Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Tài liệu tương tự
Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Trao duyên của truyện kiều

Nghị luận văn học: Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến qua bài thơ Bánh trôi nước, Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương và&#823

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

mộng ngọc 2

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Thuyết minh về Nguyễn Du

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Tả cô Tấm trong truyện Tấm Cám theo tưởng tượng của em

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Phần 1

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Thuyết minh về truyện Kiều

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Cảm nhận của em về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa

Hãy viết một bài văn về tình mẫu tử

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Tả mẹ đang nấu ăn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

(SỰ LỰA CHỌN SAI LẦM)

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

Phân tích nhân vật Ông Sáu trong truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Tác Giả: Sói Xám Mọc Cánh Người Dịch: Đỗ Thu Thủy HOÀI NIỆM Chương 6 Hai chị em lôi kéo nhau lên lầu, vừa mở cửa đã thấy mẹ Phùng đang ngồi đợi con tr

Nêu suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Phân tích đoạn trích Nỗi thương mình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Phân tích những bi kịch của phụ nữ dưới thời phong kiến

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Tả cây hoa lan


Phân tích nhân vật vũ nương trong tác phẩm Người con gái Nam Xương

Phần 1

HON VONG QUOC chapitre 2

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Soạn bài thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du


Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

No tile

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Con Đường Khoan Dung

Công Chúa Hoa Hồng

mộng ngọc 2

Microsoft Word - mua xuan ve muon- Tran Dan Ha

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cảnh đêm trăng sáng đẹp ở quê em

Cảm nhận về bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

-

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Tả người thân trong gia đình của em

CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (NGUYỄN TUÂN) I. Kiến thức cơ bản: 1. Tác giả: ( Kết hợp với đề: Anh ( chị) hãy nêu những nét chính trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễ

Tác Giả: Cửu Lộ Phi Hương Người Dịch: Lục Hoa KHÔNG YÊU THÌ BIẾN Chương 50 Lửa bùng lên chỉ trong nháy mắt, nhanh chóng lan tới những nơi bị xăng tưới

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Phân tích nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Document

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Cảm nghĩ về người thân

Phần 1

Phần 1

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Bản ghi:

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương - Bài tập làm văn số 2 lớp 11 Author : hanoi Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần tế Xương - Bài làm 1 Hình ảnh người phụ nữ luôn là đề tài quen thuộc của văn học dân gian. Mảng đề tài đầy cảm hứng nhân văn này đã làm nên giá trị của nền văn học nói chung, gương mặt của các tác giả nói riêng. Tiêu biểu là Hồ Xuân Hương với Tự tình (II) và Tú Xương với Thương vợ. Đúng như vậy, hai bài thơ với hai người phụ nữ đều khát khao một mái ấm gia đình. Xong cuộc đời lại lắm éo le trắc trở. Họ phải chịu đựng số phận hẩm hiu chế độ phong kiến mục nát. Cái chế độ mà khi nhắc tới ai ai cũng thấy bất bình tĩnh. Là phụ nữ thì sao chứ? Chẳng lẽ phụ nữ không phải con người trong xã hội? Hà cớ gì cứ phải bắt người phụ nữ làm những thứ họ không muốn từ những hủ tục lạc hậu: cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ không có quyền hành gì trong gia đình. Trước hết, thơ của Hồ Xuân Hương là những lời than thân từ nỗi niềm riêng của một cá thể, chất chứa những vấn đề mang tầm phổ quát của thân phận người phụ nữ. Hay nói cách khác, bằng việc viết lên tiếng nói cá nhân. Hồ Xuân Hương làm sống lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa. Tự tình (II) nằm trong chùm thơ tự tình gồm ba bài viết bằng chữ Nôm. Đó là sự đau khổ vì không là chủ được thân phận mình. Trong khung cảnh lúc nửa đêm nổi bật chỉ là âm thanh văng vẳng của trống canh dồn, tiếng trống dồn dập, gấp gáp như hối thúc dội vào lòng người. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận bằng thính giác mà còn là cảm nhận của xúc giác về thời gian. Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn. Nhức nhối một tâm sự trơ cái hồng nhan với nước non. vẻ đẹp của người phụ nữ trong đêm trơ trọi, im ắng, gợi lên hình ảnh hồng nhan trở nên rẻ rúng, không có giá trị. Chắc hẳn ai trong tình cảnh của Hồ Xuân Hương cũng cảm thấy quạnh hiu, đau nhói, buồn phiền. Hình ảnh cái hồng nhan với nước non càng cho thấy tâm trạng bẽ bàng tủi hổ của người phụ nữ. Cùng với nỗi buồn đè nặng lên con người nhỏ bé trong xã hội, đè lên thân phận của họ. Hồ Xuân Hương là con người rất mạnh mẽ, bà không cam chịu và muốn thoát khỏi. Chén rượu hương đưa là một phương tiện giải sầu, tuy không phải phương tiện duy nhất nhưng là tốt nhất vào lúc này. Tìm quên trong chén rượu, say rồi lại tỉnh, càng uống càng nhận thức mọi thứ rõ ràng hơn. Nó như một vòng luẩn quẩn khiến người phụ nữ ấy nhận ra sự cô đơn trĩu nặng hơn. Hướng tới vầng trăng mong tìm người bạn tri âm tri kỉ Tài giữa liệu chia đất sẻ trời tại nhưng khuyết chưa tròn lại còn bóng xế. Ngoại cảnh và con người g đây như một. Người phụ nữ tự hỏi đến bao giờ trăng mới tròn. đến bao giờ người mới có được

