CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2

Tài liệu tương tự
TỔNG QUAN KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2012 VÀ TRIỂN VỌNG 2013 GS. Nguyễn Quang Thái 13 Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam I- Thành tựu quan trọng về kiềm chế lạm

Việt Nam Dân số: 86,9 triệu Tỷ lệ tăng trưởng dân số: 1,0% GDP (PPP, tỷ USD): 278,6 GDP bình quân đầu người (PPP, USD): Diện tích: km2 T

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NĂM 2014 VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO NĂM 2015 TS. Hà Huy Tuấn Phó Chủ tịch UBGSTC Quốc gia I. Diễn biến kinh tế toàn cầu và tình hình kinh

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Kinh tế học khu vực công Cải cách thuế GTGT ở Việt Nam Niên khoá Nghiên cứu tình huống Chương trình

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

World Bank Document

CÔNG BÁO/Số /Ngày QUY TRÌNH KIỂM TOÁN BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC (Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2013/QĐ-KTNN ng

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ GIÁO DỤC

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TS. Vũ Đình Anh Chuyên gia Kinh tế Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề sống còn đối

Bao cao VBiS 6 thang dau nam 2014

CHÍNH TRỊ - KINH TẾ HỌC Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Nguyễn Anh Bắc * Tóm tắt: Doanh nghiệp

Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) Thâm hụt tài khoản vãng lai: Nguyên nhân và giải pháp Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Ngọc Anh, Ng

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

Luận văn tốt nghiệp

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng Thương mại Bởi: Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Để hiểu xem một Ngân hàng Th

Bản dịch không chính thức Việt Nam Hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và nhu cầu nội địa cao là yếu tố làm cho tăng trưởng GDP năm 2018 đạt mức cao nhất tron

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Bởi: Nguyễn Hoàng Minh Khá

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

MỞ ĐẦU Trong hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta luôn kiên định và nhất quán đường lối phát triển nê n kinh tê thị trường định hướng xa hô i chu nghi a với nh

Báo cáo việt nam

ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT PHAN VĂN CÔI PHÁP LUẬT VỀ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC, QUA THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI HUYỆN HÒA VANG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴ

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Turner, K., D. Pearce, and I. Bateman Environmental Economics: An Elementary Introduction. Harvester Wheatsheaf Publisher. translated into Viet

QUỐC HỘI Luật số: /201 /QH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dự thảo 2 LUẬT CHỨNG KHOÁN Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hò

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƯỚC TẠI CTCP THƯƠNG NGHIỆP TỔNG HỢP CẦN THƠ KHUYẾN C

Năm PHÂN TÍCH DANH MỤC TÍN DỤNG: XÁC SUẤT KHÔNG TRẢ ĐƢỢC NỢ - PROBABILITY OF DEFAULT (PD) NGUYỄN Anh Đức Người hướng dẫn: Tiến sỹ ĐÀO Thị Th

THỦ TỤC KÊ KHAI, NỘP THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

LUẬT XÂY DỰNG

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Microsoft Word - Bai giang ve quan ly DADTXD doc

BỘ TÀI CHÍNH Số: 05/2019/TT-BTC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 25 th

ỦY BAN GIÁM SÁT TÀI CHÍNH QUỐC GIA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-UBGSTCQG Hà Nội, ngày tháng năm 2017 BÁO CÁO

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG THƯỜNG NIÊN 2012 Thời gian: Thứ bảy (từ 08h30) ngày 27 tháng 04 năm 2013 Địa điểm: 252 Lạc Long Quân, Phường 10, Quậ

BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ TRIỂN VỌNG VĨ MÔ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ TRONG NƯỚC TỐT VÀ SẼ LÀ NỀN TẢNG HỖ TRỢ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NĂM Các yếu tố tíc

QUAN TRỌNG LÀ BỀN VỮNG BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN

10.1. Lu?n Van anh Bình doc

VietnamOutlook_0611_VN

Layout 1

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Report of the Board of Management and

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

Tín phieáu kho baïc laø loaïi giaáy nôï do chính phuû phaùt haønh coù kyø haïn döôùi moät naêm ñeå buø ñaép thieáu huï taïm th

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ BẢNG SO SÁNH NỘI DUNG LUẬT GIÁO DỤC ĐẠI HỌC NĂM 2012 VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SU

I - CÁC KHÁI NIỆM VỀ CHỢ VÀ PHÂN LOẠI CHỢ :

7. CÁC CHỦ ĐỀ VÀ BÀI HỌC TỪ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÀ NƯỚC Những tiến bộ to lớn của Việt Nam trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, gi

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

ĐỀ cương chương trình đẠi hỌc

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính kết thúc tại ngày 31 tháng 12 năm 2011 đã được kiểm toán

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

Báo cáo kinh tế vĩ mô 04 tháng 04, 2019 Nguyễn Phi Long Chuyên viên phân tích Kinh tế Việt Nam Hoàng Công Tuấn Trưởng bộ phậ

Untitled

Sự phức tạp của tỷ giá hối đoái Châu Văn Thành Ở Việt Nam, mỗi khi Tết đến hay quý IV gần kề, chúng ta thường bắt gặp những tin tức trên nhiều mặt báo

2 2. Quỹ hoạt động theo mô hình Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. 3. Quỹ có tư cách pháp nhân, có vốn đ

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 30/NQ-CP Hà Nội, ngày 11 thảng 5 năm 2019 NGHỊ QUYÉT Phiên họp Chính phủ

Layout 1

THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN: NHỮNG TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP Tổng Cục Thuế

Microsoft Word QTOAN HOP NHAT theo mau.doc

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 23 tháng 5 năm 2018

Microsoft Word - Thuy?t minh BCTC 6th-N

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

Số 179 (6.797) Thứ Tư, ngày 28/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TƯ PHÁP VIỆT NAM LÀO: Đản

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

BTT truong an.doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG

TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH: VƯƠN TỚI NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT NỀN HÀNH CHÍNH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN Phạm Duy Nghĩa Phần viết dưới đây giải thích các kênh thiết

Trung tâm WTO và Hội nhập Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH RỦI RO ĐỐI VỚI NGÀNH BÁN LẺ VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP

BAN TỔ CHỨC BÁN ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN THUỘC QUYỀN SỞ HỮU CỦA TỔNG CÔNG TY ĐẦU TƢ VÀ KINH DOANH VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CTCP ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CỬU LONG KHUYẾN CÁO CÁC

BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH PHỦ CHÍNH PHỦ Số: 119/2017/NĐ-CP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -

w w w. c a f e l a n d. v n BÁO CÁO THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THÁNG 7 NĂM 2013 Thực hiện: Bộ phận phân tích CafeLand Địa chỉ: Lầu 2, Nhà Việt Plaza, 402

Microsoft Word - VnEconomy_9798_0708_content.doc

Công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn và các công ty con Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ cho giai đoạn sáu tháng kết thúc ngày 30 tháng 6 n

CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH GIÁO DỤC TẠI TP HỒ CHÍ MINH Báo cáo tài chính hợp nhất Cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2018

TRẢ LỜI KIẾN NGHỊ CỬ TRI SAU KỲ HỌP THỨ 3 HĐND TỈNH KHÓA IX ĐƠN VỊ: THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT 1. Cử tri phường Định Hòa phản ánh: Quỹ quốc phòng an ninh k

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

Microsoft Word - Các QĒ 214 vÀ cùng sự chớ Ăạo của TT - ngÀy 9-7 (1) (2)

BCTC Mẹ Q xlsx

Phần 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỒN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

CHƯƠNG 1: 1.1. Tổng quan Cảng biển. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC CẢNG BIỂN Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu

Quy tắc Ứng xử của chúng tôi Sống theo giá trị của chúng tôi

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG BẠCH ĐẰNG - TMC BÁO CÁO TÀI CHÍNH cho năm tài chính 12 năm 2010 đã được kiểm toán

QT04041_TranVanHung4B.docx

PaperHoithaoheNhatrang2008_DoManhHong_[1]

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Bản ghi:

CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA 2013 VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG NGẮN HẠN VÀ TRUNG HẠN TS. Vũ Sỹ Cường 88 Dẫn nhập Sau khi lạm phát tăng mạnh vào năm 2011 thì năm 2012 lạm phát chỉ ở mức thấp (6,81%) và lần đầu tiên xuất siêu kể từ năm 1993, lãi suất giảm dần và tỷ giá ổn định được coi là những thành công bước đầu trong ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, sự sụt giảm tăng trưởng (chỉ đạt 5,03 % năm 2012 và dự kiến năm 2013 cũng chỉ đạt 5,3-5,5%) với khó khăn của nhiều doanh nghiệp đã khiến cho nhiều khoản thu ngân sách không đạt dự toán. Chính sách tài khóa 2013 cũng như trong ngắn và trung hạn đang đứng trước những thách thức rất lớn để có thể vừa đáp ứng được yêu cầu duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội là bài toán khó trong điều hành của Chính phủ. Bài viết này sẽ đánh giá lại tình hình thực hiện thu chi ngân sách của 6 tháng năm 2013 và giai đoạn gần đây, trong đó tập trung vào: (i) đánh giá về thu ngân sách theo các sắc thuế, phân tích tính bền vững của thu ngân sách nhà nước, những vấn đề đặt ra với thu ngân sách 2013 và giai đoạn gần đây; (ii) đánh giá về chi ngân sách theo các khoản chi: chi thường xuyên, chi đầu tư và những hạn chế của cơ cấu chi tiêu NSNN hiện nay; (iii) đánh giá tình hình thâm hụt ngân sách và nợ công (iv) những thách thức đặt ra với chính sách tài khóa như: vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, vấn đề thực hiện dự toán ngân sách 2013, quan hệ nợ công và tăng trưởng. Từ phân tích thực trạng của chính sách tài khóa, bài viết sẽ cố gắng nêu lên những thách thức tài khóa trong ngắn hạn của năm 88 Học Viện Tài chính 271

2013 cũng như một số vấn đề còn tồn tại trong chính sách tài khóa giai đoạn gần đây. 1. Những vấn đề đặt ra với thu ngân sách 2013 và giai đoạn gần đây Thu NSNN là một trong các nhiệm vụ quan trọng của ngành tài chính để tạo nguồn quỹ cho thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Ngoài ra, thực hiện các nhiệm vụ thu cũng đồng thời chi phối các hành vi của người sản xuất cũng như tiêu dùng trong xã hội và do vậy sẽ tác động tới việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế trong từng giai đoạn cụ thể. Những giải pháp của Chính phủ đầu năm 2013, cùng với những giải pháp của Bộ Tài chính cho điều hành ngân sách sáu tháng đầu năm 2013 đã mang lại một số kết quả khả quan về mặt ngân sách nhà nước dù bối cảnh kinh tế còn rất khó khăn. Theo ước tính của Bộ Tài chính, bội chi NSNN sáu tháng đầu 2013 ước khoảng 52% mức bội chi NSNN năm 2013 được Quốc hội thông qua. So với sáu tháng cùng kỳ năm 2012 tổng thu ngân sách năm 2013 đã tăng khoảng 3%. Tốc độ tăng thu năm 2013 là thấp nếu so sánh năm năm gần đây song nếu đặt trong bối cảnh khó khăn kinh tế năm 2013 thì đây là kết quả chấp nhận được (năm 2012 thu ngân sách sáu tháng giảm so với cùng kỳ trước). Đồ thị ở hình 1 cho thấy là tốc độ tăng thu NSNN so với cùng kỳ trước tăng nhanh nhất là năm 2008. Hình 1. Thu ngân sách sáu tháng đầu so với dự toán năm và cùng kỳ năm trước (Tính toán từ số liệu Bộ Tài chính) 272

Tuy nhiên cần lưu ý là số thu danh nghĩa NSNN phụ thuộc khá nhiều vào lạm phát nên lạm phát thấp cũng sẽ làm thu ngân sách thấp. Nếu chú ý rằng lạm phát bình quân sáu tháng đầu năm 2013 so với bình quân cùng kỳ năm trước chỉ là 6,73 % trong khi con số này năm 2008 là 20,34 %, năm 2011 là 16,03 %. Có thể thấy là thu ngân sách sáu tháng đầu năm 2013 đạt thấp hơn cùng kỳ nhiều năm với nhiều khoản thu không đạt theo tiến độ dự toán (xem hình 2). Hình 2. Tỷ lệ các khoản thu NSNN sáu tháng so với dự toán (%) 80 70 60 50 40 30 20 Tỷ lệ thu nội địa 6 tháng/dự toán năm Tỷ lệ thu từ dầu thô 6 tháng/dự toán năm Tỷ lệ thu từ xuất nhập khẩu 6 tháng/dự toán năm 10 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Bộ Tài chính. Nếu sử dụng số liệu tháng 8/2013 thì kết quả cũng cho nhận xét tương tự như sáu tháng đầu năm. Lũy kế đến hết tháng 8/2013, tổng thu NSNN ước đạt 484.820 tỷ đồng, bằng 59,4% dự toán (không kể 9.311 tỷ đồng ghi thu - ghi chi đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí từ khoản tiền lãi dầu, khí), thì thu NSNN tám tháng đạt 58,3% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2012), tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đến hết tháng 8/2013 ước tính chỉ có 5/14 khoản thu, sắc thuế đảm bảo tiến độ thu theo dự toán (đạt 67% dự toán trở lên), nhưng là các khoản thu nhỏ (Như: thuế sử dụng đất nông nghiệp đạt 135,7%; thu tiền thuê đất đạt 75,7%; tiền bán nhà đạt 91%; thu khác ngân sách đạt 71,5%); 9/14 khoản thu, sắc thuế còn lại đạt thấp hơn so với yêu cầu, bao gồm các khoản thu quan trọng là: thu từ khu vực DNNN (đạt 54,6%), thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (đạt 66,4% - không kể 3.587 tỷ đồng ghi thu, ghi chi đầu tư trở lại cho Tập đoàn Dầu khí thì đạt 63,1% dự toán), thu từ khu vực công thương nghiệp ngoài quốc doanh (đạt 57,5%), thuế thu nhập cá nhân (đạt 61,3%). Ước tính có 23 địa phương 273

thu đạt yêu cầu tiến độ dự toán, chủ yếu là các địa phương có số thu nhỏ; 40 địa phương còn lại tiến độ thu chưa đạt yêu cầu, trong đó có các địa phương trọng điểm thu như: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Khánh Hoà, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu. So với cùng kỳ năm 2012, có 57 địa phương thu đạt và vượt, tuy nhiên mức tăng không lớn; 6 địa phương còn lại (Hà Nội, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và Đắk Nông) mức thu thấp hơn. Thu ngân sách khó đạt dự toán có nhiều lý do như : suy giảm kinh tế, việc áp dụng các biện pháp miễn, giảm thuế hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một lý do mang tính cơ cấu là quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đang cao hơn quy mô ngân sách hợp lý. Các mô hình ước lượng thu ngân sách hợp lý được thực hiện dựa trên nhận định là quy mô thu ngân sách hợp lý phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định như thu nhập bình quân đầu người, cơ cấu kinh tế, mức độ đô thị hóa, mức độ mở cửa, xuất khẩu dầu thô hay không, năng lực quản trị của chính quyền 89. Sử dụng phương pháp này cho thấy quy mô NSNN của Việt Nam giai đoạn 2006-2012 cao hơn mức quy mô hợp lý khoảng 14-26% tùy từng năm. Nói cách khác, với đặc điểm hiện nay về thể chế, cơ cấu kinh tế, xã hội thì Việt nam chỉ nên thu cân đối ngân sách khoảng 23-24,5% GDP. Cần lưu ý là quy mô thu ngân sách hợp lý thay đổi theo sự thay đổi của thu nhập bình quân, cơ cấu kinh tế, năng lực quản trị công.. Quy mô thu ngân sách cao sẽ ảnh hưởng đến tiết kiệm của khu vực tư nhân, làm giảm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của khu vực này. Gánh nặng thuế cao có thể khuyến khích các hành vi gian lận, trốn thuế và vì vậy gây tình trạng thất thu thuế và tạo ra những méo mó trên thị trường do hành vi cạnh tranh không bình đẳng. Tình trạng chuyển giá trốn thuế của các doanh nghiệp FDI là một minh chứng. Hơn nữa gánh nặng thuế cao còn là môi trường tốt cho các hành vi tham nhũng 89 Xem thêm Vũ Sỹ Cường (2009) Ước lượng quy mô ngân sách hợp lý : trường hợp của Việt nam - Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 8/2009. 274

