i CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM Thẻ ghi nợ 1.1

Tài liệu tương tự
Tom tatluan van DONG THI VIET HA ban sua doc

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

LUẬT XÂY DỰNG

Microsoft Word - Noi dung tom tat

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

VBI Báo cáo thường niên 2013 báo cáo thường niên

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 139/2005/NĐ-CP NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2005 BAN HÀNH HỢP ĐỒNG MẪU CỦA HỢP ĐỒNG CHIA SẢN PHẨM DẦU KHÍ CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

Phụ lục số 01

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 97/TTr - CP Hà Nội, ngày 22 tháng 3 năm 2019 TỜ TRÌNH Về dự án Luật Chứng

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

ĐIỀU LỆ CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT

CỦA ^ v \ ĐÊ CƯƠNG PAƯ;CẮOTỎNG KẾT NGHỊ QUYẾT SỐ 49-NQ/TW TE CHIẾN LƯỢC CẢI CÁCH Tư PHÁP ĐẾN NĂM 2020 i các cấp ủy, tổ chức đảng ở Trung ương) I- ĐẶC

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Layout 1

Microsoft Word - Bao cao cua HDQT_ doc

Microsoft Word - BAN TOM TAT LV

Microsoft Word - NAB - BAN CAO BACH final

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGUYỄN HOÀNG DŨNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐIỀU LỆ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI c ố PHÀN BẮC Á Tháng 4 năm

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CHƯƠNG I THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍN DỤNG 1.1. Thông tin tín dụng và hệ thống thông tin tín dụng Trong phần này, luận văn nêu khái qu

BTT truong an.doc

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THIÊN LONG Lô , đường số 3, KCN Tân Tạo, Q.Bình Tân, Tp.HCM TẬP ĐOÀN VĂN PHÒNG PHẨM SỐ 1 VIỆT NAM BÁO CÁO THƯỜNG NIÊ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐÔNG CỦA TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BƯU CHÍNH VIETTEL Hà Nội, tháng 04 nă

Microsoft Word - bcb doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

N ĐẠI HỌC ĐÀNẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN NGỌC DUY GIẢI PHÁP MARKETING TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT N

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Microsoft Word - QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG TMĐT PIERRE.docx

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

TỔNG CÔNG XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 DỰ THẢO ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CỔ PHẦN TRƯỜNG SƠN 185 NGHỆ AN, THÁNG 08 NĂM

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP ĐIỆN I Giấy chứng nhận ĐKKD số do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 20 tháng 7 năm 2005, đăng ký thay

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Layout 1

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

MỤC LỤC 1. TỔNG QUAN Thông tin chung về BAC A BANK Quá trình hình thành - phát triển Ngành nghề và địa bàn kinh doanh...

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Khung Rủi ro Đấu thầu

ĐIỀU LỆ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN YUANTA VIỆT NAM Tp.HCM, ngày. tháng. năm. 1

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

1

PGS - Tai lieu DHDCD v2

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

Microsoft Word - Dieu le BIC _Ban hanh theo QD 001_.doc

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019

Quy_che_quan_tri_Cty_KHP.doc

KT01017_TranVanHong4C.doc

Phan-tich-va-de-xuat-mot-so-giai-phap-hoan-thien-cong-tac-quan-ly-du-an-dau-tu-xay-dung-cong-trinh-cua-tong-cong-ty-dien-luc-mien-nam.pdf

QUỸ ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HƯNG THỊNH VINAWEALTH (VEOF) ĐIỀU LỆ QUỸ THÁNG 12 NĂM 2013

Chương I

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM 2019 NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM Địa chỉ TSC: 198 Trần Quang Khải, Hà Nội Mã DN: , cấp đổi lần

BCTN 2017 X7 MG thay anh trang don.cdr

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Microsoft Word - Bia trong.doc

Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp Bởi: Vũ Quang Minh Bộ máy quản lý doanh nghiệp. Kh

PHẦN VIII

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG, CAM KẾT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Số: 29/2011/NĐ-CP

DU THAO DIEU LE TO CHUC VA HOAT DONG NHTMCP NGOAI THUONG VIET NAM

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG MAI KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 504 Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 6

