Phong Thuy than bi.doc

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Phong Thuy than bi.doc"

Bản ghi

1 History E-Books: Compiled & Published by Rosea Phong Thñy Feng Sui Index: Phong Thuỷ - Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở...1 Xem phong thuỷ nhà...4 Phép Tắc Cơ Bản Của Nhà Ở (Gia Trạch)...6 PHONG-THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN VỤ TAI BIẾN NGÀY TẠI NEW-YORK VÀ WASHINGTON...42 Đoán tính cách qua ngày sinh...53 PHẦN I: KHÍ CÔNG...59 Thần giao cách cảm Phong Thuỷ - Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở là không khí phải lưu thông, ôn độ và âm độ được nhiều tiết, ánh sáng có ảnh hưởng rõ ràng tới tinh thần sức khỏe, bảo đảm vệ sinh cho sinh hoạt hàng ngàỵ Phải tính xem có trừ họa họa được không, thiết kế phòng ở thế nào, kiểu cách có rõ ràng, dễ thở, phòng ngủ có bị người nhìn trộm hay không, ngoại hình các phòng ở có điều hoà với các phương tiện hay không. Việc bố trí phòng ngủ, thư phòng, phòng khách, gian bếp, khu vệ sinh...có quan hệ trọng yếu đến sức khỏe của chúng ta, nhất thiết phải cẩn thận. 1. Đường đi lấy thông thương làm chính. Đường xá ở bốn phía quanh nhà là thế nào, khoa địa lí đều có nghiên cứu, điều quan trọng nhất là: tuyệt đối không nên có đường

2 đâm thẳng vào trước cửa, vì như thế là chủ về trong nhà bất hoà, con đường kia sẽ mang bệnh tật từ bên ngoài vào nhà và đem cát khí từ trong nhà đi 2 Nhà nằm trên đường hình chữ Đinh, chủ về trá bạị Luận về cát hung, vượng suy của trạch vận, thì có hai loại đường hình chữ Đinh. Một là đường chữ Đinh hướng ngoại, hai là đường chữ Đinh hướng nộị Theo kinh nghiệm, loại đường chữ Đinh hướng nội là không tốt, sẽ có tai hoạ nặng, bởi vì phòng ốc không nên bị trọc xung (đâm thẳng vào). 3. Chái nhà giống như chân tay của ngườị Nếu khuyết (thiếu) một bên, coi như tàn phế, không đi lại được. Theo lý luận phong thủy Trung Quốc nhà bên phải không có chái thì nữ nhân chết, bên trái không có chái thì nam nhân vong. 4. Dương trạch (phần từ nền nhà trở lên) có liên hệ mật thiết tới họa phúc, cát hung của đời ngườị Vì trời có thiên vận, đất có địa vận, người có mạng vận, nhà có trạch vận. Nền nhà đằng trước cao, đằng sau thấ là không tốt, vì khí bị tù hãm. 5. Dương trạch tốt nghĩa là các phương diện được điều hoà cân bằng, vừa đề phòng tai hoạ, vừa bảo đảm vệ sinh ở xung quanh, ánh sáng đầy đủ, lại thông thoáng, yên tĩnh. 6. Khi thiết kế và thi công, phải bảo đảm đủ ánh sáng, thích hợp để lòng người thoải mái, sinh họat mỹ mãn. 7. Luật về ngoại hình nhà ở, phàm mé bên tả có lưu thủy (sông, dòng chảy), thuật phong thủy gọi là có Thanh Long, mé hữu có đường dài, gọi là Bạch Hổ, phía trước có ao hồ gọi là Chu Tước, đằng sau có gò cao gọi là Huyền Vũ, thì là đất cực quý. 8. Trước cửa, nhìn thẳng có một ngôi nhà trống, thì nam nữ thường than khóc, nghĩa là hay phát sinh những chuyện bất ha.nh. 9. Nhà trước thấp, sau cao, chủ phú quý. Còn trước cao sau thấp thì bất lợi, lớn bé trong nhà không có tôn ti trật trư Tối kỵ cư trú ở nơi xung yếu, ở đền chùa, miếu mạo, ở gần nơi thờ cúng quy mô lớn, ở nơi giao thông bất tiện, cỏ cây cằn cỗi xác xơ, ở ngay nơi dòng chảy xộc thẳng tới, ở đối diện với cổng nhà lao, ở ngay cửa bể. 11. Phía Đông nhà có đại lộ (đường lớn) thì nghèo, phía Bắc có đại lộ thì hung, phía Nam có đại lộ thì phú quý. 12. Cây cối xung quanh chỉa vào nhà là cát, quay lưng vào nhà là hung. 13. Địa hình của gia trạch Mão Dậu, Tý Ngọ, Tý Sửu là bất túc, ở đó thì hung. 14. Nhà dài theo hướng Nam Bắc, hẹp theo hướng Đông Tây là cát. Hướng Nam Bắc mà hẹp, hướng Đông Tây dài là hung.

3 15. Nhà ở dưới gầm cầu, sát bên cầu cống, chủ bất lợi cho con cháụ 16. Trước nhà không nên đào ao mới, chủ tuyệt tự, xa hơn về phía trước có thể đào ao hình bán nguyệt. 17. Trước nhà không nên thấy có phiến đá màu hồng, đỏ, trắng, rộng vài ba thước, chủ hung. 18. Nhà trước sau vuông vức, đại cát, nếu phía sau thót vào hoặc nhọn hoắc sẽ tuyệt đinh định. 19. Phía trước nhà nghe tiếng nước như tiếng rên rỉ bi ai, chủ tán tàị 20. Phía trước nhà kị có hai cái ao, gọi là chữ khốc (khóc). Đầu phía Tây có ao, là Bạch Hổ há miệng, đều ky Phảm trước cửa, sau nhà, thấy thủy lưu, chủ đau mắt. 22. Trước nhà có đồi núi bằng, tròn trịa, chủ cát. 23. Phía trước và sau nhà, rãnh nước không nên phân thành hình chữ bát, nước chảy ra cả đằng trước đằng sau, chủ tuyệt tử, tán tàị 24. Phàm giếng nước không được chắn cổng, chủ kiện tu.ng. 25. Khi xây nhà, kỵ xây tường bao vào cổng trước, chủ khó hoàn thành. 26. Phàm hai cánh cổng phải có độ lớn bằng nhau, nếu cánh bên tả lớn hơn, chủ thay vợ, nếu cánh bên hữu lớn hơn chủ cô quả. 27. Cây lớn chắn ngang trước cửa, chủ tiền tài ít, thân thể yếụ 28. Đầu tường chỉa thẳng vào cửa, chủ bị người đàm tiếụ Đường đang chéo kẹp nhà như gọng kìm, nhân khẩu bất tổn. 29. Trên cùng một mãnh đất, dựng ba ngôi nhà liền nhau, nhà ở giữa không gặp cát lợị 30. Đền chùa, nhà ở ngay trước cửa nhà, người nhà thường mắc bệnh thần kinh suy nhược. 31. Nhà vệ sinh ở ngay trước cửa thường bị khí độc. 32. Nhà có ba cửa thông luôn, tất chủ nhà thua kém dần. 33. Cột điện lẫn vào giữa cửa, chủ không an ninh.

4 34. Luận về ngũ hành, bốn màu, trong vòng 18 ngày trước các tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu, Lập Đông, kỵ động thổ, phá thổ. 35. Phòng ngủ của nhà ở, phải chọn phương sinh vươ.ng. Trong phòng phải sáng sủa, kỵ tối mờ, trước cửa sổ kỵ mái nhà khác đâm thẳng vào hoặc kỵ máng xốị 36. Trước sau nhà ở, kỵ bếp, phía sau phòng kỵ có giếng. 37. Nhà ở kỵ ngay sau đền chùa, kỵ đối diện với gian bếp nhà khác. 38. Nhà cửa kỵ nhiều cửa sổ, phòng kỵ cửa nhiều hình cánh bướm. 39. Cầu thang kỵ xộc thẳng vào cửa phòng. 40. Đặt giường tốt nhất chọn hướng cát phương. Giường kỵ đặt ngay dưới xà chính, trước giường kỵ có cột, sau giường kỵ khoảng trống. Hai đầu không nên sát tường, kỵ mở cửa ngay bên đầu giường. 41. Đặt giường tối kỵ phương tiết (thoát) khí, ắt chủ về tuyệt tự, thí dụ Khảm trạch thì kỵ phương vị Đông Bắc và chính Tâỵ 42. Kỵ kê giường dưới chân cầu thang, kỵ đầu giường có bếp lò, sau giường có giếng. 43. Phía dưới phòng ngủ trên lầu không nên đặt bàn thờ, chủ không bình an. 44. Phàm xây nhà lầu không thể không phân rõ chủ khách, hướng ngồị Ví dụ, ngồi hướng Bắc nhìn về hướng Nam, thì cổng tất phải ở phía nam hoặc phía đông, hoặc phía tây, sau lưng hoặc hai bên có thể làm cửa ngách, để hình dáng nhà có chủ có khách. 45. Xây lầu chớ nên xây quá cao so với xung quanh, cao quá tất nguy hiểm, dễ bị người nhòm ngó, công kích. 46. Nhà láng giềng bốn phía đều cao, nhà mình không nên làm quá thấp. Nếu thấp so với mé bên tả, chủ về xuất hiện cô phụ ( chồng chết) nếu thấp so với bên trái, chủ khắc thể, nếu hai góc tả hữu có giếng, chủ tự sát nếu phía sau có giếng chủ trộm cắp. Xem phong thuỷ nhà Khái niệm cơ bản của Phong Thủy là: "Khí nương theo gió thì tản mạn, gặp nước giới hạn thì dừng, người xưa làm cho tụ mà không cho tán, làm cho lưu thông mà có chỗ dừng, cho nên gọi là Phong Thủy". Ở đây chỉ đề cập đến cửa căn nhà của bạn. Xem phong thủy, nói cho cùng là xem tác dụng tốt xấu của "khí" đối với vị trí không gian nhất định. Trong hai tầng này, "phong" và "thủy" là môi giới liên kết "khí" với địa hình, là cách luận đoán từ hình tượng cụ thể chuyển hóa thành các tác động trừu tượng. Trong

5 quá trình chọn lựa, đối tượng được phán đoán cụ thể là địa hình, giải thích và bình phẩm chất lượng sử dụng địa hình là khái niệm phong thủy. Đồng thời như đã nói ở trên, người ta dùng "phong" và "thủy" thì lại lấy địa hình để diễn tả trạng thái tác động của nó, cho nên trong thuyết phong thủy, hai quá trình này cùng tồn tại. Tình huống như vậy khiến cho nhiều người cảm thấy thuyết phong thủy vừa rất huyền bí, vừa rất phức tạp. Cửa trong phong thủy còn gọi là "huyền quan". Về vấn đề này mỗi phái đều có cách lý giải riêng, nhưng nói chung họ đều công nhận cửa là quan trọng nhất. Đi đôi với cửa chính (huyền quan) còn có một thuật ngữ gọi là 'Thủ huyền quan (trấn giữ cửa). "Thủ huyền quan" là phía sau cửa khoảng 1,5 mét cho đến 2 mét đặt một tấm bình phong, giống như một đơn vị trấn thủ cửa chính. Công dụng của bình phong là để thay đổi hướng đi của dòng khí, không cho khí xung chiếu trực tiếp vào. Dùng bình phong để hóa giải luồng khí. Bình phong dùng để thủ huyền quan có thể dùng bất cứ vật liệu hoặc hình dáng gì, và không cần lớn, chỉ cần cải biến hướng đi của dòng khí là được. Người ta cũng có thể dùng tấm gương làm bình phong, dùng để thủ huyền quan đồng thời vừa dùng để trang trí nội thất. Hoặc dùng một cái bàn tròn để hóa giải dòng khí xung chiếu trực tiếp vào. Đó là các biện pháp nhằm tạo luồng khí hòa hoãn để sinh tài. Cửa không được đối nhau Các cửa nên tránh đối nhau trực tiếp. Bên trong nhà thường có một số phòng và cửa của nó, các cửa này cần phải tránh đối nhau trực tiếp, vì một khi các cửa thông nhau sẽ làm ảnh hưởng phong thủy bên trong nhà. Lúc ấy dòng khí sẽ thịnh một nơi và yếu đi nơi khác, khó đạt tới sự hài hòa. Do đó nếu như phong thủy của một phòng không được tốt sẽ ảnh hưởng sang phòng khác. Các nhà phong thủy cho rằng nếu phạm vào trường hợp này thì người trong nhà hay cãi vã, xung đột. Nếu không thể sửa đổi lại cách bố trí cửa trong nhà được, người ta có thể đặt bình phong hoặc treo rèm cửa để cải thiện. Cửa phòng không được xuyên suốt từ trước nhà ra sau Cửa phòng không nên xuyên suốt từ trước ra sau nhà. Trường hợp trong hình là phạm vào cuộc "Môn xung sát" rất có hại cho chủ nhân, hình thành hiện tượng mà các nhà phong thủy gọi là "Xuyên đường phong" (gió xuyên qua các phòng). Trong trường hợp này dòng khí sẽ quá mạnh làm ảnh hưởng đến sự ổn định của khí tường, có thể gây tổn thương đến sức khỏe người ở trong nhà. Cửa lớn không nên đối với cửa sổ. Cửa lớn không được đối nhau với cửa sổ Cửa lớn là nơi để người ta ra vào, và cũng là nơi dòng khí vào nhà, nếu cửa lớn được đặt ở hướng tốt, một khi cát khí vào nhà sẽ theo cửa sổ mà đi mất, không tụ được. Cửa lớn không nên đối thẳng với bậc thang.

6 Cửa lớn không được đối thẳng với bậc thang hay đường hành lang Như trong hình bên là trường hợp cần tránh, đây gọi là cách cuộc "Môn xung sát" hay là "Thương sát". Cửa của hai nhà không được đối nhau Ngay cả trường hợp cửa của hai nhà khác nhau cũng không được đối nhau. Các nhà phong thủy cho rằng có thể làm những cách sau để hóa giải như dùng bình phong che chắn phía trong cửa, đặt cặp tượng hình kỳ lân ở cửa bị xung chiếu, hoặc cặp tượng nhỏ hình con rùa bằng đồng cũng được (tượng này có thể hóa giải những loại vật phong thủy xấu khác xung chiếu vào cửa), tạo thành một hành lang để làm hòa hoãn dòng khí... Cửa không được đối với cạnh góc phòng. Cửa không được đối với cạnh góc phòng Như trong hình bên, người đứng trong phòng nhìn ra ngoài phòng thấy cạnh góc của phòng đối diện xung chiếu thẳng vào phòng, đây cũng là điều cấm kỵ. Cửa phòng không được đối thẳng với xà nhà Dù là nhà gỗ, nhà xây hay đúc bê tông đều phải chú ý không thiết kế xà nhà đâm thẳng vào cửa chính. Phép Tắc Cơ Bản Của Nhà Ở (Gia Trạch) Hình dạng cơ bản của gia trạch: hình dạng của gia trạch, dĩ nhiên vuông vức là cát. Ngoài ra còn khu biệt động, nội ngoạị Phòng ngủ chủ tĩnh, tấy lấy hình vuông vức làm chính. Phòng khách là động nên hình dạnh không bị câu thúc, có thể là trộn. Trong nhà, màu sắc đừng nhạt quá, mà nên thẫm (sẫm). Nếu tường màu nhạt, nên phối hợp với các dụng cụ gia đình màu đậm. Nếu hết thảy màu nhạt, thì con người sống ở đó sẽ sinh ra nghiêm nghị, lạnh lùng. Những điều cần chú ý trong nhà: 1. Trong nhà, nền nhà nhất thiết phải bằng phẳng. Ở mọi chỗ (phòng ở, phòng tắm, gian bếp, lối đi), không được lồi lõm. 2. Nhà ở trong phạm vi diện tích 100 mét vuông, tốt nhất không nên dùng kiểu cửa vòm. 3. Trần nhà kỵ dùng tranh ảnh, hoạ đồ có đường nét hình vuông, đường thẳng. 4. Màu sắc của trần nhà phải nhạt hơn so với bốn bức tường xung quanh.

7 5. Bất luận cao lầu, khác sạn, quán trọ... phòng ngủ kỵ bố trí các vật kiểu hình tròn, như chậu cảnh, gương soi, bàn trang điểm...cũng nên dùng hình vuông hoặc chữ nhật, bởi vì hình tròn chủ về "động". Phòng ngủ nên tĩnh, không nên đô.ng. 6. Trong cùng một căn phòng nếu có cửa hai cánh, đại kỵ mở sang hai bên, tốt nhất là mở về cùng một bên. 7. Kỵ dùng hai khoá bên một cửạ Nếu muốn an toàn, hãy dùng một chiếc khoá tốt. 8. Phòng vệ sinh kỵ liền với bếp, hoặc đối diện với bếp. 9. Kỵ dùng hai vòi nước mở về hai phíạ 10. Cửa sổ trong phòng nhất thiết phải cao hơn cửa đị 11. Bếp ga không được đối diện với đầu vòi nước. 12. Cửa phòng ngủ không đối diện thẳng vào phòng tắm. 13. Trong phòng ngủ, không nên có gian phụ làm toa lét, để bảo đảm hình vuông hoặc chữ nhật. Toa lét phải là gian riêng ở bên ngoàị 14. Giường ngủ kỵ nên là hình vuông hoặc gần hình vuông tối kỵ hình chữ nhật hẹp dàị 15. Cás cửa sổ trong cùng một phòng ngủ có độ cao như nhaụ 16. Nền phòng vệ xinh và phòng tắm, tối kỵ cao hơn nền phòng ngủ. 17. Hướng mở cửa của phòng tối kỵ ngược (tương phản) với hướng mở cửa phòng vệ sinh. 18. Phòng ngủ lấy tĩnh làm chủ. Tĩnh thuộc "Ngẫu", vợ chồng là "Phối Ngẫu", nên phải lấy hình vuông làm chủ. Vì thế phòng ngủ không nên có cửa sổ hình tròn, kỵ có cột hình trụ, bám trụ, bàn cũng tránh hình tròn. 19. Trong phòng ngủ, tuyệt đối không bố trí, bài trí thành hình tròn. 20. Phòng ngủ dù lớn hay nhỏ, hình chữ nhật hay hình vuông, không được có hình thức, cách cụ ta biên (xép, vát, chếch). Gương trên bàn trang điểm không nên đối diện với giường nằm. 21. Trong phòng ngủ không nên dùng tủ tường hình bán nguyện, khiến chủ nhân khi chọn y phục sẽ luôn luôn có cảm giác do dự, lưỡng lư Trần phòng ngủ không nên trang trí thêm, nhất thiết phải "thanh", "thuần phác", không nên có vật trang trí hoặc lồi lõm.

8 23. Phòng khách nhìn phải xuyên suốt, tầm nhìn không bị che chắn. 24. Thảm chùi chân phải đặt bên ngoài cửạ 25. Dọc hai bên lối đi vào nhà không nên bày các chậu cây cảnh cao, to khiến người ta có cảm giác bị trấn áp, thiếu thoải mái. 26. Không nên có bình phong che chắn lối đi vào cửa chính. 27. Phòng khách nên dùng các loại đèn không phải hình ống, nghĩ là không dùng đèn "tuýp". Trần phòng khách có thể trang trí có vài vật lồi lõm không sao cả. 28. Phòng khác không dùng các vật phản quang. 29. Cửa phòng khách kỵ đối diện với cửa phòng khác. 30. Cổng ở mé tả, cửa vào nội thất kỵ mở sang mé hữụ 31. Tường từ ngoài cổng vào nhà không nên tạo hình vết lõm. 32. Phòng khách đại kỵ có cầu thang cuốn. 33. Phòng khách chỉ nên có một bộ sa-lon tối kỵ chỉ có nửa bộ hoặc một bộ mà cọc ca.ch. 34. Khi phòng khách quá rộng, kỵ có gian gác xép ở bên ca.nh. 35. Phòng khách mà phía sau có phòng ngủ thì không phải là phòng tiếp khách lý tưởng. 36. Phòng ngủ không nên đặt bàn thờ. 37. Nhà có hai phòng khách, thì diện tích hai phòng không được tương đương, phải một lớn, một nhỏ. Phòng khách lớn ở đằng trước, phòng khách nhỏ ở phía saụ Kỵ trước nhỏ sau lớn. 38. Bếp ngày nay thường là bếp ga, nên đặt cùng phía với ống dẫn nước. Kỵ đối diện với hướng cổng hoặc cửa lớn. 39. Nếu hai bên bếp đều có vòi nước, thì gọi là quẻ Ly "Nhị âm nhất dương" tối ky Còn nếu vòi nước ở giữa, hai bên kê hai bếp ga thì là quẻ Khảm, có thể được. 41. Phòng ở có thể đối diện với phòng tắm, không nên đối diện với nhà xí. 42. Bếp kỵ đặt cạnh phòng ngủ, phòng vệ sinh hoặc cạnh bàn thờ. 43. Nền gian bếp phải bằng phẳng, kỵ cao hơn các phòng khác.

9 34. Gian bếp nên quét sơn (vôi) màu nhạt, kỵ màu đậm. 45. Gian bếp tối kỵ lộ thiên. 46. Bếp lò (ga) không nên đối diện với đường ống nước. 47. Gian bếp tối kỵ bố trí phía trước cử a nhà hoặc phía trước phòng khách. 48. Phía sau gian bếp không nên có phòng khác, tứ là nên bố trí gian bếp ở nửa phía sau của toàn ngôi nhà. 49. Gian bếp kỵ bố trí thành hình tròn hoặc hình bán nguyệt. 50. Trong phòng ngủ ít dùng các vật phẩm bằng kim loại như tủ sắt, giá sắt, bởi vì theo nguyên tắc phòng ngủ phải lấy âm nhu làm chủ, không nên lạnh, cương. 51. Ở mỗi tầng lầu, nếu trải thảm, thì cần sử dụng các tấm thảm có màu sắc giống nhaụ 52. Giấy bồi tường hoặc thảm bị hư hại, phải khoét đi, để bồi bổ miếng khác, thì nhất thiết phải tạo thành chỗ bồi bổ hình vuông, chứ không theo hình dạng của bộ phận hư hạị 53. Phòng đã có chõng tre, sạp tre không nên bố trí thêm giường khác. 54. Trong nhà không nên bố trí quá nhiều vật hình tam giác. 55. Vừa vào cửa đã thấy bếp, khu vệ sinh, thì chính phần mười là thất bạị 56. Phòng vệ sinh bố trí ở giữa nhà là đại kỵ, vì là cách "Uế xứ trung cung" của Dương tra.ch. 57. Vị trí gian bếp phải theo một điều kiện tiên quyết là không bố trí ở giữa hai phòng ngủ. Hơn nữa, cửa của hai phòng không nên đối diện với nhaụ 58. Phòng khách và gian bếp không nên quá gần, phòng ăn không nên quá xa gian bếp. Phong Thuỷ - Hoàn cảnh lý tưởng của nhà ở...1 Xem phong thuỷ nhà...4 Phép Tắc Cơ Bản Của Nhà Ở (Gia Trạch)...6 PHONG-THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN VỤ TAI BIẾN NGÀY TẠI NEW-YORK VÀ WASHINGTON...42 LÂM QUỐC THANH

10 Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô bao giờ cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng, có liên quan đến sự sống còn của một chế độ hay có khi của cả một dân tộc. Bởi thế nên từ hơn 3, 000 năm về trước, các vua chúa Trung Hoa đã biết dựa vào thuật Phong thủy để tìm kiếm những vùng đất tốt đẹp cho việc đóng đô lập quốc. Có lẽ điều này giải thích lý do tại sao các triều đại phong kiến Trung Hoa thường tồn tại rất lâu dài, bền bỉ. Và mặc dù cũng phải trải qua những giai đoạn suy tàn, ly loạn, nhưng sức mạnh và nền văn minh của họ vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển cho tới bây giờ, chứ không bị tàn lụi hẳn như những đế quốc cổ đại và trung đại khác như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Mông Cổ, Ả Rập... Riêng đối với dân tộc Việt Nam của chúng ta, từ lúc sơ khai của thời kỳ Hùng Vương cho tới nay, thủ đô của đất nước đã được dời đi, đổi lại nhiều lần, và vận mệnh của dân tộc cũng vì thế biến đổi theo. Từ Phong Châu (kinh đô của các vua Hùng) đến Cổ Loa, Phiên Ngung, Hoa Lư, rồi tới Thăng Long (tức Hà Nội), Phú Xuân (tức Huế) và Sài Gòn. Tùy theo địa thế và vận khí riêng biệt của mỗi thành phố trên, đất nước ta đã từng trải qua biết bao nhiêu giai đoạn thăng trầm. Khi thì vươn lên với một nền văn minh rực rỡ của trống đồng Ngọc Lũ, Ðông Sơn; khi thì tàn tạ, yếu kém phải chịu đựng 1,000 năm Bắc thuộc. Rồi dến những lúc cường thịnh đủ sức phá Tàu, bình Chiêm Thành, Chân Lạp; lại có những lúc suy yếu phải chịu sự đô hộ, sai khiến của ngoại bang... Giờ đây, trong số những địa danh ấy, chỉ còn có Hà Nội, Huế và Sài Gòn là vẫn tiếp tục nắm giữ những vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và giao thương, mậu dịch của đất nước. Bởi thế hôm nay, người viết muốn được trình bày về địa thế Phong thủy của 3 thành phố này, với hy vọng sẽ giúp bạn đọc thấy được sự liên quan mật thiết giữa địa hình của thủ đô với vận số của dân tộc. Ðồng thời, dựa vào những quy luật biến hóa tự nhiên của vũ trụ để xác định nhũng giai đoạn hưng vượng hoặc suy vong của đất nước trong quá khứ, hiện tại cũng như trong tương lai sắp tới. Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, người viết xin được đề cập sơ qua 2 chi tiết quan trọng của Phong thủy là Lạc Thư và Tam Nguyên- Cửu Vận. Những chi tiết này đã được trình bày tương đối đầy đủ trong bài " Phong thủy của vụ 9/11" trước đây (được đăng trên số xuân Nhâm Ngọ của báo Việt Tide và Chicago Việt báo), nên ở đây chỉ xin nói vắn tắt như sau: * Tam Nguyên-Cửu Vận: là1 chu kỳ 180 năm, được lập đi, lập lại không ngừng. Mỗi một chu kỳ này được chia ra làm 3 (Tam) Nguyên, mỗi Nguyên là một giai đoạn dài 60 năm, và được đặt theo thứ tự là Thượng Nguyên, Trung Nguyên và Hạ Nguyên. Mỗi Nguyên lại được chia làm 3 Vận: các Vận 1, 2, 3 thuộc về Thượng Nguyên; các Vận 4, 5, 6 thuộc về Trung Nguyên; và các Vận 7, 8, 9 thuộc về Hạ Nguyên. Mỗi Vận như thế là 1 giai đoạn dài 20 năm.

