Luan an dong quyen.doc

Kích thước: px
Bắt đầu hiển thị từ trang:

Download "Luan an dong quyen.doc"
  • Tô Lê
  • 5 năm trước
  • Lượt xem:

Bản ghi

1 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH LUÂN N NG NGHIÖP TØNH Cµ MAU PH T TRIÓN THEO H íng BÒN V NG LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUỐC TRUNG HÀ NỘI

2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Nguyễn Minh Luân

3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Những công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 16 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững và nông nghiệp phát triển bền vững Nội dung, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp phát triển bền vững Kinh nghiệm về nông nghiệp phát triển bền vững và bài học đối với Cà Mau về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững 43 Chương 3: THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn Đánh giá chung về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn Chương 4: QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Dự báo những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn Quan điểm xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Phương hướng, mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn Một số giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154

4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực mậu dịch tự do ASEAN CNH : Công nghiệp hóa CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo HDI : Chỉ số phát triển con người HTX : Hợp tác xã KT-XH : Kinh tế - xã hội KT- XH- MT : Kinh tế - xã hội - môi trường KH- CN : Khoa học - công nghệ KH - KT : Khoa học - kỹ thuật NNPTBV : Nông nghiệp phát triển bền vững NNPTTHBV : Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững NTTS : Nuôi trồng thủy sản ODA : Viện trợ phát triển chính thức PTBV : Phát triển bền vững TPP : Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương UBND : Ủy ban nhân dân USD : Đô la Mỹ WTO : Tổ chức thương mại thế giới

5 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: So sánh một số tiêu chí về biển của tỉnh Cà Mau 63 Bảng 3.2: Diện tích đất trồng lúa tỉnh Cà Mau qua các năm Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau qua các năm 2001, 2006, chia theo địa phương huyện, thành phố 67 Bảng 3.4: Dân số năm 2015 chia theo huyện, thành phố 68 Bảng 3.5: Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 69 Bảng 3.6: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo huyện, thành phố 75 Bảng 3.7: Sản lượng tôm nuôi trồng thủy sản phân theo huyện, thành phố 76 Bảng 3.8: Diện tích các loại cây trồng 77 Bảng 3.9: Biến động diện tích một số cây trồng chính ( ) 79 Bảng 3.11: Hiện trạng rừng và trồng rừng giai đoạn Bảng 3.12: Cơ cấu lao động qua đào tạo hàng năm 84 Bảng 3.13: Số lượng và cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế 85 Bảng 3.14: Lao động ngành ngư nông lâm nghiệp 85 Bảng 3.15: Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh 95 Bảng 4.1: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Cà Mau 112

6 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tăng, giảm (%) của sản lượng khai thác thủy sản biển 73 Biểu đồ 3.2: Sản lượng thủy sản phân theo ngành nuôi trồng của tỉnh Cà Mau 77 Biểu đồ 3.3: Số bác sĩ trên dân năm Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ học sinh các cấp so với cấp dưới 89 Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng đóng góp của các cụm ngành trọng điểm vào GDP của tỉnh 119 Biểu đồ 4.2: Cụm nuôi trồng và chế biến thủy sản 131 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1: Tương tác giữa ba hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển bền vững 24 Hình 2.2: Mô hình trình tự đánh giá tiến độ về bền vững 26 Hình 2.3: Khung lý thuyết về nông nghiệp phát triển bền vững 34 Hình 3.1: Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Cà Mau 62 Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của Cà Mau 62 Hình 3.3: Vòng xoáy đói nghèo 83 Hình 4.1: Mô hình liên kết hướng ly tâm và ly tâm tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long 109 Hình 4.2: Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững 120 Hình 4.3: Bản đồ địa giới hành chính Đồng bằng sông Cửu Long 143

7 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một quốc gia nông nghiệp - sau 30 năm đổi mới và phát triển, nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng khẳng định vị thế của mình với việc cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và 68,2% dân số (60 triệu người), đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35% giá trị xuất khẩu [91]... Tuy nhiên, trước bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập sâu rộng, nền kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức, như: áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt; tác động ngày càng trực diện của diễn biến kinh tế khu vực, thế giới đến phát triển kinh tế nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng; đồng thời, nông nghiệp lại là lĩnh vực đang đối diện với những ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường...trong khi năng lực sản xuất và mức độ hội nhập của lĩnh vực nông nghiệp còn yếu bởi thực tế sản xuất nông nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn phổ biến với quy mô nhỏ lẻ; tình trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn mang tính tự phát, sản xuất chủ yế`u theo tín hiệu thị trường ngắn hạn cộng thêm trình độ sản xuất công nghiệp chế biến còn thấp so với các nước và nông nghiệp Việt Nam vẫn bị động trước những tác động, ảnh hưởng từ các yếu tố khách quan như khí hậu, dịch bệnh Vì vậy, để nông nghiệp thực sự là một trụ cột quan trọng của nền kinh tế trong tiến trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, thì nông nghiệp cần hướng tới sự phát triển mang tính bền vững. Là tỉnh thuộc trục tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Cà Mau có điều kiện tự nhiên - xã hội thuận lợi và có tiềm năng để phát triển kinh tế toàn diện, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp, ngoài cây lúa với diện tích khoảng ha, Cà Mau còn có khả năng phát triển một số loài cây trồng khác phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường và phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... tạo vùng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, lương thực, thực phẩm, thì với chiều dài bờ biển 254 km, diện tích rừng của Cà Mau khoảng ha, Cà Mau được xem là một trong những địa phương có tiềm năng phát triển lâm nghiệp, thủy sản lớn so với những tỉnh khác của cả nước. Song cũng chính những thuận lợi này lại đang đặt nông nghiệp Cà Mau trước những thách thức không nhỏ đó là tình trạng phát triển nóng ở một số mô hình nông, lâm, thủy sản

8 2 nên gây ra nhiều hệ lụy, như: bất ổn trong thực hiện quy hoạch phát triển và đầu tư, dẫn đến nông nghiệp Cà Mau phải đối diện với tình trạng phát triển trong điều kiện quy hoạch thiếu đồng bộ, kết cấu hạ tầng thiếu (đặc biệt là điện, mạng lưới kênh dẫn và thoát nước) và các điều kiện về vốn, con giống, thức ăn, rất quan trọng chưa được đảm bảo... Từ những thực tế trên cho thấy việc nghiên cứu sinh chọn đề tài: "Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững " làm luận án tiến sĩ Kinh tế là có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Hệ thống hóa và cụ thể hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về NNPTTHBV nói chung và ở tỉnh Cà Mau nói riêng. Từ đó, cho thấy vai trò hết sức to lớn và quan trọng của nông nghiệp trong việc góp phần phát triển kinh tế, ổn định xã hội, đảm bảo môi trường. Phân tích quá trình NNPTTHBV ở tỉnh Cà Mau từ năm 1997 đến 2015 để thấy rõ thực trạng, những thành tựu, hạn chế, yếu kém và nguyên nhân; từ đó, đề xuất quan điểm, định hướng và những giải pháp nhằm đưa nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là tổng thể nền nông nghiệp của tỉnh Cà Mau trên phương diện phát triển bền vững (PTBV). Đó là quá trình vận động, phát triển nội tại của nền nông nghiệp hướng đến ba mục tiêu cơ bản: bền vững kinh tế, bền vững xã hội, và bền vững môi trường. Luận án không nghiên cứu nền nông nghiệp với các ngành đơn lẻ Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nội dung: Nông nghiệp tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững được nghiên cứu trong phạm vi luận án là nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó trọng tâm là ba lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. + Phạm vi không gian: Không gian nông nghiệp tỉnh Cà Mau, bao gồm: các huyện, thành phố và cả vùng biển khu vực Cà Mau. + Phạm vi thời gian: Nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi thời gian từ năm 1997 đến Phạm vi thời gian này cho phép luận án đánh giá

9 3 thực trạng nông nghiệp Cà Mau từ khi tái lập tỉnh 1997 đến 2015; xác định mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp NNPTTHBV trong mối quan hệ kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh đến năm Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản và chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển kinh tế, PTBV nói chung, NNPTTHBV nói riêng; chủ trương phát triển KT-XH, phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau; tiếp thu có chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã công bố về phát triển nông nghiệp, NNPTTHBV của các nhà khoa học trong và ngoài nước Phương pháp nghiên cứu Luận án dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin để nghiên cứu, rút ra các kết luận. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: thống kê, nghiên cứu thực tế, phân tích đánh giá, tổng hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn nhằm rút ra những vấn đề mang tính tổng kết, khái quát một giai đoạn phát triển nông nghiệp cả trên phương diện lý luận, lẫn thực tiễn, để vận dụng đánh giá tổng thể thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Cà Mau kể từ khi tái lập tỉnh đến 2015, trên cơ sở đó định hướng xây dựng nông nghiệp tỉnh Cà Màu phát triển bền vững trong thời gian tới. 5. Đóng góp về khoa học của luận án - Luận án góp phần làm rõ thêm khung lý thuyết về PTBV, nông nghiệp phát triển bền vững (NNPTBV). - Tìm hiểu kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương trong nước về NNPTBV, để rút ra bài học kinh nghiệm cho tỉnh Cà Mau. - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng phát triển nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau giai đoạn Đề xuất trên cơ sở căn cứ khoa học các quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững trong những năm tới. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu làm 4 chương, 12 tiết.

10 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Xây dựng nền NNPTBV luôn là đòi hỏi tất yếu đối với một nước như Việt Nam vốn xuất phát từ nền nông nghiệp lạc hậu, manh mún, nhỏ lẻ. Nền NNPTBV làm cho sự liên kết ngày càng bền chặt trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ngày nay, tư duy sản xuất nông nghiệp cũng đã có sự chuyển biến nhanh chóng, đi vào chiều sâu và với quy mô ngày càng rộng lớn hơn. Những sản phẩm của nông nghiệp và kinh tế nông thôn không những đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của đời sống xã hội, mà còn tạo cơ sở cho các ngành kinh tế quốc dân khác phát triển. Do đó, đối với mọi quốc gia đi lên từ nông nghiệp, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiện đại là nhiệm vụ mang tính chiến lược trong bối cảnh phát triển mới, nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng góp phần kiến tạo vị thế mới cho quốc gia trên trường quốc tế. Ở Việt Nam, vấn đề NNPTBV tuy không còn mới, nhưng hiện vẫn nhận được sự quan tâm đặc biệt của xã hội bởi để NNPTBV bản thân lĩnh vực này đang hàm chứa những vấn đề nội tại cả thời điểm trước mắt lẫn lâu dài, chẳng hạn như mâu thuẫn giữa gia tăng năng suất với đảm bảo chất lượng, tăng trưởng sản lượng nhưng cần bảo vệ môi trường; hay muốn tăng trưởng sản xuất nhưng không tự chủ trước những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu Theo đó, ở "mảng" nghiên cứu này cũng đã có không ít công trình được công bố và cũng là lĩnh vực nghiên cứu được tiếp cận khá đa dạng. Trong số đó, những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án có thể kể đến, bao gồm Những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước liên quan đến đề tài Sách chuyên khảo và tham khảo Trong những công trình nghiên cứu mà nghiên cứu sinh tham khảo có những đặc điểm gần nhau, đó là những công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam liên quan đến những vấn đề về nông nghiệp của nước ta và những nghiên cứu liên quan đến vấn đề nông nghiệp ở một số nước có nền nông nghiệp phát triển trong khu vực và trên thế giới.

11 5 - "Các giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái" của Phạm Văn Khôi [53] đã chỉ rõ, Hà Nội là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển thành phố sinh thái gắn liền với các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp như sự phát triển lâu đời của các làng hoa Ngọc Hà, cá cảnh Yên Phụ, vùng hoa Nhật Tân và sự phát triển của các vùng hoa mới Vĩnh Tuy - Thanh Trì, Tây Tựu huyện Từ Liêm, vùng lâm nghiệp sinh thái huyện Sóc Sơn và các hoạt động canh ngư trên hệ thống đầm hồ có ở khắp mọi nơi trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, quá trình đô thị hoá và phát triển thành phố Hà Nội đang mở rộng. Sự phát triển của Thành phố, một mặt đang tạo ra điều kiện và là cơ hội chuyển dịch nhiều hoạt động kinh tế vươn ra phát triển mạnh ở ngoại thành như dịch vụ đời sống, du lịch sinh thái, nghỉ ngơi, giải trí cuối ngày, cuối tuần. Mặt khác, sự phát triển của công nghiệp và quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng đã và đang làm cho môi trường sinh thái ngày càng bị ô nhiễm. Hơn nữa, theo đà phát triển kinh tế, thu nhập và đời sống của mọi tầng lớp nhân dân Thủ Đô sẽ ngày càng tăng, đòi hỏi chất lượng sống cũng được nâng lên và đáp ứng kịp thời. Với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của cả nước, Hà Nội phải có sự phát triển tương xứng trên tất cả các mặt với vị trí của Thủ Đô ngang tầm với các nưóc phát triển trong khu vực. Trong bối cảnh trên, các hoạt động sản xuất nông nghiệp không những vẫn tiếp tục duy trì mà cần được đầu tư phát triển theo những yêu cầu và nội dung mới. Nó không chỉ dừng lại với tính chất của vành đai cung cấp lương thực, thực phẩm ở trình độ thấp mà hướng tới những yêu cầu phát triển của vùng đô thị hiện đại - nông nghiệp sinh thái. Để thực hiện phương hướng trên, vấn đề cấp thiết đặt ra cần phải làm rõ là: nông nghiệp ngoại thành phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái là gì? Căn cứ và các tiêu chí để phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái? Hà Nội có những tiền đề, tiềm năng và những khó khăn gì cho việc phát triển nông nghiệp sinh thái? Làm thế nào để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nông nghiệp sinh thái?. Đây là công trình được tác giả Phạm Văn Khôi nghiên cứu nhiều năm, có nhiều nội dung tương đồng, rất bổ ích cho nghiên cứu sinh trong quá trình hoàn thiện luận án của mình. - "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong thời kỳ mới" của Lê Quang Phi [69] đã nêu lên yêu cầu bức thiết, bước đi có ý nghĩa quyết định trong thời kỳ mới là cần phải CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Bởi nông

12 6 nghiệp, nông thôn là vấn đề rộng lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác nhau. Nội dung cuốn sách bước đầu tổng kết quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, cung cấp thêm những tư liệu tham khảo về đổi mới đối với khu vực này. - "Chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam lý luận và thực tiễn" của Trịnh Thị Ái Hoa [43] đã đề cập đến những cơ sở lý luận của chính sách xuất khẩu nông sản Việt Nam từ năm 1989 đến nay. Qua đó, tác giả đưa ra những quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế trong chính sách xuất khẩu nông sản hiện hành, trong đó có tính đến những cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) của nước ta. Để thúc đẩy và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, cuốn sách đã đề cao vai trò của khu vực nông nghiệp, nông thôn, xem đây là khu vực đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, chính sách đối với khu vực này, trong đó có chính sách xuất khẩu nông sản, luôn được chính phủ các nước, từ các nước đang phát triển, đến các nước phát triển quan tâm. - "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau" của Đặng Kim Sơn [78] đã chỉ rõ, trong lịch sử thế giới, quá trình công nghiệp hóa (CNH) thường đi kèm với những xáo trộn to lớn về kinh tế - xã hội - môi trường (KT-XH-MT) và nông nghiệp, nông thôn, nông dân thường là đối tượng chịu nhiều hy sinh, thiệt thòi nhất. Muốn khắc phục tình trạng đó, Nhà nước và nhân dân phải có những quyết sách đúng đắn, quyết tâm to lớn. Chính vì thế, tác giả và nhóm nghiên cứu mong muốn mô tả những nét cơ bản về bức tranh hiện trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, phân tích một cách khoa học, theo phương pháp tiêu chuẩn, số liệu theo dõi hệ thống, nhất là về các lĩnh vực thể chế, xã hội, môi trường nông thôn. - "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam" của Vũ Văn Nâm [63] đã đề cập, ở Việt Nam vấn đề PTBV trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn là một vấn đề mới. Đặc biệt sau hơn hai mươi năm đổi mới đất nước, bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được thì thực tiễn cũng đang đặt ra cho chúng ta rất nhiều thách thức khi xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Nội dung cuốn sách được kết cấu thành 3 chương. Chương 1: tác giả tập trung làm rõ các khái niệm về PTBV, NNPTBV và tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về phát triển nông nghiệp bền vững, đó là những kinh nghiệm cho Việt Nam. Chương 2: tác giả tập trung nghiên cứu về

13 7 thực trạng phát triển nông nghiệp ở nước ta theo hướng tiếp cận vị trí, đặc điểm, những chuyển biến bao gồm cả thành công và hạn chế phát triển nền nông nghiệp nước ta theo hướng bền vững. Chương 3: Đó là những phương hướng và giải pháp để phát triển nông nghiệp theo xu hướng bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đến bốn giải pháp theo tác giả đó là những giải pháp cơ bản nhất. - "Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO thời cơ và thách thức" của Nguyễn Vĩnh Thanh, Lê Sỹ Thọ [90] đã chỉ rõ việc tham gia WTO Việt Nam có nhiều cơ hội để xây dựng và phát triển đất nước. Vào WTO nước ta phải tuân thủ các quy tắc thống nhất về hệ thống chính sách thương mại, về môi trường thể chế pháp lý, nhưng nền kinh tế nói chung, nền sản xuất nông nghiệp nói riêng thêm điều kiện tiếp cận thị trường hàng hóa để phát triển một cách bình đẳng của một nước thành viên. Tuy nhiên, nỗi lo lớn nhất của nền kinh tế vẫn là vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Bởi, nước ta đi lên từ nông nghiệp, trình độ phát triển còn thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, hàng hóa cạnh tranh khốc liệt, khả năng liên kết hạn chế đó là những rào cản không nhỏ mà các tác giả cảnh báo trước. - "Phát triển bền vững các trang trại ở vùng cây ăn quả Bắc Giang" của Phạm Văn Khôi [54] đã nêu rõ kinh tế trang trại là một trong các hình thức tổ chức sản xuất tiên tiến trong nông nghiệp. Ở Việt Nam kinh tế trang trại đã được thừa nhận và tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển trong những năm đổi mới. Vì vậy, kinh tế trang trại đã có bước phát triển nhất định, đã góp phần quan trọng vào việc khai thác các tiềm năng, lợi thế của nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả, là hình mẫu tổ chức sản xuất cho các hộ nông dân trong vùng. Bắc Giang là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế trang trại, nhất là các trang trại trồng cây ăn quả. Các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều quan tâm đến sự phát triển của kinh tế trang trại. Vì vậy, kinh tế trang trại đã phát triển khá mạnh, tạo nên bước chuyển trong sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá trong những năm đổi mới. Trên thực tế, sự phát triển của trang trại ở Bắc Giang nói chung, các trang trại ở vùng cây ăn quả, nhất là các trang trại chuyên canh vải thiều đã và đang bộc lộ nhiều vấn đề ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả, đặc biệt là đã xuất hiện các nguy cơ đe doạ sự tồn tại của các trang trại cần phải giải quyết. Nhận thức được vấn đề trên, tỉnh đã đưa ra nhiều biện pháp tháo gỡ và đã góp phần giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Tuy nhiên, các giải pháp chú trọng nhiều đến kỹ thuật, những

14 8 vấn đề của tổ chức quản lý chưa được giải quyết một cách đồng bộ và triệt để. Xuất phát từ vai trò của nông nghiệp, nông thôn và sự phát triển của nông nghiệp nói chung, kinh tế trang trại nói riêng; xuất phát từ thực trạng của những vấn đề đã được tác giả Phạm Văn Khôi nghiên cứu, cho thấy có sự liên quan đến đề tài nghiên cứu sinh đang thực hiện, từ đây sẽ mở ra một cách nhìn đối với địa phương Cà Mau bổ ích trong hoàn thiện đề tài. - "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn " của Nguyễn Thị Tố Quyên [75] đã được tập thể tác giả trình bày trong bốn nội dung. Một là, tác giả tiếp cận các lý thuyết, mô hình thực tiễn và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên thế giới. Hai là, nêu lên thực trạng một số điểm trọng tâm, nổi bật về nông nghiệp, nông thôn, nông dân từ năm 2000 đến nay. Ba là, những cơ hội, thách thức mới đặt ra cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn Bốn là, một số đề xuất về chính sách nông nghiệp hiện nay. Theo nhóm tác giả, nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề khá rộng và còn nhiều nội dung cần được tiếp tục nghiên cứu, trao đổi trong thời gian tới. - "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vấn đề và giải pháp" của Lê Quang Lý [58] đã tập trung vào mấy vấn đề như sau: Thứ nhất, cách thức tiếp cận mới về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ thực tiễn sinh động của nền nông nghiệp nước nhà. Thứ hai, các vấn đề đặt ra đối với chính sách nông nghiệp, cơ cấu công - nông nghiệp trong nền kinh tế. Thứ ba, đánh giá những mặt được, chưa được của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua và kiến giải những vấn đề cần thay đổi. Thứ tư, nhận thức mới về sở hữu ruộng đất, về quan hệ sản xuất do CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đưa đến. - "Xây dựng nông thôn mới những vấn đề lý luận và thực tiễn" của Vũ Văn Phúc [72] bao gồm các bài viết của các nhà khoa học, lãnh đạo các cơ quan trung ương, các địa phương, các ngành, các cấp về xây dựng NTM, với những nội dung chính như sau: Những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về xây dựng NTM; thực tiễn xây dựng NTM ở Việt Nam. - "Gỡ khó cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn" của Báo Nhân dân [1] đã tập hợp các tác phẩm báo chí chọn lọc hưởng ứng cuộc thi viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đăng trên Báo Nhân dân năm Cuốn sách giới thiệu

15 9 38 tác phẩm báo chí đề cập đến nhiều lĩnh vực của nông nghiệp, nông dân, nông thôn đang được xã hội quan tâm, như: bàn về mô hình sản xuất nông nghiệp phù hợp với cơ chế thị trường; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, tín dụng trong nông nghiệp; xây dựng NTM; phát triển nghề cá gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo; cơ chế, chính sách cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn; từ đó, các bài viết tổng kết, phân tích, đề xuất những giải pháp giúp Nhà nước ta tháo gỡ vướng mắc trong lĩnh vực này, góp phần thiết thực vào phát triển nông nghiệp và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân ở nông thôn. - "Đảng với vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn " của Vũ Quang Hiển [42] đã góp phần tái tạo bức tranh KT-XH Việt Nam giai đoạn , trong đó đặc biệt đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Đảng đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn; từ đó, rút ra một số nhận xét và những bài học kinh nghiệm trong việc tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân, địa bàn nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. - "Chính sách của Nhà nước đối với tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện cam kết với WTO" của Vũ Văn Hùng [47] đã tập trung ba vấn đề lớn: Chính sách tiêu thụ nông sản trong quá trình thực hiện cam kết WTO - cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế; thực trạng chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết với WTO; quan điểm và giải pháp cơ bản hoàn thiện chính sách tiêu thụ nông sản Việt Nam trong quá trình thực hiện cam kết WTO. - "Hợp tác phát triển nông nghiệp ở châu Phi đặc điểm và xu hướng" của Trần Thị Lan Hương [49] đã tập trung phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp ở châu Phi những năm gần đây, những kết quả hợp tác nông nghiệp ban đầu ở châu Phi với thế giới bên ngoài và những cơ hội hợp tác nông nghiệp ở châu Phi trong hai thập niên đầu thế kỷ 21. Những phát hiện nghiên cứu này là rất quan trọng để Việt Nam tìm hướng hợp tác lâu dài, hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp với châu Phi. - "Một số vấn đề cơ bản về con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản" của Dương Minh Tuấn [93] đã chỉ rõ, trên thế giới, trong quá trình CNH, HĐH không nước nào có thể xem nhẹ sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản trong quá trình phát triển, hiện đại hóa nền kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh mới hiện nay được xem là một nội dung khá hấp dẫn thu hút các nhà nghiên cứu nước ngoài cũng như chính

16 10 các học giả Nhật Bản. Cuốn sách là công trình nghiên cứu có đóng góp quan trọng về giá trị nghiên cứu nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản, trong bối cảnh ở Việt Nam đây vẫn còn là mảng nghiên cứu chưa được tập trung thích đáng, vẫn còn ít công trình chuyên sâu về vấn đề này. Đặc biệt, nghiên cứu kinh nghiệm của Nhật Bản để rút ra các bài học tham khảo cho Việt Nam trong quá trình CNH và phát triển kinh tế trong bối cảnh mới hiện nay. Cuốn sách gồm có 3 chương, chương I, tác giả trình bày tổng quan về sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản, nhằm nâng lên những đặt trưng chủ yếu, có tính đặc thù cũng như vai trò của nông nghiệp đối với quá trình CNH, HĐH của Nhật Bản. Chương II, trình bày các giải pháp chủ yếu đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản, đặc biệt là các giải pháp về đất đai, về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, về tổ chức quản lý nông nghiệp, hợp tác quốc tế và bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản. Chương III, làm rõ những thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản cũng như mô hình và những kinh nghiệm phát triển nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản đối với Việt Nam trong quá trình CNH hiện nay. - "Nông nghiệp Hàn Quốc trên con đường phát triển" của Trần Quang Minh [61] đã nêu rõ, Hàn Quốc đã trải qua hơn nửa thế kỷ thực hiện CNH, HĐH đất nước. Trong quá trình này, không chỉ các ngành công nghiệp của Hàn Quốc đạt được những thành tựu phát triển hết sức mạnh mẽ làm nên cái tên gọi "kỳ tích sông Hàn", mà ngành nông nghiệp của Hàn Quốc cũng từng bước đi lên hiện đại, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới. Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH, HĐH chắc chắn là những tham khảo rất có giá trị đối với Việt Nam. Cuốn sách tập trung phân tích một cách toàn diện tiến trình phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc từ truyền thống đến hiện đại; các chính sách và giải pháp giải quyết những vấn đề đặt ra trên con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn Hàn Quốc và đề xuất một số gợi ý chính sách cho sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở những kinh nghiệm của Hàn Quốc. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá những kinh nghiệm của Hàn Quốc về phát triển nông nghiệp và nông thôn là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn đối với Việt Nam. - "Quá trình phát triển kinh tế - xã hội nông thôn ở Trung Quốc " của Nguyễn Xuân Cường [22] đã nêu rõ, Trung Quốc là nước nông nghiệp lớn với

17 11 dân số đông nhất thế giới. Hơn nửa thế kỷ qua, nhất là từ khi tiến hành cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn và toàn diện, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Những kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá tŕnh cải cách nông nghiệp, nông thôn; phát triển hài hòa giữa nông thôn và thành thị; phát triển cân bằng giữa công nghiệp và nông nghiệp; xây dựng NTM xă hội chủ nghĩa là những kinh nghiệm hữu ích cho Việt Nam. - Ngoài ra còn có thể kể đến: "Hàn Quốc đất nước con người" của Trung tâm Dịch vụ Thông tin hải ngoại Hàn Quốc [92]; "Kinh tế Thái Lan một số chính sách công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu trong ba thập niên cuối thế kỷ XX" của Trương Duy Hòa [44]; "Kinh tế thế giới năm 2020: Xu hướng và thách thức" của Tạ Kim Ngọc [66];"Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn, kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc" của Trần Hữu Phú [71]. Tổng quan các công trình nghiên cứu kể trên tập trung đi sâu các đặc trưng chủ yếu từ điều kiện đất đai, công nghệ, sản phẩm, giá trị và thu nhập trên lĩnh vực nông nghiệp của các nước. Từng giai đoạn phát triển, các tác giả đã làm rõ ý nghĩa, tầm quan trọng và mức độ đóng góp của nền nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của mỗi nước. Đặc biệt là đối với Châu Phi như một sự điển hình về duy trì sự sống, đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội. Bên cạnh những mặt tích cực và những lợi thế, các nghiên cứu cũng chỉ ra nhiều vấn đề nan giải trong phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia mà cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Từ đó, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị giải pháp khác nhau nhằm hướng tới tổ chức, quản lý hiệu quả nền nông nghiệp quốc gia, những kiến nghị, giải pháp này cũng là những bài học quý giá cho những quốc gia nông nghiệp như Việt Nam Một số luận án tiến sĩ - "Nghiên cứu mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững trong vùng dự án ngọt hóa Gò Công" của Nguyễn Văn Khang [50] đã lý giải được những mô hình sản xuất bền vững ở khu vực ngọt hóa Gò Công tỉnh Tiền Giang, từ đó giúp cho nông dân lựa chọn được những mô hình có thể áp dụng trong quá trình sản xuất có thể mang lại hiệu quả, ít tác động đến môi trường sinh thái; đánh giá được những thay đổi trong sản xuất và đời sống của người dân trước và sau ngọt hóa; định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo những mục tiêu khác nhau. Những công trình này có thể áp dụng được những địa phương khác có điều kiện về địa lý, sản xuất tương tự trong khu vực.

18 12 - "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại Yên Bái, giai đoạn " của Bùi Nữ Hoàng Oanh [68] đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về đất nông nghiệp; đề cập hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, phân tích xu hướng suy giảm đất nông nghiệp và những tác động làm suy thoái đất trong quá trình sản xuất. Luận án đã nêu lên một số giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh, như: nêu lên giải pháp về quy hoạch sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật (KH-KT), liên kết vùng sản xuất, các điều kiện đảm bảo cho các giải pháp thực hiện được và trách nhiệm các cấp, các ngành để đảm bảo tính khả thi của luận án. - "Thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc" của Bùi Minh Hồng [45] đã phân tích, làm rõ được thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, xem đó là thứ hàng hóa đặc biệt, đó là tài sản, là nguồn lực quý giá của mỗi quốc. Luận án đã tập trung, đi sâu phân tích thực trạng thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc, chỉ ra những mặt tích cực, những hạn chế, cũng như những yếu kém của thị trường này. Từ đó, tác giả đề xuất những phương hướng, giải pháp, tạo môi trường thông thoáng cho thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp phát triển linh hoạt nhằm khai thác có hiệu quả nguồn lực đất đai phục vụ tốt cho CNH, HĐH. - "Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam" của Nguyễn Hữu Sở [79] đã xoay quanh vấn đề phát triển kinh tế bền vững, luận án đã nhấn mạnh đến khả năng phát triển liên tục, lâu dài, không gây ra những hậu quả tai hại khó khôi phục ở những lĩnh vực khác, nhất là thiên nhiên và xã hội. Phát triển kinh tế mà hủy hoại đến môi trường là phát triển không bền vững. Phát triển mà chỉ dựa vào lượng tài nguyên sẵn có là phát triển không thể lâu dài được. Tác giả cũng nêu lên quan điểm cho rằng, phát triển kinh tế mà để phụ thuộc quá nhiều vào ngoại lực (FDI) cũng là khó bền vững, vì nguồn ấy có nhiều rủi ro, không chắc chắn. Hai thành tố nòng cốt của phát triển là văn hóa và xã hội. Để chuyển hóa khái niệm phát triển kinh tế bền vững từ cấp độ lý thuyết áp dụng vào thực tiễn, khái niệm cần được làm sáng tỏ sau đó áp dụng trực tiếp đối với các lĩnh vực khác nhau của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội Những công trình nghiên cứu công bố trên các tạp chí, hội thảo Những năm gần đây, nhất là từ sau Hội nghị lần thứ bảy, Khóa X khi Nghị quyết của BCH TW Đảng về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn được ban

19 13 hành và đi vào thực hiện, theo đó đã có ngày càng nhiều các công trình nghiên cứu nhận được sự quan tâm xã hội, các nhà nghiên cứu, dưới đây xin nêu một số công trình liên quan như: - "Quyết định số 153/2004/TTg ban hành văn bản Định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (gọi tắt là Chương trình Nghị sự 21)" của Thủ tướng Chính phủ [86]. Theo đó, phát triển bền vững là xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ lực thực hiện. Đó cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng mà Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam quyết tâm biến thành hành động, ở hiện tại và tương lai. - "Nông dân và nông nghiệp Việt Nam nhìn từ sản xuất thị trường" của Võ Tòng Xuân [110] đã cho rằng, hạn chế lớn nhất của nông nghiệp hiện nay là sản xuất một cách rất tự phát, muốn trồng giống gì thì trồng, muốn sử dụng kỹ thuật thế nào là tùy ý. Người dân trồng lúa nhưng không biết ai sẽ mua, doanh nghiệp chỉ biết thương lái, đối tác, bỏ mặc người dân. Đến khi thu hoạch, tiêu thụ người dân cũng không thể quyết định được giá cả, luôn thua lỗ, thiệt thòi. Tác giả đề xuất hướng ra là cần sớm xây dựng mô hình Công ty cổ phần nông nghiệp; mạnh dạn chuyển hướng phát huy tiềm năng tự nhiên và người lao động; Nhà nước cần linh hoạt trong điều chuyển cơ chế, chính sách cho phù hợp với thị trường. - "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiện nay" của Vương Đình Huệ [42] đã chỉ rõ, trước bối cảnh phát triển kinh tế luôn biến động, có nhiều cơ hội, thách thức đan xen cả trong nước và hội nhập quốc tế, bài viết đề xuất một số nội dung và giải pháp cần thiết, cấp bách, góp phần nghiên cứu tiếp tục đổi mới căn bản và đồng bộ về chiến lược, thể chế và tổ chức trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW khóa X của Ban Chấp hành Trung ương và Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã được phê duyệt. - "Con đường bền vững nhất cho nông nghiệp" của Nguyễn Quốc Vọng [108] đã nêu rõ, một nền nông nghiệp chất lượng cao là con đường bền vững nhất để nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam đứng vững và phát triển trong kỷ nguyên hội nhập. Tác giả cung cấp 5 "luật chơi" của thị trường nông sản thế giới, từ đó chỉ ra những hạn chế, yếu kém của nông nghiệp Việt Nam và nghiên cứu giải pháp từ Australia để chúng ta có thêm cách nhìn về nền nông nghiệp nước nhà. - "Phát triển nông nghiệp bền vững - Lý luận và thực tiễn" của Vũ Trọng Bình [3] đã tập trung giới thiệu khái niệm NNPTBV, các tiếp cận chiến lược trong

20 14 NNPTBV, trình bày tóm tắt một số chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững của một số quốc gia cũng như thực tiễn PTBV ở Việt Nam. Có nhiều cách tiếp cận cho PTBV, tuy nhiên, tất cả để làm thế nào cho người sản xuất thay đổi hành vi của họ dựa trên các nguyên tắc sản xuất bền vững. Cách tiếp cận của tác giả cho thấy, nước ta đang rất tích cực phát triển nền nông nghiệp bền vững. Nhiều chính sách được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, cho thấy giữa hiện thực và chính sách còn khoảng cách xa. Chúng ta đang thiếu chuỗi giá trị dựa trên quản trị sản xuất bền vững, thiếu cơ chế chính sách để nông dân thực hành bền vững. Khi mà thực hành sản xuất không bền vững vẫn còn có lợi ích lớn hơn, thậm chí lớn hơn nhiều so với thực hành sản xuất bền vững, thì việc phát triển nông nghiệp bền vững vẫn còn khó khăn. - "Quyết định 899/QĐ-TTg về tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" của Thủ tướng Chính phủ [87] đây là đề án tái cơ cấu nông nghiệp là một hợp phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế quốc dân, phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước, gắn với phát triển KT-XH và bảo vệ môi trường cho trước mắt và lâu dài. - "Nông nghiệp Việt Nam hướng đến phát triển bền vững" của Đỗ Kim Chung, Kim Thị Dung [8] đã cho rằng, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đạt được tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, giá cả, kim ngạch xuất khẩu đều tăng trưởng ở mức hợp lý. Tuy nhiên, nông nghiệp vẫn chưa thực sự phát triển bền vững; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, chưa hình thành có hiệu quả chuỗi giá trị nông sản, thu nhập của cơ dân nông thôn thấp. Hướng đến sự PTBV, cần có giải pháp phát triển nông nghiệp nước ta một cách đúng hướng và đồng bộ, đây là câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà nghiên cứu lý luận, hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn. Một số bài báo nêu trên tập trung nghiên cứu, phân tích những vấn đề mang tính lý luận về NNPTBV hoặc những vấn đề có liên quan khác đến nông nghiệp, đến PTBV và NNPTBV ở nước ta trong những năm gần đây. Trên cơ sở chỉ ra những thành tựu và hạn chế, yếu kém, các tác giả đã đề xuất định hướng, giải pháp cho NNPTBV. Tuy nhiên, các công trình đăng tải trên các tạp chí khoa học, số bài liên quan trực tiếp đến NNPTBV tuy nhiều, nhưng các bài viết ít đi sâu phân tích các yếu tố đảm bảo cho nền NNPTBV trong xu thế mới dưới góc nhìn kinh tế chính trị học, cho nên, đây là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

21 Những công trình nghiên cứu ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án Cũng như ở Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đi lên từ nông nghiệp, hoặc nông nghiệp có vị trí đặc biệt đối với sự phát triển một quốc gia nào đó, vì thế trong các nghiên cứu nước ngoài cũng có không ít công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và các nghiên cứu này sẽ là những tài liệu bổ ích cho nghiên cứu của luận án và gợi mở những bài học kinh nghiệm quý giá đối với Việt Nam. Một số nghiên cứu điển hình ở mảng nghiên cứu này có thể kể đến như: - "Tăng cường nông nghiệp cho phát triển" của Ngân hàng thế giới [65] đã nêu bật nông nghiệp là công cụ phát triển sống còn để đạt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Báo cáo dài hơn 500 trang, nội dung đề cập đến 3 vấn đề chính, đó là: Nông nghiệp có thể làm gì để góp phần vào phát triển; công cụ hữu hiệu trong việc sử dụng nông nghiệp vì sự phát triển là gì?; làm thế nào để thực hiện tốt nhất các chương trình nghị sự nông nghiệp vì sự phát triển. Báo cáo này hướng dẫn cho các Chính phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các chương trình nông nghiệp cho phát triển, mà những chương trình này có thể đổi đời cho hàng triệu người đói nghèo, cơ cực ở nông thôn. - Nghiên cứu của Quỹ Quốc tế về phát triển nông nghiệp (IFAD): Có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu về vai trò và ảnh hưởng từ phía chính phủ và các chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp [64]. Điển hình là nghiên cứu của Tiến sỹ Gertrud Schieder, Trường Đại học Hohen - Đức, nghiên cứu về tín dụng cho người nghèo sống ở nông thôn đất nước Cameroon đã luận giải sự tồn tại tất yếu, khách quan của 2 bộ phận: tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức. Theo tác giả, thì nhất thiết Chính phủ cần phải cung ứng tín dụng để đảm bảo an toàn lương thực cho người nghèo ở nông thôn. - "Nền kinh tế xanh lam" của Gunter Pauli [41] đã hàm chứa tầm nhìn khác thường về những gì chúng ta có thể làm được trong bối cảnh một nền kinh tế bền vững. Từ kết quả hấp dẫn của nỗ lực khai thác tiềm năng đạt tới sự bền vững trong khắp các hệ sinh thái của tự nhiên, đó cũng là thách thức lớn nhất của thế giới. Tuy tác giả giới thiệu về mô hình kinh doanh hướng đến sự bền vững, nhưng đây là một nghiên cứu rất có ý nghĩa về kinh tế dưới góc nhìn kinh tế chính trị học.

22 ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu đã công bố Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về NNPTBV đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể nêu lên mấy vấn đề cơ bản sau: - Các nghiên cứu đã làm rõ các khái niệm, đặc điểm, vai trò và tính tất yếu của PTBV, NNPTBV trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển thì việc đầu tư cho nông nghiệp luôn có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế của mỗi nước. - Các nghiên cứu đã làm sáng tỏ, phản ánh được nhiều mặt về bức tranh nông nghiệp trước yêu cầu PTBV ở một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và một số quốc gia khác ở châu Phi, châu Âu đó là những kinh nghiệm quý cho Việt Nam xây dựng và phát triển nền NNPTTHBV. - Từ những nghiên cứu ở phương diện lý luận và thực tiễn các nghiên cứu đã có những kiến nghị, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển nông nghiệp trong một thời điểm nhất định, nhất là trong hội nhập càng phải đề cao, xem trọng các yếu tố PTBV. Qua tổng quan tình hình nghiên cứu nêu trên, có thể rút ra một số kết luận sau: Một là, các công trình nghiên cứu trong nước về nông nghiệp, phát triển bền vững nông nghiệp là một phần quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Quá trình ấy, được nghiên cứu trên nhiều mặt, có mối quan hệ bền chặt giữa KT-XH-MT; giữa việc xây dựng một nước Việt Nam phát triển, giàu mạnh, chủ động hội nhập quốc tế. Những vấn đề các tác giả nghiên cứu, trong đó đáng chú ý là đã đưa ra nhiều cách gỡ khó cho nông nghiệp, xác định phát triển nông nghiệp với mô hình tăng trưởng bền vững là sự lựa chọn đúng đắn cho tái cơ cấu lại nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH đất nước, đưa nông nghiệp nước nhà hội nhập sâu WTO. Nhận thức được điều đó, việc nghiên cứu, thực hiện đề tài nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau phát triển theo hướng bền vững là việc cụ thể hóa trong thực tiễn ở một địa phương, là một đòi hỏi bức xúc trước mắt, vừa có ý nghĩa lâu dài, góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, rất cần có một đề tài nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này.