tình yêu cho mình. Trăng đã sắp tàn mà vẫn chưa tròn, tuổi xuân qua đi mà nhân duyên chưa tới. Người phụ nữ đang chơi vơi giữa một thế giới mênh mông, hoang vắng, muốn thoát khỏi nhưng bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi với chính mình. Đến với Tú Xương là đến với những bài thơ tràn đầy tình yêu thương, cảm động viết về người vợ đang còn sống. Bài thơ Thương vợ thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ, một người vợ đảm đang. Bà Tú có thể đã phải chịu nhiều nghiệt ngã của cuộc đời nhưng bà lại có niềm hạnh phúc mà bao kiếp người vợ xưa không có được. Vì chồng, thương con mà cam chịu cuộc sống khó khăn vất vả. Quanh năm suốt tháng, ngày này qua ngày khác không có lấy một ngày nghỉ, ngày mưa cũng như ngày nắng Bà Tú lam lũ buôn bán trên một mảnh đất nhô lên ở lòng sông. Cái nơi bấp bênh, gập ghềnh hiện lên hình ảnh tần tảo, tất bật ngược xuôi của bà Tú. Quanh buôn bán ở mom sông. Cái nền không gian, thời gian ấy, cuộc mưu sinh đầy khó khăn của bà Tú được ông Tú phác họa. Lặn lội thân cò khi quãng vắng. Hình ảnh thân cò là hình ảnh tượng trưng cho người phụ nữ trong xã hội xưa. Ông Tú đã dùng hình ảnh đó để nói về nỗi vất vả của bà Tú, đồng thời cũng gợi lên số kiếp, nỗi đau thân phận. Thân cò lặn lội trong một khoảng không gian khi quãng vắng vừa chỉ ra cái rợn ngợp của thời gian, vừa chỉ ra cái rợn ngợp của không gian. Hình ảnh bà Tú trở nên rõ nét hơn về sự vật lộn với cuộc sống. Eo sèo mặt nước buổi đò đông. Cảnh bươn trải, chen chúc nhau của những người buôn bán rất khó khăn. Buổi đò đông đâu có giống như khi quãng vắng. Nó không chỉ có những lời cãi cọ, mè nheo, sự chen lấn xô đẩy mà còn có những bất trắc nguy hiểm. Biết là vậy nhưng bà Tú vẫn đi trên chuyến đò đó để dành miếng cơm manh áo cho chồng con. Dù vắng hay đông bà Tú cũng thui thủi một thân cò. Tuy rằng số phận dằng buộc họ nhưng nhờ đó những phẩm chất cao quý của người phụ nữ được hiện diện. Dù đau đớn thế nào, dù yếu ớt đến đâu thì trong sâu thẳm trái tim Hồ Xuân Hương cũng ánh lên ngọn lửa khao khát, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình. Xiên ngang mặt đất rêu từng đám./đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Tâm trạng con người như muốn nói lên nỗi phẫn uất, ngang ngạnh, bướng bỉnh. Thiên nhiên trong mắt Hồ Xuân Hương tiềm ẩn một sức sống đang bị đè nén và đang vươn lên mạnh mẽ. Rêu, đá chỉ là những vật nhỏ bé, hèn mọn nhưng không hề yếu đuối bởi rêu xiên ngang mặt đất, đá đâm toạc chân mây. Điều đó càng chứng tỏ Hồ Xuân Hương muốn bứt phá rào cản để đi tìm hạnh phúc cho mình, muốn giải thoát số phận hoàn cảnh, thể hiện cá tính táo bạo của nữ sĩ. Tuy lòng đầy canh cánh nhưng bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời. Yêu đời là thế, sức sống là thế mà cuộc đời riêng thì vẫn xuân đi xuân lại lại. Cái vòng quẩn quanh đáng ghét của cuộc đời không thể tránh khỏi tiếng thở than chua xót. Càng chua xót hơn khi giữa cái tuần hoàn thời gian ấy là một mảnh tình nhỏ vụn đã vỡ nhưng nay vẫn bị sẻ đi sẻ lại. Đối với trái tim thiết tha yêu thương kia, điều đó như một vết thương cứa sâu đau nhức nhối, khao khát một tình yêu trọn vẹn. Dù có vất vả, đau xót, chán chườm đến thế nào thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có phẩm chất đẹp đẽ. Không chỉ vẻ bề ngoài mà còn cả bên trong. Đó là lòng yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng vì con. Nuôi đủ năm con với một Tài chồng. liệu chia Nuôi sẻ tại đủ năm con là việc hiển nhiên của một người mẹ nhưng còn chồng, cớ sao lại phải đếm một chồng? Là vì chồng, bà Tú cũng phải nuôi và đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần

thiết cho ông Tú. Bà Tú phải thắt lưng buộc bụng nuôi dưỡng năm đứa trẻ vất vả, vậy mà phải nuôi thêm một ông Tú trong nhà nữa thì gánh nặng đè lên đôi vai nhỏ của bà tăng gấp đôi. Sự khéo léo. đảm đang của bà thể hiện ở việc lựa chọn ông Tú mà sống, khéo léo chiều sự khó tính khó nết của ông để trong ấm ngoài êm. Bà Tú nhẫn nhục chịu đựng cái nợ đời như một sự tất yếu không thể không chấp nhận. Một duyên hai nợ âu đành phận. Điều kì diệu là người mẹ, người vợ này không hề ý thức rằng đó là sự hi sinh. Sự vất vả năm nắng mười mưa càng thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con mà bà đâu dám quản công một lời. Bà tự nguyện gánh vác trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Dù vất vả trăm điều nhưng bà vẫn âm thầm chịu đựng. Phải chăng đó chính là đức hi sinh vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam? Hai người phụ nữ đẹp đều tìm thấy sức mạnh, ý chí để vượt lên hoàn cảnh. Nhưng trong cuộc thoát thân họ còn cô đơn quá, vì thế mà thất bại. Một người muốn bứt phá, thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt. Một người cam chịu, nhẫn nại để làm tròn bổn phận một người mẹ, một người vợ. Một người được đồng cảm, sẻ chia. Một người cô đơn một mình, buồn đau trước số phận hẩm hiu. Chỉ khi những người phụ nữ biết đoàn kết, biết đồng lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng họ mới có thể thay đổi được số phận, làm chủ được cuộc đời mình. Người phụ nữ thời xưa phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công, ngang trái và bị hạn chế bởi xã hội phong kiến. Còn người phụ nữ ngày nay được quyền bình đẳng, quyền học tập, quyền lựa chọn tình yêu và quyền làm chủ cuộc đời. Họ không còn bị đối xử như trước nữa. Tuy người phụ nữ ngày xưa có cuộc đời éo le nhưng hình ảnh sâu thẳm trong họ không bao giờ bị mất đi. Dù hoàn cảnh có ra sao thì tâm hồn cao đẹp của họ vẫn sáng lên. Và điều đó khiến ta luôn tự hào về người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần tế Xương - Bài làm 2 Nói về đề tài người phụ nữ, văn học Việt Nam có bao tác phẩm hay, xuất sắc, đậm chất chữ tình về chủ đề ấy. Với tôi, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua các bài thơ "Bánh trôi nước", "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương và "Thương vợ" của Trần Tế Xương nói về hoàn cảnh, cuộc sống của những người phụ nữ phải chịu nhiều nỗi khổ đau của số phận, bị chà đạp về thể xác, sự đau đớn khi bị vùi dập trước hoàn cảnh sống..., nhưng trong con người họ toát lên vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách, phẩm chất cao đẹp, đáng quý của người phụ nữ. Bằng những câu thơ chân thực, mộc mạc, giản dị giàu cảm xúc, đậm chất trữ tình mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương đã nói lên được số phận của người phụ nữ xưa. Đó là những con người phải chịu nhiều nỗi khổ đau. Qua hình ảnh bà Tú trong bài thơ "Thương vợ" mà Trần Tế Xương đã làm nổi bật nên được sự khổ cực vì vất vả, cực nhọc của người phụ nữ. Bà Tú hiện lên với cuộc sống vất vả, lam lũ, gian truân, bà làm công việc chợ búa, buôn bán vất vả "quanh năm". Tài liệu chia sẻ tại

"Quanh năm buôn bán ở mom sông". Cái thời gian "quanh năm" ấy gợi cho ta một cảm giác của sự liên hoàn nối tiếp của thời gian, của ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, năm này qua năm khác. Một vòng tròn khép kín cuộc đời bà Tú. Tưởng chừng, công việc buôn bán của bà là dễ dàng và ai cũng làm được. Nhưng không, công việc của bà vất vả và nguy hiểm vì bà Tú buôn bán ở nơi "mom sông". Bà Tú còn hiện lên trong hình ảnh "thân cò", một hình ảnh đẹp trong ca dao để nói lên bà là một người phụ nữ đảm đang, vừa cho ta thấy nỗi vất vả, gian truân của bà. Đó là sự lo âu, hiểm nguy trước cái rợn ngợp của thời gian "quanh năm", và cái heo hút của không gian nơi "mom sông". "Thân cò" gợi một cảm giác nhỏ bé của bà Tú trước thời gian và không gian mênh mông, gợi nên một sự xót xa cho thân phận nhỏ bé của bà. "Lặn lội thân cò khi quãng vắng, Eo sèo mặt nước buổi đò đông". Hình ảnh "lặn lội thân cò" gợi cho người đọc về một cuộc sống vất vả, tần tảo, lam lũ của bà Tú nơi "quãng vắng". Hình ảnh "đò đông" nói về sự nguy hiểm trong việc đi lại, buôn bán của bà. Đó là nơi ồn ào, xô bồ cuộc sống nơi chợ búa với những tiếng kì kèo, kêu ca "eo sèo" đã gợi một nỗi đau về mặt tinh thần của bà Tú. Tất cả những hình ảnh đó làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân, một cuộc sống lam lũ, khó khăn trong cuộc đời bà. Suốt cuộc đời bà chỉ là một con người nhỏ bé mà thôi!. Đến với thơ Hồ Xuân Hương thì người phụ nữ phải gánh chịu nỗi khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình qua bài thơ "Bánh trôi nước". Qua miêu tả chiếc bánh trôi mà tác giả đã nói lên được thân phận của người phụ nữ. "Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non". Hình ảnh người phụ nữ ẩn chứa trong chiếc bánh trôi nước "vừa trắng lại vừa tròn" nhưng phải chịu một cuộc sống trôi nổi bấp bênh "bảy nổi ba chìm". Chiếc bánh ấy có đẹp hay chăng, rắn nát chăng đi nữa thì phải phụ thuộc vào người nặn ra chiếc bánh ấy. Một chiếc bánh được nặn đẹp. xinh xắn thì không có gì phải chê, nhưng mà bị làm cho nát hình dạng xấu xí thì sao nhỉ? Đó là do bàn tay của kẻ nặn bánh mà thành. "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn". Cũng như người phụ nữ, nếu gặp được bến đỗ tốt thì cuộc đời sẽ tươi đẹp, còn rơi vào tay kẻ xấu họ cũng sẽ như chiếc bánh trôi kia, bị vùi dập, tàn tạ trước sóng gió cuộc đời. Hồ Xuân Hương - Phụ nữ trong văn học Việt Nam Vẫn thơ Hồ Xuân Hương, ta còn thấy người phụ nữ phải chịu khổ đau về tinh thần, vì cô quạnh, thiếu vắng tình yêu, không được yêu thương và sự đồng cảm qua bài thơ "Tự tình" Tài (bài liệu 2). chia Người sẻ tại nữ sĩ buồn tủi cô đơn một mình giữa cái "đêm khuya" lạnh lẽo.

