Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học rút ra

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học rút ra"

Bản ghi

1 Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học rút ra

2 ISBN Copyright 2015 Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu 19F Jeongdong Building, Jeongdong-gil, Jung-gu, Seoul, , Korea Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu không bảo đảm cũng như không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào về sự chính xác, toàn vẹn của thông tin, việc sử dụng của bên thứ ba cũng như bất kỳ việc sử dụng nào khác liên quan đến các thông tin, kết quả sản phẩm hay quy trình công bố thông tin trong tài liệu này hay việc sử dụng chúng không vi phạm bản quyền cá nhân. Nội dung của ấn phẩm này có thể được sử dụng lại toàn bộ hoặc một phần cho mục đích giáo dục hoặc phi lợi nhuận, miễn là phải ghi rõ nguồn của thông tin. Nghiêm cấm kinh doanh thương mại ấn phẩm này nếu không có sự cho phép đặc biệt. Các quan điểm và ý kiến của các tác giả được trình bày ở đây không nhất thiết đại diện cho hay phản ánh ý kiến của Viện Tăng trưởng xanh toàn cấu. Cover Image Freedom Man - Shutterstock, Inc.

3 Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm

4 Mục lục Lời nói đầu Lời cảm ơn Các từ viết tắt I II II Tóm tắt báo cáo 1 CHƯƠNG 1: Giới thiệu 1. Giới thiệu Tổng quan Tăng trưởng xanh Carbon thấp: Cách của Hàn Quốc Khuôn khổ thể chế Tăng trưởng xanh Carbon thấp Kế hoạch thực hiện Tăng trưởng xanh 14 Tài liệu tham khảo 20 CHƯƠNG 2: Xã hội Carbon thấp 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và Chiến lược Thiết lập mục tiêu giảm phát thải trung hạn Thiết lập mục tiêu giảm phát thải theo ngành, loại doanh nghiệp, và theo Năm Các chương trình và hành động chính sách Thiết lập Viện nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kình (GIR) và Số liệu kiểm kê khí nhà kính quốc gia Chương trình giảm phát thải tự nguyện Hàn Quốc (KVER) Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) TMS khu vực công Chương trình mua bán tín chỉ phát thải Hàn QUốc (K-ETS) Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị 76 Tài liệu tham khảo 78 CHƯƠNG 3: Hiệu quả năng lượng và Năng lượng tái tạo 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và Chiến lược Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ) Quản lý nhu cầu năng lượng Quản lý nguồn cung năng lượng Xúc tiến sử dụng năng lượng sạch Thiết lập mục tiêu Các chương trình và hành động chính sách Chính sách và chương trình về Năng lượng tái tạo Chính sách trợ giá điện Tiêu chuẩn về tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS) Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS) Chính sách và chương trình về hiệu quả năng lượng 100

5 3.2.1 Tín dụng thuế đối với đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng Các khoản vay của chính phủ cho các dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng Hỗ trợ của chính phủ để Điều tra năng lượng của các DNNVV Mua sắm công bắt buộc hàng hóa hiệu quả năng lượng Hợp lý hóa giá năng lượng Doanh thu của chính phủ để tài trợ cho các chương trình ngành năng lượng Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị 135 Tài liệu tham khảo 137 CHƯƠNG 4: Công nghệ xanh và Đổi mới 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và Chiến lược Các nguyên tắc lựa chọn và tập trung Chiến lược quốc gia và Thiết lập mục tiêu Thiết lập mục tiêu công nghệ xanh (Kế hoạch 5 năm quốc gia về Tăng trưởng xanh) Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Kế hoạch đầu tư cho Nghiên cứu & Phát triển Khuôn khổ thể chế Chương trình Nghiên cứu & Phát triển và Bồi i dưỡng tài năng xanh Mở rộng nghiên cứu cơ bản và thúc đẩy hội tụ công nghệ Công nghệ xanh hóa các ngành công nghiệp chiến lược Công nghệ thân thiện môi trường Thiết lập cơ sở hạ tầng cho Nghiên cứu & Phát triển xanh 4. Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị 181 Tài liệu tham khảo 183 CHƯƠNG 5: Lối sống xanh 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và Chiến lược Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương (LGGC) và Phong trào Khởi đầu xanh Kế hoạch và Chiến lược của Chính phủ Kế hoạch mở rộng thực hành lối sống xanh carbon thấp (2009) Các kế hoạch bổ sung tiếp theo của Bộ Môi trường Thiết lập mục tiêu 199

6 3. Các hành động chính sách và các chương trình Mua sắm và tiêu dùng xanh Mua sắm công xanh bắt buộc Chương trình chứng nhận cửa hàng xanh Thỏa thuận Tự nguyện mua sắm xanh Dán nhãn Carbon Hệ thống tính điểm Carbon Giáo dục xanh và nhận thức môi trường Chương trình các lãnh đạo xanh Sáng kiến khu trường xanh Chiến dịch Cool-Mapsy Quản lý chất thải Hệ thống tính phí chất thải dựa trên khối lượng Hệ thống tính phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị 237 Tài liệu tham khảo 239 CHƯƠNG 6: Công nghiệp xanh 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và Chiến lược Chuyển đổi xanh của các ngành công nghiệp Phát triển các doanh nghiệp xanh nhỏ và vừa Xây dựng cơ cấu công nghiệp dựa trên quay vòng tài nguyên Thành lập tổ hợp và cụm công nghiệp xanh Thiết lập mục tiêu Các chương trình và hành động chính sách Chứng nhận xanh và công cụ tài chính Chương trình chứng nhận xanh Các công cụ tài chính hỗ trợ công nghiệp xanh Cụm công nghiệp xanh khu vực Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và Khuyến nghị 276 Tài liệu tham khảo 278 CHƯƠNG 7: Đất nước xanh và Giao thông xanh 1. Giới thiệu Tổng quan Đánh giá cơ sở Thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Mục tiêu và chiến lược Mục tiêu giảm khí nhà kính trong chương trình nghị sự đất nước xanh và giao thông xanh 291

7 2.2 Chiến lược: Thành phố xanh và tòa nhà xanh Chiến lược: Giao thông xanh Thiết lập mục tiêu Các chương trình và hành động chính sách Giao thông xanh Cải tổ giao thông ở Seoul và khu vực đô thị lớn Cải thiện phát thải của các phương tiện và tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu Chương trình trợ cấp thay thế xe cũ Thành phố xanh Xanh hóa các thành phố ở Hàn Quốc Nghiên cứu điển hình của Incheon và Seoul Nông nghiệp đô thị Tòa nhà xanh Tiêu chí thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng Chương trình chứng nhận phẩm cấp hiệu quả năng lượng Chương tình tiêu chuẩn xanh cho thiết kế năng lượng và môi trường (G-SEED) Đánh giá Đánh giá định lượng Đánh giá định tính Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị 326 Tài liệu thamkhảo 329 CHƯƠNG 8: Kết luận 1. Kết luận Các mốc thời gian chính Những hạn chế chính Kế hoạch 5 năm mới về Tăng trưởng xanh ( ) Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị 341 Tài liệu tham khảo 343

8 Lời nói đầu Nhiều quốc gia rất ngưỡng mộ sự phát triển vượt bậc của Hàn Quốc (ROK) khi quốc gia này chuyển mình từ một nước nghèo thành một nền kinh tế hùng mạnh. Sau những tàn dư của nhiều năm thuộc địa và chiến tranh, chính phủ Hàn Quốc đã theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu làm cho nền kinh tế tăng trưởng với quy mô và tốc độ chưa từng có. Sự ngưỡng mộ đối với hiện tượng kinh tế thành công của Hàn Quốc từ nước nghèo trở thành nước giàu chủ yếu đến từ thực tế là quốc gia này hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, vì vậy không có tài nguyên để áp dụng các phương pháp tiếp cận dựa vào tài nguyên đã thực hiện thành công ở nhiều nước giàu tài nguyên. Tuy nhiên, sự tăng trưởng theo hướng xuất khẩu và công nghiệp chế tạo của Hàn Quốc đã bộc lộ rõ những hạn chế trong những năm gần đây. Mặc dù không bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu ở thập kỷ 70 và khủng hoảng nợ của các thị trường mới nổi trong thập kỷ 80, nền kinh tế của quốc gia này vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự biến động của thương mại toàn cầu và giá cả hàng hóa trong những năm Ngày nay, quốc gia này đang đứng trước ngã ba đường phải giải quyết các nguy cơ ngày càng tăng về khan hiếm tài nguyên, biến đổi khí hậu và tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm. Sự thay đổi nhanh chóng của bối cảnh toàn cầu đã thúc đẩy Hàn Quốc tự đặt mình vào vị trí dẫn đầu trong việc xúc tiến tăng trưởng xanh như một mô hình phát triển mới. Trong khi nhiều quốc gia khác đã bắt đầu khai thác những ưu điểm của tăng trưởng xanh trong các chính sách và chương trình của mình, thì Hàn Quốc lại đưa ra tiêu chuẩn cao hơn bằng việc coi tăng trưởng xanh như một tầm nhìn quốc gia nằm trong hệ thống quản lý nhà nước. Sự tự tin của quốc gia này trong việc khai thác hướng đi mới xứng đáng để được phân tích chuyên sâu và do từ trước tới nay chưa có tài liệu tổng hợp nào được đưa ra để đánh giá quá trình phát triển chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, nên báo cáo này Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được soạn thảo để lấp đầy khoảng trống kiến thức đó. Báo cáo này trình bày những quy trình, kết quả và bài học kinh nghiệm chính trong việc xúc tiến quy hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh trong bối cảnh ở Hàn Quốc. Được đúc kết từ kiến thức của nhiều chuyên gia ở nhiều lĩnh vực, giá trị gia tăng của các kiến thức trong báo cáo này có thể làm cơ sở cho những cam kết mạnh mẽ hơn, dài hạn và mang tầm quốc gia đối với tăng trưởng xanh. Đặc biệt, báo cáo này có thể cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, cố vấn, học giả và cộng đồng phát triển những bằng chứng sinh động về tăng trưởng xanh và hướng dẫn họ trong việc chuyển hướng từ việc đánh đổi sang phát triển tổng hòa dưới dạng các dự án có tính khả thi về tài chính và các khoản đầu tư đôi bên cùng có lợi với những tác động rõ ràng trên thực tế. Với động lực toàn cầu về tăng trưởng xanh, đây chính là thời điểm tốt để xem xét trường hợp điển hình của Hàn Quốc để rút ra những bài học bổ ích và kinh nghiệm liên quan cho các nước khác. Yvo de Boer Tổng Giám đốc Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu I

9 Lời cảm ơn Báo cáo này được tài trợ bởi nguồn vốn chương trình thường xuyên của Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI). Các quan điểm và thông tin trình bày trong báo cáo này là kết quả nghiên cứu tập thể của các tác giả và không nhất thiết được ủng hộ bởi các tổ chức của họ. Những tổ chức này được nhắc đến chỉ vì mục đích xác định danh tính. Báo cáo này được viết bởi nhiều tác giả dưới sự chỉ đạo chung của Myung-Kyoon Lee, Giám đốc Dịch vụ tư vấn tri thức của GGGI. Các tác giả chính bao gồm: Yong-Sung Kim (GGGI), Sung-Jin Kang (Đại học Hàn Quốc - Chương 2 và 5), Ji-Chul Ryu (Tư vấn cá nhân - Chương 3), Wang-Dong Kim (Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ- Chương 4), Ki-Ju Han (Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc - Chương 6), và Yong-Eun Shin (Đại học Dong- Eui - Chương 7). Các đồng tác giả gồm: Chiden Balmes (GGGI), You-Hyun Lee (theo học tiến sỹ tại Đại học Paris 1 Panthéon-Sorbonne), và Soo-Jung Kim (theo học Tiến sỹ tại Đại học Hàn Quốc; Chương 2 và 5). Báo cáo này cũng nhận được sự xem xét đánh giá của Jason Lee (GGGI), James Kang (GGGI), Colin McCormick (GGGI), Ho-Seok Kim (Viện Môi trường Hàn Quốc), Inhee Chung (GGGI), và Jung-Woo Lee (GGGI). Bản thảo cuối cùng được hiệu chỉnh và thiết kế bởi Jimmy Carrillo (Tư vấn cá nhân), Da-Yeon Choi (GGGI), Yoolbee An (GGGI), và Su-Jeung Hong (GGGI). II

10 Các từ viết tắt BAU Kịch bản cơ sở (khi không có sự can thiệp nào) CCS Bắt giữ và lưu trữ Carbon CDM Cơ chế phát triển sạch CPI Chỉ số năng suất sáng tạo CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp EEDI Chỉ số thiết kế hiệu quả năng lượng EMS Cơ chế mua bán khí phát thải ESI Chỉ số bền vững môi trường EU Liên minh châu Âu EUA Tín chỉ khí hậu của EU EU-ETS Hệ thống mua bán phát thải của EU EuPs Sản phẩm sử dụng năng lượng GBI Chỉ số công trình xanh GCF Quỹ Khí hậu xanh GDP Tổng sản phẩm quốc nội GGC Ủy ban Tăng trưởng xanh GGGI Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu GHG Khí nhà kính GIR Trung tâm nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kính GLCI Chỉ số năng lực đời sống xanh GR Hàng hóa được tái chế GTC Ủy ban Công nghệ xanh GTC-K Trung tâm Công nghệ xanh Hàn Quốc IMO Tổ chức hàng hải quốc tế IPCC Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu KCER Giảm phát thải được chứng nhận của Hàn Quốc KDI Viện Phát triển Hàn Quốc KECO Tổng công ty môi trường Hàn Quốc KEEI Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc KEI Viện Môi trường Hàn Quốc KEITI Viện Công nghiệp Môi trường và Công nghệ Hàn Quốc KEMCO Hợp tác quản lý năng lượng Hàn Quốc KEPCO Tổng công ty điện lực Hàn Quốc K-ETS Cơ chế mua bán khí phát thải Hàn Quốc KIER Viện Nghiên cứu Năng lượng Hàn Quốc KIET Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc KIST Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc KISTEP Viện Đánh giá Khoa học Công nghệ và Quy hoạch Hàn Quốc KOSTAT Tổng cục thống kê Hàn Quốc KVER Chương trình giảm phát thải tình nguyện Hàn Quốc LA21 Chương trình nghị sự 21 LCEGS Hàng hóa và dịch vụ carbon thấp và môi trường LEDs Diodes phát sáng (đèn LED) LGGC Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương MAFRA Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn GPP Mua sắm công xanh MEST Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ III

11 MKE MoE MoFA MOSF MOTIE MRV MSIP NAMA NIR NIRS NSTC ODA OECD PCGG RFID ROK DNNVV STEPI TBT TMS TOE UNESCAP UNFCCC VA WTO Bộ Kinh tế Tri thức Bộ Môi trường Bộ Ngoại giao Bộ Chiến lược và Tài chính Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Đo lường, Báo cáo và Kiểm chứng Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin truyền thông và Quy hoạch tương lai Các hành động giảm nhẹ phù hợp mang tính quốc gia Báo cáo kiểm kê quốc gia Hệ thống báo cáo kiểm kê quốc gia Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia Hỗ trợ phát triển chính thức Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh Nhận dạng tần số vô tuyến Hàn Quốc Doanh nghiệp vừa và nhỏ Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Rào cản kỹ thuật đối với thương mại Chương trình Quản lý mục tiêu Tấn dầu quy đổi Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế và Xã hội khu vực châu Á và Thái Bình Dương Công ước khung Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu Thỏa thuận tình nguyện Tổ chức thương mại thế giới IV

12 Tóm tắt báo cáo Tăng trưởng xanh đem lại nhiều cơ hội để giải quyết những thách thức phát triển chưa từng có trong thời đại chúng ta. Nó mang lại những giải pháp đổi mới để tích hợp tăng trưởng kinh tế, môi trường bền vững, và hòa nhập xã hội. Được thúc giục bởi động lực tăng trưởng xanh toàn cầu, Hàn Quốc đã dũng cảm theo đuổi con đường này để giải quyết các vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, tăng trưởng kinh tế chậm, và biến đổi khí hậu. Thông qua việc giảm thiểu sự đánh đổi và tối đa hóa sự tổng hòa của quá trình xanh hóa nền kinh tế, Hàn Quốc đã áp dụng tăng trưởng xanh như một chiến lược phát triển quốc gia dưới thời Lee Myung-bak. Là quốc gia duy nhất cho đến nay thực hiện tăng trưởng xanh với quy mô và tốc độ chưa từng có, nên kinh nghiệm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đáng để được phân tích một cách chuyên sâu. Ngoài ra, một thực tế là con đường phát triển của Hàn Quốc liên quan nhiều đến các nước phát triển và đang phát triển, với sự thành công của nền kinh tế phát triển từ nghèo đến giàu, khiến cho điều này càng đáng được xem xét. Mô hình tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc Mô hình tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc có đặc thù rất riêng bởi sự quản lý tập trung cao độ và sự chỉ đạo mạnh mẽ từ trên xuống dưới, nâng tầm tăng trưởng xanh thành ưu tiên quốc gia. Mặc dù bảo tồn năng lượng và môi trường bền vững từ lâu đã là một phần trong những nỗ lực phát triển của Hàn Quốc, những vấn đề này đã được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc gia của chính quyền Lee Myung-bak. Chính quyền này đã coi tăng trưởng xanh như một tầm nhìn dài hạn, một mô hình phát triển và mục tiêu chính sách quan trọng phải được thực hiện không phải như một nỗ lực cải cách chậm chạp mà như một quyết định chính trị nhanh chóng và quyết đoán để phù hợp với sự tăng trưởng kinh tế kỳ diệu của Hàn Quốc thời kỳ hậu chiến. Con đường tăng trưởng xanh carbon thấp nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục tăng trưởng kinh tế nhưng phải trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính ở mức độ nhất định để giảm thiểu biến đổi khí hậu và tạo ra những động cơ tăng trưởng mới như công nghệ xanh, công nghiệp xanh, và việc làm xanh. Vì vậy, mô hình này tạo ra một tiền đề là giảm phát thải khí nhà kính nhưng không làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra các cơ hội phát triển mới. Trên thực tế, những cơ hội này là rất lớn đối với những nền kinh tế như Hàn Quốc với độ phức tạp về công nghệ và đổi mới công nghiệp. Trong quá trình thực hiện tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc, có bốn mốc quan trọng cần chú ý: (1) Xây dựng khung quản trị vững chắc cho tăng trưởng xanh bằng việc thành lập Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh (PCGG) vào năm 2009; (2) Tăng cường môi trường pháp lý tạo điều kiện cho tăng trưởng xanh bằng việc ban hành Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp năm 2010; (3) Huy động nhiều bộ ngành lập ra các kế hoạch tăng trưởng xanh toàn diện ở các cấp cấp ngành, quốc gia, và địa phương bao gồm cả Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ) và Kế hoạch 5 năm ( ); và (4) Thể hiện cam kết của Hàn Quốc trong chương trình nghị sự về biến đổi khí hậu toàn cầu bằng việc đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về giảm 30% phát thải khí nhà kính vào năm 2020, là mục tiêu cao nhất cho một quốc gia không nằm trong Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto. Sự kết hợp của bốn mốc này đã tạo ra một môi trường thuận lợi cho tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc vì nó tạo ra nền tảng thể chế, pháp lý và kế hoạch cho tăng trưởng xanh. Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp đã thành công trong việc thể chế hóa tăng trưởng xanh như một chính sách nội địa và đã tạo ra một hình mẫu tốt cho các quốc gia khác trong việc hoạch định chính sách toàn diện và năng động để tích hợp các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội vào một khung duy nhất. Sự ra đời của PCGG là một đột phá lớn về tổ chức vì tổ chức này có khả năng độc lập để huy động các nguồn lực liên bộ và liên ngành về quy hoạch tăng trưởng xanh. Ngoài ra, phương pháp tiếp cận tăng trưởng xanh theo hướng hành động và có sự tham gia của toàn chính phủ của Hàn Quốc là một thực hành chính sách tốt có thể được nhân rộng ở các nước khác. Hình 1 tóm tắt các yếu tố chính. 1

13 Hình 1: Nền tảng vững chắc của chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc CHUYỂN ĐỔI TĂNG TRƯỞNG XANH DÀI HẠN Ở HÀN QUỐC CAM KẾT CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN PCGG Các cơ quan tham vấn khu vực tư nhân Nhóm tham vấn tăng trưởng xanh TRIỂN KHAI Chính sách & Chương trình Ngân sách & Tài chính Truyền thông Theo dõi & đánh giá THỂ CHẾ QUẢN LÝ Ban thư ký PCGG Các tiểu ban PCGG Các Bộ chủ quản Các Ủy ban tăng trưởng xanh địa phương Phương pháp tiếp cận có sự tham gia của toàn chính phủ CÁC ĐIỂM KHỞI ĐẦU CHÍNH [ 3 chiến lược và 10 chính sách chỉ đạo ] Giảm thiểu biến đổi khí hậu [A] và tăng cường an Safe ninh năng lượng Chemical 1. Giảm phát thải Management GHG hiệu quả [B] Tạo động cơ tăng trưởng mới 4. Phát triển công nghệ xanh 5. Xanh hóa các ngành công nghiệp 2. Đa dạng hóa nguồn năng lượng hiện tại và thúc đẩy các ngành và tăng cường an ninh năng lượng công nghiệp xanh 3. Tăng cường khả năng thích ứng 6. Đẩy mạnh cơ cấu công nghiệp với khí hậu 7. Tạo lập cấu trúc cơ sở cho nền kinh tế xanh [C] Cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế quốc tế 8. Xanh hóa đất đai và nước, và xây dựng hạ tầng giao thông xanh 9. Đưa cách mạng xanh vào đời sống người dân 10. Trở thành hình mẫu cho cộng đồng quốc tế làm quốc gia đi đầu trong tăng trưởng xanh SỰ LÃNH ĐẠO Sự ủng hộ của các Bộ Tầm nhìn và chiến lược Tăng trưởng xanh carbon thấp Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( ) Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất về Tăng trưởng xanh ( ) VÌ SAO LỰA CHỌN TĂNG TRƯỞNG XANH CHO HÀN QUỐC Phụ thuộc và nhiên liệu hóa thạch Kinh tế tăng trưởng chậm Biến đổi khí hậu CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TOÀN CẦU Tiến độ theo từng lĩnh vực Xã hội carbon thấp Để đáp ứng được mục tiêu đầy tham vọng về giảm 30% khí phát thải so với mức BAU (mức hoạt động thông thường khi không có sự can thiệp nào) vào năm 2020 (mục tiêu cao nhất do IPCC đề xuất), chính phủ đã áp dụng một chiến lược giảm nhẹ toàn diện. Chính phủ đã thành công trong việc thành lập một trung tâm chuyên nghiệp về kiểm kê khí nhà kính (Trung tâm nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kính) và huy động được sự tham gia của khu vực nhà nước và tư nhân vào một số chương trình giảm phát thải. Những hoạt động ban đầu này đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc triển khai Cơ chế mua bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) vào tháng 1 năm 2015 bất chấp sự phản đổi mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp về tác động của chính sách này đến khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc. Cơ chế KETS sẽ củng cố chính sách giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu của Hàn Quốc thông qua việc nhắm vào các nguồn phát thải lớn nhất và từ đó có thể đem lại những tác động trên diện rộng. Hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo Thông qua việc giới thiệu Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia lần thứ nhất như là một kế hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia, chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đối với ngành năng lượng hướng đến cả hai mặt cung và cầu của thị trường. Những 2

14 biện pháp làm giảm nhu cầu năng lượng, cải thiện hiệu quả năng lượng, và triển khai năng lượng tái tạo không chỉ nhằm giải quyết các tác động của khủng hoảng dầu mỏ mà còn cải thiện môi trường của Hàn Quốc và cải tổ một cách chiến lược cơ cấu kinh tế dựa trên những động lực tăng trưởng mới. Sự ra đời của Tiêu chuẩn về Tỷ lệ Năng lượng tái tạo (RPS) năm 2013 đã đặt ra một yêu cầu lớn đối với các nhà sản xuất năng lượng quốc gia là họ phải đáp ứng được mục tiêu là một phần năng lượng của họ phải được tạo ra từ năng lượng tái tạo. Cho dù có những nỗ lực như vậy, công cuộc xanh hóa nền kinh tế vẫn còn là một nhiệm vụ cam go đối với Hàn Quốc vì chưa có những cải thiện đáng kể nào về việc giảm cường độ năng lượng trong số các ngành công nghiệp lớn đặc biệt là ngành công nghiệp chế tạo. Công nghệ xanh và Đổi mới Bằng việc áp dụng công thức lựa chọn và tập trung vốn đã từng là chiến lược hiệu quả đối với Hàn Quốc kể từ giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế nhanh, Hàn Quốc đã thành công trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ so với các đối tác toàn cầu và điều này không thể thực hiện được nếu không có sự gia tăng đầu tư đáng kể vào Nghiên cứu & Phát triển (R&D) về cách mạng công nghệ xanh, đặc biệt là việc thúc đẩy sự hội tụ giữa các công nghệ hiện có và công nghệ mới nổi. Trong số 27 công nghệ xanh chủ chốt được chọn làm lĩnh vực ưu tiên đầu tư và thương mại hóa, thì pin thứ cấp và LED đã cho thấy kết quả tốt nhất. Các hạng mục công nghệ khác như hệ thống tích trữ năng lượng, hệ thống năng lượng tái tạo và xe chạy điện đã có những bước tiến đáng kể để trở nên có tính cạnh tranh toàn cầu ttrong khi tiến độ ở các công nghệ khác sẽ cần phải có thêm thời gian và nguồn lực để có thể cạnh tranh toàn cầu. Những thành tựu trong lĩnh vực này có tính chất rất quan trọng vì nó sẽ tạo nền móng cho việc tạo ra các động cơ tăng trưởng mới. Lối sống xanh Làm xanh hóa lối sống của người dân đòi hỏi sự thay đổi hành vi của toàn xã hội và Hàn Quốc đã từng bước thực hiện nỗ lực này thông qua việc kết hợp các chính sách ràng buộc và khuyến khích hướng đến các nhóm và khu vực cụ thể, đồng thời tích hợp cả hai phương pháp truyền thông từ trên xuống và từ dưới lên. Đất nước xanh và giao thông xanh Để chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của các thành phố, Kế hoạch 5 năm đã tập trung vào ba điểm khởi đầu chính: quy hoạch đô thị, công trình xây dựng và giao thông vận tải. Nhiều dự án thí điểm về xanh hóa các hoạt động vận hành của thành phố và tái tạo đô thị do các bộ và chính quyền địa phương thực hiện đã góp phần làm hạn chế sự gia tăng tiêu thụ năng lượng của đô thị. Ngoài ra, hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng của Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể qua nhiều năm, thông qua số lượng hành khách và ngày nay đã trở thành tiêu chuẩn cho các nước khác chẳng hạn như đề án xe buýt bán công và hệ thống tàu điện ngầm tích hợp. Hơn nữa, việc áp dụng các quy định pháp luật về xây dựng đã được tăng cường và chứng chỉ về hiệu quả năng lượng trong xây dựng đã góp phần hạn chế sự gia tăng phát thải khí nhà kính của ngành xây dựng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực này nêu cao tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề đô thị phức tạp không phải theo cách giải quyết từng vấn đề đơn lẻ mà phải lồng ghép trong một hệ thống rộng lớn hơn, bao gồm các yếu tố vật chất, kinh tế, xã hội và hành vi. Công nghiệp xanh Nhằm tạo động lực tăng trưởng mới để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng và môi trường, Hàn Quốc dự định xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có và đồng thời cũng tạo ra những ngành công nghiệp mới. Kế hoạch tổng thể của Hàn Quốc theo đuổi chuyển đổi xanh ngành công nghiệp đã tập trung vào đổi mới theo hướng xanh các ngành công nghiệp cốt lõi, tái cơ cấu công nghiệp để phát triển các bon thấp, và xanh hóa chuỗi giá trị. Thành công của Hàn Quốc trong việc thúc ép các doanh nghiệp đưa các yêu cầu về môi trường vào trong hoạt động kinh doanh đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong việc xanh hóa các ngành công nghiệp lớn như thép, hóa chất, ô tô và điện tử, là những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và phát thải nhiều khí nhà kính. Để thúc đẩy cải cách cơ cấu, chính phủ đã lựa chọn 17 ngành công nghiệp có tiềm năng cao nhất để tạo ra các thị trường mới và mang lại hiệu ứng lan tỏa tích cực. Mặt khác, việc xanh hóa chuỗi giá trị đòi hỏi sự hỗ trợ các doanh nghiệp xanh vừa và nhỏ, thúc đẩy quá trình quay vòng tài nguyên trong sản xuất công nghiệp, và thành lập các tổ hợp công nghiệp xanh để nuôi dưỡng các ngành công nghiệp công nghệ cao và quan hệ đối tác công tư đổi mới. 3

15 Bảng 1: Một số chính sách và chương trình tăng trưởng xanh của Hàn Quốc được nhắc đến trong nghiên cứu này Tạo điều kiện Nghĩa vụ Khuyến khích Toàn bộ nền kinh tế Thành lập Trung tâm nghiên cứu và kiểm kê khí nhà kính (CH-2) Viện trợ của chính phủ cho N.cứu& P.triển để phát triển công nghệ xanh và xanh hóa các ngành công nghiệp chiến lược (CH-4) Viện trợ của chính phủ để nuôi dưỡng các tài năng xanh (CH-4) Kế hoạch quản lý mục tiêu (TMS; CH-2) TMS khu vực công (CH-2) Kế hoạch mua bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS; CH-2) Giảm phát thải tự nguyện Hàn Quốc (KVER; CH-2) Chương trình chứng nhận nhà kho xanh (CH-5) Thỏa thuận tự nguyện về mua sắm xanh (CH-5) Hệ thống dán nhãn Carbon (CH-5) Hệ thống tính điểm Carbon (CH-5) Toàn ngành Vốn vay chính phủ cho các dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng (CH-3) Công ty dịch vụ năng lượng do chính phủ hỗ trợ hoặc các Dự án ESCO (CH-3) Viện trợ của chính phủ cho Điều tra năng lượng tự nguyện ở các DN vừa và nhỏ (CH-3) Chương trình lãnh đạo xanh (CH-5) Sáng kiến khu trường xanh (CH-5) Chiến dịch Cool-Mapsy (CH-5) Các chinh sách xanh đối với các chương trình Vốn vay, bảo lãnh, Quỹ và bảo hiểm (CH-6) Thành lập các cụm công nghiệp xanh (CH-6) Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS; CH-3) Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo (RFS; CH-3) Đấu thầu bắt buộc với Hàng hóa sử dụng hiệu quả năng lượng (CH-3) Đấu thầu xanh bắt buộc (CH-5) Hệ thống tính phí chất thải dựa trên khối lượng (CH-5) Hệ thống tính phí chất thải thực phẩm dựa trên trọng lượng (CH-5) Cải thiện tiêu chuẩn phát thải của phương tiện giao thông và Tiết kiệm nhiên liệu (CH-7) Tiêu chí thiết kế công trình để tiết kiệm năng lượng (CH-7) Chính sách trợ giá điện cho năng lượng tái tạo (FIT; CH-3) Ưu đãi thuế cho Đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng (CH-3) Kế hoạch chứng chỉ xanh cho các công nghệ, sản phẩm, dự án và kinh doanh xanh,(ch-6) Hệ thống vé tích hợp cho vận tải công cộng ở các thành phố (CH-7) Chương trình trợ giá thay thế xe cũ (CH-7) Tiêu chuẩn xanh về năng lượng và môi trường trong thiết kế xây dựng (G-SEED, CH-7) Kế hoạch chứng chỉ mức độ hiệu quả năng lượng trong xây dựng (CH-7) Con đường phía trước Khi thử nghiệm những giá trị của tăng trưởng xanh như một mô hình phát triển, đóng góp lớn nhất của Hàn Quốc là ở sự táo bạo và lạc quan để theo đuổi tăng trưởng xanh ở quy mô quốc gia với các mục tiêu và kế hoạch hành động cụ thể. Những nỗ lực này không phải là vô ích khi nhìn vào những thành tựu đã đạt được cho đến nay nhưng mô hình tăng trưởng xanh này không phải là không có những hạn chế. Mức độ xanh hóa vẫn là vấn đề gây tranh cãi do sự tăng trưởng thiên về định hướng theo thị trường, trong đó kinh tế được ưu tiên hơn so với môi trường và bình đẳng xã hội. Những tiến bộ đạt được cho đến nay đã bị chỉ trích vì tính chất không rõ ràng và kết quả yếu kém do thiếu các tiêu chuẩn đo lường và chỉ tiêu phù hợp. Do cách tiếp cận chủ yếu là từ trên xuống, nên công tác truyền thông từ dưới cơ sở lên chưa hiệu quả, vì vậy mà không thu hút được sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Tăng trưởng xanh vẫn được coi là một chính sách gắn liền với chiến lược phát triển của Hàn Quốc với sự ra đời của Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về Tăng trưởng xanh ( ). Vì Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đã thành công trong việc thiết lập nền tảng thể chế cho tăng trưởng xanh, Kế hoạch 5 năm lần thứ hai dự kiến sẽ tập trung vào việc đạt được những kết quả đáng kể trong việc thiết lập một cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội các bon thấp, đạt được một nền kinh tế sáng tạo thông qua sự hội tụ của công nghệ xanh và công nghệ thông tin, và xây dựng một môi trường thích ứng với biến đổi khí hậu. Khi Hàn Quốc cố gắng theo đuổi tăng trưởng xanh ở bên ngoài biên giới quốc gia, thì trước hết quốc gia này phải đạt được kết quả ở trong nước và việc thể hiện được những lợi ích hữu hình của tăng trưởng xanh trên thực tế vẫn là một thử thách quan trọng 4

16 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 1: Giới thiệu 6 6

17 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Tóm tắt Hàn Quốc theo đuổi tăng trưởng xanh một cách toàn diện thông qua việc thành lập một cơ quan quản lý cấp trung ương chuyên trách về tăng trưởng xanh, huy động nhiều bộ chuyên ngành, và có sự tham gia của nhiều bên liên quan thuộc các khu vực xã hội khác nhau cùng thực hiện các sáng kiến theo một chiến lược ba mũi nhọn với mười định hướng chính sách. Với sự lãnh đạo quyết liệt từ trên xuống nhằm đạt được tiềm năng to lớn về tăng trưởng xanh để tạo ra một làn sóng kinh tế năng động mà không ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường, Hàn Quốc đã trao đủ quyền hạn cho Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh (PCGG) để quy hoạch và triển khai tăng trưởng xanh trên quy mô toàn quốc. PCGG khi đó đã lập ra các kế hoạch tăng trưởng xanh toàn diện cả trung và dài hạn lồng ghép các mục tiêu kinh tế, môi trường và xã hội vào trong cùng một khuôn khổ. Ngoài ra, tuyên bố của Hàn Quốc về việc giảm phát thải khí nhà kính 30 % vào năm 2020 là mục tiêu đề xuất cao nhất đối với một quốc gia không thuộc Phụ lục-1 của Nghị định thư Kyoto. Việc ban hành Luật khung về tăng trưởng carbon thấp là văn kiện toàn diện duy nhất cho đến nay về hoạch định chính sách tăng trưởng xanh ở cấp quốc gia. Các mốc sự kiện này đã cùng hội tụ để tạo nên một cơ sở thể chế, pháp lý và quy hoạch cho tăng trưởng xanh, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc ở Hàn Quốc. 1. Giới thiệu 1.1 Tổng quan Là một chính sách đang nổi lên với mục tiêu đầy tham vọng trong việc giải quyết các bế tắc lâu dài giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững, tăng trưởng xanh đã đi một chặng đường dài từ một thuật ngữ thông dụng tới một mô hình phát triển mới. Vì nó làm sống lại các chương trình phát triển bền vững với một cách tiếp cận tích cực hơn trong việc giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, sử dụng tài nguyên kém hiệu quả và suy thoái kinh tế toàn cầu, động lực phát triển cho tăng trưởng xanh xứng đáng được chú ý và được minh chứng bởi vô số các nỗ lực liên quan trên toàn thế giới. Trong nỗ lực toàn cầu hướng tới tăng trưởng xanh, chưa một quốc gia nào dẫn đầu trong lĩnh vực này với niềm đam mê vô song như Hàn Quốc. Quốc gia này nhận thức tăng trưởng xanh như một cơ hội để đạt được sự thịnh vượng cao hơn bằng cách thay đổi cách thức theo đuổi phát triển trong quá khứ vì các cách thức thông thường này đã tỏ ra là không có tính bền vững. Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc có tính chất đặc thù bởi hành động nhanh và bền vững trong việc chuyển đổi quan hệ từ đánh đổi sang phối hợp giữa tăng trưởng và xanh và kinh nghiệm này xứng đáng nhận được sự quan tâm lớn của các nước đang phát triển và đã phát triển vì những lý do sau đây: Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc là một trong những trường hợp nổi tiếng nhất vì đây là quốc gia duy nhất cho đến nay áp dụng tăng trưởng xanh như một chiến lược phát triển mới với quy mô, tốc độ và mức độ toàn diện chưa từng có. Tóm lại, đây là một động lực nghiêm túc để theo đuổi tăng trưởng xanh một cách có hệ thống và chính quy. Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc cung cấp các bài học quý giá cho những nước đang tìm cách đưa tăng trưởng xanh thành một chính sách quốc gia. Từng là một quốc gia đang phát triển và trở thành quốc gia phát triển trong một thời gian ngắn, các bài học phát triển của Hàn Quốc có thể phù hợp cho cả các nước đang phát triển và đã phát triển. 7

18 Sự chuyển giao sang một chính phủ mới của Hàn Quốc dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Park Geun- Hye năm 2013 là một cơ hội tốt để kiểm tra các thành quả của các sáng kiến tăng trưởng xanh và tính liên tục của nó trong bối cảnh chuyển giao quyền lực. Vì tăng trưởng xanh đang được xem như một giải pháp chưa được chứng minh, bước quan trọng tiếp theo là phải chứng minh được nó thực sự có hiệu quả như thế nào. Làm thế nào để Hàn Quốc theo đuổi chính sách tăng trưởng xanh và những kết quả, những thách thức và bài học quan trọng cho đến nay là gì? Trong khi vẫn còn quá sớm để đưa ra một đánh giá toàn diện về kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, báo cáo này dự định cung cấp một tài liệu khách quan về những gì đã đạt được cho đến nay như một cách để làm phong phú thêm nguồn tài liệu hiện có và tăng cường các bằng chứng thực nghiệm về tính khả thi và tính chất chuyển đổi của tăng trưởng xanh. Vì không có một giải pháp tăng trưởng xanh đơn lẻ nào có thể phù hợp với mọi loại nhu cầu, nên các sáng kiến được thảo luận ở đây không nhất thiết phải được áp dụng bởi các nước khác, nhưng những bài học và thực tiễn tốt có thể sẽ hữu ích đối với các chính phủ trong việc xây dựng chính sách và chương trình tăng trưởng xanh cho riêng mình. Sự xuất hiện của tăng trưởng xanh như một Mô hình mới của sự phát triển Sự xuất hiện của tăng trưởng xanh như một chính sách phát triển đã tiến triển nhanh chóng kể từ thời điểm Ủy ban Kinh tế và Xã hội của Liên Hiệp Quốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương (UNESCAP) đưa tăng trưởng xanh vào thảo luận tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm về Môi trường và Phát triển ở Châu Á Thái Bình Dương năm 2005, đưa ra một tuyên bố chính thức rằng áp dụng tăng trưởng xanh là một chiến lược hướng tới phát triển bền vững. Vậy điều gì giải thích sự thay đổi từ một khẩu hiệu hấp dẫn tuyệt đối (Schmalensee, 2012) đến một cách tiếp cận chính sách mới thách thức các mô hình tăng trưởng truyền thống? Bất chấp mối quan hệ đối chọi truyền thống giữa xanh và tăng trưởng, hai yếu tố chính sau đây được xác định là đã gây được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế đối với tăng trưởng xanh: (1) Sự suy thoái kinh tế toàn cầu; và (2) Bất cập trong phát triển bền vững để đáp ứng kỳ vọng của xã hội. (Park, 2013): Khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự trì trệ kéo dài của nền kinh tế toàn cầu đã chứng minh rằng các chiến lược phát triển hiện tại không còn đáp ứng được với bối cảnh kinh tế xã hội đang tiến triển. World Bank (2012) thậm chí còn nhấn mạnh rằng mô hình tăng trưởng hiện nay của chúng ta không chỉ không bền vững mà còn rất kém hiệu quả, từ đó đề xuất các nước nên rút khỏi chiến lược kiểu tăng trưởng bẩnlàm sạch sau. Báo cáo đánh giá của Stern Review (2010) cảnh báo rằng tăng trưởng carbon cao sẽ giết chết chính sự tăng trưởng đó do giá carbon cao và môi trường vật chất không thuận lợi. Như vậy, thời gian thử thách đã thúc ép nhiều chính phủ đi tìm kiếm những nguồn cơ hội mới và tăng trưởng xanh được dự báo là một giải pháp đôi bên cùng có lợi với sự đảm bảo rằng phát triển kinh tế sẽ không làm ảnh hưởng đến sự bền vững của môi trường. Những bất cập trong phát triển bền vững. Lời hứa khoa trương của phát triển bền vững về sắp xếp một cách hiệu quả ba trụ cột có tầm quan trọng ngang nhau là kinh tế, môi trường và xã hội, vẫn còn mờ mịt. Tình hình kinh tế toàn cầu có thể đã được cải thiện đáng kể trong hai thập kỷ qua, nhưng nó phải trả một cái giá rất đắt về môi trường và làm tồi tệ thêm sự chia rẽ giữa người có lợi ích và người không được hưởng lợi ích. Phát triển bền vững cần phải được tiếp tục thử nghiệm theo thời gian, nhưng cho đến nay, nó chưa đưa ra được những gì đã hứa hẹn. Là một lựa chọn chính sách, tăng trưởng xanh dự kiến sẽ đưa ra cách giải quyết tốt hơn, bằng việc dung hòa các mục tiêu mâu thuẫn nhau và làm hài hòa các các yêu cầu tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững. Như vậy, tăng trưởng xanh được coi là hy vọng lớn nhất của cộng đồng quốc tế đối với sự bế tắc trong 25 năm về sự tích hợp của các trụ cột kinh tế và môi trường trong phát triển bền vững (Samans, 2013). Các giá trị của tăng trưởng xanh trở nên nổi bật hơn khi đặt cạnh tăng trưởng nâu (xem Bảng 1). Sự khác biệt rõ rệt là tăng trưởng nâu - đưa ra chiến lược tăng trưởng trước, làm sạch sau quá chú trọng vào GDP trong khi tăng trưởng xanh kêu gọi các nước tăng trưởng và làm sạch cùng một lúc hướng tới chất lượng nhiều hơn, vì nó cố gắng giải quyết sự mâu thuẫn sâu sắc giữa các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội. Cũng có thể là công bằng khi cho rằng sự thành công về kinh tế của các nước công nghiệp hiện nay là xuất phát từ tăng trưởng nâu nhưng các nền 8

19 kinh tế đang phát triển ngày nay không thể chỉ đơn giản là tiếp tục làm theo để bắt kịp với các nước giàu. Như báo The Economist (2012) đã nhận định: Các nước giàu đã trở nên thịnh vượng mà không lo lắng nhiều về môi trường. Các nước nghèo và thu nhập trung bình thì không có được thứ xa xỉ đó. Là một chủ đề tương đối mới về học thuật và chính sách, không có gì khó hiểu khi tăng trưởng xanh được định nghĩa một cách mơ hồ, nhất là khi tham chiếu đến phát triển bền vững. Mặc dù tài liệu tham khảo về vấn đề này ngày càng có nhiều nhưng vẫn chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi (Jacobs, 2013) và vẫn còn nhiều mơ hồ xung quanh khái niệm này, cụ thể là về vị trí thực tế của nó trong chương trình nghị sự phát triển bền vững tổng thể. Nó được hiểu như một khái niệm gần với khái niệm nền kinh tế carbon thấp, một chương trình chính sách, một phương tiện để hướng tới sự bền vững, một nhánh của phát triển bền vững, và hiểu rộng hơn là một mô hình phát triển mới thay đổi về bản chất và là phương án thay thế khả thi cho các mô hình phát triển cũ. Một số tổ chức quốc tế như Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển, Ngân hàng Phát triển Châu Á, và Liên Hợp Quốc đã đưa ra một định nghĩa về tăng trưởng xanh và điểm chung ở đây không chỉ là nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường mà còn nhấn mạnh vào sự hòa nhập xã hội. Nếu tăng trưởng xanh cũng liên quan đến ba thành phần liên kết chặt chẽ với nhau (kinh tế, môi trường và xã hội), thì tăng trưởng xanh được phân biệt như thế nào với phát triển bền vững? OECD (2011) đã nhấn mạnh mối quan hệ rõ ràng giữa hai khái niệm, nêu bật lên thực tế là tăng trưởng xanh là một nhánh của phát triển bền vững chứ không phải là phương án thay thế cho phát triển bền vững. Tăng trưởng xanh hoàn toàn phù hợp với khái niệm khung về phát triển bền vững nhưng có phạm vi hẹp hơn hoặc chú trọng hơn vào các mối quan hệ giữa môi trường và kinh tế (Cục thống kê Hà Lan, 2013) - qua đó cho biết nhiều thông tin chi tiết hơn về môi trường và tài nguyên - làm cho tăng trưởng xanh dễ thực thi hơn, và có thể đo lường đánh giá được sự phát triển của nó. Tương tự như vậy, tăng trưởng xanh đại diện cho sự tập trung tăng cường vào phát triển bền vững do cách tiếp cận liên ngành của nó đối với sự phát triển được tăng cường bởi công tác quy hoạch và chẩn đoán ở giai đoạn đầu (AfDB, 2013). Khi chưa có một định nghĩa chính thức nào được chấp nhận rộng rãi, thì cần lưu ý rằng những khác biệt về ý nghĩa của tăng trưởng xanh chủ yếu là xuất phát từ các lĩnh vực được chú trọng (Scott et al., 2013). Tuy nhiên, các định nghĩa đều dựa trên những mục tiêu cơ bản tương tự như nhau, xoay quanh các vấn đề về hiệu quả của tài nguyên, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, và hòa nhập xã hội. Vì vậy, cho dù các bên liên quan khác nhau có thể chưa nhất trí về một định nghĩa chuẩn về tăng trưởng xanh, nhưng vẫn có sự đồng thuận chung về mặt chính sách và học thuật liên quan đến những việc mà tăng trưởng xanh giải quyết (Bowen, 2012), và sự đồng thuận này dự kiến sẽ Bảng 1: So sánh giữa tăng trưởng nâu và tăng trưởng xanh Tăng trưởng nâu Tăng trưởng xanh Số lượng (chú trọng vào GDP/trọng tâm vào kinh tế) Chất lượng (toàn diện kinh tế, môi trường, xã hội) Sử dụng nhiều tài nguyên (đầu vào nhiều = đầu ra nhiều) Sử dụng tài nguyên hiệu quả (đầu vào ít = đầu ra nhiều) Sử dụng nhiều yếu tố sản xuất (lao động, vốn, tài sản tự nhiên) Công nghệ đổi mới, (gia tăng giá trị) Phụ thuộc vào năng lượng (nhiên liệu hóa thạch) Tự chủ năng lượng (năng lượng tái tạo) Dễ bị ảnh hưởng bởi khí hậu (rủi ro cao, khả năng thích ứng thấp) Thích ứng với biến đổi khí hậu (rủi ro cao, khả năng thích ứng cao) Tăng trưởng không bền vững Phát triển bền vững 9

20 được cải thiện thêm, căn cứ vào các thử nghiệm đang được tiến hành trên toàn thế giới để tích lũy đầy đủ bằng chứng nhằm chứng minh rằng tăng trưởng xanh thực sự có hiệu quả. 1.2 Tăng trưởng xanh carbon thấp: Cách làm của Hàn Quốc Thành công kinh tế từ nước nghèo thành nước giàu của Hàn Quốc được coi là một trong những điều kỳ diệu về phát triển lớn nhất trong thời đại chúng ta. Sau chiến tranh với Triều Tiên, quốc gia này nghèo gần bằng Sudan với thu nhập bình quân đầu người chỉ 86$, nhưng sau đó đã có sự phát triển vượt bậc, tăng 750 lần so với chính nó và tăng 300 lần mức thu nhập bình quân đầu người (Lee, 2008 ). Bằng cách gia nhập vào câu lạc bộ chính thức của các nhà tài trợ nước ngoài (Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD) năm 2010, Hàn Quốc là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay tự chuyển đổi từ một nước nhận viện trợ thành một nhà tài trợ, và điều này đã đạt được chỉ trong vòng nửa thế kỷ. Sự tăng trưởng này thực sự là rất nhanh chóng nhưng hệ quả là nước này đã rơi vào quỹ đạo tăng trưởng phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu do thiếu các nguồn năng lượng tự nhiên. Như vậy, lượng phát thải khí nhà kính gần như tăng gấp đôi từ năm 1990 đến năm 2005 (chủ yếu là từ ngành sản xuất chế tạo khổng lồ của quốc gia này), cao nhất trong số các nước OECD (Jones và Yoo, 2011). Tốc độ của các hoạt động kinh tế đã đạt đến một mức độ bắt đầu đe dọa đến triển vọng tăng trưởng và phúc lợi xã hội trong tương lai. Sau nhiều thập kỷ tăng trưởng ổn định, Hàn Quốc đang phải đối mặt với ba thách thức lớn hay còn gọi là khủng hoảng gấp ba gồm suy thoái kinh tế, biến đổi khí hậu, và phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu. Đặc biệt là quốc gia này phải thoát khỏi sự phát triển mờ nhạt bằng cách khám phá các động cơ tăng trưởng mới. Đồng thời quốc gia này cũng phải giải quyết sự phụ thuộc nặng nề vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu với chi phí xấp xỉ 100 tỷ US$ mỗi năm (thậm chí tăng lên đến 140 tỷ US$ trong đợt khủng hoảng giá dầu năm 2008), một khoản tiền lớn hơn thu nhập từ một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Hơn nữa, quốc gia này cũng không tránh khỏi những tác hại của biến đổi khí hậu khi nhiệt độ và mực nước biển dâng đều cao hơn so với mức trung bình của thế giới (GGGI, 2011). Trong bối cảnh của những thách thức này, Tổng thống Lee Myung- Bak đã đưa ra khái niệm tăng trưởng xanh các-bon thấp như một mô hình phát triển mới của đất nước trong một bài phát biểu năm 2008 kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Hàn Quốc. Tự nhận thấy rằng Hàn Quốc mới chỉ đi được một nửa chặng đường để trở thành quốc gia có thu nhập cao, ông mạnh dạn đề xuất rằng việc chủ động theo đuổi mô hình mới sẽ đem lại động cơ tăng trưởng kinh tế mới và việc làm mới cần thiết để tiếp nối sự phát triển thành công của đất nước. Carbon thấp nhấn mạnh sự chuyển đổi từ nền kinh tế sử dụng nhiều carbon sang nền kinh tế carbon thấp là trọng tâm của việc hiện thực hóa tăng trưởng xanh. Thật vậy, các-bon thấp đã là một đặc điểm nổi bật trong những mục tiêu, chiến lược và kế hoạch hành động tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Các mốc tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Giữa những bất ổn định đang dần hiện ra, tăng trưởng xanh đã đạt được sự ủng hộ đáng kể ở Hàn Quốc khi nước này nhận thấy sự cần thiết phải chuyển hướng sang con đường phát triển bền vững hơn. Chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc đã được thúc đẩy bởi sự bộ máy hành chính tập trung cao độ và sự lãnh đạo quyết liệt từ trên xuống để liên kết các mục tiêu phát triển lâu dài với việc xanh hóa các hoạt động kinh tế. Quỹ đạo tăng trưởng xanh của Hàn Quốc không giống như kinh nghiệm của đa số các nước phát triển là đi theo một quá trình tiến hóa. Hàn Quốc là trường hợp ngoại lệ khi đưa tăng trưởng xanh lên thành tầm nhìn quốc gia và điều này xuất phát từ việc lãnh đạo chủ động đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho một giai đoạn nhất định (Lee và Ahn, 2015). Nó cũng thể hiện tinh thần cuộc đua thần tốc xác định cách tiếp cận của quốc gia này đối với công cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng từ những năm 1960 (Kim và Thurbon, 2015). Trong hành trình của Hàn Quốc hướng tới tăng trưởng xanh các-bon thấp, có bốn cột mốc nổi bật cần được lưu ý. Mặc dù trong quá khứ đã từng có những sáng kiến tương tự (ví dụ, thành lập Ban chỉ đạo về Phát triển bền vững vào năm 2000 dưới sự lãnh đạo của Kim Dae-Jung), nhưng sự hội tụ độc đáo của các mốc sự kiện quan trọng được mô tả dưới đây là đủ mạnh để cho các chính sách có ý nghĩa có thể được thực hiện trên thực tế. 1. Thành lập một tổ chức điều hành tăng trưởng xanh: Trước khi tăng trưởng xanh được đưa thành tầm nhìn quốc gia, chưa hề có một tổ chức nào về tăng trưởng xanh có đủ quyền lực về phương diện thể chế. 10

21 Vì vậy, Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh (PCGG1) đã được thành lập năm 2009 như một cơ quan liên bộ để xây dựng, triển khai và điều phối các nỗ lực về tăng trưởng xanh của nhiều bộ ngành. 2. Lập các kế hoạch toàn diện quốc gia về tăng trưởng xanh: Hai kế hoạch lớn Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ) và Kế hoạch 5 năm ( ) đảm bảo rằng các hoạt động tăng trưởng xanh được thực hiện một cách có hệ thống và có tổ chức với sự hỗ trợ từ ngân sách. Kế hoạch dài hạn hướng tới việc đạt được ba mục tiêu chính được hỗ trợ bởi 10 chính sách định hướng dựa trên sự đồng thuận của các bên liên quan từ khu vực công, khu vực tư nhân và xã hội. Mặt khác, Kế hoạch trung hạn bao gồm hàng trăm dự án với tổng vốn vào khoảng 100 tỷ US$. Giá trị của kế hoạch này chiếm 2% tổng GDP, cao gấp hai lần so với mức đề xuất của UN cho đầu tư xanh (UNEP, 2009) và có thể so sánh với ngân sách quốc phòng hàng năm của nhiều nước. 3. Tuyên bố các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính: Tháng 11 năm 2009, chính phủ đã tuyên bố mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng giảm 30% lượng phát thải so với mức hoạt động bình thường (BAU) vào năm Đây là mục tiêu đề xuất cao nhất cho một quốc gia không nằm trong Phụ lục 1 của Nghị định thư Kyoto. Việc hiện thực hóa mục tiêu này là rất quan trọng vì nó tạo ra một đường hướng rõ ràng cho Hàn Quốc trong việc xây dựng một xã hội carbon thấp. Cam kết này được hỗ trợ bởi việc thông qua quy định pháp lý về kế hoạch mua bán phát thải khí nhà kính, chương trình quản lý mục tiêu, lập hệ thống báo cáo kiểm kê khí nhà kính quốc gia và các cải cách có liên quan khác. 4. Ban hành Luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp. Đạo luật này được thông qua để hỗ trợ cho tuyên bố về tăng trưởng xanh carbon thấp được đưa ra năm 2008 như một chiến lược phát triển mới. Khi thiết lập khuôn khổ pháp lý để theo đuổi tăng trưởng xanh carbon thấp như một chương trình nghị sự quốc gia, thì nội dung chính của luật này chính là thể chế hóa tăng trưởng xanh ở cấp quốc gia, đem lại cơ cấu quản lý và cơ chế điều phối tốt cho các cơ quan nhà nước có liên quan. Đạo luật này cũng thay thế các luật liên quác như Đạo luật khung về năng lượng, Đạo luật biến Hình 1: Các mốc chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc 1/2009 7/2009 Thành lập Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh Tổ chức Kế hoạch KH hành động 5 năm lần thứ nhất từ 2009 đến / /2009 Ban hành Đạo luật khung ('09.12) và Nghị định ('10.4) Khuôn khổ Pháp lý Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Các mục tiêu quốc gia cụ thể về Giảm phát thải khí nhà kính 1 PCGG trước đây thuộc Văn phòng Tổng thống dưới thời chính quyền Tổng thống Lee và chính quyền kế nhiệm, Tổng thống Park tiếp tục hỗ trợ tăng trưởng xanh thông qua việc thành lập Ủy ban Tăng trưởng xanh của VP Thủ tướng (GGC) vào tháng 10/ 2013 để kế tục nhiệm vụ của PCGG thuộc Văn phòng Thủ tướng và phù hợp với Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp (đạo luật này yêu cầu lập ra một ủy ban mới sau khi PCGG hết nhiệm kỳ vào tháng 2/ 2013). GGC cũng vẫn duy trì vị thế là cơ quan cao nhất của mạng lưới các cơ quan chính phủ tham gia vào quy hoạch và triển khai tăng trưởng xanh. Theo Seung-Hoon Lee (nguyên Trưởng ban GGC), sự khác biệt chủ yếu giữa PCGG và GGC là PCGG trước đây tập trung vào xây dựng nền tảng còn GGC thì chú trọng vào triển khai và mở rộng các chương trình hiện có (Kim và Thurbon, 2015). 11

22 đổi khí hậu, Đạo luật phát triển bền vững, Đạo luật khung về phát triển đô thị, và các luật khác. 1.3 Khung thể chế về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh (PCGG) Là một cơ quan hoạch định chính sách, PCGG đưa ra chỉ đạo chung về các hoạt động tăng trưởng xanh ở cấp quốc gia thông qua theo dõi việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch 5 năm. PCGG là sự sáp nhập của ba cơ quan: Ủy ban Tổng thống về Phát triển bền vững, Ủy ban Tổng thống về năng lượng, và Nhóm công tác đặc biệt về Biến đổi khí hậu (Kim và Thurbon, 2015). Dựa trên đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp, PCGG có nghĩa vụ thực hiện những vai trò sau: (1) Thận trọng đưa ra những chính sách và kế hoạch lớn của chính phủ liên quan đến tăng trưởng xanh và các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các chính sách và kế hoạch đó; (2) Phối hợp với các cơ quan quản lý trung ương và chính quyền địa phương có liên quan; (3) Thảo luận về nhiều dự án liên quan đến theo đuổi tăng trưởng xanh; và (4) Tham gia vào đối thoại tăng trưởng xanh toàn cầu và đàm phán quốc tế. Theo hệ thống đồng chủ tịch, Thủ tướng đại diện cho các thành viên của Ủy ban, là các Bộ trưởng của các bộ liên quan và người đứng đầu các viện nghiên cứu. Mặt khác, chủ tịch từ khu vực tư nhân cũng được chọn từ những thành viên ủy ban, là chuyên gia của các viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức phi chính phủ. Từ năm 2013 trở đi, có bốn tiểu ban thuộc PCGG gồm: (1) Chiến lược Tăng trưởng xanh (2) Đối phó với biến đổi khí hậu (3) Năng lượng (4) Công nghệ và Công nghiệp xanh Các tiểu ban của PCGG này được tổ chức lại theo thời gian, bắt đầu từ ba tiểu ban trong giai đoạn thứ nhất (năm 2009) và được tổ chức lại thành bốn tiểu ban trong giai đoạn hai (năm 2010) và giai đoạn ba (năm 2011). Ban thư ký cũng được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ hành chính và hỗ trợ cho công việc của PCGG. Ban thư ký gồm ba nhóm sau đây: (1) Quy hoạch và điều phối chính sách (2) Chính sách biến đổi khí hậu (3) Công nghệ và công nghiệp xanh Mỗi nhóm gồm có các chuyên gia từ nhiều cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu và các doanh nghiêp khác nhau. Kể từ khi được thành lập vào tháng 1/2009 đến tháng 10/2012, PCGG đã tiến hành được tổng cộng 21 cuộc họp thường kỳ và 11 cuộc họp đánh giá tình hình hình thực hiện chính sách. Trong các cuộc họp thường kỳ, tất cả các bộ có liên quan phụ trách về 10 chính sách định hướng phải báo cáo về từng chiến lược và kế hoạch hành động trong chương trình nghị sự cho PCGG. Mặt khác, các cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện lại tập trung vào các kết quả thực thi chính sách cùng với các biện pháp giải quyết những thiếu sót để theo dõi việc thực hiện một cách liên tục. Trong quá trình thúc đẩy tăng trưởng xanh, cần lưu ý rằng vai trò của PCGG không chỉ giới hạn ở việc thực hiện và giám sát chính sách mà còn có vai trò tổng hợp những phản hồi sơ bộ thông qua các cuộc họp đánh giá tình hình thực hiện. Điều này trái ngược với cách tiếp cận một chiều từ trên xuống trong việc hoạch định chính sách trước đây. Cách tiếp cận này cũng đã tạo điều kiện cho PCGG tăng cường được quan hệ đối tác công tư thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Trong khi PCGG được coi là một trong những cải cách thể chế đáng kể nhất về tăng trưởng xanh, có khả năng tự huy động được các nỗ lực từ nhiều bộ và nhiều bên liên quan về quy hoạch tăng trưởng xanh, thì hạn chế lớn nhất của Ủy ban này chính là ở chỗ thiếu quyền hạn đối với ngân sách quốc gia vì quy trình lập ngân sách lại thuộc trách nhiệm của Bộ Chiến lược và Tài chính. 12

23 Hình 2: Cơ cấu tổ chức của PCGG Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh Các tiểu ban Ban thư ký Chiến lược Tăng trưởng xanh Đối phó với biến đổi khí hậu Năng lượng Công nghiệp Công nghệ xanh Quy hoạch tăng trưởng xanh Điều phối liên bộ Giảm phát thải khí nhà kính Thích nghi với biến đổi khí hậu Kiểm soát nhu cầu năng lượng Phát triển năng lượng mới và tái tạo Nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh Thúc đẩy công nghiệp xanh Nguồn: PCGG, 2014 Như vậy, trong khi PCGG có đủ quyền hạn để soạn thảo các kế hoạch trung hạn và dài hạn về tăng trưởng xanh, thì năng lực của Ủy ban này trong việc kiểm soát toàn bộ quá trình thực hiện lại bị hạn chế, nhất là trong việc đưa ra những đề xuất có hiệu quả cao. Điều này được thấy rõ khi đề xuất của PCGG về việc dần dần chấm dứt trợ giá điện bị phản đối bởi nhiều bộ có thể bị ảnh hưởng bất lợi từ đề xuất này (Kim và Thurbon, 2015). Hợp tác thể chế và Tham vấn các bên liên quan Để đảm bảo thực hiện tăng trưởng xanh trên toàn quốc, các chính quyền địa phương được khuyến khích tổ chức các Ủy ban địa phương về Tăng trưởng xanh (LGGC), có cơ cấu tổ chức tương tự như PCGG. Việc thành lập các LGGC ở nhiều thành phố và tỉnh tạo điều kiện cho việc đánh giá các chính sách và kế hoạch tăng trưởng xanh ở cấp địa phương, từ đó thúc đẩy tinh thần tự chủ của địa phương (Kim, 2013). Nó cũng bổ sung cho phương pháp tiếp cận từ trên xuống trong việc quy hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh. Nhận thức được vai trò cực kỳ quan trọng của khu vực tư nhân trong việc đảm bảo sự thành công của các sáng kiến tăng trưởng xanh, chính phủ không chỉ đưa các công chức nhà nước mà còn đưa cả các đại diện của khu vực tư nhân vào làm thành viên của PCGG. Ngoài ra, 5 nhóm tham vấn khu vực tư nhân được gọi là Nhóm tham vấn Tăng trưởng xanh đã được thành lập, gồm: Công nghiệp, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Lối sống xanh, và Công nghệ thông tin xanh. Các nhóm này gồm có các thành viên của chính quyền địa phương, các viện nghiên cứu, công nghiệp, tài chính, các tổ chức xã hội, và dân thường (Kim, 2013). PCGG tiếp nhận những phản hồi hữu ích từ nhóm này để làm tăng tính khả thi và thực tiễn cho các chính sách tăng trưởng xanh. Để tận dụng tối đa vai trò của các nhóm tham vấn như một kênh truyền thông hiệu quả, mỗi nhóm phải tổ chức họp hàng quý bàn về chương trình nghị sự chính sẽ được trao đổi trong các cuộc họp thường kỳ của PCGG. Nếu cần, các nhóm có thể đồng tổ chức các hội nghị với PCGG trong đó các thành viên có thể tương tác với nhau để chia sẻ kinh nghiệm và ý tưởng. Các tài liệu và ấn phẩm của hội nghị cũng được phát hành qua một cách thường xuyên để chia sẻ thông tin và kết nối các bên liên quan. Ngoài PCGG, các bộ liên quan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc. Chẳng hạn như, Bộ Môi trường chủ trì việc thực hiện kế hoạch quản lý mục tiêu (TMS) và kế hoạch mua bán tín chỉ phát thải (ETS). Mặt khác, Bộ Kinh tế Tri thức chủ trì các lĩnh vực liên quan đến hiệu quả năng lượng, năng lượng mới và năng lượng tái tạo, mạng lưới điện thông minh, và công nghệ xanh. Các cơ sở nhà nước thuộc các bộ này, đặc biệt là Viện Công nghiệp và Công 13

24 nghệ môi trường Hàn Quốc (KEITI), Tổng công ty môi trường Hàn Quốc, Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO), Hiệp hội doanh nghiệp xanh, và Tổng công ty tài chính công nghệ Hàn Quốc cũng đóng vai trò cầu nối giữa chính quyền trung ương và địa phương, và phối hợp với PCGG và các Nhóm tham vấn Tăng trưởng xanh để đảm bảo thực hiện thành công các chính sách tăng trưởng xanh. Về cơ cấu quản lý nhà nước trong việc thực hiện các chương trình và dự án tăng trưởng xanh, các cơ quan thực thi được chia làm hai loại: cơ quan quản lý trung ương và cơ quan quản lý địa phương. Cơ quan quản lý trung ương gồm có PCGG, các bộ liên quan, và các tổ chức nhà nước, đảm nhận vai trò giám sát việc thực hiện các chính sách và quản lý các Nhóm tham vấn Tăng trưởng xanh. Mặt khác, cơ quan quản lý địa phương gồm các LGGC và Nhóm tham vấn Tăng trưởng xanh chịu trách nhiệm xúc tiến tăng trưởng xanh ở cấp cộng đồng và tập hợp ý kiến phản hồi từ các doanh nghiệp và người dân địa phương. 1.4 Các kế hoạch thực hiện Tăng trưởng xanh Tầm nhìn quốc gia, Chiến lược và Định hướng chính sách Cách tiếp cận toàn diện của Hàn Quốc đối với chính sách tăng trưởng xanh được phản ánh trong các kế hoạch trung và dài hạn, được xây dựng dựa trên tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh carbon thấp với ba chiến lược và mười định hướng chính sách. Ba chiến lược chính gồm: (1) Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng (2) Tạo động cơ tăng trưởng mới; và (3) Cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế quốc tế của Hàn Quốc. Các chiến lược này được cụ thể hóa bởi mười định hướng chính sách và mỗi định hướng chính sách lại bao gồm nhiều chương trình và dự án về tăng trưởng xanh. Hình 3: Chiến lược và định hướng chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc Chiến lược và tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh Hướng tới mục tiêu trở thành nền kinh tế xanh lớn thứ 7 thế giới vào năm 2020, và lớn thứ 5 vào năm Chiến lược, 10 định hướng chính sách Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng 1) Giảm phát thải nhà kính một cách hiệu quả 2) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch 3) Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu energy self-sufficiency Tạo động cơ tăng trưởng mới 4) Phát triển công nghệ xanh để tạo động cơ tăng trưởng mới 5) Xanh hóa các ngành công nghiệp hỗ trợ truyền thống và nuôi dưỡng công nghiệp xanh 6) Cải tiến cơ cấu công nghiệp 7) Tạo nền móng cho kinh tế xanh Cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế quốc tế 8) Tạo ra đất nước xanh và vận tải xanh 9) Các mạng cuộc sống xanh 10) Trở thành hình mẫu cho cộng đồng quốc tế như một quốc gia đi đầu về tăng trưởng xanh Nguồn: Văn phòng điều phối chính sách chính phủ,

25 Các kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn Quốc có thể được phân loại tổng quát thành kế hoạch toàn diện và kế hoạch ngành. Kế hoạch toàn diện là những kế hoạch đan chéo các nhiệm vụ của chính quyền trung ương và địa phương cũng như của các bộ. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch 5 năm là những kế hoạch rất quan trọng, đưa ra định hướng cho các kế hoạch tăng trưởng xanh toàn diện khác ở cấp trung ương và khu vực. Các bộ có nghĩa vụ đưa tăng trưởng xanh vào các kế hoạch có liên quan (tức là các kế hoạch ngành), được phân loại thành kế hoạch chủ chốt, kế hoạch liên quan, và kế hoạch phụ trợ. Kế hoạch chủ chốt là những kế hoạch được coi là có sự liên quan nhiều nhất với chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, chẳng hạn như Kế hoạch cơ bản về năng lượng quốc gia, Kế hoạch cơ bản toàn diện để ứng phó với Biến đổi khí hậu, và Kế hoạch cơ bản về Phát triển bền vững. Những kế hoạch này thường có thời gian thực hiện dài (20 năm) và được xem xét bởi PCGG trước khi được Nội các thông qua. Các kế hoạch liên quan là những kế hoạch được lập theo khung pháp lý của quốc gia và có quan hệ trực tiếp với chương trình nghị sự tăng trưởng xanh của quốc gia; bao gồm Kế hoạch toàn diện về lãnh thổ quốc gia và Kế hoạch cơ bản về Khoa học công nghệ quốc gia. Các Kế hoạch phụ trợ là những kế hoạch quản lý được lập ra theo sáng kiến của các bộ, chẳng hạn như Kế hoạch phát triển năng lượng mới và năng lượng tái tạo của Bộ Kinh tế Tri thức (nay là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, MOTIE). Kế hoạch Tăng trưởng xanh trung và dài hạn Một số đặc điểm nổi bật của Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh là việc thiết lập các định hướng chính sách cơ bản cho tăng trưởng xanh, đưa ra các biện pháp cụ thể để đáp ứng các mục tiêu, và trao quyền cho các cơ quan phù hợp. Chiến lược này cũng coi tăng trưởng xanh như một sự hợp tác chặt chẽ giữa khu vực nhà nước và tư nhân cũng như với xã hội dân sự. Thời gian đặt ra trong kế hoạch tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, đặc biệt là trong kế hoạch dài hạn, trải dài hơn bốn thập kỷ, cũng là một điều rất quan trọng để đảm bảo tính liên tục của tăng trưởng xanh. Chu kỳ dài hạn của chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia thể hiện được tinh thần trách nhiệm và sự tin tưởng cao vào bất kỳ vị lãnh tụ chính trị nào đang nắm quyền trong thời gian đó. Hàn Quốc đã đặt ra một tầm nhìn dài hạn để trở thành một trong bảy nền kinh tế xanh hàng đầu thế giới vào năm 2020 và điều này đã được Hình 4: Khung kế hoạch thực hiện về tăng trưởng xanh Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ) Kế hoạch toàn diện Kế hoạch 5 Năm về Tăng trưởng xanh ( ) Các kế hoạch khác của Trung ương, Địa phương và các Bộ Kế hoạch cấp trung ương Kế hoạch cấp vùng Kế hoạch ngành Kế hoạch chủ chốt Kế hoạch liên quan Kế hoạch phụ trợ Nguồn: Kim và Choi,

26 trình bày rõ ràng trước cộng đồng quốc tế với hy vọng là tăng trưởng xanh cũng sẽ là chương trình nghị sự chính của các chính quyền kế nhiệm (PCGG 2009c; PCGG, 2009d). Mặt khác, kế hoạch 5 năm hỗ trợ việc thực hiện Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh thông qua các khoản đầu tư, các dự án, và cải cách chính sách trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng, giao thông vận tải, và công nghệ xanh. Trong khi kế hoạch này nhấn mạnh vào việc tạo ra các ngành công nghiệp mới thân thiện với môi trường, nó cũng đồng thời tập trung vào việc xanh hóa toàn bộ các ngành công nghiệp hiện có. Vì vậy, nó nêu bật lên yêu cầu giảm phát thải khí nhà kính, nhất là trong lĩnh vực chế tạo trong khi vẫn nâng cao được năng suất. Một điều đáng chú ý là cả hai kế hoạch đều được tạo lập thông qua sự hợp tác năng động của PCGG, văn phòng Thủ tướng, các bộ có liên quan và các viện nghiên cứu, các trường đại học và các chuyên gia kỹ thuật. Để tránh sự chồng chéo với các kế hoạch và chiến lược khác, kế hoạch này đã được đánh giá lại và điều chỉnh thành kế hoạch quốc gia vừa có tính toàn diện vừa có tính chính xác (PCGG, 2009b). Như vậy, việc công bố Kế hoạch 5 năm được sự hỗ trợ của các chính sách của các bộ liên quan và của chính quyền địa phương. Tính liên tục của kế hoạch trong những năm tiếp theo cũng được đảm bảo bởi chính quyền Park Geun-Hye khi chính quyền này chuẩn bị Kế hoạch 5 năm lần thứ hai cho giai đoạn Phân bổ ngân sách cho Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh Trước khi công bố Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh, chính phủ đã phát động Chương trình việc làm xanh mới, với mục đích tạo ra việc làm xanh và đầu tư xanh để vượt qua khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Với mục tiêu tạo ra việc làm xanh bằng việc đầu tư 50 nghìn tỷ won (khoảng 43 tỷ US$) trong vòng 4 năm, chính phủ đã phối hợp với các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào các công nghệ xanh như năng lượng mới và năng lượng tái tạo, ô tô điện, pin thứ cấp, và đèn LED. Chương trình việc làm xanh mới cuối cùng đã được lồng ghép vào Kế hoạch 5 năm. Trong giai đoạn đầu kế hoạch, chính phủ ước tính chi khoảng 107,4 nghìn tỷ won (xấp xỉ 100 tỷ US$) để hỗ trợ tăng trưởng xanh trong giai đoạn từ 2009 đến Năm 2009, năm đầu tiên của dự án, khoảng 17,5 nghìn tỷ won đã được chi, và hàng năm mức đầu tư cần phải tăng trung bình là 10,2% để đáp ứng được ngân sách cần thiết. Số tiền đó tương đương với 2% GDP hàng năm của Hàn Quốc và được phản ánh trong Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia ( ). Tuy nhiên con số ấn tượng này đã bao gồm ngân sách phân bổ cho các lĩnh vực có liên quan như kinh tế, năng lượng, công nghiệp và chính sách môi trường. Quả thực, việc lập ngân sách dành hoàn toàn cho tăng trưởng xanh là không thực tế, khi các hoạt động liên quan bao trùm nhiều vấn đề đa dạng về kinh tế, môi trường, và xã hội. Tác động của Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia ( ) xứng đáng được ghi nhận vì nó đã đánh dấu một giai đoạn mà trong đó các chính sách tăng trưởng xanh được ưu tiên trong các kế hoạch tài chính hàng năm và nhận được hỗ trợ đầy đủ để thúc đẩy chương trình nghị sự tăng trưởng xanh carbon thấp của quốc gia. Khung thể chế cho Tăng trưởng xanh Để thiết lập một nền tảng pháp lý vững chắc cho các sáng kiến tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, chính phủ đã đệ trình lên Quốc hội một dự luật Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp vào tháng 2/2009. Cả đảng cầm quyền và các đảng đối lập đều nhất trí thông qua dự luật sau khi thành lập Ủy ban đặc biệt về Biến đổi khí hậu và tiến hành thảo luận sâu trong các cuộc điều trần. Vào tháng 1/2010, Tổng thống Lee Myung-bak đã ký và ban hành bộ luật quan trọng này với sự tham gia của các bên quan tâm từ các bộ có liên quan, các ngành công nghiệp và công chúng. Đạo luật này, bao gồm bảy chương và 64 điều, là một luật cơ bản quy định các định hướng chính sách lớn về xây dựng một chiến lược tăng trưởng xanh carbon thấp cũng như quy định khung thể chế và các biện pháp thi hành chính sách cần thiết (Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010). Việc ban hành luật này có ba mục tiêu chính: (1) Thực hiện các biện pháp để giải quyết hiệu quả các vấn đề biến đổi khí hậu và năng lượng, và xúc tiến phát triển bền vững; (2) Xây dựng hệ thống thực hiện tăng trưởng xanh, chẳng hạn như thành lập PCGG; và (3) Thiết lập các hệ thống thể chế đa dạng để xúc tiến tăng trưởng xanh carbon thấp trong khu vực (Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010). 16

27 Các điều khoản chung của đạo luật quy định mục đích cơ bản và định nghĩa của các thuật ngữ, các nguyên tắc cơ bản của tăng trưởng xanh carbon thấp, và trách nhiệm của các bên liên quan. Nó cũng quy định về các kế hoạch thực hiện cho tăng trưởng xanh ở cấp quốc gia và địa phương, đưa ra các hướng dẫn về thành phần, hoạt động và chức năng của các cơ quan có liên quan như PCGG. Đạo luật cũng bao gồm các điều khoản về kinh tế xanh và công nghiệp xanh, phát triển và thương mại hóa công nghệ xanh, và tạo việc làm xanh (Văn phòng điều phối chính sách chính phủ, 2010). Cần lưu ý là đạo luật này được hỗ trợ bởi một nghị định thi hành được ban hành tháng 4/ 2010, đưa ra những hướng dẫn chi tiết cần thiết cho việc thi hành đạo luật. Nghị định thi hành này là bộ phận cuối cùng trong việc hình thành cơ cở pháp lý quốc gia cho các hoạt động tăng trưởng xanh. Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp ra đời đã thay thế nhiều luật liên quan (hiện hành) khác, như Luật phát triển bền vững, và Luật sử dụng năng lượng hợp lý, cho thấy chính phủ đã cam kết như thế nào trong việc đảm bảo rằng mô hình tăng trưởng mới này có thể được thực thi một cách hợp pháp. Tất nhiên cũng có một số luật khác được ban hành để hỗ trợ cho các chương trình cấp nhà nước về tăng trưởng xanh. Ví dụ, Luật Phân bổ và mua bán giấy phép phát thải khí nhà kính (2012), và Nghị định thi hành luật này (2014) được ban hành trước khi ra đời Kế hoạch mua bán tín chỉ phát thải năm Một số luật khác cũng được ban hành như Luật phát triển logistic vận tải bền vững (2009), Luật Xúc tiến xây dựng và sử dụng lưới điện thông minh (2011), Luật Hỗ trợ phát triển xây dựng xanh (2012), và Luật Xúc tiến mua các sản phẩm xanh (2013). 1.5 Quy mô và phương pháp phân tích Báo cáo này dự kiến đưa ra một cách tiếp cận khách quan để chia sẻ kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, trong bối cảnh quốc gia này có tham vọng hiện thực hóa tăng trưởng xanh trên một quy mô và tốc độ chưa từng có trên thế giới. Trên tinh thần đó, báo cáo này mong muốn đạt được bốn mục tiêu sau đây: (1) Mô tả nền tảng ( lí do vì sao ) và các bước đã thực hiện để đặt ra các mục tiêu, chiến lược, và kế hoạch hành động trong Kế hoạch 5 năm của quốc gia về Tăng trưởng xanh; (2) Cung cấp chi tiết ( ai và như thế nào ) về một số hoạt động hỗ trợ tiếp theo được thực hiện ở cấp độ chương trình hoặc dự án; (3) Thực hiện một đánh giá khách quan (cả định tính và định lượng) về các kết quả đạt được cho đến nay; và (4) Đưa ra những khuyến nghị chính và những bài học kinh nghiệm cho các nước khác. Cấu trúc của từng chương đều theo một dàn bài thống nhất, bao gồm các chủ đề chính như: phân tích cơ sở của các vấn đề liên quan, các thách thức và cơ hội. Tiếp theo là khai thác vấn đề xác định mục tiêu, chiến lược cũng như triển khai các chính sách hành động được lựa chọn dựa trên mức độ liên quan, sự phân bổ nguồn lực và mức độ ảnh hưởng. Bảng 2: Kế hoạch đầu tư cho Tăng trưởng xanh ( ) Đơn vị: nghìn tỷ won (dòng màu trắng) và tỷ US$ (dòng màu xám) Hạng mục Tổng Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng Tạo ra các động lực phát triển mới Cải thiện chất lượng cuộc sống và Nâng cao vị thế quốc tế của Hàn Quốc (51.9) (7.7) (14.0) (14.4) (8.8) (6.9) (26.2) (4.3) (4.7) (5.2) (5.8) (6.1) (24.5) (4.7) (4.3) (4.7) (5.1) (5.7) * Ghi chú: Tỷ giá (1 US$ = 1,108.5 won) ngày 3/11/ 2011 Nguồn: GGGI,

28 Dựa trên các thông tin đó, những đánh giá định lượng và định tính về các kết quả đạt được đến nay được trình bày trong báo cáo; đánh giá định lượng được thực hiện dựa trên phân tích các số liệu thứ cấp từ nhiều nguồn, các kết quả này bổ sung cho phần đánh giá định tính. Cuối cùng, mỗi chương đều kết thúc bằng một loạt các khuyến nghị và các bài học kinh nghiệm có thể có ích đối với chính phủ các nước khác khi xác định điểm xuất phát và các chuẩn mực so sánh cho các chính sách về tăng trưởng xanh của mình. Mặc dù khung thời gian đánh giá tuân theo giai đoạn thực hiện của Kế hoạch 5 năm ( ), nhưng cần lưu ý rằng một số sáng kiến được thảo luận ở đây đã được triển khai từ trước đó vì Hàn Quốc đã thực hiện thành công những chương trình và dự án phù hợp với khái niệm về tăng trưởng xanh. Đối tượng độc giả của báo cáo này là công chức chính phủ ở tất cả các cấp có thẩm quyền lập kế hoạch và thực hiện tăng trưởng xanh ở quốc gia của họ. Nhóm độc giả này không chỉ bao gồm các chính trị gia mà còn bao gồm toàn bộ các công chức như cán bộ kỹ thuật, những người lập kế hoạch, các luật gia, các lãnh đạo địa phương, và những người ra quyết định. Các phân tích này cũng phục vụ cho các nhà nghiên cứu và các chuyên gia kỹ thuật quan tâm đến việc nghiên cứu sâu hơn về những tiến triển mới nhất của các sáng kiến tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Các bên quan trọng khác có liên quan trong quá trình hoạch định chính sách như khu vực tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, và các tổ chức xã hội có những giá trị hoạt động phù hợp với các nguyên lý chính của tăng trưởng xanh cũng có thể được hưởng lợi bằng nhiều cách từ những phát hiện của nghiên cứu này. Báo cáo này ra đời rất đúng lúc khi nhu cầu học hỏi kinh nghiệm ngày càng tăng, nhất là từ các nước đang phát triển để học hỏi về kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Báo cáo này cũng ra đời đúng vào thời điểm ban hành Kế hoạch 5 năm toàn quốc về Tăng trưởng xanh ( ) năm 2014, đánh dấu nhiệt huyết của chính phủ Hàn Quốc khi tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng xanh carbon thấp trong những năm tiếp theo. Báo cáo được cấu trúc thành các chương tương ứng với các lĩnh vực được ưu tiên trong Kế hoạch 5 năm, ngoại trừ bốn lĩnh vực thuộc mười hạng mục chương trình nghị sự, gồm: (a) Tăng cường khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu; (b) Nâng cao cơ cấu công nghiệp; (c) Tạo nền móng kinh tế xanh; và (d) Trở thành hình mẫu dẫn đầu cho cộng đồng quốc tế về tăng trưởng xanh. Mặc dù báo cáo này được biên soạn với cố gắng càng toàn diện càng tốt, việc loại trừ các lĩnh vực này khỏi báo cáo được thực hiện có chủ ý vì một số lý do cụ thể. Chương trình nghị sự về thích nghi với biến đổi khí hậu chủ yếu liên quan đến Dự án khôi phục bốn con sông lớn, là dự án gây nhiều tranh cãi về ảnh hưởng xấu của nó đến hệ sinh thái tự nhiên cũng như các vấn đề liên quan khác. Một vấn đề tranh cãi nóng bỏng khác là chương trình năng lượng hạt nhân của Hàn Quốc, là một nội dung của chính sách tăng trưởng xanh quốc gia của Hàn Quốc bất chấp một câu hỏi lớn là năng lượng hạt nhân liệu có thể được coi là giải pháp xanh thay thế cho nhiên liệu hóa thạch hay không. Báo cáo này dự định đưa ra những phân tích càng khách quan càng tốt, và do việc đánh giá tiến độ và kết quả của những chương trình đang gây tranh cãi chắc chắn sẽ kéo theo những đánh giá về giá trị, từ đó làm mất tính trung gian, nên những lĩnh vực liên quan đến dự án khôi phục bốn con sông và năng lượng hạt nhân nói trên đã được loại trừ. Ngoài ra, vì đối tượng độc giả của báo cáo này là các nước đang phát triển, nên tốt nhất là giới hạn phạm vi nghiên cứu vào những lĩnh vực có liên quan nhất. Trong bối cảnh của 10 định hướng chính sách của Hàn Quốc, thì ba lĩnh vực nói trên (nâng cao cơ cấu công nghiệp, đặt nền móng cho kinh tế xanh và trở thành hình mẫu dẫn đầu quốc tế về tăng trưởng xanh) dường như có ít sự liên quan với các nước đang phát triển do sự khác biệt về nền tảng công nghiệp và hoàn cảnh hỗ trợ phát triển giữa Hàn Quốc và các nước đang phát triển. Cũng cần lưu ý rằng báo cáo này là sự tập hợp các báo cáo do các tác giả khác nhau trong và ngoài GGGI viết, với kiến thức chuyên môn về các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh như năng lượng, giao thông vận tải, quản lý chất thải, công nghệ xanh, giảm phát thải, công nghiệp xanh, lối sống xanh, và các lĩnh vực liên quan khác. Các tác giả đã thường xuyên trao đổi với nhau để đạt được nhận thức chung về nội dung đề xuất. Các chương đơn lẻ cũng được kiểm duyệt kỹ lưỡng bởi nhân viên của GGGI; Các ý kiến phản hồi từ những người rà soát được dùng làm cơ sở để sửa 18

29 đổi báo cáo. Báo cáo thừa nhận những hạn chế của nó trong việc không bao trùm được toàn bộ các khía cạnh của các sáng kiến tăng trưởng xanh có liên quan, do thời gian và nguồn lực hạn chế. Báo cáo này cũng thừa nhận có những phân tích không chắc chắn mà người đọc có thể phê bình. Với khung thời gian dài hạn để các sáng kiến tăng trưởng xanh có thể đạt được kết quả, báo cáo này tập trung vào những thành công trung hạn và những bài học ban đầu có thể làm công cụ để đạt được những mục tiêu tăng trưởng xanh dài hạn. Nhằm phổ biến nội dung của báo cáo này, các hoạt động tuyên truyền sẽ được tiến hành thông qua các chương trình phát triển năng lực của GGGI. Quá trình truyền đạt các trường hợp và bài học từ báo cáo này sẽ được thực hiện một cách cẩn trọng vì mục đích của việc thực hiện sáng kiến này không phải là để áp đặt chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc lên các nước khác, mà là để cung cấp cho họ những ý tưởng thử nghiệm và kinh nghiệm rút ra được trên thực tế như là điểm khởi đầu tốt cho việc thiết kế các hoạt động tăng trưởng xanh của mình. Vì vậy, câu hỏi quan trọng cuối cùng được đặt ra với các quốc gia mong muốn chuyển sang tăng trưởng xanh luôn là: chính sách này có liên quan như thế nào với quốc gia của tôi, và có những cơ hội đổi mới nào trong bối cảnh địa phương? 19

30 Tài liệu tham khảo AfDB (Ngân hàng phát triển châu Phi) Chương 9. Tạo điều kiện cho Tăng trưởng xanh ở châu Phi: Phản ánh điểm khởi đầu cho Hành động và con đường phía trước. Báo cáo phát triển châu Phi 2012: Hướng tới Tăng trưởng xanh ở châu Phi, 2013 Ngân hàng phát triển châu Phi, Tunis. Bowen, Alex Tăng trưởng xanh: nghĩa là gì? Nhà khoa học môi trường 21.4: Luật hợp lý hóa sử dụng năng lượng Hàn Quốc Số Nghị định thi hành Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp Hàn Quốc, Nghị định số Khung hành động Tăng trưởng xanh Carbon thấp Hàn Quốc, số GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu) Tăng trưởng xanh đang chuyển động: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc. Jacobs, Michael Tăng trưởng xanh. trong Sổ tay chính sách khí hậu và môi trường toàn cầu, do Robert Falkner chỉnh sửa, Oxford: Wiley Blackwell. Công trình hợp tác liên bộ Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ id=2452. Jones, Randall S., và Byung-seo Yoo Chiến lược Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và xây dựng động lực tăng trưởng mới. Báo cáo của Ban kinh tế OECD, số 798, Nhà xuất bản OECD, Paris. DOI: org/ /5kmbhk4gh1ns-en. Kim, Sang-hyup Tăng trưởng xanh và động cơ tăng trưởng tương lai: Sách trắng về Chính sách Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, Seoul: Hàn Quốc. truy cập ngày 25/5/ Index=1&srchKeyword=#03ATzTzgRoDGJMPSV000 Kim, Sang-hyup, và Hyeon-jung Choi Tăng trưởng xanh vì một Hàn Quốc vĩ đại hơn: Sách trắng về Chính sách Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, Seoul: Hàn Quốc. truy cập ngày 25/5/ CD ?volId=03AT0amfstDGJMPSV000. Kim, Sung-young, và Elizabeth Thurbon Chủ nghĩa môi trường phát triển: Giải thích sự theo đuổi tham vọng của Hàn Quốc về Tăng trưởng xanh. Chính trị và Xã hội, tháng 5/ Truy cập ngày 1/5/ Developmental_Environmentalism_Explaining_South_ Korea%27s_Ambitious_Pursuit_of_Green_Growth. Lee, Myung-bak Một vĩ nhân với những ước mơ mới. Diễn văn của tổng thống tại Lễ kỷ niệm ngày độc lập, Seoul, ngày 15/8. Lee, Myung-kyoon và Jae-eun Ahn Hàn Quốc nhảy vọt lên tăng trưởng xanh. Sự chuyển đổi nhanh chóng lên Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Trong Sự trỗi dậy của nền kinh tế xanh Một mô hình mới cho thế giới đang phát triển? (sắp tới). MOSF (Bộ Chiến lược và Tài chính) Kế hoạch quản lý tài chính quốc gia (2009~2013). Truy cập ngày 25/5/ upload/bbs/76/ attach/09~13_fiscal%20plan.pdf. OECD Tiến tới Tăng trưởng xanh. Các nghiên cứu về Tăng trưởng xanh của OECD, NXB OECD, Paris. DOI: dx.doi.org/ / en. Văn phòng điều phối chính sách chính phủ Luật khung và Nghị định về Tăng trưởng xanh carbon thấp ở Hàn Quốc. Sửa đổi lần cuối ngày 14/4/ do?hseq=24639&lang=eng. Park, Jeong-won Sự tiến hóa của chính sách Tăng trưởng xanh: Một sự xâm nhập không được chào đón vào Quản trị môi trường toàn cầu? Hội nhập kinh tế Đông Á 17(2): PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ greengrowth.go.kr/?page_id=

31 PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009c. Con đường tới tương lai của chúng ta: Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh và Kế hoạch 5 năm ( ). Tờ rơi của PCGG chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm ngày độc lập quốc gia, Seoul, ngày 15/8. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009d. Tăng trưởng xanh, Hàn Quốc xanh: Một tài liệu về quản lý nhà nước của chính quyền Lee Myung-bak. Seoul: Chính phủ Hàn Quốc. Truy cập ngày 25/5/ ndex=2&srchkeyword=#03atypzxyudgjmpsv000. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh) Ban chỉ đạo về Tăng trưởng xanh. Website của Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh. Truy cập ngày 25/5/ go.kr/. Văn phòng Thủ tướng, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Tri thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Hạ tầng và GTVT Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ). Truy cập ngày 17/4/ Báo cáo đánh giá của Stern Báo cáo đánh giá của Stern về Kinh tế của Biến đổi khí hậu. Báo cáo cho Thủ tướng và Bộ trưởng tài chính Anh về Kinh tế của Biến đổi khí hậu, Nhóm chuyên gia kinh tế chính phủ, Cambridge. gov. uk/+/ index.htm. The Economist Tăng trưởng xanh: Chồi non, Cây xanh, và Lá. The Economist, ngày 22/6. www. economist.com/node/ UNEP (Chương trình môi trường Hàn Quốc) Tổng quan về Chiến lược quốc gia của Hàn Quốc về Tăng trưởng xanh. Sáng kiến kinh tế xanh của UNEP. Truy cập ngày 25/5/ PressReleases/201004_unep_national_strategy.pdf. World Bank Tăng trưởng xanh toàn diện: Con đường tới Phát triển bền vững. Washington DC: World Bank. Truy cập ngày 25/5/ worldbank.org/extsdnet/resources/inclusive_ Green_Growth_May_2012.pdf. Samans, Richard Tăng trưởng xanh và thời kỳ sau đó- Chương trình nghị sự Phát triển Tài liệu chuyên đề cho nhân sự cấp cao của Liên hợp quốc, Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu, Seoul. files/downloads/resource/gg_and_the_post-2015_ development_agenda_gggi.pdf. Scott, Andrew, William McFarland, và Prachi Seth Nghiên cứu và chứng cứ về Tăng trưởng xanh. Viện Phát triển hải ngoại về chứng cứ về nhu cầu, London. DOI: eod_hd064. july2013.scott. Schmalensee, Richard Từ Tăng trưởng xanh đến các chính sách ổn định: Tổng quan. Kinh tế năng lượng 34:S2-S6. Cục thống kê Hà Lan Phát triển bền vững và Tăng trưởng xanh: So sánh các Khung đánh giá đo lường tại Cục thống kê Hà Lan. Trung tâm số liệu thống kê liên quan đến chính sách, The Hague. cbs.nl/nr/rdonlyres/55ce8739-ba1d-4bbd-a0e3- B12DC270DEED/0/2013notaDZHGGmrt2013.pdf. 21

32 Kinh nghiệm Tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 2: Xã hội Carbon thấp 22

33 CHƯƠNG 2 XÃ HỘI CARBON THẤP Tóm tắt Mặc dù được xếp hạng vào các nước đang phát triển không phải chịu trách nhiệm nhiều về giảm khí phát thải trong các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu, nhưng thực tế Hàn Quốc là một trong những nước phát thải nhiều nhất trong các quốc gia thuộc OECD. Vì vậy, chính phủ Hàn Quốc đã đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng giảm phát thải 30% so với mức BAU vào năm 2020 dựa trên những đánh giá khoa học và tham vấn với nhiều bên liên quan. Để thực hiện cam kết này, chính phủ đã đưa ra một khung thể chế và pháp lý toàn diện để tạo điều kiện cho việc thực hiện các chiến lược giảm nhẹ. Một loạt các sáng kiến đã được thực hiện thành công như thành lập Trung tâm Thống kê và Nghiên cứu Khí nhà kính và đưa ra một vài chương trình giảm phát thải nhắm đến khu vực nhà nước và tư nhân. Những sáng kiến này là cơ sở thí điểm cho hành động giảm nhẹ mạnh mẽ nhất của Hàn Quốc tính đến nay Kế hoạch mua bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) hiện vẫn đang được thúc đẩy, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng, và dự kiến nó sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khiến các ngành phát thải nhiều phải khai thác các biện pháp giảm nhẹ có hiệu quả kinh tế và đầu tư vào công nghệ carbon thấp. Hiện nay, Hàn Quốc chưa đạt được kết quả đáng kể nào trong việc tách rời tăng trưởng xanh khỏi phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, chính phủ hy vọng sẽ đạt được những kết quả tốt hơn khi thực hiện nhiều nỗ lực mạnh mẽ, thậm chí đặc biệt hơn để đạt được mục tiêu này. 1. Giới thiệu 1.1 Overview As the 47th country to join the United Nations Framework Convention on Climate Change (UNFCCC) in 1993, the Republic of Korea (ROK) was designated as a Non-Annex I country under the Kyoto Protocol, thus being excused from sharing the mandatory obligation of reducing GHG emissions. Although classified as a developing country with less historical responsibility based on the principle of Common but Differentiated Responsibilities, the ROK is one of the top producers of GHG among the OECD countries. The government has emphasized that the country has a short 30-year history of economic development and is still in the process of growing, and thus has different conditions to follow on emissions reduction compared to the highly developed economies. Tuy nhiên, áp lực quốc tế đối với các nước đang phát triển về việc cùng gánh vác trách nhiệm toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính đã định hình lại chính sách ngoại giao về biến đổi khí hậu của Hàn Quốc theo hướng hợp tác chủ động hơn. Chính sách ngoại giao về biến đổi khí hậu của Hàn Quốc được chia làm bốn giai đoạn: Giai đoạn quan sát ( ); Giai đoạn phản hồi thụ động ( ); Giai đoạn phản hồi chủ động ( ); và Giai đoạn can thiệp tích cực (2007-nay). Cũng như hầu hết các nước đang phát triển, chính phủ Hàn Quốc bắt đầu bằng chính sách ngoại giao thụ động và phòng thủ, vì lo ngại rằng các nỗ lực làm giảm khí phát thải có thể ảnh hưởng đến tính cạnh tranh quốc tế của quốc gia. Tương tự như vậy, ngành công nghiệp cũng phản ứng rất nhạy cảm với các nỗ lực của chính phủ trong các cuộc đàm phán về khí hậu. 23

34 Ví dụ như, các tập đoàn công nghiệp hàng đầu đã liên tục tìm cách hợp lý hóa cho hành động không giảm khí phát thải của mình, chỉ ra cách mà Mỹ đã rút khỏi Nghị định thư Kyoto Protocol như thế nào và cách mà các nước đã phát triển đã cố gắng bảo vệ các lợi ích quốc gia của họ như thế nào trong quá trình đàm phán. Với những thách thức to lớn của biến đổi khí hậu, rõ ràng là vấn đề toàn cầu này không thể giải quyết được nếu không có sự hỗ trợ đầy đủ của tất cả các nước dẫn đầu về phát thải khí nhà kính. Vì vậy, Hàn Quốc cũng thấy được sự cần thiết phải cải thiện nhận thức của quốc gia về sự ấm lên của toàn cầu. Hàn Quốc có thể sử dụng lịch sử công nghiệp hóa ngắn và nhanh chóng của mình với lượng phát thải đầu người tương đối thấp để làm lí do cho việc không muốn nhận thêm trách nhiệm về giảm phát thải. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đang phải đối mặt với áp lực rất lớn là phải nỗ lực nhiều hơn nữa và vị thế hiện nay là một nước đang phát triển (vì thế mà không bị bắt buộc giảm phát thải) trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu đang bị chỉ trích rộng rãi. Khi cân nhắc đến quy mô của nền kinh tế và lượng phát thải khí nhà kính, thì các quốc gia đang phát triển hàng đầu bao gồm Hàn Quốc, Trung quốc, Mexico, và Nam Phi đã đối mặt với áp lực lớn từ quốc tế là phải nhận thêm trách nhiệm. Hưởng ứng lời kêu gọi hành động vì khí hậu toàn cầu, nguyên Tổng thống Lee Myung-bak, người nhậm chức khi các cuộc thảo luận hậu nghị định thư Kyoto bắt đầu, đã tuyên bố rằng tăng trưởng xanh carbon thấp là chiến lược phát triển mới của quốc gia, từ đó có lập trường chủ động hơn về chính sách ngoại giao khí hậu. 1.2 Đánh giá cơ sở Sự phát triển kinh tế và phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau. Trong giai đoạn 15 năm , nền kinh tế quốc gia đã đạt được tốc độ tăng trưởng GDP 5.6%. Phát thải khí nhà kính trong cùng giai đoạn đó đã tăng trung bình 4.7% một năm, và kết quả là lượng phát thải năm 2005 tăng 99% so với lượng phát thải năm Một điều đáng chú ý là mức độ tăng trong giai đoạn này là cao nhất trong các quốc gia OECD và điều này là do cơ cấu kinh tế của Hàn Quốc, sử dụng rất nhiều năng lượng và phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Hình 1: Các quốc gia nằm trong và không nằm trong Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto ANNEX I NON-ANNEX I Russia Ukraine EU Germany U.K. Italy France Spain Poland EITs OECD Japan Canada S. Korea Mexico China India Brazil South Africa Pakistan Argentina OPEC Indonesia Saudi Arabia Non-Parties to Kyoto U.S., Australia, Turkey Iran * Ghi chú: EIT nghĩa là Các nền kinh tế đang quá độ. OPEC nghĩa là Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ. Nguồn: Kim,

35 Nguyên nhân căn bản của các thách thức Ngành năng lượng là ngành phát thải khí nhà kính hàng đầu ở Hàn Quốc, chiếm 84,3% tổng lượng phát thải. Ngoài ra, 11% lượng phát thải là từ sản xuất công nghiệp (ví dụ như sản xuất bóng bán dẫn), 2,5% từ nông nghiệp và 2,2% từ rác thải. Phát thải khí nhà kính trong ngành năng lượng, chủ yếu đến từ đốt cháy nhiên liệu, hàng năm tăng trung bình 4,8% và tỉ trọng trên tổng phát thải của cả nước tăng nhẹ từ 83% năm 1990 lên 84,3% năm nghiệp tăng hơn 60%, làm tăng tỉ trọng trong tổng lượng phát thải quốc gia từ 6,7% năm 1990 lên 11% năm Ngược lại, tỉ trọng trong tổng lượng phát thải của ngành nông nghiệp giảm từ 4,4% năm 1990 xuống 2,5% năm 2005 do giảm diện tích đất nông nghiệp, tăng năng suất canh tác (ví dụ như sử dụng phân bón ni tơ), và giảm về tổng số lượng chăn nuôi. Chiều hướng tương tự cũng xảy ra ở ngành rác thải khi tỉ trọng trong tổng lượng phát thải giảm từ 5,6% xuống 2,2% từ năm 1990 đến 2005, do việc sử dụng lò đốt rác và tái chế, và giảm lượng rác thải chôn lấp. Sự gia tăng phát thải đáng kể nhất trong giai đoạn xảy ra ở ngành công nghiệp. Là nguồn thu chính của quốc gia, ngành này đại diện cho các nhà sản xuất của nhiều sản phẩm khác nhau như bóng bán dẫn, tấm màn hình, thép, tàu thủy, và ô tô. Phát thải khí nhà kính tăng trung bình 9,3% một năm, tương ứng với sự gia tăng liên tục của lượng hàng xuất khẩu. Tổng lượng phát thải của ngành công Bảng 1: Chỉ số trách nhiệm phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc Chỉ số Giai đoạn Giá trị Xếp hạng thế giới Lượng phát thải đầu người (tấn) Lượng phát thải đầu người (tấn) trước đây Tổng lượng phát thải (triệu tấn) Tổng lượng phát thải (triệu tấn) trước đây , Nguồn: Oh, 2009 Bảng 2: Phát thải khí nhà kính ở Hàn Quốc ( ) Tăng trưởng năm (%) Tổng lượng phát thải (triệu tấn CO 2 ) GDP (tỉ won) 320, , , , , Lượng phát thải đầu người (tấn/người) Phát thải/gdp Nguồn: Yoo,

36 Các vấn đề liên quan Do Hàn Quốc nhập khẩu 97% năng lượng và đã tạo ra một cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, quốc gia này rất dễ bị ảnh hưởng bởi biến động của giá dầu mỏ toàn cầu. Vì vậy, các thỏa thuận rằng buộc về hạn chế phát thải khí nhà kính trong tương lai sẽ dẫn đến sự phản đối từ các ngành năng lượng và công nghiệp, vì các biện pháp giảm khí nhà kính sẽ có tác động bất lợi đến nền kinh tế quốc dân. Nói chung, mức độ tiêu thụ năng lượng của một quốc gia là nguồn chính của phát thải khí nhà kính tăng tỉ lệ thuận với thu nhập quốc gia, nhưng tiêu thụ năng lượng trên đơn vị GDP có chiều hướng giảm khi kinh tế phát triển. Chiều hướng này cũng đúng với Hàn Quốc khi tốc độ tăng phát thải CO 2 trên đầu người duy trì tương đối ổn định từ năm 1990 với khối lượng là 10,9 tấn năm Mặt khác, mức độ sử dụng năng lượng trên đơn vị GDP, tăng theo thu nhập quốc gia cho đến giữa thập kỷ 1990, bắt đầu có dấu hiệu chững lại từ năm 2000 mặc dù thu nhập đầu người tiếp tục tăng. Đây là kết quả của các nỗ lực không ngừng cải thiện hiệu quả năng lượng và tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp dịch vụ sử dụng ít năng lượng hơn. Tuy nhiên, thử thách cơ bản đối với Hàn Quốc là làm thế nào để hạn chế mức độ tiêu thụ năng lượng trên đơn vị GDP, hiện đang cao hơn nhiều so với các nước đã phát triển. Cần lưu ý rằng quỹ đạo giảm tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị GDP (như trình bày trong Bảng 4) được tiếp nối bởi sự gia tăng mạnh trong những năm cuối thập niên 1990, đưa ra câu hỏi về việc liệu quốc gia này đã thực sự tới gần điểm cân bằng hay chưa. Sau khi đã đạt được tăng trưởng kinh tế đáng kể thông qua công nghiệp hóa theo hướng xuất khẩu, Hàn Quốc đã trải qua một cuộc khủng hoảng tỉ giá năm 1998, gây thiệt hại cho nền kinh tế và dẫn đến sự thay đổi lớn cơ cấu kinh tế quốc gia. Từ sự thay đổi này, ngành kinh tế dịch vụ đã tăng trưởng ổn định để chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của cả nước, nhưng vẫn chưa phát triển nhanh bằng ngành sản xuất chế tạo. Điều này cho thấy rằng sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng năm 1998 một lần nữa lại do ngành sản xuất chế tạo sử dụng nhiều năng lượng dẫn đầu vì hầu hết các ngành công nghiệp sơ cấp chuyển tiếp sang công nghiệp thứ cấp chứ không chuyển sang ngành kinh tế dịch vụ. Bảng 3: Phát thải khí nhà kính của các nước phát thải hàng đầu Xếp hạng 2005 Đơn vị: triệu tấn CO Thay đổi trong GĐ Phát thải Phần trăm (%) Phát thải Phần trăm (%) (%) Thế giới 21, , Các quốc gia trong Phụ lục I 13, , Các quốc gia OECD 11, , Mỹ 4, , Trung quốc 2, , Nga 2, , Nhật 1, , Ấn độ , Đức Canada Anh Ý Hàn Quốc Source: IEA,

37 Xu hướng này không giống với trường hợp của các nước đã phát triển nơi họ liên tục đầu tư vào công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường như một cách để ủng hộ các ngành công nghiệp đổi mới với giá trị lớn hơn trong tương lai. Sự phụ thuộc ngày càng nhiều của Hàn Quốc vào các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo sử dụng nhiều nhân công và tài nguyên có thể sẽ gây khó khăn nếu các cuộc đàm phán trong tương lai về khí hậu đặt ra các giới hạn về phát thải khí nhà kính của quốc gia này vì điều này có thể sẽ gây ra sự sụt giảm kinh tế hoặc thậm chí dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Một nội dung khác trong các cuộc đàm phán về khí hậu có tầm quan trọng đối với Hàn Quốc là tác động tiềm năng đến thị trường xuất khẩu quốc tế. Sự gia tăng số lượng các hiệp ước về môi trường và biến đổi khí hậu đã làm tăng sức mạnh của các quy định theo đó những quốc gia hoặc doanh nghiệp nào không tuân thủ với các tiêu chuẩn mới thì phải đương đầu với các rào cản thương mại hoặc thuế quan. Ví dụ, năm 2009 EU đã đưa ra các tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính cho xe cơ giới là 130 g/km vào năm 2012, và 95g/km vào năm Vì các nhà sản xuất sẽ bị phạt nếu họ không đáp ứng được các tiêu chuẩn mới này nên chính sách này sẽ có tác động trực tiếp đến Hàn Quốc, là quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ năm thế giới. Rõ ràng là, các kết quả đàm phán về biến đổi khí hậu đang được tiến triển trở thành những quy định cụ thể đặt ra các tiêu chuẩn thương mại mới trong thị trường quốc tế. Theo lẽ tự nhiên, thì những quốc gia đã đi trước một bước về đổi mới công nghệ sẽ định hướng các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu theo cách để có thể giảm thiểu được chi phí dành cho việc giảm phát thải và tối đa hóa các lợi ích kinh tế của việc kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến khí hậu. Hình thái tương lai của thị trường năng lượng xanh, dự kiến phát triển nhanh trong những thập kỷ tới, sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu. Các nước đã phát triển đặc biệt là những nước đóng vai trò chủ động trong các vấn đề về khí hậu đã là những người đi trước và chiếm lĩnh thị phần của các sản phẩm và dịch vụ xanh. Trong khi đó, những nước gọi là đi sau là những nước vẫn còn phải lấp đầy khoảng trống về công nghệ trước khi có thể cạnh tranh toàn cầu đã rất vất vả để có thể hưởng lợi được từ sự tăng trưởng bùng nổ của thị trường xanh. Nói cách khác, việc củng cố các quy định về môi trường có tác dụng như một rào cản đối với các nước đi sau này một quốc gia không thuộc Phụ lục I trong các cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu đã làm cản trở nỗ lực của quốc gia này trong việc khuyến khích các ngành công nghiệp phát triển công nghệ cạnh tranh để gia nhập các thị trường mới toàn cầu về hàng hóa và dịch vụ xanh. Khi cưỡng chế thi hành việc giảm phát thải trong tương lai, Hàn Quốc sẽ phải giải quyết hai thách thức lớn sau đây: (1) Các nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính sẽ tương tự như các nghĩa vụ của các nước đã phát triển vì Hàn Quốc gần như được công nhận là nền kinh tế phát triển tiên tiến, và (2) Ngành sản xuất chế tạo sẽ mất đi khả năng cạnh tranh quốc tế trong quá trình cạnh tranh với những quốc gia đi trước về công nghệ carbon thấp. Thấy trước được những tình huống này, chính phủ Hàn Quốc đã nhận thấy sự cần thiết phải chuyển đổi theo con đường tăng trưởng carbon thấp. Ngoài vấn đề áp đặt hạn mức phát thải toàn cầu, thì ảnh hưởng cực đoan của biến đổi khí hậu đối với bán đảo Triều Tiên là một yếu tố khác thúc đẩy việc chuyển đổi sang một xã hội carbon thấp. Mức tăng nhiệt độ trung bình ở sáu thành phố lớn (Seoul, Busan, Daegu, Incheon, Gwangju, và Daejeon) là 1,50 C trong thế kỷ qua, cao hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu 0,74 C. Mực nước biển dâng cũng theo chiều hướng tương tự tính đến 2012, mực nước biển ở khu vực Jeju tăng 5,97 mm một năm trong vòng 33 năm qua, gần gấp ba lần mức trung bình toàn cầu (1,8 mm/năm) theo số liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC). Lượng mưa trung bình năm ( ) ở Hàn Quốc tăng khoảng 10% so với mức trung bình của giai đoạn 30 năm trước ( ), với lượng mưa tập trung vào mùa hè. Tổng thiệt hại gây ra bởi thiên tai như bão và lũ quét, lên đến 17,7 nghìn tỷ won trong giai đoạn trong khi nó lại đem lại nhiều cơ hội cho các nước đi trước có công nghệ tiên tiến. Tình trạng duy trì là 27

38 Bảng 4: Cường độ năng lượng ở một số quốc gia Cường độ năng lượng %thay đổi ( ) Hàn Quốc Pháp Đức Nhật Anh Mỹ OECD Source: KEEI, 2009 Hình 2: Thị phần của các nước đã phát triển trong thị trường năng lượng xanh thế giới Nhật EU Mỹ Đan Mạch Đức LED Hệ thống lưu trữ năng lượng Pin nhiên liệu hydro Gió Năng lượng mặt trời Thị phần toàn cầu (%) Nguồn: MKE,

39 Nghiên cứu nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu (tháng 6/2008) Một cuộc khảo sát cộng đồng đã được Bộ Môi trường tiến hành (1.040 người tham gia, mức độ tin cậy 95%, ±3,04% sai số) để xác định mức độ nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu. Các kết quả khảo sát cho thấy rằng: Hầu hết người trả lời (88,1%) nhận thức được nguyên nhân của biến đổi khí hậu và sự ấm lên của toàn cầu là do sử dụng nhiều nhiên liệu hóa thạch. Đa số (95%) cho rằng mức độ ảnh hưởng là nghiêm trọng Hơn một nửa công chúng (56,8%) cho rằng chính quyền trung ương phải đóng vai trò đi đầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, trong khi nhận thức của họ về trách nhiệm cá nhân và doanh nghiệp thì tương đối thấp. Nếu Hàn Quốc áp dụng mức trần phát thải khí nhà kính, thì cộng đồng tin tưởng rằng nên áp dụng ở mức gần với mức của các nước đã phát triển (39,6%) hoặc cao hơn một chút mức của các nước đang phát triển (36,4%). Hơn chín mươi phần trăm (91,8%) người trả lời ủng hộ các chiến lược và hành động của chính phủ trong việc thúc đẩy các công nghệ khí hậu và công nghiệp xanh như là động lực tăng trưởng mới của quốc gia. Thực thể nào đóng vai trò quan trọng nhất trong ngăn ngừa sự ấm lên của toàn cầu? Trả lời (%) Chính quyền trung ương 56.8 Các cá nhân 13.8 Các doanh nghiệp 11.3 Chính quyền địa phương 10.3 Tổ chức xã hội 5.8 Các Viện hàn lâm 1.0 Không trả lời 1.1 Nguồn: MoE, 2014f 29

40 Các lựa chọn chính sách Sau khi Lee Myung-bak được bầu làm tổng thống vào tháng 2/2008, chính quyền mới đã quyết định áp dụng chiến lược nhằm: (1) Bắt buộc chính phủ phải tham gia tích cực vào các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu; (2) Đảm bảo rằng những đóng góp của Hàn Quốc vào chương trình nghị sự toàn cầu về biến đổi khí hậu tương xứng với sức mạnh và ảnh hưởng kinh tế của quốc gia trên trường quốc tế; và (3) Thi hành các hành động quốc gia về giảm phát thải tới mức cao nhất mà các lĩnh vực của nền kinh tế có thể chịu được. Theo đó, chính phủ đã lập các kế hoạch, cân nhắc đến khung thời gian được quy định trong Lộ trình Bali, hướng tới các mục tiêu cụ thể như: (1) Thiết lập chiến lược bao trùm của quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu và tham gia vào các cuộc đàm phán về khí hậu vào năm 2008; (2) trình bày các cam kết mạnh mẽ của Hàn Quốc thông qua các cuộc đàm phán khí hậu toàn cầu trong năm 2009, trong khi tiến hành cùng lúc các hoạt động ngoại giao để xác định và tối đa hóa lợi ích của quốc gia; và (3) có biện pháp chuẩn bị cho đất nước sẵn sàng với biến đổi khí hậu sau năm Tháng 7/2008, Tổng thống Lee tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ lập mục tiêu trung hạn về giảm khí nhà kính vào cuối năm, tạo ra một bước ngoặt lớn về cách thức mà quốc gia này theo đuổi mô hình mới về tăng trưởng carbon thấp. Việc Chuyển đổi sang một xã hội Carbon thấp là một trong 10 chính sách lớn trong Kế hoạch 5 năm của quốc gia về Tăng trưởng xanh. Điều này thuộc chiến lược quốc gia bao trùm về cải thiện khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu và tự chủ năng lượng. Các chính sách và chương trình thực hiện liên quan xác định ưu tiên các nhu cầu về theo dõi phát thải khí nhà kính, thiết lập một hệ thống quản lý toàn diện phát thải khí nhà kính, nâng cao nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu, và hiện thực hóa giảm phát thải ở tất cả các ngành của nền kinh tế. Hình 3: Các kế hoạch của chính phủ trong khung thời gian của Lộ trình Bali 2008 Bắt đầu chính quyền của tổng thống mới Chuẩn bị một chiến lược bao trùm quốc gia về biến đổi khí hậu 2009 Tuyên bố các cam kết mạnh mẽ của quốc gia với chương trình nghị sự toàn cầu về khí hậu Tăng cường các hoạt động ngoại giao để xác định và tối đa hóa lợi ích quốc gia Xác lập các chính sách và cơ sở hạ tầng cần thiết để chuẩn bị đối phó với biến đổi khí hậu sau năm Cơ chế biến đổi khí hậu sau năm

41 Hình 4: Phân tích Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (SWOT) cho chương trình nghị sự xã hội carbon thấp Điểm mạnh Điểm yếu Nhận thức cộng đồng về BĐKH được cải thiện Mối liên hệ công tư tốt tạo điều kiện cho việc thực hiện các hành động về khí hậu Nhân lực và hạ tầng Công nghệ thông tin trình độ cao Thiếu hạ tầng cơ bản và số liệu thống kê phát thải cần thiết để xây dựng một xã hội carbon thấp Cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng Thiếu tính cạnh tranh quốc tế trong thị trường công nghệ carbon thấp Định hướng chiến lược Công khai thông tin về phát thải khí nhà kính & thiết lập hệ thống quản lý phát thải khí nhà kính quốc gia Lập các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải trung/dài hạn và triển khai các hành động ngành cụ thể Opportunities Increasing mumber of collective country actions on climate change Increasing volume of global market for low-carbon goods and services Opportunities to gain recognition in the international climate change arena as an advanced developing economy Thách thức Chịu sức ép quốc tế để giới hạn mức phát thải khí nhà kính Tính cạnh tranh của các ngành sử dụng nhiều năng lượng bị giảm đi khi thực hiện giảm phát thải Ngành sản xuất chế tạo chuyển ra bên ngoài và tăng sự phụ thuộc vào nhập khẩu công nghệ Mở rộng sức chứa của bể carbon Cam kết về các hoạt động trồng rừng ở Bắc Triều Tiên để cùng xây dựng một bán đảo Triều Tiên xanh Nguồn: PCGG, 2009a 1.3 Những thách thức và cơ hội cho Tăng trưởng xanh Hàn Quốc đã coi các hành động hiện thực hóa chuyển đổi sang một xã hội carbon thấp là những cơ hội để cùng một lúc giải quyết nhiều thách thức: giảm thiểu các tác động của các cuộc đàm phán về khí hậu trong tương lai đến quốc gia, nâng cao chất lượng sống của người dân, và khai thác các động lực tăng trưởng kinh tế mới. Chương trình nghị sự này xuất phát từ nhận thức của chính phủ về sự cần thiết phải tiến vào giai đoạn phát triển kinh tế sử dụng ít năng lượng hơn và thân thiện hơn với môi trường. Chính phủ đã có những hành động tích cực như tham gia vào các đàm phán về khí hậu toàn cầu, lập các mục tiêu giảm khí nhà kính, và liên tục theo dõi kết quả của các hoạt động giảm nhẹ. Kế hoạch cơ bản toàn diện của quốc gia để ứng phó với BĐKH, được ban hành tháng 9/2008, xác định mục tiêu ưu tiên hàng đầu của ứng phó với BĐKH là thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thân thiện với khí hậu như một động lực tăng trưởng mới. các ngành công nghiệp thân thiện với khí hậu bao gồm các hoạt động liên quan đến hiệu quả năng lượng, năng lượng tái tạo và phục hồi tài nguyên, cùng góp phần vào ứng phó với các thách thức của BĐKH và tăng hiệu quả xuất khẩu của quốc gia. Mô hình tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc nhận thức được việc chuyển sang một xã hội carbon thấp là cơ hội để đổi mới và tăng thêm giá trị cho công nghệ công nghiệp của quốc gia. Những nỗ lực tiên phong đó hy vọng sẽ giúp cho Hàn Quốc đóng vai trò cầu nối giữa các nước đã phát triển và đang phát triển trong cơ chế phát triển sau năm

42 Bảng 5: Các nhiệm vụ và hành động cụ thể trong chương trình nghị sự carbon thấp Nhiệm vụ Hành động 1. Công khai số liệu phát thải khí nhà kính a. Công khai và quản lý số liệu phát thải khí nhà kính b. Thiết lập hệ thống kiểm kê và quản lý phát thải khí nhà kính quốc gia c. Hình thành và phát triển dịch vụ Đo đạc, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV) các ngành công nghiệp và thành lập trung tâm nghiên cứu phát thải khí nhà kính toàn cầu 2. Giảm phát thải carbon a. Đặt ra các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính b. Đưa ra các chiến lược giảm khí nhà kính cụ thể cho từng ngành c. Thực hiện giảm khí nhà kính dựa trên các nguyên tắc thị trường 3. Bể carbon và hấp thụ carbon a. Hiện thực hóa xã hội carbon thấp và tuần hoàn tài nguyên b. Mở rộng bể hấp thụ/nguồn carbon tại các khu rừng c. Phát triển bể hấp thụ carbon đại dương và các tập quán nông nghiệp thân thiện với môi trường 4. Xanh hóa bán đảo Triều Tiên a. Hỗ trợ các hoạt động trồng rừng ở Bắc Triều Tiên b. Thiết lập vành đai sinh thái và môi trường dọc bán đảo Triều Tiên và thúc đẩy sự hợp tác với Bắc Triều Tiên trong lĩnh vực năng lượng c. Chuẩn bị chiến lược chung với Bắc Triều Tiên về thích nghi với BĐKH và giảm nhẹ tác động của BĐKH Nguồn: PCGG, 2009a 2. Các mục tiêu và chiến lược Việc đặt ra các mục tiêu giảm khí nhà kính của một quốc gia là một quá trình rất quan trọng vì nó quyết định mức độ của các hành động giảm nhẹ và mức độ đầu tư cần thiết để theo đuổi các mục tiêu này. Các mục tiêu giảm phát thải có tác động lớn đến nền kinh tế quốc dân và xã hội vì các quy định và các biện pháp khuyến khích hiện nay của chính phủ cần phải được điều chỉnh để đạt được các mục tiêu này. Hàn Quốc cam kết với cộng đồng quốc tế rằng họ sẽ đặt ra mục tiêu giảm khí nhà kính tại hội nghị thượng đỉnh G-8 vào tháng 7/2008. Vào năm sau đó, chính phủ đã thực hiện cam kết này, tuyên bố là sẽ giảm phát thải khí nhà kính 30% so với mức BAU vào năm Cần lưu ý rằng mục tiêu này là mục tiêu tham vọng nhất, so với các mức giảm do IPCC đề xuất cho các nước đang phát triển. Để đáp lại các phản ứng khác nhau của quốc gia đối với các mục tiêu giảm phát thải này, Tổng thống Lee đã chỉ ra rằng việc thực hiện các mục tiêu này sẽ tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế quốc dân trong ngắn hạn, nhưng các biện pháp phù hợp này là cần thiết vì lợi ích lớn hơn của quốc gia trong dài hạn. Ông nói thêm rằng Việc Hàn Quốc tự nguyện đặt ra các mục tiêu giảm phát thải sẽ khuyến khích cộng đồng quốc tế có những hành động trách nhiệm hơn để đối chọi với những thách thức BĐKH toàn cầu (Blue House, 2009). Mặc dù Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh không định lượng cụ thể các mục tiêu giảm phát thải của quốc gia, nhưng kế hoạch này đưa ra được những nét chính về việc chính phủ sẽ thiết lập và quản lý chúng như thế nào. Về cơ bản, các giai đoạn xây dựng mục tiêu giảm phát thải trung hạn của Hàn Quốc là: (1) Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính ở nhiều lĩnh vực khác nhau; 32

43 (2) Xây dựng các chiến lược giảm phát thải khí nhà kính dựa trên ước tính chi phí của các biện pháp giảm nhẹ khác nhau; (3) Xây dựng các kịch bản giảm khí nhà kính, sau đó đưa ra điều trần và tham vấn với cộng đồng; và (4) Công bố các mục tiêu giảm khí nhà kính của quốc gia (PCGG, 2009a). 2.1 Thiết lập các mục tiêu giảm phát thải trung hạn Trong quá trình thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, chính phủ đã tiến hành nhiều đánh giá, tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các chuyên gia có liên quan, và tham vấn cộng đồng để đạt được sự đồng thuận và hỗ trợ cao trong xã hội. Ngay sau khi Tổng thống tuyên bố các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trung hạn vào tháng 7/2008, chính phủ đã lập ra một nhóm đặc biệt gồm các nhà nghiên cứu (từ các viện nghiên cứu quốc gia có liên quan) để đưa ra dự đoán về phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc trong tương lai. Nhóm này làm việc trong thời gian 10 tháng để đưa ra các dự đoán, các dự đoán này sau đó được một ủy ban bên ngoài đánh giá lại. Ủy ban bên ngoài này bao gồm bảy thành viên (các chuyên gia kinh tế, năng lượng và môi trường) đã kiểm chứng và bổ sung cho các dự đoán của nhóm đặc biệt này và xác định nhiều biện pháp giảm nhẹ để hỗ trợ cho ba kịch bản khác nhau về giảm phát thải khí nhà kính được lập ra trong tháng 8/2009 (PCGG, 2009d). Một số phương pháp khác nhau có thể được sử dụng để thiết lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, bao gồm: (1) phương pháp năm cơ sở (thường được các nước đã phát triển áp dụng); (2) phương pháp kinh doanh theo cách thông thường (BAU) (thường được các nước đang phát triển áp dụng); và (3) phương pháp dựa trên đơn vị cường độ xem xét đến lượng phát thải trên một đơn vị sản xuất (PCGG, 2009b). Trong quá trình thiết lập các mục tiêu quốc gia, một số người đề xuất rằng chính phủ nên sử dụng phương pháp dựa trên đơn vị cường độ vì nó có vẻ như phù hợp nhất với hoàn cảnh của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ cuối cùng đã chọn phương pháp BAU, dựa trên sự đánh giá từ trên xuống về các yếu tố phát triển của quốc gia. Sau một loạt các đánh giá, kiểm chứng và thảo luận kín, chính phủ cuối cùng đã tuyên bố ba kịch bản ra với công chúng, đó là: cắt giảm phát thải 21% (Kịch bản- 1), hoặc 27% (Kịch bản-2),hoặc 30% (Kịch bản-3) so với mức BAU vào năm Hình 5: Các kịch bản giảm khí phát thải Unit: million tons Các kịch bản BAU Kịch bản 1 Kịch bản 2 Kịch bản Nguồn: PCGG, 2009b 33

44 Sau khi tuyên bố các kịch bản BAU, chính phủ bắt đầu đánh giá ý kiến cộng đồng, đã tổ chức tổng cộng 44 hội nghị chuyên đề và điều trần trên toàn quốc trong vòng 2 tháng (tháng 8 đến tháng 9/2009). Thông qua quá trình này, ngành công nghiệp đã bày tỏ sự lo ngại sâu sắc về khả năng làm yếu đi sức cạnh tranh của công nghiệp Hàn Quốc, và khẳng định rằng mục tiêu chỉ nên đặt ở mức 21% (Kịch bản 1) hoặc thấp hơn. Các nhà lãnh đạo công nghiệp nhấn mạnh rằng chính phủ nên cân nhắc tính thực tiễn của các biện pháp giảm nhẹ, các chi phí liên quan, và năng lực của ngành công nghiệp trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hành động giảm nhẹ đó. Ngành công nghiệp cũng nhấn mạnh một thực tế là Hàn Quốc vẫn còn lạc hậu về mặt phát triển và thương mại hóa công nghệ giảm nhẹ phát thải. Quan trọng nhất là một số biện pháp giảm nhẹ do chính phủ đề xuất như sử dụng nhiên liệu sinh học và ô tô xanh, được cho là không giảm được mức phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, chi phí ước tính cho các biện pháp giảm nhẹ do chính phủ đề xuất ( won trên tấn CO 2 ) được cho là quá cao so với mức GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc, chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng thép, hóa dầu, và xi măng cũng được coi là trở ngại lớn trong việc đạt được mục tiêu giảm phát thải đầy tham vọng này. Kịch bản 3 (30%), do Hàn Quốc hiện đang là quốc gia phá thải khí nhà kính lớn thứ 9 thế giới và là thành viên của OECD. Một số nhóm đưa ra khuyến nghị dựa trên cái gọi là Chỉ số Trách nhiệm- Năng lực, một chỉ số đại diện cho mức độ trách nhiệm của một quốc gia đối với biến đổi khí hậu dựa trên nhiều yếu tố như mức thu nhập, lượng phát thải khí nhà kính cộng dồn, và dân số. Vị trí thứ 32 của Hàn Quốc trong danh sách toàn cầu đã nhấn mạnh sự cần thiết phải đặt ra các mục tiêu tham vọng về giảm nhẹ phát thải. Các cuộc điều tra thu thập ý kiến phản hồi của cộng đồng đã cho thấy có nhiều ý kiến khác nhau. Trong một cuộc trưng cầu dân ý do PCGG tiến hành ngay sau khi ban bố ba kịch bản, đa số công chúng ủng hộ Kịch bản 1, trong khi các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến biến đổi khí hậu thì lại thiên về Kịch bản 2. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát tiến hành tháng 10/2009 sau khi Hàn Quốc đã chủ trì thành công Hội nghị thượng đỉnh G-20, thì công chúng lại thay đổi quan điểm khi đa số chuyển sang ủng hộ Kịch bản 3. Kết quả này mâu thuẫn với cuộc khảo sát trong cùng giai đoạn do Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc và Liên doàn công nghiệp Hàn Quốc thực hiện, trong đó số người trả lời từ ngành công nghiệp một lần nữa khẳng định sự ủng hộ của họ với Kịch bản 1. Mặt khác, cộng đồng xã hội lại cho rằng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính nên đặt ở mức cao hơn Bảng 6: Sự ủng hộ của cộng đồng đối với các kịch bản giảm phát thải Kịch bản Mục tiêu Tiêu chí lựa chọn Nhóm ủng hộ dựa trên điều trần 1 21% (giảm 171 triệu tấn so với BAU) Hiệu quả chi phí Ngành công nghiệp 2 27% (giảm 223 triệu tấn so với BAU) Mục tiêu giảm để đáp ứng mức độ của quốc tế Các viện nghiên cứu/hàn lâm 3 30% (giảm 244 triệu tấn so với BAU) Mục tiêu giảm cao nất đề xuất cho các nước đang phát triển Nhóm môi trường và dân sự Nguồn: Uỷ ban đặc biệt về BĐKH,

45 Bảng 7: Các mốc trong quá trình xác lập mục tiêu quốc gia về giảm khí nhà kính Thời gian Mốc Nội dung Tháng 7/ 2008 Tháng 8/2008 Chính phủ công bố kế hoạch xác lập mục tiêu quốc gia trung hạn giảm phát thải khí nhà kính Tuyên bố tăng trưởng xanh carbon thấp là tầm nhìn quốc gia Hàn Quốc tuyên bố các mục tiêu trung hạn giảm phát thải khí nhà kính năm 2008 trong Hội nghị thượng đỉnh G-8 mở rộng Tổng thống Lee tuyên bố tăng trưởng xanh carbon thấp là tầm nhìn quốc gia mới trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập Hàn Quốc Tháng 9/2008 tháng 6/2009 Tháng 7/2009 Tháng 8/2009 Phân tích các dự đoán về phát thải và tiềm năng giảm nhẹ Thành lập Ủy ban đánh giá Tuyên bố các mục tiêu giảm khí nhà kính dựa trên ba kịch bản Do một nhóm nghiên cứu đặc biệt gồm thành viên của các viện nghiên cứu tiến hành Thành lập Ủy ban đánh giá gồm bảy chuyên gia từ các ngành môi trường, năng lượng và kinh tế để kiểm chứng độ tin cậy của các dự đoán và các tiềm năng giảm nhẹ Các mục tiêu giảm khí nhà kính 21% (Kịch bản 1), 27% (Kịch bản 2), và 30% (Kịch bản 3) Tháng 8/2009 Khảo sát ý kiến chuyên gia Khảo sát 400 chuyên gia được chọn từ các viện nghiên cứu, hàn lâm, công nghiệp, và các tổ chức xã hội Tháng 8 tháng 9/2009 Khảo sát cộng đồng Khảo sát cộng đồng trên người dân Tháng 8 tháng 9/2009 Hội nghị chuyên đề và điều trần 44 hội nghị chuyên đề và điều trần trên cả nước Với những quan điểm mâu thuẫn của các nhóm khác nhau, Ủy ban đặc biệt của quốc hội về biến đổi khí hậu đã tổ chức một diễn đàn trong hai dịp riêng biệt nhằm làm trung hòa mâu thuẫn này. Các cuộc thảo luận trong hai diễn đàn này cuối cùng đã tạo ra động lực và sự đồng thuận cần thiết để chính phủ xúc tiến với mục tiêu tham vọng nhất (Kịch bản 3). Phương pháp xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Để đặt ra các mục tiêu quốc gia về giảm khí nhà kính, chính phủ đã phân tích các dự đoán phát thải khí nhà kính, tiềm năng giảm, và các tác động kinh tế vĩ mô. Việc phân tích được thực hiện theo quy trình bốn giai đoạn. Trong giai đoạn thứ nhất, phát thải khí nhà kính được dự đoán dựa trên dự báo về các biến số kinh tế, chẳng hạn như giá dầu, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu công nghiệp, và các kế hoạch đầu tư của ngành công nghiệp. Số liệu về giá dầu được lấy từ Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (IEA), dự kiến là giá dầu sẽ ở vào mức 98 US$/thùng năm 2008, 84 US$/thùng năm 2010, 70 US$/thùng năm 2020 và 82 US$/thùng năm Về dân số, Cục thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) dự báo rằng dân số quốc gia sẽ tăng từ 48,6 triệu năm 2008 lên 48,9 triệu năm 2010 và 49,3 triệu năm 2020 và giảm xuống 48,6 triệu năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm được dự đoán đạt 4,2% năm 2008 và 4,75% năm 2010 trước khi giảm xuống 2,24% vào năm 2030 (PCGG, 2009c). Trong giai đoạn tiếp theo, tiềm năng giảm khí nhà kính được phân tích theo Mô hình MARKAL do IEA xây Bảng 8: Ví dụ về các biến số kinh tế được phản ánh trong quá trình xác lập mục tiêugiảm phát thải khí nhà kính Giá dầu (US$/thùng) Dân số (triệu) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) Nguồn: PCGG, 2009c 35

46 dựng. Trong giai đoạn thứ ba, các tác động kinh tế vĩ mô của các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính đến GDP và mức độ tiêu thụ được phân tích theo Mô hình cân bằng tổng thể (CGE). Cuối cùng, các kịch bản giảm phát thải khí nhà kính được xây dựng thành công trong giai đoạn thứ tư, có tính đến các biện pháp giảm nhẹ khác nhau có thể được hiện thực hóa (PCGG, 2009c). Chiến lược giảm phát thải Như đã nói ở trên, mô hình MARKAL tìm ra được sự kết hợp ít tốn kém nhất của các giải pháp công nghệ kiểm soát khí thải để đáp ứng được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Vì vậy ba kịch bản giảm phát thải khí nhà kính khác nhau đã được lập ra dựa trên các sự kết hợp khác nhau của các công nghệ kiểm soát khí thải. Ví dụ như, Kịch bản 3 (30% BAU 2020) được xây dựng dựa trên việc áp dụng các biện pháp giảm khí thải như triển khai sử dụng ô tô xanh (xe chạy điện và pin nhiên liệu), sử dụng rộng rãi các thiết bị điện tiết kiệm năng lượng, và triển khai các chính sách quản lý nhu cầu, bổ sung cho những chính sách được chọn cho Kịch bản 1 và 2. Các biện pháp giảm khí thải chi tiết cho các kịch bản khác nhau được trình bày ở Bảng 9. Mô hình MARKAL MARKAL được phát triển trong một dự án hợp tác đa quốc gia trong gần hai thập kỷ bởi Chương trình phân tích hệ thống công nghệ năng lượng (ETSAP) của IEA. Các hợp phần cơ bản trong mô hình MARKAL là các loại năng lượng hoặc công nghệ kiểm soát khí thải cụ thể. Mỗi loại được đại diện một cách định lượng bởi một bộ đặc điểm về khả năng hoạt động và chi phí. Một danh sách các công nghệ hiện hành và tương lai được nhập vào mô hình. Cả hai mặt cung và cầu được tích hợp sao cho mặt này có thể tự động đáp ứng được với những thay đổi ở mặt kia. Mô hình chọn ra sự kết hợp tốt nhất của các công nghệ để giảm thiểu tổng chi phí hệ thống năng lượng. Một số ứng dụng hữu ích của MARKAL bao gồm xác định các hệ thống năng lượng chi phí thấp nhất và các biện pháp ứng phó hiệu quả chi phí với việc hạn chế phát thải. Source: IEA-ETSAP, 2014 Hình 6: Các biến số kinh tế được phản ánh trong quá trình xác lập mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Dự doán về biến số kinh tế (ví dụ GDP, Tốc độ tăng trưởng) Dự đoán phát thải khí nhà kính (BAU) Các mức BAU phát thải tương lai trong hoàn cảnh kinh tế cho trước Lượng phát thải giảm đươc với chi phí có thể chi trả Xác định các tiềm năng giảm phát thải Tác động kinh tế vĩ mô dự kiến của các hoạt động giảm nhẹ Dự báo tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô trong các kịch bản khác nhau Tuyên bố các mục tiêu giảm phát thải quốc gia Nguồne: PCGG, 2009c 36

47 Bảng 9: Ví dụ về các biến số kinh tế được phản ánh trong quá trình xác lập mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính Kịch bản Mục tiêu 21% (giảm 171 triệu tấn so với BAU) 27% (giảm 223 triệu tấn so với BAU) 30% (giảm 244 triệu tấn so với BAU Các biện pháp giảm phát thải Tòa nhà và khu dân cư xanh Triển khai thiết bị và cơ sở sản xuất hiệu quả năng lượng cao Hệ thống GTVT Carbon thấp Phát triển năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo Sử dụng lưới điện thông minh Các biện pháp loại bỏ khí flo (F-gas) với khả năng cao gây ra sự ấm lên toàn cầu (GWP) Tăng nguồn cung nhiên liệu sinh học Sử dụng công nghệ hấp thụ và lưu trữ carbon (CCS) Triển khai ô tô xanh (xe chạy điện và pin nhiên liệu) Tăng cường sử dụng thiết bị điện hiệu quả năng lượng Tăng cường các chính sách quản lý nhu cầu năng lượng hiện có Nguồn: PCGG, 2009d Hình 7: Quỹ đạo giảm khí nhà kính 850, , , , , , ,000 Đơn vị: nghìn tấn BAU Mục tiêu giảm 850, Nguồn: Công trình hợp tác liên Bộ, 2011b 2.2 Xác lập các mục tiêu giảm phát thải theo ngành, loại doanh nghiệp, và theo năm Năm 2011, các chiến lược liên quan đến các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính được định hình cụ thể hơn. Sau khi tổ chức thêm một loạt các cuộc điều trần và họp điều phối cùng với họp tham vấn với PCGG, một kế hoạch phác thảo các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính theo ngành, loại doanh nghiệp và năm tài chính đã được lập ra và được Nội các phê duyệt vào tháng 7/2011 (là công trình hợp tác liên Bộ, 2011a). Kế hoạch này dự tính là các mức phát thải quốc gia sẽ bắt đầu giảm sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2014, hiện thực hóa việc tách rời mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát thải khí nhà kính vào năm 2015, là kết quả của các đầu tư vào carbon thấp và triển khai các công nghệ xanh. Các mục tiêu giảm khí nhà kính theo ngành và loại doanh nghiệp đưa ra năm 2011 được trình bày trong Bảng 10 và Bảng 11. Các mục tiêu theo ngành gồm: 18,2% cho công nghiệp, 34,3% cho giao thông vận tải, 26,9% cho xây dựng, 15,2% cho nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, 12,3% cho quản lý rác thải, và 26,7 % cho chuyển đổi năng lượng. Các mục tiêu giảm khí nhà kính theo loại doanh nghiệp được sửa đổi một phần, để phản ánh ý kiến của các bên liên quan được đề xuất tại các cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo công nghiệp, các hội thảo do các tổ chức phi chính phủ khởi xướng và các cuộc điều trần. 37

48 Bảng 10: Các mục tiêu giảm phát thải theo ngành và loại doanh nghiệp (BAU 2020) Unit: million CO 2 eq Mục tiêu giảm Ngành Phân khúc Cơ sở (2007) BAU (2020) Khối lượng giảm mục tiêu Phát thải sau khi giảm Tỷ lệ giảm Lọc dầu (7.5) Khai khoáng (3.9) Thép (6.5) Xi măng (8.5) Hóa dầu (7.5) Giấy và gỗ (7.1) Dệt may/da giày (6.3) Thủy tinh/gốm sứ (4.0) Kim loại màu (4.1) Cơ khí (7.6) Công nghiệp Điện/Điện tử Năng lượng (7.9) Phi năng lượng (83.9) Thiết bị hiển thị điện tử (39.5) Ô tô xe máy Bóng bán dẫn (27.7) Năng lượng (7.8) Phi năng lượng (90.0) Đóng tàu (6.7) Sản xuất khác (1.7) Thực phẩm và đồ uóng (5.0) Xây dựng (7.1) Cộng (18.2) Vận tải Vận tải hành khách/ Xe tư (34.3) Trong nước (27.0) XD Nhà ở Thương mại (26.7) Cộng (26.9) Public Công cộng và khác (25.0) Agriculture, forestry, and fishery Nông, Lâm, Thủy sản (5.2) Waste Rác thải (12.3) Tổng cộng (30.0) Nguồn: Công trình hợp tác liên Bộ, 2011b 38

49 Bảng 11: Các mục tiêu giảm phát thải theo năm Ngành Phân khúc Đơn vị: % Chuyển đổi Phát điện, khí thải thành phố, và sưởi ấm Lọc dầu Khai thác mỏ Thép Xi măng Hóa dầu Giấy và gỗ Dệt may/da giày Thủy tinh/gốm sứ Công nghiệp Kim loại màu Cơ khí ĐIện/Điện tử Thiết bị hiển thị điện tử Bóng bán dẫn Ô tô xe máy Đóng tàu Chế tạo Thực phẩm và đồ uống Xây dựng Vận tải Xây dựng nhà Vận tải hành khách / xe riêng Trong nước Thương mại Công cộng và khác Công cộng và khác Nông, Lâm, Ngư nghiệp Nông, Lâm, Ngư nghiệp Chất thải Rác thải Tổng cộng Nguồn: Công trình hợp tác của liên Bộ, 2011b 39

50 Ví dụ, tỷ lệ giảm phát thải ngắn hạn cho ngành xi măng được đặt ra ở mức thấp khi cân nhắc những thử thách sẽ gặp phải khi thực hiện các biện pháp giảm nhẹ trong ngắn hạn (Công trình hợp tác của liên Bộ, 2011b). Tập hợp các mục tiêu giảm nhẹ theo ngành và loại doanh nghiệp chính là tổng mục tiêu giảm nhẹ của quốc gia theo năm, được xác định ở mức 1,6% năm 2012, 3,3% năm 2013, 10,0% năm 2015, và 30% năm Như trong Hình 7, Hàn Quốc hướng tới thực hiện việc tách rời mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với Phát thải khí nhà kính vào năm Cần lưu ý rằng, mục tiêu vào năm 2020 phù hợp với những mục tiêu đã được công bố năm Việc đặt ra các mục tiêu giảm phát thải theo ngành và loại doanh nghiệp là một nỗ lực đầy tham vọng của chính phủ, khi xét đến việc các ngành công nghiệp trong nước đã phản đối mạnh mẽ như thế nào đối với các quy định rào cản của chính phủ. Ngành công nghiệp liên tục nêu lên các vấn đề về tầm quan trọng của việc công khai quá trình ra quyết định của chính phủ, đưa ra thông tin chính xác, và tham vấn cộng đồng. Quan trọng nhất là do thiếu sự trao đổi thông tin thỏa đáng giữa chính phủ và các doanh nghiệp đã dẫn đến sự thất vọng và mất niềm tin giữa các nhà lãnh đạo công nghiệp. Theo một cuộc khảo sát do Viện Doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc tiến hành cuối năm 2010, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trả lời rằng họ phải chịu tình trạng thiếu thông tin, dẫn đến việc họ phải lấy thông tin từ các kênh cá nhân chứ không phải từ các cơ quan chính phủ. Sự thiếu thông tin đó cho thấy rằng nỗ lực của chính phủ là chưa đủ để cho cộng đồng có thể hào hứng tham gia vào việc thiết lập các mục tiêu giảm phát thải. Theo một khảo sát các doanh nghiệp do Bộ Môi trường tiến hành sau khi công bố các mục tiêu giảm phát thải năm 2012, đa số lãnh đạo các doanh nghiệp không tán thành các mục tiêu giảm phát thải và đề xuất rằng chính quyền kế cận cần phải được xác định lại các mục tiêu này. Như đã nói ở trên, việc đặt ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính là một vấn đề nhạy cảm đối với chính phủ, ngành công nghiệp và cả quốc gia. Nếu mục tiêu được đặt ra quá cao, nó sẽ làm dấy lên sự phản đối từ ngành công nghiệp vì các mục tiêu này sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh quốc tế của Hàn Quốc. Tuy nhiên, nếu mục tiêu được đặt ra quá thấp, nó sẽ không tạo ra được tín hiệu tích cực từ thị trường và không minh chứng được cho các hành động giảm nhẹ, và làm giảm uy tín của chính phủ trong cộng đồng quốc tế. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất khi xác định mục tiêu quốc gia chính là việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa các bên liên quan thông qua việc công khai thông tin và tham vấn thường xuyên để đạt được sự đồng thuận giữa các bên, và nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng đối với các mục tiêu đã thống nhất. Khung pháp lý Chính phủ Hàn Quốc đã lập ra một khung pháp lý toàn diện để hỗ trợ cho việc thiết lập các mục tiêu giảm phát thải quốc gia và thực hiện các chiến lược giảm nhẹ. Điều quan trọng nhất là Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp đã đưa ra những chỉ dẫn rõ ràng của chính phủ trong Chương có tên là Hiện thực hóa xã hội Carbon thấp. Mục 38 (Các nguyên tắc cơ bản để đối phó với Biến đổi khí hậu) nêu rằng chính phủ sẽ: (1) xác lập các mục tiêu trung và dài hạn của nhà nước về giảm khí nhà kính; (2) thúc đẩy việc giảm khí nhà kính một cách hiệu quả và có hệ thống bằng cách đưa ra các hệ thống quy định có hiệu quả kinh tế và hợp lý dựa trên cơ chế thị trường; và (3) sử dụng công nghệ cao và công nghệ hội tụ để giảm khí nhà kính. Điều 42 nêu chi tiết về nghĩa vụ của chính phủ phải xác lập các mục tiêu trung hạn và dài hạn cũng như các mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể của các hành động tiếp theo. Các mục tiêu giảm phát thải được xác lập cho từng ngành và mỗi ngành sẽ chuẩn bị những biện pháp cần thiết để hoàn thành các mục tiêu đã thống nhất này. Đạo luật khung cũng nêu rõ sự cần thiết phải có báo cáo về khí phát thải (Điều 44), thiết lập một hệ thống quản lý thông tin tích hợp đối với khí nhà kính (Điều 45), và đưa vào sử dụng Hệ thống Giới hạn trần và Mua bán (Điều 46). 3. Các chương trình và hành động chính sách Nhiều năm trước khi Hàn Quốc công bố tăng trưởng xanh carbon thấp là tầm nhìn quốc gia, chính phủ đã khởi xướng một số chính sách và chương trình lớn để khuyến khích các hành động giảm nhẹ tự nguyện. Trong số đó, Kế hoạch thỏa thuận tự nguyện (VA) và Chương trình giảm phát thải tự nguyện của Hàn Quốc (KVER) đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn quá độ trước khi chính phủ bắt đầu áp đặt các quy định khắt khe hơn. 40

51 Cần lưu ý rằng các nỗ lực giảm nhẹ tự nguyện của ngành công nghiệp đã giúp nâng cao được nhận thức của cộng đồng về sự cần thiết và là lý do để xây dựng và thực hiện các quy định của chính phủ. Những nỗ lực ban đầu này đã giúp đặt nền móng cho các cơ sở pháp lý và thể chế cần thiết để đáp ứng được các mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Nói cách khác, nền tảng cần thiết cho việc đo đạc, báo cáo và kiểm chứng (MRV), và khung thể chế hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch VA và KVER đã tạo điều kiện cho chính phủ có thể đưa vào áp dụng các công cụ chính sách như Kế hoạchquản lý mục tiêu (TMS) và Hệ thống mua bán tín chỉ phát thải (ETS). Kế hoạch VA được khởi phát từ năm 1998 khi Hàn Quốc chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm về việc quản lý phát thải khí nhà kính như thế nào cho hiệu quả. Mục đích của kế hoạch VA là tạo điều kiện cho các nỗ lực tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp. Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng với lượng tiêu thụ năng lượng trung bình hàng năm trên TOE, chính phủ ký các thỏa thuận mời các doanh nghiệp này tình nguyện lập ra kế hoạch, thực hiện các hành động, và báo cáo về kết quả của các hành động tiết kiệm năng lượng và/hoặc giảm phát thải. Kế hoạch này ban đầu chỉ có 15 công ty tham gia, bao gồm cả POSCO (một công ty lớn về sản xuất thép), sau đó được phát triển thành một chương trình chủ động với sự hỗ trợ của công ty vào năm Mặc dù kế hoạch VA đã giúp nâng cao nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về sự cần thiết phải có các hành động giảm nhẹ trên phạm vi cả nước, nhưng các kết quả lại bị hạn chế vì nó là một kế hoạch có tính bắt buộc. Cuối cùng kế hoạch VA này đã mất đi động lực khi phần lớn các công ty tham gia vào kế hoạch được phép tham gia vào TMS được khởi động vào năm Chương trình KVER được khởi động vào năm 2005 do Bộ Kinh tế, nay là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) chủ trì. Là một trong những chương trình sớm nhất của quốc gia với mục tiêu giảm phát thải, các thủ tục và yêu cầu của KVER rất giống với Cơ chế Phát triển sạch (CDM) của UNFCCC. Trong chương trình giảm carbon này, chính phủ chứng nhận và đưa ra các biện pháp khuyến khích cho việc giảm phát thải thông qua cải thiện hiệu quả năng lượng và phát triển năng lượng tái tạo. Giảm carbon là một cơ chế mà ở đó một quốc gia, công ty hay cá nhân đầu tư vào một bên khác để giảm phát thải khí nhà kính, để bù đắp cho hoặc làm giảm lượng phát thải sinh ra ở các nơi khác. Cơ chế này cho phép gặt hái được các thành quả sớm của việc giảm phát thải những lợi ích nhanh rẻ nhất và dễ nhất để cân đối dấu chân carbon của họ. Mặc dù KVER đã ngừng hoạt động vào năm 2011 khi các cơ sở phát thải lớn của toàn quốc phải tham gia vào TMS, chương trình này dự kiến sẽ được tiếp tục đóng vai trò như một cơ chế giảm carbon trong ETS, được thực hiện vào năm Hàn Quốc đã có một bước ngoặt trong các chính sách và hành động giảm khí nhà kính vào năm 2008 sau khi Tổng thống Lee công bố tăng trưởng xanh carbon thấp là mô hình mới cho phát triển quốc gia. Hình 8: Mối quan hệ giữa các kế hoạch giảm khí nhà kính và các chương trình giảm carbon Các chương trình giảm phát thải Các chương trình giảm Carbon Kế hoạch Thỏa thuận tự nguyện (VA) Chương trình Giảm phát thải tự nguyện của Hàn Quốc (KVER) Xác lập mục tiêu giảm phát thải quốc gia Kế hoạch Quản lý mục tiêu (TMS) Hệ thống mua bán tín chỉ phát thải(ets) Hạn mức giảm carbon trong ETS Nguồne: GGGI,

52 Để thực hiện được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính quốc gia, chính phủ đã xây dựng TMS, trong đó yêu cầu những công ty phát thải nhiều hơn TOE hàng năm phải đặt ra các mục tiêu giảm phát thải cho riêng mình với sự tham vấn của chính phủ. Theo sau những nỗ lực này, chính phủ đã khởi động ETS như là một biện pháp tăng cường pháp lý để thay thế cho TMS năm Thành lập Trung tâm kiểm kê và nghiên cứu khí nhà kính và Số liệu thống kê khí nhà kính quốc gia Hệ thống Đo lường, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các hành động giảm nhẹ cần phải được thực hiện như thế nào để có thể được đo lường, báo cáo và kiểm chứng một cách rõ ràng. Kế hoạch hành động Bali năm 2007 nhấn mạnh tầm quan trọng của hệ thống MRV để từng quốc gia có thể đưa ra được những hành động cụ thể để quản lý các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Vì MRV là một công cụ hiệu quả để đảm bảo sự minh bạch và nhất quán của thông tin về các hoạt động giảm nhẹ phát thải quốc gia, nên việc thiết lập một hệ thống MRV là rất cần thiết và là yếu tố cơ bản của các nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính. Trong Nghị định thư Kyoto, các bên (các quốc gia đã phát triển) trong Phụ lục I được yêu cầu hàng năm phải báo cáo về số liệu kiểm kê phát thải khí nhà kính và mô tả về những hoạt động giảm nhẹ chính cho UNFCCC theo mẫu báo cáo cho trước. Các hướng dẫn cho các quốc gia trong Phụ lục I đều nhất quán về việc các quốc gia phải báo cáo vấn đề gì, khi nào báo cáo và báo cáo như thế nào. Ngược lại, các yêu cầu về báo cáo dành cho các quốc gia không nằm trong Phụ lục I (các quốc gia đang phát triển) thì ít khắt khe hơn và có tính đến các hành động giảm nhẹ phù hợp với quốc gia (NAMAs). Vì vậy, các nước đang phát triển cần phải khẩn trương thiết lập một hệ thống MRV chính xác và nhất quán có thể sử dụng trên toàn thế giới để đảm bảo sự hiệu quả của các hành động giảm nhẹ và hỗ trợ của quốc tế đối với giảm phát thải khí nhà kính. Các quốc gia này cũng cần phải lập số liệu thống kê về khí nhà kính được thế giới công nhận để có thể tham gia vào thị trường carbon quốc tế. Hàn Quốc không phải là quốc gia nằm trong Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto nhưng nước này đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê Khí nhà kính (GIR) vào tháng 6/2010 để chỉ đạo công tác chuẩn bị các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Trung tâm Nghiên cứu và Kiểm kê khí nhà kính (GIR) Sau khi công bố tầm nhìn về tăng trưởng xanh carbon thấp vào tháng 8/2008, đã có nhiều cuộc thảo luận liên quan đến việc thành lập một Viện nghiên cứu giảm phát thải khí nhà kính. Do đó, GIR đã được thành lập vào tháng 6/2010 như một Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Môi trường (MoE) dựa trên Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp (PCGG, 2010). Trong buổi họp nội các ngày 17/11/2009, chính phủ đã quyết định thành lập một Viện nghiên cứu độc lập và lâu dài như một biện pháp bổ sung để đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Tháng 4/2010, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp kèm theo Nghị định về việc thi hành. Nguyên tắc và hệ thống quản lý số liệu kiểm kê khí nhà kính và việc thành lập GIR được quy định trong luật này, và việc thành lập một Hệ thống quản lý thông tin quốc gia về khí nhà kính rõ ràng và hiệu quả đã được hiện thực hóa (PCGG, 2010). Bảng 12: Tầm nhìn, mục tiêu, và chức năng của GIR Hạng mục Mô tả Tầm nhìn Trở thành một nhóm chuyên gia về giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu Mục tiêu (Trung tâm thông tin) Quản lý thông tin phát thải khí nhà kính một cách hiệu quả (Thúc đẩy Tăng trưởng xanh) Ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua giảm thiểu khí nhà kính (Kết nối và vươn ra toàn cầu) Xây dựng một hệ thống hợp tác toàn cầu về giảm khí nhà kính Sáu chức năng Vận hành một hệ thống quản lý khí nhà kính quốc gia mang đẳng cấp thế giới Hỗ trợ việc triển khai TMS và ETS Hỗ trợ lập mục tiêu quốc gia và ngành về giảm khí nhà kính Nghiên cứu các nỗ lực giảm khí nhà kính trong nước và quốc tế Mở rộng hợp tác quốc tế về ứng phó với BĐKH Chuẩn bị kết nối với các thị trường carbon quốc tế Nguồn: GIR, 2014b 42

53 Theo luật này, MoE và PCGG đã thành lập một nhóm chuyên gia để làm nền tảng cho việc thành lập GIR, bắt đầu hoạt động ngày 15/6/2010. Là Viện nghiên cứu hàng đầu về kiểm kê và giảm nhẹ khí nhà kính, Viện này hướng tới mục tiêu kiểm soát và quản lý phát thải khí nhà kính ở các mức được đặt ra cho các nước đã phát triển. Với tầm nhìn trở thành một nhóm chuyên gia về giảm phát thải khí nhà kính toàn cầu, GIR đặt ra ba mục tiêu chính: quản lý toàn diện và hiệu quả thông tin về khí nhà kính; thúc đẩy tăng trưởng xanh thông qua việc hỗ trợ đạt được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính; và xây dựng một hệ thống hợp tác toàn cầu về giảm khí nhà kính. Viện này gồm có ba nhóm với các nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng riêng biệt: Nhóm lập kế hoạch và quản lý; Nhóm quản lý số liệu kiểm kê khí nhà kính; và Nhóm nghiên cứu biện pháp giảm nhẹ khí nhà kính. Trong khi đó, MoE tổ chức và vận hành một nhóm tư vấn để đảm bảo hoạt động hiệu quả của GIR, bao gồm các quan chức cấp cao từ các cơ quan có liên quan của chính phủ. Do hiệu quả hoạt động của GIR phụ thuộc vào trình độ chuyên môn và sự tự chủ như một viện nghiên cứu hỗ trợ việc hoàn thành các mục tiêu quóc gia về giảm khí nhà kính, tổ chức này ban đầu chỉ có một số lượng rất ít cán bộ hành chính (ba người), và tập trung vào tuyển dụng các nhà nghiên cứu chất lượng cao (Nghị định thi hành Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp, Điều 36.3). Mười một nhà nghiên cứu và mười chuyên gia được biệt phái từ các cơ quan có liên quan đã đảm bảo được trình độ chuyên môn và sự độc lập cần thiết của GIR. Kể từ khi thành lập, Viện đã tiến hành được nhiều hoạt động đa dạng bao gồm xác lập các mục tiêu quốc gia về giảm khí nhà kính, quản lý các mục tiêu này bằng cách cập nhật các tiềm năng giảm phát thải, hỗ trợ giảm khí nhà kính, và phác thảo lộ trình. Đồng thời, Viện cũng chịu trách nhiệm quản lý việc thực hiện TMS; cập nhật số liệu thống kê khí nhà kính, điều chỉnh, và sửa đổi số liệu; thiết lập đăng lý ETS; và khởi tạo các dự án hợp tác quốc tế. Hệ thống số liệu kiểm kê quốc gia về khí nhà kính Sứ mệnh chính của GIR là xây dựng và duy trì số liệu thống kê quốc gia minh bạch và tin cậy về mật độ khí nhà kính. Về mặt này, Viện đã tiến hành các biện pháp cải thiện chất lượng của số liệu thống kê và Hệ thống quản lý khí nhà kính (GIR, 2014c). Cùng với việc cải thiện sự minh bạch trong chính phủ, hiện nay bất cứ ai cũng có thể truy cập vào số liệu thống kê trực tuyến của GIR và tìm kiếm các đơn vị tham gia vào TMS (bao gồm cả các đơn vị thuộc ETS). Số liệu thu thập được của GIR cung cấp nhiều loại số liệu từ số liệu vĩ mô như phát thải khí nhà kính quốc gia và phát thải trên đầu người, đến các số liệu vi mô như phát thải khí nhà kính trên đầu công ty hoặc cơ sở. Viện cũng chịu trách nhiệm rà soát lại số liệu phát thải khí nhà kính được chuẩn bị bởi người đứng đầu các bộ ngành liên quan và cung cấp số liệu cho Ủy ban quốc gia về quản lý số liệu khí nhà kính để xem xét. Ủy ban quốc gia về quản lý số liệu khí nhà kính do Thứ trưởng Bộ Môi trường làm trưởng ban có trách nhiệm điều phối, xem xét kỹ lưỡng và quyết định về số liệu kiểm kê khí nhà kính do GIR thu thập. Việc chuẩn bị số liệu kiểm kê quốc gia về khí nhà kính được tiến hành trong ba giai đoạn: (1) Đo lường và báo cáo; (2) kiểm chứng; và (3) xem xét kỹ lưỡng và ra quyết định (GIR, 2014c). Theo Điều 36 của Nghị định thi hành Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp, GIR phải đưa ra hướng dẫn về đo lường, báo cáo và kiểm chứng số liệu kiểm kê quốc gia về khí nhà kính (MRV5) để kiểm soát các bộ thuộc năm lĩnh vực. Để đáp lại, các bộ của từng lĩnh vực phải nộp một báo cáo cuối cùng về số liệu khí nhà kính cho GIR. Số liệu quốc gia về khí nhà kính bao gồm sáu loại khí nhà kính chính theo quy định của Nghị định thư Kyoto Protocol, gồm: Carbon dioxide (CO 2 ), Methane (CH ), Nitrous oxide (N Hydrofluorocarbons (HFCs), Perfluorocarbons (PFCs), và Sulphur hexafluoride (SF 6 ). Báo cáo kiểm kê quốc gia (NIR) do GIR chuẩn bị là một báo cáo số liệu quốc gia về phát thải khí nhà kính theo hướng dẫn của IPCC về số liệu kiểm kê quốc gia về khí nhà kính. NIR bao gồm số liệu định lượng về phát thải khí nhà kính và nguồn phát thải, kể cả khí nhà kính được tạo ra bởi năm lĩnh vực nói trên. Trong NIR, năm cơ sở là năm đầu tiên khi quốc gia bắt đầu tính toán và phân tích số liệu khí nhà kính, và năm 1990 là năm cơ sở cho hầu hết các quốc gia. Tương tự như vậy, NIR của Hàn Quốc trình bày số liệu về phát thải khí nhà kính theo thời gian và bể khí nhà kính cho tất cả các năm tính từ năm cơ sở (1990) cho đến năm gần đây nhất. Chẳng hạn như NIR năm 2012 cung cấp chiều hướng số liệu của mười năm từ 1990 đến 2010 và NIR 2013 cung cấp số liệu cho 11 năm, từ 1990 đến