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM ĐẢNG ỦY KHỐI DOANH NGHIỆP TRUNG ƯƠNG I TÌNH HÌNH THỜI SỰ, CHÍNH TRỊ NỔI BẬT TRONG NƯỚC Kiều bào là một phần máu thịt không thể

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

BỘ TƯ PHÁP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 03/2018/TT-BTP Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2018

1

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018

Output file

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

TIÊU CHUẨN SA8000 Social accountabiliti

World Bank Document

TERMS AND CONDITIONS GOVERNING SAVINGS ACCOUNTS

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Bản ghi:

i CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM 1.1.1. Thẻ ghi nợ 1.1.1.1. Khái niệm Thẻ ghi nợ là một loại hình của thẻ ngân hàng. Thẻ ngân hàng là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, ra đời từ phương thức mua bán chịu hàng hóa bán lẻ và phát triển gắn liền với việc ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Thẻ ngân hàng là công cụ thanh toán do ngân hàng phát hành cấp cho khách hàng sử dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt trong phạm vi số dư tiền gửi của mình hoặc hạn mức tín dụng được cấp. Thẻ ngân hàng còn dùng để thực hiện các dịch vụ thông qua hệ thống giao dịch tự động hay còn gọi là hệ thống tự phục vụ ATM. 1.1.1.2. Lợi ích của thẻ ghi nợ Đối với các thành viên tham gia Đối với ngân hàng: Thông qua việc phát hành thẻ, ngân hàng có thể huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với giá rẻ để cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng hoạt động cho ngân hàng. Đối với khách hàng: Thẻ ghi nợ mang lại cho khách hàng sự an toàn và tiện lợi; chỉ với một tấm thẻ trong tay, bạn có thể đi bất cứ đâu trên thế giới. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ: Khi giao dịch bằng tiền mặt, việc kiểm đếm tiền, ghi chép sổ sách mất khá nhiều thời gian. Trong khi đó nếu giao dịch bằng thẻ, hệ thống thanh toán điện tử cùng các thiết bị đi kèm sẽ hoàn tất mọi quy trình thanh toán chỉ trong vài giây. Đối với nền kinh tế Thẻ ghi nợ làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, từ đó làm giảm chi phí lưu thông trong toàn xã hội bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí in ấn, bảo

ii quản đồng thời thẻ ghi nợ làm tăng khả năng tạo tiền của các NHTM, giảm sức ép giả tạo về sự khan hiếm tiền mặt trong nền kinh tế. Ngoài ra việc sử dụng thẻ trong nền kinh tế còn mang lại những tác động tích cực đối với hoạt động quản lý của Nhà nước. 1.1.2. Dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM 1.1.2.1. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của các NHTM Hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẻ nói riêng luôn phải được thực hiện theo một chính sách rõ ràng. Đối với hoạt động thẻ, đó là chính sách cung cấp dịch vụ thẻ. Chính sách này được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm nhằm tăng cường chuyên môn hoá và tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cung cấp dịch vụ thẻ từ đó góp phần hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của các NHTM bao gồm chính sách về sản phẩm, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất và phí. 1.1.2.2. Bộ máy thực hiện Các NHTM khi mới tham gia hoạt động kinh doanh thể đều hình thành một phòng ban chuyên môn phụ trách lĩnh vực này trong cơ cấu tổ chức của toàn ngân hàng, đó là phòng kinh doanh thẻ. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM ngày càng phát triển, quy mô và hoạt động của một phòng kinh doanh thẻ tại hội sở chính không đáp ứng được yêu cầu, khi đó các NHTM đã hình thành nên trung tâm thẻ tại Hội sở chính. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm thẻ bao gồm: giám đốc, các phó giám đốc, các phòng chuyên môn nghiệp vụ, phòng nghiên cứu và phát triển, phòng phát hành thẻ, phòng quản lý rủi ro, phòng kỹ thuật, phòng dịch vụ khách hàng, phòng kế toán, phòng hành chính nhân sự. 1.1.2.3. Công nghệ thẻ ghi nợ Thẻ từ (Magnetic Card) Thẻ từ là loại thẻ có băng từ ở mặt sau thẻ. Toàn bộ thông tin liên quan đến chủ thẻ và thẻ đều được mã hóa trong băng từ.

