Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN T

Tài liệu tương tự
T Ạ P CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 31, THÁNG 9 NĂM 2018 NG H I Ê N CỨU C Á C NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ HỌC T Ậ P CỦA SINH VIÊN KHOA KỸ

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

ISSN: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TẠP CHÍ KHOA HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Tập 15, Số 8 (2018): HO CHI MINH CITY UNIVE

TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ Số 01 (03)

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 55 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUNG CẤP NƯỚC SẠCH TẠI CÔNG TY TNHH MTV CẤP THOÁT NƯỚC KIÊN GIANG TH

Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập môn học quản trị học của sinh viên trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ QUẢNG CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THỊ MỸ VÂN NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA LOGISTICS ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH PHÙNG THANH LOAN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM Chuy

Microsoft Word - 25-phanthiminhly.doc

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

KT02033_PhungThiThinK2KT.doc

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIẾNG ANH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG T

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

NguyenThanhLong[1]

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

tomtatluanvan.doc

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012 SỰ CẦN THIẾT VÀ NHỮNG HƯỚNG KHAI THÁC KHI VẬN DỤNG HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ CỦA C.MÁC TRONG

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khóa Kinh tế học khu vực công Nghiên cứu tình huống Mô hình tập đoàn kinh tế Nghiên cứu tình h

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Vietnam Bank for Industry and Trade BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN ANNUAL REPORT

Tạp chí Khoa học Đại học Huế:Kinh tế và Phát triển; ISSN Tập 126, Số 5D, 2017, Tr ; DOI: /hueuni-jed.v126i5D.4578 GIẢI PHÁP

Phân tích tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009 LIÊN KẾT KINH TẾ MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TIỄN ECONOMIC TIES IN CEN

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

Microsoft Word - VUTHIPHUONGANH, NGUYENBICHHANH_R_.doc

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Năm học Các Phương Pháp Định Lượng Lời giải đề nghị bài tập 9 Chương Trình Giảng Dạy Kinh tế Fulbri

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

CỤC THUẾ QUẢNG BÌNH

HIỆU QUẢ GIA CƯỜNG KHÁNG UỐN CỦA TẤM CFRP TRONG DẦM CHỮ T ỨNG SUẤT TRƯỚC CÓ VÀ KHÔNG CÓ HỆ NEO CFRP DẠNG DẢI U

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

Microsoft Word - 10-KT-NGUYEN THOAI MY(94-102)

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

BIA CHINH PHAN D.cdr

Output file

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VÕ THỊ TÂN VŨ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHAY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HOÀI BẢO TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN VĂN PHÕNG TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ FOSTE

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Số:.. /BC-BIDV CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2019

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỀ TÀI KX01. 28/16-20 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KHU

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ ISSN NHU CẦU HỌC TẬP KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, T

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

LUẬT XÂY DỰNG

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Tập 74, Số 5, (2012), CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ, QUY HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN

Microsoft Word - NAB - BAN CAO BACH final

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 NGUYỄN THÚY AN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Báo cáo thường niên Quỹ Hưu trí Tự nguyện 2018

Báo cáo thường niên Quỹ Liên kết Chung 2018

CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 92/2011/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc l

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam Lê Ngọc Thạnh

(Microsoft Word - 8. Nguy?n Th? Phuong Hoa T\320_chu?n.doc)

MỞ ĐẦU

Microsoft Word - 03-GD-HO THI THU HO(18-24)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG VŨ THỊ KIM THẮM NGHIÊN CỨU SỰ HÀI LÒNG CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SIÊU THỊ CO.OPMART THÀNH PHỐ TAM

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đầu tư công là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng kinh tế

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

PHẦN VIII

Microsoft Word - 15-KTXH-VO HONG TU( )

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TÍCH CỰC

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ÐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Biên soạn TS. TRỊNH VĂN SƠN ÐÀO NGUYÊN PHI

SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 19, No Q Quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng theo Basel II - Tình huống ngân hàng Thương mại Cổ phần

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

393 MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÁNH NIỆM VÀ CẢM NHẬN HẠNH PHÚC CỦA TĂNG NI SINH VIÊN HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM PGS.TS. Phan Thị Mai Hương SC.ThS. Thích Nữ Mi

(Microsoft Word - 4. \320\340o Thanh Tru?ng doc)

PowerPoint Presentation

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG LÝ LỊCH KHOA HỌC 1. THÔNG TIN CÁ NHÂN Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng Ngày sinh: 10/