54 Hình 9: Phối hợp thể chế cho hệ thống số liệu kiểm kê quốc gia khí nhà kính Ủy ban quốc gia quản lý số liệu KNK Trung tâm Kiểm kê & Nghiên cứu Khí nhà kính Quản lý tổng thể số liệu KNK Tham vấn với Cục thống kê Hàn Quốc Nhóm tham vấn kỹ thuật Cuộc họp cấp thực hiện Năng lượng Quy trình công nghiệp LULUCF Nông nghiệp Chất thải Bộ Thương mại, Công nghiệ & Năng lượng Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc Cơ quan An toàn giao thông Hàn Quốc Bộ Thương mại, Công nghiệ & Năng lượng Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm& Nông thôn Dịch vụ Rừng Hàn Quốc Viện Nghiên cứu rừng Hàn Quốc Cục Phát triển nông thôn Viện Khoa học động vật quốc gia Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm& Nông thôn Cục Phát triển nông thôn Viện Khoa học động vật quốc gia Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp quốc gia Bộ Môi trường Tổng công ty môi trường Hàn Quốc Viện hàn lâm khoa học nông nghiệp quốc gia Nguồn: GIR, 2014d 3.2 Kế hoạch giảm phát thải tự nguyện của Hàn Quốc (KVER) Kế hoạch giảm phát thải tự nguyện của Hàn Quốc (KVER), được phát động năm 2005, là chương trình giảm khí nhà kính lớn đầu tiên của quốc gia. Trong chương trình này, các doanh nghiệp được yêu cầu tự nguyện giảm phát thải khí nhà kính thông qua các biện pháp như sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng và cải tiến quy trình sản xuất (GIR, 2014a). Sau khi những nỗ lực này được đánh giá và kiểm chứng, các công ty sẽ nhận được chứng chỉ giảm khí nhà kính. Trong những năm đầu triển khai, chương trình KVER nhắm đến tất cả các doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Hàn Quốc (Giai đoạn 1), nhưng vào năm 2011 thì thu hẹp lại ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) (Giai đoạn 2) khi TMS được giới thiệu. 44

55 Hình 10: Quy trình MRV 1. Thiết lập ranh giới 2. Phân loại nguồn 3. Phương pháp theo dõi Thiết lập ranh giới của cơ sở phát thải GHG dựa trên tài liệu đăng ký liên quan Phân loại các nguồn phát thải theo loại doanh nghiệp và cơ sở Lập KH thu thập số liệu phát thải & phương pháp theo dõi, phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định 6. Đo lường 5. Thiết lập phương pháp 4. Thiết lập thể chế Đo lường và tính toán phát thải Lập báo cáo phát thải chi tiết Xác định phương pháp tính toán phát thải cho nhiều nguồn phát thải khác nhau Xác định các cá nhân phụ trách thu thập số liệu, theo dõi và tính toán phát thải 7. Kiểm chứng bên thứ ba 8. Báo cáo Kiểm chứng báo cáo phát thải bởi bên thứ 3 Bên thứ 3 lập báo cáo kiểm chứng Nộp báo cáo phát thải và báo cáo kiểm chứng cho các Bộ liên quan Nguồn: MoE, 2014f Hình 11: Quy trình chuẩn bị số liệu kiểm kê khí nhà kính quốc gia Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Tính toán phát thải theo ngành, do các bộ liên quan tiến hành Báo cáo số liệu phát thải ngành cho các bộ chủ quản để xem xét Nộp số liệu phát thải ngành cho GIR Kiểm chứng số liệu phát thải ngành bởi GIR Họp công tác giữa GIR và các bộ ngành liên quan về kết quả kiểm chứng Hoàn tất số liệu phát thải thông qua chấp thuận của ủy ban quốc gia quản lý phát thải KNK Nguồn: GIR, 2014c 45

56 Mặc dù TMS tiếp quản phần lớn các công ty mục tiêu của KVER, chương trình này vẫn tiếp tục nhắm đến các DNNVV, là những doanh nghiệp không bị bắt buộc phải giảm phát thải khí nhà kính trong TMS. Giai đoạn 1 của KVER Khái niệm và các hoạt động của KVER tương tự như các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM). Nói chung, có sáu bước cần phải thực hiện để có được tín chỉ giảm khí nhà kính: (1) Lập kế hoạch dự án; (2) Xác minh; (3) Phê duyệt; (4) Thực hiện dự án (5) Kiểm chứng giảm khí nhà kính bởi một bên thứ ba; và cuối cùng là (6) Chứng nhận giảm phát thải khí nhà kính và cấp chứng chỉ giảm phát thải của Hàn Quốc (KCER). Trong giai đoạn đầu hình thành dự án, nhà đầu tư dự án lập và trình nộp Hồ sơ thiết kế dự án (HSTKDA) cho một viện thẩm định để xem xét. Viện thẩm định này là một bên thứ ba có đủ điều kiện để đánh giá các tiềm năng giảm khí nhà kính, xem xét các kế hoạch thực hiện, và kiểm chứng lượng giảm phát thải thực tế đã đạt được. Sau khi viện này viết báo cáo kiểm chứng dựa trên những phát hiện từ HSTKDA, Cơ quan quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO) gửi tất cả các tài liệu liên quan này cho ủy ban thẩm định để đánh giá lần cuối trước khi đăng ký dự án để thực hiện. Sau khi dự án bước vào giai đoạn thực hiện, các hoạt động giảm khí nhà kính và các kết quả của chúng được nhà đầu tư dự án tự theo dõi như quy định trong HSTKDA. Tất nhiên là viện thẩm định cũng phải tiến hành quá trình thẩm định lần cuối và lập báo cáo thẩm định để xác định lượng giảm phát thải đủ điều kiện được coi là tín chỉ giảm phát thải. Cuối cùng, báo cáo thẩm định được ủy ban thẩm định xem xét lần cuối và sau đó cấp chứng chỉ KCER. Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) là cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm cấp chứng chỉ đăng ký cho các dự án giảm phát thải khí nhà kính. Như đã nói ở trên, KEMCO là một cơ quan hỗ trợ thuộc MOTIE đăng ký cho các dự án, quản lý các kết quả của các dự án KVER, vận hành ủy ban thẩm định, và cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện dự án. Viện kiểm chứng khí nhà kính là một bên thứ ba bao gồm các chuyên gia có liên quan và có vai trò đánh giá các HSTKDA cũng như theo dõi và kiểm chứng hiệu quả của các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Hình 12: Quy trình thực hiện chương trình KVER Giai đoạn lập kế hoạch dự án Giai đoạn thực hiện dự án Chuẩn bị Kiểm chứng Phê duyệt Đăng ký Theo dõi Xác minh Phát hành MKE Đăng ký hoạt động dự án Phát hành KCER Ủy ban thẩm định Đánh giá kiểm chứng Đánh giá Báo cáo xác minh KEMCO Nhận HSTK- DAHSTKDA & Bcáo kiểm chứng Y cầu & Q lý đăng ký Nhận báo cáo theo dõi Nhận Báo cáo xác minh Cơ quan xác minh Lập báo cáo kiểm chứng Tiến hành xác minh & Y cầu phát hành Đơn vị tham gia dự án Chuẩn bị HST- KDAHSTKDA & Yêu cầu kiểm chứng Nộp HSTK- DAHSTKDA & B cáo kiểm chứng Lập Bcáo theo dõi & Xác minh Nộp đơn xin chính phủ mua Source: Han,

57 Chứng chỉ KCER được phát hành hàng năm trong 5 năm đầu triển khai dự án (tính từ năm đăng ký HSTKDA). Để khuyến khích sự tham gia tích cực của ngành công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chương trình khuyến khích, trong đó đáng kể nhất là chương trình lợi nhuận thu được bởi các công ty từ việc bán chứng chỉ KCER. Từ năm 2007, chính phủ đã định kỳ mua các chứng chỉ KCER với mức giá từ 4 US$ đến 6 US$ một tấn CO 2. Chính phủ quyết định về đơn giá mua KCER, dựa trên biến động giá của Tín chỉ khí hậu của Liên minh châu Âu (EUA). Những biện pháp khuyến khích này đã khích lệ các công ty tích cực tham gia vào các hoạt động giảm nhẹ. Những DNNVV có ít khả năng (cả tài chính và kỹ thuật) tham gia vào KVER được chính phủ khuyến khích thêm. Chẳng hạn như, trong giai đoạn lập kế hoạch dự án, chính phủ cung cấp khoản viện trợ từ đến US$ cho một dự án để hỗ trợ các chi phí cần thiết cho việc lập HSTKDA. Trong giai đoạn thực hiện, các DNNVV cũng được nhận các khoản viện trợ của chính phủ (lên đến US$ một năm) để hỗ trợ cho các chi phí cần thiết cho việc tự kiểm chứng khối lượng giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả của Giai đoạn 1 Bảng 13 dưới đây cho thấy số lượng dự án và số chứng chỉ mà chính phủ đã mua trong Giai đoạn 1. Số lượng dự án tiếp tục tăng cho đến 2007 nhưng sau đó giảm mạnh vào năm 2008 vì hai lý do chính: sự sụt giảm số lượng các dự án khả thi; và mức trần ngân sách chính phủ cho việc mua tín chỉ KCERs. Tính đến đầu tháng 7/2010, có 255 dự án đã được đăng ký và các dự án về thu hồi và tận dụng nhiệt chiếm ưu thế trong tổng mức đầu tư. Những dự án đó chiếm khoảng 86% tổng số dự án, phần còn lại là dành cho các dự án lĩnh vực khác như tăng cường hiệu quả sử dụng điện và sử dụng năng lượng tái tạo. Bảng 13: Các dự án và số chứng chỉ chính phủ đã mua trong chương trình KVER đơn vị: tco Năm Nộp đơn đăng ký Dự án đã đăng ký Dự án đã kiểm chứng Dự án của chính phủ Số lượng dự án KCER dự kiến Số lượng dự án KCER dự kiến Số lượng kiểm chứng KCER đã kiểm chứng Sơ lượng mua Số KCER đã mua ,079, ,043, ,767, , , , ,696, ,226, ,926, ,576, ,467, ,260, ,720, ,229, ,582, , ,961, ,742,808 Tổng ,524, ,958, ,549, ,489,458 Nguồn: KEMCO,

58 KVER Giai đoạn 2 Sau khi phát động TMS, phạm vi của KVER bị giới hạn ở các DNNVV và có một thay đổi nhỏ trong hướng dẫn hoạt động. Giai đoạn-2 KVER hỗ trợ đầy đủ cho các DNNVVvề chi phí hành chính và đảm bảo việc mua tín chỉ KCER của chính phủ để khuyến khích các hoạt động giảm khí nhà kính tự nguyện. Trong số các DNNVV, những doanh nghiệp nào đã vận hành cơ cở mới trong thời gian dưới một năm và những doanh nghiệp có tiềm năng giảm khí nhà kính trên 100 tco2 một năm có thể xin đăng ký dự án KVER. Sau khi được chọn, các nhà phát triển dự án sẽ nhận được viện trợ của chính phủ để chuẩn bị hồ sơ HSTKDA và chứng chỉ giảm phát thải khí nhà kính. Một doanh nghiệp sở hữu nhiều cơ sở được phép đăng ký các dự án riêng biệt. Một trong những ví dụ điển hình của các dự án giảm khí nhà kính của các DNNVV trong chương trình KVER là dự án chuyển đổi nhiên liệu của Sampo Food Co., một nhà phân phối thực phẩm của Hàn Quốc vận hành hàng chục nhà máy đồ hộp. Công ty này có một nhà máy đồ hộp ở Chungju sản xuất các sản phẩm đóng hộp (như rau, quả, hải sản) cho cả thị trường trong nước và nước ngoài. Trước khi có chương trình KVER, nhà máy đồ hộp Chungju của Sampo Food Co. sử dụng lò đốt dầu để tạo ra hơi nước sử dụng trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nhà máy này đã thành công trong việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách chuyển sang dùng khí hóa lỏng LPG. Ví dụ thứ hai là dự án tận dụng nhiệt từ xử lý rác thải của Cheongna Energy và Insun ENT (Công nghệ mới về môi trường). Trước khi có KVER, Cheongna Energy sản xuất nước nóng cho hệ thống sưởi ấm của thành phố sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng LNG trong khi Insun ENT, một nhà cung cấp dịch vụ xử lý chất thải xây dựng nằm gần Cheongna Energy, lại xả rất nhiều hơi nước ra không khí. Hơi nước xả ra từ Insun ENT là một phụ phẩm được tạo ra từ các lò đun rác. Tuy nhiên, hai công ty này đã thành công trong việc giảm phát thải khí nhà kính bẳng cách thỏa thuận cùng làm việc theo KVER thông qua việc tận dụng hơi nước của Insun làm nhiên liệu để sản xuất nước nóng cho Cheongna, thay cho việc dùng LNG để làm nước nóng. Bằng việc giảm lượng tiêu thụ LNG của Cheongna, cả hai công ty đã thành công trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Kết quả của Giai đoạn 2 Tính đến tháng 9/2013, tổng số 422 dự án đã đăng ký giảm phát thải khí nhà kính. Tổng lượng phát thải khí nhà kính là tco2 đã được kiểm chứng từ năm 2007, và chính phủ đã chi khoảng 38 tỷ won để mua tco 2. Số liệu thống kê cho thấy có sự đăng ký tích cực trong khoảng thời gian từ năm 2007 đến năm 2009, nhưng số lượng đăng ký và lượng giảm khí nhà kính được kiểm chứng thì giảm đáng kể từ 2011 đến Như đã nói ở trên, điều này là kết quả của việc giới hạn mục tiêu của chương trình KVER vào các DNNVV sau khi TMS được giới thiệu. Để làm đảo ngược chiều hướng đi xuống này, KEMCO đang thực hiện những biện pháp để thúc đẩy sự tham gia của các DNNVV vào các dự án giảm phát thải khí nhà kính. Bảng 14: Trường hợp giảm khí nhà kính của Sampo Food Co.: chuyển từ nhiên liệu dầu sang LPG Hạng mục Phát thải Giảm Năng lượng Trước KVER 222,000 L /năm (Diesel) 644 tco 2 /năm Kết quả 119 tco 2 /năm Sau KVER 181,732 Nm3/năm (LPG) 525 tco 2 /năm Số tiền đầu tư Tiết kiệm chi phí năng lượng Hỗ trợ của chính phủ Giai đoạn thu hồi chi phí đầu tư Hiệu quả đầu tư 4 triệu (won) 56 triệu (won) 7 triệu (won) 0.1 (năm) 48

59 Bảng 15: Trường hợp giảm khi nhà kính của Cheongna Energy và Insun ENT: Tận dụng nhiệt lượng thừa Hạng mục Tiêu thụ năng lượng Phát thải Giảm Trước KVER 222,000 L/năm (Diesel) 8,723 tco 2 /năm Kết quả 8,696 tco 2 /năm Sau KVER 9,860 L/year (LNG) 26 tco 2 /năm Số tiền đầu tư Tiết kiệm chi phí năng lượng Hỗ trợ của chính phủ Giai đoạn thu hồi chi phí đầu tư Hiệu quả đầu tư 2.2 tỷ (won) 3 tỷ (won) 0.1 tỷ (won) 0.7 (năm) Hình 13: Số lượng chứng chỉ và khối lượng phát thải khí nhà kính giảm được 250 3,199,545 3,333,095 3,500,000 3,000, ,720,353 2,396,963 2,500, ,927,043 2,000, ,500, , ,000, , Dự án đã kiểm chứng CO 2 giảm được (tấn) Nguồn: KEMCO, 2013 Ví dụ như, một chương trình có tên gọi là Chương trình hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy sự tham gia vào các dự án giảm phát thải khí nhà kính đưa ra một gói các chương trình hỗ trợ bao gồm: tổ chức các hội thảo để nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu và KVER; các chương trình giáo dục và đào tạo; xây dựng số liệu thống kê khí nhà kính để theo dõi sự phát thải khí nhà kính và hỗ trợ các dự án mới về giảm khí nhà kính; và hỗ trợ công tác lập hồ sơ HSTKDA. 3.3 Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) 1 Chương trình Quản lý mục tiêu Khí nhà kính công nghiệp và Năng lượng (TMS) có mục tiêu cụ thể là giảm phát thải khí nhà kính và giảm sử dụng năng lượng của ngành công nghiệp. Trong TMS, khoảng 600 cơ sở quy mô lớn, chịu trách nhiệm cho hơn 60% tổng khí phát thải của Hàn Quốc, thuộc đối tượng phải xác lập các mục tiêu giảm khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng. 1 Cần lưu ý rằng phần này chỉ tập trung vào chức năng giảm phát thải khí nhà kính của TMS. 49

60 So với Thỏa thuận tự nguyện (VA), tập trung vào sự tham gia tự nguyện của các công ty trong việc xác lập và đạt được các mục tiêu giảm khí nhà kính, thì TMS có những biện pháp thi hành chính sách mạnh hơn và ổn định hơn. Công tác chuẩn bị cho sự ra đời chính thức của TMS được bắt đầu từ tháng 3/ Là một cơ quan giám sát, Bộ Môi trường (MoE) chỉ đạo công tác chuẩn bị bằng việc thành lập một tổ công tác vào tháng 4/2010, với nhiệm vụ xây dựng các hướng dẫn để vận hành TMS, quy trình đo lường, báo cáo và kiểm chứng (MRV), và các tiêu chí để lựa chọn các đơn vị tham gia. Các nghiên cứu so sánh đã được tiến hành để đảm bảo rằng những hướng dẫn này phản ánh được những tiêu chuẩn và chương trình tương tự trên thế giới (ví dụ như Quy tắc Báo cáo bắt buộc về Khí nhà kính/us EPA), Luật Báo cáo Khí nhà kính và Năng lượng quốc gia của Australia, Hướng dẫn Theo dõi và Báo cáo của EU-ETS, và Chương trình mua bán tín chỉ phát thải tự nguyện của Nhật /JVETS). Sau khi dự thảo hướng dẫn đã được lập xong, tổ công tác này tổ chức các cuộc họp nhóm trọng tâm, các buổi báo cáo tóm tắt và các cuộc khảo sát cộng đồng để thu thập ý kiến phản hồi để chỉnh sửa lần cuối trước khi ra mắt chính thức vào tháng 3/2011. Công tác triển khai TMS được triển khai theo quy trình sau đây: (1) lựa chọn các đơn vị tham gia (tức là các đơn vị bị kiểm soát); (2) Thương thảo giữa các bộ và các đơn vị bị kiểm soát để xác lập các mục tiêu giảm khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng; (3) Chuẩn bị và đệ trình các kế hoạch thực hiện; (4) Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ; (5) Chuẩn bị và đệ trình các báo cáo hoàn thành, phát thải khí nhà kính, và sử dụng năng lượng; và (6) Đánh giá kết quả bởi các bộ liên quan. (1) Lựa chọn các đơn vị bị kiểm soát Trong những năm đầu vận hành, các đơn vị bị kiểm soát trong chương trình TMS là những công ty và cơ sở kinh doanh có lượng phát thải và sử dụng năng lượng trung bình của ba năm trước là trên tco2.(phát thải khí nhà kính) và 500J (sử dụng năng lượng) đối với các công ty, hoặc tco (Phát thải khí nhà kính) và 100J (sử dụng năng lượng) đối với các cơ sở kinh doanh. Những tiêu chí này được thắt chặt hơn vào năm 2012 và 2014 như trình bày trong Bảng 18. Tính đến 2014, tổng số các đơn vị bị kiểm soát đã đăng ký là 466, trong đó đa số thuộc ngành công nghiệp hóa dầu và phần còn lại là từ công nghiệp điện và chế tạo như bán dẫn, điện tử, và xi măng. (2) Thiết lập các mục tiêu Các mục tiêu giảm phát thải và tiết kiệm năng lượng được xác lập định kỳ hàng năm (tức là hạn mức mục tiêu) và được xác định theo phương pháp dựa vào lịch sử phát thải bao gồm thiết lập hạn mức mục tiêu dựa trên lượng phát thải của năm cơ sở 3. Bảng 16: Trường hợp giảm khí nhà kính của Cheongna Energy và Insun ENT: Tận dụng nhiệt từ đốt rác thải Mục VA TMS Lập mục tiêu Do các công ty tham gia tự lập Được lập ra bởi sự đồng thuận giữa cính phủ và các công ty (các đơn vị có kiểm soát) thông qua tham vấn Thực hiện Tự nguyện Bắt buộc Kiểm chứng Tự kiểm chứng Kiểm chứng bởi bên thứ ba Nguồn: MOTIE, Chính phủ bắt đầu thí điểm TMS với một số công ty được chọn từ năm TMS dự kiến thay thế phương pháp dựa vào lịch sử phát thải bằng phương pháp hệ số chuẩn vào năm Phương pháp hệ số chuẩn thiết lập mục tiêu băng cách sử dụng các mức cường độ tiêu chuẩn khác nhau cho các quy trình hoặc sản phẩm công nghiệp (ví dụ, tổng phát thải khí nhà kính trên một đơn vị sản xuất). Tuy nhiên, kế hoạch này bị hoãn lại do những lo ngại về sự nhất quán của các mức tiêu chuẩn về cường độ được đặt ra. 50

61 Như trình bày trong Hình 16, Trung tâm thống kê và nghiên cứu Khí nhà kính (GIR) ban đầu đưa ra dự báo BAU về tổng phát thải từ các đơn vị bị kiểm soát trong TMS. Tỷ lệ giảm phát thải xác định trước cho từng ngành (là những giá trị phải tuân thủ để có thể đạt được mục tiêu giảm phát thải) được nhân với lượng phát thải theo BAU, để cho ra kết quả ước tính về tổng lượng phát thải định mức dành cho các đơn vị bị kiểm soát trong năm thực hiện. Đối ngược với việc dự báo và xác lập mục tiêu áp đặt từ trên xuống, các bộ phụ trách các ngành công nghiệp khác nhau tiến hành thương thảo riêng biệt với từng đơn vị bị kiểm soát để thống nhất về lượng phát thải theo BAU của họ (tiếp cận từ dưới lên); thương thảo dựa trên sự tăng trưởng dự đoán của kinh doanh, và kế hoạch mở rộng cơ sở; tham khảo Bảng 19. Định mức phát thải của từng đơn vị tương đương với lượng phát thải BAU đã thống nhất nhân với hệ số cắt giảm, điều này có nghĩa là trách nhiệm được chia sẻ giữa các đơn vị trong cùng một ngành công nghiệp. Hình 14: Quy trình thực hiện TMS Lựa chọn đơn vị Tham gia (đến tháng 4 của năm A) Duyệt danh sách các đơn vị tham gia (đến tháng 6 năm A) Nộp Báo cáo phát thải và sử dụng năng lượng (tháng 3 năm A+1) Thực hiện các biện pháp giảm nhẹ (cho đến năm A+2) Nộp Kế hoạch thực hiện (tháng 12 năm A+1) Lập mục tiêu giảm phát thải và tiết kệm NL (tháng 9 năm A+1) Nộp Báo cáo hoàn thành, báo cáo phát thải & sử dụng NL (tháng 3 năm A+2) Các Bộ đánh giá kết quả (tháng 5 năm A+3) Bảng 17: Quy trình chuẩn bị cho TMS Giai đoạn Nội dung 19/4/ 2010 Thành lập tổ công tác TMS 30/4/ 2010 Xây dựng hướng dẫn vận hành TMS Tháng 5/2010 Họp nhóm trọng điểm với một số CEO của ngành công nghiệp điện và chế tạo Tháng 7/2010 Họp báo cáo tóm tắt về chương trình cho các đơn vị ứng cử 18/11/2010 Khảo sát cộng đồng về hướng dẫn TMS 51

62 (3) Chuẩn bị Kế hoạch thực hiện, Báo cáo hoàn thành, và Báo cáo phát thải Các đơn vị bị kiểm soát nộp các Kế hoạch thực hiện phác thảo cách thức thực hiện các mục tiêu đặt ra để các bộ liên quan phê duyệt. Sau khi thực hiện các biện pháp giảm nhẹ, kết quả của chúng được trình bày trong Báo cáo hoàn thành và Báo cáo phát thải, được kiểm chứng bởi một tổ chức bên thứ ba (tổ chức kiểm chứng) trước khi nộp cho lãnh đạo các bộ. Tính đến 2013, đã có 25 tổ chức kiểm chứng được chính phủ lựa chọn cung cấp dịch vụ kiểm chứng phát thải cho các đơn vị. (4) Công nhận kết quả của các hành động sớm thực hiện trước đây TMS công nhận lượng giảm phát thải trong quá khứ mà các đơn vị bị kiểm soát đã đạt được, tức là lượng phát thải giảm được do các biện pháp được thực hiện trước khi các đơn vị này tham gia vào chương trình TMS, được chấp nhận là một phần của lượng phát thải cho năm triển khai. Tuy nhiên, chỉ những lượng giảm phát thải đã được kiểm chứng đầy đủ và được công nhận bởi các chương trình của chính phủ như KVER mới được công nhận. Lượng giảm phát thải tối đa từ các hành động thực hiện sớm từ trước được chấp nhận cho năm triển khai không được vượt quá 10% định mức hàng năm cho từng đơn vị. Chính phủ cũng đặt ra một mức trần cho tổng lượng giảm phát thải được chấp nhận từ các hành động sớm trước đây cho năm triển khai, khoảng 1% của tổng định mức cho các đơn vị. (5) Đo lường, Báo cáo và Kiểm chứng (MRV) Quy trình MRV trong chương trình TMS rất cứng nhắc, so với quy trình của Nhật (Tiêu chuẩn về Báo cáo Phát thải khí nhà kính CO tương đương) và của Mỹ (Chương trình Báo cáo bắt buộc về khí nhà kính uy định về Theo dõi và Đánh giá/mrr). Điều quan trọng nhất là quy trình MRV yêu cầu công tác kiểm chứng bên thứ ba đối với tất cả lượng phát thải giảm được phải tuân thủ chặt chẽ với các nguyên tắc do chính phủ đặt ra. Quy trình MRV về bản chất có thể được chia làm tám giai đoạn như trong Hình 14. Bảng 18: Các tiêu chí lựa chọn các đơn vị tham gia vàotms Year Tiêu chuẩn của công ty Tiêu chuẩn của cơ sở Giảm khí nhà kính Tiêu thụ năng lượng Giảm khí nhà kính Tiêu thụ năng lượng 2010~ 125,000 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 87,500 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 50,000 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 500 TJ hoặc cao hơn 25,000 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 20,000 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 15,000 tco 2 tương đương hoặc cao hơn 100 TJ hoặc cao hơn 2012~ 350 TJ hoặc cao hơn 90 TJ hoặc cao hơn 2014~ 200 TJ hoặc cao hơn 80 TJ hoặc cao hơn Nguồn: MoE, 2014c 52

63 Hình 15: Số lượng các đơn vị trong chương trình TMS tính đến 2014 GTVT 25 Thép 171 Đóng tàu 36 Giấy 209 Gỗ 20 Lọc dầu Ô tô Gốm sứ Xi măng 66 Dệt 354 Hóa dầu Kim loại màu Bán dẫn, màn hình Điện & Điện tử Cơ khí Mỏ Nguồn: MoE, 2014d Hình 16: Hệ thống xác lập mục tiêu giảm khí nhà kính Quản lý chung (GIR) (Tổ công tác) Các Bộ và DN bị quản lý 2 Áp dụng tỉ lệ BAU & tỉ lệ giảm của Các đơn vị bị kiểm soát trong từng ngành 5 Hệ số giảm Đơn vị không bị kiểm soát Đơn vị không bị kiểm soát 6 Hoàn tất Mục tiêu Công ty A 4 Thương lượng BAU cho từng đơn vị Công ty A 1 Phát thải của đơn vị bị kiểm soát (tco 2 ) Đơn vị bị kiểm soát Đơn vị bị kiểm soát 3 Tổng định mức phát thải cho các đơn vị bị kiểm soát ở từng ngành (tco 2 ) Công ty B Công ty C Công ty B Công ty C Công ty D Công ty D Phát thải cơ sở Năm tuân thủ phát thải Nguồn: MoE, 2012f 53

64 Bảng 19: Tính toán định mức phát thải cho các đơn vị bị kiểm soát (tiếp cận từ dưới lên) ĐỊnh mức phát thải = [Phát thải cơ sở x (100% +Tỉ lệ tăng ước tính trong hoạt động kinh doanh) +Phát thải dự kiến từ Cơ sở mới xây dựng hoặc Cơ sở mở rộng] x Hệ số cắt giảm Phát thải cơ sở: Lượng phát thải của các công ty hoặc cơ sở cho năm cơ sở Tỉ lệ tăng trưởng ước tính trong hoạt động kinh doanh (%): Tỉ lệ tăng phát thải ước tính so với năm cơ sở, dựa trên các dự báo về tỉ lệ vận hành cơ sở và sản lượng Phát thải từ Cơ sở mới xây dựng hoặc Cơ sở mở rộng: Lượng phát thải bổ sung dự kiến từ cơ sở mới xây dựng hoặc cơ sở mở rộng so với năm cơ sở Hệ số cắt giảm: Hệ số dùng để điều chỉnh khoảng chênh lệch giữa định mức phát thải và tổng phát thải dự kiến của các đơn vị bị kiểm soát của một ngành công nghiệp cụ thể (nghĩa là tương đương với định mức do chính phủ đặt ra cho từng ngành chia cho tổng lượng phát thải đã thống nhất từ các đơn vị bị kiểm soát). Bảng 20: Các hạng mục được đưa vào báo cáo của các đơn vị hoạch thực hiện Báo cáo hoàn thành và Báo cáo phát thải Tình trạng phát thải khí nhà kính của các cơ sở Thông tin về vị trí cụ thể và phương pháp luận để theo dõi phát thải khí nhà kính Các mục tiêu và kế hoạch chi tiết cho các hành động giảm nhẹ theo năm Kế hoạch xây dựng cơ sở mới và mở rộng cơ sở hiện có Kế hoạch đảm bảo và kiểm soát chất lượng Kế hoạch phản ánh các biện pháp khắc phục do các bộ liên quan đề xuất từ năm trước Số liệu về phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng thực tế So sánh giữa mục tiêu và kết quả thực tế Chi tiết về áp dụng công nghệ và chi phí đầu tư giảm phát thải Kết quả của các hoạt động đảm bảo/kiểm soát chất lượng Báo cáo thực hiện phản ánh các biện pháp khắc phục Nguồn: MoE, 2014c Bảng 21: Chi tiết về quy trình MRV Giai đoạn Nội dung Giai đoạn 1: Thiết lập ranh giới - Thiết lập ranh giới cho các đơn vị bị kiểm soát Giai đoạn 2: Xác định nguồn phát thải - Rà soát danh sách cơ sở và số liệu tiêu thụ năng lượng trong quá khứ Giai đoạn 3: Chọn phương pháp theo dõi - Lựa chọn và kiểm chứng phương pháp theo dõi so sánh với hướng dẫn của chính phủ Giai đoạn 4: Lập Khung theo dõi - Lập khung theo dõi (ví dụ như công cụ và phân chia lao động) cho giai đoạn theo dõi phát thải Giai đoạn 5: Đánh giá phát thải của các cơ sở - Tính toán lượng phát thải của từng cơ sở dựa trên số liệu thu thập được Giai đoạn 6: Chuẩn bị Báo cáo phát thải - Chuẩn bị Báo cáo phát thải dựa trên các đánh giá của Giai đoạn 5 Giai đoạn 7:Kiểm chứng phát thải - Kiểm chứng bởi bên thứ ba về Báo cáo phát thải Giai đoạn 8: Nộp Báo cáo phát thải - Nộp Báo cáo phát thải cho bộ liên quan Nguồn: MoE, 2014f 54

65 Khung thể chế, Khuyến khích, và Chế tài MoE giám sát quá trình thực hiện TMS được phác thảo ở trên, trong khi bộ chủ quản quản lý các hoạt động trên thực tế. MoE chịu trách nhiệm chuẩn bị và phổ biến các hướng dẫn vận hành chính, cũng như duyệt danh sách các đơn vị tham gia. MOTIE, MOLIR, MAFRA, và MoE là các bộ giám sát chịu trách nhiệm thương thảo về các mục tiêu giảm phát thải với các đơn vị bị kiểm soát cũng như đánh giá các kế hoạch thực hiện, các báo cáo hoàn thành và báo cáo phát thải của các đơn vị trình nộp lên. Là một trung tâm thông tin quốc gia về phát thải khí nhà kính, GIR hỗ trợ quá trình kiểm chứng các báo cáo phát thải do MoE và các bộ giám sát chuẩn bị. TMS là một chương trình pháp lý không đòi hỏi hỗ trợ ngân sách. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc cung cấp cho các đơn vị tham gia những ưu đãi về thể chế và tài chính để đảm bảo sự vận hành hiệu quả của chương trình. Ví dụ, chính phủ triển khai một chương trình tài chính mới cung cấp những khoản vay lãi suất thấp cho những đơn vị đầu tư vào các cơ sở sử dụng hiệu quả năng lượng. Ngoài ra, chính phủ cũng đã khởi xướng các chương trình viện trợ tài chính cho các dịch vụ tư vấn liên quan đến việc đáp ứng các định mức mục tiêu (ví dụ như tiến hành chẩn đoán tại chỗ để đề xuất các biện pháp giảm nhẹ). Về mặt pháp lý, chính phủ có hình thức phạt những đơn vị không đáp ứng được các yêu cầu, chẳng hạn như không nộp báo cáo hoàn thành hoặc không có kiểm chứng bởi bên thứ ba, ngụy tạo báo cáo phát thải, và không đáp ứng các định mức mục tiêu đã giao. Số tiền phạt cho việc không tuân thủ sẽ thay đổi tùy theo loại và số lượng các trường hợp liên quan. Hình 17: Khung thể chế cho việc thực hiện TMS Tổ chức giám sát (MOE) Các Bộ chủ quản của từng ngành GIR MOTIE (Hợp tác Quản lý Năng lượng Hàn Quốc (KEMCO)) MOLIT (KEMCO /Cơ quan quản lý GT đường bộ (KoROAD)) MAFRA (Tổ chức T.mại hóa &.Cgiao C.nghệ nông nghiệp(fact)) MOE (Hợp tác môi trường Hàn Quốc (KECO)) ành CN/Sản xuất điện Ngành CN/ Sản xuất điện Ngành xây dựng/ giao thông Ngành nông nghiệp/ thực phẩm Ngành nước Doanh nghiệp quản lý Cơ quan kiểm chứng bên thứ 3 Nguồn: GIR, 2014e Bảng 22: Phạt khi không đáp ứng được các định mức mục tiêu Vi phạm Số tiền phạt (won) Khi một đơn vị không đáp ứng được định mức mục tiêu và không thực hiện các biện pháp khắc phục: (a) Vi phạm lần đầu (b) Vi phạm lần hai (c) Vi phạm lần ba hoặc nhiều hơn 3 triệu 6 triệu 10 triệu 55

66 Tuy nhiên, chính phủ đảm bảo rằng các đơn vị bị kiểm soát có cơ hội để thực hiện các biện pháp khắc phục trước khi áp dụng hình thức phạt. Cần lưu ý rằng số tiền phạt được áp dụng không có bất cứ liên quan nào đến lượng phát thải khí nhà kính bị vượt quá trên thực tế. Kết quả và bài học kinh nghiệm Những kết quả thực tế của việc giảm phát thải của các đơn vị bị kiểm soát trong hệ thống TMS tỏ ra rất có triển vọng. Năm 2012, có khoảng 434 đơn vị đã góp phần giảm được 21,3 triệu tấn CO 2, tương đương với 3,8% tổng lượng phát thải của họ; hơn 90% số đơn vị tham gia đã đạt được mục tiêu của họ. Cần lưu ý rằng những kết quả này cao hơn 2,7 lần so với những mục tiêu do chính phủ đặt ra ban đầu cho cùng năm đó, là 8 triệu tấn CO 2. Hầu hết lượng phát thải giảm được là từ công nghiệp hóa dầu (32,4%), thép (26,9%), và xi măng (18,2%), là những ngành có nhiều đơn vị tham gia. Theo báo cáo của MoE, lượng phát thải giảm được trong năm 2012 tương đương với 53,7% trữ lượng ước tính của carbonbể hấp thụ carbon từ rừng của quốc gia, hoặc tương đương với lượng phát thải khí nhà kính từ mười nhà máy nhiệt điện công suất 900 MW cung cấp nhiệt sưởi ấm cho căn nhà. TMS ngày càng được biết đến như một giải pháp làm giảm sự gia tăng phát thải khí nhà kính trong ngành công nghiệp ở Hàn Quốc. Mặc dù chương trình này ban đầu còn gây ra những quan ngại về việc các đơn vị bị kiểm soát sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị cho việc thay đổi hoạt động vận hành, nhưng những kết quả đạt được đã cho thấy rằng các công ty có thể giải quyết được thử thách này một cách hiệu quả kinh tế. Điều đáng chú ý là những cuộc khảo sát dư luận được tổ chức trước khi thi hành TMS đã chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ đến các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp rằng chính phủ cam kết thực hiện tất cả những biện pháp cần thiết để thi hành TMS. Việc cung cấp các ưu đãi tài chính của chính phủ dưới dạng viện trợ và hỗ trợ kỹ thuật (từ các công ty dịch vụ năng lượng) để hỗ trợ các DNNVV trong việc thống kê và điều tra phát thải là một yếu tố thành công quan trọng. Ngoài ra, sự đóng góp của các tổ chức kiểm chứng bên thứ ba và sự điều phối hiệu quả giữa MoE và các bộ chủ quản có vai trò rất quan trọng trong việc khắc phục các trở ngại để thực hiện TMS. Tính đến 2014, không ghi nhận một trường hợp xử phạt nào được áp dụng đối với các đơn vị bị kiểm soát do không đáp ứng được các yêu cầu. Các mức phạt thấp cũng như sự miễn cưỡng của chính phủ trong việc áp dụng phạt cho thấy rằng mục tiêu của chính phủ là muốn làm cho chính sách này ít căng thẳng hơn đối với các công ty. Thay vào đó, chính phủ cố gắng tạo nhiều cơ hội cho họ để xây dựng năng lực kỹ thuật và hạ tầng vững chắc để thực hiện MRV, là điều kiện tiên quyết để chuyển dịch thành công sang ETS. Một khảo sát thực hiện năm 2013 đối với các đơn vị bị kiểm soát trong TMS đã xác nhận rằng chương trình này đã thành công trong việc đạt được mục tiêu (Yoon and Won, 2013). Nhiều ý kiến trả lời cho rằng TMS đã đem lại cơ hội hiếm có để chuẩn bị cho ETS, nhất là về việc xây dựng năng lực của tổ chức trong việc sẵn sàng cho sự kiểm chứng của bên thứ ba và trong việc lập báo cáo phát thải. Rõ ràng là, hiệu quả của TMS vẫn còn gây tranh cãi khi mà nhiều đơn vị bị kiểm soát đã chuyển sang tham gia vào chương trình ETS mới được giới thiệu vào năm Chương trình này vẫn có tiềm năng làm một công cụ hiệu quả để quản lý các mục tiêu phát thải khí nhà kính đối với các nhà sản xuất năng lượng và các doanh nghiệp không tham gia vào ETS. Như đã minh họa bằng các kết quả của Giai đoạn 2 của KVER, chính phủ phải thực hiện những thay đổi có tính hệ thống để cho chương trình này duy trì được hiệu quả. Vì TMS không còn là bước đệm để chuyển tiếp sang ETS, nên việc áp dụng các chế tài phạt nghiêm khắc hơn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện vai trò công cụ pháp lý. Vì vậy chính phủ cần phải đảm bảo để ngành công nghiệp và người dân thấy rằng TMS không phải là một quy định thừa, mà là một chương trình để bổ sung cho việc triển khai thành công ETS. 56

67 Hình 18: Đánh giá lượng giảm khí nhà kính đã đạt được (2012) - 31,441 ktco 2 eq KtCO 2 eq - 4,1 59 ktco 2 eq 591, , ,660 In Progre ss 16,69 8 ktco 2 eq Đạt vượt mức 30,051 ktco 2 eq 542,307 Mục tiêu ban đầu Mục tiêu được điều chỉnh bởi Bộ chủ quản Mục tiêu được điều chỉnh bởi Cơ quan giám sát Giấy phép phát thải 2012 Lượng giảm GHG đạt được Nguồn: MoE, 2014f Bảng 23: Ví dụ về các dự án được thực hiện bởi các đơn vị bị kiểm soát năm 2012 Công ty A Công ty B Công ty C Ngành Hóa dầu Xi măng Lọc dầu Biện pháp giảm nhẹ Thay thế thiết bị (thay thế thiết bị làm nóng trước bằng model hiệu quả năng lượng hơn) Thu hồi nhiệt từ các cơ sở hiện có Chuyển đổi nhiên liệu (từ dầu mazut bunker C sang LNG) Chi phí đầu tư (won) 1.4 tỷ 84.0 tỷ 20.3 tỷ Giảm phát thải (tấn CO 2 ) 16,000 65, ,000 Dự kiến tiết kiệm khoàn chi chonăng lượng (won) 2 tỷ 10 tỷ 10 tỷ 57

68 3.4 TMS khu vực công TMS khu vực công có cùng những mục tiêu với TMS được mô tả ở phần trên, nhưng tập trung vào việc kiểm soát phát thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng của các cơ sở công, bao gồm các cơ quan quản lý trung ương, chính quyền địa phương, các doanh nghiệp nhà nước, và các trường đại học quốc gia và trường công lập. Chính phủ Hàn Quốc nhận thấy rằng việc đặt khu vực công vào vị trí tiên phong trong các hành động giảm nhẹ có ý nghĩa rất quan trọng để đặt ra tiêu chuẩn cao về giảm phát thải khí nhà kính cho các ngành công nghiệp và các hộ gia đình. Ngoài ra, chương trình này cũng tạo điều kiện cho chính phủ lãnh đạo và chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình chuyển tiếp sang một xã hội carbon thấp. Với ý nghĩa đó, chính phủ đặt ra một mục tiêu rất tham vọng về việc giảm khoảng 20% lượng phát thải khí nhà kính của khu vực công (so với mức phát thải trung bình năm ) vào năm Thực hiện Quá trình thực hiện của TMS khu vực công có thể được chia thành giai đoạn lập kế hoạch và giai đoạn thực hiện. Trong giai đoạn lập kế hoạch, mỗi tổ chức tham gia chuẩn bị và nộp kế hoạch thực hiện hàng năm để đăng ký tại GIR và để MoE đánh giá. Các tổ chức tham gia tự đặt ra các mục tiêu hàng năm cho từng năm ( ), nhưng các đề xuất đó phải đảm bảo mục tiêu giảm 20% phát thải vào năm Sự linh hoạt trong việc xác định mục tiêu được cho phép vì chính phủ nhận thấy rằng các tổ chức khác nhau phải đối mặt với những thách thức khác nhau, chẳng hạn như số lượng cơ sở đáp ứng được, các tiềm năng giảm nhẹ, và các rào cản ngân sách. Upon evaluating the feasibility of the proposed actions provided in the annual implementation plan and conducting consultations with the Ministry of Public Administration and Security (MOPAS) and the Ministry of Trade, Industry, and Energy (MOTIE), the MoE may request the participating institutions to improve or supplement their plans, and the relevant institutions should submit their revised plans accordingly. Hình 19: Quy trình triển khai TMS ở khu vực công Các tổ chức tham gia GIR MOE MOPAS & MKE Văn phòng Thủ tướng Giai đoạn lập kế hoạch Chuẩn bị kế hoạch thực hiện Đăng ký Đánh giá Tham vấn Sửa đổi (nếu cần) Sau khi thực hiện Chuẩn bị báo cáo hoàn thành Đăng ký Đánh giá Đánh giá Chuẩn bị báo cáo đánh giá Đánh giá Thực thi Lệnh triển khai Phát hành Lệnh triển khai (nếu cần) 58

69 Khi đánh giá tính khả thi của các hành động được đề xuất trong kế hoạch thực hiện hàng năm và khi tiến hành tham vấn với Bộ An ninh và Hành chính công (MOPAS) và Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng(motie), MoE có thể yêu cầu các tổ chức tham gia cải thiện hoặc bổ sung kế hoạch của họ, và các tổ chức liên quan phải nộp bản kế hoạch sửa đổi theo yêu cầu đó. Trong giai đoạn thực hiện, các đơn vị phải có các hoạt động để đạt được mục tiêu giảm khí nhà kính và nộp báo cáo hoàn thành để kiểm chứng cho các kết quả của họ. Trong quá trình này, họ có nghĩa vụ phải lưu giữ số liệu về mức tiêu thụ năng lượng hàng tháng. Số liệu này có thể tìm thấy trong Hệ thống thông tin quốc gia về phát thải khí nhà kính (NGMS), được xây dựng và vận hành bởi GIR và được cập nhật định kỳ. Các báo cáo hoàn thành hàng năm được MoE đánh giá, với sự hỗ trợ của MOPAS và MOTIE. Sau đó, MoE lập báo cáo đánh giá để trình nộp cho Văn phòng Thủ tướng để ra chỉ thị cho từng tổ chức, nếu thấy cần thiết. Xác lập mục tiêu và tính toán phát thải khí nhà kính Một điều quan trọng cần nhận thấy là không giống như TMS yêu cầu phải xác lập mục tiêu cắt giảm cho cả phát thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng TMS khu vực công chỉ xác lập mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính. Hơn nữa, TMS khu vực công xác lập các mục tiêu trên cơ sở tuyệt đối dựa theo lượng phát thải cơ sở (phát thải trung bình từ giai đoạn ), chứ không phải dựa trên các dự đoán BAU. Mặc dù lượng phát thải cơ sở có thể không tính được lượng phát thải có thể tăng trong tương lai, TMS khu vực công vẫn thường được xem như một công cụ pháp lý mạnh hơn so với TMS. Tuy nhiên, để duy trì được sự chính trực và công bằng của quá trình xác lập mục tiêu, các điều khoản sau đây đã được áp dụng: Những tổ chức tham gia đã từng có sự thay đổi về phát thải khí nhà kính trên 2% trong những năm cơ sở ( ) xuất phát từ việc mở rộng hoặc đóng cửa một số cơ sở, sẽ sử dụng giá trị trung bình được tính cho các năm sau sự kiện đó để làm mức phát thải cơ sở. Những tổ chức tham gia đã từng tiến hành những hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và đã được kiểm chứng trong giai đoạn các năm cơ sở ( ) sẽ sử dụng giá trị trung bình của các năm trước khi có các hoạt động đó để tính phát thải cơ sở. Những tổ chức tham gia dự báotăng hoặc giảm đáng kể về lượng phát thải do mở rộng hoặc đóng cửa một số cơ sở trong tương lai được phép tích hợp các tác động của sự tăng giảm đó vào mức phát thải cơ sở. Việc tính toán phát thải khí nhà kính là một quá trình mở rộng, bao gồm lập một danh sách các cơ sở và thiết bị có liên quan, xác định các hoạt động trong mối tương quan với tiêu thụ năng lượng, cung cấp số liệu về lượng tiêu thụ năng lượng thực tế hàng năm cho từng hoạt động trong một giai đoạn cho trước, và chuyển đổi số liệu tiêu thụ năng lượng thành số liệu phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, khí phát thải có thể được phân loại thành phát thải trực tiếp hoặc phát thải gián tiếp. Phát thải trực tiếp đại diện cho khí phát thải từ việc đốt cháy nhiên liệu dùng cho các hoạt động như đun nóng trực tiếp và vận hành xe cơ giới. Phát thải gián tiếp liên quan đến việc tiêu thụ điện hoặc nhiệt. Bảng 24: Quy mô của các hoạt động phát thải Phát thải Loại Hoạt động phát thải Phát thải trực tiếp Phát thải từ các nguồn đốt cháy cố định Phát thải từ các nguồn đốt cháy di động (như xe cơ giới) Đốt cháy nhiên liệu rắn Đốt cháy nhiên liệu khí Đốt cháy nhiên liệu hóa lỏng Đốt cháy di động Phát thải gián tiếp Phát thải từ việc tiêu thụ điện và nhiệt (hơi nước) Tiêu thụ điện được cung cấp từ bên ngoài Tiêu thụ hơi nóng được cung cấp từ bên ngoài 59

70 Vì vậy việc chuyển đổi số liệu từ tiêu thụ năng lượng thành phát thải khí nhà kính sẽ sử dụng nhiều công thức khác nhau, như trình bày trong các ví dụ dưới đây. Các tổ chức tham gia sẽ dựa vào NGMS để tự động thực hiện các tính toán: Phát thải khí nhà kính từ việc đốt cháy nhiên liệu rắn như than anthracite được tính bằng cách nhân lượng than tiêu thụ với giá trị nhiệt cụ thể của than, hệ số phát thải cho trước của hoạt động tiêu thụ và tiềm năng làm ấm toàn cầu. Phương pháp này cũng áp dụng với việc đốt cháy nhiên liệu khí và hóa lỏng. Phát thải khí nhà kính từ tiêu thụ điện được tính bằng cách nhân Hệ số phát thải gián tiếp (IEF) với lượng điện sử dụng do công ty điện lực cấp. Cần lưu ý rằng điện năng tiêu thụ của cơ sở sử dụng Năng lượng mới hoặc Năng lượng tái tạo (NRE) do các tổ chức tham gia sở hữu và điện năng sử dụng để sạc cho các phương tiện chạy điện không được đưa vào trong tính toán phát thải. TMS khu vực công yêu cầu phải có sự tham gia của khoảng 770 tổ chức công, bao gồm các cơ quan quản lý trung ương, chính quyền địa phương, các tổ chức cộng đồng, các doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện quốc gia, và các trường đại học, cùng với các cơ quan trực thuộc như các văn phòng địa phương và văn phòng khu vực. Đối tượng cơ sở vật chất của các tổ chức tham gia được hướng đến để giảm phát thải bao gồm: Cơ sở vật chất được xây dựng hoặc lắp đặt bao gồm đèn đường và bảng thông tin điện tử Những cơ sở vật chất đang được cho thuê, cũng như những cơ sở vật chất thuộc sở hữu nhưng đã ủy thác cho tư nhân vận hành Tuy nhiên, những nhóm cơ sở vật chất đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với quốc phòng (như cơ sở vật chất quân sự), trật tự công cộng (như xe cảnh sát), an toàn công cộng (như xe cấp cứu, xe cứu hỏa), giáo dục công (như trường tiểu học), và phúc lợi xã hội (như nhà ở cho người vô gia cư) được loại trừ khỏi nhóm đối tượng mục tiêu. Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả thực hiện, các tòa nhà nhỏ (có diện tích sàn dưới 100 m2) và những tòa nhà cho thuê ngắn hạn (dưới một năm) cũng được loại trừ. Khuyến khích và phạt MoE đã từng cam kết cung cấp thêm ngân sách để thực hiện hiệu quả chương trình này, nhưng sự hỗ trợ đó không trở thành hiện thực. Tuy vậy, Bộ này đã đưa ra những ưu đãi và các khoản tài trợ quy mô nhỏ cho những tổ chức tham gia đã đạt được những thành tựu đáng kể. Ví dụ như năm 2012, top 5 tổ chức đứng đầu đã được thưởng xe chạy điện. Một số tổ chức khác thực hiện vượt mục tiêu cũng nhận được những khoản tiền thưởng nhỏ. Mặt khác, không có tiêu chuẩn pháp lý nào quy định về việc phạt các tổ chức không đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, TMS đã được tích hợp vào hệ thống đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức công từ năm 2012, trong đó cả chất lượng của mục tiêu và mức độ đạt được đều được đánh giá. Bảng 25: Ví dụ về những cơ sở vật chất phù hợp được đưa vào xác định mục tiêu cho một chính quyền thành phố Các tòa nhà văn phòng của chính phủ Cơ sở tái chế rác thải Văn phòng chi nhánh (ở thành phố khác) Nhà máy xử lý nước (WTP) Công viên và nhà vệ sinh công cộng Bảo tàng nhà nước và Trung tâm cộng đồng quận Xe chạy xăng Xe chạy dầu diesel của WTP 60

71 Các kết quả và bài học kinh nghiệm Nhờ những nỗ lực tham gia mạnh mẽ của các tổ chức công, MoE báo cáo rằng TMS khu vực công đã giúp giảm được khoảng tấn CO 2 phát thải khí nhà kính trong năm 2012, dựa trên sự đánh giá của 703 tổ chức đã nộp báo cáo. Con số này tương đương với 8,1% lượng phát thải cơ sở, tức 4,9 triệu tấn CO 2. Con số này đã vượt mục tiêu 8% của MoE cho năm 2012 và cũng cao hơn kết quả đạt được của năm 2011 (5,7%). Xét về kết quả đạt được của từng loại tổ chức tham gia, các tổng công ty nhà nước cấp khu vực có tỷ lệ giảm trung bình cao nhất (12,2%) tiếp theo là các doanh nghiệp nhà nước (10,1%), các cơ quan chính quyền trung ương (7,7%), chính quyền địa phương (7,2%), và các trường đại học quốc gia và công lập (5,3%). Tất cả các loại tổ chức tham gia đều đã tăng được mức giảm phát thải trung bình so với năm trước. Phân tích phương pháp giảm khí nhà kính mà các tổ chức công áp dụng cho thấy rằng phương pháp hiệu quả nhất là phương pháp liên quan đến cải thiện hành vi (62,7%) tuân thủ với nhiệt độ làm lạnh và sưởi ấm đã quy định và ít sử dụng thang máy tiếp theo là cải thiện cơ sở vật chất (6,9%), thay thế đội xe bằng xe chạy nhiên liệu LNG (0,8%), và các biện pháp khác (29,6%). Phân tích cũng cho thấy rằng đa số các tổ chức công thích cắt giảm phát thải thông qua điều chỉnh hành vi hơn là cải thiện cơ sở vật chất vì ít tốn kém chi phí hơn. Tuy nhiên, những biện pháp này vẫn chưa đủ để đạt được mục tiêu là TMS khu vực công giảm được 20% phát thải khí nhà kính vào năm 2015, vì vậy các bên liên quan đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực tích cực hơn nữa. TMS khu vực công đã đạt được những kết quả tích cực mặc dù thiếu ngân sách bổ sung và các biện pháp khuyến khích. Việc cung cấp hỗ trợ tài chính để giúp các tổ chức tham gia tiến hành nhiều hoạt động giảm khí nhà kính đa dạng hơn vẫn là một thách thức lớn. Việc thiếu các quy định xử phạt đối với những trường hợp không tuân thủ là một vấn đề cần quan tâm khác. Nếu những tổ chức thực hiện hàng đầu được thưởng cho những nỗ lực của họ, thì ngược lại những tổ chức chậm thực hiện phải bị xử phạt để thi hành sự bình đẳng trong việc theo đuổi mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Hình 20: Tỷ lệ giảm khí nhà kính hàng năm (%) của các tổ chức công Cơ quan quản lý TW Central Administrative Agencies Chính quyền Tổ chức công cộng Tổ chức công cộng VP Giáo dục Đại học công lập Local Governments Public Organizations State-owned Municipal Offices National and địa phương Enterprises of thành Education phố Public & quốc Universities gia -1.6 Bệnh viện trực thuộc National Univ. Đại học affiliated Quốc Hospitals gia Nguồn: MoE, 2014e 61

72 Hình 21: Kết quả giảm khí nhà kính của khu vực công Khác 29.60% Others 29.60% Cải thiện Other khác facility về cơ sở improvements 17.60% Lắp NRE đặt instillations NRE 17.60% 6.10% Cải thiện cơ sở vật chất Facility improvement 6.90% 6.90% Đèn LED lighting LED 46.70% 46.70%, Behavior improvement 62.70% Cải thiện hành vi 62.70% Cải thiện phương tiện Vehicle improvement 0.80% 0.80% Làm ấm/làm Efficient mát hiệu Heating quả 29.60% / Cooling 29.60% Nguồn: MoE, 2014e 3.5 Chương trình mua bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) Hàn Quốc đã bước vào một hành trình mới để thành lập một thị trường nội địa cho việc mua bán tín chỉ phát thải bằng việc khởi động Chương trình mua bán tín chỉ phát thải Hàn Quốc (K-ETS) vào tháng 1/2015. Cơ sở pháp lý cho việc triển khai K-ETS được thực hiện thông qua việc thi hành Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp vào tháng 4/2010, trong đó quy định rằng chính phủ có thể vận hành một hệ thống để mua bán tín chỉ phát thải khí nhà kính thông qua các chức năng của thị trường để đạt được mục tiêu giảm khí nhà kính của nhà nước. Tiếp sau đó, Đạo luật về Phân bổ và Mua bán định mức phát thải khí nhà kính (ETS Act) cũng được Quốc hội thông qua với số phiếu đồng ý gần như tuyệt đối vào tháng 5/2012. Điều quan trọng cần nhận thấy là sự kiện này đã đánh dấu một điểm quan trọng trong chính sách giảm phát thải của quốc gia; K-ETS được đảm bảo đầy đủ cơ sở pháp lý khi nó được thông qua như một luật vào năm 2012 (có hiệu lực từ năm 2015) trước khi bắt đầu nhiệm kỳ tổng thống mới vào năm ETS là một công cụ chính sách lần đầu được sử dụng bởi Liên minh châu Âu (EU) để giải quyết vấn đề phát thải khí nhà kính. Về cơ bản nó là một hệ thống giới hạn và buôn bán, trong đó lượng phát thải của tất cả các nguồn phát tham gia vào chương trình (tức là các đơn vị bị kiểm soát) được kiểm soát trong những giới hạn cụ thể; các đơn vị bị kiểm soát được phép mua bán các định mức theo nhu cầu thông qua các thị trường mua bán được quy định. Các định mức chính là tiền tệ của thị trường này; các đơn vị bị kiểm soát phải tìm cách đảm bảo có được đủ định mức để đáp ứng nhu cầu phát thải thực tế trong giai đoạn tuân thủ. Việc tạo ra một sự khan hiếm vừa đủ của định mức trên thị trường để đảm bảo mức giá carbon hợp lý là một điều rất quan trọng, vì nó đưa ra những tín hiệu về giá cả đầu tư vào các hoạt động giảm phát thải. K-ETS là thị trường carbon lớn thứ hai sau ETS của EU. Trong nỗ lực giành lại được chỗ đứng vững chắc là người đi đầu về tăng trưởng xanh trên trường quốc tế, Hàn Quốc đã thực hiện chương trình này để chuẩn bị cho các hiệp ước về khí hậu trong tương lai và tăng cường sức mạnh đàm phán của mình. Trong bối cảnh TMS là một phần của công tác chuẩn bị cho việc giới thiệu chương trình K-ETS, cần lưu ý rằng Hàn Quốc cuối cùng đã bước vào một giai đoạn chín muồi của các hành động giảm nhẹ dựa trên cơ chế thị trường. Như trình bày trong Bảng 26, ETS có một số lợi thế so với các công cụ chính sách áp đặt từ trên xuống như TMS. Mặc dù sự thành công của chương trình mới phát động như K-ETS cần phải được kiểm chứng theo thời gian, chương này sẽ cung cấp thông tin về những hợp phần chính và thiết kế của chương trình, là một trong những thành tích có ý nghĩa nhất trong chương trình nghị sự tăng trưởng xanh carbon thấp của quốc gia. 62

73 Hình 22: Khái niệm của ETS Bên bán tín chỉ phát thải (Hãng A) Bên mua (Hãng B) Lượng phát thải bị vượt Lượng phát thải còn dư Định mức phát thải Lượng phát thải thực tế Định mưc phát thải Lượng phát thải thực tế < Hãng A > bán định mức dư thừa < Hãng B > Mua định mức để đáp ứng nhu cầu phát thải vượt mức Bảng 26: So sánh TMS và ETS Nội dung TMS ETS Phân bổ mục tiêu (hoặc định mức) giảm phát thải dựa trên mục tiêu giảm khí nhà kính quốc gia Có Có Kiểm chứng và báo cáo hàng năm về lượng phát thải Có Có Cho phép mua bán định mức giữa các đơn vị tham gia Có Có Cho phép chuyển tiếp hoặc vay định mức phát thải Không Có Công nhận lượng bù đắp carbon Không Có Xử phạt của chính phủ tương ứng với lượng phát thải vượt định mức Không Có Khuyến khích cho những định mức còn dư Không Có 63

74 Các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản để vận hành chương trình này được phác thảo trong Luật ETS và nghị định thi hành kèm theo (ban hành tháng 11/ 2011). Những tài liệu dưới đây cung cấp định hướng cho việc lập kế hoạch để thực hiện thành công K-ETS: The basic principles and guidelines for the operation of the scheme are outlined by the ETS Act and its enforcement decree (issued in November 2011). The following documents provide the directions for successful planning for the implementation of K-ETS: Các định mức phát thải được phân bổ trên cơ sở 5 năm (các năm tuân thủ) hay còn gọi là giai đoạn thực hiện. Tuy nhiên, các giai đoạn thực hiện thứ nhất và thứ hai sẽ chỉ bao gồm ba năm tuân thủ, để đảm bảo rằng các biện pháp bổ sung được thực hiện kịp thời trong những năm đầu vận hành K-ETS. Kế hoạch cơ bản đưa ra các mục tiêu và định hướng từ trung đến dài hạn (10 năm) của K-ETS cho từng giai đoạn thực hiện; kế hoạch này được lập muộn nhất là một năm trước khi bắt đầu từng giai đoạn thực hiện. Kế hoạch phân bổ phát thải quốc gia (Kế hoạch phân bổ) cung cấp thông tin về tổng lượng sẽ phân bổ cho từng ngành và các loại doanh nghiệp trong một giai đoạn thực hiện, phù hợp với các mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Kế hoạch này cũng cung cấp hướng dẫn để vận hành K-ETS, được quy định linh hoạt trong Luật ETS và nghị định thi hành. Kế hoạch phân bổ được lập ít nhất là sáu tháng trước khi bắt đầu từng giai đoạn tuân thủ. Sáu hướng dẫn chi tiết có vai trò như một hướng dẫn bổ sung cho việc phân bổ và mua bán định mức phát thải, cùng với việc kiểm chứng hiệu quả hoạt động của các đơn vị bị kiểm soát. Kế hoạch cơ bản cho giai đoạn thực hiện đầu tiên ( ) được ra đời tháng 1/2014. Tài liệu này chỉ ra rằng chính phủ cần phải thực hiện phương pháp tiếp cận phân kỳ để đạt được các mục tiêu đã định của K-ETS trong 10 năm đầu hoạt động. Trong giai đoạn thực hiện đầu tiên, các nỗ lực tập trung vào việc ổn định thị trường non nớt. Các đơn vị bị kiểm soát được phép linh hoạt, và việc phân bổ định mức cho các đơn vị bị kiểm soát sẽ được thực hiện miễn phí. Phân bổ miễn phí là một cách làm mà trong đó chính phủ phân bổ định mức phát thải cho các đơn vị tham gia vào ETS mà không tính tiền. Phân bổ đấu giá là phương pháp mà trong đó chính phủ tổ chức một cuộc đấu giá để bán định mức phát thải cho các đơn vị có nhu cầu. Rõ ràng là, các đơn vị bị kiểm soát phải chịu gánh nặng tài chính lớn trong việc đấu giá phân bổ theo nguyên tắc người gây ô nhiễm nhiều thì phải trả tiền. Giai đoạn thực hiện thứ hai ( ) của K-ETS tập trung vào tăng cường hiệu quả của các đơn vị bị kiểm soát trong việc giảm phát thải, vì năm tuân thủ cuối cùng của giai đoạn này đánh dấu mục tiêu giảm phát thải trung hạn của quốc gia (giảm 30% so với mức BAU vào năm 2020). Chính phủ sẽ tìm cách mở rộng tiêu chí lựa chọn các đơn vị bị kiểm soát, và phân bổ khoảng 3% định mức phát thải thông qua quá trình đấu giá. Trong giai đoạn thực hiện thứ ba ( ), chính phủ sẽ tiếp tục mở rộng định mức được phân bổ thông qua quá trình đấu giá để tạo được sự tham gia và đầu tư chủ động hơn vào các hoạt động giảm nhẹ. Ngoài ra, các biện pháp phù hợp sẽ được thực hiện để đảm bảo rằng K-ETS giúp các đơn vị bị kiểm soát được chuẩn bị tốt cho các hiệp định về khí hậu sau năm Khung thể chế cho K-ETS K-ETS được giám sát và điều phối bởi Bộ Môi trường (MoE), chịu trách nhiệm về việc lập Kế hoạch phân bổ định mức phát thải quốc gia. Kế hoạch này được rà soát bởi Ủy ban phân bổ bao gồm các bộ ngành điều phối (như MOTIE, MOLIT, và MAFRA). Ngoài ra, MoE chịu trách nhiệm lựa chọn và thông báo về các đơn vị bị kiểm soát, lập báo cáo và kiểm chứng các báo cáo phát thải của các đơn vị bị kiểm soát, vận hành chương trình bù đắp, và tiến hành xử phạt. Trung tâm nghiên cứu và thống kê khí nhà kính Hàn Quốc (GIR) và Tổng công ty môi trường Hàn Quốc (KECO) hỗ trợ MoE ở cấp độ hoạt động. Là một tổ chức trực thuộc MoE, GIR quản lý tất cả các số liệu và thông tin liên quan đến phát thải khí nhà kính quốc gia, đặt ra các mức cường độ phát thải chuẩn của các quy trình công nghiệp, và tiến hành các nghiên cứu đánh giá để đưa ra định hướng cho việc vận hành hiệu quả chương trình này. Mặt khác, KECO cung cấp dịch vụ giám sát (như rà soát, theo dõi, đánh giá) để đảm bảo sự phù hợp của việc phân bổ định mức, mua bán, MRV, và báo cáo hiệu quả hoạt động của các đơn vị bị kiểm soát. 64

75 Bộ Chiến lược và tài chính (MOSF) chịu trách nhiệm lập các Kế hoạch cơ sở và giám sát hoạt động của sàn giao dịch định mức phân bổ (tức là Sàn giao dịch khí hậu Hàn Quốc), được thành lập trong Sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc Korea Exchange (KRX), là sàn giao dịch chứng khoán duy nhất của quốc gia thuộc sự quản lý của MOSF. Không như TMS, nơi các bộ điều phối (MOTIE, MOLIT và MAFRA) có trách nhiệm quản lý các đơn vị bị kiểm soát được chủ động tham gia để giám sát các hoạt động của các đơn vị, thì MOSF là tổ chức duy nhất chịu trách nhiệm cho việc đó. Tuy nhiên, các bộ điều phối của TMS cũng được mời tham gia vào Ủy ban phân bổ và Ủy ban kiểm chứng, là những nhóm tham vấn phê duyệt Kế hoạch phân bổ và báo cáo phát thải của các đơn vị bị kiểm soát. Những hợp phần chính trong hoạt động của ETS (1) Lựa chọn các đơn vị bị kiểm soát Các đơn vị bị kiểm soát trong chính sách ETS là những doanh nghiệp có lượng phát thải trung bình năm lớn hơn CO2 tương đương và những cơ sở có lượng phát thải trung bình lớn hơn CO2 tương đương. Lượng phát thải trung bình của ba năm đầu tiên, trong bốn năm trước đây tính từ năm bắt đầu của giai đoạn thực hiện, được coi là lượng phát thải trung bình hàng năm của các doanh nghiệp và các cơ sở. Ví dụ như, lượng phát thải trung bình năm cho giai đoạn được làm cơ sở để lựa chọn 526 doanh nghiệp (bao gồm những doanh nghiệp sở hữu các cơ sở phù hợp được chọn làm các đơn vị bị kiểm soát) cho giai đoạn thực hiện đầu tiên ( ). Cần lưu ý rằng những đơn vị bị kiểm soát này chịu trách nhiệm cho khoảng 66% tổng phát thải quốc gia. (2) Phân bổ định mức phát thải và MRV K-ETS được thực hiện thông qua một quá trình tương tự như với TMS. Kế hoạch phân bổ định mức phát thải quốc gia đưa ra tổng định mức sẽ phân bổ cho các đơn vị bị kiểm soát theo từng ngành cho một giai đoạn thực hiện cụ thể, dựa trên những dự báo BAU và mục tiêu cắt giảm hàng năm của quốc gia (giảm 30% so với mức BAU vào năm 2020). Ví dụ, khoảng 1,69 tỷ KAU 4 sẽ được chuẩn bị sẵn để phân bổ trong giai đoạn thực hiện đầu tiên, 5,2% trong số đó là KAU dự phòng dành cho các đơn vị bị kiểm soát có thể chứng minh được nhu cầu bổ sung định mức trong giai đoạn thực hiện. Các định mức hàng năm được phân bổ cho 23 loại doanh nghiệp. Figure 23: Structure of the legal framework and implementation plans for ETS Luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Luật Phân bổ và Mua bán định mức phát thải khí nhà kính (Luật ETS) Nghị định thi hành Luật ETS Giai đoạn thực hiện Kế hoạch cơ bản Kế hoạch phân bổ định mức phát thải quốc gia Sáu Hướng dẫn chi tiết - Hướng dẫn phân bổ, điều chỉnh và thu hồi định mức phát thải - Hướng dẫn công nhận những hành động sớm - Hướng dẫn thừa nhận các hoạt động bù đắp - Hướng dẫn báo cáo và xác nhận định mức phát thải - Hướng dẫn kiểm chứng định mức phát thải - Hướng dẫn dành cho Ủy ban xác nhận, mua bán định mức, và giám sát Nguồn: MOSF, Khi xem xét K-ETS sẽ kết nối như thế nào với hệ thống EU-ETS hiện tại và thị trường carbon quốc tế mới thành lập, đơn vị mua bán phát thải được đặt tên là Đơn vị định mức Hàn Quốc (KAU). Một KAU tương đương với 1 tấn CO 2 65

76 Tổng lượng phân bổ vi mô các định mức theo cách từ dưới lên cho từng đơn vị bị kiểm soát trong một ngành cho trước phải nằm trong tổng định mức cho cùng ngành đó được phân bổ vĩ mô theo cách từ trên xuống (như đã mô tả ở trên). K-ETS về cơ bản áp dụng phương pháp dựa vào lịch sử phát thải (giống như với TMS) để phân bổ vi mô cho giai đoạn thực hiện đầu tiên, xác định định mức phát thải của các đơn vị bị kiểm soát dựa trên quá trình phát thải trước đây của họ. Tuy nhiên, phương pháp hệ số chuẩn áp dụng cho các đơn vị bị kiểm soát trong ngành công nghiệp xi măng, hàng không, và lọc dầu, là những lĩnh vực đã xác định được mức cường độ phát thải chuẩn. Quyết định về việc áp dụng phương pháp này trên cơ sở chọn lọc được coi là bước đầu tiên hướng tới việc mở rộng phạm vi áp dụng phương pháp hệ số chuẩn trong tương lai. So với phương pháp hệ số chuẩn, thì phương pháp dựa vào lịch sử phát thải thường được xem xét kỹ về cách mà nó thiên vị không tương xứng cho những đơn vị có lịch sử phát thải cao trong quá khứ. Dựa trên những tính toán sử dụng các phương pháp nêu ở trên, các đơn vị bị kiểm soát nộp đơn xin phân bổ bốn tháng trước khi bắt đầu giai đoạn thực hiện. Ngoài lượng phát thải trung bình cơ sở của ba năm, đơn xin phân bổ phải cung cấp bằng chứng về các yếu tố (chẳng hạn như mở rộng cơ sở) ảnh hưởng đến các dự báo BAU, làm cơ sở cho việc xin định mức. Hình 24: Khung thể chế cho ETS Bộ Chiến lược và Tài chính (MOSF) Lập Kế hoạch cơ bản Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh (thảo luận) Bộ Môi trường (MoE) Lập Kế hoạch phân bổ Ủy ban Phân bổ Chủ tịch: Bộ trưởng Chiến lược và Tài chính Thành viên: Thứ trưởng các Bộ phối hợp GIR (Đăng ký giáy phép phát thải/đăng ký bù đắp Những đơn vị hợp lệ Lập & Thông báo phân bổ định mức phát thải Ủy ban thảo luận Tổ công tác Tổ trưởng: Chủ tịch GIR Thành viên: Các chuyên gia do các bộ phối hợp đề cử Báo cáo và chứng nhận phát thải KNK Ủy ban chứng nhận Định mức phát thải từ bỏ/ chuyển tiếp Vận hành chương trình bù đắp Áp dụng chế tài & Tiến hành khảo sát Sàn giao dịch Hàn Quốc (Giao dịch khí hậu Hàn Quốc) MoE 66

77 Sau khi được xem xét bởi Tổ công tác (bao gồm các chuyên gia từ các viện nghiên cứu, viện hàn lâm và khu vực tư nhân được các bộ ngành liên quan chỉ định), kế hoạch phân bổ này được duyệt bởi Ủy ban thẩm định do Thứ trưởng Bộ Môi trường đứng dầu bao gồm các quan chức cao cấp của các bộ ngành phối hợp. Như đã nói ở trên, các định mức phân bổ được cấp miễn phí cho giai đoạn thực hiện đầu tiên. (3) Mua bán định mức phát thải Sự khác nhau cơ bản giữa ETS và TMS chính là khả năng mua bán các định mức phát thải. Không như TMS, các đơn vị bị kiểm soát của K-ETS có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thua lỗ từ việc bán hoặc mua các định mức phát thải trên thị trường giao dịch. Việc mua bán được tiến hành trên sàn giao dịch KAU có tên là Sàn giao dịch khí hậu Hàn Quốc, nơi các đơn vị bị kiểm soát được cấp tài khoản giao dịch. Là cơ quan vận hành giao dịch chứng khoán duy nhất trên toàn quốc, sàn Giao dịch chứng khoán Hàn Quốc (KRX) cạnh tranh với Sàn giao dịch năng lượng Hàn Quốc (KPX) để làm chủ Sàn giao dịch khí hậu Hàn Quốc. KRX được lựa chọn trên cơ sở là nó đã có một hệ thống vận hành lâu đời và ổn định để hỗ trợ cho các hoạt động giao dịch quy mô lớn, và có vị thế tốt hơn để thúc đẩy thị trường mới ra đời này. Tất cả các sự kiện giao dịch diễn ra ở sàn KRX đều được xác minh bởi các thỏa thuận giao dịch và được báo cáo lên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới dạng báo cáo điện tử. (4) MRV và Chuyển nhượng định mức Các giai đoạn MRV trong chương trình K-ETS giống hệt với các giai đoạn trong chương trình TMS. Không như TMS khi các đơn vị bị kiểm soát được đánh giá hàng năm (sau quá trình MRV) về việc liệu họ có đáp ứng được các mục tiêu giảm phát thải dựa trên các báo cáo về phát thải và tiêu thụ năng lượng, trong K-ETS các đơn vị bị kiểm soát này hàng năm nộp Đơn xin chuyển nhượng định mức. Đơn này cung cấp thông tin về tổng lượng phát thải của đơn vị bị kiểm soát trong năm quy định, cùng với số đăng ký của các tài khoản định mức. Sau khi xem xét và xác nhận rằng đơn xin này là phù hợp, MoE chuyển (hoặc nhượng lại) KAU từ tài khoản định mức cho lượng phát thải đã báo cáo của đơn vị bị kiểm soát. Nếu đơn vị bị kiểm soát không duy trì được đầy đủ lượng KAU trong tài khoản để chuyển nhượng, thì chính phủ sẽ áp dụng một khoản phạt cho việc mua thêm KAU, với giá gấp ba lần giá trung bình thị trường của năm tuân thủ. Tuy nhiên, mức phạt áp dụng cho 1 KAU không vượt quá won (khoảng 90 US$). Bảng 28: Tổng số KAU của giai đoạn thực hiện đầu tiên Lĩnh vực Loại kinh doanh ĐỊnh mức (triệu KAU) Chuyển đổi năng lượng (1) Sản xuất điện/năng lượng Công nghiệp (17) Khai khoáng, Thực phẩm và đồ uống, Dệt, Gỗ, Giấy, Lọc dầu, Hóa dầu, Thủy tinh/gốm sứ, Xi măng, Sắt thép, Kim loại khác ngoài thép, Máy móc, Bán dẫn, Màn hình, Điện/Điện tử, Ô tô, Đóng tàu Xây dựng (2) Xây dựng, viễn thông 20.9 Giao thông (1) Hàng không 3.8 Chất thải công cộng (2) Dịch vụ nước thải, Chất thải 28.5 Dự phòng phí 88.8 Tổng 1,686.5 Nguồn: MoE, 2014b 67

78 Các yêu cầu và vấn đề cần xem xét khi thiết kế (1) Vay và chuyển tiếp định mức phát thải Nếu một đơn vị bị kiểm soát bị thiếu định mức phát thải, đơn vị này có thể vay định mức từ các năm tiếp theo, nhưng chỉ được vay trong giới hạn 10% tổng KAU được chuyển nhượng của năm đó. Mặc dù có thể vay định mức từ bất kỳ năm nào trong các năm sau đó nhưng không được vay từ các năm của giai đoạn thực hiện khác. Mặt khác, nếu một đơn vị bị kiểm soát dư thừa định mức phát thải thì đơn vị đó có thể chuyển tiếp số dư đó sang năm tiếp theo trong cùng giai đoạn thực hiện, hoặc cho năm đầu tiên của giai đoạn thực hiện tiếp theo. Mặc dù không có giới hạn về số lượng được chuyển tiếp, nhưng các định mức chỉ có thể được chuyển tiếp trên cơ sở hàng năm. (2) Công nhận những nỗ lực giảm phát thải từ trước và bù đắp phát thải Cũng giống như TMS, K-ETS công nhận những nỗ lực giảm phát thải mà các đơn vị bị kiểm soát đã thực hiện từ trước đây (trước khi tham gia vào K-ETS). Việc công nhận này được thực hiện bằng cách cung cấp thêm định mức phát thải. Tuy nhiên, lượng định mức bổ sung này không được vượt quá 3% tổng định mức cho cả giai đoạn thực hiện (việc bổ sung này chỉ áp dụng cho giai đoạn thực hiện đầu tiên). Ngoài ra, chỉ có những nỗ lực giảm phát thải được chứng nhận bởi các chương trình của chính phủ (như KVER và TMS) mới được công nhận. Cần lưu ý rằng chỉ có một phần lượng giảm phát thải vượt mục tiêu đề ra, và lượng giảm phát thải chưa được báo cáo trong TMS mới được công nhận là những nỗ lực sớm. K-ETS cũng công nhận lượng bù đắp carbon là những tài sản đủ điều kiện để tuân thủ với hạn mức phát thải quy định cho các đơn vị bị kiểm soát. Lượng bù đắp carbon là lượng giảm phát thải được thực hiện để bù đắp cho lượng phát thải ở một nơi khác (bên ngoài phạm vi cơ sở vật chất của đơn vị bị kiểm soát). Trong giai đoạn thực hiện đầu tiên, chỉ có 10% tổng định mức phát thải được chuyển nhượng trong năm tuân thủ có thể được công nhận; ngoài ra, không quá một nửa lượng bù đắp carbon được công nhận được phát sinh từ các hoạt động ở ngoài nước. (3) Dự trữ ổn định thị trường (Định mức dự phòng) Để kiểm soát sự gia tăng bất thường về giá định mức có thể xảy ra, chính phủ đã có dự trữ ổn định (định mức dự phòng) để cung cấp cho thị trường. Chính phủ có thể cung cấp tới 25% quỹ dự trữ định mức, khi một trong những điều kiện sau đây được khởi phát bởi thị trường: Giá thị trường của định mức phát thải trong sáu tháng liên tiếp vượt quá ba lần giá trung bình thị trường của hai năm trước. Lượng mua bán tăng cao đáng kể trong một thời gian ngắn do nhu cầu tăng mạnh. Lượng mua bán trung bình của một tháng gần nhất cao gấp hai lần của tháng cùng kỳ hai năm trước, và giá mua bán trung bình của một tháng gần nhất cao gấp hai lần của tháng cùng kỳ hai năm trước. Cần có các biện pháp ổn định thị trường để duy trì trật tự trong thị trường mua bán định mức phát thải hoặc để bảo vệ lợi ích của nhà nước. Giá trung bình của định mức phát thải trong 5 tháng gần nhất thấp hơn 60% giá trung bình của hai năm trước. (4) Hỗ trợ của chính phủ đối với các cơ sở công nghiệp Chính phủ Hàn Quốc đề ra những biện pháp để hỗ trợ các cơ sở công nghiệp giảm nhẹ gánh nặng khi tham gia vào K-ETS. Quan trọng nhất là, chính phủ đã quyết định rằng việc phân bổ định mức cho tất cả các ngành và loại doanh nghiệp phải được thực hiện miễn phí trong giai đoạn thực hiện đầu tiên ( ). Ngoài ra, chỉ có 3% của tổng định mức phân bổ được dự kiến sẽ đưa ra đấu giá trong giai đoạn thực hiện thứ hai ( ); ngành công nghiệp thép và bán dẫn với chi phí giảm nhẹ cao và phụ thuộc nhiều vào thương mại sẽ được miễn đấu giá. Chính phủ cũng đang thảo luận về khả năng cho phép những doanh nghiệp bị kiểm soát đang có chứng chỉ giảm phát thải (được cấp bởi các chương trình bên ngoài như CDM) được chuyển đổi thành KAU để có thể mua bán trong K-ETS. 68

79 Những bài học kinh nghiệm Kể từ khi Nghị định thư Kyoto có hiệu lực năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng một loạt chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính. Trong các chính sách này, ETS đã phải vượt qua sự phản đối mạnh mẽ từ ngành công nghiệp trước khi triển khai chương trình. Những tranh cãi chính xung quanh chương trình ETS tập trung vào sự cần thiết phải theo đuổi chính sách để củng cố vị trí của Hàn Quốc trong các cuộc thương thảo về biến đổi khí hậu toàn cầu cũng như sự sẵn sàng của chính phủ và các đơn vị bị kiểm soát để vận hành chương trình một cách thành công. (1) Luận giải về việc phát động chương trình ETS và hiệu quả của chương trình Sự khác biệt quan điểm giữa chính phủ và các đơn vị tham gia về việc cưỡng chế thi hành ETS vẫn tiếp tục trong suốt quá trình soạn thảo Dự luật ETS và ngay cả sau khi dự luật được ban hành. Chính phủ cho rằng việc đưa vào thực hiện chương trình này là một lựa chọn không thể tránh khỏi trong quá trình chuẩn bị cho cơ chế hậu Nghị định thư Kyoto. Chính phủ cũng cương quyết cho rằng việc áp dụng sớm ETS là phương án tốt nhất để có thể thực hiện được việc giảm phát thải bắt buộc trong tương lai trong bối cảnh các chính sách hiện tại còn hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, ngành công nghiệp nói chung, lại không nhất trí với chính phủ, khi cho rằng những hành động sớm của Hàn Quốc sẽ làm gia tăng sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế đối với quốc gia vào năm Điều quan trọng nhất là, các nhà lãnh đạo công nghiệp cho rằng không có lý do gì để khởi động hệ thống này vào thời điểm mà các đối thủ cạnh tranh của Hàn Quốc như Nhật và Mỹ đang trì hoãn việc triển khai ETS trên toàn quốc hoặc thậm chí còn cân nhắc không áp dụng chính sách này. Họ cho rằng việc thực hiện sớm ETS sẽ làm yếu đi khả năng cạnh tranh quốc tế của ngành công nghiệp nội địa. Những quan điểm hoàn toàn khác biệt về ETS có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công của chính sách này vào năm Mặc dù hiệu quả của chương trình chưa được kiểm chứng, nhưng điều quan trọng nhất là K-ETS có tiềm năng rất lớn trong việc đem lại những thay đổi tích cực, khi được chính phủ hỗ trợ: Giảm chi phí. Một trong những lý do biện minh cho ETS chính là chi phí thấp của việc tuân thủ quy định về giảm phát thải; những kết quả đạt được từ việc mua bán phát thải có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng giúp cắt giảm chi phí của việc giảm phát thải. Theo báo cáo của IPCC đa số các nghiên cứu đều nhấn mạnh rằng việc mua bán tín chỉ phát thải đầy đủ sẽ làm giảm được một nửa các chi phí của việc tuân thủ quy định (IPCC, 2001). Thông qua Báo cáo tổng hợp về Biến đổi khí hậu năm 2010, IPCC tiếp tục chứng minh rằng EU đã thành công trong việc giảm chi phí từ US$ xuống US$ trên một tấn CO2 tương đương khi đưa EU-ETS vào áp dụng. Những báo cáo tương tự cũng đã được lập ở Hàn Quốc khi PCGG báo cáo rằng các đợt đánh giá do Viện Môi trường Hàn Quốc (2010), Viện Nghiên cứu kinh tế Samsung (2009), và Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc (2011) tiến hành đã cho thấy rằng K-ETS sẽ làm giảm chi phí của việc tuân thủ quy định lần lượt khoảng 44%, 60%, và 68%, khi so sánh với TMS (PCGG, 2011). Thúc đẩy đổi mới công nghệ. Một mục tiêu quan trọng của ETS chính là thúc đẩy sự đổi mới trong công nghệ carbon thấp thông qua việc đặt ra mức giá cho carbon, để khuyến khích đầu tư vào carbon thấp và giảm đầu tư vào các sản phẩm và quy trình tạo ra nhiều carbon. Mặc dù vẫn còn chưa rõ ràng về việc EU-ETS đã thành công đến mức độ nào trong việc đạt được mục tiêu này, nhưng có một điều chắc chắn là việc mua bán tín chỉ phát thải đã có tác động tích cực đến việc gia tăng sản lượng thị trường và phổ biến các hàng hóa và dịch vụ carbon thấp, kích thích sự đổi mới. Khuyến khích các ngành công nghiệp xanh. Ngoài việc thúc đẩy giảm phát thải, Chính phủ Hàn Quốc sử dụng ETS như một công cụ quan trọng để đẩy nhanh việc thu hoạch các lợi ích thương mại và tạo ra việc làm mới từ công nghiệp xanh. Kinh nghiệm của EU-ETS cho thấy rằng chương trình này đã hỗ trợ các công ty của châu Âu trong việc thống lĩnh thị trường xuất khẩu toàn cầu về các sản phẩm năng lượng tái tạo, từ đó duy trì được vị trí ưu việt của châu Âu trong lĩnh vực sản xuất năng lượng tái tạo. (2) Sự sẵn sàng để thi hành Sự lãnh đạo quyết liệt và cam kết cao của chính phủ đã tạo điều kiện cho ETS được khởi động thành công ở Hàn Quốc. Xét về mặt nền tảng pháp lý cho chính sách này, những nỗ lực của chính phủ hướng tới việc xác lập mục tiêu giảm phát thải quốc gia và ban hành Đạo luật khung về Carbon thấp, Tăng trưởng xanh đã đóng vai trò rất quan trọng. Việc xây dựng năng lực thể chế và 69

80 cơ sở hạ tầng cho một hệ thống MRV tin cậy và nhất quán đã được thực hiện thành công thông qua tích lũy các kinh nghiệm từ KVER và TMS. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận ra là K-ETS đã phải trải qua một quá trình tham vấn dài và gian khó trước khi được phát động vào tháng 1 năm Dưới đây là tóm tắt một số quyết định chính được rút ra từ những luận điểm gây tranh cãi: Trong quá trình hoàn tất dự luật K-ETS năm 2011, chính phủ đã trì hoãn việc khởi động chương trình từ tháng 1/2013 sang tháng 1/2015. Tuy nhiên, những trì hoãn hơn nữa đã không xảy ra bất chấp những yêu cầu liên tục từ phía các nhà lãnh đạo công nghiệp là chương trình này chỉ nên bắt đầu khi các hiệp định khí hậu sau 2020 đã được ký kết. Các nhà lãnh đạo công nghiệp đã liên tục chất vấn về độ tin cậy của các dự đoán phát thải BAU của chính phủ, là cơ sở để quyết định phân bổ định mức phát thải của chính phủ. Họ lập luận rằng dự đoán của chính phủ là quá khiêm tốn, dẫn đến việc đánh giá thấp lượng phát thải của quốc gia vào năm 2020, vì thế mà làm giảm đi lượng định mức được phân bổ trong K-ETS. Bất chấp những tranh cãi đó, chính phủ vẫn tiếp tục sử dụng những dự đoán BAU ban đầu đó. Tuy vậy, vào tháng 9/2014, chính phủ đã đồng ý rằng sẽ có những sửa đổi cần thết trong tương lai. Những hướng dẫn của chính phủ về việc cung cấp định mức miễn phí đã gây nên cuộc tranh luận nóng bỏng giữa các nhà lãnh đạo công nghiệp. Dự luật ETS (tháng 11/2010) chỉ ra rằng chính phủ có thể phân bổ tối đa 10% thông qua quá trình đấu giá cho giai đoạn thực hiện đầu tiên, còn tất cả các phân bổ khác sẽ được thực hiện thông qua đấu giá cho giai đoạn thực hiện thứ ba. Tuy nhiên, chính phủ cuối cùng cũng đồng ý nới lỏng đề xuất ban đầu này và cam kết phân bổ định mức miễn phí cho những ngành kinh doanh bị phụ thuộc nhiều vào thương mại và dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các tác động của việc giới hạn mức phát thải. Đạo luật ETS cũng làm giảm nhẹ các quy định khác so với bản dự thảo ban đầu, chẳng hạn như các tiêu chí lựa chọn đơn vị tham gia, chuyển tiếp định mức, và việc áp dụng các chế tài. Cũng giống như TMS, K-ETS giới hạn lượng phát thải gián tiếp, ngoài lượng phát thải trực tiếp phát sinh từ bên trong phạm vi cơ sở vật chất của các đơn vị bị kiểm soát. Nói cách khác, những phát thải gián tiếp liên quan đến việc sử dụng điện và hơi nước đều bị giới hạn. Các nhà lãnh đạo công nghiệp đã phản đối chức năng này của K-ETS. Họ cho rằng đây là một tiêu chuẩn kép; lượng phát thải bị kiểm soát hai lần, thông qua hạn chế phát thải của các ngành công nghiệp tạo ra điện và nhiệt, và hạn chế phát thải của các ngành công nghiệp sử dụng điện và nhiệt khi họ mua loại năng lượng này. Bất chấp những quan ngại đó, chính phủ vẫn nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát phát thải gián tiếp vì nó giúp nâng cao được hiệu quả trong sử dụng năng lượng. Để đáp lại yêu cầu làm giảm gánh nặng cho các đơn vị bị kiểm soát trong giai đoạn thực hiện đầu tiên, chính phủ đã quyết định cung cấp thêm định mức (10%) từ lượng định mức được quy định trong Kế hoạch hành động. Ngoài ra, chính phủ đã quyết định kiểm soát giá thị trường của các định mức, cụ thể là duy trì ở mức dưới won một KAU (khoảng 9 US$) bằng việc cung cấp thêm định mức nếu giá thị trường trung bình của ba tháng vừa qua vượt quá giá trị này. Những quyết định này đã được đưa ra vào tháng 9/2014 và là những đối sách cho những yêu cầu của ngành công nghiệp về việc trì hoãn việc triển khai K-ETS. Việc khởi động K-ETS là một bước đi mạnh bạo của chính phủ Hàn Quốc, khi xem xét đến bối cảnh các quốc gia cạnh tranh trực tiếp (như Nhật Bản và Đài Loan) đã quyết định không thực hiện chương trình này ngay do lo ngại về tính cạnh tranh. Kinh nghiệm của EU- ETS cũng cho thấy việc duy trì hiệu quả của việc mua bán tín chỉ carbon là một công cụ chính sách hiệu quả. Sự kiện này đã tạo được động lực để đưa ra những giải pháp trên cơ sở thị trường xoay quanh những thỏa thuận quốc tế về khí hậu sẽ được thống nhất vào cuối năm. Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện các bước để dần dần chấp nhận sự phản đối của ngành công nghiệp. Điều quan trọng nhất là, quyết định của chính phủ về việc cung cấp định mức bổ sung cho giai đoạn thực hiện đầu tiên đã tạo điều kiện cho các đơn vị bị kiểm soát duy trì được mức phát thải của họ trong năm , đặt ra câu hỏi về việc có cần phải tạo ra một sự thay đổi phức tạp có tính hệ thống hay không. Ngoài ra, các biện pháp của chính phủ trong việc khống chế giá thị trường của KAU đã kìm chế không cho K-ETS trở thành một cơ chế thị trường theo đúng nghĩa. Những vấn đề đó đã cho thấy Hàn Quốc đã phải vất vả như thế nào trong việc giải quyết vấn đề kiểm soát chi phí mà không làm 70

81 ảnh hưởng đến mục tiêu của chương trình. Việc đạt được thỏa thuận với các nhà lãnh đạo công nghiệp vẫn là một thách thức lớn đối với K-ETS. Vì vậy chính phủ phải liên tục tìm kiếm sự hỗ trợ của cộng đồng bằng cách đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong phân bổ định mức phát thải. Ngoài việc đảm bảo sự ổn định của thị trường mới nổi này trong ngắn hạn, chính phủ phải bám sát cam kết ban đầu của họ về việc đảm bảo rằng giá carbon của K-ETS có tác động đến các quyết định này. Trong bối cảnh quốc gia này có một thị trường nội địa tương đối nhỏ, việc kết nối K-ETS với các thị trường carbon khác sẽ là một yếu tố quan trọng trong quá trình này. Việc kết nối K-ETS với các chương trình mua bán tín chỉ phát thải khác sẽ không chỉ giúp ổn định thị trường và tạo ra thêm cơ hội để giảm chi phí cho việc cắt giảm khí phát thải mà còn đảm bảo rằng K-ETS thúc đẩy một sân chơi bình đẳng về quy định toàn cầu, là điều kiện tiên quyết đối với các hoạt động giảm nhẹ của Hàn Quốc để đạt được bước tiến vững chắc trên trường quốc tế. 4. Đánh giá 4.1 Đánh giá định lượng Tổng lượng phát thải khí nhà kính của Hàn Quốc, đạt mức 503,1 triệu tấn CO 2 năm 2000, đã tiếp tục tăng dần từng năm (trừ năm 2009), đạt mức triệu tấn CO 2 năm Xu thế này đã tạo ra sự nghi ngờ về tính hiệu quả của các chiến lược và chính sách của Hàn Quốc đối với việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua một số tác động tích cực khác. Thứ nhất, các con số về tổng lượng phát thải quốc gia và lượng phát thải trên đầu người đã cho thấy những tín hiệu rõ ràng là lượng phát thải quốc gia đang đạt đến đỉnh điểm, bất chấp sự tăng trưởng liên tục của GDP. Xét trên quan điểm kinh tế, cần lưu ý rằng lượng phát thải khí nhà kính trên một đơn vị GDP một lần nữa đạt đến đỉnh điểm vào năm Việc so sánh mức độ tăng trưởng GDP của quốc gia với những thay đổi về mức độ phát thải khí nhà kính của các đơn vị tham gia vào TMS cũng cho thấy những tín hiệu tích cực về lượng phát thải trong tương lai từ các hoạt động công nghiệp. Như trình bày trong Hình 25, lần đầu tiên mức tăng phát thải khí nhà kính từ các đơn vị được kiểm soát bởi TMS thấp hơn mức tăng trưởnggdp quốc gia năm Việc tăng cường quản lý phát thải của chính phủ thông qua việc triển khai TMS đã có những bước tiến nhỏ nhưng vững chắc. Tuy nhiên, kế hoạch của chính phủ trong việc thực hiện mục tiêu lượng phát thải cao nhất vào năm 2014 là hầu như không thể thực hiện được nếu nền kinh tế của Hàn Quốc tiếp tục trên con đường phục hồi vững chắc. Cần lưu ý rằng tổng lượng phát thải khí nhà kính thực tế năm 2011 đã vượt quá mức phát thải mục tiêu 691 triệu tấn CO 2 mà chính phủ đặt ra cho năm Điều quan trọng nhất là, lượng phát thải từ ngành năng lượng chiếm khoảng 87,2% tổng lượng phát thải quốc gia tính đến 2012 vẫn tiếp tục gia tăng, nhanh hơn mức tăng trưởng GDP. Xu hướng tăng trưởng sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cho thấy lượng phát thải trong tương lai có thể đi theo quỹ đạo quan sát được trong giai đoạn , một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 ở châu Á. Sự phục hồi của nền kinh tế, chủ yếu là nhờ vào sự gia tăng nguồn thu từ các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, một lần nữa lại làm ảnh hưởng đến hiệu quả giảm phát thải của quốc gia, câu hỏi đặt ra là liệu Hàn Quốc có thể thực hiện được việc tách rời quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát thải khí nhà kính hay không. Tóm lại, các số liệu về lượng phát thải quốc gia cho thấy rằng Hàn Quốc chưa đạt được những kết quả mong đợi trong việc tăng cường hiệu quả của các chính sách và chiến lược giảm nhẹ. Mặc dù đã có một số dấu hiệu tích cực, nhưng thử thách lớn đối với Hàn Quốc vẫn là mức tiêu thụ năng lượng trên đơn vị GDP, vẫn còn cao hơn đáng kể so với các nước đã phát triển, như minh họa trong Bảng 30. Ngay cả khi xem xét đến thị phần của ngành sản xuất chế tạo trong tổng GDP của quốc gia, thì Hàn Quốc vẫn bị tụt hậu so với các quốc gia hàng đầu như Pháp và Đức. 4.2 Đánh giá định tính Những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc đặt ra các mục tiêu phát thải quốc gia (30% dưới mức BAU vào năm 2020) là phù hợp nhất, trong bối cảnh mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính và vị thế kinh tế của quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Mặc dù vẫn còn những hạn chế trong quá trình vận động các đơn vị phát thải lớn đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu giảm phát thải, nhưng những hoạt động tiếp theo của chính phủ trong việc phân bổ các mục tiêu giảm phát thải theo ngành, loại doanh nghiệp và theo năm, cũng như việc đảm bảo ngân sách nhà nước để hỗ trợ thực 71

82 hiện được các mục tiêu này cần phải được nhìn nhận đầy đủ. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự chỉ đạo tích cực của trung ương đã khuyến khích các chính quyền địa phương và các nhà lãnh đạo công nghiệp tìm kiếm mọi cơ hội để làm giảm và quản lý lượng phát thải khí nhà kính của họ. Các chương trình giảm khí phát thải bắt buộc của chính phủ (TMS và ETS) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thuyết phục các đơn vị phát thải lớn khai thác hiệu quả kinh tế của các biện pháp giảm nhẹ hiện có, xây dựng các chiến lược quản lý phát thải và đầu tư vào các công nghệ carbon thấp. Tính đến 2011, Hàn Quốc là quốc gia phát thải khí nhà kính lớn thứ bảy thế giới, với lượng phát thải đạt khoảng 610 triệu tấn CO 2. Như đã nói ở phần trên, Hàn Quốc sẽ cần phải có thêm thời gian để tách mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát thải khí nhà kính, nhất là khi nền kinh tế sẽ tiếp tục phát triển với tốc độ như hiện nay và duy trì cơ cấu công nghiệp hiện tại. Tuy nhiên, chúng ta không nên chỉ đơn thuần chỉ trích các mục tiêu giảm khí nhà kính trung hạn của Hàn Quốc là quá tham vọng, chỉ vì quốc gia này nhiều khả năng là không giữ được lượng phát thải cao nhất như kế hoạch vào năm Trên thực tế, các mục tiêu được đặt ra dựa trên những phân tích cụ thể về các tiềm năng giảm nhẹ ở các ngành kinh tế lớn, sử dụng mô hình được quốc tế công nhận (MARKAL). Nguyên nhân của sự tăng trưởng liên tục về phát thải khí nhà kính phải được xác định bằng cách đánh giá hiệu quả của các chiến lược giảm nhẹ của chính phủ, nhất là đánh giá xem liệu những biện pháp giảm nhẹ theo kế hoạch trong quá trình xác lập mục tiêu (chẳng hạn như triển khai sử dụng xe xanh, tăng cường sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, đưa vào sử Bảng 29: Những thay đổi về phát thải khí nhà kính trong giai đoạn 1990 và 2011 Chỉ số Tổng phát thải khí nhà kính (không bao gồm LULUCF, đơn vị triệu tấn CO 2 tương đương) Phát thải khí nhà kính (bao gồm LULUCF, đơn vị triệu tấn CO 2 tương đương) Phát thải trên đầu người (tấn CO 2 tương đương/người Dân số (nghìn người) 42,869 47,008 48,949 49,182 49,410 49,779 Phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP (tấn CO 2 tương đương/tỉ won) GDP (nghìn tỉ won) , ,082.1 Nguồn: GIR, 2014c Hình 25: Tỉ lệ tăng trưởng hàng năm của GDP và Phát thải khí nhà kính của các đơn vị bị kiểm soát trong TMS 9.00% 9% 8.00% 8% 7.00% 7% 6.00% 6% 5.00% 5% 8.43% 6.30% 5.41% 4.00% 4% 3.61% 3.70% 3.00% 3% 2.00% 2% 1.00% 1% 0.00% 0% 2.30% 2.18% 2.00% 1.14% 0.30% '07-'08 '08-'09 '09-'10 '10-'11 '11-'12 tỉ lệ tăng trưởng GDP tỉ lệ tăng trưởng khí nhà kính của các đơn vị bị kiểm soát Nguồn: MoE, 2014a 72

83 dụng các công nghệ CCS) có thực sự được thực hiện một cách toàn diện và đem lại các kết quả cụ thể hay không. Như các nhà lãnh đạo công nghiệp đã biện luận trong quá trình thiết lập mục tiêu giảm phát thải quốc gia, việc lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ để hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải phải được hỗ trợ bởi những bằng chứng quan trọng liên quan đến tính khả thi về kỹ thuật và chi phí, cũng như năng lực của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các biện pháp đó trên thực tế. Thiết lập mục tiêu giảm khí nhà kính: BAU so với Cơ sở Trong hội nghị COP 15 ở Copenhagen năm 2009, khi Tổng thống Lee tuyên bố rằng Hàn Quốc sẽ giảm lượng phát thải khí nhà kính khoảng 30% so với kịch bản BAU vào năm 2020, thì lượng phát thải cơ sở (cho kịch bản BAU năm 2020) được dự đoán là 776 triệu tấn CO25. Tuy nhiên, dự đoán này đã được xem xét lại nhiều lần sau tuyên bố của Tổng thống. Kế hoạch của chính phủ tháng 8 năm 2009 ước tính lượng phát thải cơ sở vào khoảng 813 triệu tấn CO2, và cuộc họp nội các tổ chức vào tháng 9 năm 2009 đã phê duyệt con số này làm cơ sở cho mục tiêu giảm Figure 26: Changes in the ROK s national GHG emissions by sector during Energy Industry/Manufacturing Agriculture LULUCF Waste 1 million 1 Million CO 2 eq. Source: GIR, 2014c Table 30: Energy intensity of selected countries as of 2012 Energy Intensity Manufacturing Share (% of GDP) ROK France Germany Japan U.K U.S OECD Non Annex-I Parties Source: IEA,

84 phát thải trung hạn của toàn quốc. Năm 2013, GIR đề xuất con số 763 triệu tấn CO2 là mức phát thải cơ sở trong khi Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia lần thứ hai ban hành tháng 1/2014 dự báo lượng phát thải cơ sở là 804 triệu tấn CO2. Trước sự chênh lệch lớn về dự báo của các tổ chức khác nhau, chính phủ đã thành lập một tổ công tác chính thức vào tháng 5/2013 để xác minh lại các dự báo phát thải này. Kết quả là, chính phủ đã quyết định lấy con số dự báo ban đầu là 776 triệu tấn CO2 làm mức cơ sở cho năm 2020, và thể hiện mức này trong Lộ trình giảm phát thải quốc gia ban hành tháng 1/2014. Mặc dù chi tiết của quá trình xác minh và ra quyết định này không được tiết lộ cho công chúng, nhưng bản lộ trình này nêu vắn tắt rằng 776 triệu tấn CO 2 được lựa chọn thông qua quá trình xác minh vì giá trị đề xuất này tương đương với dự báo đưa ra năm Chính phủ cũng lưu ý rằng việc bám theo ước tính ban đầu là rất quan trọng để duy trì được sự nhất quán của quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Dự báo phát thải trong BAU nói chung được thực hiện thông qua một đánh giá toàn diện về nhiều yếu tố bao gồm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, giá dầu, tỷ lệ tăng trưởng dân số, cơ cấu công nghiệp, và dự báo nhu cầu năng lượng. Vì đây là một đánh giá dựa trên những số liệu sẵn có, nên những số liệu chưa chắc chắn có thể dẫn đến dự báo quá cao hoặc quá thấp. Chính vì thế mà các tổ chức chính phủ khác nhau lại đưa ra những con số khác nhau; những số liệu mà các tổ chức này sử dụng cũng như những giả thiết mà họ đưa ra cũng khác nhau đáng kể. Vì vậy, chính phủ đã thành lập một tổ công tác chính thức để kiểm chứng lại các dự báo phát thải, và tổ công tác đã thành công trong việc xác định các mục tiêu quốc gia. Tuy nhiên, có một vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết: đó là độ tin cậy của các dự báo BAU và những tác động của nó. Để tránh những trường hợp đó, thì mục tiêu tốt nhất là nên được xác định dựa trên những dữ liệu phát thải trong quá khứ (chẳng hạn như lượng phát thải quốc gia năm 2005) chứ không nên dựa trên những dự báo cho tương lai. Đức và Nhật là những ví dụ điển hình về việc này; các mục tiêu giảm phát thải quốc gia của các nước này được xác lập theo tỉ lệ phần trăm của các mức phát thải trong quá khứ (năm 1990). Lựa chọn các biện pháp giảm nhẹ tác động lớn và để tách được mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lượng phát thải. Mặc dù chính phủ đặt ra những mục tiêu rất tham vọng, nhưng vẫn luôn có những hạn chế cố hữu trong bất cứ biện pháp chính sách nào trong một thời gian ngắn thì khó có thể đạt được những kết quả lớn. Tuy nhiên, điều quan trọng ở đây là liệu lựa chọn của chính phủ đối với các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính (cũng như các tác động được dự báo) có phù hợp không, nhất là khi các biện pháp này được dùng làm cơ sở để xác định các mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Những xu hướng gần đây về tăng trưởng phát thải ở các ngành khác nhau lại cho thấy điều ngược lại, đó là chính phủ vẫn còn rất thiếu sự quan tâm đến các biện pháp giảm phát thải khác nhau. Khi xác lập các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trung hạn, chính phủ đã đề xuất các biện pháp giảm phát thải khác nhau cho các kịch bản khác nhau. Ví dụ như, Kịch bản 1 (giảm 21% so với mức BAU) được hỗ trợ bởi các biện pháp cải tổ hệ thống giao thông vận tải và sử dụng rộng rãi năng lượng tái tạo. Kịch bản 2 (giảm 27% so với mức BAU) và Kịch bản 3 (giảm 30% so với BAU) nhiều tham vọng hơn có thêm các biện pháp như đưa vào sử dụng công nghệ CCS và triển khai sử dụng ô tô xanh. Đáng tiếc là, Hàn Quốc đã không đạt được sự tiến bộ cần thiết trong việc phát triển và thương mại hóa các công nghệ xanh để hiện thực hóa việc giảm phát thải theo kế hoạch từ các biện pháp đã chọn. Một ví dụ điển hình là việc triển khai sử dụng ô tô xanh, một thị trường chỉ chiếm khoảng 30% tổng doanh số bán hàng nội địa (40 nghìn tỷ won) năm Giá thị trường cao, khoảng cách di chuyển hạn chế, thời gian sạc điện lâu, và ít điểm sạc điện công cộng là một số yếu tố làm hạn chế việc sử dụng ô tô xanh. Sự phát triển gần đây của các xe điện hiện đại hơn (như xe hybrid chạy xăng và điện, xe hybrid dùng điện ắc quy) đã làm người tiêu dùng chần chừ trong việc mua ngay những sản phẩm đang có trên thị trường (MOTIE và KIETE, 2013). Chương trình ưu đãi kém hấp dẫn của chính phủ cũng góp phần làm chậm sự thương mại hóa các công nghệ thân thiện với môi trường của các nhà sản xuất ô tô. Kinh nghiệm này cho thấy tầm quan trọng của công tác đánh giá làm cơ sở cho việc xác lập mục tiêu giảm phát thải quốc gia. Các biện pháp về chính sách giảm phát thải ở Hàn Quốc có lẽ phải cần thêm thời gian để có thể đem lại 5 Con số 776 triệu tấn CO2 trong bối cảnh BAU vào năm 2020 được dựa trên số liệu không chính thức của Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh. 74

85 Các đánh giá phải đưa ra được những bằng chứng rõ ràng và thuyết phục về khả năng sẵn sàng của công nghệ và cơ hội phát triển thị trường. Các chương trình giảm carbon Cho dù là một quốc gia không nằm trong Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto, Hàn Quốc đã rất tích cực trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Quyết tâm của chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch thông qua các chương trình như KVER và TMS đã đem lại những thành tựu khả quan, mặc dù vẫn còn cần phải cải thiện nhiều. Có thể khẳng định rằng những nỗ lực của Hàn Quốc trong chương trình nghị sự về thiết lập một xã hội carbon thấp đã tạo động lực cho các ngành công nghiệp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và đầu tư vào công nghệ carbon thấp. Với việc triển khai chương trình K-ETS năm 2015, Hàn Quốc dự định tăng cường khả năng sẵn sàng để tham dự Diễn đàn Durban và cải thiện vị thế của quốc gia trong các đàm phán về khí hậu toàn cầu. Chương trình Giảm phát thải tự nguyện Hàn Quốc (KVER), được khởi động vào năm 2005, đang hướng đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) hiện không bị bắt buộc phải tham gia vào TMS. Quyết định của chính phủ trong việc mở rộng và sửa đổi chương trình để đáp ứng được yêu cầu của các DNNVV cần phải được đánh giá cao. Tuy nhiên, chương trình KVER còn bị hạn chế trong việc khuyến khích sự tham gia của các DNNVV, vì chương trình này không cung cấp tài chính trực tiếp mà chỉ thưởng cho những kết quả của các khoản đầu tư thành công. Do giai đoạn thu hồi vốn dài và chi phí xây dựng cơ bản ban đầu cao, nên việc có sẵn ngân sách là một rào cản lớn đối với các DNNVV, mặc dù rủi ro kỹ thuật trong các biện pháp giảm phát thải đang được giảm đi và có sự hứa hẹn của chính phủ về một mức lợi nhuận hợp lý. Vì vậy, chương trình KVER hiện tại nên tìm cách khuyến khích dựa trên phương pháp hợp đồng kỳ hạn và ứng trước, theo đó các DNNVV có thể đảm bảo các chi phí xây dựng cơ bản ban đầu được bảo lãnh bởi các ưu đãi của KVER trong tương lai. TMS được thiết kế để có thể đảm bảo rằng những cơ sở phát thải hàng đầu phải chịu trách nhiệm về phần nghĩa vụ giảm phát thải của mình. Chương trình này là một biện pháp chính sách yêu cầu các đơn vị bị kiểm soát phải đạt được các mục tiêu giảm phát thải đã thống nhất từ trước và áp dụng chế tài đối với những đơn vị không chấp hành. Có thể có ý kiến cho rằng chương trình này là thụt lùi, nhất là khi Hàn Quốc đang có chiến lược giảm các quy định và ủng hộ cơ chế thị trường. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là TMS đã thành công trong việc nâng cao nhận thức của khu vực tư nhân về sự cần thiết phải giảm phát thải. Điều quan trọng nhất là, chương trình này đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu khí nhà kính. Nhờ có sự cam kết mạnh mẽ của các đơn vị bị kiểm soát, lượng phát thải trong năm 2012 giảm hơn 2,7 lần so với mục tiêu ban đầu. Một yếu tố quan trọng của TMS đáng được nhấn mạnh là quy trình xác lập mục tiêu, mở đường cho các cuộc thương thảo giữa chính phủ và đơn vị bị kiểm soát. Đây là quy trình quản lý có tính chất hợp tác, chứ không phải quy trình ra quyết định từ trên xuống, điều này đã giúp TMS bám trụ được ở Hàn Quốc. Một khía cạnh khác củatms là ban đầu nó được thiết kế với mục đích chuẩn bị cho khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia vào ETS. Cũng vì lý do này mà chính phủ cho phép sự linh hoạt trong triển khai TMS. Ví dụ như, việc xác định các mục tiêu giảm phát thải và chế tài áp dụng đối với trường hợp không tuân thủ không quá khắt khe như mọi người thường nghĩ về các quy định hay luật của chính phủ. Khi thấy được những điểm thiếu hụt này, TMS phải được sửa đổi để phục vụ mục đích khác trong tương lai, chủ yếu là để đồng bộ với ETS. Một đề xuất được đưa ra là có thể thiết kế lại TMS thành một chương trình chỉ để quản lý vấn đề tiêu thụ năng lượng của các ngành công nghiệp sử Bảng 31: Dự báo BAU 2020 Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh GIR KH Năng lượng cơ bản lần hai Lộ trình giảm khí nhà kính Ngày phát hành Đầu năm 2009 Tháng 8/ Tháng 1/ 2014 Tháng 1/ 2014 BAU 2020 (triệu tấn CO 2 ) Nguồn: Kim,

86 dụng nhiều năng lượng (tách khỏi việc kiểm soát phát thải khí nhà kính). Kết quả là, Kế hoạch phân bổ định mức phát thải quốc gia một tài liệu có ảnh hưởng quan trọng đến cả tính hiệu quả và các tác động của ETS được phát hành chỉ vài tháng trước khi chương trình được phát động, tiếp tục gây ra những tranh cãi về tính khả thi và hiệu quả của ETS. Mặc dù chính phủ có đủ thời gian để đạt được sự đồng thuận của các đơn vị trong khu vực tư nhân (vì ETS được quy định trong luật năm 2012 sẽ được khởi động vào năm 2015), các hành động của chính phủ vẫn còn nhiều vấn đề phải được cải thiện. Kinh nghiệm của EU-ETS cho thấy các nguyên tắc phân bổ định mức phát thải phải được trao đổi với các đơn vị tham gia ngay từ khi bắt đầu. Đầu tư vào công nghệ xanh Đổi mới công nghệ là chìa khóa thành công trong việc giảm phát thải. TMS và ETS có thể tạo nền tảng vững chắc để từ đó tạo dựng nên những hoạt động và đầu tư, nhưng nếu không có những giải pháp công nghệ, thì cắt giảm phát thải sẽ chỉ là một công việc gây tốn kém cho doanh nghiệp. Ngay cả khi Hàn Quốc đã đầu tư 108,7 nghìn tỷ won vào các hoạt động tăng trưởng xanh trong Kế hoạch 5 năm, thì các kết quả của nó trong lĩnh vực thương mại hóa các công nghệ giảm phát thải vẫn còn hạn chế. Điểm vướng mắc chính có thể là ở chỗ các phương án công nghệ chưa sẵn sàng đặc biệt là với các DNNVV có năng lực công nghệ thấp gây khó khăn cho việc hiện thực hóa các mục tiêu giảm phát thải ở Hàn Quốc. Các chính sách trong tương lai của chính phủ phải thừa nhận được vai trò tiềm năng của công nghệ trong việc làm giảm đáng kể chi phí cho việc giảm phát thải để từ đó tìm cách đẩy nhanh việc ứng dụng các giải pháp công nghệ đột phá. 5. Các khuyến nghị và bài học kinh nghiệm Biến đổi khí hậu đã làm ảnh hưởng đáng kể đến công cuộc phát triển kinh tế và giảm nghèo, đặc biệt là ở các nước đang phát triển với năng lực hạn chế và nguồn tài chính hạn hẹp khó có thể thích ứng với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả. Nhận thức được biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu có nguyên nhân từ nhiều quốc gia và có ảnh hưởng xuyên quốc gia, các nước đang phát triển hiện nay đang được hỗ trợ tích cực bởi các nước đã phát triển và các tổ chức quốc tế để đưa ra các chiến lược tăng trưởng xanh carbon thấp. Dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc, có thể rút ra được một số khuyến nghị để giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch và thi hành trong việc xác lập mục tiêu giảm phát thải hiệu quả và triển khai các hành động để hiện thực hóa một xã hội carbon thấp. Liên quan đến việc thiết lập một nền tảng có tính hệ thống để hỗ trợ các biện pháp giảm nhẹ, thì việc thu thập và quản lý số liệu phát thải để tập hợp thành một cơ sở dữ liệu phát thải quốc gia tổng hợp, hình thành một khung thể chế, và liên kết các ngành khác nhau để hỗ trợ cho quá trình này có vai trò rất quan trọng. Ở Hàn Quốc, Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê Khí nhà kính (GIR) đã được thành lập năm 2010 chỉ để thực hiện vai trò này. GIR tập hợp các số liệu phát thải nằm phân tán ở các đơn vị và tổ chức liên quan, thực hiện vai trò là một trung tâm thông tin tập trung. Việc phổ biến và tập hợp kịp thời các số liệu phát thải giúp cho chính phủ theo dõi được tiềm năng, năng lực và hiệu quả của quốc gia trong việc làm giảm mức độ phát thải. Nó cũng giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những chiến lược tối ưu để thiết kế các chương trình giảm nhẹ quốc gia. Trong bối cảnh các nước đang phát triển đang tiến vào giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh, thì việc áp dụng những chính sách và chương trình của các nền kinh tế đã phát triển với mong muốn được thành công giống như họ sẽ có những hạn chế nhất định. Các nước đang phát triển phải áp dụng phương pháp tiếp cận từng bước trong đó các nỗ lực của chính phủ tập trung nhiều hơn vào việc tăng cường năng lực giảm nhẹ phát thải của các đơn vị chứ không tập trung vào việc cắt giảm nhiều lượng phát thải trong ngắn hạn. Trong quá trình xây dựng thị trường mua bán tín chỉ carbon ở Hàn Quốc được khởi động từ tháng 1/2015, chính phủ đã thực hiện nhiều đánh giá dựa trên những kinh nghiệm tích lũy được từ việc vận hành các chương trình giảm nhẹ khác nhau. Như đã mô tả ở phần trên, chính phủ Hàn Quốc đã hợp tác với ngành công nghiệp để họ tự nguyện giảm lượng phát thải khí nhà kính của họ trước khi có Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh. Ngoài ra, Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) còn đảm bảo rằng khu vực tư nhân sẽ chấp nhận các hành động pháp lý tăng cường. Thông qua quá trình này, những ngành công nghiệp thuộc khu vực tư nhân sử dụng nhiều năng lượng đã đầu tư vào công nghệ carbon thấp, dần dần lĩnh hội 76

87 được kiến thức, kinh nghiệm và sự tự tin cần thiết để thực hiện những bước tiếp theo nhằm đạt được các mục tiêu giảm phát thải của quốc gia. Tương tự như vậy, các nước đang phát triển không nên áp dụng ngay lập tức những biện pháp mang tính chính sách nghiêm ngặt và phải liên tục tìm tòi để thiết kế và tăng cường các chương trình giảm nhẹ có thể được chấp nhận phù hợp với năng lực và các nguồn lực hiện có của quốc gia. Giải pháp cơ bản nhất để đạt được mục tiêu giảm phát thải là giảm cung và cầu đối với nhiên liệu hóa thạch thông qua phổ biến công nghệ. Có những hoạt động đơn giản và chi phí thấp có thể thực hiện để giảm ngay được lượng phát thải, nhưng những biện pháp giảm nhẹ lâu dài và quy mô lớn thì chỉ có thể đạt được thông qua đổi mới công nghệ. Công nghệ xanh cho phép các doanh nghiệp giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, nhưng điều quan trọng không kém là các công nghệ đó còn góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của các hoạt động kinh tế hiện tại thông qua giảm chi phí, tối ưu hóa quy trình sản xuất, và cải thiện chất lượng sản phẩm. Các nước đang phát triển phải tìm cách khai thác những cơ hội như vậy để giải quyết mâu thuẫn giữa phát triển và giảm nhẹ. Với khoảng cách về công nghệ giữa các nước đã phát triển và các nước đang phát triển, thì phát triển công nghệ là một lĩnh vực cần đến sự hỗ trợ của tài trợ quốc tế. carbon, việc tăng cường các biện pháp quản lý rừng và các hoạt động cải tạo rừng dựa vào cộng đồng, được bắt đầu thực hiện trong giai đoạn phát triển công nghiệp nhanh, đã giúp cho quốc gia này duy trì được nền tảng vững chắc để tiếp tục tăng trưởng kinh tế. Những nỗ lực trong việc mở rộng tài nguyên rừng đã được thực hiện không chỉ vì mục đích bảo vệ môi trường mà còn để góp phần vào cải thiện thu nhập của các nông hộ (Kang et al., 2014). Những lợi ích về carbon mà tài nguyên rừng đem lại đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tham gia vào bảo tồn, quản lý bền vững tài nguyên rừng và tăng cường dự trữ carbon rừng của các nước đang phát triển. Các chiến lược giảm nhẹ quốc gia phải được thiết lập một cách cân bằng để tránh tạo ra những điểm yếu. Ví dụ như, chương trình KVER của Hàn Quốc đã được sửa đổi để nhắm đến các DNNVV, sau khi những đơn vị phát thải nhiều nhất rời khỏi chương trình KVER để tham gia vào chương trình TMS mới được giới thiệu vào năm Với những khoảng cách về năng lực của các DNNVV khi so sánh với các công ty lớn, thì khuôn khổ và các quy định thực hiện của chương trình KVER được thiết kế lại để giảm thiểu những trở ngại về tài chính trong việc tham gia vào các hoạt động giảm nhẹ. Những nỗ lực này đã tạo điều kiện cho các hoạt động tập thể của các công ty tư nhân ở mọi quy mô, đảm bảo rằng sẽ không có điểm yếu nào trong vai trò của các bên tham gia. Tài nguyên rừng bền vững và tình hình sử dụng đất ở nhiều nước đang phát triển (đặc biệt là ở Đông Nam Á) sẽ quyết định khả năng bền vững kinh tế của các hộ có thu nhập thấp cũng như sự bền vững về môi trường của quốc gia. Mặc dù các chính sách của Hàn Quốc về bảo tồn rừng trong thập niên 1970 không công nhận rừng là nguồn lưu trữ carbon hay bể 77

88 Tài liệu tham khảo Nhà Xanh Mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính cho năm 2020 được xác nhận là giảm 30% so với dự báo theo kịch bản BAU Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul, ngày 17 tháng 11. Dự luật sử dụng hợp lý năng lượng năm Luật số của Hàn Quốc. Nghị định thi hành cho Dự luật khung về Tăng trưởng xanh carbon thấp Nghị định chính phủ Hàn Quốc số Dự luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Dự luật số của Hàn Quốc. GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu) KSP- Liên doanh với IOs. GIR (Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc). 2014a. Hỗ trợ vận hành Chương trình quản lý mục tiêu. Website của Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm gir.go.kr/ home/index.do?menuid=24. GIR (Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc). 2014b. Báo cáo kinh doanh Seoul: GIR. GIR (Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc). 2014c. Báo cáo số liệu thống kê quốc gia Seoul: GIR. GIR (Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc). 2014d. Cơ cấu tổ chức của GIR. Website của Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm do?menuid=30. Han, Taek-hwan Biến đổi khí hậu tăng trưởng xanh. Hội đồng nghiên cứu quốc gia về Kinh tế, Nhân văn và Xã hội (3). Seoul: NRCS. IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) Phát thải CO 2 từ đốt cháy. Paris: IEA. IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) Số liệu thống kế IEA 2014: Phát thải CO 2 từ đốt cháy nhiên liệu Paris: IEA. IEA-ETSAP (Cơ quan Năng lượng Quốc tế - Chương trình phân tích các hệ thống công nghệ năng lượng) Mô hình MARKAL. Website của IEA-ETSAP. Truy cập ngày 25/10/ org/web/ Markal.asp. IPCC (Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu) Báo cáo đánh giá lần thứ ba của IPCC. Geneva: Ủy ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu. Truy cập ngày 25/10/ ch/ipccreports/ tar/. Kang, Sung-Jin, Soo-jung Kim, Yoo-kyung Kim, và Jihwan Kim Kinh nghiệm và Bài học về Tăng trưởng xanh. Chương trình chia sẻ kiến thức: Kinh nghiệm xây dựng dự án nhiều mô đun , Trường Chính sách và Quản lý công KDI, Sejong. KEEI (Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc) Website của Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc Truy cập ngày 1/9/ KEMCO (Tập đoàn Quản lý năng lượng Hàn Quốc) Website của Tập đoàn Quản lý năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 1/9/ www. kemco.or.kr/. Kim, Hyun-mi Kiểm tra của Quốc hội về công tác quản lý hành chính Tào liệu trình bàu tại buổi họp báo, Seoul. Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan. 2011a. Kế hoạch giảm phát thải Khí nhà kính sẽ được trình bày. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 28/6. Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan. 2011b. Các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đã được xác nhận cho từng ngành, từng loại doanh nghiệp và từng năm. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul, ngày 12/7 Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ greengrowth.go.kr/?page_ id=

89 MKE (Bộ Kinh tế Tri thức) Lộ trình để đạt được Tăng trưởng xanh Carbon thấp vào năm Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. MOSF (Bộ Chiến lược và Tài chính) Kế hoạch cơ bản về Định mức Phát thải khí nhà kính. MOTIE (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng) Kế hoạch triển khai Chương trình quản lý mục tiêu năng lượng trong các ngành công nghiệp. MOTIE và KIETE (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng & Viện Quy hoạch và Đánh giá Công nghệ năng lượng Hàn Quốc) Quan điểm về Thị trường công nghệ năng lượng nội địa MoE (Bộ Môi trường). 2014a. Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính năm 2012 cho Chương trình quản lý mục tiêu đã hoàn thành vượt mức. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 23 tháng 1. MoE (Bộ Môi trường). 2014b. Kế hoạch phân bổ định mức phát thải khí nhà kính quốc gia. MoE (Bộ Môi trường). 2014c. Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý mục tiêu quốc gia năng lượng khí nhà kính. MoE (Bộ Môi trường). 2014d. Tài liệu tham khảo về Hướng dẫn vận hành Chương trình quản lý mục tiêu năng lượng khí nhà kính. MoE (Bộ Môi trường). 2014e. Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) công. Website của Bộ Môi trường. Truy cập ngày 1/9/ read.3qm8lhpm9467zi79922d7ayfdnphtsow5a. meweb2vhost_servlet_ orgcd=&boardmasterid=1&boardid= MoE (Bộ Môi trường). 2014f. Website của Bộ Môi trường. Truy cập ngày 1/9// Oh, Jin-Gyu Chiến lược giảm nhẹ khí nhà kính và Vai trò của Hàn Quốc trong Cơ chế hậu Báo cáo nghiên cứu cơ bản KEEI, Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc, Seoul. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ greengrowth. go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17/4/ www. greengrowth.go.kr/?page_id=2452. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009c. Kế hoạch thiết lập Mục tiêu trung hạn quốc gia (Năm 2020) về giảm phát thải khí nhà kính. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 8 tháng 8. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009d. Phương pháp thiết lập Mục tiêu trung hạn quốc gia (Năm 2020) về giảm phát thải khí nhà kính. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 8 tháng 8. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009e. Ba kịch bản thiết lập Mục tiêu trung hạn quốc gia (Năm 2020) về giảm phát thải khí nhà kính. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 4 tháng 8. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh) Trung tâm Nghiên cứu và Thống kê khí nhà kính Hàn Quốc, một trung tâm kiến thức về Tiêu chuẩn toàn cầu của khí nhà kính, được chính thức ra đời. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 16 tháng 6. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh) PCGG đã trình bày một phân tích kinh tế tổng hợp về hiệu quả của việc thực hiện chương trình ETS. Tài liệu trình bày tại buổi họp báo, Seoul. Ngày 7 tháng 2. Văn phòng Thủ tướng, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tri thức và Kinh tê, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, và Giao thông Kế hoạch cơ bản quốc gia về năng lượng đầu tiên ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm

90 Ủy ban đặc biệt về Biến đổi khí hậu Sách tham khảo dùng cho Hội nghị thiết lập mục tiêu trung hạn quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Ấn phẩm chuẩn bị Hội nghị thiết lập mục tiêu trung hạn quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính, Seoul. Yoon, Soon-jin and Won, Gil-yeon Nghiên cứu về các Quy định Quản lý đối tượng mục tiêu của Chương trình quản lý mục tiêu năng lượng khí nhà kính của KAPA (Hiệp hội quản lý hành chính công Hàn Quốc) Hội nghị mùa xuân 2013 : Yoo, Seung-jik Hiện trạng, triển vọng, và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính. Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc, Truy cập ngày 23 tháng 10 năm

91 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quá trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 3: Hiệu quả năng lượng & Năng lượng tái tạo 81 81

92 CHƯƠNG 3 HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG & NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO Tóm tắt Trong bối cảnh Hàn Quốc phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ, thì thách thức về an ninh năng lượng là nhân tố chính thúc đẩy chuyển sang tăng trưởng xanh trên quy mô quốc gia. Nhưng các giải pháp năng lượng xanh, gồm giảm nhu cầu năng lượng, nâng cao hiệu quả năng lượng, và sử dụng năng lượng tái tạo không chỉ giải quyết vấn đề ảnh hưởng của giá dầu mà còn cải thiện chất lượng môi trường và tiến đến một cơ cấu kinh tế sử dụng năng lượng ít hơn, sạch hơn được xây dựng trên những động lực tăng trưởng mới. Từ , những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong việc xác định ưu tiên công tác quản lý của bên cầu (thúc đẩy việc tiêu thụ hợp lý và hiệu quả nguồn năng lượng), thách thức quy tắc truyền thống là nguồn cung năng lượng ổn định là liều thuốc tiên cho an ninh năng lượng. Các mục tiêu về cường độ năng lượng và sử dụng Năng lượng mới hoặc Năng lượng tái tạo (NRE) đã tạo ra một tín hiệu tốt để đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ. Mặc dù đã có những tiến bộ tích cực, những nỗ lực của Hàn Quốc hướng tới xanh hóa nền kinh tế vẫn còn phải vượt qua một chặng đường dài vì các ngành công nghiệp trụ cột của quốc gia này vẫn còn sử dụng rất nhiều năng lượng và sự chậm trễ trong cải tổ giá năng lượng đang kìm hãm những cải thiện về cường độ năng lượng. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy những nỗ lực về quy định chính sách của Hàn Quốc có thể được triển khai như thế nào khi không có sự hỗ trợ của các chính sách bền vững về giá năng lượng. 1. Giới thiệu 1.1 Overview Cùng với tăng trưởng kinh tế, Hàn Quốc cũng chứng kiến một sự gia tăng mạnh về tiêu thụ năng lượng. Tổng lượng tiêu thụ năng lượng sơ cấp là 45,7 triệu tấn dầu tương đương (TOE) năm 1981, đã tăng lên sáu lần thành 278,7 triệu TOE trong năm Tiêu thụ năng lượng trên đầu người cũng tăng vọt lên 5,57 TOE năm 2012, từ mức 1,18 TOE năm 1981, vượt mức của Nhật Bản và nhiều quốc gia châu Âu khác với thu nhập quốc dân cao hơn gấp hai hoặc ba lần Hàn Quốc 1. Từ cuối thập niên 1980 đến đầu thập niên 2000, tiêu thụ năng lượng của Hàn Quốc đã theo kịp với đà tăng trưởng của kinh tế, như minh họa trong Hình 1. Sự gia tăng nhanh chóng về tiêu thụ năng lượng là đặc điểm điển hình của một nước đang phát triển trong giai đoạn quá độ lên nền kinh tế tiên tiến. Sự gia tăng về nhu cầu năng lượng thường nhanh hơn sự gia tăng về sản xuất trong các giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa; tính co giãn của nguồn năng lượng chỉ giảm khi nền kinh tế đạt đến giai đoạn mà thị phần của các ngành công nghiệp dịch vụ tăng lên và có sự xuất hiện của các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. Ngoài ra tiêu thụ năng lượng tiêu dùng cũng tăng liên tục cho đến khi đạt tới mức thu nhập nhất định. Cùng với việc tăng thu nhập, nhu cầu năng lượng cũng tăng về chất lượng, hướng tới những nguồn năng lượng tiên tiến hoặc hiệu quả hơn. Trong giai đoạn kinh tế tăng trưởng nhanh, các ngành công nghiệp được chính phủ khuyến khích đặc biệt là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất (thép, xi măng, và hóa dầu), cũng như công nghiệp ô tô và đóng tàu đã làm cho tiêu thụ năng lượng tăng nhanh ở Hàn Quốc. 1 Tiêu thụ năng lượng trên đầu người của các nền kinh tế lớn năm 2011 (đơn vị TOE) gồm các nước sau: Pháp , Đức , Nhật- 3.61, Canada , Mỹ , và trung bình các nước OECD

93 Hình 1: Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu năng lượng ở Hàn Quốc Unit: Index, 1981= Năng lượng GDP Nguồn: KEEI, 2014 Hình 2: Nhu cầu năng lượng theo ngành Đơn vị: triệu TOE Công nghiệp Nhà/Thương mại Giao thông Công cộng Nguồn: KEEI, 2013b 83

94 Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải nhận ra là xu thế này hiện nay vẫn phổ biến ở một mức độ tương đối; như minh họa trong Hình 2, sự gia tăng về tiêu thụ năng lượng bị tác động mạnh bởi ngành công nghiệp và giao thông vận tải. Tính đến 2012, ngành công nghiệp chiếm 61,7% tổng tiêu thụ năng lượng của toàn quốc, tiếp đó là ngành giao thông (17,8%) và nhà ở - thương mại (18,2%). Do liên tục mở rộng ngành công nghiệp và hóa chất, tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp đã tăng 3,5 lần từ năm 1990, đạt 128,3 triệu TOE vào năm Tiêu thụ năng lượng trong ngành giao thông đã tăng 2,6 lần lên, đến 37,1 triệu TOE trong cùng giai đoạn, do tăng số lượng phương tiện đi lại. Trong khi đó, ngành nhà ở - thương mại chỉ tăng rất khiêm tốn, đi kèm theo sự chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch truyền thống như than và củi sang các dạng năng lượng hiệu quả hơn như khí đốt và điện. 1.2 Đánh giá cơ sở Nguyên nhân căn bản của các thách thức Thách thức năng lượng của Hàn Quốc bắt nguồn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp của quốc gia. Cụ thể là, các nguồn năng lượng trong nước gồm than anthracit, thủy điện, và năng lượng tái tạo có tính khả thi kinh tế thấp. Như vậy, Hàn Quốc phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu năng lượng để đáp ứng được nhu cầu năng lượng không ngừng tăng lên. Tính đến 2012, sản xuất năng lượng nội địa từ các nguồn bản địa là 11,2 triệu TOE, chỉ chiếm khoảng 4% tổng cung năng lượng sơ cấp. Nguồn tài nguyên than của quốc gia bao gồm than anthracit chất lượng thấp, chỉ đủ cho nhu cầu sưởi ấm gia đình và đun nấu nhỏ. Hàn Quốc có trữ lượng than hạn chế và sản lượng than đã giảm hàng năm xuống 1,03 triệu TOE vào năm 2012 để hưởng ứng Chính sách Hợp lý hóa công nghiệp than của chính phủ 2. động môi trường của việc phát triển thủy điện đã kìm hãm việc sử dụng năng lượng thủy điện từ cuối thập niên Hiện nay, thủy điện chỉ chiếm khoảng 8% tổng sản lượng điện của Hàn Quốc. Năng lượng tái tạo đã thu hút được sự chú ý của chính phủ vì nó được coi là một giải pháp cho vấn đề phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và mất an ninh năng lượng. Trong khi tiềm năng ban đầu về khai thác năng lượng mặt trời, thủy điện, địa nhiệt và năng lượng sinh học ở Hàn Quốc tỏ ra rất có triển vọng, thì nó lại bị hạn chế bởi điều kiện địa lý khó khăn (70% tổng diện tích đất đai là đồi và núi bị chia cắt bởi các lưu vực sông sâu), sự khác biệt rất lớn về mùa, và mật độ dân số cao. Trong khi khối lượng sử dụng năng lượng tái tạo đã tăng lên 8,04 triệu TOE, tăng hơn gấp 10 lần trong vòng 20 năm qua, thì con số này vẫn còn rất nhỏ so với các nước khác như Nhật (18,9 triệu TOE), Đức (32,8 triệu TOE), và Pháp (19,8 triệu TOE). Một điều hiển nhiên là sự gia tăng nhập khẩu năng lượng để đáp ứng nhu cầu năng lượng nội địa đã tạo ra gánh nặng cho nền kinh tế và làm yếu đi khả năng cạnh tranh của quốc gia, nhất là khi cán cân thanh toán bị kìm hãm bởi giá năng lượng toàn cầu cao. Trong thập niên 2000, Hàn Quốc đã chi hơn 20% tổng thu quốc gia cho nhập khẩu năng lượng. Ví dụ như năm 2012, tổng chi của quốc gia cho nhập khẩu năng lượng đã đạt 184,8 tỷ US$, làm cho Hàn Quốc trở thành quốc gia nhập khẩu dầu lớn thứ năm thế giới và nhập khẩu than và khí hóa lỏng (LNG) lớn thứ ba thế giới sau Trung quốc và Nhật Bản. Hàn Quốc có lịch sử lâu dài về phát triển thủy điện. Nhiều nhà máy thủy điện lớn hiện đang vận hành được xây dựng trong giai đoạn từ 1970 đến 1990, khi chính phủ xây dựng hàng loạt các đập nước để đảm bảo cung cấp nước và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng do tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, diện tích đất vô cùng hạn chế của quốc gia và những quan ngại ngày càng nhiều về tác 2 Xu hướng thiên về các nguồn năng lượng hiệu quả đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp than vào cuối thập niên Lợi nhuận giảm sút do nhu cầu về than giảm đã làm cho sản lượng ngày một giảm đi. Để đối phí với tình trạng này, chính phủ đã triển khai Chính sách hợp lý hóa ngành than vào năm 1989 với mục đích cải tổ và cải thiện cơ cấu ngành than. Kết quả là, số lượng các mỏ than đã giảm từ 332 mỏ năm 1989 xuống chỉ còn 5 mỏ năm 2010 và sản lượng than giảm mạnh từ 24,3 triệu tấn năm 1988 xuống 2 triệu tấn năm

95 Hình 3: Sản xuất năng lượng trong nước theo loại nhiên liệu 14.0 Đơn vị: triệu TOE Than Khí tự nhiên Hydro Tái tạo Nguồn: KEEI, 2014 Hàn Quốc là một trong các quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới về các sản phẩm dầu, với ba trên mười nhà máy lọc dầu lớn nhất thế giới. Việc một quốc gia phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong nước đã làm thế nào để phát triển được một ngành công nghiệp tạo thêm giá trị gia tăng cho nhiên liệu hóa thạch là một điều rất đáng xem xét. Chính phủ đã hỗ trợ về mặt chiến lược cho ngành công nghiệp lọc dầu, coi ngành này là ưu tiên để phát triển trong Kế hoạch Phát triển kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1962). Kết quả là, tổng thu từ xuất khẩu của ngành lọc dầu đã tăng đáng kể theo các năm và chiếm hơn 9% tổng thu từ xuất khẩu của quốc gia vào năm Mặc dù công nghiệp lọc dầu của Hàn Quốc có vai trò trong việc giải quyết khủng hoảng năng lượng của quốc gia vì lọc dầu có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc ổn định nguồn cung các sản phẩm dầu mỏ nó lại có tác động hạn chế trong việc giải quyết thử thách cơ bản của quốc gia là khan hiếm tài nguyên vì các hoạt động chính của ngành này không vươn tới lĩnh vực khai thác và sản xuất dầu ngoài khơi, mà chỉ tập trung vào ngành xử lý và tinh chế dầu thô. Hàn Quốc tham gia hạn chế và it thành công trong lĩnh vực phát triển và khai thác nguồn dự trữ năng lượng ngoài khơi để cải thiện năng lực cung cấp năng lượng của quốc gia. Các vấn đề liên quan Do những hạn chế cố hữu về nguồn năng lượng, nên các kế hoạch năng lượng của quốc gia đã trải qua nhiều thay đổi trong vòng 40 năm qua. Trong những giai đoạn đầu của phát triển kinh tế và khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu trong giai đoạn , chương trình nghị sự ưu tiên của chính phủ là cung cấp ổn định và hiệu quả nguồn năng lượng nhập khẩu để phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong bối cảnh này, chính phủ đã thực hiện chiến lược đa dạng hóa các nguồn năng lượng. Quốc gia này đã thoát khỏi tình trạng hoàn toàn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch gốc dầu nhập khẩu từ Trung Đông và đưa vào sử dụng khí tự nhiên và than như một nguồn năng lượng mới thông qua việc mở kênh thông thương với Đông Nam Á và Bắc Mỹ. Sự đa dạng về nguồn cung năng lượng này đã giảm thiểu được rủi ro liên quan đến việc phụ thuộc vào một nguồn năng lượng duy nhất, tạo điều kiện cho nền kinh tế trở nên linh hoạt hơn trong việc đối phó với 85

96 những biến động của thị trường năng lượng toàn cầu và các biến cố liên quan khác. Bất chấp những nỗ lực của chính phủ, nhiên liệu -dầu mỏ vẫn là một nguồn năng lượng chính ngay cả trong thập niên 1990 do sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất. Chỉ đến khi lượng điện tiêu thụ bắt đầu tăng nhanh vào cuối thập niên 1990 thì thị phần của nhiên liệu dầu mỏ trong tổng lượng tiêu thụ năng lượng sơ cấp mới bắt đầu giảm nhiều (xuống dưới 50% trong thập niên 2000 và thậm chí là 38% vào năm 2012). Thị phần của LNG, được đưa vào sử dụng từ cuối thập niên 1980, đã tăng lên 18% năm 2012 sau khi tăng trưởng mạnh hàng năm khoảng 20% trong thập niên Về than bitum, ngành công nghiệp xi măng bắt đầu sử dụng nó như một nguồn năng lượng chính vào đầu thập niên 1980,tiếp theo là các ngành công nghiệp khác như giấy, hóa chất, dệt và thực phẩm. Mặc dù sự can thiệp sâu của chính phủ vào việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng đã giúp cải thiện được an ninh năng lượng của quốc gia, nhưng những kết quả tích cực đó đã không ngừng củng cố cho việc khai thác quá mức các nguồn năng lượng. Sự can thiệp mạnh của chính phủ trong quá trình này cũng đã làm yếu đi khả năng cạnh tranh của công nghiệp năng lượng và làm giảm các chức năng của thị trường. Kết quả là, chính phủ phải đưa ra chính sách cải cách cơ cấu để tăng hiệu quả của ngành năng lượng, một trong số những chính sách quan trọng về năng lượng của chính phủ vào cuối thập niên Những nỗ lực đó phù hợp với định hướng chiến lược của chính phủ trong việc hướng tới loại bỏ sự kém hiệu quả trong cơ cấu kinh tế. Về mặt này, chính phủ đã sửa đổi Luật kinh doanh dầu khí năm 1995, làm giảm nhẹ hoặc loại bỏ những quy định về thâm nhập thị trường, giá năng lượng, phát triển cơ sở vật chất, và xuất nhập khẩu nhằm tự do hóa hoàn toàn công nghiệp năng lượng. Việc tái cơ cấu các công ty công ích cũng được thực hiện; ví dụ như, Tổng công ty Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) được tách ra thành sáu công ty trực thuộc với kế hoạch tiếp theo là tư nhân hóa. Trước khi cải cách, KEPCO được hưởng độc quyền về sản xuất điện, truyền tải, phân phối, và bán điện. Được thành lập vào năm 2001, Sàn giao dịch điện Hàn Quốc (KPX) có mục tiêu vận hành một thị trường điện cạnh tranh thông qua việc mua điện từ các nhà sản xuất đơn lẻ để đáp ứng nhu cầu điện của quốc gia với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên, đa số các vấn đề về năng lượng của Hàn Quốc ngày nay đều có nguyên nhân từ việc chính phủ không thành công trong việc thiết lập đầy đủ các nguyên tắc cạnh tranh tự do của thị trường năng lượng trong giai đoạn này. Các hoạt động của chính phủ trong việc cải tổ toàn diện đã chấm dứt vào đầu thập niên 2000, khi chính phủ nhận thấy rủi ro của một thị trường cạnh tranh là nó sẽ không quan tâm đến tầm quan trọng của việc đáp ứng nhu cầu năng lượng quốc gia, nhất là khi quốc gia này không thể nhập khẩu điện từ các quốc gia láng giềng. Quyết định chấm dứt này đã cho thấy sự quan ngại của chính phủ về khả năng một số công ty tư nhân độc quyền hóa ngành năng lượng bởi chính phủ không có quyền kiểm soát trực tiếp. Kết quả là, kinh doanh khí tự nhiên và điện vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp nhà nước, là Tổng công ty khí Hàn Quốc và các công ty trực thuộc KEPCO. Các nhà sản xuất điện đơn lẻ chỉ cung cấp khoảng Bảng 1: Các nguồn năng lượng ở Hàn Quốc Đơn vị: triệu TOE, thị phần % Than 15.2 (33.3) 24.4 (26.2) 42.9 (22.2) 54.8 (24.0) 77.1 (29.2) 81.0 (29.1) Dầu mỏ 26.6 (58.1) 50.2 (53.8) (52.0) (44.4) (39.5) (38.1) LNG (0.0) 3.0 (3.2) 18.9 (9.8) 30.4 (13.3) 43.0 (16.3) 50.2 (18.0) Thủy điện 0.7 (1.5) 1.6 (1.7) 1.4 (.7) 1.3 (.6) 1.4 (.5) 1.6 (.6) Hạt nhân 0.7 (1.6) 13.2 (14.2) 27.2 (14.1) 36.7 (16.1) 31.9 (12.1) 31.7 (11.4) Năng lượng tái tạo 2.5 (5.5) 0.8 (.9) 2.1 (1.1) 4.0 (1.7) 6.1 (2.3) 8.0 (2.9) Tổng 45.7 (100) 93.2 (100) (100) (100) (100) (100) Ghi chú: Các con số trong ngoặc đơn thể hiện thị phần trong tổng cung năng lượng Nguồn: KEEI, 2013b 86

97 12% tổng sản lượng điện của Hàn Quốc năm Dưới sự hỗ trợ của chính phủ để có được nhiều năng lượng hơn và rẻ hơn để tiến đến tăng trưởng kinh tế bền vững, các doanh nghiệp năng lượng của nhà nước đang phải chịu những khoản nợ ngày càng lớn dần trong quá trình giải quyết thiếu hụt năng lượng của nền kinh tế quốc gia. Chính phủ vẫn tiếp tục duy trì cho đến tận ngày nay một cam kết mạnh mẽ để giữ cho giá năng lượng thấp và tránh tình trạng thiếu nguồn cung năng lượng có thể kìm hãm sự tăng trưởng kinh tế. Nói tóm lại, sự cải tổ thị trường của chính phủ không được thực hiện kèm theo những giải pháp thay thế về việc khắc phục năng lực thấp về tự cung năng lượng, sự phụ thuộc cao vào nhiên liệu hóa thạch, và hiệu quả thấp của các hệ thống năng lượng. Ngoài ra, diện tích đất tương đối nhỏ của Hàn Quốc đã gần hết giới hạn để có thể xây dựng thêm các nhà máy điện và truyền tải điện mới. Quốc gia này cũng đang vất vả trong việc kìm chế ô nhiễm không khí và khói tạo ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch. Ô nhiễm bụi đã trở thành một hiện tượng thường xuyên vào mùa đông ở các thành phố lớn. Ví dụ như, hiện tượng ô nhiễm bụi PM10 cao, được định nghĩa là những ngày mà mật độ bụi PM10 trung bình trong 24- giờ vượt quá 100 μg/m3, đã xuất hiện 254 lần ở Seoul trong giai đoạn Mật độ nitrogen dioxide, chủ yếu từ khí thải của xe cơ giới và các nồi hơi công nghiệp, đã đạt đến 0,034-0,038 ppm ở Seoul trong giai đoạn , cao hơn 50% mức trung bình ở các thành phố lớn ở các nước OECD. Phân loại năng lượng ở Hàn Quốc Các nguồn năng lượng có thể được phân thành hai nhóm: (1) Nhiên liệu hóa thạch: như than, khí tự nhiên, và dầu mỏ (2) Nhiên liệu phi hóa thạch: như gió và mặt trời. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng cũng có thể được chia ra thành năng lượng tái tạo và không tái tạo: Các nguồn năng lượng tái tạo tự tái tạo lại ngay sau khi được sử dụng và luôn luôn sẵn sàng như năng lượng gió và năng lượng mặt trời còn nguồn năng lượng không tái tạo là những nguồn có thể bị cạn kiệt như nhiên liệu hóa thạch và năng lượng hạt nhân. Hàn Quốc đã áp dụng khái niệm Năng lượng mới và tái tạo (NRE), gồm tám nguồn năng lượng tái tạo và ba nguồn năng lượng mới. Việc phân loại/xác định đặc điểm kỹ thuật năng lượng rất quan trọng vì nó quyết định đến những công nghệ có thể được chấp nhận trong các chính sách và chương trình biến đổi khí hậu của chính phủ. Ví dụ như, không giống như cách phân loại và đặc điểm của các nguồn năng lượng tái tạo của Hà Quốc, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) không công nhận năng lượng được tạo ra từ việc đốt cháy rác thải sinh hoạt (những thành phần không thể tự phân hủy của rác thải sinh hoạt) là năng lượng tái tạo. Phân loại năng lượng cụ thể của Hàn Quốc được trình bày dưới đây: Năng lượng tái tạo: nhiệt mặt trời, điện mặt trời, sinh khối, gió, thủy điện nhỏ, địa nhiệt, đại dương, và rác thải Năng lượng mới: pin nhiên liệu, than hóa lỏng và than hóa khí, và năng lượng hydro 87

98 Các lựa chọn chính sách Khái niệm tính bền vững của môi trường chưa được tích hợp vào trong các chính sách năng lượng của chính phủ vì chiến lược quốc gia chủ yếu được xây dựng xung quanh việc cải thiện an ninh năng lượng của quốc gia. Năng lượng hạt nhân được coi như phương án khả thi duy nhất để giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng. Vì vậy, năng lượng này được chính phủ coi như một dạng năng lượng có thể thực hiện được, sạch, và bền vững với môi trường. Bất chấp những tác động gây tranh cãi đối với môi trường của năng lượng hạt nhân, tính cạnh tranh về chi phí của nó (tức là các chi phí trực tiếp khi so sánh với nhiên liệu hóa thạch) và sự đóng góp vào việc độc lập năng lượng đã khiến cho việc sử dụng loại năng lượng này trở thành một chính sách hấp dẫn đối với chính phủ. Sau khi được giới thiệu vào năm 1978, hiện nay có tổng cộng khoảng 23 lò phản ứng hạt nhân cung cấp khoảng một phần ba lượng điện của quốc gia. Sự tăng nhanh của giá dầu toàn cầu trong những năm đầu thập niên 2000 đã khiến cho Hàn Quốc phải lùi lại một bước và có cái nhìn rộng hơn về vấn đề an ninh năng lượng. Sự bùng nổ về nhu cầu năng lượng của các quốc gia đang nổi như Trung Quốc và Ấn Độ đã đem lại rủi ro mới cho an ninh năng lượng của Hàn Quốc. Sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng về tài nguyên thiên nhiên đã làm tăng thêm mối lo ngại của quốc gia này về việc cung cấp nhiên liệu cho tăng trưởng kinh tế trong cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng như hiện nay. Ngoài ra, việc quốc gia phải có những đóng góp vào hiệp ước toàn cầu về giảm phát thải khí nhà kính cũng là một vấn đề cần cân nhắc khi giải quyết khủng hoảng năng lượng. Trong các bối cảnh đó, chính phủ đã chứng kiến những thay đổi nhanh chóng trong thị trường năng lượng, đặc biệt là về công nghệ. Ví dụ như, sản xuất hàng loạt và cạnh tranh thị trường đã làm cho các hệ thống năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng tính cạnh tranh so với các nguồn năng lượng truyền thống. Các công nghệ chuyển đổi năng lượng phi truyền thống đã phá vỡ quan điểm cho rằng chỉ có các hệ thống quy mô lớn mới có thể đem lại hiệu quả cao trong việc tạo ra năng lượng. Sự xâm nhập của các cơ sở quy mô nhỏ hiệu quả cao có thể tránh được những tác động môi trường do việc sử dụng các công nghệ quy mô lớn được dự kiến là sẽ làm thay đổi những mô hình sản xuất và tiêu thụ năng lượng hiện tại. Những công nghệ cho phép trao đổi thông tin một cách hệ thống giữa các nhà cung cấp và người sử dụng năng lượng đã tạo điều kiện cho nhu cầu năng lượng được thích nghi tốt hơn với nguồn cung năng lượng trong các giai đoạn năng lượng chi phí thấp. Thừa nhận một thực tế là một quốc gia không thể ngay lập tức cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, chính phủ đã đưa ra một đề xuất có tính thực tiễn và rõ ràng trong Kế hoạch quốc gia 5 năm về Tăng trưởng xanh năm Điều này một lần nữa tác động đến việc giải quyết vấn đề an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, không giống như những lần can thiệp trước, lần này chính phủ tập trung vào việc giảm phát thải khí nhà kính thông qua quản lý hiệu quả nhu cầu và sử dụng các hệ thống năng lượng mới và tái tạo (NRE). Sự đổi mới công nghệ cần thiết để có thể đạt được những kết quả trên được dự kiến là sẽ mở ra những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Ví dụ như, những ngành công nghiệp tham gia vào chế tạo các thành phần cho các cơ sở năng lượng tái tạo và các hệ thống tin học theo dõi và kiểm soát năng lượng có thể sẽ dẫn dắt nền kinh tế của quốc gia theo định hướng xuất khẩu. 1.3 Những thách thức và cơ hội đối với Tăng trưởng xanh Là một trong những quốc gia nghèo tài nguyên nhất, vấn đề an ninh năng lượng từ lâu đã trở thành trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế của Hàn Quốc. Trong thời đại hội nhập thị trường toàn cầu, nơi các quốc gia chia sẻ động cơ muốn được sở hữu nhiều tài nguyên thiên nhiên hơn, thì sự cạnh tranh ngày càng tăng về nhiên liệu hóa thạch đã trở thành một mối đe dọa rõ ràng đối với sự tồn tại của mọi quốc gia. Cũng công bằng khi nói rằng trong rất nhiều lý do khác nhau thì thách thức về an ninh năng lượng ở Hàn Quốc đã đủ để lý giải vì sao sự tham gia của toàn quốc vào tiến trình chuyển tiếp sang tăng trưởng xanh lại cần thiết như vậy. Tuy nhiên, cần phải nhận thức rằng các giải pháp năng lượng xanh đã đề xuất gồm giảm nhu cầu năng lượng và sử dụng các hệ thống NRE không chỉ nhằm mục đích cung cấp một vùng đệm cần thiết khi giá năng lượng tăng cao và cải thiện chất lượng môi trường của quốc gia, mà còn nhắm đến việc chuyển tiếp sang một nền kinh tế tiết kiệm hơn, sạch hơn được xây dựng trên những động cơ tăng trưởng mới. Những cải thiện về hiệu quả năng lượng sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về chi phí của các sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc, và việc thúc đẩy các ngành công nghiệp NRE sẽ giúp tạo ra các hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao để xuất khẩu. 88

99 Hình 4: Phân tích SWOT đối với viêc xanh hóa ngành năng lượng của Hàn Quốc Điểm mạnh Quyết tâm của chính phủ Về tự chủ năng lượng Giảm dần nhu cầu năng lượng CSHT công nghiệp tiên tiến trong các ngành đóng tàu, bán dẫn, và hóa chất Các tập đoàn ngày càng quan tâm đến tăng trưởng xanh & phát triển tài nguyên Điểm yếu Phụ thuộc nhiều vào tài nguyên nhập khẩu Cơ cấu CN tập trung vào ngành dùng nhiều NL; ngành chế tạo Thiếu nhân lực và CSHT trình độ cao Phụ thuộc vào công nghệ và thiết bị nước ngoài Định hướng chiến lược Xã hội tiêu thụ ít năng lượng và hiệu quả cao Mở rộng nguồn cung năng lượng sạch Cơ hội Thách thức thưc Thúc đẩy tiêu thụ xanh Phát triển công nghiệp xanh làm động lực tăng trưởng mới Cải thiện chiến lược năng lượng cốt lõi;cải thiện hiệu quả,cung cấp năng lượng sạch, phát triển năng lượng xanh Giảm chi phí xây dựng hầm mỏ Thị trường thu hẹp do suy giảm kinh tế Cạnh tranh toàn cầu về tài nguyên thiên nhiên Các rủi ro làm tăng giá dầu; chính sách giá cao, quỹ đầu cơ của OECD Sự không chắc chắn xuất phát từ sự quá phụ thuộc vào chính sách của CP để giải quyết vấn đề năng lượng Tăng cường nguồn cung năng lượng hạt nhân Tăng cường năng lực phát triển tài nguyên bên ngoài quốc gia Nguồn: PCGG, 2009b 89