iii Thẻ thông minh (Smart Card): Thẻ thông minh là giai đoạn phát triển hiện tại của thẻ ngân hàng, thể hiện những ứng dụng hiện đại nhất của công nghệ thông tin vào lĩnh vực thẻ, đó là việc sử dụng chíp điện tử. Thẻ liên kết (Co-Branded Card) Thẻ liên kết là sản phẩm của một ngân hàng hay một tổ chức tài chính kết hợp với một bên thứ ba và thông thường, tên hoặc nhãn hiệu thương mại, logo của bên thứ ba này cũng đồng thời xuất hiện trên tấm thẻ. 1.1.2.4. Quy trình phát hành và thanh toán thẻ ghi nợ Ngân hàng phát hành Chuyển về trung tâm thẻ Nhận yêu cầu Thẩm định/quyết định phát hành Nhập dữ liệu phát hành Tiếp nhận yêu cầu Chạy Batch (xử lý) Khách hàng Nhận thẻ từ trung tâm Mã hoát, in nổi Mailing Sơ đồ 1.1. Quy trình phát hành 1.1.2.5. Hệ thống thiết bị phụ trợ Hệ thống thiết bị phụ trợ của dịch vụ thẻ bao gồm hệ thống máy rút tiền tự động ATM và hệ thống máy đọc thẻ tại các cơ sở chấp nhận thẻ.

iv 1.2. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ CỦA NHTM 1.2.1. Quan điểm về sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ là sự phát triển về quy mô, chất lượng thẻ ghi nợ, chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ để mang lại ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng đồng thời nâng cao lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh thẻ cho các ngân hàng thương mại và nâng cao lợi ích cho toàn xã hội. 1.2.2. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của NHTM Thứ nhất, nhóm chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí của ngân hàng từ dịch vụ thẻ ghi nợ. Thứ hai, nhóm chỉ tiêu phản ánh sự gia tăng quy mô thẻ ghi nợ bao gồm: gia tăng số lượng thẻ ghi nợ phát hành Thứ ba, chỉ tiêu phản ánh chất lượng cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của ngân hàng 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại các NHTM 1.2.3.1. Nhân tố chủ quan (từ phía ngân hàng) Năng lực tài chính - Đầu tư vào cơ sở hạ tầng Nhân tố này được thể hiện ở việc ngân hàng đầu tư vốn phát triển mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ và hệ thống máy ATM. - Đầu tư vào công nghệ: Để phát triển hoạt động thanh toán thẻ đòi hỏi các NHTM phải có một công nghệ hiện đại, an toàn và nhanh chóng. Do đó đòi hỏi vốn đầu tư khá lớn và cần có sự đầu tư đồng bộ. Về nguồn nhân lực: Đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ có năng lực, trình độ chuyên môn, kiến thức thực tế, nhạy bén với thị trường, có khả năng thu hút đông đảo đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng, có tư duy sáng tạo trong việc phát triển các sản phẩm thẻ mới, tạo ra sự khác biệt riêng có cho ngân hàng và khả năng quản lý rủi ro tốt chính là một trong các điều kiện quan trọng để phát triển dịch vụ thẻ cho các NHTM hiện nay.