11 Ở đây, để tiện theo dõi những diễn biến lịch sử trong từng giai đoạn, người viết xin được giới thiệu với bạn đọc bảng Tam Nguyên-Cửu Vận của hơn 1,000 năm trở lại đây. THƯỢNG NGUYÊN TRUNG NGUYÊN HẠ NGUYÊN Vận 1 Vận 2 Vận 3 Vận 4 Vận 5 Vận 6 Vận 7 Vận 8 Vận Chú ý: những năm trong bảng trên đều là những năm khởi đầu của mỗi Vận. Thí dụ như năm 964 là năm khởi đầu của Vận 1, nên từ năm đó cho đến năm 983 đều nằm trong Vận 1. Ðến năm 984 mới bước vào Vận 2... B T Ð N * Lạc Thư: là một đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số (còn được gọi là Cửu tinh), mỗi tương ứng với mỗi Vận, đồng thời chiếm 1 vị trí và phương hướng nhất định như hình bên cạnh. Như vậy, muốn biết được sự hưng, suy của một thành phố trong Vận nào, ta chỉ cần quan sát những khu vực tương ứng trong Lạc Thư là sẽ tìm ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như muốn biết khí số của Hà Nội trong Vận 7 như thế nào, trước hết ta cần nhìn vào Lạc Thư, sẽ thấy số 7 nằm ở phía Tây. Như vậy, chỉ cần quan sát địa thế sông, núi ở khu vực phía Tây Hà Nội, đồng thời đối chiếu với khu vực đối diện tức là phía Ðông thì sẽ tìm ra được kết quả chính xác. Trên đây chỉ là chút khái niệm về Lạc Thư và Tam Nguyên-Cửu Vận, ngoài ra, bạn đọc cũng cần biết hai yếu tố căn bản để định quẻ là Nước và Núi qua ba điểm dưới đây:

12 a/ Phục Ngâm: là khu vực của chính Vận mà lại có Thủy, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, nên phía Tây được coi là khu vực của chính Vận, mà ở đó lại có Thủy (nước) tức là bị Phục Ngâm. b/ Phản Ngâm: là khu vực đối diện với chính Vận mà lại có núi, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, mà phía Ðông lại có núi tức là bị Phản Ngâm. c/ Chính Thủy: là Thủy nằm ở khu vực đối diện với chính Vận, như Vận 7, số 7 nằm ở hướng Tây, mà phía Ðông lại có Thủy tức là có Chính thủy. Trong những cách kể trên, chỗ nào có Phục Ngâm, Phản Ngâm là có sát khí chiếu tới, nên sẽ mang nhiều tai ương, hoạn nạn đến cho thành phố. Còn chỗ nào có Chính thủy tức là được vượng khí chiếu tới, nên sẽ đem đến nhiều may mắn, thuận lợi. Sau khi đã nắm được những diều cơ bản trên, mời bạn đọc hãy nhìn vào địa thế của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, để tìm hiểu những nguyên nhân đã tạo ra những chặng đường vinh - nhục cho đất nước ta trong suốt gần 1,000 qua. Bản Ðồ Hà Nội?1/ HÀ NỘI: là thành phố nằm gần như ngay tại trung tâm của đồng bằng Bắc Việt, trên dải đất hẹp giữa con sông Hồng ở phía Ðông và sông Tô Lịch ở phía Tây. Ðối với Phong thủy, dải đất này chính là chân long, là nơi kết tụ được nhiều nguyên khí của địa hình sông, núi ở chung quanh. Nhờ vậy, Hà Nội sẽ luôn luôn nắm được những vai trò quan trọng về chính trị và kinh tế đối với đất nước, chẳng những thế, trong các thời kỳ hưng vượng còn sản sinh ra những lãnh tụ tài ba, những anh hùng kiệt xuất. Nếu nhìn lên bản đồ miền Bắc, ta sẽ thấy những con sông lớn như sông Cầu, sông Gầm, sông Lô ở phía Bắc; sông Ðà, ở phía Tây, sau khi chảy qua nhiều nơi cuối cùng đều nhập vào sông Nhị Hà chảy về Hà Nội. Xa xa, dọc theo biên giới Việt-Hoa, những dãy núi trùng trùng, điệp điệp xuất phát từ miền Nam Trung Hoa đâm thẳng xuống dọc theo các phía Tây Bắc, Bắc và Ðông Bắc, tất cả cũng đều như muốn hướng về. Ðây chính là thế "núi sông chầu phục" của Hà Nội, một địa thế Phong thủy tuyệt đẹp đến nỗi không một thủ đô nào của các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu, (kể cả thành Bắc Kinh của Trung Hoa) có thể so sánh được. Không những thế, ngoài xa nơi phía Ðông và Ðông Nam, Hà Nội còn được đại thủy của vịnh Bắc Việt và Thái Bình Dương chiếu tới nên thần lực rất lớn, xứng đáng là thủ đô muôn đời của một quốc gia văn hiến hùng mạnh. Nếu đem địa thế núi, sông, biển cả vừa kể trên đối chiếu với Lạc Thư, ta sẽ thấyvận 1 chỉ là giai đoạn trung bình của Hà Nội. Vì mặc dù khu vực phía Bắc có

13 nhiều sông ngòi tức là phạm phải cách "Phục Ngâm", bị sát khí xâm phạm, nên sẽ đem đến nhiều tai ương, loạn lạc. Nhưng tại đây cũng có nhiều dãy núi đâm thẳng xuống đem theo nhiều vượng khí nên chưa đến nỗi, vẫn còn nhân tài có khả năng ổn định, xoay chuyển được thời cuộc. Bước sang Vận 2, tình thế mỗi lúc một suy thoái hơn, vì khu vực phía Tây Nam của Hà Nội tuy chỉ có sông Mã tức là bị "Phục Ngâm" trong trường hợp nhẹ. Nhưng phía đối diện (Ðông Bắc) lại có núi đồi trùng điệp tức là bị "Phản Ngâm", sát khí từ nơi đó sẽ tràn tới, khiến cho đất nước ngày càng trở nên hỗn loạn. May mà tại đây (khu vực phía Ðông Bắc) cũng có nhiều sông ngòi chằng chịt tức là đắc "Chính thủy", vượng khí vẫn còn đến với Hà Nội nên chưa đến nỗi bị suy vong. Qua các Vận 3, 4, đại thủy của vịnh Bắc bộ và Thái bình Dương nơi phía Ðông và Ðông Nam sẽ tạo ra cách "Phục Ngâm", sát khí quá nặng nề, nên sẽ đưa đất nước ta vào tình trạng yếu kém, tàn tạ hơn bao giờ hết. Phải đến khi bước vào Vận 5, nhờ địa thế "núi sông chầu phục", vượng khí của Hà Nội mới bắt đầu bùng lên mãnh liệt, và cùng với nó là sức mạnh và tinh thần quật khởi của dân tộc. Qua Vận 6, Hà Nội sẽ phải đương đầu với những cuộc chiến tranh cực kỳ ác liệt, do các sông lớn như Nhị Hà, sông Ðà đều bắt nguồn từ phía Tây Bắc, nguồn nước lại rất lớn nên phạm phải cách "Phục Ngâm" rất nặng. May là cũng tại phía Tây Bắc lại có những mạch núi rất dài, rất cao tiến xuống, cuốn theo vượng khí ngút trời, đủ sức để trấn áp sát khí nên Hà Nội sẽ vượt qua được mọi thử thách để đi đến chiến thắng. Nói chung là trong Vận 6, ngay cả những thế lực hùng mạnh bậc nhất trên thế giới mà đụng đến Hà Nội cũng đều sẽ rước lấy những thất bại thảm hại, ê chề. Ðến Vận 7, những con sông Ðà, sông Mã ở phía Tây Hà Nội sẽ tạo ra nhiều sát khí (bị "Phục Ngâm"). Nhưng ngoài xa nơi phía Ðông lại có vượng khí của đại thủy mênh mông chiếu tới, lấn át được sát khí, nên tuy hay bị những biến động về chính trị, nhưng là một giai đoạn tương đối yên lành, sung túc. Sang Vận 8, Hà Nội sẽ bước vào giai đoạn cực thịnh, sản sinh ra những lãnh tụ tài ba đem lại thanh bình và vinh quang cho đất nước.?trong giai đoạn này tuy cũng có chiến tranh xảy ra, do khu vực phiá Ðông Bắc có rất nhiều sông ngòi chằng chịt. Nhưng cảnh thái bình, thịnh trị, sẽ nhanh chóng được tái lập vì vượng khí của các dãy núi trong khu vực Ðông Triều-Cẩm Phả sẽ đem đến cho Hà Nội rất nhiều may mắn, thuận lợi. Sang tới Vận 9, thời kỳ hưng vượng vẫn tiếp tục được duy trì, cho tới khi bước sang Vận 1 thì những mầm mống loạn lạc mới bắt đầu tái diễn trở lại. Nếu nhìn lại lịch sử thì ngay từ thời Bắc thuộc, một số tướng lãnh cai trị Trung Hoa có tầm hiểu biết sâu rộng về Phong thủy như Cao Biền đã bắt đầu để ý tới địa thế tốt đẹp của Hà Nội. Bởi thế nên ngay từ thời đó, họ đã cho xây thành ở khu vực này và đặt tên là thành Ðại La, nhưng ngôi thành này thường bị bỏ trống, ít khi được chú ý tới. Phải đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, ngài thấy Hoa Lư có địa thế quá nhỏ hẹp nên mới dời đô về đây và đổi tên là thành Thăng Long. Lúc đó là năm 1010, thuộc Vận 3 Thượng Nguyên, xét về vận khí thì đây chính là lúc suy vong của Hà Nội. Nhưng cũng may cho nhà Lý là Hà Nội khi

14 trước đã bị bỏ trống từ lâu, đến lúc đó mới được chọn làm đế đô nên vận khí chưa thể ảnh hưởng mạnh mẽ ngay đến cục diện của đất nước. Mặc dù vậy, trong suốt thời gian cai trị của Ngài ( ), giặc giã nổi lên khắp nơi, khiến cho nhà vua và các hoàng tử phải luân phiên nhau đi đánh dẹp mới giữ vững được quốc gia và bảo tồn được ngôi báu cho nhà Lý. Khi vua Thái Tổ qua đời, Thái tử Phật Mã lên nối ngôi (1028), hiệu là Lý Thái Tông, lúc đó đang ở trong Vận 4 Trung Nguyên. Ngay lúc đó, Ngài đã phải lo đối phó với cuộc tranh giành ngôi báu của các hoàng tử khác, nhờ có danh tướng Lê phụng-hiểu phò tá nên Ngài mới dẹp yên được cuộc nổi loạn đó. Năm 1038, cũng trong Vận 4, Nùng tồn Phúc nổi loạn ở Lạng Sơn, tự xưng là Hoàng đế, thanh thế rất lớn, khiến vua Thái Tông phải thân đi chinh phạt mới dẹp yên được. Năm 1044, bước sang Vận 5, vượng khí đã bắt đầu dến với Hà Nội, vua Thái Tông đem quân đi đánh Chiêm Thành. Quân ta đại thắng, chiếm được kinh đô Phật Thệ của nước Chiêm. Năm 1048, cũng trong Vận 5, Nùng trí Cao (con Nùng tồn Phúc) lại nổi loạn ở Lạng Sơn, âm mưu dựa vào nhà Tống bên Tàu để chống lại nhà Lý. Nhưng vì lúc đó nhà Tống đang suy yếu, chưa muốn sinh sự với Ðại Việt, nên âm mưu này bị thất bại. Sau đó, Nùng trí Cao bị nhà Lý đánh phải chạy sang Tàu cướp phá, rồi bị tướng nhà Tống là Ðịch Thanh dẹp tan. Năm 1068, trong Vận 6 Trung Nguyên, biết được Chiêm Thành bí mật liên kết với nhà Tống, không chịu thần phục nước ta, vua Lý Thánh Tông cùng với Lý thường Kiệt bèn cất quân đi chinh phạt. Quân ta đại phá quân Chiêm, bắt được Chiêm vương là Chế Củ. Sau cuộc chiến này, Chiêm Thành không những bị bắt buộc phải thần phục nước ta, mà còn phải cắt 3 châu (hay 3 tỉnh) dâng nạp để tạ tội.?vào cuối năm 1075, cũng trong Vận 6, thấy nhà Tống có ý muốn đánh nước ta, Lý thường Kiệt liền dẫn quân sang đánh chiếm Khâm châu, Ung châu và Liêm châu của nhà Tống, phá hủy mọi căn cứ và những kho tàng quân sự rồi rút về. Ðầu năm sau, vẫn trong Vận 6, vua Tống cử Quách Quỳ làm đại tướng, ồ ạt dẫn quân sang đánh nước ta báo thù, nhưng bị Lý thường Kiệt chận đánh kịch liệt bên bờ sông Như Nguyệt, suốt mấy tháng trời không tiến binh nổi. Thấy lực lượng bị hao mòn nhiều và biết không thể thắng nổi nước ta, Quách Quỳ bèn chấp nhận giảng hòa rồi rút hết quân trở về.

15 Năm 1103, vào cuối Vận 7, Lý Giác khởi loạn ở vùng Nghệ An, rồi liên kết với cả Chiêm Thành, Lý thường Kiệt phải tự đem quân vào đánh mới dẹp yên được. Trong suốt Vận 8 ( ), nước ta sống trong cảnh thái bình thịnh trị. Bước sang Vận 9, vào những năm 1128, 1132, 1135, Chân Lạp nhiều lần cho quân ra quấy phá Nghệ An, nhưng đều bị nhà Lý dẹp tan nên cuối cùng lại xin thần phục. Năm 1138, vào cuối Vận 9, vua Lý anh Tông mới có 3 tuổi lên ngôi, nhưng nhờ có ông Tô hiến Thành là một trung thần tài ba phò tá nên trong suốt thời gian cai trị của ngài ( , tức là từ cuối Vận 9 qua tới giữa Vận 2), đất nước vẫn tương đối được ổn định. Ðến khi Tô hiến Thành qua đời (1179), nhà Lý bắt đầu bước vào thời kỳ suy vong. Dưới thời vua Lý cao Tông ( , tức là từ giữa Vận 2 cho đến giai đoạn đầu của Vận 4), giặc giã nổi lên như ong, trong triều đình từ vua tới quan đều bất tài, không đối phó nổi với tình thế. Năm 1208, Quách Bốc nổi loạn, rồi đem quân về đốt phá kinh thành, khiến vua Cao Tông phải dẫn Thái tử Sam bỏ chạy. Sau phải nhờ Trần Lý đem quân về dẹp loạn mới lấy lại được kinh đô, nhưng quyền bính lại lọt hết về tay họ Trần. Trong suốt thời gian còn lại của Vận 4 ( ), vương quyền của nhà Lý mỗi lúc một suy yếu, tàn tạ. Ðể rồi vào năm 1225, Trần thủ Ðộ diệt nhà Lý, đặt cháu làtrần Cảnh lên làm vua và lập ra nhà Trần. Khi nhà Trần được sáng lập thì cũng là lúc mới bước vào Vận 5, vượng khí bắt đầu đến với Thăng Long (Hà Nội), nên đây là lúc mà sức mạnh của đất nước được bộc phát trở lại. Nhưng triều đình nhà Lý đã quá suy nhược, hèn yếu, do đó phải nhường chỗ cho một thế lực chính trị khác, có đầy đủ khả năng và nghị lực, để dẫn dắt dân tộc tiến lên. Rồi ngay từ những ngày đầu, Trần thủ Ðộ đã tiến hành nhiều cuộc canh tân, cải cách, diệt trừ nội loạn (kể cả việc giết hại con cháu họ Lý). Nhờ thế nên chẳng bao lâu, các nền chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên đất nước ta đều được khôi phục và phát triển trở lại. Nhưng trong lúc đó, xứ Mông Cổ cũng đang nổi lên thành một thế lực đế quốc hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử thế giới, đánh chiếm được hầu hết Á Châu rồi tràn sang đến tận vùng Ðông Âu. Sau khi đã chiếm được phần lớn đất đai của Trung Hoa, Mông Cổ bắt đầu dòm ngó tới Việt Nam. Năm 1257,?rong Vận 6 Trung Nguyên, chúa Mông Cổ là Hốt tất Liệt phái danh tướng Ngột-lương-hợp-Thai đem quân đánh chiếm nước Ðại Lý (Thuộc tỉnh Vân Nam bây giờ), rồi sau đó tiến xuống chiếm luôn Việt Nam. Ngột-lương-hợp-Thai tiến binh rất nhanh, chỉ trong 1 tháng đã diệt được nước Ðại Lý, rồi thừa thắng tiến vào nước ta. Trước sức mạnh của quân địch, vua tôi nhà Trần phải bỏ Thăng Long rút về Hưng Yên, áp dụng chiến lược "vườn không nhà trống" để đối phó. Chẳng bao lâu sau, khi thấy quân Mông Cổ suy yếu vì không được tiếp tế lương thực, thuốc men đầy đủ, nhà Trần mở cuộc tổng phản công, đánh bại

16 quân địch ở Ðông bộ Ðầu, khiến cho Ngột-lương-hợp-Thai phải rút quân tháo chạy về Vân Nam. Sau chiến thắng này và cho đến hết năm 1283, tức là từ giữa Vận 6 cho đến hết Vận 7, nhà Trần phải trải qua cuộc đấu tranh đầy cam go và thử thách về ngoại giao với nhà Nguyên (tức đế quốc Mông Cổ). Ðầu năm 1285, thuộc Vận 8 Hạ Nguyên, Hốt tất Liệt sai thái tử Thoát Hoan đem 50 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ hai. Ðây chính là lúc vận khí của Hà Nội đang trong giai đoạn cực thịnh, nên mặc dù quân Mông Cổ tinh nhuệ và đông đảo chưa từng có, nhưng chỉ sau 5 tháng giao tranh, bọn chúng đã bắt đầu nao núng. Trước tình hình đó, quân ta phản công, đại thắng quân địch trong các trận Hàm Tử, Chương Dương, Tây Kết, Vạn Kiếp, giết Lý Hằng, chém Toa Ðô, còn Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về Tàu. Quá căm tức vì cuộc thất trận này, vào cuối năm 1287, cũng trong Vận 8, Hốt tất Liệt lại sai Thoát Hoan đem 30 vạn quân sang đánh nước ta lần thứ ba. Nhưng lần này thì quân địch còn bị thảm bại nhanh chóng hơn, vì sau khi đoàn thuyền lương của chúng bị ta phá tan ở Vân Ðồn, Thoát Hoan đành phải chia quân thành 2 đường thủy-bộ rút lui. Ðạo thủy quân của địch bị ta chận đánh tan tành trên sông Bạch Ðằng, những danh tướng như Ô-mã-Nhi, Phàn Tiếp đều bị bắt sống. Còn đạo quân dưới sự chỉ huy của Thoát Hoan theo đường bộ rút về cũng bị chận đánh kịch liệt, các đại tướng như A-bát-Xích, Trương Ngọc đều bị tử trận, Thoát Hoan phải vất vả lắm mới vượt qua được ải Nam Quan trốn thoát. Xét về 2 cuộc đại thắng quân Mông Cổ của nhà Trần sau này đều xảy ra trong Vận 8, giữa lúc vận khí của Hà Nội đang đi đến giai đoạn cực thịnh. Lúc này, nhờ những dãy núi dài hàng ngàn dậm ở phía Ðông Bắc hướng tới, thần lực của Hà Nội thật vô cùng mãnh liệt, nên không một thế lực hùng mạnh nào có thể lay chuyển được. Bởi thế nên chẳng những tinh thần quật cường, bất khuất của cả dân tộc ta lúc đó đang bùng lên đến mức tột độ, mà những anh hùng tài ba lỗi lạc cũng xuất hiện rất nhiều. Từ những vị vua như Trần thái Tông, Trần Nhân Tông, đến những danh tướng như Trần quang Khải, Trần khánh Dư, Trần nhật Duật, Phạm ngũ Lão...và đặc biệt là vị đại anh hùng dân tộc Hưng đạo Vương Trần quốc Tuấn. Chính vì thế nên dù cho đế quốc Mông Cổ có hùng mạnh đến đâu, quân đội của chúng có đông đảo, thiện chiến, tinh nhuệ tới mức nào đi nữa, khi bước đến Việt Nam cũng không thể tránh được sự thảm bại. Sau 2 cuộc đại thắng này, nhà Trần hưởng cảnh thanh bình, thịnh vượng được hơn 40 năm ( ), tức là từ những năm còn lại của Vận 8 (16 năm) qua hết Vận 9 vào đến giữa Vận 1. Duy chỉ có việc vua Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua nước Chiêm, nhưng sau đó lại bắt về làm nảy sinh ra sự hiềm khích giữa 2 nước. Năm 1307, đầu Vận 9, Chiêm Thành đem quân sang quấy rối nước

