Công nghiệp rừng ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRONG CÂY THEO PHƯƠNG BÁN KÍNH ĐẾN ĐỘ CO RÚT CỦA GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) VÀ KEO LÁ TRÀM (Acacia

Tài liệu tương tự
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN 9391:2012 LƯỚI THÉP HÀN DÙNG TRONG KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ, THI CÔNG LẮP ĐẶT VÀ NGHIỆM THU Welded stee

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bgtvt

Kinh tế & Chính sách GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC MAI - BÀU NƯỚC SÔI Bùi Thị Minh Nguyệt 1,

Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 15, Số 1; 2015: DOI: / /15/1/ NGHIÊN CỨU THỰC N

Microsoft Word - TCVN Moc noi do dam

HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí Câu hỏi trắc nghiệm Địa lý lớp 12: Phần địa lý tự nhiên Bài: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh th

BỘ 23 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9

Preliminary data of the biodiversity in the area

TỔNG HỢP, SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN BỞI NGUYỄN TRƯỜNG THÁI TỔNG HỢP 1090 CÂU TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ 12 THEO BÀI BÀI 2. VỊ T

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] qcvn bct

(Microsoft Word - PGS.TS. L\352 M?nh H\371ng)

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Thông tư số 36/2016/TT-BGTVT ngày 24 tháng 11 năm 2016

5

quy phạm trang bị điện chương ii.4

Microsoft Word - [vanbanphapluat.co] tcvn

Microsoft Word - QCVN18_2011_BGTVT_ doc

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CƠ KHÍ CÔNG NGHỆ BỘ MÔN MÁY SAU THU HOẠCH VÀ CHẾ BIẾN ***** BỘ PHẬN MANG TẢI GV. Nguy

Microsoft Word - TCVN

TIÕP CËN HÖ THèNG TRONG Tæ CHøC L•NH THæ

Microsoft Word - 01b02_01VN

4. Kết luận Đề tài nghiên cứu Phát triển hệ thống nâng hạ tàu bằng đường triền dọc có hai đoạn cong quá độ, kết hợp sử dụng xe chở tàu thông minh đã t

CHUYỂN THỂ KÍ HIỆU BIỂU THỊ THỜI GIAN TỪ VĂN CHƯƠNG ĐẾN ĐIỆN ẢNH TRONG TRƯỜNG HỢP TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH (Dưới góc nhìn liên văn bản và liên k

Bảo tồn văn hóa

ỐNG NHỰA PHẲNG HDPE ỐNG NHỰA PHẲNG HDPE 1

KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ NGUYÊN NHÂN GÂY NỨT VỠ VÀ GIA CƯỜNG SI-LÔ ỨNG LỰC TRƯỚC TS. NGUYỄN ĐẠI MINH, TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG, TS.

ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM KHÓA BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CHUYÊN NGÀNH GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Bài Giả

Microsoft Word - HIEU CHUAN CANO TO RPO

Chuyên đề VII. Thu thập, xử lý, hiệu chỉnh số liệu xâm nhập mặn lưu vực song Kiến Giang-Quảng Bình Người thực hiện: 1. Đặc điểm địa lý tự nhiên a. Vị

THIS PROJECT IS CO-FUNDED BY mini guide march 2011 KỸ THUẬT KHAI THÁC MÂY RỪNG

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ BỆNH RUNG GIẬT NHÃN CẦU BẨM SINH CÓ HÃM LỆCH BÊN Nguyễn Đức Anh Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu nhằm đ

Uû Ban Nh©n D©n tp Hµ néi Céng hoµ x· héi chñ nghÜa viÖt nam

Mức độ stress trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Ky Thuat Gieo Trong Va Cham Soc Cay Kim Tien Thao

4 Khoa hoïc Coâng ngheä THIẾT BỊ SẤY NÔNG SẢN BẰNG NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI TẠI VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trung * Tóm tắt Đinh Vương Hùng ** Sấy nông sản bằng n

ScanGate document

HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ LỚP 10 Câu 1 (3.0 điểm) Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tính chất điển h

TOM TAT TRINH NGAN HA.doc

Chương 7 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ Tài nguyên với mỗi quốc gia cũng là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế. Vấn đề đặt r

Microsoft Word - Tang Duc Thang

Microsoft Word - vanhoabandia (1)

KẾT QUẢ TÍNH SÓNG, NƯỚC DÂNG DO BÃO VÙNG VEN BIỂN ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Lê Thanh Chương, Nguyễn Duy Khang, Lê Mạnh Hùng Viện Khoa học Thủy lợi

Microsoft Word _TranNgocVuong

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÙ HỢP CHO CẤP NƯỚC NÔNG THÔN TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA TỈNH NAM ĐỊNH Lương Văn Anh 1, Phạm Thị Minh Thúy 1,

Microsoft Word - 03-KTXH-NGUYEN QUOC NGHI( )027

Generated by Foxit PDF Creator Foxit Software For evaluation only. Mô hình kiến trúc xanh từ bài học kinh nghiệm của kiến

