Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Tài liệu tương tự
BÀI TRÌNH BÀY CỦA BỘ TRƯỞNG TRẦN HỒNG HÀ TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ HỘI NGHỊ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 639/QĐ-BNN-KH Hà Nội

Hạ Nguồn Sông Mekong trong Cơn Khát Vô Tận của Bắc Kinh Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồ

Luan an dong quyen.doc

HỘI NGHỊ ĐIỆN GIÓ VIỆT NAM LẦN THỨ I Tp. Hà Nội, ngày 07 tháng 6 năm 2018 TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN ĐIỆN GIÓ TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trần Hữu Hiệp 14/0

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT I TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NÔNG NGHIỆP CHO CÔNG CHỨC ĐỊ

dbscl thachthuc-hanhdong bs

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Luận văn tốt nghiệp

ĐÈ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 1050 NĂM NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT ( ) I. BỐI CẢNH RA ĐỜI NHÀ NƯỚC ĐẠI CỒ VIỆT - Sau chiến thắng đánh tan quân Nam Hán

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Microsoft Word - 2.3_BaiQHtichhopDBSCL(GS.TS Vo).docx

CÔNG BÁO/Số ngày BỘ XÂY DỰNG BỘ XÂY DỰNG Số: 10/2010/TT-BXD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nộ

Chiêu trò trên Sông Mê Công: THỦY ĐIỆN ĐẬP DÂNG Những dự án thủy điện được xếp vào loại thủy điện đập dâng gợi lên hình ảnh về những con sông không bị

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

LUẬT XÂY DỰNG

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Quy hoạch và phát triển vùng nuôi tôm ĐBSCL đến 2030

QUỐC HỘI

Bao cao dien hinh 5-6_Layout 1

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN PHÂN BÓN HỮU CƠ Ở VIỆT NAM 1 Nguyễn Văn Bộ 2 1. Vai trò của chất hữu cơ và phân bón hữu cơ Chất hữu cơ trong đất là yếu

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Phong thủy thực dụng

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Kinh tế xã hội khu vực biên giới và sự phát triển du lịch vùng Bảy Núi

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

Trao đổi KHÔ HẠN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TS. NGUYỄN THÁI NGUYÊN Là một cán bộ khoa học của ngành Nông nghiệp, lại có một số năm công tác ở hầu khắp

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

TỔNG CỤC THỦY SẢN VIỆN KINH TẾ QUY HOẠCH THỦY SẢN BÁO CÁO TÓM TẮT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM ðến NĂM 2020, TẦM NHÌN 2030 Hà

55 NĂM VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI MÂU THUẪN SỬ DỤNG NƯỚC Ở HẠ LƯU HỒ CHƯ A TRÊN CÁC LƯU VỰC SÔNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC PGS.TS. Bùi Nam

1

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

54 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Số: 42/2015/TT-BTNMT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

1

tomtatluanvan.doc

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Báo cáo Kế hoạch hành động THỰC HIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH MUỐI THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN TÁ

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Microsoft Word - 1a. Tiem nang PTTS _Theo Bo Thuy San _cu__.doc

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

Hội Đập lớn & Phát triển nguồn nước Việt Nam phấn đấu vì sự nghiệp phát triển thủy lợi của đất nước Phát triển thủy lợi ở nước ta. Giáo sư, Tiến sĩ kh

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

THỰC HIỆN TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG KHU VỰC TƯ NHÂN Mr. Phạm Hoàng Hải Trưởng ban Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Phòng Thương mại

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Số: CHÍNH PHỦ /2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2018 DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CUỘC THI GIẢI CỨU TRÁI ĐẤT TRẺ EM SÁNG TÁC NHÂN VẬT SIÊU ANH HÙNG ĐẨY LÙI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Microsoft Word - Law on Land No QH11-V.doc

Chương trình Phát triển Đô thị Tổng thể Thủ đô Hà Nội (HAIDEP) Báo cáo cuối cùng BÁO CÁO TÓM TẮT 15 DỰ ÁN THÍ ĐIỂM 15.1 Bảo tồn và phát triển bền vững

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 950/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm

Ba i 51: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN 1. Khái quát chung: Vị trí địa lí: o Chiếm 16,5% DT và 5,6% DS cả nước. o Vùng không giáp biển nhưng c