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non". "Đêm khuya" một thời gian muộn trong đêm nhưng người nữ sĩ ấy vẫn thức, ẩn chứa trong lòng là sự thao thức, thấp thỏm không yên. Không gian đêm yên tĩnh, vắng lặng mà đâu đó đã nghe tiếng "văng vẳng" từ xa vọng lại, mập mờ không rõ làm cho người nữ sĩ càng thêm bối rối trong lòng. Tiếng "trống canh dồn" gợi sự dồn dập, gấp gáp, diễn tả được bước đi của thời gian trong đêm. Tác giả sử dụng một động từ "trơ", một động từ gây cảm giác mạnh với người đọc thể hiện sự lẻ loi, vô duyên của thân phận người phụ nữ. Trơ cái gì? Đó là "cái hồng nhan" gợi một cảm giác về sự rẻ rúng, mỉa mai, nhỏ bé với không gian toàn cảnh, có tầm vóc vũ trụ "nước non". Qua đó thể hiện sự cay đắng, xót xa về thân phận, sự cô đơn, lẻ loi của nữ sĩ. Nỗi niềm của tác giả còn thể hiện ở thực cảnh bế tắc, nhân duyên không trọn vẹn. "Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn". "Chén rượu hương đưa" diễn tả tâm trạng về nỗi đau thân phận, sự bế tắc quẩn quanh, tình duyên trở thành trò đùa của Tạo hóa. Rượu không thể làm cho ta vơi đi nỗi buồn vì "say" rồi lại "tỉnh". Thời gian " vầng trăng bóng xế" như gợi nhắc đến tháng năm, tuổi tác nhưng lại "khuyết chưa tròn" thể hiện sự thiếu vắng, không trọn vẹn, nỗi buồn tủi vì tuổi xuân sắp qua mà tình duyên chưa đến. Những hình ảnh buồn cô đơn nhuốm màu tâm trạng nữ thi sĩ. Tiếp đến, họ là những con người đẹp, không chỉ đẹp ở vẻ bề ngoài mà họ là những phụ nữ đẹp ở phẩm chất, đức tính cao đẹp. Đó là tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng một dạ vì chồng con. Bà Tú đã hi sinh hết mình vì chồng con, kiếm sống, lao động vất vả để "nuôi đủ năm con với một chồng". Bà cũng chính là chỗ dựa, là niềm tin cho chồng con. Bà cần cù chu đáo với chồng con mà không một lời ca thán, oán trách. Gánh nặng đè lên đôi vai bà là cả một trách nhiệm to lớn. Duyên số đã đưa đẩy bà gặp ông Tú nhưng đối với bà đó cũng là cái "nợ". Nợ là trách nhiệm mà bà phải trang trải, dẫu sao cũng là số phận của bà. Bà Tú cam chịu số phận, mà con Tạo đã trớ trêu trong cuộc đời bà. Bà chịu "năm nắng mười mưa" mà nào "dám quản công" để làm việc kiếm sống. Đó là sự hi sinh chịu đựng gian khổ và mất mát của bà Tú. Ở bà hiện lên một đức tính hi sinh cao cả, sự đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Với "Bánh trôi nước" thì vẻ đẹp ấy là lòng dạ sắt son vẫn được giữ vẹn, không để mất đi trong cuộc đời chìm nổi lênh đênh. "Mà em vẫn giữ tấm lòng son". Người phụ nữ cho dù bị vùi dập về nhân cách, thân xác nhưng họ vẫn giữ được tấm lòng trong sạch, sắt son không đổi trong cuộc đời bấp bênh, chìm nổi với "nước non". Hình ảnh "tấm lòng son" là hình ảnh đẹp về người phụ nữ chung thủy, sắt son mà Hồ Xuân Hương đã gửi gắn vào "Bánh trôi nước". Tài liệu chia sẻ tại Đẹp hơn thế nữa, Hồ Xuân Hương đã đưa người phụ nữ lên một vẻ đẹp mới trong bài thơ

