J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 7: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 7: QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH

Tài liệu tương tự
Vietnam J. Agri. Sci. 2019, Vol. 17, No. 1: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2019, 17(1): NHÂN GIỐNG IN VITRO CÂY RAU

Công nghệ sinh học & Giống cây trồng NHÂN GIỐNG CÂY ĐẢNG SÂM (Codonopsis javanica (Blume) Hook. f. et Thomson) BẰNG KỸ THUẬT NUÔI CẤY MÔ Bùi Văn Thắng

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 5: QUY TRÌNH NHÂN GIỐNG IN VITR

THùC TR¹NG TI£U THô RAU AN TOµN T¹I MéT Sè C¥ Së

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA THÁI NGUYÊN BỘ MÔN GIẢI PHẪU HỌC BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU HỌC TẬP 1 NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

Tựa

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Like page: để cập nhật đáp án chi tiết! ĐÁP ÁN CHI TIẾT ĐỀ ÔN THI THPT QG MÔN VẬT LÝ Thời gian làm

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

MỘT CÁCH NHÌN VỀ MƯỜI BA NĂM VĂN CHƯƠNG VIỆT NGOÀI NƯỚC ( ) (*) Bùi Vĩnh Phúc Có hay không một dòng văn học Việt ngoài nước? Bài nhận định dướ

Microsoft Word - 09-NGO QUOC DUNG_MT(58-65)

Truy cập Website : hoc360.net Tải tài liệu học tập miễn phí Đề thi thử THPT Quảng Xương - Thanh Hóa - Lần 2 - Năm 2018 Câu 1: Khi kích thích cho con l

Tựa

Microsoft Word - 06-CN-TRAN HUU DANH(43-51)

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP DỰ THẢO Phụ lục 01 SƠ ĐỒ PHÂN TÍCH NGHỀ PHIẾU PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC NGÀNH: KỸ THUẬT VẬ

Microsoft Word - Thiet ke XD be tu hoai.doc

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th ph m T h inh -2017) NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG THÀNH PHỐ TÂY NINH VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

THÔNG TIN QUAN TRỌNG Cuốn sách hướng dẫn này sẽ giúp bạn thực hiện việc bảo trì bảo dưỡng trên thiết bị MTTS CPAP Việc bảo trì bảo dưỡng nên được tiến

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

Microsoft Word - 11-KHMT-52NGUYEN VAN CUONG(88-93)

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

(Microsoft Word Nguy?n Van Ph\372-ok.doc)

Bài 4 XÂY DỰNG THIẾT BỊ KHÍ SINH HỌC NẮP CỐ ĐỊNH

NÂNG CAO CÔNG TÁC VẬN HÀNH & BẢO DƯỠNG CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI HÀ NỘI, JICA Báo Cáo Cuối Kỳ Nguồn: nhóm nghiên cứu JICA Nguồn: nhóm nghiên

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

Preliminary data of the biodiversity in the area

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 1(86)/2018 TUYỂN CHỌN DÒNG LÚA THAN NGẮN NGÀY, PHẨM CHẤT CAO Lê Hữu Hải 1, Huỳnh Thị Huế Trang 1

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

Microsoft Word - giao an hoc ki I.doc

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 8

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

BỆNH VIỆN NÔNG NGHIỆP

ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CHƯƠNG TRÌNH TẬN HƯỞNG ƯU ĐÃI CÙNG THẺ UOB 1. Phạm vi chương trình: Chương trình TẬN HƯỞNG ƯU ĐÃI CÙNG THẺ UOB ( Chương Trình

Hotline: Mai Châu - Hòa Bình 2 Ngày - 1 Đêm (T-D-VNMVHBVCI-36)

KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY LƯA LEO 1. GIỐNG DƯA LEO Có 2 nhóm giống dưa leo: Nhóm dưa trồng giàn và nhóm dưa trồng trên đất Nhóm dưa trồng giàn: Canh

VIỆN KHOA HỌC

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

KỸ THUẬT VÔ KHUẨN 1. MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi hoàn thành bài này, sinh viên có khả năng: 1.1 Thực hiện được kỹ thuật rửa tay nội khoa đúng quy trình.

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG MWE 210G Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và giữ sách hướng dẫn để tiện việc tham khảo về sau. 1

KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT VỠ VÀ GIA CƯỜNG SI-LÔ ỨNG LỰC TRƯỚC TS. NGUYỄN ĐẠI MINH, TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG, TS.