17 ta, nhưng bị nhà Trần đánh cho đại bại, Chiêm Vương Chế Chí bị bắt đem về giam ở Hà Nội. Năm 1334, vào giữa Vận 1, giặc Lào bắt đầu kéo sang phá phách. Mặc dù bị đánh bại, nhưng sau đó chúng vẫn tiếp tục trở lại cướp phá thường xuyên, khiến cho vua tôi nhà Trần phải vất vả lo toan đánh dẹp và phòng thủ biên giới. Kể từ đời vua Trần dụ Tông (lên ngôi năm 1341 tức cuối Vận 1) thì nhà Trần bắt đầu suy yếu, vì nhà vua chỉ biết vui chơi, giữa lúc nhân dân đói khổ, lầm than. Năm 1353, thuộc Vận 2, thấy nước Chiêm có nội chiến, vua Dụ Tông bèn đem quân sang can thiệp nhưng bị quân Chiêm đánh bại. Năm 1367, đầu Vận 3, nhà Trần lại cử đại quân vào đánh Chiêm Thành, nhưng cũng bị đại bại như lần trước, chủ tướng của quân ta bị quân địch bắt sống. Năm 1377, cũng trong Vận 3, vua Trần duệ Tông và Hồ quý Ly huy động 12 vạn quân thủy-bộ vào đánh Chiêm Thành. Nhưng khi tiến tới Ðồ Bàn thì bị vua Chiêm là Chế bồng Nga đánh tan, vua Trần bị tử trận, còn Hồ quý Ly phải tháo chạy trở về. Thắng trận này, Chế bồng Nga liên tiếp 3 lần đem quân ra đánh chiếm Thăng Long, cướp phá kinh thành rồi trở về. Năm 1389, đầu Vận 4, trong lúc Chế bồng Nga đang đem quân sang đánh nước ta lần thứ 4 thì có nhà sư tên Phạm sư Ôn lại nổi loạn, khiến triều đình nhà Trần vô cùng bối rối. May nhờ Chế bồng Nga bị trúng đạn tử trận, quân Chiêm mới lui binh, rồi loạn Phạm sư Ôn cũng được dẹp yên. Nhưng đến lúc này, nhà Trần đã quá suy yếu, quyền hành lọt hết vào tay Hồ quý Ly. Họ Hồ mỗi ngày một tạo dựng thêm vây cánh khắp triêù đình, để rồi đến năm 1400 (cuối Vận 4) thì diệt nhà Trần, lên ngôi và lập ra nhà Hồ. Xét về những cuộc thất bại của nhà Trần dưới tay quân Chiêm đều xảy ra vào khoảng từ giữa Vận 2 đến đầu Vận 4, là những giai đoạn mà vận khí của Hà Nội rất suy yếu. Bởi thế nên mặc dù nước ta rộng lớn hơn, tiềm lực về kinh tế lẫn quân sự đều hùng hậu hơn Chiêm quốc, vậy mà vẫn bị họ đánh cho khốn đốn, khiến vua, tôi nhà Trần nhiều phen phải bỏ cả kinh đô mà chạy. Ðúng ra trong những giai đoạn đó, nhà Trần chỉ nên án binh bất động, không nên tranh hùng với địch quốc, vì một khi vận khí của kinh đô đã quá suy yếu thì không thể chiến thắng được ai. Ngay cả đến việc diệt trừ nội loạn như cuối đời nhà Lý (cũng trong các Vận 3,4) mà còn chưa làm nổi thì làm sao có thể chiến thắng được các quốc gia thù địch ở bên ngoài. Tuy nhiên, trong các Vận 3 và 4, sát khí của biển Ðông quá mạnh, nên dù nhà Trần có hòa hoãn với các nước lân cận thì cũng bị những cuộc nổi loạn trong nước làm cho điêu đứng để rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt

18 Khi Hồ quý Ly lên ngôi, việc đầu tiên của ông là cho dời thủ đô về Tây Ðô ở Thanh Hóa, rồi cho tiến hành nhiều cải cách táo bạo về chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội và quân sự. Nhưng vào năm 1407, đầu Vận 5, khi nhà Minh mượn tiếng "phù Trần diệt Hồ" đem quân sang xâm lăng nước ta thì nhà Hồ bị tan rã và sụp đổ nhanh chóng. Một lần nữa, dân tộc ta lại nằm dưới ách cai trị của người Tàu. Nếu xét về phương diện Phong thủy và vận khí thì sự sụp đổ của nhà Hồ là do 2 nguyên nhân chính. Thứ nhất là khi Hồ quý Ly cướp ngôi nhà Trần, vận khí của thủ đô Thăng Long đang ở trong giai đoạn tàn tạ, suy yếu đến tột độ (Vận 4). Nên dù ông có cố công canh tân, cải cách thế nào đi nữa, nước ta yếu vẫn hoàn yếu, mà lòng người dân lại càng không phục, bất mãn. Thứ hai là việc ông lập Tây Ðô (thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa bây giờ) làm thủ đô mới của nước ta. Ðây là một vùng đất chật hẹp, lại bị long mạch của dãy Hoàng liên Sơn tiến tới đâm sát vào. Ðối với Phong thủy, địa thế như vậy không được coi là có Long (núi) chầu phục, mà chính là thế bị Long tiến tới bức bách, áp chế, khiến cho vượng khí bị thất tán, còn sát khí thì tràn ngập cả kinh đô. Bởi thế nên ngay từ khi lên ngôi, Hồ quý Ly đã gặp phải những áp lực nặng nề từ trong và ngoài nước, để rồi đến khi quân Minh sang đánh nước ta thì nhà Hồ liền bị sụp đổ nhanh chóng. Mặt khác, vào lúc đó, vận khí của Bắc Kinh đang ở trong giai đoạn cực kỳ hưng vượng (thành Bắc Kinh chủ phát vào các Vận 5, 6, và 7). Do đó, nếu đem vận khí của Tây Ðô đối chọi với vận khí của Bắc Kinh lúc đó thì làm sao nhà Hồ không lãnh lấy cái hậu quả diệt vong, mất nước được. Nếu như Hồ quý Ly không dời đô, thì tuy ông sẽ gặp nhiều khó khăn trong những năm đầu, nhưng khi bước vào Vận 5 (1404) vượng khí sẽ trở lại với Thăng Long. Lúc đó, sức mạnh và tinh thần quật khởi của dân tộc lại trào dâng mạnh mẽ thì thử hỏi nhà Minh làm sao có thể đánh chiếm và đô hộ nước ta ngót 20 năm được? Nhưng cũng may dân tộc ta, khi quân Minh thiết lập nền đô hộ, chúng lại lấy Thăng Long (lúc đó đã đổi tên là Ðông Ðô) làm trung tâm điều hành việc cai trị, trực tiếp nhận lệnh điều khiển từ Bắc Kinh. Nhưng chúng không biết rằng trong các Vận 5, 6, 8, nếu là một trung tâm quyền lực chính trị thì Thăng Long sẽ không bao giờ là chư hầu của bất cứ một thành phố nào trên thế giới. Do đó, những phong trào kháng chiến bùng nổ khắp nơi, cho đến khi Lê Lợi tụ tập được anh hùng hào kiệt, phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn thì nền độ hộ của quân Minh đã bước vào thời kỳ tàn cuộc. Vào năm 1426, đầu Vận 6, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang nước ta để đối phó với phong trào kháng chiến của Lê Lợi, nhưng đạo quân này bị ta đánh tan ở Tuy Ðộng. Năm sau, cũng trong Vận 6, nhà Minh lại phái Liễu Thăng và Mộc Thạnh đem 15 vạn quân sang nước ta hòng cứu vãn tình thế. Nhưng khi 10 vạn quân của Liễu Thăng bị quân ta tiêu diệt hoàn toàn trong các trận đánh Chi Lăng, Tốt Ðộng-Chúc Ðộng, nhà Minh không còn cách gì khác hơn là rút hết quân về nước và thừa nhận nền độc lập của dân tộc ta.

19 Ðánh đuổi được quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi liền lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Thái Tổ và lập ra nhà Lê, nhưng Ngài chỉ ở ngôi được 6 năm ( ) thì qua đời. Con Ngài lên thay lấy hiệu là Thái Tông ( ). Dưới thời vua Thái Tổ và Thái Tông, có nhiều vụ giết hại những công thần danh tiếng như Trần nguyên Hãn, Phạm văn Xảo, Lê Sát, Nguyễn Trãi... xảy ra. Ðó chẳng qua là vì trong suốt Vận 6, nước ta thường bị đe dọa bởi những cuộc chiến tranh lớn hay những vụ khủng hoảng chính trị trầm trọng. Nhưng sau những trận đại thắng quân Minh trước đây, không còn một nước nào trong khu vực dám xâm phạm bờ cõi nước ta nữa. Do đó mới xảy ra những vụ giết hại công thần rất đẫm máu vừa kể trên. Sau thời vua Lê thái Tông, nước ta tương đối được ổn định trong suốt 16 năm. Ðến năm 1459, trong Vận 7 Hạ Nguyên, hoàng thân Nghi Dân đem quân về giết vua đoạt lấy ngai vàng, nhưng chỉ không đầy 1 năm sau thì lại bị các quan đại thần phế đi, rồi lập em là Gia Vương Tư Thành lên ngôi, lấy hiệu là Lê thánh Tông. Dưới thời vua Lê thánh Tông ( , tức là từ cuối Vận 7 qua hết Vận 8 cho tới gần cuối Vận 9), nước ta trở thành một cường quốc hùng mạnh bậc nhất trong vùng Ðông Nam Á. Ở trong nước, nhà vua cho tiến hành nhiều cải cách: từ chính trị, kinh tế đến luật lệ, thuế khóa... khiến đời sống người dân được yên ổn, sung túc. Ở ngoại biên, vua Lê thánh Tông huy động những cuộc viễn chinh có quy mô rất lớn: năm 1470, Ngài đem 26 vạn quân đi đánh và chiếm đất Chiêm Thành. Năm 1479, Ngài đem 18 vạn quân sang dẹp yên xứ Lão Qua; sang năm sau, lại đem 30 vạn quân xuống diệt xứ Bồn Mang. Thấy nước ta khống chế các nước lân bang nơi phía Nam, Minh triều tỏ ý bực tức nhưng chẳng làm gì được. Bởi vì trong Vận 8, nguyên khí của thành Bắc Kinh đã đến thời kỳ suy yếu, không thể nào đối chọi nổi với cái hùng khí của Thăng Long thủa ấy. Sau khi vua Lê thánh Tông băng hà, dân tộc ta vẫn tiếp tục sống trong cảnh thái bình thịnh trị dưới thời vua Lê hiến Tông ( , tức là từ những năm cuối của Vận 9 sang đến đầu Vận 1). Nhưng kể từ đó trở đi, nhà Lê bắt đầu suy yếu với những ông vua xa xỉ, độc ác như Lê uy Mục ( ), Lê tương Dực ( ), khiến cho trăm họ đói khổ, giặc giã nổi lên như ong. Lợi dụng tình thế rối ren đó, một võ tướng có tài là Mạc đăng Dung bắt đầu gây dựng thế lực: diệt trừ những cuộc nổi loạn và những phe cánh đối lập. Khi đã thâu tóm trọn quyền bính trong tay, Mạc đăng Dung liền cho người giết vua Lê cung Hoàng rồi tự xưng làm hoàng đế và lập ra nhà Mạc vào năm 1527, lúc đó đang là đầu Vận 2 Thượng Nguyên. Nhưng chẳng được bao lâu sau thì con cháu nhà Lê, được sự phò tá của 2 họ Trịnh -Nguyễn, lại bắt đầu nổi lên ở Nghệ-an để tạo thành thế Nam - Bắc triều. Trong suốt thời gian từ năm 1540 cho đến năm 1583, tức là từ cuối Vận 2 cho đến hết Vận 4, cả 2 bên đều mở rất nhiều cuộc tấn công quyết liệt, nhưng không bên nào dành được thắng lợi trọn vẹn. Phải đến năm

20 1591 (trong khoảng đầu Vận 5), Trịnh Tùng kéo đại quân ra Bắc, chiếm được thành Thăng Long, nhưng lại cho san thành bình địa rồi rút về. Sang năm sau, Trịnh Tùng lại đem quân ra Bắc lần nữa mới thực sự diệt được nhà Mạc và bình định được đất Bắc. Nếu xét tới sự thất bại của nhà Mạc thì lý do không ngoài việc Mạc đăng Dung đã vội vã cướp ngôi nhà Lê quá sớm. Thật vậy, lúc đó đang là đầu Vận 2, nguyên khí nước ta đang dần dần bị suy thoái, nên dù ông có cố công gắng sức trong việc cai trị, tình thế mỗi lúc một trở nên đen tối. Trong các Vận 3, 4, nhà Mạc mỗi lúc một tàn tạ, suy nhược, nên khi bước vào Vận 5 thì bị tiêu diệt. Bởi vì lúc đó vượng khí đã bắt đầu trở về với Thăng Long, nên những chế độ mục nát, suy tàn sẽ bị quét sạch để nhường bước cho những thế lực chính trị mớí, có đầy đủ khả năng và nghị lực để đối phó với tình thế. Tuy nhiên, khi Trịnh Tùng chiếm được Thăng Long, lại cho quân phá tan thành bình địa, khiến cho vượng khí bị thất tán, làm suy giảm rất nhiều thần lực của kinh đô. Bởi thế nên sau này, họ Trịnh chẳng những phải hao tổn rất nhiều thời gian và công sức mới trừ hết được những dư đảng của nhà Mạc, mà còn không khuất phục được họ Nguyễn ở phương Nam. Ngay cả trong các Vận 8 ( ) và Vận 9 ( ) là những giai đoạn tốt đẹp nhất của Thăng Long, họ Trịnh vẫn không thống nhất được đất nước, khiến cho tình trạng Nam - Bắc phân tranh kéo dài ngót 100 năm. Giữa lúc 2 phe Trịnh - Mạc đang giao tranh quyết liệt ở ngoài Bắc, họ Nguyễn liền lợi dụng cơ hội đem quân vào Nam gây dựng thế lực ở Thuận Hóa (tức khu vực từ Quảng Bình vào tới Quảng Nam bây giờ). Ðến khi nhà Mạc bị diệt thì họ Nguyễn đã bắt đầu đủ mạnh để đối phó với họ Trịnh. Lúc này, vua Lê chỉ còn là bù nhìn, mọi quyền hành đều lọt vào trong tay chúa Trịnh (ở ngoài Bắc) và chúa Nguyễn (ở trong Nam). Rồi trong suốt thời gian từ năm 1627 đến năm 1672 (tức là từ đầu Vận 7 cho đến giữa Vận 9), hai bên 7 lần đại chiến tại khu vực Hà tĩnh -Quảng bình. Nhưng vì không bên nào dành được thắng lợi quyết định, nên đành lấy sông Gianh làm ranh giới chia đôi đất nước. Tuy nhiên, mặc dù không thống nhất được đất nước, nhưng trong thời gian đầu, các chúa Trịnh đều là những nhà lãnh đạo có tài, biết chăm lo việc nước nên đời sống của người dân cũng được yên lành, sung túc. Chỉ đến đời chúa Trịnh Giang ( tức là bắt đầu từ Vận 3 trở đi) thì nền cai trị của nhà Trịnh đã bắt đầu lung lay. Dưới chế độ thuế khóa, phu dịch quá nặng nề của triều đình, người dân vô cùng đói khổ, lầm than, dẫn đến nhiều cuộc nổi loạn liên tiếp trong suốt 30 năm ( ), khiến cho triều đình phải đánh dẹp vô cùng vất vả. Ðến đời chúa Trịnh Sâm ( tức là trong Vận 5), do cũng có năng lực, lại được những đại thần có tài như Bùi thế Ðạt, Hoàng ngũ Phúc, Lê quý Ðôn... phò tá nên chẳng những dẹp yên được các cuộc nổi loạn, mà còn bắt đầu bành trướng thế lực của họ Trịnh xuống phương Nam. Nhưng khi ông

21 qua đời, con là Trịnh Khải lên thay lại tỏ ra bất tài, hèn yếu, không làm chủ được tình thế, để cho kiêu binh lộng hành, khiến cho miền Bắc trở nên rối loạn. Giữa lúc đó, nước Trung Hoa ngày càng hùng mạnh dưới sự lãnh đạo của vua Càn Long, lại đang chủ trương xâm chiến các nước láng giềng để mở rộng cương vực. Trước mối đe dọa nghiêm trọng đó, nhà Trịnh bắt buộc phải cáo chung để mở lối cho sự xuất hiện của một vị đại anh hùng dân tộc mới: hoàng đế Quang- Trung Nguyễn Huệ. Còn về phần các chúa Nguyễn ở trong Nam thì mặc dù hùng cứ một phương, nhưng trên danh nghĩa vẫn là tôi thần của vua Lê, không lập nước hoặc kinh đô riêng nên vẫn phụ thuộc vào vận khí của Thăng Long. Do đó, trong những giai đoạn đầu, các chúa Nguyễn cũng rất tài giỏi, biết cách an dân, trị nước, đồng thời tiếp tục mở rộng lãnh thổ nước ta cho đến tận Hà Tiên. Sau này, dưới thời các chúa Nguyễn phúc Trú ( ) và Nguyễn phúc Khoát ( ) tức là trong các Vận 3 và 4, triều đình trong Nam đã bắt đầu suy yếu, những cuộc Nam tiến hầu như đã bị đình trệ hẳn. Kể từ năm 1765 tức là đầu Vận 5, triều đình của chúa Nguyễn lại càng thối tha, mục nát vì sự lộng hành của quyền thần Trương phúc Loan, khiến cho muôn dân lầm than, đói khổ. Trước tình hình đó, 3 anh, em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ liền đứng lên phát động cuộc khởi nghĩa vào năm 1772, lúc đó đang là giữa Vận 5 Trung Nguyên. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh, em nhà Tây Sơn đã chiếm đươc trọn vẹn đất đai của chúa Nguyễn, nên vào năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng làm hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn (thành Ðồ Bàn cũ) và lập ra nhà Tây Sơn. Nhưng ở đất Gia Ðịnh, khi anh, em Tây Sơn vừa rút đi 1 tôn thất nhà Nguyễn là Nguyễn Ánh lại trở về mộ binh chống lại. Trong 2 năm 1782, 1783, Nguyễn Ánh bị Nguyễn Huệ đánh bại liên tiếp nên phải chạy sang Thái Lan cầu cứu. Năm 1784, đầu Vận 6, Thái Lan đem 2 vạn quân và 300 chiến thuyền sang chiếm nước ta, nhưng vừa tiến tới Mỹ Tho thì bị Nguyễn Huệ đánh tan tành trên sông Rạch Gầm - Xoài Mút, khiến cho Nguyễn Ánh và đám tàn quân Xiêm phải tháo chạy về Băng Cốc. Bình định được trong Nam, Nguyễn Huệ liền nghĩ đến chuyện Bắc phạt. Vào giữa năm 1786, ông đem quân ra đánh Thuận Hóa, rồi tiến về Thăng Long như vũ bão. Chỉ trong 1 tháng ông đã chiếm được kinh đô của đất Bắc, diệt chúa Trịnh, trao trả quyền hành cho vua Lê rồi trở về Nam. Nhưng vua Lê bất tài, không điều hành nổi chính sự, nên lộng thần lại nổi lên, tác oai tác quái, khiến cho Nguyễn Huệ phải ra Bắc lần nữa để diệt trừ những phần tử sâu dân, mọt nước, thiết lập chính quyền mới rồi lại trở về Nam.

22 Trong khi đó, vì bị loại ra khỏi nền chính sự Việt Nam, vua Lê uất hận bèn chạy sang Tàu cầu cứu nhà Thanh. Ðược lời như cởi tấc lòng, vào cuối năm 1788, cũng đang trong Vận 6, vua Càn Long liền sai Tôn sĩ Nghị đem 20 vạn quân sang chiếm nước ta. Nhưng khi chúng vừa dừng lại để ăn Tết thì từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ lập tức lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung rồi kéo 10 vạn binh ra Bắc. Bằng một chiến dịch tốc chiến tốc thắng có một không hai trong lịch sử dân tộc Việt Nam và có lẽ của cả thế giới, chỉ trong vòng 5 ngày, vua Quang Trung đã đập tan một lực lượng quân sự tinh nhuệ và đông đảo hơn mình gấp bội, với những chiến thắng Hà Hồi, Ngọc Hồi, Ðống Ða. Những đại tướng Thanh như Hứa thế Hanh, Thượng duy Thăng, Sầm nghi Ðống phải bỏ mạng, còn Tôn sĩ Nghị một mình một ngựa hối hả vượt qua ải Nam Quan trốn về Tàu. Tiếc thay, sau chiến thắng oanh liệt này, vua Quang Trung lại không đóng đô ở Thăng Long đề duy trì và mở mang sự nghiệp (vì lúc đó đang trong Vận 6, nên vượng khí ở Thăng Long đang trào dâng vô cùng mãnh liệt). Trái lại, Ngài vẫn tiếp tục dùng Phú Xuân làm kinh đô, mà không biết rằng trong Vận 6, thành phố này sẽ gặp nhiều tai họa (sẽ nói rõ ở phần sau). Bởi thế cho nên sau khi Ngài qua đời (1792), Nguyễn Ánh ở đất Gia Ðịnh dần dần khôi phục được lực lượng đem quân ra chiếm Phú Xuân (1801), diệt nhà Tây Sơn (1802), rồi lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn. Kể từ đây, Phú Xuân trở thành thủ đô của đất nước, còn Thăng Long (sau này đổi là Hà Nội) chỉ còn là một thành phố lớn trên đất Bắc mà thôi. Rồi trải qua các đời vua triều Nguyễn, đất nước ta mỗi ngày một suy yếu, dẫn tới cuộc xâm lăng và đô hộ hơn 80 năm của thực dân Pháp. Ðến năm 1945 khi vua Bảo Ðại thoái vị, Hồ chí Minh cướp chính quyền, tuyên bố Việt Nam độc lập và thành lập chính phủ ở Hà Nội thì lúc đó đã bước vào Vận 5 Trung Nguyên. Năm 1946, Pháp đem quân trở lại Việt Nam, dự định tái lập chế độ thuộc địa trrên đất nước ta lần nữa. Nhưng lúc đó đang trong Vận 5, tinh thần quật khởi của dân tộc ta lại trào dâng mạnh mẽ, nên sau 9 năm chiến tranh khốc liệt, thực dân Pháp bị đại bại ở Ðiện biên Phủ, buộc lòng phải rút quân ra khỏi nước ta. Tuy nhiên, vào lúc này, do sự phân rẽ về ý thức hệ giữa 2 khối Tự do và Cộng sản, nước ta bị chia cắt làm 2 miền. Miền Nam theo chế độ Tự do, dưới sự lãnh đạo của Ngô đình Diệm, đóng đô tại Sài Gòn; miền Bắc theo chế độ Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, đóng đô ở Hà Nội. Lúc đó là năm 1954, cũng vẫn trong Vận 5. Nhưng vào lúc xảy ra sự phân chia đất nước, Sài Gòn đang nằm trong một giai đoạn xấu và một địa thế bất lợi (sẽ nói rõ hơn ở phần sau), nên tuy đời sống của người dân miền Nam được tự do, sung túc hơn miền Bắc, chính phủ miền Nam vẫn gặp phải rất nhiều khó khăn, bị khủng hoảng chính trị và tôn giáo liên tục. Trong khi đó, mặc dù đời sống của người dân miền Bắc rất nghèo đói dưới chế độ độc tài Cộng sản, thế lực chính trị và quân sự của Hà Nội ngày càng đè nặng

23 lên trên chính phủ và nhân dân miền Nam. Bước sang Vận 6 ( ), khí thế của Hà Nội lại càng bùng lên mãnh liệt. Nên mặc dù Sài Gòn được Hoa Kỳ và đồng minh đem quân trợ chiến, đồng thời cho máy bay oanh kích miền Bắc rất ác liệt trong nhiều năm, nhưng vẫn không đánh bại nổi Hà Nội. Cuối cùng, Hoa kỳ quá chán nản nên đành rút chân ra khỏi Việt Nam, rồi đến năm 1975 (cũng trong Vận 6) thì Sài Gòn sụp đổ trước cuộc tấn công của quân đội miền Bắc. Sau cuộc chiến tranh này, khí thế của Hà Nội vẫn còn rất mạnh, nên chẳng những khống chế cả 2 nước Lào và Cam Bốt, mà còn làm cho mọi quốc gia trong vùng Ðông Nam Á khiếp sợ. Khi Cộng sản Cam Bốt muốn liên minh với Trung Cộng để tách rời ra khỏi vòng kiểm soát của Hà Nội, thì liền bị Hà Nội đem quân đánh tan chỉ trong vòng 2 tuần lễ. Thấy chư hầu của mình bị Việt cộng ngang nhiên đè bẹp, Trung Cộng tức giận đem hơn 200, 000 quân sang đánh miền Bắc vào năm 1979 (vẫn trong Vận 6) nhưng bị đẩy lui dễ dàng. Hiện tại đang là Vận 7 Hạ Nguyên ( ), nếu tính theo vận khí của Hà Nội thì tuy nước ta không phải là quốc gia giàu mạnh nhất trong vùng Ðông Nam Á, nhưng cũng không đến nỗi quá nghèo nàn, lạc hậu như bây giờ. Ðó là vì vào những năm đầu của thập niêm 80, Cộng sản Việt Nam cho thiết lập nhiều đập thủy điện lớn trên những con sông Ðà, sông Mã. Trong Vận 7, những con sông này đã đem sát khí đến cho Hà Nội, giờ đây lại còn có những đập thủy điện hoạt động ngày đêm, khiến cho sát khí càng bốc lên dữ dội. Bởi thế nên trong thời gian gần đây, Hà Nội bị khủng hoảng chính trị liên miên: hết Nguyễn văn Linh tới Ðỗ Mười, rồi đến Lê khả Phiêu và bây giờ là Nông đức Mạnh. Nhưng càng thay đổi, giới lãnh đạo ở Hà Nội lại càng tỏ ra bất tài, không tìm nổi một hướng đi nhất định cho dân tộc. Giữa lúc đó, tệ nạn tham nhũng lan tràn khắp nơi, trong khi người dân vẫn tiếp tục đói khổ, các giới công, nông, trí thức, thương nhân... đều cảm thấy tương lai quá mù mịt, xa vời. Nhưng đối với bộ môn Phong thủy, tương lai lại rất tươi sáng cho dân tộc Việt Nam, bởi vì chỉ còn không đầy 2 năm nữa là đã tới Vận 8 Hạ Nguyên. Ðây chính là lúc mà đất nước ta trở nên giàu có và hùng mạnh nhất trong vùng Ðông Nam Á. Nếu những người Cộng sản không sớm biết thay đổi, cố công gắng sức chăm lo cho nước giàu dân mạnh. Mà chỉ lo vơ vét, ăn chơi hoang đàng xa xỉ như hiện nay, thì đến khi vượng khí lại đến với dân tộc, họ cũng sẽ bị quét sạch đi như những triều đại phong kiến trước đây trong buổi suy tàn. Tóm lại, vận khí của Hà Nội là trung bình trong Vận 1, suy vi trong Vận 2, tàn tạ trong các Vận 3, 4, bắt đầu phục hưng trong Vận 5, kiêu dũng trong Vận 6, bình thường trong Vận 7, cực thịnh vào Vận 8 và Vận 9. Những Vận 1, 2, 7 thường có những cuộc chiến tranh nhỏ, hoặc những cuộc cướp ngôi, đảo chính; những Vận

