CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 42/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013

Tài liệu tương tự
1 CHÍNH PHỦ Số: /2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Dự thảo lần 7 16/3/2017 NGHỊ ĐỊ

(Ngh? d?nh 06/2010/N\320-CP quy...)

CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 447/QĐ-TTg CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 08 tháng 4 năm 2010 QUYẾT ĐỊNH Về việc

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 108/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2018 N

Microsoft Word - 21_2011_ND-CP_12tr-1.doc

CHÍNH PHỦ Số: 102/2013/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Hà Nội, ngày 05 tháng 09 n

1497_QD-TTg

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sổ: 39/2019/NĐ-CP Hà Nội, ngàytưịtháng 4 năm 2019 NGHỊ ĐỊNH Ẵ X Ấ Ằ r Sửa đoi

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 86/2014/NĐ-CP Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2014 N

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 39/2009/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 09 tháng 03 nă

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 428/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệ

Nghị định 85/2011/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn

Nghị định số 130/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc CHÍNH PHỦ Số: 130 /2006/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NA

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phức Số: 4Z9/QĐ-TTg Hà Nội, ngàỵts tháng ^-năm 2019 QUYÉT ĐỊNH Phê duyệt

44 CÔNG BÁO/Số 18/Ngày ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 666/2015/QĐ-UBND Q

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 158/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 12 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi t

CHÍNH PHỦ

ND &ND QuydinhGiadat

Thñ t­íng ChÝnh phñ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1309/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 202/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2013 M

Microsoft Word - ND CP ve SoHuuTriTue-QuyenTacGia.doc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 11 /CT-TTg Hà Nội, ngàyíitháng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về một số giả

Thông báo 210/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp

Microsoft Word - ND qui dinh cong chuc.doc

BỘ QUỐC PHÒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 24/2014/TT-BQP Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2

Microsoft Word - du thao doc.doc

MỤC LỤC

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 138/2006/NĐ-CP Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2006 NGHỊ ĐỊNH

THANH TRA CHÍNH PHỦ Số: 08/2013/TT-TTCP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2013 THÔNG TƯ Hướn

UBND TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỐ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phức Số: ob /2017/QĐ-UBND Thành phổ Hồ Chí Minh, ngàym

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2018/TT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2018

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 74/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 15 tháng 05 năm 2015 THÔNG TƯ HƯỚNG DẪN VI

QUY ĐỊNH

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc iập - Tự do - Hạnh phúc Sô: 0 /CT-TTg ỵộị ngày hc tháng 3 năm 2019 CHỈ THỊ Vê tăng cường gi

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: AO /CT-TTg Hà Nội, ngày LLthảng 4 năm 2019 CHỈ THỊ về việc tăng

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHÔ HỒ CHÍ MINH ' Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: AO /2017/QĐ-UBND Thành phổ Hồ Chỉ Minh, ngà

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số:833 /QĐ-UBND.HC Đồng Tháp, ngày 24 tháng 7năm 2017 QU

No tile

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 301 /QĐ-UBND Quảng Nam, ngày 29 tháng 01 năm 2019 QU

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 362/QĐ-TTg CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệ

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 14/CT-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2


CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 14/2018/TT-BGDĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH BÌNH THUẬN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

trac-nghiem-thi-cong-chuc-chuyen-nganh-hanh-chinh - Download.com.vn

CÔNG BÁO/Số 66/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ N

NghÞ ®Þnh 132

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

32 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ NỘI VỤ BỘ NỘI VỤ Số: 09/2011/TT-BNV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội,

Microsoft Word - thongtu doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC Số: 28/2018/QĐ-UBND CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Vĩnh Phúc, ngày 13 tháng 11 năm 2018

BOÄ GIAO THOÂNG VAÄN TAÛI

CHARTER

Nghị định số 39/2018/NĐ-CP CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 39/2018/NĐ-CP Hà Nội, ngày 11 tháng 3 năm 2018