v Năng lực quản lý rủi ro trong dịch vụ thẻ ghi nợ: Năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc chủ động chấp nhận và kiểm soát rủi ro nhằm tối thiểu hóa tổn thất do rủi ro gây ra. Điều này được thể hiện ở khả năng xác định rủi ro, đo lường phân tích rủi ro, giám sát rủi ro và các biện pháp hạn chế những tổn thất do rủi ro gây ra trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ. 1.2.3.2. Nhân tố khách quan Từ phía Chính phủ, Ngân hàng trung ương Một hệ thống văn bản pháp lý đồng bộ quản lý hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng là một điều kiện không thể thiếu trong việc phát triển dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại. Từ phía khách hàng Dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ thẻ ghi nợ nói riêng chỉ có thể phát triển được khi có thị trường để cung cấp. Nếu không có thị trường hoặc quy mô thị trường nhỏ hẹp, thì cho dù công nghệ ngân hàng, chất lượng dịch vụ có hiện đại và tốt đến đâu cũng không thể phát triển được. 1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1. Phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của 1 số quốc gia và tổ chức thẻ quốc tế Trong phần này, luận văn đi vào phân tích kinh nghiệm phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của tổ chức thẻ quốc tế Visa và một số quốc gia phát triển trên thế giới như: Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 1.3.2. Xu hướng phát triển dịch vụ thẻ trên thế giới Trong vài năm tới đây, dịch vụ thẻ sẽ từng bước trở thành một trong những dịch vụ mang lại nguồn thu tương đối lớn và ổn định cho các NHTM. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế trên thế giới hiện nay, thanh toán thông qua thẻ sẽ trở thành một phương thức thanh toán thông dụng nhất. Đây là cơ hội cho các NH và tổ chức tín dụng tham gia hoạt động thanh toán thẻ. Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay, trong tương lai thẻ thanh toán vẫn sẽ là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được ưa chuộng, nhất là trong các tầng lớp dân cư. Số lượng thẻ sẽ tiếp tục tăng ở các thị trường trên thế giới.

vi CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngày 01 tháng 04 năm 1963, VCB chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, VCB đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, VCB còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Bộ máy tổ chức hiện nay của VCB gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ủy Ban Quản lý rủi ro, Tổng giám đốc, Ủy ban Alco, Hội đồng tín dụng trung ương, các phòng ban chức năng. Mạng lưới thì có Hội sở chính, Sở giao dịch và các chi nhánh, các công ty con trong nước và nước ngoài, các công ty liên doanh. 2.1.3. Hoạt động kinh doanh của VCB Việt nam Trong những năm vừa qua, VCB Việt nam đã rất nỗ lực để nâng cao vị trí của mình trong hệ thống các NHTM. Điều này thể hiện rất rõ thông qua việc NH không ngừng nâng cao vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô tín dụng và tăng tổng tài sản một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy nên trong những năm vừa qua lợi nhuận của

vii VCB Việt nam không ngừng tăng lên qua các năm. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB 2.2.1. Khái quát về Smarlink Tiền thân là liên minh thẻ Ngân hàng Ngoại thương VN, Smartlink ra đời với chức năng chính là một công ty chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan tới thẻ thanh toán, quản lý và vận hành mạng thanh toán thẻ toàn liên minh và phát triển các phương thức thanh toán điện tử. Trên nền tảng của hệ thống liên minh thẻ Vietcombank đã hoạt động ổn định từ năm 2005, khi đi vào hoạt động, Smartlink sẽ cung cấp nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng của các ngân hàng thành viên. 2.2.2. Khái quát về trung tâm thẻ VCB Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường, bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẻ, Trung tâm thẻ - đơn vị hoạt động độc lập trực thuộc VCB được thành lập. Với tiền thân là Phòng kinh doanh thẻ hiện nay Trung tâm thẻ ngày càng phát triển cả về quy mô và chất lượng. Trung tâm thẻ VCB hoạt động theo mô hình hai cấp với mức độ tập trung hoá các nghiệp vụ thẻ xử lý tại TW, phát hành, thanh toán tại các phòng thẻ chi nhánh. 2.2.3. Chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB Hiện nay chính sách cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ của VCB đã có sự thay đổi để phù hợp với thực trạng cạnh tranh cung cấp dịch vụ của các ngân hàng. Đối tượng khách hàng của VCB đã được mở rộng hơn: Khách hàng sử dụng thẻ của VCB bao gồm: Cá nhân là người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam có nhu cầu sử dụng thẻ, đáp ứng các điều kiện phát hành, sử dụng thẻ do Vietcombank và Pháp luật quy định. Đối với chủ thẻ chính phải đủ 18 tuổi trở lên. 2.2.4. Các dòng thẻ ghi nợ tại VCB - Thẻ ghi nợ nội địa: : Thẻ Vietcombank connect 24: Đây là loại thẻ thanh toán nội địa đầu tiên ra đời tại VN năm 2002 với tính năng nguyên thủy ban đầu là rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động ATM. Chỉ sau một thời gian ngắn, thẻ connect 24 đã tích hợp hàng loạt