SỞ GD – ĐT BẮC GIANG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI VIỆN TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HẢO NGHIÊN CỨU AN NINH MÔI TRƯỜNG TỈNH BẮC NINH VÀ VAI TRÒ CỦA CÔNG AN NHÂN DÂ

quy phạm trang bị điện chương ii.2

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

Nghị luận về an toàn thực phẩm

Layout 1

Microsoft Word - Noi dung tom tat

quy phạm trang bị điện chương ii.4

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

BIÊN BẢN TỌA ĐÀM Sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT Hà Nội 2015

LỜI RU CHẠM MẶT TRỜI

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Introduction to CITES 2008

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 178/2001/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm

Đề thi thử môn Địa THPT năm 2019 trường THPT Yên Lạc - Vĩnh Phúc lần 3

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

CƠ QUAN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Chuyên đê TTX 2018 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn Chiến lược quốc gia v

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

Bài Học 1 29 Tháng 6 5 Tháng 7 ĐỨC CHÚA TRỜI DỰNG NÊN... CÂU GÓC: Kẻ hà hiếp người nghèo khổ làm nhục Đấng Tạo hóa mình; Còn ai thương xót người bần c

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

ENews_CustomerSo2_

Thuyết minh về con thỏ

CHÍNH PHỦ

Microsoft Word - 75-nguyen-tac-thanh-cong.docx

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Kim Văn Chinh TÍCH TỤ TẬP TRUNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Bản ghi:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bộ Xây dựng Tóm tắt: Phát triển đô thị vùng ĐBSCL thích ứng BĐKH phải dựa trên nền tảng sinh thái và nước thông qua tiếp cận sinh thái và quản lý tổng hợp nước trong chuyển đổi mô hình phát triển và quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL, một vùng sinh thái quan trọng và vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của quốc gia. Tương ứng với ba phân vùng chịu tác động ngập, xâm mặn khác nhau do BĐKH-NBD và tác động thượng nguồn sông Mekong là các hình thái đô thị thích ứng tại vùng ngập sâu Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên, vùng giữa đồng bằng phù sa và vùng ven biển. Mạng lưới đô thị vùng ĐBSCL cần xác định một tầng bậc mới về vai trò của các đô thị trung tâm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tăng cường liên kết vùng trong hoạt động kinh tế và bảo vệ sinh thái, nhằm thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu, thích ứng với những điều kiện mới do BĐKH-NBD. Phát triển đô thị ĐBSCL cần đi vào chiều sâu hơn là chiều rộng như quy hoạch và phát triển hiện nay, gây lãng phí tài nguyên và dễ tổn thương dưới các tác động của BĐKH. Song song với phát triển đô thị là phát triển hạ tầng cần có tính đặc thù, phù hợp cho vùng sinh thái ĐBSCL, đặc biệt về hạ tầng quản lý nước (không chỉ là cấp nước, điều tiết nước mà còn là trữ nước, bảo vệ tài nguyên nước), hạ tầng giao thông (thủy bộ) và năng lượng (chuyển đổi sang năng lượng sạch, tái tạo, sử dụng năng lượng hiệu quả). Vùng ĐBSCL không chỉ là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp mà còn vốn là vùng sinh thái quan trọng trong lưu vực sông Mekong có sự đa dạng sinh học lớn thứ hai thế giới. Trên vùng đất ngập nước lớn nhất Việt Nam, tài nguyên sinh thái vô giá tạo nên sự trù phú của đồng bằng ĐBSCL, nhưng ngày càng bị tác động và đe dọa bởi cách thức phát triển nông nghiệp, thủy lợi, công nghiệp, đô thị và hạ tầng trong những thập kỷ gần đây. Các hoạch định chính sách phát triển và các quy hoạch ngành cho đến nay tại vùng ĐBSCL, trong đó có phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ và phục hồi sinh thái. Chúng ta cần có sự nhìn nhận vùng ĐBSCL vừa là vùng sản xuất nông nghiệp vừa là vùng sinh thái, để từ đó xác định cách tiếp cận quy hoạch và mô hình phát triển phù hợp và bền vững, đặc biệt trong điều kiện biến đổi khí hậu- nước biển dâng (BĐKH- NBD) và các tác động từ thượng nguồn sông Mekong. Trên nền tảng sinh thái, vùng ĐBSCL có đặc trưng cốt lõi là tài nguyên nước, với mạng lưới nước phức tạp tạo nên cấu trúc cảnh quan của toàn vùng. Các biến động 1

về nước tại vùng ĐBSCL gắn bó chặt chẽ với các hệ sinh thái, tạo nên sức sống của vùng đồng bằng, có mối quan hệ hữu cơ với các biến động của dòng sông Mekong và thủy triều. Do đó, quản lý tổng hợp nước có vai trò vô cùng quan trọng tại vùng ĐBSCL với các tác động từ BĐKH-NBD và tác động thượng nguồn sông Mekong. BĐKH cần được xem không chỉ là thách thức mà là cơ hội cho sự chuyển đổi mô hình phát triển vùng ĐBSCL, thích ứng và thuận theo các biến động của thiên nhiên hơn là kiểm soát và khai thác thiên nhiên thiếu bền vững. Nước cũng là thuộc tính cốt lõi của các đô thị vùng ĐBSCL với bản chất đô thị nông nghiệp. Sự hình thành và phát triển của các đô thị của ĐBSCL gắn liền với yếu tố nước, tạo nên cấu trúc và hình thái đô thị vùng sông nước. Với tác động ngày càng tăng của BĐKH-NBD kết hợp tác động biến đổi từ thượng nguồn sông Mekong và hậu quả của các tác động con người lên môi trường tự nhiên, các biến thiên của nước trở nên cực đoan hơn (không chỉ nước mặt mà còn là nước mưa, nước ngầm, không chỉ khối tích của nước mà còn chất lượng nước), đòi hỏi các đô thị ĐBSCL đang phát triển kinh tế xã hội cần phải có chiến lược thích ứng, cần phải hình thành một cấu trúc không gian đô thị, trong đó nước đóng một vai trò chính yếu, cùng với không gian sinh thái, kiến tạo nên hình thái đô thị có tính thích ứng, bền vững, hòa hợp với các biến động của thiên nhiên. Nước và sinh thái chính là hạ tầng mềm thiết yếu của đô thị mà quá trình đô thị hóa vội vã và tập trung cho những lợi ích trước mắt thường hay bỏ qua hoặc xem nhẹ. Trong định hướng phát triển không gian vùng ĐBSCL thích ứng với BĐKH- NBD (nghiên cứu của Viện Quy hoạch Xây dựng miền Nam và tư vấn RUA), đề xuất hình thành ba hình thái phát triển đô thị và nông thôn dựa trên 3 phân vùng chịu tác động ngập, xâm mặn theo kịch bản BĐKH-NBD đến năm 2050 và tác động thượng nguồn sông Mekong: 1) Vùng ngập sâu (Đồng Tháp Mười và một phần Tứ giác Long Xuyên), chiếm 15% diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL, trở thành vùng quản lý ngập và trữ nước ngọt; tạo điều kiện các khu vực ngập nước theo mùa, nhằm chủ động về nguồn nước cho vùng, hình thành một số khu vực giữ nước thường xuyên gắn với sự chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản nước ngọt, trồng tràm; hạn chế phát triển mở rộng đô thị. Dự báo đến năm 2030, 8% dân số đô thị toàn vùng phân bố tại vùng ngập sâu. 2) Vùng giữa đồng bằng (nước ngọt phù sa), chiếm 38% diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL, là vùng sản xuất nông nghiệp đa dạng: lúa, trái cây, hoa màu; vùng thuận lợi, khuyến khích phát triển đô thị nhưng là hình thái phát triển đô thị nén, hạn chế phát triển dàn trải, bảo vệ đất nông nghiệp màu mỡ. Dự báo đến năm 2030, 56% dân số đô thị toàn vùng phân bố tại vùng giữa đồng bằng. 2

3) Vùng ven biển (ven biển Đông, ven biển Tây và bán đảo Cà Mau), chiếm 47% diện tích tự nhiên vùng ĐBSCL, là vùng có sự chuyển đổi, mở rộng nuôi trồng thủy sản nước lợ theo hướng sinh thái trong điều kiện xâm mặn gia tăng, gắn với trồng rừng ngập mặn ven biển, khôi phục các hệ sinh thái rừng ở bán đảo Cà Mau, quản lý dải bờ biển; đây là vùng phát triển kinh tế biển năng động nhưng không mở rộng đô thị quá nhiều, giảm các rủi ro do thiên tai do BĐKH- NBD. Dự báo đến năm 2030, 36% dân số đô thị toàn vùng phân bố tại vùng ven biển. Trong một vùng kinh tế sản xuất hàng hóa nông nghiệp chuyên môn hóa và bảo vệ sinh thái là trọng tâm, sáu tiểu vùng sinh thái nông nghiệp (Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, dọc sông Tiền sông Hậu, Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau, ven biển Đông) cũng là các phân vùng phát triển kinh tế gắn với đặc thù sinh thái. Phát triển các đô thị trung tâm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp trong mạng lưới đô thị ĐBSCL có thể được xem là thích hợp hơn hai xu hướng: (1) phát triển đô thị trung tâm toàn vùng duy nhất (tập trung tối đa nguồn lực đầu tư theo chiến lược quốc gia, khó đáp ứng được tính đa dạng theo các tiểu vùng và xu hướng phân tán, phi tầng bậc của vùng nông nghiệp) hoặc (2) vùng có 13 đô thị trung tâm theo địa bàn tỉnh/thành (phân tán theo ranh giới quản lý hành chính, phân tán nguồn lực và thiếu liên kết vùng theo các tiểu vùng sinh thái nông nghiệp). Tuy nhiên, điều này không phủ định vai trò của Cần Thơ đang từng bước khẳng định như một trung tâm vùng về các mặt đào tạo, nghiên cứu khoa học, y tế, dịch vụ thương mại và vai trò của các đô thị tỉnh lỵ như là những trung tâm KT-XH của các tỉnh, một số đô thị tỉnh lỵ có ảnh hưởng liên tỉnh. Xác định vai trò các đô thị trung tâm tiểu vùng sinh thái nông nghiệp (bao gồm Cần Thơ và một số đô thị cấp tỉnh) là xác định một tầng bậc mới có tính đặc thù trong mạng lưới đô thị ĐBSCL, nhằm tăng cường liên kết vùng trong hoạt động kinh tế và bảo vệ sinh thái, nhằm thúc đẩy sự đổi mới và chuyển đổi kinh tế nông nghiệp theo chiều sâu, thích ứng với những điều kiện mới do BĐKH-NBD. Các đô thị trung tâm của tiểu vùng sinh thái nông nghiệp sẽ hình thành và phát triển các trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm nông nghiệp, các trung tâm dịch vụ hàng hóa, hỗ trợ sản xuất, xúc tiến thương mại, phát huy thế mạnh của từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, góp phần cho vùng ĐBSCL trở thành vùng nông nghiệp phát triển với trình độ cao, chuyên môn hóa và đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp có giá trị cao, xuất khẩu mạnh mẽ tới thị trường quốc tế, có vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp toàn cầu. Quy mô phát triển đô thị vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện tự nhiên, sử dụng tài nguyên và đặc thù kinh tế xã hội của vùng, dễ dàng có các giải pháp thích ứng với các tác động BĐKH-NBD và tác động thượng nguồn sông Mekong. Tp. Cần Thơ có quy mô dân số lớn nhưng không gian thành phố được quy hoạch theo cấu trúc 3

chuỗi các khu đô thị nén đan xen với các hành lang không gian mở kết nối mạng lưới không gian xanh và mặt nước đa dạng, các khu vực cho phép ngập, bảo tồn vườn cây ăn trái, cảnh quan nông nghiệp đô thị, không tạo thành dải đô thị hóa liên tục dọc sông Hậu. Một thách thức với công tác phát triển đô thị hiện nay tại vùng ĐBSCL là các quy hoạch xây dựng vùng tỉnh xác định quỹ đất rất lớn dành cho mở rộng đô thị và khu công nghiệp nhưng không phù hợp với khả năng phát triển thực sự, nguy cơ làm mất đi các khu vực đất nông nghiệp màu mỡ và tác động môi trường sinh thái, dễ tổn thương trong điều kiện BĐKH do phát triển đô thị và công nghiệp manh mún, dàn trải, thiếu kiểm soát, lãng phí tài nguyên. Các đô thị chạy đua nâng loại đô thị nhưng chưa nâng cao chất lượng đô thị, môi trường sống và bản sắc đô thị. Điều này xuất phát từ mong muốn tăng tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như mô hình phát triển vùng đô thị lớn nhưng không gắn với bản chất đô thị nông nghiệp và vùng sinh thái nông nghiệp, các dự báo phát triển đô thị và công nghiệp thiếu khả thi và không phù hợp quy luật phát triển. Tốc độ tăng dân số đô thị vùng ĐBSCL giai đoạn 1995-2015 không vượt quá 3,5%/năm, trong khi theo các quy hoạch xây dựng (QHXD) vùng tỉnh, tốc độ tăng bình quân dân số đô thị vùng ĐBSCL lên đến gần 9%/năm đến năm 2020 và gần 6%/năm đến năm 2030. Tỉ lệ đô thị hóa từ 26% năm 2015 được tăng lên khoảng 40% năm 2020 và 50% năm 2030 theo dự báo của các QHXD vùng tỉnh, rõ ràng là bất hợp lý. Dự báo quy mô đất xây dựng đô thị toàn vùng theo các QHXD vùng tỉnh khoảng 400-450 nghìn ha (2020) và khoảng 450-500 nghìn (2030) trong khi hiện trạng đất đô thị toàn vùng ĐBSCL chỉ khoảng 45-50 nghìn ha. Bên cạnh đó, tổng diện tích các khu công nghiệp đã thành lập tại vùng ĐBSCL khoảng 14.800 ha (2016), trong đó chỉ có khoảng 3.700 ha được lấp đầy (theo VCCI Cần Thơ). Trong khi đó, các quy hoạch phát triển công nghiệp đến năm 2020 của các tỉnh ĐBSCL dự báo 25.000-35.000 ha trên toàn vùng. Các dự báo không hợp lý như trên không chỉ góp phần phát triển thiếu kiểm soát, dàn trải mà còn dẫn đến cung cấp hạ tầng kỹ thuật thiếu hiệu quả, không cân đối với nguồn lực có giới hạn. Điều này cho thấy công tác dự báo phát triển đô thị và công nghiệp thiếu nền tảng của một mô hình phát triển bền vững, sử dụng tài nguyên hợp lý, phù hợp với đặc thù sinh thái của vùng ĐBSCL. Bên cạnh đó là các thách thức cho đô thị hóa tại ĐBSCL như nền đất thấp, địa chất yếu, gia tăng lún đất, sạt lở bờ sông bờ biển, thiếu nguồn cung cát san lấp xây dựng đô thị, thiếu hụt nguồn cung cấp nước sạch trong điều kiện xâm mặn gia tăng do BĐKH-NBD. Trong các thách thức về phát triển hạ tầng kỹ thuật đi cùng với phát triển đô thị, công nghiệp, nông nghiệp tại vùng ĐBSCL, vấn đề nước và năng lượng có tác động to lớn sự phát triển bền vững của vùng. Các giải pháp về hạ tầng nước và năng lượng không chỉ phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phát triển đô thị mà còn 4

phải đảm bảo sự cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của vùng, theo hướng tăng trưởng xanh và thích ứng biến đổi khí hậu trong các chiến lược quốc gia. Tổng công suất các nhà máy điện (hiện trang và phát triển theo quy hoạch điện lực) tại vùng ĐBSCL đến năm 2030 là khoảng 24.000MW, so với công suất điện yêu cầu của vùng đến năm 2030 chỉ khoảng 9.600 MW. Vùng ĐBSCL sẽ trở thành trung tâm công nghiệp điện năng quốc gia, cung cấp điện cho cả vùng Nam Bộ, chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ. Hơn 18.000 MW của 14 nhà máy nhiệt điện chạy than theo quy hoạch điện lực sẽ đưa ĐBSCL trở thành vùng có công suất nhiệt điện than lớn nhất cả nước vào năm 2030. Điều này đưa đến những thách thức to lớn cho việc bảo vệ môi trường sinh thái, gia tăng ô nhiễm môi trường nước, không khí tại vùng ĐBSCL, tác động tiêu cực đến môi trường sống, hệ sinh thái, sản xuất nông nghiệp, thủy sản. Trong khi đó, vùng ĐBSCL có tiềm năng năng lượng tái tạo dồi dào, cụ thể là năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng sinh khối, cần có các nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ, thúc đẩy mạnh mẽ trong chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng bền vững. Tất cả các thách thức nêu trên cho thấy tầm quan trọng trong việc xác định mô hình phát triển vùng ĐBSCL theo hướng bền vững, thích ứng BĐKH và sự cần thiết của quy hoạch phát triển vùng ĐBSCL tích hợp đa ngành trên quan điểm, tiếp cận mới nhằm hướng dẫn quá trình chuyển đổi, xác định các chiến lược phát triển vùng trong một tầm nhìn chung, kiến nghị đổi mới các chính sách phát triển và thiết lập cơ chế quản lý, điều phối phát triển vùng. Nguồn tài liệu tham khảo: - Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - Đồ án quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 - Đồ án quy hoạch chung TP. Cần Thơ đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 - Các đồ án quy hoạch xây dựng vùng tỉnh An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An đến năm 2030 - Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH vùng ĐBSCL đến năm 2020 và các quy hoạch ngành: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, du lịch, giao thông, thủy lợi, cấp nước, điện lực, 5