Microsoft Word - TT08BKHCN.doc

Microsoft Word - QD 02 HAN giao dat - thu hoi - chuyen muc dich dat 10 _thay QD 39_.doc

ỦY BAN NHÂN DÂN

UỶ BAN NHÂN DÂN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 27/2011/TT-BGDĐT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2011 THÔNG TƯ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Microsoft Word DOC

Uû ban nh©n d©n

BỘ ĐỀ THI TUYỂN CÔNG CHỨC NĂM 2017 MÔN THI: TRẮC NGHIỆM NGHIỆP VỤ CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH KẾ TOÁN (Mã: TACH_ 400 câu) Câu 1: Theo Điều 55 của Luật Kế t

CÔNG BÁO/Số 10/Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NG

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06/2019/TT-BTTTT Hà Nội, ngày

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 41/2017/QĐ-UBND Vĩnh Phúc, ngày 01 tháng 11 năm 2017

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 127/2015/TT-BTC Hà Nội, ngày 21 tháng 08 năm 2

TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI * Số 216-KH/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Quảng Ngãi, ngày 19 tháng 7 năm 2019 KẾ HOẠCH tổ chức Hội nghị kỷ niệm 50 năm thực hiện Di ch

QUỐC HỘI

18 CÔNG BÁO/Số /Ngày NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Số: 26/2015/TT-NHNN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc QUY ĐỊNH Về việc biên soạn, lựa chọn, t

UBND TỈNH NINH BÌNH

Microsoft Word - E6ADC31B.doc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1343 /QĐ-UBND Quảng Nam, ngày 09 tháng 5 năm 2019 QU

KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 09/2017/QĐ-KTNN Hà Nội, ngày 15 tháng 8

Microsoft Word - BXD_ TT-BXD_

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 582/QĐ-BGDĐT Hà Nội, ngày 28 tháng 0

BỘ XÂY DỰNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 05/2015/TT-BXD Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 THÔNG TƢ Quy định về q

Quyết định 460/QĐ-TCT của Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình Thanh tra thuế

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

LIÊN TỊCH

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 14/2012/QH13 LUẬT Phổ biến, g

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

TỈNH ỦY QUẢNG NGÃI * Số 430-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 5 năm 2019 BÁO CÁO tình hình công tác tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm t

Vô chÝnh s¸ch tµi chÝnh

Microsoft Word - TT03_2008_BTP.doc.doc

BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 08/2018/TT-BCA Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2018

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI TRƯỚC KỲ HỌP 7 - HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri khu phố 5, phường Hiệp Thành phản ánh: Hiện nay Bệ

Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng

CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH Số: 212/2014/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Microsoft Word ND-CP.DOC

Bộ TÀI CHÍNH Số: 5 b IQĐ-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày<2$ tháng 3 năm 2019 QUYÉT ĐINH r > Ban hành Q

Quyết định số 218/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000

Bản ghi:

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM -------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- Số: 42/2013/NĐ-CP Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2013 NGHỊ ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010; Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009; Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Chính phủ ban hành Nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Chương 1. QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Nghị định này quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục bao gồm: Tổ chức thanh tra giáo dục; hoạt động thanh tra giáo dục; thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; trách nhiệm và mối quan hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động thanh tra giáo dục. Điều 2. Đối tượng thanh tra 1. Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, trường trung cấp chuyên nghiệp; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động giáo dục tại Việt Nam. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực dạy nghề không thuộc đối tượng thanh tra giáo dục. Điều 3. Áp dụng điều ước quốc tế Trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó. Điều 4. Nguyên tắc hoạt động thanh tra giáo dục 1. Hoạt động thanh tra giáo dục phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời. 2. Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở đến hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra. 3. Kết hợp giữa thanh tra nhà nước, thanh tra nội bộ của cơ sở giáo dục và thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật. Chương 2. TỔ CHỨC THANH TRA GIÁO DỤC MỤC 1. THANH TRA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Điều 5. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong

lĩnh vực giáo dục; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành giáo dục, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Bộ có con dấu và tài khoản riêng. 2. Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ. Phó Chánh Thanh tra Bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ. 3. Thanh tra Bộ có các phòng nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ được giao. 4. Thanh tra Bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ. Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra giáo dục: a) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng; b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong ngành giáo dục; c) Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra giáo dục cho Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở), thanh tra nội bộ của các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp; cho Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục; d) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục; đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Trong hoạt động thanh tra: a) Thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này; b) Thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao. 3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra giáo dục. 4. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao. Điều 7. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Chánh Thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra giáo dục. 3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục và công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra theo quy định. 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao. MỤC 2. THANH TRA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Điều 8. Vị trí, chức năng, tổ chức của Thanh tra Sở

1. Thanh tra Sở là cơ quan của Sở Giáo dục và Đào tạo, giúp Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Giám đốc Sở) tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành giáo dục; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Sở có con dấu và tài khoản riêng. 2. Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, các Thanh tra viên và công chức khác. Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra Sở) do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh. Phó Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở. 3. Thanh tra Sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc Sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về thanh tra chuyên ngành giáo dục của Thanh tra Bộ. Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra hành chính và chuyên ngành giáo dục theo quy định tại các Điều 11, 12, 13, 14, 15, 16 của Nghị định này. 2. Hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho Thanh tra viên, công chức làm công tác thanh tra thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương. 3. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. 4. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Chánh Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 1. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Báo cáo Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Bộ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình. 3. Trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục ở địa phương, công chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra. 4. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. 5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc Sở giao. Chương 3. HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC MỤC 1. THANH TRA HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Điều 11. Nội dung thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục; chính sách, pháp luật khác có liên quan và nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.

Điều 12. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục 1. Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với đại học quốc gia; đại học vùng; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo; doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập. 2. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 3. Thanh tra tỉnh: Thanh tra hành chính đối với trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng (không bao gồm các trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn), cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp. 4. Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo: Thanh tra hành chính đối với trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đóng trên địa bàn); trường bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục tỉnh; trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học phổ thông; trung tâm giáo dục thường xuyên; cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Sở Giáo dục và Đào tạo. 5. Thanh tra huyện: Thanh tra hành chính đối với cơ sở giáo dục mầm non; trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường phổ thông có nhiều cấp học trong đó có cấp trung học cơ sở; tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo phân cấp. Điều 13. Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục Trình tự, thủ tục thanh tra hành chính trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 của Luật thanh tra. MỤC 2. THANH TRA CHUYÊN NGÀNH TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC Điều 14. Nội dung thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục 1. Xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục; biên soạn, sử dụng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu; sản xuất, quản lý, sử dụng thiết bị giáo dục. 2. Thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục; tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục; hoạt động chuyên ngành giáo dục của cơ quan quản lý giáo dục. 3. Thực hiện quy chế chuyên môn; mở ngành đào tạo; quy chế đào tạo; quy chế thi cử; thực hiện nội dung, phương pháp giáo dục; in, quản lý, cấp phát văn bằng, chứng chỉ. 4. Thực hiện quy chế tuyển sinh, quản lý, giáo dục người học và các chế độ chính sách đối với người học. 5. Các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; kiểm định chất lượng giáo dục; thực hiện phổ cập giáo dục. 6. Thực hiện quy định về thu, quản lý, sử dụng học phí, các nguồn lực tài chính khác. 7. Tổ chức quản lý, nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ. 8. Tổ chức, quản lý công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục. 9. Thực hiện các quy định khác của pháp luật về giáo dục. Điều 15. Thẩm quyền, đối tượng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục 1. Thanh tra Bộ: Thanh tra chuyên ngành đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo; các đại học; học viện, trường đại học, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, cơ sở giáo dục khác; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục. 2. Thanh tra Sở: Thanh tra chuyên ngành đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, trường chuyên biệt; trường đại học, học viện, viện, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp (không bao gồm các cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp công lập của các Bộ đóng trên địa bàn) theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục tại địa phương.

