Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Tài liệu tương tự
Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Phân tích nét hung bạo và vẻ đẹp trữ tình của hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà – Văn hay lớp 12

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phần 1

Dàn ý Phân tích bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Luận đề cách mạng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Phân tích nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu

Bình giảng bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu ngữ văn 11

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Bình giảng tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Hóa thân thành Mị Châu kể lại câu chuyện Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của chúng ta

Cúc cu

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

Cảm nhận về bài thơ Mộ (Chiều tối) của Hồ Chí Minh – Văn mẫu lớp 11

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Hãy tả một loài hoa mà em yêu thích nhất

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

Nghị luận về tệ nạn xã hội ma túy – Văn mẫu lớp 9

Cảm nghĩ về bố của em – Văn mẫu lớp 7

Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

Bình luận bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của nhà thơ Huy Cận

Bài tập làm văn số 1 lớp 7 - Đề 4

HỒI I:

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Cảm nhận về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua văn thơ xưa

Bình giảng bài thơ Nói với con của Y Phương

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Đề 9: Phân tích hình ảnh người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Tả một cảnh đẹp mà em biết

36

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”


Phân tích 13 câu đầu bài thơ Vội vàng

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

CHƯƠNG 1

Phân tích bài thơ Quê hương của Tế Hanh – Văn mẫu lớp 8

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

Document

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Microsoft Word - Cong pha mon ngu van 12

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích bài thơ Chiều tối

VINCENT VAN GOGH

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Phân tích hình tượng nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân

BIỂN ĐÔNG BS Tô Đình Đài 1 MỘNG HÁN GIAN Hán Gian mơ ước từ lâu Muốn làm Bá Chủ Hoàn cầu Đưa nhân loại vào vòng lệ thuộc Dòng đời tang tóc bèo dâu! Hã

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

KINH THUYẾT VÔ CẤU XỨNG

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Cảm nhận của em về bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”


Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Phân tích cái hay, cái đẹp của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Microsoft Word - nvsam-thanhnam.doc

Nghị luận về thời gian

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bản ghi:

Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Author : Văn Hòa Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi... Mai Châu mùa em thơm nếp xôi" Hướng dẫn Tây Tiến là bài thơ hay nổi tiếng của Quang Dũng nói riêng, của thơ ca kháng chiến chống Pháp nói chung, là tác phẩm tiêu biểu viết về đề tài người lính. Bài thơ được viết năm 1948, khi tác giả đã xa đơn vị cũ Tây Tiến một thời gian nhưng kỷ niệm về đoàn quân Tây Tiến vẫn khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ. Quang Dũng vốn là lính của đơn vị Tây tiến, một đơn vị có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào đế giải phóng và bảo vệ miền biên cương phía Tây Tổ quốc. Sau đó Quang Dũng chuyển đơn vị công tác, một lần ngồi ở làng Phù Lưu Chanh (một địa danh cũ thuộc Hà Đông cũ) nhớ lại đoàn quân Tây Tiến tác giả cảm xúc viết lên bài thơ tuyệt bút này. Bài Tây Tiến có hai nét đặc sắc trong cảm hứng và bút pháp nghệ thuật đó là vẻ đẹp lãng mạng và tinh thần bi tráng được thể hiện qua thiên nhiên Tây Bắc và hình tượng người lính. Tây Tiến được chia làm ba phần chính. Phần cuối nhằm khắc họa chân dung người lính. Phần giữa viết về những kỉ niệm tình quân dân đầy thi vị và vẻ đẹp thơ mộng của sông nước được ghi lại trên con đường hành quân của người lính Tây Tiến. Và với một tâm hồn luôn luôn hướng về cái cao cả, cái phi thường, bằng bút pháp lãng mạn, Quang Dũng đã làm nổi bật được cái hiểm trở hoang vu, dữ dội nhưng cũng khoẻ đẹp, giàu chất thơ của vùng rừng núi miền Tây Tổ quốc và con đường hành quân đầy gian khổ của người lính qua những vần thơ mở đầu bài thơ: Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Bài thơ Tây Tiến có hai nét nổi bật. Đó là cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng, cảm hứng lãng mạn thể hiện ở cái tôi đầy cảm xúc và luôn luôn hướng tới cái cao cả, cái phi thường. Vì vậy, nó phát huy cao độ trí tưởng tượng và sử dụng rộng rãi thủ pháp cường điệu, phóng đại và những thủ pháp đối lập. Cảm hứng lãng mạn cũng hay nói về nỗi buồn và cái chết để tô đậm vẻ đẹp bi tráng. Bởi thế bài thơ Tây Tiến không né tránh cái bi nhưng bi mà không lụy. Cái bi được thể hiện bằng giọng điệu âm hưởng mang màu sắc tráng lệ hào hùng. Bài thơ Tây Tiến mở đầu bằng một câu thơ như một tiếng gọi cất lên từ đáy thảm trái tim gợi Tài về liệu một chia nỗi sẻ nhớ tại da diết, cháy bỏng đến mức gần như không thể kìm nén nổi:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi! Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi Điệp tư nhớ đã tô đậm cảm xúc ấy. Thơ ca của ta xưa nay có biết bao câu viết rất hay về nỗi nhớ, nhưng nỗi nhớ chơi vơi thì hình như là một sáng tạo độc đáo của Quang Dũng. Với tư chơi vơi, một tư láy vừa gợi hình vừa gợi cảm, nỗi nhớ bỗng có hình dáng như bồng bềnh bồng bềnh trong không gian bao la, trong thời gian xa thẳm, bâng khuâng lửng lơ mà lưu luyến đầy ắp nhớ thương gây cho người đọc một ấn tượng rất thú vị. Và cứ thế, thông qua nỗi nhớ da diết, chơi vơi như lan toả thấm đượm lên từng dòng chữ, hình ảnh thơ mà khung cảnh núi rừng miền Tây vừa dữ dội hiểm trở lại vừa rất đẹp, rất giàu chất thơ, và con đường hành quân gian khổ của người lính cứ lần lượt hiện ra mới sinh động làm sao: Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Câu trên tác giả tả sương. Qua ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng, hình ảnh của sương cũng trở nên rất dữ dội và đầy ấn tượng, ở Sài Khao sương như lấp cả đoàn quân mỏi đang đi hay sương ở đây như lấp cả Sài Khao trong đó có đoàn quân mỏi đang đi. Nếu như câu trên tả cái dữ dội của sương dày thì ngay câu dưới ta bắt gặp một hình ảnh thật độc đáo mới lạ, như thực như hư. Hoa là hình ảnh tượng trưng cho cái đẹp thi vị của núi rừng Tây Bắc hiện về trong khoảnh khắc đêm hơi, nếu không có tâm hồn nhạy cảm như Quang Dũng ghi nhận lấy thì nó sẽ tan biến ngay. Đúng là một hình ảnh thơ đẹp lung linh huyền ảo như hiện ra trong cõi mộng của người lính Tây Tiến, làm xua đi bao nỗi mệt mỏi của đoàn quân đang đi trong sương dày. Câu thơ được viết hầu hết là thanh bằng tạo cảm giác lâng lâng chơi vơi như sương, như hương, như hoa như hồn người. Thật là một câu thơ rất tài hoa và lãng mạn. Tiếp tục cái cảm hứng lãng mạn, tài hoa ấy, khung cảnh núi rừng miền Tây với dốc núi, mưa nguồn cứ lần lượt hiện ra như một cuộn phim mầu quay chậm theo bước chân hành quân của người lính Tây Tiến: Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luống mưa xa khơi Tài Chưa liệu chia ở đâu sẻ tại mà con người họa sĩ trong con người nhà thơ Quang Dũng được bộc lộ rõ như ở đoạn thơ này. Đúng là trong thơ có họa. Chỉ bằng bốn câu thơ mà Quang Dũng đã