viii các tiện ích hiện đại khác như thanh toán hóa đơn tiền điện, điện thoại, phí bảo hiểm, thanh toán không dùng tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ. Thẻ Vietcombank SG24: Vietcombank đã kết hợp kinh nghiệm lâu năm của mình cùng ý tưởng năng động của Công ty truyền thông sáng tạo Việt Nam (Creative Media CMVN) để cho ra đời thẻ Vietcombank SG24. Kế thừa từ sản phẩm ATM connect24, SG24 là một dòng thẻ mới, vẫn là thẻ ghi nợ nội địa nhưng đem đến cho khách hàng những tiện ích mới mà thẻ ATM connect24 không có. - Thẻ ghi nợ quốc tế Thẻ Vietcombank connect24 Visa: Là sự kết hợp hoàn hảo giữa hai thương hiệu nổi tiếng trong lĩnh vực cung cấp các giải pháp tài chính là VCB và Visa International. Thẻ Vietcombank MTV: Là dòng sản phẩm thẻ thanh toán mang thương hiệu MasterCard do Vietcombank liên kết với Kênh truyền hình nổi tiếng MTV và là một trong số những sản phẩm MasterCard Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới 2.2.5. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ của VCB 2.2.5.1. Quy mô thẻ ghi nợ. Quy mô thẻ ghi nợ được thể hiện thông qua số lượng thẻ ghi nợ mới phát hành, tổng số thẻ ghi nợ, thị phần thẻ và thị phần thanh toán của VCB so với các ngân hàng khác. Bảng: Số lượng thẻ ghi nợ của VCB qua các năm Đơn vị: Nghìn thẻ Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Thẻ connect24 1500 2190 3379 Thẻ SG24 1,5 3,2 14 Thẻ MTV 6 30 50 Thẻ connect24-visa 30 60 80 Tổng 1537,5 2283,2 3523 Nguồn: Báo cáo Trung tâm thẻ VCB giai đoạn 2006-2008

ix 2.2.5.2. Số lượng máy ATM, số lượng các đơn vị chấp nhận thẻ Cùng với hoạt động phát hành thẻ, hoạt động của hệ thống giao dịch tự động ATM, POS của VCB cũng không ngừng tăng trưởng. Ngoài việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ Connect24, hệ thống ATM còn cung cấp dịch vụ thanh toán và rút tiền mặt cho các khách hàng sử dụng thẻ tín dụng quốc tế mang thương hiệu Visa, Mastercard, American Express. Hiện tại VCB đang là ngân hàng đứng đầu trong việc đầu tư vào hệ thống ATM với 1250 máy được lắp đặt tại các trung tâm thương mại lớn, các chi nhánh và phòng giao dịch của VCB trên toàn quốc. Tính đến 31/12/2008 trên toàn hệ thống VCB đã triển khai 7800 POS, được lắp đặt chủ yếu tại các trung tâm thương mại, các siêu thị phục vụ nhu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ ngày càng tăng của các chủ thẻ. 2.2.5.3. Công nghệ thẻ và khả năng hạn chế rủi ro Tội phạm thẻ gia tăng, rủi ro gây ra cho hệ thống thanh toán cũng như toàn bộ nền kinh tế ngày một lớn, nếu không có sự phòng ngừa và xử lý kịp thời. Một trong những giải pháp hữu hiệu mà các tổ chức thẻ quốc tế và giới kinh doanh ngân hàng VN đưa ra là chuyển thanh toán từ thẻ từ hiện nay sang công nghệ mới: thẻ chíp thông minh. Đối với VCB, do lên kế hoạch từ trước, hầu hết các máy thanh toán tự động (ATM) cũng như máy chấp nhận thẻ (POS) đều được cài đặt các tính năng để có thể thích ứng với EMV. Cuối năm 2006, VCB đã tung ra sản phẩm thẻ chíp đầu tiên và hiện đang trong lộ trình thực hiện mô hình mới. 2.2.5.4. Doanh thu, chi phí và lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ thẻ ghi nợ Doanh thu trực tiếp từ hoạt động thẻ Thu từ hoạt động thẻ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ so với các dịch vụ khác. Thu từ hoạt động thẻ nói riêng và thu từ dịch vụ nói chung tăng qua các năm và mặc dù đến năm 2008, tổng thu từ dịch vụ và thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh giảm do ảnh hưởng của cuộc suy thoái nền kinh tế toàn cấu, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng làm giảm thu nhập của toàn ngành ngân hàng nhưng thu từ thẻ ghi nợ vẫn tăng so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 3,05% so với tổng thu từ dịch vụ.