của những người thực thi công vụ khi mà thỏa thuận cho gian lận và trốn thuế có lợi hơn nhiều nộp thuế. Quy mô thu ngân sách cao của Việt Nam còn có bất lợi là Chính phủ còn rất ít không gian để có thể giảm thâm hụt ngân sách qua tăng thuế mà còn phải làm ngược lại. Về dài hạn do hiệu suất thu thuế TNDN và thuế tiêu dùng (VAT và tiêu thụ đặc biệt) đã khá cao nên chỉ có ba loại thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng tăng thu trong tương lai là thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế với bất động sản. Hiện nay thu thuế từ bất động sản (không tính lệ phí trước bạ) chỉ chiếm 0,17% tổng thu NSNN so với mức trung bình trên 1 % ở các nước đang phát triển trong khi đây là nguồn thu rất quan trọng cho ngân sách địa phương. Thuế thu nhập cá nhân cũng là nguồn thu thuế mà Việt Nam có thể kỳ vọng để thay thế cho các khoản thu bị sụt giảm khi mà tỷ lệ thuế TNCN trong thu ngân sách mới chủ bằng khoảng ½ các quốc gia khác. Song trước khi có thể hy vọng nguồn thu này tăng lên thì cần phải có cơ chế để kiểm soát được các nguồn thu nhập và nhất là nâng cao thu nhập của người dân nhờ vào tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Số liệu tính toán từ quyết toán NSNN những năm gần đây cho thấy thu nội địa có xu hướng tăng liên tục theo thời gian, thu xuất nhập khẩu sau khi sụt giảm 2 năm 2006-2007 thì tăng và ổn định trên 20% thu cân đối NSNN còn thu dầu thô và thu viện trợ thì có biến động nhiều. Nếu như năm 2012, tổng thu cân đối NSNN lớn gấp 7 lần so với năm 2001 thì tương ứng số thu từ nội địa là gấp 9 lần, thu xuất nhập khẩu: 6,3 lần, thu dầu gấp 4,2 lần và thu khác gấp 3,2 lần. Như vậy, số thu NSNN từ khu vực kinh tế trong nước là nguồn thu có tốc độ tăng lớn nhất trong số các khoản thu của NSNN. Vai trò tăng lên của thu nội địa những năm gần đây cho thấy thâm hụt ngân sách có nguy cơ tăng lên khi kinh tế gặp khó khăn, sự phá sản của nhiều doanh nghiệp sẽ làm giảm nguồn thu này và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của thu ngân sách nhà nước. Thu NSNN năm 2012 thể hiện rõ rất điều này khi tốc độ tăng thu ngân sách 275

nội địa so với cùng kỳ năm 2011 chỉ tăng 5,23%, con số thấp hơn cả năm 2009 là giai đoạn có ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng kinh tế thế giới vì mức tăng thu NSNN từ nội địa trung bình giai đoạn 2006-2012 là 22% mỗi năm. Thu NSNN từ nội địa năm 2012 cũng không đạt được như dự toán. Do vậy thu NSNN 2013 sẽ có nhiều khó khăn khi tăng trưởng chưa được cải thiện và hàng loạt các biện pháp cắt giảm thuế được chính phủ thực hiện và áp dụng luật thuế thu nhập cá nhân mới (giảm thu NSNN ước khoảng hơn 6.000 tỷ). Số liệu Bộ tài chính ước tính đến 31/7/2013, tổng thu ngân sách nhà nước mới đạt 429.165 tỷ đồng, bằng 52,6% dự toán, Có thể thấy nguồn thu NSNN không thực sự bền vững khi số thu từ các nguồn tài nguyên không thể tái tạo như đất đai và dầu thô vẫn chiếm khoảng 20% thu cân đối NSNN trong giai đoạn 2009-2012. Đây là các khoản thu hoặc là một lần hoặc là không bền vững, không nên kỳ vọng vào chúng để giảm thâm hụt ngân sách trong tương lai. Giá dầu cao có thể giúp cho NSNN thu vượt dự toán như năm 2012 ước đạt 166% dự toán song cũng có những hạn chế khi Việt nam vẫn phải nhập khẩu gần 70% xăng dầu làm nhiên liệu và nhập khẩu hầu hết các nguyên liệu đầu vào được chế biến từ dầu thô. Trong thu nội địa có một nhóm các khoản thu giữ vai trò rất quan trọng là thu từ nhà đất, chiếm tỷ lệ trung bình 9,6% số thu NSNN giai đoạn 2006-2011. Tuy nhiên chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm này lại là một khoản thu có tính chất một lần là thu từ giao quyền sử dụng đất (chiếm trung bình 7,6%) trong khi thuế từ nhà đất chỉ chiếm 0,2% tổng thu NSNN. Sự phụ thuộc lớn vào các khoản thu không bền vững như thu từ giao đất là một lý do khiến cho thu NSNN 2012 từ nội địa không đạt dự toán vì thu từ đất đai của cả nước chỉ đạt xấp xỉ dự toán. Cũng cần lưu ý là giai đoạn từ 2003-2011 thì thu NSNN từ đất đai luôn vượt dự toán rất nhiều, năm 2007 và năm 2010 còn đạt gấp hơn hai lần dự toán và là một trong những lý do giúp thu NSNN vượt dự toán. Khi thu NSNN vẫn còn trông chờ nhiều vào các nguồn tài nguyên không thể tái tạo thì nền kinh tế dễ bị rơi vào một tình trạng mà các nhà 276

kinh tế gọi là căn bệnh Hà Lan 90. Mặc dù thu NSNN Việt nam không phụ thuộc quá lớn vào xuất khẩu tài nguyên song với việc nhiều tỉnh tập trung một nguồn lực lớn cho phát triển dựa vào đất đai, tài nguyên thiên nhiên cũng là yếu tố cho thấy Việt Nam có những biểu hiện ban đầu của căn bệnh này. Phân tích sâu hơn các khoản thu nội địa có thể thấy doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiếp tục là khu vực đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước. Khu vực các DNNN đóng góp trung bình 31% số thu nội địa trong giao đoạn 2006-2012, trong khi các doanh nghiệp FDI và khu vực kinh tế tư nhân đóng góp trung bình 18,6% số thu nội địa cùng kỳ. Điều đáng lưu ý là trong ba năm gần đây 2010-2012 thì tỷ lệ đóng góp ngân sách của khu vực kinh tế tư nhân có xu hướng tăng lên trong khi khu vực doanh nghiệp FDI lại có xu hướng giảm đi. Khi so sánh thêm với cơ cấu GDP thì dường như khu vực DNNN chịu gánh nặng thuế cao nhất. Tỷ lệ nộp ngân sách /GDP so với tỷ lệ trong GDP của DNNN là khoảng 1/5,5 trong khi của khu vực kinh tế tư nhân là 1/14 (khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chiếm 47,5% GDP nhưng chỉ nộp ngân sách chiếm 3,3% GDP giai đoạn 2009-2011 91 ) và của các doanh nghiệp FDI là 1/6,2. Trong những năm kinh tế gặp khó khăn từ 2009-2012, tỷ lệ thu NSNN từ các doanh nghiệp nhà nước lại tăng cao hơn giai đoạn 2001-2005. Điều này một phần được giải thích là các biện pháp miễn, giảm thuế trong giai đoạn khó khăn thường được áp dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các DNNN thường có quy mô lớn nên ít được hưởng lợi. Mặc dù hiệu quả hoạt động của nhiều DNNN còn đang bị đặt câu hỏi song với mức đóng góp lớn vào ngân sách thì vai trò của DNNN không nên bị xem nhẹ về mặt thu NSNN. Cũng vì thế, cần tính 90 Căn bệnh Hà Lan là thuật ngữ để chỉ tình trạng một nền kinh tế chỉ tập trung vào khai thác lợi thế tự nhiện sẵn có nhất là phục vụ cho xuất khẩu mà bỏ qua việc phát triển các ngành nghề khác dẫn đến nguy cơ bất ổn kinh tế trong dài hạn. Xem thêm Corden, W. Max và J. Peter Neary. 1982. Booming Sector and De-Industrialisation in a Small Open Economy. The economic journal, 92(368), 825-48 91 Có thể tính toán này đánh giá thấp vai trò của kinh tế tư nhân vì khu vực kinh tế tư nhân trong tính GDP không trùng hoàn toàn với phân loại thu của Bộ Tài chính. 277

