1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại họ

Tài liệu tương tự
73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

DSKTKS Lần 2

Binh pháp Tôn Tử và hơn 200 trận đánh nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sá

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

Thuyết minh về một thắng cảnh quê em – Văn Thuyết minh 9

N.T.H.Le 118

1

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

193 MINH TRIẾT KHUYẾN THIỆN - TRỪNG ÁC VÌ HÒA BÌNH CỦA PHẬT GIÁO HIỂN LỘ QUA VIỆC THỜ HAI VỊ HỘ PHÁP TRONG NGÔI CHÙA NGƯỜI VIỆT Vũ Minh Tuyên * Vũ Thú

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

Danh sách trúng tuyển đợt 1, nguyện vọng 1 Trường ĐH Tài chính ngân hàng Hà Nội STT Họ và tên Ngày sinh Mã ngành Tên ngành Điểm trúng tuyển 1 Âu Hải S

ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH

Cúc cu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Gặp tác giả tập thơ Ngược sóng yêu biển đảo, mê Trường Sa Chân dung nhân vật Có tình yêu đặc biệt với biển đảo và người lính, cô gái Đoàn Thị Ngọc sin

Mã đội SBD MSSV Họ Tên Điểm Lương Ngọc Quỳnh Anh La Thị Thúy Kiều Nguyễn Quốc Thanh

DS phongthi K xlsx

Điểm KTKS Lần 2

Cảm nhận về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

DANH SÁCH LỚP 6.1 NH DANH SÁCH LỚP 6.2 NH Stt Họ và Tên Lớp cũ Ngày Sinh Stt Họ và Tên Lớp cũ Ngày Sinh 01 Nguyễn Nhật Khánh An 29

Công chúa Đông Đô, Hoàng hậu Phú Xuân Nàng là ai? Minh Vũ Hồ Văn Châm LGT: Bác sĩ Hồ Văn Châm là Cựu Tổng Trưởng Bộ Cựu Chiến Binh, Cựu Tổng Trưởng Bộ

Chương trình Chăm sóc khách hàng mới 2019 Danh sách khách hàng nhận quyền lợi Mừng Hợp đồng mới tháng 3/2019 STT Tỉnh/Thành phố Tên khách hàng 1 Bắc G

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH 孔 ĐỨC KHỔNG TỬ GIÁO CHỦ NHO GIÁO Tùng Thiên TỪ BẠCH HẠC 子 tài li ệ u sư u tầ m 2015 hai không một năm

CHƯƠNG 1

Trần Tế Xương Trần Tế Xương Bởi: Wiki Pedia Nhà thơ Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đ

MỘT GÓC VƯỜN THƯỢNG UYỂN

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRƯỜNG THPT PHAN CHÂU TRINH ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 HỌC KÌ I NĂM HỌC A. CẤU TRÚC ĐỀ THI:

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

TRUNG TÂM QLBT DI SẢN VĂN HÓA PHÒNG QUẢN LÝ DI TÍCH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1. Tên gọi 2. Loại hình Phiếu kiểm

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

Chương trình khuyến mãi "VietinBank ipay, trải nghiệm hay, quà liền tay" Thời gian từ 10/12/2016 đến 10/02/2017 Danh sách khách hàng nhận thưởng khi đ

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG GÓI TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG ƯU TIÊN NHẬN THƯỞNG TRONG CT "KM TƯNG BỪNG - CHÀO MỪNG SINH NHẬT" STT Họ tên khách hàng CMT Khác

TRƯỜNG THPT LÊ TRUNG ĐÌNH DANH SÁCH LỚP ÔN TẬP THI THPT 2019 (BUỔI CHIỀU) Lớp KHTN : C1,C2,C5,C6,C7 Lớp KHXH: C3,C4,C8,C9,C10,C11,C12 TT Lớp Lớp KHTN

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

MỞ ĐẦU

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

Microsoft Word - Tu vi THUC HANH _ edited.doc

LỊCH SỬ - KHẢO CỔ - DÂN TỘC HỌC Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7(92) Quan hệ Đại Việt - Chiêm Thành thời Lý ( ) thư tịch cổ Việt

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG NHẬN LÌ XÌ CHƯƠNG TRÌNH LÌ XÌ ĐÓN TẾT - KẾT LỘC ĐẦU XUÂN (TUẦN 4) STT TÊN KHÁCH HÀNG SỐ ĐIÊN THOẠI MÃ LÌ XÌ 1 A DENG PAM XX

Tần Thủy Hoàng Tần Thủy Hoàng Bởi: Wiki Pedia Tần Thủy Hoàng Hoàng đế Trung Hoa Hoàng đế nhà Tần Trị vì 221 TCN 210 TCN Tiền nhiệm Sáng lập đế quốc Tầ

Microsoft Word TÀI LI?U GIÁO D?C CHÍNH TR? TU TU?NG P2.doc

MSSV HỌ TÊN Nguyễn An Thanh Bình Nguyễn Công Tuấn Anh Đoàn Nguyễn Kỳ Loan Nguyễn Hoàng Sang Phan Đình Kỳ 12122

THÍCH CA PHƯƠNG CHÍ Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Danh sách Tổng

K10_TOAN

CHÚC MỪNG CÁC KHÁCH HÀNG NHẬN HOÀN TIỀN KHI PHÁT SINH GIAO DỊCH CONTACTLESS/QR/SAMSUNG PAY CTKM TRẢI NGHIỆM THANH TOÁN SÀNH ĐIỆU STT TÊN CHỦ THẺ CMND

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

Layout 1

Microsoft Word - PhuongThuy-Mang_van_hoc_tren_bao_Song.doc

UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS TRƯỜNG CHINH DANH SÁCH THÍ SINH HỌC KÌ I_K9 LỚP: 9A1 Năm Học: STT SBD Họ Tên Ngày sinh Phòng thi Ghi chú 1 01

Microsoft Word - SC_IN3_VIE.doc

DANH SÁCH KHÁCH HÀNG TRÚNG THƯỞNG CTKM "TRI ÂN ĐẮC LỘC - GỬI TIỀN TRÚNG TIỀN" (Từ ngày 15/11/ /01/2019) STT Tên Chi nhánh Tên khách hàng Mã số d

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI TÁM 17

HƯỚNG ĐẠO, CHỈ THẾ THÔI! Lý thuyết và thực hành dành cho các Trưởng Hướng Đạo Nam và nữ. Hướng Đạo, đơn giản thế thôi! 1

Giải thích và chứng minh câu nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng

YLE Starters PM.xls

Microsoft Word - LTCC_86BPT_F2_2.doc

A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA Liên Trì Đại Sư Chùa Vân Thê soạn Sớ Sao Pháp Sư Cổ Đức Diễn Nghĩa Giảng giải: Pháp Sư T

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

NGƯỜI CHIẾN SĨ KHÔNG QUÂN PHỤC Tam Bách Đinh Bá Tâm Tôi vốn xuất thân trong một dòng tộc mà ba thế hệ đều có người làm quan văn và không vị nào theo b

Mục lục GIỚI THIỆU Quyển 1 - Lưu nhị mục truyện LƯU CHƯƠNG TRUYỆN LƯU YÊN TRUYỆN [ Chú thích ] Quyển 2 Lưu Tiên chủ LƯU TIÊN CHỦ TRUYỆN [ Chú thích ]

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

Nghiên cứu Tôn giáo. Số PHẬT ĐÀI QUỐC THÁI DÂN AN THIỀN VIỆN TRÚC LÂM TÂY THIÊN Đại đức Thích Kiến Nguyệt, trụ trì Thiền viện Tây Thiên (Vĩ

Phân tích bài thơ Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên

UBND QUẬN TÂN BÌNH TRƯỜNG THCS NGUYỄN GIA THIỀU _ DANH SÁCH THÍ SINH KIỂM TRA HỌC KỲ II KHỐI 7 - NĂM HỌC PHÒNG: 1 STT SBD Họ Tên Ngày sinh L

Bạn Tý của Tôi

Nghệ thuật châm biếm và đả kích trong vè người Việt : Luận văn ThS. Văn học: Phạm Thị Thanh Thủy ; Nghd. : GS.TS. Nguyễn Xuân Kính 1. Lý do c

MỞ ĐẦU

Phân tích bài thơ Xuất Dương lưu biệt của Phan Bội Châu

Tiểu thuyết lịch sử của Tân Dân Tử và Phạm Minh Kiên - từ góc nhìn lý thuyết tự sự

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Microsoft Word - giao an van 12 nam 2014.docx

DSKH Dong gop cho HTCS tu (Update 27 May)

Sach

SỞ GDĐT HÀ NỘI KẾT QUẢ THI HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ CÁC MÔN VĂN HÓA VÀ KHOA HỌC CẤP THCS NĂM HỌC MÔN: HÓA HỌC TT SBD Họ tên Ngày sinh Lớp Trư

Microsoft Word - ttdl_Vietnam.doc

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC QUANH MỐI QUAN HỆ GIỮA BÁC HỒ VỚI THƠ ĐƯỜNG LUẬT Nguyễn Khắc Phi* Trong sáng tác thơ của Hồ Chủ tịch, tỉ lệ số bài viết theo thể Đ

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

DSSV THAM GIA ĐẦY ĐỦ 2 CHUYÊN ĐỀ SHCD ĐẦU NĂM, NĂM HỌC HƯỚNG DẪN: Sinh viên nhấn tổ hợp phím Ctr+F, nhập MSSV và nhấn phím Enter để kiểm tra

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Khóa NGỮ VĂN 10 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 26 Chuyên đề: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO (Nguyễn T

HỘI ĐỒNG TUYỂN SINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM MÃ TRƯỜNG GTS Mã hồ sơ Họ và tên DANH SÁCH Thí sinh đăng ký xét tuyển đại học chính quy n

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

Số 361 (6.979) Thứ Tư, ngày 27/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu

SỐ PHIẾU SỒ SƠ HỌC SINH Số phiếu Họ tên Tên Ngày tháng năm sinh Tên Giới Ngày Tháng Năm Lớp tính (dd) (mm) (yy) Trần Võ Tuấn Anh Anh

Xep lop 12-13

TNNN 121.indd

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Bản ghi:

1 华语影视作品片名越译略谈 LÍ HẠ HÀ: TỪ ĐỊA DANH TỚI DÒNG VĂN HỌC MANG ĐẶC TRƯNG KHU VỰC ThS- NCS. Phạm Văn Minh Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Lí Hạ Hà là một địa danh nằm ở vùng Giang Tô- Trung Quốc, đây là một vùng đất trù phú và cũng là nơi sản sinh ra rất nhiều những nhà văn nổi tiếng Trung Quốc từ xưa đến nay. Những nhà văn này đều lấy chất liệu sáng tác là vùng đất Lí Hạ Hà và họ đã đạt được những thành tựu nhất định, từ đó dần hình thành một trường phái văn học có đặc trung khu vực Lí Hạ Hà. Từ khóa. Lí Hạ Hà, địa danh, văn học. 1. Dẫn luận Gần đây, đặc biệt là từ khi Tất Phi Vũ giành được giải thưởng văn học Mao Thuẫn, giới nghiên cứu và bình luận văn học Trung Quốc dành sự chú ý nhiều hơn cho một nhóm các nhà văn sinh ra và lớn lên ở vùng Lí Hạ Hà, những nhà văn đã lấy vùng quê hương mình làm đối tượng thể hiện trong tác phẩm, thông qua ngôn ngữ và các thủ pháp biểu hiện đặc trưng riêng. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn cho rằng nên gọi hiện tượng văn học này là trường phái văn học Lí Hạ Hà, và đến năm 2013 thì tại một cuộc hội thảo, các nhà nghiên cứu và bình luận tham gia đều nhất trí cho rằng có thể coi đó là một trường phái văn học riêng biệt. Sở dĩ trường phái văn học này được hình thành là bởi các yếu tố sau: 1. Có những nhà văn tiêu biểu có ảnh hưởng trên văn đàn Trung Quốc đương đại và một đội ngũ nhà văn tương đối hùng hậu; 2. Có nhiều tác phẩm văn học đặc sắc; 3. Các tác phẩm tập trung vào thể hiện một khu vực và có đặc trưng nghệ thuật tương đồng nhau. Người được cho là mở đầu của trường phái văn học này là Uông Tăng Kỳ. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, nhà văn gốc Cao Bưu-Giang Tô này đã trở lại văn đàn với tiểu thuyết Thụ giới, Đại náo kí sự, 30 năm tiếp theo đó, ở các huyện quanh vùng Cao Bưu như Hưng Hóa của Thái Châu, Bảo Ứng của Dương Châu, Diêm Đô, Đông Đài, Kiến Hồ của Diêm Thành và Hải An của Nam Thông, một thế hệ nhà văn sinh ra và lớn lên ở vùng Lí Hạ Hà với lối sáng tác chuyên viết về vùng quê này đã lần lượt xuất hiện trên văn đàn, họ quy tụ lại trở thành một nhóm nhà văn mà ta gọi là nhóm nhà văn Lí Hạ Hà. Những tác phẩm xuất sắc của họ lần lượt đoạt được những giải thưởng văn học quan trọng toàn quốc, đặc biệt là trường hợp của Tất Phi Vũ, ông đã lần lượt được giải thưởng văn học Lỗ Tấn, rồi giải thưởng văn học Mao Thuẫn, điều này đã làm cho giới văn học phải chú ý. Những sáng tác văn học về một vùng miền của các nhà văn này đã được giới văn học thừa nhận, và một trường phái văn học với việc thể hiện đặc điểm địa lí văn học dần dần được hình thành. Thật ra, nếu nói về việc lấy chất liệu sáng tác là một vùng quê thì trong văn học đương đại Trung Quốc không phải là hiếm, ví như Mạc Ngôn với quê hương là

2 华语影视作品片名越译略谈 vùng Cao Mật-Sơn Đông, Giả Bình Ao với quê hương là vùng Thiểm Tây<nhưng đó chỉ là những trường hợp riêng lẻ, còn như việc tập hợp được nhiều nhà văn cùng viết về một vùng quê với những phong cách và thuộc tính thẩm mỹ đặc trưng thì có lẽ chỉ có Lí Hạ Hà. Theo thống kê chưa đầy đủ thì trong mười năm trở lại đây, đã có hơn 400 đầu sách văn nghệ được xuất bản ở đây, và riêng trong trong năm 2011 thì chỉ trong vùng Hưng Hóa đã có đến 12 bộ tiểu thuyết trường thiên được xuất bản, như thế đủ thấy được sự phát triển mạnh mẽ của dòng văn học này. 2. Khái niệm Lí Hạ Hà và dòng văn học Lí Hạ Hà Muốn hiểu được dòng văn học Lí Hạ Hà, trước tiên phải tìm hiểu về khái niệm Lí Hạ Hà. Phải khẳng định Lí Hạ Hà không phải là một con sông, nó là một vùng gồm mấy hệ sông tạo thành. Lí Hạ Hà là tên gọi tắt của không gian khu vực nằm giữa Lí Hà và Hạ Hà thuộc vùng Tô Trung- Giang Tô. Lí Hạ Hà là một bình nguyên rộng khoảng hơn mười nghìn kilomet vuông. Phía tây tiếp giáp với Lí Vận Hà (gọi tắt là Lí Hà), phía đông là Xuyến Xưởng Hà (còn gọi là Hạ Hà), phía bắc là kênh tưới tiêu chính Tô Bắc, phía nam là Thông Dương Vận Hà. Chính vì phía tây là Lí Hà và phía đông là Hạ Hà nên khu vực này được gọi là vùng Lí Hạ Hà, hay là bình nguyên Lí Hạ Hà. Lí Hạ Hà tuy là bình nguyên, nhưng về địa mạo, lại là khu thấp nhất giữa sông Trường Giang và sông Hoài, bốn bề cao, ở giữa thấp, địa hình giống như lòng chảo, bên trong sông ngòi đan xen, đất đai phì nhiêu, là vùng sông nước trù phú nổi tiếng. Các khu hành chính của Lí Hạ Hà bao gồm Dương Châu, Thái Châu, Diêm Thành, Nam Thông và Hoài An. Cụ thể là Cao Bưu và Bảo Ứng của Dương Châu, Hưng Hóa và Khương Yển của Thái Châu, Diêm Đô, Đông Đài, Phụ Ninh và Kiến Hồ của Diêm Thành, Hải An của Nam Thông. Trong đó Hưng Hóa và Kiến Hồ là vùng trũng của Lí Hạ Hà, đặc biệt Hưng Hóa là vùng trũng nhất. Từ xưa đến nay đây đã là vùng đất văn vật, với bề dày văn hóa lịch sử lâu đời, điều đó đã vun đắp lên nền móng vững chắc cho dòng văn học Lí Hạ Hà. Nơi đây đã xuất hiện những văn nhân nổi tiếng với những tác phẩm văn nghệ có tầm ảnh hưởng lớn, như Nghệ Khái của Lưu Hi Tái, Thủy Hử của Thi Nại Am, nhà thơ nông thôn xuất thân từ diêm hộ Ngô Gia Kỷ, nhóm Dương Châu bát quái... Cuối đời Thanh, những nhân tố xã hội mới xuất hiện, văn học Lí Hạ Hà bắt đầu thay đổi, đặc biệt từ sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, văn học ở vùng này phát triển mạnh mẽ, dần dần hình thành một đội ngũ sáng tác hùng hậu với những thành tựu nổi trội bao gồm các nhà văn, nhà bình luận, nhà thơ<mà tiêu biểu là Uông Tăng Kỳ với tác phẩm Thụ giới và Tất Phi Vũ với tác phẩm Bình nguyên, Sự huy hoàng bị chôn vùi của Hạ Kiên Dũng, Căn nhà bằng cỏ của Tào Văn Hiên, Sông Hương của Lưu Nhân Tiền. Ngoài ra còn có những nhà văn quan trọng khác như Hồ Thạch Ngôn, Hạ Kiên Dũng, Uông Chính, Chu Huy, < Họ đã sáng tác số lượng lớn những tác phẩm văn học và hình thành nên một trường phái văn học mới. Có điều đặc biệt là, mặc dù có những nhà văn đã rời xa vùng Lí Hạ Hà, nhưng tác phẩm của họ vẫn đầy hơi thở quê hương. Môi trường tự nhiên và văn hóa của một vùng bao giờ cũng có ảnh hưởng đến những văn nhân sinh ra và lớn lên ở vùng đất đó, chỉ có điều mức độ hấp thu và ảnh hưởng của đặc trưng

3 华语影视作品片名越译略谈 văn hóa khu vực lên họ có sự khác biệt. Nếu tính theo mức độ ảnh hưởng của văn hóa khu vực thì có thể chia làm hai nhóm: nhóm đầu tiên gồm Uông Tăng Kỳ, Tất Phi Vũ, Hồ Thạch Ngôn, Hạ Kiên Dũng<đây là nhóm nằm ở trung tâm của khu vực, có những người sinh ra và lớn lên tại đây hoặc sống ở đây trong một thời gian dài; nhóm thứ 2 gồm Sa Bạch, Lục Văn Phu, Diệp Lỗ, Đinh Phàm<là những người ở ngoại vi. Nhưng cho dù là trung tâm hay ngoại vi thì văn hóa vùng Lí Hạ Hà đã ngấm sâu trong tâm hồn họ nên những tác phẩm của họ đều mang nội hàm văn hóa khu vực đặc thù. Còn nếu xét theo đề tài và đặc trưng phong cách thì cũng có những nhà văn có đặc trưng khu vực rõ nét và phong cách tương đồng nhau, như Uông Tăng Kỳ, Tất Phi Vũ, Hồ Thạch Ngôn, nhưng cũng có những nhà văn muốn thử nghiệm các phong cách mới mẻ, như Cao Hành Kiện, Lỗ Dương, Chu Văn, Lưu Kiện Ba, Thẩm Hạo Ba< Trong dòng văn học Lí Hạ Hà, ngoài những lớp nhà văn kiên trì với những sáng tác văn học bản địa, còn có nhiều nhà văn thoát li khỏi bản địa. Những nhà văn này sau đó lại quay lại đóng góp cho sự phát triển của văn học bản địa. Ví như những năm 80, trước khi Uông Tăng Kỳ trở lại, những nhà văn vùng Lí Hạ Hà chỉ là những cá thể đơn lẻ, chưa phát triển thành phong trào, nhưng dưới sự dẫn dắt của Uông Tăng Kỳ, những nhà văn ở vùng này đã tập hợp lại và bắt đầu thời kỳ phát triển. Từ những năm 90 trở lại đây, những thành công to lớn trong lĩnh vực tiểu thuyết của Tất Phi Vũ đã có ảnh hưởng lớn đối với sự trưởng thành của những nhà văn trong vùng. Ngược lại những nhà văn bám trụ lại mảnh đất quê hương cũng góp thêm những kinh nghiệm văn học khu vực mới mẻ, để những nhà văn đã đi xa có cái nhìn rộng hơn về quê hương. Cứ như vậy, hai nhóm nhà văn, một ra đi, một ở lại cùng hợp sức để thúc đẩy sự phát triển của văn học Lí Hạ Hà. Một điểm nổi bật nữa là văn học Lí Hạ Hà đã hình thành nên một nhóm những nhà văn, nhà bình luận, nhà thơ có tầm ảnh hưởng trên toàn quốc. Về lĩnh vực tiểu thuyết, có những nhà văn tiêu biểu như Uông Tăng Kỳ, Tất Phi Vũ, Hồ Thạch Ngôn, Lục Văn Phu, Cao Hành Kiện, Tào Văn Hiên< Ở lĩnh vực bình luận, có những nhà bình luận xuất sắc như Phí Chấn Chung, Vương Nghiêu, Ngô Nghĩa Cần, Đinh Phàm Vương Cán, Uông Chính và Hà Bình <Ở lĩnh vực tản văn, có Hạ Kiên Dũng, Phí Chấn Chung, Lưu Xuân Long, Giả Mộng Vỹ. Ở mảng thơ thì có Sa Bạch, Đường Hiểu Độ, Tôn Hân Thần, Tào Kiếm, Trần Nghĩa Hải, Tiểu Hải, Thẩm Hạo Ba<Điều đáng nói là Lí Hạ Hà không chỉ sản sinh ra những nhà văn nhà thơ nổi tiếng toàn quốc mà còn có những nhà bình luận văn học có tầm ảnh hưởng không thua kém gì. Để được như vậy là do các thế hệ văn nhân xưa nay rất coi trọng lí luận văn học như học phái Dương Châu, Lưu Hi Táingười được mệnh danh là Hegel của phương Đông, đều là những nhà lí luận văn học nổi tiếng một thời, còn đương đại thì cũng xuất hiện không ít các nhà lí luận văn học xuất sắc<sáng tác và lí luận cùng song hành càng thúc đẩy sự phát triển của văn học Lí Hạ Hà, làm cho nó trở thành hiện tượng văn học mang sắc thái vùng miền hiếm thấy ở Trung Quốc hiện nay. 3. Văn hóa khu vực và tính thẩm mỹ của văn học Lí Hạ Hà Vùng Lí Hạ Hà có hệ thống sông ngòi dày đặc, vì vậy văn hóa vùng này không thể tách rời nước. Có thể nói nước đã sinh ra văn minh vùng Lí Hạ Hà, hằng trăm năm nay, trong sản

4 华语影视作品片名越译略谈 xuất và giao lưu, vùng Lí Hạ Hà đã hình thành một tính cách văn hóa mềm mại nhưng cũng kiên cường như nước vậy. Nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến các nhà văn và các tác phẩm của họ, các tác phẩm đó đều có đầy đủ đặc điểm của nước, nó nhẹ nhàng tỉ mỉ nhưng không mất đi sự mạnh mẽ. Nước không chỉ là nội dung quan trọng trong tác phẩm của các nhà văn vùng này, mà nó còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến phong cách của họ. Trong tác phẩm Uông Tăng Kỳ tự bạch, Uông Tăng Kỳ từng nói: Quê hương của tôi là một vùng sông nước, tôi lớn lên bên cạnh nước, xung quanh tôi chỉ có nước và nước. Nước ảnh hưởng đến tính cách của tôi và cũng ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của tôi. Có nhà nghiên cứu người Pháp từng cho rằng, tác phẩm của Uông thường nhắc đến nước, mà nếu không viết về nước thì người ta cũng có cảm giác như có nước trong đó. Đại náo kí sự mở đầu bằng nước, đoạn kết kinh điển trong Thụ giới cũng là đoạn miêu tả tuyệt đẹp về cảnh sông nước vùng Lí Hạ Hà. Trong tiểu thuyết của những nhà văn Lí Hạ Hà thường có rất nhiều nhân tố đặc sắc vùng sông nước, ví như thủy sản, những kiến trúc gần sông nước, những nhân vật trong đó thì hầu như làm những việc liên quan đến sông nước như đánh cá, vận chuyển<ngoài ra, Sông Hương của Lưu Nhân Tiền cũng là tác phẩm vô cùng đẹp viết về sông nước vùng này. Một đặc điểm văn hóa cũng rất có ảnh hưởng đến các nhà văn vùng Lí Hạ Hà, đó là văn hóa thành thị và văn hóa nông thôn phát triển song hành và ảnh hưởng qua lại với nhau. Một mặt tôn sùng sự phong nhã. Vùng Lí Hạ Hà xưa nay quan phủ đều rất coi trọng giáo dục nhà trường, xây dựng môi trường xã hội coi trọng văn, hằng năm đều tổ chức lễ tế Khổng Tử ở Văn Miếu. Những người ở vùng này đều có phong trào theo đuổi lối sống phong nhã, bất kể là ở thành thị hay nông thôn, giàu hay nghèo, thì cũng đều thích treo tranh chữ và rất thích thơ văn thư họa. Vì vậy, khi sáng tác, những đặc điểm đó đã được các nhà văn tái hiện lại trong tác phẩm của mình. Như trong tiểu thuyết của Uông Tăng Kỳ, Tuế hàn tam hữu, Cố hương nhân, Nhà giám định,<xuất hiện người vẽ tranh Cận Di Phủ, bác sỹ Vương Viêm Nhân, nhà thơ Đàm Bích Ngư, một Diệp Tam tuy là thương nhân nhưng lại am hiểu về tranh. Dưới ngòi bút của Uông Tăng Kỳ, một thợ giày Cao Đại Đầu, một lão Bạch chuyên đi thu giấy lộn, một lão tam họ Bàng hàng thịt nhưng lại hiểu thơ văn, thích sách báo. Khổng Tố Trinh trong Bình Nguyên của Tất Phi Vũ, thày giáo Liễu An Nhiên trong Sông Hương của Lưu Nhân Tiền đều là những đại diện cho văn hóa tao nhã. Mặt khác vùng này vẫn lưu giữ được nét văn hóa bình dân chất phác. Cuối đời Thanh, nơi đây không còn được phồn vinh như trước, văn hóa thành thị cũng dần suy thoái, nhưng văn hóa nông thôn vẫn duy trì được sự ổn định. Mỹ học cuộc sống chủ nghĩa bình dân mà học phái Thái Châu với đại diện tiêu biểu là Lí Chí đã làm phong phú thêm kho tàng mỹ học Trung Quốc, và cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Lí Hạ Hà. Những nhà văn Lí Hạ Hà đa phần là những người có tinh thần bình dân. Tất Phi Vũ từng nói, tôi sinh ra ở làng quê, và đến nay tôi vẫn là người nhà quê. Ảnh hưởng bởi tinh thần văn học bình dân, những nhà văn Lí Hạ Hà kiên trì sáng tác bắt đầu từ cuộc sống của người dân thường, hoàn nguyên những nhân vật và sự kiện trong cuộc sống thực tế. Tiêu chuẩn mỹ học sáng tác tiểu thuyết của Tất Phi vũ là sáng tác cũng như cuộc sống hàng ngày vậy. Trong Bình Nguyên, ông đã dùng ngòi bút tinh tế, tỉ mỉ miêu tả nỗi gian khó của cuộc sống nhà nông, nhưng những con người đó không cam chịu nỗi khó khăn vất vả đó, mà gắng hết sức, bằng mọi cách để đứng lên thách thức khó khăn, thay đổi vận mệnh. Hay

5 华语影视作品片名越译略谈 như trong Tuế hàn tam hữu của Uông Tăng Kỳ, tác giả viết về cuộc sống khó khăn và bất hạnh của tam hữu Vương Sấu Ngô, Đào Hổ Thần và Cận Di Phủ, hoặc trong Đại náo kí sự và Cố hương nhân cũng đều miêu tả cuộc sống khó khăn của những con người bình thường nhưng kiên cường như Nước vậy. Các tác phẩm như Sông hương của Lưu Nhân Tiền, Bạch Câu của Chu Huy hay Bạc Hà của Bàng Dư Lượng đều viết về sự kiên cường vượt khó của người vùng Lí Hạ Hà khi phải đối mặt với khó khăn cuộc sống và những biến cố chính trị. Không những thế, những nhà văn trường phái này rất chịu khó tập trung miêu tả văn hóa dân gian vùng Lí Hạ Hà, những ngày lễ tết, tiết khí hay ẩm thực đều được họ miêu tả rất tinh tế, làm cho tác phẩm thấm đẫm sắc thái vùng miền và hiện lên như một bức tranh sống động về phong tục trong vùng. Những điều này được thể hiện trong tác phẩm Thụ giới, Đại náo kí sự của Uông Tăng Kỳ hay Bình nguyên của Tất Phi Vũ... Ngoài ra, địa hình vùng Lí Hạ Hà bốn bên cao, ở giữa thấp, hình thành địa thế lòng chảo. Chính điều này đã làm cho vùng này có tính khép kín, và lưu giữ lại được những giá trị văn hóa truyền thống. Ở vùng Lí Hạ Hà, xưa nay, khúc nghệ( bình thoại, đàn từ, thanh khúc, đạo tình<) hay hí kịch ( Dương kịch, Hoài kịch, kịch rối<), được lưu truyền trong dân gian, đặc biệt là nghệ thuật bình thoại, đã đi vào lòng người nghe bình dân và có một sức sống mãnh liệt. Thủy hử của Thi Nại Am, hay những câu chuyện hoặc nội dung thuyết thư của nhà nghệ thuật bình thoại nổi tiếng Liễu Kính Đình như Tùy Đường, Tây Hán hay Võ Tòng, Tống Giang của lão nghệ nhân bình thoại nổi tiếng sau này Vương Thiếu Đường đều được lưu truyền rộng rãi. Sự hưng thịnh của khúc nghệ và hí kịch địa phương đã có ảnh hưởng lớn đến những sáng tác của các nhà văn nơi đây và làm cho văn học Lí Hạ Hà có được một nghệ thuật tự sự dân tộc đa dạng, độc đáo. Về nghệ thuật ngôn ngữ trần thuật, tiểu thuyết của những nhà văn này thường dùng nhiều từ địa phương và từ tượng thanh, cũng dễ hiểu bởi họ đều ảnh hưởng của lối trần thuật của nghệ thuật bình thoại (đây là loại hình nghệ thuật có ngôn ngữ hết sức sinh động và thú vị, lấy phương ngữ Dương Châu làm ngôn ngữ chính). Về điều này thì Lưu Nhân Tiền và Chu Huy và một số nhà văn khác cho rằng, phải dùng thêm phương ngôn để sáng tác thì mới biểu đạt hết được tình cảm đối với quê hương, mới lột tả hết được những đặc sắc về văn hóa và con người ở vùng này. Vì vậy khi sáng tác họ dùng nhiều từ khẩu ngữ, và rất giỏi trong việc đan xen các tục ngữ, từ địa phương, yết hậu ngữ, câu vè, nghệ thuật dân gian, bình thoại... Chính điều đó làm cho độc giả khi đọc lập tức nhận ra ngay đó là tác phẩm của dòng văn học Lí Hạ Hà. 4. Những nhà văn tiêu biểu Uông Tăng Kỳ (1920-1997), người Cao Bưu Giang Tô, là nhà văn và nhà viết kịch đương đại nổi tiếng, đại diện tiêu biểu cho trường phái văn học Lí Hạ Hà. Ông tốt nghiệp trường đại học liên hiệp Tây Nam, từng làm giáo viên trung học, cán bộ văn liên thành phố Bắc Kinh, biên tập tờ Văn nghệ Bắc Kinh, biên tập viên viện Kinh kịch Bắc Kinh. Có thành tích nổi trội về sáng tác đoản thiên tiểu thuyết. Tác phẩm chính gồm tập tiểu thuyết Giải cấu tập (1949),tập tiểu thuyết lấy bối cảnh vùng quê Cao Bưu Cô Bồ thâm xứ (1993), các tác phẩm nổi tiếng Thụ giới (1980), Đại náo kí sự(1981), Dị Bỉnh (1981), trong đó quyển Đại náo kí sự đã đoạt giải đoản thiên tiểu thuyết xuất sắc

6 华语影视作品片名越译略谈 toàn quốc năm 1981. Những tác phẩm của ông phần nhiều viết về tuổi thơ, về quê hương vùng Lí Hạ Hà, viết về những con người và những câu chuyện trong kí ức của mình, tác phẩm toát lên được sắc thái tự nhiên, hài hòa, nhẹ nhàng mà sâu lắng. Ông chủ trương thanh đạm, thoát ra khỏi sự ồn ào và nhiễu nhương của ngoại giới, xây dựng một thế giới nghệ thuật cho riêng mình. Ông hấp thu các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời truyền tải vào trong tác phẩm của mình, vì vậy, những tác phẩm của ông đậm sắc thái văn hóa vùng quê hương ông. Tất Phi Vũ, sinh năm 1964, người Hưng Hóa- Giang Tô, nhà văn đương đại nổi tiếng Trung Quốc, đồng thời ông cũng là nhà văn tiểu biểu cho trường phái văn học Lí Hạ Hà, hiện là phó chủ tịch hiệp hội nhà văn tỉnh Giang Tô. Ông bắt đầu sáng tác từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, đoạt giải thưởng văn học Lỗ Tấn với đoản thiên tiểu thuyết Người phụ nữ trong thời kỳ cho con bú (1996) và tiểu thuyết vừa Ngô (2003), nhiều lần đoạt giải sáng tác tiểu thuyết của tờ Văn học Nhân Dân, giải thưởng của Tiểu thuyết chọn lọc, giải thưởng bách hoa của Tiểu thuyết nguyệt báo, giải thưởng văn học Phùng Mục, giải thưởng của hội tiểu thuyết Trung Quốc với tác phẩm Thanh Y (2000) và Ngô, giải thưởng văn học văn trang trọng, năm 2014 đoạt giải thưởng cho tản văn hay nhất năm 2013 với tác phẩm Đônkihôtê thiếu niên Tô Bắc; tác phẩm gồm có Tất Phi Vũ văn tập (4 quyển), trong đó Thượng Hải vãng sự và Thanh y được chuyển thể thành phim điện ảnh và phim truyền hình. Ông được cho là nhà văn nam viết về tâm lí phái nữ tốt nhất. Tác phẩm của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nổi tiếng về truyện vừa nhưng năm 2005 ông bắt đầu cho ra mắt tiểu thuyết lấy bối cảnh là vùng quê Hưng Hóa Bình Nguyên, đây có thể coi là bước ngoặt đáng kể trong sự nghiệp sáng tác của ông. Tháng 8 năm 2011, tiểu thuyết trường thiên Tẩm quất (2008) đoạt giải Mao Thuẫn. Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Trung Quốc lấy đề tài là cuộc sống của những người khiếm thị, và cũng là tác phẩm đầu tiên Tất Phi Vũ viết về đề tài này. Tác phẩm xoay quanh cuộc sống của những người khiếm thị trong một tiệm tẩm quất, tìm hiểu cuộc sống đặc thù của họ, đi sâu tìm hiểu thế giới nội tâm của họ. Tất Phi Vũ được đánh giá là một trong những nhà văn nổi tiếng nhất và có tiềm lực phát triển nhất Trung Quốc hiện nay. Tào Văn Hiên, sinh năm 1954, người Diêm Thành- Giang Tô, là nhà văn đương đại nổi tiếng về văn học thiếu nhi. Ông hiện là phó chủ tịch hội nhà văn Bắc Kinh, giáo sư đại học Bắc Kinh và viện văn học Lỗ Tấn. Ông là người khởi xướng tích cực trong việc sáng tác về thiếu niên. Các tác phẩm nổi tiếng như: Sơn dương không ăn cỏ thiên đường (1991), Căn nhà bằng cỏ (1997), Căn điểu (1999), Thanh Đồng và Hướng Dương (2005) < Căn nhà bằng cỏ là tác phẩm mà ông rất tâm đắc. Tác phẩm dựa trên kí ức tuổi thơ của chính ông để viết về một cậu bé tên là Tang Tang, viết về những câu chuyện và những trải nghiệm cuộc sống xúc động lòng người trong quãng thời gian sáu năm ở trường tiểu học Du Ma Địa. Thanh Đồng và Hướng Dương lại là câu chuyện của hai người bạn coi nhau như anh em giữa cậu bé nghèo không biết nói là Thanh Đồng và cô bé theo cha từ thành phố về sống ở quê là Hướng Dương. Với lối viết mạch lạc thanh thoát, ngôn từ đẹp đẽ, tình cảm chân thành, tác phẩm đã làm người đọc thật sự xúc động. Đây cũng là một trong những tác phẩm viết về tuổi thiếu niên nhi đồng nhận được sự quan tâm của đông đảo độc giả. Các tác phẩm của ông đã từng đoạt giải đề cử Andecxen quốc tế, nhiều lần đoạt giải thưởng văn học thiếu nhi toàn

7 华语影视作品片名越译略谈 quốc của hội nhà văn Trung Quốc, giải văn học thiếu nhi Tống Khánh Linh, giải văn học Băng Tâm< Hiện nay Tào Văn Hiên là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất và bút lực dồi dào nhất trong giới cầm bút Trung Quốc viết về thiếu niên nhi đồng. 5. Kết luận Tất cả những thành tựu và đặc điểm văn học của các nhà văn vùng Lí Hạ Hà đã góp phần làm cho văn học đương đại Trung Quốc thêm đa dạng và phong phú hơn. Với đội ngũ nhà văn hùng hậu và tiềm lực phát triển mạnh mẽ, văn học Lí Hạ Hà sẽ còn có những đóng góp lớn hơn cho sự phát triển chung của văn học Trung Quốc sau này. Và nó có thể trở thành một phần của văn học sử hay không? Đã từng có ý kiến thảo luận về vấn đề này. Nhưng với những thành tựu và vai trò như vậy thì việc chiếm một vị trí trong văn học sử đương đại Trung Quốc là điều có thể dự đoán được. Tài liệu tham khảo [1] Uông Tăng Kỳ. Uông Tăng Kỳ tự thuật, Nxb Đại Tượng, 2002. [2] Thư Tấn Du. Sự lớn mạnh của Nhóm nhà văn Lí Hạ Hà, Báo Trung Hoa Độc Thư, 2013.