Tựa

Tài liệu tương tự
Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

Microsoft Word - 15-CN-PHAN CHI TAO( )

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

KHOA H C CÔNG NGH NH H NG C A CÁC Y U T CÔNG NGH CHÍNH N KH N NG TRÍCH LY 1- DEOXYNOJIRIMYCIN (DNJ) T LÁ DÂU T M VI T NAM Hoàng Th L H ng 1, Nguy n Mi

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word BÁO CÁO K?T QU? NGHIÊN C?U CH?N T?O GI?NG LÚA THU?N PB10

OpenStax-CNX module: m sự ra hoa và biên pháp xử lý ra hoa sầu riêng(durio zibethinus Murr) TS. Trần Văn Hâu This work is produced by OpenStax-

Microsoft Word - 09-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI(80-86)55

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

Microsoft Word - 18-TNN-34HUYNH VUONG THU MINH( )

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Contents

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

T p h ho h r ng i h n h Ph n D: Khoa h h nh trị, Kinh tế và Pháp luật: 26 (2013): TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐI LÀM THÊM ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊ

Tựa

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Tựa

Microsoft Word - 07-MT-NGUYEN THI TUYET NHUNG(54-64)

ầu năm xách giỏ Lên thăm ông táo Chút tình con thảo Bưởi ổi cóc chanh Xin ông để dành Nhâm nhi từng tí Nghe con hủ hỉ (Hủ hỉ cái mà hủ hỉ!!!) Khải tấu

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG TUẦN 5 CTKM "TIỆN ÍCH TUYỆT VỜI CÙNG I. 100 Khách hàng đăng ký và kích hoạt đầu tiên STT Chi nhánh Họ

TÒA ÁN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên 49 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở THÀNH PHỐ CẦN THƠ Factor

Microsoft Word - CTGDHP-HHTPBoi.doc

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC HẠ ÁP ÍCH NHÂN TRONG ĐIỀU TRỊ HỖ TRỢ TĂNG HUYẾT ÁP NGUYÊN PHÁT ĐỘ I Nguyễn Nhược Kim, Lại Thanh Hiền, Trần Thị Hải Vân Trường

Microsoft Word HC chuyen hoa_dot quy

LÝ LỊCH KHOA HỌC

Tựa

Ác cầm, nắm Tráp đối xử Ỷ ỷ lại Uy uy quyền Vi hành vi 1 2 Vĩ vĩ đại Vi sai khác Duy buộc Vĩ vĩ độ Nhất số một 2 3 Dụ củ khoai Â

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Con Đường Giải Thoát Thích Nhất Hạnh Mục Lục Chương 01: An Trú Trong Hiện Tại Chương 02: Mười Sáu Phép Quán Niệm Hơi Thở Chương 03: Ôm Ấp và Chăm Sóc

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN THƢ VIỆN TRƢỜNG DANH MỤC LUẬN - VĂN LUẬN ÁN CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 8 Đại học Đà Nẵng năm 2012 GIỄU NHẠI BẰNG HÌNH THỨC NÓI MỈA TRONG TIỂU THUYẾT SỐ ĐỎ C

Microsoft Word - TT HV_NguyenThiThom_K18.doc

447 PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP BIẾN VÀ HỘI NHẬP TT. Thích Phước Đạt * Không phải ngẫu nhiên, kể từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã

Tam Quy, Ngũ Giới

NguyenThanhLong[1]

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN ÁP LỰC NỘI SỌ Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƢƠNG SỌ NÃO NẶNG Phạm Thái Dũng 1 ; Nguyễ

Microsoft Word - 09-MT-PHAM QUOC NGUYEN(78-89)

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Cúc cu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ISO 9001:2008 NGUYỄN THÚY AN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

NGHI THỨC SÁM HỐI VÀ TỤNG GIỚI HT.Thanh Từ Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt Việt Nam o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook 20-

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

VIỆN KHOA HỌC

Mark Shea: Mariology From A-Z (Part 1)

Code: Kinh Văn số 1650

TRUYỀN THỌ QUY Y

Tạp chí Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Journal of Economics and Business Administration Chuyên mục: Thông tin & Trao đổi - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ

Mã đội SBD MSSV Họ Tên Điểm Lương Ngọc Quỳnh Anh La Thị Thúy Kiều Nguyễn Quốc Thanh

Microsoft Word - TP13-LE THI BICH PHUONG(84-91)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ

UBND TỈNH AN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

Nghiên cứu đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng nhà cao tầng khu vực Huyện Quốc Oai Hà Nội Bùi Thị Liên Trường Đại học Khoa học Tự

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Tin Mục Vụ CHÚA NHẬT II MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM C GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Ngày 20 Tháng 01, Năm th Street SE

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc DANH SÁCH TÂN CỬ NH

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ THỊ NĂM NGHIÊN CỨU TRỒNG THỬ NGHIỆM HAI GIỐNG DƯA CHUỘT BAO TỬ MIRABELLE VÀ MIMOZA TRONG ĐIỀU KIỆN SINH T