Microsoft Word - TT HV_NguyenThiThom_K18.doc

1 LƯU ĐÌNH NAM

Microsoft Word - Hướng dẫn gia công PLEXIGLAS®.docx

Slide 1

Microsoft Word - Bai bao_Pham Van Hung_Nguyen Cong Oanh.doc

Microsoft Word - GT modun 03 - SX thuc an hon hop chan nuoi

Microsoft Word - Tap chi so _1_.doc

Kỷ yếu kỷ niệm 35 năm thành lập Trường ĐH ng nghiệp Th c ph m T h inh ) NGHIÊN CỨU DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂNG SUẤT LÚA VÙNG

Luật kinh doanh bất động sản

Tự hào thanh niên xung phong Tây Nam bộ Trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cùng với cả nước, hàng ngàn thanh niên xung phong (TNXP) Tây Na

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC

64 CÔNG BÁO/Số /Ngày BỘ Y TẾ Số: 27/2016/TT-BYT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội, ngày 30 thán

K11_LY

Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trường Đại học Duy Tân CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỦY ĐIỆN TẠI MIỀN TRUNG VÀ TÂY NGUYÊN ĐOÀN TRANH * ABSTRACT The Cen

Moät soá bieän phaùp gaây höùng thuù hoïc taäp moân Sinh hoïc 7 Trang I. MỞ ĐẦU o ọn ề t M ề t m v ề t n p p n n u ề t

SoŸt x¾t l·n 1

Microsoft Word - TCVN

VÀI NÉT VỀ ĐỜI SỐNG VÀ LỐI SỐNG VĂN HÓA CỦA THANH THIẾU NIÊN Ở HÀ NỘI HIỆN NAY Tóm tắt NGUYỄN THỊ HUỆ Dưới quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam và Hồ

a b c C U T T I N G H A I R T H E S A S S O O N W A Y

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

2 CÔNG BÁO/Số /Ngày PHẦN VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI Số: 04/2015/TT-BGTVT CỘNG HÒA XÃ HỘ

Microsoft Word - TS. Nguyen Phu Quynh

VIỆN KHOA HỌC

Tư tưởng đạo đức Nho giáo và ảnh hưởng của nó ở nước ta hiện nay NGUYỄN THỊ THANH MAI Tóm tắt: Nho giáo là một học thuyết chính trị - đạo đức ra đời v

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 32, Số 1 (2016) THÔNG TIN Chương trình thực tập thực tế hiệu quả dành cho sinh viên ngành kế



TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

bé x©y dùng céng hoµ x• héi chñ nghÜa viÖt nam

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN LOÀI ĐINH HƯƠNG (Dysoxylum cauliflorum Hiern 1875) TẠI VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN TỈNH THANH HÓA TÓM TẮT Phan Văn Dũng

TẠP CHÍ Y - DƯỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM BỆNH HỌC VÀ KẾT QUẢ H TH T NỘI SOI ĐIỀU TRỊ VIÊM RUỘT THỪA CẤP TRONG CHẬU H NG NHỎ TÓM TẮT Nguy

Khoa hoc - Cong nghe - Thuy san.indd

Microsoft Word

Cà Mau sẽ biến mất? Các nhà khoa học cảnh báo nếu không có giải pháp quyết liệt, bá

KINH TẾ XÃ HỘI ÁP DỤNG MÔ HÌNH QUỸ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHỐI CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM APPLYING SCIENCE AND TECHNOLOGY D

Tổ chức Cứu trợ Trẻ em hoạt động vì quyền trẻ em. Chúng tôi mang đến sự cải thiện trước mắt cũng như lâu dài cho cuộc sống của trẻ em trên toàn thế gi

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆN QUY HOẠCH THỦY LỢI Số: /QHTL CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc BẢN TIN MÙA Hà Nội

Microsoft Word - Ban tom tat.doc

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH NGÔ THỊ KIM HÒA QUẢN TRỊ VỐN KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜN

Microsoft Word - Tom tat - Le Ha Anh Tuyet.doc

J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 8: Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 8: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO

ĐỊA CHẤT ĐỘNG LỰC CÔNG TRÌNH Địa chất động lực công trình nghiên cứu và vạch ra: Qui luật phân bố các quá trình và hiện tượng địa chất khác nhau; chủ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH HỒ THỊ HOÀI THU GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH HỖ TRỢ HỘ NGƯ DÂN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN Ở

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ÔN VĂN HUY NGHIÊN CỨU SỰ ỔN ĐỊNH CỦA BỜ SÔNG THẠCH HÃN QUẢNG TRỊ VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ Chuyên ngành: Xây

luan van tom tat.doc

PNQW5655ZA-IIQG-MV72AVN.book

Microsoft Word NDKieu et al-So huyet.doc

Microsoft Word - GA_KT DO LUONG_LQHuy_C17_Do luu luong_8.doc

An Giang University Journal of Science 2017, Vol. 13 (1), NHỮNG YẾU TỐ CÁCH TÂN TRONG VĂN HỌC QUỐC NGỮ NAM BỘ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX Nguy

Thuyết minh về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật

quy phạm trang bị điện chương ii.2

Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình qua bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin

TCVN T I Ê U C H U Ẩ N Q U Ố C G I A TCVN 10592:2014 ISO 14125:1998 WITH AMENDMENT 1:2011 Xuất bản lần 1 COMPOSITE CHẤT DẺO GIA CƯỜNG SỢI XÁC ĐỊNH CÁC