24 3, 4 thường có rất nhiều giặc giã, trong khi giai cấp thống trị thì vô tài, bất lực. Vận 5 bao giờ cũng có những cuộc chiến tranh tương đối lớn, nếu không có thù trong thì sẽ có giặc ngoài; còn Vận 6 thì bao giờ cũng là những cuộc chiến quy mô chống lại những cường quốc hùng mạnh bậc nhất thế giới. Trong lịch sử, chỉ có Vận 6 dưới thời chúa Trịnh Tùng ( ) là nước ta không bị ngoại xâm trực tiếp. Nhưng dư đảng của nhà Mạc được nhà Minh bên Tàu gián tiếp giúp đỡ, khiến cho chúa Trịnh phải vất vả đánh dẹp suốt từ khi chiếm được Thăng Long (1591) cho đến năm 1625 (tức là qua tới Vận 7) mới trừ được hết. Trong Vận 8 cũng thường có những cuộc chiến tranh lớn (như dưới các thời Trần, Lê, Trịnh). Tuy nhiên, đời sống của người dân dưới thời này vẫn được sung túc hơn so với Vận 6, cũng như thực lực của đất nước cũng được hùng mạnh, dồi dào hơn. Chỉ có Vận 9 là đất nước được thanh bình, ít có chiến tranh, giặc giã hơn cả; nhưng về hùng khí cũng như sự phát triển đều không thể bằng Vận 8. Một điểm nữa về địa thế Phong thủy của Hà Nội là tuy nằm trong thế "núi, sông chầu phục", nhưng vì nước sông Hồng khi đi ngang qua Hà Nội chảy rất mạnh, chứ không êm đềm, uốn lượn. Vì lý do này nên những nhân vật xuất hiện vào đúng Vận 5 như Trần thủ Ðộ, Hồ chí Minh... tuy có tài nhưng lại rất độc ác, phải là những anh hùng xuất hiện ở các Vận 6, 8 mới tránh được sát khí của sông Hồng để được nhân ái, hiền từ hơn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó mà đất nước ta từ xưa đến nay không bao giờ được giàu có, dư dả như các cường quốc khác. Gặp lúc thịnh vượng thì chỉ tương đối sung túc, đến lúc suy vi thì sơ xác, điêu tàn. Sau này, nếu những nhà lãnh đạo đất nước có thể kiến tạo một công trình đào sưả dòng nước sông Hồng, sao cho nó uốn lượn một vài đoạn trước khi tới cũng như sau khi rời khỏi Hà Nội. Có như thế thì đất nước ta mới mong có ngày trở nên giàu có như những nước Anh, Pháp, Mỹ được. Bản Ðồ Huế 2/ HUẾ: trước đây còn có tên là Phú Xuân, là thành phố nằm gần như ngay chính giữa nước Việt Nam, trong địa phận tỉnh Thừa Thiên (hay Bình-Trị- Thiên). Chính do vị trí chiến lược này nên mặc dù chỉ là một thành phố nhỏ, đất đai chung quanh cũng rất chật hẹp, Huế vẫn được chọn làm kinh đô của nước ta dưới thời nhà Tây Sơn (Nguyễn Huệ) cũng như nhà Nguyễn sau này. Nhưng vì nằm trong 1 vùng đất nhỏ hẹp, nên Huế cũng có đầy đủ núi, sông bao bọc. Xa xa nơi phía Tây Bắc, dãy Trường Sơn xuất phát từ miền thượng du Bắc Việt chạy xuống, nhưng không hướng về Huế mà chỉ đi qua khu vực phía Tây của thành phố rồi tiếp tục đi thẳng về phía Nam. Chỉ có những nhánh núi nhỏ tách ra từ đại long mạch của dãy Trường Sơn là tiến tới hướng về Huế mà thôi. Vì Huế chỉ được những nhánh núi nhỏ chầu phục (hướng tới), nên cũng chỉ có những con sông nhỏ, ngắn chạy tới để hộ vệ. Ðó chính là sông Hương bắt nguồn từ những dòng sông ở phía Nam (Quảng Nam) và Tây Nam (Lào) chảy ra rồi hợp lại.

25 Nhưng khi tới gần Huế, sông Hương lại không chảy thẳng mà đột nhiên vòng lại, như muốn ôm lấy khu vực phía Nam và phía Ðông của thành phố này. Rồi còn ngoái đầu nhìn lại trước khi đổ ra biển nơi cửa Thuận An., thật là một cảnh sông nước hữu tình, chẳng trách nào con người Huế lại tao nhã, giỏi văn chương, thi phú. Không những thế, ở các phía Bắc, Ðông và Ðông Nam lại còn có Thủy của biển Ðông và Thái bình Dương bao bọc, tưởng sẽ đem đến cho Huế sự sung túc và phồn vinh vô hạn. Có lẽ cũng vì những lý do vừa kể trên mà các vua, chúa nhà Nguyễn mới chọn Huế làm đế đô (chứ không phải như vua Quang Trung chỉ thuần mục đích quân sự là muốn vào Nam, ra Bắc dễ dàng để dẹp loạn). Rồi họ còn cho đào sông Ðông Ba ở phía Bắc để tạo nên thế chân long cho kinh thành Huế, lấy con sông này và đoạn sông Hương ở phía Nam làm Thanh Long, Bạch Hổ, những vùng phụ cận làm hộ sa... để tạo thêm uy thế cho đế đô. Tuy nhiên, khi dựa vào những điểm tốt đẹp vừa kể trên để chọn Huế làm đất đóng đô, các vua, chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của Phong thủy. Ðó là độ dài, ngắn của những dãy núi (hay còn gọi là long mạch) đứng bao phủ, chầu phục chung quanh khu vực này. Lưu-kim-Tinh, một danh sư Phong thủy Trung Hoa viết: " nơi sở tại của can long (tức những nơi có núi, sông tới chầu phục) cần phân rõ xa và gần. Can long xa ngàn dậm là đại đô thị (tức kinh đô lớn của những cường quốc); xa hai, ba trăm dậm là châu phủ; xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành, còn gần nữa là các trấn". Mà nhìn lên bản đồ, ta thấy những dãy núi hướng về Huế chỉ là những nhánh nhỏ của mạch Trường Sơn, dài chừng 2, 3 chục cây số (tức khoảng trăm dậm). Rồi đến sông Hương tuy được cái thế uốn lượn hữu tình, nhưng từ chỗ phát nguồn cho đến khi đổ ra biển cũng chỉ dài chừng 5, 6 chục cây số. Với thế núi sông quá ngắn ngủi như vậy, chẳng trách gì mỗi khi một triều đại lập đế đô ở đây, thì chẳng bao lâu cũng bị diệt vong (như thời chúa Nguyễn, Tây Sơn) hoặc trở thành chư hầu của ngoại bang (như nhà Nguyễn). Ðó chỉ vì cái thế núi sông "xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành " của Huế tạo ra mà thôi, vì nếu núi, sông quá ngắn thì không sao tạo ra đủ vượng khí cho một thành phố phát triển lên hùng mạnh được. Một yếu tố quan trọng khác là vấn đề dựa vào đại thủy (nước biển) mênh mông ở ba mặt Bắc, Ðông và Ðông Nam để đem lại sự sung túc, phồn thịnh cho kinh thành Huế, và qua đó cho cả dân tộc. Nhưng thật ra, muốn được hưởng đại thủy khí thì điều kiện cần thiết là bờ biển phải có hình dạng uốn cong vào (là thế nước muốn lấn vô đất liền), có như vậy khi gặp vận khí tốt thì đất nước mới mong giàu, mạnh lên được. Ðàng này vùng bờ biển Huế (và của cả miền Trung, suốt từ Nghệ An vào tới Phan Rang nói chung) lại có hình dạng uốn cong ra. Ðó là thế đất liền muốn tiến ra biển, nên đại thủy khí không thể vào được để đem lại sự phồn thịnh, có chăng chỉ là những cơ hội bị bỏ lỡ (vì nằm ngay sát đại thủy mà lại không nhận được thủy khí).

26 Tuy nhiên, mặc dù không đón nhận được vượng khí từ biển Ðông đưa vào, nhưng Huế vẫn bị ảnh hưởng của đại thủy về phương diện thời vận. Do đó, các Vận 1, 3, 4 đều là những bại Vận vì ở các phía Bắc, Ðông và Ðông-nam đều có đại thủy tức là bị " Phục Ngâm" rất nặng. Vì thế nên trong những Vận này đất nước ta thường có chiến tranh, loạn lạc, giữa lúc triều đình thì bất tài, nhu nhược, không đối phó nổi với tình thế. Trong Vận 2 thì thường có anh hùng xuất hiện, vì nơi phía Tây Nam của Huế có những nhánh núi của dãy Trường Sơn hướng tới, nên sẽ đem vượng khí đến cho thành phố. Rất tiếc rằng những nhánh núi đó lại quá ngắn, nguồn vượng khí quá ít khiến cho những vị anh hùng này tuy có chí khí nhưng không đủ tài, sức để làm nổi chuyện lớn. Vào Vận 5 Huế sẽ gặp nhiều biến động, vì vượng khí của thành phố (do sông Hương và những nhánh núi nhỏ tạo ra) đã bị dãy Trường Sơn hút hết về phía Nam, khiến cho thần lực của Huế bị suy kiệt hẳn. Sang Vận 6 Huế sẽ bị những tai họa thảm khốc, vì đại long mạch Trường Sơn từ phía Tây Bắc tiến xuống, nhưng không hướng tới Huế mà lại ngoảnh đầu, vươn mình về phía Nam. Ðây chính là thế đất bị rồng bỏ, mà Vận 6 là chính Vận nên tai họa sẽ giáng xuống không ngừng. Ðến Vận 7 mới là thời kỳ an bình, hưng vượng của Huế, vì những nhánh núi phía Tây và sông Hương ở phía Ðông đều là những nguồn phát sinh ra vượng khí. Trong Vận này Huế cũng có nhân tài xuất hiện, nhưng chỉ vì thế núi sông quá ngắn, vượng khí không đủ nên họ chẳng làm được gì đáng gọi là phi thường, nổi bật cả (tương tự như Vận 2). Bước sang Vận 8, cửa khẩu Thuận-an và vùng biển phía Ðông Bắc là sát khí (bị Phục Ngâm) nên sẽ tạo ra những cơn biến loạn. Rồi sang Vận 9 cũng không tốt đẹp gì, vì vận khí của Huế dựa rất nhiều vào sông Hương, mà con sông này lại xuất phát từ phía Nam đổ ra tức là lại bị "Phục Ngâm" nên chiến tranh, loạn lạc vẫn tiếp tục xảy ra. Nếu nhìn vào lịch sử của cố đô Huế thì ta thấy thành phố này bắt đầu được xây lên vào năm Nhưng phải đến đời chúa Nguyễn phúc Khoát ( ) mới dám tự tiếm Vương hiệu (Vũ Vương), đồng thời chính thức đặt Huế làm thủ đô của giang sơn nhà Nguyễn (1744). Dưới thời Vũ vương, vì kinh đô mới được thiết lập, vận khí của Huế chưa phải đã có ảnh hưởng ngay tới cục diện, nên tình hình vẫn còn tương đối ổn định, nhưng những mần mống rối loạn đã bắt đầu xuất hiện. Khi Vũ vương qua đời (1765 tức là mới bắt đầu vào Vận 5), con còn nhỏ lên nối ngôi bị quyền thần Trương phúc Loan thao túng, làm lắm điều tham tàn, bạo ngược, khiến cho dân chúng Nam hà vô cùng lầm than, uất hận. Năm 1772, đang trong Vận 5, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi nghĩa ở Tây Sơn, chiếm được Quy Nhơn và một số tỉnh miền Trung. Thừa dịp đó, chúa Trịnh liền phái đại quân vào Nam đánh chiếm lại vùng Thuận Hóa và kinh thành Phú Xuân (1775), khiến cho chúa Nguyễn phải chạy vào đất Gia Ðịnh, nhưng chỉ 2 năm sau (1777) thì bị Nguyễn Lữ bắt được giết đi. Thế là kinh đô Phú Xuân chưa lập được bao lâu, một triều đại đã bị sụp đổ nhanh chóng.

27 Trong thời gian chiếm được Phú Xuân ( , tức là từ giữa Vận 5 sang đến đầu Vận 6), chúa Trịnh để Phạm ngô Cầu là một viên tướng vừa bất tài, vừa tham lam, hèn nhát trấn thủ vùng này. Ðến khi Nguyễn Huệ đem quân ra Thuận Hóa đánh Trịnh (1786), bắt được Phạm ngô Cầu liền ra lệnh cho quân sĩ giết đi. Ðánh bại được chúa Trịnh, Nguyễn Huệ lại trở về Phú Xuân, cho thiết lập đại bản doanh ở đây, nhưng trên danh nghĩa vẫn là tôi thần của nhà Lê với chức Nguyên soái Uy Quốc công. Lúc này, vì giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc có sự bất hòa, nên Nguyễn Huệ không còn phụ thuộc vào triều đình Tây Sơn ở Ðồ Bàn nữa, mặc dù vẫn giữa tước hiệu Bắc bình Vương do Nguyễn Nhạc phong cho. Ðến khi miền Bắc có loạn, vua Lê chạy sang Tàu cầu cứu, Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế, rồi tiến ra Bắc đánh bại quân Thanh (1788). Nhưng sau đó, Ngài lại quay về đóng đô ở Phú Xuân, rồi cho tiến hành nhiều cải cách táo bạo để kiến thiết đất nước, đồng thời chuẩn bị một lực lượng quân sự hùng mạnh cho việc chinh phạt nhà Thanh. Nhưng lúc đó đang trong Vận 6, là giai đoạn vận khí đen tối nhất của thành phố Huế, cho nên chỉ làm vua chưa đầy 4 năm, vua Quang Trung bỗng đột nhiên qua đời (1792). Những hoài bão lớn lao cùng những công trình cải cách vĩ đại của Ngài do đó đều sụp đổ. Con của Ngài là Quang Toản lên nối ngôi còn quá nhỏ tuổi, các đại thần xâu xé lẫn nhau khiến cho nhà Tây Sơn bị suy tàn nhanh chóng. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh đã củng cố được thế lực ở Gia Ðịnh, rồi bắt đầu đen quân ra đánh chiếm dần các miền duyên hải Trung phần. Vào năm 1801, tức cuối Vận 6, thành Phú Xuân bị thất thủ, khiến cho vua tôi nhà Tây Sơn phải bỏ chạy ra Bắc, nhưng đến năm sau đều bị bắt đem về hành hình một cách vô cùng dã man, tàn bạo ngay giữa kinh thành Huế. Diệt được nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn (1802), lúc đó đang là giai đoạn chót của Vận 6, chuẩn bị bước sang Vận 7 Hạ Nguyên. Do đó, dưới thời vua Gia Long ( ), đất nước ta được yên ổn, thái bình. Tuy nhiên, mặc dù cũng là một nhà lãnh đạo có tài (qua bao năm đấu tranh chống lại nhà Tây Sơn), nhưng trong suốt thời gian cai trị, vua Gia Long lại tỏ ra thiển cận và hủ lậu, nên sự nghiệp không có gì đáng kể tới. Sang đến thời vua Minh Mạng ( ), nước ta đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu, với những cuộc nổi loạn xảy ra ở khắp nơi. Năm 1826, trong Vận 8 Hạ Nguyên, Phan bá Vành làm loạn ở Nam Ðịnh, rồi đến năm sau, Lê duy Lương nổi lên ở Ninh Bình, khiến triều đình phải đánh dẹp vất vả suốt mấy năm trời mới xong. Ðến năm 1833, cũng trong Vận 8, lại có vụ loạn Nồng văn Vân ở vùng biên giới Việt-Hoa, và Lê văn Khôi ở trong vùng Gia Ðịnh làm cho triều đình phải khốn đốn. Sau đó nhà Nguyễn còn phải đối phó với sự quấy phá của quân Xiêm, rồi những cuộc bắt giết đạo Thiên Chúa lại xảy ra, khiến cho cảnh máu chảy, đầu rơi không lúc nào ngừng được.

28 Ðến đời vua Thiệu Trị ( , tức là từ cuối Vận 8 qua đầu Vận 9), những cuộc giết hại giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo càng diễn ra khốc liệt hơn trước. Trong khi đó, người Chân Lạp (tức Cam Bốt) nổi lên chống lại nền đô hộ của nhà Nguyễn (được thiết lập từ thời vua Gia Long), khiến cho triều đình nhà Nguyễn đánh dẹp mãi không xong, cuối cùng đành phải chấp nhận nền độc lập của xứ này. Sang đến đời vua Tự Ðức ( tức là từ giai đoạn đầu Vận 9 cho đến hết Vận 1), tình hình lại càng trở nên vô cùng đen tối. Ở ngoài Bắc có các vụ giặc Tam Ðường (1851), giặc "châu chấu" của Lê duy Cự và Cao bá Quát, giặc Tạ văn Phụng, giặc Cai tổng Vàng (cùng xuất phát vào năm 1861), giặc Ngô Côn (1868), giặc Cờ Ðen, Cờ Trắng, Cờ Vàng (1870)...Ở Huế thì có âm mưu soán nghịch của Hồng Bảo (anh vua Tự Ðức, năm 1855), vụ giặc "chầy vôi" (1866).Những cuộc phiến loạn này khiến triều đình nhà Nguyễn không kịp trở tay để đối phó. Giữa lúc đó, vào năm 1858 tức khoảng cuối Vận 9, Pháp đem hải quân vào tấn công thành Ðà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Qua năm sau, quân Pháp quay vào Nam đánh chiếm thành Gia Ðịnh, rồi chuyển sang việc bình định toàn thể Nam kỳ. Năm 1873, tức trong giữa Vận 1, Pháp tiến ra Bắc đánh hạ được thành Hà Nội nhưng rồi lại rút về Nam vì đang vướng bận vào cuộc chiến tranh với Ðức ở Âu châu. Ðến năm 1882, Pháp lại đem quân ra Bắc triệt hạ thành Hà Nội lần thứ hai, rồi chia quân ra đánh chiếm khắp nơi, khiến cho triều đình nhà Nguyễn không sao đối phó nổi. Cũng trong giai đoạn đó, nhà Nguyễn đã ký kết với Pháp những hòa ước nhục nhã: từ việc nhường 3 tỉnh miền Ðông (tức khu vực từ Bình Thuận vào đến Long-an), sau đó là hết cả miền Nam cho Pháp. Rồi đến việc phân chia đất nước ra thành 3 miền riêng biệt, và cuối cùng là chấp nhận sự đô hộ của Pháp. Vào năm 1883, tức năm cuối cùng của Vận 1, khi vua Tự Ðức băng hà, nước ta đã mất hẳn nền độc lập, chính thức trở thành nô lệ của ngoại bang. Sau khi vua Tự Ðức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại càng rối loạn vì những cuộc phế lập, nên phải đến giữa năm 1884, tức vào đầu Vận 2 Thượng Nguyên, vua Hàm Nghi mới lên ngôi. Tuy còn nhỏ (mới có 12 tuổi), nhưng nhà vua đã tỏ ra là một vị anh hùng khí khái, cương quyết chống ngoại xâm, chứ không chịu cúi đầu làm tay sai cho giặc. Năm 1885, Ngài cho quân đánh Pháp, nhưng bị thất bại nên phải trốn khỏi kinh thành rồi phát động phong trào Cần Vương kháng chiến, được nhân dân 2 miền Bắc, Trung hưởng ứng. Nhưng đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị Pháp bắt được đem đầy đi Algeria, rồi những phong trào kháng Pháp cũng lần lượt bị thất bại. Khi vua Hàm Nghi trốn khỏi kinh thành Huế thì Pháp liền đem vua Ðồng Khánh lên thay, nhưng vua Ðồng Khánh chỉ ở ngôi được có 3 năm ( ) thì qua đời. Pháp liền cho lập hoàng thân Bửu Lân (mới có 10 tuổi) lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái, lúc đó vẫn đang là đầu Vận 2. Khi lớn lên, nhà vua thấy Pháp

29 quá lộng hành, không đếm xỉa gì tới nền độc lập của Việt Nam nên tìm cách chống lại, nhưng âm mưu bị bại lộ nên bị chúng đày sang Phi châu (1907). Con ngài là thái tử Vĩnh San (mới có 8 tuổi) lên nối ngôi, lấy hiệu là Duy Tân. Năm 1916, khoảng giữa Vận 2, vua Duy Tân cùng tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội (do cụ Phan bội Châu sáng lập) âm mưu khởi nghĩa ở Trung kỳ nhưng thất bại, khiến hàng trăm chiến sĩ bị hành quyết, hàng ngàn người bị bắt bớ, tù đày. Riêng vua Duy Tân bị Pháp bắt đem đày sang đảo Reunion ở Phi châu. Từ năm 1916 đến năm 1945, tức là từ giữa Vận 3 đến khi bước vào Vận 5, triều đình nhà Nguyễn dưới thời Khải Ðịnh ( ) và Bảo Ðại ( ) đã hoàn toàn suy nhược, chỉ là công cụ của thực dân Pháp. Giữa lúc đó, những phong trào đấu tranh dành độc lập nổi lên khắp nơi, nhưng chỉ chuốc lấy thất bại và sự hao tổn máu xương của hàng ngàn chiến sĩ ưu tú, vì lúc đó vận khí của Huế đã quá suy vi, tàn tạ. Phài đến năm 1945, khi Việt minh cướp chính quyền, vua Bảo Ðại thoái vị, rồi Hồ chí Minh tuyên bố Việt Nam độc lập ở Hà Nội, thì lúc đó đã bước sang đầu Vận 5 Trung Nguyên. Kể từ đó trở đi, Huế không còn là kinh đô của nước ta nữa, nhưng vận khí của Huế vẫn tiếp tục xoay vần. Sau năm 1954, khi đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền: miền Bắc từ sông Bến Hải trở ra, dưới sự lãnh đạo của Hồ chí Minh, đặt thủ đô ở Hà Nội. Miền Nam từ đó trở vào, dưới sự lãnh đạo của TT Ngô đình Diệm, thủ đô đặt ở Sài Gòn. Ðể có người trông nom mọi việc ở ngoài Trung, TT Ngô đình Diệm liền cho em mình là Ngô đình Cẩn nắm toàn quyền ở Huế, lúc đó đang ở giữa Vận 5. Nhưng ông Ngô đình Cẩn đã bất tài, lại hống hách, làm nhiều chuyện thất nhân tâm, khiến cho người dân miền Trung vô cùng oán ghét. Ðến khi chế độ Ngô đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963 (tức năm cuối cùng của Vận 5) thì ông Cẩn liền bị phe đảo chính lôi ra kết án rồi xử tử hình. Sau cuộc chính biến 1963, tình hình chính trị của miền Nam mỗi lúc một rối loạn, giữa lúc chiến tranh ngày càng lan rộng và quyết liệt giữa 2 miền Nam-Bắc. Ðầu năm 1968 (thuộc Vận 6), Cộng sản mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, chiếm được Huế rồi cho tàn sát hàng ngàn người dân vô tội trong thành phố này. Ðến năm 1972, cũng trong Vận 6, khi Cộng sản phát động cuộc tấn công quy mô khắp miền Nam, Huế lại trở thành một bãi chiến trường đẫm máu và khốc liệt. Rồi năm 1975, trong trận chiến cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Huế lại phải trải qua những giờ phút kinh hoàng, với hàng trăm, hàng ngàn người chết trong cuộc tháo chạy ra biển. Tiếp sau đó là những cuộc bắt bớ, giam cầm, rồi đến vụ đói kém năm khiến cho đời sống của người dân Huế vô cùng lầm than, cơ cực. Kể từ khi bước sang Vận 7 (1984), cảnh yên ổn, thanh bình lại trở về với Huế. Những lăng tẩm, đền đài của các vua chúa nhà Nguyễn được tu sửa, những khu du lịch mọc lên để thu hút du khách, đời sống của người dân nhờ vậy cũng được thoải mái, dễ chịu phần nào. Nhưng hiện tại đã là cuối Vận 7, sắp sửa bước sang