x Doanh thu gián tiếp từ hoạt động thẻ Phương án 1: Luôn có sẵn 2 triệu đồng trong tài khoản của các chủ thẻ. Khi đó với 3,5 triệu thẻ phát hành, trung bình tổng số dư sẵn có trong tài khoản là 7000 tỷ đồng. Với mức lãi suất cho vay trung bình 10%/năm, số lãi ngân hàng thu được khi cho vay 7000 tỷ trong 1 năm là 700 tỷ đồng. Phương án 2: Luôn có sẵn 3 triệu đồng trong tài khoản của các chủ thẻ. Với các giả định tương tự như trên, số lãi ngân hàng thu được khi cho vay 10.500 tỷ trong một năm là 1.050 tỷ đồng. Phương án 3: Luôn sẵn có 4 triệu đồng trong tài khoản thẻ, số lãi ngân hàng thu được khi cho vay 14.000 tỷ trong một năm là 1.400 tỷ đồng. Với mỗi phương án sẽ tính được tổng doanh thu từ hoạt động thẻ, từ đó so sánh với chi phí từ hoạt động thẻ để xác định lợi nhuận từ hoạt động thẻ. Chi phí cho hoạt động thẻ Chi phí trung bình hàng năm của hoạt động thẻ là 1000 tỷ đồng/năm. Lợi nhuận từ hoạt động thẻ Lợi nhuận = Doanh thu Chi phí Với ba phương án nêu trên, lợi nhuận từ hoạt động thẻ ghi nợ tương ứng được thể hiện thông qua bảng sau: Bảng: Lợi nhuận của hoạt động thẻ ghi nợ Đơn vị: tỷ đồng Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3 Doanh thu 719 1069 1419 Chi phí 1000 1000 1000 Lợi nhuận (281) 69 419 Nguồn: Tính toán của tác giả Qua bảng số liệu có thể thấy, chi phí cung cấp dịch vụ thẻ rất lớn. Doanh thu trực tiếp từ hoạt động thẻ rất nhỏ so với chi phí bỏ ra để lắp đặt hệ thống các máy ATM, POS và quá trình vận hành sử dụng. Mặc dù, số dư tài khoản sẵn có cho ngân hàng sử dụng tương đối lớn song như phân tích ở trên, ngân hàng có thu được lợi

xi nhuận hay không phụ thuộc vào các phương án đưa ra về số dư tài khoản sẵn có. Trong trường hợp các chủ thẻ để trung bình 2 triệu đồng trong tài khoản, ngân hàng sẽ bị lỗ, còn trong trường hợp trung bình 3 đến 4 triệu trong tài khoản thì ngân hàng sẽ có lãi. 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB 2.3.1. Những kết quả đạt được Qua phân tích thực trạng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB có thể thấy VCB đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như sau: Thứ nhất, Quy mô thẻ ghi nợ được thể hiện ở số lượng thẻ phát hành mới, tổng số thẻ phát hành, doanh số sử dụng thẻ, doanh số rút tiền mặt, doanh số chuyển khoản... đều gia tăng qua các năm. Thứ hai, chính sách lãi suất và phí, lãi suất có xu hướng gia tăng phù hợp với mức lãi suất chung trong nền kinh tế. Thứ ba, chất lượng dịch vụ thẻ của ngân hàng ngày càng gia tăng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân - Quy mô nhỏ bé chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường - Khả năng hạn chế và xử lý rủi ro trong sử dụng và kinh doanh thẻ của VCB vẫn còn gặp nhiều khó khăn - Doanh thu từ hoạt động thẻ ở mức thấp so với chi phí cung cấp dịch vụ