Microsoft Word ?NH HU?NG C?A THÂM CANH Ð?N HÀM LU?NG M?T S? CH? TIÊU DINH DU?NG TRONG Ð?T T?I LÂM Ð?NG

Bản ghi:

ẢNH HƯỞNG CỦA VỊ TRÍ TRONG CÂY THEO PHƯƠNG BÁN KÍNH ĐẾN ĐỘ CO RÚT CỦA GỖ KEO TAI TƯỢNG (Acacia mangium Willd.) VÀ KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculifomis A. Cunn. ex Benth) Hoàng Thị Hiền 1, Trần Đình Duy 2, Đào Khả Giang 3, Kiều Thị Anh 4, Cao Thị Hậu 5, Tạ Thị Phương Hoa 6 123456 Trường Đại học Lâm nghiệp TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí trong cây theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ Keo tai tượng và Keo lá tràm trong hai trường hợp: i) Ảnh hưởng của vị trí trên mặt ngang đến độ co rút lớn nhất của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm. Theo vị trí phương bán kính từ phía trong tủy ra ngoài vỏ độ co rút chiều xuyên tâm của các thanh gỗ có xu hướng giảm dần, theo chiều tiếp tuyến tăng dần, ở các khúc gỗ tròn cả hai loại gỗ Keo tai tương, Keo lá tràm có sự khác biệt về độ co rút ở các vị trí khác nhau theo phương bán kính; ii) Ảnh hưởng của vị trí trên mặt cắt ngang đến hệ số co rút chiều rộng và chiều dày ván xẻ của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm. Trên cùng một khúc gỗ tròn, khi xẻ theo phương pháp xẻ suốt tính từ trong ra ngoài, ván xẻ có hệ số co rút chiều dày giảm, hệ số co rút chiều rộng tăng rõ rệt. Gỗ Keo tai tượng có hệ số co rút chiều dày ván xẻ 0,35-0,28; hệ số co rút chiều rộng ván xẻ 0,13-0,28; đối với gỗ Keo lá tràm các trị số tương ứng là 0,34-0,25 và 0,12-0,28. Kết quả xác định lượng co rút do sấy của ván xẻ cho thấy, trên cùng một khúc gỗ tròn khi xẻ ván có cùng kích thước (chiều rộng, chiều dày) lượng co rút của ván xẻ ở các vị trí khác nhau không giống nhau, đặc biệt khi ván có kích thước chiều rộng lớn, mức độ chênh lệch là rất đáng kể. Từ khóa: Độ co rút, hệ số co rút, Keo lá tràm, Keo tai tượng, vị trí theo mặt cắt ngang, vị trí theo phương bán kính. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình lưu giữ và sử dụng, gỗ luôn có xu hướng hút và nhả ẩm để đạt được độ ẩm thăng bằng nên trong quá trình gia công chế biến và sử dụng, đối với mọi loại hình sản phẩm thì nguyên liệu gỗ phải được hong phơi hoặc sấy khô đến độ ẩm nhất định. Khi hong phơi hoặc sấy gỗ (quá trình làm giảm ẩm) đến độ ẩm sử dụng luôn luôn xảy ra hiện tượng co rút. Nói cách khác, nhả ẩm, co rút là đặc tính tự nhiên của gỗ bắt buộc phải tính đến khi gia công và sử dụng gỗ. Khả năng co rút của gỗ phụ thuộc vào loại gỗ, khối lượng thể tích, vị trí trong cây, các tấm ván xẻ ở các vị trí trên mặt cắt ngang thường có độ co rút và khả năng biến hình khác nhau. Các nghiên cứu trong và ngoài nước về sự thay đổi tính chất gỗ theo chiều ngang thân cây chủ yếu tập trung về nghiên cứu sự thay đổi chiều dài sợi, khối lượng thể tích ở một số loại gỗ (Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016). Nguyễn Quý Nam (2006) đã nghiên cứu sự biến động về chiều dài sợi và khối lượng thể tích theo phương bán kính và theo chiều cao thân cây Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh.). Nguyễn Tử Kim (2009) đã nghiên cứu sự biến động tính chất gỗ Keo lai theo vùng sinh thái, trong đó tác giả có nghiên cứu sự biến động khối lượng thể tích của gỗ Keo lai theo chiều ngang thân cây, làm cơ sở cải thiện chất lượng gỗ Keo lai. Sichaleune Oudone, Nguyễn Văn Thiết (2016) đã nghiên cứu sự thay đổi khối lượng riêng và độ co rút của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh.) theo chiều cao và chiều ngang thân cây. Các tác giả kết luận khối lượng riêng và độ co rút của gỗ Bạch đàn trắng có thay đổi lớn theo chiều cao thân cây, còn theo chiều ngang thân cây mức độ thay đổi các tính chất này không lớn. Keo tai tượng, Keo lá tràm là hai loại cây mọc nhanh, được trồng nhiều ở Việt Nam. Tính chất vật lý, cơ học của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm được nhiều tác giả nghiên cứu, nhưng các kết quả công bố không hoàn toàn 142 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017

