layout 1

Tài liệu tương tự
BỘ LUẬT DÂN SỰ CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 33/2005/QH11 NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 2005 Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội

Nhu cầu của sự an lạc và tình thương

TRÀO LƯU PHƯỢT TRONG GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY MA QUỲNH HƯƠNG Tóm tắt Mấy năm gần đây, trào lưu Phượt đã lan rộng và trở nên phổ biến trong giới trẻ

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

Tháng Tư Nguyễn Quý Đại tế mới, đổi tiền Tháng Tư về gợi cho người Việt nhớ lại biến cố lịch sử ngày cộng sản Bắc Việt đánh chiếm

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hành vi mua sắm Bởi: Khuyet Danh H.4.2 giới thiệu một mô hình ch

Chủ đề 4

NỘI DUNG GIỚI THIỆU LUẬT AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG NĂM 2015 TRONG BUỔI HỌP BÁO CÔNG BỐ LUẬT

Cướp Biển và Trại Pulau Bidong

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Document

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Vinashin: Vỡ nợ hay phá sản về chiến lược? Nam Nguyên, RFA Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam Vinashin làm thất thoát tỷ đồng gâ

CHƯƠNG 1

Việc hôm nay (cứ) chớ để ngày mai

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 59 Chuyện 40 Năm Trước Phần 1 / 6: Sau 1975 Và Chuẩn Bị Đóng Ghe AH Trịnh Hảo Tâm Lời Mở Đầu: BPT xin đăng 6 bài viết

Microsoft Word - china_vietnamese_2012

Chuyện Ba Má Tôi và Phố Hàng Đàn Tác giả: Phùng Annie Kim Tác giả là một nhà giáo, định cư tại Mỹ theo diện HO năm 1991, hiện là cư dân Westminster, C

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Chúng ta hoạt động trong một nền văn hóa với các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất

No tile

Có phải bởi vì tôi là LGBT? Phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới tại Việt Nam Lương Thế Huy Phạm Quỳnh Phương Viện nghiên cứu

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

Số 148 (7.496) Thứ Ba ngày 28/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

Microsoft Word - 49-E-PHE-SO.docx

Microsoft Word - KimTrucTu-moi sua.doc


Bài Học 2 6 Tháng 7 12 Tháng 7 SƠ ĐỒ CHO MỘT THẾ GIỚI LÝ TƯỞNG CÂU GỐC: Chớ toan báo thù, chớ giữ sự báo thù cùng con cháu dân sự mình; nhưng hãy yêu

Tình Thương Nhân Loại 1 Điển Mẹ Diêu Trì Rằm tháng sáu Nhâm Thìn, 2012 Nước Việt Nam một miền linh địa Có rồng vàng thánh địa mai sau Nước Nam hơn cả

No tile

Microsoft Word - Mi-che_PK_Hoa ( ).docx

Ngày Trở Về

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điệ

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Microsoft Word - Tinhyeu-td-1minh.doc

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn – Văn mẫu lớp 9

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

mộng ngọc 2

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Nhà quản lý tức thì

Quy tắc Ứng xử dành cho Nhà cung cấp của Microsoft Sứ mệnh của Microsoft là hỗ trợ tất cả mọi người và mọi tổ chức trên toàn cầu đạt được nhiều thành

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

SỰ SỐNG THẬT

Layout 1

CHƯƠNG 1

No tile

Microsoft Word - NGÔI-SAO-ẤY-VỪA-ĐÃ-LẶN.docx

deIVNCHmatMienamat_2017NOV01

(Microsoft Word LU?N V? GI\301O D?C GIA \320\314NH)

SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG MÃ ĐỀ THI 132 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC: Môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN Thời gian làm bài: 5

Do có sự ký thác từ bốn câu thơ khoán thủ của Đức Thầy Huỳnh Giáo Chủ, ngôi nhà của Mõ lúc nào cũng có hoa trổ sặc sỡ bốn mùa, không những hoa trổ tro

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Trường Tây - Trường Ta.Những ngày xưa truyện đẹp như truyền kỳ Những mai vui hay trưa tối sầu bi Đều đẹp cả những ngày xưa truyện đẹp Cung Trầm Tưởng

Phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

Microsoft Word - ptdn1250b.docx

Gian

Microsoft Word - KHÔNG GIAN TINH THẦN

Microsoft Word - Dao-3 kho bau-1.doc

Nghị luận về ô nhiễm môi trường

Từ theo cộng đến chống cộng (74): Vì sao tội ác lên ngôi? Suốt mấy tuần qua, báo chí trong nước đăng nhiều bài phân tích nguyên nhân của hai vụ giết n

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Tâm tình với các bạn trẻ yêu nước tại quốc nội Bằng Phong Đặng Văn Âu California, ngày 24 tháng 1 năm 2013 Cùng các bạn trẻ thân yêu, Trước hết, xin p

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

PHÓNG SANH VẤN ĐÁP

-

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm hiện nay

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Microsoft Word - 33-MI-CHÊ.docx

LUẬT BẤT THÀNH VĂN TRONG KINH DOANH Nguyên tác: The Unwritten Laws of Business Tác giả: W. J. King, James G. Skakoon Người dịch: Nguyễn Bích Thủy Nhà

VÀI SUY NGHĨ VỀ : VIỆN NGHIÊN CỨU KHỔNG TỬ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Chinh I.- SƠ LƯỢC VỀ KHỔNG TỬ : Khổng Tử ( trtc), người làng Xương-bình, phủ D

Vì đâu nên lỗi Tập Cận Bình phải Vạn lý trường chinh? Nguyễn Quang Duy Chủ nhật 2/6/2019, Bắc Kinh cho công bố Sách Trắng đổ lỗi cho Mỹ làm đổ vỡ cuộc

KYÛ YEÁU HOÄI THAÛO CHÍNH QUOÁC SÁCH TEÁ CỦA VIEÄT TRIỀU NAM NGUYỄN HOÏC LAÀN ĐỐI THÖÙ VỚI THIÊN BA CHÚA GIÁO TIEÅU BAN LÒCH SÖÛ VIEÄT NAM TRUYEÀN THO

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Nghị luận xã hội về lối sống đẹp – Văn mẫu lớp 12

Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TP HCM Số 23 năm 2010 CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT THỜI HẬU CHIẾN VIẾT VỀ CHIẾN TRANH NGUYỄN THỊ KIM TIẾN * TÓM TẮT Soi chiếu ở s

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

LIÊN MINH ĐẢNG CỘNG HOÀ Đảng của nhân dân nhằm thiết lập lại nền dân chủ HIẾN CHƯƠNG THÀNH LẬP Được thông qua trong hội nghị thành lập Liên minh Đảng

Hành động liêm chính Quy trình Quản lý Quy tắc Hành xử tại Celestica

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

ĐỨC TIN LÀ GÌ? Đức tin có một tầm quan trọng hết sức cơ bản trong cuộc sống đời người, đặc biệt là người trẻ. Một số người tự nhiên có đức tin, cơ hồ

No tile

Nhan dinh ve TALT

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

BP Code of Conduct – Vietnamese

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

Nghị luận xã hội về tình yêu tuổi học trò – Văn mẫu lớp 12

No tile

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Bản ghi:

CÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ Chương trình Hành động đặc biệt Phòng chống Lao động cưỡng bức

Giới thiệu về các dấu hiệu Tài liệu này giới thiệu các dấu hiệu lao động cưỡng bức của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Những dấu hiệu này nhằm giúp những cán bộ thực thi trực tiếp tại các cơ quan thực thi pháp luật hình sự, thanh tra lao động, cán bộ công đoàn, các tổ chức phi chính phủ và những cán bộ khác có liên quan xác định những ai có thể bị rơi vào cạm bẫy của lao động cưỡng bức và những ai có thể cần sự hỗ trợ khẩn cấp. Những dấu hiệu này cho biết những tín hiệu hoặc bằng chứng phổ biến nhất về một vụ việc lao động cưỡng bức cụ thể nào đó. Những dấu hiệu này được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tế của Chương trình Hành động đặc biệt của ILO về Phòng chống Lao động cưỡng bức (SAP-FL). Những dấu hiệu này dựa trên khái niệm về lao động cưỡng bức được quy định trong Công ước về Lao động cưỡng bức năm 1930 của ILO (Công ước số 29) như sau: Tất cả các công việc hoặc dịch vụ mà một người bị ép buộc phải làm dưới sự đe dọa bằng bất kỳ hình phạt nào và là các công việc và dịch vụ mà người đó không tự nguyện làm. Tài liệu này đưa ra 11 dấu hiệu trong đó lần lượt giới thiệu các ví dụ thực tiễn để mô tả từng dấu hiệu một, cùng với phần giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của từng dấu hiệu trong thực tế. Các dấu hiệu này sẽ giúp bạn hiểu vấn đề lao động cưỡng bức xảy ra như thế nào và nó tác động thế nào tới nạn nhân.

Những dấu hiệu này là: Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động Lừa gạt Hạn chế đi lại Bị cô lập Bạo lực thân thể và tình dục Dọa nạt, đe dọa Giữ giấy tờ tùy thân Giữ tiền lương Lệ thuộc vì nợ Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng Làm thêm giờ quá quy định Trong một tình huống cụ thể nào đó, có thể chỉ cần một dấu hiệu là ta đã nhận biết tình trạng lao động cưỡng bức. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, có thể bạn cần phải kết hợp một số dấu hiệu thì mới nhận ra vụ việc về lao động cưỡng bức. Tổng thể lại, bộ 11 dấu hiệu này là những yếu tố chính có thể cấu thành một vụ việc về lao động cưỡng bức và đây là cơ sở để đánh giá, xác định liệu một cá nhân người lao động nào đó có phải là nạn nhân của lao động cưỡng bức hay không. ILO cũng đã xây dựng các tài liệu nghiên cứu điện tử để hướng dẫn thêm về cách sử dụng những dấu hiệu này trên thực tế trong việc xác định và điều tra các vụ việc về lao động cưỡng bức.

Lạm dụng tình trạng khó khăn của người lao động Một giúp việc gia đình người Trung Quốc đã làm việc 365 ngày trong một năm, không nói được một từ nào bằng tiếng Pháp ngoại trừ từ chào buổi sáng và chào buổi tối. Cô ta lâm vào tình trạng bị lệ thuộc vì hạn chế về ngôn ngữ, liên tục làm việc và bị cô lập khỏi cuộc sống bên ngoài. Người giúp việc gia đình này rõ ràng là một người nô lệ. Trích dẫn lời kể của một thanh tra lao động tại Pháp Bất kỳ một người nào đều có thể trở thành nạn nhân của cưỡng bức lao động. Tuy nhiên, những người thiếu trình độ ngoại ngữ, kiến thức luật pháp, có ít lựa chọn trong việc mưu sinh, thuộc về một nhóm dân tộc hoặc tôn giáo thiểu số, bị khuyết tật hoặc có những đặc tính khác mà vì đó, họ bị cô lập khỏi cộng đồng dân cư là những người dễ bị rơi vào tình trạng bị lạm dụng và thường là nạn nhân của cưỡng bức lao động. Lâm vào tình trạng khó khăn, ví dụ như thiếu sự chọn lựa về cách mưu sinh, không nhất thiết đẩy một người nào đó vào tình trạng lao động cưỡng bức. Chỉ khi người sử dụng lao động lợi dụng tình trạng khó khăn của người lao động để, ví dụ như, áp đặt thời gian làm việc quá nhiều hoặc giữ tiền lương thì khi đó mới phát sinh tình trạng lao động cưỡng bức. Lao động cưỡng bức cũng phát sinh từ trường hợp người lao động bị lệ thuộc nhiều mặt vào người sử dụng lao động, như không chỉ lệ thuộc về công việc, mà còn về nhà ở, ăn uống và vì công ăn việc làm của người thân.

Lừa gạt Mẹ nói với em rằng dì em sẽ đến và đón em sống cùng dì. Dì em cũng hứa sẽ lo tiền học cho em nhưng sau đó không giữ lời. Thay vì đó, dì lại biến em thành một người giúp việc. Trích dẫn lời kể của một cô gái trẻ người Zăm-bi-a Lừa gạt là tình trạng không thực hiện những gì đã hứa, bằng lời nói hoặc trên giấy tờ, với người lao động. Nạn nhân của tình trạng cưỡng bức lao động thường được tuyển chọn với những lời hứa về việc làm đàng hoàng, có thu nhập tốt. Nhưng một khi họ bắt đầu làm việc, những điều kiện làm việc như đã hứa ban đầu sẽ không được thực hiện, và người lao động bị rơi vào tình trạng các điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng mà không có khả năng thoát khỏi. Trong những trường hợp này, người lao động đã không có sự tự do và đầy đủ thông tin khi đưa ra lời đồng ý thực hiện công việc. Nếu mà họ biết thực tế điều kiện sống và làm việc như thế này, họ sẽ không bao giờ nhận lời thực hiện công việc đó. Việc lừa đảo trong tuyển chọn lao động có thể bao gồm những lời hứa về điều kiện làm việc và mức lương bổng, nhưng cũng có thể là lời hứa về loại hình công việc, điều kiện sinh hoạt và làm việc, tư cách di cư hợp pháp, địa điểm nơi làm việc hoặc pháp nhân của chủ sử dụng. Trẻ em cũng có thể được tuyển chọn thông qua các lời hứa thật hấp dẫn đối với bản thân các em hoặc cha mẹ các em, liên quan đến việc tiếp tục được đi học hoặc thường xuyên được bố mẹ tới thăm hoặc được về thăm bố mẹ.

Hạn chế đi lại Một cô gái 16 tuổi ở Ka-zắc-xtan bị bán sang Nga hành nghề mại dâm cho biết: Có những song sắt trên cửa sổ và cửa ra vào bằng sắt, giống như nhà tù. Em không thể bỏ trốn được, thậm chí kể cả trong ý tưởng. Tình trạng này kéo dài 2 tháng, họ đưa em đi tiếp khách, sau đó lại đưa về nơi ở. Luôn luôn trong tình trạng bị giám sát chặt chẽ. Những người bị cưỡng bức lao động có thể bị nhốt hoặc bị giám sát phòng họ bỏ trốn khỏi nơi làm việc hoặc trong khi chuyển từ nơi này sang nơi khác. Nếu người lao động không có sự tự do đi đến và rời khỏi nơi làm việc, ngoại trừ những hạn chế bắt buộc, đó là dấu hiệu rõ ràng của tình trạng lao động cưỡng bức. Những hạn chế được pháp luật cho phép với người lao động bao gồm những quy định về việc bảo đảm an toàn đối với người lao động tại những nơi làm việc độc hại, hoặc quy định phải người lao động phải xin phép và được sự đồng ý của quản đốc phân xưởng trước khi đi khám bệnh. Người bị cưỡng bức lao động có thể bị kiểm soát khi đi lại tại nơi làm việc, thông qua các ca-me-ra giám sát hoặc nhân viên bảo vệ, hoặc tại bên ngoài nơi làm việc bởi các thám tử hoặc chủ sử dụng lao động thường xuyên đi cùng họ mỗi khi họ rời khỏi nhà máy.

Bị cô lập Một lao động dân tộc người Peru sau khi bỏ trốn đã tâm sự: Trại nơi tôi làm việc ở một địa điểm rất khó tiếp cận. Để đến được trung tâm thị trấn, bạn phải lập kế hoạch trước vài ngày. Việc đi lại chỉ có thể bằng máy bay loại nhỏ hoặc thuyền và thời gian đi lại có thể mất đến 22 ngày. Những nạn nhân của lao động cưỡng bức thường bị cô lập ở những nơi xa xôi hẻo lánh, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Người lao động có thể không biết họ đang ở đâu, nơi làm việc có thể cách rất xa khu dân cư và có thể không sẵn có bất kỳ phương tiện giao thông nào. Nhưng cũng có thể người lao động rơi vào tình trạng bị cô lập ngay tại khu đông dân cư khi bị nhốt sau những cánh cửa luôn đóng kín hoặc bị tịch thu điện thoại di động hoặc các phương tiện liên lạc khác để không cho họ liên hệ với gia đình và tìm sự giúp đỡ. Tình trạng bị cô lập cũng có thể liên quan tới thực tế rằng các cơ sở kinh doanh nơi người lao động làm việc không hợp pháp và không được đăng ký, do vậy, rất khó để cho các cơ quan thực thi pháp luật hoặc các tổ chức khác xác định địa điểm và giám sát những gì xảy ra đối với người lao động.

Bạo lực thân thể và tình dục Một lao động Campuchia 22 tuổi làm giúp việc nhà tại Malaysia tâm sự: Việc lạm dụng bắt đầu ngay sau khi đến nơi và ngày càng thường xuyên và bạo lực hơn. Tôi thường bị tát, bị đánh và bị đấm. Người bị lao động cưỡng bức, gia đình và những bạn đồng hành gần gũi với họ có thể phải chịu đựng tình trạng bạo lực về thân thể hoặc tình dục. Bạo lực có thể bao gồm việc bắt ép người lao động phải dùng ma tuý hoặc rượu nhằm kiểm soát họ. Bạo lực có thể được sử dụng để ép buộc người lao động thực hiện những công việc không có trong thoả thuận ban đầu như là làm tình với chủ sử dụng hoặc một thành viên gia đình chủ sử dụng hoặc ở mức độ thấp hơn, thực hiện công việc bắt buộc thay vì những việc thông thường. Việc bắt cóc cũng là một hình thức của bạo lực mà có thể được sử dụng để giam một người nào đó rồi sau đó ép buộc họ làm việc. Việc sử dụng bạo lực như một hình thức kỷ luật là không thể chấp nhận được trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đây là một dấu hiệu rất rõ ràng của tình trạng cưỡng bức lao động.

Dọa nạt, đe dọa Một lao động 31 tuổi người Ê-ti-ô-pi-a làm việc tại Li-băng cho biết: Khi tôi bảo với người phụ nữ thuê tôi rằng tôi muốn rời khỏi nơi làm việc, bà ta đe dọa tôi và nói rằng nếu tôi không trả 600 Đô la, bà ta sẽ báo cảnh sát rằng tôi không có giấy tờ tuỳ thân. Tôi chẳng làm gì được bà ta vì tôi không có giấy tờ tuỳ thân, và tôi biết cảnh sát sẽ không giúp gì cho tôi đâu. Nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức có thể phải chịu đựng sự đe dọa, những lời dọa dẫm khi họ có ý kiến về điều kiện ăn ở và sinh hoạt hoặc muốn thôi việc. Ngoài những lời dọa dẫm hoặc hành động bạo lực, những sự đe dọa phổ biến đối với người lao động bao gồm việc tố cáo với cơ quan xuất nhập cảnh, bị mất tiền lương hoặc mất nhà cửa, đất đai, sa thải người nhà, điều kiện làm việc tồi hơn hoặc không được hưởng những đặc ân như quyền rời khỏi nơi làm việc. Thường xuyên lăng mạ và nói xấu người lao động cũng là một hình thức ép buộc về mặt tâm lý khiến người lao động rơi vào tình cảnh ngày càng khó khăn. Uy tín của người lao động và tác động của những lời đe dọa cần phải được đánh giá từ góc độ người lao động có tính đến các yếu tố về tín ngưỡng cá nhân, độ tuổi, trình độ văn hoá, điều kiện kinh tế xã hội của người lao động.

Giữ giấy tờ tuỳ thân Một lao động nam giới người Nêpan làm lau dọn vệ sinh tại Các Tiểu vương quốc A Rập Thống nhất cho biết: Khi tôi đi qua khu vực nhập cảnh, người lái xe đã thu hộ chiếu của tôi. Tôi không thể rời khỏi đây vì hộ chiếu của tôi bị chủ sử dụng giữ và tôi không thể đi lại nếu không có hộ chiếu. Việc chủ sử dụng giữ giấy tờ tùy thân hoặc các tài sản cá nhân có giá trị khác là một dấu hiệu của lao động cưỡng bức nếu người lao động không thể tiếp cận được những tài sản này khi có yêu cầu và nếu họ nhận thấy rằng họ không thể rời khỏi nơi làm việc nếu không muốn tài sản mình bị mất mát. Trong nhiều trường hợp, nếu không có giấy tờ tuỳ thân, người lao động không thể tìm được một việc làm khác hoặc tiếp cận những dịch vụ cần thiết, và có thể họ không dám nhờ sự giúp đỡ của chính quyền hoặc các tổ chức phi chính phủ.

Giữ tiền lương Một thanh niên 18 tuổi ở Ni-giê tâm sự: Ngay từ đầu, anh ta hứa trả lương cho tôi và tôi bắt đầu làm việc cho anh ta. Anh ta cho tôi ăn và thỉnh thoảng mua một số áo quần cho tôi. Nhưng tôi vẫn chờ nhận được tiền lương. Khi tôi hỏi anh ta về tiền lương của tôi, anh ta nói với tôi rằng hãy chờ Sau khi bán được những sản phẩm này. Cho dù vậy, tôi vẫn tiếp tục làm việc cho anh ta. Vào một buổi tối, tôi nói với anh ta rằng tôi muốn nhận lại những gì anh ta nợ tôi vì tôi muốn rời khỏi nơi làm việc. Anh ta nhảy xổ vào đánh tôi và hét lên rằng Nếu muốn, mày có thể biến khỏi đây nhưng tao không trả mày bất cứ thứ gì. Sau đó anh ta bỏ mặc tôi kêu khóc. Tôi đã ở đó và làm việc trong 16 tháng trời mà chẳng được gì cả. Người lao động có thể buộc phải làm việc cho một chủ đã lạm dụng họ để chờ nhận số lương mà họ bị chủ sử dụng giữ. Việc chủ sử dụng trả tiền lương vào thời gian không cố định hoặc chậm trả lương không mặc nhiên có nghĩa là người lao động rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động. Nhưng khi tiền lương bị giữ một cách có hệ thống và chủ ý như là một biện pháp nhằm buộc người lao động phải ở lại, và từ chối người lao động cơ hội chuyển chủ sử dụng, điều này dẫn đến lao động cưỡng bức.

Lệ thuộc vì nợ Một lãnh đạo lao động tại một khu vực mỏ ở Pakitxtan chia sẻ: Một người lao động vay môi giới 20.000 Rs. Khi người lao động đã trả gần hết số tiền, chỉ còn 4.000 Rs, người môi giới đổ điêu rằng người lao động nợ anh ta 40.000 Rs. Do đó, người lao động bị bắt buộc làm việc trong mỏ trong khi đó, con trai của kẻ môi giới luôn giám sát bên ngoài. Người bị cưỡng bức lao động thường làm việc với mong muốn trả được hết số nợ phát sinh hoặc thậm chí nợ luỹ kế. Tiền nợ có thể phát sinh từ việc ứng trước tiền lương hoặc tiền vay để trang trải chi phí tuyển dụng, chi phí giao thông hoặc cho các chi tiêu cấp thiết trong sinh hoạt thường ngày của người lao động như là viện phí. Khoản nợ có thể được nhân lên do việc man trá trong tính toán các khoản nợ, đặc biệt đối với người lao động không có trình độ văn hoá. Lệ thuộc vì nợ có thể xảy ra khi trẻ em được tuyển dụng làm việc để đổi lại một khoản tiền vay trước đó cho bố mẹ hoặc thân nhân của đứa trẻ này. Người sử dụng hoặc tuyển dụng lao động sẽ làm cho người lao động khó có thể thoát khỏi cảnh nợ nần bằng việc đánh giá thấp kết quả công việc của người lao động hoặc tăng mức lãi suất hoặc tăng các chi phí ăn ở và sinh hoạt đối với người lao động. Lệ thuộc vì nợ - hoặc lao động để trả nợ cho thấy sự mất cân bằng về quyền lực giữa người lao động con nợ và người sử dụng lao động - chủ nợ. Khoản nợ này có tác dụng trói buộc người lao động làm việc cho chủ sử dụng trong một thời gian không xác định, trong một mùa vụ, trong hàng năm trời, thậm chí từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc này không giống như khi người lao động vay một khoản vay thông thường từ ngân hàng hoặc một cá nhân cho vay tiền với những điều khoản hoàn trả khoản vay hợp lý, hai bên cùng thống nhất.

Điều kiện sống và làm việc bị lạm dụng Một thanh tra lao động mô tả điều kiện làm việc trong một cơ sở tại Brazin như sau: Người lao động sống trong những căn lều bằng nhựa, uống nước bị ô nhiễm và họ bị giấu trong các hố đằng sau những bụi rậm để trốn cho đến khi chúng tôi rời khỏi nơi đó. Những nạn nhân của lao động cưỡng bức dường như phải chấp nhận các điều kiện làm việc và sinh hoạt mà họ không bao giờ tự nguyện đồng ý cả. Họ phải thực hiện công việc trong những điều kiện không đảm bảo (ẩm thấp hoặc bẩn thỉu) hoặc độc hại (khó, nguy hiểm mà không có thiết bị bảo hộ), cũng như sự vi phạm nghiêm trọng luật pháp lao động. Những người bị cưỡng bức lao động có thể phải chấp nhận điều kiện sinh hoạt thấp kém, sinh hoạt trong những khu nhà đông đúc, chật chội và điều kiện sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, không có khu vực riêng tư. Nếu chỉ điều kiện làm việc và sinh hoạt tồi tệ thì chưa đủ để chứng minh việc có hay không lao động cưỡng bức, vì thật không may là nhiều người "tự nguyện" chấp nhận điều kiện làm việc thấp kém vì họ không có sự lựa chọn công việc nào khác. Tuy nhiên, điều kiện làm việc bị lạm dụng phải được xem là "dấu hiệu cảnh báo" nếu có sự ép buộc nhằm ngăn cản người lao động bị lạm dụng thay đổi công việc.

Làm thêm giờ quá quy định Một lao động di cư người Nêpan cho biết: Tôi phải làm 19 giờ mỗi ngày mà không có thời gian nghỉ và không có tiền làm ngoài giờ hoặc làm việc trong ngày lễ. Họ đối xử với tôi như đối xử với con vật. Người lao động bị cưỡng bức có thể bị buộc làm việc ngoài giờ liên tục hoặc làm việc nhiều ngày ngoài thời gian được quy định bởi luật pháp quốc gia hoặc thoả thuận lao động tập thể. Họ có thể không được bố trí thời gian nghỉ giải lao hoặc ngày nghỉ trong tuần, phải đảm nhiệm ca kíp và thời gian làm việc của đồng nghiệp khác nghỉ việc, hoặc thường xuyên phải trực 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Việc xác định liệu làm thêm giờ có hay không tạo thành tội lao động cưỡng bức có thể tương đối phức tạp. Nguyên tắc đầu tiên là, nếu người lao động phải làm thêm nhiều hơn thời gian cho phép theo quy định của luật pháp quốc gia, dưới một số hình thức đe dọa (ví dụ dọa bị sa thải) hoặc để có được mức tiền lương tối thiểu, đó là cấu thành của tình trạng lao động cưỡng bức.

Chương trình Hành động đặc biệt Phòng chống Lao động cưỡng bức (SAP - FL) Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế Route des Morillons 4 CH-1211 Geneva 22 forcedlabour@ilo.org www.ilo.org/forcedlabour