23 17 Hai là, trong các nghiên cứu quốc tế có liên quan đến đề tài cho thấy, trên thế giới, trong lịch sử phát triển của các quốc gia, hầu hết các quốc gia đều không xem nhẹ việc đầu tư, phát triển nông nghiệp. Từ các nước sản xuất nông nghiệp đầy khó khăn như Châu phi, đến những nước có sự đầu tư mạnh vào nông nghiệp như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Ixrael chỉ trong một thời gian nhất định đã làm các nước này có sự thay đổi lớn lao, PTBV, quá trình đó có sự đóng góp hết sức quan trọng của nông nghiệp. Chính vì vậy, đề tài nông nghiệp, nông dân, nông thôn không chỉ nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu trong nước mà còn là đề tài luôn có sức hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu ngoài nước, kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài là những kinh nghiệm, bài học tham khảo quý đối với Việt Nam nói riêng, các nền kinh tế nông nghiệp nói chung cả trên phương diện thành công và thất bại mà một số quốc gia nào đó đã trải qua Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu Như trình bày ở trên, các nghiên cứu đã công bố được đề cập là khá phong phú, đa dạng về các khía cạnh phát triển của nông nghiệp, NNPTBV. Tuy nhiên, trong quá trình tham khảo để viết luận án này, nghiên cứu sinh nhận thấy hầu hết các tư liệu tham khảo chủ yếu nghiên cứu nông nghiệp ở tầm lý luận chung, những vấn đề mang tính nguyên lý ở cấp độ quốc gia, châu lục. Một số công trình khác thì tập trung nghiên cứu một hoặc một số vấn đề cụ thể của nông nghiệp trong nước. Ngay cả ba luận án tham khảo cũng chỉ đi sâu nghiên cứu mô hình sản xuất ở vùng ngọt hóa, vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp. Với đề tài luận án của nghiên cứu sinh, những công trình trên rất có ý nghĩa ở chỗ, nó giúp cho nghiên cứu sinh tiếp cận thuận lợi hơn để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nông nghiệp ở Cà Mau phát triển theo hướng bền vững. Trên cơ sở việc hệ thống hóa lý thuyết NNPTTHBV đến cụ thể hóa lý thuyết này vào điều kiện cụ thể của tỉnh Cà Mau, luận án cần trả lời những câu hỏi lớn và then chốt về nông nghiệp phát triển sao cho hiệu quả, bền vững và khả thi. Luận án không chỉ gắn kết nông nghiệp với các mục tiêu xây dựng, phát triển KT-XH của tỉnh trong tương lai, mà còn đưa ra định hướng giúp cho nông nghiệp của tỉnh tăng trưởng ổn định, theo hướng bền vững, nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế cạnh tranh, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp đồng bộ, thúc đẩy liên kết vùng và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Với tinh thần như vậy, luận án tập trung

24 18 làm rõ mức độ tác động đến NNPTTHBV của tỉnh trong thời gian qua, cả ưu điểm và hạn chế yếu kém trên ba phương diện: thực trạng của nền NNPTTHBV về KT- XH-MT. Từ đó đưa ra những dự báo đối với NNPTTHBV ở tỉnh Cà Mau đến năm 2025 trên cơ sở những quan điểm, phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp cụ thể nhằm hướng đến một nền NNPTTHBV ở một tỉnh có lợi thế và tiềm năng dồi dào cả ngư, nông, lâm nghiệp; có cả hệ sinh thái mặn và ngọt; có cả rừng và biển; có cả nuôi trồng, đánh bắt và chế biến với những đóng góp của luận án, cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về nông nghiệp của tỉnh Cà Mau một vùng đất giàu tiềm năng phát triển này. Cà Mau là một tỉnh cực Nam Tổ quốc, tuy có nguồn tài nguyên, thiên nhiên khá phong phú, dồi dào, nhưng ngành nông nghiệp của tỉnh hiện tại vẫn còn chậm phát triển, có nhiều yếu tố thiếu ổn định, chưa bền vững, thì việc nghiên cứu thúc đẩy nền nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng bền vững là rất cần thiết. Vì vậy, lựa chọn nghiên cứu của Nghiên cứu sinh mong đóng góp một phần nhỏ bé vào nỗ lực phát triển KT-XH của địa phương trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp của tỉnh.

25 19 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Khái quát chung về phát triển bền vững Khái niệm về phát triển bền vững Ngày nay, trên bình diện toàn thế giới hay tại mỗi khu vực và ở mỗi quốc gia xuất hiện biết bao vấn đề bức xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các loại nguyên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không tái tạo được ngày càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, dẫn tới "sự trả thù" của thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Đó là sự tăng trưởng kinh tế không cùng nhịp với tiến bộ và phát triển xã hội, đôi khi ngược chiều với phát triển xã hội. Cụ thể là, có tăng trưởng kinh tế nhưng không có tiến bộ và công bằng xã hội; tăng trưởng kinh tế theo hướng CNH, đô thị hóa, dẫn tới làm méo mó nông thôn; tăng trưởng kinh tế nhưng thu nhập của người lao động không tăng; tăng trưởng kinh tế nhưng văn hóa, đạo đức bị suy đồi; tăng trưởng kinh tế lại làm dãn cách hơn sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, dẫn tới sự bất ổn trong xã hội và điều này đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng ở nhiều quốc gia. Vậy nên, quá trình phát triển có sự điều tiết hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo đảm bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường đang trở thành yêu cầu bức thiết đối với toàn thế giới. Theo đó, chiến lược PTBV ra đời và trở thành chiến lược phát triển toàn cầu những năm cuối của thế kỷ 20 và đang tiếp tục là chiến lược phát triển toàn cầu trong thế kỷ 21. Mặc dù chiến lược phát triển toàn cầu xuất hiện từ những năm cuối của thế kỷ 20, song thuật ngữ "phát triển bền vững" là một khái niệm dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về PTBV manh nha trong cả quá trình sản xuất xã hội và bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Chính vì thế, năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Ri-ô đơ Gia-nê-rô đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, PTBV được xác định là: Một sự phát triển thỏa mãn

26 20 những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. Theo đó, ba trụ cột PTBV được xác định là: Thứ nhất, bền vững về mặt kinh tế, hay phát triển kinh tế bền vững là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng; Thứ hai, bền vững về mặt xã hội là công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh; Thứ ba, bền vững về sinh thái môi trường là khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Cho tới nay, quan niệm về PTBV trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện PTBV trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, chủ đề PTBV cũng đã được chú ý nhiều trong giới nghiên cứu cũng như những nhà hoạch định đường lối, chính sách. Quan niệm về PTBV thường được tiếp cận theo hai khía cạnh: Một là, PTBV là phát triển trong mối quan hệ duy trì những giá trị môi trường sống, coi giá trị môi trường sinh thái là một trong những yếu tố cấu thành những giá trị cao nhất cần đạt tới của sự phát triển. Hai là, PTBV là sự phát triển dài hạn, cho hôm nay và cho mai sau; phát triển hôm nay không làm ảnh hưởng tới mai sau. Trong mục 4, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường, PTBV được định nghĩa: "Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường" [74]. Đây là định nghĩa có tính tổng quát, nêu bật những yêu cầu và mục tiêu trọng yếu nhất của PTBV, phù hợp với điều kiện và tình hình ở Việt Nam. Từ nội hàm khái niệm PTBV, rõ ràng là, để đạt được mục tiêu PTBV cần giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc ba lĩnh vực là KT-XH-MT. Thứ nhất, bền vững kinh tế. Mỗi nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: - Có tăng trưởng GDP và GDP/người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo, có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện PTBV về kinh tế.

27 21 - Trường hợp có tăng trưởng GDP cao nhưng mức GDP/người thấp thì vẫn coi là chưa đạt yêu cầu PTBV. - Cơ cấu GDP cũng là vấn đề cần xem xét. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững. - Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Thứ hai, bền vững về xã hội. Tính bền vững về phát triển xã hội ở mỗi quốc gia được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không cao quá và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Thứ ba, bền vững về môi trường. Quá trình CNH, HĐH, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng NTM,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế Sự hình thành lý thuyết về phát triển bền vững Cuộc cách mạng công nghiệp vào đầu thế kỷ XVIII, đặc biệt là cuộc cách mạng khoa học và công nghệ từ giữa thế kỷ XX cho đến nay, vấn đề phát triển có một nội dung thuần túy kinh tế. Cùng với sự phát triển của xã hội, các nhu cầu về vật chất ngày càng tăng, con người đã tìm nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, các chính sách KT- XH, mở mang quốc gia đã có sự quan tâm đặc biệt đến các vấn đề về đầu tư, sản xuất, tăng trưởng kinh tế đã trở thành mục tiêu trung tâm, ưu tiên hàng đầu trong chiến lược phát triển của các quốc gia trên thế giới. Lúc bấy giờ phát triển kinh tế (développement économique) đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế (croissance économique), không có sự phân biệt, cân nhắc hoặc so sánh giữa phẩm và lượng trong công cuộc mở mang quốc gia. Riêng đối với các nước chậm tiến có nền kinh tế lạc hậu thì được xem như chỉ có nhu cầu gia tăng sản xuất, xúc tiến các chương trình nhằm các mục tiêu vừa kể. Kinh tế

28 22 thế giới lúc bấy giờ tiến lên trong khuôn khổ các chính sách và kế hoạch dựa trên lý luận kinh tế máy móc, một chiều, hẹp hòi và phiến diện. Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng thì môi trường thiên nhiên cũng đang bị tàn phá nghiêm trọng. Trước nguy cơ, hiểm họa nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, tiêu dùng hoang phí, chất thải bừa bãi, tất cả để đuổi theo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thì môi trường tự nhiên đã bị xâm hại, tổn thương nghiêm trọng. Một khuynh hướng cực đoan chủ trương giảm đến mức tối đa sự tác động của con người lên tự nhiên đã xuất hiện. Ý tưởng này cho rằng, để bảo vệ môi trường bằng cách con người không tác động vào tự nhiên. Đây là một ý tưởng hoàn toàn ảo tưởng, bởi con người không thể chấp nhận một hệ số phát triển bằng không. Đây là một phản ứng tiêu cực, một sự lựa chọn bế tắc của cuộc sống chính sự tác động của con người vào thiên nhiên mang lại. Một khuynh hướng khác cũng hết sức sai lầm, cho rằng cần tăng trưởng kinh tế trước rồi mới quan tâm bảo vệ môi trường. Nói theo y học, có nghĩa là "bệnh rồi mới chữa" chứ không phải "phòng bệnh hơn chữa bệnh". Ngược dòng thời gian, có thể thấy các nhà kinh tế học như Malthus, D.Ricardo đều có chung quan điểm với các nhà bảo vệ môi trường đầu tiên ở châu Âu, châu Mỹ và tất cả họ đều có chung quan điểm là cần tiết kiệm tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên. Song không ít quốc gia, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển, mục tiêu tăng trưởng kinh tế vẫn chiếm vị trí ưu tiên hơn so với mục tiêu bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên. Bởi tại các quốc gia này giải quyết việc làm, giảm nghèo đói, cải thiện đời sống người dân, xây dựng tiềm lực kinh tế cho đất nước vẫn là việc làm chính đáng và cấp thiết. Vào đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, trước việc sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho CNH của nhiều nước trên thế giới đã hình thành nhiều trường phái nghiên cứu về sự PTBV. Thực tế đó đã tạo ra sự lo ngại về triển vọng phát triển của con người ở hiện tại và tương lai, đã làm cho nhận thức về tự nhiên, mối quan hệ giữa tự nhiên với xã hội và con người có những thay đổi. Trong công trình nghiên cứu của mình, GS. TS Holger Rogall lấy trường phái định hướng kinh tế làm trọng tâm. Trong khi đó, trường phái Tân cổ điển coi kinh tế môi trường là một phần của khoa học bền vững. Còn Câu lạc bộ La Mã (Club de Rome) đã đề cao quan điểm "Giới hạn của tăng trưởng" đề nghị một hướng đi mới cho sự phát triển và có những nhận thức chính đáng, những nhận định xác thực về tổ chức kinh tế,

29 23 đời sống xã hội nên đã có những ảnh hưởng nhất định trong việc cảnh tỉnh thế giới về những vấn đề liên quan tới môi trường - môi sinh. Câu lạc bộ La Mã đề nghị chính sách "không tăng trưởng" (croissance zéro) với lý do tăng trưởng kinh tế nghịch với bảo vệ môi trường - môi sinh. Khi Maurice Strong tổ chức hội thảo với chủ đề "Phát triển và môi trường" thì những vấn đề về PTBV bắt đầu thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả trên thế giới. Tháng 6 năm 1972, tuyên bố Stockholm về "Môi trường con người" nêu rõ: Bảo vệ và cải thiện môi trường là vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Đó là khao khát khẩn cấp của các dân tộc trên thế giới và nhiệm vụ của mọi chính phủ. Điều đó đã cho thấy thiên nhiên không phải là nguồn của cải vô tận, sẵn có và phục vụ con người vô điều kiện. Con người đã nhận ra rằng, tự nhiên là thể thống nhất, nhưng nó có giới hạn và sức chịu đựng nhất định trước con người chứ không phải là vô hạn. Cho nên, bên cạnh việc khai thác tự nhiên phục vụ cho lợi ích con người thì con người phải biết bảo vệ và cải thiện để nâng cao chất lượng do tự nhiên ban tặng, nghĩa là phải biết "chung sống hài hòa" với tự nhiên. Mỗi giai đoạn lịch sử, tư tưởng về phát PTBV ngày càng định hình rõ nét hơn và thuật ngữ Phát triển bền vững" lần đầu tiên được sử dụng trong ấn phẩm "Chiến lược bảo tồn thế giới" do Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên thế giới phát hành. Chiến lược này cho rằng, muốn phát triển bền vững cần tính đến những yếu tố KT - XH - MT. Chiến lược "phát triển tôn trọng môi sinh" bị các nước đã phát triển và giàu có chống đối mạnh mẽ, bởi vậy cuối cùng hội nghị chỉ thảo luận vấn đề ô nhiễm và kết thúc với sự tán đồng quan điểm rằng có mối liên hệ và ảnh hưởng tương hỗ giữa nếp sống của loài người với môi trường-môi sinh, giữa phát triển KT-XH với bảo tồn tài nguyên và ổn định thiên nhiên. Ngoài ra, các nước cũng thỏa thuận và cam kết hành động để bảo vệ môi trường - môi sinh và thành lập những cơ quan quốc tế và quốc gia có nhiệm vụ bảo vệ môi trường - môi sinh. Mặc dù đề nghị "phát triển tôn trọng môi sinh" không được chấp thuận, nhưng nó đã đánh dấu một bước tiến quan trọng hướng tới sự khai sinh khái niệm "phát triển bền vững". Vào đầu những năm 1980, Liên hiệp Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên là tổ chức đã đề khởi khái niệm PTBV. Năm 1981, Robert Riddell đã mô tả PTBV gồm ba yếu tố cơ bản là: bình đẳng kinh tế, hài hòa xã hội, môi trường cân bằng. Đến năm 1987, khái niệm PTBV do Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển đưa ra đã nhận

30 24 được sự đồng thuận cao từ nhiều quốc gia, các tổ chức môi trường và các nhà khoa học trên thế giới. Năm 1992 tại Rio de Janeiro, Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất đã chính thức hóa sự đồng lòng thỏa thuận của các nước hội viên Liên Hiệp Quốc về một chương trình nghị sự PTBV gọi là Agenda 21. Mười năm sau, vào năm 2002, Liên Hiệp Quốc đã tổ chức một hội nghị khác tại Johannesburg với tên gọi là "Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững". Hội nghị Johannesburg đã xác định phải xúc tiến và thực hiện Agenda 21 và đã đề ra các mục tiêu cho thiên niên kỷ 21. Theo đó, Hội nghị nhấn mạnh đến việc thiết lập cam kết giữa các chính phủ trên toàn thế giới, nhằm thực hiện kế hoạch Johannesburg. Trên đây là những tư tưởng tiên phong quan trọng về PTBV, ngoài ra còn có thể kể đến các tư tưởng khác ở những mức độ khác nhau hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cũng có những luận bàn xoay quanh chủ đề phát triển bền vững, chẳng hạn như: Kinh tế sinh thái, Kinh tế môi trường thế hệ mới, Sinh thái học công nghiệp là những phương án đối sánh, cung cấp những đóng góp quan trọng cho khoa học PTBV Một số mô hình về phát triển bền vững Theo Jacobs và Sadler (1990) PTBV là kết quả dung hòa và thỏa hiệp của ba hệ thống chủ yếu của thế giới, đó là hệ thống tự nhiên (bao gồm: các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường của trái đất); hệ thống kinh tế (bao gồm: sản xuất và phân phối sản phẩm) và hệ thống xã hội (bao gồm: quan hệ con ngýời trong xã hội). Hệ kinh tế Hệ PTBV Hệ xã hội Hệ môi trường Hình 2.1: Tương tác giữa ba hệ thống kinh tế - xã hội - môi trường và phát triển bền vững Nguồn: [60].

31 25 Theo Hội nghị về Môi trường Phát triển Liên hiệp quốc (UNCED) về mô hình PTBV (1992) nhấn mạnh các mục tiêu kinh tế (bao gồm: nâng cao thu nhập của người dân, phát triển các ngành kinh tế và GDP, GNP); mục tiêu xã hội (bao gồm: thỏa mãn các nhu cầu của con người); mục tiêu môi trường (bao gồm: giữ lâu dài cân bằng của môi trường sinh thái nuôi dưỡng sự sống) thay cho các hệ KT-XH- MT. Mô hình này không thể hiện rõ sự tương tác, phụ thuộc và tính liên kết của các mục tiêu PTBV. Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) (1993) đã mở rộng các lĩnh vực về PTBV bao gồm các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, hành chính, công nghệ, sản xuất và quốc tế. Thực chất mô hình này xem xét PTBV của một quốc gia, trước hết phải đảm bảo sự phát triển hài hòa của các yếu tố trên, sau đó phải được xem xét trong sự PTBV của thế giới và do vậy, chịu sự tác động bởi các yếu tố mang tính quốc tế. Mohan Munasinghe (1993) đưa ra mô hình PTBV còn được gọi là mô hình ba cực. Một là, cực kinh tế, thể hiện khả năng phát triển kinh tế của một quốc gia dựa trên các yếu tố nguồn nhân lực, vật lực và tài lực. Hội đủ ba yếu tố này và kết hợp một cách hiệu quả là vấn đề rất khó khăn, cần phải đảm bảo tăng trưởng kinh tế hiệu quả và ổn định. Hai là, cực xã hội, thể hiện sự phát triển kinh tế phải gắn liền với sự phát triển xã hội, bảo đảm nâng cao chất lượng cuộc sống cho tất cả người dân. Ba là, cực môi trường, yêu cầu quá trình phát triển của loài người phải coi trọng và bảo vệ có hiệu quả môi trường chung của thế giới. Prsscott Allen (1995) với mô hình "quả trứng" nhấn mạnh đến tính bền vững của xã hội. Mô hình này mô tả rằng hệ con người nằm trong hệ sinh thái giống như lòng đỏ quả trứng nằm bên trong lòng trắng của một quả trứng. Quả trứng tốt khi lòng đỏ và lòng trắng đều tốt cũng như một xã hội bền vững khi cả hai hệ con người và hệ sinh thái được cải thiện và đảm bảo. Đều đó có nghĩa là hệ con người và hệ sinh thái đều quan trọng như nhau trong điều kiện PTBV. Hodge (1993,1995) đề xuất mô hình "Trình tự đánh giá tiến bộ về bền vững". Mô hình này xây dựng dựa trên quá trình trả lời 4 câu hỏi thể hiện mối quan hệ giữa điều kiện sinh thái với điều kiện con người, đó là: điều kiện hệ sinh thái hiện tại như thế nào, đã có những thay đổi gì và nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó; điều kiện con người hiện tại như thế nào, đã có những thay đổi gì và nguyên nhân dẫn đến sự

32 26 thay đổi đó; có thể đưa ra những kết luận gì về hiện trạng và những tiến bộ; (d) cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đặt ra?. Điều kiện hệ sinh thái Điều kiện con người Tương lai Tổng hợp Chiến lược Hình 2.2: Mô hình trình tự đánh giá tiến độ về bền vững Nguồn: [60]. Ở Việt Nam, từ năm 2004 đã xây dựng được chương trình PTBV (mang tên AGENDA - 21). Mục tiêu tổng quát PTBV của Việt Nam là: Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về văn hóa và tinh thần, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu tổng quát cho thấy, PTBV ở nước ta là vấn đề cốt lõi, trung tâm của sự kết hợp một cách hài hòa cả ba mặt tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường. Theo đó, mục đích cuối cùng của PTBV là chất lượng cuộc sống người dân được cải thiện ngày càng tốt hơn. Như vậy, trong tiến trình phát triển, PTBV đã được tiếp cận với đa dạng các mô thức khác nhau. Song, vấn đề cốt lõi của hầu hết các mô thức PTBV đã được đề cập là sự kết hợp hài hòa của ba nhân tố chính: KT-XH-MT [57] Khái niệm, đặc điểm nông nghiệp phát triển bền vững Khái niệm nông nghiệp phát triển bền vững Nông nghiệp xuất hiện từ rất sớm trong đời sống xã hội loài người. Trong suốt một thời gian dài lịch sử nhân loại, ở phương Đông cũng như phương Tây, nông nghiệp là một ngành cực kỳ quan trọng, không một ngành nào có thể sánh được. Ngày nay, nông nghiệp không còn có được vị trí như trước nữa và cũng là ngành có trình độ phát triển thấp kém hơn so với một số ngành khác trong nền kinh tế. Song với mọi quốc gia ở mọi trình độ phát triển, nông nghiệp và các sản phẩm

33 27 của nó luôn đóng một vai trò quan trọng - là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại, phát triển của con người và phát triển KT-XH của mỗi quốc gia. Thực tiễn lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới cũng đã chứng thực rằng chỉ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, chừng nào quốc gia đó đã có an ninh lương thực. Nếu không đảm bảo an ninh lương thực thì khó có sự ổn định chính trị và thiếu sự đảm bảo cơ sở pháp lý, kinh tế cho sự phát triển, từ đó sẽ làm cho các nhà kinh doanh không yên tâm bỏ vốn vào đầu tư dài hạn. Vì vậy, phát triển nền nông nghiệp trong hiện tại vẫn là đòi hỏi thiết yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do những yêu cầu ngày càng gay gắt trong việc bảo vệ môi trường đất, nguồn tài nguyên nước và điều kiện để canh tác trong sản xuất nông nghiệp nên ngày nay nông nghiệp cần phải phát triển theo hướng bền vững. Trong những thập niên cuối của thế kỷ 20, những vấn đề đặt ra chủ yếu của sản xuất nông nghiệp là: bảo vệ môi trường đất, nguồn tài nguyên nước và điều kiện để canh tác bền vững. Mục đích của NNPTBV là kiến tạo một hệ thống bền vững về sinh thái, có tiềm lực về kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu của con người mà không huỷ diệt đất đai, không làm ô nhiễm môi trường. Do tầm quan trọng của nông nghiệp trong phát triển của mỗi quốc gia, nên phát triển nông nghiệp nói chung, NNPTBV nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu rộng của cộng đồng xã hội. Mặc dù vậy, do phương diện tiếp cận khác nhau, điều kiện thực tiễn khác nhau mà hiện vẫn chưa có sự đồng thuận cao về khái niệm NNPTBV. Chẳng hạn, TAC/CGIARC (Ban cố vấn kỹ thuật thuộc nhóm chuyên gia quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp của Liên hiệp quốc) đã định nghĩa NNPTBV như sau: NNPTBV phải bao hàm sự quản lý thành công tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người đồng thời cải tiến chất lượng môi trường và gìn giữ được tài nguyên thiên nhiên. Hay theo quan niệm của FAO (1992), NNPTBV là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Theo tổ chức về môi trường sinh thái thế giới (WOED) cũng đã định nghĩa NNPTBV như sau: NNPTBV là nền nông nghiệp thỏa mãn được các nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm giảm khả năng ấy đối với các thế hệ mai sau.

34 28 Trong mười năm trở lại đây, Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả có công trình nghiên cứu về NNPTBV. Trong số các công trình đã được công bố có thể kể đến nghiên cứu của tác giả Đỗ Kim Chung và cộng sự (2009). Theo nhóm tác giả này: NNPTBV là quá trình đảm bảo hài hòa ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường, thỏa mãn nhu cầu về nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai. Hoặc nghiên cứu của tác giả Phạm Doãn (2005), tác giả này cho rằng NNPTBV là quá trình đa chiều, bao gồm: (i) tính bền vững của chuỗi lương thực (từ người sản xuất đến tiêu thụ, liên quan trực tiếp đến cung cấp đầu vào, chế biến và thị trường); (ii) tính bền vững trong sử dụng tài nguyên đất và nước về không gian và thời gian; (iii) khả năng tương tác thương mại trong tiến trình phát triển nông nghiệp và nông thôn để đảm bảo cuộc sống đủ, an ninh lương thực trong vùng và giữa các vùng. Trên bình diện vĩ mô, Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam - Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Trong 8 nội dung của chương trình này, có nội dung thứ 4 đề cập đến vấn đề NNPTBV ở Việt Nam. Từ những quan niệm nêu trên cho thấy nhiều điểm phù hợp với thực tiễn Việt Nam, có thể hiểu: NNPTBV là quá trình sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, phải bảo đảm được mục đích là kiến tạo một hệ thống bền vững KT-XH-MT, nhằm thỏa mãn nhu cầu về phát triển nông nghiệp hiện tại mà không tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của phát triển trong tương lai và được xã hội chấp nhận. Bền vững về kinh tế, là sản xuất nông nghiệp hướng đến chuỗi giá trị, hiệu quả đạt cao, làm ra nhiều sản phẩm có chất lượng, không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi, dự trữ lương thực mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Bền vững về xã hội, là một nền nông nghiệp PTBV phải đảm bảo cho người nông dân có đầy đủ công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng lên. Bền vững về môi trường, là mọi hoạt động sản xuất nông nghiệp không hủy hoại nguồn tài nguyên thiên nhiên và không gây ô nhiễm môi trường. Đối với từng địa phương, tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc thù của lĩnh vực nông nghiệp để hướng đến nền NNPTBV trên cơ sở phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của địa phương, vừa tuân thủ các yêu cầu ở từng mức độ khác nhau của nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường sinh thái.

35 Đặc điểm nông nghiệp phát triển bền vững Hoạt động sản xuất nông nghiệp là những tác động của con người lên các đối tượng thiên nhiên (cây trồng, đất đai...) để tạo ra các sản phẩm (nông sản) nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình. Những tác động đó của con người nếu như phù hợp với các quy luật khách quan của thiên nhiên sẽ thúc đẩy sự phát triển của thiên nhiên và tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho con người. Ngược lại, nếu những tác động trong nông nghiệp cũng như các tác động khác của con người trong các hoạt động sản xuất và đời sống không phù hợp với các quy luật khách quan của tự nhiên thì thường gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, không những cố gắng của con người không mang lại kết quả gì, mà nhiều khi còn gây ra những tác động nguy hiểm đối với sức khỏe, nền an ninh và môi trường sống của con người. Và như thế, con người và môi trường sinh thái rơi vào tình trạng không an toàn. Cho nên, phải tiến hành sản xuất nông nghiệp bền vững, nếu không muốn hứng chịu những phản ứng của thiên nhiên. Những phản ứng này có khi rất lớn và rất nguy hiểm. Trong thực tế cuộc sống những phản ứng của thiên nhiên được thể hiện ở các loại thiên tai như lụt lũ, hạn hán, sâu bệnh phát sinh thành dịch, ô nhiễm môi trường sống, môi trường sinh thái v.v...cũng từ đó cuộc sống và các hoạt động sản xuất, đời sống, KT-XH của con người rơi vào tình trạng gặp nhiều biến động, thiếu bền vững. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp bền vững không những hướng tới việc tạo ra các sản phẩm lành, sạch không gây ra những ảnh hưởng có hại cho sức khỏe người tiêu dùng, mà cần đảm bảo không ngừng tăng năng suất cây trồng, tăng năng suất đất đai, năng suất lao động và góp phần vào quá trình PTBV của thiên nhiên và xã hội. Do đó, NNPTBV thể hiện qua mấy đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, NNPTBV phải đảm bảo nhịp độ tăng trưởng kinh tế ổn định, hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông thôn Không chỉ riêng trong ngành nông nghiệp, bất cứ ngành nào trong nền kinh tế quốc dân mục tiêu tăng trưởng cũng luôn đặt ở vị trí trung tâm và phải có sự quan tâm đặc biệt. Đối với ngành nông nghiệp, đảm bảo sự tăng trưởng ổn định có ý nghĩa hết sức quan trọng, bởi nông nghiệp là ngành cung cấp toàn bộ lương thực, thực phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con người. Hoạt động tiêu dùng hàng ngày diễn ra liên tục với quy mô dân số ngày càng tăng đòi hỏi quá trình sản xuất cũng phải có nhịp độ tăng tương ứng. Trước bối cảnh tình hình thế giới có nhiều

36 30 bất ổn, thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu gây hậu quả khó lường càng đặt ra cho ngành nông nghiệp nhiều áp lực trong quá trình phát triển. Nếu như ngành nông nghiệp không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm hơn so với nhu cầu của con người thì sẽ dẫn đến sự thiếu hụt lương thực, thực phẩm, sẽ đẩy toàn xã hội đến sự bất ổn. Nhìn lại nền nông nghiệp truyền thống, cho thấy tốc độ tăng trưởng rất thấp, thậm chí còn làm cho toàn bộ nền kinh tế rơi vào trì trệ, khủng hoảng. Cho nên, việc đổi mới toàn bộ nền NNPTBV thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế là một đặc điểm rất cơ bản và quan trọng. Tuy nhiên, không phải tăng trưởng bằng mọi giá nếu như chúng ta phải trả giá quá đắt. Nói cách khác, tăng trưởng đó phải trên cơ sở hiệu quả, tăng trưởng chỉ thực sự có ý nghĩa khi đảm bảo PTBV. Hiệu quả của nền NNPTBV thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng tập trung nhất ở việc các sản phẩm nông nghiệp làm ra sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào bao gồm cả các nguồn lực con người, kinh tế và tự nhiên. Có nghĩa là tăng trưởng nông nghiệp là tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp là phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, như thời tiết, khí hậu, đất đai, thổ nhưỡng Cho nên, sản xuất nông nghiệp thường rơi vào bấp bênh, thiếu ổn định. Đối với nền nông nghiệp truyền thống, sản xuất dựa vào kinh nghiệm, kỹ thuật lạc hậu, năng suất thấp, giá trị nông sản không cao. Ngược lại, đặc điểm của nền nông nghiệp hiện đại, yếu tố ổn định, tăng trưởng, bền vững luôn được đề cao, xem trọng. Thực ra, NNPTBV đã bao hàm tăng trưởng, điều đó rất có ý nghĩa đối với phát triển KT-XH và nâng cao chất lượng cuộc sống của khu vực nông nghiệp, nông thôn. Thứ hai, NNPTBV góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội trong nông nghiệp, nông thôn Thực tế cho thấy, hiện nay tình trạng đói nghèo, lạc hậu, thất nghiệp, phân hóa giàu nghèo tồn tại chủ yếu ở nông thôn và chiếm phần lớn tỷ lệ đói nghèo là những người tham gia vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn. Đặc biệt với một nền nông nghiệp truyền thống lạc hậu rất khó để giải quyết được vấn đề đói nghèo, đây là cái vòng lẩn quẩn của đói nghèo - lạc hậu - tàn phá môi trường sống. Hiện thực này yêu cầu với một nền NNPTBV cần đảm bảo: tăng trưởng, ổn định, hiệu quả. Đây sẽ là cơ sở giải quyết vấn đề đói nghèo, lạc hậu, thất nghiệp, bất bình đẳng trong nông nghiệp, nông thôn. Bởi lẽ, suy đến cùng, khi

37 31 NNPTBV sẽ góp phần nâng cao vai trò làm chủ của người nông dân, các vấn đề xã hội ở nông thôn từng bước được giải quyết. Nông nghiệp chậm phát triển thì nông dân còn đói nghèo, y tế, giáo dục, an sinh xã hội không được đảm bảo, tệ nạn xã hội gia tăng, năng lực chủ thể của nông dân trong sản xuất nông nghiệp và đời sống nông thôn bị giảm sút. Với nền nông nghiệp truyền thống vai trò chủ thể của nông dân gần như không có hoặc có nhưng rất hạn chế, mờ nhạt, ngay cả những quyền ra các quyết định liên quan trực tiếp đến bản thân. Trong khi đó, để xây dựng một nền NNPTBV thì người nông dân phải được coi là chủ thể của quá trình sản xuất và xây dựng NTM. Người nông dân nắm giữ quyền trong mọi khâu của quá trình sản xuất và tham gia, quyết định các vấn đề liên quan đến đời sống cư dân nông thôn. Nền nông nghiệp phát triển càng vững chắc, trình độ ngày càng cao thì khi đó vai trò chủ thể của người nông dân càng được đảm bảo ở mức cao nhất. Một vấn đề khác của nông dân cũng rất đáng được quan tâm hiện nay, đó là vấn đề sở hữu đất nông nghiệp, tiếp cận nguồn tài nguyên và quyền phân phối các sản phẩm nông nghiệp. Tình trạng người nông dân bỏ đất, bán đất, mất đất do quá trình đô thị hóa, mất tư liệu sản xuất có xu hướng tăng dần. Tình trạng tích tụ, sở hữu ruộng đất tập trung về một bộ phận người giàu đang đặt ra nhiều vấn đề không chỉ đơn thuần là kinh tế mà còn nảy sinh nhiều vấn đề xã hội; tình trạng bất cập giữa trình độ và khả năng hạn chế trong tiếp cận, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên đang là rào cản của sự phát triển; tình trạng mất mùa được giá, được mùa mất giá cho thấy quyền quyết định trong phân phối của người nông dân gần như bằng không. Cụ thể ở đây là sự phân phối không công bằng về mặt thu nhập. Phần giá trị thuộc về nông dân trong tổng giá trị sản phẩm là rất thấp. Phần lớn những giá trị đó lại thuộc về những chủ thể không trực tiếp tạo ra sản phẩm, đó là những tư thương, người cung cấp dịch vụ, doanh nghiệp Cho nên, thu nhập của người nông dân không được đảm bảo thì khó có thể khuyến khích được việc mở rộng sản xuất, nâng cao năng suất lao động. Đây là nguyên nhân làm nảy sinh hàng loạt các mâu thuẫn trong xã hội, thậm chí làm kéo lùi nền sản xuất đi xuống. Vì vậy, nền NNPTBV hướng đến việc làm cho mọi chủ thể được phân phối thu nhập công bằng hơn. Không chỉ công bằng trong thu nhập mà còn công bằng trong việc tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên, công bằng trong tiếp cận các dịch

38 32 vụ xã hội và đời sống nông thôn, liên quan trực tiếp đến các giá trị và sự phát triển của con người. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy vọng ở thời gian tương lai, khi mà nền NNPTBV đạt được trình độ nhất định thì các vấn đề xã hội của nông nghiệp, nông thôn được giải quyết tốt hơn, khi đó giá trị và mức sống của cư dân nông thôn đạt đến trình độ cao, quyền làm chủ của nông dân được đảm bảo, chất lượng đời sống nông dân và xã hội nông thôn sẽ là môi trường đáng sống, sẽ là sự lựa chọn của nhiều người. Thứ ba, NNPTBV là một nền nông nghiệp sinh thái Trong nền kinh tế quốc dân thì ngành nông nghiệp là ngành trực tiếp liên quan đến môi trường sinh thái nhiều nhất. Đặc điểm dễ thấy nhất ở một nền nông nghiệp lạc hậu, đó là trình độ kỹ thuật thấp kém, phương thức canh tác thủ công. Thực tế này đã làm cho môi trường thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng, cụ thể đó là tình trạng diện tích đất trồng cây nông nghiệp, diện tích rừng bị thu hẹp, thoái hóa, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng... Hiện thực này là hệ lụy do chính con người gây ra và lại đang trực tiếp tác động đến đời sống con người. Cho nên, để có một nền NNPTBV trước hết phải xem xét lại việc khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có để thỏa mãn nhu cầu con người mà không làm tổn hại cho thế hệ tương lai. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về nông sản, thực phẩm ngày càng nhiều và yêu cầu ngày càng cao. Do đó, quá trình tổ chức sản xuất nông nghiệp phải dựa trên những điều kiện tài nguyên thiên nhiên hiện có. Hơn nữa, tài nguyên thiên nhiên không là vô tận, nó rất có giới hạn. Chính vì vậy, trong quá trình con người tác động vào môi trường tự nhiên phải đảm bảo sự cân bằng về môi trường sinh thái trước trong tương quan với những đòi hỏi thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Một đặc điểm nữa của quá trình sản xuất nông nghiệp truyền thống lạc hậu là khai thác đồng nghĩa với ô nhiễm, hủy hoại. Cho nên, một nền NNPTBV là phải ngăn chặn có hiệu quả việc ô nhiễm, lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp và bảo quản nông sản. Vấn đề không chỉ ở nhận thức mà cách sản xuất, bảo quản, kinh doanh thiếu chuyên nghiệp, coi thường sức khỏe người tiêu dùng không chỉ làm cho môi trường sống bị tổn hại mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người. Những hệ lụy của ô nhiễm, lạm dụng hóa chất không thể phát hiện, ngăn chặn trong thời gian ngắn mà còn để lại những hậu quả lâu dài. Do vậy, xây dựng một nền nông nghiệp thân thiện với môi trường

39 33 sinh thái dưới sự hỗ trợ của yếu tố KH-KT nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm sạch, có chất lượng cao, để lại cho thế hệ mai sau những điều tốt nhất [63] NỘI DUNG, TIÊU CHÍ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Nội dung nông nghiệp phát triển bền vững Nội dung NNPTBV được thể hiện trên ba khía cạnh sau: NNPTBV trên phương diện kinh tế; NNPTBV trên phương diện xã hội và nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên phương diện bảo vệ môi trường Nông nghiệp phát triển bền vững trên phương diện kinh tế Trên phương diện kinh tế, NNPTBV là nền nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, ổn định với cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hợp lý, hiện đại trên cơ sở phát huy lợi thế về những điều kiện tự nhiên (chất đất, khí hậu ), tập quán, kinh nghiệm sản xuất, thị trường của nông nghiệp Việt Nam phù hợp với xu hướng nông nghiệp và thị trường thế giới. Do đó, NNPTBV trên phương diện kinh tế là quá trình phát triển đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao, ổn định trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ và dựa vào năng lực nội sinh là chủ yếu, tránh được suy thoái, đình trệ trong tương lai và không để lại tổn hại cho các thế hệ mai sau. Việc đầu tư và phát triển nói chung và đầu tư để NNPTBV nói riêng phải đem lại lợi nhuận, gia tăng tổng sản phẩm của ngành trong nền kinh tế của quốc gia. Có nhiều phương thức đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên không phải phương thức nào cũng dẫn tới tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và bền vững. Trong xã hội phát triển, tăng trưởng kinh tế nông nghiệp dựa trên cơ sở chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ, CNH, HĐH là một xu thế tất yếu. Chỉ dựa trên chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ thì mới đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định và vững chắc. Nếu tăng trưởng kinh tế dựa vào khai thác tài nguyên và bán nông sản thô thì nội bộ ngành không có sự tăng trưởng kinh tế bền vững và sẽ làm cho nguồn tài nguyên cạn kiệt, dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường về môi trường và các ảnh hưởng khác về mặt xã hội. Với mọi quốc gia năng lực nội sinh luôn giữ vai trò chủ yếu để tăng trưởng kinh tế vững bền, với từng lĩnh vực của nền kinh tế cũng vậy và vì thế lĩnh vực nông nghiệp không là ngoại lệ. Điều đó có nghĩa rằng, khả năng bên trong, nội tại, là thế mạnh mang tính chất tổng lực nội bộ ngành của một quốc gia, như: nguồn nhân lực, tài

40 34 nguyên thiên nhiên, đất đai, kết cấu hạ tầng, năng lực sáng tạo, KH - CN, mức độ tích lũy của mỗi quốc gia tuy nhiên cũng cần thiết phải kết hợp cả nguồn lực từ bên ngoài. Bởi lẽ với một nền nông nghiệp chậm phát triển, nội lực hạn chế, nên nếu chỉ dựa vào nội lực thì thực sự khó khăn để có sự bứt phá, nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực bên ngoài thì nền nông nghiệp sẽ lại ở trạng thái dễ bị phụ thuộc, tỷ lệ rủi ro cao, khả năng đề kháng trước những tác động tiêu cực sẽ không còn. Chính vì thế, năng lực nội sinh của ngành, của quốc gia đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế nông nghiệp bền vững. Ngược lại, nền NNPTBV sẽ góp phần làm cho năng lực nội sinh của mỗi quốc gia trở nên mạnh mẽ. Yếu tố kinh tế - Hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp ) - Thu nhập và lợi nhuận cư dân nông nghiệp - Du lịch sinh thái kết hợp với nông nghiệp đô thị Kinh tế NNPTTHBV Môi trường Xã hội Yếu tố môi trường và cảnh quan - Bảo vệ môi trường (nước, không khí ) - Tạo cảnh quan nông thôn và đô thị Yếu tố phúc lợi xã hội - Chất lượng thực phẩm - An toàn thực phẩm - An ninh lương thực - Chất lượng cuộc sống - Hoạt động giải trí, tiêu khiển Hình 2.3: Khung lý thuyết về nông nghiệp phát triển bền vững Nguồn: [103].

