, trong sáng, giản dị. - Linh hoạt, sáng tạo, hoàn toàn làm chủ trong việc sử dụng các hình thức thể loại, sử dụng ngôn ngữ, các bút pháp và thủ pháp nghệ thuật khác nhau phù hợp với mỗi tác phẩm. - Tư tưởng và hình tượng luôn luôn hướng về sự sông, ánh sáng và tương lai. Tài liệu chia sẻ tại

Phong cách nghệ thuật thơ Hồ Chí Minh: - Hêt sức giản dị, hồn nhiên và tự nhiên. - Sự hoà hợp độc đáo giữa vế đẹp cổ điển và tinh thần hiện đại. - Chất thép thể hiện trong chất thơ, bản chất chiến sĩ thể hiện ở hình tượng thi sĩ. - Một nụ cười thoải mái trẻ trung toả sáng trên những trang thơ. Gợi ý trả lời các câu hỏi hướng dẫn học bài 1. Quan niệm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh có thể tổng kết thành những điểm chủ yếu về các mặt mục đích, đối tượng, nội dung và nghệ thuật của văn chương như sau: a) Mục đích: Văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Đốì với Người, viết văn, làm thơ không phải là hành vi văn chương mà là hành vi chính trị, hành vi cách mạng. Người cầm bút phải là chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng. Nhiều lần Người đã khẳng định điều này: Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi ) - Văn hóa nghệ thuật củng là một mặt trận. Anh chị em là chiển sĩ trên mặt trận ấy. (Thư gửi các họa sĩ nhân triển lãm hội họa năm 1951) b)đối tượng: Theo Hồ Chí Minh, văn học phải phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân. Bởi vậy Người hết sức chú ý đến đôi tượng thưởng thức văn chương: Viết cho ai? Viết cái gì? Viết để làm gì? và Viết như thế nào? c) Nội dung: Tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn những con người, những sự việc vô cùng anh dũng và oanh liệt trong đời sông cách mạng, biểu dương những người tốt việc tốt đồng thời phải phê phán mặnh mẽ những cái xấu, cái lạc hậu còn rơi rớt trong xã hội ta. d) Nghệ thuật: Hồ Chí Minh cũng rất chú ý đến mặt nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Người yêu cầu nhà văn tránh lối viết cầu kì khó hiểu, cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, của quần chúng nhân dần và phải được quần chúng nhân dân yêu thích. Những quan điểm sáng tác văn chương vừa nói được Hồ Chí Minh thể hiện triệt đế trong các Tài sáng liệu chia tác sẻ của tại Người.

2. Tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh gồm ba bộ phận lớn: văn chính luận, truyện và kí, thơ ca. a) Văn chính luận: nhằm mục đích đấu tranh chính trị: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn Độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiên. b) Truyện và kí (1922-1925): Pa-ri (1922), Lời than vãn của bà Trưngtrắc (1922), Con người biết mùi hun khói (1922), Đồng tâm nhất trí (1922), Vi hành (1923), Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu (1925), Con rùa (1925) với cốt truyện có kết cấu độc đáo, mỗi truyện đều có tư tưởng riêng, thâm thuý và trí tuệ. Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn có Giấc ngủ mười năm (1949) kí tên Trần Lực, Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) kí tên là T.Lan. c) Thơ ca: Đây là lĩnh vực nổi bật nhất trong giá trị sáng tạo văn chương của Hồ Chí Minh: Nhật kí trong tù (133 bài), Thơ Hồ Chí Minh (86 bài), Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài). Thơ Hồ Chí Minh vừa cồ điển vừa hiện đại, chất thép và chất tình hoà hợp nhuần nhuyễn. 