Khóa LUYỆN THI THPT QG 2018 GV: Vũ Thị Dung Facebook: DungVuThi.HY BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến

Tài liệu tương tự
Bình giảng đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến của Quang Dũng: "Sòng mã xa rồi Tây Tiến ơi… Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"

Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng chọn lọc hay nhất

Bình giảng 14 câu đầu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

TRƯỜNG THPT CHUYỀN NGUYỄN TRÃI

ĐỀ 4 : Phân tích làm nổi bật Tây Bắc hùng vĩ và dữ dội qua nỗi nhớ của Quang Dũng ( Tây Tiến của Quang Dũng) I/ Mở bài : Quang Dũng sinh năn 1921, mất

Vẻ đẹp bi tráng cùa hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng – Bài tập làm văn số 3 lớp 12

Bình giảng đoạn 3 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

dethithu.net - Website Đề Thi Thử THPT Quốc Gia tất cả các môn.cập nhật liên tục. Truy cập tải ngay!! SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước – Văn mẫu lớp 12

Bình giảng đoạn 2 bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Hỗ trợ ôn tập [ĐỀ CƯƠNG CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC] Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 VĂN MẪU LỚP 12: TÂY

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

Kể lại một kỷ niệm sâu sắc nhất về gia đình, bạn bè, người thân, thầy cô – Bài tập làm văn số 2 lớp 10

ẨN TU NGẨU VỊNH Tác giả: HT. THÍCH THIỀN TÂM ---o0o--- Nguồn Chuyển sang ebook Người thực hiện : Nam Thiên

À TÌM NHAU Tôn-Nữ Mai-Tâm Cánh hoa Mai tan tác rơi từng mảnh Rũ rượi buồn Tâm héo úa tàn phai Đúng lúc tinh thần Uyển Nhi như đang rơi vào tình trạng

Phân tích bài thơ Ánh trăng – Văn mẫu lớp 9

36

Phân tích hình ảnh người lính trong hai tác phẩm Đồng chí và Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Hà Nội, những Mùa Xuân Phai Lê Hữu Hà Nội yêu, anh vẫn yêu muốn khóc (1) Tôi chưa hề nghe ai nói yêu muốn khóc bao giờ, chỉ độc nhất có một người làm

Tràng Giang

Đôi mắt tình xanh biếc 1 THÍCH THÁI HÒA ĐÔI MẮT TÌNH XANH BIẾC NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA VĂN NGHỆ

 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

TÂY TIẾN QUANG DŨNG 34 câu không một câu nào non nớt bằng phẳng, trái lại câu nào cũng có nội lực riêng, tạo nên khí vị chung cho bài thơ. Một khí vị

Cảm nhận của em về hình ảnh quê hương trong thơ Tế Hanh

TRƯỜNG THPT MINH KHAI ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN I NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; KHỐI: C, D. Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đ

Phân tích bài thơ “Đàn ghi-tar của Lor ca” của Thanh Thảo – Văn hay lớp 12

Phân tích hai khổ thơ cuối bài Tràng Giang của Huy Cận

Cảm nhận về bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận

Bình giảng bài thơ thu vịnh của Nguyễn Khuyến

Phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu


Cảm nhận về bài Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nghĩ về mái trường

Cảm nhận về “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu

Nghị luận xã hội về tình yêu quê hương đất nước

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ LỐI SỐNG ĐẸP

Thuyết minh về hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông hương qua bài “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Gia Sư Tài Năng Việt ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TIẾNG VIỆT ĐỀ 1 I. ĐỌC THẦM VÀ LÀM BÀI TẬP : CÂY ÂM NHẠC Đầu mùa hè là những nốt nhạc


CHUYÊN ĐỀ: HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM A. TÁC GIẢ - TÁC PHẨM 1. Tác giả: Thạch Lam ( ) a. Cuộc đời: - Ông là nhà văn trong Tự Lực Văn Đoàn. - Đặc

Phân tích hình tượng người lính qua một số bài thơ tiêu biểu trong kháng chiến chống Pháp

Tác Giả: Cổ Long QUỶ LUYẾN HIỆP TÌNH Hồi 12 Giang Hồ Ân Oán Nhóc trọc đầu và Nhóc mặt rổ chẳng phải quá nhỏ tuổi, có lúc hai gã cũng giống người lớn,

Phân tích bài thơ “Nhớ rừng” của Thế Lữ – Ngữ Văn 9

Microsoft Word - DoaHongChoNguoiYeuDau-NXCuong.doc

1 BẠCH VIÊN TÔN CÁC KỊCH THƠ LÊ THỊ DIỆM TẦN

Hocvan12.com I. Kiến thức cơ bản 1. Kiến thức về tác giả - Vị trí nhà thơ: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong ph