41 Nông nghiệp phát triển bền vững trên phương diện xã hội Nông nghiệp PTBV trên phương diện xã hội là quá trình phát triển vừa đảm bảo được mục tiêu kinh tế vừa đảm bảo được mục tiêu thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có cơ hội học hành và có việc làm, giảm tình trạng đói nghèo, nâng cao trình độ dân trí, tạo sự đồng thuận và an sinh xã hội. NNPTBV hướng đến một xã hội trong đó phát triển kinh tế phải đi đôi với công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế; phúc lợi xã hội phải được chăm lo, các giá trị về văn hóa, đạo đức của dân tộc và cộng đồng phải được bảo vệ và phát huy. Trong xu thế hiện nay, giá trị của PTBV không bao giờ là một thể độc lập, mà là chuỗi giá trị có sự gắn kết bền chặt giữa các thành tố với nhau, trong đó, tăng trưởng kinh tế là quan trọng và đặt ở vị trí trước nhất. Tăng trưởng kinh tế phải được gắn chặt với giải quyết việc làm cho người lao động, nhất là lao động nông thôn. Nếu tăng trưởng kinh tế không đi đôi với giải quyết việc làm, để tình trạng thất nghiệp gia tăng thì không những gây lãng phí nguồn nhân lực mà còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy xã hội. Một khi nền NNPTBV đạt được những giá trị nhất định sẽ giúp cho người lao động có việc làm ổn định, thì đói nghèo giảm, sẽ tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nguồn lực sản xuất, nguồn lực lao động sẽ phát triển cao hơn. Một xã hội ổn định, phát triển hài hòa, đời sống dân cư nông thôn được đảm bảo là sự phản ảnh sinh động nhất của chất lượng cuộc sống, giá trị của NNPTBV Nông nghiệp phát triển bền vững trên phương diện môi trường Nông nghiệp PTBV trên phương diện môi trường là quá trình phát triển đạt được tăng trưởng kinh tế cao, ổn định, gắn với khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên không làm suy thoái, hủy hoại môi trường mà còn nuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường. Về chất lượng môi trường, trong NNPTBV đó là một tổng thể như môi trường khí hậu, thổ nhưỡng, nước, đất, giống, cảnh quan, nhìn chung không bị các hoạt động của con người làm ô nhiễm; các nguồn phế thải phải được xử lý, tái chế kịp thời. Để đạt được mục tiêu đó, tăng trưởng kinh tế trong nông nghiệp phải dựa trên cơ sở khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Có nghĩa là phải có kế hoạch cân nhắc, lựa chọn khi ra quyết định khai thác tài nguyên để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của cư dân nông thôn. Xét về hiệu quả KT-XH và môi trường, tăng trưởng kinh tế không làm ô nhiễm, suy thoái, hủy hoại môi trường là yếu tố bền vững cần được bảo vệ, nếu tăng trưởng

42 36 kinh tế nhưng lại làm ô nhiễm, suy thoái, hủy hoại môi trường thì sẽ đe dọa trực tiếp cuộc sống của thế hệ hiện tại và của các thế hệ tương lai. Cho nên, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với nuôi dưỡng, cải thiện chất lượng môi trường để đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến việc đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai Các nhân tố ảnh hưởng đến nông nghiệp phát triển bền vững Nông nghiệp PTBV chịu tác động của nhiều nhân tố, nhưng khái quát lại có bốn nhóm nhân tố chủ yếu sau: điều kiện tự nhiên; điều kiện KT-XH; các nhân tố tổ chức - kỹ thuật; vai trò của Nhà nước, nông dân và các tổ chức hiệp hội Nhóm các nhân tố về điều kiện tự nhiên Những nhân tố như điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu, nguồn nước, rừng, khoáng sản, và các yếu tố sinh học khác là những nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển nông nghiệp bền vững, nhất là đối với các nước trình độ công nghiệp hóa còn thấp, còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Là ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như khí hậu, đất đai, nguồn nước nên có thể nói các nhân tố về điều kiện tự nhiên có tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi ngành nông nghiệp. Trong các nội dung của NNPTBV đều chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên. Môi trường sản xuất nông nghiệp cũng do yếu tố tự nhiên quy định. Mỗi vùng nông nghiệp lại có đặc điểm về tự nhiên riêng, do đó đặc điểm về xã hội, kết cấu xã hội cũng có những đặc thù riêng tương thích. Điều kiện tự nhiên cũng ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, nhất là ở những địa phương thuần nông, nông nghiệp là ngành chiếm tỷ trọng lớn và ảnh hưởng rất lớn đến các ngành khác. Đồng thời, các vùng kinh tế có điều kiện tự nhiên khác nhau, do đó quy mô của các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng) và trong nội bộ ngành nông nghiệp cũng khác nhau. Điều đó thể hiện rõ nét trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp giữa các vùng (đồng bằng, trung du, miền núi). Theo đó, vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi có thể phát triển những ngành có lợi thế so với vùng khác và ngược lại. Đó là cơ sở tự nhiên để phát triển, khai thác các lợi thế so sánh của vùng. Sẽ là phát triển không bền vững, nếu không căn cứ vào điều kiện tự nhiên để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhóm nhân tố về điều kiện kinh tế - xã hội Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới NNPTBV gồm có: Thị trường, hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước, hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, mức

43 37 độ phát triển các khu công nghiệp, đô thị, dân số, lao động bao gồm cả số lượng và chất lượng. Những nhân tố này với vị trí, vai trò của mình đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới NNPTBV. Nếu thị trường với những nhu cầu được xác định vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển sản xuất, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển nông nghiệp và tính đa dạng của nhu cầu tác động mạnh đến sự biến đổi số lượng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thì hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước một mặt điều chỉnh, hỗ trợ các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo định hướng mục tiêu đã lựa chọn, thì hệ thống này cùng với thị trường đảm bảo ở mức độ tối ưu nhất các điều kiện phục vụ sản xuất nông nghiệp, chẳng hạn, thông qua việc hiện thực hóa các chủ trương, chính sách và cụ thể hóa vai trò của mình, thị trường không chỉ thực hiện chức năng tiêu thụ sản phẩm mà còn thực hiện chức năng thu hút các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp như: vốn, lao động, vật tư, công nghệ đảm bảo sự vận hành của sản xuất nông nghiệp mang tính ổn định, bền vững. Trong bối cảnh, sự vận hành nền kinh tế nông nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bản thân nền kinh tế quốc gia và cũng không đơn thuần chỉ là sự phát triển của riêng ngành nông nghiệp thì ngoài ảnh hưởng của thị trường, của hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước còn có sự ảnh hưởng từ những vận động phát triển của khu vực công nghiệp nói chung, phát triển các cụm, khu công nghiệp nói riêng. Ảnh hưởng này có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực, chẳng hạn, phát triển của công nghiệp chế biến sẽ hỗ trợ đầu ra cho nông nghiệp, gia tăng giá trị nông phẩm; song nếu sự phát triển khu công nghiệp, chế xuất mà không gắn kết được với sự phát triển của nông nghiệp sẽ không tạo ra những hỗ trợ cho nông nghiệp phát triển mà thậm chí còn có thể đưa đến những hệ lụy mà những hệ lụy đó có thể tác động ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp như phát thải công nghiệp làm ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là lĩnh vực chậm phát triển, ngoài những nguyên nhân mang tính chất đặc thù của ngành còn có những nguyên nhân khác, trong đó nổi bật là nguyên nhân liên quan đến kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp. Do nông nghiệp thường phát triển trên một không gian rộng lớn, trong không gian đó, những chi phí đầu tư cho phát triển hệ thống hạ tầng là rất khó khăn, trong khi nguồn lực trong lĩnh vực nông nghiệp là hạn chế. Vậy nên, vốn đã lạc hậu hơn so với những lĩnh vực khác, lại cộng thêm những hạn chế về hạ tầng, tất yếu hiệu quả sản xuất nông nghiệp sẽ

44 38 khó có thể đạt được như kỳ vọng. Vì vậy, để PTBV, tất yếu phải phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng bao gồm các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng KT-XH Nhóm nhân tố về tổ chức - kỹ thuật Các nhân tố tổ chức - kỹ thuật gồm các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp, sự phát triển khoa học - công nghệ (KH-CN) và việc áp dụng KH-KT vào sản xuất. Vậy nên, sự tồn tại, vận động và biến đổi của nông nghiệp được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp. Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua các hình thức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức thích ứng. Do đó, các hình thức tổ chức sản xuất trong nông nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới NNPTBV. Hiện nay, KH-CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của KH-CN và việc ứng dụng vào sản xuất đã trở thành động lực mạnh mẽ để phát triển xã hội nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vì tiến bộ KH-CN và ứng dụng vào sản xuất một mặt làm xuất hiện nhiều nhu cầu mới, làm thay đổi tốc độ phát triển các ngành; mặt khác, tạo ra khả năng mở rộng sản xuất, chuyên môn hóa cao và phát triển những ngành nghề đòi hỏi trình độ cao, tốn ít nguyên liệu, nhiên liệu và giảm ô nhiễm hơn. Do đó, để NNPTBV cần tính tới nhân tố tổ chức - kỹ thuật Vai trò của Nhà nước, nông dân và các tổ chức hiệp hội, đoàn thể Nông nghiệp là một ngành kinh tế, để ngành kinh tế vận hành ngoài chủ thể nông dân trực tiếp tham gia các hoạt động kinh tế trong đó, còn có các nhân tố khác cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh tế nói chung, phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, đó là chủ thể Nhà nước và các tổ chức hiệp hội. Nhà nước là người hoạch định chính sách phát triển toàn diện của đất nước trong đó có chính sách phát triển nông nghiệp. Các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp phải phù hợp với thực tiễn, có tác dụng khuyến khích sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu đối với từng mặt hàng nông sản cụ thể như: Gạo, muối, đường, rau quả sạch Có ưu đãi về phí sử dụng đất, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là những dự án nông nghiệp công nghệ cao, dự án chế biến những nông sản thực phẩm, dự án tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập trong nông nghiệp, nông thôn...; rà soát, loại bỏ những lệ phí, những khoản đóng góp chưa hợp lý. Nếu các chính sách của Nhà nước là chủ quan duy ý chí sẽ gây ra những tổn thất to lớn không lường trước được. Trong nông nghiệp, chính sách không phù hợp

45 39 sẽ làm cho nó không có điều kiện phát triển, tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất sẽ bị bỏ hoang, nông dân không thiết tha đầu tư, tài nguyên thiên nhiên không được quản lý, sử dụng có hiệu quả, tất yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế, gây mất ổn định xã hội. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan, tạo điều kiện và khuyến khích nông dân đầu tư vào và khai thác đất đai có hiệu quả. Nhà nước còn phải làm tốt việc hoàn thiện và triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, phát huy các nguồn lực và lợi thế vùng để đẩy nhanh quá trình NNPTBV. Không thể có PTBV trên nền tảng sản xuất nông nghiệp thiếu quy hoạch, không tập trung. Việc quy hoạch, hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung quy mô lớn sẽ giảm chi phí sản xuất, tập trung được đầu tư, có điều kiện ứng dụng thành tựu KH-CN, CNH, nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất. Công tác quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn cần chú ý: Dự báo nhu cầu thị trường, lợi thế cạnh tranh, khả năng phát triển KH-CN, công nghiệp chế biến; gắn quy hoạch các vùng sản xuất với đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế và áp dụng kỹ thuật mới của nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp sạch, bảo vệ môi trường vào sản xuất; thực hiện sự kết hợp giữa quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp với sản xuất nông phẩm hàng hóa quy mô lớn và phát triển công nghiệp chế biến phù hợp. Nhà nước phải có có cơ chế đặc thù hỗ trợ, thúc đẩy các vùng NNPTBV, gắn với chú trọng mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu các sản phẩm chế biến và chế biến sản phẩm sạch. Đây là một trong những điều kiện quan trọng khuyến khích thúc đẩy chuyển dịch thành công cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời đẩy nhanh thị trường tín dụng. Kiên định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, không phát triển tràn lan "cây, con, sản phẩm" theo phong trào mà chỉ tập trung phát triển những sản phẩm từng địa phương, từng vùng có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh. Huy động mạnh mẽ sự tham gia của công nghiệp, KH- CN, dịch vụ vào sản xuất và đặc biệt là tín dụng cho phát triển các ngành trên. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở trong nước và quốc tế, hướng tới đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nông dân là lực lượng chính, là chủ thể quyết định sự thành bại của chủ trương chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp. Muốn NNPTBV phải nâng cao

46 40 nhận thức và trình độ sản xuất của nông dân, để nông dân tiếp cận và ứng dụng KH- CN, công nghệ sinh học vào sản xuất để vừa có tăng trưởng, vừa thân thiện với môi trường. Đồng thời, Nhà nước cũng phải quan tâm đến việc xây dựng nông thôn, xác định xây dựng NTM là nền tảng căn bản để nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững. Theo đó, gắn kế hoạch xây dựng NTM với phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung, bảo đảm sự phát triển nông nghiệp, nông thôn đồng bộ và bền vững. Mặt khác, để xây dựng NTM tất yếu phải xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch chi tiết ở các xã, huy động mọi nguồn vốn, thực hiện hiệu quả các dự án theo đúng quy hoạch, chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất, dồn điền, đổi thửa, xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung v.v... Có thể nói về cơ bản nội hàm xây dựng NTM là sự chuẩn bị một cách căn bản các điều kiện phục vụ NNPTBV. Và, NNPTBV chỉ có thể đạt kết quả mong đợi khi người dân ngày càng gắn bó với hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Chính vì vậy, để NNPTBV cần chú trọng nâng cao đời sống của nông dân, không chỉ về kinh tế mà phải quan tâm các mặt VH-XH, KH-CN. Cấp bách nhất hiện nay là giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động ở nông thôn, nhất là nông dân không có việc làm ở trong các vùng đô thị hóa, khu công nghiệp, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo giảm dần sự cách biệt về thu nhập và đời sống giữa các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn. Có chính sách đầu tư khôi phục, mở rộng các làng nghề truyền thống ở các địa phương nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho nông dân với phương châm "ly nông, bất ly hương". Chính đặc tính liên kết không cao trong sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến những hạn chế nhất định trong phát huy vai trò của chủ thể chính trong phát triển nông nghiệp là nông dân. Do vậy, nhằm khắc phục hiện thực này, rất cần có sự liên kết giữa những chủ thể này. Và kinh nghiệm thành công, cũng như thất bại từ các nước công nghiệp hoá đi trước đã chỉ ra rằng, cách duy nhất để tồn tại và phát triển là giai cấp nông dân phải huy động nguồn lực dồi dào nhưng phân tán của mình vào tổ chức hiệp hội quy củ. Hiệp hội đó phải hoạt động có hiệu quả, đủ sức tổ chức nông dân thành lực lượng thống nhất; đủ mạnh để hỗ trợ phát triển nông nghiệp hiện đại, nâng cao đời sống nông dân. Trong đó, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, thực sự là một tổ chức "của nông dân, do nông dân và vì nông dân".

47 Tiêu chí đánh giá tính bền vững của nông nghiệp Phương pháp đánh giá tính bền vững của nông nghiệp Phương pháp đánh giá tính bền vững của nông nghiệp dựa trên hai cơ sở, đó là: các tiêu chí định tính và các tiêu chí định lượng. Các tiêu chí định tính để mô tả tính chất và phân tích các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của sản phẩm nông nghiệp, như: mức độ sạch của sản phẩm, trình độ chuyên môn hóa, trình độ công nghệ,... tiêu chí định tính có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của vấn đề nhưng thường khó xác định trên thực tế. Do đó, nó thường làm cơ sở để tham khảo, kiểm chứng mà ít được sử dụng trong thực tế. Các tiêu chí định lượng để thu thập dữ liệu bằng số trong nội bộ ngành nông nghiệp, như: số lao động nông nghiệp, tài sản, vốn, doanh thu, lợi nhuận...tiêu chí định lượng có thể chứng minh được trong thực tế và mang tính khách quan Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của nông nghiệp Với quan niệm mới về khái niệm và nội dung NNPTBV như đã trình bày ở trên ta có thể rút ra những tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá như sau: - Tiêu chí đánh giá NNPTBV trên phương diện kinh tế Mức độ đóng góp của sản phẩm nông nghiệp vào tăng trưởng kinh tế. Doanh thu của mặt hàng nông sản là tiêu chí quan trọng, dễ đánh giá mức độ đóng góp của sản phẩm nông nghiệp vào phát triển kinh tế. Chỉ số đo lường là việc duy trì tốc độ tăng trưởng sản phẩm hàng hóa nông nghiệp cao, ổn định so với tốc độ tăng trưởng GDP. Chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy sản phải bảo đảm phát triển bền vững: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là yêu cầu để đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo hướng CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Trong đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nông sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả, bền vững. Chỉ số đo lường thể hiện hàng hóa ở dạng thô theo ngành để phục vụ nhu cầu nội địa và xuất khẩu, đặc biệt khi nước ta gia nhập TPP, xuất khẩu sang các nước EU, Nhật, Mỹ (có thể tính ở tiêu chí sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, ở trình độ thấp có thể tính bằng tỷ lệ sản phẩm an toàn trên tổng số sản phẩm). - Tiêu chí đánh giá NNPTBV trên phương diện xã hội Mức độ cải thiện đời sống của nhân dân từ PTBV sản phẩm nông nghiệp. Các tiêu chí đo lường là mức thu nhập bình quân đầu người trong nông nghiệp so với mức thu nhập bình quân của cả nước, tỷ lệ nghèo đói nói chung, tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn nói riêng.

48 42 Mức độ tạo việc làm từ việc mở rộng và nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp. Tiêu chí này thể hiện ở việc tỷ lệ lao động có việc làm tăng thêm trong sản xuất nông nghiệp (kể cả việc làm mới). Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công bằng xã hội. Tiêu chí này phản ánh sự tăng trưởng nông nghiệp, xây dựng đời sống NTM, góp phần giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập, đời sống tinh thần, hưởng thụ văn hóa, dịch vụ...đối với các tầng lớp dân cư, giữa các vùng, khu vực với nhau. - Tiêu chí đánh giá NNPTBV trên phương diện môi trường Mức độ cải thiện môi trường nhờ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ số đo lường thể hiện ở mức độ ô nhiễm do quá trình sản xuất nông nghiệp gây ra, như: nồng độ các thành phần không khí, nước, đất... Mức độ đa dạng sinh học ở các khu vực sản xuất nông, lâm, thủy sản. Chỉ số này phản ánh mức độ duy trì các nguồn tài nguyên tái tạo được, mức độ khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo được. Chỉ số đo lường thể hiện mức độ mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, chế biến lâm sản, nuôi trồng thủy hải sản... Mức độ đóng góp của hàng hóa nông, lâm, thủy sản vào kinh phí bảo vệ môi trường. * Về mặt kinh tế, để thể hiện một nền NNPTBV người ta dùng chỉ tiêu: EDP = GDP - (Giá trị cạn kiệt tài nguyên + Giá trị suy giảm môi trường) - Đối với nền NNPTBV ở mức độ phát triển còn thấp thì nên dùng các chỉ tiêu: Tỷ trọng giá trị sản phẩm đạt tiêu chuẩn EU và Mỹ (sản phẩm an toàn) trong tổng sản phẩm. Tỷ trọng nông trại, trang trại nông nghiệp sản xuất bền vững trong tổng số; Tỷ trọng diện tích nông nghiệp sản xuất bền vững trong tổng diện tích trồng trọt; Tỷ trọng trang trại chăn nuôi sản xuất bền vững trong tổng trang trại chăn nuôi; Tổng giá trị tạo ra của nông nghiệp bền vững được tính như sau: GDP sth = GDP ± PT ng ± PM Ti ± PCQ Trong đó: GDP sth : Sản phẩm quốc nội của nông nghiệp bền vững GDP: Sản phẩm quốc nội thông thương trong nông nghiệp PT ng : Giá trị tài nguyên thông thương trong nông nghiệp PM Ti : Giá trị môi trường thông thương trong nông nghiệp PCQ: Giá trị cảnh quan thông thương trong nông nghiệp

49 43 - Với mỗi địa phương, tùy điều kiện phát triển cụ thể và mục tiêu hướng đến của NNPTTHBV mà xác định các tiêu chí đánh giá, nhưng cần chú ý trên 2 phương diện sau: Thứ nhất, các tiêu chí trên được đánh giá ở mức độ cao về số tuyệt đối nếu so với nông nghiệp bền vững nói chung ở cùng thời điểm. Thứ hai, coi trọng hơn về các tiêu chí phản ánh mức độ tăng trưởng, tác động của biến đổi khí hậu, chi phí trung gian cao (do chi phí vận chuyển, điều kiện địa lý, thời tiết, thổ nhưỡng, nhân công ) [53] KINH NGHIỆM VỀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÀ MAU VỀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Kinh nghiệm về nông nghiệp phát triển bền vững của một số quốc gia trên thế giới Nông nghiệp phát triển bền vững theo cách làm của Hàn Quốc Hàn Quốc được biết đến là một đất nước không có nhiều thuận lợi cho phát triển nông nghiệp do điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, tài nguyên thiên nhiên rất hạn chế, song đất nước này đã có những bước phát triển đáng khích lệ trên nhiều phương diện, trong đó, phát triển nông nghiệp một cách bền vững là một trong những kinh nghiệm đáng để nhiều quốc gia khác tham khảo. Có thể khái lược cách làm của Hàn Quốc để có nền nông nghiệp phát triển bền vững trên những phương diện sau: Một là, thiết lập hệ thống quản lý nông nghiệp bền vững: Nông nghiệp PTBV đã bắt đầu được chú ý ở Hàn Quốc vào cuối những năm Ngay từ đầu, các tổ chức tư nhân, như Hiệp hội các trang trại lành mạnh và Hiệp hội nghiên cứu nghề nông trại hữu cơ (organic farming), nghề nông trại hữu cơ đã bắt đầu như một phần của các phong trào tôn giáo. Hiện nay, đã có toàn bộ 13 nhóm tiến hành hoạt động về nông nghiệp bền vững thông qua các tổ chức của quốc gia hoặc vùng. Các nhóm này bắt đầu tiến hành các hoạt động nông trại bằng việc tổ chức hiệp hội những người sản xuất và tiêu dùng đối với các sản phẩm nông nghiệp môi trường từ năm Mặc dù có những hoạt động của các nhóm tư nhân như thế, nhưng Chính phủ Hàn Quốc lại không hưởng ứng nền nông nghiệp bền vững cho lắm. Bộ Nông lâm và Thủy sản đã thành lập một ủy ban phát triển nghề nông trại hữu cơ từ năm 1991,

50 44 và đã sắp đặt các quy định quản lý nghề nông trại hữu cơ. Vào tháng 10 cùng năm đó, bộ đã khởi động hệ thống cấp chứng chỉ các sản phẩm hữu cơ. Khi các chất thải trong chăn nuôi trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, bộ đã hình thành Đạo luật liên quan đến việc đối xử với chất thải, rác vứt ra vào ban đêm (night-soil) và nước thải của chăn nuôi vào tháng 9 năm Đạo luật đó đã được sửa đổi hai lần, vào năm 1993 và 1997, để tăng cường các quy định về quản lý việc xử lý cụ thể và có thái độ rõ ràng đối với chất thải, rác thải vứt ra vào ban đêm và nước thải của chăn nuôi và thiết lập các phương tiện cho việc đó. Năm 1994, cuối cùng thì bộ cũng thiết lập một vụ chuyên trách vấn đề NNPTBV. Vụ này được gọi là Vụ Nông nghiệp bền vững, được giao nhiệm vụ hoạch định các chính sách về nông nghiệp bền vững, khuyến khích và hỗ trợ nghề nông trại hữu cơ và tự nhiên. Từ năm 1995, vụ này đã bắt đầu có chương trình hỗ trợ đối với các trang trại cỡ vừa và nhỏ để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng cao. Dự án này có mục tiêu hỗ trợ các trang trại tiến hành nông nghiệp bền vững ở những vùng, mà các nguồn nước ở đó được bảo vệ cho việc sử dụng bằng đường ống dẫn nước, và các vùng trung du. Đây là dự án đầu tiên được chính phủ hỗ trợ cho việc khuyến khích nông nghiệp bền vững. Tuy nhiên, chính phủ chưa có những kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững. Cuối năm 1995, bộ đã thành lập một ủy ban công tác về vấn đề hoạch định chính sách nông nghiệp bền vững để phát triển kế hoạch hỗn hợp và các hệ thống thích hợp đối với nông nghiệp bền vững. Trên cơ sở kết quả của ủy ban công tác này, Chính phủ Hàn Quốc đã lập nên các kế hoạch trung và dài hạn cho nông nghiệp bền vững vào tháng , và triển khai khung khổ chính thức cho việc khuyến khích nông nghiệp bền vững. Vào tháng mười cùng năm đó, một kế hoạch hành động cho chính sách nông nghiệp và môi trường cho thế kỷ XXI cũng đã được thông qua. Dự án này đã được lên kế hoạch và bắt đầu thực hiện theo kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động từ năm Mặc dù đã có kế hoạch trung và dài hạn và kế hoạch hành động, nhưng công luận lại chỉ trích gay gắt tình trạng thiếu những biện pháp chính thức và thật cụ thể để dự phòng cho các kế hoạch đó. Vào tháng , Đạo luật về khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được ra đời. Mục đích của đạo luật này là theo đuổi một nền nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường bằng cách đề cao chức năng

51 45 bảo vệ môi trường của nông nghiệp, giảm ô nhiễm môi trường do sản xuất nông nghiệp gây ra, và khuyến khích các chủ trang trại hướng tới nông nghiệp bền vững. Đạo luật này mới xác định rõ khái niệm về một nền nông nghiệp bền vững và quy định vai trò của Chính phủ trung ương, chính phủ địa phương, chủ trang trại, và các tổ chức tư nhân. Đạo luật này có hiệu lực từ ngày Hai là, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất nông nghiệp, số lượng các hóa chất sử dụng phải được cắt bớt bằng cách sử dụng có hiệu quả và thận trọng. Chương trình quản lý tích hợp các loài gây hại (IPM) đã được đưa ra để khuyến khích việc sử dụng có hiệu quả các hóa chất. Trong một thời gian ngắn từ năm 1992 đã có hơn người được đào tạo thành các huấn luyện viên và các chủ trang trại để áp dụng chương trình IPM. Chương trình này kêu gọi giảm số lượng các bình phun hóa chất nông nghiệp và khối lượng sử dụng xuống còn 1/2 vào năm 2004 thông qua việc kiểm soát một cách kinh tế các bệnh và loài gây hại dựa trên cơ sở các cuộc thử nghiệm khoa học nghiêm ngặt và kiểm soát sinh học sử dụng các kẻ thù tự nhiên. Các tiêu chuẩn để sử dụng an toàn các hóa chất cũng sẽ được xây dựng, và một hệ thống các quy định về hóa chất nông nghiệp cũng sẽ được áp dụng. Các hóa chất có nồng độ độc tố thấp và các hóa chất vi sinh cũng sẽ được phát triển mạnh để hạn chế tối đa các tác hại do sử dụng hóa chất nông nghiệp. Các phương pháp làm tăng độ màu mỡ đang được khuyến khích áp dụng dựa trên cơ sở các kết quả khảo sát đất đai để giảm việc sử dụng các loại phân hóa học nhằm bảo vệ đất. Trên cơ sở kết quả khảo sát đất và dự báo cho dinh dưỡng của mỗi loại cây trồng, các loại phân bón giàu khoáng chất sẽ được cung cấp để bón một cách tối ưu cho từng mảnh ruộng riêng biệt. Hiện nay, có một kế hoạch đang được xây dựng để thiết kế một hệ thống quản lý tích hợp chất dinh dưỡng (INM). Các phân bón mới và các phương pháp bón phân hợp lý cũng đang được phát triển. Nếu các loại phân bón có độ phóng thích chậm được sử dụng, thì việc sử dụng phân bón có thể giảm đi 30% do sự hao phí phân bón sẽ giảm đi đáng kể. Bởi vì, rất khó có thể giảm các chất thải chăn nuôi phát thải ra trong bối cảnh hiện nay, những cố gắng đều được tập trung vào việc tăng cường các biện pháp tăng tỷ lệ xử lý rác thải chăn nuôi và chuyển giao chúng đến các nguồn gây ô nhiễm. Chính phủ đang mở rộng các nguồn vốn để xây dựng các thiết bị xử lý nhằm tăng tỷ

52 46 lệ xử lý rác thải chăn nuôi. Để vận hành có hiệu quả các thiết bị xử lý này, công việc đào tạo thêm trình độ cho các chủ trang trại cũng sẽ được tăng cường, và chính các thiết bị này cũng sẽ được giám định kỹ càng. Rác thải trong chăn nuôi sẽ được sử dụng để sản xuất các loại phân hữu cơ. Nguồn cung của các vật liệu thứ cấp, như mùn cưa và rơm rạ là vật liệu xúc tác cần cho việc làm biến đổi các chất thải vào các nguồn, cũng sẽ được sử dụng rộng rãi. Vật liệu thay thế đối với các chất xúc tác này cũng đang được sản xuất ở Hàn Quốc. Giá của mỗi đơn vị thu gom nhựa và các chai lọ hóa chất sẽ tăng lên để có một mức độ thích hợp trong việc khuyến khích thu gom các loại rác thải dạng này. Nguồn tái sinh của Hàn Quốc và hiệp hội tái sử dụng thu gom chúng hai đợt trong một năm, vào mùa xuân và mùa tuyết rơi. Chính phủ áp dụng hệ thống ký quỹ và hình phạt đối với dầu bôi trơn và các chất thải của hóa chất chống đông trong các linh kiện vứt bỏ của máy nông nghiệp để khuyến khích việc xúc tiến xử lý chúng bằng cách cho phép những người có mục đích tái sử dụng các loại rác thải này. Chính phủ còn có vai trò trong việc xây dựng trung tâm xử lý các máy nông trại loại thải, ở đó các máy loại thải được phân loại, tháo dở và ép lại. Chính phủ cũng cung cấp vốn ưu đãi cho các chủ trang trại xử lý các máy móc không còn dùng được, cho việc mua các máy móc nông trại mới. Do vật liệu nhựa nông nghiệp bằng sinh học có thể phân hủy sẽ được phát triển, nên ô nhiễm gây ra bởi rác thải nhựa sẽ bị giảm đi đáng kể. Các thiết bị xử lý rác thải nông thôn đang được mở rộng. Các thiết bị xử lý rác thải trong các hộ gia đình được mở rộng từ năm 1994, tập trung vào các vùng đã được chọn lựa cho các dự án phát triển làng văn hóa. Khoảng 772 thiết bị xử lý rác thải đã được bố trí từ năm Ba là, duy trì và cải thiện các nguồn lực Đất trồng trọt của Hàn Quốc có độ chua cao, nhưng hàm lượng các chất hữu cơ và axit si-lic thì lại ở mức thấp. Axit si-lic được cung cấp cho những đồng lúa mà hàm lượng axit si-lic có khoảng 130 ppm hoặc thấp hơn, và vôi được cung cấp cho đất đồi mà độ chua của chúng là 6,5 ph hoặc thấp hơn. Chính phủ Hàn Quốc đã lập kế hoạch xây dựng các dự án cải tạo đất cho toàn bộ đất trồng trọt ít nhất 6 năm một lần. Đối với đất trồng trọt có năng suất thấp hoặc đất bị ô nhiễm, đất được lấy từ các vị trí khác cũng được tính vào, nếu hàm lượng đất sét đạt đến 15%. Từ năm 1997, dự án cải tạo đất cũng được áp dụng cho đất trồng trọt ở các vùng phụ cận các mỏ

53 47 đã ngừng khai thác, đất này cũng có thể được cải tạo. Dự án cải tạo sẽ được thiết kế cho 200 ha đất trồng trọt bị ô nhiễm bởi kim loại nặng cho đến cuối năm. Việc xây dựng các dự án kiểu như thế này rất hiệu quả nên sẽ còn được tiếp tục. Những hành động chưa được đưa ra với đầy đủ mức độ của chúng để đề phòng mất đất từ đất dốc, nhưng các dự án có mô hình cỡ nhỏ hiện cũng đang được tổng kết. Để quản lý được chất lượng nước nông nghiệp, các địa điểm được đo chất lượng nước đã được tăng lên đáng kể từ 161 lên 534 địa điểm vào năm Chúng đóng vai trò như một bộ phận của dự án cải tạo chất lượng nước, các tiêu chuẩn về nước cũng được thiết lập một cách chi tiết, đội trông nom vấn đề ô nhiễm nước được tổ chức ra cho từng đơn vị hành chính ở cấp huyện. Thêm vào đó, các hiệp hội khuyến nông và khuyến lâm lên kế hoạch xây dựng các nhóm đặc nhiệm về ô nhiễm để thu thập các trường hợp bị gây hại do ô nhiễm nước và cung cấp các công nghệ để phục hồi nước ô nhiễm. Để cung cấp nước sinh hoạt cho gia đình đến các vùng nông thôn, mà các vùng này bị nằm ngoài các dự án của thành phố và các ống cung cấp nước cấp vùng, các ống nước sẽ được khoan vào các nguồn nước ngầm tại làng vào năm 2004 và Đường kính của ống nước là 200 mm, và được khoan sâu m dưới mặt đất. Dự kiến lượng nước cung cấp hàng ngày sẽ là 150 tấn cho mỗi giếng. Để đáp lại khung khổ của Liên hợp quốc trong Công ước về thay đổi khí hậu (UNFCCC), mà công ước đó đến nay vẫn đang được tiếp tục đàm phán, Chính phủ Hàn Quốc lên kế hoạch thiết kế các thiết bị có thể sử dụng để đo lượng khí mê-tan phát thải ra bởi nông nghiệp. Chính phủ đồng thời cũng có kế hoạch áp dụng các biện pháp để cắt bớt lượng phát thải khí mê-tan. Vùng đất khô dành cho việc gieo trực tiếp sẽ được mở rộng từ ha lên ha vào năm 2004, Để giảm khí mê-tan phát thải do vật nuôi, định lượng số đầu gia súc cho mỗi loài cũng được xác định. Các vật liệu hóa chất sử dụng trong việc ngăn chặn phát thải của khí gây lên men trong bộ máy tiêu hóa của vật nuôi cũng được phát triển. Bốn là, thúc đẩy sự tiến bộ của các dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao đã được khởi xướng từ năm Dự tính đến năm 2004, tổng toàn bộ tổ hợp ở trên tất các vùng với trên ha đã được tạo ra để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, và khoảng

54 hộ dự kiến sẽ tham gia các dự án này. Hàng năm, có tất cả 100 tổ hợp sẽ được lựa chọn, và mỗi tổ hợp sẽ được cung cấp một khối lượng tiền khoảng 1,75 triệu Won và cho vay khoảng 2,5 triệu Won. Mục tiêu của việc trợ giúp bao gồm cả sản xuất và tiếp thị các phương tiện và thiết bị cho nông nghiệp bền vững, như các thiết bị sản xuất vi sinh tự nhiên, kho thóc và nhà kính, thiết bị làm lạnh và các loại xe làm lạnh. Từ năm 1995, dự án khuyến khích nông nghiệp bền vững đã được thực hiện ở các vùng mà ở đó các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là nước có hệ thống đường ống. Hiện nay, dự án này được triển khai tại 5 vùng, bao gồm Paldang và Andong, đều có chính quyền địa phương và các hiệp hội hợp tác xã (HTX) nông nghiệp tham gia. Dự án này hỗ trợ sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm của nông nghiệp bền vững với mục đích cung cấp nước sạch và các sản phẩm nông trại tươi sống cho người tiêu dùng trong vùng. Các vùng có số lượng tới 1 triệu ha thì được chỉ định là những vùng được bảo vệ môi trường cấp quốc gia, bao gồm những vùng mà ở đó các nguồn nước đã được bảo vệ cho việc sử dụng như là nước có hệ thống đường ống, vùng Paldang, vùng Daechong và các vườn tự nhiên. Toàn bộ quy mô của đất trồng trọt tại các vùng này là ha, và số các hộ trang trại là Việc bắt buộc phải chịu một giới hạn về bảo vệ môi trường trong vùng đang làm tổn hại đến lợi ích của các chủ trang trại, nhưng họ không được đền bù một cách thỏa đáng. Chính phủ Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng hệ thống thanh toán trực tiếp cho các chủ trang trại, bao gồm những hộ nằm trong vùng bảo vệ môi trường, chuyển sang nông nghiệp bền vững trong sự bù lại đối với việc bảo vệ môi trường. Hệ thống này đã được sử dụng như là dự án thí điểm từ năm 1999, và tiếp tục được nhân rộng ra các địa phương khác Nông nghiệp phát triển bền vững mang đặc sắc Ixrael Nói đến Israel là người nghe thường nghĩ ngay đó là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel vẫn là một nhà xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Bởi vậy, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển nông nghiệp không thể không biết đến các kinh nghiệm của quốc gia này để kiến tạo nền nông nghiệp bền vững. Những kinh nghiệm đó có thể kể đến bao gồm:

55 49 Thứ nhất, áp dụng công nghệ cao trong sử dụng nước tưới nông nghiệp. Ixrael một đất nước không có tài nguyên nước nhưng lại có công nghệ tiết kiệm nước, xử lý nước rất tốt để phục vụ cho phát triển nông nghiệp xanh. Đó là cách người Do Thái làm giàu từ bàn tay trắng hay nói nôm na là "tay không bắt tiền". Là một đất nước nửa sa mạc ở Trung đông, diện tích chỉ rộng khoảng km2, dân số hơn 7 triệu người, đất canh tác rất ít, chỉ chiếm 18,3% tổng diện tích, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lượng mưa ít, nhưng Ixrael có nền kinh tế phát triển với trình độ cao. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, Ixrael không những sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp và công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp ra thế giới. Một trong những công nghệ đó là nhà máy sản xuất phụ kiện nối ống PE (dùng trong lĩnh vực cấp thoát nước), tất cả các khâu sản xuất hoàn toàn tự động từ nguyên liệu hạt nhựa PE đầu vào cho đến đóng thùng - dán nhãn nơi xuất đến và chuyển lên kệ chứa chờ ngày xuất kho. Thứ hai, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là ưu tiên hàng đầu Kinh nghiệm quan trọng nhất của Israel để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là hãy đầu tư cho KH-KT. Điều này không mới, nhưng nếu không có những quyết sách táo bạo, sự hỗ trợ của Chính phủ thì rất dễ rơi vào cảnh "đánh trống bỏ dùi". Một con số dễ hình dung về năng lực của "cây đũa thần" khoa học. Năm 1950, một nông dân Israel cung cấp thực phẩm đủ cho 17 người, hiện đã là 90 người. Một hecta đất hiện cho 3 triệu bông hồng, hay 500 tấn cà chua/vụ. Một con bò cho tới 11 tấn sữa/năm, mức năng suất mà không một nước nào trên thế giới có được [67]. Những thực tế của Ixrael đã đem lại một bài học khác về sự phối hợp: nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có sự tách biệt khó phân định với nhà nông. Một trong những lợi thế của sự phối hợp giữa khoa học và nhà nông tại Israel là tính cộng đồng rất cao. Nhà khoa học rất gần gũi với đồng ruộng và nhiều trong số họ cũng chính là nông dân hoặc giữ vai trò tư vấn trực tiếp cho nông dân. Các trung tâm nông nghiệp lớn, thậm chí cả các "làng nông nghiệp" (từ địa phương là kibbutz) đều có sự xuất hiện của các phòng nghiên cứu hoặc đại diện của các viện khoa học [67] Nông nghiệp phát triển bền vững theo cách làm của Thái Lan Thái Lan là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp và hiện nay, để hướng đến một nền nông nghiệp phát triển bền vững nước này đang thực hiện các chính sách về nông nghiệp mang lại hiệu quả trên nhiều mặt có thể kể đến như sau:

56 50 Thứ nhất, về chính sách trợ giá nông sản, Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây... Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi suất thấp từ ngân hàng nông nghiệp.v..v Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính sách hỗ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới. Thứ hai, chính sách công nghiệp nông thôn, Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị. Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình "Mỗi làng một sản phẩm" (One tambon, One product - OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Gắn liền với việc xem trọng chất lượng sản phẩm, chính phủ Thái Lan cũng rất quan tâm đến chính sách đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện có hiệu quả chính sách này, chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: "Thái Lan là bếp ăn của thế giới" với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng. Thứ ba, mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và

57 51 phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến công việc này là trách nhiệm của Cục Xúc tiến Công nghiệp, Cục Xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục Thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ Nông nghiệp Nông nghiệp phát triển bền vững theo cách làm của Trung Quốc Sau cải cách mở cửa, chính sách khẳng định chủ thể sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nông dân với những cải cách kinh tế ở nông thôn đã tạo ra bước phát triển vượt bật trong nông nghiệp Trung Quốc. Nhất là kể từ khi gia nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Trước tiên, có thể kể đến là chính sách đầu tư xây dựng một cơ chế để phát triển công nghiệp và đô thị thúc đẩy phát triển nông nghiệp. Sự phân phối thu nhập quốc dân được điều chỉnh tăng cho nông nghiệp và nông thôn. Hỗ trợ từ vốn Nhà nước tăng liên tục. Trung Quốc cũng rất quan tâm đến cải cách chính sách thuế. Nhiều loại thuế từ năm 2000 đến năm 2004 giảm chỉ còn một nửa, việc thiếu hụt ngân sách địa phương do miễn giảm thuế được trung ương bù. Trung Quốc mạnh dạn cắt giảm nhiều loại thuế, chỉ còn ba loại thuế chính: thuế nông nghiệp, phí hành chính và phí thực hiện các công việc chung đã giảm bình quân 30% gánh nặng cho nông dân. Trung Quốc là nước thực hiện khá tốt chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực ở các vùng trồng lương thực. Ngoài ra còn hỗ trợ cho mua hạt giống chất lượng cao và máy nông nghiệp, hỗ trợ tư liệu sản xuất nông nghiệp. Để đảm bảo nguồn nhân lực, chính sách giáo dục nông thôn Trung Quốc cũng rất chú trọng. Chính phủ áp dụng chính sách giáo dục bắt buộc chín năm cho học sinh nông thôn và giảm dần gánh nặng giáo dục. Nhà nước đầu tư nâng cấp các trường nông thôn. Nông dân phải được đào tạo để nâng cao trình độ kỹ thuật và quản lý kinh tế. Chính sách tín dụng cho nông dân được thực hiện thông qua thể chế tài chính cộng đồng, mở rộng tín dụng có thế chấp cho hộ nông dân và doanh nghiệp hướng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững [23] Kinh nghiệm về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Mô hình tôm - lúa vùng Đồng bằng sông Cửu Long hướng đi mới ứng phó với biến đổi khí hậu Tại vùng ĐBSCL, hình thức nuôi tôm sú kết hợp với trồng lúa thời gian qua phát triển tương đối ổn định, thể hiện tính bền vững, hiệu quả, tăng trưởng nhanh về

58 52 diện tích, năng suất và sản lượng. Đây là mô hình sản xuất thông minh, thân thiện với môi trường trong bối cảnh tình hình dịch bệnh trên tôm ngày càng diễn biến phức tạp, tác động bất lợi của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt như xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng, môi trường bị ô nhiễm. Nông dân thu về hai nguồn lợi kinh tế chủ lực là tôm và lúa trên cùng diện tích sản xuất với mức ổn định triệu đồng/ha/năm, giúp xóa đói giảm nghèo nhanh, bền vững hơn. Hiện nay, hình thức nuôi ở nhiều tỉnh trong khu vực chủ yếu là luân canh một vụ tôm - một vụ lúa, với tổng diện tích toàn vùng hơn ha, năng suất kg/ha, sản lượng trên tấn/năm. Các tỉnh nuôi tôm - lúa có diện tích khá lớn là Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Kiên Giang [91]. Việc đầu tư nuôi tôm - lúa thấp, ít rủi ro và giá thành sản xuất thấp hơn so với nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh, tạo lợi thế tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, chế biến xuất khẩu. Sản phẩm của hình thức canh tác này là sản phẩm sạch đang được ưa chuộng trên thị trường. Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về điều kiện tự nhiên với diện tích tôm - lúa tiềm năng phát triển hơn ha, tập trung ở các tỉnh ven biển trong vùng. Trong kịch bản ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng của ĐBSCL thì mô hình tôm - lúa được ưu tiên phát triển, nhằm thích ứng với xâm nhập mặn, hạn hán, nước biển dâng. Đây là mô hình thủy sản bền vững, giảm thấp rủi ro so với những mô hình nuôi trồng khác cần được quy hoạch, đầu tư phát triển bài bản và đúng định hướng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp [91]. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong sản xuất tôm - lúa tại ĐBSCL. Nhiều địa phương chưa quy hoạch xong sản xuất tôm - lúa, hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng thiếu đầu tư, tôm phát sinh dịch bệnh và chết kéo dài, lây lan nhưng chưa có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Hầu hết các địa phương chưa chủ động được nguồn tôm giống, phải nhập từ ngoài vùng nhưng khó quản lý, kiểm soát được chất lượng và giống trôi nổi mang mầm bệnh. Công tác giám sát vùng nuôi, nhất là khâu quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ sản xuất tại nhiều địa phương còn chưa có hoặc có nhưng hoạt động không hiệu quả. Nông dân sản xuất tôm - lúa phần lớn là tự phát, chưa được trang bị về kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư và thiếu giống lúa chịu mặn, năng suất cao để gieo trồng. Theo Tổng cục Thủy sản, định hướng phát triển sản xuất tôm - lúa giai

59 53 đoạn , tầm nhìn đến năm 2030 ở ĐBSCL là tăng năng suất tôm nuôi từ 500 kg/ha/vụ/năm; năm 2020 nâng tổng diện tích tôm - lúa lên ha, sản lượng tôm tấn/năm và năm 2030 là ha, sản lượng tôm tấn/năm [91]. Theo khuyến cáo từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần chú trọng công tác quy hoạch và thực hiện quản lý, giám sát để đảm bảo đúng định hướng phát triển trọng tâm của vùng; tập trung nguồn lực đầu tư thủy lợi, phát triển cơ sở hạ tầng; tăng cường kỹ thuật sản xuất tôm-lúa, nhất là khâu tôm giống chất lượng cao, lúa giống chịu mặn và hoàn thiện quy trình canh tác chuyển giao cho nông dân. Công nghệ nuôi tôm - lúa cần nghiên cứu theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm "tôm sạch - lúa thơm", giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường. Mô hình này được xem là hướng đi mới, phù hợp với nhiều tỉnh trong khu vực, nhất là những tỉnh ven biển như Cà Mau Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Trà Vinh Tỉnh Trà Vinh là địa phương có sự chỉ đạo khá hiệu quả trong việc thực hiện đồng bộ các chính sách để tái cơ cấu ngành NNPTTHBV. Thời gian qua, tỉnh đã xác định tập trung thực hiện 10 chính sách, gồm: chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; phát triển thủy sản; đào tạo nghề cho lao động nông thôn; khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản; hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ; hỗ trợ chuyển đổi trồng lúa sang trồng màu; thu mua tạm trữ lúa gạo; hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Hướng đến nền NNPTTHBV, Trà Vinh đã triển khai thực hiện 5 chính sách ưu đãi trong nông nghiệp bao gồm: chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã; hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động khuyến nông; hỗ trợ đóng mới, cải hoán tàu cá khai thác hải sản xa bờ; hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn và hỗ trợ, khuyến khích phát triển sản xuất lúa giống và lúa hàng hóa chất lượng cao. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Trà Vinh, các tổ chức tín dụng trong tỉnh đẩy mạnh việc cho vay đối với các chương trình, dự án, chính sách có liên quan đến phát triển nông nghiệp, nông thôn.