"Tự tình" (bài 2). Đó là một tinh thần mạnh mẽ, dám vượt lên đau đớn để được hạnh phúc mà mình hằng khao khát. "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, Đâm toạc chân mây đá mấy hòn". Hai câu thơ thể hiện một sức sống mạnh mẽ, khỏe khoắn bằng hai hình ảnh độc đáo. Những đám rêu vốn mềm mại, yếu ớt dưới cái nhìn của tác giả bỗng dưng "xiên ngang mật đất" mà trỗi dậy. Mấy hòn đá tưởng chừng như bất động đứng đó từ bao đời trong con mắt tác giả dường như "đâm toạc chân mây". Những sự vật tưởng như vô hồn, bất động được nhà thơ truyền thêm sự sống để trỗi dậy. Qua đó đã nói lên được khát vọng sống, niềm khao khát tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ. Họ không cam chịu, chấp nhận số phận mà đứng lên đấu tranh giành hạnh phúc, tình yêu cho mình. Hình ảnh người phụ nữ là hiện thân cho nỗi khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là sự kết tinh của những đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích lũy được trong hàng ngàn năm lao động và đấu tranh mà Hồ Xuân Hương và Trần Tế Xương muốn gửi gắm cho người đọc. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần tế Xương - Bài làm 3 Trong những năm từ thế kỉ mười bảy đến cuối thế kỉ mười chín, dưới sự suy tàn mục nát của chế độ phong kiến, số phận người phụ nữ bị gần như bị vùi dập trong vũng bùn đau khổ bởi lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ hà khắc. Họ phải chịu chói buộc trong chế độ xã hội nam quyền độc đoán, đa thê cùng với sự áp đặt của lễ giáo phong kiến: Tam tòng, tứ đức ( tam tòng là: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử; tứ đức là: công, dung, ngôn, hạnh). Họ hầu như không có quyền quyết định cuộc đời mình mà phải an phận, phục tùng và cam chịu. Vì thế, họ gặp rất nhiều đau khổ trong cuộc sống, tình duyên thì lận đận, phải chịu cuộc đời làm lẻ, làm thiếp cho người ta Cảm thông với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ, nhiều nhà văn nhà thơ đã thay họ đứng lên nói lên tiếng lòng của mình. Trong đó có Hồ Xuân Hương với Tự tình và Trần Tế Xương cùng Thương vợ. Hai tác phẩm trên là lời khẳng định về nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chế độ xưa. Họ đều là những con người đa tài, đa sắc như Hồ Xuân Hương đã gọi hồng nhan hay là tảo tần, thủy chung, và giàu đức hi sinh như Tú Xương lên tiếng. Nếu như Bà chúa thơ nôm với cái tài và cái ngông của mình dám thách thức với cả trời đất, thiên nhiên để nói lên cái đẹp cái tài hoa của người phụ nữ trong xã hội bấy giờ: Tài liệu chia sẻ tại Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

Trơ cái hồng nhan với nước non (Tự tình II) Thì đến với Tú Xương lại thể hiện tâm thế và vị thế của một người mẹ hiền một người vợ đảm. Vì chồng, thương con mà bà cam chịu với cuộc sống khó khăn, vất vả: Lặn lội than cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông (Thương vợ) Nhưng dân gian ta đã có câu: Hồng nhan bạc phận. Hồ Xuân Hương càng thể hiện cái tài, cái hồng nhan bao nhiêu thì lại càng làm nổi lên tâm trạng buồn đau, oán hận, cô độc trong đêm khuya vắng. Sự bẽ bàng, tủi hổ của Hồ Xuân Hương nói riêng cũng chính là của người phụ nữ Việt Nam trong thời đại ấy nói chung. Những con người hạnh phúc ít ỏi, duyên nợ hẩm hiu: Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn. Tuổi xuân thì qua đi mà hạnh phúc vẫn không trọn vẹn như vầng trăng đến lúc xế bong mà vẫn chưa tròn. Mang than phận của một người vợ lẻ, tình yêu thì bị chia năm sẻ bảy chỉ còn lại tí con con: Mảnh tình san sẻ tí con con. Hồ Xuân Hương đã nói lên nỗi lòng của mình trước cái bất công của xã hội phong kiến. Còn với Tú Xương, ông đứng trên phương diện từ người đàn ông, người chồng, người con để thể hiện sự cảm thông, thương xót cho số phận của người phụ nữ: Một duyên, hai nợ âu đành phận Năm nắng, mười mưa dám quản công Câu thơ vừa nói lên đức hy sinh cao quý của người phụ nữ mà cụ thể hơn ở đây là bà Tú, lại vừa thể hiện sự cam chịu trước số phận của mình. Nếu như đứng ở góc độ đạo lý, ta thấy rằng sự cam chịu của bà Tú chính là việc bà đang tuân thủ theo bổn phận làm vợ, làm mẹ của mình. Thế nhưng, theo góc độ tình cảm, ta thấy, việc bà Tú cam chịu, hi sinh tất cả vì chồng vì con thì ở bà lại hiện lên vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Đó chính là sự đảm đang, chịu thương chịu khó, đức hi sinh âm thầm vì chồng vì con. Cảm thông trước sự vất vả của người vợ, Tú Xương đã lên tiếng oán trách thói đời, trách xã hội bất công: Cha mẹ thói đời ăn ở bạc Có chồng hờ hững cũng như không. Nói là trách đời nhưng thực ra qua hai câu sau ta thấy rằng ông đang trách mình. Mình đã không làm đúng vai trò của một người chồng. Câu thơ nói lên tiếng lòng của Trần Tế Xương đối với người phụ nữ. Vừa là lời cảm thông, vừa là sự bênh vực. Còn với Hồ Xuân Hương, ta lại thấy có lời oán trách táo bạo, giận cuộc sống đã đưa người phụ nữ vào chỗ lẻ loi, cô đơn, hiu hắt: Oán giận trông ra khắp mọi chòm (Tự Tình I). Hay phê phán cái xã hội thối nát, người đời bạc bẽo vô tâm: Sau giận vì duyên để mỏi mòn (Tự tình I). Đằng sau sự oán trách đó, là sự khát vọng và vươn lên, không để bị số phận làm khuất phục: Tài liệu chia sẻ tại Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn (Tự tình II) Bằng những động từ mạnh như xiên, đâm, kết hợp với bút pháp tu từ đảo ngữ càng nhấn mạnh sức phản kháng mãnh liệt và khát vọng bung tỏa bản lĩnh cá nhân. Và điều này cũng là nét đặc sắc của thơ Hồ Xuân Hương. Tuy đứng ở hai khía cạnh, hai góc nhìn khác nhau về người phụ nữ, nhưng cả hai tác phẩm Tự tình và Thương vợ đều là những bài ca ca ngợ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Nếu như Hồ Xuân Hương đem đến cho người đọc về hình ảnh người phụ nữ tài sắc, thủy chung, nhưng lại chịu nhiều bất hạnh về cuộc sống và duyên phận thì Tú Xương mang đến cho chúng ta hình ảnh về đức hi sinh, sự can đảm chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Hơn nữa, vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ càng đậm nét hơn khi chính họ là những con người bất hạnh nhưng luôn ngời sáng lên những ước mơ. Hai tác phẩm đều phản ánh khát vọng vươn lên làm chủ của người phụ nữ, bênh vực quyền sống, khát vọng hạnh phúc, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Phẩm chất truyền thống đẹp đẽ đó đã trở thành nét đẹp đương đại với phụ nữ Việt nam ngày nay: Giỏi việc nước đảm việc nhà. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần tế Xương - Bài làm 4 Thân em như củ ấu gai Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen Ai ơi ném thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi Đã từ lâu, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa đã xuất hiện nhiều qua những câu ca dao với những vẻ đẹp, hình tượng khác nhau. Nhưng ở họ đều có chung đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam đã tích luỹ được qua hàng ngàn năm lao động và đấu tranh. Hình ảnh đó cũng được thể hiện rất tài tình qua hai bài thơ Tự Tình II cua Hồ Xuân Hương Và Thương Vợ của Trần Tễ Xương. Hình ảnh đầu tiên của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện qua hai bài thơ đó là hình tương người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau khổ, vất vả trong cuộc sống. Đó là hình ảnh bà Tú vất vả, gian truân kiếm sống, tất bật ngược xuôi Quanh năm buôn bán ở mom sông. Câu thơ đã nói lên một hoàn cảnh làm ăn vất vả, lam lũ của bà. Ở đây, bà Tú làm việc vất vả suốt cả năm, không kể mưa nắng trên mom sông- cái doi đất nhô ra đầy nguy hiểm. Thấm thía nỗi vất vả, gian truân của vợ, Tú Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về Tài liệu chia sẻ tại bà Tú. Có điều hình ảnh con cà trong ca dao đầy tội nghiệp mà hình ảnh con cò trong thơ Tú