cần chú ý đến rủi ro về thu NSNN trong ngắn hạn khi thực hiện tái cấu trúc DNNN. Tái cấu trúc DNNN cần phải thoát khỏi vòng luẩn quẩn: đầu tư cho DNNN lớn để thu NSNN nhưng DNNN kém hiệu quả nên lại phải tăng đầu tư cho DNNN. Nhìn về xu hướng thì tỷ lệ thu NSNN từ khu vực FDI và DN ngoài QD đã tăng lên trong giai đoạn từ 2001-2012 nhưng vẫn chưa tương xứng với tỷ lệ của 2 nhóm này trong GDP, một phần là do tình trạng trốn thuế ở hai khu vực này diễn ra phổ biến hơn trong các DNNN. Vai trò quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước với ngân sách cho thấy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước sẽ cần phải đi cùng với cải thiện hiệu quả thu ngân sách ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nếu không muốn sự sụt giảm nguồn thu NSNN trong tương lai. Chủ trương tái cơ cấu nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN sẽ có ảnh hưởng tích cực tới đóng góp NSNN từ các doanh nghiệp này. 2. Chi ngân sách có quy mô lớn, tăng nhanh nhưng tỷ lệ chi đầu tư giảm dần Mô hình tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn vừa qua chủ yếu nhờ vào đầu tư, đặc biệt là đầu tư ở khu vực nhà nước. Do vậy không có gì ngạc nhiên khi Việt Nam có quy mô chi NSNN khá lớn. Có thể thấy là tốc độ tăng chi cân đối NSNN trong năm năm gần đây là rất cao (20,4% mỗi năm) và đạt trung bình 29,2% GDP. Hình 3. Tỷ lệ thực hiện các khoản chi NSNN sáu tháng đầu năm 2013 (%) 60 50 40 30 20 Tỷ lệ chi NSNN 6 tháng/dự toán năm (%) Tỷ lệ chi đầu tư 6 tháng/dự toán năm (%) Tỷ lệ chi thường xuyên 6 tháng/dự toán năm (%) 10 0 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Nguồn: Bộ Tài chính. 278

So sánh năm năm gần đây thì tỷ lệ chi ngân sách sáu tháng đầu năm 2013 so với dự toán là thấp nhất. Tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển sáu tháng đầu năm 2013 so với dự toán năm thấp hơn mức trung bình năm năm 2008-2012 (tỷ lệ 47%). Điều này phản ánh việc thực hiện nghị quyết 11/NQ-CP về cắt giảm chi ngân sách nhà nước cùng với hàng loạt chính sách nhằm tái cơ cấu đầu tư công đã bắt đầu đi vào thực tế. Tuy nhiên, việc cắt giảm đầu tư công sẽ có những hệ quả nhất định với tăng trưởng kinh tế, việc làm khi mà đầu tư của khu vực tư nhân chưa thể thay thế đầu tư công. Việt nam cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công hơn là chỉ chú ý vào việc cắt giảm mạnh mẽ quy mô đầu tư công. Nếu sử dụng số liệu đến tháng 8/2013 thì kết quả cũng cho nhận xét tương tự trên. Lũy kế chi tám tháng đầu năm ước 604.670 tỷ đồng, đạt 61,8% dự toán, trong đó: chi đầu tư phát triển: ước đạt 106.060 tỷ đồng, bằng 60,6% dự toán; Giải ngân vốn đầu tư XDCB vốn NSNN đạt khoảng 60,3% dự toán; vốn trái phiếu Chính phủ đạt khoảng 65% kế hoạch. Chi trả nợ và viện trợ: ước đạt 68.980 tỷ đồng, bằng 65,7% dự toán, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2012. Chi phát triển các sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính (bao gồm chi thực hiện cải cách tiền lương): ước đạt 429.620 tỷ đồng, bằng 63,7% dự toán, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2012. Do kết quả thu ngân sách không khả quan nên việc huy động nguồn trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội cho là rất cần thiết. Hiện nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng khá dồi dào trong khi tăng trưởng dư nợ tín dụng lại gặp nhiều khó khăn nên Chính phủ có thuận lợi khi phát hành trái phiếu (điều này là ngược lại của tình trạng 6 tháng đầu năm 2011 khi lãi suất huy động trái phiếu rất cao nhưng vẫn khó phát hành). Việc phát hành thành công trái phiếu chính phủ đã giúp Chính phủ đảm bảo được kế hoạch chi tiêu trong năm 2013. Theo dự toán ngân sách năm 2013, bội chi ngân sách của Việt Nam sẽ vào khoảng 162.000 tỷ bằng 4,8% GDP theo thông lệ Việt Nam. 279

Các lý thuyết kinh tế vĩ mô đều thống nhất rằng khi chi tiêu Chính phủ vượt qua một ngưỡng nào đó thì sẽ trở nên kém hiệu quả vì khi đó nguồn lực của nền kinh tế sẽ không được phân bố một cách hiệu quả. Nghiên cứu của Tanzi và Schknecht (1997) cho thấy nếu quy mô chi tiêu công trong các nước đang phát triển vượt quá 30% GDP thì tác động của nó với phát triển kinh tế và hiệu quả cung cấp hàng hóa công giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. So sánh quốc tế cho thấy Việt nam đang chi tiêu từ NSNN cao hơn trung bình các nước đang phát triển có cùng trình độ. Quy mô chi NSNN của Việt Nam thậm chí còn cao hơn rất nhiều các nước có thu nhập cao như Singapore (khoảng 17,8% GDP) hay Hàn Quốc (21,5%). Phân tích cơ cấu chi tiêu NSNN để thấy rõ hơn chính sách chi tiêu của Chính phủ trong giai đoạn gần đây là hướng vào những mục tiêu quan trọng nào và điều đó cũng có thể giải thích cụ thể hơn về tính ổn định của NSNN. Bảng 2. Cơ cấu chi cân đối NSNN theo phân loại quốc tế Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng chi cân đối NSNN 100 100 100 100 100 100 100 100 I Chi thường xuyên 65,4 67,1 69,0 71,0 64,3 68,8 70,5 77,1 Trong đó 1 Chi quản lý hành chính 8,2 6,9 9,5 9,2 8,0 9,6 10,3 10,2 2 Chi sự nghiệp kinh tế 5,2 5,3 4,7 5,1 5,4 6,4 6,4 7,3 3 Chi sự nghiệp xã hội 26,8 29,1 27,4 27,7 29,3 30,8 31,5 37,9 Trong đó Chi giáo dục và đào tạo 12,5 13,9 13,1 13,0 13,6 13,3 14,1 17,9 Chi Y tế 3,3 4,3 3,8 3,5 3,8 4,3 4,4 6,4 Chi khoa học công nghệ 1,1 0,9 0,9 0,8 0,8 0,7 0,8 0,9 Chi lương hưu và đảm bảo xã hội 7,7 8,3 8,1 9,0 9,9 11,0 11,1 11,4 4 Chi trả nợ lãi 2,9 3,0 3,8 4,1 4,0 4,3 4,2 5,1 5 Chi cải cách tiền lương 5,7 6,2 6,4 5,6 3,7 3,0 3,0 - II Chi đầu tư phát triển 34,6 32,9 31,0 29,0 35,7 31,2 29,5 22,9 Nguồn: Bộ Tài chính, 2012 là ước tính lần hai. Từ số liệu của biểu trên cho thấy, khoản chi lớn nhất trong tổng chi NSNN chính là chi thường xuyên, chi cho bộ máy nhà nước. Những 280