3. Học sinh tự rút ra bài học khi đọc kĩ thơ Bác. LUYỆN TẬP Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hoà hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh. BÀI THAM KHẢO Nhật kí trong tù là tên tập thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác khi Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm trong nhà tù Trung Quốc, từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943. Cuốn nhật kí bằng thơ này ghi lại biết bao điều Người đã chứng kiến và tâm tư của Người trong ''mười bốn trăng tê tái gông cùm" ấy. Một trong những bài thơ tức cảnh xinh xắn nhất của tập thơ này phải kể đến bài Chiều tối (Mộ): Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. Nguyên tác là: Tài Quyện liệu chia điểu sẻ tại quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiêu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Dựa vào thứ tự trong tập thơ, Chiều tối được sáng tác sau ngày nhà thơ bị bắt không bao lâu. Bài thơ thể hiện cảm xúc của Người trong một lần trên đường bị giải đi, lúc trời sắp tối, giữa một miền núi. Chiều tối (Mộ) là thời điểm ánh sáng ban ngày gần tắt hẳn. Lúc này, chân trời bị khuất lấp bởi cây rừng và đá núi nên chút ánh sáng còn lại của phút giây ngày sắp hết chỉ có thể thấy được trên đỉnh trời. Do đó, nhà thơ đã đưa mắt lên thật tự nhiên: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không. Tạo vật lúc này đang chuyển dần sang trạng thái nghỉ ngơi sau một ngày vận động mệt mỏi. Trời tối, những con chim sau một ngày tìm mồi kiếm sông cũng đã cảm thấy uể oải cần phải nghỉ ngơi. Tuy là "chim trời", những con chim cũng cố tìm về khu rừng nơi có tổ ấm của mình để ngủ qua đêm chứ không thể dừng lại ở bất kì nơi nào được. Hình ảnh cánh chim chập choạng trên khoảng trời chiều vốn là một hình ảnh quen thuộc trong thơ ca: Chim bay về núi tối rồi. (Ca dao) Chim hôm thoi thót về rừng. (Truyện Kiều) Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. (Tràng giang - Huy Cận) Hình ảnh con chim trở về rừng không những báo hiệu cho biết nắng đã dần tắt, bóng tối sắp phủ trùm xuổng mà còn cho thấy rõ thêm tâm trạng của người tù bị áp giải trên đường khi ấy là vẫn phải đi, dù muốn dừng bước cũng đâu thể chủ động được, lại không thể có một nơi tạm gọi là tổ ấm để trở về. Hình ảnh ấy cũng làm cho cảm xúc về nỗi xa nhà, xa quê hương, về tình cảnh tù tội, mất tự do Sấu sắc hơn. Người đọc nhận ra một nỗi u hoài man mác từ hình ảnh ấy gợi nên. Tiếp theo hình ảnh con chim về rừng là hình ảnh mà nhà thơ bao quát được khi nhìn lên bầu Tài trời liệu khi chia ấy: sẻ tại

Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không. Nguyên văn: "Cô vân mạn mạn độ thiên không" nghĩa là đám mây lẻ loi chậm chậm đi qua bầu trời. Giữa bầu trời tĩnh lặng, làn mây che mặt trời cũng uể oải, mệt mỏi, cũng muốn tìm chỗ trú chân. Ngay nhà thơ lúc này cũng không thề khác. Bị giải đi trên đường, chiều tối rồi, Người cũng muôn có chôn nghỉ nhưng biết làm sao được! Cảnh trong hai câu thơ đều thật đẹp và gợi buồn như một bức tranh mực tàu vẽ phác gợi lên nỗi niềm cô quạnh của người tù xa đất nước, xa quê hương, xa bạn bè và quyến thuộc, hiện đang bị trói, bị áp giải. Dù tối rồi, Người vẫn phải tiếp tục cất bươc trên đường thẳm, tuy là đã mỏi mệt, sau một ngày đi đường khó nhọc. Do đó, có người nhận xét là cảnh trong hai câu thơ vừa tương đồng mà cũng vừa tương phản