giống nhau do tính chất gỗ phụ thuộc vào tuổi cây, điều kiện sinh trưởng... Theo tiêu chuẩn ngành 04 TCN 66-2004 - Gỗ Việt Nam - Tên gọi và đặc tính cơ bản, gỗ Keo lá tràm có khối lượng thể tích là 560 kg/m 3 ; hệ số co rút thể tích là 0,41; độ bền uỗn tĩnh là 99 MPa; độ bền khi nén dọc thớ là 45 MPa; gỗ Keo tai tượng có khối lượng thể tích là 586 kg/m 3 ; hệ số co rút thể tích là 0,46; độ bền uốn tĩnh là 97 MPa; độ bền khi nén dọc thớ 42 Mpa (Bộ NN & PTNT, 2004). Nhìn chung gỗ Keo (tên gọi chung cho cả hai loại gỗ Keo tai tượng, Keo lai) có khả năng co rút ở mức độ trung bình đến cao, chênh lệch co rút hai chiều tiếp tuyến và xuyên tâm ở mức trung bình đến cao nên rất dễ bị khuyết tật biến hình, cong vênh. Hiện nay, gỗ Keo các loại được sử dụng phổ biến tại các xưởng sản xuất đồ gỗ, đặc biệt một khối lượng lớn gỗ Keo được dùng sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, cạnh tranh giá thành rất khắc nghiệt, cần phải sử dụng thật hợp lý và hiệu quả, giảm tối thiểu phế liệu sản xuất. Nghiên cứu sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các loại gỗ này, xác định được lượng co rút hợp lý do sấy của các loại ván xẻ ở các vị trí khác nhau trên thân cây theo phương bán kính là một trong những việc làm cần thiết, góp phần sử dụng hiệu quả gỗ. Tấm A (tấm 0) Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của vị trí theo phương bán kính đến độ co rút của gỗ Keo lá tràm, Keo tai tượng, từ đó xác định lượng co rút theo chiều dày, chiều rộng ván xẻ ở các vị trí khác nhau trên mặt cắt ngang khúc gỗ tròn. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Vật liệu: Gỗ Keo tai tượng 8-9 tuổi, gỗ Keo lá tràm 8-9 tuổi được khai thác tại Hòa Bình. Trong phạm vi bài báo, nghiên cứu được thực hiện với gỗ tròn Keo tai tượng, Keo lá tràm có đường kính 24 27 cm, chiều dày ván xẻ 22 25 mm. Thiết bị: Cân kỹ thuật, độ chính xác 0,01 g; thước kẹp, độ chính xác 0,01 mm; tủ sấy thí nghiệm, có thể điều chỉnh nhiệt độ 0-300 o C. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thực nghiệm xác định độ co rút ở các độ ẩm khác nhau dựa vào tiêu chuẩn TCVN 8048-13:2009 (tương đương ISO 4469:1981) Gỗphương pháp thử cơ lý - phần 13: Xác định độ co rút theo phương xuyên tâm và phương tiếp tuyến, có thay đổi cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Lựa chọn các khúc gỗ tròn thẳng, không bị mục, cắt các khúc có chiều dài từ 1,3-1,5 m từ 5 cây: 1 khúc/cây. Gỗ được xẻ khi còn tươi. Sơ đồ xẻ và lấy mẫu thể hiện ở hình 1. 0.3 0.2 0.1 Hình 1. Sơ đồ xẻ ván và thanh gỗ xác định độ co rút lớn nhất TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 143

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí theo phương bán kính đến độ co rút lớn nhất của gỗ Xác định độ co rút, hệ số co rút của mẫu gỗ dựa theo tiêu chuẩn TCVN 8048-13:2009 (tương đương ISO 4469:1981) Gỗ - phương pháp thử cơ lý - phần 13: Xác định độ co rút theo phương xuyên tâm và phương tiếp tuyến. Chuẩn bị mẫu: Xẻ 3 khúc gỗ tròn (khúc 1, 2, 3) theo sơ đồ như hình 1. Từ mỗi khúc lấy 01 tấm ván xuyên tâm A chiều dày 24 25 mm (sẽ gọi là tấm ván 0), từ tấm ván này gia công các thanh nhỏ (01, 02, 03 ) tiết diện ngang (24 26) x (24 26) mm, bào nhẵn 4 mặt. Sau đó cắt từ các thanh nhỏ này 20 mẫu/thanh, kích thước mẫu (20 23) x (20 23) x (29 30) mm. Đánh số hiệu các mẫu theo loại gỗ, theo thanh. Số hiệu mẫu được viết như sau: loại gỗ - thanh gỗ - mẫu gỗ trong thanh. Trong đó, loại gỗ: ký hiệu TT - Keo tai tượng; LT - Keo lá tràm; Các thanh gỗ được ký hiệu 01, 02, 03 theo thứ tự từ trong ra phía ngoài vỏ theo phương bán kính (phương xuyên tâm); các mẫu từ thanh gỗ được viết số hiệu từ 1 đến 20. Trong bài báo đã tiến hành thực nghiệm với 3 khúc gỗ tròn/loại gỗ, với 3 khúc ở phần gốc từ 3 cây khác nhau. Các bước tiến hành: Chuẩn bị mẫu và đánh số hiệu mẫu; Đánh dấu các vị trí đo kích thước. Cân khối lượng và đo kích thước các mẫu gỗ ở trạng thái tươi; Sấy các mẫu gỗ đến khô kiệt: cho các mẫu gỗ và tủ sấy, tăng dần nhiệt độ từ 50 o C đến 103±2 o C, sấy ở nhiệt độ này cho đến khi mẫu gỗ đạt trạng thái khô kiệt; Cân khối lượng và đo kích thước mẫu gỗ ở trạng thái khô kiệt; Tính toán kết quả. Độ co rút lớn nhất của gỗ được tính theo công thức (Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016; Lê Xuân Tình, 1998): Y max KTtuoi KT0 x100 (1) KT tuoi Trong đó: KT tuoi và KT 0 kích thước tiết diện ngang (chiều xuyên tâm và tiếp tuyến) của mẫu gỗ ở trạng thái tươi và trạng thái khô kiệt, mm. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của vị trí trên mặt cắt ngang đến hệ số co rút của ván xẻ của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm Trong bài báo đã xác định độ co rút, hệ số co rút theo chiều dày và chiều rộng ván thông qua kích thước tiết diện ngang mẫu gỗ cắt từ tấm ván xẻ. Chuẩn bị mẫu xác định hệ số co rút của ván xẻ: Sử dụng 5 khúc gỗ tròn dài 1,3 1,5 m từ 5 cây khác nhau, trong đó: 3 khúc gỗ xẻ theo sơ đồ hình 1 và 2 khúc gỗ còn lại được xẻ theo sơ đồ hình 2. Hình 2. Sơ đồ xẻ gỗ xác định hệ số co rút 144 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017