năm từ 2001-2012, với mức tăng lên không ngừng của GDP, thu nhập của dân cư cũng tăng theo và do vậy khu vực hành chính, sự nghiệp liên tục mở rộng phạm vi hoạt động và cung cấp các dịch vụ công cộng, điều đó đồng nghĩa với việc chi tiêu sẽ tăng lên. Ngoài ra, trong giai đoạn này, Chính phủ cũng đang triển khai thực hiện chương trình cải cách tiền lương trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tiễn nên chi thường xuyên luôn giữ tỷ trọng lớn trong chi tiêu NSNN hàng năm. Tỷ trọng chi thường xuyên đã tăng hơn 10 điểm % trong giai đoạn 2005-2012. Sự gia tăng tỷ trọng chi thường xuyên cũng có nghĩa là khó giảm thâm hụt ngân sách giai đoạn tới hơn vì chi thường xuyên khó cắt giảm hơn chi cho đầu tư phát triển. Có thể thấy rằng dù chưa thực hiện tái đầu tư công song tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đang giảm dần. Tốc độ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển dù vẫn đạt 17-18% mỗi năm song thấp hơn nhiều tốc độ tăng cho chi thường xuyên (đạt trung bình 25% giai đoạn 2008-2012). Tái cơ cấu đầu tư công qua việc giảm dần tỷ lệ đầu tư từ NSNN trong tổng đầu tư toàn xã hội là cần thiết song giảm mạnh và đột ngột khoản đầu tư này chưa hẳn đã tốt vì: (i) hiện chưa có nguồn lực thay thế ngay khoản đầu tư này và (ii) vấn đề của Việt Nam hiện nay là cải thiện chất lượng và hiệu quả đầu tư nói chung trong đó có đầu tư của NSNN chứ không phải chỉ là giảm về số lượng. Chi cho đầu tư phát triển, đặc biệt là các công trình công cộng là rất cần thiết cho phát triển kinh tế xã hội, việc duy trì tỷ lệ chi đầu tư phát triển quá thấp sẽ không có lợi cho tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Trong cơ cấu chi thường xuyên có thể thấy chi cho giáo dục và đào tạo, y tế tăng lên rất nhanh. Duy trì tỷ lệ chi tiêu công cao cho giáo dục và y tế là nhất quán với chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với công bằng xã hội của Việt Nam. Chi tiêu cho quản lý hành chính liên tục tăng cho thấy Việt Nam không đạt được kết quả tốt trong việc cải cách bộ máy hành chính để giảm chi tiêu công, tốc độ tăng cho chi hành chính giai đoạn 2008-2012 là 31,7% mỗi năm trong khi con số này giai đoạn 2001-2005 chỉ 281

là 17%. Ví dụ riêng số chi quản lý hành chính cho các cơ quan trung ương đã tăng hơn 11 lần từ 3000 tỷ năm 2004 lên 34.000 tỷ năm 2013 (dự toán). Chi cho lương hưu và đảm bảo xã hội ngày càng chiếm tỷ lệ lớn trong ngân sách nhà nước, chiếm khoảng 11,3% chi cân đối NSNN vào năm 2012. Tốc độ tăng khoản chi này là hơn 30% mỗi năm trong giai đoạn 2008-2012 so với chỉ 11,1% mỗi năm của giai đoạn 2011-2005. Tỷ lệ này còn tăng lên khi số người về hưu tăng lên. Điều này cho thấy bất kỳ đợt cải cách nào về tiền lương sẽ cần được đánh giá một cách đầy đủ vì tăng lương không chỉ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế mà còn tác động mạnh đến sự bền vững của NSNN. Xem xét các khoản chi cụ thể cho thấy xu hướng chung là các khoản chi có tỷ lệ cao trong NSNN thì có tốc độ tăng hàng năm cũng cao và những khoản chi có tỷ lệ thấp thì lại tăng thấp. Hệ quả là tỷ lệ các khoản chi này trong NSNN giảm dần. Có thể minh họa trường hợp chi cho khoa học công nghệ - lĩnh vực cần ưu tiên, tỷ lệ trong chi tiêu công từ 1,1% năm 2005 xuống còn trung bình 0,8% giai đoạn năm năm gần đây nhất. Điều này cho thấy khoa học công nghệ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức như trong chiến lược phát triển. Một trong những khoản chi có vai trò ngày càng lớn trong tổng chi NSNN là chi trả nợ (gồm cả lãi và gốc). Với nhiều khoản vay từ những năm 1990 thì đến nay đã bắt đầu tới hạn trả nợ, do vậy hàng năm số nợ phải trả đã chiếm tỷ trọng khoảng 10-12% tổng chi NSNN. Về xu thế, số nợ này sẽ tăng dần lên trong những năm tới và điều đó cũng có thể là nguyên nhân ảnh hưởng đến tính bền vững của NSNN trong tương lai. Trong những năm gần đây 2009-2012 chi NSNN cho trả nợ đã vượt qua khoản thu bằng dầu thu, mặc dù trong giai đoạn 2003-2008, chi trả nợ chỉ chiếm khoảng 60% so với thu từ dầu thô. Có nhiều lý do giải thích sự gia tăng nhanh chóng của các khoản chi NSNN trong có lý do là kỷ luật tài khóa của Việt nam khá thấp. Xem xét giữa số quyết toán và dự toán của NSNN những năm gần đây có thể thấy rõ điều này. 282

Số liệu cho thấy chi đầu tư phát triển thường xuyên vượt dự toán và một số năm có số vượt dự toán rất cao như 2009 là 60,8% năm 2010 là 45, 9%, năm 2011 là 27,5%. Năm 2012 là năm có số chi cho đầu tư phát triển vượt dự toán thấp nhất trong 10 năm gần đây (ước khoảng 8 %) một phần do chính sách thắt chặt chi tiêu từ nghị quyết 11/CP của Chính phủ và một phần do khó khăn từ nguồn thu NSNN (Năm 2012 thu NSNN ước chỉ đạt 100,1% dự toán trong đó thu từ hoạt động xuất nhập khẩu và thu nội địa (trừ dầu thô) không đạt dự toán). Hình 4. So sánh số chi Quyết toán và Dự toán hàng năm Nguồn: Bộ Tài chính. Xem xét sâu hơn các khoản chi thường xuyên cho thấy khoản chi có số vượt dự toán lớn nhất là chi quản lý hành chính (trung bình giai đoạn 2005-2012 vượt 25,7% mỗi năm) tiếp theo là chi sự nghiệp kinh tế là 9,9% mỗi năm, chi cho sự nghiệp xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa ) chỉ là vượt trung bình 1,9% mỗi năm. Điều này cho thấy kỷ luật tài khóa trong chi tiêu công chưa được tôn trọng và khu vực thường xuyên vượt dự toán lại là lĩnh vực đang có chủ trương cải cách mạnh mẽ là hành chính công. Như vậy không chỉ tăng nhanh về quy mô mà kỷ luật tài khóa của các khoản chi cho quản lý nhà nước cũng là kém nhất. Số liệu giữa dự toán và quyết toán của chi cho khoa học công nghệ cung cấp một nhận xét đáng buồn là khoản chi này thường xuyên không đạt dự toán với tỷ lệ trung bình 2005-2012 là 89,8%. Phải chăng chúng ta không tìm được đề tài khoa học thích hợp để đầu tư hay thủ tục để thực hiện cho nghiên cứu khoa học là quá phức tạp, làm nản lòng những người làm khoa học nên số dự toán chi cho khoa học không thể giải ngân hết. 283

Nếu tính toán theo phân loại của Việt Nam thì trong tổng chi cân đối NSNN có một khoản chi chiếm tỷ lệ cao hàng năm là chi chuyển nguồn, chi đã xuất quỹ chuyển quyết toán năm sau. Khoản chi này chiếm đến hơn 21% tổng chi NSNN vào năm 2008, năm 2010 và năm 2011. Chi chuyển nguồn lớn hàng năm làm cho tính chính xác, minh bạch về chi tiêu và thâm hụt NSNN không phản ánh đúng với thực tế từ đó sẽ ảnh hưởng không tốt tới việc triển khai các giải pháp trong điều hành kinh tế vĩ mô. Chi chuyển nguồn tăng lên hoàn toàn là nguyên nhân chủ quan, là cách thức quản lý, điều hành chi tiêu, cho nên nếu muốn các chính sách của chính phủ có hiệu lực hiệu quả tốt hơn thì không nên để chi chuyển nguồn tăng cao trong những năm tới 92. Kỷ luật tài khóa không tốt sẽ tạo ra những nguy cơ tác động tiêu cực tới tính bền vững của NSNN. Phương pháp hạch toán, thống kê ngân sách của Việt Nam với việc không tính toán đầy đủ một số khoản thu và chi liên quan đến NSNN cũng là lý do dẫn đến việc kỷ luật tài khóa không được tôn trọng. Hiện nay, ngoài NSNN, còn có trên 50 quỹ tài chính tập trung hoặc chuyên dùng cũng là ngân quỹ nhà nước, thuộc phạm vi tài chính nhà nước, bộ phận cấu thành của tài chính quốc gia. Trong số đó, có nhiều quỹ tài chính ngoài ngân sách quản lý số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng, thậm chí là hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng trên thực tế, Quốc hội chưa bao giờ được báo cáo về nguồn hình thành, tình hình sử dụng và kết quả sử dụng của các quỹ tài chính nhà nước. Việc tồn tại các quỹ ngoài ngân sách nhà nước mà việc quy định sử dụng chúng không rõ ràng là một bằng chứng về kỷ luật ngân sách lỏng lẻo. 3. Thâm hụt ngân sách kéo dài, nợ công ở mức cao Với quy mô chi tiêu ngân sách cao và liên tục tăng lên, Việt nam phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng ngân sách cao và kéo dài bất chấp việc quy mô thu NSNN cũng được duy trì ở mức cao như phân tích ở trên. Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy trong nhiều năm Việt Nam 92 Năm 2011, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 177/2011/TT-BTC nhằm quy định chặt chẽ hơn với các khoản chi được chuyển nguồn. Quy định này là cần thiết nhằm tăng cường kỷ luật tài khóa. 284