Xương con tội nghiệp hơn. Con cò trong thơ không chỉ xuất hiện trong cái rợn ngợp của không gian mà còn là rợn ngợp của thời gian. Hình ảnh thân cò như một sự sáng tạo: Lặn lội thân cò khi quãng vắng đưa từ lặn lội lên đầu câu, thay con cò bằng thân cò cũng làm tăng thêm nỗi vất vả, gian truân của bà Tú, càng khơi dậy cả nỗi đau thân phận sâu sắc, thấm thía hơn: Eo sèo mặt nước buổi đò đông Câu thơ gợi nên một sự chen chúc, bươn chải trên sông nước của những người buôn bán nhỏ, sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau nhưng cũng không thiếu lời qua tiếng lại. Buổi đò đông đâu phải là ít lo âu, nguy hiểm hơn khi quãng vắng mà đó còn là sự chen lấn, xô đẩy chứa đầy bất trắc, nguy hiểm. Những câu thơ đã làm nổi rõ lên những vất vả, cực nhọc mà bà Tú và người phụ nữ Việt Nam xưa phải chịu đựng, trải qua. Còn với bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương thì đó là sự khổ đau vì không làm chủ được số phận của mình: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. Mở đầu là một âm thanh vang vọng, đầy hối hả: Trống canh dồn. Nhưng dù mãnh liệt đến mấy, tiếng trống cũng chỉ là âm thanh duy nhát trong đêm vắng, nếu không có nó thì đem khuya sẽ trở nên vô cùng vắng lặng. Cái động đã đươc sử dụng để tôn lên cái tĩnh, cái cô độc, trống trải của đêm khuya. Nửa đêm là thời gian sum họp của vợ chồng, là thời điểm hạnh phúc lứa đôi, ấy vậy mà lại có người phụ nữ tĩnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ đã không ngủ được vì thiếu vắng một điều gì đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi đau? Tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại như đang thúc giục thời gian qua mau, gọi đến một điều đáng sợ đôí với một người đàn bà vẫn còn thân đơn gối chiếc: đó là tuổi già. Tuổi già càng đến gần nghĩa là hi vọng càng tuột xa, mọi mong mỏi, khát khao càng trở nên vô vọng. Tiếng trống dồn dập cứ xoáy sâu vào tâm con người phụ nữ, nó âm vang trong tâm tưởng, âm vang trong suy nghĩ không tài nào dứt được. Dồn dập, hối hả, tiếng trống không chỉ bao trùm lên không gian mà còn lên cả thời gian nữa, và tự hỏi: đây có thật là tiếng trống hiện hữu trong thực tại hay phải chăng đó là tiếng trống cất lên từ tiếng lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về một bi kịch đang ngày càng đến gần hơn với bà: Trơ cái hồng nhan với nước non Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập thì cũng là lúc hồng nhan ngày một trơ ra với đời. Hồng nhan chính là nhan sắc, gương mặt xinh đẹp của người phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào cũng hết sức tự hào, coi trọng, nâng niu. Nhưng từ cái gắn Tài liền liệu với chia hồng sẻ tại nhan như một hòn đá kéo nặng cả câu thơ xuống. Hồng nhan để làm gì khi nữa đêm phải tĩnh giấc trong cái trống trãi, lặng lẽo đến đắng cay? Hồng nhan để làm gì