Từ các khúc gỗ tròn theo theo sơ đồ hình 2 xẻ các tấm ván chiều dày 22-25 mm, từ trong ra ngoài vỏ với các số hiệu ván 0, ván 1, ván 2, ván 3. Từ mỗi tấm ván này cắt ba mẫu dài 100 mm ở 3 vị trí: hai đầu và giữa, trong đó mẫu ở hai đầu được cắt cách đầu ván 50 mm như hình 3, rọc rìa và đánh số hiệu. Số hiệu mẫu được viết như sau: Loại gỗ Ván - Mẫu trong tấm vá ( LG-V-M). Trong đó: LG - TT hoặc LT tương ứng với Keo tai tương, Mẫu 1 Keo lá tràm; V từ 0 đến 3; M từ 1 đến 3. Các bước tiến hành: Xẻ các khúc gỗ tròn theo sơ đồ hình 1 và 2. Từ mỗi tấm ván xẻ cắt 3 mẫu ván/tấm ván xẻ theo sơ đồ hình 3. Ở trạng thái tươi gia công các mẫu ván từ các tấm ván xẻ. Đo kích thước chiều dày và chiều rộng của mẫu ở trạng thái tươi. Hong phơi và sấy các mẫu ván đến độ ẩm 13-16%. Đo kích thước mẫu ở trạng thái khô (ở độ ẩm 13 16%). Xác định độ ẩm mẫu ván: Mẫu 2 Mẫu 3 50 50 100 100 100 Hình 3. Sơ đồ cắt mẫu từ ván xẻ + Cắt các mẫu nhỏ ở vị trí giữa tính theo chiều rộng mẫu ván, kích thước mẫu nhỏ: chiều dài bằng chiều dài (dọc thớ) mẫu ván, chiều rộng bằng chiều dày mẫu ván, chiều dày khoảng 5 mm). + Cân khối lượng mẫu nhỏ và cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 103±2oC đến khô kiệt, cân khối lượng mẫu nhỏ ở trạng thái khô kiệt. + Tính độ ẩm mẫu nhỏ: Độ ẩm mẫu nhỏ được xem như độ ẩm của mẫu ván. Tính toán độ co rút, hệ số co rút của mẫu ván. Độ co rút của gỗ từ trạng thái tươi đến trạng thái khô được tính theo công thức (Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016): KTtuoi KTW Y(tuoi W ) x100 (2) KTtuoi Trong đó: KTtuoi và KTw kích thước tiết diện ngang (chiều xuyên tâm và tiếp tuyến) của mẫu gỗ ở trạng thái tươi và trạng thái khô, mm. Hệ số co rút được tính theo công thức (Lê Xuân Tình, 1998; Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016; Vũ Huy Đại và cộng sự, 2014): Y(tuoi W ) (3) Y K W 30 W Trong đó: Y(tuoi W)- Độ co rút của gỗ từ trạng thái tươi đến độ ẩm W; ΔW - Chênh lệch độ ẩm. 2.2.3. Phương pháp xác định lượng co rút của ván xẻ Lượng co rút được tính theo công thức (Vũ Huy Đại và cộng sự, 2014; Vũ Huy Đại và cộng sự, 2016; Кречетов И. В., 1997;.C. Cерговский, 1985): N= Kc.S. (Wbh- Wc), mm (4) Trong đó: N - lượng co rút của gỗ từ độ ẩm bão hòa đến độ ẩm cuối; Kc - hệ số co rút; S kích thước của gỗ; Wbh - độ ẩm bão hòa thớ gỗ, lây bằng 30%; Wc - độ ẩm cuối cùng của gỗ, trong bài báo lấy bằng 12%. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 145