60 54 Thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đã cho hơn khách hàng vay vốn với tổng dư nợ tỷ đồng để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Từ nguồn vốn Trung ương phân bổ hơn 160 tỷ đồng về quản lý, sử dụng đất trồng lúa, tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp cho nông dân sản xuất lúa hơn 80 tỷ đồng. Số tiền còn lại được đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi, hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, hỗ trợ giống lúa chất lượng cao. Thực hiện chính sách hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp, các tổ chức tín dụng đã cho 87 khách hàng vay với tổng dư nợ hơn 35 tỷ đồng [91]. Đối với chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh đã phê duyệt 178 chủ tàu cá được hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm thân tàu và 543 ngư dân được mua bảo hiểm thuyền viên, phê duyệt 33 hồ sơ được vay vốn đóng mới tàu khai thác xa bờ với tổng số tiền cho vay hơn 117 tỷ đồng. Từ chủ trương thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh có sự chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2015 đạt tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2014, đây là mức tăng cao nhất từ trước đến nay. Tuy vậy, việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh thời gian qua chưa tạo được những chuyển biến mạnh mẽ theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và PTBV và chưa tương xứng với tiền năng, thế mạnh của tỉnh [91] Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Bạc Liêu Tỉnh Bạc Liêu được chia tách từ tỉnh Minh Hải thành hai tỉnh Cà Mau - Bạc Liêu vào năm NNPTTHBV ở tỉnh Bạc Liêu xác định trọng tâm là nâng cao giá trị gia tăng và PTBV, theo đó, mục tiêu quan trọng hàng đầu là duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; chuyển dịch cơ cấu tổng sản phẩm nội ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng duy trì mức tăng trưởng ổn định và phát triển. Về nuôi trồng thủy sản: xúc tiến đầu tư xây dựng khu nông nghiệp (thủy sản nước lợ, mặn) ứng dụng công nghệ cao (quy mô 200 ha) và vùng nuôi trồng thủy sản (quy mô ha) ứng dụng công nghệ cao gắn kết chặt chẽ với chế biến, tiêu thụ và du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh; tập trung đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng (thủy lợi, giao thông, lưới điện, chợ thủy sản đầu mối) phục vụ nuôi trồng thủy sản, nhất là các vùng nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh tập

61 55 trung, đảm bảo điều kiện nuôi thâm canh, an toàn dịch bệnh với quy mô khoảng ha; đầu tư xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, thu hút đầu tư, hình thành các vùng sản xuất giống thủy sản tập trung nhằm chuẩn hóa cơ sở vật chất và quy trình sản xuất giống. Khuyến khích nuôi thâm canh, áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) và thực hiện Quy trình nuôi tôm khai báo tại các địa bàn có nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh nhằm tạo ra các vùng nuôi có sản lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao và ổn định [91]. Về khai thác thủy, hải sản: triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình khai thác hải sản trong chiến lược phát triển kinh tế biển; thực hiện chuyển đổi đối tượng, mùa vụ, ngư trường khai thác theo hướng khai thác các loại hải sản có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt, đảm bảo nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến, xuất khẩu; huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn, được đầu tư trang thiết bị hiện đại để có thể khai thác dài ngày trên biển và nâng cao hiệu quả khai thác hải sản trên các vùng biển xa, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển; xây dựng và nhân rộng mô hình liên kết giữa ngư dân với các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến hải sản; tăng số lượng tàu làm dịch vụ trên biển; đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng các dự án khu neo đậu tránh trú bão, cảng cá, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khai thác hải sản, trước hết là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: mực khô, tôm khô, ruốc khô, cá muối mặn. Về trồng trọt: ổn định địa bàn sản xuất lúa gắn với đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, nhất là hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông nội đồng, các trạm bơm nước thực hiện điều tiết nước hợp lý, linh hoạt gắn với điều chỉnh cơ cấu mùa vụ phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng; tích cực xúc tiến tìm đối tác đầu tư liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông sản với nông dân, gắn với phát triển kinh tế hợp tác, HTX, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị; từng bước hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, lúa đặc sản, lúa chịu mặn mang thương hiệu Bạc Liêu, bao gồm vùng lúa chất lượng cao phục vụ xuất khẩu ha thuộc tiểu vùng giữ ngọt ổn định (trong đó có ha ứng dụng công nghệ cao); vùng lúa đặc sản "Một bụi đỏ" quy mô ha thuộc tiểu vùng chuyển đổi sản xuất (trong đó có ha ứng dụng công nghệ cao) và vùng lúa "Tài nguyên Bạc Liêu" với quy mô ha [91].

62 56 Về chăn nuôi: chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng gia cầm trong đàn vật nuôi; nâng cao chất lượng con giống, xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm; giám sát và kiểm soát dịch bệnh có hiệu quả; khuyến khích áp dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất khép kín hoặc liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn, đến chế biến để nâng cao năng suất, rút ngắn thời gian nuôi, giảm chi phí giá thành chăn nuôi, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, gây nuôi động vật hoang dã theo hướng trang trại, công nghiệp, bán công nghiệp (chiếm khoảng 15-20% tổng đàn thời điểm năm 2015 và khoảng 30-40% tổng đàn vào năm 2020) gắn với các cơ sở giết mổ, chế biến và xử lý chất thải, đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, nhanh chóng chuyển đổi chăn nuôi nhỏ, lẻ ở hộ gia đình trong các khu dân cư tập trung sang phương thức chăn nuôi trang trại, gia trại an toàn sinh học ngoài khu dân cư [91]. Về lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy về việc giao doanh nghiệp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển Đông kết hợp với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, xây dựng thêm một khu du lịch sinh thái (nhưng không làm phá vỡ cảnh quan thiên nhiên) trên chân rừng phòng hộ ven biển từ Nhà Mát đến Gành Hào (kể cả đầu tư khai thác các khu rừng đã trồng của các tổ chức và cá nhân) để phục vụ du lịch; phát triển và tăng cường quản lý hệ sinh thái rừng đặc dụng Vườn chim Bạc Liêu và khu rừng ấp Canh Điền huyện Đông Hải theo hướng vừa bảo vệ quỹ gien, bảo đảm đa dạng sinh học, kết hợp du lịch sinh thái; chủ động thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng, đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống không để xảy ra cháy rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực Vườn chim Bạc Liêu Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Kiên Giang Kiên Giang là tỉnh có nhiều điểm tương đồng với tỉnh Cà Mau. NNPTTHBV ở tỉnh Kiên Giang xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Để đạt được tăng trưởng bình quân 8%/năm từ năm 2015 đến năm 2020 theo hướng chuyển dịch như trên, tỉnh đã có nhiều giải pháp chỉ đạo đồng bộ và có bước đi phù hợp nên Kiên Giang là một trong ba tỉnh được xác định là trục kinh tế trọng điểm của ĐBSCL (gồm Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang). Qua thực tiễn phát triển nông nghiệp của Kiên Giang, có thể nhận thấy một số số kinh nghiệm quý trong xây dựng nền NNPTTHBV của địa phương này như sau:

63 57 Một là, khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế so sánh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng, từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, hướng đến một nền NNPTTHBV. Đối với nông nghiệp, tỉnh đã ổn định diện tích trồng lúa khoảng ha; chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng hiệu quả, chất lượng cao; xây dựng vùng lúa chuyên canh tập trung chất lượng cao theo mô hình cánh đồng mẫu lớn theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm; đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, chuyển giao tiến bộ KH-CN; nâng cao hoạt động của các loại hình HTX, tổ hợp tác; tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông - thủy sản, công nghiệp cơ khí. Đầu tư phát triển các cụm công nghiệp theo quy hoạch, trong đó hoàn thành 3 cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam, Lình Huỳnh và Hà Giang; tập trung hoàn thành kết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư vào 2 khu công nghiệp Thuận Yên, Thạnh Lộc; phát triển thêm khu công nghiệp Xẻo Rô. Hai là, phát triển đa dạng các ngành thương mại, dịch vụ phục vụ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong nông nghiệp của tỉnh. Phát triển các loại hình thương mại truyền thống và thương mại hiện đại, đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phát triển hạ tầng nông thôn; khuyến khích và tạo mọi điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ vận tải, bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm Tập trung phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ba là, phát triển và đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng hợp lý, an toàn, hiệu quả. Duy trì tăng trưởng tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia theo chỉ đạo của Chính phủ, Ngành tài chính đảm bảo cân đối ngân sách nhằm hỗ trợ, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng NTM Bài học đối với Cà Mau về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước trình bày ở trên, có thể rút ra một số bào học kinh nghiệm cho Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng về nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững như sau: Bài học thứ nhất: phải coi NNPTTHBV là yêu cầu, điều kiện bắt buộc, đáp ứng những đòi hỏi khách quan, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với địa phương, nên cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mỗi người dân.

64 58 Trong thực tế, có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau như nông trại, trang trại, trang trại liên doanh, trang trại cổ phần nhưng từ thực tế ở Cà Mau hình thức sản xuất theo kiểu nông trại là phổ biến nhất. Nông trại gia đình chứa đựng nhiều yếu tố tự thân, phù hợp với điều kiện sinh học, quy mô sản xuất nông nghiệp ở Cà Mau. Nông trại gia đình ở Cà Mau là hình thức sản xuất chủ yếu, phổ biến, phù hợp với trình độ canh tác, quy mô vốn, đất nông nghiệp giao quyền sở hữu cho nông dân nên mô hình nông trại gia đình là mô hình NNPTTHBV của tỉnh có thể phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Bài học thứ hai: hỗ trợ tích cực cho nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và chuyển đổi hình thức sản xuất ở nông thôn. Nông nghiệp tỉnh Cà Mau thời gian qua có bước tiến bộ như tăng trưởng về diện tích, qui mô, sản lượng, giá trị, thậm chí nhiều nông dân ở Cà Mau đã làm ra các nông sản xuất khẩu sang thị trường các nước, nhưng về cơ bản thì cơ cấu nông nghiệp của tỉnh phát triển còn chậm, vẫn chưa có nhiều thay đổi về chất. Sản phẩm nông nghiệp do nông dân làm ra được các doanh nghiệp thu mua xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế, hàm lượng dinh dưỡng thấp, giá trị hàng hóa vẫn còn bị thua thiệt. Do vậy, bài học là tới đây tỉnh cần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, giá trị cao, cần phải chú trọng đầu tư nghiên cứu và khuyến khích chuyển giao sử dụng các kết quả KH - CN trong nông nghiệp, nhất là công nghệ sinh học. Phát triển nông nghiệp ngày nay không chỉ là áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin, tự động hóa vào chăn nuôi và trồng trọt, mà còn phải thay đổi các qui trình và công nghệ, qui luật sinh học, tạo ra các cây công nghiệp ngắn ngày, cho năng suất, chất lượng cao có khả năng chống chịu thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu và có sức kháng bệnh tốt. Có như thế tỉnh mới có một nền nông nghiệp cao và cũng đồng nghĩa chất lượng sản xuất và đời sống nông dân ở bậc cao, phát triển theo hướng bền vững. Để thực hiện hiệu quả từ bài học này chỉ ra thì chính quyền phải có chính sách hỗ trợ nông dân cách sử dụng công nghệ sinh học từ những nguyên liệu sẵn có ở địa phương như mía, sắn, ngô, khoai dùng cho công nghệ sinh học, thậm chí là các chất tưởng như bỏ đi cũng có thể dùng vi sinh vật tạo ra năng lượng như rơm, rạ, lau sậy, mùn cưa,.v..v...ở đây chính quyền cần có trách nhiệm chuẩn bị tốt kiến thức để nông dân bắt kịp với nền nông nghiệp hiện đại.

65 59 Bài học thứ ba: phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với phát triển nông thôn. Kinh tế nông nghiệp của Cà Mau chủ yếu là tổ chức sản xuất theo lối truyền thống, chậm đổi mới, hiệu quả thấp. Từ các mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, bền vững, sẽ là cơ sở để phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh phát triển tốt hơn trong thời gian tới. Quá trình đó có sự gắn kết hài hòa giữa phát triển kinh tế nông nghiệp với đời sống nông thôn. Tập trung giải quyết các vấn đề nông thôn đang đặt ra, như: điều kiện giáo dục, chăm sóc y tế, văn hóa tinh thần; các vấn đề lao động, việc làm, tay nghề, thu nhập; an ninh nông thôn, trật tự, an toàn xã hội; giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống, tập tục của cư dân. Đặc biệt, là sự chuyển giao ứng dụng những tiến bộ KH - CN vào sản xuất và đời sống, chuyển đổi ngành nghề, phát triển công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp một cách hiệu quả, theo hướng bền vững. Bài học thứ tư: cần có biện pháp hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân. Cũng như những địa phương khác, trong cơ chế thị trường nông dân Cà Mau luôn là người chịu thiệt và yếu thế trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong sản xuất, sự rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp ít hấp dẫn các nhà đầu tư là những rào cản lớn đối với ngành nông nghiệp, trong khi sản phẩm do người nông dân làm ra luôn đóng vai trò thiết yếu của đời sống xã hội. Cho nên, chính quyền địa phương cần linh hoạt trong vận dụng chủ trương của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách ưu đãi, trợ cấp, trợ giá cho nông dân, nhất là các mặt hàng xuất khẩu mà tỉnh có thế mạnh. Mặt khác, tỉnh cần tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật thủy sản và mở mang giao thông nông thôn, đào tạo và nâng cao dân trí, chuyển dịch lao động nông thôn, chuyển giao ứng dụng KH - CN hỗ trợ cho vùng khó khăn, chi trả trực tiếp cho người sản xuất, trợ cấp chi phí tiếp thị và vận chuyển trong và ngoài nước. Hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị thông qua các chương trình lớn của Chính phủ, xem đó là chất xúc tác để phát huy hiệu quả của các thành phần kinh tế vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Bài học thứ năm: Để NNPTTHBV không chỉ chọn hình thức tổ chức sản xuất phù hợp mà còn phải chủ động nguồn lực để đáp ứng những hình thức tổ chức sản xuất khác nhau. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững gắn liền với quá trình CNH, HĐH với trình độ phát triển từ thấp đến cao, đó là xu hướng phát triển của nhiều

66 60 nước. Dù phương hướng sản xuất, kinh doanh ở trình độ nào, thì giải quyết vấn đề nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực vẫn là đòi hỏi và điều kiện tiên quyết. Với điều kiện thực tế của tỉnh Cà Mau việc giải quyết hài hòa các mối quan hệ, các nguồn lực theo kế hoạch có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất, xác định mô hình tăng trưởng theo cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với yêu cầu mới. Mặt khác, đây cũng là cách chủ động trong sản xuất trước biến đổi ngày càng khó lường của khí hậu, thời tiết, thiên tai, dịch bệnh gây bất lợi đối với nền nông nghiệp của địa phương và cả vùng ĐBSCL. Bài học thứ sáu: phát triển nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, sinh thái. Nông nghiệp phát triển mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững là yêu cầu không chỉ để đáp ứng cho hiện tại mà còn đảm bảo cho sự lâu bền của tương lai. Chính vì thế, những mô hình kinh tế xanh, nông nghiệp sạch, mô hình phát triển thân thiện với môi trường được các nhà quản lý, các nhà khoa học khuyến cáo. Tài nguyên thiên nhiên là có hạn, cho nên để đảm bảo tính bền vững của các thế hệ rất cần đến một cách quản lý, đầu tư, sản xuất kinh doanh có trách nhiệm, đó là cơ sở cho sự ổn định an ninh lương thực quốc gia, góp phần vì sự phát triển của con người và xã hội.

67 61 Chương 3 THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý: Cà Mau là một trong 13 tỉnh thuộc ĐBSCL, qua nhiều lần chia tách, sáp nhập, tỉnh Cà Mau được tái lập vào ngày Tỉnh nằm ở cực Nam của Tổ quốc, có diện tích tự nhiên km 2, chiếm 1,58% diện tích cả nước và chiếm 13,6% diện tích của ĐBSCL, cách thành phố Hồ Chí Minh 380 km, cách thủ đô Hà Nội km; phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp vịnh Thái Lan; có chiều dài bờ biển 254 km, là một ngư trường rộng lớn hơn km 2 thuộc đặc quyền khai thác của Việt Nam. Đơn vị hành chính của tỉnh có 8 huyện và 01 thành phố, gồm: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển và Thành phố Cà Mau [21]. - Khí hậu, thời tiết: Vùng đất Cà Mau có khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định và mang tính đặc trưng phân mùa rõ rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình khoảng mm, trong đó mùa mưa chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình trong năm là 26,5 0 c; số giờ nắng trung bình năm đạt giờ [21]. - Địa hình, thổ nhưỡng: Là vùng đất mới bồi tụ, được hình thành bởi 2 dòng hải lưu ở Biển Đông và vịnh Thái Lan, đón nhận phù sa của sông Cửu Long bồi đắp dần theo năm tháng tạo nên. Vì là vùng đất do phù sa lắng đọng, bồi cao dần, nên độ cao không chênh lệch mấy so với mặt nước biển; phần lớn đất đai là đồng ruộng lầy trũng và có nhiều rừng thiên nhiên ngập nước rộng lớn, từ đó, tạo ra lợi thế về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Lợi thế này cho phép Cà Mau phát triển nông, lâm nghiệp đa dạng kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy hải sản ven bờ, ngoài khơi với quy mô và tốc độ khá nhanh [21].

68 62 Hình 3.1: Bản đồ địa lý hành chính tỉnh Cà Mau - Tài nguyên thiên nhiên + Tài nguyên đất Nguồn: [21]. Tỉnh Cà Mau có ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó diện tích đất nông nghiệp là ha, chiếm 67,63%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là ha, chiếm 20,17%; diện tích đất chuyên dùng là ha, chiếm 3,28%; diện tích đất ở là ha, chiếm 1,05%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối đá là ha, chiếm 7,84%. Nhìn chung đất ở Cà Mau thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nhưng ít thuận lợi cho trồng trọt, nhất là canh tác trong điều kiện nhờ nước mưa và luôn chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn, đặc biệt là khi chuyển đổi nuôi tôm đã làm tái nhiễm mặn cả đất ruộng và đất vườn mà hàng trăm năm trước đây nông dân và chính quyền địa phương đã đầu tư ngăn mặn, giữ ngọt, cải tạo đất để trồng trọt. Đây là một trong những căn cứ quan trọng để bố trí sử dụng đất phát triển ngư, nông, lâm nghiệp tỉnh Cà Mau trong thời gian tới [21]. Đất phi nông nghiệp ha Đất chưa sử dụng 8.543ha Biển Đông Đất nông nghiệp ha Hình 3.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 của Cà Mau Nguồn: [21].

69 63 + Tài nguyên nước Theo kết quả điều tra, nước ngầm ở tỉnh Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất nông- công nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m 3 /ngày. Hiện nay nước ngầm ở tỉnh đang khai thác chủ yếu ở tầng II, tầng III và tầng IV (đối với giếng nước lẻ của hộ dân chủ yếu khai thác ở tầng II và tầng III). Ngoài các giếng nước công nghiệp tại thành phố Cà Mau, các thị trấn huyện lỵ, các nhà máy, lượng giếng nước khoan của các hộ dân là trên giếng [21]. + Tài nguyên rừng Ðến năm 2015, tỉnh Cà Mau có ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là ha, diện tích rừng trồng là ha. Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh và Trần Văn Thời). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng ĐBSCL, có tính đa dạng sinh học cao; đặc biệt rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm U Minh hạ, Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (Khu Ramsar thứ 1088 của thế giới) có vai trò cân bằng sinh thái vùng ven biển, điều hoà khí hậu và phòng hộ ven biển. Ngoài ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối có 583 ha rừng cây gỗ quý. Tuy nhiên, giá trị thuần kinh tế của rừng Cà Mau không cao, nhất là rừng tràm do trữ lượng thấp, sản phẩm gỗ tràm khó tiêu thụ, nguy cơ cháy rừng rất cao [21]. + Tài nguyên biển Cà Mau là một trong 28 tỉnh ven biển của cả nước, là tỉnh duy nhất có 3 mặt tiếp giáp với biển. Lợi thế hàng đầu của tỉnh Cà Mau là thuỷ sản, với chiều dài bờ biển khoảng 254 km, gồm Biển Ðông và Biển Tây (vịnh Thái Lan). Biển Cà Mau có diện tích thăm dò khai thác rộng khoảng km 2, có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Ðá Bạc... rất thuận lợi cho tàu neo đậu, tránh gió và đánh bắt dài ngày trên biển [103]. Bảng 3.1: So sánh một số tiêu chí về biển của tỉnh Cà Mau Tỉnh Cà Vùng biển Tiêu chí Cả nước Mau Tây Nam Bộ Chiều dài bờ biển (km) Tỷ lệ dân số các huyện ven biển (%) 59,8 30,43 33 Số km bờ biển/100km 2 đất liền 4,76 1,85 1 Nguồn: [103].

70 64 + Tài nguyên sinh vật Với lịch sử khoảng 300 năm hình thành và phát triển, sản xuất nông nghiệp của Cà Mau đã có tập đoàn giống cây trồng, vật nuôi khá phong phú, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh trong thời gian sắp tới. Rừng U Minh là nơi trưng bày tiêu bản sống của loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập nước của ĐBSCL và Đông Nam Á, với 201 loài thực vật, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế. Rừng ngập mặn Cà Mau có thảm thực vật gồm 66 loài, trong đó có các loài phổ biến là họ mắm, họ bần, họ đước, nhưng ưu thế vẫn là cây đước. Sinh sôi phát triển vững chắc dưới tán rừng đước là quần thể ngư loại khá phong phú (tôm, cua, ốc, ghẹ, sò ) và động vật có: khỉ, chim, rắn, rái cá, cần đước, chồn, sóc Vùng biển Cà Mau có 175 loài cá thuộc 116 giống, 77 họ [103]. + Tài nguyên du lịch Cà Mau có tiềm năng về du lịch sinh thái nổi tiếng với Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới vào năm Là vùng đất giàu tiềm năng, các hệ sinh thái đất ngập nước với hệ động thực vật đa dạng của rừng đước Năm Căn và rừng tràm U Minh. Ngoài các địa danh nổi tiếng trong đất liền, cách Mũi Cà Mau 20 km còn có đảo Hòn Khoai là một di tích lịch sử với cuộc khởi nghĩa của anh hùng Phan Ngọc Hiển, đồng thời Hòn Khoai còn có vị trí quan trọng là nằm trên đường hàng hải quốc tế. Ngoài ra, Cà Mau còn nổi tiếng với các sân chim, nét đặc thù của vùng đất phương Nam, như: Vườn Quốc gia U Minh hạ, Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long, Phủ thờ Bác Hồ (27 Phủ thờ), Đền thờ vua Hùng Vương, Du lịch lịch sử nhân văn (với 40 di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và 5 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia); sân chim Chà Là, sân chim Ðầm Dơi, sân chim Tân Tiến... đặc biệt với sân chim Cà Mau nằm giữa lòng thành phố thu hút rất nhiều khách thăm quan [103]. + Tài nguyên khoáng sản Dầu khí: Ở thềm lục địa Tây nam (Vùng Vịnh Thái Lan) có tiềm năng lớn về dầu khí, có nhiều bể trầm tích có triển vọng dầu khí, quan trọng nhất là bể Malay - Thổ Chu gồm nhiều lô thăm dò khai thác dầu khí vùng thỏa thuận thương mại Việt Nam - Malaysia, trữ lượng phát hiện khoảng 230 triệu m 3 dầu, 212 tỷ m 3 khí. Đây là nguồn tài nguyên quý của đất nước, là điều kiện để phát triển công nghiệp vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng [103].

71 65 Than bùn: Vùng than bùn U Minh hạ là một trong những vùng có trữ lượng than bùn lớn nhất Việt Nam, tập trung chủ yếu khu vực Vườn Quốc gia U Minh hạ. Tổng diện tích có chứa than bùn khoảng ha. Đây là đầm than rộng, khá đồng nhất về điều kiện hình thành cũng như về chất tạo than nên chất lượng than bùn U Minh Hạ ổn định, có thể sử dụng sản xuất chất đốt, phân hữu cơ vi sinh và acid Humic, than hoạt tính. Do bị cháy nhiều lần nên trữ lượng than bùn giảm nghiêm trọng, hiện còn khoảng 14,1 triệu tấn (giảm 12 lần so với năm 1976). Nguồn tài nguyên này cần sớm được nghiên cứu, khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả. Sét gạch ngói và sét Ceramic: Là tỉnh có tiềm năng lớn về sét gạch ngói và sét Ceramic với tổng trữ lượng khoảng 250 triệu m 3. Về chất lượng đạt yêu cầu sản xuất gạch ngói xây dựng hoặc làm thân gạch Ceramic khoảng 40% lượng khai thác. Đây là nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng nên cần được quy hoạch cụ thể và có giải pháp hạn chế tác động môi trường trong sản xuất [103] Đặc điểm về kinh tế, xã hội Đất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Cà Mau có ha, được phân theo: đất sử dụng vào nông nghiệp ha ( ha đất trồng cây hàng năm và ha đất trồng cây lâu năm), chiếm 24,3%; đất lâm nghiệp có ha, chiếm 23,7% và đất nuôi trồng thủy hải sản có ha, chiếm 52% tổng diện tích đất nông nghiệp [21]. Chia theo đối tượng sử dụng chủ yếu như sau: Hộ gia đình sử dụng ha, doanh nghiệp ha và HTX 656 ha. Bình quân một hộ gia đình sử dụng 1,68 ha; 1 HTX sử dụng 11,93 ha và 1 doanh nghiệp sử dụng ha. Đất nông nghiệp Cà Mau chủ yếu do hộ nông dân sử dụng, nếu tính diện tích đất nông nghiệp/hộ nông nghiệp là 2,14 ha, chủ yếu là trồng lúa. Cả tỉnh có hộ nông nghiệp, trong đó có hộ không sử dụng đất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 9,25%; số hộ sử dụng trên 3 ha đất nông nghiệp chiếm 14,73%. Tính đến thời điểm năm 2015 số hộ sử dụng đất nông nghiệp chưa có biến động lớn về quy mô so với tổng điều tra đất nông nghiệp năm 2006 [21]. Diện tích đất trồng lúa: Trong đất nông nghiệp thì diện tích đất trồng lúa chiếm lớn nhất trong số diện tích đất trồng các loại cây nông nghiệp. Hiện nay, có hộ dân có sử dụng đất để trồng lúa, bằng 30,43% số hộ nông, lâm, thủy sản. Tổng diện tích đất trồng lúa là 130,143 nghìn ha, tăng 14,734 ha, tăng 12,77% so

72 66 với kết quả điều tra năm 2006 và giảm 1,427 nghìn ha so với năm 2001 (bằng 1,08%). Nguyên nhân do một số diện tích đất trồng lúa ven biển năng suất thấp đã chuyển sang nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi tôm. Bảng 3.2: Diện tích đất trồng lúa tỉnh Cà Mau qua các năm Huyện, TP Diện tích lúa (ha) Năm 2015 so sánh tỷ lệ % TP Cà Mau ,85 87,59 H. U Minh ,57 H. Thới Bình , H. Tr.V.Thời ,62 109,38 H. Cái Nước ,57 229,89 H. Đầm Dơi H. Năm Căn ,83 H. Phú Tân H. Ngọc Hiển Tổng số ,92 112,77 Nguồn: [21]. Diện tích đất lâm nghiệp: Năm 2015, có hộ sản xuất lâm nghiệp, chiếm 0,54% tổng số hộ nông, lâm nghiệp và thủy sản. Diện tích rừng đạt 109, 085 nghìn ha, tăng 12,653 nghìn ha so với Tính theo số hộ, có 508 hộ không sử dụng đất chiếm 48,84%; số hộ sử dụng dưới 02 ha có 32 hộ, chiếm 3,08%; số hộ sử dụng trên 10 ha có 50 hộ, chiếm 4,81% trên tổng số hộ lâm nghiệp. Xu hướng biến động diện tích đất lâm nghiệp thể hiện trước hết ở một số huyện như: U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình, Ngọc Hiển, Năm Căn. Nguyên nhân là do chính quyền địa phương tích cực chỉ đạo trồng lại rừng, đẩy mạnh giao khoán đất lâm phần cho hộ nông dân quản lý trồng rừng kinh tế, trồng rừng kết hợp nuôi tôm và các thủy hải sản khác [21]. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản: Năm 2015, cả tỉnh có ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, tăng ha (bằng 7,63%) so với năm Hiện có hộ nuôi trồng thủy sản, chiếm 77, 53% số hộ nông lâm nghiệp, thủy sản. Trong số này, có hộ không sử dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản, bằng 13,20%; số hộ sử dụng trên 10 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản là 623 hộ, chiếm 0,42% trên tổng số hộ nuôi trồng thủy sản; nhiều nhất là số hộ sử dụng từ 1 ha đến 2 ha, có hộ, chiếm 28,77% [21].

73 67 So với cả nước và vùng ĐBSCL, Cà Mau có số hộ và số lao động nuôi trồng thủy sản nhiều nhất. Theo số liệu thống kê năm 2015, toàn vùng ĐBSCL có 362,3 nghìn hộ, với trên 1 triệu lao động, chiếm 50,3% số hộ và 53,26% số lao động của cả nước. Cà Mau là địa phương có nhiều hộ và lao động nuôi trồng thủy sản nhất của cả nước với 148,367 nghìn hộ, chiếm 20% số hộ và 394,8 nghìn lao động, chiếm 20,2% lao động của cả nước. Kế đến là tỉnh Bạc Liêu, với 64,3 nghìn hộ và 184 nghìn lao động [21]. Bảng 3.3: Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau qua các năm 2001, 2006, Huyện, TP 2015 chia theo địa phương huyện, thành phố Diện tích nuôi trồng thủy sản các năm (ha) Năm 2015 so với 2001 và 2006 (ha) TP Cà Mau ,60 109,12 H. U Minh ,70 131,13 H. Thới Bình ,93 11,72 H. Tr.V.Thời ,71 104,18 H. Cái Nước ,59 100,64 H. Đầm Dơi ,81 105,89 H. Năm Căn ,08 H. Phú Tân ,96 H. Ngọc Hiển ,64 Tổng số ,34 879,36 Nguồn: [21]. - Dân số, dân tộc Dân số trung bình năm 2015 là người, so với thời điểm chia tách tỉnh (1997) là người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khoảng 0,68%, mật độ dân số trung bình là 232 người/1km 2, bằng 86% mức bình quân của cả nước (271 người/1km 2 ). Mật độ tăng dân số tính đến năm 2015, Cà Mau luôn thấp hơn vùng ĐBSCL và cả nước. Về tăng dân số cơ học thời điểm những năm 1997 từ 0,27-0,75%o, nhưng những năm gần đây xu hướng giảm dần do sự dịch chuyển lao động từ Cà Mau đi các khu công nghiệp Miền đông và Thành phố Hồ Chí Minh và đi lao động ngoài nước [21]. Dân số thành thị (thành phố, thị trấn) tăng người năm 2005 lên người năm 2010 và người năm Tỷ lệ tăng bình quân dân số

74 68 thành thị của Cà Mau là 2,49% trong khi đó bình quân chung của vùng ĐBSCL là 3,43%, cả nước là 3,59%. Việc định cư các hộ dân trong tỉnh chủ yếu ở ven sông rạch, các vàm sông và dọc theo các tuyến đường giao thông. Các cụm dân cư tập trung không nhiều, đa số sống rải rác các địa bàn nông thôn. Đây là tập quán ảnh hưởng đến phát triển hạ tầng các khu dân cư, làm hạn chế hiệu quả đầu tư nhất là các công trình điện, nước, y tế, giáo dục, văn hóa [21], Cũng như vùng ĐBSCL và cả nước, Cà Mau có cơ cấu dân số đa dân tộc. Tỉnh hiện có 20 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, trong đó người kinh chiếm chủ yếu, kế đó là người Khơmer chiếm 3,67%, người Hoa chiếm 0,95%. Những hộ đồng bào dân tộc Khơmer thường định cư ở địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống còn nhiều khó khăn [21]. Số TT Bảng 3.4: Dân số năm 2015 chia theo huyện, thành phố Ðịa bàn Diện tích tự nhiên (km 2 ) Dân số trung bình (người) Tỷ trọng (%) Mật độ dân số (người/km 2 ) Toàn tỉnh 5, ,227, Thành phố Cà Mau , Huyện Thới Bình , Huyện U Minh , Huyện Trần Văn Thời , Huyện Cái Nước , Huyện Phú Tân , Huyện Ðầm Dơi , Huyện Nãm Căn , Huyện Ngọc Hiển , Lao động và nguồn nhân lực Nguồn: [103]. Dân số trong tuổi lao động năm 1997 là 663,1 nghìn người, chiếm 65,6% dân số, năm 2005 là 773,5 nghìn người, chiếm 64,2% dân số và năm 2015 là 789,65 nghìn người, chiếm 64,8%, trong đó số có khả năng lao động là 780,97 nghìn người. Theo số liệu điều tra lao động việc làm năm 2012, tỷ lệ nguồn lao động của tỉnh không hoạt động kinh tế khá cao, chiếm 25,3% (cao nhất ĐBSCL); phần lớn tỷ lệ lao động nữ nông thôn thường ở nhà nội trợ gia đình. Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động còn thấp, nhất là sau khi chuyển đổi sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm thì

75 69 tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn tăng lên nhiều (theo ước tính tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 60% - 65%) [103]. Bảng 3.5 : Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Tăng trưởng bình quân năm (%) Lao động/lĩnh vực Lao động (nghìn người) Nông-Lâm-Ngư Nghiệp Công nghiệp-xây dựng Dịch vụ Nguồn: [21]. Chất lượng đào tạo nghề và cơ cấu nghề đào tạo còn hạn chế nên chưa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng lao động. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc ở các ngành kinh tế đã qua đào tạo năm 2012 chỉ chiếm 5% (ĐBSCL là 9,1%) [21]. Lao động của tỉnh chủ yếu làm nông nghiệp, quen tác phong làm việc tự do, ý thức chấp hành kỷ luật lao động còn thấp, rất hạn chế về ngoại ngữ nên gặp nhiều khó khăn về khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động xã hội và phân công lao động xã hội. Đây là cản trở lớn trong tiến trình thực hiện CNH và hội nhập quốc tế về lao động Đánh giá về sự tác động của các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội đến nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh Cà Mau Qua phân tích các điều kiện tự nhiên, KT-XH của Cà Mau có thể rút ra những tác động tích cực và tiêu cực đến NNPTTHBV của tỉnh trong thời gian tới như sau: Những tác động tích cực Thứ nhất, Cà Mau có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển giao thông đa dạng (đường bộ có Quốc lộ 1, Quản lộ Phụng Hiệp, đường Vành đai ven biển phía Nam, đường xuyên Á; đường thủy, có hệ thống sông ngòi chằn chịt, liên thông với Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang; đường biển có ba mặt tiếp giáp biển rất thuận lợi để phát triển cảng biển; đường không có sân bay Cà Mau và sân bay Năm Căn) vì thế sẽ rất thuận lợi cho việc tiếp thu KH-CN, giao lưu các yếu tố vật tư, nguyên liệu sản

76 70 xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Trên thực tế quá trình sản xuất Cà Mau đã khai thác khá tốt những lợi thế này. Thứ hai, nông nghiệp của tỉnh phát triển trong điều kiện thời tiết thuận lợi về chế độ nhiệt, chỉ có hai mùa mưa nắng, nhờ có hệ thống sông nối liền ra biển nên Cà Mau không bị lũ lụt như một số tỉnh vùng ĐBSCL, cũng rất ít hứng chịu những cơn bão dữ. Tỉnh có quỹ đất tự nhiên dồi dào, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với nghề nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, trồng cây ăn trái, phát triển đàn gia súc, gia cầm; phát triển lâm nghiệp với nghề trồng cây công nghiệp mà chủ yếu là trồng keo lai, tràm, đước. Nói tóm lại, điều kiện tự nhiên của Cà Mau rất thuận lợi để phát triển cả nông, lâm, thủy sản nói chung đảm bảo một nền NNPTTHBV trước những tác động của tự nhiên và kinh tế thị trường. Thứ ba, Cà Mau có hệ thống hạ tầng nông thôn phát triển khá đồng đều với tốc độ nhanh chóng trong vài năm gần đây. Hiện nay, 101/101 xã có đường ô tô về đến trung tâm, điện lưới quốc gia được phủ kín đến tận xóm, ấp. Do sông ngòi chằng chịt nên chủ trương của tỉnh phát triển thủy lợi chủ yếu dựa vào tự nhiên nên ít tốn kém. Cà Mau được quy hoạch hai vùng nước mặn - ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Cạnh đó, nguồn nước ngầm của tỉnh với trữ lượng lớn nên phục vụ khá tốt cho phát triển công - nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Mặt khác, do tỉnh nằm ở vị trí rất thuận lợi nên việc triển khai xây dựng điện gió dọc theo 254 km bờ biển sẽ mở ra một hướng phát triển cho tỉnh và cả vùng ĐBSCL. Việc phát triển kết cấu hạ tầng trên cơ sở khai thác các yếu tố thuận lợi, khắc phục các bất lợi của tự nhiên, của kinh tế thị trường là hướng đi đúng cho một nền NNPTTHBV. Thứ tư, Cà Mau có hệ thống dịch vụ nông nghiệp khá phát triển. Tuy tỉnh không có nhiều doanh nghiệp sản xuất vật tư nông nghiệp, nhưng doanh nghiệp làm chức năng phân phối, đại lý bán lẻ rất nhiều và khá sôi động. Nhất là cung cấp vật tư nuôi trồng thủy sản, nguyên liệu sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản, chế biến thực phẩm, dịch vụ bảo quản, vận chuyển Các nhà máy chế biến thủy sản ở Cà Mau phát triển khá mạnh, chính sự năng động, chủ động tìm đầu ra cho các mặt hàng thủy sản mà các doanh nghiệp của tỉnh nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước về quy mô, sản lượng và doanh số xuất khẩu các mặt hàng thủy sản trong nhiều năm trở lại đây. Thứ năm, cũng như ngành nông nghiệp, nhiều ngành kinh tế của tỉnh đang phát triển với tốc độ khá đã có tác động tích cực đến NNPTTHBV của tỉnh. Chính sự quan

77 71 tâm của các cấp, các ngành và các địa phương trong tỉnh đã có tác động tích cực đến sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp. Mặt khác, do yêu cầu của quá trình CNH nền nông nghiệp ngày càng cao nên chất lượng nguồn nhân lực trên lĩnh vực nông nghiệp từng bước được nâng lên, tuy vẫn còn ở mức thấp so với vùng ĐBSCL và cả nước nhưng sự cải thiện đó là bước tiến đáng ghi nhận cho nền NNPTTHBV Những tác động tiêu cực Với điều kiện tự nhiên KT-XH nêu trên, Cà Mau nhận được nhiều tác động thuận lợi trong phát triển nông nghiệp nói chung, NNPTTHBV nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động thuận lợi, NNPTTHBV của Cà Mau phải chịu một số tác động bất lợi, như: Thứ nhất, mặc dù quỹ đất nông nghiệp của Cà Mau vừa đa dạng, vừa dồi dào đã tạo điều kiện thuận lợi cho NNPTTHBV, nhưng hiện nay quỹ đất này đã được giao cho tổ chức, cá nhân quản lý, sản xuất, kinh doanh nên việc điều chỉnh quy mô hình thành "Cánh đồng mẫu lớn", các nông trại, trang trại, doanh trại để phát triển theo hướng ổn định, bền vững là vấn đề không hề dễ. Ngay cả việc chuyển nhượng hay vận động nhân dân chuyển đổi hình thức canh tác, sản xuất cũng rất khó khăn, bởi lối sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, "tiểu nông" đã ăn sâu trong nếp nghĩ, cách làm của nông dân. Chính áp lực dân số đã trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô, diện tích đất của các hộ cá thể. Thứ hai, điều kiện tự nhiên tuy có thuận lợi cho NNPTTHBV nhưng diễn biến thời tiết những năm gần đây phức tạp và chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, đặc biệt là đối với vùng ĐBSCL, trong đó có Cà Mau chịu nhiều thiệt hại nhất. Để NNPTTHBV, tỉnh phải cần thấy hết những khó khăn, mà trước hết là có biện pháp giảm nhẹ thiệt hại trước những tai biến thiên nhiên. Những tác động trực tiếp như nắng hạn, nhiễm mặn, lũ lụt, sạt lở đất, nước biển dâng, dịch bệnh, bão, lốc xoáy, kể cả nguy cơ sóng thần là những tác động cực đoan đáng lo ngại từ thời tiết, khí hậu gây tác hại và ảnh hưởng trực tiếp đến NNPTTHBV. Thứ ba, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Do Cà Mau là vùng đất mới, ¾ diện tích thuộc sinh thái mặn do phù sa lắng tụ nên chân đất rất yếu, khó khăn cho phát triển giao thông đường bộ, xây dựng mạng lưới điện phục vụ cho nuôi tôm công nghiệp. Sông Cà Mau phù sa bồi lắng rất nhanh nên thủy lợi cho

78 72 trồng lúa, nuôi tôm gặp khó. Trong khi đó, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau không mang lại hiệu quả như mong muốn, nhiều công trình được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng đa số không phát huy được tác dụng do chương trình không thể khép kín được. Điều đó cho thấy, chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau hay chương trình xây dựng đê bao từ ven biển Đông sang biển Tây Cà Mau là khó khả thi với điều kiện tự nhiên như Cà Mau và nguồn vốn Nhà nước có hạn như hiện nay. Thứ tư, nguồn nhân lực của tỉnh khá dồi dào về số lượng, nhưng phần lớn trong số đó có trình độ học vấn thấp, chủ yếu là lao động chân tay, thủ công chứ chưa được đào tạo. Đa số lao động nông thôn, lao động nữ sống thụ động, thời gian lao động nhàn rỗi nhiều, nhưng ít chịu tiếp xúc, tiếp thu cái mới, tinh thần cầu tiến bộ thấp nên rất ngại tiếp cận với KH-KT, một bộ phận ý thức lao động, thái độ với việc làm chưa được tốt. Thứ năm, hệ thống các doanh nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản trên địa bàn tỉnh khá phát triển, nhưng do phương hướng kinh doanh của các doanh nghiệp chưa năng động, thiếu đa dạng, sự liên kết "bốn nhà" còn lỏng lẻo nên hiệu quả mang lại thấp, chưa tương xứng với tiền năng, thế mạnh của tỉnh. Mặt khác, do dịch bệnh, mất mùa, tỉnh chưa quy hoạch được vùng nguyên liệu tập trung, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ nên các nhà máy chế biến chưa sử dụng hết công suất, trong khi đó thị trường đầu ra gặp nhiều khó khăn do chủ yếu sản phẩm thô, sơ chế, xuất khẩu gặp nhiều khó khăn rào cản, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa thấp ảnh hưởng tiêu cực đến NNPTTHBV THỰC TRẠNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Nông nghiệp Cà Mau là khu vực kinh tế trọng yếu của tỉnh, kể từ khi chia tách tỉnh (01/01/1997) đến nay, nền nông nghiệp của tỉnh có bước phát triển từ chỗ tự cấp, tự túc là chính chuyển sang phát triển theo hướng hàng hóa gắn với thị trường. Nét đặc trưng của sản xuất nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản của Cà Mau từ khi chia tách tỉnh đến nay là phát triển toàn diện, trong đó trọng tâm là nuôi trồng thủy sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng trưởng theo hướng gắn với xuất khẩu. Một chặng đường khá dài phấn đấu liên tục, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, nhất là sự tàn phá nặng nề của cơn bão số 5 (năm 1997) và sự biến động thất thường của thị trường thế giới, nhất là thị trường xuất khẩu thủy sản do tác

79 73 động của khủng hoảng kinh tế các nước châu Á ( ) tình hình nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Cà Mau vẫn có nhiều chuyển biến tích cực, tuy khó khăn, yếu kém còn nhiều Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau xét trên phương diện kinh tế Quy mô và tốc độ tăng trưởng các sản phẩm nông nghiệp Xét về quy mô và tốc độ tăng trưởng, so với các tỉnh vùng ĐBSCL, Cà Mau là tỉnh có sản lượng thủy hải sản đứng thứ hai. Năm 2015, sản lượng thủy sản của Kiên Giang đạt 16, 8% sản lượng thủy sản vùng ĐBSCL, trong khi đó Cà Mau chiếm 13,2% và bằng 7,35% sản lượng của cả nước. Tuy nhiên, về sản lượng tôm Cà Mau là tỉnh đứng đầu cả nước. Năm 2015, chiếm 30,1% sản lượng tôm toàn vùng ĐBSCL, tiếp đó là Bạc Liêu 19,4%, thứ ba là Sóc Trăng 16,5% [100]. Khai thác thủy sản của Cà Mau tập trung chủ yếu ở mảng khai thác biển. Các hoạt động khai thác thủy sản nội địa với quy mô sản xuất nhỏ, ít có tính chất sản xuất hàng hóa. Do vậy, việc phân tích và tính toán quy hoạch, đầu tư tỉnh tập trung vào khai thác thủy hải sản biển là chính. Cà Mau có lượng tàu thuyền khai thác hải sản khá hùng hậu về cả số lượng và công suất (đứng thứ hai ĐBSCL, chỉ xếp sau tỉnh Kiên Giang). Năm 2010, có chiếc, với tổng công suất CV. Năm 2015, có chiếc với tổng công suất CV, giảm trên 200 phương tiện, chủ yếu nhóm tàu có công suất nhỏ, dưới 20 CV [100]. Biểu đồ 3.1: Biểu đồ tăng, giảm (%) của sản lượng khai thác thủy sản biển Nguồn: [103].