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Đôi điều về thiên tình sử Võ Đông Sơ - Bạch Thu Hà Chủ nhật, 13/09/2015 Dân mê cải lương, hẳn ai cũng thuộc nằm lòng vài câu hát trong bài vọng cổ "Võ

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN VĂN BẮC NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC HIỆU QUẢ TRÊN ĐẤT LÚA NƢỚC TẠI HUYỆN BÙ

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

KHOA HỌC CÔNG NGHÊ KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG TRẺ EM TRONG ĐỘ TUỔI MẪU GIÁO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN TÂN PHÚ TÓM TẮT Trần Thị Thu Hương Trường Đại học Cô

Kỹ thuật nuôi lươn Kỹ thuật nuôi lươn Bởi: Nguyễn Lân Hùng Chỗ nuôi Trong cuốn Kỹ thuật nuôi lươn (NXB nông nghiệp, 1992) chúng tôi đưa ra qui trình n

Phần 1

Microsoft Word hieu qua 3 loai bong den compact va so gio chieu sang den su ra hoa nghich mua cay thanh long

Phong thủy thực dụng

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

1

Giải mã trọn bộ hình tượng Cửu Đỉnh nhà Nguyễn 1. Thuần đỉnh Nủi Tản Viên, sông Thạch Hãn, cửa biển Cần Giờ là những địa danh nổi tiếng Việt Nam xuất

Chế độ ăn uống, kiêng kị cho người mắc bệnh tiểu đường (Đái tháo đường) ( Tiểu đường còn được gọ

Document

Microsoft Word - 07-KHONG VAN THANG_KT(54-63)

ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHÂN TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH THỦ LĂNG NGHIÊM

36

Nghị luận về an toàn thực phẩm

GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Tin Mục Vụ CHÚA NHẬT I MÙA THƯỜNG NIÊN - NĂM C GIÁO XỨ THÁNH VINH SƠN LIÊM Ngày 13 Tháng 01, Năm th Street SE

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

Hạnh Phúc và Đau Khổ Chư Thiên và loài người Suy nghĩ về hạnh phúc Ước mong được hạnh phúc Chân hạnh phúc là gì? (1) Bốn câu thi kệ này được trích tro

Bản ghi:

ẢNH HƯỞNG CỦA BIỆN PHÁP XỬ LÝ TIỀN THU HOẠCH ĐẾN PHẨM CHẤT TRÁI SẦU RIÊNG MONTHONG (DURIO ZIBETHINUS MURR.) TẠI CHỢ LÁCH, BẾN TRE Trần Văn Hâu 1, Châu Trùng Dương 1 và Bùi Công Luận 2 ABSTRACT This study was conducted to determine the effect of spraying Ca(NO3)2, MgSO4 and KNO3 combination plastic mulching on pulp quality of Monthong durian. The experiment was carried out in 10-year old trees grown in Cho Lach district, Ben Tre province from 12/2006 to 4/2008. The experiments were arranged in randomized completely design, 5 replications, each replication equal to one tree. There were 4 treatment that (A) control (without spraying chemicals and mound mulching); (B) spraying Ca(NO3)2 0.2% two months after fruit set, 15 days later spraying MgSO4 0.2% plus spraying KNO3 1% one month before harvesting; (C) mound mulching at 25 days before harvest; (D) combination between treatment (B) and (C). The rate of fruit that uneven fruit ripening (UFR), rate of pulp unit UFR were recorded in 5 fruits per treatment. The results showed that the rate of UFP of all treatments were significant lower than that of control treatments but they were not effect on water content and TSS in flesh. Pre-harvest treatment caused the decrease in starch content, N, P, K level but increased Ca in leaf at harvesting time. Ca (X1) and K (X2) level in leaf were good variables to predict the rate of UFR (Y) following linear equation Y = -6.26X1+11.32X2+10.1 (R 2 = 0.79). Keywords: Physiological disorders, Monthong, mound mulching Title: Effect of pre-harvest treatments on pulp quality of Monthong durian in Cho Lach district, Ben Tre province TÓM TẮT Đề tài được thực hiện nhằm mục đích xác định hiệu quả của biện pháp phun Ca(NO3)2, MgSO4 và KNO3 kết hợp với phủ gốc bằng plastic đến phẩm chất trái sầu riêng Monthong. Thí nghiệm được thực hiện trên giống sầu riêng Monthong 10 năm tuổi tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, từ 12/2006-4/2008. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức của thí nghiệm là đối chứng không xử lý phun phân qua lá và không phủ plastic (A), phun Ca(NO3)2 0,2% ở giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái, 15 ngày sau phun tiếp MgSO4 0,2% kết hợp với phun KNO3 1% giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch (B) Phủ gốc bằng plastic 25 ngày trước khi thu hoạch (C), kết hợp phun phân + phủ plastic (D). Kết quả cho thấy cả ba biện pháp xử lý tiền thu hoạch đều có tác dụng làm giảm tỷ lệ cơm sượng trên trái so với đối chứng nhưng không ảnh hưởng lên TSS và hàm lượng nước trong cơm. Xử lý tiền thu hoạch làm giảm hàm lượng tinh bột trong cơm trái, hàm lượng N, P, K nhưng tăng Ca trong lá. Hàm lượng canxi (X1) và kali (X2) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ cơm sượng (Y) theo phương trình hồi qui Y = -6,26X1 + 11,32X2 + 10,1 (R2 = 0,79). Từ khóa: Monthong, sượng, phủ gốc 1 Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 2 Sinh viên Nông Học K29 225