Hình 4. Hình ảnh xẻ ván từ gỗ tròn III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Ảnh hưởng của vị trí trên mặt ngang đến độ co rút lớn nhất của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm Kết quả xác định độ co rút lớn nhất và chênh lệch tỷ lệ co rút giữa hai chiều tiếp tuyến và xuyên tâm được tổng hợp ở bảng 1. Bảng 1. Độ co rút lớn nhất của gỗ Loại gỗ Thanh gỗ Y xt max, % Y tt max, % Y tt /Y xt TT.1.0.1 3,93 (±0,54) 7,80(±0,36) 2,02 TT.1.0.2 3,48(±0,59) 7,25(±0,41) 2,15 TT.1.0.3 3,31(±0,44) 7,16(±0,80) 2,19 TT.2.0.1 3,72(±0,42) 7,51(±0,90) 2,04 Keo tai tượng TT.2.0.2 3,61(±0,41) 8,30(±0,71) 2,33 TT.2.0.3 3,13(±0,29) 8,06(±0,73) 2,59 TT.3.0.1 3,64(±0,42) 7,69(±0,68) 2,14 TT.3.0.2 3,50(±0,50) 7,95(±0,59) 2,32 TT.3.0.3 3,47(±0,41) 8,12(±0,31) 2,37 LT.1.01 3,33(±0,50) 7,52(±0,50) 2,31 LT.1.02 3,26(±0,34) 7,86(±0,46) 2,44 LT.1.03 3,17(±0,33) 8,21(±0,35) 2,61 LT.2.01 3,50(±0,44) 7,22(±0,51) 2,09 Keo lá tràm LT.2.02 3,27(±0,39) 7,87(±0,46) 2,43 LT.2.03 3,15(±0,46) 8,22(±0,60) 2,66 LT.3.01 3,36(±0,43) 7,53(±0,46) 2,28 LT.3.02 3,15(±0,36) 7,88(±0,43) 2,54 LT.3.03 3,10(±0,36) 8,12(±0,68) 2,65 Kết quả ở bảng 1 cho thấy, theo vị trí phương bán kính từ phía trong (tủy) ra ngoài (vỏ), từ thanh 01 đến thanh 03 (xem hình 5) độ co rút chiều xuyên tâm của các thanh gỗ có xu hướng giảm dần, theo chiều tiếp tuyến thì tăng dần, chỉ ở khúc 1 các thanh TT.1.0.1 đến thanh TT.1.0.3 giảm dần có độ co rút chiều tiếp tuyến giảm dần trong ra ngoài. 146 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017

tt 03 02 xt 01 Hình 5. Vị trí các thanh gỗ và các chiều xuyên tâm (xt), tiếp tuyến (tt) Kết quả phân tích phương sai cho thấy, theo vị trí theo phương bán kính, có sự khác biệt về độ co rút của hầu hết các thanh gỗ (so sánh độ co rút của 3 thanh từ 1 tấm ván của mỗi khúc gỗ). Trên cùng một tấm ván xuyên tâm (tấm A) từ trong ra phía ngoài vỏ chu vi của danh giới vòng năm tăng dần (hình 5) nên mức độ xuyên tâm của các thanh gỗ tăng dần dẫn đến độ co rút xuyên tâm có xu hướng giảm. Độ co rút tiếp tuyến lớn nhất tăng dần từ trong ra ngoài, điều này có thể giải thích do sự tăng dần khối lượng thể tích và mức độ song song với vòng năm của các thanh gỗ tăng lên (tương ứng với tăng dần mức độ tiếp tuyến của thanh gỗ). Kết quả ở bảng 1 cũng cho thấy chênh lệch về co rút giữa hai chiều tiếp tuyến và xuyên tâm (Y tt /Y xt ) của các thanh gỗ từ ba khúc gỗ đều có xu hướng tăng từ vị trí 01 đến 03 tính từ trong ra phía ngoài vỏ. Đây là một trong những cơ sở giải thích hiện tượng gặp trong thực tiễn xẻ gỗ: các tấm ván xẻ càng gần phía vỏ càng dễ bị cong vênh, biến hình. 3.2. Ảnh hưởng của vị trí trên mặt cắt ngang đến hệ số co rút của ván xẻ của gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm Kết quả tính hệ số co rút được được tổng hợp ở bảng 2. Kết quả thực nghiệm cho thấy, với cả 2 loại gỗ, cả 5 khúc gỗ/loại gỗ các mẫu ván đặc trưng cho ván xẻ từ trong ra ngoài có hệ số co rút theo chiều dày giảm dần, hệ số co rút theo chiều rộng tăng rõ rệt. Bảng 2. Hệ số co rút của mẫu ván xẻ từ gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm Gỗ Keo tai tượng Khúc gỗ Hệ số co rút Khúc 1 K dày K rộng 0,34 0,12 0,34 0,16 0,29 0,24 0,27 0,26 Khúc 2 K rộng 0,14 0,16 0,23 0,30 K dày 0,36 0,34 0,31 0,29 Khúc 3 K rộng 0,13 0,15 0,25 0,28 K dày 0,36 0,34 0,32 0,28 Khúc 4 K rộng 0,13 0,16 0,25 0,28 K dày 0,35 0,33 0,16 0,28 Khúc 5 K dày 0,36 0,36 0,32 0,29 K rộng 0,13 0,15 0,25 0,28 Trung bình K dày 0,35 0,34 0,28 0,28 của 5 ván thuộc 5 khúc gỗ K rộng 0,13 0,16 0,24 0,28 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 147