Điều 16. Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục Trình tự, thủ tục thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục thực hiện theo quy định tại các Điều 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Luật thanh tra. Chương 4. THANH TRA VIÊN VÀ CỘNG TÁC VIÊN THANH TRA GIÁO DỤC Điều 17. Thanh tra viên giáo dục 1. Thanh tra viên giáo dục là công chức được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong lĩnh vực giáo dục tại Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở. 2. Thanh tra viên giáo dục được cấp trang phục, thẻ thanh tra và được hưởng chế độ, chính sách, tiền lương, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nghề và chế độ đặc thù khác theo quy định của pháp luật. Thanh tra viên giáo dục có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra Bộ, Chánh Thanh tra Sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 3. Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 18. Cộng tác viên thanh tra giáo dục 1. Cộng tác viên thanh tra giáo dục là người không thuộc biên chế của cơ quan thanh tra giáo dục, có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ thanh tra giáo dục, được cơ quan có thẩm quyền trưng tập làm nhiệm vụ thanh tra giáo dục thường xuyên hoặc theo vụ việc. 2. Cộng tác viên thanh tra giáo dục chịu sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra, Trưởng Đoàn thanh tra, chịu sự giám sát của Thủ trưởng đơn vị, người ký quyết định thanh tra. 3. Việc trưng tập, tiêu chuẩn, chế độ, chính sách và kinh phí trưng tập cộng tác viên thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của pháp luật. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về cộng tác viên thanh tra giáo dục. Chương 5. TRÁCH NHIỆM VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Điều 19. Trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo 1. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra giáo dục. 2. Kiện toàn tổ chức, bổ nhiệm, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Bộ theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất làm công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Chánh Thanh tra Bộ; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Bộ; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra. 3. Chỉ đạo Thanh tra Bộ phối hợp với Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 4. Ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp. Điều 20. Trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục 1. Chỉ đạo thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục của Bộ, cơ quan ngang Bộ. 2. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở giáo dục trực thuộc trong việc thực hiện quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật liên quan về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực giáo dục.

3. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, các địa phương xử lý các vấn đề về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc. Xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục. Điều 21. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện 1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: a) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; b) Chỉ đạo Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiện toàn tổ chức thanh tra giáo dục; bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra viên của Thanh tra Sở theo thẩm quyền; quyết định việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra và chế độ chính sách đối với người làm công tác thanh tra giáo dục theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; c) Phối hợp với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Bộ; Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có cơ sở giáo dục trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra; d) Chỉ đạo Thanh tra tỉnh tập huấn nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng cho Thanh tra Sở. 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện: a) Chỉ đạo việc thực hiện thanh tra trong lĩnh vực giáo dục theo phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân cấp huyện; b) Phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra trong lĩnh vực giáo dục; c) Chỉ đạo Thanh tra huyện tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và tiếp công dân cho Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo. Điều 22. Trách nhiệm của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo 1. Tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiện toàn tổ chức Thanh tra Sở, bổ nhiệm, miễn nhiệm, nâng ngạch, chuyển ngạch thanh tra của Thanh tra Sở theo thẩm quyền; bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu để hoàn thành nhiệm vụ công tác thanh tra; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Sở theo đề nghị của Chánh Thanh tra Sở; quyết định công nhận Cộng tác viên thanh tra của Phòng Giáo dục và Đào tạo theo đề nghị của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện; bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của Thanh tra Sở; tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thanh tra giáo dục trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo; xử lý kịp thời kết luận, kiến nghị thanh tra. 2. Ban hành chương trình, kế hoạch thanh tra giáo dục; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo năm học đối với cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo. 3. Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Thanh tra huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; xử lý kiến nghị, kết luận thanh tra. 4. Chỉ đạo Thanh tra Sở tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành giáo dục cho cộng tác viên thanh tra giáo dục của địa phương. Điều 23. Mối quan hệ phối hợp trong hoạt động thanh tra giáo dục 1. Thanh tra Bộ: a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ; báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định;