dựng lên được một bức tranh thật hoành tráng vẻ đẹp vừa dữ dội hoang sơ hiểm trở vừa hùng vĩ nên thơ của núi rừng Tây Bắc. Ngòi bút của Quang Dũng mô tả chân thực sinh động đến mức những kỉ niệm về khung cảnh núi đèo và về chặng đường hành quân cheo leo trên núi cao, bên vực thẳm, trong sương mờ cứ sống dậy trước mắt người đọc. Hàng loạt từ có tính chất tạo hình và các điệp từ, điệp ngữ cùng với tiết tấu, nhịp điệu đặc sắc đã diễn tả rất thành công sự hiểm trở dữ dội hoang vu heo hút, trùng điệp và độ cao ngất trời của rừng núi miền Tây Tổ quốc: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút... Điệp từ dốc đã diễn tả được cái gập ghềnh trùng điệp của dốc núi. Hình như người lính vừa vượt qua một cái dốc khúc khuỷu, chênh vênh thì lại gặp ngay trước mắt một cái dốc khác thăm thảm hun hút. Còn núi thì đã ngàn thước lên cao lại ngàn thước xuống. Câu thơ được ngắt ở giữa tạo ấn tượng như bẻ đôi, gây cảm giác gấp khúc hai sườn núi vút lên đổ xuống gần như thẳng đứng. Đặc biệt hai chữ ngửi trời được dùng rất tự nhiên và cũng rất độc đáo, vừa bạo khoẻ vùa rất tinh nghịch, rất tếu nêu rõ được vẻ đẹp tâm hồn người lính tươi trẻ, hồn nhiên, yêu đời. Trong tưởng tượng của người đọc, người lính Tây Tiến như đang leo trên những cồn mây và mũi súng như chạm tới đỉnh trời. Hình ảnh thơ cũng cho ta thấy có một chút gì như là một sự thách thức với gian khổ của người lính lãng mạn, mộng mơ: Trời cao thì mặc trời cao Ta lên đỉnh núi ta cao hơn trời Đoạn thơ cũng được Quang Dũng sử dụng nhiều thanh trắc, khi đọc lên như trông thấy cả sự gồ ghề, hiểm trở của chặng đường hành quân của người lính và như có cả hơi thở gấp gáp, mệt nhọc của họ. Nếu như những câu trên hầu hết là thanh trắc thì đến câu dưới toàn thanh bằng Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi. Câu thơ cũng có cái nhịp điệu khá đặc sắc 2/2/3 vừa gợi lên cảm giác thoáng đãng êm ả vừa diễn tả rất tài tình cái không gian bao la cứ trải ra bát ngát trước mắt người lính. Người lính đã nhìn lên, nhìn xuống, đến đây như dừng chân bên dốc núi phóng tầm mắt nhìn ngang ra xa để thấy nhà ai đó thấp thoáng ẩn hiện qua một không gian mịt mùng sương rừng mưa núi. về mặt kết cấu âm thanh, hai câu thơ trên của Quang Dũng làm ta nhớ tới hai câu thơ nổi tiếng của Tản Đà: Tài cao phận thấp chí khí uất Giang hà mê chơi quên quê hương (Thăm mả cũ bên đường) Có khác chăng, câu thơ của Tản Đà thì tả tình còn Quang Dũng thì tả cảnh. Hai câu tiếp theo như tấm phông kì vĩ vừa tiếp nối mạch cảm xúc về thiên nhiên Tây Bắc vừa làm nổi rõ hình ảnh của người lính: Tài Chiều liệu chia chiều sẻ tại oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hích cọp trêu người Cái hoang dại, dữ dội chứa đầy bí mật ghê rợn của núi rừng đã được nhà thơ tiếp tục khai thác. Nó không chỉ được mở ra theo chiều không gian; Sài Khao, Mường Lát... mà còn được khám phá ở cả chiều thời gian chiều chiều, đêm đêm, những điệp từ ấy vừa nhấn mạnh cái hoang sơ dường như chỉ có thác gầm hổ thét ngự trị đêm ngày vừa gợi được cái thời khắc khó quên trong đời người chiến sĩ, thời khắc mà thiên nhiên như muốn chứng tỏ cái uy lực của mình. Và ở đây, thiên nhiên dường như đã trở thành chủ thể làm cho khó khăn của người lính càng tăng lên bội phần. Đúng là Người càng mỏi mệt, núi rừng càng diễu võ dương oai, càng mượn lời thác gầm (gào) lên những tiếng man dại giữa đại ngàn (Phan Huy Dũng). Cái hiểm trở, hoang sơ dữ dội của núi rùng và con đường hành quân gian khổ của người lính trên đây làm ta nhớ tới con đường hành quân của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm: Hình khe thế núi gần xa Đứt thôi lại nối, thấp đà lại cao Hay con đường sang nước Thục trong thơ Lý Bạch: đường xứ Thục khó thay! Khó hơn cả lên trời xanh. Khung cảnh thiên nhiên Tây Tiến thật kì vĩ, hiểm trở, hoang sơ dữ dội. Trên cái nền dữ dội ấy, đoàn quân Tây Tiến tưởng như tiều tụy, nhỏ bé đi. Nhưng thực ra, chính sự đối lập ấy đã làm nổi rõ khí phách hào hùng và chất bi tráng của họ. Hình ảnh người lính nổi bật lên trên thiên nhiên. Mọi khó khăn nguy hiểm với cái chết luôn luôn rình rập đe dọa tưởng như vượt lên trên sức chịu đựng của người lính. Song không có gì có thể ngăn cản được bước chân hành quân của họ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Câu thơ này có người hiểu người lính mệt mỏi gục lên súng mũ như muốn quên hết thảy sự đời. Nhưng cũng có người hiểu người lính trên đường đi chỉ khi không thể bước nữa mới chịu gục lên súng mũ. Thế là bỏ lại cuộc sống bỏ quên đời như một cử chỉ vô tình chứ không phải nằm xuống, ngã xuống. Người lính hy sinh trên đường hành quân, trong tư thế hành quân. Thật là một hình ảnh vừa bi, vừa hùng làm toả sáng vẻ đẹp lí tưởng của người lính. Giữa những kỉ niềm đầy gian nan khổ ải, đoạn thơ của Quang Dũng được khép lại bằng một kỉ niệm ấm áp như một tiếng hát vui bỗng vút lên: Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói Tài Mai liệu chia Châu sẻ mùa tại em thơm nết xôi!