Gỗ Keo lá tràm Khúc gỗ Hệ số co rút K dày 0,33 0,32 0,27 0,26 Khúc 1 K rộng 0,11 0,13 0,24 0,29 Khúc 2 Khúc 3 Khúc 4 Khúc 5 Trung bình của 5 ván thuộc 5 khúc gỗ K dày 0,35 0,32 0,29 0,24 K rộng 0,11 0,13 0,24 0,29 K dày 0,33 0,32 0,28 0,25 K rộng 0,12 0,15 0,23 0,28 K dày 0,35 0,34 0,27 0,25 K rộng 0,12 0,14 0,24 0,27 K dày 0,33 0,32 0,29 0,26 K rộng 0,12 0,14 0,25 0,28 K dày 0,34 0,32 0,28 0,25 K rộng 0,12 0,14 0,24 0,28 Điều này có thể giải thích qua vị trí vòng năm trên tiết diện ngang của tấm ván (hình 2). Tấm ván 1 gần tủy là ván xuyên tâm, càng ra phía vỏ mức độ xuyên tâm của các tấm ván giảm, tấm ván ngoài là ván tiếp tuyến. Co rút theo chiểu rộng giảm vì càng ra phía ngoài chiều rộng ván càng xa tủy, góc hợp bởi đường trung hòa của ván và tiếp tuyến vòng năm tại điểm cắt càng giảm. Vì thế, với các tấm ván tiếp tuyến, càng gần phía vỏ mức độ co rút của chiều rộng ngoài càng lớn hơn của chiều rộng trong, gây nên hiện tượng cong hình máng. Biểu đồ hệ số co rút trung bình của các tấm ván ở các vị trí (0, 1, 2, 3) của 5 khúc gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm được thể hiện ở hình 6, 7. Hình 6. Hệ số co rút của ván xẻ ở các vị trí khác nhau của gỗ Keo tai tượng 148 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017

Hình 7. Hệ số co rút của ván xẻ ở các vị trí khác nhau của gỗ Keo lá tràm 2.3. Xác định lượng co rút do sấy của ván xẻ Bảng 3. Lượng co rút do sấy của ván xẻ gỗ Keo tai tượng, Keo lá tràm xẻ từ gỗ tròn đường kính 24 27 cm Kích thước Lượng co rút của ván xẻ từ gỗ Keo tai tượng, mm Lượng co rút của ván xẻ từ gỗ Keo lá tràm, mm Chiều rộng danh nghĩa, mm (K c =0,13) (K c =0,16) (K c =0,24) (K c =0,28) (K c =0,12) (K c =0,14) (K c =0,25) (K c =0,28) 50 1,17 1,44 2,16 2,52 1,08 1,26 2,25 2,52 60 1,40 1,73 2,59 3,02 1,30 1,51 2,70 3,02 70 1,64 2,02 3,02 3,53 1,51 1,76 3,15 3,53 80 1,87 2,30 3,46 4,03 1,73 2,02 3,60 4,03 90 2,11 2,59 3,89 4,54 1,94 2,27 4,05 4,54 100 2,34 2,88 4,32 5,04 2,16 2,52 4,50 5,04 120 2,81 3,46 5,18 6,05 2,59 3,02 5,40 6,05 140 3,28 4,03 6,05 7,06 3,02 3,53 6,30 7,06 Chiều dày danh nghĩa, mm (K c =0,35) (K c =0,34) (K c =0,31) (K c =0,28) (K c =0,34) (K c =0,32) (K c =0,28) (K c =0,25) 20 1,26 1,22 1,12 1,01 1,22 1,15 1,01 0,90 25 1,58 1,53 1,40 1,26 1,53 1,44 1,26 1,13 30 1,89 1,84 1,67 1,51 1,84 1,73 1,51 1,35 35 2,21 2,14 1,95 1,76 2,14 2,02 1,76 1,58 40 2,52 2,45 2,23 2,02 2,45 2,30 2,02 1,80 45 2,84 2,75 2,51 2,27 2,75 2,59 2,27 2,03 50 3,15 3,06 2,79 2,52 3,06 2,88 2,52 2,25 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 149