khi nó đâu phải là vĩnh cữu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn. Câu thơ như lời đay nghiến, mỉa mai chính bản thân mình, đáng thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những thủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan. Đó còn là nỗi đau vì cô quạnh, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương, thông cảm. Chén rượi hương đưa say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn Hai câu thơ vẽ nên một khung cảnh rất thật và cũng chứa chan bao nỗi niềm tác giả. Một người phụ nữ mà phải ngồi uống rượu một mình, cô đơn với đêm khuya, với vầng trăng lạnh. Câu thơ là ngoại cảnh mà cũng là tâm cảnh, tạo nên sự đồng nhất giữa trăng với người. Khi muốn quên sầu là lúc người ta ở trong tâm trạng cay đắng nhất, khi xung quanh không có ai để có thể chia sẽ nỗi niềm và ta chỉ còn biết quên đi nỗi niềm trong men rượu, một mình. Nhưng liệu chén rươu có thể làm quen đi bảo nỗi cô đơn, tủi nhục trong lòng hay Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống đi bao giọt sầu mà người uống chẳng đổ đi được khi mà có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà trở lại chính trong tâm trí mình. Ở đây cảnh tình Xuân Hương được thể hiện chứa đựng bi kịch. Tuổi xuân đã trôi qua mà nhân duyên không được trọn vẹn.trăng vốn là biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho ước mơ và hi vọng. Nhưng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương lại xót xa đến mức khuyết chưa tròn - một hạnh phúc không hề trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở, éo le với những trắc trở trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết trước ngày mai trăng sẽ khuyết tiếp hay tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong đó một nỗi cô đơn, trống vắng. Và bóng xế đi kèm với trăng lại gợi nên một nỗi niềm trong lòng tác giả: nỗi lo sợ trước tuổi xuân đang mất đi. Trăng đã xế mà vẫn khuyết chưa tròn, giống như tuổi xuân của Xuân Hương đang mất đi mà tình duyên chuă được trọn vẹn. Hình ảnh mặt trăng là hình ảnh ẩn dụ vô cùng độc đáo và đặc sắc, miêu tả chính xác và vô cùng sinh động ngoại cảnh mà cũng bộ lộ được tâm cảnh, những suy nghĩ, tâm tư đang hiện hữu trong bà. Nhưng dù có vất vả, đau xót, chán chường đến mức nào, thì người phụ nữ Việt Nam xưa vẫn là những con người có những phẩm chất đẹp đẽ, không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn là ở tình yêu thương, lòng nhân hậu, một lòng, một dạ vì chồng, vì con: Nuôi đủ năm con với một chồng Câu thơ là gánh nặng gia đình đặt lên vai bà Tú, vất vả quanh năm chẳng nề hà như vậy là để nuôi cả nhà. Đông con, nuôi lũ con đông ấy đã đành, bà còn phải nuôi chồng. Năm con với một chồng là sáu người. Một phải gánh sáu, thế là nặng, phải gánh và gánh được, thế là đảm đang. Nhưng nuôi đủ vẫn hiểu là vừa đủ, vừa đủ nuôi, không thiếu nhưng cũng chẳng thừa. Vất vả quanh năm đến vậy mà cũng chỉ vừa đủ nuôi chồng, nuôi con, vậy mới thật là vất vả, đã gắng hết sức rồi. Vậy mới thật là đảm, nặng đến thế mà cũng gánh xong, khó thế mà cũng chu toàn. Câu thơ thể hiện sự vất vả, gian lao đức tính chịu thương, chịu khó, hết Tài lòng liệu chia vì chồng, sẻ tại vì con của bà Tú nói riêng và của người phụ nữ Việt Nam nói chung.