Phân tích vẻ đẹp cổ điển mà hiện đại trong bài thơ “Tràng Giang” của Huy Cận

Phân tích bài thơ Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du – Văn hay lớp 10

Tình Yêu của Cô Láng Giềng Đoàn Dự Cách đây khoảng năm, khi nhạc sĩ Tô Vũ còn sống, bà Q.Việt Nữ công gia chánh ở bên Úc, hình như sang chơi bên

Cảm nhận của em về tùy bút “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng

MỘT VÀI VẺ ĐẸP CỦA NGÔN NGỮ VĂN CHƯƠNG TRONG CÁC BÀI TẬP ĐỌC Ở TIỂU HỌC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ RÈN KĨ NĂNG CẢM THỤ VĂN HỌC CHO HỌC SINH Lê Phương Nga ĐHSP Hà

Phân tích bài Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn

Phân tích truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

Tả cảnh mặt trời mọc trên quê hương em

Vỡ Hoang Trước Bình Mình Cung Tích Biền Đêm động phòng hoa chúc mà không thể làm tình, có chăng chuyện xảy ra với một gã liệt dương đặt bày cưới vợ. C

Kinh Bat Chu Tam Muoi - HT Minh Le Dich

Pha Lê vừa đi lên phòng , cô bắt gặp Ngọc Bạch đang đứng nơi góc hành lang nói chuyện điện thoại với ai đó

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương – Bài tập làm văn số 2 lớp 11

Thuyết minh về cây hoa đào – Văn mẫu lớp 8

Chương 16 Kẻ thù Đường Duyệt càng hoài nghi, không rõ họ đang giấu bí mật gì. Tại sao Khuynh Thành không ở bên cạnh nàng, rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì

Phần 1

Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Phân tích Bài ca ngắn đi trên bãi cát của Cao Bá Quát

Mấy Điệu Sen Thanh - Phần 4

Tu là cõi phúc TU LÀ CÕI PHÚC Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi. Còn 'tình là cõi tiên' hay 'tình là giây oan' thì cũng còn tùy theo đương sự.

Em hãy tưởng tượng và kể lại một cuộc gặp gỡ với một trong các nhân vật cổ tích hoặc truyền thuyết

HỒI I:

Phần 1

Đà Lạt Ngày Tôi Đi _ (Minh Tâm) (Truyện)

NỖI GHEN DỊU DÀNG

Dàn ý Phân tích hình tượng sông Đà trong Người lái đò sông Đà

KINH PHÁP CÚ Illustrated Dhammapada Illustrations by Mr. P. Wickramanayaka Tâm Minh Ngô Tằng Giao CHUYỂN DỊCH THƠ

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦN THƠ

Tả quang cảnh một buổi sáng trên quê hương em

Chiều Trên Phá Tam Giang Trần Thiện Thanh Chiều Trên Phá Tam Giang anh chợt nhớ em nhớ ôi niềm nhớ ôi niềm nhớ đến bất tận em ơi! em ơi! Giờ này thươn

Đề 11: Hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ, con người trong Đoàn thuyên đánh cá của Huy Cận – Bài văn chọn lọc lớp 9

Phân tích bài thơ Chiều tối

Tả một cảnh đẹp mà em biết

Trần Thị Thanh Thu

SỐ 112 MÙA THU TEXAS 2019 TRANG 47 Đọc Lại Lá Thư Cũ Số 60 AH Trần Trung Trực Không những vậy mà còn hay, xuất sắc là đằng khác. Thử xem: 1- Trang 1-4

Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Microsoft Word - tuong nho19_6

Cúc cu

Thuyết minh về tác giả Nguyễn Du

Cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

Microsoft Word - emlatinhyeu14.doc

Tải truyện Nàng Không Là Góa Phụ | Chương 16 : Chương 16

Phân tích giá trị hiện thực và nhân đạo trong Vợ nhặt

Microsoft Word - nguyenminhtriet-phugiadinh[1]

Microsoft Word - Chieu o thi tran Song Pha.doc

Microsoft Word - doc-unicode.doc

Bình giảng bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu

Bản ghi:

BÀI 4 Chuyên đề: LUYỆN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức TÂY TIẾN - Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên miền tây Tổ quốc và hình ảnh người lính Tây Tiến. - Nắm được những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: bút pháp lãng mạn, những sáng tạo về hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. 2. Về kĩ năng - Đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. - Rèn kĩ năng cảm thụ thơ. 3. Về thái độ Biết yêu mến, trân trọng, tự hào về những người lính trong chiến tranh. B. NỘI DUNG BÀI HỌC I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả - Nghệ sĩ đa tài: vẽ tranh, sáng tạc nhạc, viết văn xuôi, nhưng trước hết là một nhà thơ. Trước 1945 đã làm thơ nhưng thực sự được biết đến rộng rãi từ bài Tây Tiến (1948) và một số bài thơ khác trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. - Thơ Quang Dũng: vừa hồn nhiên vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng khoáng và đậm chất lãng mạn - đặc biệt là khi ông viết về người lính Tây Tiến và xứ Đoài (Sơn Tây) của mình. 2. Văn bản - Hoàn cảnh sáng tác: + Đầu năm 1947, Quang Dũng được điều động gia nhập đơn vị Tây Tiến vừa mới thành lập. + Cuối năm 1948, Quang Dũng rời đơn vị Tây Tiến đi nhận nhiệm vụ khác. Tại làng Phù Lưu Chanh (thuộc tỉnh Hà Đông cũ, nay là Hà Nội), ông viết bài thơ. - Binh đoàn Tây Tiến: + Thành lập năm 1947, Quang Dũng là đại đội trưởng. + Địa bàn hoạt động: một vùng rộng lớn bao gồm các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả bên kia biên giới Việt - Lào vùng núi rừng hiểm trở, hoang sơ, khí hậu khắc nghiệt, điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn. Moon.vn - Học để khẳng định mình 1 Hotline: 0432 99 98 98

+ Nhiệm vụ: vừa đánh tiêu hao lực lượng địch, vừa tuyên truyền vận động nhân dân kháng chiến. + Thành phần: phần đông là thanh niên Hà Nội thuộc nhiều tầng lớp, họ mang vào chiến trường tâm hồn phơi phới, trẻ trung, lãng mạn; hầu hết lính Tây Tiến đều bị sốt rét và không ít người đã hi sinh vì ốm đau, bệnh tật nhưng họ vẫn hết sức lạc quan. - Nhan đề: Ban đầu là Nhớ Tây Tiến. Về sau, khi đưa vào tập Rừng biển quê hương, tác giả đổi lại là Tây Tiến cô đọng, hàm súc (vừa gợi đến binh đoàn Tây Tiến, vừa gợi đến những xúc cảm vượt ra ngoài nỗi nhớ đơn thuần). II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây và hình ảnh người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân 1.1. Đoạn 1 * Hai câu thơ đầu: tiếng gọi tha thiết, tự nhiên được thốt ra từ trong lòng người chiến sĩ xa Tây Tiến. - Đối tượng: Sông Mã - Tây Tiến - rừng núi ba đối tượng khác nhau đồng hiện trong nỗi nhớ, gợi lên cả cảnh (vùng địa bàn hoạt động) và người (Tây Tiến), tất cả hòa vào nhau, cùng ùa về trong nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình. - Từ ngữ giàu sức gợi: + Hai chữ xa rồi gợi xúc cảm bồi hồi chen lẫn nỗi tiếc nuối. + Điệp từ nhớ : đong đầy nỗi nhớ cho câu thơ. + Từ láy chơi vơi : gợi mênh mang, chiều dài, chiều rộng của nỗi nhớ chập chờn, đứt nối nhưng day dứt, thường trực khôn nguôi. * Nỗi nhớ đi vào cụ thể: - Nhớ cảnh: + Hàng loạt các từ chỉ địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu: những địa danh nơi Quang Dũng và binh đoàn Tây Tiến đã đi qua, cho thấy những kỉ niệm được khắc ghi một cách đậm nét; cái nhìn dõi theo bước đường hành quân của Quang Dũng đối với những đồng đội. + Nhiều câu thơ được viết chủ yếu bằng thanh trắc, mang đến lời thơ âm điệu chắc, khỏe ( Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi, Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm, Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống ). + Ngôn từ giàu tính tạo hình: Các động từ mạnh: lấp, gầm thét gây ấn tượng về một thiên nhiên khắc nghiệt, dữ dội, đầy hiểm nguy. Các từ láy: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút gợi địa hình gồ ghề, cheo leo, hiểm trở, cao vắng, xa ngái, sâu hun hút; chiều chiều, đêm đêm (láy toàn phần) gợi thời gian thường xuyên, thường trực. Moon.vn - Học để khẳng định mình 2 Hotline: 0432 99 98 98