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sầu riêng (Durio zibethinus Murr.) là loại cây ăn quả nhiệt đới khá đặc biệt, rất được ưa chuộng ở các nước Đông Nam Á. Những nước trồng sầu riêng nhiều nhất là Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippin (Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2004). Ở Việt Nam, cây sầu riêng được trồng tập trung ở các tỉnh phía Nam như: Đắc Lắc, Bình Dương, Bình Phước, Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long với diện tích khoảng 13.000 hecta, sản lượng 150.000 tấn (VNNCĂQMN, 2003). Tuy vậy, một trong những trở ngại lớn đối với người trồng sầu riêng là hiện tượng sượng cơm (physilogical disorders). Sapii và Nanthachai (1994) cho rằng ngoại trừ do sự gây hại của côn trùng, bệnh và thiệt hại cơ giới trong quá trình thu hoạch hay tồn trữ thì hiện tượng sượng có thể do ảnh hưởng hưởng bất lợi của môi trường như sự cung cấp nước, tình trạng sức khỏe của cây, sự thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn phát triển trái. Hiện tượng nầy rất được các nhà chuyên môn ở các nước quan tâm và tìm cách khắc phục nhưng chưa tìm ra nguyên nhân và giải pháp toàn diện. Ở Việt Nam, nghiên cứu biện pháp khắc phục hiện tượng sượng cơm sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu (2004) cho biết phun qua lá các loại phân KNO3 + Ca(NO3)2 + Ca3(PO4)2 kết hợp với bón gốc phân KNO3 đã khắc phục được hiện tượng sượng cơm. Trong khi đó, Anon (1993) và George et al., 1993, trích dẫn bởi Sapii và Nanthachai, 1994) cho rằng can-xi và Ma-nhê là chất có thể ảnh hưởng đến hiện tượng sượng cơm sầu riêng. Đối với hiện tượng cơm có nước hay nhão, Loquias và Passua (1999) khắc phục bằng cách phủ plastic vùng rễ không cho nước xâm nhập và nhận thấy tỷ lệ sượng và hạt có nước chỉ còn 8% và 4,2%. Do đó, đề tài được thực hiện nhằm xác định hiệu quả của biện pháp phun các loại phân MgSO4, Ca(NO3)2 và KNO3 và phủ plastic lên chất lượng trái sầu riêng Monthong. 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP Thí nghiệm được thực hiện trên giống sầu riêng Monthong 10 năm tuổi tại huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, từ 12/2006-4/2008. Thí nghiệm có 4 nghiệm thức được bố trí theo thể thức ngẫu nhiên hoàn toàn với 5 lần lặp lại, mỗi lặp lại tương ứng với một cây. Các nghiệm thức của thí nghiệm là đối chứng không xử lý phun phân qua lá và không phủ plastic (A), phun Ca(NO3)2 0,2% ở giai đoạn 2 tháng sau khi đậu trái, 15 ngày sau phun tiếp MgSO4 0,2% kết hợp với phun KNO3 1% giai đoạn một tháng trước khi thu hoạch (B). Phủ gốc bằng plastic 25 ngày trước khi thu hoạch (C), kết hợp phun phân + phủ plastic (D). Mẫu lá được thu ở thời điểm thu hoạch. Mẫu lá dùng để phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng được thu cùng lúc với thu trái, mỗi cây 5 chồi xung quanh tán cây. Hàm lượng chất đạm được đo bằng phương pháp Kjeldahl; lân được đo bằng phương pháp so màu (spectrophometer) ở bước sóng 880 nm, K, Ca và Mg được đo bằng máy hấp thu nguyên tử ở bước sóng 766,5 nm; 422,5 nm và 285,2 nm theo thứ tự. Hàm lượng tinh bột và đường trong lá được trích và đo theo phương pháp của Dubois et al. (1956). Tổng số chất rắn hòa tan được đo bằng máy khúc xạ kế ATAGO. Màu sắc cơm được đo bằng máy so màu Minolta CR 200 ở hai vị trái đầu và giữa múi. Mỗi cây thu 5 trái có kích thước đồng đều, không sâu bệnh và dị tật để đánh gíá phẩm chất và hiện tượng sượng cơm. Trái được thu hoạch bằng cách cắt cuống dài 2-3 cm khi trái được 115 ngày sau khi đậu trái. Hiện tượng cơm được ghi nhận khi có những biểu 226