Số 93 / T TIN TỨC - SỰ KIỆN Công đoàn SCIC với các hoạt động kỷ niệm 109 năm ngày Quốc tế phụ nữ (Tr 2) NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Thúc đẩy chuyển giao

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

Microsoft Word - bcb doc

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 31, Số 1 (2015) Phát triển nhân lực lãnh đạo, quản lý khu vực hành chính công vùng Tây Bắc:

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

Luận văn tốt nghiệp

Bản ghi:

37 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH ThS. Nguyễn Hồng Hà * Huỳnh Thị Ngọc Tuyền ** Tóm tắt ThS. Đỗ Công Bình *** Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DN V&N) thông qua việc thu thập số liệu 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng thương mại tại tỉnh Trà Vinh, sử dụng phương phân tích hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các DN V&N như: uy tín doanh nghiệp, tài sản đảm bảo, tính minh bạch báo cáo tài chính, năng lực quản lý, khả năng lập phương án kinh doanh, chính sách cho vay, lãi suất, Trong đó, nhân tố về uy tín doanh nghiệp tác động mạnh nhất đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng tại Trà Vinh. Từ khóa: Doanh nghiệp nhỏ và vừa, tín dụng, nhân tố, dư nợ cho vay. Abstract This paper aims at evaluating the factors affecting to credit approach ability of the small and medium-sized enterprises. The research has been conducted by collecting data from 120 enterprises and 10 comercial banks located in Tra Vinh Province and using regression analysis method. The result showed that the credit approach ability of the target enterprises were affected by some factors such as enterprises prestige, collateral, clear financial report, management ability, ability of making business plans, loaning policy, and interest rates. Among these factors, enterprises prestige had the most powerful effect to the ability of credit approaching of the enterprises at Tra Vinh Province. Key words: small and medium-sized enterprises, credit, factor. 1.Giới thiệu Doanh nghiệp nhỏ và vừa có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tính đến tháng 12 năm 2012, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có 1.254 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm trên 98%, tổng vốn đăng ký trên 10.328,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho trên 36.852 lao động. Doanh nghiệp nhỏ và vừa có tác động lớn nhất là giải quyết một số lượng lớn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc, doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo việc làm từ 50-80% lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên cả nước nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh nói riêng. Đặc biệt, nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề nóng luôn được các cơ quan, ban ngành, các tổ chức * Giảng viên khoa Kinh tế, Luật, Ngoại ngữ -Trường Đại học Trà Vinh ** Trường Đại học Trà Vinh *** Ngân hàng Công thương An Giang quan tâm, tìm giải pháp tháo gỡ. Nhằm giúp các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh tiếp cận được nguồn vốn tín dụng dễ dàng hơn, tháo gỡ những khó khăn, nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài nghiên cứu Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh. 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2.1. Cơ sở lý luận Nghị định số 56/2009/NĐ-CP về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực kể từ ngày 20 tháng 8 năm 2009 và thay thế Nghị định số 90/2001/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ. Theo đó, Doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm, cụ thể như sau: Soá 9, thaùng 6/2013 37

38 Bảng 1: Phân loại Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Khu vực Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 200 người Từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng Từ trên 200 người đến 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng trở xuống Từ trên 10 người đến 50 người Từ trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng Từ trên 50 người đến 100 người (Nguồn: Nghị định 56/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30/6/2009) 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp phân tích Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động của các DNN&V trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, đề tài cũng trình bày tình hình tiếp cận vốn của các doanh nghiệp tại địa phương, trong đó có tình hình vay vốn tại các ngân hàng. Sử dụng hàm hồi quy tuyến tính đa biến để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh. *Mô hình nghiên cứu như sau: Y = B0 + B1 X1 + B2 X2 + B3 X3 +.. + Bn Xn Trong đó: Y là biến phụ thuộc. Các biến độc lập (X1, X2, Xn) là các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu đồng thời 10 biến quan sát như nhau để xem xét sự tác động như thế nào đến biến phụ thuộc. Các quan sát này được chia thành hai biến nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn như sau: Nhân tố từ phía doanh nghiệp, trong đó gồm năm yếu tố: phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, tài sản đảm bảo, lập báo cáo tài chính, tổ chức - quản lý và uy tín của doanh nghiệp. Nhân tố từ phía ngân hàng, trong đó gồm năm yếu tố: lãi suất, thủ tục vay vốn, thời hạn cho vay, thời gian xem xét cho vay, thái độ của cán bộ tín dụng. 2.2.2. Phương pháp khảo sát mẫu Tiến hành khảo sát sơ bộ 10 doanh nghiệp, sau đó chỉnh sửa lại mẫu sao cho phù hợp với thực tế trước khi tiến hành khảo sát chính thức. Các DNN&V (phân loại theo Nghị định 56/2009/ NĐ-CP) hoạt động ở lĩnh vực Thương mại dịch vụ tại tỉnh Trà Vinh. Đề tài chủ yếu thực hiện nghiên cứu tại tỉnh Trà Vinh (sáu huyện và một Thành phố). Triển khai thực hiện trong bốn tháng từ 4/2013 đến 7/2013 với sự tham gia của 120 doanh nghiệp và 10 ngân hàng tại tỉnh Trà Vinh. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm: Soá 9, thaùng 6/2013 38