100 Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường tự chủ năng lượng là một trong mười hạng mục nghị sự được trình bày trong Kế hoạch 5 Năm. Kế hoạch này bao gồm bốn kế hoạch hành động sau đây: (1) Thiết lập một xã hội tiêu thụ ít năng lượng và tăng cường hiệu quả năng lượng; (4) Cam kết phát triển các nguồn năng lượng bên ngoài quốc gia. Chương này tập trung vào việc chính phủ Hàn Quốc làm thế nào để thực hiện các kế hoạch và thiết lập các chương trình thuộc hai kế hoạch hành động đầu tiên cũng như đánh giá các kết quả đạt được cho đến nay. (2) Sử dụng các hệ thống năng lượng sạch; (3) Phát triển năng lực sản xuất năng lượng hạt nhân; và Bảng 2: Các kế hoạch hành động của ngành năng lượng Hàn Quốc Nhiệm vụ 1.Xúc tiến việc tiêu thụ ít năng lượng và hiệu quả năng lượng cao Hành động a. Đảm bảo đổi mới công nghệ về hiệu quả năng lượng b. Xúc tiến đổi mới về quản lý nhu cầu năng lượng theo ngành c. Quản lý nhu cầu năng lượng theo nguồn và nhà cung cấp d. Giới thiệu và phân phối các thiết bị điện hiệu quả năng lượng 2. Mở rộng nguồn cung năng lượng sạch a. Tạo điều kiện công nghiệp hóa nguồn năng lượng mới và tái tạo b. Giới thiệu cơ chế thị trường 3. Nâng cao năng lực cung cấp năng lượng hạt nhân a. Tăng cường độ tin cậy của năng lượng hạt nhân b. Tăng thị phần của năng lượng hạt nhân c. Trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu về công nghệ hạt nhân 4. Tăng cường năng lực phát triển các nguồn năng lượng bên ngoài quốc gia a. Xem xét kỹ hệ thống phát triển nguồn năng lượng bên ngoài b. Đảm bảo chiến lược xúc tiến các nguồn lực bên ngoài c. Xây dựng lại và mở rộng cơ sở hạ tầng cho phát triển nguồn năng lượng d. Phát triển các nguồn năng lượng phi truyền thống và nguồn tự nhiên Nguồn: PCGG, 2009b 2. Mục tiêu và Chiến lược Nỗ lực của Hàn Quốc hướng tới tăng cường hiệu quả năng lượng và khai thác các nguồn năng lượng sạch đã được đưa vào trong Kế hoạch cơ bản lần thứ nhất về Năng lượng quốc gia ( ) ban hành vào tháng 8/2008, sau đó được tích hợp vào Kế hoạch 5 Năm về Tăng trưởng xanh. Tiếp theo, các định hướng chiến lược trong kế hoạch này đã được phản ánh trong các kế hoạch kèm theo trong khung chính sách năng lượng hiện tại. Các kế hoạch hành động để quản lý nhu cầu năng lượng đã được đưa vào trong Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ( ) còn các kế hoạch hành động để cải tổ nguồn cung đã được đưa ra trong Kế hoạch cơ bản lần thứ ba về Triển khai năng lượng tái tạo ( ) và Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Cung cấp điện ( ). 90

101 Hình 5: Cơ cấu quy hoạch năng lượng ở Hàn Quốc Các chính sách năng lượng Hàn Quốc đưa ra dưới dạng các kế hoạch khác nhau được hoạch định và triển khai bởi chính phủ. Kế hoạch chủ đạo là Kế hoạch cơ bản về Năng lượng quốc gia, với thời hạn 20 năm, bao gồm tất cả các ngành có liên quan đến năng lượng với mục đích trình bày các nguyên tắc cơ bản, các định hướng chiến lược, và mục tiêu tổng thể. Các kế hoạch kèm theo với thời hạn ngắn hơn (5-20 năm) được chia theo lĩnh vực cung cấp và lĩnh vực nhu cầu năng lượng. Kế hoạch lĩnh vực cung cấp đề cập đến việc phát triển các nguồn năng lượng cụ thể kể cả năng lượng tái tạo, còn kế hoạch lĩnh vực nhu cầu thì thúc đẩy việc sử dụng hợp lý và hiệu quả các nguồn năng lượng trong khi giảm thiểu các tác động liên quan đến môi trường để giúp cải thiện phúc lợi xã hội và duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định. KH cơ bản Năng lượng quốc gia KH phát triển công nghệ các nguồn năng lượng quốc gia Chiến lược về biến đổi KH (KH tổng thể giảm khí nhà kính) Cầu Cung KH cơ bản Hợp lý hóa sử dụng NL KH cơ bản Phát triển tài nguyên hải ngoại KH nguồn khoáng sản dưới nước KH dự trữ dầu mỏ KH cung cầu điện KH cung cấp dài hạn khí tự nhiên KH dài hạn ngành than KH cơ bản phát triển NL mới & tái tạo 2.1 Kế hoạch cơ bản Năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ) Kế hoạch cơ bản Năng lượng quốc gia lần thứ nhất là kế hoạch toàn diện đầu tiên của Hàn Quốc đặt ra các nguyên tắc dài hạn, định hướng chiến lược và mục tiêu tổng thể của quốc gia trong ngành năng lượng. Về cơ bản, kế hoạch này được thiết kế để đảm bảo rằng tất cả các kế hoạch năng lượng thuộc khung chính sách hiện có là phù hợp và có tính kết nối với nhau. Tuy nhiên, mục đích chính của chính phủ trong việc đưa ra một kế hoạch mới rất quan trọng vào năm 2008 là để đảm bảo rằng các kế hoạch năng lượng trong tương lai của quốc gia sẽ ứng phó được với những thách thức của biến đổi khí hậu và sự khan hiếm tài nguyên toàn cầu. Cùng với đó, kế hoạch này đóng vai trò như một bước tiến để đạt được tăng trưởng xanh carbon thấp trong ngành năng lượng. Với ba trụ cột là an ninh năng lượng, hiệu quả năng lượng và bền vững môi trường, kế hoạch này đã đặt ra bốn hạng mục nghị sự, mỗi hạng mục đều có các mục tiêu mang tính định lượng. 91

102 Cơ sở của kế hoạch này chính là niềm tin rằng Hàn Quốc cần phải thoát khỏi sự tập trung vào nguồn cung năng lượng mà nên tập trung nhiều hơn vào quản lý nhu cầu để đạt được nguồn năng lượng tổng hợp bền vững và tối ưu. Những chiến lược cụ thể của kế hoạch bốn điểm là như sau: Xã hội tiêu thụ ít năng lượng. Để đối phó tốt hơn với sự biến đổi của giá dầu và những rủi ro ngày càng tăng của biến đổi khí hậu, Hàn Quốc sẽ phải áp dụng những chính sách nghiêm khắc để kiểm soát tiêu thụ năng lượng và cải thiện hiệu quả năng lượng, để cuối cùng giảm được nhu cầu năng lượng khoảng 7,6% và 12,4% so với dự báo BAU vào năm 2020 và Trên cơ sở mục tiêu này, cường độ năng lượng (TOE trên triệu won) dự kiến sẽ cải thiện, giảm từ 0,341 năm 2006 xuống còn 0,185 vào năm Sự độc lập về năng lượng. Là biện pháp để cải thiện an ninh năng lượng, quốc gia này sẽ tích cực phát triển ngồn năng lượng hải ngoại để mở rộng nguồn năng lượng và tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo bản địa. Ngoài ra, quốc gia này sẽ tìm cách thúc đẩy sử dụng các sản phẩm phi dầu mỏ như khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), than, và năng lượng hạt nhân để có được sự kết hợp năng lượng tối ưu. Mục tiêu giảm sự phụ thuộc của năng lượng vào dầu mỏ từ 43,4% (2007) xuống 33% (2030), mục tiêu gia tăng về thị phần năng lượng tái tạo để đáp ứng được tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia từ 2,4% (2007) lên 11% (2030). Công nghiệp năng lượng xanh là động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc cũng hướng tới việc hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ và các ngành công nghiệp liên quan đến các hệ thống hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo. Cụ thể là, chính phủ sẽ tăng gấp đôi ngân sách cho R&D về công nghệ xanh, để không chỉ đẩy nhanh tốc độ thương mại hóa công nghệ xanh mà còn tạo ra nhiều việc làm mới trong các ngành liên quan đến tăng trưởng xanh. Mục tiêu về mức độ nội địa hóa công nghệ trong ngành năng lượng xanh so với các quốc gia hàng đầu thế giới là 100% vào năm 2030 (tính đến năm 2007 mức độ này ở vào khoảng 60%). Việc đạt được các mục tiêu này sẽ giúp nâng cao được thị phần của Hàn Quốc trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu. Phúc lợi năng lượng. Để đạt được sự hòa nhập xã hội, chính phủ sẽ đưa ra nhiều biện pháp khác nhau (ví dụ như mở rộng nguồn cung năng lượng chi phí thấp cho các cộng đồng nghèo, điều chỉnh cơ cấu giá năng lượng, v.v.) để đảm bảo rằng tất cả mọi công dân đều có thể được đáp ứng các nhu cầu năng lượng cơ bản bất kể thu nhập như thế nào. Chính phủ cũng tìm cách giảm tỷ lệ các hộ gia đình có mức tiêu thụ năng lượng vượt quá 10% tổng thu nhập của họ từ 7,8% năm 2007 xuống 0% vào năm Quản lý nhu cầu năng lượng Vào giai đoạn đầu của khủng hoảng dầu mỏ vào cuối thập niên 1970, chính phủ Hàn Quốc đã ban hành Luật hợp lý hóa sử dụng năng lượng và thành lập Tập đoàn quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO) như một cơ quan thực thi hàng đầu các chính sách bảo tồn năng lượng. Từ đầu thập niên 1990, chính phủ đã lập ra các Kế hoạch cơ bản Hợp lý hóa sử dụng năng lượng 5 năm một lần, thực hiện các nỗ lực để hệ thống hóa các chính sách bảo tồn năng lượng của mình. Ngoài Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ( ) ra đời ngay sau khi chính phủ tuyên bố tăng trưởng xanh carbon thấp là tầm nhìn mới của quốc gia vào năm 2008, chính phủ đã hoạch định một kế hoạch bổ sung tên là Các biện pháp quản lý nhu cầu để đối phó với giá dầu cao để đảm bảo rằng sự chuyển đổi cơ chế (từ cung cấp ổn định sang quản lý nhu cầu) sẽ nhanh chóng đạt được kết quả thực tế. Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ( ) Kế hoạch này được các bộ liên quan cùng nhau lập ra như một kế hoạch hành động 5 năm để quản lý nhu cầu tiêu thụ. Đặc điểm nổi bật nhất của kế hoạch này là tăng gấp đôi mục tiêu giảm tiêu thụ năng lượng so với mục tiêu trung bình trước đây cũng như việc phân bổ đầy đủ ngân sách gồm 18,3 nghìn tỷ won. Mục tiêu này cần phải được thực hiện theo hướng giảm cường độ năng lượng tới mức của các quốc gia tiên tiến (0,185 TOE trên triệu won) vào năm 2030, như đã cam kết trong Kế hoạch cơ bản về Năng lượng quốc gia (2008). Cụ thể là, cường độ năng lượng được dự kiến sẽ giảm khoảng 11,3% vào năm 2012 (0,297 TOE trên triệu won) so với mức của năm Tổng số tiền tiết kiệm được từ việc giảm tiêu thụ năng lượng (34,2 triệu TOE) ước tính đạt khoảng 9,5 nghìn tỷ won. 92

103 Cần lưu ý rằng ngoài những biện pháp trực tiếp để ngay lập tức cắt giảm tiêu thụ năng lượng, thì các biện pháp cải thiện công nghệ, tạo thị trường, và sắp xếp thể chế để tạo điều kiện cho các nhà cung cấp và tiêu thụ năng lượng đạt được hiệu quả năng lượng cũng được xác định là những lĩnh vực rất quan trọng. Trong khi các công ty lớn và các tổ chức nhà nước bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ về nguồn lực và năng lực, thì các doanh nghiệp nhỏ, các hộ gia đình và cá nhân lại được áp dụng hình thức tham gia tự nguyện. Ngoài ra, chính phủ cũng tìm cách tăng cường các tín hiệu về giá để đạt được mục tiêu giảm nhu cầu năng lượng. Về mặt này, kế hoạch đã đặt ra bốn chiến lược thực hiện chi tiết như tóm tắt dưới đây: Phát triển và triển khai các công nghệ hiệu quả năng lượng. Chính phủ có kế hoạch đầu tư 1,2 nghìn tỷ won vào phát triển công nghệ ở bảy lĩnh vực nòng cốt trong giai đoạn 5 năm xây dựng hệ thống quản lý năng lượng, hệ thống IT năng lượng, hệ thống lưu trữ năng lượng, phương tiện xanh, LED, hệ thống sử dụng nhiều năng lượng, và các thiết bị hiệu quả năng lượng. Các công nghệ này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc kìm chế tiêu thụ năng lượng. Hơn nữa, các hệ thống sử dụng nhiều năng lượng bao gồm những thiết bị có tiềm năng lớn về tăng cường hiệu quả năng lượng như nồi hơi, động cơ điện, và các hệ thống điều hòa không khí. Những thông tin chi tiết về việc ngân sách của chính phủ dành cho các công nghệ này sẽ được cung cấp cho các hoạt động R&D của các tổ chức nhà nước, tư nhân và hàn lâm như thế nào được trình bày trong Chương 4 (Công nghệ xanh và Đổi mới công nghệ). Tạo ra thị trường hiệu quả năng lượng và thúc đẩy chuyển dịch thị trường. Trong một nỗ lực nhằm thay đổi về cơ bản hình thái tiêu thụ năng lượng của người sử dụng, chính phủ đã tìm cách tạo ra và khuyến khích các thị trường sản xuất và phân phối các sản phẩm có hiệu quả năng lượng cao. Về mặt này, nhiều quy định và chương trình ưu Bảng 3: Kế hoạch hành động mẫu trong Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng Ngành Biện pháp Công nghiệp Đánh thuế đầu tư vào hiệu quả năng lượng Điều tra năng lượng miễn phí cho các DN vừa và nhỏ bởi các tổ chức nhà nước Tạo diễn đàn hợp tác để các doanh nghiệp lớn giúp đỡ các DN vừa & nhỏ áp dụng công nghệ hiệu quả năng lượng Thương thảo về chương trình thỏa thuận giữa chính phủ và các công ty (hoặc cơ sở) tiêu thụ năng lượng lớn để đặt ra và thực hiện mục tiêu tiết kiệm năng lượng (như Chương trình Quản lý Mục tiêu TMS được thảo luận ở Chương 2) Giao thông vận tải Nâng cao tiêu chuẩn khí thải phương tiện Miễn thuế mua xe hybrid Phát triển hạ tầng xe buýt nhanh (BRT) và Hệ thống giao thông thông minh (ITS) Phát triển đường cho xe đạp Xây dựng nhà Nâng cao các quy định và tiêu chuẩn năng lượng cho các tòa nhà Phát triển hạ tầng làm mát và sưởi ấm đô thị Trợ cấp cho các khoản đầu tư vào các ngôi nhà tiết kiệm năng lượng Phát triển chương trình chứng nhận năng lượng dành cho các tòa nhà Khu vực công Yêu cầu tất cả các tòa nhà công đáp ứng mức hiệu quả năng lượng cao nhất Bắt buộc tất cả các tổ chức nhà nước tăng mua hàng hóa hiệu quả năng lượng Phát đôngh các chương trình tiết kiệm năng lượng như ngày không ô tô hàng tuần, chiến dịch lái xe tiết kiệm, và hạn chế sử dụng thang máy trong các tòa nhà thương mại Nguồn: MKE, 2008c 93

104 đãi đã được thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển dịch thị trường. Một số chương trình lớn được đề xuất bao gồm: Rút dần các bóng đèn sợi đốt kém hiệu quả năng lượng ra khỏi thị trường vào năm 2013 Yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng đảm bảo rằng hiệu quả năng lượng trung bình của toàn bộ các mẫu hàng (thay vì quy định cho từng sản phẩm) bán trên thị trường phải đáp ứng được một mức độ cho trước Bắt buộc các tổ chức nhà nước ưu tiên mua sắm những sản phẩm có mức tiêu thụ điện thấp khi ở chế độ chờ hoặc có dán nhãn hiệu quả năng lượng cao Mở rộng danh sách các sản phẩm phải dán nhãn hiệu quả năng lượng Yêu cầu dán nhãn cảnh báo trên những sản phẩm không đáp ứng được tiêu chuẩn tiêu thụ điện tối thiểu khi ở chế độ chờ Trợ cấp để đẩy mạnh đầu tư vào việc chuyển đổi sang sử dụng thiết bị hiệu quả năng lượng Quản lý nhu cầu năng lượng. Sự cần thiết phải loại bỏ sự kém hiệu quả năng lượng ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế là trọng tâm của Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng. Để đạt được điều này, thì việc xác định các cơ hội, đánh giá các tiềm năng tiết kiệm năng lượng, và đánh giá tính khả thi kinh tế của các khoản đầu tư cần thiết là những bước rất quan trọng để có thể đưa ra được những kết quả hữu hình. Ngoài việc tăng cường các biện pháp về chính sách, chính phủ đã đề xuất một loạt các biện pháp khuyến khích đa dạng để thu hút sự tham gia của nhiều ngành và nhiều bên liên quan với các nhu cầu và năng lực khác nhau. Thiết lập một xã hội bảo tồn năng lượng. Khi nhận thức được sự liên quan chặt chẽ giữa hình thái tiêu thụ năng lượng với cơ cấu giá năng lượng, chính phủ đã đưa ra những biện pháp cải tổ để hợp lý hóa hơn nữa việc định giá năng lượng và khuyến khích các thói quen bảo tồn năng lượng. Ngoài ra, chính phủ cũng đẩy mạnh sự tham gia của cấp cơ sở để cho các thói quen tiết kiệm năng lượng được ăn sâu vào quần chúng (xem Chương 5 để biết thêm chi tiết). Những biện pháp cụ thể được tóm tắt dưới đây: Giá điện sẽ dần rút khỏi sự bù giá chéo giữa các ngành 3 và dần được tăng lên để phản ánh được đơn giá sản xuất điện thực tế. Là một phương tiện để giảm tiêu thụ năng lượng dùng cho sưởi ấm trong mùa đông, chính phủ sẽ đưa vào áp dụng một cơ chế giá mới để tính giá theo mùa và theo mục đích sử dụng đối với khí tự nhiên. Đơn giá cho việc sưởi ấm sẽ được giới hạn theo vùng để tăng sự công bằng và khuyến khích cạnh tranh nâng cao năng suất giữa các nhà cung cấp năng lượng. Các biện pháp quản lý nhu cầu để đối phó với giá dầu mỏ tăng cao (2009) Được báo động bởi nguy cơ giá dầu tăng vọt, Chính phủ đã công bố một kế hoạch bổ sung để bổ trợ cho Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng. Kế hoạch này có tên là Các biện pháp quản lý nhu cầu để đối phó với Giá dầu tăng cao được công bố tháng 6/2009, chuẩn bị cho khả năng tăng vọt của giá dầu (giá dầu mỏ toàn cầu thực tế đã vượt quá 100 US$ một thùng vào năm 2011 và gần như suốt năm 2012, mặc dù giá leo thang chưa đạt được đến mức khủng hoảng của giai đoạn ). Kế hoạch này được coi là một đỉnh điểm khi cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đều quyết tâm cam kết bảo tồn năng lượng và chia sẻ gánh nặng. Trong khi kế hoạch này được coi là một phiên bản tăng cường của Kế hoạch cơ bản lần thứ tư, nó đã đưa ra những hành động can thiệp bổ sung thành công trong việc đánh giá sự cam kết của khu vực tư nhân và nhà nước trong việc quản lý nhu cầu năng lượng của quốc gia. Các yếu tố cốt lõi của kế hoạch này bao gồm: Tăng cường khung thể chế của chính phủ. Nhận thức được những lỗ hổng thể chế về mặt quy định và theo dõi tiêu thụ năng lượng được tạo ra từ những chính sách năng lượng trước đây về quản lý nguồn cung năng lượng, chính phủ đã yêu cầu tất cả các bộ ngành liên quan thành lập một bộ phận về bảo tồn năng lượng. Các bộ phải thực hiện các biện 3 Bù giá chéo là cơ chế bù đắp cho khoản lỗ của các ngành ít lợi nhuận bằng những khoản lãi của các ngành có lợi nhuận cao hơn. Ở Hàn Quốc, điện được áp các mức giá khác nhau tùy thuộc vào người sử dụng ở lĩnh vực nào, như: dân cư, sử dụng thông thường, giáo dục, và công nghiệp. Lợi nhuận từ bán điện cho dân cư và sử dụng thông thường được dùng để bù đắp cho khoản lỗ từ việc bán điện cho sử dụng công nghiệp và nông nghiệp. 94

105 pháp toàn diện để giảm tiêu thụ năng lượng bằng cách đặt ra các mục tiêu và quản lý việc thực hiện trong phạm vi quyền hạn của mình. Với tư cách là một cơ quan liên bộ, Cục Hiệu quả năng lượng được đề xuất thành lập trực thuộc Bộ Kinh tế Tri thức (một tổ chức ngắn hạn với thời gian hoạt động 3 năm) để giám sát hiệu quả hoạt động của các bộ. Ngoài ra, kế hoạch cung cầu năng lượng hàng năm được báo cáo lên hội đồng quốc gia, và tình hình nhập khẩu và tiêu thụ năng lượng được báo cáo trên cơ sở hàng quý. Kiểm soát khí thải phương tiện. Nhận thấy các tiêu chuẩn khí thải của quốc gia và mức độ cạnh tranh công nghệ của các nhà sản xuất ô tô trong nước (về mặt giảm khí thải và tiết kiệm nhiên liệu) còn kém xa so với tiêu chuẩn của các quốc gia hàng đầu trên thế giới, chính phủ đã đề xuất tăng tiêu chuẩn nhiên liệu phương tiện vượt trên mức của các quốc gia tiên tiến vào năm Chính phủ có kế hoạch cung cấp 150 tỷ won cho 5 năm như một khoản đầu tư hạt giống cho các hoạt động R&D cần thiết để đạt được mục tiêu này, giúp thu hút đầu tư hàng năm đạt tỷ won từ các nhà sản xuất ô tô (và phụ tùng) trong nước. Cơ chế chính sách và khuyến khích. Chính phủ tiếp tục đề xuất một loạt các biện pháp chính sách tăng cường và khuyến khích ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế. Các biện pháp này bao gồm tăng thuế tiêu thụ đối với những sản phẩm có hiệu quả năng lượng thấp, yêu cầu các doanh nghiệp và các tòa nhà sử dụng nhiều năng lượng phải bổ nhiệm các cán bộ quản lý năng lượng, sửa đổi luật để khuyến khích các tổ chức nhà nước mua sắm các sản phẩm có hiệu quả năng lượng cao, và giảm 50% thuế doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất được những sản phẩm hiệu quả năng lượng được chứng nhận. 2.3 Quản lý nguồn cung năng lượng Thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch Nhận thức được năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE) là năng lượng thay thế quan trọng nhất cho nhiên liệu hóa thạch và nhu cầu phát triển toàn diện và khai thác loại năng lượng này trong tương lai, năm 1987, Hàn Quốc đã ban hành một bộ luật để thúc đẩy sự phát triển của công nghệ NRE. Dự đoán được việc thương mại hóa công nghệ sẽ được thị trường hỗ trợ như thế nào theo hiệp ước quốc tế về khí hậu vào giữa thập kỷ 1990, chính phủ đã xây dựng nền tảng triển khai NRE vào thị trường năng lượng nội địa thông qua việc lập Kế hoạch cơ bản về Phát triển và Triển khai công nghệ NRE, đóng vai trò như một kế hoạch hành động từ trung đến dài hạn từ năm Cụ thể là, kế hoạch này bao gồm thiết lập mục tiêu cho mức độ nội địa hóa công nghệ và cho thị phần năng lượng được tạo ra từ NRE, cũng như các chiến lược để đạt được các mục tiêu này, đánh giá triển vọng và dự báo các tác động, và đưa ra đề xuất về các chương trình trợ cấp của nhà nước. Mặc dù chính phủ đã tập trung nhiều vào việc đẩy mạnh phát triển ngành NRE, nhưng thị phần NRE của Hàn Quốc trong tổng năng lượng được tạo ra vẫn còn thấp ở mức 2,37% tính đến năm Ngoài những thách thức về chi phí ban đầu cao và tính khả thi tài chính thấp, điều kiện địa lý và khí hậu của Hàn Quốc cũng không phù hợp để khai thác năng lượng tái tạo. Phần lớn diện tích đất của quốc gia này là đồi núi, bị chia cắt bởi các thung lũng sâu và có nhiều khác biệt về khí hậu. Ví dụ như, hệ số công suất để tạo ra năng lượng gió ở Hàn Quốc là khoảng 25%, thấp hơn nhiều so với hệ số trung bình của hầu hết các nước Tây Âu và Mỹ (nhất là ở vùng tây bắc) với hệ số công suất khoảng 50%. Trong những điều kiện như vậy, việc triển khai sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc không đồng đều. Rác thải và thủy điện lần lượt chiếm khoảng 77% và 14% tổng cung năng lượng tái tạo NRE tính đến năm 2007, trong khi năng lượng tái tạo tự nhiên như năng lượng mặt trời và gió chỉ chiếm dưới 3%. Trình độ công nghệ thấp và hạ tầng công nghiệp kém được xác định là những rào cản lớn đối với việc triển khai năng lượng tái tạo. Mặc dù chính phủ đã ưu tiên đầu tư vào các hoạt động R&D dựa trên nguyên tắc lựa chọn và tập trung thúc đẩy phát triển ở ba lĩnh vực chính là điện mặt trời, năng lượng gió và pin nhiên liệu nhưng trình độ công nghệ vẫn chưa theo kịp được với các quốc gia hàng đầu do thiếu cam kết và thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn về NRE. Cụ thể là, đầu tư công vào R&D trong lĩnh vực năng lượng tái tạo chỉ đạt 63% tổng mức đầu tư dự báo cho giai đoạn trong Kế hoạch cơ bản lần thứ hai về Phát triển và triển khai công nghệ NRE. Do không theo kịp được với tốc độ thương mại hóa và công nghiệp hóa sản phẩm trên thị trường toàn cầu, việc triển khai năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc phụ thuộc rất nhiều vào máy móc và công nghệ nhập khẩu. 95

106 Kế hoạch cơ bản lần thứ ba về Phát triển và triển khai công nghệ NRE ( ) Để hưởng ứng tầm nhìn của quốc gia về tăng trưởng xanh carbon thấp, chính phủ đã nhanh chóng sửa đổi Kế hoạch cơ bản lần thứ hai về Phát triển và triển khai công nghệ NRE, được lập vào năm 2002 với thời hạn từ Lần sửa đổi này được coi là phù hợp trong bối cảnh quốc gia này không đạt được mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch cơ bản lần thứ hai (thị phần NRE là 3,0% vào năm 2006 và 5% vào năm 2011) và sự cần thiết phải đảm bảo sự nhất quán của kế hoạch với Kế hoạch cơ bản lần thứ nhất về năng lượng ( ) được lập năm Trong tình hình đó, chính phủ đã chỉ đạo các cơ quan nghiên cứu của nhà nước (Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc và Viện nghiên cứu năng lượng Hàn Quốc) tiến hành một nghiên cứu chính sách trong vòng 18 tháng, trước khi Kế hoạch cơ bản lần thứ ba sẵn sàng được công bố trong các cuộc tham vấn công cộng. Kế hoạch cơ bản lần thứ ba được ra đời vào tháng 12 năm 2008 và mong muốn chuyển đổi trọng tâm chính sách chiến lược của ngành NRE từ tăng trưởng ngay về khối lượng sang thúc đẩy phát triển công nghệ, từ sử dụng trợ cấp của nhà nước sang thúc đẩy đầu tư theo định hướng thị trường, và từ triển khai NRE thông qua các hệ thống quy mô lớn sang các hệ thống quy mô cộng đồng hoặc hộ gia đình, được điều chỉnh phù hợp hơn với điều kiện địa phương. năng lượng này trên tổng cung năng lượng sẽ bị hạn chế do việc triển khai sử dụng lại bị phụ thuộc vào nhu cầu dùng điện ngoài lưới của các hộ gia đình và các cộng đồng nhỏ. Dựa trên những mục tiêu ở Bảng 4, dự kiến sẽ cần tổng cộng 111,4 nghìn tỷ won từ các nguồn tài chính nhà nước và tư nhân cho đến năm 2030, bao gồm 100 nghìn tỷ won cho phát triển năng lượng tái tạo và 11,4 nghìn tỷ won cho các hoạt động R&D. Yêu cầu chi tiêu ngân sách hàng năm có khả năng sẽ đạt đỉnh điểm vào năm 2020, là thời gian dự báo khi công nghệ NRE ở thị trường có thể đạt đến giai đoạn khả thi tài chính để triển khai. Về vấn đề chi tiêu của chính phủ, Kế hoạch cơ bản lần thứ ba đề xuất rằng chính phủ phải chịu khoảng 35% tổng ngân sách, tương đương với 39,2 nghìn tỷ won (32 nghìn tỷ won cho triển khai NRE và 7,2 nghìn tỷ won cho các hoạt động R&D). Chi tiêu của chính phủ để mở rộng trợ cấp cho việc lắp đặt, các khoản vay lãi suất thấp, và vận hành các chương trình trợ giá mua điện lần lượt chiếm 69%, 15%, và 16% tổng ngân sách cần thiết để triển khai NRE (32 nghìn tỷ won). Với tầm nhìn quy hoạch tương tự như trong Kế hoạch cơ bản lần thứ nhất về năng lượng quốc gia, Kế hoạch cơ bản lần thứ ba đặt ra mục tiêu triển khai NRE là 11% vào năm 2030, dựa trên đánh giá toàn diện về các nguồn NRE tiềm năng của Hàn Quốc, năng lực cung cấp, trình độ công nghệ, tính khả thi kinh tế và lượng đầu tư. Lưu ý rằng mục tiêu này đại diện cho thị phần của NRE trong tổng cung năng lượng sơ cấp của quốc gia, và cao hơn nhiều so với ước tính BAU là 5,7% thị phần NRE vào năm Kế hoạch cơ bản lần thứ ba dự đoán rằng việc đạt được mục tiêu đó sẽ tạo ra được GWh NRE vào năm 2030, chiếm 7,7% tổng sản lượng điện quốc gia. Điều quan trọng cần phải nhận thấy là Kế hoạch cơ bản này cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thoát khỏi sự quá phụ thuộc vào các nguồn rác thải và thủy điện và tập trung vào việc triển khai sử dụng rộng rãi các loại năng lượng tái tạo tự nhiên bao gồm năng lượng gió, đại dương, và địa nhiệt. Mặc dù nhiệt và điện mặt trời cũng được dự kiến là sẽ tăng 15-20% hàng năm, nhưng thị phần của các loại 96

107 Bảng 4: Triển vọng mục tiêu cho việc triển khai NRE Đơn vị: nghìn TOE Annual Growth Nhiệt mặt trời 33 (0.5%) 40 (0.5%) 63 (0.5%) 342 (2.0%) 1,882 (5.7%) 20.2% Điện mặt trời 59 (0.9%) 138 (1.8%) 313 (2.7%) 552 (3.2%) 1,364 (4.1%) 15.3% Gió 106 (1.7%) 220 (2.9%) 1,084 (9.2%) 2,035 (11.6%) 4,155(12.6%) 18.1% Sinh học 518 (8.1%) 987 (13.0%) 2,210 (18.8%) 4,211 (24.0%) 10,357 (31.4%) 14.6% Thủy điện 946 (14.9%) 972 (12.8%) 1,071 (9.1%) 1,165 (6.6%) 1,447 (4.4%) 1.9% Địa nhiệt 9 (0.1%) 43 (0.6%) 280 (2.4%) 544 (3.1%) 1,261 (3.8%) 25.5% Đại dương 0 (0.0%) 70 (0.9%) 393 (3.3%) 907 (5.2%) 1,540 (4.7%) 49.6% Rác thải 4,688 (73.7%) 5,097 (67.4%) 6,316 (53.8%) 7,764 (44.3%) 11,021 (33.4%) 4.0% TỔNG CỘNG 6,360 7,566 11,731 17,520 33, % Thị phần trên tổng cung năng lượng sơ cấp quốc gia 2.58% 2.98% 4.33% 6.08% 11.0% Nguồn: MKE, 2008d Là phương tiện để đạt được các mục tiêu triển khai, Kế hoạch cơ bản lần thứ ba đề xuất thực hiện ba chiến lược ưu tiên sau đây: (1) Tạo điều kiện đổi mới công nghệ NRE và công nghiệp hóa; (2) Đẩy mạnh triển khai NRE thông qua các chương trình xúc tiến đa dạng và áp dụng cơ chế thị trường; và (3) Tăng cường cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ triển khai NRE. Đổi mới công nghệ NRE và Công nghiệp hóa.như đã nói ở trên, Kế hoạch cơ bản lần thứ ba có mục đích thay đổi cơ chế từ đẩy mạnh triển khai sang thúc đẩy phát triển công nghệ, dựa trên những bài học từ những lần kế hoạch trước (cụ thể là Kế hoạch cơ bản lần thứ hai), cho thấy rằng nếu không có những mục tiêu cụ thể về đột phá công nghệ, thì việc triển khai NRE sẽ không có tính thực tế và không thể thực hiện được. Vì thế, lộ trình kỹ thuật và lộ trình sản phẩm cho từng nguồn NRE đã được vạch ra, đưa ra những kế hoạch cụ thể về việc đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn (đến năm 2010), trung hạn (đến năm 2020), và dài hạn (đến năm 2030) về đổi mới công nghệ và công nghiệp hóa 4. Chính phủ hỗ trợ các hoạt động R&D không chỉ bằng cách cung cấp ngân sách cần thiết, mà còn xây dựng những địa điểm trình diễn thí điểm hoặc thử nghiệm để tạo cơ hội cho các ngành công nghiệp thử nghiệm công nghệ của mình. Ngoài ra, chính phủ cũng chú trọng vào việc thiết lập một tiêu chuẩn chứng nhận công nghệ Hàn Quốc cho các sản phẩm NRE tương đương với các tiêu chuẩn toàn cầu để đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Áp dụng cơ chế thị trường. Kế hoạch cơ bản lần thứ ba nhấn mạnh rằng việc triển khai NRE phải do khu vực tư nhân dẫn dắt dựa trên nguyên tắc thị trường, từ đó đề xuất loại bỏ hoàn toàn cơ chế Trợ giá điện (FIT) của chính phủ và áp dụng Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS). Ngoài ra, chính phủ 4 Lưu ý rằng những lộ trình này đóng vai trò làm cơ sở cho những hoạt động chính sách và chương trình thuộc Chương trình nghị sự công nghệ xanh mô tả ở Chương 3 của báo cáo này. 97

108 cũng tập trung tăng cường nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức nhà nước trong việc đầu tư vào các hệ thống NRE, và lập ra các hệ thống chứng nhận NRE (ví dụ như chứng nhận tòa nhà xanh) để cung cấp tín chỉ về các sáng kiến tự nguyện cho việc triển khai NRE. Tuy nhiên, các trợ cấp của chính phủ cho việc triển khai NRE ở cấp độ hộ gia đình và cộng đồng như Dự án một triệu nhà xanh vẫn tiếp tục thực hiện. Một số nội dung quan trọng trong quá trình triển khai các kế hoạch hành động này bao gồm: Đảm bảo rằng việc triển khai NRE đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người sử dụng và đảm bảo tính khả thi tài chính của đầu tư thông qua việc duy trì sự cạnh tranh giữa các nguồn NRE; Nâng cao vai trò của chính quyền địa phương thông qua hỗ trợ phát động các sáng kiến triển khai NRE, được theo dõi và đánh giá định kỳ bởi chính quyền trung ương; Tăng cường theo dõi các hệ thống NRE đang hoạt động (những hệ thống đã được lắp đặt thông qua các chương trình trợ cấp của chính phủ); và Tăng cường sự hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển công nghệ NRE và triển khai NRE; ví dụ, sự hỗ trợ của chính phủ cho các chương trình triển khai NRE sẽ được nhân rộng và thực hiện một cách kịp thời và đáp ứng được mức độ thương mại hóa công nghệ ngày một tăng cao. Tăng cường cơ sở hạ tầng cơ bản. Một số quy định hành chính, pháp lý, và thể chế được đề xuất bởi Kế hoạch cơ bản lần thứ ba như một phương tiện để tăng cường cơ sở hạ tầng cơ bản cần thiết cho việc triển khai NRE. Quan trọng nhất là nguồn vốn cho năng lượng tái tạo được khởi tạo với sự hỗ trợ của nguồn tiền ban đầu của chính phủ để thu hút nguồn tài chính từ tư nhân đầu tư cho NRE. Ngoài ra, chính phủ đã đề xuất tổ chức tham vấn định kỳ với các nhà lãnh đạo công nghiệp NRE để có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của thị trường, xác định và cải thiện các rào cản về quy định, và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư vào NRE. Để giúp các ngành công nghiệp NRE nâng cấp quy mô và có sức cạnh tranh hơn, chính phủ đã cam kết thực hiện các chiến dịch công để thúc đẩy NRE như là nguồn năng lượng có thể thực hiện được và hỗ trợ tài liệu học tập của các trường đại học có liên quan đến việc đào tạo các chuyên gia về NRE. 2.4 Thiết lập mục tiêu Như đã nói ở trên, Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra một loạt các chiến lược và chính sách bền vững để cải thiện hiệu quả năng lượng của quốc gia và sử dụng năng lượng sạch, đảm bảo rằng quá trình này đem lại nhều cơ hội để phát triển các động lực tăng trưởng mới. Bảng 5: Ví dụ về một lộ trình kỹ thuật (điện mặt trời) trong Kế hoạch cơ bản lần thứ ba về Phát triển và Triển khai công nghệ NRE Ngắn hạn (đến 2010) Trung hạn (đến 2020) Dài hạn (đến 2030) Mục tiêu A - Đơn giá phát điện 300 won/kwh 150 won/kwh 90 won/kwh Mục tiêu B - Đơn giá mua hệ thống 6,000 won/watt 3,000 won/watt 1,500 won/watt Quy mô các hoạt động R&D để cải thiện hiệu quả của quá trình chế tạo mô đun điện mặt trời crystalline silicon, và phát triển công nghệ sản xuất mô đun a-si PV R&D để hỗ trợ tích hợp công nghệ, thương mại hóa, lập chuỗi cung ứng, và hệ thống hóa dây chuyền sản xuất mô đun điện mặt trời Thương mại hóa do khu vực tư nhân thực hiện, thông qua sản xuất chi phí thấp và sửa đổi các hệ thống với nhiều công suất và đặc điểm khác nhau Nguồn: MKE, 2008d 98

109 Cục Hiệu quả năng lượng, được thành lập trực thuộc MKE vào tháng 7/2009, là đơn vị đứng đầu đưa ra các chỉ đạo và theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp của chính phủ về quản lý nhu cầu năng lượng. Khi MKE được sáp nhập vào MOTIE năm 2013, Cục này được đổi tên thành Cục Chính sách quản lý nhu cầu năng lượng và thời gian hoạt động của nó được kéo dài đến 16/7/2015 (ban đầu là 3 năm). Mặt khác, Tập đoàn quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO) đi đầu trong việc thực thi các biện pháp chính sách, bao gồm các chương trình điều tra quản lý năng lượng, Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO), và các chiến dịch tiết kiệm năng lượng. Trong khi đó, đơn vị con là Trung tâm năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NREC), thực hiện các biện pháp để xúc tiến việc triển khai NRE, chẳng hạn như chương trình chứng nhận cho các hệ thống NRE, chương trình trợ giá điện, bắt buộc sử dụng NRE với các tòa nhà công cộng, và chương trình hỗ trợ triển khai NRE. Sau Kế hoạch cơ bản về Năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ), các mục tiêu chủ yếu của ngành năng lượng mà Kế hoạch quốc gia 5 năm đặt ra cho tăng trưởng xanh tập trung vào việc nâng cao cường độ năng lượng và thị phần của NRE. Việc đạt được các mục tiêu này không chỉ có tầm quan trọng rất lớn đối với việc chuyển đổi sang một nền kinh tế tinh gọn hơn được thúc đẩy bởi những động lực tăng trưởng mới, mà còn quan trọng đối với việc thiết lập và thực hiện các mục tiêu quốc gia về phát thải khí nhà kính. Có thể nói rằng những mục tiêu và chiến lược của ngành năng lượng đặt ra năm 2008 đã tạo ra tinh thần và nhịp độ cho các chính sách và hoạt động sau này của Hàn Quốc được hoạch định trong sáng kiến về tăng trưởng xanh carbon thấp. 3. Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Các chương trình và chính sách về Năng lượng tái tạo Do sự gia tăng nhận thức về môi trường và giá dầu tăng vọt, Hàn Quốc đã thể hiện sự quan tâm rất lớn đến các chính sách và đầu tư liên quan đến năng lượng mới và năng lượng tái tạo (NRE). Trong bối cảnh này, nhiều chương trình đang được tiến hành để sử dụng NRE nhằm đạt được sự tự chủ về năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, và thích nghi với biến đổi khí hậu. Hàn Quốc ban đầu thực hiện chương trình trợ giá điện (FIT), là một chương trình ưu đãi để thúc đẩy sự tham gia tự nguyện vào phân phối năng lượng tái tạo vào đầu những năm 2000, là thời điểm được đánh dấu bởi sự thương mại hóa nhanh chóng của NRE. Tuy nhiên, sau 10 năm triển khai, chính phủ đã chuyển từ FIT sang chính sách Tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo (RPS), quy định tỉ lệ NRE trong tổng cung năng lượng. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đề xuất thực hiện chính sách Tiêu chuẩn năng lượng tái tạo (RFS), có hiệu lực vào năm 2015, yêu cầu các nhà máy lọc dầu phải pha trộn nhiên liệu sinh học vào các sản phẩm của họ. Nhiều chính sách khuyến khích sự tham gia tự nguyện của NRE ở các ngành phi công nghiệp cũng đang được tiến hành ở cấp địa phương (tham khảo Chương 7 về Đất nước xanh và Giao thông xanh). Những biện pháp chính sách đa dạng đó thể hiện được những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc giải quyết thiếu hụt tài chính trong ngành công nghiệp NRE để giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tự chủ năng lượng. Trong khi NRE vẫn bị coi là ít có tính khả thi về kinh tế với những thiếu hụt lớn về phát triển công nghệ, nhưng triển vọng phát triển của nó trong tương lai lại rất lớn. Vì vậy, việc phát triển đầu tư, nghiên cứu & phát triển, và các chính sách tạo điều kiện khác có ý nghĩa rất quan trọng để hiện thực hóa tiềm năng này. Bảng 6: Các mục tiêu năng lượng trong Kế hoạch 5 năm Mục tiêu hàng năm Cường độ năng lượng (TOE/triệu won) Thị phần NRE (% tổng cung năng lượng sơ cấp quốc gia) Thị phần của Hàn Quốc trên thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu (%) Nguồn: PCGG, 2009b 99

110 3.1.1 Chính sách trợ giá điện Chương trình trợ giá điện là một cơ chế chính sách mà trong đó chính phủ đền bù cho các nhà sản xuất điện (nhà SX) mức chênh lệch giá giữa giá thị trường và chi phí sản xuất khi giá giao dịch thấp hơn giá tiêu chuẩn (giá do chính phủ đặt ra). Trong chính sách này, chính phủ bắt buộc các nhà vận hành hệ thống mua toàn bộ điện tái tạo được sản xuất tại chỗ từ các nhà SX điện địa phương với các mức giá cụ thể (giá cố định) và bán cho người sử dụng. Trong quá trình này, chính phủ sẽ trợ giá cho các nhà SX điện trong giai đoạn từ 15 đến 20 năm. Giá mua tiêu chuẩn đối với điện tái tạo được giảm dần theo nhiều giai đoạn, có xét đến tính khả thi hoặc khả năng lợi nhuận tăng dần của các khoản đầu tư từ sự tiến bộ của công nghệ NRE. Hàn Quốc đã áp dụng chương trình trợ giá điện vào năm 2002 để tăng cường triển khai NRE và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp (sản xuất) và dịch vụ (kỹ thuật) nội địa. Khó khăn chính đối với việc vận hành hiệu quả chương trình này là làm thế nào đảm bảo được rằng tiền điện theo giá thị trường và tiền trợ giá điện được duy trì ở mức sát với chi phí sản xuất điện tái tạo thực tế. Mức độ trợ giá được xác định một cách tự động bởi giá tiêu chuẩn do nhà nước đặt ra, do đó việc định giá hợp lý là rất quan trọng để thị trường có thể hoạt động. Điều này có nghĩa là những mức giá chuẩn quá thấp có thể sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư và những mức giá quá cao có thể dẫn đến sự tăng cao đột biến về phát triển NRE, có thể làm méo mó phân bổ nguồn lực và tạo ra chi phí xã hội. Như vậy, chương trình này một mặt có hiệu quả trong việc giảm nhẹ rủi ro đầu tư nhưng mặt khác hệ thống giá tiêu chuẩn lại rất phức tạp do sự bất ổn định của thị trường. biến động giá tiêu chuẩn, và gánh nặng ngân sách dài hạn của trợ giá điện với rủi ro lớn thuộc về chính phủ. Thực hiện Hình 6 trình bày quy trình trợ giá sản xuất điện của các nhà máy điện NRE trong chương trình Trợ giá điện. Một bước quan trọng trước khi vận hành thương mại các nhà máy điện này là các nhà SX điện phải xin được phê duyệt của Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc (KEMCO) thông qua khảo sát hiện trường và xem xét hồ sơ để xác định điều kiện hợp lệ tham gia vào chương trình trợ giá điện. Đánh giá của KEMCO là cơ sở để thiết lập giá tiêu chuẩn áp dụng, được thể hiện trong Thỏa thuận mua điện (TTMĐ) giữa nhà SX điện và Tập đoàn điện lực Hàn Quốc (KEPCO) hoặc Sàn giao dịch điện Hàn Quốc (KPX). TTMĐ quy định các yêu cầu pháp lý về việc ưu tiên mua điện được tạo ra từ NRE. Lượng điện được mua dựa trên TTMĐ là cơ sở để các nhà SX điện nhận được trợ giá. Để duy trì được sự rõ ràng và minh bạch trong thanh toán tiền trợ giá, các nhà SX điện phải lắp đặt các hệ thống đo đếm được kiểm chứng để theo dõi lượng điện được tạo ra từ các nguồn năng lượng hoặc các cơ sở khác nhau. Các nhà SX điện cũng phải cung cấp số liệu chi tiết hàng ngày liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ và cung cấp điện trong bản đăng ký (hoặc sử dụng thiết bị ghi tự động) để phục vụ mục đích lưu trữ. Chương trình trợ giá điện đã nhận được sự ủng hộ ở nhiều nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ và Nhật để hỗ trợ ngành công nghiệp NRE nội địa phù hợp với việc thực hiện giảm phát thải khí nhà kính. Những trường hợp thành công đã cho thấy rằng trợ giá điện có thể khuyến khích triển khai NRE thông qua giảm thiểu rủi ro đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà SX điện nhỏ và vừa tạo ra việc làm cho địa phương và thúc đẩy sự đa dạng các nguồn lực NRE bằng cách quản lý các giá tiêu chuẩn để phản ánh được những khiếm khuyết về công nghệ và khả thi của các nguồn năng lượng khác nhau. Tuy nhiên, chương trình này đã bị chỉ trích do khó khăn trong việc thiết lập giá tiêu chuẩn phù hợp, dự báo ngân sách vận hành cần thiết và tác động của nó, sự nhạy cảm của các nhà SX điện với 100

111 Hình 6: Quy trình vận hành chương trình trợ giá điện Phê duyệt dự án Duyệt dự án nhà máy điện (MKE, chính quyền địa phương) Duyệt xây dựng cơ sở (chính quyền địa phương) Duyệt sử dụng đường truyền tải (KEPCO) Đăng ký vào thị trường giao dịch điện (Sàn giao dịch điện Hàn Quốc) Mua điện Duyệt Kế hoạch dự án (chính quyền địa phương) Báo cáo thực hiện dự án (MKE, CQ địa phương) Hoàn thành xây dựng nhà máy (MKE, CQ địa phương) Họp trước khi phê duyệt trợ giá (Sàn GD điện Hàn Quốc) Họp Đưa trước nhà máy khi phê vào duyệt hoạt trợ độngiá (Hợp(Sàn tác an GD toàn điện điện Hàn Hàn Quốc) Quốc) Power Purchase Thông báo nhà máy bắt đầu hoạt động (MKE, CQ địa phương) Vận hành thương mại của nhà máy (Nhà vận hành) Kiểm tra cơ sở để xác định tính hợp lệ tham gia vào Trợ giá điện (KEMCO) Ký Thỏa thuận mua điện (KEPCO) Thanh toán tiền trợ giá (Sàn GD điện Hàn Quốc, KEPCO) Nguồn: KEMCO, 2014 Tiền trợ giá thanh toán cho các nhà SX điện được tính bằng cách nhân số tiền chênh lệch giữa giá tiêu chuẩn của NRE và giá giao dịch hệ thống (SMP) 5 với lượng điện được mua bán. Khối lượng mua bán phù hợp với lượng điện được cung cấp ra thị trường bởi các nhà SX điện, trừ đi lượng điện tiêu thụ khi vận hành nhà máy điện. Nói chung, giá tiêu chuẩn đã thống nhất trong TTMĐ được áp dụng trong vòng 15 năm kể từ khi bắt đầu hoạt động nhưng giai đoạn này có thể được kéo dài thành 20 năm đối với nhà máy điện mặt trời (có hiệu lực từ tháng 10 năm 2008). Giá tiêu chuẩn và thời hạn áp dụng có thể được điều chỉnh khi xem xét đến sự thay đổi về giá dầu, tiến độ công nghệ, thương mại hóa, và các kết quả giao dịch điện. Điều này có nghĩa là những nhà SX điện nhận được trợ giá trước khi điều chỉnh giá sẽ được áp dụng giá tiêu chuẩn khi họ tham gia lần đầu vào chương trình này, và giá ban đầu sẽ có hiệu lực trong 15 năm. Các nhà vận hành nhà máy điện NRE có thể tiếp tục bán điện cho chính phủ với giá SMP ngay cả sau khi giai đoạn đảm bảo trong TTMĐ đã hết hạn. Giá tiêu chuẩn của các nguồn NRE áp dụng cho tất cả các nhà SX điện được tính toán dựa trên các tiêu chí sau đây, và được sửa đổi khi cần bởi Bộ Thương mại, Công nghiệp, và Năng lượng (MOTIE): Các chi phí chung liên quan đến xây dựng, vận hành và bảo trì (O&M) nhà máy điện NRE, lợi nhuận thu về từ đầu tư xây dựng cơ bản, và các mức thuế và phí dịch vụ công cộng. 5 Giá giao dịch hệ thống (SMP) là giá giao dịch điện thiết lập bởi KEPCO, cơ sở điện lực lớn nhất của Hàn Quốc. 101

112 Hệ số công suất phát điện, tuổi thọ của nhà máy, hệ số an toàn của nhà máy (AMF), và mức tiêu thụ năng lượng của nhà máy Trình độ thương mại hóa công nghệ NRE và điều kiện triển khai ra thị trường Chi phí mà nhà SX điện phải trả khi sử dụng hệ thống truyền tải và phân phối Mức độ thương mại hóa và triển khai các công nghệ NRE Giá cung cấp thực tế năng lượng điện tạo ra từ NRE trên thị trường điện Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi vận hành chương trình trợ giá điện là hạn ngạch mua điện được áp cho từng nguồn năng lượng. Chính phủ đặt ra giới hạn về việc ưu tiên mua điện được tạo ra từ các nguồn NRE khác nhau để tận dụng tối đa nguồn ngân sách hạn hẹp được phân bổ cho chương trình này. Ví dụ như, trợ giá điện ở Hàn Quốc chỉ áp dụng đối với việc lắp đặt các công trình điện mặt trời, điện gió, và pin nhiên liệu đã được phê duyệt trước khi đạt đến trần công suất cộng dồn lần lượt là 500 MW, 1,000 MW, và 50 MW. Chính phủ đã tìm cách tăng dần hạn ngạch trong khi giảm giá tiêu chuẩn, cân nhắc việc đẩy mạnh sản lượng thị trường nội địa để giảm chi phí xây dựng ban đầu. Các mức giá tiêu chuẩn được áp dụng cho các nguồn NRE được trình bày trong Bảng 6 và 7. Là một công cụ để đảm bảo sự công bằng và giải quyết sự chênh lệch giữa các nguồn năng lượng và bối cảnh phát triển, các giá tiêu chuẩn được lập ra dựa trên một số yếu tố bao gồm công suất lắp đặt, vị trí lắp đặt, và điều kiện phát điện. Lưu ý rằng các nhà SX điện từ hydro, chất thải, và năng lượng sinh học được cho lựa chọn thiết lập giá cố định hoặc giá thay đổi. Họ cũng được trao cơ hội chuyển đổi giữa các lựa chọn trong suốt thời hạn của TTMĐ. Ngoài ra, mức giá tiêu chuẩn cũng được giảm hàng năm đối với điện được tạo ra từ năng lượng mặt trời (4%), gió (2%), và pin nhiên liệu (3%) để đảm bảo rằng các giá tiêu chuẩn này liên tục phản ánh được lợi nhuận tăng cao của các khoản đầu tư vào công nghệ tiên tiến; tuy nhiên, mức giảm hàng năm này không áp dụng với những giá đã thống nhất trong TTMĐ hiện có. MOTIE là cơ quan giám sát chương trình trợ giá còn KEMCO (và đơn vị trực thuộc là Trung tâm năng lượng mới và năng lượng tái tạo - NREC) chịu trách nhiệm triển khai trên thực tế. Cần lưu ý rằng MOTIE quản lý Quỹ công nghiệp điện, là một nguồn trợ giá của chính phủ. Quỹ này có nguồn thu từ thuế và phí điện công cộng có vai trò như một phương tiện đảm bảo nguồn tài chính để hỗ trợ và duy trì công nghiệp năng lượng của quốc gia. Bảng 7: Giá tiêu chuẩn áp dụng cho điện tạo ra từ năng lượng mặt trời (tính đến 2010) Đơn vị=won/kwh Địa điêm Thời hạn đảm bảo (năm) Dưới 30 kw 30 kw kw Công suất lắp đặt 200 kw - 1 MW 1 MW - 3 MW Trên 3 MW Nói chung Tòa nhà Nguồn: KEMCO,

113 Tiền của quỹ này cũng dùng để đáp ứng các nhu cầu công cộng khác nhau, chẳng hạn như đầu tư vào điện khí hóa nông thôn và các hoạt động nghiên cứu & phát triển để cải thiện công nghệ và dịch vụ năng lượng. Tổng công ty an toàn điện Hàn Quốc (KESCO), một đơn vị nhà nước được chỉ định để tiến hành công tác kiểm tra trước khi xây dựng các cơ sở NRE, là một đơn vị quan trọng tạo điều kiện cho sự thành công của chương trình vì nó đảm bảo sự tuân thủ với các tiêu chuẩn an toàn và yêu cầu kỹ thuật trong các nhà máy NRE. Các văn phòng chính quyền địa phương có quyền phê duyệt dự án, thi công nhà máy NRE và đưa nhà máy vào hoạt động có vai trò chủ chốt nhất là trong việc giải quyết các lo ngại của cộng đồng địa phương đối với các đề xuất phát triển này. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Kể từ khi bắt đầu chương trình trợ giá vào năm 2002, đã có nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt là MW được hưởng trợ giá. Rõ ràng là, chương trình này đã thành công trong việc đẩy mạnh triển khai NRE bất chấp sự hoài nghi của công chúng. Chương trình trợ giá đã tạo điều kiện cho việc khai thác các nguồn năng lượng tái tạo tự nhiên như gió và mặt trời, hiện vẫn đang tiếp tục được thực hiện với khả năng sinh lợi tương đối thấp. Việc hoàn thành và vận hành các nhà máy điện gió quy mô lớn ở Gangwon (công suất 98 MW) và ở Yeongdeok (công suất 39,6 MW) từ năm 2005 đến 2006 đã đánh dấu một kỷ nguyên mới về năng lượng sạch ở Hàn Quốc. Năm 2008, việc lắp đặt các nhà máy điện mặt trời đã đạt được mức tăng trưởng ấn tượng là 257 MW công suất lắp đặt. Năm 2011, tổng số tiền trợ giá dành cho các nhà SX điện đạt 1,1 nghìn tỷ won và tổng lượng điện được trợ giá trong chương trình trợ giá là GWh. Mặc dù không có đơn vị nào mới tham gia vào chương trình khi nó được lặp lại vào năm 2012, khoản tiền trợ giá dự kiến vẫn ở mức trên 300 tỷ won trong những năm tới vì các TTMĐ hiện tại có hiệu lực từ15-20 năm. Bảng 8: Giá tiêu chuẩn áp dụng cho điện không được tạo ra từ năng lượng mặt trời (tính đến 2011) Nguồn Công suất Yêu cầu bổ sung Giá tiêu chuẩn Ghi chú Cố định Đơn vị=won/kwh Ghi thay Gió 10 kw hoặc hơn Tỉ lệ giảm: 2% Thủy điện nhỏ 5 MW hoặc thấp hơn Trên 1 MW SMP+15 Thủy điện Dưới 1 MW SMP+20 Trên 1 MW SMP+5 Đa mục đích Dưới 1 MW SMP+10 Đốt rác Rác thải (nhiên liệu từ chất thải) Năng lượng sinh học LFG Khí sinh học 20 MW hoặc thấp hơn 50 MW hoặc thấp hơn 50 MW hoặc thấp hơn 50 MW hoặc thấp hơn - SMP+5 - SMP+15 Over 20 MW SMP+ 5 Below 20 MW SMP+10 Over 150 kw SMP+20 Below 150 kw SMP+25 Thị phần nhiên liệu hóa thạch dùng cho phát điện phải được duy trì ở mức dưới 30% Sinh khối 50 MW hoặc thấp hơn Ligneous biomass SMP+15 Năng lượng đại dương Thủy triều 50 MW hoặc thấp hơn Thủy triều tối đa trên 8,5m Thủy triều tối đa dưới 8,5m Lắp đặt trên đê Không có đê Lắp đặt trên đê Không có đê Fuel Cells 200 MW hoặc thấp hơn Dựa trên khí sinh học Dựa trên các nhiên liệu khác Tỉ lệ giảm: 3% Nguồn: KEMCO,

114 Bảng 9: Kết quả hàng năm của chương trình trợ giá điện Hạng mục Total Lượng điện tạo ra (GWh) , , , ,111.5 Khoản trợ giá (tỷ won) ,141.0 Số lượng nhà máy điện ,128 Công suất lắp đặt (MW) ,054.4 Nguồn: KEMCO, 2012 Bảng 9: Kết quả hàng năm của chương trình trợ giá điện 1,200,000 Đơn vị: kw 1,000, , , , , Hydro LFG Gió Mặt trời Pin NL Khí SH Sinh khối Rác thải Tổng Nguồn: KEMCO, 2012 Trên quan điểm giá trị kinh tế, kinh nghiệm của Hàn Quốc đã đưa ra bằng chứng cụ thể rằng việc trợ cấp cho chi phí vận hành có thể có hiệu quả như trợ cấp cho chi phí đầu tư ban đầu. Năm 2010, Văn phòng ngân khố quốc gia đã ra một báo cáo so sánh hiệu quả chi phí của các chương trình trợ giá của chính phủ dành cho việc triển khai NRE (xem Bảng 9), trong đó nhiều chương trình trợ giá cho xây dựng công trình thông qua các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc vay lãi suất thấp, chiếm khoảng 60% chi tiêu ngân sách. 104

115 Lượng điện tạo ra trên một đơn vị công suất của nhà máy khi hoạt động tương đối cao so với lượng điện được trợ giá trong chương trình trợ giá điện. Những kết quả này cho thấy chương trình trợ giá điện đã tạo điều kiện cho các nhà SX điện như thế nào để họ không ngừng nỗ lực trong việc bảo trì và quản lý nhà máy để tối đa hóa lợi nhuận, vì lượng điện tạo ra có liên quan với dòng doanh thu. Ngược lại, những nhà SX điện được hưởng lợi từ trợ giá khi xây lắp các cơ sở NRE có nhiều khả năng bỏ qua hiệu suất vận hành của nhà máy vì nhà máy đã được xây dựng và vận hành. Khi nhận thức được mục đích chính của việc tăng cường triển khai NRE ở Hàn Quốc thông qua chương trình trợ giá điện là để thúc đẩy công nghiệp và dịch vụ nội địa nhất là công nghiệp chế tạo thì điều quan trọng là hiểu được cách thức mà chương trình này giúp đạt được mục tiêu như thế nào. Trong những giai đoạn đầu của công nghiệp NRE ở Hàn Quốc, chương trình trợ giá điện đã đóng vai trò tích cực trong việc hiện thực hóa sự tăng trưởng nhanh về doanh thu và việc làm. Chính phủ đã nhìn ra tiềm năng lớn của hàng hóa NRE sẽ trở thành hạng mục xuất khẩu cạnh tranh tiếp theo của quốc gia. Tuy nhiên, tổng doanh thu xuất khẩu gần đây đã giảm xuống do thiếu tiến triển trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu trên quy mô toàn cầu. Các tua bin gió với các công suất khác nhau (750kW, 1.5MW, 2MW) đã đạt đến giai đoạn thương mại hóa và sản xuất hàng loạt bởi các công ty trong nước, trong khi liên kết chiều dọc về sản xuất các hệ thống điện mặt trời lại đạt được ở trong nước. Bảng 10: Hiệu suất vận hành của các cơ sở điện mặt trời: chương trình trợ giá mua điện so với trợ cấp xây lắp Loại Chương tình chính phủ Công suất lắp đặt trung bình trên một cơ sở Hiệu suất (kwh/kw) Hiệu suất so với công suất thiết kế Chương trình nhà xanh % Trợ cấp xây lắp Chương trình triển khai tổng hợp 25 1,037 76% Chương trình triển khai vùng 72 1,161 85% Trợ cấp chi phí vận hành Chương trình trợ giá mua điện 322 1, % Nguồn: Văn phòng ngân khố quốc gia, 2010 Hình 8: Tăng trưởng của ngành NRE nội địa giai đoạn Số công ty Tổng doanh thu (nghìn tỷ won) Số lượng việc làm (trăm) Doanh thu xuất khẩu (nghìn tỷ USD) Nguồn: KNREC, 2014b 105

116 Tuy nhiên, việc áp dụng chương trình trợ giá điện ở Hàn Quốc cũng có những hạn chế. Các sản phẩm NRE không cạnh tranh được về giá với những nước xuất khẩu hàng đầu, đặc biệt là Trung quốc. Khi so sánh với những hình thức khuyến khích trực tiếp khác dành cho ngành công nghiệp NRE chẳng hạn như khuyến khích về thuế và trợ cấp chi phí tiện ích như chính phủ Trung Quốc đã thực hiện thì những lợi ích của chương trình trợ giá điện đem lại cho ngành công nghiệp NRE lại phát sinh gián tiếp từ việc kích thích nhu cầu thị trường. Cần lưu ý rằng một tỷ lệ lớn những người được hưởng lợi trong chương trình trợ giá điện là các nhà thầu xây dựng và nhà SX điện và việc họ ưu tiên sử dụng những mặt hàng rẻ và tin cậy trên thị trường đương nhiên dẫn đến việc phụ thuộc vào hàng nhập khẩu. Theo Viện doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc, tính đến năm 2010, 46,6% các hạng mục của nhà máy điện mặt trời lắp đặt nội địa là hàng nhập khẩu. Về nhiều phương diện, ngành công nghiệp NRE của Hàn Quốc (đặc biệt là các hãng nhỏ) có năng lực hạn chế trong việc theo kịp với sự đổi mới công nghệ và sản xuất hàng loạt cần thiết để đáp ứng được nhu cầu trong nước (Kim, 2010). Năm 2008, chính phủ đã quyết định giảm giá tiêu chuẩn và duy trì chương trình trợ giá điện cho đến cuối năm Ở năm sau đó, Tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo (RPS), là tiêu chuẩn yêu cầu các nhà SX điện phải dành một tỉ lệ nhất định cho năng lượng tái tạo trong các nguồn năng lượng của họ, đã thay thế chương trình trợ giá điện. Tuy nhiên, cam kết của chính phủ về việc loại bỏ chương trình trợ giá điện đã dấy lên sự tranh cãi vì chương trình này đã có vai trò rất quan trọng trong việc xúc tiến NRE, nâng cao đáng kể nhận thức của công chúng. Công chúng cũng thấy sự chuyển dịch này đi ngược lại với xu thế toàn cầu vì chương trình trợ giá điện đang nhanh chóng giành được sự ủng hộ ở nhiều quốc gia. Gánh nặng tài chính ngày càng tăng của việc trợ giá điện là nguyên nhân chính cho sự chấm dứt này. Năm 2008, tổng số tiền trợ giá điện đã tăng 4,5 lần so với năm trước. Ngoài ra, thiết kế của chương trình trợ giá điện đã dẫn đến sự tăng vọt về số lượng các nhà máy điện mặt trời, có lợi nhuận tương đối thấp xét về mặt phát điện. Lượng điện trung bình được tạo ra trên một triệu won trợ giá (trong toàn bộ giai đoạn triển khai trợ giá điện) là 1.92 MWh đối với điện mặt trời, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 8,86 MWh của các nguồn NRE khác (xem Bảng 10). Để giải quyết tình trạng này, chính phủ đã thực hiện các biện pháp vào năm 2009 (năm mà số lượng các nhà máy điện mặt trời tăng vọt) bằng cách giới hạn công suất của các nhà máy điện mặt trời và loại bỏ các dự án điện mặt trời khỏi danh sách được trợ cấp bởi 8 công ty năng lượng nhà nước. Sự can thiệp này của nhà nước cho thấy khó khăn trong việc duy trì hiệu quả của chương trình, bị ảnh hưởng chủ yếu bởi tỉ lệ tăng trưởng lợi nhuận do tiến bộ công nghệ đem lại. Cần lưu ý là nhiều yêu cầu chính sách liên quan đến việc áp dụng các giá tiêu chuẩn được mô tả trong Bảng 8 và 9 (như tỉ lệ giảm, địa điểm lắp đặt, và tình trạng phát điện) là những biện pháp đối phó với quy định giá chuẩn ban đầu. Hơn nữa, một yếu tố khác dẫn tới việc chấm dứt chính sách trợ giá điện chính là sự thúc đẩy cạnh tranh giữa các nhà SX điện. Vì chương trình Tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo (RPS) được kết hợp với việc mua bán Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC), nên nó được kỳ vọng là sẽ khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nhà SX điện để nâng cao hiệu quả chi phí của các khoản đầu tư vào NRE. Ngoài ra, RPS sẽ tạo ra sự cạnh tranh tốt hơn giữa các nguồn NRE vì nó không hạn chế hạn ngạch cho việc phát triển Tiêu chuẩn tỉ lệ năng lượng tái tạo (RPS) RPS là một chính sách thị trường quy định lượng năng lượng tái tạo được cung cấp ra thị trường, cùng với thời hạn để đáp ứng các tiêu chuẩn này. RPS đã được áp dụng bởi một số nước phát triển, bao gồm Mỹ, Anh, Thụy điển và Canada. Trong chương trình RPS ở Hàn Quốc, các nhà SX điện có nghĩa vụ phải tạo ra NRE được lựa chọn cách thức thực hiện việc này bằng cách tham gia trực tiếp vào xây dựng các nhà máy NRE hoặc mua Chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC). Các nhà bán lẻ năng lượng không có nghĩa vụ trong RPS vì thị trường này độc quyền bởi khu vực công ở Hàn Quốc. Trong quá trình loại bỏ dần chương trình trợ giá điện hướng tới tạo ra năng lượng xanh, chính phủ Hàn Quốc đã nêu bật ba mục tiêu chính khi áp dụng RPS: (1) Mở rộng nguồn cung NRE của quốc gia; (2) Giảm nhẹ gánh nặng tài chính của chính phủ khi triển khai NRE; và (3) Hỗ trợ phát triển công nghiệp NRE nội địa. Trong khi chương trình trợ giá điện và RPS đều có cùng những mục tiêu như vậy, nhưng lại có sự khác biệt rõ ràng về cơ chế hoạt động và phương pháp tính giá. Chương trình trợ giá điện đóng vai trò như một cơ chế điều chỉnh giá trong đó lượng NRE được tạo ra trên thị trường phụ thuộc chủ yếu vào các giá chuẩn do chính phủ đặt ra. 106

117 Ngược lại, chương trình RPS đóng vai trò như một cơ chế điều chỉnh nhu cầu trong đó giá thị trường của NRE phụ thuộc chủ yếu vào quy định bắt buộc của chính phủ đối với lượng NRE cần thiết phải tạo ra. So với chương trình trợ giá điện, một chương trình khuyến khích, thì RPS là một chính sách pháp lý đem lại những ưu điểm là thúc đẩy cạnh tranh về giá giữa các nhà sản xuất NRE, giảm được gánh nặng tài chính của chính phủ, và giảm bớt khó khăn khi dự báo nguồn cung NRE, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc đạt được mục tiêu dài hạn (11% vào năm 2030). Tuy nhiên, chính sách này lại có rủi ro là chỉ hỗ trợ triển khai một số ít các nguồn NRE đem lại lợi nhuận cao nhất. Để có được sự chuyển tiếp thuận lợi, chính phủ Hàn Quốc đã thí điểm RPS bằng cách ký các Thỏa thuận về tỉ lệ năng lượng tái tạo (PRA) với sáu nhà SX của nhà nước, có hiệu lực từ 2009 đến Tuy nhiên, công tác chuẩn bị để áp dụng chính sách này chỉ được bắt đầu vào năm 2007 khi chính phủ thành lập Viện nghiên cứu công nghệ điện tử Hàn Quốc (KERI) để soạn thảo các quy định thi hành và rà soát các quy định pháp lý. Một loạt các hội thảo với các nhà lãnh đạo công nghiệp hàng đầu, các cuộc họp chuyên gia, và khảo sát công chúng đã được tổ chức trong giai đoạn , trước khi Tổ công tác về RPS được thành lập thuộc MKE với nhiệm vụ là triển khai toàn diện vào năm Sau khi trình Quốc hội vào cuối năm 2008, bản sửa đổi của Luật về Thúc đẩy sự phát triển, sử dụng, và phổ biến NRE để thay thế chương trình trợ giá điện và khởi động RPS đã được phê duyệt vào tháng 3 năm Thực hiện Áp dụng cho cả nhà SX điện nhà nước và tư nhân với công suất trên 500 MW (nhà SX điện mục tiêu), tính đến 2015 tổng cộng có 17 nhà SX điện tuân thủ theo RPS, với danh mục sản phẩm bao gồm tất cả các loại NRE theo phân loại của chính phủ. Mục tiêu 10% tổng lượng điện tạo ra vào năm 2022 sẽ đạt được thông qua việc tăng dần mục tiêu qua từng năm, bắt đầu từ 2% vào năm 2012 và tăng dần 0,5% từng năm cho đến năm 2016, sau đó là tăng 1% hàng năm cho đến khi đạt được mục tiêu. Cần lưu ý rằng con số này thực tế cao hơn so với mục tiêu tổng thể của quốc gia là đạt được 11% vào năm Trong các mục tiêu Bảng 11: Trọng số của REC đối với các nguồn NRE khác nhau Nguồn Trọng số Loại năng lượng và Tiêu chí Loại công trình Tiêu chí 1.2 Dưới 100 kw 1.0 Lắp đặt trên mặt đất nói chung Trên 100 kw Điện mặt trời 0.7 Trên 3,000 kw 1.5 Dưới 3,000 kw Lắp đặt trên cơ sở vật chất hiện có (ví dụ như tòa nhà) 1.0 Trên 3,000 kw 1.5 Lắp đặt nổi trên mặt nước 0.25 Chu trình hỗn hợp khí hóa tích hợp (IGCC), sử dụng phụ phẩm khí 0.5 Đốt rác hoặc khí bãi rác 1.0 Thủy điện, NL gió trên bờ, năng lượng sinh học, nhiên liệu từ chất thải rắn (RDF), khí hóa chất thải, và thủy triều (lắp đặt trên đê kè) 1.5 Sinh khối từ gỗ và năng lượng gió ngoài khơi (cự ly dưới 5 km) Other NRE 2.0 Pin nhiên liệu, năng lượng thủy triều 2.0 Trọng số cố định Gió ngoài khơi (cự ly trên 5 km), năng lượng địa nhiệt, năng lượng thủy triều (không có đê kè) Trọng số biến thiên 5.5 Năm hiệu lực Năm hiệu lực 2016 Hệ thống lưu trữ năng lượng (ESS) (tích hợp với cơ sở năng lượng gió) 4.5 Năm hiệu lực 2017 Nguồn: MOTIE, 2015b 107

118 tổng thể hàng năm, lượng cung NRE bắt buộc đối với từng nhà SX điện mục tiêu được tính toán dựa trên lượng điện tham khảo tạo ra trước đây (hay còn gọi là lượng điện ròng từ NRE). Dự kiến rằng điện mặt trời sẽ chịu tác động không tương xứng trong chương trình tiêu chuẩn RPS vì nó có tính khả thi tài chính tương đối thấp, chương trình RPS đã đưa ra điều khoản về cắt giảm dành riêng cho các hệ thống điện mặt trời có hiệu lực đến Điều khoản này yêu cầu các nhà SX điện mục tiêu phải cung cấp một lượng năng lượng nhất định được tạo ra từ điện mặt trời, tăng dần từ 276 GWh năm 2012 lên 1,971 GWh năm Để đáp ứng được những yêu cầu này, các nhà SX điện mục tiêu phải mua ít nhất 50% năng lượng (được tạo ra từ điện mặt trời) từ các nhà SX điện không nằm trong chương trình RPS (các nhà SX điện bên thứ ba). Quy tắc này phải được áp dụng có xem xét đến vấn đề là việc loại bỏ hoàn toàn chương trình trợ giá điện sẽ ảnh hưởng xấu đến những khoản đầu tư quy mô nhỏ vào điện mặt trời. Đặc điểm duy nhất để phân biệt RPS với chương trình trợ giá điện chính là việc mua bán chứng chỉ REC, là đơn vị giao dịch của năng lượng được tạo ra và cung cấp bởi NRE. Chứng chỉ REC được cấp cho những loại năng lượng được cung cấp bởi các cơ sở NRE bắt đầu hoạt động thương mại sau tháng 1 năm Các nhà SX điện mục tiêu được phép mua REC trên thị trường để đáp ứng các yêu cầu của họ. Nói cách khác, các nhà SX điện bên thứ ba được trao cơ hội để bán chứng chỉ REC của họ cho các nhà SX điện mục tiêu. Việc này sẽ tạo ra lợi nhuận ngoài việc bán điện cho KEPCO hoặc KPX. Hình 9: Tổng quan quá trình thực hiện RPS Chính phủ Cơ quan cấp chứng nhận Các nhà SX điện mục tiêu Người bán REC (những nhà SX không thuộc RPS) Xác định lượng NRE bắt buộc phải cung cấp Xây dựng cơ sở NRE Thông báo công khai lượng NNRE bắt buộc phải cung cấp Field investigation of NRE installations Kiểm tra hiện trường lắp đặt NRE Nộp đơn xin xây dựng cơ sở REC Phát hành và quản lý REC Nộp đơn xin phát hành REC Vận hành thị trường Thực hiện nghĩa vụ Bán REC Tính giá mua REC trung bình REC Market Xác nhận việc thực hiện Báo cáo kết quả thực hiện Thông báo công khai lượng NRE bắt buộc phải cung cấp Nộp tiền phạt Nguồn: MOTIE, 2015b 108

119 Lưu ý là một giá trị có trọng số được nhân với lượng NRE thực tế được cung cấp (MWh) để tính toán và cấp chứng chỉ REC. Biện pháp này nhằm thúc đẩy sự cân bằng giữa phát triển và triển khai công nghệ của tất cả các nguồn NRE thông qua kiểm soát số lượng chứng chỉ REC hiện có trên thị trường. Về nguyên tắc, trọng số được xem xét lại 3 năm một lần và được tính toán bằng cách xem xét đến nhiều yếu tố, bao gồm tác động môi trường, trình độ phát triển công nghệ, hiệu quả dự kiến đối với việc thúc đẩy công nghiệp NRE, đơn giá sản xuất, và tác động đến giảm khí nhà kính. Như trình bày trong Bảng 11, trọng số có thể khác nhau tùy theo từng nguồn năng lượng tái tạo và tình trạng lắp đặt cơ sở vật chất. RPS bắt đầu triển khai từ việc xác định lượng NRE mà các nhà SX điện mục tiêu cần phải tạo ra, là một quy trình được thực hiện bởi cơ quan cấp chứng nhận (NREC). Các con số tính toán được báo cáo lên và được phê duyệt bởi cơ quan có trách nhiệm của chính phủ (MOTIE) trước khi thông báo cho các nhà SX vào tháng 1 của năm triển khai. REC được phát hành hàng tháng và các nhà SX phải nộp đơn xin cấp ít nhất là 90 ngày trước khi kết thúc tháng mà lượng NRE tương ứng phải được cung cấp (REC có hiệu lực mua bán trong 3 năm kể từ ngày phát hành). Khi đáp ứng được các nghĩa vụ hàng năm thông qua phát hành REC trực tiếp (từ đầu tư trực tiếp vào xây dựng cơ sở NRE) và/hoặc mua REC từ thị trường, các nhà SX điện mục tiêu phải báo cáo kết quả hoạt động cho chính phủ. Các nhà SX điện mục tiêu sẽ về hưu sau khi nộp REC vì mục đích tuân thủ và KNRE sẽ loại họ ra khỏi danh mục các nhà SX mục tiêu trong hệ thống quản lý RPS trực tuyến. Nếu các mục tiêu hàng năm không đạt được thì một khoản tiền phạt sẽ được áp dụng, chủ yếu dựa trên lượng NRE chưa đạt được và giá thị trường trung bình của REC trong năm triển khai. Tuy nhiên, các nhà SX điện được phép vay tới 20% (trường hợp đặc biệt là 30% cho đến năm 2014) tổng lượng NRE cần phải tạo ra cho năm đó từ nguồn tái tạo của họ trong những năm sau (tối đa là 3 năm). Như đã nói ở trên, các nhà SX điện không thuộc diện phải cung cấp NRE trong chương trình RPS có thể xây lắp cơ sở NRE và nhận REC để mua bán lại. Tuy nhiên, chỉ có những nhà SX điện mục tiêu là đủ điều kiện được mua REC. Hình 9 đưa tổng quan về trình tự thực hiện RPS. (1) tính toán và báo cáo lượng cung cấp bắt buộc hàng năm của từng nhà SX điện mục tiêu; (2) quản lý việc phát hành chứng chỉ; (3) vận hành thị trường mua bán REC; (4) báo cáo giá giao dịch trung bình; và (5) xác nhận kết quả hoạt động của các nhà SX điện mục tiêu Lưu ý rằng KNRE cũng chịu trách nhiệm xác nhận những cơ sở hợp lệ được dùng để minh họa cho việc tuân thủ với yêu cầu của RPS (cho cả các nhà SX điện mục tiêu và phi mục tiêu như trình bày trong Hình 9); cơ quan này tiến hành kiểm tra hiện trường để xem cơ sở này có tuân thủ các tiêu chuẩn về kỹ thuật và an toàn hay không. Những cơ sở automatically được chứng nhận sẽ được đăng ký thông qua hệ thống quản lý RPS trực tuyến, là cơ sở để phát hành và theo dõi tất cả các REC. Giá của các REC dùng để mua bán không được xác định trước, mà xuất phát từ sự tương tác giữa cung và cầu trên thị trường, được chia thành thị trường OTC và thị trường giao ngay. Thị trường OTC, được mở quanh năm, là nơi mà một người bán và một người mua cùng nhất trí thực hiện các giao dịch REC dài hạn trên cơ sở ký kết hợp đồng. Hợp đồng này được báo cáo cho KNRE để tiến hành chuyển giao REC. Tuy nhiên, các giao dịch được thực hiện thông qua đấu giá hoặc đấu thầu ở thị trường giao ngay được mở một tháng một lần (REC được cấp cho năng lượng từ điện mặt trời và phi điện mặt trời). Việc lựa chọn thị trường OTC hay thị trường giao ngay tùy thuộc vào quyết định của các nhà SX điện, nhưng các bên tham gia vào thị trường phải đảm bảo rằng họ tuân thủ với thời hạn hợp đồng đã thống nhất với đối tác. Việc vi phạm các điều khoản sẽ dẫn đến tổn thất hoặc bất lợi cho đối tác. Chính phủ (MOTIE), cơ quan cấp chứng nhận (KNRE), và các nhà SX điện đều tham gia vào thực hiện chính sách RPS. MOTIE giao cho KNRE những nhiệm vụ sau đây: 109

120 Các kết quả và bài học kinh nghiệm Kể từ khi chính sách RPS bắt đầu vào năm 2012 cho đến nửa đầu 2014 (tháng 1-tháng 9/2014), đã có tổng cộng nhà máy NRE mới được xây dựng. Xét về công suất phát điện, con số này tương đương với 842 MW cho năm 2012, 901 MW cho năm 2013 và MW cho nửa đầu năm 2014 (tổng cộng MW). Khoảng 38% tổng công suất phát điện là từ công trình điện mặt trời. Điều quan trọng là phải thấy được rằng những kết quả đó đã vượt xa các kết quả trong chương trình trợ giá điện, khoảng MW công suất phát điện trong thời gian triển khai 11 năm. Mặc dù có sự tăng trưởng tích cực, nhưng số lượng các cơ sở NRE mới vẫn chưa đủ vì các nhà SX điện mục tiêu vẫn tiếp tục hoạt động kém hiệu quả trong việc thực hiện các mục tiêu hàng năm của họ. Năm 2012, trong tổng số nghĩa vụ cung cấp NRE được phân bổ cho các nhà SX điện mục tiêu thì 35,3% không đạt được mục tiêu; 26,3% được gia hạn còn 9% còn lại được coi là không tuân thủ. Nói cách khác, trong số 6,4 triệu REC được cấp cho 13 nhà SX điện được kiểm soát, chỉ có 4,2 triệu REC đã ngừng vào năm Theo đó, tiền phạt áp dụng cho sự không tuân thủ là khoảng 25,4 tỷ won. Mặc dù tỉ lệ phần trăm của nghĩa vụ cung cấp NRE không được đáp ứng giảm nhẹ xuống 32,8% trong năm tiếp theo, nhưng lượng REC không được đáp ứng lại tăng nhiều do mục tiêu hàng năm được tăng từ 2,0% lên 2,5% tổng sản lượng điện. Kết quả là, số tiền phạt áp dụng đối với bảy nhà SX điện mục tiêu không tuân thủ phân bổ REC đạt tới 49,8 tỷ won năm 2013; phần lớn sự gia tăng này là do sự gia tăng về giá thj trường trung bình của REC so với năm Cần lưu ý rằng các khoản phạt áp dụng chủ yếu là nhằm vào các nhà SX điện của nhà nước chịu trách nhiệm cho phần lớn tổng nghĩa vụ cung cấp NRE trong chương trình RPS. Tình hình tài chính ngày càng xấu đi của các nhà SX điện của nhà nước tham gia vào chương trình RPS là mối lo ngại của chính phủ; các nhà SX này đã phải thực hiện cam kết duy trì giá năng lượng ở mức thấp với chính phủ trong một thời gian dài. Các thông tin chi tiết về hiệu quả thực hiện của các nhà SX điện mục tiêu cho thấy sự tuân thủ rất cao (gần 100%) với các yêu cầu của điện mặt trời (giảm dần cung cấp). Kết quả này liên quan đến ưu thế của điện mặt trời là có tính linh hoạt cao trong ứng dụng (ví dụ như thiết kế và quy mô), đòi hỏi ít thời gian chuẩn bị và thi công hơn, và quá trình xin giấy phép ít phức tạp hơn. Ngược lại, những trở ngại trong khai thác các nguồn năng lượng phi điện mặt trời (thường có các công suất tạo ra điện lớn hơn) lại là một rào cản lớn gây ra hiệu quả hoạt động trì trệ. Nhiều nhà phê bình đã thấy được sự khó khăn trong việc khởi xướng đầu tư vào các cơ sở phi năng lượng mặt trời vì các cơ sở này thường đòi hỏi thêm các yêu cầu pháp lý giữa nhiều bộ ngành (ví dụ như ngành Dịch vụ Rừng Hàn Quốc đối với cơ sở sử dụng đất rừng, Bộ Quốc phòng đối với cơ sở xây dựng gần các cơ sở quân sự). Bảng 12: Các kết quả của chương trình trợ giá điện (FIT), RPA, và RPS theo loại nguồn NRE (tính đến tháng 6/2014) FIT ( ) RPA ( ) RPS (2012-) Nguồn NRE Số lượng lắp đặt Công suất tái tạo (MW) Số lượng lắp đặt Công suất tái tạo (MW) Số lượng lắp đặt Công suất tái tạo (MW) Mặt trời 2, , Gió Nước Pin nhiên liệu Sinh học ,022.7 Chất thải Tổng 2, ,370 3,235.4 Nguồn: KNREC, 2014b 110

121 Ví dụ, hàng tá dự án điện gió ở Hàn Quốc đã bị đình trệ trong giai đoạn đầu cấp giấy phép. Các nhà SX điện mục tiêu phải nhấn mạnh rằng không có đủ REC trên thị trường để họ có thể thực hiện được các nghĩa vụ của mình. Năng lượng được tạo ra từ năng lượng sinh học và pin nhiên liệu đã tăng trưởng vượt bậc trong chương trình RPS. Sự gia tăng chậm chạp về công suất phát điện của năng lượng sinh học và pin nhiên liệu lần lượt là 1022 MW và 113 MW đã đạt được sau 2,5 năm triển khai RPS, cao hơn mức gia tăng 93 MW và 50,5 MW trong 11 năm triển khai chương trình trợ giá điện. Chương trình RPS quả thực đã giúp nâng cao sức cạnh tranh của quốc gia về công nghệ pin nhiên liệu. Ví dụ, POSCO Energy đã đầu tư số tiền lớn vào các hoạt động R&D và đảm bảo năng lực chế tạo pin nhiên liệu carbonate nóng chảy. Tận dụng trọng số cao đối với pin nhiên liệu trong chương trình RPS (xem Bảng 11), công ty này gần đây đã hoàn thành xây dựng một nhà máy pin nhiên liệu lớn nhất thế giới (hệ thống 59 MW). Tuy nhiên, sự gia tăng về năng lực sản xuất năng lượng sinh học chủ yếu được tạo ra từ các nhà máy điện đốt vật liệu sinh khối đã tạo ra những tác động không mong muốn là gia tăng nhập khẩu vật liệu sinh khối. Đáng chú ý nhất là vật liệu viên gỗ nén có thể được mua với giá rẻ đã mở ra một con đường hiệu quả và thuận lợi cho việc phát hành REC. Để đối phó lại, chính phủ đã áp hạn ngạch với số lượng REC có thể được đảm bảo thông qua sử dụng viên nén gỗ. Sự toàn vẹn của thị trường REC là một vấn đề khác đáng quan tâm. Giá thị trường của REC không ổn định trong vòng 3 năm thực hiện do những hoạt động can thiệp thị trường của chính phủ. Khi thị trường giao ngay (spot market) được mở vào năm 2012, giá của các chứng chỉ điện mặt trời và phi điện mặt trời vào khoảng won và won. Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 2015, giá của REC điện mặt trời đã bị giảm một nửa, còn giá của REC phi điện mặt trời lại tăng gấp đôi. Giá cả biến động rất lớn trong giai đoạn này, lên cao nhất vào năm 2013 (khi các nhà SX điện mục tiêu tiến gần tới thời điểm đánh giá sự tuân thủ hàng năm) nhưng lại xuống tới gần mức thấp lịch sử vào cuối năm Chiều hướng này phần lớn bị ảnh hưởng bởi nguồn cung REC giá rẻ của chính phủ (REC do nhà nước sở hữu6 ) với mục đích làm giảm gánh nặng tài chính của các nhà SX điện mục tiêu trong ngắn hạn. Việc cung cấp các REC dưới mức giá thị trường đã làm cản trở chức năng tín hiệu của thị trường và tạo ra sự lo ngại về cam kết của chính phủ đối với RPS. Vì vậy RPS tiến triển rất chậm chạp với nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Do sự phản đối của các nhà SX điện mục tiêu, chính phủ đã lùi lại một bước vào năm 2014, tuyên bố rằng mục tiêu ban đầu là đáp ứng 10% lượng điện được tạo ra từ các nguồn NRE vào năm 2022 sẽ được lùi đến năm Bất chấp sự nhượng bộ này, sự ra đời của ETS năm 2015 đã gây nghi ngờ về khả năng đáp ứng của ngành năng lượng Hàn Quốc đối với các thử thách không ngừng gia tăng. RPS là một ví dụ về việc một quốc gia với tham vọng xanh hóa nguồn cung năng lượng đã liên tục lờ đi việc chia sẻ gánh nặng trong toàn chuỗi giá trị, nhất là giữa những người sử dụng cuối được hưởng lợi về giá năng lượng thấp. Nếu chính phủ muốn bám theo định hướng chiến lược đó, thì việc thể hiện được sự cam kết mạnh mẽ trong việc giảm lo ngại và tăng niềm tin của nhà đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự triển khai thành công của NRE Tiêu chuẩn tỉ lệ nhiên liệu tái tạo (RFS) Sự phụ thuộc cao vào các nguồn năng lượng từ nước ngoài của ngành giao thông và mong muốn xúc tiến ngành công nghiệp nội địa đã làm tăng sự quan tâm đến các nguồn nhiên liệu sinh học tái tạo, như một giải pháp thay thế cho xăng dầu. Về mặt này, RFS là sự can thiệp đáng kể nhất của chính phủ để đảm bảo cho một thị trường nhiên liệu sinh học cho Hàn Quốc. Chính sách này đòi hỏi nhiên liệu cho giao thông vận tải phải chứa một lượng tối thiểu nhiên liệu sinh học. Các nhà cung cấp nhiên liệu cho GTVT (nhà máy lọc dầu và nhà nhập khẩu) có nghĩa vụ phải đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn pha trộn tối thiểu khi bán ra và tiêu thụ trên thị trường. Những nước đã phát triển như Mỹ, Anh, và Đức đã triển khai chính sách RFS để đối phó tích cực với biến đổi khí hậu, giải quyết vấn đề an ninh năng lượng, và thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh. Ở Hàn Quốc khi diesel sinh học được giới thiệu lần đầu ở thị trường nội địa năm 2002, RFS đã được áp dụng riêng cho diesel sinh học (dựa trên thông báo công khai) năm 2012 sau khi trải qua giai đoạn thỏa thuận tự nguyện về tiêu chuẩn pha trộn với các nhà cung cấp nhiên liệu trong giai đoạn REC được nhà nước đảm bảo thông qua phát hành REC từ nguồn cung NRE phát sinh từ chương trình trợ giá của chính phủ. 111

122 Trong khi tỉ lệ trộn nhiên liệu sinh học hàng năm tăng 0,5% trong bốn năm đầu của giai đoạn tự nguyện (bắt đầu từ 0,5% năm 2007), thì từ năm 2010 đã được cố định ở mức 2%. Quy định pháp lý để vận hành chính thức RFS đã được thông qua năm 2013 để củng cố chức năng quy định và quản lý hành chính còn pháp lệnh và các quy định dự kiến sẽ được bắt đầu vào tháng 7/2015 sau giai đoạn ân hạn 2 năm. Thực hiện Hai vấn đề chính đã được thử thách khi chuẩn bị cho việc thi hành RFS: (1) Lựa chọn nhiên liệu cho giao thông tuân thủ với yêu cầu pha trộn bắt buộc; và (2) Xác định tỉ lệ pha trộn. Chính phủ đã xem xét đến khả năng áp dụng RFS cho nhiên liệu gasoline (được trộn với cồn sinh học bioethanol) và LNG (trộn với khí sinh học bio-methane). Các kế hoạch để tăng tỉ lệ trộn hiện nay cho diesel sinh học được cố định ở mức 2% cho đến khi phát động chương trình RFS vào năm 2015 cũng là một vấn đề rất quan trọng, vì chính phủ đang chịu áp lực rất lớn từ hai ngành phản đối là ngành cung cấp nhiên liệu và ngành sản xuất diesel sinh học. Kết quả là, chính phủ đã phải tổ chức nhiều cuộc họp tham vấn kín với nhiều bên liên quan bao gồm nhà sản xuất ô tô, các công ty lọc dầu, và các nhà cung cấp năng lượng sinh học. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chính phủ đã quyết định rằng tỉ lệ bắt buộc để trộn diesel sinh học bắt đầu từ mức 2,5% năm 2015, và được duy trì trong hai năm đầu triển khai RFS. Tỉ lệ trộn sẽ tăng lên 3% và được duy trì trong 4 năm tiếp theo ( ). Tuy nhiên, việc phổ biến nhiên liệu giao thông ngoài diesel đã bị trì hoãn, mà không có khung thời gian cụ thể để thi hành. trình hoặc mục tiêu bị vi phạm. Những khuyến nghị và bài học kinh nghiệm Những đơn vị tham gia chương trình RFS ở Hàn Quốc là bốn nhà máy lọc dầu nội địa, và các nhà nhập khẩu nhiên liệu có thị phần tương đối thấp. Theo Hiệp hội xăng dầu Hàn Quốc, 93% tổng lượng nhiên liệu diesel hàng năm được sản xuất bởi bốn nhà máy lọc dầu (19,5 nghìn tỉ lít) được bán cho ngành giao thông, và khoảng 0,4 nghìn tỉ lít nhiên liệu sinh học đã được mua để đáp ứng tỉ lệ trộn tiêu chuẩn 2% vào năm Tỉ lệ trộn tăng lên 2,5% bắt đầu từ tháng 7/2015 dự kiến sẽ làm tăng lượng tiêu thụ diesel sinh học hàng năm vào khoảng 0,1 nghìn tỉ lít. Như đã nói ở trên, đã có nhiều sự xung đột sâu sắc trong suốt quá trình chuẩn bị để phát động RFS. Những nhà máy lọc dầu phải tuân thủ theo RFS thì nhất quyết muốn duy trì tỉ lệ trộn ở mức 2%, trong khi các nhà sản xuất diesel sinh học lại yêu cầu tăng lên 3%. Cuối cùng, chính phủ đã thi hành một quy định dung hòa hơn quy định ban đầu do lo ngại rằng việc đặt áp lực quá mức lên ngành lọc dầu có thể dẫn đến tạo gánh nặng quá mức lên cộng đồng nói chung. Việc giành được sự ủng hộ của công chúng đối với chính sách này là đặc biệt quan trọng đối với những quốc gia như Hàn Quốc, vì việc sử dụng rộng rãi ngay lập tức nhiên liệu sinh học sẽ dẫn đến gia tăng nhập khẩu. Những nhiên liệu nhập khẩu này có thể là một phương án thay thế rẻ tiền nhưng nó lại có tác động lớn về chi phí đối với các khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo cung cấp đầy đủ cơ sở lưu trữ, vận chuyển, và logistic và những tác động chi phí này có thể được phản ánh trong giá tiêu thụ diesel. MOTIE chịu trách nhiệm vận hành RFS. Cụ thể là bộ này giám sát các hướng dẫn trình tự chi tiết cho việc triển khai RFS. Quá trình này bao gồm việc chính phủ thông báo cho các nhà cung cấp nhiên liệu về các nghĩa vụ của họ, các nhà cung cấp nhiên liệu thực hiện nghĩa vụ của mình, cơ quan triển khai RFS (sẽ được xác định) hàng năm tiến hành xác minh hiệu quả hoạt động, và áp dụng chế tài đối với sự không tuân thủ. Những nhà cung cấp nhiên liệu không đáp ứng được tỉ lệ trộn bắt buộc sẽ phải nộp phạt, mức phạt được xác định dựa trên giá giao dịch trung bình của nhiên liệu diesel trong năm triển khai. Chế tài đối với hoạt động kinh doanh cũng có thể được áp dụng nếu các quy 112

123 Những người đề xướng ra RFS nhấn mạnh rằng việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học đem lại nhiều lợi ích về mặt giảm sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng từ nước ngoài, giảm phát thải khí nhà kính, và tăng lợi nhuận từ các hoạt động nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, RFS có tiềm năng nâng cao được an ninh năng lượng quốc gia, gia tăng đầu tư vào các ngành liên quan, và cải thiện chất lượng môi trường 7. Tuy nhiên, những người chỉ trích RFS ở Hàn Quốc đã đưa ra những quan ngại về vấn đề sản xuất nhiên liệu sinh học. Ví dụ như, việc bắt buộc sử dụng bioethanol là loại nhiên liệu mà Hàn Quốc có nền tảng sản xuất yếu kém có nhiều khả năng sẽ làm gia tăng hàng nhập khẩu giá rẻ từ các nước như Brazil. Biện pháp đó làm ảnh hưởng đến các lợi ích của RFS, nhất là trong việc đạt được an ninh năng lượng, và bảo hộ nông nghiệp và các ngành công nghiệp liên quan của địa phương. Cần lưu ý rằng khoảng 60% sinh khối được sử dụng cho sản xuất diesel sinh học năm 2013 là nhập khẩu. Việc quy định các nhà sản xuất nhiên liệu phải đáp ứng mục tiêu về diesel sinh học được làm từ nguồn sinh khối nội địa là một phương án đang được nhiều nhà phê bình ủng hộ. Những hậu quả không mong muốn của việc sử dụng nhiên liệu sinh học cũng làm ảnh hưởng đến tính trọn vẹn của RFS. Việc sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học trên toàn thế giới đã cho thấy những tác động phụ đối với những lĩnh vực khác có tầm quan trọng về chính sách chẳng hạn như thị trường hàng hóa nông nghiệp và hình thức sử dụng đất. Kết quả là, các quốc gia như Mỹ và Đức hiện đang thi hành RFS đã phải đưa ra những tiêu chuẩn về tính bền vững để giải quyết các vấn đề này. Nhiên liệu sinh học được sản xuất từ sinh khối thu thập được từ các khu vực đa dạng sinh thái không được tính đến trong tỉ lệ trộn. Ngược lại, Chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa thông qua luật pháp về các tiêu chuẩn về tính bền vững để giải quyết những hậu quả không mong muốn khi vận hành RFS. Bất chấp những khó khăn đó, RFS có nhiều tiềm năng đóng góp vào việc giảm phát thải và bền vững môi trường ở Hàn Quốc. Một ví dụ điển hình là việc thúc đẩy sử dụng diesel sinh học của chính phủ được khởi xướng năm 2007 đã góp phần gia tăng tỉ lệ thu gom và tái chế dầu làm mát đã qua sử dụng trên toàn quốc. Tuy nhiên, việc củng cố lý do cơ bản để sử dụng rộng rãi nhiên liệu sinh học là rất cần thiết để RFS nhận được sự hỗ trợ của các bên liên quan với những mối quan tâm và lợi ích khác nhau. Các biện pháp chính sách của chính phủ để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa trong toàn bộ chuỗi giá trị nhiên liệu sinh học cũng là một yếu tố quyết định đến sự thành công. 3.2 Các chương trình và chính sách về Hiệu quả năng lượng Khi giải quyết khủng hoảng năng lượng, những chiến lược trước đây của Hàn Quốc đã tập trung vào khai thác các nguồn năng lượng thay thế và hồi sinh năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng hữu hạn cũng quan trọng không kém. Vì năng lượng tiết kiệm được cũng tốt như năng lượng mới được tạo ra, nên năng lượng được bảo tồn ngày càng được coi như một loại nhiên liệu thứ năm. Việc khai thác những công nghệ để quản lý, lưu trữ và bảo tồn năng lượng có thể giải quyết được những thách thức năng lượng đang tăng lên như sự mất cân đối cung - cầu và tăng phát thải khí nhà kính. Để thúc đẩy hiệu quả năng lượng, chính phủ đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích đối với công nghiệp, là ngành tiêu thụ năng lượng lớn. Cụ thể, các chính sách khuyến khích hướng tới các DNNVV có hạ tầng quản lý năng lượng yếu kém hơn các tập đoàn lớn để dần thu hút họ tham gia tự nguyện vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng. Mặt khác, chính phủ đã đặt ra những tiêu chuẩn về hiệu quả năng lượng chặt chẽ hơn đối với các doanh nghiệp lớn và khu vực nhà nước để làm gương cho khu vực tư nhân và các hộ gia đình Tín dụng thuế cho các khoản đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng Chính sách giảm trừ thuế dành cho các các nhân và công ty địa phương đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng để khuyến khích khu vực tư nhân thực hành hiệu quả năng lượng. Các cơ sở được giảm trừ thuế được công nhận và được cung cấp một cách hợp pháp trong năm mà khoản đầu tư được thực hiện. Nếu giai đoạn đầu tư kéo dài hai năm hoặc nhiều hơn, các khoản giảm trừ thuế được dựa trên khoản tiền đầu tư thực hiện trong từng năm tính thuế. Chính sách này được triển khai lần đầu vào năm 2000 và đem lại nhiều lợi ích thuế cho các khoản đầu tư thực hiện từ năm Nhiên liệu sinh học phát thải lượng khí nhà kính trực tiếp thấp hơn nhiều so với nhiên liệu hóa thạch khi được sản xuất, thu hoạch, và xử lý trong những hoàn cảnh phù hợp (Tiêu chuẩn nhiên liệu tái tạo: Tổng quan và các vấn đề, Dịch vụ nghiên cứu của quốc hội, tháng 10 năm 2010). 113

124 Thực hiện Giảm trừ thuế chỉ áp dụng đối với các khoản đầu tư liên quan đến các tài sản hoặc hạng mục mới mua đã chứng tỏ được lợi ích bảo tồn năng lượng. Khoản giảm trừ được tính toán dựa trên tỉ lệ cố định của tổng số tiền đầu tư. Số tiền cố định này được giảm trừ từ thuế thu nhập (giới hạn ở thuế thu nhập của doanh nghiệp) hoặc thuế doanh nghiệp trong năm tính thuế. Tuy nhiên, khoản giảm trừ được giới hạn ở mức 30% thuế doanh nghiệp của năm tính toán (miễn cho các DNNVV). Bộ Chiến lược và Tài chính (MOSF) đưa ra phân loại chính thức về các thiết bị tiết kiệm năng lượng. Những thiết bị tiết kiệm nước như vòi nước hoặc thiết bị vệ sinh, cũng như những thiết bị được phân loại sản xuất cho NRE (được công nhận chính thức) cũng được bao gồm trong phân loại này. Những khoản đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng mà chưa được MOSF phân loại cũng có thể nhận được lợi ích này khi nộp đơn xin hưởng giảm trừ (kèm theo bằng chứng là tiêu thụ ít nhất 10% năng lượng) và được KEMCO phê duyệt. Giảm trừ thuế là một quá trình đơn giản gồm báo cáo và phê duyệt và người thụ hưởng hàng năm phải báo cáo chi tiết về các khoản đầu tư của họ cho cơ quan thuế có liên quan. Kể từ khi áp dụng chính sách này, tỉ lệ dùng để tính toán khoản giảm trừ đã được điều chỉnh nhiều lần. Chính sách này bắt đầu từ tỉ lệ 10% năm 2001, và con số này được duy trì ở mức 7-10% trong suốt những năm đầu thực hiện. Là một trong những biện pháp chủ chốt để giải quyết vấn đề giá dầu tăng vọt vào năm 2008, chính phủ Hàn Quốc đã nỗ lực tăng cường các biện pháp ưu đãi thuế đối với các hoạt động tiết kiệm năng lượng bằng cách tăng tỉ lệ từ 10 lên 20% tổng số tiền đầu tư. Tuy nhiên, do có nhiều lo ngại về việc các hình thức ưu đãi này chỉ tập trung vào một số ít các công ty, nên tỉ lệ này đã được điều chỉnh thành 10% vào năm 2011; để bù đắp lại, chính phủ đã bỏ trần giới hạn cho các khoản giảm trừ hàng năm. Năm 2014, chính phủ đã tiếp tục điều chỉnh bằng cách đưa ra nhiều tỉ lệ phù hợp với quy mô của các công ty. Các tỉ lệ 3%, 5%, và 10%, hiện đang áp dụng lần lượt cho các doanh nghiệp quy mô lớn, vừa và nhỏ. Chính sách này dự kiến chỉ có hiệu lực đến cuối Các kết quả và bài học kinh nghiệm Đa số các khoản giảm trừ thuế là một phần của thuế doanh nghiệp. Như trình bày trong Bảng 14, tổng số tiền giảm trừ trung bình đã đạt 200 tỉ won một năm kể từ năm Rõ ràng là, phần lớn lợi ích đã được chuyển cho các doanh nghiệp lớn có các khoản đầu tư cao và lâu dài. Ví dụ, 95,5-97,7% tổng giảm trừ thuế được dành cho các doanh nghiệp lớn chiếm khoảng 58,2-72,9% tổng số các doanh nghiệp được hưởng lợi trong giai đoạn Năm 2011, các DNNVV chiếm 41,8% tổng số các doanh nghiệp được hưởng lợi chỉ chiếm khoảng 2,9% tổng số tiền giảm trừ thuế. Ngoài ra, top 1% các doanh nghiệp được hưởng lợi (dựa trên doanh thu hàng năm) chiếm 97,4% tổng số thuế được giảm trừ. Sau khi áp dụng các tỉ lệ khác nhau (cho các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ), chính phủ mong đợi một sự sụt giảm mạnh về tổng số tiền giảm trừ thuế. MOSF báo cáo rằng tổng số tiền giảm trừ hàng năm từ tiền đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng cho năm 2015 được dự kiến giảm xuống 34,5 tỉ won. Bảng 13: Quy mô của các thiết bị tiết kiệm năng lượng Phân loại Ví dụ về các thiết bị và hệ thống Thiết bị tiết kiệm năng lượng Các công trình, thiết bị tiết kiệm nước, hệ thống tái sử dụng nước thải 8 Các hệ thống tiết kiệm năng lượng của các cơ sở và tòa nhà công nghiệp, hệ thống kiểm soát nhu cầu điện, thiết bị và vật liệu hiệu quả năng lượng, và các hàng hóa điện tử giảm tiêu thụ điện ở chế độ chờ Các cơ sở tạo ra NRE Vòi nước và toilet tiết kiệm nước Các cơ sở sản xuất các cấu kiện trung gian hoặc hoàn thiện của các nhà máy NRE (giới hạn ở các nhà máy điện mặt trời, gió, và thủy điện nhỏ) Cơ sở sản xuất cấu kiện điện mặt trời (ví dụ như các mô đun điện mặt trời và biến tần) 8 Hệ thống tái sử dụng nước thải là những cơ sở ngăn chặn việc xả nước thải ra hệ thống nước thải công cộng. Ngoài ra, nó cho phép tái sử dụng nước thải cho các mục đích khác. 114

125 Bảng 14: Giảm trừ thuế hàng năm cho các khoản đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng Đơn vị: tỉ won Số lượng Tỉ lệ (%) Tổng giảm trừ Từ thuế thu nhập Từ thuế doanh nghiệp Hàn Quốc đang đưa ra các ưu đãi thuế để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư phù hợp với chiến lược của chính phủ thông qua một loạt các chương trình tín dụng thuế. Ví dụ như, tín dụng thuế (tương tự như với các cơ sở tiết kiệm năng lượng) cũng áp dụng cho các khoản đầu tư vào bảo vệ môi trường, nhắm đến nhiều cơ sở nằm trong phân loại về bền vững môi trường, chế tạo sạch, và giảm phát thải khí nhà kính. Mặc dù khu vực tư nhân đã xác định những chính sách ưu đãi này là yếu tố quyết định đối với việc mở rộng đầu tư, nhưng những nỗ lực của chính phủ trong việc xây dựng và duy trì một cơ sở rõ ràng để cung cấp tín dụng thuế là đặc biệt quan trọng. Việc đặt ra thời hạn hiệu lực và tỉ lệ giảm trừ phải được làm song song để đáp ứng được các nhu cầu này. Các chính sách ưu đãi của Hàn Quốc có chiều hướng đưa ra những tỉ lệ giảm trừ tương đối thấp hướng đến nhiều khoản đầu tư và có hiệu lực trong một thời gian dài (trên 10 năm). Ở những quốc gia như Mỹ, tỉ lệ giảm trừ thuế thường từ 10-50% nhưng có giới hạn trần (tuy nhiên cần lưu ý rằng Mỹ có tỉ lệ thuế doanh nghiệp tương đối cao và áp dụng thuế tối thiểu thay thế) Các khoản vay của chính phủ dành cho các Dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng Chính phủ Hàn Quốc đẵ bắt đầu khởi tạo các chính sách bảo tồn năng lượng sử dụng các công cụ tài chính sau cuộc khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu lần thứ hai vào cuối thập niên Chính phủ đã tạo ra Quỹ hợp lý hóa sử dụng năng lượng mới vào năm 1980 để cung cấp các khoản vay lãi suất thấp cho cả các nhà sản xuất và tiêu thụ năng lượng để tăng đầu tư vào hiệu quả và bảo tồn năng lượng. Tiền cho vay được đa dạng hóa trong nhiều năm vận hành để hỗ trợ cho các nhu cầu đầu tư đang tăng lên của quốc gia. Hiện nay, các khoản vay này dành cho ba dự án lớn: ESCO, TMS, và lắp đặt thiết bị năng lượng. Các dự án TMS là các khoản đầu tư liên quan được thực hiện bởi các cơ sở phải tuân thủ TMS để thực hiện được các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính và/ hoặc tiết kiệm năng lượng. Các dự án lắp đặt thiết bị năng lượng bao gồm các khoản đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng, các hệ thống chế tạo sản phẩm hiệu quả năng lượng cao, và các hệ thống quản lý nhu cầu năng lượng. 9 Thực hiện Thông tin chi tiết về loại đối tượng vay và điều kiện cho vay được tổng hợp trong Bảng 15. Khoản vay được giới hạn ở các chi phí mua sắm và lắp đặt (bao gồm công tác kỹ thuật và chạy thử nghiệm) thiết bị năng lượng mới đã được chứng minh là tiết kiệm năng lượng (và/hoặc giảm phát thải khí nhà kính). Khoản vay này không dành cho việc mua đất, xây dựng nhà, và thuế giá trị gia tăng (VAT). Mô tả chi tiết về các hạng mục được vay (như nồi hơi, hệ thống thu hồi nhiệt thừa, thiết bị chiếu sáng, và hệ thống lưu trữ năng lượng) được cung cấp trong tài liệu hướng dẫn chính sách. Cần lưu ý rằng các khoản vay chỉ được cung cấp cho các DNNVV, các tổ chức phi lợi nhuận, và các tổ chức nhà nước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lớn cũng có thể nhận được hỗ trợ dưới dạng bao cấp lãi suất, trong đó chính phủ chỉ bù đắp cho chênh lệch giữa lãi suất thị trường và lãi suất vay ưu đãi mà chính phủ cung cấp. Nói cách khác, người sử dụng năng lượng sẽ nhận được khoản vay từ các ngân hàng thương mại có lãi suất cao hơn lãi suất của các chương trình cho vay ưu đãi, và sau đó sẽ nhận được trợ cấp của chính phủ cho khoản chi phí phát sinh do chênh lệch giữa hai loại lãi suất. Thông qua những biện pháp đó, chính phủ có thể giảm được gánh nặng tài chính trong khi tận dụng được các chương trình cho vay thương mại. Tổng cộng có 18 ngân hàng thương mại đã cung cấp khoản vay cho các dự án mà chính phủ đề xuất được nhận trợ cấp lãi suất. 9 Các hệ thống quản lý nhu cầu năng lượng là những giải pháp phần cứng như hệ thống làm mát lưu trữ nhiệt để cải thiện sự cân bằng cung cầu năng lượng. 115

126 Chương trình cho vay lãi suất thấp cung cấp vốn ở mức lãi suất cố định và/hoặc lãi suất thay đổi, theo lợi tức trung bình của trái phiếu 3 năm (ví dụ như 2% tính đến Quý 3 năm 2012), và có thời hạn hoàn trả là từ 5-7 năm (sau giai đoạn ân hạn 3 năm). Có tới 100% tổng chi phí của dự án sẽ được bao gồm trong khoản vay này, và số tiền vay tối thiểu là 20 triệu won. Tuy nhiên, cơ quan triển khai vốn vay (KEMCO) được trao quyền kiểm soát số tiền vay tối đa trên từng dự án để đảm bảo rằng ngân sách hạn hẹp hàng năm dành cho chương trình này đem lại được lợi ích cho một số lượng hợp lý người sử dụng. Những người sử dụng năng lượng muốn được sử dụng khoản vay này phải nộp đơn xin vay cho KEMCO xuất ký kết hợp đồng vay với một ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, những đơn xin vay có giá trị dưới 50 triệu won thì được miễn đánh giá định lượng và thay vào đó được đánh giá đơn giản. Khi ký các hợp đồng vay, KEMCO xác minh xem những khoản đầu tư này có thực sự được thực hiện như kế hoạch hay không. Cơ quan này sẽ tiến hành kiểm tra hiện trường và đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm đối với những dự án đã hoàn thành. để đánh giá. Các chuyên gia bên ngoài sẽ được mời đánh giá các đơn này dưới dạng điểm số định lượng, trong đó nếu điểm số từ 70 điểm hoặc cao hơn thì sẽ được ký thỏa thuận vay vốn (KEMCO), hoặc được đề Bảng 15: Tiền vay lãi suất thấp dành cho các dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng (tính đến năm 2014) Mục đích vay Loại người nhận Khoản vay tối đa cho một người nhận Điều kiện cho vay 1. Các dự án ESCO Các cơ sở thực hiện ESCO có hợp đồng với người sử dụng năng lượng (đầu tư vào bổ sung trang thiết bị) 30 nghìn tỉ won Giai đoạn ân hạn: 3 năm Giai đoạn hoàn trả: 7 năm 2. Các dự án TMS Các cơ sở tham gia vào TMS (đầu tư để thực hiện các mục tiêu về tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính trong TMS) 15 nghìn tỉ won 3. Lắp đặt thiết bị năng lượng Giai đoạn ân hạn: 3 năm Giai đoạn hoàn trả: 5 năm - Cơ sở vật chất tiết kiệm năng lượng 15 nghìn tỉ won - Hệ thống sản xuất sản phẩm hiệu quả năng lượng cao Tất cả các đơn vị có kế hoạch đầu tư liên quan 1 nghìn tỉ won 5 nghìn tỉ won - Hệ thống quản lý nhu cầu năng lượng 116

127 Các kết quả và bài học kinh nghiệm Là cơ quan quản lý Quỹ Hợp lý hóa sử dụng năng lượng, MOTIE phân bổ ngân sách hàng năm cho các quỹ cho vay lãi suất thấp của chính phủ. Năm 2012, tổng ngân sách hàng năm cho các khoản vay lãi suất thấp và trợ cấp lãi suất lần lượt là khoảng 530 tỉ won và 70 tỉ won. Như trình bày trong Bảng 16, quy mô và số lượng người hưởng lợi của Quỹ Hợp lý hóa sử dụng năng lượng đã tăng lên đáng kể so với thời điểm quỹ mới bắt đầu hoạt động. Cần lưu ý rằng những dự án có liên quan đến chương trình Thỏa thuận tự nguyện (VA) và sản xuất năng lượng hàng loạt cũng nhận được khoản vay này trước năm Thông tin chi tiết về các khoản vay trong năm 2011 cho thấy: Các thiết bị chiếu sáng, hệ thống thu hồi nhiệt, thiết bị tối ưu hóa quy rình chế tạo, máy phát điện, nồi hơi và hệ thống sưởi/làm mát không khí là những hạng mục được đầu tư phổ biến nhất trong các dự án ESCO. Hệ thống thu hồi nhiệt thừa, hệ thống theo dõi và kiểm soát nhu cầu năng lượng, máy nén, nồi hơi, máy sấy bức xạ hồng ngoại, thiết bị đun nóng cảm ứng tần số cao, thiết bị trao đổi thu hồi nhiệt, và các thiết bị đun nóng tiết kiệm năng lượng là những hạng mục được đầu tư phổ biến nhất trong các dự án lắp đặt thiết bị năng lượng. Đã có 830 khoản vay được cung cấp cho các DNNVV vào năm 2011, cao hơn khoảng 6 lần số khoản vay được cấp cho các công ty lớn, tương đương với 352,3 tỉ won hoặc 60% tổng ngân sách. Những khoản vay lớn trên 4 tỉ won (35 dự án với tổng số tiền 259,2 tỉ won) và trên 1 tỉ won (96 dự án với tổng số tiền 189,8 tỉ won) chỉ chiếm khoảng 13% tổng số lượng khoản vay, nhưng lại chiếm tới 76% tổng số tiền đã cho vay. Các khoản vay nhỏ dưới 100 triệu won chiếm 48% tổng số dự án và chỉ chiếm khoảng 4% tổng số tiền đã cho vay. Thiết bị để tối ưu hóa quá trình chế tạo, thu hồi nhiệt thừa, lò luyện kim, và máy phát điện là những hạng mục được đầu tư phổ biến nhất trong các dự án TMS. Bảng 16: Số tiền đã cho vay dành cho các dự án hợp lý hóa sử dụng năng lượng Năm Ngân sách (tỉ won) Số tiền đã cho vay (tỉ won) Tỉ lệ rút (%) ESCO TMS (và VA) Số tiền đã cho vay (tỉ won) Thiết bị Năng lượng Hệ thống quản lý nhu cầu năng lượng Sản xuất năng lượng hàng loạt , ,431-1, Tổng - 9,504-1,708 1,182 3, ,898 Nguồn: KEMCO,

128 Các dự án ESCO ở Hàn Quốc Trong dự án Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO), ESCO đầu tư để nâng cao hiệu quả năng lượng của người sử dụng và bù đắp lại các khoản đầu tư này từ số tiền tiết kiệm được trong các hóa đơn điện. Chương trình tài trợ, ban đầu được khởi xướng tại Mỹ vào cuối thập niên 1970, đã được triển khai ở Hàn Quốc năm Để kích thích thị trường ESCO, chính phủ đã và đang cung cấp các tín dụng thuế và khoản vay lãi suất thấp cho các dự án ESCO. Các thỏa thuận đầu tư giữa người sử dụng năng lượng và ESCO được lập dựa trên đánh giá về các tiềm năng tiết kiệm năng lượng và dự đoán về các chi phí và lợi ích liên quan. Ở Hàn Quốc, những thỏa thuận này được thực hiện dưới ba dạng hợp đồng pháp lý khác nhau: tiết kiệm chia sẻ; tiết kiệm đảm bảo; và tiết kiệm chia sẻ mới. Khi hợp đồng đã được ký, ESCO tiến hành các công tác xây lắp cần thiết và cung cấp các dịch vụ hậu xây lắp bao gồm đào tạo cán bộ về bảo tồn năng lượng. Những tiết kiệm về chi phí năng lượng khi xây dựng cơ sở này được chia sẻ theo các điều khoản của hợp đồng. Hợp đồng giữa người sử dụng năng lượng và ESCO được chấm dứt khi các chi phí đầu tư đã được bù đắp theo các điều khoản của hợp đồng. Người sử dụng năng lượng có quyền được hưởng bất kỳ lợi ích nào phát sinh từ viêc tiết kiệm năng lượng này sau khi hợp đồng đã chấm dứt. Bảng 17: Các loại hợp đồng dự án ESCO (giữa người sử dụng năng lượng và ESCO) Hạng mục Tiết kiệm chia sẻ Tiết kiệm đảm bảo Tiết kiệm chia sẻ mới Nguyên tắc ESCO huy động vốn cho dự án bằng tiền của chính họ hoặc thông qua khoản vay bên thứ ba (tổ chức tài chính) Tiền tiết kiệm được từ người sử dụng năng lượng được chia sẻ với ESCO để bù đắp cho chi phí đầu tư Người sử dụng năng lượng huy động vốn cho dự án và ESCO đảm bảo tiền tiết kiệm từ năng lượng ESCO bồi thường cho tổn thất của người sử dụng, nếu số tiền tiết kiệm được thực tế không đạt được số tiền tối thiểu được đảm bảo ESCO huy động vốn cho dự án bằng tiền của chính họ hoặc thông qua khoản vay bên thứ ba (tổ chức tài chính) ESCO đảm bảo số tiền tiết kiệm tối thiểu từ sử dụng năng lượng Tiền tiết kiệm được từ người sử dụng năng lượng được chia sẻ với ESCO để bù đắp cho chi phí đầu tư Đặc điểm Người sử dụng năng lượng không bị tác động tài chính từ chi phí đầu tư ban đầu Là loại hợp đồng phổ biến nhất ở Hàn Quốc Các ESCO có quy mô lớn hơn cải thiện dịch vụ kỹ thuật của họ đối với ngowif sử dụng, vì họ không phải chịu gánh nặng huy động vốn Được triển khai ở ROK từ năm 2004 Khai thác các ưu điểm của hợp đồng Tiết kiệm chia sẻ và Tiết kiệm đảm bảo Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy rằng các dự án ESCO đưa ra giải pháp hai bên cùng có lợi cho các bên liên quan với những mối quan tâm khác nhau. Các công ty ESCO thu được lợi nhuận đầu tư và nhận được các ưu đãi từ chính phủ, và người sử dụng năng lượng tránh được gánh nặng chi phí đầu tư ban đầu và các rủi ro kỹ thuật trong quá trình tiết kiệm năng lượng thông qua sự hỗ trợ của các ESCO. Trong khi đó, chính phủ được lợi bằng cách gia tăng cơ hội cho các ngành công nghiệp tiết kiệm năng lượng, tạo ra việc làm mới, và giúp đạt được mục tiêu quốc gia về giảm phát thải khí nhà kính. Qua nhiều năm, quy mô của các dự án ESCO ở Hàn Quốc đã được mở rộng từ thay thế cấu kiện đơn lẻ sang bổ sung hệ thống thiết bị phức tạp để khai thác công nghệ hiện đại (như thu hồi nhiệt thừa). Quy mô của một khoản đầu tư cũng tăng lên từ chi phí trung bình 500 triệu won trong giai đoạn đầu lên giá trị hiện nay là tỉ won. Do đó, chính phủ đã phải nỗ lực để đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về vốn vay lãi suất thấp bằng cách tăng phân bổ ngân sách hàng năm từ 5 tỉ won năm 1998 lên 130 tỉ won năm

129 Quỹ Hợp lý hóa sử dụng năng lượng là cơ chế quan trọng nhất của chính phủ để khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng. Bằng việc huy động các khoản vay lãi suất thấp trị giá tỉ won hàng năm, để hỗ trợ nhiều loại hoạt động, quỹ này đã giúp giảm nhẹ gánh nặng tài chính của khu vực tư nhân trong việc bảo tồn năng lượng và tiết kiệm chi phí năng lượng. Đặc biệt là, số tiền của quỹ này đã liên tục tăng lên để đáp ứng được nhu cầu thay đổi của thị trường và các tiêu chuẩn của chính phủ. Ví dụ như, để hưởng ứng sự ra đời của TMS vào năm 2012, quỹ này đã phân bổ một ngân sách riêng để hỗ trợ các dự án đầu tư của các đơn vị tham gia vào TMS; ngân sách hàng năm sau đó được tăng từ 10 tỉ won lên 15 tỉ won để đáp ứng nhu cầu tăng cao. Hơn nữa, các hướng dẫn của quỹ này đã được sửa đổi vào năm 2012 để tăng cường sự hưởng ứng của ngành công nghiệp đối với rủi ro gia tăng trong công nghiệp cung cấp năng lượng. Quỹ này hiện nay cho phép các công ty lớn và các tổ chức phi lợi nhuận nhận hỗ trợ để lắp đặt các hệ thống quản lý nhu cầu năng lượng mà trước đây chỉ dành cho các DNNVV. Đồng thời, danh sách các hạng mục được phép mua bằng vốn vay đã được cập nhật để theo kịp với xu hướng thị trường và tiến bộ công nghệ. Tuy nhiên, chính sách này vẫn chưa giải quyết được một vài thách thức. Khi so sánh với ngân sách đáng kể phải bỏ ra cho sáng kiến này, thì kết quả của việc cải thiện hiệu quả năng lượng đã bị chỉ trích nhiều trên quan điểm hiệu quả kinh tế. Từ năm 2009, KEMCO đã phải tiến hành hậu kiểm, nhưng chỉ với một số lượng hạn chế các dự án đã hoàn thành. Ngoài ra, một số cuộc hậu kiểm này bị giới hạn ở việc chỉ kiểm tra xem cơ sở vật chất này có được lắp đặt đúng quy cách hay không. Nguyên nhân căn bản của vấn đề nằm ở chỗ thiếu nguồn nhân lực để quản lý hơn dự án một năm. Khi không có cơ chế theo dõi dài hạn, kết quả bị hạn chế ở số lượng lắp đặt mới và dự định ban đầu về việc đạt được tiến bộ về hiệu quả năng lượng thông qua thay thế các cơ sở công nghiệp có thể bị bỏ qua. Ngoài ra, việc quản lý chặt chẽ tiền vốn trong các giai đoạn vận hành (từ phê duyệt đến hậu kiểm) là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả của chương trình. Kinh nghiệm của KEMCO cho thấy rằng một số người hưởng lợi đã tự lừa dối mình để nhận vốn vay cho những dự án không đem lại lợi ích gì về tiết kiệm năng lượng Hỗ trợ của chính phủ để điều tra năng lượng của các DNNVV Điều tra năng lượng là một quá trình được thực hiện bởi các nhóm chuyên gia (tư vấn năng lượng) để đánh giá hình thái tiêu thụ năng lượng của các cơ sở công nghiệp, xác định các biện pháp để tăng cường hiệu quả năng lượng, đề xuất đầu tư để tối ưu hóa sử dụng năng lượng. Ở Hàn Quốc, các cơ sở tư nhân với mức tiêu thụ năng lượng hàng năm trên TOE cần phải được điều tra năng lượng 5 năm một lần. Nhận thức được rằng các DNNVV nói chung là có năng lực hạn chế trong việc bố trí đủ nguồn lực để đầu tư vào hiệu quả năng lượng, chính phủ đã cung cấp hỗ trợ tài chính để công tác điều tra năng lượng có thể đạt được kết quả tốt hơn. Những DNNVV sở hữu những cơ sở tiêu thụ ít hơn TOE (tổng tiêu thụ của tất cả các cơ sở thuộc sở hữu) được coi là hợp lệ để nhận được một phần hỗ trợ của chính phủ trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, chính phủ cũng hỗ trợ những DNNVV không phải thực hiện nghĩa vụ (tiêu thụ năng lượng hàng năm dưới TOE) để họ tự nguyện tiến hành điều tra năng lượng. Nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự can thiệp vào các cơ sở quy mô nhỏ với tổn thất năng lượng cao do tiêu thụ năng lượng không cần thiết, chính phủ đã phát động chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp để họ tự nguyện tiến hành điều tra năng lượng trong giai đoạn 5 năm ( ). Chương trình này cũng giúp cải thiện được sự cạnh tranh của các DNNVV và sự chuẩn bị về chính sách về phát thải khí nhà kính. Thực hiện (Điều tra tự nguyện các DNNVV) Những DNNVV muốn thực hiện điều tra năng lượng có thể đăng ký trực tiếp thông qua website của KEMCO cơ quan chịu trách nhiệm quản lý tổng thể, giám sát, và hỗ trợ vốn thuộc MOTIE hoặc đăng ký trực tiếp thông qua tư vấn năng lượng. Hợp đồng ký giữa DNNVV và tư vấn năng lượng được báo cáo cho KEMCO trước khi cung cấp dịch vụ. Sau khi kết thúc điều tra năng lượng và sau khi KEMCO xác minh được số lượng lao động thực tế phải bỏ ra, báo cáo điều tra được nộp lên KEMCO để xem xét. 119

130 Ngoài việc đi kiểm tra hiện trường, KEMCO còn tiến hành khảo sát sự hài lòng đối với DNNVV được điều tra để đánh giá chất lượng của tư vấn năng lượng. Cuối cùng, KEMCO thanh toán cho khoản phí mà DNNVV yêu cầu. MOTIE công bố chi phí tiêu chuẩn cho việc điều tra năng lượng hàng năm của các DNNVV dựa trên các dự đoán về chi phí trực tiếp và chi phí nhân công (hai người tham gia kiểm tra hiện trường trong hai ngày và hai ngày viết báo cáo). Trong tổng số phí trung bình cho một cơ sở là khoảng 4 triệu won tính đến năm 2012, thì chính phủ chịu khoảng 70-90% chi phí tiêu chuẩn, còn số tiền còn lại chịu thuế VAT thì do DNNVV chi trả. Hỗ trợ ngân sách được cung cấp trên cơ sở ai đến đăng ký trước thì được trước tính theo ngày nộp báo cáo điều tra. KEMCO thông báo cho các DNNVV về tổng ngân sách được phân bổ từng năm, cùng với một danh sách các tư vấn năng lượng có chứng nhận và hợp đồng mẫu để sử dụng giữa các DNNVV và tư vấn năng lượng. Cần lưu ý rằng sự hỗ trợ của chính phủ đối với các DNNVV có lượng tiêu thụ năng lượng hàng năm từ TOE cũng phải tuân theo các thủ tục và yêu cầu tương tự. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Mặc dù các kết quả chi tiết của việc triển khai chính sách này chưa được công bố, nhưng lượng năng lượng tiết kiệm được và tiềm năng giảm phát thải xuất phát từ điều tra năng lượng bắt buộc và tự nguyện đã là một minh chứng tốt. Bảng 18: Các kết quả của điều tra năng lượng ở Hàn Quốc ( ) Phân loại Hạng mục Tổng Số lượng cơ sở ,922 Những cơ sở có lượng tiêu thụ hàng năm trên TOE (điều tra bắt buộc) Tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TOE/năm) Tiềm năng tiết kiệm năng lượng tính theo tỉ lệ phần trăm Tổng tiêu thụ năng lượng (%) Tiềm năng giảm phát thải (tco 2 /năm) Hỗ trợ của chính phủ (% chi phí điều tra) 429, , , , , ,622 3,048, ,086,377 1,463,397 1,754,496 1,184,438 1,080,153 1,004,434 7,573, Các cơ sở thuộc DNNVV có tiêu thụ năng lượng hàng năm trong khoảng TOE (điều tra bắt buộc) Các cơ sở thuộc DNNVV có tiêu thụ năng lượng hàng năm dưới TOE (điều tra tự nguyện Tổng ngân sách chính phủ đã chi (triệu won) 2,093 1,489 2,660 2,277 2,299 2,259 13,077 Số lượng cơ sở Tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TOE/năm) Tiềm năng giảm phát thải (tco 2 /năm) Hỗ trợ của chính phủ (% chi phí điều tra) Tổng ngân sách chính phủ đã chi (triệu won) 44,579 30,953 39,256 33,504 37,513 40, ,231 99,672 78,714 88,164 81,841 79,384 89, , ,660 1,496-8,156 Số lượng cơ sở , ,430 Tiềm năng tiết kiệm năng lượng (TOE/năm) Tiềm năng giảm phát thải (tco 2 /năm) ,265 32,484-89, ,770 73, ,063 Nguồn: KEMCO,

131 Hỗ trợ của chính phủ dành cho điều tra năng lượng bắt buộc ở các DNNVV trong giai đoạn đã giúp xác định được lượng tiết kiệm năng lượng trung bình và tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính lần lượt là 267 TOE/năm/cơ sở và 611 tco/năm/cơ sở. Các DNNVV có lượng tiêu thụ năng lượng ít hơn đã nhận được sự hỗ trợ để tiến hành điều tra năng lượng tự nguyện ( ) cho thấy tiềm năng tương đối nhỏ khoảng 37 TOE/năm/cơ sở và 82 tco/năm/cơ sở. Những tiềm năng này xuất phát từ nhiều biện pháp can thiệp vào phần cứng hoặc công tác vận hành (ví dụ như trang thiết bị cho cơ sở, tối ưu hóa công tác vận hành, và thiết lập hệ thống theo dõi tiêu thụ năng lượng và cơ sở dữ liệu), cũng như các hoạt động can thiệp vào công tác quản lý (ví dụ như chương trình nhân viên tự nguyện giúp dần thay đổi nhận thức để bảo tồn năng lượng). Ngoài ra, cũng cần phải chú ý đến một số trường hợp thành công khác thể hiện vai trò tham gia tích cực của chính quyền địa phương. Ví dụ, tỉnh Jeonraanam-do đã ký một thỏa thuận với KEMCO vào năm 2010 để hỗ trợ một phần chi phí điều tra năng lượng mà các DNNVV phải chi trả trong chương trình điều tra tự nguyện. Dựa trên các báo cáo điều tra do Jeonranamdo hỗ trợ, tiềm năng tiết kiệm năng lượng đã xác định được trung bình khoảng 10,3% một năm và trị giá 1,084 tỉ won một năm hoặc 21,7 triệu won trên một cơ sở được điều tra. Ví dụ này cho thấy việc điều tra đã tạo nền tảng cho các DNNVV và chính quyền trung ương và địa phương hợp tác với nhau để giải quyết khủng hoảng năng lượng và tăng cường sức cạnh tranh kinh doanh. Mặc dù có những thành công nhất định, nhưng chính phủ vẫn chưa đạt được mục tiêu huy động doanh nghiệp tham gia vào tiến hành điều tra năng lượng tự nguyện trong giai đoạn 5 năm ( ). Sự hỗ trợ của chính phủ dành cho điều tra năng lượng tự nguyện đã kết thúc vào năm 2013 do thiếu sự tham gia của các DNNVV. Ngoài việc nhận thức và đánh giá thấp về tầm quan trọng của hiệu quả năng lượng, các DNNVV còn coi mức thuế 10-30% đối với phí điều tra là gánh nặng. Đối với các tư vấn năng lượng, thì việc điều ra với những cơ sở sử dụng nhiều năng lượng sẽ đem lại lợi nhuận nhiều hơn vì giá trị các hợp đồng này thường lớn hơn. Mặc dù ý định chủ yếu của chính phủ trong việc huy động các DNNVV tham gia vào điều tra năng lượng là để làm giảm các điểm mù trong phong trào hiệu quả năng lượng, nhưng việc thiếu cơ chế hỗ trợ để hiện thực hóa các tiềm năng tiết kiệm năng lượng đã làm cản trở sự tham gia của các DNNVV. Vì vậy, điều tra năng lượng tự nguyện phải tìm cách mở rộng sự hỗ trợ hướng tới triển khai thực tế bằng việc đa dạng hóa và nhân rộng các hoạt động khuyến khích để đáp ứng các nhu cầu đặc thù của các DNNVV Bắt buộc mua sắm các hàng hóa hiệu quả năng lượng Các thiết bị điện tử chiếm một tỉ lệ lớn năng lượng tiêu thụ ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp và ngành công nghiệp. Với sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng và sự xiết chặt quy định tiêu chuẩn của chính phủ, việc áp dụng phẩm cấp và chứng nhận hiệu quả năng lượng đã làm cho người tiêu dùng thấy dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, có một thực tế là các hàng hóa hiệu quả năng lượng trên thị trường thường có giá thành cao hơn, và khiến người tiêu dùng có xu hướng mua các hàng hóa rẻ hơn và ít hiệu quả hơn. Điều đó có thể dẫn đến giảm nhu cầu đối với các hàng hóa hiệu quả năng lượng, từ đó càng làm tăng thêm giá cả của những mặt hàng đó. Để tạo điều kiện cho khu vực nhà nước dẫn dắt các nỗ lực bảo tồn năng lượng, chính sách về Bắt buộc mua sắm các hàng hóa hiệu quả năng lượng đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ưu tiên mua sắm các hàng hóa hiệu quả năng lượng. Cụ thể là, các cơ quan phải xác định và lựa chọn hàng hóa có chứng nhận hiệu quả năng lượng cao hoặc phẩm cấp hiệu quả năng lượng cao nhất khi mua sắm các thiết bị điện tử mới. Chương trình chứng nhận hiệu quả năng lượng cao là một chương trình chứng nhận tự nguyện của Hàn Quốc dành cho các thiết bị công nghiệp và xây dựng có tính năng tiết kiệm năng lượng, đáp ứng được các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng tối thiểu. Tổng cộng có 45 mặt hàng đủ tiêu chuẩn chứng nhận, bao gồm bơm điện, thiết bị đổi điện, hệ thống thông gió, và nồi hơi dùng gas. Tổng cộng có 22 thiết bị điện tử đủ tiêu chuẩn đạt phẩm cấp hiệu quả năng lượng ở Hàn Quốc, như các thiết bị điện gia dụng (tủ lạnh, máy giặt, v.v.) và hệ thống chiếu sáng (như bóng đèn sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang, thiết bị ổn định đèn). Các thiết bị này phải đáp ứng được tiêu chuẩn năng lượng tối thiểu để được bán trên thị trường nội địa và được dán nhãn hiệu quả năng lượng từ cấp 1 (hiệu quả nhất) đến cấp 5 (ít hiệu quả nhất). Ngoài phẩm cấp, nhãn cũng phải cung cấp thông tin lượng tiêu thụ điện trung bình của sản phẩm (kwh/tháng và won/năm) và phát thải CO (g/giờ). 121

132 Công tác triển khai và những bài học kinh nghiệm Chính sách này áp dụng đối với tất cả các cơ quan nhà nước, không chỉ với cơ quan trung ương và địa phương mà còn cả với các cơ quan hành chính đặc biệt của địa phương và các viện được nhà nước cấp ngân sách. Các cơ quan tuân theo chính sách này phải mua những sản phẩm có chứng nhận hiệu quả năng lượng cao hoặc những sản phẩm được xếp loại phẩm cấp 1 theo tiêu chuẩn dán nhãn. Tuy nhiên, nếu những sản phẩm này không có sẵn trên thị trường, thì các cơ quan được phép lựa chọn sản phẩm tốt nhất tiếp theo. Những mua sắm quy mô nhỏ có thể được miễn áp dụng, khi nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình mua sắm. Ngoài ra còn có các yêu cầu bổ sung về việc mua sắm các thiết bị chiếu sáng, ít nhất 30% hệ thống đèn đường và chiếu sáng tòa nhà công cộng mới lắp phải sử dụng các sản phẩm LED vào năm 2013 (60% vào năm 2015 và 100% vào năm 2017), trong khi 40% hệ thống chiếu sáng trong các tòa nhà công phải sử dụng sản phẩm LED vào năm 2014 (60% vào năm 2015 và 100% vào năm 2020). Những con số này được đưa ra sau khi chính phủ ban hành Lộ trình quốc gia về sử dụng LED (2011), hướng tới mục tiêu 60% hệ thống chiếu sáng toàn quốc sử dụng LED vào năm Điều quan trọng cần phải hiểu được là nghĩa vụ mua sắm các sản phẩm hiệu quả năng lượng chỉ là một trong nhiều nghĩa vụ được đưa ra trong Quy định về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng của các Cơ quan nhà nước. Các nghĩa vụ này chủ yếu được chia làm hai nhóm bao quát nhiều hoạt động khác nhau: Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ở các tòa nhà công cộng - Mua sắm các sản phẩm hiệu quả năng lượng - Đạt phẩm cấp hiệu quả năng lượng cao nhất trong xây dựng (giới hạn ở những tòa nhà mới xây và công trình mở rộng tòa nhà hiện có) - Tiến hành điều tra năng lượng (5 năm một lần) và thực hiện các dự án ESCO (khi xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng trên 5%) - Thiết lập các cơ sở NRE để đáp ứng nhu cầu năng lượng (15% vào năm 2015, giới hạn ở các tòa nhà mới và mở rộng các tòa nhà hiện có) - Hạn chế sử dụng các hệ thống sưởi ấm và làm mát (tức là, nhiệt độ phòng trên 28 C vào mùa hè và dưới 18 C vào mùa đông) và thang máy (không sử dụng ở các tầng thấp) Hợp lý hóa sử dụng năng lượng cho giao thông vận tải - Mua các loại xe nhỏ gọn hoặc xe xanh (ít nhất 50% tổng số xe mới mua) - Dành riêng chỗ đỗ xe cho các xe nhỏ gọn và xe xanh, được đỗ gần lối vào của các tòa nhà công cộng - Triển khai chương trình ngày không ô tô hàng tuần KEMCO hỗ trợ MOTIE giám sát sự tuân thủ của các cơ quan nhà nước với các chính sách nói trên. Các văn phòng đại diện của các cơ quan nhà nước sẽ thành lập một Ủy ban tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính và tổ chức các cuộc họp sáu tháng một lần để tự theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện. Chính quyền trung ương và địa phương hàng năm tiến hành đánh giá các kết quả này và giải quyết các nhu cầu tiến hành các biện pháp bổ sung trong trường hợp chưa đạt được. Mặc dù các kết quả cụ thể của việc thực hiện nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước chưa được công bố chính thức, nhưng rõ ràng là các cơ quan nhà nước của Hàn Quốc đã đóng một vai trò quan trọng trong việc khơi dậy văn hóa bảo tồn năng lượng. Ngoài việc vận hành TMS khu vực nhà nước (xem Chương 2), các nghĩa vụ này đã củng cố sự kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với nhu cầu năng lượng của các cơ quan nhà nước. Ngoài ra, việc tận dụng sức mua của các cơ quan nhà nước đã giúp làm mở rộng thị trường hàng hóa hiệu quả năng lượng (ví dụ như, sức mua của cơ quan nhà nước chiếm vào khoảng 35% thị trường màn hình LED nội địa năm 2013). Tuy nhiên, do tỉ lệ năng lượng tiêu thụ bởi khu vực nhà nước chỉ chiếm dưới 2-3% tổng tiêu thụ của toàn quốc, nên chỉ có thể tiết kiệm được đáng kể nếu phổ biến được thói quen sử dụng sản phẩm hiệu quả năng lượng ở khu vực tư nhân và trong công chúng. 3.3 Hợp lý hóa giá năng lượng Giá và thuế năng lượng là những công cụ tài chính quan trọng có thể xúc tiến được việc bảo tồn năng lượng và triển khai sử dụng NRE. Về cơ bản, giá năng lượng đưa ra định hướng để phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả trong thị trường năng lượng. Nếu 122

133 chính phủ đặt ra giá năng lượng quá thấp mà không phản ánh được một cách đầy đủ chi phí sản xuất thực tế, thì người sử dụng năng lượng sẽ không có động lực để khai thác các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Giá nhiên liệu hóa thạch thấp cũng đồng nghĩa với việc là ngành năng lượng có nhiều khả năng sẽ ít quan tâm đến việc phát triển năng lượng sạch, là lĩnh vực thường có cơ chế tài chính phức tạp và rủi ro kỹ thuật cao. Hầu hết các ngành công nghiệp năng lượng, bằng cách này hay cách khác, đều có xu hướng vận hành trong một thị trường cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, các ngành công nghiệp điện và khí gas chủ yếu hoạt động độc quyền. Ngoài ra, việc sản xuất và tiêu thụ năng lượng tạo ra những hậu quả khác trên thị trường như ô nhiễm không khí và ách tắc giao thông, là những dấu hiệu thường thấy của thất bại thị trường và có thể dẫn đến phân bổ nguồn lực không hiệu quả và phúc lợi xã hội không đầy đủ. Do đó, chính phủ phải can thiệp vào thị trường thông qua các quy định hoặc cơ chế đánh thuế để ngăn chặn sự không lành mạnh đó của thị trường. Trong nỗ lực tăng cường hiệu quả phân bổ nguồn lực trong bối cảnh giá năng lượng, chính phủ nhất thiết phải bám sát những quy tắc sau đây: Chi phí có tính thực tế: Áp dụng các tiêu chí khách quan trong tính giá để phản ánh được đầy đủ chi phí (kể cả lợi nhuận cận biên hợp lý) của các dịch vụ cung cấp năng lượng Lợi nhuận hợp lý: Đảm bảo một mức lợi nhuận tối ưu và hợp lý cho các công ty năng lượng Định giá công bằng: Tránh phân biệt về giá đối với một nhóm người sử dụng năng lượng nhất định và áp dụng tỉ lệ chi phí-lợi nhuận hợp lý cho tất cả các nhóm người sử dụng Nhận thức được tầm quan trọng của định giá năng lượng trong việc đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh carbon thấp, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra các biện pháp sửa đổi hệ thống tính giá điện, khí đốt, và nhiệt trong khuôn khổ chính sách hiện tại. Để chuẩn bị cho đợt sửa đổi lớn về chính sách, chính phủ đã nhận thức được những thiếu sót trong các hoạt động can thiệp trước đây. Những nỗ lực trước đây nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng phụ thuộc nhiều vào các quy định và các chương trình hỗ trợ tiết kiệm năng lượng của nhà nước chứ không phải là sử dụng những công cụ khuyến khích kinh tế, chẳng hạn như tín hiệu giá trên thị trường. Trong bối cảnh thách thức an ninh năng lượng ở Hàn Quốc, chính phủ đã đặt ra những mục tiêu sau đây để thúc đẩy hiệu quả năng lượng: Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia lần thứ nhất (2008) Cải tổ hệ thống thuế để phản ánh đầy đủ chi phí sản xuất năng lượng Tạo điều kiện cho một cơ chế thị trường tự do khuyến khích sự cạnh tranh giữa các nguồn năng lượng Đơn giản hóa hệ thống thuế năng lượng và cho phép sự linh hoạt trong vận hành để giúp cân đối các nhu cầu mâu thuẫn nhau của quốc gia về mặt an ninh năng lượng, ổn định giá, doanh thu thuế của chính phủ, bền vững môi trường, và hòa nhập xã hội. Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng (2008) Giá điện: Giảm dần trợ cấp chéo và sắp xếp hợp lý các hệ thống thuế khác nhau Giá khí đốt: Đưa racơ chế tính giá phản ánh được sự dao động giá theo mùa và theo giá thị trường toàn cầu Giá năng lượng nhiệt: Giới thiệu hệ thống trong đó chính phủ khuyến khích cạnh tranh tự do giữa các nhà sản xuất năng lượng dưới mức giá trần bắt buộc được đặt ra ở cấp độ khu vực (để phản ánh hoàn cảnh của mình) Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc vẫn chưa hoàn thành được sự chuyển dịch sang một hệ thống tính giá năng lượng dựa trên thị trường. Cho dù có những kế hoạch tham vọng và sự phòng tránh những sai lầm trong quá khứ, sự cam kết của chính phủ để đảm bảo sự ổn định giá thị trường nội địa và sự tăng trưởng công nghiệp thông qua việc sử dụng các chính sách kích thích kinh tế vẫn chưa đem lại được những hành động cụ thể. Thiếu sót quan trọng này đã bỏ qua sự cần thiết của việc cải tổ giá năng lượng phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh carbon thấp. Chương này sẽ đề cập ngắn gọn đến những thách thức nội tại của Hàn Quốc và tiến trình cải tổ năng lượng trong Kế hoạch 5 năm dành cho Tăng trưởng xanh. Tính giá điện Ở Hàn Quốc, giá điện được phân chia thành giá bán buôn do Sàn chứng khoán điện Hàn Quốc (KPX) quyết định và giá bán lẻ do Tổng công ty điện lực Hàn Quốc (KEPCO) xác định. Một mô hình chào giá tự do (CBP) do KPX vận hành để xác định Giá giao dịch hệ thống (SMP), còn giá bán lẻ điện thì được chính phủ quản lý chặt chẽ. Điều này có nghĩa là điện được cung cấp bởi nhà độc quyền KEMPO của nhà nước, 123

134 ở mức giá được nhà nước kiểm soát. Về cơ bản, các mức giá điện được tính toán khác nhau theo mục đích sử dụng: sinh hoạt, tổng hợp, giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp, và dịch vụ chiếu sáng đường phố. Vấn đề cốt lõi của giá điện hiện hành là nó không phản ánh được các chi phí thực tế của việc cung cấp điện. Quan trọng nhất là, chính phủ đã thất bại trong việc nhận thức được đầy đủ chi phí xây dựng cơ bản liên quan đến cung cấp năng lượng, là chi phí phải được thu hồi lại phần lớn thông qua chi phí tiêu thụ năng lượng của người sử dụng. Bị điều hành bởi các chính sách tăng trưởng kinh tế quốc gia làm hạn chế sự gia tăng giá cả hàng hóa, giá năng lượng tiêu dùng được giữ ở mức dưới mức chi phí sản xuất điện trung bình từ năm Ngay cả trong giai đoạn này, từ giữa thập niên 2000, khi giá dầu toàn cầu liên tục sụt giảm, chính phủ vẫn giữ giá điện thấp, do đó làm tăng sự sai lệch về giá. Một ví dụ điển hình là tiêu thụ năng lượng cho sưởi ấm của hộ gia đình đã chuyển từ khí gas tự nhiên và các sản phẩm dầu mỏ sang sử dụng điện trong giai đoạn này (Kim, 2014). Nhiều loại giá khác nhau cho các nhóm người sử dụng khác nhau, về cơ bản phản ánh được sự chênh lệch về chi phí cung cấp cho các mục đích sử dụng điện khác nhau (với các mô hình tải điện khác nhau), cũng đang làm gia tăng sự cách biệt về giá năng lượng ở Hàn Quốc. Một ví dụ điển hình là giá điện sinh hoạt và dịch vụ tổng hợp được đặt ở mức tương đối cao để khuyến khích tiết kiệm năng lượng, còn giá điện cho các dịch vụ công nghiệp và nông nghiệp được đặt ở mức thấp để giúp các ngành liên quan duy trì được sự cạnh tranh thị trường. Những can thiệp đó được xem như sự trợ cấp chéo về chi phí năng lượng giữa các nhóm người sử dụng và đang được thực hiện như những nỗ lực của chính phủ nhằm giải quyết nợ nần đang tăng cao của ngành cung cấp năng lượng. Mặt khác, hệ thống tính giá khác nhau (chỉ áp dụng cho mục đích sử dụng năng lượng hộ gia đình), trong đó áp giá cao hơn đối với người sử dụng nhiều để kiểm soát việc sử dụng quá nhiều điện, đã được phân tích kỹ lưỡng về mặt tác động yếu ớt của nó đến việc tăng cường các nguyên tắc thu hồi chi phí. Trong hệ thống tính giá khác nhau của Hàn Quốc, đơn giá điện được chia thành sáu loại, với mức giá cao nhất cao hơn 11 lần mức giá thấp nhất. Sự dao động lớn về đơn giá như vậy được coi là nguyên nhân của việc gia tăng gánh nặng chi phí năng lượng của hộ gia đình và những chi phí đó vẫn chưa được sửa đổi (từ năm 2005) để phản ánh mức tiêu thụ gia tăng của hộ gia đình. Đối với điện năng tiêu thụ bởi các ngành công nghiệp, giáo dục và dịch vụ tổng hợp thì áp dụng kết hợp giữa giá tại thời điểm sử dụng và giá theo mùa (Park and Kim, 2012). Trong Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia lần thứ nhất (2008) và Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng (2008), chính phủ đã đạt được những bước tiến nhỏ nhưng tích cực trong việc hợp lý hóa giá điện. Đặc biệt, giá điện đã được tăng lên đáng kể đối với các dịch vụ công nghiệp, làm cho tỉ lệ thu hồi chi phí tăng từ 77.7% năm 2008 lên 88.4% năm 2012 (xem Hình 10). Ngoài ra, chính phủ cũng tăng giá điện trung bình thêm 5,4% năm 2013 (6,4% đối với dịch vụ công nghiệp). Hành động này đã giúp giải quyết được một phần vấn đề trợ cấp chéo giữa các nhóm người sử dụng năng lượng; tỉ lệ thu hồi chi phí của năng lượng cung cấp cho ngành công nghiệp (87,5%, 2011) hiện nay đã đạt được xấp xỉ tỉ lệ cho hộ gia đình (88,3%, 2011). Tuy nhiên, tỉ lệ thu hồi chi phí của năng lượng do ngành nông nghiệp tiêu thụ vẫn ở mức thấp khoảng 34,6%. Tỉ lệ thu hồi chi phí tổng thể cũng dưới mức 90%, cho thấy rằng những can thiệp của chính phủ vẫn chưa đủ để đem lại sự thay đổi mang tính cải cách trong thị trường năng lượng. Bảng 19: Chi phí cung cấp điện và giá bán điện trung bình theo năm Đơn vị: won/kwh Chi phí cung cấp Giá bán trung bình Tỉ lệ thu hồi chi phí (%) Nguồn: KEEI, 2013a 124

135 Bảng 20: Những thay đổi về giá và mức tiêu thụ theo nguồn năng lượng (2012 so với 2000) Khí Gas tự nhiên Điện Dầu hỏa Dầu nặng Công Công Hộ GĐ Tổng hợp Hộ GĐ nghiệp nghiệp Tổng hợp Dao động giá quy ước (%) Dao động giá thực tế (%) Thay đổi về lượng tiêu thụ (%) Source: Kim, 2014 Hình 10: Tăng giá điện và tỉ lệ thu hồi chi phí theo năm Tăng giá điện Tỉ lệ thu hồi chi phí Trung bình toàn bộ Công nghiệp Trung bình toàn bộ Công nghiệp 9.00% 9.60% 12.00% 77.70% 73.50% 91.60% 90.90% 90.20% 89.40% 87.40% 87.50% 88.40% 89.50% 4.50% 3.90% 6.50% 3.50% 5.80% 6.00% 4.90% Nguồn: MOTIE, 2014 Vấn đề chính sách giá khác nhau đối với sử dụng điện hộ gia đình vẫn chưa được giải quyết. Chính sách giá này đã bị chỉ trích mạnh mẽ vì gây căng thẳng xã hội do nhiều hộ nghèo phụ thuộc nhiều vào điện dùng cho mục đích sưởi ấm trong mùa đông. Cần lưu ý rằng tình hình này đi ngược lại với mục tiêu của chính sách là làm giảm gánh nặng tài chính đối với cộng đồng nghèo thông qua giảm đơn giá điện đối với người sử dụng ít. Chương trình này cũng đi ngược lại sự công bằng vì nó không áp dụng đối với tiêu thụ điện của ngành công nghiệp. Bất chấp những tình huống đó, chính phủ miễn cưỡng thực hiện những hành động để giảm giá, chủ yếu là do thiếu sự cam kết và không đạt được sự đồng thuận giữa các bên liên quan có các mối quan tâm khác nhau (như nhóm người tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, và Quốc hội). Bằng nhiều cách, vấn đề này đã biến thành một cuộc tranh cãi chính trị vì mô hình sinh kế đang thay đổi của quốc gia (ví dụ như, sự gia tăng số lượng của các hộ gia đình có mức thu nhập cao) đã gây khó khăn cho việc duy trì chính sách này như một biện pháp quản lý nhu cầu hiệu quả. Kết quả là, chính phủ Hàn Quốc đã tăng các đơn giátheo tỉ lệ giá với một mức như nhau trong toàn hệ thống giá sáu bậc. Tóm lại, giá điện trung bình ở Hàn Quốc thấp hơn khoảng 32% so với mức trung bình các nước OECD tính đến năm Sự không chính xác về giá còn đặc biệt thể hiện rõ ở sự chênh lệch lớn giữa giá điện và giá các nguồn năng lượng khác. Trong khi giá điện trung bình của các nước OECD cao gấp đôi đơn giá dầu hỏa và dầu nặng, thì giá điện của Hàn Quốc cho các hộ gia đình chỉ bằng 62% giá dầu hỏa. Có thể thấy rất rõ sự cam kết của chính phủ đã kiểm soát giá điện thấp hơn giá của các nguồn năng lượng sơ cấp. Không còn nghi ngờ gì nữa, phần lớn sự chậm trễ trong triển khai các cơ sở NRE là do không thực hiện được cải tổ toàn diện về giá điện. 125

136 Bảng 21: So sánh giá năng lượng giữa hộ gia đình và công nghiệp Đơn vị: USD/TOE Giá năng lượng trung bình (Hộ gia đình sử dụng) Giá năng lượng trung bình (công nghiệp sử dụng) Dầu hỏa Gas tự nhiên Điện Dầu hỏa Gas tự nhiên Điện Hàn Quốc 1, ,082 1, Nhật 1,388 2,137 3,218 1, ,259 Đức 1,287 1,167 3, ,729 Mỹ 1, , OECD 1, , ,422 Nguồn: OECD, 2013 Giá Gas tự nhiên Việc sử dụng khí gas hóa lỏng (LNG) ở Hàn Quốc gần đây đã tăng khá nhiềukể từ khi được giới thiệu vào năm Là một phần trong công việc xúc tiến triển khai LNG của chính phủ, việc sử dụng LNG để phát điện đã tăng lên đáng kể và kết quả là nhu cầu LNG cho sinh hoạt như đun nấu và sưởi ấm đã vượt quá nhu cầu sản xuất điện. Ở Hàn Quốc, lượng tiêu thụ khí gas tự nhiên vào mùa đông cao hơn gấp đôi mùa hè do nhu cầu sưởi ấm cao. Tổng công ty khí gas Hàn Quốc (KOGAS) vẫn giữ độc quyền về nhập khẩu và bán buôn khí gas, trong khi khoảng 30 nhà cung cấp khí gas tư nhân độc quyền cung cấp LNG trong các khu vực của họ. Mặc dù việc bán khí gas do các nhà cung cấp trong khu vực độc quyền, nhưng giá tiêu thụ và trần lợi nhuận lại được quy định bởi chính quyền địa phương. Như vậy, giá tiêu thụ LNG về cơ bản được quyết định bởi cả chính quyền trung ương và chính quyền địa phương. Về cơ bản, giá tiêu thụ LNG bao gồm chi phí nhiên liệu (LNG) và chi phí cung cấp. Chi phí nhiên liệu được xem xét vào các tháng lẻ trong năm để phản ánh sự thay đổi về giá trên thị trường toàn cầu. Bất chấp thực tế là chi phí nhiên liệu chiếm hơn 80% giá tiêu dùng, chính phủ Hàn Quốc vẫn trì hoãn áp dụng cơ chế tính giá (phản ánh sự thay đổi về giá LNG thô) từ năm 2008 để giảm gánh nặng về giá tăng vọt đối với cộng đồng. Trong khi người sử dụng lo ngại về lạm phát cao, chính phủ đã nối lại sự liên kết về giá với thị trường quốc tế vào tháng 9 năm 2010, nhưng sự kết nối này lại bị dừng một lần nữa vào tháng 7 năm 2011, điều đó làm giảm sự tin cậy của cơ chế tính giá. Mặc dù những tác động của các hành động can thiệp đó của chính phủ chưa được xem xét, nhưng phải thừa nhận là sự sai lệch về giá gas đã góp phần vào sự mất cân bằng về giá của các sản phẩm dầu mỏ (như LNG, LPG). Do giá khí gas tự nhiên không có được tín hiệu chính xác của thị trường, nên các công cụ quản lý nhu cầu như Chương trình quản lý mục tiêu (TMS) và các dự án ESCO rất khó tạo được đà phát triển. Nhưng điều quan trọng nhất là, sự sai lệch về giá khí gas tự nhiên đã tạo ra những chi phí xã hội cho người sử dụng, bao gồm cả sự tăng giá tiềm năng trong tương lai. Việc ngừng sự liên kết giá với chi phí nhiên liệu có thể có lợi cho người sử dụng năng lượng, nhưng nó lại ảnh hưởng nghiêm trọng tới KOGAS và các nhà cung cấp tư nhân là những người phải chịu tổn thất do dòng tiền kém đi. Ví dụ như, tài khoản phải thu của KOGAS đã tăng đến hơn 4,2 nghìn tỉ won tính đến cuối năm 2010, tăng từ 100 tỉ won vào cuối năm 2007, và sự thâm hụt này phần lớn sẽ được chuyển cho người nộp thuế. Kết quả của việc tập trung quá nhiều vào phúc lợi công cộng và cạnh tranh công nghiệp là chính phủ Hàn Quốc chưa hiện thực hóa được mục tiêu chính của Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng là thiết lập một hệ thống định giá linh hoạt, phản ánh chính xác sự dao động về nhu cầu theo mùa và giá thị trường toàn cầu. Chính phủ vẫn chưa đạt được những kết quả tích cực từ việc hợp lý hóa giá khí gas phù hợp với quan điểm tăng trưởng xanh carbon thấp. Trong điều kiện ngành công nghiệp gas bị kiểm soát hoàn toàn bởi KOGAS, chính phủ cần phải thiết kế lại hệ thống tính giá để có thể giải quyết được vấn đề kém hiệu quả của thị trường độc quyền. 126