Lượng co rút do sấy ván xẻ theo công thức (4), trong đó hệ số co rút được lấy theo các giá trị trung bình ở bảng 2, phụ thuộc vào vị trí ván (0, 1, 2 hoặc 3). Kết quả tính lượng co rút ván xẻ do sấy từ trạng thái tươi đến độ ẩm 12% của ván xẻ chiều rộng 20, 25, 30, 35, 40, 45, 50 mm, chiều rộng 50, 60, 70, 80, 90, 100, 120 mm được thể hiện ở bảng 3. Từ bảng 3 có thể thấy, lượng co rút của ván xẻ ở các vị trí khác nhau có sự chênh lệch, chiều rộng ván hoặc thanh càng lớn mức độ chênh lệch lượng co rút các tấm ván ở các vị trí khác nhau càng lớn. Điều này cần xem xét và tính toán khi lập bản đồ xẻ, khi gia công các thanh gỗ tránh gây lãng phí hoặc phôi liệu gỗ. IV. KẾT LUẬN Theo vị trí phương bán kính từ trong ra ngoài độ co rút chiều xuyên tâm của các thanh gỗ có xu hướng giảm dần, theo chiều tiếp tuyến tăng dần. Hầu hết ở các khúc gỗ tròn trong phạm vi nghiên cứu có sự khác biệt về độ co rút của gỗ Keo tai tương, Keo lá tràm theo phương bán kính Trên cùng một khúc gỗ tròn, khi xẻ theo phương pháp xẻ suốt tính từ trong ra ngoài ván xẻ có hệ số co rút chiều dày giảm, hệ số co rút chiều rộng tăng rõ rệt. Với gỗ Keo tai tượng, các tấm ván xẻ tính từ phía tâm ra phía vỏ có hệ số co rút chiều dày bằng 0,35; 0,34; 0,28; 0,28; hệ số co rút chiều rộng bằng 0,13; 0,16; 0,24; 0,28. Với gỗ Keo lá tràm, trị số các đại lượng vừa nêu lần lượt là 0,34; 0,32; 0,28; 0,25 và 0,12; 0,14; 0,24; 0,28. Trên cùng một khúc gỗ tròn khi xẻ ván có cùng kích thước (chiều rộng, chiều dày) lượng co rút của ván xẻ ở các vị trí khác nhau có khác nhau, đặc biệt khi ván có kích thước chiều rộng lớn, mức độ chênh lệch là rất đáng kể. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT, Gỗ Việt Nam, tên gọi và đặc tính cơ bản, Tiêu chuẩn ngành 04 TCN 66-2004. 2. Vũ Huy Đại và cộng sự (2014), Giáo trình Công nghệ sấy gỗ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Vũ Huy Đại và cộng sự (2016), Giáo trình Khoa học Gỗ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Hoàng Thị Hiền và cộng sự (2016), Xác định lượng co rút do sấy của ván xẻ một số loại gỗ rừng trồng, Báo cáo tổng kết đề tài NCKH sinh viên năm 2016, Trường Đại học Lâm nghiệp. 5. Nguyễn Quý Nam (2006), Sự biến động về chiều dài sợi và khối lượng thể tích trên thân cây Bạch đàn trắng (Eucalypnus camaldulensis Dehnh.), Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp. 6. Lê Xuân Tình (1998), Khoa học gỗ, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyen Tu Kim (2009), Study on wood properties for improvement and development of Acacia hybrid in Vietnam, Biology doctoral thesis, Institute Kyushu, Japan. 8. Sichaleune Oudone, Nguyễn Văn Thiết (2016), Sự thay đổi tính chất vật lý của gỗ Bạch đàn trắng (Eucalyptus camaldulensis Dehnh.) theo chiều dọc và chiều ngang thân cây, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, số 4-2016. 9..C. Cерговский (1985), Гидротермическая обработка и консервирование древесины, Издательство Лесная промышленность, Москва. 10. Кречетов И. В. (1997), Сушка Древесины, Лесная Промышленность, Москва. 150 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017

EFFECTS OF THE POSITION IN THE TRUNK FOLOWING THE RADIUS DIRECTION ON THE SHRINKAGE OF ACACIA MANGIUM, ACACIA AURICULIFORMIS Hoang Thi Hien 1, Tran Dinh Duy 2, Dao Kha Giang 3, Kieu Thi Anh 4, Cao Thi Hau 5, Ta Thi Phuong Hoa 6 123456 Vietnam National University of Forestry SUMMARY The article presents the effects of the position of the trunk due to the radius direction on the shrinkage of Acacia mangium, Acacia auriculiformis in 2 cases: i) The effects of the position on the cross section to the largest shrinkage of Acia mangium, Acacia auriculiformis. According to the location of the radius from the inside of the pulp to the outside of the shell, the radial shrinkage of wood boards is in the decrease trend, in the increase of tangle direction, in rounded timber of both Acacia mangium and Acacia auriculiformis,which have the difference in the shrinkage in different position by the radius direction; ii) The effects of the position to the width shrinkage parameters which lead to the decrease of the thickness cross section of sawn boards of Acacia mangium, Acacia auriculiformis. In the same rounded timber, when cut off in the method of cutting through the inside to outside, sawn boards have the decreased thickness shrinkage, the width shirkage increases considerably. Acacia mangium has the thickness shrinkage coefficient between 0.35 and 0.28 while the width shirkage coefficient is between 0.13 and 0.28; Acacia auriculiformis has the corresponding parameters between 0.34 and 0.25 and 0.1 and 0.28. The results indicates that the shrinkage of sawn boards has the same size on the same rounded timber when cut off (width, thickness) the amount of the shrinkage of sawn boards in different positions is different, especially boards with large width, there is no considerable difference. Keywords: Acacia auriculiformis, Acacia mangium, shrinkage, shrinkage coefficient, the position by cross section, the position by radius direction. Ngày nhận bài : 08/6/2017 Ngày phản biện : 15/6/2017 Ngày quyết định đăng : 27/6/2017 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP SỐ 4-2017 151