CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Layout 1

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Microsoft Word - Ēiễm báo

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Chiến lược đột phá Kinh tế Trí tuệ nhân tạo cho Việt Nam Jason Furman và Nguyễn Anh Tuấn Ngày 18/07/2018 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có khát vọng tận d

BẢN TIN THỊ TRƯỜNG THÁNG 05/2017 BIẾN CHUYỂN THỜI CUỘC Khối Thị Trường Tài Chính

Luan an dong quyen.doc

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Sống theo các giá trị và kỳ vọng của chúng ta Quy tắc ứng xử của chúng ta

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2018 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY SÔNG HỒNG Nguyễn Đức Thuận Nam Định

1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

Microsoft Word - Bai 8. Thuy Nghien cuu _207-_.doc

fk­eh

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Nhận định kinh tế Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014 (Tài chính) Năm 2013 là năm thứ 6, Việt Nam rơi vào trì trệ, tăng trưởng dưới tiềm năng. Đâ

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Quy Tắc Đạo Đức Panasonic

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Luan an ghi dia.doc

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

Báo cáo việt nam

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Phần I Giới thiệu Làm sao để Việt Nam phát triển bền vững, nhanh chóng thành một nước dân chủ thịnh vượng? Làm sao lý tưởng Làm theo năng lực hưởng th

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT..... LƯU TIẾN DŨNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ T

UL4_Brochure FINAL Review

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Microsoft Word - Bai 8. Nguyen Hong Son.doc

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc SỐ:/W-/NQ-CP Hà Nội, ngàys thảng 02 năm 2019 NGHỊ QUYẾT về tăng cường bảo đảm

Số 200 (7.183) Thứ Năm, ngày 19/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

Số 201 (7.184) Thứ Sáu, ngày 20/7/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Ưu t

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

MỤC LỤC

Số 131 (6.749) Thứ Năm, ngày 11/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BẾ MẠC HỘI NGHỊ T.Ư 5 BA

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Vũ Hoàn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

Thứ Ba Số 159 (6.411) ra ngày 7/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRƯƠNG HÒA BÌNH: Chú

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI CHÍNH THỨC Họ và tên thí sinh Số báo danh. ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2018 (LẦN 1) Bài thi: K

TÀI LIỆU ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN NĂM TÀI CHÍNH 2018 Ngày 26 tháng 04 năm 2019

1

I

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lê Văn Tú * Nguyễn Hoàng Ân * Nguyên Tuấn Vũ * Tóm tắt nội dung: N

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

BÀI GIẢNG ĐỊA LÝ 12 BÀI 1: VIỆT NAM TRÊN ĐƯỜNG ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP

Kinh tế xã hội khu vực biên giới và sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi

Quốc hội CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình-độc lập-dân chủ-thống nhất-thịnh vượng Số 11/QH Viêng chăn, ngày 9/11/2005 LUẬT DOA

THÔNG CÁO BÁO CHÍ DIỄN ĐÀN KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM 2019 Triển khai Quy chế phối hợp công tác của Ban cán sự đảng Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương,

Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

VN_full_version_2018_Layout 1

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Bản ghi:

CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam CHI DUNG NGUYEN Minister of Planning and Investment of Vietnam Dr. Chi Dung Nguyen is a Vietnamese politician. He is currently the Minister of Planning and Investment of Vietnam, and is a member of Vietnam National Assembly, XIV term of 2016-2021. He was elected representative of the 14th National Assembly of Vietnam for the province of Quang Tri, including Dong Ha, Quang Tri and Trieu Phong, Hai Lang. In the Communist Party of Vietnam, he is currently a member of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (XII), former Secretary of Ninh Thuan Provincial Party Committee.

TĂNG TRƯỞNG THỊNH VƯỢNG, BỀN VỮNG MÔI TRƯỜNG VÀ HÒA NHẬP XÃ HỘI (Bài phát biểu của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tại Hội thảo Nhìn lại mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội) Tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững về môi trường, công bằng và hòa nhập xã hội là những trụ cột chính của các quốc gia, trong đó có Việt Nam nhằm xây dựng một nước phát triển, hiện đại. Trong Hiến pháp năm 2013 đã xác định các mục tiêu to lớn và đầy khát vọng trong tương lai của Việt Nam, đó là dân giàu, nước mạnh, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ cũng đặt ra mục tiêu sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Qua 30 năm Đổi Mới đã làm thay đổi hẳn diện mạo kinh tế Việt Nam, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống người dân được cải thiện, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Đặc biệt, kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt được những thành tựu ấn tượng, là cơ sở để tăng trưởng thịnh vượng, bền vững cho những năm tiếp theo. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2017 đạt 6,81%, cao nhất trong vòng 10 năm qua, là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới. Chất lượng tăng trưởng đã từng bước được cải thiện. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế năm 2017 tăng khoảng 6%. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tích cực, đã giảm dần dựa vào khai thác tài nguyên, nhất là dầu thô và chuyển hướng sang lấy công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ làm nòng cốt. Tăng trưởng đều ở các khu vực của nền kinh tế và đạt được những thành tựu khác về giảm nghèo, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường. Năm 2017 cũng đã ghi nhận những thành công của Việt Nam trong thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực, niềm tin của người dân, doanh nghiệp được củng cố. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ lục, với gần 127 nghìn doanh nghiệp, vốn đầu tư nước ngoài thu hút được gần 36 tỷ USD, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 425 tỷ USD. Môi trường kinh doanh của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá tăng 14 bậc, đứng thứ 68/190 nền kinh tế; năng lực cạnh tranh quốc gia theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tăng 5 bậc, đứng thứ 55/137 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mặc dù vậy, kinh tế Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức. GDP bình quân đầu người còn thấp, năng suất lao động chưa cao, đóng góp của TFP chưa được như kỳ vọng; nguy cơ mắc bẫy thu nhập trung bình và tụt hậu về kinh tế vẫn nghiêm trọng. Bất bình đẳng về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có xu hướng gia tăng. Các vấn đề môi trường và tác động của biến đổi khí hậu; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hội nhập quốc tế đặt ra nhiều thách thức. Để thực hiện tăng trưởng thịnh vượng đi đôi với bền vững môi trường trên nền tảng cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam đã và đang thực hiện các biện pháp trọng tâm sau:

- Thứ nhất, tiếp tục tập trung tạo dựng thể chế, luật pháp, cơ chế, chính sách và môi trường, điều kiện thuận lợi, an toàn để kinh tế thị trường vận hành đầy đủ, thông suốt, hiệu quả và hội nhập quốc tế; phát huy mạnh mẽ quyền dân chủ, tự do sáng tạo của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và các chính sách khác để bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và các cân đối lớn của nền kinh tế. Tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển theo cơ chế thị trường. Chấm dứt việc xây dựng các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu dùng, làm hạn chế sự tham gia thị trường các thành phần kinh tế. - Thứ hai, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân, thu hút chọn lọc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, hấp dẫn để thu hút nguồn lực từ xã hội, dân cư và đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn lực nhà nước mang tính dẫn dắt, định hướng. Doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động theo nguyên tắc thị trường, cạnh tranh bình đẳng. Áp dụng thực tiễn quản trị tốt của quốc tế đối với doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành, cổ phần hoá và bán hết phần vốn nhà nước trong các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ theo cơ chế thị trường. Phát triển mạnh khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thể chế hoá đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản và sở hữu trí tuệ. Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn, đất đai, khoáng sản, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Thúc đẩy, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động. Tự do hóa thị trường nhân tố sản xuất, nhất là đất đai, lao động và công nghệ. Nâng cao năng lực doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy liên kết với doanh nghiệp FDI Chuẩn bị tốt các điều kiện để thu hút, nâng cao hiệu quả FDI, phục vụ tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng. Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc gia lớn, gắn với yêu cầu chuyển giao và lan toả rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, nhất là trong phát triển ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Khuyến khích liên kết và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp trong nước. 2

- Thứ ba, phát triển năng lực đổi mới, sáng tạo Đổi mới hệ thống sáng tạo quốc gia, lấy doanh nghiệp và các định chế Nghiên cứu và Phát triển (R &D) làm trung tâm, phát huy năng lực sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, k ết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, phát triển thị trường công nghệ. Ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghiệp 4.0; thúc đẩy sản xuất thông minh (tập trung trong nông nghiệp, du lịch, công nghệ thông tin) và xây dựng đô thị thông minh. Đẩy mạnh thực hiện đột phá chiến lược về phát triển nhân lực, cải tổ hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề. - Thứ tư, phát huy các cực tăng trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế vùng và đô thị Phát triển các cực tăng trưởng mới với việc xây dựng 3 đặc khu hành chính - kinh tế với thể chế vượt trội, có khả năng cạnh tranh quốc tế. Phát huy các cơ chế đặc thù ở TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, làm đầu tàu và tạo sự lan tỏa cho cải cách và phát triển. Xây dựng các quy hoạch vùng theo hướng tích hợp, đa ngành, phù hợp với kinh tế thị trường; lấy quy hoạch làm cơ sở quản lý phát triển vùng. Nâng cao chất lượng lập và quản lý quy hoạch, nhất là quy hoạch kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội, quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo đảm công khai, minh bạch. Tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng, giữa các vùng để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; tạo không gian phát triển thống nhất trong vùng và cả nước; khắc phục tình trạng phát triển trùng dẫm, manh mún, kém hiệu quả. Tận dụng đô thị hóa để đẩy mạnh hiện đại hóa và công nghiệp hóa. Định hình lại chính sách và đầu tư để phát huy mật độ kinh tế xung quanh các vùng đô thị lớn và các đô thị thứ cấp có tiềm năng; giảm phân biệt xã hội về tiếp cận dịch vụ giữa người nhập cư và cư dân đô thị. Thứ 5, bảo đảm công bằng và hòa nhập xã hội Thay đổi vai trò của Nhà nước trong cung cấp dịch vụ công. Thực hiện cơ chế thị trường và đẩy mạnh xã hội hoá đối với cung cấp các dịch vụ công. Chuyển từ cơ chế cấp phát sang đặt hàng và từ cấp kinh phí cho các đơn vị cung ứng sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng. Đổi mới chính sách xã hội phù hợp với thay đổi cấu trúc dân số khi tỷ lệ người nghèo còn rất thấp, tầng lớp trung lưu tăng nhanh và già hóa dân số. Đảm bảo bình đẳng về cơ hội phát triển cho tất cả mọi người, đặc biệt là nhóm người yếu thế. Thúc đẩy phát triển và đáp ứng nhu cầu của tầng lớp trung lưu vì sự thịnh vượng chung. Thứ 6, phát triển bền vững về môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu 3

Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu. Tăng cường khả năng chống chịu; huy động nguồn lực đầu tư các công trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; phòng, chống ngập úng đô thị. Đảm bảo bền vững môi trường bao gồm bảo vệ chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên (không khí, đất và nước); lồng ghép khả năng chống chịu trước tác động khí hậu vào kế hoạch kinh tế, chính sách ngành và đầu tư hạ tầng; quan tâm đến các nguồn năng lượng sạch. Hướng đến đầu tư thông minh (với sự tham gia của khu vực tư nhân) nhằm tính đầy đủ các phí tổn về khí hậu và môi trường. Diễn đàn hôm nay tập trung vào 4 nội dung gồm: (i) Tăng trưởng kinh tế bền vững và hòa nhập xã hội: Các thách thức, mô hình và lộ trình; (ii) các sáng kiến về đầu tư và tài chính cho phát triển bền vững; (iii) Các xu hướng gần đây về đổi mới và công nghệ để ứng phó với biến đổi khí hậu; và (iv) Chiến lược phát triển đặc khu kinh tế và hành chính bền vững. Những nội dung này đã cụ thể hóa các trụ cột trên của mô hình tăng trưởng thịnh vượng, bền vững môi trường và hòa nhập xã hội. Các kết quả, kiến nghị của Diễn đàn sẽ tiếp tục đóng góp vào việc hoạch định chính sách của Việt Nam trong thời gian tới, nhất là chuẩn bị cho việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030/. 4