xii CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI NGÂN HÀNG CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB 3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Định hướng đến cuối năm 2010, mức phát hành thẻ trong thanh toán phấn đấu đạt 15 triệu thẻ; 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng lắp đặt các thiết bị chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Con số này đến năm 2020 phấn đấu đạt lần lượt là 30 triệu thẻ và 95%. Các khoản thanh toán giữa các doanh nghiệp thực hiện qua ngân hàng đạt mức 80% vào năm 2010 và đạt 95% vào năm 2020. 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB 3.1.2.1. Những thuận lợi trong việc phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ tại VCB - Điều kiện về thị trường: VN là một thị trường đầy tiềm năng để các NHTM nói chung và ngân hàng ngoại thương nói riêng khai thác trong việc phát triển dịch vụ thẻ. - Điều kiện về môi trường pháp lý: Hàng loạt các động thái của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua như xây dựng đề án, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và thanh toán bằng thẻ nói riêng đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt. - Nội lực của ngân hàng Với tốc độ huy động vốn lớn, lợi nhuận không ngừng tăng qua các năm, NHNT VN giữ vị thế đứng đầu thị trường thẻ VN với thị phần lớn nhất. Ngân hàng có hệ thống công nghệ với khả năng cung ứng, hỗ trợ quản lý và phát triển nhiều loại hình dịch vụ, có định hướng chiến lược phát triển dịch vụ thẻ như một dịch vụ mũi nhọn để tấn công vào thị trường ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, ngân hàng cũng chú trọng đầu tư nguồn nhân lực cho dịch vụ thẻ cả về số lượng và chất lượng.

xiii 3.1.2.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẻ ghi nợ Về cơ cấu tổ chức. Trước sức ép cạnh tranh ngày càng tăng trên thị trường, bên cạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẻ thì việc thành lập Trung tâm thẻ theo tiêu chuẩn quốc tế, là đơn vị hoạt động độc lập trực thuộc NHNTVN là một điều cần thiết và là một bước đi đúng đắn để dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương ngày càng được hoàn thiện. Về sản phẩm và dịch vụ Duy trì nhịp điệu tăng trưởng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Thu hút thêm khách hàng phát hành thẻ tín dụng Visa, Master, American Express và thẻ Connect24, khuyến khích việc chi tiêu của chủ thẻ, mở rộng mạng lưới các ĐVCNT trong hệ thống đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng. 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCHVỤ THẺ GHI NỢ TẠI VCB 3.2.1. Xây dựng quan hệ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trả lương cho cán bộ công nhân viên qua thẻ ghi nợ Giải pháp quan trọng góp phần phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng Ngoại thương trong thời gian tới là ngân hàng cần có chiến lược hiệu quả trong việc xây dựng mối quan hệ với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: sắp xếp các buổi gặp gỡ, chuyện trò với ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. 3.2.2. Đầu tư về công nghệ Ngân hàng Ngoại thương hiện nay đang trong lộ trình thực hiện mô hình mới: chuyển từ thanh toán bằng thẻ từ sang công nghệ thẻ mới: thẻ chíp thông minh. Mô hình này phù hợp với xu thế mà các tổ chức thẻ quốc tế cũng như giới kinh doanh ngân hàng đang hướng tới. Với mô hình này, Ngân hàng Ngoại thương VN phải thực hiện những thay đổi mang tính hệ thống trên hệ thống phát hành thẻ, hệ thống chuyển mạch tài chính, hệ thống giao dịch đầu cuối ATM/POS, đòi hỏi một nguồn lực rất lớn để đầu tư công nghệ mới, hiện đại một cách đồng bộ trên toàn hệ thống.