luôn rơi vào tình trạng thâm hụt NSNN 93 (Chi nhiều hơn Thu). Cụ thể, thâm hụt ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) trong giai đoạn 2004-2006 chỉ là khoảng 1% nhưng đến giai đoạn ba năm gần nhất thì đã lên tới 2,6%. Thâm hụt ngân sách tổng thể (bao gồm cả chi trả nợ gốc) theo thống kê của Bộ Tài chính kể từ 2001 đến nay luôn tiệm cận ngưỡng 5% (có năm 2009-2010 cao hơn 5%). Thâm hụt ngân sách năm 2012 theo ước tính là khoảng 4,8% GDP là tỷ lệ thấp nhất trong năm năm gần đây. Một điểm nữa cần nhắc tới là bội chi NSNN ngày càng có xu hướng tăng so với chi trả nợ. Trong giai đoạn 2003-2008, bội chi NSNN luôn tiệm cận với chi trả nợ, nhưng những năm gần thì bội chi ngày càng tăng mạnh, điều này chắc chắn sẽ tạo gánh nặng lên phía thu NSNN. Sự khác biệt về phương pháp thống kê, hạch toán ngân sách dẫn đến tình trạng số liệu về cân bằng ngân sách và nợ công của Việt Nam và các tổ chức quốc tế có sự khác nhau đáng kể. Bảng 3. Cán cân NSNN của Việt Nam qua các năm (% GDP) 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 MOF a - - -4,9-4,9-4,9-5 -5,7-4,6-4,9-5,6-4,4-4,8* MOF b -4,9-4,9-1,8-1,1-0,9-0,9-1,8-1,8-3,7-2,8-1,2-2,8* IMF -3,8-3,3-4,8-1,2-3,3 0,3-2,2-0,5-7,2-3,1-3,2-5,2* ADB -3,5-2,3-2,2 0,2-1,1 1,3-1,0 0,7-3,9-4,5-2,5* Ghi chú: MOF a (Bộ Tài chính) - Cán cân ngân sách không bao gồm chi trả nợ gốc MOF b - Cán cân ngân sách bao gồm chi trả nợ gốc. Số liệu có dấu * là số ước tính Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, IMF (Fiscal Monitor, 2013) và ADB (Key Economic Indicators, 2012) Do vậy, so sánh quốc tế về cân bằng ngân sách và nợ công của Việt Nam với các nước khác là không dễ dàng. Tuy nhiên có thể thấy rằng nếu sử dụng nguồn số liệu của cùng một tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì Việt nam đều ở trong tình trạng có mức mất cân bằng ngân sách cao so với các nước trong khu vực. 93 Thống kê Việt Nam sử dụng từ bội chi NSNN để chi tình trạng thâm hụt ngân sách và thuật ngữ bội thu NSNN để chỉ tình trạng thặng dư NSNN. Trong bài viết chúng tôi sử dụng thuật ngữ thâm hụt khi chi lớn hơn thu và thặng dư trong trường hợp ngược lại. 285

Số liệu mới nhất của IMF (2013) cho thấy trong năm năm gần đây Việt Nam luôn có tỷ lệ thâm hụt NSNN cao hơn trung bình các nước đang phát triển có thu nhập thấp trên thế giới và cao hơn tỷ lệ trung bình của tất cả các nhóm nước đang phát triển thấp chia theo khu vực. Đây là vấn đề cần lưu ý vì thâm hụt ngân sách cao, liên tục có ảnh hưởng tiêu cực đến các biến số vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán, tỷ giá. Hiện nay Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp cũ trong quản lý ngân sách là mọi khoản thu chi đều được lập dự toán và quyết toán hàng năm nên đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tính bền vững tài khóa và rủi ro tăng thâm hụt ngân sách. Các khoản chi cho các dự án đầu tư thường xuyên vượt dự toán và phải thực hiện chi chuyển nguồn nhiều năm vì hiện chưa có cơ chế cho việc lập kế hoạch tài chính cho trung và dài hạn. Thâm hụt NSNN ở mức cao, liên tục sẽ dẫn tới việc tăng nợ công. Cũng như số liệu về thâm hụt NSNN, số liệu về nợ công của Việt Nam cũng không nhất quán giữa các tổ chức song đều phản ánh xu hướng tăng nhanh của nợ công. Bảng 4. Nợ công của Việt Nam từ 2006-2012 (%GDP) 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 MOF 52,6 56,3 54,9 55,6 Trong đó: Nợ nước ngoài 31,4 32,5 29,8 39 42,2 41,5 IMF 41,8 44,6 42,9 51,2 54,0 50,4 52,1 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính và IMF. Từ 2009, nợ công đã vượt qua ngưỡng 50% GDP và tăng đến 56,3% vào năm 2010 trước khi giảm nhẹ xuống 55,6% vào năm 2012. Nợ nước ngoài chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ công của Việt Nam (chiếm 76 % tổng nợ công năm 2011). Về mặt số liệu thì tổng nợ công vẫn còn dưới ngưỡng an toàn 65% của Bộ Tài chính và IMF cũng cho rằng nợ công của Việt Nam chưa nguy hiểm. Kế hoạch trả nợ hàng năm khoảng 14%-16% tổng thu NSNN (thấp hơn giới hạn cảnh báo là dưới 30%), bằng khoảng 4,5% kim ngạch xuất khẩu (thấp hơn giới hạn cảnh báo là 286

dưới 15%). Đây được coi là các chỉ tiêu an toàn, và chỉ số nợ công của Việt Nam được xếp loại ở mức trung bình so với các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, song nợ công của Việt Nam vẫn có nhiều vấn đề cần lưu ý. 4. Những thách thức của chính sách tài khóa trong ngắn hạn và trung hạn 4.1. Thách thức của việc đảm bảo nguồn thu và tiết kiệm chi tiêu + Thứ nhất, sự sụt giảm của tăng trưởng làm giảm nguồn thu NSNN Chính sách tiền tệ và tài khóa chặt chẽ áp dụng kể từ năm 2011 đã đạt được mục tiêu ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát song cũng có mặt trái là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế giảm đi. Sử dụng số liệu thống kê tăng trưởng GDP theo quý và kỹ thuật kinh tế lượng để xác định xu thế tăng trưởng GDP trong giai đoạn gần đây cho thấy mặc dù tăng trưởng kinh tế sẽ không giảm đi song xu hướng tăng trưởng là chưa rõ. Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI ) toàn phần được điều chỉnh theo mùa trong tháng 9 đã tăng trở lại trên mức không thay đổi 50 điểm, đạt 51,5 điểm. Chỉ số tháng này đã cải thiện đáng kể so với mức 49,4 điểm của tháng trước và là kết quả tốt nhất kể từ tháng 4/2011 (tháng đầu tiên bắt đầu có dữ liệu khảo sát). Điều này cho thấy nền kinh tế đã có dấu hiệu thay đổi theo hướng tích cực hơn. Tuy nhiên việc có tới 25.000 doanh nghiệp bị đóng của trong sáu tháng đầu năm 2013 cho thấy tình hình kinh tế năm 2013 vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn. Hình 5. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng của Việt Nam đến 9/2013 Nguồn: HSBC, 9/2013. 287