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

INSTRUCTION MANUAL AQR-IFG50D

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Giới thiệu chiếc bánh chưng ngày Tết – Văn mẫu lớp 9

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

17. CTK tin chi - CONG NGHE KY THUAT O TO.doc

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

Microsoft Word PTDong et al-Nuoi sinh khoi artemia franciscana.doc

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

1 ĐẶT VẤN ĐỀ UTBM khoang miệng là bệnh phát sinh do sự biến đổi ác tính niêm mạc miệng phủ toàn bộ khoang miệng bao gồm: Ung thư môi (gồm môi trên, mô

LÝ LỊCH KHOA HỌC

Hammermills, Pellet Mills, Pellet Coolers, Crumblers

Nghị luận về an toàn thực phẩm

TRUNG TÂM BDVH & LTĐH ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC THPTQG LẦN 2 T L - H Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu

J. Sci. & Devel., Vol. 10, No. 5: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2012 Tập 10, số 5: NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH CHẾ BIẾN ĐỒ UỐ

CANH CÁ CHUA NGỌT ĐẦY MÀU SẮC 500 g cá 5 g Hạt nêm AJI-NGON 1000 ml nước 100 g cà chua 50 g me 100 g Dọc mùng 20 g rau mùi 20 g hành lá xanh 2 quả ớt

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN NGỌC QUANG HẦU ĐỒNG TẠI PHỦ THƯỢNG ĐOẠN, PHƯỜNG ĐÔNG HẢI 1, QUẬN HẢI AN, TH

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 57 năm 2014 MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN - PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CHO TRẺ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON Đ

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Microsoft Word nhandienkhicongvabenhtimmach.doc

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

Hotline: Chùa Bái Đính - Khu du lịch Tràng An - Lễ chùa cầu an 1 Ngày - 0 Đêm (T-D-OT-VNMVNB-40)

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

BG CNheo full.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Vònh HAÕY GIÖÕ Haï GÌN Long XINH ÑEÏP DƯ A N CƠ SƠ JICA TRUNG TÂM MÔI TRƯƠ NG TOÀN CẦU VÀ TRƯƠ NG ĐA I HO C PHỦ OSAKA 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ENews_CustomerSo2_

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Microsoft Word - 5. Ton That Chat-Rev doc

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY THERAVĀDA VÔ THƯỜNG KHỔ NÃO VÔ NGÃ Soạn giả TRƯỞNG LÃO HÒA THƯỢNG HỘ TÔNG (VAṄSARAKKHITA MAHĀTHERA) Biển trầm khổ sống bồn

Microsoft Word - TCVN

Microsoft Word - tapchicon

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA PHẠM NGỌC THẠCH KHOA ĐIỀU DƯỠNG KỸ THUẬT Y HỌC KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ KHÓA HỌC (CỬ NHÂN ĐIỀU

Microsoft Word - 10_53.17_ Nguyen Thi Ngoc Huong_DS_NVH1_DS_Checked.doc

TÌM NƯỚC

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây tiêu

Microsoft Word - NH-12-LE TRI NHAN(79-87)73

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM TÀI LIỆU PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN,

1 VÀI NÉT VỀ KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ XƯA VÀ NAY NCS. Trần Hữu Thắng ThS. Nguyễn Bá Cường Phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến môi trư

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Đề minh họa THPT Quốc Gia 2019 môn vật lý Sở Giáo dục và Đào tạo - Bình Dương

TỔNG GIÁO PHẬN SEATTLE GIÁO XỨ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM Vietnamese Martyrs Parish of The Archdiocese of Seattle 6841 S. 180 th St, Tukwila, WA

ANTENNAS FABRICATION FOR RFID UHF AND MICROWAVE PASSIVE TAGS

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HI HI MÁY ĐO ph, EC, TDS VÀ NHIỆT ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC CẢI TIẾN Kính gửi Quý Khách Hàng, Cảm ơn Quý khách đã chọn sản phẩ

T¹p chý y - d îc häc qu n sù sè chuyªn Ò ngo¹i bông-2018 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN KÍCH THƯỚC LỚN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ

Document

24 KẾT LUẬN - Đã tách chiết, phân lập, định danh và nuôi cấy tăng sinh thành công tế bào gốc trung mô từ tủy xương thỏ, từ đó đưa ra một qui trình tóm

Microsoft Word - Sach TTNT A4_P2.doc

Bản ghi:

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 7: 1034-1041 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 7: 1034-1041 www.vnua.edu.vn QUÁ TRÌNH PHÁT SINH HÌNH THÁI MÔ SẸO VÀ CHỒI CỦA CÂY LONG NÃO (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.) NUÔI CẤY IN VITRO Nguyễn Thị Quý Cơ 1, Trần Văn Tiến 1, Võ Thị Bạch Mai 2, Trần Trọng Tuấn 3, Nguyễn Hải Sơn 4* 1 Chi cục Lâm nghiệp TP.HCM; 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP.HCM; 3 Viện Sinh học Nhiệt đới, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; 4 Trường Đại học Cửu Long, Vĩnh Long Email * : haisown@gmail.com Ngày gửi bài: 25.07.2014 Ngày chấp nhận: 14.10.2014 TÓM TẮT Sự phát sinh cơ quan (chồi, rễ) là một quá trình phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh. Do đó, để tìm hiểu sự hình thành các sơ khởi, nhiều kỹ thuật đã được sử dụng như vi giải phẫu, chất ức chế, bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh Trong nghiên cứu này, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh lên sự phát sinh mô sẹo, chồi và quá trình phát sinh hình thái chồi của cây long não (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.). Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose, 0,5 mg/l NAA và 0,2 mg/l BA tốt nhất cho việc hình thành mô sẹo. Môi trường WPM bổ sung 2% sucrose và 1 mg/l BA tốt nhất cho việc nhân nhanh chồi, xét về số lượng chồi trung bình và trọng lượng tươi. Kết quả giải phẫu hình thái chồi cho thấy các tế bào nhu mô vùng vỏ là nơi bắt đầu quá trình hình thành chồi. Từ khóa: Cây long não, chồi, mô sẹo, phát sinh hình thái, WPM. Morphogenesis of Calli and Shoots of Cinnamomum camphora (L.) Sieb. ABSTRACT The organogenesis (shoots and roots) is a complicated process, influenced by various endogenous and exogenous factors. Therefore, to understand the formation of the initials, several techniques have been used as anatomy, inhibitors and plant growth regulators supplement. In this study, we investigated the effects of plant growth regulators on the callogenesis, shoot formation and the process of shoot morphogenesis of Cinnamomum camphora (L.) Sieb. The results showed that the WPM medium supplemented with 2% sucrose, 0.5 mg/l NAA and 0.2 mg/l BA was suitable for the callus formation. WPM medium supplemented with 2% sucrose and 1 mg/l BA was the excellent medium for shoot multiplication (the mean of 7.7 buds/explant and 5.57g fresh weight). Morphological anatomy of shoots showed that the cortex parenchyma cell is the position to initiate shoot formation. Keywords: Cinnamomum camphora (L.) Sieb., callus, morphogenesis, WPM medium, shoot 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát sinh cơ quan (chồi, rễ ) là một quá trình hết sức phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nội sinh lẫn ngoại sinh. Đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về phát sinh mô sẹo trên nhiều loại cây khác nhau. Để tìm hiểu sự hình thành các sơ khởi, kỹ thuật đã được sử dụng như vi giải phẫu, ức chế, bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật ngoại sinh, nuôi cấy mô và cả sinh học phân tử. Nghiên cứu đầu tiên về sự phát sinh chồi đã được White báo cáo lần đầu tiên năm 1939 trên cây thuốc lá và mở đầu cho công cuộc nghiên cứu sự phát sinh cơ quan. Quá trình phát sinh cơ quan bao gồm nhiều giai đoạn: sự phân hóa của các mô đích và hàng loạt quá trình phát triển khác nhau nhằm mục đích cuối 1034

Nguyễn Thị Quý Cơ, Trần Văn Tiến, Võ Thị Bạch Mai, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Hải Sơn cùng là hình thành một chồi hoàn chỉnh. Sự phát sinh chồi đã được nghiên cứu khá kỹ trên hai đối tượng là cây thuốc lá (trên mô sẹo) và cây thông Pinus radiata (trên lá mầm). Long não (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.) còn gọi là Chương não, Dã hương, là loại cây thanh lọc không khí tốt, góp phần bảo vệ môi trường, thân và cành cây chắc, khó gãy... Hiện nay, tại Việt Nam, cây long não đang được ưa chuộng và đã có một số nghiên cứu về loại cây này nhưng số lượng tương đối ít. Trên thế giới, các nghiên cứu in vitro về cây long não chủ yếu tập trung vào việc nhân nhanh giống cây. Huang et al., (1998) đã có báo cáo về các thí nghiệm nuôi cấy in vitro cây long não từ các đỉnh sinh trưởng trên môi trường MS. Babu et al., (2003) đã báo cáo các kết quả ghi nhận được khi nuôi cấy in vitro cây long não từ đỉnh sinh trưởng và mắt gióng. Azad et al., (2005) cũng đã báo cáo kết quả thí nghiệm nuôi cấy các mảnh lá mầm nhằm tạo cây long não in vitro trên môi trường MS bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng thực vật lên khả năng phát sinh hình thái mô sẹo và chồi của cây long não. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Vật liệu Chồi đỉnh và đốt thân cây long não 2 năm tuổi trồng tại Trạm thực nghiệm Lâm nghiệp Tân Tạo - Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, sau khi khử trùng được cấy vào môi trường WPM bổ sung 2% sucrose, 0,5 mg/l BA để cảm ứng tạo chồi. Sau 30 ngày, cắt những chồi in vitro vừa hình thành làm vật liệu cho các thí nghiệm của nghiên cứu. 2.2. Phương pháp 2.2.1. Môi trường nuôi cấy Môi trường nuôi cấy là môi trường WPM (McCown Woody plant medium) (Lloyd and McCown, 1980) bổ sung 2% sucrose, 8 g/l agar, điều chỉnh ph về 5,7 trước khi hấp khử trùng trong autoclave ở nhiệt độ 121ºC, áp suất 1atm trong 30 phút. 2.2.2. Bố trí thí nghiệm - Nuôi cấy tạo chồi và nhân nhanh chồi Những chồi in vitro được nuôi cấy vào môi trường WPM bổ sung 2% sucrose, (0,5; 1,0; 2,5; 5,0 mg/l) BA, kết hợp với 0,5 NAA, (0,5; 1,0; 2,5; 5,0 mg/l) BA kết hợp với 0,5 IAA. Đánh giá khả năng nhân nhanh chồi sau 60 ngày nuôi cấy, qua đó xác định môi trường thích hợp nhất cho sự nhân nhanh chồi. - Nuôi cấy tạo mô sẹo Các lá non tách từ chồi in vitro được đặt vào môi trường WPM bổ sung 2% sucrose và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật (CĐHSTTV) như là NAA riêng rẽ (0,5 mg/l); NAA (0,5 mg/l) kết hợp với BA (0,2 mg/l); NAA (0,5 mg/l) kết hợp với 2,4D (0,2 mg/l); 2,4 D riêng rẽ (0,2 mg/l). Đánh giá khả năng tạo mô sẹo, khối lượng tươi, khối lượng khô sau 60 ngày nuôi cấy. Đánh giá khả năng tái sinh chồi và khả năng sinh phôi của mô sẹo. 2.2.3. Giải phẫu hình thái các giai đoạn tạo chồi, cụm chồi và mô sẹo Giải phẫu mẫu cấy tạo chồi sau 0 ngày và 30 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 0,5 mg/l BA, cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 1 mg/l BA; mô sẹo sau 60 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 0,5 mg/l NAA. Nhuộm các lát cắt bằng thuốc nhuộm 2 màu carmine-iod và quan sát trên kính hiển vi quang học. Ghi nhận nguồn gốc phát sinh chồi, mô sẹo. 2.2.4. Điều kiện nuôi cấy Mẫu được nuôi cấy ở nhiệt độ 25 ± 2ºC, quang kỳ 12 giờ/ngày, cường độ chiếu sáng 45 µmol.m -2 s -1, độ ẩm trung bình 75-80 %. 2.2.5. Giải phẫu và nhuộm tế bào Sử dụng dao lam cắt dọc phần chồi (có mô phân sinh chồi đỉnh và chồi bên) và mô sẹo sau 1035

Quá trình phát sinh hình thái mô sẹo và chồi của cây long não (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.) nuôi cấy in vitro đó bỏ vào nước để rửa mẫu. Sử dụng dung dịch javel 10% để tẩy mẫu trong vòng 10 phút cho đến khi mẫu mất màu. Rửa lại bằng nước cất. Ngâm mẫu trong dung dịch carmine-iod khoảng 15-20 phút để mẫu bắt màu. Tiến hành quan sát mẫu dưới kính hiển vi quang học ở vật kính x10, x40. 2.2.6. Xử lý số liệu Số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2007 và SPSS 16.0, theo phương pháp Duncan (Duncan, 1955) với độ tin cậy p 0,5. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nuôi cấy tạo chồi Cytokinin đóng vai trò chính trong sự thành lập chồi và cơ quan trong nuôi cấy mô, đồng thời nó còn kích thích chồi nách, phân chia tế bào, ức chế sự lão hóa lá, thành lập mô sẹo và tăng trưởng... (Nguyễn Bảo Toàn, 2004). Ngoài ra, với sự hiện diện của cytokinin còn gỡ bỏ hiện tượng ưu thế ngọn và có thể phối hợp với các chất điều hòa sinh trưởng thực vật thuộc nhóm auxin. Sau 30 ngày, cắt những chồi vừa hình thành cấy vào môi trường WPM bổ sung 2% sucrose và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Sự nhân nhanh chồi từ mẫu ngọn chồi và đốt thân mang chồi ngủ xảy ra trong vòng 40-60 ngày sau khi cấy. Các chồi xuất hiện thành từng cụm và một số chồi có kích thước từ 1-2cm có thể tách ra khỏi cụm chồi và được sử dụng để tiếp tục nhân chồi sau này. Môi trường WPM bổ sung 1 mg/l BA tốt nhất cho việc nhân nhanh chồi (tỷ lệ hình thành chồi 96,77%), đồng thời có số chồi trung bình, trọng lượng tươi và trọng lượng khô cao nhất lần lượt là 7,70 chồi; 5,57g và 0,59g (Bảng 1). Sự có mặt của BA đã kích thích sự hình thành chồi, các chồi non cấy vào các môi trường chỉ bổ sung BA (nghiệm thức B 0,5, B 1, B 2,5 ) riêng lẻ đều phát triển nhanh tạo thành cụm; ở nồng độ thấp (0,5 mg/l) thì số lượng chồi hình thành thấp (1,83 chồi/mẫu); khi nồng độ BA tăng thì khả năng tạo chồi và nhân nhanh sẽ gia tăng nhưng nếu nồng độ BA cao cũng hạn chế sự hình thành và nhân nhanh chồi, nồng độ tối ưu cho việc nhân nhanh chồi với cây long não là 1 mg/l BA. Kết quả này cũng phù hợp với báo cáo của Huang et al., (1997) khi tiến hành nuôi cấy in vitro cây long não. Bổ sung BA với nồng độ cao hơn, hiệu quả nhân nhanh chồi giảm, trong môi trường B 2,5 (WPM bổ sung 2,5 mg/l BA), số lượng chồi trung bình chỉ còn 2,20 chồi/mẫu. Ở nồng độ cao 5 mg/l BA đã ức chế hình thành chồi mới, chỉ có một chồi phát triển. Babu et al., Bảng 1. Kết quả nhân nhanh chồi sau 60 ngày nuôi cấy trên các môi trường khác nhau. Ký hiệu BA (mg/l) CĐHSTTV NAA (mg/l) IAA (mg/l) Tỷ lệ hình thành chồi (%) Số lượng chồi trung bình Trọng lượng tươi (g) Trọng lượng khô (g) B 0,5 0,5 - - 72,41 1,83e* 1,52e 0,15e B 1 1,0 - - 96,77 7,70a 5,57a 0,59a B 2,5 2,5 - - 56,90 2,20d 2,44d 0,26cd B 5 5,0 - - 27,66 1,00f 0,19f 0,02f B 1I 0,5 1,0 0,5-74,47 4,63b 3,96b 0,43b B 2,5I 0,5 2,5 0,5-53,70 1,90e 3,07cd 0,33bc B 5I 0,5 5,0 0,5-26,83 1,00f 0,16f 0,02f B 1N 0,5 1,0-0,5 64,41 3,47c 3,72bc 0,36bc B 2,5N 0,5 2,5-0,5 50,85 1,57e 1,31e 0,17de B 5N 0,5 5,0-0,5 23,08 1,00f 0,20f 0,03f Ghi chú: Các số trung bình trong một cột mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p 0,05. 1036

Nguyễn Thị Quý Cơ, Trần Văn Tiến, Võ Thị Bạch Mai, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Hải Sơn (2003) cũng nhận thấy trong các môi trường có nồng độ cytokinin cao, chỉ có một chồi phát triển, không có sự hình thành cụm chồi. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Rayle et al., (1982) là cytokinin cản sự kéo dài trong thân. Khi bổ sung thêm NAA và IAA vào môi trường, sự có mặt của auxin đã ảnh hưởng đến sự tích lũy cytokinin, do đó hoạt tính của BA yếu hơn nên số lượng chồi cũng giảm theo. Số lượng chồi trung bình ở môi trường B1 (WPM bổ sung 1 mg/l BA) là 7,70 chồi/mẫu trong khi ở môi trường B1I0,5 (WPM bổ sung 1 mg/l BA kết hợp 0,5 mg/l IAA) là 4,63 chồi/mẫu và môi trường B1N0,5 (WPM bổ sung 1 mg/l BA và 0,5 mg/l NAA) là 3,47 chồi/mẫu. Điều này cũng đúng với nhận định của Gaspar et al., (1996) là auxin có thể ức chế sự tích lũy cytokinin. Khi quan sát bằng kính hiển vi phẫu thức ngang của mẫu cấy tạo chồi trên môi trường WPM có bổ sung BA sau những khoảng thời gian khác nhau, chúng tôi ghi nhận được các thay đổi về mặt mô học như sau: Đầu tiên, có sự phân chia mạnh của một nhóm tế bào nhu mô trong phần vỏ của thân. Nhóm tế bào này phát triển thành cụm hướng về phía vỏ tạo thành khối sinh mô (Hình 3b). Sau đó, các tế bào libe và mộc cũng phân chia nhanh chóng, các bó mạch bị đẩy dần ra hướng vỏ (Hình 3c). Tiếp theo, sơ khởi lá hình thành (Hình 3d). Biểu bì của các mẫu cấy trở thành vỏ phân sinh ngọn của sơ khởi chồi. Sau đó, các tế bào tiếp tục phân chia giúp chồi kéo dài (Hình 3 e, f; 4, 5). Tóm lại, chồi cây long não khi được nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 1 mg/l BA riêng lẻ sẽ có khả năng nhân chồi tốt nhất với trọng lượng tươi và trọng lượng khô cũng đạt cao nhất. Giải phẫu hình thái chồi Các cụm chồi sau 20 ngày, 40 ngày và 60 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 1 mg/l BA được quan sát bằng mắt thường và kính lúp. Giải phẫu mẫu cấy tạo chồi sau 0 ngày và 30 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 0,5 mg/l BA, cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy trên môi trường WPM có bổ sung 2% sucrose và 1 mg/l BA. Có sự thay đổi về mặt mô học trong suốt quá trình hình thành chồi. Hình 1. Cụm chồi sau 60 ngày nuôi cấy khi quan sát bằng mắt thường (môi trường WPM bổ sung 1 mg/l BA) Hình 2. Cụm chồi được nuôi cấy trên WPM bổ sung 1 mg/l BA được quan sát trên kính lúp Ghi chú: a) Sau 20 ngày nuôi cấy, b) Sau 40 ngày nuôi cấy. 1037

Quá trình phát sinh hình thái mô sẹo và chồi của cây long não (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.) nuôi cấy in vitro Hình 3. Các giai đoạn hình thành chồi ở cây long não Ghi chú: a) Mẫu thân ban đầu, b) Bắt đầu hình thành chồi, c) Sự phát triển của các tế bào mô dẫn truyền, d) Sơ khởi lá hình thành, e) Chồi bắt đầu kéo dài, f) Phẫu thức dọc thân cây Long não với chồi kéo dài. Hình 4. Cụm chồi in vitro sau 60 ngày nuôi cấy Ghi chú: a) Phẫu thức ngang; b) Phẫu thức dọc. 1038

Nguyễn Thị Quý Cơ, Trần Văn Tiến, Võ Thị Bạch Mai, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Hải Sơn Hình 5. Mô phân sinh chồi đỉnh gồm sơ khởi chồi và các sơ khởi lá Như vậy, chồi mới của cây long não được hình thành từ tế bào nhu mô vỏ của thân non khi có sự hiện diện của BA với nồng độ thích hợp. 3.2. Nuôi cấy tạo mô sẹo Mô sẹo phát triển không theo quy luật nhưng có khả năng biệt hóa thành rễ, chồi và phôi để có thể hình thành cây hoàn chỉnh. Hai điều kiện căn bản cho sự tạo mô sẹo là cây non và phần non cây trưởng thành dễ cho mô sẹo trong điều kiện nuôi cấy in vitro, dưới tác dụng của auxin (như 2,4 D hoặc NAA...) được áp dụng riêng rẽ hay phối hợp với cytokinin. Trong thí nghiệm này, trong thời gian đầu sau 20 ngày nuôi cấy, cho thấy có hiện tượng hóa nâu; nhưng sau 40 ngày, bắt đầu có sự hình thành mô sẹo ngay tại vị trí vết thương. Sau 60 ngày, khối mô sẹo phát triển mạnh, xốp và có màu trắng ngà. Trong đó, nghiệm thức WPM bổ sung 0,5 mg/l NAA kết hợp với 0,2 mg/l BA cho trọng lượng tươi và trọng lượng khô cao nhất lần lượt là 3,30g và 0,27g (Bảng 2) và thích hợp cho việc hình thành mô sẹo tốt nhất so với các nghiệm thức sử dụng auxin riêng lẻ hoặc không kết hợp với cytokinin. Thông thường, 2,4 D là chất có tác dụng mạnh trong việc kích thích hình thành mô sẹo, tuy nhiên với cây long não, 2,4 D không có tác dụng bằng NAA. Mô sẹo hình thành trong các môi trường WPM bổ 0,5 mg/l NAA hay môi trường WPM bổ sung 0,5 mg/l NAA và 0,2 mg/l BA có trọng lượng tươi và trọng lượng khô cao hơn. Trong trường hợp này, mô sẹo màu trắng hơi vàng, xốp, các tế bào có dạng cụm tròn, rời rạc nên có khả năng tái sinh cao hơn (Hình 6a). Khi có sự hiện diện của 2,4 D trong môi trường nuôi cấy, hiệu quả hình thành mô sẹo thấp hơn và khả năng tái sinh cũng giảm. Đặc biệt, khối mô sẹo hình thành trong môi trường WPM bổ sung 0,2 mg/l 2,4 D có trọng lượng tươi (0,66g) và trọng lượng khô thấp nhất (0,04g) (Bảng 2); đồng thời, khối mô sẹo mềm, mọng nước, màu trắng đục, các tế bào trơn láng, không hình thành cụm (Hình 6d). Sự tạo mô sẹo phụ thuộc vào nguồn gốc mô cấy và auxin. Thông thường, 2,4 D và NAA thường được sử dụng làm nguồn auxin ngoại sinh cho sự hình thành mô sẹo ở các loài thực vật (Dixon and Gonzales, 1994; Hsia and Korbam, 1996; Morita et al., 1999). Ngoài ra, việc cảm ứng tạo mô sẹo thường đòi hỏi sự kết hợp giữa auxin và cytokinin (Bùi Trang Việt, 2000). Mẫu lá non từ chồi in vitro được cấy vào các môi trường có NAA; 2,4 D hầu hết đều có hiện tượng hóa nâu, có thể do tinh dầu trong lá tiết ra gây nên hiện tượng này. Tuy nhiên, Bảng 2. Trọng lượng tươi và trọng lượng khô của mô sẹo sau 60 ngày nuôi cấy trên các môi trường khác nhau Ký hiệu Môi trường Trọng lượng tươi (g) Trọng lượng khô (g) N 0,5 WPM + 0,5 mg/l NAA 2,11b 0,16b N 0,5B 0,2 WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA 3,30a 0,27a N 0,5D 0,2 WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l 2,4D 1,06c 0,07c D 0,2 WPM + 0,2 mg/l 2,4D 0,66c 0,04c Ghi chú: Các số trung bình trong một cột mang các chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức p 0,05 1039

Quá trình phát sinh hình thái mô sẹo và chồi của cây long não (Cinnamomum camphora (L.) Sieb.) nuôi cấy in vitro Hình 6. Mô sẹo sau 60 ngày nuôi cấy trên các môi trường có các chất điều hòa sinh trưởng thực vật khác nhau Ghi chú: a) WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA; b) WPM + 0,5 mg/l NAA; c) WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l 2,4 D; d) WPM + 0, 2 mg/l 2,4 D. sau 40 ngày nuôi cấy, do tác động của các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, mô sẹo bắt đầu hình thành từ vị trí vết thương, sau đó các tế bào mô sẹo phát triển mạnh tạo thành khối. Mô thực vật khi bị tổn thương luôn có khuynh hướng làm lành vết thương bằng cách phản phân hóa các tế bào để phân chia tạo các tế bào khác che lấp vùng bị tổn thương. Nhờ có chất điều hòa sinh trưởng thực vật, các tế bào này được thúc đẩy phát triển nhanh hơn. và cytokinin trong môi trường nuôi cấy với những tỉ lệ nhất định sẽ ảnh hưởng đến quá trình tạo sẹo (Letham, 1974; Akiyashi et al., 1983) và có thể cytokinin giúp quá trình này xảy ra nhanh hơn. Vì vậy, khi kết hợp 0,5 mg/l NAA và 0,2 mg/l BA trong môi trường khoáng WPM cho hiệu quả tạo mô sẹo cao hơn, khối mô sẹo tạo ra nhiều hơn, trọng lượng tươi và trọng lượng khô cũng cao hơn. Tóm lại, việc sử dụng auxin riêng lẻ hay kết hợp với cytokinin trong môi trường nuôi cấy có ảnh hưởng khác nhau trong quá trình cảm ứng tạo mô sẹo từ mẫu cấy lá. Sự kết hợp giữa auxin Mô sẹo sau 60 ngày nuôi cấy trên các môi trường được quan sát bằng kính lúp và quan sát mẫu giải phẫu cắt ngang bằng kính hiển vi. Giải phẫu hình thái mô sẹo: Hình 7. Mô sẹo quan sát trên kính lúp Ghi chú: a) WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA; b) WPM + 0,2 mg/l 2,4D 1040

Nguyễn Thị Quý Cơ, Trần Văn Tiến, Võ Thị Bạch Mai, Trần Trọng Tuấn, Nguyễn Hải Sơn Hình 8. Mô sẹo trên môi trường WPM + 0,5 mg/l NAA + 0,2 mg/l BA sau 60 ngày nuôi cấy Ghi chú: a) Phẫu thức ngang mẫu lá tạo sẹo, b) Phẫu thức ngang khối mô sẹo Quan sát giải phẫu nhận thấy có sự phân chia mạnh của các tế bào nhu mô tại vị trí vết thương. Các tế bào này tiếp tục phân chia lộn xộn tạo thành khối mô sẹo (Hình 8). Như vậy, mẫu cấy trên môi trường có sự hiện diện của auxin và cytokinin đã giúp cho các tế bào nhu mô ngay vùng vết thương phân chia để hình thành khối mô sẹo. 4. KẾT LUẬN Kết quả thí nghiệm cho thấy môi trường WPM bổ sung 1 mg/l BA thích hợp cho việc nhân nhanh chồi và chồi được hình thành từ vùng tế bào nhu mô vỏ. Bên cạnh đó, môi trường WPM bổ sung 0,5 mg/l NAA và 0,2 mg/l BA tốt nhất cho việc hình thành mô sẹo từ tế bào nhu mô lá non tại vị trí của vết thương. LỜI CẢM ƠN Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Chi cục Lâm nghiệp thành phố Hồ Chí Minh đã hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu này TÀI LIỆU THAM KHẢO Akiyoshi D.E., Morris R.O., Hinz R., Mischke B.S., Kosuge T., Garfinkel D.J., Gordon M.P., Nester W. (1983). Cytokinin/auxin balance in crowm gall tumors is regulated by specific loci in the T-DNA. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 80: 407-411. Azad M. A. K., Yokota S., Ishiguri F., Yahara S., Yoshizawa N. (2005). Large-scale clonal propagation of Cinnamomum camphora (L.) nees and eberm, Bull Utsunomiya Univ For: 41. Babu K.N., Sajina A., Minoo D., John C.Z., Mini P.M., Tushar K.V., Rema J., Ravindran P.N. (2003). Micropropagation of camphor tree (Cinnamomum camphora). Plant Cell Tiss Org Cult, 74: 179-183. Bùi Trang Việt (2000). Sinh lý thực vật đại cương. Phần I: Dinh dưỡng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Dixon R.A., Gonzales R.A. (1994). Plan Cell Culture: A Practical Approach. 2nd ed. Oxford University Press, New York: 230. Duncan D.B. (1955). Multiple range and multiple F tests. Biometrics, 11: 1-42. Gaspar T., Kevers C., Penel C., Greppin H., Reid D. M., Thrope T. A. (1996). Plant hormones and plant growth regulators in plant tissue culture. In vitro Cell Dev Biol Plant, 32: 272-289. Hsia C. and Korban S.S. (1996). Organogenesis and somatic embryogenesis in callus culture of Rosa hybrid and Rosa chinesis minima. Plant Cell Tiss Org Cult., 44: 1-6. Huang L.C., Huang B.L., Murashige T. (1998). A micropropagation protocol for Cinnamomum camphora, In vitro Cell Dev Biol Plant, 34: 141-146. Letham D.S. (1974). Regulators of cell division in plant tissues XX. The cytokinins of coconut milk. Physiol. Plant, 32: 66-70. Lloyd G., McCown B. (1980). Commercially-feasible micropropagation of mountain laurel, Kalmia latifolia, by use of shoot-tip culture. Int Plant Prop Soc. Proc., 30: 421. Morita M., Xing X.H., Unno H. (1999). Synchronized shoot regenation of rice (Oriza sativa L.) calli on solid medium by adjustment of intracellular 2,4 D concentration. Plant Cell Rep., 18: 633-639. Nguyễn Bảo Toàn (2004). Nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, pp. 28-32. Rayle D.L, Ross C.W., Robinson N. (1982). Estimation of osmotic parameters accompanying zeatininduced growth of detached cucumber cotyledons. Plant Physiol., 70: 1634-1636. White P.R. (1939). Potentially unlimited growth of excised callus in an artificial medium. Am. J. Bot., 26: 59-64. 1041