137 3.4 Các khoản Thu của chính phủ khi đầu tư tài chính cho các chương trình ngành năng lượng Không nên quá đề cao tầm quan trọng của việc đảm bảo dòng doanh thu bền vững cho chính phủ để cấp vốn cho các biện pháp chính sách. Ở Hàn Quốc, chính phủ đã lập ra và quản lý Tài khoản đặc biêt cho các Dự án Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên và Quỹ cơ sở công nghiệp điện thông qua việc áp thuế đối với cung cấp và tiêu thụ xăng dầu và điện. Quỹ cộng dồn này được dành riêng để tài trợ cho các chương trình năng lượng của chính phủ. Tài khoản đặc biệt dành cho các Dự án Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên có mục đích ổn định nguồn cung và cầu năng lượng của quốc gia, trong khi vẫn hỗ trợ ổn định giá năng lượng. Quỹ này được huy động bằng cách thu thuế nhập khẩu và bán xăng dầu/lng và phí an toàn khí gas đánh vào người tiêu thụ. Ví dụ, mức thuế 16 won được áp cho một lít dầu thô và các sản phẩm xăng dầu nhập khẩu tính đến năm 2012, tạo ra được một khoản thu trị giá 1,1 nghìn tỉ won. Quỹ cộng dồn này được sử dụng để đầu tư vào các dự án của chính phủ liên quan đến các hoạt động như sau: Hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu của nhà nước thực hiện các hoạt động R&D về năng lượng Hỗ trợ các chương trình chính phủ liên quan đến phát triển và triển khai công nghệ năng lượng tái tạo Hỗ trợ các chương trình chính phủ về các cơ sở thiết bị tiết kiệm năng lượng Đầu tư vào các công ty nhà nước chuyên về phát triển năng lượng và tài nguyên thiên nhiên Vận hành các chương trình và chính sách của chính phủ liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu (như TMS) Mặt khác, vào năm 2000 chính phủ đã thành lập Quỹ cơ sở công nghiệp điện để tích lũy nguồn lực xây dựng nền tảng cho nền công nghiệp điện và duy trì sự phát triển của nó.nguồn chính của quỹ này là từ phí tính trên các hóa đơn điện, giới hạn ở mức 6,5% giá điện, và được quy định ở mức 3,7% vào năm 2006 và được duy trì từ đó đến nay. Số tiền của quỹ liên tục được tăng lên theo thời gian, từ 0,3 tỉ won năm 2001 lên 2,3 nghìn tỉ won năm KEPCO chịu trách nhiệm thu phí còn MOTIE chịu trách nhiệm quản lý quỹ. Trong chương trình nghị sự tăng trưởng xanh carbon thấp, quỹ này đã dành nguồn tiền của mình cho việc triển khai các hệ thống lưới điện thông minh, R&D về các công nghệ NRE, và chi phí vận hành của chương trình trợ giá điện (FIT). Tiền của quỹ này sẽ dùng để tài trợ không hoàn lại hoặc cho vay với mục đích ổn định nguồn cung năng lượng điện, bao gồm các hoạt động dưới đây: Các nỗ lực của các nhà cung cấp năng lượng nhằm mở rộng triển khai các nguồn NRE Các chương tình chính phủ về quản lý nhu cầu sử dụng điện Các dự án chính phủ về điện khí hóa nông thôn ở vùng sâu vùng xa Các dự án R&D liên quan đến sử dụng điện Nghiên cứu và quan hệ công chúng về sử dụng điện an toàn Hỗ trợ các dự án khu vực tư nhân phát triển năng lượng và tài nguyên thiên nhiên tại nước ngoài. Bảng 22: Khoản thu và chi tiêu hàng năm của Tài khoản đặc biệt dành cho các Dự án năng lượng và tài nguyên thiên nhiên (2012) Hạng mục Thu hàng năm Hạng mục Đơn vị=won/kwh Chi tiêu hàng năm Đóng góp của chính phủ 81 Hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu năng lượng của chính phủ 201 Thuế nhập khẩu xăng dầu 1,941 Các chương trình biến đổi khí hậu và năng lượng 673 Thuế kinh doanh các sản phẩm xăng dầu 282 Các chương trình tăng trưởng xanh Carbon thấp 582 Thu từ các khoản trả nợ vay và lãi suất 1,180 Các dự án phát triển năng lượng và tài nguyên thiên nhiên 1,178 Khác 1,211 Khác 1,552 Tổng 4,695 Tổng 4,186 Nguồn: MOTIE,

138 4. Đánh giá Sự thay đổi về mô hình cung và cầu năng lượng thúc đẩy tăng trưởng xanh carbon thấp yêu cầu phải có sự cải thiện căn bản cơ cấu công nghiệp. Tuy nhiên, các mô hình cầu này, một khi đã được tạo ra, thì khó có thể thay đổi trong ngắn hạn. Người sử dụng năng lượng có thể hưởng ứng các biện pháp khuyến khích này trong ngắn hạn mà không cần phải thay đổi nhiều về cơ cấu, vì các mô hình này có khả năng sẽ quay trở về theo cách cũ. Mặt khác, phải mất nhiều năm để có thể thay thế các hệ thống năng lượng hiện tại đòi hỏi nhiều chi phí đầu tư ban đầu và tuổi thọ dài (tức là độ ì cao). Vì vậy, các chính sách về cung cấp năng lượng phải có thời hạn kế hoạch dài. Để hiểu được hậu trường triển khai Kế hoạch 5 năm ( ) ở Hàn Quốc, cần lưu ý rằng sự kêu gọi đầu tư vào năng lượng tái tạo ngày càng trở nên kém hấp dẫn sau năm 2009 do những thay đổi lớn trong thị trường năng lượng, đặc biệt là khi Cách mạng dầu khí đá phiến Bắc Mỹ đã giúp ổn định được thị trường năng lượng quốc tế. Việc ổn định giá dầu và giảm giá tín chỉ carbon đã ảnh hưởng đến sự phổ biến của các khoản đầu tư NRE. Ngoài ra, việc triển khai cơ chế khí hậu toàn cầu sau năm 2012 bị trì hoãn đến năm Thảm họa hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011 đã nhắc nhở một số quốc gia quay trở lại sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như than, và sự bất tín nhiệm ngày càng tăng đối với năng lượng hạt nhân đã làm gia tăng sự nhận thức của công chúng về các vấn để an ninh năng lượng. Bảng 23: Những thay đổi về tiêu thụ và cường độ năng lượng ở Hàn Quốc Lĩnh vực Tăng trưởng (%) Tiêu thụ năng lượng (triệu TOE) Công nghiệp Giao thông Sinh hoạt và thương mại Công cộng và khác Tiêu thụ năng lượng theo ngành (triệu TOE) - Sản phẩm xăng dầu Than Anthracite Than Bitum Điện Khí gas hóa lỏng (LNG) Gas thành phố Khác Cường độ năng lượng mục tiêu (TOE/triệu won) Cường độ năng lượng thực tế(toe/triệukrw) Nguồn: KEEI,

139 Những sự phát triển này cho thấy tính hợp pháp và hiệu quả của tăng trưởng xanh carbon thấp liên tục bị thử thách như thế nào ở Hàn Quốc. Có một điều rõ ràng là giá dầu tăng vọt đã hướng sự quan tâm của cộng đồng vào các sáng kiến tiết kiệm năng lượng và triển khai NRE. Tuy nhiên, sự ổn định giá dầu đã đẩy chính sách năng lượng quốc gia ra khỏi việc theo đuổi an ninh năng lượng thông qua một tổng nguồn năng lượng ổn định. Năm 2011, quốc gia này phải thực hiện mất điện luân phiên do nhiệt độ cao bất thường trong mùa hè làm tiêu thụ điện tăng cao trong khi các nhà máy điện hạt nhân đang trong giai đoạn bảo trì. Chính phủ đã phải dừng hoạt động của một số lò phản ứng hạt nhân để kiểm tra an toàn do có nhiều lo ngại về chất lượng kém của các cấu kiện. Sau thảm họa Fukushima, công chúng tỏ ra rất thận trọng đối với năng lượng hạt nhân, thể hiện bởi sự phản đối của người dân đối với việc xây dựng các cơ sở hạt nhân mới. 4.1 Đánh giá định lượng Các mục tiêu chính trong chương trình nghị sự năng lượng được trình bày trong Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh là cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng và mở rộng triển khai NRE. Thứ nhất, về cường độ năng lượng, phản ánh hiệu quả sử dụng năng lượng, Hàn Quốc đã đạt đỉnh điểm vào năm 2011, như vậy chưa đạt được mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia lần thứ nhất. Phản ứng tích cực về cường độ năng lượng này, thể hiện bằngviệc giảm liên tục sau năm 1997 (0,295 TOE/triệu won), do các hoạt động công nghiệp tăng cao trong quá trình phục hồi kinh tế. Sự gia tăng tổng tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn đã vượt xa dự báo năm Sự gia tăng này chủ yếu là do ngành công nghiệp, với sự gia tăng ấn tượng 23,4% trong bốn năm. Lưu ý rằng đến năm 2012, tiêu thụ năng lượng của ngành công nghiệp và công cộng đã vượt quá dự báo của chính phủ lần lượt là 13,6% và 2,7%, trong khi lượng tiêu thụ của ngành giao thông, sinh hoạt và thương mại lại dưới mức dự báo. Kết quả là, thị phần tiêu thụ của ngành công nghiệp trong tổng cầu năng lượng đã đạt 61,4% năm 2012, chưa đạt được mức giảm đã dự kiến trước đây (57,5% năm 2007 xuống 56,1% năm 2012). Sự tăng trưởng GDP của ngành sản xuất chế tạo giai đoạn đã đạt 28%, cao hơn mức tăng trưởng GDP quốc gia 16,3% trong cùng kỳ. Như vậy, tăng trưởng của công nghiệp đã thúc đẩy sự phục hồi kinh tế từ khủng hoảng tài chính năm 2008 nhưng lại làm cản trở việc đạt được các mục tiêu hiệu quả năng lượng. Một đánh giá chi tiết về các hình thái tiêu thụ theo nguồn năng lượng đã cho thấy nhu cầu gia tăng về than bitum, gas đô thị, và điện của ngành công nghiệp đã tạo ra những thay đổi lớn về hình thái năng lượng của quốc gia: Sự phát triển nhanh công suất lò cao của ngành sản xuất thép đã góp phần tăng tiêu thụ than 43,2% (cơ sở calorie) bitum trong giai đoạn Giá naphtha thế giới cao thường được sử dụng bởi công nghiệp lọc dầu và hóa chất là nguyên nhân chính của sự gia tăng tiêu thụ sản phẩm thay thế của nó là, gas đô thị. Tương tự như vậy, giá dầu hỏa thị trường thế giới tăng cao (do gia tăng nhu cầu sử dụng để phát điện sau thảm họa Fukushima) và sử dụng rộng rãi xe buýt chạy bằng khí nén (CNG) cũng làm tăng lượng tiêu thụ gas đô thị. Từ , tiêu thụ gas đô thị của ngành công nghiệp và giao thông vận tải tăng lần lượt là 68,1% và 35,3%. Tận dụng lợi thế về giá điện tương đối rẻ, ngành sản xuất chế tạo cụ thể là các ngành thép, hóa chất, máy móc, và điện tử cũng đã gia tăng sử dụng điện (tăng 29,9%) trong giai đoạn Tương tự như vậy, các hộ gia đình và ngành thương mại cũng chuyển từ dầu mỏ (giảm 19,3%) sang sử dụng điện (tăng 10,2%) trong cùng thời gian đó. Trung tâm của vấn đề là ở chỗ cường độ năng lượng của các ngành công nghiệp lớn của Hàn Quốc là quá cao so với các hoạt động kinh tế khác. Ví dụ như, sản xuất thép, hóa chất và giao thông vận tải (sản xuất ô tô và đóng tàu) là những thành phần lớn nhất của ngành sản xuất chế tạo với tỉ suất đầu vào năng lượng 10 lần lượt là 7,6%, 18,9%, và 21,8%. Những con số này vượt xa tỉ suất đầu vào năng lượng của ngành sản xuất điện tử, ở mức 1,4%. Do đó, tiêu thụ năng lượng trên đầu người của ngành công nghiệp Hàn Quốc cũng cao hơn các quốc gia sản xuất chế tạo hàng đầu trên thế giới, gồm Đức và Nhật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng ngành sản xuất chế tạo của Hàn Quốc có mức cường độ năng lượng tuyệt đối cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thế giới. 10 Tỉ suất đầu vào năng lượng tương đương với lượng năng lượng đầu vào chia cho tổng đầu vào của sản xuất; số liệu cung cấp trong phần này là số liệu năm

140 Về tỉ lệ triển khai NRE, Hàn Quốc đã phải nỗ lực để đáp ứng mục tiêu để NRE chiếm 3,78% tổng cung năng lượng sơ cấp vào năm Bất chấp sự tăng trưởng liên tục hàng năm, thị phần của NRE tính đến 2013 vẫn còn dưới mục tiêu 0,26%. Mặc dù có điều đáng khích lệ là sự tăng trưởng sản lượng NRE cao hơn vài lần so với tăng trưởng của tổng cung năng lượng sơ cấp, nhưng cần phải lưu ý rằng năng lượng sinh học và rác thải chiếm hơn 80% tổng sản lượng NRE ở Hàn Quốc. Trong khi NRE cấu thành 3,86% tổng sản lượng điện quốc gia, con số này giảm xuống 1,67% nếu như không bao gồm năng lượng được tạo ra từ các nguồn phi tái tạo, theo các tiêu chuẩn của IEA. Trên thế giới, con số này đặt Hàn Quốc ở cuối danh sách trong số các nước OECD. Quyết định của chính phủ trong việc loại bỏ dần chương trình trợ giá điện và áp dụng RPS đã có một số kết quả tích cực trong việc gia tăng năng lực xây lắp công trình NRE. Như đã nói ở trên, RPS đã giúp đẩy nhanh việc triển khai NRE nhanh hơn vài lần so với sự gia tăng về năng lực sản xuất NRE trong chương trình trợ giá điện. Tuy nhiên, RPS chỉ đạt được 64,7% và 67,2% các mục tiêu đặt ra trong các năm 2012 và 2013, và phần lớn các cơ sở lắp đặt mới có liên quan đến năng lượng mặt trời. Cụ thể, các mục tiêu đặt ra cho năng lượng gió và đại dương còn lâu mới đạt được, do nhiều nhà sản xuất năng lượng không khắc phục được những trở ngại do các quy định tăng cường của chính phủ về sử dụng đất và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, các kế hoạch đầu tư NRE bị thách thức bởi các nhóm đối lập của địa phương, từ đó cho thấy là việc giành được sự ủng hộ của công chúng đối với việc triển khai NRE vẫn chưa thực hiện được. Ví dụ, việc phê duyệt các dự án điện gió ngoài khơi do chính quyền trung ương xúc tiến có tiến triển rất chậm ở địa phương do chính quyền địa phương lo ngại sự phản đối của công chúng. Trong khi đó, ngành công nghiệp NRE nội địa ở Hàn Quốc đạt được những kết quả khả quan do có sự hỗ trợ của chính phủ. Từ 2008 đến 2012, ngành này đã tăng 1,5 lần số lượng các công ty NRE, tăng 1,8 lần về việc làm, tăng 2 lần doanh số bán ra, và tăng 1,5 lần về xuất khẩu. Tuy nhiên, khảnăng bền vững của công nghiệp NRE vẫn còn chưa chắc chắn vì sự phát triển của nó đã được chính phủ hỗ trợ một cách cơ bản thông qua các hành động can thiệp tích cực để ít phải đầu tư. Sự gia tăng khối lượng nhập khẩu cấu kiện NRE từ Trung Quốc đã cho thấy rằng sự gia tăng sử dụng NRE chưa hẳn đã dẫn đến sự phát triển của công nghiệp NRE nội địa. Hình 11: Tiêu thụ năng lượng trên đầu người theo ngành Đơn vị: TOE/người Công nghiệp Giao thông vận tải Sinh hoạt, Thương mại và Công cộng ROK France Germany Japan UK US OECD ROK France Germany Japan UK US OECD ROK France Germany Japan UK US OECD Nguồn: MOTIE,

141 Bảng 24: Sản lượng NRE và thị phần trong tổng cung năng lượng sơ cấp Ngành Tăng trưởng (%) Thị phần mục tiêu NRE (% tổng cung năng lượng sơ cấp quốc gia) Thị phần NRE thực tế (% tổng cung năng lượng sơ cấp quốc gia) Tổng cung năng lượng sơ cấp (nghìntoe) 243, , , , , Tổng sản lượng NRE (nghìn TOE) 6,086 6,856 7,583 8,851 9,879 (100.0%) Mặt trời (3.8%) Gió (2.5%) Thủy điện (kể cả thủy điện lớn ) (9.0%) Đại dương (1.0%) - - Địa nhiệt (0.9%) Sinh học ,335 1,558 (15.8%) Rác thải 4,558 4,862 5,122 5,999 6,502 (65.8%) Pin nhiên liệu (1.2%) Bảng 25: Tăng trưởng của công nghiệp NRE nội địa ở Hàn Quốc Nguồn: KEEI, 2014 Ngành Số lượng doanh nghiệp Số lượng việc làm 3,532 6,496 10,000 13,149 14,563 11,836 Lượng đầu tư (tỉ won) 623 1,901 2,955 3,537 9,357 6,467 Doanh số bán hàng (tỉ won) 1,233 3,268 4,463 7,663 9,357 6,467 Xuất khẩu (100 triệuus$) Nguồn: MOTIE, Đánh giá định tính Các chính sách và kế hoạch năng lượng của Hàn Quốc trong chiến lược tăng trưởng xanh carbon thấp đã được hoạch định một cách rõ ràng với những mục tiêu và chính sách cụ thể. Bất chấp bối cảnh tăng trưởng của thị trường năng lượng toàn cầu, chính phủ vẫn kỳ vọng vào việc thực hiện được các mục tiêu này. Ví dụ như, Kế hoạch cơ bản lần thứ sáu về Cung và Cầu điện ( ) ra đời năm 2013 thực tế đã làm tăng mục tiêu triển khai NRE của quốc gia, từ 7% lên 12% tổng cung năng lượng sơ cấp vào năm Quả thực là, những mục tiêu đó đã chuyển hướng khỏi truyền thống là coi an ninh năng lượng là mục tiêu bổ sung vì những chiến lược trước đây của chính phủ đã đưa việc triển khai NRE là ưu tiên mà không cần phải có kế hoạch hành động chi tiết. Cho dù đã có tiến triển tốt, nhưng những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc chuyển sang nền kinh tế sạch hơn và tiêu thụ năng lượng ít hơn vẫn còn một chặng đường dài, vì các ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế vẫn còn sử dụng rất nhiều năng lượng. Về mặt tích cực mà nói, giai đoạn đã thành công trong việc nêu bật tầm quan trọng của việc tác động đến quản lý nhu cầu, được thực hiện rộng rãi 131

142 trên toàn quốc và thách thức niềm tin lâu dài rằng nguồn cung năng lượng ổn định chính là "viên đạn bạc" cho an ninh năng lượng. Các mục tiêu trung và dài hạn về cường độ năng lượng và triển khai NRE đã đem lại tín hiệu rõ ràng để tăng cường đầu tư, làm định hướng cho đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn có những thiếu sót quan trọng không thể bỏ qua, nhất là về mặt tính thực tế và hiệu quả của các công cụ chính sách năng lượng và sự cam kết của nhà nước đối với việc thực hiện các cải tổ đó. Thất bại trong việc đưa ra tín hiệu về giá năng lượng ổn định Sự cải cách chậm chạp về định giá năng lượng đã làm ảnh hưởng đến sự cải thiện về cường độ năng lượng ở Hàn Quốc. Với lượng nhập khẩu năng lượng cao, giá năng lượng là một vấn đề có tầm quan trọng quốc gia vì nó có những tác động rõ ràng và trực tiếp đến nền kinh tế ở cấp vi mô và vĩ mô. Những nút thắt trong cải cách giá năng lượng chủ yếu là chính trị, đi ngược lại nhu cầu của công chúng về bảo vệ phúc lợi xã hội và thúc đẩy cạnh tranh kinh tế. Bất chấp sự dao động lớn của giá năng lượng toàn cầu, việc hợp lý hóa giá năng lượng vẫn là vấn đề thịnh hành. Giá năng lượng thấp đóng vai trò như một rào cản lớn đối với hiệu quả năng lượng, khiến cho các khoản đầu tư liên quan trở nên kém hấp dẫn và khuyến khích người sử dụng năng lượng tiếp tục duy trì hình thái sử dụng năng lượng hiện tại. Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy những hạn chế trong các chính sách của chính phủ do thiếu những tín hiệu về giá năng lượng ổn định. Mặc dù những khoản đầu tư trợ cấp vào bảo tồn năng lượng với doanh thu được lấy từ nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch có thể có những kết quả tích cực trong ngắn hạn, chiến lược này về dài hạn lại mâu thuẫn vì tiết kiệm năng lượng đem lại rủi ro làm ảnh hưởng đến an ninh ngân sách cần có để duy trì các biện pháp khuyến khích. Rõ ràng là, một công cụ chính sách thiết yếu để tối ưu hóa hiệu quả năng lượng và mở rộng triển khai NRE là thiết lập một hệ thống tính giá để đối phó lại với tác động của thị trường. Vì vậy, nhiệm vụ khẩn cấp của Hàn Quốc là thúc đẩy chuyển đổi hệ thống định giá năng lượng để phản ánh được chi phí sử dụng năng lượng thực tế. Thiếu sót trong chỉ đạo chuyển đổi cơ bản Tham vọng của Hàn Quốc về hiệu quả năng lượng có những ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế. Đằng sau câu chuyện thành công kinh tế của quốc gia là một cái vòng luẩn quẩn: dự báo nhu cầu năng lượng quá cao của chính phủ (phản ánh tham vọng tăng trưởng mạnh kinh tế); đầu tư công cao vào hạ tầng năng lượng; giảm giá năng lượng do thừa cung trên thị trường; và gia tăng về nhu cầu năng lượng (KEI, 2013). Vấn đề nan giải trong các chính sách của chính phủ khi không thực hiện được những chuyển đổi cơ bản đối với thị trường năng lượng (nghĩa là áp dụng từng phần những quy định đã được áp dụng thành công ở các nước phát triển), và việc thiếu cam kết của quốc gia trong việc thoát khỏi vòng luẩn quẩn nói trên cũng góp phần vào thất bại trong việc thực hiện các mục tiêu về cường độ năng lượng. Ví dụ, ETS đã trên bờ vực bị từ chối phê duyệt do sự phản đối mạnh mẽ từ các ngành công nghiệp và doanh nghiệp. Chính phủ đã quyết định trì hoãn đánh thuế đề xuất đối với phát thải carbon của phương tiện đến cuối năm 2020 do áp lực gia tăng của các nhà sản xuất ô tô nội địa vì họ lo ngại rằng việc đánh thuế có thể làm giảm doanh số bán hàng. Hai chính sách quan trọng (là Tiêu chuẩn hiệu quả nguồn năng lượng/eers và Chính sách sản phẩm hàng đầu), được coi là rất quan trọng trong việc chuyển biến thị trường năng lượng như đã đề ra trong Kế hoạch năng lượng cơ bản quốc gia lần thứ nhất (2008) và Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng (2008), cũng bị trì hoãn vô thời hạn. EERS là một chính sách bắt buộc các công ty dịch vụ năng lượng (và/hoặc nhà phân phối) phải đạt được mục tiêu định lượng về giảm doanh số bán ra thông qua các chương trình hiệu quả năng lượng dành cho khách hàng. Bằng việc đặt trách nhiệm về hiệu quả năng lượng lên vai công ty công ích, các công ty dịch vụ năng lượng hỗ trợ người sử dụng năng lượng tìm được những cách bảo tồn năng lượng có hiệu quả kinh tế nhất và dễ thấy nhất. Trong khi chính sách này được chính phủ đánh giá là phương pháp theo định hướng thị trường có hiệu quả trong việc quản lý nhu cầu, thì những công ty dịch vụ năng lượng của nhà nước phải tuân theo chính sách này lại bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ, nêu lên những nghi vấn về việc doanh số bán hàng giảm có thể được bù đắp như thế nào. Chính phủ đã có kế hoạch phát động chính sách này vào năm 2012 nhưng lại bị trì hoãn mà không có thông báo gì thêm. Chính sách Sản phẩm hàng đầu là một chương trình đổi mới với mục đích tiết kiệm năng lượng 132

143 tiêu thụ của các thiết bị điện thông qua xác định những model có hiệu quả năng lượng nhất ( sản phẩm hàng đầu ) đối với từng loại sản phẩm và coi hiệu quả của những model đó là tiêu chuẩn tối thiểu mà các model khác phải đạt được khi bán ra trên thị trường trong một số năm nhất định. Nhận thức được các chính sách quy định toàn quốc về hiệu quả năng lượng (như TMS, ETS, và EERS) đã tập trung như thế nào vào việc chuyển biến ngành năng lượng và công nghiệp, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch áp dụng Chính sách Sản phẩm hàng đầu từ năm 2010 để khuyến khích sự thay đổi trong lĩnh vực phi công nghiệp. Tuy nhiên, kế hoạch này đã bị loại bỏ do sự phản đối mạnh mẽ của các nhà sản xuất thiết bị điện, cho rằng chương trình này sẽ tạo thêm gánh nặng cho những biện pháp hiện có (chẳng hạn như giấy chứng nhận hiệu quả năng lượng và dán nhãn cảnh báo chế độ chờ năng lượng thấp). Nhưng điều quan trọng nhất là, Chương trình Sản phẩm hàng đầu này bị coi là một rào cản trong việc tạo điều kiện cho thị trường bán hàng nội địa phục hồi từ khủng hoảng tài chính toàn cầu. Những hạn chế trong các chiến lược NRE Tâm điểm trong các chính sách NRE của Hàn Quốc trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh là tăng cường triển khai NRE và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp nội địa có liên quan. Với những hạn chế về điều kiện địa lý và khí hậu, việc hướng tới mục tiêu 11% (tổng cung năng lượng sơ cấp của quốc gia) vào năm 2030 là quá tham vọng xét trên mọi phương diện. Lấy ví dụ, nước Anh, với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm tương đương với Hàn Quốc, sở hữu tiềm năng phát triển năng lượng gió vào khoảng TWh/năm tức là cao hơn gấp 10 lần Hàn Quốc (Lua, et al., 2009). Ngoài ra, trình độ công nghệ và sức cạnh tranh về giá của các thành phần NRE được sản xuất nội địa tại Hàn Quốc vẫn còn ở mức thấp hơn mức tiêu chuẩn toàn cầu, từ đó cho thấy tính khả thi tài chính của việc phát triển NRE là không cao. Để đẩy mạnh việc triển khai sử dụng NRE, chính phủ đã cung cấp những khoản bao cấp khổng lồ, bao gồm các hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất năng lượng, thanh toán giá bán buôn điện theo thị trường (đặc biệt là trong chương trình trợ giá điện). Chính sách giá thấp của chính phủ đối với năng lượng điện và những thiếu sót của chính sách đó trong việc tạo điều kiện cho đầu tư đã làm chậm tiến độ triển khai NRE. Như đã nói ở trên, trong cơ chế giá thấp trong đó những chi phí cao của việc cung cấp điện từ các cơ sở NRE bị đẩy sang cho các công ty công ích, những bao cấp của chính phủ bị coi là những gánh nặng tài chính không thể chấp nhận được, điều này giải thích lý do vì sao chính phủ đã quyết định chuyển từ Trợ giá điện sang RPS vào năm Mặt khác, chính phủ đã không thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo mặt bằng tiềm năng cho việc xây dựng các cơ sở NRE. Thực tế là, các công ty công ích trong chương trình RPS, được yêu cầu là phải cung cấp một lượng điện nhất định từ các nguồn năng lượng tái tạo, đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm và đảm bảo địa điểm xây dựng cơ sở. Đặc biệt là, nhiều dự án trang trại gió và năng lượng thủy triều không được xúc tiến do sự phản đối mạnh mẽ của các nhóm hoạt động môi trường và người dân địa phương vì họ lo ngại về tiếng ồn và tác động phá hoại môi trường của các dự án NRE. Số lượng hạn chế các địa điểm phù hợp dành cho các cơ sở NRE đã làm căng thẳng thêm sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp năng lượng trong việc đảm bảo các địa điểm khả thi về tài chính để xây dựng các cơ sở mới. Người dân địa phương thường đòi hỏi bồi thường và phản đối việc xây dựng nếu những đòi hỏi của họ không được đáp ứng. Việc triển khai NRE đã thúc đẩy sự phát triển của kinh tế địa phương nhưng chính phủ cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến vị trí xây dựng các cơ sở NRE khi nhu cầu của địa phương làm gia tăng chi phí đầu tư ban đầu, từ đó mà không khuyến khích các nhà sản xuất điện đầu tư. Ví dụ như, nhiều vị trí thuận lợi cho năng lượng gió ở Hàn Quốc (các vị trí có tốc độ gió trung bình trên 6m/s) lại nằm trong khu vực bảo vệ sinh thái. Hơn nữa, việc lắp đặt cơ sở năng lượng thủy triều có thể đe dọa nghiêm trọng đến đời sống hoang dã và sinh kế của người dân. Vì vậy chính phủ phải khéo léo khắc phục các trở ngại này bằng cách đạt được thỏa thuận với các chính quyền địa phương, các chuyên gia môi trường, nhà sản xuất điện, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các bên liên quan của địa phương. Một số nhiệm vụ quan trọng có thể đẩy nhanh việc triển khai NRE bao gồm các hoạt động can thiệp của trung ương để đẩy nhanh quy trình phê duyệt dự án (chẳng hạn như làm rõ hơn các quy định và hướng dẫn thực hiện để đảm bảo đánh giá được các tác động môi trường); sự cam kết mạnh mẽ hơn của các chính quyền địa phương để giải quyết các mâu thuẫn liên quan đến việc tái định cư và bồi thường cho các bên liên quan; và các hoạt động nâng cao nhận thức do các nhà đầu tư và NGO tiến hành để giành được sự ủng hộ của công chúng cho việc triển khai NRE. Mặc dù ngành công nghiệp NRE địa phương đã đạt được một số kết quả khả quan, nhưng NRE vẫn chiếm dưới 1% sản lượng xuất khẩu của Hàn Quốc. Dựa trên con số này, mục tiêu của chính phủ thâu 133

144 tóm 5% thị trường NRE toàn cầu vào năm 2012 tỏ ra không thực tế. Xét về nhiều mặt, các nỗ lực của chính phủ nhằm phát triển công nghiệp NRE cần phải được thử nghiệm trong một thời gian dài, với điều kiện thị trường NRE toàn cầu tăng trưởng và thành tựu của Hàn Quốc trong việc thu hẹp khoảng cách về công nghệ. Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc (KEEI) năm 2013 đã báo cáo rằng trình độ công nghệ NRE trung bình của quốc gia ở mức 81,7% so với các quốc gia hàng đầu trong đó công nghệ năng lượng mặt trời, thủy điện và sinh học đã đạt được các trình độ cao nhất của thế giới (KEEI, 2013c). Tuy nhiên, ngành công nghiệp NRE nội địa vẫn đang gặp khó khăn trong việc thương mại hóa và thử nghiệm các sản phẩm công nghệ, chủ yếu là do thiếu nguồn tài chính (tức là thiếu các nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao và lợi nhuận cao), nguồn nhân lực (thiếu chuyên gia trong các lĩnh vực chuyên môn), và cơ hội thị trường (thị trường nội địa quy mô nhỏ để thử nghiệm cho thị trường xuất khẩu). Thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu đã trải qua một giai đoạn biến động khi bắt đầu hồi phục từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007, chủ yếu làm cản trở các cơ hội để giành được thị trường đứng thứ hai. Lượng đầu tư toàn cầu vào phát triển năng lượng tái tạo đã tiếp tục giảm vào năm do nhu cầu giảm từ EU, là thị trường năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới. Đơn giá lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo giảm cũng góp phần vào việc giảm khối lượng thị trường toàn cầu. Thách thức của Hàn Quốc nằm ở chỗ đa dạng hóa các mục tiêu xuất khẩu trong khi xúc tiến các hoạt động R&D để giúp đạt được sự cạnh tranh cao về giá của các sản phẩm NRE (Trung quốc và Nhật Bản là những quốc gia đang có những kế hoạch và số lượng lớn). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chính phủ hiện nay có muốn thúc đẩy công nghiệp NRE thành một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu hay không. Mục tiêu này đã được sửa đổi từ 10% xuống còn 8% vào năm 2022 trong chương trình RPS năm 2014 để giảm bớt gánh nặng đối với các nhà sản xuất năng lượng. Ngoài ra, nhiều tập đoàn lớn đã bắt đầu giảm quy mô kinh doanh NRE do sự cạnh tranh toàn cầu cao. 5. Những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị Cho dù thiếu các nguồn năng lượng nội địa, sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Hàn Quốc trong những thập kỷ qua có thể được coi là thành quả của những hoạt động can thiệp vào lĩnh vực cung năng lượng của chính phủ như giảm rủi ro trong nhập khẩu năng lượng, đa dạng hóa mô hình năng lượng, và áp dụng cơ chế thị trường để cải thiện hiệu quả cung cấp. Tuy nhiên, sự mở rộng thị trường năng lượng về số lượng xuất phát từ việc cung năng lượng luôn cao hơn nhu cầu đã không xác định ưu tiên và giải quyết thách thức cơ bản là sự phụ thuộc cao vào nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch và tác động đến môi trường. Theo đó, những nỗ lực trước đây để nhấn mạnh việc quản lý nhu cầu và và tách dần khỏi sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự thịnh hành của những ý tưởng theo xu hướng đầu vào nhiều thì đầu ra nhiều. Do sự tăng trưởng kinh tế chậm lại và những thách thức năng lượng, việc áp dụng mô hình tăng trưởng xanh carbon thấp của Hàn Quốc không chỉ là một lựa chọn mà còn là sự cần thiết. Khó khăn về năng lượng của một quốc gia có những tác động rõ ràng đối với các quốc gia khác về mặt kinh nghiệm vì nó cho thấy các nền kinh tế đang phát triển cần phải giải quyết những thách thức về môi trường ngay từ những giai đoạn đầu phát triển bằng cách định hình mô hình nhu cầu có cân nhắc đến những hạn chế trong cung cấp năng lượng. Trong thời đại biến đổi khí hậu, việc khắc phục đói nghèo dựa trên tăng trưởng kinh tế bắt nguồn từ những hoạt động và công nghệ sử dụng nhiều nguồn lực sẽ có ít cơ hội thành công và có chi phí cao hơn. Cho dù có những hạn chế, các chính sách năng lượng của Hàn Quốc đã đem lại một số bài học quý giá. Thứ nhất, những nỗ lực sớm của chính phủ để thể chế hóa và chính thức đưa hiệu quả năng lượng vào các chính sách năng lượng đã có những kết quả tích cực. Trong đợt khủng hoảng dầu mỏ toàn cầu lần thứ hai (1979), chính phủ đã thông qua Luật Hợp lý hóa sử dụng năng lượng và thành lập KEMCO để điều hành các nỗ lực bảo tồn năng lượng của quốc gia. Việc này đã tạo lập được một nền tảng vững chắc để tăng cường các kế hoạch quản lý nhu cầu năng lượng (như Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng, ) và triển khai các chương trình bảo tồn năng lượng (như ESCO, tín dụng thuế, và các khoản cho vay của chính phủ dành cho các cơ sở tiết kiệm năng lượng). Những nỗ lực kịp thời nhằm đảm bảo lợi ích của công chúng đã tạo điều kiện cho chính phủ Hàn Quốc khai thác được nhiều chương trình khuyến khích, có vai trò quan trọng trong việc sử dụng cân bằng các biện pháp chính sách từ trên xuống. Bằng việc áp thuế đối với cung cấp dầu mỏ, chính phủ đã tạo ra các quỹ đặc biệt dành cho các sáng kiến tiết kiệm năng lượng vào đầu những năm Các quỹ này đã đóng một vai trò quan trọng trong thời điểm cường độ năng lượng đạt đỉnh vào năm 1997, sau đó là giảm dần xuống vào 134

145 năm Những quỹ này cũng đóng vai trò làm cơ sở tài chính cho các sáng kiến tiết kiệm năng lượng và triển khai NRE của chính phủ được thực hiện trong Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh. Với yêu cầu lớn về nguồn vốn và công nghệ trong ngành công nghiệp năng lượng, chính phủ của nhiều nước phát triển can thiệp sâu vào thị trường năng lượng vì các chính phủ có khả năng cao hơn khu vực tư nhân trong việc huy động những nguồn lực cần thiết. Tuy nhiên, sự kiểm soát của chính phủ về giá năng lượng ở Hàn Quốc đã cho thấy sự can thiệp thái quá này đã bóp méo đầu tư và can thiệp vào việc phát hiện ra tín hiệu thị trường của người sử dụng năng lượng. Trong bối cảnh này, ngay cả những biện pháp can thiệp hiệu quả nhất để tăng cường hiệu quả năng lượng và tăng cường triển khai NRE cũng có thể trở nên không hiệu quả, chủ yếu là do sự thất bại của chính phủ chứ không phải là thất bại của thị trường. Chính phủ cần phải hiểu một cách chính xác và theo dõi giá trị thị trường của các công cụ chính sách của mình vì hỗ trợ quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường năng lượng và can thiệp quá ít thì sẽ không hiệu quả. Ngoài việc hỗ trợ cho cam kết của các nhà hoạch định chính sách duy trì các hoạt động của họ, những nỗ lực này cũng có thể giúp thuyết phục các bên liên quan cung cấp những hỗ trợ cần thiết. Phần lớn những sự phản đối của ngành công nghiệp và doanh nghiệp đối với các kế hoạch của chính phủ ở Hàn Quốc là xuất phát từ những bất đồng về các tác động của chế tài xử phạt và khen thưởng (như RPS, ETS). Vì vậy, chính phủ phải xác định đúng người được và người mất trong các chính sách của mình, phải chứng tỏ rằng lợi ích cao hơn chi phí, và tránh tạo ra những hành vi trục lợi kinh tế. Chính phủ Hàn Quốc đã nhận ra rằng đổi mới công nghệ là chìa khóa để hiện thực hóa các tham vọng về năng lượng, được minh chứng thông qua trợ cấp cho các hoạt động R&D cho nhiều hoạt động khác nhau. Những nỗ lực hợp tác của các cơ quan nghiên cứu và các đơn vị tư nhân (bao gồm cả các công ty công ích) để thương mại hóa các công nghệ tiết kiệm năng lượng và sản xuất NRE đã nhận được sự hỗ trợ hàng đầu của chính phủ. Hành động đó sẽ được ghi nhận khi các công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu của tất cả các mô hình kinh doanh năng lượng, từ việc sản xuất các nguồn năng lượng sơ cấp đến việc sử dụng cuối cùng ở các cơ sở công nghiệp. 135

146 Tài liệu tham khảo Luật Hợp lý hóa sử dụng năng lượng Hàn Quốc, Luật số Nghị định thi hành Luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Hàn Quốc, Nghị định số Luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Hàn Quốc, Luật số Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan Kế hoạch 5 Năm lần thứ hai về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm id=2452. KEEI, Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc. 2013a. Chỉ đạo mới của chính phủ về Chính sách năng lượng. báo cáo của KEEI, Seoul. KEEI (Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc). 2013b. Niên giám thống kê năng lượng. Seoul: Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm KEEI (Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc) Niên giám thống kê năng lượng. Seoul: Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm re.kr/keei/download/yes2014.pdf. KEMCO (Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc) Sách trắng về Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, Seoul: Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc và Bộ Kinh tế tri thức. truy cập ngày 16 tháng 4 năm KNREC asp?idx=1516. KEMCO (Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc) Sổ tay năng lượng Hàn Quốc Seoul: Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm home_new/ info/statistics/data/kem_view.asp?sch_ key=&sch_ value=&c=305&h_page=1&q= KEMCO (Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc) "Website của Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc." truy cập ngày 16 tháng 4 năm www. kemco.or.kr/web/kem_home_new/new_main.asp. Kim, Sun-woo Phân tích chuỗi cung ứng của ngành năng lượng mới và tái tạo (NRE) và tình trạng ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV). Seoul: Viện doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc. Kim, Tae-heon Triển vọng và Tác động đến nhu cầu năng lượng năm Mùa xuân tâm điểm năng lượng 2014, Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc, Seoul. KNREC (Trung tâm năng lượng mới và tái tạo, Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc). 2014a. Số liệu về các xu hướng năng lượng mới và tái tạo. Các xu hướng năng lượng mới và tái tạo , Trung tâm năng lượng mới và tái tạo, Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc, Seoul. KNREC (Trung tâm năng lượng mới và tái tạo, Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc). 2014b. Website của Trung tâm năng lượng mới và tái tạo, Tổng công ty quản lý năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm index.asp. Lua, Xi, Michael B. McElroy, và Juha Kiviluoma, "Tiềm năng toàn cầu về phong điện." Trường kỹ thuật và khoa học ứng dụng, Cruft Lab 211. Khoa khoa học Trái đất và hành tinh, Đại học Harvard 106 (27): MKE (Bộ Kinh tế tri thức). 2008a. Các biện pháp quản lý nhu cầu để đối phó với Giá dầu tăng cao. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm nt=&searchtopic=p&showlistsize=20&pageno=271 MKE (Bộ Kinh tế tri thức). 2008b. Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về cung cấp điện ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm zbxe/ MKE (Bộ Kinh tế tri thức). 2008c. Kế hoạch cơ bản lần thứ tư về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm archives.go.kr/next/search/listsubjectdescription. do?id=006554&pageflag=. MKE (Bộ Kinh tế tri thức). 2008d. Kế hoạch cơ bản lần thứ ba về Triển khai năng lượng tái tạo ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm archives.go.kr/next/search/listsubjectdescription. do?id=006553&pageflag=. MKE (Bộ Kinh tế tri thức). 2008e. Kế hoạch cơ bản lần thứ hai về Triển khai năng lượng tái tạo ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm archives.go.kr/next/search/listsubjectdescription. do?id=006553&pageflag=. 136

147 MOTIE (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng) Kế hoach cơ bản năng lượng quốc gia lần thứ hai. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm motie.go.kr/motie/ py/td/energeitem/bbs/bbsview. do?bbs_seq_ n=104479&bbs_cd_n=37. MOTIE (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng). 2015a. Quy định về Hợp lý hóa sử dụng năng lượng ở các cơ quan nhà nước. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm motie.go.kr/motie/in/ay/policynotify/ notify/bbs/ bbsview.do?bbs_seq_n=62216&bbs_cd_ n=5. Văn phòng Thủ tướng, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế tri thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, và Giao thông vận tải Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm kr/zbxe/ Tài khoản đặc biệt cho các Dự án Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Luật Hàn Quốc số MOTIE (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng). 2015b. Hướng dẫn quản lý và vận hành chính sách cung cấp bắt buộc năng lượng tái tạo. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm bbs/bbsview.do?bbs_cd_n=16&bbs_seq_n=79290 Văn phòng ngân sách quốc hội "Đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình triển khai NRE." Đánh giá hiệu quả hoạt động Seoul. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm works/nabo_100225_wonmun.pdf. OECD Số liệu thống kế giá và thuế năng lượng của IEA. Thư viện OECD.Truy cập ngày 27 tháng 4 năm oecd-ilibrary.org/energy/data/ieaenergy-prices- and-taxes-statistics_eneprice-data-en. Park, Kwang-soo, và Tae-heon Kim "Nghiên cứu toàn diện về Thành lập hệ thống tính giá năng lượng thân thiện với thị trường." KEEI Báo cáo nghiên cứu cơ bản 12-24, Viện kinh tế năng lượng Hàn Quốc, Seoul. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 Năm về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm greengrowth.go.kr/?page_id=

148 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quy trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 4: Công nghệ xanh và Đổi mới công nghệ

149 CHƯƠNG 4 CÔNG NGHỆ XANH VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Tóm tắt Đổi mới công nghệ đóng vai trò then chốt giúp Cộng hòa Hàn quốc (ROK) tăng trưởng, đặc biệt trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của đất nước này. Ngày nay Đổi mới công nghệ vẫn giữ vai trò tối quan trọng trong thực tế thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh carbon thấp quốc gia vì Hàn quốc coi tăng trưởng xanh là động lực tăng trưởng mới là chiến lược mấu chốt tạo ra một chu trình khép kín giữa các lợi ích môi trường, kinh tế và xã hội. Hàn Quốc còn nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này trong khi những nước phát triển đã đạt được nhiều thành quả trong quá khứ, nhưng bằng cách dùng nguyên tắc lựa chọn và tập trung và đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D), Hàn Quốc đã thành công trong việc thu hẹp khoảng cách công nghệ với các nước đi đầu trên thế giới. Trong số 27 công nghệ xanh chủ chốt được lựa chọn là lĩnh vực ưu tiên cho đầu tư và thương mại, kết quả tích cực trong pin thứ cấp và LED chính là minh chứng rõ ràng nhất trong khi sự tiến bộ trong các công nghệ khác sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn lực hơn nữa để có thể cạnh tranh toàn cầu. Chính phủ Hàn quốc đã thực hiện nhiều vai trò ủng hộ chiến lược này như đưa ra định hướng, đặt ra các mục tiêu và cung cấp tài trợ. Các chính sách chủ chốt bao gồm phát triển các nghiên cứu cơ bản và phát triển công nghệ chung thông qua hội tụ công nghệ xanh, thúc đẩy các công nghệ chuyên ngành cho việc xanh hóa các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, đầu tư vào các công nghệ thân thiện môi trường có tác động tiềm năng lớn nhất và củng cố hạ tầng R&D xanh. 1. Giới thiệu 1.1 Tổng quan Ưu thế công nghệ được cho là nguồn cạnh tranh công nghiệp trong thế giới luôn thay đổi từ trước tới nay. Đổi mới công nghệ thường được coi là tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, và thách thức cơ bản đối với các chính sách đổi mới đều bắt nguồn từ nhu cầu phát triển công nghệ nhanh một cách hiệu quả. Nhìn chung, thuật ngữ đổi mới công nghệ là để chỉ sự phát triển các sản phẩm sáng tạo hoặc hiện thực hóa những phát triển đột phá trong quy trình sản xuất, là những thành tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia đã phát triển và các quốc gia công nghiệp mới đều chứng mình quá trình này xác định sự thành công và thất bại của các hoạt động kinh doanh ra sao; đẩy nhanh quy trình phát triển công nghệ - thương mại tiếp thị (marketing) là vấn đề chủ chốt để nâng cao năng suất và tính cạnh tranh của các nền kinh tế. Báo cáo kỷ yếu Hội nghị của OECD về Bản quyền, Đổi mới và Hiệu quả kinh tế (2004) đã đưa ra các ví dụ trên cơ sở các phân tích thực nghiệm về ảnh hưởng của đổi mới công nghệ đối với phát triển kinh tế tại các nước OECD. Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ và bảo vệ tài sản trí tuệ được liệt kê như những nhân tố quyết định dẫn tới tăng trưởng kinh tế. Hàn Quốc đã tự mình chuyển đổi thành một nước công nghiệp mới nhờ những nỗ lực của các công ty trong nước đã thành công trong việc đưa vào sử dụng và nội địa hóa các công nghệ tiên tiến với sự hỗ trợ tích cực của chính phủ. Làm thế nào để Hàn quốc có thể đạt được những thành công này mặc dù nguồn lực của đất nước rất hạn hẹp như diện tích đất nước nhỏ, dân cư đông, hạn chế về nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đổi mới công nghệ đóng vai trò chủ chốt để vượt qua những thách thức này. Nhìn chung, các nước đang phát triển thực hiện một loạt các chiến lược khác nhau nhằm mục đích chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến đã phát triển. Những chiến lược này cơ bản có thể chia thành 2 loại: 139

150 (1) Khuyến khích các tập đoàn đa quốc gia xây dựng các cơ sở sản xuất và từ đó tối đa hóa chuyển giao công nghệ; và (2) Củng cố năng lực nghiên cứu và phát triển của chính quốc gia trong nỗ lực học tập và nội địa hóa các công nghệ nhập khẩu (Cho, 2000). Chiến lược của Hàn quốc thuộc vào loại thứ hai, Chính phủ tìm mọi cách để tối đa hóa các cơ hội chuyển giao công nghệ hàng đầu bằng cách thúc đẩy năng lực nghiên cứu và phát triển của quốc gia. Nếu những năm được đánh dấu là giai đoạn khi các chính sách công nghệ của chính phủ tập trung vào xác định các hạng mục công nghệ ưu tiên để nhập khẩu và khuyến khích nội địa hóa những công nghệ này, thì giai đoạn được coi là giai đoạn khi đổi mới công nghệ độc lập được Chính phủ hỗ trợ mạnh mẽ thông qua việc cung cấp tài trợ, ưu đãi thuế, và ban hành các quy định pháp lý phù hợp (Ví dụ Luật khuyến khích nghiên cứu khoa học cơ bản, 1989; Luật khuyến khích sáng chế, 1994). Theo đó, những ngành công nghiệp đã khởi nghiệp từ việc nhập khẩu và bắt chước các sản phẩm nước ngoài đã có động cơ để học tập và nội địa hóa các công nghệ liên quan và cuối cùng khiến họ phải tự phát triển công nghệ của riêng mình. Đầu tư của Chính phủ đã giúp tạo ra sân chơi hiệu quả cho nghiên cứu và phát triển công nghệ, và sự can thiệp của Chính phủ để bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Các kế hoạch hiện nay của Hàn quốc trong việc khuyến khích đổi mới công nghệ xanh cũng đang theo phương pháp tiếp cận có tính hệ thống này hướng tới phát triển công nghệ mà Hàn quốc đang theo đuổi cho tới nay. Nói cách khác, Chính phủ một lần nữa đã đầu tư mạnh mẽ vào việc nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển của các ngành công nghiệp liên quan tới sản xuất năng lượng hiệu quả và các sản phẩm thân thiện sinh thái, là lĩnh vực được nhắm tới để trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế của đất nước. Một điều quan trọng cần ghi nhận là Chính phủ tập trung chiến lược vào các lĩnh vực chủ chốt có liên quan tới năng lực công nghệ hiện tại của quốc gia và coi đó là tiềm năng cao nhất để tiến vào hoặc tạo ra các thị trường mới. Một ví dụ là công nghệ pin mặt trời. Nhu cầu ngày càng tăng trên thế giới về các cấu thành pin mặt trời được xác định là một cơ hội, nhất là khi các công nghệ liên quan và quá trình sản xuất đang được sử dụng trong công nghiệp bán dẫn, ngành công nghiệp mà hiện nay Hàn quốc đang dẫn đầu thế giới. Đổi mới công nghệ là gì? Đổi mới công nghệ là sự chuyển giao cơ cấu kinh tế được mang lại bằng cách thương mại hóa các công nghệ đột phá. Quy trình phát triển công nghệ có thể chia thành 3 giai đoạn gồm phát minh, đổi mới và phổ biến, ý nghĩa của đổi mới công nghệ đã được hiểu (từ quan điểm hàn lâm) là giai đoạn hai trong đó các sản phẩm mới hoặc quá trình sản xuất được hiện thực hóa. Tuy nhiên, ngày nay đổi mới công nghệ được nhận thức rộng rãi hơn như là toàn bộ quá trình phát triển công nghệ và thường được nói đến như là sự giới thiệu các công nghệ và thực hành mới cho một xã hội hoặc một nền kinh tế nào đó (GGGI, 2015). Chính phủ đã coi tăng trưởng xanh là trục quay chiến lược tạo nên một chu trình giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã xây dựng một quan niệm rõ ràng về việc chính phủ nhìn nhận công nghệ xanh như thế nào và đưa ra các định hướng đầu tư. Nhìn chung, công nghệ xanh là các loại công nghệ có thể sử dụng bền vững các nguồn lực như các công nghệ năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Chính phủ Hàn quốc đã mở rộng quan điểm này bằng cách gắn kết nó với cơ chế hội tụ công nghệ. Quan niệm của Hàn quốc về Hội tụ công nghệ xanh đang thúc đẩy sự hội tụ các công nghệ hiện có và/ hoặc các công nghệ mới nổi như IT (Công nghệ thông tin), BT (công nghệ sinh học) và NT (công nghệ Nano) trong nỗ lực tối đa hóa các cơ hội cải thiện hiệu quả môi trường. Thực tế, quan điểm này kết hợp với chủ trương của chính phủ để tận dụng tối đa bí quyết và năng lực cạnh tranh của quốc gia trong các công nghệ IT, BT và NT mới nổi. 140

151 Hình 1: Quan điểm về Hội tụ công nghệ xanh Công nghệ xanh theo quy ước Tạo ra năng lượng Năng lượng mới Năng lượng tái tạo Năng lượng nguyên tử Cải thiện hiệu quả Điện Giao thông và Nhà ở Xử lý Ô nhiễm Ô nhiễm không khí Tái chế chất thải IT + BT ET Hội tụ công nghệ xanh NT ST CT Vượt qua các giới hạn của công nghệ hiện tại Tạo các thị trường công nghệ mới Ghi chú: CT là công nghệ văn hóa, ST là công nghệ vũ trụ, và ET là công nghệ môi trường Nguồn: NSTC,

152 1.1 Đánh giá cơ sở Các nguyên nhân căn bản của các thách thức Các nước tiên tiến từ lâu đã nhận ra các vấn đề môi trường đem tới các cơ hội để tạo nên các động lực mới cho tăng trưởng kinh tế. Chứng kiến sự gia tăng chóng mặt về nhu cầu đối với các cơ sở năng lượng tái tạo sau khi triển khai Hệ thống Mua bán Phát thải (EU-ETS), chính phủ các nước đã dự đoán việc tạo ra các thị trường mới như vậy chắc chắn sẽ mở rộng ra quy mô toàn cầu nếu thế giới muốn chuyển đổi sang con đường tăng trưởng carbon thấp. Hiểu được vấn đề đổi mới công nghệ như một yếu tố thành công chủ chốt đối với việc gia nhập và cạnh tranh trong các thị trường mới tạo, các nước tiên tiến gồm Nhật và Mỹ đã đưa ra các cam kết sớm đối với các sáng kiến Nghiên cứu & Phát triển. Điều quan trọng là những hành động này cũng đã được một số nước đang phát triển làm theo. Một ví dụ điển hình là Trung quốc, một nước đã trở thành công xưởng sản xuất tấm điện mặt trời lớn nhất thế giới. Thành tựu này là kết quả của các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển ngày càng gia tăng, sự tham gia của các giao dịch mua bán sáp nhập (M&A) để tăng tốc độ đổi mới sản phẩm, và sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ cho việc nuôi dưỡng các ngành công nghiệp nội địa. Trong quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, Hàn quốc đã không thực hiện được đầy đủ các hành động để giải quyết các vấn đề về môi trường và công nghệ của quốc gia một cách triệt để. Gần đây, nền kinh tế Hàn quốc đang trải qua tình hình thất nghiệp gia tăng và sự suy yếu của những động lực tăng trưởng chính của đất nước. Cùng với biến đổi khí hậu và khủng hoảng tài nguyên đang nổi lên như những rủi ro trước mắt, thì các vấn đề năng lượng và môi trường đã trở thành những yếu tố quyết định tới tương lai nền kinh tế đất nước. Trong hoàn cảnh này, những nước phát triển đã đi trước vài bước trong việc thương mại hóa công nghệ xanh đặt ra sự đe dọa rõ ràng đối với kinh tế Hàn Quốc. Các quy định theo định hướng công nghệ của các nước phát triển đã bắt đầu hoạt động như những rào cản thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu của Hàn quốc. Vì vậy, nếu các ngành công nghiệp Hàn quốc không theo kịp với tốc độ đổi mới công nghệ, thì hiệu quả xuất khẩu của Hàn quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Xu hướng gia tăng số lượng thông báo về Rào cản kỹ thuật đối với Thương mại (TBT) do WTO ban hành chính là phản ánh rõ ràng về sự thay đổi tình hình thị trường thế giới. Dưới sự quan tâm về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường ngày càng gia tăng, số lượng các thông báo TBT liên quan đến năng lượng và môi trường đã tăng mạnh từ 99 thông báo năm 2004 lên 269 thông báo năm Các ví dụ về sự thay đổi của thị trường EU do thắt chặt các quy định về môi trường Yêu cầu thiết kế sinh thái đối với các sản phẩm sử dụng năng lượng (EuPs, 2015) EuP đã ban hành những chuẩn mực thiết kế thân thiện với môi trường dành cho các đồ điện tử gia đình như tivi, các thiết bị chiếu sáng, máy rửa bát, máy giặt, tủ lạnh. Các quy định được tăng cường trong các lĩnh vực chính như sử dụng năng lượng hiệu quả đã dẫn tới việc cấm các sản phẩm nhập khẩu và bán các sản phẩm có hiệu quả năng lượng thấp tại thị trường EU. Ví dụ: Máy giặt phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sử dụng hiệu quả năng lượng và tiêu thụ nước; Máy rửa bát phải kèm theo thông tin về hiệu quả năng lượng. Sự tham gia bắt buộc của công nghiệp hàng không trong chương trình EU-ETS Từ năm 2012, tất cả các hãng hàng không của EU và không phải của EU vận hành các chuyến bay từ, đến và trong phạm vi Khu vực Kinh tế châu Âu (EEA) đều phải có Giấy phép phát thải và phải tuân thủ EU-ETS. Các quy định về phát thải của phương tiện Hệ thống pháp luật của EU đặt ra các mục tiêu giảm phát thải bắt buộc đối với các xe ô tô mới từ năm Về cơ bản, lượng phát thải trung bình của phương tiện phải đạt là 130g/km, nhưng những giới hạn phát thải khác nhau sẽ được áp dụng căn cứ vào số lượng lớn của phương tiện. 142

153 Các vấn đề liên quan Khi Hàn quốc đạt mức cao nhất về sản suất công nghiệp (đứng thứ 3 trong số 24 nước; OECD, 2006), Hàn quốc vẫn còn đứng gần cuối cùng trong danh sách các nước OECD (đứng thứ 22/24 nước ; OECD, 2006) về sản xuất xanh là chỉ số để xem xét hiệu quả môi trường, ngoài chỉ số về sản xuất công nghiệp. Như báo cáo trong Kế hoạch tổng thể Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Xanh quốc gia (2009), trình độ công nghệ xanh của Hàn quốc chỉ ở mức 50-70%1 so với các nước tiên tiến, và thị phần của Hàn quốc trong thị trường năng lượng xanh toàn cầu tức là năng lượng tái tạo, các tòa nhà sử dụng năng lượng hiệu quả mới chỉ đạt mức rất nhỏ là 1,4%. Số lượng các ấn phẩm kỹ thuật và bằng sáng chế của Hàn quốc, phản ánh mức độ cạnh tranh công nghệ của quốc gia và hiệu quả của đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển, giảm xuống dưới mức trung bình của các nước đứng đầu trên thế giới. Ngoài ra, các ấn phẩm kỹ thuật và bằng sáng chế do Hàn quốc cấp cũng có chất lượng chưa tốt, được thể hiện rõ bởi mức độ trích dẫn thấp. Cam kết của Hàn quốc đối với công nghệ xanh về số lượng các khoản đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển đang bị hạn chế bởi nhu cầu liên tục về đổi mới nhiên liệu của các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu. Ví dụ, Nghiên cứu & Phát triển về công nghệ xanh đã nhận được khoảng 900 tỷ Won tính đến 2008, chỉ chiếm 9.3% tổng số tiền đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển. Trong khi chi tiêu của Hàn quốc về Nghiên cứu & Phát triển so với GDP vẫn tiếp tục giữ ở mức cao hơn mức trung bình của OECD tính từ những năm đầu 2000, thì các công nghệ xanh vẫn chưa bao giờ được đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư. Mặc dù hỗ trợ ngân sách hạn chế, các khoản đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển trong lĩnh vực công nghệ xanh đang tập trung vào các hoạt động với mục đích phát triển sản phẩm, bỏ qua những nỗ lực cần thiết có chi phí cao và mất nhiều thời gian để phát triển các công nghệ nòng cốt. Những nỗ lực đó hướng tới thương mại hóa sản phẩm thông qua một loạt các công nghệ được nhập khẩu, không giống như những kinh nghiệm trước đây của Hàn quốc trong việc xây dựng sự tự chủ về công nghệ. Các lựa chọn chính sách Ví dụ, giá trị của các thị trường năng lượng tái tạo được dự báo cho năm 2018 là tỷ đôla Mỹ, gấp 3 lần so với 115 tỷ đôla Mỹ năm 2008 (Makower, Bảng 1: Mức độ các ấn phẩm kỹ thuật và bằng sáng chế của Hàn quốc trong lĩnh vực công nghệ xanh. Đơn vị: Phần trăm trong số 10 nước dẫn đầu thế giới Lĩnh vực Tiểu lĩnh vực Số lượng ấn phẩm Số lần trích dẫn trên 1 ấn phẩm Số lượng bằng sáng chế Số lần trích dẫn trên 1 sáng chế Công nghệ dự đoán Dự đoán biến đổi khí hậu và đánh giá tác động Công nghệ tạo ra năng lượng Công nghệ nâng cao hiệu quả Công nghệ xử lý ô nhiễm Năng lượng tái tạo (Mặt trời, gió, sinh học, v.v..) Hạt nhân và phản ứng hạt nhân Hydrogen và pin nhiên liệu Nâng cao hiệu quả giao thông Đất xanh Nâng cao hiệu quả quy trình xanh và vật liệu xanh Nâng cao hiệu quả điện năng Theo dõi và kiểm soát ô nhiễm không khí Chất lượng nước Phục hồi môi trường Tái chế chất thải Sức khỏe môi trường Nguồn: Lee, Trình độ công nghệ và sức cạnh tranh công nghiệp ở Hàn quốc thường được đánh giá dựa theo trình độ của các nước đứng đầu toàn cầu. Các kết quả đánh giá chủ yếu dựa trên phân tích định tính ví dụ như Phương pháp Delphi, các khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, nhưng cũng được hỗ trợ bởi phương pháp phân tích định lượng như phân tích quá trình theo thứ bậc (AHP) và sử dụng các chỉ số liên quan (như số lần trích dẫn trên 1 sáng chế, chỉ số tác động công nghệ). 143

154 Pernick, and Wilder, 2009). Mặc dù các ước tính về quy mô của thị trường xanh toàn cầu khác nhau tùy thuộc vào các nguồn, Innovas một Công ty tư vấn được ủy thác của Chính phủ Anh đã tiến hành các nghiên cứu thị trường và ước tính quy mô thị trường năng lượng tái tạo năm khoảng 4.3 nghìn tỷ đôla Mỹ. Báo cáo của Innovas chia lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ xanh (được gọi là hàng hóa và dịch vụ carbon thấp và môi trường, LCEGS) thành 3 lĩnh vực: dịch vụ môi trường truyền thống như tái chế, quản lý nước và chất thải; năng lượng tái tạo như gió, thủy điện và sinh khối; và carbon thấp mới nổi bao gồm điện hạt nhân, tài chính carbon và công nghệ xây dựng. Trong thị trường xanh, lĩnh vực carbon thấp được kỳ vọng chiếm gần một nửa thị trường, trong khi các hoạt động môi trường truyển thống và năng lượng tái tạo chiếm một nửa còn lại. Sự tăng trưởng bùng nổ như vậy của thị trường xanh toàn cầu đã thúc đẩy Chính phủ Hàn quốc coi công nghệ xanh như một động lực mới cho tăng trưởng bền vững. Chính phủ đã đưa ra mục tiêu đầy tham vọng là nâng cao trình độ công nghệ quốc gia đạt mức 80% của những nước đứng đầu thế giới vào năm 2012 và lên đến 90% vào năm Cuối cùng, Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NSTC) đã xây dựng Kế hoạch tổng thể Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Xanh Quốc gia, là một kế hoạch toàn diện,phác thảo chiến lược quốc gia và các kế hoạch đầu tư, thay thế tất cả các kế hoạch hiện tại đang được các Bộ chuyên ngành khác nhau thực hiện. Sau đó, Chính phủ đã xây dựng Lộ trình Chiến lược để Thương mại hóa Công nghệ xanh nhằm giúp các ngành công nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Bảng 2: Kế hoạch Hành động về Đổi mới Công nghệ Xanh trong Kế hoạch quốc gia 5 năm về Tăng trưởng xanh Nhiệm vụ Các hành động 1.Mở rộng chiến lược đầu tư vào phát triển công nghệ xanh a. Mở rộng phát triển công nghệ xanh theo định hướng của Chính phủ b. Tăng cường hoạt động Nghiên cứu & Phát triển cân bằng về công nghệ xanh trên cơ sở các nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng và phát triển việc áp dụng. c. Xanh hóa các dự án Nghiên cứu & Phát triển hiện tại của quốc gia và hệ thống hỗ trợ phát triển công nghệ 2. Thành lập Hệ thống phát triển công nghệ xanh hiệu quả a. Củng cố hệ thống lồng ghép và điều phối phát triển công nghệ xanh b. Hình thành hệ thống hợp tác giữa ngành công nghiệp Trường Đại học Viện nghiên cứu để xem xét chuỗi giá trị của hoạt động Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh c. Thành lập Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh và thành lập cơ quan quản lý phát triển công nghệ xanh cấp địa phương 3. Tạo điều kiện chuyển giao và công nghiệp hóa công nghệ xanh a. Củng cố nền tảng để công nghiệp hóa kết quả các dự án phát triển công nghệ xanh có định hướng của Chính phủ b. Thực hiện các dự án áp dụng công nghệ xanh để khuyến khích chuyển giao và công nghiệp hóa các công nghệ xanh c. Xây dựng hệ thống chính sách để hỗ trợ các startup khởi nghiệp công nghệ xanh 4. Mở rộng hạ tầng cho phát triển công nghiệp và công nghệ xanh a. Đào tạo bộ máy nhân sự có năng lực để đảm bảo phát triển công nghệ xanh thành động lực phát triển b. Xây dựng cơ sở hạ tầng tiên tiến cho công tác kiểm tra, cấp chứng nhận, chuẩn hóa cho Tăng trưởng xanh c. Thành lập hệ thống thông tin công nghệ xanh đẳng cấp quốc tế. 5. Khuyến khích hợp tác quốc tế cho phát triển công nghệ xanh a. Khuyến khích quan hệ chiến lược với các đơn vị quyền lực thế giới về công nghệ xanh thông qua các tổ chức quốc tế b. Nâng cao năng lực sáng tạo xanh thông qua toàn cầu hóa phát triển và phổ biến công nghệ xanh c. Thành lập các tiểu cơ cấu hợp tác quốc tế trong phát triển công nghệ xanh 6. Phát triển công nghiệp và công nghệ xanh thành động lực phát triển mới a. Nâng cao năng lực chủ chốt của công ty bằng cách đảm bảo trước công nghệ chủ chốt liên quan đến tăng trưởng xanh và công nghệ thương mại hóa b. Tạo các thị trường ban đầu bằng cách tiếp nhận các tiêu chuẩn quốc tế,tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm và chương trình bắt buộc mua sắm sản phẩm thân thiện môi trường c. Đảm bảo phát triển hợp lý các quy định, chính sách, và luật liên quan đến phát triển công nghệ, đầu tư tư nhân và tạo ra thị trường. d. Xúc tiến công nghệ xanh như là một động lực xuất khẩu bằng cách mở ra các thị trường mới ở nước ngoài Source: Lee,

155 Đổi mới Công nghệ xanh là một trong 10 hạng mục Chương trình nghị sự chính sách được đưa ra trong Kế hoạch Quốc gia 5 năm về Tăng trưởng xanh và bao gồm 6 Kế hoạch hành động. Như trình bày trong Bảng 2, các Kế hoạch hành động này gồm các giai đoạn khác nhau của Phát triển Công nghệ, từ giai đoạn ban đầu nghiên cứu cơ bản về các phát hiện khoa học và thực hành cho đến giai đoạn phổ biến và thương mại hóa các công nghệ này. Việc hiểu được làm thế nào mà vấn đề này được coi như một ví dụ điển hình khác về mô hình đổi mới công nghệ của Hàn quốc cũng quan trọng không kém, nó tiếp nối các nguyên tắc của Lựa chọn và tập trung sẽ được thảo luận trong các phần sau của Chương này. Hình 2: Phân tích SWOT cho cam kết về công nghệ xanh Điểm mạnh Cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về Phát triển công nghệ xanh, đầu tư R&D gấp đôi vào năm 2012 Mua lại năng lực công nghệ thiết yếu (IT, BT, NT, v. v.) Năng lực khoa học, công nghệ đẳng cấp quốc tế Khả năng công nghiệp hóa công nghệ xanh và phát triển năng lực cạnh tranh Điểm yếu Thua kém về công nghệ NRE lớn so với các nước tiên tiến Đầu tư chưa tương xứng vào phát triển công nghệ so với các nước tiên tiến Hợp tác giữa các tổ chức còn yếu kém Thiếu sự cam kết của khu vực tư nhân Định hướng chiến lược Khuyến khích đầu tư mang tính chiến lược Thành lập Hệ thống phát triển công nghệ hiệu quả Cơ hội Thách thức Tái cơ cấu thị trường công nghệ xanh - Thị trường toàn cầu liên quan tới khí hậu - Các thị trường tài nguyên và tái tạo năng lượng - Công nghệ xanh là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Mua lại công nghệ xanh tiên tiến - Tham gia vào thị trường ngay từ giai đoạn đầu - Tham gia vào cạnh tranh công nghệ toàn cầu Các rào cản thị trường quốc tế cao hơn do các tăng cường quy định về môi trường Các nước tiên tiến đã chiếm lĩnh trước thị trường xanh Sự bất ổn trong thị trường tài nguyên và năng lượng và những rủi ro tiềm ẩn về tăng giá Rủi ro về kinh tế và môi trường tăng; Sự đồng bộ hóa khu vực hóa lớn Củng cố hạ tầng Xây dựng các động lực tăng trưởng khu vực thong qua Hệ thống đổi mới xanh Khu vực Nguồn: PCGG, 2009b 145

156 1.2 Những thách thức và cơ hội đối với Tăng trưởng xanh Đổi mới công nghệ là yếu tố chủ chốt để hiểu được tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững môi trường có thể tạo nên sự tương tác lẫn nhau như thế nào. Điều này đặc biệt đúng khi việc thắt chặt các quy định về môi trường đã định hình lại ngành công nghiệp và đã đặt công nghệ xanh vào vị trí trung câm các chiến lược kinh doanh như thế nào. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về việc có phải là các ngành công nghiệp xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn các ngành công nghiệp nâu truyền thống hay không, nhưng rõ ràng là việc xanh hóa lĩnh vực công nghiệp sẽ tạo ra thêm các cơ hội việc làm. Cũng trong bối cảnh này, Tổng thống Lee Myung-bak lưu ý rằng thành công của tăng trưởng xanh phụ thuộc vào đổi mới công nghệ và đã khuyến khích hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành nghề và các quy mô tích cực tham gia vào đổi mới công nghệ (PCGG,2010b). Đối với kinh tế Hàn quốc, thị trường xanh đang nổi vừa là thách thức vừa là cơ hội. Là một nước đến sau gia nhập thị trường, Hàn quốc không được kỳ vọng là sẽ vượt được các đối thủ cạnh tranh hàng đầu trong ngắn hạn, nhưng Chính phủ đã rất lạc quan và cam kết, vì nhiều công nghệ xanh vẫn mới chỉ ở giai đoạn đầu phát triển. 2. Mục tiêu và Chiến lược 2.1 Các nguyên tắc Lựa chọn và Tập trung Trong vòng 50 năm, Hàn quốc đã đạt được sự phát triển kinh tế phi thường mà cho đến bây giờ vẫn được cho là điều kỳ lạ hiếm có. Trong khi các động lực chủ chốt cho phát triển kinh tế có thể là đa khía cạnh, nhưng nhiều chuyên gia lại cho rằng sự thành công của kinh tế Hàn quốc bắt nguồn từ chiến lược hoặc nguyên tắc lựa chọn và tập trung của Chính phủ. Theo nguyên tắc này, các tài sản tài chính của Chính phủ được dành cho một số ngành công nghiệp hoặc công nghệ đã được lựa chọn dường như có tiềm năng cao nhất trong tương lai. Giữa những thử thách về hạn chế đất đai, nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn hẹp, và nghèo đói (hậu quả của Chiến tranh Hàn quốc), nguyên tắc này đã chứng tỏ sự thành công trong việc biến một đất nước thuộc diện nghèo nhất thế giới thành một nền kinh tế thành công thực sự chỉ trong vòng nửa thế kỷ. Các kinh nghiệm liên quan của Hàn quốc đem lại những gợi ý có ý nghĩa đối với các nước đang phát triển. Nguyên tắc lựa chọn và tập trung nhìn chung được áp dụng thông qua suốt quá trình sau: đầu tiên Chính phủ lựa chọn các lĩnh vực và các ngành công nghiệp cơ bản sẽ tập trung, trên cơ sở phân tích những xu hướng toàn cầu và viễn cảnh tương lai. Trong giai đoạn tiếp theo, hình thành cơ sở hạ tầng quản lý, luật pháp và chính trị cần thiết để hỗ trợ cho các ngành công nghiệp và công nghệ đã chọn. Ngoài ra, các Bộ liên quan cùng nhau xây dựng các kế hoạch trung hạn và dài hạn làm cơ sở cho những khoản đầu tư lớn vào Nghiên cứu & Phát triển. Cuối cùng, các nhà đổi mới tham gia vào công nghiệp chiến lược và phát triển công nghệ và nhận được sự hỗ trợ toàn diện đầu tiên. Trong quá trình này Chính phủ cần liên tục theo dõi tiến độ của các giai đoạn này như là một phương tiện để đảm bảo thành công. Quá trình này được Chính phủ Hàn quốc thực hiện trong suốt 50 năm phát triển kinh tế. Vào những năm 1960, các ngành công nghiệp dệt may, xi măng và phân bón được coi là những ngành công nghiệp mũi nhọn. Từ những năm 1970 đến 1980, các ngành công nghiệp đóng tầu, thép, hóa dầu và điện tử được lựa chọn là những lĩnh vực mới cần tập trung. Cuối thế kỷ 20 công nghiệp IT được lựa chọn là ngành công nghiệp chiến lược và nhận được hỗ trợ toàn diện của Chính phủ. Vào cuối những năm 2000 dưới thời Tổng thống Lee Myung-bak và sau này dưới thời gian điều hành hiện nay của Tổng thống Park Geun-hye Các ngành công nghiệp xanh và công nghiệp sáng tạo cũng nhận được sự quan tâm lớn. Điều quan trọng có thể nhận thấy là Chính phủ vẫn tiếp tục thực hiện phương pháp cây gậy và củ cà rốt, với cây gậy ở dưới dạng chỉ đạo quản lý (uyển ngữ để chỉ cách điều hành của Chính phủ trên xuống dưới) và củ cà rốt dưới hình thức các ưu đãi đối với những người đổi mới đi đầu trong xây dựng các ngành công nghiệp chiến lược. Ví dụ, để thúc đẩy các chính sách khuyến khích sản xuất cho xuất khẩu trong những giai đoạn đầu công nghiệp hóa, Chính phủ Hàn quốc đã vay rất nhiều từ nước ngoài và đã cung cấp vốn với lãi suất thấp dưới mức lãi suất thị trường cho những ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Hơn nữa, những ưu đãi bổ sung như các loại hình miễn giảm thuế, khấu hao tăng thêm, miễn thuế giá trị gia tăng, miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu thô cũng được đưa ra để tạo động lực, khuyến khích các nhà xuất khẩu nâng cao hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, Chính phủ cũng khẳng định rằng những doanh nghiệp nào không đáp ứng được những mục đích, mục tiêu do Chính phủ đặt ra cũng phải chịu áp lực. Ví dụ, hoàn trả thuế thu nhập doanh nghiệp bị kiểm soát kỹ lưỡng, xin tín dụng ngân hàng bị từ chối, các khoản vay ngân hàng còn lại không được gia hạn.(kim, 1997) 146

157 Để tạo nền tảng vững chắc hỗ trợ cho cải tiến công nghệ, Chính phủ Hàn quốc đã thành lập các viện nghiên cứu được Chính phủ tài trợ và khởi xướng Chương trình Nghiên cứu và Phát triển quốc gia giúp bù đắp cho năng lực Nghiên cứu & Phát triển còn thấp của khu vực tư nhân trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa. Viện Khoa học và Công nghệ Hàn quốc (KIST) là Viện nghiên cứu quốc gia đầu tiên được thành lập năm Viện đã mở các chi nhánh hoạt động bên ngoài trong nhiều lĩnh vực chiến lược được Chính phủ lựa chọn vào những năm 1970 nhằm giúp lấp đầy những khoảng trống và năng lực công nghệ của khu vực tư nhân. Vào năm 1982, Chính phủ đã khởi xướng chương trình Nghiên cứu và Phát triển quốc gia để tăng sự hỗ trợ cho phát triển công nghệ ở các ngành công nghiệp chiến lược. Một ví dụ điển hình là sự hỗ trợ toàn diện của Chính phủ để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Vào năm 1986, Chính phủ Hàn quốc đã bắt đầu một dự án lớn để phát triển bán dẫn ULSI (Tích hợp quy mô cực lớn) (DRAM) với sự tham gia hợp tác của Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông (ETRI), Tập đoàn Viễn thông Bán dẫn Samsung (SST), Tập đoàn điện tử Lucky Gold Star Electronics (Bây giờ đổi tên là LG Semicon), và một trung tâm nghiên cứu thuộc Trường Đại học Seoul. Trong vòng chỉ 3 năm nhóm này đã thành công trong việc phát triển 4M DRAM. Sự thành công này của Chính phủ được nhân rộng để phát triển 16M DRAM, 64M DRAM, và cuối cùng là phát triển 256M DRAM đầu tiên trên thế giới, giúp cho Hàn quốc trở thành nước dẫn đầu thị trường bán dẫn toàn cầu. Những nghiên cứu điển hình về Nguyên tắc Lựa chọn và Tập trung A. Ngành công nghiệp đóng tàu vào những năm 1970 EuP ban hành các tiêu chuẩn thiết kế thân thiện với môi trường cho các đồ điện tử gia dụng, bao gồm các hộp giải mã truyền hình, phương tiện chiếu sáng, máy rửa bát, máy giặt và tủ lạnh. Các quy định được tăng cường trong các lĩnh vực chủ chốt như hiêu quả năng lượng đã dẫn tới việc cấm nhập khẩu và bán những hàng hóa có hiệu quả năng lượng thấp tại thị trường EU. Ví dụ: Ngành công nghiệp đóng tàu, thép, máy móc và hóa dầu được lựa chọn là 4 ngành công nghiệp chủ chốt được Chính phủ hỗ trợ. Chính phủ đã dự đoán rằng thành công của ngành công nghiệp đóng tầu có thể có sức lan tỏa tới các ngành công nghiệp khác như máy móc công nghiệp, thép, điện và điện tử. Công ty công nghiệp nặng Hyundai được lựa chọn là công ty được Chính phủ hỗ trợ và được cung cấp nguồn tài chính để xây dựng khu đóng tầu tại Ulsan. Trong số 20 tỷ Won cần thiết cho xây dựng khu đóng tàu, chính phủ đã gánh 14.7 tỷ Won từ ngân sách công, và cung cấp 5.3 tỷ Won còn lại từ vốn vay ưu đãi của Nhật bản. Chính phủ còn hỗ trợ thêm vốn để xây dựng tường chắn sóng xung quanh khu xưởng đóng tầu tương đương 2 tỷ Won. Nhờ sự hỗ trợ bền vững của Chính phủ, Hàn quốc đã vượt các đơn hàng đóng tàu và nguyên liệu cho xưởng đóng tầu của Nhật Bản vào năm

158 2.2 Chiến lược quốc gia và thiết lập mục tiêu B. Ngành công nghiệp ô tô trong những năm 1980 Chính phủ nhận thấy ngành công nghiệp ô tô có hiệu ứng liên kết ngược và liên kết xuôi lớn nhất. Năm 1973,Chính phủ ban hành kế hoạch dài hạn thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô và đã lựa chọn 7 nguyên tắc để hỗ trợ bao gồm: - Bảo vệ thị trường trong nước đối với hàng nhập khẩu nước ngoài - Giảm thuế cho những công ty sản xuất ô tô trong nước - Các hành động hành chính và cho vay tài chính để mở rộng thị phần trong nước đối với những ô tô sản xuất tại Hàn quốc Nhờ có sự hỗ trợ và trợ cấp của Chính phủ, năm 1975, Tập đoàn Hyundai Motors đã phát triển mẫu ô tô đầu tiên của Hàn quốc có tên gọi là Ngựa non (Pony). Khoảng 10 năm sau đó, thế hệ thứ hai của Pony được gọi là Excel đã được Chính phủ lựa chọn là một trong 10 sản phẩm đứng đầu quốc gia xuất sang Mỹ. Excel là mẫu ô tô đầu tiên sản xuất tại Hàn quốc được xuất khẩu sang Mỹ C. Công nghiệp bán dẫn vào những năm 1990 Cùng với Nhật bản, Chính phủ Hàn quốc thừa nhận bán dẫn là gạo của ngành công nghiệp bởi vì tri thức được ghi trong những con chip đã trở thành động lực trong nhiều ngành công nghiệp khác và được xem là chủ chốt đối với canh tranh kinh tế. Bộ Thông tin và Truyền thông đã đi đầu trong việc hỗ trợ các ngành công nghiệp nội địa với việc ban hành Luật Nghiên cứu và Phát triển công nghệ thông tin năm Chính phủ đã thành lập 2 quỹ công chuyên ngành, Quỹ ủng hộ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông năm 1994 và Quỹ xúc tiến tin học hóa năm 1996 để hỗ trợ trực tiếp cho công nghiệp bán dẫn. Các chương trình Nghiên cứu & Phát triển quốc gia được định hướng để giúp các doanh nghiệp tư nhân và các tổ chức nhà nước thúc đẩy công nghệ bán dẫn. Tập đoàn Samsung Electronics đã thành công trong việc phát triển 64M DRAM đầu tiên trên thế giới vào năm Việc đưa ra các chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy các công nghệ xanh cũng không nằm ngoài các nguyên tắc lựa chọn và tập trung; khái niệm công nghệ xanh bắt đầu nhận được sự chú ý sau khi Tổng thống Lee nhậm chức năm 2008 đã nhận được trợ cấp khổng lồ từ chính phủ. Một lần nữa, Chính phủ đã bắt đầu phân tích xu thế toàn cầu trong thị trường công nghệ và xác định các ngành công nghiệp được được dự báo sẽ phát triển đột phá công nghệ nhanh chóng. Những doanh nghiệp đổi mới tham gia vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ xanh được cung cấp một loạt các ưu đãi. Tuy nhiên, sau khi xây dựng chính quyền dân chủ và kinh tế thị trường cạnh tranh, những cam kết của Chính phủ không có tính tương tác đối với một số tập đoàn được chọn (là những tập đoàn phát triển thành các chaebols một loại tập đoàn kinh doanh tổng hợp khổng lồ của Hàn quốc) như đáng ra phải có vào các năm Thành lập Kế hoạch tổng thể Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ xanh (2009) Thiết kế chi tiết tầm nhìn của Chính phủ về công nghệ xanh được hình thành dưới dạng Kế hoạch tổng thể Nghiên cứu và Phát triển công nghệ xanh được ban hành vào tháng 1 năm Như minh họa tại Hình 3, kế hoạch này dự kiến làm cho Hàn quốc trở thành quốc gia xanh dẫn đầu thế giới thông qua thúc đẩy công nghệ xanh, và kế hoạch này tuyên bố ba mục tiêu ưu tiên của quốc gia. Khi đặt ra các mục tiêu này, Chính phủ đã xem xét rất cẩn thận những xu hướng và triển vọng của công nghệ xanh, tình trạng của những nước tiên phong trong thị trường công nghệ xanh toàn cầu, năng lực nội địa và trình độ nhân lực, chất lượng thực hiện của quốc gia về mặt bền vững môi trường, và những chiến lược, chính sách hiện tại của các bộ ngành liên quan tới công nghệ xanh. Cần lưu ý là Chỉ số Bền vững Môi trường (ESI) được đưa vào như một phương thức kết nối tiến bộ của công nghệ với tiến triển của quốc gia hướng tới bền vững môi trường. 148

159 Hình 3:Tầm nhìn và các mục tiêu nghiên cứu và phát triển quốc gia trong công nghệ xanh Tầm nhìn Trở thành quốc gia xanh hàng đầu thế giới thông qua thúc đẩy công nghệ xanh Ba mục tiêu Năng lực công nghệ Cạnh tranh công nghiệp xanh Environmental Sustainability Các mục tiêu về trình độ công nghệ (So sánh với các nước phát triển) 2012: 80% 2020: 90% Tạo việc làm trong Công nghệ xanh 2012: hơn việc làm Thị phần toàn cầu 2012: trên 7% 2020: trên 10% Chỉ số bền ững môi trường (ESI) (Xếp hạng toàn cầu) 2012: Top : Top 10 Những định hướng đầu tư công nghệ xanh Gia tăng chiến lược khối lượng R&D của công nghệ xanh Tăng cường đầu tư để đạt gấp đôi mức hiện tại vào năm 2012 Tỷ lệ đầu tư trong nghiên cứu cơ bản đạt 35% Thúc đẩy 27 công nghệ xanh chủ chốt Lựa chọn các công nghệ chủ chốt trên cơ sở mức độ quan trọng chiến lượcqquốc gia Chiến lược phát triển Công nghệ thân thiện môi trường và hội tụ công nghệ Tăng cường nghiên cứu cơ bản Xanh hóa các ngành công nghiệp chiến lược hiện tại Xây dựng hạ tầng nghiên cứu và phát triển xanh Nguồn: NSTC, 2009 Điểm đáng chú ý của kế hoạch tổng thể này là cách thức đưa ra khái niệm Công nghệ xanh như mong muốn của Chính phủ. Đi đôi với quan điểm quốc gia về tăng trưởng xanh carbon thấp, công nghệ xanh được xác định là những công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp đến cả tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường; về cơ bản những công nghệ này có thể được phân loại thành các công nghệ liên quan đến: (1) Dự báo môi trường; (2) Yếu tố sản xuất; hoặc Như đã đề cập đến trong phần trước, khái niệm này ủng hộ ý tưởng hội tụ công nghệ vì nó giúp xem xét lại các cơ hội, tạo ra những giải pháp sáng tạo để định hướng tăng trưởng kinh tế, cũng như giúp mang lại nhiều lợi ích cho nhiều khía cạnh của bền vững môi trường. Một số ví dụ về hội tụ công nghệ là sử dụng tia phóng xạ để xử lý vi khuẩn gây bệnh trong nước thải; sử dụng mạng IT để giảm thiểu tổn thất trong hệ thống năng lượng; sử dụng đèn LED để nâng cao sản lượng nông nghiệp và rút ngắn chu trình tăng trưởng; và chuyển hóa sinh học CO 2 từ khí quyển bằng cách sử dụng sinh vật biển. (3) Các hoạt động kinh tế thân thiện môi trường. 149

160 Những công nghệ xanh liên quan tới dự báo môi trường (gọi là Công nghệ dự báo) là những công nghệ liên quan đến theo dõi và đánh giá ô nhiễm môi trường và những biến đổi trong hệ thống sinh thái cũng như đưa ra dự báo về những ảnh hưởng của khí hậu trong tương lai. Những công nghệ liên quan tới các yếu tố sản xuất có thể chia thành 3 loại, theo mô hình sản xuất: đầu vào sản xuất đầu ra. Các công nghệ xanh thuộc loại đầu vào là những công nghệ tìm cách giảm thiểu việc sử dụng các nguồn lực có thể cạn kiệt, trong khi những công nghệ thuộc loại sản xuất tập trung vào nâng cao hiệu quả công nghiệp và giảm thiểu gánh nặng ô nhiễm. Những công nghệ xử lý ô nhiễm tập trung vào loại bỏ các chất gây ô nhiễm hiện có trong môi trường (các phế phụ phẩm trong quá trình sản xuất sản phẩm công nghiệp) được coi là các công nghệ xanh thuộc loại đầu ra. Công nghệ được sử dụng bởi các ngành công nghiệp tri thức có đóng góp trực tiếp vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu tạo thành một loại công nghệ xanh đặc biệt. Những công nghệ thực tế khuếch trương (hay thực tế ảo) giúp lựa chọn những địa điểm có sức gió tối ưu để xây dựng khu điện gió thông qua trực quan hóa số liệu là một ví dụ điển hình về những công nghệ thuộc loại đặc biệt này. Là tài liệu để thay thế cho tất cả các kế hoạch và chính sách Nghiên cứu & Phát triển hiện tại, kế hoạch tổng thể này đưa ra các định hướng đầu tư và hỗ trợ trung và dài hạn của Chính phủ. Chi tiêu của Chính phủ dành cho nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh dự kiến tăng gấp đôi trong giai đoạn Ngoài ra, tỷ lệ đầu tư vào nghiên cứu cơ bản2 trong chi tiêu ngân sách đã đạt 35% như một cách để khuyến khích sự phát triển của các công nghệ cốt lõi. 3 Theo các nguyên tắc lựa chọn và tập trung, kế hoạch tổng thể đặt ra 27 công nghệ xanh chủ chốt dược nhận ưu tiên cao nhất của chính phủ cho đầu tư; quá trình lựa chọn được chia thành 3 giai đoạn: (1) Xác định các công nghệ ứng cử (công trình hợp tác liên bộ); (2) Đánh giá hồ sơ của 75 công nghệ xanh (đánh giá bởi chuyên gia và kiểm chứng bởi các bộ); và (3) Lựa chọn và phê chuẩn 27 công nghệ chủ chốt (được Hội đồng Công nghệ xanh GTC rà soát). Trong giai đoạn đầu, việc rà soát toàn diện được thực hiện đối với các chiến lược cấp bộ hiện hành, các kế hoạch tổng thể về nghiên cứu và phát triển và các báo cáo chuyên đề, để từ đó tổng hợp được 75 công nghệ xanh ưu tiên. Trong số nhiều báo cáo đánh giá nhu cầu công nghệ và những khảo sát đã được rà soát, báo cáo có tiêu đề Chương trình nghị sự đại dương xanh do Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng (MOTIE) soạn thảo có vai trò quan trọng. Tài liệu này đã trình bày tổng cộng 100 giải pháp công nghệ cần thiết để chiến đấu với biến đổi khí hậu và cạn kiệt nguồn tài nguyên, dựa trên các kết quả thảo luận của một nhóm các chuyên gia khoa học, những nhà nghiên cứu và các nhà lãnh đạo công nghiệp địa phương (khoảng 150 cá nhân) và các cuộc khảo sát cộng đồng. Trong giai đoạn tiếp theo, hồ sơ của 75 công nghệ ưu tiên được phân thành 3 nhóm dựa trên đánh giá về mức độ đóng góp của những công nghệ này vào tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường, và tầm quan trọng chiến lược liên quan tới phát triển quốc gia. Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường được xác định dựa trên phân tích các số liệu hiện có như triển vọng thị trường toàn cầu, các báo cáo chuyên đề bao gồm Triển vọng công nghệ Năng lượng của IEA và các kết quả nghiên cứu của Bộ Môi trường (MoE) góp phần hiểu rõ hơn về các xu hướng đổi mới công nghệ trong thời gian gần đây. Tầm quan trọng chiến lược của các công nghệ xanh khác nhau được đánh giá thông qua các cuộc khảo sát và thảo luận của nhóm trọng tâm. Như minh họa trong Hình 4, kết quả đánh giá này đã tạo ra cơ sở để thiết lập các ưu tiên đầu tư; ba nhóm công nghệ được đề xuất nhận các mức độ đầu tư khác nhau căn cứ trên mức độ quan trọng khác nhau của chúng. Lựa chọn cuối cùng về 27 công nghệ xanh được đưa ra dựa trên đánh giá về tầm quan trọng chiến lược, khả năng công nghệ, ưu tiên đầu tư (như đã xác định trong bước thẩm định hồ sơ), và các nhu cầu của các bộ ngành liên quan. 2 Nghiên cứu cơ bản là các nghiên cứu để thúc đẩy kiến thức nền tảng, không cần áp dụng cụ thể vào các quá trình sản xuất hoặc sản phẩm. 3 Các công nghệ cốt lõi là những công nghệ đầy đủ duy nhất (không phụ thuộc vào bất kỳ công nghệ hiện hành nào) và vì vậy có tiềm năng được áp dụng dưới nhiều hình thức trong quá trình phát triển sản phẩm. 150

161 Bảng 3: Các công nghệ được xác định trong Chương trình nghị sự đại dương xanh Tiểu hạng mục Số các ấn phẩm Suy giảm chất lượng cuộc sống Ấm lên toàn cầu Cạn kiệt năng lượng hóa thạch và biến động giá cả năng lượng hóa thạch Điều kiện sống sung túc Nước sạch Không chất thải Tái sử dụng CO 2 Quá trình sản xuất phát thải thấp Giải pháp dựa vào IT để ứng phó với biến đổi khí hậu Công nghệ than sạch Nhiên liệu sinh khối Hàng hóa và dịch vụ bền vững Thiết kế kiến trúc của sự sung túc Nước cho cuộc sống sung túc Tái sử dụng nguyên liệu từ tái chế chất thải Từ CO 2 đến nhựa Vật liệu aerogel siêu nhẹ cách nhiệt tốt Nhà sinh thái tiết kiệm điện Than siêu sạch Nhiên liệu sinh học nồng độ cao Công nghệ phục hồi năng lượng Nguồn: NSTC, 2009 Hình 4: Quy trình lựa chọn 27 công nghệ xanh chủ chốt Đánh giá hồ sơ của 75 công nghệ xanh Chia nhóm 75 công nghệ xanh Chọn ra 27 công nghệ xanh chủ chốt Mức độ quan trọng chiến lược Mức độ quan trọng chiến lược (Tiểu tiêu chí) (Công nghệ) Đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Nhóm III. Nhóm II. Nhóm I. Xem xét bởi GTC Tăng tích cực Tăng trung bình Tăng thụ động Ưu tiên đầu tư Đóng góp cho bền vững môi trường Năng lực công nghệ Được GTC chấp thuận Nguồn: NSTC, 2009 Nguồn: NSTC,

162 Bảng 4: 27 công nghệ xanh chủ chốt Các lĩnh vực công nghệ Lĩnh vực chính Lĩnh vực trung Tiểu lĩnh vực 27 Công nghệ xanh chủ chốt Công nghệ dự đoán Dự đoán biến đổi khí hậu và đánh giá ảnh hưởng Dự đoán biến đổi khí hậu Thích ứng với biến đổi khí hậu Dự đoán và mô hình hóa biến đổi khí hậu Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và thích ứng Năng lượng tái tạo Năng lượng mặt trời Pin màng mỏng silicon (nâng cao hiệu quả và cạnh tranh chi phí) Pin mặt trời không silicon (để sản xuất hàng loạt) Năng lượng sinh học Các hệ thống và nhà máy sản xuất năng lượng sinh học Công nghệ phát điện Hạt nhân/ Phát điện hạt nhân Năng lượng hạt nhân Phát điện hạt nhân Thiết kế và thi công lò phản ứng nước nhẹ Lõi phản ứng hạt nhân nhanh và thân thiện môi trường Thiết kế và thi công lò phản ứng phát điện Hydrogen và pin nhiên liêu Sản xuất và tích trữ Hydrogen Pin nhiên liệul Sản xuất và tích trữ hydrogen hiệu quả cao Hệ thống pin nhiên liệu thế hệ tiếp theo Công nghệ chế tạo thân thiện môi trường/ Nâng cao hiệu quả nguyên liệu Công nghệ chế tạo thân thiện môi trường và sản phẩm thân thiện môi trường Công nghệ tăng trưởng cây trồng Nâng cao hiệu quả và hiệu quả cao trong năng lượng hóa thạch Công nghệ CTL và khí hóa lỏng Công nghệ CTL (Than hóa lỏng) đối với Chu kỳ tổng hợp gas lồng ghép (IGCC) Nâng cao hiệu quả trong giao thông Xe ô tô, đường sắt, tàu thủy, tàu vũ trụ, các phương tiện giao thông Các phương tiện ô nhiễm thấp hiệu quả cao (ô tô xanh) Giao thông thông minh Công nghệ nâng cao hiệu quả Công nghệ xử lý ô nhiễm Các hoạt động kinh tế và công nghiệp sạch Đất xanh Công nghệ sản xuất thân thiện môi trường/ Nâng cao hiệu quả vật liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng điện Theo dõi và kiểm soát ô nhiễm không khí Chất lượng nước Chất thải Thành phố xanh Nhà xanh/tòa nhà xanh Công nghệ sản xuất/ Nâng cao hiệu quả vật liệu Thiết bị LED, IT Sử dụng chất siêu dẫn, Công nghệ thông tin Năng lượng Các hệ thống lưu trữ năng lượng Bắt giữ, xử lý và lưu trữ CO 2 Theo dõi và kiểm soát phi cacbon Xử lý nước Cung cấp nước Tái chế chất thải và năng lượng chất thải Tái tạo đô thị và không gian sinh thái Các tòa nhà năng lượng thấp thân thiện môi trường Công nghệ chế biến xanh (để tối ưu hóa tiêu thụ năng lượng và thích ứng môi trường) Màn hình LED và IT xanh Hệ thông IT cho các ngành công nghiệp năng lượng, và công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng cho các thiết bị điện Pin thứ cấp hiệu quả cao Bắt giữ và lưu trữ Carbon (CCS) Công nghệ xử lý phi cacbon Đánh giá và quản lý chất lượng nước Công nghệ để đảm bảo các nguồn nước thay thế Giảm, tái chế và tái sử dụng chất thải Chất thải và bảo tồn môi trường Đánh giá rủi ro sinh thái Theo dõi các chất ô nhiễm độc và xử lý môi trường CT, công nghệ thông tin phần mềm và dịch vụ tri thức Thực tế ảo Công nghệ thực tế ảo Nguồn: NSTC,

163 Chiến lược Thương mại hóa công nghệ xanh (2009) Nhận thức được việc phát triển công nghệ và thương mại hóa công nghệ là những quá trình tiến hóa có tính tương tác cao, Chính phủ Hàn quốc đã cho ra đời một tài liệu chiến lược khác vào tháng 5 năm Tài liệu này có tên là Chiến lược Thương mại hóa Công nghệ Xanh nhằm cung cấp kế hoạch chi tiết cho việc Nghiên cứu và Phát triển công nghệ và thâm nhập thị trường. Đầu tiên, tài liệu chiến lược này làm rõ mối quan hệ giữa các công nghệ đang phát triển và các hàng hóa và dịch vụ liên quan của các công nghệ đó có thể sẽ được phát triển trong thị trường tương lai. Ví dụ, các công nghệ màng lọc thế hệ mới và các hệ thống kiểm soát quá trình thông minh đã cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các nhà máy khử muối trong nước và tái sử dụng nước trong tương lai. Sau đó, khung thời gian cho việc thương mại hóa từng công nghệ cũng được dự thảo (lộ trình công nghệ) đem lại một bức tranh rõ ràng về thời điểm cần tập trung các hỗ trợ của Chính phủ cho các mục đích khác nhau. Ví dụ, công nghệ điện lưới thông minh đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn cho việc nghiên cứu áp dụng (tính tới 2012), trước khi bước vào giai đoạn kiểm tra thử nghiệm và thương mại hóa ( ), và thâm nhập thị trường đầy đủ ( ). Bảy công nghệ (trong số 27 công nghệ chủ chốt) đã được đánh giá là sẵn sàng để thương mại hóa hoặc thậm chí sẽ tạo nên các thị trường lớn vào năm 2012 là: (1) Chiếu sáng LED (2) Pin mặt trời silicon hiệu suất cao (3) Ô tô hybrid (4) Hệ thống lưới điện thông minh (5) Lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến (cho năng lượng hạt nhân) (6) Pin nhiên liệu (7) Hệ thống bắt giữ và lưu trữ carbon Cuối cùng, tài liệu này xác định rằng các biện pháp cải tổ chính sách là những biện pháp khyến khích đẩy nhanh tốc độ thương mại hóa công nghệ cho thị trường nội địa, bao gồm các biện pháp sau đây: Đưa vào sử dụng các hệ thống mua bán năng lượng theo-thời gian thực tế và thực hiện việc trang bị các hệ thống lưu trữ năng lượng tại các nhà máy năng lượng trọng yếu của quốc gia. Củng cố các quy chuẩn xây dựng để cải thiện việc tiêu thụ năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực xây dựng. Sửa đổi khuôn khổ pháp lý để cho phép các phương tiện chạrà soát các quy định cho phép các xe điện tham gia vào đường ô tô nói chung và tăng cường các tiêu chuẩn phát thải của phương tiện giao thông. Đưa vào sử dụng Chương trình Tỷ lệ Năng lượng tái tạo (RPS) và tăng cường các tiêu chuẩn chứng nhận kỹ thuật cho hệ thống năng lượng tái tạo. Tăng cường các tiêu chuẩn quy định về môi trường đối với quá trình sản xuất công nghiệp và đưa ra các chương trình ưu đãi cho các khoản đầu tư vào giảm ô nhiễm. Lựa chọn 10 Công nghệ xanh cốt lõi (2010) Vào tháng 2 năm 2010, các Bộ chuyên ngành liên quan đã cùng nhau đệ trình một đề xuất với PCGG về việc tiếp tục ưu tiên 27 công nghệ để tập trung vào 10 công nghệ xanh cốt lõi. Việc lựa chọn này là để đẩy nhanh việc thương mại hóa những công nghệ đã được xác định từ những kế hoạch hiện có, để đáp ứng những công tác chuẩn bị về pháp lý của Chính phủ cho việc thành lập Hệ thống mua bán phát thải quốc gia (ETS). Tuy nhiên, qui trình này đồng thời cũng tạo cơ hội kiểm soát chặt chẽ các thành phần tham gia đổi mới công nghệ bằng cách đảm bảo rằng các nỗ lực nghiên cứu và phát triển của họ phù hợp với nhu cầu từ thị trường mới nổi. Mười công nghệ cốt lõi đó bao gồm: (1) Pin thứ cấp đời mới (2) Màn hình LED (3) Máy tính (PC) xanh (4) Pin mặt trời hiệu quả cao (5) Ô tô xanh (6) Lưới điện thông minh (7) Lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến (8) Pin Năng lượng (9) CSS (Hệ thống bắt giữ và lưu trữ carbon) (10) Hệ thống xử lý nước tiên tiến 153

164 2.3 Thiết lập mục tiêu công nghệ xanh (Kế hoạch 5 năm của Quốc gia về Tăng trưởng xanh) Bằng việc thực hiện các nguyên tắc lựa chọn và tập trung và đầu tư khoảng 6.3 tỷ tỷ Won trong giai đoạn , Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã đưa ra mục tiêu thu hẹp khoảng cách về công nghệ của Hàn quốc so với các nước đứng đầu thế giới chỉ còn 20% vào năm Trong dài hạn, Hàn quốc sẽ thu hẹp khoảng cách này xuống còn 10% vào năm 2020, làm cho Hàn quốc trở thành một trong 5 quốc gia đứng đầu thế giới về công nghệ xanh. Trong quá trình thực hiện này, Chính phủ dự tính sẽ tăng đáng kể thị phần của quốc gia trên thị trường xanh toàn cầu, cùng với việc tạo thêm việc làm mới. Bảng 5: Mục tiêu Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ xanh Mục tiêu Lĩnh vực Trình độ công nghệ xanh so với các nước đứng đầu thế giới % 80% 90% Tạo việc làm trong những lĩnh vực công nghệ xanh 7,000 13,200 24,100 54,000 74,500 - Thị phần toàn cầu của thị trường công nghệ xanh % 10% Chỉ số Bền vững Môi trường (giữa các nước OECD) Tỷ lệ các nghiên cứu cơ bản trong ngân sách Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh của Chính phủ Nằm trong top 20 Nằm trong top 10 35% (Vào năm 2007: 17%) Nguồn: NSTC,

165 3. Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Kế hoạch đầu tư Nghiên cứu & Phát triển Phân bổ ngân sách phù hợp và hiệu quả để thúc đẩy các sáng kiến đổi mới công nghệ là một thách thức đối với chính phủ các nước trên thế giới; về cơ bản, các chính sách về ngân sách và xác định ưu tiên trong lĩnh vực này không được hướng dẫn bởi một lý thuyết đã được chấp nhận rộng rãi, vì vậy nó thường được thực hiện dựa trên sở thích của chính phủ mà không có một quyết định hợp lý nào. Ở Hàn quốc, Chính phủ đã thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ quốc gia (NSTN) vào năm 1999 như một tổ chức điều phối để đưa ra chương trình nghị sự khoa học công nghệ quốc gia và những ưu tiên về ngân sách. Được các Bộ, ngành liên quan ủng hộ, Ủy ban Công nghệ Xanh (GTC) thuộc NSTC đã bắt đầu xây dựng kế hoạch đầu tư công nghệ xanh hàng năm kể từ năm 2009, các kế hoạch này đưa ra thông tin cụ thể về việc Chính phủ sẽ sử dụng nguồn ngân sách Nghiên cứu & Phát triển như thế nào. Về cơ bản, phần lớn số đầu tư này được phân cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển của 27 công nghệ xanh chủ chốt; ví dụ hơn 70% ngân sách Nghiên cứu & Phát triển được phân bổ cho công nghệ xanh năm 2009 được sử dụng cho các hoạt động liên quan tới 27 công nghệ xanh chủ chốt. Tuy nhiên, cần phải có thêm các nỗ lực để xác định ưu tiên các khoản đầu tư, dựa trên cơ sở đánh giá các yếu tố khác nhau, bao gồm tiềm năng về nhu cầu trong tương lai, sự tăng trưởng của thị trường, và khoảng cách công nghệ hiện tại và tương lai của quốc gia. Những tiềm năng về nhu cầu tương lai và tạo ra thị trường mới Để phân bổ các khoản đầu tư Nghiên cứu & Phát triển cho tiềm năng tạo ra thị trường công nghệ và nhu cầu tương lai, GTC đã chia 27 công nghệ chủ chốt thành 3 nhóm đầu tư chiến lược (Lee, 2009): Nhóm 1 gồm các lĩnh vực cần tập trung đầu tư trong vòng 5-10 năm tới. Những công nghệ đã được chứng minh về lợi ích - chi phí và có khối lượng thị trường ngày càng tăng được đưa vào nhóm này; những đặc tính này nêu bật sự cần thiết phải có khu vực tư nhân dẫn đầu trong các nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển. Tuy nhiên, chính phủ sẽ hỗ trợ cho khu vực tư nhân bằng cách lấp đầy khoảng cách trong nhu cầu về nguồn nhân lực và hạ tầng cho thương mại hóa công nghệ. Danh sách các công nghệ của Hàn quốc trong nhóm này bao gồm công nghệ kiểm soát chất lượng nước, pin mặt trời hiệu suất cao, và tái sử dụng chất thải (7 trong số 27 công nghệ xanh chủ chốt). Nhóm-2 gồm các công nghệ cần có tầm nhìn từ trung đến dài hạn trong khoảng từ năm, với triển vọng phát triển các thị trường mới. Cần phải tiến hành nhiều nghiên cứu cơ bản cho các công nghệ của nhóm này, trong số đó có nhièu công nghệ có tiềm năng cao đem lại các lợi ích công cộng như giải quyết khủng hoảng về nước và thức phẩm. Danh sách công nghệ trong nhóm này của Hàn quốc bao gồm các hệ thống sản xuất năng lượng sinh học, các phương tiện hiệu quả cao, và công nghệ tăng trưởng cây trồng (16 trong số 27 công nghệ xanh chủ chốt). Nhóm-3 gồm những công nghệ chưa chắc có thể đưa đến việc tạo ra thị trường, nhưng có nhiều tiềm năng để tạo ra tác động trong tương lai. Nhiều công nghệ trong số này vẫn ở trong giai đoạn khái niệm và có khả năng sẽ xuất hiện trong tương lai. Các khoản đầu tư vào các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển cần được duy trì đối với các lĩnh vực công nghệ này, bao gồm dự báo biến đổi khí hậu, tái tạo đô thị và sản xuất hydrogen (4 trong 27 công nghệ xanh chủ chốt). Các khoảng cách công nghệ và Khung thời gian đầu tư Vì các công nghệ khác nhau đòi hỏi thời gian và khối lượng đầu tư khác nhau để có thể tiến tới thương mại hóa, Chính phủ đã tìm hiểu được khung thời gian dự kiến cho các khoản tài chính cần thiết. Trên cơ sở xác định các hàng hóa và dịch vụ liên quan đến công nghệ và lộ trình công nghệ được vạch ra trong Chiến lược Thương mại hóa Công nghệ Xanh (2009), một nhóm các thành viên từ tổng cộng 11 bộ và cơ quan của Chính phủ đã cùng nhau khai thác triển vọng thị trường của các loại công nghệ xanh khác nhau, đánh giá khoảng cách công nghệ hiện tại của Hàn quốc so với các nước đứng đầu thế giới và xác định các vân đề trong nước để định hướng cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Nhóm này đã tập trung vào việc đảm bảo rằng các nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển của Hàn quốc hướng tới việc mở ra các cơ hội cho các ngành công nghiệp trong nước tham gia vào thị trường hàng hóa và dịch vụ xanh toàn cầu; Lý do cơ bản là thị trường xanh toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng hàng năm là 10.2%, đạt đến mức 5.7 nghìn tỷ US$ vào năm Mặc dù thị trường nội địa 155

166 cũng được dự báo tăng nhanh với tốc độ hàng năm là 13.2% về khối lượng thị trường ước tính đạt 230 tỷ đô la Mỹ vào năm 2020 nhưng nó mới chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường toàn cầu. Nhiều thị trường xanh trong số này đã phát triển trên cơ cấu thị trường hiện tại; ví dụ phương tiện chạy điện sẽ đạt 31.4% thị trường công nghiệp xe cơ giới toàn cầu vào năm Nhiều công nghệ xanh đã thành công trong việc tạo ra thị trường mới đều do các nước đã phát triển như Mỹ, Nhật bản và các nước EU chiếm lĩnh. Việc thiếu sự quan tâm và hỗ trợ của Chính phủ đã dẫn tới việc Hàn quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu công nghệ; 75% hệ thống năng lượng mặt trời và 99% các thiết bị tuabin gió của các nhà sản xuất năng lượng trong nước được xây dựng từ các hàng hóa nhập khẩu. Về vấn đề này, nhóm đã tìm cách đánh giá khoảng cách công nghệ hiện tại và sức cạnh tranh công nghiệp đối với từng lĩnh vực công nghệ. Ví dụ, lợi thế công nghệ của Hàn quốc trong hiệu quả năng lượng đã tạo cơ hội cho việc cải thiện về mặt bản địa hóa các sản phẩm liên quan, trong khi đó trình độ thấp của công nghệ đã đóng vai trò như một rào cản lớn đối với mọi nỗ lực bản địa hóa các hệ thống kiểm soát ô nhiễm. Các vấn đề trong nước xoay quanh việc phát triển và áp dụng công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau đã được xác định để hiểu rõ hơn nhu cầu ngân sách cho từng loại đầu tư và khung thời gian đầu tư. Ví dụ, đa số các hàng hóa công nghệ nguồn năng lượng nội địa (ví dụ như các hệ thống năng lượng tái tạo) đều đang rất cần được nâng cao hiệu quả chi phí và nhân rộng các cơ sở sản xuất để cạnh tranh được trong thị trường toàn cầu, trong khi các hàng hóa phục vụ hiệu quả năng lượng lại đang phải chịu cơ sở công nghệ yếu kém và thiếu những nỗ lực thử nghiệm thí điểm. Kế hoạch đầu tư bốn bậc Cuối cùng, bốn kế hoạch ngân sách đặc thù đã được lập cho 27 công nghệ xanh chủ chốt. Nhóm thứ nhất, nhằm đáp ứng cho các công nghệ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn, sẽ được tăng 30% ngân sách công hàng năm, như là một công cụ hỗ trợ thử nghiệm thí điểm và gia nhập thị trường vào năm Nhóm thứ hai, gồm các công nghệ tận dụng tối đa ưu thế của người đi đầu sẽ được tăng 20% và 30% hàng năm trong đầu tư của chính phủ trong các giai đoạn và Nhóm thứ ba gồm các công nghệ mà sự hỗ trợ ngân sách của chính phủ cần phải có tầm nhìn dài hạn để giúp quốc gia này trở thành nước đi đầu công nghệ toàn cầu, sẽ được tăng phân bổ ngân sách đều đặn hàng năm là 10% và 15% cho các giai đoạn và Cuối cùng, Nhóm thứ tư có tên là các công nghệ cho đầu tư bền vững để đáp ứng cho các công nghệ cần số lượng lớn các nghiên cứu cơ bản để chứng minh cho khái niệm; đầu tư công trong nhóm này sẽ tăng 5%, 10% và 15% trong các giai đoạn đến năm 2012, 2020 và Triển khai chiến lược các chương trình Nghiên cứu & Phát triển Chi tiêu cho Nghiên cứu & Phát triển tập trung vào 27 công nghệ xanh chủ chốt được dựa trên 4 chiến lược phát triển đã đặt ra trong Kế hoạch tổng thể về Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Xanh năm 2009: (1) Tăng đầu tư vào nghiên cứu cơ bản; (2) Thúc đẩy hội tụ công nghệ để phát triển các công nghệ thân thiện môi trường; (3) Xanh hóa các ngành công nghiệp hiện tại và tạo nên các động lực tăng trưởng mới; và (4) Tăng cường hạ tầng Nghiên cứu & Phát triển xanh và hợp tác nghiên cứu với các tổ chức toàn cầu. Điều quan trọng là phải hiểu được rằng sự xuất hiện của chương trình nghị sự chiến lược như vậy được đồng hành bởi nhiều kế hoạch và hành động Nghiên cứu & Phát triển hiện hành. Mặc dù việc phát động các chương trình Nghiên cứu & Phát triển mới là do các bộ ngành tích cực xúc tiến và triển khai, nhưng nhiều hành động của các bộ lại liên quan đến việc định hướng lại việc thực hiện các chương trình Nghiên cứu & Phát triển hiện có nhằm đáp ứng gần hơn các mục tiêu mà chương trình nghị sự công nghệ xanh đưa ra. Ví dụ, chương trình Nghiên cứu & Phát triển để thúc đẩy năng lực của các cá nhân tham gia vào nghiên cứu cơ bản - được Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ (MEST) triển khai từ lâu trước khi xuất hiện Chương trình Nghị sự công nghệ xanh đã ưu tiên dành các khoản viện trợ nghiên cứu cho các cá nhân tham gia vào các lĩnh vực liên quan đến công nghệ xanh tính tới năm Rõ ràng là những khoản đầu tư công đó được tính như phần phân bổ ngân sách được tăng lên dành cho Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh; PCGG và NTSC tiếp tục theo dõi những thay đổi như vậy trong chi tiêu ngân sách hàng năm. 156

167 3.2 Khung thể chế Giống như cách Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng Xanh (PCGG) chịu trách nhiệm cân nhắc kỹ lưỡng các kế hoạch quốc gia liên quan đến tăng trưởng xanh, Hội đồng công nghệ xanh (GTC) thuộc Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia (NSTC) là tổ chức bao trùm chịu trách nhiệm về chương trình nghị sự công nghệ xanh. NSTC được thành lập năm 1999 với nhiệm vụ thành lập bộ máy quản lý liên bộ về chính sách khoa học và công nghệ và cải thiện hiệu quả các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển của quốc gia. Những hành động chính của bộ máy này bao gồm phân bổ và điều phối ngân sách cho các dự án Nghiên cứu & Phát triển lớn và quản lý toàn bộ chu trình các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển bằng cách hỗ trợ đánh giá và sử dụng các kết quả Nghiên cứu & Phát triển. Mới được thành lập năm 2008 thuộc NSTC, GTC có trách nhiệm đưa ra các chiến lược và kế hoạch ngân sách đối với việc phát triển công nghệ xanh. Hội đồng này đóng vai trò chủ chốt trong việc soạn thảo Kế hoạch Tổng thể Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Xanh Quốc gia (2009), xây dựng khái niệm và phạm vi các công nghệ xanh của Hàn quốc và xác định ưu tiên 27 lĩnh vực công nghệ xanh chủ chốt. Các bộ của Chính phủ, được đặt dưới NSTC để hỗ trợ các nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển được điều phối trong các lĩnh vực chuyên môn, có nhiều vai trò quan trọng; các bộ này hỗ trợ NSTC đưa ra các định hướng chiến lược, xác định các dự án có ảnh hưởng lớn và tận dụng mạng lưới các tổ chức khoa học và doanh nghiệp của mình để giúp hợp tác phát triển các công nghệ. Là một tổ chức điều phối, GTC đảm bảo rằng Bảng 6: Các kế hoạch đầu tư cho 27 công nghệ xanh chủ chốt Nhóm Số Khung thời gian Các công nghệ Khung thời gian phân bổ ngân sách 1 Ngắn hạn Pin màng mỏng silicon, màn hình LED, lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ Trung hạn Ô tô xanh, công nghệ sản xuất xanh, pin thứ cấp hiệu quả cao, xử lý phi carbon, các công nghệ quản lý và đánh giá chất lượng nước, các công nghệ nguồn nước thay thế, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải, và công nghệ thực tế ảo (8) Dài hạn Dự báo và mô hình hóa biến đổi khí hậu, đánh giá tác động biến đổi khí hậu và thích ứng, lò phản ứng hạt nhân, lõi lò phản ứng nhanh và không phổ biến hạt nhân, sản xuất và lưu trữ hydrogen, pin nhiên liệu, tăng trưởng cây trồng, chu trình tổng hợp gas tích hợp, tái tạo đô thị và không gian sinh thái, tòa nhà năng lượng thấp, hệ thống lưới điện thông minh, CCS, theo dõi chất ô nhiễm độc và xử lý môi trường (13) Dài hạn Pin mặt trời không silicon, các hệ thống tạo năng lượng sinh học, giao thông và logisstic thông minh (3) Nguồn: PCGG, 2009c 157

168 các bộ của chính phủ giảm thiểu được sự chồng chéo nỗ lực trong các lĩnh vực công nghệ tương tự nhau. Ví dụ, trong trường hợp công nghệ dự báo Bộ Kinh tế Tri thức (nay là Bộ Thương mại, Công nghệ và Năng lượng), Bộ Môi trường và Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và các vấn đề Nông thôn đã đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Về công nghệ nguồn năng lượng Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ và Bộ Kinh tế Tri thức đã cùng điều phối mọi nỗ lực của mình. Những tranh luận phát sinh từ mâu thuẫn lợi ích giữa các bộ được giải quyết thông qua các cuộc thảo luận thuộc GTC. Một yếu tố thành công quan trọng trong mọi nỗ lực của Hàn quốc liên quan tới công nghệ xanh là Kế hoạch Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Xanh Toàn diện hàng năm. Để đạt được một cách hiệu quả các mục tiêu do Kế hoạch tổng thể Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Xanh quốc gia đặt ra, tổng cộng có 11 bộ, ngành và cơ quan của Chính phủ đã cùng nhau điều phối mọi nỗ lực tương lai của mình và cùng nhất trí về một Kế hoạch Nghiên cứu & Phát triển toàn diện cho năm tiếp theo. Các kế hoạch hàng năm trong giai đoạn cũng tích hợp các kết quả thực hiện của các bộ ngành khác nhau từ năm trước. Điều này giúp cho PCGG và NSTC theo dõi được tiến độ thực tế và các kết quả của mình, xác định khoảng cách và đưa ra định hướng cho công việc tương lại. Việc chuẩn bị các kế hoạch hàng năm cũng mở ra các cơ hội để phản ánh những đề xuất của các Viện nghiên cứu của Chính phủ và của lãnh đạo các doanh nghiệp tư nhân, Một ví dụ điển hình là các nỗ lực điều phối của GTC đã tạo điều kiện cho các viện nghiên cứu của chính phủ và Công ty Hyundai Motor cùng hợp tác trong việc thương mại hóa pin năng lượng được sử dụng trong các phương tiện chạy điện. Lịch sử và vai trò của các viện nghiên cứu do Chính phủ tài trợ ở Hàn quốc Yếu tố thành công quan trọng trong việc phát triển các chính sách của chính phủ về Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh chính là sự tồn tại của các viện nghiên cứu được chính phủ tài trợ (GRIs). Vai trò của các GRIs đặc biệt quan trọng trong giai đoạn bắt kịp với đổi mới công nghệ khi khu vực tư nhân còn kém năng lực trong Nghiên cứu & Phát triển. GRI đầu tiên được thành lập năm Viện Khoa học và Công nghệ Hàn quốc (KIST) là một trung tâm nghiên cứu toàn diện bao hàm một loạt các lĩnh vực công nghiệp đáp ứng nhu cầu công nghệ đa dạng của mình. Khi cơ sở công nghệ và tri thức của các lĩnh vực công nghiệp tiếp tục phát triển và nhu cầu cho việc đào sâu năng lực công nghệ chuyên ngành gia tăng vào những năm 1970, nhiều GRI mới đã được thành lập hướng tới các lĩnh vực công nghiệp hoặc các lĩnh vực chuyên đề khác nhau. Hình 5: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia Uỷ ban Khoa học và Công nghệ quốc gia (Chủ trì: Chủ tịch/phó Chủ tịch, Bộ trưởng MOE) Thành viên: Cấp Bộ (10), dân sự (3) Trợ lý hành chính: Trưởng Bộ phận Đào tạo, Khoa học và Văn hóa của Nhà Xanh Ủy ban quản lý (Chủ trì: Trưởng bộ phận Đào tạo, Khoa học và Văn hóa) Trợ lý hành chính: Cán bộ điều phối chính sách của MOE Chuyên gia về công nghệ công nghiệp chủ chốt Chuyên gia công nghệ lớn Chuyên gia công nghệ led Chuyên gia công nghệ hội tụ tiên tiến. Chuyên gia công nghệ hạ tầng Chuyên gia chuỗi DN- Khoa học quốc tế Chuyên gia công nghệ xanh Nguồn: NSTC,

169 Ngoài các GRI tiến hành nghiên cứu công nghệ hoặc kỹ thuật, Chính phủ Hàn quốc còn thành lập các tổ chức chuyên gia (think-tanks) (cũng là các GRI) để đáp ứng các nhu cầu đa dạng trong phát triển chính sách công. Viện Phát triển Hàn quốc (KDI) là một tổ chức chuyên gia đầu tiên của quốc gia thành lập năm 1971 với mục đích tập trung các bộ của Chính phủ vào việc phát triển các chính sách kinh tế, ví dụ như Các kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm được hoạch định từ những năm Giống như việc mở rộng số lượng các GRI, các tổ chức chuyên gia chính sách bổ sung đã được thành lập sau khi Chính phủ khởi tạo các chính sách xúc tiến công nghiệp, bắt đầu từ những chính sách cho ngành công nghiệp nặng và công nghiệp hóa chất vào năm Ví dụ< Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn quóc (KIET) được thành lập năm 1976 để đưa ra những tư vấn về chính sách và chuyên môn cho một loạt ngành công nghiệp. Điều quan trọng cần nhận thấy là cơ cấu của các GRI, cơ cấu tài trợ và các yêu cầu hoạt động của các viện này đã phát triển liên tục phản ánh được sự thay đổi về vai trò và nhu cầu của xã hội. Đến năm 2014, cơ cấu quản lý của các GRI Hàn quốc có thể được minh họa trong Hình 6. Mặc dù mỗi GRI ban đầu được đặt dưới sự giám sát trực tiếp của các bộ khác nhau, nhưng vào năm 1999, mô hình quản trị theo nhóm được đưa vào áp dụng như một cách để: (1) giảm sự trùng lại trong các lĩnh vực nghiên cứu và tăng cường hợp tác giữa các GRI, (2) nâng cao tính độc lập trong cơ cấu quản lý của các GRI (độc lập khỏi các bộ giám sát) và từ đó nâng cao tính linh hoạt của các viện trong việc đáp ứng các nhu cầu cải tiến đang tăng nhanh, và (3) tạo ra một môi trường cạnh tranh (giữa các GRI). Kết quả là các GRI hiện nay đã được phân loại thành các viện thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia về Khoa học và Công nghệ (NST) chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, và những viện thuộc Hội đồng Nghiên cứu quốc gia về Kinh tế, Nhân văn và Khoa học xã hội (NRCS) là các tổ chức chuyên gia hỗ trợ Chính phủ hoạch định chính sách. tài chính của các GRI, thì sự thiếu đồng thuận giữa các cơ quan nhà nước về nhiệm vụ thể chế của các viện này đã dẫn tới việc theo dõi và kiểm soát quá mức, tạo nên sự không hiệu quả trong chi tiêu ngân sách và đem đến ít cơ hội cho các GRI để thực hiện nghiên cứu trên cơ sở chương trình nghị sự nội bộ. Vì vậy, Chính phủ đã đưa ra cải cách đối với cơ cấu tài trợ vào năm 1996 bằng cách thay thế hệ thống trọn gói thành hệ thống quản lý trên cơ sở dự án (PBS); các GRI không còn cơ hội được trao phong bì ngân sách để trang trải toàn bộ các chi phí hoạt động của họ, và việc cung cấp tài trợ cho nghiên cứu của các bộ liên quan (để gánh vác cho những thiếu hụt ngan sách cho chi phí vận hành) phải được thực hiện một cách chặt chẽ thông qua quá trình cạnh tranh (với các GRI, các trường đại học, và/hoặc các ngành khác). Trong khi hệ thống PBS giúp tạo nên sự cạnh tranh và làm tăng hiệu quả chi phí của các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển, thì các GRI cũng phàn nàn là hệ thống PBS bắt họ phải tham gia vào các dự án ngắn hạn ít đặc thù nghiên cứu (nghĩa là dự án nghiên cứu ứng dụng hoặc thương mại hóa) như một cách để đảm bảo có đủ ngân sách cho các chi phí về nhân sự của họ. Bắt đầu từ năm 1982 khi các chương trình Nghiên cứu & Phát triển quốc gia bước vào giai đoạn điều chỉnh và thực hiện nhanh, chính phủ đã thành lập các tổ chức quản lý để quản trị hiệu quả và đánh giá thường kỳ hoạt động của các Nghiên cứu & Phát triển (ở cấp độ chương trình hoặc dự án). Ví dụ trong lĩnh vực các công nghệ công nghiệp, Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng đã thành lập Viện Quy hoạch và Đánh giá Công nghệ Công nghiệp (ITEP) vào năm Không như các GRI (và các tổ chức chuyên gia của chính phủ), các tổ chức quản lý này hoạt động như các tổ chức trực thuộc của các bộ liên quan trực thuộc giám sát trực tiếp. Các GRI của Hàn quốc là những cơ quan hưởng lợi chính từ ngân sách công. Về cơ bản, các chi phí vận hành (gồm chi phí cho các cán bộ nghiên cứu) được trang trải thông qua phân bổ ngân sách trọn gói của chính phủ, trong khi các chi phí trực tiếp cho các hoạt động nghiên cứu cụ thể thì được các bộ giám sát cung cấp theo từng dự án. Trong khi ngân sách trọn gói giúp nâng cao tính ổn định 159

170 Thành công của Hàn quốc trong quá khứ trong việc thành lập và huy động sự tham gia tích cực của các GRI vào việc hoạch định chính sách của chính phủ và đem lại các công nghệ tiên tiến đã được lặp lại trong chương trình nghị sự công nghệ xanh. Ví dụ, Trung tâm Công nghệ Xanh của Hàn quốc (GTC-K) được thành lập thuộc viện KIST vào năm 2013 như là một tổ chức chuyên gia giúp đưa ra những tư vấn về các chính sách của quốc gia về công nghệ xanh. Ngoài ra, năm 2009, KISTEP được giao nhiệm vụ làm cơ quan quản lý chịu trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và các chi tiêu cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh. Hình 6: Cơ cấu quản lý của các GRI Bộ Khoa học, ICT, và Quy hoạch tương lai (MSIP) Văn phòng Thủ tướng Hội đồng nghiên cứu quốc gia về Khoa học Công nghệ(nst) Hội đồng nghiên cứu quốc gia về Kinh tế, Nhân văn và Khoa học xã hội (NRCS) Khoa học và Công nghệ nền tảng (13 Viện ) Viện nghiên cứu hàng không Hàn Quốc Viện Khoa học không gian và vũ trụ Hàn Quốc Viện nghiên cứu năng lượng nguyên tử Hàn Quốc Viện Khoa học cơ bản Hàn Quốc Viện Y học phương đông Hàn Quốc Viện Khoa học và Công nghệ Hàn quốc Viện Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn quốc Viện Nghiên cứu và Phát triển đại dương Hàn Quốc Viện Nghiên cứu năng lượng mặt trời Hàn Quốc Viện Nghiên cứu Khoa học sinh học và Công nghệ sinh học Hàn Quốc Viện Tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc Viện Nghiên cứu nhiệt hạch Hàn Quốc Viện Toán học quốc gia Viện Kimchi thế giới Khoa học và Công nghệ công nghiệp (14 Viện ) Viện Nghiên cứu Điện tử và Viễn thông Viện Nghiên cứu Công nghệ điện tử Hàn Quốc Viện Nghiên cứu thực phẩm Hàn Quốc Viện Công nghệ xây dựng Hàn Quốc Viện Khoa học địa chất và khoáng sản Hàn Quốc Viện Công nghệ công nghiệp Hàn Quốc Viện Máy và Vật liệu Hàn Quốc Viện chất ô nhiễm độc hại Hàn Quốc Viện Nghiên cứu năng lượng Hàn Quốc Viện Nghiên cứu đường sắt Hàn Quốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Hóa chất Hàn Quốc Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Viện Kimchi thế giới Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ Viện Nghiên cứu định cư con người Hàn Quốc Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Viện Chính sách kinh tế quốc tế Hàn Quốc Viện Kinh tế công nghiệp Hàn Quốc Viện Phát triển xã hội thông tin Hàn Quốc Viện Thống nhất quốc gia Hàn Quốc Viện Phát triển Hàn Quốc Trường Chính sách công và Quản lý KDI Viện Phát triển giáo dục Hàn Quốc Viện Chương trình giảng dạy và Đánh giá Hàn Quốc Viện Giao thông Hàn Quốc Viện Lao động Hàn Quốc Viện Kinh tế nông nghiệp Hàn Quốc Viện Nghiên cứu pháp lý Hàn Quốc Viện Y tế và Xã hội Hàn Quốc Viện Chăm sóc và Giáo dục trẻ em Hàn Quốc Viện Phát triển phụ nữ Hàn Quốc Viện Tài chính công Hàn Quốc Viện Nghiên cứu Giáo dục và Đào tạo dạy nghề Hàn Quốc Viện Chính sách thanh niên quốc gia Viện Hàng hải Hàn Quốc Viện Hành chính công Hàn Quốc Viện Tội phạm học Hàn Quốc Viện Môi trường Hàn Quốc 160

171 3.3 Các Chương trình Nghiên cứu & Phát triển và thúc đẩy các Tài năng xanh Những Bộ tự chịu trách nhiệm về các lĩnh vực ưu tiên và ngân sách cần thiết để thúc đẩy công nghệ xanh được chỉ đạo rằng phải hướng các chi tiêu Nghiên cứu & Phát triển của mình cho phù hợp với 4 chiến lược phát triển được vạch ra trong Kế hoạch Tổng thể về Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Xanh (2009). Phần này sẽ đưa ra một vài ví dụ về các hành động liên quan được thực hiện ở cấp chương trình và/hoặc dự án (cung cấp tài trợ Nghiên cứu & Phát triển) Mở rộng nghiên cứu cơ bản và thúc đẩy hội tụ công nghệ Khi các nước tiên tiến dần đạt được các kết quả tích cực trong khoa học và công nghệ, thì Hàn Quốc cũng gấp gáp theo sau. Vì thế Hàn Quốc vẫn thiếu một số công nghệ nòng cốt, là những viên gạch quan trọng để xây dựng nên các hệ thống công nghệ. Là một nền kinh tế phát triển đi sau, những nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển trước đây của quốc gia này chủ yếu là hướng đến nghiên cứu áp dụng và thương mại hóa, để lại nhiều khoảng trống về nghiên cứu cơ bản. Vì thế việc mở rộng chiến lược được coi là rất quan trọng, nhất là khi quốc gia này theo đuổi tăng trưởng xanh cacbon thấp thoát khỏi mô hình tăng trưởng sử dụng nhiều vốn và lao động và thúc đẩy các hoạt động kinh doanh có giá trị gia tăng cao với ưu thế công nghệ không thể bị sao chép hoặc vượt qua một cách dễ dàng. Những nỗ lực của chính phủ về việc tăng cường nghiên cứu cơ bản với con đường lâu dài tiến tới thương mại hóa được phản ánh trong cam kết của chính phủ đối với việc mở rộng ngân sách; phần ngân sách được phân bổ cho nghiên cứu cơ bản tăng từ 17% năm 2007 lên 35% năm Điều đáng chú ý là chính phủ Hàn quốc đã tìm cách khai thác các cơ hội hội tụ công nghệ khi tiến hành nghiên cứu cơ bản, như một cách để đẩy nhanh sự phát triển các công nghệ cốt lõi. Dự án tiên phong toàn cầu (Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, MEST) Dự án Tiên phong toàn cầu là một sáng kiến Nghiên cứu & Phát triển trung và dài hạn của MEST nhằm đảm bảo các công nghệ cốt lõi đạt mức cao nhất. MEST hỗ trợ các tổ hợp hoặc các trung tâm nghiên cứu gồm nhiều tổ chức nghiên cứu từ cả khu vực công và khu vực tư nhân tiến hành nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực có ảnh hưởng cao và rủi ro cao đã được lựa chọn trước thông qua các cuộc họp nhóm chuyên gia, các đánh giá về các vấn đề toàn cầu và xu hướng tương lai, và các đợt lấy ý kiến công chúng. Dự án này chú trọng vào việc tạo điều kiện cho hội tụ công nghệ bằng cách nhóm các kiến thức và kinh nghiệm từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Dự án này nhắm đến 15 tổ hợp nghiên cứu ( ) với vốn tài trợ nghiên cứu hàng năm từ 5-15 tỷ won cho mỗi tổ hợp, với thời gian tối đa là 9 năm. Ví dụ dự án: Trung tâm Hệ thống Năng lượng đa quy mô Trung tâm này có mục đích phát triển các công nghệ đột phá về hệ thống năng lượng tái tạo, đặc biệt là pin mặt trời và pin nhiên liệu có thể cạnh tranh được với nhiên liệu hóa thạch. Đa quy mô (Multi-scale) là khái niệm mới được Trung tâm đề xuất để chỉ việc sắp xếp hợp lý việc thiết kế và kiến trúc hệ thống năng lượng ở các quy mô nano- micro-macro nhằm nâng cao hiệu quả. Khái niệm này là một ví dụ rõ ràng về việc hội tụ Công nghệ Nano (NT) với công nghệ năng lượng hiện có. Nếu nghiên cứu này thành công, Trung tâm hy vọng sẽ giảm được chi phí sản xuất năng lượng mặt trời xuống còn 0.5 US$/W. Thành lập năm 2011, Trung tâm có kế hoạch hoạt động trong 9 năm với ngân sách hàng năm khoảng 10 triệu đôla Mỹ được tài trợ bởi Dự án Tiên phong Toàn cầu và sẽ thu hút được 420 nhà nghiên cứu từ các trường đại học và các viện nghiên cứu quốc gia. 161

172 Hìnhe 7: Điện cực quang và pin mặt trời nhạy quang dẻo (DSSC) được Trung tâm Hệ thống Năng lượng đa quy mô phát triển Điện cực quang Pin mặt trời DSSC dẻo Nguồn: Multienergy, 2014 Ví dụ dự án: Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển sinh khối tiên tiến (ABC) Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển sinh khối tiên tiến có mục tiêu chính là phát triển các giải pháp khoa học, kỹ thuật và công nghệ để sản xuất nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ sinh khối bền vững thân thiện môi trường và khả thi về kinh tế. Trung tâm đã huy động 110 triệu đôla Mỹ từ năm 2010 đến 2019 thông qua sáng kiến của mình, Dự án Tiên phong Toàn cầu, với sự tham gia của hơn 300 nhà nghiên cứu từ các trường đại học cũng như các viện nghiên cứu, các công ty nhà nước và tư nhân. Dự án này tìm kiếm các giải pháp đột phá để làm cho nhiên liệu từ sinh khối có tính cạnh tranh về kinh tế so với các loại nhiên liệu gốc dầu. Các đề tài nghiên cứu bao gồm tái chế nguồn chất thải (ví dụ: chất thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi) và canh tác hàng loạt sinh khối vi tảo để sản xuất nhiên liệu sinh học. Những nỗ lực của Trung tâm đại diện cho sự hội tụ công nghệ - tích hợp công nghệ sinh học (BT) và công nghệ hóa học (CT) để phát triển nguyên liệu sinh hóa có thể thay thế các sản phẩm năng lượng gốc dầu. Hình 8: Khái niệm về nhiên liệu sinh học có nguồn gốc từ sinh khối nguồn: ABC,

173 Dự án phát triển Công nghệ công nghiệp đại trà (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lương, MOTIE) Dự án này do Bộ MOTIE vận hành đã tập trung quỹ nghiên cứu vào các lĩnh vực được ưu tiên bởi các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, với mục đích tập trung sự hỗ trợ vào phát triển các công nghệ côt lõi có thể giúp tạo ra các động lực tăng trưởng mới của quốc gia và tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp điển hình. Để đáp ứng được sự xuất hiện của mô hình tăng trưởng xanh cacbon thấp của quốc gia, việc kêu gọi rộng rãi các đề xuất nghiên cứu (trong 11 lĩnh vực công nghiệp đã được lựa chọn trước) đã bắt đầu tập trung vào phát triển các công nghệ liên quan tới giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả tài nguyên và phòng chống ô nhiễm; đặc biệt là trong lĩnh vực về hệ thống giao thông khi mà phần lớn các nguồn tài trợ nghiên cứu đều hướng tới việc thương mại hóa xe ô tô xanh, bao gồm cả xe điện và xe chạy pin nhiên liệu. Tổng số 2-3 tỷ won đã được cung cấp cho mỗi dự án nghiên cứu kéo dài từ 3-7 năm. Các nhu cầu về vốn tương đáp của người hưởng lợi từ khu vực tư nhân thay đổi (25%-50%) tùy thuộc vào số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào sáng kiến nghiên cứu. Ví dụ dự án: Phát triển pin nhiên liệu cho xe điện (FCEV) Pin nhiên liệu chính là trái tim của FCEV, trong đó khí hydro và khí oxy trong không khí được tổng hợp lại để tạo nên phản ứng điện hóa nhằm tạo ra điện năng. Bất chấp tầm quan trọng của loại pin này, ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc vẫn dựa hoàn toàn vào pin năng lượng nhập khẩu để phát triển các FCEV của mình. Dự án nghiên cứu này có mục đích phát triển các công nghệ cốt lõi cần thiết để sản xuất các thành phần của pin năng lượng và thiết kế quá trình tích hợp. Một tổ hợp gồm các nhà sản xuất phụ kiện ô tô, các trường đại học, các viện nghiên cứu của Chính phủ do Công ty Hyundai Motor đứng đầu đang tiến hành dự án Nghiên cứu & Phát triển 5 năm này với tên gọi là Dự án Phát triển Công nghệ Công nghiệp cốt lõi. Những nỗ lực nghiên cứu này phù hợp với các kế hoạch của Chính phủ nhằm giúp hiện thực hóa sản xuất hàng loạt các xe điện FCEV vào năm Các Công nghệ làm xanh hóa các ngành công nghiệp chiến lược Những ngành công nghiệp chiến lược của Hàn quốc đang phụ thuộc nhiều vào các hỗ trợ phát triển của Chính phủ (cụ thể là hóa dầu, thép, ô tô, đóng tầu, IT và điện tử) được xác định là những ngành có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và có khả năng tạo ra nhiều việc làm, cũng như có đóng góp nhiều cho việc tăng sản lượng xuất khẩu của quốc gia. Đa số các ngành công nghiệp chiến lược này đều sử dụng nhiều năng lượng và tạo ra một phần lớn lượng phát thải các bon và ô nhiễm của quốc gia, và chính những điều đó sau này trở thành tâm điểm định hướng cho quá trình chuyển đổi tăng trưởng xanh cacbon thấp. Vì vậy, việc đảm bảo các công nghệ chuyển đổi nhằm giảm phát thải và cải thiện hiệu quả môi trường của các ngành công nghiệp hiện tại là một vấn đề ưu tiên. Một vài ví dụ về các cơ hội công nghệ gồm: áp dụng công nghệ IT vào các hệ thống năng lượng truyền thống cho tự động hóa và số hóa, giúp đem lại hiệu quả sử dụng năng lượng; đưa năng lượng địa nhiệt vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và giảm chi phí; và sử dụng vật liệu kiến trúc với các đặc tính cách nhiệt tốt hơn để cải thiện tổn thất năng lượng của các tòa nhà. Chính phủ đã tìm cách để đảm bảo rằng các hàng hóa và dịch vụ công nghệ mới nổi trong quá trình xanh hóa công nghiệp được thúc đẩy như những động lực phát triển mới của quốc gia. Theo đó, việc phân bổ ngân sách công cho Nghiên cứu & Phát triển ưu tiên cho một loạt ngành bao gồm sản xuất năng lượng sạch, hiệu quả năng lượng, tòa nhà xanh, và giao thông xanh là những ngành có tiềm năng cao nhất tạo ra các thị trường trước mắt. 163

174 Hình 9: Pin nhiên liệu sử dụng cho FCEV Source: Hyundai Motors, 2015 Ví dụ dự án: Phát triển công nghệ thiết kế thân vỏ và hệ thống đẩy hiệu quả năng lượng cho tàu thủy xanh. Theo Nghị định thư Kyoto của UNFCCC, Tổ chức hàng hải quốc tế (IMO) phải đưa ra quy định về phát thải khí nhà kính đối với tầu thủy. Vì vậy IMO đã xây dựng bộ Chỉ số Thiết kế Năng lượng (EDI) khuyến khích việc sử dụng thiết bị và các động cơ hiệu quả năng lượng nhằm giảm phát thải khí nhà kính; kế hoạch đặt ra là cấm không cho vận hành các tàu có EDI cao hơn tiêu chuẩn do IMO ban hành. Để đáp ứng được những quy định quốc tế được tăng cường như vậy, dự án này nhắm vào việc phát triển các công nghệ để: (1) Giảm tiêu dung năng lượng; (2) Giảm độ ma sát; (3) Nâng cao hiệu quả lực đẩy; và (4) thay thế các động cơ diesel truyền thống (tức là dùng các hệ thống đẩy sạch) Các công nghệ thân thiện môi trường Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực của hệ thống sinh thái trong việc tái tạo và cung cấp các dịch vụ dài hạn ở Hàn Quốc. Trong 60 năm qua, cảnh quan thiên nhiên của quốc gia đã có những thay đổi rất lớn do việc trồng cây gây rừng, giải phóng đất đai, các hoạt động công nghiệp và hậu quả ô nhiễm. Các khu vực lớn ven biển và khu vực làm muối được chuyển đổi thành các khu công nghiệp, khu đô thị và các điểm du lịch. nâng cao chất lượng cuộc sống thông qua phát triển trong những giới hạn cho phép, để duy trì bền vững các dịch vụ hệ sinh thái. 27 công nghệ xanh chủ chốt được Chính phủ ưu tiên bao gồm nhiều công nghệ thân thiện với môi trường liên quan để phục vụ cho các mục đích này; đó là những công nghệ được xếp vào nhóm công nghệ dự báo và công nghệ xử lý ô nhiễm công đoạn cuối. Về cơ bản, các công nghệ xanh phải cung cấp các giải pháp toàn diện để tránh hoặc giảm thiểu những tác động tiêu cực của tăng trưởng kinh tế đến sự bền vững môi trường. Mặc dù phạm vi của công nghệ xanh rộng hơn nhiều so với những công nghệ môi trường truyền thống tập trung vào quản lý kiểm soát ô nhiễm, các công nghệ xanh bao trùm khái niệm phát triển bền vững theo cách mà các công nghệ này 164

175 Chương trình thúc đẩy công nghệ cho các ngành công nghiệp môi trường (Bộ Môi trường, MOE) Chương trình này tìm cách đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của việc thử nghiệm những công nghệ môi trường đã chứng tỏ được tiềm năng cạnh tranh trong các thị trường hiện có. Cuối cùng, chương trình này nhằm mục tiêu nâng cao ưu thế công nghệ của các ngành công nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nguồn lực hạn chế đầu tư vào đổi mới công nghệ. Các khoản tài trợ cho nghiên cứu ưu tiên dành cho các chương trình ngắn hạn (một năm) về thương mại hóa công nghệ hoặc ứng dụng thực tế trong 5 lĩnh vực chính sau: (1) Kiểm soát chất lượng không khí; (2) Khôi phục và quản lý hệ sinh thái; (3) Đánh giá rủi ro môi trường; (4) Sản xuất thân thiện môi trường;và (5) Nâng cao điều kiện sống. Vốn cho các dự án thương mại hóa được tài trợ dựa trên các yêu cầu mua sắm công nghệ đã được xác nhận, trong khi vốn cho ứng dụng thực tế được cấp cho các tổ hợp gồm các doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học, hoặc các viện nghiên cứu. Ví dụ dự án: Phát triển viên nén nhiên liệu sinh học với nhiệt năng và độ nén cao Các viên nén sinh học là nguồn năng lượng tái tạo được bán rộng rãi tại châu Âu, Mỹ và khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nhu cầu nội địa của Hàn Quốc đối với viên nén sinh học dự tính tăng nhanh chóng từ 1 triệu tấn năm 2014 lên 5 triệu tấn năm 2020, xu hướng này chủ yếu được điều chỉnh bởi các quy định của chính phủ liên quan đến giảm phát thải khí nhà kính, và từ đó gia tăng sử dụng các hệ thống năng lượng tái tạo cho việc sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, việc sử dụng các viên nén sinh học này vẫn còn hạn chế do chúng có giá trị nhiệt năng thấp hơn rất nhiều so với nhiên liệu hóa thạch. Ngoài ra, mức độ sẵn có của sinh khối ở Hàn quốc còn thấp, dẫn tới phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu các viên nén sinh học giá rẻ. Nhận thấy rằng việc lưu trữ và vận chuyển chiếm tới 40% chi phí liên quan tới sản xuất viên nén sinh học, dự án nghiên cứu này có mục đích phát triển các viên nén sinh học có giá trị nhiệt và độ nén cao (tăng 15%), giúp nâng cao khả năng lợi nhuận của ngành công nghiệp sản xuất viên sinh học trong nước. Hình 10: Cơ sở sản xuất viên nén sinh học Nguồn : Công ty sản xuất viên nén gỗ Hàn quốc,

176 Ví dụ dự án: hệ thống làm sạch không khí hybrid đồng thời loại bỏ được chất dạng hạt 2.5 (PM2.5), các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs) và các khí nặng mùi từ công nghiệp hóa dầu. Nhiều ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã đặt nhà máy sản xuất và trung tâm nghiên cứu của họ trong các tổ hợp công nghiệp. Các nhà máy lọc dầu và hóa dầu chiếm hơn 50% các cơ sở này và là nguồn chính gây ô nhiễm không khí từ VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi), và các chất dạng hạt (PM2.5). Nhận thức được sự phơi nhiễm lâu dài và nghiêm trọng, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực - đặc biệt là đối với những công nhân và dân cư trong các tổ hợp công nghiệp-, Chính phủ đã áp đặt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng không khí môi trường xung quanh đối với các chất ô nhiêm chính (Luật Bảo vệ chất lượng không khí, 1990) nhằm giúp cải thiện chất lượng không khí của Hàn quốc. Tuy nhiên, quốc gia này tiếp tục phải chiến đấu với nồng độ ngày càng tăng của bụi siêu mịn phát sinh từ chính trong nước và nước ngoài (như Trung Quốc), và vấn đề này đã trở thành mối đe dọa chính đối với sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, dự án nghiên cứu này được các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện với mục đích xây dựng hệ thống lọc không khí có thể đồng thời loại bỏ được cả PM2.5, VOCs và các khí nặng mùi trong công nghiệp hóa dầu. Hệ thống mới được phát triển này có mục tiêu loại bỏ được 99% khí nặng mùi (NH3), VOC (toluen), và chất dạng hạt (PM2.5) với mức luồng không khí là 5 CCM (mét khối trong một phút) Xây dựng hạ tầng cho nghiên cứu & Phát triển xanh Cạnh tranh toàn cầu về thống trị công nghệ đã và đang làm thay đổi môi trường của các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Trong một xã hội mà công nghệ trở thành nhân tố quan trọng đối với nền kinh tế để duy trì ưu thế cạnh tranh, thì chỉ riêng việc theo kịp được số lượng và tốc độ của các sáng kiến đổi mới đã trở nên ngày càng khó khăn. Các nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển hiện đại thường bỏ qua những kinh nghiệm và kiến thức trước đây, và tính sáng tạo đã trở thành điểm sáng chiến lược để đạt được những đột phá công nghệ. Trên cơ sở nhận thức đó, Chính phủ Hàn quốc đã và đang tiếp tục mọi nỗ lực thúc đẩy nguồn nhân lực sáng tạo và có động lực cao, cũng như thiết lập các quan hệ hợp tác mạnh mẽ để thực hiện các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Các chính sách tăng trưởng xanh hy vọng sẽ định hình lại nhu cầu đối với kỹ năng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ và kỹ thuật. Ví dụ, các kiến trúc sư cần mở rộng kiến thức về thiết kế thân thiện môi trường, các kỹ sư nhiệt sẽ tìm mọi cách để mở rộng việc áp dụng các công nghệ bảo tồn năng lượng; và các kế toán sẽ cần phải hiểu cách đánh giá các chi phí và lợi ích môi trường trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, các qui định được tăng cường của Chính phủ về hiệu quả môi trường có thể tạo thêm hoặc giảm bớt số lượng việc làm trong một số lĩnh vực cụ thể. Ví dụ, nhu cầu về các kỹ sư khoa học nano và tư vấn môi trường sẽ tăng lên, trong khi nhu cầu về kỹ sư sản xuất các sản phẩm gốc dầu truyền thống có thể giảm. Nhận thức được những ảnh hưởng của quá trình chuyển tiếp sang tăng trưởng xanh đối với thị trường nhân lực, Kế hoạch quốc gia toàn diện về Nghiên cứu & Phát triển xanh đã đưa ra các định hướng mới đối với các chương trình Nghiên cứu & Phát triển hiện có và chương trình mới, tập trung vào: (1) Thúc đẩy và thu hút các chuyên gia công nghệ xanh; (2) Thành lập các tổ hợp Nghiên cứu & Phát triển xanh gồm các ngành công nghiệp, học viện và viện nghiên cứu; (3) Tạo ra nền tảng cho thương mại hóa công nghệ xanh; và (4) Xúc tiến việc trao đổi kiến thức xanh với các viện nghiên cứu hàng đầu toàn cầu. 166

177 Chương trình phát triển các thành phố công nghệ cao (Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông, MOLIT) Các thành phố của Hàn quốc tạo nên các trung tâm kinh tế của đất nước. Trong khi các thành phố này trước đây chủ yếu đóng vai trò là các trung tâm thương mại và hoạt động công nghiệp, thì ngày nay các thành phố này đã chuyển thành các trung tâm dịch vụ và đổi mới hiện đại. Tuy nhiên, các thành phố lớn của Hàn Quốc tiếp tục phải đối mặt với những thách thức môi trường ngày càng gia tăng do hậu quả của việc công nghiệp hóa nhanh chóng; sự tăng vọt về tiêu thụ năng lượng cao, ô nhiễm không khí, áp lực về nước trong tiến trình phát triển kinh tế hiển hiện rất rõ trong các khu vực thành thị của Hàn quốc. Trong tình hình đó, Chương trình phát triển các thành phố công nghệ cao do MOLIT đứng đầu có mục đích tìm kiếm các giải pháp công nghệ để tạo ra điều kiện sống thân thiện môi trường và đem lại sức sống mới cho các thành phố. Để xúc tiến khái niệm về các thành phố bền vững, cạnh tranh và đáng sống, các khoản tài trợ cho nghiên cứu được rót vào 3 lĩnh vực chính sau đây: (1) Thương mại hóa các tòa nhà xanh; (2) Chuyển đổi sang đô thị cacbon thấp; và (3) Ứng dụng phân tích số liệu không gian tiên tiến. Ví dụ dự án: Phát triển hệ thống quản lý năng lượng thành phố thông minh cacbon thấp Việc cắt điện xảy ra ở một số khu vực trên khắp Hàn Quốc vào tháng 9 năm 2011, khi nhiệt độ đột ngột tăng cao gây ra đột biến trong sử dụng điện. Việc mất điện chưa từng có tiền lệ này đã ảnh hưởng đến hàng trăm ngàn người, gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Việc cắt điện do hậu quả của việc sử dụng quá mức đã nêu lên sự cần thiết phải có Hệ thống Quản lý điện (EMS), một hệ thống dùng để theo dõi thời gian sử dụng điện thực tế và tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống sản xuất và truyền tải. Về vấn đề này, nghiên cứu này nhằm mục đích phát triển EMS ở cấp thành phố. EMS sẽ không chỉ theo dõi việc sử dụng tổng thể của các loại năng lượng (điện, nhiệt điện và khí) ở các khu vực đô thị để ngăn chặn tình trạng thiếu năng lượng khẩn cấp; mà nó còn dự kiến được sử dụng để giúp cải thiện hiệu quả năng lượng khoảng 30%, dẫn đến việc giảm đáng kể lượng phát thải CO 2. Hệ thống này dự kiến sẽ thí điểm tại thành phố Ansan, ở một số các cơ sở bao gồm Tòa thị chính, trung tâm chăm sóc ban ngày, trung tâm y tế cộng đồng, văn phòng quận, cơ sở xử lý nước, và các trung tâm cộng đồng địa phương. Ví dụ dự án: Thành lập một hệ thống đánh giá phát thải khí nhà kính và hệ thống chứng nhận tích hợp công trình xanh Tòa nhà xanh có thể đem lại nhiều lợi ích ngoài việc cắt giảm phát thải khí nhà kính, chẳng hạn như chi phí vận hành thấp hơn, năng suất tăng lên và giảm sự vắng mặt, thông qua việc thiết kế kiến trúc, xây dựng, và bảo trì hệ thống tốt hơn. Vì vậy, việc hình thành một khuôn khổ bền vững và phương pháp để đánh giá hiệu quả môi trường của các tòa nhà mới và hiện có là rất quan trọng đối với việc thúc đẩy thực hành xây dựng xanh. Với tuổi thọ hoạt động trung bình 50 năm của tòa nhà, đánh giá hiệu quả phải được dựa trên các đánh giá toàn bộ vòng đời về các khía cạnh khác nhau, bao gồm hiệu quả tiêu thụ tài nguyên và cường độ phát thải khí nhà kính. Để đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải quốc gia - trong đó yêu cầu giảm 26,9% lượng khí thải so với mức BAU vào năm 2020 cho lĩnh vực xây dựng - dự án này có mục đích cung cấp một phương pháp luận và thiết lập một cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc đánh giá hiệu quả của toàn bộ vòng đời của các công trình xây dựng tại Hàn Quốc. Bằng việc xây dựng một bộ công cụ xếp hạng xanh cho các tòa nhà (Chỉ số tòa nhà xanh), dự án sẽ giúp nâng cao nhận thức cho các nhà phát triển, kiến trúc sư, nhà thầu, và công chúng về sự cần thiết phải tuân thủ các tiêu chuẩn về hiệu quả hoạt động nghiêm ngặt hơn. 167

178 Hình 11: Tổng quan nền tảng EMS EMS Các nhà máy điện/ Sàn Giao dịch điện Hàn Quốc PHÁT TRIỂN NRE + - Nạp/Xả Lịch Kiểm soát Thông tin Nhu cầu Thu thập dữ liệu Evaluation of Consumption EMS Management Phân tích dữ liệu Thông tin cắt điện Dự báo thời tết, vv. Theo dõi kiểm soát Khách hàng Hộ gia đình / Các tòa nhà / Các nhà máy Thông tin bên ngoài Nguồn: Park and Kim, 2013 Bảng 7: Các lĩnh vực được các Bộ hỗ trợ trong việc phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường Các công nghệ thân thiện môi trường (trong số 27 công nghệ chủ chốt) Lĩnh vực chính Lĩnh vực phụ Công nghệ chi tiết Các bộ liên quan hỗ trợ Công nghệ dự báo Dự đoán biến đổi khí hậu và đánh giá tác động của nó Dự báo và mô hình hóa biến đổi khí hậu đánh giá tác động biến đổi khí hậu và thích ứng MoE, MOTIE, Cục Khí tượng Hàn Quốc (KMA) MoE, Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và các vấn đề Nông thong (MAFRA), Cục Quản lý Phát triển nông thôn (RDA) Bắt trữ và lưu giữ carbon (CCS) MEST, MOTIE, MoE Theo dõi và kiểm soát ô nhiễm không khí Theo dõi và xử lý ô nhiễm phi CO 2 MEST, MOTIE, MoE Đánh giá và quản lý chất lượng nước MEST, MoE, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông (MOLIT) Công nghệ xử lý ô nhiễm cuối đường ống Quản lý chất lượng nước Công nghệ để đảm bảo nguồn nước thay thế MEST, MOLIT Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường Theo dõi các chất ô nhiễm độc hại và xử lý môi trường MEST, MoE, MOLIT 168