hiện rối loạn sinh lý như được mô tả của Nakasone và Paull (1998) như cơm cứng, mất màu, cơm nhão, cơm có màu nâu (cháy múi). Từng trái, hộc hay múi có cơm biểu hiện sượng dù với tỷ lệ rất nhỏ vẫn được xem là trái, hộc hay múi bị sượng. Tỷ lệ trái sượng là tỷ lệ giữa trái có hiện tượng sượng trên tổng số trái quan sát. Tỷ lệ múi sượng là tỷ lệ giữa số múi bị sượng trên tổng số múi của trái. Tỷ lệ cơm sượng trên trái được tính bằng trọng lượng của tất cả phần cơm bị sượng trên trọng lượng của trái. 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Ẩm độ đất ở thời kỳ thu hoạch Kết quả phân tích đất ở Bảng 1 cho thấy ở cả hai độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm, ẩm độ khối lượng đất giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa qua phân tích thống kê. Ẩm độ đất ở nghiệm thức C (phủ plastic 25 ngày trước khi thu hoạch) và D (phun phân bón lá + phủ plastic 25 ngày trước khi thu hoạch) khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức A (đối chứng) và B (phun phân bón lá). Điều đó cho thấy biện pháp phủ plastic trước khi thu hoạch đã làm giảm phần trăm ẩm độ khối lượng đất trồng sầu riêng Monthong. Phan Hà (2007) khi phân tích ẩm độ khối lượng đất trồng sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre cũng có nhận định rằng ẩm độ đất ở các nghiệm thức phun hóa chất giai đoạn tiền thu hoạch khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Như vậy, việc phủ plastic tiền thu hoạch đã giúp làm giảm ẩm độ đất qua đó làm giảm phần trăm cơm sầu riêng sượng. Bảng 1: Ẩm độ khối lượng đất (%) ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm ở giai đoạn thu hoạch sầu riêng Monthong dưới ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức Độ sâu 0-20 cm Ẩm độ khối lượng (%) Đối chứng 27,43 a 25,67 a Phun phân bón lá 26,57 a 25,36 a Phủ plastic 22,92 b 22,65 b Phun phân bón lá + phủ plastic 22,65 b 22,44 b CV (%) 4,92 3,53 F ** * Độ sâu 20-40 cm Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. *: khác biệt ở mức ý nghĩa 5% ; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử LSD. Số liệu được đổi sang hàm x để xử lý thống kê 3.2 Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá Kết quả ở Bảng 2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hàm lượng đạm (%) trong lá sầu riêng giữa các nghiệm thức, tất cả các nghiệm thức xử lý đều thấp hơn so với đối chứng (2%). Tuy nhiên, hàm lượng đạm ở thí nghiệm này biến thiên từ 1,72-2,00% phù hợp với kết quả khuyến cáo của Lim và Luders (1996) khi phân tích lá sầu riêng Monthong giai đoạn thu hoạch ở Darwin là 1,63-2,17%. Hàm lượng lân (%) trong lá sầu riêng cũng giống như đạm, ở các nghiệm thức xử lý đều khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng không xử lý. Khi so với tiêu chuẩn dinh dưỡng lá sầu riêng Monthong của Poovarodom et al. (2001) trích dẫn bởi 227