Điệp từ: dốc, ngàn thước kết hợp nhịp 4/3 cùng phép đối lập ( dốc lên khúc khuỷu >< dốc thăm thẳm, ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống ) gợi sự nối tiếp của những con dốc, bước chân nối tiếp bước chân, địa hình cheo leo, hiểm trở. + Xen kẽ với những câu thơ toàn thanh trắc là những dòng thơ toàn thanh bằng với những hình ảnh thơ đẹp khiến mạch thơ chuyển đổi đột ngột. Mường Lát hoa về trong đêm hơi : gợi vẻ đẹp mềm mại, huyền hoặc, thơ mộng, thanh dịu hương núi rừng của núi rừng Tây Bắc. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi : Hình ảnh ngôi nhà chìm trong cơn mưa gợi vẻ đẹp huyền ảo, xóa đi cảm giác rợn ngợp, nguy hiểm của núi rừng đèo dốc. Khung cảnh thiên nhiên núi rừng miền tây hiện lên vừa hùng vĩ, dữ dội, cheo leo, hiểm trở vừa thơ mộng, trữ tình, lãng mạn. - Người lính: Không xuất hiện trực tiếp mà ẩn hiện, thấp thoáng phía sau khung cảnh thiên nhiên. + Hình ảnh thơ độc đáo súng ngửi trời : gợi nét lãng mạn, tinh nghịch, đầy chất lính của lính Tây Tiến. Con người ở tư thế cao hơn hẳn thiên nhiên hùng vĩ. + Hành quân qua địa hình cheo leo, hiểm trở, dữ dội, khí hậu khắc nghiệt, những người lính Tây Tiến phải đối diện với biết bao gian khổ: Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời. Mệt quá và gục xuống Có hai cách hiểu: Cái chết: cách nói nhẹ nhàng, cái chết như một giấc ngủ mệt. bỏ quên đời : gợi vẻ đẹp ngang tàng, khí phách. gục lên súng mũ : tô đậm tư thế sẵn sàng chiến đấu của người lính, cây súng không rời xa các anh ngay cả khi các anh hi sinh. Người lính can trường, dũng cảm. + Hình ảnh người lính hiện lên với tâm hồn lãng mạn: Người lính chính là chủ thể điểm nhìn của khung cảnh thiên nhiên (hùng vĩ, thơ mộng). Hình ảnh người lính trong cảnh vui vầy, sum họp, ấm áp tình quân dân (hai câu cuối đoạn). Nhớ ôi : nỗi nhớ đột ngột trào dâng. Mùa em : cách nói lạ, thời gian được tri nhận bằng hình ảnh em, mùa em là mùa có em, mùa gắn với bóng hình em với bao cử chỉ ân cần yêu thương. Hương nếp xôi trở thành mùi hương đặc trưng gợi nhớ tới thiên nhiên, con người Mai Châu, gợi nhớ tình em ngát đượm. Tiểu kết: Thiên nhiên dữ dội, thơ mộng; người lính can trường, lãng mạn. 1.2. Đoạn 2 - Bốn câu trước: Cảnh đêm liên hoan tưng bừng, rực rỡ sự gắn bó giữa những người lính Tây Tiến với nhân dân các bản làng, tâm hồn trẻ trung, lãng mạn của những người lính. Moon.vn - Học để khẳng định mình 3 Hotline: 0432 99 98 98