179 Chương trình công nghệ nền tảng ứng phó biến đổi khí hậu (Bộ Môi trường, MoE) Chương trình Công nghệ nền tảng được MoE đưa ra năm 2013 với nhiệm vụ cung cấp các công nghệ cần thiết để can thiệp chính sách khí hậu một cách hiệu quả. Là một loại chương trình được thiết kế tập trung chủ yếu vào việc hỗ trợ quá trình ra quyết định liên quan đến biến đổi khí hậu của chính phủ, các kết quả đầu ra của chương trình này dự kiến được áp dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động khác nhau. Những hoạt động này bao gồm vận hành một hệ thống MRV bền bỉ (Đo lường, Báo cáo và Kiểm chứng), dự báo khí hậu, giảm sự không chắc chắn trong các mô hình giảm phát thải khí nhà kính, xây dựng các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu, và tối ưu hóa lợi ích chi phí trong các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính. Cuối cùng, những tiến bộ công nghệ được hỗ trợ bởi chương trình này đã có thể củng cố cho các cơ sở khoa học ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia và phản bác thông tin sai lạc về cảnh báo toàn cầu. Các khoản tài trợ nghiên cứu được ưu tiên cho việc phát triển các công nghệ nền tảng trong bốn lĩnh vực chính, đó là : (1) cải thiện hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia; (2) đánh giá tổng hợp chi phí kiểm soát khí thải và lợi ích của chúng; (3) tác động biến đổi khí hậu và đánh giá tổn thương; và (4) quản lý thích ứng với BĐKH. Tổng cộng 83,5 nghìn tỷ won đã được phân bổ trong khoảng thời gian tám năm ( ). Ví dụ dự án: Xây dựng khung đánh giá khả năng bị tác động bởi biến đổi khí hậu xem xét đến các kịch bản kinh tế-xã hội Thích ứng với biến đổi khí hậu là một quá trình toàn diện gồm công tác chuẩn bị và chủ động điều chỉnh trước những tác động của biến đổi khí hậu. Hàn Quốc dự kiến sẽ trải qua những biến động về nhiệt độ và lượng mưa do hậu quả của biến đổi khí hậu, từ đó thấy được sự cần thiết phải giảm mức độ rủi ro của quốc gia đối với khí hậu và cải thiện năng lực thích ứng. Theo Đạo luật khung về Carbon thấp, tăng trưởng xanh, các bộ ngành liên quan cùng nhau thành lập "Kế hoạch thích ứng biến đổi khí hậu quốc gia trung hạn. Kế hoạch cho giai đoạn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành đánh giá khả năng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu theo ngành, trong đó ưu tiên các biện pháp giúp nâng cao năng lực thích ứng của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, cộng đồng địa phương, và cá nhân. Mục tiêu của dự án nghiên cứu này là xây dựng một khung tích hợp đánh giá khả năng bị tác động có xem xét đến các kịch bản kinh tế-xã hội trong tương lai bên cạnh những dự báo khí hậu trong tương lai. Khuôn khổ mới này được xây dựng dựa trên quan điểm cho rằng các kịch bản kinh tế-xã hội như những thay đổi về GDP, dân số và cơ cấu công nghiệp của quốc gia là những yếu tố quan trọng, quyết định đến những tác động trong tương lai. Do đó, điều quan trọng là các bộ biến số kinh tế-xã hội giống nhau được đưa vào xem xét khi đánh giá khả năng bị tác động của các lĩnh vực khác nhau. Dự án cũng có kế hoạch thí điểm khuôn khổ mới này trong các khu vực được chọn (như, thành phố, đất nông nghiệp, khu công nghiệp, khu vực ven biển và miền núi). 169

180 Hình 12: Khung đánh gia khả năng bị tác động Dự báo khí hậu tương lai Dự báo kinh tế xã hội tương lai Nhiệt độ Lượng mưa / Lượng tuyết rơi Bức xạ năng lượng mặt trời Hạn hán và lũ lụt Chỉ số thoải mái Chỉ số nhiệt Lồng ghép Chỉ số kinh tế (ví dụ, GDP, GRDP) Chỉ số Dân số (ví dụ, dân số trên 65 tuổi, số lượng nhân viên y tế) Chỉ số Sử dụng đất (ví dụ, khu vực nông nghiệp, khu vực dễ bị lũ) Chỉ số kinh tế xã hội khác (ví dụ, tiêu thụ nước, chăn nuôi, tiếp cận chăm sóc y tế) Đánh giá khả năng dễ bị tác động với biến đổi khí hậu Khu vực duyên hải Các thành phố Miền núi Cộng đồng nông nghiệp Khu công nghiệp Nguồn: KEI, 2015 Hình 13: Tác động của xanh hóa các ngành công nghiệp đối với thị trường việc làm Công nghiệp Xanh mới Sự xuất hiện của công ăn việc làm xanh mới Công nghiệp Xanh hiện tại Công nghiệp Xanh hiện tại Tăng nhu cầu về việc làm xanh hiện hữu do ngành công nghiệp mở rộng Công nghiệp chưa Xanh Xanh hóa công nghiệp chưa xanh Công nghiệp chưa Xanh Thay đổi trong kiến thức kỹ thuật và trách nhiệm công việc Thay thê công việc hiện tại hoặc đã hết thời Nguồn: Công trình hợp tác của các Bộ liên quan,

181 Thúc đẩy Chương trình Tài năng Năng lượng (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, MOTIE) Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về người tài trong việc sử dụng các công nghệ năng lượng sạch và thực hành thay thế, bằng cách lập ra các chương trình đào tạo đại học và sau đại học chuyên về năng lượng. Một tính năng độc đáo là những chương trình đào tạo này sẽ do khu vực tư nhân thực hiện; các nhà lãnh đạo công nghiệp sẽ đảm bảo rằng việc lựa chọn người tham gia dự án phải đáp ứng được nhu cầu thực tế về các kỹ năng trên thị trường, đóng góp vào quá trình thiết kế chương trình giảng dạy, tham gia làm giảng viên của khóa học và giúp đỡ các tài năng đảm bảo có công việc sau khi tốt nghiệp. Việc hỗ trợ bồi dưỡng các chuyên gia có trình độ cao trong các lĩnh vực cụ thể của ngành năng lượng cũng được thực hiện dưới hình thức tài trợ quy mô lớn cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu của trường đại học. Với tên gọi "Phòng thí nghiệm Công nghệ Năng lượng Xanh- tương lai (GET-Future) ", các nhóm nghiên cứu tập trung vào bồi dưỡng nhân tài gắn liền với nhu cầu đã được các chiến lược năng lượng quốc gia và kế hoạch R & D xác định. Các khoản tài trợ nghiên cứu được dùng để trang trải chi phí cho việc mở lớp học, chuẩn bị tài liệu học tập, đào tạo tại hiện trường, trao học bổng, trả lương cho các nhà nghiên cứu, và thực hiện các nghiên cứu ứng dụng. Tổng ngân sách phân bổ cho chương trình là 295 tỷ won ( ) cho bốn lĩnh vực ưu tiên của ngành năng lượng, cụ thể là hiệu quả năng lượng (27,4%); năng lượng tái tạo (24,6%); điện (41,6%); và năng lượng hạt nhân (6,4%) Bảng 8: Các lĩnh vực được cấp Bộ hỗ trợ trong phát triển công nghệ thân thiện sinh thái Lĩnh vực Tên Trường Đại học và Chương trình Các công ty và các Viện tham gia Cải thiện hiệu quả năng lượng Năng lượng tái tạo Điện Chương trình Công nghệ Xây dựng năng lượng Zero (Đại học Quốc gia Konju) Chương trình Nhà Năng lượng Zero hội tụ ICT, (Đại học Hannam) Chương trình Thiết bị điện thân thiện sinh thái (Đại học Dongguk) Chương trình xử lý Chất liệu Nano Năng lượng Hiệu quả cao (Đại học Sogang) Chương trình công nghệ sản xuất xanh, giảm khí nhà kính, (Đại học Soongsil) Chương trình công nghệ giảm khí nhà kính (Đại học Chosun) Công nghệ nền tảng tạo năng lượng mặt trời (Đại học Dankook) Chương trình Tuabin gió và Công trình nổi (Đại học quốc gia Chonbuk) Hệ thống hạ tầng năng lượng đại dương (Viện KHCN tiến bộ HQ / KAIST) Chương trình hệ thống và vật liệu pin nhiên liệu (Đại học quốc gia Chonbuk) Chương trình hội tụ điện tử và ICT Công nghệ lưới điện thông minh (Đại học Myongji) Chương trình công nghệ lưới điện linh hoạt (Đại học Hàn Quốc) Chương trình hệ thống phân phối thông minh (Đại học quốc gia Hankyong) Tổng công ty Quản lý năng lượng Hàn Quốc, Viện Nghiên cứu Năng lượng Hàn Quốc, Samsung C & T OCT Acomm, TOP Architects & Associates Hiệp hội các nhà sản xuất điện Hàn quốc Công ty điện Dongwoo Hóa chất Dongwoo, Hyundai Oilbank Màn hình LG, Vật liệu điện tử Daejoo Hanyoung ENG, Viện công nghệ công nghiệp Hàn Quốc Hyundai Heavy Industries, Shinsung Holdings Viện nghiên cứu năng lượng HQ, Viện máy và vật liệu HQ Công nghiệp nặng Hyundai, Khan Năng lượng pin nhiên liệu, Pin Sebang Blobal LSIS, Hyosung Hyosung, LSIS, LS Cáp & Hệ thống Công nghiệp nặng, LG Electronics, POSCO Nguồn: MKE,

182 Ví dụ dự án: Phòng thí nghiệm GET-Future về Pin Lithium-ion tiên tiến (Đại học Hanyang) Kể từ khi pin lithium-ion được thương mại hóa cách đây 20 năm, không có nhiều tiến bộ công nghệ được thực hiện trong việc nâng cao tuổi thọ và hiệu quả của pin. Hạn chế này đã cản trở việc mở rộng sử dụng xe điện; mặc dù xe điện có các tính năng hấp dẫn như giảm ô nhiễm, tiếng ồn, và chi phí nhiên liệu, nhưng xe điện chỉ đi được khoảng km trong một lần sạc. Vì vậy, phòng thí nghiệm GET-Future của Đại học Hanyang tham gia vào một dự án phát triển pin lithium-không khí để cấp điện cho xe điện. Pin lithium-không khí có khả năng lưu trữ năng lượng rất cao (tức là, cao hơn so với pin lithium-ion thông thường 10 lần) nhưng ứng dụng của pin này bị cản trở bởi số lần hạn chế của chu kỳ xạc - xả. Năm 2012, phòng thí nghiệm GET-Future đã xác định thành công một chất điện ổn định cho phép pin lithium-không khí hoạt động trong nhiều chu kỳ, đưa công nghệ này tiến một bước gần hơn với khả thi. Sau khi thương mại hóa, pin lithium-không khí được dự kiến sẽ cung cấp cho xe điện khả năng đi tới 800 km trong một lần sạc. 4. Đánh giá 4.1 Đánh giá định lượng Để hưởng ứng chương trình đổi mới công nghệ trong Kế hoạch 5 năm quốc gia về tăng trưởng xanh và Kế hoạch tổng thể quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh, đầu tư của chính phủ vào các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh tăng đều đặn, đạt 3,04 nghìn tỷ won (khoảng 2,8 tỷ $ US) vào năm Con số này chiếm khoảng 17,9% tổng ngân sách Nghiên cứu & Phát triển quốc gia là 16,9 nghìn tỷ won (khoảng 15,4 tỷ đôla Mỹ) Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm về chi phí dành cho Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh là 15,8% trong giai đoạn , vượt qua mức 9,0% tổng chi phí Nghiên cứu & Phát triển quốc gia trong cùng kỳ. Tính đến năm 2013, các khoản đầu tư R&D vào 27 công nghệ xanh chủ chốt ước đạt 2,31 nghìn tỷ won (khoảng 2.1 tỷ đôla Mỹ), chiếm 76,2% trong số 3,04 nghìn tỷ won đầu tư vào công nghệ xanh. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của các khoản đầu tư vào 27 công nghệ xanh chủ chốt trong được ghi nhận là 17,1%.. tập trung" đã dẫn đầu chương trình nghị sự đổi mới công nghệ của quốc gia. Chính phủ đã hoàn thành các mục tiêu của mình là tăng gấp đôi khoản đầu tư vào công nghệ xanh, từ 1,4 nghìn tỷ won năm 2008 lên 3,04 nghìn tỷ won năm 2013 (lưu ý rằng những con số này không trùng khớp với ngân sách dự kiến đưa ra trong Phần 3.1). Tổng số cam kết dự án R & D có liên quan tới công nghệ xanh cũng tăng theo tỷ lệ tương tự so với cùng kỳ, từ khoảng lên Tính đến năm 2012, các giai đoạn R&D thường được chia thành nghiên cứu cơ bản; nghiên cứu ứng dụng và phát triển thực nghiệm; và việc phân tích chi phí đã cho thấy rằng khoảng một nửa đầu tư của chính phủ vào công nghệ xanh được phân bổ cho phát triển thực nghiệm, chiếm khoảng 48,6% hoặc 1,32 nghìn tỷ won (1,2 tỷ US$). Nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng chiếm 22,3% và 19,6% tổng chi phí. Những con số này minh họa cách Hàn Quốc đã tiếp tục đặt trọng tâm vào thương mại hóa công nghệ hơn là nuôi dưỡng tài sản tri thức thông qua nghiên cứu cơ bản; mục tiêu 35% cho nghiên cứu cơ bản vào năm 2012 thậm chí còn không được đáp ứng. Tuy nhiên, điều quan trọng phải nhận ra là sự gia tăng về số lượng nghiên cứu cơ bản trong giai đoạn được coi là cao nhất (187%), vượt xa cả nghiên cứu ứng dụng (29,4%) và phát triển thực nghiệm (59,4%). Kết quả này là sự phản ánh chương trình nghị sự chiến lược về "tăng số lượng nghiên cứu cơ bản" được đưa ra trong Kế hoạch tổng thể Quốc gia về Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ xanh. Các kết quả như vậy trong chi tiêu R & D của Chính phủ chứng minh một lần nữa "nguyên tắc lựa chọn và 172

183 Bóc tách các khoản đầu tư của các Bộ khác nhau năm 2012 cho thấy Bộ Kinh tế Tri thức (nay là Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng) đứng đầu danh sách với 1,27 nghìn tỷ won (khoảng 1,2 tỷ đôla Mỹ), chiếm 46,9%. Theo sau là Bộ Giáo dục và Khoa học Công nghệ với 0,5 nghìn tỷ won (18,6%) và Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải với 0,3 nghìn tỷ won (11,0%). Kết quả này cho thấy Bộ Kinh tế Tri thức (MKE) đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh trong số các bộ khác của Chính phủ; Bộ này chịu trách nhiệm chính thúc đẩy nghiên cứu cơ bản trong các lĩnh vực năng lượng và sản xuất công nghiệp, cũng như tăng tốc thương mại hóa công nghệ để thúc đẩy động lực tăng trưởng mới của quốc gia (ví dụ, các pin thứ cấp, đèn LED, xe xanh, năng lượng tái tạo). Tuy nhiên, trong điều kiện tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng đầu tư trong giai đoạn , Cục Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMBA) và Cục Phát triển Nông thôn (RDA) ghi nhận tỷ lệ tăng trưởng cao nhất là 308% và 424%. SMBA tập trung nỗ lực vào việc nâng cao hiệu quả hoạt động môi trường của sản xuất công nghiệp SMEs, và hỗ trợ khởi nghiệp công nghệ và tri thức. Trọng tâm các lĩnh vực nghiên cứu của RDA là sản xuất nông nghiệp thích ứng với khí hậu và hiệu quả năng lượng trong ngành nông nghiệp. Phân tích các khoản đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh theo loại người hưởng lợi tính đến năm 2012 cho thấy rằng các GRI nhận được phần lớn nhất, tương đương với 827,6 tỷ won, chiếm 30,5% tổng vốn đầu tư.tiếp đến là các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các trường đại học, các tập đoàn lớn, và các DNVVN nhận được lần lượt là 19,3%, 18,5% và 18,8%. Xét về tốc độ tăng trưởng về khối lượng đầu tư tuyệt đối, các trường đại học và DNNVV nhận được ủng hộ trước tiên; tốc độ tăng trưởng của họ đạt 127% và 107% trong giai đoạn Khối lượng đầu tư vào các GRI và các tập đoàn lớn đã đạt đỉnh cao vào năm 2011 trước khi giảm 3-5% trong năm Nỗ lực của Hàn Quốc trong việc đưa công nghệ xanh vào trung tâm của chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia đã nhận được nhiều sự tin tưởng; các PCGG đã thành công trong việc đưa ra tín hiệu rõ ràng về sự cần thiết phải đổi mới công nghệ để đạt được chuyển đổi tăng trưởng xanh, đồng thời phối hợp với các Bộ khác nhau để thúc đẩy các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển của họ vào công nghệ xanh. Những nỗ lực này đã được đền đáp bằng sự thu hẹp khoảng cách công nghệ với các quốc gia hàng đầu trên thế giới và tăng khối lượng xuất khẩu. Theo đánh giá Hình 14: Đầu tư vào các dự án Nghiên cứu & Phát triển quốc gia liên quan tới công nghệ xanh Đơn vị: 100 triệu won, số dự án 180, , , , , , , , , , ,000 80,000 60,000 40,000 20,000 14,588 19,466 22,448 25,481 27,143 30,360 10,516 14,252 17,125 19,809 20,563 23,126 0 Tổng Nghiên cứu & Phát triển NC & PT Công nghệ xanh NC&PT Công nghệ xanh chủ chốt Nguồn: GTC-K,

184 của KISTEP, vào năm 2011, trình độ công nghệ của Hàn Quốc trong tương quan với các nước đứng đầu thế giới trong 27 lĩnh vực công nghệ xanh chủ chốt dao động trong khoảng từ 63,5% -90,1% (bình quân 77,7%). Điều này có nghĩa là Hàn Quốc đi sau khoảng 4,1 năm so với các nước đứng đầu toàn cầu về tiến bộ của công nghệ xanh. So với năm 2009, khi quốc gia này chỉ xác định một lĩnh vực công nghệ có khả năng cạnh tranh vượt quá 80% các nước đứng đầu toàn cầu, thì năm 2011 đã có năm lĩnh vực khác nhau được xác định, bao gồm pin năng lượng mặt trời dựa vào Si, lò phản ứng nước nhẹ tiên tiến (năng lượng hạt nhân), đèn LED, bắt giữ và lưu trữ cácbon, và hệ thống lưới điện thông minh. Hình 15: Đầu tư công vào công nnghệ xanh theo năm Đơn vị : 100 triệu won, số dự án 35,000 30,000 Đầu tư trong Nghiên cứu & Phát triển công nghệ xanh Số dự án 7,628 8,038 9,000 8,000 5,940 7,000 25,000 5,204 6,000 20,000 3,998 4,732 5,000 15,000 10,000 19,466 22,448 25,481 27,148 30,360 4,000 3,000 14,588 2,000 5,000 1, Nguồn: GTC-K, 2013 Hình 16: Đầu tư công vào cnôg nnghệ xanh theo lĩnh vực năm 2013 Đơn vị: triệu won IT Năng Lượng 118,419 Pin NL 105,619 Than hóa lỏng và khí hóa than Pin mặt trời Silicon 77,473 81,299 Pin mặt trời không silicon 65,813 Theo dõi và xử lý phi CO 2 141,488 Năng lượng sinh học 85,448 Theo dõi và xử lý phi CO 2 13,409 LED 36,009 Hệ thống lưu trữ Năg nlương (ESS) 178,641 Bắt giữ và lưu trữ CO 2 93, , , , ,000 Nguồn: GTC-K,

185 Bảng 9: Xu hướng đầu tư công nghệ xanh theo loại Nghiên cứu & Phát triển Đơn vị: 100 triệu won Loại nghiên cứu Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng Phát triển thử nghiệm Khác ,202 (15.1) 4,118 (28.2) 7,854 (53.8) 414 (2.8) ,792 (19.5) 3,606 (18.5) 10,426 (53.6) 1,643 (8.4) ,557 (24.8) 4,070 (18.1) 11,552 (51.5) 1,268 (5.7) ,433 (21.3) 4,786 (18.8) 12,895 (50.6) 2,386 (9.3) ,318 (23.3) 5,330 (19.6) 13,192 (48.6) 2,307 (8.5) ,027 (26.4) 5,992 (19.7) 14,320 (47.2) 2,022 (6.7) Nguồn: GTC-K, 2013 Bảng 10: Xu hướng đầu tư công nghệ xanh phân theo các Bộ khác nhau Đơn vị: 100 triệu won Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Bộ Kinh tế Tri thức 7, , , , , Bộ Giáo dục, Khoa học và công nghệ Bộ Đất đai, Giao thông và các vấn đề đường thủy 3, , , , , , , , , , Bộ Môi trường 1, , , , , Cục Quản trị doanh nghiệp nhỏ và vừa , , Cục Quản lý Phát triển nông thôn Khác , , Tổng 14, , , , , Nguồn: GTC-K,

186 Bảng 11: Xu hướng đầu tư công nghệ xanh phân theo đơn vị nhận tài trợ Đơn vị: 100 triệu won Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Tổng Phần trăm Viện nghiên nghiên cứu quốc gia/công Viện Nghiên cứu do Chính phủ tài trợ , , , , , , , , Trường ĐH 2, , , , , Tập đoàn lớn 2, , , , , SMEs 2, , , , , Các Bộ của Chính phủ Khác , , , ,448 9 Tổng 14, , , , , Nguồn: GTC-K, 2013 Hình 17: So sánh các khoảng cách công nghệ hiện tại và trong tương lai với các nước đứng đầu toàn cầu Năng lực trung bình trong 3 năm: 92.2% Năng lực trung bình đến nay: 87.9% 5 Trình độ công nghệ (%) Khoảng cách công nghệ (Năm) Hàn Quốc Mỹ Nhật Bản EU Trung Quốc 0 Trình độ công nghệ Trình độ công nghệ Khoảng cách công nghệ Khoảng cách công nghệ Nguồn: Hong,

187 Các kết quả tiến bộ công nghệ được coi là nổi bật nhất trong lĩnh vực pin thứ cấp và đèn LED. Ví dụ, thị trường pin lithium-ion là lĩnh vực mà các công ty Nhật bản thống trị liên tục trong hơn 20 năm, sau khi Sony là người đầu tiên thương mại hóa thành công công nghệ này vào năm Tính đến năm 2013, Hàn Quốc đã tiếp quản thị phần lớn nhất của thị trường toàn cầu là 36%. Các nhà sản xuất hàng đầu của Hàn Quốc bao gồm LG Chemicals và Samsung SDI hiện nay là những người chơi chính trên thị trường này, và mới đây đã thành công trong việc ký hợp đồng với các nhà sản xuất ô tô toàn cầu để sản xuất xe điện. Nhận thức được việc pin lithium-ion thống trị nhóm xe điện mới nhất đang được phát triển, Hàn Quốc có tiềm năng được hưởng lợi từ sự tăng trưởng bùng nổ nhu cầu này. Trong trường hợp của đèn LED, thường được mô tả là một trong những tiến bộ công nghệ thú vị nhất trong ngành công nghiệp chiếu sáng nhờ hiệu quả năng lượng rất cao và độ bền lâu, Hàn Quốc đã tham gia một cách muộn màng vào nhóm các nhà phát triển công nghệ nguồn là Nhật Bản và Đức. Đầu tư chuyên sâu của Chính phủ vào Nghiên cứu & Phát triển đã giúp thu hẹp khả năng cạnh tranh công nghệ của quốc gia xuống 85% mức của những nước hàng đầu thế giới. Sự tiến bộ công nghệ cũng được hỗ trợ bởi sự mở rộng của chính phủ về các dự án ESCO và chính sách ưu đãi đối với xây dựng tòa nhà tiết kiệm năng lượng, góp phần tạo ra một thị trường nội địa đáng kể cho đèn LED. Khối lượng xuất khẩu của ngành công nghiệp chiếu sáng LED tăng từ 1,4 nghìn tỷ won trong năm 2009 đến 5,6 nghìn tỷ won trong năm Tuy nhiên, những kết quả tích cực đó không xuất hiện đồng đều trong tất cả các lĩnh vực công nghệ xanh chủ chốt. Điều quan trọng nhất là các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, một lĩnh vực mà chính phủ đã tự tin khi chứng kiến sự gia tăng mạnh về sản lượng, chỉ thành công trong việc thu hẹp khoảng cách công nghệ (85% của các nước đứng đầu thế giới). Tổng sản lượng của Hàn Quốc về pin năng lượng mặt trời và các module quang điện vẫn nhỏ hơn sản lượng của nhà sản xuất lớn nhất Trung Quốc "Yingli"; điều này là do khả năng cạnh tranh thấp về giá, ước tính kém hơn 20% -30% so với Trung Quốc. Hạn chế chính đối với những nỗ lực của chính phủ chính là sự thất bại trong việc mở rộng khối lượng thị trường hàng hoá năng lượng tái tạo trong nước để tạo nền móng cho việc gia nhập thị trường quốc tế. Tầm quan trọng của các thị trường ổn định trong nước đối với hoạt động xuất khẩu không thể được nhấn mạnh quá mức; các thị trường này cung cấp bàn đạp cho sự tăng trưởng xuất khẩu và là tấm đệm để hấp thụ các rủi ro phổ biến ở các thị trường xuất khẩu. Vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường năng lượng tái tạo trong nước còn tương đối hạn chế. Mặc dù khuôn khổ pháp lý và thể chế cho việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo đã được tăng cường, tỷ phần về năng lượng tái tạo của Hàn Quốc trong tổng tiêu thụ năng lượng đứng ở mức 3,17% năm Con số này thấp hơn so với Nhật Bản và Anh là những nước có điều kiện khí hậu và địa lý tương tự. Những thị trường trong nước không đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô thì không có khả năng cung cấp đầy đủ các cơ hội cho ngành công nghiệp năng lượng tái tạo để thí điểm hiệu quả của các sản phẩm để xuất khẩu. Sự phục hồi của thị trường năng lượng tái tạo toàn cầu trong tương lai dường như sẽ không có bất kỳ tác dụng nào ngay lập tức đến các số liệu xuất khẩu của Hàn Quốc. 4.2 Đánh giá định tính Sự chú trọng của Hàn Quốc vào Nghiên cứu & Phát triển từ lâu đã và đang là động lực chính củng cố khả năng cạnh tranh toàn cầu của quốc gia. OECD gần đây thông qua "Triển vọng Khoa học Công nghệ và Công nghiệp 2014" đã nhấn mạnh rằng Hàn Quốc là nước Nghiên cứu & Phát triển chuyên sâu nhất thế giới trong năm Ngân hàng Phát triển Châu Á cũng đã báo cáo rằng Hàn Quốc đứng ở vị trí thứ hai trong số 22 nền kinh tế châu Á về Chỉ số năng suất sáng tạo (CPI), là thước đo sự tiến bộ trong việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới bằng cách tính đến các đầu vào thành đầu ra như bằng sáng chế bình quân đầu người, tài liệu khoa học được xuất bản và sự phức tạp trong xuất khẩu. Sự hiểu biết chung về các nhu cầu đối với hoạt động Nghiên cứu & Phát triển từ khu vực công và tư nhân đã thoát khỏi quan niệm cho rằng bất cứ sản phẩm gì trên thị trường toàn cầu cuối cùng sẽ phải được sản xuất tại các nền kinh tế đang nổi với chi phí thấp, trong đó có Trung Quốc; cách duy nhất để Hàn Quốc tiếp tục dẫn đầu là phải liên tục nâng cao chất lượng và lợi thế công nghệ của các sản phẩm của mình. Chi tiêu ngân sách của chính phủ nhằm thúc đẩy đổi mới công nghệ xanh có ý nghĩa nhất ở chỗ là nó giúp khởi động một vòng luẩn quẩn giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, đổi mới công nghệ của ngành công nghiệp LED - chủ yếu do doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc đi đầu - đã giúp thúc đẩy việc sử dụng đèn LED tiết kiệm điện ở nhiều công trình công cộng lớn, bao gồm tòa nhà chính phủ, bệnh viện và các trường đại học trên toàn quốc. Mặc 177

188 dù tỷ lệ bóng đèn LED gần đây được báo cáo là còn kém xa so với mục tiêu do Chính phủ đề ra là 60% vào năm 2060, các cơ sở như các tòa nhà văn phòng của Chính phủ thành phố Ulsan (81% tính đến năm 2013), và Đại học Seoul (92% tính đến năm 2014) đã đạt được tiến bộ đáng kể. Sân bay quốc tế Incheon công bố vào năm 2014 rằng đầu tư của sân bay vào đèn LED từ năm 2009 đã giúp giảm 18,831MWh trong tiêu thụ điện, tương đương với giảm lượng khí thải là tấn CO2 eq. Những kết quả như vậy cùng với việc mở rộng khối lượng xuất khẩu đã nâng tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành công nghiệp LED từ 0,23 nghìn tỷ won trong năm 2007 lên thành 2,99 nghìn tỷ won trong năm Tổng số lao động tham gia sản xuất đèn LED tại Hàn Quốc tăng từ khoảng đến trong cùng kỳ. Các kết quả của các khoản đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển thường không đạt được trong thời gian ngắn hạn, và điều này có thể thấy qua ví dụ của ngành công nghiệp LED. Vì vậy, hiệu quả chi tiêu của Hàn Quốc trong đổi mới công nghệ xanh cần phải được đánh giá từ góc độ dài hạn. Tuy nhiên, một số hạn chế có thể được xác định trong bối cảnh các định hướng được đưa ra trong các chiến lược và hành động của chính phủ. Đầu tiên, cần phải lưu ý rằng nhiều nội dung trong chiến lược của chính phủ được bắt đầu từ những dự đoán về thương mại hóa công nghệ đã được chứng minh là không thực tế và lý tưởng hóa. Ví dụ, năm 2012, PCGG đã thừa nhận rằng một số công nghệ xanh trọng điểm không có khả năng để tạo ra các thị trường quan trọng ngay cả trong dài hạn (không phổ biến hạt nhân thân thiện với môi trường và lõi lò phản ứng nhanh) hoặc có những lợi ích thương mại đáng kể (dự báo và mô hình hóa biến đổi khí hậu). Những xu hướng thay đổi trong việc tạo thị trường và đổi mới công nghệ cũng đã có những bằng chứng cho thấy 27 công nghệ xanh chủ chốt đã không bao gồm được một số lĩnh vực công nghệ có tiềm năng lớn hơn, bao gồm năng lượng gió. Những phát hiện này cho thấy sự cần thiết của việc chính phủ phải hiểu rõ các rủi ro liên quan đến việc lập kế hoạch đổi mới, cũng như sự cần thiết của việc theo dõi và điều chỉnh định kỳ các chiến lược để thích ứng với xu hướng thị trường thay đổi. Người ta có thể đặt câu hỏi liệu các khoản đầu tư của Hàn Quốc vào công nghệ xanh có thực sự theo nguyên tắc "lựa chọn và tập trung" hay không, khi xem xét đến độ lớn của danh mục đầu tư công nghệ bao gồm 27 lĩnh vực công nghệ xanh chủ chốt (và 75 công nghệ xanh). Với quy mô thị trường nội địa của Hàn Quốc, nguồn lực tài chính có sẵn và năng lực nghiên cứu thành công trong việc đem lại đổi mới công nghệ, thì cũng công bằng khi nói rằng chính phủ có lẽ đã quá tham vọng trong nỗ lực trở thành một "nước đứng đầu thế giới." Đan Mạch, một quốc gia đã tập trung mọi nỗ lực của mình vào việc thúc đẩy các công nghệ năng lượng gió từ những những năm 1980 và đã trở thành nước xuất khẩu ròng duy nhất về dầu và khí đốt ở châu Âu là một ví dụ điển hình của sự thành công. Nhận thức rằng, hoạt động dày đặc hơn sẽ tạo điều kiện chuyên môn hóa cao hơn và có nhiều khả năng lan tỏa công nghệ từ một lĩnh vực Nghiên cứu & Phát triển này sang một lĩnh vực Nghiên cứu & Phát triển khác, Chính phủ phải tìm cách tiếp tục xác định ưu tiên những nỗ lực của mình trong tương lai. Mặc dù một phần đáng kể ngân sách của chính phủ đã được sử dụng để thúc đẩy các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển của các DNNVV, các tập đoàn lớn có đủ vốn để tài trợ cho đổi mới công nghệ cũng được hưởng lợi từ chương trình nghị sự công nghệ xanh. Chính phủ phải hiểu rằng không giống như những năm khi có một nhu cầu rõ ràng về việc phát triển một số tập đoàn được lựa chọn để dẫn đầu các ngành công nghiệp chiến lược quốc gia, thì khu vực tư nhân của Hàn Quốc hiện nay chịu trách nhiệm cho hơn 70% chi tiêu của quốc gia dành cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Tình hình này mở ra các cơ hội cho chính phủ sử dụng công quỹ của mình để thúc đẩy đổi mới công nghệ có cam kết lâu dài có nguy cơ cao, và những nỗ lực Nghiên cứu & Phát triển có thể mang lại chia sẻ lợi ích công và giải quyết những vấn đề không hoàn hảo của thị trường. Đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng, có một nhu cầu rõ ràng đối với sự can thiệp của chính phủ để hỗ trợ những ý tưởng sáng tạo có khả năng mang lại sự đổi mới mang tính đột phá. Sự thành công trong những cam kết như vậy chỉ có thể thực hiện được khi những người tham gia vào nghiên cứu và công nghệ làm việc trong một nền văn hóa khi thất bại được chấp nhận một cách hợp lý. Không còn nghi ngờ gì nữa, sự lựa chọn 27 công nghệ xanh chủ chốt của chính phủ Hàn Quốc đã và đang chủ yếu tập trung vào việc tạo ra các động lực tăng trưởng mới của đất nước. Những công nghệ có tính liên quan nhiều đến cải thiện môi trường bền vững nhằm giải quyết các vấn đề gắn với đời sống xã hội (ví dụ, quản lý chất thải thực phẩm), chưa được cân nhắc đầy đủ, mặc dù nhu cầu và sự quan tâm của công chúng ngày càng tăng lên. Sự đổi mới trong các lĩnh vực công nghệ có tiềm năng cao tạo ra những tác động trước mắt và lâu dài, cho thấy công nghệ đã trở thành một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta như thế nào. Sự hạn chế này trong các ưu tiên chiến lược của Hàn Quốc là do các đánh giá và 178

189 khảo sát để lựa chọn các công nghệ xanh chủ yếu chỉ nhắm vào lĩnh vực sản xuất. Danh mục các công nghệ để đầu tư Nghiên cứu & Phát triển theo chương trình nghị sự tăng trưởng xanh phải tìm kiếm một sự cân bằng tốt hơn giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế như được nhấn mạnh trong khái niệm về tăng trưởng xanh. 5. Bài học kinh nghiệm và khuyến nghị Mặc dù có một số hạn chế trong các nỗ lực của Hàn Quốc trong chương trình công nghệ xanh, kinh nghiệm của quốc gia này đã cung cấp nhiều bài học quý giá cho các nước mới nổi. Đầu tiên, điều quan trọng phải nhìn nhận là sự đổi mới công nghệ là yếu tố quan trọng đối với các kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia ở Hàn Quốc ngay từ những giai đoạn đầu của tăng trưởng kinh tế. Chính phủ đã đóng nhiều vai trò, chẳng hạn như nhà cung cấp các định hướng (ví dụ, xác định các lĩnh vực công nghệ ưu tiên), người đặt ra mục tiêu (ví dụ, chiến lược quốc gia và kế hoạch hành động), và nhà tài trợ (tức là, chi tiêu của chính phủ về Nghiên cứu & Phát triển). Sự can thiệp đó của chính phủ có hiệu quả nhất trong giai đoạn đầu phát triển công nghiệp của một quốc gia khi mà quy mô và sự phức tạp của các can thiệp cần thiết tăng theo cấp số nhân của việc tăng cơ cấu công nghiệp. Mặc dù có những điểm yếu của nó, nhưng sự điều hành và quản lý của Hàn Quốc đã là chìa khóa để thành công trong quá trình này. Ví dụ, bước đi đầu tiên của NSTC để hưởng ứng chương trình nghị sự tăng trưởng xanh của quốc gia là việc tạo ra Trung tâm Công nghệ Xanh (GTC). Hội đồng này lập các kế hoạch đầu tư hàng năm cho Nghiên cứu & Phát triển và phối hợp với các Bộ liên quan để giảm sự trùng lặp của các nỗ lực trong lĩnh vực công nghệ, và báo cáo định kỳ cho PCGG. Căn cứ theo các mục tiêu và các ưu tiên được xác định rõ ràng, các Bộ đã sẵn sàng để dẫn dắt các hành động đổi mới bằng cách sử dụng vốn của các GRI dưới sự giám sát của họ và mời các doanh nghiệp khu vực tư nhân trong phạm vi quyền hạn của mình tham gia vào các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Chính phủ Hàn Quốc đã phân bổ một phần lớn các khoản đầu tư vào công nghệ xanh dưới tiền đề cho rằng các ngành công nghiệp xanh sẽ khai thông các thị trường toàn cầu mới. Động lực chính đối với các thành viên tham gia đổi mới ở Hàn Quốc là sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một thị trường tạo nên áp lực lớn đối với việc học hỏi và phát triển công nghệ. Là một quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên để buôn bán với quốc tế, và chỉ có nguồn nhân lực cạnh tranh, nên việc phát triển năng lực công nghệ không phải là một lựa chọn mà là sự cần thiết. Những nước đang phát triển không phải chịu hoàn cảnh tương tự có thể bỏ qua nhu cầu nhân rộng mô hình của Hàn Quốc, nhưng điều quan trọng là phải hiểu rằng sự cạnh tranh có thể trở thành động lực quan trọng cho đổi mới công nghệ trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Mặc dù mối quan hệ giữa cạnh tranh và đổi mới rất phức tạp, nhưng có một sự thật là đổi mới là đặc điểm phân biệt của nhiều đối thủ cạnh tranh hàng đầu thế giới. Những ngành công nghiệp phụ thuộc nhiều vào thị trường khép kín có nhiều khả năng tăng sự miễn nhiễm đối với áp lực đổi mới công nghệ. Các yếu tố chính để đổi mới công nghệ là con người, kiến thức, và tiền bạc. Nuôi dưỡng tài năng và bồi dưỡng nguồn nhân lực cần thiết cho các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển luôn luôn là trung tâm của chiến lược đổi mới của Hàn Quốc. Sự thật là thành công của Hàn Quốc xuất phát từ việc thực hiện định hướng chiến lược này chủ yếu là do quốc gia có truyền thống dành sự tôn trọng cao nhất cho giáo dục và học hành mang lại. Để thúc đẩy sự phát triển của các nhà khoa học và các kỹ sư hàng đầu, Chính phủ đã thực hiện cải cách chính sách trong thời gian cuối những năm 1990 nhằm mục đích tạo ra "các trường đại học tập trung vào nghiên cứu", thoát khỏi cách thức hỗ trợ môi trường chỉ đơn thuần theo định hướng dạy học. Vì vậy, một phần lớn hơn của các quỹ công dành cho Nghiên cứu & Phát triển đã được dành cho các phòng thí nghiệm nghiên cứu của các trường đại học, và đánh giá của chính phủ về giáo dục đại học chú trọng vào số lượng kết quả nghiên cứu (ví dụ, các tạp chí học thuật, bằng sáng chế, giấy chứng nhận công nghệ) và số lượng trích dẫn của các tài liệu đó. Theo chương trình nghị sự công nghệ xanh, chính phủ một lần nữa chỉ định các trường đại học trở thành trung tâm chuyên môn cao tham gia vào các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển hợp tác giữa các viện và các ngành công nghiệp. Năng lực nghiên cứu được nâng cao của các trường đại học đã giúp các đối tác công nghiệp xoay sở vượt qua được môi trường thương mại ngày càng cạnh tranh, trong khi các đối tác công nghiệp cung cấp cơ hội cho các trường đại học để áp dụng kiến thức của họ vào thực tế cũng như đào tạo các sinh viên sau đại học và tiến sỹ có những kỹ năng mà các ngành công nghiệp đang rất cần. Không nên phóng đại sự cần thiết phải đưa vào thực hiện các nguyên tắc "lựa chọn và tập trung", nhất là đối với các nước đang phát triển đang tìm cách phát 179

190 triển và khai thác các công nghệ cây nhà lá vườn. Giữa một môi trường ngân sách đầy thách thức, các nước đang phát triển nên tìm cách tập trung chi tiêu công của họ vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh. Các chiến lược của Hàn Quốc về công nghệ xanh đã chứng minh phương pháp xác định ưu tiên đầu tư như thế nào; quá trình này liên quan đến sự hiểu biết về khả năng cạnh tranh của công nghệ hiện tại của quốc gia, sự chú ý đến nhu cầu thị trường, dự báo về thương mại hóa công nghệ và tạo ra thị trường, và nhóm gộp các công nghệ theo khung thời gian về nhu cầu đầu tư. 180

191 Tài liệu tham khảo ABC (Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển sinh khối tiên tiến) "Website của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển sinh khối tiên tiến." Truy cập ngày 03 tháng 5 năm Cho, Hyun-dae "Phân tích về sự khác biệt giữa quốc gia phát triển và quốc gia kém Phát triển của Chính phủ: Hoạt động Nghiên cứu & Phát triển và hệ thống Nghiên cứu & Phát triển " Báo cáo Nghiên cứu của STEPI, Viện Khoa học và Chính sách công nghệ, Seoul. Luật Hợp lý hóa sử dụng năng lượng. Năm Hàn Quốc, Luật số Nghị định thi hành Luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Nghị định của Tổng thống Hàn Quốc số Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp. Năm Hàn Quốc, Luật số GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu) Hướng dẫn Phân tích hệ thống đổi mới cho tăng trưởng xanh. GTC-K (Trung tâm Công nghệ xanh Hàn Quốc) Phân tích chuyên sâu Công nghệ xanh năm Seoul: Trung tâm Công nghệ xanh Hàn Quốc. Truy cập ngày 03 tháng 5 năm http: // www. greenplatform.re.kr/frt/greensys/gtcbookmenu01. earchcountry = & searchorgan = & searchcredt =. Hong, mi-young, Kee-ha Hwang Jung-suck Hong, và Kyung-jae Lee "Chú trọng vào tình trạng trình độ công nghệ xanh và các tác động." Tài liệu ban hành của KISTEP , Viện Thẩm định và Quy hoạch Khoa học Công nghệ Hàn Quốc, Seoul. Truy cập ngày 03 tháng 5, Nghiên cứu / filedown / id / 405 /field/ file_saved_name /rfile/ 08469da2226fc4ce8b70f22eded974e. Hyundai Motors "Website của Hyundai Motors." Truy cập ngày 03 tháng 5 năm com. Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan "Các biện pháp để tạo ra việc làm xanh và phát triển Tài năng Công nghệ xanh." Truy cập ngày 03 tháng 5 năm EFA1? FileId = FILE & filesn = 0. Công trình hợp tác của các Bộ có liên quan. Năm Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về Tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4, id = KEI (Viện Môi trường Hàn Quốc) "Website của Viện Môi trường Hàn Quốc." Truy cập ngày 03 tháng 5 năm Kim, Lin-soo Từ Bắt chước đến Đổi mới: Sự năng động trong học tập công nghệ của Hàn Quốc. Boston: Harvard Business Review Press. Công ty viên nén gỗ Hàn Quốc "Website của Công ty viên nén gỗ Hàn Quốc." Truy cập ngày 03 tháng 5 năm Lee Il-hwan, và Sang-ki Jung "Quy hoạch Chính sách về Kế hoạch toàn diện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ xanh." Tài liệu do KISTEP ban hành , Viện Thẩm định và Quy hoạch Khoa học Công nghệ Hàn Quốc, Seoul. Truy cập ngày 03 tháng 5 năm getfiledown. jsp? fileidx = 2461 & contentidx = 1287 & tbidx = BRD_ BAN. Makower, Joel, Ron Pernick, and Clint Wilder Các xu hướng năng lượng sạch San Francisco Bay Area: Clean Edge, Inc. MKE (Bộ Kinh tế Tri thức) "334 doanh nghiệp & Viện nghiên cứu tham gia vào Dự án phát triển tài năng công nghệ xanh". Tài liệu được trình bày tại cuộc họp báo, Seoul. Đa năng lượng (Trung tâm tiên phong toàn cầu về các hệ thống năng lượng đa quy mô) "Website của Trung tâm tiên phong toàn cầu về các hệ thống năng lượng đa quy mô " Truy cập ngày 03 tháng 5 năm NSTC (Hội đồng Công nghệ và Khoa học Quốc gia) "Kế hoạch toàn diện Nghiên cứu & Phát triển về Công nghệ Xanh." Chương trình được trình bày tại Hội đồng Khoa học và Công nghệ quốc gia lần thứ 29 Hội đồng Tổng thống lần 3 về Tương lai & Tầm nhìn, Seoul, ngày 13 tháng

192 OECD OECD Số liệu Thống kê Quốc gia. Thư viện OECD. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm http: // ilibrary.org/economics/data/oecdnational-accounts- statistics_na-data-en. Park Chan-ho, và Bum-seok Kim "Nghiên cứu về Chiến lược Lồng ghép hệ thống quy hoạch đô thị carbon thấp" Xã hội thông tin đặc biệt Hàn Quốc 21 (2): PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm http: // go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm vì tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm http: // www. greengrowth.go.kr/?page_ id=2452. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009c. "Phát triển Công nghệ xanh và Chiến lược Thương mại hóa." Truy cập 17 tháng Tư, năm filedown. fileid = FILE & filesn = 0. Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Tri thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, vận tải Kế hoạch cơ bản năng lượng quốc gia đầu tiên ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4, kr/zbxe/

193 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn quốc: Quy trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 5: Lối sống Xanh 184

194 CHƯƠNG 5 LỐI SỐNG XANH Tóm tắt Thúc đẩy lối sống xanh tạo ra rất nhiều cơ hội lớn cho tăng trưởng xanh ở Hàn Quốc căn cứ vào khối lượng phát thải lớn từ khu vực phi công nghiệp và chi phí để giảm thiểu lượng phát thải này tương đối nhỏ. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi thay đổi hành vi của toàn xã hội, một thách thức cực lớn đối với Hàn Quốc khi mà sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng đã làm thay đổi nền văn hóa từ tiêu thụ tiết kiệm sang một lối sông thừa thãi và tạo ra nhiều chất thải. Từ , Hàn Quốc đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc xanh hóa các mô hình tiêu thụ bằng cách thực hiện sự kết hợp đúng đắn giữa các chính sách ràng buộc và khuyến khích như mua sắm xanh khu vực công, chương trình chứng nhận doanh nghiệp xanh, dán nhãn carbon, hệ thống điểm carbon, đề án quản lý chất thải, và một loạt các chương trình giáo dục và nhận thức xanh. Hàn Quốc đã áp dụng một cách có chiến lược cả hai phương pháp tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên, bằng cách phát động một chiến dịch toàn quốc để giảm phát thải và một chiến lược quốc gia để thúc đẩy thực hành cuộc sống xanh trong khi hình thành các ủy ban tăng trưởng xanh địa phương nằm trong các đơn vị chính quyền địa phương khác nhau. Mặc dù mức độ nhận thức của xã hội về biến đổi khí hậu và môi trường bền vững ở mức cao, Hàn Quốc vẫn chưa cho thấy những nỗ lực chủ động hơn từ phía công chúng để chuyển sang một lối sống xanh hơn và điều này dường như không thể xảy ra ttrong một sớm một chiều vì việc thấm nhuần sự thay đổi lối sống theo hướng cuộc sống xanh sẽ đồi hỏi các chiến lược truyền thông bền vững và thời gian lâu hơn. 1. Giới thiệu 1.1 Tổng quan Cùng với việc xanh hóa các hoạt động công nghiệp và phát triển công nghệ xanh, thực hiện một lối sống xanh là một chương trình nghị sự quan trọng về tăng trưởng xanh. Lối sống xanh là một cách sống nhận ra được sự nghiêm trọng của suy thoái môi trường và các tác động của biến đổi khí hậu, từ đó tạo ra một bộ tích hợp các thông lệ và thói quen sử dụng tài nguyên một cách thân thiện và bền vững với môi trường. Lối sống xanh cũng phù hợp với các nguyên tắc Tiêu thụ và sản xuất bền vững dựa trên mô hình Phát triển bền vững và Ổn định môi trường (ESSD). Chương trình khuyến khích một lối sống xanh đang được chú trọng ở Hàn Quốc không chỉ do lượng phát thải khí nhà kính từ ngành phi công nghiệp (chẳng hạn như các hộ gia đình và giao thông công cộng) chiếm hơn 40% tổng lượng khí thải của quốc gia, mà còn vì chi phí biên của các hoạt động giảm nhẹ trong lĩnh vực này thường là thấp hơn đáng kể so với các ngành công nghiệp. Hơn nữa, có nhiều lợi ích có thể đạt được bằng cách xanh hóa các hoạt động hàng ngày của người dân, có thể có tác động tức thời và lâu dài đến nồng độ khí nhà kính.thừa nhận rằng tất cả các thành viên của xã hội đều có một vai trò nhất định trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu, chính sách tăng trưởng xanh của Hàn Quốc nhằm mục đích đặt công chúng tại các vị trí hàng đầu của các hành động xanh, và nhấn mạnh rằng xã hội cần phải tiêu thụ một cách bền vững. Những chính sách này dự kiến cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các nhà sản xuất phải cam kết sản xuất sạch hơn và xanh hơn. Một khía cạnh trong khái niệm về tăng trưởng xanh các-bon thấp của Hàn Quốc thường được xem xét kỹ lưỡng là cách nó tập trung chủ yếu vào việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng trưởng kinh tế, với ít cân nhắc hơn về tính bền vững xã hội. Ngoài ra, nhiều hành động tăng trưởng xanh của Hàn Quốc tuân theo phương pháp tiếp cận từ trên xuống và tập trung vào quá trình định hướng theo thị trường, trong khi các yếu tố như chính quyền dân chủ và sự tham gia của xã hội dân sự thường bị bỏ qua. Nói cách khác, trái với mô hình phát triển bền vững nhấn mạnh những nỗ lực hợp tác của tất cả các lĩnh vực trong xã hội, khái niệm của Hàn Quốc về gia tăng phát thải khí nhà kính ở Hàn Quốc. Tính đến năm 2011, tổng lượng phát thải 185

195 Trách nhiệm và nghĩa vụ của công chúng trong việc theo đuổi tăng trưởng xanh đã được nêu trong Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh cacbon thấp (2010) như sau: Tích cực thực hành lối sống xanh ở nhà, ở trường, và tại nơi làm việc Hãy quan tâm xanh hóa các hoạt động thực tiễn quản lý doanh nghiệp và thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ xanh Công nhận rằng tất cả các công dân rút cuộc là nhà cung cấp các giải pháp khắc phục tình trạng biến đổi khí hậu và / khủng hoảng tài nguyên năng lượng khí nhà kính ở Hàn Quốc, không bao gồm sử dụng đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, và lâm nghiệp (Hoặc LULUCF), lên tới 697,7 triệu tấn CO2 tương đương, tăng khoảng 141,9% so với mức của năm 1990 (GIR, 2014). Kiểm kê khí nhà kính của quốc gia bao gồm năm lĩnh vực khác nhau (năng lượng, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, LULUCF, và chất thải), trong đó khối lượng phát thải ngành năng lượng lớn nhất (597,9 tấn CO2 tương đương). Quan sát kỹ hơn về phát thải từ ngành năng lượng tiết lộ rằng quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các ngành công nghiệp năng lượng2 (44,7%), và sản xuất / xây dựng (31%) chiếm phần lớn lượng phát thải. Giao thông vận tải (14,4%) và các hoạt động kinh tế khác (9,9% là các hộ gia đình, các doanh nghiệp thương mại, khu vực công, nông nghiệp, ngư nghiệp) chịu trách nhiệm khoảng 24,3% lượng phát thải của ngành năng lượng (GIR 2014). Tỷ lệ đóng góp của các ngành khác nhau vào tổng lượng phát thải của quốc gia đã giảm đều trong hai thập kỷ qua, phần lớn là do thay đổi các mô hình tiêu thụ, việc sử dụng dầu mỏ và than đá đã bị thay thế bằng các dạng năng lượng thuận tiện hơn như điện và khí gas (GIR, 2014). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng phát thải của các lĩnh vực phi công nghiệp cũng chiếm một phần khá lớn trong tổng lượng phát thải của quốc gia. Vì cấu trúc của số liệu kiểm kê khí nhà kính quốc gia gây khó khăn cho việc nắm bắt được lượng phát thải từ các quá trình phi công nghiệp, các dự báo phát thải của Hàn Quốc đã được tái phân loại thành sáu lĩnh vực khác nhau như trình bày trong Bảng 2: phát thải từ ngành công nghiệp; giao thông; các tòa nhà; khu vực công; LULUCF và quản lý chất thải. Các dự báo cho thấy rằng mặc dù tỷ trọng của khu vực phi công nghiệp có khả năng giảm trong tương lai, nhưng khối lượng tuyệt đối của nó sẽ tiếp tục tăng. Nhận thức được rằng lĩnh vực phi công nghiệp chịu trách nhiệm cho hơn 40% tổng lượng phát thải của quốc gia, các hành động giảm thiểu có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng các mục tiêu giảm tổng lượng phát thải. Một phân tích về sử dụng năng lượng từ quan điểm của hành vi tiêu dùng cho thấy Hàn Quốc đã trải qua những thay đổi lối sống đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế. Tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình và các doanh nghiệp thương mại đã nhanh chóng chuyển từ việc sử dụng dầu khí và than sang sử dụng điện và khí đốt. Trong khi lượng tiêu thụ than - nguồn năng lượng chính trong quá khứ -đã giảm từ 9 triệu TOE trong năm 1990 xuống còn 0.94 triệu TOE trong năm 2009, thì tiêu thụ khí tự nhiên đã tăng lên đáng kể từ 2,4 triệu TOE trong năm 1990 lên 14.6 triệu TOE vào năm Đáng chú ý nhất là tiêu thụ điện tăng ấp năm lần trong hai thập kỷ qua, từ 0,656 MWh/người trong năm 1990 lên 3,481 MWh/người trong năm Tỷ lệ gia tăng tiêu thụ này cao hơn xấp xỉ 3,2 lần so với tỷ lệ tăng tổng mức tiêu thụ năng lượng của các hộ gia đình trong cùng kỳ. Giao thông: Số lượng xe ô tô đăng ký tại Hàn Quốc tăng khoảng 6,6 lần, từ 1,9 triệu chiếc năm 1990 lên 12,6 triệu trong năm Theo đó, mức tiêu thụ xăng và dầu diesel trong giai đoạn này lần lượt tăng lên 2,8 lần và 1,9 lần. Sự gia tăng như vậy về tiêu thụ năng lượng trong lĩnh vực giao thông không lớn như của ngành năng lượng trong cùng giai đoạn này - là kết quả của những nỗ lực của chính phủ trong việc thúc đẩy việc sử dụng giao thông công cộng (xe điện ngầm và xe buýt) - vẫn còn là tiềm năng lớn cho việc giảm nhu cầu năng lượng. Phát thải khí nhà kính từ xe ô tô tư nhân hiện chiếm một phần lớn trong tổng lượng phát thải từ giao thông đường bộ, cho thấy sự cần thiết của các chính sách của chính phủ để thúc đẩy sự thay đổi phương thức giao thông. 1 Sau sự ra đời trong năm 2008 của tăng trưởng xanh các-bon thấp như một tầm nhìn mới của đất nước, những thay đổi đã được thực hiện với khuôn khổ quốc gia về ESSD. Nội dung của Đạo luật Phát triển bền vững đã được chuyển sang Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp. Với việc thành lập Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh, Ủy ban của Tổng thống về Phát triển Bền vững (PCSD) đã được hạ cấp xuống cấp bộ (Bộ Môi trường). Những hành động này đã dấy lên nghi vấn về việc liệu khái niệm về tăng trưởng xanh các-bon thấp có thể thâu tóm được các thành phần thiết yếu phát triển bền vững hay không. 2 các ngành công nghiệp năng lượng đại diện cho các quá trình có liên quan đến việc sản xuất và bán năng lượng (ví dụ điện và nhiệt). 186

196 Bảng 1: Phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng trước đây Lĩnh vực Năng lượng Sản xuất và xây dựng Giao thông Khác Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) , Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ lệ (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải từ lĩnh vực năng lượng Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng lượng phát thải Ghi chú: Khác bao gồm kinh doanh thương mại, khu vực công, hộ gia đình, nông nghiệp, và thủy sản. Nguồn: GIR, 2014 Xây dựng: Trong năm 2010, ngành xây dựng chịu trách nhiệm về khoảng 20% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc, trong đó tỷ lệ tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà chung cư, các tòa nhà thương mại, và các tòa nhà công cộng lần lượt chiếm 53%, 37%, và 10%. Trong giai đoạn , tỷ lệ tăng trung bình hàng năm về tiêu thụ năng lượng của khu vực này là 2,9%, là do sự tiêu thụ năng lượng từ các tòa nhà chung cư (3,9% tăng trưởng hàng năm trong cùng thời kỳ). Tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc đã dẫn đến nhu cầu năng lượng lớn hơn cho sưởi ấm không gian và sử dụng hàng hóa điện tử, lần lượt chiếm 54% và 19% mức tiêu thụ năng lượng trong các tòa nhà dân cư tính đến năm Những con số này cho thấy còn nhiều tiềm năng về tiết kiệm năng lượng thông qua thay đổi hành vi và lối sống. Quản lý Chất thải: Hàn Quốc có nhiều câu chuyện thành công trong lĩnh vực quản lý chất thải. Lượng chất thải xử lý đã giảm đáng kể từ tấn/ngày năm 1990 xuống còn tấn/ngày vào năm 2012 do giảm khối lượng chất thải tạo ra (chất thải trên đầu người giảm từ 1.96kg/ngày xuống 0.98kg/ngày trong cùng giai đoạn). Tương tự như vậy, khối lượng chất thải tái chế tăng liên tụclà kết quả của các chính sách của chính phủ đã tạo điều kiện phân loại phù hợp, đổ bỏ và thu gom chất thải có thể tái chế. Tuy nhiên, chất thải thực phẩm - chủ yếu (70%) được tạo ra bởi các hộ gia đình và nhà hàng nhỏ - đã tiếp tục tăng hàng năm (khoảng 3%) từ năm 2000 như là một hệ quả của việc gia tăng thu nhập và mô hình chi tiêu. Vì chất thải thực phẩm là nguồn phát thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường lớn, nên vẫn còn nhiều cơ hội cho sự cải thiện trong việc giảm chất thải thực phẩm. Các vấn đề liên quan Về vấn đề nhận thức môi trường, năm 1988 Thế vận hội Olympic ở Seoul là một bước ngoặt lớn đối với Hàn Quốc khi những lo ngại về chất lượng không khí kém ở Seoul đã giúp nâng cao nhận thức của công chúng về tầm quan trọng của sự phát triển thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sự hỗ trợ hữu hình từ công chúng chỉ bắt đầu được thể hiện vào cuối năm 1990 khi ngày càng có nhiều báo cáo cho thấy hậu quả của ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe con người, và làm thế nào để tăng trưởng thân thiện với môi trường có thể đem lại điều kiện sống tốt hơn cho công chúng. Hơn nữa, do tác động kéo dài của giá dầu tăng vọt đối với nền kinh tế của Hàn Quốc và tình trạng cực kỳ dễ bị tác động của đất nước đối với những cú sốc thị trường như vậy, chính phủ đã chuyển tải một thông điệp mạnh mẽ tiết kiệm năng lượng có nghĩa là tăng trưởng kinh tế. 187

197 Bảng 2: Dự báo phát thải giai đoạn Kế hoạch chi tiết ngành Công nghiệp Giao thông Xây dựng Lĩnh vực công cộng/ Khác Sử dụng đất,thay đổi mục đích sử dụng đất, và rừng (LULUCF) Chất thải Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng Lĩnh vực công nghiệp Lĩnh vực phi công nghiệp Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tỷ phần (%) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Tổng phát thải (triệu tấn CO 2 ) Nguồn: Công trình hợp tác của các Bộ liên quan, 2014 Bảng 3: Tiêu thụ năng lượng và xả rác thải tại các hộ gia đình Lĩnh vực Số thống kê Than (nghìn tấn) 19,217 1,192 2,010 1,859 1,833 Tiêu thụ năng lượng Dầu khí (nghìn tấn) 67, ,148 75,758 51,651 43,542 Khí gas tự nhiên (m 3 ) 740 8,594 11,908 11,838 13,267 Điện (GWh) 28,147 91, , , ,619 Waste Disposal Tổng lượng chất thải sinh hoạt được xử lý (tấn/ngày) Xả rác thải trên đầu người (kg/ngày) Lượng rác thải được tái chế (nghìn tấn/năm) 83,962 46,438 48,398 49,159 48, ,240 30,757 35,289 36,943 Ghi chú: Các con số về rác thải sinh hoạt được xử lý và chất thải được tái chế trong năm 2012 là số liệu của năm Nguồn: KEEI, 2013; KOSTAT, 2011; KECO,

198 Tuy nhiên, như đã nói ở trên, sự tăng thu nhập hộ gia đình đã dẫn đến việc tiêu thụ năng lượng ngày càng tăng. Tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người hộ gia đình hiện nay vượt quá mức của châu Âu, và điều này dự kiến là không thay đổi nhiều trong thời gian ngắn khi Chính phủ vẫn tiếp tục giữ giá năng lượng thấp. Mặc dù có nhiều vấn đề xoay quanh việc tiêu thụ năng lượng phi công nghiệp ở Hàn Quốc, nhưng một vấn đề quan trọng chính là sự thất bại của người dân trong việc biến sự nhận thức ngày càng tăng về môi trường thành những hành động cụ thể. Nói cách khác, có nhiều trở ngại và thách thức cần phải vượt qua để chủ động khuyến khích người dân sống một lối sống xanh hơn. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Kinh tế năng lượng Hàn Quốc (KEEI) trong năm 2008 cho thấy nhận thức cộng đồng về biến đổi khí hậu chỉ ra mức độ nhận thức là 70,28 điểm, mức độ hiểu biết là 59,57 điểm, và mức độ tin cậy là 52,01 điểm, trong khi mức độ hành động thì rất thấp chỉ ở mức 30,85 điểm. Những con số này cho thấy rằng nhận thức tương đối tích cực của công chúng về vấn đề biến đổi khí hậu không tự chuyển hóa thành những hành động cụ thể được, đặc biệt là về hành vi và lối sống cá nhân. Chỉ số Năng lực Đời sống Xanh (GLCI) được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu Kinh tế Samsung (SERI) trong năm 2010 đã xác định những khoảng trống lớn trong việc thúc đẩy các hành động tự nguyện về xanh hóa lối sống tại Hàn Quốc. Các yếu tố GLCI trong các chỉ số khác nhau được dựa trên quan điểm cho rằng xây dựng năng lực về quản trị xanh là cần thiết cho cả chính quyền trung ương và địa phương để có thể phát huy một cách hiệu quả lối sống xanh. Như trình bày trong Bảng 4, Hàn Quốc xếp hạng trên trung bình về việc sử dụng các quy định và công nghệ trong số 29 nước OECD. Tuy nhiên, quốc gia này được xếp hạng thấp nhất về quản trị xanh và chuẩn mực hành vi ở cấp địa phương. Điều này cho thấy những khác biệt trong năng lực kỹ thuật của chính quyền trung ương và địa phương gây khó khăn cho việc đưa ra các thay đổi để có thể thực sự huy động được các nỗ lực ở cấp cơ sở. những vấn đề cơ bản sau đây vẫn đang hiển hiện ở Hàn Quốc: (1) Không đủ ưu đãi để khyến khích các hành động tự nguyện; (2) Trình độ giáo dục thấp và mức độ khuyến khích cộng đồng thấp để mở rộng thực hành cuộc sống xanh; và (3) Thiếu một khuôn khổ thể chế tích hợp và thiếu đa dạng trong các chương trình khuyến khích sự tham gia của công chúng. Khi xem xét những yếu tố này, chính phủ Hàn Quốc có chiến lược phát triển một tập hợp đa dạng các ưu đãi để mở rộng tiêu dùng xanh và thực hành tiết kiệm năng lượng, củng cố nền tảng cho giáo dục xanh và phát triển năng lực, và khởi xướng Phong trào Khởi đầu Xanh như một nỗ lực trên toàn quốc góp phần làm giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực phi công nghiệp. 1.3 Những thách thức và Cơ hội đối với Tăng trưởng Xanh Việc xanh hóa thực tiễn sống ngày càng được nhấn mạnh như là một biện pháp toàn diện để ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính, và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, là những trụ cột chính của chính sách tăng trưởng xanh cacbon thấp ở Hàn Quốc. Tiềm năng để thực hiện những hành động có liên quan có thể thấy trong nhiều kịch bản, thường có tác động thấp. Việc tạo điều kiện phải được xây dựng sao cho công chúng có thể tự nguyên tham gia vào thực hành lối sống xanh, chứ không phải là theo chỉ đạo bằng các quy định của chính phủ. Tuy nhiên, vì những thực tiễn sống xanh đó chưa chắc đã đem lại những lợi ích có thể tính được bằng tiền cho các cá nhân, vì vậy các ưu đãi của chính phủ cần phải theo hướng kích thích toàn bộ chu kỳ đạo đức từ nhận thức, hành động đến trách nhiệm. Những lựa chọn Chính sách Có thể có nhiều nguyên nhân đằng sau sự thiếu nỗ lực chủ động của người dân để chuyển sang một lối sống xanh hơn, và cho dù có mức độ nhận thức cao về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững môi trường, 189

199 Bảng 4: Các Chỉ số năng lực đời sống xanh (GLCI) Lĩnh vực Hạng mục Chỉ số Xếp hạng của Hàn quốc Sử dụng giao thông công cộng 4 Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo 28 Giá khí đốt thị trường 3 Quy định xanh Lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch 13 Mở rộng các khu vực xanh 1 Chất lượng của quy định 26 Năng lực Tổng theo hạng mục 6 Cường độ CO 2 từ phát điện 20 Hiệu quả năng lượng 26 Công nghệ xanh Năng lực Nghiên cứu & Phát triển 14 Năng lực đổi mới môi trường 16 Tổng theo hạng mục 16 Năng lực chính quyền Trung ương 12 Hỗ trợ cải thiện điều kiện môi trường 29 Tham gia vào các hoạt động của Chương trình nghị sự Quản trị môi trường 22 Quản trị Xanh Tự do chính trị của công dân 27 Hiệu quả Chính phủ 19 Quy định pháp luật 21 Tổng theo hạng mục 24 Năng lực Chính quyền địa phương Chỉ số Nhóm bền vững Dow Jones 16 Năng lực quản lý doanh nghiệp thân thiện với môi trường 15 Dấu chân sinh thái tính trên đầu người 6 Chuẩn mực hành vi xanh Lượng chất thải hộ gia đình sinh ra 7 Trị giá tổn thất từ các thảm họa thiên nhiên 29 Mức độ phơi nhiễm với môi trường độc hại 23 Tổng theo hạng mục 29 Năng lực chính quyền địa phương 28 Chỉ số Năng lực Đời sống xanh (xếp hạng trong số 29 nước OECD) 24 Nguồn: SERI,

200 Hình 1: Phân tích SWOT cho việc thúc đẩy lối sống xanh Điểm mạnh Gắn kết xã hội và quyền công dân cao Thiện chí của chính phủ tập trung hỗ trợ thực hành lối sống xanh Tài nguyên sinh thái phong phú cho du lịch Điểm yếu Nhận thức về môi trường thường không dẫn đến những hành động hữu hình Khuôn khổ thể chế hỗ trợ tiêu dùng xanh yếu Động lực thấp đối với phong trào cộng đồng/chính quyền địa phương Thiếu nhân sự và cơ sở hạ tầng chuyên môn để phát triển du lịch sinh thái Định hướng chiến lược Khung thể chế cho giáo dục xanh và bồi dưỡng tài năng xanh Mở rộng thực tiễn sống xanh Cơ hội Thách thức Khuyến khích tiêu dùng xanh Mở rộng thực hành xanh tại nơi làm việc Nâng cao sự quan tâm của công chúng đối với văn hóa LOHAS Những thay đổi trong mô hình giải trí công cộng Tăng cường liên minh toàn cầu và nhu cầu về giáo dục biến đổi khí hậu Các hoạt động xanh có thể chưa tiện lợi và tốn kém hơn Chưa chắc chắn về nhu cầu hàng hóa và dịch vụ xanh Phản kháng của cộng đồng đối với việc phát triển các khu du lịch sinh thái Thành lập các cộng đồng xanh Mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái Nguồn: PCGG, 2009c 191

201 Bảng 5: Nhiệm vụ và hành động cụ thể trong chương trình nghị sự lối sống xanh Nhiệm vụ 1. Tạo nền tảng cho việc thực hiện giáo dục xanh và bồi dưỡng nhân tài xanh 2. Mở rộng thực hành lối sống xanh Hành động a. Thiết lập nền tảng xanh hóa hệ thống giáo dục b. Xây dựng các chương trình giáo dục và nâng cao năng lực xanh c. Xây dựng năng lực để thực hiện giáo dục xanh d. Tăng cường hợp tác thể chế cho giáo dục xanh a. Xây dựng và theo dõi các chỉ số về lối sống xanh b. Tăng cường thực hiện các chiến dịch về lối sống xanh c. Đưa khu vực tư nhân tham gia vào thực hành đời sống xanh d. Nâng cao nhận thức cộng đồng về lối sống xanh thông qua các hoạt động của chính phủ e. Thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức có liên quan 3. Khuyến khích tiêu dùng xanh a. Thúc đẩy mô hình tiêu dùng xanh trong tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế b. Tăng cường phổ biến thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh c. Hợp tác toàn cầu để mở rộng tiêu dùng và sản xuất xanh 4. Thành lập các cộng đồng xanh a. Xây dựng mô hình cộng đồng xanh và lộ trình hành động b. Tạo ra các cộng đồng xanh c. Thiết lập các chính sách và hệ thống liên quan 5. Mở rộng các hoạt động du lịch sinh thái a. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái Hàn Quốc b. Xây dựng cơ sở hạ tầng để mở rộng hoạt động du lịch sinh thái c. Xây dựng và quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái d. Sửa đổi các chính sách và cơ cấu quản lý liên quan Nguồn: PCGG, 2009c 2. Targets, Strategies, and Policy Directions Tại Hội nghị năm 1992 của Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển (Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất), Chương trình nghị sự 21, một kế hoạch hành động không ràng buộc, đã được thống nhất ở cấp quốc gia, khu vực và địa phương để đạt được phát triển bền vững. Chính quyền địa phương đã tiến hành các bước để thực hiện chương trình tại địa phương, và các chương trình này thường được gọi là Chương trình nghị sự 21 tại địa phương (LA21). Hàn Quốc đã thông qua LA21 vào năm 1995 với sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương và người dân. Năm 2000, Hội đồng Hàn Quốc về Chương trình Nghị sự 21 tại địa phương đã được thành lập để thúc đẩy trao đổi thông tin giữa các chính quyền địa phương, và khoảng 90% chính quyền địa phương đã thực hiện chương trình nghị sự này tính đến năm Như vậy việc thừa nhận sự cần thiết phải tiêu dùng và sản xuất bền vững và xanh hóa lối sống ở Hàn quốc đã được bắt đầu từ rất lâu trước khi tăng trưởng xanh các-bon thấp được công bố là mô hình tăng trưởng mới của quốc gia trong năm Việc áp dụng LA21 đã giúp Hàn Quốc chuyển đổi từ quy hoạch phát triển theo định hướng của chính phủ sang cách tiếp cận quản trị từ dưới lên. Thật vậy, một hệ thống mà các chính quyền địa phương, các thành viên cộng đồng và khu vực tư nhân hợp tác một cách cân bằng là một chiến lược mới và có tính thực nghiệm. Tuy vậy, nó không dẫn tới những cam kết quan trọng cụ thể do nền tảng pháp lý và thể chế dành cho LA21 còn yếu, và ảnh hưởng, nhận thức về môi trường còn hạn chế của các thành viên cộng đồng. Ngoài ra, rất nhiều các sáng kiến thuộc LA21 không nhận được hỗ trợ tài chính đầy đủ, vì chúng đã được đưa vào ngân sách như sự hỗ trợ của chính phủ dành cho các nhóm xã hội dân sự như các tổ chức NGO môi trường. Việc áp dụng LA21 đã giúp Hàn Quốc để chuyển đổi từ kế hoạch phát triển của chính phủ dẫn đến một cách tiếp cận quản trị từ dưới lên. Thật vậy, một hệ thống mà các chính quyền địa phương, các thành viên cộng đồng và khu vực tư nhân hợp tác một cách cân bằng là một chiến lược mới và thử nghiệm. Tuy vậy, nó không dẫn tới những cam kết quan trọng trên mặt đất do các cơ sở còn yếu về pháp lý và thể chế cho LA21, và ảnh hưởng hạn chế và nhận thức về môi trường của các thành viên cộng đồng. Ngoài ra, rất nhiều các sáng kiến dưới LA21 không nhận được hỗ trợ tài chính đầy đủ, như chúng đã được ngân sách như hỗ trợ của chính phủ cho các nhóm xã hội dân sự như các NGO môi trường. Tuy nhiên, mạng lưới gồm các cơ quan chính phủ và phi chính phủ thuộc LA21 cuối cùng đã cung cấp một điểm khởi đầu tốt cho việc mở rộng các sáng kiến 192

202 tăng trưởng xanh ở cấp cơ sở. Trong quá trình xây dựng Kế hoạch 5 năm quốc gia về tăng trưởng xanh, chính phủ đã lập và quy chuẩn hóa các LA21 cùng với các chuẩn mực toàn cầu về tiêu dùng bền vững và lối sống xanh, đặc biệt là tập trung vào cách thức các chiến dịch công đem lại những hành động và kết quả có thể đo lường được. Việc so sánh giữa các thực hành tốt nhất toàn cầu với những nỗ lực trước đây của Hàn Quốc đã cho thấy rõ sự thất bại của chính quyền trung ương và địa phương trong việc tạo ra một tầm nhìn chung và tạo điều kiện cho các hoạt động dựa trên một mạng lưới các nhóm xã hội dân sự và các thành viên cộng đồng. 2.1 Các Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương (LGGC) Và Phong trào Khởi đầu xanh Dưới sự hướng dẫn của Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh (PCGG), một tổ chức có vai trò hoạch định chiến lược và chính sách ở cấp quốc gia, các Ủy ban Tăng trưởng xanh địa phương (LGGCs) được chính quyền địa phương lập ra nhằm thiết lập một kế hoạch tăng trưởng xanh độc lập cấp địa phương. Đạo luật khung về Tăng trưởng Xanh Carbon thấp quy định rằng chính quyền địa phương (tỉnh, thành phố) tự mình xây dựng các kế hoạch tăng trưởng xanh 5 năm phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của địa phương. Mặc dù Đạo luật này xác định chính quyền địa phương là những tổ chức quan trọng để hỗ trợ các kế hoạch và hành động về tăng trưởng xanh của trung ương, nhưng nó lại không xác định được vai trò, chức năng và quyền hạn của các tổ chức đó; thay vào đó, các chính quyền địa phương phải kết hợp các vấn đề này một cách riêng biệt, bằng cách ban hành pháp lệnh địa phương về tăng trưởng xanh các-bon thấp. Thành lập các LGGC Các LGGC gồm không quá 50 thành viên. Các cá nhân có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh (ví dụ, biến đổi khí hậu, năng lượng, quản lý tài nguyên, và công nghệ xanh) được Thị trưởng thành phố hoặc Thống đốc bổ nhiệm làm thành viên. Trong nhiều chính quyền địa phương, các thành viên LGGC bao gồm các công chức cấp cao của thành phố hoặc tỉnh. Các thành viên được chọn này sẽ nghiên cứu và xem xét cẩn thận các chiến lược, chương trình nghị sự và kế hoạch hành động của địa phương liên quan đến tăng trưởng xanh, cũng như theo dõi việc thực hiện chúng. Tính đến tháng 11 năm 2009, có tổng cộng 16 thành phố và tỉnh đã thành lập LGGC. Để tạo điều kiện hợp tác chặt chẽ giữa các LGGC và chính quyền trung ương, một cán bộ tương đương cấp giám đốc (hoặc trưởng phòng) của từng Bộ và chính quyền địa phương được chỉ định làm đầu mối với chức danh là cán bộ phụ trách tăng trưởng xanh. Bảng 6: Phân bổ các chính sách và chương trình tăng trưởng xanh địa phương trong Kế hoạch 5 năm quốc gia về tăng trưởng xanh (tính đến năm 2011) Ba chiến lược và 10 hạng mục nghị sự Số lượng chính sách và chương trình 7 chính quyền thành phố 9 chính quyền tỉnh Total 969 1,278 Giảm nhẹ biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh năng lượng 1. Giảm khi nhà kính hiệu quả (Xã hội Carbon Thấp) Giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và tăng cường sự tự chủ năng lượng Nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu Đổi mới công nghệ xanh Tạo ra động cơ tăng trưởng mới 5. Xanh hóa các ngành công nghiệp, thúc đẩy các doanh nghiệp xanh Tiến bộ của cơ cấu công nghiệp Đặt nền tảng cho một nền kinh tế xanh Cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vị thế quốc gia 8. Xanh hóa đất nước và giao thông Thúc đẩy lối sống xanh Trở thành một hình mẫu, quốc gia tầm cỡ thế giới về tăng trưởng xanh Nguồn: PCGG và Viện nghiên cứu Quản trị địa phương Hàn quốc,

203 Bảng 7: Tổng quan Chiến dịch Khởi đầu Xanh và Mạng lưới Khởi đầu Xanh Chi tiết Chiến dịch Khởi đầu Xanh Khái niệm Miêu tả Giúp giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực phi công nghiệp như các hộ gia đình, các doanh nghiệp thương mại và giao thông công cộng. Một chiến dịch toàn quốc: (1) tìm kiếm những nỗ lực hợp tác từ khu vực công và tư nhân; (2) khuyến khích công dân tự nguyện tham gia; và (3) đưa ra hướng dẫn rõ ràng về cách thực hiện lối sống xanh. Green Start Network Những chính sách và chương trình mẫu Khái niệm Một mạng lưới rộng để hỗ trợ Chiến dịch Khởi đầu Xanh Ngày bắt đầu Tháng 10 năm 2008 Chính quyền trung ương, các thành phố địa phương, tổ chức tôn giáo, các tổ chức Nhóm/Viện tham gia xã hội Một mạng lưới toàn quốc, 16 mạng lưới khu vực (thành phố và cấp tỉnh), 228 mạng Tình trạng (tính đến tháng 12/2011) lưới địa phương - Các chương trình giáo dục biến đổi khí hậu và chương trình phát triển lãnh đạo xanh - Dán nhãn xanh, hệ thống điểm carbon, và các chính sách bắt buộc mua sắm xanh - Khuyến khích sử dụng xe đạp Chiến lược khởi tạo Nâng cao nhận thức Phổ biến thực hành Thiết lập mạng lưới - Thực hiện nhiều chính sách và chương trình sáng tạo - Cung cấp giáo dục miễn phí để nâng cao năng lực cộng đồng - Cung cấp các hướng dẫn mô hình về giảm phát thải khí nhà kính - Thiết lập một hệ thống để mở rộng sự tham gia tự nguyện - Xây dựng một mạng lưới hiệu quả để hỗ trợ các hoạt động giảm phát thải - Thực hiện các hành động với các kết quả có thể đo lường được trong nhóm Nguồn: MoE, 2012b Các LGGC khởi xướng chính sách và các chương trình khác nhau liên quan đến ba định hướng chiến lược đặt ra trong Kế hoạch 5 năm quốc gia về tăng trưởng xanh. Một số lượng lớn các sáng kiến tập trung vào chuyển đổi lối sống của cộng đồng và phát triển không gian thân thiện với khí hậu và môi trường. Nhận thức được những hạn chế của chính quyền trung ương trong việc tiếp cận và tham gia với các ngành khác nhau trong xã hội, đặc biệt là ở cấp cơ sở, để biến đổi lối sống của mình, các LGGC tập trung nỗ lực của họ vào việc thu hẹp khoảng cách này. Một loạt các hành động được lên kế hoạch và thực hiện có tính đến bối cảnh phát triển khu vực cùng với nhu cầu công chúng và những hạn chế ngân sách của chính quyền địa phương. Ví dụ, thành phố Busan đã tích cực đầu tư vào các khu vực giải trí xanh (ví dụ như, công viên, đường phố xanh, các dòng sông được phục hồi sinh thái ), lắp đặt các công trình năng lượng tái tạo (ví dụ, các hệ thống năng lượng xanh cho các công trình phúc lợi công cộng), xúc tiến giao thông vận tải xanh (ví dụ, tung ra một chương trình ngày không ô tô hàng tuần, thay thế xe buýt chạy diesel bằng xe chạy khí nén tự nhiên hoặc xe buýt CNG, và mở rộng đường cho xe đạp), xanh hóa các tòa nhà (ví dụ, trợ cấp làm mái nhà xanh và đầu tư vào hiệu quả năng lượng). Sáng kiến này của LGGC cũng đi kèm với việc đặt tên hấp dẫn cho từng thành phố như thành phố thân thiện khí hậu (Seoul), thành phố carbon thấp (Daejeon), trung tâm quốc gia của ngành công nghiệp xanh (Gyeonggi), thành phố hành chính trung ương không cacbon (Sejong) và mảnh đất xanh (Jeonnam). Chính phủ đã theo dõi chặt chẽ các sáng kiến của LGGC bằng cách bắt buộc những người đứng đầu chính quyền địa phương phải tiến hành đánh giá chất lượng thực hiện hàng năm để trình PCGG. Ví dụ, đợt đánh giá chất lượng trong năm 2011 cho thấy 88,3% của sáng kiến (xem bảng 6) đã được hoàn thành hoặc theo đúng tiến độ để hoàn thành, trong khi 11,7% còn lại thì bị hủy, sửa đổi hoặc trì hoãn. Những lý do được lý giải cho hoạt động kém hiệu quả này bao gồm thiếu phối hợp giữa các cơ quan chính phủ, thiếu ngân sách, tính khả thi kinh tế thấp, và không đảm bảo được quyền sử dụng đất theo yêu cầu. Cơ chế theo dõi và đánh giá chặt chẽ như vậy đã tạo điều kiện cho các LGGC chủ động trong việc xây dựng một cơ cấu quản trị vững chắc cho việc theo đuổi các hành động xanh. 194

204 Phát động Phong trào Khởi đầu Xanh Mặc dù đã tăng cường các chính sách và khuôn khổ thể chế ở cấp địa phương, chính quyền trung ương tin rằng những nỗ lực như vậy vẫn chưa đủ để có được sự tham gia rộng rãi của khu vực công và tư nhân nói chung. Vì vậy, Bộ Môi trường (MoE) đã khởi xướng Phong trào Khởi đầu xanh như là một chiến dịch công cộng trên toàn quốc để giảm phát thải khí nhà kính. Chính phủ, khu vực tư nhân, và xã hội đã cùng nhau thành lập một mạng lưới toàn quốc được gọi là Mạng lưới Khởi đầu Xanh và phổ biến các hướng dẫn cụ thể về việc giảm phát thải khí nhà kính bằng cách thuyết phục người dân thay đổi thói quen của họ. Ví dụ, các hộ gia đình được khuyến khích duy trì nhiệt độ phòng ở mức trên 26 C vào mùa hè và dưới 20 C vào mùa đông, thay thế bóng đèn thông thường bằng bóng tiết kiệm năng lượng (ví dụ, đèn LED), và không cắm điện cho các thiết bị điện khi không sử dụng. Mạng lưới Khởi đầu Xanh đã áp dụng khuôn khổ thể chế thuộc LA21, bao gồm một mạng lưới quốc gia duy nhất, 16 mạng lưới khu vực (thành phố và cấp tỉnh), và 228 mạng lưới địa phương. Sau khi khởi đầu vào cuối tháng 8 năm 2008, tổng số các tổ chức tham gia vào mạng lưới khu vực và địa phương đã mở rộng đến Một số tổ chức chính bao gồm các tổ chức xã hội như hiệp hội người tiêu dùng, phong trào tôn giáo, nhóm các nhà hoạt động vì phụ nữ, và các tổ chức công ty hoặc doanh nghiệp như các nhà sản xuất địa phương, các nhà cung cấp, và các chủ cửa hàng (MoE 2009; MoE 2012b). Dựa trên báo cáo của Bộ Môi trường, Phong trào Khởi đầu Xanh đã đem lại nhiều kết quả (MoE,2012b), cụ thể như sau: Mở rộng các quan hệ đối tác công-tư để hành động: Tổng số 13 bản ghi nhớ về việc hỗ trợ và thực hiện giảm thiểu biến đổi khí hậu và thực hành lối sống xanh đã được ký kết với 46 tập đoàn Phát triển và thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính: Nhiều chương trình đa dạng đã được xây dựng và thực hiện, chẳng hạn như điều tra năng lượng nhà, chương trình văn phòng xanh, giáo dục của cha mẹ về tác động biến đổi khí hậu và chương trình cảm ứng xanh (nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng của máy tính cá nhân trong chế độ chờ) Bồi dưỡng Lãnh đạo xanh : lãnh đạo xanh là những nhà hoạt động xanh, đóng vai trò then chốt trong việc lãnh đạo Phong trào khởi đầu xanh. Sự phát triển của các chương trình giáo dục có hệ thống để bồi dưỡng lãnh đạo xanh ở các cấp độ khác nhau (sơ cấp, trung cấp và cao cấp) đã cung cấp các kỹ năng và năng lực cho các nhà lãnh đạo xanh đầy hứa hẹn, thực hiện các hành động tôi trước tiên để khuyến khích sự tham gia của công chúng. Mở rộng các chiến dịch có sự tham gia của cộng đồng để thúc đẩy thực hành cuộc sống xanh: Việc phân phối các bộ công cụ hành động - là những tài liệu thông tin đặt ra một số hành động giảm phát thải khí nhà kính đa giúp khởi đầu chiến dịch có sự tham gia của các hộ gia đình, trường học và văn phòng Các đoạn trích từ Tuyên ngôn của Mạng lưới Khởi đầu Xanh Chúng ta sẽ đi đầu trong nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính, đưa ra các ví dụ về hành động tôi trước tiên để khuyến khích sự tham gia của công chúng. Chúng ta sẽ phát triển các chương trình khác nhau để giảm phát thải khí nhà kính và khởi xướng các hoạt động phát triển năng lực và phổ biến các thông tin có liên quan. Chúng ta sẽ tập hợp trí tuệ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động giảm nhẹ tự nguyện của tất cả các thành viên xã hội. Chúng ta sẽ phấn đấu xây dựng Phong trào Khởi đầu xanh trở thành một chiến dịch toàn quốc. 2.2 Government Plans and Strategies Nguồn: MoE, 2012b Kế hoạch mở rộng Thực hành Cuộc sống Xanh Carbon thấp (2009). Dưới sự hướng dẫn của PCGG, Bộ Môi trường đã chủ trì xây dựng các kế hoạch và chiến lược xanh cấp quốc gia để thúc đẩy lối sống xanh. Vào dịp kỷ niệm một năm tuyên truyền tăng trưởng xanh cacbon thấp như một tầm nhìn quốc gia mới, Bộ Môi trường đã đưa ra Kế hoạch mở rộng thực hành đời sống xanh cacbon thấp vào tháng 8 năm Là kế hoạch chi 195

205 tiết đầu tiên của quốc gia về thúc đẩy lối sống xanh, kế hoạch này đặt ra ba ưu tiên chiến lược và mười hạng mục nghị sự nhằm đạt được mục tiêu giảm 10% lượng phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực phi công nghiệp. Các chương trình hành động thuộc các hạng mục chương trình nghị sự khác nhau tìm cách: (1) điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh của các nhóm xã hội khác nhau; (2) tăng cường sử dụng các ưu đãi của chính phủ - thường là hỗ trợ bằng tiền cho các cá nhân - để mở rộng sự tham gia của cộng đồng; và (3) tập trung vào việc xây dựng nền tảng pháp lý và thể chế để hỗ trợ các hoạt động của LGGC và Phong trào Khởi đầu xanh. Như thể hiện trong Bảng 8, kế hoạch năm 2009 có vai trò như một chiến lược toàn diện cho các cá nhân, khu vực tư nhân, và các văn phòng nhà nước tham gia vào thực hành cuộc sống xanh. Các hạng mục hành động được chia nhỏ để nhắm vào các nhóm cụ thể của xã hội (như sinh viên, các bà nội trợ, và người đi làm văn phòng) hoặc những địa điểm có thể thực hiện được việc xanh hóa các hoạt động xã hội và kinh tế (ví dụ như các hộ gia đình, nơi làm việc, cửa hàng, công trường xây dựng, trang trại, giao thông vận tải, nhà hàng, trường học và các trường đại học). Các đề án khuyến khích toàn quốc để trợ cấp cho thực hành cuộc sống xanh như hệ thống tính điểm carbon và hệ thống chứng chỉ xanh được đề xuất thực hiện bởi các bộ ngành của Trung ương, trong khi các công cụ cơ bản như các chiến dịch giáo dục và tuyên truyền cuộc sống xanh và các hệ thống sản xuất xanh thì được dẫn dắt bởi Mạng lưới Khởi đầu xanh. Bảng 8: Tóm tắt Kế hoạch mở rộngthực hành Sống Xanh Carbon thấp (2009) Kế hoạch hành động A. Tạo đà cho việc thay đổi thực hành lối sống 1. Các chiến dịch và chương trình đã được điều chỉnh phù hợp 2. Thúc đẩy cuộc sống xanh và tiêu dùng xanh trong các hộ gia đình 3. Nơi làm việc xanh Kế hoạch chi tiết Phổ biến toàn quốc chương trình Sự thông thái của lối sống xanh Tổ chức định kỳ các sự kiện có sự tham gia của công chúng về lối sống xanh Phổ biến các hướng dẫn về Tiêu chuẩn sống carbon thấp Các chiến dịch về tiết kiệm nước/sử dụng năng lượng và giảm sử dụng rác thải Chiến dịch Cool Mapsy Các Chương trình do khu vực tư nhân chủ trì về xanh hóa không gian văn phòng 4. Giao thống xanh 5. Những ưu đãi cho thực hành tại các hộ gia đình và nơi làm việc Các chiến dịch về Thực hành lái xe xanh Các chương trình Đi xe đạp Hệ thống tính điểm carbon toàn quốc Các chương trình ưu đãi cho người lao động xanh trong kinh doanh B. Tăng cường các hệ thống ưu đãi 6. Ưu đãi cho các chuỗi cung cấp và mua sắm 7. Các chương trình giải thưởng và ghi nhận của Chính phủ 8. Bồi dưỡng các nhà lãnh đạo lối sống xanh Chứng nhận sản phẩm xanh Công khai thông tin carbon đối với hàng hóa và dịch vụ Chứng nhận cửa hàng xanh Giải thưởng Xanh ghi nhận và tôn vinh những nỗ lực của các doanh nghiệp và cá nhân Sáng kiến ngôi trường xanh Chương trình các nhà lãnh đạo Xanh C. Xây dựng cơ sở pháp lý và thể chế 9. Các chiến dịch và truyền thông trực tuyến Các chiến dịch Internet về xanh hóa lối sống 10. Khung pháp lý Thành lập và / hoặc tăng cường khuôn khổ pháp lý liên quan Nguồn: MoE,

206 2.2.1 Các kế hoạch hỗ trợ tiếp theo của Bộ Môi trường Tại cuộc họp lần thứ 11 của PCGG vào tháng 6 năm 2011, Bộ Môi trường công bố một kế hoạch bổ sung có tựa đề Kế hoạch Xúc tiến mở rộng thực hành cuộc sống xanh. Tài liệu này được xây dựng dựa trên sự thừa nhận rằng sự tham gia của công chúng vào các chương trình quy mô toàn quốc vẫn còn yếu bất chấp những nỗ lực liên tục ở các cấp chính quyền khác nhau và của các mạng lưới xã hội. Kế hoạch năm 2011 nhằm mục đích đưa thực hành cuộc sống xanh vào các hoạt động kinh tế của công chúng để thu hút công chúng quan tâm và tham gia nhiều hơn. Các chương trình hành động sau đây đã được thiết kế để khuyến khích và tuyên truyền hơn nữa về thực hành cuộc sống xanh có thể giúp giảm chi tiêu cho các hộ gia đình và chi tiêu cá nhân: (1) Hệ thống thẻ xanh để mở rộng tiêu dùng xanh; (2) Các chiến dịch tiêu thụ thực phẩm thân thiện với môi trường để giảm thiểu rác thải thực phẩm; (3) Phổ biến sử dụng đèn LED để tiết kiệm năng lượng; và (4) Thúc đẩy các thực hành nông nghiệp đô thị. Kế hoạch năm 2011 cho thấy các mục tiêu hàng năm đã được giải quyết như thế nào cho từng chương trình hành động. (1) mở rộng việc sử dụng thẻ xanh ; (2) tăng cường nền tảng cho tiêu dùng xanh; và (3) củng cố các chiến dịch cộng đồng về tiêu dùng xanh. 2.3 Thiết lập mục tiêu Kế hoạch quốc gia 5 năm của Hàn Quốc về tăng trưởng xanh đã đề xuất một loạt các mục tiêu cụ thể liên quan đến việc thiết lập một lối sống xanh cho toàn bộ các thành viên của xã hội. Như đã mô tả ở trên, chính quyền trung ương chủ yếu tập trung vào việc đưa ra định hướng cho các LGGC, khởi xướng các phong trào toàn quốc và giới thiệu các ưu đãi để thúc đẩy sự tham gia tự động và tự nguyện của công chúng. Vì phát thải từ các lĩnh vực phi công nghiệp của nền kinh tế chiếm hơn 40% lượng phát thải quốc gia, nên việc biến nhận thức của công chúng (về tính bền vững môi trường và biến đổi khí hậu) thành những hành động thực tế có thể đo đếm được được coi như một chương trình nghị sự quan trọng nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về cắt giảm phát thải khi nhà kính. PCGG đã tổ chức phiên họp theo dõi và đánh giá lần thứ 10 vào tháng 6 năm 2012, nơi mà các kết quả liên quan đến lối sống xanh được đánh giá một cách toàn diện. Trong số nhiều chương trình được thực hiện bởi các bộ ngành và chính quyền địa phương, thì những chương trình liên quan đến tiêu dùng xanh không hoàn toàn đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu đã thống nhất. Ví dụ, mặc dù đã có những thành tựu đáng kể về số lượng thẻ xanh được phát hành (2,7 triệu), nhưng việc thiếu các nhà sản xuất và phân phối hàng hóa tham gia vào chương trình thẻ xanh là một yếu tố hạn chế việc thúc đẩy tiêu dùng xanh. Ngoài ra, nhận thức của cộng đồng về giấy chứng nhận và nhãn hiệu quả môi trường được coi là tương đối thấp, cho thấy việc phổ biến thông tin vẫn chưa đem lại những thay đổi thực sự trong mô hình chi tiêu. Để đáp lại tình hình này, Bộ Môi trường đã công bố một kế hoạch bổ sung tập trung vào đẩy mạnh tiêu dùng xanh và sự tham gia vào thực hành cuộc sống xanh, ngay sau phiên họp PCGG tháng 6 năm Kế hoạch năm 2012 đã ưu tiên ba chiến lược bổ sung sau đây: 197

207 Bảng 9: Các biện pháp để mở rộng văn hóa sống xanh trong cuộc sống hàng ngày (tính đến năm 2011) Biện pháp chính Mục tiêu và Lợi ích Đẩy mạnh việc sử dụng thẻ xanh Thúc đẩy tiêu dùng thực phẩm thân thiện môi trường Thẻ xanh là thẻ tích lũy điểm xanh, có thể kiếm được bằng cách giảm sử dụng năng lượng (ví dụ, điện, nước, gas) và tiêu dùng các hàng hóa xanh được chính phủ chứng nhận. Các điểm tích lũy sau đó có thể được sử dụng như tiền mặt khi mua hàng hóa và dịch vụ. Người có thẻ xanh được hưởng các ưu đãi bổ sung khi sử dụng các cơ sở công cộng (ví dụ như, công viên và giao thông công cộng). Mục tiêu: Phát hành năm triệu thẻ xanh vào năm 2015 Kết quả mong đợi - Giảm phát thải khí nhà kính (giảm hai triệu tấn CO2 tương đương mỗi năm) - Mở rộng giá trị thị trường sản phẩm xanh lên đến 40 nghìn tỷ won đến năm Tạo ra các chuỗi giá trị xanh (tiêu thụ - phân phối - sản xuất) Các hạng mục chương trình nghị sự - Các quy định bắt buộc đối với nhà hàng để giảm rác thải thực phẩm - Cung cấp các ưu đãi cho các nhà hàng sử dụng đĩa nhỏ hơn để kiểm soát rác thải thực phẩm - Sửa đổi pháp lệnh đô thị địa phương để giảm bớt sản sinh ra rác thải thực phẩm - Các chương trình đào tạo và chiến dịch vận động không rác thải thực phẩm Mục tiêu: giảm 20% sản sinh rác thải thực phẩm đến năm 2012 Mở rộng việc sử dụng đèn LED Các hạng mục chương trình nghị sự - Lập một Lộ trình gia tăng sử dụng đèn LED - Các quy định bắt buộc các các cơ sở công cộng để thay thế đèn hiện có bằng đèn LED - Chính phủ hỗ trợ các ngành công nghiệp LED (nhà sản xuất) Mục tiêu: Tăng thị phần của bóng đèn LED - 60% của toàn bộ hệ thống chiếu sáng vào năm 2020 (2,5% tính đến năm 2010) - 100% các hệ thống chiếu sáng tại các cơ sở của nhà nước vào năm 2020 (8% tính đến năm 2010) Tăng khối lượng của nông nghiệp đô thị Các hạng mục của chương trình nghị sự - Các ưu đãi của Chính phủ dành cho thực hành nông nghiệp đô thị - Phát triển đất nông nghiệp đô thị như là các công viên - Chính phủ hỗ trợ cho việc tăng khối lượng thị trường cho các nhà cung cấp hạt giống/cây trồng Mục tiêu: Xây dựng ha không gian đô thị xanh đến năm Lắp đặt cơ sở trang trại đô thị đến năm Năm triệu người tham gia vào nông nghiệp đô thị (khoảng 10% dân số đô thị) Nguồn: MoE, 2011 Bảng 10: Kế hoạch bổ sung về tiêu dùng xanh và thực hành cuộc sống xanh (2012) Kế hoạch hành động Kế hoạch chi tiết Mở rộng sử dụng thẻ xanh Tăng số lượng hàng hóa có thể đem lại điểm xanh khi mua Tăng cường nền tảng cho tiêu dùng xanh Tăng cường các ưu đãi cho các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng hóa đã được chứng nhận Mở rộng các chiến dịch Chứng nhận và Dán nhãn hoạt động môi trường Đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền về xanh hóa tiêu thụ Tổ chức các chiến dịch tôi trước tiên với các nhà sản xuất và nhà cung cấp hàng hóa xanh Xuất bản báo cáo tiêu dùng hàng hóa xanh Nguồn: MoE,

208 Bảng 11: Thiết lập mục tiêu trong chương trình nghị sự thành lập một lối sống xanh Các chỉ số mục tiêu Giáo dục xanh và bồi dưỡng lãnh đạo Xanh Số lượng công dân xanh được bồi dưỡng (tính tích lũy % dân số) Mở rộng thực hành sống xanh Số công dân xanh được bồi dưỡng 500, , , ,000 1,000,000 Số hộ xanh (số hộ) 160, , , , , Gia tăng lượng tiêu thụ xanh Số tiền mua bán xanh (nghìn tỷ won) Số lượng sản phẩm xanh được chứng nhận Số lượng công ty đã đồng ý mua sắm xanh Số lượng cửa hàng xanh Thành lập Làng Xanh Số lượng trung tâm cộng đồng xanh Số lượng làng xanh Thúc đẩy du lịch sinh thái Nhận thức của công chúng về du lịch sinh thái Số lượng dịch vụ du lịch xanh (ví dụ, nhà ở, các điểm tham quan du lịch) Nguồn: PCGG, 2009c 199

209 3. Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Mua sắm xanh và Tiêu dùng xanh Mua sắm xanh và tiêu dùng xanh là những biện pháp có tính thiết thực và chuyển đổi công chúng để theo đuổi cuộc sống xanh như một phần của thói quen hàng ngày của họ. Cùng với việc nâng cao nhận thức công chúng về trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng, các sản phẩm xanh đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tại Hàn Quốc. Đặc biệt, những sản phẩm đem lại những lợi ích được tính thành tiền (ví dụ, các thiết bị điện sử dụng năng lượng hiệu quả) hoặc hỗ trợ đời sống người dân (ví dụ, các loại thực phẩm hữu cơ) đang ngày càng được phổ biến trên thị trường. Điều đáng chú ý là mức độ gia tăng của nhận thức và sự tham gia vào tiêu dùng xanh tự nhiên sẽ dẫn đến sự gia tăng trong sản xuất xanh, vì các nhà sản xuất sẽ chuyển hướng quan tâm của họ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Mục tiêu cuối cùng của chính phủ là tạo ra một chu kỳ liên kết sản xuất xanh, mua sắm xanh, và tiêu dùng xanh như một hệ thống tích hợp. Với mục tiêu đó, phần này sẽ giới thiệu và rút ra một số bài học từ chính sách và các can thiệp chương trình của Hàn Quốc về mua sắm xanh Mua sắm công xanh bắt buộc Chương trình mua sắm công xanh bắt buộc (GPP) yêu cầu các tổ chức công mua sắm hàng hoá (hay, còn gọi là sản phẩm xanh ) có ít tác động đến môi trường trong toàn bộ chu kỳ sản xuất, phân phối, tiêu thụ, và tiêu hủy. Chương trình này dự kiến tận dụng sức mua của các tổ chức công của Hàn Quốc với quy mô rất lớn (tổng giá trị mua sắm chính phủ là 106 nghìn tỷ won hoặc xấp xỉ 96 tỷ US$ năm 2012). Không như các chương trình được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, chương trình này có tính chất bắt buộc thực thi đối với tất cả các tổ chức công hoạt động bằng ngân sách của chính phủ. Bảng 12: Chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường của Hàn Quốc Kế hoạch hành động Nhãn sinh thái Hàn quốc Mác hàng hóa tái chế chất lượng cao (GR) Nhãn Đặc điểm Sản phẩm có mức độ ảnh hưởng đến môi trường thấp trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, hoặc đem lại lợi ích của việc giảm sử dụng tài nguyên Sản phẩm với chất lượng đã được khẳng định được sản xuất bằng vật liệu tái chế Hạng mục Những sản phẩm thuộc 147 hạng mục gồm văn phòng phẩm, thiết bị điện gia dụng, và đồ nội thất, cùng với ba sản phẩm dịch vụ (như, khách sạn, khu vui chơi giải trí, bảo hiểm ô tô) Các mặt hàng thuộc 17 hạng mục bao gồm giấy tái chế, chai tái chế, và các mặt hàng nhựa tái chế Số lượng hàng hóa (tính đến năm 2013) mặt hàng được sản xuất bởi công ty 248 mặt hàng được sản xuất bởi 207 công ty Nguồn: MoE,

210 Thực hiện Chương trình này định nghĩa sản phẩm xanh là những sản phẩm phục vụ cùng một mục đích như những sản phẩm truyền thống, nhưng có thể đóng góp tốt hơn vào giảm thiểu sử dụng tài nguyên và giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Để đạt điều kiện sản phẩm xanh, các sản phẩm này phải đáp ứng cả hai tiêu chuẩn môi trường và chất lượng; tiêu chuẩn môi trường đảm bảo hiệu quả môi trường tối thiểu của hàng hóa (ví dụ, mức độ an toàn tiếp xúc, năng lượng hiệu quả và tiêu thụ nước, và khả năng tái chế) trong toàn bộ vòng đời của một sản phẩm, trong khi tiêu chuẩn chất lượng tương đương với các yêu cầu được Hội đồng Tiêu chuẩn công nghiệp Hàn Quốc (KISC) quy định. Những sản phẩm đạt được Nhãn sinh thái của Hàn Quốc hoặc Dấu hàng hóa tái chế chất lượng cao (GR) (ngoài việc nhận được Chứng nhận KS) có thể được coi là các sản phẩm đại diện đủ điều kiện để mua sắm theo chương trình. Mặc dù các tổ chức tham gia bị bắt buộc phải mua các sản phẩm xanh, nhưng cũng có thể ra các quyết định bãi bỏ trong các trường hợp sau: (1) không có sản phẩm xanh có sẵn trên thị trường; (2) các sản phẩm xanh có sẵn không đảm bảo chất lượng hoặc có nguồn cung thiếu ổn định; và (3) việc mua sắm được người đứng đầu của tổ chức cho là không phù hợp (ví dụ, mua cho mục đích khẩn cấp như giao hàng viện trợ, hoặc các sản phẩm xanh có sẵn đắt hơn rất nhiều). Các tổ chức công thuộc chương trình này là các tổ chức chính phủ, chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước, các trung tâm y tế địa phương, và các công ty quản lý bãi chôn lấp rác đô thị. Các tổ chức này lập và công bố kế hoạch mua sắm sản phẩm xanh hàng năm tuân thủ các hướng dẫn mua sắm sản phẩm xanh, và nộp hồ sơ mua sắm để Bộ Môi trường (MoE) đánh giá. Việc mua sắm có thể được phân thành ba loại: mua trực tiếp, mua gián tiếp thông qua hợp đồng hoặc đấu thầu chẳng hạn như mô hình Nhà cung cấp quản lý hàng tồn kho (VMI), hoặc mua và lắp đặt trực tiếp bởi công ty xây dựng tại một công trường xây dựng. Bảng 13: Chứng nhận sản phẩm thân thiện với môi trường của Hàn Quốc Đơn vị: 100 triệu KRW Hạng mục Tổng số tiền mua sắm xanh 7,870 (43.3%) 8,616 (58.3%) 13,437 (69.3%) 15,840 (51.3%) 16,296 (64.5%) 16,412 (53.7%) 16,455 (59.5%) 17,270 (33.7%) Chính quyền trung ương 3,396 2,839 3,569 3,488 2,887 4,132 3,462 5,001 Chính quyền địa phương 1,626 2,512 3,889 6,720 5,428 4,826 5,009 5,187 Tổ chức giáo dục 2,150 2,336 4,283 4,066 5,481 4,878 4,975 5,581 Các công ty nhà nước, các tổ chức bán công, và các tổ chức công cộng khác ,696 1,566 2,500 2,576 3,009 3,490 Ghi chú: Các số liệu trong ngoặc chỉ tỷ lệ mua sắm xanh của các hạng mục đã có sẵn các sản phẩm xanh (số liệu thống kê cho những năm sau năm 2009 chỉ tính đến mua sắm xanh thực hiện trong các hạng mục được chọn). Nguồn: MoE, 2013b 201

211 Bộ Môi trường có trách nhiệm quản lý tổng thể chương trình. Sự hỗ trợ của Dịch vụ Mua sắm Công (PPS) là rất quan trọng vì nó là tổ chức chính quyền trung ương chịu trách nhiệm mua sắm hàng hóa và sắp xếp các hợp đồng cho các dự án xây dựng liên quan đến các cơ sở của chính phủ. PPS không chỉ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức tham gia trong các hoạt động mua sắm của họ, mà còn tiếp tục cập nhật cơ sở dữ liệu về hàng hóa đủ điều kiện để mua hàng ưu tiên thông qua hệ thống thương mại điện tử của chính phủ. Ngoài ra, PPS theo dõi tất cả các hồ sơ mua sắm để Bộ Môi trường đánh giá hàng năm. Viện Công nghệ và Công nghiệp Môi trường Hàn Quốc (KEITI), một tổ chức trực thuộc Bộ Môi trường, hỗ trợ cho chương trình ở cấp độ làm việc bằng cách xây dựng và sửa đổi các quy định pháp luật và hướng dẫn mua sắm sản phẩm xanh. KEITI cũng là tổ chức chịu trách nhiệm về chứng chỉ Nhãn sinh thái Hàn Quốc. Kết quả và những bài học kinh nghiệm Số lượng các tổ chức công có nghĩa vụ tham gia GPP đã dao động do sự thay đổi thường xuyên trong các quy định pháp lý về áp dụng chính sách đối với các tổ chức công. Mặc dù có sự biến động, khoảng tổ chức công đã tiếp tục tham gia chương trình GPP bắt buộc. Như trình bày trong Bảng 13, khối lượng chi tiêu bắt buộc cho GPP liên tục tăng hàng năm và đạt 1,7 nghìn tỷ won vào năm 2012; số tiền này đã tăng hơn hai lần kể từ năm 2005 khi chính sách này lần đầu tiên được giới thiệu. Trong số 846 tổ chức tham gia năm 2012, Bộ Quốc phòng và Bộ Giáo dục đứng đầu danh sách về khối lượng mua sắm xanh. Các sản phẩm phổ biến nhất trên thị trường - đại diện cho 38% tổng số mua sắm xanh - là các máy tính cá nhân (18%), bê tông nhựa cho xây dựng (7,4%), cửa sổ và khung cho các tòa nhà (6,2%), và gạch lát vỉa hè (6,2%) Những lợi ích về môi trường và kinh tế bắt nguồn từ Chương trình GPP bắt buộc có thể không trực tiếp thấy được, nhất là khi ảnh hưởng ngoại lai của môi trường thường được định giá thấp và không phải lúc nào cũng có thể thấy được. Từ quan điểm kinh doanh, sản xuất các sản phẩm xanh giúp giảm thiểu các tác động môi trường và giảm chi phí phục hồi môi trường, do đó giảm thiểu chi phí xã hội. Mặt khác, từ quan điểm của người tiêu dùng, mua sản phẩm xanh không chỉ mang lại lợi ích xã hội và môi trường mà còn có thể dẫn đến lợi ích kinh tế. Ví dụ, tác động của chi phí bổ sung và sự bất tiện có thể bị lấn át bởi các lợi ích trực tiếp như tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí đổ bỏ chất thải. Theo đánh giá do KEITI tiến hành, tổng lượng mua sắm xanh thực hiện trong chương trình ( ) đã giúp giảm phát thải được khoảng 4,9 triệu tấn CO2, tương đương với 7,4 tỷ won lợi ích tính thành tiền. Sự thiếu kiên quyết của chính phủ trong xử phạt những trường hợp không tuân thủ các quy định pháp lý của chương trình là một hạn chế lớn đối với việc phát triển động lực đã đạt được cho đến nay. Pháp luật hiện hành chỉ quy định việc các nhà cung cấp hoặc các nhà bán lẻ sẽ bị phạt như thế nào trong trường hợp vi phạm, về mặt sản xuất và phân phối các sản phẩm được chứng nhận (ví dụ, hàng giả và hàng nhái), nhưng lại không quy định gì về nghĩa vụ tuân thủ của người mua. Với tần suất giao dịch mua sắm cao đang thực hiện bởi các tổ chức công, thì việc theo dõi hoặc kiểm toán một cách có hệ thống các hồ sơ mua sắm là khó thực hiện được trong thực tế. Các quy định pháp luật phải quy định đầy đủ cho người mua, ngoài việc đảm bảo rằng hồ sơ mua bán của họ được phản ánh trong báo cáo đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của chính phủ đối với các cơ sở công Chương trình chứng nhận cửa hàng xanh. Một Cửa hàng Xanh là một cửa hàng đáp ứng được tiêu chuẩn chứng nhận thân thiện sinh thái, không chỉ từ góc độ phần cứng (ví dụ như, hệ thống chiếu sáng tiết kiệm năng lượng) mà còn cả ở những khía cạnh phần mềm liên quan như quản lý cửa hàng, phân phối sản phẩm, và đào tạo nhân viên. Chương trình Chứng nhận cửa hàng xanh cấp chứng nhận cho các cửa hàng bán lẻ lớn bao gồm các cửa hàng bách hóa và siêu thị cam kết môi trường bằng cách thúc đẩy việc phân phối các sản phẩm và lắp đặt, vận hành các cơ sở thân thiện sinh thái. Mục tiêu cơ bản của chính phủ là đảm bảo rằng các nhà bán lẻ lớn có thể gây được ảnh hưởng đáng kể đến thói quen tiêu dùng của công chúng, bằng cách giúp cải thiện việc xanh hóa quá trình phân phối sản phẩm, và góp phần đáp ứng các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Các nhà bán lẻ lớn chịu trách nhiệm cho khoảng tám triệu tấn CO2 tương đương mỗi năm, có nghĩa là khoảng 14% lượng khí thải của quốc gia từ các ngành thương mại, khu dân cư, và công nghiệp chủ yếu (nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp). 202

212 Thực hiện Các nhà bán lẻ lớn được chỉ định bởi Chính phủ theo Luật Phát triển ngành phân phối và bởi các chợ bán sản phẩm nông nghiệp, hải sản và sản phẩm chăn nuôi (với diện tích sàn lớn hơn m2) có đủ điều kiện để nhận được Chứng chỉ cửa hàng Xanh bắt đầu từ tháng 10 năm Tính đến năm 2013, các nhà bán lẻ nhỏ như các chợ và cửa hàng khu dân cư được điều hành trực tiếp bởi các nhà sản xuất các sản phẩm xanh cũng được đủ điều kiện để tham gia. Các chứng chỉ được cung cấp dựa trên đơn xin đăng ký tự nguyện của các tổ chức quan tâm, các đơn này được đánh giá bởi một ủy ban gồm các nhân viên từ KEITI (cơ quan thực hiện) và các chuyên gia bên ngoài. Ủy ban này tiến hành kiểm tra thực địa để xác minh xem các cửa hàng nộp đơn có đáp ứng được hơn 80% những tiêu chuẩn đã được quy định hay không. Như trình bày trong Bảng 14, các tiêu chuẩn đánh giá bao gồm bốn hạng mục được chia thành 26 tiểu mục cụ thể. Một bộ tiêu chuẩn đơn giản và ít khắt khe hơn được áp dụng cho các nhà bán lẻ quy mô nhỏ. Kết quả và những bài học kinh nghiệm Tính đến năm 2014, có tổng cộng 216 cửa hàng xanh đã được chứng nhận trên toàn quốc. Hơn 85% các cửa hàng này là các chợ lớn và nhỏ bán sản phẩm nông nghiệp được phổ biến trong các khu dân cư, còn lại là các cửa hàng còn lại chủ yếu là các siêu thị ở các thành phố lớn. Mặc dù số lượng chứng chỉ có thể không có vẻ áp đảo, nhưng chương trình này đã được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các đại gia bán lẻ bao gồm E-mart, Homeplus, và Lotte Mart, những cơ sở đã thực hiện các hành động tự nguyện sớm để cải thiện hiệu quả hoạt động môi trường của các cơ sở của họ thậm chí cả trước khi chương trình được phát động vào năm Ví dụ, E-mart đã là nhà bán lẻ lớn đầu tiên loại bỏ việc sử dụng túi nilon trong năm 2009, và các cửa hàng xanh của họ đã tiếp tục bán các sản phẩm có hiệu quả năng lượng cao như bóng đèn LED. Mặt khác, Homeplus đã bắt đầu mở các cửa hàng mới theo khái niệm Cửa hàng Xanh vào đầu năm 2008; cửa hàng của họ ở thành phố Bucheon báo rằng cửa hàng đã có thể giảm phát thải khí nhà kính và giảm sử dụng năng lượng lần lượt là 50% và 40%, bằng cách sử dụng các thiết bị đổi mới như hệ thống lưu trữ nhiệt băng và tấm pin mặt trời. Lotte Mart, công ty sở hữu số lượng lớn nhất Chứng nhận Cửa hàng Xanh trong số ba đại gia bán lẻ, đã dẫn đầu doanh số bán sản phẩm xanh bằng cách khởi xướng một chương trình trong năm 2012, cung cấp các khoản tín dụng bổ sung về việc mua hàng thân thiện với môi trường. Bảng 14: Tiêu chuẩn chứng nhận cửa hàng xanh Hạng mục Tiểu hạng mục (tiêu chí ví dụ) Siêu thị Phân phối Điểm Các chợ lớn Thiết bị phần cứng Hoạt động logistics và vận hành phương tiện Bán sản phẩm và kiểm soát đóng gói Vận hành cửa hàng, đào tạo và khuyến mãi Thiết kế kiến trúc và xây dựng (Chứng nhận năng lượng tòa nhà) Các cơ sở thân thiện sinh thái (Sử dụng các phương tiện và thiết bị tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm nước) Chuyển hàng (sử dụng phương tiện tiết kiệm năng lượng hoặc phát thải thấp) Bốc xếp, lưu trữ và trưng bày (mức độ thực hành giảm chất thải) Quản lý sản phẩm và bán hàng (Số lượng sản phẩm xanh bán ra) Kiểm soát bao bì sản phẩm (sử dụng bao bì dễ dàng bỏ đi) Vận hành cửa hàng (mức độ thực hành tiết kiệm tài nguyên) Vận hành văn phòng (Số lượng các buổi đào tạo nội bộ về mua sắm xanh) Tổng cộng Nguồn: MoE, 2012a 203

213 Những tập đoàn bán lẻ khổng lồ đã đưa ra những ví dụ điển hình có tác động lan tỏa tích cực tới các cửa hàng bán lẻ quy mô nhỏ đủ điều kiện tham gia vào chương trình bắt đầu từ năm Để hỗ trợ những cửa hàng nhỏ với năng lực và nguồn lực ít hơn được đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận, Chính phủ đã khởi tạo một chương trình vào năm 2013, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật miễn phí (tức là, điều tra năng lượng và phát thải khí nhà kính) và trợ cấp tài chính cho việc lắp đặt phim che chắn nhiệt và chuyển sang dùng bóng đèn LED để giúp họ đáp ứng các tiêu chí chứng nhận. Ngoài ra, một số nhà bán lẻ quy mô lớn đã quyết định trả khoản tiền tiết kiệm được từ phí trách nhiệm cải thiện môi trường 3 phát sinh từ việc tham gia vào chương trình cho các cửa hàng nhỏ có mong muốn tăng cường hoạt động của mình để được chứng nhận là Cửa hàng Xanh. Những hành động này được Chính phủ hướng dẫn như là cách thức nhằm giảm bớt những mối lo ngại ngày càng tăng của công chúng về việc sự thống trị thị trường của các tập đoàn bán lẻ khổng lồ sẽ dẫn tới việc suy giảm hoạt động của cửa hàng gia đình (mom-and-pop). Nhờ những nỗ lực phối hợp này, các cửa hàng nhỏ chiếm 38% tổng số chứng chỉ đã phát hành tính đến năm Chương trình Cửa hàng Xanh, do Bộ Môi trường thiết kế và giám sát, là sự phản ứng đối với mức độ tiêu dùng xanh thấp (38%) của công chúng, cho dù trong đợt khảo sát toàn quốc tiến hành năm 2010 công chúng đã thể hiện sự quan tâm cao (81%) đối với việc mua sắm xanh. Mặc dù chương trình này đã được công nhận rộng rãi, việc thiếu các biện pháp khuyến khích của chính phủ là một rào cản đáng kể đối với việc gia tăng động lực. Tình hình là phần lớn các đơn xin chứng nhận sẽ đến từ các cửa hàng mà họ phải chuyển đổi hành vi của mình và/hoặc bổ sung thêm thiết bị, nhưng hiện vẫn thiếu sự hỗ trợ pháp lý và thể chế đối với vấn đề này. Đó là trường hợp của Chính quyền thành phố Daejeon Metropolitan, chính quyền này đã ký một thỏa thuận tự nguyện với các nhà bán lẻ lớn để tạo ra các cửa hàng xanh năm Thành phố này phải đối mặt với những thách thức khi không thể thu hút các nhà bán lẻ như mong đợi do không có các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ như trợ cấp lắp đặt các thiết bị thân thiện sinh thái, cắt giảm thuế, hoặc các giải thưởng liên quan. Kết quả là, thành phố Daejon chỉ có được tám Cửa hàng xanh. Việc phát động Chương trình Chứng chỉ Cửa hàng Xanh toàn quốc năm 2011 đã không thể đem lại những nỗ lực đáng kể để giải quyết những thách thức này. Điều quan trọng phải nhận thấy được là Cửa hàng Xanh cần phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường để đảm bảo sự thành công của Chương trình Chứng nhận Cửa hàng Xanh. Chương trình nâng cao nhận thức công chúng phải tạo điều kiện để khái niệm về Cửa hàng xanh tăng được uy tín kinh doanh, và do đó những công ty đang cạnh tranh cho nhãn hiệu này nên lôi kéo người tiêu dùng vào các hoạt động thân thiện với sinh thái khác nhau như tái sử dụng túi mua hàng, tặng sản phẩm tái chế, tham gia vào các phong trào bảo tồn năng lượng trong cộng đồng địa phương, và mua sản phẩm xanh. Ngoài ra, nếu các hoạt động như vậy có thể giúp đáp ứng được các yêu cầu về Tiêu chuẩn chứng nhận Cửa hàng Xanh, thì nhiều Hình 2: Logo chứng nhận cửa hàng xanh Nguồn: MoE, 2012a 3 Phí cải thiện môi trường là các loại phí của Chính phủ được thu từ chủ sở hữu hoặc người sử dụng các tòa nhà, xe cơ giới sử dụng nhiên liệu nhẹ và những cơ sở trực tiếp gât ô nhiễm môi trường. 204

214 doanh nghiệp sẽ tự nguyện tham gia và khách hàng sẽ ngày càng trở nên ý thức hơn về sự đóng góp của họ vào bảo vệ môi trường thông qua tiêu dùng xanh. Việc đạt được Chứng chỉ Cửa hàng Xanh chứng minh rằng các doanh nghiệp chia sẻ cam kết bảo vệ môi trường với khách hàng, qua đó khẳng định vai trò của Cửa hàng Xanh trong việc thúc đẩy phát triển bền vững trong cộng đồng địa phương Thỏa thuận tự nguyện Mua sắm Xanh Thỏa thuận tự nguyện (VA) Mua sắm Xanh là một thỏa thuận xã hội tự nguyện được ký kết giữa Bộ Môi trường và các doanh nghiệp kinh doanh để hỗ trợ sản xuất và mua bán các sản phẩm thân thiện sinh thái. Chương trình này được giới thiệu để đáp ứng sự quan tâm ngày càng tăng về Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) và sự thắt chặt các quy định về môi trường đối với các sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là ở châu Âu. Về cơ bản, thỏa thuận này xem các doanh nghiệp như người tiêu dùng có khả năng chi tiêu cao, có khả năng định hình các giá trị và thực tiễn của chu trình sản xuất -phân phối- tiêu dùng xanh trong nền kinh tế. Từ 30 đơn vị kinh doanh đã ký VA vào tháng 9 năm 2005, hiện nay có 150 đơn vị đang (hoặc đã) tham gia chương trình này. Thực hiện Các hành động cụ thể được thực hiện bởi các doanh nghiệp đã ký VA là: (1) sửa đổi quy định mua sắm nội bộ; (2) lập và thực hiện kế hoạch nhiều năm của công ty về mua sắm xanh; và (3) tiến hành đào tạo cho nhân viên để nâng cao nhận thức về mua sắm xanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp được khuyến khích lập ra một đội chịu trách nhiệm về mua sắm xanh và thực hành thiết lập các mục tiêu mua sắm xanh theo quyền hạn của mình. Ví dụ, Lotte Group, sở hữu 21 công ty thành viên tham gia (hoặc đã tham gia) vào chương trình này, đã xác định những sản phẩm có chứng chỉ môi trường, chứng nhận Hàng hóa Tái chế chất lượng cao (GR) và chứng nhận hiệu quả năng lượng cao là các mặt hàng ưu tiên. Hệ thống mua sắm tích hợp của công ty được hỗ trợ bởi một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin sản phẩm trong đó có đánh dấu những hạng mục ưu tiên này, và tổng số tiền mua sắm xanh được dùng làm cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động hàng năm của tất cả các công ty trực thuộc. Các ưu đãi Thời hạn của VA là ba năm. Việc có được sự hỗ trợ của cán bộ cấp quản lý và xác định được đủ số lượng sản phẩm (và các nhà cung cấp) đủ điều kiện cho tiêu dùng xanh là những yếu tố quan trọng của thành công. KEITI thường xuyên cung cấp các tập tài liệu thông tin về các sản phẩm xanh sẵn có trên thị trường; các sản phẩm này bao gồm các mặt hàng trong nước và nhập khẩu với nhiều chứng nhận hiệu Bảng 15: Kết quả của Thỏa thuận tự nguyện (VA) về mua sắm xanh Đơn vị: triệu won Hạng mục Số lượng đơn vị đã nộp dữ liệu mua hàng của họ Sản phẩm xanh được chính phủ chứng nhận Nhãn sinh thái Hàn quốc 99, , , , , ,075 Mác GR 69,069 69,042 69,567 75,187 78,899 20,737 Cộng 168, , , , , ,812 Sản phẩm dán nhãn carbon 21,245 Sản phẩm có hiệu quả năng lượng cao 14,587 37,742 48, , , ,940 Sản phẩm có chứng nhận môi trường (sản phẩm nhập khẩu) Các sản phẩm khác được các tổ chức tham gia chỉ định riêng 69,283 1,074, , , , ,790 14,562,841 17,440,479 20,030,154 21,041,533 22,271,778 26,274,527 Tổng cộng 14,814,952 18,758,756 20,442,011 22,126,693 23,239,735 27,093,314 Nguồn: KEITI,

215 quả năng lượng và môi trường khác nhau. Do tính chất tự nguyện của thỏa thuận, nên các biện pháp hạn chế trong trường hợp vi phạm không được mô tả rõ ràng. Theo đó, Chính phủ Hàn Quốc cung cấp một gói ưu đãi để khuyến khích sự tham gia tích cực vào VA như đào tạo miễn phí về xanh hóa quá trình sản xuất (do KEITI thực hiện), tặng thưởng cho các công ty xanh nhất, và cung cấp thêm tín dụng cho các công ty khi họ nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận thân thiện sinh thái. Đánh giá toàn bộ vòng đời (LCA) và Thiết kế vì Môi trường (DfE) là hai phương pháp được các chương trình đào tạo của KEITI cung cấp cho các nhà sản xuất. LCA là một phương pháp cơ bản để đánh giá tác động môi trường trong vòng đời hoàn chỉnh của một sản phẩm. DfE là một công cụ hỗ trợ giúp đơn vị thiết kế giảm thiểu tác động môi trường bằng cách cải thiện thiết kế sản phẩm. DfE tích hợp các vấn đề về quy định quốc gia, sức khỏe và an toàn con người, giảm thiểu chất độc hại, tháo gỡ, phục hồi, tái chế và đổ bỏ vào quá trình thiết kế (Fitzgerald et al, 2005). Các kết quả và bài học kinh nghiệm Trong số 150 đơn vị đã ký VA, 84 đơn vị (56%) đã sửa đổi các hướng dẫn mua sắm xanh của mình, 62 đơn vị (41%) đã thiết lập thành công một hệ thống mua sắm xanh để nhận biết sản phẩm xanh trong giai đoạn thu mua, và 54 đơn vị (36%) đã tiến hành các buổi đào tạo nội bộ về mua sắm xanh. Ngoài ra, 65 đơn vị (43%) báo cáo rằng họ đã tích cực tham gia vào việc thúc đẩy các sáng kiến mua sắm xanh thông qua các kênh khác nhau như báo cáo môi trường của công ty, tờ rơi, và các trang web. Nhờ những nỗ lực tự nguyện của các đơn vị tham gia, tổng số tiền mua sắm xanh trong năm 2011 đạt 27 nghìn tỉ won. Con số này bao gồm các hàng hoá được chính phủ chứng nhận (Nhãn sinh thái và Dấu GR của Hàn Quốc) và các mặt hàng được các tổ chức thamh gia xác định riêng rẽ (ví dụ, các sản phẩm có mức độ tạo ra chất thải thấp, và giảm việc sử dụng các chất độc hại với môi trường). Tổng khối lượng mua đã tiếp tục tăng trong những năm thực hiện chương trình; mặc dù kết quả này có được chủ yếu là do sự gia tăng về số lượng các đơn vị tham gia, nhưng đồng thời cũng là do sự gia tăng về số lượng các sản phẩm xanh có sẵn có trên thị trường. Các thỏa thuận tự nguyện thường được gọi là làn sóng thứ ba của quy định về chính sách môi trường. Nó là một chương trình tận dụng ý chí tự do và quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp kinh doanh, không giống như các quy định thông thường dựa trên lệnh và kiểm soát. Chính sách này có chi phí quản lý thấp, tính linh hoạt cao, và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa chính phủ và ngành công nghiệp. Tuy nhiên, cho dù có những giá trị đó, hiệu quả tổng thể của nó đang bị nghi ngờ vì chương trình này không có tính bắt buộc. Mặc dù số lượng các đơn vị tham gia ngày càng tăng, nhưng chính phủ cần phải chủ động lồng ghép chương trình này với các chương trình chứng nhận khác của chính phủ như Chứng nhận Cửa hàng Xanh và Hệ thống dán nhãn Carbon, như một phương tiện để tăng cường dòng chảy thông tin giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Việc kích thích thị trường phân phối các sản phẩm xanh là rất quan trọng để lôi kéo các đối tượng tham gia gia hạn Thỏa thuận tự nguyên (VA) của mình khi chấm dứt sau ba năm Dán nhãn Carbon Dán nhãn Carbon là một hệ thống cho biết lượng khí nhà kính được phát thải trong suốt vòng đời của sản phẩm- Cụ thể là, trước khi sản xuất, trong khi sản xuất, phân phối, tiêu thụ, và đổ bỏ. Được xây dựng dựa trên một hệ thống được sử dụng đầu tiên bởi Tổ chức Tín chỉ Carbon (Carbon Trust) của Anh vào năm 2007, các chương trình dán nhãn khác nhau đã phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Công cụ chính sách này công khai thông tin carbon và thấm nhuần ý thức môi trường vào hành vi của người tiêu dùng và qua đó thúc đẩy sự thay đổi trong chuỗi cung ứng. Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương giới thiệu chương trình này vào năm 2009 khi chính phủ nhận thấy sự cần thiết để các sản phẩm của nước này bắt kịp với các tiêu chuẩn quốc tế đang thay đổi và các yêu cầu của khách hàng. Thực hiện Chứng nhận nhãn carbon của Hàn Quốc có hai nhãn: Nhãn Chứng nhận Dấu chân Carbon (CFCL) và Nhãn sản phẩm Carbon thấp (LCPL). Nhãn CFCL cung cấp thông tin về lượng phát thải khí nhà kính cơ sở trong vòng đời sản phẩm theo phê duyệt của chính phủ. Mặt khác, các sản phẩm có nhãn LCPL là những sản phẩm đã tiến một bước xa hơn bằng việc đạt được chứng chỉ về mức độ phát thải cơ sở thấp so với mức trung bình của các sản phẩm cùng loại. Những sản phẩm LCPL đã được chứng minh là trung tính carbon lại được cấp thêm một nhãn đặc biệt khác được ra mắt vào năm 2014 là Nhãn sản phẩm trung tính Carbon (CNPL). Một sản phẩm được coi là trung tính carbon nếu lượng phát thải trong toàn vòng đời của sản phẩm được giảm nhẹ thông qua việc mua định mức phát thải hoặc các hoạt động giảm phát thải do nhà sản xuất thực hiện. 206

216 Ngoại trừ các sản phẩm nông nghiệp chính cũng như các sản phẩm y tế và lâm nghiệp, tất cả các loại sản phẩm khác đều đủ điều kiện để dán nhãn carbon. Việc chứng nhận tương đối đơn giản và dễ hiểu đối với các sản phẩm không sử dụng năng lượng để thực hiện chức năng của mình; một Quy tắc Hạng mục Sản phẩm chung (PCR) đóng vai trò như một hướng dẫn để xác định quy mô của các hoạt động phát thải khí nhà kính phải được đưa vào xem xét trong một vòng đời sản phẩm, và cung cấp các phương trình cho phép người nộp đơn tính toán được lượng phát thải khí nhà kính cơ sở cho các sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, các bộ quy tắc PCR riêng với các kịch bản thiết kế được áp dụng cho các sản phẩm tiêu thụ năng lượng, vì hiệu quả phát thải của các sản phẩm này phụ thuộc vào tần số hoặc thời gian sử dụng, cùng với các điều kiện ở chế độ chờ.ví dụ, lượng phát thải khí nhà kính cơ bản cho màn hình hiển thị được tính toán theo giả thiết là nó được đặt ở chế độ bật, chế độ chờ, và chế độ tắt lần lượt là 40%, 5%, và 55% thời gian của vòng đời sản phẩm (bốn năm). Chứng chỉ được cung cấp dựa trên đơn đăng ký tự nguyện của các nhà sản xuất. Trực thuộc Bộ Môi trường, một tổ chức giám sát các hệ thống chứng nhận, KEITI đảm nhận vai trò phát triển quy tắc PCR và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận khi nộp đơn. Chứng nhận của sản phẩm đã được phê duyệt có hiệu lực trong vòng ba năm và trong thời gian đó hàng năm KEITI tiến hành các biện pháp hậu chứng nhận để đảm bảo hiệu quả lâu dài của sản phẩm. Từ năm 2012, Bộ Môi trường và KEITI đã gánh vác 50% lệ phí cấp giấy chứng nhận cho các DNNVVN (SME) để hỗ trợ sự tham gia tự nguyện của họ. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Số lượng hàng hóa được chứng nhận ngày càng gia tăng với tốc độ nhanh, từ 111 sản phẩm năm 2009 lên sản phẩm tính đến tháng 9 năm Tổng cộng có 172 công ty đã được hưởng lợi từ CFCL, và 34 công ty nộp đơn đăng ký LCPL. Đặc biệt, số lượng hàng hoá được chứng nhận được các tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc sản xuất đã tăng lên. Trong năm 2013, Samsung Electronics và LG Electronics lần lượt giành được 193 và 92 chứng chỉ. Xu hướng gia tăng các nhà sản xuất thiết bị điện gia dụng theo đuổi các sản phẩm hiệu suất cao và thân thiện với sinh thái cho thấy những tiến bộ tích cực trong việc thực hiện chính sách dán nhãn carbon. Cần lưu ý rằng 41% tổng số chứng chỉ đã được trao cho các sản phẩm tiêu thụ năng lượng. Để ghi nhận 5 năm thực hiện thành công, KEITI đã tiến hành một đánh giá và báo cáo 228 sản phẩm LCPL đã góp phần làm giảm khí nhà kính khoảng 2 triệu tấn CO2 tương đương trong giai đoạn (Park, 2014). Theo tổ chức Thống kê phát thải khí nhà kính quốc gia, con số này tương đương với lượng khí thải hàng năm từ xe tư nhân, hoặc lượng cắt giảm carbon hàng năm dự kiến từ 301 triệu cây thông đã trưởng thành (số lượng cây thông này có thể phủ kín ba lần diện tích của Seoul). Những câu chuyện thành công về lợi ích uy tín thu được từ việc tham gia vào chương trình này cũng đã được một số doanh nghiệp xuất khẩu báo cáo; các chứng chỉ đáp ứng tốt nhu cầu về bảo lãnh hiệu quả môi trường bởi khách hàng của các nước phát triển như Tây Ban Nha và Úc. Hình 3: Thiết kế CFCL, LCPL, và CNPL Ghi chú: 000g sẽ ghi cụ thể lượng phát thải cơ sở thực tế của sản phẩm Nguồn: MoE, 2013a 207

217 Mặc dù dán nhãn carbon đã được khởi tạo thành công ở Hàn Quốc, nhưng các cuộc điều tra công chúng đã chỉ ra khoảng trống rõ ràng trong nhận thức của người tiêu dùng về nhãn carbon. Trước khi ra mắt hệ thống dán nhãn vào năm 2008, một cuộc khảo sát người tiêu dùng cho thấy 69,2% người trả lời tích cực đối với việc mua sản phẩm có dấu chân carbon thấp và 78,6% trong số người tiêu dùng này vẫn giữ quan điểm trên kể cả khi có giả thiết cho rằng hàng hóa carbon thấp có thể đắt hơn so với các mặt hàng thông thường. Tuy nhiên, các cuộc điều tra về mức độ nhận thức của công chúng đã chỉ ra rằng 56,1% (năm 2012), 53,7% (năm 2013), 49,8% (năm 2014) số người được hỏi thực sự chưa bao giờ nghe nói về thuật ngữ Dán nhãn carbon. Điều đó cho thấy rằng hơn một nửa dân số vẫn chưa biết gì về chính sách này. Hơn nữa, chỉ có một phần nhỏ người tiêu dùng trong số những người tuyên bố biết về hệ thống này trả lời rằng họ thực sự có kiểm tra thông tin trên nhãn carbon khi mua hàng. Nhưng trong số những người nắm rõ thông tin về chương trình, 90,6% trả lời tích cực với việc mua sản phẩm có lượng phát thải ít nhất, trong điều kiện tất cả các sản phẩm đều có nhãn carbon. Dựa trên quan điểm dán nhãn carbon có vai trò quan trọng trong việc kết nối sản xuất xanh với tiêu dùng xanh trên thị trường, Hàn Quốc vẫn có nhiều việc phải làm để kích thích mắt xích sau cùng trong chuỗi. Nói cách khác, hệ thống đã thất bại trong việc cân bằng giữa các động lực dựa trên nhu cầu (sức kéo của khách hàng) và dựa trên khả năng cung cấp (lực đẩy của sản xuất); so sánh với mức hỗ trợ của chính phủ dành cho các nhà sản xuất sản phẩm (ví dụ như đào tạo miễn phí về PCR, đánh thuế chi phí chứng nhận, làm tờ rơi giới thiệu các sản phẩm đã được chứng nhận), thì các hành động của chính phủ và lợi ích đưa ra để tăng cường sức kéo của khách hàng là tương đối yếu. Chính phủ phải tìm mọi cách để xây dựng và duy trì sự tham gia của người tiêu dùng thông qua một loạt các hành động khác nhau như các chiến dịch công cộng, giáo dục, và các ưu đãi trực tiếp khi mua hàng. Ngoài ra, nhà sản xuất và nhà phân phối phải nhận ra rằng thành công trong tiếp thị hàng hóa carbon thấp đến từ việc phải nêu bật được các đặc điểm về hiệu quả của sản phẩm chẳng hạn như những lợi ích về tiết kiệm chi phí, vì một chiến lược tiếp thị thuần túy dựa trên hiệu quả phát thải chỉ có thể thu hút được những người có hiểu biết tốt về vấn đề biến đổi khí hậu Hệ thống Điểm Carbon Hệ thống Điểm Carbon là một chương trình giảm khí nhà kính tự nguyện trên toàn quốc khuyến khích giảm tiêu thụ điện, nước, và khí đốt ở các hộ gia đình và doanh nghiệp thông qua việc cung cấp các điểm carbon. Để đổi lấy phần năng lượng tiết kiệm được, người tham gia nhận được điểm carbon có thể được chuyển đổi thành các hình thức thưởng khác nhau. Chương trình này cũng được biết đến như là Hệ thống Túi tiền Carbon vì các điểm có thể sẵn sàng được sử dụng như tiền mặt. Hệ thống này thông báo cho người tham gia về mức độ đóng góp của họ vào việc giảm phát thải nhà kính, giúp nâng cao sự ủng hộ của cộng đồng đối với chính sách khí hậu. Thực hiện Nhận thức được rằng mô hình tiêu dùng bị tác động bởi nhiều yếu tố trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, Hệ thống Điểm Carbon cung cấp các ưu đãi tương xứng với lượng phát thải khí nhà kính giảm được dựa trên hồ sơ tiêu thụ tài nguyên trong quá khứ của người tham gia. Cụ thể, các tính toán được thực hiện trên lượng phát thải khí nhà kính trung bình hàng tháng của các cá nhân dựa trên hóa đơn điện, nước, và khí đốt tự nhiên trong thời gian hai năm trước khi tham gia. Bảng 16: Tổng số chứng nhận CFCL và LCPL Sept CFCL ,112 1,270 LCPL Tổng cộng ,284 1,499 Nguồn: Park,

218 Lượng phát thải hàng tháng giảm được trong tương quan với con số cơ sở này được theo dõi và tích lũy thành điểm carbon; phần thưởng được cung cấp mỗi năm hai lần vào thẻ tiền sinh thái của người tham gia hoặc dưới các hình thức khác cho những người không có thẻ đó (ví dụ, tiền mặt, phiếu quà tặng, thẻ giao thông công cộng, và hàng hóa như túi đựng chất thải). Tuy nhiên, chỉ những người đạt được mức giảm khí nhà kính trên 5% trong mỗi thời kỳ nửa năm thì mới được nhận phần thưởng. Đối tượng mục tiêu của chính sách này là thành viên của các hộ gia đình và các nhóm cộng đồng như các tòa nhà, các doanh nghiệp, tổ hợp căn hộ, và trường học. Miễn là số lượng tài nguyên tiêu thụ có thể được xác nhận, chương trình này được mở rộng cho tất cả mọi người, kể cả các căn hộ studio và các gian hàng trong trung tâm mua sắm. Tuy nhiên, nếu có hai hoặc nhiều cá nhân được hưởng lợi từ một hộ gia đình hoặc một nhóm, thì điểm được trao cho cá nhân đầu tiên nộp đơn xin đăng ký thành viên. Rõ ràng là, sự hỗ trợ từ các công ty dịch vụ công ích (các công ty cấp điện, cấp nước, và khí đốt trong khu vực) có vai trò rất quan trọng trong việc thu thập dữ liệu có liên quan để tính điểm thưởng. Một nền tảng vận hành trên nền web đã được thiết lập để tự động truy cập các hồ sơ có liên quan từ các công ty dịch vụ công ích, giảm được các thủ tục rườm rà liên quan đến nhập dữ liệu và kiểm chứng số liệu. Các điểm kiếm được trong các giai đoạn 6 tháng được giới hạn ở mức điểm như thể hiện trong Bảng 17. Các chính quyền địa phương tự quyết định về giá trị quy đổi thành tiền của mỗi điểm giao dịch trong thẻ tiền sinh thái; mỗi điểm được quy đổi ra tối đa là 2 won cho các cá nhân hộ gia đình và 10 won cho các cá nhân của các nhóm. Như vậy, giá trị quy đổi thành tiền tối đa của các điểm thưởng trong thời gian nửa năm lần lượt là won (khoảng 32$) và won (khoảng 159 $) cho các cá nhân hộ gia đình và các nhóm. Lưu ý rằng ngân sách công cần thiết cho phần thưởng khuyến khích này được chia đều giữa chính quyền trung ương và địa phương, là cơ sở để chính quyền địa phương có thể vận hành kế hoạch thưởng linh hoạt. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Sau khi 24 chính quyền địa phương thí điểm thử nghiêm chương trình này với hộ gia đình từ tháng 11 năm 2008 đến tháng 6 năm 2009, Quy chế vận hành Hệ thống Điểm Carbon được ban hành vào tháng 6 năm Điều này đánh dấu giai đoạn khi các chính quyền địa phương đã bắt đầu nộp hồ sơ cho Bộ Môi trường để tham gia vào chương trình, và đến tháng 3 năm 2010, tất cả các chính quyền địa phương trong cả nước (232 chính quyền địa phương) đã tham gia chương trình; Chính quyền thành phố Seoul và chính quyền thành phố Gwacheon đã quyết định vận hành các chương trình tương tự tách khỏi chương trình của Bộ Môi trường. Tính đến năm 2013, tổng cộng 3,88 triệu hộ gia đình và các tổ chức nhóm đã tham gia vào chương trình này. Con số này chiếm một tỷ lệ hợp lý (19%) trong tổng số hộ gia đình trong cả nước, nhưng vẫn còn thấp hơn nhiều so với mức đăng ký mục tiêu đã được Bộ Môi trường đặt ra là 40% vào năm Mặc dù thành công, nhưng chương trình này đã gặp phải những thách thức sau đây có thể đem lại những bài học có ý nghĩa cho việc áp dụng các chương trình ưu đãi tương tự trên quy mô toàn quốc: Ban đầu, các ưu đãi được cung cấp dựa trên lượng phát thải khí nhà kính giảm được trên thực tế (10g CO2 = 1 điểm) so với giá trị cơ sở của lượng tiêu thụ trong quá khứ, số lượng này cũng được khấu trừ đi một số lượng tương ứng. Tuy nhiên, việc khấu trừ phát thải cơ sở là một trở ngại đối với việc duy trì kết quả, vì giảm phát thải của hộ gia đình chỉ giảm được đến một giới hạn thực tế nào đó. Cuối cùng, chính sách sửa đổi trong năm 2011 nhằm mục đích để khắc phục sai sót về cơ sở phát thải trong để duy trì được mức độ hoạt động giảm nhẹ. Cho dù có những sửa đổi này, chương trình ưu đãi vẫn bị chỉ trích là thiên vị cho các hộ gia đình có mức tiêu thụ tài nguyên cao khi bắt đầu tham gia; nói cách khác, những hộ gia đình đã tự nguyện thực hiện các hành động sớm để giảm tiêu thụ năng lượng thì ít có khả năng được hưởng lợi từ chương trình này. Để đáp lại tình trạng này, năm 2014 Bộ Môi trường đã công bố rằng chương trình này phải định kỳ giảm lượng phát thải cơ sở từ 3-6% dựa trên hiệu quả hoạt động trước đây của người tham gia (ví dụ, giảm 6% cho các hộ gia đình đã đạt được phát thải khí nhà kính trên 10%). Một trong những thiếu sót quan trọng nhất của Hệ thống Điểm Carbon là việc không giải quyết được vấn đề gánh nặng ngân sách với chính quyền địa phương. Rõ ràng, càng nhiều người đăng ký thì trách nhiệm ngân sách càng lớn hơn, không tạo được động lực cho chính quyền địa phương hoạt động trên một ngân sách eo hẹp. Một chính quyền thành phố đã báo cáo vào năm 2013 rằng họ đã không thanh toán được đầy đủ cho người thụ hưởng đúng hạn do hạn chế về ngân sách. Chính phủ thành phố Seoul ban đầu chọn không 209

219 tham gia vào chương trình này do những lo ngại về bất ổn ngân sách. Hệ thống Điểm Carbon ngày nay có vị trí chắc chắn như một chương trình ưu đãi điển hình của chính phủ dành cho việc giảm phát thải khí nhà kính từ ngành phi công nghiệp. Chương trình này mở ra các cơ hội cho người dân theo đuổi tăng trưởng xanh carbon thấp bằng cách trực tiếp tham gia vào các sáng kiến xanh. Bộ Môi trường báo cáo rằng chương trình này đã góp phần làm giảm khoảng 0,7 triệu tấn phát thải khí nhà kính mỗi năm, tương đương với 1,6 tỷ kwh điện tiết kiệm. Một khía cạnh quan trọng thu hút được sự chú ý của công chúng là ngoài việc tích lũy điểm carbon, chương trình này đã giúp giảm bớt gánh nặng tài chính cho các hộ gia đình do hóa đơn tiện ích giảm. Sự hỗ trợ của chính quyền địa phương là rất quan trọng vì họ tự quản lý và vận hành chương trình này trong khi thường xuyên báo cáo cho chính quyền trung ương để yêu cầu bổ sung ngân sách. Ví dụ, tỷ lệ đăng ký của Thành phố Seogwipo của đảo Jeju đạt 43,4% tính đến năm 2013, nhờ sự nỗ lực liên tục của chính quyền địa phương trong việc thúc đẩy chính sách này; các chính quyền địa phương thậm chí còn khởi xướng một giải thưởng hàng năm nhắm đến các thị trấn và làng địa phương tham gia vào chương trình. Một số chính quyền địa phương đã thỏa thuận với người tham gia tặng điểm carbon của họ cho những người khác có nhu cầu trong cộng đồng. 3.2 Giáo dục xanh và Nhận thức môi trường Chiến dịch Khởi đầu Xanh là một chiến dịch toàn quốc được phát động để thu hút công chúng tham gia vào việc giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực phi công nghiệp. Với tư cách là một nhóm tư vấn quản trị được sinh ra từ sự hợp tác công tư, chiến dịch này nhằm thiết lập và phổ biến văn hóa sống carbon thấp, thân thiện sinh thái; các chương trình có liên quan trong chiến dịch này ưu tiên các giá trị thân thiện sinh thái và mối quan tâm về môi trường được chia sẻ giữa các công dân để ứng phó với biến đổi khí hậu. Xét về nhiều mặt, chiến dịch này được xem như sự sao chép lại thành công của quốc gia từ Phong trào Saemaul trong những năm 1970, là nền tảng cho việc phục hồi nông thôn Hàn Quốc. Phong trào này đưa ra một ý tưởng mạnh mẽ nhấn mạnh vào sự cần mẫn, tự lực, và sự hợp tác để khuyến khích người dân tham gia vào các nỗ lực của quốc gia hướng tới vượt qua đói nghèo và phát triển kinh tế. Việc nuôi dưỡng sự lãnh đạo cộng đồng và cải cách xã hội tạo thái độ nhận thức hướng tới các giá trị chung cho sự thịnh vượng của cộng đồng là một yếu tố quan trọng của thành công; Phong trào Saemaul đã giúp làm tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình nông thôn lên sáu lần trong giai đoạn Phù hợp với cách thức mà Phong trào Saemaul vượt qua những trở ngại thông qua sự tham gia tích cực của người dân, Chiến dịch Khởi đầu Xanh huy động cộng đồng tham gia vào các hoạt động có giá trị, dù lớn hay nhỏ, chẳng hạn như việc lựa chọn giao thông công cộng hoặc đi bộ thay vì đi xe riêng, và chuyển từ sử dụng bản cứng sang tập tin điện tử. Việc duy trì sự tham gia liên tục của công chúng vào các sáng kiến như vậy đòi hỏi phải đa dạng hóa và mở rộng ưu đãi của chính phủ. Điều mong muốn tiếp theo là công chúng phải xây dựng ý thức chủ động trong việc đưa ý thức xanh vào thực tế bằng cách tích cực tham gia vào các chương trình chính sách xanh. Phần này của báo cáo nhằm mục đích giới thiệu một số chương trình đã được thực hiện trong Chiến dịch Khởi đầu Xanh: Bảng 17: Tiêu chuẩn thực hiện và thanh toán cho Hệ thống điểm Carbon Hạng mục Giảm 5-10% Giảm từ 10% trở lên Điện 5,000 Điểm 10,000 Điểm Nước 1,250 Điểm 2,500 Điểm Gas 2,500 Điểm 5,000 Điểm Tổng cộng 8,750 Điểm 17,500 Điểm Nguồn : PJ Park,

220 (1) Chương trình Lãnh đạo Xanh nhằm bồi dưỡng các nhà lãnh đạo có thể phát huy rộng rãi giá trị của tăng trưởng xanh các-bon thấp; (2) Sáng kiến Khu trường Xanh để truyền đạt tập quán thân thiện sinh thái trong các trường cao đẳng và đại học; và (3) Chiến dịch Cool-Mapsy để giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm năng lượng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Chương trình Lãnh đạo Xanh Một nhà lãnh đạo Xanh là một nhà hoạt động hoặc người thành công trong lĩnh vực thay đổi đóng vai trò chính trong việc lãnh đạo Chiến dịch Khởi đầu Xanh. Người này chủ yếu là hỗ trợ xây dựng, triển khai và xíc tiến Chiến dịch Khởi đầu Xanh bằng cách làm việc trong bốn lĩnh vực cụ thể như sau: (1) đánh giá lượng khí nhà kính phát thải từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp, và cung cấp các dịch vụ tham vấn tại cộng đồng địa phương; (2) giáo dục người dân về giảm phát thải khí nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu; (3) xây dựng và phổ biến các chương trình công cộng xanh đã được địa phương hóa cho phù hợp với hoàn cảnh địa phương; và (4) xây dựng và triển khai các chương trình giáo dục xanh cho các trường công lập. Với cách thức mà công việc của các nhà lãnh đạo xanh đã giúp nâng cao được nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào giảm nhẹ biến đổi khí hậu, thì mức độ tham gia của cộng đồng vào Hệ thống Điểm Carbon - một chương trình điển hình cho việc giảm phát thải thông qua thay đổi lối sống - được xem như là một chỉ số để đánh giá kết quả của chương trình. Thực hiện Tất cả các chính quyền địa phương đã được hướng dẫn để xây dựng chiến lược hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo xanh và xây dựng các kế hoạch vận hành với sự hỗ trợ của Mạng lưới Khởi đầu Xanh địa phương. Theo đó, chính quyền địa phương đưa ra các khái niệm khác nhau về vai trò và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo xanh của mình, cùng với các tiêu chí để theo dõi và đánh giá kết quả. Sự tham gia của các nhà lãnh đạo xanh của chính quyền địa phương liên quan đến các giai đoạn sau đây: 1. Lựa chọn và phân công công việc: Chính quyền địa phương mời các cá nhân nộp đơn ứng cử vào vị trí nhà lãnh đạo xanh tương lai. Thư mời sẽ được phát hành với sự phối hợp của các trung tâm cộng đồng địa phương, các tổ chức NGO, các trường công lập, và các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức khác nhau bao gồm , chiến dịch công cộng, và quảng cáo trên các phương tiện truyền thông địa phương. Điều quan trọng là phải đảm bảo được sự cân bằng trong lựa chọn ứng viên giữa các nhóm cộng đồng khác nhau (ví dụ, quản lý nhà hàng, giáo viên, học sinh, nội trợ, và người già) để các nhà lãnh đạo xanh có thể có tác động đến toàn xã hội. Ứng viên đủ điều kiện được lọt vào danh sách ngắn và được cử đến các vị trí công việc liên quan dựa trên nền tảng và kinh nghiệm của họ. 2. Giáo dục: Một gói các chương trình giáo dục được cung cấp cho các ứng viên được lựa chọn. Chương trình học được chia thành ba giai đoạn sơ cấp, trung cấp và cao cấp - phản ánh kiến thức và kỹ năng để hoàn thành hiệu quả các nhiệm vụ. Bảng 18: Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Chương trình lãnh đạo Xanh Mục tiêu: Xây dựng văn hóa sống xanh bằng cách bồi dưỡng lãnh đạo Xanh Mục tiêu ngắn hạn, 2010] (Đầu ra) Giáo dục nhà lãnh đạo ở các khu vực và lĩnh vực khác nhau (Kết quả) Mở rộng sự tham gia của cộng đồng vào Hệ thống Điểm Carbon đến 2,5 triệu hộ gia đình [Mục tiêu trung hạn, ] (Đầu ra) Xây dựng chương trình giáo dục trong các lĩnh vực chuyên ngành và tăng số lượng các nhà lãnh đạo lên (Kết quả) Mở rộng sự tham gia của công chúng vào Hệ thống Điểm Carbon đến 3,5 triệu hộ gia đình [Mục tiêu dài hạn, ] (Đầu ra) Xây dựng chương trình giáo dục bao trùm tất cả các môn học liên quan đến tăng trưởng xanh và tăng số lượng nhà lãnh đạo đến (Kết quả) Mở rộng sự tham gia của công chúng vào Hệ thống Điểm Carbon đến 5,0 triệu hộ gia đình 211

221 Mạng Khởi đầu Xanh có trách nhiệm cung cấp các tài liệu và giáo viên cần thiết để thực hiện các chương trình giảng dạy ở địa phương, với sự hỗ trợ của chính quyền trung ương và các tổ chức giáo dục như các trường đại học và trường chuyên ngành. Các chương trình đào tạo trình độ cao hơn bao gồm các bài giảng chi tiết hơn và sâu rộng hơn, chẳng hạn như giới thiệu về đàm phán khí hậu toàn cầu, nguyên tắc cơ bản của hệ thống năng lượng tái tạo, các học thuyết quay vòng tài nguyên, và các biện pháp để xanh hóa sản xuất và tiêu dùng. Những chương trình giảng dạy cao cấp này cuối cùng cũng là để bồi dưỡng cho các giáo viên, những người có thể sử dụng các chương trình giảng dạy này cho trình độ sơ cấp và trung cấp. Các ứng viên phải tham dự một số giờ tối thiểu và hoàn thành một số giáo trình theo kế hoạch để được cấp giấy chứng nhận và được bổ nhiệm làm lãnh đạo xanh. 3. Cam kết: Những nhà lãnh đạo xanh đã hoàn tất quá trình đào tạo (được phân loại theo trình độ đào tạo đã hoàn thành) được kỳ vọng sẽ thực hiện vai trò thúc đẩy cuộc sống xanh tại nơi công tác của mình. Như trình bày trong Bảng 19, các nhà lãnh đạo xanh được tạo cơ hội tham gia vào một loạt các hoạt động Chiến dịch Khởi đầu Xanh có thể diễn ra trong cộng đồng của mình. 4. Giám sát và Quản lý: Văn phòng chính quyền địa phương xây dựng và vận hành một cơ sở dữ liệu theo dõi thông tin (ví dụ như danh sách tên, thông tin liên lạc, và nơi thực hiện nhiệm vụ) liên quan đến việc bồi dưỡng và thu hút các nhà lãnh đạo xanh. Việc giám sát và quản lý hoạt động của các nhà lãnh đạo xanh cho phép họ tự theo dõi việc thực hiện công việc của mình và đạt được ý thức thành quả cá nhân từ các hoạt động mà họ đang tham gia vào. Theo đó, một Nhóm Công tác Lãnh đạo Xanh được thành lập trong Mạng Khởi đầu Xanh địa phương, bao gồm các nhà lãnh đạo xanh với trình độ tối thiểu là trung cấp. Nhóm công tác này điều phối giữa Bộ Môi trường, chính quyền địa phương, và Mạng Khởi đầu Xanh để cung cấp hỗ trợ cần thiết cho sự tham gia thành công của các nhà lãnh đạo xanh. Ngân sách cho chương trình này được lấy từ Mạng Khởi đầu Xanh được Bộ Môi trường tài trợ. 5. Đánh giá: Giai đoạn này nhằm đảm bảo chất lượng của dịch vụ được các nhà lãnh đạo xanh cung cấp. Từng cá nhân sẽ được đánh giá để làm cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu tương lai, đưa ra các giải thưởng, và xác định nhu cầu tiếp nhận giáo dục bổ sung hoặc thay đổi địa điểm công tác. Do tính chất tự nguyện tham gia của lãnh đạo xanh, một đánh giá công bằng và minh bạch là rất quan trọng để tránh những khiếu nại hoặc hiểu lầm không đáng có. Về vấn đề này, Bộ Môi trường đã đặt ra các tiêu chí chuẩn để đánh giá, bao gồm các yếu tố như số giờ phục vụ, mức độ trách nhiệm, thành tích cá nhân, và sự sáng tạo. Các nhà lãnh đạo xanh sẽ phải cung cấp thông tin phản hồi về các cách thức để cải thiện hiệu quả tham gia của họ trong suốt quá trình đánh giá. Ngoài việc đánh giá từng cá nhân, chính quyền địa phương cũng được chính quyền trung ương đánh giá về những nỗ lực của họ trong việc thúc đẩy và thu hút các nhà lãnh đạo xanh tham gia. Việc đánh giá được thực hiện chủ yếu trên cơ sở định lượng sử dụng các chỉ số như số lượng lãnh đạo xanh đã được bồi dưỡng, số hộ gia đình tham gia trong Hệ thống Điểm carbon, số lượng các chiến dịch xanh được tổ chức, và số lượng giảm phát thải khí nhà kính. Các kết quả và những bài học kinh nghiệm Tính đến năm 2011, tổng cộng có nhà lãnh đạo xanh ( trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp) đã được đào tạo trên toàn quốc. Số lượng các hộ gia đình đã được đánh giá về phát thải khí nhà kính từ các nhà lãnh đạo xanh (trình độ trung cấp) đạt , và số người được đào tạo bởi các nhà lãnh đạo xanh (trình độ cao cấp) đạt vào tháng năm Chương trình Thách thức Lãnh đạo xanh, một sự kiện hàng năm được Bộ Môi trường tổ chức để xác định và trao thưởng cho các hoạt động được giám sát bởi các nhà lãnh đạo xanh có thành tích xuất sắc, đã chứng minh được cách thức chương trình lãnh đạo xanh này lồng ghép cuộc sống xanh vào cộng đồng như thế nào thông qua một loạt các hoạt động đa dạng (xem Bảng 20). Điều quan trọng nhất là các nhà lãnh đạo xanh đã thành công trong việc biến nhận thức ngày càng cao của công chúng về biến đổi khí hậu thành các hành động cụ thể. Chương trình các nhà lãnh đạo xanh nhận thấy rằng đòn bẩy mạnh mẽ nhất chính là giáo dục,và vì vậy giáo dục nâng cao ở tất cả các tầng lớp xã hội có thể tạo nên một sự khác biệt lớn trong việc cải thiện chất lượng môi trường tương lai. Cả hai thách thức và cơ hội trong giáo dục đều tập trung vào việc tạo ra ý thức trực tiếp và mạnh mẽ về mối liên hệ giữa cuộc sống hàng ngày của người dân với chất lượng môi 212