với cảnh ngộ của nhà thơ. Hết nhìn xa, nhìn bao quát, người tù thi sĩ lại nhìn sang bên đường: Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết lò than đã rực hồng. Nguyên văn: Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng. Nghĩa là: "Cô gái nhỏ xóm núi xay ngô. Ngô xay xong, lò sưởi đã liồng". Từ một khung cảnh thiên nhiên quạnh vắng của hai câu thơ đầu, đến đây, hai câu thơ tiếp theo, đã là một bức tranh cuộc sống ấm áp. Đó là hình ảnh một xóm nhỏ, nhà cửa thưa thớt của người dân miền núi. Ớ đây có một cô gái nhỏ đang xay ngô, một công việc vất vả nhưng quen thuộc và sau đó là ánh đỏ hồng nơi bếp lửa. Đó là những hình ảnh bình dị về một cuộc sông thường ngày của những người dân lao động. Sau một ngày làm việc khó nhọc ngoài đồng, họ trở về nhà lo bữa ăn tối và nghỉ ngơi. Những hình ảnh đó đã đem đến một cảm xúc mãnh liệt cho nhà thơ. Thấp thoáng trong Nhật kí trong tù có ít nhiều hình ảnh về người phụ nữ, thông thường là phải chịu đựng nhiều cảnh không may (Nửa đêm nghe tiếng khóc chồng). Nhưng ở đây hình ảnh "sơn thôn thiếu nữ" (cô em xóm núi) với bản chất khoẻ khoắn, rắn rỏi của người lao động đã khiến cho bức tranh thiên nhiên thêm sức sông. Đặc biệt là hình ảnh "lô dĩ hồng", ngọn lửa hồng, xuất hiện trong bóng chiều hôm chập choạng tuy đơn sơ, quen thuộc nhưng thú vị, ấm cúng và đáng yêu xiết bao! về câu thơ cuối bài, nhà thơ Hoàng Trung Thông nhận xét: Với một chữ "hồng", Bác dã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ "hồng" trong nghệ thuật thơ Đường người ta gọi là "con mắt thơ" (thi nhãn hoặc là nhãn tự (chữ mắt) nó sáng bùng lên, nó cản lại, chỉ một chữ thôi với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy di chăng nữa. Với chữ "hồng" đó có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu dỏ dã nhuốm lên cả bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu Tài đỏ liệu của chia tình sẻ tại cảm Bác.

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) (Hoàng Trung Thông) Thật đúng như thế. Cảnh đang buồn, nhưng với ngọn lửa hồng ấm áp bên bếp gia đình, bỗng hoá vui. Cả tâm trạng nhà thơ cũng từ mệt mỏi, cô quạnh bất chợt đã ấm lên cùng ngọn lửa. Bài thơ với ba câu đầu tưởng đâu đã dừng lại ở những cảm xúc thường gặp ở thơ xưa về cảnh chiều tối: một nỗi buồn mênh mang: Quê hương khuất bóng hoàng hôn Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Thôi Hiệu - Tản Đà dịch) hay một nỗi niềm khắc khoải khôn nguôi: Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng. (Nguyễn Du - Truyện Kiều) ngờ đâu lại chuyển sang tiếng "reo vui trên ngọn lửa hồng nơi xóm núi" của tâm hồn Bác "quên hẳn mình là một người tù chưa được dừng chân trên con đường đày ải tối tăm (Nguyễn Đăng Mạnh - Những vần tha quên mình của Bác). Như vậy, bài thơ Chiều tối được nhà thơ Hồ Chí Minh sáng tác trong một hoàn cảnh riêng. Bài thơ tuy tả cảnh "Chiều tối" mà cuối cùng lại sáng. Đúng như nhận xét của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Bức tranh Chiều tối của Người lại có được cái ấm áp và niềm vui như thế là vì Người có một bản lĩnh rất cao, tâm hồn Người luôn luôn hướng về sự sống và ánh sáng. Đặc biệt là Người có một tấm lòng nhân ái bao la: "Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy nặng phù sa" (Bác ơi! - Tố Hữu) Cao cả biết bao là chủ nghĩa nhân đạo của Hồ Chí Minh! Mai Thu Tài liệu chia sẻ tại