30 Vận 8 Hạ Nguyên. Chỉ sợ rằng tới lúc đó, sát khí của cửa biển Thuận-an sẽ gây cho Huế nhiều tai họa, mặc dù không thảm khốc như trong Vận 6, nhưng cũng nguy hiểm cho những người dân đang cư trú trong thành phố êm đềm và thơ mộng này. Tóm lại, vận khí của Huế chỉ tốt đẹp trong Vận 7, còn trong những Vận khác đều xảy ra những cảnh chiến tranh, chém giết. Riêng Vận 2 tuy cũng khá tốt vì được những nhánh núi nơi phía Tây Nam hướng tới, nhưng vì thượng nguồn của sông Hương xuất phát tại đây tức là bị "Phục Ngâm", nên hay xảy ra việc binh biến. Tuy nhiên, trong cả 2 Vận này, Huế sẽ có được những người lãnh đạo tương đối có tài năng và ý chí, dù rằng sự nghiệp của họ không có gì đáng kể lắm. Các Vận 3 và 8 thì còn hưởng được chút dư khí của Vận 2 và Vận 7, nên lúc đầu còn được những người có năng lực, nhưng sau cũng tàn tạ, suy bại như những Vận khác. Trong các Vận 5, 6, Huế ở trong cái thế có đại long mạch (dãy Trường Sơn) tiến tới nhưng không chầu phục, mà lại vươn mình đi nơi khác. Vì thế nên trong những Vận này, tại Huế có thể xuất hiện nhân tài lỗi lạc, nhưng họ thường mất sớm hoặc bỏ đi nơi khác, những người còn lại thì đều yếu kém, nhu nhược. Riêng Vận 5, Huế bị dãy Trường Sơn lấy hết nguyên khí, nên những người lãnh đạo trong Vận này đều khét tiếng là bất tài, lại sâu dân mọt nước để rồi bị thảm tử. Còn Vận 6 thì bị cái thế long mạch đoạn tuyệt, dứt tình dứt nghĩa nên thường bị những tai họa khủng khiếp giáng xuống cho cả thành phố. Nhìn chung, Huế có cái đẹp của sông Hương êm đềm, uốn khúc, của những nhánh núi non che chở, bao bọc. Nhưng sông Hương chỉ có thể tạo nên sự phồn thịnh sung túc cho một thành phố nhỏ (thế sông uốn lượn nhưng lại quá ngắn). Những nhánh núi non chỉ đủ vượng khí để xây dựng nhà cửa cho việc làm ăn phát đạt, hoặc đắp mộ để con cháu trở thành những công hầu khanh tướng mai sau (nếu biết cách làm). Còn nếu chọn Huế làm thủ đô của đất nước thì tai họa sẽ ập tới. Bởi vì ngay cả trong lúc hưng thịnh, Huế còn chưa có đủ vượng khí để trấn áp những vùng khác, thì đến lúc suy vi, thù trong giặc ngoài liên tiếp kéo đến, nên tránh sao khỏi cái họa diệt vong, mất nước. Ngoài ra, nếu nói đến vấn đề tìm cách thay đổi địa thế Phong thủy của Huế thì hầu như không có một phương cách hữu hiệu nào cả, vì khu vực này quá chật hẹp, lại bị khống chế bởi dãy Trường Sơn và biển Ðông Hải. Tuy nhiên, khi đã biết được vận khí của Huế như vậy, chúng ta không nên cố công kiến tạo một trung tâm chính trị, kinh tế đồ sộ ở đây. Mà hãy để cho Huế trở về với tính cách tự nhiên của nó: một thành phố nhỏ êm đềm, thơ mộng, một vùng đất của những tao nhân, mặc khách, của những văn, thi sĩ muôn đời lãng mạn. Có như thế thì chẳng những đất nước sẽ tránh được nhiều tai vạעmà cuộc sống của những người dân Huế cũng được yên ổn, thư thái hơn. Bản Ðồ Sài Gòn

31 3/ SÀI GÒN:là thành phố nằm ngay bên phải bờ sông Sài Gòn, con sông này bắt nguồn từ tỉnh Tây Ninh ở phía Tây Bắc rồi chảy xuống, đi ngang qua khu vực phía Bắc của Sài Gòn rồi uốn lượn qua phía Ðông của thành phố, sau đó nhập với sông Ðồng Nai từ phía Bắc chảy xuống rồi đổ ra biển nơi phía Nam. Sài Gòn nằm giữa một khoảng bình nguyên (đất bằng) rộng lớn, xa xa nơi phía Bắc và Ðông Bắc, tại các tỉnh Quảng Ðức, Lâm Ðồng là phần cuối của dãy Trường Sơn hướng tới. Rồi nơi phía Tây Bắc tại tỉnh Tây Ninh cũng có dãy núi Bà Ðen, nơi phía Ðông Nam là khu núi Vũng Tàu, cả hai đều là dư khí của dãy Trường Sơn còn sót lại. Nằm ở khu vực phía Nam và Tây Nam Sài Gòn là các sông Vàm Cỏ, xa hơn nữa là vùng đồng bằng sông Cửu Long với 2 con sông Tiền Giang và Hậu Giang. Với địa thế núi, sông bao bọc như trên, ta thấy Sài Gòn có nhiều điểm đặc biệt, xứng đáng là một trong những trung tâm kinh tế và chính trị quan trọng bậc nhất trên đất nước ta. Trước hết là mạch Trường Sơn chấm dứt từ tận Quảng Ðức, Lâm Ðồng, tạo ra cái thế Huyền vũ che chở cho sau lưng Sài Gòn, nhưng lại không tiến đến quá gần để trở thành cái thế đe dọa hoặc lấn áp thành phố này, mà chừa cho Sài Gòn một khoảng trống rộng lớn để hấp thu hết vượng khí của toàn bộ miền Nam Việt Nam. Rồi đến núi Bà Ðen ở Tây Ninh và vùng núi ở Vũng Tàu tạo thành thế tả, hữu long, hổ để hộ vệ Sài Gòn. Nhưng một điểm hay là vì núi Bà Ðen (hữu Bạch hổ) lại cao hơn núi Vũng Tàu (tả Thanh long). Nên khi nằm lệch về phía Vũng Tàu, Sài Gòn đã tạo thành thế long-hổ quân bình, khiến cho nền kinh tế của thành phố bao giờ cũng sung túc. Nếu như Sài Gòn nằm lệch về phía núi Bà Ðen nhiều hơn, tình trạng kinh tế sẽ rất nghèo nàn, bi đát, vì sát khí của Bạch hổ sẽ lấn át Thanh long và làm lụn bại thành phố. Phía trước mặt của Sài Gòn là Long-an và vùng đồng bằng sông Cửu Long, một bình nguyên rộng lớn với những con sông hàng hàng, lớp lớp chảy qua, khiến cho vượng khí vô biên, thần lực miên man, bất tận. Ðó là chưa kể thương cảng Sài Gòn còn có mũi Vũng Tàu nằm ở bên ngoài hộ vệ, nên xứng đáng là một trung tâm quyền lực quan trọng về kinh tế và chính trị. Nếu còn được thêm một mũi đất nữa nhô ra ở cửa Ðại (thuộc sông Tiền Giang, trong tỉnh Bến Tre) để tạo thành đầy đủ thế tả, hữu hộ vệ nơi cửa biển thì uy lực của Sài Gòn sẽ còn tăng lên gấp bội. Ngoài ra, con sông Sài Gòn khi đến gần thành phố lại uốn lượn thành nhiều khúc, rồi sau khi đi qua còn quay đầu nhìn lại tới 2 lần (2 khúc sông uốn cong trở lại) rồi mới đổ ra biển. Ðây chẳng những là một cảnh sông nước hữu tình, mà còn tạo cho Sài Gòn một sự phồn thịnh, sung túc đến nỗi không một thành phố nào trên toàn cõi Việt Nam cũng như khắp vùng Ðông Nam Á có thể so sánh được. Nhưng điều đáng ngạc nhiên là mặc dù nằm trong một một địa thế "rồng chầu, hổ phục" như vậy, Sài Gòn vẫn chỉ đóng một vai trò rất khiêm nhượng đối với đất nước Việt Nam, cũng như đối với cộng đồng thế giới. Giữa lúc tên của những thành phố như New York, Los Angeles, Paris, Tokyo, thậm chí đến cả Hong

32 Kong, Singapore...đã gắn liền với một nền kinh tế sung túc và thịnh vượng, thì cái tên Sài Gòn vẫn gắn liền với một xứ sở lạc hậu, một quốc gia chậm tiến. Sở dĩ như vậy là vì tuy địa thế chung quanh Sài Gòn vô cùng tốt đẹp, nhưng địa điểm tọa lạc của thành phố lại nằm sai vị trí, khiến cho Sài Gòn không sao trở thành một thành phố giàu mạnh, nổi tiếng trên thế giới được. Thay vì phải nằm ở trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn để chiếm lấy vị trí của "chân long" (chính long mạch), Sài Gòn lại nằm ở phần đất bên ngoài tức chỉ là "hộ sa" (đất hộ vệ) của chân long. Ðối với Phong thủy, chân long mới là nơi kết tụ được nguyên khí của trời, đất để chiếm lấy thế lực lớn lao hay độc tôn về chính trị và kinh tế, đồng thời mới thu hút được những anh hùng kiệt xuất, những lãnh tụ vĩ đại. Còn hộ sa chỉ là phần đất chư hầu, nguyên khí đã bị tản mát hết, nên không bao giờ có thể trở thành một trung tâm kinh tế hoặc chính trị hùng mạnh, đồng thời cũng không dễ có được một lãnh tụ tài ba xuất hiện. Nếu ta nhìn lại giai đoạn Sài Gòn là thủ đô của Việt Nam Cộng Hòa, có Hoa kỳ là đồng minh đắc lực nhất. Vậy mà trong mọi cuộc đàm phán, thương thuyết, họ chỉ cho chính phủ Sài Gòn đứng ngang hàng với Mặt trận Giải phóng là tay sai của Hà Nội. Ðiều này đủ cho thấy sự tai hại khi thủ đô của một quốc gia mà lại nằm trong vùng đất hộ sa là như thế nào. Một điểm quan trọng khác là hình dáng uốn lượn rất nhiều lần của con sông Sài Gòn, nên đúng ra sẽ đem lại sự phồn thịnh và sung túc đến cực độ cho thành phố, khó có nơi nào có thể bì kịp. Nhưng muốn được hưởng trọn vẹn điều này, Sài Gòn (và nhất là trung tâm của thành phố) cần phải nằm tại những khu vực được dòng sông ôm lấy, tức là những vùng được dòng sông bao bọc, che chở 2, 3 mặt (như khu Thủ Thiêm chẳng hạn). Chứ còn từ khi được thành lập cho tới nay, Sài Gòn vẫn nằm ở vị trí hiện tại, đã không có sông che chở, bao bọc (còn gọi là thủy hữu tình), mà còn bị khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn cong ra chém tới. Ðối với Phong thủy, đây là một địa thế cực kỳ hung hiểm (còn được gọi là thủy bạc tình), nên sẽ khiến cho Sài Gòn không lúc nào được yên ổn. Nếu không có chiến tranh, giặc giã, thì cũng bị bị những tệ trạng xã hội như băng đảng trộm cướp, xì ke, ma túy, đĩ điếm hoành hành khắp nơi, nhất là tại khu vực trung tâm thành phố (là nơi bị thủy chém nặng nhất). Chẳng những thế, sát khí của khúc sông này sẽ làm cho Sài Gòn luôn luôn bị suy yếu, không bao giờ có thể vươn lên thành một trung tâm kinh tế cường thịnh và tiên tiến được. Cũng vì 2 yếu tố kể trên nên mặc dù được hình thành và phát triển đã lâu, nhưng Sài Gòn vẫn chỉ là một thành phố trung bình, uy lực yếu ớt, chưa đủ để trấn áp hết miền Nam. Còn nói tới việc khuất phục được các nước trong vùng Ðông Nam Á châu và làm cho thế giới phải kiêng nể thì vẫn quá xa vời. Muốn đạt được điều đó, các nhà lãnh đạo Việt Nam trong tương lai cần thiết lập những đề án xây dựng trong khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn. Rồi cho dời những cơ quan hành chánh, kinh tế, thương mại quan trọng vào trong vùng Thủ Thiêm, biến nơi đây thành khu vực trung tâm của thành phố. Ðến lúc đó thì Sài

33 Gòn mới có được đầy đủ vượng khí để vươn lên, nếu không phải là kinh đô của một cường quốc hùng mạnh, thì cũng là một trung tâm kinh tế thịnh vượng của thế giới. Còn về vận khí của Sài Gòn thì đúng ra, Vận 1 là giai đoạn rất tốt đẹp, vì được mạch Trường Sơn ở phía Bắc hướng tới, nên chẳng những sẽ có vĩ nhân xuất hiện, mà còn được hưởng cảnh thanh bình, thịnh vượng. Nhưng chỉ vì thành phố nằm ở trong vùng đất hộ sa, vượng khí không thể tích tụ được nên nhân tài đã không thấy, mà cảnh phồn thịnh, sung túc cũng chỉ là hão huyền, chỉ cầu có được sự yên ổn làm ăn cũng đã là may mắn. Bước qua Vận 2, Sài Gòn bắt đầu đi vào thời kỳ suy yếu, vì khu vực phía Tây Nam đã có sông (Vàm cỏ), phía Ðông Bắc lại có núi tạo thành cách "Phục Ngâm", "Phản Ngâm", nên những mần mống rối loạn bắt đầu xuất hiện. Rồi đến các Vận 3, 4 đúng ra đều là những giai đoạn suy yếu của Sài Gòn, vì các mặt phía Ðông và Ðông Nam đều có biển cả bao la tức là bị "Phục Ngâm" rất nặng. Nhưng vì trong đất liền lại được những chi nhánh của mạch Trường Sơn tiến ra che chở, khiến cho sát khí từ ngoài biển không thể vào được tới thành phố, nên trong những Vận này, Sài Gòn lại tương đối yên ổn. Ðến Vận 5 đúng ra cũng là một giai đoạn hưng vượng của Sài Gòn, vì có núi, sông phò tá, hộ vệ ở bên ngoài, chính giữa lại có sông Sài Gòn uốn lượn êm đềm, tích tụ một nguồn sinh khí sung túc không thể diễn tả. Nhưng do không nằm đúng chân long, nguyên khí bị thất tán hết, nên sự hưng vượng cũng tan biến nhanh chóng. Ðã thế lại còn bị những tai họa lớn, vì khúc sông Sài Gòn cong vô chém vào trung tâm thành phố, gây ra những cảnh tượng chiến tranh, chém giết hỗn loạn vô cùng. Bước sang Vận 6, Sài Gòn vẫn tiếp tục bị chiến tranh đe dọa, tàn phá, do khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, tạo thành cách "Phục Ngâm", đem sát khí đến cho thành phố. Phải đến khi qua tới Vận 7, nhờ cósông Ðồng Nai và sông Sài Gòn ở phía Ðông lúc đó là "Chính Thủy", đem vượng khí trở lại nên Sài Gòn mới được quay về khung cảnh thái bình, yên ổn làm ăn của một thời thịnh trị. Qua tới Vận 8, khu vực thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phiá Ðông Bắc sẽ biến thành sát khí, gây nên những cuộc loạn lạc, chém giết khác. Ðến Vận 9, chiến tranh lại tiếp tục xảy ra, vì biển và cửa sông Sài Gòn ở phía Nam đều phạm phải cách "Phục Ngâm", nên tai họa lại đến với thành phố. Về lịch sử Sài Gòn thì cách đây hơn 300 năm, thành phố này còn nằm dưới quyền cai trị của nước Chân Lạp (tức Cam Bốt bây giờ). Ðến năm 1674, vào khoảng giữa Vận 9 Hạ Nguyên, chúa Nguyễn mới đem quân đánh chiếm khu vực này, rồi bắt đầu cho di dân tới, lập doanh trại và đồn điền để khai thác. Nhờ đất đai màu mỡ, lại nằm gần sông, biển, nên Sài Gòn ngày càng trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của miền Nam. Vào năm 1773, thành Sài Gòn được xây dựng lại cho thêm rộng lớn và kiên cố, từ đó biến thành một trong những đô thị lớn nhất trên đất nước ta, lúc đó đang ở trong Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng công

34 việc xây dựng vừa hoàn tất thì những biến động chính trị trong nước cũng bắt đầu xảy ra, đưa đẩy vùng đất hiền lành, yên tĩnh này vào vòng khói lửa. Cũng trong năm 1773, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ phát động phong trào nổi dậy ở vùng Tây Sơn (thuộc tỉnh Quy Nhơn), chống phá lại chế độ tham nhũng, thối nát của triều đình chúa Nguyễn. Cùng lúc đó, quân Trịnh ở phía Bắc tràn xuống, đánh chiếm được vùng Thuận Hóa (tức Quảng Bình, Quảng Trị bây giờ), rồi uy hiếp Phú Xuân. Trước tình hình đó, chúa Nguyễn buộc phải lui về Quảng Nam, rồi sau lại chạy vào Gia Ðịnh (Sài Gòn) để luyện binh, tuyển tướng, mưu đồ khôi phục sự nghiệp. Vào năm 1775, Nguyễn Lữ đem quân vào đánh Sài Gòn, khiến cho chúa Nguyễn phải chạy về Biên Hòa, nhưng sau nhờ có Ðỗ thành Nhân đem quân đến giúp, chúa Nguyễn lại chiếm được thành phố này. Năm 1777, cũng trong Vận 5, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ đem quân vào Nam, bình định được thành Gia Ðịnh, bắt được chúa Nguyễn rồi giết đi, nhưng có người cháu là Nguyễn Ánh trốn thoát được sang Thái Lan. Rồi chờ đến khi Nguyễn Huệ đã bỏ về Quy Nhơn thì lại đem quân về khôi phục đất Gia Ðịnh. Ðầu năm 1782, Nguyễn Huệ lại trở vào Nam, đánh bại Nguyễn Ánh tại đất Gia Ðịnh và cửa sông Sài Gòn, rồi rượt đuổi ra tới Phú quốc. Nhưng khi Nguyễn Huệ vừa quay về Quy Nhơn thì Nguyễn Ánh cũng từ Phú quốc trở lại tái chiếm thành Gia Ðịnh.Vào năm 1783, tức năm cuối cùng của Vận 5, Nguyễn Huệ lại mang quân vào, đại phá quân Nguyễn Ánh tại cửa sông Sài Gòn. Sau trận ác chiến này, Nguyễn Ánh đã sức cùng, lực kiệt nên liền sang Thái-lan cầu viện. Nhưng đạo quân cướp nước này vừa đi đến Ðịnh-tường thì bị Nguyễn Huệ chận đánh tan tành, khiến cho Nguyễn Ánh phải chạy sang Thái-lan nương náu. Mãi đến năm 1787, đầu Vận 6, nhân lúc Nguyễn Huệ đang lo đối phó với tình hình hỗn loạn trên đất Bắc, Nguyễn Ánh mới bí mật trở về Long -xuyên, dần dần phát triển lại thế lực. Cuối năm đó, Nguyễn Ánh dốc toàn lực tấn công thành Gia Ðịnh, nhưng vì tướng Tây Sơn là Phạm văn Tham quyết chiến giữ thành, nên phải sau 10 tháng công phá, thành Gia Ðịnh mới bị hạ. Kể từ lúc đó, Sài Gòn mới tạm thời không còn nhìn thấy cảnh binh đao, chém giết, nhưng bầu không khí vẫn nặng nề vì cuộc chiến tranh với nhà Tây Sơn vẫn tiếp tục diễn ra. Cũng may cho Nguyễn Ánh là trong lần đọ sức này, tuy vận khí của Sài Gòn rất xấu (Vận 6), nhưng vận khí của Huế còn tệ hại hơn nhiều. Bởi thế nên sau nhiều chiến dịch hành quân vất vả, cuối cùng Nguyễn Ánh cũng diệt được nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn vào năm 1802, lúc đó đã vào cuối Vận 6.