Powered by TCPDF (www.tcpdf.org) Đoàn quân Tây Tiến trên đường hành quân gian khổ, một hôm nào đó đã dừng chân ở một bản làng giữa rừng sâu. Nơi đây, các anh được đồng bào đặc biệt là cô gái Mèo, Mường, Mán, Thái... xinh đẹp như những bông hoa rừng, đón tiếp niềm nở bằng những bữa cơm nếp xôi mà khói hương từ đấy, cứ thơm mãi bước quân hành. Đúng là cái thuở ban đầu lưu luyến ấy của tình quân dân ngàn năm chưa dễ mấy ai quên. Qua đoạn thơ trên thông qua nỗi nhớ và niềm tự hào của mình, Quang Dũng đã làm sống dậy một thời chiến chinh gian khổ và bức tranh thiên nhiên hùng vĩ hoang sơ mà nền thơ khoẻ đẹp với đủ núi cao, vực thảm, sương núi, mưa nguồn, thác gầm, cọp hú. Đoạn thơ thể hiện rõ bút pháp tài hoa, lãng mạn, giàu màu sắc điêu khắc, hội hoạ, âm nhạc. Điều đó làm cho Tây Tiến xứng đáng là một kiệt tác của nền thơ ca kháng chiến chống Pháp. Thu Trang Tài liệu chia sẻ tại