80 74 Nhìn chung, trong thời gian , đội tàu khai thác thủy sản liên tục tăng (tăng bình quân 0,93%), loại tàu có công suất <50 CV tăng 0,38%, loại tàu công suất lớn hơn 400CV chỉ chiếm 0,95% nhưng có tốc độ tăng trưởng cao 27,94% [13]. Từ năm 2010, năm có số lượng phương tiện đạt mức kỷ lục chiếc và CV. Sau đó, số lượng phương tiện đánh bắt và công suất có chiều hướng giảm dần, tăng 17,8%. Nhất là từ năm giảm 19,6%, số tàu đánh bắt tăng mạnh có công suất từ 20 CV đến 90 CV; số tàu công suất trên 90 CV tăng nhẹ, tăng 0,45% [12]. Năm 2008, thực hiện Quyết định 289-QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân nên tỷ trọng tàu thuyền công suất loại trung bình tăng mạnh. Tàu có công suất > 90 CV chiếm ưu thế trong cơ cấu công suất, số lượng và tỷ trọng ngày càng tăng trong giai đoạn , từ 23,32%, nhưng sau đó mặc dù tỷ trọng không giảm nhưng số lượng giảm theo xu thế chung. Nếu lấy mốc thời gian , bình quân mỗi năm tổng sản lượng khai thác được khoảng 140 nghìn tấn/năm, đến năm 2015, đạt 181 nghìn tấn, trong đó tôm chiếm 34,5% còn lại là cá và các loài thủy sản khác. Tuy sản lượng khai thác hàng năm vẫn tăng, nhưng tỷ trọng sản lượng khai thác đang giảm dần do sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng nhanh hơn. Năm 2015, sản lượng khai thác chiếm 35,7% tổng sản lượng thủy sản của tỉnh [22]. Trong các loài khai thác chính thì sản lượng cá, tôm tăng trưởng ổn định, các loài thủy sản khác tăng giảm theo mùa vụ. Nuôi trồng thủy sản, diện tích nuôi trồng thủy sản của tỉnh liên tục tăng theo thời gian từ năm Năm 2010, diện tích đạt ha, đến năm 2013, giảm nhẹ còn ha. Năm , diện tích tăng do chuyển đổi theo Nghị quyết 09/2000/NQ-CP của Chính phủ, tốc độ tăng bình quân diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) trong giai đoạn đạt 1,54%/năm. Đầm Dơi là huyện có diện tích NTTS lớn nhất tỉnh, trong 5 năm , diện tích nuôi trồng thủy sản hàng năm có tăng giảm, nhưng nhìn chung là bảo hòa, không có sự biến động đáng kể.

81 75 Bảng 3.6: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo huyện, thành phố Đơn vị tính: ha Tổng số TP Cà Mau H. Thới Bình H. U Minh H. Tr.V.Thời H. Cái Nước H. Phú Tân H. Đầm Dơi H. Năm Căn H. Ngọc Hiển Nguồn: [21]. Diện tích nuôi tôm của tỉnh đạt tỷ trọng lớn, tính thời điểm năm 1997 lúc mới chia tách tỉnh diện tích chỉ bằng ha nhưng đến năm 2015 diện tích tăng gần gấp 2 lần, đó là chưa kể đến mặt nước sông, đầm, kênh, rạch nội địa và mặt nước ven biển. Tính đến năm 2015, diện tích nuôi tôm của Cà Mau chiếm hơn 90% diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Mặc dù diện tích lớn, song năng suất trong bình NTTS của tỉnh nói chung và nuôi tôm nói riêng thấp hơn so với cả nước. Điều này thể hiện mức độ thâm canh của tỉnh thấp hơn so với các địa phương khác và vùng ĐBSCL [21]. Sản lượng NTTS của tỉnh Cà Mau năm , tăng liên tục từ khi chia tách tỉnh đến nay. Hầu hết các huyện trong tỉnh đều có xu hướng tăng, các huyện đều xem nhiệm vụ phát triển kinh tế trọng tâm là nuôi trồng thủy sản nên định suất đầu tư qua từng năm liên tục tăng, dẫn đến sản lượng cũng tăng theo. Nếu tính riêng nuôi tôm thì Đầm Dơi là huyện chiếm tỷ trọng cao nhất đạt tấn năm 2015 (chiếm 27,2%), kế đến là huyện Phú Tân, Cái Nước, Ngọc Hiển.

82 76 Bảng 3.7: Sản lượng tôm nuôi trồng thủy sản phân theo huyện, thành phố Đơn vị tính: Tấn Tổng số TP Cà Mau H. Thới Bình H. U Minh H. Tr.V.Thời H. Cái Nước H. Phú Tân H. Đầm Dơi H. Năm Căn H. Ngọc Hiển Nguồn: [21]. Diện tích nuôi nước lợ được phân bổ ở 9/9 huyện, thành phố, nhiều nhất ở huyện Đầm Dơi với ha, thấp nhất là thành phố Cà Mau ha. Về cơ bản, tỉnh đã hình thành hai vùng nuôi trồng thủy sản rõ rệt: Vùng phía Nam Cà Mau chủ yếu là nuôi tôm chuyên canh và nuôi tôm kết hợp trồng rừng; vùng phía Bắc Cà Mau nuôi tôm chuyên canh và kết hợp luân canh một vụ lúa. Ngoài nuôi tôm, các hộ nông dân từng bước thực hiện nuôi đa con kết hợp với nuôi tôm, như nuôi cá chẻm, cua, sò huyết, cá chính, bống mú, cá kèo, tai tượng hiện đang được nhân rộng [21]. Năm 2015, diện tích nuôi trồng thủy sản ngoài tôm có khoảng ha. Trong đó, cá đồng là nguồn lợi có tiếng ở Cà Mau, như cá lóc, cá trê, cá rô, cá sặc rằn nhưng từ sau chuyển đổi sản xuất, nguồn lợi cá đồng diện tích và sản lượng giảm đi nhanh chóng. Những năm gần đây, diện tích nuôi cá nước ngọt, nước lợ đang được phục hồi. Nhiều hộ đang phát triển nuôi các loài cá có giá trị kinh tế cao, địa bàn nuôi tập trung ở các huyện được quy hoạch ngọt hóa như các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và một phần thuộc thành phố Cà Mau [21].

83 77 Đơn vị tính: Tấn Biểu đồ 3.2: Sản lượng thủy sản phân theo ngành nuôi trồng của tỉnh Cà Mau Nguồn: [21]. Hiện nay phần lớn tôm được nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến với nhiều mô hình: Nuôi chuyên canh, nuôi chuyên canh trồng một vụ lúa, nuôi kết hợp trồng rừng, nuôi dưới mương, liếp vườn một số hộ nuôi chuyển sang quảng canh cải tiến bậc cao với sự hỗ trợ của công tác khuyến ngư, diện tích nuôi thâm canh, bán thâm canh (nuôi công nghiệp, bán công nghiệp) không lớn; một số diện tích nuôi dạng sinh thái (nuôi kết hợp trồng rừng). Tổng số Bảng 3.8: Diện tích các loại cây trồng Tổng số Cây hàng năm Trong đó Cây lương thực Cây CN hàng năm Chia ra Tổng số Đơn vị tính: ha Cây lâu năm Trong đó Cây CN lâu năm Cây ăn quả Nguồn: [21].

84 78 Trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt vẫn là ngành sản xuất chính, năm 2015, sản lượng chiếm 61%, giảm 71% so với 2005 [20]. Tuy nhiên, so với cả khu vực ngư - nông - lâm nghiệp năm 2015 trồng trọt chỉ chiến tỷ lệ nhỏ 12.3%. Từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 09/200/-CP của Chính phủ diện tích các loài cây trồng chính, nhìn chung đã bị giảm và tương đối ổn định trong ba năm gần đây. Lúa là sản phẩm trồng trọt chính của tỉnh. Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2015 là ha, năng suất lúa bình quân 4.37 tấn/ha, sản lượng đạt tấn [20]. Thực hiện Đề án số 01/ĐA-UBND của Ủy ban Nhân dân tỉnh về nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả trong sản xuất tôm, lúa giai đoạn định hướng đến năm 2015, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới đã được ứng dụng trong trồng trọt như: Chuyển đổi giống lúa mới, ứng dụng kỹ thuật canh tác "3 giảm, 3 tăng", cơ giới hóa trong sản xuất lúa Đến nay tỷ lệ sử dụng giống cấp xác nhận, giống lúa chất lượng cao chiếm tới hơn 80% diện tích giống OM 576 (hầm trâu) chỉ còn dưới 10%. Năng suất lúa bình quân năm 2015 tăng 5,06% so với năm 2010 [15]. Đặc biệt, Cà Mau hiện nay là tỉnh có thế mạnh về sản xuất một vụ lúa, một vụ tôm có hiệu quả, cung cấp một lượng lúa sạch đáng kể cho thị trường lúa gạo. Diện tích một vụ lúa, một vụ tôm có khoảng trên ha tập trung ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Ngoài cây lúa, Cà Mau cũng hình thành vùng sản xuất nguyên liệu tập trung cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản như: Vùng mía nguyên liệu ha ở các huyện: Thới Bình, U Minh; vùng cây ăn quả như cây chuối với khoảng ha, cây dừa ha tập trung chủ yếu tại các huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình [15]. Về thực hiện cánh đồng mẫu lớn, đã triển khai từ năm 2012 đến nay. Toàn tỉnh đã tổ chức sản xuất quy mô khoảng ha, với hộ tham gia. Đây là hình thức sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao về năng suất, chất lượng và giá trị bình quân tăng 15%, tạo bước đột phá, thực hiện tốt mối liên kết "4 nhà", củng cố khối liên minh công nông trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó, về sản xuất lúa hữu cơ ở Cà Mau cũng đã hình thành một dự án về lúa gạo hoa sữa của Công ty Viễn Phú tại huyện U Minh với diện tích 320 ha. Bước đầu cho kết quả khả quan (năng suất bình quân 2,7 tấn/ha/vụ, được cơ quan kiểm soát chất lượng Hà Lan cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu qua thị trường Châu

85 79 Âu và Mỹ, giá lúa hữu cơ thu mua hiện tại cao gấp 3 lần so với giá lúa chất lượng tốt nhất sản xuất theo kiểu không hữu cơ), sản phẩm lúa hữu cơ tạo tiền đề cho định hướng phát triển trong tương lai. Bảng 3.9: Biến động diện tích một số cây trồng chính ( ) Đơn vị: ha Lúa Cây ăn quả Năm Ngô Dừa Mía (DT gieo trồng) khác Nguồn: [21]. Ngoài ra, từ năm 2011 đến nay, đã có nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, thành công, nhân ra diện rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người dân, nhất là trong thực hiện Đề án Tôm - Lúa. Đến năm 2015 đã xây dựng 38 mô hình sản xuất lúa với quy mô ha; năng suất bình quân đạt 5,2 tấn/ha/vụ, tăng 0,7 tấn so với vụ sản xuất của địa phương. Đó là các mô hình: Sản xuất lúa giống năng suất cao nhân ra cấp nguyên chủng với 67 ha; sản xuất lúa giống nguyên chủng nhân ra cấp xác nhận 1: ha; mô hình trình diễn giống lúa mới: 115 ha; mô hình nhân giống cấp xác nhận ở xã nghèo: 75 ha; sản xuất lúa theo quy trình GAP: 220 ha; sản xuất lúa "3 giảm, 3 tăng": 300 ha; mô hình nhân giống lúa: 60 ha; sản xuất lúa ghi chép sổ tay theo tiêu chuẩn VietGAP; 100 ha [21]. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi trong nông nghiệp Cà Mau thời gian qua diễn ra hợp lý. Tuy nhiên, do điều kiện tự nhiên, cơ cấu các loại vật nuôi cũng có những đặc trưng riêng có của địa bàn, khác với các tỉnh Tây - Bắc ĐBSCL. Các điều kiện cho chăn nuôi đại gia súc có nhiều khó khăn hơn. Đàn trâu, bò giai đoạn qua giảm mạnh, các đàn heo và gia cầm tăng, giảm thất thường song xu thế chung là tăng. Đàn heo tăng từ 285,8 nghìn con năm 2000 lên 495,1 nghìn con năm 2013, tương tự đàn gia cầm cũng tăng mạnh từ 2,88 triệu con năm 2000 lên 3,9 triệu con năm 2013 [13]. Về phân bổ, đàn trâu bò tập trung nhiều ở thành phố Cà Mau và huyện Thới Bình, đàn heo tập trung nhiều ở huyện Trần Văn Thời, tiếp đó là Đầm Dơi và Thới Bình; đàn gia cầm cũng phân bố tương tự.

86 80 Bảng 3.10: Thực trạng chăn nuôi giai đoạn Đơn vị tính: con Tăng trưởng (%/năm) Trâu, bò Heo Gia cầm Nguồn: [21]. Toàn tỉnh hiện có 15 cơ sở chế biến giết mổ gia súc, gia cầm (13 điểm gia súc, 02 điểm gia cầm). Ngày 12/9/2013 UBND tỉnh Cà Mau đã phê duyệt Đề án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung giai đoạn và định hướng 2020, với mục tiêu góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường. Theo đó, các huyện Năm Căn và Đầm Dơi hiện đang tiến hành xây dựng các lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung [21]. Đầu tư lai tạo giống gia súc, gia cầm từng bước được cải thiện, số lượng và chất lượng giống ngày càng được nâng cao. Các giống địa phương năng suất và chất lượng kém dần được thay thế. Cụ thể số lượng heo giống mới, heo lai giống yorshire, landrat chiếm 98% tổng đàn. Hiện có 7 cơ sở sản xuất tinh và áp dụng thụ tinh nhân tạo trên heo chiếm 30% tổng đàn nái. Phương thức chăn nuôi truyền thống góp phần tăng thu nhập và cung cấp phần lớn sản phẩm chăn nuôi cho thị trường tiêu thụ nội tỉnh. Chăn nuôi có sự kiểm soát và chăn nuôi theo quy mô gia trại ứng dụng khá tốt các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến, trong những năm gần đây đã triển khai một số mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, đệm lót sinh học ở một số địa phương, bước đầu được bà con nông dân đón nhận và mang lại hiệu quả tích cực, mở ra định hướng phát triển chăn nuôi trong tương lai. Chăn nuôi trang trại cơ bản được hình thành và phát triển với sự quan tâm đầu tư khá tốt về giống, chuồng trại, kỹ thuật và xử lý môi trường. Đến nay đã có 18 trang trại với tổng đàn con heo. Mạng lưới thú y đã phủ kín 96/101 xã, phường, thị trấn có nhu cầu thú y, trình độ chuyên môn cán bộ thú y ngày càng được nâng cao (đại học có 21 người, cao đẳng 01 người, trung cấp 37 người, sơ cấp 32 người), góp phần quan trọng trong công tác phòng, chống dịch bệnh kịp thời [20].

87 81 Về lâm nghiệp, năm 2015, tổng diện tích rừng toàn tỉnh có 104,2 nghìn ha trong đó rừng đặc dụng là 17,8 nghìn ha, rừng phòng hộ ven biển có 26,7 nghìn ha và 59,7 nghìn ha rừng sản xuất. Trong đó rừng tự nhiên có ha, phần còn lại là rừng trồng [20]. Công tác khôi phục rừng trong những năm qua đã được sự quan tâm chú ý, tuy nhiên chủ yếu chú trọng đến phủ xanh đất trồng và trồng sau khai thác, chưa chú ý nhiều đến chất lượng, giá trị rừng trồng, công tác giống chưa thật sự được quan tâm. Riêng đối với rừng sản xuất khu vực rừng tràm có được sự hỗ trợ từ nguồn ODA của Chính phủ Nhật Bản đã đầu tư một số mô hình khoảng 800 ha trồng rừng lên liếp và cây keo lai đã dần dần thay thế cây tràm truyền thống, bước đầu cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng phát triển mới trong thời gian tới. Bảng 3.11: Hiện trạng rừng và trồng rừng giai đoạn Đơn vị tính: ha Diện tích có rừng Diện tích Năm Phòng hộ Tổng số Đặc dụng Sản xuất rừng trồng ven biển Nguồn: [104]. Trên địa bàn tỉnh hiện có một số cơ sở, HTX chế biến lâm sản cung cấp cho thị trường các mặt hàng gỗ gia dụng (sản phẩm chủ yếu là bàn ghế gia dụng), than đước, than hoạt tính.v.v Hoạt động phòng chống cháy rừng, thực hiện luật bảo vệ và phát triển rừng đạt kết quả năm sau tốt hơn năm trước, số vụ vi phạm lâm luật giảm, số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra giảm đáng kể Về chất lượng sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản Trải qua giai đoạn phát triển khá dài , Cà Mau đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản về tăng trưởng cũng như chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ khu vực. Thực hiện Nghị quyết số 09/CP ngày 15/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, từ cuối năm 2000 tỉnh Cà Mau đã chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản.

88 82 Chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp là đúng đắn, kịp thời, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân được đại bộ phận nhân dân đồng tình; đáp ứng được đòi hỏi bức xúc của nhân dân muốn chuyển đổi nuôi tôm mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa. Quá trình chuyển đổi đã diễn ra đồng loạt (không theo bước đi dự kiến quy hoạch). Toàn tỉnh đã chuyển đổi ha đất trồng lúa và đất vườn sang nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là nuôi tôm nước lợ), nâng nhanh chóng diện tích nuôi thủy sản của tỉnh lên ha (chiếm 52,2 diện tích tự nhiên của tỉnh). Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu sản xuất nông nghiệp, kinh tế thủy sản chiếm tỷ trọng ngày càng lớn và khẳng định vai trò ngành mũi nhọn trong nền kinh tế tỉnh. Từ năm , trong khi ngành nông nghiệp, lâm nghiệp tăng trưởng âm thì giá trị sản xuất ngành thủy sản (giá ss94) đã tăng bình quân 11,3%/năm góp phần đưa toàn bộ khu vực ngư, nông, lâm nghiệp tăng trưởng bình quân 4.8%/năm. Cơ cấu giá trị sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp của tỉnh cũng đã có thay đổi từ 65,6% - 31,6% - 2,8%/năm năm 2000 thành 84,4% - 13,3% - 1,8% [20]. Nhìn chung, quá trình chuyển đổi đạt kết quả khá cao, khai thác được tiềm năng kinh tế thủy sản, hầu hết các vùng chuyển đổi sang nuôi thủy sản đều đạt hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa, thu nhập bình quân trên 1 đơn vị diện tích cao gấp 2 lần so với trước khi chuyển đổi sản xuất. Thông qua đó đã tạo ra giá trị hàng hóa xuất khẩu lớn, góp phần tăng trưởng kinh tế nhanh, nâng cao đời sống nhân dân. Giá trị hàng hóa xuất khẩu thủy sản tăng từ 120 triệu USD năm 1997 lên 509,9 triệu USD năm Sau thời kỳ thay đổi bùng phát nuôi thủy sản không có tốc độ tăng trưởng cao như trước song vẫn là lĩnh vực đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế khu vực ngư - nông - lâm nghiệp. Các ngành trồng trọt và chăn nuôi cũng phát triển trở lại. Kinh tế khu vực ngư - nông - lâm nghiệp phát triển hài hòa, hợp lý hơn. Mười năm , thủy sản tăng trưởng bình quân 8,4%/năm; trồng trọt 3,6%/năm; chăn nuôi 8,4%,. Xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng, nếu năm 2006 đạt 579,4 triệu USD thì năm 2015 đạt triệu USD. Bên cạnh đó, chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã tác động nhiều mặt đến đời sống xã hội nông thôn, làm thay đổi nghề, tập quán canh tác của nông dân, gắn sản xuất với thị trường hàng hóa, dịch vụ, cải thiện rõ nét về đời sống của người dân. Tuy nhiên, cùng với chuyển đổi và điều chỉnh sản xuất, nhiều vấn đề xã hội ở nông thôn cũng đã xuất hiện, song

89 83 cũng đã được điều chỉnh và từng bước giải quyết. Như vấn đề không đồng bộ giữa nhu cầu và khả năng về vốn, con giống, thủy lợi chưa đáp ứng được đòi hỏi, lao động dư thừa nhiều Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau xét trên phương diện xã hội Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với vấn đề tạo việc làm và trình độ lao động Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực ngư-nông-lâm nghiệp trong năm 2005, 2010, 2015 lần lượt là 86,44%, 72,41% và 72,46%; trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng lần lược là 4,4%, 6,23% và 6,94%; trong lĩnh vực dịch vụ tương ứng là 9,16%, 21,36% và 20,60% [16]. Điều này cho thấy nguy cơ Cà Mau rơi vào vòng xoáy đói nghèo là sự cấp thiết phải nhanh chóng thay đổi tỷ lệ lao động trong cơ cấu kinh tế để tạo ra những động lực phát triển mới. Thu nhập thấp Cầu tiêu dùng thấp Thu nhập thấp Cầu tiêu dùng thấp tiết kiệm thấp Không tạo ra việc làm mới Thiếu động lực đầu tư Không tạo ra việc làm mới Thiếu động lực đầu tư Nguồn lực đầu tư thấp Hình 3.3: Vòng xoáy đói nghèo Nguồn: [103]. Trình độ và chất lượng lao động, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của Cà Mau vào năm 2015 chỉ đạt 7,5% ; tổng số lao động đang làm việc, thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của cả nước là 17,9% và bình quân vùng ĐBSCL là 10,4%. Điều đáng lưu ý là tỷ trọng này rất chậm thay đổi từ năm 2006 đến 2012 tỷ lệ này giảm từ

90 84 5,3% xuống 5,1% và năm 2015 mới có bước vươn lên 7,5% [21]. Lao động Cà Mau chủ yếu làm nông nghiệp, quen tác phong làm việc tự do, chưa có tác phong sản xuất công nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động thấp, hạn chế về ngoại ngữ nên gặp khó khăn về cạnh tranh trong thị trường lao động xã hội và phân công lao động xã hội. Sự yếu kém của lực lượng lao động của Tỉnh một phần nguyên nhân do giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) khó khăn, nhưng phần lớn là do nền kinh tế của tỉnh không hấp thụ được các lao động có đào tạo của địa phương và từ các địa phương khác đến. Số lượng lao động phổ thông chưa qua bất kỳ hình thức đào tạo nào năm 2010 lên tới 70%, đến năm 2015 chỉ số này có giảm nhưng không đáng kể. Số lao động có trình độ từ Cao đẳng trở lên năm 2010 chỉ đạt 2,7% và năm 2015 đạt 3,6% [20]. Năm Tổng số lao động qua đào tạo Bảng 3.12: Cơ cấu lao động qua đào tạo hàng năm Cao đẳng trở lên Chia ra Trung học, công nhân kỹ thuật Chứng chỉ hành nghề Đơn vị: % Truyền nghề ,79 0,82 2,79 3,12 12, ,27 1,00 3,06 5,11 12, ,37 1,31 4,03 5,95 12, ,37 1,64 5,04 5,85 11, ,18 2,15 6,01 8,12 10, ,00 2,66 6,62 10,39 10, ,51 2,89 7,59 10,95 10, ,62 3,27 8,43 12,25 9, ,74 3,64 9,27 13,54 9, ,86 3,69 9,35 13,11 9, ,20 4,01 9,78 13,20 10,50 Nguồn: [80]. Cơ cấu lao động, tỷ trọng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp giảm từ 86,44% năm 2000 xuống còn 72,41% trong năm 2010 và 69,9% năm 2015 [20]. Tuy nhiên, từ năm 2010 trở lại đây hầu như không có chuyển biến tích cực như đã quan sát thấy trong giai đoạn Mặt dù ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ có phát triển và thu hút được số lượng đáng kể lao động trong nông nghiệp. Sự trì trệ này là dấu hiệu cho thấy cần phải thay đổi lại cơ cấu kinh tế của tỉnh để nhanh chóng phục hồi lại đà tăng trưởng.

91 85 Bảng 3.13: Số lượng và cơ cấu lao động đang hoạt động kinh tế Đơn vị tính: lao động Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Tổng số Ngư nông lâm nghiệp Số lượng công nghiệp và xây dựng Số lượng dịch vụ Số lượng ngư nông lâm nghiệp Tỷ trọng Công nghiệp và xây dựng (%) Tỷ trọng dịch vụ (%) Nguồn: [21]. Cơ cấu lao động ngành ngư - nông - nghiệp đang có xu hướng giảm từ lao động năm 2005 xuống còn lao động năm 2010 (tốc độ giảm bình quân 0,7%/năm trong giai đoạn ) [15]. Lao động ngành ngư nghiệp cũng có xu hướng giảm, tuy nhiên, tốc độ giảm bình quân hàng năm thấp hơn (giảm bình quân khoảng 0,1%/năm trong giai đoạn ). Xu hướng này phản ánh sự dịch chuyển theo xu hướng phi nông nghiệp hóa của Cà Mau trong giai đoạn này. Tuy nhiên, về số lượng tuyệt đối thì số việc làm trong ngành thủy sản vẫn tăng lên; điều này có nghĩa là do sự sụt giảm của ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ làm cho số lượng việc làm trong các ngành này không tăng đủ hấp thụ số lượng lao động tăng lên do đó, những lao động này buộc phải làm việc trong ngành nông nghiệp và lâm nghiệp. Bảng 3.14: Lao động ngành ngư nông lâm nghiệp Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 Tổng lao động ngư nông lâm nghiệp Thủy sản So với tổng số (%) 75, ,3 Nông, lâm nghiệp So với tổng số (%) 24, ,6 Nguồn: [21].

92 86 Tỷ trọng lao động trong ngành thủy sản tại Cà Mau cao vượt trội so với cả nước, cho thấy đây là ngành có lợi thế tuyệt đối của Cà Mau và có quy mô lớn đủ để phát triển thành các cụm sản xuất chế biến thủy hải sản. Đặc điểm lao động Cà Mau khá dồi dào, nhưng phân tán, chất lượng lao động thấp chủ yếu làm việc trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ trọng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chưa nhiều, và trong số lao động qua đào tạo chủ yếu thông qua học nghề, truyền nghề, lực lượng công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản qua trường lớp còn rất hạn chế. Cà Mau không phải là nơi tạo ra sức hút lao động, chủ yếu lao động Cà Mau di cư sang các địa phương khác, đặc biệt là lao động qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Lao động tại Cà Mau chủ yếu sử dụng lao động tại chỗ, có trình độ chuyên môn thấp. Số trí thức đầu ngành có trình độ cao và số chuyên gia còn ít, chỉ tập trung vào một số lĩnh vực (Chủ yếu là y tế và giáo dục) Cà Mau dường như đang rơi vào vòng luẩn quẩn nghèo đói. Số lượng các ngành nghề đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ nền kinh tế do đó nhu cầu về lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, nhu cầu đào tạo của lao động thấp -> chất lượng lao động thấp -> các ngành đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật kém phát triển Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với vấn đề xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân Nông nghiệp phát triển làm cho thu nhập bình quân của hộ từ 278 ngàn đồng/người/tháng năm 1997 tăng lên ngàn đồng/người/tháng năm 2015, tăng 4,7 lần so với năm 1997 tăng bình quân 12,38%/năm [20]. Thu nhập của người dân tăng, cộng với các chính sách an sinh xã hội được duy trì và phát triển liên tục đã góp phần cải thiện tình hình nhà ở và phương tiện sinh hoạt của dân cư. Điều đáng lưu ý là phần lớn GDP của tỉnh được chuyển ra ngoài tỉnh (ví dụ: các nhà máy khí điện đạm có thể tạo ra GDP lớn cho tỉnh nhưng hầu hết giá trị gia tăng của nhà máy được chuyển ra ngoài tỉnh, địa phương chỉ thu được thuế và một số thu nhập của người lao động làm trong nhà máy. Hay xuất khẩu thủy sản, năm 2015 đạt tới tỷ USD, nhưng phần lớn trong số đó là các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ hưởng lợi, vì đa số các công ty này có địa chỉ đăng ký kinh doanh gốc đều ở các thành phố lớn).

93 87 Nhờ những thành quả của phát triển KT-XH, số hộ nghèo liên tục giảm mạnh. Đến năm 2015 số hộ nghèo toàn tỉnh chỉ còn 3,69% thấp hơn nhiều so với mức bình quân cả nước (khoảng 9%). Hiện nay nếu tính tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều thì tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh là 9,8% và tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,3%, điều này cho thấy quá trình phát triển KT-XH của Cà Mau khá đồng đều, mọi tầng lớp nhân dân đều được hưởng thành quả của sự phát triển. Đến nay, 100% hộ dân có đồ dùng lâu bền, trong đó 89,68% hộ dân có điện thoại; 86,55% hộ dân có ti vi màu; 47,22% hộ dân có xe máy (năm 2005 chỉ có 20%) [20]. Thời điểm mới chia tách tỉnh, lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 1997 chiếm 83,8% đến năm 2013 giảm xuống còn 69,46% khu vực công nghiệp và xây dựng năm 1997 chiếm 4,92% đến năm 2015 tăng lên 7,44% khu vực dịch vụ có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tỷ trọng trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn và đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế [16]. Năm 2015, tỉnh có 750 nghìn lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, tăng 47,75% (250 ngàn người) so với năm 1997, tốc độ tăng bình quân trên 2,5%/năm, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có 492 nghìn lao động, tăng 22,72% so với năm 1997, tăng bình quân 1,4%/năm, khu vực công nghiệp và xây dựng có 47 ngàn lao động, tăng 1,7 lần so với năm 1997, tăng bình quân 7%/năm [30]. Tuy nhiên, do xuất phát điểm là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên mặt dù có sự chuyển dịch lao động khá nhanh nhưng đến năm 2015 lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn chiếm phần lớn trong tổng số lao động của tỉnh, điều này cho thấy đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện nhưng còn chậm, một bộ phận hiện cuộc sống vẫn còn khó khăn, thiếu việc làm, thu nhập bấp bênh, một số khác bỏ quê lên các tỉnh Miền đông Nam bộ làm thuê ở các khu công nghiệp, khu chế xuất để cải thiện cuộc sống, làm cho địa phương có những thời điểm khan hiếm lao động, nhất là các nhà máy chế biến thủy sản khi vào mùa thu hoạch cao điểm Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với vấn đề công bằng xã hội Chính sách an sinh xã hội, đầu tư phát triển, hỗ trợ người nghèo, gia đình chính sách, gia đình khó khăn được thực hiện đồng bộ, quyết liệt, đến năm 2015 có 99,46%

94 88 hộ gia đình đã có điện sinh hoạt và 99% hộ dân thành thị, 85% hộ dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Đây là những thành tựu đáng ghi nhận của tỉnh, đặc biệt trong bối cảnh Cà Mau vẫn là một tỉnh phát triển trung bình khá của vùng ĐBSCL. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng khám, chữa bệnh cho người dân địa bàn nông thôn từng bước được nâng lên. Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ và tỷ lệ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%. Cơ sở bệnh viện tuyến cơ sở được quan tâm đầu tư, nâng cấp. Năm 2015, toàn tỉnh có giường bệnh, tăng gấp 2,2 lần năm 1997; bình quân số giường bệnh/1 vạn dân tăng từ 14,3 giường lên 28,9 giường. Số lượng bác sĩ trên một vạn dân của Cà Mau cao thứ nhì so với các tỉnh khác thuộc ĐBSCL, chỉ đứng sau Cần Thơ là trung tâm văn hóa, chính trị, khoa học, kinh tế của cả vùng ĐBSCL [21]. Đây là một chỉ số rất đáng khích lệ, cho thấy mặc dù xuất phát điểm còn thấp nhưng Cà Mau rất quan tâm đến công tác chăm sóc sức khỏe của người dân, nhất là đối với nông dân thuộc hộ nghèo, đối tượng chính sách. Điều này thực sự cần thiết khi Cà Mau nằm ở vị trí quá cách xa các trung tâm y tế lớn của cả nước và khu vực như TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Cạnh đó, hệ thống y tế ngoài công lập khá phát triển, Cà Mau đã tạo điều kiện cho tư nhân tham gia vào việc cung ứng dịch vụ y tế. Đến nay tỉnh đã có một bệnh viện đa khoa và 9 phòng khám đa khoa tư nhân Cà Mau Kiên Giang An Giang Trà Vinh Long An Biểu đồ 3.3: Số bác sĩ trên dân năm 2013 Nguồn: [21]. Giáo dục - đào tạo có bước phát triển khá, đội ngũ giáo viên vừa tăng về số lượng, vừa được đào tạo bồi dưỡng nâng lên về trình độ, tổng số giáo viên năm

95 là người, tăng hơn người so với năm 1997, nếu tính cả cán bộ quản lý và nhân nhiên toàn ngành GD-ĐT của tỉnh hiện nay có người, chiếm hơn 2/3 công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước. Quy mô các bậc học, cấp học đều tăng: năm học tổng số có 545 trường học các cấp, tăng 233 trường so với năm Trong đó có 130 trường mầm non, tăng 97 trường; 267 trường tiểu học, tăng 74 trường; 117 trường trung học cơ sở, tăng 53 trường; 32 trường trung học phổ thông, tăng 11 trường [21]. Tổng số học sinh năm học là em. Tỉ lệ học sinh THCS/tiểu học và THPT/THCS của Cà Mau thấp hơn hầu hết các tỉnh vùng ĐBSCL và thấp hơn mức trung bình các vùng khác trên cả nước. Điều này cho thấy tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường nhưng không đi học ở Cà Mau là khá cao và cấp học càng cao thì tỷ lệ càng thấp. Tỷ lệ học sinh bỏ học các cấp học lần lượt là: cấp tiểu học 0,7%, cấp THCS 1,92% và cấp THPT là 4,3% [20] Trung du MNPB Tây nguyên Long An Trà Vinh An Giang Kiên Giang Cà Mau Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ học sinh các cấp so với cấp dưới THCS/Tiểu học THPT/THCS Nguồn: [20]. Hiện nay Cà Mau có 2 trường Đại học ngoài công lập mới được thành lập, 3 trường Cao đẳng công lập và 2 trường Trung cấp Chuyên nghiệp với tổng số sinh viên hàng năm khoảng người.

96 90 Công tác đào tạo, bồi dưỡng, dạy nghề ngày càng được mở rộng, tất cả các huyện đều có trung tâm giáo dục nghề nghiệp, nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã tích cực tham gia truyền nghề, bồi dưỡng nghề cho người lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề, truyền nghề đã tăng từ 15% (năm 1997) lên trên 34,5% [20]. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của tỉnh thì ngành GD-ĐT Cà Mau còn kém phát triển so với các tỉnh vùng ĐBSCL. Năm 2015, số lượng sinh viên theo học cấp học Cao đẳng và Đại học tại Cà Mau chỉ đạt sinh viên, đứng thứ 11/13 trong số các tỉnh ĐBSCL. Nếu tính tỷ lệ sinh viên các trường này trên tổng số lực lượng lao động thì Cà Mau cũng đứng thứ 11/13 với mức 0,33% thấp hơn rất nhiều so với mức bình quân của vùng ĐBSCL là 1,58% kể cả Cần Thơ và 0.98% nếu không tính Cần Thơ [20]. Điều này cho thấy ngoài Cần Thơ là trung tâm GD-ĐT cho cả vùng ĐBSCL, các tỉnh khác trong vùng cũng phát triển giáo dục cao đẳng và đại học tốt hơn Cà Mau. Thực tế cho thấy hệ đào tạo cao đẳng và đại học địa phương chỉ thực hiện thông qua hình thức liên kết đào tạo tại chỗ nên chủ yếu chỉ nhằm đáp ứng được nhu cầu bồi dưỡng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo chức danh mà chưa có điều kiện đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH địa phương. Nếu xét về phát triển Trung cấp chuyên nghiệp thì số lượng sinh viên năm 2015 đạt 2768 sinh viên xếp thứ 8/13 tỉnh ĐBSCL và tỷ trọng số lượng sinh viên trung cấp chuyên nghiệp so với lực lượng lao động của Cà Mau khá cao đạt 0,48% đứng thứ 4/13 các tỉnh ĐBSCL, chỉ sau Cần Thơ, Vĩnh Long và Tiền Giang. Hơn nữa, tỷ trọng sinh viên trung cấp chuyên nghiệp trên giáo viên của Cà Mau là thấp nhất trong các tỉnh ĐBSCL với tỷ lệ 22,69 trong khi tỷ lệ trung bình của ĐBSCL là 45,14. Dường như Cà Mau không thu hút được số lượng sinh viên trung cấp chuyên nghiệp như kỳ vọng. Điều này có nguyên nhân khách quan là do những lĩnh vực đào tạo chuyên sâu và KH-KT chỉ tập trung tại các trung tâm của vùng mà cụ thể là Cần Thơ. Các trung tâm này có lợi thế là nơi tập trung những giảng viên, chuyên gia giỏi và có điều kiện cơ sở vật chất vượt trội. Hoạt động văn hóa - thể thao ngày càng đa dạng, phong phú, góp phần giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân; phong

97 91 trào văn hóa - văn nghệ quần chúng ngày càng được mở rộng. Tỉnh đã đầu tư xây dựng, nâng cấp một số trung tâm văn hóa, thể dục - thể thao các cấp, các công trình di tích lịch sử, công trình ghi công liệt sĩ. Đến nay các huyện trong tỉnh đã quy hoạch xong trung tâm văn hóa - thể thao huyện; 39,02% số xã có trung tâm văn hóa - thể thao. Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh, xây dựng NTM được quan tâm thực hiện; năm 2015, đã có 63,11% hộ gia đình, 19,1% khóm ấp được công nhận gia đình đạt chuẩn văn hóa và 19,66% số xã đạt chuẩn văn hóa NTM [20]. Hoạt động văn nghệ và nghệ thuật quần chúng ngày càng phát triển và mở rộng, chất lượng và quy mô hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần chúng ngày càng được nâng cao, phục vụ nhu cầu đời sống văn hóa, tinh thần của dân cư. Đến nay, 9/9 huyện, thành phố đều có đội văn nghệ quần chúng, bên cạnh đó, các loại hình sinh hoạt văn hóa - văn nghệ như: đờn ca tài tử, hát với nhau được duy trì và phát huy tốt. Hoạt động thể dục - thể thao nông dân có nhiều tiến bộ, các giải thể thao phong trào như: bóng đá, bóng chuyền được tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó, hoạt động thể dục - thể thao cũng được tổ chức thường xuyên trong các ngày lễ hội, truyền thống của các ngành, địa phương trong tỉnh. Phong trào thể thao quần chúng phát triển tương đối khá so với các địa phương khác trong khu vực. Năm 1997, toàn tỉnh có 361 câu lạc bộ, đến năm 2015 tăng lên câu lạc bộ. Số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao ngày một tăng, từ 1% vào năm 1997 đến nay tăng lên 24%. Số huy chương thể thao thành tích cao đạt được hàng năm tăng cao: năm 1997 đạt được 5 Huy chương vàng, đến năm 2015 đạt được 56 Huy chương vàng; Huy chương bạc năm 1997 đạt được 5 Huy chương, đến năm 2015 đạt được 52 Huy chương; tương tự, Huy chương đồng năm 1997 là 6, đến năm 2015 là 83 Huy chương [15], [20]. Công tác thông tin, truyền thông có nhiều đổi mới, thời lượng phát thanh, truyền hình và lượng phát hành các báo tăng; kịp thời thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; cổ vũ phong trào thi đua lao động sản xuất, thúc đẩy KT-XH phát triển; tuyên truyền, vận động nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; đấu tranh các hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, các tệ nạn xã hội.