39 Tính minh bạch trong báo cáo tài chính Năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp Các yếu tố khác Tài sản đảm bảo (Thế chấp) Thủ tục vay vốn Khả năng tiếp cận vốn tín dụng Uy tín của doanh nghiệp Lãi suất ngân hàng Khả năng lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh Hình 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp a. Nhân tố từ phía doanh nghiệp Nhân tố từ phía doanh nghiệp, trong đó gồm năm biến quan sát: phương án sản xuất kinh doanh - dịch vụ, tài sản đảm bảo, lập báo cáo tài chính, tổ chức - quản lý và uy tín của doanh nghiệp. b. Nhân tố từ phía ngân hàng Nhân tố từ phía ngân hàng, trong đó gồm năm biến quan sát: lãi suất, thủ tục vay vốn, thời hạn cho vay, thời gian xem xét cho vay, thái độ của cán bộ tín dụng. 3. Thực trạng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh 3.1. Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Kể từ khi đổi mới, hòa nhịp cùng với sự phát triển chung của cả nước, các doanh nghiệp tại Trà Vinh cũng có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tính đến hết tháng 12/2012 toàn tỉnh có 1.254 doanh nghiệp đăng ký thành lập, với tổng số vốn đăng ký đạt trên 36.852 tỷ đồng. Bảng 2: Số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010-2012 Năm Tổng số Chênh lệch DNN&V Tuyệt đối Tương đối 2010 1.103 - - 2011 1.222 119 10,79% 2012 1.254 32 2,62% (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Trà Vinh) Theo số liệu tổng hợp bảng 2 ta thấy số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa của tỉnh tăng lên liên tục giai đoạn 2010 2012. Năm 2011, tổng số lượng DNN&V toàn tỉnh đạt 1.222, tăng 119 doanh nghiệp so với năm 2010, tương ứng với tỷ lệ tăng là 10,79%. Sang năm 2012, số lượng doanh nghiệp tiếp tục tăng thêm 32 doanh nghiệp, nâng tổng số lượng doanh nghiệp toàn tỉnh lên 1.254 doanh nghiệp, tương ứng với mức tăng 2,62% so với năm 2011. Nhìn chung, loại hình DNTN đang có xu hướng giảm dần, từ 62,3% năm 2010 giảm chỉ còn 57,2% năm 2012. Trong khi đó, loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần có chiều hướng tăng lên. Cụ thể, năm 2010 loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần lần lượt chỉ chiếm 33,1% và 4,5%, đến năm 2012 thì tỷ lệ này tăng lên lần lượt là 36,5% và 6,2% trong tổng các loại hình được thành lập của tỉnh. 3.2. Tình hình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, các ngân hàng thương mại trên địa bàn cũng ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Cuối năm 2008, toàn tỉnh có 28 ngân hàng và Quỹ tín dụng cơ sở (QTDCS) với 36 chi nhánh và phòng giao dịch, số lượng ngân hàng trên địa bàn đã liên tục tăng lên nhanh chóng trong các năm qua. Tính đến cuối năm 2012, mạng lưới hệ thống ngân hàng và QTDCS của Trà Vinh có 32 ngân hàng với 55 chi nhánh và phòng giao dịch. Sự phát triển vượt bậc về số lượng ngân hàng trên địa bàn tỉnh được thể hiện trong bảng sau: Soá 9, thaùng 6/2013 39

40 Bảng 3: Tình hình dư nợ cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2010 2012 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Đvt: tỷ đồng Năm 2011/2010 Năm 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tổng dư nợ 9.055 9.694 11.183 639 7,1% 1.489 15,4% Cho vay DN N&V: 3.525,8 2.914 5.538 (612) (17,4)% 2.624 90,0% - Ngắn hạn 2.811 2.016 3.425 (795) (28,3)% 1.409 69,9% - Trung và dài hạn 714,8 898 2.113 183 25,6% 1.215 135,3% Qua bảng trên ta có thể thấy, nhu cầu vay vốn dài hạn của các doanh nghiệp rất lớn, trong năm 2012 dư nợ cho vay của thời hạn này đã tăng 135% so với năm 2011. Nhưng nhìn chung dư nợ cho vay ngắn hạn nhiều hơn so với cho vay trung và dài hạn. Sở dĩ lượng vốn ngắn hạn được các ngân hàng ưu tiên tài trợ nhằm đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3. Kiểm định Cronbach s alpha các giả thuyết Quy trình nghiên cứu mô hình: tác giả tiến hành đánh giá thang đo bằng công cụ Cronbach s alpha để chọn những biến quan sát có ý nghĩa trong mô hình. Hệ số Cronbach s alpha được sử dụng để loại các biến không phù hợp trước, các biến có hệ số tương quan biến - tổng (item - total correlation) nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy alpha từ 0,60 trở lên. 3.3.1. Kiểm định Cronbach s alpha của các yếu tố từ phía doanh nghiệp (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Trà Vinh) Kết quả đánh giá thang đo lần 1 cho kết quả, biến X5 (Doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về cách tổ chức quản lý) ít có ý nghĩa thống kê giải thích trong mô hình. Vì thế, quá trình đánh giá thang đo được tiến hành lần hai với số lượng biến quan sát còn lại là bốn biến. Bảng 4: Đánh giá thang Cronbach s alpha từ phía doanh nghiệp Đánh giá lần 1 Đánh giá lần 2 Cronbach s Alpha Bảng 5: Cronbach s alpha của các yếu tố từ phía doanh nghiệp lần 2 Biến quan sát N of Items Cronbach s Alpha N of Items 0,846 5 0,881 4 Theo Bảng 4 ta có Cronbach s alpha của yếu tố từ phía doanh nghiệp đánh giá lần 2 là 0,881, lớn hơn 0,70 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Hơn nữa, từ Bảng 5 dưới đây, các biến có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, các hệ số này lớn hơn 0,4 sau khi đã loại bỏ biến X5. Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach s Alpha nếu loại biến này DN chưa tạo được uy tín với ngân hàng (X1) 9,55 10,203 0,808 0,823 Phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ của DN 9,19 9,738 0,757 0,843 chưa khả thi (X2) DN chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về báo 9,48 11,662 0,749 0,854 cáo tài chính (X3) DN không đủ tài sản đảm bảo cho số tiền cần vay (X4) 9,05 9,951 0,695 0,871 Soá 9, thaùng 6/2013 40

41 3.3.2. Kiểm định Cronbach s alpha các yếu tố từ phía ngân hàng Tương tự, kết quả đánh giá thang đo lần 1 của các yếu tố từ phía ngân hàng cho kết quả, biến X6 (Cán bộ tín dụng chưa nhiệt tình hỗ trợ) ít có ý nghĩa thống kê giải thích trong mô hình. Vì thế, quá trình đánh giá thang đo được tiến Bảng 6: Đánh giá thang đo Cronbach s alpha các yếu tố từ phía ngân hàng hành lần hai với số lượng biến quan sát còn lại là bốn biến. Kết quả phân tích cho thấy, tất cả các biến quan sát (bốn biến quan sát) trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê dùng cho mô hình phân tích nhân tố. Kết quả Cronbach s alpha của các yếu tố từ phía ngân hàng được trình bày ở Bảng 6: Đánh giá lần 1 Đánh giá lần 2 Cronbach s alpha N of Items Cronbach s alpha N of Items 0,715 5 0,707 4 Kết quả đánh giá thang đo Cronbach s alpha lần 2 các yếu tố từ phía ngân hàng là 0,715 lớn hơn 0,70 cho nên thang đo này đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, từ bảng 7 các biến có hệ số tương quan biến - tổng đều cao, các hệ số này lớn hơn 0,4 sau khi đã loại bỏ biến X6 ra khỏi mô hình. Bảng 7: Cronbach s Alpha của các yếu tố từ phía ngân hàng lần 2 Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Cronbach s alpha nếu loại biến này Thời hạn cho vay ngắn hơn nhu cầu (X7) 10,72 4,016 0,412 0,692 Thời hạn xem xét cho vay kéo dài (X8) 10,63 3,475 0,580 0,585 Thủ tục cho vay phức tạp (X9) 10,67 3,835 0,528 0,623 Lãi suất cao (X10) 9,82 3,966 0,455 0,665 Như vậy, hệ số Cronbach s alpha của các thành phần từ phía doanh nghiệp và phía ngân hàng đều đạt tiêu chuẩn (>0,70), đồng thời tương quan biến - tổng của các biến đều đạt yêu cầu và độ tin cậy (>0,40). Cho nên các biến đo lường của các yếu tố này tiếp tục được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo. 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả Cronbach s alpha cho thấy các nhân tố đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy alpha. Vì vậy, các biến quan sát của thang đo này tiếp tục được đánh giá bằng phân tích EFA. 3.3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá với các yếu tố từ phía doanh nghiệp Đọc kết quả phân tích ở Bảng 8 dưới đây, ta thấy các biến quan sát từ phía doanh nghiệp đều từ 0,5 trở lên nên chúng thỏa mãn tiêu chuẩn trong phân tích EFA. Bảng 8: Kết quả phân tích nhân tố (Component Matrixa) các yếu tố từ phía doanh nghiệp DN chưa tạo được uy tín với ngân hàng (X1) 0,901 Phương án sản xuất kinh doanh dịch vụ của DN chưa khả thi (X2) 0,870 DN chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về báo cáo tài chính (X3) 0,862 DN không đủ tài sản đảm bảo cho số tiền cần vay (X4) 0,826 Component Soá 9, thaùng 6/2013 41

42 Bảng 9: Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến quan sát từ doanh nghiệp (KMO and Bartlett s Test) Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.,827 Approx. Chi-Square 287,946 Bartlett s Test of Sphericity Df 6 Sig.,000 Khả năng phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích trên cho thấy bốn biến quan sát hợp thành một nhân tố tiềm ẩn. Theo phân tích ở bảng 10, thì nhân tố này có khả năng giải thích được 74,854% giá trị thực tế, cho thấy mức độ phù hợp của mô hình khá cao. Bảng 10: Khả năng giải thích mô hình các biến từ phía doanh nghiệp (Total Variance Explained) Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Component Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % 1 2,994 74,854 74,854 2,994 74,854 74,854 2 0,424 10,611 85,465 3 0,348 8,689 94,154 4 0,234 5,846 100 Dựa vào kết quả Bảng 10, phương trình của nhân tố từ phía doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn như sau: F1 = 0,301X1 + 0,291X2 + 0,288X3 + 0,276X4 Nhân tố 1 - Năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp phần lớn được tác động bởi bốn biến quan sát X1 (Doanh nghiệp chưa tạo được uy tín với ngân hàng), X2 (Phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi), X3 (Doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng về báo cáo tài chính) và X4 (Doanh nghiệp không đủ tài sản đảm bảo cho số tiền cần vay). Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhân tố 1, trong đó biến Doanh nghiệp chưa tạo được uy tín với ngân hàng tác động mạnh nhất đến nhân tố Năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất (0,301). 3.3.3.2. Phân tích nhân tố khám phá với các yếu tố từ phía ngân hàng Qua Bảng 11, ta thấy các biến từ X7 đến X10 đều từ 0,5 trở lên nên chúng thỏa mãn trong phân tích nhân tố EFA. Điều này có nghĩa những nhân tố được hình thành qua phân tích có ý nghĩa giải thích tốt cho mô hình. Bảng 11: Kết quả phân tích nhân tố các yếu tố từ phía ngân hàng (Component Matrixa) Thời hạn cho vay ngắn hơn nhu cầu (X7) Thời hạn xem xét cho vay kéo dài (X8) Component 0,646 0,801 Thủ tục cho vay phức tạp (X9) 0,768 Lãi suất cao (X10) 0,699 Kiểm định mô hình: Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát trong mô hình: Xét hệ số KMO = 0,670 > 0,5 và sig = 0,000% chứng tỏ giả thuyết H0 các biến không có tương quan với nhau bị bác bỏ. Vậy phân tích nhân tố EFA là phương pháp phù hợp. Đồng thời, để xác định được số lượng nhân tố trong quá trình phân tích, sử dụng ma trận hệ số tương quan Total Variance Explained. Theo tiêu chuẩn giá trị Eigenvalue >1 nên có một nhân tố được rút ra và nhân tố này sẽ giải thích 53,443% sự biến thiên các biến. Soá 9, thaùng 6/2013 42

43 Bảng 12: Kết quả kiểm định tương quan giữa các biến quan sát từ phía ngân hàng (KMO and Bartlett s Test) Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett s Test of Sphericity,670 Approx. Chi-Square 99,908 Df 6 Sig.,000 Khả năng phù hợp của mô hình: Kết quả phân tích trên cho thấy bốn biến quan sát hợp thành một nhân tố tiềm ẩn. Theo phân tích ở bảng 13 dưới đây thì nhân tố này có khả năng giải thích được 53,443% giá trị thực tế. Bảng 13: Khả năng giải thích mô hình các biến từ phía ngân hàng (Total Variance Explained) Component Total Initial Eigenvalues % of Variance Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings Total % of Variance Cumulative % 1 2,138 53,443 53,443 2,138 53,443 53,443 2,827 20,668 74,111 3,621 15,531 89,642 4,414 10,358 100 Dựa vào kết quả Bảng 13 phương trình của nhân tố từ phía ngân hàng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn như sau: F2 = 0,302X7 + 0,375X8 + 0,359X9 + 0,327X10 Nhân tố 2 - Cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng phần lớn được tác động bởi bốn biến quan sát X7 (thời hạn cho vay ngắn hơn nhu cầu), X8 (thời gian xem xét cho vay kéo dài), X9 (thủ tục cho vay phức tạp), X10 (lãi suất cao). Các yếu tố này đều tác động thuận chiều với nhân tố 2, trong đó yếu tố X8 tác động mạnh nhất đến nhân tố cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng do có hệ số điểm nhân tố lớn nhất (0,375). Tóm lại, qua phần phân tích ảnh hưởng của từng biến quan sát tới từng nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn, nhận thấy hệ số các biến dương, chứng tỏ các biến tác động thuận đối với từng nhân tố. Vì vậy, bất cứ một sự tác động nào tích cực đến bất kỳ một biến quan sát nào đều làm tăng giá trị của từng nhân tố trên. 3.3.4. Kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (Phương trình hồi qui Binary logistic) Qua sự phân tích nhân tố (EFA), ta có hai nhân tố tác động đến khả năng vay vốn của doanh nghiệp tại Trà Vinh và mức tác động của từng nhân tố là không giống nhau. Giả thuyết nêu ra là có thể hai nhân tố này đều có vai trò tác động như nhau đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (khác với kết quả phân tích của mô hình nêu trên). Kiểm định giả thuyết này, tác giả dùng mô hình hồi qui Binary logistic với biến phụ thuộc Khả năng tiếp cận vốn (Biến này có giá trị 1: khó tiếp cận vốn và 0: dễ tiếp cận vốn). Mô hình kỳ vọng của tác giả như sau: D = b0 + b1f1 + b2f2 + + bnfn Trong đó: D: khó tiếp cận vốn F1: Nhân tố năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp F2: Nhân tố cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng Bảng 14: Kiểm định Omnibus của hệ số hồi quy mô hình (Omnibus Tests of Model Coefficients) Chi-square df Sig, Step 1 Step 16,378 2,000 Block 16,378 2,000 Model 16,378 2,000 Soá 9, thaùng 6/2013 43

44 Bảng 15: Tóm lược mô hình (Model Summary) Step -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square 1 160,751 a 0,118 0,159 Bảng 16: Phân loại khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp (Classification Tablea) Step 1 Predicted Observed Khả năng tiếp cận vốn Percentage Correct Khó tiếp cận Dễ tiếp cận Khó tiếp cận 65 10 86,7 Khả năng tiếp cận vốn Dễ tiếp cận 29 26 47,3 Overall Percentage 70,0 Từ những phân tích trên, tác giả xác định sự tác động của từng nhân tố khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp trên địa bàn được mô tả qua bảng các nhân tố trong phương trình hồi quy sau (Variable in the equation). Hai nhân tố được hình thành từ quá trình phân tích nhân tố (EFA) trong đó nhân tố có sự tác động mạnh vào khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp là nhân tố thứ hai (Nhân tố cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng) vì căn cứ vào các giá trị sig = 0,000, tiếp theo là nhân tố từ năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp với giá trị sig = 0,013. Bảng 17: Các nhân tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp B S.E. Wald df Sig. Exp(B) Step 1 a Nhân tố nhóm 2 0,758 0,215 12,464 1 0,000 0,469 Nhân tố nhóm 1 0,087 0,196 0,199 1 0,015 0,916 Hằng số 0,332 0,190 3,066 1 0,080 0,718 Từ bảng trên ta có phương trình hồi qui: D = 0,332 + 0,087F1 + 0,785F2. Từ kết quả phân tích mô hình logit về khả năng tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp tại địa phương, tác giả có một số nhận định như sau: Trước hết cần đặc biệt chú trọng vào nhân tố thứ hai: nhân tố về lãi suất, thủ tục, thời hạn và thời gian xem xét cho vay. Điều này cho thấy, thời gian cho vay phù hợp với mục đích vay vốn, quy trình xem xét nhanh chóng, thủ tục vay vốn tín dụng càng rõ ràng, kết hợp giảm lãi suất thì khả năng tiếp cận và vay được vốn của doanh nghiệp càng được nâng cao. Vấn đề quan trọng thứ hai là những trở ngại từ kiến thức và năng lực tiếp cận vốn của doanh nghiệp cũng gây khó khăn, trở ngại lớn cho doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận tín dụng. 4. Kết luận Dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực tế, ta thấy các DNN&V tại Trà Vinh có nguồn vốn hoạt động còn rất hạn chế, trình độ quản lý chưa cao, nên khi tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện vay vốn. Với quy mô vốn nhỏ, tài sản đảm bảo ít, khả năng lập dự án còn yếu, thông tin thiếu minh bạch, đã làm cho các ngân hàng chưa thật sự tin tưởng vào khả năng trả nợ và sự phát triển của doanh nghiệp dẫn đến việc tiếp cận vốn của ngân hàng là rất khó khăn. Ngoài những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ chính bản thân của các DNN&V thì một số nguyên nhân từ cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng như lãi suất, thủ tục vay vốn, thời hạn cho vay và thời gian xem xét cho vay cũng góp phần tăng thêm khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn. Soá 9, thaùng 6/2013 44

45 Theo số liệu điều tra, loại hình doanh nghiệp hoạt động tại Trà Vinh đa phần là doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH. Chính vì vậy quy mô doanh nghiệp dựa vào vốn đăng ký kinh doanh và lượng lao động hằng năm đa số là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Thông qua việc sử dụng phương pháp phân tích hồi quy theo mô hình Binary logistic, đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn của các DNN&V. Mô hình Binary Logistic với hai nhân tố: nhân tố năng lực tiếp cận vốn từ phía doanh nghiệp và nhân tố cơ chế chính sách tín dụng của ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng hơn trong giai đoạn khó khăn hiện nay, những ý kiến này chỉ là đóng góp nhỏ nên rất cần sự phối hợp giữa doanh nghiệp, các TCTD, các ngành và các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện. Tài liệu tham khảo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang. 2009. Nghiên cứu khoa học trong quản trị kinh doanh, Nhà xuất bản Thống kê. tr 135-142. Chen Hong và Wei Jian Ye. 2009. Growing Characters, Influencing Factors and Supporting Policies of Medium-sized and Small Technological Enterprises An Analysis of the Survey of Medium-sized and Small Technological Enterprises in Taiyuan Development Zone for High and New Technological Industry. Journal of North University of China (Social Science Edition), No. 4. Onwumere, J. 2008. Policy Issues in Enhancing the Output Of Agribusiness Small And Medium Scale Piggery Enterprises (AGRI-SMEs) in Abia State. Journal of Agricultural Extension, Vol 12, No. 2. Nguyễn Đăng Dờn. 2005. Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Nguyễn Đình Hương. 2002. Giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. Hà Nội. Nguyễn Thị Cành. 2008. Khả năng tiếp cận các nguồn tài chính của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam. Tạp chí Kinh tế Phát triển, (212). Võ Thành Danh. 2006. Khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân ở đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí nghiên cứu kinh tế, (367). Hoàng Minh. 2007. Tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạp chí Ngân hàng, (13). Nguyễn Quốc Nghi. 2010. Nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP Cần Thơ. Tạp chí Ngân hàng, (57). Soá 9, thaùng 6/2013 45