35 Sau cuộc chiến tranh này, Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) chọn kinh đô là Phú Xuân, để Lê văn Duyệt ở lại trấn thủ Sài Gòn. Trong thời gian Lê văn Duyệt cai quản (từ năm 1802 đến 1833, tức là từ cuối Vận 6 đi qua hết Vận 7 sang đến giữa Vận 8), Sài Gòn được yên ổn làm ăn, nên dần dần cũng được trở lên khá sung túc. Nhưng sau khi ông qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại khép ông vào tội phản nghịch, rồi cho lùng bắt cả dòng họ, quyến tộc, khiến cho người con nuôi của ông là Lê văn Khôi phải nổi lên chống lại. Cũng trong năm 1833, Khôi nổi lên giết quan Tổng trấn Gia Ðịnh, tự xưng là Ðại Nguyên soái, rồi đem quân đi chiếm trọn Nam kỳ. Sau triều đình phải dốc toàn lực đánh dẹp, Khôi bị yếu thế nên rút về thành Gia Ðịnh (lúc đó đổi tên là Phiên-an) cố thủ, mãi đến năm 1835 thì thành mới bị hạ. Sau khi chiếm được thành, quan quân xông vào chém giết thẳng tay, bất kể đàn bà, con nít, gây nên một cuộc thảm sát dã man hiếm có trong lịch sử dân tộc. Rồi thành Gia Ðịnh bị san thành bình địa, những cuộc truy nã, bắt bớ tiếp tục diễn ra, những luật lệ khắt khe được đem ra áp dụng, khiến cho thành phố Sài Gòn chưa kịp vươn lên đã bị tàn lụi, suy sụp hẳn. Sau biến cố Lê văn Khôi, tình hình của Sài Gòn tạm thời lắng đọng xuống, tuy rằng những cuộc xung đột với Thái Lan và Cam Bốt vẫn tiếp tục diễn ra. Trong khi đó, triều đình nhà Nguyễn ngày một yếu hèn, suy nhược, khiến cho thực dân Pháp bắt đầu dòm ngó nước ta, rồi cuối cùng trắng trợn tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược. Vào năm 1859, khi quân Pháp nổ súng tấn công và đánh chiếm được thành Sài Gòn thì lúc đó cũng đang trong Vận 9 Hạ Nguyên. Liên tiếp trong hơn 2 năm trời, triều đình nhà Nguyễn huy động đại quân vào Nam, cố sức đánh phá để lấy lại Sài Gòn nhưng không có kết quả. Sang năm 1861, cũng vẫn trong Vận 9, Pháp mở cuộc tấn công đánh tan lực lượng quân sự nhà Nguyễn tại đồn Kỳ Hòa (thuộc khu Gia Ðịnh bây giờ), rồi thừa thắng tung quân đánh chiếm toàn thể Nam kỳ. Mặc dù gặp phải những cuộc chống phá rất quyết liệt, nhưng đến năm 1868, khi cuộc khởi nghĩa của Nguyễn trung Trực bị dập tắt, Pháp đã hoàn toàn bình định được miền Nam, lúc đó đã bước sang Vận 1 Thượng Nguyên. Rồi Pháp bắt đầu thiết lập hệ thống hành chánh, cai trị, biến miền Nam thành thuộc địa, thay đổi một số luật lệ, mở mang một vài lãnh vực về kinh tế và thương mại. Kể từ đó, tình hình của Sài Gòn trở nên lắng đọng hẳn, tuy đôi lúc cũng có một vài tổ chức, phong trào chống Pháp nổi lên, nhưng đa số đều có tính cách ôn hòa, và cũng không làm được gì đáng kể. Mãi đến khi bước vào Vận 5 (1944), tinh thần quật khởi của Sài Gòn mới bắt đầu bộc phát trở lại, dẫn đến cao trào cách mạng 1945 lật đổ nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng liền sau đó, Pháp quay trở lại tái chiếm Sài Gòn, mở màn cho cuộc chiến tranh khốc liệt từ Bắc vào Nam trong suốt 9 năm trời, đến khi bị đại bại ở Ðiện biên Phủ (1954) mới chịu rút chân ra khỏi Việt Nam. Khi hiệp định Geneve năm 1954 chia cắt đất nước thành 2 miền, Tổng thống Ngô đình Diệm về Sài Gòn thành lập chính phủ tự do để quản trị miền Nam, lúc đó đang là giữa Vận 5 Trung Nguyên. Nhưng ngay từ bước đầu, ông đã gặp phải

36 sự chống đối dữ dội của các phe phái Bình Xuyên, Cao Ðài, khiến cho chiến sự lại xảy ra ngay trong giữa thành phố Sài Gòn. Ðến khi những vụ phiến loạn này vừa được dẹp yên thì lại xảy ra cuộc đàn áp Phật giáo, giữa lúc cuộc chiến tranh với Cộng sản ở miền Nam ngày càng lan rộng, tạo nên một bầu không khí hoang mang, hỗn loạn cho Sài Gòn. Ðến năm 1963, tức là năm cuối cùng của Vận 5 thì Tổng thống Ngô đình Diệm bị các tướng lãnh miền Nam lật đổ rồi hạ sát. Sau cuộc chính biến này, tình hình ở Sài Gòn (và miền Nam nói chung) vẫn không có gì sáng sủa, trái lại càng rối loạn hơn vì các tướng lãnh tiếp tục tranh giành địa vị, khiến cho những cuộc đảo chánh liên tiếp xảy ra. Phải đến năm 1967, khi quyền hành đã lọt hết vào tay Tổng thống Nguyễn văn Thiệu thì tình hình chính trị của miền Nam mới tạm yên. Nhưng lúc đó cũng đã vào đầu Vận 6, cuộc chiến tranh với Cộng sản lại trở nên ác liệt hơn bao giờ hết, với những chiến dịch và những trận đánh quy mô mỗi lúc một diễn ra nhiều hơn. Vào năm 1968, Cộng sản mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, đánh phá Sài Gòn và các thành phố trên toàn miền Nam. Phải sau nhiều đợt phản công rất quyết liệt, quân Cộng sản mới bị đẩy lui và nền an ninh của miền Nam (cũng như Sài Gòn) mới được tái lập. Bốn năm sau, vào năm 1972, Hà Nội lại mở cuộc tổng tấn công đại quy mô suốt từ Quảng Trị vào tới Bình Long, đe dọa nghiêm trọng sự sống còn của thủ đô Sài Gòn. Mặc dù sau những trận chiến vô cùng ác liệt, quân đội miền Bắc lại bị đẩy lui và miền Nam vẫn được giữ vững, nhưng cũng từ đó, chính phủ Sài Gòn ngày một suy yếu. Ðến khi Cộng sản mở cuộc tổng tấn công lần thứ 3 vào đầu năm 1975 thì Sài Gòn cũng như thể chế chính trị của miền Nam liền bị sụp đổ một cách nhanh chóng. Nhưng khi cuộc chiến tranh Quốc-Cộng vừa chấm dứt, thì cuộc chiến tranh với Cam Bốt, rồi Trung Cộng lại diễn ra, khiến cho bầu không khí của Sài Gòn vẫn tiếp tục căng thẳng, ngột ngạt. Phải đến khi bước sang Vận 7 ( ), thì Sài Gòn mới thực sự được quay về với cảnh thanh bình, yên ổn làm ăn, nhưng sự thịnh vượng vẫn chỉ rất hạn hẹp, tương đối, chứ không sao vươn mình lên được với cộng đồng thế giới. Hiện tại (2002) đang là giai đoạn cuối cùng của Vận 7, chỉ sợ rằng khi bước qua vận 8, Sài Gòn sẽ lại gặp phải những cuộc binh đao, chếm giết đổ máu khác. Tóm lại, sau khi đã nhìn qua địa thế, cũng như lịch sử của thành phố, ta thấy do vị trí tọa lạc sai lệch, Sài Gòn đã bỏ mất nhiều cơ hội để phát triển lên thật hùng mạnh, sung túc. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn chém tới, khiến cho tai họa thường xảy đến dồn dập, chẳng những trong các Vận xấu mà ngay cả trong các Vận được coi là tốt đẹp. Ðúng ra, nếu nằm trong vị trí của chân long (tức khu vực giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn), Vận 1 sẽ là giai đoạn cực thịnh của

37 thành phố. Vào lúc đó, Sài Gòn sẽ có được những lãnh tụ tài ba (do mạch Trường Sơn ở phía Bắc đâm xuống), đồng thời cũng trở nên thịnh vượng, sung túc không thể diễn tả (do vượng khí từ cửa sông Sài Gòn và vùng biển mênh mông nơi phía Nam đưa tới). Ðàng này vì nằm trong vùng đất hộ sa, nên chỉ được mấy ông quan Pháp tới, thay đổi được một vài luật lệ và chính sách quá lỗi thời và khắc nghiệt. Bước sang Vận 2, mặc dù Sài Gòn bị thế "Phục Ngâm" của sông Vàm Cỏ và sông Cửu Long ở phía Tây Nam, nên mức độ thịnh đạt không còn được như trước. Nhưng con sông Ðồng Nai bắt nguồn từ phía Ðông Bắc lại là "Chính Thủy" vẫn sẽ đem vượng khí đến cho Sài Gòn, nên những nền tảng kinh tế, thương mại của thành phố vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển. Qua các Vận 3 và 4, thế "Phục Ngâm" của biển Ðông ở phía Ðông và Ðông Nam đã bị những nhánh núi của mạch Trường Sơn tiến ra ngăn cản nhiều, không còn gây ra những tai họa lớn. Chẳng những thế, nếu Sài Gòn nằm tại chân long, thì con sông Sài Gòn lại thuộc về phía Tây và Tây Bắc của thành phố, nên sẽ tiếp tục đem vượng khí đến. Nhất là trong Vận 3, khúc sông Sài Gòn uốn lượn, ôm ấp lấy khu vực Thủ Thiêm, nguyên khí tích tụ vô cùng sung mãn, nên sẽ đem lại cho thành phố một giai đoạn hưng vượng đến cực độ lần thứ hai. Còn đối với vị trí hiện tại, thì 2 con sông Ðồng Nai lẫn Sài Gòn đều nằm tại phía Ðông của thành phố, rồi khúc sông Sài Gòn cũng từ phía Ðông chém tới. Bởi thế cho nên vận khí của Sài Gòn trong những giai đoạn này đều quá suy nhược, không sao có thể vươn lên mạnh mẽ được, lại còn dễ xảy ra những vụ xung đột, chém giết làm náo loạn cả thành phố. Riêng Vận 5 là một giai đoạn đặc biệt, vì đây là lúc Sài Gòn đắc cách Long-Hổ hộ vệ, Huyền vũ che chở, vượng khí của cả miền Nam đều hội tụ về đây. Ðúng ra phải là một giai đoạn cực thịnh không thể diễn tả, với đầy đủ chúa thánh, tôi hiền để cai trị, dẫn dắt muôn dân. Tiếc rằng chỉ vì Sài Gòn nằm trong vùng đất hộ sa, không phải là nơi có thể kết tụ được nguyên khí, nên chỉ như ngọn lửa bùng lên giữa đêm đông rồi chợt tắt. Ðã thế lại còn bị khúc sông Sài Gòn ở ngay bên chém tới là một điều tối nguy hiểm, vì nó không những thường xuyên gây ra nhiều tai họa cho thành phố, mà trong Vận 5, mức độ độc hại của nó lại càng tăng thêm gấp bội. Bởi thế nên trong giai đoạn này, Sài Gòn chẳng những sẽ gặp cảnh chiến tranh, loạn lạc, mà ngay cả những người lãnh đạo nơi đây cũng dễ bị hung tử. Ngược lại, nếu như thành phố Sài Gòn nằm tại chân long, thì chẳng những sẽ tránh được họa chiến tranh, mà còn trở nên một thành phố hùng cường và thịnh vượng bậc nhất trong khu vực Ðông Nam Á Châu cũng như trên thế giới. Bước qua Vận 6, vì khu vực phía Tây Bắc là thượng nguồn của con sông Sài Gòn, nên dù nằm ở vị trí nào thì Sài Gòn cũng sẽ bị chiến tranh rất lâu dài đe dọa. Nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì do nguyên khí của thành phố quá yếu, nên nếu không may gặp phải một quốc gia đối địch có nguyên khí của thủ đô mạnh hơn thì Sài Gòn sẽ dễ lãnh lấy phần chiến bại. Còn nếu nằm trong khu vực

38 của chân long thì khó có quốc gia nào có thể đánh bại được Sài Gòn, vì nguyên khí ở đây đã quá đầy đủ, sung mãn, nên dù gặp sát khí chiếu đến cũng khó lòng mà bị suy sụp hoàn toàn được. Rồi đến Vận 7 là thời gian hòa bình, an cư lạc nghiệp của Sài Gòn, nhưng nếu nằm ở vị trí hiện tại thì tuy được cả 2 con sông Ðồng Nai và Sài Gòn cùng nằm ở phía Ðông chiếu tới (tức là được "Chính Thủy"). Nhưng vì bị khúc sông Sài Gòn chém vào nên mặc dù cũng được yên ổn làm ăn, nhưng những tệ nạn xã hội như trộm cắp, đĩ điếm thường lan tràn. Ngoài ra, cũng vì lý do đó, cộng với vấn đề nằm trong vùng hộ sa, nên dù có được một giai đoạn hòa bình khá lâu dài, Sài Gòn vẫn không sao trở thành một trung tâm kinh tế và mậu định tiên tiến cũng như hùng cường được. Còn nếu như nằm trong khu vực của chân long, thì mặc dù sẽ bị một số biến động (như chiến tranh hoặc trì trệ kinh tế...), do con sông Sài Gòn lúc đó lại nằm ở phía Tây tức bị Phục Ngâm, đem sát khí đến cho thành phố. Nhưng vì con sông Ðồng Nai vẫn nằm ở phía Ðông, đem vượng khí đến với Sài Gòn, nên rồi thành phố sẽ vượt qua được mọi khó khăn để tiếp tục phát triển, vươn lên. Qua Vận 8, thượng nguồn của sông Ðồng Nai ở phía Ðông Bắc là sát khí, nên dù nằm ở vị trí nào Sài Gòn cũng sẽ có chiến tranh, loạn lạc. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại thì còn bị thêm con sông Sài Gòn cũng đi qua khu vực phía Ðông Bắc nữa, khiến cho sát khí trùng trùng, nên mới bị đại họa thê thảm như sau vụ khởi nghĩa của Lê văn Khôi trước đây. Còn nếu dời vào khu vực giữa 2 con sông thì chỉ còn sát khí của sông Ðồng Nai, nên tuy vẫn bị chiến tranh, nhưng do nguyên khí còn vượng, nên dù gặp nhiều cơn sóng gió Sài Gòn vẫn chưa bị suy tàn hẳn. Ðến Vận 9 mới là thời kỳ tàn tạ, vì cửa sông Sài Gòn và vùng biển nơi phía Nam lúc đó sẽ đem đến sát khí quá nặng, nên dù tọa lạc ở khu vực nào, Sài Gòn cũng đều bị thảm họa chiến tranh. Nhưng nếu nằm ở khu vực hiện tại, Sài gòn còn bị khúc sông chém vào, vận khí của thành phố sẽ quá kiệt quệ, nên việc suy vong, mất nước, phải làm nô lệ cho người là điều chắc chắn. Nếu đọc kỹ lịch sử, chúng ta sẽ thấy khi chúa Nguyễn chiếm Sài Gòn, hay khi Pháp hạ thành Gia Ðịnh đều xảy ra trong Vận 9. Ngược lại, nếu được dời vào khu vực của chân long, thì mặc dù lúc đó Sài gòn cũng rất yếu ớt, lại không có được lãnh tụ tài ba nên khi có chiến tranh sẽ không thể cản được bước tiến của giặc thù. Nhưng rồi chẳng bao lâu, tinh thần quật khởi của Sài Gòn lại bộc phát, để đến khi bước vào Vận 1 Thượng Nguyên thì sẽ có vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thanh bình và vinh quang đến cho thành phố, cũng như cho đất nước, dân tộc. * TỔNG KẾT: như vậy, sau khi đã nhìn qua vận khí, cũng như lịch sử của 3 thành phố Hà Nội, Huế và Sài Gòn, chúng ta đều thấy mỗi thành phố có những nét đặc thù riêng biệt. Hà Nội với thế núi, sông quá lớn, quá hùng vĩ, dài hàng

39 mấy trăm dậm tiến tới, tất cả đều như muốn hướng về phủ phục, triều bái, nên thật quả là thế đất quân vương, có thể điều khiển, sai khiến được chư hầu. Bởi thế nên từ trước khi Hà Nội (tức Thăng Long) được chọn làm thủ đô, nước ta chỉ là một quốc gia nhỏ, sánh ngang hàng với những nước nhược tiểu như Chiêm Thành, Phù Nam, Chân Lạp, Lão Qua (tức Ai Lao)... đã vậy lại còn bị Trung Hoa đô hộ suốt gần 10 thế kỷ. Phải đến khi vua Lý thái Tổ dời thủ đô về đây, đất nước ta mới dần dần trở nên hùng mạnh, rồi tiến vào diệt Chiêm Thành, Phù Nam (tức Thủy Chân Lạp), khống chế Ai Lao và Cam Bốt, đe dọa cả Thái Lan và Miến Ðiện. Chẳng những thế, tổ tiên ta còn nhiều lần đánh bại những cuộc xâm lăng rất quy mô và khốc liệt của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Rồi đôi còn có ý định dòm ngó và xâm chiếm đất đai của họ, như dưới thời của Lý thường Kiệt hoặc vua Quang Trung. Tiếc rằng vào thời Lý thường Kiệt, tiềm lực của nước ta còn quá nhỏ (chỉ từ Nghệ An ra Bắc) nên chưa thực hiện nổi giấc mộng đó. Ðến thời vua Quang Trung thì Ngài lại dời về đóng đô ở Phú Xuân, để rồi lại mất quá sớm trước khi thi hành được ý định. Một điểm đáng chú ý khác là kể từ khi Hà Nội được chọn làm thủ đô, nước ta không bao giờ bị ngoại bang đô hộ. Ngay cả trong những giai đoạn tàn tạ, đen tối nhất như những thời mạt vận của các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, Trịnh - Nguyễn. Vào những thời điểm đó, giữa lúc những nhà lãnh đạo đất nước đều bất tài, hèn kém, nhu nhược, nhân dân thì đói khổ, loạn lạc nổi lên khắp nơi, nhưng nền độc lập của dân tộc vẫn được bảo tồn nguyên vẹn. Chỉ đến khi nhà Hồ dời đô về Thanh Hóa, hoặc như sau này nhà Nguyễn lập kinh đô tại Phú Xuân, nước ta mới bị các thế lực ngoại bang hùng mạnh thôn tính, cai trị. Ðó chính là do địa thế đặc biệt của Hà Nội, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, được những dẫy núi hùng vĩ, trùng trùng điệp điệp từ xa tiến tới, phủ phục triều bái ở bên ngoài. Với địa thế đặc biệt như vậy, nên không một thế lực nào trên thế giới có thể khuất phục được Hà Nội, mà ngược lại, tất cả mọi quốc gia lân cận với Việt Nam đều sẽ bị Hà Nội chi phối. Vấn đề nhiều hay ít chỉ còn tùy thuộc vào những giai đoạn thịnh, suy của Hà Nội mà thôi. Ngoài ra, vì con sông Hồng Hà khi đi ngang qua Hà Nội tuy có hơi cong một chút, nhưng thế nước vẫn chảy nhanh và mạnh, làm tiêu tán đi rất nhiều nguyên khí của thành phố. Nếu như khúc sông này được sửa lại để thành thế uốn lượn êm đềm như sông Hương hay sông Sài Gòn, thì thần lực của những dãy núi hùng vĩ chung quanh mới được tích tụ đầy đủ, tràn trề ở Hà Nội. Khi đó, chẳng những đất nước ta sẽ trở nên giàu có, thịnh vượng khó có quốc gia nào sánh kịp, mà thế lực của Hà Nội cũng áp đảo luôn cả Trung Hoa, chứ đừng nói tới các nước trong vùng Ðông Nam Á Châu và trên thế giới. Riêng Huế chỉ là một thành phố nhỏ, thế núi, sông quá ngắn, nên chẳng những đã không phát sinh được nhiều vượng khí, mà dải đất bình nguyên nơi đó cũng chật hẹp, không đủ chỗ cho nguyên khí tích tụ. Do đó, mặc dù cũng đầy đủ những yếu tố Phong thủy như sông Hương uốn lượn êm đềm vây bọc, những

40 nhánh núi hướng tới chầu phục, nhưng thế nhỏ bé vẫn hoàn nhỏ bé. Nói cho đúng ra, Huế chỉ có thể là một thành phố trung bình, cai quản địa hạt của một vài tỉnh, chứ không thể trở thành một đô hội lớn hay kinh đô của một quốc gia hùng mạnh. Nếu bị bắt buộc phải đảm nhiệm trách vụ này, Huế sẽ dần dần làm cho đất nước trở nên suy yếu, dẫn đến cái họa diệt vong, mất nước. Bởi vì dòng sông Hương quá nhỏ, quá ngắn, nên mặc dù uốn lượn hữu tình, nhưng vượng khí chỉ đủ cho một thành phố nhỏ, chứ không sao có thể làm cho Huế trở nên một đô hội sầm uất, giàu mạnh được. Còn nói tới chuyện kiến tạo một đất nước cường thịnh, sung túc lại là điều không thể có được. Còn Sài Gòn là một thành phố nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn, phì nhiêu, chung quanh được núi non hộ vệ, che chở, lại có sông ngòi uốn khúc chảy tới, nên tiềm năng phát triển kinh tế thật vô hạn. Nhưng trong suốt hơn 300 năm qua, Sài Gòn vẫn không sao tiến lên được thành một trung tâm kinh tế quan trọng của thế giới, mà trái lại vẫn chỉ đóng một vai trò phụ thuộc rất khiêm tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sài Gòn đã nằm vào vị trí phụ thuộc đối với Phong thủy (hộ sa), nên không sao có thể vươn lên để nắm lấy những vị trí quan trọng hàng đầu được. Do đó, vấn đề cần thiết là phải dời trung tâm thành phố vào Thủ Thiêm, vì nơi đây chẳng những nằm trong khu vực của chân long, lại còn được khúc sông Sài Gòn ngay đó uốn lượn bao bọc chung quanh. Khác với sông Hương ở Huế chỉ uốn cong một vòng rồi chảy đi, sông Sài Gòn lại uốn lượn rất nhiều vòng, tạo thành thế Cửu (9) khúc, khiến cho vượng khí tích tụ tràn trề, thần lực vô cùng sung mãn. Có thể nói nếu dải đất giữa sông Ðồng Nai và sông Sài Gòn là nơi thu hút hết vượng khí của cả miền Nam, thì khu Thủ Thiêm chính là nơi hội tụ hầu hết vượng khí của dải đất này vậy. Bởi thế cho nên nếu được dời về đây, Sài Gòn sẽ nhanh chóng biến thành một trung tâm kinh tế hùng mạnh của thế giới, vượt qua những Hongkong, Singapore, Taiwan... trong khu vực. Hiện tại, nếu đem so sánh giữa 3 thành phố thì Huế và Sài Gòn không thể sánh được với Hà Nội, vì một đàng thì quá nhỏ, một đàng thì lại nằm ở một khu vực bất an (hộ sa). Nhưng nếu như sau này, khi được dời vào Thủ Thiêm, Sài Gòn sẽ đón nhận được vượng khí của cả miền Nam, rồi phát triển lên thật hùng mạnh thì mới đủ sức để cạnh tranh ngang ngửa với Hà Nội. Lúc đó, một đàng được thế sông nên giàu có, sung túc; một đàng được thế núi, nên khí phách quật cường không ai có thể khuất phục được. Ðất Sài Gòn nằm giữa 2 con sông quá hiền hòa, uốn lượn êm đềm, nên nếu được chọn làm thủ đô sẽ đem đến cảnh thái bình, thịnh trị cho cả nước. Ðồng thời thường sử dụng sức mạnh kinh tế và đường lối ngoại giao mềm mỏng, khéo léo để phát triển thế lực sang các nước láng giềng cũng như trên thế giới. Còn Hà Nội nằm giữa những dãy núi quá hùng vĩ, nên sẽ chú tâm phát triển sức mạnh quân sự, đồng thời thường sử dụng vũ lực để khuất phục các nước láng giềng. Do thế núi chầu phục, Hà Nội sẽ luôn

41 luôn tìm cách biến các nước lân cận thành chư hầu, lệ thuộc vào mình, đồng thời cũng thường ôm mộng đế quốc, hay tính đến chuyện bành trướng lãnh thổ, nhất là trong những giai đoạn vận khí thịnh vượng. Nếu giữa Hà Nội và Sài Gòn có sự khác biệt như vậy, thì nên chọn thành phố nào làm thủ đô của đất nước trong tương lai Người viết nghĩ vẫn nên chọn Hà Nội, vì tuy Sài Gòn có thể sẽ làm cho đất nước được an lành, thịnh vượng hơn, nhưng Hà Nội mới có thể bảo đảm được sự trường tồn và nền độc lập của dân tộc. Nhất là khi đất nước ta lại nằm bên cạnh một đế quốc khổng lồ ở phía Bắc. Nếu không phải là một vùng đất có núi sông hùng vĩ, khí phách quật cường như Hà Nội thì làm sao có thể chận đứng được bước đường Nam tiến của Hán tộc trong suốt bao nhiêu thời đại Còn Sài Gòn nếu sau này trở nên một trung tâm kinh tế phồn thịnh nhất Á Châu, làm thế hậu thuẫn, trợ lực cho Hà Nội thì ta đâu còn phải e dè, lo ngại một nước Trung Hoa lúc nào cũng nuôi mộng bành trướng. Trái lại, lúc đó chính họ mới phải lo lắng tới sức mạnh, cũng như việc phát triển thế lực của nước ta ra khắp vùng Ðông Nam Á Châu. Chẳng những thế mà ngay cả mảnh đất đại lục của họ cũng sẽ có ngày bị thế liên kết Hà Nội - Sài Gòn đe dọa. Cuối cùng, một vấn đề quan trọng khác có liên quan đến sự sống còn của dân tộc ta, đó là vận khí của thành phố Bắc Kinh. Như đã nói ở phần đầu, Bắc Kinh được hưng vượng vào các Vận 5, 6, và 7. Do đó, trong những giai đoạn này, họ thường hay yêu sách, can thiệp vào nội tình Việt Nam, hoặc xua quân sang xâm lăng một cách trắng trợn. Tuy nhiên, trong các Vận 5, 6, khí thế của Hà Nội cũng bừng lên mãnh liệt không kém, nên họ sẽ không làm gì nổi, chỉ chuốc lấy những thất bại chua cay, nhục nhã. Tuy nhiên, trong Vận 7, khí thế của Hà Nội bị suy giảm (do các con sông Ðà, sông Mã ở phía Tây tạo thành cách "Phục Ngâm"), nên chúng ta cần cẩn thận trong vấn đề xây dựng, thay đổi môi trường thiên nhiên. Ðiều quan trọng là phải tránh làm động sát khí ở phía Tây, để cho Hà nội còn có chút vượng khí, hầu có thể đương đầu nổi với Bắc Kinh, còn nếu không thì chúng ta sẽ dễ bị lôi cuốn vào vòng ảnh hưởng của họ. Trong Vận 7, nước ta thường không có chiến tranh lớn, nên sẽ không có những cuộc xâm lược từ Trung Hoa, chỉ có điều nếu nguyên khí của Hà Nội quá yếu thì sẽ dễ bị lệ thuộc vào họ mà thôi. Nhưng từ Vận 8 trở đi, nguyên khí của thành Bắc Kinh sẽ bắt đầu suy yếu, nên kể từ đó trở đi, họ không còn đủ sức để gây ảnh hưởng được với HàNội nữa. Do đó, trong các Vận 8, 9, nếu chúng ta có thể xây dựng nên một nước Việt Nam thịnh vượng và hùng mạnh, thì đất nước ta sẽ là đệ nhất cường quốc trong vùng Ðông Á (vì Nhật Bản lúc đó cũng tiêu điều, tàn tạ). Rồi qua tới các Vận 1, 2, 3, 4, vận khí của Bắc Kinh mỗi lúc một suy đồi, muốn giữ được trọn vẹn lãnh thổ Trung Hoa cũng còn khó khăn, thì làm sao có thể uy hiếp nổi đất nước ta được. Bởi thế nên trong những Vận này, tuy HàNội cũng càng ngày càng suy yếu, nhưng vẫn không bị lệ thuộc hoặc mất nước vào tay kẻ thù phương Bắc. Ðó cũng là cái may cho dân tộc Việt Nam chúng ta, vì vận khí của