Do kinh tế vẫn chưa thực sự phục hồi nên lợi nhuận của doanh nghiệp và thu nhập của người dân chưa thể được cải thiện vào những tháng cuối năm. Do vậy nguồn thu ngân sách từ thu nội địa sẽ khó đạt được như dự tính. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng sẽ tiếp tục gặp khó khăn khi tình hình thương mại quốc tế chưa có sự khởi sắc trong năm 2013. Thu NSNN phụ thuộc khá lớn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tính toán của V.S Cường (2011) cho thấy độ co giãn của thu ngân sách với tăng trưởng GDP là khoảng 1,09 do vậy nếu tăng trưởng GDP năm 2013 chỉ ước đạt 5,3 % thì việc hoàn thành dự toán thu NSNN 2013 sẽ là thách thức không nhỏ (theo dự toán thì thu NSNN 2013 sẽ tăng 9% so với số ước thực hiện 2012) phủ + Thứ 2, nguồn thu giảm do chính sách miễn giảm thuế của Chính Bắt đầu từ 1/7/2013 một số thay đổi về luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến thu ngân sách 6 tháng cuối năm. Theo Luật thuế TNDN vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 6/2013 thì từ 1/1/2014 sẽ áp dụng thuế suất phổ thông 22% và từ 1/1/2016 áp dụng thuế suất 20%. Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng áp dụng thuế suất 20% ngay từ 1/7/2013. Việc áp dụng thuế suất 10% đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư - kinh doanh nhà ở xã hội để bán, cho thuê, cho thuê mua đối với các đối tượng quy định tại điều 53 của Luật Nhà ở cũng được thực hiện từ ngày 1/7/2013. Việc luật thuế TNCN được áp dụng từ 1/7/2013 với việc tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế cũng sẽ làm ảnh hưởng đáng kể tới khoản thu ngân sách từ thuế TNCN. Dự kiến số giảm thu ngân sách 6 tháng cuối năm 2013 khoảng 5.200 tỷ đồng và giảm thu ngân sách năm 2014 khoảng 13.350 tỷ đồng. Cũng từ 1/7/2013 các hợp đồng bán, cho thuê, thuê mua nhà ở xã hội được giảm 50% thuế VAT (nhà ở dưới 70m2 và giá bán dưới 15 triệu đồng/m2). Như vậy nếu thu từ dầu thô 288

không tiếp tục tăng thì tổng thu NSNN năm 2013 sẽ gặp không ít khó khăn để đảm bảo thực hiện tốt dự toán. Cần chú ý rằng biến động giá dầu thô rất khó dự báo và chịu tác động của tình hình kinh tế chính trị thế giới. + Thứ 3, chi tiêu thường xuyên NSNN không còn nhiều dư địa cắt giảm Dù Chính phủ có những biện pháp mạnh mẽ thì việc cắt giảm chi tiêu từ NSNN sáu tháng cuối năm 2013 cũng không còn nhiều dư địa do: (i) ngân sách đã được lập dự toán khá sát với việc cắt giảm mạnh đầu tư công và nhiều khoản chi thường xuyên ; (ii) do lợi ích của các bên trong sử dụng ngân sách, (iii) về ngắn hạn do khó thể ngay lập tức giảm quy mô chi tiêu thường xuyên qua việc giảm biên chế. Do vậy, về dài hạn việc áp dụng Chính phủ điện tử nhằm tránh việc tăng biên chế công chức quản lý hành chính và tiết kiệm chi tiêu với những khoản chi cho các đơn vị sự nghiệp là yêu cầu cấp thiết; (iv) do yêu cầu của việc tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công chức nên khó có thể giảm nhiều các khoản chi thường xuyên. + Thứ 4, thách thức trong tái cơ cấu đầu tư công Dù tỷ lệ đầu tư công từ NSNN có xu hướng giảm đi trong hai năm gần đây song việc tìm kiếm nguồn lực đầu tư thay thế đầu tư công cho cơ sở hạ tầng gặp phải những khó khăn không nhỏ. Trong vai năm gần đây, đang có xu hướng thay thế đầu tư trực tiếp từ NSNN bằng tín dụng nhà nước trong đầu tư các công trình công cộng. Hiện nay đang có kỳ vọng về việc sử dụng hình thức hợp tác công tư (PPP) như là một cách thay thế song việc triển khai PPP trên thực tế vẫn còn hạn chế. Việc tái cơ cấu đầu tư công sẽ không đơn giản do phải tiếp tục hoàn thiện các dự án dang dở từ nhiều năm nhằm đưa vào vận hành sử dụng. Hơn nữa do thực hiện phân cấp ngân sách mạnh mẽ trong vài năm gần đây nên Chính phủ cũng gặp khó khăn khi yêu cầu các địa phương cắt giảm chi tiêu NSNN. 289

Hình 6. Đầu tư từ NSNN so sánh trung ương và địa phương (2013) Nguồn: Tính toán từ số liệu BTC. Trong ngắn hạn, Việt Nam đang đứng trước thế lưỡng nan. Nếu tiếp tục duy trì đầu tư công ở mức cao để hỗ trợ tăng trưởng thì sẽ phải chấp nhận bội chi ngân sách lớn hơn và nợ công tăng lên. Nếu chấp nhận cắt giảm mạnh đầu tư công để giảm thâm hụt NSNN thì cần chấp nhận tăng trưởng giảm sút, tình trạng việc làm khó khăn. Nói cách khác cần chấp nhận sự đánh đổi lợi ích - chi phí trong việc lựa chọn biện pháp trong ngắn hạn. Việc lựa chọn cách nào cũng cần phải có truyền thông, phổ biến rộng rãi để tạo sự đồng thuận khi thực hiện. 4.2 Thách thức của thâm hụt ngân sách liên tục và nợ công đến nền kinh tế Do việc duy trì mô hình tăng trưởng dựa trên mở rộng quy mô đầu tư trong thời gian dài nên NSNN của Việt Nam liên tục rơi vào tình trạng thâm hụt ở mức cao. Hệ quả là nợ công của Việt nam không ngừng tăng lên trong vòng 10 năm gần đây. Mặc dù nợ công vẫn chưa đến ngưỡng nguy hiểm song việc duy trì thâm hụt NSNN nhiều năm sẽ có thể gây ra nhưng hậu quả tiêu cực với nền kinh tế. Sự gia tăng chi tiêu công và thâm hụt ngân sách sẽ làm tổng chi tiêu quốc gia và tổng cầu của nền kinh tế. Khi mà tổng cung nội địa tăng chậm không đáp ứng được tổng cầu tăng mạnh thì nhập khẩu sẽ tăng lên và gây ra rủi ro thâm hụt thương mại - còn gọi là thâm hụt kép. Trong một bài tổng kết về các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm H. T. Hậu và V.S Cường (2011) đã chỉ ra: (i) Thứ nhất, ảnh 290