98 92 Hoạt động thông tin truyền thông ngày càng phát triển đa dạng, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Mạng internet, truyền hình cáp và mạng điện thoại di động phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu chỉ đạo điều hành các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân: bình quân đạt 95 máy điện thoại/100 người. Công tác quản lý các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thông tin, báo chí, xuất bản chặt chẽ hơn. Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ, những người làm báo được quan tâm quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng, phát huy khá tốt tài năng, trí tuệ, đóng góp hiệu quả vào sự nghiệp phát triển VH-XH của địa phương. Hoạt động nghiên, cứu ứng dụng KH - CN từng bước đổi mới, gắn sát hơn với thực tiễn sản xuất và đời sống. Đến hết năm 2015 đã triển khai được 350 đề tài, dự án trong đó có một số đề tài, dự án tập trung nghiên cứu ứng dụng về sản xuất giống phục vụ sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp, thử nghiệm nuôi công nghiệp trên một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đã ứng dụng vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, góp phần vào việc tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao giá trị sản xuất. Trong cạnh tranh trên thị trường toàn cầu hóa ngày nay, công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, những chỉ dẫn địa lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Các doanh nghiệp và tổ chức cá nhân ngày càng có ý thức hơn với vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp và các chỉ dẫn địa lý. Đến nay đã có 258 đơn của các doanh nghiệp đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu hàng hóa và kiểu dáng công nghiệp; có 196 nhãn hiệu và 03 kiểu dáng công nghiệp được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ khoa học và Công nghệ) Cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và dịch vụ trong tỉnh. Ngoài ra đã xây dựng các nhãn hiệu tập thể của tỉnh như: Mật ong U Minh hạ, tôm khô Rạch Gốc, cá khô bổi U Minh, tham gia Chương trình đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn gồm: các dự án tuyên truyền trên Đài Phát thanh và Truyền hình, xây dựng nhãn hiệu tập thể cá chình, cá bống tượng Tân Thành, chỉ dẫn địa lý tôm sú Cà Mau, sở hữu tập thể khô bổi U Minh, ba khía Rạch Gốc... Tuy nhiên, do Cà Mau thiếu vắng các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu chuyên ngành do đó đội ngũ cán bộ KH - CN của Cà Mau còn rất mỏng. Điều này không chỉ hạn chế năng lực nghiên cứu và triển khai những tiến bộ KH - CN vào sản xuất mà còn hạn chế nhu cầu đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp và

99 93 các cơ sở sản xuất. Chính vì thế đã làm tăng rủi ro của hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường quốc tế. Đặc biệt trong quá trình sản xuất và chế biến thủy hải sản vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của các thị trường phát triển như Mỹ, Nhật Bản, EU rủi ro vào các thị trường này ngày một tăng lên. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà khoa học, các trường đại học, các doanh nghiệp để làm cho hoạt động nghiên cứu và triển khai những tiến bộ KH-CN vào sản xuất, kinh doanh đáp ứng những yêu cầu thực tế của thị trường và qua đó tăng nhu cầu về ứng dụng KH-CN của doanh nghiệp, và cuối cùng là để tăng nhu cầu đầu tư vào các hoạt động này là một đòi hỏi cấp bách Thực trạng nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau xét trên phương diện môi trường Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với việc duy trì và cải thiện tài nguyên đa dạng sinh học Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở Cà Mau trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc duy trì và phát triển đa dạng sinh học của tỉnh cũng như của vùng ĐBSCL. Hiệu quả kinh tế cao từ các mặt hàng địa phương có thế mạnh, về thủy sản như tôm, cua, cá các loại từ tấn năm 2001, tăng lên tấn năm 2010 và tấn vào năm 2015; về trồng trọt như lúa, các loại hoa màu, cây ăn trái tăng trung bình 12,3% mỗi năm về sản lượng và chất lượng không ngừng được cải thiện; về lâm nghiệp như keo lai, tràm, đước trung bình tăng hàng năm 23,0%, những chỉ tiêu cơ bản, như chỉ tiêu trồng rừng, diện tích rừng công nghiệp được đầu tư mạnh đã làm cho người dân quan tâm nhiều hơn đến việc phát triển sản xuất không chỉ để tiêu dùng mà còn xuất khẩu, cho nên vấn đề NNPTTHBV rất được người sản xuất quan tâm, chú trọng. Việc mở rộng, tận dụng diện tích canh tác trên vùng đất trống, đất hoang hóa để trồng rừng, trồng trọt, chăn nuôi, kể cả tận dụng mặt nước để nuôi thủy sản đã góp phần phủ xanh đất bồi, khôi phục hệ sinh thái rừng và phòng tránh thiên tai. Việc tăng cường các biện pháp canh tác khoa học, hạn chế sử dụng phân hóa học, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, luân canh cây trồng, vật nuôi tác dụng làm tăng độ màu mỡ cho đất, cân bằng hệ sinh thái, giảm ô nhiễm cho nguồn nước. Kết quả là trong những năm qua nhiều mô hình sản xuất lúa, nuôi tôm, rau sạch được thí điểm và nhân rộng ở nhiều địa phương trong tỉnh. Việc khai thác gắn liền với bảo tồn giống nuôi trồng, cây con

100 94 nhằm mục đích tái tạo đã là một bước tiến bộ về nhận thức của người dân trong việc bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học. Việc khai thác các nguồn gen quý hiếm truyền thống để phát triển các giống cây, con có giá trị kinh tế cao như keo lai, tràm bông vàng, cam, quít, bưởi, ổi, tôm càng xanh, tôm sú, thẻ chân trắng, cá sặc rằn, cá chẽm, cá kèo, cá bốp đã có tác dụng duy trì và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học đảm bảo môi trường sinh thái. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, xuất khẩu không được kiểm soát chặt chẽ đang làm suy giảm tài nguyên đa dạng sinh học. Đó là việc khai thác nhằm mục đích thương mại các sản phẩm đa dạng sinh học và tài nguyên ngư - nông - lâm nghiệp đang phá vỡ hệ sinh thái trên cạn và sông, biển. Hệ quả là dù diện tích rừng tăng (từ 22,5% năm 1997 lên 38,7% năm 2015) nhưng chỉ bằng 65% so với trước đây. Chất lượng rừng chưa được cải thiện, giá trị kinh tế thấp, diện tích bị thu hẹp và đang tiếp tục bị suy giảm. Rừng tràm và rừng đước mặc dù được bảo vệ nghiêm ngặt nhưng đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá và biến đổi do áp lực phát triển kinh tế. Hiện tại rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 20-30% trong khi rừng nghèo, rừng tái sinh chiếm khoảng 70% tổng diện tích rừng. Trong khí đó, rừng ngập mặn đã thu hẹp nhanh chóng do phá rừng để nuôi tôm đã làm cho đa dạng sinh học có sự thay đổi nhanh chóng. Tới thời điểm này chưa có một công trình nghiên cứu nào tới sự thay đổi tính đa dạng sinh học biến đổi từ việc trồng lúa chuyển sang nuôi tôm. Có một thực tế dễ thấy là tính đa dạng sinh học bị suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây từ những tác động chuyển đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh. Từ thực tế đã qua cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trương đúng, nhưng cũng chính từ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cùng với nạn khai thác, đánh bắt, buôn bán trái phép động vật, thực vật quý hiếm quá mức đã có tác động trực tiếp đến thay đổi tính đa dạng sinh học. Cà Mau không có nhiều tài nguyên khoáng sản để có thể tích lũy tư bản trong thời kỳ đầu phát triển. Nguồn tài nguyên than bùn rất tiềm năng nhưng quá trình khai thác có thể ảnh hưởng đến môi trường sinh thái của tỉnh. Trong khi đó, diện tích tràm nguyên sinh chỉ có giá trị đa dạng sinh học nhưng nếu chuyển sang trồng cây công nghiệp đang là thách thức cần được nghiên cứu, đánh giá thật kỹ. Đất đai Cà Mau không phù hợp với mục đích nông nghiệp truyền thống, hoặc trồng cây ăn trái, chăn nuôi theo hình thức trang trại. Mặt khác, nền đất yếu, nhiều kênh

101 95 rạch, đa phần diện tích là hệ sinh thái mặn cho nên phát triển du lịch vẫn còn chưa được như mong đợi. Cà Mau là tỉnh chịu ảnh hưởng mạnh nhất của biến đổi khí hậu. Điều này làm cho môi trường sinh thái của tỉnh bị nhiều rủi ro và có sự biến động lớn. Những chi phí ứng phó với biến đổi khí hậu sẽ là gánh nặng lớn đối với ngân sách của địa phương và trung ương. Bảng 3.15: Tỷ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh Cà Mau Khu vực Thành thị Nông thôn Tỷ lệ hộ có Tỷ lệ hộ có nguồn nýớc hợp nguồn Vùng vệ sinh (%) nước hợp vệ sinh (%) 95,5 Ðồng bằng Sông Hồng 98,6 Trung du và miền núi phía Bắc 80,2 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 91,0 81,7 Tây Nguyên 82,8 Ðông Nam Bộ 98,1 Ðồng bằng sông Cửu Long 81,6 Nguồn: [102] Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững với vấn đề gìn giữ môi trường sinh thái Việc ứng dụng KH - CN một cách có hiệu quả sẽ làm giảm đáng kể ô nhiễm môi trường, hạn chế khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tự phát, kém hiệu quả. Cà Mau hiện có hơn 200 doanh nghiệp, cơ sở mua bán, chế biến mặt hàng thủy sản, trong đó chỉ có 01 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn lại là các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trong nước, trong số các doanh nghiệp có đến 2/3 được cấp chứng chỉ ISO Trước tình hình nạn tôm chết kéo dài, mặt hàng tôm trên thị trường thế giới khi tăng khi giảm khó lường, giá cả bấp bênh, áp lực cạnh tranh trong thương mại đối với mặt hàng nông - lâm - thủy sản ngày càng gay gắt, số lượng áp dụng các biện pháp sản xuất, kinh doanh mới, đầu tư áp dụng các công nghệ tiên tiến, công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường tăng lên. Việc dùng vật tư nông nghiệp nuôi thủy sản trong những năm gần đây đã có bước cải thiện đáng kể, nhất là khâu xử lý nước, lọc nước, xử lý phơi đầm tôm, độ

102 96 ph trong ao tôm công nghiệp, xử lý trong lai tạo bảo quản con giống và chất lượng giống cây trồng vật nuôi thì yếu tố môi trường sinh thái luôn được người sản xuất đặt thành tiêu chí hàng đầu. Ngành chăn nuôi của tỉnh chậm phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, chỉ có ngành trồng trọt chủ yếu là trồng lúa, hoa màu, trồng cây ăn trái diện tích không đáng kể. Trong trồng lúa và hoa màu lượng phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất được sử dụng với liều lượng không lớn, nên nhìn chung về chất lượng nông sản và mức độ ô nhiễm môi trường cũng không quá lo ngại. Các khu công nghiệp của tỉnh được quy hoạch nhưng chưa được đầu tư xây dựng, do chưa thu hút được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư. Có lẽ đây cũng là lý do dẫn đến số cán bộ có chuyên môn làm công tác bảo vệ môi trường còn ít. Trong tương lai, vấn đề ô nhiễm môi trường đối với tỉnh sẽ là một thách thức lớn, nhất là khi tác động của biến đổi khí hậu xảy ra những biến chứng ngày càng khó lường hơn. Tuy vậy, đến thời điểm này nạn ô nhiễm môi trường sản xuất và đời sống ở Cà Mau vẫn có thể nằm trong tầm kiểm soát được nếu như chính quyền có sự quyết tâm với những giải pháp thiết thực, mạnh mẽ và thực chất hơn ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Những mặt tích cực của nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững luôn là yêu cầu tối cao trong điều kiện khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên và sự cạnh tranh của kinh tế thị trường. Trong bối cảnh đó NNPTTHBV ở Cà Mau có những biến đổi theo chiều hướng ngày càng tích cực hơn. Có thể đánh giá quá trình biến đổi đó qua các mặt sau: Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững xét về mặt kinh tế Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngư - nông - lâm nghiệp Cà Mau có thể kết luận, hình thức tổ chức sản xuất thời gian qua đã hướng đến bền vững về kinh tế. Giá trị sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp có xu hướng tăng, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. NNPTTHBV có thể thấy rõ qua các mô hình cánh đồng mẫu lớn, nuôi tôm theo hình thức kinh tế nông trại, mô hình tôm - lúa kết hợp và các hình thức tổ chức sản xuất ở các lâm phần tôm - rừng kết hợp ở các huyện U Minh, Cái Nước, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Có thể thấy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ diện tích đa phần là trồng lúa cho năng suất thấp sang nuôi tôm đã đạt được nhiều tiến bộ to lớn giai đoạn

103 Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 7,5%, đặc biệt trong 5 năm (thời kỳ mới vừa chuyển đổi) khu vực ngư - nông - lâm nghiệp có tốc độ tăng trưởng vượt trội. Kinh tế Cà Mau thoát ra khỏi bẫy đói nghèo nhờ khai thác lợi thế nuôi trồng và chế biến thủy sản, đầu tư của trung ương và kết cấu hạ tầng, các chương trình xóa đói giảm nghèo. Hoạt động xuất nhập khẩu thủy sản là động lực chính cho kinh tế Cà Mau phát triển. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp nhìn chung có sự tăng trưởng qua từng năm. Cụ thể giá trị sản xuất (theo giá ss2010) năm 2015 của ngành đạt triệu đồng, so với năm 1997 tăng triệu đồng (tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 8,05%). Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) tăng bình quân 5,51%/năm; lâm nghiệp giảm bình quân 3,32%/năm; khai thác và nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 10,26%/năm. Từ kết quả trên cho thấy, lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất lớn nhất do đặc thù của tỉnh là địa phương ven biển, có nghề đánh bắt thủy sản lâu đời, cùng với các chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo phát triển KT - XH bền vững, gắn với bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển [20]. Nông nghiệp và các ngành sản xuất trong nông nghiệp của khu vực I (nônglâm-thủy sản) so với tổng sản phẩm GDP nền kinh tế tỉnh có xu hướng giảm xuống, cho thấy tái cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và vùng ĐBSCL. Cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2015 là 33,97% giảm tỷ trọng (năm 2004 là 48,80%, giảm trung bình 1,48%/năm). Cơ cấu nội bộ sản xuất trong ngành nông nghiệp cũng có sự thay đổi mạnh mẽ. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trong 10 năm gần đây: cơ cấu thủy sản tăng 58,55% lên 65,71%; nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) giảm từ 37,93% xuống 32,59%; lâm nghiệp giảm từ 3,53% xuống 1,7% so với tổng giá trị ngành nông nghiệp. Những con số trên đây cho thấy sự chuyển dịch kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp là đúng hướng, có sự thay đổi về lượng và chất, thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong nội bộ ngành và có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế chung của tỉnh [20] Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững xét về mặt xã hội Kinh tế nông nghiệp phát triển thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển, giá trị sản xuất tăng, xuất khẩu tăng, nhờ vậy thu nhập bình quân đầu người không ngừng được cải thiện. Với mức thu nhập bình quân đầu người từ đồng/người/năm (năm 1997), tăng lên /người/năm (năm 2015). Sự gia tăng thu nhập đã tạo

104 98 điều kiện cho người dân nâng cao đáng kể mức chi tiêu, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo của tỉnh từ 24,5% năm 1997 xuống còn chưa tới 3,67% năm 2015 (Hiện nay là 9,8% theo chuẩn đa chiều) [16]. Nông nghiệp của tỉnh chuyển dịch cơ cấu có hiệu quả, không chỉ góp phần phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ, mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho lao động nông nghiệp. Nhờ có tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu nông sản, tỷ lệ thời gian lao động, phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ ở nông thôn tăng lên. Cà Mau là tỉnh đạt được những thành tựu đáng kể về y tế, giáo dục, trình độ dân trí được nâng lên, 100% xã nông thôn đạt chuẩn Quốc gia về y tế; tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục THCS năm 2008, tính đến nay đã có 63% thanh niên trong độ tuổi có trình độ văn hóa THPT và tương đương [16] Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững xét về mặt môi trường Nông nghiệp Cà Mau chủ yếu là nuôi trồng thủy sản (chiếm tới 80% diện tích đất nông nghiệp) nên yếu tố bền vững về môi trường nuôi thủy sản có ý nghĩa quyết định đến nền nông nghiệp của tỉnh. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông - ngư - lâm nghiệp sang ngư - nông - lâm nghiệp đã tạo lập mối quan hệ sinh thái giữa nuôi trồng và khai thác có mối quan hệ ràng buộc vừa là điều kiện vừa là kết quả của quá trình sản xuất và khai thác. Yếu tố bền vững đầu vào sản xuất sẽ đảm bảo cho kết quả theo mong đợi và ngược lại nếu xem nhẹ quá trình đầu vào sẽ có tác động ngoài mong muốn trong quá trình sản xuất. Đối với nuôi trồng thủy sản việc tuân thủ nghiêm ngặt xử lý ao đầm, đảm bảo môi trường nước, chất lượng con giống, kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường là yếu tố vô cùng quan trọng trong quy trình sản xuất. Việc dùng vật tư nông nghiệp như hóa chất, thức ăn thủy sản gây ô nhiễm môi trường sang phương thức canh tác an toàn cho sản xuất, tạo ra sản phẩm an toàn do sử dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp vừa đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, vừa đem lại lợi ích kinh tế thân thiện với môi trường. Thời gian qua, Cà Mau nhờ làm tốt việc chú trọng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước ngọt (mặt nước và nước ngầm) và sử dụng hiệu quả vùng ngập mặn cho phát triển thủy sản, hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái biển, ven biển, gắn liền với điều tiết, quan trắc môi trường nước cho sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp cũng như ứng cứu sự cố môi trường do tác động của biến đổi khí hậu tương đối hiệu quả. Tỉnh đã có sự chủ động hơn trong việc lồng ghép các yếu tố môi trường vào việc đánh giá

105 99 kết quả tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua việc nhận thức đúng, cân đối hài hòa giữa bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế và công bằng xã hội sẽ là yếu tố quan trọng để Cà Mau xây dựng nền NNPTTHBV Tính thiếu bền vững và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được NNPTTHBV Cà Mau còn tồn tại những mặt, những phương diện thiếu bền vững, sự phát triển thiếu bền vững thể hiện qua các mặt sau: Tính thiếu bền vững xét về mặt kinh tế Phần lớn các hình thức sản xuất ngư -nông - lâm nghiệp còn gặp khó khăn do các yếu tố tự nhiên như địa hình, thời tiết, biến đổi khí hậu, nước biển dâng đến các yếu tố khác, như tỉnh chưa có quy hoạch đất sản xuất, vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn còn ít, quy mô kinh doanh nhỏ hẹp, KH - CN chưa được áp dụng rộng rãi, chưa đảm bảo quy trình canh tác. Tuy hiện nay các địa phương trong tỉnh đã hình thành một số mô hình, một số vùng sản xuất tập trung như cánh đồng mẫu lớn, kinh tế nông trại, trang trại, kinh tế hợp tác, HTX, nông trường, lâm trường quốc doanh, công ty lâm nghiệp theo hình thức sản xuất hàng hóa điều kiện của tỉnh có lợi thế, song đa số tồn tại dưới hình thức tự phát, thiếu quy hoạch. Chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến như khu nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp; vùng mía đường tập trung, vùng nuôi cá nước ngọt tập trung, nuôi cá trên mặt nước sông, nước biển - đảo; mô hình rừng - tôm, lúa - tôm kém hiệu quả nên chất lượng, sức cạnh tranh của hàng hóa chưa cao. Một số ưu việt giữa nuôi trồng, khai thác, chế biến chưa được tận dụng có hiệu quả. Hay giữa khai thác, bảo quản, chế biến cũng đang tồn tại nhiều nhược điểm. Giữa trồng trọt và chăn nuôi tuy Cà Mau không có nhiều lợi thế như các tỉnh trong vùng, nhưng không phải không phát triển được, nhưng hiện đang tồn tại rất nhỏ lẻ, sản lượng, chất lượng hàng hóa không cao. Vấn đề ở đây là do vẫn duy trì cách sản xuất manh mún, thiếu tập trung, trình dộ quản lý bất cập, kiến thức sản xuất của người dân chưa cao, chưa chủ động áp dụng tiến bộ KH - CN vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường. Hiện nay, kinh tế Việt Nam đang thoát dần khỏi suy giảm tăng trưởng, hội nhập ASEAN và thế giới càng sâu sắc, điều đó đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên lĩnh vực kinh tế tầm cỡ địa phương cũng như nước ta ngày càng lớn. Thách thức đối

106 100 với Cà Mau là tỉnh không có nhiều tài nguyên, vốn đầu tư thiếu, hạ tầng KT - XH thấp kém, chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, trong khi đó quy trình nuôi trồng thủy sản còn lạc hậu, rủi ro cao, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh ở tôm nuôi đang là thách thức lớn đối với Cà Mau. Hệ thống kênh rạch là lợi thế nhưng nó cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát tán dịch bệnh cho nuôi trồng thủy sản trên diện rộng. Quy trình nuôi trồng thủy sản cần phải được thực hiện đồng bộ và khép kín để tối thiểu hóa rủi ro này. Không giải quyết được những vấn đề này thì Cà Mau sẽ rất khó tận dụng được lợi thế hiếm hoi của mình để bức phá đi lên. Ngoài những bất lợi rất đặc trưng của Cà Mau, nhìn chung các lợi thế của tỉnh không phải là lợi thế tuyệt đối mà hầu như các tỉnh ĐBSCL đều có lợi thế tương tự. Do đó, Cà Mau luôn ở thế yếu trong cạnh tranh về nguồn lực với các tỉnh trong vùng Tính thiếu bền vững xét về mặt xã hội Mặc dù đạt được nhiều tiến bộ về mặt xã hội nhưng Cà Mau vẫn còn nhiều thách thức liên quan đến giáo dục, khoa học - xã hội, nghèo đói, chăm sóc sức khỏe và văn hóa. Mặc dù những hạn chế này có nguyên nhân từ kết quả của trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn tương đối thấp, song cũng có nhiều nguyên nhân khác ảnh hưởng. GD - ĐT mặc dù đã được cải thiện đáng kể trong thời gian qua về tỷ lệ nhập học của học sinh và chất lượng dạy học trong nhà trường, nhưng kết cấu hạ tầng GD - ĐT của tỉnh còn nhiều yếu kém. Nhiều địa phương còn thiếu phòng học, thư viện, thí nghiệm, vui chơi; trình độ quản lý, quản trị, kỹ trị, chất lượng dạy và học, nhất là đào tạo nghề, chuyên nghiệp số lượng ít và chất lượng còn thấp. Y tế Cà Mau còn khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ y tế có trình độ chuyên môn. Năm 2015, số lượng bác sĩ, dược sĩ trên 1 vạn dân khá hơn so với một số tỉnh vùng ĐBSCL nhưng so với bình quân của cả nước vẫn còn thấp. Một số cán bộ ngành y chưa có nhiều kinh nghiệm đối phó với những vấn đề phức tạp về chuyên môn hiện nay. Công nghệ và khả năng sử dụng công nghệ của cán bộ y tế ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe trong tỉnh còn nhiều hạn chế. Việc làm và nghèo đói dù đạt được nhiều kết quả vượt bậc nhưng đang đối mặt với khả năng tái nghèo và thất nghiệp cao.thêm vào đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu có thể sẽ làm tăng hơn tỷ lệ tái nghèo ở nông thôn và nông dân. Văn hóa thể thao đang bị cản trở bởi hạ tầng còn rất hạn chế, tỉnh hiện nay chưa có nhà văn hóa, 3/9 huyện có nhà văn hóa được cải tạo từ các kho lương thực

107 101 cũ nên không đáp ứng được tối thiểu nhu cầu hoạt động. Có 17/82 xã xây dựng xã NTM có nhà văn hóa nhưng hoạt động cầm chừng do không có kinh phí và phương thức hoạt động kém hấp dẫn, không hiệu quả. Truyền thống và văn hóa của tỉnh rất phong phú nhưng hiện tại chưa có điều kiện phát huy nên rơi vào mai một. Du lịch Cà Mau chỉ dừng lại tiềm năng, còn khai thác đang gặp khó và yếu kém Tính thiếu bền vững xét về mặt môi trường Mặc dù tỉnh đã có nhiều nỗ lực trong việc cụ thể hóa chủ trương, chính sách về bảo vệ môi trường, song trên thực tế, việc mở rộng các hình thức sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp môi trường tự nhiên đang bị xâm hại khá nghiêm trọng. Việc người dân tranh nhau khai thác cạn kiệt tài nguyên, thiên nhiên phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, cùng với đó là các nhà máy chế biến thủy sản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp làm cho áp lực gây ô nhiễm môi trường, suy giảm các nguồn tài nguyên và đa dạng sinh học. Cùng với đó là ý thức của người dân chưa cao, mỗi ngày thải ra môi trường khoảng tấn rác, các tác động từ hóa chất do người dân sử dụng vật tư nông nghiệp phục vụ trồng trọt, chăn nuôi đang làm cho môi trường bị ảnh hưởng hàng ngày. Mặt khác, sự tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang làm hệ sinh thái mặn - ngọt của Cà Mau biến đổi nhanh chóng. Tình trạng xâm mặn, khô hạn, thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại to lớn về sản xuất và đời sống của người dân. Dễ nhận thấy nhất là nạn mất mùa, dịch bệnh ở người (sốt rét, sốt xuất huyết, tay chân miệng, dị ứng thời tiết ); vật nuôi (tôm chết kéo dài, lở mồm long móng ở heo, bò, cá nhiễm bệnh chết hàng loạt ) và cây trồng (đuông dừa, sâu rầy ở lúa, cây ăn trái, vàng lá ở rừng tràm, rừng đước ); nguy cơ cháy rừng, tài nguyên cạn kiệt, lở đất, lốc xoáy, Mũi Cà Mau không bồi mà xói lở, ngược lại với quy luật tự nhiên từ bao đời nay. Do vậy, cần phải chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ sản xuất theo lối truyền thống sang thích ứng với môi trường, khí hậu để giảm bớt thiệt hại về kinh tế và suy thoái môi trường. Cà Mau cũng là tỉnh mà CNH và đô thị hóa diễn ra chậm hơn so với một số địa phương khác trong vùng, nên diện tích đất nông nghiệp còn nhiều và xu hướng nông nghiệp đô thị hiện đại chưa được quan tâm. Hiện nay, xói mòn, bạc màu đất và nạn hoang hóa, lở hóa, khô hạn, mặn hóa, phèn hóa cũng đang diễn ra ở nhiều nơi. Cà Mau được mệnh danh là vùng đất đa dạng sinh học, nhưng tốc độ suy giảm

108 102 đa dạng sinh học hiện nay cũng đang đứng trước những báo động, một minh chứng rõ ràng nhất là diện tích rừng ngập mặn ở Cà Mau hiện nay đã suy giảm đến ¾ so với năm 1976 [64] Nguyên nhân Nguyên nhân của những mặt tích cực và thành công * Nguyên nhân bên ngoài Thành công của NNPTTHBV ở Cà Mau giai đoạn vừa qua phần nào là do sự đầu tư phát triển chung của ngành nông nghiệp cả nước, cùng với đó là kết quả của sự quan tâm đầu tư từ trung ương, kết quả của hoạt động liên kết vùng kinh tế trọng điểm khu vực ĐBSCL mang lại. Cà Mau đã thu hút nhiều nguồn vốn từ trung ương, vốn vay quốc tế để đầu tư phát triển ngư - nông - lâm nghiệp, nhất là việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, đầu tư nuôi trồng, đánh bắt xa bờ. Chính sự hội nhập ngày càng sâu của kinh tế nước ta đã mở ra cơ hội hợp tác, kinh doanh cho các doanh nghiệp, chính sự năng động từ phía doanh nghiệp và kinh tế tư nhân, kinh tế hộ làm cho hàng hóa xuất khẩu nội tỉnh chiếm tỷ trọng và tăng trưởng qua từng năm. Đến năm 2015, xuất khẩu thủy sản nội tỉnh đã đạt ngàn USD là một minh chứng cho nỗ lực này [21]. Cũng do hội nhập chủ động hơn nên mở ra nhiều cơ hội cho các loại thị trường hàng hóa khác, các dịch vụ, vốn, KH - CN cũng đồng thời có bước phát triển tích cực. * Nguyên nhân bên trong Do có sự chỉ đạo, quản lý có hiệu quả của Cấp ủy, Chính quyền trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình, phương thức sản xuất, là khả năng xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại thông qua các hình thức liên kết, phối hợp sản xuất, kinh doanh, công tác quy hoạch, lập kế hoạch trung hạn, dài hạn kịp thời, từng thời điểm được điều chỉnh, bổ sung cho sát với yêu cầu thực tế. Nhờ sự cần cù, siêng năng, sáng tạo của nông dân và hộ sản xuất; kinh tế trang trại, nông trại, HTX phát triển khá mạnh; khả năng dám nghĩ, biết làm của các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lĩnh vực chế biến thủy hải sản Nguyên nhân của tính thiếu bền vững * Nguyên nhân bên ngoài Mặc dù có nhiều lợi thế, song những điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng tồn tại không ít khó khăn, bất lợi cho phát triển kinh tế nói chung và phát triển ngành nông

109 103 nghiệp của tỉnh nói riêng. Cà Mau có hệ thống sông rạch chằn chịt, hệ sinh thái đất đai, nguồn nước thuận lợi cho nuôi thủy sản, nhưng bất lợi cho trồng lúa, cây ăn trái và chăn nuôi do độ nhiễm mặn, nhiễm phèn nặng làm hạn chế đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngay sau khi chia tách tỉnh năm 1997, Cà Mau phải hứng chịu cơn bão số 5 (02/11/1997) làm ảnh hưởng, thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân. Cơn bão đã cướp sinh mạng gần ngư phủ, hàng chục nghìn tàu, thuyền đánh bắt bị thiệt hại, tài sản Nhà nước và nhân dân tổn hại hàng trăm tỷ đồng. Ngoài các nguyên nhân tự nhiên, Cà Mau cũng gánh chịu những vấn đề chung của cả nước như tình trạng giảm phát, khủng hoảng tài chính, bội chi ngân sách, nợ công nên đầu tư công giảm mạnh, các nguồn vốn ODA rất ít, không có dự án FDI nào được triển khai trên địa bàn; ngoài công trình Khí điện đạm Cà Mau không có công trình trọng điểm quốc gia nào được triển khai. Thị trường tiêu thụ nông sản xuất khẩu còn nhiều rủi ro và bấp bênh; việc quy hoạch vùng, quy hoạch ngành từ trung ương chưa đồng bộ, chưa theo kịp chuyển đổi, phát triển kinh tế của tỉnh; các yếu tố KH-CN giữ vai trò quan trọng nhưng tổ chức rất manh mún, nhỏ lẻ; nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng nông thôn rất lớn nhưng chưa được trung ương quan tâm đúng mức. Xét một cách tổng quát, nguyên nhân cốt yếu nhất là do sức mạnh kinh tế của tỉnh còn ở mức thấp nên giữa nhu cầu và đầu tư chưa đồng bộ và tương xứng nên nguồn tài nguyên của tỉnh vẫn chỉ dừng lại ở tiềm năng, làm cho NNPTTHBV gặp nhiều khó khăn, bất cập. * Nguyên nhân bên trong Tỷ lệ tích lũy thấp, đóng góp của ngành nông nghiệp vào nền kinh tế của tỉnh không cao, một phần do ảnh hưởng của chính sách Nhà nước đối với nông nghiệp làm cho nguồn thu giảm. Thu nhập bình quân đầu người thấp nên ảnh hưởng nhiều đến phát triển kinh tế của Tỉnh thời gian qua. Các chỉ số năng lực cạnh tranh PCI và PAPI cũng cho thấy môi trường đầu tư của tỉnh nói chung trên lĩnh vực nông nghiệp nói riêng còn yếu kém so với vùng ĐBSCL. Thứ bậc xếp hạng về năng lực cạnh tranh của Cà Mau năm 2015 đứng thứ 59/63 tỉnh, thành (tuột 01 bậc so với năm 2014) đã nói rõ điều này. Những chỉ số thành phần cũng cho thấy Cà Mau còn nhiều yếu kém cần khắc phục, như: cần cố gắng hơn nữa nâng cao chất lượng đào tạo lao động, dịch vụ công hoạt động kém hiệu quả, mất nhiều thời gian, cải cách

110 104 hành chính chuyển biến chậm, giao thông vận tải yếu kém, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp còn ít, hoạt động kém hiệu quả. Kết cấu hạ tầng nông thôn chậm được đầu tư, công tác quy hoạch còn nhiều bất cập, yếu kém nhưng chậm khắc phục, chưa theo kịp sự phát triển; nguồn lao động tuy dồi dào nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp, lao động nhàn rỗi còn nhiều; doanh nghiệp trên địa bàn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sức cạnh tranh thấp, dễ bị rủi ro, đổ vỡ; công nghiệp và dịch vụ trong nông nghiệp chậm phát triển; liên kết giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp không hiệu quả; sản lượng, chất lượng nông nghiệp tăng chậm, giá trị gia tăng hàng hóa nông, lâm, thủy sản còn thấp, chưa được bảo hộ nên sức cạnh tranh không cao, làm cho giá trị sản xuất nông nghiệp không lớn.

111 105 Chương 4 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN DỰ BÁO NHỮNG YẾU TỐ CÓ KHẢ NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Dự báo những yếu tố quốc tế có khả năng ảnh hưởng đến Cà Mau và nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Những yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến KT - XH và NNPTTHBV ở tỉnh Cà Mau: tình hình phát triển kinh tế của các nước đối tác chính cho các mặt hàng xuất khẩu chính của Cà Mau và nhà đầu tư tiềm năng vào Cà Mau; xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI; những hiệp định về kinh tế, thương mại và đầu tư của Việt Nam với các đối tác nước ngoài; các cú sốc bên ngoài. Trên cơ sở nghiên cứu của một số nhà khoa học, nhà quản lý, những năm tới, bối cảnh quốc tế và khu vực có những biến đổi theo xu hướng sau: - Tăng trưởng kinh tế thế giới trong thời gian tới dự báo kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ có thể tăng trưởng chậm lại; các nước ASEAN vẫn tiếp tục đà tăng trưởng khả quan hơn đặc biệt là ba nước Lào, Campuchia và Myanmar; các nước EU chậm chạp thoát ra khỏi khủng hoảng; Mỹ và khu vực Bắc Mỹ vẫn trên đà phục hồi tuy còn khá nhiều bất định; Nhật Bản vẫn tiếp tục đường lối chính sách kinh tế mở và nới lỏng tiền tệ Abenomics. Tình hình căng thẳng giữa Nga và Phương Tây trong vấn đề Ucraina, Syria buộc nước Nga ráo riết thực hiện chiến lược hướng Đông; căng thẳng trên biển Đông tồn tại nhiều yếu tố bất ổn, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế các nước châu Á, đặc biệt là các nước Đông nam Á. - Dịch chuyển FDI có sự trồi sụt khá mạnh từ năm 2000 đến nay, tuy nhiên tỷ trọng FDI mà các nước châu Á nhận được luôn có xu hướng tăng rõ rệt. Đặc biệt, các nước Đông Nam Á ngày càng là điểm đến tập trung cho FDI. Năm 2000, các nước Đông Nam Á chỉ nhận được 1,6% tổng FDI toàn cầu thì năm 2015 lên đến 9,08% và đã cao hơn Trung Quốc [91]. Tuy nhiên, trong khu vực hiện nay đã nổi lên nhiều đối thủ cạnh tranh nguồn vốn FDI với Việt Nam như Indonesia,

112 106 Myanmar, Malaysia, Philippines Do đó, nếu Việt Nam không cải thiện môi trường đầu tư, giảm chi phí kinh doanh thì Việt Nam có nguy cơ đứng ngoài xu hướng tăng thu hút FDI của cả khu vực. - Hiệp định kinh tế thương mại mà Việt Nam đã ký kết như khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), WTO thị trường đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến phát triển kinh tế đất nước. Chẳng hạn như: ngay sau khi hiệp định FTA có hiệu lực thì 80% hàng hóa Việt Nam vào thị trường chung này được hưởng thuế suất 0%. Ở nước Nga, họ đã đặc biệt quan tâm đến hàng hóa nông sản của Việt Nam để thay thế các nguồn hàng từ phía Tây do Nga cấm nhập khẩu các mặt hàng này từ phương Tây. Đây là điều kiện thuận lợi cho Việt Nam và Cà Mau đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông, thủy hải sản vào thị trường có hơn 200 triệu dân này. Hiệp định TPP Việt Nam cũng mới vừa ký kết ngày 04/02/2016 vừa qua. Hiệp định trở thành cứ điểm quan trọng thay thế Trung Quốc sản xuất các hàng hóa có nguồn gốc nội khối TPP để xuất khẩu nội khối. Đây là một cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Những ngành Việt Nam có lợi thế cạnh tranh như da giầy, dệt may, cà phê, thủy sản sẽ được hưởng lợi đầu tiên. - Hợp tác với Trung Quốc ngày càng sâu rộng hơn. Nước ta có đường biên giới với Trung Quốc dài km, dự báo đến năm 2025 Trung Quốc có thể trở thành cường quốc kinh tế số 1 trên thế giới. Với sự cam kết của Chính phủ hai nước về hợp tác kinh tế sẽ có sự tác động tích cực đến phát triển KT - XH của nước ta trong đó có Cà Mau. Với vị trí địa lý liền kề nhau, do đó hàng nông sản của nước ta và vùng ĐBSCL xuất khẩu sang Trung Quốc có nhiều thuận lợi, ít chi phí nên tác động tích cực đến hàng hóa trong nước. Tuy nhiên, hợp tác với Trung Quốc có nhiều thách thức và rủi ro nên khi ký kết hợp đồng kinh tế cần phải thận trọng, khôn khéo. Thị trường hàng nông sản của Việt Nam và thủy sản của Cà Mau sẽ có nhiều triển vọng và khả quan với điều kiện đó là sản phẩm sạch bởi nhu cầu ngày càng tăng trên thị trường thế giới. Đối với Cà Mau đây là sản phẩm chiến lược bởi nó phát triển dựa trên những điều kiện tự nhiên của tỉnh và giải quyết đầu ra cho nuôi trồng và khai thác thủy hải sản, giải quyết nhiều việc làm cho nông dân và tác động tích cực làm thay đổi diện mạo nông thôn. Dự báo khả năng của thị trường sản phẩm này vẫn còn nhiều tiềm năng và tiếp tục được mở rộng bởi sản phẩm tôm của tỉnh đã có thị trường ổn định, khối lượng xuất khẩu lớn như thị trường các nước EU,

113 107 Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia nhất là trong tình hình nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên thế giới ngày càng giảm sút và nhu cầu nhập khẩu hàng thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng. Dự báo giá hàng thủy sản trên thế giới vẫn tiếp tục tăng như những năm vừa qua, mức tăng giá bình quân có thể ở mức 3,7-4%/năm. Kinh tế Việt Nam hiện nay đã hội nhập sâu vào kinh tế thế giới do đó bị ảnh hưởng rất lớn đối với các cú sốc kinh tế từ bên ngoài. Căn thẳng địa chính trị giữa Nhật Bản với Trung Quốc nếu xấu đi nghiêm trọng có thể làm cho tình hình kinh tế khu vực trở nên bất ổn. Quan hệ không yên ả giữa Việt Nam với Trung Quốc xoay quanh vấn đề Biển Đông có thể đặt kinh tế nước ta vào những khó khăn lớn khi quan hệ này trở nên xấu đi. Những tranh chấp trên biển Đông trong thời gian tới có khả năng trở nên căng thẳng hơn khi Việt Nam buộc phải khởi kiện Trung Quốc trong thời hiệu khởi kiện 50 năm kể từ năm Những căng thẳng này có thể sẽ làm cho môi trường đầu tư xấu đi và làm ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế Việt Nam và xuất khẩu thủy sản của Cà Mau. Nền kinh tế nước ta bước đầu đã thoát ra thời kỳ khó khăn của giảm phát, tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được những kết quả nhất định Dự báo những yếu tố trong nước có khả năng ảnh hưởng đến Cà Mau và nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Nền kinh tế nước ta bước đầu đã thoát ra thời kỳ khó khăn của giảm phát, tái cơ cấu nền kinh tế và tái cơ cấu ngành nông nghiệp đạt được những kết quả nhất định bước đầu. Lạm phát được kiềm chế ở mức thấp, dự trữ ngoại hối tăng mạnh, cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư, cán cân thanh toán thặng dư lớn, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù chưa lấy lại được đà tăng trưởng đầu những năm 2000 nhưng có dấu hiệu tăng dần lên. Cà Mau có mối liên hệ chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và là trục tam giác kinh tế trọng điểm của vùng (gồm 3 tỉnh, thành: Cần Thơ - Cà Mau - Kiên Giang) có 120 km Quốc lộ 1A, 130 km Quốc lộ 63, 150 km Quản lộ Phụng Hiệp và hơn 100 km đường xuyên Á. Với lợi thế 3 mặt tiếp giáp biển, có bờ biển dài hơn 254 km rất thuận lợi để phát triển cảng biển. Mô hình tái cơ cấu kinh tế nước ta hiện nay trọng tâm là chuyển từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, tăng trưởng dựa vào tăng hiệu quả sử dụng nguồn lực, lấy tốc độ tăng năng suất lao động làm

114 108 mục tiêu, xóa bỏ các rào cản đối với việc sử dụng nguồn lực, thúc đẩy tăng năng suất, xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm. Cũng như cả nước, Cà Mau có những ngành có lợi thế so sánh như nông, lâm, thủy hải sản, chế biến thủy sản, tăng trưởng xanh có khả năng giải quyết việc làm lớn đã được khuyến khích phát triển. Thời gian tới, Nhà nước sẽ từng bước rút dần ra khỏi vai trò làm kinh tế trực tiếp mà chuyển sang vai trò của một Nhà nước kiến tạo, hỗ trợ thị trường thực thi các chức năng của nó và đảm bảo thị trường cạnh tranh một cách trật tự. Kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ là xu thế, chiếm vai trò quan trọng trong tạo việc làm, thu nhập cho người dân và nguồn thu cho ngân sách. Để trở thành một điểm đến tốt cho đầu tư trong và ngoài nước, Cà Mau cần phải cạnh tranh với các tỉnh, thành trong khu vực về môi trường kinh doanh, khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất chất lượng cao với giá thành hợp lý. Tự do hóa thương mại, tài chính và các thị trường khác gia tăng, thì việc các nước sử dụng ngày càng nhiều các chính sách bảo hộ và các rào cản kỹ thuật tinh vi càng trở nên phổ biến. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Cà Mau chưa có được quy mô tương xứng với tiềm năng, chưa tận dụng được các cơ hội và phát huy lợi thế của mình. Thời gian qua, cũng như vài năm tới, Cà Mau phát triển nền kinh tế chủ yếu lấy điều kiện tự nhiên sẵn có làm chủ đạo. Trong giai đoạn này, các lợi thế cạnh tranh là điều kiện sẵn có như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên và chỉ số lao động thấp. Nền kinh tế của tỉnh mà ở đây trực tiếp là các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, một vài năm tới vẫn phải dựa vào điều kiện sẵn có chủ yếu dựa trên chi phí đầu vào và không tiếp cận được trực tiếp người tiêu dùng cuối cùng. Do đó, cũng như cả nước nền kinh tế thường rất nhạy cảm với chu kỳ kinh tế toàn cầu và khu vực, phụ thuộc giá cả hàng hóa và biến động tỷ giá. Ngoài ra, biến đổi khí hậu sẽ làm cho nước biển dâng và thay đổi điều kiện tự nhiên của Cà Mau. Quá trình phát triển của tỉnh phải đảm bảo thích nghi với những tai biến của thời tiết được dự báo với nhiều kịch bản khác nhau có thể xảy ra với những thiệt hại to lớn và khó lường Đánh giá những tác động trong và ngoài nước ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Trên cơ sở phân tích, dự báo những tác động trong và ngoài nước, có thể nhận thấy những tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đến sự phát triển KT - XH

115 109 của tỉnh và nền NNPTTHBV ở Cà Mau từ nay đến 2025 và tiền đề cho những năm tiếp theo như sau: Những tiềm năng, lợi thế Nhìn tổng thể, có thể khẳng định Cà Mau có những tiềm năng, lợi thế cơ bản cho phát triển KT - XH nói chung, NNPTBV nói riêng. Thứ nhất, điều kiện tự nhiên của tỉnh là một lợi thế quan trọng cho phát triển KT - XH của địa phương nói riêng, NNPTTHBV nói chung. Tỉnh nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cuối của vùng ĐBSCL và đất nước, cách không xa các nước khu vực Đông Nam Á (Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapo) nên là đầu mối của hai hành lang phát triển kinh tế quan trọng của ĐBSCL và Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS), cũng là đầu mối quan trọng của nhiều tuyến đường bộ, đường thủy và hàng không trong khu vực. Cụm 1 Bình Dương Cụm 2 Đồng Tháp Long An TP HCM Đồng Nai Kiên Giang Cà Mau Bạc Hậu Cần Thơ Sóc Trăng Vĩnh Long Trà Vinh Bến tre Tiền Giang Bà Rịa VT Hình 4.1: Mô hình liên kết hướng ly tâm và ly tâm tại Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: [103]. Với 254 km bờ biển và khoảng hơn km 2 mặt nước là lợi thế lớn trong phát triển nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản trước mắt và lâu dài của Cà Mau. Hiện tại tỉnh có 295,8 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (có 28,5 nghìn ha nước ngọt, 68,8 nghìn ha nước lợ và 198,5 nghìn ha nước mặn). Đó là chưa kể đến km sông và hàng chục nghìn km kênh, rạch, đầm, hồ [103].