xiv 3.2.3. Đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật Trong thời gian tới NHNT cần tiếp tục đầu tư để nâng tổng số máy ATM, đầu tư để cung cấp đầu đọc thẻ có chất lượng tốt cho các cơ sở chấp nhận thẻ. Tuy nhiên việc đầu tư nâng tổng số ATM và POS cũng cần phải được cân đối hợp lý với mức chi phí quá cao mà ngân hàng phải bỏ ra. 3.2.4. Đầu tư nguồn nhân lực Về số lượng, Ngân hàng Ngoại thương cần có kế hoạch tuyển chọn đội ngũ cán bộ mới đáp ứng yêu cầu công việc, có trình độ cao và thích ứng tốt với các máy móc, thiết bị hiện đại. Về chất lượng, Ngân hàng Ngoại thương nên tuyển dụng những người có trình độ chuyên môn trong hai lĩnh vực: kỹ thuật và nghiên cứu thị trường. 3.2.5. Tăng cường hoạt động Marketing và các dịch vụ phụ trợ Ngân hàng Ngoại thương cần xây dựng chiến lược Marketing đồng bộ, đó là giải pháp trước mắt cũng là giải pháp mang tính lâu dài của toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương để phát triển hơn nữa hoạt động thanh toán thẻ. Chiến lược Marketing đồng bộ bao gồm: Nghiên cứu và phân tích thị trường; Chính sách sản phẩm; Chính sách truyền thông Marketing. 3.2.6. Giải pháp hạn chế và quản lý rủi ro trong thanh toán thẻ 3.2.6.1. Hoàn thiện tổ chức hoạt động Quản lý rủi ro trong hệ thống thẻ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. - Nghiên cứu xây dựng các quy định, quy trình nghiệp vụ và an ninh trong lĩnh vực thanh toán và phát hành thẻ nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho ngân hàng. - Liên hệ với các Tổ chức thẻ quốc tế cập nhật các thông tin về quản lý rủi ro và thông báo cho các chi nhánh. 3.2.6.2. Giải pháp hạn chế tình trạng giả mạo trong hoạt động thanh toán và phát hành thẻ bao gồm: Thông tin hướng dẫn sử dụng thẻ an toàn; Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra công tác thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ; Theo dõi các báo cáo hoạt động thẻ và chương trình quản lý rủi ro toàn cầu của các tổ chức thẻ quốc tế.

xv 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.3.1. Kiến nghị với chính phủ. Dịch vụ thanh toán thẻ của các ngân hàng thương mại là một dịch vụ ngân hàng hiện đại và khá mới mẻ, do đó Chính phủ cần quan tâm nhiều hơn nữa để khuyến khích các ngân hàng thương mại phát triển dịch vụ này. Chính phủ cần hỗ trợ nhiều mặt như: tạo môi trường pháp lý hoàn thiện, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, có những chính sách khuyến khích hoạt động kinh doanh thẻ. 3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội thẻ Ngân hàng Thứ nhất, Hiệp hội thẻ nên đứng ra chủ trì trong việc thực hiện thỏa thuận khung về chính sách giá trong hoạt động kinh doanh thẻ. Thứ hai, tổ chức các đợt tuyên truyền ra công chúng về tiện ích, tính văn minh của thẻ thanh toán. Thứ ba, Hiệp hội thẻ nên làm đầu mối trong việc quy định một chính sách chiết khấu thống nhất trong hoạt động thanh toán thẻ tại các đơn vị chấp nhận thẻ. Thứ tư, phối hợp để các ngân hàng thành viên chia sẻ thông tin về hoạt động kinh doanh thẻ đặc biệt trong lĩnh vực phòng chống và hạn chế rủi ro. Thứ năm, tích cực mở rộng các khóa đào tạo, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh thẻ giữa các ngân hàng có kinh nghiệm với những thành viên mới. 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Để tránh lãng phí về mặt tài chính vì sự đầu tư trùng lặp vào cơ sở hạ tầng, lắp đặt các phương tiện kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm về công nghệ thông tin cũng như nghiệp vụ thanh toán cho từng ngân hàng, Ban thanh toán Ngân hàng Nhà nước cần chủ trì phối hợp với Cục công nghệ tin học ngân hàng lập Đề án kết nối mạng để sớm hình thành trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất.