1

Tài liệu tương tự
BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 220/2010/TT-BTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2010

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT ANH TỐI ƢU HÓA QUY TRÌNH CHIẾT TÁCH, ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ THU NHẬN DỊCH CHIẾT AXIT HIDROXYC

Microsoft Word

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN SINH HỌC 6 NĂM HỌC A/ Lý thuyết: CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT BÀI 7: CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT Vẽ cấu tạo tế b

Microsoft Word - GT Cong nghe moi truong.doc

Microsoft Word TT DA DT NMCDTIMI docx

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

Đề 11 – Giới thiệu về một loài cây hoặc loài hoa.(cây mai) – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Microsoft Word - TCVN

TRUNG TÂM NGHIÊN C?U XU?T B?N SÁCH VÀ T?P CHÍ

KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT VỠ VÀ GIA CƯỜNG SI-LÔ ỨNG LỰC TRƯỚC TS. NGUYỄN ĐẠI MINH, TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG, TS.

GVHD: NGUYỄN THỊ HIỀN CÁC PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN CÁ Luận văn Các phương pháp bảo quản cá 1

10 CÔNG BÁO/Số ngày BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Số: 17/2010/TT-BLĐTBXH CỘNG HÒA XÃ HỘI

Khoa Cô Khí Coâng Ngheä Baøi giaûng Maùy GCCH NSTP BM: Maùy STH vaø CB Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vai trò của phương pháp GCCH trong CBNSTP. Th

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

Trường THPT Thống Nhất A Nguyễn Đức Long BÀI 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG I. Sự nhiễm điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện 1. Sự nhiễm điện

ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI trong sản xuất nước mắm tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh Mã số dự án: VN/SGP/OP5/Y3/13/02 1

B Ộ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CH Ủ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - T ự do - Hạnh phúc S ố: 53/2016/TT-BLĐTBXH

Phong thủy thực dụng

PGS, TSKH Bùi Loan Thùy PGS, TS Phạm Đình Nghiệm Kỹ năng mềm TP HCM, năm

BỘ CÔNG THƯƠNG

Phần 1

Microsoft Word - Chuong 3. cac may lam nho.doc

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 15/09/2018 Tiêu điểm: + Ngành thép Trung Quốc và những dự báo cho giai đoạn Gia tăng các cuộc đình công tron

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH HIỀN NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THU HỒI NGUỒN NĂNG LƯỢNG KHÍ SINH HỌC TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BI

HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ VIỆT NAM

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HOÀN HẢO Địa chỉ: Số 25 ngõ 42 phố Đức Giang, P.Đức Giang, Q.Long Biên, TP Hà Nội Điện thoại: ;

Mục lục Trang Các lưu ý an toàn Tên của từng bộ phận Các điểm chính khi giặt Hướng dẫn các chức năng của bảng điều khiển 6 Sách hướng dẫn vận hà

META.vn Mua sắm trực tuyến HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÒ VI SÓNG SHARP R-201VN-W/ R202VN-S/R03VN-M/R-204VN-S/R-205VN-S/R-206VN-SK Sản phẩm tuân thủ theo yêu cầ

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ Nghị định số 156/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2017 biểu thuế nhập khẩu

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

Microsoft Word - HBA43B450A Oven SI vn B.doc

Microsoft Word PA TL Cty TNHH CDT IMI doc

Document

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

Microsoft Word - Phan 8H

52631-KY THUAT NUOI TOM THE CHAN TRANG

BỘ NÔNG GHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN HỖ TRỢ NÔNG NGHIỆP CÁC BON THẤP-LCASP GÓI THẦU 42: THÍ ĐIỂM CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ KHOÁNG CHUYÊN D

bia tom tat.doc

Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 TRỒNG RAU MẦM AN TOÀN Ở QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH PGS.TS. Trần Minh Tâm, TS. Nguyễn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG NHUNG DẠY HỌC MÔN TRANG TRÍ CHO NGÀNH CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TIỂU HỌC

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Nghiên cứu khả năng ứng dụng công nghệ tiên tiến trong thi công lắp ráp hệ trục- máy chính Tàu hàn

Microsoft Word - longan_trinhthamdinh.docx

Microsoft Word - Bai bao_Pham Van Hung_Nguyen Cong Oanh.doc

§¹i häc Quèc gia Hµ Néi

Title

MỤC LỤC * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * GIỚI THIỆU 1 TRIẾT LÝ KINH DOANH 2 DỊCH VỤ 3 CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU 4 THIẾT BỊ BẾP 5 BẾP Á CÔN

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HI HI MÁY ĐO ph, EC, TDS VÀ NHIỆT ĐỘ CHỐNG THẤM NƯỚC CẢI TIẾN Kính gửi Quý Khách Hàng, Cảm ơn Quý khách đã chọn sản phẩ

Microsoft Word - GT modun 04 - Nhan dan ong

BẢO QUẢN NGHÊU BẰNG PHƢƠNG PHÁP SẤY THĂNG HOA VÀ LẠNH ĐÔNG 1

Kyyeu hoithao vung_bong 2_Layout 1.qxd

Phần 1

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG DỰ ÁN CẤP THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VIỆT NAM BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI KẾ HOẠCH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG & XÃ H

Microsoft Word - CXLKTS-Mat_ Tran_ Van_ Hoa_ Giua_ Ta_ va_ Tau U.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

KỸ THUẬT CƠ BẢN LÁI Ô TÔ

DANH SÁCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TP.HCM NĂM 2019 Tên công trình, đề tài, tác phẩm, giải pháp, mô hình sáng tạo STT (gọi

NỘI DUNG ÔN TẬP HÓA 8

Bestplant Co.,Ltd Tài liệu giới thiệu về Jokaso

Cảm nghĩ về người thân – Bài tập làm văn số 3 lớp 6

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

Số: CHÍNH PHỦ /2018/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày tháng năm 2018 DỰ THẢO 2 NGHỊ ĐỊNH Quy định chi

4 Hiệu đính nội dung bản tiếng việt TS. BS. Trần Quốc Hùng CN. Trần Sỹ Pha CN. Đỗ Thị Thúy Hồng Trưởng Ban Phòng ngừa và Ứng phó thảm họa, Trung ương

System 8 Tay khoan xoay nút bấm đơn Hướng dẫn sử dụng Rev-B

Microsoft Word - TCVN

RM6 Manual - Huong dan xay lap & lap dat

SoŸt x¾t l·n 1

Title

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: HOÁ HỌC; Khối A Thời gian làm bài: 90 phút, không kể

Chương 21: Thuyết động học chất khí Mô hình phân tử của khí lý tưởng Mô hình khí lý tưởng Một số giả thiết đơn giản hóa tính chất của một hệ khí lý tư

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN o0o QUẢN CẨM THÚY NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ ION PHOTPHAT CỦA BÙN ĐỎ

Microsoft Word - LV Tom tat - Hong Trung doc

QUY TRÌNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHOAN ĐCCT (Ban hành theo QĐ số 292 /QĐ-QLKT ngày 05 tháng 07 năm 2016 của Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế kiểm định và Địa

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC PHỤ TÙNG VẬT TƯ CHO SỬA CHỮA CÁC LOẠI ĐẦU MÁY Đề tài nghiên cứu Xây dựng định mức phụ tùng vật tư cho sửa chữa các

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHẠM THU TRANG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHÂ

5

Ảnh hưởng của môi trường không khí và chọn thông số tính toán các hệ thống điều hoà không khí Ảnh hưởng của môi trường không khí và chọn thông số tính

DANH SÁCH TỔNG HỢP KẾT QUẢ XÉT CHỌN VÒNG CHUNG KHẢO GIẢI THƯỞNG SÁNG TẠO TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019 Tên công trình, đề tài, tác phẩm, giải pháp, mô hìn

Microsoft Word - KTHH_2009_KS_CTKhung_ver3. Bo sung phuong phap danh gia

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Mục lục trang SHARP CORPORATION OSAKA, JAPAN Hướng dẫn sử dụng máy giặt hoàn toàn tự động ES-U82GV ES-U80GV ES-U78GV ES-U72GV Hướng dẫn sử dụng Cảm ơn

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY RỬA BÁT BOSCH SMS69N48EU Cảm ơn quý khách hàng đã lựa chọn sản phẩm máy rửa bát mang thương hiệu nổi tiếng BOSCH, hi vọng sản ph

Microsoft Word _QD-BCT.doc

CPKN

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

Microsoft Word - NghiDinh CP ve SoHuuTriTue.doc

Microsoft Word - huythuc-miennam2mua[2]

Hieän traïng moâi tröôøng noâng thoân Chöông MÔI TRƯỜNG ĐẤT Tình hình chung chất lượng đất khu vực nông thôn Nhìn chung, chất lượng môi

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Microsoft Word - Câu chuy?n dông y - T?p 3b B?nh cao áp huy?t.doc

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Bản ghi:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN TRỌNG HIỆP NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO ĐIỆN CỰC MANHÊTIT SỬ DỤNG LÀM ANỐT TRONG HỆ THỐNG BẢO VỆ ĐIỆN HÓA CHỐNG ĂN MÒN CÁC KẾT CẤU THÉP TRONG MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN Chuyên ngành: Công nghệ tạo hình vật liệu Mã số chuyên ngành: 62520405 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT TP. Hồ Chí Minh-2015

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM Người hướng dẫn khoa học 1: TS. Lưu Phương Minh Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Hồng Dư Phản biện độc lập 1:... Phản biện độc lập 2:... Phản biện 1:... Phản biện 2:... Phản biện 3:... Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:...... Vào lúc...giờ... ngày... tháng... năm... Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: - Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. HCM. - Thư viện Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP. HCM.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Nguyen Trong Hiep, Nguyen Hong Du, Luu Phuong Minh, Fabrication and testing of magnetite anode for impressed current cathodic protection system in seawater, Proceedings, The 16 th Asian Pacific Corrosion Control Conference, Taiwan, Oct. 2012, p. 108. 2. Nguyễn Hồng Dư, Lưu Phương Minh, Nguyễn Trọng Hiệp, Khảo sát một số tính chất điện hóa của anode magnetite được chế tạo theo phương pháp luyện kim bột, Tạp chí KH&CN Nhiệt đới, ISSN: 0866-7535, Số 1, 12/2012, p. 69-73. 3. Lưu Phương Minh, Nguyễn Hồng Dư, Nguyễn Trọng Hiệp, Ứng dụng công nghệ luyện kim bột trong chế tạo điện cực magnetite sử dụng làm anode trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài, Kỷ yếu Hội nghị KH&CN toàn quốc về cơ khí lần thứ 3, ISBN: 978-604-67-0061-6, Hà Nội, 05-4-2013, p. 1544-1550. 4. Nguyễn Hồng Dư, Nguyễn Văn Khuê, Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Quốc Vân, Ứng dụng công nghệ bảo vệ catốt chống ăn mòn bê tông cốt thép trong điều kiện biển, Tạp chí KH&CN, ISSN: 0866 708X, Tập 51, Số 3A, 2013, p. 63-70. 5. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Hồng Dư, Lưu Phương Minh, Thử nghiệm anốt manhêtit trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài chống ăn mòn vỏ thép tàu biển, Tạp chí Hóa học, ISSN: 0866-7144, Tập 52(6B), 12/2014, p. 103-107. 6. Nguyễn Trọng Hiệp, Phan Thành Thống, Nguyễn Hồng Dư, Lưu Phương Minh, Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thông số công nghệ tới độ bền nén của điện cực manhêtit chế tạo bằng công nghệ luyện kim bột, Tạp chí Hóa học, ISSN: 0866-7144, Tập 6B52, 12/2014, p. 210-213.

1 MỞ ĐẦU Đặt vấn đề Chống ăn mòn bằng phương pháp bảo vệ catốt là một trong những yêu cầu kỹ thuật cần thiết áp dụng đối với các kết cấu kim loại trong môi trường biển. Anốt là bộ phận chính quyết định tới chất lượng, giá thành và hiệu quả bảo vệ của hệ thống. Do đó, nghiên cứu về vật liệu và công nghệ chế tạo anốt là một nội dung rất quan trọng. Trên thế giới, vật liệu chế tạo các loại anốt cho hệ thống bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài (ICCP) đã được nghiên cứu từ lâu, nhiều loại vật liệu cũng như phương pháp chế tạo được áp dụng thành công. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các hệ vật liệu vừa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và điều kiện môi trường làm việc phức tạp, vừa có giá thành hợp lý và khả năng ứng dụng rộng rãi vẫn đang là một nhu cầu có tính cấp thiết cao. Có nhiều loại vật liệu có thể sử dụng làm anốt, tuy nhiên đối với hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài các anốt bền trong môi trường biển, kích thước nhỏ gọn và tuổi thọ cao thể hiện rõ ưu thế và triển vọng sẽ thay thế hoàn toàn các vật liệu anốt tan được nhiều nhà khoa học quan tâm do những lợi ích to lớn, thiết thực mà chúng đem lại. Vật liệu manhêtit (ôxít sắt từ - Fe 3O 4) có các tính chất điện hóa phù hợp để làm anốt trơ. Tuy nhiên, hạn chế là độ bền cơ không cao, do đó việc nghiên cứu tổng thể về vật liệu, tối ưu công nghệ chế tạo và xác định điều kiện sử dụng trong thực tế có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, đáp ứng các yêu cầu của công tác chống ăn mòn trong môi trường biển. Mục tiêu của luận án Xác định, tối ưu hóa thành phần vật liệu và các thông số công nghệ, chế tạo anốt từ vật liệu manhêtit có tính chất điện hóa phù hợp và cơ tính đáp ứng các yêu cầu làm anốt trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài, chống ăn mòn công trình biển. Nghiên cứu hướng tới việc sử dụng nguồn nguyên liệu có sẵn, giá thành rẻ và thân thiện môi trường trong điều kiện Việt Nam. Nội dung chính của luận án 1- Tổng quan về phương pháp bảo vệ catốt chống ăn mòn kim loại trong môi trường biển.

2 2- Tổng quan về hệ vật liệu và phương pháp chế tạo anốt cho hệ thống bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài. 3- Lựa chọn quy trình và công nghệ chế tạo anốt manhêtit từ vật liệu bột. 4- Xác định và tối ưu hóa ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ bền nén của anốt manhêtit. 5- Chế tạo sản phẩm anốt manhêtit đáp ứng được các tính chất điện hóa và độ bền nén. 6- Đánh giá trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong điều kiện thực tế. Cấu trúc luận án Luận án gồm phần mở đầu, bốn chương nội dung, phần kết luận, các công trình đã công bố liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo, trong đó: Mở đầu (4 trang), Chương 1. Tổng quan (37 trang), Chương 2. Phương pháp nghiên cứu (18 trang), Chương 3. Thực nghiệm và bàn luận (35 trang), Chương 4. Chế tạo sản phẩm anốt manhêtit (23 trang), Kết luận(4 trang). CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý thuyết phương pháp bảo vệ catốt chống ăn mòn kim loại trong môi trường biển 1. Nguyên lý bảo vệ catốt Vùng anốt Fe Fe 2+ + 2e - e - e - e - Vùng catốt ½ O 2 + H 2O + 2e - 2OH - e - e - e- Zn Zn 2+ + 2e - Protector (Zn) ½ O 2 + H 2O + 2e - 2OH - e - e - e - Me Me n+ + ne - H 2O 2H + + ½ O 2 + 2e - Cl - ½ Cl 2 + e - ½ O 2 + H 2O + 2e - 2OH - e - e - e- e - e - Hình 1.3. Cơ chế ăn mòn điện hóa kim loại và bảo vệ catốt [12] 1-Phân cực ăn mòn kim loại 2-Bảo vệ bằng protector 3-Bảo vệ bằng nguồn điện ngoài Anốt + -

3 Sự ăn mòn trong dung dịch xảy ra bởi quá trình điện hóa, trong đó phản ứng điện hóa anốt và catốt phải xảy ra đồng thời. Hình 1.3 mô tả cơ chế ăn mòn kim loại và cơ chế của bảo vệ catốt. 3. Phương pháp bảo vệ catốt bằng dòng điện ngoài Kim loại cần bảo vệ là một điện cực và được nối với một điện cực khác khó tan hơn là điện cực phụ trong một hệ điện hóa. Sau đó dùng dòng điện một chiều ở nguồn ngoài để phân cực catốt kim loại cần bảo vệ. 1.2. Anốt sử dụng trong hệ thống ICCP * Các loại anốt thường sử dụng cho hệ thống ICCP: Hợp kim silic, graphite, anốt nhôm, anốt hợp kim chì - bạc, anốt platin, anốt hỗn hợp ôxit kim loại, anốt ceramic, anốt polyme dẫn điện, anốt manhêtit 1.3. Hệ vật liệu chế tạo anốt manhêtit sử dụng trong hệ thống ICCP Theo tài liệu kỹ thuật cho thấy sản phẩm anốt manhêtit công nghiệp được chế tạo theo phương pháp đúc với các tính chất chủ yếu như sau: Mật độ dòng : 0.79 ma/dm 2 Khối lượng riêng : 4.7 4.8 kg/dm 3 Độ cứng (Brinell) : 344 Tỷ trọng : 4.71 g/cm 3 Nhiệt độ nóng chảy : 1500 0 C Tốc độ tiêu hao vật liệu : 0.02 kg/a.năm Hiệu suất : 90 % Hệ số giãn nở tuyến tính : 6.4 x 10-6 / 0 C (0 100 0 C) Thành phần hóa học: FeO: 28 32%; Fe 3O 4: 60 64%; Còn lại: 4 12 % Các tài liệu cũng cho thấy anốt manhêtit có thể sử dụng trong hệ thống ICCP trong nhiều môi trường: Nước biển, nước lợ, bùn ngập mặn, đất và môi trường nước ngọt. Hai tính chất điện hóa quan trọng là mật độ dòng và tốc độ tiêu hao vật liệu của anốt manhêtit của các tác giả cũng có sự khác nhau, mật độ dòng anốt đạt từ 30 400 A/m 2, có nghiên cứu công bố mật độ dòng có thể đạt tới 1.000 A/m 2. Tốc độ tiêu hao từ 10-3 0.02 kg/a.năm. Có thể thấy rằng mật độ dòng anốt và tốc tộ tiêu hao có quan hệ mật thiết với nhau và phụ thuộc vào thành phần vật liệu, công nghệ chế tạo, khi sử dụng trong thực tế còn tùy thuộc vào điều kiện thay đổi của môi trường, mức độ hoạt động của anốt... Ngoài ra, mặc dù anốt không phải là chi tiết chịu lực, không yêu cầu cao về cơ tính, nhưng vẫn phải đảm bảo độ bền để

4 có thể sử dụng trong môi trường thực tế. Đây là vấn đề cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu và thử nghiệm. Manhêtit là vật liệu thỏa mãn các yêu cầu làm anốt, so sánh với các chủng loại anốt khác cho thấy anốt manhêtit có một số ưu điểm và hạn chế sau: * Ưu điểm: Mật độ dòng tương đối cao, chỉ thấp hơn các loại anốt chế tạo bằng kim loại trơ hoặc hỗn hợp ôxít kim loại. Tốc độ tiêu hao thấp, ở điều kiện sử dụng bình thường tốc độ tiêu hao tương đương các loại anốt trơ. Ngoài ra, anốt manhêtit còn có một số ưu điểm so với các loại anốt trơ khác: Không ảnh hưởng bởi độ gợn sóng của nguồn điện một chiều. Không bị giới hạn bởi điện thế của nguồn một chiều. Có nhiều phương pháp chế tạo. Giá thành nguyên liệu thấp. * Hạn chế: Độ bền cơ học thấp; Khó tạo hình phức tạp, chỉ có thể chế tạo sản phẩm có hình dạng đơn giản, kết cấu đối xứng, tròn xoay; Khó trong khâu gia công hoàn thiện và kết nối cáp điện. 1.4. Phương pháp chế tạo anốt manhêtit Có ba phương pháp chính: (a) Nấu đúc, (b) Ép và thiêu kết bột và (c) Phun phủ plasma. Qua các phân tích về phương pháp chế tạo anốt manhêtit cho thấy lựa chọn phương pháp ép và thiêu kết bột là phù hợp, có tính khả thi cao do khả năng kiểm soát vật liệu đầu vào, hiệu suất sử dụng vật liệu cao, tiêu hao năng lượng thấp, việc kiểm soát tốt quá trình chế tạo sẽ đảm bảo được chất lượng sản phẩm anốt. 1.5. Công nghệ vật liệu bột Ứng dụng phương pháp luyện kim bột để chế tạo anốt gồm các bước chính sau: Vật liệu bột kim loại, phi kim Trộn phối liệu Ép tạo hình Thiêu kết Gia công hoàn thiện. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu liên quan. - Phương pháp quy hoạch thực nghiệm. - Phương pháp luyện kim bột chế tạo anốt. 2.2. Phương pháp đánh giá 2.2.1. Phương pháp xác định thành phần - Phân tích phổ XRD thực hiện trên thiết bị ADVANCE X8.

5 - Phân tích phổ EDS thực hiện trên thiết bị JSM-7410 F Jeon (Japan).. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc - Chụp ảnh trên kính hiển vi kim tương Leica (Germany). - Chụp ảnh SEM thực hiện trên thiết bị JSM-7410 F Jeon (Japan). - Đo diện tích bề mặt và thể tích lỗ xốp trên thiết bị Tristar II 3020 V1.03 Micromeritics (USA). - Phân cấp hạt bằng thiết bị sàng rung Retsch AS200 (Germany). 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu điện hóa - Phân cực ở chế độ Galvanostat trong dung dịch NaCl 3.5%. Xác định tiêu hao khối lượng, tổn thất theo chiều sâu. - Đo đường cong phân cực trên thiết bị Solatron SI 1280B (USA). 2.2.4. Phương pháp đo điện trở - Đo điện trở bằng thiết bị Keithly 2750. 2.2.5. Phương pháp đo độ bền nén - Đo độ bền nén bằng máy thử kéo nén uốn vạn năng WDW-T300. 2.2.6. Phương pháp thử nghiệm thực tế - Đánh giá khả năng phát dòng của anốt trong điều kiện biển thực tế. - Khả năng bảo vệ kết cấu (theo Tiêu chuẩn bảo vệ catốt). 2.3. Nguyên vật liệu và thiết bị nghiên cứu 2.3.1. Nguyên vật liệu: Bột manhêtit (Fe 3O 4) của hãng Kermel có độ tinh khiết 95%, kích thước hạt: 44 m, hình dạng hạt đa hình, đa cạnh. Bột chì (Pb) của hãng Sigma Aldrich, độ tinh khiết 99%, kích thước hạt: 44 m (US mesh size: 325), hình dạng hạt đa hình, đa cạnh. PVA, CaO. Các vật liệu, hóa chất khác. 2.3.2. Thiết bị thí nghiệm Thiết bị trộn vật liệu, bộ khuôn ép bột một chiều, máy ép thủy lực, tủ sấy, lò thiêu kết. CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN 3.1. Xác định miền khảo sát cho quá trình nghiên cứu Qua tham khảo tài liệu và kết quả các thí nghiệm thăm dò, lựa chọn khoảng giá trị cho các thông số như sau: Hàm lượng chì trong anốt: 1 5%; Phương pháp nghiền trộn: Thùng trộn lệch tâm, tốc độ trộn 20 30 vòng/phút, thời gian trộn 3 4 giờ; Phương pháp ép tạo hình: Ép thủy lực

6 một chiều, Áp lực ép 2 4 (tấn/cm 2 ), tốc độ ép v: 1 2 (mm/s); Quá trình thiêu kết: Nhiệt độ thiêu kết: 750 0 C 950 0 C. Bột phủ là Canxi ôxít và thiêu kết trong môi trường khí bảo vệ Argon. 3.2. Xác lập môi trường và chu trình nhiệt cho quá trình thiêu kết 3.2.2. Chuyển biến của các thành phần trong môi trường thiêu kết 3.2.2.1. Chuyển biến của manhêtit Xét các phản ứng ôxi hóa - khử của Fe 3O 4 có thể xảy ra trong quá trình thiêu kết. Các giá trị của phương trình tính toán G ( G = H + T. S) tham khảo theo tác giả S. Filippov: 4Fe 3O 4 + O 2 6Fe 2O 3 G I = -140380 + 81,38.T (cal/mol O 2) (3.1) 2Fe 3O 4 6FeO + O 2 G II = -152190 + 61,17.T (cal/mol O 2) (3.2) 1/2Fe 3O 4 3/2 Fe + O 2 G III = -134770 + 45,50.T (cal/mol O 2) (3.3) 2FeO 2Fe + O 2 G IV = -128970 + 33,63.T (cal/mol O 2) (3.4) Liên hệ giữa áp suất riêng phần của ôxi, hằng số cân bằng phản ứng K p và biến thiên năng lượng tự do Gibbs G được thể hiện như sau: G RT ln ; K P K P P O2 => P O 2 10 P O2 G 4,575. T Kết quả tính toán áp suất ôxi cho các phản ứng thể hiện trên hình 3.4. 5 Nhiệt độ (K) 0 300 400 500 600 700 800 900 1000 1100 1200 1300 1400 1500 1600 1700 1800 1900 2000-5 Log PO2, atm -10-15 -20-25 Fe3O4 - Fe2O3 Fe3O4 - FeO Fe3O4 - Fe FeO - Fe Môi trường Hình 3.4. Quan hệ nhiệt độ - áp suất riêng phần ôxi của các phản ứng ôxi hóa sắt Nhận xét: Với giả thiết áp suất riêng phần của ôxi trong môi trường lò thiêu kết vào khoảng 10-7 10-8 atm. Từ đồ thị hình 3.4 ta thấy ở khoảng nhiệt độ dưới 850 K (577 0 C) thì phản ứng xảy ra theo chiều ôxi hóa Fe 3O 4

thành Fe 2O 3 thuận lợi hơn, do đó quá trình thiêu kết ở giai đoạn này cần hạn chế tới mức thấp nhất tốc độ ôxi hóa Fe 3O 4 thành Fe 2O 3 bằng cách rút ngắn thời gian nung, tuy nhiên cần đảm bảo thời gian để khử ứng suất dư. Ở khoảng nhiệt độ từ 850 1200 K (577 927 0 C) áp suất cân bằng của phản ứng Fe 3O 4 - Fe 2O 3 tăng rất mạnh và xấp xỉ áp suất ôxi của môi trường, khi đó xảy ra phản ứng khử Fe 2O 3 nếu được tạo ra trước đó thành Fe 3O 4. Thực tế là phản ứng khử Fe 2O 3 thành Fe 3O 4 bắt đầu xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ 1200 K (927 0 C) do khi đó áp suất ôxi riêng phần trong môi trường thiêu kết đã bị giảm sâu hơn nữa. Ở khoảng nhiệt độ từ 1200 1550 K (927 1277 0 C), pha bền vững là Fe 3O 4, tuy nhiên ở cuối khoảng nhiệt độ này cần xét đến phản ứng khử Fe 3O 4 thành FeO, nếu áp suất riêng phần của ôxi trong môi trường lò giảm xuống đủ sâu thì khả năng phản ứng khử này có thể xảy ra. Kết quả phân tích phổ XRD mẫu thiêu kết ở 1050 0 C cho thấy có sự xuất hiện của pha FeO chứng tỏ áp suất riêng phần của ôxi trong môi trường lò đã giảm sâu đáng kể. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi lựa chọn nhiệt độ thiêu kết phù hợp với điều kiện môi trường lò. Ở khoảng nhiệt độ này phản ứng khử FeO thành Fe khó xảy ra. Như vậy thời gian giữ ở nhiệt độ thiêu kết cần đủ lâu để phản ứng khử Fe 2O 3 thành Fe 3O 4 được xảy ra hoàn toàn và nhiệt độ thiêu kết trong điều kiện môi trường này không được quá cao để tránh xảy ra phản ứng khử Fe 3O 4 thành FeO. Từ việc xem xét các chuyển biến của Fe 3O 4 là cấu tử chính khi thiêu kết cho thấy việc kiểm soát áp suất riêng phần của ôxi trong điều kiện môi trường thiêu kết có ý nghĩa quan trọng và ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhiệt độ và thời gian thiêu kết phù hợp để phản ứng ôxi hóa Fe 3O 4 thành Fe 2O 3 với mức độ thấp nhất và thời gian giữ nhiệt ở nhiệt độ thiêu kết phải đủ để khử hoàn toàn Fe 2O 3 tạo ra trước đó thành Fe 3O 4. Nhiệt độ thiêu kết cũng không được quá cao vì khi đó phản ứng khử Fe 3O 4 thành FeO có thể xảy ra. 3.2.2.2. Chuyển biến của chì Nhiệt độ nóng chảy của chì thấp hơn nhiều so với Fe 3O 4 khiến Pb có khả năng khuếch tán tốt hơn vào các lỗ khí tồn tại giữa các hạt bột Fe 3O 4, tăng khả năng kết dính, giảm được độ xốp. Tuy nhiên, khi hợp kim hóa chì 7

8 thì phải đảm bảo sau khi thiêu kết chì không bị ôxi hóa thành PbO hoặc PbO 2. Xét phản ứng ôxi hóa chì kim loại: 2Pb + O 2 = 2PbO với G I = -104140 + 46,823.T (cal/mol O 2) (3.5) 22762,84 log = 10, 23 T 1 P O 2 Kết quả tính P O2 cân bằng cho phản ứng Pb - PbO như đồ thị hình 3.7. Nhiệt độ, K 0 300 500 700 900 1100 1300 1500 1700 1900-10 -20 log PO2, atm -30-40 -50-60 -70 Pb - PbO Hình 3.7. Quan hệ nhiệt độ - áp suất ôxi riêng phần của phản ứng Pb-PbO Nhận xét: Từ đồ thị hình 3.7 cho thấy trong hệ cô lập Pb - PbO thì phản ứng ôxi hóa chì kim loại xảy ra ở điều kiện áp suất riêng phần của ôxi rất thấp. Như vậy, để quá trình ôxi hóa chì kim loại không xảy ra cần phải tạo môi trường thiêu kết có áp suất ôxi thấp hơn áp suất này. 3.2.2.3. Chuyển biến của chất kết dính Quá trình tạo hình sử dụng PVA với hàm lượng 3 5% và nhiệt độ thiêu kết cao hơn rất nhiều so với nhiệt độ phân hủy của PVA (khoảng 200 0 C), như vậy khi đạt nhiệt độ thiêu kết thì PVA đã phân hủy hoàn toàn, nếu sản phẩm phân hủy của PVA là CO hoặc C thì các sản phẩm này sẽ phản ứng với ôxi trong môi trường thiêu kết thuận lợi hơn phản ứng hoàn nguyên ôxít kim loại. Do đó, ảnh hưởng của sản phẩm phân hủy nhiệt của PVA đến áp suất môi trường thiêu kết là không cao. 3.2.2.4. Chuyển biến của bột phủ Đề tài lựa chọn CaO làm bột phủ do CaO có nhiệt độ nóng chảy rất cao (T nc (CaO) = 2572 0 C) lớn hơn rất nhiều nhiệt độ nóng chảy của manhêtit (T nc (Fe 3O 4) = 1538 0 C), CaO tương đối ổn định trong quá trình thiêu kết. 3.2.2.5. Ảnh hưởng của khí bảo vệ

9 Lựa chọn khí bảo vệ là argon do argon là khí trơ, không tác dụng với các chất có trong điều kiện thiêu kết. Vì cần thiết phải hạn chế hàm lượng ôxi trong môi trường thiêu kết, do đó lựa chọn loại khí argon 5.5 (độ tinh khiết > 99,999 %). Như vậy, với điều kiện môi trường thiêu kết là sử dụng khí bảo vệ Ar có độ tinh khiết > 99,999 %, áp suất 1 atm, có thể dự đoán % tổng các khí tạp chất < 0,0001 %, trong đó ôxi chiếm khoảng 10%, tức là < 0,00001 %, có nghĩa là phần khối lượng của ôxi trong khí bảo vệ < 10-7, một cách gần đúng áp suất riêng phần của ôxi vào khoảng 10-7 10-8 atm. 3.2.3. Xác định chu trình nhiệt Từ các phân tích ở trên cho thấy nhiệt độ thiêu kết cần lấy theo vật liệu Fe 3O 4. Theo lý thuyết nhiệt độ thiêu kết thường lựa chọn trong khoảng 2/3 3/4 nhiệt độ nóng chảy của cấu tử chính, tức là trong khoảng 1025,33 1153,5 0 C, tuy nhiên nhiệt độ này không phù hợp với điều kiện thực nghiệm (do chuyển biến của các chất có trong môi trường thiêu kết, chất kết dính, bột phủ, khí bảo vệ ), do đó lựa chọn khoảng nhiệt độ thiêu kết trong khoảng 1020 1200 K (750 950 0 C) để tiến hành nghiên cứu thực nghiệm. Xác định sơ bộ chu trình nhiệt cho quá trình thiêu kết như sau: Hình 3.10. Sơ đồ chu trình thiêu kết lựa chọn sơ bộ. 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ đến độ bền nén của anốt manhêtit 3.3.1. Thực nghiệm chọn lọc các thông số công nghệ chính ảnh hưởng đến độ bền nén 3.3.1.1. Phương pháp thực nghiệm

10 Trên cơ sở kiểm tra các tính chất điện hóa đạt yêu cầu, tiến hành quy hoạch chọn lọc các thông số công nghệ có ảnh hưởng nhiều nhất đến độ bền nén của anốt sau khi ép tạo hình và thiêu kết. Sau đó, tiếp tục sử dụng các nhân tố ảnh hưởng nhất để xây dựng bài toán QHTN, tối ưu hóa hàm mục tiêu đã chọn. 3.3.1.2. Thông số công nghệ Dựa vào các kết quả phân tích trong phần 3.1, 3.2 và kết quả các thí nghiệm thăm dò lựa chọn khoảng thực nghiệm như sau: tỷ lệ bột chì X 1: 1 5(%), tốc độ trộn X 2: 20 30 (vòng/phút), thời gian trộn X 3: 3 4 (giờ), áp lực ép X 4: 2 4 (tấn/cm 2 ), tốc độ ép X 5: 1 2 (mm/s), nhiệt độ thiêu kết X 6: 750 950 ( 0 C), thời gian thiêu kết X 7: 3 4 (giờ). Theo phương pháp Plackett-Burman [10] ta lập bảng quy hoạch thực nghiệm. 3.3.1.3. Quy trình thực nghiệm công nghệ chế tạo anốt Áp dụng quy trình chế tạo anốt theo sơ đồ nguyên tắc phần 1.5. 3.3.1.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu a. Khảo sát đánh giá tính chất điện hóa của anốt Thí nghiệm phân cực ở chế độ ổn dòng trong dung dịch điện ly NaCl 3,5%. Catốt là mẫu thép CT3 không sơn phủ. Thí nghiệm phân cực cho thấy các anốt có khả năng làm việc ở mật độ dòng 1000 A/m 2 với điện thế anốt ~ 3 V 3,88 V. Điện thế của catốt trong các thí nghiệm đều dịch chuyển về mức điện thế âm đáp ứng tiêu chuẩn của bảo vệ catốt. Kết quả cho thấy các anốt đều đáp ứng được yêu cầu về tính chất điện hóa. b. Tính toán quy hoạch thực nghiệm Tính toán ta thu được phương trình hồi quy như sau: y = 12,83 + 0,35x 1 + 0,16x 2 + 0,04x 3 + 0,92x 4 + 0,15x 5 + 0,55x 6 + 0,11x 7 (3.8) Từ phương trình (3.8) chọn 03 thông số chính ảnh hưởng nhiều nhất đó là lực ép, nhiệt độ thiêu kết và tỷ lệ bột chì để tiếp tục QHTN xây dựng mối quan hệ của chúng đến độ bền nén của anốt. 3.3.2. Thực nghiệm xác lập ảnh hưởng của các thông số công nghệ chính ảnh hưởng đến độ bền nén 3.3.2.1. Phương pháp thực nghiệm Lựa chọn Quy hoạch hỗn hợp đối xứng bậc hai dạng B.

11 3.3.2.2. Thông số công nghệ Các thông số được giữ cố định như sau: Tốc độ trộn: 25 vòng/phút; Thời gian trộn: 3,5 giờ; Tốc độ ép: 1mm/s; Thời gian thiêu kết: 3,5 giờ. Khoảng giá trị và mã hóa các nhân tố thực nghiệm: Tỷ lệ bột chì-x 1: (1 5)%; Áp lực ép-x 2: (2 4) tấn/cm 2 ; Nhiệt độ thiêu kết-x 3: (750 950) 0 C. 3.3.2.3. Kết quả thực nghiệm và xử lý số liệu Bảng 3.13. Kết quả thực nghiệm với các nhân tố mã hóa. N [X] x0 X1 x2 x3 1 +1-1 -1-1 2 +1 +1-1 -1 3 +1-1 +1-1 4 +1 +1 +1-1 5 +1-1 -1 +1 6 +1 +1-1 +1 7 +1-1 +1 +1 8 +1 +1 +1 +1 N 0 mẫu Độ bền nén (MPa) 1 10,42 2 10,96 3 10,77 1 11,58 2 11,15 3 11,37 1 12,35 2 12,82 3 12,52 1 13,26 2 13,18 3 13,42 1 11,85 2 12,04 3 11,92 1 12,85 2 12,56 3 12,74 1 13,86 2 13,55 3 13,28 1 13,72 2 14,05 3 13,96 [Y] y 10,72 11,37 12,56 13,29 11,94 12,72 13,56 13,91 Tính toán ta thu được phương phương trình hồi như sau: y = 12,508 + 0,313x 1 + 0,823x 2 + 0,524x 3 (3.9) Nhận xét: Từ phương trình (3.9) ta thấy các thông số lựa chọn QHTN đều có quan hệ tuyến tính với hàm mục tiêu là độ bền nén, trong đó lực ép có ảnh hưởng lớn nhất. Tuy nhiên phương trình hồi quy bậc nhất không phản ánh được mối quan hệ tương tác của các thông số, do đó ta tiến hành quy hoạch bậc hai để khảo sát mối quan hệ này và tối ưu hóa các thông số.

12 3.3.2.4. Xây dựng mối quan hệ giữa các nhân tố với độ bền anốt Bổ sung thêm các thực nghiệm tại các điểm sao và thực nghiệm tại tâm quy hoạch để xây dựng phương trình hồi quy bậc hai. Bảng 3.14. Kết quả ma trận quy hoạch thực nghiệm N x0 x1 x2 x3 x1x2 x1x3 x2x3 x1 2 x2 2 x3 2 9 +1-1 0 0 0 0 0 +1 0 0 13,35 10 +1 +1 0 0 0 0 0 +1 0 0 14,05 11 +1 0-1 0 0 0 0 0 +1 0 12,45 12 +1 0 +1 0 0 0 0 0 +1 0 13,73 13 +1 0 0-1 0 0 0 0 0 +1 13,10 14 +1 0 0 +1 0 0 0 0 0 +1 14,17 15 +1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 13,94 Kết quả tính toán ta thu được phương trình hồi quy: y = 13,954 + 0,32x 1 + 0,787x 2 + 0,526x 3 0,118x 2x 3 0,259x 1 2 0,865x 2 2 0,322x 3 2 (3.12) 3.3.2.5. Tối ưu hóa các thông số công nghệ Sử dụng phần mềm Matlab để tối ưu hóa hàm số và tìm giá trị cực đại [44]. Kết quả tối ưu hóa: X 1= 4,2358 (%); X 2 = 3,4043 (tấn/cm 2 ); X 3 = 924,29 ( 0 C). Độ bền nén lớn nhất: Y = 14,4072 MPa. 3.3.2.6. Thực nghiệm kiểm tra đánh giá kết quả Chế tạo thử nghiệm mẫu anốt theo các thông số được giữ cố định và thông số tối ưu hóa. - Kết quả đo độ bền nén trung bình 13,70 MPa đạt 95,16% so với kết quả tối ưu hóa. Ảnh SEM và phân tích phổ EDS được trình bày trong hình 3.21. Nhận xét: Hình ảnh SEM cho thấy vật liệu sau thiêu kết có cấu trúc sít chặt của các hạt Fe 3O 4 đa cạnh, chì sau khi chảy lỏng ở dạng phân tán, điền đầy vào các lỗ rỗng và phân bố tương đối đồng đều trong khối vật liệu, hình ảnh cũng cho thấy vẫn còn các lỗ xốp tồn tại. Kết quả đo độ bền nén trung bình đạt 13,70 MPa, với độ bền này anốt hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho hệ thống ICCP trong điều kiện thực tế. y

13 M1 M2 M3 Hình 3.21. Hình ảnh SEM độ phóng đại 2000X và phổ EDS các mẫu M1, M2, M3 3.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của nguyên tố chì đến độ bền nén của anốt manhêtit Sử dụng phần mềm Matlab-2012a để vẽ đồ thị mô phỏng ảnh hưởng của hàm lượng chì đến độ bền nén của anốt manhêtit, lựa chọn các mức hàm lượng chì: 0; 1; 3 và 5 %. Kết quả thể hiện trên các đồ thị sau:

14 Hình 3.22; 3.23; 3.24; 3.25. Đồ thị độ bền nén theo nhiệt độ thiêu kết và áp lực ép với 5%, 3%, 1% và 0% chì Từ các đồ thị trên cho thấy hàm lượng chì không ảnh hưởng nhiều đến độ bền của điện cực manhêtit, từ đó đề xuất nếu áp lực nén tạo hình trong khoảng 3 3,5 tấn/cm 2 và nhiệt độ thiêu kết từ 800 900 0 C, với các thông số công nghệ khác như phần 3.3.2.2 thì có thể không cần sử dụng chì trong thành phần vật liệu mà vẫn đảm bảo độ bền nén của điện cực. CHƯƠNG 4. CHẾ TẠO SẢN PHẨM ANỐT MANHÊTIT Trên cơ sở các thông số công nghệ xác lập được, tiến hành: Tính toán thiết kế, chế tạo khuôn. Chế tạo sản phẩm anốt. Phân tích, thử nghiệm đánh giá mẫu anốt trong phòng thí nghiệm. Thử nghiệm anốt chế tạo được trong điều kiện thực tế trên biển. 4.1. Xác lập các thông số công nghệ Từ các kết quả trong chương 3, xác lập các thông số chế tạo anốt manhêtit như trong bảng 4.1. 4.2. Tính toán thiết kế chế tạo khuôn ép 4.3. Chế tạo sản phẩm anốt manhêtit Áp dụng quy trình chế tạo anốt theo các bước như phần 1.5.

15 Bảng 4.1. Các thông số chế tạo Stt Yếu tố Giá trị 1 Thành phần nguyên liệu Bột Fe 3O 4 2 Phương pháp trộn Trộn lệch tâm 3 Thời gian trộn 3,5 giờ 4 Tốc độ trộn 25 vòng/phút 5 Phương pháp ép Một chiều 6 Áp lực ép 3,4 tấn/cm 2 7 Tốc độ ép 1mm/s 8 Môi trường thiêu kết Khí Argon 9 Nhiệt độ thiêu kết 950 0 C 10 Thời gian thiêu kết 4 giờ 11 Tốc độ gia nhiệt: 200 0 C/h 12 Tốc độ làm nguội 100 0 C/h 4.4. Đánh giá kết quả 4.4.1. Đánh giá trong phòng thí nghiệm 4.4.1.1. Xác định tỷ trọng - Tỷ trọng của các mẫu sau khi thiếu kết xác định được trong khoảng 4,35 4,67 g/cm 3. Từ tỷ trọng của vật liệu manhêtit đặc là 5,1 g/cm 3 và kết quả tính tỷ trọng của vật liệu sau khi thiêu kết ta tính được tỷ lệ lỗ xốp. Kết quả cho thấy mẫu vật liệu sau khi thiêu kết còn khoảng 8,4 14,7% lỗ xốp. 4.4.1.2. Đo diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp Kết quả đo diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp trước và sau khi thiêu kết được trình bày trong bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả đo diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp trước và sau thiêu kết Thông số Diện tích bề mặt riêng, m 2 /g Thể tích lỗ xốp, cm 3 /g Trước thiêu kết 4,4218 0,000411 Sau thiêu kết 0,2500 0,000278 Kết quả trên cho thấy sau thiêu kết diện tích bề mặt riêng và thể tích lỗ xốp giảm đi đáng kể điều này hoàn toàn phù hợp với các lý thuyết thiêu kết vật liệu ở thể rắn, nguyên nhân là do khi thiêu kết xảy ra quá trình liên kết giữa các hạt bột rời rạc, hình thành các lỗ xốp biệt lập, tiếp theo là cầu hóa

16 các lỗ xốp và sự co ngót các lỗ xốp do việc thoát khí và di chuyển vật chất vào khu vực lỗ xốp. 4.4.1.3. Khảo sát quan hệ mật độ - điện trở suất của anốt manhêtit Kết quả xây dựng mối quan hệ mật độ - điện trở suất của anốt manhêtit được trình bày trong đồ thị hình 4.6. Hình 4.6. Quan hệ mật độ (%) - điện trở suất (Ω.cm) của anốt manhêtit Từ kết quả tính mật độ kết hợp đo điện trở suất xây dựng đồ thị quan hệ mật độ - điện trở suất của anốt, cho thấy khi mật độ tăng thì điện trở suất của anốt giảm, hay khi mật độ tăng thì khả năng dẫn điện của anốt manhêtit sẽ tăng, điều này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết. 4.4.1.4. Kết quả chụp ảnh SEM và phân tích phổ EDS Hình 4.7. Hình ảnh SEM Hình 4.8. Phổ EDS Nhận xét: Hình ảnh SEM cho thấy các mẫu thí nghiệm có cấu trúc sít chặt, đồng nhất của các hạt Fe 3O 4 đa cạnh, vẫn còn tồn tại lỗ xốp trong khối vật liệu. Phân tích phổ EDS cho thấy thành phần vật liệu chủ yếu là Fe, O, sự xuất hiện của nguyên tố Au là do từ đế gắn mẫu của thiết bị.

17 4.4.1.5. Phân tích phổ XRD. Kết quả phân tích phổ nhiễu xạ tia X được trình bày trong hình 4.9 cho thấy mẫu chỉ chứa thành phần duy nhất là Fe 3O 4, không lẫn tạp chất. Hình 4.9. Phổ XRD 4.4.1.6. Thí nghiệm phân cực đánh giá tính chất điện hóa - Chế độ thí nghiệm 1: Phân cực mẫu anốt trong dung dịch NaCl 3,5%, catốt là thép CT3. Kết quả đo điện thế được trình bày trên đồ thị hình 4.10. Điện thế, mv 7000 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1,000 Mật độ dòng i, A/m 2 U anode-cathode E anode-re Hình 4.10. Đồ thị quan ĐỒ THỊ hệ QUAN giữa HỆ GIỮA mật MẬT độ ĐỘ DÒNG dòng ANODE anốt với hiệu điện thế VỚI HIỆU ĐIỆN THẾ ANODE-CATHODE VÀ ĐIỆN THẾ ANODE-RE anốt-catốt (thép CT3) và điện thế anốt-re (Ag/AgCl). Nhận xét: Kết quả cho thấy so với các anốt sử dụng trong công nghiệp như Pt, Ti/MMO... các mẫu anốt manhêtit thử nghiệm có mật độ dòng tương đối cao, có thể hoạt động ở mật độ dòng tới 1000 A/m 2, điện thế của anốt ở mật độ dòng này so với điện cực so sánh Ag/AgCl là ~ 3,3 V. Sau 10 giờ phân cực, quan sát bề mặt mẫu không có dấu hiệu bị ăn mòn. - Chế độ thí nghiệm 2: Phân cực mẫu anốt trong dung dịch NaCl với các nồng độ khác nhau, catốt là hợp kim Fe-Si-Cr. Kết quả đo điện thế anốt được trình bày trong đồ thị hình 4.11.

18 Điện thế anốt - R E (A g/a gc l), V 3.000 2.500 2.000 1.500 1.000 0.500 0.000 NaC l 0.5% NaC l 1% NaC l 1.5% NaC l 2.5% NaC l 3.5% 0 200 400 600 800 1000 Mật độ dòng anốt, A/m 2 Hình 4.11. Đồ thị điện thế của anốt manhêtit trong dung dịch NaCl với các nồng độ khác nhau Nhận xét: Kết quả cho thấy điện thế của anốt ở mật độ dòng 1000 A/m 2 thay đổi từ 1,9 V trong dung dịch NaCl 3,5% đến 2,8 V trong dung dịch NaCl 0,5%, điều này cho thấy anốt có thể sử dụng được trong môi trường có nồng độ muối khác nhau hoặc trong môi trường có nồng độ muối thay đổi như điều kiện ở cửa biển. Ở môi trường có nồng độ muối thấp điện thế của anốt tăng đồng nghĩa với việc hệ thống sẽ phải tăng công suất. 4.4.1.7. Xác định tốc độ tiêu hao vật liệu anốt Phân cực anốt manhêtit trong dung dịch NaCl 3,5%, catốt là điện cực Fe-Si-Cr, mật độ dòng anốt 1000 A/m 2, thời gian t = 7 ngày đêm (188h), với khối lượng riêng vật liệu anốt d trung bình = 4,5 (g/cm 3 ), kết quả tính toán tốc độ ăn mòn trình bày trong Bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả tính toán tốc độ ăn mòn anốt manhêtit Mẫu Giá trị M1 M2 M3 Trung bình m 0 (g) 34,3184 33,1550 30,5300 m 1 (g) 34,3169 33,1542 30,5296 (g/cm 2.ngày đêm) 21,4.10-5 11,4.10-5 4,8.10-5 12,5.10-5 P (mm/năm) 0,17 0,09 0,05 0,10 P (Kg/A.năm) 0,7.10-3 0,4.10-3 0,2.10-3 0,4.10-3 Kết quả tốc độ ăn mòn trung bình 0,10 mm/năm tương đương với tốc độ ăn mòn xác định bằng đường cong phân cực Tafel với tốc độ ăn mòn trung bình của các mẫu thử là 0,08 mm/năm.

19 0.4 0.3 Ba (mv)= 190.38 Bc (mv)= 88.05 Io (Amp/cm 2 )= 4.5147E-6 Eo (Volts)= -0.0041836 Corrosion Rate (mmpy)= 0.07706 mau 016.cor TafelFit Result 0.2 E (Volts) 0.1 0-0.1-0.2-7 -6-5 -4-3 10 10 10 10 10 I (Amps/cm 2 ) Hình 4.13. Hình đường cong phân cực Tafel Nhận xét: So sánh với loại anốt manhêtit công nghiệp có tốc độ tiêu hao 20.10-3 kg/a.năm ở mật độ dòng từ 120 400 A/m 2 cho thấy sản phẩm anốt nghiên cứu mật độ dòng tương đương với các loại anốt trơ. 4.4.1.8. Kết quả xác định độ bền nén của anốt manhêtit Bảng 4.7. Kết quả đo độ bền nén mẫu kiểm tra Mẫu/thông số M1 M2 M3 Độ bền nén (MPa) 13,5356 13,5135 13,5103 Độ bền nén trung bình (MPa) 13,5198 Kết quả trung bình đạt: 13,52 MPa. Với cơ tính này anốt manhêtit hoàn toàn có khả năng sử dụng được trong điều kiện thực tế. 4.4.2. Thử nghiệm trong điều kiện thực tế Áp dụng quy trình chế tạo anốt như trên với các thông số trong bảng 4.1 chế tạo thử nghiệm 30 sản phẩm anốt manhêtit. Hình 4.14. Anốt thành phẩm 4.4.2.1. Thiết kế hệ thống - Khảo sát điều kiện môi trường biển Nha Trang: Nhiệt độ nước biển, o C: 24,6; Độ mặn nước biển, : 33; Oxy hòa tan, mg/l: 6,1; Độ dẫn điện, S/m: 4,7 4,9; ph: 7,4. - Xác định diện tích bề mặt kết cấu cần bảo vệ: Vỏ tàu có diện tích ngập nước ~ 300 m 2, sơn hệ sơn Acrylic 4 lớp.

20 - Tính toán dòng bảo vệ: Mật độ dòng định mức khi thiết kế hệ thống là 10 ma/m 2. Như vậy dòng bảo vệ cho toàn bộ phần kết cấu ngập nước là: 300 x 10 x 1.25 = 3750 ma (trong đó 1.25 là hệ số phân bố dòng). - Số lượng anốt: Anốt manhêtit có mật độ dòng định mức là 1000 A/m 2, như vậy để đáp ứng nhu cầu dòng bảo vệ chỉ cần 02 anốt, tuy nhiên để đánh giá khả năng phát dòng của anốt cũng như đảm bảo cho khả năng phát dòng đều trên bề mặt vỏ tàu nên đã sử dụng 08 anốt bố trí hai bên mạn tàu như hình 4.15. A1 4 A2 5 A3 6 A4 3 : Vị trí đo điện thế catốt Hình 4.15. Sơ đồ vị trí lắp đặt anốt và vị trí đo điện thế catốt - Xác định thông số đầu ra bộ nguồn một chiều: Sử dụng bộ nguồn một chiều 30VDC, 20A. Chế độ điều khiển ổn dòng, giới hạn điện áp. - Liên kết catốt: sử dụng dây cáp điện CV 3.5 mm 2. - Điện cực so sánh: Ag/AgCl công nghiệp Harco (USA). 4.4.2.2. Kết quả thử nghiệm I anốt, A E catốt- RE, mv A8 2 A7 1 : Vị trí anốt Bảng 4.9. Điện thế của catốt tại các vị đo (Điện cực so sánh Ag/AgCl) 0 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 4,0 4,5 5,0 Vị trí 1-820 -870-904 -916-925 -930-947 -968-989 -1003 Vị trí 2-832 -885-922 -931-942 -949-978 -1002-1031 -1050 Vị trí 3-840 -885-920 -933-953 -958-982 -1022-1052 -1080 Vị trí 4-839 -881-909 -931-950 -955-975 -1028-1059 -1098 Vị trí 5-830 -890-906 -911-919 -936-957 -986-1012 -1036 Vị trí 6-825 -873-890 -905-912 -921-932 -952-969 -983 Vị trí 7-822 -870-890 -904-911 -920-929 -950-965 -978 A6 7 A5

21-800 I anode, A 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 4.0 4.5 5.0-850 Ecathode-RE, mv -900-950 -1000-1050 -1100-1150 Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5 Vị trí 6 Vị trí 7 Hình 4.16. Đồ thị quan hệ I anốt và E catốt-re (Ag/AgCl). Nhận xét: - Khi hệ thống bảo vệ catốt hoạt động độ giảm điện thế của catốt tương đối đều. Chứng tỏ hệ thống bảo vệ catốt đã có tác dụng, sự phân cực catốt xảy ra ở tất cả các vị trí đo. Sau 24 giờ độ giảm điện thế lớn nhất ở vị trí 4 (- 259 mv) và thấp nhất ở vị trí 7 (- 156 mv). - Khi tăng cường độ dòng tổng đến 4,5 A điện thế đo được tại các vị trí 3 và 4 tương đương với các điện thế - 1.052, - 1.059 mv và khi dòng tổng tăng lên 5A điện thế đo được tại các vị trí 2, 3 và 4 tương đương với các điện thế - 1.050, - 1.080 và - 1.098 mv. Các giá trị này bắt đầu vượt quá giới hạn âm của điện thế bảo vệ cho phép. Do vậy, cường độ dòng thích hợp cho trường hợp vỏ tàu cụ thể này chỉ cần nhỏ hơn 4,0 A. Kết quả đo điện thế ở chế độ ngắt dòng (instant off) được trình bày trong bảng 4.10. Bảng 4.10. Kết quả đo điện thế vỏ tàu ở chế độ ngắt dòng I tổng (A) E catốt - RE, mv 3,5 Vị trí 1 Vị trí 2 Vị trí 3 Vị trí 4 Vị trí 5 Vị trí 6 Vị trí 7-919 -920-920 -920-916 -913-916 Kết quả đo cho thấy điện thế tại các vị trí dao động trong khoảng: - 913-920 mv, chênh lệch điện thế tại các vị trí khác nhau của vỏ tàu là không đáng kể. Nhằm đánh giá khả năng phát dòng của anốt, tiến hành đo cường độ dòng trên các nhánh anốt khi tăng cường độ dòng tổng lên 9,0A. Bảng 4.11. Cường độ dòng điện trên các nhánh anốt Nhánh Anốt Anốt 1 Anốt 2 Anốt 3 Anốt 4 Anốt 5 Anốt 6 Anốt 7 Anốt 8 Dòng tổng I (A) 1,5 1,2 1,1 0,7 0,8 1,0 1,3 1,4 9,0 Khi áp dòng tổng 9,0 A thì cường độ dòng ở anốt 1 và anốt 8 cao nhất (1,5 và 1,4 A), gấp đôi dòng tại các vị trí 4 và vị trí 5 (0,7 và 0,8 A). Anốt 1

22 và anốt 8 ở vị trí đuôi tàu, nơi có kết cấu chân vịt và bánh lái, nên điện trở mạch ngoài tại vị trí này là thấp nhất do đó dòng điện tại anốt 1 và 8 được ưu tiên hơn. Cường độ dòng lớn nhất của anốt 1 đạt 1,5 A, tương đương với mật độ dòng anốt là ~ 764 A/m 2. KẾT LUẬN 1. Nội dung khoa học và thực tiễn của luận án 1. Đã ứng dụng công nghệ luyện kim bột chế tạo thành công điện cực từ vật liệu manhêtit (Fe 3O 4) với các đặc tính điện hóa là mật độ dòng anốt cao và tốc độ tiêu hao vật liệu thấp phù hợp làm anốt trơ trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài chống ăn mòn công trình biển trong điều kiện Việt Nam. 2. Trên cơ sở khảo sát tính chất điện hóa của anốt chế tạo từ hệ vật liệu bột manhêtit chì, với hàm lượng chì từ 1 5%, đã xây dựng mối quan hệ ảnh hưởng của 03 thông số công nghệ chính là tỷ lệ bột chì X 1 (%), áp lực ép X 2 (tấn/cm 2 ) và nhiệt độ thiêu kết X 3 ( 0 C) tới độ bền nén Y (MPa) của anốt: Y = 27,99925 + 0,5485X 1 + 6,98X 2 + 0,06354X 3 0,00118X 2X 3 0,06475 0,0000322 Kết quả tối ưu hóa các thông số công nghệ để độ bền nén đạt lớn nhất, với các mẫu nghiên cứu hình trụ tròn có đường kính D = 20 x chiều cao h = 10 (mm): - Tỷ lệ bột chì : 4,2358 %. - Áp lực ép : 3,4043 tấn/cm 2. - Nhiệt độ thiêu kết : 924,29 0 C. - Độ bền nén : 14,4072 MPa. Thí nghiệm đánh giá kết quả với các thông số tối ưu cho độ bền nén trung bình đạt: 13,70 MPa. 3. Thực nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chì tới độ bền của anốt cho thấy chì không ảnh hưởng nhiều đến độ bền nên đã đề xuất không sử dụng chì trong thành phần nguyên liệu, do chì là nguyên tố độc hại đối với sức khỏe và môi trường. Kết quả thí nghiệm cho thấy độ bền nén trung bình của anốt không sử dụng chì đạt 13,52 MPa và các tính chất điện hóa khác vẫn được đảm bảo: Mật độ dòng anốt đạt 1000 A/m 2, tốc độ tiêu hao 0,4 x 10-3 2 2 X 1 0,865 X 2 2 X 3

kg/a.năm trong môi trường NaCl 3,5 %. Với điều kiện sử dụng không phải là chi tiết chịu lực như anốt, độ bền này hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu sử dụng trong thực tế. 4. Đã xác định các thông số và đưa ra quy trình công nghệ chế tạo phù hợp để chế tạo được sản phẩm anốt manhêtit sử dụng trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài, các thông số công nghệ áp dụng cho anốt hình trụ tròn đường kính D = 50 x chiều cao h = 10 (mm) như sau: 1. Thành phần nguyên liệu : Bột Fe 3O 4, chất kết dính PVA. 2. Phương pháp nghiền trộn : Quay lệch tâm. 3. Thời gian trộn : 3,5 giờ. 4. Tốc độ trộn : 25 vòng/phút. 5. Phương pháp ép : Thủy lực, một chiều. 6. Áp lực ép : 3,4 tấn/cm 2. 7. Tốc độ ép : 1 mm/s. 8. Môi trường thiêu kết : Khí Argon, > 99,999 %, 1 atm. 9. Nhiệt độ thiêu kết : 950 0 C. 10. Thời gian thiêu kết : 4 giờ. 11. Tốc độ gia nhiệt : 200 0 C/h. 12. Tốc độ làm nguội : 100 0 C/h. 5. Đã chế tạo thử nghiệm 30 sản phẩm anốt với kết cấu đơn giản, kích thước nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình vận chuyển, lắp đặt và vận hành. Kích thước bên ngoài của sản phẩm anốt manhêtit là cao 45 mm x đường kính 80 mm, diện tích bề mặt làm việc của anốt ~ 20 cm 2, cường độ dòng định mức đạt 2 A. Anốt manhêtit có mật độ dòng anốt cao, tốc độ tiêu hao thấp cho phép hạn chế được số lượng anốt cần thiết sử dụng. Các tính chất của sản phẩm anốt manhêtit cụ thể như sau: - Thành phần vật liệu : Fe 3O 4. - Tỷ trọng : 4,35 4,67 g/cm 3. - Độ bền nén trung bình : 13,52 MPa. - Mật độ dòng : 1000 A/m 2. - Tốc độ tiêu hao : 0,4 x 10-3 kg/a.năm (trong môi trường NaCl 3,5%). 6. Đã tiến hành thử nghiệm trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài cho một vỏ tàu thép ở điều kiện biển thực tế, bước đầu cho kết quả 23

tốt: Độ giảm điện thế của vỏ tàu từ - 156 mv đến - 259 mv, điện thế đo được ở chế độ ngắt dòng tại các vị trí khảo sát so với điện cực so sánh Ag/AgCl là tương đối đồng đều từ - 913 mv đến - 920 mv đáp ứng yêu cầu của bảo vệ catốt. Mật độ dòng lớn nhất đạt 764 A/m 2. 7. Kết quả nghiên cứu chế tạo, thử nghiệm trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trong điều kiện thực tế cho thấy sản phẩm anốt đáp ứng tốt các yêu cầu kỹ thuật, sử dụng vật liệu có giá thành rẻ, tính an toàn cao, công nghệ chế tạo phù hợp và hoàn toàn có thể chế tạo trong điều kiện Việt Nam, có thể thay thế các sản phẩm nhập ngoại, có giá trị về kinh tế và góp phần chủ động trong cung cấp vật tư cho công tác chống ăn mòn trong môi trường biển. 2. Những điểm mới của luận án 1. Sử dụng thành phần nguyên liệu chính là bột manhêtit (Fe 3O 4), không sử dụng chì và các nguyên tố khác có khả năng gây độc hại tới sức khỏe và môi trường trong quá trình chế tạo và sử dụng. 2. Đã tính toán, kiểm soát được môi trường thiêu kết phù hợp để đảm bảo tổ chức pha manhêtit sau thiêu kết, đảm bảo tính chất sản phẩm là điện cực sử dụng trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài. 3. Xác định và tối ưu các thông số công nghệ chế tạo, đảm bảo anốt có tính chất điện hóa tốt đó là mật độ dòng anốt cao, tốc độ tiêu hao vật liệu thấp và cơ tính phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong thực tế. 3. Hướng phát triển của luận án 1. Tiếp tục hoàn thiện quy trình công nghệ chế tạo để có thể áp dụng vào trong sản xuất, đảm bảo tính ổn định về chất lượng sản phẩm anốt ứng dụng trong hệ thống bảo vệ catốt dòng điện ngoài chống ăn mòn công trình biển. 2. Tiếp tục nghiên cứu về công nghệ tạo hình để đưa ra sản phẩm anốt có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau phù hợp với nhiều loại kết cấu cần bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển. 3. Nghiên cứu khả năng ứng dụng anốt manhêtit trong các lĩnh vực điện hóa khác, như: Xử lý nước thải công nghiệp, môi trường, khử muối... 4. Nghiên cứu về khả năng sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước hoặc vảy cán thép của các nhà máy luyện kim để làm nguyên liệu cho sản xuất anốt./. 24