116 110 Cà Mau có mật độ dân cư thấp nên thuận lợi cho huy động đất để phát triển, nhất là các ngành phi nông nghiệp, sự phát triển của các ngành sản xuất phi nông nghiệp tạo điều kiện hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp. Thực tế có nhiều khu công nghiệp lớn ở tỉnh và huyện được quy hoạch, trong đó có một số bắt đầu đi vào hoạt động. Hệ sinh thái đa dạng, diện tích rừng ngập nước (mặn và ngọt) lớn, bờ biển dài, biển Cà Mau có 3 cụm đảo lớn rất có tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch biển; tiềm năng du lịch của Cà Mau là sự kết nối quan trọng đối với phát triển du lịch của vùng và du lịch biển đảo Phú Quốc trong tương lai. Thứ hai, triển vọng phát triển KT - XH của tỉnh từ nay đến 2025 cũng là một lợi thế để nông nghiệp Cà Mau phát triển theo hướng bền vững. Trên cơ sở định hướng phát triển KT-XH, NNPTTHBV ở Cà Mau đến năm 2025 với 3 giai đoạn phát triển: (i) thực hiện tái cấu trúc nền nông nghiệp của địa phương nhằm cải thiện những hạn chế về vốn, nguồn lực, nhất là thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, chủ động trước những tác động, ảnh hưởng từ điều kiện tự nhiên, đồng thời tiếp tục duy trì, phát triển yếu tố truyền thống, từng bước phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công nghiệp trong nông nghiệp. Quá trình CNH nông nghiệp những năm này tập trung vào xây dựng nhà máy, thành lập những công ty, tìm mô hình, hướng đi thích hợp với điều kiện mới nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động dư thừa chủ yếu ở nông thôn, tạo khả năng cạnh tranh dựa trên chiến lược chi phí thấp, tạo dựng và tích lũy cơ sở vật chất kỹ thuật trong nông nghiệp làm tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. (ii) áp dụng chính sách tăng trưởng nhanh trên cơ sở năng suất lao động và đổi mới công nghệ. Do các nguồn lực tự nhiên, đất đai và lao động xã hội giảm dần và trở nên đắt đỏ hơn nên ngành nông nghiệp vận hành dựa trên lợi thế tài nguyên, lao động sẽ giảm dần tỷ trọng nên để tiếp tục phát triển thì các khâu thương mại, dịch vụ, chất lượng hàng hóa cần trải qua nhiều công đoạn chế biến tinh vi để có được các sản phẩm đảm bảo yêu cầu ngày càng cao về chất lượng. (iii) nền nông nghiệp từng bước được hiện đại hóa, công nghệ tiên tiến được áp dụng rộng rãi, năng suất lao động tăng, sản phẩm hàng hóa, nhất là các mặt hàng xuất khẩu có sự cải thiện đáng kể về thương hiệu sản phẩm, các dịch vụ cung ứng phát triển mạnh mẽ, lợi thế vốn, công nghệ hơn hẳn lợi thế về lao động. Với định hướng phát triển nêu trên, có thể coi đây là một tiền đề, một tiềm năng căn bản giúp cho Cà Mau thuận lợi trong thúc đẩy NNPTTHBV trên cơ sở phát huy một cách hiệu quả nội lực của địa phương.

117 Những khó khăn, thách thức chủ yếu Bên cạnh những thuận lợi, những tiềm năng, lợi thế, NNPTTHBV ở Cà Mau có thể gặp những khó khăn, thách thức sau: - Địa hình và khí hậu: Cao trình thấp, địa chất yếu, sông, kênh rạch chằn chịt là những điều khó khăn, tốn kém cho đầu tư phát triển nông nghiệp; địa bàn rộng (thứ 2 vùng ĐBSCL sau Kiên Giang) bờ biển dài, ba mặt tiếp giáp biển, là một trong những tỉnh ở Việt Nam phải gánh chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. - Điều kiện thổ nhưỡng của Cà Mau không thuận lợi cho nông nghiệp năng suất cao. Năng suất lúa năm 2015, chỉ bằng 78% năng suất bình quân của cả nước; năng suất ngô bằng 82%, năng suất mía cao hơn nhưng diện tích không lớn, giá cả bấp bênh nên nông dân phá mía để nuôi trồng thủy sản. - Các lợi thế về quỹ đất còn lớn phục vụ cho sản xuất công nghiệp và đô thị, nguồn lao động dồi dào, người dân có truyền thống cần cù, siêng năng, sáng tạo trong lao động sản xuất. Nông nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho công nghiệp và dịch vụ phát triển. Tuy nhiên, quá trình đó sẽ tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với NNPTTHBV như nông dân sẽ mất đất sản xuất, phá vỡ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, đời sống nông thôn có nhiều biến đổi, môi trường sản xuất và đời sống bị ô nhiễm - Khó khăn về nguồn nhân lực: Cùng với cải thiện thu nhập, đầu tư lớn của Nhà nước vào GD - ĐT nguồn nhân lực của Cà Mau nói riêng và của cả nước nói chung liên tục được cải thiện. Tuy nhiên, như phân tích ở trên, tỷ lệ học sinh học lên cấp cao hơn ở Cà Mau đạt tỷ lệ thấp hơn các tỉnh khác vùng ĐBSCL và cả nước. Do đó, nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài thì chất lượng nguồn nhân lực của Cà Mau sẽ chậm cải thiện hơn các tỉnh khác và Cà Mau sẽ khó cạnh tranh được với các tỉnh để thu hút đầu tư. Có thể thấy trong những năm tới, Cà Mau rất khó cải thiện nhanh được chất lượng nguồn nhân lực qua đào tạo. Chỉ trừ khi nhu cầu qua đào tạo tăng lên, chiến lược nguồn nhân lực của tỉnh được phát huy, kinh phí có sự chuyển biến mạnh mẽ, thì những lao động chưa qua đào tạo sẽ phải tham gia các khóa học nghề và qua đó cải thiện được chất lượng của lao động. - Khó khăn về khoa học công nghệ và quản lý: Nguồn nhân lực về KH - CN và quản lý của Cà Mau còn rất hạn chế; cơ sở vật chất và nguồn lực tài chính đầu tư vào lĩnh vực này cũng rất hạn hẹp. Các nhu cầu về KH - CN và quản lý của Cà Mau

118 112 là rất cần thiết nhưng việc thúc đẩy rất chậm. Các thông tin khoa học, điều kiện và khả năng tiếp cận, mức độ cạnh tranh về kinh tế rất hạn chế; trong quản lý yếu tố KH - CN ít được xem trọng, ngay cả việc kết nối giữa địa phương với các trung tâm KH - CN, các trường đại học trong và ngoài nước để thúc đẩy, chuyển giao kết quả cũng rất hạn chế. - Cơ sở dịch vụ nông nghiệp khá phát triển, nhưng sự gắn kết các cơ sở này trong sản xuất chưa được chặt chẽ. Đặc biệt là sự phát triển kinh tế hợp tác, HTX dịch vụ nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, lâm trường, nông trường đang gặp nhiều khó khăn. Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ các mô hình, loại hình sản xuất nông nghiệp làm ăn có hiệu quả còn mờ nhạt, những khó khăn về vốn và việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc phát sinh trong thực tiễn thường chậm, kéo dài, tốn kém thời gian, công sức, tiền của của Nhà nước và nhân dân. Bảng 4.1: Điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của Cà Mau Điểm mạnh - Vị trí chiến lược quan trọng phát triển kinh tế. - Nguồn dầu khí tự nhiên dồi dào. - Diện tích lớn, rất thuận lợi phát triển thủy sản. - Quỹ đất phát triển phi nông nghiệp lớn. - Tài nguyên nước và tài nguyên biển dồi dào. - Hệ thống giao thông hứa hẹn thuận lợi. - Nguồn nhân lực dồi dào, giá nhân công rẻ. Điểm yếu - Điều kiện thổ nhưỡng không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. - Hạ tầng kỹ thuật đường bộ, đường thủy còn nhiều khó khăn. - Thiếu vốn sản xuất. - Lao động có tay nghề thấp. - Người giỏi chuyển đi nơi khác nhiều. - Trang thiết bị y tế, giáo dục còn nhiều khó khăn. Cơ hội - Các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ đã hoàn thành. - Đường hành lang ven biển phía Nam được mở rộng. - Du lịch nhiều tiềm năng. -Nhiều chương trình trọng điểm được xác lập và triển khai, khí điện đạm, điện gió, sân bay, cảng biển Hòn Khoai sắp được khởi công, - Cơ hội hợp tác quốc tế về kinh tế nhiều triển vọng. - Liên kết vùng ĐBSCL chuyển động tích cực. Thách thức - Biển đổi khí hậu Tỉnh phải đối mặt với nhiều thách thức. - Thách thức thu hút vốn đầu tư nhiều hạn chế. - KH-CN chậm phát triển, chưa đồng đều. - Chất lượng nguồn nhân lực thấp. - Đội ngủ CBQL và công chức, viên chức bất cập. - Cải cách hành chính hiệu quả thấp - Nhiều nhóm tiêu chí thành phần NLCT, PAPI của Cà Mau thứ hạn thấp Nguồn: [103].

119 QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn ( ) quán triệt các quan điểm sau: Quan điểm thứ nhất: NNPTTHBV là cần phải phát huy tối đa nội lực, tập trung khai thác tiềm năng và lợi thế so sánh, tăng cường liên kết phát triển, nhất là liên kết vùng ĐBSCL, đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh trong chiến lược phát triển nông nghiệp của cả nước và vùng ĐBSCL. Quán triệt quan điểm này, cần phải vận dụng các lý thuyết lợi thế so sánh để phân tích và tập trung đầu tư cho những nông sản có ưu thế trong sản xuất và xuất khẩu phù hợp với từng vùng sinh thái trong tỉnh (mặn, lợ, ngọt) có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quan điểm thứ hai: NNPTTHBV là quá trình bảo đảm gắn kết chặt chẽ với thực hiện chiến lược phát triển KT - XH, hài hòa và đồng bộ với quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển kinh tế vùng, nâng cao vị thế cạnh tranh của tỉnh. Đáp ứng những nhu cầu hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai, tăng trưởng kinh tế góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội như góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, tạo nhiều việc làm, xóa đói giảm nghèo và đảm bảo sự công bằng xã hội. Quan điểm này yêu cầu NNPTTHBV phải đảm bảo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng lao động và cải thiện đời sống của nông dân, đồng thời giảm bớt sự bất bình đẳng trong thu nhập giữa các tầng lớp dân cư. Quan điểm thứ ba: NNPTTHBV trên cơ sở khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, làm tổn hại trong sử dụng các nguồn lực tự nhiên có sẵn để phát triển các ngành tỉnh có lợi thế. Khắc phục những nhược điểm, phát huy tối đa lợi thế tự nhiên của tỉnh theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững, khơi dậy tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển và cảng biển, xác định Cà Mau là cửa chính quan trọng của các tỉnh Tây Nam Bộ ra biển. Xây dựng tỉnh thành cửa ngõ, lối ra hướng đông nam của đất nước, thành điểm kết nối Việt Nam với các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới và cửa ngõ xuất khẩu hàng hóa nông sản của vùng ĐBSCL, thành địa điểm động lực kinh tế vùng ĐBSCL.

120 114 Quan điểm thứ tư: NNPTTHBV cần có chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương đồng bộ, phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của tỉnh. Tận dụng mọi chính sách của Nhà nước để khai thác tối đa các nguồn lực, coi vốn đầu tư của Nhà nước là vốn kích hoạt đầu tư của tư nhân và của nước ngoài. Trong bối cảnh Việt Nam đã ký kết và đang thực hiện các cam kết trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, việc điều chỉnh các chính sách, biện pháp đối với hàng nông sản phải được đặt trong xu hướng hội nhập quốc tế hướng theo những quy định về tiêu chuẩn chất lượng và yêu cầu của thị trường. Quan điểm thứ năm: NNPTTHBV trên cơ sở huy động tối đa các nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, sự trợ giúp của các tổ chức trong và ngoài nước và của các ngành các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Quan điểm này yêu cầu sự kết hợp giữa các thành phần tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản trên cơ sở đảm bảo hài hòa về lợi ích, mang lại hiệu quả kinh tế, lợi thế cạnh tranh trên thị trường và sự hướng dẫn của Nhà nước. Quan điểm thứ sáu: NNPTTHBV phải gắn chặt với xây dựng NTM, cải thiện cuộc sống của người dân. Quá trình đó là sự liên kết bền chặt, hướng tới một nền nông nghiệp phát triển, tăng trưởng ổn định, theo chiều sâu, cải tổ khu vực nông nghiệp, nông thôn, diện mạo nông thôn thay đổi, chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt là những người dân vùng nông thôn ngày càng được nâng lên. Tạo ra hiệu ứng nhiều lĩnh vực của đời sống, không khí lao động, sản xuất, đáp ứng những đòi hỏi xây dựng NTM, trên cơ sở đảm bảo hài hòa, bền vững cả ba mặt KT - XH - MT khu vực nông thôn PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Phương hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau Những căn cứ xây dựng phương hướng Để đảm bảo tính khả thi, phương hướng xây dựng nền NNPTTHBV ở tỉnh Cà Mau dựa trên những căn cứ sau: - Chiến lược và nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước đến năm 2020; - Kết luận số 29-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ĐBSCL đến năm 2020;

121 115 - Quyết định số 939/QĐ-TTg ngày 19/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển KT-XH vùng ĐBSCL đến năm 2020; - Quyết định số 245/QĐ-TTg, ngày 12/02/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển KT-XH vùng Kinh tế trọng điểm ĐBSCL đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; - Quyết định số 163/2008/QĐ-TTg, ngày 11/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Cà Mau đến năm 2020; - Quyết định số 1581/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009, Phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; - Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 09/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn ; - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XV, nhiệm kỳ Các Nghị quyết, Chương trình hành động, Kế hoạch của HĐND và UBND tỉnh Cà Mau thực hiện các Chiến lược, Quyết định, kết luận nêu trên Phương hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau * Phương hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên phương diện kinh tế Tập trung khai thác và tận dụng lợi thế vùng; xây dựng và phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn theo hình thức tập trung, trang trại, gia trại, đạt các tiêu chuẩn phổ biến về an toàn vệ sinh thực phẩm; gắn với công nghiệp chế biến, bảo quản để tạo các sản phẩm chất lượng cao cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, nhất là những ngành hàng có sức cạnh tranh cao hoặc có tiềm năng trong tương lai như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, gạo hữu cơ; phát triển nhóm sản phẩm có nhu cầu nội địa lớn nhưng khả năng cạnh tranh trung bình như: lúa gạo, chuối, cua, sò huyết, cá đồng (cá bổi, cá chình, cá bống tượng ), các sản phẩm lâm nghiệp (đồ gỗ gia dụng, than cũi và chất đốt dạng viên nén ); đồng thời duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất phù hợp với điều kiện từng vùng đối với các sản phẩm chăn nuôi (gây, nuôi động vật hoang dã), cây gỗ địa phương, và các loại thủy sản khác.

122 116 Cà Mau cần phải phát triển mô hình kinh tế thu hút được lao động dư thừa trong khu vực nông nghiệp vào khu vực doanh nghiệp thuộc công nghiệp và dịch vụ. Vì thế đòi hỏi năng suất lao động tại khu vực công nghiệp và dịch vụ phải cao hơn năng suất lao động hiện nay trong khu vực ngư - nông - lâm nghiệp. Điều này chỉ đạt được khi Cà Mau đầu tư có trọng tâm vào những ngành kinh tế có lợi thế lớn nhất của tỉnh, cần hướng đến các mũi đột phá sau đây: Thứ nhất, cải thiện môi trường kinh doanh nội tỉnh để thúc đẩy sự phát triển các nông trại, doanh trại, liên kết, hợp tác và các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa. Tốc độ phát triển doanh nghiệp phải nằm trong tốp ba tỉnh dẫn đầu vùng ĐBSCL. Mũi đột phá này nhằm doanh nghiệp hóa các hoạt động kinh tế, tạo môi trường sản xuất hàng hóa năng động, nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân của tỉnh, thu hút sức lao động dư thừa khu vực nông thôn. Thứ hai, tối ưu hóa lợi thế tự nhiên của Cà Mau; kêu gọi sự hỗ trợ của trung ương trong việc khai thác lợi thế của tỉnh cho tương xứng những đóng góp của tỉnh trong thặng dư thương mại, bảo vệ nguồn gen và hệ sinh thái quý hiếm của tỉnh. Tận dụng tối đa mọi chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với tỉnh và vùng ĐBSCL để nhanh chóng khắc phục điểm yếu về kinh tế và ngành nông nghiệp của tỉnh. Thứ ba, xây dựng nền nông nghiệp phát triển hài hòa cả bề rộng và chiều sâu, nhất là lĩnh vực tỉnh có lợi thế lớn như khai thác biển, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Tạo các doanh nghiệp vệ tinh, các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến thủy sản cao cấp, đáp ứng cao nhất tiêu chuẩn xuất khẩu. Nuôi tôm chuyển dần từ nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu về sản lượng cho các nhà máy chế biến trên địa bàn. Chỉ đến khi các nhà máy chế biến này hoạt động đủ công suất (hiện nay 6 tháng đầu năm nguyên liệu tôm nội tỉnh chỉ đáp ứng được 30% - 40% công suất, 6 tháng cuối năm đáp ứng khoảng 60% - 70% công suất, nguyên liệu tôm bù đắp thiếu hụt phải mua các tỉnh ngoài và các nước Thái Lan, Ấn Độ ) thì khả năng kết nối giữa người dân, doanh nghiệp, nhà khoa học trong việc nâng cao quy trình kỹ thuật, sản lượng, chất lượng sản phẩm mới được chú trọng và phát triển. Đồng thời, phải đảm bảo không phát triển nuôi công nghiệp quá nhanh có thể ảnh hưởng đến môi trường và giá cả của sản phẩm làm ra. Thứ tư, khuyến khích các ngành thâm dụng nhân công, sự phát triển các doanh nghiệp hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ và vừa để tạo việc làm cho người lao động tại nông thôn.

123 117 Thứ năm, tích cực khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào Cà Mau. Có chính sách ưu tiên, định hướng đầu tư theo cụm liên kết vào ngành, lĩnh vực tỉnh có lợi thế như nuôi trồng, chế biến thủy sản; đối với những ngành, lĩnh vực còn lại mà tỉnh không có lợi thế thì tỉnh cần kết nối các trung tâm kinh tế trong khu vực. Ví dụ, ngành du lịch tỉnh cần phải kết nối với ngành du lịch Tp. Hồ Chí Minh và Cần Thơ để tạo chuỗi sản phẩm du lịch thu hút khách. * Phương hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên phương diện xã hội Tăng thu nhập cho người sản xuất nông nghiệp trên cơ sở tạo điều kiện cho tất cả các thành phần kinh tế, nhất là nhóm: người nghèo và cận nghèo ở nông thôn, người dân vùng sâu, vùng xa không thuận tiện với điều kiện đất đai, sinh thái, nhóm đồng bào dân tộc và phụ nữ tham gia vào quá trình tăng trưởng nông nghiệp thông qua hỗ trợ giảm nghèo, hỗ trợ duy trì sản xuất và thu nhập, tăng khả năng tiếp cận thị trường lao động phi nông nghiệp, đa dạng hóa sinh kế cho cư dân nông thôn, giải quyết tốt vấn đề an ninh lương thực. Phát triển hướng tới thực hiện các mục tiêu ưu tiên về phúc lợi cho nông dân và người tiêu dùng. Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội đảm bảo nền NNPTTHBV đối với điều kiện cụ thể của tỉnh, cần xây dựng mô hình tăng trưởng trong nội bộ ngành. Cần tập trung đầu tư và có chính sách khuyến khích đầu tư cho các ngành có lợi thế hơn hẳn so với các địa phương khác trong vùng ĐBSCL. Tăng nhanh khu vực có năng suất lao động cao và hiệu quả lớn có sức cạnh tranh trên có sở hình thành rõ nét những ngành, lĩnh vực động lực, mũi nhọn. Tăng tỷ trọng phân ngành có giá trị gia tăng và có lợi thế cạnh tranh cao, trọng tâm là ưu tiên phát triển các ngành sản phẩm có khả năng tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu và giảm tỷ trọng những ngành gia công, sơ chế có giá trị gia tăng thấp, tập trung khai thác tài nguyên. Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững là tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hóa, sản xuất hàng hóa theo hướng CNH, HĐH gắn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; tạo thương hiệu sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường, có năng suất cao và có giá trị lớn; gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ hài hòa, gắn kết chặt chẽ, trước mắt Cà Mau phải làm tốt việc điều chỉnh cơ cấu ngành nông nghiệp

124 118 của tỉnh theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, cây trồng có giá trị kinh tế cao, dịch vụ nông nghiệp, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp với du lịch sinh thái và phát triển làng nghề truyền thống phục vụ du lịch thân thiện với môi trường; tái cơ cấu trồng trọt từ sản xuất lương thực là chính sang rau đậu, quả thực phẩm, hoa và cây cảnh. Thông qua việc phát triển các lĩnh vực kinh tế thủy sản có trọng tâm, hợp lý, theo hướng bền vững, hiệu quả, cùng với đó cần đa dạng sản phẩm, ưu tiên các lĩnh vực nhiều lợi thế nhằm đưa Cà Mau thực sự trở thành trung tâm sản xuất giống, thức ăn, khoa học công nghệ, chế biến, xuất khẩu thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá của vùng Tây Nam Bộ. Làm tốt những định hướng này, người dân sẽ có được việc làm, đời sống được cải thiện, các vấn đề về nghèo đói, an ninh trật tự và đời sống nông thôn sẽ bền vững hơn. * Phương hướng xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên phương diện môi trường Giảm thiểu các hoạt động bất lợi đến môi trường trong khai thác các nguồn lực cho sản xuất ngư, nông, lâm sản; tăng hiệu quả quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên; tăng cường các biện pháp giảm phát thải; quản lý và sử dụng hiệu quả an toàn các loại hóa chất, thuốc trừ sâu, chất thải từ chăn nuôi, trồng trọt, công nghiệp chế biến và làng nghề; bảo tồn đa dạng sinh học. Khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn môi trường kèm cơ chế giám sát chặt chẽ để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp. Để làm tốt việc bảo vệ môi trường, quan trọng nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường là một trong ba yếu tố cấu thành của phát triển theo hướng bền vững. Vấn đề đặt ra đối với Cà Mau là không thể xem nhẹ, hoặc coi trọng một trong ba vấn đề (bảo vệ môi trường, hay phát triển kinh tế hoặc phát triển xã hội) mà trong quá trình hoạch định chính sách, đặt ra các quy định thực thi pháp luật, tỉnh cần phải đảm bảo hài hòa việc phát triển theo hướng bền vững cả ba yếu tố này. Đây là một bài toán khó không chỉ đối với Cà Mau mà còn đối với nước ta. Trong thời gian tới, quá trình CNH, đô thị hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch, xây dựng NTM,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa

125 119 lý, cảnh quan đối với Cà Mau trước biến đổi khí hậu và nước biển dâng cần phải được đánh giá, tiên lượng và định hướng bằng những giải pháp hết sức cơ bản, thực chất thì mới có thể giảm thiểu được thiệt hại trong sản xuất và đời sống của người dân. Chất lượng của các yếu tố trên đối với một tỉnh phải chịu nhiều ảnh hưởng của biến đổi khí hậu như Cà Mau luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. 100% 80% 60% 40% 20% Thương mại, du lịch Vận tải, hậu cần Điện, hóa chất Thủy sản 0% Biểu đồ 4.1: Tỷ trọng đóng góp của các cụm ngành trọng điểm vào GDP của tỉnh Nguồn: [103] Mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn Mục tiêu tổng quát Thông qua việc phát triển các lĩnh vực kinh tế thủy sản có trọng tâm, hợp lý, theo hướng bền vững, hiệu quả, cùng với đó cần đa dạng sản phẩm, ưu tiên xây dựng tỉnh Cà Mau thành tỉnh phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực KT-VH-XH theo hướng phát huy những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đồng thời quán triệt đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của một tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL đối với cả nước, đó là trung tâm lớn về nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản; trung tâm năng lượng và cung cấp khí đốt từ các mỏ khí Tây Nam, điện gió Khai Long; trung tâm dịch vụ du lịch; làm cầu nối trong hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh của cả nước. Đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL và trở thành một tỉnh phát triển khá vùng ĐBSCL; hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị với trọng tâm là các ngành trọng điểm của tỉnh. Phát triển hài hòa giữa thành thị và nông thôn, huy động tối đa các nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân; bảo vệ môi trường

126 120 sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, chủ động phòng tránh và ứng phó biến đổi khí hậu; kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội; đảm bảo quốc phòng, an ninh, GD - ĐT, y tế, KH - CN, văn hóa, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Xây dựng nền NNPTTHBV cả về KT-XH-MT; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp; xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, chất lượng và hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, góp phần phát triển nguồn lực xây dựng NTM. Mục tiêu kinh tế - Tăng trưởng - Hiệu quả - Ổn định Mục tiêu xã hội - Việc làm đầy đủ - Công bằng - Giáo dục - Y tế - Tham gia của ND - Văn hóa Xã hội Kinh tế Môi trường Mục tiêu môi trường - Môi trường lành mạnh cho con người - Sử dụng hợp lý tài nguyên tái tạo - Bảo tồn tài nguyên không tái tạo Hình 4.2: Nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững Nguồn: [64]. Huy động và thực hiện đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn; ngân sách Nhà nước hỗ trợ tạo điều kiện huy động, thúc đẩy các nguồn lực từ doanh nghiệp, tổ hợp tác, HTX, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất. Xây dựng, hoàn thiện và phát triển hình thức hợp tác liên kết trong tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế của tỉnh Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu kinh tế - Phấn đấu đến năm 2020 GDP bình quân đầu người đạt khoảng triệu đồng ( USD) tương đương 60% mức vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL

127 121 và đến năm 2025 tương đương (78-80%) mức vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL ( USD) - GDP tăng trưởng với nhịp độ bình quân (so sánh năm 2010) khoảng 7-7,5%/năm thời kỳ và 8-8,5%/năm thời kỳ [30]. - Xuất khẩu thủy sản đạt nghìn USD năm 2015, phấn đấu nghìn USD vào năm 2020 và nghìn USD vào năm Thu ngân sách đạt tỷ vào năm 2020 và tỷ vào năm Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiếp tục khai thác những lợi thế về nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Cơ cấu kinh tế ngư - nông - lâm 38,1% năm 2015 giảm xuống còn 32% năm 2020 và 22% năm Tốc độ đổi mới công nghệ, thiết bị đạt 8-10% một số lĩnh vực quan trọng thời điểm năm 2015, tăng lên 15-20% năm 2020 và 28-30% vào năm 2025 [30]. * Mục tiêu xã hội - Thất nghiệp ở thành thị dưới 3,4% vào năm 2020, quỹ thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn giảm xuống còn 50% vào năm 2020 và còn 30-35% vào năm 2025; mỗi năm đào tạo nghề cho lao động. - Mỗi năm giảm nghèo theo chuẩn đa chiều 2%; tỷ lệ qua đào tạo thời điểm 2020 là 48%, năm 2025 là 60%. - Thanh niên trong độ tuổi có trình độ THPT; phấn đấu có 25 bác sĩ và 5 dược sĩ/1 vạn dân [30]. * Mục tiêu môi trường - Đến năm 2020 có 100% doanh nghiệp, khu đô thị mới có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. - Đến năm 2020 chất thải rắn, chất thải y tế 100% được thu gom, xử lý đúng quy định. - Không còn nhà tạm, di dời nhà trên sông, ven sông khu vực đô thị và hạn chế đến mức thấp nhất nhà trên sông, rạch; giảm tối đa ảnh hưởng của thiên tai biến đổi khí hậu và nước biển dâng MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM XÂY DỰNG NỀN NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở TỈNH CÀ MAU, GIAI ĐOẠN Trên cơ sở những đánh giá về thực trạng NNPTTHBV ở tỉnh Cà Mau; đồng thời trên tinh thần nghị quyết TW7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

128 122 Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày của Thủ tưởng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn và quan điểm chỉ đạo để NNPTTHBV trên địa bàn tỉnh Cà Mau, luận án đề cập một số nhóm giải pháp cơ bản sau: Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ tích cực cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, những năm qua Cà Mau đã dành nhiều sự quan tâm để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhiều chính sách chưa đồng bộ dẫn tới phát triển thiếu bền vững. Để xây dựng nông nghiệp, nông thôn phát triển bền vững, cần chú ý một số chính sách sau đây: Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng tạo điều kiện để nông nghiệp phát triển bền vững Việc rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Cà Mau giai đoạn đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 1586/QĐ-UBND ngày 13/10/2011 (trừ lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã có Quy hoạch riêng) cho phù hợp với Đề án của UBND tỉnh về tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau. Theo đó, nhằm thúc đẩy nông nghiệp Cà Mau phát triển theo hướng bền vững, chính quyền địa phương cần tích cực thực hiện việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển nông nghiệp của tỉnh, trong đó chú trọng các phương diện cụ thể sau: Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Cà Mau đến năm 2020 tại Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho phù hợp với tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau. Ngành nông nghiệp cần tiếp tục thực hiện việc rà soát, điều chỉnh (hoặc xây dựng mới) các quy hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực của ngành; triển khai xây dựng các chương trình, dự án, đề án chuyên sâu để phát triển theo từng lĩnh vực, từng ngành hàng cụ thể; có kế hoạch trung hạn, dài hạn cho phù hợp với Đề án, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt theo hướng ưu tiên các ngành, mặt hàng mà tỉnh có lợi thế xuất khẩu. Ngành nông nghiệp cần sớm đề xuất UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Sở Kế hoạch và đầu tư tiếp tục làm tốt đầu mối để rà

129 123 soát, bổ sung các quy hoạch trên các lĩnh vực (nhất là quy hoạch nuôi tôm công nghiệp, tôm quảng canh cải tiến, quy hoạch sản xuất lúa - tôm) cho phù hợp với tình hình thực tế trong điều kiện chịu tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng ngày càng có dấu hiệu phức tạp và nghiêm trọng hơn. Ủy ban nhân dân tỉnh cần sớm điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 06/QĐ- 2011/UBND ngày 05 tháng 4 năm 2011 của UBND tỉnh Cà Mau về Quy định Cơ chế phát triển Cụm nuôi tôm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Từng cấp chính quyền cần xiết chặt quản lý sản xuất theo quy hoạch, có biện pháp chấn chỉnh sản xuất tự phát, gây khó khăn cho quản lý, khống chế dịch bệnh ở cây trồng, vật nuôi. Theo phân cấp quản lý, tỉnh cần giao cho UBND huyện quản lý chặt chẽ vùng sản xuất chuyên lúa, tránh để người dân tự tiện đưa nước mặn vào đồng ruộng để nuôi tôm, làm phá vỡ quy hoạch, nhằm ổn định diện tích canh tác lúa theo quy hoạch. Trên cơ sở Đề án tái cấu trúc ngành nông nghiệp, từng sở ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố chủ động ban hành kế hoạch thực hiện chăn nuôi theo định hướng tái cơ cấu; ngành thủy lợi sớm tham mưu cấp thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống thủy lợi tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025 và những năm tiếp theo. Đồng thời đổi mới công tác quy hoạch thủy lợi theo hướng: Quy hoạch thủy lợi gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; áp dụng tiến bộ KH - CN thủy lợi và tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp. Quy hoạch phát triển thủy lợi gắn với nâng cao hiệu quả quản lý khai thác hệ thống công trình thủy lợi, nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ nước có thu, khuyến khích hợp tác đầu tư công - tư, tạo nguồn lực cho phát triển thủy lợi. Nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo tác động của biến đổi khí hậu và các tác động bất lợi trong quá trình phát triển KT - XH để đề xuất các giải pháp giảm thiệt hại. Coi các giải pháp phi công trình là giải pháp quan trọng trong quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển thủy lợi. Đánh giá và điều chỉnh nhiệm vụ hệ thống công trình thủy lợi bao gồm: Cơ sở hạ tầng, phương thức tổ chức quản lý khai thác, năng lực của đội ngũ cán bộ - công nhân viên. Thực hiện đánh giá các công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh làm căn cứ để điều chỉnh nhiệm vụ hệ thống công trình thủy lợi. Rà soát quy hoạch thủy lợi theo mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí

130 124 hậu với nhiệm vụ trọng tâm là: Quy hoạch thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản ở vùng Nam Cà Mau; điều chỉnh quy hoạch thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu (cho hệ sinh thái ngọt, mặn và lợ đan xen) ở vùng Bắc Cà Mau. Quy hoạch và kế hoạch phòng, chống thiên tai: Ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cần thực hiện tốt Chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai giai đoạn ; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho phù hợp với tình hình mới. Trọng tâm là xây dựng kế hoạch quản lý sạt lở các cửa sông, các điểm dân cư ven sông và quy hoạch quản lý rủi ro thiên tai cho các địa phương; xây dựng lộ trình thực hiện và theo dõi, kiểm tra, giám sát qua bộ chỉ số đánh giá. Đối với dịch vụ hậu cần nghề cá: Đáp ứng cho nhu cầu trước mắt và lâu dài, tỉnh cần có chỉ đạo tổ chức lại hệ thống dịch vụ hậu cần nghề cá, xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm phù hợp với từng nghề, từng vùng biển và từng địa phương, theo hướng chia sẻ lợi ích giữa ngư dân với các tổ chức, doanh nghiệp, bảo đảm tiêu thụ sản phẩm ổn định, nâng cao giá trị của sản phẩm và lợi nhuận cho ngư dân. Củng cố, phát triển các cơ sở đóng, sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới cụ, trang thiết bị máy móc khai thác trên tàu cá tại các Trung tâm nghề cá lớn, cảng cá, bến cá của mỗi địa phương. Tỉnh cần nghiên cứu đề xuất với trung ương xây dựng cảng biển nước sâu trên đảo Hòn Khoai để xuất khẩu hàng nông sản, là trạm trung chuyển cho một số nước khu vực Đông Nam á Hoàn thiện cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hướng tới phát triển bền vững Vận dụng các chính sách của trung ương, UBND tỉnh cần tiếp tục thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sản xuất, nhất là đối với nuôi trồng, khai thác, đánh bắt thủy sản, hỗ trợ kịp thời những hộ nông dân bị thiệt hại do trận hạn hán lịch sử giữa năm 2016; hỗ trợ hình thành, phát triển những ngành, những khu công nghiệp mới, dịch vụ chất lượng cao, những ngành có khả năng phát triển KT-XH, nhất là thâm dụng lao động, có chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp nông thôn và các dịch vụ khuyến công theo quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, huyện, thành phố và các vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Thực hiện tốt chính sách

131 125 khuyến công sẽ góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, trước hết là công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện phân công lao động hợp lý và hiệu quả hơn. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tỉnh cần có chính sách ưu đãi mặt bằng đầu tư, tạo nguồn nguyên liệu tại chỗ, tạo mặt bằng thông thoáng cho doanh nghiệp đầu tư, chính sách ưu đãi về vốn, thuế, máy móc thiết bị đầu tư cho sản xuất, kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; chính sách đầu tư tàu thuyền đánh bắt xa bờ; đầu tư trung tâm nghiên cứu, dự báo, các trung tâm giống, cây trồng, vật nuôi. khuyến công trong các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản; sản xuất sản phẩm sử dụng nguyên liệu tại địa phương, sử dụng nhiều lao động; sản xuất máy móc, thiết bị, sửa chữa máy cơ khí nông nghiệp; sản xuất, gia công, bán thành phẩm, dịch vụ thay thế hàng nhập khẩu Hỗ trợ các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững Liên minh HTX tỉnh cần tăng cường củng cố và phát triển kinh tế tập thể, với nòng cốt là HTX, nhất là ở vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi chuyên môn hóa lớn, phát triển các làng nghề thủ công. Thông qua kinh tế hợp tác, cung cấp các dịch vụ sản xuất, ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, làm đầu mối thông tin thị trường, hướng dẫn kỹ thuật mới; đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ, kinh tế nông trại, trang trại, khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh. Đây là nhu cầu rất quan trọng trong điều kiện sản phẩm sản xuất ra trên địa bàn cần cạnh tranh ngay cả trên thị trường trong nước, chưa kể ở thị trường nước ngoài. Đối với lĩnh vực phi nông nghiệp, chính quyền địa phương cần có giải pháp khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình bằng các chính sách hỗ trợ đào tạo, cung cấp các dịch vụ tư vấn, giúp đỡ để tiếp cận các chương trình vay vốn ưu đãi. Đẩy mạnh cổ phần hóa và các hình thức sở hữu các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực nông nghiệp do Nhà nước quản lý. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước trên cơ sở phát triển các doanh nghiệp công ích đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời các dịch vụ xã hội.

132 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Đối với ngành công thương cần đồng bộ hóa các giải pháp và thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách tiêu thụ hàng hóa nông sản, chống buôn lậu, gian lận thương mại kết hợp với các biện pháp giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Phát triển và củng cố các cơ sở kinh doanh mặt hàng nông sản xuất khẩu có thể khép kín từ khâu nguyên liệu - chế biến - xuất khẩu để ổn định đầu vào và đầu ra. Phát triển mạng lưới chợ nông thôn và cơ sở dịch vụ thu mua nông sản ở các huyện vùng sâu. Hình thành các khu, cụm, điểm kinh tế tổng hợp trên các địa bàn để tạo ra các mô hình phát triển kinh tế và các điểm thu mua và cung ứng vật tư nông nghiệp, hàng hóa, dịch vụ cho nông dân. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chỉ đạo của tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương (vùng ngọt hóa, vùng nước mặn, nước lợ) chính quyền địa phương cần giúp đỡ nông dân chuyển đổi và nâng cao hiệu quả các HTX dịch vụ đảm bảo cung ứng đầu vào có chất lượng và tiêu thụ tốt sản phẩm cho nông dân. Trung tâm xúc tiến thương mại của tỉnh cần có các biện pháp khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp; tìm kiến phát triển thị trường xuất khẩu thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm, hội thảo, du lịch chủ động nắm bắt thị trường, tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tư từ các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các lĩnh vực theo danh mục mời gọi đầu tư của UBND tỉnh đến năm 2020 và định hướng đến năm Huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Để đạt được mục tiêu NNPTTHBV, trên cơ sở đánh giá khả năng tích lũy do thu nhập ngày một tăng của dân cư, xác định nguồn tích lũy bao gồm từ kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp và hộ gia đình. Theo đánh giá tích lũy từ nội bộ nền kinh tế Cà Mau thời kỳ có thể đảm bảo 75-76% tổng nhu cầu đầu tư. 5 năm tiếp theo có thể đạt xấp xỉ 80%, như vậy, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh giai đoạn có tăng trưởng từ 12-13%. Nguồn vốn hộ gia đình thời gian hiện nay khá cao 38-39%, trong tương lai tỷ trọng này giảm dần khoảng 25-30% do quy mô đầu tư thông thường tăng lên. Với khả năng tích lũy nội bộ nền kinh tế 20-28%, nhu cầu đầu tư theo cơ cấu ngành, thì ngành nông nghiệp có khả năng huy động được 32-38% tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội [100].