42 Hà Nội và Bắc Kinh cũng gần như tương tự trong những giai đoạn hưng-phế, nên nước Trung Hoa mặc dù rộng lớn, nhưng vẫn không bao giờ có thể khuất phục ta được. PHONG-THỦY VÀ NGUYÊN NHÂN VỤ TAI BIẾN NGÀY 11-9 TẠI NEW-YORK VÀ WASHINGTON LÂM QUỐC THANH Vào sáng ngày 11 tháng 9 vừa qua, một nhóm khủng bố thuộc tổ chức của tên trùm khủng bố quốc tế Osama bin Laden cùng một lúc không tặc 4 chiếc máy bay dân sự Hoa- kỳ. Sau khi đoạt được quyền điều khiển từ tay phi công, chúng liền cho 2 chiếc máy bay đâm thẳng vào 2 tòa nhà chọc trời World Trade Center ở New-York, phá hủy hoàn toàn 2 tòa nhà này, làm hơn 5,000 người bị chết và hàng ngàn người khác bị thương. Cùng lúc đó, chúng phóng chiếc máy bay thứ ba vào Ngũ giác đài, phá sập 1 góc của tòa nhà kiên cố này, đồng thời làm thiệt mạng gần 200 viên chức đang làm việc cho Bộ Quốc Phòng Mỹ. Còn chiếc máy bay thứ 4 thì có lẽ chúng dự tính đâm vào tòa Bạch-Ốc hoặc Camp David (nơi nghỉ mát của Tổng Thống Bush), nhưng do phản ứng quyết liệt của những hành khách, chiếc máy bay này lao xuống và nổ tan tành trong 1 cánh đồng trống ở Pennsylvania. Vì sao Washington, và nhất là New York lại gặp phải tai họa thảm khốc như vậỵ Sau ngày11-9, Bộ Tư Pháp Hoa-Kỳ cũng như Cơ Quan Tình Báo Liên Bang F.B.I.đã đưa ra nhiều câu trả lời. Ở đây, người viết không muốn lập lại những câu trả lời đó mà muốn dựa vào bộ môn Phong-Thủy- là 1 môn khoa học huyền bí Ðông phương - để tìm hiểu những nguyên nhân "huyền bí" nào đãẫn đến thảm họa cho 2 thành phố này. Ðể rồi từ đo hìn vào vận khí của thành phố Chicago- từ hiện tại dến tương lai- hầu tìm kiếm 1 môi trường an toàn và thích hợp cho mọi người chúng ta, nhất là trong giai đoạn xáo trộn và bất ổn như hiện nay. Nhưng trước khi đi sâu vào chi tiết, và cũng đễ bạn đọc có thể nắm vững được vấn đề, người viết xin được lược qua 1 số nguyên tắc Phong-Thủy cơ bản dưới đây: 1/ LẠC THƯ VÀ TAM NGUYÊN, CỬU VẬN: a/ Lạc Thư: theo truyền thuyết Trung-Hoa thì vua Vũ nhà Hạ là người đã tìm ra Lạc Thư. Ðây là 1 đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số ( còn được gọi là

43 Cửu tinh ), với mỗi số được ấn định bản chất ngũ hành và phương hướng như sau: -Số 1: nằm ở phía Bắc, thuộc hành Thủy. -Số 2: ở phía Tây-nam, thuộc hành -Số 3: ở phía Ðông, thuộc hành Thổ. -Số 4: ở phía Ðông-nam, cũng thuộc Mộc.-Số 5: nằm ở trung tâm, thuộc hành Thổ Số 6: ở phía Tây-bắc thuộc hành Kim. -Số 7: nằm ở phía Tây, cũng thuộc Kim -Số 8: ở phía Ðông- bắc, thuộc hành Thổ. -Số 9: nằm ở phía Nam, thuộc hành Hỏa Phần trên là những điều cơ bản về về Lạc Thư. Dựa vào nó, các nhà Phongthủy sau này mới nghĩ ra những cách xoay chuyển thuận, nghịch để luận đoán vận khí thịnh, suy từ mồ mả, nhà đất, cho đến xóm làng, thành phố; thậm chí đến sự hưng vượng hoặc suy vong của một quốc gia cũng đều phải dựa vào đại khí của Lạc Thư mới có thể nhận biết chính xác được. Mộc b/tam Nguyên, Cửu Vận: cách đây gần 5,000 năm trước, người Trung- Hoa đã bắt đầu sử dụng Lục Thập Hoa Giáp để tính lịch. Mỗi Lục Thập Hoa Giáp gồm có 60 năm, còn được gọi là 1 Nguyên hay một kỷ. Tam Nguyên là 1 chu kỳ 180 năm, gồm có 3 Nguyên : Thượng Nguyên là 60 năm đầu ; Trung Nguyên là 60 năm giữa ; và Hạ Nguyên là 60 năm cuối. Mỗi Nguyên lại được chia làm 3 Vận; mỗi Vận là 1 giai đoạn dài 20 năm. Như vậy, một chu kỳ 180 năm sẽ gồm có 3 Nguyên và 9 Vận nên còn được gọi là Tam Nguyên, Cửu Vận. Ðối với Phong-thủy học, đây là chu kỳ biến hóa tự- nhiên của vũ trụ, được lập đi, lập lại không ngừng. Ngoài ra, để luận định chính xác khí số của từng Vận, các nhà Phong-thủy Trung-hoa còn xử-dụng Cửu tinh (9 số) của Lạc Thư để quản thủ Cửu Vận trong Tam Nguyên, tức là ba số 1,2, 3uản thủ 3 Vận đầu của Thượng Nguyên ; ba số 4, 5, 6 quản thủ 3 Vận giữa của Trung Nguyên ; và ba số 7,8, 9 quản thủ 3 Vận

44 cuối của Hạ Nguyên. Bởi vậy, nếu chúng ta nhìn vào Tam Nguyên, Cửu Vận gần đây nhất thì sẽ thấy như sau: THƯỢNG NGUYÊN: - Vận 1: từ năm 1864 đến năm 1883: do số 1 quản thủ - Vận 2: từ năm 1884 đến năm 1903: do số 2 quản thủ - Vận 3: từ năm 1904 đến năm 1923: do số 3 quản thủ TRUNG NGUYÊN: - Vận 4: từ năm 1924 đến năm 1943: do số 4 quản thủ -Vận 5: từ năm 1944 đến năm 1963: do số 5 quản thủ - Vận 6: từ năm 1964 đến năm 1983: do số 6 quản thủ HẠ NGUYÊN: - Vận 7: từ năm 1984 đến năm 2003: do số 7 quản thủ - Vận 8: từ năm 2004 đến năm 2023: do số 8 quản thủ - Vận 9: từ năm 2024 đến năm 2043: do số 9 quản thủ Nhìn vào phần trên, chúng ta có thể thấy con người hiện tại đang sống trong những năm cuối cùng của Vận 7 Hạ Nguyên. Trong Vận này, số 7 là sao quản thủ. (Phần giải thích thêm) Muốn xác định năm khởi điểm của Nguyên ta phải tìm năm Giáp Tý. Năm 1864 là năm Giáp Tý hay là năm bắt đầu của Thượng Nguyên. Như ta đã biết, một Nguyên là giai đoạn của một Lục Thập Hoa Giáp, còn gọi là một kỷ, có 60 năm, bắt đầu từ năm Giáp Tý đến năm Quý Hợi. Do đó tất cả mọi nguyên trong Tam Nguyên Cửu Vận đều bắt đầu từ năm Giáp Tý. Người Trung Hoa bắt đầu làm lịch đã lấy Năm Giáp Tý đầu tiên từ thời Phục Hy. Nếu tính từ đó cho đến năm 1863 thì được tất cả là 78 Nguyên ( hay 78 Hoa Giáp), tức là 26 Tam Nguyên, Cửu Vận. Bởi vậy năm 1864 là năm bắt đầu của Tam Nguyên, Cửu Vận thứ 27.

45 Dựa vào Lạc Thư, ta thấy số 7 thuộc về phía Tây, nên phía Tây được coi là phương vị của Chính Thần trong Vận 7. Ðối với Phong- thủy, phương vị của Chính Thần không bao giờ được có Thủy, nghĩa là ở phía Tây của mỗi làng mạc, đô thị, thành phố hoặc thủ đô đều không nên có ao hồ, sông ngòi hay biển cả. Nếu có tức là phạm phải cách "Phản, phục Ngâm" hay " Linh Thần Thủy", tức là bị ác, sát khí chiếu tới, nên những thành phố đó sẽ gặp phải nhiều biến động hoặc tai họa. Ngược lại, ở phía đối diện với phương vị của Chính Thần (tức phía Ðông, vì Chính Thần trong Vận 7 tọa lạc tại phía Tây) mà có Thủy tức là Chính Thủy, nghĩa là được vượng khí chiếu tới. Cho nên trong Vận 7, những thành phố ma ó Thủy ở phía Ðông sẽ tự nhiên trở nên phồn thịnh, sung túc, chẳng những thế lại còn tránh được nhiều hiểm họa lớn. 2/ SỰ LUÂN CHUYỂN CỦA CỬU TINH VÀ NGŨ HOÀNG SÁT: a/ Sự luân chuyển của Cửu tinh : Cửu tinh tức là 9 sao ( hay 9 số) trong Lạc Thư. Từ ị trí nguyên thủy của các số trong đồ hình, các nhà phong-thủy còn tìm cách xoay chuyển Cửu tinh theo một quy luật nhất định để tìm hướng tốt cho phần mộ, nhà đất., ngoài ra còn để tiên đoán mọi diễn biến tốt, xấu trong từng năm, tháng, ngày, giờ.ở đây, vì phạm vi hạn hẹp của bài báo, người viết chỉ xin được nói sơ qua sự luân chuyển Cửu tinh theo từng năm, từ năm 2001 đến năm 2003, tức 3 năm cuối cùng của Vận 7, như sau: B B B Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Nhìn vảo đồ hình của năm 2001, ta thấy số 4 nằm ở phía Bắc, nên số 3 sẽ nằn ở phía Nam. Số 1 ở phía Tây, số 6 phía Ðông, số 9 phía Tây-Bắc, số 5 phía Tây-Nam, số 2 phía Ðông-Bắc, số 7 phía Ðông-Nam, còn số 8 thì ở chính giữa (Trung Cung). Các năm 2002, 2003 cũng tương tự. Chẳng hạn như năm 2002 thì số 3 ở phía Bắc, số 2 phía Nam, số 9 phía Tây... cứ như thế bạn đọc có thể nhận ra phương hướng của mỗi sao nằm ở khu vực nào ùy theo năm. Ngoài ra, vì Lạc Thư chỉ có 9 số, nên sau 9 năm luân chuyển, các sao sẽ trở lại vị trí ban đầu của nó. b/ngũ Hoàng Sát: trong Cửu tinh, những sao thường đem đến sự tốt đẹp, may mắn là 1, 4, 6, 8 ( mặc dù còn phải kết hợp với cả các sao tháng, ngày, giờ

46 nữa mới có thể kết luận được chính xác). Các sao 3, 9 thì phải tùy trường hợp để luận đoán tốt, xấu, còn các sao 2, 5, 7 đều là những sao xấu: số 2 chủ về bị bệnh tật quấy nhiễu; số 7 chủ về thị phi, trộm cắp. Riêng trong Vận 7, số 7 đương nắm quyền, nên những tính chất hung, hiểm của nó chưa bộc lộ ra. Còn số 5 là sát tinh số một trong Cửu tinh, nên còn được gọi là Ngũ Hoàng Sát. Thông thường, khi Ngũ Hoàng chiếu đến khu vực nào thì khu vực đó sẽ xảy ra nhiều biến động: nhẹ thì ốm đau, dịch bệnh, nặng thì tai họa chết người. Nhưng thế nào là mức độ nặng, nhẹ Nặng là khi nơi Ngũ Hoàng chiếu tới hằng ngày còn có đông người qua lại, hoặc xe cộ, máy móc hoạt động không ngừng; hoặc là nơi đó có những luồng thủy lưu giao hội ( còn gọi là Thủy Tam Thoa, sẽ nói rõ ở phần sau) Nhẹ là khi nơi có Ngũ Hoàng chiếu tới lại vắng vẻ, không có người hoặc xe cộ qua lại, hoạt động hay mức độ hoạt động tương đối ít. Trên đây là những điều cơ bản về Phong thủy, mà ngưởi viết hy vọng bạn đọc sẽ nắm vững trước khi chúng ta có thể bước vào tìm hiểu địa thế và vận khí của 3 thành phố New-York, Washington và Chicago trong vận 7 Hạ nguyên này. 3/ NEW-YORK, WASHINGTON VÀ CHICAGO:

47 I. New-York: là thành phố nằm trên phần cuối cùng của bán đảo Manhattan. Ðây là một bán đảo lớn, xuất phát từ tận miền Ðông-Bắc Hoa-Kỳ, rồi đi qua các Tiểu bang Main, Vermont, New Hampshire, Massachusetts và Connecticut. Khi đến New-York, bán đảo Manhattan đột nhiên thót lại như một ngón tay hay một lưỡi kiếm đâm thẳng về phía Tây-Nam, với khí thế trông thật mãnh liệt, và chỉ chấm dứt khi bị dòng sông Hudson cản lại. Ðây là khu vực trung tâm của thành phố New-York, với 2 tòa nhà chọc trời " World Trade Center" nằm gần ở khu vực cuối cùng của bán đảo, tức là khu vực phía Tây-Nam của thành phố. Dòng sông Hudson bắt nguồn từ phái Bắc chảy xuống, đi dọc theo khu vực phía Tây của thành phố rồi đổ ra biển. Trong Vận 7,khu vực phía Tây mà có Thủy tức là bị sát khí của " Linh Thần Thủy" nên trong suốt mười mấy năm qua, New-York đã gặp rất nhiều tai biến, nhất là những năm mà niên tinh Ngũ Hoàng (số 5) chiếu tới phía Nam ( năm 1999), phía Bắc ( năm 2000), phía Tây ( năm 1997), và Tây-Nam (2001). Sở dĩ như thế là vì những khu vực này đều có Thủy của dòng sông Hudson, tức là đã có sẵn động khí, nên khi Ngũ Hoàng tới những phương đó là lập tức gây ra tai họa liền. Nhất là năm nay (2001), khi Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam. Khu vực này của thành phố New-York là nơi giao hội giữa cửa sông Hudson và 2 eo biển gần đó tạo thành Thủy Tam Thoa ( tức nơi giao hội của 3 nguồn Thủy). Phi tinh phú viết: " Ngũ Hoàng bay tới Tam Thoa, chỉ lo lắm chuyện". Nay phía Tây-Nam của thành phố New-York chẳng những có Thủy Tam Thoa, mà còn có cả khu vực World Trade Center, thị trường chứng khoán...v.v..., đều tụ tập ở đó, hằng ngày có tới hàng triệu lượt người qua lại khiến cho mức độ tác hại của Ngũ Hoàng càng thêm phần trầm trọng, dẫn tới vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 làm chấn động cả thế giới. Nếu như sau vụ tai biến, New-York tạm thời đình chỉ mọi hoạt động ở khu vực này thì mọi sự đã bắt đầu lắng đọng, bình yên trở lại. Nhưng vì công cuộc tìm kiếm những người bị mất tích trong 2 tòa nhà World Trade Center - cũng như việc thu dọn đống tro tàn đổ nát của 2 tòa nhà nàyvẫn tiếp tục xảy ra ngày, đêm với quy mô rất lớn. Cộng thêm mọi hoạt động khác đều trở lại bình thường, khiến cho hung khí của Ngũ Hoàng vẫn tiếp tục bị xung động mạnh nên tai họa vẫn còn tiếp tục xảy đến cho thành phố New-York. Trong tháng 9 Âm-lịch (từ ngày 08 tháng Mười đến ngày 06 tháng 11 Dươnglịch, tức là từ ngày bắt đầu Tiết Hàn-lộ qua hết ngày cuối cùng của Tiết Sươnggiáng mới đúng), nguyệt tinh số 9 (còn được gọi là Cửu tử) chiếu tới phía Tây- Nam. Trường hợp hai số 5-9 gặp nhau, sách gọi đó là " Cửu - Hoàng độc dược " tức là sẽ gây ra những tai họa về ngộ độc. Bởi thế cho nên mới xảy ra vụ bọn khủng bố gởi thư có vi trùng Anthax vào những cơ quan thông tín lớn, làm cho một số người bị nhiễm độc. Nhưng vụ nhiễm vi trùng Anthax sẽ không lâu, vì bước sang tháng 10 Âm-lịch (từ ngày 07 tháng 11 Dương-lịch, tức bắt đầu Tiết Lập-đông), nguyệt tinh số 8 tới sẽ hóa giải được sát khí của Ngũ Hoàng, nên tình hình sẽ lắng đọng dần. Tuy nhiên, cũng phải tới cuối năm Âm-lịch thì New- York mới thực sự được bình yên. Sang năm 2002 và 2003, Ngũ Hoàng sẽ di

48 chuyển về phía Ðông và Ðông-Nam, đều không phải là những nơi có động khí nhiều của New-York nên thành phố này sẽ được 2 năm tương đối ổn định. Nhìn chung, Vận 7 là bại vận của NewYork, vì Thủy của sông Hudson ở phía Tây là sát khí. Cũng may là ngoài xa nơi phía Ðông cũng có đại Thủy của Ðạitây-Dương chiếu, nên kinh tế cũng chưa đến nỗi suy sụp lắm. Bước sang Vận 8 ( ), New York sẽ trở thành một thành phố cường thịnh bậc nhất trên thế giới, vì đại long mạch từ phía Ðông-Bắc tiến xuống thần lực vô cùng mãnh liệt, lại gặp sông Hudson và cửa biển đón đầu tức là cách " Rồng gặp nước", vượng khí phát sinh như triều dâng, thác đổ, không một thành phố nào trên thế giới có thể so sánh được. Sang Vận 9 ( ), vượng khí của long mạch bắt đầu suy yếu, lại gặp Thủy ở phía Nam là hung khí nên kinh tế xuống dần, không còn được thịnh vượng như trước. Vào những năm cuối của Vận này, khi vượng khí đã hết, còn hung khí càng lúc càng mạnh nên lại dễ phát sinh ra nhiều tai biến. Sang các Vận 1, 2, 4 đều là những bại vận của New York; các Vận 3, 5, là những Vận tương đối tốt đẹp. Riêng Vận 6 đúng ra là một Vận tốt, vì phía Ðông-Nam của New York được đại Thủy chiếu, nhưng vì bị đảo Long Island đâm tới đoạt mất vượng khí nên trong Vận này New York dễ bị hao hụt về tài chánh. Vì người viết không mấy rành rẽ về lịch sử thành phố New York, nên chỉ biên ra như vậy để những bạn đọc đã từng tìm hiểu về quá trình phát triển của thành phố này có thể dựa theo đó đi ngược lại các Vận đã qua để kiểm chứng.

49 II. Washington: nhìn trên bản đồ, chắc bạn đọc cũng thấy Thủ đô Washington có nhiều điểm tương tự như thành phố New York: cả 2 đều có Thủy chảy qua các khu vực phía Tây, phía Tây-Nam và phía Nam.Trong trường hợp của Washington, đây là Thủy của con sông Potomac bắt nguồn từ phía Tây-Bắc chảy xuống. Vì trong Vận 7, Thủy ở phía Tây là sát khí, thêm năm nay Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam: nơi này chẳng những cũng có Thủy, lại còn có tòa nhà Ngũ-giác-Ðài và phi trường Reagan National Airport ở đó hoạt động ngày đêm khiến hung khí bị xung động mạnh, nên trong cùng ngày, cùng giờ xảy ra cùng 1 tai nạn tại cùng một khu vực như thành phố New York. May mà mức độ hoạt động ở phía Tây-Nam của Washington vẫn yếu hơn ở New York nhiều, nên tai họa xảy ra cũng không đến nỗi trầm trọng như ở New York. Sau ngày 11 tháng 9, quốc hội Mỹ dự định đóng cửa phi trường Reagan National Airport, vì sợ bọn khủng bố sẽ sử dụng phi trường này để tiếp tục công phá những trụ sở chính phủ ngay trong thủ đô. Nếu xét về mặt Phong thủy thì đó là một quyết định đúng, vì khi Ngũ Hoàng bớt bị xung động thì sẽ tránh được những tai nạn khác. Nhưng sau đó, Tổng-thống Bush lại quyết định cho phi trường được phép tái hoạt động, khiến cho khu vực có Ngũ Hoàng lại tiếp tục bị xung động nên tai họa tiếp tục diễn ra. Cũng như New York, vụ nhiễm vi trùng Anthrax ở Washington sẽ chỉ bắt đầu lắng đọng vào tháng 10 Âm-lịch, nhưng phải tới hết năm Tân TỴ thì mới thực sự được yên ổn. Washington được 2 con sông Potomac và Anacostia như 2 cánh tay ôm gọn vào lòng nên vượng khí ở ngay bên mình, là nơi thường sản sinh ra nhiều nhân tài kiệt xuất. Ngay cả trong Vận 7 cũng có được 2 vị Tổng -thống có tài là Ronald Reagan và Bill Clinton, nhưng cả 2 vị Tổng-thống trên đều bị những vụ tai tiếng lớn suýt nữa làm tan vỡ sự ngiệp. Ðó là vì Thủy của dòng sông Potomac ở phía Tây trong Vận 7 là sát khí, nên trong sự tốt đẹp đã ẩn sẵn mầm tai họa, chưa kể là trong suốt mười mấy năm gần đây lại còn bị chiến tranh, giặc giã liên miên. Bước sang Vận 8, Washington sẽ có được một thời gian thái bình, thịnh trị. Qua tới Vận 9, thủ đô Washington sẽ gặp phải rất nhiều biến động lớn, vì Thủy ở phía Nam trong Vận 9 chẳng những là sát khí, ở đây còn là Thủy Tam Thoa (chỗ giao hội của 3 nguồn nước). Không những thế sau khi giao hội, chúng lại chảy thẳng về phía Nam, cuốn hết vượng khí của thủ đô đi mất; nên trong Vận này, tình hình nước Mỹ chẳng những đã rất hỗn loạn, đen tối, mà lại không có được một vị Tổng -thống nào có đủ khả năng để đối phó với tình thế. Phải bước sang Vận 1, Washington mới có được vĩ nhân xuất hiện đem lại cảnh thái bình cho đất nước. Riêng Vận 2 thì tương đối cũng gần giống như Vận 7; các Vận 3, 4 là thời kỳ vươn lên của nước Mỹ; đến Vận 5 là giai đoạn cực thịnh. Trong các Vận này, Hoa-Kỳ sẽ có rất nhiều nhân tài xuất hiện, đặc biệt là trong Vận 5, các vị Tổng - thống trong Vận này đều sẽ được nổi tiếng ghi danh vào lịch sử. Nhưng khi bước sang Vận 6, Thủy trên thượng nguồn sông Potomac ở phía Tây-Bắc sẽ biến thành sát khí, khiến cho thủ đô Washington liên tiếp bị những biến động không ngừng.