+ Cảnh vừa thực vừa ảo: ảo: ánh sáng lung linh, rực rỡ, huyền ảo thực: không khí sôi nổi + Đẹp: Hội đuốc hoa bừng lên : bất ngờ. Hình ảnh những cô gái Tây Bắc: lộng lẫy xiêm áo, e ấp, tình tứ khiến các chàng lính ngỡ ngàng, ngạc nhiên ( kìa ). Âm thanh: tiếng khèn, man điệu làm say lòng người. + Câu cuối: sáu thanh bằng ( về Viên Chăn xây hồn thơ ) góp phần khắc họa đường nét, âm thanh, ánh sáng quyến rũ, say mê. Lính Tây Tiến: lạc quan, yêu đời, vượt lên trên mọi gian khổ bằng nghị lực phi thường. - Bốn câu sau: Cảnh sông nước Tây Bắc gắn liền với cảm hứng lãng mạn, anh hùng. Bức tranh mở ra bằng buổi chiều sương giăng, không gian rộng gợi nỗi bâng khuâng xao xuyến. Hình ảnh bờ lau, con người trên thuyền độc mộc gợi vẻ thơ mộng, ngây ngất. + Hình ảnh dáng người trên độc mộc : Tác giả phác gợi lại trong nỗi nhớ cái dáng uyển chuyển của cô lái đò người Thái xuôi thuyền về Châu Mộc. + Hình ảnh hoa đong đưa : cái ngả nghiêng, đong đưa, tình tứ của những bông hoa rừng dường như muốn làm duyên bên dòng thác lũ. Các hình ảnh đẹp, được ghi nhanh bằng vài nét loáng thoáng cốt giữ lại cái hồn cho khung cảnh sông nước đầy chất thơ của Tây Bắc. Nét đẹp phảng phất. Sự vật, con người gần gũi. Tiểu kết: Đoạn thơ tiếp tục thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của Quang Dũng về binh đoàn Tây Tiến và những chặng đường hành quân. 2. Bức tượng đài nghệ thuật về hình tượng người lính Tây Tiến trong nỗi nhớ - Được tạc dựng bằng cảm hứng lãng mạn - bi tráng. - Người lính với những khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, bệnh tật: + Phép tạo hình: diễn tả hình ảnh người lính Tây Tiến trong gian khổ. + So sánh độc đáo: Quân xanh màu lá dữ oai hùm : hình ảnh thơ hùng tráng, đậm cảm hứng lãng mạn; âm điệu lời thơ ngang tàng, như thách thức với hiện thực khốc liệt. (Liên hệ với hình ảnh người lính trong các bài thơ Nhớ - Hồng Nguyên, Đồng chí - Chính Hữu, Tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật để thấy được những gian lao, vất vả, hi sinh của người lính trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ.) dữ oai hùm : oai phong, dữ dằn, mạnh mẽ. Bên trong là nghị lực kiên cường. Hình tượng thơ lẫm liệt, kiêu hùng. - Người lính với vẻ đẹp tâm hồn phong phú khiến cả bài thơ như dịu lại. Chất lãng mạn biểu hiện trong từng chữ, thể hiện nỗi nhớ của lính Tây Tiến - những chàng trai Hà Thành lãng mạn, Moon.vn - Học để khẳng định mình 4 Hotline: 0432 99 98 98

hào hoa: Mắt trừng - gửi mộng - đêm mơ Hà Nội - dáng kiều thơm. Đây là vẻ đẹp nổi bật, riêng biệt, độc đáo chỉ có ở lính Tây Tiến, những chàng lính phần đông xuất thân là thanh niên trí thức tiểu tư sản trẻ trung, yêu đời, mơ mộng đất Hà Thành. - Sự hi sinh của những người lính: + Rải rác biên cương mồ viễn xứ : Những người lính Tây Tiến hi sinh rất nhiều, ngay cả khi hi sinh, họ vẫn gian khổ. Cái chết, sự hi sinh gợi nỗi xót xa, tuy nhiên bi mà không lụy. + Các từ Hán - Việt ( đoàn binh, biên giới, biên cương, viễn xứ, chiến trường, khúc độc hành ); hình ảnh thơ cổ xưa ( áo bào ) gợi hình ảnh vị tướng đời xưa với vẻ đẹp trang trọng, hùng dũng. + Phép nói giảm nói tránh anh về đất : giảm sự bi thương, sự hi sinh của người lính chỉ là sự trở về với đất mẹ anh hùng. Người lính ra đi dứt khoát, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, thể hiện lí tưởng đẹp đẽ. Đoạn thơ đã tạc dựng bức tượng đài về hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp lãng mạn - bi tráng mang tầm vóc sử thi hoành tráng. - Đoạn kết: + Khắc sâu hơn nỗi nhớ của tác giả về đoàn binh Tây Tiến, giống như những dòng chữ ghi vào mộ chí. + Nỗi nhớ của tác giả cũng chính là lời thề của những người lính: Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc (Nguyễn Đình Chiểu), thể hiện tinh thần chiến đấu mạnh mẽ. Lời thơ nâng tứ thơ lên tầm vóc sử thi thêm một lần nữa. III. TỔNG KẾT 1. Nghệ thuật - Cảm hứng và bút pháp lãng mạn. - Cách sử dụng ngôn từ đặc sắc: các từ chỉ địa danh, từ tượng hình, từ Hán Việt - Kết hợp chất nhạc và chất họa. 2. Nội dung Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến trên nền cảnh núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội. Hình tượng người lính Tây Tiến mang vẻ đẹp lãng mạn, đậm chất bi tráng sẽ luôn đồng hành trong trái tim và trí óc của mỗi chúng ta. Giáo viên Vũ Dung Nguồn: Moon.vn Moon.vn - Học để khẳng định mình 5 Hotline: 0432 99 98 98