133 127 Thực tế hiện nay của tỉnh, tỷ trọng nguồn vốn từ ngân sách chỉ chiếm từ 20-23% và chủ yếu để đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường. Để huy động nguồn vốn từ ngân sách trung ương thì tỉnh cần làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Quan tâm đúng mức quy hoạch phát triển ngành, đặc biệt là ngành có thế mạnh của tỉnh như phát triển ngư, nông, lâm nghiệp. Muốn vậy, tỉnh cần chuẩn bị danh mục chương trình, dự án có tính khả thi cao, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đề xuất cụ thể, phân kỳ đầu tư ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, thời gian khoảng 5 đến 10 năm cho một chương trình, kế hoạch. Mặt khác, cần làm tốt việc huy động nguồn vốn tín dụng Nhà nước để phát triển nông nghiệp, như các dự án sử dụng công nghệ sạch, bảo vệ môi trường, giải quyết việc làm, hỗ trợ đào tạo tuy mức đầu tư từ nguồn vốn này không lớn, nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội. Cạnh đó, việc đẩy mạnh thu ngân sách, quản lý, nuôi dưỡng các nguồn thu thuế và phát triển thị trường tài chính, tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn cho phát triển nông nghiệp, giải pháp này nếu được thực hiện tốt thông qua việc phổ biến về đầu tư các dự án siêu nhỏ, vừa và nhỏ để thu hút các nguồn vốn của mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh sẽ mở ra một cách làm hiệu quả trong việc huy động vốn vào mục đích xây dựng một nền NNPTTHBV của tỉnh Nhóm các giải pháp xây dựng nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững trên phương diện kinh tế Xây dựng các ngành kinh tế nông nghiệp đáp ứng yêu cầu nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững Để lĩnh vực NNPTTHBV thì các ngành kinh tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp cần đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Do vậy, xét trên phương diện kinh tế, cần chú trọng thực hiện các giải pháp sau: - Phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, đầu tư thâm canh, tăng vụ, giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao. Cây lúa: Quy hoạch của Cà Mau thời gian tới không mở rộng diện tích trồng lúa nhưng chú trọng đến công tác thủy lợi, thủy nông nội đồng, dồn điền, đổi thửa, cải tạo giống lúa, nâng cao năng suất và chất lượng; tận dụng bờ vuông, vườn tạp để canh tác, cải thiện đời sống. Chính quyền địa phương cần tăng cường quản lý và đề

134 128 xuất với trung ương để thực hiện tốt công tác quy hoạch, có chính sách bảo đảm lợi ích cho người trồng lúa ở các vùng ngọt hóa để giúp người dân yên tâm sản xuất, ổn định cuộc sống, tránh tự phát chuyển đổi diện tích trồng lúa sang nuôi tôm, phá vỡ quy hoạch. Cây ăn quả: Trong những năm tới ngành nông nghiệp cần mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có lợi thế vùng ngọt hóa Bán đảo Cà Mau, cây ăn quả trồng trên bờ vuông nuôi tôm và trên diện tích vườn tạp, hoang hóa. Các loại cây thích ứng tốt với vùng đất nhiễm mặn của Cà Mau, như: cây xoài, đu đủ, mận, thanh long, chuối, mít trồng mau thu hoạch, cho năng suất khá, hiệu quả kinh tế tương đối cao đối với nhà nông bên cạnh con tôm, cây lúa. Cây mía: Tỉnh cần sớm điều chỉnh quy hoạch, có cơ chế, chính sách cho người nông dân ổn định diện tích hiện có và được trồng nhiều ở các huyện Thới Bình, U Minh và Trần Văn Thời. Chính quyền địa phương cần phát động người dân chú trọng trồng thâm canh, đầu tư, nâng cấp hệ thống tưới tiêu, sử dụng giống mới cho năng suất, trữ lượng đường cao và rải vụ. Tiếp tục đầu tư vùng nguyên liệu phù hợp với quy mô công suất nhà máy đường ở địa phương theo quy hoạch của tỉnh đã được phê duyệt. Cây dừa: Về lâu dài, chính quyền địa phương cần khôi phục lại vườn dừa ở các huyện Phú Tân, Trần Văn Thời, Cái Nước, Thới Bình, U Minh. Từng địa phương cần quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, sử dụng giống dừa cho năng suất và chất lượng cao; khuyến khích các cơ sở thủ công mỹ nghệ làm từ nguyên liệu dừa và xây dựng nhà máy chế biến các mặt hàng làm từ dừa phù hợp với điều kiện của tỉnh. Rau các loại: Chính quyền và các đoàn thể tìm biện pháp phù hợp phát động nhân dân trồng các loại rau sạch, rau chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển măng, nấm, đậu tương ở vùng ngọt hóa và ven các kênh, mương, vuông tôm, vườn tạp, chủ yếu để giảm bớt một phần thiếu hụt cho nhu cầu trong tỉnh, giảm bớt nhập khẩu từ ngoài tỉnh. Nghề làm muối: Ngành nông nghiệp cần sớm tham mưu, đề xuất UBND tỉnh quan tâm cải thiện đời sống diêm dân, chủ yếu là khu vực xã Tân Thuận, huyện Đầm Dơi và ven sông Gành Hào. Hình thành vùng nguyên liệu muối tập trung, từng bước hiện đại hóa quy trình làm muối, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến, để đạt

135 129 năng suất và chất lượng cao, giá thành hạ; nâng cao năng lực chế biến muối, đảm bảo đáp ứng đủ cho cơ sở sản xuất và chế biến muối của địa phương để góp phần đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. - Phát triển nhanh ngành chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phát huy lợi thế của từng địa phương trong tỉnh Phát triển gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng chăn nuôi tập trung theo hình thức trang trại, nuôi công nghiệp, gắn với các cơ sở chế biến và xử lý chất thải. Nuôi heo: Phát triển đàn heo phù hợp với điều kiện của tỉnh. Hiện tỉnh chưa có trang trại nuôi heo tập trung, nên 85% thịt heo nhập từ các tỉnh ĐBSCL, miền đông Nam bộ, do đó, phát triển đàn heo, gắn với việc làm tốt quy hoạch, tạo điều kiện cho người chăn nuôi có lời, nhất là điều kiện về vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh cho đàn heo. Nuôi bò, nuôi dê: Với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu như Cà Mau không thuận lợi cho nuôi bò, nuôi dê theo hình thức trang trại, nhưng các ngành chức năng vẫn có thể khuyến khích nuôi được ở một số huyện như Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau nằm trong vùng ngọt hóa của tỉnh. Gia cầm: Từng địa phương phát triển đàn gia cầm để đáp ứng nhu cầu thịt, trứng cho tiêu dùng trong tỉnh. Với điều kiện của tỉnh, có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi gà, vịt chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, xuất khẩu thịt, trứng, lông. Ngành chức năng cần làm tốt công tác thú y, từng bước cải tiến phương thức chăn nuôi để chống và ngăn ngừa dịch bệnh. - Tập trung phát triển lâm nghiệp toàn diện Ngành nông nghiệp cần huy động các nguồn lực tập trung bảo vệ rừng hiện có, nhất là rừng tràm ở Vườn quốc gia U Minh hạ, rừng đước ở Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Tiếp tục làm giàu rừng, bảo vệ cho được rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Hoàn chỉnh quy hoạch để hình thành các vùng nguyên liệu gắn với các cơ sở chế biến; ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô, hom và những phương pháp nhân giống tiên tiến khác để rừng Cà Mau ngày càng phát triển đa dạng, đem lại lợi ích kinh tế cao. Hoàn thiện chính sách để người trồng, chăm sóc rừng đảm bảo được cuộc sống và có thể làm giàu từ nghề rừng; khuyến khích các hộ nông dân, lâm ngư

136 130 trường, công ty lâm sản mua máy móc, thiết bị, thực hiện cơ giới hóa các khâu trồng, khai thác, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản; phát triển các cơ sở sản xuất giấy, bột giấy, ván nhân tạo, đồ gia dụng và thủ công mỹ nghệ làm bằng gỗ. - Tiếp tục triển khai có hiệu quả chương trình nuôi trồng, khai thác đánh bắt, chế biến, xuất khẩu các mặt hàng thủy hải sản Tiếp tục đầu tư tăng nhanh sản lượng nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi thủy sản mặt nước sông, ao, đầm, ven biển; phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ngọt hóa Quản lộ Phụng Hiệp trong các ao, đầm, ruộng, sông, kênh mương. Vùng nuôi trồng thủy hải sản nước mặn tập trung ở các huyện: Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, Cái Nước, Phú Tân, một phần của huyện Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau; vùng nuôi trồng thủy sản nước ngọt tập trung ở các huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, một phần của Cái Nước và Thành phố Cà Mau. Sản phẩm thủy sản nước mặn, tập trung là: tôm sú, tôm thẻ, cua, cá chẽm, cá kèo, ốc len, nghêu, sò huyết, cá biển các loại còn sản phẩm chủ yếu nuôi nước ngọt là: cá lóc, cá rô, cá trê, cá sặc rằn, cá chình, tai tượng, tôm càng xanh Xác định nhóm đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương và nhu cầu của thị trường. Đầu tư xây dựng các vùng nuôi công nghiệp tập trung, áp dụng tiêu chuẩn vùng nuôi tạo sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm, tăng cường bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng, chuyển đổi cơ cấu theo quy hoạch để đạt hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh đầu tư phát triển nuôi trồng thủy sản trên biển và các hải đảo thuộc tỉnh, chủ yếu là nuôi trồng thủy hải sản trên đảo Hòn Khoai, đảo Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các hải đảo ven biển, đưa nghề nuôi hải sản trên biển trở thành một ngành chủ lực của tỉnh trong tương lai.

137 131 Chính phủ Cơ quan quản lý nguồn lợi TS Bộ NN & PTNT Các thể chế hợp tác Các cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu Các thể chế hợp tác khác Các ngành công nghiệp hỗ trợ Tài chính, ngân hàng Bảo hiểm Tàu đánh bắt Lưới cá Ngư dân Các cơ sở thu gom Nông dân Các ngành CN liên quan Chế biến thực phẩm Nuôi tôm Vận tải và thủ tục vận tải Đóng gói Nhà máy chế biến Cung cấp năng lượng Đông lạnh Trồng vườn Xây dựng/kỹ thuật/sửa chữa chữa SX thức ăn Thị trường cuối cùng Thị trường quốc tế Thị trường trong nước Du lịch Biểu đồ 4.2: Cụm nuôi trồng và chế biến thủy sản Nguồn: [103]. Khai thác thủy sản: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về đầu tư đánh bắt xa bờ, UBND tỉnh cần chỉ đạo quyết liệt việc chuyển đổi nhanh nghề khai thác thủy sản ven bờ, giúp ngư dân sớm ổn định cuộc sống. Tỉnh cần tiếp tục đầu tư đội tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên, hạn chế tối đa đánh bắt gần bờ, theo kiểu hủy diệt con giống; quản lý, khai thác có hiệu quả vùng Bãi bồi Mũi Cà Mau

138 132 rộng lớn, để nơi đây thực sự là ngư trường phong phú về các loại giống thủy sản. Những ngư dân không có điều kiện thì tổ chức dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo điều kiện cho ngư dân ổn định cuộc sống, tìm việc làm mới. Tỉnh cần làm tốt khâu quy hoạch, đầu tư cảng cá, bến bãi, hệ thống hậu cần dịch vụ nghề cá kể cả dịch vụ đánh bắt và tiêu thụ thủy sản. Quan tâm đầu tư đúng mức công nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Tỉnh cần vận dụng tốt các chính sách của Nhà nước để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản. Đổi mới thiết bị công nghệ theo hướng hiện đại; chủ động triển khai một bước các công trình giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Tăng cường các biện pháp bảo vệ môi trường nông thôn, ngăn chặn và khắc phục ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng. - Phát triển công nghiệp nông thôn Phát triển công nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn. Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung của NNPTTHBV, cho nên tỉnh cần đầu tư theo hướng: Điện: Phát huy tối đa hiệu quả của Nhà máy điện Cà Mau I và Cà Mau II; phấn đấu 100% hộ dân trong tỉnh có điện sử dụng (hiện 95%); đầu tư điện lưới ba pha đủ điện phục vụ nuôi tôm công nghiệp, nâng cao chất lượng cung cấp điện, bảo đảm an toàn thiết bị điện. Sớm hoàn thành dự án điện gió Khai Long - Đất Mũi đáp ứng nhu cầu về điện phục vụ sản xuất, sinh hoạt của tỉnh và cả khu vực ĐBSCL. Cơ khí: Ngành tiểu thủ công nghiệp trong quá trình sản xuất, chế tạo gắn kết chặt chẽ với tổ chức sản xuất nông nghiệp, trong định hướng phát triển, tỉnh cần chọn lọc đầu tư một số phân ngành, một số loại cơ khí như máy động lực, thiết bị cơ giới hóa khâu làm đất, công đoạn sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản sau thu hoạch; đa dạng về quy mô, chủng loại, trình độ công nghệ, phù hợp tập quán và khả năng ứng dụng của người dân. Hóa chất: Các cấp, các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh cần làm tốt công tác xã hội hóa cung cấp những sản phẩm hóa chất cơ bản cho trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và bảo vệ môi trường. Với nhà máy đạm Cà Mau công suất tấn/năm và sắp tới, khi Nhà máy hóa chất Cà Mau đi vào hoạt động, sẽ có gần 40 mặt hàng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, cụ thể như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất xử lý kỹ thuật nuôi trồng thủy hải sản, chất bảo quản sau thu hoạch

139 133 Công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản: UBND tỉnh cần sớm hoàn thiện quy hoạch các vùng sản xuất tập trung, có lợi thế so sánh về vùng nguyên liệu so với các tỉnh trong khu vực (vùng sinh thái mặn, bao gồm: nuôi tôm công nghiệp, nuôi thủy sản dưới chân rừng ngập mặn, nuôi trên mặt cửa sông, cửa biển và ven biển, đảo; vùng ngọt hóa, bao gồm: trồng lúa, trồng cây ăn trái, hoa màu, chăn nuôi). Xây dựng hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống điện, nước, thủy lợi hoàn chỉnh phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, vận chuyển và chế biến sản phẩm nông nghiệp tạo thành hệ thống liên hoàn, khép kín tất cả các huyện, vùng quy hoạch của tỉnh. Tiểu thủ công nghiệp: Gắn với quy hoạch NTM, từng địa phương trong tỉnh cần phát triển ngành nghề thủ công trong phát triển nông nghiệp, công nghiệp và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Tập trung phát triển các ngành nghề thủ công có lợi thế phát triển của tỉnh. Lựa chọn công nghệ và thiết bị phù hợp, kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ tiên tiến. Đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển các mặt hàng mới phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của thị trường, chú trọng xây dựng thương hiệu sản phẩm. Kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu trong phát triển tiểu thủ công nghiệp Giải pháp phát triển dịch vụ nông nghiệp - Dịch vụ cung ứng vật tư máy móc: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh phát huy sự năng động, sáng tạo của mình nhằm cung ứng các thiết bị máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện sản xuất nông nghiệp và chế biến nông lâm, thủy sản; máy bơm nước, máy sục khí ô xy để nuôi tôm, máy nổ, máy phát điện, máy nghiền thức ăn gia súc, gia cầm và thức ăn tôm; máy cày, máy kéo, xe tải nhẹ với giá cả hợp lý, chất lượng đảm bảo. Dịch vụ này như cầu nối, giúp người nông dân tiếp cận với công nghệ ngày càng hiện đại trong sản xuất nông nghiệp. - Dịch vụ giống cây trồng, vật nuôi: Giống cây trồng, vật nuôi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Giống tốt coi như một trợ thủ đắc lực nhất giúp nông nghiệp tăng nhanh hơn về sản lượng và chất lượng nông sản. Sản phẩm nông nghiệp ở Cà Mau lợi thế cạnh tranh hiện nay là con tôm nhưng đang đứng trước thử thách lớn về chất lượng, giá cả, ngay cả thị trường trong nước và quốc tế. Cho nên, khi hội nhập WTO, TPP tỉnh phải nhanh chóng tính đến phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao.

140 134 - Dịch vụ phân bón, thức ăn chăn nuôi: Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngoài giống cây trồng, vật nuôi thì phân bón, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật đóng vai trò quan trọng không kém. Trong trồng trọt việc sử dụng phân bón hợp lý, chất lượng cao và áp dụng đúng cách các biện pháp bảo vệ thực vật sẽ làm tăng năng suất cây trồng, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động sản xuất. Trong chăn nuôi, nhất là đối với nuôi tôm quản canh cải tiến, nuôi tôm công nghiệp, nếu biết chọn lọc, lựa chọn thức ăn cho vật nuôi có chất lượng, phù hợp với từng giống vật nuôi sẽ đem lại năng suất cao cho người nông dân. Khi sản xuất nông nghiệp của tỉnh ra khỏi sản xuất theo kiểu truyền thống, tự cấp, tự túc, ở trình độ còn thấp như hiện nay, thì dịch vụ cung ứng phân bón, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ thực vật là dịch vụ tiện ích hỗ trợ tích cực cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, khi trình độ sản xuất ở cấp độ cao, tiến tới sản xuất nông nghiệp xanh, nông nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, khi công nghệ sinh học được ứng dụng phổ biến thì việc người nông dân sử dụng phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật không còn là phổ biến nữa. - Dịch vụ cho vay vốn hỗ trợ sản xuất: sản xuất nông nghiệp có được thành công một phần nhờ nguồn vốn từ dịch vụ cho vay hỗ trợ sản xuất nông nghiệp. Tỷ trọng dư nợ cho vay dịch vụ nông nghiệp của tỉnh có chiều hướng tăng dần qua các năm gần đây. Dịch vụ cho vay trong chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng KH-CN trong sản xuất nông nghiệp tiếp tục được tỉnh quan tâm đầu tư, khuyến khích. Với hướng đi này, trong thời gian tới, không chỉ doanh nghiệp mà các hộ nông dân, HTX đại diện cho nông dân đẩy mạnh các hoạt động liên kết theo chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết tốt các vấn đề đầu tư tín dụng nông nghiệp sẽ là cách góp phần điều chỉnh hướng sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn, liên kết hiệu quả, có tính cạnh tranh cao, từng bước nâng cao đời sống của người nông dân và thực hiện mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM Giải pháp mở rộng hợp tác liên kết với khu vực ĐBSCL và hội nhập kinh tế quốc tế Trong xu thế ngày nay, việc tham gia vào thị trường cả vùng, cả nước, khu vực và thế giới là một tất yếu khách quan. Hội nhập kinh tế thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao hiệu quả các ngành và toàn bộ nền kinh tế của tỉnh là một trong những

141 135 điểm trọng tâm để chấp nhận cạnh tranh thành công. Trước hết, cần phải cải thiện năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, theo đó, cần đảm bảo môi trường thể chế đồng bộ, tạo điều kiện để khuyến khích cạnh tranh với kinh tế các tỉnh bạn, đặc biệt tạo điều kiện tăng cường khả năng cạnh tranh của các mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, có điều kiện và hạn chế đến mức thấp nhất sự thua thiệt đối với những mặt hàng có khả năng cạnh tranh yếu. Khai thác tốt các nguồn lực nội tỉnh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi tỉnh có thế mạnh theo hướng hài hoà, hợp lý, bền vững, tích cực mở rộng các thị trường hàng hóa, trong nước và quốc tế. Hình 4.3: Bản đồ địa giới hành chính Đồng bằng sông Cửu Long Nguồn: [21]. Tỉnh cần chú trọng hơn đến hợp tác kinh tế, nâng cao hoạt động kinh tế đối ngoại và hợp tác đầu tư trong và ngoài nước, địa phương của từng nước có trình độ phát triển cao hơn và có tiềm năng thị trường và trình độ KH-CN phát triển. Hợp tác để cập nhật được thông tin thị trường, để nâng cao chất lượng công tác dự báo hỗ trợ cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và người dân. Đặc biệt là cần có biện pháp tiếp cận nhiều hơn nguồn vốn ODA, FDI để khai thác các lĩnh vực tỉnh có tiềm năng, thế mạnh mà nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm. Muốn vậy, tỉnh cần xây dựng các chương trình, dự án để chủ động trong hợp tác xúc tiến đầu tư. Tăng

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ****************** NGUYỄN KIM TÔN NÔNG DÂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Chi tiết hơn

NguyenThiThao3B

NguyenThiThao3B BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THẢO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC CẤP XÃ, HUYỆN YÊN ĐỊNH, TỈNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN

Chi tiết hơn

Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐẬU THỊ TRÀ GIANG GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN ĐỨC CƠ, TỈNH GIA LAI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng Năm 2017 Công trình được

Chi tiết hơn

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020

CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN NĂM 2020 L Ê T R I Ệ U D Ũ N G V Ụ C H Í N H S Á C H THƯƠNG M Ạ I ĐA B I Ê N B Ộ C Ô N G THƯƠNG T H Á N G 8 N Ă M 2 0 1 3 BỐ CỤC BÀI TRÌNH BÀY Kết quả hội nhập kinh

Chi tiết hơn

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ XV

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO CHÍNH TRỊ TRÌNH ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ  TỈNH LẦN THỨ XV TỈNH ỦY THỪA THIÊN HUẾ * Số 391-BC/TU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Thành phố Huế, ngày 15 tháng 10 năm 2015 XÂY DỰNG ĐẢNG BỘ VÀ HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH; PHÁT HUY SỨC MẠNH TOÀN DÂN; PHÁT TRIỂN

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KIN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN DOÃN ĐÀI QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH HUỀ TRÌ, XÃ AN PHỤ, HUYỆN KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN

Chi tiết hơn

Luan an ghi dia.doc

Luan an ghi dia.doc HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH & LÊ THỊ CHIÊN NHÂN TỐ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc

Microsoft Word - Tom tat luan an chinh thuc.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN DƯƠNG VĂN HÙNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG EU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP GIẦY DÉP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế và Quản lý Thương mại

Chi tiết hơn

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô

ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM Ngô ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TUYÊN GIÁO: RA SỨC PHẤN ĐẤU THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2013. NĂM BẢN LỀ CỦA KẾ HOẠCH 5 NĂM 2011-2015 Ngô Văn Hùng UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Năm 2012,

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục 3 Thiếp chúc mừng năm mới của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng SỰ KIỆN 4 Kỳ diệu thay Đảng của chúng ta 7 Thông báo Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII

Chi tiết hơn

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận

Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận Pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội Trần Thanh Thủy Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người

Chi tiết hơn

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm

BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm BAÛN tin 285 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (11-2018) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng Sinh hoạt chi bộ: NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Một

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Noi dung tom tat

Microsoft Word - Noi dung tom tat BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ----------o0o---------- TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG GIẢI PHÁP MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG GÓP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 18 tháng 6 năm 2018 Bộ, ngành 1. Hợp nhất mã số hợp tác xã: Giảm thủ tục đăng ký kinh doanh cho hợp tác xã 2. Áp dụng mô hình quản lý

Chi tiết hơn

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co

NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và co NHẬN THỨC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở NƯỚC TA Nguyễn Tốt * Tóm tắt nội dung: Nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta đã trải qua

Chi tiết hơn

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG TỈNH ỦY BÌNH THUẬN * ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Số 14-NQ/TU Phan Thiết, ngày 11 tháng 01 năm 2017 NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIII) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn gắn với tiếp tục

Chi tiết hơn

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc

CT01002_TranQueAnhK1CT.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG XÃ HỘI TRẦN QUẾ ANH HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, TỈNH NAM ĐỊNH LUẬN VĂN

Chi tiết hơn

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc

Microsoft Word - _BT1_ 35. THS TRAN HUU HIEP_MOT SO VAN DE VE PHAT TRIEN VUNG VA LIEN KET VUNG DBSCL.doc MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN VÙNG VÀ LIÊN KẾT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 1. Đặt vấn đề Trần Hữu Hiệp (1) Từ sau năm 1975 đến trước giai đoạn Đổi mới (1996), vấn đề phân vùng kinh tế, phát triển kinh tế

Chi tiết hơn

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 172 (7.520) Thứ Sáu ngày 21/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Kỷ NIệM 94 NăM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MạNG VIệT NAM (21/6/1925-21/6/2019) Bác

Chi tiết hơn

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀN VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VŨ ĐÌNH DŨNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI BẮC KẠN LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ

Chi tiết hơn

Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 176 (7.524) Thứ Ba ngày 25/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chính phủ họp phiên đầu tiên qua hệ thống e-cabinet Hôm qua (24/6), Hệ thống

Chi tiết hơn

1

1 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ THANH TRÚC TƯ TƯỞNG NHÂN SINH CỦA MINH MẠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN

Chi tiết hơn

tomtatluanvan.doc

tomtatluanvan.doc BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HOÀNG THỊ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN MINH HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà

Chi tiết hơn

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019

a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 a VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ CỤC KIỂM SOÁT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐIỂM BÁO Ngày 16 tháng 01 năm 2019 Bộ, ngành 1. Ngành Y tế đã cắt giảm gần 73% điều kiện đầu tư, kinh doanh 2. Vẫn còn tình trạng bỏ cũ, thêm mới

Chi tiết hơn

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại đoàn kết dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc ta và của nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ ĐÔ YẾU TỐ TỰ TRUYỆN TRONG TRUYỆN NGẮN THẠCH LAM VÀ THANH TỊNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI

Chi tiết hơn

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng

BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN Tháng BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Tháng 11-2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016-2025 Cuốn

Chi tiết hơn

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam

C«ng an tØnh B×nh Ph­íc céng hoµ x· héi chñ nghi· viÖt nam LỊCH SỬ 85 NĂM TRƯỞNG THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Lê Hữu Lưu * Tóm tắt nội dung: Được soi sáng bởi Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Chi tiết hơn

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc

Microsoft Word - 2- Giai phap han che su phu thuoc kinh te vao Trung Quoc.doc CÁC KỊCH BẢN CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC - GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SỰ PHỤ THUỘC KINH TẾ VÀO TRUNG QUỐC Bài tổng thuật này sử dụng các nguồn tư liệu từ các báo cáo nghiên cứu đã

Chi tiết hơn

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của

73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm trôi qua, thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám đã cho thấy bài học đoàn kết, lấy dân làm gốc có ý nghĩa sâu sắc. Những ngày mùa Thu tháng Tám của 73 năm về trước, từ Khu Giải phóng Tân Trào, lệnh Tổng

Chi tiết hơn

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ

Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Thủ Thứ Số 320 (7.303) Sáu, ngày 16/11/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn Thủ tướng chỉ đạo xử lý tồn tại, bất cập trong các dự án BOT T heo thông báo Kết luận của Thủ tướng

Chi tiết hơn

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG

Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 TỔNG Thứ Số 14 (7.362) Hai, ngày 14/1/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn TỔNG BÍ THƯ, CHỦ TỊCH NƯỚC NGUYỄN PHÚ TRỌNG: THỨ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP TRẦN TIẾN DŨNG: Đấu tranh phòng,

Chi tiết hơn

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình

Thư Ngỏ Gửi Đồng Bào Hải Ngoại Của Nhà Báo Nguyễn Vũ Bình NGUYỄN VŨ BÌNH Việt Nam và con đường phục hưng đất nước làng văn 2012 1 VIỆT NAM VÀ CON ĐƯỜNG PHỤC HƯNG ĐẤT NƯỚC Tác giả giữ bản quyền cuốn sách Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Vũ Bình Phòng 406, số nhà 1C ngách

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Chủ nghĩa Mác trong thế kỷ XXI và giá trị lý luận đối với con đường phát triển của Việt Nam 13 TẠ NGỌC TẤN: Tổ chức bộ máy hệ thống chính trị - Vấn đề trung

Chi tiết hơn

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n

BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ ( ) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng n BAÛN tin 287 THOÂNG TIN NOÄI BOÄ (01-2019) Taøi lieäu phuïc vuï sinh hoaït chi boä haøng thaùng NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH Sinh hoạt chi bộ: Thư chúc mừng năm mới của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQVN tỉnh Khánh

Chi tiết hơn

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA

TỈNH ỦY KHÁNH HÒA TỈNH ỦY KHÁNH HÒA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM * Nha Trang, ngày 30 tháng 6 năm 2016 Số 05 -CTr/TU CHƢƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ

Chi tiết hơn

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG N BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ NGỌC NGA HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số:

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG NGUYỄN THỊ THU HIỀN XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG, THÀNH PHỐ NINH BÌNH, TỈNH NINH BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ

Chi tiết hơn

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu

LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu LUẬN VĂN: Áp dụng quản lý rủi ro vào qui trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý nhà nước về hải quan là hoạt động quản lý nhà nước đối với hàng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ ( ) Chuyên ngành: Lịch sử V ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRẦN THÚY HIỀN CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG Ở TRUNG TRUNG BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ (1954-1975) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Chi tiết hơn

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha

TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Tha TRUNG TÂM CON NGƯỜI VÀ THIÊN NHIÊN NÔNG NGHIỆP TÂY BẮC: NHẬN DIỆN THÁCH THỨC VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Nhà xuất bản Thanh Niên Ban Biên tập Phan Bích Hường Nguyễn Đức Tố

Chi tiết hơn

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Báo cáo Kế hoạch hành động TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ********* KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH THỦY SẢN THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ********* 3 MỤC LỤC 1. Quyết định phê duyệt Đề

Chi tiết hơn

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên)

Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Học không được hay học để làm gì? Trải nghiệm học tập của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số (Nghiên cứu trường hợp tại Yên Bái, Hà Giang và Điện Biên) Hà Nội, 12/2011 1 MỤC LỤC Lời cảm ơn Trang 4 1. Đặt

Chi tiết hơn

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc

Microsoft Word - NOI DUNG BAO CAO CHINH TRI.doc NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐOÀN, TĂNG CƯỜNG BỒI DƯỠNG LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG, CỔ VŨ THANH NIÊN SÁNG TẠO, XUNG KÍCH, TÌNH NGUYỆN XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG BÌNH THUẬN GIÀU ĐẸP, VĂN MINH (Báo cáo của Ban Chấp hành

Chi tiết hơn

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ

Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 THỦ TƯ Số 17 (7.000) Thứ Tư, ngày 17/1/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC: Đừng để quyết định một đường, thực hiện một nẻo Phát biểu tại Hội nghị tổng

Chi tiết hơn

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ THANH HƢƠNG VAI TRÒ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC HÀ

Chi tiết hơn

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẢNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH HUYỆN ỦY TUY PHƢỚC * Số 185- BC/HU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Tuy Phước, ngày 03 tháng 8 năm 2018 BÁO CÁO sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tuy Phƣớc lần

Chi tiết hơn

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 116 (7.464) Thứ Sáu ngày 26/4/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Đề nghị Trung Quốc tích cực thúc đẩy đàm phán xây dựng COC thực chất, có

Chi tiết hơn

MUÏC LUÏC

MUÏC LUÏC Thông tin tư liệu Bình Thuận Tháng 09 năm 2018-1 - MỤC LỤC I. CHÍNH TRỊ - KINH TẾ... 3 BÍ THƯ TỈNH ỦY TỈNH BÌNH THUẬN KIỂM TRA KHO H60... 3 BÌNH THUẬN CHỈ ĐỊNH THẦU DỰ ÁN HƠN 222 TỶ ĐỒNG CHO NHÀ ĐẦU TƯ

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ

Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/ CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 BỘ TRƯỞNG LÊ Thứ Tư Số 363 (6.615) ra ngày 28/12/2016 http://phapluatplus.vn CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: BỘ TRƯỞNG LÊ THÀNH LONG: Lực lượng Công an phải tin và dựa vào nhân dân S áng 27/12, tại Hà Nội, Chủ tịch nước

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: TÓ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ MINH HƯỜNG CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ BẰNG VIỆT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Chi tiết hơn

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T

Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 ƯU T Số 130 (7.113) Thứ Năm, ngày 10/5/2018 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn ƯU TIÊN GIẢI QUYẾT CON NUÔI TRONG NƯỚC: Phải thuận tiện và đơn giản Hôm qua (9/5), Thứ trưởng Nguyễn

Chi tiết hơn

A

A VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG THỊ HẢI CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN DUY TIÊN TỈNH HÀ NAM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số : 60.22.03.13.

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH V BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT PHẠM THỊ THÚY NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2018

Chi tiết hơn

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA

Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA Số 216 (6.834) Thứ Sáu, ngày 4/8/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn LIÊN QUAN ĐẾN VỤ VIỆC CỦA TRỊNH XUÂN THANH: Việt Nam lấy làm tiếc về phát biểu của Bộ Ngoại giao Đức Tại cuộc họp báo thường

Chi tiết hơn

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt

Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Hội Cựu Chiến binh Việt Số 349 (6.967) Thứ Sáu, ngày 15/12/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Hội Cựu Chiến binh Việt Nam cần tích cực tham gia cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực P hát TỔNG

Chi tiết hơn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn

Bài thu hoạch chính trị hè Download.com.vn BÀI THU HOẠCH CHÍNH TRỊ HÈ 2018 - Mẫu số 1 Câu 1. Hãy trình bày những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu của Nghị quyết 26- NQ/TW ngày 19/5/2018 của Ban chấp hành trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội

Chi tiết hơn

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc

Microsoft Word - BAI LAM HOAN CHINH.doc CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG THỦY SẢN VIỆT NAM: 1.1 Tình hình: Trong tháng 2 năm 2008 Việt Nam đã kiếm được 295 tỷ USD từ xuất khẩu thủy sản, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm đến 550 triệu USD

Chi tiết hơn

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH

Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/ HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CH Thứ Tư Số 11 (6.629) ra ngày 11/1/2017 http://phapluatplus.vn HÔM NAY 12/1, TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG THĂM CHÍNH THỨC NƯỚC CHND TRUNG HOA: DỰ THẢO LUẬT QUY HOẠCH: Tiếp tục đưa quan hệ Việt-Trung phát

Chi tiết hơn

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà

TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ Tháng 01/2018 ( ) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toà TỔNG MỤC LỤC TẠP CHÍ TÀI CHÍNH NĂM 2018 TẠP CHÍ TÀI CHÍNH Kỳ 1+2 - Tháng 01/2018 (672+673) Số trang Tác giả 8 Ngành Tài chính hoàn thành xuất sắc, toàn diện nhiệm vụ tài chính - ngân sách năm 2017 Bộ trưởng

Chi tiết hơn

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx

Microsoft Word _MOC Định hướng xây dựng.docx ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ NÔNG THÔN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Bộ Xây dựng Tóm tắt: Phát triển đô thị vùng ĐBSCL thích ứng BĐKH phải dựa trên nền tảng sinh thái và nước

Chi tiết hơn

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t

Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ t Thứ Hai Số 65 (6.683) ra ngày 6/3/2017 http://phapluatplus.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Gặp mặt các nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại sứ tại Việt Nam Sáng 5/3, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra cuộc gặp mặt giữa lãnh

Chi tiết hơn

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm

Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018-1 2 - Khoa hoïc vaø Kyõ thuaät soá 68 naêm 2018 SÖÏ KIEÄN CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 128 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH (19/5/1890-19/5/2018), KỶ NIỆM NGÀY KHOA HỌC

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG ĐẶNG THỊ THU HIỀN VĂN HÓA CÔNG SỞ TẠI ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH HẢI PHÒNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018) Hà Nội,

Chi tiết hơn

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế

1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế 1. Tình hình thế giới và trong nước sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 Sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Các nước phát xít Đức, Ý, Nhật bị đánh bại còn

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc

Microsoft Word - Hmong_Cultural_Changes_Research_Report_2009_Final_Edit.doc Trung tâm Con người và Thiên nhiên Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò Biến đổi văn hóa và phát triển: KHẢO CỨU BAN ĐẦU Ở CỘNG ĐỒNG NGƯỜI MÔNG TẠI HÒA BÌNH Nguyễn Thị Hằng (Tập đoàn HanoiTC) Phan Đức

Chi tiết hơn

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT

Thứ Sáu (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử:   Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT Thứ Sáu 9-6-2017 (15, Tháng Năm, Đinh Dậu) Năm thứ 53 Số: 9731 Báo điện tử: www.baoquangninh.com.vn Quảng Ninh CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH QUẢNG NINH - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH

Chi tiết hơn

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH

CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH CƠ QUAN NGÔN LUẬN CỦA TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG Số 3 2019 VIETNAM ENVIRONMENT ADMINISTRATION MAGAZINE (VEM) Website: tapchimoitruong.vn KỶ NIỆM 20 NĂM THÀNH LẬP TẠP CHÍ MÔI TRƯỜNG ANNIVERSARY NĂM Xây dựng &

Chi tiết hơn

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI Chủ biên: TS. Nguyễn T BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI ----------------------------- Chủ biên: TS. Nguyễn Thị Vân TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

Chi tiết hơn

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ

VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘ VỊ TRÍ CỦA VIỆT NAM TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA CỘNG ĐỒNG QUỐC GIA CỘNG SẢN VÀ SỰ PHÂN CHIA LÃNH THỔ ĐƯỜNG LỐI PHÁT TRIỂN CỦA DÂN TỘC Tập tài liệu bạn đang có trong tay là kết tụ những

Chi tiết hơn

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12

Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) – Văn mẫu lớp 12 Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Văn mẫu lớp 12 Author : Nguyễn Tuyến Phân tích tác phẩm Một người Hà Nội (Nguyễn Khải) - Bài số 1 Nguyễn Khải là nhà văn giỏi quan sát chuyện đời, chuyện

Chi tiết hơn

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM)

Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Tác giả: Giáo sư Andreas Thalassinos (Trưởng phòng Đào tạo của FXTM) Con Đường Dẫn Tới Thành Công 50 Thói Quen Của Các Nhà Giao Dịch Thành Công 1 / 51 ĐẦU TƯ VÀO CHÍNH BẠN TRƯỚC KHI BẠN ĐẦU TƯ VÀO THỊ

Chi tiết hơn

Layout 1

Layout 1 MỤC LỤC Mục lục SỰ KIỆN 3 Một số vấn đề lý luận - thực tiễn về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 14 trần

Chi tiết hơn

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : C

LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook :   Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage :   C LỜI GIỚI THIỆU Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Người lãnh

Chi tiết hơn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn

Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/ XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắn Số 161 (6.779) Thứ Bảy, ngày 10/6/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn XUẤT BẢN TỪ NĂM 1985 Đại biểu Quốc hội lo lắng vì làm 1 đồng nhưng xài tới 3 đồng Cùng phối hợp nâng cao chất lượng, hiệu

Chi tiết hơn

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo

ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo ĐÁNH GIÁ BỔ SUNG KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2018, TÌNH HÌNH NHỮNG THÁNG ĐẦU NĂM 2019 VÀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỜI GIAN TỚI (Báo cáo của Chính phủ trình bày tại Phiên khai mạc Kỳ họp

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN VĂN HÕA ĐẢM BẢO LỢI ÍCH KINH TẾ TRONG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở TỈNH TUYÊN QUANG TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã

Chi tiết hơn

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 63 (7.411) Thứ Hai ngày 4/3/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Chủ tịch Triều Tiên mong muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam Hãng thông tấn

Chi tiết hơn

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 01 /QĐ-UBND An Giang, ngày 02 tháng 01 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH Ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

Chi tiết hơn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn

Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã khôn Cái ngày thay đổi cuộc đời tôi Lời nói đầu Sau khi bước sang tuổi 25 không bao lâu, tôi gặp một người đàn ông tên là Earl Shoaff. Thực sự, tôi đã không biết rằng cuộc gặp gỡ này sẽ thay đổi cuộc đời mình

Chi tiết hơn

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH SANG SỰ BIẾN ĐỔI CƠ CẤU XÃ HỘI CỦA NÔNG DÂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG L BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG VŨ VĂN HƯNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA Ở HUYỆN NINH GIANG, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Khóa 6 (2016-2018)

Chi tiết hơn

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng *

NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * NHỮNG BIẾN ĐỔI XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM DO QUÁ TRÌNH CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP (QUA TÌM HIỂU Ở NINH BÌNH) Đặt vấn đề Ngô Thị Phượng * Những năm gần đây nông thôn Việt Nam đang có nhiều

Chi tiết hơn

Phong thủy thực dụng

Phong thủy thực dụng Stephanie Roberts PHONG THỦY THỰC DỤNG Bản quyền tiếng Việt Công ty Sách Alpha NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG XÃ HỘI Dự án 1.000.000 ebook cho thiết bị di động Phát hành ebook: http://www.taisachhay.com Tạo ebook:

Chi tiết hơn

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b

Bản tin ISG 10/2017 BẢN TIN THÁNG TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo b BẢN TIN THÁNG 10-2017 TRONG SỐ NÀY Kết quả ngành nông nghiệp 9 tháng đầu năm 2017 Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Công nghệ sẽ tạo bước đột phá mạnh Hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế Thúc đẩy kinh doanh

Chi tiết hơn

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay

Giải pháp bảo đảm an toàn thông tin trong tình hình hiện nay Tình trạng vi phạm sở hữu trí tuệ, đánh cắp công nghệ, bản quyền trên Internet ngày càng tăng, nguy cơ gián điệp mạng, tội phạm mạng trở nên phức tạp, nguy hiểm. Vấn đề an ninh mạng, an ninh thông tin

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG MẠC THỊ HÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH SẢN PHẨM PHÂN BÓN TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ MIỀN TRUNG Chuyên ngành:

Chi tiết hơn

MỞ ĐẦU

MỞ ĐẦU ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HỒ HỮU NHẬT ẢNH HƯỞNG VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG TRUYỆN THIẾU NHI VIỆT NAM 1975-2010 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2018 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

Chi tiết hơn

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ

Soá BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạ Soá 5-2015 BAÛN TIN AÛnh: Phó chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái kiểm tra đề tài Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ sản xuất lúa lai hai dòng, ba dòng đạt năng suất cao tại huyện Tân Yên CHÒU TRAÙCH NHIEÄM

Chi tiết hơn

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG PHẠM THỊ THU HƯƠNG DẠY HỌC MỸ THUẬT THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THỰC NGHIỆM, VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT

Chi tiết hơn

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc

Microsoft Word - Tiem nang ung dung cong nghe cao DBSCL.doc Tiềm năng ứng dụng Công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL http://socencoop.org.vn/ (Trung tâm hỗ trợ phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam) Posted by Loan on Tháng Bảy 17, 2011

Chi tiết hơn

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 154 (7.502) Thứ Hai ngày 3/6/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Tri ân và tưởng nhớ công lao của Trưởng Ban Thường trực Quốc hội đầu tiên

Chi tiết hơn

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam -

Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/ Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Số 298 (6.916) Thứ Tư, ngày 25/10/2017 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 15 tỷ USD N gày 24/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn

Chi tiết hơn

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2)

(Microsoft Word - Ph? k\375 t?c \320?A TH? PHONG2) Phả ký tộc ÐỊA THẾ PHONG-THỦY CỦA HÀ-NỘI, HUẾ, SÀI-GÒN VÀ VẬN MỆNH CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM. Source: http://www.vietnamgiapha.com Từ xưa đến nay, việc lựa chọn một khu vực thích hợp và thuận tiện làm thủ đô

Chi tiết hơn

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM

19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM http://boxitvn.blogspot.fr/2014/12/giao-duc-mien-nam-viet-nam-1954-1975.html 19/12/2014 Do Georges Nguyễn Cao Đức JJR 65 chuyễn lại GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954-1975) TRÊN CON ĐƯỜNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT

Chi tiết hơn

Số 102 (7.450) Thứ Sáu ngày 12/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 102 (7.450) Thứ Sáu ngày 12/4/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 102 (7.450) Thứ Sáu ngày 12/4/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Việt Nam đang xác minh thông tin hoạt động của giàn khoan Đông Phương 13-2

Chi tiết hơn

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu

Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu Lời giới thiệu Vùng Đông Nam của tỉnh là không gian phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai, là khu vực nằm phía Đông quốc lộ 1A, phía Nam của sông Thu Bồn, bao gồm 22 xã, phường, thị trấn của 04 huyện,

Chi tiết hơn

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http:

Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM http: Số 196 (7.544) Thứ Hai ngày 15/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường trực Chính phủ bàn giải pháp thúc đẩy thương mại với các đối tác lớn

Chi tiết hơn

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM

Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 XUẤT BẢN TỪ NĂM Số 204 (7.552) Thứ Ba ngày 23/7/2019 http://phapluatplus.vn http://tvphapluat.vn http://doanhnhan.vn http://sao.baophapluat.vn Thường xuyên chăm lo công tác thương binh, liệt sĩ Kỷ niệm 72 năm Ngày Thương

Chi tiết hơn

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều

Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều Một khuôn khổ cho việc hoạch định chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc Những ai suy nghĩ nghiêm túc về quan hệ Mỹ - Trung đều hiểu rằng xác định cách thức đối phó với Trung Quốc là một thách thức nghiêm

Chi tiết hơn