Diczbalis và Westerhuis (2005), với hàm lượng lân 0,15-0,25% cho thấy hàm lượng lân ở các nghiệm thức xử lý của thí nghiệm này là khá phù hợp. Hàm lượng kali (%) trong lá có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Hàm lượng kali ở các nghiệm thức xử lý đều thấp hơn so với đối chứng. Tuy nhiên, hàm lượng kali ở nghiệm thức đối chứng (0,99%) ở thí nghiệm này là cao nhất nhưng vẫn thấp hơn so với kết quả của Lim và Luders (1996) khi phân tích mẫu lá của sầu riêng tại Darwin là 1,49-1,95% (giai đoạn phát triển trái) và 1,02-1,77% (lúc thu hoạch), cho thấy hàm lượng kali trong thí nghiệm này hơi thấp, điều này có thể là do có mối tương quan nghịch giữa kali với can-xi và ma-nhê bổ sung bằng cách phun phân qua lá. Poovarodom và csv. (2001) cho rằng hàm lượng kali <1,21% là ở mức thấp, trong tình trạng thiếu kali. Hàm lượng can-xi trong lá ở tất cả các nghiệm thức có xử lý tiền thu hoạch đều cao hơn đối chứng, trong đó cao nhất là nghiệm thức phủ liếp bằng plastic (2,25%) (Bảng 2). Ở mức dinh dưỡng nầy tương đương với mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trên sầu riêng Monthong ở Thái Lan (1,7-2,5%) (Poovarodom và csv., 2001) nhưng cao hơn so với ở Malaysia (0,9-1,8%) (Zakarai, 1994) và Úc (1,11-1,88 (Lim et al. (1999). Trong khi đó hàm lượng can-xi trong lá ở nghiệm thức đối chứng đều rất thấp so tiêu chuẩn của các nước và đây có thể là yếu tố gây ra hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng. Grundon et al. (1997, trích dẫn bởi Diczbalic và Westerhius, 2005) cho rằng can-xi có vai trò điều khiển sự hấp chất dinh dưỡng bởi rễ và sự vận chuyển trong cây đồng thời có vai trò trong quá trình chín và chất lượng trái. Biện pháp phun dinh dưỡng qua lá có thể là yếu tố làm tăng hàm lượng can-xi như khi De Rijck và Schrevens (1998) đạt được sự gia tăng hàm lượng các chất trong trái khi tăng hàm lượng K, Ca và Mg trong dung dịch dinh dưỡng. Hàm lượng canxi tăng khi lá trưởng thành và có sự biến động theo mùa vụ trong năm (Poovarodom et al., 2001) nhưng giải thích sự gia tăng trong lá gây ra do sự khô hạn vẫn còn hạn chế vì có ít nghiên cứu về vấn đề nầy. Nhiều nghiên cứu cho thấy can-xi có vai trò trong việc khiển khiển quá trình đóng mở khí khẩu khi xuất hiện tình trạng khô hạn (Schulze et al., 2002). Knight et al. (1997) khi nghiên cứu sự thay đổi của nồng độ can-xi tự do trong tế bào chất dưới sự tác động của khô hạn và mặn đã đạt được kết quả ổn định là có sự phóng thích can-xi từ không bào góp phần tạo ra can-xi trong tế bào chất đáp ứng với điều kiện khô hạn. Hàm lượng ma-nhê (%) trong lá sầu riêng Monthong có giá trị trung bình là 0,49%, khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức. Điều đó cho thấy biện pháp xử lý tiền thu hoạch (phun phân bón lá và phủ plastic) không ảnh hưởng đến hàm lượng ma-nhê trong lá nhưng việc bổ sung ma-nhê có tác dụng gia tăng hàm lượng can-xi như ghi nhận của Lim và Luders (1996), hàm lượng can-xi và ma-giê trong lá có mối tương quan thuận với nhau. Thí nghiệm của Phan Hà (2007) cũng đưa ra kết luận tương tự. Điều đó cũng được thể hiện khi phân tích mối tương quan giữa hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá ở thí nghiệm này. 3.3 Phẩm chất cơm 3.3.1 Màu sắc cơm Ketsa và Pangkool (1994) cho rằng màu sắc cơm của sầu riêng thay đổi là do sự tổng hợp của ß-carotene. Màu sắc cơm trái được đánh giá dựa trên độ khác màu 228

ΔE. Theo đánh giá cảm quan thì cơm trái giữa các nghiệm thức không có gì khác nhau, cơm có màu vàng tươi, ráo. Qua kết quả phân tích ở Bảng 3 cho thấy độ khác màu ( E) của cơm trái sầu riêng Monthong giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê. Ngoài ra các thông số màu sắc L*, a*, b* giữa các nghiệm thức cũng khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Như vậy, biện pháp xử lý tiền thu hoạch không có ảnh hưởng lên màu sắc cơm trái sầu riêng. Bảng 2: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá sầu riêng Monthong lúc thu hoạch tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức N P K Ca Mg (%) (%) (%) (%) (%) Đối chứng 2,00 a 0,21 a 0,99 a 1,03 c 0,48 Phun phân bón lá 1,76 b 0,15 b 0,53 c 1,79 b 0,50 Phủ plastic 1,79 b 0,15 b 0,71 b 2,25 a 0,49 Phun phân bón lá + phủ plastic 1,72 b 0,14 b 0,72 b 1,79 b 0,50 TB - - - - 0,49 CV (%) 8,68 12,11 13,15 8,84 6,87 F * ** ** ** ns Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; *:khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử LSD. Bảng 3: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên màu sắc cơm trái sầu riêng ( E) Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức E L a b Đối chứng 42,51 86,62-4,46 38,90 Phun phân bón lá 43,87 86,37-4,73 40,21 Phủ plastic 42,66 84,66-5,01 38,89 Phun phân bón lá + phủ plastic 43,65 86,69-4,52 40,06 TB 43,17 86,09-4,68 39,51 CV (%) 4,12 1,95 17,3 5,08 F ns ns ns ns Ghi chú: ns: Khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biểu thị màu sắc và độ sáng trong vùng phối màu của CIE +L: màu trắng, -L: màu đen +a: màu đỏ, -a: màu xanh +b: màu vàng, -b: xanh 3.3.2 Hàm lượng nước và TSS trong cơm Hàm lượng nước trong cơm sầu riêng và tổng chất rắn hòa tan (TSS) giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Hàm lượng nước trong cơm trái và TSS có giá trị trung bình lần lượt là 68,06% và 12,96%. Phan Hà (2007) cũng ghi nhận kết quả tương tự, khi phun kết hợp các loại phân khác nhau thì không làm thay đổi hàm lượng nước trong cơm và TSS so với đối chứng. Như vậy, biện pháp phun các loại phân Mg, Ca và K qua lá không ảnh hưởng lên hàm lượng nước và TSS trong cơm sầu riêng Monthong. Trong khi đó, trên giống sầu riêng Sữa Hạt Lép phủ gốc 25 ngày trước khi thu hoạch làm giảm 229

hàm lượng nước trong cơm và TSS cao hơn so với đối chứng (Triệu Quốc Dương, 2007). Bảng 4: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng nước trong cơm (%) và tổng chất rắn hoà tan - TSS ( 0 Brix) sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức Hàm lượng nước trong cơm (%) TSS ( o Brix) Đối chứng 67,49 13,04 Phun phân bón lá 66,92 13,17 Phủ plastic 68,77 12,65 Phun phân bón lá + phủ plastic 69,06 12,99 TB 68,06 12,96 CV (%) 3,16 9,34 F ns ns Ghi chú: ns: Khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%thị trường 3.3.3 Hàm lượng đường và tinh bột trong cơm Hàm lượng đường trong cơm giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê với hàm lượng đường trung bình là 14,15% (Bảng 5). Lượng đường trong cơm trái ở thí nghiệm này thấp hơn so với 29,3% của sầu riêng Monthong sau 12 ngày ở 20 o C (Sutthapon, 1993 trích dẫn bởi Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2002) và 25,45% ở sầu riêng sau 5 ngày với 33 o C, ẩm độ tương đối 70% (Ketsa và Pangkool, 1995). Theo Trần Minh Tâm (2004), thời gian tồn trữ càng dài thì trái càng chín và hàm lượng đường tổng số càng tăng (chủ yếu là đường đơn) nhưng hàm lượng đường tổng số có thể giảm vì thời gian tồn trữ quá dài thì lượng đường giảm để cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp, lên men rượu. Hàm lượng tinh bột giữa các nghiệm thức có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tất cả các nghiệm thức xử lý đều làm giảm hàm lượng tinh bột so với đối chứng (Bảng 6). Ở nghiệm thức đối chứng hàm lượng tinh bột là 7,53% cao hơn 5,1% (Sutthapon, 1993 trích dẫn bởi Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2002), 5,4% (Ketsa và Pangkool, 1995). Trong khi đó hàm lượng tinh bột ở các nghiệm thức xử lý lần lượt là 4,02% (phun phân bón lá), 4,78% (phủ plastic), 5,97% (phun phân bón lá kết hợp với phủ plastic). Điều đó cho thấy việc xử lý tiền thu hoạch làm cho sự chuyển hóa tinh bột xảy ra tốt hơn, qua đó làm giảm tỷ lệ cơm sầu riêng bị hiện tượng sượng cứng. Bảng 5: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên hàm lượng đường tổng số (%) và tinh bột (%) trong cơm sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức Đường (%) Tinh bột (%) Đối chứng 13,82 7,53 a Phun phân bón lá 14,23 4,02 c Phủ plastic 14,19 4,78 bc Phun phân bón lá + phủ plastic 14,15 5,97 b TB 14,10 - CV (%) 6,08 7,33 F ns ** Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử LSD. Số liệu được đổi sang hàm x để xử lý thống kê 230

3.4 Hiện tượng sượng cơm 3.4.1 Kiểu sượng Sầu riêng Monthong dưới ảnh hưởng của các biện pháp xử lý tiền thu hoạch chỉ có hiện tượng sượng cứng cơm và mất màu (Hình 1). Kiểu sượng chính trên sầu riêng Monthong là hiện tượng chín không đều (uneven fruit ripening, UFR) như mô tả của Sapii và Nanthachai (1994). Kết quả tương tự như vậy, Triệu Quốc Dương (2007) khi điều tra nông dân cũng cho rằng sượng cứng cơm và mất màu hay chín không đều là hiện tượng sượng xảy ra phổ biến trên giống sầu riêng Monthong ở huyện Chợ Lách, Bến Tre. (i) (ii) (iii) Hình 1: Kiểu sượng cơm trái sầu riêng Monthong dưới ảnh hưởng của các biện pháp xử lý tiền thu hoạch, (a): mất màu; (b) sượng cứng cơm 3.4.2 Tỷ lệ sượng Tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái giữa các nghiệm thức khác biệt không ý nghĩa qua phân tích thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Biện pháp phun phân qua lá, phủ plastic 25 ngày trước khi thu hoạch và kết hợp cả hai biện pháp đã không có hiệu quả làm giảm được tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái. Tỷ lệ trái sượng và múi sượng trung bình lần lượt là 71,4% và 47,2% là khá cao nhưng tỷ lệ cơm sượng trên trái thật ra rất nhỏ và các biện pháp xử lý tiền thu hoạch đều làm giảm tỷ lệ cơm sượng so với đối chứng (Bảng 6). Lâm Hoàng Bích Ngọc, (2007) cũng nhận thấy phủ gốc 25 ngày trước khi thu hoạch cũng làm giảm tỉ lệ sượng so với phủ gốc 20 ngày (2,98% so với 5,5%). Phân tích tương quan giữa tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái với hàm lượng dinh dưỡng trong lá và các chất đồng hóa cho thấy phần trăm đạm trong cơm có tương quan nghịch với tỷ lệ trái sượng và tỷ lệ múi sượng/trái (r = -0.68** và r = - 0,67**). Tỷ lệ cơm sượng có mối tương quan thuận với phần trăm N, P và K trong lá lúc thu hoạch và hàm lượng tinh bột trong cơm sầu riêng (r = 0,54*, r = 0,74**, r = 0,64** và r = 0,58**). Tỷ lệ cơm sượng lại có mối tương quan nghịch với phần trăm canxi trong lá sau khi xử lý (r = -0,67**). Phan Hà (2007) cũng nhận thấy hàm lượng canxi trong lá có tương quan nghịch với tỷ lệ sượng/trái với hệ số tương quan r = -0,61**. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính giữa tỷ lệ cơm sượng (Y) với hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá và các chất đồng hóa cho thấy hàm lượng canxi (X1) và kali (X2) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho mô hình theo phương trình hồi qui Y = -6,26 X1+11,32X2+10,1 (R 2 = 0,79, F=23,87**). Điều nầy cho thấy rằng hàm lượng can-xi trong lá thấp hay kali 231

cao có thể làm làm tăng tỉ lệ cơm sượng. Sự tương quan nghịch giữa Can-xi và kali cũng được Diczbalis và Westerhuis, (2005) ghi nhận trên sầu riêng Monthong ở Darwin, Úc. Can-xi có vai trò trong quá trình chín và chất lượng trái sầu riêng cũng được ghi nhận bởi Grundon et al. (1997, trích dẫn bởi Diczbalis và Westerhuis, 2005). Tóm lại, các biện pháp xử lý tiền thu hoạch góp phần làm tăng hàm lượng canxi trong lá - một nhân tố được nhiều tác giả cho rằng có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ cơm sầu riêng sượng do làm giảm rối loạn sinh lý trong quá trình phát triển trái (Shear, 1975; Simon, 1978; Bangerth, 1979), giúp quá trình chuyển hoá tinh bột diễn ra tốt hơn (Subashchandra, 1994). Bảng 6: Ảnh hưởng của biện pháp xử lý tiền thu hoạch lên tỷ lệ trái sượng (%), tỷ lệ múi sượng/trái (%), tỷ lệ cơm sượng/trái (%) của trái sầu riêng Monthong tại Chợ Lách, Bến Tre, 2007 Nghiệm thức Tỷ lệ trái sượng (%) Tỷ lệ múi sượng/trái (%) Đối chứng 86,0 64,4 13,7 a Phun phân bón lá 64,0 44,1 5,0 b Phủ plastic 67,7 36,0 3,0 b Phun phân bón lá + phủ plastic 68,0 44,3 5,7 b TB 71,4 47,2 - CV (%) 30,28 30,09 29,17 F ns ns ** Tỷ lệ cơm sượng/trái (%) Ghi chú: Trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau không khác biệt ý nghĩa thống kê. ns: không khác biệt qua phân tích thống kê; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1% theo phép thử LSD. Số liệu tỷ lệ trái sượng được đổi sang hàm arcsine x để xử lý thống kê. Số liệu tỷ lệ cơm sượng được đổi sang hàm x để xử lý thống kê 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 Kết luận Phun các loại phân Ca(NO3)2, MgSO4 và KNO3 ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển trái, phủ gốc 25 ngày trước khi thu hoạch hoặc kết hợp cả hai biện pháp trên đều có tác dụng làm giảm hàm lượng các chất N, P, K trong lá lúc thu hoạch và tinh bột trong cơm trái nhưng tăng Ca trong lá; làm giảm tỷ lệ cơm sượng trên trái nhưng không ảnh hưởng đến hàm lượng nước trong cơm và TSS cơm trái. Tỷ lệ cơm sượng trên trái có tương thuận với hàm lượng tinh bột trong cơm và kali trong lá lúc thu hoạch nhưng tương quan nghịch với hàm lượng can-xi trong lá. Hàm lượng canxi (X1) và kali (X2) trong lá lúc thu hoạch là hai biến dự đoán tốt nhất cho tỷ lệ cơm sượng (Y) theo phương trình hồi qui Y = - 6,26X1 + 11,32X2 + 10,1 (R 2 = 0,79). 232

4.2 Đề nghị Cần nghiên cứu thêm ảnh hưởng của quá trình chín đến hiện tượng cơm chín không đều trên giống sầu riêng Monthong. TÀI LIỆU THAM KHẢO Anon, 1989. Nutrition of durians in Thai, Department of Science, Research Report (47), pp. 89-92. Bangerth, F. 1979. Calcium-related physiological disorders of plants, Ann. Rev. Phytopathology, (17), pp. 97-122. De Rijck, G. and E. Schrevens, 2001. Mixture optimisation of the mineral nutrition of tomatoes in relation to mineral content of the fruit: Effects of preharvest factors on fruit quality. Acta Horti. 464. Abstract. Diczbalis, Y. and D. Westerhuis, 2005. Durian And Mangosteen Orchards-North Queensland Nutrition Survey, Australian government, rural industries research and Development Corporation, pp. 32-40. Dubois, N., K.A. Gillis, J.K. Hamilton, P. Anrebers, and F. Smith, 1956. Colorimetric method for determination of sugar related substance. Analytical Chemistry V. 29, No 3. Huỳnh Văn Tấn và Nguyễn Minh Châu, 2003. Kết quả bước đầu nghiên cứu khắc phục hiện tượng sượng trái sầu riêng Monthong trồng tại Bến Tre, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ rau quả 2002-2003, Nxb Nông Nghiệp TP Hồ Chí Minh, trang 259-565. Ketsa, S. and S. Pangkool, 1994. The effect of humidity on ripening of durians, Post-harvest Biology and Technology, (4), pp. 159-165. Ketsa, S. and S. Pangkool, 1995. Effect of temperature and humidity on the ripening of durian fruits, J. Hortic. Sci., 70 (5), pp. 827-831. Knight, H., A.J., Trewavas, M.R. Knight, 1997. Calcium signaling in Arabidopsis thaliana responding to drought and salinity. Plant J. 12(5):1067-1078, 11/1997. Lâm Hoàng Bích Ngọc, 2007. Ảnh hưởng của màng phủ plastic và thu hoạch trái các thời điểm khác nhau đến phẩm chất trái sầu riêng MonThong tại Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, năm 2006, Thực tập tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 58 tr. Lim, T. K. and L. Luders, 1996. Boosting durian productivity, RIRDC project DNT-13A, 147 pp. Loquias, V.L. and O.C. Pascua, 1999. Study on the uneven fruit ripening (UFR) and other physiological disorder in durian, Bureau of the Plant Industry-Davao National Crop Research and development Center (BPI_DNCRDC), Bago Oshiro, Davao City. Phan Hà, 2007. Khảo sát ảnh hưởng magnesium (Mg), kali (K), calcium (Ca) phun qua lá và các thời điểm thu hoạch khác nhau đến phẩm chất trái sầu riêng MonThong tại Chợ Lách, Bến Tre, Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 56 tr. Sapii, A. and S. Nanthachai, 1994. Fruit growth and development, pp. 44-57, In Durian: Fruit Development, Postharvest Physiology, Handling and Marketing in ASEAN, Ed., Nanthachai, S, Asian Food Handling Bureau, Kula Lumpur, Malaysia, 156 pp. Schulze, E.D., E. Beck, KM. Hohenstein. Translate to English by G. Lawlor, 2002. Plant ecology. P. 125-126. Springer-Verlag, Berlin Heidelberg, New York. Shear, C.B. 1975. Calcium-related disorders of fruits and vegetables, Hort. Science, 10, pp. 361-365. Simon, E.W. 1978. The symptoms of calcium deficiency in plants, New Phytopathology, 80, pp. 1-15. Subashchandra, D. 1994. Plant Physiology Wiley Eastern limited pp. 172-177. 233

Trần Minh Tâm, 2004. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, trang 5-125. Trần Thế Tục và Chu Doãn Thành, 2004. Cây sầu riêng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, 124 tr. Triệu Quốc Dương, 2007. Điều tra một số biện pháp canh tác liên quan hiện tượng sượng cơm trái sầu riêng và ảnh hưởng của thời điểm phủ plastic đến hiện tượng sượng trên trái sầu riêng Monthong, Sữa hạt lép tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, năm 2006, Luận văn tốt nghiệp Kỹ Sư Nông Học, Trường đại học Cần Thơ, 58 tr. VNCCĂQMN, 2003. Kết quả chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mô hình cây ăn quả đặc sản ở các tỉnh trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ, Hội thảo về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Bộ Nông Nghiệp PTNT, Tiền Giang 26-27/10/2003. 234