hưởng của nợ công tới lạm phát thường mang tính dài hạn chứ không phải ngắn hạn. Nợ công chỉ gây ra lạm phát trong một số điều kiện nhất định. Quốc gia với mức nợ công cao trong điều kiện khả năng huy động nguồn lực hạn chế sẽ đối mặt với tình trạng lãi suất danh nghĩa cao và lạm phát cao do chi phí đẩy; (ii) Thứ hai, thâm hụt NSNN và nợ công nếu được tài trợ bằng in tiền thì sẽ gây ra lạm phát cao. Song ngay cả khi không in tiền trả nợ thì thâm hụt và nợ công cao vẫn có thể tác động đến mức giá qua hiệu ứng giàu có. Việc tài trợ nợ công bằng vay nước ngoài có nguy cơ gây bất ổn cao hơn vay trong nước như : sức ép mất giá nội tệ, lạm phát và thâm hụt cán cân thanh toán; (iii) Thứ ba, nếu sử dụng chi tiêu ngân sách không hiệu quả và năng lực quản trị nhà nước kém thì tình trạng nợ công cao dễ gây ra lạm phát và bất ổn. Các nước đang phát triển với hệ thống quản trị yếu kém thì nợ công dễ gây bất ổn kinh tế hơn các nước phát triển. Trong ngắn hạn và trung hạn, Việt Nam sẽ phải đối diện với những thách thức không nhỏ trong việc xử lý thâm hụt NSNN và nợ công và duy trì tăng trưởng kinh tế. Ngay cả khi nợ công không rơi vào ngưỡng nguy hiểm thì nền kinh tế vẫn có thể gặp bất ổn khi tổng số nợ quá cao. Bài học kinh nghiệm của Argentina năm 2001 cho thấy, do vay nợ tràn lan trong khi Chính phủ không kiểm soát được khả năng thu thuế, kim ngạch xuất khẩu thấp (chỉ chiếm khoảng 10% GDP), nên không có nguồn để trả nợ, cộng với tệ nạn tham nhũng, sự bùng nổ vay nợ của chính quyền địa phương nên cuối cùng đã rơi vào tình trạng vỡ nợ. Vào thời điểm Chính phủ Argentina tuyên bố vỡ nợ, nợ công của nước này cũng chỉ bằng 69% GDP, chưa phải là lớn so với nhiều nước. Hơn nữa với việc trở thành quốc gia trung bình thì chi phí vay nợ của Việt nam sẽ không còn rẻ như trước đây và vay nợ cũng sẽ khó khăn hơn. Ngoài ra việc nhiều khoản nợ đến hạn phải trả sẽ làm tăng nhanh chi NSNN (quy mô chi NSNN cho trả nợ gần đây cho thấy rõ điều này) và càng làm cho nguy cơ thâm hụt NSNN cao hơn. Kết luận và khuyến nghị chính sách Chính sách tài khóa có vai trò quan trọng trong ổn định và tăng trưởng kinh tế. Những phân tích trong bài viết cho thấy đã đến lúc Việt 291

nam cần có sự đổi mới mạnh mẽ, toàn diện nhằm hướng tới việc xây dựng một ngân sách bền vững, hiệu quả. Dù hiện nay quy mô nợ công của Việt nam vẫn được coi là trong ngưỡng an toàn song với việc duy trì thâm hụt ngân sách nhiều năm ở mức xấp xỉ 5 % GDP trong khi hiệu quả chi tiêu công ngày càng kém thì nguy cơ mất ổn định tài khóa không chỉ là cảnh báo. Trong bối cảnh Việt nam đang có những thảo luận về thay đổi Hiến pháp và Luật ngân sách nhà nước thì cần thiết phải có những thảo luận sâu về đổi mới chính sách tài khóa trong cả thu và chi ngân sách nhà nước. Với các khoản thu NSNN, cải cách hệ thống thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế khóa, tạo nguồn thu ngân sách ổn định và cân bằng cần được coi là quan điểm chủ đạo. Để làm được điều này ngoài các giải pháp mang tính kỹ thuật như giảm thuế suất hay thay đổi phạm vi tính thuế thì phải cải thiện hiệu quả của công tác quản lý thuế. Hiện nay vai trò của DNNN trong đóng góp NSNN vẫn rất lớn trong khi đóng góp của các khu vực kinh tế khác chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy cần tiếp tục nâng cao hiệu quả thu thuế từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước - một công việc không đơn giản. Để giảm được sức ép thu thuế thì tất yếu phải giảm quy mô chi tiêu công và thu hẹp vai trò của nhà nước trong nền kinh tế. Song việc cắt giảm các khoản chi tiêu nên dựa trên việc đánh giá hiệu quả và mức độ ưu tiên của chi tiêu công chứ không nên thực hiện cắt giảm đồng loạt theo tỷ lệ cố định. Nhằm nâng cao vai trò của Quốc hội trong phê duyệt dự toán NSNN thì có thể xem xét thay đổi các Nghị quyết của quốc hội về dự toán ngân sách thành các luật ngân sách hàng năm. Điều này cho phép tăng cường tính kỷ luật ngân sách và hạn chế tính trạng chi chuyển nguồn như hiện nay. Với các khoản chi được thực hiện trong nhiều năm thì việc áp dụng Khuôn khổ chi tiêu trung hạn là rất cần thiết. Điều này cũng cho phép cải thiện hiệu quả chi NSNN cho các dự án đầu tư khi phương pháp này đòi hỏi khi lập các dự án thì phải có thứ tự ưu tiên, chỉ rõ các kết quả đầu ra thay vì chỉ dựa trên nguồn lực sẵn có như hiện nay. 292

Cắt giảm quy mô chi tiêu NSNN cũng sẽ cho phép làm giảm thâm hụt, từng bước cân bằng ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ ngày càng lớn trong ngân sách thì sẽ khó có thể thực hiện điều này nếu không thực hiện cải cách hành chính, tiết kiệm chi tiêu. Chính phủ cần có những giải pháp mạnh mẽ hơn với việc cắt giảm chi tiêu trong quản lý hành chính và cải thiện hiệu quả làm việc của bộ máy. Sự gia tăng nhanh chóng của số lượng công chức những năm gần đây, nhất là ở cấp xã là rào cản rất lớn cho việc cắt giảm chi tiêu công. Với những khoản chi tiêu cho khu vực sự nghiệp, có thể xem xét thay đổi cơ cấu chi tiêu theo nguyên tắc Nhà nước chỉ bao cấp những dịch vụ công cơ bản, cần thiết và tăng dần sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào cung cấp dịch vụ. Xã hội hóa các dịch vụ công đang được coi là chủ trương cần đẩy mạnh song cần đi đôi với việc Nhà nước phải kiểm soát tốt chất lượng các dịch vụ xã hội hóa. Về trung và dài hạn, cùng với chính sách giảm thuế để nuôi dưỡng nguồn thu cùng với kỳ vọng về sự khởi sắc của nền kinh tế thì sức ép thu NSNN sẽ giảm đi. Tuy nhiên cần xem xét đến việc từng bước giảm quy mô chi NSNN để giảm quy mô thu NSNN về mức hợp lý. Tài liệu tham khảo ADB (2012) Key Indicators for Asie and Pacific Bahl R.W. (1971) A regression approach to tax effort and tax ratio analysis. Staff paper-imf, vol. 18, pp. 570-612. Bộ Tài chính. Báo cáo quyết toán NSNN (nhiều năm) Burgess, Robert and Nicolas Stern. 1993. Taxation and Development. Journal of economic literature, 31(No.2), pp. 762-830. Corden, W.M., & Neary, J.P. 1982. Booming sector and deindustrialisation in a small open economy. The economic journal, 92, 825-848. IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) (2001) Government Finance Statistic Manual IMF (Quỹ Tiền tệ Quốc tế) (2013) Fiscal Monitor - Fiscal 293

Adjustment in uncertain world World Economic and Financial Survey 4/2013 Hoàng Trần Hậu và Vũ Sĩ Cường (2011) Liệu thâm hụt ngân sách và nợ công có gây lạm phát: tổng hợp các mô hình lý thuyết và phân tích thực nghiệm Hội Thảo quốc tế - Học viện Ngân hàng tháng 11/2011. Lotz, Joergen R. và Elliott R. Morss. 1970. A Theory of Tax Level Determinants for Developing Countries. Economic Development and cultural change, 18(3), pp. 328-41. Ngân hàng Thế giới (2013) Doing Bussiness - Báo cáo của NHTG (WB) Nhóm tư vấn (MAG) Ủy ban Kinh tế Quốc hội - (2012) Từ bất ổn vĩ mô đến con đường tái cơ cấu - Báo cáo kinh tế vĩ mô 2012. Tanzi Vito. 1987. Quantitative characteristics of tax systems of developing coutries, in The theory of taxation for developing countries. David Newbery and Nicholas Stern (eds). Oxford. Oxford University Press, pp. 205-41. Tanzi Vito và L. Schknecht (1997). Reforming government: An overview of recent experience. European Journal of Political economy, vol. 13, pp. 395-417. Tanzi Vito và Zee Howell H. (2000). Tax Policy for Emerging Markets: Developing Countries. National-Tax-Journal, vol. 53(2), pp. 299-322. Teerra J.M. và Hudson J. (2004). Tax performance: a comparative study. Journal of International Development, vol. 16(6), pp. 785-802. Vũ Sĩ Cường (2012) Quan hệ giữa lập dự toán và thưc hiện ngân sách nhà nước với lạm phát - Tạp chí Ngân hàng số 2/2012. Vũ Sĩ Cường (2009) Ước lượng quy mô thu ngân sách hợp lý: trường hợp Việt nam - Tạp chí nghiên cứu Kinh tế số 9/2009. 294