50 III. Chicago: là thành phố nằm bên cạnh hồ Michigan, nên 3 phía Ðông-Bắc, Ðông và Ðông-Nam đều có Thủy, còn những phía khác địa hình tương đối bằng phẳng. Vì trong Vận 7, Thủy ở phía Ðông là Chính Thủy, nên Chicago được vượng khí từ hồ Michigan thổi tới; không những thế, vì phía Tây thành phố lại bằng phẳng nên đón nhận được cả vượng khí của Chính Thần đưa tới. Bởi thế nên trong suốt mười mấy năm nay, Chicago ngày càng trở nên phát đạt và thịnh vượng. Khi vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 xảy ra, Chicago có tòa nhà Sear Tower còn cao, lớn hơn cả 2 tòa nhà World Trade Center ở New York, nhưng bọn khủng bố đã không ngó ngàng tới. Rồi sau đó khi vụ gởi thư có vi trùng Anthrax xảy ra, Chicago vẫn bình yên vô sự. Sở dĩ như vậy là vì vượng khí của hồ Michigan đã che chở cho Chicago thoát khỏi nhiều tai nạn. Mặt khác, vì năm nay Ngũ Hoàng chiếu tới phía Tây-Nam, khu vực này tương đối vắng vẻ, chỉ có một số đườngxá, xa lộ nên không đủ sức làm phương hại tới thành phố. Sang các năm 2002 và 2003, Ngũ Hoàng sẽ chiếu tới phía Ðông và Ðông-Nam. Những khu vực này đều có Thủy, nhưng vì là vượng Thủy nên Ngũ Hoàng không thể tác oai, tác quái được; nếu có thì cũng chỉ làm cho nhiều người bị cảm cúm mà thôi. Hiện tại, điều làm cho mọi người ở Chicago lo lắng còn hơn cả chiến tranh và khủng bố có lẽ là tình trạng suy thoái kinh tế và nạn thất nghiệp. Ðể tránh khỏi tình trạng đó, quý bạn cần coi lại hướng nhà và chú ý tới việc sử dụng lối ra, vào cho đúng. Vì đa số nhà cửa trong thành phố Chicago đều được xây dựng theo

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Author : vanmau Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu Bài làm 1 Phan Bội Châu (1867 1940) là cái tên đẹp một thời. Chúng ta có

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu

Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh lu Ngô Thì Nhậm, Khuôn Mặt Trí Thức Lớn Thời Tây Sơn Nguyễn Mộng Giác Nói theo ngôn ngữ ngày nay, Ngô Thì Nhậm là một nhân vất lịch sử gây nhiều tranh luận, một người có vấn đề. Gây tranh luận chẳng những

Chi tiết hơn

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sá Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17. KHUYÊN KHẮP MỌI NGƯỜI KÍNH TIẾC GIẤY CÓ CHỮ VÀ TÔN KÍNH KINH SÁCH (Năm Dân Quốc 24-1935).

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc

Microsoft Word - hong vu cam thu.doc HỒNG VŨ CẤM THƯ Dạy về thuật Phong thủy có phụ họa đồ Lập minh để truyền thụ cho học trò gồm có bốn mục: 1. Truyền thụ luận 2. Định minh thệ 3. Nghi thức lập minh 4. Tựa truyền phái Truyền phái tiết lậu

Chi tiết hơn

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ

1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắ 1 Triệu Châu Ngữ Lục Dịch theo tài liệu của : Lư Sơn Thê Hiền Bảo Giác Thiền Viện Trụ Trì Truyền Pháp Tứ Tử Sa Môn Trừng Quế Trọng Tường Định. Bản khắc của : Minh Thanh Và bản của : James Green. Dịch giả

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh Thời tiền Đường, Sa Môn Thích Đạo Tuyên ở núi Thái Nhất; Chung Nam soạn thuật. LỜI TỰA Triều Đại tiền Đường có được thiên hạ gần 40 năm, thuần phong dượm hợp;

Chi tiết hơn

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết người cướp của ghê rợn xảy ra cùng thời gian ở Bắc Giang

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM II ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI NĂM III. KÝ 1. BI KÝ TRÌNH BÀY SỰ THẦN DỊ CỦA SUỐI BÁT CÔNG ĐỨC THUỘC TAM THÁNH THIỀN VIỆN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc TRANG 110 ÁI HỮU CÔNG CHÁNH Đặng Vũ Nhuế 1. Thời Xuân Thu Ta phải đi ngược thời gian, tưởng đến nước Tàu cách nay non hai nghìn tám trăm năm. Thời ấy sử Tàu gọi là thời Xuân Thu, bắt đầu từ năm 770 trước

Chi tiết hơn

HỒI I:

HỒI I: MỞ ĐẦU TÓM LƯỢC CỐT TRUYỆN XÁC CHẾT LOẠN GIANG HỒ Tiêu Lĩnh Vu, con một vị quan hồi hưu mắc phải tuyệt chứng Ngũ Âm Tuyệt Mạch, đáng lẽ chỉ sống đến hai mươi tuổi là cùng. Phụ thân chàng đi chơi thuyền

Chi tiết hơn

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai  Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một Dụ củ khoai Âm âm u Ẩn ẩn dấu Ảnh cái bóng Nhuệ nhọn, sắc Việt vượt qua Viện chi viện Yên khói

Chi tiết hơn

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm Ebook được làm theo Ấn-Bản phổ biến trên Website của daocaodai.info.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc TỦ SÁCH TỬ VI LÝ SỐ DỊCH LÝ HUYỀN CƠ TỬ VI Nhắn gởi, M ục đích tôi khi viết ra quyển Tử Vi Chính Biện này, sau khi đã tham khảo và học hỏi các sách chính truyền của nhiều bậc danh tiếng tại Trung Hoa,

Chi tiết hơn

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t

TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng t TÁM QUY LUẬT CỦA NGƯỜI PHIÊN DỊCH KINH ĐIỂN PHẬT HỌC 1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi. 2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo. 3. Người dịch phải tự

Chi tiết hơn

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc

Microsoft Word - thamthienyeuchi-read.doc THAM THIỀN YẾU CHỈ I. ĐIỀU KIỆN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TIÊN CỦA SỰ THAM THIỀN. Mục đích tham thiền là cầu được minh tâm kiến tánh. Muốn thế, phải gạn lọc các thứ nhiễm ô của tự tâm, thấy rõ mặt thật của tự tánh.

Chi tiết hơn

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A

PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên Link A PHÁP MÔN TỊNH ÐỘ HT. Trí Thủ ---o0o--- Nguồn http://www.niemphat.net Chuyển sang ebook 19-6-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org Mục

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TĂNG QUẢNG CHÁNH BIÊN Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa Giảo chánh: Minh Tiến và Huệ Trang PHẦN BA 28. THƯ TRẢ LỜI CƯ SĨ X Ở VĨNH GIA Thư thứ hai Sách Di Đà Trung Luận, dù

Chi tiết hơn

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4 Mấy Ðiệu Sen Thanh: Phần 4 PHƯƠNG HẢI SANH Đồng tử Phương Hải Sanh là con của cư sĩ Phương Dưỡng Thu ở Hương Cảng. Dưỡng Thu ưa làm việc phước thiện, sau tuổi trung niên lại chuyên tâm hướng về Tịnh độ.

Chi tiết hơn

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Author : vanmau Cảm nhận về "Phú sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu Bài làm 1 Trương Hán Siêu là một danh sĩ đời Trần, sau lúc qua đời được vua Trần

Chi tiết hơn

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2

Pháp ngữ của hòa thượng Tuyên Hóa - Phần 2 Bạn nên thâm nhập tu trì một pháp môn: Người tọa thiền thì phải chuyên tâm trì chí học thiền tông. Người học giáo thì phải chuyên tâm trì chí học Giáo tông. Người học luật thì phải chuyên môn học Luật

Chi tiết hơn

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, Việt Nam Cộng Hòa Bác Sĩ sinh ngày

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC

Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC Biên soạn: Quách Cư Kính 24 TẤM GƯƠNG HIẾU THẢO TẬP 2 NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 24 Tấm Gương Hiếu Thảo MỤC LỤC Tập 2 STT CÂU CHUYỆN TRANG 13. Giấu Quýt Cho Mẹ... 5 14. Làm Thuê Nuôi Mẹ... 15 15. Quạt Gối Ấm

Chi tiết hơn

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm

Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm Thử bàn về chiến lược chiến thuật chống quân Minh của vua Lê Lợi Tìm hiểu Thế chiến thứ Hai cùng chiến tranh Triều Tiên, người nghiên cứu lịch sử khâm phục tướng Douglas MacArthur với chiến lược tấn công

Chi tiết hơn

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12

Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Tóm tắt tác phẩm văn xuôi lớp 12 Author : vanmau Bạn học sinh nào chưa nhớ được cốt truyện của các tác phẩm văn xuôi lớp 12 thì tham khảo bài viết sau nhé. 1. Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in

Chi tiết hơn

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m

Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? – Văn m Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh chị có suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa người tốt và kẻ xấu trong xã hội xưa và nay? - Văn mẫu lớp 9 Author : Kẹo ngọt Đọc truyện cổ tích Tấm Cám, anh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc TU THIỀN Giảng tại Hội Liên Hiệp Khoa Học Kỹ Thuật - Hà Nội - 1996 Hôm nay chúng tôi nói về đề tài Tu Thiền. Bởi vì hiện thời nhiều người đang khao khát tu thiền mà chưa biết thiền nào là thiền chánh,

Chi tiết hơn

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM TÀI LIỆU GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG (Dành cho hội viên, phụ nữ) Tháng 12/2015 1 MỘT SỐ CÂU CHUYỆN VỀ BÁC HỒ VỚI PHỤ NỮ Không có chỗ cho Bác gái đứng à? Ngày 26 tháng 12

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ KINH PHÁP CÚ MINH HỌA: Mr. P. Wickramanayaka (Illustrated Dhammapada) CHUYỂN DỊCH THƠ:

Chi tiết hơn

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH Pháp sư Viên Nhân 1 MỤC LỤC MỤC LỤC... 2 LỜI NÓI ĐẦU... 6 PHẦN I. CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH... 14 LỜI DẪN... 14 CHUƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?... 20 Phóng sinh có những công đức gì?... 22 CHUƠNG

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả nước Tàu Trung ương ba cõi người mau rõ tường 4 Điển

Chi tiết hơn

Code: Kinh Văn số 1650

Code: Kinh Văn số 1650 Code: Kinh Văn số 1650 Luận Về Nhơn Duyên Bích Chi Phật Quyển Thượng Thứ tự Kinh Văn số 1650 - Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32 thuộc Luận tập Bộ toàn. Từ trang 473 đến trang 480. - Không rõ

Chi tiết hơn

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử (551-479 trtc), người làng Xương-bình, phủ Duyên-châu, tỉnh Sơnđông thuộc nước Lỗ, một chư hầu

Chi tiết hơn

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu

Tình Thương Nhân Loại, bài Đức Diêu Trì Kim Mẫu Tình Thương Nhân Loại, Bài 2 Bút Điển của Vu Lan tháng Bảy năm Nhâm Thìn, 2012 (email: vienluutd@yahoo.com) Chúng tôi xin hân hạnh trình bày với quí độc giả bài Bút Điển của có tựa đề mà nhóm Bạch-Y-Huynh-Đệ

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 4 Lúc bấy giờ Tôn giả Phú-lâu-na-di-đa-la-ni Tử đang ở giữa đại chúng,

Chi tiết hơn

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V

Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần V Đạo Mẫu và Tín Ngưỡng: Thờ Tam Phủ, Tứ Phủ Qua Trật Tự Các Giá Hầu Đặng Xuân Xuyến Đạo thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời và rất thuần Việt. Nói đến Đạo Mẫu người ta có thể liên tưởng ngay

Chi tiết hơn

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra

KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề ( ). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra KINH ĐẠI BI Tam tạng pháp sư Na Liên Đề Da Xá dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào thời Cao-Tề (550-577). Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn và chú thích, tại Canada, năm 2016. 1 Đệ

Chi tiết hơn

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th

1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có th 1 Những chuyện niệm Phật cảm ứng, nghe được. 1- Sát sanh bị đoản mạng. Tác giả : Cư sĩ Lâm Khán Trị Dịch giả : Dương Đình Hỷ Cổ đức có nói : Tâm có thể tạo nghiệp, tâm có thể chuyển nghiệp, nghiệp do tâm

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thương xá sắp đóng cửa người lao công quét dọn hành lang

Chi tiết hơn

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx

Microsoft Word - trachvuphattutaigia-read.docx LỜI NÓI ĐẦU Phần đông Phật tử Quy Y Tam Bảo mà chưa ý thức nhiệm vụ mình phải làm gì đối với mình, đối với mọi người, đối với đạo. Hoặc có ít người ý thức lại là ý thức sai lầm, mình lầm hướng dẫn kẻ khác

Chi tiết hơn

Document

Document Chương 1 Chuyện Xưa Bắt Đầu Bắc Huyền quốc là một quốc gia mạnh mẽ và giàu có ở phương Bắc, từ khi dựng nước tới nay, theo Phật giáo, vua và dân đều lấy việc xây dựng chùa chiền, xây bảo tháp và nuôi dưỡng

Chi tiết hơn

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì? Nữ thí chủ, Khuynh Thành vốn là một vũ khí chất chứa

Chi tiết hơn

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c

Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên c Ngày 14/07/1992, lúc 4 giờ sáng rời Sài Gòn để qua Mỹ theo diện HO/10 trên chuyến máy bay United Airline ngừng tại trại tị nạn Thái Lan. Máy bay lên cao, nhìn lại Sài Gòn còn đang chìm trong màn đêm mà

Chi tiết hơn

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 19 TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) : Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có

Chi tiết hơn

No tile

No tile Hồi 22 Đến Thất Ðiệp cốc gặp quái nhân. Hiểu rõ nội tình thương phận bạc. Ðược đại điểu đưa đi một lúc lâu, Vương Thế Kỳ mới bảo đại điểu hạ dần xuống. ở độ cao vừa phải này, Vương Thế Kỳ dễ dàng quan

Chi tiết hơn

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn   Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn http://thuvienhoasen.org Chuyển sang ebook 5-8-2009 Người thực hiện : Nam Thiên namthien@gmail.com Link Audio Tại Website http://www.phatphaponline.org

Chi tiết hơn

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa

Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Lão Pháp Sư TỊNH KHÔNG đề xướng Pháp Sư THÍCH TỰ LIỄU kính biên NHẬT MỘ ĐỒ VIỄN TRỜI ĐÃ XẾ BÓNG, ĐƯỜNG VỀ CÒN XA Lớp học tập Tịnh Độ Vô Lượng Thọ Khoa Chú (Lần thứ tư) tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu Người

Chi tiết hơn

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin phép các bạn cho tôi được bày tỏ nỗi xót xa vô hạn và

Chi tiết hơn

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ Bởi: Wiki Pedia Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tần Kế nhiệm Tần Nhị Thế Tên thật Doanh Chính Triều đại Nhà Tần Thân phụ Tần Trang Tương vương / Lã

Chi tiết hơn

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ

TRUNG PHONG PHÁP NGỮ TRUNG PHONG PHÁP NGỮ (Trích trong Chỉ Nguyệt Lục của bộ Tục Tạng Kinh) Việt Dịch: Nguyên Chánh VÀI HÀNG VỀ DỊCH GIẢ NGUYÊN CHÁNH Dịch giả Nguyên Chánh (còn có tên là Định Huệ) quê quán tại Mỹ Tho, vốn

Chi tiết hơn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú 193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thúy Hằng ** Như thách thức cùng năm tháng, như nằm ngoài

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc

Microsoft Word - T? Thu Ngu Kinh v?i v?n d? giáo d?c gia dình.doc Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ

12/22/2015 nhantu.net/tongiao/4thu5kinh.htm Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ Tứ Thư Ngũ Kinh với vấn đề giáo dục gia đình Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ I. KINH DỊCH VỚI GIA ĐÌNH II. KINH THƯ VỚI GIA ĐÌNH III. KINH LỄ VỚI GIA ĐÌNH IV. KINH XUÂN THU VỚI GIA ĐÌNH V. KINH THI VỚI GIA ĐÌNH

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc 1 Kim Trúc Tự Nguyên tác: Dạ Vũ Thu Đăng Lục Tác Giả: Tuyên Đỉnh Dịch Giả : Phạm Xuân Hy Mỗ lúc hồi còn nhỏ để tóc trái đào, từng được nghe nói đến ngôi chùa Kim Trúc Tự ở Dương Châu, nhưng không hề biết

Chi tiết hơn

Nam Tuyền Ngữ Lục

Nam Tuyền Ngữ Lục Nam Tuyền Ngữ Lục (Trích dịch trong Chỉ Nguyệt Lục) Dịch giả: Thích Duy Lực --o0o-- Trì Châu Nam Tuyền Phổ Nguyện Thiền Sư quê ở Tân Trịnh, Trịnh Châu, họ Vương, theo Đại Hòe Sơn, Đại Huệ thiền sư xuất

Chi tiết hơn

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ NAM TÔNG VÀ PHÁP TU CĂN BẢN CỦA HỆ BẮC TÔNG Hôm nay tôi giảng buổi cuối năm với đề tài Pháp tu căn bản của hệ Nam tông và pháp tu căn bản của hệ Bắc tông. Qua đó, đối chiếu cho quí

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 3 - Hậu chủ HẬU CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển

Chi tiết hơn

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng

Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Ng Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni Đời Đường, Tam tạng Bất Không dịch 1 Việt dịch: Quảng Minh Kính lạy đấng đại bi Quán Âm Nguyện lực rộng sâu, thân tướng đẹp Ngàn tay trang nghiêm

Chi tiết hơn

Document

Document Phần 4 "X Chương 13 "Xem nè! Tối hôm qua tớ trăm cay nghìn đắng lắm đó!" Hồng Diệp mới bước vào phòng học, đã nghe thấy hai người bạn cùng lớp đang ngồi ở góc phòng xì xào bàn tán, hai má cô ửng hồng,

Chi tiết hơn

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo

Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo Author : elisa Phân tích quá trình hồi sinh của Chí Phèo - Bài số 1 Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo.

Chi tiết hơn

Con Đường Khoan Dung

Con Đường Khoan Dung THÍCH THÁI HÒA MỞ LỚN CON ĐƯỜNG NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC - 2018 - Mở lớn con đường 1 MỤC LỤC Con Đường Khoan Dung... 5 Con Đường Giáo Dục... 11 Kho Báu Vô Tận... 27 Ma Tử... 31 Mở Rộng Không Gian... 34 Hiếu

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9 Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Văn mẫu lớp 9 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn - Bài số 1 Với quan niệm Văn dĩ tải đạo đã trở thành chức năng phản ánh của văn

Chi tiết hơn

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích “Trao duyên” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Author : vanmau Phân tích đoạn trích "Trao duyên" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du Bài làm 1 Truyện Kiều là một tác phẩm xuất sắc của Nguyễn

Chi tiết hơn

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được

1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được 1 Xã hội Việt Nam trong sơ diệp nền đô hộ Pháp Dương Đình Khuê Thực dân Pháp đã chiếm Lục tỉnh Nam bộ từ năm 1867, nhưng mãi đến năm 1884 mới đặt được nền bảo hộ trên toàn quốc. Tuy nhiên, triều đình Huế

Chi tiết hơn

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY

BUU SON KY ` H U ONG -D AI. PHONG THAN `ˆ U (N OC MAT ME. HIÈN) ˆ T AI BAN Yˆ eu C`au ˆ Phoˆ Bien ˆ Rong ˆ. Rãi In Lai. Theo An ˆ Ban 2011 BUU SON KY U D AI. PH THAN U (N OC MAT ME. HIÈN) T AI BAN Y eu C`au Pho Bien Rong. Rãi In Lai. Theo An Ban 2011 U D anh may lại: H `ong Lan Tr`ınh bày: H `ong Lan & Tan Hung X ep chũ: H&L TypeSetter D ong tạp: H&L

Chi tiết hơn

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP NGHI LUÂ N XA HÔ I VÊ LÔ I SÔ NG ĐE P ĐÊ : Hãy hướng về phía Mặt Trời, bóng tối sẽ ngả về phía sau bạn. Gợi ý làm bài + Yêu cầu về kĩ năng: Đáp ứng được yêu cầu của bài văn Nghị luận xã hội. Bố cục hợp

Chi tiết hơn

Phần 1

Phần 1 Phần 15 Chương 71 Xe Két một tiếng thắng gấp lại. Lam Nhi, em nói cái gì? Anh khó có thể tin nhìn cô, anh chưa từng nghĩ tới sẽ buông tha cô, mà chính cô cũng đã đồng ý với Đóa Nhi là người một nhà sẽ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2]

Microsoft Word - tmthuong-chuanguyen[2] THEO DẤU CHÂN CHÚA NGUYỄN ÁNH QUA CÁC GIAI THOẠI DÂN GIAN MIỆT CỬU LONG Trần Minh Thương 1. Từ sự thật lịch sử - chân dung Nguyễn Ánh Nguyễn Ánh tức Nguyễn Phước Ánh, còn có tên là Chủng và Noãn, sinh

Chi tiết hơn

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính Author : vanmau Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không

Chi tiết hơn

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương

Lương Sĩ Hằng Tìm Lẽ Du Dương Lương Sĩ Hằng TÌM LẼ DU DƯƠNG Thưa các bạn! Cuộc vui phân tách hôm nay trở lại với chúng ta trong giây phút thiêng liêng tâm linh. Ðược cơ hội phân tách ra những gì trên con đường Tình Thương và Ðạo Ðức.

Chi tiết hơn

Microsoft Word - ptdn1257.docx

Microsoft Word - ptdn1257.docx Số 1257 11 tháng 8 năm 2019 ` Tiến Hóa Tiến hóa thâm sâu tự bạc bàn Khai thông trí tuệ sống vẫn an Giải mê phá chấp khỏi bàng hoàng Học hỏi phân minh giữ pháp tràng Lương Sĩ Hằng Mục Bé Tám 1993 Thưa các

Chi tiết hơn

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf

Nhung Bai Giang Bat Hu cua Cha - Gioan Maria Vianney.pdf Tủ Sách Công Giáo NHỮNG BÀI GIẢNG BẤT HỦ 1 Tiểu Sử Thánh Gioan Maria Vianney 2 Kiêu Ngạo (1) 3 Kiêu Ngạo (2) 4 Tham Lam 5 Dâm Dục 6 Mê Dâm Dục 7 Giận Dữ 7 Mê Ăn Uống 8 Ghen Tị 9 Lười Biếng 10 Tội Lỗi

Chi tiết hơn

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH TỈNH TIỀN GIANG TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN Tháng 7/2017 Lƣu hành nội bộ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƢ TƢỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH Học tập gƣơng làm việc suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh 1. Làm việc

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

daithuavoluongnghiakinh

daithuavoluongnghiakinh KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA (Phẩm 2 và 3) PHẨM THỨ HAI THUYẾT PHÁP Sa môn Đàm Ma Dà Đà Da Xá Người Thiên trúc đến Trung Quốc Đời nhà Tề dịch kinh này từ Phạn văn ra Hán văn. Hoà Thượng Thích Từ Thông

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương

Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Author : vanmau Phân tích nét tương đồng trong thơ Nguyễn Khuyến và Trần Tế Xương Bài làm 1 Trần Tế Xương ( hay Tú Xương) và Nguyễn Khuyến

Chi tiết hơn

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc

Microsoft Word - hbthao-ChientranhPhapThanh.doc Chiến tranh Pháp Trung, liên quan đến Việt Nam Hồ Bạch Thảo Vào cuối thời Tự Ðức, đất nước ta hoàn toàn kiệt quệ, trở thành miếng mồi ngon cho ngoại bang xâu xé. Về phía nước Pháp, với mưu đồ cai trị toàn

Chi tiết hơn

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết Author : vanmau Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền

Chi tiết hơn

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ

Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ Liên Trì Ðại Sư - Liên Tông Bát Tổ Châu Hoằng đại sư, tự Phật Huệ, hiệu Liên Trì, người đời Minh, con nhà họ Trầm, ở xứ Nhân Hòa tại Hàng Châu. Năm mười bảy tuổi ngài đã được bổ làm Giáo thọ, nổi tiếng

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet

Microsoft Word - KinhVoLuongTho-Viet Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh Công tác Dịch thuật: Tháng 6 năm 2000 đến tháng 12 năm 2000 Hiệu đính: Tháng 1 năm 2001 đến tháng 12 năm 2001 In lần thứ nhất 650 bản tại

Chi tiết hơn

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5

chulangnghiem.com Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5 Kinh Đại Phật Đảnh Cứu Cánh Kiên Cố Và Mật Nhân Của Như Lai Về Chư Bồ-Tát Vạn Hạnh Để Tu Chứng Liễu Nghĩa (Kinh Lăng Nghiêm) Quyển 5 Ngài A-nan bạch Phật rằng: "Bạch Thế Tôn! Tuy Như Lai đã thuyết giảng

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường Tham khảo những bài văn mẫu hay nhất chủ đề Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Đề bài: Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

No tile

No tile PHẦN 3 Xóm Bình Khang từ đó không còn biến động, mọi người không còn nghe tiếng cô Ba Phượng nửa đêm ngồi xoã tóc hát điệu Nam Ai hay xuống sáu câu vọng cổ nghe thật ai oán đau thương. Còn ở gánh hát Long

Chi tiết hơn