222 trường; những hành vi ích kỷ của các cá nhân thường phát sinh từ nhận thức tư lợi và chuẩn mực văn hóa rất khó khắc phục trong một khoảng thời gian ngắn. Mặc dù chương trình đã tạo điều kiện cho công chúng được ngồi vào vị trí tiên phong trong việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một lối sống xanh, nhưng việc duy trì sự tiến bộ đòi hỏi những chương trình đào tạo chuẩn hóa và chuyên ngành hơn về việc bồi dưỡng lãnh đạo xanh có tính đến sự tiến hóa của các chính sách và thực tiễn về biến đổi khí hậu. Sự khác biệt giữa các chương trình giáo dục ở các địa phương khác nhau đã cản trở việc tạo ra một phong trào tập trung trên toàn quốc và làm phức tạp quá trình đánh giá kết quả cá nhân của các nhà lãnh đạo xanh. Việc thiếu phần thưởng cho nhà lãnh đạo xanh là một yếu tố gây mất động lực đối với người tham gia. Do các ứng viên của chương trình phải đầu tư một lượng thời gian và công sức đáng kể chỉ để nhận được các chứng chỉ lãnh đạo xanh, thì một số người đã đặt ra câu hỏi liệu các nhà lãnh đạo xanh có được cung cấp việc làm thường xuyên hoặc lợi ích tín bằng tiền khi tham gia vào chương trình. Mặc dù chính quyền trung ương liên tục theo dõi các nỗ lực của chính quyền địa phương và hàng năm Bộ Môi trường tổ chức sự kiện Thách thức Lãnh đạo xanh, nhưng các tác động của những biện pháp này còn hạn chế và chỉ trong ngắn hạn. Việc hiểu được rằng lãnh đạo xanh tham gia một cách tự nguyện các giá trị khen thưởng như trách nhiệm xã hội, hợp tác và lãnh đạo có ý nghĩa rất Bảng 19: Nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo xanh theo cấp độ đào tạo Lãnh đạo xanh Nhiệm vụ cụ thể Các hoạt động mẫu Sơ cấp Khởi xướng các chiến dịch xúc tiến cuộc sống xanh ở cấp địa phương, phù hợp với chỉ thị của chính quyền trung ương - Chiến dịch Tôi trước tiên về giảm khí thải - Các chiến dịch tiêu dùng xanh tổ chức tại các thị trường bán buôn - Tổ chức Những ngày xanh hàng tuần cho cuộc sống xanh Trung cấp Thăm các hộ gia đình để đánh giá lượng phát thải khí nhà kính của họ và cung cấp tư vấn về giảm khí thải - Tư vấn hộ gia đình để tận dụng được nhiều nhất từ Hệ thống điểm Carbon - Đánh giá hộ gia đình về sử dụng năng lượng - Khảo sát công chúng về sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính Cao cấp Đào tạo bồi dưỡng cho các nhà lãnh đạo xanh (sơ cấp, trung cấp, cao cấp) - Giáo dục để bồi dưỡng lãnh đạo xanh - Giáo dục về biến đổi khí hậu tại các trường công lập Bảng 20: Ví dụ về các hoạt động do nhà lãnh đạo xanh chủ trì Hạng mục Các hoạt động mẫu Các hoạt động do sinh viên chủ trì Thực hành sống carbon thấp (sơ cấp) Thực hành sống carbon thấp (trung cấp) - Chiến dịch thúc đẩy việc sử dụng cốc uông nước, khăn tay, và giấy đã được sử dụng - Các chương trình nâng cao nhận thức về sử dụng nhiên liệu hóa thạch và triển khai các hệ thống năng lượng tái tạo - Chương trình trồng cây phong để đuổi muỗi thay thế thuốc xịt muỗi - Các hoạt động xác định mức tiêu thụ điện ở chế độ chờ của các thiết bị điện trong trường học - Đánh giá các mô hình tiêu thụ điện trong các tòa nhà tư nhân và công cộng - Tới thăm vào đêm muộn các hộ gia đình có hai nguồn thu nhập để thu thập đơn xin gia nhập Hệ thống điểm Carbon - Tái chế các bộ khung ô dù bỏ đi ở các trung tâm cộng đồng - Lập các khu vườn trên mái nhà - Mở cửa chợ hàng hóa đã qua sử dụng để tiết kiệm tài nguyên - Dịch vụ tư vấn cho khu chung cư để nâng cao hiệu quả năng lượng - Phân tích đảo nhiệt đô thị phân tích để cung cấp thông tin cho công chúng về sự cần thiết phải quy hoạch đô thị xanh - Cung cấp thùng đựng cho cộng đồng để thu thập dầu ăn đã sử dụng dùng làm xà phòng giặt thân thiện với môi trường Đào tạo về biến đổi khí hậu (cao cấp) - Các chương trình giáo dục kể chuyện về biến đổi khí hậu cho học sinh tiểu học - Khóa học mùa hè và mùa đông về biến đổi khí hậu đối với các trường công lập - Giáo trình đào tạo và các chương trình đi thực địa cho giáo viên trường công lập Nguồn: MoE, 2014f 213

223 quan trọng để đảm bảo sự cam kết lâu dài của người tham gia. Một quá trình thiết lập mục tiêu có tính hệ thống và tự đánh giá kết quả có thể thúc đẩy ý thức về thành quả, và có ý nghĩa quan trọng để duy trì động lực cho những người tham gia Sáng kiến Khu trường Xanh Sáng kiến Khu trường Xanh nhằm biến các khu trường đại học và cao đẳng thành các tổ chức hiệu quả năng lượng, thân thiện với môi trường để thúc đẩy sự phát triển của tài năng xanh và dẫn dắt các nỗ lực của cộng đồng về cắt giảm khí nhà kính phát thải. Về cơ bản, đây là một dự án do chính phủ tài trợ, hỗ trợ các hoạt động liên quan đến: (1) quản lý trường học thân thiện môi trường; (2) xây dựng cơ sở vật chất thân thiện với môi trường bên trong khu trường sở; (3) xây dựng chương trình giảng dạy về môi trường bền vững; và (4) các chiến dịch về các sáng kiến sống thân thiện với môi trường. Dự án này nhằm mục đích nâng cao nhận thức và sự tham gia của sinh viên trong vai trò nhà lãnh đạo tương lai, những người có thể cung cấp giải pháp cho các thách thức môi trường ngày càng gia tăng. Theo quan điểm này, khu trường sở được xem như các trung tâm giáo dục và nghiên cứu thực hành sống xanh để giúp đạt được tăng trưởng xanh các-bon thấp. Các khu trường sở đã được lựa chọn để tham gia vào chương trình sẽ trở thành kênh quan trọng để phổ biến các chính sách tăng trưởng xanh của chính phủ đến cộng đồng địa phương và giúp tăng cường nhận thức của công chúng về lối sống xanh. Thực hiện Các trường đại học và cao đẳng có mong muốn xanh hóa khu trường sở của họ phải nộp đơn đăng ký đến Tổng công ty Môi trường Hàn Quốc (KECO), là cơ quan thực hiện dự án dưới sự giám sát của Bộ Môi trường. Việc xem xét các đơn đăng ký hàng năm bao gồm các tiêu chí đánh giá cho các khu trường sở xanh được lựa chọn, trong đó xác định các hạng mục hoạt động có liên quan nhất đến mục tiêu của chương trình. Những người đăng ký thành công sẽ được ký kết Thỏa thuận Khu trường Xanh, được cam kết nhận được hỗ trợ kỹ thuật từ các bên ký kết thỏa thuận là Bộ Môi trường và KECO, ngoài khoản tài trợ 120 triệu won từ Bộ Môi trường trong thời gian ba năm. Chủ tịch của các trường đại học và cao đẳng tham gia vào sáng kiến này đã lập ra một Hội đồng Hợp tác để làm nền tảng cho việc chia sẻ thông tin, ý tưởng và kinh nghiệm. Kết quả của ba năm thực hiện được KECO đánh giá; những khu trường sở xanh được công nhận có hoạt động xuất sắc sẽ được bằng khen cấp bộ từ Bộ Môi trường. Sự hỗ trợ kỹ thuật do KECO cung cấp tập trung vào việc thành lập số liệu thống kê khí nhà kính cho các trường đại học và các trường cao đẳng và áp dụng các công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính. Nhận thức được rằng các khu trường sở là nguồn phát thải carbon cao, KECO đã ban hành Hướng dẫn về việc Thành lập số liệu thống kê khí nhà kính của các trường Đại học và Cao đẳng trong năm 2011, và Hướng dẫn lập Kế hoạch giảm phát thải cho các trường Đại học và Cao đẳng trong năm Những hướng dẫn này đưa ra những chỉ dẫn dễ hiểu về việc áp dụng các công cụ và phương pháp khác nhau (ví dụ, những dự báo BAU về phát thải và đánh giá tính khả thi của các hành động giảm nhẹ), tạo điều kiện và khuyến khích các trường thành lập số liệu thống kê khí nhà kính của riêng mình và đặt ra các mục tiêu cắt giảm khí nhà kính tự nguyện. Các trường đại học và cao đẳng tham gia vào Sáng kiến Khu trường Xanh có đủ điều kiện để được đào tạo miễn phí từ KECO; tổng cộng có 10 khu trường xanh được chọn trong năm thực hiện đầu tiên (2011) đã thành lập số liệu thống kê khí nhà kính cho năm Các kết quả và bài học kinh nghiệm Tổng cộng có 30 trường đại học và trường cao đẳng đã được lựa chọn để tham gia vào sáng kiến này từ năm 2011 đến năm Các trường tham gia đã đưa ra một loạt các hoạt động như nâng cấp thành các cơ sở năng lượng hiệu quả, chiến dịch tiết kiệm năng lượng, mở rộng không gian xanh, và tổ chức một ủy ban quản lý trường học xanh. Bộ Môi trường đã có thêm nhiều nỗ lực để củng cố cho dự án này như tổ chức một cuộc thi công chúng Cuộc thi Thực hành Sống xanh: Tiểu luận, ý tưởng, và UCC và tổ chức các sự kiện để chia sẻ và thúc đẩy các trường hợp thành công giữa các trường đại học và cao đẳng được chọn. Trong năm 2014, ba trong mười trường đại học và cao đẳng đã hoàn thành giai đoạn ba năm thực hiện ( ) đã được nhận bằng khen của Bộ cho hoạt động xuất sắc của mình, chẳng hạn như Đại học Nữ Seoul (SWU), được công nhận là đã yêu cầu tất cả sinh viên tham dự một khóa học về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Khóa học này nhằm cung cấp thông tin cho sinh viên về sự cần thiết phải ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu và hiểu cách thức mà khái niệm về tăng trưởng xanh có thể biến sự đánh đổi thành sự tổng hòa của hai mục tiêu tăng trưởng kinh tế và bền vững môi trường. 214

224 Sự thành công của Sáng kiến Khu trường xanh của Bộ Môi trường đã được tiếp nối bằng các sáng kiến tương tự của chính quyền địa phương. Ví dụ, Hiệp hội Sáng kiến Khu trường xanh Seoul được thành lập vào năm 2013 là sự liên minh của 34 trường đại học và cao đẳng ở Seoul được Chính quyền thành phố, Tổng công ty Quản lý Năng lượng Hàn Quốc và Trung tâm Biến đổi khí hậu (NGO) hỗ trợ. Các trường đại học và cao đẳng tham gia đã ký kết một thỏa thuận và phát hành một tuyên bố giảm sử dụng năng lượng 10% vào năm 2017 (so với năm 2012), làm cơ sở cho các chức năng cơ bản của hiệp hội trong việc xác định và hỗ trợ một loạt các chương trình tiết kiệm năng lượng tự nguyện trong trường. Một cuộc khảo sát về Sáng kiến Khu trường Xanh với sự tham gia của hơn 800 sinh viên đến từ ba trường đại học được lựa chọn, đã cho thấy làm thế nào để tối đa hóa sự tham gia của sinh viên bằng cách thiết kế các biện pháp ưu đãi hiệu quả (Hàn Quốc Xanh, 2011). Nhiều người được hỏi cho rằng sự phát triển của một loạt các chương trình có sự tham gia (40%) đáp ứng được các nhu cầu đa dạng và ưu tiên là rất quan trọng đối với việc thành lập khu trường xanh. Cụ thể là, các hoạt động thuộc Sáng kiến Khu trường xanh cần tập trung vào việc thúc đẩy tiết kiệm năng lượng (32%) và lắp đặt hệ thống năng lượng tái tạo (30%). Một điểm thú vị được tiết lộ trong cuộc khảo sát chính là câu hỏi làm thế nào để tăng cường sự tham gia của sinh viên vào Sáng kiến Khu trường xanh khi một số lượng lớn những người được hỏi (34%) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cung cấp lợi ích được quy thành tiền cho sinh viên dưới hình thức giảm giá học phí. Câu trả lời này cho thấy học phí cao ở Hàn Quốc đã dẫn đến việc không quan tâm đến tiêu thụ tài nguyên; vì vậy việc cung cấp các ưu đãi thích hợp có thể là công cụ hiệu quả nhất để tăng cường sự tham gia của sinh viên và tạo ra một tinh thần hợp tác. Bảng 21: Tiêu chí đánh giá để lựa chọn Khu trường Xanh Hạng mục Các yếu tố được đánh giá Các hành động mẫu Môi trường Quản lý Trường Tham gia Tương tác với cộng đồng địa phương Năng lượng bền vững Quay vòng tài nguyên và quản lý chất thải Chất lượng nước Chất lượng không khí Quy hoạch sử dụng đất Các chiến lược và kế hoạch Hướng dẫn vận hành Trao đổi thông tin Khung thể chế Theo dõi Giáo dục Nghiên cứu Tham gia của sinh viên Tham gia của khoa Sự tham gia của cư dân địa phương Quan hệ đối tác thể chế Sử dụng năng lượng tái tạo; lắp các thiết bị tiết kiệm năng lượng Mua sản phẩm thân thiện sinh thái; phân loại chất thải và thực hành tái chế Tái sử dụng nước mưa; lắp các thiết bị tiết kiệm nước Lắp đặt các thiết bị phòng chống ô nhiễm không khí; hạn chế sử dụng xe cá nhân Phát triển các khu vui chơi xanh Xây dựng kế hoạch phát triển khu trường xanh và kế hoạch quản lý trường bền vững Xây dựng các hướng dẫn và bản tuyên bố về khu trường xanh Công khai tất cả các thông tin liên quan trên trang web của trường Thành lập hoặc chỉ định của các đội, cá nhân dẫn đầu thực hiện xanh hóa khuôn viên trường Theo dõi các kết quả cho hoạt động môi trường bền vững hương trình giảng dạy liên quan đến phát triển bền vững Các dự án nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững Sự tham gia của các tổ chức sinh viên vào Sáng kiến Khu trường xanh Sự tham gia của các thành viên của khoa vào Sáng kiến Khu trường xanh Chương trình giáo dục cho người dân địa phương; các sự kiện trong phạm vi trường về thực hành sống xanh có sự tham gia của người dân địa phương Hợp tác nghiên cứu với các trường đại học trong nước và quốc tế; thiết lập mạng lưới quản lý môi trường với các tổ chức công của địa phương, các tập đoàn, các tổ chức NGO, và trường học 215

225 Ở Hàn Quốc, ngoài việc thực hiện chức năng học tập, các trường đại học và cao đẳng đã trở thành trung tâm của các hoạt động Nghiên cứu & Phát triển. Kết quả là, các trường này hiện nay chiếm 10 trong số 50 tổ chức hàng đầu của quốc gia có mức tiêu thụ năng lượng cao nhất. Ngoài ra, cộng đồng trường học có nhu cầu vận tải rất lớn, là thách thức căn bản đối với các trung tâm đô thị trong việc cung cấp không gian cho một số lượng lớn các cơ sở trường học. Hoàn cảnh đó đã chứng minh được sự cần thiết của chính phủ phải có những hành động tích cực về việc đưa các khu trường này đi đầu trong việc giảm phát thải khí nhà kính. Tuy nhiên, khi nhận thấy rằng tiềm năng giảm phát thải ở các khu trường chỉ chú trọng vào việc đem lại những thay đổi trong việc vận hành các tài sản vật chất như nhà cửa, thì thực tế là Sáng kiến Khu trường xanh của Hàn Quốc đã không tập trung vào những người có quyền đối với việc vận hành các cơ sở. Thông thường, hoạt động vận hành các cơ sở thuộc thẩm quyền của các tổ chức ít có sự tương tác trực tiếp với các sinh viên và có ảnh hưởng đến Hội đồng quản trị, là bộ phận có quyền quyết định về tầm nhìn, chiến lược và hoạt động của tổ chức. Vì vậy, điều quan trọng là phải hỗ trợ một cơ cấu quản trị theo cách nhấn mạnh được những ưu tiên về xanh hóa các hoạt động của khu trường Chiến dịch Cool-Mapsy Hàn Quốc cho thấy một mô hình tiêu thụ năng lượng và điện theo mùa rõ ràng, thường đạt đỉnh điểm vào mùa đông và mùa hè do hoạt động của hệ thống sưởi ấm và các thiết bị làm mát. Chính phủ đã phải rất vất vả để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng trong điều kiện biến đổi khí hậu, như được mô tả bởi sự cố mất điện trên toàn quốc trong năm 2011, một sự cố chưa từng có về quy mô và xảy ra do việc không chuẩn bị sự tăng đột biến về sử dụng điện do nhiệt độ mùa thu cao bất thường và lịch trình bảo trì thiếu sự phối hợp của các cơ sở sản xuất điện. Chiến dịch Cool-Mapsy là một chiến dịch toàn quốc nhằm giảm tiêu thụ năng lượng trong mùa hè và từ đó góp phần làm giảm khí nhà kính bằng cách thay đổi quy định về ăn mặc tại nơi làm việc. Chiến dịch này khuyến khích nhân viên mặc quần áo thoải mái để làm mát ở nhiệt độ văn phòng cao hơn, trong khi vẫn duy trì được sự trang trọng tại nơi làm việc. Cool-Mapsy là sự kết hợp của từ mát mẻ, nói đến việc thưởng thức một mùa hè mát mẻ, và từ tiếng Hàn, Mapsy, nói đến một phong cách thời trang cá nhân; Sáng kiến này bắt nguồn từ Chiến dịch Cool-Biz (Cool & Busines - Mát & Kinh doanh) được đề xuất tại Nhật Bản, cũng tạo cảm hứng cho một sáng kiến tương tự, Cool Work - Làm việc Mát ở Anh. Chính phủ Hàn Quốc đã khởi động chiến dịch Cool-Mapsy năm 2009, hướng tới cả tổ chức công và tư. Thực hiện Sau khi đặt tên cho chiến dịch là Cool-Mapsy thông qua một cuộc thi công cộng, Bộ Môi trường đã chủ trì các hội nghị chuyên đề công cộng và các diễn đàn chính sách gồm các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan để thảo luận về văn hóa ăn mặc ứng phó với biến đổi khí hậu. Ngoài việc phục vụ mục đích chính là giảm tiêu thụ năng lượng (được chuyển thành những lợi ích tiền tệ đối với chủ lao động), quy tắc ăn mặc cho phép người dân thích ứng tốt hơn với biến đổi khí hậu mang lại lợi ích về mặt duy trì điều kiện sức khỏe tốt hơn và cải thiện hiệu quả làm việc. Để xây dựng quy tắc ăn mặc gợi ý được công chúng ủng hộ tích cực, Bộ Môi trường đã nhận thấy sự cần thiết phải hiểu được không chỉ chức năng tiện ích, mà còn cả thị hiếu của công chúng về phong cách và thời trang. Như thể hiện trong Hình 4, Quy tắc ăn mặc Cool- Mapsy tư vấn cho người lao động về kiểu tóc mong muốn, gợi ý trang phục, sử dụng các mặt hàng làm mát chức năng, và giày dép bao gồm cả giày da và giày thể thao. Đối với các kiểu tóc của phụ nữ, thì kiểu cắt tóc ngang trán sẽ không làm che mặt và tóc sẽ được cắt ngắn hoặc buộc gọn gàng. Đàn ông sẽ không để cho tóc mai hoặc tóc gáy chạm vào cổ áo sơ mi của họ. Đề xuất là đàn ông không cần đeo cà vạt, cởi khuy áo vùng cổ, và mặc áo sơ mi ngắn tay. Phần trên nên mặc áo sáng màu kẻ sọc hoặc có các họa tiết vì trông nó đẹp và mát mẻ. Quần nên có ly ở phía trước vùng thắt lưng để đảm bảo nó không quá chật, và gấu quần phải đủ rộng để thoát khí và hấp thụ độ ẩm. Quần áo được khuyến nghị nên làm từ chất liệu mát như lanh nhẹ và vải thô vì quàn áo sẽ cứng và và ít tiếp xúc với cơ thể. Ngoài ra, người lao động được khuyến khích nên đi giày mùa hè kiểu giày lười làm bằng chất liệu mỏng và nhẹ hoặc giày thể thao nhẹ để giảm nhiệt độ của bàn chân, làm cho họ cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh hơn. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Chiến dịch này đã lan rộng nhanh chóng từ khu vực công; nhiều người hoan nghênh quy tắc ăn mặc Cool- Mapsy và coi đó như là phương tiện để giữ vững cam kết của chính phủ trong việc duy trì nhiệt độ phòng của nơi làm việc trên 28 C. Áp phích, quảng cáo truyền hình, và phương tiện truyền thông cung cấp thông tin cho cộng đồng về việc các văn phòng của chính phủ phải đi đầu áp dụng quy tắc ăn mặc Cool- Mapsy, giúp giảm bớt lo ngại về việc các công chức có thể xuất hiện với vẻ ngoài kém chuyên nghiệp 216

226 hơn. Các văn phòng của Chính phủ bao gồm thành phố Seoul và tỉnh Chungnam đã có những bước đi chủ động cho phép nhân viên mặc quần ngắn và đi dép có quai đi làm việc và khuyến khích các cán bộ quản lý tạo ra một môi trường nơi mà quy tắc ăn mặc Cool-Mapsy được tôn trọng. Mặt khác, các hoạt động quảng bá do Mạng Khởi đầu Xanh, các tổ chức phi chính phủ NGO, và các hiệp hội dân sự chủ trì đóng một vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân và hộ gia đình. Ví dụ, các tổ chức phi chính phủ, các trường thời trang, và các nhóm cộng đồng hợp tác với các cửa hàng để tổ chức chương trình Trình diễn thời trang Cool-Mapsy, giúp chứng minh quy tắc ăn mặc có thể được thực hiện như thế nào, bên cạnh việc nâng cao nhận thức về mặt hàng quần áo có liên quan. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng, các cửa hàng quần áo tung ra các sự kiện bán hàng đặc biệt về các mặt hàng quần áo hưởng ứng quy tắc ăn mặc Cool-Mapsy. Mặc dù đánh giá chính thức về kết quả của chiến dịch Cool-Mapsy chưa được thực hiện, nhưng chiến dịch này đã được công nhận rộng rãi là đã định hình lại quan điểm của công chúng đối với tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng. Theo Bộ Môi trường, quy tắc ăn mặc Cool-Mapsy có tác dụng tương đương với việc giảm 2 C nhiệt độ cảm giác. Điều này cho phép nhiệt độ trong phòng được tăng thêm 2 C; được áp dụng bởi tất cả các lĩnh vực thương mại công trên toàn quốc và dự kiến sẽ làm giảm được 1,97 triệu tấn phát thải CO2 hàng năm, tương đương với việc trồng 700 triệu cây thông non. Những lợi ích tiền tệ từ việc tăng nhiệt độ phòng thêm 1 C trong suốt mùa hè (58 ngày sử dụng) có thể tiết kiệm khoảng won trong hóa đơn tiền điện từ mỗi hệ thống điều hòa không khí. Các lợi ích về sức khỏe như chống đau đầu, chóng mặt, và da khô do tiếp xúc lâu với môi trường quá lạnh, phát sinh từ việc cắt giảm việc sử dụng điều hòa không khí là những yếu tố bổ sung giúp thu hút được sự tham gia của công chúng. Sau sự thành công của chiến dịch Cool-Mapsy vào mùa hè, Bộ Môi trường đã tổ chức một chiến dịch tương tự mang tên On (có nghĩa là ấm)-mapsy cho mùa đông. Thông qua việc khuyến khích mặc đồ lót và giảm việc sử dụng lò sưởi, chương trình hy vọng sẽ tiết kiệm chi phí bằng cách giảm lượng tiêu thụ cho sưởi ấm không gian. 3.3 Quản lý Chất thải Quản lý chất thải là một lĩnh vực mà chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một số chính sách thành công nhất kể từ những năm Mật độ dân số của Hàn Quốc cao, tăng trưởng kinh tế nhanh chóng và công nghiệp hóa đã thay đổi lối sống tiết kiệm và tối giản của người Hàn Quốc sang một lối sống thừa thãi và tạo ra nhiều rác thải. Để đáp lại, chính phủ đã đưa ra nỗ lực để kiềm chế phát sinh rác thải bằng cách nâng cao nhận thức về môi trường, phát động các chiến dịch giảm rác thải, thi hành phân loại rác thải, và triển khai một hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng. Những nỗ lực này đã tỏ ra có hiệu quả và làm giảm đáng kể phát sinh rác thải từ 2,3kg/ngày/người năm 1991 xuống 1,05 kg/ngày/người vào cuối năm Khi chính phủ lần đầu giới thiệu hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng, thì việc làm rõ lý do đằng sau nguyên tắc trả tiền khi xả rác đối với công chúng đã đặt ra một thách thức lớn thể hiện ở sự tăng đột biến các khiếu nại của công dân và các trường hợp đổ rác bất hợp pháp được báo cáo. Tuy nhiên, chính Hình 4: Các poster quảng cáo Cool-Mapsy Nguồn: Mạng Môi trường và Khí hậu Hàn quốc,

227 sách này dần dần được công chúng chấp nhận thông qua các chiến dịch giáo dục công chúng và nâng cao nhận thức thường xuyên. Kết quả là, đã có những thay đổi đáng kể trong lối sống và văn hóa tiêu dùng của các hộ gia đình. Việc áp dụng một quy trình tái chế có tính hệ thống đã giúp Hàn Quốc vượt qua được những hạn chế về tài nguyên và thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế tài nguyên. Ở các nước phát triển, nơi công nghiệp hóa được tiến hành với một tốc độ nhanh chóng, chính phủ cần phải đưa ra được chiến dịch quản lý chất thải nghiêm ngặt vì tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thường đi đôi với việc gia tăng chất thải theo cấp số nhân. Ngoài ra, sự đồng thuận của cộng đồng được xây dựng trên cơ sở sự hiểu biết toàn diện của cộng đồng về chính sách quản lý chất thải dẫn tới việc tuân thủ - không thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn và do đó đòi hỏi những nỗ lực bền vững về thông tin, giáo dục, và giao tiếp. Những câu chuyện thành công của Hàn Quốc trong lĩnh vực quản lý chất thải có thể cung cấp một số thông tin ý nghĩa và tác động đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là liên quan đến việc thiết kế và triển khai thực hiện các hệ thống có hiệu quả dựa trên giáo dục cộng đồng mạnh mẽ và tiếp cận cộng đồng, được hỗ trợ bởi quy định thực thi chính sách nghiêm ngặt Hệ thống thu phí chất thải trên cơ sở khối lượng Dựa trên nguyên tắc trả tiền khi xả rác, hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng nhằm mục đích tạo ra một môi trường sạch và không chất thải bằng cách huy động người dân tự nguyện giảm chất thải của họ và áp dụng tái chế như là một phần trong thói quen hàng ngày của họ. Không giống các chính sách trước đây áp dụng phí đổ chất thải dựa vào quy mô khu vực cư trú hoặc tổng số tiền thuế bất động sản, hệ thống dựa trên khối lượng này bắt buộc cư dân phải trả một khoản phí chất thải tỷ lệ thuận với khối lượng rác thải họ xả ra thông qua việc bán các túi rác trả trước. Rác thải sinh hoạt phải được đổ bỏ thông qua việc sử dụng các túi rác với các mức giá khác nhau tùy theo kích thước của chúng. Các chính quyền địa phương có nghĩa vụ xử lý chất thải có thể linh hoạt quyết định giá của các loại túi rác trả trước sẽ được sử dụng theo các quy định nghiêm ngặt của địa phương. Mặc dù lợi nhuận duy nhất từ việc bán túi rác thải không thể trang trải được hết toàn bộ chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, kinh nghiệm cho thấy rằng lợi nhuận này đủ để bù đắp cho ít nhất 20-30% tổng chi phí ở hầu hết các địa phương. Thực hiện Hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng áp dụng đối với các hộ gia đình cá nhân và doanh nghiệp nhỏ tạo ra chất thải ít hơn 300 kg mỗi ngày. Các hạng mục đủ điều kiện để sử dụng túi rác thải trả trước là rác thải sinh hoạt (ví dụ, chất thải vô cơ), không bao gồm các rác thải có thể tái chế, rác thải thực phẩm, và rác thải kích thước lớn (ví dụ, các thiết bị điện và nội thất). Các cư dân bỏ các túi rác thải trả trước tại một khu thu gom rác thải tập trung đặt tại các địa điểm thuận tiện của cộng đồng. Tuy nhiên, ở những nơi cộng đồng có mật độ dân số ít (ví dụ, nhà ở riêng lẻ) không có khu vực thu gom chất thải tập trung, thì người dân nên đặt các túi rác thải của họ ở phía trước nhà vào những ngày và thời gian được chỉ định trong tuần. Xe tải thu gom rác thường xuyên thu nhặt các túi rác này vận chuyển đến bãi chôn lấp (một số rác được qua lò đốt để giảm khối lượng) để loại bỏ vĩnh viễn. Việc bắt buộc phân loại rác thải được thực hiện cùng với hệ thống thu phí chất thải dựa trên khối lượng vào năm Các chất thải có thể tái chế được đổ vào các thùng riêng đặt tại các điểm thu gom chất thải, được phân loại thành chất thải giấy, lon kim loại, chai thủy tinh, sắt phế liệu, và nhựa. Việc phân loại rác thải thực phẩm từ các túi rác trả trước đã được thực hiện bắt buộc tại tất cả các chính quyền thành phố và quận từ năm Sau khi việc chôn lấp trực tiếp rác thải thực phẩm bị pháp luật cấm, chính phủ đã đưa vào sử dụng một khu vực riêng biệt để thu gom rác thải thực phẩm tại các điểm thu gom rác thải. Tuy nhiên, việc thu phí cào bằng cho việc đổ rác thải thông qua việc sử dụng các thùng đựng riêng không khuyến khích việc giảm khối lượng rác thải, vì vậy chính phủ đã mở rộng áp dụng hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đối với rác thải thực phẩm kể từ năm 2010 (chi tiết được cung cấp trong phần tiếp theo về Hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng). Các rác thải kích thước lớn được đổ riêng theo từng trường hợp cụ thể; rác thải có thể tái chế được các trung tâm phục hồi tài nguyên cộng đồng thu lượm miễn phí, nhưng những rác thải không thể tái chế được đổ bỏ thông qua sự tham gia của các công ty xử lý chất thải tư nhân. Bộ Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát hoạt động của hệ thống thu phí rác thải trên cơ sở khối lượng và thực hành phân loại chất thải. Cụ thể, Bộ có trách nhiệm rà soát các quy định pháp luật quốc gia và các hướng dẫn vận hành về quản lý chất thải, cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các chính quyền địa phương, theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động của họ. Mặt khác, chính quyền địa phương đang ở tuyến 218

228 đầu của việc thực hiện, có trách nhiệm chuẩn bị và sửa đổi các quy định, chính sách thực thi của mình để đáp ứng tốt hơn các điều kiện đặc thù của từng địa phương. Chính quyền địa phương có nghĩa vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt; năm 2012, phần lớn các bãi rác chôn lấp (95%) và các cơ sở đốt rác (94%) được chính quyền địa phương trực tiếp sở hữu và vận hành. Các tổ chức xã hội cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt là bằng cách tích cực tham gia vào các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải, bảo đảm rằng các quan ngại và khiếu nại của người dân được phản ánh trong các kế hoạch của chính phủ, và theo dõi sự công bằng và hiệu quả vận hành và việc ra quyết định về ngân sách của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp tư nhân nằm ở vị trí trung tâm của quy trình 3R các nguồn tài nguyên ở Hàn Quốc (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế). Để đáp ứng với số lượng gia tăng rác thải có thể tái chế sau khi thực thi phân loại rác thải, Chính phủ đã thu hút các công ty tư nhân tham gia vào tìm kiếm lợi nhuận từ việc tái sử dụng chất thải, nhằm giảm chi phí công, tăng hiệu quả, và phát triển các ngành công nghiệp quản lý chất thải. Những người đứng đầu cộng đồng khu chung cư (ví dụ, khu phức hợp căn hộ) có quyền vận hành khu vực thu gom rác thải tập trung được tự do ký kết hợp đồng với các công ty tái chế thuộc sở hữu tư nhân muốn mua chất thải có thể tái chế của họ. Tuy nhiên, ở các cộng đồng dân cư nhóm nhỏ hoặc những căn nhà riêng lẻ, rác tái chế được thu thập thường không đủ để các công ty tư nhân có thể có lợi nhuận khi cân đối với chi phí thu gom, vận chuyển. Để giải quyết vấn đề này, các chính quyền địa phương trực tiếp đi thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải tái chế ở các cộng đồng đó. Tính đến năm 2012, các trung tâm phục hồi tài nguyên thuộc sở hữu tư nhân gánh vác khoảng 62% tổng lượng rác thải sinh hoạt tái chế ở Hàn Quốc. Luật Kiểm soát chất thải của Chính quyền trung ương (1986) và Luật về khuyến khích tiết kiệm và tái chế tài nguyên (1992) quy định mức phạt tối đa mà các chính quyền địa phương được phép áp dụng đối với việc không đáp ứng các yêu cầu về đổ bỏ rác thải. Ví dụ, mức phạt won được đánh vào các khu dân cư sử dụng túi đựng rác trái phép, đốt rác trái phép, và trộn lẫn rác thải có thể tái chế hoặc rác thải thực phẩm vào các túi rác trả trước. Để trấn áp các hoạt động bất hợp pháp một cách hiệu quả, ngoài việc vận hành các đội kiểm tra và đường dây nóng để báo cáo vi phạm, nhiều chính quyền địa phương đã lắp đặt camera giám sát tại các điểm thu gom chất thải. Xe tải thu gom rác thải từ chối thu gom những túi rác có chứa rác có thể tái chế và rác thực phẩm; những người thu gom rác đôi khi mở các túi này để kiểm tra tại chỗ và dán nhãn cảnh báo ghi rõ sự cần thiết phải phân loại rác thải. Phần thưởng cho việc báo cáo các hoạt động xả rác bất hợp pháp có thể lên tới 10-20% mức tiền phạt áp cho các hoạt động bất hợp pháp. Hình 5: Túi đựng rác trả trước và khu vực thu gom rác thải có các thùng chứa để phân loại rác Nguồn: The Jeju Weekly,

229 Như trình bày trong Bảng 22, số vụ vi phạm được báo cáo đã giảm, cho thấy cách thực thi của chính phủ đang ngày càng được công chúng chấp nhận. Các kết quả và bài học kinh nghiệm Tính đến năm 2012, hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đã được áp dụng ở hầu hết các khu vực hành chính của Hàn Quốc; tương đương với trong số hộ gia đình trên toàn quốc. Trong tổng số rác thải sinh hoạt được tạo ra, tỷ lệ rác được đổ thông qua việc sử dụng các túi rác trả trước là 43,4%, phần còn lại là phân loại rác thải. Trong tổng chi tiêu của chính quyền địa phương cho thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải thông qua túi rác trả trước, trung bình 25,2% chi phí được trang trải bằng lợi nhuận thu được từ việc bán các túi rác trên toàn quốc, trong đó thành phố Ulsan có tỷ lệ cao nhất là 54,3%. Việc bán túi rác trả trước đã giảm nhẹ (dưới 2%) trong giai đoạn , là nguyên nhân chính cho việc giảm tủ lệ bù đắp chi phí từ việc bán những túi rác trả trước; mức trung bình toàn quốc là 36,2% trong năm Như trình bày trong Hình 6, hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đã chứng minh được hiệu quả trong việc kiểm soát tổng khối lượng rác thải sinh hoạt được tạo ra ở Hàn Quốc. Mặc dù GDP của quốc gia tăng 2,5 lần trong giai đoan , tổng lượng rác thải sinh hoạt đã giảm 16%. Xu hướng giảm thể hiện rõ hơn ở số lượng rác thải bình quân đầu người, giảm khoảng 60% trong cùng giai đoạn. Cho dù có tiến độ chậm, các con số chất thải bình quân đầu người liên tục giảm trong giai đoạn (đây cũng là giai đoạn triển khai kế hoạch 5 năm quốc gia về tăng trưởng xanh), đạt 0,94 kg/người/ ngày, thấp hơn nhiều so với mức trung bình của các nước OECD là 1,48 kg/người/ngày (OECD, 2013). Yếu tố cơ bản quan trọng tạo điều kiện cho việc giảm lượng rác thải là sự thay đổi hành vi của cộng đồng liên quan đến việc bán túi rác trả trước. Để giảm chi tiêu của mình vào túi rác, người dân đã tìm cách kiềm chế việc thải rác bằng nhiều cách khác nhau như tiêu thụ một cách hiệu quả hơn và mua hàng hóa ít rác thải hơn. Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là phải hiểu rằng chính phủ đã cưỡng chế thi hành các quy định đối với các nhà sản xuất và bán lẻ để theo kịp với sự thay đổi hành vi xã hội. Năm 1994, Đạo luật về khuyến khích tiết kiệm và tái chế nguồn Tài nguyên cấm sử dụng các sản phẩm chỉ sử dụng một lần như ly giấy và khăn trải bàn ni lông trong các nhà hàng, cũng như hạn chế phân phối miễn phí các sản phẩm này (ví dụ như, túi nilon miễn phí và đồ uống miễn phí trong ly giấy). Để giảm bớt việc sử dụng túi ni lông dùng một lần, chính phủ đã thực thi một kế hoạch trong năm 1999 bắt buộc các cửa hàng bách hóa và cửa hàng bán buôn hoàn lại tiền Bảng 22: Số vụ đổ rác thải bất hợp pháp và tiền phạt trên phạm vi toàn quốc Số vụ vi phạm Tổng số tiền phạt (triệu won) Năm Tổng số Báo cáo từ dân cư Báo cáo của các tổ kiểm tra của chính quyền Tổng số Báo cáo từ dân cư Báo cáo của các tổ kiểm tra của chính quyền ,937 65, ,381 14,518 1,434 13, ,191 30, ,667 13,955 1,027 12, ,584 27, ,402 10, , ,691 25, ,950 12, , ,193 23, ,740 7, , ,212 25, ,188 7, ,979 Nguồn: MoE, 2015a 220

230 cho những khách hàng trả lại túi ni lông đã sử dụng. Gần đây, việc sử dụng túi ni lông dùng một lần đã bị cấm hoàn toàn ở các trung tâm bán lẻ lớn; họ phải sử dụng túi giấy hoặc bán túi rác trả trước để phục vụ cho cùng một mục đích. Hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng không chỉ có hiệu quả trong việc giảm phát sinh rác thải, mà còn là công cụ trong việc thúc đẩy tái chế. Tổng lượng rác thải được tái chế tăng 26,7% vào năm sau khi thi hành phân loại chất thải, và tăng liên tục hàng năm cho đến năm 2008; rác tái chế chiếm khoảng 60% tổng số rác thải sinh hoạt. Điều đáng chú ý là tỷ lệ phục hồi tài nguyên ngày càng tăng cũng là một kết quả của chính phủ trong việc kiểm soát việc sản xuất hàng hóa. Năm 1993, Chính phủ đã ban hành một đạo luật bắt buộc các nhà sản xuất phải chịu chi phí đổ bỏ các sản phẩm không dễ tái chế của mình. Luật cũng hạn chế các nhà sản xuất hàng hóa sử dụng bao bì quá mức; ví dụ, luật này đã được tăng cường vào năm 2012 để hạn chế khoảng trống trong bao bì sản phẩm đối với mặt hàng bánh kẹo ở mức 20% tổng dung tích của sản phẩm. Những lợi ích trực tiếp từ hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng và thực hiện phân loại rác thải là tiết kiệm chi phí quản lý chất thải (thu gom, vận chuyển và xử lý) và tăng giá trị kinh tế của vật liệu tái chế. Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Công nghiệp Hàn Quốc năm 2005, tổng lợi ích trực tiếp từ 10 năm thực hiện ( ) đạt khoảng 8 nghìn tỷ won, tương đương với 7,3 nghìn tỷ US$ (Kim, 2005). Tuy nhiên, điều không kém phần quan trọng là phải hiểu rằng cũng có những lợi ích gián tiếp liên quan, chẳng hạn như giảm chi phí xã hội. Bằng cách giảm khối lượng rác thải, cộng đồng có thể kéo dài tuổi thọ của các bãi chôn lấp hiện có và trì hoãn sự cần thiết phải xác định vị trí cơ sở xử lý mới. Điều này giúp chính phủ tránh được việc xây dựng các bãi chôn lấp bổ sung và tránh phải giải quyết xung đột xã hội liên quan đến vị trí của các bãi chôn lấp mới. Phải thừa nhận rằng, những lợi ích của việc bảo vệ môi trường như phòng chống nước rỉ rác và ô nhiễm không khí là rất khó có thể xác định bằng tiền. Hình 6: Lượng rác thải đô thị được cách xử lý (tấn / ngày) Tổng số chất thải đô thị Bãi rác Tái chế Lò đốt Nguồn: MoE,

231 Việc thực hiện chương trình này cũng đã mở đường cho việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phục hồi tài nguyên, là những ngành mà ban đầu được cho là ít có tính khả thi ở Hàn Quốc. Không còn nghi ngờ gì nữa, hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng đã thành công trong việc nâng cao nhận thức về môi trường của công chúng. Gánh nặng kinh tế của việc xả rác đã tạo xúc tác cho nhận thức của công chúng đối với sự cần thiết phải quản lý chất thải hiệu quả, mở rộng thúc đẩy sự quan tâm của công chúng đối với những thách thức môi trường quốc gia và nắm bắt được nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền. Các chiến dịch công cộng và ý chí mạnh mẽ của chính phủ để trừng phạt hành vi bất hợp pháp đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này. Trong những năm đầu thực thi hệ thống, sự thờ ơ và sự bất tuân thủ của công chúng dẫn đến các vấn đề như đổ rác thải bất hợp pháp và khiếu nại gay gắt về việc bắt buộc sử dụng túi rác trả trước. Cơ quan chính quyền địa phương không đủ năng lực hành chính để hỗ trợ đầy đủ việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, việc tạo được sự đồng thuận chung dựa trên sự hợp tác vững chắc giữa chính phủ và người dân đã giúp trong đạt được sự chấp nhận của công chúng và bảo đảm thực thi chính sách thành công. Ví dụ, cơ quan chính quyền địa phương đã đào tạo các cá nhân được bổ nhiệm làm thanh tra viên danh dự theo dõi các hoạt động đổ rác thải trong cộng đồng. Thanh tra viên danh dự cũng là những người đứng đầu chịu trách nhiệm hướng dẫn và giáo dục công chúng để áp dụng hệ thống cho tất cả các bên liên quan. Các tổ kiểm tra chính thức gồm cán bộ chính quyền địa phương cũng đã làm việc liên tục để xác định những cá nhân chịu trách nhiệm cho hành vi bất hợp pháp, bất chấp khó khăn trong việc đảm bảo bằng chứng từ việc kiểm tra rác thải Hệ thống thu phí rác thải thức ăn trên cơ sở khối lượng Mặc dù có sự thành công của hệ thống thu phí rác thải dựa trên khối lượng, lượng rác thải thực phẩm được tạo ra vẫn tiếp tục tăng ở Hàn Quốc, do mức thu nhập tăng lên, tăng thói quen ăn ngoài, và truyền thống phải chuẩn bị một số lượng lớn các món ăn nhỏ. Tổng lượng rác thải thực phẩm được tạo ra tăng từ 11,4 tấn/ngày trong năm 2000 lên 14,5 tấn/ngày trong năm 2007; lượng xả rác bình quân đầu người cũng tăng từ 0,24 kg/ gày lên 0,29 kg/ngày trong cùng giai đoạn. Để đối phó với sự gia tăng liên tục về số lượng rác thải thực phẩm được tạo ra, mô hình trả tiền khi xả rác đã được mở rộng sang rác thải thực phẩm để thử nghiệm thí điểm trong năm 2010, và có hiệu lực đầy đủ ở tất cả các khu hành chính vào năm Trước khi chính sách này được giới thiệu, việc xử lý rác thải thực phẩm được miễn phí hoặc được tính phí ngang bằng giữa các chính quyền địa phương (phí này chiếm ít hơn 30% chi phí xử lý rác thải). Sự ra đời của hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng đã tạo điều kiện cho việc thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phí xả rác thải = lượng rác thải xả ra. Thực hiện Hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng áp dụng cho các hộ gia đình và nhà hàng Hình 7: Lượng rác thải đô thị xả ra tính trên đầu người (kg / ngày / người) Nguồn: MoE,

232 quy mô nhỏ với diện tích sàn nhỏ hơn 200 m2 ở 144 chính quyền thành phố và quận hạt (trong tổng số 230 chính quyền địa phương) đang tham gia vào phân loại rác thải thực phẩm. Chính quyền địa phương được lựa chọn một trong ba cách hoạt động sau để áp phí xả rác thải thực phẩm: Túi đựng rác trả trước: rác thải thực phẩm được đổ bỏ bằng cách sử dụng các túi rác trả trước được thiết kế riêng và có mầu sắc đặc trưng để thu gom rác tại các điểm thu gom chất thải tập trung (hoặc trước cửa nhà biệt thự nằm riêng). Những con Chip hoặc Nhãn trả trước: Cư dân vứt rác thực phẩm vào các thùng chứa tiêu chuẩn đã gắn một con chip hoặc nhãn dán trả trước có thể được mua tại các chợ bán buôn địa phương. Khi người thu gom rác lấy hết rác ra khỏi thùng chứa, họ loại bỏ các chip hoặc nhãn dán để cho phép tái sử dụng thùng chứa rác thải thực phẩm. Tuy nhiên, những thùng chứa không có các chip hoặc nhãn dán trả trước sẽ không được những người thu gom rác lấy hết rác ra khỏi thùng. Thẻ xác định tần số Radio (RFID): Chính quyền địa phương làm các buồng đổ rác có sẵn dành riêng cho rác thải thực phẩm được trang bị đầu đọc thẻ từ và thiết bị cân đo. Các hộ gia đình cung cấp thông tin của họ khi đổ rác bằng cách sử dụng thẻ từ của họ, thẻ dùng để mở buồng đổ rác để đo chính xác trọng lượng rác thải thực phẩm. Các thông tin về trọng lượng rác thải thực phẩm được chuyển đến một hệ thống quản lý trực tuyến tập trung; số liệu đổ rác thải hàng tháng là cơ sở cho việc tính phí đối với mỗi hộ gia đình. Chính quyền trung ương đặc biệt khuyến nghị là tất cả các chính quyền địa phương nên sử dụng thẻ RFID vì nó cho phép áp phí chính xác và tránh được việc sử dụng chip, nhãn dán, hoặc túi ni lông dùng một lần. Ngoài các phương pháp minh họa trong Hình 8, một số phương pháp khác đã được đề xuất để có thể sử dụng các thẻ RFID một cách hiệu quả nhất. Ví dụ, trong cộng đồng các gia đình có nhà ở riêng biệt, các hộ gia đình được yêu cầu phải đổ bỏ rác thải thực phẩm trong các thùng đựng có gắn thẻ RFID để người đi thu gom rác với đầu đọc RFID di động có thể truy xuất và truyền tải thông tin về việc áp phí đổ rác. Xe tải thu gom rác có thể được trang bị đầu đọc RFID và thiết bị cân đo rác để thực hiện chức năng của buồng đổ rác thực phẩm có RFID. Tuy nhiên, do hoàn cảnh khác nhau của các cộng đồng dân cư và các cơ quan chính quyền địa phương, nên chính quyền trung ương đã linh hoạt trong việc cho phép sử dụng chip hoặc nhãn dán trả trước; chỉ trong những trường hợp đặc biệt thì phương pháp túi rác trả trước mới có thể được chấp nhận sử dụng trên cơ sở lâu dài. Việc xác định mức phí đổ rác thải thực phẩm nhằm tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền dựa trên trọng lượng thực tế của rác thải đổ bỏ. Nói cách khác, các khoản phí hàng tháng tương đương với đơn giá xử lý rác thải (chi phí/kg) nhân với tổng trọng lượng của rác thải (kg). Trong trường hợp rác thải được đo bằng thể tích (ví dụ, sử dụng túi đựng rác trả trước), thì chính quyền địa phương sẽ sử dụng các hệ số chuyển đổi từ khối lượng sang thể tích phù hợp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đơn giá xử lý chất thải ở các vùng khác nhau có thể khác nhau, dẫn đến các phí khác nhau. Ngoài ra, chính quyền địa phương có thể lựa chọn áp phí bằng nhau giữa các hộ trong khu dân cư được lựa chọn. Nói cách khác, các hộ gia đình cùng chia sẻ gánh nặng như nhau cho tổng lượng rác thải thực phẩm tại nơi cư trú của họ. Chính quyền địa phương cũng được linh hoạt để giảm bớt gánh nặng cho các hộ gia đình bằng cách chỉ áp đặt một phần chi phí xử lý làm phí đổ rác cho các hộ gia đình. Ví dụ, chính phủ trung ương hướng dẫn cụ thể cho chính quyền địa phương áp phí rác thải bằng 28,1% đơn giá xử lý rác trong năm đầu tiên thực hiện chính sách. Theo đó, phí này được cố định là 73 won (khoảng 0,06 US$) cho mỗi kg rác thải. Tuy nhiên, kế hoạch là hàng năm sẽ tăng dần tỷ lệ này lên để cho 80% chi phí xử lý rác thải có thể được trang trải bằng doanh thu từ việc thu phí vào năm ở các thành phố và vào năm ở các quận. Chính quyền trung ương cũng đang xem xét giới thiệu giá theo từng cấp để khuyến khích các hộ gia đình có số lượng rác thải thấp. Bộ Môi trường có trách nhiệm quản lý tổng thể hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa theo khối lượng với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Môi trường Hàn Quốc (KECO), là cơ quan vận hành hệ thống quản lý trực tuyến tập trung thu thập dữ liệu đổ rác thải của các hộ gia đình. Các cơ quan chính quyền địa phương chịu trách nhiệm áp đặt và thu phí đổ rác trong khu vực của họ. Ngoài ra, họ có nghĩa vụ phải duy trì điều kiện vệ sinh tốt ở các khu đổ rác bằng cách làm sạch và khử trùng một cách thường xuyên. Để thúc đẩy việc sử dụng các thẻ RFID, chính quyền trung ương đã hỗ trợ tài chính để lắp đặt các buồng đổ rác thực phẩm RFID ở những địa 223

233 phương đã tham gia các dự án thí điểm trong giai đoạn Khoảng 11,3 tỷ won đã được cấp cho 25 chính quyền địa phương, và 1,6 tỉ won đã được cấp cho việc thành lập hệ thống quản lý trực tuyến tập trung ở KECO. Chính quyền trung ương đã có kế hoạch gánh vác 30% chi phí lắp đặt tại tất cả các địa phương cho đến cuối năm Các kết quả và bài học kinh nghiệm Tính đến năm 2014, hệ thống thu phí theo khối lượng đã được áp dụng bởi 143 trong số 144 chính quyền thành phố và quận, chiếm hơn 95% toàn bộ dân số. Hiệu quả của hệ thống này chưa được xác định vì nó mới chỉ được thực thi trên toàn quốc từ tháng 7 năm Tuy nhiên, số lượng lớn chính quyền địa phương đã thực hiện những hành động sớm thông qua các dự án thí điểm đã xác nhận rằng hệ thống này đã giúp làm giảm đáng kể tổng lượng rác thải thực phẩm. Ví dụ, thành phố Gimcheon, một trong những thành phố đầu tiên sử dụng thẻ RFID vào năm 2012, báo cáo rằng tổng lượng rác thải thực phẩm giảm 47% so với năm trước. Theo đó, người dân nộp phí rác thải thực phẩm ít hơn vì mức phí trung bình hàng tháng cho mỗi hộ gia đình đã giảm từ won xuống won. Tương tự như vậy, thành phố Gumi báo cáo rằng rác thải thực phẩm đã giảm 40% sau khi áp dụng hệ thống này vào các quận khác nhau của thành phố theo nhiều giai đoạn kể từ năm 2012 trở đi. Kết quả này đã dẫn đến việc tiết kiệm được 290 triệu won trong chi tiêu công và khoảng tấn CO 2 phát thải khí nhà kính. Như trình bày trong Bảng 23, các cuộc khảo sát công chúng đã khẳng định rằng hệ thống thu phí dựa trên khối lượng đã được công chúng hỗ trợ rộng rãi khi nhận thức về quản lý rác thải bền vững liên tục cải thiện. Điều đáng ghi nhận là nỗ lực bên lề của chính phủ để tăng cường tính hiệu quả của hệ thống đã đóng một vai trò rất quan trọng, bao gồm những nỗ lực sau đây: Các chương trình địa phương hóa về giảm rác thải thực phẩm đã được bắt đầu trong các cơ quan chính phủ từ năm 2010 như một phương thức để đảm bảo rằng khu vực công phải làm mẫu để đi đầu. Ví dụ, Bộ Môi trường đã bắt đầu theo dõi theo từng ngày lượng rác thải thực phẩm được tạo ra và lượng khí đốt tự nhiên được dùng để nấu ăn trong tất cả các cơ quan và tổ chức của họ. Các nhà ăn của khu phức hợp văn phòng trung ương bắt đầu vận hành quầy trả đồ ăn khẩn trương cho thực khách không tạo ra rác thải thực phẩm từ bữa ăn của họ. Ngoài ra, đã có sự chuyển đổi từ khay thức ăn nhiều ngăn sang các đĩa thông thường nhằm tránh việc lấy quá nhiều đồ ăn. Hình 8: Quy trình của hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa theo khối lượng RFID 1) Phân phối thẻ RFID cho các hộ gia đình 5) Chính quyền địa phương áp dụng phí xử lý đối với các hộ cá thể (hóa đơn tiện ích, vv) 2) Cư dân quẹt thẻ để đổ rác thải thực phẩm vào thùng thu gom cho hộ gia đình 4) Số liệu tổng hợp được gửi đến hệ thống thông tin KECO 3) Khối lượng rác thải thực phẩm được tự động tính toán và khối lượng sẽ được đọc thành tiếng Nguồn: MoE, 2012c 224

234 Các trường phổ thông và đại học công lập đã được Chính phủ hỗ trợ khởi động các chương trình và các chiến dịch được điều chỉnh phù hợp về giảm rác thải thực phẩm. Việc thực hiện ngày không có rác thải thực phẩm, các giáo viên hướng dẫn theo dõi hàng ngày rác thải thực phẩm của sinh viên hoặc nhóm lớp, cung cấp nước uống miễn phí cho sinh viên không tạo ra rác thải thực phẩm là một số hoạt động đáng chú ý. Chính phủ đã yêu cầu các nhà ăn của các công ty tư nhân lớn, các trạm dừng nghỉ trên đường cao tốc, các đơn vị quân đội, và bệnh viện phải tự nguyện thực hiện giảm thiểu rác thải thông qua một số phương thức, chẳng hạn như thay đổi kích cỡ khẩu phần và trang trí món ăn, cho phép mang những đồ ăn còn thừa đi, giảm rác thải khi chuẩn bị món ăn và thực phẩm nấu hỏng, và thay đổi thực đơn để tăng sự ngon miệng của khách hàng và giảm việc bỏ lại thức ăn. Chính quyền trung ương đảm bảo có đủ thời gian ân hạn để chuẩn bị trước cho việc thực thi hệ thống thu phí rác thải theo khối lượng. Quan trọng nhất là, các dự án thí điểm sử dụng thẻ RFID được bắt đầu vào năm 2010 đã giúp thấy được những điều kiện tiên quyết mà chính quyền địa phương cần phải tạo ra để giúp các hộ gia đình thích ứng với các hệ thống mới. Tuy nhiên, việc bắt buộc thi hành trên toàn quốc không phải là không có những khó khăn và thách thức. Sự khác biệt trong cách thức đổ rác và áp phí của chính quyền các địa phương là tâm điểm sự bất mãn của công chúng. Các bài học sau đây cung cấp một số gợi ý hữu ích cho việc thiết kế các hệ thống tương tự tuân thủ nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền: Các hộ gia đình được yêu cầu phải sử dụng các túi rác, chip, hoặc nhãn dán trả trước phàn nàn rằng chi tiêu của họ cho việc đổ rác cao hơn so với những người trong cộng đồng được tiếp cận với các buồng đổ rác thải thực phẩm có RFID thuận tiện. Do phải thường xuyên loại bỏ rác thải thực phẩm để giữ vệ sinh cho nhà ở và không gây mùi khó chịu, nên các hộ gia đình khó có thể tận dụng được tối đa các túi rác thải trả trước và các thùng chứa rác tiêu chuẩn được cung cấp với số lượng lớn. Các hộ gia đình trong các khu dân cư phải nộp lệ phí ngang nhau cũng đưa ra những khiếu nại rằng họ đã không được trao cơ hội để được hưởng lợi từ việc giảm rác thải. Lý do họ đưa ra là đúng, dựa trên một cuộc khảo sát được một tổ chức NGO địa phương thực hiện (Mạng lưới Phong trào Không Chất thải của Hàn quốc, 2013) đã báo cáo rằng số lượng rác thải giảm được bởi các hộ gia đình phải trả phí cá nhân cao hơn đáng kể so với lượng giảm rác thải ở các khu dân cư chung. Những trường hợp đổ rác thải thực phẩm bất hợp pháp được phát hiện trong cộng đồng sử dụng túi rác trả trước là rất cao, cách thức này thường Bảng 23: So sánh các phương pháp xử lý chất thải thực phẩm Phương pháp Ưu điểm Nhược điểm Áp dụng Túi rác trả trước - Thuận tiện trong xử lý - Phương tiện đơn giản và dễ dàng thu phí xử lý - Đo lường dựa trên khối lượng - Nguyên nhân gây mùi và không hấp dẫn về mặt thẩm mỹ - Cư dân với số lượng chất thải ít, các khu vực có hoàn cảnh thu gom chất thải nghèo Chip trả trước hoặc miếng dán - Giảm mùi hôi và thẩm mỹ hấp dẫn hơn so với túi rác trả trước - Thùng chứa chất thải được tiêu chuẩn cho phép thu thập cơ khí - Đo lường dựa trên khối lượng - Bất tiện trong việc duy trì sự sạch sẽ và chức năng của container - Gia đình ở trong nhà riêng biệt Thẻ RFID - Không có mùi và thẩm mỹ hấp dẫn - Phí lệ phí dựa trên khối lượng chính xác của chất thải thực phẩm phải xử lý - Phí lắp đặt và hoạt động cao - Yêu cầu bảo dưỡng và quản lý cơ sở phù hợp - Nhà ở chung như khu phức hợp căn hộ 225

235 được xem là không thích hợp (so với phương pháp ban đầu chỉ đơn giản là phân loại rác thực phẩm vào thùng riêng biệt tại các điểm thu gom chất thải tập trung) vì nó tạo ra một số lượng lớn rác thải, do đó không khuyến khích thực hành giảm rác thải. Ngoài ra, việc phải mở túi rác trả trước để lấy chất thải thực phẩm từ các túi rác trả trước trước khi xử lý tỏ ra là một quá trình tốn kém và mất thời gian. Các chi phí đầu tư ban đầu lớn để lắp đặt các buồng đổ rác thải thực phẩm RFID là một thách thức đối với nhiều chính quyền địa phương mặc dù đã có các khoản trợ cấp từ Chính phủ trung ương. Buồng đổ rác thải có chi phí trên 2 triệu won trong khi tuổi thọ dự kiến của các buồng này lại ngắn (5năm). Nhu cầu bảo trì được xác nhận thông qua lắp đặt thí điểm đã làm cho các chính quyền địa phương do dự trong việc đưa ra các khoản đầu tư cần thiết. Dưới sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính quyền trung ương để tăng tỷ lệ bù đắp cho chi phí xử lý chất thải từ nguồn thu lệ phí đổ rác, đơn giá đổ rác giữa các chính quyền địa phương có sự khác nhau đáng kể vì họ có các điều kiện vận hành và các hợp đồng xử lý rác thải khác nhau. Sự minh bạch trong việc xác định đủ mức phí và nâng cao nhận thức về các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu đã được thống nhất công khai có ý nghĩa quan trọng để có được sự ủng hộ và sự tham gia tích cực của công chúng. 4. Đánh giá 4.1 Đánh giá định lượng Kết quả của những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc thúc đẩy thực hiện lối sống xanh có thể được đánh giá trên cơ sở các chỉ số khác nhau đang được Chính phủ theo dõi. Để bắt đầu, một cách tiếp cận đơn giản nhưng toàn diện tập trung vào những thay đổi quan sát được về lượng tiêu thụ của các hộ gia đình và cá nhân đại diện cho khu vực phi công nghiệp của nền kinh tế của quốc gia. Trong giai đoạn của Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng Xanh, Hàn Quốc đã có những tiến bộ nhỏ nhưng ổn định trong việc giảm tiêu thụ của hộ gia đình đối với các nhu yếu phẩm cơ bản, bao gồm những tiến bộ sau: Xu hướng tiêu thụ năng lượng vẫn ổn định trước khi thực hiện các Kế hoạch 5 năm. Tiêu thụ năng lượng trong các hộ gia đình chiếm khoảng 0,434 TOE/ngày/ người vào năm 2007, đã giảm xuống trong giai đoạn , nhưng lại tăng trở lại trong những năm tiếp theo. Tiêu thụ năng lượng hộ gia đình của Hàn Quốc thấp hơn so với mức trung bình của OECD, khoảng 0,6 TOE/ngày/người. Tính đến năm 2013, tỷ lệ hộ gia đình kiểm soát nhiệt độ phòng theo khuyến nghị của chính phủ vào mùa hè (trên 26 C) và mùa đông (dưới C) đã đạt 82,2% và 76,9%. Lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người hàng năm giảm từ 340L/người/ngày năm 2007xuống 332L/người/ngày vào năm Mặc dù khối lượng không đáng kể, nhưng tiến bộ này được coi là đáng chú ý, khi mức độ tiêu thụ nước hộ gia đình của Hàn Quốc thấp hơn so với nhiều nước đang phát triển. Tính đến năm 2013, 24,3% số hộ gia đình đã sử dụng thiết bị tiết kiệm nước như nhà vệ sinh và vòi hoa sen. Lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia dưới mức 1 kg/người/ngày trong năm Mặc dù rác thải sinh hoạt hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 13% tổng lượng rác thải của toàn quốc tính đến năm 2013, nhưng nó là một dấu hiệu khác của sự tiến bộ tích cực. Lưu ý rằng rác thải công nghiệp (không bao gồm rác thải đô thị) và rác thải xây dựng chiếm tỷ lệ còn lại trong tổng lượng rác thải, lần lượt là 39% và 48%. Tổng lượng rác thải phát sinh của Hàn Quốc tăng liên tục hàng năm trong giai đoạn với tỷ lệ từ 2,0-2,3%, nhưng tỷ lệ này đã giảm đáng kể xuống còn 0,02% vào năm Tính đến năm 2012, lượng rác thải trung bình hộ gia đình của OECD là khoảng 1,45 kg/người/ngày. Từ quan điểm xanh hóa mô hình tiêu dùng hộ gia đình và lối sống, Hàn Quốc đã có những tiến bộ đáng kể trong giai đoạn Dựa trên các sô liệu được Tổng cục Thống kê Hàn quốc (KOSTAT) công bố, nhiều chỉ số liên quan đến thực hành hộ gia đình xanh, chẳng hạn như sử dụng giao thông công cộng, và các hoạt động cộng đồng đã cho thấy những thay đổi tích cực. Đặc biệt, số lượng các sản phẩm thân thiện với môi trường được chứng nhận và sản phẩm với nhãn carbon đã tăng đáng kể đáp ứng với nhận thức ngày càng tăng của công chúng về bền vững môi trường và biến đổi khí hậu. Về mặt giao thông công cộng, việc giảm khoảng cách đi lại rung bình bằng xe cá nhận và tăng doanh số bán hàng trong nước xe cỡ nhỏ đã giúp giảm mức tiêu thụ năng lượng. Số lượng người tham gia vào Hệ thống Điểm Carbon ngày càng tăng là dấu hiệu cho thấy sự quan tâm ngày càng tăng của công chúng đối với các hoạt động giảm phát thải, như được phản ánh trong Bảng

236 Như đã mô tả trong phần giới thiệu của chương này, một thách thức quan trọng được xác định ở Hàn Quốc là sự thiếu các sáng kiến chủ động từ công chúng để biến mức độ gia tăng nhận thức về môi trường thành các hành động cụ thể. Để xác định những thay đổi trong mức độ tham gia của công chúng, KOSTAT đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện về tình hình thực hành lối sống xanh trong năm 2011 và năm Cuộc khảo sát năm 2013 đã nhận được các câu trả lời từ khoảng người (độ tuổi trên 20) được lựa chọn ngẫu nhiên. Như trình bày trong Hình 10, cuộc khảo sát được chia thành ba hạng mục, bao gồm (1) Hộ gia đình xanh (2) Giao thông xanh (3) Cộng đồng xanh Những câu trả lời từ hạng mục hộ gia đình xanh chỉ ra rằng những nỗ lực của công chúng đối với việc giảm tiêu thụ năng lượng hộ gia đình đã liên tục được cải thiện, nhưng sự tham gia của công chúng vào các chính sách và chương trình của chính phủ về việc quảng bá hàng hóa và dịch vụ-carbon thấp vẫn ở mức thấp. Đối ngược với việc công chúng tham gia tích cực vào các hoạt động tiết kiệm năng lượng dựa trên nhận thức lâu đời rằng quốc gia này nhập khẩu gần như toàn bộ nhu cầu năng lượng của mình, việc tham gia vào các chương trình mới được giới thiệu nhằm giảm phát thải khí nhà kính vẫn còn tương đối thấp. Khảo sát về sự tham gia của công chúng vào giao thông xanh nhằm tìm hiểu các tiến bộ đạt được trong việc giảm đi lại không cần thiết (quản lý nhu cầu) và cải thiện mô hình và hành vi giao thông. Các câu trả lời cho thấy rằng các hành động tự nguyện được gắn chặt với việc cung cấp những lợi ích tài chính cho các cá nhân (ví dụ, giảm chi phí cho việc mua nhiên liệu và bảo dưỡng xe) đã tăng lên, cho thấy tầm quan trọng của khung ưu đãi dựa trên lợi ích cá nhân để tạo ra sự tham gia tự nguyện. Tuy nhiên, sự tham gia của công chúng trong các chương trình do chính phủ chủ trì như ngày không có xe hơi hàng tuần đã không đạt mục tiêu do chính phủ đặt ra. với việc thay đổi phương thức; các thách thức có nhiều mặt nhưng nguyên nhân chính là sự gia tăng về khoảng cách đi làm của công nhân, điều này là kết quả của việc đô thị hóa nhanh chóng và liên tục và chi phí không gian cư trú gia tăng. Vì vậy, tăng cường khả năng tiếp cận và tiện lợi của hệ thống giao thông công cộng là một mục tiêu dài hạn của nhiều chính phủ thành phố ở Hàn Quốc. Mặt khác, số lượng người tham gia vào các hoạt động xanh tại nơi làm việc của mình đã tăng lên. Đặc biệt, đã có sự gia tăng đáng kể về các hoạt động tiết kiệm năng lượng, chẳng hạn như tắt đèn trong giờ ăn trưa, do sự hỗ trợ của các lãnh đạo doanh nghiệp, những người đã đồng ý đi đầu trong các sáng kiến của chính phủ. Những câu trả lời từ hạng mục cộng đồng xanh cung cấp một cái nhìn sâu sắc về mức độ nhận thức và sự tham gia của công chúng vào các chính sách và chương trình liên quan đến môi trường. Có một điều thú vị là trong khi nhận thức của công chúng về các sáng kiến liên quan đến lối sống xanh quan sát thấy là thấp, thì sự hiểu biết và quan tâm của công chúng đến vấn đề biến đổi khí hậu lại tương đối cao. Không còn nghi ngờ gì nữa, mức độ tham gia của công chúng vào các hoạt động xanh hóa đời sống đã cải thiện trong năm 2013 so với năm 2011, nhưng tác động của nó vẫn chưa được cảm nhận mạnh mẽ. Nhiều người đã trả lời rằng họ vẫn còn không biết cách làm thế nào để tham gia (44,3%) và không có đủ quyền truy cập vào các thông tin liên quan (21,8%). Sự tiến bộ của các chiến lược và kế hoạch của chính phủ trong việc đạt được các mục tiêu, đo lường và đánh giá tác động phải được sẵn sàng. Việc kết hợp các câu trả lời được lựa chọn từ hạng mục giao thông xanh và cộng đồng xanh tạo điều kiện để hiểu rõ hơn về tiến bộ của các công chức đi làm hạng trung bình. Một chỉ số quan trọng là tỷ lệ sử dụng giao thông công cộng chỉ đạt 29,1%. Có nhiều nguyên nhân khác nhau lý giải cho sự phản kháng của công chúng đối 227

237 Bảng 24: Khảo sát công chúng về tiêu thụ thực phẩm và hệ thống thu phí rác thải thực phẩm theo khối lượng Câu trả lời Unit: % Quản lý chất thải là một vấn đề nghiêm trọng ở Hàn Quốc Tôi biết về hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng Hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng là cần thiết để giảm chất thải Tôi đồng ý với việc thực hiện hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng Tôi có ý định thực hiện các nỗ lực để giảm rác thải thực phẩm Nguồn: MoE, 2015b Bảng 25: Những thay đổi trong tiêu thụ hộ gia đình ở Hàn Quốc ( ) Chỉ số Tiêu thụ Năng lượng hộ gia đình (TOE / ngày) Tiêu thụ nước hộ gia đình (L / người / ngày) Sản sinh rác thải hộ gia đình (kg / người / ngày) Nguồn: KOSTAT,

238 Bảng 26: Những thay đổi về các chỉ số liên quan đến thực hành gia đình xanh ( ) Indicators Sản phẩm thân thiện môi trường Số lượng sản phẩm thân thiện với môi trường được chứng nhận sản phẩm rau thân thiện với môi trường (% trên tổng sản phẩm rau) 5,105 6,005 6,531 7,904 7,777 9,140 9, Hộ gia đình xanh Hiệu quả năng lượng Số hàng hoá có nhãn carbon ,022 Tái chế rác thải tỷ lệ tái chế rác thải hộ gia đình (%) Ô nhiễm từ hộ gia đình Lượng rác thải thực phẩm bị đổ bỏ hàng ngày (kg / người / ngày) Giao thông xanh Sử dụng hiệu quả ô tô cá nhân Sử dụng giao thông thân thiện với môi trường tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải (TOE / người / ngày) Khoảng cách trung bình hàng ngày đi bằng xe tư nhân (km / ngày / xe) Tỷ lệ xe cỡ nhỏ (% trên tổng số xe đăng ký) Tỷ lệ xe điện và xe hybrid (% trên tổng số xe đăng ký) Cộng đồng Xanh Khuyến khích Lối sống Xanh Đăng ký vào hệ thống điểm Carbon (% trên tổng số hộ) Nguồn: KOSTAT,

239 Hình 9: Kết quả của Nghiên cứu sống xanh: Thực hành tổng thể Sống Xanh I don t practice Green Living because... Nó sẽ có lợi cho tôi và gia đình tôi 50.1 Nó giúp tiết kiệm trong dài hạn 30.9 Tôi cảm thấy có trách nhiệm với môi trường 14.4 Ai cũng thực hiện việc này 2.5 thuộc chiến dịch Sống Xanh mà cộng đồng địa phương đề xuất 1.2 Nó không phải là khó để thực hành 0.5 etc. 0.3 Đơn vị: % Tôi không thực hành sống xanh Tôi không biết làm thế nào Tôi không có đủ thông tin 21.8 Thật là mệt 13.7 Nó dường như không cần thiết 10.1 tôi không có đủ thời gian 4.9 thiếu hệ thống hỗ trợ 3.4 Đó là gánh nặng tài chính 1.7 etc. 0.2 Đơn vị: % Nguồn: KOSTAT,

240 Hình 10: Chỉ số Thực hành Sống xanh I. Nhà Xanh Tiêu dùng thân thiện môi trường: Mua sắm hái Eco-labeled products ấp Low-carbon products ng Energy-saving products ện ng Env. friendly agricultural products ng Local agricultural products ẩm After identifying food additives a) Refillable goods (Detergents) Sử dụng năng lượng hiệu quả Điện dự phòng bị đóng Thực hành On-Mapsy Giảm thiểu sử dụng năng lượng trong giờ cao điểm 59.3 Duy trì nhiệt độ khuyến cáo trong nhà. - Mùa hè Duy trì nhiệt độ khuyến cáo trong nhà. - Mùa đông Bảo tồn tài nguyên & tái chế Tiết kiệm nước - Sử dụng cốc nhỏ để đánh răng Tiết kiệm nước - đóng vòi nước rửa mặt Tiết kiệm nước - sử dụng chậu rửa mặt thay vì mở vòi nước Sử dụng thiết bị tiết kiệm nước 24.3 Phân loại Chất thải tái chế Tái sử dụng hộp mực in Giảm Chất thải & chất ô nhiễm Giảm sử dụng chất tẩy rửa tổng hợp Giảm rác thải thực phẩm Tham gia vào hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên Khối lượng Sử dụng các giỏ mua hàng

241 II. Giao thông xanh Sử dụng Ô tô có hiệu quả kinh tế Tham gia ngày không sử dụng xe Giữ sổ ô tô tài khoản Lái xe thân thiện sinh thái - 1) Giảm phanh đột ngột Lái xe thân thiện sinh thái - 2) Duy trì kiểm soát tốc độ 93.4 Lái xe thân thiện sinh thái - 3) Giảm động cơ chạy không tải Lái xe thân thiện sinh thái - 4) Kiểm tra áp suất lốp Lái xe thân thiện sinh thái - 5) Dỡ hàng hóa không cần thiết Sử dụng phương tiện giao thông thân thiện sinh thái Lái xe thân thiện sinh thái - 5) Dỡ hàng hóa không cần thiết Đi làm bằng xe đạp

242 III. Cộng đồng xanh Chiến dịch Sống Xanh tích cực 85.3 Nhận thức về - 1) Biến đổi khí hậu 83.8 Nhận thức về - 2) Lối sống và tác động môi trường Nhận thức về - 3) Ứng phó với biến đổi khí hậu như cơ hội kinh tế 83.8 Hiểu Chương trình Xanh - 1) Hệ thống điểm Carbon Hiểu Chương trình Xanh - 2) hệ thống nhãn sinh thái Hiểu Chương trình Xanh - 3) Hệ thống Thẻ Carbon Hiểu Chương trình Xanh - 4) Năng lượng phẩm cấp hiệu quả sử dụng năng lượng Hiểu Chương trình Xanh - 5) hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng 68.5 Hiểu Chương trình Xanh - 6) Giảm tiêu thụ trong giờ cao điểm 69.2 Sống Xanh tại nơi làm việc - 1) Có một cái cốc của riêng mình Sống Xanh tại nơi làm việc - 2) Không sử dụng thiết bị điện ở chế độ chờ Sống Xanh tại nơi làm việc - 3) Sử dụng giấy phế liệu Sống Xanh tại nơi làm việc - 4) Phân loại chất thải có thể tái chế Sẵn sàng nộp phí môi trường Tham gia vào các chiến dịch môi trường Nguồn: KOSTAT, Tỷ lệ phần trăm để chỉ tỷ lệ của các cá nhân / các hộ gia đình trong tổng dân số đang thực hành hoặc có ý định thực hành sống xanh của các chỉ số tương ứng 5 Các chỉ số có dấu sử dụng số liệu từ năm 2010 và Các chỉ số với sử dụng số liệu từ Báo cáo Điều tra nhà ở năm 2010 và Báo cáo điều tra sống xanh năm

243 4.2 Đánh giá Định tính Hàn Quốc đã hành động quyết liệt để giải quyết những thách thức môi trường đã bị bỏ qua trong những ngày đầu phát triển kinh tế của mình. Chính quyền trung ương đã trang bị đầy đủ các công cụ quản lý và kinh tế, và các chính quyền địa phương có vai trò lớn hơn trong việc thực hiện các chính sách về giảm ô nhiễm. Để hưởng ứng những nỗ lực không ngừng của chính phủ đối phó với áp lực ngày càng tăng về môi trường, công chúng đã ngày càng quan tâm tới cuộc sống bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, có thể suy ra rằng thực hành lối sống xanh không phải là một khái niệm hoàn toàn mới đối với công chúng, và những chuyển đổi dự định của Kế hoạch 5 năm chính là tìm cách mở rộng sự cam kết hiện có của công chúng sang các vấn đề giảm khí nhà kính, tiết kiệm tài nguyên và các hành động thân thiện môi trường ở nhà và nơi làm việc. Mặc dù đã có nền tảng thuận lợi để xây dựng một động lực mạnh mẽ trong xã hội, nhưng chính phủ đã không đáp ứng được đầy đủ những kỳ vọng ban đầu về việc thúc đẩy một lối sống xanh. Việc thiếu sự quảng bá và truyền thông với công chúng vẫn còn là một trở ngại đối với nhiều chính sách và chương trình do Chính phủ chỉ đạo tại Hàn Quốc. Các chỉ số và các cuộc điều tra khác nhau đã mô tả trong phần trước cho thấy mức độ tham gia thấp của công chúng bắt nguồn từ sự thiếu kiến thức và thiếu tin tưởng trong người dân. Một ví dụ điển hình là sự phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường được chứng nhận và sản phẩm với nhãn carbon. Mặc dù có sự bùng nổ về số lượng các sản phẩm có nhãn xanh, nhưng sức tiêu thụ của thị trường với các mặt hàng này vẫn ở mức thấp, cho thấy rằng các nhãn xanh có tác động rất ít tới mô hình ra quyết định của người tiêu dùng. Để hiện thực hóa đầy đủ tiềm năng của người tiêu dùng, các sáng kiến của chính phủ phải làm rõ được mục tiêu của các sáng kiến này, tại sao phải cần đến chúng, làm thế nào có thể được hỗ trợ, và những lợi ích mà chúng có thể đem lại. Sử dụng báo chí, phát thanh, truyền thông và internet là một công cụ mạnh để truyền bá những thông điệp này. Vì vậy, Chính phủ nên thiết kế các chiến lược thông tin, giáo dục, và truyền thông được điều chỉnh phù hợp cho nhiều bên liên quan khác nhau để truyền đạt tốt hơn thông điệp của chính phủ cho các nhóm mục tiêu cụ thể. Một yếu tố khác đằng sau mức độ tham gia thấp của công chúng vào các sáng kiến xanh là việc cung cấp không đầy đủ các ưu đãi phù hợp. Hệ thống Điểm Carbon là một ví dụ về việc chính phủ đã thiếu ưu đãi để khuyến khích sự tham gia tự nguyện. Các cá nhân hoặc hộ gia đình tham gia vào hệ thống nhận được điểm quy đổi thành tiền tương xứng với lượng tiết kiệm tiêu thụ điện, nước, và khí đốt. Các điểm được quy đổi thành tiền này được tích lũy trong một loại thẻ tín dụng cá nhân đặc biệt, được gọi là Thẻ Xanh, loại thẻ được các ngân hàng thương mại phát hành. Mặc dù có lợi ích là kiếm thêm được điểm tín dụng, nhưng cái còn thiếu của Thẻ xanh chinh là những phần thưởng dành cho khách hàng mà thẻ tín dụng thông thường phải cung cấp (ví dụ, những khuyến mại được hưởng khi mua những hàng hoá, dịch vụ cụ thể). Trên thực tế, nhiều người tiêu dùng đã có thẻ tín dụng với các ưu đãi lớn hơn lợi ích của Thẻ Xanh. Kết quả là, số lượng giao dịch bằng Thẻ Xanh thấp hơn so với số lượng thẻ được phát hành. Ví dụ này nhấn mạnh sự cần thiết của việc thiết kế các chương trình ưu đãi một cách cẩn thận phù hợp với tình hình thị trường. Ngoài việc cung cấp những ưu đãi hấp dẫn, đủ để mang lại thay đổi hành vi, chính phủ phải tập trung vào việc đảm bảo rằng người thụ hưởng lợi ích hiểu được tại sao và làm thế nào những ưu đãi này có liên quan đến lợi ích của xã hội một cách tổng thể. Sống theo lối sống xanh thường là không thuận tiện và thậm chí có thể tốn kém. Trong hoàn cảnh phần lớn dân số của Hàn Quốc thuộc về cái gọi là thế hệ giàu có (sinh ra sau chiến tranh Triều Tiên), nên việc thay đổi hành vi đã trở nên khó khăn hơn để thấm nhuần trong xã hội. Về vấn đề này, vai trò của gia đình và các tổ chức giáo dục trong việc nuôi dưỡng các giá trị của cuộc sống xanh từ lúc ấu thơ đến lúc trưởng thành là rất quan trọng. Những nỗ lực của Hàn Quốc trong việc tăng cường các nội dung đào tạo về biến đổi khí hậu, môi trường bền vững và tăng trưởng xanh tại các trường công lập đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng. Các chương trình có sự tham gia của người dân cũng đã thành công trong việc tạo điều kiện cho sinh viên quan tâm và tham gia cải thiện hiệu quả môi trường trong khu trường sở của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực đó cần phải được hệ thống hóa hơn nữa để đạt được kết quả lâu dài. Sự phát triển của phương tiện trực quan và các tài liệu giảng dạy sáng tạo khác phù hợp với độ tuổi, việc xây dựng năng lực của giáo viên công lập, phân bổ ngân sách cho các hoạt động ngoại khóa liên quan đến thực hành lối sống xanh, và khuyến khích các trường cao đẳng và đại học cung cấp các khóa học về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh là một số cách để đẩy mạnh giáo dục xanh. 234

244 Những thành viên của xã hội đã tham gia vào Mạng lưới Khởi đầu Xanh ở Hàn Quốc là những người tiên phong mang lại sự chuyển đổi thành công theo hướng thực hành sống xanh ở các hộ gia đình. Ví dụ, các chương trình nâng cao năng lực dành riêng cho các bà nội trợ đã giúp nâng cao sự quan tâm của xã hội về các cách giảm chi tiêu hộ gia đình thông qua tự tái chế và làm thế nào để nấu các món ăn lành mạnh và thân thiện với môi trường tại nhà. Dựa trên kinh nghiệm này, điều cần lưu ý là việc xanh hóa lối sống thường bắt đầu từ việc hiểu được ý thức của người dân, và đặc biệt là cách họ nhận thức về nhau. Nói cách khác, các cá nhân thường chọn thực hiện các hành động xanh như một biểu hiện của đạo đức và trách nhiệm xã hội, từ đó họ giành được sự tôn trọng và đánh giá cao của người khác. Việc phát triển ý thức trách nhiệm xã hội và ý thức thực hiện trách nhiệm của cá nhân đối với xã hội thành xu hướng xã hội là rất quan trọng để vươn tới được nhiều đối tượng hơn. Cho dù đã có những thành công về kinh tế, Hàn Quốc vẫn cần tiếp tục tập trung nâng cao trình độ xã hội về đạo đức văn hóa từ quan điểm tăng trưởng xanh. Nhận thức rằng sự lãnh đạo phải vượt ra ngoài quyền lực đơn thuần và phải có cam kết hoàn thành đầy đủ trách nhiệm xã hội, các nhân vật của công chúng, các lãnh tụ tinh thần, và truyền thông xã hội phải chủ động trong việc đánh giá lối sống xanh như là sự hấp dẫn và thời thượng. Cảm xúc của công chúng cần phải được khuấy động tới một mức độ mà sự không tham gia vào các hoạt động xanh được coi là sự vi phạm các chuẩn mực xã hội và phong tục. Thực tế cho thấy việc chính phủ vẫn chưa hình thành được một bộ chỉ tiêu toàn diện và cân bằng để theo dõi hiệu quả thực hành lối sống xanh là một trở ngại lớn. Như đã trình bày ở phần trước, KOSTAT đã ban hành số liệu về chỉ tiêu liên quan đến lối sống xanh nhưng các dữ liệu đó không tính đến hai mục tiêu quan trọng trong Kế hoạch 5 năm đó là xanh hóa hệ thống giáo dục; và phát triển công dân xanh. Thay vào đó, bộ chỉ tiêu chỉ chú trọng vào mức độ tham gia vào các chương trình do chính phủ chủ trì và số lượng hàng hóa và dịch vụ xanh có sẵn trên thị trường, là những vấn đề chưa chắc thể hiện được lượng phát thải khí nhà kính giảm được trên thực tế cũng như khối lượng tiêu dùng xanh. Để theo dõi một cách khách quan sự tiến bộ của các chiến lược và kế hoạch của chính phủ trong việc đạt được các mục tiêu, các phương pháp đo lường để đánh giá tác động cần được cung cấp. 5. Những bài học kinh nghiệm và khuyến nghị Các chiến lược và chính sách liên quan đến xanh hóa lối sống nhằm mục đích thay đổi thói quen cá nhân của người dân. Do tính chất đa chiều và tính phụ thuộc vào hoàn cảnh của các giá trị và hành vi của con người, cần phải có nhiều chương trình hướng đến các nhóm khác nhau từ nhiều tầng lớp xã hội (ví dụ, các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng, nơi làm việc, công ty). Kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy tầm quan trọng của những nỗ lực tập thể từ chính quyền trung ương và địa phương, và chia sẻ sự lãnh đạo giữa các lĩnh vực của xã hội. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhận thấy là sự hợp tác đó về cơ bản đã được hỗ trợ bởi nhận thức rộng rãi của công chúng về các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và môi trường bền vững. Vì vậy, trước khi lồng ghép thực hành sống xanh vào các chính sách và các ưu đãi của chính phủ, những người ra quyết định phải chú trọng trước tiên vào việc nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền vận động,. Quá trình này đòi hỏi phải có sự tham gia có ý nghĩa ở các tầng lớp khác nhau của xã hội với sự chú trọng vào phương pháp tiếp cận từ dưới lên vì phương pháp này có xu hướng bền vững hơn và do đó hiệu quả hơn trong việc huy động các hành động. Một điều kiện tiên quyết cho sự tham gia rộng rãi vào các chương trình do chính phủ chủ trì là sự công nhận và chấp nhận rộng rãi của công chúng. Khi các chương trình được xây dựng dựa trên sự tồn tại của vấn đề hoặc cơ hội đã nhận thức được, thì sự hiểu biết của đối tượng tham gia trong hoàn cảnh đó là vô cùng quan trọng trong việc hình thành các hành động của họ. Như vậy, sự thiếu hiểu biết sẽ khó có khả năng dẫn đến sự tham gia của cộng đồng; Ví dụ, công chúng phải được thuyết phục hoàn toàn rằng biến đổi khí hậu là do các hoạt động phát thải khí nhà kính của con người gây ra để từ đó tạo được động lực của cộng đồng đối với các hành động giảm thiểu. Vì vậy, cần phải có những nỗ lực đáng kể để quảng bá các chương trình của chính phủ trước khi thực hiện. Quá trình này cần thể hiện rõ các lợi ích dự kiến của xã hội và cá nhân khi tham gia. Các cơ quan nhà nước thường không muốn vận dụng các công cụ cần thiết để thay đổi lối sống, chủ yếu là bởi do họ không có đủ đòn bẩy để tạo ra thay đổi trong xã hội. Tầm quan trọng của những ưu đãi của chính phủ không thể bị bỏ qua; chúng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thay đổi hành vi cá nhân và cộng đồng, cũng như ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên thị trường. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 235

245 cho thấy rằng các ưu đãi có thể được thiết kế dưới dạng ưu đãi trực tiếp (ví dụ, điểm tích lũy từ tiết kiệm năng lượng được quy đổi thành tiền) hoặc ưu đãi gián tiếp (ví dụ, giảm thuế đối với ô tô tham gia chương trình những ngày không xe hơi hàng tuần ). Chính phủ phải cam kết phân bổ ngân sách cần thiết để quản lý các chương trình ưu đãi một cách đầy đủ và bền vững, tuân thủ các điều khoản đã thống nhất ban đầu ngay cả khi ngân sách bị cắt giảm hoặc các kết quả mong đợi chưa hiện thực hóa được ngay. Trong khi sự thật là sự ưu đãi quá mức của chính phủ có thể đưa thực hành sống xanh vào bẫy của chủ nghĩa dân túy, các chương trình ưu đãi cần phải được thiết kế tốt để có thể có tác động mạnh mẽ, ngay cả trong điều kiện hạn chế về ngân sách. tâm rõ ràng trong việc áp dụng các chính sách ủng hộ lối sống xanh và phải tích cực góp phần thúc đẩy hơn nữa hợp tác quốc tế để thu hút thêm vốn đầu tư. Thúc đẩy lối sống xanh phải là một phần thiết yếu của bất kỳ chương trình tăng trưởng xanh nào (theo hình thức xây dựng năng lực và/hoặc phát triển chính sách, vv) chứ không phải là một hoạt động đơn lẻ. Theo Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh của Hàn Quốc, hạng mục nghị sự thúc đẩy lối sống xanh đã được quy định rõ ràng (ở Hàn Quốc) là một cuộc cách mạng xanh về lối sống. Việc sử dụng từ cách mạng ngụ ý kêu gọi sự thay đổi hoàn toàn trong lối sống của người dân, thách thức những thực tế truyền thống mà không mang tính bền vững. Để đạt điều này, công chúng cần được trang bị những công cụ thích hợp để tăng năng lực tạo rasự thay đổi. Do đó, các chương trình Nâng cao năng lực được thực hiện ở các cấp độ khác nhau trong suốt khoảng thời gian 5 năm, bao gồm chương trình xây dựng năng lực về các-bon thấp, tầm nhìn tăng trưởng xanh cho công chúng, và các khóa học về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hậu cho các trường học và cộng đồng. Các quốc gia khác có thể sao chép cách tiếp cận của Hàn Quốc để tạo được sự đồng thuận của công chúng và xây dựng năng lực nhằm kích hoạt những thay đổi đáng kể về lối sống theo hướng tăng trưởng xanh. Một khó khăn cơ bản cản trở sự tăng trưởng ở các nước đang phát triển chính là nhu cầu về tăng trưởng kinh tế lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sự bền vững môi trường và xã hội. Do nguồn vốn thị trường và ngân sách của chính phủ ở các nước đang phát triển đều hạn hẹp, các chính sách và thực hành bền vững không được quan tâm đầy đủ trong quá trình phân bổ nguồn lực. Khái niệm về carbon thấp, tăng trưởng xanh của Hàn Quốc mở ra một cơ hội để thu hẹp khoảng cách giữa tăng trưởng và bền vững. Đặc biệt, quá trình xanh hóa lối sống, nơi những thay đổi được diễn ra dần dần trong một thời gian dài, phải được bắt đầu ngay từ giai đoạn đầu của việc thực hiện chính sách tăng trưởng xanh. Khi xem xét thực tế của các nước đang phát triển, không có đủ vốn để đầu tư, thì sự hỗ trợ từ các nước phát triển thông qua ODA hoặc quỹ khí hậu quốc tế phải được cung cấp cho các nước đang phát triển (Kang et al., 2014). Để đạt được điều này, các nước đang phát triển phải thể hiện quyết 236

246 Tài liệu tham khảo Luật hợp lý hoá sử dụng năng lượng. Năm Hàn Quốc, Luật số Nghị định thi hành Luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp Hàn Quốc, Nghị định Tổng thống số Đạo luật khung về Tăng trưởng xanh Carbon thấp. Năm Hàn Quốc, Luật số Fitzgerald, Daniel P., Jeffrey W. Herrmann, Peter A. sandborn, và Linda C. Schmidt Vượt ra ngoài các công cụ: Thiết kế cho Quy trình môi trường Tạp chí Quốc tế Thực hành Kỹ thuật 1 (2): GIR (Trung tâm nghiên cứu và thống kê khí nhà kính Hàn Quốc) Báo cáo thống kê quốc gia năm Seoul: Trung tâm nghiên cứu và thống kê khí nhà kính Hàn Quốc Hàn quốc Xanh Báo cáo về Sáng kiến Khu trường xanh - Sự tham gia của sinh viên đại học Báo cáo công việc về Hàn Quốc Xanh , Seoul.. Truy cập ngày 30 tháng 4, org/?p= Công trình hợp tác của các bộ có liên quan. Năm Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4, id = Công trình hợp tác của các bộ có liên quan Lộ trình để đạt được Mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính. Truy cập ngày 16 tháng 4, swskhpiwbalsszfbjl9pz1qeu2afohqy8mxdy0. meweb2vhost_servlet_ engine1? fileid = & fileseq = 1. Kang, Kyung-min ngày không ô tô ở Seoul đã trở thành gần như đã lỗi thời. Hankuk Kyungjae, February 9. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm http: // php? aid = & Intype = 1. Kang Sung-Jin, Soo-jung Kim Yoo-kyung Kim, và Ji- hwan Kim Kinh nghiệm và bài học về tăng trưởng xanh. Chương trình Chia sẻ kiến thức: Kinh nghiệm phát triển Dự án Mô-đun hóa , Trường Chính sách công và Quản lý KDI, Sejong. KECO (Công ty Môi trường Hàn Quốc) Hiệu quả của tái chế chất thải. Cơ sở dữ liệu thống kê, Thông tin thống kê Môi trường, Công ty Môi trường Hàn Quốc, Seoul. Truy cập ngày 30 tháng 4, KEEI (Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc) Niên giám Thống kê năng lượng. Seoul: Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm http: // re.kr/keei/download/yes2013.pdf. KEITI (Viện Công nghệ và Công nghiệp môi trường Hàn Quốc) Báo cáo hiệu quả hoạt động mua sắm xanh đối với lĩnh vực công nghiệp năm Truy cập ngày 30 tháng 4, upload/c%82% B0% EC% 97% 85% EA% B3% 84_ % EB% 85% B9% EC % 83% 89% EA% B5% AC% EB% A7% A4_% EC% 84% B1% EA% B3% BC% EB% B3% B4% EA% B3% A0% EC% 84% 9C.pdf. Kim Yoon-ho Đánh giá hiệu quả 10 năm Quản lý rác thải dựa trên khối lượng. Báo cáo nghiên cứu Viện Công nghiệp Hàn Quốc, Truy cập 30 tháng 4, researchcommon / retrieveresearchdetailpopup. sionid = EC5DB07857EB0E6627CF9942E637138A. node02? research_id = Mạng lưới Môi trường và Khí hậu Hàn quốc Một poster cho chiến dịch On-Mapsy đã được phát hành. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm http: // www. kcen.kr/usr_main2013.jsp??=green_board/ file3 / view & bbs_no = & page = 1 & bbs_ option_cd = & search_option = 0 & valuesearch_ =% C4% F0% B8% CA% BD% C3. Mạng lưới Phong trào không chất thải Hàn Quốc Quản lý rác thải dựa trên khối lượng giảm đáng kể rác thải thực phẩm. Tài liệu trình bày tại cuộc họp báo, Seoul, July 16. Truy cập ngày 30 tháng 4, content.asp? đơn = 2 & phụ = 5 & idx = 6631 & type = b_ BOARD5 & page = 1 & b_kinds = title & b word =% C1% BE% B7% AE% C1% A6. KOSTAT (Thống kê Hàn Quốc) Dự báo Dân số tương lai ( ). Hệ thống thông tin thống kê Hàn Quốc. Truy cập ngày 30 tháng 4, kostat.go.kr/portal/korea/kor_nw/2/1/index. board? bmode = read & aseq =

247 KOSTAT (Thống kê Hàn Quốc). Năm Chỉ số Tăng trưởng xanh. Seoul: Thống kê Hàn Quốc. Truy cập ngày 16 tháng Tư, năm knrec/index.asp. Bộ Môi trường (Bộ Môi trường) Các biện pháp để mở rộng thực hành lối sống xanh carbon thấp. Truy cập ngày 16 tháng 4 năm http: // www2. me.go.kr/web/10104/me/common/board/detail. rator = me&boardid = notice_13_01 & currentpage = 12. Bộ Môi trường (Bộ Môi trường) Các biện pháp lan rộng văn hóa sống xanh vào cuộc sống hàng ngày. Tài liệu trình bày tại các cuộc họp báo, Seoul, tháng 9. Truy cập ngày 16 tháng 4, or.kr/ konetic / xml / market/ 51A1A pdf. Bộ Môi trường (Bộ Môi trường). 2012a.. Các tiêu chuẩn xác định Cửa hàng xanh Truy cập 30 tháng Tư, năm http: //www2.me.go. kr / web / 287 / me / common / board/ detail. currentpage = 1 & searchword =% B1% D7% B8% B0. Bộ Môi trường Tình trạng phát sinh và xử lý rác thải toàn quốc năm 2013 Truy cập 30 tháng 4 năm http: // or.kr/sub0401.do. Bộ Bộ Môi trường. 2015a. Hiệu quả thực hiện hệ thống quản lý rác thải dựa trên khối lượng. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm http: // web/policy_data/read. EC% A0% 9C & menuid = & orgcd = & seq = Bộ Bộ Môi trường. 2015b. Khảo sát với người được hỏi cho thấy có 87% số người tham gia đồng ý rằng việc quản lý rác thải dựa trên khối lượng là cần thiết. Tài liệu trình bày tại cuộc họp báo, Seoul, ngày 20 tháng Truy cập 30 tháng 4 năm http: //me.go.kr / home / web / Ban / đọc. oardmasterid = 1 & boardid = & menuid = 286. OECD OECD Factbook 2013: Số liệu thống kê Kinh tế, Môi trường và Xã hội, OECD xuất bản, Paris. DOI: en. Park, Pil-Ju Nhãn CFP của Hàn Quốc -. Kết quả và kế hoạch tương lai tài liệu trình bày tại Hội thảo quốc tế về Nhãn Carbon và Sinh thái, Seoul, ngày 22 tháng 10. Bộ Môi trường (Bộ Môi trường). 2012b. Chiến dịch công cộng để tạo Tương lai Xanh Khởi đầu Xanh. Truy cập 30 tháng 4 năm http: // www2. me.go.kr/ web/288/me/common/board/detail. rd =% B1% D7% B8% B0% BD% BA% C5% B8% C6% AE Bộ Môi trường (Bộ Môi trường). 2012c. Quy trình Hệ thống thu phí rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng RFID. Truy cập 30 tháng 4 năm http: // www. me.go.kr/home/web/policy_data/read.% EC% A0% 9C & menuid = & orgcd = & seq = Bộ Môi trường (Bộ Môi trường). 2013a. Trang web của Bộ Môi trường. Truy cập ngày 30 tháng 4, Bộ Môi trường (Bộ Môi trường). 2013b. Lượng GGP bắt buộc năm 2012 đạt tỷ won. Tài liệu trình bày tại cuộc họp báo, Seoul, September3. Truy cập 30 tháng 4 năm sf=&kwd=&lc=10&cat_1=&cp=11&ono=154. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm http: //www. greengrowth. go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009b. Tóm tắt Kế hoạch hành động 5 năm cho tăng trưởng xanh ( ). Tài liệu trình bày tại cuộc họp báo, Seoul, tháng bảy. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009c. Kế hoạch hành động 5 năm về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 tháng 4 năm http: // www. greengrowth.go.kr/?page_id=2452. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh) và Viện Nghiên cứu Hành chính địa phương Hàn Quốc Đánh giá về Sáng kiến tăng trưởng xanh của địa phương và Nghiên cứu về các biện pháp bền vững. Báo cáo nghiên cứu cho Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh, Seoul. Văn phòng Thủ tướng, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Trí thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông Kế hoạch cơ bản Năng lượng quốc gia lần thứ nhất ( ). Truy cập 17 tháng 4,

248 SERI (Viện nghiên cứu kinh tế Samsung) Đổi mới lối sống xanh; Câu trả lời mới cho giảm thiểu biến đổi khí hậu. Thông tin cho CEO, Báo cáo nghiên cứu SERI, Seoul. Truy cập 30 tháng 4, mov03. html?menucd=0102&pubkey=db Tuần báo Jeju Thúc đẩy quản lý rác thải thực phẩm dựa trên khối lượng. Tuần báo Jeju, 30 tháng 11. Truy cập 30 tháng 4, contents/index.php?mid=320302&job=detail&ne_ seq=

249 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quy trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 6: Ngành công nghiệp xanh 240

250 CHƯƠNG 6 NGÀNH CÔNG NGHIỆP XANH Tóm lược Đối với Hàn Quốc, việc xanh hoá các ngành công nghiệp là cần thiết, đặc biệt khi Hàn Quốc vẫn còn những hạn chế củamột nền kinh tế định hướng theo đầu vào, chủ yếu dựa vào xuất khẩu và nhạy cảm với sự thắt chặt về các quy định môi trường trong thương mại. Để thúc đẩy động cơ tăng trưởng mới khi đang đối mặt với những khủng hoảng về năng lượng và môi trường hiện tại, Hàn Quốc dự định sẽ xanh hoá các ngành công nghiệp hiện có và đồng thời tạo ra những ngành công nghiệp mới. Cụ thể, Hàn Quốc đã soạn thảo một kế hoạch chi tiết để hiện thực hoá quá trình chuyển đổi xanh của ngành công nghiệp, tập trung vào ba mục tiêu chính: đổi mới xanh các ngành công nghiệp chủ chốt; tái cơ cấu công nghiệp để phát triển các bon thấp; và xanh hóa chuỗi giá trị. Với sự thành công của Hàn Quốc trong việc ép các doanh nghiệp kết hợp xem xét những vấn đề về môi trường vào hoạt động kinh doanh của mình, họ đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc xanh hoá các ngành công nghiệp lớn sử dụng nhiều năng lượng và phát thải nhiều khí nhà kính của Hàn Quốc như thép, hoá chất, công nghiệp xe hơi, và điện tử. Để thúc đẩy cải cách cơ cấu, chính phủ đã chọn ra 17 ngành công nghiệp có tiềm năng tạo ra thị trường mới cao nhất và những hiệu ứng lan toả tích cực nhất. Mặt khác, việc xanh hóa chuối giá trị yêu cầu thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp xanh vừa và nhỏ, xúc tiến luân chuyển tài nguyên trong các quy trình công nghiệp, và thành lập các tổ hợp công nghiệp xanh, ươm mầm cho các ngành công nghiệp công nghệ cao và quan hệ đối tác công tư đổi mới. 1. Giới thiệu 1.1 Tổng quan Phải thừa nhận răngf thành công trong việc thực hiện chuỗi kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm bắt đầu từ năm 1962, Hàn Quốc đã đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm đáng nể phục ở mức 9% cho tới giữa những năm Tuy nhiên, mặc dù nền kinh tế của Hàn Quốc đã nhanh chóng hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đã giảm mạnh xuống còn 3-4% hàng năm từ sau giữa thập kỷ Rõ ràng là việc giảm tốc độ tăng trưởng không chỉ là một hiện tượng nhất thời mà là hậu quả không thể tránh khỏi của một số vấn đề về cơ cấu kinh tế. Điều quan trọng nhất là, không giống như giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhờ hiệu quả sản xuất được tạo ra từ các yếu tố như nguồn lao động có tay nghề phong phú, năng lượng giá rẻ được cung cấp từ nước ngoài, và vốn được đảm bảo từ các khoản đầu tư nước ngoài hiệu quả sản xuất của Hàn Quốc bắt đầu mất đi khả năng cạnh tranh với sự gia tăng thách thức về môi trường và sự trỗi dậy của các nước đang phát triển mới với nguồn chi phí thấp. Để đối mặt với sự suy giảm phát triển kinh tế, mô hình tăng trưởng xanh các-bon thấp của Hàn Quốc đã xác định ngành công nghiệp xanh như một động lực tăng trưởng mới của đất nước và tìm cách để thoát khỏi sự tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào việc tăng số lượng các yếu tố sản xuất. Nói cách khác, ngành công nghiệp xanh có mục đích biến những thách thức năng lượng và môi trường của quốc gia thành cơ hội cho kinh doanh, và đây là một đặc điểm quan trọng của mô hình tăng trưởng xanh của Hàn Quốc. Về nguyên tắc, mục tiêu của các ngành công nghiệp xanh là loại bỏ sự song hành giữa sử dụng tài nguyên và ô nhiễm môi trường với phát triển công nghiệp và thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất và doanh nghiệp bền vững ở các quốc gia đang phát triển và đang trong thời kỳ quá độ (UNIDO, 2011). Cụ thể, chiến lược ngành công nghiệp xanh của Hàn Quốc bao gồm hai hợp phần: (1) Xanh hoá các ngành công nghiệp hiện có; và (2) Tạo ra các ngành công nghiệp xanh mới cung cấp hàng hoá và dịch vụ về môi trường. 241

251 Hợp phần đầu tiên xanh hoá các ngành công nghiệp nhằm mục đích nâng cao hiệu quả môi trường hoặc giảm thiểu ô nhiễm trong tất cả các giai đoạn của sản xuất bao gồm thiết kế, mua sắm, chế tạo, đóng gói và phân phối. Điều này có thể đạt được thông qua nhiều biện pháp khác nhau, bao gồm: (1) Gia tăng hiệu quả sản xuất thông qua sử dụng tối ưu các nguồn lực; (2) Bắt buộc thi hành các hoạt động quản lý và giảm chất thải; và (3) Loại bỏ dần các chất độc hại và tránh tạo ra ô nhiễm trong quá trình sản xuất và tiêu thụ. Mặc dù việc xanh hóa các ngành công nghiệp ngày càng được chấp nhận như là một yếu tố quan trọng trong chiến lược của các công ty sau khi nhận thức của công chúng về sự bền vững môi trường được tăng lên, việc kích thích sự đầu tư cần thiết từ khu vực tư nhân vẫn còn là một thách thức. Việc tăng cường các chính sách điều tiết của chính phủ là một động lực chính giúp đẩy nhanh việc xanh hoá các ngành công nghiệp. Hợp phần thứ hai tạo ra các ngành công nghiệp xanh liên quan đến sự phát triển của các ngành công nghiệp cung cấp hàng hoá và dịch vụ giảm tác động tiêu cực về môi trường. Ví dụ về các doanh nghiệp đó bao gồm những ngành công nghiệp chuyên về năng lượng tái tạo, thu hồi nhiệt,quản lý và xử lý chất thải, theo dõi và phân tích ô nhiễm, và thiết bị xử lý. Ngoài các nhà cung cấp giải pháp tích hợp, các ngành công nghiệp xanh cũng phải có các chuyên gia tư vấn về môi trường và năng lượng, ví dụ như các Công ty Dịch vụ Năng lượng (ESCO) cung cấp thiết kế, triển khai các dự án tiết kiệm năng lượng, bảo tồn năng lượng, cung cấp hạ tầng năng lượng, phát điện, cung cấp năng lượng, và quản lý rủi ro (UNIDO, 2011). 1.2 Đánh giá cơ sở Nguyên nhân căn bản của các thử thách Trong giai đoạn phát triển ban đầu, chiến lược kinh tế của Hàn Quốc đặc trưng bởi phương pháp tiếp cận từ trên xuống, trong đó chính phủ chủ động trong việc tích lũy vốn, quản lý ngoại tệ, và tạo ra các khoản đầu tư. Chính sách này rất phù hợp với các doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các tập đoàn lớn, vì các doanh nghiệp này đã đạt được lợi thế cạnh tranh trong thị trường xuất khẩu bằng cách khai thác năng lực cạnh tranh giá cao và lực lượng lao động chất lượng cao. Chính sách này thực sự đã tạo điều kiện để các tập đoàn trở thành trụ cột huyền thoại kinh tế quốc gia. Trong những năm 1960 và 1970, Hàn Quốc ghi nhận mức tăng trung bình 40% hàng năm về xuất khẩu. Trong những năm 1970, xuất khẩu đóng góp tới hơn 40% tổng tăng trưởng kinh tế quốc gia. Hình 1: Chiến lược hai mũi nhọn của Hàn Quốc cho ngành công nghiệp xanh Xanh hoá ngành công nghiệp Xanh hóa các ngành công nghiệp Tạo ra các ngành công nghiệp xanh Hiệu quả tài nguyên Phòng chống ô nhiễm Công nghệ môi trường Ví dụ: Tua bin gió Nhà máy tái chế Dịch vụ môi trường Ví dụ: Tư vấn năng lượng Cho thuê hoá chất Quản lý hoá chất an toàn 242

252 Được dẫn dắt bởi chiến lược tăng trưởng định hướng xuất khẩu, nền kinh tế Hàn Quốc phát triển sức mạnh sản xuất, với năng lực công nghiệp cao không chỉ về sản xuất các vật liệu cơ bản như thép và xăng dầu mà còn các sản phẩm giá trị gia tăng như điện tử và xe hơi. Sau thập kỷ 1990, Hàn Quốc đã thành công trong việc thiết lập các hệ thống sản xuất toàn cầu và nuôi dưỡng nhiều hơn các ngành công nghiệp đẳng cấp thế giới bằng cách thúc đẩy đầu tư vào nghiên cứu và phát triển. Tính đến năm 2013, sự đóng góp của 10 ngành công nghiệp trọng điểm của quốc gia đại diện cho 60,6% giá trị gia tăng, chiếm 64,5% kim ngạch xuất khẩu và 46,7% (năm 2012) việc làm của toàn bộ lĩnh vực sản xuất chế tạo. Thị phần của ngành sản xuất chế tạo của Hàn Quốc trong tổng GDP tính đến năm 2012 là 31,1%, cao hơn nhiều so với các nước OECD khác. Một yếu tố chính đằng sau sự công nghiệp hoá nhanh chóng của Hàn Quốc là sự hiệu quả của chiến lược định hướng theo đầu vào. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng ngoại hối năm 1997, lực lượng lao động lão hoá nhanh của quốc gia và tỷ lệ sinh sản thấp, sự giảm chi tiêu của doanh nghiệp vào đầu tư cơ sở, và khả năng cạnh tranh hạn chế của các doanh nghiệp nhỏ (so với các tập đoàn lớn) đã làm cho sự tăng trưởng theo định hướng đầu vào bộc lộ những hạn chế. Hơn nữa, chiến lược bắt kịp công nghệ của quốc gia đặc trưng bằng cách bắt chước và đề cao công nghệ của những quốc gia hàng đầu đã bắt đầu mất đi tính hiệu quả của nó khi thị trường theo định hướng công nghệ của thế giới bắt đầu phát triển xung quanh việc giới thiệu các sản phẩm mới (không tương tự) và sáng tạo. Theo Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc (KIET), tỷ lệ nội địa hoá công nghệ trung bình của lĩnh vực sản xuất chế tạo của Hàn Quốc là 72,9% trong năm 2012, nhưng tỷ lệ nội địa hóa của các ngành công nghiệp sản xuất chế tạo hàng đầu của quốc gia lại thấp hơn tỷ lệ trung bình này; ví dụ, ngành sản xuất bán dẫn là 36, 4%, thiết bị viễn thông là 65,2%, và hệ thống hiển thị là 61,5%. Sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu và thương mại là một điểm yếu được thừa nhận của nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt trong bối cảnh biến động hiện tại của môi trường kinh doanh toàn cầu. Xét về sự đóng góp của xuất khẩu vào tổng GDP của quốc gia tính đến năm 2012, Hàn Quốc ghi nhận 56,5%, cao hơn một chút so với Đức (51,8%), nhưng cao hơn đáng kể so với Nhật Bản (14,7%), Mỹ (13,5%), Anh (31,5%), và Pháp (27,4%). Điều này làm cho nền kinh tế của Hàn Quốc rất dễ bị tổn thương trước những cú sốc từ bên ngoài, như cú sốc giá dầu, bất ổn thị trường toàn cầu, v.v. Ví dụ, bất chấp sự sụt giảm của giá dầu, sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường xuất khẩu Hàn Quốc và biến động cao trên thị trường tài chính toàn cầu đang gây khó khăn cho nền kinh tế để thoát khỏi xu hướng tăng trưởng thấp. Sự tập trung quá nhiều vào các tập đoàn lớn đã gây bất lợi cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ, điều này giải thích cho sự phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế Hàn Quốc vào thương mại toàn cầu. Với sự tham gia vào chương trình nghị sự phát triển Doha của WTO, mở rộng các thoả thuận thương mại tự do và dòng đầu tư FDI lớn, Hàn Quốc đã bước vào toàn cầu hóa nhanh chóng. Tính đến năm 2013, kinh ngạch xuất khẩu và nhập khấu của Hàn Quốc xếp thứ 7 (3,0%) và thứ 9 (2,7%). Trong khi điều này tạo ra cơ hội việc làm và tạo thu nhập, thì sự phụ thuộc thương mại quá mức có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng trong những thời điểm suy thoái mạnh của nền kinh tế toàn cầu nó cho thấy chiến lược củng cố tăng trưởng thông qua xuất khẩu đã đạt đến giới hạn. Sự cần thiết phải xây dựng ngành công nghiệp dịch vụ của quốc gia để đảm bảo cho ngành công nghiệp trong nước hiện nay phải đóng một vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Năm 2009, sự lệ thuộc vào thương mại của Hàn Quốc là 92,3%, cao hơn nhiều so với Mỹ, Nhật và Anh. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn đối với nền kinh tế theo định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc, vì ngành sản xuất chế tạo của Trung Quốc không chỉ cạnh tranh với Hàn Quốc trong ngành công nghiệp nhẹ (như dệt may), mà còn trong cả các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin (CNTT), máy móc, và hàng không. Trong khi thị phần xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường thế giới tăng nhẹ từ 2,3% vào năm 1994 lên 3% vào năm 2013, thì thị phần của Trung Quốc đã tăng mạnh từ 2,9% đến 11,7% trong cùng thời kỳ. Một phần đáng kể hàng nhập khẩu của Hàn Quốc 33% năm 2014 là nhiên liệu và vật liệu thô như dầu thô, khí tự nhiên, than đá và quặng sắt, và giá của các mặt hàng này bị ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu toàn cầu. Trong năm 2013, Hàn Quốc nhập khẩu 915,1 triệu thùng dầu thô, tương đương với 99,3 tỷ US$ (19,2% tổng khối lượng nhập khẩu của quốc gia); nếu giá dầu thế giới tăng 1 US$ cho mỗi thùng, thì số tiền mà Hàn Quốc phải bỏ ra để nhập khẩu dầu thô sẽ tăng 900 triệu US$. Đối với Hàn Quốc, dù đã nỗ lực để thoát khỏi sự phát triển mờ nhạt, thì nhu cầu giảm lượng phát 243

253 Hình 2: Cán cân thương mại về công nghệ của Hàn Quốc so với các nước đứng đầu thế giới (tính đến năm 2007) (%) 0 Hàn Quốc Nhật Bản Đức Pháp Anh Mỹ Bảng 1: Dấu hiệu cho thấy tăng trưởng theo định hướng đầu vào tại Hàn Quốc đã đạt tới giới hạn Dân số học Đầu tư vào sản xuât chế tạo Năng suất Tốc độ tăng trưởng của dấn số trong độ tuổi lao động là 2,3% trong thập kỷ 1980, nhưng kể từ đó, tỷ lệ này đã suy giảm nhanh chóng, giảm xuống còn 1,1% vào cuối thập kỷ 1990 và 0,5% vào đầu thập kỷ Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm của chi tiêu doanh nghiệp vào dầu tư cơ sở vật chất là 24,8% trong năm 1970; sau khigiảm xuống 8% trong thập kỷ 1980, tỷ lệ tăng trưởng âm đã xuất hiện vào cuối thập kỷ 2000, giữa thập kỷ Năng suất của các ngành công nghiệp dịch vụ so với ngành công nghiệp sản xuất chế tạo là 96,3% trong năm 1995, còn số này đã giảm đáng kể xuống còn 46,6% nắm Đặc biệt, năng suất của các doanh nghiệp nhỏ khi so sánh với các tập đoàn lớn chỉ là 34.1% năm 2001 và 30.3% năm Nguồn: UNSTATS, 2014 thải khí nhà kính là một gánh nặng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các cuộc đàm phán khí hậu quốc tế, Hàn Quốc không thể trốn tránh được trách nhiệm này trong điều kiện quy mô kinh tế và tỷ lệ phát thải của họ. Xét về GDP, Hàn Quốc là nước lớn thứ 14 trên thế giới vào năm 2013, xếp hạng thứ bảy trên toàn cầu về tỷ lệ phát thải CO2. Sự gia tăng tỷ lệ phát thải của quốc gia này thực sự là nhanh nhất trong các nước OECD. Các vấn đề liên quan Sự tăng trưởng chậm chạp của thị trường trong nước và đầu tư đã được xác định là một thách thức quan trọng đối với việc phát triền công nghiệp bền vững của Hàn Quốc (và từ đó thúc đẩy các ngành công nghiệp xanh). Không như sự đóng góp của tiêu thụ nội địa và đầu tư vào tăng trưởng GDP đạt trên 100% trong giai đoạn , sự đóng góp này đã giảm mạnh xuống khoảng một nửa giá trị vào những năm Sự sụt giảm trong đóng góp từ chi tiêu của khu vực tư nhân và chi tiêu của doanh nghiệp vào đầu tư cơ sở vật chất là đáng chú ý nhất; đóng góp từ chi tiêu của khu vực tư nhân giảm từ mức trung bình 56,4% trong năm 1990 xuống còn 33,3% trong những năm 2000 ( ), trong khi đóng góp từ các khoản đầu tư vào cơ sở vật chất giảm hơn một nửa từ 14,6% xuống còn 6,9% trong cùng kỳ. Ngược lại, sự đóng góp của hàng nhập khẩu và xuất khẩu trong những năm 2000 tăng tương ứng là 2,3 lần và 1,4 lần, so với những năm Xu hướng này là từ bản chất của cải cách cơ cấu của chính phủ, trong đó đẩy mạnh xuất khẩu trong khi lại bỏ qua tiêu thụ và đầu tư nội địa. Việc tiếp tục các chính sách của chính phủ để giữ cho giá năng lượng ở mức thấp là một yếu tố quan trọng hình thành sự phát triển công nghiệp của quốc gia, dẫn đến sự trỗi dậy của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, đặc biệt công nghiệp sản xuất chế tạo. Xét về cường độ năng lượng, hoặc tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp chia cho GDP, Hàn Quốc vẫn cho thấy xu hướng giảm mặc dù GDP vẫn tiếp tục tăng trưởng, cho thấy còn nhiều vấn đề để bù đắp cho ngành công nghiệp của quốc gia để chuyển 244

254 đổi từ định hướng đầu vào sang định hướng sản xuất. Hiểu được vì sao cơ cấu kinh tế khó thay đổi trong thời gian ngắn hạn, giá năng lượng thấp của chính phủ đang cản trở hiệu quả của các chính sách công nghiệp thúc đẩy cải cách cơ cấu nhằm khuyến khích những ngành công nghiệp trọng điểm theo đuổi sự đổi mới hiệu quả và tham gia vào sản xuất những sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn , thời điểm sau khủng hoảng tài chính châu Á, nền kinh tế của Hàn Quốc đã thực hiện được thặng dư thương mại nhờ sự tăng trưởng khối lượng xuất khẩu. Mặc dù sự phục hồi của quốc gia từ một cuộc khủng hoảng thanh khoản trầm trọng (và gói cứu trợ của IMF) được khuyến khích bởi sự tăng trưởng của ngành công nghiệp công nghệ cao, Hàn Quốc vẫn đứng sau hầu hết các nước OECD về cán cân thương mại công nghệ1, một yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh về công nghệ. Tính đến năm 2007, cán cân thương mại công nghệ của Hàn Quốc là 0,43, khoảng 12% của Nhật Bản, nước đứng đầu. Cán cân thương mại công nghệ cụ thể cho các lĩnh vực tài nguyên năng lượng và môi trường thậm chí còn thấp hơn ở mức 0,15, cho thấy rằng ngành công nghiệp của Hàn Quốc đã không tính tới hiệu quả và vấn đề về môi trường trong quá trình theo Bảng 2: Đóng góp của tiêu dùng nội địa và thương mại cho tăng trưởng GDP Đơn vị: % Category 1970s 1980s 1990s 2000s ( ) Tiêu dung nội Tổng tiêu thụ Tổng vốn cố định Xuất khẩu ròng Xuất khẩu Nhập khẩu Khác Tổng Hình 3: Tốc độ tăng trưởng tổng vốn cố định tại Hàn Quốc ( ) Nguồn: KCCI, % Nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc, Cán cân thương mại công nghệ tương đương với khối lượng xuất khẩu công nghệ chia cho khối lượng nhập khẩu công nghệ 245

255 Hình 4: Cán cân thương mại công nghệ của Hàn Quốc so với các nước đứng đầu thế giới (tính tới 2007) Italy Nguồn: Ngân hàng Hàn Quốc, 2009 Bảng 3: Thị phần năng lượng tiêu thụ của ngành công nghiệp năng lượng cao trong tổng lượng tiêu thụ của quốc gia (2012) Hàn Quốc Nhật Bản Hoa Kỳ Đức Pháp Anh Đơn vị: % Sắt thép Hoá chất & hoá dầu Khoáng sản phi kim loạ Tổng Nguồn: IEA/OECD, 2014 đuổi tăng trưởng theo định hướng về số lượng. Bất chấp những nỗ lực cao của chính phủ về tăng cường các quy định về môi trường, năng lực công nghệ thấp của các công ty vẫn là một trở ngại rất lớn trong việc xanh hóa lĩnh vực công nghiệp. Các lựa chọn về chính sách Nhận thức được những nhu cầu cấp thiết cho việc phát triển ngành công nghiệp xanh, chính phủ đã nhóm các chiến lược của mình thành đổi mới xanh và tái cơ cấu xanh. Đổi mới xanh làm giảm các tác động về môi trường: bằng cách tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm thiểu chất thải hoặc phát thải khí nhà kính, và/hoặc giảm thiệu việc tiêu thụ nguyên liệu thô không có khả năng tái tạo (OECD, 2013). Chính phủ chú trọng vào việc đảm bảo rằng đổi mới xanh diễn ra một cách cân bằng trên tất cả các ngành công nghiệp chủ chốt, và chiến lược đổi mới tuỳ biến của các ngành công nghiệp khác nhau phù hợp với điều kiện cơ cấu và thị trường cụ thể của họ. Ví dụ, việc tăng cường các quy định phát thải khí CO2 của EU do biến đổi khí hậu cho thấy ngành công nghiệp ô tô của khu vực cần phải hướng các nỗ lực vào thị trường mới nổi về xe thân thiện với môi trường. Đáp lại, chính phủ phải nâng cao tiêu chuẩn về hiệu quả nhiên liệu đối với ô tô và phát thải khí nhà kính. Mặt khác, ngành công nghiệp thép sử dụng nhiều năng lượng cần ưu tiên thúc đẩy hiệu quả của quá trình sán xuất thay vì phát triển thị trường sản phẩm mới. Tái cấu trúc xanh dự định chuyển nền kinh tế sử dụng nhiều tài nguyên và năng lượng thành một nền kinh tế các-bon thấp và dựa trên tri thức. 246

256 HÌnh 5: Chiến lược phát triển công nghiệp xanh của Hàn Quốc Sự xuất hiện của nền kinh tế dựa trên tri thức Đảm bảo tiềm năng tăng trưởng bền vững (loại bỏ sự đồng hành giữa tăng trưởng công nghiệp với suy thoái môi trường) Đổi mới xanh Tái cơ cấu xanh Sản xuất CNTT dựa trên các chiến lược bắt kịp công nghệ Ngành công nghiệp điện tử và lắp ráp ô tô Định hướng đầu vào công nghiệp nặng và công nghiệp hoá chất Các nước theo nhanh Nước sáng tạo dẫn đầu 1970s 1980s-1900s 2008 Nguồn: MKE, 2008 Hình 6: Phân tích SWOT và định hướng chiến lược cho chương trình công nghiệp xanh Ưu điểm Sự hiện diện của các ngành công nghiệp cạnh tranh toàn cầu (ví dụ, CNTT, đóng tàu) Khả năng ứng dụng công nghệ cao Nguồn nhân lực có tay nghề cao sẵn có Nhược điểm Phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu tài nguyên và năng lượng Cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng Trình độ công nghệ thấp (trong lĩnh vực công nghệ xanh) Định hướng chiến lược Thành lập một cơ cấu công nghiệp quay vòng tài nguyên Chuyển đổi xanh các ngành công nghiệp và mở rộng các hoạt động đổi mới Cơ hội Tăng khối lượng đầu tư xanh của các nước phát triển hàng đầu Mở rộng thị trường xanh toàn cầu Tăng sự đồng thuận của công chúng và doanh nghiệp về tăng trưởng xanh Thách thức Tăng cường các quy định về môi trường của các nước phát triển Tăng khả năng của Hàn Quốc gánh vác trách nhiệm toàn cầu hoặc giảm phát thải khí nhà kính Khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của các công ty nhỏ và vừa thấp Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) xanh và các công ty liên doanh Thành lập các cụm tri thức xanh 247

257 Bảng 4: Nhiệm vụ và hành động cụ thể trong chương trình nghị sự công nghiệp xanh Nhiệm vụ Hành động 1. Thành lập một cơ cấu công nghiệp quay vòng tài nguyên a. Thiết lập một hệ thống quản lý quay vòng tài nguyên b. Thúc đẩy quay vòng tài nguyên và tăng cường nền tảng c. Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp quay vòng tài nguyên 2. Chuyển đổi xanh hóa các ngành công nghiệp và mở rộng các hoạt động đổi mới 3. Thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các công ty liên doanh xanh a. Đổi mới xanh trong các ngành công nghiệp chủ chốt và mở rộng các động cơ tăng trưởng mới b. Chuối giá trị xanh, bao gồm phân phối sản phẩm, tiếp thị, và dịch vụ c. Công nghiệp xây dựng xanh và tạo ra ngành công nghiệp nông nghiệp thân thiện với môi trường d. Tạo điều kiện cho ngành công nghiệp xanh nội địa thâm nhập vào thị trường nước ngoài và gia tăng xuất khẩu a. Nâng cao khả năng ứng phó của các doanh nghiệp nhỏ với biến đổi khí hậu b. Tăng cường khả năng xanh hoá của các doanh nghiệp nhỏ 4. Thành lập cụm tri thức xanh a. Thành lập cụm tri thức xanh b. Xanh hoá các cụm công nghiệp Nguồn: PCGG, 2009b Hiểu được sự hạn chế phát triển của quốc gia nằm ở sự tăng trưởng theo định hướng sản xuất chế tạo, chính phủ đã nhắm đến việc tăng thị phần của các ngành công nghiệp dịch vụ, chẳng hạn như dịch vụ mua bán tín chỉ phát thải và tư vấn quản lý năng lượng. 1.3 Cơ hội và thách thức cho tăng trưởng xanh Xanh hóa các ngành công nghiệp tạo ra nhiều cơ hội cho tăng trưởng kinh tế. Hợp phần đầu tiên của chương trình nghị sự công nghiệp xanh của Hàn Quốc - xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có - mang lại các tác động môi trường, như giảm ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính bằng cách nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng, và các tác động kinh tế, như giảm chi phí năng lượng và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng ngoài nước. Hợp phần thứ hai - tạo ra ngành công nghiệp xanh mới - dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của thị trường xanh thông qua công nghệ xanh. Các thế mạnh của các ngành công nghiệp chủ chốt của Hàn Quốc - đặc biệt là CNTT, đóng tàu, sản xuất xe hơi - bao gồm khả năng cạnh tranh toàn cầu cao, nguồn nhân lực chất lượng cao, và lợi thế công nghệ thực hành. Tuy nhiên, điểm yếu chính của Hàn Quốc là sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn tài nguyên nhập khẩu, sự tồn tại dai dẳng của cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, và trình độ công nghệ thấp của ngành công nghiệp xanh. Về mặt này, Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh đặt ra các nhiệm vụ chính sau đây: (1) thiết lập một cơ cấu công nghiệp/kinh tế nhằm thúc đẩy quay vòng tài nguyên; (2) xanh hóa ngành công nghiệp và đẩy mạnh đổi mới; (3) tiến hành xanh hoá các doanh nghiệp nhỏ; và (4) xanh dựng cụm tri thức xanh. 2. Mục tiêu và chiến lược 2.1 Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng hay còn gọi là MOTIE (trước đây là Bộ Kinh tế tri thức hoặc MKE), đã đi đầu trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh trong ngành công nghiệp, và đây chính là động lực của nền kinh tế Hàn Quốc. Khi định hướng cho tầm nhìn tăng trưởng xanh các-bon thấp của quốc gia vào năm 2008, Bộ đã thừa nhận rằng Hàn Quốc vẫn đang trong quá trình để đạt được đầy đủ điều kiện của một nước có thu nhập cao, do đó họ cần phải cố gắng để cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế bền vững và tiêu dùng bền vững. Dựa trên tiền đề rằng bảo vệ môi trường chỉ có thể đạt được khi dựa vào tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, MOTIE đã xây dựng chiến lược để đảm bảo một mức độ linh hoạt nhất định trong việc xanh hóa ngành công nghiệp. Kế hoạch phát triển công nghiệp tăng trưởng xanh theo định hướng kiến thức và đổi mới, xuất bản bởi MKE trong tháng 12 năm 2008, đóng vai trò như một 248

258 kế hoạch chi tiết để thực hiện chuyển đổi xanh của ngành công nghiệp. Mô hình định hướng theo kiến thức và đổi mới đã được kế hoạch này xúc tiến, khác biệt với sự phát triển công nghiệp theo định hướng bắt kịp, tập trung vào các yếu tố dựa trên khả năng cạnh tranh giá cả đã được theo đuổi trong quá khứ. Trong khi tìm cách để tạo ra thị trường cho các doanh nghiệp có giá trị cao thông qua sự hội tụ của công nghệ mới và các ngành công nghiệp hiện có, mô hình này đã nhận ra rằng kiến thức và sự đổi mới là những yếu tố sản xuất có tính quyết định hơn là các tài sản hữu hình như lao động và vốn. Cụ thể, các kế hoạch hiện thực hóa chuyển đổi xanh đề ra ba mục tiêu: (1) Đổi mới xanh của các ngành công nghiệp cốt lõi (Đổi mới xanh); (2) tái cơ cấu công nghiệp để phát triển các bon thấp (Tái cơ cấu xanh); và (3) chuyển đổi xanh chuỗi giá trị (Chuỗi giá trị xanh). Đổi mới xanh Chương trình Đổi mới xanh nhằm mục tiêu xanh hóa ngành công nghiệp thông qua việc áp dụng tích cực các công nghệ tiên tiến. Chương trình này đặt trọng tâm vào các ngành công nghiệp lớn của quốc gia đã có sẵn lợi thế cạnh tranh, nhưng cần phải nâng cao hiệu quả môi trường để theo kịp với các tiêu chuẩn thị trường thay đổi; những nỗ lực đó đã được dự kiến sẽ có hiệu ứng lan tỏa khắp các ngành công nghiệp khác. Các ngành công nghiệp lớn của Hàn Quốc bao gồm chín ngành, cụ thể là sắt thép, hóa dầu, dệt may, ô tô, đóng tàu, máy móc, bán dẫn, màn hình, và thiết bị điện gia dụng. a) Sắt và thép Ngành công nghiệp thép của Hàn Quốc trải qua nhiều khó khăn do sự sụt giảm nhu cầu thị trường và gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc, cùng với việc tăng cường các tiêu chuẩn quy định quốc tế liên quan đến năng lượng và môi trường. Đáp lại, ngành công nghiệp thép đặt ra tầm nhìn phải có tính cạnh tranh toàn cầu bằng cách tăng hiệu quả sử dụng năng lượng của mình để đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất. Cụ thể, ngành này đã tích cực áp dụng công nghệ để giảm tiêu thụ năng lượng và tái sử dụng nhiệt thải ra, cùng với việc phát triển các mặt hàng thép, có thể giúp cắt giảm sử dụng năng lượng (ví dụ, thép trọng lượng nhẹ dùng cho xe ô tô). b) Hoá chất và hoá dầu Ngành công nghiệp hóa dầu của Hàn Quốc đã cho thấy một sự tăng trưởng năng động, nhờ năng lực sản xuất đầy đủ được đảm bảo bởi sự đầu tư ổn định vào các cơ sở sản xuất và tiến bộ công nghệ liên tục. Tuy nhiên, ngành công nghiệp này đang bị căng thẳng giữa tình trạng thừa cung hàng hóa từ các nước đang phát triển và việc thực thi các quy định nghiêm ngặt về môi trường do các nước phát triển đề ra. Để khắc phục tình trạng này, khái niệm về tổ hợp công nghiệp (Tiếng Nga, Комбинат) đã được thông qua; tổ hợp công nghiệp nói đến khu công nghiệp lớn gồm các doanh nghiệp khác nhau nhưng liên quan đến nhau thông qua quy trình công nghệ hoặc hành chính để nâng cao năng suất của ngành công nghiệp sản xuất chế tạo. Các hoạt động có liên quan bao gồm tái chế các sản phẩm phụ công nghiệp, và tối ưu hóa sử dụng các nguồn lực và năng lượng (ví dụ, thay thế các nguyên liệu thô chi phí cao, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao). c) Ô tô Ngành công nghiệp ô tô của Hàn Quốc đã nổi bật trên thị trường toàn cầu, củng cố lợi thế cạnh tranh thông qua phát triển công nghệ liên tục. Tuy nhiên, thị trường ô tô toàn cầu đang có nhiều đối thủ hoạt động với công nghệ chủ chốt sản xuất các loại xe gây ô nhiễm thấp (xe xanh), và các nước theo sau như Trung Quốc và Ấn Độ đang nhanh chóng bắt kịp với các loại xe chi phí thấp. Như vậy, nỗ lực toàn ngành công nghiệp và sự hỗ trợ của chính phủ là cần thiết để có được công nghệ nguồn quan trọng sản xuất ô tô xanh, là công nghệ dẫn đầu trong thị trường xe ô tô thế hệ tiếp theo. Theo đó, chính phủ đã đặt ra tầm nhìn để trở thành một trong bốn quốc gia hàng đầu trong ngành công nghiệp ô tô, và lập ra một kế hoạch để: (1) phát triển và sản xuất khối lượng lớn các xe sử dụng năng lượng sạch (tức là xe xanh); (2) thúc đẩy sự phát triển các nhà cung cấp phụ tùng cho xe ô tô xanh; và (3) cung cấp các ưu đãi để khuyến khích việc phổ biến ô tô xanh cho thị trường trong nước. d) Đóng tàu Ngành công nghiệp đóng tàu của Hàn Quốc vẫn tiếp tục đứng đầu trên thị trường toàn cầu, nhưng hiện đang phải đối mặt với những thách thức mới như sụt giảm nhu cầu tàu biển mới do suy thoái kinh tế toàn cầu và sự nổi lên của các nước theo sau như Trung 249

259 Quốc đang tăng dần thị phần nhờ khả năng cạnh tranh với giá cả thấp. Hàn Quốc đã lên kế hoạch để vượt qua khủng hoảng này bằng cách phát triển và áp dụng công nghệ đóng tàu xanh. Các công nghệ liên quan bao gồm thiết kế thân tàu tiết kiệm nhiên liệu, hệ thống động cơ đẩy thân thiện với môi trường, và tối ưu hoá hệ thống điều khiển sử dụng giám sát và điều khiển từ xa. e) Máy móc thiết bị Cùng với công nghiệp sản xuất chế tạo, ngành công nghiệp máy móc thiết bị không tiêu thụ nhiều năng lượng. Tuy nhiên, các công cụ và thiết bị xây dựng mà ngành công nghiệp này sản xuất ra đang được sử dụng nhiều bởi các ngành công nghiệp theo định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc, và thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Ngành công nghiệp máy móc thiết bị phải đối mặt với rất nhiều các quy định về môi trường; các nước phát triển, với những lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đang dẫn dắt các cuộc đối thoại về quy định, và vì vậy, tiêu chuẩn môi trường cao đối với hàng hóa máy móc đang là một rào cản thương mại mới đối với các doanh nghiệp trong nước. Tầm nhìn của Chính phủ (tạm gọi là bước nhảy vọt cho ngành công nghiệp máy móc thiết bị với công nghệ xanh ), bao gồm các chiến lược sau: (1) đảm bảo công nghệ nguồn thân thiện với môi trường (ví dụ, động cơ diesel sạch); (2) tăng cường quản lý xanh và tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; và (3) tạo ra nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm xanh. f) Chất bán dẫn Hàn Quốc hiện là nhà sản xuất chất bán dẫn đứng thứ ba trên thế giới, tính đến năm 2013, ngành công nghiệp bán dẫn chiếm 2,2% GDP của cả nước và 10,2% tổng xuất khẩu. Trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, mục tiêu của đổi mới công nghệ đang chuyển từ nâng cao năng suất sang cắt giảm sử dụng năng lượng và thúc đẩy quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Điều này có nghĩa là việc đảm bảo công nghệ giảm khí nhà kính và các chất độc hạithải ra với số lượng lớn trong quá trình sản xuất chất bán dẫn, là rất quan trọng để duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Theo đó, để phù hợp với tầm nhìn trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai về bán dẫn trên thị trường toàn cầu vào năm 2020, Hàn Quốc đã xây dựng một chiến lược ứng phó tích cực với các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn và phát triển các chất bán dẫn tiêu thụ điện năng tối thiểu (ví dụ, các sản phẩm bán dẫn dành cho ô tô giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu). Ngoài ra, HQ còn tìm cách tăng cường sản xuất các pin năng lượng mặt trời để tận dụng hiệu quả các thiết bị sản xuất chất bán dẫn hiện có và phát triển công nghệ chất bán dẫn quang (LED). g) Màn hình hiển thị Thông qua sự đầu tư táo bạo và sự hỗ trợ của chính phủ, ngành công nghiệp màn hình hiển thị của Hàn Quốc đã vọt Hàn Quốc hiện là nhà sản xuất chất bán dẫn đứng thứ ba trên thế giới, tính đến năm 2013, ngành công nghiệp bán dẫn chiếm 2,2% GDP của cả nước và 10,2% tổng xuất khẩu. Trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu, mục tiêu của đổi mới công nghệ đang chuyển từ nâng cao năng suất sang cắt giảm sử dụng năng lượng và thúc đẩy quá trình sản xuất thân thiện với môi trường. Điều này có nghĩa là việc đảm bảo công nghệ giảm khí nhà kính và các chất độc hạithải ra với số lượng lớn trong quá trình sản xuất chất bán dẫn, là rất quan trọng để duy trì sự tăng trưởng của ngành công nghiệp. Theo đó, để phù hợp với tầm nhìn trở thành nhà sản xuất lớn thứ hai về bán dẫn trên thị trường toàn cầu vào năm 2020, Hàn Quốc đã xây dựng một chiến lược ứng phó tích cực với các quy định về môi trường nghiêm ngặt hơn và phát triển các chất bán dẫn tiêu thụ điện năng tối thiểu (ví dụ, các sản phẩm bán dẫn dành cho ô tô giúp giảm mức tiêu thụ nhiên liệu). Ngoài ra, HQ còn tìm cách tăng cường sản xuất các pin năng lượng mặt trời để tận dụng hiệu quả các thiết bị sản xuất chất bán dẫn hiện có và phát triển công nghệ chất bán dẫn quang (LED). h) Dệt may Ngành công nghiệp dệt may của Hàn Quốc sở hữu một công nghệ sản xuất phát triển đồng bộ và cơ sở sản xuất cân bằng từ khâu đầu đến khâu cuối, bao gồm sợi, vải, xử lý nhuộm màu, và quần áo. Ngành công nghiệp dệt may Hàn Quốc, đứng thứ tám trên toàn thế giới, chiếm 7,9% tổng số lao động trong lĩnh vực sản xuất chế tạo. Tương tự như các ngành công nghiệp khác, ngành dệt may nhập khẩu một phần ba số nguyên liệu thô từ nước ngoài, sản xuất thành phẩm, và xuất khẩu hai phần ba thành phẩm. Chính phủ đã đề ra kế hoạch tập trung vào xanh hóa quá trình sản xuất cũng như phát triển công nghệ sợi thân thiện với môi trường (ví dụ như sợi tái chế hoặc sợi không có nguồn góc dầu mỏ) và sợi siêu nhẹ (sử dụng trong ô tô hoặc máy bay). i) Thiết bị điện gia dụng 250

260 Ngành công nghiệp thiết bị điện gia dụng của Hàn Quốc đang dẫn đầu thị trường toàn cầu với công nghệ sản xuất hàng đầu và cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại nhất. Thách thức hiện nay là phải theo kịp với yêu cầu thắt chặt các quy định về điện năng tiêu thụ khi hoạt động và khi ở chế độ chờ, đồng thời khuyến khích mua các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, từ đó tạo ra nhu cầu không ngừng đổi mới công nghệ. Chính phủ đã hỗ trợ ngành công nghiệp thiết bị điện gia dụng để duy trì vị trí dẫn đầu trên thị trường toàn cầu bằng cách tích cực hỗ trợ phát triển công nghệ thông qua cải cách pháp lý và thể chế nhằm thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, nhà nước còn thúc đẩy thực hành quản lý thân thiện môi trường trong toàn ngành công nghiệp thiết bị điện gia dụng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh về môi trường của các doanh nghiệp và cung cấp cơ hội để tạo ra các hoạt động kinh doanh mới. Tái cơ cấu xanh Các ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ năng lượng chiếm phần lớn nền công nghiệp của Hàn Quốc, do đó đòi hỏi chi phí giảm phát thải các bon cao so với các nước đã phát triển. Hạn chế chủ yếu của Hàn Quốc là sự phụ thuộc nặng nề của nền kinh tế vào ngành sản xuất chế tạo để đẩy mạnh xuất khẩu. Những đổi mới thúc đẩy nền kinh tế Hàn Quốc chủ yếu tập trung vào ngành sản xuất chế tạo và giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ cũng bắt nguồn từ ngành sản xuất chế tạo. Với thực tế là cơ cấu công nghiệp của Hàn Quốc hướng quá nhiều đến sản xuất chế tạo nguyên liệu thô nhập khẩu và xuất khẩu hàng gia công, việc tái cấu trúc một cách cơ bản ngành công nghiệp là cần thiết để cắt giảm tiêu thụ năng lượng và phát thải khí các bon. Về vấn đề này, Kế hoạch Phát triển Công nghiệp Tăng trưởng Xanh theo hướng Kiến thức và Đổi mới (2009) nhấn mạnh tái cơ cấu xanh là mục tiêu thứ hai, đòi hỏi phải thúc đẩy các ngành công nghiệp dịch vụ mới với mức tiêu thụ tài nguyên trên mỗi đơn vị giá trị gia tăng thấp hơn, và những ngành công nghiệp dịch vụ tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi xanh của các ngành công nghiệp sản xuất (ví dụ, dịch vụ tư vấn sử dụng năng lượng và dịch vụ quản lý hóa chất). Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn năng lượng tăng trưởng mới được công bố vào tháng 1 năm 2009 thông qua các nỗ lực chung của tất cả các bộ ngành của chính phủ đã quy định cụ thể các kế hoạch tái cơ cấu xanh. Theo nguyên tắc lựa chọn và tập trung, chiến lược này đã xác định và tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp và kinh doanh mới có tầm quan trọng đối với quá trình tái cơ cấu xanh dựa trên ba yếu tố: (1) khả năng thị trường hoá; (2) Tác động lan tỏa; và (3) Sự liên quan đến tăng trưởng xanh. Danh sách ngắn các ngành công nghiệp và doanh nghiệp liên bộ đã được thiết lập thông qua sự tham vấn đầy đủ với khu vực tư nhân và các ủy ban công tác (ví dụ như: Tổ công tác Năng lượng Tăng trưởng mới thuộc Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Khoa học và Công nghệ Quốc gia). Như trình bày trong các bảng dưới đây, Hàn Quốc đã lựa chọn 17 ngành công nghiệp, được chia thành các ngành công nghiệp công nghệ xanh, công nghiệp hội tụ công nghệ cao, và công nghiệp dịch vụ giá trị cao. Các ngành công nghiệp công nghệ xanh có năng lực tốt giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và khủng hoảng năng lượng, do đó có thể làm nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Mặt khác, ngành công nghiệp hội tụ công nghệ cao lại bao quát những lĩnh vực mới, kết nối những ngành mà Hàn Quốc đã có thế mạnh về công nghệ với các thị trường lớn toàn cầu. Cuối cùng, các ngành dịch vụ có giá trị cao có tiềm năng để tạo ra việc làm mới và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Để hỗ trợ cho 17 ngành công nghiệp, chính phủ theo đuổi các biện pháp can thiệp từ phía cung sau đây: (1) tăng cường các quy định tạo thuận lợi cho đầu tư; (2) hỗ trợ tạo ra các thị trường mới để tăng nhu cầu của khu vực công; và (3) chuẩn hóa công nghệ và cung cấp các ưu đãi như các chương trình cấp giấy chứng nhận. Chẳng hạn như, việc mở rộng sản xuất xe xanh đã được ưu đãi giảm thuế (hệ thống giao thông xanh công nghệ cao), bắt buộc dùng đèn LED để chiếu sáng ở các cơ sở công cộng (công nghiệp LED), và sắp xếp chuẩn hóa công nghệ cho các thiết bị (sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo). Đồng thời, sự hỗ trợ ở phía cầu tập trung vào việc mở rộng đầu tư của chính phủ vào các hoạt động nghiên cứu phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp (ví dụ như thành lập các chương trình đào tạo chuyên ngành sau đại học và các chương trình đào tạo chuyên gia). Ngoài ra, Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn năng lượng tăng trưởng mới (2009) đã nhóm 17 ngành công nghiệp thành các nhóm ngắn hạn (3-5 năm), trung hạn (5-8 năm) và dài hạn (khoảng 10 năm), cung cấp chiến lược riêng biệt cho từng nhóm. 251

261 Bảng 5: Danh sách sáu ngành công nghiệp công nghệ xanh và các chiến lược chính Động cơ tăng trưởng mới (Đầu ra chính) 1. Năng lượng mới và tái tạo (hệ thống tạo pin năng lượng mặt trời màng mỏng, pin nhiên liệu) 2. Năng lượng giảm phát thải các bon (nhà máy điện hạt nhân thế hệ mới) 3. Xử lý nước cấp độ cao (nhà máy xử lý) Các chiến lược chính Phát triển công nghệ cho pin năng lượng mặt trời màng mỏng, năng lượng sinh học, năng lượng thuỷ triểu, pin nhiên liệu hydro thế hệ thứ hai Xúc tiến Tiêu chuẩn tỷ lệ năng lượng tái tạo (RPS) Phát triển các lò phản ứng áp suất cao (APR+) Phát triển quá trình sản xuất lõi cho việc thu thập và sử dụng CO 2 Phát triển công nghệ xử lý nước (khử mặn nước biển, hệ thống lọc màng) Các dự án về vận hành thống nhất dịch vụ cấp nước địa phương, mở rộng việc tái sử dụng nước thải đã qua xử lý Nhóm ngắn hạn / trung hạn / dài hạn trung hạn/ dài hạn trung hạn 4. Ứng dụng LED (đèn LED) 5. Hệ thống giao thông xanh (xe xanh, tàu thủy hàng đầu thế giới, thông minh, an toàn, thân thiện với môi trường) 6. Thành phố xanh công nghệ cao (Thành phố sinh thái) Phát triển công nghệ cốt lõi LED Dùng thử đèn LED để chiếu sáng trong các cơ sở công cộng (các tòa nhà công cộng, đường và công trình giao thông) Phát triển công nghệ cốt lõi xe hybrid Phát triển công nghệ cho các nhà máy ở nước ngoài, tàu cho vùng biển đóng băng và tàu giá trị gia tăng cao Giảm phí môi trường cho động cơ diesel sach, giảm thuế cho việc mở rộng sản xuất xe xanh Các dự án thử nghiệm U-Eco City Tạo ra Luật Thông tin không gian quốc gia Cải cách các quy định đối với hệ thống giao thông thông minh (ITS) Chuẩn bị các quy định về xây dựng các căn hộ năng lượng thấp, thân thiện với môi trường trung hạn ngắn hạn dài hạn Nguồn: Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn Năng lượng Tăng trưởng Mới, 2009 Bảng 6: Danh sách sáu ngành công nghiệp hội tụ công nghệ cao và các chiến lược chính Động cơ tăng trưởng mới (Đầu ra chính) 1. Ngành công nghiệp hội tụ phát thanh truyền hình (dịch vụ IPTV, truyền thông không dây thế hệ mới) 2. Hệ thống CNTT hội tụ (xe ô tô thông minh, Màn hình hiển thị linh hoạt) 3. Ứng dụng rô bốt (rô bốt phòng cháy chữa cháy) 4. Vật liệu mới: Nano hội tụ (vật liệu để giảm trọng lượng của xe hybrid) 5. Y sinh: các thiết bị y tế (y học tế bào gốc) 6. Ngành công nghiệp thực phẩm giá trị gia tăng cao (Phụ gia thực phẩm tự nhiên) Các chiến lược chính Tăng cường hệ thống quy định, ví dụ như cải cách các quy định phát thanh truyền hình. Xây dựng hạ tầng để thúc đẩy phát triển phát thanh truyền hình Phát triển công nghệ IPTV thế hệ mới và các mô hình tiêu chuẩn dịch vụ công IPTV Ứng dụng hội tụ CNTT và phát triển công nghệ nguồn trong sản xuất ô tô và đóng tàu Phát triển công nghệ cốt lõi RFID/USN Phát triển công nghệ cốt lõi cho rô bốt thông minh Hỗ trợ các cuộc thi rô bốt với các nước trên thế giới Tạo ra nhu cầu về rô bốt bằng cách tạo ra những không gian phù hợp với rô bốt Phát triển công nghệ cốt lõi trên các vật liệu nano hội tụ Thúc đẩy phát triển các dự án về công nghệ thông qua hợp tác quốc tế Phát triển y sinh học như ADN hoặc tế bào Phát triển hệ thống chẩn đoán sinh học và các thiết bị chẩn đoán hình ảnh/chẩn đoán sinh học Mở rộng các khoản phí bảo hiểm cho các thiết bị y tế mới phát triển và các đối tượng của bảo hiểm chăm sóc người già Toàn cầu hóa ẩm thực Hàn Quốc (mở rộng quan hệ công chúng và nghiên cứu và phát triển) Thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp thực phẩm lên men truyền thống (ví dụ, Phòng thí nghiệm nghiên cứu Kimchi) Nhóm ngắn hạn ngắn hạn dài hạn dài hạn dài hạn trung hạn Nguồn: Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn Năng lượng Tăng trưởng Mới,

262 Bảng 7: Danh sách năm ngành công nghiệp dịch vụ có giá trị cao và các chiến lược chính Động cơ tăng trưởng mới (Đầu ra chính) 1. Chăm sóc sức khoẻ toàn cầu (thu hút bệnh nhân nước ngoài) 2. Dịch vụ giáo dục toàn cầu (thu hút sinh viên nước ngoài) 3. Dịch vụ ngân hàng xanh (Sở giao dịch CER) 4. Nội dung: Phần mềm (nội dung game) 5. Du lịch MICE (Hội họp, Khuyến khích, Hội nghị, và Triển lãm) (Du lịch sinh thái) Các chiến lược chính Cải cách luật y tế (ví dụ, cho phép môi giới bệnh nhân nước ngoài) Áp dụng hệ thống cấp chứng nhận quốc gia cho các tổ chức y tế Bố trí hệ thống giải quyết tranh chấp cho bệnh nhân nước ngoài Mở rộng hỗ trợ của chính phủ để thúc đẩy các chương trình giáo dục của Hàn Quốc ở nước ngoài Cải thiện hệ thống và mở rộng hỗ trợ để thu hút sinh viên nước ngoài Hỗ trợ thành lập Sở Giao dịch CER Phát triển chỉ số giá chứng khoán xanh và niêm yết của các quỹ xanh Phát triển thị trường chứng khoán đối với cổ phiếu xanh (Liên hiệp doanh nghiệp xanh) Reform of regulations on the promotion of cultural industry Improvement of irrational practices in the software business (e.g., expanding the use of intellectual property rights) Thành lập cơ sở hạ tầng cho ngành công nghiệp MICE Thúc đẩy biểu diễn nghệ thuật lễ hội địa phương ra toàn cầu Mở rộng cơ sở hạ tầng du lịch trong nước như các trung tâm thông tin hoặc nhân sự có liên quan Nhóm ngắn hạn ngắn hạn dài hạn dài hạn dài hạn Nguồn: Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn Năng lượng Tăng trưởng Mới, 2009 Chuỗi giá trị xanh Khu vực bán lẻ, sân chơi trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, là khu vực phi công nghiệp chủ yếu có tiềm năng lớn về giảm khí nhà kính. Vì ngành này có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xanh, ngành này có thể giúp theo đuổi tăng trưởng xanh theo nhiều cách. Sự ảnh hưởng của bán lẻ lên sản xuất đang tăng lên, một ví dụ điển hình là các cửa hàng SSM (Siêu siêu thị) đang thiết lập thương hiệu riêng và chi phối quá trình quy hoạch và phát triển sản phẩm. Trong trường hợp này, chính phủ đưa việc xanh hóa chuỗi giá trị là nhiệm vụ thứ ba trong Kế hoạch Phát triển công nghiệp tăng trưởng xanh theo định hướng kiến thức và đổi mới, với mục tiêu xanh hóa toàn bộ quá trình của chuỗi giá trị từ sản xuất, phân phối, tiếp thị đến Bảng 8: Các chiến lược xúc tiến và thực hiện Chuỗi giá trị xanh Chiến lược xúc tiến Các biện pháp thực hiện chính Xanh hóa lĩnh vực bán lẻ Tiến hành khảo sát hiện trạng về phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực bán lẻ để lập số liệu thống kê khí nhà kính Các dự án thử nghiệm về cắt giảm khí nhà kính cho các cửa hàng SSM Trợ cấp cho các dự án trong đó các doanh nghiệp bán lẻ hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất hoặc phân phối để giảm khí nhà kính. Phân phối hiệu quả Dịch vụ thu hồi tái chế hiệu quả Chính phủ hỗ trợ thành lập một trung tâm hợp tác phân phối cho các nhà bán lẻ vừa và nhỏ Tiêu chuẩn hoá và cải thiện hiệu quả đóng gói, vận chuyển, lưu trữ, và xếp dỡ thông qua quy định của Hệ thống Quản lý hậu cần Thiết lập hệ thống dịch vụ dữ liệu các điểm bán hàng (POS), cho phép các nhà bán lẻ và nhà sản xuất có được thông tin chính xác về doanh số bán hàng và xu hướng tiêu dùng, từ đó tiết kiệm chi phí cho tiếp thị và cải thiện doanh số bán hàng Tận dụng các điểm bán lẻ làm trung tâm dịch vụ thu hồi và tái chế (ví dụ, lắp đặt hộp thu gom tái chế trong bãi đỗ xe của các cửa hàng SSM) Chính phủ hỗ trợ sử dụng hệ thống gắn thẻ nhận dạng tần số vô tuyến (RFID) để nâng cao hiệu quả xử lý hàng bán lẻ trả lại Thiết lập một kênh trực tuyến cho các sản phẩm hoàn trả 253

263 dịch vụ bán lẻ. 2.2 Sự phát triển xanh của các doanh nghiệp xanh nhỏ và vừa (DNNVV) 2 Khi xúc tiến các ngành công nghiệp xanh như một động lực tăng trưởng của quốc gia, vai trò của các DNNVV là rất quan trọng vì các ngành công nghiệp lớn của quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào các DNNVV sản xuất linh kiện và phụ tùng trong chuỗi cung ứng. Nếu không có các DNNVV có tính cạnh tranh, các công ty sản xuất lớn của quốc gia có khả năng trở thành những công ty chỉ đơn thuần là lắp ráp các linh kiện nhập khẩu. Vì vậy chính phủ cần tăng cường đầu tư để thúc đẩy các DNNVV xanh phát triển, 3 giúp tạo ra việc làm xanh và thương mại hóa công nghệ tiên tiến. Cần lưu ý rằng các DNNVV xanh của Hàn Quốc đã quan tâm nhiều hơn đến các hoạt động nghiên cứu và phát triển so với các DNNVV nói chung; trong giai đoạn , 22,0% các DNNVV xanh đã chi tiêu cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong khi tỉ lệ này ở các DNNVV nói chung chỉ là 9,4%. Hơn nữa, số lượng việc làm tạo ra cho mỗi đơn vị sản xuất (một tỷ KRW) là 9,2 đối với các DNNVV nói chung và 12,9-13,3 đối với các DNNVV xanh, theo Cục Quản lý doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMBA, 2010). Các DNNVV xanh ở Hàn Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức. Thứ nhất, các doanh nghiệp này chủ yếu trong ngành lắp đặt thiết bị, với giá trị gia tăng thấp trong khi có rất ít những DNNVV sản xuất vật liệu và cấu kiện cốt lõi. Vì họ bị tụt hậu về công nghệ so với các nước phát triển và khả năng cạnh tranh thấp về giá so với Trung Quốc, các doanh nghiệp này khó thâm nhập vào thị trường sản xuất chế tạo. Thứ hai, các DNNVV xanh gặp khó khăn trong việc tìm vốn cho các hoạt động của họ, do khó tiếp cận được các khoản vay từ ngân hàng. Các tổ chức ngân hàng thiếu tiêu chuẩn và khả năng chọn lọc đối với doanh nghiệp xanh và các công cụ tài chính riêng biệt chưa được phát triển đầy đủ. Thứ ba, các DNNVV xanh gặp khó khăn trong việc thoả mãn nhu cầu về nhân lực trong việc mở rộng thị trường do thiếu đào tạo nguồn nhân lực và dòng chảy nhân lực mạnh vào các doanh nghiệp lớn. Cuối cùng, thị trường trong nước hạn chế và thiếu quản lý thông tin bền vững hay thiếu năng lực tiếp thị mở rộng thị trường ở nước ngoài cũng làm cản trở sự tăng trưởng của các doanh nghiệp này. Bảng 9: Đặc điểm vận hành của xe buýt công cộng ở Seoul Động cơ tăng trưởng mới (Đầu ra chính) 1. Thúc đẩy các doanh nghiệp xanh Các chiến lược chính Tận dụng các phòng nghiên cứu của trường đại học và chính phủ làm cơ sở cho các doanh nghiệp xanh Mở rộng đầu tư vào doanh nghiệp xanh (ví dụ, các quỹ doanh nghiệp, trình diễn sản phẩm kêu gọi đầu tư) và phổ biến những ví dụ thành công Nhóm ngắn hạn 2. ngân hàng xanh và tăng cường nguồn nhân lực Mở rộng hỗ trợ của chính phủ cho việc đẩy mạnh các chương trình giáo dục Hàn Quốc ở nước ngoài Cải thiện hệ thống và mở rộng hỗ trợ để thu hút sinh viên nước ngoài ngắn hạn 3. Tăng cường công nghệ xanh Lựa chọn các lĩnh vực công nghệ xanh nhiều tiềm năng cho các DNNVV, và tập trung nghiên cứu và phát triển những linh vực này Nghiên cứu & phát triển và thương mại hóa các công nghệ xanh dài hạn 4. Mở rộng ra thị trường xanh nước ngoài Chia sẻ thông tin về thị trường nước ngoài và thành lập các trung tâm hỗ trợ cho các DNNVV xanh Vận hành các chương trình hỗ trợ cho các đơn đặt hàng dự án ở nước ngoài của DNNVV xanh (ví dụ, tài trợ cho các nghiên cứu tiền khả thi) dài hạn 5. Mở rộng các hoạt động quản lý xanh trong các DNNVV Lựa chọn các doanh nghiệp xanh và cung cấp các ưu đãi khác nhau (ví dụ, hỗ trợ thuế ưu tiên thẩm định trong trường hợp xin cấp bằng sáng chế) Thành lập Hệ thống Tư vấn và Quản lý Chuỗi cung ứng xanh phục vụ công tác quản lý xanh Hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu & phát triển và trang thiết bị cho việc mở rộng Nhà máy xanh với quy trình sản xuất được nâng cao, có tính đến tình trạng ô nhiễm môi trường và tiêu thụ năng lượng dài hạn 2 Các DNNVV chiếm 99% các doanh nghiệp và chiếm hơn 85% tổng số việc làm ở Hàn Quốc. Các tiêu chí để xác định DNNVV ở Hàn Quốc thay đổi tùy theo lĩnh vực; đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, những doanh nghiệp có số lượng lao động ít hơn 300 và có vốn trị giá 8 tỷ won (khoảng 7 triệu $ US) hoặc ít hơn được coi là DNNVV. 3 DNNVV xanh là những doanh nghiệp liên tục phấn đấu để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, và giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và/hoặc thực hành quản lý xanh. 254