b) Phối hợp với Thanh tra Chính phủ, thanh tra các Bộ, ngành, Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thanh tra Sở, Công an, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan hữu quan trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 2. Thanh tra Sở: a) Chịu sự hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ; về nghiệp vụ thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Thanh tra tỉnh; báo cáo Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định; b) Phối hợp với Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra các Sở, Ban, ngành của tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện, Công an, Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. 3. Phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục với cơ quan, tổ chức hữu quan: a) Các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật; b) Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm xem xét kiến nghị khởi tố vụ án hình sự do cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục chuyển đến và trả lời bằng văn bản về việc xử lý kiến nghị đó; c) Cơ quan, tổ chức hữu quan khác khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra giáo dục có trách nhiệm thực hiện và trả lời bằng văn bản về việc thực hiện yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý đó. Chương 6. ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO HOẠT ĐỘNG THANH TRA, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC NỘI DUNG KHÁC VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁO DỤC Điều 24. Cơ sở vật chất, kỹ thuật 1. Tổ chức thanh tra giáo dục được bố trí trụ sở làm việc, kinh phí, trang bị phương tiện thông tin liên lạc, phương tiện chuyên môn, các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. 2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về định mức thiết bị kỹ thuật, việc quản lý và sử dụng trang bị, phương tiện phục vụ cho hoạt động thanh tra giáo dục. Điều 25. Kinh phí hoạt động 1. Kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục do ngân sách nhà nước bảo đảm phục vụ cho hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng; tăng cường cơ sở vật chất, hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra và các hoạt động đặc thù khác. 2. Cơ quan thanh tra giáo dục được trích một phần số tiền từ các khoản thu hồi phát hiện qua thanh tra thực nộp vào ngân sách nhà nước để hỗ trợ nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, tăng cường cơ sở vật chất và khen thưởng, động viên tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra theo quy định của pháp luật. 3. Việc cấp phát, quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của tổ chức thanh tra giáo dục theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Điều 26. Giải quyết khiếu nại, tố cáo 1. Thủ trưởng cơ quan quản lý giáo dục, thủ trưởng cơ quan thanh tra, người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm giải quyết khiếu nại đối với kết luận thanh tra, quyết định xử lý, hành vi của trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra theo quy định của pháp luật.

2. Thủ trưởng cơ quan quản lý của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên, thành viên khác của đoàn thanh tra có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong hoạt động thanh tra. Điều 27. Thực hiện các nội dung khác về hoạt động thanh tra giáo dục 1. Hoạt động thanh tra nội bộ trong cơ sở giáo dục đại học, trường trung cấp chuyên nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 113 Luật giáo dục, Điều 70 Luật giáo dục đại học, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. 2. Việc xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra giáo dục; hình thức thanh tra giáo dục; căn cứ ra quyết định thanh tra giáo dục; thực hiện quyền trong hoạt động thanh tra giáo dục; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra, đối tượng thanh tra; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thanh tra lại; chuyển vụ việc có dấu hiệu tội phạm để khởi tố hình sự; công khai kết luận thanh tra giáo dục; chỉ đạo thực hiện kết luận thanh tra giáo dục; xử lý vi phạm trong hoạt động thanh tra giáo dục được thực hiện theo quy định của Luật thanh tra, Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Chương 7. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 28. Hiệu lực thi hành 1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013. 2. Nghị định này thay thế Nghị định số 85/2006/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giáo dục. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này. Điều 29. Trách nhiệm thi hành 1. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hành Nghị định này. 2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./. Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - UB Giám sát tài chính QG; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (3b). TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng