Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Qu

Tài liệu tương tự
B n tin Di s n V n hãa Sè 04 (24) 2013 Nhµ thê téc t¹ mét vµi th«ng tin vò lþch sö, v n hãa Với những ưu thế về điều kiện tự nhiên cùng với tầm nhìn c

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

1

Bình giảng tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Đi Tìm Dấu Vết Cột Đồng Mã Viện Cao Nguyên Lộc Vào năm thứ 9 sau công nguyên ở Trung Hoa, quan đại triều Vương Mãn làm loạn cướp ngôi nhà H

Trường Tiểu học Trung Lập Thượng Khối 1 Giáo viên: Nguyễn Thanh Quang Ngày dạy: thứ, ngày tháng năm 201 Môn Mỹ thuật tuần 19 Chủ đề EM VÀ NHỮNG VẬT NU

50 n¨m h¶i qu©n nh©n d©n viÖt nam anh hïng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Lý Thái Tổ Lý Thái Tổ Bởi: Wiki Pedia Lý Thái Tổ Tượng Lý Thái Tổ ở Hà Nội, Xuân Kỷ Sửu Lý Thái Tổ (tên húy là Lý Công Uẩn ; ) là vị Hoàng đế

Document

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

CHƯƠNG 10

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Bảo tồn văn hóa

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Thuyết minh về Nguyễn Du

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

-DẠI -D AO. TAM K Y ` PH Oˆ -D ˆỌ -D AO. HOC. CHI NAM TAM TONG ˆ MIEU ˆ Phˆ o Bien ˆ Noi ˆ. Bˆọ In Lai. Theo An ˆ Ban 2007 MINH L Ý -DẠO

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

THƠ KIỀU PHONG THÁCH NGƯỜI ĐẤU TRANH VỀ NƯỚC (Thơ chiến sĩ Kiều Phong ) Có cơ hội ngẩng cao đầu, tại sao lại cúi mặt?! Chỉ những kẻ KHÔNG HỀ BIẾT NHỤC

SÓNG THẦN Đất cát không biết khóc, chỉ có người khóc thương tiếc đồng đội thuở sống chết và sát cánh nhau trên một chiến tuyến của chiến trường xưa cũ

ÔNG PGS/TS BÙI HIỀN VÀ ĐỨA CON QUÁI THAI TỪ BÊN TÀU GỞI QUA Nguyên Khai BỘ CHỮ TIẾNG VIỆT theo mẫu tự La -Tinh do các Giáo Sĩ Tây phương sáng chế ra g

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Động Đình Thi Tập Đức Thái Bạch Giáng Cơ Đề Bút năm 1927

Phân tích cách nhìn hiện thực cuộc sống của Nguyễn Minh Châu trong tác phẩm Chiếc thuyển ngoài xa

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

Chữ ký Bát Môn Đồ Trận của Đức Huỳnh Giáo Chủ đêm ở Đốc Vàng. Nét số 3 cắt ngang giữa chữ S tiên tri ám chỉ vĩ tuyến 17 chia hai đất nước nă

Phần 1

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐH NGUYỄN TẤT THÀNH KỲ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC 2019 Môn thi: NGỮ VĂN (Đề thi có 09 trang) Thời gian: 45 phút, không kể th

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Trong bầu không khí khói hương thiêng liêng, các Ông Lớn Mỹ kính cẩn sám hối về chiến lược phân chia đất nước Việt Nam thành hai miền Nam Bắc trong ch

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

Mặt Trận Quốc Dân Đảng Mặt Trận Quốc Dân Đảng hay Quốc Dân Đảng Việt Nam Là một kết hợp chính trị giữa ba chính đảng quốc gia năm 1945 là Đại Việt Quố

Code: Kinh Văn số 1650

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Bởi: unknown CÁC PHO

Con Đường Khoan Dung

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN SÁU 79. THƯ

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cứu Nguy Tận Thế TA Đây dày dạn công lao, Kêu trong bá tánh niệm nào cho thông. Niệm đi tránh gió cuồng phong, Niệm rồi mới biết Chúa Ông chỗ nào. Niệ

Thế nay cạn, sự đã rồi! Mở mang dời đổi Lập Đời Thượng Nguơn. Chuyển luân thiên địa tuần huờn, Hội Này thấy lửa tàm lam cháy mày. Ít ai tỏ biết đặng h

Kính thưa Quý Độc Giả các Diễn Đàn, TCDV vừa nhận được bài viết này do chiến hữu Đỗ Như Quyên, binh chủng BĐQ/QLVNCH, hiện đang sinh sống tại Hạ Uy Di

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CÁT MỊN

Con Gà bay chẳng qua mương Sống để coi nếu ai nói đúng, Mùi Dậu Thân rơi rụng đầy đường. Con Gà bay chẳng qua mương, * Tí te tiếng gáy vấn vương não s

Giải thích câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Phong Thuy than bi.doc

CÁC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU ĐƯỢC DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Đề tài: Chính sách đào tạo nguồn nhân lực văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Microsoft Word - jlarteguy-vinhbietsaigon[2]

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

No tile

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

Nhà thơ Tô Kiều Ngân - từ đời lính đến Tao Đàn Thi sĩ Tô Kiều Ngân Văn Quang Viết từ Sài Gòn Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Thuyết minh về Văn Miếu Quốc Tử Giám

Phân tích Nhân vật Hoạn Thư trong Đoạn trường tân thanh của Nguyễn Du

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

Quân-sử Tem Thư Việt-Nam Cộng-Hòa Trúc-Lâm Nguyễn-Việt Phúc-Lộc sưu tầm và biên tập. Kỷ-Niệm Hai Bà Trưng Giá tiền 0đ50-nhiều mầu; 2đ00- nhiều mầu; 3đ

quytrinhhoccotuong

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Trà đàm: Tình yêu luôn ở đây

MỤC LỤC Lời nói đầu Chương I: TÀI HÙNG BIỆN HẤP DẪN SẼ GIÀNH ĐƯỢC TÌNH CẢM CỦA KHÁCH HÀNG Chương II: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÂNG CAO TÀI HÙNG BIỆN Chương III:

Công Chúa Hoa Hồng

Phân tích nhân vật Liên trong tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Vung Tau ngay thang cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Cuốn sách NỖI HỐI HẬN LÚC HOÀNG HÔN do tác giả Tri Vũ - Hoàng Ngọc Khuê xuất bản tháng tại Pháp. Nội dung viết về ông Trần đức Thảo, sinh năm

Số 304 (6.922) Thứ Ba, ngày 31/10/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TINH GIẢN BIÊN CHẾ: Khôn

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA

Bạn Tý của Tôi

60. Thống nhất đất nước và ba dòng thác cách mạng Nước Việt Nam đã trải qua nhiều lần bị chia cắt nên ước muốn thống nhất đất nước là một khát vọng tự

Cúc cu

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Tùng, Một Chỗ Ngồi Dưới Chân Cầu Thang _ (Nguyễn Vĩnh Nguyên) (Tạp ghi)

Document

doc-unicode

Chuyện Ông Lãnh và 5 Bà Vợ Nức Tiếng Sài Gòn Chợ Bà Chiểu, Bà Hạt, Bà Điểm, Bà Quẹo, Bà Hom thân thuộc với người Sài Gòn được cho là tên của 5 người v

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh Đại Tá Nguyễn Thành Trí Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thu

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Bản ghi:

Ngày xưa - Thành Bắc Ninh Tỉnh Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng. Trấn lỵ của trấn Bắc Ninh trước kia ở xã Đáp Cầu thuộc huyện Võ Giàng. Tháng 2 năm Giáp Tý (1804), vua Gia Long cho dời trấn lỵ cũ đến xã Lỗi Đình thuộc huyện Tiên Du. Năm 1831 trấn Bắc Ninh đổi thành tỉnh Bắc Ninh. Khi đó, đây là một tỉnh rất lớn bao gồm toàn bộ Bắc Ninh hiện nay, gần hết Bắc Giang, một phần Hà Nội, một phần Vĩnh Phúc và một ít của Lạng Sơn.

Thành Bắc Ninh là thành cổ đầu tiên của Việt Nam được xây dựng theo hình lục giác. Đó là một trong bốn tòa thành đẹp nhất vùng Bắc Kỳ thời bấy giờ. Theo hệ đo lường cổ Việt Nam, chu vi thành dài 532 trượng 3 thước 2 tấc, tường gạch cao 9 thước. Xung quanh có hào rộng 4 trượng sâu 5 thước. Trên bản đồ vệ tinh, thành bắc Ninh, với những hào nước bao quanh, hiện ra như một ngôi sao xanh sáu cánh. Về quy mô, đây là một thành lớn sau thành Hà Nội, chứng tỏ sự quan tâm của triều Nguyễn đối với tầm quan trọng mọi mặt của đất Bắc Ninh. So sánh quy mô thành Bắc Ninh và thành Huế trên bản đồ Google tại đây

Lúc đầu, thành Bắc Ninh chỉ được đắp bằng đất, cho tới năm Minh Mạng thứ 6 (1825), thành được xây lại bằng đá ong và cuối cùng xây lại bằng gạch vào thời Thiệu Trị (1841). Thành có 6 cạnh, nhưng theo phong thuỷ người xưa chỉ mở 4 cửa. Lúc mới làm mở 3 cửa: trước, sau và bên phải. Khoảng 9 năm sau mới làm thêm cửa thứ 4 (bên trái). Mỗi cửa đều có cầu đi qua hào. Cửa thành trên vuông, dưới vuông, hai bên xây tường đất, gạch đá lẫn nhau. So sánh ảnh Hocquard chụp cửa phía Nam năm 1884 với ảnh hiện tại ở đây

Trục chính của thành chạy theo hướng Nam - Bắc với hai cây cầu rất đẹp dẫn vào thành. Ngay sau cửa Nam là Kì Đài.

Thời nhà Nguyễn, Thành Bắc Ninh là trung tâm bộ máy cai quản hành chính hai tỉnh Bắc Ninh - Thái Nguyên. Trong thành có sắp xếp các bộ phận gồm Doanh trấn thủ, Ðài bác vọng, kho thuốc súng, nhà Công đồng. Hình ảnh kho gạo và chòi canh trong thành

Giống như các toà thành khác, trong thành Bắc Ninh có Chính điện, nơi các vua triều Nguyễn làm việc với quan lại địa phương mỗi khi du hành đến vùng đất này. Nằm trong một địa bàn chiến lược quan trọng, Thành Bắc Ninh vừa trở thành một trung tâm hành chính của một vùng, vừa là một vị trí quân sự kiên cố. Để chuẩn bị cho những kế hoạch quân sự ở Bắc Kỳ, người Pháp đánh giá "Thành Bắc Ninh không quan trọng về mặt buôn bán nhưng nó là một địa điểm được lựa chọn tốt chi phối các con đường Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hải Dương". Trong khi đó, giữa

năm 1882 quân đội Mãn Thanh cũng tràn đến Bắc Ninh để tranh giành ảnh hưởng và lãnh thổ. Cách xử sự của triều đình Huế là: "Nước ta ở giữa hai nước lớn. Đối với nước Thanh thì nước ta là kẻ phiên phục ngàn năm, theo nghĩa không thể nào đoạn tuyệt. Mà đối với Pháp lại là nước xa lửa gần, thế buộc không thể dừng được, chi bằng cứ đứng trung lập, đợi hai bên hành động thôi". Do thái độ đó của nhà Nguyễn, Pháp ngày càng lấn tới trong âm mưu chiếm Bắc Ninh. Khi đó trong thành tập trung khá đông quân đội Việt và quân đội Thanh. Nhưng trước sự thất thủ của thành Sơn Tây, quán triệt chủ chương của triều đình, tổng đốc Bắc Ninh Trương Quang Đản đã cho rút quân ra khỏi thành về đóng ở huyện Tiên Du. Và cuộc chiến diễn ra chủ yếu giữa quân Pháp và quân Thanh. Đồn của quân Thanh (giặc Cờ Ðen - theo cách gọi dân gian) dựng lên ở Bắc-Ninh

Chiến luỹ của quân Thanh

Diễn biến trận đánh được miêu tả tỉ mỉ trên Wikipedia. 17 giờ 50 ngày 12.03.1884 Pháp chiếm được thành Bắc Ninh. Hình ảnh những khẩu pháo im tiếng trên bức tường thành lẻ loét vì bị quân Pháp oanh tạc.

Vũ khí của quân Thanh bị Pháp tịch thu

Trên đường tháo chạy về Thái Nguyên, quân Thanh đã bỏ lại nhiều súng ống, đạn dược và hàng trăm khẩu đại bác.

Voi của Tổng Ðốc Bắc-Ninh cũng trở thành chiến lợi phẩm?