264 Để khắc phục những khó khăn này và gia tăng sự đóng góp của các DNNVV xanh vào tăng trưởng xanh, SBMA đã xây dựng Kế hoạch Hỗ trợ Thành lập và Phát triển các DNNVV xanh trong năm Kế hoạch này đặt ra một mục tiêu hỗ trợ DNNVV xanh sử dụng công nghệ xanh cốt lõi, và doanh nghiệp xanh thực hành quản lý xanh. Đối với nhiệm vụ này, 5 chiến lược được nêu trong Bảng 9 đã được lập ra cùng với nhiều kế hoạch khác nhau để thực hiện các mục tiêu này. 2.3 Xây dựng một cơ cấu công nghiệp dựa trên quay vòng tài nguyên Khi các vấn đề năng lượng và sử dụng tài nguyên vẫn còn rất quan trọng trong việc quyết định tương lai của nền kinh tế, các nước phát triển đang tích cực thúc đẩy các chính sách quay vòng tài nguyên như một nội dung của chiến lược kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu. Sự trỗi dậy của ngành công nghiệp quay vòng tài nguyên - đặc trưng bởi việc thu thập, tái chế và xử lý vật liệu thải - là một xu hướng đang nổi lên nhanh chóng, với mục đích ngăn chặn sự suy kiệt của vật liệu thô và giảm quá tải môi trường từ chất thải bằng cách giảm thiểu lãng phí tài nguyên. Để đáp ứng mục tiêu này, Hàn Quốc đã chuẩn bị các chiến lược và các biện pháp để thúc đẩy quay vòng tài nguyên bền vững. Chính sách quản lý chất thải của Hàn Quốc đã phát triển qua nhiều thập kỷ để đáp ứng các nhu cầu theo thời gian - từ chế biến an toàn trong những năm 1980, mở rộng ra tái chế trong những năm 1990 và đầu những năm 2000, và quay vòng tài nguyên từ giữa những năm Họ đã đạt được những thành công đáng kể trong việc làm chậm quá trình sản sinh chất thải và tăng tỷ lệ tái chế nhờ liên tục xúc tiến chính sách 4R: Giảm thiểu, Tái sử dụng, Tái chế, và Thu hồi và mở rộng cơ sở hạ tầng quản lý chất thải (xem chương 5 để biết thêm thông tin về hoạt động quản lý chất thải của Hàn Quốc). Tuy nhiên, tiến bộ về chất trong việc tối đa hóa giá trị gia tăng của các loại chất thải thông qua quay vòng tài nguyên vẫn chưa đủ, và do đó vẫn cần phải cải thiện. Nói cách khác, chính phủ cần tiếp tục tăng giá trị tái chế bằng cách nâng cao chất lượng và tăng giá trị gia tăng của vật liệu và sản phẩm được tái chế và thu hồi, hoặc thu thập và tái chế các kim loại hiếm từ thiết bị điện gia dụng. như Kế hoạch Cơ bản lần thứ nhất về Vật liệu tái chế ( ). Kế hoạch này - được hoạch định dưới sự hợp tác của Bộ Môi trường, Bộ Hành chính công và An ninh, Bộ Thực phẩm, Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản, Bộ Kinh tế Tri thức, và Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải - đã kết hợp lại các kế hoạch quay vòng tài nguyên riêng rẽ của từng bộ, để tạo ra một hướng dẫn quay vòng tài nguyên của chính phủ. Kế hoạch cơ bản này đã trở thành một kế hoạch chính thức khi điều khoản về việc sửa đổi kế hoạch 5 năm một lần đã được đưa vào trong quy định hiện hành (Nghị định thi hành Luật về thúc đẩy Tiết kiệm và Tái chế Tài nguyên). Kế hoạch cơ bản này đã đặt ra tầm nhìn về Xã hội không chất thải, Các-bon thấp, với mục tiêu tỷ lệ quay vòng tài nguyên là 20,3%, và giảm tỉ lệ chôn lấp 26% vào năm 2015, so với năm Để thực hiện được những mục tiêu này, nhiều biện pháp thực hiện khác nhau đã được đề xuất trong 5 chiến lược, được nêu trong Bảng 10. Chính phủ hy vọng rằng nếu kế hoạch cơ bản được hoàn thành, khoảng 5,3 triệu tấn CO 2 sẽ được giảm bằng cách sử dụng khí từ bãi rác chôn lấp, và sẽ tránh được khoảng 37,7 triệu tấn CO 2 thông qua sản xuất năng lượng mới và tái tạo (tạo ra năng lượng từ nguồn chất thải). Hơn nữa, giá trị kinh tế từ việc giảm các vật liệu phế thải, gia tăng hàng hoá tái chế, và sản xuất năng lượng mới và tái tạo sẽ đạt khoảng 9,4 nghìn tỷ won, với tác động tạo ra việc làm liên quan đến tái chế chất thải. Kế hoạch thực hiện cho nền tảng của kinh tế/hệ thống công nghiệp quay vòng tài nguyên, một nhiệm vụ được đặt ra trong chương trình nghị sự công nghiệp xanh của Kế hoạch 5 năm, được trình bày 255

265 Bảng 10: Chiến lược, nhiệm vụ và kế hoạch hành động để hiện thực hoá một xã hội không chất thải Chiến lược Nhiệm vụ Kế hoạch hành động đại diện Thiết lập nền tảng cho quay vòng tài nguyên Xây dựng một bộ chỉ tiêu quốc gia cho việc thiết lập các mục tiêu và theo dõi hiệu quả hoạt động của chu trình vật liệu Cải thiện các quy định đối với việc thúc đẩy quay vòng tài nguyên 1. Chuyển sang cơ cấu xã hội tái chế vật liệu Tăng cường hiệu quả chu trình vật liệu của các dự án phát triển Mở rộng quay vòng tài nguyên cho tất cả các quá trình của sản phẩm Xây dựng hướng dẫn chu trình vật liệu được sử dụng trong suốt chu trình của dự án phát triển (như: chuẩn bị dự án, thiết kế, xây dựng, vận hành) Tăng cường các quy định về vật liệu và phương pháp đóng gói Bố trí các phương pháp và tiêu chuẩn cụ thể để tái chế các sản phẩm bị bỏ đi; phạt nặng hơn khi không thực hiện Tạo điều kiện cho xu hướng sản xuất và tiêu dùng xanh Chuẩn bị chương trình có sự tham gia của các bên liên quan để giảm vật liệu phế thải và tạo điều kiện chia sẻ các sản phẩm đã qua sử dụng Thành lập các làng xanh các-bon thấp, tự cung năng lượng Hạn chế tối đa việc vứt bỏ các nguồn tài nguyên hữu ích Giảm chôn lấp trực tiếp rác thải sinh hoạt xuống con số không vào năm 2020 Tăng cường các yêu cầu pháp lý về chôn lấp chất thải công nghiệp để tăng chu trình vật liệu Thành lập một mạng lưới chu trình chất thải quốc gia Thành lập mạng lưới thông tin quay vòng tài nguyên quốc gia để kiểm soát chu kì chất thải Tạo mạng lưới hợp tác quay vòng tài nguyên trong khu vực để hỗ trợ quay vòng tài nguyên công nghiệp (như chia sẻ thông tin, tư vấn) 2. Hiện thực hoá nâng cao giá trị tái sử dụng phê thải Khuyến khích tái sử dụng các nguồn tài nguyên Cung cấp các đồ nội thất và đồ gia dụng đã qua sử dụng cho các gia đình có thu nhập thấp. Tăng cường Trách nhiệm Mở rộng của Nhà xản suất (EPR) Phát triển những sản phẩm mà các doanh nghiệp phải thu thập các sản phẩm bỏ đi để tái chế. Tăng cường các quy định về việc sử dụng cốt liệu tái chế trong hoạt động xây dựng. Củng cố các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm tái chế. Tăng cường sử dụng các nguồn phế thải làm nguồn năng lượng Mở rộng các cơ sở sản xuất nhiên liệu có nguồn gốc từ rác (RDF), cơ sở năng lượng từ phế thải chăn nuôi và các cơ sở khí sinh học. 3. Tạo cơ sở hạ tầng xử lý chất thải thống nhất 4. Xúc tiến các ngành công nghiệp quay vòng tài nguyên và phát triển công nghệ Tối ưu hóa xử lý chất thải Tăng cường quản lý chất độc hại Phát triển công nghệ quay vòng tài nguyên có giá trị gia tăng cao Xúc tiến có tính chiến lược ngành công nghiệp quay vòng tài nghuyên và nền tảng để mở rộng ở nước ngoài Kế hoạch tối ưu để vận chuyển thu gom, và xử lý chất thải (ví dụ, cho phép xử lý chất thải xuyên biên giới hành chính để nâng cao hiệu quả) Xúc tiến đầu tư công-tư và hoạt động của các cơ sở xử lý chất thải Tăng cường quản lý chất thải độc hại từ cuộc sống hàng ngày (ví dụ, thuốc bỏ đi và bóng đèn huỳnh quang) và chất thải nông nghiệp (ví dụ, vinyl và thùng chứa hóa chất nông nghiệp bỏ đi) Tăng cường quản lý các chất độc hại được nhập khẩu và xuất khẩu Mở rộng nghiên cứu và đầu tư vào các công nghệ tái chế có giá trị gia tăng cao như thu thập các kim loại hiếm Mở các diễn đàn kỹ thuật định kỳ về thu hồi năng lượng bị bỏ phí để giúp phổ biến kiến thức và xúc tiến đầu tư liên quan Chính phủ hỗ trợ nâng cao vị thế của ngành công nghiệp tái chế Chính phủ tài trợ cho các công ty tư nhân để tiến hành nghiên cứu khả thi cho các dự án ở nước ngoài về tái sử dụng và thu hồi năng lượng từ chất thải 256

266 2.4 Thành lập tổ hợp và cụm công nghiệp xanh Tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc đã từng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế của quốc gia. Theo Tổng công ty Tổ hợp Công nghiệp (KICOX), trong suốt lịch sử 50 năm của tổ hợp công nghiệp của quốc gia, mỗi giai đoạn lại cho thấy những kết quả khác nhau, do sự thay đổi chính sách của chính phủ phù hợp với cơ cấu công nghiệp quốc gia (Park, 2014a). Sự thay đổi trong mô hình chính sách có thể được tóm tắt như sau: Năm 1960: Thành lập tổ hợp công nghiệp ngành công nghiệp nhẹ xuất khẩu ở những khu vực có nhiều nhân công giá rẻ Năm 1970: Xây dựng tổ hợp công nghiệp quy mô lớn ven biển để hỗ trợ chính sách của chính phủ về việc chuyển đổi từ công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động sang công nghiệp nặng hóa chất Năm 1980: Tạo ra tổ hợp công nghiệp và công nông nghiệp địa phương phù hợp với các chính sách của chính phủ về phát triển cân bằng trong khu vực Năm 1990: Theo đuổi nhiều tổ hợp công nghiệp với các dịch vụ khác nhau như nghiên cứu và phát triển, phân phối, và phúc lợi xã hội, trong bối cảnh tầm quan trọng ngày càng tăng của đổi mới công nghệ trong tăng trưởng công nghiệp Năm 2000: Thiết lập tổ hợp doanh nghiệp, tổ hợp công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin, tổ hợp nghiên cứu khoa học, và tổ hợp y tế công nghệ cao để thực hiện các chính sách công nghiệp về thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao và thành lập các cụm công nghiệp đổi mới (Porter, 1998) Với việc thực hiện thành công các chính sách của chính phủ, tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc đã cung cấp nền tảng vật chất mạnh mẽ cho sự phát triển của ngành công nghiệp sản xuất chế tạo và nền kinh tế nói chung. Điều đáng chú ý là chi phí thành lập các tổ hợp công nghiệp chủ yếu là từ chính phủ, do đó giảm được gánh nặng đầu tư lớn cho các doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình là Tổ hợp công nghiệp Guro khu vực công nghiệp xuất khẩu đầu tiên của quốc gia đã làm dấy lên làn sóng công nghiệp hóa của quốc gia vào cuối năm Chính phủ đã bố trí cơ sở hạ tầng tổ hợp công nghiệp như: hệ thống cấp nước công nghiệp và giao thông trong Guro ở Seoul, trong đó sử dụng nhiều diện tích đất của nhà nước, thuận lợi trong việc vận chuyển vật liệu thô và hàng hoá xuất khẩu. Kết quả là, Tổ hợp Công nghiệp Guro gánh vác khoảng 10% tổng xuất khẩu của quốc gia trong thời gian từ cuối những năm 1960 đến năm Nên lưu ý rằng tỉ trọng của tổ hợp công nghiệp trong toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất của Hàn Quốc vẫn còn khá cao. Tính đến năm 2012, nó chiếm 69% sản lượng của ngành sản xuất, 81% xuất khẩu và 47% việc làm, và các chỉ số này đã tiếp tục gia tăng ổn định kể từ năm Việc thành lập các tổ hợp công nghiệp đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và sự hội tụ tại Hàn Quốc. Các thành phố vừa và nhỏ đã phát triển xung quanh các khu vực có tổ hợp công nghiệp, với mức GRDP trên đầu người cao (Park, 2014a). Không thể bỏ qua các vấn đề về kinh tế và môi trường đối với tổ hợp công nghiệp của Hàn Quốc. Tuy tổ hợp công nghiệp thực sự có đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế quốc gia, nhưng nó cũng là nguồn tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch chính. Kế hoạch 5 năm đã coi việc xanh hóa tổ hợp công nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng. Chính phủ đã có kế hoạch vượt ra ngoài khái niệm về tổ hợp công nghiệp thân thiện với môi trường làm giảm tiêu thụ năng lượng và thúc đẩy quay vòng tài nguyên, kế hoạch này hướng tới mục tiêu tạo ra các tổ hợp công nghiệp thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp liên quan, tập trung vào công nghệ xanh. Trong khi giảm thiểu các vấn đề môi trường, mục tiêu này phù hợp với tầm nhìn tăng trưởng xanh các-bon thấp bằng việc nuôi dưỡng ngành công nghiệp mới cho kế hoạch phát triển tổ hợp công nghiệp để đạt được tăng trưởng kinh tế. Điều này được mô hình hóa theo kinh nghiệm từ các tổ hợp công nghiệp mạnh của Tây Ban Nha trong lĩnh vực điện gió ở vùng Basque, là mô hình đã giúp vượt qua được những thách thức trong các ngành công nghiệp thép và đóng tàu, và từ kinh nghiệm của Thung lũng Mặt trời Pháp, là một nỗ lực để vực dậy nền kinh tế địa phương của vùng Rhône-Alpes sau sự rút lui của căn cứ không quân. Liên quan đến việc này, chính phủ đã đề xuất một kế hoạch hỗ trợ việc tạo ra các tổ hợp công nghiệp sau đây: Tổ hợp công nghiệp xanh khu vực: Tổ hợp công nghiệp là một mạng lưới các doanh nghiệp, các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu trong cùng khu vực, thúc đẩy sự đổi mới thông qua sự tương tác và trao đổi thông tin thường xuyên. 257

267 Mô hình cụm công nghiệp xanh của Hàn Quốc nhấn mạnh việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh. Phát triển xung quanh các nền tảng sản xuất hàng hoá xanh, các tổ hợp công nghiệp xanh có sự tham gia của các thành phần đổi mới (trung tâm nghiên cứu, các trường đại học), các nhà trung gian về công nghệ (các trung tâm hỗ trợ và thương mại hóa công nghệ), và các nhà cung cấp hỗ trợ doanh nghiệp (các tổ chức tài chính và tư vấn chiến lược). Công viên công nghiệp sinh thái (EIP): Hàn Quốc đã xúc tiến thành lập EIP từ giữa những năm EIP là một tổ hợp công nghiệp quay vòng tài nguyên, trong đó những phụ phẩm, nước thải và bùn thải từ quá trình sản xuất được sử dụng làm nguồn tài nguyên hoặc nguồn năng lượng cho các hoạt động khác thông qua một mạng lưới các doanh nghiệp. Chính phủ có kế hoạch tăng số lượng EIP từ năm khu năm 2009 lên bảy khu năm 2010, và tiếp tục mở rộng hàng năm. Để tối đa hóa hiệu quả của EIP, các quy định về tái chế chất thải đã được tăng cường, và nhiệt dư từ EIP được cung cấp cho các khu vực lân cận để sưởi ấm cho sinh hoạt. Tổ hợp công nghiệp các-bon thấp: Chính phủ đã nhận thấy rằng các tổ hợp công nghiệp, nơi tập trung các doanh nghiệp vừa và nhỏ, là nguồn phát thải khí các-bon chính. Vì vậy, chính phủ đã có kế hoạch thành lập Khu công nghiệp Các-bon thấp nhằm tích cực thúc đẩy các chương trình giảm khí nhà kính (tức là các dự án CDP) cho các DNNVV. Các biện pháp thực hiện bao gồm lắp đặt các cơ sở năng lượng tái tạo ở các khu vực nhàn rỗi bên trong khu tổ hợp công nghiệp, thực hiện các hoạt động tiết kiệm năng lượng, lắp đặt các cơ sở sản xuất năng lượng nhiên liệu có nguồn gốc từ phế thải, và chuyển sang sử dụng đèn LED cho đèn đường trong các tổ hợp công nghiệp. Tổ hợp công nghiệp phủ rộng: Chính phủ đã có kế hoạch tạo ra các Khu công nghiệp phủ rộng giúp tăng năng suất và chất lượng môi trường của ngành công nghiệp thông qua cơ sở hạ tầng CNTT. Để thúc đẩy tái chế chất thải, các phương pháp đa dạng đã được sử dụng, chẳng hạn như theo dõi nước thải của các khối nhà trong tổ hợp công nghiệp thông qua các cảm biến chất lượng nước, và vận hành một hệ thống chia sẻ thông tin thời gian thực về việc xả thải của từng công ty thông qua GPS. 2.5 Thiết lập mục tiêu Như đã mô tả trong phần này, các chiến lược và kế hoạch của chính phủ trong chương trình nghị sự công nghiệp xanh thuộc Kế hoạch 5 năm được thiết lập xung quanh hai mục tiêu quan trọng là xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có và thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh mới để làm động lực tăng trưởng mới cho đất nước. Giữa những thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu và suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước, sự chuyển đổi công nghiệp xanh được coi như một giải pháp để tăng số lượng việc làm và cải thiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ngoài việc khắc phục những rủi ro của biến đổi khí hậu, khan hiếm tài nguyên toàn cầu và suy thoái môi trường. Sự chuyển hướng của phát triển công nghiệp vốn trước đây đã được xây dựng theo mô hình sử dụng nhiều tài nguyên là đưa vào những chuẩn mực mới trong các quy trình công nghiệp nhằm khai thác các cơ hội để Bảng 11: Những mục tiêu chính đặt ra trong chương trình nghị sự Công nghiệp Xanh Các chỉ số mục tiêu Tỷ lệ quay vòng vật liệu 15.0% 17.0% 17.6% Thị phần các sản phẩm xanh trong xuất khẩu từ các ngành công nghiệp chủ chốt 10% 15% 22% Số lượng doanh nghiệp lớn và DNNVV tham gia vào hợp tác xanh 685 1,500 2,900 Số lượng tổ hợp công nghiệp xanh Nguồn: PCGG, 2009b 258

268 tăng trưởng bền vững và tái tạo. 3. Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Chứng chỉ xanh và công cụ tài chính Kích thích đầu tư công tư trong lĩnh vực tăng trưởng xanh - bao gồm xanh hoá công nghệ, công nghiệp, và quản lý doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chuyển đổi sang một cơ cấu kinh tế các-bon thấp. Theo nguyên tắc thị trường tự do là cách hiệu quả nhất để phân bổ kinh phí, và các lĩnh vực liên quan đến tăng trưởng xanh cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, thách thức cơ bản của việc xanh hóa ngành công nghiệp là ở chỗ các khoản đầu tư có liên quan phải chịu rủi ro bất ổn cao và thời gian thu hồi vốn dài, ngoài việc lợi nhuận của khu vực tư nhân lợi ich xã hội cũng thấp. Do sự thiếu niềm tin của các nhà tài chính vào đầu tư xanh - một lĩnh vực vẫn còn tương đối mới và có ít sự lựa chọn nên đương nhiên là các khoản đầu tư tiếp tục ưu tiên vào các hình thức đầu tư truyền thống như sản xuất và xây dựng đơn giản, phù hợp với nhu cầu và khả năng chịu rủi ro của họ. Chính phủ Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các cơ chế tài chính hiện có dựa trên động lực thị trường ở Hàn Quốc là chưa đủ để hướng các khoản đầu tư vào lĩnh vực xanh vì những lý do sau (Công tình nghiên cứu phối hợp của các bộ ngành liên quan, 2009): Số lượng các dự án xanh đáp ứng được các yêu cầu thị trường hiện tại là có hạn, trong khi định nghĩa về dự án xanh và doanh nghiệp xanh trong thị trường tài chính lại không rõ ràng, gây khó khăn cho các nhà đầu tư để triển khai vốn vào các dự án nhằm tối đa hóa những lợi ích tích cực về môi trường và/ hoặc khí hậu. Thị trường tài chính nội địa chưa đủ trưởng thành, thiếu các công cụ tài chính đa dạng và ít các nhà đầu tư sẵn sàng triển khai vốn vào các dự án dài hạn, và chuyên môn cần thiết để đánh giá khả năng lợi nhuận của các công nghệ xanh. Những bất ổn trong chính sách của nhà nước (như sự cam kết, sự ổn định) về tăng trưởng xanh và biến đổi khí hâu quá cao theo đánh gia của khu vực tư nhân, không khuyến khích các nhà đầu tư không muốn chịu rủi ro. Trong bối cảnh đó, chính phủ Hàn Quốc đã có kế hoạch đóng vai trò xúc tác để lấp những khoảng trống trong đầu tư mà chức năng thị trường hiện có không làm nổi, và cố gắng xây dựng một loạt các công cụ tài chính có thể phân hoá các rủi ro liên quan đến các dự án xanh. Ví dụ điển hình của những nỗ lực đó là chương trình chứng nhận xanh và các khoản vay lãi suất thấp của chính phủ cho các dự án xanh ; các chương trình này đóng vai trò quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn đầu tư của các quỹ công và tư vào thúc đẩy ngành công nghiệp xanh của quốc gia theo các nguyên tắc lựa chọn và tập trung Chương trình chứng nhận xanh Khái niệm xanh thường được miêu tả một cách khá rộng, bao gồm nhiều lợi ích (dưới hình thức tiết kiệm năng lượng hoặc chất lượng môi trường) với những quy mô tác động khác nhau. Docó nhiều hình thức xanh hóa khác nhau và các mức độ xanh tương đối các nhà đầu tư thường cảm thấy bối rối trong việc phân biệt đầu tư xanh với những đầu tư truyền thống khác, và trong việc hiểu lý do vì sao nó lại là một sự đầu tư tốt. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra Chương trình chứng nhận xanh trong năm 2010 để có hướng dẫn rõ ràng về những gì là xanh và những gì không phải cho công nghệ xanh, sản phẩm xanh, dự án xanh, và doanh nghiệp xanh. Chương trình này không chỉ nhằm mục đích giảm bớt sự thiếu chắc chắn trong đầu tư xanh bằng cách cung cấp sự đảm bảo của chính phủ thông qua việc cấp các chứng nhận, mà nó còn làm sáng tỏ nhiều các cơ hội đầu tư xanh và danh mục lựa chọn đầu tư hiện hành. Chương trình này dựa vào Luật khung về tăng trưởng xanh Các-bon thấp, trong đó quy định cơ quan chính phủ nào sẽ cấp chứng nhận các công nghệ và công nghiệp xanh tương ứng. Thực hiện Các chứng chỉ xanh được phát hành trong bốn lĩnh vực, dựa trên điểm số từ các bộ chỉ tiêu đánh giá khác nhau; những hạng mục có điểm số từ 70 trở lên (trong thang điểm 100) sẽ được cấp chứng chỉ xanh. Công nghệ xanh là những công nghệ giúp cắt giảm khí thải nhà kính và ô nhiễm thông qua tiêu thụ năng lượng và tài nguyên hiệu quả, và có cải thiện chu kỳ vật liệu trong tất cả các hoạt động kinh tế và xã hội của toàn xã hội. Cụ thể, nó nhấn mạnh vào công nghệ được phân thành 10 lĩnh vực như sau: (1) Năng lượng mới và năng lượng tái tạo, (2) Giảm khí CO 2 ; (3) Chất lượng nước và tiêu thụ nước; (4) Các hệ thống CNTT xanh; 259

269 (5) Tàu thủy và xe hơi xanh; (6) Các công trình xây dựng và thành phố xanh; (7) Vật liệu mới; (8) Sản xuất xanh; (9) Sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường; và (10) Bảo vệ và bảo tồn môi trường. Việc cấp chứng nhận các công nghệ dựa trên những đánh giá về tính ưu việt (60 điểm) và mức độ xanh của công nghệ. Lưu ý rằng tính ưu việt của công nghệ là tiềm năng thương mại hóa và quy mô tác động dự kiến của công nghệ. Các sản phẩm xanh là hàng hóa bán trên thị trường được hưởng lợi (ví dụ, trong quá trình sản xuất) hoặc trực tiếp xuất phát từ quá trình thương mại hóa các công nghệ xanh được mô tả ở trên. Các tiêu chí cấp chứng nhận bao gồm trình độ quản lý chất lượng, mức độ thành công trong sản xuất (nghĩa là, sản xuất có bền vững không, và doanh nghiệp có sở hữu các cơ sở sản xuất này không), và chất lượng của sản phẩm. Lưu ý rằng xác nhận chỉ được cấp cho đơn xin chứng nhận là những đơn vị trực tiếp sở hữu hoặc được trao quyền sử dụng công nghệ xanh đã được chứng nhận trong chương trình. Các dự án xanh là các dự án giúp giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính và ô nhiễm thông qua việc sử dụng phương pháp tiết kiệm năng lượng và tài nguyên. Các ví dụ điển hình bao gồm các dự án lắp đặt hệ thống năng lượng mới và năng lượng tái tạo, trang thiết bị cắt giảm phát thải khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất, và đưa vào sử dụng các cơ sở tái sử dụng nước thải. Tổng cộng có 95 loại dự án có thể được xác nhận, được chia thành các lĩnh vực giống như các lĩnh vực công nghệ xanh (chín lĩnh vực, ngoại trừ lĩnh vực mang tên vật liệu mới ). Các đánh giá nghiêm ngặt đã được thực hiện để xác minh mức độ sử dụng công nghệ (30 điểm), lợi ích dự kiến từ các tác động tích cực đến môi trường (50 điểm), và sự nhất quán với các mục tiêu chính sách của chính phủ (20 điểm) trước khi cấp chứng nhận. Cơ quan chính của chính phủ giám sát chương trình chứng nhận xanh là MOTIE và đơn vị quản lý chương trình là Viện Nghiên cứu vì sự tiến bộ của công nghệ Hàn Quốc (KIAT), trực thuộc của MOTIE. Tuy nhiên, sự tham gia của các Bộ và các đơn vị trực thuộc khác có chuyên môn về nhiều lĩnh vực liên quan đến chứng nhận xanh có vai trò rất quan trọng. Chứng nhận này được phát hành trên cơ sở tự nguyện, bằng cách nộp đơn đăng ký qua hệ thống trực tuyến của KIAT. KIAT được trao nhiệm vụ chỉ định các đơn vị đánh giá phù hợp (tổng cộng có 11 viện nghiên cứu, trung tâm thẩm định công nghệ của nhà nước) và giao việc đánh giá khi nhận được các đơn đăng kí. Ví dụ, đơn đăng ký về công nghệ trong ngành công nghiệp hàng hải và năng lượng được xem xét bởi Viện Khoa học hàng hải và Xúc tiến Công nghệ Hàn Quốc và Viện Đánh giá Công nghệ Năng lượng và Quy hoạch Hàn Quốc. Ủy ban xem xét chứng nhận trực thuộc KIAT chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng về việc cấp chứng nhận dựa trên các báo cáo đánh giá. Chứng nhận có giá trị trong thời hạn hai năm kể từ ngày cấp và được gia hạn theo yêu cầu. Các công nghệ, sản phẩm, dự án và đơn vị kinh doanh đã được cấp chứng chỉ xanh được chính phủ dành cho một loạt các lợi ích, phần lớn dưới hình thức ưu đãi trong sử dụng các dịch vụ tài chính. Lưu ý rằng phần lớn các dịch vụ tài chính như các khoản cho vay và trợ cấp chính sách của chính phủ là những dịch vụ đã vận hành trên thị trường trong một thời gian dài; chứng nhận xanh tận dụng các công cụ tài chính hiện có, để tránh những nỗ lực và rủi ro vốn có khi xây dựng các chương trình lợi ích riêng. Ví dụ, Chương trình cho vay chính sách dành cho các DNNVV của chính phủ có mục đích tăng cường khả năng cạnh tranh của các DNNVV trong nước thông qua các khoản vay lãi suất thấp với ưu tiên tiếp cận và nới lỏng các hạn mức cho vay đối với các công ty có chứng nhận xanh. Cuối cùng, các tập đoàn xanh hoặc tổ chức kinh doanh xanh là những đơn vị sở hữu một hoặc nhiều công nghệ xanh đã được chứng nhận. Chứng nhận này yêu cầu chủ thể nộp đơn phải hoạt động kinh doanh trong ít nhất là một năm sau khi thành lập, và tối thiểu 20% doanh thu trong năm tài chính gần nhất có nguồn gốc từ công nghệ xanh. 260

270 Bảng 12: Lợi ích từ các chứng chỉ xanh Nhóm lợi ích Ví dụ của các lợi ích Hỗ trợ tài chính Ưu tiên tiếp cận các khoản vay, nới lỏng các hạn mức cho vay, tăng phạm vi bảo hiểm Hỗ trợ tiếp thị Câc cở sở thương mại hoá công nghệ xanh Được cộng thêm điểm trong chương trình mua sắm đấu thầu của chính phủ Hỗ trợ tài chính để tổ chức các cuộc triển lãm và hội chợ trưng bày các sản phẩm xanh Các tập đoàn xanh đã được chứng nhận được miễn chi phí chứng nhận công nghệ xanh Chính phủ hỗ trợ cho thuê các chuyên gia nước ngoài ưu tú Câc cở sở thương mại hoá công nghệ xanh Được ưu tiên trong việc trao các khoản tài trợ công dành cho nghiên cứu và phát triển và xin cấp bằng sáng chế Khác Quỹ khởi nghiệp kinh doanh cho các tập đoàn xanh đã được chứng nhận Vận hành các chương trình đào tạo miễn phí cho các tập đoàn xanh được chứng nhận Kết quả và kinh nghiệm rút ra Sau sự khởi động chương trình này vào tháng 4 năm 2010, tổng cộng có công nghệ xanh, 437 sản phẩm xanh, 38 dự án xanh, và 233 doanh nghiệp xanh đã được chứng nhận tính đến tháng 2 năm Tổng số đơn đăng kí trong giai đoạn này là 4.770, và 56% trong số đó đã được cấp chứng nhận. KIAT báo cáo rằng số lượng đơn đăng kí tăng đều hàng năm, với sự quan tâm ngày càng tăng đặc biệt từ phía các DNNVV. Trong hai năm đầu thực hiện, các DNNVV chiếm hơn 75% số chứng chỉ doanh nghiệp xanh được phát hành. Những công nghệ thuộc lĩnh vực năng lượng mới và tái tạo, bảo vệ và bảo tồn môi trường và CNTT xanh chiếm hơn 50% số chứng chỉ được cấp cho các công nghệ xanh. Thật khó để định lượng những kết quả của chương trình chứng nhận xanh do những lợi ích của nó không thể hiện dưới dạng tiền tệ, và đặc biệt là vì lý do là chứng chỉ xanh có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút tài chính, nhưng nó không phải là yếu tố duy nhất của sự thành công. Tuy nhiên, chắc chắn rằng chương trình này đã thúc đẩy lĩnh vực ngân hàng trong nước phát triển các sản phẩm tài chính dành riêng cho các doanh nghiệp và dự án có đặc điểm xanh; Một số ví dụ điển hình là sản phẩm cho vay doanh nghiệp từ các công ty tư nhân mang tên Khoản vay cho doanh nghiệp xanh mới (Ngân Hàng Shinhan), Khoản vay cho kinh doanh xanh (Ngân Hàng Kyongnam), và Khoản vay cho tăng trưởng xanh (Ngân Hàng Kookmin). hợp của các khoản đầu tư xanh. Từ quan điểm của chính phủ, chương trình này là một phương tiện hiệu quả thúc đẩy sự phát triển của công nghệ xanh, mở rộng thị trường sản phẩm xanh, và tạo việc làm mới, như được minh chứng bởi hai chứng chỉ nhận được sự quan tâm đặc biệt của MOTIE trong năm Kumho E&G, một doanh nghiệp sản xuất thiết bị quản lý điện giúp tăng cường tiết kiệm năng lượng, báo cáo rằng doanh thu của họ tăng 2,9 tỉ won và tạo ra 10 việc làm mới thông qua việc bán các sản phẩm xanh được chứng nhận. Ngoài ra, công ty trách nhiệm hữu hạn Booster cũng báo cáo rằng họ đã giành được 3,9 tỷ won đầu tư từ khu vực tư nhân và chính phủ, và đạt được doanh thu 350 tỷ won từ việc bán các sản phẩm xanh được chứng nhận. Mặt khác, theo quan điểm của ngành công nghiệp và các thành phần đổi mới, chứng chỉ xanh là một phương pháp tương đối đơn giản, hiệu quả chi phí, và là phương tiện giúp tiếp cận nhanh chóng với nhiều lợi ích. Trong hoàn cảnh ngày càng có nhiều đơn vị quan tâm, chính phủ đã có những hành động kịp thời để mở rộng phạm vi cấp chứng nhận; ví dụ, việc cấp chứng nhận sản phẩm xanh chỉ mới được đưa vào trong tháng 12 năm 2012, khoảng hai năm sau khi bắt đầu chương trình. Tuy nhiên, vì số lượng chứng chỉ xanh tăng và phạm vi được mở rộng, nên sự trùng lặp với các chương trình chứng nhận hiện có đang trở thành một vấn đề phải lưu tâm. Sự trùng lặp này tạo ra sự nhầm lẫn và cản trở hiệu quả của việc cấp chứng nhận, và ngoài ra còn tạo gánh nặng không cần thiết cho các doanh nghiệp. Chứng chỉ xanh đã giúp các ngân hàng trong nước loại bỏ những rắc rối trong việc đánh giá sự phù 261

271 3.1.2 Các công cụ tài chính hỗ trợ các ngành công nghiệp xanh Chỉ sau khi chính phủ công bố tăng trưởng xanh các-bon thấp là tầm nhìn quốc gia mới vào năm 2008, thuật ngữ Tài chính xanh mới bắt đầu được công nhận rộng rãi tại Hàn Quốc. Các chiến lược của chính phủ đặt trọng tâm vào tài chính xanh không chỉ mang lại cơ hội phát triển kinh tế và tác động môi trường tích cực, mà còn phải đóng vai trò như một lĩnh vực kinh doanh mới trong ngành tài chính. Do đó, chính phủ đã chủ động tìm đến các đơn vị tài chính và các quỹ đầu tư tư nhân bao gồm các ngân hàng quốc gia và thương mại để xúc tiến phát triển các chương trình tài chính nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn để thúc đẩy chương trình nghị sự của chính phủ về công nghiệp xanh. Về cơ bản, tài chính xanh ở Hàn Quốc được phân như sau: (1) hỗ trợ hoạt động kinh doanh xanh như tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường; (2) Khơi thông nguồn vốn cần thiết cho việc thúc đẩy các tập đoàn xanh; và (3) cung cấp tín dụng xuất khẩu cho các tập đoàn xanh đã được chứng nhận. Các công cụ tài chính đại diện có thể thực hiện những vai trò này là các khoản vay, bảo lãnh, các quỹ đầu tư, và các loại bảo hiểm. Các khoản vay thương mại xanh và chính sách: Các tổ chức công, bao gồm các ngân hàng quốc gia và khu vực, sử dụng tài khoản đặc biệt của chính phủ để chuẩn bị các chương trình cho vay chính sách nhằm hỗ trợ đầu tư vào các hoạt động kinh doanh phù hợp với các mục tiêu trong tầm nhìn về tăng trưởng xanh các-bon thấp. Các khoản vay này cung cấp tài chính cho các doanh nghiệp xanh theo các điều kiện của dòng tín dụng và tỉ lệ chiết khấu ưu đãi cao so với những khoản vay của các ngân hàng thương mại. Chính phủ đã thúc giục các ngân hàng thương mại bố trí các khoản vay tương tự, và kết quả là có tổng số 36 chương trình mới được thành lập và hoạt động trong giai đoạn Các bảo lãnh chính sách xanh: Nhiều tổ chức tài chính bao gồm Quỹ bảo lãnh tín dụng Hàn Quốc, Quỹ bảo lãnh Công nghệ Hàn Quốc, và Ngân hàng Xuất nhập khẩu của Hàn Quốc đã cung cấp bảo lãnh để đảm bảo rằng các khoản nợ liên quan đến công nghệ xanh, sản phẩm xanh, và các doanh nghiệp xanh sẽ được đáp ứng. Nói cách khác, các bảo lãnh này sẽ bảo lãnh cho bất kỳ tổn thất nào có thể phát sinh trong các giao dịch đối với các doanh nghiệp xanh (tức là, các nhà sản xuất sản phẩm xanh) cho người được bảo hiểm (tức là, người mua sản phẩm xanh). Rõ ràng là, những bảo lãnh chính sách xanh có các điều kiện thuận lợi hơn so với các bảo lãnh thông thường, chẳng hạn như giảm phí bảo lãnh cho số tiền bảo lãnh tối đa. Các bảo lãnh chính sách này được sử dụng rộng rãi bởi các DNNVV đang sở hữu tài sản công nghệ nhưng lại thiếu khả năng thanh toán tài chính. Quỹ chính sách xanh: Các quỹ chính sách xanh là các công cụ tài chính thu nhập cố định được sử dụng để gây quỹ dành riêng cho tăng trưởng xanh từ cả khu vực công và khu vực tư nhân. Điều này cung cấp cho các nhà đầu tư một đề xuất đầu tư hấp dẫn cũng như một cơ hội để đáp ứng nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và dự án xanh. Với thực tế là các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp xanh thường có thời gian hoàn vốn dài, mức độ rủi ro cao và lợi nhuận cao, thì việc trộn lẫn vốn của nhà nước với vốn của tư nhân sẽ giúp làm cho việc tiếp cận tài chính dài hạn dễ dàng hơn. Bảo hiểm chính sách xanh: Một số định chế tài chính vận hành các chương trình bảo hiểm dành riêng cho các công ty xanh để ngăn chặn tổn thất có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh. Một số ví dụ tiêu biểu là những bảo hiểm bồi thường cho tổn thất từ các hợp đồng xuất khẩu (tức là, thực hiện các khoản phải thu thương mại) hoặc tổn thất từ các giao dịch mua bán giấy phép phát thải trong Chương trình mua bán tín chỉ phát thải. Bảo hiểm chính sách xanh đặc biệt ở chỗ nó bảo hiểm cho những thiệt hại cụ thể trong lĩnh vực doanh nghiệp xanh với những điều kiện thuận lợi (mà các sản phẩm bảo hiểm thông thường không bao gồm). Thực hiện Một phần lớn các sản phẩm tài chính hỗ trợ cho các cam kết của chính phủ để cung cấp đủ vốn cho ngành công nghiệp xanh (không bao gồm quỹ chính sách xanh còn khá mới đối với thị trường) thực ra là những sản phẩm đã tồn tại từ lâu và được vận hành bởi nhiều tổ chức tài chính. Bản chất của việc làm cho các sản phẩm này xanh chính là những lợi ích hoặc ưu đãi bổ sung dành riêng cho các doanh nghiệp và các dự án xanh. Theo đó, đơn vị thực hiện, nguồn vốn, và những người hưởng lợi của các sản phẩm tài chính xanh sẽ khác nhau tùy theo mục đích dự tính ban đầu 262

272 Bảng 13: Các loại và điều kiện dành cho các khoản vay Công nghiệp Xanh Sản phẩm Bộ giám sát Nguồn quỹ Nhà cung cấp vốn vay Khoản vay dành cho năng lượng mới và tái tạo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Quỹ Cơ sở công nghiệp điện Công ty Cổ phầnquản lý Năng lượng Hàn Quốc Khoản vay dành cho cơ sở tiết kiệm năng lượng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Quỹ sử dụng và hợp lý hoá năng lượng Công ty Cổ phần Quản lý Năng lượng Hàn Quốc Khoản vay dành cho quỹ tổng hợp nông nghiệp Bộ Nông nghiệp Lâm nghiệp, và Thuỷ sản Quỹ nông nghiệp toàn diện Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia Khoản vay dành cho quỹ du lịch Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quỹ xúc tiến du lịch và Phát triển Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc Khoản vay dành cho công nghiệp môi trường Bộ Môi trường Quỹ khuyến khích công nghiệp môi trường và Quỹ cải thiện môi trường Viện Công nghiệp Môi trường và Công nghệ Hàn Quốc (nghĩa là, thúc đẩy sự phát triển của các DNNVV, tăng năng lực xuất khẩu). Phần này tìm cách làm sáng tỏ một số khoản vay chính sách xanh của chính phủ, một hạng mục sản phẩm tài chính có liên quan nhất với chương trình chứng nhận xanh. Các sản phẩm cho vay chính sách của chính phủ có thể được phân loại thành: (1) Các khoản vay dành cho năng lượng mới và tái tạo; (2) Các khoản vay dành cho cơ sở tiết kiệm năng lượng; (3) Các khoản vay danh cho quỹ tổng hợp nông nghiệp; (4) Các khoản vay danh cho cơ sở quỹ du lịch; và (5) Các khoản vay danh cho ngành công nghiệp môi trường. Các khoản vay cho năng lượng mới và tái tạo (NRE): Các khoản vay cho Năng lượng mới và tái tạo (NRE) cung cấp vốn để xây lắp các cơ sở vật chất NRE, cũng như cho các khoản đầu tư của các nhà sản xuất sản xuất hàng hoá NRE. Nói cách khác, các khoản vay lãi suất thấp này được chia thành các khoản vay dành cho cơ sở vật chất, khoản vay cho sản xuất, và khoản vay cho vốn lưu động. Lưu ý rằng các khoản vay vốn lưu động là để giúp đảm bảo tính thanh khoản của các nhà sản xuất NRE quy mô nhỏ (DNNVV). Nguồn của các khoản vay này là từ Quỹ Cơ sở Công nghiệp điện của chính phủ, với nguồn thu từ các loại thuế đánh vào người sử dụng điện bán lẻ. Tổng lượng cho vay hàng năm đã dao động để đáp ứng những thay đổi về nhu cầu; trong năm 2015, tổng cộng 115 tỷ KRW đã được lên kế hoạch ngân sách, 97% trong số đó là dành cho các khoản vay xây dựng cơ sở vật chất và sản xuất. Các khoản vay dành cho các cơ sở tiết kiệm năng lượng: Các khoản vay lãi suất thấp được đưa ra để trang trải các khoản đầu tư vào xây dựng các cơ sở mới với hiệu quả tiết kiệm năng lượng cao hoặc đầu tư trang thiết bị để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng ở các cơ sở hiện có. Một danh sách các cơ sở tiết kiệm năng lượng được xác định trước để hướng dẫn người nộp đơn xin vay. Nguồn vốn cho vay lấy từ Quỹ sử dụng và hợp lý hoá năng lượng với nguồn thu từ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào các sản phẩm dầu mỏ - được tạo ra để vực dậy nền kinh tế trong nước và thúc đẩy đầu tư vào các cơ sở tiết kiệm năng lượng. Ngân sách hàng năm trong năm 2014 là 500 tỷ KRW, với định mức trần được áp dụng cho các giao dịch vay đơn lẻ (15 tỷ KRW). Các khoản vay này thường có thời gian ân hạn là 3 năm, tiếp theo là thời gian trả nợ 5 năm, và chỉ bảo đảm một phần trong tổng vốn đầu tư. Các khoản vay cho Quỹ tổng hợp nông nghiệp: Là khoản vay chính sách nông nghiệp được công nhận rộng rãi nhất trong nước, các khoản vay dành cho Quỹ tổng hợp nông nghiệp cấp vốn cho các nhu cầu khác nhau như cơ sở hạ tầng liên quan đến sản xuất, bảo quản và phân phối nông nghiệp, nghiên cứu và phát triển về công nghệ nông nghiệp, và các ngành công nghiệp sản xuất máy móc nông nghiệp. Để giúp xanh hóa các ngành công nghiệp, chương trình cho vay bắt đầu tặng điểm bổ sung cho những đơn xin vay của các dự án công nghệ xanh, và các đơn vị kinh doanh xanh đã được chứng nhận. Một số ví dụ về các hạng mục được vay bao gồm các khoản đầu tư vào cơ sở phát triển nông nghiệp thân thiện với môi trường, xử lý chất thải chăn nuôi, và thay thế chuồng trại chăn nuôi cũ. Tiền cho các khoản vay này lấy từ Quỹ nông nghiệp toàn diện của chính phủ và được điều 263

273 hành bởi Liên đoàn Hợp tác xã nông nghiệp quốc gia, là một liên đoàn gồm các hợp tác xã nông nghiệp cung cấp vật tư, xử lý, tiếp thị và dịch vụ ngân hàng cho ngành nông nghiệp trong nước. Khoản vay của Quỹ cơ sở vật chất du lịch: Trong quá trình hoạt động của Quỹ cho vay cơ sở vật chất du lịch, các điểm bổ sung sẽ được cộng cho các đơn xin vay của những doanh nghiệp xanh đã được chứng nhận, để ưu tiên cho đầu tư du lịch xanh. Sản phẩm tài chính này tận dụng Quỹ xúc tiến và phát triển du lịch của chính phủ để gánh vác các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hoạt động kinh doanh (ví dụ như, vốn lưu động cho các cơ quan du lịch và quản lý khách sạn). Tổng ngân sách hàng năm đạt 480 tỷ won vào năm 2014, với hơn 80% dành cho mở rộng và hiện đại hóa cơ sở. Các khoản cho vay ngành công nghiệp môi trường: Được vận cho ngành công nghiệp môi trường nhắm tới các DNNVV của ngành công nghiệp môi trường thường xuyên gặp khó khăn nhất trong việc tiếp cận tài chính. Với mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy sự phát triển ngành môi trường của quốc gia, các khoản trợ cấp lãi suất đã được chính phủ cấp để đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt các công trình phòng chống ô nhiễm, thực hiện các dự án khắc phục môi trường, và tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Trợ cấp lãi suất là khoản chênh lệch lãi suất giữa các khoản vay thương mại và khoản vay chính sách công. Đơn xin vay của các DNNVV có chứng chỉ xanh được ưu tiên cho vay. Kết quả và kinh nghiệm rút ra Tương tự như kết quả của chương trình chứng nhận xanh, việc theo dõi được chính xác lượng vốn đã huy động cho các hoạt động công nghiệp xanh là rất khó, vì việc đánh giá mức độ xanh của đầu tư chỉ là một trong nhiều yếu tố khi xem xét các khoản vay được quản lý bởi nhiều tổ chức tài chính. Tuy nhiên, rõ ràng là nỗ lực của chính phủ đã có những tác động tích cực, cả về mặt đa dạng các sản phẩm tài chính nhằm hỗ trợ các ngành công nghiệp xanh và mức độ phù hợp với chương trình nghị sự của chính phủ về tăng trưởng xanh các-bon thấp. Chỉ tính riêng năm là năm sau khi chính phủ tuyên bố tầm nhìn về tăng trưởng xanh các-bon thấp - hơn 40 sản phẩm tài chính dành riêng cho đầu tư xanh đã được tạo ra. Có tổng cộng 80 quỹ chính sách xanh đã được đưa vào hoạt động, nhờ vào sự tương tác tích cực và nỗ lực tập thể giữa những người đứng đầu các ngân hàng và các nhóm quản lý tài sản thuộc Hội đồng Tài chính Xanh, được thành lập và chỉ đạo bởi Chủ tịch Liên đoàn các ngân hàng Hàn Quốc. Thật không may, xu hướng tích cực đó có nguy cơ sụp đổ sau sự tiếp quản của chính phủ mới vào năm Các kênh tài trợ chính sách bắt buộc phải thay đổi cùng với những thay đổi trong chính sách của chính phủ, và tăng trưởng các-bon thấp hiện nay đã trở thành chương trình nghị sự yêu thích của người tiền nhiệm. Bất chấp những kết quả tích cực trong việc đưa các ngân hàng thương mại tham gia tài trợ cho những sáng kiến công nghiệp xanh, sự hỗ trợ của chính phủ dành cho tài chính xanh đã bị mất đi động lực. Nhiều sản phẩm tài chính xanh của các ngân Bảng 14: Khối lượng vốn huy động cho tài chính xanh Sản phẩm (1~3Q) Total Đơn vị: tram triệu won Cho vay 47,790 83,128 80, ,828 Đảm bảo 46,931 59,674 65, ,584 Bảo hiểm 7,426 41,386 37,973 86,785 Quỹ chính sách 40 2,280 2,968 5,288 Venture Capital 4,579 5,530 4,817 14,926 Tổng 106, , , ,411 Nguồn: PCGG,

274 hàng thương mại đã biến mất khỏi thị trường, và Hội đồng Tài chính xanh đã rơi vào tình trạng bị bỏ rơi. 3.2 Cụm công nghiệp xanh của khu vực Các khu công nghiệp theo cụm được giới thiệu lần đầu vào năm 1990 ở Hàn Quốc như một công cụ hiệu quả để phát triển các ngành công nghiệp cạnh tranh và tạo ra việc làm. Tiếp theo thành công trong xây dựng tổ hợp công nghiệp được bắt đầu vào năm 1960, chính phủ đã xúc tiến mạnh mẽ các chính sách cụm công nghiệp để đạt được sự phát triển cân bằng trong khu vực. Do tăng cườngđổi mới công nghệ và thay đổi cơ cấu sản xuất trên toàn cầu (nghĩa là, sự trỗi dậy của Trung Quốc như một nhà sản xuất lớn), các cụm công nghiệp đã được thành lập gần các tổ hợp công nghiệp hiện có để tăng khả năng cạnh tranh, chủ yếu bằng cách tăng cường năng lực đổi mới. Cụm công nghiệp xanh của Hàn Quốc là sự tập trung về mặt địa lý của các ngành công nghiệp xanh, các nhà cung cấp dịch vụ, các trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, và các tổ chức chính phủ. Thuật ngữ xanh trong bối cảnh này rõ ràng là việc đạt được tăng trưởng xanh các-bon thấp thông qua sản xuất hàng hóa và dịch vụ xanh, chẳng hạn như nâng cao hiệu quả tiêu thụ năng lượng và tài nguyên. So với các khu công nghiệp truyền thống chủ yếu khai thác các lợi ích chi phí do chia sẻ cơ sở hạ tầng và dịch vụ, khái niệm cụm công nghiệp vươn xa hơn, gặt hái những lợi ích phát sinh từ việc kích thích sự kết nối và phối hợp giữa các ngành công nghiệp và các tổ chức đổi mới. Cụm công nghiệp xanh cũng áp dụng khái niệm đó của cụm công nghiệp thông thường, nhưng với mục tiêu bổ sung là thiết lập một nền tảng vững chắc để tiếp sức cho sự phát triển công nghiệp của khu vực theo hướng các-bon thấp và bền vững với môi trường. Chương trình xúc tiến công nghiệp liên khu vực Được ra mắt vào năm 2009 với mục tiêu đẩy mạnh các động lực tăng trưởng công nghiệp mới để thúc đẩy sự phát triển của khu vực, Chương trình xúc tiến công nghiệp liên khu vực là cách tiếp cận có hệ thống nhất của chính phủ để hỗ trợ thành lập các cụm công nghiệp xanh trong khu vực. Về cơ bản, chương trình này cung cấp các khoản viện trợ cho các đề xuất từ các nhóm các doanh nghiệp, các trường đại học và các viện nghiên cứu đang hướng tới việc phát triển các sản phẩm sáng tạo để tăng doanh thu của doanh nghiệp và tạo ra các cơ hội việc làm mới. Cần lưu ý rằng chương trình này được thiết kế cũng nhằm mục đích giúp hồi phục sự phát triển của khu vực và cân bằng sự chênh lệch khu vực hình thành trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của quốc gia. Khoản viện trợ với mức thời gian tối đa là ba năm được phân thành hai nhóm: (1) Các dự án nghiên cứu và phát triển tập trung vào thương mại hóa công nghệ và phát triển sản phẩm; và (2) Các dự án không thuộc nghiên cứu và phát triển hỗ trợ chia sẻ kiến thức, phát triển kinh doanh, và tạo điều kiện phát triển nhân tài. Chính quyền trung ương đưa ra một danh sách các lĩnh vực ưu tiên phát triển công nghiệp của khu vực, làm cơ sở cho việc lựa chọn đơn vị được viện trợ. Các cuộc thẩm định được tiến hành để đánh giá toàn diện mức độ về năng lực nghiên cứu và phát triển, tiềm năng thương mại hóa công nghệ, năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp liên quan, và tiềm năng phát triển thị trường trong khu vực trên toàn bộ 14 tỉnh và thành phố lớn của quốc gia (không bao gồm thủ đô Seoul và tỉnh Gyeonggi-do). Các kết quả đánh giá này cuối cùng được chuyển thành một danh Bảng 15: So sánh khái niệm về tổ hợp công nghiệp và cụm công nghiệp Tổ hợp công nghiệp Cụm công nghiệp Cụm xanh Không có mục tiêu chung Tương quan thấp Chi phí sử dụng đất thấp Sử dụng chung cơ sở hạ tầng Có mục tiêu chung Tương quan cao Tất cả các loại hình công nghiệp Sử dụng chung mạng lưới và nguồn nhân lực Mục tiêu chung về các-bon, thấp, tăng trưởng xanh, và cải thiện chất lượng môi trường Công nghiệp xanh Sử dụng năng lượng tái tạo Thúc đẩy hiệu quả sử dụng năng lượng Phát triển công nghệ xanh 265

275 sách các ngành công nghiệp ưu tiên phù hợp nhất cho các khu vực được lựa chọn. Rõ ràng là, không có thành phố hay tỉnh nào sở hữu mức năng lực cao nhất ở tất cả bốn lĩnh vực thẩm định; vì vậy các cụm công nghiệp xanh có mục đích thiết lập mạng lưới liên vùng để bổ sung và tích hợp các năng lực cốt lõi liên quan đến toàn bộ chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp. Dưới đây là một số kết luận rút ra từ việc đánh giá thẩm định: Các điều kiện tiên quyết để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp điện mặt trời được sắp xếp theo thứ tự tiềm năng thương mại hóa công nghệ, trình độ năng lực nghiên cứu và phát triển, và tiềm năng địa lý để xây dựng nhà máy điện năng lượng mặt trời. Khu vực Daegu- Gyungsang (thành phố-tỉnh) có trình độ công nghệ cao là phù hợp nhất cho việc thiết lập cụm công nghiệp pin mặt trời từ silica, trong khi khu vực Daejon-Chungcheong với năng lực nghiên cứu và phát triển hàng đầu quốc gia phù hợp nhất cho việc thiết lập cụm công nghiệp pin năng lượng mặt trời không làm từ silica. Khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp liên quan và trình độ năng lực nghiên cứu và phát triển được xác định là những điều kiện quan trọng để phát triển ngành công nghiệp xe xanh (ví dụ, xe chạy điện, xe chạy pin nhiên liệu). Khu vực Ulsan-Gyungsang, nơi tập trung các nhà sản xuất xe hơi hàng đầu quốc gia, đã được xác định là nơi phù hợp nhất để thành lập các cụm công nghiệp xe xanh. Trái ngược với giai đoạn đầu tiên của chương trình ( ), chỉ nhấn mạnh vào thương mại hóa sản phẩm sáng tạo, thì giai đoạn thứ hai của chương trình ( ) nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kích thích tạo việc làm ; các đơn xin viện trợ xác định cụ thể số lượng các cơ hội việc làm mới được phát sinh trong và sau khi thực hiện dự án. Dưới sự hướng dẫn của chính quyền trung ương (MOTIE với tư cách là tổ chức giám sát, được hỗ trợ bởi Viện vì sự tiến bộ công nghệ Hàn Quốc), bảy văn phòng khu vực của chương trình đã được trao vai trò lựa chọn dự án, quản lý, và hậu kiểm. Giai đoạn đầu ( ) của chương trình đã cho thấy những kết quả đầy hứa hẹn. Trong suốt hai năm rưỡi đầu tiên của giai đoạn ba năm, tổng cộng việc làm mới, 5,5 nghìn tỷ won giá trị doanh thu, và 3 tỷ đô la Mỹ kim ngạch xuất khẩu được báo cáo có nguồn gốc từ các cụm công nghiệp trong khu vực được hỗ trợ bởi chương trình này. Khoảng đơn vị (64% trong số đó là các doanh nghiệp) được hưởng các khoản viện trợ cung cấp dưới dạng quỹ tương ứng (matching fund), tổng cộng khoảng 1 nghìn tỷ won; mỗi dự án trung bình 0,5 tỷ won. Bảng 16: Các lĩnh vực ưu tiên theo khu vực trong Chương trình xúc tiến công nghiệp liên khu vực Khu vực (Tỉnh) Giai đoạn 1 ( ) Các lĩnh vực tăng trưởng công nghiệp trong tương lai Giai đoạn 2 ( ) Lĩnh vực công nghiệp sơ cấp Chungcheong Dược phẩm sinh học CNTT Sinh học và dược phẩm Năng lượng tái tạo (mặt trời) và pin thứ cấp CNTT Máy móc Jeolla Năng lượng tái tạo (mặt trời và gió) đèn LED và xe Hybrid Năng lượng tái tạo (mặt trời và gió) sản phẩm chăm sóc cuộc sống Đèn LED và thiết bị chiếu sáng Tàu thủy và ô tô xanh (Bắc) Gyeongsang Năng lượng mới và tái tạo(mặt trời, pin năng lượng) CNTT Năng lượng mới và tái tạo(mặt trời, pin năng lượng) CNTT sản phẩm di động thông minh Vật liệu mới (Nam) Gyeongsang Tàu thủy và ô tô xanh Vật liệu mới Năng lượng mới và tái tạo(gió và hạt nhân) Hóa chất Ô tô và máy bay xanh Tàu thủy và các nhà máy ngoài khơi xanh Gangwon Dược phẩm sinh học Du lịch y tế Vật liệu mới Dược phẩm sinh học Chăm sóc sức khoẻ Jeju Ngành công nghiệp nước Họp mặt, ưu đãi, hội nghị, và triển lãm (MICE) Năng lượng tái tạo (gió) Thực phẩm và sức khoẻ MICE 266

276 Mặc dù không chính xác khi khẳng định rằng các khoản viện trợ từ chương trình là cơ sở duy nhất đạt những kết quả này, chương trình rõ ràng đã có những đóng góp trong việc kích thích sự hình thành các cụm công nghiệp, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp xanh. Sự thành công của chương trình cũng đã giúp những người hưởng lợi thu hút được 450 tỷ won đầu tư. Ví dụ, thành phố Gumi của khu vực Bắc Gyeongsang là nơi xây dựng một nhà máy pin mặt trời từ các khoản đầu tư của Công ty Công nghiệp Kim loại Sanko của Nhật Bản. Việc chi tiêu chính phủ trong chương trình này được công nhận rộng rãi là đã tạo nền móng cho sự phát triển cân bằng kinh tế trong khu vực. Sáng kiến Cụm Xanh của chính quyền địa phương Kế hoạch hành động 5 năm cho tăng trưởng xanh ( ) đặt ra những mục tiêu thành lập các cụm công nghiệp xanh trong khu vực; tổng cộng có 8 cụm xanh mới đã được phát triển vào năm Được hỗ trợ bởi các lợi ích chiến lược và động lực mạnh mẽ của PCGG, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều kế hoạch cho việc phát triển các cụm công nghiệp xanh khu vực của họ bắt đầu từ năm Dựa trên đánh giá theo các yếu tố khác nhau - chẳng hạn như tập trung việc làm trong khu vực, sự hiện diện của ngành công nghiệp (ví dụ, các nhà sản xuất, lắp ráp, và các nhà cung cấp linh kiện), chuyên môn hóa công nghệ, mô hình quan hệ giữa các thực thể công nghiệp, lợi thế địa lý, và nhu cầu thị trường - chính quyền địa phương đã đưa ra những kế hoạch khá tham vọng nhằm phản ánh tính độc đáo của họ. Không giống như cách Chương trình xúc tiến công nghiệp liên khu vực hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển, khuyến khích trao đổi thông tin, và tạo điều kiện phát triển sản phẩm, nhiều kế hoạch của chính quyền địa phương đã tiến một bước xa hơn. Một ví dụ là việc xây dựng các khu công nghiệp đặc biệt hoặc các cơ sở thử nghiệm đã được triển khai theo cách mà chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ thành lập các tổ hợp công nghiệp lớn của quốc gia. Nhiều kế hoạch của chính quyền địa phương áp dụng sự thành công của các nước phát triển; ví dụ, cụm công nghiệp điện gió của Ringkøbing, Đan Mạch, xứ Basque ở Tây Ban Nha và tiểu bang Texas ở Mỹ, và các cụm năng lượng mặt trời của bang Thringen ở Đức, Rhne-Alpes ở Pháp và thung lũng Silicon ở Mỹ. Những ví dụ này đã tạo ra hình ảnh tốt về việc công nghệ xanh có thể trở thành nền tảng cho sự phát triển mới trong khu vực. Cụm công nghiệp năng lượng gió xứ Basque đã giúp họ vượt qua sự sụp giảm của ngành công nghiệp thép và đóng tàu. Sự gia tăng về việc làm liên quan đến công nghệ xanh ở California gấp ba lần mức tăng tổng số việc làm của bang trong giai đoạn , trong đó công việc liên quan đến năng lượng mặt trời chiếm tỷ trọng lớn nhất (Lee, 2010). Ở cấp quốc gia, báo cáo chiến lược STEPI mang tên Chiến lược Cụm công nghiệp xanh để vực dậy nền kinh tế khu vực đã đưa ra những hướng dẫn chiến lược cho xây dựng các kế hoạch cụm xanh của chính quyền địa phương. Báo cáo này xác định những lĩnh vực công nghiệp của Hàn Quốc có tiềm năng cao nhất để phát triển các cụm xanh thông qua công nghệ, dựa trên sự phân tích các điều kiện để hình thành thị trường, năng lực nghiên cứu và phát triển, năng lực công nghiệp hóa và tiềm năng tận dụng những ngành công nghiệp liên quan hiện có. Ví dụ, các vùng Đông Nam của đất nước (vùng Gyeongsang) được xác định là có tiềm năng cao nhất trong lĩnh vực pin hydro và pin nhiên liệu, sở hữu cân bằng tất cả bốn điều kiện cốt lõi. Sự tồn tại của một ngành công nghiệp ô tô mạnh mẽ, và các kế hoạch của nhà sản xuất thép lớn của quốc gia - POSCO trng việc xây dựng một nhà máy sản xuất lõi pin (một thành phần cốt lõi của các pin nhiên liệu) trong khu vực được xác định là một lợi thế đáng kể cho việc thành lập một cụm sản xuất pin nhiên liệu của khu vực. 4. Đánh giá 4.1 Đánh giá định lượng Quá trình theo đuổi sự nghiệp công nghiệp xanh của Hàn Quốc đã cho thấy kết quả tích cực cả về số lượng và chất lượng nhờ vào các chính sách mạnh mẽ của chính phủ và những nỗ lực xanh hóa chủ động của các doanh nghiệp. Chính phủ đã tìm cách hỗ trợ mang tính hệ thống và hỗ trợ tài chính để thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh, đồng thời củng cố nhiều quy định và tiêu chuẩn về môi trường và năng lượng khác nhau. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp trong nước, bao gồm các tập đoàn, đã bắt đầu thừa nhận tầm quan trọng của việc xanh hóa hoạt động kinh doanh của mình như một yếu tố quan trọng để tồn tại trong cuộc cạnh tranh khốc liệt ngày nay, cả trong nước và trên toàn cầu. Như đã nói ở trên, Hàn Quốc đã đưa ra bốn chiến lược chính trong việc phát triển công nghiệp xanh - cụ thể là, thực hiện chuyển đổi xanh của các ngành công nghiệp, thúc đẩy quay vòng tài nguyên trong cơ cấu kinh tế và công nghiệp, củng cố các DNNVV xanh, và thiết lập các cụm tổ hợp công nghiệp xanh. Những kết quả khả quan đã đạt được đều có gắn với các chiến 267

277 lược này, cho dù ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh đặc thù trong quá trình thực hiện của mỗi chiến lược. Chuyển đổi xanh ngành công nghiệp Ngoài giá cả và chất lượng thì sự thân thiện với môi trường đang nhanh chóng trở thành một yếu tố quan trọng đối với các công ty để có thể cạnh tranh trong thị trường toàn cầu. Kết quả là, các doanh nghiệp đã bị áp lực phải tuân thủ một số thông lệ nhất định liên quan đến chuyển đổi xanh các ngành công nghiệp như phát triển công nghệ sản xuất và các sản phẩm xanh, giảm ô nhiễm không khí và nước, cắt giảm sử dụng năng lượng và tài nguyên. Hàn Quốc đã nhận ra sự cần thiết của những nỗ lực này và họ đã có những tiến bộ đáng kể trong việc xanh hóa các ngành công nghiệp lớn như thép, hóa chất, ô tô, điện tử, là những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng và thải ra một lượng lớn khí nhà kính. Tuy nhiên, hầu hết các kết quả của quá trình chuyển đổi xanh của Hàn Quốc vẫn còn hạn chế về số lượng do cần phải có thời gian dài để có thể tổng kết được đầy đủ những lợi ích của những nỗ lực đó. Số lượng lũy kế các công ty đã đạt được chứng nhận từ ISO một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý thân thiện với môi trường - cho thấy một sự gia tăng ổn định ở Hàn Quốc, cho dù số lượng các công ty mới được phê duyệt hàng năm đã giảm kể từ năm Các kết quả của việc nhân rộng thực hành quản lý xanh của doanh nghiệp được thể hiện rõ nhất trong việc giảm các chất ô nhiễm. Ở Hàn Quốc, tổng lượng các chất ô nhiễm phát thải từ các ngành công nghiệp sản xuất 4 có thể tăng lên do sự tăng trưởng của các hoạt động sản xuất, nhưng chỉ số tính trên đơn vị giá trị gia tăng, hoặc cường độ phát thải các chất ô nhiễm, thì đang có tiến bộ tích cực. Mức độ nỗ lực của các doanh nghiệp về việc thực hành quản lý xanh cũng có thể đánh giá theo số tiền đầu tư vào cải thiện và bảo vệ môi trường. Mặc dù mức tăng chi tiêu hàng năm về các hoạt động liên quan đến phòng chống ô nhiễm môi trường có bị chững lại trong năm 2009, nhưng đã được phục hồi trong năm 2012, cho thấy rằng các doanh nghiệp sản xuất của Hàn Quốc đã hưởng ứng chiến lược của chính phủ trong việc mở rộng Bảng 17: Tổng số công ty được chứng nhận ISO Năm Mới được chứng nhận ,899 1,668 1,394 Duy trì chứng nhận ,016 6,626 8,018 Nguồn: Ban Kiểm định Hàn Quốc, 2014 Bảng 18: Biến động và cường độ phát thải trong ngành công nghiệp sản xuất các chất ô nhiễm (tấn) SOx NOx Xả thải (1.000 m3/ ngày) Nước thải công nghiệp Giá trị gia tăng (Tỷ đồng) Cường độ phát thải (tấn/tỷ) SOx NOx Cường độ xả thải (1.000 m3/ ngày/tỷ) Nước thải công nghiệp , ,774 2, , , ,920 3, , , ,296 3, , Nguồn: MOE, 2014 Ngân hàng Hàn Quốc Khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy và sản xuất 268

278 trách nhiệm về sự bền vững ở tất cả các cấp, và thực hành sản xuất tinh gọn hơn. Cần lưu ý rằng các khoản đầu tư vào phòng chống ô nhiễm môi trường thường dẫn đến sự gia tăng doanh số bán ra của các ngành liên quan; doanh số bán ra của thiết bị, tài nguyên, phương tiện và dịch vụ có giảm phát thải có thể giúp đánh giá được mức độ chuyển đổi xanh. Thị phần doanh thu của ngành công nghiệp xanh của cả nước, chiếm 0,63% trong năm 2005, đã liên tục tăng lên đến 1,44% vào năm Về giảm phát thải khí nhà kính, các kết quả có sự khác nhau giữa các ngành công nghiệp. Những ngành công nghiệp chủ chốt như thép, hóa dầu, lọc dầu, chất bán dẫn và màn hình hiển thị đã tích cực theo đuổi nhiều phương pháp để cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính trên cấp độ toàn công ty - chẳng hạn như tăng cường hiệu quả sử dụng năng lượng và sản xuất, và tăng cường sử dụng các tài nguyên phế thải như năng lượng thải ra. Ví dụ, POSCO, một trong những nhà sản xuất thép lớn của Hàn Quốc, đã đặt mục tiêu giảm 9% lượng khí thải CO2 cho mỗi tấn thép thô sản xuất tại các nhà máy thép, từ mức trung bình 2,18 tấn CO2 trong giai đoạn xuống 1,98 tấn CO2 trong năm 2020, với một kế hoạch đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỷ won vào năm 2018 để đạt được mục tiêu này. POSCO cũng đang có kế hoạch đầu tư 5,5 nghìn tỷ won trong các dự án tăng trưởng xanh như phát triển các tấm thép có cường độ kéo uốn cao nhằm tăng hiệu quả sử dụng nhiên liệu của ô tô và thép kỹ thuật điện chất lượng cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng của động cơ và máy biến áp. Mặt khác, LG Hóa chất, một công ty hóa dầu lớn, đã lên kế hoạch giảm lượng phát thải xuống 23% so với BAU vào năm 2020 và đang quản lý việc sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính thông qua các hệ thống CNTT, với kế hoạch tiếp tục mở rộng hệ thống quản lý xanh của họ. Những nỗ lực của các ngành công nghiệp đã bao phủ toàn bộ quá trình sản xuất - từ khâu thiết kế sản phẩm cho tới quá trình sản xuất và xả thải - đã cho thấy những kết quả khác nhau về hiệu quả năng lượng và giảm khí nhà kính. Tuy nhiên, những đơn vị cơsở về giảm phát thải khí nhà kính dựa trên giá trị gia tăng có sự khác biệt lớn từ ngành này so với ngành khác. Trong trường hợp của ngành công nghiệp thép, ngành chiếm gần 30% tổng lượng khí nhà kính Bảng 19: Thị phần của công nghiệp môi trường trong tổng doanh thu ngành công nghiệp (%) * 1.44* Chú thích: Các con số có dấu hoa thị là con số dự báo Nguồn: MoE, 2013; Ngân hang Hàn Quốc, 2013 Bảng 20: Đơn vị cơ bản của lượng phát thải CO 2 trong các ngành công nghiệp thép và hóa dầu của Hàn Quốc Thép Giá trị gia tăng (tỷ) Phát thải CO2 (triệu tấn CO2) Đơn vị cơ bản của lượng phát thải CO 2 (1,000/CO 2 tấn) Giá trị gia tăng (tỷ) 19,878 25,362 22, ,382 11,036 21,040 Hoá dầu Phát thải CO 2 (triệu tấn CO 2 ) Đơn vị cơ bản của lượng phát thải CO 2 (1,000/CO 2 tấn) 41,594 46,409 48, Nguồn: KOSTAT, 2014; KOSA, 2014; KPIA,

279 của tất cả các ngành sản xuất, đơn vị cơ sở để đánh giá phát thải khí nhà kính (giá trị gia tăng/ lượng khí thải CO won/tấn CO 2 ) trong Kế hoạch 5 năm là 312 vào năm 2009 và được dự kiến sẽ đạt 352 vào năm 2013, tăng 12,8%. Tuy nhiên, trên thực tế, con số đó đã giảm xuống 234,8 trong năm 2010, và giảm thêm xuống 182,8 vào năm Mặc dù kết quả này xuất phát từ thực tế là hiệu quả sử dụng năng lượng của ngành công nghiệp thép của Hàn Quốc đã đạt mức thuộc loại cao nhất thế giới (khó có thể cải thiện được thêm), thì nguyên nhân do hiệu quả thấp về giá trị gia tăng của các sản phẩm thép (do tình trạng thừa cung thép trên toàn thế giới) lại góp phần lớn. Còn trong trường hợp của ngành công nghiệp hóa dầu, ngành phát thải khí nhà kính lớn thứ hai sau ngành thép, giá trị gia tăng lại tăng nhanh chóng so với lượng phát thải khí CO2, điều đó cho thấy sự tiến bộ nhanh chóng theo hướng chuyển đổi xanh. Phát triển DNNVV xanh Chính phủ Hàn Quốc đã công bố một kế hoạch toàn diện để gia tăng sự đóng góp của các DNNVV xanh vào tăng trưởng xanh trong năm 2010, đặt ra những mục tiêu cụ thể về hỗ trợ sự phát triển của các DNNVV sử dụng công nghệ xanh, phát triển các nguồn nhân lực cần thiết, mở rộng tiếp cận tài chính và nâng cao năng lực để thực hiện các hoạt động quản lý doanh nghiệp bền vững với môi trường. Các mốc sự kiện quan trọng sau đây đại diện cho sự tiến bộ lớn đã đạt được trong sáng kiến này: Thành lập các DNNVV xanh: Số lượng các DNNVV xanh ở Hàn Quốc ngày càng tăng - là những công ty có công nghệ xanh chiếm trên 20% tổng doanh thu bán hàng hàng năm trong Chương trình chứng nhận xanh những công ty này không được theo dõi bởi số liệu thống kê của chính phủ, do đó khó đánh giá được mức độ tiến bộ đạt được. Một chỉ số tạm thời có thể sử dụng là số lượng các DNNVV tham gia vào Các ngành công nghiệp dịch vụ xử lý nước cống, nước thải, chất thải, tái sử dụng vật liệu tái sử dụng, và phục hồi môi trường, là một trong 11 nhóm ngành công nghiệp dịch vụ được phân loại theo Báo cáo thống kê các DNNVV hàng năm của Hàn Quốc. Trong giai đoạn , số lượng các DNNVV và người lao động tham gia vào ngành công nghiệp này có mức tăng trưởng lần lượt là 41,4% và 23,6%, vượt xa con số trung bình của tất cả các ngành trong cùng kỳ (11,4% và 14,2%). Số lượng công ty mới được thành lập trong ngành công nghiệp này cũng cho thấy một sự tăng vọt - từ 352 trong năm 2009 (tương đương với 7,8% tổng số các công ty) lên 619 trong năm 2013 (tương đương với 9,7% tổng số các công ty). Những kết quả tích cực này có được là nhờ sự mở rộng các hỗ trợ tập trung của chính phủ dành cho những công ty khởi nghiệp mới; ví dụ, các trường đại học hàng đầu của quốc gia đã được chỉ định để cung cấp miễn phí không gian văn phòng, tư vấn, đào tạo và cơ hội kết nối rộng rãi cho những người sáng lập các công ty khởi nghiệp xanh. Tiếp cận Tài chính: quỹ chính sách của chính phủ dành cho các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp xanh đã tăng hơn gấp ba lần, từ 173 tỷ won trong năm 2009 lên 561,5 tỷ won trong năm Một phần lớn của quỹ này đã được cấp dưới hình thức các khoản vay lãi suất thấp nhằm tài trợ cho các dự án sử dụng công nghệ xanh; tổng số tiền của các khoản cho vay này đã tăng đều đặn từ 156 tỷ won trong 2010 lên 258 tỷ won trong năm Tổng số tiền chi cho nghiên cứu và phát triển xanh mà chính phủ trợ cấp cho các DNNVV cũng đã tăng đáng kể, từ 363 triệu won trong năm 2009 lên 510 triệu won trong năm Tăng cường năng lực: sáng kiến hàng đầu của chính phủ nhằm nâng cao năng lực cho các DNNVV đã được đưa ra dưới hình thức chương trình thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các công ty lớn và các DNNVV. Ra mắt vào năm 2001, Chương trình Đối tác Xanh nhằm chuyển giao kiến thức về thực hành quản lý xanh và sản xuất sạch hơn thông qua việc tạo điều kiện cho một hợp đồng hai năm giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV; các DNNVV thường là các công ty trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp lớn (tức là các công ty sản xuất) đang cần sự hỗ trợ để tuân thủ với các tiêu chuẩn về môi trường toàn cầu như REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất) của EU. Khi tăng trưởng xanh các-bon thấp được công bố là tầm nhìn mới của quốc gia vào năm 2008, chương trình này đã được điều chỉnh nhiều nhằm tập trung vào việc hỗ trợ các nỗ lực giảm khí các-bon của các DNNVV. Thông qua việc ký kết các Hợp tác Các-bon, các công ty lớn sẽ chia sẻ kinh nghiệm của họ với các DNNVV trong việc thiết lập số liệu thống kê về phát thải khí nhà kính, tính toán lượng khí thải các-bon của các sản phẩm, và nâng cao hiệu quả các-bon của quá trình sản xuất. Các thỏa thuận đối tác trong giai đoạn bao gồm 166 dự án đã cắt giảm khoảng 27, 5 nghìn tỷ won 270

280 trong chi tiêu của các DNNVV về giảm phát thải CO 2 và tiêu thụ năng lượng. Chứng nhận công nghiệp xanh: Được giới thiệu vào năm 2010, chương trình Chứng nhận Xanh do chính phủ phát động đóng một vai trò quan trọng trong việc đưa các DNVVN tham gia vào tăng trưởng xanh. Chứng nhận này bao gồm các công nghệ xanh, các sản phẩm và dịch vụ xanh, các dự án xanh, và các doanh nghiệp xanh, và mở rộng phạm vi hợp lệ để tiếp nhận lợi ích dưới nhiều hình thức khác nhau. Điều quan trọng cần chú ý là một phần lớn những lợi ích này đã được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ các DNNVV, chẳng hạn như ưu đãi cho các đơn đăng ký vay quy mô nhỏ và vận hành các chương trình bảo hiểm tín dụng xuất khẩu đặc biệt cho các DNNVV. Cơ cấu kinh tế và công nghiệp quay vòng tài nguyên Hàn Quốc đã ban hành Đạo luật về thúc đẩy chuyển đổi sang cơ cấu công nghiệp thân thiện với môi trường vào năm 1995 để nâng cao năng suất sử dụng tài nguyên thiên nhiên và thúc đẩy các hoạt động công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tiếp theo những nỗ lực nhằm hỗ trợ luật này, Kế hoạch 5 năm đã theo đuổi chính sách đa dạng, và kết quả của nó về cơ bản được phản ánh bằng tỷ lệ tiêu thụ nguyên vật liệu trong nước trên một đơn vị GDP và tỷ lệ tái chế. Những kết quả tích cực chứng tỏ sự tiến bộ của ngành công nghiệp trong việc cắt giảm chi phí thông qua sử dụng tài nguyên hiệu quả và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Tiêu thụ nguyên vật liệu của Hàn Quốc trên một đơn vị GDP tiếp tục giảm trong những năm qua giảm 22,9% từ 0,811 kg / 1000 won xuống 0,625 kg / 1000 won trong giai đoạn Cường độ tiêu thụ nguyên vật liệu trong nước là thước đo tổng lượng nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp trên mỗi đơn vị GDP, phản ánh được hiệu quả tổng thể của quốc gia về tiêu thụ tài nguyên. Bảng 21: Tiêu thụ nguyên vật liệu trong nước trên GDP Đơn vị: Kg/1,000 KRW Nguồn: KOSIS, 2014 Bảng 22: Phát sinh chất thải công nghiệp và tỷ lệ tái chế Đơn vị: Kg/1,000 KRW Phân loại Phát sinh chất thải 112, , , ,815 Chôn lấp 16,604 24,285 23,309 24,629 Xử lý chất thải Đốt 7,326 6,937 7,983 9,339 Đổ ra biển 11,532 6,940 6,956 2,609 Tái chế 76,957 92,615 99, ,238 Tỷ lệ tái chế (%) Nguồn: KECO,

281 Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp đã tăng đáng kể từ 68,5% trong năm 2005 lên 75,6% trong năm Trong số các chất thải công nghiệp chủ yếu, các chất thải nhựa tổng hợp, phế thải kim loại, và nước thải có tỷ lệ tái chế tăng mạnh; đặc biệt, chất thải kim loại được tái chế gần như hoàn toàn tính tới năm Tỷ lệ tái chế chất thải công nghiệp phản ánh thiện chí của ngành công nghiệp để bảo vệ và giữ gìn môi trường địa phương, cũng như sử dụng chất thải một cách kinh tế hơn. Cụm công nghiệp xanh Trong số những nỗ lực của chính phủ để thúc đẩy sự chuyển đổi xanh của các khu công nghiệp, nỗ lực hiệu quả nhất cho đến nay là sự thành lập các khu công nghiệp thân thiện với môi trường (EIP). Chương trình EIP của Hàn Quốc đang được thực hiện theo ba giai đoạn, từ năm 2005 đến năm Qua nhiều thập kỷ, khái niệm về khu công nghiệp thân thiện môi trường đã ngày càng trở nên linh hoạt hơn để bao phủ được những mạng lưới khác nhau đang phấn đấu để đạt những lợi ích môi trường và kinh tế cao. Ở Hàn Quốc, EIP chủ yếu hướng tới việc hình thành một cộng đồng công nghiệp để đạt được cả hai mục tiêu kinh tế và môi trường thông qua giảm thiểu xả thải và phếphụ phẩm, dựa vào sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và cả các vùng xung quanh khu công nghiệp. Sau khi hoàn thành giai đoạn đầu ( ), tập trung vào thử nghiệm mô hình EIP ở năm tổ hợp công nghiệp được lựa chọn, giai đoạn thứ hai ( ) của chương trình nhằm tăng số lượng EIP trên toàn quốc và áp dụng mô hình mạng lưới Trục bánh xe-nan hoa (Hub-Spoke). Không giống như các EIP được thành lập trong giai đoạn đầu của chương trình - liên kết các doanh nghiệp trong cùng một tổ hợp để hợp tác cùng đạt được những lợi ích chung - mạng lưới Trục-và-Nan hoa thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp cùng nằm trong một tổ hợp công nghiệp khu vực (Trục), với nhiều tổ hợp công nghiệp khác trong phạm vi lân cận (Nan hoa). Có ba EIP được xây dựng mới trong năm 2010 và một được xây dựng vào năm 2013; tổng số chín EIP hiện đang hoạt động. Chính phủ cung cấp các khoản viện trợ tài chính (dưới dạng vốn tương đáp) cho các dự án do các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp này đề xuất; những dự án có liên quan bao gồm các khoản đầu tư vào phát triển công nghệ và mạng lưới giảm chất thải và tái sử dụng hiệu quả, thu hồi năng lượng, và xử lý nước thải. Một nhóm các nhà nghiên cứu do Park đứng đầu (Park, 2014b) đã đánh giá những lợi ích kinh tế và môi trường của chương trình EIP. Kết quả đánh giá tổng số 244 dự án hoàn thành trong giai đoạn cho thấy 118 dự án đã thành công trong việc thương mại hóa công nghệ hoặc hoạt động thực tế của mạng lưới kinh doanh để cải thiện chu kỳ vật liệu. Thành công này đã dẫn đến việc giảm thiểu tấn chất thải và phế phụ phẩm/năm; sử dụng nước và nước thải giảm tấn/năm ; tiết kiệm TOE/năm trong sử dụng năng lượng; và giảm phát thải khoảng 1,1 triệu tấn CO2/năm. Những kết quả đó được chuyển thành một tỷ lệ đáng kể lợi ích môi trường (tức là 5408 tấn chất thải và phế phụ phẩm; tấn nước sử dụng và nước thải; TOE năng lượng; tấn CO2 phát thải) trên một đơn vị chi tiêu của chính phủ (khoảng US$) thông qua việc cung cấp các khoản viện trợ cho dự án. Một số ví dụ thực tế về kết quả cấp độ dự án như sau: Hơi nước được cung cấp từ các cơ sở đốt rác thải của Hyundai Heavy Industries cho dây chuyền sản xuất của Hyundai Motors và Hyundai Hysco ở Ulsan EIP đã giảm khoảng ba tỷ won chi tiêu hàng năm dành cho năng lượng, và tránh phát thải được tấn CO2 hàng năm. Công ty TNHH sản xuất giấy Hankuk nằm trong khu tổ hợp công nghiệp Onsan đang được cung cấp CO2 đậm đặc và hơi nước từ nhà máy lọc dầu của Công ty Kẽm Hàn Quốc, giúp tránh phát thải được khoảng tấn CO2 hàng năm. Cheil Industries, cơ sở sản xuất đá cẩm thạch nhân tạo ở Yeosu EIP, đã tránh được khoản chi tiêu khoảng 300 triệu won mỗi năm cho việc đổ bỏ chất thải bằng cách cho phép các doanh nghiệp phục hồi tài nguyên sử dụng miễn phí lượng chất thải này. Các chất thải được phục hồi sau đó được mua lại để làm nguyên liệu sản xuất đá cẩm thạch nhân tạo, tạo ra khoảng 190 triệu won lợi nhuận hàng năm cho các doanh nghiệp thu hồi chất thải. 4.2 Đánh giá định tính Như phần đánh giá định lượng đã minh họa, một số nỗ lực của chính phủ trong việc xanh hóa các ngành công nghiệp là khá rõ ràng, nhưng bất chấp những kết quả tích cực, vẫn còn có một số khoảng trống. Ví dụ, các tiêu chuẩn so sánh cơ bản về phát thải CO2 và tiết kiệm năng lượng chưa được đáp ứng theo mức độ dự kiến. Mặc dù có sự gia tăng, nhưng số lượng các DNNVV tham gia vào ngành công nghiệp xanh vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 272

282 năm. Điều quan trọng nhất là thị phần của Hàn Quốc trên thị trường xanh của thế giới vẫn không đáng kể, mặc dù chính phủ đã có những hỗ trợ mạnh mẽ đối với nghiên cứu và phát triển và mở rộng thị trường xanh. Điều này bị ảnh hưởng bởi một sự kết hợp của các yếu tố phức tạp như các mục tiêu ban đầu quá tham vọng và sự gia tăng các điều kiện bất lợi của môi trường kinh tế trong nước và quốc tế. Ngoài ra, chính sách kinh tế của chính phủ lại hạn chế sự phát triển của các ngành công nghiệp xanh do vẫn tập trung vào việc mở rộng nguồn cung trong khi đáng ra chính phủ phải tập trung hơn vào quay vòng thay vì tiêu thụ và tập trung vào phân phối khu vực, thay vì tập trung ở trung ương. Là một phần của chính sách tăng trưởng xanh cácbon thấp, chương trình nghị sự chuyển đổi xanh cho các ngành công nghiệp đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy sự thân thiện môi trường và cải thiện của doanh nghiệp. Mười năm trước đây, chỉ có một vài doanh nghiệp - thường là các doanh nghiệp lớn - coi việc quản lý xanh như một giá trị kinh doanh cốt lõi của họ. Tuy nhiên, khi chính phủ mở rộng đầu tư nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh và thúc đẩy các chính sách tăng trưởng xanh khác nhau, quan điểm của các ngành công nghiệp đã dần dần thay đổi, thể hiện bằng sự gia tăng nhận thức của các tập đoàn về giá trị của việc phát triển sản phẩm xanh, giảm phát thải ô nhiễm, nâng cao hiệu quả tiêu thụ tài nguyên và năng lượng, giảm chất thải, và tăng tỷ lệ tái chế như một phần trong chiến lược quản lý cốt lõi của họ, được phản ánh trong những nỗ lực tích cực của họ để tiến vào thị trường toàn cầu sử dụng phát triển công nghệ xanh làm điểm tiếp cận. Tuy nhiên, thành công của chuyển đổi xanh ở Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp lớn, được thể hiện bởi quan hệ đối tác xanh giữa các doanh nghiệp lớn và DNNVV chủ yếu được khởi xướng và dẫn dắt bởi các doanh nghiệp lớn. Nhiều DNNVV vẫn đang xem xét chuyển đổi xanh một cách thụ động; rõ ràng là có một sự mất cân bằng giữa các doanh nghiệp lớn và DNNVV trong việc đạt được biến đổi xanh. Để giải quyết vấn đề này, cần phải thay đổi trọng tâm của chiến lược xanh nhằm tập trung hơn vào khuyến khích và phát triển năng lực của các DNNVV để họ tích cực tham gia vào chuyển đổi xanh. với công nghệ và thiếu năng lực. Ngoài ra, những chính sách tập trung vào tăng tỷ lệ tái chế của chính phủ đã tạo ra những tác động phụ tiêu cực, chẳng hạn như thiếu chế tài quản lý các chất độc hại sau sản xuất và thậm chí đưa ra những số liệu thống kê về tái chế không chính xác. Về kết quả quay vòng tài nguyên của các dự án EIP, những kết quả hiện tại chủ yếu là dựa vào sự hỗ trợ của chính phủ, dấy lên sự lo ngại rằng chính sách hiện nay có thể làm tăng sự phụ thuộc quá nhiều của doanh nghiệp vào chính phủ. Việc tăng cường các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, thiết lập mục tiêu giảm khí nhà kính của quốc gia trung và dài hạn, thực hiện TMS và ETS đã đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm giải pháp giảm lượng phát thải khí nhà kính. ETS, được phát động vào tháng 1 năm 2015, đã góp phần rất lớn vào việc dẫn dắt các nỗ lực giảm phát thải trong ngành công nghiệp. Vì các công ty cần phải giữ cho lượng phát thải trong phạm vi chứng nhận giảm phát thải được phân bổ cho họ (CER) hoặc phải mua thêm CER để có thể phát thải thêm, nên việc giảm phát thải khí nhà kính được phản ánh trực tiếp trong doanh thu của doanh nghiệp trong chương trình ETS. Tuy nhiên, việc Hàn Quốc có thành công trong việc giảm khí nhà kính thông qua ETS hay không sẽ được đánh giá sau. Hàn Quốc đã đi vào ổn định trong cơ cấu tiêu thụ năng lượng cao, và hiệu quả sử dụng năng lượng của các ngành sử dùng năng lượng hàng đầu trong nước đã ở mức cao nhất, vì thế khó có thể tiếp tục giảm thêm phát thải khí nhà kính thông qua gia tăng hiệu quả sử dụng năng lượng. Vì các đối thủ chính của Hàn Quốc, như Trung Quốc và Nhật Bản, không theo đuổi các chính sách giảm mạnh lượng khí thải nhà kính, nếu quá trình chuyển đổi xanh của Hàn Quốc thực sự sẽ thành công trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia trong khi vẫn giảm khí nhà kính, thì nó phải nhận được sự hỗ trợ liên tục từ khu vực công nghiệp. Các chính sách và hệ thống mà Hàn Quốc đang sử dụng để khuyến khích tái chế chất thải công nghiệp đã góp phần rất lớn vào việc thay đổi quan điểm của các doanh nghiệp về chu kỳ vật liệu và thúc đẩy phát triển công nghệ. Tuy nhiên, phần lớn các khu công nghiệp quy mô nhỏ tiếp tục cho thấy tỷ lệ tái chế không đáng kể so với của các nước phát triển, do thiếu tiếp cận 273

283 5. Kinh nghiệm rút ra và các khuyến nghị Sự nghiêm trọng của các vấn đề môi trường và gia tăng mức độ phức tạp để giải quyết chúng là một thách thức luôn đi kèm với tăng trưởng kinh tế nhanh. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt là trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế của Hàn Quốc, đã được nhìn nhận một cách rất tự nhiên như là một dấu hiệu của sự phát triển chứ không phải là một mối quan tâm xã hội đáng báo động. Ví dụ, trên tượng đài được xây dựng vào năm 1967 cầu mong cho sự phát triển của Ulsan, trung tâm của các tổ hợp công nghiệp đầu tiên của quốc gia, được khắc dòng chữ Vào thời khắc mà làn khói đen từ sản xuất công nghiệp bay xa vào bầu khí quyển, đó là một dấu hiệu cho thấy hy vọng và sự tiến bộ của người dân của đất nước này đã chạm đến ngưỡng cửa nhà chúng ta. Tuy nhiên, các nước đang phát triển đã bắt đầu hiểu được hậu quả của việc chấp nhận suy thoái môi trường vì lợi ích tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Đặt sang một bên những lời cảnh báo trái đất là hữu hạn và việc khai thác tài nguyên liên tục cuối cùng sẽ làm hệ thống của chúng ta sụp đổ, đã xuất hiện những dấu hiệu rõ ràng ở các nước công nghiệp mới như Trung Quốc và Ấn Độ rằng những ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do ô nhiễm môi trường là một trở ngại lớn đối với tăng trưởng kinh tế bền vững. Với nhận thức ngày càng tăng rằng tốc độ tăng trưởng cao chưa chắc đảm bảo được những thành quả xã hội tốt hơn, chất lượng tăng trưởng đã được chọn là một chương trình nghị sự quan trọng ở các nước đang phát triển. Công nghiệp xanh mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường (UNIDO, 2011). Từ quan điểm kinh tế, công nghiệp xanh thúc đẩy sự phát triển của công nghệ công nghiệp xanh và các sản phẩm thân thiện môi trường. Ví dụ, phát triển công nghệ thu thập vật liệu tái sử dụng từ chất thải tạo ra hiệu ứng dây chuyền như giảm chi phí sản xuất và đầu tư mới nhằm tăng sản lượng tài nguyên, giảm chất thải và các chất gây ô nhiễm, tạo việc làm mới và tăng thu nhập. Do việc sử dụng không hiệu quả các nguồn tài nguyên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nên tác động sinh thái của việc nâng cao hiệu quả tài nguyên sẽ trở nên đặc biệt quan trọng. Cho dù có nhiều lợi ích từ việc thúc đẩy sự phát triển công nghiệp xanh, vẫn còn nhiều trở ngại phải vượt qua ở các nước đang phát triển. Công nghiệp xanh về cơ bản thiên về bảo tồn hơn là cung cấp và thiên về quay vòng vật liệu hơn là tiêu thụ, nhưng các chiến lược tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển thường ưu tiên cho nguồn cung liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng. Trong bối cảnh này, các nước đang phát triển có cơ cấu thị trường không đầy đủ để theo đuổi các biện pháp quay vòng tài nguyên hiệu quả vì cả khu vực nhà nước và tư nhân đều theo đuổi những lợi ích ngắn hạn với chi phí dài hạn, do đó làm cho công nghiệp xanh trở nên kém hấp dẫn. Dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc, các nước đang phát triển phải nhận ra rằng việc xanh hóa ngành công nghiệp có thể khó khăn hơn như thế nào nếu các nước này bị mắc kẹt trong một chiến lược kinh tế chủ yếu dựa vào tăng nguồn cung nguyên liệu. Tái cấu trúc tiêu thụ công nghiệp là một nhiệm vụ rất lớn; sự trì trệ của các khoản đầu tư vào tài sản cố định của các ngành công nghiệp sản xuất làm cho những thay đổi trong thói quen tiêu dùng của họ khó đạt được hơn. Khi các ngành công nghiệp chỉ tập trung vào mô hình tiêu thụ nhiều tài nguyên, nó sẽ làm hạn chế khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát điều tiết mạnh mẽ để hỗ trợ chuyển đổi thị trường - điều này được cho là một trong những trở ngại chính cho sự thành công hạn chế của chương trình nghị sự công nghiệp xanh tại Hàn Quốc. Cân bằng hợp lý giữa tăng trưởng và bảo tồn không hề đơn giản, nhưng những nước đang phát triển đang ở giai đoạn đầu của công nghiệp hoá phải nhận ra rằng họ có cơ hội để giảm thiểu những hối tiếc sau này và bắt đầu can thiệp nhiều nhất có thể nhằm đem lại các lợi ích ngắn hạn. Một yếu tố đằng sau những kết quả thành công trước mắt của chính sách công nghiệp xanh của Hàn Quốc là năng lực công nghệ đầy đủ của quốc gia để hỗ trợ quá trình này. Hàn Quốc không chỉ tích lũy công nghệ trong thời kỳ của tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, mà họ còn trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong nhiều lĩnh vực đổi mới như công nghệ thông tin và truyền thông. Hội tụ công nghệ (tức là, hệ thống quản lý năng lượng dựa trên CNTT) đóng vai trò như một bệ phóng cho ngành công nghiệp xanh và chính phủ đảm bảo rằng các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi dựa vào đổi mới. Không thể phủ nhận rằng sự bảo trợ của chính phủ cho đầu tư bền vững của nhà nước và tư nhân vào nghiên cứu và phát triển công nghệ đã tạo nền tảng để hiện thực hóa quá trình chuyển đổi công nghiệp xanh. Với bằng chứng mạnh mẽ này, ưu tiên cao nhất của các nước đang phát triển là tích lũy và ứng dụng của các tài sản công nghệ. Mặc dù tăng cường hợp tác công nghệ với các nước phát triển là một khởi điểm tốt, nhưng thành công chỉ có thể được 274

284 xây dựng dựa trên động lực mạnh mẽ của chính phủ để làm chủ được các công nghệ đổi mới. Các chiến lược của Hàn Quốc nhấn mạnh cách thức thực hiện đồng thời việc xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có và tạo ra các ngành công nghiệp xanh mới. Định hướng chiến lược này dựa trên quan điểm cho rằng việc phát triển ngành công nghiệp xanh chỉ có thể thành công khi có đủ nhu cầu về đầu ra của nó mà điều này đương nhiên có thể được thực hiện một do quá trình xanh hóa các ngành công nghiệp hiện có. Nói cách khác, nếu chỉ có xanh hóa những ngành công nghiệp hiện có dường như sẽ phụ thuộc nhiều vào hàng hóa nhập khẩu và sẽ không nắm bắt được bản chất của tăng trưởng xanh, đó là tăng cường sự hợp nhất giữa bền vững môi trường và tăng trưởng kinh tế. Động cơ chung để thúc đẩy hai quá trình song song này chính là các chính sách của chính phủ về cắt giảm phát thải và hiệu quả tài nguyên. Không giống như các chiến lược ngành công nghiệp chủ yếu dựa vào các nguyên tắc thị trường, những can thiệp của chính phủ trong việc phân bổ các ưu đãi và quy định phù hợp là tối quan trọng trong giai đoạn đầu thúc đẩy chương trình nghị sự công nghiệp xanh. Hiệu quả xử lý ô nhiễm của Hàn Quốc đã theo kịp mức độ phát triển kinh tế ngày càng tăng. Vào giữa những năm 1990, Bộ Môi trường đã dẫn đầu trong việc tăng cường các quy định về các tiêu chuẩn môi trường khác nhau và đã thành công trong việc thu hút đầu tư tư nhân vào phòng chống ô nhiễm. Như vậy, chương trình nghị sự công nghiệp xanh đề ra trong Kế hoạch 5 năm đã dự kiến giải quyết các vấn đề vượt ra ngoài phạm vi bảo vệ môi trường truyền thống, chẳng hạn như tối ưu hóa sử dụng năng lượng và thúc đẩy quay vòng tài nguyên. Ngược lại, những nước đang phát triển chưa thiết lập được các tiêu chuẩn để cải thiện hoạt động quản lý ô nhiễm buộc phải tìm cách mở rộng chương trình nghị sự công nghiệp xanh để tạo điều kiện cho ngành công nghiệp môi trường truyền thống tham gia vào tái chế chất thải và kiểm soát ô nhiễm. Các kế hoạch liên quan ở các nước đang phát triển có thể tham gia vào cải thiện xử lý ô nhiễm trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp mà thường các ngành này là những nguồn thu nhập chính. Không nên bỏ qua một thực tế là Hàn Quốc đã bắt tay vào đổi mới công nghệ thúc đẩy ngành công nghiệp môi trường truyền thống của mình ngay từ những năm 1990, trước cả khi có khái niệm về tăng trưởng xanh các-bon thấp. 275

285 Tài liệu tham khảo Ngân hàng Hàn Quốc Nghiên cứu về ngành công nghiệp sản xuất của Nhật Bản và năng lực cạnh tranh của ngành này tác động đến chính sách trong tương lai. Ngân hàng Hàn Quốc, Seoul. Ngân hàng Hàn Quốc Số liệu thống kê công nghiệp Seoul: Ngân hàng Hàn Quốc. Ngân hàng Hàn Quốc Hệ thống thống kê kinh tế Cơ sở dữ liệu thống kê, Ngân hàng Hàn Quốc, Seoul. Truy cập ngày 12 tháng 12, bok.or.kr/. Luật hợp lý hoá sử dụng năng lượng Hàn QuốcLuật số Nghị định thực thi luật khung về tăng trưởng xanh cácbon thấp Nghị định của Tổng thống Hàn Quốc số Đạo luật khung về tăng trưởng xanh các-bon thấp. 2010, Hàn Quốc. Luật số IEA/OECD (Cơ quan Năng lượng Quốc tế / Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển) Triển vọng năng lượng thế giới Paris: IEA. Sản phẩm Hợp tác của các Bộ liên quan Các biện pháp để thúc đẩy nguồn vốn xúc tiến đầu tư xanh. Sản phẩm Hợp tác của các Bộ liên quan, Seoul, Tháng 7. Sản phẩm Hợp tác của các Bộ liên quan Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập ngày 17 Tháng 4, greengrowth.go.kr/?page_ id=2452. KCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp Hàn Quốc) Nghiên cứu về đóng góp của các ngành đối với nền kinh tế quốc gia của Hàn Quốc và những tác động trong tương lai. KCCI, Seoul, Tháng 2. KECO (Tổng công ty Môi trường Hàn Quốc) Cơ sở dữ liệu thống kê môi trường. Cơ sở dữ liệu thống kê, Ban Kiểm định Hàn Quốc Cơ sở dữ liệu Mạng Thông tin chứng nhận ISO. Cơ sở dữ liệu thống kê, Ban Kiểm định Hàn Quốc, Seoul. Truy cập 28 Tháng 9, KOSA (Hiệp hội Sắt Thép Hàn Quốc) Số liệu về thép. Cơ sở dữ liệu thống kê, KOSA, Seoul. Truy cập 26 Tháng 9, KOSIS (Dịch vụ thông tin thống kê Hàn Quốc) Dịch vụ thông tin thống kê Hàn Quốc. Cơ sở dữ liệu thống kê, KOSIS, Seoul. Truy cập 25 Tháng 9, KOSTAT (Thống kê Hàn Quốc) Dịch vụ thông tin thống kê Hàn Quốc. Cơ sở dữ liệu thống kê, KOSTAT, Seoul. Truy cập September 25, kostat. go.kr/. KPIA (Hiệp hội Công nghiệp hóa dầu Hàn Quốc) Số liệu thống kê hóa dầu Hàn Quốc Seoul: KPIA. Lee, Yoon-Joon, Jung-Hyup Lee, Ji-Young Seo, vàhye- Young Byun Chiến lược cụm công nghiệp xanh nhằm vực dậy kinh tế khu vực. Viện Chính sách Khoa học và Công nghệ (STEPI), Seoul. Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn Năng lượng Tăng trưởng Mới Chiến lược Phát triển và Tầm nhìn Năng lượng Tăng trưởng Mới. Truy cập 30 Tháng 9, korea.kr/archive/expdocview. do?docid= MKE (Bộ Kinh tế Tri thức) Chiến lược phát triển công nghiệp xanh của Hàn Quốc. MoE (Bộ Môi trường) Báo cáo Khảo sát ngành công nghiệp môi trường Công nghiệp Bộ Môi trường và Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc, Seoul. MoE (Bộ Môi trường) Niên giám thống kê Môi trường 27. Seoul: Bộ Môi trường. 276

286 OECD Công nghệ nano cho đổi mới Xanh, Các tài liệu chính sách về Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp của OECD, Tài liệu Số 5, Nhà xuất bản OECD, Paris. DOI: Park, Jong-Bae, In-Joong Kim, Sang-Jin Han, và Bun- Wook Kim. 2014a. 50 năm ngành công nghiệp, thành tựu và hạn chế. Báo cáo của KICOX 2014 Hè 54, Tổng công ty cụm công nghiệp Hàn Quốc, Seoul. Park, Jun-Mo, Hyeong-Woo Kim, và Hung-Suck Park. 2014b. Đánh giá chiến lược và thành tựu của sáng kiến Khu công nghiệp sinh thái (EIP) ở Hàn Quốc. J. Kor. Soc. Environ. Eng 36(12): 803~812. UNIDO (Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc) Công nghiệp xanh: Một trụ cột quan trọng của nền kinh tế xanh. Báo cáo tóm tắt chính sách chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng và Công nghiệp Xanh Vienna, Tháng 6. UNSTATS (Phòng Thống kê của Liên hợp quốc) Cơ sở dữ liệu tổng hợp tài khoản quốc gia. Cơ sở dữ liệu thống kê, UNSTATS, New York. Truy cập 28 Tháng 9, snaama/ dnllist.asp. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập 17 Tháng 4, go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập 17 Tháng 4, greengrowth.go.kr/?page_id=2452. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh) Đánh giá hiệu quả của xúc tiến tài chính xanh và khuyến nghị cho những cải thiện trong tương lai. Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh, Seoul. Porter, Michael E Các cụm công nghiệp là sự tập trung của các công ty và các tổ chức liên kết với nhau trong một lĩnh vực cụ thể. Các cụm công nghiệp và các ngành kinh tế mới cạnh tranh, Tạp chí Harvard Business Review, Boston. Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Tri thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải Kế hoạch cơ bản lần thứ nhất về năng lượng quốc gia ( ). Truy cập 17 Tháng 4, energyjustice.kr/zbxe/

287 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quy trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 7: Đất nước xanh và giao thông xanh 278

288 CHƯƠNG 7 ĐẤT NƯỚC XANH VÀ GIAO THÔNG XANH Tóm tắt Kể từ những năm 1960, quá trình đô thị hóa đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc, nhưng đồng thời cũng góp phần đáng kể vào phát thải khí nhà kính, tiêu thụ năng lượng, và những thách thức khác. Để chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng của các thành phố, Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh tập trung vào ba điểm chính: quy hoạch đô thị, xây dựng, và giao thông. Phù hợp với tầm nhìn về tăng trưởng xanh các-bon thấp của đất nước và thông qua cam kết chính trị mạnh mẽ của các chính quyền địa phương, Hàn Quốc đã đạt được những bước tiến lớn trong việc thử nghiệm các mô hình thành phố xanh cùng với việc thực hiện các hoạt động tái tạo đô thị chủ động trong các khu đô thị mở rộng. Hơn nữa, hiệu quả của hệ thống giao thông công cộng của Hàn Quốc đã được cải thiện đáng kể trong những năm qua và hiện nay được coi như một chuẩn mực cho các quốc gia khác với cơ sở hạ tầng giao thông đổi mới và tân tiến nhất. Ngành xây dựng cũng cho thấy tiến bộ trong việc kiềm chế lượng phát thải bằng cách tăng cường các tiêu chuẩn xây dựng thiết kế xanh và chứng nhận xếp hạng hiệu quả năng lượng dựa trên các thủ tục cứng rắn và minh bạch. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực đất nước xanh và giao thông xanh nêu bật tầm quan trọng của việc giải quyết các vấn đề đô thị phức hợp - không phải giải quyết vấn đề một cách đơn lẻ mà là một phần của hệ thống tích hợp lớn hơn bao gồm các yếu tố về vật chất, kinh tế, xã hội, và hành vi. 1. Giới thiệu 1.1 Tổng quan Thành phố là trung tâm của các hoạt động của con người. Ở hầu hết các quốc gia, các thành phố là động lực chính của tăng trưởng quốc gia, tạo việc làm, và đổi mới. OECD (2011) báo cáo rằng các khu đô thị lớn nhất của OECD, chỉ chiếm 2% khu vực OECD, nhưng đã tạo ra khoảng một phần ba tăng trưởng của các nước OECD. Tuy nhiên, do công nghiệp hóa nhanh chóng, các thành phố cũng là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề về môi trường chính và sử dụng tài nguyên thiếu hiệu quả. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (2010) ghi nhận rằng các thành phố và các đô thị trên toàn thế giới, nơi gần 50% dân số thế giới sinh sống, đã sử dụng 67% năng lượng toàn cầu và tạo ra 71% khí thải CO 2 liên quan đến năng lượng trong năm Từ thập niên 1960, các thành phố và các khu vực đô thị đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc. Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng của họ đã làm cho khu vực đô thị trở thành trung tâm cho các hoạt động kinh doanh và công nghiệp tập trung và cường độ cao. OECD (2012) báo cáo rằng GDP thực tế của Hàn Quốc đã tăng lên mười sáu lần từ 1970 đến 2009, trong khi tỷ trọng dân cư đô thị 1, theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc, tăng gấp đôi trong cùng kỳ từ 40,7% lên 81,9%. Năm 2009, bảy thành phố đô thị1 cùng với tỉnh Gyeonggi, chỉ chiếm có 16% lãnh thổ của quốc gia nhưng lại chiếm 69,2% tổng dân số, sản xuất 66,3% tổng sản phẩm quốc nội trong khu vực (GRDP) (Cục thống kê Hàn Quốc, năm 2015). Ngoài ngành công nghiệp, ngành giao thông vận tải và xây dựng cũng góp phần đáng kể vào phát thải khí nhà kính và tiêu thụ năng lượng ở các thành phố của Hàn Quốc. Vào năm 2009, ngành giao thông vận tải tiêu thụ 19,7% năng lượng, trong đó 80,8% là từ vận tải đường bộ; nó chiếm 14,8% tổng lượng phát thải khí nhà kính, trong đó 94,6% là từ vận tải đường bộ (KOTI và KEMCO, 2014). 1 Bao gồm Seoul, Busan, Daegu, Incheon, Daejeon, Gwangju, và Ulsan theo thứ tự quy mô dân số. 279

289 Mặt khác, trong năm 2009, ngành xây dựng tiêu thụ 25,4% tổng năng lượng và thải ra 22% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia (KEMCO, 2014). Cần lưu ý rằng 40% lượng năng lượng tiêu thụ và phát thải của toàn quốc trong năm 2009 là từ lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải. Vì vậy, các thành phố, đặc biệt là các tòa nhà và hệ thống giao thông, là điểm khởi đầu quan trọng đối với Hàn Quốc để giảm thiểu mức tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính. Với nhiệm vụ tập trung liên tục vào tăng trưởng kinh tế và phấn đấu để giảm thiểu khí thải nhà kính trong đô thị, các nhà hoạch định chính sách đã đề xuất các biện pháp để theo đuổi tăng trưởng xanh ở các thành phố của Hàn Quốc. Do đó, Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh đã chọn thành phố xanh và giao thông xanh là một trong mười định hướng chính sách, cùng với việc chuyển đổi cơ cấu công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng mạnh. Kế hoạch này tập trung vào ba lĩnh vực chính: (1) Quy hoạch đô thị xanh; (2) Xây dựng xanh; và 1.2 Đánh giá cơ sở Để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hóa, các chính sách quốc gia đã tập trung vào việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh và công nghiệp để tối đa hóa đầu ra. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi chi phí môi trường và xã hội rất lớn, đặc biệt là ở các thành phố và các khu vực đô thị, nơi tập trung hầu hết các hoạt động, các ngành công nghiệp, và cơ sở hạ tầng của quốc gia. Nguyên nhân sâu xa của các thách thức Kể từ đầu những năm 1990, các vấn đề về tính bền vững và biến đổi khí hậu đã là chủ đề của các cuộc thảo luận nghiêm túc tại các thành phố của Hàn Quốc do ô nhiễm không khí ngày càng tồi tệ, nhiệt độ tăng cao, lượng mưa ngày càng tăng, và nắng nóng thường xuyên. Khi theo đuổi tăng trưởng xanh cácbon thấp, những thách thức đô thị mà các nhà hoạch định chính sách phải giải quyết rất đa dạng - bao gồm môi trường, dân số, kinh tế xã hội, cũng như các vấn đề về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. (3) Giao thông xanh. Hình 1: GDP và quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc ( ) 1,200,000 Đơn vị: won 90% 1,000,000 80% 800,000 70% 800,000 60% 600,000 50% 200,000 40% GDP (giá trị thực, năm 2005) Tỷ lệ đô thị hóa (%) 30% Nguồn: OECD,

290 Hình 2: Tỷ lệ sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính theo ngành năm 2009 Sử dụng năng lượng Phát thải khí nhà kính 7.76% 19.73% 14.80% 52.00% 58.29% 25.44% 21.98% Công nghiệp Xây dựng Giao thông Khác Cũng như các nước phát triển khác, tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa của Hàn Quốc luôn đi kèm với nhau. Tỷ lệ dân số đô thị tăng lên đáng kể, khi nền kinh tế Hàn Quốc phát triển, chiếm hơn 90% dân số cả nước trong năm Gần như tất cả các hoạt động đô thị hóa được diễn ra trong giai đoạn từ năm 1970 đến năm 1990, nhưng sau đó xu hướng này đã giảm dần. Đặc biệt, Seoul, chỉ chiếm 0,2% diện tích của quốc gia, chiếm 21,1% dân số cả nước và đóng góp 23,7% tổng GDP trong năm Cũng trong năm đó, Khu vực siêu đô thị Seoul (SMA), bao gồm cả Incheon và tỉnh Gyeonggi, chiếm 49,3% dân số và 52,2% tổng GDP (KOSTAT, 2015). Liên Hiệp Quốc ước tính rằng gần 50% dân số thế giới sống ở các khu vực đô thị trong năm Trong trường hợp của Hàn Quốc, một trong những nước đô thị hóa nhất, có chín khu vực siêu đô thị nằm trong danh sách 50 thành phố hàng đầu (trong số 268 khu vực đô thị ở các nước OECD) với mật độ dân số cao nhất. Khu vực đô thị Seoul, bao gồm cả Incheon, xếp thứ tám với mật độ hơn người/km 2 và Pohang xếp thứ 51 với hơn người/km2. Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Hàn Quốc đã dẫn đến tăng chi tiêu và giá cả của các tiện nghi đô thị, dẫn đến lối sống theo hướng tiêu thụ đòi hỏi sử dụng nhiều hơn các nguồn tài nguyên và phát thải nhiều khí nhà kính hơn. Hình 3: Xu hướng về nhiệt độ và lượng mưa trên bán đảo Triều Tiên ( ) Nhiệt độ trung bình 5 năm ở Hàn Quốc ( C) Lượng mưa trung bình 5 năm ở Hàn Quốc (mm) Industry Building Transport Other 281

291 Bảng 1: Tỷ lệ đô thị hóa và tăng trưởng GDP của Hàn Quốc ( ) Chỉ số Tăng trưởng trung bình hàng năm (%) Dân số ( 000) 32,241 38,123 42,869 47,008 48, Đô thị hóa (%) Nguồn: Dịch vụ thông tin thống kê Hàn quốc Việc sử dụng các thiết bị điện cho hộ gia đình đã tăng lên đáng kể, cùng với chất lượng nhà ở và giao thông vận tải tốt hơn. Trong giai đoạn 1990 và 2009, thu nhập và chi tiêu trung bình hộ gia đình thành thị mỗi tháng tăng lần lượt là 391,2% (từ won lên won) và 276,6% (từ won lên won). Mặt khác, chi tiêu trung bình tương ứng của hộ gia đình cho giao thông và nhà ở, bao gồm cả điện, nước, gas, truyền thông và nhiên liệu khác, tăng 586,8%, từ won lên won so với cùng kỳ, như minh họa trong Hình 4. Tình hình giao thông tồi tệ do tốc độ cơ giới hóa nhanh chóng vẫn còn là một thách thức đối với các nhà hoạch định chính sách đô thị. Do sự gia tăng liên tục về thu nhập và mức sống, số lượng sở hữu xe trên toàn quốc đã tăng hơn 136 lần từ trong năm 1970 tới trong năm 2009 (KOSTAT, 2014). Chính sách giao thông Hàn Quốc cho đến những năm 2000 tập trung vào xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông vận tải đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng thông qua việc phát triển năng lực vận tải. Bất chấp những khoản đầu tư lớn để giải quyết tắc nghẽn trong hệ thống giao thông như đường bộ, đường sắt, cảng biển, hàng không và tàu Hình 4: Thu nhập trung bình hàng tháng và chi tiêu của các hộ gia đình thành thị ( ) 4,000 Unit: thousand KRW 3,000 2,000 1, Thu nhập Tổng Nhà đất, v.v. Giao thông Liên lạc Nguồn: Korean Statistical Information Service 282

292 Bảng 2: Tốc độ cơ giới hóa và mở rộng tuyến đường sắt đô thị tại Hàn Quốc ( ) Index Tăng trưởng trung bình hàng năm (%) xe đăng ký ( 000) đường sắt liên thành phố lengths (km) ,394 12,509 17, , , , ,123 3,373 Nguồn: Thống kê giao thông quốc gia của Hàn Quốc, Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc, 2013 điện ngầm, hầu hết các nguồn lực được đầu tư vào vận tải đường bộ trong khi lại bỏ qua các hệ thống giao thông công cộng và các phương thức giao thông khác. Tuy nhiên, nhu cầu về phương tiện vẫn tiếp tục phát triển, vượt xa năng lực của hệ thống giao thông đường bộ, từ đó đẩy mạnh sự phụ thuộc vào xe ô tô. Nâng cao năng lực vận tải đường bộ vẫn là một thách thức lớn, nhất là ở khu vực đô thị, với tình trạng tắc nghẽn đường đô thị xảy ra hàng ngày, làm giảm chất lượng dịch vụ vận tải và ảnh hưởng xấu đến môi trường. Kể từ những năm 2000, chính sách giao thông đã bắt đầu tập trung vào việc cải thiện dịch vụ hơn là phát triển mở rộng để đáp ứng sự kỳ vọng của công chúng về việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, vấn đề tắc nghẽn vẫn ngày càng xấu đi, gây ra tốn kém chi phí nhiều hơn như minh họa trong Hình 5. Mặc dù xu hướng này đã chậm lại kể từ sau năm 2000, nhưng số lượng xe đăng ký mới vẫn tăng trung bình hàng năm 3,86% trong giai đoạn 2000 và 2009, và xu hướng này vẫn còn tiếp tục. Các vấn đề liên quan Từ những năm 1960 cho đến những năm 1980, các chính sách đô thị của Hàn Quốc tập trung vào phát triển các thành phố lớn phù hợp với tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Trong giai đoạn này, các thành Hình 5: Chi phí tắc nghẽn ở bảy thành phố đô thị ( ) Unit: Million KRW Seoul Busan Daegu Incheon Gwangju Daejeon Ulsan Nguồn: Thống kê giao thông quốc gia của Hàn Quốc, 2013; Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc,

293 phố đô thị (ví dụ, Seoul và Busan) và các thành phố công nghiệp nặng (ví dụ, Ulsan, Gumi, Pohang, và Changwon) được phát triển thành các trung tâm kinh tế và công nghiệp lớn, và được chỉ định là một Tổ hợp công nghiệp quốc gia. Nhiều dự án phát triển khu đô thị mới trong đó có bao gồm các kế hoạch thương mại và nhà ở quy mô lớn đã được khởi xướng trong và xung quanh các thành phố lớn. Cùng với quy mô đô thị hóa to lớn và nhanh chóng, các thành phố nhanh chóng phát triển thành những trung tâm hiện đại và được dành nhiều không gian cho phát triển mới, thậm chí dần dần chiếm thêm nhiều đất đã từng được chỉ định là khu vực nội bộ được bảo vệ và đồng thời lấn sang những khu vực xung quanh. Trong khi đó, một số thành phố mới ở ngoại vi đã bắt đầu phát triển, tập trung ngày càng nhiều các hoạt động và các ngành công nghiệp. Các thành phố quy mô nhỏ đã trở thành thành phố quy mô vừa và lớn, hình thành nên các khu đô thị lớn với các thành phố và các khu vực đô thị lân cận (Xem Hình 6). Mặc dù chính sách phân cấp bắt đầu vào những năm 1980 đã thúc đẩy sự phát triển cân bằng lãnh thổ bằng cách kiềm chế sự tập trung dân số và ngành công nghiệp ở khu vực thủ đô Seoul, nhưng vấn đề này hiện vẫn còn tồn tại. Những khu vực đô thị hiện hữu liên tục mở rộng, làm tăng thêm gánh nặng về môi trường và sinh thái lên các cư dân đô thị, trong khi các thị trấn cũ tiếp tục xuống cấp. Số lượng của các tòa nhà cao tầng đã tăng lên đều đặn, đặc biệt là nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ dành cho các dự án nhà ở và khu đô thị mới. Từ năm 1984 đến năm 2009, tổng số các tòa nhà ở Hàn Quốc tăng từ 5,88 triệu lên 6,62 triệu, nhưng các tòa nhà dân cư lại giảm từ 4,96 triệu xuống 4,50 triệu. Trong cùng thời gian đó, số lượng các tòa nhà từ 10 tầng trở lên tăng lên đáng kể từ lên ; điều này có nghĩa là hầu hết các tòa nhà dân cư mới được xây dựng là các toà nhà cao tầng. Cần lưu ý rằng từ năm 1990 đến năm 2010, 58,43% tổng số nhà mới xây là các căn hộ nhà cao tầng. Năm 2005, tỷ lệ căn hộ nhà cao tầng ở Seoul là 54,3%, cao hơn so với ở Sydney (20%) và Toronto (40%). Từ năm 1975 đến năm 2005, đơn vị nhà ở bắt đầu lớn hơn và không gian dành cho một người tăng từ 8,2 m 2 lên 22,8m 2. Sự phổ biến của việc sở hữu xe hơi cá nhân tạo nhiều cơ hội cho người dân quyết định lựa chọn nhà ở, nơi làm việc, kinh doanh, giải trí và các hoạt động khác. Tuy nhiên, sự lệ thuộc quá nhiều vào ô tô đã làm cho năng lực vận tải của các thành phố và các khu vực đô thị bị quá tải. Cho đến nay, vận tải đường bộ vẫn là phương thức vận tải chính, trong khi thị phần của đường sắt và các phương thức vận chuyển khác giảm xuống cả về số lượng hành khách lẫn Hình 6: Tăng trưởng của các thành phố ở Hàn Quốc theo quy mô dân số Nguồn: Báo KRISH,

294 Bảng 3: Điều kiện nhà ở tại các khu vực đô thị ( ) % thay đổi ( ) Không gian cho mỗi nhà (m 2 ) Không gian cho mỗi người (m 2 ) Số người một phòng Nguồn: Văn phòng Thống kê Hàn Quốc hàng hóa (Hình 7). Năm 2009, giao thông đường bộ thải ra tới 94,9% tổng lượng khí thải các-bon, trong đó xe tư nhân chiếm 60,6% lượng khí thải CO 2, tiếp theo là xe tải chở hàng, chiếm 24,4%. Những xu hướng này cũng giống với hầu hết các nước phát triển (IEA, 2008) và phản ánh xu hướng tăng sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân (KEEI, 2007). Hơn nữa, do tình trạng tắc nghẽn gia tăng, thời gian đi lại trung bình trên toàn quốc tăng từ 29 phút vào năm 1995 lên 32,9 phút trong năm 2010, trong đó, riêng Seoul đã tăng từ 35,9 phút lên 41,2 phút. Lựa chọn chính sách Để đối phó với những thách thức đa dạng của đô thị, chính sách đô thị phải giảm thiểu các yếu tố bên ngoài và sử dụng tài nguyên cũng như giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường và dân cư đô thị. Trong bối cảnh này, các thành phố xanh đã nổi lên như là một lựa chọn chính sách. Khái niệm về thành phố xanh đã phát triển từ nhiều mô hình liên quan, ví dụ như thành phố bền vững, thành phố sinh thái, và thành phố các-bon thấp và nó bao gồm tất cả các thành phần của các mô hình này. 2 Vì khái niệm này bao gồm tất cả các thành phần của lĩnh vực đô thị, một thành phố xanh phải nỗ lực để tạo ra cơ sở hạ tầng năng lượng, vận tải và xây dựng sạch và hiệu quả. Khi làm như vậy, một số các biện pháp bao gồm liên kết thành phố, nông thôn, và tài nguyên rừng được tiến hành trong khi thực hiện các chương trình quay vòng tài nguyên khu vực; cải thiện các biện pháp thể chế về quy hoạch đô thị các-bon thấp; thúc đẩy các dự án tái tạo đô thị các-bon thấp; và phát triển, chỉ định, và hỗ trợ các thành phố mới để thử nghiệm các biện pháp tiết kiệm năng lượng cácbon thấp. Khái niệm này cũng bao gồm việc thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà xanh bằng cách áp dụng một loạt các biện pháp pháp lý và khuyến khích có thể điều chỉnh được nhu cầu năng lượng và nâng cao hiệu quả năng lượng. Vì các tòa nhà tạo ra gần một phần ba tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu, nên những cải thiện đơn giản về hiệu quả và thiết kế có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc giảm phát thải. Tiêu chuẩn thiết kế nghiêm ngặt, các hệ thống chứng nhận và xếp hạng có thể là những lựa chọn về chính sách trong khi hỗ trợ tài chính, cắt giảm thuế và các khoản tín dụng cho chủ nhà hoặc người thuê nhà có thể là những lựa chọn về ưu đãi. Hơn nữa, việc phổ biến các kỹ thuật xây dựng công trình xanh cùng với tăng cường hướng dẫn về thiết kế, xây dựng và bảo trì, và sử dụng năng lượng tái tạo cũng là những công cụ tốt. 2 Thành phố xanh được định nghĩa là một đơn vị không gian giảm thiểu tiêu thụ năng lượng và phát thải bằng cách mở rộng diện tích xanh kèm theo cải cách sử dụng đất; bao gồm bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, cải thiện hệ thống giao thông, áp dụng CNTT xanh, nguồn năng lượng mới và tái tạo và thông qua mở rộng khu vực sinh học sinh thái. Đây là một phương pháp mới để nâng cao tính bền vững của các khu vực đô thị hoá lấy các dịch vụ hệ sinh thái làm cốt lõi của ý tưởng này. (Động cơ tăng trưởng mới, 2015) 285

295 Để giảm phát thải trong lĩnh vực giao thông vận tải, một trong những nguồn phát thải khí nhà kính tăng nhanh nhất ở Hàn Quốc, thì phương pháp tiếp cận cơ bản phải bao gồm một gói các chính sách đẩy và kéo để định hướng cho sự thay đổi lớn về phương thức tiến tới một hệ thống giao thông xanh. Các chính sách đẩy bao gồm các công cụ tài chính như xác định chi phí tắc nghẽn, phí cầu đường, phí đậu xe cũng như các công cụ kỹ thuật và pháp lý như khu vực hạn chế xe cộ (ARZ) và loại bỏ đậu xe. Cách tiếp cận này tập trung vào việc tác động đến quyết định đi lại của cá nhân bằng cách đưa các chi phí thực tế vào trong quyết định. Mặt khác, các chính sách kéo, có mục đích không khuyến khích việc sử dụng các phương tiện kém hiệu quả - ô tô và xe tải - bằng cách làm cho các phương thức thay thế trở nên hấp dẫn hơn như giao thông công cộng và cải thiện khả năng đi bộ và sự thuận tiện cho việc đi xe đạp trong và xung quanh thành phố. Xanh hóa công tác vận tải cũng nhằm khuyến khích công chúng sử dụng phương tiện giao thông xanh các-bon thấp như xe buýt và đường sắt bằng cách cung cấp nhiều hơn các tuyến chuyển tiếp tích hợp và thúc đẩy giao thông công cộng, trung tâm quá cảnh tích hợp, và xe buýt nhanh (BRT). Việc này đòi hỏi sự phát triển và thương mại hóa các công nghệ giao thông xanh như xe hybrid hoặc xe điện, hệ thống giao thông thông minh (ITS), xây dựng và áp dụng các cơ sở và thiết bị hậu cần thân thiện với môi trường. Những nỗ lực liên quan đến việc xanh hóa thành phố, các tòa nhà, và giao thông vận tải quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, quy hoạch tích hợp giữa sử dụng đất và giao thông vận tải là vô cùng quan trọng để Hàn Quốc có thể theo đuổi tăng trưởng xanh. Vì hầu hết các nỗ lực xanh của quốc gia phải được thực hiện ở cấp địa phương, nên chính quyền trung ương phải thiết kế những chính sách rõ ràng dễ hiểu đối với các địa phương nhằm tạo điều kiện và hỗ trợ các nỗ lực xanh hóa ở cả cấp quốc gia và địa phương một cách hiệu quả nhất. 1.3 Những thách thức và cơ hội đối với đất nước xanh và giao thông xanh Sự hiện diện của các thành phố thân thiện với môi trường và giao thông xanh đòi hỏi cam kết chính trị và hành động của chính phủ với sự tham gia của nhiều bộ ngành và các cơ quan quản lý. Nó cũng đòi hỏi sự tham gia nghiêm túc từ các ngành công nghiệp và công nghệ liên quan. Kế hoạch 5 năm đã phác họa sự hình thành của đô thị xanh và giao thông xanh trở thành một trong mười chương trình nghị sự chính sách, trong chiến lược quốc gia về Cải thiện chất lượng cuộc sống và uy tín quốc gia. Những định hướng chiến lược để thực hiện chương trình đô thị xanh và giao thông xanh sau đó đã được phân tích thông qua phân tích SWOT (ĐIểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức). Các kết quả phân tích SWOT cho thấy rõ rằng có nhiều tiềm năng để cải thiện lĩnh vực này bất chấp những khó khăn dự đoán. Hình 7: Thị phần của các hệ thống vận tải khác nhau về hành khách và hàng hóa ( ) (Hành khách) 80% (Hàng hoá) 80% 60% 60% 40% 40% 20% 20% 0% 0% 0% Nguồn: Báo KRISH,

296 Kế hoạch này cũng ưu tiên năm định hướng chiến lược trong chương trình này cũng như xác định cụ thể các hành động chính sách cần được thực hiện: (1) xanh hóa đất nước và các thành phố; (2) mở rộng không gian sinh thái; (3) thúc đẩy xây dựng các tòa nhà xanh; (4) thiết lập một hệ thống giao thông xanh; và (5) tạo điều kiện sử dụng xe đạp. Hình 8: Phát triển ý tưởng của thành phố xanh T h à n h p h ố sinh thái Thành phố bền vững Thành phố giảm thiểu Các-bon Thành phố Các-bon thấp & xanh Sinh thái, Bảo tồn, Cộng sinh tự nhiên, Môi trường sạch Phát triển bền vững, Độc lập năng lượng, Tái chế tài nguyên Giảm thiểu các-bon, Hấp thụ các-bon, Năng lượng tái tạo Biến đổi khí hậu, Giảm thiểu tác động môi trường, Tăng trưởng kinh tế Vùng đất xanh & Thành phố xanh Nguồn: GGGI,

297 Hình 9: Phân tích SWOT và định hướng cho chương trình đất nước xanh và giao thông xanh Điểm mạnh Can thiệp tích cực của chính phủ và các hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm duy trì khái niệm "xanh hóa" đất nước và các thành phố Tăng phổ biến và áp dụng công nghệ IT vào sử dụng đất và quy hoạch thành phố thông minh Hỗ trợ thể chế và tài chính mạnh mẽ của chính phủ để xây dựng các tòa nhà tiết kiệm năng lượng Ủng hộ rộng rãi việc gia tăng sử dụng xe đạp Điểm yếu Kém hiểu biết về khái niệm tăng trưởng xanh các-bon thấp và thiếu nguồn lực tài chính và chuyên môn của chính quyền địa phương để thực hiện Sự không chắc chắn phát sinh từ việc thiếu bằng chứng về tính khả thi của các biện pháp can thiệp các-bon thấp Điều kiện thời tiết và địa hình bất lợi cho việc sử dụng rộng rãi xe đạp Định hướng Chiến lược Thiết lập nền tảng cho tầm nhìn tăng trưởng xanh các-bon thấp bằng cách tổ chức lại chiến lược sử dụng đất và quy hoạch đô thị của chính phủ theo cách ưu tiên giảm phát thải khí nhà kính Giới thiệu một gói các chương trình đa dạng để mở rộng và nâng cao chất lượng không gian xanh thân thiện môi trường ở quy mô cấp quốc gia, khu vực, và đô thị Cơ hội Các can thiệp tăng trưởng xanh các-bon thấp có tiềm năng tác động lớn vì việc thực hiện vẫn còn ở giai đoạn đầu Kinh nghiệm của quốc gia trong việc phát triển các thành phố mới với các đặc điểm thân thiện với môi trường có vai trò như một bước đệm để tạo thuận lợi cho chuyển đổi "xanh" nhanh chóng Thách thức Sử dụng các công nghệ chưa được chứng minh có thể dẫn đến rủi ro kết quả không đạt yêu cầu Đầu tư vào cơ sở hạ tầng để xanh hóa đất nước và giao thông vận tải có nguy cơ không hiệu quả nếu không được hỗ trợ bởi sự đồng thuận và ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng cho thực hiện tầm nhìn tăng trưởng xanh Tăng cường các tiêu chuẩn xây dựng và thúc đẩy việc xây dựng các tòa nhà xanh có thể cắt giảm tiêu thụ năng lượng một cách hiệu quả và cải thiện hiệu quả năng lượng Xúc tiến quá trình chuyển đổi chính thức sang phương thức vận tải xanh các-bon thấp Tạo thuận lợi cho việc sử dụng xe đạp Nguồn: PCGG, 2009 Table 4: Specific tasks and actions under the green homeland and green transport agenda Nhiệm vụ 1. Xanh hóa đất nước và các thành phố 2. Mở rộng các không gian sinh thái 3. Phát triển các tòa nhà xanh Hành động a. Thiết lập một đất nước xanh đứng đầu về tăng trưởng xanh các-bon thấp b. Chuyển đổi các thành phố và khu vực thành cấu trúc theo hướng tăng trưởng xanh các-bon thấp c. Tăng cường xanh hóa đất nước bằng cách đảm bảo an toàn và bể cac bon cũng như cung cấp cơ sở dữ liệu a. Thúc đẩy hình ảnh Hàn Quốc xanh thông qua quản lý một cách có hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên b. Nâng cao chất lượng và hiệu quả của không gian sinh thái c. Mở rộng không gian cộng sinh sinh thái và tăng cường các kết nối các không gian này d. Cung cấp khuôn khổ thể chế cho việc mở rộng không gian sinh thái a. Sửa đổi cơ sở hạ tầng và khuôn khổ thể chế để thiết lập nền móng cho các tòa nhà xanh b. Giành được sự đồng thuận của xã hội và các điều kiện để phát triển các tòa nhà xanh c. Xây dựng kế hoạch hành động để phát triển các tòa nhà xanh theo các loại tòa nhà 4. Thiết lập hệ thống giao thông xanh a. Mở rộng mạng lưới giao thông xanh b. Chuyển đổi sang hậu cần xanh c. Đẩy mạnh tiềm năng tăng trưởng của giao thông xanh và hậu cần xanh 5. Khuyến khích sử dụng xe đạp a. Nâng cao vai trò của xe đạp như một phương tiện giao thông xanh và phát triển khu vực b. Tạo một môi trường thân thiện cho xe đạp c. Thúc đẩy một nền văn hóa xe đạp Nguồn: PCGG,

298 2. Chiến lược Quốc gia và thiết lập các mục tiêu 2.1 Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong Chương trình Đất nước xanh và Giao thông xanh Như đã hứa tại hội nghị thượng đỉnh G7 vào năm 2008, Hàn Quốc đã chính thức hoàn thành các mục tiêu trung hạn của quốc gia về giảm khí nhà kính ở mức 30% thấp hơn mức BAU 2020 vào năm 2009 dựa trên đánh giá khoa học. Lưu ý rằng mục tiêu này là tỷ lệ giảm cao nhất theo khuyến cáo của IPCC (Bộ Môi trường, 2014). Sau việc thiết lập mục tiêu giảm khí nhà kính quốc gia là công tác chuẩn bị cho các mục tiêu giảm trung hạn theo ngành đến năm 2020, được công bố vào năm Như đã đề cập nhiều trong Chương 2 của báo cáo này, quá trình thiết lập các mục tiêu cắt giảm theo ngành và quốc gia bao gồm nhiều phân tích định lượng và thảo luận với các Bộ và các chuyên gia có liên quan, cùng với việc tham vấn cộng đồng để đạt được sự đồng thuận và hỗ trợ mạnh mẽ từ xã hội. Như minh họa trong Hình 10, các lĩnh vực có mục tiêu giảm cao nhất là giao thông (34,3%) và xây dựng (26,9%), từ đó chứng minh rằng các lĩnh vực này được coi là các lĩnh vực quan trọng để đạt được mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia. Tính đến năm 2008, tổng hợp lượng phát thải khí nhà kính từ hai lĩnh vực này chiếm hơn 40% tổng lượng khí thải quốc gia. 2.2 Chiến lược: Thành phố Xanh và Tòa nhà Xanh Thành phố xanh Kế hoạch 5 năm có mục đích chuyển đổi các thành phố lớn của Hàn Quốc để duy trì tầm nhìn của mình về tăng trưởng xanh các-bon thấp. Trong quá trình xây dựng chiến lược, các nghiên cứu định chuẩn đã được tiến hành để tìm hiểu những khái niệm liên quan khác nhau hiện có và được thực hiện bởi các nước phát triển, chẳng hạn như thành phố nhỏ gọn, chủ nghĩa đô thị mới, và làng đô thị. Bộ Đất đai, Giao thông và Hàng hải (MLTM) đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các chiến lược thành phố xanh với những nỗ lực phối hợp của các Bộ và các cơ Hình 10: Tỷ lệ giảm khí nhà kính theo từng ngành trong năm 2020 mức BAU Unit: % Vận chuyển Năng lượng Công nghiệp Vận chuyển Xây dựng Nông nghiệp / Lâm nghiệp Rác thải Công / Khác Nguồn: MoE, 2014l 289

299 quan nhà nước có liên quan; họ làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng Kế hoạch 5 năm đưa ra được những hướng dẫn rõ ràng, được hỗ trợ bởi một danh sách các hành động can thiệp mẫu cấp dự án - chẳng hạn như cải tạo các khu đô thị đổ nát, xây dựng các căn nhà độc lập năng lượng - được thực hiện bởi các Bộ và chính quyền địa phương. Để giúp hướng dẫn việc triển khai chương trình thành phố xanh cấp địa phương trong Kế hoạch 5 năm, MLTM đã xây dựng Hướng dẫn Quy hoạch thành phố xanh các-bon thấp vào tháng 7 năm Tài liệu này hướng dẫn cách thức kết hợp một cách có hệ thống các vấn về đề biến đổi khí hậu vào trong quy hoạch đô thị, thông qua việc xây dựng các tiêu chuẩn, dự báo, đánh giá và các biện pháp đối phó. Ví dụ, các nhà quy hoạch thành phố của chính quyền địa phương phân tích các nguồn phát thải khí nhà kính đô thị, đưa ra dự báo phát thải trong tương lai, đề xuất các quy hoạch không gian giúp giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, và thừa nhận vai trò của cây xanh đô thị đối với cân bằng các-bon. Trong tháng 11 năm 2009, MLTM, cùng với bốn Bộ khác và Cơ quan Dịch vụ Lâm nghiệp, đã đề xuất một kế hoạch hành động có tên gọi Chiến lược cho các sáng kiến thành phố xanh và tòa nhà xanh, có vai trò như một kế hoạch chi tiết cho các hành động can thiệp cấp dự án đối với các thành phố xanh. Bằng việc cụ thể hóa những định hướng được đề ra trong Kế hoạch 5 năm, văn bản này ưu tiên các hành động sau đây: Quy hoạch đô thị tiết kiệm năng lượng: Việc tiêu thụ năng lượng của đô thị đã được giảm thiểu thông qua việc xúc tiến các quy hoạch không gian cho các thành phố nhỏ gọn, hiện thực hóa vận tải đa phương thức (tức là, kết nối các phương thức vận tải khác nhau thông qua xây dựng các trung tâm chuyển tiếp), chủ động ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao năng suất và quản lý tài nguyên, đưa vào sử dụng cơ sở hạ tầng vận tải các-bon thấp (tức là, xe buýt nhanh và làn đường dành riêng cho xe buýt), và xây dựng các ngôi nhà xanh (tức là, nhà độc lập năng lượng). Tăng cường nền tảng cho các thành phố quay vòng tài nguyên: Là một cách để nâng cao năng suất tài nguyên của các hoạt động đô thị, chính quyền địa phương đã mở rộng các hoạt động tái chế chất thải bằng cách đưa vào sử dụng các trung tâm thu gom chất thải tự động, các hệ thống quản lý năng lượng, và các cơ sở thu gom nước mưa. Tạo ra các không gian sinh thái đô thị: Các khu vực xung quanh các hồ chứa và tuyến đường thủy của các thành phố được phát triển thành những không gian sinh thái phục vụ giải trí, và các khu vực có mật độ cao của thành phố được cung cấp các không gian xanh (ví dụ, công viên, rừng các-bon) giúp giảm thiểu hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Để địa phương hoá các kế hoạch hành động cấp quốc gia, các dự án thí điểm nhằm xúc tiến các thành phố xanh được thực hiện bởi chính quyền địa phương phối hợp với các Bộ có liên quan. Các dự án thí điểm này là các kế hoạch làm xanh thành phố mới hoặc làm xanh thành phố hiện có, tích hợp một số đặc tính của thành phố xanh - chẳng hạn như áp dụng tiêu chuẩn xây dựng tiết kiệm năng lượng (nhà xanh), thành lập các hệ thống năng lượng mới và tái tạo (thị trấn phi năng lượng) và cải tạo các công viên và cây xanh đô thị (thành phố các-bon thấp) - đáp ứng được tốt nhất tình hình địa phương. Nói cách khác, Chiến lược sáng kiến thành phố xanh và tòa nhà xanh đã đưa ra một loạt đề xuất về các thành phố thí điểm khác nhau, khuyến khích chính quyền địa phương phát triển các khái niệm thành phố xanh của riêng mình mà vẫn tuân theo chương trình nghị sự phát triển địa phương hiện có. Chính quyền trung ương đã đưa ra những tín hiệu mạnh mẽ về sự cần thiết phải có tham gia của các Bộ liên quan vào các sáng kiến địa phương, đặc biệt là để bảo đảm rằng ngân sách và các nguồn tài chính cần thiết được chuẩn bị sẵn. Tòa nhà xanh Được công nhận là một trong những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng nhất của quốc gia, chính phủ cam kết thực hiện các biện pháp quy mô toàn quốc trong việc chuyển đổi các tòa nhà. Không như những sáng kiến lấy địa phương làm trung tâm trong chương trình thành phố xanh, các hành động can thiệp để xanh hóa các tòa nhà nhằm mang đến những thay đổi quy mô toàn quốc về cách các toà nhà được thiết kế, xây dựng, và sử dụng. Với một mục tiêu đầy tham vọng để giảm được 31% lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực xây dựng nhà vào năm 2020 (so với mức phát thải năm 2005), Chiến lược sáng kiến thành phố xanh và tòa nhà xanh nhấn mạnh rằng các hành động có liên quan phải xoay quanh việc: (1) tăng cường các tiêu chuẩn năng lượng cho các tòa nhà mới; (2) cải thiện hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà hiện có; 290

300 (3) tạo ra những nỗ lực giảm thiểu năng lượng tự nguyện từ dân cư tòa nhà; và (4) hỗ trợ phát triển các công nghệ mới và thiết lập cơ sở hạ tầng. Để cung cấp một cơ sở pháp lý cho những nỗ lực của chính phủ về các tòa nhà xanh, Đạo luật về Tạo lập và Hỗ trợ các tòa nhà xanh được MLTM soạn thảo có hiệu lực vào năm Ngoài việc cung cấp các nguyên tắc hướng dẫn về tòa nhà xanh, Luật này còn quy định các biện pháp khuyến khích để hỗ trợ cho đầu tư vào tào nhà xanh. Trong số các thành phố lớn của quốc gia tích cực xúc tiến khái niệm tòa nhà xanh của chính phủ, Seoul đã đóng vai trò đi đầu. Thành phố đã áp dụng Sáng kiến Seoul về tăng trưởng xanh vào năm 2005, đưa đến một kế hoạch toàn diện nhằm tìm cách giảm sử dụng năng lượng đô thị trong hai giai đoạn; giai đoạn đầu tiên nhắm vào việc trang bị thêm cho các tòa nhà công cộng và giai đoạn thứ hai nhắm vào việc mở rộng sang các tòa nhà tư nhân. Trong năm 2007, thành phố đã lập ra Tiêu chuẩn kiến trúc xanh - tương tự như chương trình Đi đầu về Thiết kế Năng lượng và Môi trường (LEED), được xây dựng bởi Hội đồng Tòa nhà Xanh của Mỹ - được áp dụng cụ thể cho các công trình ở Seoul. Các tòa nhà công cộng mới được xây dựng tại Seoul bắt buộc phải đáp ứng yêu cầu này, còn với các đối tác khu vực tư nhân thì đưa ra những khuyến khích dưới dạng cắt giảm thuế đối với việc mua lại tòa nhà và đăng ký. 2.3 Chiến lược: Giao thông xanh Để thực hiện hiệu quả các chiến lược tăng trưởng xanh trong lĩnh vực giao thông vận tải, MLTM đã nhanh chóng tạo ra một khuôn khổ pháp lý bằng cách ban hành Luật Phát triển Hậu cần Giao thông vận tải bền vững vào tháng 6 năm 2009, có hiệu lực vào tháng 12 năm Đạo luật này đưa ra những định hướng chính sách cho ngành giao thông để thúc đẩy sự phát triển của một hệ thống hậu cần giao thông bền vững dựa trên sáu nguyên tắc cơ bản sau đây: Bảng 5: Kế hoạch hành động cho các tòa nhà xanh Các kế hoạch 1. Tăng cường tiêu chuẩn năng lượng cho các tòa nhà mới Các hành động can thiệp cấp độ dự án a. Tăng cường các quy chuẩn thiết kế xây dựng b. Đưa vào các tiêu chuẩn quy định tổng mức tiêu thụ năng lượng hàng năm của công trình c. Trợ cấp cho việc xây dựng một triệu ngôi nhà xanh (nhà độc lập năng lượng) vào năm 2018 d. Bắt buộc ứng dụng công nghệ năng lượng thân thiện với môi trường và năng lượng tái tạo trong các tòa nhà công cộng 2. Cải thiện hiệu quả năng lượng cho các tòa nhà hiện có a. Mở rộng sự tham gia tự nguyện vào các chương trình chứng nhận tòa nhà xanh b. Cung cấp các khoản trợ cấp và lợi ích phi tiền tệ cho các khoản đầu tư vào hiệu quả năng lượng c. Thực hiện các chương trình của chính phủ về cải thiện hiệu quả năng lượng trong văn phòng và các toà nhà trường học 3. Khuyến khích các nỗ lực giảm thiểu năng lượng tự nguyện từ các cư dân tòa nhà a. Mở rộng hệ thống tính điểm các-bon (xem Chương 5) b. Bắt buộc bố trí chuyên gia quản lý năng lượng trong các tòa nhà có mức tiêu thụ năng lượng hàng năm trên TOE c. Mở rộng chiến dịch khởi động xanh (xem Chương 5) 4. Hỗ trợ phát triển công nghệ mới và thiết lập cơ sở hạ tầng a. Cung cấp các khoản viện trợ công cho các dự án nghiên cứu và phát triển về công nghệ xây dựng xanh b. Cung cấp đào tạo chuyên ngành cho các chuyên gia xây dựng xanh c. Thiết lập một cơ sở dữ liệu toàn quốc về tiêu thụ năng lượng xây dựng Nguồn: Các chiến lược về sáng kiến thành phố xanh và tòa nhà xanh,

301 (1) thúc đẩy hệ thống hậu cần vận tải các-bon thấp bằng cách giảm phát thải; (2) đẩy mạnh hệ thống giao thông thân thiện với môi trường; (3) thúc đẩy một hệ thống giao thông tiết kiệm năng lượng và tài nguyên; (4) cải thiện khả năng đi lại, khả năng tiếp cận và an toàn trong giao thông vận tải; (5) thúc đẩy một sự cân bằng giữa các phương thức vận tải khác nhau; và (6) tích hợp hiệu quả sử dụng đất đô thị vào quy hoạch giao thông. Để thực hiện Đạo luật này, chính quyền địa phương phải xây dựng Quy hoạch tổng thể về Giao thông vận tải bền vững và Phát triển hậu cần với một tầm nhìn quy hoạch 10 năm, đưa ra những chính sách và biện pháp cụ thể phù hợp với nhu cầu tài chính của họ. Đạo luật Phát triển Hậu cần và Giao thông vận tải bền vững thực sự có tính đổi mới vì nó khuyến nghị một loạt các biện pháp toàn diện và tích hợp để thúc đẩy giao thông xanh giữa các phương thức vận tải khác nhau. Chiến lược Giao thông vận tải xanh của chính phủ được soạn thảo tháng 11 năm 2009 bởi MLTM và MKE là một kế hoạch chi tiết để hiện thực hóa các điều khoản cần thiết của Đạo luật. Tài liệu này đưa ra một mô hình đầy tham vọng về thay đổi chính sách Bảng 6: Tóm tắt các hành động can thiệp cấp độ dự án đề xuất bởi Chiến lược Giao thông Xanh Các kế hoạch 1. Tăng cường năng lực quản lý nhu cầu đi lại(tdm) Các hành động can thiệp cấp dự án Tăng cường TDM: chương trình tính phí tắc nghẽn, chương trình chia sẻ xe, thói quen lái xe thân thiện với môi trường, làm việc từ xa, v.v. Xây dựng Hệ thống Giao thông vận tải thông minh các-bon thấp để tận dụng tối đa các cơ sở hiện có: Hệ thống giao thông thông minh (ITS), Dự án đường cao tốc thông minh, Hệ thống thu phí điện tử (ETCS) trên đường cao tốc Giới thiệu Khu vực Giao thông Xanh (GTZ): khu vực ưu tiên giao thông xanh, hạn chế lượng xe theo quận, Phát triển theo định hướng vận tải (TOD) Tích hợp giao thông công cộng và xe đạp: giá để xe đạp trên xe buýt và tàu đường sắt và tại các trạm tàu đường sắt và trạm xe buýt, cải thiện tiện nghi trong các cơ sở và tòa nhà lớn phục vụ người sử dụng xe đạp 2. Khuyến khích sử dụng xe đạp và đi bộ Xây dựng cơ sở hạ tầng cho xe đạp độ an toàn cao: mạng lưới thích nghi với lối sống (kết nối trạm trung chuyển, đường xe đạp nhanh, quy định pháp lý chặt chẽ hơn để sử dụng kết hợp vỉa hè cho xe đạp và người đi bộ) 3. Sử dụng hệ thống vận chuyển công cộng thuận tiện nhanh hơn xe ô tô cá nhân Cải thiện môi trường đi bộ theo định hướng con người: thí điểm phố đi bộ và các dự án trung chuyển, và ngày cho người đi bộ (11 tháng 11) Nâng cao năng lực cạnh tranh của các dịch vụ xe buýt: dịch vụ khu vực mới, trung tâm trung chuyển tại các trạm dừng nghỉ trên cao tốc, xe buýt nhanh (BRT), loại bỏ các khu vực dịch vụ chuyển tiếp cho người mù Mở rộng dịch vụ đường sắt đô thị và khu vực: hệ thống đường sắt mới ở khu vực đô thị, khởi tạo dịch vụ đường sắt cao tốc Mở rộng mạng lưới đường sắt cao tốc quốc gia: sớm hoàn thành giai đoạn 2 của dự án Tàu Cao tốc Hàn Quốc (KTX), Thực hiện hoạt động tải DST hai lớp: kết nối mới giữa cảng Busan và cảng Gwangyang 4. Thiết lập hệ thống đường sắt xanh và vận tải thủy xanh ven biển Mở rộng hệ thống giao thông vận tải đường sắt liên phương thức: tăng cường cơ sở hạ tầng đường sắt để tăng cường thị phần mô hình đường sắt Đẩy nhanh sự chuyển đổi phương thức sang phương thức vận tải xanh: trợ cấp cho ngành công nghiệp xe tải Tăng cường hệ thống vận tải thủy ven biển: giảm phí cảng và miễn thuế Xây dựng đường thủy nội địa Geyoungin Aragil: khai trương tuyến đường Trung Quốc, hỗ trợ tài chính thiết kế và đóng tàu Thiết lập hậu cần giảm các-bon: mạng lưới tổ hợp hậu cần quốc gia, giảm khoảng cách đi lại không có tải, chứng nhận hậu cần xanh, phát triển cảng xanh, tạo đường bay khoảng cách ngắn Nguồn: MLTM and MKE,

302 giao thông vận tải: chuyển từ hệ thống sử dụng năng lượng và hướng tới phương tiện cơ giới sang hệ thống giao thông xanh hướng tới con người, và từ cách tiếp cận theo định hướng cung cấp sang định hướng nhu cầu thông qua việc thành lập các mạng lưới phối hợp và tăng cường giữa các phương thức vận tải khác nhau với sự nhấn mạnh vào hoạt động đa phương tiện hiệu quả. Cuối cùng, chiến lược này giúp đảm bảo giảm được 33%-37% lượng phát thải khí nhà kính từ ngành giao thông vận tải so với mức BAU vào năm 2020, tương đương với giảm 20%-24% lượng phát thải hàng năm so với mức ghi nhận trong năm Thông qua sự kết hợp của các biện pháp đẩy và kéo 3, Chiến lược Giao thông xanh chủ yếu tập trung vào việc mang lại thay đổi phương thức từ giao thông đường bộ sang các phương thức tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường hơn, chẳng hạn như đường sắt, đi bộ và xe đạp. Các biện pháp đẩy bao gồm các chiến lược như tính phí tắc nghẽn và Khu vực Giao thông Xanh (GTZ) ở các thành phố lớn để kiểm soát nhu cầu cao về xe ô tô cá nhân. Mặt khác, việc thúc đẩy các phương thức vận tải công cộng, đường sắt và đường thủy, và bằng xe thô sơ với các mạng lưới mở rộng và dịch vụ tăng cường được coi như các biện pháp kéo, cùng với các chính sách nén chặt đô thị như Phát triển thành phố nhỏ gọn và theo định hướng vận chuyển. Để hạn chế tối đa việc xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, việc cải thiện hiệu quả sử dụng các phương tiện đường bộ hiện có thông qua việc áp dụng các hệ thống giao thông thông minh cũng đã được đề xuất. Trong tháng 7 năm 2008, Bộ Hành chính công và An ninh công bố việc khuyến khích sử dụng xe đạp là một trong những chương trình chiến lược quốc gia dài hạn được hỗ trợ bởi một kế hoạch thực hiện (Kế hoạch toàn diện về khuyến khích xe đạp; MOPAS, 2008). Các cuộc họp tham vấn với tất cả các Bộ và chính quyền địa phương liên quan đã được tổ chức để hỗ trợ việc thực hiện kế hoạch này, trong đó mục tiêu cụ thể là xây dựng thêm km làn đường xe đạp trên toàn quốc từ năm 2009 đến 2018, và km đường xe đạp dọc theo các con đường bờ sông của bốn con sông lớn. Khoản đầu tư này được kỳ vọng sẽ tăng thị phần sử dụng xe đạp trong giao thông của toàn quốc (tức là, phân chia thị phần chia theo phương thức) từ 1,5% năm 2009 lên 5% vào năm Vào tháng 6 năm 2010, Kế hoạch toàn diện về khuyến khích xe đạp đã được cập nhật thành Quy hoạch tổng thể về đường xe đạp toàn quốc, một kế hoạch xây dựng 10 Bảng 7: Các mục tiêu của MLTM đối với chương trình giao thông xanh ( ) Hoạt động Mục tiêu Thị phần đường sắt đô thị (%) Chiều dài mạng KTX (km) Khai trương đường vận chuyển đường sắt nhẹ Tuyến đường Xe buýt nhanh (BRT) % sử dụng thu phí tốc độ cao Trung tâm trung chuyển đa phương thức Trợ cấp cho ngành hậu cần xanh (triệu Won) - 1,500 5,000 5,000 65,000 Khu phức hợp dịch vụ hậu cần mới được chỉ định Mở rộng hệ thống nhận dạng tần số radio (RFID) và cơ sở hạ tầng Chuyển sang xe tải chạy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ,500 1,750 2,000 Số học viên tham dự chương trình đào tạo lái xe thân thiện môi trường - 1,280 1,280 1,280 1,280 Phố đi bộ Cơ sở hạ tầng Hệ thống Giao thông Thông minh (ITS) trên mạng lưới đường cao tốc quốc gia (%) Nguồn: MLTM, Biện pháp đẩy là những biện pháp áp đặt vào hành vi và quyết định của từng người tham gia giao thông, trong khi các biện pháp kéo được thiết kế để khuyến khích ít sử dụng các phương thức vận tải đường bộ, thường là xe ô tô cá nhân (Vuchic, 2005). 293