Còn với Tự Tình II, dù đớn đau đến mức nào thì trong sâu thẳm trái tim bà, dù yếu ớt đến đâu cũng loé lên ánh lửa khát khao, hi vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên đấu tranh thay đổi cuộc sống của mình: Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn. Một hình tượng thiên nhiên dữ dội, đầy cựa động như tính cách buớng bỉnh, không chịu khuất phục điều gì của chính tác giả vậy. Ở đây, Hồ Xuân Hương, sự buồn tủi bao giờ cũng gợi nên những phản ứng tích cực, bà không buông xuôi, đầu hàng mà luôn cố gắng tìm cách thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. Hai câu thơ tưởng như chỉ miêu tả cảnh vật xung quanh, nhưng chính những đặc điểm cuả cảnh vật đó đã được dùng để bộc lộ tâm trạng của con người. Hàng loạt những động từ mạnh đầy sắc thái biểu cảm như xiên, đâm được đảo lên đầu câu. Những sinh vật bé nhỏ, hèn mọn, còn hèn mọn hơn cả nội cỏ hoa hèn như đám rêu kia mà cũng không chịu mềm yếu. Nó phải mọc xiên, mà là xiên ngang mặt đất. Đá đã rắn chắc lại phải rắn chắc hơn, nó phải đâm toạc chân mây. Biện pháp nghệ thuật đảo ngữ trong hai câu dã làm nổi bật sự phẫn uất của thân phận đất đá, cỏ cây mà cũng là sự phẫn uất của tâm trạng. Chỉ những cảnh vật bình thường không có gì đặc biệt như rêu và đá, nhưng qua cách nhìn đấy bất mãn, ấm ức của tác giả, chúng trở nên vô cùng sống động. Cự động, nổi loạn, phá phách, muốn đập tan những gì gò bó đẻ dược tự do vùng vẫy giữa đất trời, thiên nhiên hoà hợp với con người, đặc điểm thiên nhiên cũng chính là nỗi niềm nhân vật. Và ta cũng thấy được tâm trạng của Hồ Xuân Hương phẫn uất trước những tục lệ phong kiến, cũng như những số phận hẩm hiu đang tàn nhẫn ra tay bóp chết hạnh phúc của bà; những uất hận ấy bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến mức không chịu nổi chỉ chực vỡ oà ra, bà khao khát muốn đập tung tất cả, muốn đập đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào. Nhưng dù sao, bà cũng chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì cũng chỉ trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn được nữa... Mặc dù vậy, ta phải công nhận đay là một cách suy nghĩ vô cùng mới mẻ, một tư tưởng đi trứoc thời đại, một tính cách hoàn toàn khác biệt so với người phụ nữ lúc bấy giờ. Đó là một bản lĩnh, một cá tính Xuân Hương đáng trân trọng: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con Ngán là chán ngán, là ngán ngẩm. Hồ Xuân Hương ngán lắm rồi nỗi đời éo le, bạc bẽo. Xuân đi rồi xuân lại, tạo hoá chơi một vòng luẩn quẩn. Từ xuân mang hai nghĩa, vừa là mùa xuân, vừa là tuổi xuân. Mùa xuân đi rồi, mùa xuân trở lại với thiên nhiên, với muôn nghìn hoa cỏ, lá cây, nhưng với con người tuổi xuân qua là không bao giờ trở lại. Hai từ lại trong cụm từ xuân đi xuân lại lại mang hai ý nghĩa khác nhau. Từ lại thứ nhất nghĩa là thêm lần nữa, từ lại thứ hai nghĩa là trở lại. Sự trở lại của mùa xuân lại đồng nghĩa với sự ra đi của tuổi xuân. Nghệ thuật tăng tiến làm cho nghịch cảnh càng éo le hơn: Mảnh tình-san sẻ-tí con Tài con. liệu chia Mảnh sẻ tình tại đã bé lại còn san sẻ thành ít ỏi, chỉ còn tí con con nên càng xót xa, tội nghiệp. Câu thơ được viết ra có thể là tâm trạng của người mang thân đi làm lẽ. Đau xót biết

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) mấy, khi mảnh tình là một thứ được chia năm xẻ bảy, nhận dược duy nhất một mảnh tí con con. Hạnh phúc của bà chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức độ tội nghiệp. Tình duyên như thế có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục, đắng cay. Cách dùng từ giản đơn mà vẫn vô cùng độc đáo đã cực tả nỗi niềm của tác giả. Hồ Xuân Hương ngang tàng, thách thức đầy nổi loạn trên là thế, nhưng cuối cùng tất cả vẫn chỉ chìm vào vô vọng trong sự bất lực tột cùng và chán chường, mệt mỏi. Những cố gắng vùng vẫy của bà chỉ là vô ích, bởi phận của bà vốn đã là một bi kịch và mãi mãi chỉ là bi kịch mà thôi. Có lẽ trong giờ phút ấy, bà đã muốn buông xuôi, muốn bỏ mặc cho tất cả số phận đưa đẩy, bà đã mất hết hi vọng... Giọt nước mắt em...âm thầm buông rơi, đêm sầu đơn côi...trong tim em ôm trọn một nỗi sàu bơ vơ...đành khóc vậy thôi... Liệu Hồ Xuân Hương có thể vượt qua tất cả để trở lại là một người phụ nữ yêu đời mạnh mẽ, không sợ gì cả như ngày nào? Đó vẫn là câu hỏi còn dở dang của người phụ nữ đem thân đi làm lẽ, phận người mà hạnh phúc không bao giờ trọn vẹn mà chỉ nhỏ nhoi như mảnh gương vỡ... Câu thơ diễn đat sâu sắc đỉnh điểm, bi kịch của Hồ Xuân Hương và cũng là của người phụ nữ thời bấy giờ. Đó là những hiện thân cho những khổ đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là kết tinh của những đức tính tốt đẹp của ngưòi phụ nữ Việt Nam qua hàng thế kỉ. Trong cả hai bài thơ là hình tượng người phụ nữ Việt Nam chịu nhiều đau đớn, tủi cực dưới chế độ phong kiến nhưng ở họ toát lên sự đấu tranh mạnh mẽ, vượt lên số phận để làn tốt bổn phận của một người phụ nữ trong gia đình, một người phụ nữ dám vượt lên trên đớn đau để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát. Tài liệu chia sẻ tại