Thành Bắc Ninh nhìn từ ngoài vào. Góc chụp từ hướng Đông Nam. Lọt vào khuôn hình ở góc trái phía dưới một thanh ray xe hoả

Thành Bắc Ninh nhìn từ ngoài. Góc chụp từ hướng Tây Nam. Trên mặt thành, nằm đối xứng hai bên cửa thành hình vuông là những đài (nhà dài)

Bức ảnh chụp năm 1912. Thấy rõ lính tập Bắc Kì và lính Pháp trên cầu, bốt canh đặt ở cổng, và cả dãy lán nghỉ chân bên bờ hào (có lẽ nó được dựng dành cho người nhà binh lính người Việt trong lúc chờ đợi)

Hơn 100 năm qua nơi này luôn luôn là công trình quân sự. Hiện tại đây bộ đội Việt nam đóng ở đây. Việc chụp ảnh bị cấm nghiêm ngặt. Tuy ít nhưng cũng có người chụp được, dù bị đe doạ tịch thu máy ảnh (bấm vào đây xem ảnh hiện tại)

Cùng thời gian với bức ảnh trước. Góc chụp này cho thấy toà nhà 3 tầng đã mọc lên trong thành cổ

Dòng lưu bút của khách hàng miêu tả rất kĩ khu thành cổ: tường thành, cầu qua hào, nhà ở của chỉ huy và toà nhà 3 tầng là văn phòng binh đoàn nằm ở góc Đông Nam của thành.

Phụ ảnh của bức trước

Cảnh người dân buôn bán quanh thành, phía ngoài văn phòng binh đoàn.

Định hướng theo vị trí văn phòng binh đoàn, thì đây là góc chụp từ phía trong thành nhìn ra thị xã, vẫn thấy lấp ló nóc nhà thờ phía xa.

Và đây là hướng nhìn về phía Thị Cầu.

Cũng giống số phận thành Hà nội, thành Bắc Ninh bị biến thành một trại lính khổng lồ.

Ngày nay nó là Học viện Chính trị quân sự - khu vực cấm vào đối với người dân. Nhìn trên Google Map vẫn thấy rất nhiều công trình được bố trí theo kiểu trại lính.

Sinh hoạt của binh lính ở một góc thành.

Ta quay trở lại Cửa Nam vào năm 1910 để khám phá trục chính của toà thành. Trên mặt thành khi đó chưa có những ngôi nhà đài. Từ lâu, trên cột cờ tung bay lá cờ 3 mầu của nước Pháp.

Băng qua cây cầu dẫn vào thành cổ. Toàn cảnh thị xã phía bên trái. Nhà thờ chính toà nổi bật với tầm cao của mình.

Thị xã nhìn thẳng từ Kì đài, cây cầu bị cổng thành che khuất.

Toàn cảnh thị xã phía bên phải cây cầu với ngôi nhà kiến trúc kiểu Pháp

La Residence là từ dùng để chỉ dinh thự của quan chức người Pháp đứng đầu địa phương

Tầu hoả chạy ngang qua.

Ghi chú của khách hàng trên tấm bưu thiếp chỉ rõ bức hình chụp phía Nam thành, xa xa chỗ đánh dấu + là con đường đi Phả Lại

Ống kính thấp xuống thấy rõ các bức tường thành vuông vức. Thị xã bên ngoài thành được quy hoạch gọn gẽ, nhiều cây xanh.

Trên đỉnh Kì đài có một vọng gác. Đó chính là nơi chụp những bức ảnh toàn cảnh trên.

Từ xa tới gần: Cửa phía Nam, Kì Đài, và bức bình phong trước Chính điện

Trong kiến trúc truyền thống, một trong những cách khắc phục, hạn chế tối thiểu những yếu tố xấu, phát huy tối đa những yếu tố tốt về phong thuỷ là dùng bình phong. Nó còn kiêm thêm chức năng trang trí mỹ thuật. Với các công trình ngoài trời, bình phong được xây bằng gạch, đá, có kích thước lớn, được trang trí, trạm chổ công phu.

Hình trang trí trên bình phong được đắp nổi và cẩn các mảnh sứ với đôi rồng chầu mặt trời hay các linh vật như long mã.

Khu vực trước tấm bình phong chính điện biến thành mộ sân tenis của lính Pháp. Sự hiện diện của phụ nữ và trẻ con cho thấy gia đình binh sĩ cư ngụ trong thành cổ này.

Ra khỏi thành bằng cửa Bắc ở hướng đối diện. Từ vị trí này không nhìn thấy Kì Đài vì thành rất rộng

Sưu tầm trên mạng qua blog của Tran Thanh Nhan