303 năm cho mạng lưới đường xe đạp toàn quốc.apart from those introduced above, the MLTM ensured that the strategies and plans already existing under the nation s transportation framework were refined to fully uphold the concept of low-carbon green growth. The representative examples include the Second National Railway Master Plan ( ) and the Second Public Transportation Master Plan ( ). Table 7 summarizes the targets set forth by all nationallevel transportation plans and strategies for the period subject to the Five-Year Plan for Green Growth ( ). 2.4 Thiết lập mục tiêu Việc tạo lập một đất nước và giao thông xanh là một trong mười định hướng chính sách trong Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh. Được đặt dưới mục tiêu cải thiện cuộc sống của người dân và nâng cao uy tín quốc gia, chương trình nghị sự đã đưa ra năm chương trình trọng điểm: (1) xây dựng các thành phố xanh mới trung tính cácbon và cải tạo các khu vực đổ nát của các thành phố hiện có; (2) mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên (không gian sinh thái) thông qua khôi phục sông suối và trồng rừng trong khu vực thành phố; (3) phát triển các tòa nhà xanh thông qua việc đưa vào sử dụng hệ thống xếp hạng hiệu quả năng lượng và các ưu đãi; (4) phát triển giao thông xanh và hệ thống giao thông công cộng; và (5) thúc đẩy việc sử dụng xe đạp (PCGG, 2009). Bảng 8: Các mục tiêu định lượng trong trong Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh ( ) Chương trình Target Indicators Đất nước xanh và thành phố xanh Xây dựng các thành phố trung tính các-bon Tái tạo các thành phố xanh các-bon thấp (%) Sông suối sinh thái (%) Khu bảo tồn thiên nhiên Các khu bảo tồn thiên nhiên (ha) 1,800 1,900 2,000 2,300 2,500 Đường phố đa mục đích (%) Nhà xanh ( 000) Xếp hạng năng lượng và chứng nhận xanh (%) Các tòa nhà xanh Tiêu chuẩn và tiêu chí thiết kế xanh (%) Nhà xanh (%) Cải tạo các tòa nhà hiện có (%) Thị phần giao thông công cộng (%) Giao thông xanh Thị phần phương thức vận tải đường sắt (%) Thị phần sử dụng ô tô cho các chuyến đi ngắn (%) Thị phần của phương thức Thành phố xe đạp Sử dụng xe đạp Làn đường xe đạp quốc gia (km) ,000 1,400 Đường xe đạp thành phố (km) ,000 Tỷ lệ sử dụng (%) chi phí tài chính (nghìn tỷ won) Nguồn: PCGG,

304 3. Các chương trình và hành động chính sách 3.1 Giao thông xanh Khí thải từ ô tô chiếm hơn 60% ô nhiễm không khí, cho thấy sự cần thiết phải có những chính sách môi trường nghiêm ngặt đối với lĩnh vực giao thông vận tải. Là một phần của Kế hoạch 5 năm, chính phủ đã đặt ra nhiều kế hoạch hành động khác nhau để thúc đẩy giao thông xanh. Một số chính sách các-bon thấp đã có tiến triển bao gồm việc xây dựng một kế hoạch quản lý nhu cầu giao thông toàn diện; phân phối xe ô tô xanh; cung cấp ưu đãi để khuyến khích thay đổi phương thức giao thông công cộng; cải thiện các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu; và áp đặt các quy định về phát thải CO2. Ở Hàn Quốc, xu hướng giao thông xanh bắt đầu xuất hiện chủ yếu là từ các thành phố có cơ sở hạ tầng cơ bản mạnh. Do đó, phần này sẽ giới thiệu về các chính sách và hành động chính của ngành giao thông vận tải ở Hàn Quốc, tập trung vào thủ đô, Seoul, nơi việc xanh hóa các dịch vụ vận chuyển được thực hiện tốt nhất Cải tổ giao thông ở Seoul và khu vực đô thị Ngoài các biện pháp hạ tầng mang lại những thay đổi về cơ sở vật chất, thì một môi trường pháp lý và thể chế thuận lợi có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thiết lập hệ thống giao thông xanh. Với lưu ý này, Chính phủ Thành phố Seoul (SMG) đã thúc đẩy một cuộc cải tổ sâu rộng về hệ thống giao thông công cộng vào năm 2004, và sau sự ra đời của Kế hoạch 5 năm, họ đã đưa vào sử dụng xe điện và xe bus sử dụng khí nén thiên nhiên (CNG) để giảm thiểu dấu chân cácbon của ngành giao thông vận tải. Sự cải cách chuyển đổi của SMG năm 2004 chủ yếu tập trung vào chuyển đổi giao thông xe buýt công cộng, thông qua các hành động sau đây: (1) nâng cao hiệu quả của các hệ thống vận hành xe buýt; (2) cải thiện hệ thống tính phí; (3) cung cấp làn đường xe buýt ở giữa; và (4) đưa vào sử dụng một hệ thống vận hành xe buýt bán công. Ngoài ra, họ đã tạo ra một hệ thống T-Money, sử dụng thẻ thông minh không cần tiếp xúc để thanh toán cho tất cả chi phí vận chuyển bao gồm xe buýt, tàu điện ngầm, hoặc xe taxi. Hiện tại, việc sử dụng thẻ giao thông không chỉ là một công cụ để thanh toán; mà nó còn thể hiện được sự tiến bộ đáng kể trong chính sách giao thông công cộng của Seoul, tạo điều kiện cho sự vận hành minh bạch về nguồn thu từ giao thông và giảm chi phí vận hành của các cơ sở giao thông. Hiệu quả của hệ thống xe buýt Điều kiện giao thông ở Seoul trở nên tồi tệ hơn khi số lượng xe ô tô tăng nhanh từ một triệu vào đầu năm 1990 tới hai triệu trong năm Mặc dù hoàn cảnh thay đổi, những cải thiện trong hệ thống điều hành xe buýt của thành phố chưa được thực hiện trong nhiều thập kỷ, và do đó người dân thành phố bắt đầu quay lưng lại với chất lượng xuống cấp của dịch vụ vận tải xe buýt. Do đó, SMG bắt đầu tái cơ cấu hệ thống điều hành xe buýt để khuyến khích người dân bỏ đi ô tô riêng và chọn giao thông công cộng thay thế. Khi thay thế hệ thống vận hành ban đầu là hệ thống chỉ đơn thuần là chia ra thành các tuyến xe buýt thành phố, xe buýt nhanh, và xe buýt chạy vòng quanh - hệ thống vận hành mới bao gồm: (1) xe buýt Xanh nước biển đi qua những điểm chính của thành phố; (2) xe buýt Xanh lá cây chạy vòng quanh thành phố và được kết nối với các ga tàu điện ngầm; (3) xe buýt Đỏ nối Seoul và các khu vực đô thị; và (4) xe buýt Vàng chạy trong các khu trung tâm thành phố. Dựa trên hệ thống này, các tuyến xe buýt cũng được đổi mới toàn bộ. Các tuyến đường quanh co được nắn thẳng và khoảng cách giữa các điểm đỗ xe buýt được rút ngắn để tăng hiệu quả. Những màu sắc biểu thị cho từng loại xe buýt, làm cho người đi đường có thể dễ dàng phát hiện. Hệ thống giá vé tích hợp Hệ thống tính phí giao thông công cộng ở Seoul trước đây không được tích hợp, có nghĩa là hành khách phải trả một mức phí bổ sung cho mỗi lần thay đổi phương thức vận tải. Đây là một hệ thống bất hợp lý khi hành khách thường bị trả thừa phí khi thay đổi xe buýt, do không có tuyến chạy trực tiếp (đơn phương thức) tới điểm đến của họ. Để khắc phục vấn đề này, 295

305 SMG lập một hệ thống thu phí toàn diện cho giao thông công cộng. Hệ thống này cho phép hành khách có thể chuyển từ xe buýt đến xe buýt hoặc từ xe buýt đến tàu điện ngầm, với một lần thanh toán, sử dụng một thẻ duy nhất. Theo hệ thống mới này, hành khách phải trả phí là won nếu tổng quãng đường dưới 10 km, không phụ thuộc vào phương tiện vận tải hoặc số lần chuyển, và trả thêm 100 won cho mỗi 5 km (đây là giá của năm 2004 khi hệ thống lần đầu tiên được áp dụng). Số lần chuyển không được vượt quá năm lần (nếu không, sẽ tính thêm phụ phí), và giảm giá chuyển tiếp chỉ được áp dụng khi thời gian chuyển tiếp trong vòng 30 phút. Hệ thống thu phí này gia tăng sự tiện lợi cho hành khách, đồng thời, làm cho giao thông công cộng dễ được tiếp cận hơn và giá cả phải chăng hơn. Được giới thiệu lần đầu bởi SMG ở Hàn Quốc, hệ thống giao thông công cộng toàn diện đã được mở rộng ra tỉnh toàn tỉnh - Tỉnh Gyeonggi - trong năm 2007, đem lại lợi ích không chỉ cho người dân Seoul mà còn cho tất cả các cư dân của khu vực đô thị. Rõ ràng là, việc mở rộng các lợi ích này dẫn đến lợi nhuận ít hơn cho xe buýt và tàu điện ngầm, vì vậy hệ thống giao thông công cộng toàn diện phải đối mặt với sự phản đối từ các cơ sở giao thông vận tải. Đối với tàu điện ngầm, sự phản đối ít hơn vì nó được điều hành bởi các tổ chức nhà nước (Tổng công ty tàu điện ngầm và Vận tải nhanh đô thị) trực thuộc SMG. Tuy nhiên, việc nâng mức phí tối thiểu là không thể tránh khỏi, và SMG đã phải bù đắp một phần cho những thiệt hại phát sinh này. Mặt khác, đã có nhiều tranh cãi giữa các hành khách xe buýt của Seoul và tỉnh Gyeonggi về việc ai phải chi trả cho các khoản lỗ này. Văn phòng tỉnh Gyeonggi đề xuất rằng SMG nên chi trả một phần lớn hơn nhưng theo quan điểm của SMG, thì họ không thể trợ cấp cho những xe buýt mà người dân Gyeonggi sử dụng từ tiền thuế của người dân Seoul. Vấn đề này không được giải quyết trong một thời gian dài; trong thời gian này, hành khách tỉnh Gyeonggi đã buộc phải chi trả nhiều lần các khoản phí tối thiểu này - một lần khi lên xe buýt từ tỉnh Gyeonggi đến Seoul, và lần thứ hai khi chuyển tiếp vào xe buýt của Seoul. Trong hoàn cảnh này, người dân tỉnh Gyeonggi đã bắt đầu chỉ lựa chọn xe buýt Seoul chạy qua các vùng của tỉnh Gyeonggi để tránh phải trả phí nhiều lần, dẫn đến việc xe buýt tỉnh Gyeonggi bị mất khách. Để giải quyết tình trạng này, tỉnh Gyeonggi cuối cùng đã tiến hành các cuộc đàm phán tích cực với SMG, và đã đạt được thỏa thuận thực hiện một hệ thống trả phí tích hợp. Bảng 9: Lượng chiết khấu hàng năm từ chuyển tiếp giao thông công cộng trên đầu người Năm Số tiền vé Được chiết khấu từ Chuyển tiếp (10 triệu won) Tổng 5,392 5,944 6,164 6,184 6,264 7,192 Tàu điện ngầm 1,679 1,967 2,137 2,152 2,219 2,581 Xe buýt 3,713 3,977 4,027 4,032 4,045 4,611 Số lượng người trung bình hàng ngày được hưởng lợi từ chiết khấu (nghìn người) Số tiền chiết khấu trung bình trên đầu người (1.000 won) 1,054 1,105 1,157 1,162 1,180 1, Nguồn: Hồ sơ chính sách Seoul,

306 Bảng 10: Đặc điểm vận hành xe buýt công cộng ở Seoul Loại xe buýt Ví dụ Xe buýt xanh nước biển: Xe buýt xanh nước biển rút ngắn khoảng cách và thời gian đi lại cần thiết bằng cách chạy cắt ngang toàn thành phố Seoul từ Đông sang Tây, từ Bắc đến Nam. Xe buýt xanh nước biển đảm bảo tốc độ và đúng giờ. Xe buýt xanh lá cây: Xe buýt xanh lá cây tạo thành một mạng lưới dày đặc đi qua các quận mà xe buýt xanh nước biển không chạy qua. Xe buýt xanh lá cây đảm bảo nhu cầu vận chuyển trong phạm vi một quận và dễ tiếp cận. Xe buýt đỏ: Xe buýt đỏ trực tiếp kết nối các khu vực đô thị với các khu trung tâm thành phố. Xe buýt đỏ được dùng để thu hút các hành khách thường sử dụng xe riêng để di chuyển giữa các thành phố. Xe buýt vàng: Xe buýt vàng chạy khoảng cách ngắn ở những khu vực có nhiều lưu lượng giao thông vào ban ngày. Xe buýt vàng phục vụ nhu cầu kinh doanh và mua sắm trong khu vực. Nguồn: SMG,

307 Làn dành riêng cho xe buýt ở giữa Các làn dành riêng cho xe buýt ở giữa tạo điều kiện cho việc sử dụng giao thông công cộng và giảm căng thẳng giao thông trong khu trung tâm thành phố bằng cách tách riêng xe buýt với các phương thức vận tải khác. SMG triển khai làn đường dành riêng cho xe buýt ở giữa tại ba khu vực ở Seoul vào năm 2004, và đã phát triển các tuyến đường khoảng 15 km mỗi năm; chủ yếu là ở những đường có nhiều tuyến xe buýt và ùn tắc giao thông nghiêm trọng. Tính đến cuối năm 2012, 115 km đường dành riêng cho xe buýt ở giữa đã được xây dựng trên 12 tuyến đường chính, giúp tăng tốc độ trung bình của xe buýt khoảng 30%, từ 15,8 km/h lên 19,9 km/h. Đặc biệt, một số tuyến phố chính với lưu lượng giao thông cao được hưởng lợi nhiều nhất từ hành động này, với tốc độ đi lại được tăng lên đến 80%. Ngoài ra, làn đường dành riêng cho xe buýt ở giữa còn đóng góp nhiều vào sự đúng giờ của xe buýt, qua đó thúc đẩy sự tin tưởng của người dân vào việc sử dụng xe buýt - đồng thời tăng doanh thu của các công ty xe buýt. Trong giai đoạn đầu thiết lập làn đường dành riêng cho xe buýt ở giữa, những người đi bộ và hành khách chưa quen với hệ thống này sẽ băng qua đường một cách cẩu thả hoặc xe buýt sẽ vượt quá giới hạn tốc độ, làm tăng số vụ tai nạn. Tuy nhiên, chương trình xúc tiến liên tục của hệ thống này đã nâng cao nhận thức của người dân và thói quen tuân thủ luật giao thông, từ đó làm giảm số vụ tai nạn hàng năm. Khi triển khai các làn đường dành riêng cho xe buýt ở giữa này, SMG đã có những nỗ lực đáng kể để giảm thiểu sự bất tiện cho hành khách, người đi bộ, và lái xe. Hệ thống vận hành xe buýt bán công Việc vận hành có chọn lọc của các công ty xe buýt tư nhân dựa trên các tuyến đường có lợi nhuận cao nhất là một mối quan tâm của SMG. Hoạt động này không chỉ đi ngược lại với lợi ích chung về phạm vi địa lý rộng lớn của các dịch vụ xe buýt mà còn cản trở chất lượng chung của dịch vụ xe buýt. Để giải quyết vấn đề này, SMG đưa vào sử dụng hệ thống xe buýt bán công trong năm Về cơ bản, hệ thống vận hành mới này cho phép SMG có quyền được xác định các tuyến xe buýt, thời gian giữa các chuyến, và số lượng xe buýt hoạt động. Đồng thời, một Cơ quan tư vấn vận hành xe buýt sẽ quản lý doanh thu của tất cả các công ty xe buýt tư nhân. SMG sẽ trợ cấp nếu có sự thâm hụt, và thu lại doanh thu (từ Cơ quan tư vấn vận hành xe buýt), nếu doanh thu ở trên một mức nhất định, để tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ xe buýt. Hệ thống vận hành xe buýt bán công này kết hợp lợi ích của cả hệ thống tư nhân và nhà nước, trong đó chính quyền địa phương hoặc doanh nghiệp nhà nước quản lý các hoạt động của họ. Ngoài việc chuyển giao quyền quyết định lộ trình cho người dân (được phản ánh bởi SMG), hệ thống này còn cải thiện dịch vụ xe buýt bằng cách đảm bảo lợi nhuận ổn định cho các công ty xe buýt và thu nhập hàng tháng cho tài xế xe buýt. Ngoài ra, nó giải quyết sự cạnh tranh căng thẳng giữa các công ty xe buýt, đem lại những kết quả tích cực như giảm tai nạn xe buýt, nâng cao tính thân thiện, và xóa bỏ hoạt động bất hợp pháp. Tuy nhiên, trong khi doanh thu từ vận tải vẫn tăng rất chậm, thì chi phí hoạt động của các công ty vận tải lại không ngừng tăng lên, SMG đã phải đối mặt với một gánh nặng tài chính ngày càng tăng. Ví dụ, trong giai đoạn khi giá vé xe buýt vẫn giữ nguyên, gánh nặng tài chính hàng năm mà SMG phải chịu tăng hơn 60%, từ 163,6 tỷ won lên 265,4 tỷ won. Hơn nữa, với việc các hệ thống vận hành xe buýt bán công đảm bảo một mức độ lợi nhuận nhất định cho các công ty vận tải, thì các sự kiện đã chứng minh rằng các công ty xe buýt đã mất động lực để cắt giảm chi phí hoạt động của họ. Để cải cách hệ thống hoạt động độc quyền không có cạnh tranh này, các rào cản gia nhập cần phải được hạ xuống để các nhà vận hành xe buýt mới có thể tham gia thị trường, và những nhà vận hành không thành công trong việc tạo lợi nhuận có thể được giải tán. Hệ thống Thẻ phí giao thông tích hợp (Thẻ T-Money) Hệ thống T-money sử dụng thẻ thông minh với chip và GPS được cài đặt ở các trạm xe buýt và tàu điện ngầm để ghi lại ngày giờ đi lại và tính toán giá vé, đưa ra một khoản phí hợp lý dựa trên quãng đường đi. Như vậy sự ra đời của thẻ T-money - thẻ giao thông có thể nạp tiền đã hoàn thành mục tiêu của một hệ thống giá vé tích hợp của Seoul. Nói cách khác, khi đưa vào sử dụng thẻ T-money, người dân không cần phải sử dụng các thẻ riêng cho xe buýt và tàu điện ngầm, và có thể sử dụng giao thông công cộng với chi phí thấp hơn thông qua hệ thống tính phi tương ứng với khoảng cách và các hệ thống chiết khấu chuyển tiếp. Nó là một hệ thống thanh toán không tiếp xúc, giảm sự bất tiện của hành khách trong việc thanh toán tiền mặt cho tài xế xe buýt, tạo điều kiện đi lại nhanh hơn và thuận tiện hơn. 298

308 Sự phát triển một hệ thống thẻ giao thông tích hợp đã được kêu gọi từ hai khía cạnh khác nhau. Từ khía cạnh vận hành, hệ thống tính phí ban đầu đã tạo cơ hội cho việc đưa vào sử dụng các hình thức thẻ giao thông khác nhau (tức là, thẻ giao thông cung cấp những lợi ích nhất định cho thành viên) có nguy cơ bị độc quyền hoá bởi một nhà điều hành duy nhất trên thị trường, gây khó khăn cho chính quyền địa phương trong việc áp dụng các chính sách vận chuyển của họ, cản trở sự minh bạch trong doanh thu và lợi nhuận của các công ty vận tải, và không khuyến khích nhu cầu cải thiện dịch vụ. Từ khía cạnh hệ thống, một hệ thống mới là cần thiết để giải quyết các vấn đề phát sinh từ sự lão hóa của cơ sở hạ tầng thanh toán, chẳng hạn như bảo mật kém và rối loạn trong việc cung cấp dịch vụ. Hệ thống thẻ T-money mới đã giải quyết những khuyết điểm hiện có, và đồng thời làm cho việc sử dụng giao thông công cộng thuận lợi hơn. Ví dụ như, người dân được hưởng lợi ích của việc mở rộng việc nạp thẻ giao thông thông qua các phương tiện mới như Internet và điện thoại di động, và việc sử dụng một thẻ duy nhất cho nhiều mục đích như thẻ tín dụng có chức năng thẻ giao thông. Kết quả và bài học kinh nghiệm Các cải cách vận tải của SMG bắt đầu vào năm 2004 đã đạt được những kết quả tích cực. Trên hết là tỷ lệ sử dụng dịch vụ xe buýt, trước đây bị giảm đều kể từ khi tàu điện ngầm bắt đầu mở rộng các tuyến đường vào đầu những năm 1980, đã trải qua một bước ngoặt trong năm Ngoài ra, với hành khách khai thác trung chuyển miễn phí giữa tàu điện ngầm và xe buýt cũng như hệ thống tính phí tương đương với khoảng cách, thì dịch vụ giao thông công cộng của Seoul đã cho thấy sự tăng trưởng liên tục hàng năm về tổng số Hình 11: Quản lý chung nguồn doanh thu trong Hệ thống vận hành xe buýt bán công Thông tin vận hành Chính quyền thành phố Seoul Hỗ trợ tài chính Quy hoạch tuyến Đánh giá dịch vụ, theo dõi hoạt động đấu thầu Công ty giải quyết thẻ giao thông Công ty thẻ thông minh Hàn Quốc (KSCC) Tổng hợp doanh thu, thanh toán và phân bổ Yêu cầu hỗ trợ tài chính Công ty xe buýt Quyết toán lợi nhuận hoạt động Cơ quan tư vấn vận hành xe buýt Phân phối lợi nhuận hoạt động người tham gia Source: SMG, 2015 Hình 12: Thẻ T-money đang được sử dụng trong tàu điện ngầm, xe buýt và taxi ở Seoul Nguồn: SMG,

309 hành khách vận chuyển. Tỷ lệ sử dụng Thẻ T-Money của hành khách sử dụng xe buýt, lên tới gần 100%, cho thấy tầm quan trọng của hệ thống trả phí và phương thức thanh toán hiệu quả. Những cải cách trong phương pháp thu phí đã mang tới một sự thay đổi trong mô hình đi lại, từ việc sử dụng một tuyến đường duy nhất hoặc một phương thức vận tải duy nhất để đi đến một địa điểm nhất định, chuyển sang sử dụng nhiều chuyến đi kết nối, từ đó làm cho hệ thống giao thông hiệu quả hơn. Khi doanh thu của các công ty vận chuyển tăng, chất lượng dịch vụ cũng được cải thiện, dẫn đến niềm tin của cộng đồng vào hệ thống giao thông ở Seoul cũng được nâng cao. Cuộc cải cách đã cắt giảm chi phí hoạt động của các công ty vận tải trong khi giảm thời gian đi lại và thời gian dừng, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn. Dựa trên một cuộc khảo sát ở Seoul vào năm 2012, sự hài lòng của công chúng về sử dụng xe buýt và tàu điện ngầm đã được cải thiện đáng kể, tính từ năm Hệ thống thẻ giao thông T-money đã nhận được sự chú ý toàn cầu để trở thành tiêu chuẩn cho các nước như New Zealand, Malaysia, và Colombia. Ví dụ, trong trường hợp của Malaysia, Công ty Thẻ Thông minh Hàn Quốc (công ty cung cấp dịch vụ thẻ T-Money tại Hàn Quốc) và LG-CNS (một công ty con của Tập đoàn LG) đã giúp thiết lập một hệ thống thẻ giao thông mới tại Kuala Lumpur, hiện đang hoạt động thành công. Số lượng hành khách xe buýt tại Kuala Lumpur, trước đây khoảng người mỗi ngày, đã tăng thêm chỉ trong vòng một tháng sau khi áp dụng hệ thống thẻ giao thông mới. Doanh thu của các công ty xe buýt cũng đã tăng 20%, chủ yếu từ việc tránh được thất thoát tiền vé vào túi những người lái xe buýt Cải thiện tiêu chuẩn khí thải xe cộ và tiết kiệm nhiên liệu Mặc dù có sự cải tiến không ngừng về khả năng tiếp cận, hiệu quả kinh tế và chất lượng dịch vụ của giao Hình 13: Xu hướng sử dụng giao thông công cộng tại Seoul Số hành khách (nghìn người/ngày) 5,500 Tàu điện ngầm Xe buýt 5,114 5,000 4,984 4,835 4,500 4,293 4,331 4,428 4,487 4,566 4,655 4,539 4,533 4,544 4,583 4,602 4,532 4,577 4,730 4,605 4,595 4,647 4,565 4,000 4,055 4,192 4,188 4,006 3,992 Tăng 14% 3,500 3, * Số người đi tàu điện ngầm không bao gồm người có thẻ miễn phí. Nguồn: SMG,

310 thông công cộng, nhiều người ở Hàn Quốc vẫn dựa vào xe cá nhân, vì nó thường thoải mái và thuận tiện hơn. Vì vậy, chính phủ đã liên tục tìm cách để quy định mức độ phát thải và cải thiện hiệu quả nhiên liệu của phương tiện cá nhân, ngoài việc khuyến khích chuyển đổi sang phương thức giao thông công cộng. Điều quan trọng cần phải nhận thấy là chính phủ đã dự đoán rằng các biện pháp như vậy sẽ không chỉ giúp giảm phát thải từ ngành giao thông mà còn tạo ra hiệu ứng dây chuyền trong ngành công nghiệp ô tô trong nước, đặc biệt trong việc cải thiện khả năng cạnh tranh của xe ô tô trong nước trên thị trường toàn cầu. Một điểm đặc biệt trong quy định của Hàn Quốc về xe tư nhân là chương trình tuỳ chọn quy định, trong đó đưa ra lựa chọn hoặc là tuân thủ quy định về tiết kiệm nhiên liệu hoặc quy định về phát thải khí nhà kính. Nói cách khác, chương trình này đòi hỏi các nhà sản xuất ô tô phải đảm bảo rằng xe của họ đạt được một mức độ tiết kiệm nhiên liệu hoặc hiệu suất phát thải khí nhà kính nhất định, tùy theo quy định nào mà nhà sản xuất cảm thấy thuận lợi hơn. Trước khi áp dụng chương trình tùy chọn quy định vào năm 2012, chính phủ đã đưa ra một quy định chỉ dựa trên tiết kiệm nhiên liệu trung bình; những xe có dung tích động cơ lớn (trên cc) hoặc nhỏ (1.600 cc trở xuống) phải đáp ứng các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu tối thiểu khác nhau. Thực hiện MKE thiết lập các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu trung bình trong khi Bộ Môi trường đưa ra tiêu chuẩn về phát thải khí nhà kính. Các nhà sản xuất ô tô cần chọn một trong hai tiêu chí và báo cáo với Bộ Môi trường trước tháng 3 hàng năm. Bộ Môi trường tổng hợp các quyết định của các nhà sản xuất ô tô và chia sẻ với MKE để cùng quản lý. Sau đó, các nhà sản xuất ô tô yêu cầu các cơ quan kiểm nghiệm đánh giá mức độ tiết kiệm nhiên liệu trung bình hoặc hiệu suất phát thải khí nhà kính của xe trước khi bán ra. Cần lưu ý rằng nhiều cơ quan kiểm nghiệm của nhà nước - chẳng hạn như Tổng công ty Môi trường Hàn Quốc và Viện Nghiên cứu Năng lượng Hàn Quốc - đã được chứng nhận và được chỉ định để hỗ trợ việc thực hiện chính sách này. Các nhà sản xuất ô tô phải nộp kết quả hoạt động của họ theo mẫu xe và báo cáo bán hàng, là cơ sở cho việc tuân thủ, cho Bộ Môi trường không muộn hơn tháng 3 năm sau. Với lý do chính đáng, các nhà sản xuất ô tô có thể chuyển đổi từ tiêu chí quy định này sang tiêu chí quy định khác trong năm tiếp theo. Hình 14: Mức độ hài lòng đối với dịch vụ xe buýt và tàu điện ngầm ở Seoul Xe buýt Tàu điện ngầm Note: Rating based on a scale of 0 to 10 Nguồn: SMG,

311 Những loại ô tô phải tuân thủ Chương trình tùy chọn quy định ra mắt năm 2012 là các loại xe chở khách (được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu) với 10 chỗ ngồi trở xuống, với tổng trọng lượng dưới 3,5 tấn. Mục tiêu tiết kiệm nhiên liệu và phát thải khí nhà kính trung bình lần lượt là 17 km/l và 140g/km. Cần lưu ý rằng tiêu chí tiết kiệm nhiên liệu hoặc phát thải khí nhà kính trung bình được đánh giá cho từng nhà sản xuất xe hơi (chứ không phải cho từng mẫu xe), có xét đến cơ cấu sản phẩm bán ra; Ví dụ, mức tiết kiệm nhiên liệu trung bình của một nhà sản xuất xe hơi tính bằng tổng hiệu quả nhiên liệu của các mẫu xe khác nhau nhân với tỷ lệ bán ra của các mẫu đó (%). Để tạo sự linh hoạt cho các nhà sản xuất ô tô đối với các tiêu chuẩn mới, chính sách này được dự kiến sẽ thực hiện dần dần; các tiêu chuẩn sẽ áp dụng cho 30%, 60%, 80% và 100% tổng doanh số bán ô tô của từng nhà sản xuất lần lượt vào các năm 2012, 2013, 2014, và Tuy nhiên, các nhà sản xuất ô tô quy mô nhỏ với doanh thu nội địa nhỏ hơn xe sẽ được giảm tiêu chuẩn với yêu cầu thấp hơn. Kết quả và bài học kinh nghiệm Mục tiêu của chính phủ cho năm 2015 (100% xe đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn trong chương trình tùy chọn quy định) đã đạt được trong năm 2013, sớm hơn so với kế hoạch. Đây không chỉ là kết quả của những cam kết mạnh mẽ của chính phủ, mà còn là kết quả của những nỗ lực nghiêm túc được thực hiện bởi các nhà sản xuất ô tô trong nước của Hàn Quốc, xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lượng của họ cho thị trường toàn cầu. Nhận thức rằng các tiêu chuẩn của các nước có thị trường ô tô lớn nhất thế giới là khá cao, ngành công nghiệp ô tô trong nước của Hàn Quốc đã có những tiến hành nghiên cứu và phát triển kịp thời, liên tục để thúc đẩy các tiến bộ công nghệ cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả môi trường của các phương tiện. Ví dụ, các mục tiêu phát thải khí nhà kính trung bình (theo phương pháp tính của Hàn Quốc) do EU, Nhật Bản, Trung Quốc, và Mỹ đưa ra là 91g/km (năm 2021), 100g/km (năm 2020), 110g/ km (năm 2020), và 133g/km (năm 2020), thấp hơn đáng kể so với mục tiêu của Hàn Quốc vào năm Chính phủ tiếp tục đảm bảo rằng tiết kiệm nhiên liệu và tiêu chuẩn khí thải của thị trường trong nước sẽ giúp các nhà sản xuất xe hơi của quốc gia theo kịp sự thay đổi của thị trường toàn cầu. Trong năm 2014, mục tiêu mới được thông báo là 24,3 km/l (tiết kiệm nhiên liệu trung bình) hoặc 97g/km (phát thải khí nhà kính) cần phải được đáp ứng trong chương trình tùy chọn quy định vào năm Quy định khí thải xe cộ bằng cách đặt ra các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu (hay phát thải khí nhà kính) là một quá trình phức tạp cần xem xét nhiều biến số, chẳng hạn như cơ cấu phương tiện theo kích thước và nhiên liệu, xu hướng xe bán ra, và khoảng cách đi lại trung bình. Ví dụ, sự gia tăng thu nhập hộ gia đình trong giai đoạn 1980 đến 2000 đã dẫn đến sự tăng mạnh về thị phần của xe cỡ trung/lớn với mức phát thải cao ở Hàn Quốc. Việc áp dụng chương trình tùy chọn theo quy định giúp đẩy mạnh thay đổi xu hướng này vì các nhà sản xuất ô tô được khuyến khích phát triển và bán các mẫu xe sạch hơn và hiệu quả hơn. Trong nỗ lực thay đổi sở thích người tiêu dùng, chính phủ đã thay đổi cơ sở đánh thuế sở hữu xe hơi từ đánh thuế theo dung tích động cơ (tức là, áp thuế cao hơn với xe có dung tích động cơ cao hơn) sang đánh thuế theo mức độ tiết kiệm nhiên liệu và phát thải khí nhà kính trong năm Việc tăng cường các tiêu chuẩn về tiết kiệm nhiên liệu và phát thải khí nhà kính là điểm khởi đầu tốt trong việc gia tăng nhận thức của công chúng về các vấn đề biến đổi khí hậu Chương trình trợ cấp thay thế xe cũ Chương trình trợ cấp thay thế xe cũ (còn gọi là chương trình thải loại xe cũ) cung cấp các khoản trợ cấp cho các chủ xe muốn đổi xe cũ lấy xe mới và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Lý do của chương trình này rất rõ ràng và đơn giản đó là giảm phát thải từ ngành giao thông bằng cách loại bỏ các phương tiện kém hiệu quả năng lượng ra khỏi lưu thông và vực dậy ngành công nghiệp ô tô trong nước tạo việc làm cho hơn một triệu người ở Hàn Quốc. Chương trình cung cấp các khoản trợ cấp trong một thời gian hạn chế cho các cá nhân đã mua xe trước năm 2000, năm được đánh dấu bởi các yêu cầu tăng cường về mức phát thải của xe. Thực hiện Chương trình này có hiệu quả trong thời gian tám tháng, bắt đầu từ tháng 5 năm 2009, giai đoạn hồi phục sớm nhất của quốc gia từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các khoản trợ cấp dưới dạng cắt giảm thuế mua và đăng ký xe mới. Cụ thể, thuế doanh thu và thuế đăng ký do chính quyền địa phương thu, và thuế tiêu thụ đặc biệt được áp bởi cơ quan thuế quốc gia được giảm 70%. Tuy nhiên, giới hạn trần được đặt ra đối với số tiền giảm thuế tối đa, và giới hạn này tăng theo kích cỡ của ô tô mới mua; Ví dụ, mức trần 2,5 triệu won (khoảng US$) được áp dụng khi mua một chiếc xe cỡ lớn. Khấu trừ thuế được áp dụng một lần cho mỗi chiếc xe cũ được thay thế, bất kể số lượng xe ô tô cũ sẽ được 302

312 thay thế bởi mỗi cá nhân. Người hưởng lợi phải đăng ký các xe cũ của họ trên một hệ thống trực tuyến bằng cách gửi đơn đến các đại lý xe hơi, và họ sẽ cung cấp cho người hưởng lợi một chứng nhận thay thế khi mua một chiếc xe mới là cơ sở để cơ quan thuế khấu trừ thuế. Kết quả và bài học kinh nghiệm Trái ngược với những quan ngại rằng các khoản trợ cấp thay thế xe cũ sẽ cản trở doanh thu thuế của chính phủ, chương trình này thực sự đã mang lại gia tăng doanh thu thuế, nhờ vào sự gia tăng đáng kể về số lượng mua xe mới. Cụ thể, tổng số xe mới bán ra trong bảy tháng đầu tiên của chương trình đạt chiếc, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm trước; khoảng 35,4% số xe bán ra là cho đối tượng trợ cấp thay thế. Ban đầu chính phủ dự đoán rằng khoảng xe cũ sẽ được hưởng lợi từ chương trình này (tương đương với 5% của 5,5 triệu chiếc xe cũ đang lưu thông đủ điều kiện được trợ cấp), thì vào cuối giai đoạn tám tháng thực hiện tổng cộng đã có xe cũ được trợ cấp. Khối lượng xe mới bán ra tại Hàn Quốc đã được phục hồi về mức trước khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm Ngân hàng Hàn Quốc thông báo rằng khoảng 35% tăng trưởng GDP quốc gia trong quý II năm 2009 (so với quý II năm 2008) là nhờ vào sự gia tăng doanh số bán ô tô. nước sản xuất ô tô lớn nhất trên thế giới ủng hộ. Một lựa chọn chính sách hiệu quả hơn có thể là liên kết chương trình này với việc giảm giá cho các xe điện, là chương trình đang có đà phát triển trên toàn cầu. 3.2 Các thành phố xanh Ở Hàn Quốc, phát thải khí nhà kính ở các khu vực đô thị chiếm khoảng 43% tổng lượng phát thải toàn quốc. Khi xác định những kết quả dễ đạt được trong việc giải quyết biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính trong bối cảnh đô thị, chính phủ đã quyết định thực hiện xanh hóa thành phố trên toàn quốc dựa trên cơ sở pháp lý của Luật khung về Tăng trưởng xanh Các-bon thấp 4, bằng cách lồng ghép tăng trưởng xanh vào Kế hoạch toàn diện về tài nguyên đất quốc gia và các Kế hoạch đô thị cơ bản. Trong một nỗ lực để đẩy nhanh quá trình này, Bộ Đất đai, Hạ tầng và Giao thông vận tải (MOLIT) đã chính thức phát hành Hướng dẫn quy hoạch đô thị cho Thành phố xanh và Các-bon thấp, hỗ trợ người ra quyết định của thành phố và các nhà quy hoạch cấp quận huyện của chính quyền địa phương kết hợp các phương án giảm thiểu khác nhau. Phần này nhằm đi sâu vào một số các tiến bộ mà các thành phố lớn trên toàn quốc đã đạt được trong Kế hoạch 5 năm Quốc gia về tăng trưởng xanh. Trong khi chương trình này thành công trong việc kích thích nhu cầu để hỗ trợ ngành công nghiệp sản xuất ô tô, vấn còn nhiều câu hỏi về đóng góp của nó trong việc giảm phát thải khí nhà kính của quốc gia từ các lĩnh vực giao thông vận tải. Quan trọng nhất là, phần lớn các khoản trợ cấp được hỗ trợ để mua xe sedan cỡ lớn và xe thể thao, không phải là những loại xe thân thiện nhất với môi trường. Chắc chắn rằng mức độ phát thải khí nhà kính trung bình của những xe mới được trợ cấp là lớn hơn mức phát thải của những chiếc xe cũ được đổi, nhưng những chiếc xe mới không phải là xe hybrid hoặc xe điện; chương trình đã không áp đặt các điều kiện bổ sung về hiệu quả nhiên liệu hoặc chất lượng khí thải. Hơn nữa, chương trình đã không định hướng người sử dụng vào những xe cỡ nhỏ tiết kiệm nhiên liệu hơn. Khi hiểu được một phần đáng kể lượng phát thải từ vòng đời của xe được tạo ra trong quá trình sản xuất, chương trình này ở Hàn Quốc giống một gói kích thích cho ngành công nghiệp ô tô. Kinh nghiệm của Hàn Quốc một lần nữa chứng tỏ tại sao chương trình hỗ trợ thay thế xe cũ lại được các 4 Điều 3 (Nguyên tắc cơ bản về xúc tiến tăng trưởng xanh các-bon thấp) quy định rằng: Chính phủ sẽ sắp xếp lại cơ sở hạ tầng, bao gồm tài nguyên đất và các thành phố, các tòa nhà và giao thông vận tải, đường bộ, cảng sông cảng biển, và các hệ thống cấp nước và thoát nước, làm cho chúng phù hợp với tăng trưởng xanh các-bon thấp trong khi vẫn bảo tồn được giá trị của tài nguyên và môi trường quốc gia. 303

313 3.2.1 Xanh hóa các thành phố tại Hàn Quốc Nghiên cứu điển hình của Incheon và Seoul Do hầu hết các thành phố của Hàn Quốc đã gần như đô thị hóa hoàn toàn, nên những nỗ lực của chính quyền địa phương để xanh hóa các thành phố không tập trung vào việc tạo ra thành phố mới, mà thiên về đổi mới các thành phố hiện có, cải thiện hệ thống giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện sự bền vững của môi trường. Mỗi thành phố phải đưa ra mô hình tăng trưởng xanh các-bon thấp và xây dựng kế hoạch để thực hiện một loạt các hành động, chẳng hạn như: (1) quy hoạch không gian nhằm giảm phát thải khí nhà kính; (2) kết nối những xu hướng quan sát được trong các mô hình đi lại vào quy hoạch giao thông của thành phố để giúp giảm cường độ năng lượng; và (3) mở rộng áp dụng các cơ sở hạ tầng xanh (ví dụ, các cơ sở sản xuất năng lượng tái tạo, thu hồi nước mưa và hệ thống tái chế). Những kế hoạch này của chính quyền địa phương cũng bao gồm các khoản đầu tư được thực hiện bởi các bộ ngành trung ương, và tìm cách sắp xếp chúng phù hợp với định hướng phát triển của địa phương. Hơn nữa, các kế hoạch cấp thành phố phản ánh các đặc điểm của vùng như các đặc tính địa lý, xã hội và văn hóa. Kế hoạch Xe xanh Thành phố thông minh của Seoul và Thành phố xanh các-bon thấp của thành phố Gangneung là các ví dụ về cách lồng ghép khái niệm về tăng trưởng xanh vào quá trình quy hoạch đô thị ở Hàn Quốc. Nghiên cứu điển hình của Seoul (Xe xanh Thành phố thông minh) Thủ đô của Hàn Quốc, Seoul, được biết đến với mật độ dân số cao và lưu lượng giao thông lớn. Trong khi SMG tập trung vào việc cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - đường cao tốc đô thị mới và các tuyến tàu điện ngầm - cho đến những năm đầu của thập niên 1990, chính sách giao thông của thành phố mới bắt đầu tập trung vào việc quản lý nhu cầu để giải quyết vấn đề tắc nghẽn giao thông trong năm Quan trọng nhất, một chương trình tính phí tắc nghẽn đã được đưa vào áp dụng như một phương pháp để kiểm soát việc sử dụng các phương tiện cá nhân. Mặc dù lưu lượng giao thông giảm đáng kể và tốc độ đi lại trung bình tăng lên, nhưng những lo ngại ngày càng tăng về chất lượng không khí trong những năm cuối thập niên 1990 và những ảnh hưởng của nó đến sức khỏe đã buộc SMG phải thực hiện những bước tiếp theo để nâng cao chất lượng môi trường tốt hơn. Năm 2002, SMG công bố kế hoạch thay thế tất cả các xe buýt thành phố chạy nhiên liệu diesel thành xe buýt sử dụng khí nén tự nhiên (CNG). Trong bối cảnh này, SMG đã công bố tham vọng của mình để trở thành một thành phố dẫn đầu toàn cầu trong việc triển khai xe xanh và hệ thống giao thông xanh thông qua đề xuất Xe xanh, Seoul thông minh vào tháng 11 năm Xe xanh là các phương tiện giảm thiểu ô nhiễm không khí và có hiệu quả nhiên liệu cao so với xe xăng và diesel thông thường (ví dụ như, xe điện, hybrid và dùng pin nhiên liệu). Thông qua đề xuất này, SMG đã thiết lập mục tiêu đầy tham vọng triển khai xe điện vào năm Để thực hiện mục tiêu này, 50% số xe buýt công cộng và các loại xe thuộc sở hữu của các tổ chức nhà nước, 10% số xe tư nhân, và 1% các loại xe chở hàng phải được thay thế bằng các loại xe tương ứng chạy bằng điện. Để đẩy nhanh việc triển khai xe xanh, trạm nạp điện cho xe sẽ được cung cấp vào năm Chiến lược cụ thể của đề xuất này bao gồm: Nhu cầu bền vững: SMG cung cấp một nhu cầu đáng tin cậy về xe xanh bằng cách quy định bắt buộc các tổ chức nhà nước phải mua xe xanh, và hỗ trợ các sáng kiến nghiên cứu và phát triển liên quan đến sự phát triển của công nghệ xe xanh. Đẩy mạnh tăng trưởng thị trường: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho việc mua và sử dụng xe xanh, và SMG tăng cường đầu tư để cải thiện cơ sở hạ tầng của thành phố về nạp điện cho xe. Tăng cường hỗ trợ lấy người sử dụng làm trung tâm: SMG chuẩn bị và ban hành nhiều luật và chính sách khác nhau dành riêng cho người sử dụng xe xanh để cung cấp các ưu đãi và miễn thuế, chẳng hạn như miễn trả phí tắc nghẽn và được vào chỗ đậu xe dành riêng. Triển khai xe buýt chạy khí nén (Seoul) Năm 2002, SMG bắt tay vào việc thay thế xe buýt sử dụng diesel - một nguồn chính gây ô nhiễm không khí của thành phố - thành xe buýt chạy khí nén (CNG) để làm trong sạch bầu không khí của thành phố và cắt giảm chi tiêu năng lượng. Tính đến năm 2014, tất cả các xe buýt nội thành (8.750 chiếc) ở Seoul đã được thay thế. Thông qua chương trình triển khai xe buýt khí nén, SMG đã trợ cấp mua xe buýt khí nén sử dụng ngân sách được trung ương và thành phố phân bổ (tỷ lệ 50:50), làm giảm đáng kể gánh nặng đối với các công ty xe buýt thành phố. Ngoài ra, việc mua bổ sung khoảng xe buýt như xe buýt cộng đồng và xe 304

314 buýt du lịch cũng được trợ cấp. Chi tiêu lũy tiến của Chính phủ trong chương trình này đã đạt 350 tỷ won. SMG đã đầu tư thêm để thiết lập tổng cộng 46 trạm nạp khí nén CNG (tính đến năm 2010) trên toàn thành phố để tạo điều kiện chuyển đổi suôn sẻ. Những chiếc xe buýt khí nén không chỉ tránh phát thải các hạt ô nhiễm, mà còn giúp cắt giảm lượng khí thải oxit nitơ và cải thiện mức tiêu thụ năng lượng. Mặc dù xe buýt khí nén không sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và cũng không hoàn toàn vô hại đối với môi trường, nhưng nó đã góp phần đáng kể vào việc giảm mức độ ô nhiễm không khí của thành phố. SMG báo cáo rằng chất lượng không khí của Seoul đã liên tục được cải thiện trong những năm qua, đạt trung bình hàng năm 48μ gm3 (mật độ các hạt ô nhiễm) trong năm 2010, đó là mức thấp nhất trong 15 năm qua. Triển khai xe buýt điện (Seoul) Được khuyến khích bởi sự thành công của việc triển khai xe buýt khí nén, SMG trong năm 2010 đã bắt đầu giới thiệu các xe buýt điện ít gây ô nhiễm hơn nữa. Xe buýt điện đầu tiên hoạt động tại Seoul đã được giới thiệu tại Namsan, một khu vực đã trở thành biểu tượng của Seoul, đặc biệt đối với khách du lịch. Điều đáng chú ý là các xe buýt điện được phát triển bởi một nhà sản xuất xe buýt trong nước, được hỗ trợ tài chính bởi SMG. Họ trực tiếp mua tổng cộng 15 xe buýt hoạt động trên ba tuyến đường khác nhau. Xe buýt điện Namsan đã thu hút được sự chú ý của người dân, đạt trung bình người sử dụng mỗi ngày trong 100 ngày đầu tiên hoạt động; nó cũng đã góp phần trong việc thu hút sự quan tâm toàn cầu về công nghệ thân thiện môi trường của Hàn Quốc. Xe buýt điện đã trở thành một biểu tượng du lịch cho du khách đến Namsan và một biểu tượng của nhận thức về môi trường của Seoul. Mặc dù tham vọng của SMG là triển khai 337 xe buýt điện vào năm 2014, nhưng động lực của nó đã bị dừng lại do thiếu kinh phí và những thách thức kỹ thuật. Nhận thức được rằng việc mua xe buýt điện đòi hỏi khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ, nên công chúng đã chỉ trích hoạt động này do hiệu quả kinh tế thấp. Xe buýt điện đã bộc lộ những hạn chế kỹ thuật khi vận hành như yêu cầu nạp điện thường xuyên, và dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết cực nóng và cực lạnh, dẫn đến hủy dịch vụ thường xuyên. Mặc dù SMG đã thất bại trong việc phổ biến xe buýt điện, sáng kiến này đã đóng một vai trò quan trọng trong việc gia tăng sự quan tâm của cộng đồng về xe điện và các công nghệ xanh khác có liên quan. Chương trình chia sẻ xe (Seoul) Seoul đã phát động một chương trình chia sẻ xe được gọi là Dịch vụ xe Nanum vào tháng 2 năm 2013 để giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông của thành phố và giải quyết vấn đề đậu xe bằng cách giảm sở hữu xe hơi không cần thiết cũng như thúc đẩy văn hóa chia sẻ. Dịch vụ này có mục đích tạo điều kiện cho các cá nhân có nhu cầu cùng sử dụng xe chia sẻ thay cho việc đi thuê xe hoặc sử dụng dịch vụ taxi hoặc giao hàng. Bảng 11: Cung ứng xe buýt chạy khí nén hàng năm ở Seoul Thể loại Tổng Years Tới Tổng 10,376 6,147 1,757 1, Xe buýt thành phố 8,750 5,414 1,396 1, Xe buýt cộng đồng 1, Khác Chi tiêu chính phủ (triệu Won) 350, ,158 49,818 37,636 19,328 16,326 12,716 Nguồn: Tài liệu chính sách Seoul,

315 Sự khác biệt lớn giữa Dịch vụ xe Nanum và cho thuê xe thông thường là dịch vụ nà có thể được thực hiện dễ dàng thông qua Internet, điện thoại di động, hoặc dịch vụ ARS (Hệ thống trả lời tự động); chi phí rẻ vì nó tương xứng với số giờ sử dụng thực tế. Cần lưu ý rằng khoảng 20% trong những chiếc xe thuộc Dịch vụ xe Nanum là xe điện và hybrid. Dịch vụ này có thể được sử dụng bởi bất cứ ai trên 21 tuổi với ít nhất một năm kinh nghiệm lái xe. Phí được tự động tính thông qua thẻ tín dụng đăng ký trong quá trình xin làm thành viên của dịch vụ được thực hiện thông qua Internet. Đương nhiên là chi phí nhiên liệu tiêu thụ được tính thêm tùy thuộc vào khoảng cách đi thực tế. Người dùng có thể nhận xe tại các địa điểm được lựa chọn trước trong khoảng thời gian 30 phút sau khi đặt xe, và dịch vụ tự động kết thúc khi người dùng trả lại chiếc xe về địa điểm lúc nhận. Một lợi thế của Dịch vụ xe Nanum là nó hoạt động trên một hệ thống không cần người điều khiểncho phép truy cập 24 giờ và tránh được những rắc rối của việc ký hợp đồng. Mặc dù dịch vụ xe Nanum đang được cung cấp bởi nhiều đơn vị tư nhân đã được lựa chọn thông qua quá trình đấu thầu rộng rãi, SMG là đơn vị thực hiện chịu trách nhiệm về các hoạt động dịch vụ và bảo trì. Nói cách khác, SMG có quyền chọn hoặc thay thế các đơn vị tư nhân tham gia, xác định tiêu chuẩn dịch vụ thống nhất, và tạo ra ưu đãi cho người sử dụng như giảm phí đỗ xe công cộng cho Xe Nanum. Cơ cấu quản lý hiệu quả này đã giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và tăng độ bao phủ của dịch vụ. Để đảm bảo đủ số lượng xe ô tô điện có sẵn cho dịch vụ này, chính phủ trung ương và SMG đã trợ cấp cho việc mua sắm xe ô tô của các tổ chức tư nhân tham gia. SMG báo cáo rằng tính đến tháng 12 năm 2014 có tổng cộng Xe Nanum cung cấp dịch vụ tại 912 địa điểm trên khắp Seoul. Những địa điểm này chủ yếu là các bãi đỗ xe công cộng, bãi đỗ xe của các cơ quan chính phủ. Sự gia tăng ổn định về số thành viên ( ) đã dẫn đến sự gia tăng trong việc sử dụng, đạt trung bình hàng ngày lượt. Thời gian thuê trung bình trên một lượt là khoảng bốn tiếng. Sự hài lòng của công chúng với dịch vụ là khá cao; trong một cuộc khảo sát tiến hành trên người sử dụng, 78,4% người có phản hồi tích cực về chất lượng dịch vụ. Người sử dụng cũng nói rằng họ đã có thể giảm được lần lượt là 36,6% và 36,7% số lượng lượt đi và khoảng cách đi, bằng cách tham gia vào các chương trình chia sẻ xe. Ngoài ra, 62,2% người dùng trả lời rằng họ đã sẵn sàng bỏ xe cá nhân hoặc bỏ ý định mua xe nếu các dịch vụ Nanum trở nên dễ tiếp cận hơn. Nhờ những nỗ lực tiên phong của SMG, các chương trình chia sẻ xe tương tự đang lan rộng nhanh chóng trên các khu vực của đất nước, bao gồm tỉnh Gyeonggi, thành phố Incheon, và đảo Jeju. Hình 15: Xe buýt điện tại Namsan Nguồn : Tin EBN,

316 Sau sự ra mắt chính thức của chương trình, SMG phải đối mặt với nhiều chỉ trích từ công chúng về việc quản lý và hoạt động của dịch vụ. Ví dụ, có sự chênh lệch về số lượng xe để chia sẻ tại các địa điểm khác nhau, dẫn đến việc thường xuyên không đáp ứng được nhu cầu. Ngoài ra, đã có nhiều phàn nàn về việc phải đưa xe Nanum trở lại vị trí ban đầu. Thực tế là phí sử dụng chỉ có thể được chi trả bằng thẻ tín dụng đã đăng ký trước cũng được xem như một sự bất tiện. SMG đang liên tục hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân để lấp đầy những khiếm khyết đó và tăng số lượng và mức độ ưu đãi dành cho xe Nanum. Nghiên cứu điển hình ở Gangneung (Thành phố xanh các-bon thấp) Thành phố Gangneung là một trung tâm giao thông lớn, nơi đáp ứng được đường cao tốc, đường sắt và đường biển. Nằm trên bờ biển phía đông của đất nước, nó có tiềm năng cao trong sản xuất năng lượng tái tạo cũng như các ngành công nghiệp du lịch do có môi trường thiên nhiên tuyệt đẹp. Vì vậy, Gangneung đã xác định tiềm năng giao thông xanh, năng lượng xanh, và du lịch xanh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Trong năm 2009, chính quyền trung ương chọn Gangneung làm thí điểm đầu tiên về Thành phố xanh các-bon thấp của quốc gia, dẫn đến việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển thành phố mới. Dựa trên sự tham vấn với các nhóm chuyên gia, các tổ chức tư nhân, và các viện nghiên cứu của nhà nước, cũng như các kết quả của hội nghị quốc tế về phát triển đô thị, các hành động trong quy hoạch tổng thể này đã dựa trên sáu ý tưởng chính sau đây: (1) quy hoạch sử dụng đất thân thiện với môi trường; (2) giao thông xanh; (3) bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên; (4) tối ưu hóa sử dụng năng lượng; (5) tạo điều kiện quay vòng nước và tài nguyên; và (6) du lịch xanh. Kế hoạch hành động này dự kiến sẽ giảm được 49% lượng phát thải khí nhà kính (so với mức trong kịch bản cơ sở- BAU), giảm 35,9% năng lượng sử dụng (so với mức BAU), và mở rộng 16,5% không gian sinh thái xanh. Căn cứ vào quy hoạch tổng thể, tổng cộng 29 dự án sẽ được thực hiện thành ba giai đoạn trong thời kỳ Giai đoạn đầu ( ) có chín dự án có thể thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn; các dự án này bao gồm tạo ra các đường xe đạp, thành lập các cơ sở năng lượng tái tạo ở nhà máy xử lý nước thải Gangneung, và trang bị thêm cho các cơ sở trường học với các biến số năng lượng thấp. Giai đoạn thứ hai ( ) tập trung vào việc xây dựng nền móng cho một thành phố xanh, và bao gồm 15 hành động can thiệp cấp dự án như phòng chống ùn tắc giao thông tại các trung tâm thành phố và các trung tâm du lịch bằng cách tổ Hình 16: Một chiếc xe Nanum đỗ tại một chỗ đậu xe được chỉ định trong một bãi đậu xe công cộng tại Seoul Nguồn: Transportation News,

317 chức lại hệ thống giao thông, tạo ra một công viên sinh thái bằng cách khôi phục Hồ Soonpogae trở lại trạng thái sinh thái tự nhiên của nó, và xây dựng các khu phục hồi sức khoẻ kết nối khu vực miền núi với các trung tâm y tế vùng. Giai đoạn thứ ba ( ) tìm cách thu hút đầu tư tư nhân vào năm dự án quy mô lớn trong một khung thời gian dài hơn. Hoạt động của nó bao gồm việc xây dựng các tổ hợp thử nghiệm nghiên cứu và phát triển để giới thiệu các công nghệ năng lượng tái tạo phù hợp với các đặc điểm khu vực, lắp đặt nhà máy điện sinh khối có khả năng chuyển đổi chất thải thành năng lượng, và đưa vào sử dụng lưới điện và hệ thống quản lý năng lượng thông minh. Cần lưu ý rằng hầu hết các đơn vị triển khai dự án là các tổ chức chính phủ (chính quyền tỉnh và các bộ ngành), trong khi chỉ có một số ít dự án có khả năng thương mại cao - chẳng hạn như thiết lập tổ hợp công nghiệp xanh và nhà ở không các-bon - là được thực hiện bởi khu vực tư nhân. Khoảng 1 nghìn tỷ won dự kiến sẽ được chi cho ba giai đoạn này, cho thấy sự cần thiết phải có sự cam kết mạnh mẽ từ chính quyền trung ương và chính quyền tỉnh để biến chúng thành các khoản đầu tư thực tế. Tính đến năm 2013, tất cả chín dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tiên đã được triển khai theo kế hoạch; một số ví dụ quan trọng được nêu dưới đây. Tuy nhiên, sau khi thành lập chính phủ mới năm 2013, động lực thí điểm Gangneung như một thành phố xanh các-bon thấp đầu tiên của quốc gia đã bị suy giảm, nhưng những kết quả dự kiến trong dài hạn đã gây sức ép lên chính quyền thành phố để họ phải tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự này. Nhà máy xử lý nước thải sử dụng năng lượng tái tạo (Gangneung) Trong nhà máy xử lý nước thải Gangneung, chính phủ đã xây dựng một nhà máy điện mặt trời công suất 890 kw và cơ sở năng lượng gió công suất 3 kw trong giai đoạn với tổng giá trị đầu tư 5,24 tỷ won, được tài trợ bởi chính quyền trung ương (50%), chính quyền tỉnh (9,2%), và chính quyền thành phố (40,8%). Các đèn đường hiện có của nhà máy xử lý nước thải đã được thay thế bằng đèn dùng năng lượng tái tạo để giảm tiêu thụ năng lượng. Kết quả là, tổng cộng MWh năng lượng đang được cung cấp hàng năm từ các nguồn năng lượng tái tạo, chiếm khoảng 15% tổng tiêu thụ năng lượng hàng năm. Lượng phát thải khí nhà kính đã tránh được dự kiến sẽ đạt 525 tấn CO2 tương đương mỗi năm. Hệ thống tái sử dụng nước ở sân vận động thể thao Gangneung (Gangneung) Năm 2011, Sân vận động thể thao Gangneung được lắp đặt một hệ thống tái sử dụng nước có thể cung cấp 100 m3 nước mỗi ngày dùng để tưới cỏ và chữa cháy. Hệ thống này thu nước thải từ tổ hợp khu căn hộ lân cận và sử dụng một màng phản ứng sinh học (MBR) và các công nghệ xử lý oxy hóa tiên tiến (AOP) để xử lý. Ngoài ra, các sân vận động được lắp đặt một hệ thống thu nước mưa ở trên mái sân để cung cấp 10 m3 nước từ quá trình xử lý lọc đơn giản dùng cho Hình 17: Cơ sở năng lượng tái tạo của Nhà máy xử lý nước thải Gangneung Nguồn : Gangwon News,

318 mục đích xả bồn xí. Chính quyền trung ương và các nhà đầu tư tư nhân cùng chia đều chi phí đầu tư này, với tổng giá trị 2,92 tỷ won. Đường sinh thái xanh (Gangneung) Trong giai đoạn , thành phố Gangneung xây dựng đường giao thông sinh thái xanh, kéo dài thêm 11,5 km đường đi bộ hiện có gần Hồ Gyeongpo, một khu du lịch trọng điểm. Đường sinh thái xanh là những con đường thân thiện với môi trường dành cho người đi bộ và đi xe đạp. Khoản đầu tư 2,2 tỷ won được chi cho việc trồng cây bên đường, cải tạo rừng sinh thái che phủ, và làm các tuyến đường dành riêng cho xe đạp. Ngân sách đến từ nhiều nguồn khác nhau, gồm chính quyền trung ương (50%), chính quyền tỉnh (12,3%), và chính quyền thành phố (37,7%). Nhằm tối đa hoá các cơ hội du lịch, dự án còn xây dựng các khu du lịch giải trí, một đài quan sát hệ sinh thái, và sinh cảnh (tức là, không gian nhân tạo mô phỏng môi trường sống tự nhiên) cùng với các con đường sinh thái xanh Nông nghiệp đô thị Nông nghiệp đô thị đề cập đến việc sử dụng một mảnh đất đô thị để trồng hoa màu cho các mục đích khác nhau bao gồm cả giải trí và giáo dục. Việc thực hành có thể diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau như những mảnh đất chưa được sử dụng hết, mái nhà, hoặc ban công. Để hưởng ứng thành công của nông nghiệp đô thị trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng, chính phủ đã ban hành Kế hoạch 5 năm về Nông nghiệp đô thị ( ) vào năm Kế hoạch này thừa nhận vai trò của nông nghiệp đô thị trong việc cải thiện chất lượng lượng cuộc sống của cư dân đô thị, do đó, quyết định mở rộng quy mô của nông trại đô thị lên ha và số lượng nông dân đô thị lên 2 triệu người vào năm Để thực hiện mục tiêu này, chính quyền địa phương đã triển khai thực hiện nhiều chương trình đa dạng có liên quan để hỗ trợ kỹ thuật, hành chính, tài chính cho các bên liên quan. Việc xúc tiến nông nghiệp đô thị ở Hàn Quốc đã được thực hiện thông qua việc ban hành Đạo luật về Phát triển và Hỗ trợ Nông nghiệp đô thị trong năm Luật này phân loại nông nghiệp đô thị thành năm loại theo mục đích hoặc bối cảnh địa lý: (1) nông nghiệp trong nhà dân; (2) nông nghiệp gần nơi cư trú ở khu vực chung của các khu tổ hợp dân cư; (3) nông nghiệp trung tâm thành phố ở những khu vực đất trống của các tòa nhà; (4) nông nghiệp quy mô lớn tập thể; và (5) nông nghiệp giáo dục. Sự hỗ trợ của chính phủ dành cho nông nghiệp đô thị đã phát triển một cách tự nhiên xung quanh các loại này để đáp ứng các nhu cầu đặc thù. Chính quyền địa phương - phối hợp với Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn (MAFRA) - đang luật hóa các quy định địa phương để thúc đẩy thực hành nông nghiệp đô thị. Thực hiện Loại hình hỗ trợ điển hình nhất của chính quyền địa phương được cung cấp dưới dạng thiết lập cơ sở hạ tầng cần thiết cho nông nghiệp đô thị. Thông qua quảng cáo công cộng, chính quyền địa phương nhận được các đề nghị tài trợ cho việc mua thiết bị nông nghiệp và nguyên liệu đầu vào như hạt giống và phân bón. Ví dụ như, quận Seongbuk của Seoul định kỳ nhận được đơn từ các trường học, các trung tâm chăm sóc ban ngày, nhà bạc, và các đại diện cộng đồng dân cư có kế hoạch chuyển đổi những lô đất không sử dụng của họ thành đất canh tác. Khi có yêu cầu, văn phòng quận cử các cán bộ hỗ trợ nông nghiệp đô thị đến để cung cấp những đào tạo cần thiết trên cơ sở hàng tháng. Việc đảm bảo không gian để theo đuổi nông nghiệp đô thị có lẽ là yếu tố quan trọng nhất đối với việc xúc tiến thực hành rộng rãi. Theo đó, chính quyền địa phương đã chủ động xác định và cung cấp các lô đất chưa sử dụng hết hoặc không sử dụng cho công chúng. Những người đứng đầu cơ quan chính quyền địa phương đã thiết lập các nông trại đô thị chia sẻ ở các khu vực trống thuộc sở hữu nhà nước, để cho nhiều nông dân đô thị thuê. 309

319 Mặt khác, các đơn vị tư nhân cũng đã bắt đầu lấy đất để xây dựng các nông trại đô thị thương mại để cho công chúng thuê. Các cơ quan chính quyền đã ủng hộ sự tham gia của khu vực tư nhân bằng cách cung cấp các chương trình đào tạo miễn phí và hỗ trợ hành chính để giúp tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện. MAFRA có trách nhiệm xây dựng các chiến lược toàn quốc và thiết lập các mục tiêu thúc đẩy nông nghiệp đô thị, chủ yếu thông qua việc lập kế hoạch 5 năm cho nông nghiệp đô thị. Ủy ban Nông nghiệp đô thị - thuộc văn phòng Bộ của MAFRA, bao gồm các thành viên từ các cơ quan quản lý trung ương, học viện và khu vực tư nhân - cung cấp tư vấn chuyên môn cần thiết về chính sách của quốc gia. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại đảm nhận vai trò biến các chiến lược này thành các kế hoạch và hành động cụ thể thông qua ngân sách riêng của họ. Nông dân đô thị có thể hỗ trợ quá trình này bằng cách tạo ra các cộng đồng nông nghiệp đô thị, giúp nâng cao sự quan tâm và động viên các cá nhân thông qua chia sẻ kiến thức và hợp tác. Kết quả và bài học kinh nghiệm Sau khi ban hành luật về Phát triển và Hỗ trợ Nông nghiệp đô thị trong năm 2011, số lượng các quy định của chính quyền địa phương về thúc đẩy nông nghiệp đô thị tăng lên nhanh chóng. Để đáp lại sự hỗ trợ này, số lượng các thực hành nông nghiệp đô thị đã gia tăng đáng kể; tổng diện tích nông nghiệp tăng từ 104 ha vào năm 2010, lên 558 ha vào năm 2012, trong khi số lượng nông dân thành thị tăng từ đến trong cùng kỳ. Cần lưu ý rằng số lượng nông dân đô thị này tương đương với khoảng 25% tổng dân số quốc gia làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Xét về quy mô phát triển của các thành phố khác nhau, Seoul hiện đang dẫn đầu với khoảng một triệu m2, chiếm 0,17% tổng diện tích của thành phố. Nông nghiệp đô thị mang tới một loạt các lợi ích, không chỉ dưới dạng vui chơi và giải trí, mà còn đem lại nhiều cơ hội để tự tạo thực phẩm ngay trong địa phương, bổ sung cây xanh đô thị, và tạo ra các khu vực vui chơi giải trí cho cư dân đô thị. PCGG cũng công nhận rằng nông nghiệp đô thị có thể giúp tạo ra thêm việc làm mới bằng cách thúc đẩy sự phát triển của các chuyên gia. Các yếu tố thành công chủ chốt để mở rộng thực hành nông nghiệp đô thị là cung cấp diện tích đất cần thiết, thành lập các cơ sở hạ tầng, và phổ biến kiến thức. Vì mật độ dân số cao của các thành phố và khả năng xung đột trong sử dụng đất đai giữa các bên liên quan với lợi ích khác nhau, nên việc đảm bảo cung cấp đủ đất là thách thức lớn nhất trong việc thúc đẩy nông nghiệp đô thị. Vì thế, điều quan trọng là chính quyền địa phương phải có một quan điểm dài hạn trong việc thu hồi đất để cung cấp cho công chúng; quá trình này không chỉ đòi hỏi phải có sự xem xét về quy hoạch đô thị trong tương lai, mà các nông trại đô thị phải được đặt ở những vị trí cho phù hợp với đặc điểm phát triển của địa phương. Chính phủ cần ưu đãi cho việc mở các khu đất do tư nhân sở hữu, trong khi các biện pháp chính sách có thể cần thiết để cho phép thực hành nông nghiệp đô thị ở các khu vực được bảo vệ về môi trường hoặc các khu vực ven sông. Việc tận Bảng 12: Các hình thức hỗ trợ khác nhau của chính phủ dành cho các hoạt động nông nghiệp đô thị Thể loại Nội dung Hỗ trợ vận hành - Mở các chương trình đào tạo về nông nghiệp đô thị - Cung cấp các thiết bị và đầu vào cho nông trại - Tài trợ cho chi phí vận hành của cộng đồng nông nghiệp đô thị Nghiên cứu và phát triển - Thúc đẩy sự phát triển của các chuyên gia nông nghiệp đô thị - Tài trợ cho các dự án nghiên cứu và phát triển liên quan đến thực hành nông nghiệp đô thị Cung cấp đất - Thành lập các trang trại đô thị được chia sẻ ở các khu vực trống thuộc sở hữu nhà nước - Hỗ trợ hành chính đối với việc thành lập các nông trại đô thị thương mại Nâng cao nhận thức - Tổ chức triển lãm và các cuộc thi công cộng liên quan đến nông nghiệp đô thị Can thiệp chính sách - Chuẩn bị các tiêu chuẩn và quy định về thực hành nông nghiệp đô thị an toàn 310

320 dụng mái nhà và ban công của các tòa nhà cao tầng rất quan trọng, vì nông nghiệp đô thị có thể giúp giảm bớt hiệu ứng đảo nhiệt. Các nông trại tập thể được thành lập ở những khu vực xa trung tâm đô thị có khả năng trở thành trang trại cuối tuần ít được chăm sóc hoặc thậm chí bị bỏ hoang theo thời gian. 3.3 Các tòa nhà xanh Mật độ dân số của các thành phố chính của Hàn Quốc là cao nhất trong số các thành phố lớn ở các quốc gia tiên tiến. Ví dụ, thủ đô Seoul, có mật độ dân số lớn hơn các thành phố lớn của OECD từ 2 đến 10 lần. Tình trạng này đã dẫn đến nhu cầu cấp thiết phải phân bổ lại dân số để đạt được sự phát triển cân bằng trong khu vực, nhưng đồng thời mở ra cơ hội để tận dụng tối đa lợi thế về mật độ dân số cao - đặc biệt, việc nới lỏng gánh nặng đầu tư cho cơ sở hạ tầng cơ bản và giảm tiêu thụ năng lượng trong các hoạt động của con người như đi lại (ví dụ, bằng cách giảm khoảng cách đi lại hàng ngày) và sưởi ấm phòng (ví dụ, bằng cách áp dụng hệ thống sưởi ấm theo nhóm). Sinh hoạt hàng ngày ở các thành phố với dân cư thưa thớt ở nhiều nước tiên tiến đã dẫn đến sự kém hiệu quả và lãng phí trong tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu. Hàn Quốc hy vọng sẽ tránh được vấn đề này khi cân nhắc nguồn năng lượng hạn hẹp của họ và một giải pháp có thể là cải thiện hiệu quả năng lượng của các tòa nhà. Theo tầm nhìn quốc gia về tăng trưởng xanh cácbon thấp, chính phủ đã hỗ trợ các chương trình ưu đãi khác nhau đáng kể nhất là cắt giảm thuế và trợ giá cho các chứng nhận - để thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng và áp dụng các công nghệ thi công thân thiện với môi trường. Mặc dù nhiều chương trình trong số này đã được phát động vào đầu những năm 2000, nhưng chỉ tới sau khi công bố tăng trưởng xanh các-bon thấp là chiến lược quốc gia vào năm 2008 thì các chương trình này mới trở thành đối tượng giám sát chặt chẽ của chính phủ Tiêu chuẩn thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng Mặc dù mức tiêu thụ năng lượng từ các tòa nhà Hàn Quốc chiếm khoảng 25% tổng lượng tiêu thụ của quốc gia - dưới mức trung bình toàn cầu 30% - nhưng mức tiêu thụ năng lượng trên một đơn vị diện tích vẫn cao hơn nhiều so với các nước phát triển như Nhật Bản và các nước EU. Dựa vào tiêu chuẩn của các nước phát triển, Hàn Quốc đã ban hành tiêu chuẩn xây dựng đầu tiên vào năm 1977 (về độ dày cách nhiệt), tsau đó là nhiều tiêu chuẩn khác nhau liên quan đến tiêu thụ năng lượng của từng loại tòa nhà. Quan trọng nhất, năm 1985, chính phủ yêu cầu phải nộp Báo cáo tiết kiệm năng lượng trước khi tiến hành khởi công để kiểm chứng sự phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu về hiệu quả năng lượng. Để tổng hợp các tiêu chuẩn hiệu quả năng lượng theo loại công trình ngày càng gia tăng, được đặt ra trong số rất nhiều các tiêu chuẩn kiến trúc khác, năm 2001 chính phủ đã phát hành bộ Tiêu chí thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng (BDCES) như một tài liệu Hình 18: Ví dụ về phát triển nông nghiệp đô thị ở Seoul Khu vực trước khi phát triển Khu vực sau khi phát triển Nguồn: Kim,

321 độc lập. BDCES là kết quả của nhiều nghiên cứu bàn giấy về các quy chuẩn năng lượng của tòa nhà của các nước phát triển; bộ tiêu chí này được sửa đổi nhiều lần để bắt kịp với sự thay đổi cảnh quan môi trường và công nghệ. Thực hiện Khi cấp giấy phép cho các tòa nhà mới, chính quyền địa phương phải thực hiện các quy chuẩn xây dựng do MOLIT soạn thảo. Các chủ sở hữu tài sản có nghĩa vụ phải chuẩn bị các báo cáo tiết kiệm năng lượng - có chữ ký của các kiến trúc sư, kỹ sư cơ khí và kỹ sư điện - để nộp cho chính quyền. Sau đó, các cơ quan địa phương xem xét và phê duyệt báo cáo này thông qua sự hỗ trợ của KEMCO, dựa trên bản thiết kế chi tiết và sô liệu bổ sung do chủ sở hữu tài sản cung cấp. Các nhà chức trách địa phương được phép kiểm toán các tòa nhà sau khi xây dựng để kiểm tra sự tuân thủ với thiết kế, trong đó nếu phát hiện có sai lệch thì có thể dẫn đến thu hồi giấy phép xây dựng. Việc nộp báo cáo tiết kiệm năng lượng áp dụng cho các tòa nhà có diện tích sàn từ 500 m2 trở lên. Tuy nhiên, các tòa nhà không có hệ thống làm mát và sưởi ấm thì được miễn báo cáo này. BDCES có bốn phần - thiết kế xây dựng, thiết kế máy móc, thiết kế cơ sở điện, và thiết kế cơ sở năng lượng tái tạo - và mỗi phần bao gồm các hạng mục bắt buộc và hạng mục khuyến nghị. Ví dụ, việc lắp đặt máy biến áp hiệu quả cao là bắt buộc, trong khi việc sử dụng đèn tiết kiệm năng lượng như đèn LED là hạng mục được khuyến nghị. Báo cáo tiết kiệm năng lượng về cơ bản là một danh sách kiểm tra các hạng mục đó được áp dụng trong thiết kế. Việc đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng tổng thể được thực hiện thông qua Chỉ số hiệu quả năng lượng (EPI) - một công cụ đo lường để đánh giá hiệu quả của các tòa nhà trong việc tiêu thụ và tiết kiệm năng lượng đưa ra thang điểm từ điểm. Chỉ có những công trình có điểm EPI trên 65 mới được cấp phép xây dựng. Đối với các tòa nhà của nhà nước như văn phòng chính phủ và các trung tâm cộng đồng, ngưỡng điểm được nâng lên 74 điểm. Những tòa nhà vượt các tiêu chuẩn tối thiểu của quy chuẩn được cung cấp một số lợi ích, như giảm các hạn chế về diện tích xây dựng trên khu vực. Kết quả và bài học kinh nghiệm Nhận thức được tầm quan trọng của việc tăng cường các quy chuẩn thiết kế để bắt kịp với những cải tiến công nghệ, MOLIT đã thực hiện tổng cộng 14 lần sửa đổi trong thời gian từ 1985 đến Hệ thống điểm EPI cũng được sửa đổi trong quá trình này. MOLIT tìm cách để đảm bảo rằng các tiêu chí đánh giá được cập nhật về các biện pháp hỗ trợ với tiềm năng tiết kiệm năng lượng cao nhất và dễ thực hiện nhất. Theo tầm nhìn tăng trưởng xanh các-bon thấp của chính phủ, lần sửa đổi được thực hiện vào năm 2013 là một bước tiến lớn trong việc đưa BDCES tiến gần hơn với tiêu chuẩn thiết kế nhà thụ động là những tòa nhà Bảng 13: Lịch sử phát triển của các tiêu chí thiết kế xây dựng để tiết kiệm năng lượng ở Hàn Quốc Năm Phát triển 1985 Đưa ra yêu cầu bắt buộc về nộp Báo cáo tiết kiệm năng lượng 1986 Xây dựng các tiêu chí tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà thương mại 1992 Xây dựng các tiêu chí tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà văn phòng 1995 Áp dụng Chỉ số hiệu quả năng lượng (EPI) trong việc đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng 1996 Xây dựng tiêu chí tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà phục vụ các hoạt động văn hóa và giáo dục 1999 Xây dựng tiêu chí tiết kiệm năng lượng cho các tòa nhà dân cư nhiều đơn nguyên 2001 Ban hành các tiêu chí thiết kế tòa nhà để tiết kiệm năng lượng (BDCES) 312

322 có rất ít nhu cầu sưởi ấm hoặc làm mát để chống chọi với thời tiết. Ngoài ra, phạm vi của báo cáo tiết kiệm năng lượng đã được mở rộng và các điểm số bổ sung đã được phân bổ để khuyến khích việc áp dụng năng lượng tái tạo. Sau khi mở rộng phạm vi các tòa nhà bắt buộc phải nộp báo cáo tiết kiệm năng lượng, số lượng yêu cầu đánh giá đã tăng lên trong những năm qua. Sự thành công của BDCES chủ yếu nằm ở viêc xây dựng tiêu chí thích hợp và phát triển năng lực kỹ thuật cần thiết để lập và đánh giá các báo cáo tiết kiệm năng lượng. MOLIT đảm bảo rằng việc tăng cường các tiêu chuẩn phải được thực hiện theo nhiều giai đoạn để giảm bớt gánh nặng cho các chủ sở hữu và các nhà thầu. Ngoài ra, Bộ này cũng chỉ định hai tổ chức nhà nước trực thuộc (đã tăng thành bốn trong năm 2013) để xây dựng năng lực của chính quyền địa phương trong việc rà soát sự tuân thủ các quy chuẩn đã ban hành. Chính phủ cũng đã phát triển các thủ tục chi tiết và xây dựng các thiết bị kiểm nghiệm để đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng của các thành phần của tòa nhà, đây là vấn đề rất quan trọng để đưa ra các phương án trong việc đáp ứng quy chuẩn thiết kế. Lưu ý rằng các quy chuẩn thiết kế kiến trúc đã cải tiến chỉ áp dụng cho các tòa nhà mới, điều này giải thích tại sao các kết quả của BDCES còn hạn chế. Gần một nửa các tòa nhà trong nước đã được xây dựng trước năm 2001, là năm mà tiêu chuẩn về cách nhiệt được tăng cường đáng kể. Vì vậy, những tòa nhà xây trước năm đó được miễn các yêu cầu tiết kiệm năng lượng. Điều này đòi hỏi sự cần thiết phải sửa đổi chính sách này để bao quát cả các tòa nhà cũ gây lãng phí năng lượng. Việc tính toán hiệu quả năng lượng dựa theo thành phần chính là một hạn chế của BDCES vì phương pháp này không cung cấp được thông tin toàn diện về hiệu quả tiết kiệm năng lượng tổng thể của tòa nhà. Để khắc phục, vào năm 2013 chính phủ đã đưa ra một chính sách quy định tổng mức sử dụng năng lượng trên một đơn vị diện tích, theo đó Báo cáo nhu cầu năng lượng đảm bảo rằng tổng nhu cầu năng lượng của tòa nhà trên một đơn vị diện tích không vượt quá một giá trị cho trước, giá trị này phản ánh nhu cầu của một tòa nhà trung bình. Sau khi thí điểm thử nghiệm các tòa nhà văn phòng với diện tích sàn trên m2 từ năm 2001, chính sách mới này hiện nay áp dụng cho tất cả các tòa nhà với diện tích sàn trên m Chương trình chứng nhận phẩm cấp hiệu quả năng lượng Chương trình chứng nhận tự nguyện làm tăng nhu cầu về các tòa nhà có hiệu quả năng lượng cao và quản lý năng lượng tốt bằng cách đánh giá các thông số về hiệu quả năng lượng của tòa nhà thông qua một bên thứ ba. Các tiêu chuẩn được đưa ra bởi hệ thống đánh giá mười cấp bậc đã được thiết kế theo cách để có thể bao quát được tất cả các bên liên quan tham gia vào các giai đoạn trong vòng đời của toà nhà - bao gồm các công ty xây dựng, chủ sở hữu tòa nhà, các cơ quan vận hành và bảo trì, và cư dân tòa nhà. Kể từ khi bắt đầu chương trình vào năm 2001, tiêu chuẩn đánh giá đã được liên tục sửa đổi để mở rộng phạm vi ra các tòa nhà đủ điều kiện và củng cố quá trình cấp giấy chứng nhận. Những nỗ lực liên quan đã đẩy nhanh việc áp dụng các tiến bộ Bảng 14: Mở rộng phạm vi các tòa nhà bắt buộc phải nộp Báo cáo tiết kiệm năng lượng Trước 2009 Sửa đổi trong năm 2009 Sửa đổi trong năm 2013 Các tòa nhà căn hộ cao cấp và chung cư với hơn 50 hộ gia đình Nhà tắm công cộng trên 500 m 2 Bệnh viện trên m 2 Tòa nhà văn phòng lớn hơn m 2 Tòa nhà giáo dục và nghiên cứu với hệ thống sưởi ấm và làm mát trung tâm, và diện tích sàn trên m 2 Tất cả các căn hộ và chung cư cao tầng Tất cả các tòa nhà giáo dục và nghiên cứu với diện tích sàn hơn m 2 [Điểm EPI tối thiểu để cấp phép xây dựng] 60 điểm Tất cả các tòa nhà với diện tích sàn lớn hơn 500 m 2 [Điểm EPI tối thiểu để cấp phép xây dựng] 65 điểm 313

323 kỹ thuật trong xây dựng, vật liệu và thiết kế, chẳng hạn như áp dụng các hệ thống điều hòa không khí dưới sàn, hệ thống nước thải sinh hoạt, và cảm biến ánh sáng môi trường xung quanh. Thực hiện Quá trình chứng nhận được thực hiện theo hai bước - chứng nhận sơ bộ và chứng nhận chính - trong giai đoạn xây dựng một tòa nhà. Đối với chứng nhận sơ bộ, thì chủ đầu tư tòa nhà, chủ sở hữu tòa nhà, nhà phát triển dự án, hoặc công ty xây dựng sẽ gửi đơn đến một cơ quan chứng nhận được công nhận, cùng với các tài liệu cần thiết như bản vẽ kiến trúc và tính toán tải trọng cuối cùng. Việc xem xét của cơ quan chứng nhận - có thể là các cơ quan nhà nước bên thứ ba do chính phủ chỉ định sẽ đưa ra một đánh giá tạm thời, và báo cáo với đơn vị phụ trách phát hành chứng chỉ (KEMCO). Trong giai đoạn thứ hai, một đơn bổ sung được nộp cho cơ quan chứng nhận cùng với các bản vẽ hoàn công. Cơ quan chứng nhận sau đó sẽ gửi khuyến nghị đánh giá hiệu quả cuối cùng cho KEMCO dựa trên các nghiên cứu bàn giấy và tại hiện trường. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận là 10 năm kể từ ngày cấp, trong thời gian đó KEMCO sẽ đảm bảo việc phải liên tục đáp ứng các yêu cầu trong giấy chứng nhận. Việc đánh giá hiệu quả năng lượng được thực hiện dựa trên các tính toán nhu cầu năng lượng sơ cấp trên một đơn vị diện tích, có tính đến các nhu cầu khác nhau như sưởi ấm và làm mát phòng, cung cấp nước nóng, ánh sáng và thông gió. Trong trường hợp có hai hoặc nhiều tòa nhà trên 1 lô đất, thì có thể cấp chứng nhận riêng biệt cho từng tòa nhà. Sẽ có các cấp chứng nhận riêng biệt cho các tòa nhà để ở và nhà không dùng để ở, nhưng cả hai đều được chia thành mười cấp, với 1+++ là điểm tốt nhất và 7 là điểm tồi nhất về hiệu quả. Cần lưu ý rằng phạm vi các tòa nhà đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận được mở rộng nhanh chóng trong giai đoạn Kế hoạch 5 năm về tăng trưởng xanh ( ). Mặc dù chính sách này ban đầu chỉ áp dụng cho nhà chung cư mới được xây dựng ( ), các tòa nhà thương mại mới xây dựng vào năm 2010, sau đó vào năm 2013 được mở rộng để áp dụng cho tất cả các loại - cả các tòa mới xây dựng và hiện có, với diện tích sàn tối thiểu (phù hợp với hệ thống làm mát và sưởi ấm) là 500 m2. Ngoài ra, hệ thống đánh giá đã được điều chỉnh nhiều lần để theo kịp với các tiêu chuẩn hiệu quả ngày càng nghiêm ngặt; Ví dụ, các tiêu chuẩn Cấp 1 hoặc thấp hơn cho các tòa nhà không dùng để ở đã được củng cố từ dưới 300 kwh/m2 đến dưới 260 kwh/m2 vào năm Chứng nhận cấp độ hiệu quả được cung cấp dựa trên các đơn tự nguyện đăng kí, và chính phủ đã đảm bảo rằng việc xác nhận phải cung cấp đầy đủ các ưu đãi để khuyến khích sự tham gia. Quan trọng nhất là các tòa nhà được ưu đãi giảm thuế mua đất và thuế đăng ký từ 5-15%, tùy thuộc vào cấp độ (trên Cấp độ 2). Lợi ích này được ban hành trong năm 2010 để khuyến khích các nhà phát triển và nhà đầu tư ưu tiên cho các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, các tòa nhà tiết kiệm năng lượng có thể được hưởng mức độ linh hoạt từ 4-12% trong các quy định thiết kế kiến trúc, chẳng hạn như tăng diện tích sàn xây dựng và chiều cao. Những công ty đã tham gia với tư cách là nhà thầu của các tòa nhà hiệu quả năng lượng cao được cộng thêm điểm thưởng khi đấu thầu các hợp đồng của nhà nước. Bảng 15: Số lượng báo cáo tiết kiệm năng lượng được đánh giá theo năm Năm Tổng Số lượng đánh giá 819 1,544 1,818 2,828 3,406 2,087 1,951 2,742 4,242 4,882 26,319 Nguồn: KEMCO,

324 Kết quả và bài học kinh nghiệm Chương trình này đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các tòa nhà tiết kiệm năng lượng trên toàn quốc. Quan trọng nhất là, tổng số các tòa nhà có chứng chỉ Cấp 1 đã tăng 46 lần, từ năm 2008 lên tòa nhà trong năm Cần lưu ý rằng những tòa nhà có chứng chỉ Cấp 1 được báo cáo là tiêu thụ ít hơn khoảng 40% năng lượng so với nhà ở thông thường. Tất nhiên, những con số chứng nhận này không tỷ lệ thuận với lượng năng lượng tiết kiệm được trên thực tế, cũng như không phải là cơ sở để ước lượng những cải thiện đã đạt được về hiệu quả năng lượng. Thay vào đó, các con số này giúp định hướng lại cho các quy chuẩn và quy định về thiết kế kiến trúc để tập trung khai thác tiềm năng tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Vì vậy việc mở ra các cách thức để tận dụng tối đa phẩm cấp hiệu quả năng lượng của tòa nhà là yếu tố thành công quan trọng nhất của chương trình. Ví dụ như, có thể đưa ra tiêu chuẩn để đảm bảo rằng việc xác định giá trị tài sản của các tòa nhà có thể được thực hiện kết hợp với phát hành chứng chỉ hoặc phẩm cấp về hiệu quả năng lượng. Việc cung cấp thông tin cho người thuê nhà về phẩm cấp hiệu quả năng lượng được nêu trong hợp đồng thuê nhà đem lại lợi ích cho cả người thuê và chủ sở hữu tòa nhà, đồng thời khyến khích thị trường bất động sản lựa chọn các tòa nhà tiết kiệm năng lượng. Nhận thức được rằng các tòa nhà thường có tuổi thọ tới hàng chục năm, nên ngành tư vấn năng lượng tham gia vào điều tra năng lượng và trang bị bổ sung là một yếu tố quan trọng tạo ra sự thành công của chương trình. Bảng 16: Các phẩm cấp chứng nhận hiệu quả năng lượng theo hạng mục xây dựng Phẩm cấp (Càng thấp càng tốt) Tòa nhà để ở Tiêu thụ năng lượng sơ cấp hàng năm trên mỗi đơn vị diện tích (kwh/m 2 ) Tòa nhà không để ở Tiêu thụ năng lượng sơ cấp hàng năm trên mỗi đơn vị diện tích (kwh/m 2 ) 1+++ Dưới 60 Dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặccao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới hoặc cao hơn - dưới 700 Nguồn: MOLIT,

325 3.3.3 Chương trình Tiêu chuẩn Xanh cho thiết kế năng lượng và môi trường (G-SEED) Chương trình G-SEED có mục đích chứng minh độ xanh của công trình dựa trên một loạt các thông tin bao gồm sử dụng năng lượng, phát thải khí nhà kính, và hiệu quả môi trường. Không giống như chương trình chứng nhận phẩm cấp hiệu quả năng lượng, quá trình thực hiện nghiêm ngặt của bên thứ ba trong G-SEED đánh giá hiệu quả năng lượng ngoài phạm vi của tiết kiệm năng lượng, có liên quan chặt chẽ đến khả năng bền vững môi trường trong toàn bộ vòng đời của một tòa nhà, chẳng hạn như việc sử dụng vật liệu tái chế trong xây dựng, thiết kế thân thiện phù hợp với môi trường xung quanh, và lượng nước tiết kiệm trong quá trình vận hành tòa nhà. Chương trình này cũng tương tự như chương trình chứng nhận LEED (Đi đầu về Thiết kế năng lượng và môi trường) đang được công nhận trên toàn cầu như là tiêu chuẩn bền vững hàng đầu cho các tòa nhà. Ở Hàn Quốc, sự gia tăng lo ngại về tác động môi trường của việc xây dựng và vận hành các tòa nhà đã dẫn đến sự ra đời của chương trình Chứng nhận tòa nhà xanh (GBC) vào năm Sau khi Đạo luật Hỗ trợ Phát triển tòa nhà xanh được ban hành vào tháng 2 năm 2012, chương trình GBC đã được đổi tên thành G -SEED, tích hợp tất cả các quy định của chính phủ liên quan đến việc thúc đẩy các tòa nhà xanh (các chính sách này trước đây bị phân tán trong theo nhiều luật, bao gồm cả Luật Xây dựng và Luật Nhà ở). Thực hiện Chứng chỉ G-SEED, được cấp dựa trên một quy trình tương tự như quy trình chứng nhận phẩm cấp hiệu quả năng lượng, cũng được chia thành hai giai đoạn: (1) chứng nhận sơ bộ dựa trên xem xét tài liệu về thiết kế kiến trúc; và (2) cấp giấy chứng nhận chính dựa trên đánh giá các bản vẽ thi công và kiểm tra hiện trường. MOLIT và Bộ Môi trường đã luân phiên thực hiện vai trò là cơ quan quản lý của chương trình, được hỗ trợ bởi Viện Kỹ thuật dân dụng và Công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT) là đơn vị triển khai xây dựng các tiêu chuẩn và thủ tục cấp giấy chứng nhận, chỉ định cơ quan chứng nhận bên thứ ba, và kiểm tra hồ sơ cấp giấy chứng nhận. Tổng cộng có 11 tổ chức tư nhân và nhà nước đáp ứng được các yêu cầu quy định (ví dụ, nguồn nhân lực có chuyên môn trong những hạng mục thiết kế phải đánh giá) đã được chỉ định để cung cấp dịch vụ chứng nhận. Kiểm toán chứng nhận áp dụng cho tất cả các tòa nhà mới (nghĩa là, dưới ba năm kể từ khi phát hành giấy phép sử dụng tòa nhà) và các tòa nhà hiện tại trên cơ sở tự nguyện. Tuy nhiên, việc chứng nhận này là bắt buộc đối với các tòa nhà mới hoặc được mở rộng thuộc sở hữu của nhà nước, với diện tích sàn lớn hơn m2; đây là nghĩa vụ đã tăng cường trong GBC vốn chỉ áp dụng cho các tòa nhà công có diện tích sàn hơn m2. Ngoài ra, các tòa nhà công bắt buộc phải đạt được chứng nhận cấp hai sao trở lên. Chứng nhận có giá trị trong 2 năm, với khả năng gia hạn thành 5 năm. Chứng nhận G-SEED tương ứng với điểm đạt được trong bảy hạng mục thiết kế. Các hạng mục đánh giá và tiêu chuẩn sẽ khác nhau tùy theo chức năng thiết kế của tòa nhà. Chứng nhận được trao có bốn cấp - 4 sao (Ngoại hạng), 3 sao (Xuất sắc), 2 sao (Tốt), 1 sao (Trung bình) - dựa trên tổng số điểm tích lũy được. Bảng 17: Kết quả của chứng nhận hiệu quả năng lượng cho nhà ở xã hội (tính đến tháng 3) Năm Total Số lượng hộ dân Lượng năng lượng giảm thiểu (TOE) Lượng khí nhà kính giảm thiểu (tco 2 ) 1, ,039 16,094 22,226 45,337 63,728 68,828 11, , ,050 57, , ,743 5,095 10,429 16,146 18,849 3,114 58,858 43,488 14, ,471 1, ,719 8,749 11,911 24,381 37,749 44,064 7, , ,669 34, ,117 Nguồn: MOTIE,

326 Người xin chứng nhận được cấp một tấm biển chứng nhận để gắn ở lối vào tòa nhà. Những ưu đãi dành cho các tòa nhà có xác nhận với phẩm cấp G-SEED cao cũng giống như các ưu đãi dành cho chứng nhận cấp độ hiệu quả năng lượng, đó là giảm 5-15% phí mua tòa nhà và đăng ký thuế. Các tòa nhà được chứng nhận G-SEED cũng được hưởng dung sai từ 4-12% trong các quy định thiết kế kiến trúc. Ngoài ra, các tòa nhà có chứng nhận G-SEED còn được giảm 10-15% thuế tài sản (cho 5 năm đầu tiên sau khi phát hành chứng nhận), và được giảm tối đa 50% chi phí cải thiện môi trường, là khoản thuế của chính phủ áp dụng cho các chủ sở hữu tòa nhà và phương tiện xả nhiều chất thải ra môi trường. Để khuyến khích sự tham gia vào chương trình G-SEED, chính quyền địa phương cũng đã hỗ trợ các ứng viên bằng hình thức tài trợ để trang trải cho các chi phí khi xin cấp giấy chứng nhận. Kết quả và bài học kinh nghiệm Mức độ tham gia vào G-SEED (trước đây là GBC) đã thể hiện sự phụ thuộc cao vào phạm vi của những tòa nhà được áp dụng trong chương trình và những ưu đãi của chính phủ từ việc chứng nhận. Sự gia tăng đầu tiên về số lượng chứng chỉ được cấp hàng Bảng 18: Hạng mục thiết kế cho các tòa nhà căn hộ theo chứng nhận G-SEED Hạng mục 1. Sử dụng đất và Giao thông vận tải 2. Năng lượng và ô nhiễm môi trường Miêu tả Giá trị sinh thái, tác động đến khu vực xung quanh, chất lượng cư trú, giảm tải giao thông Tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng bền vững (tái tạo), tránh phát thải khí nhà kính 3. Vật liệu và Tài nguyên Tiết kiệm tài nguyên, giảm thiểu chất thải, phân loại và tái chế chất thải, sử dụng tài nguyên bền vững 4. Quản lý và quay vòng tài nguyên nước Hệ thống lưu thông nước, tiết kiệm nước 5. Vận hành và Bảo trì Chất lượng quản lý khu vực, hiệu quả bảo trì công trình, hiệu quả bảo trì đơn nguyên, dễ bảo trì 6. Môi trường sinh thái Cây xanh, chức năng sinh thái của khu vực xây dựng, kế hoạch sinh cảnh 7. Môi trường trong nhà Chất lượng không khí, sưởi ấm phòng, tiếng ồn, sử dụng ánh sáng ban ngày Bảng 19: Phẩm cấp chứng chỉ G-SEED theo điểm đạt được Nguồn: MOLIT, 2014 Phẩm cấp Nhà ở nhiều đơn nguyên Công trình mới Công trình hiện tại Khác (công trình giáo dục, công trình thương mại, khách sạn) Công trình mới Công trình hiện tại Nhà ở nhỏ Tuyệt đỉnh (4 sao) 74 điểm trở lên 69 điểm trở lên 80 điểm trở lên 75 điểm trở lên 74 điểm trở lên Xuất sắc (3 sao) 66 điểm trở lên 61 điểm trở lên 70 điểm trở lên 65 điểm trở lên 66 điểm trở lên Tốt (2 sao) 58 điểm trở lên 53 điểm trở lên 60 điểm trở lên 55 điểm trở lên 58 điểm trở lên Trung bình (1 sao) 50 điểm trở lên 45 điểm trở lên 50 điểm trở lên 45 điểm trở lên 50 điểm trở lên Nguồn: MOLIT,

327 năm là vào năm 2006, là năm mà chính phủ cho phép các nhà phát triển bất động sản được cộng thêm 3% vào giá bán căn hộ trong các tòa nhà có chứng nhận G-SEED. Sự tham gia vào chương trình tiếp tục tăng lên từ , chủ yếu là từ các chứng chỉ G-SEED mở rộng cấp cho các tòa nhà giáo dục mới được xây dựng, và từ điều khoản cắt giảm thuế. Với việc bắt buộc chứng nhận G-SEED đối với các tòa nhà công với diện tích sàn lớn hơn m2 trong năm 2013, dự kiến xu hướng sẽ tiếp tục tăng hàng năm. Thách thức chính mà các chương trình chứng nhận tòa nhà phải đối mặt chính là ở việc làm thế nào để thu hút được các chủ sở hữu bất động sản tham gia. Do đó, khả năng cạnh tranh của chương trình G-SEED chỉ có thể được củng cố nếu có đủ bằng chứng cụ thể về những lợi ích từ việc chứng nhận cho dù dưới hình thức tiết kiệm chi phí bảo trì hay gia tăng giá trị tài sản - làm cơ sở cho các nhà phát triển bất động sản và các chủ sở hữu quyết định có nên đầu tư vào việc nâng cao độ xanh của tòa nhà hay không. Như được minh họa bằng số lượng chứng chỉ được cấp hàng năm, các chính sách của chính phủ có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các hỗ trợ. Tuy nhiên, không nên bỏ qua vai trò của khu vực tư nhân trong việc cải thiện các thủ tục và tiêu chuẩn chứng nhận. Ví dụ, Tổ chức các chuyên gia được chứng Hình 19: Số lượng chứng nhận G-SEED cấp theo năm Number of certifications issued (Year) Nguồn: MOLIT, 2014 Hình 20: Phân bố phẩm cấp G-SEED cho các tòa nhà được chứng nhận 392 (8%) 1,039 (21%) 478 (10%) 3,049 (61%) 1- sao 2- sao 3- sao 4- sao Source: MOLIT,

328 nhận LEED gồm các cá nhân có trình độ năng lực và học vấn liên quan đến công trình xanh - đã đi đầu trong việc tuyên truyền chương trình LEED cho công chúng và đảm bảo rằng các tiêu chuẩn của nó liên tục được cập nhật theo sự phát triển của các công nghệ xây dựng. 4. Đánh giá Bất chấp những nỗ lực giảm thiểu phát thải được thực hiện trong Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ( ), tổng mức tiêu thụ năng lượng và phát thải khí nhà kính ở Hàn Quốc vẫn tăng lên đáng kể theo sự tăng trưởng GDP. Mặc dù lượng phát thải ở khu vực đô thị - đặc biệt là từ lĩnh vực xây dựng và giao thông cũng tăng theo xu hướng này, các chính sách của chính phủ về đất nước xanh và giao thông xanh đã đem lại một loạt các lợi ích và kết quả tích cực. Một số chỉ tiêu đặt ra cho khu vực đô thị đã được đáp ứng, trong khi hầu hết các hành động và chương trình thực hiện vẫn cần thêm thời gian để đem lại các kết quả hữu hình. Phần lớn những lợi ích nhận thấy được cho đến nay về bản chất là định tính và với khuôn khổ thời gian của Kế hoạch 5 năm, thì vẫn còn quá sớm để đánh giá khách quan các kết quả này về mặt định lượng. 4.1 Đánh giá định lượng Tổng sản phẩm quốc nội khu vực (GRDP) ở hầu hết các khu vực đô thị ở Hàn Quốc tiếp tục gia tăng ổn định. Như minh họa trong Hình 20, GRDP cả nước tăng 29,1% từ năm 2008 đến năm 2013, trong khi GRDP kết hợp của bảy thành phố đô thị tăng 23,1%. Mặc dù các thành phố quy mô trung bình của quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, nhưng Khu vực Đô thị Seoul (SMA - bao gồm Incheon và tỉnh Gyeonggi) và sáu thành phố đô thị đã tạo ra phần lớn tổng lượng GRDP - 66,2% năm 2008 và 66% vào năm Sử dụng năng lượng và phát thải khí nhà kính Việc tiêu thụ năng lượng ở hầu hết các thành phố đô thị lớn đã gia tăng cùng với GRDP như minh họa trong Hình 21. Tuy nhiên, có thể thấy rõ một xu hướng tích cực là trong khi tổng GRDP tăng 15,2% từ 2008 đến 2013, thì sự gia tăng trong tiêu thụ năng lượng ở bảy thành phố đô thị chỉ giới hạn ở mức 9,4%. Đặc biệt, Seoul và Busan - hai thành phố lớn nhất ở Hàn Quốc - đã giảm tiêu thụ năng lượng của họ xuống 0,1% và 10,1%, bất chấp sự tăng trưởng GRDP ở 2 thành phố lần lượt là 21,8% và 15,8%. Các lĩnh vực giao thông vận tải và xây dựng cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng năng lượng từ năm 2008 đến năm Bảng 20 cho thấy rằng cả hai lĩnh vực đã tăng 3,9% - 4,5% tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn Tuy nhiên, cần thấy rằng tỷ lệ tiêu thụ của họ trong tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia đã giảm đáng kể so với ngành công nghiệp trong cùng giai đoạn. Mức độ tăng hàng năm về tiêu thụ năng lượng cũng ít hơn, mặc dù xu hướng này Hình 21: GRDP ở các thành phố đô thị và SMA ( ) 1, , Nation & SMA, Trillion KRW 1,400 1, Metropolitan cities, trillion KRW Nguồn: KEMCO, 2013; KEMCO,

329 cần được đánh giá một cách chặt chẽ so với những thay đổi trong GRDP. Xu hướng phát thải khí nhà kính của hai ngành này cho thấy những mô hình khác nhau. Trong khi ngành giao thông tiếp tục gia tăng lượng phát thải theo thời gian, thì ngành xây dựng lại cho thấy sự sụt giảm phát thải từ năm 2008 đến năm Tuy nhiên, tỷ lệ lượng phát thải của ngành giao thông vận tải trong tổng lượng phát thải quốc gia đã giảm kể từ năm Điều đáng chú ý là tỷ lệ phát thải của ngành xây dựng đã giảm mạnh từ 15,49% xuống còn 8,77% trong giai đoạn , chủ yếu do ưu tiên sử dụng điện và khí gas thay vì dùng dầu và than đá. Thành tựu đạt được Thành phố xanh Các thành tựu đáng chú ý đã đạt được về mặt quy hoạch thành phố xanh - phù hợp với các mục tiêu được đặt ra trong Kế hoạch 5 năm - đặc biệt là về thí điểm khái niệm thành phố xanh và tham gia vào tái tạo đô thị. Mặc dù có một số sáng kiến đã được hoàn thành, nhiều sáng kiến khác vẫn đang được thực hiện. Đối với các chương trình tái tạo đô thị, MLTM chỉ định Changwon và Jeonju là các thành phố thí điểm trong giai đoạn ba năm ( ). Cả hai thành phố thí điểm này hiện nay đều là điển hình đáng chú ý về thành phố xanh. Ví dụ, chương trình tái tạo đô thị ở Hình 22: Thành quả cắt giảm khí nhà kính của khu vực công Nation & SMA Metropolitan cities (Mtoe) Nguồn: KEEI, 2013; KEEI, 2014 Bảng 20: Tiêu thụ năng lượng theo ngành trong giai đoạn Đơn vị: nghìn TOE Ngành Tổng 149, , , , , , , ,247 Giao thông (% của tổng) 30, % 35, % 35, % 35, % 36, % 36, % 37, % 37, % Xây dựng (% của tổng) 32, % 36, % 36, % 35, % 37, % 37, % 37, % 37, % Công nghiệp (%của tổng) 83, % 94, % 106, % 106, % 116, % 126, % 128, % 130, % Nguồn: KEMCO, 2014; KEEI,

330 Changwon, bao gồm xanh hóa khu vực đỗ xe, phục hồi sinh thái dòng sông chính của thành phố, và xây dựng các tuyến đường thủy nhân tạo, đã giúp đem lại sức sống cho thành phố (tức là tăng số lượng các cửa hàng ven đường, số người đi bộ đến trung tâm thành phố) và nâng cao chất lượng môi trường (tức là, tăng lượng gió mát làm giảm bớt hiện tượng đảo nhiệt đô thị; Daewuk Kim et.al. 2013). Được khích lệ bởi kết quả của hai thành phố thử nghiệm, MLTM đã khởi xướng một chương trình tham vọng hơn bằng cách chỉ định 13 thành phố trên toàn quốc tham gia vào chương trình tái tạo đô thị, dự kiến sẽ được hoàn thành trước năm Nhờ những nỗ lực đó, diện tích rừng đô thị trong nước sẽ tăng đáng kể, tăng 10,6% trong giai đoạn , tương đương với mức tăng 7,2% về diện tích cây xanh trên đầu dân đô thị. Tóm lại, sáng kiến thành phố xanh đã vượt các mục tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm, nhưng các kết quả của chúng về giảm khí nhà kính và giảm tiêu thụ năng lượng vẫn cần phải được đánh giá. Thành tựu đạt được Giao thông vận tải Đối với ngành giao thông, các mục tiêu quan trọng nhất đặt ra trong Kế hoạch 5 năm là tăng thị phần của giao thông công cộng lên 53% và của hệ thống đường sắt lên 25% vào năm Thị phần thực tế của giao thông công cộng và hệ thống đường sắt trên tổng số hành trình nội địa trong năm 2012 ước tính đạt 45,31% và 12,04%, cho thấy rằng những nỗ lực của chính phủ là chưa đạt tới mục tiêu. Tuy nhiên, số lượng hành khách sử dụng các phương thức vận tải công cộng lớn đã cho thấy xu hướng tích cực kể từ những năm 2000 như mô tả trong Hình 22. Đặc biệt, số lượng hành khách xe buýt tăng lên đáng kể, một phần do việc áp dụng hệ thống xe buýt bán công theo từng giai đoạn ở các thành phố đô thị từ năm 2004, và những cải thiện đáng kể về chất lượng dịch vụ và phương tiện. Việc xây dựng mới và mở rộng các mạng lưới đường sắt - Tàu cao tốc Hàn Quốc (KTX), Vận chuyển tàu điện (LRT), và Metro (tàu điện ngầm) - đã giúp duy trì sự gia tăng số lượng hành khách. Một thành tích đáng chú ý trong ngành giao thông là chương trình xe đạp. Từ năm 2010 đến năm 2012, tổng cộng km đường xe đạp được xây dựng dọc theo các bờ sông lớn của quốc gia, mở một tuyến đường nối Seoul và Busan. Làn đường xe đạp được xây dựng bởi chính quyền địa phương đạt km trong giai đoạn , tạo ra một sự bùng nổ về xe đạp trong công chúng nói chung. Tuy nhiên, những nỗ lực đó đã không thể đáp ứng được các mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch 5 năm; tỷ lệ sử dụng và thị phần của xe đạp trong các phương thức giao thông vận tải chỉ đạt lần lượt là 12,9% và 2,16% (MOPAS, 2012), thấp hơn các mục tiêu tương ứng là 25% và 5%. Tổng chiều dài các tuyến đường xe đạp trên toàn quốc dừng ở mức km tính đến năm Các thành tựu khác của các Bộ liên quan trong lĩnh vực giao thông vận tải được tóm tắt trong Bảng 23. Từ năm 2009 đến năm 2013, các cơ sở hạ tầng Bảng 21: Những thay đổi về mức phát thải khí nhà kính liên quan đến năng lượng trong lĩnh vực giao thông và xây dựng ( ) Đơn vị: triệu CO2eq Tổng phát thải liên quan đến năng lượng Giao thông (% của tổng) % 17.40% 16.48% 16.43% 15.20% 14.40% 14.60% Đường bộ Đường sắt Hệ thống Hàng không Hàng hải Khác Xây dựng (% của tổng) % 13.33% 10.83% 10.15% 9.31% 8.83% 8.77% Nguồns: KTI, 2013; GIR,

331 đường sắt quốc gia đã không ngừng được mở rộng, chủ yếu là mở rộng hệ thống đường sắt cao tốc, Tàu cao tốc Hàn Quốc (KTX). Hệ thống đường sắt đô thị cũng được mở rộng để cải thiện phạm vi bao phủ của các tuyến hiện có, trong khi mở mới hai đường LRT ở khu vực đô thị. Để tạo điều kiện cho hệ thống vận tải đa phương thức, tổng cộng có 10 trung tâm trung chuyển đa phương thức đã được xác định, trong đó các trạm Dongnae (Busan) và Dongdaegu được chỉ định là các trung tâm quốc gia. Thành tựu đạt được Xây dựng xanh Cuối cùng, lĩnh vực xây dựng cũng cho thấy sự tiến bộ tích cực trong việc đáp ứng các mục tiêu đặt ra trong Kế hoạch 5 năm. Các quy chuẩn thiết kế xây dựng được nâng cấp và các tiêu chí chặt chẽ được đặt ra trong chương trình chứng nhận xây dựng hiện tại - được liên kết với các ưu đãi và trợ cấp của chính phủ - đã có thể mang lại những thay đổi đáng kể trong thực hành kỹ thuật và quyết định đầu tư; các kết quả định lượng của những nỗ lực này của chính phủ đã được trình bày rõ trong phần trước của chương này. Bảng 22: Một số thành tựu của Sáng kiến Thành phố Xanh Sáng kiến Tên trương chình Mục tiêu KH 5 năm Đã đạt được (Trạng thái) Nội dung Thành phố xanh các-bon thấp thích ứng với biến đổi khí hậu Thành phố sinh thái EcoRich 17 2 (Đang tiến hành) 42 (Hoàn thành) Gangneung, Đảo Gwangwon Geomdan, Incheon, 2009: 11, 2010: 11, 2011: 10 Thành phố Xanh Làng xanh các-bon thấp 6 (Hoàn thành) 1 (Đang tiến hành) 2010: Quận Gwangsan (Thành phố Gwangju), Thành phố Gongju, Quận Wanju, Quận Bongwha, 2011: Thành phố Pocheon, Quận HwaCheon 2013: Quận HongCheon Dự án tái tạo đô thị Không có mục tiêu cụ thể; chỉ nêu trong kế hoạch 2011: 2 thành phố (Hoàn thành) 2012: Chọn 13 khu vực (đang tiến hành) Changwon và Jeonju Busan (Quận Dong), Seoul (Quận Jonro), Daegu (Quận Nam), Gwanju (Quận Dong), Cheongju, Gunsan, Mokpo, Youngju, Changwon, (Taebaek), Gongju, Cheonan,Suncheon Nguồns: MLTM et al., 2014 Hình 23: Xu hướng trong vận tải hành khách ( ) Đơn vị: Nghìn người 18,000,00 16,000,00 7,000,000 6,000,000 5,000,000 4,000,000 3,000,000 2,000,000 40,000 20, Xe chở khách Taxi Xe buýt Đường sắt x Hàng không Đường thủy Nguồns: Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc,

332 Một mục tiêu bản lề khác được đặt ra trong Kế hoạch 5 năm là tạo ra một triệu ngôi nhà xanh vào năm 2020; ngôi nhà xanh ở đây là để chỉ những ngôi nhà áp dụng các tiêu chuẩn thiết kế thân thiện với môi trường và/hoặc tự tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách khai thác các nguồn năng lượng mới và tái tạo (NRE). Được khởi xướng bởi MOTIE, các chương trình trợ cấp lắp đặt NRE đã dẫn đến một sự tăng trưởng theo cấp số nhân của các ngôi nhà xanh, như trình bày trong Bảng 24. Cần lưu ý rằng số liệu của MLTM liên quan đến số lượng nhà ở cho thuê công cộng mới được xây dựng với tiêu chuẩn thiết kế tốt hơn, trong khi những ngôi nhà xanh được trợ cấp bởi MOTIE là các nhà được cải tạo lại được cung cấp năng lượng một phần hoặc toàn phần từ các nguồn NRE. 4.2 Đánh giá định tính Chương trình nghị sự xanh hóa đất nước và hệ thống giao thông của quốc gia liên quan đến việc cải cách các cộng đồng đô thị với hệ thống vật chất và kinh tế xã hội phức tạp và các chức năng xen kẽ. Các nỗ lực giảm nhẹ từ khi bắt đầu đòi hỏi phải có một gói các định hướng và khung chính sách tích hợp và toàn diện ở cả cấp độ quốc gia và địa phương, có sự tham gia của các nhà quy hoạch đô thị và cộng đồng địa phương. Về mặt này, chính quyền trung ương đã thành công trong việc đưa ra những phản ứng kịp thời, đặc biệt là về mặt xây dựng các khuôn khổ thể chế và pháp lý cần thiết cùng với các hành động và chương trình chính sách. Ngay sau khi ban hành Kế hoạch 5 năm, tất cả các bộ liên quan và các cơ quan trực thuộc chủ động phối hợp để đưa ra các định hướng chính sách rõ ràng, nhằm giúp đạt được mục tiêu đặt ra về thành phố xanh, giao thông xanh, và các tòa nhà xanh. Năm 2009, MLTM đã xây dựng Hướng dẫn về Thành phố tăng trưởng xanh các-bon thấp, một kế hoạch chi tiết cho tất cả các hoạt động liên quan về phát triển thành phố và quy hoạch đô thị. Bảng 25 cho thấy một số các sáng kiến pháp lý và thể chế đã được thực hiện. Chương trình tăng trưởng xanh các-bon thấp của Trung ương đã có tác động đáng kể, đặc biệt là trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường bền vững. Nhận thức cộng đồng được nâng cao đã chuyển thành phong trào xã hội, thôi thúc các quan chức chính quyền địa phương chủ động tham gia vào quá trình chuyển đổi tăng trưởng xanh của quốc gia. Ví dụ như, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các chính quyền địa phương trong việc được chỉ định là thành phố xanh thí điểm của quốc gia. Chính quyền địa phương chạy đua khái niệm hóa và thương hiệu hoá thành phố của họ là thành phố xanh, sau đó là đưa ra các kế hoạch và quy định liên quan của địa phương đến tăng trưởng xanh. Một số thành phố thậm chí đã thay đổi khẩu hiệu của họ để đưa vào thông điệp liên quan đến tăng trưởng xanh, như Changwon thủ đô môi trường, Thành phố Thủ đô xanh Cheongju, và Thủ đô thành phố sinh thái Suncheon Hàn Quốc. Bảng 23: Những cải thiện lớn trong hệ thống vận tải đường sắt ( ) Ngành Mở rộng đường sắt (km) Tàu cao tốc Hàn Quốc (km) Mở rộng tàu điện ngầm (km) Vận chuyển đường sắt nhẹ (km) (Gimhae) 33 (Uijeonbu) - Trung tâm trung chuyển đa phương thức Trung tâm trung chuyển trên đường cao tốc Trung tâm chuyên chở 1 (Daegu) đang thi công (Busan, Seoul) Đào tạo lái xe thân thiện môi trường (người) - 2,167 3,777 4,610 4,993 Nguồn: KTI, 2013; Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc,

333 Sự can thiệp mạnh của chính phủ vào khu vực đô thị để giảm phát thải khí nhà kính gồm một tập hợp các biện pháp như tăng cường năng lực, quy hoạch phát triển và quản lý số liệu phát thải khí nhà kính, lôi cuốn sự tham gia của các nhà quy hoạch và kỹ sư đô thị. Nhiều chiến lược quy hoạch đô thị và các mô hình thành phố như thành phố nhỏ gọn, phát triển theo định hướng giao thông, và các mô hình không gian đô thị tích hợp đã được nghiên cứu và kiểm chứng trước khi áp dụng để phù hợp với bối cảnh của Hàn Quốc. Trong quá trình này, kiến thức chuyên môn về quy hoạch đô thị, bao gồm cả ngành xây dựng và giao thông, đã được nâng cấp đáng kể. Từ năm 2008, Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn quốc đã chịu trách nhiệm lập báo cáo hàng năm về kiểm kê khí nhà kính của ngành giao thông vận tải phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và thống kê khí nhà kính. Ngoài ra, các khoản đầu tư lớn của chính phủ trong việc phát triển ô tô điện đã giúp các nhà sản xuất Hàn Quốc sản xuất được công nghệ pin và động cơ chất lượng đẳng cấp thế giới (PCGG, 2013), mặc dù thị trường ô tô điện trong nước vẫn còn ở giai đoạn phát triển ban đầu. 5. Bài học kinh nghiệm và các khuyến nghị Các nước đang phát triển có tốc độ tăng trưởng đô thị hóa và cơ giới hóa cao dự kiến sẽ gặp phải những thách thức đô thị tương tự mà Hàn Quốc đã phải cố gắng giải quyết cho đến nay. Các vấn đề liên quan đến phát triển đô thị vốn đã phức tạp và đòi hỏi các nỗ lực kiên trì, dài hạn. Khả năng nhân rộng cách tiếp cận và chiến lược của quốc gia này có thể bị hạn chế, vì các quốc gia khác nhau có những điều kiện dân số, xã hội và địa lý khác nhau. Ví dụ như, quá trình phát triển đô thị Hàn Quốc có đặc trưng và được hỗ trợ bởi các cam kết đầu tư vào cơ sở hạ tầng từ rất sớm (chẳng hạn như sử dụng các hệ thống tàu điện ngầm vào những năm 1970) và có sự hiện diện của một ngành công nghiệp xây dựng mạnh mẽ, mà những điều này thì nhiều nước đang phát triển có thể không có. Cho dù vậy, sự tiến bộ của Hàn Quốc trong chương trình đất nước xanh và giao thông xanh có thể đưa ra một số khuyến nghị cho những nước có ý định theo đuổi tăng trưởng xanh. Bảng 24: Số lượng nhà xanh ( ) Total MLTM 0 73,000 81, , , ,775 MOTIE 18,845 29,857 37,684 54,663 30, ,544 Nguồn: KTI, 2013; Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc, 2014 Bảng 25: Khuôn khổ pháp lý và thể chế cho khu vực đô thị Luật Luật phát triển hậu cần giao thông vận tải bền vững Luật đặc biệt về hỗ trợ và kích hoạt chương trình tái tạo đô thị Luật về tạo lập và hỗ trợ công trình xanh 2009, MLTM 2012, MLTN 2013, MLTM Hướng dẫn Hướng dẫn thành phố xanh các-bon thấp Tiêu chuẩn sửa đổi về quy hoạch đô thị mới bền vững Hướng dẫn về thành phố bền vững thân thiện với môi trường 2009, MLTM 2010, MLTM 2013, ME Kế hoạch Kế hoạch tổng thể về chính sách kiến trúc ( ) Quy hoạch tổng thể đường xe đạp quốc gia Kế hoạch toàn diện phát triển hậu cần giao thông vận tải bền vững Kế hoạch tổng thể phát triển trung tâm vận tải đa phương thức ( ) 2010, MLTM 2010, MOPAS 2011, KOTI 2013, KOTI 324

334 Việc xanh hóa khu vực đô thị về cơ bản đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan như các Bộ, các cơ quan nhà nước cũng như chính quyền địa phương với những mối quan tâm khác nhau hay thậm chí mâu thuẫn nhau. Ví dụ, một loạt các mô hình thành phố xanh đã được khái niệm hóa dưới nhiều tên gọi khác nhau do các bộ và chính quyền địa phương khác nhau ở Hàn Quốc thực hiện, điều này chắc chắn gây ra những bất đồng và xung đột. Những quan tâm của Bộ môi trường về bảo vệ môi trường và phục hồi sinh thái thường mâu thuẫn với quan tâm của MLTM về duy trì các lợi ích kinh tế của các khoản đầu tư. Các sáng kiến địa phương về xanh hóa đô thị cũng có mâu thuẫn từ sự bất đồng về mức độ hỗ trợ tài chính của trung ương và nhu cầu của chính quyền địa phương (Wang, 2009). Do đó, vai trò của các bên liên quan tương ứng phải được thiết lập ngay từ lúc bắt đầu thông qua các nỗ lực điều phối từ trung ương. Các chiến lược về giảm thiểu phát thải khí nhà kính không nên xem xét các vấn đề đô thị một cách tách biệt. Ví dụ, phân vùng không gian và sử dụng đất tại các khu vực đô thị có thể là một kết quả trực tiếp của quy hoạch giao thông. Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất với các quy chuẩn phân vùng quy định mật độ và quy mô của công trình trực tiếp ảnh hưởng đến sự lựa chọn nơi cư trú và phương thức vận tải. Vì vậy, việc xanh hóa phát triển đô thị phải thực hiện cách tiếp cận toàn diện, tối đa hóa sự hợp nhất về quy hoạch không gian, giao thông, nhà ở và quản lý môi trường, chẳng hạn như duy trì khoảng cách đi lại ngắn và các nơi làm việc trong phạm vi phục vụ của giao thông công cộng. Từ năm 2005 đến năm 2012, Seoul đã giảm tỷ lệ sử dụng ô tô từ 26,3% đến 20,4%, đồng nghĩa với việc tăng tỷ lệ đi bộ từ 4,8% lên 23,4%. Việc tái tạo khu vực nội đô để ngăn chặn sự phát triển lộn xộn đô thị và các khoản đầu tư vào các không gian thân thiện với người đi bộ là rất quan trọng để đạt được các kết quả như vậy. Hơn nữa, các nước đang phát triển nên học cách Hàn Quốc đã thành công trong việc coi các hoạt động đi lại hàng ngày là một dịch vụ công, được đặc trưng bởi tiêu chuẩn cung cấp dịch vụ hàng đầu và phát huy tính tự quản. Tương tự như những gì Hàn Quốc đã thực hiện, các thành phố lớn ở các nước đang phát triển đang tiếp tục mở rộng bằng cách tạo ra các thành phố mới ở vùng ngoại ô của thủ đô. Điều này đòi hỏi sự di chuyển thuận lợi bên trong và bên ngoài thủ đô, do đó đòi hỏi một cơ sở hạ tầng giao thông tích hợp. Một trong những phương thức đi lại là xe buýt và hệ thống xe buýt hiện nay của Hàn Quốc cho thấy một ví dụ điển hình về việc tôn trọng tối đa thời gian hơn lợi nhuận, ngược lại với trường hợp của nhiều nước đang phát triển. Sự đúng giờ là tiêu chuẩn chính về chất lượng hoạt động. Do đó, hệ thống giao thông Hàn Quốc yêu cầu xe buýt phải đến và đi đúng giờ tại các điểm dừng được chỉ định, tuân thủ nghiêm túc lịch trình cố định. Ngược lại, các nước đang phát triển phải vật lộn với các xe buýt tư nhân không được kiểm soát - nhiều xe trong số đó đã cũ nát và xả khói nặng - và nhiều lái xe coi đường đi như một đường đua để tranh giành khách, và đạt được chỉ tiêu về hành khách trong ngày. Vì thế, các xe buýt đông đúc này sẽ dừng lại bất cứ khi nào và bất cứ nơi đâu để lèn thêm càng nhiều khách càng tốt và thu về nhiều lợi nhuận hơn, dẫn đến nhiều tai nạn giao thông và ô nhiễm. Cảnh khó chịu này làm cho việc đi lại hàng ngày trở thành một cuộc đấu tranh sinh tồn. Trong một khu rừng đô thị, không có gì mạnh mẽ bằng một dịch vụ giao thông công cộng hiệu quả, dễ tiếp cận, và giá cả phải chăng. Mặc dù Hàn Quốc vẫn còn nhiều việc phải làm để có thể làm giảm đáng kể số lượng xe trên đường, nhưng quốc gia này đã đạt được những bước tiến lớn trong việc tăng số chuyến đi giao thông công cộng. Thông qua hệ thống tích hợp xe buýt và tàu điện ngầm cho thấy một sự hội tụ ấn tượng của CNTT và công nghệ vận tải - cũng như các chính sách tích cực được thiết kế để hạn chế nhu cầu sở hữu xe tư nhân, trong nhiều trường hợp, hành khách từ tất cả các tầng lớp xã hội sẽ cảm nhận được là sử dụng phương tiện giao thông công cộng sẽ hiệu quả hơn, thuận tiện hơn, và rẻ hơn so với lái xe riêng. Những lời phát biểu của cựu thị trưởng Bogota, Enrique Peñalosa cũng đã hưởng ứng vấn đề này khi ông nhấn mạnh rằng một nước phát triển là nơi mà người giàu sử dụng giao thông công cộng. Cần lưu ý rằng tiến bộ của HQ trong lĩnh vực này không phải đạt được mà không có sai sót gì vì việc đưa ra một chiến lược phù hợp phần lớn là kết quả của một loạt các thử nghiệm và sai sót, và những bài học rút ra được có thể hữu ích đối với những nước đang phát triển đang thực hiện những chuyển đổi và cải tổ tương tự về hệ thống giao thông. Trong bối cảnh này, bài học kinh nghiệm lớn của HQ chính là sự nỗ lực không ngừng nhằm chuyển đổi chính sách giao thông đô thị từ việc quá tập trung vào hiệu quả kỹ thuật sang phương thức lấy con người làm trung tâm. Phương thức này đặt phúc lợi của con người vào trung tâm của quy hoạch hạ tầng giao thông để nó trở nên thân thiện không chỉ với đại đa số công chúng mà còn với trẻ em, phụ nữ, người tàn tật và thậm chí cả người nước ngoài. 325

335 Về kinh nghiệm của Hàn Quốc trong lĩnh vực xây dựng, nó nêu bật tầm quan trọng của lĩnh vực này trong việc chuyển đổi sang carbon thấp. Đối mặt với điều kiện khí hậu khắc nghiệt - với mùa hè nóng và ẩm, mùa đông dài và rất lạnh - các công trình tòa nhà của quốc gia đã phải cố gắng để tìm cách giảm nhu cầu năng lượng cao do nhu cầu sử dụng hệ thống làm mát và sưởi ấm gia tăng. Chính phủ đã chủ động phát triển các công nghệ cần thiết, và phát động các chương trình tự nguyện nhằm khuyến khích đầu tư vào hiệu quả năng lượng. Được hỗ trợ bởi các công ty về xây dựng và kỹ thuật của quốc gia có tính cạnh tranh cao trên toàn cầu, chính phủ sử dụng cách tiếp cận theo từng giai đoạn trong việc đưa vào áp dụng các quy chuẩn thiết kế giúp giảm thiểu tổn thất năng lượng và nâng cao chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, chính phủ còn đặt ra mức tiêu chuẩn cao hơn cho các tòa nhà thuộc sở hữu của các cơ quan nhà nước - chẳng hạn như cơ quan Bộ và chính quyền địa phương, trường học, bệnh viện công và các trung tâm cộng đồng của nhà nước - với niềm tin rằng khu vực công cần làm gương cho khu vực kinh doanh. Ưu tiên phát trưởng kinh tế thay vì phát triển môi trường bền vững sẽ còn tiếp tục tồn tại ở các nước đang phát triển. Cần lưu ý rằng nhiều chương trình của Hàn Quốc tập trung vào việc cắt giảm phát thải khí nhà kính đô thị thường là những sáng kiến từ trung đến dài hạn liên quan đến tái cấu trúc cơ sở hạ tầng. Trái ngược với những thay đổi trong quản lý, các biện pháp hạ tầng đòi hỏi nhiều năm để hoàn thành, và rất khó khăn và tốn kém để đảo ngược lại. Những hiệu ứng cố định của các lựa chọn về cơ sở hạ tầng và công nghệ của Hàn Quốc trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng là lý do chính cho việc gia tăng bền vững về phát thải khí nhà kính của ngành giao thông vận tải. Nói cách khác, những quyết định về cơ sở hạ tầng mà Hàn Quốc đưa ra trong những năm 1970 và 1980 đã thất bại trong việc phản ánh các chi phí xã hội của sự suy thoái môi trường và phát thải khí nhà kính từ các khoản đầu tư. Ví dụ, việc khôi phục táo bạo dòng sông Cheonggye tại Seoul - đã trở thành khu vực hấp dẫn nhất của thành phố với người dân địa phương và khách du lịch - bao gồm việc phá hủy một cầu vượt đã che phủ dòng sông này trong 40 năm. Có lẽ, những khu vực hạn chế và phong cảnh đồi núi dốc của quốc gia đã đóng một vai trò tích cực trong việc giữ cho cơ sở hạ tầng sẵn có của các thành phố được nhỏ gọn và tối ưu hóa. Kinh nghiệm của Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các nước đang phát triển có cơ hội lập kế hoạch dài hạn và đưa ra những quyết định thông minh hơn về cơ sở hạ tầng đô thị, trái với việc chỉ tập trung vào tăng nhanh năng lực của hạ tầng đô thị. 326

336 Tài liệu tham khảo Tin tức EBN Trang web của tin tức EBN. Truy cập 28 Tháng 8 năm view/ Nghị định thi hành luật khung về tăng trưởng xanh cácbon thấp Nghị định của Tổng thống Hàn Quốc số Đạo luật khung về tăng trưởng xanh các-bon thấp Luật số của Hàn Quốc. Báo Gangwon Trang web của Báo Gangwon. Truy cập 28 tháng 8 năm gwnews. org/news/articleview.html?idxno= GGGI (Viện Tăng trưởng xanh toàn cầu) Tăng trưởng xanh đang vận động: Chia sẻ kinh nghiệm của Hàn Quốc. Seoul: GGGI. GIR (Trung tâm nghiên cứu & thống kê khí nhà kính của Hàn Quốc) Báo cáo thống kê khí nhà kính quốc gia. Seoul: GIR. Truy cập 29 tháng 8 năm oardcategoryid(%ed%81%b4%eb%a6%ad)2014. Jang, Jin-Gyu, ed Tăng trưởng xanh. Động cơ mới của tăng trưởng. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia về Kinh tế, Nhân văn và Khoa học xã hội, Random House Inc Hàn Quốc. Seoul, Tháng 3/2011, ISBN: (93350). Sản phẩm hợp tác của các Bộ liên quan Kế hoạch 5 năm lần thứ hai về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập 17 tháng 4 năm go.kr/?page_id=2452. Kamal-Chaoui, Lamia, Fabio Grazi, Jongwan Joo, và Marissa Plouin Thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của Hàn Quốc ở khu vực đô thị. Báo cáo công tác phát triển khu vực của OECD, số 2011/02, Nhà xuất bản OECD, Paris. DOI: org/ /5kg8bf4l4lvg-en. KEEI (Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc) Số liệu thống kê năng lượng hàng tháng. Seoul: Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. KEMCO (Công ty Quản lý năng lượng Hàn Quốc) Sổ tay thống kê năng lượng Yongin: Công ty Quản lý Năng lượng Hàn Quốc. KEMCO (Công ty Quản lý Năng lượng Hàn Quốc) Sổ tay thống kê năng lượng Yongin: Công ty Quản lý Năng lượng Hàn Quốc. Kim, Dae-Wuk, Eung-Ho Jung, và Jae-Gyu Cha Mô phỏng các thay đổi trong môi trường nhiệt lân cận theo mái nhà xanh ở khu dân cư nhà thấp tầng thuộc Daegu. Tạp chí của Hiệp hội Nhà ở Hàn Quốc 24 (3): doi: org/ / JKHA Kim, Dae-Kyung Quận Jongno tạo đất nông nghiệp đô thị và những niềm tự hào 2014 Năm hoàn thành nông nghiệp đô thị. Wikitree, 24 Tháng 8. wikitree.co.kr/main/news_view.php?id= Báo khí gas Hàn Quốc Bổ sung 25 tỷ won hỗ trợ cho chương trình nhà xanh. Báo khí gas Hàn Quốc, 24 Tháng 8. Cục Khí tượng Hàn Quốc Số liệu quan sát được từ sáu trạm: Seoul, Incheon, Gangneung, Daegu, Mokpo, và Busan. Tài liệu chuẩn bị cho thông cáo báo chí, Seoul. Cơ quan An toàn Giao thông Hàn Quốc Trang web của Cơ quan An toàn Giao thông Hàn Quốc. Truy cập 28 tháng 8, Công ty đường sắt Hàn Quốc Trang web của Công ty đường sắt Hàn Quốc. Truy cập 28 tháng 8, KOSIS (Dịch vụ thông tin số liệu thống kê Hàn Quốc) Dịch vụ thông tin số liệu thống kê Hàn Quốc. Cơ sở dữ liệu thống kê, KOSIS, Seoul. Truy cập 25 tháng 8 năm KOSTAT (Thống kê Hàn Quốc) Dịch vụ thông tin số liệu thống kê Hàn Quốc. Cơ sở dữ liệu thống kê, KOSTAT, Seoul. Truy cập 25 tháng 8 năm KOTI (Viện Giao thông vận tải Hàn Quốc) Thống kê giao thông quốc gia của Hàn Quốc. Ilsan: Trung tâm Cơ sở dữ liệu Giao thông vận tải Hàn Quốc. IEA/OECD (Cơ quan Năng lượng Quốc tế/tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) Triển vọng năng lượng thế giới Paris: IEA. 327

337 IEA/OECD (Cơ quan Năng lượng Quốc tế/tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) Triển vọng năng lượng thế giới Paris: IEA. Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông vận tải và Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Hành chính công và An ninh, Bộ Kinh tế Tri thức, Bộ Môi trường, và Dịch vụ lâm nghiệp Hàn Quốc Các chiến lược cho sáng kiến thành phố xanh và công trình xanh. Truy cập 20 tháng 8 năm download. do?tblkey=edn&fileid= MLTM (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải) Kế hoạch thực hiện tăng trưởng xanh. MLTM, Seoul, Tháng 1. MLTM (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải) Thống kê hàng năm Seoul: MLTM. MLTM và MKE (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải và Bộ Kinh tế Tri thức) Chiến lược Giao thông xanh. MoE (Bộ Môi trường) Báo cáo đầu tiên cập nhật hai năm một lần của Hàn Quốc theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu. Trung tâm nghiên cứu & thống kê khí nhà kính của Hàn Quốc, Seoul. MOLIT (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải) Tiêu chuẩn phẩm cấp năng lượng công trình - Tiêu chuẩn chứng nhận đánh giá hiệu quả năng lượng. Truy cập 20 tháng 8, lsinfop. do?lsiseq=140422#0000. MOLIT (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải) Các Quy định về chứng nhận công trình xanh Nguồn Chứng nhận công trình xanh. Truy cập 20 tháng 8 năm molit.go.kr/usr/ BORD0201/m_34879/DTL. jsp?mode=view&idx= MOLIT (Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải) Nguồn chứng nhận công trình xanh. Trang web của bộ giao thông vận tải. Truy cập 27 tháng 8 năm DTL. jsp?mode=view&idx= MOPAS (Bộ Hành chính công và An ninh) Kế hoạch toàn diện về khuyến khích xe đạp. MOPAS (Bộ Hành chính công và An ninh) Đánh giá dự án Xây dựng hạ tầng xe đạp. Báo cáo cuối cùng, Bộ Hành chính và An ninh, Seoul, Tháng 12. MOTIE và KEEI (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc) Niên giám Thống kê năng lượng khu vực. Seoul: Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. Truy cập 23 tháng 8 năm RES2013.pdf. MOTIE và KEEI (Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc) Niên giám Thống kê năng lượng khu vực. Seoul: Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng, Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc. Truy cập 23 tháng 8 năm RES2014.pdf. OECD OECD Đánh giá chính sách đô thị, Hàn Quốc 2012, Nhà xuất bản OECD, Paris.DOI: dx.doi. org/ / en. Park, Jae-Gil và Keun-Hyun Park Chính sách đô thị hóa và đô thị ở Hàn Quốc. Không gian và Môi trường 45. PCGG (Ủy ban Tổng thống về Tăng trưởng xanh). 2009a. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập 17 tháng 4 năm go.kr/?page_id=2450. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh). 2009b. Kế hoạch hành động 5 năm về tăng trưởng xanh ( ). Truy cập 17 tháng 4 năm www. greengrowth.go.kr/?page_id=2452. PCGG (Ủy ban Tổng thống về tăng trưởng xanh) Tình trạng và định hướng cho phát triển và thúc đẩy ô tô điện. Biên bản ghi nhớ cuộc họp đầu tiên của PCGG thứ 4, Seoul, 30 Tháng 10. Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ Chiến lược và Tài chính, Bộ Giáo dục, Khoa học và Công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kinh tế Tri thức, Bộ Môi trường, Bộ Đất đai, Hạ tầng, và Giao thông vận tải Kế hoạch cơ bản đầu tiên về năng lượng quốc gia ( ). Truy cập 17 tháng 4 năm kr/zbxe/

338 SMG (Chính quyền đô thị Seoul). 2015a. Trang web của Chính quyền đô thị Seoul. Truy cập 27 tháng 8, SMG (Chính quyền đô thị Seoul). 2015b. Tài liệu Chính sách Seoul. Trang web của Chính quyền đô thị Seoul. Truy cập 27 tháng 8 năm Seoulsolution.kr. SMG (Chính quyền đô thị Seoul). 2015c. Seoul, sẵn sàng chia sẻ với thế giới Trang web của Chính quyền đô thị Seoul. Truy cập 27 tháng 8 năm env.seoul.go.kr/archives/ Tin tức Giao thông vận tải Trang web Tin tức Giao thông Vận tải. Truy cập 28 tháng 4 năm html?idxno= Vuchic, Vukan R Giao thông vận tải cho các thành phố đáng sống. Báo chí CURP, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách đô thị, Rutgers, Đại học Bang New Jersey, New Bruinswick, NJ, USA. Wang, K.I Một Dự án thành phố xanh các-bon thấp tại Hàn Quốc. Kỷ yếu của Văn phòng Dự án Liên Hợp Quốc về phiên họp Quản trị trong Hội nghị Sáng kiến lần thứ 5: Chiến lược Quản trị Chính sách đô thị vì môi trường ở các nước đang phát triển, Jeollabuk-do, 6 tháng

339 Kinh nghiệm tăng trưởng xanh của Hàn Quốc: Quy trình, Kết quả và Bài học kinh nghiệm Chương 8: Kết luận

Dự án xây dựng năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á Tài liệu tập huấn REDD+ Vũ Hữu Thân Lương Thị Trường Vũ Thị Hiền Tài liệu tập huấn REDD+ 1

Dự án xây dựng năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á Tài liệu tập huấn REDD+ Vũ Hữu Thân Lương Thị Trường Vũ Thị Hiền Tài liệu tập huấn REDD+ 1 Dự án xây dựng năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á Tài liệu tập huấn REDD+ Vũ Hữu Thân Lương Thị Trường Vũ Thị Hiền Tài liệu tập huấn REDD+ 1 Dự án xây dựng năng lực REDD+ cấp cơ sở tại Châu Á Tài liệu

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

fk­eh

fk­eh BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA TỔNG LUẬN SÔ 11 CHUYỂN DỊCH HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG - KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á Hà Nội, tháng 12/2018 0 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...

Chi tiết hơn

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên

Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên Quản Lý Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa. I Phê-rô 4:10 I: Ý nghĩa

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013

Biên dịch & Hiệu đính: Phạm Trang Nhung #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013 #231 10/12/2014 LÝ QUANG DIỆU VIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC THAO QUANG DƯỠNG HỐI CỦA TRUNG QUỐC Nguồn: Lee Kuan Yew (2013). Tao guang yang hui, in L.K. Yew, One Man s View of the World (Singapore: Straits Times Press),

Chi tiết hơn

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước

Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm Doanh nghiệp thép trong nước Báo cáo Thị trường Thép Ngày: 17/05/2019 Tiêu điểm: + Nhu cầu thép toàn cầu đứng trước khả năng suy yếu trong năm 2019 + Doanh nghiệp thép trong nước trước sức ép gia tăng của chi phí đầu vào LOẠI GIÁ

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT

KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Tập 3A- Lời khuyên anh chị em) Tác giả: Cư sỹ Diệu Âm (Minh Trị Úc Châu) 1 MỤC LỤC Khai thị của Liên Tông Thập Nhất Tổ:... 3 Lời Giới Thiệu... 5 Lời Tâm Sự!... 6 Đôi Lời Trần Bạch:...

Chi tiết hơn

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành

TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành TÓM TẮT LUẬN VĂN 1. Lời mở đầu Thù lao lao động là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng trong công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp. Qua 5 năm thành lập và phát triển, Công ty TNHH Crucialtec Vina đã

Chi tiết hơn

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx

Microsoft Word - WDRMainMessagesTranslatedVChiedit.docx Thông điệp chính Báo cáo Phát triển Thế giới 2010 Giảm nghèo và tăng trưởng bền vững tiếp tục là những ưu tiên cơ bản mang tính toàn cầu. Một phần tư dân số thế giới vẫn đang sinh sống với mức thu nhập

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t

LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một t LỜI TỰA Sau khi cuốn sách Kinh nghiệm thành công của ông chủ nhỏ đầu tiên của tôi được phát hành, không ngờ chỉ trong vòng nửa năm đã có tới hơn một triệu lượt truy cập trên mạng, rất nhiều độc giả để

Chi tiết hơn

Luan an dong quyen.doc

Luan an dong quyen.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 62 31 01 02 Người hướng dẫn khoa học:

Chi tiết hơn

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : 365 Ngày Khai Sáng Tâm Hồn Osho Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t

Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú t Đời Lưu Tống, ngài Cầu Na Bạt Ma dịch Phạn Hán Đời Minh, ngài Trí Húc chú thích Thích Pháp Chánh dịch Hán Việt Kinh Năm Giới Tướng của Ưu Bà Tắc Chú thích sơ lược những điểm thiết yếu Tường Quang Tùng

Chi tiết hơn

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã

Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã Đối với giáo dục đại học, hiện có 65 cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập với tổng số 244 nghìn sinh viên, chiếm 13,8% tổng số sinh viên cả nước; đã có 5 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài hoạt động tại

Chi tiết hơn

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan

Hãy để mọi chuyện đơn giản - Tolly Burkan Dịch giả: Kỳ Thư Lời tựa Cho dù bạn đang ở đâu trên trái đất này, nơi núi non hùng vĩ hay ở chốn phồn hoa đô hội, trên thiên đường hay dưới địa ngục, thì bạn cũng chính là người tạo dựng nên cuộc sống

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t

Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông t Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Bởi: unknown TÀI CHÍNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Bản chất, chức năng và vai trò

Chi tiết hơn

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure

Brochure Privater - Tieng viet view Sercure Ấn phẩm của Deloitte Insights Mục tiêu dài hạn đáp ứng động lực ngắn hạn Trung tâm Doanh nghiệp Gia đình của Deloitte Mục lục Lời mở đầu Thông tin chung về cuộc khảo sát Tóm tắt Lập kế hoạch phù hợp với

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

CẢI CÁCH GIÁO DỤC

CẢI CÁCH GIÁO DỤC CẢI CÁCH GIÁO DỤC Tìm hướng giải quyết cho việc cải cách giáo dục trong cơ chế thị trường Nguyễn-Đăng Hưng, Giáo sư trưởng, trường ĐH Liège, Bỉ, E-mail: H.NguyenDang@ulg.ac.be Chủ nhiệm các chương trình

Chi tiết hơn

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TXD CẨM NANG XÂY NHÀ Dành cho người xây nhà 1 P a g e Mục lục PHẦN 1: XÂY NHÀ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU... 4 1. Quy trình làm nhà... 4 2 P a g e Quy trình 6 bước tạo nên một ngôi nhà... 4 Bước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

Cúc cu

Cúc cu HỒI XX Oán Thù Tương Báo, Vĩnh Kết Tơ Duyên Vệ Thiên Nguyên đoán chắc là Phi Phụng nên tinh thần vô cùng hưng phấn, chàng liếc mắt nhìn qua thì quả nhiên là nàng, chàng vội kêu lên: - Phi Phụng, nàng đến

Chi tiết hơn

Nhà quản lý tức thì

Nhà quản lý tức thì CY CHARNEY NHÀ QUẢN LÝ TỨC THÌ Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Ebook thực hiện dành cho những bạn chưa có điều kiện mua sách. Nếu bạn

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG THỦY SẢN VIỆT NAM: 1.1 Tình hình: Trong tháng 2 năm 2008 Việt Nam đã kiếm được 295 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đến 550 triệu USD

Chi tiết hơn

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề

TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyề TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO TÂM LÝ HỌC DÀNH CHO LÃNH ĐẠO PSYCHOLOGY FOR LEADERS (Quản lý hiệu quả hơn nhờ cách thức tạo ra động lực, xung đột và quyền lực - Using Motivation, Conflict, and Power to Manage

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN HỮU MẠNH CƯỜNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM, CHI NHÁNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

Simplot Code of Conduct 0419R_VI

Simplot Code of Conduct 0419R_VI Công ty J.R. Simplot Bộ Quy Tắc Ứng Xử 2019 J.R. Simplot Company. Bảo lưu Mọi Quyền. Nội dung Thông điệp từ Chủ Tịch và Giám Đốc Điều Hành... 2 Bộ Quy tắc Ứng xử của Công ty J.R. Simplot: Liên tục kế thừa

Chi tiết hơn

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t

Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm t Giới Nguyện Bồ Đề Tâm Giới nguyện Bồ Đề Tâm gồm mười tám giới nguyện chính và bốn mươi sáu giới nguyện phụ. Vi phạm một giới nguyện chính là vi phạm tất cả giới nguyện Bồ Đề Tâm còn vi phạm một giới nguyện

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc

Microsoft Word - Chinh sach tai nguyen cua Trung Quoc va DNA.doc THẢO LUẬN CHÍNH SÁCH Đầu tư vào tài nguyên thiên nhiên: Vai trò của Trung Quốc ở khu vực Đông Dương Bài viết này tóm lược thảo luận chính sách của dự án nghiên cứu Tìm hiểu Trung Quốc dưới vai trò một

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1

Để Hiểu Thấu Hành Đúng Pháp Hộ Niệm DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 DIỆU ÂM (MINH TRỊ) 1 Mục Lục: 1. Duyên khởi:.......................... trang 03 2. Lời tri ân:............................ trang 06 3. Chương 1 Tổng quát về hộ niệm:.......... trang 09 4. Chương 2: Người

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc)

(Microsoft Word - 4_Vuong NC-T\ doc) Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 29, Số 2 (2013) 34-49 Động thái hướng tới mô hình Trung Hoa trong nỗ lực hoàn thiện thể chế chính trị - xã hội triều Nguyễn giai đoạn nửa đầu thế

Chi tiết hơn

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy

LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại :   Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuy LỜI NÓI ĐẦU Ebook miễn phí tại : www.sachvui.com Khi tình yêu đồng nghĩa với đau khổ, nghĩa là bạn đang yêu mù quáng. Khi phần lớn những cuộc trò chuyện của bạn với người thân, bạn bè đều xoay quanh anh

Chi tiết hơn

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese)

IMF Concludes 2003 Article IV Consultation with Vietnam, Public Information Notice No. 03/140, December 8, 2003 (in Vietnamese) Thông Cáo Thông Tin Chung (PINs) số. 03/140 PHÁT HÀNH NGAY Ngày 1 tháng 12 năm 2003 Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế Số 700 phố 19, NW Washington, D. C. 20431 USA IMF Kết Thúc Tham Vấn Theo Điều IV Năm 2003 với Việt

Chi tiết hơn

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013

TỔNG LUẬN SỐ 4/2013 GIỚI THIỆU Bước vào thế kỷ 21, chúng ta đã chứng kiến những thay đổi ấn tượng trong môi trường kinh doanh: các công nghệ cao, công nghệ mới đang phát triển mạnh, các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp

Chi tiết hơn

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3

LOI THUYET DAO CUA DUC HO PHAP Q.3 ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ TÒA THÁNH TÂY NINH LỜI THUYẾT ÐẠO CỦA ÐỨC HỘ PHÁP Năm Kỷ Sửu - Canh Dần (1949-1950) QUYỂN BA Hội Thánh Giữ Bản Quyền In lần thứ nhứt Năm Giáp Dần (1974) LỜI THUYẾT ĐẠO CỦA ĐỨC HỘ

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 1 CHƯƠNG 1 TÂM ĐIỂM CỦA THIỀN ĐỊNH Tương truyền rằng ngay sau khi rời gốc bồ đề, ra đi lúc mới vừa thành Phật, Ðức thế tôn đã gặp trên đường một du sĩ ngoại giáo. Bị cuốn hút bởi phong thái siêu phàm cùng

Chi tiết hơn

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki

GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ ki GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG CƠN BÃO CỦA THỜI ĐẠI NGUYỄN HỒNG MAI Gia đình là một thể chế xã hội có tính chất toàn cầu, dù rằng ở quốc gia này, lãnh thổ kia vẫn có sự khác biệt. Ai cũng có một gia đình, thuộc

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc

Microsoft Word - Chan_Ly_La_Dat_Khong_Loi_Vao doc CHÂN LÝ LÀ ĐẤT KHÔNG LỐI VÀO VIỆC GIẢI TÁN DÒNG TU NGÔI SAO Dòng tu Ngôi Sao Phương Đông thành lập năm 1911 nhằm công bố sự giáng lâm của Đạo Sư Thế Giới. Krishnamurti được phong làm thủ lãnh của dòng

Chi tiết hơn

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH Số 08 - Thứ Hai,

SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH     Số 08 - Thứ Hai, SỞ GDĐT TỈNH BÌNH DƯƠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA PHÁP LÝ, ỨNG XỬ VĂN MINH http://binhduong.edu.vn/phapche http://sgdbinhduong.edu.vn/phapche Số 08 - Thứ Hai, ngày 31/7/2017 Xây dựng văn bản hướng dẫn luật: Nỗi

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 10

CHƯƠNG 10 CHƯƠNG 10 KIẾN GIẢI VỀ NGHIỆP LÝ QUY LUẬT TÁC ĐỘNG VÀ PHẢN ỨNG Quy luật nghiệp lý là một trong những quy luật quan trọng nhất chi phối và điều động đời sống của chúng ta. Hiểu được nghiệp lý, sống trong

Chi tiết hơn

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201

QUỐC HỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 201 QUỐC HỘI -------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Luật số: 29/2013/QH13 Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2013 LUẬT KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Căn cứ Hiến pháp nước

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

"NHÂN-QUẢ" & ĐẠO ĐỨC

NHÂN-QUẢ & ĐẠO ĐỨC 76 CHUYÊN MỤC SỬ HỌC - NHÂN HỌC - NGHIÊN CỨU TÔN GIÁO TIẾN TRÌNH THỐNG NHẤT HAI MIỀN NAM - BẮC TRÊN CÁC LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) TRẦN THỊ

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201

Nghiên Cứu & Trao Đổi Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/ Duyệt đăng: 31/07/201 Khơi thông nguồn lực vốn FDI ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị Nguyễn Đình Luận Nhận bài: 29/06/2015 - Duyệt đăng: 31/07/2015 Việt Nam đã chịu nhiều ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế thế giới, đặc biệt là

Chi tiết hơn

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat

Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Pat Con đường lành bệnh Tác giả: H. K. Challoner Việc chữa bệnh bằng những phương pháp khác y khoa thông thường hiện đang thịnh hành, nên tác phẩm The Path of Healing (xuất bản khoảng 1942) được trình bầy

Chi tiết hơn

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 nă BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 1565/QĐ-BNN-TCLN Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2013 QUYẾT ĐỊNH Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành

Chi tiết hơn

J

J J. KRISHNAMURTI SỰ THỨC DẬY CỦA THÔNG MINH THE AWAKENING OF INTELLIGENCE Lời dịch: ÔNG KHÔNG Tập I/II Dịch 2009 Sửa 2013 www.jkrishnamurtiongkhong.com Tháng 2-2013 Chân thành cám ơn Ni sư Tịnh Thường California

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :

Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : Chinh phục tình yêu Judi Vitale Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google : http://bit.ly/downloadsach

Chi tiết hơn

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ----- ----- TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN CHỦ GVHD: Th.S Thái Ngọc Tăng Thành viên:

Chi tiết hơn

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng :

BÃy gi© Di L¥c BÒ Tát nói v§i ThiŒn Tài r¢ng : An Lạc Tập Thích Đạo Xước soạn Thích Nhất Chân dịch Bộ An Lạc Tập này trọn một bộ gồm 12 đại môn, môn nào cũng đều trích dẫn các Kinh và Luận ra để chứng minh, nhằm khuyến khích người học tin tưởng mà

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

Bạn Tý của Tôi

Bạn Tý của Tôi Nhớ Sử Xưa Để Trông Về Việt Nam Hôm Nay TRẦN HƯNG Thế Tổ Gia Long sau khi thống nhất sơn hà đã đặt quốc hiệu nước ta là Việt Nam(1802). Nối tiếp ông, các vua như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, lần lượt

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub

Inbooklet-Vn-FINAL-Oct9.pub TỔ CHỨC CARE QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM SỔ TAY PHÒNG NGỪA GIẢM NHẸ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ VÀ BÃO DÀNH CHO CỘNG ĐỒNG Trang 32 Trang Tài liệu tham khảo Giới Thiệu Về Phòng Ngừa Thảm Họa. Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Nxb

Chi tiết hơn

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chủ tịch Triều Tiên mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Hãng thông tấn

Chi tiết hơn

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 2 CHƯƠNG 2 TẠI SAO PHẢI THIỀN ĐỊNH Từ những người sơ cơ cho đến cả những thiền sinh thâm niên vẫn thường có một câu hỏi cho chính mình về lý tưởng của đời sống thiền định, hay nói rõ hơn là hầu hết vẫn chưa

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình

Hôm nay liều mình, em mới dám nói lên những suy nghĩ của mình MẤT CÂN BẰNG TỈ SỐ GIỚI TÍNH LÚC SINH TẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ths- Bs. Ngô Thị Yên Khoa KHGĐ- BV Từ Dũ MỞ ĐẦU Có hai tỉ số giới tính thường được dùng trong công tác thống kê. Đó là: - Tỉ số

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Gian

Gian Giận Thích Nhất Hạnh Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Table

Chi tiết hơn

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường KHOA HỒNG ANH

Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường   KHOA HỒNG ANH Báo cáo Ngành Dịch vụ Logistics Quý III.2018 NGUYỄN KHÁNH HOÀNG Chuyên viên phân tích thị trường Email: hoangnk@acb.com.vn KHOA HỒNG ANH Email: anhkh@acb.com.vn 2 Go beyond logistics, make the world go

Chi tiết hơn

Mở đầu

Mở đầu CẦU NGUYỆN HY VỌNG TẬP 6 ĐỨC HỒNG Y PHANXICÔ XAVIÊ NGUYỄN VĂN THUẬN Cầu Nguyện Hy Vọng 6. Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận. Trang 1 MỤC LỤC 1. Chúng ta rao giảng điều gì?... 5 2. Đừng cắt xén

Chi tiết hơn

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa

Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Sa Tài liệu được xây dựng bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo và Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn) Cùng hợp tác với các tổ chức Save the Children, Plan International tại Việt Nam, Care

Chi tiết hơn

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19

ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19 ẤN QUANG PHÁP SƯ VĂN SAO TỤC BIÊN Giảng giải: Đại Sư Ấn Quang Việt dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa PHẦN MƯỜI HAI 19. LỜI TỰA CHO BỘ TỊNH ĐỘ THÁNH HIỀN LỤC (Năm Dân Quốc 22 1933). Pháp Môn Tịnh Độ rộng

Chi tiết hơn

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018

Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/ Tháng 6/2018 Báo cáo tuân thủ lần thứ 10 Báo Cáo Tổng Hợp Về Tuân Thủ Trong Ngành May Mặc THỜI GIAN BÁO CÁO Tháng 1/2017 - Tháng 6/2018 BIÊN MỤC ILO TRONG HỆ THỐNG DỮ LIỆU CHUNG [Phiên bản Tiếng Việt] Better Work Vietnam:

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà

Cảm Ứng Về Phật A Di Đà SỰ CẢM ỨNG TẠO TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC THẤY CÕI CỰC LẠC Thích Huệ Cảnh, người Truy Châu, xuất gia tu ở chùa Ngộ Chân. Sau khi thế phát, Sư gắng công khai giới khổ hạnh. Lòng mến cảnh Tịnh độ, Sư tạo hai tượng

Chi tiết hơn

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG

năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG năm TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LONG TRƯỜNG M Lời mở đầu ột thập kỉ đi qua chưa thể coi là một hành trình dài trong sự nghiệp trăm năm trồng người. Nhưng với trường THPT Long Trường, 10 năm đầu tiên trong

Chi tiết hơn

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu

DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Qu DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG (TẠI CHÙA LIÊN SƠN) Thực hiện : Phạm Thị Hồng Yến Thầy : Chơn Nguyên Chủ trì chùa Liên Sơn Tổ 7, ấp 5, Xã Thanh Sơn, Định Quán, Đồng Nai DỰ ÁN XÂY NHÀ TÌNH THƢƠNG CHÙA LIÊN SƠN

Chi tiết hơn

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016

TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 TUYÊ N TÂ P LY ĐÔNG A MỞ QUYÊ N Học Hội Thắng Nghĩa 2016 2 Việt Duy Dân Quốc Sách Đại Cương Thảo Án Toàn Pho MỞ QUYÊ N Chương 1 DẪN NHÂ P Trong cảnh vô cùng nguy nan của nước nòi Việt, Trong khi tất cả

Chi tiết hơn

LÔØI TÖÏA

LÔØI TÖÏA ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT Nguyên tác Don t Sweat the Small Stuff with Your Family RICHARD CARLSON Nguyễn Minh Tiến dịch Những bí quyết đơn giản giúp bạn có được cuộc sống hạnh phúc trong

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 06 tháng 8 năm 2018 Bộ, ngành 1. Nhiệm vụ trọng tâm 2. Quy định bất hợp lý 3 năm mới sửa xong: Trên thúc giục, dưới từ từ 3. Phó Thủ

Chi tiết hơn

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 49 (7.397) Thứ Hai ngày 18/2/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Nhiều hoạt động kỷ niệm 40 năm Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc N

Chi tiết hơn

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công

BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công BÁO CÁO Về thực trạng và giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam PHẦN I Tổng quan về công nghiệp hỗ trợ Việt Nam I. Vai trò của công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa và chuyển

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NINH VIỆT TRIỀU QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT TẠI NHÀ HÁT CHÈO NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO

Chi tiết hơn

ENews_CustomerSo2_

ENews_CustomerSo2_ Số 2 năm 2019 DAI-ICHI LIFE VIỆT NAM VINH DỰ NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI Thông điệp từ Ban Lãnh đạo Chào mừng Quý khách đến với Bản tin dành cho khách hàng Số 2 năm 2019. Dai-ichi

Chi tiết hơn

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 130 (7.478) Thứ Sáu ngày 10/5/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Phần lớn kiến nghị của cử tri được xem xét giải quyết Hôm qua (9/5), tiếp

Chi tiết hơn